Posts Tagged ‘Tieng Trung Hoa’

ANOTHER STORY

May 13, 2021

ANOTHER STORY 

There is a very intelligent, magical, wealthy, talented, smart and wised scientific technical professor master. This scientism technician is really powerful and talented enough to create and invent and produce everything that this one can imagine or think out. So this scientist made everything, those things the modern human being are all loving and desired and addicting all the time. The new generation human are all working and trying every day in order to get and trade them as their greedy and ambitious for their lives’ use and comfortable living.
This professor can create from gold to silver, from toxic to poisons, from watches to jewelry, and so plenty of full functional intelligent AI and Data Smart Mining Collection Statically Forecaster and so many clever Mathematical Problem Solvency, Aiding, Saving, Rescuing, Controllers and Commanders, they are all very really useful, easy to use, wonderful at the best of the best of excellent luxury quality at all. This Master is also producing and creating so much of healthy, wealthy and the best medical treatment cure method solutions and deceases prevention tablets for all.
This ancient one can create very helpful and useful things for everybody, but there is only one exception, conclusion or result is that at the moment, in fact, this scientist is quite completely solely and lonely with nobody else. The Creator is living alone and separately single without anyone beside. And the result is that none and no being are living there now. This inventor is living with all of the best convenience, comfortable conditional environment. But it is really boring to the professor so much.
This master is so misery every time that he/she is just crying, weeping, sadly and suffering by this creator’s own properties for all of this one’s life just because he/she is living alone and will never be died. The reason is that these convenience, comfortable machines and wealthy properties assets now are meaningless and invaluable with no use for this professor‘s love. Yes, this master is really lonely and solely and misery anyway. The real need and happy for this one now is just getting to meet and see and love a real humane and lively and actively being though it is just a real little ant or a small butterfly or dragonfly or a bee or even an insect or a worm. But this one is seeking and searching forever but cannot find any live besides.
This Creator now just want to love and kindness generous nice behaviors aiding helpful rescue support and saving to some lives but it is quite no way for this case. In fact, the master want to give and offer everything to somebody else just to make a small sight of love to a real lively being at the moment but it is impossible. This situation is out of all of the creator’s abilities.
This one just needs to see someone else to give them the offering hearted love, kindness, aiding, supporting and saving but there is no way. This invention only needs to offer real love to real being, nice generous behaviors to human beings, real kind treatment to real living lives, real serves for real animals and beings, real beneficent supports to real lives, real gratitude to real parents and grandeurs or grandparents, real relationships to real people, real friendship, family ship and mankind to many others. But it is actually no case for this one now.
This inventor wants to support small love to real living beings but it is now too late. This creator just needs to serve for the generous lively human love but now it is not easy. There is no other chance for this one now, so that it is a great misery.
This lonely one is now always weeping misery alone, solely and suffering. Though, the scientist needs to support a generous love to some little real being like a small singing bird. The inventor wants to meet and talk to someone else that the loneliness is terrible. He/ she also wants to save the others, wants to help and rescue, wants to support, wants to give, to teach and train the others all of much skillful abilities and careers but there is no chance anymore.
This scientist just wants to roll back a little bit of life time just in order to help, save, rescue,  serve and support the generous nice kind love to many others else.
Free distribution, thank you very much!

All are from God, and the Heaven God loves all.

April 30, 2021

All are from God, and the Heaven God loves all.

Phu Thê Ngôn Luận

March 16, 2021

Phu Thê Ngôn Luận

Phu The Ngon Luan.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipes __ Com Gao Lut Muoi Me. 
KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG NHƯ LAI TẠNG. 
Le Bai Luc Phuong Cư Sỹ.

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra

The Ten Nice Kind Actions

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
Chinese translation by command of the Tang
by Tripitaka Siksanada
English translation by William J Giddings.
BE 2543
1.. Thus I have heard.
At one time the Buddha dwelt at the palace of the Sagara Nagas, together
with an assembly of eight thousand great bhikshus and a group of thirty-two
thousand bodhisattva mahasattvas.
2.. At that time the Bhagavan addressed the Naga Raja, saying, ‘All living
creatures give rise to thoughts of various causes, perform various acts.
From these causes many wheels hastily turn.’
3.. ‘Naga Raja, you see this assembly and everything in this great
ocean, the forms and appearances of all these species. Are they not
different? Amongst them all, none are not from a mind produced, caused by
beneficial or unbeneficial bodily, verbal or mental acts.’
4.. ‘Also, mind is without form, cannot be seen or grasped. It is merely
an illusion arising from the accumulation of dharmas, ultimately without an
owner, without an “I” or “mine”.’
5.. ‘Even though each follows from an action, manifesting differently, it
is true that within there is no “doer”.’
6.. ‘Because all dharmas are completely indefinite, “self-nature” is, as
such, illusory. The wise already know this and accordingly cultivate good
actions through which arise the five skandhas, ayatanas and dhatus.
Understanding the proper and right, are ones who see without revile.’
7.. ‘Naga Raja, you look upon the body of the Buddha, born from one
hundred thousand kotis of merits. Adorned with all the appearances, a
bright light brilliantly shining, covering all this great assembly; eclipsing
immeasurable kotis of Ishvara Brahma Rajas. Of those who look respectfully
upon the Tathagata’s body, there is none whose eyes are not dazzled.’
8.. ‘You also look upon all these great Bodhisattvas of wonderful
appearance, dignified and undefiled. All of these arise from the
accumulation of beneficial merits and births.’
9.. ‘Furthermore, all devas, nagas and others of the eight classes of
great powerful ones are also born because of the merits of beneficial
actions .’
10.. ‘Now, amidst the great ocean, there are living creatures of crude and
coarse appearance, great and small, which emanate from various thoughts and
feelings, actions of body, speech and mind. All of which are not beneficial.
Because of this following on of action, each individual receives a result.’
11.. ‘You must duly observe and learn whereby causing living creatures to
understand cause and fruition, to cultivate the habit of beneficial activity.
12.. ‘You ought not move from this right view, not loosing again this
determination. Maintain the middle view, take joy in the field of all
merits, respect and nurture them. It is because of them that you too also
achieve the respect and offerings of humans and devas.’
13.. ‘Naga Raja, duly know that bodhisattvas have a dharma able to
break-up all evil paths of suffering. What is it? That is to say, day and
night, to constantly reflect on, to contemplate and to examine beneficial
dharmas. ‘
14.. ‘Now, all beneficial dharmas accumulate the more, thought by thought,
without containing the slightest fraction of imbenefit mixed within it.
Immediately enables all evil to be permanently severed, beneficial dharmas
rounded and full.’
15.. ‘Always achieving the close affection of all the Buddhas,
bodhisattvas and the many groups of aryas, those who speak of the beneficial
dharmas say that human and deva bodies, the bodhi of the sravakas, the bodhi
of the prateyrekas and anuttarabodhi all rely upon such dharmas as these as
the root and means of accomplishment. For this reason they are called
beneficial dharmas. These dharmas are the path of the ten beneficial acts.’
16.. ‘What are these ten? That is to say the permanent abandonment of
killing creatures (1), theft and robbery (2), wicked acts (3), deceitful speech (4),
double-tongue (5), evil mouth (6), exaggerated speech (7), greed and desire (8), glaring
rage (9) and wicked opinions (10).’
17.. ‘Naga Raja, if the killing of creatures is abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas that eliminate distress. What are
these ten?
1) Fearless universal generosity towards all living creatures.
2) Constant arousing of a greatly compassionate mind for all creatures.
3) Permanent break-up of all seething and habitual anger.
4) Body constantly without illness.
5) Longevity is increased.
6) Constant protector for non-humans .
7) Never an evil dream, awakens joyous from sleep.
8) The bonds of enmity are removed, self-liberated from all hatred.
9) No spreading into evil paths.
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
determination over, freedom of, longevity.’
18.. ‘Moreover Naga Raja, if theft and robbery are abandoned then there is
successful achievement of the ten types of dharma able to protect
confidence. What are these ten?
1) A wealth accumulates that Rajas, raiders, water, fire, and unloving
sons cannot break-up or waste.
2) More people love and care.
3) Other people are not deceitful.
4) There is praise throughout the ten directions.
5) No fear of harm or evil.
6) Good name flows and spreads.
7) All places hold no fear.
8) Fortune, life, beauty, strength, safety and happiness, ability to
communicate are completely undiminished.
9) Constantly thinks generous thoughts,
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the realisation
of mahabodhiprajna.’
19.. ‘Moreover Naga Raja, if wicked acts are abandoned, then there is
successful achievement of the four types of dharmas praised by the wise.
What are these four?
1) All the senses are favourably balanced.
2) Noise and excitement are permanently abandonned.
3) There is praise and admiration in the world.
4) Wife is not violated.’
‘These are the four. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
appearance of withdrawn, concealed and hidden virility.’
20.. ‘Moreover Naga Raja, if deceitful speech is abandoned then there is
successful achievement of the eight dharmas of praised by the devas. What
are these eight?
1) A mouth always clean and pure, as fragrant as utpala flowers.
2) In dealings, the whole world believes and gives respect.
3) Statements are reliable testimony, loved and respected humans and
devas.
4) Always calms and consoles living creatures with words of affection.
5) Achieves surpassing joy, the three acts of purity.
6) Speaks without false-promise, heart always joyous.
7) Utterances are held in respect, followed by humans and devas.
8) Transcendent prajna, unhindered and irrepressible.
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, the Tathagata’s true and real speech will be
obtained.’
21.. ‘Moreover Naga Raja, suppose the double-tongue is abandoned then
there is the achievement of the five types of unruinous dharma. What are
these five?
1) Achievement of an unruinous body, without any cause of harm.
2) Achievement of an unruinous family, without any cause that can break it
up.
3) Achievement of an unruinous trust, causes of the good roots of karma.
4) Achievement of the unruinous path of dharma, so causing development to
become firm.
5) Achievement of unruinous beneficial knowledge, the cause of
non-deception.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the right
family, that all demons outside of the path cannot ruin or destroy.’
22.. ‘Moreover Naga Raja, if an evil mouth is abandoned then there is
successful achievement of eight types of pure act. What are these eight?
1) Speech is not strange or ambiguous.
2) Speech has value and benefit.
3) Speech is a certain bond.
4) Speech is phrased beautifully and fine.
5) Speech can be taken as guidance.
6) Speech that can be reliably used.
7) Speech without possibility of ridicule.
8) Speech is completely loved and enjoyed.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the complete
Tathagata’s sound appearance of the Brahma voice.’
23.. ‘Moreover Naga Raja, if exaggerated speech is abandoned then there is
successful achievement of the three types of certainty. What are these three?
1) Certainty of the affection of the wise.
2) Certainty of the ability of knowledge, the accurate reply to questions.
3) Certainty that amongst humans and devas, the majesty of virtue is
utmost, without any delusion.’
‘These are the three. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Tathagata’s
complete imparting of records, none of which is hastily rejected.’
24.. ‘Moreover, ‘Naga Raja, if greed and desire are abandoned then there
is successful achievement of the five types of ease. What are these five?
1) At ease over the three actions because all roots are perfected.
2) At ease over assets because no malicious thief can snatch them away.
3) At ease over merits because whatever the heart desires will be
provided.
4) At ease over ‘the throne’ because precious, rare and fine objects are
received and presented.
5) The excellency of the things acquired surpass a hundredfold those
originally sought after because previously there was neither miserliness nor
spite.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the respect of
the three worlds, all presenting offerings.’
25.. ‘Moreover, Naga Raja, if glaring with rage is abandoned, then there
is the achievement of the dharmas of the eight types of joyful mind. What
are these eight?
1) A mind without injurious vexation.
2) A mind without anger and rage.
3) A mind without dispute or complaint.
4) A mind that is gentle and naturally honest.
5) A mind that achieves the compassion of the Aryas.
6) A mind that always acting to benefit living creatures.
7) Exalted with the physical signs, all offer respect.
8) Because of this harmony and patience, swift birth in the Brahma world.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of an unobscured
mind, one who looks on without revile.’
26.. ‘Moreover, Naga Raja, if wicked opinions are abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas of merit. What are these ten?
1) Achievement of all good thoughts of joy, true and good companions.
2) Deep belief in causes and their fruition. Would rather have peace, an
end to one’s life, than to do evil.
3) Declare refuge in the Buddha, and the prolific devas.
4) Straight minded, of right view. Permanently abandoning the web of
doubts about fortune and misfortune.
5) Always born as a human or deva, never again an evil path.
6) Measureless merit of wisdom, every turn adds to its achievements.
7) Always abandons the wicked, travelling the noble path.
8) No arising of self views, renouncing all evil actions.
9) Abides without obstructed view.
10) No sinking into any difficulty.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the swift
attainment all Buddha dharmas, achieving freedom over spiritual powers.’
27.. At that time the Bhagavan also said to Naga Raja, ‘Suppose a
Bodhisattva relies upon these beneficial actions when cultivating the path.’
28.. ‘Abandons killing and harm and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. To be long-lived and
without premature death. Not harmed by any malicious thief.’
29.. ‘Abandons taking the not-given and practices generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. Formost, without
comparison. Is completely able to gather in its entirety the wealth of all
Buddha dharmas.’
30.. ‘Abandons impure acts and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. His family is honest
and faithful, mother and wife are ones who do not stare with a desirous
mind.’
31.. ‘Abandons fallacious, misleading speech and practices generosity, the
causes of a constantly treasured jewel that none can steal away. Abandons
the defamatory, taking up and upholds the right dharmas, thus he vows and
aspires, so producing certain results.’
32.. ‘Abandons fractious speech and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. A family coming
together in peace and harmony, united as one in the aim to be content, to
always be without insidious argument.’
33.. ‘Abandons vulgar, evil speech and practice of generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. In all
associations everyone is greatly pleased to be involved, are reliant and
loyal. What is said is completely believed and accepted, that no one opposes
or rejects.’
34.. ‘Abandons pointless speech and practices of generosity, the causes of
a constantly treasured jewel that none can steal away. Speech that is not
hollow, a person well respected, capable of good skill in means, to resolve
all obstacles of doubt.’
35.. ‘Abandons a covetous and wanting mind and practices of generosity,
the causes of a constantly treasured jewel that none can steal away.
Everything that is, is understood through discernment. A belief that is
resolute and strong, an all great and mighty power.’
36.. ‘Abandons a despising mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Rapidly, spontaneously
achieves an unobstructed mind of wisdom, all roots of utmost good, to see
with respect and delight.’
37.. ‘Abandons a debased mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Always born to a family
of right views, respectful and loyal. Sees the Buddha, hears the Dharma,
makes offerings to the sangha, never forgetting the vow of mahabodhicitta.’
38.. ‘It is because when the great ones cultivate the Bodhisattva path,
perform the ten beneficial activitiess adorned with generosity, that such
great benefits are acquired.’
39.. ‘Naga Raja, it is important to say that following the path of the ten
beneficial acts:’
40.. ‘Causes adornment with commitments (sila). The ability to bear all
the benefits of the Buddha dharmas, fulfilment of the great wish.’
41.. ‘Causes adornment with the tolerance of abuse (ksanti). The
achievement of the Buddhas perfect voice, all the many good appearances.’
42.. ‘Causes adornment with virility (virya). The ability to defeat Mara,
the entrance to the treasury of Buddha dharmas.’
43.. ‘Causes adornment with fixing (dhyana). The ability to give rise to
consideration, to wisdom, shame for oneself, shame for others, calm.’
44.. ‘Causes adornment with dicernment (prajna). The ability to break-up
all perceptions of presumptuous distinctions.’
45.. ‘Causes adornment with loving-kindness (maitri). The whole mass of
anger and harm does not arise.’
46.. ‘Causes adornment with compassion (karuna). There is concern for all
living creatures, never resentful, neglectful.’
47.. ‘Causes adornment with joy (mundita). One that sees good practised, a
mind without aversion, contempt.’
48.. ‘Causes adornment with detachment (piti). In favourable or adverse
circumstances, without a mind of attachment or rejection.’
49.. ‘Causes adornment with the four supports (catuh samgraha-vastu).
Constantly encouraging, lifting up, transforming, all living creatures.’
50.. ‘Causes adornment with dwelling of thought. The beneficial habitual
practice of the meditations upon the four dwellings of thought.’
51.. ‘Causes adornment with the right stimulus. The understanding and
abililty to break-up and sever all imbeneficial dharmas, producing all good
dharmas.’
52.. ‘Causes adornment with spiritual calm. Constantly causing one’s own
mind ease and peace, cheer and joy.’
53.. ‘Causes adornment with the five roots. A deep belief that is resolute
and strong. A spirit that is encouraged and not idle. Always without
bewilderment and delusion, tranquil and so balanced and happy. Severing all
annoyances and vexations.’
54.. ‘Causes adornment with strength. The mass of ill-will is exhausted
and extinguished. One who cannot be harmed.’
55.. ‘Causes adornment with the branches of awakening, always well awake,
aware of all dharmas.’
56.. ‘Causes adornment with the Right Path. Achieves the Right Wisdom that
constantly manifests first.’
57.. ‘Causes adornment with peace (samatha). The complete ability to
wash-away all bonds and klesas.’
58.. ‘Causes adornment with insight (vipasyana). The ability to truly know
the self-nature all dharmas.’
59.. ‘Causes adornment with method (upaya). Swiftly achieves, accomplishes
in full, conditioned and unconditioned joy.’
60.. ‘Naga Raja, rightly know these ten beneficial acts, even cause the
ten powers, fearlessness, eighteen dissimilarities, all Buddha dharmas,
complete achievement of perfection and fullness. For this reason you all
ought to diligently practice.’
61.. ‘Naga Raja, metaphorically as all towns, districts, villages and
hamlets rely completely upon the great earth thereby providing security; as
all medicinal herbs, trees, copses and forests also completely rely upon the
earth thereby by means of it grow, so the path of the ten beneficials is
also such as this. All humans and devas rely upon them and stand. All
sravaka, pratyekabuddha and bodhisattva activity, all Buddha dharmas,
together, share a reliance upon these ten beneficials, the great earth,
thereby coming into completion.’
62.. ‘After the Buddhas had spoken this discourse, the Sagara Naga Raja
and the all the great assembly, together with the world of devas, humans,
asuras and others, all greatly happy, believed, received, and complied.’
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra ends.
Download the mp3 sound file to listen here:
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7__32kbps
https://app.box.com/s/3oa9pb1stxh6jbam5i6niynrx8du01vb
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7__32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNTw2VGitNbskbs-Q
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNS0HGr-PfBH7rfHw
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Female voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://app.box.com/s/16uid58fsyh93ojix1iq872257k91e3k
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNO0ZW5NZD3cThKUQ
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Male voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNPY_JgHvWC20diSw
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://app.box.com/s/s3tqmmr5zse6ffadi4bmuswq64y270q0
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNMR-f2stZvRoScrg
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://app.box.com/s/isk1mskbvjj5aqydkxfwf8vsj93f55tt
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNNynsVyWz8-wJa2w
Thap thien nghiep dao
Thập thiện nghiệp đạo

Thập thiện nghiệp đạo
Thập thiện nghiệp đạo.
1. Những nghiệp dữ:
Những nghiệp dữ chia ra như sau:
a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật.
b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.
Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.
2. Những nghiệp lành:
Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:
a) Về Thân có ba: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c) Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
Phật thuyết kinh Thập thiện nghiệp đạo. Đời nhà Đường ngài Thiệt-xoa Nan-đà nước Vu Điền dịch
GIẢI THÍCH KINH VĂN
ĐOẠN I: CHỨNG TÍN – THUỘC VỀ TỰ PHẦN
Tôi nghe như vầy, một thời Phật ở tại Long cung Ta-kiệt-la, cùng tám ngàn chúng Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ-tát Ma-ha-tát đông đủ.
Đoạn văn này là lời tín sử bằng chứng cho kinh này là ai nói, nói tại chỗ nào, về thời kỳ nào, và vì ai mà nói; do ngài A-nan sau khi kiết tập kinh điển đã ghi chép lại.
TÔI NGHE tức là ngài A-nan tự xưng, nghĩa là tự Ngài thân hành trực tiếp trước Phật mà nghe, chứ không phải nghe người khác nói lại. NHƯ VẦY chính là chỉ cho kinh này. MỘT THỜI tức là thời gian thích hợp Phật cần phải dạy kinh này, người nói và người nghe đều được hiệp ý. Ở đây không ghi lại năm, tháng, ngày giờ, là vì tứ phương quốc độ niên lịch bất đồng, nên giảm mà không nói. LONG CUNG chính chỗ Phật nói kinh này. PHẬT là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni.
Ngài là giáo chủ đời hiện tại, chính ngài nói kinh này. TA-KIỆT-LA Tàu dịch là Hàm hải, ở dưới bể nước mặn, có cung điện Long vương, chúa của loài rồng ở đó. Trong kinh Phật thường nói đến loài long, khác với loài long thông thường người ta nói, có thể làm mây làm mưa được. Ở trong kinh Phật, loài long có nhiều loài: loài ở trên không, loài ở trên cạn, loài ở dưới biển v.v… Long cung ở đây tức là loài long ở dưới biển vậy. Thông thường: long là một loài động vật có đủ thần thông biến hóa; các nhà sinh vật học khảo cứu các loài động vật ở trên lục địa về cổ thời, cũng thừa nhận là có loài long; cũng có thời đại người ta cho loài long là chủ-nhân-ông của nhân loại.
Hiện nay ở châu Phi, thỉnh thoảng người ta còn trông thấy một vài di tích của loài long ở trên cạn, Cho nên, ta tin chắc thế nào cũng có loài long. Nhưng chỉ vì loài long phần nhiều hoặc ở giữa hư không, hoặc ở dưới đáy biển, toàn là những chỗ mà năng lực người ta chưa đi đến, Cho nên, không thể nào trực tiếp biết được. Đức Phật ngày xưa và chúng Thanh văn đại đệ tử, có năng lực tùy loại thuyết pháp, Cho nên, chỗ thuyết pháp của Phật, thường thường hoặc là Thiên cung, hoặc Long cung, hoặc Nhân gian, hoặc trong Thiền định v.v… Nếu gặp trường hợp tương ưng, đức Phật đều có thể thuyết pháp được cả. Chính như kinh này, Phật thuyết tại long cung của Ta-kiệt-la, đồng thời có tám ngàn đại chúng tỷ kheo và ba vạn hai ngàn các vị đại bồ-tát ở khắp cả mười phương đều đến dự thính. Có chúng thính pháp đông đúc như vậy, đó là chứng cứ cần phải tin.
ĐOẠN II: CHÁNH THUYẾT – THUỘC VỀ PHẦN CHÁNH VĂN
Chia làm năm chương
CHƯƠNG I
NGHIỆP QUẢ THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN
Chia làm năm đoạn
1) Từ nơi nhơn mà nói đến quả
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: “Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú.”
BẤY GIỜ là chỉ thời gian thuyết pháp. THẾ TÔN là chỉ đức Phật, ở đời ai cũng tôn trọng nên gọi là Thế tôn. LONG VƯƠNG tức chỉ vị chúa tể ở Long cung, Phật kêu Long vương mà bảo. TÂM là tâm vương, TƯỞNG là 51 món tâm sở; Tâm vương, Tâm sở của chúng sanh ở trong tam giới cửu địa, năm thú, bốn loài sanh v.v… không đồng nhau, nên hành vi cũng không đồng, và chịu quả báo cũng không đồng. Cũng như vì nhân tâm không đồng nên bộ mặt chẳng ai giống ai; đây là hợp cả tâm vương và tâm sở, tóm tắt gọi là tâm; nếu phân biệt mà nói thì phải nói tâm và tưởng v.v. mới đủ. Ta nên biết: thân hành động, miệng nói phô, ý suy nghĩ, toàn là do tâm chủ động. Nên người ta nói: Có ở trong tức là hiện ra ở ngoài. Nếu hành động mà không có dụng công của tâm thời không thành thiện ác; các nhà luân lý học cũng thừa nhận như thế. Nhân vì tâm tưởng không đồng nên hành vi tạo tác không đồng, thành thử có nghiệp quả xoay vần trong năm thú.
Sao gọi là XOAY VẦN? Nghĩa là loài người tạo nghiệp lành thì sanh lên cõi trời; tạo nghiệp dữ thì đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v… Nghiệp địa ngục súc sanh hết, nhờ tu thiện, trở lại sanh làm người, làm người nếu không tu thiện, trở lại đọa lạc; cứ thế xoay chuyển mãi, nên gọi là Xoay Vần. Theo từ ngữ của Phật tức là luân hồi. Đoạn này là từ nơi “nhơn” mà nói rõ “quả báo” vậy.
2) Từ nơi “quả” mà nói rõ “nhơn”
Này Long vương! Nhà ngươi có thấy trong hội này và các loài ở trong đại hải hình sắc chủng loại mỗi mỗi không đồng nhau không? Tất cả đều do tâm tạo thiện hay ác của thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp mà gây nên cả.
Trước hết, Phật kêu Long vương khiến chăm chú nghe. Cac loài tôm cá ở trong biển hình sắc chủng loại không đồng, quả báo cũng không đồng, toàn do tâm tưởng và hành vi không đồng gây nên. Chỗ xuất hiện của hành vi là thân, khẩu và ý đều có thiện hay ác, nên thành sai biệt. Đoạn này là dẫn “quả” để nói về “nhân”.
3) Nói rõ về tướng của nhân
a- QUÁN TÂM LÀ VÔ SANH
Tâm ấy không có hình sắc, không thể thấy được, chỉ là do các pháp nhóm họp hư huyễn không thật, rốt ráo không có chủ tể, không có ngã và ngã sở.
TÂM chỉ có danh từ mà không có hình sắc, mắt không thể nhìn được, tay không thể nắm được, chỉ vì vô thỉ đến nay gom góp các pháp hư huyển mà sanh khởi sự phân biệt, huân thành chủng tử, rồi khởi ra hiện hạnh. Ba cõi này đều là do phân biệt giả dối mà hiện khởi ra cả, rốt ráo không có chủ tể, không thể chỉ cái gì là “ngã” [ta] và “ngã sở” [vật của ta]. Nếu ai chấp tâm ấy có chủ tể tức thuộc về kiến chấp đoạn thường.
b- QUÁN PHÁP NHƯ HUYỄN
Tuy đều theo nghiệp, hiện ra không đồng; mà thật trong ấy không có người tác giả, nên tất cả các pháp, tự tánh như huyễn, đều là bất khả tư nghì.
Các pháp giả dối tức là chỉ cho các pháp tạo thành thân căn và khí giới như năm uẩn, bốn đại v.v. Các pháp ấy nhứt định không ai tạo thành, chỉ do nghiệp lực hiển hiện mà thôi; nghiệp lại do tâm tạo, tâm lại do các pháp mà sanh khởi, lần lữa nương nhau như huyễn, như hóa, sanh diệt vô thường, không có gì là chắc chắn trường tồn; vì không thể dùng tư tưởng nghị luận mà suy cứu, nên gọi là bất tư nghì. Ngày xưa, vạn vật do vị Đại tự tại thiên tạo thành, Tất cả đều do Thượng đế tạo thành và làm chúa tể. Tất cả quả báo khổ hay vui đều do sự sai khác của mười nghiệp thiện hay không thiện, nhưng phải biết tự tánh của nghiệp quả là như huyễn, vì do nhân duyên cấu hợp sanh diệt vô thường. Tức như kinh Bát-nhã nói về Chơn Không, Pháp tướng duy thức nói về Giả Hữu, thật là bao trùm không sót vậy.
c- KHUYÊN NÊN TU HỌC
Kẻ trí giả biết thế rồi, nên tu thiện nghiệp; nhờ vậy sanh ra uẩn, xứ, giới v.v. đều được đoan chánh, trông thấy không nhàm chán.
Nghiệp tánh không phải nhất định, thế giới cũng không phải là vật chết hẳn một bề; các pháp đều là như huyễn, không chủ tể, Cho nên, cần phải chuyên tu thiện nghiệp, dứt trừ ác nghiệp để tạo nên thế giới và thân thể trang nghiêm đoan chánh, khiến cho tất cả chúng sanh trông thấy, thì sanh lòng hoan hỷ hâm mộ.
UẨN tức là năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. XỨ tức là thập nhị xứ: sáu căn và sáu trần. GIỚI tức là thập bát giới: sáu căn sáu trần và sáu thức vậy. Ba món trên là nguyên liệu tạo thành thân căn và thế giới
4) Đem tướng của nghiệp quả làm chứng
a- DÙNG PHẬT QUẢ LÀM CHỨNG
Này Long vương! Ngươi xem thân của Phật do trăm ngàn ức phước đức mà sanh ra, các tướng trang nghiêm, quang minh chói rạng, phủ tất cả đại chúng. Những ai chiêm ngưỡng thân của Như Lai, không ai là chẳng chóa mắt.
Thân Phật là do trăm ngàn muôn ức phước đức trí huệ sanh ra; Cho nên, có 32 tướng tốt, trăm phước trang nghiêm, hào quang chói rạng. Ở trong các cảnh trời quang minh, lớn nhứt là cảnh Đại tự tại thiên và Phạm vương.
b- DÙNG BỒ TÁT LÀM CHỨNG
Ngươi lại xem đây, các vị Bồ tát diệu sắc trang nghiêm, tất cả đều do tu tập phước đức thiện nghiệp mà sinh ra.
Sắc tướng tốt đẹp, hào quang sáng ngời của các hàng Bồ tát cũng đều do tu tập thiện-nghiệp-phước-đức mà có cả.
c- ĐEM HÀNG THIÊN LONG LÀM CHỨNG
Lại nữa, các hàng thiên long bát bộ, thấy có oai thế lớn lao, cũng nhơn phước đức của thiện nghiệp mà sanh.
Thiên long bát bộ thuộc về loài A-tu-la. Loài ấy sở dĩ có oai thế cũng đều do nhơn tu tập một ít phước đức thiện nghiệp. Cho nên, muốn được hưởng cảnh giới an vui tốt đẹp, trọng yếu nhứt là vun trồng phước đức thiện nghiệp.
Ba đoạn trên đây căn cứ vào quả báo thiện nghiệp mà nói. Dưới đây sẽ nói đến quả báo các nghiệp dữ để chứng minh.
d- ĐEM CÁC LOÀI Ở BIỂN LÀM CHỨNG
Này đây, các chúng sanh ở trong đại hải, hình sắc thô xấu, hoặc lớn hoặc nhỏ đều do hết thảy tưởng niệm của tự tâm gây ra bởi thân, ý các nghiệp bất thiện, vậy nên tùy theo chỗ gây nghiệp mà tự thọ báo.
Đem các loài cá, trạnh, tôm, hến ở bể, lớn hoặc nhỏ, hình sắc thô xấu tanh hôi, đều bởi tưởng niệm không đồng của tự tâm, phát ra nơi thân, khẩu, ý những nghiệp không lành, Cho nên, phải chịu báo thân xấu xa như vậy.
đ- KẾT KHUYÊN TU HỌC
Người nay thường nên tu học như vậy, cũng khiến chúng sanh rõ thấu nhơn quả, tu tập thiện nghiệp. Ngươi nên ở đây, chánh kiến bất động, chớ đọa vào trong chấp kiến đoạn thường, đối với các phước điền, hoan hỷ kính nhường. Vậy nên các ngươi cũng được nhơn thiên tôn kính cúng dường.
Cốt yếu là dùng chánh kiến – rõ thấu luật nhơn quả mà tu tập thiện nghiệp, không bị chấp kiến rối loạn; chấp kiến tức là chấp đoạn, chấp thường. Chấp đoạn tức là chấp rằng ở đời, chẳng qua may rủi chớ không có gì cả, chết là hết, không chịu tin nhơn quả Cho nên, buông lung làm ác, chẳng sợ quả báo về sau. Chấp thường tức là chấp ở đời tất cả sự vật đều là thường còn nhất định, như nói rằng: người thì đời đời kiếp kiếp cũng là người, trâu ngựa thì đời đời kiếp kiếp vẫn là trâu ngựa; gây nghiệp lành dữ chẳng quan hệ gì với sự khổ vui của thân này. Vì chấp kiến ấy mà không tin nhân quả. Cho nên, cuộc đời cứ xáo trộn hoài, chẳng bao giờ được như ý muốn. Nay muốn không lạc vào chấp kiến, cần phải quan sát thân này là vô thường, tâm không chủ tể, tất cả các pháp là như huyễn, tùy tâm tạo nghiệp gì, tùy nghiệp ấy mà chịu quả báo. Có thế mới là hiểu rõ chân tướng nhân quả, không gì lay động được.
PHƯỚC ĐIỀN nghĩa là những đám ruộng để vun trồng phước đức (lời thí dụ). Có ba thứ: KỈNH ĐIỀN,đối với Phật, Bồ tát, cung kính cúng dường thì sẽ được phước. ÂN ĐIỀN,cha mẹ thầy bạn rất có ân với mình, hiếu thuận cúng dường thời được phước lớn. BI ĐIỀN đối với chúng sanh khổ não thương xót cứu giúp thì sẽ được phước đức. Trong ba thứ phước điền này, nếu hoan hỷ cúng dường, thế nào cũng được hưởng quả an vui, nhơn thiên tôn kính cúng dường vậy.
CHƯƠNG II:
THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO:
1) Công dụng của thiện pháp:
Long vương nên biết, Bồ tát có một pháp dứt tất cả các khổ của đường dữ. Pháp ấy là gì? Nghĩa là ngày đêm thường nhớ, suy nghĩ quán sát pháp lành, làm cho các pháp lành mỗi niệm mỗi tăng trưởng; không cho một hào li bất thiện xen lẫn vào; tức là hay khiến cho các pháp hằng dứt, thiện pháp viên mãn; thường được thân cận các đức Phật, Bồ tát và các Thánh chúng.
Thường thường nhớ nghĩ quán sát thiện pháp thì tâm được thiện. Tâm thiện thì ác nghiệp không sanh. Không gây ác nghiệp tức không chịu quả báo. Như thế, chuyên tâm quán sát, chớ để cho một hào ly ác nghiệp xen lẫn vào, lần lần thiện pháp viên mãn. Thiện pháp viên mãn thời được thân cận các hàng đại Bồ tát, bầu bạn với Thánh hiền, sẽ cùng nhau ở cảnh giới trang nghiêm cực lạc. Toàn nhờ công dụng của thiện pháp cả.
2) Giải thích tên của thiện pháp
Thiện pháp là gì? Nghĩa là thân của nhơn thiên, đạo bồ-đề của Thanh văn, đạo bồ-đề của Độc giác và Vô thượng bồ-đề đều y pháp ấy làm căn bản và thành tựu. Cho nên, gọi là thiện pháp.
Vì sao gọi là thiện pháp? Là vì thân của nhơn đạo, thân của chư thiên, năm phần pháp thân của Thanh văn tiểu thừa (giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến), pháp thân bồ-đề của hàng trung thừa độc giác và pháp thân vô thượng bồ-đề của đại thừa. Tất cả quả báo tốt đẹp an vui của thế gian hay xuất thế gian được hiển hiện đều do mười pháp này làm căn bản, Cho nên, gọi là thiện pháp.
3) Tướng của mười điều thiện
Thiện pháp đây tức là mười nghiệp đạo thiện. Những gì là mười? Xa lìa: sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lam, sân nhuế và chấp si kiến.

Căn bản thiện pháp của thế gian và xuất thế gian tức là mười nghiệp đạo thiện. Mười nghiệp đạo thiện này chính ở nơi thân mình, không phải cầu đâu xa. Do con đường lớn quang minh chính đại của mười nghiệp thiện này mà đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian. Từ sự giết hại sinh linh cho đến chấp kiến là mười ác nghiệp; sở dĩ nói thiện, là căn cứ ở chỗ xa lìa. Xa lìa được ác nghiệp không phải dễ dàng. Nếu thời gian này xa lìa được sự giết hại mà về sau lại giết hại, hoặc đời này cố gắng giữ được giới sát sanh mà đời sau không giữ được thì cũng chưa gọi là hoàn toàn xa lìa. Phải làm thế nào cho lòng của mình luôn luôn tự đời này qua đời khác, cho đến tận vị lai kiếp không còn móng ác nghiệp giết hại sanh linh nữa, mới được bảo là hằng “xa lìa”.
Thứ nhất là sát sanh:
Thế nào gọi là sát sanh? Nghĩa là dứt ngang mạng sống của kẻ khác, hoặc loài khác. Tự thân mình cầm khí giới, hoặc miệng mình sai bảo hay thấy sự giết hại mà ý mình sanh hoan hỷ, đều là nghiệp sát sanh cả. Mười ác nghiệp này, căn cứ vào nội tâm, ngoại cảnh và thời gian mà phân biệt nặng nhẹ khác nhau. Nay đem một nghiệp sát sanh làm thí dụ. Ở nội tâm chia làm ba thứ: Một là vì tâm sân hận, biết trái luật mà vẫn cố ý giết hại là tội nặng nhất. Hai là tuy có hận kích động, nhưng nội tâm không rõ ràng hoặc trong tâm tuy rõ ràng mà không sân hận là bực trung. Ba là không sân hận, không hiểu biết, giết lầm là nhẹ. Đối với ngoại cảnh cũng có ba bậc tội nặng nhẹ không đồng.
Như phá hủy thân Phật, giết hại các bậc thánh nhân, a-la-hán, giết hại cha mẹ và các người ân nhân là tội nặng nhất. Giết các người ngang hàng là bậc trung. Giết hại các loài chúng sanh khác là tội nhẹ. Lại đối với trong thời gian móng tâm giết hại cũng có tội nặng nhẹ ba bực không đồng. Như trước khi chưa giết hại mà có ý ưa vui giết hại, đến khi đương giết và sau khi giết rồi, vui vẻ không có lòng hối hận là nặng nhất. Nếu trước khi chưa giết không móng ý gì, hoặc giết rồi sanh lòng hối hận là bậc trung. Còn không có lòng sân hận mà giết lầm và sau khi giết rồi, sanh lòng hối hận là tội nhẹ.
Muốn tránh xa nghiệp sát sanh cần phải y theo ba món giới, định, huệ thứ lớp tu tập. Trước nương theo giới mà ly nghiệp sát sanh thô trọng, ở nơi thân không hành động giết hại. Thứ hai, tu tập thiền định, làm cho tâm không móng lên giết hại; nhưng cũng còn chưa dứt hẳn, Lại còn cần tu tập theo định huệ, dứt sạch chủng tử thói quen từ vô thỉ đến nay. Bao giờ chứng đến quả Phật mới hoàn toàn dứt hẳn, mà thân tâm được thanh tịnh. Xưa đức Phật còn tại thế, cùng ngài Xá-lợi-phất đứng xem một đàn chim. Bầy chim thấy Phật thì không sợ hãi mà thấy ngài Xá-lợi-phất thì cuống cuồng. Ngài Xá-lợi-phất hỏi Phật vì lẽ gì? Phật dạy: “Ngươi dù đã chứng đến a-la-hán, tuy không còn tâm sát hại nhưng vì thói quen chủng tử sát hại từ vô thỉ chưa dứt hẳn, Cho nên, loài chim lại gần sanh lòng sợ hãi.”
Thứ hai là trộm cắp:
Lấy sức mạnh cướp bóc của người, hoặc trộm lén lấy của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người, cho đến vô công ngồi hưởng, đều thuộc về trộm cắp cả. Nghiệp trộm cắp, tội nặng nhẹ cũng như nghiệp sát sanh trên kia. Tám nghiệp dưới đây cũng thế, căn cứ vào lý mà phân phán nặng nhẹ.
Thứ ba là tà dâm:
tà dâm tức là chỉ cho sự dâm dục; thế gian vợ chồng chính thức gọi là chánh hạnh, ngoài ra gọi là tà. Đó là nói về thô cạn. Nói hơn thì tất cả chúng sanh ở trong dục giới đều vì dâm dục mà có tánh mạng, Cho nên, đối với cảnh ngũ dục mà sanh lòng say đắm đều thuộc tà hạnh cả; tu hành thoát ly dục giới mới hàng phục được dâm dục. Bao giờ chứng quả a-la-hán mới là cứu cánh ly dục.
Ba nghiệp trên này thuộc về thân.
Thứ tư là vọng ngữ:
Tức là nói lời dối trá, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, cho đến có nói không, phải nói quấy v.v… dối trá không thật. Ở trong Phật pháp rất kỵ là đại vọng ngữ nghĩa là tu hành chưa được mà tự xưng đã được, chưa chứng mà tự gọi đã chứng. Nếu vi phạm đại vọng ngữ này, quyết định sa về đường ma, đọa lạc tam đồ ác đạo, rất là nguy hiểm.
Bồ tát tu hạnh lợi tha gặp trường hợp đặc biệt có thể phương tiện nói dối như trong kinh Bồ tát giới đã dạy rõ. Xa tánh vọng ngữ tức là phải tu chơn thật ngữ vậy.
Thứ năm là hai lưỡi:
Tức là nói lời chia rẽ phản gián, đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này, xui dục bà con bất hòa, thân tình thù oán; xưa nay các nhà đi thuyết khách phần nhiều thuộc về loại này cả. Sự tai hại không phải là nhỏ. Xa tánh hai lưỡi tức là tu “nói lời hòa hiệp”.
Thứ sáu là ác khẩu:
Tức là nói lời thô ác, mắng chửi nộp rủa v.v…do chửi mắng mà đi đến đánh đập giết hại; nhỏ từ cá nhân, rộng đến gia đình xã hội, cho đến quốc tế chiến tranh. Sự tai hại cũng không phải nhỏ. Xa lìa lời nói thô ác tức là được sự “nhu hòa”.
Thứ bảy là ỷ ngữ:
Tức là nói lời vô nghĩa lý, nghĩa là trau chuốt thêu dệt lời nói cho đẹp đẽ, khiến tăng hành vi tội lỗi, nói không chơn thật, không đúng lẽ phải, mà nghe rất êm tai; khiến cho người nghe không còn giữ được tâm trí, mất hẳn nhơn luân, rất dễ dẫn dắt người ta đi đến hầm tội lỗi. Xa lánh ỷ ngữ tức là nói lời đúng nghĩa lý.
Bốn nghiệp trên đây thuộc về lời nói “ngữ nghiệp”. Thông thường bảo là khẩu nghiệp, nhưng khẩu nghiệp không hết nghĩa vì rằng miệng chỉ là một khí cụ của lời nói mà thôi, Cho nên, phải nói ngữ nghiệp mới hết ý.
Thứ tám là tham lam:
“Dục” tức là những cảnh dục lạc trong thế gian. Đối cảnh sanh lòng tham, cho nên, gọi là tham lam. Tham lam là nhơn cốt yếu của đường sống chết, Cho nên, cần phải đoạn tuyệt; nhưng lòng tham lam không phải hoàn toàn xấu xa tội lỗi, nếu đối với thiện pháp mà sanh lòng tham muốn làm theo cho đến kỳ cùng thì lại là phước đức đáng quý.
Thứ chín là sân hận:
Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Kinh dạy: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai, nghĩa là tâm sân khởi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở. Tuy vậy, nghiệp sân này chỉ ở cõi dục giới. Nếu tu tập Thiền định và bốn Vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì sẽ tiêu tan. Nên cõi sắc và vô sắc giới không còn sân hận.
Thứ mười là chấp si kiến:
Thông thường gọi là ngu si. Nhưng chữ ngu si nó không hết nghĩa. Vì rằng ngu si là không hiểu lý lẽ. Còn đây là hiểu biết không hợp chân lý, không đúng với lẽ phải của Trung đạo, thiên kiến một bên, mà cố chấp cho là phải, Cho nên, nói là chấp si kiến mới hết nghĩa. Như chấp đoạn diệt hay chấp thường còn, thành điên đảo chấp kiến không hợp với chơn lý trung đạo, nhưng vẫn ở trong phạm vi của ngu si. Nay muốn xa lìa sự nhận thức sai lầm của phạm vi ngu si chấp kiến, cần phải tu thiền định, nhờ đó mà phát sanh trí huệ, tăng trưởng chánh kiến đi đến quả thiện pháp viên mãn.
Ba nghiệp trên đây thuộc về ý nghiệp.
CHƯƠNG III:
CÔNG ĐỨC CỦA THẬP THIỆN:
1) Công đức xa lìa sự sát sanh:
Long vương! Nếu xa lìa sát sanh thời được thành tựu mười pháp không còn bức não. Những gì là mười? 1. Đối với các chúng sanh cùng khắp bố thí đức vô úy, 2. Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sanh, 3. Dứt sạch tất cả tập khí (thói quen) giận hờn, 4. Thân thường không bịnh, 5. Sống mạnh lâu dài, 6. Thường được phi nhơn [quỷ thần] ủng hộ, 7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui, 8. Diệt trừ oan kết, oán thù tự giải, 9. Không sợ sa đường dữ, 10. Khi chết sanh lên cõi trời. Ấy là mười công đức. Nếu hồi hướng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau khi thành Phật, được quả Phật thì tùy tâm tự tại sống lâu.
Muốn cứu cánh được mười nghiệp thiện, cần phải lìa hẳn mười nghiệp ác. Lìa được một nghiệp ác tức là trừ bỏ được bao nhiêu phiền não, lại được thành tựu bao nhiêu công đức. Như xa lìa nghiệp sát sanh tức là trừ bỏ các pháp hung ác, được đến cảnh giới an vui cõi người và cõi trời, thường sanh khởi lòng đại từ, dứt trừ được lòng sân hận, làm cho tất cả chúng sanh trông thấy không sanh lòng sợ hãi: chính là thành tựu được đức bố thí đại vô úy.
Như thế, sanh tiền đây sẽ được vô bịnh, trường thọ, đêm ngày an vui, lại được hàng phi nhơn thiên long, quỷ thần thường ủng hộ; khi chết không sợ hãi đọa lạc vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh các đường dữ; xa lìa được nghiệp sát sanh tức là tu hạnh vô úy, lại được sanh về các cõi trời. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật, tức là được quả Phật sống lâu, tùy tâm tự tại. Nói đến chơn thân của Phật thì bình đẳng như hư không, cùng khắp cả pháp giới, thọ mạng vô cùng vô tận; đây là nói ứng thân ở đời hoặc dài hoặc ngắn bất định, theo cơ cảm của chúng sanh mà ở đời hay nhập diệt, đều tùy tâm tự tại, chứ không bị hoàn cảnh nghiệp lực bắt buộc, như đức Phật A-di-đà, Tàu dịch là Vô lượng thọ đều do dứt sạch nghiệp sát sanh mà cảm được vậy.
2) Công đức xa lìa trộm cắp:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được mười pháp bảo tín. Mười pháp ấy là gì? 1. Giàu có của cải, vua, giặc, nước, lửa và con hư không phá diệt; 2. Nhiều người thương mến; 3. Người không dối gạt; 4. Mười phương khen ngợi; 5. Không lo tổn hại; 6. Tiếng tốt đồn khắp; 7. Ở giữa đại chúng không sợ hãi; 8. Của cải tánh mạng hình sắc sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu; 9. Thường sẵn lòng bố thí; 10. Mạng chung sanh lên trời. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác sau thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.
Của cải ở đời có năm việc làm tiêu tan nghèo khổ: vua dữ, giặc cướp, thủy tai, lửa cháy và con phá của (gọi là con bại gia). Nếu xa lánh nghiệp trộm cắp tức là thường được quả báo tốt: của cải giàu có, không bị năm việc trên phá hại, lại được tiếng tốt đồn khắp, biện tài (tài hùng biện) vô ngại, được mọi người thương mến khen ngợi, không bị ai dối lừa, khi chết được sanh lên cõi trời. Nếu phát tâm đem công đức ấy hướng về quả Phật, sau thành Phật thì được chứng trí huệ thanh tịnh đại bồ-đề.
3) Công đức xa lìa dâm dục (tà dục)
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa dâm dục thời được bốn pháp kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn? 1. Pháp căn điều thuận; 2. Xa lìa rộn ràng; 3. Được đời khen ngợi; 4. Vợ không ai xâm phạm. Ấy là bốn công đức về chánh hạnh. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật, được Phật trượng phu ẩn mật tàng tướng.
Pháp căn chỉ cho sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Điều thuận là yên lặng hòa thuận. Rộn ràng là không yên tĩnh. Nếu tu hành xa tránh được tà hạnh (dâm dục) là được thân tâm thanh tịnh, vợ chồng trinh bạch, không bị người ngoài xâm phạm. Nếu hồi hướng về quả Phật, tương lai thành Phật được tướng Phật ẩn mật đại trượng phu (một trong 32 tướng tốt của Phật tức là tướng mã âm tàng).
4) Công đức xa lìa nghiệp vọng ngữ
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa vọng ngữ thời được tám pháp trời khen ngợi. Những gì là tám? 1. Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa ưu bát; 2. Được người đời tín phục; 3. Mở lời thành chứng, nhơn thiên kính mến; 4. Thường đem lời êm dịu an ủi chúng sanh; 5. Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh; 6. Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ; 7. Mở lời tôn trọng, nhân thiên phụng hành; 8. Trí huệ thù thắng không ai chế phục. Ấy là tám công đức về hạnh không vọng ngữ. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được chơn thật ngữ của Như Lai.
Hoa ưu bát tức là hoa sen xanh hương vị thanh tao. Nếu xa lìa được lời dối trá không thật, thời được quả báo trong miệng thường thơm mùi hoa sen xanh, lời nói chắc thật không sai lầm. Ai nghe cũng khởi lòng tin; lại hay đem lời dịu ngọt an ủi, chúng sanh đều tôn trọng làm theo, được cõi người, cõi trời kính mến, trí huệ thường sáng suốt, không ai biện luận hơn. Nếu đem công đức ấy hồi hướng Phật quả, sau thành Phật sẽ được quả Như Lai chơn thiệt ngữ.
5) Công đức xa lìa nghiệp hai lưỡi.
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi thì được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm? – 1. Được thân bất hoại, không ai hại được; 2. Được bà con bất hoại, không ai phá hại; 3. Được lòng tin bất hoại, thuận theo bổn nghiệp; 4. Được pháp bất hoại, chỗ tu kiên cố; 5. Được thiện trí thức bất hoại không dối lừa nhau. Năm công đức này nếu hồi hướng về đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được quyến thuộc chơn chánh.
Hai lưỡi rất dễ phá hoại làm hư hỏng công việc của người khác; nếu ai tu hành giữ gìn không phạm nghiệp hai lưỡi, không nói lời chia rẽ, thì được quả tốt: tự thân, bà con, lòng tin, pháp tu hành, thiện trí thức, năm món công đức ấy không ai phá hoại được. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Phật Vô thượng bồ-đề tương lai thành Phật được các hàng Bồ tát làm quyến thuộc.
6) Công đức xa lìa nghiệp ác khẩu
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ác khẩu thời được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? – 1. Lời nói không trái pháp độ; 2. Lời nói có lợi ích; 3. Lời nói quyết lý; 4. Lời nói đẹp đẽ; 5. Lời nói thừa lãnh được; 6. Lời nói được tin dùng; 7. Lời nói không thể chê; 8. Lời nói được ưa thích. Nếu hồi hướng đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật đầy đủ phạm âm thanh tướng của Như Lai.
Nếu xa lìa lời nói thô ác, tức thời thành tựu tám món tịnh nghiệp: lời nói không trái pháp độ; khi nào cũng nói lời có lợi ích, không nói thì thôi, nếu nói thời hợp lý; lời nói nghe rất đẹp đẽ; nói lời gì cũng được người lãnh thọ. Lời nói ai cũng tín dụng. Lời nói không bị chê bai. Nói ra người đều ưa thích vui vẻ. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật được đầy đủ phạm âm thanh tướng, một trong 32 tướng tốt của Phật. (Phạm âm nghĩa là tiếng nói trong dịu lanh lảnh).
7) Công đức lìa ỷ ngữ (nói thêu dệt).
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa ỷ ngữ thì thành tựu ba món quyết định. Những gì là ba? – 1. Được người trí yêu mến; 2. Dùng trí như thật đáp các người hỏi; 3. Ở nhơn thiên oai đức tối thắng, không hư vọng. Nếu hồi hướng vô thượng chánh đẳng chánh giác, sau thành Phật được Như lai thọ ký, chẳng có luống dối.
Nếu xa lìa sự trau chuốt lời nói, câu văn, thêu dệt xảo trá, thời được ba món công đức quyết định: 1. Được người trí thức yêu mến.Vì ỷ ngữ là nói lời thêu dệt vô nghĩa lý, chỉ có thể lừa dối người ngu si chứ người trí nghe lừa phải nhàm chán; Nay xa lìa nghiệp ỷ ngữ, cố nhiên được người trí thức yêu mến. 2. Hay đem trí như thật mà đáp các người học hỏi. Lời đáp phải như sự thật, mới giải được sự ngờ vực. 3. Quyết định ở cõi nhơn thiên nào oai đức cũng thù thắng hơn người, không có hư vọng. Nghĩa là nói đúng với sự thật tức là đại hùng biện hơn hết.
Mở lời nói muốn tránh nghiệp ỷ ngữ bao giờ cũng căn cứ vào chân lý, thành thật mà nói; nên ai nghe đến cũng phải cảm phục oai đức. Nếu đem công đức ấy hồi hướng về cõi Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật thì được công đức Như Lai thọ ký, đều đúng như lời không giả dối. Thọ ký là một công đức của Phật, thường đối với hàng đệ tử dạy những lời thọ ký như: bao giờ sẽ thành Phật hoặc bao giờ phải đọa địa ngục và những sự cát hung họa phước v.v.. đều đúng như lời nói, không sai lầm. Đó là do chỗ hiểu biết đúng sự thật, như sự thật ấy mà nói ra. Chẳng luống dối, nghĩa là không phải nói suông.
8) Công đức xa lìa tham lam:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa tham lam thời được năm món tự tại. Những gì là năm? – 1. Ba nghiệp tự tại các căn cụ túc; 2. Của cải tự tại, oán tặc không cướp hại; 3. Phước đức tự tại, toại lòng yêu muốn vật dụng đầy đủ; 4. Vương vị tự tại, đồ vật quý lạ đều được phụng hiến; 5. Những vật được thù thắng gấp trăm lòng mong cầu, vì ngày xưa không bỏn xẻn ganh ghét. Nếu hồi hướng Vô thượng bồ-đề, sau thành Phật, tam giới đặc biệt tôn trọng, thảy đều kính nhường.
Nếu xa lìa nghiệp tham lam thời được các món tự tại. Chữ tự tại nghĩa là tự do tùy tâm mình. Ba nghiệp chỉ cho thân, khẩu, ý. Các căn tức là sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đây là của cải ở trong thân; còn bao nhiêu của quý vật lạ là của cải ở ngoài thân. Của ở trong thân, của ở ngoài thân, đều được đầy đủ, tùy tâm tự do mà thọ dụng, không có sức gì chiếm đoạt được; muốn mong cầu vật gì, khi thời được gấp mười gấp trăm quá chỗ hy vọng. Nếu đem công đức ấy mà hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề thì tương lai thành Phật, tức là được ba cõi đặc biệt tôn trọng, tất cả đều cúng dường. (Ba cõi là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc).
9) công đức xa lìa sân nhuế (sân hận):
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa sân nhuế thời được tám món tâm pháp hỷ duyệt. Những gì là tám? – 1. Không lòng tổn não; 2. Không còn sân hận; 3. Không lòng gây kiện; 4. Lòng nhu hòa ngay thật; 5. Được từ tâm của bậc thánh giả; 6. Sẵn lòng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh; 7. Thân tướng đẹp đẽ, chúng đều tôn kính; 8. Do sự hòa nhẫn, mau sanh về cõi Phạm thiên, vô thượng bồ-đề, thành Phật, được tâm vô ngại của Phật, người trông thấy không chán.
Nếu xa lìa lòng sân hận, thì hưởng được các thứ công đức vui vẻ, trong lòng luôn luôn nhu hòa hiền từ, không còn có lòng sân hận, gây tụng và tổn hại ai; lại thường sẵn lòng giúp ích an vui cho tất cả chúng sanh. Sanh ra thì thân tướng đẹp đẽ, được mọi người cung kính. (Khi lòng sân hận nổi lên, mặt đỏ người run hiện ra tướng hung tợn, tức là thân tướng không trang nghiêm; nhơn đã như vậy thì quả phải xấu xa, đó là luật nhất định của báo ứng vậy).
Cõi trời Phạm thiên là cõi của những người đã hết nghiệp sân hận và các vị thánh nhân đã được chứng thiền định, công đức hồi hướng về quả Phật tương lai thành Phật, liền được tâm Phật không gì chướng ngại, ai trông thấy cũng hâm mộ mà không chán.
10) Công đức xa lìa nghiệp chấp si kiến:
Lại nữa Long vương! Nếu xa lìa nghiệp chấp si kiến thì được thành tựu mười pháp công đức. Những gì là mười? – 1. Được ý vui chơn thiện, bầu bạn chơn thiện; 2. Thâm tín nhơn quả, thà bỏ thân mạng trọn chẳng làm ác; 4. Trực tâm chánh kiến 5. Xa hẳn tất cả ngờ vực cát hung; 5. Thường sanh nhân thiện, không sa vào đường dữ; 6. Vô lượng phước báu lần lữa thêm nhiều; 7. Xa hẳn đường tà, tu hành đạo chánh; 8. Chẳng khởi thân kiến, bỏ các ác nghiệp; 9. Kiến giải vô ngại; 10. Chẳng bị các tai nạn. Ấy là mười. Nếu hồi hướng quả Vô thượng bồ-đề sau thành Phật, mau chóng tất cả Phật pháp, thành tựu thần thông tự tại.
Nếu lìa hẳn ngu si chấp kiến, thời được các món chơn thiện công đức: tâm ý vui vẻ, chơn chánh hiền từ, bầu bạn cũng chơn chánh hiền từ; hiểu rõ nhơn quả, không còn ngờ vực, tín tâm bền chắc, thà chết không làm các điều dữ; thường quy y Phật pháp tăng; đời đời kiếp kiếp được sanh về cõi trời, cõi người, không bao giờ khởi niệm chấp kiến, không mắc các tai nạn, phước đức trí huệ ngày một tăng trưởng, tu hành chơn chánh không lạc, không khởi kiến chấp về thân (tức chấp thân của ta và vật sở hữu của ta). Không vì thân mà gây ác nghiệp, không vì một kiến chấp gì mà làm chướng ngại chỗ hiểu biết chơn lý. Nếu lại phát lòng sâu xa rộng lớn, đem công đức ấy hồi hướng về quả Phật vô thượng bồ-đề, tương lai thành Phật chứng được tất cả các pháp thần thông tự tại của chư Phật.
CHƯƠNG IV
THẮNG HẠNH CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP
A. LỤC ĐỘ
I) BỐ THÍ ĐỘ
Bấy giờ đức Thế Tôn lại bảo Long vương rằng: Nếu có Bồ tát y thiện nghiệp ấy, trong khi tu đạo, lìa nghiệp giết hại mà hành bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, trường thọ không yểu, chẳng bị tất cả oan giặc làm hại. Lìa nghiệp chẳng cho mà lấy, thực hành bố thí thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, không ai sánh kịp, đều hay nhóm họp kho báu Phật pháp. Lìa lỗi tà hạnh mà bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt; trong nhà trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai đem lòng dục mà xâm phạm.
Lìa lời nói dối mà làm bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt, khỏi các hủy báng, thâu giữ chánh pháp, như lời thệ nguyện, chỗ làm thỏa mãn. Lìa lời nói chia rẽ (hai lưỡi) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, đồng vui một chí, thường không trái chống. Lìa lời nói thô dữ mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, tất cả chúng hội hoan hỷ quy y, nói ra đều tín thọ, không ai trái nghịch. Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, nói chẳng uổng lời, người đều kính chịu, hay dùng phương tiện, khéo dứt các ngờ vực. Lìa lòng tham cầu mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt có được vật gì đều đem ban cấp, tín giải kiên cố, đủ oai lực lớn.
Bỏ lòng giận hờn mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, mau tự thành tựu, tâm trí vô ngại, các căn tốt đẹp, người thấy kính ưa. Xa lìa lòng chấp mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh pháp, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, thường chẳng quên mất lòng đại bồ-đề. Ấy là bậc đại sĩ trong khi tu bồ-tát đạo, làm mười nghiệp lành, dùng bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.
Bố thí để diệt trừ lòng tham lam, sẽ được hưởng quả báo giàu có, của cải không còn nghèo thiếu; nhưng nếu lòng bố thí không thanh tịnh, hoặc hành vi ác chưa dứt sạch hẳn, thì tuy có nhiều của báu cũng không hưởng thọ được lâu dài và tự tại. Nếu phát tâm bồ-tát y theo mười nghiệp thiện mà tu hành bố thí, thì hình dung đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, bà con hòa thuận, có nhiều của báu không ai sánh kịp; mà cũng không có người nào dám đem lực lượng gì để chiếm đoạt; ta lại được mọi người kính mến quy thuận ủng hộ: đó là nhờ công đức tu hành thập thiện mà bố thí, mới được viên mãn trang nghiêm, lợi ích rất lớn vậy. Trái lại như vì lòng sân hận khinh khi nhau, hoặc vì mua danh mà làm việc bố thí, hoặc vì ngu si chấp kiến sai lầm, người đáng cho thì không cho, người không đáng cho lại cho, hoặc thiên vị cho người này không cho người khác, như thế gọi là điên đảo sai lầm làm việc bố thí, không thể nào viên mãn được. Dù có quả báo tốt, về sau cũng không cứu cánh.
2) LƯỢC NÓI VỀ NĂM ĐỘ:
Như vậy, Long vương! Tóm lại mà nói, từ mười thiện đạo: Dùng trì giới trang nghiêm hay sanh tất cả nghĩa lợi của Phật pháp, đầy đủ nguyện lớn. Dùng nhẫn nhục trang nghiêm, được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Dùng tinh tấn trang nghiêm hay phá ma oán, vào pháp tạng Phật. Dùng thiền định trang nghiêm hay sanh niệm, huệ, tàm, quý, khinh an. Dùng trí huệ trang nghiêm hay dứt tất cả phân biệt vọng kiến.
Phật pháp nghĩa lợi là sự lợi ích cứu cánh thiết thực. Trong Phật pháp, có sự lợi ích chỉ ở hiện tại, có sự lợi ích chỉ ở tương lai, và có sự lợi ích cứu cánh, khác nhau. Bồ tát tu hành lục độ, tức là được tất cả nghĩa lợi, nhưng nếu dùng thập thiện nghiệp đạo làm căn bản, thời nghĩa lợi mới hoàn toàn viên mãn. (nghĩa là tu thập thiện mà trì giới, nhẫn nhục v.v… thì trì giới, nhẫn nhục mới trang nghiêm hoàn toàn cứu cánh).
B. CÁC HẠNH KHÁC:
1) TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:
Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sanh không khởi não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh, thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, lòng không ganh ghét. Lòng xả trang nghiêm, đối cảnh thuận nghịch, lòng không thương giận.
Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn đức vô lượng tâm của chư Phật, Bồ tát. Từ là cho vui, Bi là cứu khổ, Hỷ là đối với tất cả những công đức lợi ích an vui của kẻ khác, sẵn lòng hoan hỷ tán trợ, Xả là oán thân bình đẳng, không khởi phân biệt, một lòng thản nhiên không còn trú trước; như kinh Kim cang dạy: “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm” (nên sanh lòng không chỗ trú trước). Suy rộng bốn tâm ấy ra cùng khắp vô lượng Cho nên, gọi là tứ vô lượng tâm. Căn cứ vào mười thiện nghiệp đạo mà tu hành khiến cho bốn tâm ấy được viên mãn trang nghiêm thì hưởng phước đức vô lượng.
2) BỐN NHIẾP PHÁP
Bốn nhiếp pháp trang nghiêm thường siêng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.
Nhiếp pháp nghĩa là dùng bốn pháp bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành mà thâu nhiếp hóa độ chúng sanh. Bồ tát tùy mỗi loài hiện thân đem bốn pháp ấy mà thâu nhiếp, làm cho mọi loài, mọi người đều được lãnh thọ chánh pháp, đều hiểu sự lợi ích. Căn cứ mười thiện nghiệp mà hành tứ nhiếp pháp ấy thì mới được hoàn toàn cứu cánh.
3) BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ
Niệm xứ trang nghiêm khéo tu tập bốn quán niệm xứ. Chánh cần trang nghiêm hay dứt trừ tất cả các pháp bất thiện, thành tất cả pháp thiện. Thần túc trang nghiêm thường khiến thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Năm căn trang nghiêm, thâm tín, kiên cố, siêng năng không biếng nhác, thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa, dứt các phiền não. Năm lực trang nghiêm, các oán đều diệt, không gì phá hoại. Giác chi trang nghiêm, thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Chánh đạo trang nghiêm được trí huệ chánh, thường hiện ở trước. Chỉ trang nghiêm dứt sạch tất cả kiết sử. Quán trang nghiêm, như thật biết tự tánh các pháp. Phương tiện trang nghiêm, chóng được thành tựu, đầy vui vô biên.
Đây là 37 phần bồ-đề, cũng gọi là 37 trợ đạo phẩm.
Niệm xứ tức là bốn quán niệm xứ (bốn chỗ thường quán sát nhớ nghĩ) cũng gọi là bốn niệm trú (người tu hành y cứ bốn quán niệm này mà an trú): 1. quán thân bất tịnh. 2. quán hưởng thọ là khổ. 3. quán tâm vô thường. 4. quán tất cả các pháp vô ngã.
Chánh cần tức là tứ chánh cần (bốn món siêng năng chơn chánh) lại có tên là tứ chánh đoạn: 1. những điều ác đã sanh phải kíp trừ bỏ. 2. những điều ác chưa sanh cần phải không cho sanh. 3. những điều thiện chưa sanh cần phải chóng sanh. 4. những điều thiện đã sanh phải làm cho tăng trưởng. Dứt sạch biếng nhác, Cho nên, gọi là chánh đoạn.
Thần túc tức là bốn món thần túc (thần thông) cũng có tên là bốn món như ý túc (thần thông như ý): 1. niệm (nhớ nghĩ). 2. dục (ưa muốn). 3. tấn (tinh tấn). 4. huệ (trí huệ). Chứng được bốn món thần túc này tức là được chỗ nguyện như ý, lại hay phát khởi các pháp thần thông, Cho nên, gọi là thần túc.
Năm căn: 1. tín (lòng tin). 2. tấn (siêng năng). 3. niệm (nhớ nghĩ). 4. định (thiền định). 5. huệ (trí huệ). Năm lực: tức là năm căn trên, nhờ rèn luyện làm cho có khí lực, nên gọi là năm lực. “Năm căn” là nói về căn cứ tu hành; “Năm lực” là nói về lực lượng tu hành đối trị.
Giác chi tức là bảy món giác ngộ: 1. trạch pháp (lựa chọn các pháp chơn ngụy). 2. tinh tấn (siêng năng). 3. hỷ (vui mừng). 4. khinh an (nhẹ nhàng). 5. niệm (nhớ nghĩ). 6. định (thiền định). 7. hành xả (lòng tu hành bình đẳng không vướng mắc)
Chánh đạo tức là tám đường chơn chánh, cũng gọi là tám đường thánh: 1. chánh kiến (kiến giác chơn chánh). 2. chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh). 3. chánh ngữ (nói phô chơn chánh). 4. chánh nghiệp (hành vi chơn chánh). 5. chánh mạng (sanh hoạt chơn chánh). 6. chánh tinh tấn (siêng năng việc chơn chánh). 7. chánh niệm (nhớ nghĩ chơn chánh). 8. chánh định (thiền định chơn chánh). Tu theo tám pháp này thì tránh lầm lạc, Cho nên, gọi là CHÁNH. Nhờ vậy mà đi đến cảnh giới niết-bàn, Cho nên, gọi là ĐẠO. Tổng cộng là ba mươi bảy phẩm, nếu Bồ tát dùng thập thiện nghiệp làm căn bản, mà tu theo các pháp này thì mau chứng được tất cả các công đức, viên mãn quả an vui vĩnh viễn.
C. NÓI RỘNG THÊM
Long vương nên biết, mười nghiệp thiện này, hay làm cho thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Vậy nên các người phải siêng tu học.
Thập lực, Tứ vô sở úy và Mười tám pháp bất cộng là những pháp đặc biệt chỉ quả vị Phật mới có mà thôi. Đoạn này nói rộng ra đều căn cứ vào thập thiện nghiệp mà tất cả các hạnh thù thắng cho đến quả vị Phật đều được trang nghiêm viên mãn, và khuyên tất cả phải siêng năng tu học.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN – SỰ THÙ THẮNG
CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Long vương! Ví như tất cả thành ấp, xóm, làng đều y đại địa mà được an trú, tất cả trăm hoa cây cỏ bụi rừng, cũng nương đại địa ấy mà được sanh trưởng; Thập thiện nghiệp đạo lại cũng như thế, tất cả nhơn thiên y vào đó mà an lập, tất cả Thanh văn, Độc giác bồ-đề, các Hạnh bồ-tát, tất cả Phật pháp đều chưng y vào đại địa Thập thiện này mà được thành tựu.
Đây là nói rõ công đức thù thắng của thập thiện nghiệp đạo làm căn bản cho tất cả thiện pháp, không thể nào một giây lát mà rời được, Cho nên, dùng đại địa làm ví dụ. Nếu rời thập thiện mà muốn tu hành chứng quả, cũng như dựng lâu đài hoặc trồng cây cỏ ở giữa hư không, muốn thành tựu kết quả không sao có được.
ĐOẠN III: LƯU THÔNG
Phật dạy kinh này rồi, Ta-kiệt-la Long vương và toàn thể đại chúng, tất cả thế gian, thiên, nhơn, a-tu-la thảy đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành.
Đoạn này của người kiết tập chép lại. Ta-kiệt-la Long vương là người chủ duyên khởi kinh này. A-tu-la Tàu dịch là “phi thiên” (không phải trời nghĩa là giống như trời mà không phải trời). Câu “đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” theo lời Phật dạy, tất cả các kinh phải kết thành như thế. Tiêu biểu pháp Phật dạy không phải như lời lý luận của phàm phu, nói rồi là rồi, mà cần phải vâng theo lời nói ấy thiết thực tu hành. Nhưng người nghe pháp cần phải phát lòng hoan hỷ mới sanh lòng tín, có lòng tín mới hay lãnh thọ, có ý lãnh thọ mới hay vâng theo pháp mà thật hành. Cho nên, câu “hoan hỷ tín, thọ, phụng hành” ta cần phải chú ý.
Dia Nguc Du Lam Ky:



Luan Hoi Du Lam Ky:

Nhan Gian Du Lam Ky:

Download Sach Thien Duong Du Ky:
https://app.box.com/s/x0lvlevmp3hpwnx32l5bse3n19wkr6kj
Download Sach Luan Hoi Du Ky
http://bit.ly/luanhoiduky
Download Sach Tay Phuong Du Ky
http://bit.ly/tayphuongduky
Download Sach Nhan Gian Du Ky
http://bit.ly/nhangianduky
Download Sach Dia Nguc Du Ky
http://bit.ly/diangucduky
Thien Duong Du Ky (sach _book):

Click to access thiendangduky.pdf

Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe number 7
Brown Rice As a Way of Life:
Share this freely
It consists basically of the following grains:
rice (preferably integral or brown rice),
wheat,
buckwheat,
millet,
oats,
barley.
Cooking the rice:
1 cup rice,
2½ cups cool water,
Sea salt to taste,
Bring to a boil, skim the froth, then add the salt. Cover and simmer for about 1½ hours.
Sesame seasalt:
Lightly roasted sesame seeds, crushed and then mixed with sea salt in a 4:1 ratio. Should be stored in a dry place.
————-
BOILED BROWN RICE, SHORT OR LONG GRAIN
Yield: 6 cups for short rice, 6½ cups for long rice
2 cups brown rice
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Procedure – Wash and drain brown rice. Soak 4 to 8 hours. Add sea salt after soaking. Cover. Bring to a boil. Simmer over low heat for 1 hour, using a heat diffuser if needed.
COOKED BROWN RICE
Yield: 6 cups for short rice; 6½ cups for long rice
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BROWN RICE, SHORT OR LONG GRAIN
Yield: 6 cups for short rice, 6½ cups for long rice
2 cups brown rice
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
COOKED BROWN RICE
Yield: 6 cups for short rice; 6½ cups for long rice
4-6 quart cooker, double the amounts.
2 cups short or long grain brown rice
2.5 to 3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BUCK WHEAT – Yield: 7 cups
2 cups buckwheat
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
MILLET – Yield: 4 cups
1 cup millet
3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
ROASTED NUTS AND SEEDS
almonds, 12 minutes
pumpkin seeds, 7 minutes
sunflower seeds 10 minutes
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
TAHINI SAUCE – Yield: ½ to ¾ cup
3 Tbsp tahini
1 Tbsp soy sauce
¼ cup water
2 medium scallions, thin rounds; optional, ½ cup
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BOILED NOODLES – Yield: 5 to 6 cups per 8 ounces of noodles
4 quarts of water for up to 16 ounces of noodles
¼ tsp sea salt for 4 quarts of water, for unsalted noodles
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
SOBA BROTH WITH TOFU – Yield: 5 cups
4-inch piece kombu
4 cups cold water
½ pound tofu, ½-inch cubes, 2 cups
4 medium scallions, thin diagonals, 1 cup
4 Tbsp soy sauce
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BAKED WINTER SQUASH – Yield: 7 cups
3 pounds winter squash, 1½-inch squares, 8 cups
⅛ tsp sea salt
water as needed
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
2 cups short or long grain brown rice
2.5 to 3 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
BUCK WHEAT – Yield: 7 cups
2 cups buckwheat
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Share this freely, thank you very much.
The Macrobiotics:
The macrobiotic diets consists of a whole grain or cereals, such as sourdough bread (brown rice, wheat flour, sea salt and buck wheat flour);
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Sesame Salt
Make it with white or black sesame seeds or do a confetti like mix.
Ingredients
MAKES ABOUT ¾ CUP
¾
cup white and or black sesame seeds
1
tsp. flaky sea salt
Preparation
A
Toast sesame seeds in a dry medium cooker over medium low heat, tossing often, until evenly deep yellow brown, about 5 minutes.
B
Add sea salt to sesame seeds and pulse until about half of the seeds are pulverized (some whole seeds), 6 to 8 pulses. (coarsely grind in a mortar and pestle)
C
Sesame salt can be made 1 week ahead. Store airtight at room temperature.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
1/2 cup raw sesame seeds.
2 teaspoons quality sea salt
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
Makes just under 3/4 cup.
NUTRITIONS:
Serving: 1 tea spoon | Calories: 13 kcal | Carbohydrates: 1 g | Protein: 1g | Fat: 1 g | Saturated Fat: 1 g | Sodium: 148 mg | Potassium: 12 mg | Fiber: 1 g | Sugar: 1 g | Calcium: 24 mg | Iron: 1 mg
———————
Ingredients
2 Table spoons sesame seeds
1/2 Table spoons sea salt
Preparation
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
RECIPE
READY IN: 7 minutes
YIELD: 2 cups
UNITS: US
INGREDIENTS
Nutrition
2
cups unhulled brown sesame seeds
3
tablespoons sea salt (the traditional ratio is 15 parts sesame seeds to 1 part sea salt, but you could use 12 to 1 or some)
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe
———————
YIELD Makes about 3/4 cup
INGREDIENTS:
3/4 cup white and or black sesame seeds
1 table spoons flaky sea salt
PREPARATION
Toast sesame seeds in a dry medium skillet over medium low heat, tossing often, until evenly deep golden brown, about 5 minutes.
Enjoy!
——————————–
“When you think everything is someone else’s fault, you will suffer a lot. When you realize that everything springs only from yourself, you will learn both peace and joy.” – Dalai Lama
“Change does not roll in on the wheels of inevitability, but comes through continuous struggle. And so we must straighten our backs and work for our freedom. A man can’t ride you unless your back is bent.” Martin L.King
“To keep the body in good health is a duty… otherwise we shall not be able to keep our mind strong and clear.” Buddha
“If you really want to know your mind, the body will always give you a truthful reflection, so look at the emotion, or rather feel it in your body. If there is an apparent conflict between them, the thought will be the lie, the emotion will be the truth.” Eckhart Tolle
“Whatever you fight, you strengthen, and what you resist, persists.”
Eckhart Tolle
“When you are discontent, you always want more, more, more. Your desire can never be satisfied. But when you practice contentment, you can say to yourself, ‘Oh yes – I already have everything that I really need.”
Dalai Lama
“We enjoy warmth because we have been cold. We appreciate light because we have seen darkness. By the same token, we can experience joy because we have known sadness.” D.Weatherford
“Make peace with your past, so it doesn`t spoil your present.”
“Life will give you whatever experience is most helpful for the evolution of your consciousness. How do you know this is the experience you need? Because this is the experience you are having at the moment.”
Eckhart Tolle
“When we least expect it, life sets us a challenge to test our courage and willingness to change; at such a moment, there is no point in pretending that nothing has happened or in saying that we are not yet ready. The challenge will not wait. Life does not look back. A week is more than enough time for us to decide whether or not to accept our destiny.”
Paolo Coelho
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe number 7
Share this freely, thank you very much.
————————
Gạo lứt muối mè:
Cách Làm Muối Mè đơn giản, ngon lành, là sự kết hợp giản dị mà vô cùng hấp dẫn:
Nguyên liệu
100 gam mè trắng
20 gam muối
Cách Làm Muối Mè Đậu Phộng đơn giản, ngon lành, là sự kết hợp giản dị mà vô cùng hấp dẫn tạo nên vị …
Nguyên liệu
250 gam đậu phộng
100 gam mè trắng
20 gam muối
Cách làm muối vừng đơn giản _ thơm ngon:
Nguyên liệu:
– Lạc sống: 200 gam
– Vừng: 100 gam
– Muối hoặc bột canh
Cách làm:
Bước 1:
– Bắc chảσ sạch lên bếp, vặn nhỏ lửa và đợi đến khi chảσ nóng đổ lạc vào chảσ và đảσ đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được. Khi rang lạc bạn nên vặn nhỏ lửa, đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là đảm bảo lạc chín.
Khi rang lạc bạn nên vặn nhỏ lửa, đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là đảm bảo lạc chín.
– Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ lạc trong khoảng 20 phút.
Bước 2:
– Sau khi đổ lạc ra ủ, bạn nên cho vừng vào đảσ ngay. Vừng cũng cần đảσ đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, bạn đảσ cho đến khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều tức là vừng đã chín, không cần rang quá nhé.
– Muối tinh cho vào chảσ nóng đảσ cho khô rồi đổ ra 1 chiếc bát con.
Bước 3:
– Lạc và vừng khi đã chín không nên giã hoặc xay ngay khi còn nóng, làm như vậy lạc và vừng sẽ bịt bết, dính không tơi. Bạn nên chọn đến khi lạc vùng nguội hoàn toàn mới bắt tay vào công đoạn giã nát.
– Để làm nhỏ vừng, bạn có thể cho vào máy say sinh tố, xay nhỏ, mịn. Lạc nếu cho vào máy say thì nên say dối, để hạt lạc vỡ thành 2-3 mảnh là vừa, không nên xay quá nhuyễn. Nếu nhà bạn không có máy say hoặc chày cối thì có thể dùng chai thủy tinh để lăn làm vỡ lạc.
vừng:
Sau khi vừng lạc đã được làm nhỏ bạn có thể trộn muối hoặc bột canh cho vừa.
– Sau khi vừng lạc đã được làm nhỏ bạn có thể trộn muối hoặc bột canh sao cho vừa với khẩu vị.
ăn:
Muối vừng ăn với cơm nóng thì ngon tuyệt.
– Cất muối vừng vào hộp và dùng dần.
Cách 2 Nguyên liệu:
– 250 gam lạc (Đậu phộng) (Chọn lạc có vỏ màu đỏ sậm, củ đều nhau và đặc biệt phải thật khô)
– 100 gam vừng trắng (mè trắng)
– 20 gam muối tinh
Cách làm:
1. Lạc cho vào chảo để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi thấy lạc rang có màu vàng, vỏ lạc bắt đầu bong ra, ngửi thấy mùi thơm của lạc tức là lạc đã chín.
2. Chuẩn bị sẵn mảnh vải sạch bỏ đi, cho lạc vào trong, gói chặt lại để ủ cho lạc giòn.
3. Khi lạc đã nguội bạn vò kỹ loại bỏ hết phần vỏ lạc.
4. Vừng cho vào chảo đảo đều đến khi vàng thì đổ ra.
5. Muối cho vào chảo rang thật khô.
6. Dùng cối và chày giã dập lạc, không nên giã vụn quá cũng không nên dùng máy xay để xay lạc, lạc giã sẽ có độ giòn ngon hơn.
7. Tương tự giã giã dập vừng, muối giã thật nhỏ.
– Vừng:
Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh có nắp đậy kín, đổ muối vừng vào để dùng dần.
8. Trộn đều lạc, vừng và muối lại. Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh có nắp đậy kín, đổ muối vừng vào để dùng dần.

MUỐI MÈ ĐẬU PHỤNG
Muối mè đậu phụng của Muối Huế Xưa là một món rất dân dã. Những hạt đậu phụng được giã dập vừa phải đủ để giữ được vị bùi bùi béo béo khi ăn, trộn lẫn với các hạt mè cắn nghe kêu lốp bốp trong miệng làm cảm giác ăn hoài không chán.
Rất thích hợp cho những ai ăn chay trường và những ai yêu thích đậu phụng, mè và Muối Huế Xưa.
Mè là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật rất giàu Omega-3. Các nghiên cứu cho thấy một ounce mè trắng có chứa 0.1g omega-3 là loại dưỡng chất có tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp và khả năng nhận thức được cải thiện. Bộ Nông nghiệp USA thậm chí còn đưa ra khuyến cáo nên sử dụng mỗi tuần từ 7-11g axit béo omega-3.
Mè rất dồi dào hợp chất Sesamine và Sesamolin. Vai trò của hợp chất này là giúp hạ huyết áp đồng thời bảo vệ gan. các chất xơ có trong mè trắng ngăn ngừa táo bón.
Mè chứa nhiều vitamine E, B1 và các khoáng chất như sắt, magie,… đặc biệt, trong 100 gam mè trắng có chứa tới 5.14mg vitamine E, rất tốt cho da, tim mạch.

