Archive for March, 2021

Phu Thê Ngôn Luận

March 16, 2021

Phu Thê Ngôn Luận

Phu The Ngon Luan.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipes __ Com Gao Lut Muoi Me. 
KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG NHƯ LAI TẠNG. 
Le Bai Luc Phuong Cư Sỹ.

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra

The Ten Nice Kind Actions

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
Chinese translation by command of the Tang
by Tripitaka Siksanada
English translation by William J Giddings.
BE 2543
1.. Thus I have heard.
At one time the Buddha dwelt at the palace of the Sagara Nagas, together
with an assembly of eight thousand great bhikshus and a group of thirty-two
thousand bodhisattva mahasattvas.
2.. At that time the Bhagavan addressed the Naga Raja, saying, ‘All living
creatures give rise to thoughts of various causes, perform various acts.
From these causes many wheels hastily turn.’
3.. ‘Naga Raja, you see this assembly and everything in this great
ocean, the forms and appearances of all these species. Are they not
different? Amongst them all, none are not from a mind produced, caused by
beneficial or unbeneficial bodily, verbal or mental acts.’
4.. ‘Also, mind is without form, cannot be seen or grasped. It is merely
an illusion arising from the accumulation of dharmas, ultimately without an
owner, without an “I” or “mine”.’
5.. ‘Even though each follows from an action, manifesting differently, it
is true that within there is no “doer”.’
6.. ‘Because all dharmas are completely indefinite, “self-nature” is, as
such, illusory. The wise already know this and accordingly cultivate good
actions through which arise the five skandhas, ayatanas and dhatus.
Understanding the proper and right, are ones who see without revile.’
7.. ‘Naga Raja, you look upon the body of the Buddha, born from one
hundred thousand kotis of merits. Adorned with all the appearances, a
bright light brilliantly shining, covering all this great assembly; eclipsing
immeasurable kotis of Ishvara Brahma Rajas. Of those who look respectfully
upon the Tathagata’s body, there is none whose eyes are not dazzled.’
8.. ‘You also look upon all these great Bodhisattvas of wonderful
appearance, dignified and undefiled. All of these arise from the
accumulation of beneficial merits and births.’
9.. ‘Furthermore, all devas, nagas and others of the eight classes of
great powerful ones are also born because of the merits of beneficial
actions .’
10.. ‘Now, amidst the great ocean, there are living creatures of crude and
coarse appearance, great and small, which emanate from various thoughts and
feelings, actions of body, speech and mind. All of which are not beneficial.
Because of this following on of action, each individual receives a result.’
11.. ‘You must duly observe and learn whereby causing living creatures to
understand cause and fruition, to cultivate the habit of beneficial activity.
12.. ‘You ought not move from this right view, not loosing again this
determination. Maintain the middle view, take joy in the field of all
merits, respect and nurture them. It is because of them that you too also
achieve the respect and offerings of humans and devas.’
13.. ‘Naga Raja, duly know that bodhisattvas have a dharma able to
break-up all evil paths of suffering. What is it? That is to say, day and
night, to constantly reflect on, to contemplate and to examine beneficial
dharmas. ‘
14.. ‘Now, all beneficial dharmas accumulate the more, thought by thought,
without containing the slightest fraction of imbenefit mixed within it.
Immediately enables all evil to be permanently severed, beneficial dharmas
rounded and full.’
15.. ‘Always achieving the close affection of all the Buddhas,
bodhisattvas and the many groups of aryas, those who speak of the beneficial
dharmas say that human and deva bodies, the bodhi of the sravakas, the bodhi
of the prateyrekas and anuttarabodhi all rely upon such dharmas as these as
the root and means of accomplishment. For this reason they are called
beneficial dharmas. These dharmas are the path of the ten beneficial acts.’
16.. ‘What are these ten? That is to say the permanent abandonment of
killing creatures (1), theft and robbery (2), wicked acts (3), deceitful speech (4),
double-tongue (5), evil mouth (6), exaggerated speech (7), greed and desire (8), glaring
rage (9) and wicked opinions (10).’
17.. ‘Naga Raja, if the killing of creatures is abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas that eliminate distress. What are
these ten?
1) Fearless universal generosity towards all living creatures.
2) Constant arousing of a greatly compassionate mind for all creatures.
3) Permanent break-up of all seething and habitual anger.
4) Body constantly without illness.
5) Longevity is increased.
6) Constant protector for non-humans .
7) Never an evil dream, awakens joyous from sleep.
8) The bonds of enmity are removed, self-liberated from all hatred.
9) No spreading into evil paths.
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
determination over, freedom of, longevity.’
18.. ‘Moreover Naga Raja, if theft and robbery are abandoned then there is
successful achievement of the ten types of dharma able to protect
confidence. What are these ten?
1) A wealth accumulates that Rajas, raiders, water, fire, and unloving
sons cannot break-up or waste.
2) More people love and care.
3) Other people are not deceitful.
4) There is praise throughout the ten directions.
5) No fear of harm or evil.
6) Good name flows and spreads.
7) All places hold no fear.
8) Fortune, life, beauty, strength, safety and happiness, ability to
communicate are completely undiminished.
9) Constantly thinks generous thoughts,
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the realisation
of mahabodhiprajna.’
19.. ‘Moreover Naga Raja, if wicked acts are abandoned, then there is
successful achievement of the four types of dharmas praised by the wise.
What are these four?
1) All the senses are favourably balanced.
2) Noise and excitement are permanently abandonned.
3) There is praise and admiration in the world.
4) Wife is not violated.’
‘These are the four. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
appearance of withdrawn, concealed and hidden virility.’
20.. ‘Moreover Naga Raja, if deceitful speech is abandoned then there is
successful achievement of the eight dharmas of praised by the devas. What
are these eight?
1) A mouth always clean and pure, as fragrant as utpala flowers.
2) In dealings, the whole world believes and gives respect.
3) Statements are reliable testimony, loved and respected humans and
devas.
4) Always calms and consoles living creatures with words of affection.
5) Achieves surpassing joy, the three acts of purity.
6) Speaks without false-promise, heart always joyous.
7) Utterances are held in respect, followed by humans and devas.
8) Transcendent prajna, unhindered and irrepressible.
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, the Tathagata’s true and real speech will be
obtained.’
21.. ‘Moreover Naga Raja, suppose the double-tongue is abandoned then
there is the achievement of the five types of unruinous dharma. What are
these five?
1) Achievement of an unruinous body, without any cause of harm.
2) Achievement of an unruinous family, without any cause that can break it
up.
3) Achievement of an unruinous trust, causes of the good roots of karma.
4) Achievement of the unruinous path of dharma, so causing development to
become firm.
5) Achievement of unruinous beneficial knowledge, the cause of
non-deception.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the right
family, that all demons outside of the path cannot ruin or destroy.’
22.. ‘Moreover Naga Raja, if an evil mouth is abandoned then there is
successful achievement of eight types of pure act. What are these eight?
1) Speech is not strange or ambiguous.
2) Speech has value and benefit.
3) Speech is a certain bond.
4) Speech is phrased beautifully and fine.
5) Speech can be taken as guidance.
6) Speech that can be reliably used.
7) Speech without possibility of ridicule.
8) Speech is completely loved and enjoyed.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the complete
Tathagata’s sound appearance of the Brahma voice.’
23.. ‘Moreover Naga Raja, if exaggerated speech is abandoned then there is
successful achievement of the three types of certainty. What are these three?
1) Certainty of the affection of the wise.
2) Certainty of the ability of knowledge, the accurate reply to questions.
3) Certainty that amongst humans and devas, the majesty of virtue is
utmost, without any delusion.’
‘These are the three. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Tathagata’s
complete imparting of records, none of which is hastily rejected.’
24.. ‘Moreover, ‘Naga Raja, if greed and desire are abandoned then there
is successful achievement of the five types of ease. What are these five?
1) At ease over the three actions because all roots are perfected.
2) At ease over assets because no malicious thief can snatch them away.
3) At ease over merits because whatever the heart desires will be
provided.
4) At ease over ‘the throne’ because precious, rare and fine objects are
received and presented.
5) The excellency of the things acquired surpass a hundredfold those
originally sought after because previously there was neither miserliness nor
spite.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the respect of
the three worlds, all presenting offerings.’
25.. ‘Moreover, Naga Raja, if glaring with rage is abandoned, then there
is the achievement of the dharmas of the eight types of joyful mind. What
are these eight?
1) A mind without injurious vexation.
2) A mind without anger and rage.
3) A mind without dispute or complaint.
4) A mind that is gentle and naturally honest.
5) A mind that achieves the compassion of the Aryas.
6) A mind that always acting to benefit living creatures.
7) Exalted with the physical signs, all offer respect.
8) Because of this harmony and patience, swift birth in the Brahma world.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of an unobscured
mind, one who looks on without revile.’
26.. ‘Moreover, Naga Raja, if wicked opinions are abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas of merit. What are these ten?
1) Achievement of all good thoughts of joy, true and good companions.
2) Deep belief in causes and their fruition. Would rather have peace, an
end to one’s life, than to do evil.
3) Declare refuge in the Buddha, and the prolific devas.
4) Straight minded, of right view. Permanently abandoning the web of
doubts about fortune and misfortune.
5) Always born as a human or deva, never again an evil path.
6) Measureless merit of wisdom, every turn adds to its achievements.
7) Always abandons the wicked, travelling the noble path.
8) No arising of self views, renouncing all evil actions.
9) Abides without obstructed view.
10) No sinking into any difficulty.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the swift
attainment all Buddha dharmas, achieving freedom over spiritual powers.’
27.. At that time the Bhagavan also said to Naga Raja, ‘Suppose a
Bodhisattva relies upon these beneficial actions when cultivating the path.’
28.. ‘Abandons killing and harm and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. To be long-lived and
without premature death. Not harmed by any malicious thief.’
29.. ‘Abandons taking the not-given and practices generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. Formost, without
comparison. Is completely able to gather in its entirety the wealth of all
Buddha dharmas.’
30.. ‘Abandons impure acts and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. His family is honest
and faithful, mother and wife are ones who do not stare with a desirous
mind.’
31.. ‘Abandons fallacious, misleading speech and practices generosity, the
causes of a constantly treasured jewel that none can steal away. Abandons
the defamatory, taking up and upholds the right dharmas, thus he vows and
aspires, so producing certain results.’
32.. ‘Abandons fractious speech and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. A family coming
together in peace and harmony, united as one in the aim to be content, to
always be without insidious argument.’
33.. ‘Abandons vulgar, evil speech and practice of generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. In all
associations everyone is greatly pleased to be involved, are reliant and
loyal. What is said is completely believed and accepted, that no one opposes
or rejects.’
34.. ‘Abandons pointless speech and practices of generosity, the causes of
a constantly treasured jewel that none can steal away. Speech that is not
hollow, a person well respected, capable of good skill in means, to resolve
all obstacles of doubt.’
35.. ‘Abandons a covetous and wanting mind and practices of generosity,
the causes of a constantly treasured jewel that none can steal away.
Everything that is, is understood through discernment. A belief that is
resolute and strong, an all great and mighty power.’
36.. ‘Abandons a despising mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Rapidly, spontaneously
achieves an unobstructed mind of wisdom, all roots of utmost good, to see
with respect and delight.’
37.. ‘Abandons a debased mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Always born to a family
of right views, respectful and loyal. Sees the Buddha, hears the Dharma,
makes offerings to the sangha, never forgetting the vow of mahabodhicitta.’
38.. ‘It is because when the great ones cultivate the Bodhisattva path,
perform the ten beneficial activitiess adorned with generosity, that such
great benefits are acquired.’
39.. ‘Naga Raja, it is important to say that following the path of the ten
beneficial acts:’
40.. ‘Causes adornment with commitments (sila). The ability to bear all
the benefits of the Buddha dharmas, fulfilment of the great wish.’
41.. ‘Causes adornment with the tolerance of abuse (ksanti). The
achievement of the Buddhas perfect voice, all the many good appearances.’
42.. ‘Causes adornment with virility (virya). The ability to defeat Mara,
the entrance to the treasury of Buddha dharmas.’
43.. ‘Causes adornment with fixing (dhyana). The ability to give rise to
consideration, to wisdom, shame for oneself, shame for others, calm.’
44.. ‘Causes adornment with dicernment (prajna). The ability to break-up
all perceptions of presumptuous distinctions.’
45.. ‘Causes adornment with loving-kindness (maitri). The whole mass of
anger and harm does not arise.’
46.. ‘Causes adornment with compassion (karuna). There is concern for all
living creatures, never resentful, neglectful.’
47.. ‘Causes adornment with joy (mundita). One that sees good practised, a
mind without aversion, contempt.’
48.. ‘Causes adornment with detachment (piti). In favourable or adverse
circumstances, without a mind of attachment or rejection.’
49.. ‘Causes adornment with the four supports (catuh samgraha-vastu).
Constantly encouraging, lifting up, transforming, all living creatures.’
50.. ‘Causes adornment with dwelling of thought. The beneficial habitual
practice of the meditations upon the four dwellings of thought.’
51.. ‘Causes adornment with the right stimulus. The understanding and
abililty to break-up and sever all imbeneficial dharmas, producing all good
dharmas.’
52.. ‘Causes adornment with spiritual calm. Constantly causing one’s own
mind ease and peace, cheer and joy.’
53.. ‘Causes adornment with the five roots. A deep belief that is resolute
and strong. A spirit that is encouraged and not idle. Always without
bewilderment and delusion, tranquil and so balanced and happy. Severing all
annoyances and vexations.’
54.. ‘Causes adornment with strength. The mass of ill-will is exhausted
and extinguished. One who cannot be harmed.’
55.. ‘Causes adornment with the branches of awakening, always well awake,
aware of all dharmas.’
56.. ‘Causes adornment with the Right Path. Achieves the Right Wisdom that
constantly manifests first.’
57.. ‘Causes adornment with peace (samatha). The complete ability to
wash-away all bonds and klesas.’
58.. ‘Causes adornment with insight (vipasyana). The ability to truly know
the self-nature all dharmas.’
59.. ‘Causes adornment with method (upaya). Swiftly achieves, accomplishes
in full, conditioned and unconditioned joy.’
60.. ‘Naga Raja, rightly know these ten beneficial acts, even cause the
ten powers, fearlessness, eighteen dissimilarities, all Buddha dharmas,
complete achievement of perfection and fullness. For this reason you all
ought to diligently practice.’
61.. ‘Naga Raja, metaphorically as all towns, districts, villages and
hamlets rely completely upon the great earth thereby providing security; as
all medicinal herbs, trees, copses and forests also completely rely upon the
earth thereby by means of it grow, so the path of the ten beneficials is
also such as this. All humans and devas rely upon them and stand. All
sravaka, pratyekabuddha and bodhisattva activity, all Buddha dharmas,
together, share a reliance upon these ten beneficials, the great earth,
thereby coming into completion.’
62.. ‘After the Buddhas had spoken this discourse, the Sagara Naga Raja
and the all the great assembly, together with the world of devas, humans,
asuras and others, all greatly happy, believed, received, and complied.’
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra ends.
Download the mp3 sound file to listen here:
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7__32kbps
https://app.box.com/s/3oa9pb1stxh6jbam5i6niynrx8du01vb
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7__32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNTw2VGitNbskbs-Q
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNS0HGr-PfBH7rfHw
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Female voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://app.box.com/s/16uid58fsyh93ojix1iq872257k91e3k
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNO0ZW5NZD3cThKUQ
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Male voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNPY_JgHvWC20diSw
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://app.box.com/s/s3tqmmr5zse6ffadi4bmuswq64y270q0
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNMR-f2stZvRoScrg
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://app.box.com/s/isk1mskbvjj5aqydkxfwf8vsj93f55tt
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNNynsVyWz8-wJa2w
Thap thien nghiep dao
Thập thiện nghiệp đạo