Gạo lứt muối mè:
Mè muối có tỉ lệ nên dùng tỉ lệ 12/1, 15/1, 18/1 …. Muối pha chế như trên nên coi như một gia vị và chúng ta ăn làm sao cho vừa miệng.
Tỷ lệ muối mè được áp dụng là 1 muối 25 mè. Một chén cơm bỏ vào khoảng 2-3 muỗng cà phê muối mè.
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Male voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_Mvoice7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNPY_JgHvWC20diSw
Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipe (Female voice)
MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://app.box.com/s/16uid58fsyh93ojix1iq872257k91e3k
MS links: MacrobioticDietSampleRecipe7_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNO0ZW5NZD3cThKUQ
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://app.box.com/s/hqw1gp58qhr8sturzd7rr05d3l94scxv
MS links: TheTenNiceKindActionsSutraBuddhism7_Mvoice_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNS0HGr-PfBH7rfHw
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://app.box.com/s/s3tqmmr5zse6ffadi4bmuswq64y270q0
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_FmV_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNMR-f2stZvRoScrg
MS links: GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://1drv.ms/u/s!AqqddnpcRjzSgcNNynsVyWz8-wJa2w
Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)
GaoLutMuoiMeCongThucso7_M_32kbps
https://app.box.com/s/isk1mskbvjj5aqydkxfwf8vsj93f55tt

These are the links to download and find the information articles or books or medias

These are the links to download and find the information articles or books or medias. All are quite completely free. Thank you very much. Free distributions also please. Thanks.
Liên kết tải về kinh sách các đạo giáo, thông tin hữu ích: (Tất cả đều miễn phí, xin được cám ơn).
Click the link bellow:
(nhan vao lien ket ben duoi)

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra The Ten Nice Kind Actions

March 12, 2021

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra 

The Ten Nice Kind Actions 

The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra
Chinese translation by command of the Tang
by Tripitaka Siksanada
English translation by William J Giddings.
BE 2543
1.. Thus I have heard.
At one time the Buddha dwelt at the palace of the Sagara Nagas, together
with an assembly of eight thousand great bhikshus and a group of thirty-two
thousand bodhisattva mahasattvas.
2.. At that time the Bhagavan addressed the Naga Raja, saying, ‘All living
creatures give rise to thoughts of various causes, perform various acts.
From these causes many wheels hastily turn.’
3.. ‘Naga Raja, you see this assembly and everything in this great
ocean, the forms and appearances of all these species. Are they not
different? Amongst them all, none are not from a mind produced, caused by
beneficial or unbeneficial bodily, verbal or mental acts.’
4.. ‘Also, mind is without form, cannot be seen or grasped. It is merely
an illusion arising from the accumulation of dharmas, ultimately without an
owner, without an “I” or “mine”.’
5.. ‘Even though each follows from an action, manifesting differently, it
is true that within there is no “doer”.’
6.. ‘Because all dharmas are completely indefinite, “self-nature” is, as
such, illusory. The wise already know this and accordingly cultivate good
actions through which arise the five skandhas, ayatanas and dhatus.
Understanding the proper and right, are ones who see without revile.’
7.. ‘Naga Raja, you look upon the body of the Buddha, born from one
hundred thousand kotis of merits. Adorned with all the appearances, a
bright light brilliantly shining, covering all this great assembly; eclipsing
immeasurable kotis of Ishvara Brahma Rajas. Of those who look respectfully
upon the Tathagata’s body, there is none whose eyes are not dazzled.’
8.. ‘You also look upon all these great Bodhisattvas of wonderful
appearance, dignified and undefiled. All of these arise from the
accumulation of beneficial merits and births.’
9.. ‘Furthermore, all devas, nagas and others of the eight classes of
great powerful ones are also born because of the merits of beneficial
actions .’
10.. ‘Now, amidst the great ocean, there are living creatures of crude and
coarse appearance, great and small, which emanate from various thoughts and
feelings, actions of body, speech and mind. All of which are not beneficial.
Because of this following on of action, each individual receives a result.’
11.. ‘You must duly observe and learn whereby causing living creatures to
understand cause and fruition, to cultivate the habit of beneficial activity.
12.. ‘You ought not move from this right view, not loosing again this
determination. Maintain the middle view, take joy in the field of all
merits, respect and nurture them. It is because of them that you too also
achieve the respect and offerings of humans and devas.’
13.. ‘Naga Raja, duly know that bodhisattvas have a dharma able to
break-up all evil paths of suffering. What is it? That is to say, day and
night, to constantly reflect on, to contemplate and to examine beneficial
dharmas. ‘
14.. ‘Now, all beneficial dharmas accumulate the more, thought by thought,
without containing the slightest fraction of imbenefit mixed within it.
Immediately enables all evil to be permanently severed, beneficial dharmas
rounded and full.’
15.. ‘Always achieving the close affection of all the Buddhas,
bodhisattvas and the many groups of aryas, those who speak of the beneficial
dharmas say that human and deva bodies, the bodhi of the sravakas, the bodhi
of the prateyrekas and anuttarabodhi all rely upon such dharmas as these as
the root and means of accomplishment. For this reason they are called
beneficial dharmas. These dharmas are the path of the ten beneficial acts.’
16.. ‘What are these ten? That is to say the permanent abandonment of
killing creatures (1), theft and robbery (2), wicked acts (3), deceitful speech (4),
double-tongue (5), evil mouth (6), exaggerated speech (7), greed and desire (8), glaring
rage (9) and wicked opinions (10).’
17.. ‘Naga Raja, if the killing of creatures is abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas that eliminate distress. What are
these ten?
1) Fearless universal generosity towards all living creatures.
2) Constant arousing of a greatly compassionate mind for all creatures.
3) Permanent break-up of all seething and habitual anger.
4) Body constantly without illness.
5) Longevity is increased.
6) Constant protector for non-humans .
7) Never an evil dream, awakens joyous from sleep.
8) The bonds of enmity are removed, self-liberated from all hatred.
9) No spreading into evil paths.
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
determination over, freedom of, longevity.’
18.. ‘Moreover Naga Raja, if theft and robbery are abandoned then there is
successful achievement of the ten types of dharma able to protect
confidence. What are these ten?
1) A wealth accumulates that Rajas, raiders, water, fire, and unloving
sons cannot break-up or waste.
2) More people love and care.
3) Other people are not deceitful.
4) There is praise throughout the ten directions.
5) No fear of harm or evil.
6) Good name flows and spreads.
7) All places hold no fear.
8) Fortune, life, beauty, strength, safety and happiness, ability to
communicate are completely undiminished.
9) Constantly thinks generous thoughts,
10) At life’s end there is birth as a deva.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the realisation
of mahabodhiprajna.’
19.. ‘Moreover Naga Raja, if wicked acts are abandoned, then there is
successful achievement of the four types of dharmas praised by the wise.
What are these four?
1) All the senses are favourably balanced.
2) Noise and excitement are permanently abandonned.
3) There is praise and admiration in the world.
4) Wife is not violated.’
‘These are the four. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Buddha’s
appearance of withdrawn, concealed and hidden virility.’
20.. ‘Moreover Naga Raja, if deceitful speech is abandoned then there is
successful achievement of the eight dharmas of praised by the devas. What
are these eight?
1) A mouth always clean and pure, as fragrant as utpala flowers.
2) In dealings, the whole world believes and gives respect.
3) Statements are reliable testimony, loved and respected humans and
devas.
4) Always calms and consoles living creatures with words of affection.
5) Achieves surpassing joy, the three acts of purity.
6) Speaks without false-promise, heart always joyous.
7) Utterances are held in respect, followed by humans and devas.
8) Transcendent prajna, unhindered and irrepressible.
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after becoming a Buddha, the Tathagata’s true and real speech will be
obtained.’
21.. ‘Moreover Naga Raja, suppose the double-tongue is abandoned then
there is the achievement of the five types of unruinous dharma. What are
these five?
1) Achievement of an unruinous body, without any cause of harm.
2) Achievement of an unruinous family, without any cause that can break it
up.
3) Achievement of an unruinous trust, causes of the good roots of karma.
4) Achievement of the unruinous path of dharma, so causing development to
become firm.
5) Achievement of unruinous beneficial knowledge, the cause of
non-deception.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the right
family, that all demons outside of the path cannot ruin or destroy.’
22.. ‘Moreover Naga Raja, if an evil mouth is abandoned then there is
successful achievement of eight types of pure act. What are these eight?
1) Speech is not strange or ambiguous.
2) Speech has value and benefit.
3) Speech is a certain bond.
4) Speech is phrased beautifully and fine.
5) Speech can be taken as guidance.
6) Speech that can be reliably used.
7) Speech without possibility of ridicule.
8) Speech is completely loved and enjoyed.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi,
then after the becoming a Buddha, there is the achievement of the complete
Tathagata’s sound appearance of the Brahma voice.’
23.. ‘Moreover Naga Raja, if exaggerated speech is abandoned then there is
successful achievement of the three types of certainty. What are these three?
1) Certainty of the affection of the wise.
2) Certainty of the ability of knowledge, the accurate reply to questions.
3) Certainty that amongst humans and devas, the majesty of virtue is
utmost, without any delusion.’
‘These are the three. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the Tathagata’s
complete imparting of records, none of which is hastily rejected.’
24.. ‘Moreover, ‘Naga Raja, if greed and desire are abandoned then there
is successful achievement of the five types of ease. What are these five?
1) At ease over the three actions because all roots are perfected.
2) At ease over assets because no malicious thief can snatch them away.
3) At ease over merits because whatever the heart desires will be
provided.
4) At ease over ‘the throne’ because precious, rare and fine objects are
received and presented.
5) The excellency of the things acquired surpass a hundredfold those
originally sought after because previously there was neither miserliness nor
spite.’
‘These are the five. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the respect of
the three worlds, all presenting offerings.’
25.. ‘Moreover, Naga Raja, if glaring with rage is abandoned, then there
is the achievement of the dharmas of the eight types of joyful mind. What
are these eight?
1) A mind without injurious vexation.
2) A mind without anger and rage.
3) A mind without dispute or complaint.
4) A mind that is gentle and naturally honest.
5) A mind that achieves the compassion of the Aryas.
6) A mind that always acting to benefit living creatures.
7) Exalted with the physical signs, all offer respect.
8) Because of this harmony and patience, swift birth in the Brahma world.’
‘These are the eight. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of an unobscured
mind, one who looks on without revile.’
26.. ‘Moreover, Naga Raja, if wicked opinions are abandoned then there is
successful achievement of the ten dharmas of merit. What are these ten?
1) Achievement of all good thoughts of joy, true and good companions.
2) Deep belief in causes and their fruition. Would rather have peace, an
end to one’s life, than to do evil.
3) Declare refuge in the Buddha, and the prolific devas.
4) Straight minded, of right view. Permanently abandoning the web of
doubts about fortune and misfortune.
5) Always born as a human or deva, never again an evil path.
6) Measureless merit of wisdom, every turn adds to its achievements.
7) Always abandons the wicked, travelling the noble path.
8) No arising of self views, renouncing all evil actions.
9) Abides without obstructed view.
10) No sinking into any difficulty.’
‘These are the ten. If one can be dedicated to anuttarasamyaksambodhi
then, after the becoming a Buddha, there is achievement of the swift
attainment all Buddha dharmas, achieving freedom over spiritual powers.’
27.. At that time the Bhagavan also said to Naga Raja, ‘Suppose a
Bodhisattva relies upon these beneficial actions when cultivating the path.’
28.. ‘Abandons killing and harm and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. To be long-lived and
without premature death. Not harmed by any malicious thief.’
29.. ‘Abandons taking the not-given and practices generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. Formost, without
comparison. Is completely able to gather in its entirety the wealth of all
Buddha dharmas.’
30.. ‘Abandons impure acts and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. His family is honest
and faithful, mother and wife are ones who do not stare with a desirous
mind.’
31.. ‘Abandons fallacious, misleading speech and practices generosity, the
causes of a constantly treasured jewel that none can steal away. Abandons
the defamatory, taking up and upholds the right dharmas, thus he vows and
aspires, so producing certain results.’
32.. ‘Abandons fractious speech and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. A family coming
together in peace and harmony, united as one in the aim to be content, to
always be without insidious argument.’
33.. ‘Abandons vulgar, evil speech and practice of generosity, the causes
of a constantly treasured jewel that none can steal away. In all
associations everyone is greatly pleased to be involved, are reliant and
loyal. What is said is completely believed and accepted, that no one opposes
or rejects.’
34.. ‘Abandons pointless speech and practices of generosity, the causes of
a constantly treasured jewel that none can steal away. Speech that is not
hollow, a person well respected, capable of good skill in means, to resolve
all obstacles of doubt.’
35.. ‘Abandons a covetous and wanting mind and practices of generosity,
the causes of a constantly treasured jewel that none can steal away.
Everything that is, is understood through discernment. A belief that is
resolute and strong, an all great and mighty power.’
36.. ‘Abandons a despising mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Rapidly, spontaneously
achieves an unobstructed mind of wisdom, all roots of utmost good, to see
with respect and delight.’
37.. ‘Abandons a debased mind and practices generosity, the causes of a
constantly treasured jewel that none can steal away. Always born to a family
of right views, respectful and loyal. Sees the Buddha, hears the Dharma,
makes offerings to the sangha, never forgetting the vow of mahabodhicitta.’
38.. ‘It is because when the great ones cultivate the Bodhisattva path,
perform the ten beneficial activitiess adorned with generosity, that such
great benefits are acquired.’
39.. ‘Naga Raja, it is important to say that following the path of the ten
beneficial acts:’
40.. ‘Causes adornment with commitments (sila). The ability to bear all
the benefits of the Buddha dharmas, fulfilment of the great wish.’
41.. ‘Causes adornment with the tolerance of abuse (ksanti). The
achievement of the Buddhas perfect voice, all the many good appearances.’
42.. ‘Causes adornment with virility (virya). The ability to defeat Mara,
the entrance to the treasury of Buddha dharmas.’
43.. ‘Causes adornment with fixing (dhyana). The ability to give rise to
consideration, to wisdom, shame for oneself, shame for others, calm.’
44.. ‘Causes adornment with dicernment (prajna). The ability to break-up
all perceptions of presumptuous distinctions.’
45.. ‘Causes adornment with loving-kindness (maitri). The whole mass of
anger and harm does not arise.’
46.. ‘Causes adornment with compassion (karuna). There is concern for all
living creatures, never resentful, neglectful.’
47.. ‘Causes adornment with joy (mundita). One that sees good practised, a
mind without aversion, contempt.’
48.. ‘Causes adornment with detachment (piti). In favourable or adverse
circumstances, without a mind of attachment or rejection.’
49.. ‘Causes adornment with the four supports (catuh samgraha-vastu).
Constantly encouraging, lifting up, transforming, all living creatures.’
50.. ‘Causes adornment with dwelling of thought. The beneficial habitual
practice of the meditations upon the four dwellings of thought.’
51.. ‘Causes adornment with the right stimulus. The understanding and
abililty to break-up and sever all imbeneficial dharmas, producing all good
dharmas.’
52.. ‘Causes adornment with spiritual calm. Constantly causing one’s own
mind ease and peace, cheer and joy.’
53.. ‘Causes adornment with the five roots. A deep belief that is resolute
and strong. A spirit that is encouraged and not idle. Always without
bewilderment and delusion, tranquil and so balanced and happy. Severing all
annoyances and vexations.’
54.. ‘Causes adornment with strength. The mass of ill-will is exhausted
and extinguished. One who cannot be harmed.’
55.. ‘Causes adornment with the branches of awakening, always well awake,
aware of all dharmas.’
56.. ‘Causes adornment with the Right Path. Achieves the Right Wisdom that
constantly manifests first.’
57.. ‘Causes adornment with peace (samatha). The complete ability to
wash-away all bonds and klesas.’
58.. ‘Causes adornment with insight (vipasyana). The ability to truly know
the self-nature all dharmas.’
59.. ‘Causes adornment with method (upaya). Swiftly achieves, accomplishes
in full, conditioned and unconditioned joy.’
60.. ‘Naga Raja, rightly know these ten beneficial acts, even cause the
ten powers, fearlessness, eighteen dissimilarities, all Buddha dharmas,
complete achievement of perfection and fullness. For this reason you all
ought to diligently practice.’
61.. ‘Naga Raja, metaphorically as all towns, districts, villages and
hamlets rely completely upon the great earth thereby providing security; as
all medicinal herbs, trees, copses and forests also completely rely upon the
earth thereby by means of it grow, so the path of the ten beneficials is
also such as this. All humans and devas rely upon them and stand. All
sravaka, pratyekabuddha and bodhisattva activity, all Buddha dharmas,
together, share a reliance upon these ten beneficials, the great earth,
thereby coming into completion.’
62.. ‘After the Buddhas had spoken this discourse, the Sagara Naga Raja
and the all the great assembly, together with the world of devas, humans,
asuras and others, all greatly happy, believed, received, and complied.’
The Path of the Ten Beneficial Actions Sutra ends.
Download the mp3 sound file to listen here: 

Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nữ)

Gạo lứt muối mè Công Thức số 7 (giọng nam)

Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipes Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?

December 28, 2020

Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipes

Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?

Basic Macrobiotic Diet Lives Sample Recipes

Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Tai sao an gao lut muoi me phai nhai ky

 

Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Tai sao an gao lut muoi me phai nhai ky

Tai sao an gao lut muoi me phai nhai ky
———————           
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ? Yêu cầu quang trọng trong dinh dưỡng của con người là Nhai Càng Kỹ Càng Tốt, vì nhai kỹ có những lợi ích sau:
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Mỗi miếng ăn nhai ít nhất là 10 lần; nhưng muốn thấy hiệu quả của phương pháp thực dưỡng càng nhanh càng tốt, hãy nhai cho được 100 đến 150 lần. (Đức Jesus dạy: “Hãy dùng răng nhai kỹ thức ăn cho đến khi thành nước, và thần khí sẽ biến nước ấy thành máu lành trong cơ thể người. Hãy ăn chậm giống như người đâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa”  – Trích kinh thánh của Thánh John tìm thấy ở biển chết; hoặc lời Đức Phật ghi trong Kinh Đại Tứ Niệm Xứ, đoạn “Tỉnh Giác”: “Nầy chư tỳ kheo (tu sĩ), trong việc ăn uống thì tỳ kheo phải ăn, uống, nếm, nhai trong sự hiểu biết rõ ràng”)
Một nhà cách mạng là ngài Gandhi, người giải phóng Ấn Độ khỏi tay thực dân Anh, cũng có ý thức được tầm quan trọng của nhai kỹ nên đã nói: “Hãy nhai thức uống và uống thức ăn”. Bởi miếng ăn gọi là ngon sẽ càng ngon hơn khi được nhai kỹ. Bạn hãy thử nhai một miếng thịt bít tết, nhai một lúc nghe chẳng còn mùi vị gì. Chỉ có thức ăn tốt lành và tối cần thiết cho cơ thể mới càng nhai càng nghe thú vị đến nỗi ban sẽ có thói quen nhai kỹ, trọn đời cũng không bỏ được
Những tác dụng rõ ràng của việc nhai kỹ.
1. Giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tối đa chất bổ của thức ăn
Trước hết nhai có mục đích cắt nghiền thức ăn thành nhỏ cho dễ nuốt, đỡ mệt cho dạ dày, tránh tình trạng thức ăn khó tiêu, nhất là thịt, ứ đọng lâu sinh sình thối trong ruột; và nhờ vậy, dịch vị (chất acid nhẹ) đỡ tiết ra nhiều, không làm loét đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp các chất men và enzim trong nước miếng đủ thời giờ “tiêu hóa” một phần thức ăn ngay tại miệng, như enzim ptyalin thủy phân hạt cốc thành chất đường (đường đa). Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngon ngọt. Ngoài ra, cử động của hàm nhai sẽ kích thích dạ dày, ruột, gan, lách hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.
2. Giảm uống nước
Nhai kỹ làm tiết xuất nhiều nước miếng là một loại thể dịch được các y sư xưa gọi là “cam lộ” (sương ngọt của trời) có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ. Trái lại, nhai dối không những làm giảm chất nước miếng quý giá, mà còn khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối trong đường tiêu hóa sinh ra hơi độc ta thường gọi là “sinh nhiệt” gây nên khát nước.
3. Tránh tình trạng ăn nhiều quá độ
Ngay khi nuốt một hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngưng ăn. Tiên sinh Ohsawa có nói: “Nếu chúng ta hao phí dù một hạt cơm hoặc ăn quá nhiều trong lúc có người phải thiếu ăn, thì đó là một tội ác sớm muộn gì cũng bị trừng phạt”. Ăn nhiều quá mức hấp thu của cơ thể sẽ tạo ra chất thừa không tiêu hóa hết. Chất thừa ứ đọng trong người sẽ sinh ra những triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy trong sáng, v.v…
4. Làm trẻ cơ thể và tăng sức kháng bệnh
Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.
5. Giữ răng miệng sạch sẽ, làm mạnh nướu và các cơ bắp ở mặt
Ngoài những công dụng đã nói ở điểm 2, nước miếng còn có tính chất giải độc và sát trùng cho răng, miệng; đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng, hàm, mặt.
6. Tăng cường tư duy và trí nhớ
Nhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa sự dinh dưỡng và hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn các mạch máu, nhịp tim v.v… và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “nghiền” với chữ “ngẫm”, nghĩa là nhai nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu.
7. Buông xả những căng thẳng tâm trí
Ngồi nhai chậm rãi yên hòa cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thanh thản và tập tính kiên nhẫn điềm đạm.
Tóm lại, muốn khỏe mạnh hạnh phúc thì nên nhai kỹ thức ăn. Nhưng để sự nhai phát huy tác dụng cũng cần phải biết cách nhai.
Khi nhai nhớ ngậm miệng để khỏi thất thoát khí lực đang tập trung ở miệng, và nhai theo vòng xoắn ốc (qua lại, lên xuống) để thức ăn trộn đều nước miếng. ông bà xưa cho răng nhai hở miệng và có tiếng chắp, ngoài vấn đề bất lịch sự, còn là dấu hiệu của tướng nghèo hèn.
Để dễ nhai nên ăn miếng nhỏ. Có thể dùng muỗng cà phê để múc cơm, mỗi lần nhai một muỗng (độ 80 hạt) và nhai từ 50 lần trở lên hoặc đến khi thành nước mới nuốt. Khi ăn nên nhai riêng từng món, vì mỗi loại thức ăn đều có độ cứng mềm, hương vị và tính chất Âm Dương khác nhau.
Khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng để hoạt động nhai và tiêu hóa thức ăn được suôn sẻ. Theo Đông y cổ truyền, giữ thẳng cột xương sống giúp dòng khí lực trong người trôi chảy thông suốt
———————           
Tiên sinh bảo uống ít nước thôi thì quí vị uống nào thuốc nam, thuốc bắc…
Tiên sinh bảo muối mè mà mè muối có tỉ lệ 5/1 hay 4/1 (Rất mặn) để trung hòa nhanh chất chua trong máu nhưng quí vị sợ “tăng xông” nên dùng tỉ lệ 12/1, 15/1, 18/1 …. Quý vị không biết rằng, khi chúng ta ăn cơm gạo lứt và uống ít nước thì muối kéo áp huyết cao xuống và nâng áp huyết thấp lên sao cho có quân bình. Muối pha chế như trên nên coi như một gia vị và chúng ta ăn làm sao cho vừa miệng thôi chớ đâu có ăn nhiều trong bữa cơm mà nói rằng ăn mặn không nổi. Cái tỉ lệ muối cao còn dùng để uống như một thứ “thuốc tán” coi như một thứ đặc trị các chứng quá thịnh âm, như trầm cảm, xuất huyết. Tôi biết có một anh bị xuất huyết nơi nướu răng, không biết làm sao cho cầm huyết một cái miệng đầy máu me. Tôi chỉ đẫn uống không nhai cả muỗng canh muỗi mè (mè muối tỉ lệ 4 hay 5/1). Chỉ vài lần trong một hai ngày là ngưng xuất huyết. 
Họ không biết rằng trong một cuốn sách lưu hành nội bộ (Hướng dẫn thực hành về nền y học trường sinh Viễn Đông), tiên sinh cho ăn tuyệt đối chữa nhanh là 95% gạo lứt + 5% rau củ, Đây coi như cách ăn số 6,5. Mà số sáu rưỡi này, hậu ý của tiên sinh muốn ám chỉ số 7, mộ số 7 “ăn chắc mặc bền”. 
Và một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại, quí vị cùng các bạn phải là ông thầy thuốc cho chính mình, ví dụ khi dùng muối mè tỉ lệ trên đủ rồi, nghĩa là đã nhiều Dương, thì bớt đi không nên dùng nhiều nữa.  
———————           
Tại sao phương pháp thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại?
Tại sao phương pháp thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại? Khi tôi thuyết giảng về lối ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng cho giáo viên, y tá, bác sĩ, sinh viên.
Tại Đại Học California (phân khoa dinh dưỡng của đại học Berkeley) thì có một câu hỏi được nêu lên: tại sao phương pháp Thực Dưỡng khuyến nghị nên dùng cố loại nhiều như vậy? (thật ra lúc ấy có 2 câu hỏi, câu hỏi kia là làm sao cách ăn uống Thực Dưỡng có thể cung cấp đầy đủ B12?)
Tôi trả lời rằng xét đoán theo hình thể, 32 cái răng của ta bao gồm 20 cái dùng cho hạt, 8 cái dùng cho rao quả và 4 cái còn lại dùng cho thịt. Do đó ta nên thuận theo thiên nhiên mà dùng cáo loại thực phẩm theo tỉ lệ vừa kể. Còm một lý do nữa dựa trên quan điểm kinh tế và xã hội. Nói rõ hơn, ngũ cốc rẻ tiền nhất và dồi dào calo nhất, chỉ có ngũ cốc mới chống nỏi nạn đón kém… Tuy nhiên lúc ấy tôi không có đủ lập luận vững chắc để dẫn chứng giá trị dinh dưỡng và trị liệu hữu hiệu của cốc loại. Không những tôi không đủ khả năng, mà theo tôi biết được, chưa có vị trưởng thượng nào của phương pháp Thực Dưỡng giải thích tại sao chúng ta cần ăn tỉ lệ ngũ cốc như vậy: 50-60% cho mỗi bữa ăn. Ngay cả Ohswa cũng không nói về điều này.
Thể rồi niềm vui bất chợt đến với tôi, khi cuốn “Các mục tiêu ẩm thực Mỹ” do ủy ban Thượng Viện chuyên về dinh dưỡng xuất bản năn 1977, đã cho biết mục tiêu thứ nhất như sau: gia tăng tiêu dùng cascbon hydrat để tiếp thu 55-60% năng lương. Bản tường trình dẫn giải: trước nhất bữa ăn có năng lượng cacsbon hudrat phức hợp cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. “Hầu hết các dân tộc hấp thụ 65-85% năng lượng dưới hình thức cascbon hydrat do cốc loại lứt và củ đem lại, đều ít bị tai biến tim mạch” (Kiến thức dinh dưỡng ngày nay của bác sỹ William E. và Sonja J. Connor xuất bản năm 1976). Sách viết tiếp: “Trong bài tường trình, anh em bác sĩ Connor kết luận là các bữa ăn dồi dào cacsbon hydrat đều thích ứng cho cả người khỏe lẫn người dư mỡ trong máu, miễn là Cacbon hydrat phải hầu như xuất phát từ cốc loại và rau củ”.
Việc sử dụng số lượng cao cascbon hydrat phức hợp (ngũ cốc lứt) của người thượng cổ có căn bản lịch sử hẳn hoi, tiết kiệm được chi tiêu và tỏ ra ít gây bệnh, đặc biệt à bệnh có mỡ ở tim mạch. Anh em bác sĩ Connor cũng báo cáo rằng cacbon hydrat phức hợp là cần thiết trong việc trị bệnh tiểu đường và nó làm giảm nguy cơ bị bệnh xơ cứng động mạch và dư mỡ trong máu, là hai chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Nhờ cacbon hydrat phức hợp mà mức cholestrol và chất béo trong cơ thể được hạ thấp. Theo dõi vài bệnh nhân tiểu đường họ nhận thấy lối ăn uống dồi dào cacbon hydrat cũng đưa đến kết quả tốt, tức là khả năng dung nạp đường gluco được cải thiện. Có người thì mực insulin được quân bình. Một lý do nữa khiến ta phải tăng lượng cacbon hydrat trong các bữa ăn là để thêm chất xơ. Bác sĩ Denis P. Burkitt, người biện hộ cho việc tận dụng chất xơ, chất xơ thiên nhiên của chính món ấy thay vì chất xơ trộn thêm vào các sản phẩm tinh chế (chà xát) như bánh mì trắng chẳng hạn, sẽ làm giảm đi rõ rệt số bệnh ung thư và các bệnh khác, đặc biệt là bệnh về đường ruột.
Sau cùng, gia tăng dùng cacbon hydrat phức hợp có thể dễ dàng giúp cho cơ thể không tăng trọng lượng. Giáo sư Olaf Mickelson tại Đại Học ở tiểu bang Michigan báo cáo trong General Foods World, tháng 7-1985: “Ngược lại với nhiều người nghĩ: dùng nhiều bánh mì là cách ăn làm tăng cân thì công trình nghiên cứu mới dây ở Viện của chúng tôi cho thấy rằng, các thanh niên trẻ và hơi nặng cân đã làm sụt cân bằng phương cách không đau đớn và không phải gắng sức nếu họ dùng 12 lát bánh mì hằng ngày. Kết quả là họ no trước khi họ tiếp thu hết liều lượng calo tiêu chuẩn thông thường. Các đối tượng này trước khi bị nhồi sọ là phải hạn chế ăn bánh mì. chỉ trong 8 tuần lễ, trung bình mỗi đối tượng mất được 12,7 cân Anh (khoảng gần 6kg-ND) Thượng viện Mỹ đề nghị nên dùng nhiều cacbon hydrat vì họ theo dõi các thông kê chứ không lý giải theo khoa học. Cuốn sách bán chạy nhất “Hãy Sống Lâu Hơn” cảu Nathan Pritikins giải thích rất rõ ràng. Để nuôi sống cơ thể, mỗi ngày ta cần dùng một số lượng calo từ protein, chất béo và cacbon hydrat. Ta không tùy thuộc quá nhiều vào protein (thịt, cá, chứng, sữa…) vì nó thải ra chất độc khi thức ăn nằm quá lâu trong ruột. Chất kết tiếp phải được loại trừ ngay là cacbon hydrat (chất bột tinh chế) vì nó chứa đường đơn thuần nên gây hậu quả độc hại nếu ăn nhiều (tìm đọc phần Đừng trắng – chất độc trắng, trong Khoa học ăn chay, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1993 – ND). Cũng vì lý do này mà các chuyên viên nghiên cứu dinh dưỡng đã yêu cầu dùng chất đường từ việc ăn ngũ cốc lứt gọi là đường kép hay còn gọi là carbonhydrat phức hợp vì nó ngấm vào máu từ từ mà không gây đột biến và không gây hại lá lách như khi ta ăn ngũ cốc xát trắng, chất đường đơn trong ngũ cốc sát trắng ngấm vào máu nhanh gây hai lá lách. Vì lý do này ta giải thích dễ dàng lý do vì sao co nhiều người ăn chay theo lối phi Thực Dưỡng vẫn bị các bệnh như đái đường, nhức mỏi… còn chất béo ta nên tìm từ ngũ cốc lứt như món muối vừng, bơ vừng,… và ngay trong hạt gạo lứt cũng có chất dầu cám nằm ở lớp vỏ cám.
Thế rồi học thuyết của Ancel Keys xuât hiện: qua 15 nghiên cứu các trường hợp của 281 thương gia, rằng mức cholestrerol và huyết áp cao là nguyên nhân của tử vong vì bệnh tật. Nghiên cứu của A. Keys về sau được mở rộng hơn, với 12.000 người thuộc 7 quốc gia. Một lần nữa, bác sĩ Keys lại nhận xét rằng, các chất béo trong máu có liên quan đến nhiều trường hợp bệnh tim cũng như mức Cholesterol.
———————           
Cách uống nước trong thực dưỡng Ohsawa
Cách uống nước trong thực dưỡng Ohsawa – Đã quen uống nhiều nước, bây giờ uống ít đi quả là khó, khó hơn tập ăn ít và ăn đơn giản. Nhưng việc này rất cần thiết
Thân xác chúng ta phần lớn là nước, chiếm khoảng 75% trọng lượng cơ thể; nhưng trong cơm đã có 60% đến 70% nước, và trong rau củ có đến 80% hoặc 90% nước. Bởi vậy, nếu uống thêm nhiều nước vào, cơ thể khó tránh khỏi bị Âm hóa (trở nên Âm). Nước thừa sẽ làm máu bị loãng, các tế bào trương nở, sinh lực giảm sút, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, tim và thận bắt buộc phải gia tăng làm việc, có khi quá sức sinh suy nhược. Người uống nước nhiều mà không vận động thân thể thường bị lạnh, lười biếng nhút nhát, yếu ớt. Muốn chữa bệnh theo phương pháp thực dưỡng có kết quả thì phải bớt uống nước, làm thế nào mà mỗi ngày đàn ông chỉ đi tiểu 3 lần, đàn bà chỉ 4 lần là thích hợp.
Uống ít nước 
Lời hô hào “uống thả cửa” là lời khuyên thiếu suy xét mà người đề xướng hẳn không hiểu tí gì về cơ chế biến dưỡng diệu kỳ của thận. Người ta đã lầm lẫn khi xem thận như một hệ thống máy lọc, nước nhiều sẽ tràn ra ngoài và được lọc qua những cái ống bằng sứ hoặc bằng gang. Thực tế thì thận không như vậy, hai quả thận chứa một loại mô mềm dẻo và xốp đảm nhiệm nhiều công việc không chỉ lọc mà còn phân phối và tái hấp thụ. Nếu đưa quá nhiều nước vào người, các mô bán thẩm thấu này của thận sẽ bị trương phồng khiến các lỗ thông li ti bị ép khít lại không cho hoặc cho rất ít nước thoát qua và như vậy, thận bị ứ nghẽn bắt buộc phải ráng sức làm việc có thể vượt mức chịu đựng.
Để giúp hai quả thận của bạn đang đuối sức vì làm việc quá độ, hãy uống ít lại.
Uống ít là uống vừa đủ giải khát. Hễ khát thì uống, nhưng uống nước từng ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lúc cho thấm họng rồi nuốt, không uống ồng ộc như thói thường. Nếu ăn gì cũng nhai thật kỹ sẽ bớt khát nước, nhờ nước miếng tiết ra nhiều trộn vào thức ăn trôi xuống đường tiêu hóa.
———————           
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ? Yêu cầu quang trọng trong dinh dưỡng của con người là Nhai Càng Kỹ Càng Tốt, vì nhai kỹ có những lợi ích sau:
Tai sao ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ?
Mỗi miếng ăn nhai ít nhất là 10 lần; nhưng muốn thấy hiệu quả của phương pháp thực dưỡng càng nhanh càng tốt, hãy nhai cho được 100 đến 150 lần. (Đức Jesus dạy: “Hãy dùng răng nhai kỹ thức ăn cho đến khi thành nước, và thần khí sẽ biến nước ấy thành máu lành trong cơ thể người. Hãy ăn chậm giống như người đâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa”  – Trích kinh thánh của Thánh John tìm thấy ở biển chết; hoặc lời Đức Phật ghi trong Kinh Đại Tứ Niệm Xứ, đoạn “Tỉnh Giác”: “Nầy chư tỳ kheo (tu sĩ), trong việc ăn uống thì tỳ kheo phải ăn, uống, nếm, nhai trong sự hiểu biết rõ ràng”)
Một nhà cách mạng là ngài Gandhi, người giải phóng Ấn Độ khỏi tay thực dân Anh, cũng có ý thức được tầm quan trọng của nhai kỹ nên đã nói: “Hãy nhai thức uống và uống thức ăn”. Bởi miếng ăn gọi là ngon sẽ càng ngon hơn khi được nhai kỹ. Bạn hãy thử nhai một miếng thịt bít tết, nhai một lúc nghe chẳng còn mùi vị gì. Chỉ có thức ăn tốt lành và tối cần thiết cho cơ thể mới càng nhai càng nghe thú vị đến nỗi ban sẽ có thói quen nhai kỹ, trọn đời cũng không bỏ được
Những tác dụng rõ ràng của việc nhai kỹ.
1. Giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tối đa chất bổ của thức ăn
Trước hết nhai có mục đích cắt nghiền thức ăn thành nhỏ cho dễ nuốt, đỡ mệt cho dạ dày, tránh tình trạng thức ăn khó tiêu, nhất là thịt, ứ đọng lâu sinh sình thối trong ruột; và nhờ vậy, dịch vị (chất acid nhẹ) đỡ tiết ra nhiều, không làm loét đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp các chất men và enzim trong nước miếng đủ thời giờ “tiêu hóa” một phần thức ăn ngay tại miệng, như enzim ptyalin thủy phân hạt cốc thành chất đường (đường đa). Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngon ngọt. Ngoài ra, cử động của hàm nhai sẽ kích thích dạ dày, ruột, gan, lách hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.
2. Giảm uống nước
Nhai kỹ làm tiết xuất nhiều nước miếng là một loại thể dịch được các y sư xưa gọi là “cam lộ” (sương ngọt của trời) có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ. Trái lại, nhai dối không những làm giảm chất nước miếng quý giá, mà còn khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối trong đường tiêu hóa sinh ra hơi độc ta thường gọi là “sinh nhiệt” gây nên khát nước.
3. Tránh tình trạng ăn nhiều quá độ
Ngay khi nuốt một hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngưng ăn. Tiên sinh Ohsawa có nói: “Nếu chúng ta hao phí dù một hạt cơm hoặc ăn quá nhiều trong lúc có người phải thiếu ăn, thì đó là một tội ác sớm muộn gì cũng bị trừng phạt”. Ăn nhiều quá mức hấp thu của cơ thể sẽ tạo ra chất thừa không tiêu hóa hết. Chất thừa ứ đọng trong người sẽ sinh ra những triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy trong sáng, v.v…
4. Làm trẻ cơ thể và tăng sức kháng bệnh
Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.
5. Giữ răng miệng sạch sẽ, làm mạnh nướu và các cơ bắp ở mặt
Ngoài những công dụng đã nói ở điểm 2, nước miếng còn có tính chất giải độc và sát trùng cho răng, miệng; đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng, hàm, mặt.
6. Tăng cường tư duy và trí nhớ
Nhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa sự dinh dưỡng và hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn các mạch máu, nhịp tim v.v… và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “nghiền” với chữ “ngẫm”, nghĩa là nhai nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu.
7. Buông xả những căng thẳng tâm trí
Ngồi nhai chậm rãi yên hòa cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thanh thản và tập tính kiên nhẫn điềm đạm.
Tóm lại, muốn khỏe mạnh hạnh phúc thì nên nhai kỹ thức ăn. Nhưng để sự nhai phát huy tác dụng cũng cần phải biết cách nhai.
Khi nhai nhớ ngậm miệng để khỏi thất thoát khí lực đang tập trung ở miệng, và nhai theo vòng xoắn ốc (qua lại, lên xuống) để thức ăn trộn đều nước miếng. ông bà xưa cho răng nhai hở miệng và có tiếng chắp, ngoài vấn đề bất lịch sự, còn là dấu hiệu của tướng nghèo hèn.
Để dễ nhai nên ăn miếng nhỏ. Có thể dùng muỗng cà phê để múc cơm, mỗi lần nhai một muỗng (độ 80 hạt) và nhai từ 50 lần trở lên hoặc đến khi thành nước mới nuốt. Khi ăn nên nhai riêng từng món, vì mỗi loại thức ăn đều có độ cứng mềm, hương vị và tính chất Âm Dương khác nhau.
Khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng để hoạt động nhai và tiêu hóa thức ăn được suôn sẻ. Theo Đông y cổ truyền, giữ thẳng cột xương sống giúp dòng khí lực trong người trôi chảy thông suốt
———————           
Hướng dẫn ăn thực dưỡng bài số 7?
Ăn bao nhiêu là đủ?
Câu hỏi hay và nhiều người cũng hay hỏi đó. Có người nói ăn bài số 7 thì phải ăn 2-3 bát mỗi bữa. Ngày ăn ba bữa. Cũng có người nói chỉ nên ăn 1 bát 1 bữa và ăn ba bữa mỗi ngày. Cũng có người nói ăn nhiều vào buổi sáng, vừa vừa vào buổi trưa và ít vào buổi tối. Nhiễu thông tin lắm.
Lời khuyên của mình là dựa vào tình hình của cơ thể bạn mà ăn, chả phải nghe theo hướng dẫn của bậc “học giả” nào đâu. Cơ thể mình thì tự mình biết và tự điều chỉnh. Hàng ngày bạn ăn 4-5 bát một bữa, giờ vì chữa bệnh mà phải ăn bài số 7, hoặc vì mục đích giảm cân hoặc bất cứ mục đích gì mà tham gia bài số 7, bắt bạn ăn 1 bát 1 bữa lại không ngất xỉu vì đói à? làm sao có sức thở chứ đừng nói làm việc?
Ăn như thế nào?
Nhưng mình tin là với việc ăn bài số 7, thực hiện đúng thao tác và động tác, khẩu phần ăn của bạn sẽ giảm ít nhất 1/3. Nghĩa là bạn sẽ bị no nhanh hơn (chán ăn nhanh hơn). Lấy ví dụ nhé, nếu mỗi bữa bạn đang ăn 3 bát cơm, ăn bài số 7, thực hiện đúng động tác, tối đa bạn cũng chỉ ăn được 2 bát là sẽ cảm giác no như khi ăn 3 bát. Tại sao lại nói đúng động tác? Động tác ăn ư? Ok, mình sẽ giải thích:
Ăn số 7 là bạn trộn cơm lứt với muối mè. Mỗi lần ăn thì bạn nên dùng thìa và đút một miếng nhỏ, nhai thật kỹ. Nhiều người nói nhai từ 40-150 lần nhưng theo mình thì bạn cứ nhai, khi nào cảm thấy cơm và mè trong miệng bạn không còn mà cảm giác như bạn đang nhai nước thì đã đạt yêu cầu và có thể nuốt.
Trong quá trình nhai không được hở miệng. Không được nói chuyện để tránh không khí lọt vào trong miệng khi nhai. Làm được như thế thì mỗi bữa ăn bạn ăn 1 bát sẽ tốn tối thiểu khoảng 30-45 phút cho 1 bát cơm.
Tóm lại là nhai kỹ, và ăn dưới khả năng chịu đựng của dạ dày. Ví dụ khi bình thường bạn ăn 3 bát sẽ cảm thấy no thì khi ăn bài số 7, bạn chỉ nên ăn 2 bát là tối đa. Dù có thèm ăn muốn cũng nên dừng lại (nhưng mình tin bạn sẽ không thể thèm nếu nhai kỹ).
Có được ăn vặt không?
Không ăn các thứ ăn vặt khác. Kể cả bánh kẹo hoa quả, các loại bánh bảo làm từ thực vật hoặc gạo nhé. Chỉ có gạo lứt và muối mè. Có thể thêm bí ngô và uống các thứ như phần in đậm bên trên đã nói.
Các thứ nước mà có thể uống trong phần in đậm bên trên. Cũng lưu ý với các bạn là chỉ nên uống nóng. Vừa thổi vừa uống hoặc chí ít là ấm ấm vừa miệng. Đừng có uống lạnh hoặc cho đá vào uống nhé.
Trên đây là chi tiết hướng dẫn ăn thực dưỡng theo bài số 7 này thì theo mình. Người khỏe mạnh “như vâm” cũng không nên dùng quá 30 ngày. 
———————           
CHÚNG TÔI ĂN SỐ 7 VÀ VẬN MAY
           Hiện nay, nhiều người thực dưỡng ở nước ta đang rất quan tâm đến cách ăn Số 7 và có nhiều tranh luận về vấn đề này. Vậy Số 7 (và tại sao tôi ăn số 7?) là gì và có ảnh hưởng gì đến thân tâm chúng ta?
          Theo tiên sinh Ohsawa: Ăn Số 7 là ăn 100% hạt cốc (cereals) và uống nước ít như có thể. Đối với người Việt, Số 7 là 100% gạo lứt muối mè. Số 7 là một trong 10 cách ăn uống mà tiên sinh đã lập ra (từ Số -3 đến Số 7). Nếu các bạn áp dụng ăn số thấp mà không cải thiện sức khỏe thì các bạn chọn ăn số cao hơn. Số 7, số cao nhất, là cách ăn đơn giản nhất, dễ nhất và khôn ngoan nhất. Nếu các bạn đang ăn Số 7 thì không cần sử dụng bất kỳ trợ phương nào trong việc tự chữa bệnh. Trong những trường hợp áp dụng trợ phương cho người bệnh, tiên sinh vẫn chú trọng cho người bệnh ăn Số 7 là chính.
        Như vậy tiên sinh thể hiện rõ ràng rằng Số 7 khôi phục sức khỏe tốt nhất và khôn ngoan nhất cho người bệnh. Số 7 đã khôi phục được sức khỏe của người bệnh thì Số 7 sẽ duy trì và nâng cao được sức khỏe của người bình thường. Bằng chứng là nhiều người thực dưỡng, trong đó có tôi, không hề đi khám bệnh, có người hơn ba mươi năm không cần uống một viên thuốc Tây, thuốc Đông nào.
        Bản thân chúng tôi đã ăn Số 7 trong một thời gian. Trong 9 năm theo thực dưỡng, chúng tôi ăn Số 7 trong 6 năm tổng cộng. Trong đó, có đợt chúng tôi ăn Số 7 liên tục 3 năm liền từ rằm tháng giêng năm Quý Tỵ (2013) đến rằm tháng giêng năm Bính Thân (2016); còn lại chúng tôi ăn theo từng đợt 1 tháng, 3 tháng hoặc 4 tháng.
Khi viết những dòng này (15/4/2017), chúng tôi đang ăn lại Số 7 được một tháng rồi. Trong đợt này, chúng tôi áp dụng nhai kỹ hơn, một muỗng cà phê cơm lức nhai khoảng 200 lần. 10 ngày trước, chúng tôi dành 5 ngày liên tục để nhai 500 lần cho một muỗng cà phê cơm lứt. Một trải nghiệm quí báu và đáng nhớ. Khi nhai đến 300 lần là cơm trong miệng có vị ngọt rất dễ chịu. Nhai đến bốn trăm lần miếng cơm có vị ngọt dịu, rất ngon. Đây mới là thượng vị của thức ăn. Vị này khác biệt hoàn toàn với các loại thức ăn khác và không thể tìm vị này ở các loại thức ăn khác. Đến lúc này rồi thì không muốn nuốt mà muốn giữ lại nhai hoài để thưởng thức vị ngọt tuyệt vời này. Khi chúng ta chạm được thượng vị của miếng cơm thì ký ức liền khắc ghi để những lần sau nhắc thức chúng ta phải nhai nhiều như vậy. Giống như một dấu ấn không phai của mối tình đầu suốt cuộc đời không thể nào quên. Mỗi khi ăn là tự động nhai nhiều, không chịu nuốt, không cần phải ép buộc nhai. Vị của miếng cơm ngon nhất nằm trong khoảng nhai từ 400 đến 600 lần. Từ 400 lần chúng tôi tự cho phép nuốt từ từ cho đến 500 hoặc 600 lần để thưởng thức thành quả lao động của răng và hàm. Nếu nuốt nhanh thì không cảm nhận hoàn toàn vị ngon ngọt của miếng ăn. Nhớ vừa nhai vừa nghiền thì lớp cám của hạt cơm mới tán nhuyễn nhanh hơn. Nhai đến 150 cái thì miếng cơm đã nhuyễn. Tiếp tục nhai cho miếng cơm thành nước, đồng thời dùng lưỡi đảo cơm để nhai cho đều và để lưỡi chạm được vị ngọt của miếng cơm. Vửa đảo lưỡi vừa cảm nhận miếng ăn trong miệng thì mới cảm nhận được vị ngon ngọt của miếng ăn. Thực hiện nhai nhiều như thế này thì ăn Số 7 bao lâu cũng được mà không ngán. Chúng tôi mất 4 phút để nhai 500 lần. Tốc độ nhai của chúng tôi hơi nhanh chắc do chúng tôi thường xuyên ăn Số 7, người khác phải mất 5 phút hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày chúng tôi ăn ba bữa (sáng, trưa, chiều). Mỗi bữa chúng tôi ăn một chén hoặc một chén rưỡi cơm lứt và mất khoảng một tiếng hoặc một tiếng rưỡi. Một chén cơm có khoảng 15-17 muỗng cà phê cơm. Ăn cơm xong, bụng cảm giác nhẹ nhàng như chưa ăn gì. Cơ thể rất thoải mái, không buồn ngủ như thời chưa theo thực dưỡng ăn xong là buồn ngủ ngay. Ăn xong mà buồn ngủ là thức ăn đó không phù hợp đối với cơ thể và làm cơ thể mệt mỏi muốn ngủ.
Có vài lần chúng tôi thử nhai 1.000 cái cho một miếng cơm và cảm nhận rằng miếng cơm có phần nhạt hơn từ lần nhai thứ 800 vì nước nhiều quá buộc phải nuốt bớt một ít.
Chúng tôi đã thử nhai cơm không (chỉ cơm thôi), rồi nhai cơm với muối mè, muối, hoặc tương tamari. Nhận thấy rằng nhai cơm với muối mè là ngon nhất, vừa thơm vừa ngọt dịu. Tỷ lệ muối mè được áp dụng là 1 muối 25 mè. Một chén cơm bỏ vào khoảng 2-3 muỗng cà phê muối mè.
Nhai cơm không cũng ngon, ban đầu cảm giác nhạt nhạt nhưng sau đó tạo ra vị ngọt thanh. Nhai Cơm với muối hoặc tương tamari tạo ra vị ngọt đậm đà và lúc mới nhai không có cảm giác miếng ăn nhạt. Nếu miếng cơm hơi mặn sẽ tạo ra vị ngọt có pha một tí đăng đắng.
Sau 9 năm ăn theo thực dưỡng tôi có thể tự tin về sức khỏe của mình và 9 năm qua tôi không hề nhờ tới bác sĩ mà tự điều chỉnh cơ thể bằng ăn uống. Những chứng bệnh ngày xưa như suy thận, đau lưng, viêm mũi dị ứng, đau bao tử, rối loạn tuần hoàn não, đau đâu, giảm trí nhớ, di chứng liệt dây thần kinh số 7, hay bị cảm lạnh bây giờ không còn nữa.
Về tư duy. Thực dưỡng giúp chúng tôi suy nghĩ sáng suốt hơn, nhanh hơn, giúp trí nhớ phục hồi. Khi sáng suốt giúp giải quyết các vấn đề về con người thấu tình đạt lý. Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực và luôn chọn cái tốt hơn để làm. Chúng tôi có công ty chuyên về tư vấn du học và đã kinh doanh ngành này gần 15 năm nhưng bây giờ không còn quan tâm đến nó nữa. Hiện tại chúng tôi chuyển sang kinh doanh ngành thực dưỡng vì nghĩ rằng nó có lợi cho nhiều người hơn. Sống phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Về sự nghiệp. Chúng tôi đã chọn được công việc có ý nghĩa và bền vững. Chúng tôi xây dựng nên hệ thống nhà hàng Thực Dưỡng Khai Minh phục vụ các món ăn đa số chế biến từ gạo lứt và cung cấp thực phẩm dưỡng sinh theo tiêu chuẩn thực dưỡng chay. Nghĩa là chúng tôi chú trọng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; và tuyệt đối không sử dụng bột ngọt, bột nêm, đường, chất bảo quản hoặc hóa chất trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm; không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Hàng ngày, chúng tôi rất thích thú với công việc này và trọn đời khó bỏ được.
Về gia đình. Cả nhà chúng tôi đều ăn theo thực dưỡng. Bao nhiêu năm theo thực dưỡng là bấy nhiêu năm không đi bệnh viện hoặc nhờ bác sỹ chữa bệnh. Khi chưa ăn thực dưỡng, con tôi phải đi khám bệnh một tháng vài lần và tôi cũng vậy. Hưởng được cuộc sống không bệnh tật là một hạnh phúc. Vợ chồng có hờn giận nhau thì không qua 5 phút cũng làm hòa. Vợ tôi thường nói “cuộc đời không có bao nhiêu, yêu thương còn không đủ lấy đâu để giận hờn.” Tôi hay nói với mấy anh em thực dưỡng: “Nếu không có vợ tôi thì tôi chỉ là người ăn thực dưỡng thôi chứ không thể có nhà hàng về thực dưỡng.” Đúng vậy vì vợ tôi là người đầu bếp chính của chuỗi nhà hàng. Cô ta tự mày mò và cần mẫn học nấu các món ăn theo thực dưỡng. Cho đến bây giờ vợ tôi đã xây dựng nên thực đơn hơn 50 món ăn thực dưỡng.
Về tinh thần và tâm linh. Tinh thần vui nhiều hơn buồn, thương nhiều hơn giận, thông cảm nhiều hơn trách móc.. Hiểu nhiều hơn về tự nhiên, về triết lý Âm Dương. Cuộc sống là sự cộng sinh của vạn vật muôn loài. Cuộc sống hiện thời chỉ một một sân ga trên chuyến hành trình bất tận. Làm sao biết được sân ga kế tiếp là ở đâu và như thế nào? Đó là thách thức lớn của chúng tôi cũng như của quí vị.
        Tại sao có người ăn Số 7 thất bại? Nói đúng hơn là họ thất bại khi không còn ăn Số 7 nhưng lại đổ thừa cho ăn Số 7. Trong thời gian ăn Số 7, người ăn không bị gì cả mà còn tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi không còn ăn Số 7 nữa, nghĩa là ăn thêm các thức ăn khác; ăn ít thì không sao nhưng ăn nhiều một lúc sẽ gây hại cho cơ thể.
       Vậy tại sao nhiều người trong xã hội ăn rất nhiều thứ, họ có bị sao đâu? Không phải họ không sao mà do bạn không biết. Nhìn vào số lượng bệnh nhân trong bệnh viện, nhìn vào những chứng bệnh họ mắc là biết ngay họ có sao hay không. Ví dụ như người không biết uống rượu mà cho họ uống hết một cốc rượu một lúc là nguy hiểm đến tính mạng của họ ngay. Nhưng cho họ uống mỗi ngày một ít thì một thời gian sau họ có thể uống hết một lít rượu mà không say. Trong lúc ăn Số 7 cơ thể mình được “sạch sẽ”, các đèn báo hiệu nguy hiểm phục hồi. Chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn không phù hợp vào cơ thể là đèn báo hiệu nhấp nháy cảnh báo ngay, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, tê nhức… Khi bị cảnh báo như vậy họ tưởng nhầm cơ thể bị suy yếu: “người khác ăn không sao, mình ăn có một chút mà bị như vầy”; nên đâm ra nghi ngờ mà bỏ cuộc. Nhưng cũng có người không chú ý đến dấu hiệu cảnh báo và tiếp tục đưa thực phẩm không tốt vào cơ thể nên bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chúng ta phải cảm ơn đèn báo hiệu, sự nhạy cảm của cơ thể vì giúp ta thoát được những nguy cơ rình rập.
Chúng tôi thường mong ước ăn được Số 7 dài hơn và giá như được theo thực dưỡng sớm hơn. Đây là may mắn trong cuộc đời mình.
Đông y sỹ Đặng Ngọc Viễn
(Tạp chí Kiến Thức Gia Đình Số 14)
———————           
Details on some of the food
Rice cream
Grind some rice to get a tablespoon of flour. Mix it with a cup of cool water, bring to a boil, then add a pinch of sea salt and simmer for 10 minutes or more. It suggests using a head diffuser (which I don’t have), so just make sure it doesn’t boil too much.
Add a teaspoon of Tamari when it’s served.
Cooking the rice
1 cup rice
2½ cups cool water
Sea salt to taste
Bring to a boil, skim the froth, then add the salt. Cover and simmer on low for about 1½ hours.
Gomasio (Sesame salt)
Lightly roasted sesame seeds, crushed and then mixed with sea salt in a 4:1 ratio. This should be made weekly and stored in a dry place but not refrigerated. More detailed instructions are here.
Sprinkle the Gomasio on the rice to give it a nice flavor.
Tsukemono or Takuan Pickle
I had a hard time understanding what this because information on the internet varies. Most of the pickled products contain spices and sugar, all of which are definite no-nos. I believe when the book talks about “pickled”, it’s better to think of “cured” (both terms are used). So look for salt-cured vegetables, especially radishes, cabbage, or green leaf lettuce. You can also pickle them yourself, which takes about a week.
Alternatively you can skip it completely because it’s not necessary on the diet.
———————           
The 10-day brown rice #7 diet
Brown rice
For the new year I’ve decided to do a detox, called Ohsawa #7. For those who aren’t familiar (probably most of you), it’s a 3-10 day cleanse designed by George Ohsawa, the father of macrobiotics. His introductory book named Zen Macrobiotics contains the original information on the diet; it’s only $5 for the PDF. I will instead follow the #7 Diet book by Françoise Rivière, one of his students. (Free PDFs of the intro to both Zen Macrobiotics and #7 Diet are available).
So what makes the #7 diet different?
You eat only grains, and mostly short grain brown rice
You drink very little water; indeally only a couple glasses of tea
You chew each bite at least 50 times
Why do it?
tao
Tao Yin and Yang
The short answer is to both remove toxins and to be in balance. All of us are are mix of Yin and Yang. Most of us are too much of one or the other. The goal of a macrobiotic diet is to bring these two portions of ourselves into balance.
Ohsawa states that grains should be the basis of our diet. They are also mostly Yang, which is good since most people are too Yin. And a simple Yang diet makes the balance easier to create. After this base we can slowly add new foods while maintaining this balance.
Finally, although the diet is difficult because of its strictness, it should not be painful. It is completely reasonable to transition to a less strict version of the diet (adding additional grains, or perhaps more of what are called “specifics”, which are still yang but not grain). These modifications will slow down the release of toxins, but also make the process more manageable.
A 10-day diet for super-humans
In the book there are 12 diets, ordered by strict you want to go. Here’s the first, “#7 with Rice (very strict)”:
Breakfast
Nothing.
Lunch
A small bowl (one tablespoon or even one teaspoon) of rice.
A tiny cup of tea
Dinner
Nothing.
Chew each bite 100-300 times while reading one of Ohsawa’s books.
My daily 10-day diet
I’m going to start with the 4th-strictest, named “#7 with Rice (Strictness Level 2)”:
Breakfast
1 small bowl of rice cream
1 teaspoon Tamari
Lunch
1 bowl of rice
1 teaspoon Gomasio (sesame salt; see below)
2-3 small pieces Tsukemono
(partially dried or pressed salt-cured vegetables such as radish, cabbage, or green leaf lettuce)
or Takuan pickle (pickled Daikon radish)
1 small cup of Mu Tea
Dinner
The same as lunch
Chew at least 100 times while reading Ohsawa’s books.
This is as strict as I could go to start with. It’s possible that I can’t maintain this and will need to add some specifics (more details below). But I am committing to following #7 diet for 10 days.
What about water?
Unlike most diets, one should “eat and drink as little as possible”. Limiting liquid consumption helps eliminate toxins. Drinking only when one is thirsty is said to be excessive because our bodies are not in balance. Ideally one should drink only 2-3 cups of tea per day (no plain water), but if water is necessary, drink it ½ hour before meals or 2 hours after.
And if you do need to drink some water, add a pinch of salt to it (not enough to make it taste salty). This will Yangize it.
After the cleanse is complete (no more than 10 days, because a tenth of our blood is said to be renewed daily), you should return to regular water consumption.
EDIT: In The Essential Guide to Macrobiotics, Carl Ferré proposes that in general, men should urinate 3-4 times in 24 hours, and women 2-3 times. People over 50 would urinate more often. Light-colored or frequent urination is a sign of overly yin kidneys, especially if there are ear or skin problems.
Obviously this directly contradicts western guidelines: the National Academies of Science, Engineering, and Medicine suggests 2.7L/day of water for women and 3.7L/day for men, but that includes all water contained in food. Keep in mind that these recommendations are for the average North American diet, which is high in processed food, animal products, and refined sugars. A more healthy, macrobiotic diet would likely require less water.
Why #7? What happened to #1-6?
The diet numbers correspond to a ratio of grains to other types of food. During the #7 diet one eats 100% grains. #6 is 90% grains and 10% vegetables. The remaining add soups, meats & fish, salads, desserts, and beverages in increasingly smaller percentages. After the #7 diet (again this is a temporary cleanse), one might move to one of the other less strict diets which can be maintained for longer.
———————           
George Ohsawa has put together a most effective system for healing illness through diet; more precisely through the balancing of the Yin and Yang aspects of food.
The most radical cure in his system is a powerfully cleansing and balancing diet, which gives a Yang shock to the entire being:  Diet No.7
During this diet, one simply eats exclusively Yang cereals.The duration of the treatment is 10 days, due to the fact, that each day, one tenth of certain blood cells are renewed in our body.
Therefore in a 10 day period, the entire blood supply is changed.Since this blood is formed out of what we eat, it is logical to presume, that 10 days of an intensive Yang diet, will change the very polar predominance of the blood and because blood irrigates all tissues of the body, including the brain, this will have a strong impact upon the entire being.
The diet also allows the body to eliminate a great amount of toxins, that have been accumulated in the tissues. It consists basically of the following grains:
rice ( preferably integral or brown rice )
wheat
buckwheat
millet
oats
barley
It is recommended, that the amount of water ( which is Yin ! ) during the entire period of the treatment, should be minimal. Therefore one can add water to these grains only during the cooking process. Instead of plain water, drink generous quantities of basil tea or other Yang herbal teas ( without additives ).
Yang herbal teas are mint tea ( mentha silvestris ), ripe tea or known as black tea, bancha tea ( Japanese green tea ).
Salt ( Yang ! ), preferably sea or rock salt, is allowed during the cure as well.
There are various forms of wheat ( e.g. spelt ) or wheat derived products such as bulgur, that may enrich your diet, pasta or noodle dishes should be made exclusively from the cereals prescribed ( no eggs ! ), be careful with that one.
some people try to make the diet more diverse by adding soybean and soybean derived products such as soy sauce, miso or tamari. However pay attention to the purity and brewing methods of these products. There are many phony, cheap products on the market, which have lost their Yang charge because of various chemical factors, involved in their preparation.
Another possible addition are sesame seeds and derived products such as gomasio or tahini as well as sesame oil.
Yet, some simply choose to perform the original, more severe diet for stronger effects.
In case of grave illness ( e.g. cancer ), the diet may also be performed ” in a chain ” of treatments. Thus it shall be done in several intervals of 10 day duration, with a 3 day break in between each interval. During those 3 day break, there must not be any Yin excesses, but rather a nourishing, still Yang predominant diet. It is recommended to consult a competent therapist in such cases.
———————           
In short: rice-fasting detoxifies body and mind; boosts metabolism; improves brain function; improves immunity; slows down aging; reduces chances of cancer, heart disease and diabetes and brings peace of mind. It balances your energy system; sharpens your senses; makes your skin glow and brings happiness. 
WHAT IS RICE FASTING (OHSAWA DIET #7)
Fasting is abstaining from all or some kinds of foods and drinks. In this case you abstain from all foods and drinks except water and brown rice. Brown-rice fasting gives similar general fasting benefits as juice-fasting, fruit fasting, or water fasting, and it has its own specific advantages. It is mild because you are still eating carbs making you less hungry, and it’s more grounding and warming than a fruit, juice or water fast. And most importantly, rice, especially brown basmati rice, is considered to be the ‘perfect’ food, as it is believed to have the perfect balance between yin and yang energies which is important for restoring balance in your organs and energy systems. The brown-rice fast that I talk about is the Ohsawa #7 diet. This requires 10 consecutive days of eating brown rice only and drinking just water. There are several versions varying from very strict to more mild regarding the amount of rice and water, adding different types of grains or using additional balancing ingredients. For me the strictest version (#7; 3 meals per day) is easiest to follow and feels most effective.
ORIGINS OF RICE FASTING (OHSAWA DIET #7)
Rice fasting in particular gained its fame when George Ohsawa brought his philosophy of Macrobiotics to the West. Ohsawa (1893-1966) was a Japanese philosopher and doctor who lost his mother, brothers and sister to tuberculosis and was diagnosed with this disease himself at age 16. He cured himself and spent the rest of his life spreading his wisdom into the world. It was not just a diet; it was a lifestyle, a philosophy that would bring lasting health and happiness to all. The core of Ohsawa’s teachings is that macrobiotic principles are a means to achieve happiness through health and nutrition. This is a very deep shift in perception and holistic living, and it encompasses everything from how you cook to the freshness and purity of the foods you consume to the attitude with which you eat them. Happiness experienced through balance at the physical level can help lead to the experience of true happiness, that of the Self, is what he believed. 
The rice diet refers to his most strict diet and its called #7. In its simplest form, Ohsawa Diet #7 consists of only brown rice and water. Like all of Ohsawa’s principles, this was not a “new” concept in the 1960s—it had been practiced in many cultures going back at least 5,000 years. Its general intention is to give the mind a break from stimulation and the digestive system a dose of simplicity in order to balance the being. Ohsawa described this balancing in terms of yin and yang, but whatever terms may be used by others—from ancient Hindus to modern dieticians—the underlying principles remain the same. 
George Ohsawa (1893-1966)
THE BENEFITS
The benefits are endless. In short, a rice-fast will boost your metabolism; your immune system; enhances your brain; detoxify your body; reduces tumors; reduces the risk of developing heart diseases and diabetes type 2; slow down aging and will make you look better. It will balance your energy systems, and sharpen your senses. Below I will elaborate further on these benefits. 
Brown rice-fasting
Promotes detoxification: Toxins from for instance processed foods are stored in fat cells in the body. For long-term energy, fat deposits are burnt and the toxins within the fat cells are released. These toxins are then removed from the body with the help of the liver, kidneys and other organs, leaving your body free of accumulated toxins; 
Boosts your metabolism: When your digestive system is weak, your ability to burn fat and metabolize food is affected. When you fast, your digestive system gets time to rest. When you start eating again, your digestive system receives a boost and functions again with increased metabolism. Other effect of increased metabolism: it slows down the process of aging and it supports healthy bowel movement;
Improves brain function: When you fast, your brain goes into survival mode, leading to increased ability to focus on the tasks at hand. Fasting has also been associated with a reduction in oxidative stress, reduced insulin resistance and blood sugar levels, as well as reduced inflammation, all of which are good for the health of the brain. Fasting also promotes the production of certain brain hormones that help brain cell repair related to for instance Parkinson’s disease and Alzheimer’s, and low levels of these brain hormones are related to depression and several brain problems;
Improves the immune system: By fasting you give your digestive track the time it needs to repair itself. Did you ever see a sick animal eat? No, its a natural instinct to not stress the digestive system and instead save energy to battle the infection. Research shows that already a 3 day fast can lead to the regeneration of the entire immune system and new white blood cells which have a stronger ability to fight disease;
Rejuvenates the skin and whitens the eyes: Cell repair will be boosted; toxins will be eliminated and inflammation will be reduced resulting in a more smooth and radiant skin and whiter brighter eyes;
Improves insulin sensitivity which is beneficial for not developing diabetes type 2;
May reduce the growth of tumors and cancer: Cancer is a disease that is characterised by the uncontrolled cellular growth which is positively influenced by fasting. Fasting reduces likeliness of tumors to grow and by the detoxification process of fasting, cells will be free of toxins and therefor less likely to develop uncontrolled cellular growth;
Reduces the risk of developing heart-disease: When fasting, the body burns cholesterol to provide energy to the body. High cholesterol is an important factor in developing diabetes and it contributes to high blood pressure which are both risky for the heart;
Balances your energy systems: Perfect health and happiness exist when yin and yang energies are in perfect balance. All dis-eases mean misbalanced energies. Restoring your energy systems will eliminate disease and bring back healthy energy into your system. 
Sharpens the senses: Last but not least, when restraining from food, your senses will not get the stimulation they are used to. Rice-fasting is not just a cleanse to your body; it is also a cleanse for your senses and your mind. When our senses get overstimulated, they become dull. We for instance need more sugar, more salt, more fat to reach a certain level of satisfaction in our taste buds. We need louder music to dance, brighter colours, faster movies. Fasting feels like a ‘reset’ button for your senses.Once you start eating different tastes again, tastes are perceived much stronger which can result in an almost high-like experience, and your senses need much less stimulants to reach a similar level of satisfaction as before the fast. 
Personally, this sense-strengthening, the balancing of energies as well as the stillness that the simplicity of fasting brings into the mind are the main reasons for engaging in this Ohsawa #7 rice-fast. For this moment, at least. I am now in the sixth day of my second Ohsawa #7 rice-fast, and I intend to do one every January. I have done several other types of fasting like just water for 4 days, juice-fasting or fruit-fasting but this is definitely the one I would recommend most. 
What would be your reason to do a fast? Are you with me next year? Let me know in comments and feel free to send a message if you have any questions. Good luck! 
Namasté,
Harmke
———————           
Rice – The Eating Method Oshawa
The treatment of disease by eating ” brown rice , sesame salt ” is called ” maintenance methodology ” ( Macrobiotics ) , launched by the Japanese professor named Sakurazawa Nyoichi – but now, it is still commonly known Oshawa method .
GẠO HOA SỮA – VỚI PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG OHSAWA
Medical Dr , Cuong biological Training University , the faculty is the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City , then : ” The composition of brown rice consists of carbohydrate , protein , fat , fiber and the vitamins : B1 , B2 , B3 , B6 and pantothenic acid as acid , para – aminobenzoic acid , folic acid , phytic acid , calcium , iron , magnesium , selenium , Glutathione , potassium and sodium . Vacant sesame oil and vitamin H , vitamin E , vitamin K , vitamin A and substances such as phosphorus , unsaturated fats . ” Selenium such substances , it has been demonstrated that medicine has the ability to prevent cancer , the prevention of infection Glutathione fallout , pantothenic acid enhance cortical function , anti- dermatitis , malignant tumors should maintaining a diet consisting of brown rice , sesame and salt for the prevention and treatment of cancer is based .
Ohsawa brown rice in PP is very good , but if cultivated by conventional methods in brown rice may still chemical residues . United Milk Rice farming methods organic – no chemical residues disease ( certified USDA & EU ) , such as brown rice husking , retains a great component in rice bran . Let’s see a comparison of the nutritional value of milk and brown rice Rice States :
The treatment of disease by eating ” brown rice , sesame salt ” is called ” maintenance methodology ” ( Macrobiotics ) , launched by the Japanese professor named Sakurazawa Nyoichi – but now, it is still commonly known Oshawa method .
Read:  BENEFITS OF ORGANIC FARMING
Medical Dr , Cuong biological Training University , the faculty is the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City , then : ” The composition of brown rice consists of carbohydrate , protein , fat , fiber and the vitamins : B1 , B2 , B3 , B6 and pantothenic acid as acid , para – aminobenzoic acid , folic acid , phytic acid , calcium , iron , magnesium , selenium , Glutathione , potassium and sodium . Vacant sesame oil and vitamin H , vitamin E , vitamin K , vitamin A and substances such as phosphorus , unsaturated fats . ” Selenium such substances , it has been demonstrated that medicine has the ability to prevent cancer , the prevention of infection Glutathione fallout , pantothenic acid enhance cortical function , anti- dermatitis , malignant tumors should maintaining a diet consisting of brown rice , sesame and salt for the prevention and treatment of cancer is based .
Ohsawa brown rice in PP is very good , but if cultivated by conventional methods in brown rice may still chemical residues . United Milk Rice farming methods organic – no chemical residues disease ( certified USDA & EU ) , such as brown rice husking , retains a great component in rice bran . Let’s see a comparison of the nutritional value of milk and brown rice Rice States :
The treatment of disease by eating ” brown rice , sesame salt ” is called ” maintenance methodology ” ( Macrobiotics ) , launched by the Japanese professor named Sakurazawa Nyoichi – but now, it is still commonly known Oshawa method .
Medical Dr , Cuong biological Training University , the faculty is the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City , then : ” The composition of brown rice consists of carbohydrate , protein , fat , fiber and the vitamins : B1 , B2 , B3 , B6 and pantothenic acid as acid , para – aminobenzoic acid , folic acid , phytic acid , calcium , iron , magnesium , selenium , Glutathione , potassium and sodium . Vacant sesame oil and vitamin H , vitamin E , vitamin K , vitamin A and substances such as phosphorus , unsaturated fats . ” Selenium such substances , it has been demonstrated that medicine has the ability to prevent cancer , the prevention of infection Glutathione fallout , pantothenic acid enhance cortical function , anti- dermatitis , malignant tumors should maintaining a diet consisting of brown rice , sesame and salt for the prevention and treatment of cancer is based .
Read:     
Ohsawa brown rice in PP is very good , but if cultivated by conventional methods in brown rice may still chemical residues . United Milk Rice farming methods organic – no chemical residues disease ( certified USDA & EU ) , such as brown rice husking , retains a great component in rice bran . Let’s see a comparison of the nutritional value of milk and brown rice Rice States :
100g
Brown rice
   
   
(Black, Purple, Red)
Calories
352 calories
265 calories
Carbohydrates
75g
50g
Fiber
2,8 g
8,81 g
Iron
1,5mg
5,39mg
Dư lượng hóa chất
Có
Không
Chỉ số đường huyết
Trung bình-Cao
Thấp-Trung bình
Anthocyanin (chất chống oxi hóa)
Không
Rất cao
Selenium, Zinc, Magan, Calcium, Potassium
Thấp
Cao
Giá trị dinh dưỡng
(protein,vitamin,chất khoáng, chất xơ,…)
Trung bình
Cao-Rất Cao
Sức khỏe – phòng bệnh
Tốt
Rất tốt
Organic Rice Milk States has many antioxidants ( anthocyanin ) , selenium , fiber , iron , zinc , manganese , calcium , potassium , vitamin B , … are higher than brown rice .
Therefore, if the methodology applied by nursing Ohsawa black organic rice milk will flower for good health many times over with the use of brown rice .
———————           
Brown Rice As a Way of Life
———————           
George Ohsawa
———————           
Sample Recipes
from Basic Macrobiotic Cooking
Soak the larger whole grains and dried beans before cooking. Soaking is a vital step that allows theses foods to cook thoroughly. Dried grains and beans store well, but contain enzymes inhibitors and other factors that interfere with digestion. Soaking neutralizes the effect of these inhibitors, enhances nutrient availability, and increases
flavor.
BOILED BROWN RICE, SHORT OR LONG GRAIN
Yield: 6 cups for short rice, 6½ cups for long rice
Brown rice is a staple for many people who eat natural foods. Simple to prepare and complementary to most beans and vegetables, brown rice provides a foundation for building meals. Soaking is recommended before cooking brown rice. If there is no time to soak, roast first. Roasting inactivates the enzyme inhibitors, boosts flavor, and produces a light and fluffy dish.
2 cups brown rice
4 cups water
⅛ tsp sea salt
Procedure – Wash and drain brown rice. Soak 4 to 8 hours. Add sea salt after soaking. Cover. Bring to a boil. Simmer over low heat for 1 hour, using a heat diffuser if needed.
PRESSURE COOKED BROWN RICE
Yield: 6 cups for short rice; 6½ cups for long rice
Soaking is recommended before cooking brown rice. If there is no time to soak, roast first. Roasting inactivates the enzyme inhibitors, boosts flavor, and produces a light and fluffy dish. These instructions are for a 2-quart pressure cooker. If using a 4-6 quart cooker, double the amounts.
2 cups short or long grain brown rice
2.5 to 3 cups water
⅛ tsp sea salt
Procedure – Wash and drain grain. Soak for the desired time in the full quantity of water. Add sea salt after soaking. Lock cover on pot. Set pressure according to pressure cooker instructions. Place cooker over medium-high heat. Bring to full pressure. Slip a heat diffuser under the cooker and turn heat to low. Cook at full pressure for the time indicated.
BUCKWHEAT – Yield: 7 cups
Buckwheat is a hearty delicious grain and simple to prepare. It requires no washing or soaking. Roasting improves its flavor. Kasha sold in natural food stores is buckwheat that has already been roasted; it can be cooked by adding to boiling water.
2 cups buckwheat
4 cups water
⅛ tsp sea salt
To prepare buckwheat, follow the procedure as listed above for roasted brown rice. Dry roast buckwheat for 3 to 4 minutes until fragrant, add to boiling water, and simmer 25 minutes.
MILLET – Yield: 4 cups
Millet is a whole grain with a thin kernel wall that can be cooked without soaking. For best results, add to boiling water to cook thoroughly.
1 cup millet
3 cups water
⅛ tsp sea salt
Procedure – Wash and drain millet. Bring water to a boil. Add sea salt, then millet. Cover. Return to a boil. Simmer over low heat for 25 to 30 minutes, using a heat diffuser if needed.
TOPPINGS FOR GRAINS
Serve grains with roasted nuts, seeds, sauces, or a variety of condiments available in natural food stores, such as sesame seed salt (gomashio). Brown rice and millet are delicious served with roasted almonds, pumpkin seeds, or sunflower seeds.
ROASTED NUTS AND SEEDS
almonds, 12 minutes
pumpkin seeds, 7 minutes
sunflower seeds 10 minutes
Procedure – Roast nuts or seeds in the oven when roasting a large quantity. Place one layer of any kind of nut or seed on a baking sheet. Place in a pre-heated, 350-degree oven. Roast for the times indicated, until fragrant, beginning to pop, and browning. Stir occasionally. If desired, add soy sauce after roasting. Place hot roasted nuts or seeds in a bowl. Add 3 or 4 drops soy sauce per ¼ cup nuts or seeds.
TAHINI SAUCE – Yield: ½ to ¾ cup
Tahini is made from crushed sesame seeds and makes a rich and flavorful sauce delicious served over buckwheat, noodles, or vegetables. Tahini sauce can be made quickly and is best when hot.
3 Tbsp tahini
1 Tbsp soy sauce
¼ cup water
2 medium scallions, thin rounds; optional, ½ cup
Procedure – Cream tahini with soy sauce, then with water. Add scallions, if used. Place over medium heat. Heat until it boils, 3 to 4 minutes, stirring constantly. It will thicken so add water if needed for desired consistency.
BOILED NOODLES – Yield: 5 to 6 cups per 8 ounces of noodles
Pasta is made from grain and can be used as a base for a meal. When using noodles with reduced or no wheat, use the shock method. Buckwheat (soba), corn, and rice noodles are delicate. Shocking allows the noodles to cook thoroughly and gently. The cold water temporarily halts the cooking of the outside of the noodles so the inside of the noodles can catch up.
4 quarts of water for up to 16 ounces of noodles
¼ tsp sea salt for 4 quarts of water, for unsalted noodles
Procedure – Bring water to a boil. Add sea salt if needed. Add noodles and stir to separate them. Bring to a rolling boil. Add ½ cup cold water and stir noodles. Bring to a rolling boil a second time. Immediately, add ½ cup cold water and stir noodles. Bring to a rolling boil a third time. Add ½ cup cold water and stir noodles. Bring to a rolling boil again. Noodles are done when they are the same color inside and out. Drain. Rinse in cold water. Drain. Rinse and drain again, if needed, until noodles are cooled.
SOBA BROTH WITH TOFU – Yield: 5 cups
Serve pasta with tahini sauce as above or with this broth that features kombu. Kombu is a nutritious sea vegetables that has numerous health benefits, and provides a simple-to-make soup stock. Leftover kombu can be added to bean dishes.
4-inch piece kombu
4 cups cold water
½ pound tofu, ½-inch cubes, 2 cups
4 medium scallions, thin diagonals, 1 cup
4 Tbsp soy sauce
Procedure – Place kombu in cold water. Cover and bring to a rolling boil. Remove kombu. Add tofu and scallions and bring to a rolling boil again. Add soy sauce.
VEGETABLES
Vegetables are delicious served in any manner alongside
grains. Baking is simple and can be done at the same time as roasting seeds.
BAKED WINTER SQUASH – Yield: 7 cups
Use hardy winter squashes such as butternut, acorn, or Hokkaido pumpkin. Butternut squash and acorn squash can be baked whole if desired. Cut squash with a strong knife and remove seeds.
3 pounds winter squash, 1½-inch squares, 8 cups
⅛ tsp sea salt
water as needed
Procedure – Place water to a depth of ½ inch in dish. Mix vegetables with sea salt and add to dish. Cover. Bake 45 minutes to 1 hour at 350 degrees, or until tender.
———————           
How healthy is the macrobiotic diet, and which foods does it allow? Our expert explains the potential benefits and risks of this plant-based way of eating.
The macrobiotic diet was first developed by a Japanese philosopher called George Ohsawa. He believed in a holistic approach to health incorporating many lifestyle aspects, from diet and exercise to meditation and even the ‘yin and yang’ energy of particular foods.
Macrobiotics focuses on choosing organic, locally grown and seasonal produce. Generally, the macrobiotic diet is divided roughly as follows:
Around 40-60 % of your food = wholegrains such as brown rice, barley, oats, buckwheat
Around 20-30% of your food = fruits and vegetables
Around 10% – 25% = bean and bean products such as tofu, miso and tempeh as well as sea vegetables such as seaweed
Some people also include small amounts of pickles and fermented vegetables, nuts, seeds, and occasionally some meat or fish.
The macrobiotic diet also has lifestyle recommendations, including:
Only eating when hungry and only drinking when thirsty
Chewing food thoroughly until it liquefies before swallowing
Only using natural materials such as wood, glass and china to cook and store food
Avoiding microwave ovens and electric hobs
Purifying water before cooking with it or drinking it
Avoiding flavoured, caffeinated or alcoholic drinks
Followers may adopt a macrobiotic diet in slightly different ways with some adhering very strictly to the rules on food preparation, cooking and eating, while others are more relaxed and only follow these rules in moderation.
Advocates of the macrobiotic diet claim that following the plan can help with chronic illnesses including cancer. However, Cancer Research UK states that there is no evidence that the macrobiotic diet treats or cures cancer and warns that it can have harmful effects.
A bowl of tofu with chilli and greens in a bowl
We asked nutritionist Kerry Torrens for her view…
What are the benefits of the macrobiotic diet?
Macrobiotics is not so much a ‘diet’ as a lifestyle system – put simply it’s less about controlling weight and more about creating a balanced lifestyle with food being one of the cornerstones of the philosophy.
If weight loss is your goal then by adopting a macrobiotic way of eating you are likely to lose weight but be careful that you don’t replace protein-rich foods with too many carbs. Starchy carbs like grains and rice are easy to overeat. Research suggests that the macrobiotic regime has a positive effect on heart health with studies also reporting lower blood lipids and cholesterol plus benefits in the management of blood pressure. This is, in part, thanks to the plant-based, low-fat, high-fibre nature of the regime.
The dietary aspects of the plan are also beneficial for those with type II diabetes as well as non-diabetics who experience reactive hypoglycaemia – that is, extremely low blood sugar levels around four hours after a meal.
What are the negative aspects of the macrobiotic diet?
For the young, elderly and those who are ill or have been diagnosed with a chronic illness, like cancer, following a strict diet which restricts certain food groups may severely limit nutrient intake. Studies have shown that certain minerals and vitamins may be limited, including calcium, iron, vitamins B12 and D as well as protein. For those who are already weak and possibly underweight a restricted diet like this may not supply the variation and calories needed to promote recovery and for normal healthy individuals, especially children, a strict regime may limit growth and development.
That said, there are elements of the macrobiotic diet that may be helpful, as long as it is applied in a less restrictive manner. Eating more fruit and vegetables and lowering your salt, sugar and fat intake can have a positive effect, specifically as stated above for heart health and even for reducing the risk of certain cancers. However, it is also possible to get these benefits by following a healthy, balanced diet.
A bowl filled with a zingy brown rice salad and vegetables
Can the macrobiotic diet help treat chronic illnesses?
Anecdotal reports have suggested a therapeutic effect for some patients with chronic illness. However, to date, scientific studies have been unable to prove effectiveness which means further research is needed before any such claims may be warranted. The risks associated with nutritional inadequacies, social limitation due to the strict nature of the plan as well as possible delay in pursuing more conventional medical treatments are the prime causes of concern.
What are the long-term effects of the macrobiotic diet?
As previously stated people who follow a macrobiotic diet for an extended period may enjoy lower blood pressure and a reduced risk of heart disease. Diabetics and those with poorly managed blood glucose may also find long-term adoption helpful in managing blood glucose levels.
Elements of the diet may be useful for women because those who follow a macrobiotic diet appear to have a moderately reduced level of circulating oestrogens, which possibly helps reduce the risk of certain cancers including breast cancer. This effect is probably due to the diet being rich in wholegrains which may also benefit post-menopausal women. Wholegrain foods supply a bounty of helpful compounds, specifically phyto-oestrogens, including lignans, which may help maintain insulin sensitivity and weight management after the menopause.
On the other hand, for others, in particular children and young adults, the associated nutrient inadequacies may have an impact on general health and longer term growth, although specific studies are limited. Such negative effects may depend on how strictly an individual follows the macrobiotic dietary principles.
Please note: if you’re considering attempting any form of diet, please consult your GP first to ensure you can do so without risk to health.
———————           
What a macrobiotic lifestyle involves
There are different types of macrobiotic lifestyle that involve more than just diet. To follow a macrobiotic diet properly, you need to be strict about what you eat and how you cook your food.
A macrobiotic practitioner plans your diet by taking into consideration your age, sex, where you live and how much exercise you do.
Generally, the diet is made up of:
organic whole grains such as brown rice, barley, oats and buckwheat (half your food intake)
locally grown, organic fruits and vegetables (up to a quarter of your food intake)
soups made with vegetables, seaweed, beans, chick peas, lentils and fermented soy (miso) (up to a quarter of your food intake)
Sometimes you include small helpings of nuts, seeds and pickled vegetables. Some people occasionally eat small amounts of organic meat or fish.
You should only eat when you are hungry. And you should chew your food for a long time until it becomes a liquid in your mouth. The belief is that this helps you digest it more easily.
You shouldn’t have any vitamin or mineral supplements. You cannot eat processed foods or foods with artificial colours, flavours or preservatives.
You should also prepare and cook your food in a certain way.
Cook and store all your food in pots and utensils made of wood, glass, stainless steel or china (ceramics).
Avoid microwave ovens or cooking with electricity.
Prepare your food in a calm and peaceful environment.
Always purify the water you drink or cook with.
You should also only drink when you are thirsty. And only drink water or teas that aren’t flavoured, or contain caffeine.
———————           
10-days Oshawa diet No 7
The Oshawa diet was invented by George Ohsawa (the founder of the Macrobiotic diet and philosophy), who has put together a most effective system for healing illness through diet. His work is mainly about balancing the YIN and YANG energy in the body with food. And the Ohsawa diet No. 7 is the most severe diet that Dr. George Ohsawa used with maximum effectiveness for curing diseases caused by excess of yin energy.
In macrobiotics it is explained that each food consists also of subtle life energy and all energy is born from the interaction of the polar forces, yin (-) and yang (+) and thus certain foods are more charged with yin energies and other with yang energy. The Ohsawa diet No.7 is built in a way that it rapidly balances a being in terms of polar energies yin and yang. It is a powerfully cleansing and balancing diet, which gives a yang shock to the entire being!
 
Each day one tenth of certain blood cells are renewed in our body. Therefore, in a 10-day-period your entire blood supply is changed. Since  blood is formed out of what we eat, it makes sense, that 10 days of an intensive Yang diet will have a strong impact upon your entire being. The diet also allows your body to eliminate a great amount of toxins, that have been accumulated in the tissues.
This diet consists of eating YANG cereals (wheat, buckwheat, millet, wholegrain rice, oats and barley) for 10 days. The allowed foods can be eaten in any quantity, any proportion and can be cooked or boiled, but the only ingredients, that are accepted, are water and salt. And you shouldn’t feel hungry, so eat as much as you need!
Also, it is recommended, that the amount of water (which is Yin) during the entire period of the treatment, should be minimal. Therefore, one can add water to these grains only during the cooking process. Instead of plain water, drink generous quantities (2-3 liters) of basil tea or other Yang herbal teas (mint, ripe tea, bancha tea/without additives).
The most challenging thing in this diet is to keep your mind set on the end goal and not giving up. From my previous experiences I can tell that the first 3-4 days are fairly easy, 5th day is when your mind tries to make you give up by telling you that you are “starving”. But you are not starving! It is just that your body is so used to having a set number of meals/drinks during the day and it is not getting the same thing anymore, so it is tricking you into thinking that you are starving and you better go back to your “routine”.
 
1st Day
Today was the first day of my Oshawa diet experiment. I decided to eat only buckwheat for breakfast, lunch and for dinner. It was quite easy for me as my body felt light and thankful. And because I didn`t have any temptations I was calmer, than normally, and my overall energy level was steady throughout the day.
Of course, whenever you´re feeling too comfortable or good, life has to offer you some challenges. So, as for asked, I felt emotionally shaken when my grandmother called me and complained about how much worse her and grandpa`s health have changed.
I caught myself thinking that maybe universe is testing my willpower by sending me this message.  After this call, I sat down on my pillow and began with meditation to heal my mind.
Later on that day I felt emotionally better and continued with hatha yoga practice.
A thought for the day:
“When you think everything is someone else’s fault, you will suffer a lot. When you realize that everything springs only from yourself, you will learn both peace and joy.” – Dalai Lama
 
2nd Day
On the second day, I woke up with a light headache and weakness. Beside that small disturbance, I felt great!
I made a cup of basil tea and prepared myself a small breakfast, which was (surprise!) boiled buckwheat, to nourish my body. It didn´t take away my headache and I decided to watch a movie to distract my mind.
For lunch I ate buckwheat again and went for a walk to get some fresh air. It was an hour-long walk to the Biomarket to buy some more buckwheat (wheee!) and some sesame seeds. By the time I got back home I was exhausted. However, after a warm shower, I started my hatha yoga practice with meditation to balance my energy. It worked, cause after the practice the drowsiness was gone and I felt calm again!
And, for a change, I cooked millet for a dinner and added some sesame seeds for a decoration 😉
A thought for the day:
“Change does not roll in on the wheels of inevitability, but comes through continuous struggle. And so we must straighten our backs and work for our freedom. A man can’t ride you unless your back is bent.” Martin L.King
 
3rd Day
The third day wasn’t much different from the first one, except my appetite had grown! Yes, I ate almost twice as much as previous days and I couldn’t stop myself. Maybe because of some risen emotion I wasn’t aware of or maybe because I couldn`t sit still.
I decided to go for a walk because fresh air always makes wonders! So, I got back just a moment before it started to rain and I was truly grateful for not getting wet.
In the late afternoon I had some digestion issues.
I remembered the first time I tried Oshawa Die no 7 I asked my yoga teacher what could be the reason of my constipation? And he suggested that maybe I wasn`t drinking enough liquid, that I should drink at least 2 liters every day.
I was hoping that maybe this time (beside drinking lots of liquid) yoga might be helpful here. It wasn`t.
Anyways, since I still felt quite light and good, I  figured that maybe the next day will be more beneficial 🙂
A thought for the day:
“To keep the body in good health is a duty… otherwise we shall not be able to keep our mind strong and clear.” Buddha
 
4th Day
When I woke up today, I felt that I have more energy and that my tiredness has gone. Also, to my positive surprise, my digestion issues had changed for the better which made me even happier!
So, for each meal today, I combined buckwheat and millet with sesame seeds and between the meals I drank a lot of basil tea with cinnamon flavour. And, for a change of hatha yoga, I decided to try half an hour pranayama breathing exercise!
I had so much energy and willpower, that I got an inner desire to make a dinner for my boyfriend for being so supportive and patient. So I divided boiled millet into two bowls: one plain for me and another bowl for making a millet wok! It turned out to smell soooo good, and it’s pitty I couldn’t taste it myself! My willpower stayed strong!
 A thought for the day:
“If you really want to know your mind, the body will always give you a truthful reflection, so look at the emotion, or rather feel it in your body. If there is an apparent conflict between them, the thought will be the lie, the emotion will be the truth.”  Eckhart Tolle
 
5th Day
Wow! I’ve already made half-way through, and only half to go!
I do feel wonderful, except I noticed today that my mind has started to play tricks on me. Physically it didn’t affect me much (except the cold sensation I feel in my body), but emotionally it’s testing my willpower and limits again.
Against all odds, for late breakfast, I made pancakes for my boyfriend! I just wanted to see how strong my mind can be by pushing my limits. And I was pleased to see that I´m able to manage difficult situations without breaking! Oh and by the way, you may guess what I ate while he was enjoying pancakes with apple jam?! Hahaa, buckwheat, of course! Mmmmm, yummy!
As for dinner, I actually cooked millet, but later on that evening I also ate some more buckwheat. Hopefully, after this 10-days diet I won´t be addicted to buckwheat 😀 I´m kidding, I love buckwheat and I´m glad that it`s an option to eat it as much as I want during this very strict diet period.
 A thought for the day:
“Whatever you fight, you strengthen, and what you resist, persists.”
Eckhart Tolle
 
6th Day
I didn’t sleep very well and I woke up around 4:15 am because of a dream, where I saw myself eating a big cheesy pizza. You can say it`s another way my mind was trying to break my willpower and thoughts about finishing this diet sooner.
Luckily, I was able to fall asleep after some time and woke up again with my boyfriend`s alarm clock at 7.30 am. I was still sleepy and felt tired, but on the positive side, after 2 hours laying in bed, I gained back my energy and I was feeling happy and energetic throughout the day!
My menu was the same as on the previous days, so no changes there. But what I noticed, was that when I started doing pranayama breathing exercise, I felt sudden heatwaves spreading all over and around my body as if I was on fire – it was sensational! And it’s also a good exercise to energize one`s blood circulation 😉
Later in the evening I did some hatha yoga too, because this diet really enhances the mood for some spiritual work!
A thought for the day:
“When you are discontent, you always want more, more, more. Your desire can never be satisfied. But when you practice contentment, you can say to yourself, ‘Oh yes – I already have everything that I really need.”
Dalai Lama
 
7th Day
I also woke up quite early and didn`t fall asleep anymore. My mind was just wondering around until I got hungry, which meant it was time to come out from the bed.
Today, I decided to eat only buckwheat with sesame seeds and so I did. In the afternoon, I practiced hatha yoga with warming-up exercises and, afterwards, I decided to do some cleaning at home. It seemed to be a good idea because I didn´t feel a desire to go anywhere.
Later this day, I felt a bit drowsiness, so I preferred reading some spiritual articles from the internet instead of doing anything else. In the evening, I took 45 minutes for meditation. It was so relaxing and made me wanna sleep!
A thought for the day:
“We enjoy warmth because we have been cold. We appreciate light because we have seen darkness. By the same token, we can experience joy because we have known sadness.” D.Weatherford
 
8th Day
I felt more strongly how anxious my mind has become. And although I was energetic and in a good mood during the first half of the day, it had changed by the evening, when I became nervous and restless. Most likely, because my periods are on the way and I have only 2 more days to go before I´m done, and my mind knows it and tries to trick me quit!
I wasn´t hungry in the morning, but cooked millet anyway. The taste of it was already annoying, but I ate all of it. So, later on, I took a walk to the grocery store and bought a bottle of sesame oil.
Moving in fresh air did some good, because, when I returned, I was sooooo hungry. I boiled buckwheat and mixed it over with some sesame oil and it was delicious! Yes, weird, right! I´ve been eating buckwheat for 8 days already and I still liked it. When I added sesame oil, it was, as if I was in a gourmet restaurant 😉
A thought for the day:
“Make peace with your past, so it doesn`t spoil your present.”
 
9th Day
There was nothing particular to mention for the day. I had a continuous feeling of cold, but my head was clear. So I did some intensive brain-work during 2,5 hours bus drive to my hometown and I was pleased with the outcome.
Today, I wanted to go with buckwheat only, so I boiled a larger quantity in the morning and split it in half. I ate one half for breakfast and the remaining portion I saved for later.
By the time I got to my parent’s house, I noticed that I felt quite uncomfortable. To my positive surprise, I didn’t have any digestive problems, just some discomfort and I’m glad there is little time left!
A thought for the day:
“Life will give you whatever experience is most helpful for the evolution of your consciousness. How do you know this is the experience you need? Because this is the experience you are having at the moment.”
Eckhart Tolle
 
10th Day
Finally, this is the last day!
I actually didn`t sleep well and I was like a zombie half of the morning and, of course, to my disappointment this slight discomfort continued throughout the day. But on the positive side, I had more energy, so I was able to do intensive mind-work and write some recipes for the blog!
Since the last couple of days, my appetite has decreased, I ate only in the late morning and then in the evening. Actually, instead of eating, I was feeling thirsty all the time and, therefore, I was drinking more liquid than in the previous days.
Later on that evening, I decided to do one final meditation for clearing my thoughts before returning back to my everyday life.
A thought for the day:
“When we least expect it, life sets us a challenge to test our courage and willingness to change; at such a moment, there is no point in pretending that nothing has happened or in saying that we are not yet ready. The challenge will not wait. Life does not look back. A week is more than enough time for us to decide whether or not to accept our destiny.”
Paolo Coelho
 
Recommendation…
I believe that one of the most important recommendation I can give you is to prepare your mind for this 10-days diet before you actually start with it.
I took about 2 weeks for myself to prepare my mind and body for this diet, and because I did so, I had much more willpower and less cravings and temptations!
I also noticed that each time it feels different: either it`s your appetite, digestion, weight or your thoughts! However, by the end of 10-days diet No. 7 your energy level is much higher, your body is lighter (I lost ca 2-3 kg) and your mind is more clear and peaceful!
So, if you want to try the Oshawa diet No. 7, pick a period when you’re not so busy at work or tired of other things to do, plan your meals before, but don’t plan for too much physical exercise – instead, you can do yoga and meditation practice.
———————           
Tuna Chestnuts Tamari soy sauce Tangerine juice Snap beans Sweeteners2  
Other red-meat and blue-skinned varieties Filberts Umeboshi Orange juice Summer squash Aspartame Some Chemicals and drugs
  Peanuts Other traditional types Fresh black pepper Swiss chard Blond sugar  
  Pecans Red pepper Wax beans Sweeteners Brown sugar Amphetamines
  Pinenuts Green mustard Zucchini Amazake Cane sugar Antibiotics
  Pistachios Yellow mustard Others Barley malt Carob Aspirin
  Poppy seeds Sesame oil Rice syrup Corn syrup Cortisone
  Pumpkin seeds Corn oil White/Green Leafy: Maple syrup Chocolate Cocaine
  Sesame seeds Safflower Oil Bok choy Fruit juice Dextrose LSD
  Squash seeds Mustard seed oil Carrot tops Cooked fruit Fructose Marijuana
  Sunflower seeds Olive oil Celery Dried fruit Glucose Others
  Walnuts Sake Chinese cabbage Honey  
  Other temperateclimate varieties Sake lees Chives Molasses Seasonings
  Other natural seasonings Daikon greens Nutra-Sweet Margarine
  Dandelion greens Raw sugar Soy margarine
  Endive Saccharin
  Escarole Sorbitol Shortening
  Kale Turbinado sugar
  White sugar Refined vegetable oils
  Lettuce Xylitol Herbs
  Mustard Seeds Spices
  Scallians Wine Vinegar
  Sprouts Mayonnaise
  Turnip Greens Hot Pepper
  Watercress  
  Wild Grasses  
  Others  
1 Brie, Roquefort, and several other salted cheeses that have aged for a long time are classified as yang rather than yin.
2 Soft drinks, candy, pastries, desserts, and other items containing these sweeteners should also be avoided.
vitality and harmony. According to Ishizuka, the ability to experience the highest levels of spirituality is controlled by food. He emphasized that the great sages and saints all lived on whole cooked grains and vegetables cooked with salt. Ishizuka was also concerned with the way eating patterns determined how families and societies functioned. His philosophy and scientific studies echo the macrobiotic way of living and eating in the early twenty-first century. He emphasized balancing Na-dominance (sodium) and K-dominance (potassium) in foods, which is also known as the acid-alkaline balance. Ohsawa amended Iskizuka’s theory by imposing yin and yang forces onto the acid-alkaline balance, contending that these energies make up the mystery of life. Iskizuka’s work sparked Ohsawa’s passion to study, write, and extend his own version of macrobiotic practice and teachings to American, Asia, and Europe.
Macrobiotic Foods
A macrobiotic diet is defined as eating in balance between extreme yin and yang energies. For example, animal meat is considered an extreme yang food and creates natural strong cravings for extreme yin foods, such as refined sugar in cookies and cakes. Extreme foods create sickness and are the body’s warning that there is an imbalance. The imbalance causes the blood to become too acidic, creating an environment in which diseases can thrive. Human organs, especially the kidneys, need to work harder to buffer the acids and maintain a normal pH alkaline blood condition of 7.35–7.45. Scientific studies have shown how a sustained acidic condition can cause normal cells to change to cancer cells. (The sidebar below illustrates foods in relation to acid and alkaline.) If extreme foods continue to be consumed, the body starts accumulating and storing toxins in the form of mucus, fats, cysts, and tumors.
To avoid these undesirable conditions, the consumption of whole, unprocessed foods grown without pesticides and other chemicals is recommended. These consist of earth and sea vegetables, whole cooked grains such as brown rice and millet, bean products, seitan (a wheat-based food), nuts, seeds, and occasionally fish. Seasonings and condiments are used to add nutritional value and to enhance flavor. These include miso, made from soybeans and sea salt commonly flavored with fermented barley or brown rice, which strengthens the blood; umeboshi, a salty plum that neutralizes extreme foods and conditions; sea vegetable flakes, which are high in minerals such as dulse and nori; tekka, a powder made from hatcho miso, sesame oil, burdock, lotus root, carrots, and gingerroot that is simmered for several hours and gives strength; gomoshio, a mixture of sesame seeds and sea salt high in calcium; and shoyu soy sauce to help with digestion. Kuzu, a white starch made from the deep root of a wild vine that helps digestion, thickens sauces. These condiments and seasonings have a variety of medicinal uses and can also maintain normal levels of blood alkaline. Eating these foods, seasonings, and condiments balances the body without causing cravings for extreme foods; thus, the transition of foods from yin to yang and vice versa is smoother, thereby creating internal balance and promoting health.
In a temperate climate, macrobiotic foods do not include nightshade vegetables such as tomatoes, potatoes, peppers, and eggplant. These foods are high in alkaloid content and contrary to the healing process. By eating nonpollutant food, the body has a chance to clean out stored chemicals, increase nutrient absorption, and improved health.
Cooking Techniques
Cooking processes also have a yin and yang quality. For example, cooking meals, such as beans, longer involves more heat, which indicates yang energy, and this way of cooking complements cooler seasons such as winter, which is yin. In contrast, lighter meals, such as salads, and quicker cooking methods are yin, which complements warmer seasons such as summer, which is yang. This style of cooking and eating promotes remaining in balance with the changing seasons, supporting the natural order of the universe.
A gas stove is recommended for cooking macrobiotic foods because the heat comes from natural energy. Also urged are cooking with natural spring water when needed and using stainless steel, glass, cast iron, and porcelain cookware to keep the food away from possible contamination that may occur with aluminum and synthetic coatings. Ideally, foods are locally grown in season to promote internal balance and harmony with the environment.
Food And Behavior
There is also a cause and effect relationship between food and behavior. For example, eating mostly extreme yang foods usually leads to irritability and anger, while eating mostly extreme yin foods usually leads to depression and reduced energy; however, soon after eating extreme yin foods, such behavior as explosive anger has been noted. Eating foods that are balanced with yin and yang energies without extremes maintains a normal alkaline blood level and leads to vitality and a peaceful, more comfortable state of mind. Table 1 illustrates foods associated with certain behaviors and moods.
Yin and Yang foods associated with behaviors
  Foods Behaviors
Extreme Yang Refined salt Aggressive
  Meats Overactive
  Poultry Angry, irritable
  Attacking, intolerant
  Hard salty cheese Self pride
  Voice too loud, tense
  Tense muscles
  Dry skin
Balanced Grains Assertive
  Vegetables Active
  Sea vegetables Content, patient
  Miso Positive outlook
  Beans Satisfied with life
  Seeds Voice pleasant
  Nuts Relaxed muscles
  Smooth, clear skin
Extreme Yin Sugar Passive
  Honey Overly relaxed
  Molasses Depressed, sad
  Coffee, caffeine Negative, retreating
  Milk Self-pity
  Ice cream Voice too soft, timid
  Loose muscles
  Moist skin
The standard macrobiotic diet consists of 30 to 50 percent whole cooked grains and whole grain products, such as sourdough bread and pasta (including udon noodles made with wheat flour, brown rice, and sea salt and soba noodles made from buckwheat flour); 20 to 30 percent locally grown organic vegetables; 5 to 10 percent beans such as adzuki and lentil (including tofu made from soybeans, nigari, and water and tempeh made from split soybeans, vinegar, and water); 5 to 10 percent soups, including miso and vegetable; and 5 percent condiments, such as umeboshi plum, gomashio, and sea vegetables, including wakame and kombu. Macrobiotic foods are high in complex carbohydrates, fiber, vitamins, and minerals that provide the balance of proper nutrition that the body needs.
A very basic balanced macrobiotic meal may consist of: one cup of miso soup made with onions, carrots, and sea vegetables such as wakame; one cup of whole cooked grains, such as brown rice seasoned with a pinch of sea salt; one-quarter cup of cooked beans, such as adzuki mixed with a small amount of the sea vegetable kombu and a sweet vegetable such as butternut squash seasoned with shoyu soy sauce; one cup of cooked green and yellow root and leafy vegetables; a pickled vegetable; and a garden salad. Fish can be eaten occasionally along with soy products such as tofu and tempeh to substitute for beans to provide protein. For dessert, a recommended dish may be couscous cooked with apple juice and apples. Also used for sweeteners are barley malt and brown rice syrup. In addition, kukicha bancha tea, which has a pleasing taste, is used as a daily beverage that has virtually no caffeine, alkalizes the blood, has a beneficial effect on digestion, and relieves fatigue.
Recommended macrobiotic foods and their portions vary according to a person’s physical and mental condition, climate, and age. For example, someone with a slower metabolism may benefit from eating fewer grains and more vegetables. Macrobiotic counselors throughout the United States help people adjust the diet to their specific needs.
The Spread Of Macrobiotics
Macrobiotics owes much of its contemporary popularity to George Ohsawa and his wife, Lima. His students Aveline and Michio Kushi developed the Kushi Institute in Brookline, Massachusetts, which helped spread macrobiotic teachings and practices in the eastern United States. Cornelia and Herman Aihara, also Ohsawa’s students, developed the study and practice of macrobiotics in the western United States. Macrobiotic food may be found in health-food stores, and macrobiotic cookbooks are available there and in major bookstores throughout the United States. In the early twenty-first century, there are over five hundred macrobiotic centers throughout the United States whose advocates stress the advantages of this way of eating and living. The more common benefits experienced are increased vitality, better sleep, a stronger immune system, reduced fatigue, and improved memory. There are also scientific and medical studies which indicate that following a macrobiotic diet can prevent or relieve cancer and other terminal illnesses. These benefits are said to result from a body cleared of chemicals and toxins. Practicing the macrobiotic way of life moves beyond physical health to also revitalize the true nature of mental and spiritual well-being.
———————           
Sesame Salt
Make it with white or black sesame seeds—or do a confetti-like mix.
Ingredients
MAKES ABOUT ¾ CUP
¾
cup white and/or black sesame seeds
1
tsp. flaky sea salt
Preparation
Step 1
Toast sesame seeds in a dry medium skillet over medium-low heat, tossing often, until evenly deep golden brown, about 5 minutes. Transfer to a food processor and let cool.
Step 2
Add sea salt to sesame seeds and pulse until about half of the seeds are pulverized (there should still be some whole seeds), 6–8 pulses. (Alternatively, coarsely grind in a mortar and pestle.)
Step 3
Do Ahead: Sesame salt can be made 1 week ahead. Store airtight at room temperature.
———————           
1/2 cup raw sesame seeds (Unhulled is traditional and has a bitter taste. You can also use hulled if you prefer to eliminate the bitter flavor)
2 teaspoons quality sea salt (I prefer flaky sea salt like Maldon for a great texture)
another variation: small strip of kombu or other seaweed (optional)
INSTRUCTIONS
 
Place a dry skillet over medium-high heat and add the sesame seeds.  Toast them until they are golden brown, stirring regularly. Be very careful that they don’t burn or they will be bitter. Let the seeds cool completely.
Crush the toasted sesame seeds either with a mortar and pestle or in a blender or food processor.  The mixture should remain chunky and not be a fine powder.  Place the crushed sesame seeds in a bowl and stir in the salt.
Store your gomasio in an airtight jar in a cool place. It will keep for a few months but for maximum flavor use within a month.
Makes just under 3/4 cup.
NUTRITION
Serving: 1teaspoon | Calories: 13kcal | Carbohydrates: 1g | Protein: 1g | Fat: 1g | Saturated Fat: 1g | Sodium: 148mg | Potassium: 12mg | Fiber: 1g | Sugar: 1g | Calcium: 24mg | Iron: 1mg
———————           
Ingredients
2 Tbs. sesame seeds
1/2 tsp. sea salt
Preparation
In a small dry skillet, toast the sesame seeds over medium heat, stirring almost constantly, until light golden-brown, 3 to 5 minutes. Add the salt and cook, stirring, for about 30 seconds. Transfer to a small bowl and cool completely.
Put the salted seeds in a clean spice grinder and pulse a few times to grind coarsely—you should still see a few whole seeds in the mixture. Toss about 2 tsp. sesame salt with a batch of vegetables after roasting.
———————           
SAVE RECIPE
READY IN: 7mins
YIELD: 2 cups
UNITS: US
INGREDIENTS
Nutrition
2
cups unhulled brown sesame seeds
3
tablespoons sea salt (the traditional ratio is 15 parts sesame seeds to 1 part sea salt, but you could use 12 to 1 or some)
DIRECTIONS
In a heavy skillet (cast iron is best), toast salt until it turns a grey color. Set aside.
Toast the 2 cups sesame seeds, stirring constantly, till they start popping and turn a nice brown.
Watch them closely, or they will burn!
The traditional way to grind them is with a mortar and pestle, just until the seeds crack open and release their oils.
The texture should be light and sandy.
They should ultimately be 95% crushed.
Because I do not currently own a mortar and pestle, I have put them in the blender and whiz them a few times till blended thoroughly. Update: now I use a coffee grinder or a food processor to grind.
Store gomasio in a tightly closed glass jar, keep in a cool dry place.
DO NOT REFRIGERATE! (Update: after 6 months I did refrigerate and it’s still good!).
I have kept this for over 6 months without spoiling.
This is delicious over brown rice, salad, baked potatoes, veggies, almost anything!
Enjoy!
———————           
YIELD Makes about 3/4 cup
INGREDIENTS
3/4 cup white and/or black sesame seeds
1 tsp. flaky sea salt
PREPARATION
Toast sesame seeds in a dry medium skillet over medium-low heat, tossing often, until evenly deep golden brown, about 5 minutes. Transfer to a food processor and let cool.
Add sea salt to sesame seeds and pulse until about half of the seeds are pulverized (there should still be some whole seeds), 6–8 pulses. (Alternatively, coarsely grind in a mortar and pestle.)
Do Ahead: Sesame salt can be made 1 week ahead. Store airtight at room temperature.
———————           
Gomasio is also known as gomashio and is as simple as it gets when it comes to spice blends. Goma is the Japanese word that means sesame, and sio is the word for salt. As you may have guessed, gomasio is the combination of the two. It is sometimes called sesame salt. The sesame seeds in gomasio are lightly toasted before being used in the blend. 
Traditional gomasio blends consist only of salt and sesame seed, but some mixes also include sugar or seaweed. 
Gomasio is the main spice of the macrobiotic diet, which has its roots in Japanese cooking. George Ohsawa founded the macrobiotic diet, but some of its concepts were first put forth by his mentor Sagen Ishizuka. The macrobiotic diet is a pescatarian diet that emphasizes the use of locally grown produce and fermented soy. The diet was developed in the early 20th century, though some aspects of it date back to the 17th century. While the macrobiotic diet does include fish, gomasio itself is a vegan seasoning. 
The traditional tool for making gomasio is a suribachi, which is the Japanese equivalent of a mortar and pestle. Suribachis have sharp ridges that make it easier for you to grind seeds. If you are making gomasio at home and don’t have a suribachi, you can use a food processor or spice grinder. 
Gomasio flavor profile 
The flavor of gomasio is mainly salty with the subtle flavor of sesame seed. The combination can increase the umami properties of savory dishes. 
Health benefits of gomasio 
Gomasio is a simple seasoning but still manages to provide nutrients. Because of the sesame seeds, gomasio can provide healthy compounds like: 
Minerals: You will get a significant amount of magnesium, zinc and iron from a serving of gomasio. Blends that contain seaweed will usually use wakame seaweed, which is another good source of magnesium and iron. You will also get calcium from it. 
Vitamins: The sesame seeds in gomasio provide high levels of vitamins B1 and B6. Your body needs vitamin B1 for proper cognitive function as well as for nervous system health and the formation of blood cells. 
Along with its nutrients, gomasio has properties that make it healthy. The health-enhancing properties include: 
Low sodium (in context to table salt): Gomasio has less salt than it when you compare it to table salt, which makes it a great condiment if you want to reduce your salt intake. Gomasio blends can have anywhere between an 18:1 to 5:1 ratio of seeds to salt. 
You can add gomasio to your diet to treat or prevent conditions like: 
High blood pressure: Because it is a low-sodium seasoning, you may be able to alleviate high blood pressure if you replace the table salt in your diet with gomasio. Table salt is known to exacerbate high blood pressure and thus increase your risk of developing serious conditions like heart disease and diabetes. 
Iodine deficiency: The wakame seaweed included in some forms of gomasio is a good source of iodine, which means that you can use it to help correct a deficiency. 
Common uses 
Traditional Japanese uses for gomasio include using it as a seasoning for plain rice or for the adzuki bean and rice dish called sekihan Use gomasio to season your favorite savory dishes. It is especially good on vegetables like broccoli and cauliflower.
———————           

Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới Phẩm đệ thập 梵網經序

December 22, 2020

Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới Phẩm đệ thập 梵網經序

Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới Phẩm đệ thập

Pham Vong Kinh
Bo Tat Gioi 
Pham Vong Kinh Lo Xa Na Phat thuyet Bo Tat tam dia gioi Pham de thap 

Lo Xa Na Phat thuyet Bo Tat tam dia gioi 
Pham de thap 
Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới Phẩm đệ thập 
Bồ Tát Giới 
Phạm Võng Kinh 
Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới 
Phẩm đệ thập 
==================
No. 1484
 
梵網經序 
Phạm Võng Kinh tự 
 
夫宗本湛然, 理不可易, 是以妙窮於玄原之境、 萬行起於深信之宅。 是以天竺法師鳩摩羅什, 誦持此品以為心首。 此經本有一百十二卷六十一品。 什少踐於大方, 齊異學於迦夷。 弘始三年淳風東扇, 秦主姚興, 道契百王、 玄心大法, 於草堂之中, 三千學士與什參定大小二乘五十餘部, 唯《梵網經》 最後誦出。 時融、 影三百人等, 一時受菩薩十戒。 豈唯當時之益, 乃有累劫之津! 故與道融別書, 出此心地一品, 當時有三百餘人誦此一品。 故即書是品八十一部, 流通於後代持誦相授。 囑諸後學好道君子, 願來劫不絕共見龍華。 
phu tông bổn trạm nhiên, lý bất khả dịch, thị dĩ diệu cùng ư huyền nguyên chi cảnh、 vạn hạnh khởi ư thâm tín chi trạch。 thị dĩ Thiên-Trúc Pháp sư Cưu-Ma La-Thập, tụng trì thử phẩm dĩ vi tâm thủ。 thử Kinh bản hữu nhất bách thập nhị quyển lục thập nhất phẩm。 thập thiểu tiễn ư Đại phương, tề dị học ư Ca di。 hoằng thủy tam niên thuần phong Đông phiến, tần chủ diêu hưng, đạo khế bách Vương、 huyền tâm đại pháp, ư thảo đường chi trung, tam thiên học sĩ dữ thập tham định đại tiểu nhị thừa ngũ thập dư bộ, duy 《Phạm Võng Kinh》 tối hậu tụng xuất。 thời dung、 ảnh tam bách nhân đẳng, nhất thời thọ Bồ-Tát thập giới。 khởi duy đương thời chi ích, nãi hữu luy kiếp chi tân! cố dữ đạo dung biệt thư, xuất thử tâm địa nhất phẩm, đương thời hữu tam bách dư nhân tụng thử nhất phẩm。 cố tức thư thị phẩm bát thập nhất bộ, lưu thông ư hậu đại trì tụng tướng thọ。 chúc chư hậu học hảo đạo quân tử, nguyện lai kiếp bất tuyệt cọng kiến long hoa。 
 
梵網經序 
Phạm Võng Kinh tự 
 
沙門僧肇作 
Sa Môn Tăng Triệu tác 
 
夫梵網經者, 蓋是萬法之玄宗、 眾經之要旨, 大聖開物之真模、 行者階道之正路。 是以如來權教雖復無量, 所言要趣莫不以此為指南之說。 是以秦主, 識達圜中、 神凝紛表, 雖威綸四海而沾想虛玄, 雖風偃八荒而靜慮塵外。 故弘始三年淳風東扇, 於是詔天竺法師鳩摩羅什, 在長安草堂寺, 及義學沙門三千餘僧, 手執梵文、 口翻解釋五十餘部。 唯梵網經一百二十卷六十一品, 其中菩薩心地品第十專明菩薩行地。 是時道融、 道影三百人等即受菩薩戒, 人各誦此品以為心首。 師徒義合, 敬寫一品八十一部, 流通於世。 欲使仰希菩提者追蹤以悟理故, 冀於後代同聞焉。 
phu Phạm Võng Kinh giả, cái thị vạn pháp chi huyền tông、 chúng Kinh chi yếu chỉ, đại thánh khai vật chi chân mô、 hành giả giai đạo chi chánh lộ。 thị dĩ Như Lai quyền giáo tuy phục vô lượng, sở ngôn yếu thú mạc bất dĩ thử vi chỉ Nam chi thuyết。 thị dĩ tần chủ, thức đạt viên trung、 Thần ngưng phân biểu, tuy uy luân tứ hải nhi triêm tưởng hư huyền, tuy phong yển bát hoang nhi tĩnh lự trần ngoại。 cố hoằng thủy tam niên thuần phong Đông phiến, ư thị chiếu Thiên-Trúc Pháp sư Cưu-Ma La-Thập, tại Trường An thảo đường tự, cập nghĩa học Sa Môn tam thiên dư tăng, thủ chấp Phạm văn、 khẩu phiên giải thích ngũ thập dư bộ。 duy Phạm Võng Kinh nhất bách nhị thập quyển lục thập nhất phẩm, kỳ trung Bồ Tát Tâm Địa Phẩm đệ thập chuyên minh Bồ Tát hạnh địa。 Thị thời đạo dung、 đạo ảnh tam bách nhân đẳng tức thọ Bồ-Tát giới, nhân các tụng thử phẩm dĩ vi tâm thủ。 sư đồ nghĩa hợp, kính tả nhất phẩm bát thập nhất bộ, lưu thông ư thế。 dục sử ngưỡng hy Bồ-Đề giả truy tung dĩ ngộ lý cố, kí ư hậu đại đồng văn yên。 
 
梵網經盧舍那佛說菩薩心地戒品第十卷上 
Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới phẩm đệ thập quyển thượng 
 
後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯 
Hậu Tần Quy Tư quốc Tam Tạng Cưu-Ma La-Thập dịch 
 
爾時釋迦牟尼佛, 在第四禪地中摩醯首羅天王宮, 與無量大梵天王、 不可說不可說菩薩眾說蓮花臺藏世界盧舍那佛所說心地法門品。 是時釋迦身放慧光, 所照從此天王宮乃至蓮花臺藏世界。 其中一切世界一切眾生, 各各相視歡喜快樂, 而未能知此光光何因何緣, 皆生疑念;無量天人亦生疑念。 
nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật, tại đệ tứ Thiền địa trung Ma Hề Thủ La Thiên vương cung, dữ vô lượng Đại Phạm Thiên Vương、 bất khả thuyết bất khả thuyết Bồ Tát chúng thuyết liên hoa đài tạng thế giới Lô Xá Na Phật sở thuyết tâm địa Pháp môn phẩm。 Thị thời Thích Ca thân phóng tuệ quang, sở chiếu tòng thử Thiên vương cung nãi chí liên hoa đài tạng thế giới。 kỳ trung nhất thiết thế giới nhất thiết chúng sanh, các các tướng thị hoan hỉ khoái lạc, nhi vị năng tri thử quang quang hà nhân hà duyên, giai sanh nghi niệm ;vô lượng Thiên Nhân diệc sanh nghi niệm。 
 
爾時眾中玄通華光王菩薩從大莊嚴花光明三昧起, 以佛神力放金剛白雲色光, 光照一切世界。 是中一切菩薩皆來集會與共, 同心異口問: 「此光光為何等相? 」 是時釋迦即擎接此世界大眾, 還至蓮花臺藏世界百萬億紫金剛光明宮中, 見盧舍那佛坐百萬蓮花赫赫光明座上。 時釋迦佛及諸大眾, 一時禮敬盧舍那佛足下已。 釋迦佛言: 「此世界中地及虛空一切眾生, 為何因何緣得成菩薩十地道? 當成佛果為何等相? 」 如如佛性本原品中廣問一切菩薩種子。 
nhĩ thời chúng trung huyền thông Hoa Quang Vương Bồ Tát tùng đại trang nghiêm hoa quang minh tam muội khởi, dĩ Phật thần lực phóng Kim Cương bạch vân sắc quang, quang chiếu nhất thiết thế giới。 thị trung nhất thiết Bồ Tát giai lai tập hội dữ cọng, đồng tâm dị khẩu vấn: 「thử quang quang vi hà đẳng tướng? 」 Thị thời Thích Ca tức kình tiếp thử thế giới Đại chúng, hoàn chí liên hoa đài tạng thế giới bách vạn ức tử Kim Cương quang minh cung trung, kiến Lô Xá Na Phật tọa bách vạn liên hoa hách hách quang minh tọa thượng。 thời Thích Ca Phật cập chư Đại chúng, nhất thời lễ kính Lô Xá Na Phật túc hạ dĩ。 Thích Ca Phật ngôn: 「thử thế giới trung địa cập hư không nhất thiết chúng sanh, vi hà nhân hà duyên đắc thành Bồ-Tát thập địa đạo? đương thành Phật quả vi hà đẳng tướng? 」 như như Phật tánh bổn nguyên phẩm trung quảng vấn nhất thiết Bồ Tát chủng tử。 
 
爾時盧舍那佛即大歡喜, 現虛空光體性本原成佛常住法身三昧, 示諸大眾: 「是諸佛子! 諦聽, 善思修行。 我已百阿僧祇劫修行心地, 以之為因, 初捨凡夫成等正覺, 號為盧舍那, 住蓮花臺藏世界海。 其臺周遍有千葉, 一葉一世界為千世界, 我化為千釋迦據千世界。 後就一葉世界, 復有百億須彌山、 百億日月、 百億四天下、 百億南閻浮提、 百億菩薩釋迦坐百億菩提樹下, 各說汝所問菩提薩埵心地。 其餘九百九十九釋迦, 各各現千百億釋迦亦復如是。 千花上佛是吾化身, 千百億釋迦是千釋迦化身。 吾已為本原, 名為盧舍那佛。」 
nhĩ thời Lô Xá Na Phật tức đại hoan hỉ, hiện hư không quang thể tánh bổn nguyên thành Phật thường trụ pháp thân tam muội, thị chư Đại chúng: 「thị chư Phật tử! đế thính, thiện tư tu hành。 ngã dĩ bách a-tăng-kì kiếp tu hành tâm địa, dĩ chi vi nhân, sơ xả phàm phu thành đẳng chánh giác, hiệu vi Lô-Xá-Na, trụ liên hoa đài tạng thế giới hải。 kỳ đài chu biến hữu thiên diệp, nhất diệp nhất thế giới vi thiên thế giới, ngã hóa vi thiên Thích Ca cứ thiên thế giới。 hậu tựu nhất diệp thế giới, phục hữu bách ức Tu-Di sơn、 bách ức nhật nguyệt、 bách ức tứ thiên hạ、 bách ức Nam Diêm phù đề、 bách ức Bồ Tát Thích Ca tọa bách ức Bồ-Đề thụ hạ, các thuyết nhữ sở vấn Bồ-Đề Tát-đỏa tâm địa。 kỳ dư cửu bách cửu thập cửu Thích Ca, các các hiện thiên bách ức Thích Ca diệc phục như thị。 thiên hoa thượng Phật thị ngô hóa thân, thiên bách ức Thích Ca thị thiên Thích Ca hóa thân。 ngô dĩ vi bổn nguyên, danh vi Lô Xá Na Phật。」 
 
爾時蓮花臺藏座上盧舍那佛, 廣答告千釋迦千百億釋迦所問心地法品: 「諸佛當知, 堅信忍中十發趣心向果: 一捨心、 二戒心、 三忍心、 四進心、 五定心、 六慧心、 七願心、 八護心、 九喜心、 十頂心。 諸佛當知, 從是十發趣心入堅法忍中, 十長養心向果: 一慈心、 二悲心、 三喜心、 四捨心、 五施心、 六好語心、 七益心、 八同心、 九定心、 十慧心。 諸佛當知, 從是十長養心入堅修忍中, 十金剛心向果: 一信心、 二念心、 三迴向心、 四達心、 五直心、 六不退心、 七大乘心、 八無相心、 九慧心、 十不壞心。 諸佛當知, 從是十金剛心入堅聖忍中, 十地向果: 一體性平等地、 二體性善慧地、 三體性光明地、 四體性爾焰地、 五體性慧照地、 六體性華光地、 七體性滿足地、 八體性佛吼地、 九體性華嚴地、 十體性入佛界地。 是四十法門品, 我先為菩薩時修入佛果之根原。 如是一切眾生, 入發趣、 長養、 金剛、 十地, 證當成果, 無為無相大滿常住, 十力、 十八不共行, 法身智身滿足。」 
nhĩ thời liên hoa đài tạng tọa thượng Lô Xá Na Phật, quảng đáp cáo thiên Thích Ca thiên bách ức Thích Ca sở vấn tâm địa Pháp phẩm: 「chư Phật đương tri, kiên tín nhẫn trung thập phát thú tâm hướng quả: nhất xả tâm、 nhị giới tâm、 tam nhẫn tâm、 tứ tiến/tấn tâm、 ngũ định tâm、 lục tuệ tâm、 thất nguyện tâm、 bát hộ tâm、 cửu hỉ tâm、 thập đảnh tâm。 chư Phật đương tri, tùng thị thập phát thú tâm nhập kiên pháp nhẫn trung, thập trưởng dưỡng tâm hướng quả: nhất từ tâm、 nhị bi tâm、 tam hỉ tâm、 tứ xả tâm、 ngũ thí tâm、 lục hảo ngữ tâm、 thất ích tâm、 bát đồng tâm、 cửu định tâm、 thập tuệ tâm。 chư Phật đương tri, tùng thị thập trưởng dưỡng tâm nhập kiên tu nhẫn trung, thập Kim Cương tâm hướng quả: nhất tín tâm、 nhị niệm tâm、 tam hồi hướng tâm、 tứ đạt tâm、 ngũ trực tâm、 lục bất thoái tâm、 thất đại thừa tâm、 bát vô tướng tâm、 cửu tuệ tâm、 thập bất hoại tâm。 chư Phật đương tri, tùng thị thập Kim Cương tâm nhập kiên Thánh nhẫn trung, Thập Địa hướng quả: nhất thể tánh bình đẳng địa、 nhị thể tánh thiện tuệ địa、 tam thể tánh quang minh địa、 tứ thể tánh nhĩ Diệm huệ địa、 ngũ thể tánh tuệ chiếu địa、 lục thể tánh Hoa Quang địa、 thất thể tánh mãn túc địa、 bát thể tánh Phật hống địa、 cửu thể tánh Hoa Nghiêm địa、 thập thể tánh nhập Phật giới địa。 thị tứ thập Pháp môn phẩm, ngã tiên vi Bồ Tát thời tu nhập Phật quả chi căn nguyên。 như thị nhất thiết chúng sanh, nhập phát thú、 trưởng dưỡng、 Kim Cương、 Thập Địa, chứng đương thành quả, vô vi vô tướng đại mãn thường trụ, thập lực、 thập bát bất cộng hạnh, Pháp thân trí thân mãn túc。」 
 
爾時蓮花臺藏世界盧舍那佛赫赫大光明座上, 千花上佛千百億佛一切世界佛。 是座中有一菩薩, 名華光王大智明菩薩, 從坐而立, 白盧舍那佛言: 「世尊佛! 上略開十發趣、 十長養、 十金剛、 十地名相, 其一一義中未可解了。 唯願說之, 唯願說之, 妙極金剛寶藏一切智門。」 如來百觀品中已明問。 
nhĩ thời liên hoa đài tạng thế giới Lô Xá Na Phật hách hách đại quang minh tọa thượng, thiên hoa thượng Phật thiên bách ức Phật nhất thiết thế giới Phật。 thị tọa trung hữu nhất Bồ Tát, danh Hoa Quang Vương đại trí minh Bồ Tát, tùng tọa nhi lập, bạch Lô Xá Na Phật ngôn: 「Thế Tôn Phật! thượng lược khai thập phát thú、 thập trưởng dưỡng、 thập Kim Cương、 Thập Địa danh tướng, kỳ nhất nhất nghĩa trung vị khả giải liễu。 duy nguyện thuyết chi, duy nguyện thuyết chi, diệu cực Kim Cương bảo tạng nhất thiết trí môn。」 Như Lai bách quán phẩm trung dĩ minh vấn。 
 
爾時盧舍那佛言: 「千佛諦聽! 汝先言云何義者? 發趣中, 若佛子! 捨心者, 一切捨。 國土城邑田宅、 金銀明珠、 男女己身有為諸物, 一切捨, 無為無相。 我人知見假會合成, 主者造作我見, 十二因緣無合無散無受者。 十二入、 十八界、 五陰, 一切一合相, 無我我所相。 假成諸法, 若內一切法外一切法, 不捨不受。 菩薩爾時名如假, 會觀現前故, 捨心入空三昧。 
nhĩ thời Lô Xá Na Phật ngôn: 「thiên Phật đế thính! nhữ tiên ngôn vân hà nghĩa giả? phát thú trung, nhược Phật tử! xả tâm giả, nhất thiết xả。 quốc độ thành ấp điền trạch、 kim ngân minh châu、 nam nữ kỷ thân hữu vi chư vật, nhất thiết xả, vô vi vô tướng。 ngã nhân tri kiến giả hội hợp thành, chủ giả tạo tác ngã kiến, thập nhị nhân duyên vô hợp vô tán thị cố giả。 thập nhị nhập、 thập bát giới、 ngũ uẩn, nhất thiết nhất hợp tướng, vô ngã ngã sở tướng。 giả thành chư Pháp, nhược nội nhất thiết pháp ngoại nhất thiết pháp, bất xả bất thọ。 Bồ Tát nhĩ thời danh như giả, hội quán hiện tiền cố, xả tâm nhập không tam-muội。 
 
「若佛子! 戒心者, 非非戒、 無受者, 十善戒無師說法。 欺盜乃至邪見無集者, 慈良清直正實正見捨喜等, 是十戒體性。 制止八倒, 一切性離, 一道清淨。 
「nhược Phật tử! giới tâm giả, phi phi giới、 thị cố giả, Thập thiện giới vô sư thuyết Pháp。 khi đạo nãi chí tà kiến vô tập giả, từ lương thanh trực chánh thật chánh kiến xả hỉ đẳng, thị thập giới thể tánh。 chế chỉ bát đảo, nhất thiết tánh ly, nhất đạo thanh tịnh。 
 
「若佛子! 忍心者, 有無相慧體性, 一切空空忍、 一切處忍, 名無生行忍, 一切處得名如苦忍。 無量行一一名忍, 無受無打、 無刀杖瞋心, 皆如如。 無一一諦一相、 無無相, 有無有相, 非非心相、 緣無緣相, 立住動止、 我人縛解, 一切法如, 忍相不可得。 
「nhược Phật tử! nhẫn tâm giả, hữu vô tướng tuệ thể tánh, nhất thiết không không nhẫn、 nhất thiết xứ nhẫn, danh vô sanh hạnh nhẫn, nhất thiết xứ đắc danh như khổ nhẫn。 vô lượng hạnh nhất nhất danh nhẫn, thị cố vô đả、 vô đao trượng sân tâm, giai như như。 vô nhất nhất đế nhất tướng、 vô vô tướng, hữu vô hữu tướng, phi phi tâm tướng、 duyên vô duyên tướng, lập trụ động chỉ、 ngã nhân phược giải, nhất thiết pháp như, nhẫn tướng bất khả đắc。 
 
「若佛子! 進心者, 若四威儀, 一切時行伏空假會法性、 登無生山, 而見一切有無如有如無。 大地青黃赤白一切入, 乃至三寶智性、 一切信進道, 空、 無生、 無作、 無慧。 起空入世諦法亦無二相, 續空心通達進分善根。 
「nhược Phật tử! tiến/tấn tâm giả, nhược tứ uy nghi, nhất thiết thời hạnh phục không giả hội pháp tánh、 đăng vô sanh sơn, nhi kiến nhất thiết hữu vô như hữu như vô。 Đại địa thanh hoàng xích bạch nhất thiết nhập, nãi chí Tam Bảo trí tánh、 nhất thiết tín tiến đạo, không、 vô sanh、 vô tác、 vô tuệ。 khởi không nhập thế đế Pháp diệc vô nhị tướng, tục không tâm thông đạt tiến/tấn phần thiện căn。 
 
「若佛子! 定心者, 寂滅無相。 無相人爾時入內空, 值道心眾生, 不見緣不見無相, 無量行無量心三昧。 凡夫聖人無不入三昧, 體性相應一切, 以定力故。 我人作者受者, 一切縛見性是障因緣, 散風動心, 不寂而滅空空, 八倒無緣。 假靜慧觀, 一切假會念念滅, 受一切三界果罪性, 皆由定滅而生一切善。 
「nhược Phật tử! định tâm giả, tịch diệt vô tướng。 vô tướng nhân nhĩ thời nhập nội không, trị đạo tâm chúng sanh, bất kiến duyên bất kiến vô tướng, vô lượng hạnh vô lượng tâm tam muội。 phàm phu Thánh nhân vô bất nhập tam muội, thể tánh tướng ứng nhất thiết, dĩ định lực cố。 ngã nhân tác giả thọ giả, nhất thiết phược kiến tánh thị chướng nhân duyên, tán phong động tâm, bất tịch nhi diệt không không, bát đảo vô duyên。 giả tĩnh tuệ quán, nhất thiết giả hội niệm niệm diệt, thọ nhất thiết tam giới quả tội tánh, giai do định diệt nhi sanh nhất thiết thiện。 
 
「若佛子! 慧心者, 空慧非無緣, 知體名心, 分別一切法。 假名主者, 與道通同, 取果行因、 入聖捨凡、 滅罪起福, 縛解盡是體性功用。 一切見常樂我淨煩惱, 慧性不明故。 以慧為首, 修不可說觀慧, 入中道一諦。 其無明障慧, 非相非來、 非緣非罪、 非八倒。 無生滅慧, 光明焰為照, 樂虛方便轉變神通, 以智體性所為慧用故。 
「nhược Phật tử! tuệ tâm giả, không tuệ phi vô duyên, tri thể danh tâm, phân biệt nhất thiết pháp。 giả danh chủ giả, dữ đạo thông đồng, thủ quả hạnh nhân、 nhập thánh xả phàm、 diệt tội khởi phước, phược giải tận thị thể tánh công dụng。 nhất thiết kiến thường lạc ngã tịnh phiền não, tuệ tánh bất minh cố。 dĩ tuệ vi thủ, tu bất khả thuyết quán tuệ, nhập trung đạo nhất đế。 kỳ vô minh chướng tuệ, phi tướng phi lai、 phi duyên phi tội、 phi bát đảo。 vô sanh diệt tuệ, quang minh diệm vi chiếu, lạc hư phương tiện chuyển biến thần thông, dĩ trí thể tánh sở vi tuệ dụng cố。 
 
「若佛子! 願心者, 願大求、 一切求, 以果行因故。 願心連願, 心連相續, 百劫得佛。 滅罪求求, 至心無生, 空一願觀, 觀入定照, 無量見縛以求心故解脫, 無量妙行以求心成, 菩提無量功德以求為本。 初發求心、 中間修道, 行滿願故佛果便成。 觀一諦中道, 非照非界非沒。 生見見, 非解慧。 是願體性, 一切行本原。 
「nhược Phật tử! nguyện tâm giả, nguyện Đại cầu、 nhất thiết cầu, dĩ quả hạnh nhân cố。 nguyện tâm liên nguyện, tâm liên tướng tục, bách kiếp đắc Phật。 diệt tội cầu cầu, chí tâm vô sanh, không nhất nguyện quán, quán nhập định chiếu, vô lượng kiến phược dĩ cầu tâm cố giải thoát, vô lượng diệu hạnh dĩ cầu tâm thành, Bồ-Đề vô lượng công đức dĩ cầu vi bổn。 sơ phát cầu tâm、 trung gian tu đạo, hạnh mãn nguyên cố Phật quả tiện thành。 quán nhất đế trung đạo, phi chiếu phi giới phi một。 sanh kiến kiến, phi giải tuệ。 thị nguyện thể tánh, nhất thiết hành bổn nguyên。 
 
「若佛子! 護心者, 護三寶、 護一切行功德。 使外道八倒惡邪見不嬈正信, 滅我縛、 見縛無生, 照達二諦觀心現前。 以護根本無相護, 護空無作無相, 以心慧連入無生, 空道智道皆明光, 明光護觀入空, 假分分幻化, 幻化所起如無, 如無法體集散不可護, 觀法亦爾。 
「nhược Phật tử! hộ tâm giả, hộ Tam Bảo、 hộ nhất thiết hành công đức。 sử ngoại đạo bát đảo ác tà kiến bất nhiêu chánh tín, diệt ngã phược、 kiến phược vô sanh, chiếu đạt nhị đế quán tâm hiện tiền。 dĩ hộ căn bản vô tướng hộ, hộ không vô tác vô tướng, dĩ tâm tuệ liên nhập vô sanh, không đạo trí đạo giai minh quang, minh Quang hộ quán nhập không, giả phần phần huyễn hóa, huyễn hóa sở khởi như vô, như vô pháp thể tập tán bất khả hộ, quán Pháp diệc nhĩ。 
 
「若佛子! 喜心者, 見他人得樂常生喜悅。 及一切物假空照寂, 而不入有為、 不無寂然。 大樂無合, 有受而化、 有法而見。 玄假法性, 平等一觀心心行。 多聞一切佛行功德、 無相喜智, 心心生念而靜照, 樂心緣一切法。 
「nhược Phật tử! hỉ tâm giả, kiến tha nhân đắc lạc thường sanh hỉ duyệt。 cập nhất thiết vật giả không chiếu tịch, nhi bất nhập hữu vi、 bất vô tịch nhiên。 Đại lạc vô hợp, hữu thọ nhi hóa、 hữu pháp nhi kiến。 huyền giả pháp tánh, bình đẳng nhất quán tâm tâm hạnh。 đa văn nhất thiết Phật hạnh công đức、 vô tướng hỉ trí, tâm tâm sanh niệm nhi tĩnh chiếu, lạc tâm duyên nhất thiết pháp。 
 
「若佛子! 頂心者, 是人最上智。 滅無我輪見疑身一切瞋等, 如頂觀連、 觀連如頂。 法界中因果, 如如一道最勝上如頂。 如人頂, 非非身見六十二見。 五眾生滅, 神我主人動轉屈申, 無作無受無行、 不可捉縛者, 是人爾時入內空, 值道心眾生, 不見緣不見非緣, 住頂三昧寂滅定, 發行趣道。 性實、 我人常見、 八倒生, 緣不二法門, 不受八難幻化果, 畢竟不受。 唯一眾生, 去來坐立、 修行滅罪, 除十惡、 生十善, 入道正人正智正行菩薩達觀現前, 不受六道果, 必不退佛種性中, 生生入佛家, 不離正信。 上十天光品廣說。」 
「nhược Phật tử! đảnh tâm giả, thị nhân tối thượng trí。 diệt vô ngã luân kiến nghi thân nhất thiết sân đẳng, như đảnh quán liên、 quán liên như đảnh。 Pháp giới trung nhân quả, như như nhất đạo tối thắng thượng như đảnh。 như nhân đảnh, phi phi thân kiến lục thập nhị kiến。 ngũ chúng sanh diệt, thần ngã chủ nhân động chuyển khuất thân, vô tác thị cố vô hạnh、 bất khả tróc phược giả, thị nhân nhĩ thời nhập nội không, trị đạo tâm chúng sanh, bất kiến duyên bất kiến phi duyên, trụ đính tam muội tịch diệt định, phát hạnh thú đạo。 tánh thật、 ngã nhân thường kiến、 bát đảo sanh, duyên bất nhị pháp môn, bất thọ bát nạn huyễn hóa quả, tất cánh bất thọ。 duy nhất chúng sanh, khứ lai tọa lập、 tu hành diệt tội, trừ thập ác、 sanh Thập thiện, nhập đạo chánh nhân chánh trí chánh hạnh Bồ Tát đạt quán hiện tiền, bất thọ lục đạo quả, tất bất thoái Phật chủng tánh trung, sanh sanh nhập Phật gia, bất ly chánh tín。 thượng thập thiên quang phẩm quảng thuyết。」 
 
盧舍那佛言: 「千佛! 汝先問長養十心者。 若佛子! 慈心者, 常行慈心生樂因已, 於無我智中樂相應觀入法, 受想行識色等大法中, 無生無住無滅如幻化, 如如無二, 故一切修行成法輪。 化被一切, 能生正信不由魔教, 亦能使一切眾生得慈樂果, 非實非善惡果, 解空體性三昧。 
Lô Xá Na Phật ngôn: 「thiên Phật! nhữ tiên vấn trưởng dưỡng thập tâm giả。 nhược Phật tử! từ tâm giả, thường hạnh từ tâm sanh lạc nhân dĩ, ư vô ngã trí trung lạc tướng ứng quán nhập Pháp, thọ tưởng hành thức sắc đẳng đại pháp trung, vô sanh vô trụ vô diệt như huyễn hóa, như như vô nhị, cố nhất thiết tu hành thành Pháp luân。 hóa bị nhất thiết, năng sanh chánh tín bất do ma giáo, diệc năng sử nhất thiết chúng sanh đắc từ lạc quả, phi thật phi thiện ác quả, giải không thể tánh tam muội。 
 
「若佛子! 悲心者, 以悲空空無相。 悲緣行道, 自滅一切苦, 於一切眾生無量苦中生智。 不殺生緣、 不殺法緣、 不著我緣, 故常行不殺、 不盜、 不婬, 而一眾生不惱。 發菩提心者, 於空見一切法如實相, 種性行中生道智心, 於六親六惡親惡三品中與上樂智, 上惡緣中九品得樂。 果空現時, 自身他一切眾生平等, 一樂起大悲。 
「nhược Phật tử! bi tâm giả, dĩ bi không không vô tướng。 bi duyên hành đạo, tự diệt nhất thiết khổ, ư nhất thiết chúng sanh vô lượng khổ trung sanh trí。 bất sát sanh duyên、 bất sát pháp duyên、 bất trước ngã duyên, cố thường hạnh bất sát、 bất đạo、 bất dâm, nhi nhất chúng sanh bất não。 phát Bồ-Đề tâm giả, ư không kiến nhất thiết pháp như thật tướng, chủng tánh hạnh trung sanh đạo trí tâm, ư lục thân lục ác thân ác tam phẩm trung dữ thượng lạc trí, thượng ác duyên trung cửu phẩm đắc lạc。 quả không hiện thời, tự thân tha nhất thiết chúng sanh bình đẳng, nhất lạc khởi đại bi。 
 
「若佛子! 喜心者, 悅喜無生心時。 種性體相道智空空, 喜心不著我所。 出沒三世因果無集, 一切有入空觀行成, 等喜一切眾生, 起空入道捨惡知識, 求善知識示我好道, 使諸眾生入佛法家。 法中常起歡喜入法位中, 復令是諸眾生入正信, 捨邪見、 背六道苦故喜。 
「nhược Phật tử! hỉ tâm giả, duyệt hỉ vô sanh tâm thời。 chủng tánh thể tướng đạo trí không không, hỉ tâm bất trước ngã sở。 xuất một tam thế nhân quả vô tập, nhất thiết hữu nhập không quán hạnh thành, đẳng hỉ nhất thiết chúng sanh, khởi không nhập đạo xả ác tri thức, cầu thiện tri thức thị ngã hảo đạo, sử chư chúng sanh nhập Phật Pháp gia。 Pháp trung thường khởi hoan hỉ nhập pháp vị trung, phục lệnh thị chư chúng sanh nhập chánh tín, xả tà kiến、 bối lục đạo khổ cố hỉ。 
 
「若佛子! 捨心者, 常生捨心。 無造無相空法中如虛空, 於善惡有見無見罪福二中, 平等一照。 非人非我所心, 而自他體性不可得, 為大捨。 及自身肉手足男女國城, 如幻化水流燈焰一切捨, 而無生心, 常修其捨。 
「nhược Phật tử! xả tâm giả, thường sanh xả tâm。 vô tạo vô tướng không pháp trung như hư không, ư thiện ác hữu kiến vô kiến tội phước nhị trung, bình đẳng nhất chiếu。 phi nhân phi ngã sở tâm, nhi tự tha thể tánh bất khả đắc, vi đại xả。 cập tự thân nhục thủ túc nam nữ quốc thành, như huyễn hóa thủy lưu đăng diệm nhất thiết xả, nhi vô sanh tâm, thường tu kỳ xả。 
 
「若佛子! 施心者, 能以施心被一切眾生, 身施、 口施、 意施、 財施、 法施。 教導一切眾生, 內身外身國城男女田宅皆如如相, 乃至無念財物。 受者、 施者亦內亦外無合無散。 無心行化達理達施, 一切相現在前行。 
「nhược Phật tử! thí tâm giả, năng dĩ thí tâm bị nhất thiết chúng sanh, thân thí、 khẩu thí、 ý thí、 tài thí、 pháp thí。 giáo đạo nhất thiết chúng sanh, nội thân ngoại thân quốc thành nam nữ điền trạch giai như như tướng, nãi chí vô niệm tài vật。 thọ giả、 thí giả diệc nội diệc ngoại vô hợp vô tán。 vô tâm hạnh hóa đạt lý đạt thí, nhất thiết tướng hiện tại tiền hạnh。 
 
「若佛子! 好語心者, 入體性愛語三昧, 第一義諦法語義語。 一切實語者皆順一語, 調和一切眾生心無瞋無諍, 一切法空智無緣, 常生愛心行順佛意, 亦順一切他人。 以聖法語教諸眾生, 常行如心發起善根。 
「nhược Phật tử! hảo ngữ tâm giả, nhập thể tánh ái ngữ tam muội, đệ nhất nghĩa đế pháp ngữ nghĩa ngữ。 nhất thiết thật ngữ giả giai thuận nhất ngữ, điều hoà nhất thiết chúng sanh tâm vô sân vô tránh, nhất thiết pháp không trí vô duyên, thường sanh ái tâm hành thuận Phật ý, diệc thuận nhất thiết tha nhân。 dĩ thánh pháp ngữ giáo chư chúng sanh, thường hạnh như tâm phát khởi thiện căn。 
 
「若佛子! 利益心者, 利益心時以實智體性廣行智道, 集一切明焰法門, 集觀行七財。 前人得利益故, 受身命而入利益三昧, 現一切身、 一切口、 一切意而震動大世界。 一切所為所作, 他人入法種、 空種、 道種中得益得樂。 現形六道, 無量苦惱之事不以為患, 但益人為利。 
「nhược Phật tử! lợi ích tâm giả, lợi ích tâm thời dĩ thật trí thể tánh quảng hạnh trí đạo, tập nhất thiết minh diệm Pháp môn, tập quán hạnh thất tài。 tiền nhân đắc lợi ích cố, thọ thân mạng nhi nhập lợi ích tam muội, Hiện-Nhất-Thiết thân、 nhất thiết khẩu、 nhất thiết ý nhi chấn động Đại thế giới。 nhất thiết sở vi sở tác, tha nhân nhập Pháp chủng、 không chủng、 đạo chủng trung đắc ích đắc lạc。 hiện hình lục đạo, vô lượng khổ não chi sự bất dĩ vi hoạn, đãn ích nhân vi lợi。 
 
「若佛子! 同心者, 以道性智同空, 無生法中以無我智同生, 無二空同原境。 諸法如相, 常生常住常滅世法相續流轉無量, 而能現無量形身色心等業, 入諸六道一切事同。 空同無生、 我同無物, 而分身散形, 故入同法三昧。 
「nhược Phật tử! đồng tâm giả, dĩ đạo tánh trí đồng không, vô sanh pháp trung dĩ vô ngã trí đồng sanh, vô nhị không đồng nguyên cảnh。 chư Pháp như tướng, thường sanh thường trụ Thường Diệt thế Pháp tướng tục lưu chuyển vô lượng, nhi năng hiện vô lượng hình thân sắc tâm đẳng nghiệp, nhập chư lục đạo nhất thiết sự đồng。 không đồng vô sanh、 ngã đồng vô vật, nhi phần thân tán hình, cố nhập đồng pháp tam muội。 
 
「若佛子! 空心者, 復從定心觀慧證空, 心心靜緣, 於我所法識界色界中而不動轉。 逆順出沒故, 常入百三昧、 十禪支, 以一念智作是見, 一切我人若內若外眾生種子皆無合散, 集成起作而不可得。 
「nhược Phật tử! không tâm giả, phục tùng định tâm quán tuệ chứng không, tâm tâm tĩnh duyên, ư ngã sở Pháp thức giới sắc giới trung nhi bất động chuyển。 nghịch thuận xuất một cố, thường nhập bách tam muội、 thập Thiền chi, dĩ nhất niệm trí tác thị kiến, nhất thiết ngã nhân nhược nội nhược ngoại chúng sanh chủng tử giai vô hợp tán, tập thành khởi tác nhi bất khả đắc。 
 
「若佛子! 慧心者, 作慧見心觀諸邪見結患等縛, 無決定體性, 順忍空同故。 非陰、 非界、 非入、 非眾生、 非一我、 非因果、 非三世法。 慧性起光光一焰, 明明見虛無受。 其慧方便生長養心, 是心入起空空道, 發無生心。 上千海明王品已說心百法明門。」 
「nhược Phật tử! tuệ tâm giả, tác tuệ kiến tâm quán chư tà kiến kết/kiết hoạn đẳng phược, vô quyết định thể tánh, thuận nhẫn không đồng cố。 phi uẩn、 phi giới、 phi nhập、 phi chúng sanh、 phi nhất ngã、 phi nhân quả、 phi tam thế Pháp。 tuệ tánh khởi quang quang nhất diệm, minh minh kiến hư thị cố。 kỳ tuệ phương tiện sanh trưởng dưỡng tâm, thị tâm nhập khởi không không đạo, phát vô sanh tâm。 thượng thiên hải minh vương phẩm dĩ thuyết tâm bách pháp minh môn。」 
 
盧舍那佛言: 「千佛! 汝先言金剛種子有十心。 若佛子! 信心者, 一切行以信為首、 眾德根本, 不起外道邪見心。 諸見名著, 結有造業, 必不受入空無為法中。 三相無, 無無生, 無生無住, 住無滅, 滅無有, 一切法空。 世諦第一義諦智, 盡滅異空。 色空、 細心心空。 細心心心空, 故信信寂滅, 無體性和合亦無依。 然主者我人, 名用。 三界假我我, 無得集相, 故名無相信。 
Lô Xá Na Phật ngôn: 「thiên Phật! nhữ tiên ngôn Kim Cương chủng tử hữu thập tâm。 nhược Phật tử! tín tâm giả, nhất thiết hành dĩ tín vi thủ、 chúng đức căn bản, bất khởi ngoại đạo tà kiến tâm。 chư kiến danh trước, kết/kiết hữu tạo nghiệp, tất bất thọ nhập không vô vi Pháp trung。 tam tướng vô, vô vô sanh, vô sanh vô trụ, trụ vô diệt, diệt vô hữu, nhất thiết pháp không。 thế đế đệ nhất nghĩa đế trí, tận diệt dị không。 sắc không、 tế tâm tâm không。 tế tâm tâm tâm không, cố tín tín tịch diệt, vô thể tánh hòa hợp diệc vô y。 nhiên chủ giả ngã nhân, danh dụng。 tam giới giả ngã ngã, vô đắc tập tướng, cố danh vô tướng tín。 
 
「若佛子! 念心者, 作念。 六念常覺, 乃至常施第一義諦, 空無著無解, 生住滅相不動不到去來, 而於諸業受者, 一合相迴向入法界智。 慧慧相乘, 乘乘寂滅, 焰焰無常, 光光無生, 無生不起。 轉易空道, 變前轉後、 變變轉化、 化化轉轉, 變同時同住。 焰焰一相, 生滅一時。 已變未變、 變變化亦得, 一受亦如是。 
「nhược Phật tử! niệm tâm giả, tác niệm。 lục niệm thường giác, nãi chí thường thí đệ nhất nghĩa đế, không Vô Trước vô giải, sanh trụ diệt tướng bất động bất đáo khứ lai, nhi ư chư nghiệp thọ giả, nhất hợp tướng hồi hướng nhập Pháp giới trí。 tuệ tuệ tướng thừa, thừa thừa tịch diệt, diệm diệm vô thường, quang quang vô sanh, vô sanh bất khởi。 chuyển dịch không đạo, biến tiền chuyển hậu、 biến biến chuyển hóa、 hóa hóa chuyển chuyển, biến đồng thời đồng trụ。 diệm diệm nhất tướng, sanh diệt nhất thời。 dĩ biến vị biến、 biến biến hóa diệc đắc, nhất thọ diệc như thị。 
 
「若佛子! 迴向心者, 第一義空。 於實法空智照有實諦。 業道相續因緣中道, 名為實諦。 假名諸法我人主者, 名為世諦。 於此二有諦, 深深入空而無去來, 幻化受果而無受, 故深深心解脫。 
「nhược Phật tử! hồi hướng tâm giả, đệ nhất nghĩa không。 ư thật Pháp không trí chiếu hữu thật đế。 nghiệp đạo tướng tục nhân duyên trung đạo, danh vi thật đế。 giả danh chư pháp ngã nhân chủ giả, danh vi thế đế。 ư thử nhị hữu đế, thâm thâm nhập không nhi vô khứ lai, huyễn hóa thọ quả nhi thị cố, cố thâm thâm tâm giải thoát。 
 
「若佛子! 達照心者, 忍順一切實性。 性性無縛無解無礙, 法達、 義達、 辭達、 教化達。 三世因果、 眾生根行, 如如不合不散。 無實用、 無用、 無名用。 用用一切空, 空空照達空, 名為通達一切法空。 空空如如, 相不可得。 
「nhược Phật tử! đạt chiếu tâm giả, nhẫn thuận nhất thiết thật tánh。 tánh tánh vô phược vô giải vô ngại, Pháp đạt、 nghĩa đạt、 từ đạt、 giáo hóa đạt。 tam thế nhân quả、 chúng sanh căn hạnh, như như bất hợp bất tán。 vô thật dụng、 vô dụng、 vô danh dụng。 dụng dụng nhất thiết không, không không chiếu đạt không, danh vi thông đạt nhất thiết pháp không。 không không như như, tướng bất khả đắc。 
 
「若佛子! 直心者, 直照。 取緣神我, 入無生智。 無明神我空空中空, 空空理心在有在無而不壞道種子。 無漏中道一觀, 而教化一切十方眾生, 轉一切眾生皆入薩婆若空。 真性真性真行於空, 三界主者結縛而不受。 
「nhược Phật tử! trực tâm giả, trực chiếu。 thủ duyên thần ngã, nhập vô sanh trí。 vô minh thần ngã không không trung không, không không lý tâm tại hữu tại vô nhi bất hoại đạo chủng tử。 vô lậu trung đạo nhất quán, nhi giáo hóa nhất thiết thập phương chúng sanh, chuyển nhất thiết chúng sanh giai nhập Tát bà nhã không。 chân tánh chân tánh chân hạnh ư không, tam giới chủ giả kết phược nhi bất thọ。 
 
「若佛子! 不退心者, 不入一切凡夫地, 不起雜長養諸見, 亦復不起習因相似我人, 入三界業亦行空而不住退。 解脫於第一中道, 一合行故不行退, 本際無二故而不念退。 空生觀智如如相續, 乘乘心入不二, 常空生心一道一淨, 為不退一道一照。 
「nhược Phật tử! bất thoái tâm giả, bất nhập nhất thiết phàm phu địa, bất khởi tạp trưởng dưỡng chư kiến, diệc phục bất khởi tập nhân tương tự ngã nhân, nhập tam giới nghiệp diệc hạnh không nhi bất trụ thoái。 giải thoát ư đệ nhất trung đạo, nhất hợp hạnh cố bất hạnh/hành thoái, bản tế vô nhị cố nhi bất niệm thoái。 không sanh quán trí như như tướng tục, thừa thừa tâm nhập bất nhị, thường không sanh tâm nhất đạo nhất tịnh, vi ất thoái nhất đạo nhất chiếu。 
 
「若佛子! 獨大乘心者, 解解一空故, 一切行心名一乘。 乘一空智智乘, 行乘乘智, 心心任運任用任載, 任一切眾生, 度三界河、 結縛河、 生滅河。 行者坐乘任用載用, 智心趣入佛海, 故一切眾生未得空智任用, 不名為大乘, 但名乘得度苦海。 
「nhược Phật tử! độc Đại-Thừa tâm giả, giải giải nhất không cố, nhất thiết hành tâm danh nhất thừa。 thừa nhất không trí trí thừa, hạnh thừa thừa trí, tâm tâm nhâm vận nhâm dụng nhâm tái, nhâm nhất thiết chúng sanh, độ tam giới hà、 kết phược hà、 sanh diệt hà。 hành giả tọa thừa nhâm dụng tái dụng, trí tâm thú nhập Phật hải, cố nhất thiết chúng sanh vị đắc không trí nhâm dụng, bất danh vi Đại-Thừa, đãn danh thừa đắc độ khổ hải。 
 
「若佛子! 無相心者, 妄想解脫。 照般若波羅蜜無二, 一切結業三世法如如一諦, 而行於無生空, 自知得成佛。 一切佛是我等者, 一切賢聖是我同學, 皆同無生空, 故名無相心。 
「nhược Phật tử! vô tướng tâm giả, vọng tưởng giải thoát。 chiếu Bát-nhã Ba-la-mật vô nhị, nhất thiết kết nghiệp tam thế pháp như như nhất đế, nhi hạnh ư vô sanh không, tự tri đắc thành Phật。 nhất thiết Phật thị ngã đẳng giả, nhất thiết hiền thánh thị ngã đồng học, giai đồng vô sanh không, cố danh vô tướng tâm。 
 
「若佛子! 如如慧心者, 無量法界無集無受生, 生生煩惱而不縛。 一切法門、 一切賢所行道、 一切聖所觀法, 所有亦如是。 一切佛教化方便法, 我皆集在心中。 外道一切論邪定功用、 幻化魔說佛說, 皆分別入二諦處, 非一非二, 非有陰界入。 是慧光明, 光明照性入一切法。 
「nhược Phật tử! như như tuệ tâm giả, vô lượng Pháp giới vô tập vô thọ sanh, sanh sanh phiền não nhi bất phược。 nhất thiết pháp môn、 nhất thiết hiền sở hạnh đạo、 nhất thiết Thánh sở quán Pháp, sở hữu diệc như thị。 nhất thiết Phật giáo hóa phương tiện Pháp, ngã giai tập tại tâm trung。 ngoại đạo nhất thiết luận tà định công dụng、 huyễn hóa ma thuyết Phật thuyết, giai phân biệt nhập nhị đế xứ/xử, phi nhất phi nhị, phi hữu uẩn giới nhập。 thị tuệ quang minh, quang minh chiếu tánh nhập nhất thiết pháp。 
 
「若佛子! 不壞心者, 入聖地智近解脫位, 得道正門、 明菩提心, 伏忍順空、 八魔不壞, 眾聖摩頂、 諸佛勸發, 入摩頂三昧, 放身光光照十方佛土。 入佛儀神, 出沒自在動大千界, 與平等地心無二無別, 而非中觀知道。 以三昧力故, 光中見佛無量國土, 現為說法。 爾時即得頂三昧, 登虛空平等地, 總持法門聖行滿足。 心心行空, 空空慧中道無相照故。 一切相滅, 得金剛三昧門, 入一切行門, 入虛空平等地。 如佛華經中廣說。」 
「nhược Phật tử! bất hoại tâm giả, nhập thánh địa trí cận giải thoát vị, đắc đạo chánh môn、 minh Bồ-Đề tâm, phục nhẫn thuận không、 bát ma bất hoại, chúng Thánh ma đảnh、 chư Phật khuyến phát, nhập ma đính tam muội, phóng thân quang quang chiếu thập phương Phật đổ。 nhập Phật nghi Thần, xuất một tự tại động Đại Thiên giới, dữ bình đẳng địa tâm vô nhị vô biệt, nhi phi trung quán tri đạo。 dĩ tam muội lực cố, quang trung kiến Phật vô lượng quốc độ, hiện vi thuyết Pháp。 nhĩ thời tức đắc đính tam muội, đăng hư không bình đẳng địa, tổng Trì Pháp môn Thánh hạnh mãn túc。 tâm tâm hạnh không, không không tuệ trung đạo vô tướng chiếu cố。 nhất thiết tướng diệt, đắc Kim Cương tam muội môn, nhập nhất thiết hành môn, nhập hư không bình đẳng địa。 như Phật hoa Kinh trung quảng thuyết。」 
 
盧舍那佛言: 「千佛! 汝先問十地者有何義? 若佛子! 菩提薩埵入平等慧體性地, 真實法化一切行華光滿足, 四天果乘用任化, 無方理化, 神通、 十力、 十號、 十八不共法, 住佛淨土。 無量大願, 辯才無畏, 一切論、 一切行我皆得入。 生出佛家, 坐佛性地, 一切障礙凡夫因果畢竟不受, 大樂歡喜。 從一佛土入無量佛土, 從一劫入無量劫, 不可說法為可說法, 及照見一切法、 逆順見一切法, 常入二諦而在第一義中。 以一智知十地次第, 一一事示眾生, 而常心心中道。 以一智知一切佛土殊品及佛所說法, 而身心不變。 以一智知十二因緣、 十惡種性, 而常住善道。 以一智見有無二相。 以一智知入十禪支行三十七道, 而現一切色身六道。 以一智知十方色色, 分分了起入受色報, 而心心無縛, 光光照一切, 是故無生信忍空慧常現在前。 從一地二地乃至佛界, 其中間一切法門一時而行故。 略出平等地功德海藏行願, 如海一渧毛頭許事。 
Lô Xá Na Phật ngôn: 「thiên Phật! nhữ tiên vấn Thập Địa giả hữu hà nghĩa ? nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa nhập bình đẳng tuệ thể tánh địa, chân thật Pháp hóa nhất thiết hành Hoa Quang mãn túc, tứ thiên quả thừa dụng nhâm hóa, vô phương lý hóa, thần thông、 thập lực、 thập hiệu、 thập bát bất cộng pháp, trụ Phật tịnh thổ。 vô lượng đại nguyện, biện tài vô úy, nhất thiết luận、 nhất thiết hành ngã giai đắc nhập。 sanh xuất Phật gia, tọa Phật tánh địa, nhất thiết chướng ngại phàm phu nhân quả tất cánh bất thọ, Đại lạc hoan hỉ。 tùng nhất Phật thổ nhập vô lượng Phật thổ, tùng nhất kiếp nhập vô lượng kiếp, bất khả thuyết Pháp vi khả thuyết Pháp, cập chiếu kiến nhất thiết pháp、 nghịch thuận kiến nhất thiết pháp, thường nhập nhị đế nhi tại đệ nhất nghĩa trung。 dĩ nhất trí tri Thập Địa thứ đệ, nhất nhất sự thị chúng sanh, nhi thường tâm tâm trung đạo。 dĩ nhất trí tri nhất thiết Phật thổ thù phẩm cập Phật sở thuyết pháp, nhi thân tâm bất biến。 dĩ nhất trí tri thập nhị nhân duyên、 thập ác chủng tánh, nhi thường trụ thiện đạo。 dĩ nhất trí kiến hữu vô nhị tướng。 dĩ nhất trí tri nhập thập Thiền chi hạnh tam thập thất đạo, nhi Hiện-Nhất-Thiết sắc thân lục đạo。 dĩ nhất trí tri thập phương sắc sắc, phần phần liễu khởi nhập thọ sắc báo, nhi tâm tâm vô phược, quang quang chiếu nhất thiết, thị cố vô sanh tín nhẫn không tuệ thường hiện tại tiền。 tùng nhất địa nhị địa nãi chí Phật giới, kỳ trung gian nhất thiết pháp môn nhất thời nhi hạnh cố。 lược xuất bình đẳng địa công đức hải tạng hạnh nguyện, như hải nhất đế mao đầu hứa sự。 
 
「若佛子! 菩提薩埵善慧體性地, 清淨明達一切善根, 所謂慈悲喜捨慧。 一切功德本從初觀入大空慧方便道智中, 見諸眾生無非苦諦皆有識心, 三惡道刀杖一切苦惱緣中生識, 名為苦諦。 三苦相者, 如身初覺, 從刀杖身色陰二緣中生覺, 為行苦緣。 次意地覺, 緣身覺所緣得刀杖及身創腫等法故, 覺苦苦緣, 重故苦苦。 次受行覺二心, 緣向身色陰壞創中生苦覺故, 名為壞苦緣。 是以三覺次第生三心, 故為苦苦。 一切有心眾生, 見是三苦, 起無量苦惱因緣故。 我於是中入教化道三昧, 現一切色身於六道中, 十種辯才說諸法門, 謂苦識、 苦緣、 刀杖緣具。 苦識行身創腫發壞, 內外觸中或具不具。 具二緣中生識, 識作、 識受、 觸識, 名為苦識。 行二緣故心心緣色, 心觸觸惱受煩毒時, 為苦苦。 心緣識初, 在根覺緣, 名為苦覺。 心作心受觸識覺觸, 未受煩毒時, 是名行苦。 逼迮生覺如斲石火, 於身心念念生滅, 身散壞轉變化, 識入壞緣, 緣集散心苦心惱, 受念後緣染著心心不捨, 是為壞苦。 三界一切苦諦, 復觀無明集無量心作一切業, 相續相連習因集因, 名為集諦。 正見解脫空空智道心心, 名以智道道諦。 盡有果報盡有因, 清淨一照體性, 妙智寂滅一諦。 慧品具足名根, 一切慧性起空入觀, 是初善根。 第二觀捨一切貪著, 行一切平等空捨, 無緣而觀諸法。 空際一想, 我觀一切十方地土皆吾昔身所用故土, 四大海水是吾故水, 一切劫火是吾昔身故所用火, 一切風輪是吾故所用氣。 我今入此地中, 法身滿足, 捨吾故身, 畢竟不受四大分段不淨故身, 是為捨品具足。 第三次觀於所化一切眾生, 與人天樂、 十地樂、 離十惡畏樂、 得妙華三昧樂乃至佛樂。 如是觀者慈品具足。 菩薩爾時住是地中無癡無貪無瞋, 入平等一諦智一切行本, 遊佛一切世界, 現化無量法身。 如一切眾生天華品說。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa thiện tuệ thể tánh địa, thanh tịnh minh đạt nhất thiết thiện căn, sở vị từ bi hỉ xả tuệ。 nhất thiết công đức bổn tòng sơ quán nhập Đại không tuệ phương tiện đạo trí trung, kiến chư chúng sanh vô phi khổ đế giai hữu thức tâm, tam ác đạo đao trượng nhất thiết khổ não duyên trung sanh thức, danh vi khổ đế。 tam khổ tướng giả, như thân sơ giác, tùng đao trượng thân sắc uẩn nhị duyên trung sanh giác, vi hạnh khổ duyên。 thứ ý địa giác, duyên thân giác sở duyên đắc đao trượng cập thân sang thũng đẳng Pháp cố, giác khổ khổ duyên, trọng cố khổ khổ。 thứ thọ hạnh giác nhị tâm, duyên hướng thân sắc uẩn hoại sang trung sanh khổ giác cố, danh vi hoại khổ duyên。 thị dĩ tam giác thứ đệ sanh tam tâm, cố vi khổ khổ。 nhất thiết hữu tâm chúng sanh, kiến thị tam khổ, khởi vô lượng khổ não nhân duyên cố。 ngã ư thị trung nhập giáo hóa đạo tam muội, Hiện-Nhất-Thiết sắc thân ư lục đạo trung, thập chủng biện tài thuyết chư Pháp môn, vị khổ thức、 khổ duyên、 đao trượng duyên cụ。 khổ thức hạnh thân sang thũng phát hoại, nội ngoại xúc trung hoặc cụ bất cụ。 cụ nhị duyên trung sanh thức, thức tác、 thức thọ、 xúc thức, danh vi khổ thức。 hạnh nhị duyên cố tâm tâm duyên sắc, tâm xúc xúc não thọ phiền độc thời, vi khổ khổ。 tâm duyên thức sơ, tại căn giác duyên, danh vi khổ giác。 tâm tác tâm thọ xúc thức giác xúc, vị thọ phiền độc thời, thị danh hạnh khổ。 bức trách sanh giác như trác thạch hỏa, ư thân tâm niệm niệm sanh diệt, thân tán hoại chuyển biến hóa, thức nhập hoại duyên, duyên tập tán tâm khổ tâm não, thọ niệm hậu duyên nhiễm trước tâm tâm bất xả, thị vi hoại khổ。 tam giới nhất thiết khổ đế, phục quán vô minh tập vô lượng tâm tác nhất thiết nghiệp, tướng tục tướng liên tập nhân tập nhân, danh vi tập đế。 chánh kiến giải thoát không không trí đạo tâm tâm, danh dĩ trí đạo đạo đế。 tận hữu quả báo tận hữu nhân, thanh tịnh nhất chiếu thể tánh, diệu trí tịch diệt nhất đế。 tuệ phẩm cụ túc danh căn, nhất thiết tuệ tánh khởi không nhập quán, thị sơ thiện căn。 đệ nhị quán xả nhất thiết tham trước, hạnh nhất thiết bình đẳng không xả, vô duyên nhi quán chư Pháp。 không tế nhất tưởng, ngã quán nhất thiết thập phương địa độ giai ngô tích thân sở dụng cố độ, tứ đại hải thủy thị ngô cố thủy, nhất thiết kiếp hỏa thị ngô tích thân cố sở dụng hỏa, nhất thiết phong luân thị ngô cố sở dụng khí。 ngã kim nhập thử địa trung, Pháp thân mãn túc, xả ngô cố thân, tất cánh bất thọ tứ đại phần đoạn bất tịnh cố thân, thị vi xả phẩm cụ túc。 đệ tam thứ quán ư sở hóa nhất thiết chúng sanh, dữ nhân Thiên nhạc、 Thập Địa lạc、 ly thập ác úy lạc、 đắc hương khí tam muội lạc nãi chí Phật lạc。 như thị quán giả từ phẩm cụ túc。 Bồ Tát nhĩ thời trụ thị địa trung vô si vô tham vô sân, nhập bình đẳng nhất đế trí nhất thiết hành bổn, du Phật nhất thiết thế giới, hiện hóa vô lượng Pháp thân。 như nhất thiết chúng sanh thiên hoa phẩm thuyết。 
 
「若佛子! 菩提薩埵光明體性地, 以三昧解了智, 知三世一切佛法門, 十二法品名味句: 重誦、 記別、 直語、 偈、 不請說、 律戒、 譬喻、 佛界、 昔事、 方正、 未曾有、 談說, 是法體性名第一義。 別是名味句中, 說一切有為法分分受生, 初入識胎, 四大增長色心名六住, 於根中起實覺, 未別苦樂名觸識, 又覺苦樂識名三受, 連連覺著受無窮已, 欲、 我見、 戒取善惡有, 識初名生, 識終名死。 是十品現在苦。 因緣果觀是行相中道, 我久已離故, 無自體性。 入光明神通, 總持辯才, 心心行空, 而十方佛土中現劫化轉化百劫千劫, 國土中養神通, 禮敬佛前諮受法言。 復現六道身, 一音中說無量法品, 而眾生各自分分得聞心所欲之法。 苦空無常無我一諦之音, 國土不同身心別化。 是妙華光明地中略開一毛頭許, 如法品解觀法門千三昧品說。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa quang minh thể tánh địa, dĩ tam muội giải liễu trí, tri tam thế nhất thiết Phật Pháp môn, thập nhị Pháp phẩm danh vị cú: trọng tụng、 kí biệt、 trực ngữ、 kệ、 bất thỉnh thuyết、 luật giới、 thí dụ、 Phật giới、 tích sự、 phương chánh、 vị tằng hữu、 đàm thuyết, thị pháp thể tánh danh đệ nhất nghĩa。 biệt thị danh vị cú trung, thuyết nhất thiết hữu vi pháp phần phần thọ sanh, sơ nhập thức thai, tứ đại tăng trưởng sắc tâm danh lục trụ, ư căn trung khởi thật giác, vị biệt khổ lạc danh xúc thức, hựu giác khổ lạc thức danh tam thọ, liên liên giác trước thọ vô cùng dĩ, dục、 ngã kiến、 giới thủ thiện ác hữu, thức sơ danh sanh, thức chung danh tử。 thị thập phẩm hiện tại khổ。 nhân duyên quả quán thị hành tướng trung đạo, ngã cữu dĩ ly cố, vô tự thể tánh。 nhập quang minh thần thông, tổng trì biện tài, tâm tâm hạnh không, nhi thập phương Phật đổ trung hiện kiếp hóa chuyển hóa bách kiếp thiên kiếp, quốc độ trung dưỡng thần thông, lễ kính Phật tiền ti thọ Pháp ngôn。 phục hiện lục đạo thân, nhất âm trung thuyết vô lượng Pháp phẩm, nhi chúng sanh các tự phần phần đắc văn tâm sở dục chi Pháp。 khổ không vô thường vô ngã nhất đế chi âm, quốc độ bất đồng thân tâm biệt hóa。 thị hương khí quang minh địa trung lược khai nhất mao đầu hứa, như pháp phẩm giải quán Pháp môn thiên tam muội phẩm thuyết。 
 
「若佛子! 菩提薩埵體性地中, 爾真焰俗, 不斷不常, 即生即住即滅, 一世一時一有, 種異異現異故。 因緣中道非一非二、 非善非惡、 非凡非佛故。 佛界凡界一一, 是名為世諦。 其智道觀無一無二, 玄道定品, 所謂說佛心行初覺定因, 信覺、 思覺、 靜覺、 上覺、 念覺、 慧覺、 觀覺、 猗覺、 樂覺、 捨覺, 是品品方便道, 心心入定果。 是人住定中, 焰焰見法行空。 若起念定, 入生心定, 生愛順道, 道法化生, 名法樂忍、 住忍、 證忍、 寂滅忍。 故諸佛於入光光華三昧中, 現無量佛, 以手摩頂一音說法, 百千起發而不出定, 住定味樂定、 著定貪定、 一劫千劫中住定。 見佛蓮花座說百法門, 是人供養聽法, 一劫住定。 時諸佛光中摩頂, 發起定品出相進相, 去向相故。 不沒不退、 不墮不住, 頂三昧法上樂忍, 永盡無餘。 即入一切佛土修行無量功德品, 行行皆光明, 入善權方便, 化教一切眾生, 能使得見佛體性常樂我淨。 是人生住是地中行化法門, 漸漸深妙華觀智入體性中道, 一切法門品滿足, 猶如金剛。 上日月道品已明斯義。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa thể tánh địa trung, nhĩ chân diệm tục, bất đoạn bất thường, tức sanh tức trụ tức diệt, nhất thế nhất thời nhất hữu, chủng dị dị hiện dị cố。 nhân duyên trung đạo phi nhất phi nhị、 phi thiện phi ác、 phi phàm phi Phật cố。 Phật giới phàm giới nhất nhất, thị danh vi thế đế。 kỳ trí đạo quán vô nhất vô nhị, huyền đạo định phẩm, sở vị thuyết Phật tâm hành sơ giác định nhân, tín giác、 tư giác、 tĩnh giác、 thượng giác、 niệm giác、 tuệ giác、 quán giác、 y giác、 lạc giác、 xả giác, thị phẩm phẩm phương tiện đạo, tâm tâm nhập định quả。 thị nhân trụ định trung, diệm diệm kiến Pháp hành không。 nhược khởi niệm định, nhập sanh tâm định, sanh ái thuận đạo, đạo pháp hóa sanh, danh Pháp lạc nhẫn、 trụ nhẫn、 chứng nhẫn、 tịch diệt nhẫn。 cố chư Phật ư nhập quang quang hoa tam muội trung, hiện vô lượng Phật, dĩ thủ ma đảnh nhất âm thuyết Pháp, bách thiên khởi phát nhi bất xuất định, trụ định vị lạc định、 trước định tham định、 nhất kiếp thiên kiếp trung trụ định。 kiến Phật liên hoa tọa thuyết bách pháp môn, thị nhân cúng dường thính pháp, nhất kiếp trụ định。 thời chư Phật quang trung ma đảnh, phát khởi định phẩm xuất tướng tiến/tấn tướng, khứ hướng tướng cố。 bất một bất thoái、 bất đọa bất trụ, đính tam muội pháp thượng lạc nhẫn, vĩnh tận vô dư。 tức nhập nhất thiết Phật thổ tu hành vô lượng công đức phẩm, hạnh hạnh giai quang minh, nhập thiện quyền phương tiện, hóa giáo nhất thiết chúng sanh, năng sử đắc kiến Phật thể tánh thường lạc ngã tịnh。 thị nhân sanh trụ thị địa trung hạnh hóa Pháp môn, tiệm tiệm thâm diệu hoa quán trí nhập thể tánh trung đạo, nhất thiết pháp môn phẩm mãn túc, do như Kim Cương。 thượng nhật nguyệt đạo phẩm dĩ minh tư nghĩa。 
 
「若佛子! 菩提薩埵慧照體性地, 法有十種力生品, 起一切功德行。 以一慧方便知善惡二業別行處力品、 善作惡作業智力品、 一切欲求願六道生生果欲力品、 六道性分別不同性力品、 一切善惡根一一不同根力品、 邪定正定不定是名定力品、 一切因果乘是因乘是果至果處乘因道是道力品、 五眼知一切法見一切受生故天眼力品、 百劫事一一知宿世力品、 於一切生煩惱滅一切受無明滅解脫力品, 是十力品智。 知自修因果, 亦知一切眾生因果分別, 而身心口別用。 以淨國土為惡國土、 以惡國土為妙樂土, 能轉善作惡、 轉惡作善, 色為非色、 非色為色, 以男為女、 以女為男, 以六道為非六道、 非六道為六道, 乃至地水火風非地水火風。 是人爾時以大方便力, 從一切眾生而見不可思議、 下地所不能知覺舉足下足事。 是人大明智, 漸漸進分分智, 光光無量無量, 不可說不可說法門現在前行。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa tuệ chiếu thể tánh địa, pháp hữu thập chủng lực sanh phẩm, khởi nhất thiết công đức hạnh。 dĩ nhất tuệ phương tiện tri thiện ác nhị nghiệp biệt hành xử lực phẩm、 thiện tác ác tác nghiệp trí lực phẩm、 nhất thiết dục cầu nguyện lục đạo sanh sanh quả dục lực phẩm、 lục đạo tánh phân biệt bất đồng tánh lực phẩm、 nhất thiết thiện ác căn nhất nhất bất đồng căn lực phẩm、 tà định chánh định bất định thị danh định lực phẩm、 nhất thiết nhân quả thừa thị nhân thừa thị quả chí quả xứ/xử thừa nhân đạo thị đạo lực phẩm、 ngũ nhãn tri nhất thiết pháp kiến nhất thiết thọ sanh cố thiên nhãn lực phẩm、 bách kiếp sự nhất nhất tri tú thế lực phẩm、 ư nhất thiết sanh phiền não diệt nhất thiết thọ vô minh diệt giải thoát lực phẩm, thị thập lực phẩm trí。 tri tự tu nhân quả, diệc tri nhất thiết chúng sanh nhân quả phân biệt, nhi thân tâm khẩu biệt dụng。 dĩ tịnh quốc độ vi ác quốc độ、 dĩ ác quốc độ vi diệu lạc độ, năng chuyển thiện tác ác、 chuyển ác tác thiện, sắc vi phi sắc、 phi sắc vi sắc, dĩ nam vi nữ、 dĩ nữ vi nam, dĩ lục đạo vi phi lục đạo、 phi lục đạo vi lục đạo, nãi chí địa thủy hỏa phong phi địa thủy hỏa phong。 thị nhân nhĩ thời dĩ đại phương tiện lực, tùng nhất thiết chúng sanh nhi kiến bất khả tư nghị、 hạ địa sở bất năng trai giác cử túc hạ túc sự。 thị nhân Đại minh trí, tiệm tiệm tiến/tấn phần phần trí, quang quang vô lượng vô lượng, bất khả thuyết bất khả thuyết Pháp môn hiện tại tiền hạnh。 
 
「若佛子! 菩提薩埵體性華光地, 能於一切世界中, 十神通明智品, 以示一切眾生種種變化。 以天眼明智知三世國土中微塵等一切色, 分分成六道眾生身, 一一身微塵細色成大色分分知。 以天耳智知十方三世六道眾生苦樂音聲、 非非音、 非非聲、 一切法聲。 以天身智知一切色、 色非色、 非男非女形。 於一念中遍十方三世國土劫量大小國土中微塵身, 以天他心智知三世眾生心中所行, 十方六道中一切眾生心心所念苦樂善惡等事。 以天人智知十方三世國土中一切眾生宿世苦樂受命, 一一知命續百劫。 以天解脫智知十方三世眾生解脫, 斷除一切煩惱若多若少, 從一地乃至十地滅滅皆盡。 以天定心智知十方三世國土中眾生心, 定、 不定、 非定非不定、 起定方法, 有所攝受三昧百三昧。 以天覺智知一切眾生已成佛未成佛, 乃至一切六道人心心, 亦知十方佛心中所說法。 以天念智知百劫千劫大小劫中, 一切眾生受命命久近。 以天願智知一切眾生賢聖十地, 三十心中一一行願, 若求苦樂、 若法非法, 一切求十願百千大願品具足。 是人住地中十神通明中, 現無量身心口分別用。 說地功德, 百千萬劫不可窮盡。 而爾所釋迦略開神通明品, 如觀十二因緣品中說。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa thể tánh Hoa Quang địa, năng ư nhất thiết thế giới trung, thập thần thông minh trí phẩm, dĩ thị nhất thiết chúng sanh chủng chủng biến hóa。 dĩ thiên nhãn minh trí tri tam thế quốc độ trung vi trần đẳng nhất thiết sắc, phần phần thành lục đạo chúng sanh thân, nhất nhất thân vi trần tế sắc thành Đại sắc phần phần tri。 dĩ thiên nhĩ trí tri thập phương tam thế lục đạo chúng sanh khổ lạc âm thanh、 phi phi âm、 phi phi thanh、 nhất thiết pháp thanh。 dĩ Thiên thân trí tri nhất thiết sắc、 sắc phi sắc、 phi nam phi nữ hình。 ư nhất niệm trung biến thập phương tam thế quốc độ kiếp lượng đại tiểu quốc độ trung vi trần thân, dĩ Thiên tha tâm trí tri tam thế chúng sanh tâm trung sở hạnh, thập phương lục đạo trung nhất thiết chúng sanh tâm tâm sở niệm khổ lạc thiện ác đẳng sự。 dĩ Thiên Nhân trí tri thập phương tam thế quốc độ trung nhất thiết chúng sanh tú thế khổ lạc thọ mạng, nhất nhất tri mạng tục bách kiếp。 dĩ Thiên giải thoát trí tri thập phương tam thế chúng sanh giải thoát, đoạn trừ nhất thiết phiền não nhược đa nhược thiểu, tùng nhất địa nãi chí Thập Địa diệt diệt giai tận。 dĩ Thiên định tâm trí tri thập phương tam thế quốc độ trung chúng sanh tâm, định、 bất định、 phi định phi bất định、 khởi định phương Pháp, hữu sở nhiếp thọ tam muội bách tam muội。 dĩ Thiên giác trí tri nhất thiết chúng sanh dĩ thành Phật vị thành Phật, nãi chí nhất thiết lục đạo nhân tâm tâm, diệc tri thập phương Phật tâm trung sở thuyết pháp。 dĩ Thiên niệm trí tri bách kiếp thiên kiếp Đại tiểu kiếp trung, nhất thiết chúng sanh thọ mạng mạng cửu cận。 dĩ Thiên nguyện trí tri nhất thiết chúng sanh hiền thánh Thập Địa, tam thập tâm trung nhất nhất hạnh nguyện, nhược cầu khổ lạc、 nhược pháp phi pháp, nhất thiết cầu thập nguyện bách thiên đại nguyện phẩm cụ túc。 thị nhân tứ trụ địa trung thập thần thông minh trung, hiện vô lượng thân tâm khẩu phân biệt dụng。 thuyết địa công đức, bách thiên vạn kiếp bất khả cùng tận。 nhi nhĩ sở Thích Ca lược khai thần thông minh phẩm, như quán thập nhị nhân duyên phẩm trung thuyết。 
 
「若佛子! 菩提薩埵滿足體性地, 入是法中十八聖人智品, 下地所不共。 所謂身無漏過、 口無語罪、 念無失念。 離八法, 一切法中捨, 常在三昧。 是入地六品具足, 復從是智生六足智。 三界結習畢竟不受, 故欲具足。 一切功德一切法門所求滿, 故進心足。 一切法事一切劫事一切眾生事, 以一心中一時知, 故念心足。 是二諦相, 六道眾生一切法, 故智慧足。 知十發趣人乃至一切佛, 無結無習, 故解脫足。 見一切眾生知他人自我弟子無漏, 無諸煩習故, 以智知他身, 解脫足。 是人入六滿足明智中便起智, 身隨六道眾生心行口辯說無量法門品, 示一切眾生故。 隨一切眾生心行, 常入三昧, 而十方大地動、 虛空化華, 故能令眾生心行。 以大明具足, 見過去一切劫中佛出世, 亦是示一切眾生心。 以無著智見現十方一切國土中一切佛, 一切眾生心心所行。 以神通智, 見未來中一切劫一切佛出世, 一切眾生從是佛受道聽法故。 住是十八聖人中心心三昧, 觀三界微塵等色是我故身, 一切眾生是我父母, 而今入是地中, 一切功德、 一切神光、 一切佛所行法, 乃至八地九地中一切法門品, 我皆已入, 故於一切佛國土中示現作佛、 成道、 轉法輪、 示入滅度, 轉化他方過去來今一切國土中。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa mãn túc thể tánh địa, nhập thị pháp trung thập bát Thánh nhân trí phẩm, hạ địa sở bất cộng。 sở vị thân vô lậu qua、 khẩu vô ngữ tội、 niệm vô thất niệm。 ly bát pháp, nhất thiết pháp trung xả, thường tại tam muội。 thị nhập địa lục phẩm cụ túc, phục tùng thị trí sanh lục túc trí。 tam giới kết/kiết tập tất cánh bất thọ, cố dục cụ túc。 nhất thiết công đức nhất thiết pháp môn sở cầu mãn, cố tiến/tấn tâm túc。 nhất thiết pháp sự nhất thiết kiếp sự nhất thiết chúng sanh sự, dĩ nhất tâm trung nhất thời tri, cố niệm tâm túc。 thị nhị đế tướng, lục đạo chúng sanh nhất thiết pháp, cố trí tuệ túc。 tri thập phát thú nhân nãi chí nhất thiết Phật, vô kết vô tập, cố giải thoát túc。 kiến nhất thiết chúng sanh tri tha nhân tự ngã đệ-tử vô lậu, vô chư phiền tập cố, dĩ trí tri tha thân, giải thoát túc。 thị nhân nhập lục mãn túc minh trí trung tiện khởi trí, thân tùy lục đạo chúng sanh tâm hành khẩu biện thuyết vô lượng Pháp môn phẩm, thị nhất thiết chúng sanh cố。 tùy nhất thiết chúng sanh tâm hành, thường nhập tam muội, nhi thập phương Đại địa động、 hư không hóa hoa, cố năng lệnh chúng sanh tâm hành。 dĩ Đại Minh cụ túc, kiến quá khứ nhất thiết kiếp trung Phật xuất thế, diệc thị thị nhất thiết chúng sanh tâm。 dĩ vô trước trí kiến hiện thập phương nhất thiết quốc độ trung nhất thiết Phật, nhất thiết chúng sanh tâm tâm sở hạnh。 dĩ thần thông trí, kiến vị lai trung nhất thiết kiếp nhất thiết Phật xuất thế, nhất thiết chúng sanh tùng thị Phật thọ đạo thính pháp cố。 trụ thị thập bát Thánh nhân trung tâm tâm tam muội, quán tam giới vi trần đẳng sắc thị ngã cố thân, nhất thiết chúng sanh thị ngã phụ mẫu, nhi kim nhập thị địa trung, nhất thiết công đức、 nhất thiết thần quang、 nhất thiết Phật sở hạnh Pháp, nãi chí bát địa cửu địa trung nhất thiết pháp môn phẩm, ngã giai dĩ nhập, cố ư nhất thiết Phật quốc độ trung thị hiện tác Phật、 thành đạo、 chuyển pháp luân、 thị nhập diệt độ, chuyển hóa tha phương qua khứ lai kim nhất thiết quốc độ trung。 
 