Thập thiện nghiệp đạo
Thập thiện nghiệp đạo.
1. Những nghiệp dữ:
Những nghiệp dữ chia ra như sau:
a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật.
b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.
Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.
2. Những nghiệp lành:
Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:
a) Về Thân có ba: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c) Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
Phật thuyết kinh Thập thiện nghiệp đạo. Đời nhà Đường ngài Thiệt-xoa Nan-đà nước Vu Điền dịch
GIẢI THÍCH KINH VĂN
ĐOẠN I: CHỨNG TÍN – THUỘC VỀ TỰ PHẦN
Tôi nghe như vầy, một thời Phật ở tại Long cung Ta-kiệt-la, cùng tám ngàn chúng Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ-tát Ma-ha-tát đông đủ.
Đoạn văn này là lời tín sử bằng chứng cho kinh này là ai nói, nói tại chỗ nào, về thời kỳ nào, và vì ai mà nói; do ngài A-nan sau khi kiết tập kinh điển đã ghi chép lại.
TÔI NGHE tức là ngài A-nan tự xưng, nghĩa là tự Ngài thân hành trực tiếp trước Phật mà nghe, chứ không phải nghe người khác nói lại. NHƯ VẦY chính là chỉ cho kinh này. MỘT THỜI tức là thời gian thích hợp Phật cần phải dạy kinh này, người nói và người nghe đều được hiệp ý. Ở đây không ghi lại năm, tháng, ngày giờ, là vì tứ phương quốc độ niên lịch bất đồng, nên giảm mà không nói. LONG CUNG chính chỗ Phật nói kinh này. PHẬT là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni.
Ngài là giáo chủ đời hiện tại, chính ngài nói kinh này. TA-KIỆT-LA Tàu dịch là Hàm hải, ở dưới bể nước mặn, có cung điện Long vương, chúa của loài rồng ở đó. Trong kinh Phật thường nói đến loài long, khác với loài long thông thường người ta nói, có thể làm mây làm mưa được. Ở trong kinh Phật, loài long có nhiều loài: loài ở trên không, loài ở trên cạn, loài ở dưới biển v.v… Long cung ở đây tức là loài long ở dưới biển vậy. Thông thường: long là một loài động vật có đủ thần thông biến hóa; các nhà sinh vật học khảo cứu các loài động vật ở trên lục địa về cổ thời, cũng thừa nhận là có loài long; cũng có thời đại người ta cho loài long là chủ-nhân-ông của nhân loại.
Hiện nay ở châu Phi, thỉnh thoảng người ta còn trông thấy một vài di tích của loài long ở trên cạn, Cho nên, ta tin chắc thế nào cũng có loài long. Nhưng chỉ vì loài long phần nhiều hoặc ở giữa hư không, hoặc ở dưới đáy biển, toàn là những chỗ mà năng lực người ta chưa đi đến, Cho nên, không thể nào trực tiếp biết được. Đức Phật ngày xưa và chúng Thanh văn đại đệ tử, có năng lực tùy loại thuyết pháp, Cho nên, chỗ thuyết pháp của Phật, thường thường hoặc là Thiên cung, hoặc Long cung, hoặc Nhân gian, hoặc trong Thiền định v.v… Nếu gặp trường hợp tương ưng, đức Phật đều có thể thuyết pháp được cả. Chính như kinh này, Phật thuyết tại long cung của Ta-kiệt-la, đồng thời có tám ngàn đại chúng tỷ kheo và ba vạn hai ngàn các vị đại bồ-tát ở khắp cả mười phương đều đến dự thính. Có chúng thính pháp đông đúc như vậy, đó là chứng cứ cần phải tin.
ĐOẠN II: CHÁNH THUYẾT – THUỘC VỀ PHẦN CHÁNH VĂN
Chia làm năm chương
CHƯƠNG I
NGHIỆP QUẢ THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN
Chia làm năm đoạn
1) Từ nơi nhơn mà nói đến quả
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: “Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú.”
BẤY GIỜ là chỉ thời gian thuyết pháp. THẾ TÔN là chỉ đức Phật, ở đời ai cũng tôn trọng nên gọi là Thế tôn. LONG VƯƠNG tức chỉ vị chúa tể ở Long cung, Phật kêu Long vương mà bảo. TÂM là tâm vương, TƯỞNG là 51 món tâm sở; Tâm vương, Tâm sở của chúng sanh ở trong tam giới cửu địa, năm thú, bốn loài sanh v.v… không đồng nhau, nên hành vi cũng không đồng, và chịu quả báo cũng không đồng. Cũng như vì nhân tâm không đồng nên bộ mặt chẳng ai giống ai; đây là hợp cả tâm vương và tâm sở, tóm tắt gọi là tâm; nếu phân biệt mà nói thì phải nói tâm và tưởng v.v. mới đủ. Ta nên biết: thân hành động, miệng nói phô, ý suy nghĩ, toàn là do tâm chủ động. Nên người ta nói: Có ở trong tức là hiện ra ở ngoài. Nếu hành động mà không có dụng công của tâm thời không thành thiện ác; các nhà luân lý học cũng thừa nhận như thế. Nhân vì tâm tưởng không đồng nên hành vi tạo tác không đồng, thành thử có nghiệp quả xoay vần trong năm thú.
Sao gọi là XOAY VẦN? Nghĩa là loài người tạo nghiệp lành thì sanh lên cõi trời; tạo nghiệp dữ thì đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v… Nghiệp địa ngục súc sanh hết, nhờ tu thiện, trở lại sanh làm người, làm người nếu không tu thiện, trở lại đọa lạc; cứ thế xoay chuyển mãi, nên gọi là Xoay Vần. Theo từ ngữ của Phật tức là luân hồi. Đoạn này là từ nơi “nhơn” mà nói rõ “quả báo” vậy.
2) Từ nơi “quả” mà nói rõ “nhơn”
Này Long vương! Nhà ngươi có thấy trong hội này và các loài ở trong đại hải hình sắc chủng loại mỗi mỗi không đồng nhau không? Tất cả đều do tâm tạo thiện hay ác của thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà gây nên cả.
Trước hết, Phật kêu Long vương khiến chăm chú nghe. Cac loài tôm cá ở trong biển hình sắc chủng loại không đồng, quả báo cũng không đồng, toàn do tâm tưởng và hành vi không đồng gây nên. Chỗ xuất hiện của hành vi là thân, khẩu và ý đều có thiện hay ác, nên thành sai biệt. Đoạn này là dẫn “quả” để nói về “nhân”.
3) Nói rõ về tướng của nhân
a- QUÁN TÂM LÀ VÔ SANH
Tâm ấy không có hình sắc, không thể thấy được, chỉ là do các pháp nhóm họp hư huyễn không thật, rốt ráo không có chủ tể, không có ngã và ngã sở.
TÂM chỉ có danh từ mà không có hình sắc, mắt không thể nhìn được, tay không thể nắm được, chỉ vì vô thỉ đến nay gom góp các pháp hư huyển mà sanh khởi sự phân biệt, huân thành chủng tử, rồi khởi ra hiện hạnh. Ba cõi này đều là do phân biệt giả dối mà hiện khởi ra cả, rốt ráo không có chủ tể, không thể chỉ cái gì là “ngã” [ta] và “ngã sở” [vật của ta]. Nếu ai chấp tâm ấy có chủ tể tức thuộc về kiến chấp đoạn thường.
b- QUÁN PHÁP NHƯ HUYỄN
Tuy đều theo nghiệp, hiện ra không đồng; mà thật trong ấy không có người tác giả, nên tất cả các pháp, tự tánh như huyễn, đều là bất khả tư nghì.
Các pháp giả dối tức là chỉ cho các pháp tạo thành thân căn và khí giới như năm uẩn, bốn đại v.v. Các pháp ấy nhứt định không ai tạo thành, chỉ do nghiệp lực hiển hiện mà thôi; nghiệp lại do tâm tạo, tâm lại do các pháp mà sanh khởi, lần lữa nương nhau như huyễn, như hóa, sanh diệt vô thường, không có gì là chắc chắn trường tồn; vì không thể dùng tư tưởng nghị luận mà suy cứu, nên gọi là bất tư nghì. Ngày xưa, vạn vật do vị Đại tự tại thiên tạo thành, Tất cả đều do Thượng đế tạo thành và làm chúa tể. Tất cả quả báo khổ hay vui đều do sự sai khác của mười nghiệp thiện hay không thiện, nhưng phải biết tự tánh của nghiệp quả là như huyễn, vì do nhân duyên cấu hợp sanh diệt vô thường. Tức như kinh Bát-nhã nói về Chơn Không, Pháp tướng duy thức nói về Giả Hữu, thật là bao trùm không sót vậy.
c- KHUYÊN NÊN TU HỌC
Kẻ trí giả biết thế rồi, nên tu thiện nghiệp; nhờ vậy sanh ra uẩn, xứ, giới v.v. đều được đoan chánh, trông thấy không nhàm chán.
Nghiệp tánh không phải nhất định, thế giới cũng không phải là vật chết hẳn một bề; các pháp đều là như huyễn, không chủ tể, Cho nên, cần phải chuyên tu thiện nghiệp, dứt trừ ác nghiệp để tạo nên thế giới và thân thể trang nghiêm đoan chánh, khiến cho tất cả chúng sanh trông thấy, thì sanh lòng hoan hỷ hâm mộ.
UẨN tức là năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. XỨ tức là thập nhị xứ: sáu căn và sáu trần. GIỚI tức là thập bát giới: sáu căn sáu trần và sáu thức vậy. Ba món trên là nguyên liệu tạo thành thân căn và thế giới
4) Đem tướng của nghiệp quả làm chứng
a- DÙNG PHẬT QUẢ LÀM CHỨNG
Này Long vương! Ngươi xem thân của Phật do trăm ngàn ức phước đức mà sanh ra, các tướng trang nghiêm, quang minh chói rạng, phủ tất cả đại chúng. Những ai chiêm ngưỡng thân của Như Lai, không ai là chẳng chóa mắt.
Thân Phật là do trăm ngàn muôn ức phước đức trí huệ sanh ra; Cho nên, có 32 tướng tốt, trăm phước trang nghiêm, hào quang chói rạng. Ở trong các cảnh trời quang minh, lớn nhứt là cảnh Đại tự tại thiên và Phạm vương.
b- DÙNG BỒ TÁT LÀM CHỨNG
Ngươi lại xem đây, các vị Bồ tát diệu sắc trang nghiêm, tất cả đều do tu tập phước đức thiện nghiệp mà sinh ra.
Sắc tướng tốt đẹp, hào quang sáng ngời của các hàng Bồ tát cũng đều do tu tập thiện-nghiệp-phước-đức mà có cả.
c- ĐEM HÀNG THIÊN LONG LÀM CHỨNG
Lại nữa, các hàng thiên long bát bộ, thấy có oai thế lớn lao, cũng nhơn phước đức của thiện nghiệp mà sanh.
Thiên long bát bộ thuộc về loài A-tu-la. Loài ấy sở dĩ có oai thế cũng đều do nhơn tu tập một ít phước đức thiện nghiệp. Cho nên, muốn được hưởng cảnh giới an vui tốt đẹp, trọng yếu nhứt là vun trồng phước đức thiện nghiệp.
Ba đoạn trên đây căn cứ vào quả báo thiện nghiệp mà nói. Dưới đây sẽ nói đến quả báo các nghiệp dữ để chứng minh.
d- ĐEM CÁC LOÀI Ở BIỂN LÀM CHỨNG
Này đây, các chúng sanh ở trong đại hải, hình sắc thô xấu, hoặc lớn hoặc nhỏ đều do hết thảy tưởng niệm của tự tâm gây ra bởi thân, ý các nghiệp bất thiện, vậy nên tùy theo chỗ gây nghiệp mà tự thọ báo.
Đem các loài cá, trạnh, tôm, hến ở bể, lớn hoặc nhỏ, hình sắc thô xấu tanh hôi, đều bởi tưởng niệm không đồng của tự tâm, phát ra nơi thân, khẩu, ý những nghiệp không lành, Cho nên, phải chịu báo thân xấu xa như vậy.
đ- KẾT KHUYÊN TU HỌC
Người nay thường nên tu học như vậy, cũng khiến chúng sanh rõ thấu nhơn quả, tu tập thiện nghiệp. Ngươi nên ở đây, chánh kiến bất động, chớ đọa vào trong chấp kiến đoạn thường, đối với các phước điền, hoan hỷ kính nhường. Vậy nên các ngươi cũng được nhơn thiên tôn kính cúng dường.
Cốt yếu là dùng chánh kiến – rõ thấu luật nhơn quả mà tu tập thiện nghiệp, không bị chấp kiến rối loạn; chấp kiến tức là chấp đoạn, chấp thường. Chấp đoạn tức là chấp rằng ở đời, chẳng qua may rủi chớ không có gì cả, chết là hết, không chịu tin nhơn quả Cho nên, buông lung làm ác, chẳng sợ quả báo về sau. Chấp thường tức là chấp ở đời tất cả sự vật đều là thường còn nhất định, như nói rằng: người thì đời đời kiếp kiếp cũng là người, trâu ngựa thì đời đời kiếp kiếp vẫn là trâu ngựa; gây nghiệp lành dữ chẳng quan hệ gì với sự khổ vui của thân này. Vì chấp kiến ấy mà không tin nhân quả. Cho nên, cuộc đời cứ xáo trộn hoài, chẳng bao giờ được như ý muốn. Nay muốn không lạc vào chấp kiến, cần phải quan sát thân này là vô thường, tâm không chủ tể, tất cả các pháp là như huyễn, tùy tâm tạo nghiệp gì, tùy nghiệp ấy mà chịu quả báo. Có thế mới là hiểu rõ chân tướng nhân quả, không gì lay động được.
PHƯỚC ĐIỀN nghĩa là những đám ruộng để vun trồng phước đức (lời thí dụ). Có ba thứ: KỈNH ĐIỀN,đối với Phật, Bồ tát, cung kính cúng dường thì sẽ được phước. ÂN ĐIỀN,cha mẹ thầy bạn rất có ân với mình, hiếu thuận cúng dường thời được phước lớn. BI ĐIỀN đối với chúng sanh khổ não thương xót cứu giúp thì sẽ được phước đức. Trong ba thứ phước điền này, nếu hoan hỷ cúng dường, thế nào cũng được hưởng quả an vui, nhơn thiên tôn kính cúng dường vậy.
CHƯƠNG II:
THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO:
1) Công dụng của thiện pháp:
Long vương nên biết, Bồ tát có một pháp dứt tất cả các khổ của đường dữ. Pháp ấy là gì? Nghĩa là ngày đêm thường nhớ, suy nghĩ quán sát pháp lành, làm cho các pháp lành mỗi niệm mỗi tăng trưởng; không cho một hào li bất thiện xen lẫn vào; tức là hay khiến cho các pháp hằng dứt, thiện pháp viên mãn; thường được thân cận các đức Phật, Bồ tát và các Thánh chúng.
Thường thường nhớ nghĩ quán sát thiện pháp thì tâm được thiện. Tâm thiện thì ác nghiệp không sanh. Không gây ác nghiệp tức không chịu quả báo. Như thế, chuyên tâm quán sát, chớ để cho một hào ly ác nghiệp xen lẫn vào, lần lần thiện pháp viên mãn. Thiện pháp viên mãn thời được thân cận các hàng đại Bồ tát, bầu bạn với Thánh hiền, sẽ cùng nhau ở cảnh giới trang nghiêm cực lạc. Toàn nhờ công dụng của thiện pháp cả.
2) Giải thích tên của thiện pháp
Thiện pháp là gì? Nghĩa là thân của nhơn thiên, đạo bồ-đề của Thanh văn, đạo bồ-đề của Độc giác và Vô thượng bồ-đề đều y pháp ấy làm căn bản và thành tựu. Cho nên, gọi là thiện pháp.
Vì sao gọi là thiện pháp? Là vì thân của nhơn đạo, thân của chư thiên, năm phần pháp thân của Thanh văn tiểu thừa (giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến), pháp thân bồ-đề của hàng trung thừa độc giác và pháp thân vô thượng bồ-đề của đại thừa. Tất cả quả báo tốt đẹp an vui của thế gian hay xuất thế gian được hiển hiện đều do mười pháp này làm căn bản, Cho nên, gọi là thiện pháp.
3) Tướng của mười điều thiện
Thiện pháp đây tức là mười nghiệp đạo thiện. Những gì là mười? Xa lìa: sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lam, sân nhuế và chấp si kiến.