「若佛子! 菩提薩埵佛吼體性地, 入法王位三昧, 其智如佛, 佛吼三昧故。 十品大明定門常現在前, 華光音入心三昧。 其空慧者, 謂內空慧門、 外空慧門, 有為空慧門、 無為空慧門, 性空慧門, 無始空慧門, 第一義空慧門, 空空慧門, 空空復空慧門, 空空復空空慧門。 如是十空門, 下地所不知。 虛空平等地, 不可說不可說。 神通道智, 以一念智知一切法分分別異, 而入無量佛國土中, 一一佛前諮受法, 轉法度與一切眾生。 而以法藥施一切眾生, 為大法師、 為大導師, 破壞四魔, 法身化化入佛界, 是諸佛數。 是諸九地、 十地數中。 長養法身, 百千陀羅尼門、 百千三昧門、 百千金剛門、 百千神通門、 百千解脫門, 如是百千虛空平等門中而大自在, 一念一時行。 劫說非劫、 非劫說劫, 非道說道、 道說非道, 非六道眾生說六道眾生、 六道眾生說非六道眾生, 非佛說佛、 佛說非佛。 而入出諸佛體性三昧中, 反照順照逆照, 前照後照、 因照果照、 空照有照、 第一中道義諦照。 是智唯八地所證, 下地所不及。 不動不到、 不出不入、 不生不滅。 是地法門品, 無量無量, 不可說不可說, 今以略開地中百千分一毛頭許事。 羅漢品中已明。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa Phật hống thể tánh địa, nhập pháp vương vị tam muội, kỳ trí như Phật, Phật hống tam muội cố。 thập phẩm Đại Minh định môn thường hiện tại tiền, hoa quang âm nhập tâm tam muội。 kỳ không tuệ giả, vị nội không tuệ môn、 ngoại không tuệ môn, hữu vi không tuệ môn、 vô vi không tuệ môn, tánh không tuệ môn, vô thủy không tuệ môn, đệ nhất nghĩa không tuệ môn, không không tuệ môn, không không phục không tuệ môn, không không phục không không tuệ môn。 như thị thập không môn, hạ địa sở bất tri。 hư không bình đẳng địa, bất khả thuyết bất khả thuyết。 thần thông đạo trí, dĩ nhất niệm trí tri nhất thiết pháp phần phân biệt dị, nhi nhập vô lượng Phật quốc độ trung, nhất nhất Phật tiền ti thọ Pháp, chuyển pháp độ dữ nhất thiết chúng sanh。 nhi dĩ pháp dược thí nhất thiết chúng sanh, vi đại pháp sư、 vi đại đạo sư, phá hoại tứ ma, Pháp thân hóa hóa nhập Phật giới, thị chư Phật số。 thị chư cửu địa、 Thập Địa số trung。 trưởng dưỡng Pháp thân, bách thiên đà-la-ni môn、 bách thiên tam muội môn、 bách thiên Kim Cương môn、 bách thiên Thần thông môn、 bách thiên giải thoát môn, như thị bách thiên hư không bình đẳng môn trung nhi đại tự tại, nhất niệm nhất thời hạnh。 kiếp thuyết phi kiếp、 phi kiếp thuyết kiếp, phi đạo thuyết đạo、 đạo thuyết phi đạo, phi lục đạo chúng sanh thuyết lục đạo chúng sanh、 lục đạo chúng sanh thuyết phi lục đạo chúng sanh, phi Phật thuyết Phật、 Phật thuyết phi Phật。 nhi nhập xuất chư Phật thể tánh tam muội trung, phản chiếu thuận chiếu nghịch chiếu, tiền chiếu hậu chiếu、 nhân chiếu quả chiếu、 không chiếu hữu chiếu、 đệ nhất trung đạo nghĩa đế chiếu。 thị trí duy bát địa sở chứng, hạ địa sở bất cập。 bất động bất đáo、 bất xuất bất nhập、 bất sanh bất diệt。 thị địa Pháp môn phẩm, vô lượng vô lượng, bất khả thuyết bất khả thuyết, kim dĩ lược khai địa trung bách thiên phần nhất mao đầu hứa sự。 La-Hán phẩm trung dĩ minh。 
 
「若佛子! 菩提薩埵佛花嚴體性地, 以佛威儀, 如來三昧自在王王定出入無時, 於十方三千世界中百億日月百億四天下, 一時成佛、 轉法輪乃至滅度。 一切佛事以一心中一時示現一切眾生, 一切色身八十種好三十二相自在, 樂虛空同。 無量大悲, 光明相好莊嚴, 非天非人非六道。 一切法外而常行六道, 現無量身、 無量口、 無量意, 說無量法門, 而能轉魔界入佛界、 佛界入魔界, 復轉一切見入佛見、 佛見入一切見, 佛性入眾生性、 眾生性入佛性。 其地光光光照、 慧慧照、 明焰明焰, 無畏、 無量、 十力、 十八不共法、 解脫涅槃無為一道清淨。 而以一切眾生作父母兄弟, 為其說法盡一切劫得道果。 又現一切國土, 為一切眾生相視如父如母, 天魔外道相視如父母。 住是地中, 從生死際起至金剛際, 以一念心中現如是事, 而能轉入無量眾生界。 如是無量, 略說如海一渧。 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa Phật Hoa Nghiêm thể tánh địa, dĩ Phật uy nghi, Như Lai tam muội Tự tại Vương Vương định xuất nhập vô thời, ư thập phương tam thiên thế giới trung bách ức nhật nguyệt bách ức tứ thiên hạ, nhất thời thành Phật、 chuyển pháp luân nãi chí diệt độ。 nhất thiết Phật sự dĩ nhất tâm trung nhất thời thị Hiện-Nhất-Thiết chúng sanh, nhất thiết sắc thân bát thập chủng tử tam thập nhị tướng tự tại, lạc hư không đồng。 vô lượng đại bi, quang minh tướng hảo trang nghiêm, phi thiên phi nhân phi lục đạo。 nhất thiết pháp ngoại nhi thường hạnh lục đạo, hiện vô lượng thân、 vô lượng khẩu、 vô lượng ý, thuyết vô lượng Pháp môn, nhi năng chuyển ma giới nhập Phật giới、 Phật giới nhập ma giới, phục chuyển nhất thiết kiến nhập Phật kiến、 Phật kiến nhập nhất thiết kiến, Phật tánh nhập chúng sanh tánh、 chúng sanh tánh nhập Phật tánh。 kỳ địa quang quang quang chiếu、 tuệ tuệ chiếu、 minh diệm minh diệm, vô úy、 vô lượng、 thập lực、 thập bát bất cộng pháp、 giải thoát Niết-Bàn vô vi nhất đạo thanh tịnh。 nhi dĩ nhất thiết chúng sanh tác phụ mẫu huynh đệ, vi kỳ thuyết Pháp tận nhất thiết kiếp đắc đạo quả。 hựu Hiện-Nhất-Thiết quốc độ, vi nhất thiết chúng sanh tướng thị như phụ như mẫu, thiên ma ngoại đạo tướng thị như phụ mẫu。 trụ thị địa trung, tùng sanh tử tế khởi chí Kim Cương tế, dĩ nhất niệm tâm trung hiện như thị sự, nhi năng chuyển nhập vô lượng chúng sanh giới。 như thị vô lượng, lược thuyết như hải nhất đế。 
 
「若佛子! 菩提薩埵入佛界體性地, 其大慧空, 空復空空復空, 如虛空性。 平等智有如來性, 十功德品具足, 空同一相體性無為, 神虛體一法同法性, 故名如來。 應順四諦二諦, 盡生死輪際, 法養法身無二, 是名應供。 遍覆一切世界中一切事, 正智聖解脫智, 知一切法有無一切眾生根故, 是正遍知。 明明修行佛果時足故, 是明行足。 善逝三世佛法, 法同先佛去佛, 去時善善、 來時善善, 是名善逝。 是人行是上德, 入世間中教化眾生, 使眾生解脫一切結縛, 故名世間解脫。 是人一切法上入佛威神, 儀形如佛大士行處, 為世間解脫, 名無上士。 調順一切眾生, 名為丈夫。 於天人中教化一切眾生, 諮受法言故, 是天人師。 妙本無二、 佛性玄覺, 常常大滿, 一切眾生禮拜故、 尊敬故, 是佛世尊。 一切人諮受奉教故, 是佛地。 是地中一切聖人之所入處故, 名佛界地。 爾時坐寶蓮花上, 一切與授記歡喜。 法身手摩其頂, 同見同學菩薩異口同音讚歎無二。 又有百千億世界中一切佛、 一切菩薩一時雲集, 請轉不可說法輪、 虛空藏化導法門。 是地有不可說奇妙法門品, 奇妙三明、 三昧門、 陀羅尼門, 非下地凡夫心識所知, 唯佛佛無量身口心意可盡其原。 如光音天品中說十無畏與佛道同。」 
「nhược Phật tử! Bồ-Đề Tát-đỏa nhập Phật giới thể tánh địa, kỳ Đại tuệ không, không phục không không phục không, như hư không tánh。 bình đẳng trí hữu Như Lai tánh, thập công đức phẩm cụ túc, không đồng nhất tướng thể tánh vô vi, Thần hư thể nhất pháp đồng pháp tánh, cố danh Như Lai。 ưng thuận Tứ đế nhị đế, tận sanh tử luân tế, pháp dưỡng Pháp thân vô nhị, thị danh Ứng-Cúng。 biến phước nhất thiết thế giới trung nhất thiết sự, chánh trí Thánh giải thoát trí, tri nhất thiết pháp hữu vô nhất thiết chúng sanh căn cố, thị Chánh-biến-Tri。 minh minh tu hành Phật quả thời túc cố, thị Minh-hạnh-Túc。 Thiện-Thệ tam thế Phật Pháp, Pháp đồng tiên Phật khứ Phật, khứ thời thiện thiện、 lai thời thiện thiện, thị danh Thiện-Thệ。 thị nhân hạnh thị thượng đức, nhập thế gian trung giáo hóa chúng sanh, sử chúng sanh giải thoát nhất thiết kết phược, cố danh Thế-gian-giải thoát。 thị nhân nhất thiết pháp thượng nhập Phật uy thần, nghi hình như Phật đại sĩ hành xử, vi Thế-gian-giải thoát, danh Vô-thượng-Sĩ。 điều thuận nhất thiết chúng sanh, danh vi trượng phu。 ư Thiên Nhân trung giáo hóa nhất thiết chúng sanh, ti thọ Pháp ngôn cố, thị Thiên Nhân Sư。 diệu bổn vô nhị、 Phật tánh huyền giác, thường thường đại mãn, nhất thiết chúng sanh lễ bái cố、 tôn kính cố, thị Phật Thế tôn。 nhất thiết nhân ti thọ phụng giáo cố, thị Phật địa。 thị địa trung nhất thiết Thánh nhân chi sở nhập xứ/xử cố, danh Phật giới địa。 nhĩ thời tọa bảo liên hoa thượng, nhất thiết dữ thọ kí hoan hỉ。 Pháp thân thủ ma kỳ đảnh, đồng kiến đồng học Bồ Tát dị khẩu đồng âm tán thán vô nhị。 hựu hữu bách thiên ức thế giới trung nhất thiết Phật、 nhất thiết Bồ Tát nhất thời vân tập, thỉnh chuyển bất khả thuyết Pháp luân、 hư không tạng hóa đạo Pháp môn。 thị địa hữu bất khả thuyết kì diệu Pháp môn phẩm, kì diệu tam minh、 tam muội môn、 đà-la-ni môn, phi hạ địa phàm phu tâm thức sở tri, duy Phật Phật vô lượng thân khẩu tâm ý khả tận kỳ nguyên。 như Quang âm Thiên phẩm trung thuyết thập vô úy dữ Phật đạo đồng。」 
 
梵網經卷上 
Phạm Võng Kinh quyển thượng 
 
梵網經菩薩戒序 
Phạm Võng Kinh Bồ-Tát giới tự 
 
「諸佛子等! 合掌至心聽。 我今欲說諸佛大戒序。 眾集, 默然聽。 自知有罪當懺悔, 懺悔即安樂, 不懺悔罪益深。 無罪者默然, 默然故, 當知眾清淨。 諸大德優婆塞、 優婆夷等諦聽。 佛滅度後於像法中, 應當尊敬波羅提木叉, 波羅提木叉者即是此戒。 持此戒時如暗遇明、 如貧得寶、 如病得差、 如囚繫出獄、 如遠行者得歸。 當知此則是眾等大師, 若佛住世無異此也。 怖心難生、 善心難發, 故經云: 『勿輕小罪以為無殃, 水滴雖微漸盈大器。 剎那造罪殃墮無間, 一失人身萬劫不復。 壯色不停猶如奔馬, 人命無常過於山水, 今日雖存明亦難保。 眾等各各一心勤修精進, 慎勿懈怠懶惰睡眠縱意, 夜即攝心存念三寶。 莫以空過徒設疲勞, 後代深悔。』 眾等各各一心謹依此戒, 如法修行, 應當學。」 
「chư Phật tử đẳng! hợp chưởng chí tâm thính。 ngã kim dục thuyết chư Phật đại giới tự。 chúng tập, mặc nhiên thính。 tự tri hữu tội đương sám hối, sám hối tức an lạc, bất sám hối tội ích thâm。 vô tội giả mặc nhiên, mặc nhiên cố, đương tri chúng thanh tịnh。 chư Đại Đức ưu-bà-tắc、 ưu-bà-di đẳng đế thính。 Phật diệt độ hậu ư tượng Pháp trung, ứng đương tôn kính Ba la đề mộc xoa, Ba la đề mộc xoa giả tức thị thử giới。 trì thử giới thời như ám ngộ minh、 như bần đắc bảo、 như bệnh đắc sái、 như tù hệ xuất ngục、 như viễn hành giả đắc quy。 đương tri thử tức thị chúng đẳng Đại sư, nhược Phật trụ thế vô dị thử dã。 bố/phố tâm nạn sanh、 thiện tâm nạn phát, cố Kinh vân: 『vật khinh tiểu tội dĩ vi vô ương, thủy tích tuy vi tiệm doanh Đại khí。 sát-na tạo tội ương đọa Vô gián, nhất thất nhân thân vạn kiếp bất phục。 tráng sắc bất đình do như bôn mã, nhân mạng vô thường qua ư sơn thủy, kim nhật tuy tồn minh diệc nạn bảo。 chúng đẳng các các nhất tâm cần tu tinh tấn, thận vật giải đãi lại nọa thụy miên túng ý, dạ tức nhiếp tâm tồn niệm Tam Bảo。 mạc dĩ không quá đồ thiết ì lao, hậu đại thâm hối。』 chúng đẳng các các nhất tâm cẩn y thử giới, như pháp tu hành, ứng đương học。」 
 
梵網經盧舍那佛說菩薩心地戒品第十卷下 
Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới phẩm đệ thập quyển hạ 
 
後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯 
Hậu Tần Quy Tư quốc Tam Tạng Cưu-Ma La-Thập dịch 
 
爾時盧舍那佛, 為此大眾略開百千恒河沙不可說法門中心地, 如毛頭許: 「是過去一切佛已說、 未來佛當說、 現在佛今說, 三世菩薩已學、 當學、 今學。 我已百劫修行是心地, 號吾為盧舍那。 汝諸佛轉我所說, 與一切眾生開心地道。」 時蓮花臺藏世界赫赫天光師子座上盧舍那佛放光光, 告千花上佛: 「持我心地法門品而去, 復轉為千百億釋迦及一切眾生, 次第說我上心地法門品。 汝等受持讀誦一心而行。」 
nhĩ thời Lô Xá Na Phật, vi thử Đại chúng lược khai bách thiên Hằng hà sa bất khả thuyết Pháp môn trung tâm địa, như mao đầu hứa: 「thị quá khứ nhất thiết Phật dĩ thuyết、 vị lai Phật đương thuyết、 hiện tại Phật kim thuyết, tam thế Bồ Tát dĩ học、 đương học、 kim học。 ngã dĩ bách kiếp tu hành thị tâm địa, hiệu ngô vi Lô-Xá-Na。 nhữ chư Phật chuyển ngã sở thuyết, dữ nhất thiết chúng sanh khai tâm địa đạo。」 thời liên hoa đài tạng thế giới hách hách thiên quang sư tử tọa thượng Lô Xá Na Phật phóng quang quang, cáo thiên hoa thượng Phật: 「trì ngã tâm địa Pháp môn phẩm nhi khứ, phục chuyển vi thiên bách ức Thích Ca cập nhất thiết chúng sanh, thứ đệ thuyết ngã thượng tâm địa Pháp môn phẩm。 nhữ đẳng thọ trì đọc tụng nhất tâm nhi hạnh。」 
 
爾時千花上佛、 千百億釋迦, 從蓮花藏世界赫赫師子座起, 各各辭退, 舉身放不可思議光, 光皆化無量佛。 一時以無量青黃赤白花供養盧舍那佛, 受持上說心地法門品竟, 各各從此蓮花藏世界而沒。 沒已入體性虛空花光三昧, 還本源世界閻浮提菩提樹下, 從體性虛空華光三昧出。 出已方坐金剛千光王座, 及妙光堂說十世界海。 復從座起, 至帝釋宮說十住。 復從座起, 至炎天中說十行。 復從座起, 至第四天中說十迴向。 復從座起, 至化樂天說十禪定。 復從座起, 至他化天說十地。 復至一禪中說十金剛, 復至二禪中說十忍, 復至三禪中說十願, 復至四禪中摩醯首羅天王宮, 說我本源蓮花藏世界盧舍那佛所說心地法門品。 其餘千百億釋迦亦復如是無二無別。 如賢劫品中說。 
nhĩ thời thiên hoa thượng Phật、 thiên bách ức Thích Ca, tùng liên hoa tạng thế giới hách hách sư tử tọa khởi, các các từ thoái, cử thân phóng bất khả tư nghị quang, quang giai hóa vô lượng Phật。 nhất thời dĩ vô lượng thanh hoàng xích bạch hoa cúng dường Lô Xá Na Phật, thọ trì thượng thuyết tâm địa Pháp môn phẩm cánh, các các tòng thử liên hoa tạng thế giới nhi một。 một dĩ nhập thể tánh hư không hoa quang tam muội, hoàn bổn nguyên thế giới Diêm-phù-đề Bồ-Đề thụ hạ, tùng thể tánh hư không hoa quang tam muội xuất。 xuất dĩ phương tọa Kim Cương thiên quang Vương tọa, cập diệu quang đường thuyết thập thế giới hải。 phục tùng toạ khởi, chí đế thích cung thuyết thập trụ。 phục tùng toạ khởi, chí viêm Thiên trung thuyết thập hành。 phục tùng toạ khởi, chí đệ tứ thiên trung thuyết thập hồi hướng。 phục tùng toạ khởi, chí Hoá Lạc Thiên thuyết thập Thiền định。 phục tùng toạ khởi, chí tha hóa thiên thuyết Thập Địa。 phục chí nhất Thiền trung thuyết thập Kim Cương, phục chí nhị Thiền trung thuyết thập nhẫn, phục chí tam Thiền trung thuyết thập nguyện, phục chí tứ Thiền trung Ma Hề Thủ La Thiên vương cung, thuyết ngã bổn nguyên liên hoa tạng thế giới Lô Xá Na Phật sở thuyết tâm địa Pháp môn phẩm。 kỳ dư thiên bách ức Thích Ca diệc phục như thị vô nhị vô biệt。 như hiền kiếp phẩm trung thuyết。 
 
爾時釋迦牟尼佛, 從初現蓮花藏世界東方來入天王宮中說魔受化經已, 下生南閻浮提迦夷羅國, 母名摩耶、 父字白淨。 吾名悉達, 七歲出家、 三十成道, 號吾為釋迦牟尼佛。 於寂滅道場坐金剛花光王座, 乃至摩醯首羅天王宮。 其中次第十住處所說。 時佛觀諸大梵天王網羅幢, 因為說無量世界猶如網孔, 一一世界各各不同別異無量, 佛教門亦復如是。 吾今來此世界八千返, 為此娑婆世界坐金剛花光王座, 乃至摩醯首羅天王宮, 為是中一切大眾略開心地法門品竟。 復從天王宮下至閻浮提菩提樹下, 為此地上一切眾生凡夫癡闇之人, 說我本盧舍那佛心地中初發心中常所誦一戒光明。 金剛寶戒是一切佛本源、 一切菩薩本源、 佛性種子。 一切眾生皆有佛性, 一切意識色心是情是心, 皆入佛性戒中, 當當常有因故, 有當當常住法身。 如是十波羅提木叉出於世界, 是法戒, 是三世一切眾生頂戴受持。 吾今當為此大眾重說十無盡藏戒品, 是一切眾生戒本源自性清淨。 
nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật, tòng sơ hiện liên hoa tạng thế giới Đông phương lai nhập Thiên vương cung trung thuyết ma thọ hóa Kinh dĩ, hạ sanh Nam Diêm phù đề Ca di La quốc, mẫu danh Ma Da、 phụ tự bạch tịnh。 ngô danh Tất đạt, thất tuế xuất gia、 tam thập thành đạo, hiệu ngô vi Thích Ca Mâu Ni Phật。 ư tịch diệt đạo tràng tọa Kim Cương hoa quang Vương tọa, nãi chí Ma Hề Thủ La Thiên vương cung。 kỳ trung thứ đệ thập trụ xứ sở thuyết。 thời Phật quán chư Đại Phạm Thiên Vương võng La tràng, nhân vi thuyết vô lượng thế giới do như võng khổng, nhất nhất thế giới các các bất đồng biệt dị vô lượng, Phật giáo môn diệc phục như thị。 ngô kim lai thử thế giới bát thiên phản, vi thử Ta Bà thế giới tọa Kim Cương hoa quang Vương tọa, nãi chí Ma Hề Thủ La Thiên vương cung, vi thị trung nhất thiết Đại chúng lược khai tâm địa Pháp môn phẩm cánh。 phục tùng Thiên vương cung hạ chí Diêm-phù-đề Bồ-Đề thụ hạ, vi thử địa thượng nhất thiết chúng sanh phàm phu si ám chi nhân, thuyết ngã bổn Lô Xá Na Phật tâm địa trung sơ phát tâm trung thường sở tụng nhất giới quang minh。 Kim Cương bảo giới thị nhất thiết Phật bổn nguyên、 nhất thiết Bồ Tát bổn nguyên、 Phật tánh chủng tử。 nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, nhất thiết ý thức sắc tâm thị Tình thị tâm, giai nhập Phật tánh giới trung, đương đương thường hữu nhân cố, hữu đương đương thường trụ pháp thân。 như thị thập Ba la đề mộc xoa xuất ư thế giới, thị pháp giới, thị tam thế nhất thiết chúng sanh đảnh đái thọ trì。 ngô kim đương vi thử Đại chúng trọng thuyết thập vô tận tạng giới phẩm, thị nhất thiết chúng sanh giới bản nguyên tự tánh thanh tịnh。 
 
「我今盧舍那, 
「ngã kim Lô-Xá-Na, 
 
方坐蓮花臺, 
phương tọa liên hoa đài, 
 
周匝千花上, 
châu táp thiên hoa thượng, 
 
復現千釋迦。 
phục hiện thiên Thích Ca。 
 
一花百億國, 
nhất hoa bách ức quốc, 
 
一國一釋迦, 
nhất quốc nhất Thích Ca, 
 
各坐菩提樹, 
các tọa Bồ-Đề thụ, 
 
一時成佛道。 
nhất thời thành Phật đạo。 
 
如是千百億, 
như thị thiên bách ức, 
 
盧舍那本身, 
Lô-Xá-Na bản thân, 
 
千百億釋迦, 
thiên bách ức Thích Ca, 
 
各接微塵眾, 
các tiếp vi trần chúng, 
 
俱來至我所, 
câu lai chí ngã sở, 
 
聽我誦佛戒, 
thính ngã tụng Phật giới, 
 
甘露門則開。 
cam lộ môn tức khai。 
 
是時千百億, 
Thị thời thiên bách ức, 
 
還至本道場, 
hoàn chí bổn đạo tràng, 
 
各坐菩提樹, 
các tọa Bồ-Đề thụ, 
 
誦我本師戒。 
tụng ngã Bổn Sư giới。 
 
十重四十八, 
thập trọng tứ thập bát, 
 
戒如明日月, 
giới như minh nhật nguyệt, 
 
亦如瓔珞珠, 
diệc như anh lạc châu, 
 
微塵菩薩眾, 
vi trần Bồ Tát chúng, 
 
由是成正覺。 
do thị thành chánh giác。 
 
是盧舍那誦, 
thị Lô-Xá-Na tụng, 
 
我亦如是誦, 
ngã diệc như thị tụng, 
 
汝新學菩薩, 
nhữ tân học Bồ-Tát, 
 
頂戴受持戒, 
đảnh đái thọ trì giới, 
 
受持是戒已, 
thọ trì thị giới dĩ, 
 
轉授諸眾生, 
chuyển thụ chư chúng sanh, 
 
諦聽我正誦, 
đế thính ngã chánh tụng, 
 
佛法中戒藏, 
Phật Pháp trung giới tạng, 
 
波羅提木叉, 
Ba la đề mộc xoa, 
 
大眾心諦信。 
Đại chúng tâm đế tín。 
 
汝是當成佛, 
nhữ thị đương thành Phật, 
 
我是已成佛, 
ngã thị dĩ thành Phật, 
 
常作如是信, 
thường tác như thị tín, 
 
戒品已具足。 
giới phẩm dĩ cụ túc。 
 
一切有心者, 
nhất thiết hữu tâm giả, 
 
皆應攝佛戒, 
giai ưng nhiếp Phật giới, 
 
眾生受佛戒, 
chúng sanh thọ Phật giới, 
 
即入諸佛位。 
tức nhập chư Phật vị。 
 
位同大覺已, 
vị đồng đại giác dĩ, 
 
真是諸佛子, 
chân thị chư Phật tử, 
 
大眾皆恭敬, 
Đại chúng giai cung kính, 
 
至心聽我誦。」 
chí tâm thính ngã tụng。」 
 
爾時釋迦牟尼佛, 初坐菩提樹下成無上覺, 初結菩薩波羅提木叉: 「孝順父母、 師僧、 三寶, 孝順至道之法, 孝名為戒, 亦名制止。」 佛即口放無量光明。 是時百萬億大眾諸菩薩, 十八梵天, 六欲天子, 十六大國王, 合掌至心聽佛誦一切佛大乘戒。 
nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật, sơ tọa Bồ-Đề thụ hạ thành vô thượng giác, sơ kết/kiết Bồ Tát Ba la đề mộc xoa: 「hiếu thuận phụ mẫu、 sư tăng、 Tam Bảo, hiếu thuận chí đạo chi Pháp, hiếu danh vi giới, diệc danh chế chỉ。」 Phật tức khẩu phóng vô lượng quang minh。 Thị thời bách vạn ức Đại chúng chư Bồ-Tát, thập bát phạm thiên, Lục dục thiên tử, thập lục đại quốc Vương, hợp chưởng chí tâm thính Phật tụng nhất thiết Phật Đại thừa giới。 
 
佛告諸菩薩言: 「我今半月半月, 自誦諸佛法戒。 汝等一切發心菩薩亦誦, 乃至十發趣、 十長養、 十金剛、 十地諸菩薩亦誦。 是故戒光從口出, 有緣非無因故。 光光非青黃赤白黑、 非色非心、 非有非無、 非因果法, 是諸佛之本源、 菩薩之根本、 是大眾諸佛子之根本。 是故大眾諸佛子應受持、 應讀誦、 善學。 佛子諦聽! 若受佛戒者, 國王、 王子、 百官宰相、 比丘、 比丘尼、 十八梵天、 六欲天子、 庶民黃門、 婬男婬女奴婢、 八部鬼神金剛神、 畜生乃至變化人, 但解法師語, 盡受得戒, 皆名第一清淨者。」 
Phật cáo chư Bồ-Tát ngôn: 「ngã kim bán nguyệt bán nguyệt, tự tụng chư Phật Pháp giới。 nhữ đẳng nhất thiết phát tâm Bồ-Tát diệc tụng, nãi chí thập phát thú、 thập trưởng dưỡng、 thập Kim Cương、 Thập Địa chư Bồ-Tát diệc tụng。 thị cố giới quang tùng khẩu xuất, hữu duyên phi vô nhân cố。 quang quang phi thanh hoàng xích bạch hắc、 phi sắc phi tâm、 phi hữu phi vô、 phi nhân quả Pháp, thị chư Phật chi bổn nguyên、 Bồ Tát chi căn bản、 thị Đại chúng chư Phật tử chi căn bản。 thị cố Đại chúng chư Phật tử ưng thọ trì、 ưng độc tụng、 thiện học。 Phật tử đế thính! nhược thọ Phật giới giả, Quốc Vương、 Vương tử、 bá quan tể tướng、 Tỳ-kheo、 Tì-kheo-ni、 thập bát phạm thiên、 Lục dục thiên tử、 thứ dân hoàng môn、 dâm nam dâm nữ nô tỳ、 bát bộ quỷ thần Kim Cương thần、 súc sanh nãi chí biến hóa nhân, đãn giải Pháp sư ngữ, tận thọ đắc giới, giai danh đệ nhất thanh tịnh giả。」 
 
佛告諸佛子言: 「有十重波羅提木叉, 若受菩薩戒不誦此戒者, 非菩薩、 非佛種子。 我亦如是誦, 一切菩薩已學、 一切菩薩當學、 一切菩薩今學。 已略說菩薩波羅提木叉相貌, 是事應當學, 敬心奉持。」 
Phật cáo chư Phật tử ngôn: 「hữu thập trọng Ba la đề mộc xoa, nhược thọ Bồ-Tát giới bất tụng thử giới giả, phi Bồ-Tát、 phi Phật chủng tử。 ngã diệc như thị tụng, nhất thiết Bồ Tát dĩ học、 nhất thiết Bồ Tát đương học、 nhất thiết Bồ Tát kim học。 dĩ lược thuyết Bồ Tát Ba la đề mộc xoa tướng mạo, thị sự ứng đương học, kính tâm phụng trì。」 
 
佛言: 「佛子! 若自殺、 教人殺、 方便讚歎殺、 見作隨喜乃至呪殺。 殺因、 殺緣、 殺法、 殺業, 乃至一切有命者不得故殺。 是菩薩應起常住慈悲心、 孝順心, 方便救護一切眾生, 而自恣心快意殺生者, 是菩薩波羅夷罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! nhược tự sát、 giáo nhân sát、 phương tiện tán thán sát、 kiến tác tùy hỉ nãi chí chú sát。 sát nhân、 sát duyên、 sát Pháp、 sát nghiệp, nãi chí nhất thiết hữu mạng giả bất đắc cố sát。 thị Bồ Tát ưng khởi thường trụ từ bi tâm、 hiếu thuận tâm, phương tiện cứu hộ nhất thiết chúng sanh, nhi Tự Tứ tâm khoái ý sát sanh giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自盜、 教人盜、 方便盜, 盜因、 盜緣、 盜法、 盜業, 呪盜乃至鬼神有主、 劫賊物, 一切財物, 一針一草不得故盜。 而菩薩應生佛性孝順慈悲心, 常助一切人生福生樂, 而反更盜人財物者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự đạo、 giáo nhân đạo、 phương tiện đạo, đạo nhân、 đạo duyên、 đạo Pháp、 đạo nghiệp, chú đạo nãi chí quỷ thần hữu chủ、 kiếp tặc vật, nhất thiết tài vật, nhất châm nhất thảo bất đắc cố đạo。 nhi Bồ Tát ưng sanh Phật tánh hiếu thuận từ bi tâm, thường trợ nhất thiết nhân sanh phước sanh lạc, nhi phản cánh đạo nhân tài vật giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自婬、 教人婬, 乃至一切女人不得故婬。 婬因、 婬緣、 婬法、 婬業, 乃至畜生女、 諸天鬼神女, 及非道行婬。 而菩薩應生孝順心, 救度一切眾生, 淨法與人, 而反更起一切人婬, 不擇畜生, 乃至母女姊妹六親行婬, 無慈悲心者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự dâm、 giáo nhân dâm, nãi chí nhất thiết nữ nhân bất đắc cố dâm。 dâm nhân、 dâm duyên、 dâm Pháp、 dâm nghiệp, nãi chí súc sanh nữ、 chư thiên quỷ thần nữ, cập phi đạo hạnh dâm。 nhi Bồ Tát ưng sanh hiếu thuận tâm, cứu độ nhất thiết chúng sanh, tịnh Pháp dữ nhân, nhi phản cánh khởi nhất thiết nhân dâm, bất trạch súc sanh, nãi chí mẫu nữ tỷ muội lục thân hạnh dâm, vô từ bi tâm giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自妄語、 教人妄語、 方便妄語, 妄語因、 妄語緣、 妄語法、 妄語業, 乃至不見言見、 見言不見, 身心妄語。 而菩薩常生正語正見, 亦生一切眾生正語正見, 而反更起一切眾生邪語、 邪見、 邪業者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự vọng ngữ、 giáo nhân vọng ngữ、 phương tiện vọng ngữ, vọng ngữ nhân、 vọng ngữ duyên、 vọng ngữ Pháp、 vọng ngữ nghiệp, nãi chí bất kiến ngôn kiến、 kiến ngôn bất kiến, thân tâm vọng ngữ。 nhi Bồ Tát thường sanh chánh ngữ chánh kiến, diệc sanh nhất thiết chúng sanh chánh ngữ chánh kiến, nhi phản cánh khởi nhất thiết chúng sanh tà ngữ、 tà kiến、 tà nghiệp giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自酤酒、 教人酤酒, 酤酒因、 酤酒緣、 酤酒法、 酤酒業, 一切酒不得酤, 是酒起罪因緣。 而菩薩應生一切眾生明達之慧, 而反更生一切眾生顛倒之心者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự cô tửu、 giáo nhân cô tửu, cô tửu nhân、 cô tửu duyên、 cô tửu Pháp、 cô tửu nghiệp, nhất thiết tửu bất đắc cô, thị tửu khởi tội nhân duyên。 nhi Bồ Tát ưng sanh nhất thiết chúng sanh minh đạt chi tuệ, nhi phản cánh sanh nhất thiết chúng sanh điên đảo chi tâm giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自說出家在家菩薩比丘、 比丘尼罪過, 教人說罪過, 罪過因、 罪過緣、 罪過法、 罪過業。 而菩薩聞外道惡人及二乘惡人說佛法中非法非律, 常生悲心教化是惡人輩, 令生大乘善信, 而菩薩反更自說佛法中罪過者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự thuyết xuất gia tại gia Bồ-Tát Tỳ-kheo、 Tì-kheo-ni tội qua, giáo nhân thuyết tội qua, tội qua nhân、 tội qua duyên、 tội qua Pháp、 tội qua nghiệp。 nhi Bồ Tát văn ngoại đạo ác nhân cập nhị thừa ác nhân thuyết Phật Pháp trung phi pháp phi luật, thường sanh bi tâm giáo hóa thị ác nhân bối, lệnh sanh Đại-Thừa thiện tín, nhi Bồ Tát phản cánh tự thuyết Phật Pháp trung tội qua giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自讚毀他亦教人自讚毀他, 毀他因、 毀他緣、 毀他法、 毀他業。 而菩薩應代一切眾生受加毀辱, 惡事自向己、 好事與他人, 若自揚己德、 隱他人好事, 令他人受毀者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự tán hủy tha diệc giáo nhân tự tán hủy tha, hủy tha nhân、 hủy tha duyên、 hủy tha Pháp、 hủy tha nghiệp。 nhi Bồ Tát ưng đại nhất thiết chúng sanh thọ gia hủy nhục, ác sự tự hướng kỷ、 hảo sự dữ tha nhân, nhược tự dương kỷ đức、 ẩn tha nhân hảo sự, lệnh tha nhân thọ hủy giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自慳、 教人慳, 慳因、 慳緣、 慳法、 慳業。 而菩薩見一切貧窮人來乞者, 隨前人所須一切給與。 而菩薩以惡心瞋心, 乃至不施一錢一針一草, 有求法者不為說一句一偈一微塵許法, 而反更罵辱者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự xan、 giáo nhân xan, xan nhân、 xan duyên、 xan pháp、 xan nghiệp。 nhi Bồ Tát kiến nhất thiết bần cùng nhân lai khất giả, tùy tiền nhân sở tu nhất thiết cấp dữ。 nhi Bồ Tát dĩ ác tâm sân tâm, nãi chí bất thí nhất tiễn nhất châm nhất thảo, hữu cầu Pháp giả bất vi thuyết nhất cú nhất kệ nhất vi trần hứa Pháp, nhi phản cánh mạ nhục giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自瞋、 教人瞋, 瞋因、 瞋緣、 瞋法、 瞋業。 而菩薩應生一切眾生中善根無諍之事, 常生悲心。 而反更於一切眾生中, 乃至於非眾生中, 以惡口罵辱加以手打, 及以刀杖意猶不息, 前人求悔善言懺謝, 猶瞋不解者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự sân、 giáo nhân sân, sân nhân、 sân duyên、 sân Pháp、 sân nghiệp。 nhi Bồ Tát ưng sanh nhất thiết chúng sanh trung thiện căn vô tránh chi sự, thường sanh bi tâm。 nhi phản cánh ư nhất thiết chúng sanh trung, nãi chí ư phi chúng sanh trung, dĩ ác khẩu mạ nhục gia dĩ thủ đả, cập dĩ đao trượng ý do bất tức, tiền nhân cầu hối thiện ngôn sám tạ, do sân bất giải giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「若佛子! 自謗三寶、 教人謗三寶, 謗因、 謗緣、 謗法、 謗業。 而菩薩見外道及以惡人一言謗佛音聲, 如三百鉾刺心。 況口自謗不生信心孝順心, 而反更助惡人邪見人謗者, 是菩薩波羅夷罪。 
「nhược Phật tử! tự báng Tam Bảo、 giáo nhân báng Tam Bảo, báng nhân、 báng duyên、 báng pháp、 báng nghiệp。 nhi Bồ Tát kiến ngoại đạo cập dĩ ác nhân nhất ngôn báng Phật âm thanh, như tam bách 鉾thứ tâm。 huống khẩu tự báng bất sanh tín tâm hiếu thuận tâm, nhi phản cánh trợ ác nhân tà kiến nhân báng giả, thị Bồ Tát ba-la-di tội。 
 
「善學諸仁者! 是菩薩十波羅提木叉, 應當學。 於中不應一一犯如微塵許, 何況具足犯十戒。 若有犯者, 不得現身發菩提心, 亦失國王位轉輪王位, 亦失比丘、 比丘尼位, 亦失十發趣、 十長養、 十金剛、 十地佛性常住妙果, 一切皆失。 墮三惡道中, 二劫三劫不聞父母三寶名字。 以是不應一一犯。 汝等一切諸菩薩今學、 當學、 已學, 如是十戒應當學敬心奉持。 八萬威儀品當廣明。」 
「thiện học chư nhân giả! thị Bồ Tát thập Ba la đề mộc xoa, ứng đương học。 ư trung bất ưng nhất nhất phạm như vi trần hứa, hà huống cụ túc phạm thập giới。 nhược hữu phạm giả, bất đắc hiện thân phát Bồ-Đề tâm, diệc thất Quốc Vương vị Chuyển luân Vương vị, diệc thất Tỳ-kheo、 Tì-kheo-ni vị, diệc thất thập phát thú、 thập trưởng dưỡng、 thập Kim Cương、 Thập Địa Phật tánh thường trụ diệu quả, nhất thiết giai thất。 đọa tam ác đạo trung, nhị kiếp tam kiếp bất văn phụ mẫu Tam Bảo danh tự。 dĩ thị bất ưng nhất nhất phạm。 nhữ đẳng nhất thiết chư Bồ-Tát kim học、 đương học、 dĩ học, như thị thập giới ứng đương học kính tâm phụng trì。 bát vạn uy nghi phẩm đương quảng minh。」 
 
佛告諸菩薩言: 「已說十波羅提木叉竟, 四十八輕今當說。」 
Phật cáo chư Bồ-Tát ngôn: 「dĩ thuyết thập Ba la đề mộc xoa cánh, tứ thập bát khinh kim đương thuyết。」 
 
佛言: 「佛子! 欲受國王位時、 受轉輪王位時、 百官受位時, 應先受菩薩戒。 一切鬼神救護王身、 百官之身, 諸佛歡喜。 既得戒已, 生孝順心、 恭敬心, 見上座、 和上、 阿闍梨、 大同學、 同見同行者, 應起承迎禮拜問訊。 而菩薩反生憍心、 慢心、 癡心, 不起承迎禮拜, 一一不如法供養, 以自賣身國城男女七寶百物而供給之。 若不爾者, 犯輕垢罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! dục thọ Quốc Vương vị thời、 thọ Chuyển luân Vương vị thời、 bá quan thọ vị thời, ưng tiên thọ Bồ-Tát giới。 nhất thiết quỷ thần cứu hộ Vương thân、 bá quan chi thân, chư Phật hoan hỉ。 ký đắc giới dĩ, sanh hiếu thuận tâm、 cung kính tâm, kiến Thượng tọa、 hòa thượng、 A-xà-lê、 Đại đồng học、 đồng kiến đồng hành giả, ưng khởi thừa nghênh lễ bái vấn tấn。 nhi Bồ Tát phản sanh kiêu/kiều tâm、 mạn tâm、 si tâm, bất khởi thừa nghênh lễ bái, nhất nhất bất như pháp cúng dường, dĩ tự mại thân quốc thành nam nữ thất bảo bách vật nhi cung cấp chi。 nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 故飲酒而生酒過失無量。 若自身手過酒器與人飲酒者, 五百世無手, 何況自飲。 不得教一切人飲, 及一切眾生飲酒, 況自飲酒。 若故自飲、 教人飲者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! cố ẩm tửu nhi sanh tửu quá thất vô lượng。 nhược tự thân thủ qua tửu khí dữ nhân ẩm tửu giả, ngũ bách thế vô thủ, hà huống tự ẩm。 bất đắc giáo nhất thiết nhân ẩm, cập nhất thiết chúng sanh ẩm tửu, huống tự ẩm tửu。 nhược cố tự ẩm、 giáo nhân ẩm giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 故食肉。 一切肉不得食, 斷大慈悲性種子, 一切眾生見而捨去, 是故一切菩薩不得食一切眾生肉, 食肉得無量罪。 若故食者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! cố thực nhục。 nhất thiết nhục bất đắc thực/tự, đoạn đại từ bi tánh chủng tử, nhất thiết chúng sanh kiến nhi xả khứ, thị cố nhất thiết Bồ Tát bất đắc thực/tự nhất thiết chúng sanh nhục, thực nhục đắc vô lượng tội。 nhược cố thực/tự giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 不得食五辛: 大蒜、 革葱、 慈葱、 蘭葱、 興蕖。 是五種, 一切食中不得食。 若故食者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! bất đắc thực/tự ngũ tân: Đại toán、 cách thông、 từ thông、 lan thông、 hưng cừ。 thị ngũ chủng, nhất thiết thực/tự trung bất đắc thực/tự。 nhược cố thực/tự giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 見一切眾生犯八戒、 五戒、 十戒, 毀禁、 七逆八難一切犯戒罪, 應教懺悔。 而菩薩不教懺悔, 共住同僧利養, 而共布薩同一眾住說戒, 而不舉其罪教悔過者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! kiến nhất thiết chúng sanh phạm bát giới、 ngũ giới、 thập giới, hủy cấm、 thất nghịch bát nạn nhất thiết phạm giới tội, ưng giáo sám hối。 nhi Bồ Tát bất giáo sám hối, cộng trụ đồng tăng lợi dưỡng, nhi cọng bố tát đồng nhất chúng trụ thuyết giới, nhi bất cử kỳ tội giáo hối quá giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 見大乘法師、 大乘同學、 同見同行, 來入僧坊舍宅城邑。 若百里千里來者, 即起迎來送去、 禮拜供養。 日日三時供養, 日食三兩金, 百味飲食床座醫藥供事法師, 一切所須盡給與之。 常請法師三時說法, 日日三時禮拜, 不生瞋心、 患惱之心, 為法滅身請法不懈。 若不爾者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! kiến Đại thừa pháp sư、 Đại-Thừa đồng học、 đồng kiến đồng hạnh, lai nhập tăng phường xá trạch thành ấp。 nhược bách lý thiên lý lai giả, tức khởi nghênh lai tống khứ、 lễ bái cúng dường。 nhật nhật tam thời cúng dường, nhật thực/tự tam lượng (lưỡng) kim, bách vị ẩm thực sàng tọa y dược cung/cúng sự pháp sư, nhất thiết sở tu tận cấp dữ chi。 thường thỉnh Pháp sư tam thời thuyết Pháp, nhật nhật tam thời lễ bái, bất sanh sân tâm、 hoạn não chi tâm, vi pháp diệt thân thỉnh Pháp bất giải。 nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 一切處有講毘尼經律, 大宅舍中講法處, 是新學菩薩應持經律卷至法師所聽受諮問。 若山林樹下、 僧地房中, 一切說法處悉至聽受。 若不至彼聽受者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! nhất thiết xứ hữu giảng Tỳ ni Kinh luật, Đại trạch xá trung giảng Pháp xứ, thị tân học Bồ-Tát ưng trì Kinh luật quyển chí Pháp sư sở thính thọ ti vấn。 nhược sơn lâm thụ hạ、 tăng địa phòng trung, nhất thiết thuyết Pháp xứ/xử tất chí thính thọ。 nhược bất chí bỉ thính thọ giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 心背大乘, 常住經律言非佛說, 而受持二乘聲聞、 外道惡見、 一切禁戒邪見經律者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! tâm bối Đại-Thừa, thường trụ Kinh luật ngôn phi Phật thuyết, nhi thọ trì nhị thừa Thanh Văn、 ngoại đạo ác kiến、 nhất thiết cấm giới tà kiến Kinh luật giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 見一切疾病人, 常應供養如佛無異, 八福田中看病福田第一福田。 若父母師僧弟子疾病, 諸根不具、 百種病苦惱, 皆養令差。 而菩薩以惡心瞋恨, 不至僧房中, 城邑曠野山林道路中, 見病不救者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! kiến nhất thiết tật bệnh nhân, thường Ứng-Cúng dưỡng như Phật vô dị, bát phước điền trung khán bệnh phước điền đệ nhất phước điền。 nhược phụ mẫu sư tăng đệ-tử tật bệnh, chư căn bất cụ、 bách chủng bệnh khổ não, giai dưỡng lệnh sái。 nhi Bồ Tát dĩ ác tâm sân hận, bất chí Tăng phòng trung, thành ấp khoáng dã sơn lâm đạo lộ trung, kiến bệnh bất cứu giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 不得畜一切刀杖弓箭鉾斧鬪戰之具, 及惡網羅殺生之器, 一切不得畜。 而菩薩乃至殺父母尚不加報, 況餘一切眾生。 若故畜一切刀杖者, 犯輕垢罪。 如是十戒, 應當學敬心奉持。 下六品中當廣明。」 
「nhược Phật tử! bất đắc súc nhất thiết đao trượng cung tiến 鉾phủ đấu chiến chi cụ, cập ác võng La Sát sanh chi khí, nhất thiết bất đắc súc。 nhi Bồ Tát nãi chí sát phụ mẫu thượng bất gia báo, huống dư nhất thiết chúng sanh。 nhược cố súc nhất thiết đao trượng giả, phạm khinh cấu tội。 như thị thập giới, ứng đương học kính tâm phụng trì。 hạ lục phẩm trung đương quảng minh。」 
 
佛言: 「佛子! 不得為利養惡心故, 通國使命軍陣合會, 興師相伐殺無量眾生。 而菩薩不得入軍中往來, 況故作國賊。 若故作者, 犯輕垢罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! bất đắc vi lợi dưỡng ác tâm cố, thông quốc sử mạng quân trận hợp hội, hưng sư tướng phạt sát vô lượng chúng sanh。 nhi Bồ Tát bất đắc nhập quân trung vãng lai, huống cố tác quốc tặc。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 故販賣良人奴婢六畜, 市易棺材板木盛死之具, 尚不自作況教人作。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! cố phiến mại lương nhân nô tỳ lục súc, thị dịch quan tài bản mộc thịnh tử chi cụ, thượng bất tự tác huống giáo nhân tác。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故, 無事謗他良人善人法師師僧國王貴人, 言犯七逆十重。 於父母兄弟六親中應生孝順心慈悲心, 而反更加於逆害墮不如意處者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố, vô sự báng tha lương nhân thiện nhân Pháp sư sư tăng Quốc Vương quý nhân, ngôn phạm thất nghịch thập trọng。 ư phụ mẫu huynh đệ lục thân trung ưng sanh hiếu thuận tâm từ bi tâm, nhi phản cánh gia ư nghịch hại đọa bất như ý xứ giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故放大火燒山林曠野。 四月乃至九月, 放火若燒他人家屋宅城邑僧房田木及鬼神官物, 一切有主物不得故燒。 若故燒者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố phóng Đại hỏa thiêu sơn lâm khoáng dã。 tứ nguyệt nãi chí cửu nguyệt, phóng hỏa nhược thiêu tha nhân gia ốc trạch thành ấp Tăng phòng điền mộc cập quỷ thần quan vật, nhất thiết hữu chủ vật bất đắc cố thiêu。 nhược cố thiêu giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 自佛弟子及外道人、 六親、 一切善知識, 應一一教受持大乘經律, 應教解義理, 使發菩提心、 十發心、 十長養心、 十金剛心。 三十心中, 一一解其次第法用。 而菩薩以惡心瞋心, 橫教他二乘聲聞經律、 外道邪見論等, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! tự Phật đệ tử cập ngoại đạo nhân、 lục thân、 nhất thiết thiện tri thức, ưng nhất nhất giáo thọ trì Đại thừa Kinh luật, ưng giáo giải nghĩa lý, sử phát Bồ-Đề tâm、 thập phát tâm、 thập trưởng dưỡng tâm、 thập Kim Cương tâm。 tam thập tâm trung, nhất nhất giải kỳ thứ đệ Pháp dụng。 nhi Bồ Tát dĩ ác tâm sân tâm, hoạnh giáo tha nhị thừa Thanh Văn Kinh luật、 ngoại đạo tà kiến luận đẳng, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 應好心先學大乘威儀經律, 廣開解義味。 見後新學菩薩有從百里千里來求大乘經律, 應如法為說一切苦行, 若燒身燒臂燒指。 若不燒身臂指供養諸佛, 非出家菩薩。 乃至餓虎狼師子一切餓鬼, 悉應捨身肉手足而供養之, 後一一次第為說正法, 使心開意解。 而菩薩為利養故應答不答、 倒說經律文字無前無後、 謗三寶說者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! ưng hảo tâm tiên học Đại-Thừa uy nghi Kinh luật, quảng khai giải nghĩa vị。 kiến hậu tân học Bồ-Tát hữu tùng bách lý thiên lý lai cầu Đại thừa Kinh luật, ưng như pháp vi thuyết nhất thiết khổ hạnh, nhược thiêu thân thiêu tý thiêu chỉ。 nhược bất thiêu thân tý chỉ cúng dường chư Phật, phi xuất gia Bồ-Tát。 nãi chí ngạ hổ lang sư tử nhất thiết ngạ quỷ, tất ưng xả thân nhục thủ túc nhi cúng dường chi, hậu nhất nhất thứ đệ vi thuyết Chánh Pháp, sử tâm khai ý giải。 nhi Bồ Tát vi lợi dưỡng cố ưng đáp bất đáp、 đảo thuyết Kinh luật văn tự vô tiền vô hậu、 báng Tam Bảo thuyết giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 自為飲食錢物利養名譽故, 親近國王王子大臣百官, 恃作形勢, 乞索打拍牽挽, 橫取錢物一切求利, 名為惡求。 多求、 教他人求, 都無慈心無孝順心者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! tự vi ẩm thực tiễn vật lợi dưỡng danh dự cố, thân cận Quốc Vương Vương tử đại thần bá quan, thị tác hình thế, khất tác/sách đả phách khiên vãn, hoạnh thủ tiễn vật nhất thiết cầu lợi, danh vi ác cầu。 đa cầu、 giáo tha nhân cầu, đô vô từ tâm vô hiếu thuận tâm giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 學誦戒者, 日夜六時持菩薩戒, 解其義理佛性之性。 而菩薩不解一句一偈戒律因緣, 詐言能解者, 即為自欺誑亦欺誑他人。 一一不解一切法, 而為他人作師授戒者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! học tụng giới giả, nhật dạ lục thời trì Bồ-Tát giới, giải kỳ nghĩa lý Phật tánh chi tánh。 nhi Bồ Tát bất giải nhất cú nhất kệ giới luật nhân duyên, trá ngôn năng giải giả, tức vi tự khi cuống diệc khi cuống tha nhân。 nhất nhất bất giải nhất thiết pháp, nhi vi tha nhân tác sư thọ giới giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故, 見持戒比丘手捉香爐行菩薩行, 而鬪搆兩頭謗欺賢人無惡不造。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố, kiến trì giới Tỳ-kheo thủ tróc hương lô hạnh Bồ Tát hạnh, nhi đấu cấu lưỡng đầu báng khi hiền nhân vô ác bất tạo。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以慈心故行放生業, 一切男子是我父、 一切女人是我母, 我生生無不從之受生, 故六道眾生皆是我父母。 而殺而食者, 即殺我父母, 亦殺我故身。 一切地水是我先身, 一切火風是我本體, 故常行放生。 生生受生常住之法, 教人放生。 若見世人殺畜生時, 應方便救護解其苦難, 常教化講說菩薩戒救度眾生。 若父母兄弟死亡之日, 應請法師講菩薩戒經福資亡者, 得見諸佛生人天上。 若不爾者, 犯輕垢罪。 如是十戒, 應當學敬心奉持, 如滅罪品中廣明一一戒相。」 
「nhược Phật tử! dĩ từ tâm cố hạnh phóng sanh nghiệp, nhất thiết nam tử thị ngã phụ、 nhất thiết nữ nhân thị ngã mẫu, ngã sanh sanh vô bất tùng chi thọ sanh, cố lục đạo chúng sanh giai thị ngã phụ mẫu。 nhi sát nhi thực/tự giả, tức sát ngã phụ mẫu, diệc sát ngã cố thân。 nhất thiết địa thủy thị ngã tiên thân, nhất thiết hỏa phong thị ngã bổn thể, cố thường hạnh phóng sanh。 sanh sanh thọ sanh thường trụ chi Pháp, giáo nhân phóng sanh。 nhược kiến thế nhân sát súc sanh thời, ưng phương tiện cứu hộ giải kỳ khổ nạn, thường giáo hóa giảng thuyết Bồ-Tát giới cứu độ chúng sanh。 nhược phụ mẫu huynh đệ tử vong chi nhật, ưng thỉnh Pháp sư giảng Bồ-Tát giới Kinh phước tư vong giả, đắc kiến chư Phật sanh nhân Thiên thượng。 nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội。 như thị thập giới, ứng đương học kính tâm phụng trì, như diệt tội phẩm trung quảng minh nhất nhất giới tướng。」 
 
佛言: 「佛子! 不得以瞋報瞋、 以打報打。 若殺父母兄弟六親, 不得加報。 若國主為他人殺者, 亦不得加報。 殺生報生不順孝道。 尚不畜奴婢打拍罵辱, 日日起三業口罪無量, 況故作七逆之罪。 而出家菩薩無慈報讎, 乃至六親中故報者, 犯輕垢罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! bất đắc dĩ sân báo sân、 dĩ đả báo đả。 nhược sát phụ mẫu huynh đệ lục thân, bất đắc gia báo。 nhược quốc chủ vi tha nhân sát giả, diệc bất đắc gia báo。 sát sanh báo sanh bất thuận hiếu đạo。 thượng bất súc nô tỳ đả phách mạ nhục, nhật nhật khởi tam nghiệp khẩu tội vô lượng, huống cố tác thất nghịch chi tội。 nhi xuất gia Bồ-Tát vô từ báo thù, nãi chí lục thân trung cố báo giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 初始出家未有所解, 而自恃聰明有智、 或恃高貴年宿、 或恃大姓高門大解大福饒財七寶, 以此憍慢而不諮受先學法師經律。 其法師者, 或小姓年少、 卑門貧窮、 諸根不具, 而實有德一切經律盡解。 而新學菩薩不得觀法師種姓, 而不來諮受法師第一義諦者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! sơ thủy xuất gia vị hữu sở giải, nhi tự thị thông minh hữu trí、 hoặc thị cao quý niên tú、 hoặc thị Đại tính cao môn Đại giải Đại phước nhiêu tài thất bảo, dĩ thử kiêu mạn nhi bất ti thọ tiên học Pháp sư Kinh luật。 kỳ Pháp sư giả, hoặc tiểu tính niên thiểu、 ti môn bần cùng、 chư căn bất cụ, nhi thật hữu đức nhất thiết Kinh luật tận giải。 nhi tân học Bồ-Tát bất đắc quán Pháp sư chủng tính, nhi Bất-lai ti thọ Pháp sư đệ nhất nghĩa đế giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 佛滅度後, 欲心好心受菩薩戒時, 於佛菩薩形像前自誓受戒, 當七日佛前懺悔, 得見好相便得戒。 若不得好相, 應二七三七乃至一年, 要得好相。 得好相已, 便得佛菩薩形像前受戒。 若不得好相, 雖佛像前受戒, 不得戒。 若現前先受菩薩戒, 法師前受戒時, 不須要見好相。 何以故? 以是法師師師相授故, 不須好相。 是以法師前受戒即得戒, 以生重心故便得戒。 若千里內無能授戒師, 得佛菩薩形像前受戒, 而要見好相。 若法師自倚解經律大乘學戒, 與國王太子百官以為善友。 而新學菩薩來問若經義律義, 輕心惡心慢心, 不一一好答問者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! Phật diệt độ hậu, dục tâm hảo tâm thọ Bồ-Tát giới thời, ư Phật Bồ-Tát hình tượng tiền tự thệ thọ giới, đương thất nhật Phật tiền sám hối, đắc kiến hảo tướng tiện đắc giới。 nhược bất đắc hảo tướng, ưng nhị thất tam thất nãi chí nhất niên, yếu đắc hảo tướng。 đắc hảo tướng dĩ, tiện đắc Phật Bồ-Tát hình tượng tiền thọ giới。 nhược bất đắc hảo tướng, tuy Phật tượng tiền thọ giới, bất đắc giới。 nhược hiện tiền tiên thọ Bồ-Tát giới, Pháp sư tiền thọ giới thời, bất tu yếu kiến hảo tướng。 hà dĩ cố? dĩ thị pháp sư sư sư tướng thọ cố, bất tu hảo tướng。 thị dĩ Pháp sư tiền thọ giới tức đắc giới, dĩ sanh trọng tâm cố tiện đắc giới。 nhược thiên lý nội vô năng thọ giới sư, đắc Phật Bồ-Tát hình tượng tiền thọ giới, nhi yếu kiến hảo tướng。 nhược Pháp sư tự ỷ giải Kinh luật Đại-Thừa học giới, dữ Quốc Vương Thái-Tử bá quan dĩ vi thiện hữu。 nhi tân học Bồ-Tát lai vấn nhược Kinh nghĩa luật nghĩa, khinh tâm ác tâm mạn tâm, bất nhất nhất hảo đáp vấn giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 有佛經律大乘正法、 正見正性正法身, 而不能勤學修習而捨七寶, 反學邪見二乘外道俗典、 阿毘曇雜論書記, 是斷佛性障道因緣, 非行菩薩道。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! hữu Phật Kinh luật Đại-Thừa chánh pháp、 chánh kiến chánh tánh chánh Pháp thân, nhi bất năng cần học tu tập nhi xả thất bảo, phản học tà kiến nhị thừa ngoại đạo tục điển、 A-tỳ-đàm tạp luận thư kí, thị đoạn Phật tánh chướng đạo nhân duyên, phi hạnh Bồ Tát đạo。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 佛滅後, 為說法主、 為僧房主、 教化主、 坐禪主、 行來主, 應生慈心善和鬪訟, 善守三寶物, 莫無度用如自己有。 而反亂眾鬪諍、 恣心用三寶物者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! Phật diệt hậu, vi thuyết Pháp chủ、 vi Tăng phòng chủ、 giáo hóa chủ、 tọa Thiền chủ、 hạnh lai chủ, ưng sanh từ tâm thiện hòa đấu tụng, thiện thủ Tam Bảo vật, mạc vô độ dụng như tự kỷ hữu。 nhi phản loạn chúng đấu tranh、 tứ tâm dụng Tam Bảo vật giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 先在僧房中住, 後見客菩薩比丘來入僧房舍宅城邑國王宅舍中, 乃至夏坐安居處及大會中。 先住僧應迎來送去, 飲食供養房舍臥具, 繩床事事給與。 若無物, 應賣自身及以男女供給, 所須悉以與之。 若有檀越來請眾僧, 客僧有利養分, 僧房主應次第差客僧受請。 而先住僧獨受請不差客僧, 僧房主得無量罪。 畜生無異, 非沙門、 非釋種姓。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! tiên tại Tăng phòng trung trụ, hậu kiến khách Bồ Tát Tỳ-kheo lai nhập Tăng phòng xá trạch thành ấp Quốc Vương trạch xá trung, nãi chí hạ tọa an cư xử cập Đại hội trung。 tiên trụ tăng ưng nghênh lai tống khứ, ẩm thực cúng dường phòng xá ngọa cụ, thằng sàng sự sự cấp dữ。 nhược vô vật, ưng mại tự thân cập dĩ nam nữ cung cấp, sở tu tất dĩ dữ chi。 nhược hữu đàn việt lai thỉnh chúng tăng, khách tăng hữu lợi dưỡng phần, Tăng phòng chủ ưng thứ đệ sái khách tăng thọ thỉnh。 nhi tiên trụ tăng độc thọ thỉnh bất sái khách tăng, Tăng phòng chủ đắc vô lượng tội。 súc sanh vô dị, phi Sa Môn、 phi Thích chủng tính。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 一切不得受別請利養入己, 而此利養屬十方僧。 而別受請, 即取十方僧物入己。 八福田諸佛聖人, 一一師僧父母病人物。 自己用故, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! nhất thiết bất đắc thọ biệt thỉnh lợi dưỡng nhập kỷ, nhi thử lợi dưỡng chúc thập phương tăng。 nhi biệt thọ thỉnh, tức thủ thập phương tăng vật nhập kỷ。 bát phước điền chư Phật Thánh nhân, nhất nhất sư tăng phụ mẫu bệnh nhân vật。 tự kỷ dụng cố, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 有出家菩薩、 在家菩薩及一切檀越, 請僧福田求願之時, 應入僧房問知事人。 今欲次第請者, 即得十方賢聖僧。 而世人別請五百羅漢菩薩僧, 不如僧次一凡夫僧。 若別請僧者, 是外道法。 七佛無別請法, 不順孝道。 若故別請僧者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! hữu xuất gia Bồ-Tát、 tại gia Bồ-Tát cập nhất thiết đàn việt, thỉnh tăng phước điền cầu nguyện chi thời, ưng nhập Tăng phòng vấn tri sự nhân。 kim dục thứ đệ thỉnh giả, tức đắc thập phương hiền Thánh Tăng。 nhi thế nhân biệt thỉnh ngũ bách la hán Bồ-Tát tăng, bất như tăng thứ nhất phàm phu tăng。 nhược biệt thỉnh tăng giả, thị ngoại đạo Pháp。 thất Phật vô biệt thỉnh Pháp, bất thuận hiếu đạo。 nhược cố biệt thỉnh tăng giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故、 為利養故, 販賣男女色, 自手作食、 自磨自舂, 占相男女, 解夢吉凶, 是男是女, 呪術工巧調鷹方法, 和合百種毒藥千種毒藥、 蛇毒生金銀蠱毒, 都無慈心。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố、 vi lợi dưỡng cố, phiến mại nam nữ sắc, tự thủ tác thực/tự、 tự ma tự thung, chiêm tướng nam nữ, giải mộng cát hung, thị nam thị nữ, chú thuật công xảo điều ưng phương Pháp, hòa hợp bách chủng độc dược thiên chủng độc dược、 xà độc sanh kim ngân cổ độc, đô vô từ tâm。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故, 自身謗三寶, 詐現親附, 口便說空、 行在有中, 為白衣通致男女交會婬色縛著。 於六齋日、 年三長齋月, 作殺生、 劫盜、 破齋犯戒者, 犯輕垢罪。 如是十戒, 應當學, 敬心奉持。 制戒品中廣解。」 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố, tự thân báng Tam Bảo, trá hiện thân phụ, khẩu tiện thuyết không、 hạnh tại hữu trung, vi ạch y thông trí nam nữ giao hội dâm sắc phược trước。 ư lục trai nhật、 niên tam trưởng trai nguyệt, tác sát sanh、 kiếp đạo、 phá trai phạm giới giả, phạm khinh cấu tội。 như thị thập giới, ứng đương học, kính tâm phụng trì。 chế giới phẩm trung quảng giải。」 
 
佛言: 「佛子! 佛滅度後於惡世中, 若見外道一切惡人劫賊賣佛菩薩父母形像、 販賣經律、 販賣比丘比丘尼, 亦賣發心菩薩道人, 或為官使、 與一切人作奴婢者。 而菩薩見是事已, 應生慈心, 方便救護, 處處教化。 取物贖佛菩薩形像, 及比丘、 比丘尼、 發心菩薩、 一切經律。 若不贖者, 犯輕垢罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! Phật diệt độ hậu ư ác thế trung, nhược kiến ngoại đạo nhất thiết ác nhân kiếp tặc mại Phật Bồ-Tát phụ mẫu hình tượng、 phiến mại Kinh luật、 phiến mại Tỳ-kheo Tì-kheo-ni, diệc mại phát tâm Bồ-Tát đạo nhân, hoặc vi quan sử、 dữ nhất thiết nhân tác nô tỳ giả。 nhi Bồ Tát kiến thị sự dĩ, ưng sanh từ tâm, phương tiện cứu hộ, xứ xứ giáo hóa。 thủ vật thục Phật Bồ-Tát hình tượng, cập Tỳ-kheo、 Tì-kheo-ni、 phát tâm Bồ-Tát、 nhất thiết Kinh luật。 nhược bất thục giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 不得畜刀仗弓箭、 販賣輕秤小斗、 因官形勢取人財物、 害心繫縛破壞成功、 長養猫狸猪狗。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! bất đắc súc đao trượng cung tiến、 phiến mại khinh xứng tiểu đẩu、 nhân quan hình thế thủ nhân tài vật、 hại tâm hệ phược phá hoại thành công、 trưởng dưỡng miêu li trư cẩu。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以惡心故觀一切男女等鬪, 軍陣兵將劫賊等鬪, 亦不得聽吹貝鼓角琴瑟箏笛箜篌歌叫伎樂之聲, 不得摴蒲圍碁波羅賽戲彈碁六博拍毬擲石投壺八道行城, 爪鏡蓍草楊枝鉢盂髑髏而作卜筮, 不得作盜賊使命, 一一不得作。 若故作者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! dĩ ác tâm cố quán nhất thiết nam nữ đẳng đấu, quân trận binh tướng kiếp tặc đẳng đấu, diệc bất đắc thính xuy bối cổ giác cầm sắt tranh địch không hầu Ca khiếu kĩ nhạc chi thanh, bất đắc sư bồ vi kỳ ba la tái hí đạn kỳ lục bác phách cầu trịch thạch đầu hồ bát đạo hạnh thành, trảo kính thi thảo dương chi bát vu độc lâu nhi tác bốc thệ, bất đắc tác đạo tặc sử mạng, nhất nhất bất đắc tác。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 護持禁戒, 行住坐臥日夜六時讀誦是戒。 猶如金剛, 如帶持浮囊欲度大海, 如草繫比丘。 常生大乘善信, 自知我是未成之佛, 諸佛是已成之佛。 發菩提心, 念念不去心。 若起一念二乘外道心者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! hộ trì cấm giới, hạnh trụ tọa ngọa nhật dạ lục thời độc tụng thị giới。 do như Kim Cương, như đái trì phù nang dục độ đại hải, như thảo hệ bỉ khâu。 thường sanh Đại-Thừa thiện tín, tự tri ngã thị vị thành chi Phật, chư Phật thị dĩ thành chi Phật。 phát Bồ-Đề tâm, niệm niệm bất khứ tâm。 nhược khởi nhất niệm nhị thừa ngoại đạo tâm giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常應發一切願, 孝順父母師僧三寶。 願得好師同學善友知識, 常教我大乘經律、 十發趣、 十長養、 十金剛、 十地, 使我開解, 如法修行堅持佛戒。 寧捨身命, 念念不去心。 若一切菩薩不發是願者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! thường ưng phát nhất thiết nguyện, hiếu thuận phụ mẫu sư tăng Tam Bảo。 nguyện đắc hảo sư đồng học thiện hữu tri thức, thường giáo ngã Đại thừa Kinh luật、 thập phát thú、 thập trưởng dưỡng、 thập Kim Cương、 Thập Địa, sử ngã khai giải, như pháp tu hành kiên trì Phật giới。 ninh xả thân mạng, niệm niệm bất khứ tâm。 nhược nhất thiết Bồ Tát bất phát thị nguyện giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 發十大願已, 持佛禁戒。 作是願言: 『寧以此身投熾然猛火大坑刀山, 終不毀犯三世諸佛經律, 與一切女人作不淨行。』 
「nhược Phật tử! phát thập đại nguyện dĩ, trì Phật cấm giới。 tác thị nguyện ngôn: 『ninh dĩ thử thân đầu sí nhiên mãnh hỏa Đại khanh đao sơn, chung bất hủy phạm tam thế chư Phật Kinh luật, dữ nhất thiết nữ nhân tác bất tịnh hạnh。』 
 
「復作是願: 『寧以熱鐵羅網千重周匝纏身, 終不以破戒之身, 受於信心檀越一切衣服。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ nhiệt thiết la võng thiên trọng châu táp triền thân, chung bất dĩ phá giới chi thân, thọ ư tín tâm đàn việt nhất thiết y phục。』 
 
「復作是願: 『寧以此口吞熱鐵丸及大流猛火經百千劫, 終不以破戒之口, 食信心檀越百味飲食。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ thử khẩu thôn nhiệt thiết hoàn cập Đại lưu mãnh hỏa Kinh bách thiên kiếp, chung bất dĩ phá giới chi khẩu, thực/tự tín tâm đàn việt bách vị ẩm thực。』 
 
「復作是願: 『寧以此身臥大猛火羅網熱鐵地上, 終不以破戒之身, 受信心檀越百種床座。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ thử thân ngọa Đại mãnh hỏa la võng nhiệt thiết địa thượng, chung bất dĩ phá giới chi thân, thọ tín tâm đàn việt bách chủng sàng tọa。』 
 
「復作是願: 『寧以此身受三百鉾刺經一劫二劫, 終不以破戒之身, 受信心檀越百味醫藥。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ thử thân thọ tam bách 鉾thứ Kinh nhất kiếp nhị kiếp, chung bất dĩ phá giới chi thân, thọ tín tâm đàn việt bách vị y dược。』 
 
「復作是願: 『寧以此身投熱鐵鑊經百千劫, 終不以破戒之身, 受信心檀越千種房舍屋宅園林田地。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ thử thân đầu nhiệt thiết hoạch Kinh bách thiên kiếp, chung bất dĩ phá giới chi thân, thọ tín tâm đàn việt thiên chủng phòng xá ốc trạch viên lâm điền địa。』 
 
「復作是願: 『寧以鐵鎚打碎此身從頭至足令如微塵, 終不以破戒之身, 受信心檀越恭敬禮拜。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ thiết chùy đả toái thử thân tùng đầu chí túc lệnh như vi trần, chung bất dĩ phá giới chi thân, thọ tín tâm đàn việt cung kính lễ bái。』 
 
「復作是願: 『寧以百千熱鐵刀鉾挑其兩目, 終不以破戒之心視他好色。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ ách thiên nhiệt thiết đao 鉾thiêu kỳ lượng (lưỡng) mục, chung bất dĩ phá giới chi tâm thị tha hảo sắc。』 
 
「復作是願: 『寧以百千鐵錐遍劖刺耳根經一劫二劫, 終不以破戒之心聽好音聲。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ ách thiên thiết trùy biến 劖thứ nhĩ căn Kinh nhất kiếp nhị kiếp, chung bất dĩ phá giới chi tâm thính hảo âm thanh。』 
 
「復作是願: 『寧以百千刃刀割去其鼻, 終不以破戒之心貪嗅諸香。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ ách thiên nhận đao cát khứ kỳ Tỳ, chung bất dĩ phá giới chi tâm tham khứu chư hương。』 
 
「復作是願: 『寧以百千刃刀割斷其舌, 終不以破戒之心食人百味淨食。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ ách thiên nhận đao cát đoạn kỳ thiệt, chung bất dĩ phá giới chi tâm thực/tự nhân bách vị tịnh thực/tự。』 
 
「復作是願: 『寧以利斧斬斫其身, 終不以破戒之心貪著好觸。』 
「phục tác thị nguyện: 『ninh dĩ lợi phủ trảm chước kỳ thân, chung bất dĩ phá giới chi tâm tham trước hảo xúc。』 
 
「復作是願: 『願一切眾生悉得成佛。』 而菩薩若不發是願者, 犯輕垢罪。 
「phục tác thị nguyện: 『nguyện nhất thiết chúng sanh tất đắc thành Phật。』 nhi Bồ Tát nhược bất phát thị nguyện giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常應二時頭陀, 冬夏坐禪、 結夏安居。 常用楊枝澡豆、 三衣瓶鉢坐具錫杖、 香爐漉水囊、 手巾刀子、 火燧鑷子、 繩床、 經律、 佛像菩薩形像。 而菩薩行頭陀時及遊方時, 行來百里千里, 此十八種物常隨其身。 頭陀者從正月十五日至三月十五日, 八月十五日至十月十五日。 是二時中, 此十八種物常隨其身如鳥二翼。 若布薩日, 新學菩薩半月半月布薩誦十重四十八輕戒。 時於諸佛菩薩形像前, 一人布薩即一人誦。 若二人三人乃至百千人, 亦一人誦。 誦者高座, 聽者下坐。 各各披九條、 七條、 五條袈裟。 結夏安居一一如法。 若頭陀時, 莫入難處, 若國難惡王、 土地高下草木深邃、 師子虎狼水火風難、 及以劫賊道路毒蛇, 一切難處悉不得入。 若頭陀行道乃至夏坐安居, 是諸難處悉不得入。 若故入者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! thường ưng nhị thời Đầu-Đà, đông hạ tọa Thiền、 kết hạ an cư。 thường dụng dương chi táo đậu、 tam y bình bát tọa cụ tích trượng、 hương lô lộc thủy nang、 thủ cân đao tử、 hỏa toại nhiếp tử、 thằng sàng、 Kinh luật、 Phật tượng Bồ Tát hình tượng。 nhi Bồ Tát hạnh Đầu-Đà thời cập du phương thời, hạnh lai bách lý thiên lý, thử thập bát chủng vật thường tùy kỳ thân。 Đầu-Đà giả tùng chánh nguyệt thập ngũ nhật chí tam nguyệt thập ngũ nhật, bát nguyệt thập ngũ nhật chí thập nguyệt thập ngũ nhật。 thị nhị thời trung, thử thập bát chủng vật thường tùy kỳ thân như điểu nhị dực。 nhược bố tát nhật, tân học Bồ-Tát bán nguyệt bán nguyệt bố tát tụng thập trọng tứ thập bát khinh giới。 thời ư chư Phật Bồ-Tát hình tượng tiền, nhất nhân bố tát tức nhất nhân tụng。 nhược nhị nhân tam nhân nãi chí bách thiên nhân, diệc nhất nhân tụng。 tụng giả cao tọa, thính giả hạ tọa。 các các phi cửu điều、 thất điều、 ngũ điều ca sa。 kết hạ an cư nhất nhất như pháp。 nhược Đầu-Đà thời, mạc nhập nạn xứ/xử, nhược quốc nạn ác vương、 độ địa cao hạ thảo mộc thâm thúy、 sư tử hổ lang thủy hỏa phong nạn、 cập dĩ kiếp tặc đạo lộ độc xà, nhất thiết nạn xứ/xử tất bất đắc nhập。 nhược Đầu-Đà hành đạo nãi chí hạ tọa an cư, thị chư nạn xứ/xử tất bất đắc nhập。 nhược cố nhập giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 應如法次第坐。 先受戒者在前坐, 後受戒者在後坐, 不問老少、 比丘比丘尼、 貴人、 國王王子乃至黃門奴婢, 皆應先受戒者在前坐, 後受戒者次第而坐。 莫如外道癡人, 若老若少無前無後, 坐無次第兵奴之法。 我佛法中先者先坐、 後者後坐。 而菩薩不次第坐者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! ưng như pháp thứ đệ tọa。 tiên thọ giới giả tại tiền tọa, hậu thọ giới giả tại hậu tọa, bất vấn lão thiểu、 Tỳ-kheo Tì-kheo-ni、 quý nhân、 Quốc Vương Vương tử nãi chí hoàng môn nô tỳ, giai ưng tiên thọ giới giả tại tiền tọa, hậu thọ giới giả thứ đệ nhi tọa。 mạc như ngoại đạo si nhân, nhược lão nhược thiểu vô tiền vô hậu, tọa vô thứ đệ binh nô chi Pháp。 ngã Phật Pháp trung tiên giả tiên tọa、 hậu giả hậu tọa。 nhi Bồ Tát bất thứ đệ tọa giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常應教化一切眾生。 建立僧房山林園田立作佛塔, 冬夏安居坐禪處所, 一切行道處皆應立之。 而菩薩應為一切眾生講說大乘經律, 若疾病國難賊難、 父母兄弟和上阿闍梨亡滅之日, 及三七日乃至七七日, 亦應讀誦講說大乘經律, 齋會求福行來治生。 大火所燒、 大水所漂、 黑風所吹船舫、 江河大海羅剎之難, 亦應讀誦講說此經律。 乃至一切罪報三報七逆八難, 杻械枷鎖繫縛其身, 多婬多瞋多愚癡多疾病, 皆應讀誦講說此經律。 而新學菩薩若不爾者, 犯輕垢罪。 如是九戒, 應當學, 敬心奉持。 梵壇品當說。」 
「nhược Phật tử! thường ưng giáo hóa nhất thiết chúng sanh。 kiến lập Tăng phòng sơn lâm viên điền lập tác Phật tháp, đông hạ an cư tọa Thiền xứ sở, nhất thiết hành đạo xứ/xử giai ưng lập chi。 nhi Bồ Tát ưng vi nhất thiết chúng sanh giảng thuyết Đại thừa Kinh luật, nhược tật bệnh quốc nạn tặc nạn、 phụ mẫu huynh đệ hòa thượng A-xà-lê vong diệt chi nhật, cập tam thất nhật nãi chí thất thất nhật, diệc ưng độc tụng giảng thuyết Đại thừa Kinh luật, trai hội cầu phước hạnh lai trì sanh。 Đại hỏa sở thiêu、 Đại thủy sở phiêu、 hắc phong sở xuy thuyền phảng、 giang hà đại hải La-sát chi nạn, diệc ưng độc tụng giảng thuyết thử Kinh luật。 nãi chí nhất thiết tội báo tam báo thất nghịch bát nạn, nữu giới gia tỏa hệ phược kỳ thân, đa dâm đa sân đa ngu si đa tật bệnh, giai ưng độc tụng giảng thuyết thử Kinh luật。 nhi tân học Bồ-Tát nhược bất nhĩ giả, phạm khinh cấu tội。 như thị cửu giới, ứng đương học, kính tâm phụng trì。 phạm đàn phẩm đương thuyết。」 
 
佛言: 「佛子! 與人受戒時, 不得蕑擇。 一切國王王子大臣百官、 比丘比丘尼、 信男信女婬男婬女、 十八梵天、 六欲天子、 無根二根、 黃門奴婢、 一切鬼神盡得受戒。 應教身所著袈裟, 皆使壞色與道相應, 皆染使青黃赤黑紫色一切染衣, 乃至臥具盡以壞色, 身所著衣一切染色。 若一切國土中國人所著衣服, 比丘皆應與其俗服有異。 若欲受戒時, 師應問言: 『汝現身不作七逆罪耶? 』菩薩法師不得與七逆人現身受戒。 七逆者, 出佛身血、 殺父、 殺母、 殺和上、 殺阿闍梨、 破羯磨轉法輪僧、 殺聖人。 若具七遮, 即現身不得戒, 餘一切人盡得受戒。 出家人法, 不向國王禮拜、 不向父母禮拜, 六親不敬、 鬼神不禮, 但解師語。 有百里千里來求法者, 而菩薩法師以惡心而不即與授一切眾生戒者, 犯輕垢罪。 
Phật ngôn: 「Phật tử! dữ nhân thọ giới thời, bất đắc gian trạch。 nhất thiết Quốc Vương Vương tử đại thần bá quan、 Tỳ-kheo Tì-kheo-ni、 tín nam tín nữ dâm nam dâm nữ、 thập bát phạm thiên、 Lục dục thiên tử、 vô căn nhị căn、 hoàng môn nô tỳ、 nhất thiết quỷ thần tận đắc thọ giới。 ưng giáo thân sở trước ca sa, giai sử hoại sắc dữ đạo tướng ứng, giai nhiễm sử thanh hoàng xích hắc tử sắc nhất thiết nhiễm y, nãi chí ngọa cụ tận dĩ hoại sắc, thân sở trước y nhất thiết nhiễm sắc。 nhược nhất thiết quốc độ Trung Quốc nhân sở trước y phục, Tỳ-kheo giai ưng dữ kỳ tục phục hữu dị。 nhược dục thọ giới thời, sư ưng vấn ngôn: 『nhữ hiện thân bất tác thất nghịch tội da ? 』Bồ Tát Pháp sư bất đắc dữ thất nghịch nhân hiện thân thọ giới。 thất nghịch giả, xuất Phật thân huyết、 sát phụ、 sát mẫu、 sát hòa thượng、 sát A-xà-lê、 Phá Yết Ma Chuyển Pháp Luân Tăng、 sát thánh nhân。 nhược cụ thất già, tức hiện thân bất đắc giới, dư nhất thiết nhân tận đắc thọ giới。 xuất gia nhân pháp, bất hướng Quốc Vương lễ bái、 bất hướng phụ mẫu lễ bái, lục thân bất kính、 quỷ thần bất lễ, đãn giải sư ngữ。 hữu bách lý thiên lý lai cầu Pháp giả, nhi Bồ Tát Pháp sư dĩ ác tâm nhi bất tức dữ thọ nhất thiết chúng sanh giới giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 教化人起信心時, 菩薩與他人作教誡法師者, 見欲受戒人, 應教請二師: 和上、 阿闍梨。 二師應問言: 『汝有七遮罪不? 』若現身有七遮, 師不應與受戒, 無七遮者得受。 若有犯十戒者, 應教懺悔。 在佛菩薩形像前, 日夜六時誦十重四十八輕戒。 苦到禮三世千佛得見好相, 若一七日二三七日乃至一年, 要見好相。 好相者, 佛來摩頂, 見光見華種種異相, 便得滅罪。 若無好相, 雖懺無益。 是人現身亦不得戒, 而得增受戒。 若犯四十八輕戒者, 對首懺罪滅, 不同七遮。 而教誡師於是法中一一好解。 若不解大乘經律若輕若重是非之相, 不解第一義諦習種性、 長養性、 不可壞性、 道種性、 正性, 其中多少觀行出入十禪支一切行法, 一一不得此法中意。 而菩薩為利養故、 為名聞故, 惡求多求貪利弟子, 而詐現解一切經律, 為供養故, 是自欺詐亦欺詐他人。 故與人受戒者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! giáo hóa nhân khởi tín tâm thời, Bồ Tát dữ tha nhân tác giáo giới Pháp sư giả, kiến dục thọ giới nhân, ưng giáo thỉnh nhị sư: hòa thượng、 A-xà-lê。 nhị sư ưng vấn ngôn: 『nhữ hữu thất già tội bất? 』nhược hiện thân hữu thất già, sư bất ưng dữ thọ giới, vô thất già giả đắc thọ。 nhược hữu phạm thập giới giả, ưng giáo sám hối。 tại Phật Bồ-Tát hình tượng tiền, nhật dạ lục thời tụng thập trọng tứ thập bát khinh giới。 khổ đáo lễ tam thế thiên Phật đắc kiến hảo tướng, nhược nhất thất nhật nhị tam thất nhật nãi chí nhất niên, yếu kiến hảo tướng。 hảo tướng giả, Phật lai ma đảnh, kiến quang kiến hoa chủng chủng dị tướng, tiện đắc diệt tội。 nhược vô hảo tướng, tuy sám vô ích。 thị nhân hiện thân diệc bất đắc giới, nhi đắc tăng thọ giới。 nhược phạm tứ thập bát khinh giới giả, đối thủ sám tội diệt, bất đồng thất già。 nhi giáo giới sư ư thị Pháp trung nhất nhất hảo giải。 nhược bất giải Đại thừa Kinh luật nhược khinh nhược trọng thị phi chi tướng, bất giải đệ nhất nghĩa đế tập chủng tánh、 trưởng dưỡng tánh、 bất khả hoại tánh、 đạo chủng tánh、 chánh tánh, kỳ trung đa thiểu quán hạnh xuất nhập thập Thiền chi nhất thiết hành Pháp, nhất nhất bất đắc thử pháp trung ý。 nhi Bồ Tát vi lợi dưỡng cố、 vi danh văn cố, ác cầu đa cầu tham lợi đệ-tử, nhi trá hiện giải nhất thiết Kinh luật, vi cúng dường cố, thị tự khi trá diệc khi trá tha nhân。 cố dữ nhân thọ giới giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 不得為利養故, 於未受菩薩戒者前、 若外道惡人前說此千佛大戒。 邪見人前亦不得說, 除國王餘一切不得說。 是惡人輩不受佛戒, 名為畜生。 生生不見三寶, 如木石無心, 名為外道邪見人輩, 木頭無異。 而菩薩於是惡人前說七佛教戒者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! bất đắc vi lợi dưỡng cố, ư vị thọ Bồ-Tát giới giả tiền、 nhược ngoại đạo ác nhân tiền thuyết thử thiên Phật đại giới。 tà kiến nhân tiền diệc bất đắc thuyết, trừ Quốc Vương dư nhất thiết bất đắc thuyết。 thị ác nhân bối bất thọ Phật giới, danh vi súc sanh。 sanh sanh bất kiến Tam Bảo, như mộc thạch vô tâm, danh vi ngoại đạo tà kiến nhân bối, mộc đầu vô dị。 nhi Bồ Tát ư thị ác nhân tiền thuyết thất Phật giáo giới giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 信心出家受佛正戒, 故起心毀犯聖戒者, 不得受一切檀越供養, 亦不得國王地上行, 不得飲國王水, 五千大鬼常遮其前。 鬼言: 『大賊。』 若入房舍城邑宅中, 鬼復常掃其脚跡。 一切世人罵言: 『佛法中賊。』 一切眾生眼不欲見。 犯戒之人, 畜生無異、 木頭無異。 若毀正戒者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! tín tâm xuất gia thọ Phật chánh giới, cố khởi tâm hủy phạm Thánh giới giả, bất đắc thọ nhất thiết đàn việt cúng dường, diệc bất đắc Quốc Vương địa thượng hạnh, bất đắc ẩm Quốc Vương thủy, ngũ thiên Đại quỷ thường già kỳ tiền。 quỷ ngôn: 『Đại tặc。』 nhược nhập phòng Xá thành ấp trạch trung, quỷ phục thường tảo kỳ cước tích。 nhất thiết thế nhân mạ ngôn: 『Phật Pháp trung tặc。』 nhất thiết chúng sanh nhãn bất dục kiến。 phạm giới chi nhân, súc sanh vô dị、 mộc đầu vô dị。 nhược hủy chánh giới giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常應一心受持讀誦大乘經律。 剝皮為紙、 刺血為墨、 以髓為水、 析骨為筆書寫佛戒。 木皮穀紙絹素竹帛亦應悉書持。 常以七寶無價香花一切雜寶, 為箱囊盛經律卷。 若不如法供養者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! thường ưng nhất tâm thọ trì đọc tụng Đại thừa Kinh luật。 bác bì vi chỉ、 thứ huyết vi mặc、 dĩ tủy vi thủy、 tích cốt vi bút thư tả Phật giới。 mộc bì cốc chỉ quyên tố trúc bạch diệc ưng tất thư trì。 thường dĩ thất bảo vô giá hương hoa nhất thiết tạp bảo, vi tương nang thịnh Kinh luật quyển。 nhược bất như pháp cúng dường giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常起大悲心。 若入一切城邑舍宅, 見一切眾生, 應當唱言: 『汝等眾生盡應受三歸十戒。』 若見牛馬猪羊一切畜生, 應心念口言: 『汝是畜生, 發菩提心。』 而菩薩入一切處山林川野, 皆使一切眾生發菩提心。 是菩薩若不教化眾生者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! thường khởi đại bi tâm。 nhược nhập nhất thiết thành ấp xá trạch, kiến nhất thiết chúng sanh, ứng đương xướng ngôn: 『nhữ đẳng chúng sanh tận ưng thọ tam quy thập giới。』 nhược kiến ngưu mã trư dương nhất thiết súc sanh, ưng tâm niệm khẩu ngôn: 『nhữ thị súc sanh, phát Bồ-Đề tâm。』 nhi Bồ Tát nhập nhất thiết xứ sơn lâm xuyên dã, giai sử nhất thiết chúng sanh phát Bồ-Đề tâm。 thị Bồ Tát nhược bất giáo hóa chúng sanh giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 常行教化起大悲心。 入檀越貴人家, 一切眾中不得立為白衣說法, 應白衣眾前高座上坐。 法師比丘不得地立為四眾說法。 若說法時, 法師高座香花供養, 四眾聽者下坐。 如孝順父母敬順師教, 如事火婆羅門。 其說法者若不如法, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! thường hạnh giáo hóa khởi đại bi tâm。 nhập đàn việt quý nhân gia, nhất thiết chúng trung bất đắc lập vi ạch y thuyết Pháp, ưng bạch y chúng tiền cao tọa Thượng tọa。 Pháp sư Tỳ-kheo bất đắc địa lập vi Tứ Chúng thuyết Pháp。 nhược thuyết Pháp thời, Pháp sư cao tọa hương hoa cúng dường, Tứ Chúng thính giả hạ tọa。 như hiếu thuận phụ mẫu kính thuận sư giáo, như sự hỏa Bà-la-môn。 kỳ thuyết pháp giả nhược bất như pháp, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 皆以信心受佛戒者, 若國王太子百官四部弟子, 自恃高貴破滅佛法戒律, 明作制法制我四部弟子, 不聽出家行道, 亦復不聽造立形像佛塔經律, 破三寶之罪。 而故作破法者, 犯輕垢罪。 
「nhược Phật tử! giai dĩ tín tâm thọ Phật giới giả, nhược Quốc Vương Thái-Tử bá quan tứ bộ đệ tử, tự thị cao quý phá diệt Phật Pháp giới luật, minh tác chế Pháp chế ngã tứ bộ đệ tử, bất thính xuất gia hành đạo, diệc phục bất thính tạo lập hình tượng Phật tháp Kinh luật, phá Tam Bảo chi tội。 nhi cố tác phá Pháp giả, phạm khinh cấu tội。 
 
「若佛子! 以好心出家, 而為名聞利養, 於國王百官前說七佛戒, 橫與比丘比丘尼菩薩弟子作繫縛事, 如師子身中蟲自食師子肉, 非外道天魔能破。 若受佛戒者, 應護佛戒如念一子、 如事父母。 而菩薩聞外道惡人以惡言謗佛戒時, 如三百鉾刺心, 千刀萬杖打拍其身等無有異。 寧自入地獄經百劫, 而不用一聞惡言破佛戒之聲, 而況自破佛戒。 教人破法因緣, 亦無孝順之心。 若故作者, 犯輕垢罪。 如是九戒, 應當學, 敬心奉持。」 
「nhược Phật tử! dĩ hảo tâm xuất gia, nhi vi danh văn lợi dưỡng, ư Quốc Vương bá quan tiền thuyết thất Phật giới, hoạnh dữ Tỳ-kheo Tì-kheo-ni Bồ Tát đệ-tử tác hệ phược sự, như sư tử thân trung trùng tự thực/tự sư tử nhục, phi ngoại đạo thiên ma năng phá。 nhược thọ Phật giới giả, ưng hộ Phật giới như niệm nhất tử、 như sự phụ mẫu。 nhi Bồ Tát văn ngoại đạo ác nhân dĩ ác ngôn báng Phật giới thời, như tam bách 鉾thứ tâm, thiên đao vạn trượng đả phách kỳ thân đẳng vô hữu dị。 ninh tự nhập địa ngục Kinh bách kiếp, nhi bất dụng nhất văn ác ngôn phá Phật giới chi thanh, nhi huống tự phá Phật giới。 giáo nhân phá Pháp nhân duyên, diệc vô hiếu thuận chi tâm。 nhược cố tác giả, phạm khinh cấu tội。 như thị cửu giới, ứng đương học, kính tâm phụng trì。」 
 
「諸佛子! 是四十八輕戒! 汝等受持。 過去諸菩薩已誦、 未來諸菩薩當誦、 現在諸菩薩今誦。 諸佛子諦聽! 此十重、 四十八輕戒, 三世諸佛已誦、 當誦、 今誦, 我今亦如是誦。 汝等一切大眾, 若國王王子百官、 比丘比丘尼、 信男信女, 受持菩薩戒者, 應受持讀誦解說書寫佛性常住戒卷, 流通三世一切眾生化化不絕。 得見千佛佛佛授手, 世世不墮惡道八難, 常生人道天中。 我今在此樹下, 略開七佛法戒。 汝等當一心學波羅提木叉, 歡喜奉行。 如無相天王品勸學中一一廣明。」 三千學士時坐聽者, 聞佛自誦, 心心頂戴喜躍受持。 
「chư Phật tử! thị tứ thập bát khinh giới! nhữ đẳng thọ trì。 quá khứ chư Bồ-Tát dĩ tụng、 vị lai chư Bồ-Tát đương tụng、 hiện tại chư Bồ-Tát kim tụng。 chư Phật tử đế thính! thử thập trọng、 tứ thập bát khinh giới, tam thế chư Phật dĩ tụng、 đương tụng、 kim tụng, ngã kim diệc như thị tụng。 nhữ đẳng nhất thiết Đại chúng, nhược Quốc Vương Vương tử bá quan、 Tỳ-kheo Tì-kheo-ni、 tín nam tín nữ, thọ trì Bồ-Tát giới giả, ưng thọ trì đọc tụng giải thuyết thư tả Phật tánh thường trụ giới quyển, lưu thông tam thế nhất thiết chúng sanh hóa hóa bất tuyệt。 đắc kiến thiên Phật Phật Phật thụ thủ, thế thế bất đọa ác đạo bát nạn, thường sanh nhân đạo Thiên trung。 ngã kim tại thử thụ hạ, lược khai thất Phật pháp giới。 nhữ đẳng đương nhất tâm học Ba la đề mộc xoa, hoan hỉ phụng hành。 như vô tướng Thiên Vương phẩm khuyến học trung nhất nhất quảng minh。」 tam thiên học sĩ thời tọa thính giả, văn Phật tự tụng, tâm tâm đảnh đái hỉ dược thọ trì。 
 
爾時釋迦牟尼佛, 說上蓮花臺藏世界盧舍那佛心地法門品中十無盡戒法品竟。 千百億釋迦亦如是說, 從摩醯首羅天王宮至此道樹十住處說法品, 為一切菩薩、 不可說大眾受持讀誦解說其義亦如是。 千百億世界蓮花藏世界、 微塵世界, 一切佛心藏、 地藏、 戒藏、 無量行願藏、 因果佛性常住藏, 如如一切佛說無量一切法藏竟。 千百億世界中, 一切眾生受持, 歡喜奉行, 若廣開心地相相。 如佛花光王品中說。 
nhĩ thời Thích Ca Mâu Ni Phật, thuyết thượng liên hoa đài tạng thế giới Lô Xá Na Phật tâm địa Pháp môn phẩm trung thập vô tận giới Pháp phẩm cánh。 thiên bách ức Thích Ca diệc như thị thuyết, tùng Ma Hề Thủ La Thiên vương cung chí thử đạo thụ thập trụ xứ thuyết Pháp phẩm, vi nhất thiết Bồ Tát、 bất khả thuyết Đại chúng thọ trì đọc tụng giải thuyết kỳ nghĩa diệc như thị。 thiên bách ức thế giới liên hoa tạng thế giới、 vi trần thế giới, nhất thiết Phật tâm tạng、 Địa Tạng、 giới tạng、 vô lượng hạnh nguyện tạng、 nhân quả Phật tánh thường trụ tạng, như như nhất thiết Phật thuyết vô lượng nhất thiết pháp tạng cánh。 thiên bách ức thế giới trung, nhất thiết chúng sanh thọ trì, hoan hỉ phụng hành, nhược quảng khai tâm địa tướng tướng。 như Phật hoa quang Vương phẩm trung thuyết。 
 
明人忍慧強, 
minh nhân nhẫn tuệ cường, 
 
能持如是法, 
năng trì như thị pháp, 
 
未成佛道間, 
vị thành Phật đạo gian, 
 
安獲五種利: 
an hoạch ngũ chủng lợi: 
 
一者十方佛, 
nhất giả thập phương Phật, 
 
愍念常守護; 
mẫn niệm thường thủ hộ ;
 
二者命終時, 
nhị giả mạng chung thời, 
 
正見心歡喜; 
chánh kiến tâm hoan hỉ ;
 
三者生生處, 
tam giả sanh sanh xứ, 
 
為諸菩薩友; 
vi chư Bồ-Tát hữu ;
 
四者功德聚, 
tứ giả công đức tụ, 
 
戒度悉成就; 
giới độ tất thành tựu ;
 
五者今後世, 
ngũ giả kim hậu thế, 
 
性戒福慧滿。 
tánh giới phước tuệ mãn。 
 
此是佛行處, 
thử thị Phật hành xử, 
 
智者善思量, 
trí giả thiện tư lượng, 
 
計我著相者, 
kế ngã trước tướng giả, 
 
不能信是法。 
bất năng tín thị pháp。 
 
滅盡取證者, 
diệt tận thủ chứng giả, 
 
亦非下種處, 
diệc phi hạ chủng xứ/xử, 
 
欲長菩提苗, 
dục trưởng Bồ-Đề miêu, 
 
光明照世間, 
quang minh chiếu thế gian, 
 
應當靜觀察, 
ứng đương tĩnh quan sát, 
 
諸法真實相。 
chư Pháp chân thật tướng。 
 
不生亦不滅, 
bất sanh diệc bất diệt, 
 
不常復不斷, 
bất thường phục bất đoạn, 
 
不一亦不異, 
bất nhất diệc bất dị, 
 
不來亦不去, 
Bất-lai diệc bất khứ, 
 
如是一心中, 
như thị nhất tâm trung, 
 
方便勤莊嚴。 
phương tiện cần trang nghiêm。 
 
菩薩所應作, 
Bồ Tát sở ưng tác, 
 
應當次第學, 
ứng đương thứ đệ học, 
 
於學於無學, 
ư học ư vô học, 
 
勿生分別想, 
vật sanh phân biệt tưởng, 
 
是名第一道, 
thị danh đệ nhất đạo, 
 
亦名摩訶衍。 
diệc danh Ma-ha-diễn。 
 
一切戲論處, 
nhất thiết hí luận xứ/xử, 
 
悉由是處滅, 
tất do thị xứ diệt, 
 
諸佛薩婆若, 
chư Phật Tát bà nhã, 
 
悉由是處出, 
tất do thị xứ xuất, 
 
是故諸佛子, 
thị cố chư Phật tử, 
 
宜發大勇猛, 
nghi phát đại dũng mãnh, 
 
於諸佛淨戒, 
ư chư Phật tịnh giới, 
 
護持如明珠。 
hộ trì như minh châu。 
 
過去諸菩薩, 
quá khứ chư Bồ-Tát, 
 
已於是中學, 
dĩ ư thị trung học, 
 
未來者當學, 
vị lai giả đương học, 
 
現在者今學, 
hiện tại giả kim học, 
 
此是佛行處, 
thử thị Phật hành xử, 
 
聖主所稱歎。 
thánh chủ sở xưng thán。 
 
我已隨順說, 
ngã dĩ tùy thuận thuyết, 
 
福德無量聚, 
phước đức vô lượng tụ, 
 
迴以施眾生, 
hồi dĩ thí chúng sanh, 
 
共向一切智, 
cọng hướng nhất thiết trí, 
 
願聞是法者, 
nguyện văn thị pháp giả, 
 
疾得成佛道。 
tật đắc thành Phật đạo。 
 
梵網經盧舍那佛說菩薩心地戒品第十之下 
Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật thuyết Bồ Tát tâm địa giới phẩm đệ thập chi hạ 
 
* * * 
* * * 
 




















































NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

December 19, 2020

NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI


NGHI THUC THO BAT QUAN TRAI GIOI
Tâm người Thanh Tịnh rỗng rang 
Chất chi rác rưỡi trái ngang giữa đời
Chân Đạo nào có xa vời
Sạch mười kiết sử sống đời vị tha
HNL 
Kiết sử, là một thuật ngữ trong Phật giáo chỉ những phiền não trong tâm Ý của con người, sinh ra những chướng ngại khiến cho con người sa vào vòng luân hồi không thể giải thoát. Theo quan điểm Phật giáo, cần phải tiêu trừ những Kiết sử này, con người mới có thể nhập Niết-bàn.
Mười Kiết sử là: 
– Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).
Nam Mô A Di Đà Phật
人道; C: réndào; J: nindō;
Cõi giới được tái sinh làm người. Một trong sáu cõi chúng sinh đi đầu thai (s: mānuṣya-gati). Xem Nhân gian (人間), Lục đạo (六道). 
1) Lòng nhân đạo: Humanity—to treat people with humanity. 
2) Nhân thừa: The humane stage of the gati or states of existence—See Nhân Thừa. 
3) Con đường hay nguyên tắc của nhân: The way or principle or causation. 
The principles of humane conduct. 
… 
Nếu như thiếu phước, duyên lành 
Tính cho đến mấy.. cũng đành uổng công 
Thiên văn địa lý tinh thông 
Phước duyên không đủ, cũng không nên gì 
Phước là bất khả tư nghì 
Dở mà có phước, làm gì cũng nên 
Tài mà thiếu phước kề bên 
Rủi thường tìm đến, còn hên khó gần 
Có phước thì mới có phần 
Đừng cho rằng giỏi.. không cần phước duyên 
Không phước không thể bình yên 
Còn như có phước, như tiên trên trời 
Nhìn trong xã hội hiện thời 
Nhiều người tài giỏi.. nhưng đời lo toan 
Còn người dở lại rảnh rang 
Vì sao..? Vì phước duyên ban mọi điều
Cho nên phải tích phước nhiều 
Phước nhiều vạn lẽ.. thuận chiều thảnh thơi
Không phải mê tín ai ơi 
Đây là chân lý.. ở nơi vô thường 
Ở trong ba nẻo sáu đường 
Phước là lá chắn, là tường chở che
Có phước hoạ chẳng lăm le 
Phải siêng tạo phước.. nhớ nhe mọi người!!!
__(())__
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát 
Tự thuần thiện
—————– 
Nghi Thức Thọ & Xả Bát Quan Trai Giới
HT Thích Thiện Hoa
Nghi Thức Thọ & Xả Bát Quan Trai Giới
NGHI THỨC THỌ & XẢ BÁT QUAN TRAI GIỚI
HT. Thích Thiện Hoa
(Trích từ Phật Học Phổ Thông)
NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều. 
Ngoài trường hợp trên, nếu không có thuận tiện để cầu thầy truyền cho, thì phương tiện tự mình đối trước tượng Phật, theo phép như sau đây mà tự thọ. 
Một điều cốt yếu, trước khi thọ giới, giới tủ phải sắp đặt chuyện nhà có người thay thế, không còn lo nghĩ việc gì ở thế gian cả, để cho tâm trí yên tịnh, như thế thì 24 giờ thọ giới mới được nhiều lợi ích. Muốn được lợi ích nhiều, giới tủ nên vào chùa thọ Bát quan trai giới tốt hơn. 
Trước khi thọ giới, phải rửa tay, rửa mặt, súc miệng sạch sẽ, mặc áo tràng tề chỉnh, đến trước bàn thờ Phật, thắp ba cây hương rồi quì xuống, đọc bài cúng hương: 
BÀI CÚNG HƯƠNG
Nguyện thử diệu hương vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dường nhứt thiết Phật 
Tôn Pháp chư Bồ Tát
Vô biên Thinh Văn chúng
Cập nhứt thiết Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài
Xứng tánh tác Phật sự
Phổ huân như chúng sanh
Giai phát Bồ đề tâm
Viễn ly chư vọng nghiệp
Viên thành Vô thượng đạo
(Xá 3 xá, tiếp đọc bài khẩn nguyện)
BÀI NGUYỆN
Tư thời Đệ tử (tên họ gì) pháp danh (pháp danh gì) kim nhựt qui đầu Tam Bảo, phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới, nhứt nhựt nhứt dạ. Duy nguyện thập phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát, Hộ pháp thiện thần, từ bi gia hộ Đệ tử thân tâm thanh tịnh, Phật sự viên thành. 
(Xá đứng dậy cắm hương xướng lễ)
Nhứt tâm đảnh lễ, tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường trú Tam Bảo (1 lạy). 
Nhứt tâm đảnh lễ Ta Bà Giáo chủ, Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy). 
Nhứt tâm đảnh lễ Lạc bang Giáo chủ, Đại từ, Đại Bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bố Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) 
(Đứng dậy chắp tay tụng bài Đại bi)
Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ Tát. (3 lần). 
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi tâm đà la ni. 
Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. 
Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đác tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. 
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tất bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế. di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dủ nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê gia ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ ta bà ha. 
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ gia. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thướt bàn ra dạ ta bà ha. Án tát diện đô mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. 
Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo (3 lần). 
(Quì xuống chắp tay đọc bài Sám hối) 
BÀI SÁM HỐI
Đệ tử đã làm các nghiệp ác, 
Đều do vô thỉ Tham, Sân, Si, 
Từ thân, miệng, ý mà sanh ra
Tất cả Đệ tử xin sám hối. 
(Đọc 3 lần rồi đứng dậy)
Nam mô Cầu sám hối Bồ Tát Ma ha tát (3 lần, lạy 3 lạy) 
(Lạy xong quì xuống chắp tay đọc bài phát nguyện thọ Bát quan trai giới) 
BÀI PHÁT NGUYỆN THỌ GIỚI 
MỘT LÀ GIỮ GIỚI KHÔNG SÁT SANH
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không sát hại các loài sanh vật. Tự mình không sát hại, không bảo người sát hại, hoặc thấy người khác sát hại cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
HAI LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TRỘM CƯỚP
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không trộm cướp của cải mọi người. Tự mình không trộm cướp, không bảo người trộm cướp, hoặc thấy người khác trộm cướp, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BA LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG DÂM DỤC
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không phá phạm hạnh (không dâm dục). Tự mình không phá phạm hạnh, không bảo người phá phạm hạnh, hoặc thấy người khác phá phạm hạnh cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BỐN LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NÓI DỐI
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nói dối. Tự mình không nói dối, không bảo người nói dối, hoặc thấy người khác nói dối, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
NĂM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không uống rượu. Tự mình không uống rượu, không bảo người uống rượu, hoặc thấy người khác uống rượu, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
SÁU LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TRANG ĐIỂM VÀ CA HÁT
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không đeo bông, xoa hương, ca xướng, múa hát. Tự mình không trang điểm ca hát, không bảo người trang điểm ca hát, hoặc thấy người khác trang điểm ca hát, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BẢY LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NẰM NGỒI GIƯỜNG CAO TỐT
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nằm ngồi giường cao tốt. Tự mình không nằm ngồi giường cao tốt, không bảo người nằm ngồi giường cao tốt, hoặc thấy người khác nằm ngồi giường cao tốt, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
TÁM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG ĂN PHI THỜI
Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không ăn phi thời. Tự mình không ăn phi thời, không bảo người ăn phi thời, hoặc thấy người khác ăn phi thời, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
(Đứng dậy xướng ba lần)
Ma ha Bát nhã Ba la Mật đa Tâm kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la Mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. 
Xá Lợi Tử, Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. 
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô Vô minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố Tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố đắc A Nậu Đa la Tam miệu tam Bồ đề. 
Cố tri bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư: 
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”. 
VÃNG SANH THẦN CHÚ
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệc dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ can lan đế, a di rị đa tỳ can lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần) 
TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ
Nẳng mồ tam mãn đa mẫu đà nẩm. A bát ra đề, hạ đa xá ta nản nẩm, đác điệc tha. Án khê khê, khê hế, khê hê, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến đề ca, thất rị duệ, ta bà ha. (3 lần) 
HỒI HƯỚNG
Thọ giới công đức thù thắng hạnh, 
Vô biên thẳng phước giai hồi hướng, 
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh, 
Tốc vãng Vô lượng quang Phật sát. 
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, 
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu, 
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, 
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo. 
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, 
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, 
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, 
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ. 
Nguyện dĩ thử công đức, 
Phổ cập ư nhứt thiết, 
Ngã đẳng giữ chúng sanh, 
Giai cọng thành Phật đạo. 
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy) 
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy) 
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy). 
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ: 
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
________________________________________
 
NGHI THỨC THỌ TRAI
Ngồi tề chỉnh, tay trái co ngón giữa, ngón áp, còn ba ngón dựng thẳng, để chén cơm lên; tay mặt kiết ấn cam lồ (ngón cái bên tay phải đề lên ngón áp) để dựa ngang phía trong miệng chén rồi xướng: 
Cúng dường Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. 
Viên mãn báo thân Lô Xá Na Phật. 
Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật. 
Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. 
Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật. 
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. 
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. 
Đại bi quán thế âm bồ tát. 
Chư Tôn Bồ Tát Ma ha tát. 
Ma ha Bát nhã ba la mật. 
Tam đức, lục vị, cúng Phật cập Tăng pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn. 
(Cúng dường rồi để bát xuống)
XUẤT SANH: 
Lấy cái chén nhỏ múc chút nước, để trong lòng bàn tay trái, gắp bảy hột cơm để trong chén; tay mặt kiết ấn cam lồ, đặt trên chén cách một tấc, mặc niệm: 
Pháp luật bất tư nghì, 
Từ bi vô chướng ngại, 
Thất liệp biến thập phương, 
Phổ trí châu sa giới, 
Án, độ lợi ích tóa ha. (7 lần)
Tay bắt ấn viết bóng hai chữ “Án lam” rồi khảy móng tay trên chén ba lần, đưa thị giả đem ra trước, để trên một cái bàn nhỏ, đọc kệ chú: 
Đại bàng kim sí điểu, 
Khoáng đã quỉ thần chúng, 
La sát quỉ tử mẫu, 
Cam lồ tất sung mãn. 
Án, mục lực lăng tóa ha. (7 lần)
BƯNG CHÉN CƠM
Hai tay, mỗi tay co hai ngón sau, còn sáu ngón bưng chén cơm ngang trán, đọc thầm: 
Chấp trì ứng khí đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp thí thọ thiên nhơn cúng. 
Án, chỉ rị, chỉ rị phạ nhựt ra hồng phấn tra. (3 lần) 
TAM ĐỀ
(Ăn ba miếng đầu tiên)
Miếng thứ nhất (niệm thầm): 
Nguyện đoạn nhứt thiết ác. 
Miếng thứ hai (niệm thầm)
Nguyện tu nhứt thiết thiện
Miếng thứ ba (niệm thầm)
Thệ độ nhứt thế chúng sanh
Trong khi ăn phải tưởng năm pháp tướng này: 
Nhứt kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. 
Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng. 
Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. 
Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. 
Ngũ vị thành đạo nghiệp, phương thọ thử thực. 
TƯỚC DƯƠNG CHI 
(Ăn cơm xong xỉa răng đọc chú này)
Tước đương chí thời, đương nguyện chúng sanh thân tâm đều tịnh, phệ chư phiền não. 
Án, a mộ dà di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng du (dad) ? nể, bát đầu na, câu ma ra, nhĩ phạ ca ra tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lệ, tá phạ ha (3 lần) 
ẨM THỦY KỆ CHÚ 
(Uống nước đọc chú nầy)
Phật quán nhứt bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. 
Án phạ tất ba ra, ma ni tá ha. (3 lần) 
TRAI KỆ CHÚ 
(Ăn cơm uống nước xong tụng chú nầy)
Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẩm, đát điệt tha. Án chiếc lệ, chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần) 
Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị lạc bố thí, hậu tất đắc an lạc. 
Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện cụ chư Phật Pháp. 
PHỤC NGUYỆN
Thân phi nhứt lũ, thường tư chức nữ chi lao; nhựt thực tam xang, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ nguyện hiện tiền tứ chúng phước huệ song tu, một hậu đắc Di Đà thọ ký; âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh tề thành Phật đạo. 
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ: 
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
________________________________________
 
NGHI THỨC XẢ BÁT QUAN TRAI GIỚI
Sau 24 giờ đồng hồ (đúng như giờ thọ giới), người thọ giới thỉnh Giới sư lên chùa ngồi một bên. Nười thọ giới lạy giới sư một lạy rồi ngồi xuống cháp tay lạy rằng: 
“Đại đức một lòng nghĩ, con pháp danh là.. . đã nguyện thọ Bát quan trai giới, giữ trọn một ngày đêm. Bạch Đại đức ! Nay con xin xả giới”. 
(Bạch xong, lạy một lạy lui ra) 
Nếu không có giới sư, tự mình làm lễ xả giới thì nên theo nghi thức sau nầy. 
Đến trước Tam Bảo, thắp hương ngồi xuống khẩn nguyện: 
Pháp vương Vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất, 
Thiên nhơn chi Đạo sư, 
Tứ sanh chi Từ phụ, 
Ư nhứt niệm quy y, 
Năng diệt tam kỳ nghiệp, 
Xưng dương nhược tán thán, 
Ước kiếp mạc năng tận
Tư thời đệ tử (tên họ gì) Pháp danh (pháp danh gì) ư nhứt nhựt nhứt dạ, phát nguyện thọ trì Bát Quan trai giới, công huân dĩ mạn, nguyện lực châu toàn,. Nguyện thập phương chư Phật, chư đại Bồ tát, chư đại thiên thần, từ bi gia hộ, đệ tử sanh sanh đắc phùng Phật pháp, đắc trị thiện duyên, cập thiết nhất chúng sanh đồng thành Phật đạo. 
(1xá, đứng dậy) 
Nam Mô Hộ giới tạng bồ tát Ma ha tát (xướng ba lần, lạy ba lạy) 
(Đứng dậy tụng Bát nhã) 
Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh
Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. 
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. 
Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí diệt vô Đắc, dĩ vô sỡ đắc cố. Bồ Đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật da cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cách Niất Bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu Đa La tam miệu tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẵng đẵng chú, năng trừ thiết nhất khổ, chơn thiệt bất hư; cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú. 
Tức thuyết chú viết: “Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát ba ha” 
VÃNG SANH THẦN CHÚ
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha đà tha dạ, đa diệc dạ tha, a di rị đô bà tì, a di rị đa tất tam bà tì, a di rị đa rì ca lan đế, a di rị da tì ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha (3 lần) 
TÁN PHẬT
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo minh quang vô đẳng luân, 
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu Di, 
Cám mục trừng danh tứ đại hải, 
Quang trung hóa Phật vô số ức, 
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên, 
Tứ thập bát nguyện chúng sanh, 
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. 
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi, tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật. 
Nam Mô A Di Đà Phật (108 lần) 
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lần) 
Nam Mô Đại thế chí Bồ tát (10 lần) 
Nam Mô Thanh tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần) 
(Quỳ xuống chấp tay đọc bài Phổ Hiển hạnh nguyện)
Đệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập, 
Phổ Hiền Bồ Tát, thập chuẩn đại nguyện: 
Nhứt giả lễ kính chư Phật, 
Nhị gỉa xưng tán Như Lai, 
Tam giả quản tu cúng dường, 
Tứ giả sám hối nghiệp chướng
Ngũ giả tùy hỷ công đức, 
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân, 
Thất giả thỉnh Phật trụ thế, 
Bát giả thường tùy Phật học, 
Cửu giả hằng thuận chúng sanh, 
Thập giả phổ giai hồi hướng. 
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÔN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tùy lê nể đế, ma ha da đế, chơn lăng càng đế ta bà ha. (3 lần) 
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ, 
Thượng báo tứ trọng ân, 
Hạ tế tam đồ khổ, 
Nhược hữu kiến văn giả, 
Tất phát Bồ đề tâm, 
Tận thử nhất báo thân, 
Vãng sanh An Lạc sát. 
(Đứng dậy xướng lạy)
Đệ tử đại vị nhứt thiết sư trưởng ân, chí tâm đảnh lễ, Nam Mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) 
Đệ tử đại vị nhất thiết Phụ mẫu ân, chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư ThíchCa MâuNi Phật, Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ sangh Di Lạc Tôn Phật, Đại trí Văn thù Sư Lơị Bồ tát, Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy) 
Đệ tử đại vị tam đồ thọ khổ; cập pháp giới nhứt thiết chúng sanh, chí tâm đảnh lễ, Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát. (1 lạy). (xá 3 xá, lui) 
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
(Xem tiếp K. II: THIÊN THỪA PHẬT GIÁO – Bài thứ 1: BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA)
—————– 
PHPT1 K. I – BÀI THỨ 10: BÁT QUAN TRAI GIỚI
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG QUYỂN 1
Sa môn THÍCH THIỆN HOA
Khóa I: NHÂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài thứ 10: BÁT QUAN TRAI GIỚI 

A. MỞ ÐỀ 
Ðức Phật Thích-Ca nói pháp gần 50 năm, có đến 84. 000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Mặc dù giáo pháp nhiều như thế, nhưng không ngoài ba môn chính là “giới, định, huệ”. 
Trong “giới, định, huệ”, thì giới là phần quan trọng, là phần căn bản. Nhờ giới, tâm mới định, tâm có định, huệ mới phát sinh, huệ có phát sinh mới dứt trừ được vô minh phiền não; vô minh phiền não có dứt trừ mới minh tam kiên tánh và thành Phật. Nhưng giới cũng có nhiều thứ: có thứ cao, thứ thấp, có thứ áp dụng cho hàng xuất gia, có thứ cho hàng tại gia. Trong hàng xuất gia, thì Sa di chỉ giữ 10 giới, Tỳ kheo giữ 250 giới, Tỳ kheo ni đến 348 giới. Về phía tại gia thì có Tam quy, Ngũ giới, Bát quan trai giới, Bồ tát giới. Tam quy Ngũ giới, thì chúng ta đã học rồi; Bồ tát giới thì khó khăn hơn, chúng ta sẽ học sau. Bây giờ đây, chúng tôi chỉ nói đến Bát quan trai giới. 
B. CHÁNH ÐỀ 
I. ÐỊNH NGHĨA 
Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ). 
Chữ “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn tám điều tội lỗi. Chữ “Trai”, tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy “Bát quan trai giới” là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau đây: 
1. Không được sát sinh 
2. Không được trộm cướp 
3. Không được dâm dục 
4. Không được nói dối 
5. Không được uống rượu 
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát. 
7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ 
8. Không được ăn quá giờ ngọ. 
II. GIẢI RÕ TÁM ÐIỀU NGĂN CẤM NÓI TRÊN 
1. Không được sát sinh. 
a) Ý nghĩa vì sao không được sát sinh: 
Chúng sinh mặc dù hình dáng có khác nhau, nhưng cùng có một điểm quan trọng giống nhau là tham sống, sợ chết, biết đau khổ vui mừng. Không cần phải dẫn chứng cho xa xôi, ngay trong sự quan sát hằng ngày, chúng ta cũng nhận thấy: cá thấy người cá lội xa, chim thấy người chim bay cao, cũng như người thấy cọp người lẩn trốn, vì đều sợ lâm nguy đến tính mạng cả. Khi bị bắt, chim, cá hay người đều vùng vẫy để cố trốn thoát. Và khi được thả ra, thoát chết, chao ôi! Còn gì sung sướng cho bằng! Nhận thấy được sự tham sống sợ chết, nỗi vui mừng, đau xót của muôn loại như thế, mà chúng ta còn đang tâm giết hại sinh mạng, thì thật là nhẫn tâm, tàn ác vô cùng. 
Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất nhiều, bằng đủ phương tiện, nào làm lưới để bắt cá dưới nước, dùng cung tên súng đạn để bắt cầm thú trên đất… và nhất là dùng đủ mưu mô kế hoạch để giết hại chém giết lẫn nhau. Về phía thiện, thì có nhiều người cũng thiện vô cùng; nhưng về phía ác, thì cũng nhiều người ác vô cùng. 
Chúng ta là Phật tử, nghĩa là những người theo đạo từ bi. Chúng ta cần phải cố gắng đừng sát hại sinh vật và nhất là đừng sát hại người. Về sự sát hại người, trong Ngũ giới Phật đã tuyệt đối cấm chỉ, và chúng ta cũng đã phát nguyện giữ giới ấy. Nhưng về sinh vật, vì một số Phật tử còn ăn mặn, nên chưa tuyệt đối giữ được giới sát. Vậy ít ra trong ngày thọ Bát quan trai, chúng ta hãy tuyệt đối giữ giới ấy. Chúng ta không giết người, không trù tính mưu mô giết người đã đành! Chúng ta cũng không nên động đến sinh mạng của tất cả mọi loài hữu hình. Hơn nữa, nếu thấy ai có ý giết hại sinh vật, chúng ta phải khuyên lơn ngăn cản đừng cho người ta thi hành ác ý ấy. 
Ðược như thế là ta giữ được trọn vẹn giới sát, mặc dù chỉ trong một ngày đêm, nhưng lợi ích sẽ lớn lao vô cùng cho việc tu hành của chúng ta. 
2. Không được trộm cướp. 
Hai chữ trộm cướp ở đây có một ý nghĩa rộng lớn vô cùng. Những vật thuộc quyền sở hữu của người ta, từ vàng, bạc, châu báu, đất ruộng nhà cửa, cho đến đồ đạc, cây kim sợi chỉ, cọng rau, người ta không cho mà mình lấy, là trộm cướp. Lường thăng tráo đấu, đo thiếu lấy thừa, đi làm trễ giờ, bóc lột công nhân, lấy của công, ăn hối lộ, được của người không trả lại, đều là trộm cướp. 
Người đời coi tiền của hơn tánh mạng, trèo non, lặn suối, lo mưu này tính kế nọ để làm ra tiền nuôi thân và gia đình, và để dành dụm phòng khi đau ốm, tai nạn. Nếu rủi bị mất tiền của do mồ hôi nước mắt mà có, người ta vô cùng đau khổ, tuyệt vọng có khi đến quyên sinh. Chúng ta cũng đã có nhiều khi đau buồn vì mất của, thì xét người khác cũng vậy. Chúng ta không muốn ai trộm cướp của mình, thì tất nhiên mình cũng không nên trộm cướp của ai. Ðó là lẽ công bằng rất giản dị. Huống chi chúng ta là Phật tử, nghĩa là những người quyết tâm diệt trừ tham dục, để được giải thoát, thì lẽ nào ta lại lấy của phi nghĩa? 
Trong cuộc đời tranh đấu hằng ngày để sống, có nhiều khi chúng ta không giữ được một cách tuyệt đối giới cấm này, chẳng hạn, chúng ta làm ít mà cố đòi lương cho cao, bán hàng xấu với giá cao, mưu tính chước này kế nọ để được lợi nhiều một cách thiếu chính đáng.. . Có khi chúng ta nhận thấy như thế là bất chính, nhưng tự bào chữa rằng vì sự sống của gia đình, thân thuộc mà phải làm như thế. 
Nhưng trong ngày thọ Bát quan trai giới, chúng ta hãy quyết không trộm cướp đã đành, mà cũng không được để cho một ý nghĩ tham lợi móng lên trong tâm. Chúng ta không trộm cướp, không nghĩ đến sự trộm cướp, mà thấy ai trộm cuớp hay nẩy ra ý trộm cướp thì chúng ta cũng khuyên can họ, ngăn ngừa không cho họ làm bậy. Không những không trộm cướp và ngăn ngừa sự trộm cướp mà thôi, chúng ta còn bố thí cho những người nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc, tìm cách giúp đỡ những người thân thuộc, trong cảnh túng thiếu. 
Giữ được giới này một cách tuyệt đối, thì dù thời gian ngắn ngủi trong 24 giờ đồng hồ, chúng ta cũng đã gieo được những nhân lành tốt đẹp cho sự tu hành của chúng ta. 
3. Không được dâm dục. 
Dâm dục là cái nghiệp nhơn sinh tử luân hồi, nên người xuất gia phải đoạn hẳn. Phật dạy rằng: “Người muốn đoạn trừ sinh tử, chứng quả Niết-bàn mà không trừ hẳn dâm dục, thì không khác kẻ nấu cát sạn mà muốn cho thành cơm, dù ra công đem nấu, trải qua năm ngàn kiếp cũng không thành cơm được”. 
Vậy những Phật tử xuất gia, muốn thành Phật quả thì phải trừ dâm dục. 
Còn những Phật tử tại gia, chưa có thể hoàn toàn đoạn trừ dâm dục được, thì Phật chỉ cấm tà dâm, nghĩa là ngoài vợ chồng, không được lang chạ; và giữa vợ chồng, cũng cần phải giữ chánh lễ, biết tiết dục để cho thân tâm được trong sạch nhẹ nhàng. 
Nhưng đây là nói về ngày thường của Phật tử tại gia. Chứ đến ngày thọ Bát quan trai giới, thì tuyệt đối phải giữ giới tịnh hạnh, không được hành động dâm dục đã đành, mà cũng không được nhớ nghĩ đến những điều dâm dục. 
Nếu triệt để giữ đúng giới này, thì dù chỉ trong 24 giờ đồng hồ, lợi ích cũng rộng lớn vô cùng, vì chúng ta đã có dịp để gieo nhơn tịnh hạnh là một nhơn rất quý báu trong sự tu hành diệt dục. 
4. Không được nói dối. 
Nói dối là tâm nghĩ miệng nói trái nhau. Nói dối có 4 cách, mà chúng ta đã có học rồi trong bài Ngũ giới. Ðó là: nói không thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. 
Chúng ta đã thấy, hằng ngày trong đời, tai hại của sự nói dối. Tai hại lớn nhất là làm mất lòng tin cậy nhau. Trong một gia đình mà không tin nhau, thì gia đình sẽ tan nát; trong một xã hội mà không tin nhau, thì xã hội sẽ điêu tàn. 
Trong đời sống hằng ngày chúng ta chưa có thể hoàn toàn giữ giới này được, thì trong ngày thọ Bát quan trai giới, chúng ta hãy triệt để thực hành giới cấm này. Chúng ta không nói sai, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời hung ác đã đành; chúng ta lại còn khuyên răn những người chung quanh giữ đúng giới không nói láo ấy! 
Nếu thực hành triệt để giới cấm này, thì dù chỉ trong một ngày đêm, chúng ta cũng đã gieo được một hột nhơn quý báu rất hiếm có trong đời này là: lòng chân thật. 
5. Không được uống rượu. 
Rượu làm say mê, tối tăm trí não người uống. Nó còn nguy hiểm hơn cả thuốc độc, vì thuốc độc uống vào chết ngay, song chỉ giết chết một đời người thôi; chớ rượu làm cho người cuồng tâm, mất trí, gây nên nhièu tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám. 
Bởi thế, trong Kinh, Phật dạy: “Thà uống nước đồng sôi cho tan mất thân này, chứ không nên uống rượu”. 
Chúng ta là Phật tử, nghĩa là những người đang trau dồi trí tuệ để được sáng suốt như Phật, chúng ta không được uống rượu. Chúng ta không uống rượu đã đành, mà cũng không khuyên mời người uống rượu. Tự mình uống rượu tội còn nhẹ, chớ khuyên mời người khác uống, tội lại nặng hơn. 
Song, trong lúc đau ốm, nếu lương y bảo phải có rượu hòa với thuốc uống mới lành bệnh, thì chúng ta cũng được tạm dùng, Khi đó rượu trở thành một vị thuốc, chứ không phải là một vị làm cho trí não ta cuồng loạn nữa. 
Ðấy là nói về ngày thường, chứ trong ngày thọ “Bát quan trai giới”, chúng ta phải trừ tuyệt rượu, không được uống đã đành, mà còn khuyên răn người khác đứng uống nữa. 
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và đi xem múa hát. 
Năm giác quan: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân là năm cửa ngõ, có thể mở đường cho chúng ta đến cảnh giới Niết-bàn, hay vào địa ngục. Nếu chúng ta biết mở năm cánh cửa ấy về nẻo thanh tịnh, nghe những lời hay lẽ phải, thấy những điều thiện, điều lành, ngửi những mùi thơm tinh khiết, đạo vị, thì con đường đến Niết-bàn, giải thoát không xa. Trái lại, nếu chúng ta hướng những cánh cửa giác quan ấy vào cõi ô trọc, mở rộng chúng cho tội lỗi ùa vào, nào nghe tiếng du dương luyến ái của dục vọng, thấy cảnh trụy lạc, dâm ô, ngửi mùi vị say nồng, kích thích dục lạc, thì con đường địa ngục đã sẵn sàng mở rộng để đón chờ chúng ta. 
Phật cấm Phật tử trang điểm, tô sơn trét phấn, xức ướp dầu thơm, múa hát lả lơi, quyến rũ, hay cấm đi xem những cảnh múa hát ấy, là vì muốn cho chúng ta khỏi đọa vào địa ngục. 
Nhưng trong đời sống hằng ngày của người Phật tử tại gia, vì còn tiếp xúc với đời sống xã hội, nên phải ăn mặc tề chỉnh trang nghiêm, đôi khi cũng phải đi dự những buổi hòa nhạc, hay múa hát, miễn là những thứ âm nhạc, những điệu múa hát ấy có tánh cách trong sạch, xây dựng và hướng thiện. Nhưng trong hiện tại, các thứ nghệ thuật: kịch nhạc, ca, vũ, cải lương, chiếu bóng.. . phần nhiều có tánh cách trụy lạc, thoái hóa, chúng ta nên đề phòng, đừng quá dễ dãi mà sa vào vòng tội lỗi. 
Trên đây là nói trong ngày thường, chứ ngày thọ giới Bát quan trai, chúng ta nhất định không được trang điểm, xức ướp dầu thơm, múa hát hay đi xem múa hát. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng diệt trừ những âm hưởng, bóng dáng của những thứ nghệ thuật không lành mạnh, trong đầu óc chúng ta. 
Ðược như thế, thì tuy thời gian chỉ ngắn ngủi có 24 giờ, ảnh hưởng tốt đẹp của nó vô cùng quý báu cho sự tu hành của chúng ta. 
7. Không được nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn. 
Ðiều răn cấm này cũng như điều răn cấm thứ sáu, có mục đích ngăn ngừa thân xác ta, không cho buông lung theo những cảm giác mơn trớn khoái lạc của giường cao nệm tốt, chăn ấm màn êm. Vì những cảm giác này có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân, tạo điều kiện cho chúng ta gây tội lỗi, nên Phật chế ra giới cấm này. Xưa Ngài Ngộ-Ðạt quốc sư là một bực cao đức, được vua Ý-Tôn và vua Hy-Tôn hết sức ưu đãi. Vua Ý-Tôn cúng cho Ngài một bảo tọa bằng trầm hương rất quý báu. Từ khi được bảo tọa ấy, Ngộ-Ðạt quốc sư mống niệm danh lợi, thành ra thất đức, phải chịu nhiều tai vạ và khổ đau. 
Vì hiểu rõ cái tai hại của giường cao chiếu rộng, chăn ấm nệm êm, nên xưa Ngài Hiếp-Tôn-Giả từ khi xuất gia, lưng không nằm chiếu; Ngài Cao-Phong-Diệu thiền sư lập nguyện: ba năm không nằm giường chõng; đức Phật Thích-Ca, trong khi xuất gia tìm đạo, đã gối cỏ nằm sương, từ năm này sang năm khác.. . 
Noi gương người xưa, các vị xuất gia chỉ nằm trên một cái giường nhỏ hẹp, vừa ngủ, chứ không bao giờ dùng giường rộng nệm cao. Kẻ tại gia cũng nên tập dần đức tánh giản dị đạm bạc ấy. Nếu chưa làm được trong ngày thường, thì ngày thọ giới Bát quan trai, cũng phải triệt để thi hành giới thứ bảy này. 
8. Không được ăn quá giờ ngọ. 
Trong luật Phật dạy: “Chư thiên ăn sớm mai, Phật ăn giờ ngọ, súc sinh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn tối, chư tăng học theo Phật, phải ăn đúng giờ ngọ”. 
Ăn đúng giờ ngọ, được năm điều lợi sau đây: 
– Ít mống tâm sai quấy 
– Ít buồn ngủ 
– Dễ được nhất tâm 
– Ít hạ phong 
– Thân được yên ổn và ít sanh bệnh. 
Trừ một vài trường hợp như khi đau ốm, luật cũng châm chước cho được ăn cơm cháo sau giờ ngọ, nhưng khi ăn phải sinh lòng hổ thẹn. 
Vì những lợi ích thiết thực nói trên, nên người xuất gia cần phải thực hành. Còn Phật tử tại gia, khi tu Bát quan trai giới cũng phải giữ đúng giới này. 
C. KẾT LUẬN 
1. Lợi ích của Bát quan trai giới rất lớn lao. 
Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, Bát quan trai giới là một pháp tu vô cùng lợi ích cho Phật tử tại gia. Trong thời gian tu hành ấy, thân, khẩu, ý của người thọ giới được hoàn toàn thạnh tịnh, tuy chỉ có 24 giờ đồng hồ, nhưng 24 giờ ấy còn quý báu hơn cả một đời của người không tu hành. Tuy lượng rất ít, mà phẩm lại nhiều vô cùng. Nó chỉ là giọt nước, nhưng là một giọt nước trong sạch hoàn toàn, cho nên nó còn quý hơn cả một ao nước đục bùn nhơ, nó chỉ là một viên ngọc nhỏ xíu, nhưng đó là viên ngọc Ma-ni, nên nó còn quý hơn trăm ngàn châu báu khác. 
Chúng ta hãy phân tích một cách rõ ràng những lợi ích mà chúng ta đã thâu hoạch được trong 24 giờ ấy mà xem. 
– Nhờ giới thứ nhất, tâm ta không có ác ý giết hại sinh vật, miệng ta không nhai nuốt những máu huyết tanh hôi, thân ta không nặng nề vì thịt cá. Ðối với chung quanh, ta không làm cho người và súc vật đau khổ, mất thân mạng. 
– Nhờ giới thứ hai, tâm ta không động, ý ta không tham lam, thân ta không mang nặng những vật phi nghĩa. Ðối với người chung quanh, ta không làm họ đau khổ vì mất của cải mà họ đã nâng niu, quý trọng. 
– Nhờ giới thứ ba, tâm ta được thanh tịnh, thân ta khỏi ô uế. Ðối với người bạn trăm năm, cùng những người chung quanh, ta giữ đúng lễ, làm cho họ kính trọng. 
– Nhờ giới thứ tư, tâm ta không tà vạy, lưỡi ta không dối trá, điêu ngoa. Ðối với người chung quanh, ta giữ được chữ tín, làm mọi người khỏi lo sợ, nghi ngờ vì ta. 
– Nhờ giới thứ năm, tâm ta được minh mẫn, miệng ta không nồng nặc hơi men, thân ta không loạn động. Ðối với người chung quanh, ta không làm cho họ phải lo sợ, khổ sở vì con ma men hành hạ. 
– Nhờ giới thứ sáu, tâm ta không buông lung theo dục lạc, giác quan ta không dung chứa những hình ảnh, mùi vị, âm thanh tà tạp, dâm ô.. . Ðối với người chung quanh, ta không làm cho họ phải tập nhiễm những cảm giác không trong sạch, không thanh thoát. 
– Nhờ giới thứ bảy, tâm ta không mống lên những niệm danh lợi, xa hoa; thân ta không bị dục lạc lôi cuốn. Ðối với người chung quanh, ta dễ gần gũi, thân cận, vì không bị cái cao sang, phù phiếm bên ngoài ngăn cách. 
– Nhờ giới thứ tám, tâm ta được định tĩnh, sáng suốt, thân ta nhẹ nhàng, ít bệnh tật; đối với các loài chung quanh, như người nghèo đói, ngạ quỷ, súc sinh, ta không gây ra sự thèm khát, vì sự lục lạo ăn uống về đêm. 
Bao nhiêu sự lợi ích cho mình và cho người mà chúng ta đã thâu thập được trong khoảng 24 giờ đồng hồ, thử hỏi có một pháp tu hành của người tại gia nào quý báu hơn thế nữa? 
2. Bởi vậy Phật tử nên thực hành Bát quan trai giới. 
Phật tử tại gia mặc dù suốt ngày suốt tháng bận bịu về sinh kế làm ăn, mỗi tháng cũng nên sắp xếp việc nhà, vào chùa thọ Bát quan trai giới một vài lần. Nếu hoàn cảnh thuận lợi, có thể thọ được nhiều lần lại càng tốt. 
Nếu không đủ điều kiện đến chùa, thì phương tiện của nhà tu cũng được, nhưng lợi ích không bằng đến chùa. 
Vậy xin khuyên các Phật tử tại gia, nên cố gắng thực hành y như lời Phật dạy, tu theo hạnh giải thoát, rồi khuyên nhiều người thực hành theo, để cùng nhau tiến bước lên đường giải thoát, an vui. 
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ: 
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
PHỤ BÀI SỐ 10 
NGHI THỨC THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI 
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều. 
Ngoài trường hợp trên, nếu không có thuận tiện để cầu thầy truyền cho, thì phương tiện tự mình đối trước tượng Phật, theo phép như sau đây mà tự thọ. 
Một điều cốt yếu, trước khi thọ giới, giới tử phải sắp đặt chuyện nhà có người thay thế, không còn lo nghĩ việc gì ở thế gian cả, để cho tâm trí yên tịnh, như thế thì 24 giờ thọ giới mới được nhiều lợi ích. Muốn được lợi ích nhiều, giới tử nên vào chùa thọ Bát quan trai giới tốt hơn. 
Trước khi thọ giới, phải rửa tay, rửa mặt, súc miệng sạch sẽ, mặc áo tràng tề chỉnh, đến trước bàn thờ Phật, thắp ba cây hương rồi quì xuống, đọc bài cúng hương: 
BÀI CÚNG HƯƠNG 
Nguyện thử diệu hương vân 
Biến mãn thập phương giới 
Cúng dường nhứt thiết Phật, 
Tôn Pháp chư Bồ tát 
Vô biên Thanh văn chúng 
Cập nhứt thiết Thánh hiền. 
Duyên khởi quang minh đài 
Quá ư vô biên giới 
Vô biên Phật độ trung 
Xứng tánh tác Phật sự 
Phổ huân chư chúng sinh 
Giai phát bồ đề tâm 
Viễn ly chư vọng nghiệp 
Viên thành vô thượng đạo. 
(Xá 3 xá, tiếp đọc bài khấn nguyện) 
BÀI NGUYỆN 
Tư thời đệ tử (tên họ gì) pháp danh (pháp danh gì) kim nhựt qui đầu Tam Bảo, phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới, nhứt nhựt nhứt dạ. Duy nguyện thập phương chư Phật, chư Ðại Bồ tát, Hộ pháp thiện thần, từ bi gia hộ đệ tử thân tâm thanh tịnh, Phật sự viên thành. 
(Xá đứng dậy cắm hương, xướng lễ) 
Nhứt tâm đảnh lễ, tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường trụ Tam Bảo (1 lạy). 
Nhứt tâm đảnh lễ Ta-bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát. (1 lạy). 
Nhứt tâm đảnh lễ Lạc bang Giáo chủ, Ðại từ, Ðại Bi tiếp dẫn Ðạo sư A Di Ðà Phật, Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Ðại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy)
(Ðứng dậy chắp tay tụng bài Ðại bi) 
Nam mô Ðại bi hội thượng Phật Bồ tát. (3 lần). 
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Ðại bi tâm đà la ni. 
Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, Ma-ha tát đỏa bà da, Ma-ha ca lô ni ca da. 
Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đác tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. 
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, Ma-ha bàn đa sa mế, tất bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế. di hê rị, Ma-ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, Ma-ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na Ta-bà ha. Tất đà dạ Ta-bà ha. Ma-ha tất đà dạ Ta-bà ha. Tất đà dủ nghệ, thất bàn ra dạ, Ta-bà ha. Na ra cẩn trì, Ta-bà ha. Ma ra na ra Ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khê gia Ta-bà ha. Ta-bà Ma-ha, a tất đà dạ, Ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ Ta-bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ Ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ Ta-bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ Ta-bà ha. 
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ gia. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thướt bàn ra dạ Ta-bà ha. Án tát diện đô mạn đa ra, bạt đà dạ Ta-bà ha. 
Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo (3 lần). 
(Quì xuống chắp tay đọc bài Sám hối) 
BÀI SÁM HỐI 
Ðệ tử đã làm các nghiệp ác, 
Ðều do vô thỉ Tham, Sân, Si, 
Từ thân, miệng, ý mà sinh ra 
Tất cả Ðệ tử xin sám hối. 
(Ðọc 3 lần rồi đứng dậy) 
Nam mô Cầu sám hối Bồ tát Ma-ha tát 
(3 lần, lạy 3 lạy) 
(Lạy xong quì xuống chắp tay đọc bài phát nguyện thọ Bát quan trai giới) 
 
BÀI PHÁT NGUYỆN THỌ GIỚI 
MỘT LÀ GIỮ GIỚI KHÔNG SÁT SINH 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không sát hại các loài sinh vật. Tự mình không sát hại, không bảo người sát hại, hoặc thấy người khác sát hại cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
HAI LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TRỘM CƯỚP 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không trộm cướp của cải mọi người. Tự mình không trộm cướp, không bảo người trộm cướp, hoặc thấy người khác trộm cướp, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BA LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG DÂM DỤC 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không phá phạm hạnh (không dâm dục). Tự mình không phá phạm hạnh, không bảo người phá phạm hạnh, hoặc thấy người khác phá phạm hạnh cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BỐN LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NÓI DỐI 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nói dối. Tự mình không nói dối, không bảo người nói dối, hoặc thấy người khác nói dối, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
NĂM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không uống rượu. Tự mình không uống rượu, không bảo người uống rượu, hoặc thấy người khác uống rượu, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
SÁU LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TRANG ÐIỂM VÀ CA HÁT 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không đeo bông, xoa hương, ca xướng, múa hát. Tự mình không trang điểm ca hát, không bảo người trang điểm ca hát, hoặc thấy người khác trang điểm ca hát, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
BẢY LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NẰM NGỒI GIƯỜNG CAO TỐT 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nằm ngồi giường cao tốt. Tự mình không nằm ngồi giường cao tốt, không bảo người nằm ngồi giường cao tốt, hoặc thấy người khác nằm ngồi giường cao tốt, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
TÁM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG ĂN PHI THỜI 
Ðệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không ăn phi thời. Tự mình không ăn phi thời, không bảo người ăn phi thời, hoặc thấy người khác ăn phi thời, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 
(Ðứng dậy xướng ba lần) 
Nam mô Công Đức Lâm Bồ tát Ma ha tát 
(Mỗi lần 1 lạy, đứng dậy chắp tay tụng bài Bát nhã Tâm kinh) 
Ma-ha Bát nhã Ba la Mật đa Tâm kinh. 
Quán Tự Tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la Mật đa thời, chiếu khiến ngũ ẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. 
Xá Lợi Tử, Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. 
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô Vô minh, diệc vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố Tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, vin ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố đắc A Nậu Ða đa Tam miệu tam Bồ đề. 
Cố tri bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư: 
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”. 
VÃNG SINH THẦN CHÚ 
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệc dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ can lan đế, a di rị đa tỳ can lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, Ta-bà ha. (3 lần) 
TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ 
Nẳng mồ tam mãn đa mẫu đà nẩm. A bát ra đề, hạ đa xá ta nản nẩm, đác điệc tha. Án khê khê, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến đề ca, thất rị duệ, Ta-bà ha. (3 lần) 
HỒI HƯỚNG 
Thọ giới công đức thù thắng hạnh, 
Vô biên thẳng phước giai hồi hướng, 
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sinh, 
Tốc vãng Vô lượng quang Phật sát. 
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, 
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu, 
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, 
Thế thế thường hành Bồ tát đạo. 
Nguyện sinh Tây phương Tịnh độ trung, 
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, 
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh, 
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ. 
Nguyện dĩ thử công đức, 
Phổ cập ư nhứt thiết, 
Ngã đẳng giữ chúng sinh, 
Giai cộng thành Phật đạo. 
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy) 
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy) 
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy) 
(Xá 3 xá lui ra) 
NGHI THỨC THỌ TRAI 
Ngồi tề chỉnh, tay trái co ngón giữa, ngón áp, còn ba ngón dựng thẳng, để chén cơm lên; tay mặt kiết ấn cam lồ (ngón cái bên tay phải đè lên ngón áp) để dựa ngang phía trong miệng chén rồi xướng: 
Cúng dường Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. 
Viên mãn báo thân Lô Xá Na Phật. 
Thiên bá ức hóa thân Thích-Ca Mâu-Ni Phật. 
Ðương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. 
Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật. 
Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. 
Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát. 
Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát. 
Chư Tôn Bồ tát Ma-ha tát. 
Ma-ha Bát nhã ba la mật. 
Tam đức, lục vị, cúng Phật cập Tăng pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sinh thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn. 
(Cúng dường rồi để bát xuống) 
XUẤT SANH: 
Lấy cái chén nhỏ múc chút nước, để trong lòng bàn tay trái, gắp bảy hột cơm để trong chén; tay mặt kiết ấn cam lồ, đặt trên chén cách một tấc, mặc niệm: 
Pháp luật bất tư nghì, 
Từ bi vô chướng ngại, 
Thất liệp biến thập phương, 
Phổ thí châu sa giới, 
Án độ lợi ích tóa ha. (7 lần) 
Tay bắt ấn viết bóng hai chữ “Án lam” rồi khảy móng tay trên chén ba lần, đưa thị giả đem ra trước, để trên một cái bàn nhỏ, đọc kệ chú: 
Ðại bàng kim xí điểu, 
Khoáng dạ quỉ thần chúng, 
La sát quỉ tử mẫu, 
Cam lồ tất sung mãn. 
Án, mục đế tóa ha. (7 lần) 
BƯNG CHÉN CƠM 
Hai tay, mỗi tay co hai ngón sau, còn sáu ngón bưng chén cơm ngang trán, đọc thầm: 
Chấp trì ứng khí đương nguyện chúng sinh, thành tựu pháp thí thọ thiên nhơn cúng. 
Án, chỉ rị, chỉ rị phạ nhựt ra hồng phấn tra. (3 lần) 
TAM ÐỀ 
(Ăn ba miếng đầu tiên) 
Miếng thứ nhất (niệm thầm): 
Nguyện đoạn nhứt thiết ác. 
Miếng thứ hai (niệm thầm) 
Nguyện tu nhứt thiết thiện 
Miếng thứ ba (niệm thầm) 
Thệ độ nhứt thế chúng sinh 
Trong khi ăn phải tưởng năm pháp quán này: 
Nhứt kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. 
Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng. 
Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. 
Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. 
Ngũ vị thành đạo nghiệp, phương thọ thử thực. 
TƯỚC DƯƠNG CHI 
(Ăn cơm xong xỉa răng đọc chú này) 
Tước đương chí thời, đương nguyện chúng sinh thân tâm đều tịnh, phệ chư phiền não. 
Án, a mộ dà di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng du dad nể, bát đầu na, câu ma ra, nhĩ phạ ca ra tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lệ, tá phạ ha (3 lần) 
ẨM THỦY KỆ CHÚ 
(Uống nước đọc chú nầy) 
Phật quán nhứt bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sinh nhục. 
Án phạ tất ba ra, ma ni tá ha. (3 lần) 
TRAI KỆ CHÚ 
(Ăn cơm uống nước xong tụng chú nầy) 
Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẩm, đát điệt tha. Án chiếc lệ, chủ lệ chuẩn đề Ta-bà ha. (7 lần) 
Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị lạc bố thí, hậu tất đắc an lạc. 
Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sinh, sở tác giai biện cụ chư Phật Pháp. 
PHỤC NGUYỆN 
Thân phi nhứt lũ, thường tư chức nữ chi lao; nhựt thực tam xang, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ nguyện hiện tiền tứ húng phước huệ song tu, một hậu đắc Di Ðà thọ ký; âm siêu dương thới, pháp giới chúng sinh tề thành Phật đạo. 
Nam Mô A Di Ðà Phật 
(Lược trích nghi thức thọ trai này để cho các Phật tử tại gia dùng, trong khi thọ Bát quan trai)
 
NGHI THỨC XẢ BÁT QUAN TRAI GIỚI 
Sau 24 giờ đồng hồ (đúng như giờ thọ giới), người thọ giới thỉnh giới sư lên chùa ngồi một bên. Người thọ giới lạy giới sư một lạy rồi ngồi xuống chắp tay lạy rằng: 
“Ðại đức một lòng nghĩ, con pháp danh là.. . đã nguyện thọ Bát quan trai giới, giữ trọn một ngày đêm. Bạch đại đức ! Nay con xin xả giới”. 
(Bạch xong, lạy một lạy lui ra) 
Nếu không có giới sư, tự mình làm lễ xả giới thì nên theo nghi thức sau nầy. 
Ðến trước Tam Bảo, thắp hương ngùi xuống khẩn nguyện: 
Pháp vương Vô thượng quan 
Tam giới vô luân thất, 
Thiên nhơn chi Ðạo sư, 
Tứ sinh chi Từ phụ, 
Ư nhứt niệm quy y, 
Năng diệt tam kỳ nghiệp, 
Xưng dương nhược tán thán, 
Ức kiếp mạc năng tận 
Tư thời đệ tử (tên họ gì) Pháp danh (pháp danh gì) ư nhứt nhựt nhứt dạ, phát nguyện thọ trì Bát Quan trai giới, công huân dĩ mạn, nguyện lực châu toàn. Nguyện thập phương chư Phật, chư đại Bồ tát, chư đại thiên thần, từ bi gia hộ, đệ tử sanh sanh đắc phùng Phật pháp, đắc trị thiện duyên, cập thiết nhất chúng sanh đồng thành Phật đạo. (1 xá, đứng dậy) 
Nam Mô Hộ giới tạng Bồ tát Ma-ha tát 
(xướng ba lần, lạy ba lạy) 
(Ðứng dậy tụng Bát nhã) 
Ma-ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh. 
Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ ẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. 
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diện phục như thị. 
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cảu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô giãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận vô Khổ, Tập, Diệt, Ðạo; vô Trí diệt vô Ðắc, dĩ vô sỡ đắc cố. Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật da cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, vin ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu Ða La tam miệu tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẵng đẵng chú, năng trừ thiết nhất khổ, chơn thiệt bất hư; cố thuyết Ba la mật đa chú. 
Tức thuyết chú viết: 
“Yết yết đế, Ba la yết đế, 
Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát ba ha” 
VÃNG SANH THẦN CHÚ 
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha đà tha dạ, đa diệc dạ tha, a di rị đô bà tì, a di rị đa tất tam bà tì, a di rị đa rì ca lan đế, a di rị da tì ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ Ta-bà ha (3 lần) 
TÁN PHẬT 
A Di Ðà Phật thân kim sắc 
Tướng hảo minh quang vô đẳng luân, 
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di, 
Cám mục trừng danh tứ đại hải, 
Quang trung hóa Phật vô số ức, 
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên, 
Tứ thập bát nguyện chúng sinh, 
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. 
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Ðại Từ Ðại Bi, tiếp dẫn Ðạo sư A Di Ðà Phật. 
Nam Mô A Di Ðà Phật (108 lần) 
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát (10 lần) 
Nam Mô Ðại Thế Chí Bồ tát (10 lần) 
Nam Mô Ðịa Tạng Vương Bồ tát (l0 lần) 
Nam Mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ tát (10 lần) 
(Quỳ xuống chắp tay đọc bài Phổ Hiển hạnh nguyện) 
Ðệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập, 
Phổ Hiền Bồ tát, thập chủng đại nguyện: 
Nhứt giả lễ kính chư Phật, 
Nhị giả xứng tán Như Lai, 
Tam giả quản tu cúng dường, 
Tứ giả sám hối nghiệp chướng 
Ngũ giả tùy hỷ công đức, 
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân, 
Thất giả thỉnh Phật trụ thế, 
Bát giả thường tùy Phật học, 
Cửu giả hằng thuận chúng sinh, 
Thập giả phổ giai hồi hướng. 
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN 
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tùy lê nể đế, Ma-ha da đế, chơn lăng càng đế Ta-bà ha. (3 lần) 
Nguyện dĩ thử công đức 
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ, 
Thượng báo tứ trọng ân, 
Hạ tế tam đồ khổ, 
Nhược hữu kiến văn giả, 
Tất phát Bồ đề tâm, 
Tận thử nhất báo thân, 
Vãng sinh An Lạc sát. 
(Ðứng dậy xướng lạy) 
– Ðệ tử đại vị nhứt thiết sư trưởng ân, chí tâm đảnh lễ, Nam Mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) 
– Ðệ tử đại vị nhất thiết Phụ mẫu ân, chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Ta-bà Giáo Chủ Ðiều Ngự Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Long Hoa Giáo chủ Ðương Lai Hạ sinh Di Lạc Tôn Phật, Ðại trí Văn thù Sư Lợi Bồ tát, Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy) 
– Ðệ tử đại vị tam đồ thọ khổ; cập pháp giới nhứt thiết chúng sinh, chí tâm đảnh lễ, Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi tiếp dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật, Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Liên Trì Hải Hội Phật Bồ tát. (1 lạy). 
(xá 3 xá, lui) 
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
(Xem tiếp K. II: THIÊN THỪA PHẬT GIÁO – Bài thứ 1: BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA)
—————– 
—————– 
—————– 
—————– 
4. Nghi Thức Thọ Bát Quan Trai
05/04/201313: 24(Xem: 10412)
4. Nghi Thức Thọ Bát Quan Trai
NGHI THỨC TỤNG NIỆM. 
1. Nghi Thức Cầu Siêu
2. Nghi Thức Cầu An
3. Nghi Thức Cúng Vong
4. Nghi Thức Thọ Bát Quan Trai
5. Nghi Thức Ðóng Chuông
6. Thi Kệ Nhật Dụng
7. Kinh Niệm Phật Ba La Mật
8. Danh sách Chư Tiên Linh, Hương Linh thờ phụng tại Tu Viện
9. Danh sách Phật tử phát tâm ấn tống
Nghi Thức Tụng Niệm
Tại Tu Viện Quảng Ðức
— o0o —

4. Nghi Thức Thọ Bát Quan Trai: 

KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
Ðến giờ truyền giới, các Phật tử tham dự khóa tu Bát Quan Trai vân tập tại Tổ Ðường để cung thỉnh giới sư quan lâm Chánh Ðiện để làm lễ truyền giới. Một đại diện Phật tử dâng lời tác bạch. 
Nam Mô A Di Ðà Phật, Kính bạch Ðại Ðức, hôm nay đệ tử chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch (một lạy rồi quỳ đọc tiếp): 
Nam Mô A Di Ðà Phật, Bạch Ðại Ðức, đệ tử chúng con tên là.. . vì gia duyên còn ràng buộc, chưa thể xuất gia được, nay chúng con y theo lời Phật dạy, nguyện tu tập Bát quan trai giới. Chúng con xin thành tâm đảnh lễ cần cầu Ðại Ðức thùy từ lân mẫn truyền trao giới pháp cho chúng con được ân triêm công đức. 
Giới sư đáp: Nam Mô A Di Ðà Phật, lành thay quý Phật tử, vì duyên trần ràng buộc chưa thể xuất gia được, nay nguyện tu bát quan trai giới, thành tâm cầu thỉnh quý Thầy truyền trao giới pháp, chư Ðại đức Tăng rất hoan hỷ hứa khả. Vậy các vị lễ Tổ chứng minh cho. 
Giới tử bạch: A Di Ðà Phật, trên Chư Ðại đức Tăng đãtừ bi hứa khả cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường (3 lạy)
Giới sư xướng lễ: Nhất tâm đảnh lễ Tây Thiên Ðông Ðộ Việt Nam Lịch Ðại Tổ Sư tam bái. 
Tại Chánh Ðiện: 
– Giới sư niệm hương bạch Phật
Ðảnh lễ Tam Bảo
Tụng bài Lư Hương, Thần chú Ðại Bi
Giới tử lễ sám hối
Giới sư truyền giới
Tụng Bát Nhã và hồi hướng
Tại phòng trai đường: 
NGHI THỨC THỌ TRAI
NGHI THỨC CÚNG QUÁ ÐƯỜNG
— o0o —
Giới tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang tán đồng tụng bài cúng dường)
1-Cúng dường
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. 
Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. 
Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật. 
Ðương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phaät. 
Cực Lạc Thế Giới A Di Ðà Phật. 
Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật. 
Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Ðại Bi Quán Thế AÂm Bồ Tát, Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng, pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn. (Cúng dường rồi để bát xuống)
2-Xuất Sanh
Giới sư để 1 cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, quyết ấn cam lồ mặc niệm: Pháp lực bất tư nghì. Từ bi vô chướng ngại. Thất liệp biến thập phương. Phổ thí châu sa giới. Án độ lợi ích tá ha. (3 lần)
Ðồng tụng: Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng(3 lần)
Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô tà bà
ha. (3 lần). Án Nga nga naúng Tam Bà Phạ Phiệt Nhựt Ra Hồng (3 lần)
Chủ lễ thầm nguyện: Nhữ đẳng quỉ thần chúng. Ngã kim thí nhữ cúng. Thử thực biến thập phương. Nhất thiết quỉ thần cộng. Án mục lăng tá bà ha. (3 lần) 
3-Tống thực: (Thị giả): Ðại Bàng Kim Xí Ðiểu, Khoáng dạ quỷ thần chúng, La sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn. Án mục đế tóa ha. (7 lần) (nghĩa: Chim đại bằng cánh vàng, chúng quỉ thần đồng rộng, mẹ của quỉ la sát, cam lộ no đủ cả.) 
4-Xướng Tăng Bạt (Thầy chủ lễ): Phật chế Tỷ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Ðà Phật. (Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng chánh niệm). 
5- Hai tay bưng bát cơm đưa lên trán và thầm đọc: Chấp trì Ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần). (dịch nghĩa: Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận trời người cúng dường) 
6- Gắp ba miếng cơm rồi thầm nguyện: 1. Nguyện đoạn nhất thiết ác. 2. Nguyện tu nhất thiết thiện. 3. Thệ độ nhất thiết chúng sanh. (1. Nguyện dứt tất cả điều ác, 2. Nguyện làm tất cả điều lành, 3. Nguyện độ tất cả chúng sanh). 
7-Bắt đầu ăn và thầm quán tưởng ‘Năm pháp quán’: 
Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cuùng dường, sửa soạn những thức ăn này. 
Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trao dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này. 
Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn. 
Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật. 
Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ con thọ dụng những thức ăn này. 
8-Ăn cơm xong, trước khi uống nước, xin thầm đọc: Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần). (nghĩa: Phật nhìn một bát nước, tám vạn tư vi sinh, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh. 
9. Tụng bài Kiết Trai: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (7 lần)
Sở vị bố thí giả, Tất hoạch kỳ lợi ích, Nhược vị nhạo bố thí, Hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, Ưương nguyện chúng sanh, Sở tác giai biện, Cụ chư Phật Pháp. 
10-Phục nguyện (Thầy chủ lễ xướng): Thân Phi nhất lũ, thường tư chức nữ chi lao, nhựt thực tam xan, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ Nguyện đàn na tín thí, tăng ích phước điền, pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật Ðạo. Ðồng niệm: Ðại chúng đồng niệm: Nam mô A-Di-Ðà Phật, nghe khánh cùng đứng dậy chắp tay xá và lui ra. 
11. Niệm Phật Kinh Hành: A-Di-Ðà Phật thân kim sắc, Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân, Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải. Quang trung hóa Phật vô số ức, Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên, Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Ðà Phật. Nam-mô A-Di-Ðà Phật. (108 lần) Nam-mô Ðại-bi Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần); Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần) Nam-moâ Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần); Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)
Hồi Hướng: Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật Ðạo. Nam Mô A Di Ðà Phật
KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ: 
1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới (trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) (Restrained and ameliorating your own selft)
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng (gentlely and politlely and camly and stillness). 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc, các chất gây nghiện (adictive and greedy or desired causes things). 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gìn cẩn thận (keep morals and virtue and innocently and fairly and balanced of all of your behaviors, attitude, treatments, and ideas, and speeches, and actions, or job, … and so on…etc).
5. Phải giữ đúng giờ tu tập (be sincerely and regardly and nice and generously and compassiontely and loyality). 
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục. (should not thinking of the houseworks, or jobs or assets, of bussinesses, or others stressfully things at all). 
7. Phải nhứt tâm niệm Phật. (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind). 
Những ngày thọ Bát quan trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29 và 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhựt cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết-bàn. 
CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI: 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ÐÊM (24 GIỜ) 
BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ giới (6: 00 Getting up early). 
BUỔI MAI: 7 giờ điểm tâm (nước trái cây) (7: 00 Having a cup of fruit juicies). 
BUỔI MAI: 8 giờ Sám hối (Confessing all of yourselves evils and troubles and matters and sins and minds and desires and lusts and unmorality by all of the Buddhist Rules and Regulars and Restrictions and Restrained legal constraints Strictly and Carefully). 
BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh (Readings the Doctrines and training and teachings and Sutrams). 
BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI MAI: 12 giờ Thọ trai (having vegetarian luch, the best food is the rice with the mixtures of dried salt with well-cooked sesame seed). 
BUỔI MAI: 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật (slightly and gently politely walking and remembering and reading and thinking about all of the Buddhas and Fairies and Saints characteristics moralities and vitue generous manner nicely good kindnesses). 
BUỔI CHIỀU: 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) (having a short rest and relaxed moment). 
BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh (reading the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons). 
BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh (chanting the teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật (just only thinking and minding and chanting and remember to all of the buddhas, bodhisattvas, angel fairies, sanctuary scholars, saints, god, heavenly beings,….. so..on..etc… characteristics and moralities and virtue and innocents and manners and behaviors and nice and generous and elegy and teachings and compassionate and training and teachings and so…on… etc be quite to all of the Heavenly God Creator Absolutely General Characteristics Brillian Supports and Moralities Valuable Precious Kind).
BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng nước (having a little water).
BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh độ (chanting the Pure Land Amitabha Buddhas Training Teaching Practices). 
BUỔI TỐI: 8 giờ Học (Studying and Researching the lesson teachings or training for the Sutrams and Doctrines and Training Books and Literatures Lessons).
BUỔI TỐI: 10 giờ 15 Quán sổ tức (Practising the Calmly Gentle Breathing Lessons). 
BUỔI TỐI: 10 giờ 40 Nghỉ (having a short rest or relaxed). 
BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật) (practising quitely and gently and politely the Dharma Method Training). 
BUỔI TỐI: 4 giờ 30 Công phu (Having the daily reading usual formally classical surangama mantra and all of the ten mantras chanting ceremony respectfully and virtuely moral methodologies). 
BUỔI TỐI: 6 giờ Làm lễ xả giới (making a practising of the ceremony ending of the training period). 
— o0o —
^^^^^^^^^^^^^^^^^
*****************
—————– 
^^^^^^^^^^^^^^^^^
*****************