Căn bản thiện pháp của thế gian và xuất thế gian tức là mười nghiệp đạo thiện. Mười nghiệp đạo thiện này chính ở nơi thân mình, không phải cầu đâu xa. Do con đường lớn quang minh chính đại của mười nghiệp thiện này mà đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian. Từ sự giết hại sinh linh cho đến chấp kiến là mười ác nghiệp; sở dĩ nói thiện, là căn cứ ở chỗ xa lìa. Xa lìa được ác nghiệp không phải dễ dàng. Nếu thời gian này xa lìa được sự giết hại mà về sau lại giết hại, hoặc đời này cố gắng giữ được giới sát sanh mà đời sau không giữ được thì cũng chưa gọi là hoàn toàn xa lìa. Phải làm thế nào cho lòng của mình luôn luôn tự đời này qua đời khác, cho đến tận vị lai kiếp không còn móng ác nghiệp giết hại sanh linh nữa, mới được bảo là hằng “xa lìa”.
Thứ nhất là sát sanh:
Thế nào gọi là sát sanh? Nghĩa là dứt ngang mạng sống của kẻ khác, hoặc loài khác. Tự thân mình cầm khí giới, hoặc miệng mình sai bảo hay thấy sự giết hại mà ý mình sanh hoan hỷ, đều là nghiệp sát sanh cả. Mười ác nghiệp này, căn cứ vào nội tâm, ngoại cảnh và thời gian mà phân biệt nặng nhẹ khác nhau. Nay đem một nghiệp sát sanh làm thí dụ. Ở nội tâm chia làm ba thứ: Một là vì tâm sân hận, biết trái luật mà vẫn cố ý giết hại là tội nặng nhất. Hai là tuy có hận kích động, nhưng nội tâm không rõ ràng hoặc trong tâm tuy rõ ràng mà không sân hận là bực trung. Ba là không sân hận, không hiểu biết, giết lầm là nhẹ. Đối với ngoại cảnh cũng có ba bậc tội nặng nhẹ không đồng.
Như phá hủy thân Phật, giết hại các bậc thánh nhân, a-la-hán, giết hại cha mẹ và các người ân nhân là tội nặng nhất. Giết các người ngang hàng là bậc trung. Giết hại các loài chúng sanh khác là tội nhẹ. Lại đối với trong thời gian móng tâm giết hại cũng có tội nặng nhẹ ba bực không đồng. Như trước khi chưa giết hại mà có ý ưa vui giết hại, đến khi đương giết và sau khi giết rồi, vui vẻ không có lòng hối hận là nặng nhất. Nếu trước khi chưa giết không móng ý gì, hoặc giết rồi sanh lòng hối hận là bậc trung. Còn không có lòng sân hận mà giết lầm và sau khi giết rồi, sanh lòng hối hận là tội nhẹ.
Muốn tránh xa nghiệp sát sanh cần phải y theo ba món giới, định, huệ thứ lớp tu tập. Trước nương theo giới mà ly nghiệp sát sanh thô trọng, ở nơi thân không hành động giết hại. Thứ hai, tu tập thiền định, làm cho tâm không móng lên giết hại; nhưng cũng còn chưa dứt hẳn, Lại còn cần tu tập theo định huệ, dứt sạch chủng tử thói quen từ vô thỉ đến nay. Bao giờ chứng đến quả Phật mới hoàn toàn dứt hẳn, mà thân tâm được thanh tịnh. Xưa đức Phật còn tại thế, cùng ngài Xá-lợi-phất đứng xem một đàn chim. Bầy chim thấy Phật thì không sợ hãi mà thấy ngài Xá-lợi-phất thì cuống cuồng. Ngài Xá-lợi-phất hỏi Phật vì lẽ gì? Phật dạy: “Ngươi dù đã chứng đến a-la-hán, tuy không còn tâm sát hại nhưng vì thói quen chủng tử sát hại từ vô thỉ chưa dứt hẳn, Cho nên, loài chim lại gần sanh lòng sợ hãi.”
Thứ hai là trộm cắp:
Lấy sức mạnh cướp bóc của người, hoặc trộm lén lấy của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người, cho đến vô công ngồi hưởng, đều thuộc về trộm cắp cả. Nghiệp trộm cắp, tội nặng nhẹ cũng như nghiệp sát sanh trên kia. Tám nghiệp dưới đây cũng thế, căn cứ vào lý mà phân phán nặng nhẹ.
Thứ ba là tà dâm:
tà dâm tức là chỉ cho sự dâm dục; thế gian vợ chồng chính thức gọi là chánh hạnh, ngoài ra gọi là tà. Đó là nói về thô cạn. Nói hơn thì tất cả chúng sanh ở trong dục giới đều vì dâm dục mà có tánh mạng, Cho nên, đối với cảnh ngũ dục mà sanh lòng say đắm đều thuộc tà hạnh cả; tu hành thoát ly dục giới mới hàng phục được dâm dục. Bao giờ chứng quả a-la-hán mới là cứu cánh ly dục.
Ba nghiệp trên này thuộc về thân.
Thứ tư là vọng ngữ:
Tức là nói lời dối trá, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, cho đến có nói không, phải nói quấy v.v… dối trá không thật. Ở trong Phật pháp rất kỵ là đại vọng ngữ nghĩa là tu hành chưa được mà tự xưng đã được, chưa chứng mà tự gọi đã chứng. Nếu vi phạm đại vọng ngữ này, quyết định sa về đường ma, đọa lạc tam đồ ác đạo, rất là nguy hiểm.
Bồ tát tu hạnh lợi tha gặp trường hợp đặc biệt có thể phương tiện nói dối như trong kinh Bồ tát giới đã dạy rõ. Xa tánh vọng ngữ tức là phải tu chơn thật ngữ vậy.
Thứ năm là hai lưỡi:
Tức là nói lời chia rẽ phản gián, đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này, xui dục bà con bất hòa, thân tình thù oán; xưa nay các nhà đi thuyết khách phần nhiều thuộc về loại này cả. Sự tai hại không phải là nhỏ. Xa tánh hai lưỡi tức là tu “nói lời hòa hiệp”.
Thứ sáu là ác khẩu:
Tức là nói lời thô ác, mắng chửi nộp rủa v.v…do chửi mắng mà đi đến đánh đập giết hại; nhỏ từ cá nhân, rộng đến gia đình xã hội, cho đến quốc tế chiến tranh. Sự tai hại cũng không phải nhỏ. Xa lìa lời nói thô ác tức là được sự “nhu hòa”.
Thứ bảy là ỷ ngữ:
Tức là nói lời vô nghĩa lý, nghĩa là trau chuốt thêu dệt lời nói cho đẹp đẽ, khiến tăng hành vi tội lỗi, nói không chơn thật, không đúng lẽ phải, mà nghe rất êm tai; khiến cho người nghe không còn giữ được tâm trí, mất hẳn nhơn luân, rất dễ dẫn dắt người ta đi đến hầm tội lỗi. Xa lánh ỷ ngữ tức là nói lời đúng nghĩa lý.
Bốn nghiệp trên đây thuộc về lời nói “ngữ nghiệp”. Thông thường bảo là khẩu nghiệp, nhưng khẩu nghiệp không hết nghĩa vì rằng miệng chỉ là một khí cụ của lời nói mà thôi, Cho nên, phải nói ngữ nghiệp mới hết ý.
Thứ tám là tham lam:
“Dục” tức là những cảnh dục lạc trong thế gian. Đối cảnh sanh lòng tham, cho nên, gọi là tham lam. Tham lam là nhơn cốt yếu của đường sống chết, Cho nên, cần phải đoạn tuyệt; nhưng lòng tham lam không phải hoàn toàn xấu xa tội lỗi, nếu đối với thiện pháp mà sanh lòng tham muốn làm theo cho đến kỳ cùng thì lại là phước đức đáng quý.
Thứ chín là sân hận:
Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Kinh dạy: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai, nghĩa là tâm sân khởi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở. Tuy vậy, nghiệp sân này chỉ ở cõi dục giới. Nếu tu tập Thiền định và bốn Vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì sẽ tiêu tan. Nên cõi sắc và vô sắc giới không còn sân hận.
Thứ mười là chấp si kiến:
Thông thường gọi là ngu si. Nhưng chữ ngu si nó không hết nghĩa. Vì rằng ngu si là không hiểu lý lẽ. Còn đây là hiểu biết không hợp chân lý, không đúng với lẽ phải của Trung đạo, thiên kiến một bên, mà cố chấp cho là phải, Cho nên, nói là chấp si kiến mới hết nghĩa. Như chấp đoạn diệt hay chấp thường còn, thành điên đảo chấp kiến không hợp với chơn lý trung đạo, nhưng vẫn ở trong phạm vi của ngu si. Nay muốn xa lìa sự nhận thức sai lầm của phạm vi ngu si chấp kiến, cần phải tu thiền định, nhờ đó mà phát sanh trí huệ, tăng trưởng chánh kiến đi đến quả thiện pháp viên mãn.
Ba nghiệp trên đây thuộc về ý nghiệp.
CHƯƠNG III:
CÔNG ĐỨC CỦA THẬP THIỆN:
1) Công đức xa lìa sự sát sanh:
Long vương! Nếu xa lìa sát sanh thời được thành tựu mười pháp không còn bức não. Những gì là mười? 1. Đối với các chúng sanh cùng khắp bố thí đức vô úy, 2. Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sanh, 3. Dứt sạch tất cả tập khí (thói quen) giận hờn, 4. Thân thường không bịnh, 5. Sống mạnh lâu dài, 6. Thường được phi nhơn [quỷ thần] ủng hộ, 7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui, 8. Diệt trừ oan kết, oán thù tự giải, 9. Không sợ sa đường dữ, 10. Khi chết sanh lên cõi trời. Ấy là mười công đức. Nếu hồi hướng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau khi thành Phật, được quả Phật thì tùy tâm tự tại sống lâu.
Muốn cứu cánh được mười nghiệp thiện, cần phải lìa hẳn mười nghiệp ác. Lìa được một nghiệp ác tức là trừ bỏ được bao nhiêu phiền não, lại được thành tựu bao nhiêu công đức. Như xa lìa nghiệp sát sanh tức là trừ bỏ các pháp hung ác, được đến cảnh giới an vui cõi người và cõi trời, thường sanh khởi lòng đại từ, dứt trừ được lòng sân hận, làm cho tất cả chúng sanh trông thấy không sanh lòng sợ hãi: chính là thành tựu được đức bố thí đại vô úy.
Như thế, sanh tiền đây sẽ được vô bịnh, trường thọ, đêm ngày an vui, lại được hàng phi nhơn thiên long, quỷ thần thường ủng hộ; khi chết không sợ hãi đọa lạc vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh các đường dữ; xa lìa được nghiệp sát sanh tức là tu hạnh vô úy, lại được sanh về các cõi trời. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật, tức là được quả Phật sống lâu, tùy tâm tự tại. Nói đến chơn thân của Phật thì bình đẳng như hư không, cùng khắp cả pháp giới, thọ mạng vô cùng vô tận; đây là nói ứng thân ở đời hoặc dài hoặc ngắn bất định, theo cơ cảm của chúng sanh mà ở đời hay nhập diệt, đều tùy tâm tự tại, chứ không bị hoàn cảnh nghiệp lực bắt buộc, như đức Phật A-di-đà, Tàu dịch là Vô lượng thọ đều do dứt sạch nghiệp sát sanh mà cảm được vậy.
2) Công đức xa lìa trộm cắp:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được mười pháp bảo tín. Mười pháp ấy là gì? 1. Giàu có của cải, vua, giặc, nước, lửa và con hư không phá diệt; 2. Nhiều người thương mến; 3. Người không dối gạt; 4. Mười phương khen ngợi; 5. Không lo tổn hại; 6. Tiếng tốt đồn khắp; 7. Ở giữa đại chúng không sợ hãi; 8. Của cải tánh mạng hình sắc sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu; 9. Thường sẵn lòng bố thí; 10. Mạng chung sanh lên trời. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác sau thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.
Của cải ở đời có năm việc làm tiêu tan nghèo khổ: vua dữ, giặc cướp, thủy tai, lửa cháy và con phá của (gọi là con bại gia). Nếu xa lánh nghiệp trộm cắp tức là thường được quả báo tốt: của cải giàu có, không bị năm việc trên phá hại, lại được tiếng tốt đồn khắp, biện tài (tài hùng biện) vô ngại, được mọi người thương mến khen ngợi, không bị ai dối lừa, khi chết được sanh lên cõi trời. Nếu phát tâm đem công đức ấy hướng về quả Phật, sau thành Phật thì được chứng trí huệ thanh tịnh đại bồ-đề.
3) Công đức xa lìa dâm dục (tà dục)
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa dâm dục thời được bốn pháp kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn? 1. Pháp căn điều thuận; 2. Xa lìa rộn ràng; 3. Được đời khen ngợi; 4. Vợ không ai xâm phạm. Ấy là bốn công đức về chánh hạnh. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật, được Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng.
Pháp căn chỉ cho sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Điều thuận là yên lặng hòa thuận. Rộn ràng là không yên tĩnh. Nếu tu hành xa tránh được tà hạnh (dâm dục) là được thân tâm thanh tịnh, vợ chồng trinh bạch, không bị người ngoài xâm phạm. Nếu hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật được tướng Phật ẩn mật đại trượng phu (một trong 32 tướng tốt của Phật tức là tướng mã âm tàng).
4) Công đức xa lìa nghiệp vọng ngữ
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa vọng ngữ thời được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám? 1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa ưu bát; 2. Được người đời tín phục; 3. Mở lời thành chứng, nhơn thiên kính mến; 4. Thường đem lời êm dịu an ủi chúng sanh; 5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh; 6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ; 7. Mở lời tôn trọng, nhân thiên phụng hành; 8. Trí huệ thù thắng không ai chế phục. Ấy là tám công đức về hạnh không vọng ngữ. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được chơn thật ngữ của Như Lai.
Hoa ưu bát tức là hoa sen xanh hương vị thanh tao. Nếu xa lìa được lời dối trá không thật, thời được quả báo trong miệng thường thơm mùi hoa sen xanh, lời nói chắc thật không sai lầm. Ai nghe cũng khởi lòng tin; lại hay đem lời dịu ngọt an ủi, chúng sanh đều tôn trọng làm theo, được cõi người, cõi trời kính mến, trí huệ thường sáng suốt, không ai biện luận hơn. Nếu đem công đức ấy hồi hướng Phật quả, sau thành Phật sẽ được quả Như Lai chơn thiệt ngữ.
5) Công đức xa lìa nghiệp hai lưỡi.
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm? – 1. Được thân bất hoại, không ai hại được; 2. Được bà con bất hoại, không ai phá hại; 3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bổn nghiệp; 4. Được pháp bất hoại, chỗ tu kiên cố; 5. Được thiện trí thức bất hoại không dối lừa nhau. Năm công đức này nếu hồi hướng về đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được quyến thuộc chơn chánh.
Hai lưỡi rất dễ phá hoại làm hư hỏng công việc của người khác; nếu ai tu hành giữ gìn không phạm nghiệp hai lưỡi, không nói lời chia rẽ, thì được quả tốt: tự thân, bà con, lòng tin, pháp tu hành, thiện trí thức, năm món công đức ấy không ai phá hoại được. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Phật Vô thượng bồ-đề tương lai thành Phật được các hàng Bồ tát làm quyến thuộc.
6) Công đức xa lìa nghiệp ác khẩu
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ác khẩu thời được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? – 1. Lời nói không trái pháp độ; 2. Lời nói có lợi ích; 3. Lời nói quyết lý; 4. Lời nói đẹp đẽ; 5. Lời nói thừa lãnh được; 6. Lời nói được tin dùng; 7. Lời nói không thể chê; 8. Lời nói được ưa thích. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật đầy đủ phạm âm thanh tướng của Như Lai.
Nếu xa lìa lời nói thô ác, tức thời thành tựu tám món tịnh nghiệp: lời nói không trái pháp độ; khi nào cũng nói lời có lợi ích, không nói thì thôi, nếu nói thời hợp lý; lời nói nghe rất đẹp đẽ; nói lời gì cũng được người lãnh thọ. Lời nói ai cũng tín dụng. Lời nói không bị chê bai. Nói ra người đều ưa thích vui vẻ. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được đầy đủ phạm âm thanh tướng, một trong 32 tướng tốt của Phật. (Phạm âm nghĩa là tiếng nói trong dịu lanh lảnh).
7) Công đức lìa ỷ ngữ (nói thêu dệt).
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu ba món quyết định. Những gì là ba? – 1. Được người trí yêu mến; 2. Dùng trí như thật đáp các người hỏi; 3. Ở nhơn thiên oai đức tối thắng, không hư vọng. Nếu hồi hướng vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được Như lai thọ ký, chẳng có luống dối.
Nếu xa lìa sự trau chuốt lời nói, câu văn, thêu dệt xảo trá, thời được ba món công đức quyết định: 1. Được người trí thức yêu mến.Vì ỷ ngữ là nói lời thêu dệt vô nghĩa lý, chỉ có thể lừa dối người ngu si chứ người trí nghe lừa phải nhàm chán; Nay xa lìa nghiệp ỷ ngữ, cố nhiên được người trí thức yêu mến. 2. Hay đem trí như thật mà đáp các người học hỏi. Lời đáp phải như sự thật, mới giải được sự ngờ vực. 3. Quyết định ở cõi nhơn thiên nào oai đức cũng thù thắng hơn người, không có hư vọng. Nghĩa là nói đúng với sự thật tức là đại hùng biện hơn hết.
Mở lời nói muốn tránh nghiệp ỷ ngữ bao giờ cũng căn cứ vào chân lý, thành thật mà nói; nên ai nghe đến cũng phải cảm phục oai đức. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về cõi Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật thì được công đức Như Lai thọ ký, đều đúng như lời không giả dối. Thọ ký là một công đức của Phật, thường đối với hàng đệ tử dạy những lời thọ ký như: bao giờ sẽ thành Phật hoặc bao giờ phải đọa địa ngục và những sự cát hung họa phước v.v.. đều đúng như lời nói, không sai lầm. Đó là do chỗ hiểu biết đúng sự thật, như sự thật ấy mà nói ra. Chẳng luống dối, nghĩa là không phải nói suông.
8) Công đức xa lìa tham lam:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa tham lam thời được năm món tự tại. Những gì là năm? – 1. Ba nghiệp tự tại các căn cụ túc; 2. Của cải tự tại, oán tặc không cướp hại; 3. Phước đức tự tại, toại lòng yêu muốn vật dụng đầy đủ; 4. Vương vị tự tại, đồ vật quý lạ đều được phụng hiến; 5. Những vật được thù thắng gấp trăm lòng mong cầu, vì ngày xưa không bỏn xẻn ganh ghét. Nếu hồi hướng Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật, tam giới đặc biệt tôn trọng, thảy đều kính nhường.
Nếu xa lìa nghiệp tham lam thời được các món tự tại. Chữ tự tại nghĩa là tự do tùy tâm mình. Ba nghiệp chỉ cho thân, khẩu, ý. Các căn tức là sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đây là của cải ở trong thân; còn bao nhiêu của quý vật lạ là của cải ở ngoài thân. Của ở trong thân, của ở ngoài thân, đều được đầy đủ, tùy tâm tự do mà thọ dụng, không có sức gì chiếm đoạt được; muốn mong cầu vật gì, khi thời được gấp mười gấp trăm quá chỗ hy vọng. Nếu đem công đức ấy mà hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề thì tương lai thành Phật, tức là được ba cõi đặc biệt tôn trọng, tất cả đều cúng dường. (Ba cõi là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc).
9) công đức xa lìa sân nhuế (sân hận):
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa sân nhuế thời được tám món tâm pháp hỷ duyệt. Những gì là tám? – 1. Không lòng tổn não; 2. Không còn sân hận; 3. Không lòng gây kiện; 4. Lòng nhu hòa ngay thật; 5. Được từ tâm của bậc thánh giả; 6. Sẵn lòng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh; 7. Thân tướng đẹp đẽ, chúng đều tôn kính; 8. Do sự hòa nhẫn, mau sanh về cõi Phạm thiên, vô thượng bồ-đề, thành Phật, được tâm vô ngại của Phật, người trông thấy không chán.
Nếu xa lìa lòng sân hận, thì hưởng được các thứ công đức vui vẻ, trong lòng luôn luôn nhu hòa hiền từ, không còn có lòng sân hận, gây tụng và tổn hại ai; lại thường sẵn lòng giúp ích an vui cho tất cả chúng sanh. Sanh ra thì thân tướng đẹp đẽ, được mọi người cung kính. (Khi lòng sân hận nổi lên, mặt đỏ người run hiện ra tướng hung tợn, tức là thân tướng không trang nghiêm; nhơn đã như vậy thì quả phải xấu xa, đó là luật nhất định của báo ứng vậy).
Cõi trời Phạm thiên là cõi của những người đã hết nghiệp sân hận và các vị thánh nhân đã được chứng thiền định, công đức hồi hướng về quả Phật tương lai thành Phật, liền được tâm Phật không gì chướng ngại, ai trông thấy cũng hâm mộ mà không chán.
10) Công đức xa lìa nghiệp chấp si kiến:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp chấp si kiến thì được thành tựu mười pháp công đức. Những gì là mười? – 1. Được ý vui chơn thiện, bầu bạn chơn thiện; 2. Thâm tín nhơn quả, thà bỏ thân mạng trọn chẳng làm ác; 4. Trực tâm chánh kiến 5. Xa hẳn tất cả ngờ vực cát hung; 5. Thường sanh nhân thiện, không sa vào đường dữ; 6. Vô lượng phước báu lần lữa thêm nhiều; 7. Xa hẳn đường tà, tu hành đạo chánh; 8. Chẳng khởi thân kiến, bỏ các ác nghiệp; 9. Kiến giải vô ngại; 10. Chẳng bị các tai nạn. Ấy là mười. Nếu hồi hướng quả Vô thượng bồ-đề sau thành Phật, mau chóng tất cả Phật pháp, thành tựu thần thông tự tại.
Nếu lìa hẳn ngu si chấp kiến, thời được các món chơn thiện công đức: tâm ý vui vẻ, chơn chánh hiền từ, bầu bạn cũng chơn chánh hiền từ; hiểu rõ nhơn quả, không còn ngờ vực, tín tâm bền chắc, thà chết không làm các điều dữ; thường quy y Phật pháp tăng; đời đời kiếp kiếp được sanh về cõi trời, cõi người, không bao giờ khởi niệm chấp kiến, không mắc các tai nạn, phước đức trí huệ ngày một tăng trưởng, tu hành chơn chánh không lạc, không khởi kiến chấp về thân (tức chấp thân của ta và vật sở hữu của ta). Không vì thân mà gây ác nghiệp, không vì một kiến chấp gì mà làm chướng ngại chỗ hiểu biết chơn lý. Nếu lại phát lòng sâu xa rộng lớn, đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật chứng được tất cả các pháp thần thông tự tại của chư Phật.
CHƯƠNG IV
THẮNG HẠNH CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP
A. LỤC ĐỘ
I) BỐ THÍ ĐỘ
Bấy giờ đức Thế Tôn lại bảo Long vương rằng: Nếu có Bồ tát y thiện nghiệp ấy, trong khi tu đạo, lìa nghiệp giết hại mà hành bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, trường thọ không yểu, chẳng bị tất cả oan giặc làm hại. Lìa nghiệp chẳng cho mà lấy, thực hành bố thí thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, không ai sánh kịp, đều hay nhóm họp kho báu Phật pháp. Lìa lỗi tà hạnh mà bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt; trong nhà trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai đem lòng dục mà xâm phạm.
Lìa lời nói dối mà làm bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt, khỏi các hủy báng, thâu giữ chánh pháp, như lời thệ nguyện, chỗ làm thỏa mãn. Lìa lời nói chia rẽ (hai lưỡi) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, đồng vui một chí, thường không trái chống. Lìa lời nói thô dữ mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, tất cả chúng hội hoan hỷ quy y, nói ra đều tín thọ, không ai trái nghịch. Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, nói chẳng uổng lời, người đều kính chịu, hay dùng phương tiện, khéo dứt các ngờ vực. Lìa lòng tham cầu mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt có được vật gì đều đem ban cấp, tín giải kiên cố, đủ oai lực lớn.
Bỏ lòng giận hờn mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, mau tự thành tựu, tâm trí vô ngại, các căn tốt đẹp, người thấy kính ưa. Xa lìa lòng chấp mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh pháp, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, thường chẳng quên mất lòng đại bồ-đề. Ấy là bậc đại sĩ trong khi tu bồ-tát đạo, làm mười nghiệp lành, dùng bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.
Bố thí để diệt trừ lòng tham lam, sẽ được hưởng quả báo giàu có, của cải không còn nghèo thiếu; nhưng nếu lòng bố thí không thanh tịnh, hoặc hành vi ác chưa dứt sạch hẳn, thì tuy có nhiều của báu cũng không hưởng thọ được lâu dài và tự tại. Nếu phát tâm bồ-tát y theo mười nghiệp thiện mà tu hành bố thí, thì hình dung đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, bà con hòa thuận, có nhiều của báu không ai sánh kịp; mà cũng không có người nào dám đem lực lượng gì để chiếm đoạt; ta lại được mọi người kính mến quy thuận ủng hộ: đó là nhờ công đức tu hành thập thiện mà bố thí, mới được viên mãn trang nghiêm, lợi ích rất lớn vậy. Trái lại như vì lòng sân hận khinh khi nhau, hoặc vì mua danh mà làm việc bố thí, hoặc vì ngu si chấp kiến sai lầm, người đáng cho thì không cho, người không đáng cho lại cho, hoặc thiên vị cho người này không cho người khác, như thế gọi là điên đảo sai lầm làm việc bố thí, không thể nào viên mãn được. Dù có quả báo tốt, về sau cũng không cứu cánh.
2) LƯỢC NÓI VỀ NĂM ĐỘ:
Như vậy, Long vương! Tóm lại mà nói, từ mười thiện đạo: Dùng trì giới trang nghiêm hay sanh tất cả nghĩa lợi của Phật pháp, đầy đủ nguyện lớn. Dùng nhẫn nhục trang nghiêm, được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Dùng tinh tấn trang nghiêm hay phá ma oán, vào pháp tạng Phật. Dùng thiền định trang nghiêm hay sanh niệm, huệ, tàm, quý, khinh an. Dùng trí huệ trang nghiêm hay dứt tất cả phân biệt vọng kiến.
Phật pháp nghĩa lợi là sự lợi ích cứu cánh thiết thực. Trong Phật pháp, có sự lợi ích chỉ ở hiện tại, có sự lợi ích chỉ ở tương lai, và có sự lợi ích cứu cánh, khác nhau. Bồ tát tu hành lục độ, tức là được tất cả nghĩa lợi, nhưng nếu dùng thập thiện nghiệp đạo làm căn bản, thời nghĩa lợi mới hoàn toàn viên mãn. (nghĩa là tu thập thiện mà trì giới, nhẫn nhục v.v… thì trì giới, nhẫn nhục mới trang nghiêm hoàn toàn cứu cánh).
B. CÁC HẠNH KHÁC:
1) TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:
Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sanh không khởi não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh, thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, lòng không ganh ghét. Lòng xả trang nghiêm, đối cảnh thuận nghịch, lòng không thương giận.
Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn đức vô lượng tâm của chư Phật, Bồ tát. Từ là cho vui, Bi là cứu khổ, Hỷ là đối với tất cả những công đức lợi ích an vui của kẻ khác, sẵn lòng hoan hỷ tán trợ, Xả là oán thân bình đẳng, không khởi phân biệt, một lòng thản nhiên không còn trú trước; như kinh Kim cang dạy: “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm” (nên sanh lòng không chỗ trú trước). Suy rộng bốn tâm ấy ra cùng khắp vô lượng Cho nên, gọi là tứ vô lượng tâm. Căn cứ vào mười thiện nghiệp đạo mà tu hành khiến cho bốn tâm ấy được viên mãn trang nghiêm thì hưởng phước đức vô lượng.
2) BỐN NHIẾP PHÁP
Bốn nhiếp pháp trang nghiêm thường siêng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.
Nhiếp pháp nghĩa là dùng bốn pháp bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành mà thâu nhiếp hóa độ chúng sanh. Bồ tát tùy mỗi loài hiện thân đem bốn pháp ấy mà thâu nhiếp, làm cho mọi loài, mọi người đều được lãnh thọ chánh pháp, đều hiểu sự lợi ích. Căn cứ mười thiện nghiệp mà hành tứ nhiếp pháp ấy thì mới được hoàn toàn cứu cánh.
3) BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ
Niệm xứ trang nghiêm khéo tu tập bốn quán niệm xứ. Chánh cần trang nghiêm hay dứt trừ tất cả các pháp bất thiện, thành tất cả pháp thiện. Thần túc trang nghiêm thường khiến thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Năm căn trang nghiêm, thâm tín, kiên cố, siêng năng không biếng nhác, thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa, dứt các phiền não. Năm lực trang nghiêm, các oán đều diệt, không gì phá hoại. Giác chi trang nghiêm, thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Chánh đạo trang nghiêm được trí huệ chánh, thường hiện ở trước. Chỉ trang nghiêm dứt sạch tất cả kiết sử. Quán trang nghiêm, như thật biết tự tánh các pháp. Phương tiện trang nghiêm, chóng được thành tựu, đầy vui vô biên.
Đây là 37 phần bồ-đề, cũng gọi là 37 trợ đạo phẩm.
Niệm xứ tức là bốn quán niệm xứ (bốn chỗ thường quán sát nhớ nghĩ) cũng gọi là bốn niệm trú (người tu hành y cứ bốn quán niệm này mà an trú): 1. quán thân bất tịnh. 2. quán hưởng thọ là khổ. 3. quán tâm vô thường. 4. quán tất cả các pháp vô ngã.
Chánh cần tức là tứ chánh cần (bốn món siêng năng chơn chánh) lại có tên là tứ chánh đoạn: 1. những điều ác đã sanh phải kíp trừ bỏ. 2. những điều ác chưa sanh cần phải không cho sanh. 3. những điều thiện chưa sanh cần phải chóng sanh. 4. những điều thiện đã sanh phải làm cho tăng trưởng. Dứt sạch biếng nhác, Cho nên, gọi là chánh đoạn.
Thần túc tức là bốn món thần túc (thần thông) cũng có tên là bốn món như ý túc (thần thông như ý): 1. niệm (nhớ nghĩ). 2. dục (ưa muốn). 3. tấn (tinh tấn). 4. huệ (trí huệ). Chứng được bốn món thần túc này tức là được chỗ nguyện như ý, lại hay phát khởi các pháp thần thông, Cho nên, gọi là thần túc.
Năm căn: 1. tín (lòng tin). 2. tấn (siêng năng). 3. niệm (nhớ nghĩ). 4. định (thiền định). 5. huệ (trí huệ). Năm lực: tức là năm căn trên, nhờ rèn luyện làm cho có khí lực, nên gọi là năm lực. “Năm căn” là nói về căn cứ tu hành; “Năm lực” là nói về lực lượng tu hành đối trị.
Giác chi tức là bảy món giác ngộ: 1. trạch pháp (lựa chọn các pháp chơn ngụy). 2. tinh tấn (siêng năng). 3. hỷ (vui mừng). 4. khinh an (nhẹ nhàng). 5. niệm (nhớ nghĩ). 6. định (thiền định). 7. hành xả (lòng tu hành bình đẳng không vướng mắc)
Chánh đạo tức là tám đường chơn chánh, cũng gọi là tám đường thánh: 1. chánh kiến (kiến giác chơn chánh). 2. chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh). 3. chánh ngữ (nói phô chơn chánh). 4. chánh nghiệp (hành vi chơn chánh). 5. chánh mạng (sanh hoạt chơn chánh). 6. chánh tinh tấn (siêng năng việc chơn chánh). 7. chánh niệm (nhớ nghĩ chơn chánh). 8. chánh định (thiền định chơn chánh). Tu theo tám pháp này thì tránh lầm lạc, Cho nên, gọi là CHÁNH. Nhờ vậy mà đi đến cảnh giới niết-bàn, Cho nên, gọi là ĐẠO. Tổng cộng là ba mươi bảy phẩm, nếu Bồ tát dùng thập thiện nghiệp làm căn bản, mà tu theo các pháp này thì mau chứng được tất cả các công đức, viên mãn quả an vui vĩnh viễn.
C. NÓI RỘNG THÊM
Long vương nên biết, mười nghiệp thiện này, hay làm cho thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Vậy nên các người phải siêng tu học.
Thập lực, Tứ vô sở úy và Mười tám pháp bất cộng là những pháp đặc biệt chỉ quả vị Phật mới có mà thôi. Đoạn này nói rộng ra đều căn cứ vào thập thiện nghiệp mà tất cả các hạnh thù thắng cho đến quả vị Phật đều được trang nghiêm viên mãn, và khuyên tất cả phải siêng năng tu học.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN – SỰ THÙ THẮNG
CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Long vương! Ví như tất cả thành ấp, xóm, làng đều y đại địa mà được an trú, tất cả trăm hoa cây cỏ bụi rừng, cũng nương đại địa ấy mà được sanh trưởng; Thập thiện nghiệp đạo lại cũng như thế, tất cả nhơn thiên y vào đó mà an lập, tất cả Thanh văn, Độc giác bồ-đề, các Hạnh bồ-tát, tất cả Phật pháp đều chưng y vào đại địa Thập thiện này mà được thành tựu.
Đây là nói rõ công đức thù thắng của thập thiện nghiệp đạo làm căn bản cho tất cả thiện pháp, không thể nào một giây lát mà rời được, Cho nên, dùng đại địa làm ví dụ. Nếu rời thập thiện mà muốn tu hành chứng quả, cũng như dựng lâu đài hoặc trồng cây cỏ ở giữa hư không, muốn thành tựu kết quả không sao có được.
ĐOẠN III: LƯU THÔNG
Phật dạy kinh này rồi, Ta-kiệt-la Long vương và toàn thể đại chúng, tất cả thế gian, thiên, nhơn, a-tu-la thảy đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành.
Đoạn này của người kiết tập chép lại. Ta-kiệt-la Long vương là người chủ duyên khởi kinh này. A-tu-la Tàu dịch là “phi thiên” (không phải trời nghĩa là giống như trời mà không phải trời). Câu “đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” theo lời Phật dạy, tất cả các kinh phải kết thành như thế. Tiêu biểu pháp Phật dạy không phải như lời lý luận của phàm phu, nói rồi là rồi, mà cần phải vâng theo lời nói ấy thiết thực tu hành. Nhưng người nghe pháp cần phải phát lòng hoan hỷ mới sanh lòng tín, có lòng tín mới hay lãnh thọ, có ý lãnh thọ mới hay vâng theo pháp mà thật hành. Cho nên, câu “hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” ta cần phải chú ý.
Dia Nguc Du Lam Ky:



Luan Hoi Du Lam Ky:

Nhan Gian Du Lam Ky:

Download Sach Thien Duong Du Ky:
https://app.box.com/s/x0lvlevmp3hpwnx32l5bse3n19wkr6kj
Download Sach Luan Hoi Du Ky
http://bit.ly/luanhoiduky
Download Sach Tay Phuong Du Ky
http://bit.ly/tayphuongduky
Download Sach Nhan Gian Du Ky
http://bit.ly/nhangianduky
Download Sach Dia Nguc Du Ky
http://bit.ly/diangucduky
Thien Duong Du Ky (sach _book):

Click to access thiendangduky.pdf

Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe number 7
Brown Rice As a Way of Life:
Share this freely
It consists basically of the following grains:
rice (preferably integral or brown rice),
wheat,
buckwheat,
millet,
oats,
barley.
Cooking the rice:
1 cup rice,
2½ cups cool water,
Sea salt to taste,
Bring to a boil, skim the froth, then add the salt. Cover and simmer for about 1½ hours.
Sesame seasalt:
Lightly roasted sesame seeds, crushed and then mixed with sea salt in a 4:1 ratio. Should be stored in a dry place.
————-
BOILED BROWN RICE, SHORT OR LONG GRAIN
Yield: 6 cups for short rice, 6½ cups for long rice
2 cups brown rice
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Procedure – Wash and drain brown rice. Soak 4 to 8 hours. Add sea salt after soaking. Cover. Bring to a boil. Simmer over low heat for 1 hour, using a heat diffuser if needed.
COOKED BROWN RICE
Yield: 6 cups for short rice; 6½ cups for long rice
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BROWN RICE, SHORT OR LONG GRAIN
Yield: 6 cups for short rice, 6½ cups for long rice
2 cups brown rice
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
COOKED BROWN RICE
Yield: 6 cups for short rice; 6½ cups for long rice
4-6 quart cooker, double the amounts.
2 cups short or long grain brown rice
2.5 to 3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BUCK WHEAT – Yield: 7 cups
2 cups buckwheat
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
MILLET – Yield: 4 cups
1 cup millet
3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
ROASTED NUTS AND SEEDS
almonds, 12 minutes
pumpkin seeds, 7 minutes
sunflower seeds 10 minutes
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
TAHINI SAUCE – Yield: ½ to ¾ cup
3 Tbsp tahini
1 Tbsp soy sauce
¼ cup water
2 medium scallions, thin rounds; optional, ½ cup
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BOILED NOODLES – Yield: 5 to 6 cups per 8 ounces of noodles
4 quarts of water for up to 16 ounces of noodles
¼ tsp sea salt for 4 quarts of water, for unsalted noodles
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
SOBA BROTH WITH TOFU – Yield: 5 cups
4-inch piece kombu
4 cups cold water
½ pound tofu, ½-inch cubes, 2 cups
4 medium scallions, thin diagonals, 1 cup
4 Tbsp soy sauce
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BAKED WINTER SQUASH – Yield: 7 cups
3 pounds winter squash, 1½-inch squares, 8 cups
⅛ tsp sea salt
water as needed
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
2 cups short or long grain brown rice
2.5 to 3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BUCK WHEAT – Yield: 7 cups
2 cups buckwheat
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Share this freely, thank you very much.
The Macrobiotics:
The macrobiotic diets consists of a whole grain or cereals, such as sourdough bread (brown rice, wheat flour, sea salt and buck wheat flour);
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Sesame Salt
Make it with white or black sesame seeds or do a confetti like mix.
Ingredients
MAKES ABOUT ¾ CUP
¾
cup white and or black sesame seeds
1
tsp. flaky sea salt
Preparation
A
Toast sesame seeds in a dry medium cooker over medium low heat, tossing often, until evenly deep yellow brown, about 5 minutes.
B
Add sea salt to sesame seeds and pulse until about half of the seeds are pulverized (some whole seeds), 6 to 8 pulses. (coarsely grind in a mortar and pestle)
C
Sesame salt can be made 1 week ahead. Store airtight at room temperature.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
1/2 cup raw sesame seeds.
2 teaspoons quality sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Makes just under 3/4 cup.
NUTRITIONS:
Serving: 1 tea spoon | Calories: 13 kcal | Carbohydrates: 1 g | Protein: 1g | Fat: 1 g | Saturated Fat: 1 g | Sodium: 148 mg | Potassium: 12 mg | Fiber: 1 g | Sugar: 1 g | Calcium: 24 mg | Iron: 1 mg
———————
Ingredients
2 Table spoons sesame seeds
1/2 Table spoons sea salt
Preparation
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
RECIPE
READY IN: 7 minutes
YIELD: 2 cups
UNITS: US
INGREDIENTS
Nutrition
2
cups unhulled brown sesame seeds
3
tablespoons sea salt (the traditional ratio is 15 parts sesame seeds to 1 part sea salt, but you could use 12 to 1 or some)
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
———————
YIELD Makes about 3/4 cup
INGREDIENTS:
3/4 cup white and or black sesame seeds
1 table spoons flaky sea salt
PREPARATION
Toast sesame seeds in a dry medium skillet over medium low heat, tossing often, until evenly deep golden brown, about 5 minutes.
Enjoy!
——————————–
“When you think everything is someone else’s fault, you will suffer a lot. When you realize that everything springs only from yourself, you will learn both peace and joy.” – Dalai Lama
“Change does not roll in on the wheels of inevitability, but comes through continuous struggle. And so we must straighten our backs and work for our freedom. A man can’t ride you unless your back is bent.” Martin L.King
“To keep the body in good health is a duty… otherwise we shall not be able to keep our mind strong and clear.” Buddha
“If you really want to know your mind, the body will always give you a truthful reflection, so look at the emotion, or rather feel it in your body. If there is an apparent conflict between them, the thought will be the lie, the emotion will be the truth.” Eckhart Tolle
“Whatever you fight, you strengthen, and what you resist, persists.”
Eckhart Tolle
“When you are discontent, you always want more, more, more. Your desire can never be satisfied. But when you practice contentment, you can say to yourself, ‘Oh yes – I already have everything that I really need.”
Dalai Lama
“We enjoy warmth because we have been cold. We appreciate light because we have seen darkness. By the same token, we can experience joy because we have known sadness.” D.Weatherford
“Make peace with your past, so it doesn`t spoil your present.”
“Life will give you whatever experience is most helpful for the evolution of your consciousness. How do you know this is the experience you need? Because this is the experience you are having at the moment.”
Eckhart Tolle
“When we least expect it, life sets us a challenge to test our courage and willingness to change; at such a moment, there is no point in pretending that nothing has happened or in saying that we are not yet ready. The challenge will not wait. Life does not look back. A week is more than enough time for us to decide whether or not to accept our destiny.”
Paolo Coelho
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe number 7
Share this freely, thank you very much.
————————
Gạo lứt muối mè:
Cách Làm Muối Mè đơn giản, ngon lành, là sự kết hợp giản dị mà vô cùng hấp dẫn:
Nguyên liệu
100 gam mè trắng
20 gam muối
Cách Làm Muối Mè Đậu Phộng đơn giản, ngon lành, là sự kết hợp giản dị mà vô cùng hấp dẫn tạo nên vị …
Nguyên liệu
250 gam đậu phộng
100 gam mè trắng
20 gam muối
Cách làm muối vừng đơn giản _ thơm ngon:
Nguyên liệu:
– Lạc sống: 200 gam
– Vừng: 100 gam
– Muối hoặc bột canh
Cách làm:
Bước 1:
– Bắc chảσ sạch lên bếp, vặn nhỏ lửa và đợi đến khi chảσ nóng đổ lạc vào chảσ và đảσ đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được. Khi rang lạc bạn nên vặn nhỏ lửa, đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là đảm bảo lạc chín.
Khi rang lạc bạn nên vặn nhỏ lửa, đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là đảm bảo lạc chín.
– Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ lạc trong khoảng 20 phút.
Bước 2:
– Sau khi đổ lạc ra ủ, bạn nên cho vừng vào đảσ ngay. Vừng cũng cần đảσ đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, bạn đảσ cho đến khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều tức là vừng đã chín, không cần rang quá nhé.
– Muối tinh cho vào chảσ nóng đảσ cho khô rồi đổ ra 1 chiếc bát con.
Bước 3:
– Lạc và vừng khi đã chín không nên giã hoặc xay ngay khi còn nóng, làm như vậy lạc và vừng sẽ bịt bết, dính không tơi. Bạn nên chọn đến khi lạc vùng nguội hoàn toàn mới bắt tay vào công đoạn giã nát.
– Để làm nhỏ vừng, bạn có thể cho vào máy say sinh tố, xay nhỏ, mịn. Lạc nếu cho vào máy say thì nên say dối, để hạt lạc vỡ thành 2-3 mảnh là vừa, không nên xay quá nhuyễn. Nếu nhà bạn không có máy say hoặc chày cối thì có thể dùng chai thủy tinh để lăn làm vỡ lạc.
vừng:
Sau khi vừng lạc đã được làm nhỏ bạn có thể trộn muối hoặc bột canh cho vừa.
– Sau khi vừng lạc đã được làm nhỏ bạn có thể trộn muối hoặc bột canh sao cho vừa với khẩu vị.
ăn:
Muối vừng ăn với cơm nóng thì ngon tuyệt.
– Cất muối vừng vào hộp và dùng dần.
Cách 2 Nguyên liệu:
– 250 gam lạc (Đậu phộng) (Chọn lạc có vỏ màu đỏ sậm, củ đều nhau và đặc biệt phải thật khô)
– 100 gam vừng trắng (mè trắng)
– 20 gam muối tinh
Cách làm:
1. Lạc cho vào chảo để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi thấy lạc rang có màu vàng, vỏ lạc bắt đầu bong ra, ngửi thấy mùi thơm của lạc tức là lạc đã chín.
2. Chuẩn bị sẵn mảnh vải sạch bỏ đi, cho lạc vào trong, gói chặt lại để ủ cho lạc giòn.
3. Khi lạc đã nguội bạn vò kỹ loại bỏ hết phần vỏ lạc.
4. Vừng cho vào chảo đảo đều đến khi vàng thì đổ ra.
5. Muối cho vào chảo rang thật khô.
6. Dùng cối và chày giã dập lạc, không nên giã vụn quá cũng không nên dùng máy xay để xay lạc, lạc giã sẽ có độ giòn ngon hơn.
7. Tương tự giã giã dập vừng, muối giã thật nhỏ.
– Vừng:
Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh có nắp đậy kín, đổ muối vừng vào để dùng dần.
8. Trộn đều lạc, vừng và muối lại. Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh có nắp đậy kín, đổ muối vừng vào để dùng dần.