The Journeys to The People Beings Social Society Book 人间游记

November 28, 2020

人间游记

The Journeys to The People Beings Social Society Book

The Journeys to The People Beings Social Society Book 人间游记

 人间游记
The Journeys to The People Beings Social Society Book 

 人间游记
圣贤堂着
懿旨
麻姑元君 降
诗:大道渊源布好音,圣贤诸子救世勤。
  寂灭三毒超凡界,再颁天书一番新。
圣示:今夜吾钦奉无极老母之命带懿旨宣读,神人俯伏。
钦奉 无极老母诏曰:
  母居瑶池。每念赤子为怀。无奈世境花花。道德沦亡。每使母心哀叹。故于天运已未年五月初一日,于“无极宫”前,召开三曹联席圣会,议决拟定天书三部:
一、地狱游记:专以惩恶劝善为宗旨。
二、天堂游记:则以行功立德,修心炼性为准则。
三、人间游记:拟以劝善,修性了命为依归。
  因此,皇命浩大,必经励练考磨,以试火候,淬志不退者,方可领命。
  今 圣贤堂,几经岁月之淘洗,又经半年来之魔难,大志不退,必召大命母心大悦,特颁“懿旨”一道,命任著作经典之职,仍由济公活佛担任;以救世道,并合天, 地,人三才一贯天书,以承法统,流传千古。希圣贤诸子,能以继往之精神。十年如一日,效劳始终,书成之日,论功升赏。钦哉勿忽,叩首谢恩。
天运辛酉年八月初六日
玉旨
金阙内相徐 降
诗曰:天书一部降凡间,游记真卷炼圣丹。
三曹普化见奇迹,再颁宝书道子参。
圣示:今宵吾奉命带旨宣读,神人俯伏。
钦奉 玉皇大天尊玄灵高上帝诏曰:
  朕 居灵霄,心怀世道,观三界众生每以科技为重,鲜顾伦常道德,致使男少忠孝,女少贞节,诸天圣神不忍同胞堕落,原灵涂炭,故于天运己未年五月初一日,召开三 曹联席圣会,议决拟定游记三部颁世:“地狱,天堂,人间”。其中“地狱,天堂”早己泄露于世,其相似著作不少。惟有人间游记前所未有,是一部罕有奇书,非 具大愿力之人,难以担任,故经半载非常道考;以试真诚,今圣贤诸生,考炼期间已过,果然非凡,卫道精神,根深蒂固。
  朕心大悦,特赐可颁行“人间游记”事宜,以合“天、地、人”三才一贯修持方针,大命赋此,旨到之日,每逢鸾期,命由济公活佛引导天笔蔡生灵游人间,着成一部旷古烁今宝典,颁行于世,以利道子修持方针,希圣贤诸生,效劳之志,一本忠诚,共襄盛举,书成之日,论功行赏,勿违
朕命,钦哉勿忽。叩首谢恩。
天运辛酉年八月初六日
太上无极混元教主 元始天尊 降
  夫,真理之维系,全凭有道有德之士共持之。
  世人迷惑,自求清静者少,趋炎附势者多,致使沉沦酒色漩涡,失足堕落之人,更是难计其数。今圣贤堂,创办圣贤杂志,其用心良苦,无非为度茫茫众生,早脱苦海,早登觉岸而设,因此,蒙受天恩厚爱,特颁天书三部,于圣贤堂扶鸾著作,其中费尽神人之力,难以计数,尤其人间灵界之秘,在济佛带领蔡生灵游之下,使善恶分明,因果昭显,而揭露于世,作为警惕人心之用,使人人能觉悟真我,弃黑暗之途,而归光明之路。
  此书经年余之久,终着成书,人道真理,亦披露无遗,吾愿世人能捧读是书,身心有所清正;道心有所策励;诸恶莫作,众善奉行,是为序。
元始天尊降鸾 谨序
天运壬戌年十月二十六日
本堂主席 文衡圣帝 关 登台
  溯自圣贤杂志,创办至今,己近七载星霜,发行之善书经典,亦不计其数,此为末法时期,物欲昌盛,精神匮乏之促成,亦是本堂使命重大之因素也。
今,天书三部,终于着成,而“人间游记”却是前所未有奇书,济佛及蔡生灵游重任,能够如期完成,吾眼观圣堂同修,有此同悦之情,难以表露,亦甚为感动,更是余身为本堂主席之荣幸也。
  末流之世,本堂致力于恢弘固有中华文化之精神,神人共鉴,此无非在移转奢侈贪欲之风,遏止其横流,更消弭浩劫于无形。
希圣堂诸生,能以继往之牺牲精神,以先天下之忧而忧,后天下之乐而乐之心愿,继续为大道普化而努力,而天下众生,更能改过迁善,由而认真修持,并倍力行功立德,他年功成果满:共登圣域,是为序。
本堂主席关兴 谨序
天运壬戌年十月二十六日
玉虚童子 登台
  道德宏扬,人人有责;中华文化,有志共扶。三才末部天书,“人间游记”是罕有奇书,济佛与蔡生风趣隽永,理显易明,纵横各教旨趣,文词对答,更是颇佳妙句,使每一句话,都成为“修道的真言”,是一本人生必读圣典,信仰指针。
  一年多来的辛苦,至今终于书成。即将缴旨之际,吾亦深深松了一口气,因为此书著作期间,无论神人皆战战兢兢,不敢疏忽,现在既然书成,必然风行人间。吾希望观此书者,皆能进道勤修,同登觉岸,是为序。
玉虚童子登鸾 谨序。
天运壬戌年十月二十六日
第一回 开章义 济佛说因缘 初回游 蔡生净身心
济公活佛 降
中华民国七十年
辛酉年八月十三日
正鸾:天笔扶
诗曰:普度原灵费苦心,天堂地狱不辞行。
新书颁命速开着,人间游记畅世情。
济佛曰:沈寂了一段时间,今夜圣贤堂又再奉旨著作新书,实是一件大事,贤徒你有何感想?
蔡生曰:大命方至,愚徒实是惶恐,不知是否能将此事办好。
济佛曰:贤徒!你不必紧张,事到自然成也。
蔡生曰:前主席恩主曾经指示,著作人间游记有一段缘由,令人疑惑,现在尚不知内情如何?可否请恩师今夜开示呢?
济 佛曰:此事本是不公开之天机,但是,现在已事过境迁,老衲来开方便演述吧!话说今年元月元日元始天尊圣诞佳辰之时,诸天神圣于无极宫前,召开临时会议,在 会中讨论三才奇书-“天堂”,“地狱”两游记已颁布凡间,唯有“人间游记”尚末颁行,是否要在此时再选有实绩道场担任著作一案时,诸天神圣皆知此事重大, 齐面面相觑,难下定论,几 经众议遴选,初决仍由圣贤堂担任,因圣贤堂诸生度世宏愿最大。但此书奇妙罕有,非比寻常,须具有大愿力之修士及道场,再加以去芜存菁,方能颁旨著作,否则 恐难达成使命,而乱了大局。是时,圣贤堂关主席提议禀曰:“敝堂道业已见辉煌,神人共鉴;若欲再颁布‘人间游记’于敝堂,敝堂愿接受考炼,以见淬志”。
  此 时金母 闻言面现慈容:“可嘉!可嘉!关儿为道不畏艰难,有此宏大愿力,愿为苍生牺牲奉献,又肯接受励磨,以试精诚心志,此事可行,以半年时间考尔圣贤堂之道志, 在此期间,毁谤特多,无端魔扰特多,以名乱道,鱼目混珠,见利思迁,贪财好利,变成魔心等等,考尔圣贤堂诸生定力,关儿尔可愿意承担?”
  是时,关主席毫不讳言又曰:“名利本是阻道之源,败道之种,敞堂真修者不少,若再加以此期间之考炼,则更是淘沙成金,炼道成真,更能分别真伪,故愿意受最严厉之道考。”
金母 慈颜再露:“可也!关儿既有如此度世之宏愿,母心甚慰,在此半年期间,圣贤诸生若能苦心矢志不退者,同膺此命,则此三才末部天书,仍然由尔圣贤堂领旨著作。”
  日月如梭,时间过住如东流之水,在此期间,圣贤堂每每遭受打击,明人放暗箭,防不胜防,圣贤读者与圣贤诸生受非常道考,但有者却是心志不坚,道心惶惶。有者不堪一击,随名利而去。  有者皆能忽辱负重,随时接受历磨,不但不见利思迁,反而信心加强,更不退初志,能以天命为己责。时至六月廿四日关帝圣诞佳辰,诸天神圣祝寿完毕之后,又召开三曹联席圣会,是时诸天神圣齐向 玉皇奏曰:“圣贤堂考道期间,已接近尾声,神人襄赞大道之志不退,请天尊鉴察。”
  玉帝 颔首开金言:“幸哉!善哉!不愧为南天直辖鸾堂, 朕特敕旨一道,命圣贤堂主席及济公活佛,速速办理‘人间游记’著作事宜,以便在八月初六日正式颁旨著作。是时关主席及 老衲皆叩首谢恩,禀曰:“遵旨”。经 金母与 玉帝及诸天神圣之褒奖赐允,圣贤堂关主席蹙眉舒展,圣贤堂之道气为之大振,并以虚空接灵法加煆天笔蔡生,以期由形乩步入心乩之境界,虽现时天笔蔡生心乩之 境界末臻圆满,但仍然不影响人间游记著作之大命。圣贤诸生实是难得,在法航驶至大海之中,突然遭逢狂风暴雨,诸生仍然心不慌张,驾起正舵,勇往原灵仙乡直 驶,以大道为重,令诸天神圣钦佩,故三才天书,仍然由圣贤堂担任著作。以上此段缘由就是颁命“人间游记”著作之经由,于今发表;以启众生迷惑。
蔡生曰:真是令人可怕也!在此半年中,幸我们尚能战战兢兢担任时代使命,否则将加造罪孽于身,后果就不堪设想。在此期间更感谢诸天神圣之重爱,圣贤同修数年来,扬善立德褒忠奖孝,默默耕耘,牺牲奉献,使中华固有道德交化能屹立不摇,善风不堕,总算并无白费。
济佛曰:好吧!今夜开始云游人间,令你大开眼界吧!
蔡生曰:真是得之不易也,诸位同修以后当要更加真诚追随恩主才是,不要心志混乱,破坏大局
济佛曰:贤徒:快上莲台吧!
蔡生曰:我已坐稳了!
济佛曰:贤徒,你为何趴在莲台之上呢?
蔡生曰:我不曾坐过莲台,恐怕莲台速度过快,不慎在空中摔下,而误了大命,故趴下紧抓莲台,比较安全。
济佛曰:哈!哈!贤徒真是慎重,难怪!难怪!初次乘坐莲台,使你紧张,吾赐你一颗定神丸,让你服下吧。
蔡生曰:果然不错,定神丸确实神妙,我心神已较为安定了,但是愚徒初次乘坐莲台,还是请恩师将莲台之速度减慢,免得吾心惊肉跳,而失足坠落。
济佛曰:真是妙哉!你实是天真呀!人有一念之差而堕落,末闻乘坐莲台会翻筋斗,所以你放心吧!
蔡生曰:好吧:可是愚徒曾经坐过飞机,在飞机之上,每人皆有安全带之维护,因此没有摔下之虞,但此莲台却无此设备,不是危险万分吗?因此愚徒心里害怕呀!
济佛曰:哈!哈!贤徒实是稚子之心,说得真是可笑,下回师徒不要乘坐莲台了,为师特别化一架飞机让你乘坐,免得你提心吊胆,你想如何?
蔡生曰:恩师!您真会开玩笑,末曾听说有云游乘坐飞机,此事真是轰动奇闻了。
济佛曰:可不是吗?人本是在人间游,此回以灵游人间,不也是一件稀罕之事吗?
蔡生曰:是的,以前恩师在扶鸾之时,暗示要着游记,我就知晓此事重大,愚徒曾几次禀告,请诸天能将此大命转由他人承担,免得愚徒沾着纷扰,落入烦恼的樊笼之内,但圣命难违,此部天书仍然降旨在本堂,由愚徒承担人职,我无能无德,难担深责重任,故恐难成大事!
济佛曰:傻瓜!此人职部份别人求都求不得,你却是推辞;你不知此书一旦着成,声名大噪,你亦正可扬名于世吗?
蔡生曰:我已将虚名财利,置于脑后,不想与之攀缘了。
济佛曰:果然不错,老衲稍微试你智慧心向,贤徒果然目光远大,心性独然,不愧受诸天重负,好吧!闲言至此,快坐好莲台,我们起程吧!
蔡生曰:我已坐好了!
济佛曰:先闭上双眼,否则风力难耐的。
蔡生曰:是的。躲在恩师背后,风力还是甚强,一阵阵飕飕的风声,不绝于耳,有种心魂欲飘之感。
济佛曰:已到目的地,可张开双眼。
蔡生曰:咦!师怎么带我来此,难道要来欣赏湖光山色吗?前面有一位武装打扮的将军,已向此处而来,会不会是赶我们走的?
济佛曰:你放心,他是守池将军,今日到此是要洗洗你的凡胎俗眼,使你能去浊存清,洞澈一切
蔡生曰:不妙了,头一天就要来此喝水。
济佛曰:闲语少说,你要自己下去,还是为师推你一把呢?
蔡生曰:还是让我自己下去吧。哇!此池之水为何如此寒冷,此回下去不知何日再见恩师了!
济佛曰:贤徒!你不必着急,为师在此,可万无一,若有危险之状况。我会解救的。
蔡生曰:好吧!我下去了。
将军:请问济佛,你带此凡人是何人?
济佛曰:此是圣贤堂正鸾天笔,奉旨著作人间游记,今日带来此池清洗一番。
将军:原来如此,想不到,此位凡人竟然略谙水性,在池中游来游去,还会潜水,济佛!吾看时间差不多了。
济佛曰:好吧!我叫他上来吧。
蔡生曰:恩师:此池之水虽然很冷,但是游了一阵子,就不觉得了,现在反而精神舒畅,神水真是不凡,多谢恩师带我来此,让我有机会来此沐浴,恩师!下回不妨再带愚徒来此游泳吧!
济佛曰:贤徒讲得轻松,要游泳还是到凡间的游泳池去吧!这是“清心池”,非三界仙真不能来此沐浴的,今日你是奉旨著作“人间游记”,故能来此洗尘,非是带你来此游泳的,赶快谢谢此位守池将军,我俩准备回堂。
蔡生曰:原来如此,多谢将军。
将军:不必客气,你们辛苦了。
济佛曰:时刻不早,我俩师徒打扰,就此告别!蔡生快上莲台。
蔡生曰:吾已坐稳莲台!请恩师起程吧。
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第二回 再回游 立愿化迷尘 访作者 撰稿度众生
济公活佛 降
辛酉年八月廿六日
诗曰:一气所化性本同,师生之别迷悟中。
   能去私执皆是佛,何来名相乱哄哄。
济 佛曰:济佛、济公、济师、道济,老衲道号特多,叫得头头是道,众生不悟,人自无始劫以来,本是一气所化,何来师生之分,其实并无师生之别,皆是名相佛,名 相师,名相生,悟者为佛,明者为师,迷者为生。此时老衲为众生师,无始劫众生何曾不是老衲之师,只是众生迷盲,生生死死,轮回已久,早已迷失本来面目,倘 若能去除我执,我相,我私。而悟道,修道,行道,将来亦可成佛。成师的。
蔡生曰:恩师之言,有如醍醐灌顶,当头棒喝,实是佛理,真理,道理,愚徒已领悟不少。
济佛曰:今夜“人间游记”第二回之著作,贤徒你有何感想?
蔡生曰:蒙上天垂爱,将此三才末部天书又赋本堂,由吾与恩师承担大任,愚徒甚感职责重大。
济佛曰:此部天书著作,圣命非凡,故你功德不少。(此时济佛用意,试探天笔志向)
蔡生曰:愚徒只是一副工具而已,是我职贲,何来功德,功德全在读者之施财献力,及鸾生之效鸾不辙精神,我只是希望扶持圣贤大道者,能以继往之精神,将此大道发杨得更为完满,愚徒并无多大功德可言。
济佛曰:不居功就是大功,不居德就是大德,贤徒果然不同凡响,数年来参着天书数部,仍然不退初衷,已立奇功,在此期间,将你历炼得更为挺拔,更为刚强,已使你脱胎换骨,实难能可贵
蔡生曰:恩师过奖,愚徒甚觉若以功德想,只有勇猛之心,没有永恒之持,道心忽沉忽落,将不能以大无畏精神,继续为广大苍生服务及承担时代使命。
济佛曰:贤徒今宵你如此讲法,实令老衲刮目相看,所谓“青出于蓝。而胜于蓝”,若只是追求功德,而不修自性,无异如凡人坐上会计职位,而不会算帐;当了经理而不会营商,空有其位,而无其实,故吾希你能将大道行得自在圆通。
蔡生曰:愚徒只是希望众生不嫌弃下生之樗材,继续赐予关怀与支持助道,不使信心消沉,下生愿将此功德转予天下苍生,愿与天下苍生同砥砺,“天下苍生未成道,下生愿不成道”。
济佛曰:你有如此宏大誓愿,如此慈悲,已证菩提觉路,实为众生之精神灯塔,大道之栋梁,将会感动三曹,齐皆助益,愿你追随观世音菩萨。幽冥教主地藏王菩萨,及吕仙祖之大愿力精神,行无始大愿,千古流芳,老衲有此爱徒,虽苦犹荣。
蔡生曰:恩师讲得如此好,可是愚徒道粗学浅,担此大命,恐难成就。
济佛曰:你的赤子原心。正合天心,天真正直,正合佛心,众生会鼓励你,关怀你的,你放心吧
蔡生曰:既然如此,愚徒就放心多了,愚徒就是呆头笨脑。
济佛曰:非也,大智若愚,大巧若拙,是学道人之本性,你有直心本性,老衲最为喜悦,希你好自为之。
蔡生曰:听恩师一讲,愚徒精神为之一振。哦,对了,今日要住何处呢?
济佛曰:先别问,到时你自然知晓。
蔡生曰:好吧!听恩师之言,随恩师而往。
济佛曰:快上莲台吧!
蔡生曰:我已坐稳了。
济佛曰:今日为何不趴着呢?
蔡生曰:试试坐的滋味也好,况且今日我已拉着恩师的佛襟,相信是没有危险的。
济佛曰:老衲的衣襟当了你的安全带,哈哈。
蔡生曰:恩师别笑了,这是我为了安全着想,多日来筹思所得的临时变通法。
济佛曰:好吧,但要小心,莫将老衲的袈裟拉破才好,否则你是赔不起的。
蔡生曰:赔不起,就当恩师的长工吧!
济佛曰:老衲又不开店,也不营商,当师父的长工,你要做什么?
蔡生曰:做普化众生的长工呀。
济佛曰:这不是“长工”,而是“圣工”。(师徒同时哈哈大笑……。)好了,闲话少说,我们还是赶快起程吧!
蔡生曰:跟随恩师谈笑风生,妙趣隽永,此刻正是清心时刻,我已坐稳莲台,请恩师起程吧。
济佛曰:目的地已到,贤徒你可张开双眼了。
蔡生曰:恩师,这是那里?好像很生疏,前面二楼有一位青年正在埋头写字,我们是否要去打扰
济佛曰:现在由你来做简单的访问,今夜时间不早不必谈得太久,待吾念动佛咒真言。
蔡生曰:恩师好像催眠大师,今日我实是大开眼界了,在恩师念念有词之下,一会儿,此位青年显得昏瞶蒙眬,已伏在桌上睡着了,元灵也渐渐的往上提升。哈哈!成功了。
缘生曰:咦!我怎么来这里呢?
蔡生曰:抱歉!抱歉!这是挤公活佛将你提灵的……师兄你放心吧!马上可以回去的。
缘生曰:喔!原来是恩师的大驾光临,受我三叩拜……那么你是天笔蔡生了!
蔡生曰:正是呀!你怎么知道呢?
缘生曰:我不认识你,但我是圣贤杂志的长期读者,你的道名,我早已久仰。
蔡生曰:师兄,我刚才看到你正在撰稿,是否要投稿给某家杂志。
缘生曰:是的,很久未写写文章,手脑迟钝,今宵心血来潮,忽得灵感,握笔涂鸭,想不到竟得奇缘,实是三生有幸。
蔡生曰:请师兄不要客气,我的文笔更是一蹋糊涂,我们共同切磋!切磋吧!哦!对了,圣贤杂志是好道者的精神园地,希望你能多写一些善文投入圣贤杂志,或提供资料,以便为众生提供更大的服务,俾使圣刊能更为宏扬充实。
缘生曰:我会的。
济佛曰:时间不早了,贤徒!吾送你回身吧!
缘生曰:好的,让我再向恩师三叩拜。
蔡生曰:希望师兄你能到圣贤堂奉茶,我们非常欢迎的。(此时济佛念念有词,此位青年也从假寐中渐渐苏醒。)恩师!哈哈!此位师兄已经醒来了,但他为何若无其事的样子呢?
济佛曰:此佛咒真言与冥府十殿“孟婆亭”的“醧忘汤”有异曲同工之效,所以他是心疑而不觉,醒来而不知,就像现在的人类生存于世界上一样,多方怀疑,多方揣测,但是仍无法查察自己的宿世因缘一样的奇妙。
蔡生曰:哈哈!果然佛法无边,神妙无比……。(此时蔡生若有所思,心起怀疑)恩师啊!不对吧!这样他失去记忆,岂不成为白痴了吗?
济佛曰:你看过酩酊大醉的人吗?
蔡生曰:是的。
济佛曰:喝醉酒的人,酒后吐真言,醉后胡言,喃喃自语,迷迷糊糊,当他醒觉之时,是否尚知刚才所说过的话。
蔡生曰:对!对!愚徙就是很少沾酒,没尝过醉后自语的滋味,所以这一点都是很外行。喔,对了,刚才恩师为何也称他为贤徒呢?
济佛曰:因为他亦是奉拜老衲为师,而且他经常撰稿投入圣贤杂志,是圣贤杂志的幕后功臣者之一。而且论此贤生,道根非凡,方能凭其慧性,撰写济度众生及匡正世道之佳作。倘能矢志不退,将来必能回归无极理天,永为吾之贤徒也。因此,今日藉此机会,先来探视一番。
蔡生曰:还好,没有去赌博。
济佛曰:贤徒你大慨会去赌博吧!否则为何如此说呢?
蔡生曰:失言!失言!愚徒只会数数牌,数数棋,至于赌博尚不够格。
济佛曰:那还好,要数牌数棋,倒不如数佛珠,念念阿弥陀佛更能摄心养性。(此时蔡生颔首答允,缄默了一会儿,深怕言多有失。)好了,今宵初次安排你与同修对答,你有何感想?
蔡生曰:非常欢喜,此刻正是愚徒的黄金时间也。
济佛曰:今日云游至此,蔡生准备上莲台,我俩回堂吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第三回 谈人生哲学 论杂志功能 访在家居士 阐天地本根
济公活佛 降
辛酉年九月初六日
诗曰:游记篇篇启世迷,意义超凡万道举。
   三曹震动皆注目,一本恢宏畅末期。
济佛曰:今夜“人间游记”第三回著作,此末部天书意义重大,希诸生振作精神,将其圆满着成
蔡生曰:此部“人间游记”著作,虽深具意义,但是否会被人视为提倡迷信呢?
济 佛曰:迷不迷由你,信不信由我;修不修由你,悟不悟由我。大道真理,放之则弥六合,卷之则退藏于密。现今世人,各人观点不同,故此事难免。你不看政府德意 往往要开辟一条大道,以利大众交通,但仍有些地主却舍不得失去利益,而大肆反对吗?而且社会上的义行善举,也有人不屑一顾。故,人有勇气要下地狱,老衲是 无权阻止的,因此社会上的善恶两面,道魔两边,总是相抗衡而且永远存在的。所以此书意义重大,无论“道子”,“俗夫”皆要追寻访问,“上、中、下”三乘皆 度,下乘人改邪归正,“放下屠刀,立地成佛”,带业住生。中乘人守人伦道德,证果成真。上乘人修无为大法,学上乘之理,达无生无灭,自在自如之境界。因此,普利三乘,广被苍生,怎会落入迷信的樊笼里呢?
蔡生曰:那么此书着来,不是大费周章吗?
济佛曰:所以此书文词慎重,针对社会腐蚀及病态而发,全以实际之真理为导引根基,进而阐述无形大道。
蔡生曰:那么依恩师之见,度化人心,以何种态度,最易使人接受呢?
济 佛曰:贤徒你问得真好,度化人心,当以人心的自化最易,以婉转的哲理而达到使人接受。如夫妻反目,为妻者,或为夫者,当以温文尔雅的语气相劝,使双方皆能 接受为原则,而达到回心转意,两心相悦,最为恰当。但偏偏有一些性急火爆的夫妇,以揭发对方疤痕,损人自尊为能事,导致水火不容,夫妻离异。因此,大道的 宏化亦是一样,讲求固有格式的一定路线,皆非大道宗旨,只是徒增困扰而已。
蔡生曰:依恩师所述,此书内涵一定非凡,诸同修们之辛勤效劳相信并无白费。
济佛曰:因圣贤诸生数年来一直保持赤诚道心,患难同担,坚志不退,故此游记方能由尔圣贤堂担当大命。
蔡生曰:鸾门阐教如何达到修而不迷之境界?
济佛曰:以慈悲为怀,爱人如己就不迷;以争名贪功,虚求显化就是迷。
蔡生曰:现时经典善书甚多,众生应以何书为入手工夫?
济佛曰:现时之经典,皆可会心体悟,无何分别。
蔡生曰:那么,何以要继续扶鸾阐教及以杂志方式推行鸾刊呢?
济佛曰:杂志的功能在于横越时空的界限,如贯穿四方八达的大道,使人人皆有缘份踏上这条大道,开悟新知。况且,人处于五花八门的世界中,时时受物欲外缘所染,因此,仙佛屡屡降鸾说法,以文字因缘相,扫去沾染之尘埃,增加慧智。又众生乘坐末法慈舟,驶向瑶乡彼岸,难免于中途之时,须要吸收心灵的食粮,达到大智大慧之境界。
蔡生曰:恩师之说,切中时弊,契合禅机,相信众生闻法,皆能扫去无明,而归清静的。
济佛曰:今日师徒谈道至此。为师今宵安排一位对宗教哲学颇有研究之在家居士与你面叙大道哲理,以启众生迷惑。故你可以提出宗教理论发问!
蔡生曰:天下高人实是不少,只是大多密炼潜修,深藏不露,既有此机会,那么今夜我可以准备一些问题发问了。
济佛曰:好了,准备起程,速坐稳莲台。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!………
济佛曰:已到了,快下莲台吧!
蔡生曰:恩师!此是何处?环境清幽,景致优雅,傍山临水,奇葩异卉,此处俨若世外桃源。
济佛曰:方才你所观之风景乃是xx湖,今日欲访之在家居士正是居于前面此幢之房舍,我们快快前往。
蔡生曰:我已发现了坐在室内此位居士头上满布毫光,修持定是不错吧!
济佛曰:贤徒你暂候,待老衲前去点化此位贤生,以便与你问答阐道。
蔡生曰:好的!………果然在恩师点化之后,此位居士元灵已经浮现,轻飘渐往此处而来。
居士:前面是济公禅师与此位善士,请问善名?
蔡生曰:后学是台中圣贤堂天笔蔡生,今夜来此打扰,非常抱歉,请多多指教。
居士:喔!原来是圣贤堂贤生,您好!
蔡生曰:听恩师之言,你对宗教哲学有独特之研究,后学今夜有些疑难请大德能够解答分析,以助人间游记之著作。
居士:那里!那里,尽我所能吧。
蔡生曰:修道名词中常有大周天与小周天,到底如何解述?
居 士:宇宙有大循环之运转,一次为一元,一元为十二会,一会为一万零八百年。一元为十二万玖仟陆佰年。子会开天,丑会辟地,寅会生人,以四季论说为春耕夏播 之时。申会人没,酉会地尽,戌会天穷,亥会混沌,此时以四季论说为秋收冬藏之时。一元十二会,以“子,丑。寅,卯,辰,巳,午,未,申,酉,戌,亥”周流 运转,名为宇宙之“大周天”。人为一“小周天”,如人身有十二经脉,天有十二元会,一年有十二月,一日有十二时辰。人有三百六十五骨节,一年有三百六十五 天。人有八万四千毫毛孔窍,天有八万四千星宿。人有五脏六腑,天有五斗六星。人有两眼,天有日月。故人与天地合为三才,与宇宙日月运行相附合,人为一“小 周天”,宇宙为一“大周天”。
蔡生曰:大德所言,果然不凡,令我刮目相看。宇宙的奥密真是浩瀚无垠,未经大德如此阐述,实是无法解出端倪,而斥为迷信。
居 士:宇宙上的一切可斟破的为已知界,未勘破的为未知界,如人生活在地球上,在航海家歌伦布未环绕海上,而证实地球是圆的以前,若说地球是圆的,那是一种迷 信。若非太空人阿姆斯壮已真正踏上月球,在此之前,若谓:人可登上月球,那也是一种迷信。因此今日大道的追求,亦是一样,走在时空的前端,往往人视而不 见,感一而不通,而视为迷信,就像一群井底之蛙,不能窥测大地,只能揣测,而少数具有先知先觉的蛙者,预测大地有万物时,岂不是天大的迷信吗?因此,我们 人类就像在洞里工作的蚂蚁一样的渺小,宇宙的一小部份气候变异,对地球人类来说,往往就导致天灾地变,其比例就好像人提一桶水,往蚂蚁洞浇下一样,就如发生大水灾,损失惨重。
蔡生曰:尚有一问题请问大德,佛家所言之三昧真火焚身,可有理论追循。
居 士:以现代的力学原理来讲,电唱机的唱针,尖锐一微点之压力,胜于火车轮下同一微点的压力。凹凸镜将太阳光集于一点的光热能,可引起纸张燃烧。因此,人身 含有热量,是不争的事实,如能将全身的电热能量,集中于一微点,其电力可远胜于高压的三万瓦特。因此佛家所谓的三昧真火焚身,是千真万确,只是人们难以去 运用或发掘此种能源罢了!其实,“三昧”是“正定”的意思,以正定中煆炼后天色身成“金刚法身”的真火。
蔡生曰:今日非常感谢大德之宗教哲学理论,后学受益良多,相信此论可大益宗教之普化也。
居士:岂敢,岂敢,蔡生过奖了。
济佛曰:好吧!今日拜访至此,贤徒快向此位居士谢礼。
蔡生曰:多谢大德今日之开悟,就此拜别了。
居士:感谢济佛之安排,使我有此机会为众生服务,身感荣幸,请济佛受下生三拜……。
济佛曰:贤生不必多礼,好好修持,待机缘再来相叙。先静下心性,老衲向尔安魂定魄。
蔡生曰:瞧见恩师口念真言,此位大德在静坐中亦已回归自然,真是法力无边,奇妙无比。(此时蔡生又放眼四处,饱览风光)
济佛曰:今日大功告成,贤徒此处风景虽然美好,但不必留连,天界风光远胜于此,准备回堂吧!快坐好莲台!
蔡生曰:好吧!我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第四回 论著书 论功德 天意妙排与真谛 谈三水 谈菩提 禅机巧言及实义
济公活佛 降
辛酉年八月廿三日
诗曰:湖面清清月照轮,微风拂面心清明。
   圣堂修士如昔日,速下鲲瀛圣堂临。
济佛曰:著书忙,头头转,忽朝东,忽朝西,天堂地狱任我履。不为己,不为利,只为苍生太痴迷,又顽逆,欲罢不能心难息,皆是诸生志不移,不得不再人间游呀!人间去。
蔡生曰:恩师好像在相声,又好像是唱山东小调,难得能听恩师唱戏,已值回票价了。
济佛曰:刚才在仙山小盹一会,忽被圣贤堂的钟声敲醒,几年以来,不知被催醒多少次,随即往返三界,畅游天上,人间及十殿九幽,老衲深觉责任重大。但想起三才一贯天书,非圣贤堂无法膺此重任,今看到圣贤堂有如此之成果,老衲纵然再辛劳,亦觉欣慰。
蔡 生曰:恩师说:“天、地、人”三才一贯天书非圣贤堂无法膺此重任,岂非上天有所偏私于圣贤堂。或说我等游生只不过是一具被仙佛利用之工具,傀儡吗?若不是 我们游生能通天彻地,功居第一,那能有“天、地、人”等书之著作,恩师此说,愚徒我可要为天下鸾堂不服,及为我们游生辈叫屈喔!
济佛曰:贤徒!您岂不知:“天道无亲,惟德是辅”、“祸福无门,惟人自召”之道理吗?圣贤堂因邱生垂港,自廿四岁创堂之始,便取堂名为圣贤堂,其动机,其立志由此可初见端倪,况“圣贤”两字,寓意良深,包融三教,五教,甚至万教之真理,皆不 出圣贤之教化,终成圣贤之上品资格为依归。非但名号如此,且其实际一心代天宣化之宏愿,不因受尽考魔,诽谤而有所退志,反愈挫折,愈奋励。讫至创办“圣贤 杂志社”。洪生祖持担任社长以来,牺牲奉献之精神,实堪嘉许。由于圣贤堂堂主及杂志社社长两主事者之操持,品德,及财团法人设立,使财务处理得丝毫清白, 点滴归公。等等,方能使堂运宏展,道务及杂志之发行量蒸蒸日上。如此,感格天心,万圣千真齐赞同感,此乃道业基石之一大因素。况所有董事,社务委员之制度 健全,成员热心奉献,所有鸾生风雨无阻之效鸾,此为堂社务宏展之次要因素。更实际论功德,最主要还是众生之乐善好施,对圣贤堂之信心及有形,无形(实质,精神)等 鼓舞。故,圣贤堂膺“天、地、人”此三才一贯天书之重任,实天下道德君子,乐善好施者之成果,而同膺重任,所以上天无私,实“大公无私”的衡量下,以成其 奖善罚恶之私,贤徒您说是吗?至于正鸾游生之使命与成就如果真心为道,别无所图,事后或永不变节,更不负天心及仙佛之栽培者,则功不可没。贤徒您也末免太 气啰!当然,以贤徒素来之大愿,我想您可不是在开玩笑吧!其实,天下确有不少人执功执德,非但不知“上德不德,下德执德,执着之者,不明道德。”执功执 德,动机不纯,已抹煞他人功德,如此心术,实已不正,最后难免在无形中受考验,在无形中受天演淘汰。正鸾之是否膺命,最主要乃是依据其所效劳之堂运,及天 意之欲使道业宏展,权宜之计以道法,佛法之广大,只要是上天所倚重之鸾堂,则无论孰为正鸾,甚至可随便择人显化,马上执笔。或任何受显化者皆可仰仗仙佛神 通而云游三界。仙佛之神通一退,则依然是凡夫一人。故机者,有一时一机(乩)之作用,堂运则较久,机(乩)运则应时。可惜天下多少乩生,或仰仗仙佛神力随行为三界之实际作亲见证,事后知志得意满,以为著书全为其功。岂知,既然非乩生之识神作 用,当然自非一人著作。故,其书成皆由于天意;神圣仙佛之慈悲;所有效劳鸾生之辛劳;更有赖于天下善信之布施方能印刷成书,留传教化。故,正鸾固然非是无 功,实依以上所论之共同成就,集体创作。其正鸾之功劳几许,便可意想而知了。倘若自以为恃宠而骄,必满而招损,骄而必败,上违天恩,及仙佛之功;下抹煞整 体成就之德,其功过如何?!自有天秤,老衲本不欲多言此事,只是历观天下无数正鸾,应机而兴,便自认功高德大,不可一世,终然在功过赏罚之下,难逃因果善 恶报应。深有所感,不胜唏嘘!故就事论事,依理论理愿天下鸾乩,有犯上过则立改,无则勉之而勿犯,前机无数之鉴,愿后进勿重蹈覆辙,是幸!是盼!否则,仙 佛之苦心枉费,众生之变节可悲。为师相信你蔡贤徒之宏愿,节操,故敢与你之间而论及劝勉天下正鸾之忠言,相信你能体诸老衲之苦衷,不为介意,不心灰意冷方 是。
蔡生曰:恩师!您语重心长,所论极是,愚徒怎会介意呢?况清者自清,浊者自浊,平生不作亏心事,半夜敲门心不惊。
济佛曰:有贤生如此,吾心慰矣!愿你始终不渝,上天终不负你。
蔡生曰:感谢恩师嘉勉。恩师真是辛苦万分,草履都因被您云迹四海,而踏破了。
济佛曰:鞋破有什么关系,只要心不破,主宰不散,形象岂能代表仙佛。
蔡生曰:恩师所说甚是,活佛足迹四处,助人济物救世,形象佛坐立四处,让人膜拜参香祭祀。
济佛曰:哈哈:想不到贤徒竟能阐出奇言妙词,希望天下苍生皆能做个自在佛,不要做个形象佛
蔡生曰:学恩师一般直修佛心,不饰道具,两只破履,也不管颠东倒西,诙谐迎笑,非是讽声刺语,而是禅机四现,非是丢人羞赧,实乃自在活佛,无忧心恬。
济佛曰:贤徒,你讲得好听,难道你也欣赏为师这袭道装吗?
蔡生曰:愚徒祟敬恩师“衣丑心佛”。
济佛曰:老衲以为贤徒你喜爱列套道装,本想送你一袭。
蔡生曰:好呀!愚徒拿来当纪念品。
济佛曰:为何不敢穿呢?
蔡生曰:嗯!………(笑而不答)。
济佛曰:大概贤徒怕难看吧!
蔡生曰:我长得丑陋,如果再加此装扮,岂不像街头游荡的老饕吗!
济佛曰:那么老衲不就成为你所描述的模样吗?
蔡生曰:不是!不是!恩师佛光灿烂,此躐蹋的袈裟,还是无法掩饰恩师的真佛真心,所以众生仍然崇敬恩师的高风亮节。
济佛曰:贤徒你如此宣扬,老衲又要忙了。
蔡生曰:忙虽忙,但是又多了一位“长工”岂不是一样吗?(此时师徒又咧着嘴,哈哈大笑。)此“人间游记”著作,本是神圣庄严的工作,顿时或为讽言戏语,会不会被人笑我俩师徒不正经呢
济佛曰:谑而不虐,讽而不讥,正合禅机,贤徒天真赤子本性,与吾对答正合老衲口味,众生喜爱老衲,就是欣赏老衲这份轻松自在的模样,假如著作游记,太庄严就显得生硬,文学艰涩,显得苦涩难嚼,还是轻松自在活泼自如,来得恰当。
蔡生曰:但是以后还是少开玩笑的好,免得愚徒被人耻为冒渎恩师,罪担不起。
济佛曰:这是你自生的无明,好了,时间不早,贤徒快上莲台准备今日的旅程吧!
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程。………
济佛曰:目的地已到,贤徒可张开眼睛,前面这间住宅,就是今日要访的神仙家庭。
蔡生曰:哦!那一定是我的好榜样。
济佛曰:是的,取彼之长,补己之短,就是“道”。
蔡生曰:此家庭善气弥漫,有一股祥和之气,堂上供奉三宝佛,堂中跪立一位头上发著毫光的中年人,正在念经吧!(此时师徒离住宅较远,济佛将莲台驾近住宅。)唷!他念的经,不就是本堂著作之“玉皇普度圣经”吗?可是刚才就是念得太小声了,所以我都不能听到。
济佛曰:此是住宅又不是大庙,念得大声,岂不是会吵到邻居的安宁。
蔡生曰:邻居也能听听经,有什么不好?
济佛曰:假如你的邻居也大声播放音乐,你的感想如何?
蔡生曰:嗯!还是恩师讲得有理。
济佛曰:这所谓:“道不同,不相为俦;志不同,不相为谋”,念经心口同念,心佛同念,在住宅念经不一定要高声朗诵。
蔡生曰:恩师,现刻此位大德尚在诵经,今日如何安排吾与大德对答呢?
济佛曰:可以的,但等他将经念完之时,为师再作安排吧!
蔡生曰:好的,希望不会等很久,而影响著书的时间。
济佛曰:不会的,因他念经不按照磬调,经韵,祗是心性默读,所以时间不会很长的。
蔡生曰:观他头上有一道毫光,好像修持不错的样子。
济佛曰:他是圣贤杂志的读者,经常以隐名氏助印圣贤杂志或济贫赈寡。因常行阴骘,又不受名利羁绊,故善召佛光普照,若能继续修行,将来可修到无极果位的。
蔡生曰:啊:恩师!他已经起身了。
济佛曰:那么让老衲去点化他吧!(此时在济佛之点化之后,此位大德突然坐在置于墙角的扶椅上,好像睡着似的,但其元灵却上飘直升,蔡生此时看得目瞪口呆,赞叹佛法无边)
蔡生曰:大德你好!
缘生曰:请问您何以至此,有何贵事?
蔡生曰:后学是圣贤堂鸾下生,请多多指教!
缘生曰:喔!原来是圣贤堂正鸾。咦!奇怪!我刚才还在念经,为何会来此与你见面呢?
蔡生曰:大德,你已诵完了,然后受济佛点化来此的。
缘生曰:喔!原来如此。(此时大德,反身合掌向济佛作揖行礼)
蔡生曰:观大德道学定是不错吧!书柜之内装满经书,今夜后学有一问题,祈问大德,希能解述好吗?
缘生曰:您客气了,互相参研,尽我所能吧。
蔡生曰:今时万教齐发,万门齐出,各教理论渗杂混合,有者互相抵触,在不能苟合之时,依道长之意,如何行持,较无罣碍,又不受困扰。
缘 生曰:您所问的甚佳,色本是空,何来之色,可是心境末能排除色相之前,色还是色,空还是空,就比喻三种水,一是“先天圣水”;二是“性天清水”;三是“后 天浊水”。“先天圣水”是仙佛的本心,不受污染,又能净化外来之毒水,浊水,他水。“性天清水”是修道的本心,因时时受佛光普照,及真理的淘洗,水性虽 清,易渗杂质。“后天浊水”是凡俗的后天心,本是清静,但受凡尘累世污染,妄念欲心,故为不净之水。以前圣贤杂志的普化只是达到清水之无染,未能达到圣水 之圣洁。因此,诸生及读者有者只是修到清水之阶段,不能突破另一层境界,因清水虽清,易渗杂质,要涤除杂质,尚要制炼成“圣水”,此段期间最为困难,但或有人再饮他水,使清水变成“杂水”,此“杂水”就是杂心杂念,不能专心一致,故成困扰,自心自缚,就是此中原因。
蔡生曰:这如何讲呢?
缘生曰:因为此时有第二杯不净之水倒入,而他又不能起净化作用,岂不是自寻困扰吗?原理在此也。
蔡生曰:喔!我了解你的意思了,你的含意,藏尽大道玄机,本堂众多鸾生中,有数位就是不能突破此种障碍,本是一杯“清水”,可是渗下第二杯“他水”之时,皆困扰万分。
缘 生曰:是呀!此是自己之心境,未能达到佛性的本心,所引起的相反作用,而自生的烦恼与无明。因此“圣水”如同“佛性”,“佛性”是大,心量广大,犹若虚 空,无边无际,无大无小,无嗔无怨,无恶无善,无私无偏,照破虚空,包融一切。今圣贤遭逢道劫,正可印证,以前圣贤杂志风波不息,危如累卵,就是“清水” 被渗杂质,此亦是我于去年已有之预言,但亦正是考验圣贤道子之“真钢性体”之时,故,自心清明者,犹如烈日当空,常清常明;若自心昏昧者,就如黑云密布, 不得清静。但返观内照,一切阴影,皆是自生的无明,若了此心,阴影黑云自除,故我说圣贤杂志已步入“圣水”之域,是此原因也,若能明悉此理,则能如如不 动,正是无上菩提本性。不能明乎此理者,道心惶惶,信心动摇,心存我私我执,便枉费数年来苦心之修持,犹如“千日打柴一日烧”,“火烧功德林”一般,亿功 万德,一夜燃成灰烬,就此原因也。
蔡生曰:方才大德所说能预言未来,实是法心高明,但“无上菩提”之意,愿请再次解释?
缘生曰:所谓“无上菩提”,“无”是“佛心”,圆融无角,无前无后,不偏不执,常清常明,但卫道者,若有分别之心,我私我执未除,便落于“有”,落于三乘“上、中、下”之中,不能大公无私,则非真常之大道,原理在此。我所说之预言,只是多言之谈而已,并非我有高人一等之能力,只是天理运转之所然也。
蔡生曰:大德之言,犹如真佛说法,深契我心,深破我执,卫道之士,若用此心,正是大道之福,众生之福也。
缘生曰:是也,圣贤诸生希能以继往之精神,慈航稳驾,那怕风浪之侵?身立得正,那怕他人之谤?………(此时济佛突然急忙将此位大德魂魄投体)。
蔡生曰:恩师!为何慌忙突然将大德安魂定魄呢?
济佛曰:你不看,方才大德之长子,已在大德之旁,唤叫“爸爸”吗?
蔡生曰:喔!原来如此,想不到会那么巧,刚才我与大德参道,兴趣正浓呢!
济佛曰:方才如不速将大德安魂定魄,恐将生意外。
蔡生曰:想不到著作“人间游记”竟然有此紧张的一面,哈哈!真有趣。
济佛曰:好了,今宵时间不早了,我俩还是回堂吧。贤徒坐好莲台!准备回程!
蔡生曰:遵命!我已坐稳莲台,请恩师起程吧。
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第五回 真道德 天考人验证其品 实修持 善存气瑞征其行
济公活佛 降
辛酉年十月初三日
诗曰:逆境颠沛考道心,顺流筏舟易沉沦。
   莲花出泥仍不染,劲节尊贵万年存。
济 佛曰:莲花生长在污泥,而不为污泥所染,所以方能显得它的尊贵;战士不因国危,战乱而易节,才能显得他的精忠;忠仆不因主难而易心,才能显得他的忠贞。如 一位闺女嫁到一个和睦相处,安祥温暖的家庭,上下有序,兄弟互敬,姊妹温婉,生活在这个圈子里,孝敬翁姑,本乎常情,只是礼尚住来而已,不能显出她可贵的 “孝”。这是第一种媳妇的作为(平常的妇德)。但另一位女子嫁到一个翁姑唠叨挑剔,兄弟不和不敬,姊妹多怨多嗔的家庭,她还能表现高超的妇德,孝敬翁姑,必恭必敬,照顾小姑小叔,毫无怨言,友爱妯娌,牺牲奉献,不计得失,这才是难得可贵的孝妇贤妻。这是第二种媳妇的作为(修道的妇德)。可是偏偏有些为人妻女者,便不堪纷扰,而每天怂恿夫君早日迁移,自立为家者居多。此是第三种媳妇作为(自私的作崇)。 今大道的修持亦是一样,在优越的环境中,生活处事,此是普通人都能做到的事情,怎能称为“修道”。但假如在一个恶劣的环境中,诸多困扰,诸多欺谤,仍然能 修处之泰然,该忍则忍,该让则让,不为所动,不为改节,不为异志,作为他人的良范,作为他人学习的榜样,以身作则,身教胜于言教。此种道子,虽言未有修 道,但吾言“你成道了”。故有修与无修;真修与假修,在此分野;成道与末成道,在此分别。道本随时在你左右,“道”非是老人的专利,“道”非是消极作为, “道”非是顽空或固执,“道”非是自缚自缠。因此,若有以上之念,皆落于偏见之端。须知“养兵千日,用兵一时”,平时不操兵,不养兵,战时何来有兵?今日 修道亦是一样,平常是道,日常生活是道,道非是如草木一团死寂,它是富有生机,非常圆融,它要你致“中和之道”。因此,有人因“道”而生,有人因“道”而 迷。有云:“道不远人,人之为道而自远”,此是最好的明证。所以批评“道”之人尚在门外,未入门内;行“道”而甚觉痛若的人,尚在门外未入门内;入“道” 而感到恐 慌的人,尚在门外未到门内;为“道”而求仙佛感应者,尚在门外未到门内;为“道”而寸步难行者,尚在门外未到门内;为“道”有门户之见,尚在门外未到门 内。因此,“道”是充满生机,它不是消极,它不是散漫,如行道之人犯有以上通病者,皆非究竟之道,非解脱之道,尚未悟到真道,此是易倒的“道”,非是不倒 的“道”,是顽执之道,非圆通之道,是顽固的道,非是圆满的道。人若不能悟出此道,知晓此道,是妄见迷心,千万不可就此大加欺谤,论说是非,此是自生的无 明,犹如将自己本性迁出真道,将自己迁出天堂,闯入地狱一样的愚蠢。凡是有以上思想的人,定要访求明师祈求指点,不可一沉再沉,今日“人间游记”深破大道 玄微,是千古难得至贵珍典,若能悟此,成仙成佛在此。若不能悟此,千世不见真道。当不可谤佛谤道,否则是自沉孽海。须知,至贵之道,皆在于此,离此便失究 竟之道。但千古以来,能悟此道者,实微乎其微,少之又少,故此道是--非人难得,非人难传,非人难悟,非人难证。过去圣贤堂虽每每心印天心,可是此心未 明;此时印心则犹如百箭穿心,只只皆射中无始之圆心,犹如神秀日日跟随五祖,才高八斗,文学横溢,但不能悟此真道,只能采到树叶,未能采到树枝树根。但, 六祖慧能,文学不识,悟此真道,顿见本来,却成为禅宗第六代祖师。
蔡 生曰:感谢恩师传下此无上真道,使吾顿见无上菩提,犹如五祖三更传道,慧能言下大悟;释迦拈花,迦叶微笑一样。过去愚徒修道,悟道尚未印入此真如菩提之 心。就像一个嗜赌的人,只怪手痒,打手一样,而不知打手是治标,制心方是治本。今日千经万典,悟人视为一,迷人亲为万。但千经万典犹如一树有千枝万叶,皆 衔接树根一样,迷人不识只取树叶,悟人取叶而能“悟根知本,顿见本来”,我庆幸今日能得恩师真传,当因人施教,与诸同修同砥砺。
济佛曰:哈!哈,真人得真道;迷人得迷道;上人得上道;中人得中道;下人得下道。此是你与吾因缘会合之相生。若不能了悟此道者,将会狐疑自生,无明常起,轻亲此道永远难行此道,须知,此道非人难悟,非人难传,非人难证,因此,不必在书中多言论说。
蔡生曰:是也,我当以众生心,演此众生法。
济佛曰:你能得为师之真传,是你立下宿愿之回报。
蔡生曰:在此感谢天恩厚爱。
济佛曰:今夜时间不早了,贤徒快上莲台。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧。
济佛曰:目的地已到,蔡生你可张开眼睛了。
蔡生曰:来到这生疏的地方,前面室内有一位中年妇女,坐在客厅,与另三位妇女正在言谈,但观前面此位妇女,善气充塞,有一股不可侵犯之高贵气质,但此气质又异于虚荣心与繁华的粉饰,是修道人自然流露之纯朴无邪的至贵气质,真是仰慕至极。
济佛曰:贤徒!你果有慧见,一眼便能洞澈道人之真貌,实是不错,此位坤道修士,入道至今已有二十多年,又常保持道志不退,慧心常燃,无明常扫,故能善气充满,她常在鸾堂至诚效劳,故能心召善气之照。
蔡生曰:真是不简单呀!修道之人,许多好奇贪求,不能真修实行,步步踏实,大都在半途之时便退道而去。
济佛曰:今夜无法安排你与此位坤道女修对答,吾们另寻一位再作今夜之借题谈道吧!
蔡生曰:好的!……恩师!您将莲台之速度减慢,愚徒方才偷偷将眼睛张开,但还是难耐风力之侵袭。
济佛曰:现在你功力不足,当然如此,还是快将眼睛闭起才好。
蔡生曰:是的。
济佛曰:前面商店三楼住家,有一位慈善老人。
蔡生曰:我已看见了,里面有一位老年人,头上发著毫光,观其相貌亦是不凡,大概修持不错吧
济佛曰:他亦是修道之人,常以隐名氏助印杂志及善书,又常常帮助贫乏人家。待人处事彬彬有礼,不计虚名,不贪荣华,就是此位老者之为人方针。
蔡生曰:的确不错,我想,一个人如果能够时时保持这种心境,心灵愉快更胜于物质的享受,自己受益,别人也受益,众生何乐而不为呢?
济佛曰:哈哈!世上有三种人;一种是“讲得到又做得到”,这种人为人处世,实实在在。另外一种是“讲得到而做不到”,这种人虚言虚行,投机取巧。最后一种是“讲不到,而做得到”的人,此是真心行道,不计名利。此位老者就是最后一种人。
蔡生曰:默默耕耘,不计得失,实在令人敬佩,那么今晚恩师是否要安排提灵,与愚徒阐道?
济佛曰:今夜时间不早了,我看就免了吧:你坐稳莲台,我们准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第六回 邪念淫行诸恶根 自迷沉沦罪孽深 正心修身众善本 戒己看破功德存
济公活佛 降
辛酉年十月十九日
诗曰:色字头上一把刀,锋似利剑斩英豪。
   多少迷蒙痴花客,沉沦孽海困苦牢。
济 佛曰:嫖娼宿妓为淫,奸人妻女为淫,意念猥亵为淫,败人名节为淫。俗云:“菜虫菜下死,花蜂花下亡”。吕祖云:“二八佳人体似酥,腰中仗剑斩愚夫,虽然不 见人头落,暗里教君骨髓枯。”故,仙真圣训,再再皆是警惕民心,不要受淫念迷惑,不要受色毒腐蚀,而导致沉沦孽海,方后悔不及而恍然大悟,为时已晚。
蔡生曰:恩师之言有理。今日好像要以色淫为题,作为追寻目标,或是否另有其他意义?
济佛曰:是也!“淫”为万恶之首,故今夜首先追寻访问以淫祸为题,希天下众生,皆能弃淫守节。
蔡生曰:现在社会千奇百业,皆暗藏春色,以招徕顾客,致使社会风气日落,奸淫案件屡闻,皆是邪淫所惹的祸端,相信今夜游记之著作,凡观阅者,皆能达到振聋启瞶的作用,进而修心养性
济 佛曰:是也,玉皇心印妙经载:“上药三品,神与气精。”因为精气神是人之三宝,是诸药之上,若能固守“精气神”,寡欲清心,不须食山珍海味,八珍十全,自 然身体调和,百病不侵,有词云:“昔有行道人,路上逢三老,年寿各百余,勤健锄禾黍,驻车问三老,何以得此寿,一老前致辞,室内妇貌丑(节欲),二老前致辞,量腹节所受(少食),三老前致辞,夜卧不覆首(安眠)要哉三老言,所以能长久!”
蔡生曰:喔!对了,前日我于堂内,有一位信士问我,如何才能如愚徒一般云游。好像此位信士欲要尝试灵游之经验,依恩师之意,是否能够让他达成愿望呢?
济佛曰:贤徒你看过特技表演吗?
蔡生曰:看过。
济佛曰:特技团常在台上表演危险之节目,如吞剑,吞火。吞钉,台上表演得精彩万分,台下的人看得心惊肉跳,那么贤徒观后是否亦要模仿其动作。
蔡生曰:喔!那不行的,这岂不是拿自己的生命开玩笑。
济 佛曰:所以,凡人俗躯未脱,灵游就如特技表演一样,怎能自己闭门造车,瞎试而得,但祗要行道按步就班,步步踏实,有日功成果满,脱壳飞升,自己有一部云 车,往东往西,来去自如,那才是真正的云游。借来的云车,总是要还,非是究竟,又何必以好奇的心去希求短暂的欲望。好了,今日时间不早了,贤徒快上莲台, 准备云游吧!
蔡生曰:我已坐稳莲台了,请恩师起程。
济佛曰:已到了,贤徒可张开眼睛了。
蔡生曰:今夜恩师带我来到夜市,点心摊排得整街皆是,人群簇拥,熙熙攘攘,人头钻动,今夜如何访问呢?
济佛曰:有的,在吾慧眼观察之下,前面面摊正在吃面之青年,正是犯有色淫之罪。
蔡生曰:我已看到了,此位青年,口中叨着一根烟,跷起一脚在另一张椅子上,眼光四处瞄视,心神不定,桌上摆有一碗面,一杯酒一眼望去,就不像好青年,又威风十足之貌,凶气四焰,此位青年到底犯了何错?
济佛曰:依三尸神之记载,此位青年常凭其三寸不烂之舌,结交异性朋友,然后在言谈或郊游中,趁对方不注意之时,将身中暗藏含有迷幻药的口香糖,以鱼目混珠之势,偷天换日之法,赠予对方嚼食,使无知少女不明就里,冒然吞食,因而受骗失身。
蔡生曰:唉!其心可诛,令人不耻,将心比心,倘若自己是女儿身,或是家中的姊妹也一样受骗失身,其心将作如何感想?此种人,毫无侧隐之心,丧失天良,但为何不遭受报应呢?
济佛曰:此人祖德尚存,故报应当不能如此迅速,但再过五年,他将遭逢病劫,因此吾希此种青年快快回头猛省,不要为了一时之乐,而食长期之祸。又当今少女择友,定要慎重,切勿滥交狐朋狼友,而误中歹人诡计,必要观其品性行为,及真诚与否,方为上策。
蔡生曰:恩师说得甚是,此位青年现在已骑上机车,飞驰而去,今日是否要另觅一位再作今夜著书谈题呢?
济佛曰:好吧!我们住前面而去,正在书摊看书的那位青年,依三尸神之记载,他读中学之时,便偷愉观看黄色书刊。
蔡生曰:我已看到了,但此位青年,还有一股善气,为何也会如此呢?
济佛曰:此位青年于三年前,自观黄色书刊之后,患了意淫,身体衰弱,精神不能一致,故休学一年,无意中朋友送了一本“关圣帝君戒淫经”,观看后,现在已改去恶习。
蔡生曰:人非圣贤,孰能无过,有过则改,善莫大焉,进而从善如流,前程远大也。但想不到,年青人看黄色书刊,竟然有如此大的祸害。
济佛曰:年青人血气方刚,如一沾上邪淫,就如蚊蝇沾上捕蝇纸一样,难以自拔。
蔡生曰:是的,捕蝇纸外表铺上一层甜甜的糖汁,就好像邪淫一样,外表包上一层迷人的媚味,里面却藏尽了盗宝的利刃。以其求得短暂的快乐,却换来祸患无穷,自我麻醉心灵无法宁静,如此作为,无异养痈贻患,自寻祸果,实是不智之举,那么如何才能将此诟病改掉呢?
济佛曰:可在神前忏悔,赠印善书,及以工作忙碌来分解此散漫的心灵。如有欲火升起,假想皮肤溃烂的样子,或观看皮肤溃烂的图片,使欲心转为厌恶,此是一时之法,非是究竟之法。若能修道,抱元守一,明心见性,方是究竟之法。
蔡生曰:希天下众生皆能以此慧见(剑),斩断“邪迷愚痴”。
济佛曰:好了,再来,吾又发现正在鹅肉摊的中年人,依三尸神之记载,他已有妻室,但是却另筑一处香巢,暗地里租有一间套房,与一位未婚女子同居。
蔡生曰:那位中年我已观见了,正在与朋友猜拳喝酒。
济佛曰:倘若此位中年不再速速忏悔自新,其事业将逢瘫痪之虞也。
蔡生曰:现在社会正在提倡“爸爸回家吃晚饭”运动,实是深具意义,其目的,大概是在增进家庭温暖,并要每位为人父者,皆有家庭观念,而负起一家之实任。
济佛曰:哈!哈!有人一旦迷上女色,就像“正月的赌徒”一样,不赌难安。
蔡生曰:蔡生曰:恩师所说“正月的赌徒”是何意思?
济佛曰:嗜赌之人,在平时或因家庭之累,或因事业之绊,所以有所收敛,可是一旦到了新春,就不同了,万业休止,人人清闲,嗜赌之人,在此时不是会跃跃欲试吗?
蔡生曰:哈哈!恩师之言妙极了,好赌的人,平时都已技痒,更何况清闲的时候。可是女色有这么大的威力吗?
济佛曰:其实女色只是一种幻象而已,而人迷于幻象,难以自拔。
蔡生曰:何以言之?
济佛曰:因为人一旦迷上女色,皆沉醉于年青姣好的外表。女人一到老年,其外表枯萎,就得不到男人的青徕,是一定之理。譬如一位年青貌美,婀娜多姿的影歌星,人皆喜欢,一旦把她装成蓬头 垢面邋遢的模样,在街头上行走,相信人皆避而远之,不会去注目与理会的;正因此,这如同一朵美丽的花朵,能博得人们的喜爱,一旦花朵掉落污泥中,谁还会再 去欣赏与赞美。因此,远色,贵在明心,自己本心未明,一味追逐醉生梦死,沉沦于酒家茶娘,风月场所,竟不知此灯红酒绿已埋葬了多少英魂。等到年有所长,为 色所害,才皤然悔悟,知晓过去的无知,为时已经晚了。
蔡生曰:恩师说得甚是,女色不知迷去了多少英雄好汉,众生在安乐窝中,自我陶醉,一旦事与愿违,跳脚跺足,已是无济于事。
济佛曰:今日云游至此,贤徒快坐好莲台,准备回堂吧!
蔡生曰:好的,我已坐稳莲台,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第七回 人世间 众生修持种道因 天佛院 亡者净化煆性灵
济公活佛 降
辛酉年十月二十九日
诗曰:修道无奇本自然,一性圆明养性天。
   自古行持无捷径,守住本来结佛缘。
济佛曰:今日修道,实是无奇,但有人欲要追寻捷径,却是越追越远,愈行愈离,此是何因呢?皆是已走入旁门左道了,故越修越迷。
蔡生曰:恩师讲得甚是,大道之门宏开,人却是不行,小道闭塞,人反而硬闯。
济佛曰:哈!哈!大道久远,小道短径,走旁门小道者,终会还到穷途末路;硬闯者,终会头破血流,到后来还是要回心转意的。
蔡生曰:希望如此。
济佛曰:现在准备著书云游吧!快坐稳莲台!
蔡生曰:好的!我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:目的地已到,贤徒你可以张开眼睛了。
蔡生曰:前面佛光灿烂,有一佛坛,好像是专门修道研理之场所!
济佛曰:此家之人皆持斋戒杀,恤贫济寡,为道牺牲奉献,不余遗力,实是神仙家庭也。
蔡生曰:楼上有一位老伯正在走动,并整理佛坛,大概是此佛坛之主人。现在教门诸多依恩师之意,如何分别真伪?
济 佛曰:道本无道,教本无教;教本人设,道是人行。公正行道,道是正;欺诈行道,道是邪。今时万门齐发,有者隐,有者显;有者入世,有者出世,素质参差不 齐,但各教当以修心布善,救世济人为宗旨,若有违背,无论何人皆与“教”背离,与“道”继缘。名相皆假,真伪在此,不必起分别之心,更不必互相抵毁纷争, 须知大道之行也,天下为公。
蔡生曰:方才之大德,外功虽造,但未知是否兼修内功?又若是未修内功或是内功未足者,归空后,是否亦能归于无极之天呢?
济佛曰:此人并未性命双修,实在值得惋惜,如果依照其单行外功如此修持,道心坚定,但内功未能圆满者,只要一心道志不变,可由有缘仙佛带引入八卦院,或天佛院,再磨炼性灵杂质,直至一性复明为止,然后才可归于无极理天之域。
蔡生曰:愚徒经常听说天佛院之名称,今宵可否请恩师带我上天佛院参观一番呢?
济佛曰:今日师徒是著作“人间游记”若是再转访天界或地狱,此部游记著作时日,将会延长。
蔡生曰:为大道宏化,普度众生,愚徒愿将著作时日延长。
济佛曰:既然贤徒汝有弘道之心愿,天心好还,岂有不助之理,为师者就成全你吧!今日就往天佛院而去!
蔡生曰:多谢 恩师!
济佛曰:济佛曰:要往天界,待我准备一瓶天水,让你服下,增加功力。
蔡生曰:好的……,果然天水不凡,愚徒身心顿觉清凉,精神为之一振。
济佛曰:坐稳莲台,我们起程吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:天佛院已到,蔡生下莲台!
蔡生曰:哇!果然天界美妙,奇花异卉,怪石嶙峋,琳琅满目,美不胜收。……恩师,前面来的是何人?
济佛曰:他是天佛院的吏员,今日我们未先通知,匆忙至此,令他惊诧。
院吏曰:参驾济佛,今日难得来到本院,又带了一位凡人,不知有何要事指教。
济佛曰:今日我俩为著作三才末部天书而来,请能转告院长知悉。……(一会儿天佛院院长从院内而出,观见济佛,两人互相作揖寒喧。)
院长曰:今日济佛难得带凡间游生光临敝院,失迓!失迓!方才经衷员通报,若有接待不周,请能包涵。
济佛曰:那里!那里!院长客气了,今日为著作三才末部天书而来,此位是圣贤堂蔡生。
蔡生曰:今日三生有幸能与院长相会,真是不易,希院长能多多指教。
院长曰:圣贤堂为大道宏化,尽心尽力,来此修炼之“炼气士”,诸多皆是圣贤杂志读者。
蔡生曰:若是如此,圣贤同修为道普化,奉献精诚心力,并无白费。
院长曰:诸生能学蜡蠋精神,燃烧自己,照亮别人,功超三界,功果浩大,实是不易。
蔡生曰:那里!那里!院长您过奖了,请问院长方才入院内之吏员手捧的文件,是什么呢?
院长曰:他递来的文件是三关九口之功过录,在此评定功果多寡,再安排到本院进修,如果煆炼已达智圆性明,然后再呈上无极考证果位品莲。
蔡生曰:原来如此,想不到手续竟然亦相当麻烦。
院长曰:此是当然,末世以来,修道者渐多,故我们作业亦相当繁忙,你可以随我入院内观览吧
蔡生曰:这个庭院广阔无边,宽敞无比,看到来往仙客,皆温恭貌淑,逍遥清闲,毫无奸诈之心,亦无罣碍之念,我看到这幅景象,心胸开朗无比。
院长曰:现时万门齐发,各度有缘,是自有世以来之大好奇缘,能够进入天佛院修炼者,皆是宿具善根,所以心境悟界已是超人一等。(此时济佛及院长与蔡生齐到院内,吏员急忙献上香茗珍果。)
济佛曰:多劳贵院了,今日来到此地,欲以观览采访贵院,以作刊载善刊之用,及修道之明鉴,依老衲看来,还是赶快起程为佳。
院长曰:既然有职责在身,吾亦不便强留,那么就起程吧!今日道运已达玉石分班之时,虽然修道者多,但能够忍辱精进者少,天佛院内,皆是在生修持坚定者。……(此时蔡生跟随济佛与院长背后,边行边谈,前往修炼亭,蔡生伫足观看,里面之修士,皆养精蓄锐,心无旁鹜,有的头上亳光四射,蔡生看得哑口无言,赞叹不已又到第二处,瞧见净气亭内,修士皆心专意静,圆明一性,纤尘不染,混元真气运转,光华三千;又至礼仪庭,修士皆彬彬有礼,气禀圆融,人欲净尽。蔡生来到静养亭好像看到熟悉的人,伫足沉思。)
蔡生曰:前面此位非常面熟,好像是……。
院长曰:他是贵堂已故鸾生徐生进福。
蔡生曰:是也,他是本堂鸾生之先父,但外貌看来比以前年轻不少,精神焕发,差点我已认不出了。
院长曰:待吾使唤吏员,请出徐生吧!
蔡生曰:那真是求之不得。徐伯伯,你好!
徐生曰:汝是圣贤堂鸾生吧!
蔡生曰:是呀!今日真是久仰了。
徐生曰:今日吾能到天佛院修练,实是在生道志坚定,其中亦承蒙圣贤堂恩主之推荐,又吾小儿庆宗,在圣贤堂造功不少之荫。
蔡生曰:今日奇缘能够看到徐伯在此院修练,我亦非常欢喜,愿徐伯能功成果满,证果成真(此时徐生与蔡生被此叙礼,依依难舍)请问院长,我听说人在归空时,若是尚能肉体柔软者,是上证无极理天之征兆,此是否正确之说呢?
院长曰:凡是大善德者,或是行道不辍之人,归空之时,大多有神圣带引天界,因此心灵愉快,身心便不受拘束之苦楚,肉体因而不僵硬者多。
蔡生曰:那么修道者,是否不能直证无极之域者,皆要来此修炼呢?
院长曰:时逢末运,人心污染,凡界之今日与上古,中古时代不同,修道者要达到清心,清身,清口三清境界,又外功内果齐圆者已少,因此天佛院之设,是让真心实行,始终不怠者之净练场所,犹如上无极之跳板,仍然不变初节者,大多皆能来到本院修炼,达至一性圆明自在为止。
蔡生曰:原来如此!
院长曰:我们继续往前吧!蔡生曰:好的,前面参禅亭内,有一位大佛在台上说法,台下之修士,个个巍巍道貌,皆精神专一,洗耳恭听
院长曰:此是修士再上一层悟境之必修课程,吾们再往前面去吧!
蔡生曰:此是诵经室,我听不出是诵何经典,好像是念佛之样。
院长曰:一室内多人齐诵,念念串心,声音当会如此的。
蔡生曰:他们聚精会神一心不乱,相信已达到念无所念之境界。此亭,是宣讲亭,我看他们皆在研读道理,不知有何作用?
院长曰:研读道理,当能帮助其明理真修并开智慧达到究竟解脱之境。
蔡生曰:是也!心慧若开,自然外缘无法拘束,来东往西,自由自如。
济佛曰:我看今日就此吧!
院长曰:好的(此时院长及吏员皆欢送济佛及蔡生)。
济佛曰:今日云游就此结束,贤徒快坐稳莲台,准备回程。
蔡生曰:好的,我已坐稳莲台,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第八回 歪念农夫 害人祸己报薄禄 善心人士 利众益身征厚福
济公活佛 降
辛酉年十一月初六日
诗曰:念诚追随不畏寒,赤胆忠心藏圣丹。
   为道重圣轻凡事,他年果享证莲邦。
济佛曰:今夜寒风凛冽,圣贤诸生尚能到堂效劳,不畏于风寒之侵袭,“赤胆忠心”,与外面萧条景象正成对比,诸生“为法忘躯”。老衲立于坛内,亦忘了现在是夏夜,还是冬夜。
蔡生曰:恩师说得甚是,今日确实非常寒冷,但同修今夜来堂效劳之人,不亚于往常之时,此样精神,实是可嘉。
济佛曰:哈!哈!“热”诚之心,溶解了寒冷之意,所以已经分不出寒冷与否,若是无此“热”诚之心,早已躲在家里发抖了。
蔡生曰:躲在家里还会发抖?
济佛曰:若无此“热”诚之心,心如凉水,再加上天气冰冷,一踏出家们便又“退缩”,此“退缩”一念开启,不是早已在心灵中发抖了。所以俗云:“岁寒然后知松柏之后凋也。”
蔡生曰:是的,同修有“松柏”之志,所以不畏寒,否则徒有“花朵”之美,不是早就凋谢了吗
济佛曰:哈!哈!“松柏”长春,“花朵”短艳,堂内热诚,堂外冰冷。今夜著书又要灵游,老衲先赐你一颗“大温丸”,让你服下吧!
蔡生曰:感谢恩师之赐,我服下了……。的确不错,现在我灵体温热,已不觉寒冷了。
济佛曰:好吧!现在准备起程吧!蔡生快上莲台。
蔡生曰:我已坐稳莲台了,请恩师起程吧!………
济佛曰:目的地已到了,贤徒你可张开眼睛了。
蔡生曰:来到乡村之地,远离了尘嚣喧闹,万籁俱寂,乡村的纯朴,又在寒冬之夜,显得格外清凉,村落空地,树叶飘飘,巷道小路行人寥寥,人们大概都躲在室内视看电视吧!
济佛曰:乡村务农为多,人心淳朴,余兴节目较少,除了观看电视之外,有的早已养成早睡早起的习惯了。
蔡生曰:我的故居本是农家,今日看到农家,彷佛回到家乡一样的感触,依稀记得童年田园的嬉戏。
济佛曰:哈!哈!钟离大仙一句:“黄粱犹未熟,一梦到华胥”的偈语,敲醒了吕仙祖一睡五十年,升沉万态,荣辱多端的迷梦,而大觉大悟,看破红尘,拜钟离大仙为师,今日贤徒你是“见景一念触,恍如已隔世。”
蔡生曰:恩师之言,感慨良深,世事无常,人生如梦,一觉之醒,已是面目全非,老的老,少的少,连自己都认不得了。
济佛曰:还好,贤徒尚能找到自己。
蔡生曰:要不然就见不到恩师了。
济佛曰:哈哈!老衲亦少了一位徒弟。……好了,办正事要紧,前面此间平房,灯火通明,尚未入睡,我们去看看吧!
蔡生曰:我已看到了,客厅中有两个人正在看电视连续剧,已经看得入神,坐在沙发上的老伯好像犯有错失,元灵有一股阴霾覆住,坐在左边之青年,好像是他的儿子,亦是一样,不知是何原因?
济佛曰:依三尸神之记载,此位农夫,耕有菜园三分多地,但心术不正,经常投机取巧,每观蔬菜价格上涨之时,便不顾虑前天尚喷洒农药,就割取出售,只顾自己利益,危害他人身体健康,已经被当地土地公及城隍记录在案。
蔡生曰:如此实在缺德也,只知赚钱,而害人不浅,将尚余留有毒素的蔬菜出售,怪不得“上一代”少有怪病,“这一代”人吃多了科技的结晶(化学品),生瘤,生疮,癌症,肝病,层出不穷,就是吃多了毒素,弥留于体内,没有排除掉所致,所以主妇煮菜,定要将蔬菜洗净,以保健康。
济佛曰:此位农夫已遭受报应,于去年与朋友喝酒在归途时骑机车,不幸撞上路边大树,昏迷不醒,住院月余,现在虽已痊愈,但腑脏实已遭受残害,而且他的儿子不长进游手好闲,不务正业,使此位农夫非常深痛感叹。
蔡生曰:年纪轻轻便畏辛苦(此时蔡生摇摇头,叹惜……)。
济佛曰:俗语云:“少壮不努力,老大徒悲伤”。今日之逸乐,他日要加倍偿还,所以天理昭彰,因果循环,报应不爽,希望他能改过迁善,忏悔过去,重建新生。(此时济佛又发现左墙以外有一善农,又曰:我俩前去采访吧!)
蔡生曰:好的……。我已观见了,与方才之家庭,大不相同,家堂善气流露,墙壁两旁皆挂有奖状,还有省议员,乡长所赐之匾额,褂得琳琅满目。
济 佛曰:依三尸神之记载,此位善农在乡里之间,不与人争,乐善好施,他拥有一片果园,位于离此三公里的半山腰,以前山路尚未铺成柏油产业道路时,是一条土石 路,平时机车,或马达三轮车,曳引车可行,可是一旦遇到细雨霏霏的季节,山路便泥泞不堪,有时步行尚难,一遇雨过天晴,更是千疮百洞,但此位善农常不畏辛 苦,经常自己挑沙担石填补。使山路平坦畅通。
蔡生曰:此种只问耕耘,不问收获的人,最令人敬佩了。
济佛曰:现在他的子女,能受高等教育,而且有很好的职业,皆是受他行善之庇荫。
蔡生曰:善有善报,丝毫不差。
济佛曰:为师又发现对面巷内,有一道善光,定是道子住家,我们速去采访吧!
蔡生曰:喔!原来里面厅堂供奉三宝佛,亳光四射佛光照耀,未知是何因呢?
济佛曰:此位道子,修道有年,他参加义务劳动工作团体,此团体经常为偏僻乡村,义务建造桥梁或修复工作,一生不为功名,罗汉四处为家,并无家累,将来一定功成果满极乐逍遥。
蔡生曰:此种为民牺牲服务之心志,实令人感动,我观此前辈面貌光滑,浩然正气充塞,令人可敬。
济佛曰:人能以无住施舍之心,方为最高,最圆满的境界,此道子之表现就是一例。好了,今夜天气又甚寒冷,著书就此结束,让诸生能提早休息吧!贤徒快坐稳莲台我们回程吧!
蔡生曰:好的,我已坐稳莲台,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第九回 宗教如指针 导引众生免迷沉 工厂若家 庭服务精神兼修身
济公活佛 降
辛酉年十一月十三日
诗曰:宗教普化若指南,启迪众生觉路参。
   引人行善不为恶,鲁莽胡行苦果尝。
济 佛曰:宗教者,如同指南针一样,它告诉你正确的方向,如欲要航海者,必要拥有指南针,方免在茫茫大海中,迷失方向。宗教者,又如气象台,它告诉你未来天气 之变化,如一位登山者,若是不听气象台之指示,就贸然登山,一遇泠酷的天气,或是烟雾蒙蒙之时,登山者遇到山难,岂不是悔不当初。今日众生在人生的旅途 中,有时就如在大海茫茫之中,或是在登山路途之中,往往自信满满,不听劝告,有日迷失方向或堕落之时,方大唤以往之愚痴,但为时已晚了。故吾希众生皆要听 气象台之发播,更要携带指南针,以策安全也。
蔡生曰:恩师之言,妙极了,将宗教之意义描写得非常恰当,众生往往就是在茫茫的大海中不听先知者之指示,故越离本来之方向,尚且不知,实是可惜也,一旦堕落后,已是百年身了。
济 佛曰:今日善刊杂志之功能,就是有启迪及预知未来的作用,假如你常接近了它,就不会像鲁莽的愚夫,经常不计后果,花街柳巷,饮酒逸乐,金屋藏娇,或赌博吸 毒,或行窃抢劫,或奸淫杀掠,这种行为与不携带指南针航海;不听气象台登山,有何差别?因此明眼人告诉你,你将有一天会得到困扰与报应的;你将会加倍偿还 你所犯的过失而悔不当初。宗教的意义,是带给你明确的抉择;带给你灵明的心智,让你迈向未来理智的人生旅程。
蔡生曰:今日社会五花八门,有时候就像在迷魂阵行走一样,走得进去,可是当要走出来的时候,倒是有点困难哩!
济佛曰:不难!不难!只要你有一份迷魂阵的地图,按图索骥,不是经而易举吗!
蔡生曰:可是要到那里获得这张地图?
济佛曰:哈哈!老衲现在就送你们吧!
蔡生曰:是!是!那么现在就开始制图了!
济佛曰:贤徒!答对了,现在开始云游人间吧!快坐稳莲台。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:末世工商发达,人人为工作忙得不亦乐乎,但有者以工作而乐,有者以工作而烦,今日就以工作为题,作一个访问吧!
蔡生曰:工作如何访问呢?
济佛曰:到时你自知晓!
蔡生曰:是的!
济佛曰:目的地已到,蔡生可以张开眼睛!
蔡生曰:前面这家工厂,灯火通明,好像正在加班!
济佛曰:这是一家制衣工厂,今夜就此访问吧!
蔡 生曰:左边这间厂房,有四,五位男人,好像正在裁布,旁边这排工作床,有三,四位妇女,正在包装,右边这间厂房,员工大约百人左右,大部份都坐在缝纫机前 努力的制衣,有几位在检验成品。在这里声音吵杂,机器马达声,叽机嘎嘎,但是有些女员工讲起话来还是淘淘不绝,不知听者,是否听到,或是有听没有到?
济佛曰:哈哈!心语传声,心声传语,管他听到,听不到,反正听者,懂得礼貌,点个头,这样讲的人欢欣,听的人也不失礼貌,两者皆大欢喜,不是很好吗?
蔡生曰:哈哈!恩师讲得妙极了,其实这也是一种“道”的工夫,耳根清静,免得惹来是是非非,闲言闲语,而不得清静。(此时蔡生突有所思)恩师今日带我来此,实在有点为难,好像不太礼貌
济佛曰:不入虎穴,焉得虎子,不入其境,焉得著作“人间游记”其实我们要看的是真体(灵性),而不是看假体(外貌),假体有色相,真体岂有色相。
蔡生曰:前面第○排这位女子,工作认真,又心灵祥和,不知是何原因?
济佛曰:她信仰耶稣基督,修持已达心灵祥和,默默工作,不与人纷争。
蔡生曰:第○排此位女子,心灵有一股怒火,不知是何原因?
济佛曰:她本是在另一家制衣厂上班,但因“肚量小,口量大”,以为上级分配工作不公,所以就离开了那家工厂,想不到来了这家工厂,又要从粗劣的工作做起,所以心有不甘。
蔡生曰:原来如此,依恩师之意,以怎样的心情来工作,较为恰当。
济 佛曰:当以为“工作而生活”的心情轻松,抱着“人生以服务社会为目的”。假如是为生活而工作,心情就比较沉重。须知,人有时候就像鸽子一样,在何处为家, 皆是食用麦片,稻谷,豆类,但有好奇的鸽子,以为别家有更好的食物,便飞翔求去,一旦知晓别家亦是食用同样的食物,才恍然大悟。
蔡生曰:哈哈!恩师说得甚是,人为了工作奔波,跑来跑去,亦是三餐而已。唷!左边这位女子,善气流露,不知是何原因?
济佛曰:她是圣贤杂志的读者,善根独厚,虽然在工厂所赚的钱不多,但仍然每月节省一百元助印圣贤杂志,四年来从未间断,在工厂里,又能与人和睦相处,处处助人行方便,不计得失。
蔡生曰:行道不辙的精神,令人尊敬,虽是区区一百元,但那颗永恒的施舍心,却是别人少有的,许多人还要跟她学习呢。
济佛曰:此圣贤杂志在读者的心目中,已是一本不可多得的心灵刊物,所以贤徒你的职责重大。
蔡生曰:是呀!我以这颗心,报答天恩慈爱,心无旁鹜了。
济佛曰:哈哈!贤徒果然不凡,希望你能吃得苦中苦,就是人上人了。
蔡生曰:对面裁剪房,有一位青年,有一股恶气之形,未知是何原因?
济佛曰:依三尸神记载,他是个不孝子也:他在外面工作,数年来未曾赚钱回家,在外面又结交狼朋狐友,吃喝嫖赌,染成恶习,此位青年如果不早日回头是岸,后半生将会尝到恶报。………
蔡生曰:恩师!他们已准备下班休息了。
济佛曰:吾俩再到另外一家参观吧。………
蔡生曰:此家工厂员工,为何家寥无几,但车台却是不少?
济佛曰:此家工厂管理不善,上下不能通诚合作所致,因此工作效率低落,此时尚在赶工。
蔡生曰:依恩师之意,如何才能使工厂作业上下合和呢?
济佛曰:如每人能视工厂为一个大家庭,员工视经理,厂长如父母,视主任,组长如兄姊,而经理,厂长能视员工如子弟,主任。组长也能视员工如弟妹,多关怀照顾,又能互相体谅别人的立场,那么一团和气,相信这是一个成功的工厂。
蔡生曰:是的,如能视工厂为家,自然人人心平气和,若是自私自利,斤斤计较者,那么他的工作不耐烦,心情更是闷闷不乐。
济佛曰:所以,在同一个工作环境中,有的能够悠然自得,有的却是整日埋怨,不能知足,就是此因也。好了,今日云游著书就此,贤徒快坐稳莲台,准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十回 宗教治本 法律治标 本标相辅相成 慧性修内 爱心行外 内外同齐同臻
济公活佛 降
辛酉年十一月二十三日
诗曰:宗教似母富爱心,苦口忠言劝迷津。
   阳律阴司和严父,儆戒惩恶刑不仁。
济佛曰:宗教者---它如“慈母”一般,常以慈祥的脸庞,及伟大的爱心呵护着人们。法律者---它如“严父”一般,具有儆戒惩罚的作用。两者是“须有可无”达到微妙的相辅相成之作用。
蔡生曰:恩师将“宗教”与“法律”比喻得甚妙,但须有可无之说是何解释?
济 佛曰:因为“宗教”所负有的意义是“教育”,“法律”所负有的意义是“警戒”,警戒与教育本是一体,人如果能教育得法,个个循规蹈矩,法律只是形式而已, 发生不了作用。但反过来说,人倘若经常逾越轨范,顽固难化,那么,教育亦发生不了作用,唯有以“法律”来约束人的胡作非为,所以两者是“须有可无”。
蔡生曰:恩师说得甚是,“宗教”和“法律”皆非常重要的,可是人为何会有两样不同的观点呢
济佛曰:现在人的观点有二。
一: 生活在奢侈享乐里的人,自私的人,残暴的人,他们厌弃宗教,以为宗教是他的绊脚石;以为人的生活只有永不休止的互相兢争,强者居上,弱者居下,强者自傲优 越,弱者自叹自卑,而忽略了灵性的修养,导致为富不仁,自求苟安,社会暴戾之气四焰,盗贼猖獗,人心靡烂,古时候“夜不闭户,路不拾遗”的风气,遂成为历 史名词。
二:步步踏实的人,他们认为宗教是平常之道,宗教是行救人救世之道,是散播“爱心”的泉源,是社会不可或缺的一项有意义工作。
蔡生曰:难怪宗教的问题自古以来,一直受人讨论著,但依然存在。
济佛曰:本来,人皆有本然之善性,只是这天赋予人的本然善性,早已被七情六欲迷惑,不能自主,就像一个好奇的顽童,离家出走,已不知回家的路线,须要仁人君子的启蒙,或富有爱心的人接引,今天我们就以“爱心”来接引这批顽童吧!
蔡生曰:好的,
济佛曰:今宵师徒准备访问一位对宗教富有热诚的人,他常以真诚的爱心去感化他人,此位居士正在静房打坐,今夜时间充足,故你可以提出有关“爱心”的问题,他会坦诚的相告。
蔡生曰:好的!发挥爱心,本是宗教的最佳意义。
济佛曰:贤徒快坐好莲台,准备起程。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:目的地已到,蔡生可张开眼睛了。
蔡生曰:此街道皆是四层楼的建筑,道路两旁,招牌挂得琳琅满目,有中药店、旅馆、文具店、西药房、器材行、西服号、五金行………。
济佛曰:前面这间四楼内,就是今日我们要访问的居士。
蔡生曰:我已看到了,静房有一位中年大德刚刚打坐下丹,正在做畅舒筋骨的柔软动作,并作下丹后的休息。
济佛曰:待吾念动真言,提灵与你对答吧!
蔡生曰:好的,在恩师念动真言之下,此位居士元灵已飘向此处而来。
居士曰:请问贤生是何方善信?(此时济佛在虚空中,一道毫光闪耀,居士仰望知是活佛驾临,俯伏叩首。)
蔡生曰:后学是台中圣贤堂天笔蔡生,请多多指教,听恩师之言,你是一位富有爱心的在家居士,方才后学观你面貌有一股善气,不却如何修持的?
居士曰:人如能常常保持一片爱人如己之心,自然心胸开阔,没有罣碍。若是心胸狭窄,他的心灵必是痛苦,在周围之人亦是痛苦。
蔡生曰:前辈讲得甚是,心胸开阔,自己快乐,他人亦快乐;自己瞋恨,他人不悦,自己亦痛苦
居士曰:是也,今日若是要将社会风气改善,当要以改心为先,将愤懑之心改为欢喜之心。
蔡生曰:是否能讲一些一生中感触良深的“爱心”事迹,来参着此本“人间游记”?
居士曰:好吧!我来讲两则有关爱心的真人实事吧。
蔡生曰:那么让我洗耳恭听了。
居士曰:数年前有一位青年,幼年丧母,父亲再娶,此位青年因尝不到慈母之爱,更失去父亲的关怀,疏于管教,国校毕业后就离乡背 井闯天下,虽然他有一颗向上的心,可是,人毕竟有失意的时候,如受人歧视或欺负,内心经感到非常的旁惶,这积郁不满的心灵,导致走入堕落的深渊,结交不良 朋友,成群结党,破坏社会的祥和。有一日,此位青年,手头拮据,凭着血气之勇,身怀利刃,欲掳掠计程车,以便挥霍,很幸运的第一次就遇上仁人德士,是一位 老伯驾驶的计程车,当车驶向郊外之时,青年拿出利刃,抵住老伯的背后,并喝叱曰:“拿出钱来,否则就杀了你。”老伯是一位修道者,一生救人济世,颇有定 力,所以并无惊惧。并曰:“年轻人,最近手头拮据吧!”
青年:“废话少说,否则将你杀死。”
老 伯:“你放心,我不会去报警的,我身上只有一千多元,可是你假如能改过向善,真的须要钱的话,我可以再帮助你,你应该相信我了吧!”此时这位年轻人不再紧 张,并诧异无言以对。老伯又曰:“年轻人,我年纪已长,假如你真要我的命,我不会去可惜这条生命,倒是你年纪轻轻,受国家栽培,受父母养育,一事无成,便 要自毁前程,毁了你自己,等于毁了你父母,更毁了国家,戴着不忠不孝的罪名,让世人唾弃,接受长期的牢狱之刑,父母受无妄之灾,忧愤痛心你心何忍,难道这 是聪明的行为………(老伯断断续续,讲了许多真诚奉劝之言。)”老伯眼看年青人已有悔过之心,又曰:“你要多少钱,须要我的帮助吗?”
青年:“老伯不必了,我不想要钱了,我下车吧!”
老伯:“假如不要那么多钱,我身上这一千多元就给你吧!”在互相推辞之下,老伯终于将一千多元塞入此青年的口袋中,并曰:“希望下次再见到你时,你已是一位忠孝双全的人了,祝福你!”
此 位青年,感愧之余,终将一千多元收下,并记下车行车号,从此努力工作,暗中行善,宛如仙佛的改造,生命的重生。约半年有余,终于写信到此位老伯车行,表示 非常感谢此位仁人君子的开导友使他迈向光明的人生,除了将老伯给他的一千多元原数归还,并言决定改过迁善,以报答老伯的爱戴之恩,此心不渝。以此“定、 慧、德”,竟然感化了此年轻人。这是真诚感化的实效,一念之仁,使浪子回头,恶心瞬成善心,黑暗顿成光明,堕落转为上进,暴戾化为祥和。所以有德的人,不 藏武器,而可以来去无阻,受人尊敬。无德的人,身藏武器,却遍体鳞伤。
蔡 生曰:此种“以德报怨”,实在令人敬佩了,所以,我觉得社会总是有善良的一面,假如人能接触到善良的一面,他内心会感到无比的温暖,便不会胡作非为。但倘 若善良的这一面失去了,人人便自私自利,互不相让,欺诈百出,人一旦发出这种歹念,等于与魔鬼为友;与魔鬼为友,等于自取灭亡,自取痛苦。
居士曰:你说得甚是,可见“人间到处有温暖”,只要你能付出真挚的爱心,多关怀别人,这份爱心会散布得更为广大,让社会都能在充满爱心的园地成长。
蔡生曰:那么请前辈再讲第二则事迹吧!
居 士曰:第二则事迹,曾在报章杂志登载报导,感人至深,曾轰动一时,为了宏扬仁爱之心,吾简略取其大意。有一位怀有“爱心”的女学生,一次在公路上,遇到抢 劫,在千约一发之际,正在诧异大声叫喊捉盗之时,此位女生,发出恻隐之情,暗忖此位青年,年纪尚轻,一旦送监服刑,家中父母会痛不欲生,于心何忍。便言: “大哥,请你不要开玩笑好吗?这样会遭到他人误会的。”此位青年知晓女学生有意隐瞒此事,虽然只说那简短的言词,但却敲醒了此青年久睡未醒的心灵,感动得 无言以对,虽脸上未滴下眼泪,但心坎上却是十分感动。在伟大的博爱心,与至诚的忏悔,星辉交映之下,此女学生不惜半工半读,暗中帮忙此位青年的家庭困境,使他重获再生。
蔡生曰:这种“爱”是天下难得的,我想此女学生的心中,只有“爱”没有“恨”吧!
居士曰:因此,社会如多了一颗“爱心”的种子,他会散播爱心的果实;假使社会多种下一颗“恨怨”的种子,他亦会散播“恨怨”的果实。刚才我所举例的二位受“爱心”荫护的年青人,就是最好的明证。足见“冤可解不可结”,以爱心去感化人,才是社会祥和的最佳保证。
济佛曰:好了,今夜时间不早。
居士曰:请受后学一鞠躬……(此时济佛念动真言,此位居士在休息中,亦回复本来之灵觉)。
济佛曰:贤徒坐稳莲台,准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生魂魄投体。
第十一回 济佛论布施 无相存诚感应多 圣母谈因果 善恶凭心报应由
济公活佛 降
辛酉年十二月十六日
诗曰:因果轮回转不息,真我面目每常疑。
   前世布施多逢运,作孽之徒永长凄。
济佛曰:无形因果,生生不息的轮回准则,众生常问假我,真我从何而来?此时的我为何多难多苦?及如何改造未来真我的面目?善人布施自求多福,恶人造罪自召多孽。两者之间,同样的生存,一得永桓的幸福,一得自毁的前途,一是蒸蒸日上,一是自甘堕落。
蔡生曰:常有人埋怨自己贫穷,而自暴自弃,恩师是否有解决贫穷的方法呢?
济佛曰:好的,我告诉你吧!只要将贫穷卖掉,不就解决了吗?
蔡生曰:哈哈!恩师说得轻松,有谁肯买贫穷。
济佛曰:那么就将贫穷卖给我吧!
蔡生曰:那就奇怪了,贫穷也可以买卖,愚徒倒是第一次听到。
济佛曰:假使不能买卖,世上岂有富贵之人,需知富贵贫穷皆是前世因缘所召,前世卖贫今生得富;前世卖富,今生得贫。
蔡生曰:听恩师之言,甚为玄妙,那么贫穷如何卖法?
济佛曰:只要“布施”,就是卖贫之法。
蔡生曰:穷人已经三餐难继,那来财源布施?
济佛曰:布施不一定要许多钱财才能做得到,但须有一颗至诚的“布施心”,真诚的布施,他的“体”虽然很小,但是他的“量”却是很大的。
蔡生曰:原来这就是卖贫的妙方,那么抱怨贫穷的人,还是赶快将贫穷卖掉,不要每天埋怨在心里,物质贫穷,心灵更贫穷。
济佛曰:哈哈!解开迷团,现在大家都该富有了,好了,开始我们今天的人间旅程吧!
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程!
济佛曰:已到了!
蔡生曰:来到此市区,车水马龙,热闹非凡,前面有一大庙,不知是何庙?
济佛曰:此是丰原慈济宫也。
蔡生曰:想不到今夜来此,庙前广庭正在放映电影,观看的人还不少,古装武侠片的电影还会使人看得津津有味,片中的女主角好像是○○。
济佛曰:贤徒竟然能道出影片中的人物,这点倒是为师所不及。
蔡生曰:大概是吧!看过电影的人,总比没看过电影的多知道某些方面人事,恩师大概没看过电影吧!
济佛曰:哈哈!现在不是看到了吗?
蔡生曰:是的!是的!
济佛曰:年关将至,百业兴盛,广告车一辆又一辆的呼啸而过。
蔡生曰:哈哈!这些广告车皆非广告商品,而是广告人品。
济佛曰:想不到人间的选举,竟然要那么竞争,如此看来,老衲如果再投胎转世,参加竞选恐怕都难当选了。
蔡生曰:那么愚徒当圈选恩师一票。
济佛曰:哈哈!那真是神圣的一票。
蔡生曰:他们的叫声宏亮,都市人的耳根,想要得到清静,的确要下点功夫了。
济佛曰:的确也是,这些助选车的人员喊着要为民喉舌,现在他们尚未当选,已经保证为民“喉舌”了。
蔡生曰:哈哈!这真是份内工作的表达,只是以这种份内工作的方式,有时候音量过高,选民的反应反而不佳,恩师您说是吗?
济佛曰:我想,为民喉舌在某些候选人的心目中就是如此吧。
蔡生曰:哈哈!恩师之言妙极了。
济佛曰:我们赶快进官吧!
蔡生曰:此宫历史悠久,庙貌古色古香,庄严巍峨,来此朝拜香客不少。(此时宫内司礼神已经在官门迎接,圣母亦离开金座与济佛寒喧,蔡生急忙向圣母参礼,此时司礼神亦献佳茗。)
圣母曰:贤生免礼了,贵堂为普化众生尽力施献,吾非常钦佩,希你好自为之。
蔡生曰:圣母您过奖了!下生不才,尚希圣母多多指教……,请问圣母,贵宫神圣诸多,亦甚为忙碌,是否可请圣母简单作个介绍。
圣母曰:好的!前面右厢有稻香殿,乃是神农大帝驻驾之处;尚有文昌殿,是文昌帝君驻驾之处,专司文人功过进升之职;还有三山国王驻殿;观音大士驻于后殿;伽蓝殿由城隍爷,福德正神驻驾;其他有注生娘娘殿;及文衡圣帝驻于汉寿亭殿,各司其职,不敢怠忽。
蔡生曰:那么立于两旁的将军,大概是千里眼将军与顺风耳将军吧!看来威武十足,神勇无比,有慑人心目之感觉……。喔!对了,此时有许多善男信女,皆在叩求诉苦,圣母是否能一一照叩愿之求呢?
圣 母曰:众生有苦,吾当尽力支援,但是“祸福无门,惟人自召”,人往往非常懵懂,在幸福快乐之时,皆不知珍惜,不知行善,一旦有难,方会到吾前叩求,吾观其 诚心忏悔之多寡,斟酌按照功过之多少赐其感应。须知,众生在五浊之尘界中,当有诸多凡事不能顺遂,但是苦中反而促成上进之奇迹;福中反有堕落之险象。
蔡生曰:圣母之言有理,圣母在生修持定是高人一等,未知可否请圣母述出在生之修道过程,让众生能够学圣母之救世精神。
圣母曰:好的!为普化众生之计,吾将身世概略介绍于世。吾生于明朝嘉靖年间,父亲经营磁器生意,上有两位大姊,吾在生之名为玖花,在未出世之前,因父母在生下大姊及二姊之后,又连续生 下三位男婴,但不幸皆早日夭折,因此,父亲以为是二姊带来的不吉,另眼相待,自此家庭不睦,当我大姊招亲入赘之后,二姊就常与一些狼朋狐友为伍,胡作非 为,虽然常经家人相劝,但仍是无效,依然我行我素。有一日当父亲营商外出之时,二姊变本加厉,结交恶徒迳往家中强行勒索银两,此时亦正逢姊夫不在,因此强 索未果,竟然在家中大吵大闹,扰得家中鸡犬不宁,才悻悻离去。可是当父亲及姊夫返家没几日,二姊又带这些流氓回到家中强索费用,姊夫一意不肯,不料却被恶 徒打得遍体鳞伤,并深中要害,二姊如此忤逆情形,父亲看在眼里,一时怒火难抑,倒卧于地,一命归阴,此时家中顿时陷入愁云惨雾之中,姊夫亦因伤重屡医未 愈,而魂归黄泉,母亲每日以泪洗面,老迈多病,忧戚逝世。
蔡生曰:喔!真是多难多灾,………。
圣母曰:自此家中惟有我与大姊及甥儿志卿相依为命,也承蒙以往佣工之助,继续重建家业,时吾年至二十三岁时,大姊论及我的婚嫁,我因立誓在先,因此一心礼佛清修。
话 说:二姊因恶贯满盈,亦尝到报应,在外受尽恶徒凌辱与折磨,虽已痛改前非,但为时已晚,身边亦育有一无父孤儿,受尽苦楚,本欲投河自尽,洗清罪孽,幸受一 位柴夫之救,暂住山中,砍柴为生。有一次,着带女儿在山上砍柴之时,小女因好奇为找寻一只猴子,而与二姊分散,时正逢我上寺礼佛回家途中,闻声发现,先行 带回家中,并交代佛寺师父,若有人寻找小孩,请能转告。
不久,二姊追问至佛寺,知晓女儿受我收养,二姊亦甚为放心,但因自觉已无颜面前来认领,只得暗中窥视而已。时光飞逝,大姊之儿志卿,与我收养之幸女,经此十数年之相处,亦相当融洽,大姊与我有意让其两人结成姻缘。
且说二姊自己在山上砍柴有日跌伤呻吟,受佛寺师父发现带回寺 中疗伤,伤势蔓延,在临死之前,叙出自己是过去曾来寻女之妇人,希望师父能安排与女儿会面,师父此时方恍然大悟,欣然答应,转告于我,我亦随即带着幸女前 往佛寺相认,当时母女相会,相拥而泣,可是二姊总是以物遮面,羞于见我,令我非常怀疑,此时幸女执意安排其母必须与我会面答谢,二姊与我因是同胞骨肉,我 亦慢慢认出,此时二姊两眼泪珠有如泉涌,放声大哭,声声句要我原谅过去之不是,姊妹拥抱,泣不成声,二姊立将过去受尽折磨之经过一一述出,又交待幸女之将 来,便一命呜呼哀哉而亡。至此幸女方知我是他的阿姨,后来备办二姊丧事后,志卿与幸女也终于完婚,我总算也完成了责任,于是更加清修礼佛及救济助人之工 作,年至五十六岁无病而终,受仙佛接引,灵归圣母宫修炼,达六十年之久,后至漳洲,惠门的“天母宫”为主神之职,又曾在连江县“奉天府”为副宰之职,辗转 经过数十年,至民国十一年三月二十三日,始调派至本宫为主神到如今。
蔡生曰:听圣母身世,在生历尽沧桑,令人感动,希世人能学圣母之宽大为怀精神。
济佛曰:今夜时间不早,我们还是速速回堂,先向圣母叩辞(此时蔡生急忙向圣母拜礼)。
圣母曰:免礼!承蒙济佛及蔡生来到敝宫,接待不周,尚请原谅。
济佛曰:那里!那里!圣母客气了。今日拜访就此告辞(此时济佛与圣母互相作揖拜别)。贤徒坐好莲台,准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师回程吧。
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十二回 博爱慈悲 到处春风化雨 修身养性 随地如子如孙
济公活佛 降
壬戌年正月十九日
诗曰:一年容易又逢春,笔挥四方开新运。
   壬戌阐教又伊始,诸生立志扭乾坤。
济佛曰:时间如白驹过隙,转眼又是一年的开始,今年正逢狗年,所以吾希众生皆能有狗的忠义精神。
蔡生曰:我看今日社会人心,头脑远胜于狗,可是忠义的精神,倒远不如狗了。
济佛曰:哈!哈!贤徒道的也是,狗的确是最忠实的仆人,又没有利欲之心,因此,无论受主人多大的委屈与责备,它还是毫无怨言的跟随忠侍。而现在的人,一旦听到上司或父母唠叨几句,就怨言百出,所以在家畜中,狗是深受众生们欢迎的动物。
蔡生曰:我想现在的人,已经抽不出时间来养动物了。
济佛曰:为什么?
蔡生曰:因为人们皆在生儿育女,以养子防老呀!
济 佛曰:哈!哈!生儿育女,本是人的责任,假使不遵照这个责任,以为生儿育女可以防老,就有了依赖心,自私心,这种依赖的自私心,无形中,岂不是将压力施于 幼小的心灵中,让下一代来承担这依赖的压力,与自私的重担。生儿育女不祗是“能生”“能育”的问题,应该概括“能教”的总合,因此,生儿育女,是加责任于 自己的身上,而不是加责任于孩子的身上。
蔡生曰:恩师果有高明的理论,为人父母果有如此先见之明,我想必定是家家幸福,社会祥和的
济佛曰:这毕竟是人类因缘的造化,有为法的运转,时事的真理,可是其中却含有责任教化的意义。
蔡生曰:可是有些人,生了儿女成群,依恩师之意可行否?
济 佛曰:书曰:“天难谌,命靡常”,也就是说人的命运是没有一定的,而且首先必须知道因果是小我的责任,天下是大我的责任,当然,人的因果牵缠不少,但是可 以“德化”来改造因果,而不是以因果来控制我的人生,如此屈于因果之命,岂不是生生世世轮为众生了,那能成为一位“觉”者呢?因此,“迷”与“觉”在此分 别,觉者能够改造因果的造化;迷者永远承受因果的安排。迷者希望养子防老(轮回);觉者则养道以明自性(涅盘)。
蔡生曰:今日恩师总算在“人间游记”中,突破宗教上的顾忌之谈,及人间上的切身问题。可是今日出家人不少,而孟子曰:“不孝有三,无后为大”,不是事与愿违了吗?
济 佛曰:无后为绝嗣之义,是上无伯叔,下无兄弟者,可是自古英雄烈女亦甚多无子嗣,但其英灵却能精忠昭日月,义气贯乾坤,超祖拔孙,岂是小孝所能比之,但众 生将自我看得太重,因此“我执”常深烙不退,学道之人,因要办道修身,济人利世,为了减少自我负担,故儿女之多寡,应善自斟酌,如出家之士,出世研修经 典,勤悟自性,入世教化黎民,服务社会,舍己身享乐,为众生奉献无我,如此无家庭之累与牵绊,更能做一番大圣业,而且归空后能受广大万民钦敬朝拜,岂非是 一隅之儿孙敬祀,可以比拟之。
蔡生曰:可是有些传道者,曾言冥间有许多亡灵等待转生人身,以期修道,此如何解释?
济佛曰:“人身难得”与“人生苦海”两者之间应取于何?因,法由心生,有众生方有“佛”名,无众生亦无“佛”名,有众生方有法,无众生亦无法。太上无极混元真经明明记载:“天堂大道宏开,回归无极有望,只要一念纯真,地狱之门即破,魂虽散,魄虽坠,人虽死,体虽坏,修仙尚属有望,宜依本经而修,则魂魄可重聚,神原与人无异,再造善功阴德,亦可达成鬼仙。从此再接再厉,神仙亦可冀得,此乃地府修真,与人修道无异,五教均循此理………使其认理归真,脱离无常之业。”因此,传道者所言,乃是勉励修道人!
蔡生曰:哈哈!言之有理也,恩师之言,相信能导化众生宿疾了。
济佛曰:好了,现在就开始人间的旅程吧!贤徒快坐稳莲台!
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:目的地已到,贤徒可以张开眼睛。
蔡生曰:前面这间斗室,传来小孩的哭声,但是其母亲还是没有理会的样子,只顾洗衣服。
济佛曰:这些孩子已经没有父亲了,因为他们的父亲早已魂归黄泉,惟留此位母亲担当养育儿女的重责。
蔡生曰:这是何因呢?
济佛曰:因果!因果!此位女子,因产下四位女孩后,尚不知行善立德,重男轻女,执意非生男儿不可,因此又连续生下二位男婴,但不是流产就是产下不久便夭折了,而他的丈夫又不幸早逝
蔡生曰:怎么会有如此不幸的遭遇呢?
济佛曰:此位妇人今日之遭遇,就是前世所种之因,
蔡生曰:那么她的前世如何呢?
济 佛曰:此妇人的前世是男身,但是不学好,年轻时代,就游手好闲,不务正业,后来他的父母以为让他早日成婚,能使他有所收敛,不料结婚后依然如故,更忤逆双 亲,经常无故打骂妻子,或藉酒之威,或赌博闹事,因此因果循环,报应不爽,此世沦为女身,以还前债,因而导致今世因果相缠,家庭破裂,所以现在只得帮人洗 衣,赚取微薄薪津,维持家用。
蔡生曰:想不到无形的果报,竟然胜于有形的造化,想躲避,有时候却都无能为力了。
济佛曰:所谓“菩萨怕因,众生怕果”,因果虽是无形,可是无形能运转万物,造化万物,涵盖万物,惟有明觉者,行功立德,不受因果左右;而迷者,仍然生活在因果的造化之中。
蔡生曰:那么这位母亲,就要辛苦了。
济佛曰:是的,可是等她的女儿长大成人,她也渐因含辛茹苦之道而受到子女孝顺,自然改变命运了。
蔡生曰:但愿如此,愿众生早离苦海,早证菩提。
济佛曰:难得贤徒,发出恻隐之心,我们还是再到另一家访问吧!
蔡生曰:好的。………咦!此家人焦心苦虑,好像家人发生什么不幸。喔!原来有一青年躺在沙发上,好像受伤似的。
济佛曰:好勇斗狠,血气方刚,喜惹事生非者,皆会给家庭,社会带来不幸,这位青年,就是不务正业,经常与不良少年为伍,花天酒地的下场。
蔡生曰:此青年可能是与人殴斗打架吧!
济 佛曰:所以现在的青年人,有时候就像一只室内的蜻蜓,明明有块玻璃阻挡,可是这些蜻蜓,却凭着匹夫之勇,无视于玻璃的阻挡,硬要闯越,就像今日的众生,仙 佛常告诉你:“有因果的造化”,可是作恶之徒偏偏一意孤行,就像室内的蜻蜓缺乏理智的判继一样,最后撞得头破血流,方才悔悟,这位青年不就像那只室内的蜻 蜓吗?
蔡生曰:恩师之言炒极了,我想等他醒来悔悟的时候,会聪明了许多,不再那么鲁莽才是。
济佛曰:此青年亦是因为自小失去家庭的温暖,所以在身心不平衡之下,而成为不良少年的,因此,生儿育女须要以关怀教导的心,博爱忍耐的心,去培养亲情的温暖,否则,养子不成龙,反成一只猛虎,岂不是家庭的悲剧,团体的败类,国家的不幸。
蔡生曰:我曾看过有一家庭,只生有一独子,但是不幸在游泳时,被水淹死了,故其父母为此非常伤心。
济 佛曰:二十年前亦有一家庭,父母单生一子,在十几岁时,不幸夭折,此对夫妇非常痛心与失望,以为唯一的寄托都没有了,生活的意义都失去光彩,活在世界上没 有什么乐趣,所以夫妇俩决定自尽,以了残生。因此,准备上高崖绝壁,跳入幽深的溪壑中,让青山绿水永伴心灵,当他们来到山崖时,忽然看到半山腰有一座佛 寺,寺内的比丘,正悠然自在,谈笑风生,触发了此对夫妇回心转意的念头,不知不觉的讨论起来:“我们为何这样傻呢?这些比丘们皆无子无女,生活还是那么的 自在,而我俩以前得到的,比他们还多,只是执着舍不得失去罢了。只要我俩能改去那执着不化之心,去帮助别人,不就可以得到永恒的快乐吗?”自从夫妇俩悟得 此理后,把“我执”抹去,虽然没有子女,可是足迹踏遍孤儿院,人生反而充实,处处助人为乐,更认养了子女,善行义风,永留人间,传为佳话,过着比以前更温 暖,更充实的人生,而且,夫妇俩都活到八十多岁,无恙而寿终正寝,魂归极乐逍遥无边。
蔡生曰:听恩师讲故事,还真引人入胜,的确!人若有博爱之心,自己的心量广大,自利利他,创造“人间极乐”,不是甚佳吗?何必心灵紧锁,自寻痛苦。
济佛曰:好了!今日云游至此吧!坐好莲台,我们回堂吧。
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,魂魄投体。
第十三回 论虚空 济佛说法 阐真理 菩萨谈道
济公活佛 降
壬戌年二月初九日
诗曰:静心立坛道气充,研理体悟善文通。
   开怀度众常自省,无为清静若虚空。
济 佛曰:愚人以为,以蛮横打败他人为嬴,以暴力占取他人为强,以机诈骗取他人为巧,殊不知,以蛮横占取他人,其人最为丑陋,以暴力打倒他人,其人最为愚蠢, 以机诈骗取他人,其人最为无耻。今吾以“虚空”比喻之,虚空之大,不自大,但有谁能比它大?虚空之高,不自高,但有谁能比它高?虚空之厚,不自厚,但有谁 能比它厚?虚空之壮,不自壮,但有谁能比它壮?能载万物,能涵盖万物,能包融万物。至德的人,就像虚空一样,瞻之在前,忽焉在后,仰之弥高,钻之弥坚。所 以,道家要人学“虚”,佛家要人学“空”,其理至简,就是要以“虚空”为榜样,学道之人,若能像虚空的涵养,就能与虚空融合为一体,无极大道,就如探囊取 物,悠游自得,你就是至高无上的圣人,至高无上的强人,至高无上的伟人了,谁还有能力来胜你?谁还有力量来嬴你?谁还有本领来争你?那时候,你就真正了悟 解脱之道。否则,营营碌碌,争胜争强,争富争高。争强的人,其心最弱;争富的人,其心最穷;争胜的人,其心常输;争权的人,其心常困。因此,贤徒你当学 “虚空”之量,不争不取,不赢不强,作为一个平凡的圣工。因为,平凡才能显出他的可贵,要是刻意标榜自己,反而落入困境之中。
蔡生曰:的确也是,所谓“人怕出名,猪怕肥”,因此,我希望永远是一只“无名的瘦猪”,而不是“出名的肥猪”,众生如我,我如众生,一视平等,没有出奇之处。
济佛曰:哈哈!贤徒果然悟得不少,因此,一个人若能经常保持清风亮节,不沾名气,才是修道者的本性,希你能保持此种道心,替天行道,稳驾慈航!
蔡生曰:恩师!那么是否此刻起程呢?
济佛曰:对!对!快坐好莲台,时间不早了。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:目的地已到,贤徒可张开眼睛了。
蔡 生曰:喔!此处树木扶疏,田野绵亘,一眼望去,绵绵的青山,几十里起伏不绝,青翠的草木,令人有涤除尘垢之感。前面这座佛寺,矗立于丛山峻岭之中,显得威 严气魄的样子,寺旁的台阶曲折旋绕,寺院的建筑,庄严肃穆,气势磅礡,令人起敬,在此环境清幽,远离凡俗烦嚣的吵杂声,身心顿觉舒畅无比。
济佛曰:现在正有静观菩萨驻临,我们速去拜问吧!
蔡生曰:喔!我已看到了!静观菩萨佛光灿烂,端坐金庭,慈悲金颜,令人起敬。
济佛曰:贤徒你可以提出悟境上的问题,向菩萨请示!
蔡生曰:好的!但是我肚内空空,心感惶惶,今日恩师带我来此,不知要从何问起?
济佛曰:心静灵至,到时自然能够对答如流的。
蔡生曰:好的!试试吧!(此时济佛与静观菩萨互相寒喧,蔡生参叩静观菩萨。)
菩萨曰:贤生免礼,今日济佛与贤生为著作游记大驾光临,吾非常喜悦,此位贤生善根流露,今日能够跟随济佛,是你宿世善根也。
蔡生曰:菩萨过奖了,今日来到贵寺,希望菩萨能够多多指教!
菩萨曰:可以的,贤生汝可以提出问题发问吧!
蔡生曰:还是让菩萨以佛理开悟吧!
菩 萨曰:哈哈!悟境开悟!开悟悟境,此问甚佳,悟境者,在众生尚未入道门者,尚是迷迷蒙蒙,因此不知大道可修,既入大道在悟道的里程上,首先看山是山,看水 是水,是因为自己物染习性执相已深,心随物转。但深入一层时,能悟大道后,“看山不是山,看水不是水”,就是悟到凡一切所有相,皆是虚幻,知一切万物皆 假,心有遣欲之念。又进入深一层功夫时,“看山仍是山,看水仍是水”,虽是幻境,不随幻境所化,自性如如。定力工夫已足之故,因此,不随外缘所染,说空不 空,正是圆通。
蔡生曰:菩萨之言甚妙,如此与止念不同吧!
菩 萨曰:止念亦是一法门,但非究竟解脱法门,须知自性清净,本是不生,本是不灭,本是不增,本是不减,此为真如法性,人皆有此性,但却只缘心迷,此心不用, 此性不固,一心追逐假性,因此妄念丛生,但妄念外缘,生生灭灭,皆是因缘所起,非是本有之物,因缘相聚则生,因缘离异则散,非是本源之性,唯有清静本性, 如如不动,超出因缘法性。今以一物比喻之,清静本性如金,因缘妄念如金之器,器有成住坏空,但金性却是随缘不坏不变,人能守住此“金之真性”就能达到对境 不生,过境不起,念念不往,念体如幻,变化皆是短暂而已,瞬息即灭,但自性无染,本来清静,如同虚空日月之照,常清常明一样。
蔡生曰:哈哈!听菩萨之言,实是开悟不少,但何谓佛性与众生性不增不减?
菩萨曰:佛性如水,曲直方圆,平等随宜,自处不争,利万物不伐其功,不假作为,不求其报,不矜其能,不逞其强,犹如圣人之教,随方就下,公而忘私,好像天地之善一样。但众生之性,犹如“冰块”一样,冷漠顽强,固执有角,须知“冰”本是“水”之凝,如同道家所言,人之性本是原始一气所化一样。由此可知,水结冰,冰复为水,皆是相同,不加多,也不减少,如此,不是不增不减之原理吗?
蔡生曰:原来如此,菩萨开示,犹如醍醐灌顶,实是玄妙,以物喻道,面面俱到,众生执相,犹如“冰之凝”,但去了“凝住顽固”之性,便是真如佛性,平等性智,应无所住了。
菩萨曰:因此,众生之心,有染尘之缘,眼观形物,心随物转,鼻嗅味香,心生欲尝,皆是此理也。
蔡生曰:那么依菩萨之意,如何降伏妄念心,常住菩提心。
菩萨曰:降心的方法,在于离四相--我相,人相,众生相,寿者相;去五蕴--色,受,想,行,识,则众生同具此菩提心,同归清静矣!
蔡生曰:今闻菩萨的开导,受益良多,请菩萨再解“智慧”的定义。
菩萨曰:智慧可分为:一、大般若妙智慧,能照见五蕴皆空,悟经知理者。二、中智慧,是研习学问,大多皆是处于社会工商之学人。三、下智慧,略有小聪明,因此常在五花八门中,翻江倒浪与钻研的人,以为有智慧,殊不知反被小聪明所误。
蔡生曰:何谓“无相”?
菩萨曰:凡所有相,皆是虚幻,皆是妄境,本无所存,是名无相。但众生执相已深,众生布施,皆是住相布施,众生观佛,皆是住相观佛,而不知不住相布施,其功德更大;不住相观佛,其智慧更深。因此,修人应学“无相三施”,方是究竟。
蔡生曰:三施是三布施--“财施、法施、无畏施”。无相是不执相之谓,行道,修道,不着贪妄之念,不求回报之心,心量广大,是为无相三施吧!
菩萨曰:是呀!如贵堂普化三曹,诸生为道行功立德,而不执于功德之谓也。
蔡生曰:如佛云:“一切有为法,如梦幻泡影,如露亦如电,应作如是观”是吗?那么岂不是落于“顽空”了。
菩萨曰:十界万法如如,应用无碍,不可以虚妄相见如来,要以恰性体空,见自性如来,岂是顽空。
蔡生曰:不可执相,不可离相,执相是虚妄,离相是顽空,见相不住,观空不空,不执不离,实相妙中。
菩萨曰:哈哈!贤生你已悟佛法真谛了,一触即悟,不愧受上天重托。
蔡生曰:菩萨褒扬,心实有愧,为广大苍生之计,尚须自勉自励。最后还请菩萨解释“识”的含意。
菩萨曰:“识”大底可以九种来分别,前五识是:眼(色)、耳(声)、鼻(香)、舌(味)、身(触)。第六是意识,也就是妄想心。第七识叫末那识,就是“传达识”。第八识就是潜在意识,叫藏识(阿赖耶识),也就是业识,是众生历劫薰习所染的种子。学道顿悟的下手工夫,就是要釜底抽薪彻底之法,而不是扬汤止沸,短暂之法,须达到第九识的所谓元神,白净识,无意识境界,就是本来的“自性”、“佛性”了。
蔡生曰:哈哈!听菩萨一席话,胜读十年书,众生若能悟本知根,将能受益良多的。
济佛曰:那么今日阐理,问道,就此结束吧!贤徒快拜辞菩萨!
蔡生曰:是的!(此时济佛与静观菩萨互相拜辞,蔡生急忙跪下拜辞菩萨,菩萨亦颔首答礼。)
济佛曰:贤徒!今日时间不早了,我们准备回堂!快坐稳莲台!
蔡生曰:好的!我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十四回 肖子贤良 普荫九祖七玄 恶人罪者 贻祸前宗后裔
济公活佛 降
壬戌年二月廿三日
诗曰:人性本善乐陶然,奈沉孽海受苦煎。
   如斯因缘几人识,能忏真悔脱苦渊。
济 佛曰:禽兽只有直觉的本性,少有机诈的存心,反而天赋于人具有文明的理智,却往往为了贪得无厌,而不顾一切使出--机诈奸巧的伎俩,致使道德沉沦,本性迷 失,正气消颓,戾气弥漫。因此,人倘若不能行乎天赋具有的本然善性,无异更甚于禽兽的丑陋,等于虚有文明的外表,实则包藏着野蛮的兽心。
蔡生曰:恩师有感而发,感人至深,眼看现代的人,往往只顾自己的利益,不顾他人的损失,如此作为,怎不使善风愈堕呢?
济佛曰:众生只因不信因果,不识因果,且不明因果乃隐于无形,由于它的无形更能造化万物的有形。因此,胡作非为者,事后皆要后悔莫及的。今日师徒就来访问作恶者,阴阳两隔之间亲人遭受牵连而沉沦的事迹吧。
蔡生曰:那真是求之不得也,希望如此能够使作恶者,有所警惕。
济佛曰:那么快坐好莲台,吾们起程吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:已到了,贤徒可张开眼睛。
蔡生曰:前面此家庭,阴气甚重,有一股慑人的感觉,不知何因?
济佛曰:太上感应篇有云:“善恶之报,如影随形”。此家庭笼罩一层阴霾,皆是自作孽之后果
蔡生曰:原来如此,那么请恩师能述出,到底此家人犯了何错。
济佛曰:好吧!你看正坐于沙发上抽烟的中年人,在数年前,因为好赌成性,导致事业经营不善,后来又心怀鬼胎,恶意招收会款,俟机携款卷逃,以为神不知,鬼不觉,殊不知若要人不知,除非己莫为,虽然他从遥远的南部搬到此处匿居,但是亦难逃仙佛的法眼洞察。
蔡生曰:真是缺德也,如此我看此家庭早晚会得到报应的。
济佛曰:作恶者,毕竟只能逃过一时,不能逃过一世,更不能逃过后世,你看此位中年人,已有神魂颠倒之现象,每天只知花天酒地,形同一具苟延残喘的傀儡一般,如此的人生,还有什么意义。
蔡生曰:真是得不偿失呀!我看他好像心不在焉,更有一股惊惧惶恐之感。
济佛曰:俗云:“心安理得”,夜夜酣睡;“不安理亏”,便要夜夜难眠了。现在他的元神已经遭受无形的折磨与惩罚了。
蔡生曰:今夜恩师不是有意带我往冥府参观吗?
济佛曰:想不到贤徒的记性还很好,说过的事,尚能记住,吾看这本“人间游记”已变成三界游记了。
蔡生曰:哈哈!感谢恩师的爱戴之恩,使我在著作此本“人间游记”之时,能够云游三界,实是三生有幸。
济佛曰:好吧!我们现在就起程!
蔡生曰:是的,我已坐稳莲台!(地狱之行,一路上阴风凄楚,哀嚎遍野,令人有惨不忍睹之状,一会儿济佛与蔡生已到了平民区。)
济佛曰:贤徒,目的地已到,可以下莲台观看了。
蔡生曰:此处一片农田,前面有两位冥吏,带了一位善魂正步出大门,不知有何要事?
济佛曰:此位善魂住于平民区的期间已满,因此冥吏准备带往他处办理。
蔡生曰:原来如此,那么今日恩师带我来此,不知要如何访问?
济佛曰:吾俩先进入区内再说吧。
守门将军曰:请问此位可是济佛吧!
济佛曰:是也!
守门将军曰:参拜济佛,失迎失迎,因我调来此区只有数月而已,故不知大佛之真貌,请大佛赦罪。
济佛曰:门将免礼,今日吾带来一位凡人,为著书要事,欲要采访贵辖内,希能赐予方便。
守门将军曰:好的,待我回报区长吧!(此时区长知悉济佛驾到,已经急忙迎接,不敢疏忽。)
区长曰:多劳济佛驾临敞区,无上光荣,接待不周,请能原谅。
济佛曰:区长客气了,今日匆忙来此,只因著书事宜,欲要采访贵区平魂,作为劝善案证,希区长能够赐予方便,并能安排几位因儿女在世作恶,阴魂堕落之实证。
区长曰:好的,那么请济佛与此位贤生先入内小坐吧!(此时区长急忙命令下司办理,官员亦赶快调阅资料,审查最近于聚善所,被贬谪之平魂,济佛与蔡生步入区内,并走向区长室,接受厚礼接待,冥役亦急忙献上香茗珍果,不久,冥吏果然带来三位平魂)现在平魂已带来了,请济佛处置吧!
济佛曰:贤徒,由你访问吧!
蔡生曰:遵命!请问道位善魂,为何垂头丧气呢?
善魂曰:嗳!说来话长,我本于聚善所修炼神职,但是于去年,豚儿受欧风东渐之侵染,好财不择手段,暗中放映见不得人的小电影,经营淫业,冥王震怒,因此被降级在平民区服役。
蔡生曰:原来如此,真是太可惜了。请问区长,凡民作恶,拖累先父冥福,不是太不公平吗?
区长曰:贤生此问甚佳,但是须知亲情血肉相连,心灵相牵,阴阳皆同,所谓一子成道,九玄七祖尽超升,今以此理而推,当然一人做恶,九玄七祖同蒙其羞,同蒙其辱,就是此理,更何况淫为万恶之首,故经营淫业,阴间最不宽赦。
蔡生曰:区长说得甚是,但,奇怪的是,今日的人为何不能清醒,反而无恶不做呢?
济佛曰:贤徒你做过梦吗?
蔡生曰:做过!
济佛曰:当你在做梦之中,是不是亦能同时知道正在做梦。
蔡生曰:那没办法,除非醒来。
济 佛曰:这就对了,当人在梦境中,并不晓得那是“梦”,尚以为那是真的。今日凡界众生,深入迷途者,就好像做“梦”一样,以为样样俱真,其实只不过是多穿了 一件肉衣而已,一旦这件肉衣不堪使用之时,人曰:“死了”,仙佛曰:“你睡醒了”,有什么差别,只是无形的世界无远弗届,有形的肉体,常受形体空间的拘束 而已。因此,凡人常说“梦境皆空”,仙佛常说“人生皆空”有什么差别。
蔡生曰:哈哈!人生荣辱得失,万境皆空呀!
济佛曰:好了,现在赶快再问第二位善魂吧!
蔡生曰:好的。………请问,这位大德,汝面现善貌,为何亦要来此服役。
善魂曰:我晚年修道,只因心性固执,财利不能看破,因此善功不足,只能在聚善所享受清福,无奈数年前,凡间孽子,受酒色迷惑,花天酒地,后来将我遗留产业败尽,事业将要倒闭之时,又恶意招揽会款,共数百万,半夜携款卷逃,一念之差,铸成大错,因此冥王大怒,抵销我的清福,贬谪在此服役的。
蔡生曰:如此实是太可惜了。
区长曰:恶意倒人会款,居心不良,导致他人遭受财物重大损失,更使社会人心惶惶,因此,凡是犯有恶意倒会者,冥王皆严办不赦,就此原因。
济佛曰:那么快再问第三位善魂吧!
蔡生曰:好的,请问善魂,汝是何因被调来此区服役的。
善魂曰:想到我的犬子,非常不孝,不思养育之恩,竟然专做伪药卖人,致使买药之人不察,常吃药无效,更使患者遗误病情,有者吃了伪药之后,病痛反而恶化,此皆是犬子之罪,因此冥王知晓之后,便将以前所作福报抵消,现在又被调来此区服役的。
蔡生曰:做伪药卖人,亦实在太不该了。
济佛曰:好了,今日时间不早,贤徒准备同堂!
区长曰:命各官员,排班送驾!(此时蔡生向区长及诸善魂招手辞别)
济佛曰:贤徒快坐稳莲台,我们回程吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十五回 蔡生问道 道道圆通 济佛阐理 理理相贯
济公活佛 降
壬戌年二月二十六日
诗曰:宗教布道化人群,万教同宗共耕耘。
   心法妙传空无相,契合真机种上根。
济佛曰:人间游记已从宗教的意义,迈入傅爱宽大的心量,发扬各教的长处,由社教进入教化,由教化迈入道化,由道化迈入真行,由真行迈入真修。由此真修包涵亲近宽大的心量,去达到真正的普化成效,这就是大道的体用兼备,否则皆是空谈空言而已。
蔡生曰:恩师说得甚是,大道至公,大道无私。
济佛曰:今日不以云游方式著书,将以道论道,以心印心,考考你的智慧及所学。
蔡生曰:恩师今日突然考我,恐在心法的应用上冒渎恩师,甚为不佳。
济佛曰:以心法论道,不必刻意顾忌师生之分,否则你就难以发挥潜在的妙慧,须知今世吾为汝师,千百劫前,或许汝是吾师,故悟者为师,迷者为生。今日心法上的旨意,正是用于破执的妙宝。
蔡生曰:既然如此,如有冒渎恩师之处,就请恩师原谅了。
济佛曰:佛是无嗔,无怨,何来原谅。
蔡生曰:是!是!感谢恩师赐教,那么就请恩师开始吧!
济佛曰:何谓“道”?
蔡生曰:老子云:“大道无形,生育天地;大道无情,运行日月;大道无名,长养万物,吾不知其名,强名曰:道。”
济佛曰:那么你叫什么名字?
蔡生曰:叫蔡生。
济佛曰:既然无名,为何叫蔡生?
蔡生曰:因为后天有分别,后天有名号,所以叫蔡生,先天无名,先天无言,先天无形,先天无相,所以简称为“道”,是强名为“道”,本无“道”名。因此,今日之蔡生是强名之姓,强名之名,我本无姓无名,是先天一气所化。
济佛曰:你识神用事!
蔡生曰:何来识神,何来元神,识神用事布道有理亦是元神;元神用事,说道乱理,亦是识神。
济佛曰:那么你现在站在何方?
蔡生曰:不知方位。
济佛曰:为何不知方位?
蔡生曰:虚空浩瀚无垠,何立方位,迷人来生西方悟人自求“自性西方”。
济佛曰:那么现在站在你的前面是谁?
蔡生曰:没有呀!
济佛曰:为什么没有?
蔡生曰:因为佛云:“一切有为法,如梦幻泡影,如露亦如电,应作如是观。”所以没有。
济佛曰:既然没有,死去没有,万缘皆假,万事皆空,何必修道?
蔡 生曰:空中妙有,虚无妙存,清者上升,浊者下堕,清者成佛。或仙,成神;浊者下堕,接受因果因缘相吸相引,因而成人。成畜成鬼,因缘自召,因果自了。因 此,空而不空,名为真空;真空不空,名为实相,实相无相,是自己孽深眼翳,利欲遮蔽自性,去了物欲贪妄,自知一切全真,更知大道之贵何在,但迷人眼短浅 见,贪图眼前货利,自沉孽海,自堕轮回。
济佛曰:我赐你诗,你赶快修道吧!
蔡 生曰:赐我十诗,我也不要,因为本性无执,赐诗何用?。故,觉者自度,迷者师度,迷者以赐诗助道,觉者以本性助道;迷者被动,觉者自动;迷者永远众生,不 能成道;觉者自行,可以成道。迷者以迷入迷,以迷度迷,以己为大,自封为高;觉者以理布道,以理化人,自称为小,自称为下。高者不高,下者不下,大者不 大,小者不小,大者自迷,小者不迷。
济佛曰:赶快拿出你所有的钱,来布施吧!
蔡 生曰:现在我把所有的钱财捐出,功德虽是甚大,但一时兴起如仰天射箭,因不明真理,终将掉落。仙佛要的是我心,不是要我钱,福德异于功德,就在于此。修道 之人但有一颗永恒的道心,养我肉体,诚心布施,诚心布道,脾气毛病,能改则改;粉黛红妆,能去则去,勤俭持家,以取之众生之财,用之众生之须,余款诚心布 施助道,性命双修,方为恰当。
济佛曰:那么吾指点你的迷津吧!
蔡生曰:迷津不用指点,是道则进,非道即退;是道则助,非道不助;是正则行,是偏不行。是理即读,非理不读。故迷津不须指点,唯有迷蒙之人,须要指点。
济佛曰:那么吾告诉你的因果吧!
蔡生曰:因果不必说,今生受者是果;今世所造是因。因此,因果自己最为清楚,何必他问求玄。
济佛曰:那么吾显化让你观看吧!
蔡生曰:哈哈!修道不必显化,形相皆假,何必显化,众生心迷,故求显化,“此求”乃是求迷,非是求道。仙佛应机显化,用心良苦,乃是引迷入悟,非是引迷入迷。
济佛曰:如此言说,何来顿悟?
蔡生曰:顿悟是开发佛性的本源,称为顿悟,悟得“菩提本无树,明镜亦非台,本来无一物,何处惹尘埃。”
济佛曰:那么何谓“因人施教”?
蔡生曰:因各人领悟不同,境界不同,真道惟一,理各有殊,因而要“因人施教”。方不致三乘妙理互相抵触,互相纷争,互相攻击。
济佛曰:今日贤徒为天效劳,甚为辛苦。
蔡生曰:大慈无痛,大悲无苦,故无痛苦,世人贪财迷色,自种苦因,反为痛苦。
济佛曰:哈哈!今日有你蔡生宏道,鸾门可兴矣!
蔡生曰:不兴!不兴,众生各人自修自度,天意使然,鸾门此时应该大彻大悟,不可再迷。
济佛曰:今日考到此,成绩为“0”。
蔡生曰:“0”代表圆满,又代表无,无与圆满之间是中,因此修道是守中,执中贯一。
济佛曰:真是利嘴!封了你的嘴巴吧!
蔡生曰:哦!恩师动嗔!
济佛曰:是你动心!
蔡生曰:哈哈!我输了。(附 注佛本无嗔,只是考考蔡生定力工夫而已,因此,故意在突然间,说一句不中听的话,来刺激蔡生,但是蔡生却说济佛已经动怒生气,因而济佛反说蔡生已经动心 了。因为本性如如不动,学道者的定力工夫,涵养工夫,非常重要。有云“大道传天下,千愁一指开,欢颜无你我,各个面如来”,就在于此。)
济佛曰:哈哈!贤生,贤生!后生可畏,焉知后来者,不如前也。现在回到你的碓房去吧!
蔡生曰:又要开始舂米了。
济佛曰:不是舂米,是磨沙。
蔡生曰:是是:扶鸾!扶鸾!(此时济佛是要蔡生回复到原来的代天宜化的扶鸾工作,不再以心法论道了,便有师生之分与礼节了。)
济佛曰:今日师徒幕前幕后,演得尚佳。
蔡生曰:演得虽佳,可是相机里的底片,曝光了不少。(附注此是不悟心法妙门之人,有读没懂,等于白读,所以说曝光了不少。)
济佛曰:那是一定之理,各人自悟,自从于第五回以来,已将你淬炼不少。
蔡生曰:的确也是。因此,愚徒觉得一场戏,总不能拖得太久,定要换换口味,才能普利三乘。
济佛曰:可是这种口味,有的如尝仙丹甘露,有的如上一记闷棍,或哑吧吃黄莲,有苦说不出,有者像蒙着眼睛抓虾,各人领受不同,知解不同,见解不同,至人能悟不谤,迷人不识大谤。
蔡生曰:希台下之人皆能领悟才好,否则布施圣贤杂志的人,岂不是已失期望之奉献吗?希望知者守言,因人施教布道,代天宣化,不知者深研问道精进;大益道程。
济佛曰:但是,也要关心利钝而有心学道之人,方称为普化工作。
蔡生曰:是的,愿迷者可悟;众生可修;苍生可醒。
济 佛曰:说得好!今日教门特多,世人要修那一法门,吾皆赞同,但是“真金”真人识,“假金”迷人争,今日圣贤读者及众生要真金,假金,由人自取,须知佛是无 所来,亦无所去。有云:“千江有水千江月,万里无云万里天”,今日圣贤诸生,江水清,云烟无,日月明,天心现,心印妙传,契合万法,句句真谛,世人自悟, 不在于争。今日“圣贤堂”由你协助稳定人心,功不可没。
蔡生曰:赐予他们吧!我还是两手空空的好。
济佛曰:吾赐你先天道号为“道弘”。
蔡生曰:感谢恩师之赐,道弘,弘道,哈哈!甚妙!甚妙!
济佛曰:这是一次心法传真,以后“人间游记”,将可以此种方式著书,可是心法之用,依为师之意,适可而止,不可常施,就像特效药,不可常吃一样。
蔡生曰:恩师之意,愚徒蠢材,今日为何能够对答如流?
济佛曰:哈哈!你知,我知,不可说,不可说,吾将退驾,蔡生魂魄投体吧!
第十六回 博爱、仁爱、慈悲、忠恕、感应同一理 道路、真理、生命、真我、灵性非二义
济公活佛 降
壬戌年三月初三日
诗曰:博爱存心救世人,万教合一共耕耘。
   你我无分施大教,胸襟开怀扫欲嗔。
济 佛曰:今日正逢玄天上帝圣诞之佳辰,全省各地正在热闹纷纷,为庆祝寿典而忙碌,哈哈!真是不可思议,各地习俗与迷悟不同,因此奉祀与拜寿之方式,亦是不 同,有者杀猪宰羊;有者鱼肉满桌;有者素斋茶果;有者鲜花饼糖;有者清香三支;有者虔诚一片,使老衲看得眼花撩乱。今日宗教亦是一样,错综复杂,各教理论 纷纭,各言各是,令人不知所往,亦不知所归,哈哈!“礼别”,“教别”,礼有分别,教有分别,只有“道”无分别,因为玄微之“道”与自性一样平等,与原来 面目皆同,因此“道”是广大的,非是狭窄的;是广义的,非是狭意的;是人人可行,非是某人可行,某人不可行,某地域适用,某地域不适用。若有如此之见,便 不能称为大道了。故今日要在万教之中,建立“道”的真义,非要以傅爱宽大的精神,去学习他人良好的榜样不可,以取长补拙之法,方能建立“道”的真实意义, 今日师徒就来访问信奉耶教的修士吧!
蔡生曰:此事不是甚为困难吗?
济佛曰:此位修士,亦是圣贤读者。
蔡生曰:想不到耶教的修士,竟然有容纳他教的心量。
济佛曰:圣贤杂志的读者,各教皆有,这并不足为奇,因为圣贤的普化立场,并不表现矜夸与炫奇,因此方能适于末世人心,符合“世界大同”之道。明道者,亲道为大,不明道者,视道为小,明道者,亲道为正,不明道者,视道为偏,就是此理。
蔡生曰:恩师之言,妙极了,“道如路”,无富贵贫贱,地域种族,贤愚鳏寡之分,是人人可行,人人适用,方可称为大道,方可称为大教。
济佛曰:贤徒,汝此言对矣!如此“教”与“教”才无敌对之分,你我之别,人生活于安祥又无纷争的世界中,就是圆满的世界了。
蔡生曰:如此人心太平,宗教太平,世界大同,那真是太好了。……可是鸾文本来皆是三教合一,今日再另访他教,是否会受到某些教士的指摘与排斥呢?
济 佛曰:今日鸾堂普化,应以大公无私之精神,致力于宗教和谐,社会和谐,尤其今日师徒既然以飞鸾阐毅方式,就应负起此种教化的真实意义,与使命的完成,我俩 问心无愧,尽力而为,如果有因他教私心自用者,偏狭得不容他人走进自己的园地,那么怎能称为博爱与宽大,岂不是口是心非,自取其咎。须知,古代因地域阻 隔,交通又不便利,与今日通讯交通的发达,大相迳庭。因此,在教主的“因人施教”上,有时为了弟子不必受到不必要的修持干扰,与一些贪图利禄,或沽名钓誉 者的引诱,而说下了此话,可是现在佛家在“即心即佛”,“是心是佛”的引证之下,可知每人皆有佛性,并非披上宗教的外衣者才有佛性,只是披上宗教的外衣 者,多了一份警惕之心,与决信之心而已。要是人在消极的时候,披上宗教的外衣,仍然是一样的 消极,而宗教的意义,也失去了应有的光彩。宗教的创立,本是爱人的,要是离乎爱人的本旨,就已将宗教蒙上一层层的色彩与蒙眬的阴影,将会遭人的指摘与歧 视,故宗教应手连手,心连心,如有除我之外,皆是外道;除我教之外,皆无他神的观念,徒有让人疑惑及迷失而已,更落人话柄。因此,子曰:“道之不行也,吾 知之矣!智者过之,愚者不及也;道之不明也,吾知之矣;贤者过之,愚者不及也。”又曰:“知之为知之,不知为不知”,就是如此。学道是人人的事,平常的 事,不要自为吾道吾教是高高在上,若有如此的优越感,这正是修持的大病,离乎各教教主在生之时的胸襟与坦阔精神。
蔡生曰:恩师,说得甚是,耶稣基督的救世精神,足以为世人典范,相信信奉耶教者,皆有伟大博爱的胸襟。
济佛曰:贤徒既然能够解除心中的隙碍,那么现在就起程吧!
我已坐稳了,请恩师起程。………
济佛曰:已到了,蔡生你暂在莲台上,待吾念动真言,为前面公寓四楼上之修士提灵问答。
蔡生曰:好的!是不是正于书房看书之中年人。
济佛曰:是也。
蔡生曰:可是隔间尚有一位妇女及小孩,正在观看电视,如此一来,是否会惊动他们呢?
济佛曰:只要让他伏于桌上小憩片刻就可!
蔡生曰:好吧!那么就看恩师的法力了。………(此时在济佛的真言念动之后,坐于书房之善士,有点茫茫然,亦打个呵欠,好像欲睡之样,果然一会儿已伏在书桌上了)恩师果然妙法无边。(此时善士,如在假寐中一样,元神已经飘向济佛之前。)
善士曰:前面是何方圣灵?
济佛曰:吾乃是济公活佛,今日因著作“人间游记”,故向你提灵一刻。
善士曰:喔!原来是济佛驾到,先受下生礼拜。
济佛曰:免礼了!希你能够尽其所学,参赞于“人间游记”之内。
善士曰:好的!可是我对于圣经尚不能深究,只是耶稣的救世精神,却能埋藏在我的心中,今日既然要问有关本教的教义,我当尽力回答。
济佛曰:现在由吾护灵,蔡生你就问于先进吧!
蔡生曰:遵命!……耶教以博爱的救世精神著名,不知大德对宗教的意义有何建言,是否能赐予金言玉语。
善 士曰:好的!耶教是以传爱宽大为宗旨,我想人最主要的是要有信心与平等性智,那么一切不平的念头,自然可以迎刃而解,因此,只要人能够接受神的感召,领悟 到神的心境,心灵自然得到安祥,温暖的气息就会永远萦绕在人的心扉,人的心自然没有枯燥与烦闷,因为伟大的神,会将这些枯燥与烦闷的因子,从人的心灵中拂 去,人也不必再为委屈而怒吼,为痛苦而叫屈,而且一定能够在幸福的乐园中,找到属于自己的园地,如此,人为生命奉献便没有半点吝惜,为信仰牺牲以至殉道而 没有半点痛苦与埋怨,因为你的呼吸都能嗅到神的勇气与信息了。神常常要我们勇敢的站出来,去点燃生命的火花,来普照社会的温暖,神还要我们以这种温暖的心 去滋润已经失落与枯燥的心灵,让他们能与我们一样充实,因此,有爱心,有佛性的人,不要为了自私而离开了神;不要为了享受而禁锢了自己。因为光明的前程就 在每个人的眼前,正等待着你,等待你去踏上,只要你踏上它,而不畏怯的缩脚,光明的神,就会永远呵护着你。我希望旁徨的人们快走出你的怀疑之门!快踏上你 的信心之路吧:你的罪神将会为你洗清的。你的罪神也会赦免你的
蔡 生曰:大德之言,沁人心弦,感人至深,像一股温暖的洪流,贯入一潭冰冷的湖中;像一阵和熙的光,照满着大地,使黑暗与阴霾之气,烟消云散。相信理此剀切又 真诚的言语,能使人们抓住真实的勇气与信心。使失望的人们能在死神中夺回了自己,使学道者有大无畏的精神,迈向目的地,真实发挥“智仁勇”的毅力。
善士曰:如贵堂在沿革中所记载着,贵堂堂主邱先生为建设圣贤堂,所历尽的风霜与苦难,不是皆在大无畏的精神下所创立的吗?
蔡生曰:的确也是,前几天在中华日报中,尚被登载表扬呢!
善士曰:很抱歉我没订阅中华日报,故不知其内容,但我亦听说贵社社长,义务在贵社负起责任,服务社会,大功大德懿行良范,真是令人钦佩。(此时有一位小孩,走到善士的身旁,呼叫“爸爸”,但是又被一位中年妇女牵回,并曰:“你爸爸疲劳,让他休息一会儿,不要去打扰他。”本来济佛即要将善士,安魂定魄,现在反而又安心了。)
蔡生曰:我曾收到一封外甥的来信,他在最后的祝福里,写上“以马内利”,请问“以马内利”是什么含意。
善士曰:“以马内利”是“上帝与我同在”的意思。
蔡生曰:这怎么解释呢?
善士曰:因耶稣的母亲马利亚怀孕,所以这件事应验了以赛亚先知的预言:他就是圣灵的降世,他就是“救世主”。你们尊称称他为“以马内利”。其实,人人皆得上帝的圣灵,故人人当时时秉持良心而与上帝同在。
蔡生曰:原来如此。………我常常看到有一排标语,上面写着,“我就是道路,真理,生命”,“信我的人必能得救”,我想这些话,含意至深,肤浅的人是不能明白个中含意的。
善士曰:那么就由你的看法来分析吧!
蔡生曰:在大德的面前真是献丑,但是为了著书普化,我就说说吧!讲得不好,还请大德能够指教。
善士曰:哈哈!你客气了。
蔡 生曰:那里!那里!我想耶稣的降世,是因当时的人们已在罪恶的深渊之中,迷失了真我,蒙蔽了本性,所做的事,尽是贪心、嫉妒、虚伪、忤逆、憎恨,与本来面 目远离,所以耶稣因爱世人,为了解脱世人的痛苦, 降世到人间来,传布真理,承担世人的罪,耶稣一生所做的,所行的,立下了榜样,就像一条光明的“路”, 所说的都是“真理”,要人爱的是真生命--灵性、真我,因此,“我”就是“真理、道路、生命”,信我的人必能得救,可是信我的我,不是信“形象”,也不是 信“口号”,而是信奉他的“精神”。
善士曰:哈哈!耶稣就在你的心中,你能步上耶稣的路,怪不得你能领悟耶稣的真意,真是太妙了,这就是唯一的路。
蔡生曰:是的“唯一的路”与佛云:“不二法门”相同,自我没有两样,每人皆有“真我”(佛性),行乎“真我”(佛性),这就是“路”了。
善士曰:哈哈!的确不凡,玄妙!玄妙!不愧为圣贤堂正鸾。
蔡生曰:感谢耶稣基督的赐予,便我领悟到他的真理。……还有耶教尚有一句话,说:“要爱我们的敌人”。
善士曰:是的,上帝告诉我们,受人欺负,不要报复,假使有人掌掴你的右脸,连你的左脸也要转给他打;有人要夺取你的衬衫,要慷慨的连外衣也给他;如果有人逼迫你走一里路,你就要走两里路。
蔡生曰:付出就是得到,假使人人都能遵照上帝的话去做,人间不就是天国了吗?宗教也没有互相毁谤,人们也没有互相欺瞒,人心也没有互相妒恨。
善士曰:所以,人不能不遵照上帝的话去做。人本来在天国生存,可是有的受不了外缘的诱惑又纷纷将自己迁移到心窍的地狱去了,因此,人们要想回到上帝的身边,就赶快祈祷忏悔吧!
蔡生曰:怎样祈祷忏悔呢?
善士:祈祷不必羁束任何环境,只要一颗至诚的心,将心里的话,忏悔的心献给上帝就是祈祷了
蔡生曰:那怎么说?是不是可以示范呢?
善士曰:就这样说吧;我的天父啊!请您宽恕我,洗刷我的罪过,我将以信诚的心,追随您,步入您的后尘,迈向光明,以我的爱去感化别人,以我的爱去帮助别人,以我的爱去接受别人,主啊!愿我能长追随在您的左右!阿门!
蔡生曰:太好了,圣灵的光,已经照耀着我的心灵。可是“阿门”是什么意思?
善士曰:就是“心愿如此”的意思。
济佛曰:好了,今夜因时间的关系,就此结束吧!待我念动真言,将你安魂定魄。(此时在济佛的法力之下,此位中年善士,亦渐渐苏醒了。)今日云游就此,蔡生坐稳莲台吧!
蔡生曰:好的,我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十七回 由扶鸾 访开鸾 真曰玄机 又求理 却昧理 实曰可悲
济公活佛 降
壬戌年三月二十三日
诗曰:教化众生如山登,五分热度难救拯。
   倒驾慈航非儿戏,一脉永长贵有恒。
济 佛曰:宏教布道者,当要有一颗永恒的信心及牺牲服务的精神,方是一位成功的布道者,倘若只有五分钟的热度,那么无异如一盘散沙一般,怎能引导人心归于正 途?甚有者,每日大谈修道,闭门造车,口说心不行,心量狭小,却说大乘,依吾看来,空谈而已,不知入圣门修圣道之精神,每日希求神圣赐诗或指点迷津,或求 问因果,如此修道,依然凡夫一个,对自己的心性,不但无益,好像以“扬汤”求“止沸”一样,自离大道,自误道程。须知修道是自然永恒之事,若以炫奇哗宠取 众之举,皆是短道,非是永恒之道。今日圣贤堂之普化,道运与使命的变迁,亦应该以“釜底抽薪”方法,使人人皆能突破心性的障碍,进而达到明心见性,自性自 度。因此,现在圣贤堂扶鸾阐教,圣神仙佛每每用尽苦辛,极力提升鸾门修人的悟境与智慧,若是修道之人,依然不修不悟,那么亦是于道无补,自迷门外。对于修 道之事,亦只能“望梅止渴”而已。
蔡生曰:恩师有感而发,实是对矣!今日修道之人,有者喜观玄机,有者喜观显化,若是道场如夜市,那么热闹纷纷,依我看来,别人一定会说“香火旺盛”。
济佛曰:贤徒汝讲得亦甚为好笑!难道你亦希望将道场变成夜市吗?
蔡生曰:哈哈!那么真修道客,恐怕早已劳燕分飞了。
济佛曰:哈哈!果然你有智慧,那么闲话少谈,还是开始著书吧!
蔡生曰:遵命!我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了。
蔡生曰:前面一道毫光,冲破九霄,喔!原来是鸾坛,怎么如此巧合,堂内亦正在扶鸾阐教,呵!呵!平时愚徒皆是扶鸾让人观看!今日却是观人扶鸾,台上人经成台下人,实是妙矣!
济佛曰:现在有神圣前来迎接,贤徒你赶快整齐衣履,不可失仪。
蔡生曰:遵命!(此时○○堂副主席玄天上帝已经前来迎接。)
副主席曰:欢迎济佛带贤生驾到,请入堂内小坐。
济佛曰:贵堂正在扶鸾,非常忙碌,道兄!汝就不必如此厚礼。
副主席曰:那里!那里!济佛与贤生为著作“人间游记”,千里奔波,不辞辛苦,此种精神,实令人钦佩,今日又带蔡生前来,使敝堂更增光彩。
蔡生曰:多谢恩主厚爱,真是担当不起,下生职责所在,是无辛苦可说,今日观贵堂扶鸾状况,方知神圣为度众生,更是辛苦。
副主席曰:哈哈!此亦是职实所在也!
济佛曰:贤徒!我们入堂吧!(此时济佛与蔡生进入堂内,受堂内神圣热烈欢迎,堂内司礼神亦急忙献上佳茗茶果招待,济佛与诸神圣互相寒喧。)
蔡生曰:看来贵堂修士,皆是老前辈者多,真是道根深厚也。
副主席曰:哈哈!只是老修生,非是老前辈。
蔡生曰:恩主真是谦虚,明明是老前辈,却说老修生。
副主席曰:那里!那里,圣贤堂年轻辈出,普化事宜,屡建奇功,方受人钦佩。
蔡生曰:年轻道根浅,还是不如老修,道志坚定。
副主席曰:此亦是不能一概而论,你若是不信,现在吾带你前往观看敝堂鸾生之修行素质吧。
蔡生曰:如此甚佳,那么现在就起程吧!(此时玄天上帝与蔡生共乘云辇,向堂外而去。)
副主席曰:贤生,你看前面正于室内整理帐目之中年人,以前道心甚为勇猛,经常为圣事出钱出力,但是前年事业不顺,被空头支票拖累,目前尚在抱怨神圣无灵。现在不但不劝人为善,反夸下海口说:“科学时代,无神无鬼”,更对父母不敬,造下无边罪业。
蔡生曰:唉!真是不明道理啊!
副主席曰:所以修道之人,若求显化,或求玄虚者心性大都尚着于迷,不能自性自度,今日此位中年人,正是一个借镜也。
蔡生曰:恩主讲得是也。
副主席曰:贤生!你看今日到处甚为热闹,你知是庆祝谁吗?
蔡生曰:是庆祝天上圣母圣诞吧!
副主席曰:是也,现在的人敬仰天上圣母,不以真实救世的行动来表示敬仰,却以大吃大喝的行动来表示敬仰,真是失之毫厘,差之千里,怪不得众生就是众生,何日能醒。………(此时副主席玄天上帝又发现一位该堂修人。)
副主席曰:前面坐于餐桌上,穿白条纹衬衫这位中年人,嗜酒如命,本来身体不佳,现在又不知节制,一旦戕害身心,便到圣堂求药方。
蔡生曰:哈哈:一面喝毒药,一面喝解药,不要喝毒药,不必求解药。
副主席曰:众生愚痴,陷深井坑,明知自投,神圣因而难度。
蔡生曰:是也!(此时副主席又带蔡生另访市区而去。)
副主席曰:前面这家贸易公司的老板,本来道心甚佳,但是目前生意好,赚了不少钱,现在又金屋藏娇,且经常穿梭于酒家舞厅之间了。
蔡生曰:哈哈!酒家看成道场,舞池视为鸾堂。难道这也是道考吗?
副主席曰:这些皆是天机,当不便讲明,当然亦有自己宿世祸福召引,如方才之情形,可视为顺考之一部份,其他尚有颠倒考,逆考,财考,种种之考,难以一言蔽之,但是修道之人只要信心坚定,精诚不怠者,自然神圣暗助,定能突破层层障碍的。
蔡生曰:在考磨之下,神圣亦会暗助?
副主席曰:是也,但是神仙难救无命人,修道之人,若是完全不真修实行者,那么仙佛亦是难以救度。
蔡生曰:那么修道者,是否亦有宿世因缘?
副 主席曰:是也!修道之人,大都有因缘感召,此因缘感召,就好像前世记忆的翻新一样,当一位尚未入道门或圣门修道者,可是在偶然的机会中,或得善书,或遇道 门,或遇鸾堂,就如同顿觉找到自己的家乡一样的亲切,倘若没有这种“因缘的感召”,自然对修道的向心力很微弱,正如有一句偈语:“天雨虽大,不润无根之 草;佛法虽广,难度无缘之人。”此就是最佳之明证。
蔡生曰:可是众生皆有佛性。
副主席曰:是也!可是众生之佛性,有者深埋,有者浅埋;有者根深,有者根浅,受种种冤业外缘障碍,因此难度在此。
蔡生曰:的确也是。
副主席曰:好了,就访到此吧!我们准备回堂。
蔡生曰:好的!(此时副主席又与蔡生共乘云辇回堂,当蔡生下云辇时。)
济佛曰:贤徒你去参观了,感想如何呢?
蔡生曰:咳!酒色财气,令人利令智昏,也有蒙蔽本性,也有为富不仁者。
济佛曰:所以,贤徒现在虽然穷,但是穷能知足方是道心,富又不足就是迷心。尤其做为一位正鸾者,要在平凡之处,显出不平凡的节操与心境,不可自恃亢高,因为“名望、地位、金钱、欲情”如洪流大海,常常将修人的本性湮没,所以你当时时保持这份平凡的心境。
蔡生曰:恩师的训诲,永志铭心。
济佛曰:好了,今日著书就至此结束!蔡生准备回堂吧!(此时济佛向主神告辞,主神命全体神圣送驾!济佛与蔡生坐在莲台上飞速返回。)圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十八回 九赌十输 不赌不输最高招 格物修身 隐微慎独防未然
济公活佛 降
壬戌年四月初六日
诗曰:财宝之贵住性中,迷逐外物真人伤。
   轮回不绝象极界,再悔恐迟道难逢。
济 佛曰:财宝之物,人人皆爱,人人皆争,可是所争乃是假宝假财而已。却不知真财真宝,住于自身方寸宝地之中,只有在自心方寸,方能寻到,方能得到。今日之 人,自己之方寸宝地有真宝真财,却不知珍惜,因此渐渐遗失,反换来假宝假财,更加添罪孽,负载孽债,终将沉沦,尚是不知,不悟,还在沾沾自喜。咳!众生! 众生!等你三寸气断,金银难换“真宝身”时,后悔已迟。倒不如在生之时,便打开心窗心门,接受神的福音,不要自作聪明,蒙蔽本性,自障慧根,自弃大道。
蔡生曰:恩师之言,愚徒亦有所感,今人争生争死。争财争利,唯有悟人超生了死,能明大道,能化众生。
济佛曰:因此,迷人贪财贪物,争享荣华,殊不知争享荣华者,沾染浮华的习性,终被浮华所困;悟人流血流汗,为洗众生之罪,终将洗清自己之罪,清净自性,逍遥圣境。两者差别在此也。
蔡生曰:实是对矣!因此众生视修道为苦,为愚;悟人视众生不修为苦,为愚。
济佛曰:贤徒你说得是呀!那么现在就开始灵游人间吧!
蔡生曰:好的!我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了。
蔡生曰:前面一片浊气!原来是赌场,哈哈!恩师不是带我来学赌吧!
济佛曰:难道你想学习吗?
蔡生曰:这倒要恩师赐教了。
济佛曰:哈哈!那么现在吾告诉你吧!俗云:“十赌九输”,其实“九赌十输”方正确,其意义就是说,赌博玩到最后,只有一个人能赢,就是开赌场,抽赌的人能赢,但是,抽头[赌]者终将输去道德,输于法律之制裁。所以,赌博不想输钱,不赌就不输,这就是赌博不输的最佳法宝。
蔡生曰:哈哈!难怪众生要称恩师为活佛,不赌就不输,这是最高明的赢术了。况且赌博所赢的不义之财,皆花费于吃喝玩乐中,如此失(输)仁。失(输)义,到最后人财两失(输)。
济佛曰:那么你要不要学?
蔡生曰:当然不学。
济佛曰:哈哈!那么你已经赢了。
蔡生曰:哈哈!说得是呀。……眼观前面桌上筹码零乱,烟雾弥漫,有者口嚼槟榔,嘴尚衔着香烟,但是讲起话来,还能啕啕不绝。站在门旁,有位先生,脸上经常挂着一丝丝的微笑。
济佛曰:这种假媚的微笑,就像一朵人造花,无论它如何的巧扮,但总是比不上鲜花的真实美。
蔡生曰:恩师之譬喻,实在妙极了,我想今日社会,道德式微,抢劫案件屡有所闻,大概与此赌博有关吧!
济佛曰:一个想要抢劫的人,犹如拿刀杀父母一样的忤逆与残忍。
蔡生曰:此何以解说?
济佛曰:抢劫者,阳律与冥律,判刑最重,尤其,在东窗事发之后,父母伤心难过,痛不欲生,难道这不像刀割一样的痛苦吗?
蔡生曰:的确也是,但是他们为何会为赌,而走上绝路呢?
济佛曰:赌皆由贪欲而来,贪得无厌,养成贪玩奢侈的习性。一旦输钱,起初便向家中偷钱,或典当财物,或向朋友借贷,以致越陷越深,有时赌债如山,在债主摧债逼迫下,这些负债的青年,往往就像一只待宰的羔羊一样,而一时迷失了理智,才会犯下了滔天大罪的。
蔡生曰:真是可怕,小过不改,到时大过难改,就像一道堤防,有了小洞不补,到时越泄越大,一旦决堤发生水灾,便不堪收拾了。
济 佛曰:人在小的时候,往往就像一张白纸,当他染上污点时,做为父母者,应该速于抹去与矫正,可是,有些父母往往不施以教育,反而袒护骄纵,使他们种下了罪 恶的渊薮。清朝时代,就有一位被判死刑的大盗,在临斩之时,提出一项要求,就是要吃母亲一口奶,官府之人答应其要求,但是想不到,此位大盗竟将母亲的乳头 咳断,使群情激动,在监斩官的追问之下,此位大盗俯首而曰:“当我在小时候,有一次偷取别人财物时,被母亲知一道了,不但不教导我,反而高兴,更将所偷的 财物给予收藏,以致习染已成,种陷越深,今日方沦为大盗。”大盗言尽,母子痛哭流涕,旁人闻之!莫不鼻酸。
蔡生曰:的确不幸,我想,这些赌徒,现在兴致正浓,但是他们的家人,一定盼望他们,早日归于正途的。
济佛曰:是的!坐于墙角,这位中年人,依三尸神记载,已是成家立业,奈于去年交友不慎,迷上赌瘾,自此难以自拔,家中父母常为此焦虑不安,五内俱焚,家中贤妻亦希望他能回心转意。
蔡生曰:恩师妙法无边,如何不救救他呢?
济佛曰:解铃还须系铃人,自救人救,自己不救,谁何能救,修道亦是一样,自己不修何能成道,因此,当他尝到苦果时,就会皤然悔悟的。眼前这些都是旁徨无依的人,是受到魔力的诱惑下,才会如此的,老衲真为这些人感到可悲。
蔡生曰:我想这与因缘相召,有极大的关系?
济佛曰:你说因缘相召,是否有感而说呢?
蔡生曰:是呀!譬如一位嗜烟及嗜酒的人,一旦发现烟酒,便会有特别的喜爱。嗜赌的人,亦是一样,一旦发现有人赌博,便会有跃跃欲赌的癖好,此不是因缘相召吗?
济 佛曰:贤徒你说的亦是有理,无形的灵识,的确微妙,所以一个想敢去癖习的人,如“脾气毛病,烟酒赌淫”,他们须要定静与格物的工夫,就如神秀所曰:“身如 菩提树,心如明镜台,时时勤拂拭,勿使惹尘埃”,此是心性染着物欲者,必修之过程,因此,须要时时拂拭已染着之尘埃,使本性能够归于光烁烁,圆陀陀。但是 六祖慧能,本性清净,无所染着,又常生智慧,故曰:“菩提本无树,明镜亦非台,本来无一物,何处惹尘埃。”所以“无染着”因是“无一物”,因“本清净”, 所以“不沾尘埃”。因此,一个有癖好贪欲的人,要改去癖习,须要定静的工夫;一个无癖好贪欲的人,也更要以定静的工夫,来 降伏妄心。
蔡生曰:定静的工夫,并防患未然。能使一个不嗜好吸烟或是喝酒的人,或是赌博的人,当他们看到香烟,美酒,或是赌场,心性一点也不受影响。
济佛曰:可是这个万花筒的世界里,就像一个大染缸,谁能看空“酒、色、财、气、爱、恶、欲”?保持心不染着,当然就能达到本性的清净,但是能达到此种心境的人,毕竟是少之又少,若非大智大慧的人,实难“行之”,“悟之”。
蔡生曰:那的确是呀!……现在这些人赌博兴致正浓,我想,他们都应该早日归于正途,为家庭,为事业,为国家尽应职责。
济佛曰:金钱不能使人得到一切,无法使人获得一切,更无法使人拥有一切,人虽有地位不能平等的分别,但是在心灵深处,却有一项真正的平等;就是“自性平等”,所以人要追寻平等,不要往外物追求,应该多向自心中领悟心灵的平等,才能得到真正的喜悦与平等。
蔡生曰:恩师之言,深具佛法三昧,世人当要细心体会,不要再自暴自弃,自甘堕落了。
济佛曰:好了!今夜著书就此吧!坐稳莲台准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第十九回 论三世转轮原理 证因果报应法则
济公活佛 降
壬戌年四月廿六日
诗曰:科技发达神论非,胡作妄为多吃亏。
   因果由来冥冥报,莫说迷信性命危。
济佛曰:近世以来,科技渐惭发达,因此,作孽之辈,大唱无神之论,不信因果之说。但是不能因迷人不信因果,就没有因果报应。祗是有些作恶者迅速受到报应;有些作恶者,却仍然逍遥法外,这些作恶者,所以未立刻受因果报应,乃是前世积德,或是受祖 德余荫之庇佑,因此不速受因果的惩罚,如果不明此点,而否认因果,恣意继续作恶,那么便有余殃,等着你去接受应得的惩罚,这是无法逃避的。就像歹人可以暂 时的逃避警察,可以暂时的逃避法律;可是永远无法逃避自己的阴影与良心的谴责。作恶之徒,大多是情绪低潮,冲动一时,而迷失了本性,虽然有些马上受到法律 制裁,有些逍遥法外,可是,逍遥法外者,不要就以为是“人不知,鬼不觉。”而再逞一时之快,须知有如此之念,将会为你带来无限的悲哀。现在吾来讲一则故 事:从前有一位强盗,遇到一位出家的比丘(和尚), 想勒赎钱财,此时这位比丘,流下了眼泪,使这位强盗哈哈大笑而曰:“想不到你这位出家人,竟然也会为了一些财物而伤心流泪!”此时这位比丘慈悲而曰:“我 对有形的肉体,都没有多大的珍惜,怎会舍不得一些财物呢?我所以流泪是可怜你,不知你前世造什么因,使你今日沦为强盗,又想到今日你还种下了大恶,将来要 受更大的恶果,因此于心不忍,而流下了眼泪。”强盗听了这些感人肺腑的话,而恍然大悟,从此改邪归正了。
蔡生曰:恩师之言甚是,但是仍然有人问我许多行善之人,在生未得善报,作恶之辈,在生未得恶报,请恩师能够有圆满的解释吧!
济佛曰:贤徒你问得好:所谓因果可分为“潜伏的因果”与“显明的因果”两种。潜伏的因果,因众生眼翳,大都不能发觉,因为这是潜伏根性的关系,所以非具有大智大慧者,不能了悟,如修心养性,培功立德,潜移默化,达到性命气禀的改造,而脱胎换骨。这些潜伏根性的新生(天上逍遥), 因此根性的因果是决定性的,如人“种豆得豆”、“种瓜得瓜”;“种豆不能得瓜”、“种瓜不能得豆”一样,这是行阴骘,默默行善的因果。而显明“浅性”的因 果就不同,人往往在日常生活中,就能体验出来,在善的方面如今日你救济别人,帮助别人,你就能够得到别人尊敬,受人拥护的回报,这就是福德。在恶的方面, 如今日 打人,杀人,他日终会被打,被杀。今日为非作歹,不遵国法,他日终会受到牢狱之灾。今日生气怨怒,他日终必自伤身心。太上感应篇云:“心起于善,善虽未 为,而吉神已随;心起于恶,恶虽未为,凶神已随。故吉人语善,视善,行善,一日有三善,三年天必降其福;凶人语恶,视恶,行恶,一日有三恶,三年天必降其 祸”。又古德有云:“行善必昌,行善不昌,祖上必有余殃,殃尽必昌;作恶必殃,作恶不殃,祖上必有余德,德尽必殃。”
蔡生曰:如恩师之言,因果之报,只是时间性的问题?
济 佛曰:是的!只是来早与来迟而已,如种植松树,须经数十年,方能开花结子;种植果树数年就能开花结果;种植稻谷,只要数月就可收割;种植蔬菜,只要数十 天,就可收获,因各人所种的因不同,有的数十天,有的数月数年,就得应有的果报。如今日圣贤诸生及圣贤杂志捐印者,皆是圣贤杂志幕后功劳者,为传大道,不 计私利牺牲忍辱,种下广大善因,但是此种广大的善因,尚在萌芽阶段,而宿世业缘,却在此世成果,因此,行善之人,往往一面消业,一面行功,如此作为,凡夫 俗子便以为行善者,未得善报,其实,这些人未悟大道精微而已,须知修道之人,将来功成业消,证果成真,这些凡夫俗子怎能悟出呢?
蔡 生曰:是也,恩师之言,世上修道之人,当要深深地体会,不可一味袖手旁观,若看他人真诚修道,自己方行一步,若看修道之人退志,自己亦随之退志。更有迷昧 之人,若观他人行善能得善报,自己方行善道,若观他人行善,未得善报,就不再行善,其实善恶因果,已在冥冥之中,早已注定凡夫俗子眼翳,怎能观出呢?
济佛曰:贤徒!你讲得是也!所以修道之人,若是以等待的心理来行道,此种人最为愚痴,不知自己的命运掌握在自己的心中,他人行善作恶,与你并无多大的关系。
蔡生曰:是是,众生若是能够悟得此理,便不是众生了,可是有些人尚在怀疑,徘徊门外,真是可惜也。
济佛曰:好了,今夜时间不早,我俩准备灵游,贤徒坐稳莲台吧!
蔡生曰:我已坐稳,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了。
蔡生曰:怎么那样快呢?
济佛曰:就地取材吧!
蔡生曰:此家庭充满祥和氲氤之气,楼上安奉家庭佛堂,画匾上奉的南海古佛,庄严妙相,佛光灿烂,三尊雕相,分别是关圣帝君,济公活佛,吕仙祖,想必是修道家庭。
济佛曰:是也!现在修道家庭不少,家家生佛。
蔡生曰:哈哈!家家生佛,那么楼下客厅,这位师姊怀中所抱的大概是“佛子”吧!
济佛曰:现在的人很敏感,悟意不同,分别心重,因此我们不谈“佛子”之名,只说他的确是道根不凡的善灵。
蔡生曰:的确也是,我看这位婴儿,慧性颇高,这根深重,那么请问恩师,修道家庭之婴儿是否皆是道根深厚之人?
济佛曰:这不一定的,倒要看因缘,根基,祖德,此家庭修道已达数十年,因此根基祖德深厚,故得道子之因,若是方进道门,道根不深,那么机缘自然浅薄。
蔡生曰:说得也是,有些修道家庭,家考不断,怨言百出,但是越怨越修越烦。
济佛曰:我们又到另一家吧!……你看这幢别墅,是某大企业家的住宅,里面之大公子,现在尚于某大学就读,他的前世是清朝时代的大善人,在生造福乡里,铺桥造路,此世可享尽富贵功名,但愿此世能够继续行善,积功累德,将来享受天福,超生极乐。
蔡生曰:原来如此,真是有德有福,怪不得亦能庇荫其父事业成就。
济佛曰:山边另外这一家庭,有一股阴霾覆住,我俩过去观看……。原来这家庭,前世与人有冤,你看卧在手推车上的婴儿。
蔡生曰:我已看到了。
济佛曰:此位婴儿在三世前是一位好吃懒做的流氓,后两世曾沦为畜灵,其间灵性受尽折磨至今降在此家,就是此家无德,专言人之是非,不信因果,毁人名节,不敬长上,所以冥冥之中,召引孽子报应。
蔡生曰:真是因果昭彰,报应丝毫不爽,那么世人若遇此种孽子难化情形,如何消业邀祥呢?
济佛曰:可在灶君前,或向上天,或于庙内,发愿祈求捐印此人间游记,并实心忏悔,或行阴骘(暗中行功立德)帮助贫困。神灵暗助,自然可以将冤孽慢慢解除,家庭亦可以慢慢化为祥和。
蔡生曰:助印善书,能够消业化劫?
济 佛曰:是也,但是亦不能说助印几次善书,就能完全将业障化除。助印善书,最好能够立下目标,发愿每月长期助印,或是以三个月一次,或是半年一次,如此下 愿,不使善心失落,内外兼修,消灾化劫,比较能应验,将来亦可证道逍遥。须知现在圣贤堂,普化职责,与以前大不相同,助印功分,当然提高,必有效验。好 了!我俩又往他处去吧!
蔡生曰:好的。………
济佛曰:前面是将官府邸。
蔡生曰:怪不得我感觉有一股浩然正气。
济 佛曰:内面有位公子,正在勤读诗书,他的前世乃是元朝将士,因为在生之时,尽忠报国,为国捐躯,因此归空之后,曾在气天之中享受天爵数百年,至今福尽,因 此重降福地,若是此世仍然为国尽忠,那么福运无穷;若是贪污奸邪,卖国求荣,不洁身自爱,那么终会一失人身,万劫难复。
蔡生曰:真是可怕万分,升堕全在一念之分;操纵全在自己,世人能得人身,若不行“三纲、五常、四维、八德”,真是可惜也。
济佛曰:我们又往另外一家吧!
蔡生曰:愚徒听到前面此家庭有一位婴儿,好像啼哭不停。
济 佛曰:此位婴儿智慧聪明,将来大有作为,可是此家本来注定无子嗣,只因父母爱子心切,因此或印善书,或神前祈求,终于感动上苍,天赐麟儿。虽喜获麟儿,但 双亲必受六年精神折磨之苦,所以现在婴儿经常啼哭多病,若是再次神前发愿行善立德,可消业绩。……好吧!今夜时间不早,就此结束,准备回堂!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第二十回 天理昭彰 报应丝毫不爽 因果循环 消冤解孽承当
济公活佛 降
壬戌年闰四月初九日
诗曰:盖棺论定评恒修,有始无终困苦囚。
   活刑昭昭望眼看,后报临身叹心头。
济佛曰:信心是力量的源泉,因为无论是垂死的人,只要有一点点的信心,他亦会感到满足与温暖,反过来说,假如年青力壮的人,没有半点信心,那么再多的财富给他,他还是会感到旁徨无依的。 老衲今日说下此话,众生或且会问?为何两人会相去悬殊?因为前者虽像一只平凡的小舟,可是有指南针的指引,心里有个依归与信心,终可到达彼岸。后者虽是一 只美丽的船,可是没有指南针的指引与信心的力量,总会感到旁徨无依,而飘飘荡荡的。因此吾殷切的希望众生皆能提起信心,虽然在颠沛流离的时候,在困苦患难 的时候,在身罹百病的时候,只要你有生命的信心,那么你的一切,都已俱足,因为你们皆未缺少什么,只是缺少信心而已。
蔡生曰:恩师之言,太好了。我想信心就像黑暗行走中的“光”一样,如果人没有这点“光”,眼前就会呈现一片黑暗。
济 佛曰:所以说,真理经常在警惕与暗示着我们,可是众生仍然无视于真理的存在,像一位长有明亮眼睛的人,但却蒙住了视线,一路走去只有赴罪恶之途了;反而盲 人的眼睛,虽然一片黑暗,可是他们的心中却点有一盏光明的慧灯。因此,人在福中不知福,无厌的贪求就是众生的大病,无形的心药,众生仍然是欠缺的,所以要 战胜邪恶,以善刊的普化,是很有成效的。
蔡生曰:恩师语重心长,愚徒亦有同感,可是要以有尽的力量,要去传遍无尽的心灵,的确有点心有余而力不足。
济佛曰:只要点燃这把无尽灯,一传十,十传百,让喜欢光明的人,皆能在光明的领城中生活,就是尽到你的力量了。
蔡生曰:恩师说得甚是,希望这把无尽灯,能够永恒不灭。
济佛曰:那么你当时时加油,使它永远不熄。
蔡生曰:吾当尽力而为。
济佛曰:今日就谈到此,我俩准备起程吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:俗云盖棺论定,其意义就是说人的善恶本性与否,不能在生前完全论定,死后才能判别,就像长途赛跑,不能祗看起步,也不只是看中途,成功与否,完全决定于最后的终点,因此,古往今来的仁人义士,忠臣孝子,能够名垂千古,皆因他们一生志节至死不变,所以才更令人敬仰
蔡生曰:恩师所述甚是,愚徒常观有些修道之人,起初行道非常热心,但是一遇挫折困境,便将道心遗失。
济佛曰:所以说,佛与众生在此一别,有些半途而废者,就是未明大道,未明真理之人,吾亦真为此些人可惜。虽然现在修道行道之人甚多,但是能够有始有终,至死不变的人,却是不多。
蔡生曰:如恩师所说,修道比喻长途赛跑,若是没有坚恒的信心,那么早已在半途休息了。
济佛曰:是的!我们也该半途休息了。
蔡生曰:为什么?
济佛曰:哈哈,没什么,是我们的目的地已到。
蔡生曰:喔,原来如此……。
济佛曰:前面就有一所消业障的活刑场。
蔡生曰:恩师所指的是前面这家医院吧。
济佛曰:正是,我俩就地采访吧!
蔡生曰:现在已闻到一股化学味道很浓,眼见沉寂愁凉的病房,就像人间地狱一般。……前面正好有几位医师手忙脚乱,原来是为病人开刀手术。
济佛曰:人以为禽兽才有被宰割的一天,其实人类何尝不是一样,经常要受到刀俎之痛。
蔡生曰:的确也是,所以说,人的生病就医皆有他的原因吧!
济佛曰:其实大部份人是来此消业障的。
蔡生曰:恩师说得甚为有理。……前面这位中年人依外貌看来颇有善心,为何亦会来此受皮肉之痛呢?
济 佛曰:依三尸神记载,他此世虽是善良,但是他的前世是一位医生,在行医的当时,有位乡下人,因为贫困,又患了急症,待于急救,但当他送到医院时,因一时无 法缴纳医药费用,此位医生便袖手旁观,不给医疗,待送往别家医院时,已因拖延时间,致使半途病情恶化而亡,此位病人亡后,因心怨不消,因此种下冤欠索报, 这位患者此次阳胃溃疡来此开刀,则是来此解消业障的。
蔡生曰:医师有崇高的医德才受人尊敬,如果只顾金钱,不以救世精神行医救世,那真是不幸呀
济佛曰:此世能为医师者,浅见之人观之,好似努力的成果,不知亦是前世有修,又受天地无形的安排,方有成就,若是此世不惜身自爱,使医德渐失,医格堕落,将来还是逃不过因果的惩罚
蔡生曰:这里有位年青人,竟然也来此报到。
济佛曰:现在的年青人,不重视生命的可贵,骑机车像驾飞机,经常演出“壮志未酬身先死,常使父母泪洒襟”的惨剧,枉费国家及父母栽培的心血。
蔡生曰:的确也是,欲速则不达,有时反而一失手而成千古恨……。隔壁这位中年人,目光恍惚,精神好像未能恢复之状。
济佛曰:冤欠索报背后皆有怨灵牵缠的。
蔡生曰:那么我为什么没有发现呢?
济佛曰:让我用佛扇,拂出这位怨灵吧!
蔡生曰:好吧!……喔!果然有位女子翩翩然的出现了。
济佛曰:这位女子,就是来向这位中年人索报的,她潜伏跟随在这中年人身上已久。
蔡生曰:是不是可以与她通话呢?
济佛曰:好的!让她述出原由吧!
蔡生曰:这位女魂妳好,我们已经发现妳了,请妳能出来,跟我们讲话好吗?(此时这位怨灵,不理会蔡生的招呼,于是济佛略施小法加于这位女子的灵身,使这位女子觉得非常痛苦。)
女魂曰:我与你们无怨无仇,为什么要这样对我呢?
济佛曰:怨可解,不可结,妳为什么要害这位中年人呢?
女魂曰:我领有冥令,要来索命的,你是何方神圣,为什么要管别人的闲事呢?(女魂出言不逊,此时济佛突然间现出丈六金身,佛光灿烂,女魂抵挡不住,痛苦哭泣。)。为什么要欺侮我呢?
蔡生曰:不是的,我们是著作“人间游记”而来,想采访一些资料,以便达到醒世的目地,希望妳能跟我们合作,说出妳的苦因吧!
女魂曰:呜………。
蔡生曰:不要伤心了,快说出来吧!说不定济佛可以解决妳的困难,而且我们也没有许多时间。
女 魂:说到这个人真没良心,二十年前,我在一家鞋厂上班,这位陈○○是一家公司的外务员,因我长得颇有姿色,所以他经常以花言巧语来博得我的欢欣,有一次约 我到郊外旅行,我不疑有诈,当晚就被他沾污了,后来我对他百依百顺,所赚的钱及积蓄,完全付给他花用。有一天,当我告诉他,已怀有四个月身孕时,他竟然狠 下心来,就此远走高飞,使我人财两空,我因气愤不过,他不仁不义,我又无颜面对亲朋,所以就喝下大量农药自尽了,当我魂归黄泉之后,一缕怨气不消,所以冥 王准我夜晚时分,回阳索报仇人的。
蔡生曰:原来如此,那么你又怎样找到他的?
女魂曰:这个说来话长,的确我找了很久,好不容易才找到他的。
蔡生曰:可不可以告诉我?
女魂曰:好的,因为我知道他好赌成性,一定会在赌场走动,十五年前,我每个晚上,寻遍各地赌场,终于在十三年前的某一个晚上,被我找到,我就紧跟其后,但是他阳气甚盛,所以我对他还是没有办法,只有一直在等待机会。
蔡生曰:为什么?
女魂曰:这大概与祖德有关吧!……直到五年前,有一天他喝醉了酒,又骑了机车在蒙胧中摔了一跤,我乘虚而入,使他屡医不愈,最近又被家人送到这家医院检查,想不到会被你们发现。
蔡生曰:那么妳怎样报复呢?
女魂曰:我使尽我的阴灵之力,压在他的魂魄之上,使他觉得心灵非常痛苦。
蔡生曰:妳这样做,也不对,人皆有恻隐之心,为什么要乘人之危呢?
女魂曰:不这样,我就没有机会了。
蔡生曰:还是让济佛恩师为妳开示吧!
济佛曰:林女魂!善有善报,恶有恶报,恩恩怨怨何时了,希望妳能化去怨心,这位男子的灵念,已经堕落禽兽之界,将来自受恶果,你不必抱怨不平,希妳早为自己将来设想,认真行善,助人为乐才是……。
女魂曰:呜……,多谢大佛开示,我生前片德未修,今日能听大佛说法,真是惭愧。
济佛曰:林生女魂,今日有缘在著作“人间游记”之时,妳能够将妳的受害经过一一述出,如果有心学道,不思过去恩怨报复之念,吾当为妳说法,收妳为徒,妳是否愿意呢?
女魂曰:感谢大佛!感谢大佛!(此时林女魂跪下叩头谢恩,济佛给予说法。)
济佛曰:好吧!妳要好好修持,须知一切善缘恶缘,皆是宿世所召,只要万事看开,受欺不怨,多学牺牲忍辱精神,有朝一日,功成果满,可证九品莲台的。
女魂曰:感谢恩师开示,小女愚痴,恐难成就。
济佛曰:林生女徒,妳再明听,人人皆有佛性,故大道之修,不分贵贱贫富,只要有精诚之心,自可克服万难,不可看轻自己,须知下等人有精进之心,自可成道,上等人骄慢成性,反而不能成道,有云:“富贵学道难,贫愚修道坚”,希妳好自为之。(此时林女魂,一时发出感恩之心,泣不成声。)
蔡生曰:林师姊,圣贤堂有许多坤道女修,虽然未读许多书,但是卫道之志,不让须眉,希望妳能多学她们的精神,今日妳既然能与济佛恩师结成师徒之缘,是妳三生有幸。
济佛曰:好话!今日时间不早,林生女徒,我们要回堂,妳要好好保重,蔡生坐好莲台,准备回堂吧:(此时林女魂以感恩之心,依依难舍之情,与济佛及蔡生挥手话别。蔡生心中怀着无限的祝福,愿普天下之人,皆能弃恶从善,齐归佛道。就此一念之间,很快的圣贤堂已经浮在眼前。)圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿一回 修真道 大仙述前因 循报应 阴魂幡悟理
济公活佛 降
壬戌年五月初三日
诗曰:无为炼道万障劈,浮华虚妄阻道基。
   诚心行道终成果,半途而废如断机。
济佛曰:学道!学道;修道!修道;行道!行道!年年有道,日日有道,道在二六时中。时时存乎道心,道念而行者,便是真道。若是虚心假意,半途而废者,实是最为可惜了。因此,行道之人,对道之认识,定要深研,方不致入宝山而空手回。
蔡生曰:恩师之言是也,道之难行亦实难行,道之易行亦实易行,有诚心。意志坚定者,是为易行,若是无半点诚心之人,抱着只来看看参考而已者,那么大道修来一定甚难是因自生难题,而阻道门。
济佛曰:贤徒汝说得也对,如圣贤诸生之行道就好像非常容易,但是门外观看者,就好像非常困难。其实难易皆在自己之决心而已,如果能够大大方方踏入道门者,那么学道之事,何难之有呢
蔡生曰:他们不敢踏入道门,是没有胆量吧!
济佛曰:汝说他们不敢踏入道门,是没有胆量,其实非也,因为有些贪名逐利之人,一旦看到善事便生畏却。若是遇到名利货位之益,他们便如群蚁附膻一样,久缠不放。
蔡生曰:恩师所谈是也,如此说来他们并非没有胆量,是因眼短浅见而已。
济佛曰:道经有云:“上士闻道,勤而行之;中士闻道,若存若亡;下士闻道,大笑之,不笑,不足以为道。”因此,道之宝贵,难以言说,难以形容,唯有上士、上根、上善、上智之人,方能体会珍惜。下根、下智之人,只得在名缰利锁之中打转,受七情六欲湮没,受六道轮回转轮。
蔡生曰:恩师真是好话说尽了,若是观善书者,尚是一意迷痴,那么要自怪愚痴与佛无缘了。
济佛曰:是也!今复师徒闲谈至此,准备出发吧!
蔡生曰:好的!我已坐稳莲台了,请恩师起程!
济佛曰:贤徒!目的地已到,现在我们在莲台上,可以发现前面有一佛堂,里面之人正在研学道理。
蔡生曰:末世以来,教门诸多,真是认识不完,但是办道之人,无不是为解脱众生之苦,而出自慈悲之心。
济佛曰:大道之门,在末世之时,已是大开普度,各引有缘道子。若是生逢此时,尚不能接近道门修道者,那么真是空来此生也!
蔡生曰:是的,此间佛堂,好像公共佛堂,里面有二,三十人正在聚精会神,听台上讲师说法。黑板上还写有“信为道源功德母,信能远离生死苦,信能长养诸善根,信为菩提作基础。”哈哈!修道的确要有信心呀!
济佛曰:现在有神圣来此接待,我们前去吧!
蔡生曰:好的。(此时有位大仙趋前向济佛接驾)下生参驾大仙。
大仙曰:蔡生免礼,今日能在此结缘,吾感觉非常荣幸,贵堂为普化众生之计,神,人经常用尽心血,实是令人感佩之至。
蔡生曰:大仙赐勉,愧不敢当,想不到大仙能舍弃天上逍遥之乐,下凡四处助道,更令人感动。
大仙曰:不敢!不敢,目前天时不怠,故仙佛四处打帮助道,非只是吾一人而已,南赡部洲四处皆是也。
蔡生曰:下生观汝年青有为,不知如何修成呢?
大仙曰:说来惭愧,今日吾能受封浩然大仙是因吾在生之时,一生为道奔波,至死节操不变,只此殉道而亡,并无多大功德可言。
蔡生曰:喔!此种精神的确令人感动,那么汝如何行道呢?
大 仙曰:这个说来话长,在二十多年前,因大道普传,吾亦有缘能够得到真传,因此,便知大道宝贵,就此四处劝人为善,助人为乐,有一日,父母病重,吃药罔效, 吾发愿削减自己岁数,加添父母之寿。自此家族罪愆每由我一人承担,导致身体欠安,但是吾道心坚定,不畏考磨,仍然四处讲道,如有他人拜托,更不推辞,长期 奔波,因此积痨成疾,于数年前吾岁数该终,就此归空,但是一点浩然之性,冲破九霄,因此受老母感动,封为“浩然大仙”,但是吾深知,道功未足,为报答天恩 厚爱,再次下凡为道襄助。
蔡生曰:真是令人感动,那么今夜大仙下凡,是有何要职呢?
大仙曰:吾四处游踪,无非为道而奔,如监察办道之人,力行工夫,评定功分之多寡,及维护道场清净,不使鬼魂乱闯。
蔡生曰:原来如此,感谢大仙开示。
大仙曰:贤生客气了,那么我们就此告别,后会有期。(此时浩然大仙向济佛参驾而后告辞,蔡生亦向大仙感恩谢礼。)
蔡生曰:恩师,方才大仙之言,此些善男信女入堂听道,冤孽不能入内打扰,那么他们身藏何处
济佛曰:贤徒你有所不知,因堂内有佛光普照,又有神仙驻堂,故一些冤孽索报不敢入内,现在皆躲于堂外也。
蔡生曰:真有此事吗?
济佛曰:不信,待吾佛扇一拂,你便能知。
蔡生曰:那么真是求之不得!(此时济佛拿起佛扇一拂,佛光一照,鬼魂原形毕露,皆显得慌张畏惧之状,向四处逃窜及躲避,蔡生前所未见,看得目瞪口呆,大惊失色。)方才有鬼魂在堂外等候,为何下生不能观见呢?
济佛曰:你现在未达佛眼之境,因此阴暗之处,当然不能观见。
蔡生曰:那么是否可以找出一位冤魂来对答呢?
济佛曰:可以的,待吾招来一魂。(此时果然有一女魂不能自主来到蔡生面前。)
蔡生曰:前面女魂你不必恐慌,只要妳能将来此用意述出就可。
女魂曰:……我没……。(有点惊吓的样子,一时话说不出口。)
蔡生曰:请妳慢慢说来,不必惊慌!
济佛曰:时间不早了,待吾拿出一颗定心丹,让她服下。(此时女魂已将定心丹服下)
女魂曰:求大神赦罪,女魂来此并无企图。
蔡生曰:是呀,但是妳为何能够来此呢?
女魂曰:因我于冥府领冥令,可以回阳寻人报仇,但是我要寻仇的人,想不到现在竟然能够学道,修身,真是想不到。
蔡生曰:那么妳的仇人,没去神坛,请神圣排解吗?
女魂曰:冤欠之事,非是冲犯小事,岂是三言两语简易解决。
蔡生曰:那么妳如何报仇的。
女 魂曰:因为我们没有肉身,只有一股阴灵之气,此阴气附在人之魂魄,此人大多精神不宁,身体不能调合,人便容易暴怒堕落及不安,家庭容易吵闹不和,事业便很 难成就,所以在堂内听道之陈○○,在五,六年前,身心经常受我折磨,但是他了解道理,每次受我报复,无论家庭遭受任何风波,他皆忍辱不怨,直到最近,因我 跟随他的背后,亦常往道场听道,年久月深,我亦受了感化,已不想报仇了。
蔡生曰:怪不得有些修道者,修道之后,身体渐渐健康,家庭渐渐和乐,事业惭渐顺利,但是今日真是想不到,妳在寻仇之时,竟然寻到道门听道,报复之心,反变感恩之心,哈哈,道之妙用真是甚妙!………如此说来是仇人救了你的灵性也!
女魂曰:是也!现在我因每日听经,心怨渐消,智灵渐明,回阴之后,希能在地藏古佛莲下再学大道。
蔡生曰:那么是妳的奇缘了。
女魂曰:咳!在生之时,不知修道宝贵,现在落入阴身,修道已是较难了。
蔡生曰:此何以言之?
女魂曰:因为有肉身者,修道容易,将来证果受封较快,如果落入阴身,证果甚慢,一定要按步就班,考磨层层,方能过关,是此原因也。
蔡生曰:有志者事竟成,妳亦不必气馁,我预祝妳能成功。
女魂曰:多谢你的鼓励。
济佛曰:好了!今日时间不早,最后吾奉送妳一句话:“各人修道各人得,各人吃饭各人饱。”李生女魂妳能够接近道门是妳荣幸,前途无量。汝好自为之吧!蔡生!我们准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳莲圣,请恩师回程吧!(李生女魂此时怀着无限感激的心情,在蒙蒙的夜色之中,消失了,很快的济佛与蔡生之莲座已在圣贤堂的上空浮现。)
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿二回 邀福德 每家述因果论 报应人 心造福祸
济公活佛 降
壬戌年五月二十三日
诗曰:人伦常守家和散,四维遵行敦亲因。
   三省吾身洁己意,弘德四海乐道勤。
济 佛曰:俗云:“不见棺材不流泪”,这句话的含意,是人心往往固执难化,迷蒙的人,如果没有等到死亡的那一刻,仍然我行我素,好像无视于因果轮回的存在,因 此,每天醉生夜死,在名缰利锁之间打滚,一旦死期将尽之时,才感叹“人生如梦”,可是为时已晚,自古以来,多少豪门贵族在临终之时,说下了这些感叹醒世之 语,但是这些人在生之时,偏偏斤斤计较,贪名遂利,所谓“生前片德不修,临终善言不断!”到底生前是你心有余而力不足呢?或是力有余而心不足。依老衲观 来,大多是力有余而心不足者多,心有余而力不足者少,这就是众生病。
蔡生曰:那么众生有这种病到底是什么原因呢?
济佛曰:这叫做“心之无常”,如修道之人看到别人富裕享受时,心就产生进取的欲望,如果看到他人死之,便说:“人生如梦”,因此,这个心经常颠倒妄想,忽而将名利欲望看重,忽而将名利欲望看淡,所以说“修道容易行难道”。
蔡生曰:的确也是,所谓“修道一日,佛在眼前;修道一月,佛在天边;修道一年,佛就不见。”修道者,在初发心之时,往往志节猛烈,但是,一旦过了一段时间,就将道心失落。
济佛曰:所以,修道之难,就在于此,如果修道容易,今日仙佛也不必为众生而苦口婆心了。好了,今日我们准备为众生查户口。
蔡生曰:我们又不是凡间的警察,如何查户口呢?
济佛曰:我俩查户口与凡间警察查户口不同,凡间警察查户口,只是查查人数,对照户藉而已;我俩所查之户口是人之善恶,其意义不同。
蔡生曰:恩师所讲甚是,那么我跟随恩师。
济佛曰:快坐稳莲台,我俩起程了。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:要查户口还是找当地的土地公,比较容易瞭解,也比较清楚。
蔡生曰:这倒是有理,土地公与附近的居民,经常相处,所以应该比较瞭解,但到那里找土地公
济佛曰:这倒不难,前面山角下就有一位了。(此时济佛将莲台的速度减慢,并翱翔而下,在山角边的土地公正好与三位善魂开怀畅饮,不料看到济佛驾到,一时张惶失措,不知如何是好,急忙起立接待。)
福神曰:欢迎济佛驾到,小神接待不周,请原谅。
济佛曰:陈○○(福神),想不到你尚好此杯中物。
福神曰:惭愧!渐愧!今日适逢几位好友来此相聚,故只饮几杯而已,济佛请坐。不知旁边这位是什么大名?
济佛曰:他是圣贤堂天笔蔡生。
福神曰:喔!原来是圣贤堂鸾生,久仰!久仰!
蔡生曰:福神你好,今日来此打扰你的雅兴,非常抱歉。
福神曰:那里!那里,难得济佛驾到,非常欢迎。
济佛曰:陈○○(福神),今日来此是要查访贵区居民之善恶,以资参赞三才末部天书“人间游记”之用,希你能够带路前往查访。
福神曰:原来如此,那么小坐一会,再起程吧!
济佛曰:公事要紧,不可拖延。
福神曰:既然如此,我们就起程吧!(此时济佛与福神及蔡生向住宅前往而去。)现在我先讲述第一户人家!这户人家,夫妻合好,家庭美满,子女又智慧聪明,身体健康,夫君于一家食品公司当主任,平时工作认真,生活检点,这家的女主人前世更是一位善人,时常布施并帮助贫困之人,因此种下今世福报,现在又信仰佛教净土法门。
蔡生曰:福慧双修,的确很好,标准的幸福家庭。
福神曰:再来这一户生活平凡,无善无恶,我们就不必说了。
蔡生曰:好的!
福 神曰:第三户这家人,本来有些福报,可是这家的女主人,自小娇生惯养,不知节俭,自从出嫁后,丈夫上班,她平时无聊,又无事可做,便东家长,西家短,搬弄 是非,口德不修,造下口业,因此削减了不少福德,家庭失去原有的和气,将来子女教育与前程也会受到影响,这都是这位女主人惹的祸端。第八户这家夫妻,前世 结了冤孽未解,此世夫妻重逢,因此家庭破碎,平均每三天必吵架一次,都是因为这家的女主人过于孤僻,心胸狭窄所致,所以全家人的生活,心灵上感到很痛苦。 好了,前面这几家不善不恶,因此不必采证,现在我们走到那边,再访问别家吧
蔡生曰:好的!那就麻烦你了。
福神曰:那里!那里!这一家的父母亲在年青时,家境贫寒,但是靠着坚强的意志将子女教育长大,现在他们的子女皆有很好的成就,如今家庭美满,生活康乐。(土地公又指另外一家)这户的男主人,是位修道人,现在已清口茹素,但是美中不足是夫妻不能同修,因为他的太太听信谗言,自己又智慧不足,不能判断是非,所以将来这位男主人可能修到天仙果位,但是他的妻子,却要转入轮回的果报。
蔡生曰:那位修道人是否曾向你拜拜。
福神曰:他很礼貌,如果经过小庙,也向我敬礼。
蔡生曰:这就是修道人的本性。
福神曰:但有些修道人,对我都不屑一顾,自己认为高高在上,有一幅“唯我独尊”之模样。
蔡生曰:得道高僧吧!
福神曰:如果得道高僧或是德行高深的人经过此处,我还要担任警卫护送的任务,可是偏偏有些少有德行又自以为得道的人,才会如此。
蔡生曰:这倒是有理,所谓“稻穗饱实”的头比较低垂;“稻穗未饱”的,它总是高高在上,目空一切。
福神曰:哈哈!的确也是,想不到贤生能讲这句让人心服口服的话。
蔡生曰:福神过奖了,其实我还在学习当中。
福神曰:你客气了。现在我们走到那边。这里有一户前世也是一位善人,此世降生福地,因此自小就很少吃苦,拥有一些产业,本来努力经营,事业还很顺利,可是最近结交几位赌友,如果不早日回醒,我看事业即将遭受挫折。
蔡生曰:希望他能提起勇气,改掉陋习。
福神曰:这户人家也是问题家庭,婆媳之间,不能和睦相处,经常吵闹。
蔡生曰:这到底是谁的错?
福 神曰:我看做媳妇的人,应该有忍辱负重的雅量才是;当婆婆的人,应该将媳妇视为自己的女儿一样疼惜,自然婆媳之间的隔阂可以突破,否则两人都非常痛苦,现 在这位婆婆因为经常生气,血压升高,心脏衰弱,他的媳妇却是脑神经衰弱,患有失眠之症,因心病影响到身病,这是很自然的现象。
蔡生曰:这是累世的业障吧!
福神:我看这要请济佛来讲吧!
济 佛曰:这虽是业障,可是其中如果有一位修养有素的话,自然可以改变暴戾的气氛,如媳妇有一种忏悔的心,认为这都是累世所召的孽缘,而低心下气,不与婆婆争 闹,自然自己心性平和,失眠之症,自然不药而愈;而当婆婆的人,如果在年青时能够修心养性,自然年老也不会固执难化,及分别心重,造成家庭不合。
福神曰:济佛讲得非常有理,那么现在我们又往别家访问吧!
蔡生曰:好的。
福神曰:前面这家,现在事业正青云直上,拥有一间小工厂,可是这位男主人,不知前世有修,故此世 降生福地,现在事业刚稳定的时候,便花又酒地,一派大老板的模样,现在又在外面金屋藏娇,我看不久,便有苦汤可尝了。
蔡生曰:那么请问土地公,附近的居民经常向你拜拜,你是否都保佑他们呢?
福神曰:“祸福无门,唯人自召”,他们向我拜拜,只是一点诚心而已,如果为人不善,依赖吾保佑,那是自欺欺人;但是如果忠孝节义之情节,一但被吾知道,吾一定呈报南天,给予嘉奖。
蔡生曰:原来如此,那么请问土地公,你的生前是如何呢?
福神曰:哈哈!竟然问到吾的家世来了,好吧!为了劝化世人,我就告诉你吧!我的生前居于澎湖,因我在年轻的时候,急义好善,所以每遇有他人急难,需要救济之时,吾就义不容辞的前往接济,因此归空之后,受冥王嘉奖,被分发到聚善所,修练神职之务,现在又被调到此地服务。
蔡生曰:那么你的职务是何呢?
福神曰:我的职务如同凡间的警察,在此区之内,若是发生善恶案证者,吾皆一一记录在案,分别呈报南天;地方城隍;及冥府。将来皆要受到实际之报应,故世上之人,勿曰“善恶无报”,其实是时间未到也,时间一到因果难逃。
蔡生曰:今日非常感谢土地公之帮忙。
福神曰:那里!那里!贵堂为劝化世人而著作“人间游记”,作为实迹采访,非常良好,我也乐意帮忙。
济佛曰:好了,今日时间不早,就此结束吧!
蔡生曰:福神再见了!
福神曰:希望后会有期吧!
济佛曰:贤徒坐稳莲台,准备回程!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿三回 聪明奸巧 反落监狱误己身 安份守己 总是人间自由人
济公活佛 降
壬戌年六月初三日
诗曰:人生蜉蝣转眼逝,造孽罪障难消除。
   有朝一日监牢禁,悲叹自愁已太迟。
济佛曰:哈哈!人生短暂,带肉骷髅,不过数十年光阴,便要改头换面,可是众生往往舍不得失去,每每为这具臭皮囊涂装而烦恼,有时候甚至于不惜做奸犯科,危害别人安全,一旦受到牢狱之灾后,才悔不当初,如此一念之间,自堕地狱之相,众生实是大愚也。
蔡生曰:是也,今日的青少年甚至成年人,往往为了一时想不开而做出懵懂之事,如此逞强横行的作风,真是天堂有路你不去,地狱无门自闯进。
济佛曰:贤徒!地狱你已经去过了,可是人间监狱你去过了没有?
蔡生曰:还没有。
济佛曰:那么今日就带你到人间监狱采访吧!
蔡生曰:那真是求之不得,能以灵视探测监狱的情形,亦相当难得。
济佛曰:那么闲话少说,现在就起程吧!快坐稳莲台!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:前面就是龟山监狱,这一片广阔的园地,录意盎然,比起阴间地狱,还好得多。
蔡生曰:的确也是,到底人道的福报比地狱道的福报还多吧!……唷!前面壁上还有一幅广大的清明上河图壁画,大概是此些人的杰作吧!
济佛曰:人有犯错的时候,可是不可因为他们犯错而忽视他们的能力,只是他们被动成性,其实他们皆有聪明的头脑及灵巧的双手,只是用错了地方,而自投罗网,这就是“聪明反被聪明误”的后果,如果这些人能够将所有的体力与智慧,用于正当之途,那真是前途无量呀!
蔡生曰:恩师说得真是呀!有些残废的人,都能创下一番美好的前程,想想他们有的失去眼睛,有的失去了双手,有的失去了双脚,但是仍然凭着坚强的意志,迈向成功之“路”,无视于身种的残障,真令人佩服。
济佛曰:他们虽是身体残缺,可是心灵不缺;而监狱这些人虽是身体不缺,但是心灵欠缺,因此这个地方,就是心灵的疗养院,人们来此倘若能够洗心革面,出狱后仍然是一位堂堂正正的人。
蔡生曰:这里工作场所很多,有电机厂房,有印刷及制版的工厂,有缝纫制衣的埸所,还有许多工作台,好像是让他们做工艺品及电子零件,还有这片绿油油的农田,大概都是他们的工作环境吧!
济 佛曰:自食其力,自力更生,本是人类的生活目标,以前他们享多了福禄,现在来此以劳动报偿,也是应该的。人生的追求并非奢侈与放荡,而是要追求一个亲善和 谐的安定生活,以利己利人的平等观,去滋润周围的环境,这才能达到富强康乐的目标,否则,不论自己或是家庭及社会都会带来不幸,而全盘皆输的,现在政府德 致,不但广设技艺工厂,让他们学习技能,而且还开办学校。
蔡生曰:在何处呢?
济佛曰:我带你去吧。
蔡生曰:好的!(此时济佛又带蔡生住新竹而去,来到少年感化院)
蔡生曰:果然前面有一所励德补习学校,来此皆是青少年,我真想不懂,他们年纪轻轻,便受牢狱之灾,前面亦有技艺工厂诸多,好像是要让他们学习技能吧!
济佛曰:是也,如果有如此环境尚不知上进者,那么真是大失机缘了。
蔡生曰:我觉得现在有许多小孩皆顽皮难教,不知是什原因?
济佛曰:其实小孩是最顺从父母的人,因为他们依顺着父母的禀性而生,所以父母如果个性安祥喜悦,小孩子的个性也大多安祥喜悦,如果父母急性暴躁,那么小孩子,也大多急性暴躁,可见小孩之个性,是禀着父母之性而来,所以培育美好的下一代,要先从自身做起。
蔡生曰:如有父母个性平和,而小孩顽逆难教的情形呢?
济佛曰:如有这种情形,就与因果有关了,但是无论如何,一定要耐心的教导,不可有自暴自弃的举动,因为这种因果的造化,有者三年,有者六年,小孩性情日明,那时又以习性为他的人生行为。有者为了因果索报而来,这些都是孽缘,是前世欠修的原因呀!如遇到这种情形,也不必怨言,只要心存回报感恩之心,耐心的教导,自然可以教导成功的。
蔡生曰:那以何种态度来教导下一代比较正确呢?
济 佛曰:“人之初,性本善”,幼童的心,就如一颗种子一样,你把这颗种子,种在一个有耐心,有关怀,有鼓励的土地上,他的成长必定是美好的,倘若为父者,事 业忙碌,无瑕照顾,为母者又心浮气躁,或是固执,成见,管教太严;或是过于袒护,宠爱,或是漠不关心,而让小孩子自生自灭这些都是未能保持中和之道,所以 就会产生问题家庭。因此,父母如有这些行为,都不是爱他,反而是害他。还有一些父母不能以身作则,行为不正,那么小孩子的模仿性很强,心性往往就像一张白 纸,耳濡目染,一旦染上不良习性,便很难再改,所以“养子成龙,养女成凤”虽是天下父母的第一心愿,但是还要从本身做起呀!
蔡生曰:的确也是呀!反求诸己而自得,反求别人便全失。现在这些人已经睡入梦乡了,但是有者却是辗转难眠,心灵总是不能平静,无法入睡,好像正在回忆过去的自由与幸福吧!
济佛曰:一个失去自由的,才能领悟自由的可贵;一个经过痛苦的人,才能领悟幸福的滋味。今日的人能够生活在富裕自由之中,如果尚不能知足安乐,而每每做出超越自己的生活范围以外,危害他人利益,破害人伦道德,实在太不应该了。
蔡生曰:下生有一点见识,有些人好胜心强,不甘示弱,因此以闹事结党为能事,动不动就耍枪弄刀,来夸示自己的能力与威风,好像说:“我不是弱者”。
济佛曰:贤徒你讲得亦是,所谓想胜天,却输己,这就是众生病,所以,这些人到最后,都留下悲哀的下场。人若是不能将“我执”看空,反被欲望所害,所以人心有时候是很脆弱的。好了!现在我们另往别处采访。(此时济佛又带蔡生往台北而走。)
蔡生曰:喔!这个看守所,亦甚为广大,里面也有女性犯人。
济佛曰:有些女子并不是自己犯法,而是因为丈夫以太太名誉,办理支票户头,一旦先生事业失败,支票不能期付,而吃上官司,受牢狱之灾,真是为钱受困,为夫受罪呀!
蔡生曰:前面此位女子,尚在哭泣,真是可怜。
济佛曰:他想到自己儿女而流泪的,前世欠修,所以此世缺福,因此,来此消消业障亦是好的,出狱之后,可以多出一份人生的体悟,否则过于奢侈,尚未吃过苦头的人,怎能体悟苦头的滋味呢?
蔡生曰:恩师说他前世欠修而被关,可是有些罪恶昭彰的人,往往逍遥法外,好像不太公平吧!
济佛曰:佛云:“三世因果”,因此,因果不能单看一世的祸福,所以不能说逍遥法外者,就是幸运,无辜被关的人,就是不幸者。反而有些人,因被关而得救,领悟人生,体悟真理,得到福音;而逍遥法外者,因幸灾乐祸,更造无边的罪孽,而愈加堕落永离善道,自失道缘。
蔡生曰:恩师讲得甚是……前面这位男士,自己一人关在一间,蹲在墙角,脚上又有脚镣铐住,真可怜。
济佛曰:此人犯了重大刑案,所以现在将他隔离。
蔡生曰:人性有时候,真是不堪一击,心浮气躁者往往一言不合,就拔刀相见,好像威风十足的样子。
济 佛曰:如此之人,最为愚痴了,杀了别人就是杀了自己,因此,人绝对不能以暴怒武力胜于别人,因为以暴怒武力胜于别人,只是胜于表面,等到对方一有机会,还 是会找你报复的,如果,要胜人的话,当要胜人之心,如古圣仙佛,他们不以暴怒,不以刀剑赢人,但是却能万古流芳,此才是真正的胜人啊!
蔡生曰:恩师所述,果然有理……。前面这位青年冒着冷汗,在睡梦中惊醒,好像是做了恶梦吧
济 佛曰:人有时候在表面看起来,好像很勇敢,其实在他心里的深处,往往却很懦弱,只是凭着匹夫之勇而已,刚才这位冒着冷汗惊悸的青年,是因为他平时与人结 怨,经常滋生事端,打架闹事,所以心灵上,有一份恐惧感深深的埋在心里,还不能抹去,就连睡梦中也常常有撕杀,格斗,逃跑的情形,这份心灵的煎熬,比被关 禁在监牢里还要痛若啊。
蔡生曰:这是心灵的地狱吧!贵在太可怜了,“一失足成千古恨”,这是自古以来的明训,我想青少年应该珍惜这句话才是呀!
济佛曰:我们祝福他们早离苦海,好了,今夜著书就此结束吧!贤徒坐稳莲台!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿四回 谈清修明理修持 论城隍权宜善恶
济公活佛 降
壬戌年六月十六日
诗曰:万籁俱寂静心祈,人间游记着适时。
   云游来去虚空界,悟在自己莫贪痴。
济 佛曰:今夜万籁俱寂,行人稀少,只观圣贤诸生虔心净灵,以待神灵下降,老衲每观圣贤诸生,以此慈悲喜舍,乐道自然,不求回报之效劳,吾心便大感舒畅,由此 可知诸生无论在悟境之上,或是在行持方面,已有进步,此亦是鸾门大幸,希圣贤诸生,能以此精神继续普化,行此度己度人之大业。
蔡生曰:恩师讲到本堂鸾生在悟境及行持方面已有突破,但是刚才有一位师姊问起我婚姻之事,但又好像有意清修,未知恩师之意如何?
济佛曰:贤徒汝此问甚佳,相信目前有许多修行者,皆有此种疑问,但是有者早已立下清修大愿,有者尚在迷惑之中,不知何去何从,今日你既然提到此题,吾就以此问题来作个评析吧!
立清修愿者:
第一、最好能征求父母同意。
第二、不可意气用事,或是有所勉强。
第三、须要明师及清修道伴。因为有明师指导不使修道偏邪;有道伴提携,不使道心颠倒,如此清修,较易有始有终,否则容易半途而废。
蔡生曰:所谓半途而废者,皆出于何因呢?
济佛曰:半途而废者,皆出于信心不能坚定,而产生见思惑。
蔡生曰:“见思惑”之含意,可否请恩师解释清楚呢?
济 佛曰:所谓见思惑,就是修道之人,在半途之时,遇有障碍烦恼而产生无明,因此在所见所闻之上有所迷惑,不能断灭,此为“见惑”。或是修道之人在思维之上有 邪思妄想不能断灭,此为思惑,以上两惑,皆是修道之人最大的障碍。如果有道伴提携,有明师指导,若有此“见思惑”产生时,自有明师或是道伴以“正见、正 念、正定,及正思维”解之,否则容易遗误大道,更遗误他人。
蔡生曰:那么一心想清修者,也是不易!
济佛曰:“知易行难”,因此,有清修之志者,必要断去荣华之念,改去浮沉之性,再谈清修,否则胡乱立下清修愿者,若无明师指导,又无道伴提携,最后还是改变原志者为多。
蔡生曰:恩师所述之理,甚是合乎中道,希望正要清修之人,有此认识,方不致有始无终,而遗误大道。……但是如果有人立下清修大愿,又找到理想对象而成家立业的人呢?
济佛曰:此种之人是有心无志,如果已经成家立业的话,亦不必为此烦恼,而自甘堕落,应该面对现实,脚踏实地,默默耕耘,行善布施,半圣半凡,亦可成就大道的。
蔡生曰:哈哈!这种尖锐又顾忌的问题,我想很多人都感到非常困惑,但是经过恩师的指点,相信对未立清修愿者,及已立清修愿者都是一种很好的答覆。
济佛曰:好了,现在就开始我俩应做的工作吧!
蔡生曰:是的,我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:今夜带你去访问城隍尊神,现在将到城隍爷庙,贤徒你整齐衣履,我俩准备入内!(此时有一位将军发现济佛驾到,急忙入内通知……过了不久,城隍尊神及司礼神与一些将军,亦起立准备出门迎接。)
司礼神曰:欢迎济佛驾到,请入内休息。
济佛曰:多谢!多谢!(此时济佛与蔡生已经进入城隍庙内。)
城隍曰:欢迎济佛驾到,卑职怠慢请原谅。
济佛曰:不用容气,今日为著作“人间游记”而来,因此须要你们帮忙。
城隍曰:喔!原来如此。(此时司礼神献上香菩茶果招待。)现在请用吧!
蔡生曰:多谢城隍厚礼,请问城隍尊神,为何里面有亡魂的哭声。
城隍曰:喔!这是在左边室内,有些被拘禁之亡魂,因为尚在怀念家亲,所以悲从中来,忍不住而哭的,等一下,我带你前去观看,你便知道。
济佛曰:那么现在就起程吧!
城隍:好的。
蔡生曰:未知城隍尊神的职责如何?为何庙中有那么多将军及善魂走动呢?
城隍曰:吾之职责如凡间之警察局一样,因为职责通于阴阳两界,故凡是在阳间死亡之魂,皆要来此报到,方转往他处办理。
蔡生曰:原来如此。
城隍曰:方才汝听到之哭声,就是从此室而出。
蔡生曰:这些亡魂为何皆被脚镣铐住呢?
城隍曰:此室所禁亡魂,皆是在生作恶多端,因此监禁于此,等待本处司过神清查作恶资料,属实之后,方解押地府判罪。
蔡生曰:这位青年,年纪尚轻,为何也会来此报到,可否请他述出原因,以资劝世。
城隍曰:那么你就接近访问吧,
蔡生曰:请问这位青年,你为何被监禁于此呢?(此时亡魂低头不语,无颜以对。)
城隍曰:王○○!这位是阳间善堂正鸾,今日来此采访案证,你快将在世所作所为讲出,以资警世,如果你据实讲出,本神将呈报冥府,你也可以减轻刑罚。(此时城隍尊神又命黑白将军,将亡魂手铐及脚镣打开。)
亡魂曰:多谢城隍爷恩赐。但是为顾虑家亲父母之面子,请让我不必将姓名地址讲出。
城隍曰:好的。
亡魂曰:想起我在生所做所为,实在惭愧,在就读初中之时,便不学好,开始学会抽烟,赌博之事,因此,在就学期间,经常逃课,如此隐瞒父母达一年之久,后来被父母发现后,我又不知悔改,反 埋怨父母为何要生我,为何要让我活在世界上,为何要做我的父母。一些不正的念头,在我心中回绕,自此我就自暴自弃,离家出走,更结交不良朋友,成群结党, 本来我胆量很小,但是为了逞威风,不得不装好汉,因此动不动就打人,伤人,动不动就生气。暴怒,或是拿扁钻吓唬老实人。如此养成一脸人见人怕的狰狞面目, 以我的认为,实在是威风十足,因为没人敢惹我,就这样在偶然的机会里,我混入了赌场,自此我吃喝玩乐,更是得心应手,但是因为我狂妄自大而得罪了不少同辈 的弟兄,因此有一次我喝了酒,而遭到仇人的暗算,被杀中要害,送医不治死亡,当我醒来的时候已经面目全非,现在又被拘押此处,想到过去所做所为,恶贯满 盈,罪有应得,生前曾经听过一些老年人的劝告,但是我都笑他们傻瓜,反而对他们说:“科学时代,那有因果,那有鬼神。”现在死了,才知道科学与道德并重 的,不能违背良心坏事做尽,……现在又想起父母养育之恩……(此时亡魂讲到伤心处,不禁激动得泪从中流,使在场的气氛显得格外低沉,亡魂低头擦干了眼角的泪水之后,又继续说。)想来人活在世界上,是有一半的福可享,又有一半的业要消,德大的福大,德小的福小,但是我将那一半的福也花光了。
蔡生曰:想不到你也能讲出醒世的道理。
亡 魂曰:是我在这里静静体悟出来的,但是现在听到一些将军说,我后世不能为人,可能在地狱受刑期满之后,又要转生畜道轮回,我一想到此,就不寒而栗,因为生 前我看到一些鸡鸭狗类小动物,最为讨厌,有时一生气就踢上一脚,当这些小动物汪汪哀叫时,我却哈哈大笑,一点也不生怜悯之心,想不到风水轮流转,如果我下 世成为一只狗,希望世人不要随便乱踢。………最后我奉劝世人,不要像我一样,不听父母的话,随便欺侮别人,而得今日的下场。
蔡生曰:听你所讲的话,我就想起有些作恶之徒,在东窗事发又被警政单位逮捕之后,往往便说出一些醒世的箴言,引人深思,让人回味,这证明了“鸟之将死,其鸣也哀;人之将亡,其言也善”,你的聪明智慧太好了,可是反省得太迟了,实在太可惜。
亡魂曰:请这位善人帮忙,拜托!拜托。
城隍曰:今日你能将属实讲出,又有悔过之心,讲出醒世的话语,我将据实呈报冥府,减轻你的罪刑。
蔡生曰:请问恩师,如果有人犯了错,但是因为看到人间游记而悔改前非的话,是不是能够不受将来恶报呢?
城 隍曰:你这个问题,问得太好了,所谓人非圣贤,孰能无过,知过必改,善莫大焉。因现代青少年长于末流之中,花花世界迷人深惑,稍一不慎,便被滚入洪流大 海,永无出期,但是如果接近善知识,或是看到此本人间游记,而知道以往所做所为,罪大恶极,当要即刻回头猛省,永断恶根,堂堂正正的做人,迈向光明的大 道,以报父母养育之恩,努力工作,更要找一份正当事业,忏悔过去,助人为乐,自然他年不但不受地狱刑罚,更可超升天堂,不受轮回。其他房间尚有之恶魂不必 访问,现在我们往右边善魂之处吧!
蔡生曰:这间亡魂室,看他们心情比较轻松,请问这位善魂,你在阳世之事,可否讲出呢?
善魂曰:其实我也没有做什么大善事,但是心不做亏心事,又与邻里和好,在生过得愉快,死后又受当地福神接引,来此休息的。
蔡生曰:的确很好,为人原则不失,人道永存,家道永兴。
济佛曰:今夜时间不早,我看就此吧!
城隍曰:好的,那么在此奉送济佛及贤生了。
济佛曰:贤徒坐稳莲台,准备回程。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魄魂投体。
第廿五回 色不迷人人自迷 悟相本空空色相
济公活佛 降
壬戌年七月初三日
诗曰:色相本空悟真宗,六尘非有见性王。
   三心扫去归正觉,五蕴尽除可神通。
济 佛曰:科技发达以来,暴力事件时有所闻,这些迷昧的人,有的为了追求金钱,有的为了追求地位,有的为了追求荣华,有的为了追求春色。其中为了追求春色而堕 落的人更是不在少数。但是仍然有些灵觉不昧的修道之人,还能够在桃花洞中,皤然醒悟,洞察一切色相,而了悟了色相本空之理,知悉六尘非有之道,今天为师带 你去访问这类的贤修之士。
蔡生曰:这倒很好,相信现在仍有许多在色魔的牵引之下,愈陷愈深,更痛苦不堪,而不能自拔的人,我想此时正是这些人在呼救的时刻了。
济佛曰:贤徒你说得也是,所以说站在高处去鸟瞰迷魂阵便能了然分明,立在道心来观察盘丝洞,只不过是诱人的迷窝而已。
蔡生曰:那么恩师今天所要访问的贤修之士,大概已经站在高处,立在道心吧!
济佛曰:大慨是吧!人总有迷糊的时候,可是去了迷糊之心后,就能显出本来的妙智,去观察一切诸相,而洞澈本性。
蔡生曰:的确也是,那么愚徒就随着恩师的背后,去访问这位带有“大圆镜智”的大德吧。
济佛曰:那么现在就准备起程!贤徒坐稳莲台!
蔡生曰:我已坐稳莲台了,请恩师起程吧!
济佛曰:在这市郊,格外的清静,大部份的人,早已睡入梦乡之中了,只剩下一些人,尚在马路上行走,前面这座古老的建筑,是一个大家庭,也都已入睡了。
蔡生曰:既然入睡了,恩师带我来此,岂不是会打扰别人的清梦吗?
济佛曰:贤徒你有所不知,这个家庭有一位青年在数年前,因身体衰弱,而忙坏了父母。
蔡生曰:这是为什么呢?
济佛曰:还不是为了“色”字,所谓“色”字头上一把刀,这把刀就把这位青年身上的肉与精气神,割去了不少,当然身体衰弱。
蔡生曰:后来呢?
济 佛曰:后来当然劳动了家中的父母,买了一些高贵的补药,补了又补,又买了中药,西药大包,小包统吃,还是不能痊愈,使父母困扰万分。最后这位青年在偶然的 机会里走到庙宇发现一些免费赠送的善书,而随手取来翻阅,自此奉圣甚勤,无意中就将色魔赶出了门外,身体也渐渐的不药而愈了。
蔡生曰:哈哈!心病还是心药医,真是太巧妙了。
济佛曰:现在这位青年正在酣梦中,待我念动真言密咒,将他提灵与你对话。
蔡生曰:好的。(此时济佛口念真言密咒,已将睡梦中的○姓青年提灵。)
缘生曰:恩师你好,请受愚徒一拜。
济佛曰:贤徒免礼,现在我向你介绍,这位就是圣贤堂的天笔蔡生。
缘生曰:喔!原来如此,久仰!久仰!
蔡生曰:师兄!你好,今日来此,请多多指教。
缘生曰:蔡师兄你真客气,我学道不久,以前又是前过重重,但是自从研读圣贤杂志之后,幸知反悔自新,否则现在不知堕落何方了。
蔡生曰:此何以解释之。
缘生曰:说来惭愧,还是不说为妙。
济佛曰:贤徒!今日来此就是要采访你过去能从迷盲之中,反悔悟觉的过程,如果今天你不说出来,如何能够拯救他人,也能一样悔悟自觉呢?
缘生曰:恩师之言甚是,可是我的私人秘密,怎好公诸世人,当做他人茶前饭后的话柄呢?
济佛曰:贤徒!这点你放心好了,你的真姓实名,与地点,皆不会公开的。
缘生曰:既然恩师如此一讲,愚徒只好照办了,那么要从何处讲起呢?
济佛曰:当然从你年轻堕落的时代讲起。
缘 生曰:好吧!年轻时候,一向任性贪玩的我,又好奇成性,所以买了一些黄色书刊观看,因此染于色魔甚深,不能自拔,后来竟然也跟别人去看黄色小电影,自此我 在色魔的引诱之下,经常浮现春情妖艳的美女形相,有时精神恍惚,有时半夜梦遗,不能自主,无形中将自身三宝--精,气,神,耗散殆尽,虽然父母为我操心, 经常买些补药,为我补补身体,可是仍然效果不彰,因此,我生活上觉得非常痛苦,但是又无良策来治愈我的毛病,有一天,偶然的机会里,我在一间庙宇里面,拾 获了几本善书,而知道修心养性之道,可是有时仍然受不了外缘的干扰,最后在半年前我看到“人间游记”第六回,里面有济佛恩师对美色的阐述与分析,使我当头 棒喝,亦使我举一反三,更悟了不少,自此我就将女色洞澈分明,了然一切,而不再受色魔的支配了。
蔡生曰:○师兄,你竟然拿得起放得下,不愧为一位大丈夫,能够如此,胜过其他尚在迷茫的人千百倍!但是请问x师兄,汝是如何将女色一刀两断的?
缘 生曰:这个说来话长,我也不知从何说起,本来我每看见异性,便产生爱慕倾恋与欲望之心,这都是以前看一些黄色书刊,所引起的淫念驱使作用,如此意乱情迷的 行为,更使我心神不宁。后来,我静静的沉思与观想,到底女色有何迷惑之处,使我倾狂如此,因此,我开始深究这些微妙的关系,最后我发现了女色本空。
蔡生曰:○师兄,你的发现太好了,那么请问你是如何分析的?
缘 生曰:好的,我分析的结果,没有所谓的女色,因为女色诸相,皆是人为的巧扮,与自生迷惑而产生的结果。譬如在街道上,偶而看到一位婀娜多姿的少女,她身上 穿着是一件色彩绚丽的露背装,与一件艳丽的迷你裙,梳了美丽的头发,脸上涂上了秀丽的化妆品,更于腿上着了一双晶莹剔透的丝袜,如此就成为一幅美人之形, 秀色可餐之相,使她顾盼生姿,成为男人注目的焦点,甚至使有些人着迷于这种诱惑的外表而难以自拔,更产生心理变态有之,染毒淋病有之,精枯身疲有之,强暴 杀人有之,金屋藏娇有之,休妻纳妾有之,造成家庭风波有之,社会道德低落有之,真是难以一一枚举。然而这些迷人的装扮,有时就好像蜘蛛布了迷魂网,引诱一 些好奇的飞蛾,自投罗网一样。如果要排除这些色相,只要以观想的方法就能启发出观察智慧,去观察到底我为何会受到她的迷惑?到底是她穿着迷人,或是化妆迷 人?或是玉体迷人?还是她的肤色迷人。如果是她穿着迷人的话,那么她所穿的迷你裙与露背装,只不过是布料所做成而已,为什么当我们看到布料不迷人?如果是 那双丝袜迷人,那么丝袜当它在工厂的时候,只不过是一捆的丝线而已,一点也不迷人;如果是脸上的化妆迷人,可是化妆品,只不过是 一些化学品而已,一点也不迷人;如果是玉体肌肤迷人,那么知果我只观察她身体任何一方寸的部份,就找不出她的诱惑力与迷他力,因为以她的玉体肌肤还抵不过 现在磁器碗的晶莹光滑,以她胴体的柔软绵细,尚抵不过绵花的细腻柔软,由此可见“色不迷人,人自迷”,美色只不过是自己意识产生的错觉而已。
蔡生曰:哈哈!怪不得在有名的“西游记”中,描述猪八戒的贪色,而惹来许多麻烦,其实,这些都是针对人心而讲的吧!其用意就是提醒好色的人,不要被那些不真实的外物所诱惑而蒙蔽了本性,否则,只有自找苦吃了。
缘生曰:但是仍有一些迷盲的人,还在迷惑中走入盘丝洞,尚以为快乐窝,其实在探照灯或是显微镜的照印下,所显现的光明中,这些迷惑的色境,本无所存。
蔡生曰:听师兄对色相的剖析,的确高明,相信你的话,能够解救不少的迷途羔羊。
缘生曰:那里!那里!这些都是学道以来所获得的妙观察智呀!所以我还要感谢你们呢!
蔡生曰:我们只不过是为社会大众尽一分微簿的力量而已,相信一些幕后功臣者,才是最令人敬佩的牧道者。
济 佛曰:今天时间不早了,你俩针对色相的研论甚佳,因此,老衲在此呼吁中国的女性,在衣着方面,该合乎中国贤慧的女性美,端庄娴淑,而不是以巧扮装饰的色相 美,来当做迷惑异性的利器,否则不但对女人本身的安危,会亮起了红灯,更对社会风气有害,在此更希望迷惑于色场上的有志青年,能够慧剑斩情丝,不要为色所 害,而身败名裂。(此时济佛将○姓缘生,安魂定魄○○缘生仍然在睡梦中,济佛与蔡生也准备结束今天的旅程了。)蔡生准备回堂吧!
蔡生曰:好的!我已坐稳莲台了,请恩师起程。
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿六回 王母圣诞 人间法会虔祝寿 普度良期 幽冥善魂享自由
济公活佛 降
壬戌年七月十九日
诗曰:鬼门大开登普度,中元启赞魂不孤。
   盂兰盆会处处有,经忏祭典拔苦途。
济佛曰:时间过得真快!转瞬间,贤徒你在圣贤堂的效劳亦已经六年多了,这六年多来,你在半圣半凡的情况下,牺性奉献不少,可谓精神可嘉。反观现在的鸾生,不是信心不够,就是后力不足,每每效劳一年半载,就半途而返,真令老衲摇头叹息,想不到道还是这么难行,使人产生畏途。
蔡生曰:这大概是所谓的“大道宽阔,圣门路窄”吧!
济佛曰:好了!今天不谈这些了,贤徒你知道本月有何大节日吗?
蔡生曰:中元节!
济佛曰:是呀!每年一到中元节,家家户户就特别的忙碌,商场也因此而大发利市,皆为普度大事而忙得不亦乐乎!真可算是阴阳皆普也。
蔡生曰:恩师说错吧!难道阳人也要普度吗?
济佛曰:哈哈!阴魂尝其气味,阳人食其体物,不是阴阳皆普吗?
蔡生曰:喔!原来如此,在此月中相信众生都大饱口福吧!
济佛曰:此月虽然是普度大祭,鬼门大开,但是在冥府之中罪孽深重者,仍然不能到阳间享受祭典大会的。可是尚有无计其数的鬼魂还可以到阳间参加盛典。
蔡生曰:恩师!今天是否要以中元普度为题,去访问那些游魂孤鬼呢?
济佛曰:是的,本月庆赞中元的地方到处皆有,昨天又是王母娘娘圣诞佳辰,因此为师趁此机会带你到王母宫访问一些孤魂吧!
蔡生曰:那真是求之不得也!
济佛曰:快坐稳莲台,准备起程!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程吧!
济佛曰:已经到了,贤徒下莲台!
蔡生曰:此处经声悠杨,孤魂来来往往,祭品满桌形成一片热闹的景象,坛前有法师正在大诵经忏,一些喜听经声的孤魂,正在聚精会神的听经说法,但是仍然有一些孤魂对于经声,不感到兴趣。
济佛曰:此是○○宫,现在这些信徒正在庆祝王母娘娘圣诞,而办理三天法会,今日是第二天了,现在有驻堂神圣前来迎接,贤徒你整齐衣履,准备入内,接受招待。
蔡生曰:好的。………(此时宫内有三位神圣走出宫外,迎接济佛及蔡生入宫,王母娘娘又命左右侍者,赶快准备珍果茗茶招待。)注:此位王母娘娘乃是人间莅任代表王母娘娘之神。
济佛曰:劳烦你们了,今日正逢母娘圣诞,因此吾携愚徒蔡生前来祝贺,并参着于“人间游记”之内。
王母曰:非常欢迎,圣贤堂为普化事宜,不辞辛苦令人钦服,济佛及贤生你俩辛苦了。
济佛曰:那里!那里!各人职责不同,怎有辛苦可言。
王母曰:济佛你客气了。
济佛曰:贤徒,因为时间宝贵,现在你随这两位将军到堂外采访就可,为师在此与王母娘娘闲聊一刻。
蔡生曰:好的!(此时蔡生随两位将军背后走出堂外。)
将军曰:吾唤来几位孤魂让你访问吧!
蔡生曰:好的!(此时将军已唤来几位孤魂了。)前面这位孩童,你今日能来参加盛典,心情大概甚为愉快吧!
童魂曰:是也!我本来被禁在枉死城中,但是本月正逢普度佳期,因此,凡是在地府之中,罪孽不深重者,皆可赦免,来到阳间,参加七月普度法会的。
蔡生曰:你年纪轻轻,为何早死呢?
童魂:我是在一次游泳的时候,不小心遭到溺毙的,但是阳寿未尽,所以暂时被禁于枉死城中,今日正逢王母圣诞,因此我们能够来此参加圣典的,但是唯一美中不足是不能到处乱窜,因为我们尚在冥府将军的监护之内,不能离开范围之外,否则会遭受处罚的。
蔡生曰:前面这位善魂亦来此参加圣典吗?
善魂曰:是的,自从七月初一开始,我们就能够自由来到阳间了。
蔡生曰:为何你能受到特别的自由?
善魂曰:因为在生的时候,无功无德,可谓一生平平,因此亡后被分发到平民区工作,本月正逢中元佳节,所以我们可以放假一个月。
蔡生曰:想不到你们还比我们阳人舒服,还可以放一个月的假。
善魂曰:是也!此月之中,我已参加了不少法会。
蔡生曰:那么你在阳界走动之时,是否会扰乱阳间的百姓呢?
善魂曰:不会的,因为在七月之时,日夜游神加强到处巡逻,又我们在生之时及于冥府之中皆表现良好,才有此特别自由的殊荣,如果来到阳界后,不知捡点,而犯了过错回阴之后就要受到处罚了。
蔡生曰:原来如此,多谢你接受我的访问。(此时蔡生又另访一位童魂。)这位小弟弟,你全身有点伤痕,是为什么呢?
童魂曰:我是在阳世之时,因为家里发生火灾,而被烧死的,现在阳寿未尽,因此尚在枉死城中
蔡生曰:那么你在枉死城中,是否痛苦呢?
童魂曰:因为我们是遭灾劫罹难而亡,所以暂禁在有广大庭园又环境不错的枉死城中,等候冥王的裁决,刚开始拘禁于枉死城的时候,因为刚刚离开亲人,所以甚为痛苦,但是现在已经结交了几位知己,所以能适应环境之后,就不会感到痛苦了。
蔡生曰:原来如此,好好保重吧。………前面那位女魂,好像很饿的样子。
将军曰:那位女魂是在生的时候,贪嗔过度,不惜五谷,浪费过多,因此亡后被禁饥饿地狱之中,但是幸有她的女儿能够参圣学道,所以才能超拔她参加王母娘娘庆典的。
蔡生曰:原来如此。(此时两位将军又带蔡生入内堂了。)
济佛曰:贤徒你采访之后,感想如何呢?
蔡生曰:下生感觉因果善恶报应,事实俱在,天并无亏待任何之人,所谓:作福得福,作恶得恶,勿谓天眼无珠,其实善恶昭彰,条理分析,半点不差,故在生作恶之人,勿存侥幸之念,行善之人,勿有气馁之心。
济佛曰:是也!今日让贤徒有多一番认识之后,希你能够多劝他人,去恶行善,此就是著作“人间游记”之最佳意义也,那么今夜我们云游就此作个结束。贤徒拜辞王母娘娘吧!
蔡生曰:好的!王母娘娘请受愚生叩辞。
王母曰:贤生免礼。(此时王母娘娘及诸神圣送辞济佛及蔡生至宫外)
济佛曰:贤徒坐稳莲台,准备回堂!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿七回 南天忏悔院 补修功德 院内青年子 叙述果因
济公活佛 降
诗曰:青年学道正相当,大道火宅炼性王。
   三期逢显须早悟,莫待涅盘怪自盲。
又诗:道脉发扬布世间,真理普化赖圣坛。
   神仙降鸾传真法,有缘参悟皆不凡。
济 佛曰:今夜有十数位好道青年,从各地而来参圣学道,使老衲突感心情舒畅,哈哈!学道之人如果能把握青年时光,好好研修精进,将来定是无可限量。反之,如果 不珍惜年青有为之时,而浪费宝贵时间,将来才知大道可贵,恐怕为时已迟,故吾特为今夜各地来堂参鸾之青年勉励,希望此些青年能够在有生之年,好好珍惜机 缘,好好精进道业。
蔡生曰:恩师突然勉励今夜来堂参鸾青年,好像对年青学道之人,特别关怀,但是末世以来,有些青年畏于罪业过深,因此,对修道之事,产生恐惧,在此是否能请恩师为此种人解惑之?
济佛曰:贤徒汝此问甚佳,如有此种年青之人,有学道之心,当不要畏于道途坎坷,只要自己脚踏实地,按步就班,将来仍然可以学成大道的。现在吾为解答此种问题,不如带贤徒亲证实例,使有志学道青年,能够产生信心。
蔡生曰:那么恩师今夜将带愚徒前往何处呢?
济佛曰:吾带你到南天忏悔院,因为此院中,有许多先前罪孽深重,但是后来有心学道,而将修成果位,今夜吾带你前往采访院内修士,让你访问他们在生之时,如何突破困境而修到气天果位
蔡生曰:如此太好了,这样我可以多多向他们请教。
济佛曰:你有谦虚之心,的确不错,现在坐稳莲台我俩起程吧!(此时济佛与蔡生坐在莲台之上,冉冉上升,一会儿已飘浮空中,向南天而去。)前面已到南天忏悔院,贤徒可下莲台了。
蔡生曰:此地风景绝佳,仙鸟,仙树,祥云叆叇,奇葩异卉,交织成一片和乐的景象,美妙极了
济佛曰:贤徒!你不必贪恋此种景色,因为此处环境虽佳,可是以你将来的果位,是胜于此地的
蔡生曰:哈哈!愚徒不敢奢求,但是想不到南天的景色就有如此的美妙,我想现在正在修道的人有福了,因为以几十年的修为,可换来万千年的天上福报,的确很值得的。
济佛曰:好了!闲话少谈,现在院内已有神圣来此接待,贤徒!吾俩随他们入院吧!
蔡生曰:好的!(此时济佛及来迎神圣与蔡生进入忏悔院中,蔡生观见忏悔院中的修士,个个善气充满,毫无邪气之表露,蔡生看得非常欢喜,心情更是舒畅万分,正在此时院长已经前来并与济佛寒喧。)
院长曰:济佛大驾光临,未知是受何风吹来,真是稀客也……,身边这位凡人是谁?
济佛曰:哈哈!今日带此位凡人来此参观贵院,并参着“人间游记”的。
院长曰:原来如此,那么此位就是圣贤堂天笔吧!
济佛曰:是也!
院长曰:那么赶快入院内招待室,休息吧!
蔡生曰:多谢院长厚礼,不敢劳烦。
济佛曰:是呀!我想时间不足,还是请院长安排几位院生,来此参道结缘,并述出在生所为功过
院长曰:好吧!我马上吩咐左右侍者,即刻办理。(因此院长传下左右侍者,并即刻请来三位院生,来到济佛之前。)
蔡生曰:前面此位大德,请问你今日能修到南天果位,下生在此先恭喜您了。
院生曰:那里!那里!现值末季大道普传之世,因此,余幸得有缘之人引导并参修大道,故今日方能来此天界进修的。
蔡生曰:不知大德在生之时,是修何种道门呢?
院 生曰:吾在生之时因罪孽深重,有一次身体欠安,吃药罔效,一时不知如何解决,正在此种困境之下,幸有一位善友前来相劝,说这是因果牵缠之病,但是吾半信半 疑,后来我在偶然的机缘中,入鸾于山东善德堂中参圣学道,果然在学道之后,身体渐渐健康,但是,因为家庭俗务过多,不能一心一意奉献毕生之劳,因此只在圣 堂效劳十年之久,便离开善德堂,后来当我岁终之后,蒙受善德堂恩主提拔,到南天忏悔院再参圣学道,并研究医理道法,以期将来可以派下凡间莅任神职之用。
蔡生曰:所谓“天不辜负人”,前辈在生之时,能于圣堂效劳十年之久,甚是难得,相信道功已是不凡,在此先恭喜你。(此时蔡生又请问第二位院生。)
院生曰:说来真是惭愧,在生之时,我本是一位流氓,每日只知吃喝玩乐,不知学道为何物,幸好有一次在偶然之机会中,经过吾妻的感化,使吾皤然悔悟,更进修大道,因此,今日方能超拔来此的。
蔡生曰:此何以言之?
院 生曰:这与我三世因果有关吧!在生之时,我的贤妻,正是修道之人,但是当时我浪荡成性,每每破坏吾妻的修养与名誉,希望她不要修道,但是吾妻仍然不与我计 较,时过六年之久,我深深被她坚定的信心及慈悲宽容之大量所感动,不再故意破坏,并帮忙她行持助道,如此经过一生,后来当吾归空之后,想不到竟然能受诸天 神圣荐拔,来到此处继续进修。
蔡生曰:恭喜你,在生有此贤妻成全你修成真神果位。真是三生有幸。
院长曰:是也!所以,奉劝世上之人,当要多多参圣学道,做为堂堂正正,顶天立地的人。
蔡生曰:是的(现在蔡生又另外请示第三位院生)。前面此位大德,请问您在生之时,如何修持的
院生曰:我在生之时,是一位庙祝,所以每日皆要看管功德金,又每日来堂参拜之人不少,我皆不分贵贱,虔诚有礼接待。只因道财清白,为人厚道,所以我虽然学问不深,但是仍然受主神之提拔,推荐来到此处继续学道的。
蔡生曰:此种行为甚为难得,修道之人能够身心清白,亦是甚为困难,今日大德能够操节廉守,当然能配神格也。
济佛曰:贤徒今日采访就此结束吧!以后若有机会再来结缘就可。
蔡生曰:好的。(此时济佛及蔡生参辞院长及诸神圣与院生)
济佛曰:愚徒坐稳莲台,准备回堂吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿八回 论修道 道道自然凭一心 谈学法 法法圆通无二意
济公活佛 降
诗曰:天理人性顺自然,宗教意义不违焉。
   假饰不装真君子,实相世界可结缘。
济 佛曰:宗教的意义并不违反自然,反而要人更趋于天性的自然,如中庸上记载:“天命之谓性,率性之谓道,修道之谓教。道也者,不可须臾离也;可离,非道 也。”由此段便可知晓人皆有本然的天性,顺乎天性而为,就是“道”。可是,人们往往不能依此而行,每每超越道德的樊笼,更做出不仁不义的事,所以圣贤仙佛 不忍人性堕落,因此,才提出教化的准则,让人都能够修心养性。例如,一个恶人,或是一个曾经做过坏事的人,或是一个正准备做坏事的人,他们最坏的打算,就 是人死万事空。而不知人死只是肉体之死,人的真我(灵性)又 在实相世界重现,人生只不过是多戴了一幅躯壳而已,所以排斥宗教的人,就是拼斥自然法则的人,这种人也往往毫无忌惮地纵情造业,以致富贵贫困,荣辱得失, 因果轮回不停,这就是人性的悲哀。一般人以为学道是消极的举动,而大加挞伐,这种人只要一谈到“道”,就好像谈到“虎”一样的色变,“畏道如畏虎”,就是 这个意思。其实,人皆生活于“道”中,皆踏在“道”的领域之上,例如:人体的生命律,宇宙的运转,无为而为,生生不息,皆在于“至虚至无”之中所产生的变 化。
蔡生曰:天地万物的运转,正如老子所云无为的道吧!
济 佛曰:老子之学,是超越了积极与消极的两面,因为积极是“胜”,消极是“负”,而老子已达到思想的最高境界,因为人类好像都朝着同一个目标在走,那就是为 了“欲望”,为了“欲望”而生,为了“欲望”而死,如果失去了这个“欲望”的满足就是“消极”痛若,为“消极”而生,为“消极”而死,这是人类的通病,没 有深远的意义,没有悠远的目标,也受到“七情六欲”的浸染与萦绕,在心灵中“生、老、病、死”就成为人类的深坑,虚荣名利就是人类的坟墓,这是何等的失去 人生的价值与意义啊!老子之道,就是以“纯朴无华,清心寡欲”之道,而达到无为的妙境,虽然只是以这几句来概括,可是真正要实行达到这种“悟”与“行”的境界,的确要下番工夫了。
蔡生曰:恩师之言,深入妙机,将老子之学表露无遗,相信好道之人,当能多一层的认识与领悟了。
济佛曰:贤徒!时间不早了,我们还是赶快起程吧。
蔡生曰:恩师之言有理,我已坐稳莲台了,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了,贤徒可以下莲台。
蔡生曰:此处环境清幽,前有佛寺,正有菩萨驻堂。下生参拜菩萨(此时蔡生已见妙能菩萨化身,光芒四射)。
菩萨曰:贤生免礼。
蔡生曰:下生不才,今日有幸能拜访菩萨,讲菩萨能多方指导。
菩萨曰:贤生为普化职责而努力,的确不凡。
蔡生曰:说来惭愧,虽是普化,但凡尘依然偷盗窃淫不绝,实令人费解。
菩萨曰:贤生你亦不必为此担忧。因为凡尘在太极之内,太极是阴阳相抱,因此有善恶因果对待之循环,所以非关普化之绩效也。
蔡生曰:多谢菩萨开示。………在此清净之地,若能出家于此居住,一定不错,在此先请问菩萨,成道与出家有关否?
菩萨曰:身虽出家,心未入道,非真出家;心若入道,身非出家,亦是出家;身若出家,心亦入道,即是身心出家。故,身出家只是形象,非实相;心之入道,虽非形象,但正是实相。形象本假,实相方真,故成道之因,非关形象,只关实相,以此悟之则可也。
蔡生曰:是呀!那么请问西方极乐世界于何处?
菩萨曰:此处即是西方极乐世界!
蔡生曰:此何以言之?
菩萨曰:心净则佛土净,故是也。
蔡生曰:依菩萨之意,西方极乐世界,只是名称而已,并无西方极乐世界之地吗?
菩萨曰:当然有西方极乐世界之境,但是非不净之人可至,故吾说此即是西方极乐世界,其意是表示“先有西方之心,方有西方之地”也。
蔡生曰:哈哈!菩萨之言,的确甚妙,发人深省,那么要如何才能超生西方乐土?
菩萨曰:要超生西方乐土不难,只要将酒色财气,爱恶欲的根缘斩除,便是逍遥自在仙。
蔡生曰:是呀!是呀!那么请问菩萨,众生皆具有佛性,但是在地狱受罪之众生,是否也有佛性
菩萨曰:当然有佛性。
蔡生曰:既有佛性,那么佛性,岂不是也一样同要受罪?
菩萨曰:佛性无坏,无相,无住,所以不受罪。
蔡生曰:为什么不同受罪?
菩萨曰:佛性--无形无相,真空妙有。众生性--执着烦恼,贪恋不绝,魂魄不离,因此佛性喻“空”;众生识喻“有”,所以佛性不同受罪。
蔡生曰:那么可否谈及菩萨在世之事?
菩萨曰:既然受称菩萨,便无“过去、现在、未来”之心,因此,贤生是否要吾谈及过去之事呢
蔡生曰:哈哈!多谢菩萨开示,听菩萨之言,的确不凡。……那么再请问菩萨,“佛”的定义?
菩萨曰:佛是“弗”“人”之诸三心四相。七情六欲等。佛是无执,佛是无染,佛是无分别,佛是无去来,故名“佛”。
蔡生曰:是凡心死,圣心活之意吗?
菩萨曰:凡心即是凡人之心(烦心),亦就是心猿意马之心,此心猿意马之心,经常与七情六欲相牵相缠,所以凡人时日不得一日之清静,不得半刻之清心,此种之心即是凡心,因此,只要修道之人,能降伏此心,便是明朗灵觉之心,此明朗灵觉之心,便是圣心,超凡之心也。
蔡生曰:那么禅有“上、中、下”三乘之分否?
菩萨曰:众生之分别,故有上,中,下三乘之分,但以佛之知见,则无上、中、下三乘之分。
蔡生曰:此何以言之!
菩萨曰:因为众生有“上、中、下”三乘之分,故仙佛方设下“上、中、下”三乘之法;众生若无“上、中、下”三乘之心,佛亦不必设下“上、中、下”三乘之法,是此原因也。
蔡生曰:守此“如来心”则是上乘之法吧!
菩萨曰:哈哈!贤生所说是也,如来之法,只有一法,是守一心,就是如原初本来之心,为如来心,即是佛心也。
蔡生曰:何名“顿悟”?
菩萨曰:顿者,顿去言思妄想之心;悟者,悟其见性之道,即是“顿悟”法门。
济佛曰:妙能兄之言,另其妙慧,提供学道之人新的境界,的确不凡。
菩萨曰:道兄!汝客气了,有谁不知道兄汝分身化亿,无拘无束,广度有缘佛子。
济佛曰:妙能兄,汝过奖了!但今夜时间不早,不能多谈,希后会有期,再见!
蔡生曰:下生参辞菩萨,并多谢菩萨赐下之金言玉语。
济佛曰:贤徒坐稳莲台,准备回堂。
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第廿九回 论道法圆通 随缘示现 访归阴罪魂 愧述生前
济公活佛 降
岁次壬戌年八月廿三日
偈曰:说法无定法,以众生心为法。
   谈道无定道,以众生心为道。
济 佛曰:圣贤堂普化以来,所阐述之真理,可谓不少,所以在阐述之过程中,时而讲大法,时而讲中法,时而讲小法,时而讲无上之法。有时常令众生不知如何选择, 老衲现在不如一语道尽,就是“说法无定法”,“讲道无定道”。因为众生心的悟境皆非一样,所以圣贤仙佛所阐述之真理,亦不能以一定的格式为真理,而以对象 因缘为契机的准则,这才是最重要的一环,因为万法皆是为众生而设,若无众生亦不必说法,更不必谈道。因此,法皆是因人而设,因人而教,有教无类。
蔡生曰:恩师所讲甚是有理,所谓对下乘人,说下乘法;对中乘人说中乘法;对上乘人说上乘法,大概是这个意思吧!
济佛曰:贤徒!如照你所讲的话,只能达到契机和合而已,尚难以使对方产生精进道业的效用,如果能对下乘人讲中乘法,对中乘人讲上乘法,对上乘人讲无上之法,如此才能提高修道之人的悟境与行持。古圣先贤皆是以此教示后学,其苦心无不是要提示后学的进修路程。
蔡生曰:还是恩师讲得有理,愚徒智慧浅薄,尚须恩师多多开示。
济佛曰:其实你说得也对,因为如果对一位固执成见的人,避免机锋相对,当然只能以局限的道,去论范围以内的法而已,况且有些人只肯接受别人恭维的话,不肯接受训诲的言词,所以就难以启发对方的智慧了。
蔡生曰:这种情形的发生,的确很多,所以“道不同,不相为谋”大概是这个原因吧!
济佛曰:哈哈!时间宝贵,今晚不再谈这个问题,贤徒坐稳莲台,准备起程吧!
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师起程,
济佛曰:贤徒前面就是“人生的归处”!
蔡生曰:喔!前面有一家殡仪馆,怪不得恩师说那是“人生的归处”。
济佛曰:其实,这还不是人生最终的归处,只是人身肉体的暂栖之所。
蔡生曰:恩师所讲甚是,来到此地,有人正在痛哭非常可怜。
济佛曰:生离死别,本是人生在所难免之事,但是人之生,非是“真生”,人之死,非是“真死”。故生亦不必欢喜,死也不必过份悲伤,怎样的来,就怎样的去,因为生死本是人生的自然过程,聪明的人只要珍惜真我(灵性),不必执着假我(肉体)。……现在我俩进去馆内采访吧!
蔡生曰:好的。(当济佛与蔡生进入馆内时,蔡生看到有亡魂被将军扣押。蔡生心中有疑,便问济佛)前面有将军,不知是何处派来的?
济佛曰:喔!他们是从城隍之处派来的。(此时在馆内之将军,看到济佛前来,顿时萌动恭敬之心,便向济佛行三鞠躬礼。)
济佛曰:你们辛苦了。
将军曰:那里!那里!
济佛曰:贤徒现在由你向他们请示问题吧!
蔡生曰:遵命!……请问将军,我看你们甚为忙碌,不知是为何而来?
将军曰:我们是奉城隍之命来的。
蔡生曰:原来如此,那么今夜济佛与我是为了著作“人间游记”而来,将军是否能够赐予方便,让我访问那两位亡魂?
将军曰:当然可以呀!
蔡生曰:多谢将军。(此时蔡生前去访问第一位亡魂,但是此位亡魂闭口不说)
将军曰:○○亡魂,你快将在生之时,所作所为,从实述出,等待回阴之后,我可以将实情呈报冥王,当可以减轻你的罪过。(经神将之开导后,这位亡魂,已有点悔意的样子。)
亡魂曰:我在生所作所为,现在回忆,非常惭愧,为何又要我再说一遍呢?不是叫我难过吗?不如让我早日归阴吧!
蔡生曰:这位大哥!今夜我们来此是为著书劝世而来,今日你既然有惭愧之心已是甚佳,但是尚希望你能够将在生之时,所作所为述出,以便将来着成书后,可以劝化世人,你亦功劳不少,何况我又不要求你将真名实姓与地址述出,所以你可以放心的。
亡魂曰:前面这位兄弟,我看你非常良善,令我惭愧,想不到在此世上,倘有如此善良之人,但是可惜,我在生之时,不能与你一样。
蔡生曰:………(蔡生听亡魂之言后,竟然不知如何回答。)
亡魂曰:好吧!我将在生之为人说出吧!想来真是惭愧,在生之时,我本是聪明人,但是一念之差,使我步入黑暗之途,只因为我好赌心强,在读书之时,就结交不良朋友,平常欺侮老实之学生,当 时我在学校,是有名的流氓,因此,在一次打群架后,受校方记了大过乙次,我就对读书无兴趣,后来干脆离家出走,到台北谋生,刚到北部时,起初在一家机车行 学习技术,但是好逸恶劳成性,过了一段时间后,就不再产生兴趣,又结交了飞车党,每日到处乱跑,可谓威风凛凛。过了一段时间,金钱来源又发生了问题,所以 我又开始跟随一些恶友学习开锁之技术,起初偷些脚踏车,后来胆量渐大,就偷起机车,最后更愉取轿车,音响变卖典当。只因技术不错,虽然我曾被判入监狱数 年,但是出狱之后,仍然不能自悟,又与窃友为伍,后来我们更坐大于帮派之中,每日过着提心吊胆的生活,今天与几位朋友喝过酒后,回家途中驾着轿车,因终日 心神不定,结果一不小心,在蒙蒙中,撞上桥头,一命呜呼而去。想不到。唉!在生之前不好好为人,现在归阴之后,才知人之死亡,非是全死,只是死于肉体而 已。
蔡生曰:大哥!你能将在生所作所为,毫不隐瞒一一说出,真是难得,可做为醒人之借镜,相信尚在黑暗之中厮混的人,若是听到你悔语的心声,一定能够早日回头,更迈向光明之道。那么再请问第二位亡魂,你在生之所作所为,亦希望能从实述出如何呢?
亡魂曰:我在生是一位赌徒。我现在如此说,希望你不要耻笑。
蔡生曰:大哥!我不会的,希望你能放心吧!
亡魂曰:想起赌徒生活,有时真是令人咬牙切齿,因为在赌场上与人相处,无不是以勾心斗角往来,外表是称兄道弟,心里是各怀鬼胎,很少有真正实质的朋友,有时真有要好的朋友,也因为赌博而大伤感情,或成为仇人而反目。
蔡生曰:你说此话,真是令人深醒,如一针灵效的强心剂一般,但是听大哥之言,我也有点迷糊了。
亡魂曰:你不是赌场之人,当然是听不懂的。
蔡生曰:那就请大哥开示了。
亡 魂曰:好吧!我本是务农之人,但是贪图荣华富贵,因此迁到北部谋生,本来是做建筑之工作,偶而休息之时,便玩玩朴克牌,就此我玩上了瘾,后来更与朋友上职 业赌场如此越赌越大,正在此时,认识几位赌场的老千,专门以诈赌为伎俩,因为有利可图,所以我跟他合夥,并利用机会找些稍微有点认识的朋友或结交几位有钱 的老板,为了赌博赚钱,便不分朋友弟兄了,起初来到赌场之人,大多先让他们赢上几回,而且更厚礼接待,如此大鱼可算钓到一半,剩下的一半,只有等他上钩 了。
蔡生曰:如何上钩呢?
亡魂曰:因为他们吃到甜头之后,便会自己走上门来,而且越赌越大,我们就开始在赌具上大做手脚,或耍些花样,但是外行人,又怎样能够发现呢?如此一来,有些人被我们诈得家破人亡,至今想来的确太不应该了。
蔡生曰:是的!这样的确违反做人的原则。
济佛曰:好吧!今夜时间不早,贤徒坐稳莲台,准备回堂吧!
蔡生曰:我已坐稳了,请恩师起程!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第三十回 行临公园 历观游人心境 论其因果 善恶报应明分
济公活佛 降
壬戌年八月二十九日
诗曰:成住坏空物始终,生老病死人所痛。
   清心寡欲超尘界,安贫乐道自轻松。
济佛曰:“成、住、坏、空”本是万物生化的自然过程,人也是一样,身体有生的一天,就有死的一天。只是有些人以清心寡欲,安贫 乐道的闲适生活下,活于生的领域之中,可是有些人就不同了,这种人不是过得身心疲惫,就是精神崩溃,因为这种人不是自奉太厚,就是嗜欲太深,由以上两者的 比较之下,前者是自求多福,后者反而伤身害命。但是在生死之间,能够真正了解摄生养命的人,就的确太少了,因为这种人必须了解真正的生死之道,也超越了生 死的假相而得到自在解脱境界。因此,也唯有领悟“道”的人,才能超乎这种境界。
蔡生曰:这种人大概已了解真我“不生”,也“不死”的意义吧!
济佛曰:贤徒!你答对了,这种人对生不惑到可喜,对死也不惑到可悲。因为道种人已超越了生死之道。好了,今天也不必多谈,我们还是负起著书的任务吧!
蔡生曰:好的,我已坐稳莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了,贤徒可以下莲台。
蔡生曰:恩师今夜倒是轻松!
济佛曰:为什么?
蔡生曰:不然为何带愚徒来公园?
济佛曰:哈哈!为师二六时中皆轻松,为度众生日夜忙。
蔡生曰:恩师又讲禅机了。
济佛曰:哈哈!贤徒你的确是老衲的知心啊!
蔡生曰:那么今夜带我来此是有用意的!
济佛曰:那当然!今夜来访问一些“闲逛夜景似轻松,心情混乱意茫茫”的人吧!
蔡生曰:哈哈!恩师心血来潮,话中有话,这个愚徒就不懂了。
济佛曰:你不看前面这些闲荡的人,其实有些老人在他们的心灵深处,也隐藏着徘徊的心境。虽然外表看来心情似是轻松,说不定心坎上正是意茫茫。因为,这种人在心灵的深处,都怀有一段令人回味的往事历程,这些往事的历程,导致心灵的裂痕,意志的旁徨,今宵这些中,老年人来到此地只是想以短暂的轻松,去弥补漫长的空虚与回忆!
蔡生曰:恩师之说的确深妙,我看前面这个人,长吁短叹,意志旁徨的样子,好像内心有说不完的往事无奈吧!
济佛曰:贤徒!前面这个人,今日的落魄,状是可怜,可是此人在三十年前,在黑社会上,曾是一位叱吒风云的人物。
蔡生曰:竟有今昔相去十万里之人。
济佛曰:此一时,彼一时,风水轮流转,彼时身怀巨款,身强力壮,此时在岁月的屡更之下,已经孤苦伶仃,衣薄单影,只能落魄街头了,但这也是他自召的祸报。
蔡生曰:原来如此。
济佛曰:前面正在蹓躂的老人,是一位退伍军人,因为年青时,正逢战乱,因此随军来台,现在已经退伍了,论起此人,正直无私,将来自有福报可得。
蔡生曰:精忠报国之人,最受人敬仰,祝福他,能够颐享天年,并得善终。
济佛曰:这位坐于椅子的人,论其身世不凡,但是平生不悟因果,不信神佛,所以善事不做,德性未修,福报渐消,最后事业遭逢逆境,前年其妻又患癌症死亡,现在只得回味往事了。
蔡生曰:我想,人生不如意十之八九,希望他能看开点!
济佛曰:前面此位老人,卧于板椅上,你看到了没有?
蔡生曰:我已看到了,此人好像非常落魄,不知是何原因?
济佛曰:此人今日的下场,完全是其自作自受的结果。
蔡生曰:此何以说之?
济 佛曰:此人在中年之时,本有个美满的家庭,但是不安份守己,专做投机取巧的生意,有一次,正逢经济不景气之时,心生邪念,便以诈骗方式,佯装公司倒闭,而 暗地里却存了很多钱在妻子的户头,又与妻子办理假离婚,想逃避债主在索讨欠款时,所须负的法律追究责任,此种诈骗的行为当然受到法律的制裁,最后在监狱 里,度过了几年的岁月,梦想出狱后又可与娇妻重温旧梦,安享晚年,不料“人算不如天算”,当他出狱之前,妻子眼看不对,已与情夫远走高飞而不知去向,最后 此人在走投无路之下,只有自暴自弃,悔不当初了。
蔡生曰:所谓“天不从人愿”吧!
济佛曰:这就是“恶人自有恶人磨,奸中自有奸中手”,想要黑吃黑,结果自作自受,因此人如何对待他人,他人就以何种态度对待我们,这是一定的道理,切不要以为自己奸巧能够逃过他人的眼光,其实非也,奸巧之人,最后吃亏的还是自己。
蔡生曰:恩师之言甚是。
济佛曰:前面此人老态龙钟,蓬头垢面之模样。
蔡生曰:我已发现了,未知此人过去如何呢?
济佛曰:此人嗜酒成性,自己酒癖不佳,但是尚要多饮,此是最坏的习惯。
蔡生曰:那么今日为何会变成此种模样呢?
济 佛曰:此亦是自作自受也,本来他娶得一位良妻,但是此人福薄,依然嗜酒成性,经常晚上喝得大醉酩酊,然后才回家闹事,又经常打骂妻小,所以其妻因不堪痛 苦,便离家而去了。自从此后,此人之事业就呈现瘫痪的景象,后来此人干脆以做零工为生,现在自身已体弱多病,都是以前嗜酒惹的祸端。
蔡生曰:此是否与人的命运有关?
济 佛曰:经云:“天难谌,命靡常”,其意是天赐给人的命运并非一定的。因为感应篇又云:“祸福无门,唯人自召”,虽然人之命运是自己累世所召的因果,所显现 的路径,但是,世界上有两种人是不照命运而行的,一是经常犯错的人,一是经常行善的人,此两种人的命运一定未照本来的命运而行。方才之人就是经常犯错的 人。
蔡生曰:恩师之言是也,难怪经常看到有些人,脸有福相,未见显达;而脸无福相,却能做为上司或是赚了大钱,大概是这个原因吧。
济 佛曰:贤徒你所说的,只是福报的一部份而已,其实无形的道德才是真正的福报,而有形的福报,有时未必是真正的福报。因为这个时代,欺世盗名的人太多了,得 到非分之福的人,也太多了。以上这些人,不一定就是有福或是有德,只是得名得利。因此,依迷盲之人的眼光来看是福,依仙佛的眼光来看却是祸呀!
蔡生曰:哈哈!恩师之言太妙了。
济佛曰:好了,今天著书的采访资料,也已经差不多了,我俩准备回堂吧!
蔡生曰:遵命!我已坐穗莲台了,请恩师起程。
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第卅一回 纲维常伦 固应修整 公德之心 亦当奉行
济公活佛 降
壬戌年九月十六日
诗曰:人间游记费神人,三纲五常写历程。
   四维八德亦记载,公共道德须提升。
济 佛曰:三才末部天书,即将着成,一年多来,圣贤诸生为襄赞此部天书之著作,其伴道精神可嘉,现在此书即将完成缴旨。老衲回想过去,在游记之中,无不是提倡 “三纲五常,四维八德”之中华固有文化,其含意无非要修道之人,先由人道行起,谚云:“人道尽,天道近”,此就是修道者之座右铭。但是在新生活的规范中, 除了“五伦”之外,中华人民应要再加强的地方,就是第六伦--“公德心”。使人人遵守公共道德,公共秩序,共同建立一个安定祥和,互助互惠又美满的新生活 社会,这是国人应该共同奋斗的目标。
蔡生曰:恩师!今夜突然提起第六伦--“公德心”,甚合愚徒的意思,好像师徒连心吧!不然为何会有如此的巧妙呢?
济佛曰:师徒连心不连体,心心相印,因为,灵台清者,则是佛心,佛佛印心,心心相印,师徒连心,相差几何?
蔡生曰:哈哈。的确是呀!“心佛不二,佛心不二”,但是今夜恩师所提倡的第六伦--“公德心”,为何古圣先贤未曾大力提倡呢?
济佛曰:贤徒!古时不要交通标帜,不要交通规则行人可以来去无阻,通行无碍,如现果在不要交通标帜,不要交通规则,行人就难以通行了。
蔡 生曰:哈哈!的确,人民的生活规范,是随着时代的变迁呀!就像古时候,不要仙佛降坛扶鸾阐教,人人都能遵守道德,可是现在的人,灵慧日昧,疑心深重,非要 以显化方式来救醒一些迷途羔羊,否则,这些人就不得行善立德,我行我素,只知逃避法律责任,而不知守住公共责任,更不知守住良心的责任。
济佛曰:贤徒!刚才你所讲的话,的确不凡。
蔡生曰:这大概又是一次师徒连心吧!
济佛曰:那很好:希望你能够经常心佛相连,就是师徒连心了。
蔡生曰:是的,是的。
济佛曰:今日就以沙盘扶鸾方式,针对第六伦--“公德心”来唤起人民的自醒自觉吧!
蔡生曰:但是要以何种方式,去灵游著书呢?
济佛曰:那么今天就带你环游一些先进文明的国家,让你知晓中土人民与先进文明的国人,对“公德心”遵守的比较吧!
蔡生曰:哈哈!恩师今夜提起此事,其实愚徒早已想过要请示恩师了,就是自从人间游记著作以来,只在本国领域之内为题,著作阐述,这是何因呢?
济佛曰:这也没什么好怀疑,因为宗教不干涉政治,况且扶鸾是中华古圣先贤所创立之法门,又以中文著作出书,所以,凡是看此书的人,大都是中土人民。因此,著作此书不便带你到外域,谈一些与道德无关的琐事。
蔡生曰:经恩师之解释,愚徒听来亦觉甚有道理,想不到在“人间游记”将要着成之时,可以开开眼界了。
济佛曰:好了!那么闲话少谈,我们起程吧!
蔡生曰:好的!我已坐稳莲台,请恩师起程。……但是今日以此为题,会不会让吾们中华民国的国民说是“长他人志气,灭自己威风”呢?
济佛曰:我想有这种见解的人,只要低心下气,就能悟到另一句话,就是“他山之石,可以攻错”及“取彼之长,补己之短”的道理了。
蔡生曰:的确也是,就是“多批评自己,少批评他人;多问问自己,少讲讲他人。”是吧!
济佛曰:好!这句话就能够使人少造口业,所以贤徒刚才所说的话,就是这本书最好的礼物,人人如果能够如此,自然能够洗心革面,改头换面了。
蔡生曰:希望如此。
济佛曰:贤徒!我们先来观察吾们中华民国国民的公德心吧!现在我俩停于十字路口,由你自己观看就可以,到底是不是遵守交通规则。
蔡生曰:这里没有警察站岗,我看到就有一部汽车,闯红灯了,还有一位机车骑士好像将消音器曳下,在马路上行驶,雷音震天,呼啸而过,而且又超载,但是他们好像很逍遥的样子,完全无视于他人的侧目。
济 佛曰:这些人骑着车子,只是在观望四周有没有交通警察。须知,如果每个地方都要站着交通警察,那么等于每个十字路口,都要一位辛苦的警察,也须缴更多的血 汗钱,花在请褓姆的警察身上呀!就像刚才这位不遵守交通规则的人,只怕自己被罚钱,而不知道节省自己的血汗钱,结果因小失大。人民如果能够守住“公德心” 的自律,就是等于节省自己的血汗钱,这是一定的道理。
蔡生曰:恩师讲的真有道理,刚才愚徒又看到两位行人不走人行道。
济佛曰:如果,人民不守交通标帜及交通规则,那么设了交通标帜与交通规则,又有何用呢?………现在吾又带你到另外一个地方去吧!
蔡生曰:好的!
济佛曰:此是一个野外郊游的地方,贤徒你只要往下看,就可以瞭解,到底环境如何?
蔡生曰:这个地方有山有水,溪水潺潺,山气绵绵,溪边到处有野餐,烤肉的痕迹,但是纸屑与果皮到处可见,塑胶袋,报纸及垃圾流入溪中,污脏溪水并漂派四处,的确不雅观。
济佛曰:公共的场所,不能共同维护清洁,这些都是不遵守“公德心”的杰作。
蔡生曰:我想有些人的心里,是这样想的:“反正今天我到这里,下次就不来了,管他的!”
济佛曰:是的!如果每个人都这样想,吾想这位自私的人,也不会再来这里了。
蔡生曰:为什么?
济佛曰:因为这里早就变成垃圾场了,这位自私的人,还想来吗?。
蔡生曰:对!对!
济佛曰:每个人,只要多为别人想想,这个地方,不就是一个清静的地方吗?所以,人应该有“前人种树,后人乘凉”的胸襟,才能使人人幸福康乐。现在吾又带你到外域,参观别人的优点吧!
蔡生曰:好的!………
济佛曰:贤徒!现在由你自己看看,再把心得讲出来吧!
蔡生曰:好的!在这十字路口的地方,没有随便按喇叭的司机,也没有争先恐后及不遵守交通规则的行为。
济佛曰:是的!西欧人民在人伦亲切方面,的确跟不上我们,但是在公德心的建立又是令人刮目相看。现在吾又带你看看别的地方吧。
蔡生曰:好的!
济佛曰:贤徒你看前面这个大广场非席广阔,庭中有喷水池一座,一些鸽子徜祥其间,漫步逍遥,自由愉快,没有人会去破坏它们的自由。
蔡生曰:的确太好了,但是这些鸽子,如果在别的地方,可能就会被人捉去烤鸟肉了,怎能还在广庭之上逍遥呢?
济佛曰:是的!相形之别,就在于此,所以,此部“人间游记”着成之后,希望能唤起国人的自醒自觉,人人守住“公德心”,才能建立一个安定祥和的新生活社会。
蔡生曰:我听说过一句话,就是说,要观察一国之人,是否遵守“公德心”,只要往“公共厕所”一看,就能了解了。
济佛曰:吾想每个人,只要回想自己的“公共厕所”是否清洁,就能知道了。
蔡生曰:恩师今天好像贬低了自己的身份似的,不讲性理心法,不谈高深的道理,不说微妙的真理,而去纠正社会的行为:公共道德,会不会让一些有道之士辱笑呢?
济佛曰:子曰:“有教无类”,贤徒你难道要吾有分别心吗?
蔡生曰:我没有这个意思呀!
济佛曰:那我们就不要自命清高!万法平等的,愚徒你就安这个心吧!
蔡生曰:的确也是:我要安这个心了。
济佛曰:哈哈!愚徒你已经悟到我的意思了,好了,今天这个以公德心为题的游记,就此结束吧
蔡生曰:我已坐稳莲台,请恩师回程吧!
济佛曰:圣贤堂已到,蔡生下莲台,魂魄投体。
第卅二回 人间涵万象 一理贯通 游记述史迹 千般包罗
济公活佛 降
壬戌年十月二十六日
诗曰:光阴似水常逝流,人间游记泛圣舟。
   三十二回终完满,望期观阅志立修。
济佛曰:时间过得真快,“人间游记”的著作,也随着光阴的流转,很快的过去了,今天就是最后一回了,贤徒你有何感想?
蔡生曰:有开始的一天就有结束的一天,愚当然高兴呀!可是这本游记不是三十六回才要结束,为何在三十二回就结束呢?
济佛曰:三十六回是三十六天罡之数。人间是以“四维八德,四季八节,四象八卦”为数,而且佛陀以三十二好相出现人间,那么“人间游记”何不以三十二回出现中土。
蔡生曰:说得是也,那么今夜是否要参加书成之庆典?
济佛曰:贤徒!你大概想要领奖吧!
蔡生曰:不敢!不敢!
济佛曰:为什么?
蔡生曰:愚徒没什么功德可言,至于领奖品的事应该让众生去领才对!
济佛曰:哈哈!果然谦虚,我以为你正在盼望庆功宴的来临,既然贤徒不执着领奖的日子,为师就安心了,其实,这次三才末部天书的庆功宴,已经改在癸亥年元月十五日缴书那天举行了。
蔡生曰:那还好,正合我的心意!
济佛曰:怎讲?
蔡生曰:因为,今天我不能参加领奖,读者不就可以领奖吗?
济佛曰:哈哈!那么今夜师徒就多送众生一份礼物吧!
蔡生曰:要送什么礼物?
济佛曰:当然是送无形又珍贵的礼物。
蔡生曰:嗯!我知道恩师的意思了。
济佛曰:那很好,吾先问你,你已立下大愿,要广度苍生,但苍生无边,贤徒何时度尽?
蔡 生曰:愚徒是希望早日实现心愿的目标与理想,可是“天雨虽大,不润无根之草,佛法虽广,难度无缘之人”,愚徒虽有广大心愿,但是众生难度,因此愚徒及有缘 之人,皆要有“自心众生无遵誓愿度”之认识,此是真度。亦是真愿也。因为,自心不度,何能度人。是人人自度,非愚徒能度,如依靠他人之度是假度,人人自度 方是真度,因此只要众生自醒,自觉之时,则是众生度尽之时。
济佛曰:愚徒你倒是讲得好!那么万法由心生,心作好就好了,是吗?
蔡生曰:虽是万法由心生,能讲做不到,仍然是空法,非是实法。
济佛曰:是的!世界上就有许多这种人,只是口头说理,嘴皮论道,而在行为上却是憍慢亢高,像这种人,就成为“口头禅”而已,只在道外打转,未到道内悟心,因此,贤徒你当在这方面多下点苦心了。
蔡生曰:的确也是,潜移默化之机,愚徒尚未达到那种境界。
济佛曰:那么你就多亲近那位说:未能达到境界的人吧!
蔡生曰:那个人?
济佛曰:问你自己!
蔡生曰:哈哈!我心。(注:蔡生说“我心”其实就是人人,时时看心,明心,因为真心,真性,才是无去无来之宝,而一切色相皆是有去有来之物,因此,只要人经常去见本心,即是佛心也。)
济佛曰:是的!见性!怎见?
蔡生曰:见性之见,非是眼见之有见,乃是心见之无见。
济佛曰:何以心见之无见?
蔡生曰:譬如,明眼之人入暗室,本无一物可见,今有一人开灯,忽然眼前物物皆见,今人则说眼睛看见,可是无灯何以能见,因此应说是灯见,非是眼见,但是今人皆谓眼见,以此譬喻,可知“见性”之见,实非“眼见”乃是“心见”。
济佛曰:愚徒!你对法的知解,虽有超见,但是末法时期,众生灵昧,此论还是不能普利三乘的
蔡生曰:我想请恩师说些易修的法门好吗?
济佛曰:好的!正如佛云:末法时期,众生业障深重,唯有念佛法门,是普利三根之人。
蔡生曰:愚徒还以为恩师最不喜欢“净土法门”呢,想不到竟然在“人间游记”的最后回数中,反而宣扬“净土法门”,的确玄妙。
济佛曰:净土法门不失为一大“方便法门”,为何不谈呢?
蔡生曰:说得也是,可是有些年青人说:“阿弥陀佛”谁不会念?
济 佛曰:贤徒!你有所不知,“阿弥陀佛”四句,是万德洪名,况且“阿弥陀佛”有发四十八大愿,只要众生恭持名号,若一日,若二日,若三日,若四日,若五日, 若六日,若七日,一心不乱,其人临终之时,阿弥陀佛当与诸菩萨等,现在其前,接引往生西方极乐国土,因此,修此法门者,当修“信、愿、行”。
蔡生曰:如何“信、愿、行”?
济佛曰:一、当信有“阿弥陀佛”。二、当愿生“西方极乐世界”。三、当行日日诚实念佛。四、诸恶莫作,众善奉行。
蔡生曰:可是“净土法门”,如以理论来讲,应该有个道理吧!
济 佛曰:贤徒!你说的也是,如以理论来剖析的话也是可以的,如中峰国师云:“清珠投于浊水之中,浊水不得不清;念佛投入乱心,乱心不得不净。”西方极乐“阿 弥陀佛”,比若“清珠”。众生烦恼妄想,比若“浊水”。只要众生能够时时将西方“清珠”投入自心“浊水”,因为“清珠”入水一寸,浊水自清一寸,入水一 尺,浊水自清一尺,直至一心不乱之时,则是“清珠”投入水底之时,此念佛之净念,就是排解杂乱之妄心也。人若能常念“阿弥陀佛”,则用此至诚一念,克服千般妄念,再由正念,念达“念无所念”,如此达到“能所双忘”,则,“一念清净;九品超生”,因此得佛光加被,“带业往生,凡圣同居土”。此属仰仗佛恩加持(他力)而度脱,在众生浅根簿智,无法领悟禅宗自参自度的“究竟涅盘”情况下之补助法、权宜法。
蔡生曰:原来如此。
济佛曰:好了,本书之著作即将告一段落,现在就让我们来作全面总检讨以及最后的祝福吧。
蔡生曰:请恩师开示。
济佛曰:此书普利三乘,内容包涵意义概括为:引三教经典而阐扬性理心法;并论及因果报应,人道常伦,念佛法门,修身要领等,真是面面圆通,理理兼顾,惟有众生“信受奉行”,则“人间游记”著作所费之苦心,将得到最佳的投资报酬了。
蔡生曰:尤其恩师的苦心,相信 老母必更嘉勉您之功劳非凡了。
济佛曰:老衲不觉为苦,亦不足为念,更谈不上功劳,老衲但略尽一点心力而已,将来 老母宏慈之嘉勉,老衲必觉愧不敢当,吾想这个功劳,应该是属于全体圣贤堂诸当事及鸾生之效劳,尤其圣贤读者诸生的支持与出资捐印,否则,即使着成,亦无法广布流传,那岂非空忙一场而未收到实际的效果。所以说,最大的功劳者,应是圣贤读者呀!相信, 老母会嘉许圣贤诸生及广大读者,老衲将来所接受嘉许之荣誉亦将全部转赠给诸生及读者,惟有众生能因此书之劝化而修身养性,老衲将会感到无比的慰藉。因此,众生之好好修身养性带给我的慰藉感,那就是最好的回报了。
蔡生曰:恩师真是广大慈悲而又谦德无比了。
济 佛曰:那倒不敢,最后我期望人人都能接受本书的劝化与引导,犯过之人,能真心忏悔,革面洗心;圣人云:“人非圣贤,孰能无过,做错能改,善莫大焉”及“浪 子回头金不换;亡羊补牢犹未晚”,好好改过忏悔,则必不堕地狱、饿鬼、畜生三恶道之门。心存侥幸,试图非义而行者,速速悬崖勒马,否则,一旦堕下崖中,恐 怕侥幸生机不多,必身败名裂性污,轻则遍体鳞伤,重则粉身碎骨甚或万劫不复。平常之人,则当“诸恶莫作,众善奉行”克尽人道,敦守伦常,仰则不愧圣贤名 教,俯则不怍于大地人们;自问则良心所安然坦荡;若未修性天大道,亦不愧为顶天立地,堂堂正正的人,不愧为人之资格,纵使,最后灵性未得超升上界,亦不至 于堕落三恶道之途径。进一步者,当“仰天地正气,法古今完人”,即使不能明心见性,亦成正人君子,住世贤良,将来或能为三界中之福报神只。修道之人,当将 脾气,毛病及情欲三毒消清,将来方不堕于修罗道中。果然立真心,真志于参修大道之人,更当追求真宗道德真理,并真修实炼,则住世不愧为活圣贤菩萨,以代天 宣化,将来回归天上,则为万世之圣贤仙佛,真达:“道成天上,名留人间,俎豆馨香,万古流芳。”此老衲之所至勉也。
蔡生曰:相信众生皆能深体恩师之心了。
济佛曰:好了!今天时间也差不多了,在著书这段期间,你的确辛苦,现在就让你休息,休息吧
蔡生曰:感谢恩师的教诲。
济 佛曰:不过!最后吾还要告诉你,以后无论在行道方面,在度化方面,当要有“莲花出于淤泥而不染的心境”,因此以后,无论你在毁谤之下;在恭维之下;在褒奖 之下;在凌辱之下,在名利之下,心当以不染着的境界,得之勿喜,失之勿悲,毁之勿辱,宠之勿娇的态度处置之,这才是一位布化大道者应有的气度与涵养,吾现 在讲的,是你将来可能会遇到的事情,只是来早与来迟。
蔡生曰:愚徒虽然智慧浅薄,但是恩师的教诲当铭记心中的。
济佛曰:好了,本“人间游记”著书就此结束!祝福圣贤诸生及圣贤读者与一切众生皆前途光明并自在安然居人间。蔡生魂魄投体吧!
人间游记完
人间游记著作经讳与沿革略志
著书之缘由渊源
仰奉
无极瑶池金母 懿旨
昊天玉皇天尊 玉韶 著作
参着之神圣职务
恩蒙
济公活佛 引导正鸾灵游参访,并阐扬真理。
玉虚童子 道法灵通,千里法眼传真,扶乩身,握鸾笔以飞沙转述。
圣贤堂莅任主席恩主 文衡圣帝 关 任总监着
圣贤堂莅任列圣恩主 担任监着、司功遇、司礼各方神圣仙佛职司,于受访时,藉机阐真理、述因果,并惠予诸多方便。
参予著书人员职责(凡同任务两位以上者,以姓氏笔划为顺序)
著书正主事:财团法人台中圣贤堂 董事长兼堂主:邱垂港。
著书副主事:财团法人台中圣贤杂志社 社长:洪祖持。
参着副主事:王月娥、林茹海、张尚甫、黄赖宽、陈文允、蔡秋日、王洪玉英、王洪绣环。
参着主编辑校正:徐中庸。
参着副编辑校正:王鸾馨。
著书正鸾生:天笔 蔡溪南。
著书副鸾生:周文隆。
参着唱鸾生:辛奇轻、徐庆宗、杨水田、廖德华。
参着记录生:吕芳裕、李聪明。
参着茶果生:王月娥。
参着钟鼓生:林枋棋、洪犹龙、陈佐吉、陈阿海。
参着接驾生:陈炳宏、蔡秋日。
参着效劳生:林登宏、吴明书、吴铁荣、洪瑞峰、唐进来、张清标、张瑞坤、曾登贵、傅清霖、杨松枝、游清坤,刘钦、刘进山、陈明亮、陈朝贵、蔡文雄、王玉暹,王招治、王瑞珠、李梅、李美金、杜秀凤、徐林梅、徐静惠、黄瑞月、赵淑贞、吴江阿好。
著作本书时间
奉 懿旨著作于:中华民国七十年九月三日、岁次辛酉年八月初六日
正式开着于:中华民国七十年九月十日、岁次辛酉年八月十三日
全书完成于:中华民国七十二年十月十日、岁次壬戍年十月廿六日
奉 玉旨缴书于:中华民国七十二年二月廿七日、岁次癸亥年正月十五日
本堂社全体人员衷诚的致意
本书自著作以来,逐期刊登于“圣贤杂志”上,承蒙各方读者大德回响与支持,在此申表万分之敬意与谢忱,并因“温故而知新”,愿人人重复“开卷而受益”。