MUỐI MÈ ĐẬU PHỤNG
Muối mè đậu phụng của Muối Huế Xưa là một món rất dân dã. Những hạt đậu phụng được giã dập vừa phải đủ để giữ được vị bùi bùi béo béo khi ăn, trộn lẫn với các hạt mè cắn nghe kêu lốp bốp trong miệng làm cảm giác ăn hoài không chán.
Rất thích hợp cho những ai ăn chay trường và những ai yêu thích đậu phụng, mè và Muối Huế Xưa.
Mè là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật rất giàu Omega-3. Các nghiên cứu cho thấy một ounce mè trắng có chứa 0.1g omega-3 là loại dưỡng chất có tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp và khả năng nhận thức được cải thiện. Bộ Nông nghiệp USA thậm chí còn đưa ra khuyến cáo nên sử dụng mỗi tuần từ 7-11g axit béo omega-3.
Mè rất dồi dào hợp chất Sesamine và Sesamolin. Vai trò của hợp chất này là giúp hạ huyết áp đồng thời bảo vệ gan. các chất xơ có trong mè trắng ngăn ngừa táo bón.
Mè chứa nhiều vitamine E, B1 và các khoáng chất như sắt, magie,… đặc biệt, trong 100 gam mè trắng có chứa tới 5.14mg vitamine E, rất tốt cho da, tim mạch.

Gạo lứt muối mè:
Mè muối có tỉ lệ nên dùng tỉ lệ 12/1, 15/1, 18/1 …. Muối pha chế như trên nên coi như một gia vị và chúng ta ăn làm sao cho vừa miệng.
Tỷ lệ muối mè được áp dụng là 1 muối 25 mè. Một chén cơm bỏ vào khoảng 2-3 muỗng cà phê muối mè.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Male voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNPY_JgHvWC20diSw
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Female voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://app.box.com/s/16uid58fsyh93ojix1iq872257k91e3k
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNO0ZW5NZD3cThKUQ
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNS0HGr-PfBH7rfHw
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://app.box.com/s/s3tqmmr5zse6ffadi4bmuswq64y270q0
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNMR-f2stZvRoScrg
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNNynsVyWz8-wJa2w
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://app.box.com/s/isk1mskbvjj5aqydkxfwf8vsj93f55tt

These are the links to download and find the information articles or books or medias

These are the links to download and find the information articles or books or medias. All are quite completely free. Thank you very much. Free distributions also please. Thanks.
Liên kết tải về kinh sách các đạo giáo, thông tin hữu ích: (Tất cả đều miễn phí, xin được cám ơn).
Click the link bellow:
(nhan vao lien ket ben duoi)

Thập thiện nghiệp đạo

March 12, 2021

Thập thiện nghiệp đạo

Thập thiện nghiệp đạo. 
1. Những nghiệp dữ: 
Những nghiệp dữ chia ra như sau:
a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật.
b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.
Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.
2. Những nghiệp lành: 
Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:
a) Về Thân có ba: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c) Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
Phật thuyết kinh Thập thiện nghiệp đạo. Đời nhà Đường ngài Thiệt-xoa Nan-đà nước Vu Điền dịch
GIẢI THÍCH KINH VĂN
ĐOẠN I: CHỨNG TÍN – THUỘC VỀ TỰ PHẦN
Tôi nghe như vầy, một thời Phật ở tại Long cung Ta-kiệt-la, cùng tám ngàn chúng Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ-tát Ma-ha-tát đông đủ. 
Đoạn văn này là lời tín sử bằng chứng cho kinh này là ai nói, nói tại chỗ nào, về thời kỳ nào, và vì ai mà nói; do ngài A-nan sau khi kiết tập kinh điển đã ghi chép lại.
TÔI NGHE tức là ngài A-nan tự xưng, nghĩa là tự Ngài thân hành trực tiếp trước Phật mà nghe, chứ không phải nghe người khác nói lại. NHƯ VẦY chính là chỉ cho kinh này. MỘT THỜI tức là thời gian thích hợp Phật cần phải dạy kinh này, người nói và người nghe đều được hiệp ý. Ở đây không ghi lại năm, tháng, ngày giờ, là vì tứ phương quốc độ niên lịch bất đồng, nên giảm mà không nói. LONG CUNG chính chỗ Phật nói kinh này. PHẬT là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni.
Ngài là giáo chủ đời hiện tại, chính ngài nói kinh này. TA-KIỆT-LA Tàu dịch là Hàm hải, ở dưới bể nước mặn, có cung điện Long vương, chúa của loài rồng ở đó. Trong kinh Phật thường nói đến loài long, khác với loài long thông thường người ta nói, có thể làm mây làm mưa được. Ở trong kinh Phật, loài long có nhiều loài: loài ở trên không, loài ở trên cạn, loài ở dưới biển v.v… Long cung ở đây tức là loài long ở dưới biển vậy. Thông thường: long là một loài động vật có đủ thần thông biến hóa; các nhà sinh vật học khảo cứu các loài động vật ở trên lục địa về cổ thời, cũng thừa nhận là có loài long; cũng có thời đại người ta cho loài long là chủ-nhân-ông của nhân loại.
Hiện nay ở châu Phi, thỉnh thoảng người ta còn trông thấy một vài di tích của loài long ở trên cạn, Cho nên, ta tin chắc thế nào cũng có loài long. Nhưng chỉ vì loài long phần nhiều hoặc ở giữa hư không, hoặc ở dưới đáy biển, toàn là những chỗ mà năng lực người ta chưa đi đến, Cho nên, không thể nào trực tiếp biết được. Đức Phật ngày xưa và chúng Thanh văn đại đệ tử, có năng lực tùy loại thuyết pháp, Cho nên, chỗ thuyết pháp của Phật, thường thường hoặc là Thiên cung, hoặc Long cung, hoặc Nhân gian, hoặc trong Thiền định v.v… Nếu gặp trường hợp tương ưng, đức Phật đều có thể thuyết pháp được cả. Chính như kinh này, Phật thuyết tại long cung của Ta-kiệt-la, đồng thời có tám ngàn đại chúng tỷ kheo và ba vạn hai ngàn các vị đại bồ-tát ở khắp cả mười phương đều đến dự thính. Có chúng thính pháp đông đúc như vậy, đó là chứng cứ cần phải tin. 
ĐOẠN II: CHÁNH THUYẾT – THUỘC VỀ PHẦN CHÁNH VĂN
Chia làm năm chương
CHƯƠNG I
NGHIỆP QUẢ THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN
Chia làm năm đoạn
1) Từ nơi nhơn mà nói đến quả
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: “Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú.”
BẤY GIỜ là chỉ thời gian thuyết pháp. THẾ TÔN là chỉ đức Phật, ở đời ai cũng tôn trọng nên gọi là Thế tôn. LONG VƯƠNG tức chỉ vị chúa tể ở Long cung, Phật kêu Long vương mà bảo. TÂM là tâm vương, TƯỞNG là 51 món tâm sở; Tâm vương, Tâm sở của chúng sanh ở trong tam giới cửu địa, năm thú, bốn loài sanh v.v… không đồng nhau, nên hành vi cũng không đồng, và chịu quả báo cũng không đồng. Cũng như vì nhân tâm không đồng nên bộ mặt chẳng ai giống ai; đây là hợp cả tâm vương và tâm sở, tóm tắt gọi là tâm; nếu phân biệt mà nói thì phải nói tâm và tưởng v.v. mới đủ. Ta nên biết: thân hành động, miệng nói phô, ý suy nghĩ, toàn là do tâm chủ động. Nên người ta nói: Có ở trong tức là hiện ra ở ngoài. Nếu hành động mà không có dụng công của tâm thời không thành thiện ác; các nhà luân lý học cũng thừa nhận như thế. Nhân vì tâm tưởng không đồng nên hành vi tạo tác không đồng, thành thử có nghiệp quả xoay vần trong năm thú. 
Sao gọi là XOAY VẦN? Nghĩa là loài người tạo nghiệp lành thì sanh lên cõi trời; tạo nghiệp dữ thì đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v… Nghiệp địa ngục súc sanh hết, nhờ tu thiện, trở lại sanh làm người, làm người nếu không tu thiện, trở lại đọa lạc; cứ thế xoay chuyển mãi, nên gọi là Xoay Vần. Theo từ ngữ của Phật tức là luân hồi. Đoạn này là từ nơi “nhơn” mà nói rõ “quả báo” vậy.
2) Từ nơi “quả” mà nói rõ “nhơn”
Này Long vương! Nhà ngươi có thấy trong hội này và các loài ở trong đại hải hình sắc chủng loại mỗi mỗi không đồng nhau không? Tất cả đều do tâm tạo thiện hay ác của thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà gây nên cả.
Trước hết, Phật kêu Long vương khiến chăm chú nghe. Cac loài tôm cá ở trong biển hình sắc chủng loại không đồng, quả báo cũng không đồng, toàn do tâm tưởng và hành vi không đồng gây nên. Chỗ xuất hiện của hành vi là thân, khẩu và ý đều có thiện hay ác, nên thành sai biệt. Đoạn này là dẫn “quả” để nói về “nhân”.
3) Nói rõ về tướng của nhân
a- QUÁN TÂM LÀ VÔ SANH
Tâm ấy không có hình sắc, không thể thấy được, chỉ là do các pháp nhóm họp hư huyễn không thật, rốt ráo không có chủ tể, không có ngã và ngã sở.
TÂM chỉ có danh từ mà không có hình sắc, mắt không thể nhìn được, tay không thể nắm được, chỉ vì vô thỉ đến nay gom góp các pháp hư huyển mà sanh khởi sự phân biệt, huân thành chủng tử, rồi khởi ra hiện hạnh. Ba cõi này đều là do phân biệt giả dối mà hiện khởi ra cả, rốt ráo không có chủ tể, không thể chỉ cái gì là “ngã” [ta] và “ngã sở” [vật của ta]. Nếu ai chấp tâm ấy có chủ tể tức thuộc về kiến chấp đoạn thường.
b- QUÁN PHÁP NHƯ HUYỄN
Tuy đều theo nghiệp, hiện ra không đồng; mà thật trong ấy không có người tác giả, nên tất cả các pháp, tự tánh như huyễn, đều là bất khả tư nghì.
Các pháp giả dối tức là chỉ cho các pháp tạo thành thân căn và khí giới như năm uẩn, bốn đại v.v. Các pháp ấy nhứt định không ai tạo thành, chỉ do nghiệp lực hiển hiện mà thôi; nghiệp lại do tâm tạo, tâm lại do các pháp mà sanh khởi, lần lữa nương nhau như huyễn, như hóa, sanh diệt vô thường, không có gì là chắc chắn trường tồn; vì không thể dùng tư tưởng nghị luận mà suy cứu, nên gọi là bất tư nghì. Ngày xưa, vạn vật do vị Đại tự tại thiên tạo thành, Tất cả đều do Thượng đế tạo thành và làm chúa tể. Tất cả quả báo khổ hay vui đều do sự sai khác của mười nghiệp thiện hay không thiện, nhưng phải biết tự tánh của nghiệp quả là như huyễn, vì do nhân duyên cấu hợp sanh diệt vô thường. Tức như kinh Bát-nhã nói về Chơn Không, Pháp tướng duy thức nói về Giả Hữu, thật là bao trùm không sót vậy.
c- KHUYÊN NÊN TU HỌC
Kẻ trí giả biết thế rồi, nên tu thiện nghiệp; nhờ vậy sanh ra uẩn, xứ, giới v.v. đều được đoan chánh, trông thấy không nhàm chán.
Nghiệp tánh không phải nhất định, thế giới cũng không phải là vật chết hẳn một bề; các pháp đều là như huyễn, không chủ tể, Cho nên, cần phải chuyên tu thiện nghiệp, dứt trừ ác nghiệp để tạo nên thế giới và thân thể trang nghiêm đoan chánh, khiến cho tất cả chúng sanh trông thấy, thì sanh lòng hoan hỷ hâm mộ.
UẨN tức là năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. XỨ tức là thập nhị xứ: sáu căn và sáu trần. GIỚI tức là thập bát giới: sáu căn sáu trần và sáu thức vậy. Ba món trên là nguyên liệu tạo thành thân căn và thế giới
4) Đem tướng của nghiệp quả làm chứng
a- DÙNG PHẬT QUẢ LÀM CHỨNG
Này Long vương! Ngươi xem thân của Phật do trăm ngàn ức phước đức mà sanh ra, các tướng trang nghiêm, quang minh chói rạng, phủ tất cả đại chúng. Những ai chiêm ngưỡng thân của Như Lai, không ai là chẳng chóa mắt.
Thân Phật là do trăm ngàn muôn ức phước đức trí huệ sanh ra; Cho nên, có 32 tướng tốt, trăm phước trang nghiêm, hào quang chói rạng. Ở trong các cảnh trời quang minh, lớn nhứt là cảnh Đại tự tại thiên và Phạm vương.
b- DÙNG BỒ TÁT LÀM CHỨNG
Ngươi lại xem đây, các vị Bồ tát diệu sắc trang nghiêm, tất cả đều do tu tập phước đức thiện nghiệp mà sinh ra.
Sắc tướng tốt đẹp, hào quang sáng ngời của các hàng Bồ tát cũng đều do tu tập thiện-nghiệp-phước-đức mà có cả. 
c- ĐEM HÀNG THIÊN LONG LÀM CHỨNG
Lại nữa, các hàng thiên long bát bộ, thấy có oai thế lớn lao, cũng nhơn phước đức của thiện nghiệp mà sanh.
Thiên long bát bộ thuộc về loài A-tu-la. Loài ấy sở dĩ có oai thế cũng đều do nhơn tu tập một ít phước đức thiện nghiệp. Cho nên, muốn được hưởng cảnh giới an vui tốt đẹp, trọng yếu nhứt là vun trồng phước đức thiện nghiệp.
Ba đoạn trên đây căn cứ vào quả báo thiện nghiệp mà nói. Dưới đây sẽ nói đến quả báo các nghiệp dữ để chứng minh.
d- ĐEM CÁC LOÀI Ở BIỂN LÀM CHỨNG
Này đây, các chúng sanh ở trong đại hải, hình sắc thô xấu, hoặc lớn hoặc nhỏ đều do hết thảy tưởng niệm của tự tâm gây ra bởi thân, ý các nghiệp bất thiện, vậy nên tùy theo chỗ gây nghiệp mà tự thọ báo.
Đem các loài cá, trạnh, tôm, hến ở bể, lớn hoặc nhỏ, hình sắc thô xấu tanh hôi, đều bởi tưởng niệm không đồng của tự tâm, phát ra nơi thân, khẩu, ý những nghiệp không lành, Cho nên, phải chịu báo thân xấu xa như vậy.
đ- KẾT KHUYÊN TU HỌC
Người nay thường nên tu học như vậy, cũng khiến chúng sanh rõ thấu nhơn quả, tu tập thiện nghiệp. Ngươi nên ở đây, chánh kiến bất động, chớ đọa vào trong chấp kiến đoạn thường, đối với các phước điền, hoan hỷ kính nhường. Vậy nên các ngươi cũng được nhơn thiên tôn kính cúng dường.
Cốt yếu là dùng chánh kiến – rõ thấu luật nhơn quả mà tu tập thiện nghiệp, không bị chấp kiến rối loạn; chấp kiến tức là chấp đoạn, chấp thường. Chấp đoạn tức là chấp rằng ở đời, chẳng qua may rủi chớ không có gì cả, chết là hết, không chịu tin nhơn quả Cho nên, buông lung làm ác, chẳng sợ quả báo về sau. Chấp thường tức là chấp ở đời tất cả sự vật đều là thường còn nhất định, như nói rằng: người thì đời đời kiếp kiếp cũng là người, trâu ngựa thì đời đời kiếp kiếp vẫn là trâu ngựa; gây nghiệp lành dữ chẳng quan hệ gì với sự khổ vui của thân này. Vì chấp kiến ấy mà không tin nhân quả. Cho nên, cuộc đời cứ xáo trộn hoài, chẳng bao giờ được như ý muốn. Nay muốn không lạc vào chấp kiến, cần phải quan sát thân này là vô thường, tâm không chủ tể, tất cả các pháp là như huyễn, tùy tâm tạo nghiệp gì, tùy nghiệp ấy mà chịu quả báo. Có thế mới là hiểu rõ chân tướng nhân quả, không gì lay động được.
PHƯỚC ĐIỀN nghĩa là những đám ruộng để vun trồng phước đức (lời thí dụ). Có ba thứ: KỈNH ĐIỀN,đối với Phật, Bồ tát, cung kính cúng dường thì sẽ được phước. ÂN ĐIỀN,cha mẹ thầy bạn rất có ân với mình, hiếu thuận cúng dường thời được phước lớn. BI ĐIỀN đối với chúng sanh khổ não thương xót cứu giúp thì sẽ được phước đức. Trong ba thứ phước điền này, nếu hoan hỷ cúng dường, thế nào cũng được hưởng quả an vui, nhơn thiên tôn kính cúng dường vậy.
CHƯƠNG II: 
THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO: 
1) Công dụng của thiện pháp: 
Long vương nên biết, Bồ tát có một pháp dứt tất cả các khổ của đường dữ. Pháp ấy là gì? Nghĩa là ngày đêm thường nhớ, suy nghĩ quán sát pháp lành, làm cho các pháp lành mỗi niệm mỗi tăng trưởng; không cho một hào li bất thiện xen lẫn vào; tức là hay khiến cho các pháp hằng dứt, thiện pháp viên mãn; thường được thân cận các đức Phật, Bồ tát và các Thánh chúng.
Thường thường nhớ nghĩ quán sát thiện pháp thì tâm được thiện. Tâm thiện thì ác nghiệp không sanh. Không gây ác nghiệp tức không chịu quả báo. Như thế, chuyên tâm quán sát, chớ để cho một hào ly ác nghiệp xen lẫn vào, lần lần thiện pháp viên mãn. Thiện pháp viên mãn thời được thân cận các hàng đại Bồ tát, bầu bạn với Thánh hiền, sẽ cùng nhau ở cảnh giới trang nghiêm cực lạc. Toàn nhờ công dụng của thiện pháp cả.
2) Giải thích tên của thiện pháp
Thiện pháp là gì? Nghĩa là thân của nhơn thiên, đạo bồ-đề của Thanh văn, đạo bồ-đề của Độc giác và Vô thượng bồ-đề đều y pháp ấy làm căn bản và thành tựu. Cho nên, gọi là thiện pháp.
Vì sao gọi là thiện pháp? Là vì thân của nhơn đạo, thân của chư thiên, năm phần pháp thân của Thanh văn tiểu thừa (giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến), pháp thân bồ-đề của hàng trung thừa độc giác và pháp thân vô thượng bồ-đề của đại thừa. Tất cả quả báo tốt đẹp an vui của thế gian hay xuất thế gian được hiển hiện đều do mười pháp này làm căn bản, Cho nên, gọi là thiện pháp.
3) Tướng của mười điều thiện
Thiện pháp đây tức là mười nghiệp đạo thiện. Những gì là mười? Xa lìa: sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lam, sân nhuế và chấp si kiến.
 
Căn bản thiện pháp của thế gian và xuất thế gian tức là mười nghiệp đạo thiện. Mười nghiệp đạo thiện này chính ở nơi thân mình, không phải cầu đâu xa. Do con đường lớn quang minh chính đại của mười nghiệp thiện này mà đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian. Từ sự giết hại sinh linh cho đến chấp kiến là mười ác nghiệp; sở dĩ nói thiện, là căn cứ ở chỗ xa lìa. Xa lìa được ác nghiệp không phải dễ dàng. Nếu thời gian này xa lìa được sự giết hại mà về sau lại giết hại, hoặc đời này cố gắng giữ được giới sát sanh mà đời sau không giữ được thì cũng chưa gọi là hoàn toàn xa lìa. Phải làm thế nào cho lòng của mình luôn luôn tự đời này qua đời khác, cho đến tận vị lai kiếp không còn móng ác nghiệp giết hại sanh linh nữa, mới được bảo là hằng “xa lìa”.
Thứ nhất là sát sanh: 
Thế nào gọi là sát sanh? Nghĩa là dứt ngang mạng sống của kẻ khác, hoặc loài khác. Tự thân mình cầm khí giới, hoặc miệng mình sai bảo hay thấy sự giết hại mà ý mình sanh hoan hỷ, đều là nghiệp sát sanh cả. Mười ác nghiệp này, căn cứ vào nội tâm, ngoại cảnh và thời gian mà phân biệt nặng nhẹ khác nhau. Nay đem một nghiệp sát sanh làm thí dụ. Ở nội tâm chia làm ba thứ: Một là vì tâm sân hận, biết trái luật mà vẫn cố ý giết hại là tội nặng nhất. Hai là tuy có hận kích động, nhưng nội tâm không rõ ràng hoặc trong tâm tuy rõ ràng mà không sân hận là bực trung. Ba là không sân hận, không hiểu biết, giết lầm là nhẹ. Đối với ngoại cảnh cũng có ba bậc tội nặng nhẹ không đồng.
Như phá hủy thân Phật, giết hại các bậc thánh nhân, a-la-hán, giết hại cha mẹ và các người ân nhân là tội nặng nhất. Giết các người ngang hàng là bậc trung. Giết hại các loài chúng sanh khác là tội nhẹ. Lại đối với trong thời gian móng tâm giết hại cũng có tội nặng nhẹ ba bực không đồng. Như trước khi chưa giết hại mà có ý ưa vui giết hại, đến khi đương giết và sau khi giết rồi, vui vẻ không có lòng hối hận là nặng nhất. Nếu trước khi chưa giết không móng ý gì, hoặc giết rồi sanh lòng hối hận là bậc trung. Còn không có lòng sân hận mà giết lầm và sau khi giết rồi, sanh lòng hối hận là tội nhẹ.
Muốn tránh xa nghiệp sát sanh cần phải y theo ba món giới, định, huệ thứ lớp tu tập. Trước nương theo giới mà ly nghiệp sát sanh thô trọng, ở nơi thân không hành động giết hại. Thứ hai, tu tập thiền định, làm cho tâm không móng lên giết hại; nhưng cũng còn chưa dứt hẳn, Lại còn cần tu tập theo định huệ, dứt sạch chủng tử thói quen từ vô thỉ đến nay. Bao giờ chứng đến quả Phật mới hoàn toàn dứt hẳn, mà thân tâm được thanh tịnh. Xưa đức Phật còn tại thế, cùng ngài Xá-lợi-phất đứng xem một đàn chim. Bầy chim thấy Phật thì không sợ hãi mà thấy ngài Xá-lợi-phất thì cuống cuồng. Ngài Xá-lợi-phất hỏi Phật vì lẽ gì? Phật dạy: “Ngươi dù đã chứng đến a-la-hán, tuy không còn tâm sát hại nhưng vì thói quen chủng tử sát hại từ vô thỉ chưa dứt hẳn, Cho nên, loài chim lại gần sanh lòng sợ hãi.”
Thứ hai là trộm cắp:
Lấy sức mạnh cướp bóc của người, hoặc trộm lén lấy của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người, cho đến vô công ngồi hưởng, đều thuộc về trộm cắp cả. Nghiệp trộm cắp, tội nặng nhẹ cũng như nghiệp sát sanh trên kia. Tám nghiệp dưới đây cũng thế, căn cứ vào lý mà phân phán nặng nhẹ.
Thứ ba là tà dâm: 
tà dâm tức là chỉ cho sự dâm dục; thế gian vợ chồng chính thức gọi là chánh hạnh, ngoài ra gọi là tà. Đó là nói về thô cạn. Nói hơn thì tất cả chúng sanh ở trong dục giới đều vì dâm dục mà có tánh mạng, Cho nên, đối với cảnh ngũ dục mà sanh lòng say đắm đều thuộc tà hạnh cả; tu hành thoát ly dục giới mới hàng phục được dâm dục. Bao giờ chứng quả a-la-hán mới là cứu cánh ly dục.
Ba nghiệp trên này thuộc về thân.
Thứ tư là vọng ngữ: 
Tức là nói lời dối trá, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, cho đến có nói không, phải nói quấy v.v… dối trá không thật. Ở trong Phật pháp rất kỵ là đại vọng ngữ nghĩa là tu hành chưa được mà tự xưng đã được, chưa chứng mà tự gọi đã chứng. Nếu vi phạm đại vọng ngữ này, quyết định sa về đường ma, đọa lạc tam đồ ác đạo, rất là nguy hiểm.
Bồ tát tu hạnh lợi tha gặp trường hợp đặc biệt có thể phương tiện nói dối như trong kinh Bồ tát giới đã dạy rõ. Xa tánh vọng ngữ tức là phải tu chơn thật ngữ vậy.
Thứ năm là hai lưỡi: 
Tức là nói lời chia rẽ phản gián, đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này, xui dục bà con bất hòa, thân tình thù oán; xưa nay các nhà đi thuyết khách phần nhiều thuộc về loại này cả. Sự tai hại không phải là nhỏ. Xa tánh hai lưỡi tức là tu “nói lời hòa hiệp”.
Thứ sáu là ác khẩu: 
Tức là nói lời thô ác, mắng chửi nộp rủa v.v…do chửi mắng mà đi đến đánh đập giết hại; nhỏ từ cá nhân, rộng đến gia đình xã hội, cho đến quốc tế chiến tranh. Sự tai hại cũng không phải nhỏ. Xa lìa lời nói thô ác tức là được sự “nhu hòa”.
Thứ bảy là ỷ ngữ: 
Tức là nói lời vô nghĩa lý, nghĩa là trau chuốt thêu dệt lời nói cho đẹp đẽ, khiến tăng hành vi tội lỗi, nói không chơn thật, không đúng lẽ phải, mà nghe rất êm tai; khiến cho người nghe không còn giữ được tâm trí, mất hẳn nhơn luân, rất dễ dẫn dắt người ta đi đến hầm tội lỗi. Xa lánh ỷ ngữ tức là nói lời đúng nghĩa lý.
Bốn nghiệp trên đây thuộc về lời nói “ngữ nghiệp”. Thông thường bảo là khẩu nghiệp, nhưng khẩu nghiệp không hết nghĩa vì rằng miệng chỉ là một khí cụ của lời nói mà thôi, Cho nên, phải nói ngữ nghiệp mới hết ý.
Thứ tám là tham lam: 
“Dục” tức là những cảnh dục lạc trong thế gian. Đối cảnh sanh lòng tham, cho nên, gọi là tham lam. Tham lam là nhơn cốt yếu của đường sống chết, Cho nên, cần phải đoạn tuyệt; nhưng lòng tham lam không phải hoàn toàn xấu xa tội lỗi, nếu đối với thiện pháp mà sanh lòng tham muốn làm theo cho đến kỳ cùng thì lại là phước đức đáng quý.
Thứ chín là sân hận: 
Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Kinh dạy: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai, nghĩa là tâm sân khởi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở. Tuy vậy, nghiệp sân này chỉ ở cõi dục giới. Nếu tu tập Thiền định và bốn Vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì sẽ tiêu tan. Nên cõi sắc và vô sắc giới không còn sân hận.
Thứ mười là chấp si kiến: 
Thông thường gọi là ngu si. Nhưng chữ ngu si nó không hết nghĩa. Vì rằng ngu si là không hiểu lý lẽ. Còn đây là hiểu biết không hợp chân lý, không đúng với lẽ phải của Trung đạo, thiên kiến một bên, mà cố chấp cho là phải, Cho nên, nói là chấp si kiến mới hết nghĩa. Như chấp đoạn diệt hay chấp thường còn, thành điên đảo chấp kiến không hợp với chơn lý trung đạo, nhưng vẫn ở trong phạm vi của ngu si. Nay muốn xa lìa sự nhận thức sai lầm của phạm vi ngu si chấp kiến, cần phải tu thiền định, nhờ đó mà phát sanh trí huệ, tăng trưởng chánh kiến đi đến quả thiện pháp viên mãn.
Ba nghiệp trên đây thuộc về ý nghiệp.
CHƯƠNG III:
CÔNG ĐỨC CỦA THẬP THIỆN:
1) Công đức xa lìa sự sát sanh: 
Long vương! Nếu xa lìa sát sanh thời được thành tựu mười pháp không còn bức não. Những gì là mười? 1. Đối với các chúng sanh cùng khắp bố thí đức vô úy, 2. Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sanh, 3. Dứt sạch tất cả tập khí (thói quen) giận hờn, 4. Thân thường không bịnh, 5. Sống mạnh lâu dài, 6. Thường được phi nhơn [quỷ thần] ủng hộ, 7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui, 8. Diệt trừ oan kết, oán thù tự giải, 9. Không sợ sa đường dữ, 10. Khi chết sanh lên cõi trời. Ấy là mười công đức. Nếu hồi hướng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau khi thành Phật, được quả Phật thì tùy tâm tự tại sống lâu.
Muốn cứu cánh được mười nghiệp thiện, cần phải lìa hẳn mười nghiệp ác. Lìa được một nghiệp ác tức là trừ bỏ được bao nhiêu phiền não, lại được thành tựu bao nhiêu công đức. Như xa lìa nghiệp sát sanh tức là trừ bỏ các pháp hung ác, được đến cảnh giới an vui cõi người và cõi trời, thường sanh khởi lòng đại từ, dứt trừ được lòng sân hận, làm cho tất cả chúng sanh trông thấy không sanh lòng sợ hãi: chính là thành tựu được đức bố thí đại vô úy.
Như thế, sanh tiền đây sẽ được vô bịnh, trường thọ, đêm ngày an vui, lại được hàng phi nhơn thiên long, quỷ thần thường ủng hộ; khi chết không sợ hãi đọa lạc vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh các đường dữ; xa lìa được nghiệp sát sanh tức là tu hạnh vô úy, lại được sanh về các cõi trời. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật, tức là được quả Phật sống lâu, tùy tâm tự tại. Nói đến chơn thân của Phật thì bình đẳng như hư không, cùng khắp cả pháp giới, thọ mạng vô cùng vô tận; đây là nói ứng thân ở đời hoặc dài hoặc ngắn bất định, theo cơ cảm của chúng sanh mà ở đời hay nhập diệt, đều tùy tâm tự tại, chứ không bị hoàn cảnh nghiệp lực bắt buộc, như đức Phật A-di-đà, Tàu dịch là Vô lượng thọ đều do dứt sạch nghiệp sát sanh mà cảm được vậy.
2) Công đức xa lìa trộm cắp: 
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được mười pháp bảo tín. Mười pháp ấy là gì? 1. Giàu có của cải, vua, giặc, nước, lửa và con hư không phá diệt; 2. Nhiều người thương mến; 3. Người không dối gạt; 4. Mười phương khen ngợi; 5. Không lo tổn hại; 6. Tiếng tốt đồn khắp; 7. Ở giữa đại chúng không sợ hãi; 8. Của cải tánh mạng hình sắc sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu; 9. Thường sẵn lòng bố thí; 10. Mạng chung sanh lên trời. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác sau thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.
Của cải ở đời có năm việc làm tiêu tan nghèo khổ: vua dữ, giặc cướp, thủy tai, lửa cháy và con phá của (gọi là con bại gia). Nếu xa lánh nghiệp trộm cắp tức là thường được quả báo tốt: của cải giàu có, không bị năm việc trên phá hại, lại được tiếng tốt đồn khắp, biện tài (tài hùng biện) vô ngại, được mọi người thương mến khen ngợi, không bị ai dối lừa, khi chết được sanh lên cõi trời. Nếu phát tâm đem công đức ấy hướng về quả Phật, sau thành Phật thì được chứng trí huệ thanh tịnh đại bồ-đề.
3) Công đức xa lìa dâm dục (tà dục)
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa dâm dục thời được bốn pháp kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn? 1. Pháp căn điều thuận; 2. Xa lìa rộn ràng; 3. Được đời khen ngợi; 4. Vợ không ai xâm phạm. Ấy là bốn công đức về chánh hạnh. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật, được Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng.
Pháp căn chỉ cho sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Điều thuận là yên lặng hòa thuận. Rộn ràng là không yên tĩnh. Nếu tu hành xa tránh được tà hạnh (dâm dục) là được thân tâm thanh tịnh, vợ chồng trinh bạch, không bị người ngoài xâm phạm. Nếu hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật được tướng Phật ẩn mật đại trượng phu (một trong 32 tướng tốt của Phật tức là tướng mã âm tàng).
4) Công đức xa lìa nghiệp vọng ngữ
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa vọng ngữ thời được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám? 1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa ưu bát; 2. Được người đời tín phục; 3. Mở lời thành chứng, nhơn thiên kính mến; 4. Thường đem lời êm dịu an ủi chúng sanh; 5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh; 6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ; 7. Mở lời tôn trọng, nhân thiên phụng hành; 8. Trí huệ thù thắng không ai chế phục. Ấy là tám công đức về hạnh không vọng ngữ. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được chơn thật ngữ của Như Lai.
Hoa ưu bát tức là hoa sen xanh hương vị thanh tao. Nếu xa lìa được lời dối trá không thật, thời được quả báo trong miệng thường thơm mùi hoa sen xanh, lời nói chắc thật không sai lầm. Ai nghe cũng khởi lòng tin; lại hay đem lời dịu ngọt an ủi, chúng sanh đều tôn trọng làm theo, được cõi người, cõi trời kính mến, trí huệ thường sáng suốt, không ai biện luận hơn. Nếu đem công đức ấy hồi hướng Phật quả, sau thành Phật sẽ được quả Như Lai chơn thiệt ngữ. 
5) Công đức xa lìa nghiệp hai lưỡi. 
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm? – 1. Được thân bất hoại, không ai hại được; 2. Được bà con bất hoại, không ai phá hại; 3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bổn nghiệp; 4. Được pháp bất hoại, chỗ tu kiên cố; 5. Được thiện trí thức bất hoại không dối lừa nhau. Năm công đức này nếu hồi hướng về đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được quyến thuộc chơn chánh.
Hai lưỡi rất dễ phá hoại làm hư hỏng công việc của người khác; nếu ai tu hành giữ gìn không phạm nghiệp hai lưỡi, không nói lời chia rẽ, thì được quả tốt: tự thân, bà con, lòng tin, pháp tu hành, thiện trí thức, năm món công đức ấy không ai phá hoại được. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Phật Vô thượng bồ-đề tương lai thành Phật được các hàng Bồ tát làm quyến thuộc.
6) Công đức xa lìa nghiệp ác khẩu
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ác khẩu thời được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? – 1. Lời nói không trái pháp độ; 2. Lời nói có lợi ích; 3. Lời nói quyết lý; 4. Lời nói đẹp đẽ; 5. Lời nói thừa lãnh được; 6. Lời nói được tin dùng; 7. Lời nói không thể chê; 8. Lời nói được ưa thích. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật đầy đủ phạm âm thanh tướng của Như Lai.
Nếu xa lìa lời nói thô ác, tức thời thành tựu tám món tịnh nghiệp: lời nói không trái pháp độ; khi nào cũng nói lời có lợi ích, không nói thì thôi, nếu nói thời hợp lý; lời nói nghe rất đẹp đẽ; nói lời gì cũng được người lãnh thọ. Lời nói ai cũng tín dụng. Lời nói không bị chê bai. Nói ra người đều ưa thích vui vẻ. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được đầy đủ phạm âm thanh tướng, một trong 32 tướng tốt của Phật. (Phạm âm nghĩa là tiếng nói trong dịu lanh lảnh).
7) Công đức lìa ỷ ngữ (nói thêu dệt).
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu ba món quyết định. Những gì là ba? – 1. Được người trí yêu mến; 2. Dùng trí như thật đáp các người hỏi; 3. Ở nhơn thiên oai đức tối thắng, không hư vọng. Nếu hồi hướng vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được Như lai thọ ký, chẳng có luống dối.
Nếu xa lìa sự trau chuốt lời nói, câu văn, thêu dệt xảo trá, thời được ba món công đức quyết định: 1. Được người trí thức yêu mến.Vì ỷ ngữ là nói lời thêu dệt vô nghĩa lý, chỉ có thể lừa dối người ngu si chứ người trí nghe lừa phải nhàm chán; Nay xa lìa nghiệp ỷ ngữ, cố nhiên được người trí thức yêu mến. 2. Hay đem trí như thật mà đáp các người học hỏi. Lời đáp phải như sự thật, mới giải được sự ngờ vực. 3. Quyết định ở cõi nhơn thiên nào oai đức cũng thù thắng hơn người, không có hư vọng. Nghĩa là nói đúng với sự thật tức là đại hùng biện hơn hết. 
Mở lời nói muốn tránh nghiệp ỷ ngữ bao giờ cũng căn cứ vào chân lý, thành thật mà nói; nên ai nghe đến cũng phải cảm phục oai đức. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về cõi Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật thì được công đức Như Lai thọ ký, đều đúng như lời không giả dối. Thọ ký là một công đức của Phật, thường đối với hàng đệ tử dạy những lời thọ ký như: bao giờ sẽ thành Phật hoặc bao giờ phải đọa địa ngục và những sự cát hung họa phước v.v.. đều đúng như lời nói, không sai lầm. Đó là do chỗ hiểu biết đúng sự thật, như sự thật ấy mà nói ra. Chẳng luống dối, nghĩa là không phải nói suông.
8) Công đức xa lìa tham lam: 
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa tham lam thời được năm món tự tại. Những gì là năm? – 1. Ba nghiệp tự tại các căn cụ túc; 2. Của cải tự tại, oán tặc không cướp hại; 3. Phước đức tự tại, toại lòng yêu muốn vật dụng đầy đủ; 4. Vương vị tự tại, đồ vật quý lạ đều được phụng hiến; 5. Những vật được thù thắng gấp trăm lòng mong cầu, vì ngày xưa không bỏn xẻn ganh ghét. Nếu hồi hướng Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật, tam giới đặc biệt tôn trọng, thảy đều kính nhường.
Nếu xa lìa nghiệp tham lam thời được các món tự tại. Chữ tự tại nghĩa là tự do tùy tâm mình. Ba nghiệp chỉ cho thân, khẩu, ý. Các căn tức là sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đây là của cải ở trong thân; còn bao nhiêu của quý vật lạ là của cải ở ngoài thân. Của ở trong thân, của ở ngoài thân, đều được đầy đủ, tùy tâm tự do mà thọ dụng, không có sức gì chiếm đoạt được; muốn mong cầu vật gì, khi thời được gấp mười gấp trăm quá chỗ hy vọng. Nếu đem công đức ấy mà hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề thì tương lai thành Phật, tức là được ba cõi đặc biệt tôn trọng, tất cả đều cúng dường. (Ba cõi là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc).
9) công đức xa lìa sân nhuế (sân hận): 
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa sân nhuế thời được tám món tâm pháp hỷ duyệt. Những gì là tám? – 1. Không lòng tổn não; 2. Không còn sân hận; 3. Không lòng gây kiện; 4. Lòng nhu hòa ngay thật; 5. Được từ tâm của bậc thánh giả; 6. Sẵn lòng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh; 7. Thân tướng đẹp đẽ, chúng đều tôn kính; 8. Do sự hòa nhẫn, mau sanh về cõi Phạm thiên, vô thượng bồ-đề, thành Phật, được tâm vô ngại của Phật, người trông thấy không chán.
Nếu xa lìa lòng sân hận, thì hưởng được các thứ công đức vui vẻ, trong lòng luôn luôn nhu hòa hiền từ, không còn có lòng sân hận, gây tụng và tổn hại ai; lại thường sẵn lòng giúp ích an vui cho tất cả chúng sanh. Sanh ra thì thân tướng đẹp đẽ, được mọi người cung kính. (Khi lòng sân hận nổi lên, mặt đỏ người run hiện ra tướng hung tợn, tức là thân tướng không trang nghiêm; nhơn đã như vậy thì quả phải xấu xa, đó là luật nhất định của báo ứng vậy). 
Cõi trời Phạm thiên là cõi của những người đã hết nghiệp sân hận và các vị thánh nhân đã được chứng thiền định, công đức hồi hướng về quả Phật tương lai thành Phật, liền được tâm Phật không gì chướng ngại, ai trông thấy cũng hâm mộ mà không chán.
10) Công đức xa lìa nghiệp chấp si kiến: 
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp chấp si kiến thì được thành tựu mười pháp công đức. Những gì là mười? – 1. Được ý vui chơn thiện, bầu bạn chơn thiện; 2. Thâm tín nhơn quả, thà bỏ thân mạng trọn chẳng làm ác; 4. Trực tâm chánh kiến 5. Xa hẳn tất cả ngờ vực cát hung; 5. Thường sanh nhân thiện, không sa vào đường dữ; 6. Vô lượng phước báu lần lữa thêm nhiều; 7. Xa hẳn đường tà, tu hành đạo chánh; 8. Chẳng khởi thân kiến, bỏ các ác nghiệp; 9. Kiến giải vô ngại; 10. Chẳng bị các tai nạn. Ấy là mười. Nếu hồi hướng quả Vô thượng bồ-đề sau thành Phật, mau chóng tất cả Phật pháp, thành tựu thần thông tự tại.
Nếu lìa hẳn ngu si chấp kiến, thời được các món chơn thiện công đức: tâm ý vui vẻ, chơn chánh hiền từ, bầu bạn cũng chơn chánh hiền từ; hiểu rõ nhơn quả, không còn ngờ vực, tín tâm bền chắc, thà chết không làm các điều dữ; thường quy y Phật pháp tăng; đời đời kiếp kiếp được sanh về cõi trời, cõi người, không bao giờ khởi niệm chấp kiến, không mắc các tai nạn, phước đức trí huệ ngày một tăng trưởng, tu hành chơn chánh không lạc, không khởi kiến chấp về thân (tức chấp thân của ta và vật sở hữu của ta). Không vì thân mà gây ác nghiệp, không vì một kiến chấp gì mà làm chướng ngại chỗ hiểu biết chơn lý. Nếu lại phát lòng sâu xa rộng lớn, đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật chứng được tất cả các pháp thần thông tự tại của chư Phật.
CHƯƠNG IV
THẮNG HẠNH CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP
A. LỤC ĐỘ 
I) BỐ THÍ ĐỘ 
Bấy giờ đức Thế Tôn lại bảo Long vương rằng: Nếu có Bồ tát y thiện nghiệp ấy, trong khi tu đạo, lìa nghiệp giết hại mà hành bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, trường thọ không yểu, chẳng bị tất cả oan giặc làm hại. Lìa nghiệp chẳng cho mà lấy, thực hành bố thí thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, không ai sánh kịp, đều hay nhóm họp kho báu Phật pháp. Lìa lỗi tà hạnh mà bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt; trong nhà trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai đem lòng dục mà xâm phạm.
Lìa lời nói dối mà làm bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt, khỏi các hủy báng, thâu giữ chánh pháp, như lời thệ nguyện, chỗ làm thỏa mãn. Lìa lời nói chia rẽ (hai lưỡi) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, đồng vui một chí, thường không trái chống. Lìa lời nói thô dữ mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, tất cả chúng hội hoan hỷ quy y, nói ra đều tín thọ, không ai trái nghịch. Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, nói chẳng uổng lời, người đều kính chịu, hay dùng phương tiện, khéo dứt các ngờ vực. Lìa lòng tham cầu mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt có được vật gì đều đem ban cấp, tín giải kiên cố, đủ oai lực lớn.
Bỏ lòng giận hờn mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, mau tự thành tựu, tâm trí vô ngại, các căn tốt đẹp, người thấy kính ưa. Xa lìa lòng chấp mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh pháp, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, thường chẳng quên mất lòng đại bồ-đề. Ấy là bậc đại sĩ trong khi tu bồ-tát đạo, làm mười nghiệp lành, dùng bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.
Bố thí để diệt trừ lòng tham lam, sẽ được hưởng quả báo giàu có, của cải không còn nghèo thiếu; nhưng nếu lòng bố thí không thanh tịnh, hoặc hành vi ác chưa dứt sạch hẳn, thì tuy có nhiều của báu cũng không hưởng thọ được lâu dài và tự tại. Nếu phát tâm bồ-tát y theo mười nghiệp thiện mà tu hành bố thí, thì hình dung đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, bà con hòa thuận, có nhiều của báu không ai sánh kịp; mà cũng không có người nào dám đem lực lượng gì để chiếm đoạt; ta lại được mọi người kính mến quy thuận ủng hộ: đó là nhờ công đức tu hành thập thiện mà bố thí, mới được viên mãn trang nghiêm, lợi ích rất lớn vậy. Trái lại như vì lòng sân hận khinh khi nhau, hoặc vì mua danh mà làm việc bố thí, hoặc vì ngu si chấp kiến sai lầm, người đáng cho thì không cho, người không đáng cho lại cho, hoặc thiên vị cho người này không cho người khác, như thế gọi là điên đảo sai lầm làm việc bố thí, không thể nào viên mãn được. Dù có quả báo tốt, về sau cũng không cứu cánh.
2) LƯỢC NÓI VỀ NĂM ĐỘ: 
Như vậy, Long vương! Tóm lại mà nói, từ mười thiện đạo: Dùng trì giới trang nghiêm hay sanh tất cả nghĩa lợi của Phật pháp, đầy đủ nguyện lớn. Dùng nhẫn nhục trang nghiêm, được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Dùng tinh tấn trang nghiêm hay phá ma oán, vào pháp tạng Phật. Dùng thiền định trang nghiêm hay sanh niệm, huệ, tàm, quý, khinh an. Dùng trí huệ trang nghiêm hay dứt tất cả phân biệt vọng kiến.
Phật pháp nghĩa lợi là sự lợi ích cứu cánh thiết thực. Trong Phật pháp, có sự lợi ích chỉ ở hiện tại, có sự lợi ích chỉ ở tương lai, và có sự lợi ích cứu cánh, khác nhau. Bồ tát tu hành lục độ, tức là được tất cả nghĩa lợi, nhưng nếu dùng thập thiện nghiệp đạo làm căn bản, thời nghĩa lợi mới hoàn toàn viên mãn. (nghĩa là tu thập thiện mà trì giới, nhẫn nhục v.v… thì trì giới, nhẫn nhục mới trang nghiêm hoàn toàn cứu cánh).
B. CÁC HẠNH KHÁC: 
1) TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: 
Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sanh không khởi não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh, thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, lòng không ganh ghét. Lòng xả trang nghiêm, đối cảnh thuận nghịch, lòng không thương giận.
Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn đức vô lượng tâm của chư Phật, Bồ tát. Từ là cho vui, Bi là cứu khổ, Hỷ là đối với tất cả những công đức lợi ích an vui của kẻ khác, sẵn lòng hoan hỷ tán trợ, Xả là oán thân bình đẳng, không khởi phân biệt, một lòng thản nhiên không còn trú trước; như kinh Kim cang dạy: “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm” (nên sanh lòng không chỗ trú trước). Suy rộng bốn tâm ấy ra cùng khắp vô lượng Cho nên, gọi là tứ vô lượng tâm. Căn cứ vào mười thiện nghiệp đạo mà tu hành khiến cho bốn tâm ấy được viên mãn trang nghiêm thì hưởng phước đức vô lượng.
2) BỐN NHIẾP PHÁP
Bốn nhiếp pháp trang nghiêm thường siêng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.
Nhiếp pháp nghĩa là dùng bốn pháp bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành mà thâu nhiếp hóa độ chúng sanh. Bồ tát tùy mỗi loài hiện thân đem bốn pháp ấy mà thâu nhiếp, làm cho mọi loài, mọi người đều được lãnh thọ chánh pháp, đều hiểu sự lợi ích. Căn cứ mười thiện nghiệp mà hành tứ nhiếp pháp ấy thì mới được hoàn toàn cứu cánh.
3) BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ
Niệm xứ trang nghiêm khéo tu tập bốn quán niệm xứ. Chánh cần trang nghiêm hay dứt trừ tất cả các pháp bất thiện, thành tất cả pháp thiện. Thần túc trang nghiêm thường khiến thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Năm căn trang nghiêm, thâm tín, kiên cố, siêng năng không biếng nhác, thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa, dứt các phiền não. Năm lực trang nghiêm, các oán đều diệt, không gì phá hoại. Giác chi trang nghiêm, thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Chánh đạo trang nghiêm được trí huệ chánh, thường hiện ở trước. Chỉ trang nghiêm dứt sạch tất cả kiết sử. Quán trang nghiêm, như thật biết tự tánh các pháp. Phương tiện trang nghiêm, chóng được thành tựu, đầy vui vô biên.
Đây là 37 phần bồ-đề, cũng gọi là 37 trợ đạo phẩm. 
Niệm xứ tức là bốn quán niệm xứ (bốn chỗ thường quán sát nhớ nghĩ) cũng gọi là bốn niệm trú (người tu hành y cứ bốn quán niệm này mà an trú): 1. quán thân bất tịnh. 2. quán hưởng thọ là khổ. 3. quán tâm vô thường. 4. quán tất cả các pháp vô ngã.
Chánh cần tức là tứ chánh cần (bốn món siêng năng chơn chánh) lại có tên là tứ chánh đoạn: 1. những điều ác đã sanh phải kíp trừ bỏ. 2. những điều ác chưa sanh cần phải không cho sanh. 3. những điều thiện chưa sanh cần phải chóng sanh. 4. những điều thiện đã sanh phải làm cho tăng trưởng. Dứt sạch biếng nhác, Cho nên, gọi là chánh đoạn.
Thần túc tức là bốn món thần túc (thần thông) cũng có tên là bốn món như ý túc (thần thông như ý): 1. niệm (nhớ nghĩ). 2. dục (ưa muốn). 3. tấn (tinh tấn). 4. huệ (trí huệ). Chứng được bốn món thần túc này tức là được chỗ nguyện như ý, lại hay phát khởi các pháp thần thông, Cho nên, gọi là thần túc.
Năm căn: 1. tín (lòng tin). 2. tấn (siêng năng). 3. niệm (nhớ nghĩ). 4. định (thiền định). 5. huệ (trí huệ). Năm lực: tức là năm căn trên, nhờ rèn luyện làm cho có khí lực, nên gọi là năm lực. “Năm căn” là nói về căn cứ tu hành; “Năm lực” là nói về lực lượng tu hành đối trị.
Giác chi tức là bảy món giác ngộ: 1. trạch pháp (lựa chọn các pháp chơn ngụy). 2. tinh tấn (siêng năng). 3. hỷ (vui mừng). 4. khinh an (nhẹ nhàng). 5. niệm (nhớ nghĩ). 6. định (thiền định). 7. hành xả (lòng tu hành bình đẳng không vướng mắc)
Chánh đạo tức là tám đường chơn chánh, cũng gọi là tám đường thánh: 1. chánh kiến (kiến giác chơn chánh). 2. chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh). 3. chánh ngữ (nói phô chơn chánh). 4. chánh nghiệp (hành vi chơn chánh). 5. chánh mạng (sanh hoạt chơn chánh). 6. chánh tinh tấn (siêng năng việc chơn chánh). 7. chánh niệm (nhớ nghĩ chơn chánh). 8. chánh định (thiền định chơn chánh). Tu theo tám pháp này thì tránh lầm lạc, Cho nên, gọi là CHÁNH. Nhờ vậy mà đi đến cảnh giới niết-bàn, Cho nên, gọi là ĐẠO. Tổng cộng là ba mươi bảy phẩm, nếu Bồ tát dùng thập thiện nghiệp làm căn bản, mà tu theo các pháp này thì mau chứng được tất cả các công đức, viên mãn quả an vui vĩnh viễn.
C. NÓI RỘNG THÊM
Long vương nên biết, mười nghiệp thiện này, hay làm cho thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Vậy nên các người phải siêng tu học.
Thập lực, Tứ vô sở úy và Mười tám pháp bất cộng là những pháp đặc biệt chỉ quả vị Phật mới có mà thôi. Đoạn này nói rộng ra đều căn cứ vào thập thiện nghiệp mà tất cả các hạnh thù thắng cho đến quả vị Phật đều được trang nghiêm viên mãn, và khuyên tất cả phải siêng năng tu học. 
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN – SỰ THÙ THẮNG
CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Long vương! Ví như tất cả thành ấp, xóm, làng đều y đại địa mà được an trú, tất cả trăm hoa cây cỏ bụi rừng, cũng nương đại địa ấy mà được sanh trưởng; Thập thiện nghiệp đạo lại cũng như thế, tất cả nhơn thiên y vào đó mà an lập, tất cả Thanh văn, Độc giác bồ-đề, các Hạnh bồ-tát, tất cả Phật pháp đều chưng y vào đại địa Thập thiện này mà được thành tựu.
Đây là nói rõ công đức thù thắng của thập thiện nghiệp đạo làm căn bản cho tất cả thiện pháp, không thể nào một giây lát mà rời được, Cho nên, dùng đại địa làm ví dụ. Nếu rời thập thiện mà muốn tu hành chứng quả, cũng như dựng lâu đài hoặc trồng cây cỏ ở giữa hư không, muốn thành tựu kết quả không sao có được. 
ĐOẠN III: LƯU THÔNG
Phật dạy kinh này rồi, Ta-kiệt-la Long vương và toàn thể đại chúng, tất cả thế gian, thiên, nhơn, a-tu-la thảy đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành.
Đoạn này của người kiết tập chép lại. Ta-kiệt-la Long vương là người chủ duyên khởi kinh này. A-tu-la Tàu dịch là “phi thiên” (không phải trời nghĩa là giống như trời mà không phải trời). Câu “đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” theo lời Phật dạy, tất cả các kinh phải kết thành như thế. Tiêu biểu pháp Phật dạy không phải như lời lý luận của phàm phu, nói rồi là rồi, mà cần phải vâng theo lời nói ấy thiết thực tu hành. Nhưng người nghe pháp cần phải phát lòng hoan hỷ mới sanh lòng tín, có lòng tín mới hay lãnh thọ, có ý lãnh thọ mới hay vâng theo pháp mà thật hành. Cho nên, câu “hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” ta cần phải chú ý. 

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions

March 12, 2021

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra 

The Ten Nice Kind Actions 

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
Chinese translation by command of the Tang
by Tripitaka Siksanada
English translation by William J Giddings.
BE 2543
1.. Thus I have heard.
At one time the Buddha dwelt at the palace of the Sagara Nagas, together
with an assembly of eight thousand great bhikshus and a group of thirty-two
thousand bodhisattva mahasattvas.
2.. At that time the Bhagavan addressed the Naga Raja, saying, ‘All living
creatures give rise to thoughts of various causes, perform various acts.
From these causes many wheels hastily turn.’
3.. ‘Naga Raja, you see this assembly and everything in this great
ocean, the forms and appearances of all these species. Are they not
different? Amongst them all, none are not from a mind produced, caused by
beneficial or unbeneficial bodily, verbal or mental acts.’
4.. ‘Also, mind is without form, cannot be seen or grasped. It is merely
an illusion arising from the accumulation of dharmas, ultimately without an
owner, without an “I” or “mine”.’
5.. ‘Even though each follows from an action, manifesting differently, it
is true that within there is no “doer”.’
6.. ‘Because all dharmas are completely indefinite, “self-nature” is, as
such, illusory. The wise already know this and accordingly cultivate good
actions through which arise the five skandhas, ayatanas and dhatus.
Understanding the proper and right, are ones who see without revile.’
7.. ‘Naga Raja, you look upon the body of the Buddha, born from one
hundred thousand kotis of merits. Adorned with all the appearances, a
bright light brilliantly shining, covering all this great assembly; eclipsing
immeasurable kotis of Ishvara Brahma Rajas. Of those who look respectfully
upon the Tathagata’s body, there is none whose eyes are not dazzled.’
8.. ‘You also look upon all these great Bodhisattvas of wonderful
appearance, dignified and undefiled. All of these arise from the
accumulation of beneficial merits and births.’
9.. ‘Furthermore, all devas, nagas and others of the eight classes of
great powerful ones are also born because of the merits of beneficial
actions .’
10.. ‘Now, amidst the great ocean, there are living creatures of crude and
coarse appearance, great and small, which emanate from various thoughts and
feelings, actions of body, speech and mind. All of which are not beneficial.
Because of this following on of action, each individual receives a result.’
11.. ‘You must duly observe and learn whereby causing living creatures to
understand cause and fruition, to cultivate the habit of beneficial activity.
12.. ‘You ought not move from this right view, not loosing again this
determination. Maintain the middle view, take joy in the field of all
merits, respect and nurture them. It is because of them that you too also
achieve the respect and offerings of humans and devas.’
13.. ‘Naga Raja, duly know that bodhisattvas have a dharma able to
break-up all evil paths of suffering. What is it? That is to say, day and
night, to constantly reflect on, to contemplate and to examine beneficial
dharmas. ‘
14.. ‘Now, all beneficial dharmas accumulate the more, thought by thought,
without containing the slightest fraction of imbenefit mixed within it.
Immediately enables all evil to be permanently severed, beneficial dharmas
rounded and full.’
15.. ‘Always achieving the close affection of all the Buddhas,
bodhisattvas and the many groups of aryas, those who speak of the beneficial
dharmas say that human and deva bodies, the bodhi of the sravakas, the bodhi
of the prateyrekas and anuttarabodhi all rely upon such dharmas as these as
the root and means of accomplishment. For this reason they are called
beneficial dharmas. These dharmas are the path of the ten beneficial acts.’
16.. ‘What are these ten? That is to say the permanent abandonment of
killing creatures (1), theft and robbery (2), wicked acts (3), deceitful speech (4),
double-tongue (5), evil mouth (6), exaggerated speech (7), greed and desire (8), glaring
rage (9) and wicked opinions (10).’
17.. ‘Naga Raja, if the killing of creatures is abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas that eliminate distress. What are
these ten?
1) Fearless universal generosity towards all living creatures.
2) Constant arousing of a greatly compassionate mind for all creatures.
3) Permanent break-up of all seething and habitual anger.
4) Body constantly without illness.
5) Longevity is increased.
6) Constant protector for non-humans .
7) Never an evil dream, awakens joyous from sleep.
8) The bonds of enmity are removed, self-liberated from all hatred.
9) No spreading into evil paths.
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
determination over, freedom of, longevity.’
18.. ‘Moreover Naga Raja, if theft and robbery are abandoned then there is
successful achievement of the ten types of dharma able to protect
confidence. What are these ten?
1) A wealth accumulates that Rajas, raiders, water, fire, and unloving
sons cannot break-up or waste.
2) More people love and care.
3) Other people are not deceitful.
4) There is praise throughout the ten directions.
5) No fear of harm or evil.
6) Good name flows and spreads.
7) All places hold no fear.
8) Fortune, life, beauty, strength, safety and happiness, ability to
communicate are completely undiminished.
9) Constantly thinks generous thoughts,
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the realisation
of mahabodhiprajna.’
19.. ‘Moreover Naga Raja, if wicked acts are abandoned, then there is
successful achievement of the four types of dharmas praised by the wise.
What are these four?
1) All the senses are favourably balanced.
2) Noise and excitement are permanently abandonned.
3) There is praise and admiration in the world.
4) Wife is not violated.’
‘These are the four. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
appearance of withdrawn, concealed and hidden virility.’
20.. ‘Moreover Naga Raja, if deceitful speech is abandoned then there is
successful achievement of the eight dharmas of praised by the devas. What
are these eight?
1) A mouth always clean and pure, as fragrant as utpala flowers.
2) In dealings, the whole world believes and gives respect.
3) Statements are reliable testimony, loved and respected humans and
devas.
4) Always calms and consoles living creatures with words of affection.
5) Achieves surpassing joy, the three acts of purity.
6) Speaks without false-promise, heart always joyous.
7) Utterances are held in respect, followed by humans and devas.
8) Transcendent prajna, unhindered and irrepressible.
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, the Tathagata’s true and real speech will be
obtained.’
21.. ‘Moreover Naga Raja, suppose the double-tongue is abandoned then
there is the achievement of the five types of unruinous dharma. What are
these five?
1) Achievement of an unruinous body, without any cause of harm.
2) Achievement of an unruinous family, without any cause that can break it
up.
3) Achievement of an unruinous trust, causes of the good roots of karma.
4) Achievement of the unruinous path of dharma, so causing development to
become firm.
5) Achievement of unruinous beneficial knowledge, the cause of
non-deception.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the right
family, that all demons outside of the path cannot ruin or destroy.’
22.. ‘Moreover Naga Raja, if an evil mouth is abandoned then there is
successful achievement of eight types of pure act. What are these eight?
1) Speech is not strange or ambiguous.
2) Speech has value and benefit.
3) Speech is a certain bond.
4) Speech is phrased beautifully and fine.
5) Speech can be taken as guidance.
6) Speech that can be reliably used.
7) Speech without possibility of ridicule.
8) Speech is completely loved and enjoyed.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the complete
Tathagata’s sound appearance of the Brahma voice.’
23.. ‘Moreover Naga Raja, if exaggerated speech is abandoned then there is
successful achievement of the three types of certainty. What are these three?
1) Certainty of the affection of the wise.
2) Certainty of the ability of knowledge, the accurate reply to questions.
3) Certainty that amongst humans and devas, the majesty of virtue is
utmost, without any delusion.’
‘These are the three. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Tathagata’s
complete imparting of records, none of which is hastily rejected.’
24.. ‘Moreover, ‘Naga Raja, if greed and desire are abandoned then there
is successful achievement of the five types of ease. What are these five?
1) At ease over the three actions because all roots are perfected.
2) At ease over assets because no malicious thief can snatch them away.
3) At ease over merits because whatever the heart desires will be
provided.
4) At ease over ‘the throne’ because precious, rare and fine objects are
received and presented.
5) The excellency of the things acquired surpass a hundredfold those
originally sought after because previously there was neither miserliness nor
spite.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the respect of
the three worlds, all presenting offerings.’
25.. ‘Moreover, Naga Raja, if glaring with rage is abandoned, then there
is the achievement of the dharmas of the eight types of joyful mind. What
are these eight?
1) A mind without injurious vexation.
2) A mind without anger and rage.
3) A mind without dispute or complaint.
4) A mind that is gentle and naturally honest.
5) A mind that achieves the compassion of the Aryas.
6) A mind that always acting to benefit living creatures.
7) Exalted with the physical signs, all offer respect.
8) Because of this harmony and patience, swift birth in the Brahma world.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of an unobscured
mind, one who looks on without revile.’
26.. ‘Moreover, Naga Raja, if wicked opinions are abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas of merit. What are these ten?
1) Achievement of all good thoughts of joy, true and good companions.
2) Deep belief in causes and their fruition. Would rather have peace, an
end to one’s life, than to do evil.
3) Declare refuge in the Buddha, and the prolific devas.
4) Straight minded, of right view. Permanently abandoning the web of
doubts about fortune and misfortune.
5) Always born as a human or deva, never again an evil path.
6) Measureless merit of wisdom, every turn adds to its achievements.
7) Always abandons the wicked, travelling the noble path.
8) No arising of self views, renouncing all evil actions.
9) Abides without obstructed view.
10) No sinking into any difficulty.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the swift
attainment all Buddha dharmas, achieving freedom over spiritual powers.’
27.. At that time the Bhagavan also said to Naga Raja, ‘Suppose a
Bodhisattva relies upon these beneficial actions when cultivating the path.’
28.. ‘Abandons killing and harm and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. To be long-lived and
without premature death. Not harmed by any malicious thief.’
29.. ‘Abandons taking the not-given and practices generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. Formost, without
comparison. Is completely able to gather in its entirety the wealth of all
Buddha dharmas.’
30.. ‘Abandons impure acts and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. His family is honest
and faithful, mother and wife are ones who do not stare with a desirous
mind.’
31.. ‘Abandons fallacious, misleading speech and practices generosity, the
causes of a constantly treasured jewel that none can steal away. Abandons
the defamatory, taking up and upholds the right dharmas, thus he vows and
aspires, so producing certain results.’
32.. ‘Abandons fractious speech and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. A family coming
together in peace and harmony, united as one in the aim to be content, to
always be without insidious argument.’
33.. ‘Abandons vulgar, evil speech and practice of generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. In all
associations everyone is greatly pleased to be involved, are reliant and
loyal. What is said is completely believed and accepted, that no one opposes
or rejects.’
34.. ‘Abandons pointless speech and practices of generosity, the causes of
a constantly treasured jewel that none can steal away. Speech that is not
hollow, a person well respected, capable of good skill in means, to resolve
all obstacles of doubt.’
35.. ‘Abandons a covetous and wanting mind and practices of generosity,
the causes of a constantly treasured jewel that none can steal away.
Everything that is, is understood through discernment. A belief that is
resolute and strong, an all great and mighty power.’
36.. ‘Abandons a despising mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Rapidly, spontaneously
achieves an unobstructed mind of wisdom, all roots of utmost good, to see
with respect and delight.’
37.. ‘Abandons a debased mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Always born to a family
of right views, respectful and loyal. Sees the Buddha, hears the Dharma,
makes offerings to the sangha, never forgetting the vow of mahabodhicitta.’
38.. ‘It is because when the great ones cultivate the Bodhisattva path,
perform the ten beneficial activitiess adorned with generosity, that such
great benefits are acquired.’
39.. ‘Naga Raja, it is important to say that following the path of the ten
beneficial acts:’
40.. ‘Causes adornment with commitments (sila). The ability to bear all
the benefits of the Buddha dharmas, fulfilment of the great wish.’
41.. ‘Causes adornment with the tolerance of abuse (ksanti). The
achievement of the Buddhas perfect voice, all the many good appearances.’
42.. ‘Causes adornment with virility (virya). The ability to defeat Mara,
the entrance to the treasury of Buddha dharmas.’
43.. ‘Causes adornment with fixing (dhyana). The ability to give rise to
consideration, to wisdom, shame for oneself, shame for others, calm.’
44.. ‘Causes adornment with dicernment (prajna). The ability to break-up
all perceptions of presumptuous distinctions.’
45.. ‘Causes adornment with loving-kindness (maitri). The whole mass of
anger and harm does not arise.’
46.. ‘Causes adornment with compassion (karuna). There is concern for all
living creatures, never resentful, neglectful.’
47.. ‘Causes adornment with joy (mundita). One that sees good practised, a
mind without aversion, contempt.’
48.. ‘Causes adornment with detachment (piti). In favourable or adverse
circumstances, without a mind of attachment or rejection.’
49.. ‘Causes adornment with the four supports (catuh samgraha-vastu).
Constantly encouraging, lifting up, transforming, all living creatures.’
50.. ‘Causes adornment with dwelling of thought. The beneficial habitual
practice of the meditations upon the four dwellings of thought.’
51.. ‘Causes adornment with the right stimulus. The understanding and
abililty to break-up and sever all imbeneficial dharmas, producing all good
dharmas.’
52.. ‘Causes adornment with spiritual calm. Constantly causing one’s own
mind ease and peace, cheer and joy.’
53.. ‘Causes adornment with the five roots. A deep belief that is resolute
and strong. A spirit that is encouraged and not idle. Always without
bewilderment and delusion, tranquil and so balanced and happy. Severing all
annoyances and vexations.’
54.. ‘Causes adornment with strength. The mass of ill-will is exhausted
and extinguished. One who cannot be harmed.’
55.. ‘Causes adornment with the branches of awakening, always well awake,
aware of all dharmas.’
56.. ‘Causes adornment with the Right Path. Achieves the Right Wisdom that
constantly manifests first.’
57.. ‘Causes adornment with peace (samatha). The complete ability to
wash-away all bonds and klesas.’
58.. ‘Causes adornment with insight (vipasyana). The ability to truly know
the self-nature all dharmas.’
59.. ‘Causes adornment with method (upaya). Swiftly achieves, accomplishes
in full, conditioned and unconditioned joy.’
60.. ‘Naga Raja, rightly know these ten beneficial acts, even cause the
ten powers, fearlessness, eighteen dissimilarities, all Buddha dharmas,
complete achievement of perfection and fullness. For this reason you all
ought to diligently practice.’
61.. ‘Naga Raja, metaphorically as all towns, districts, villages and
hamlets rely completely upon the great earth thereby providing security; as
all medicinal herbs, trees, copses and forests also completely rely upon the
earth thereby by means of it grow, so the path of the ten beneficials is
also such as this. All humans and devas rely upon them and stand. All
sravaka, pratyekabuddha and bodhisattva activity, all Buddha dharmas,
together, share a reliance upon these ten beneficials, the great earth,
thereby coming into completion.’
62.. ‘After the Buddhas had spoken this discourse, the Sagara Naga Raja
and the all the great assembly, together with the world of devas, humans,
asuras and others, all greatly happy, believed, received, and complied.’
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra ends.
Download the mp3 sound file to listen here: 

Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)

Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)