The Journeys to the God Heaven Home Land Book 天堂游记

November 28, 2020

天堂游记
The Journeys to the God Heaven Home Land Book
The Journeys to the God Heaven Home Land Book 天堂游记

天堂游记
The Journeys to the God Heaven Home Land Book
天堂游记

台中圣堂
天人合一著书劝世济佛导游杨生采着
The Journeys to the God Heaven Home Land Book

天堂游记
The Journeys to the God Heaven Home Land Book
天堂游记

台中圣堂
天人合一著书劝世济佛导游杨生采着
天堂游记目录
济公活佛传
懿旨、玉旨
第一回-游南天门聆听大圣说法
第二回-游南天玉阙拜见文衡圣帝
第三回-再游南天玉阙听圣帝训示
第四回-游太清宫聆听太上道祖说法
第五回-再游太清宫听太上道祖说法
第六回-游上清宫聆听灵宝天尊说法
第七回-游三清河聆听河上公说法
第八回-再游上清宫听灵宝天尊说法
第九回-游玉虚宫听元始天尊说法
第十回-再游玉虚宫听元始天尊说法
第十一回-三游玉虚宫听元始天尊说法并朝谒玄玄上人
第十二回-游东华宫聆听东华帝君说法
第十三回-再游东华宫听东华帝君说法
第十四回-三游东华宫参观众生原灵花树
第十五回-四游东华宫参观众生原灵花树
第十六回-游南华宫聆听南华帝君说法
第十七回-再游南华宫听南华帝君说法
第十八回-游西华宫聆听瑶池金母说法
第十九回-游西华宫听瑶池金母说法
第二十回-三游西华宫听瑶池金母说法
第二一回-游北华宫聆听北华帝君说法
第二二回-再游北华宫听北华帝君说法
第二三回-游中华宫聆听中华帝君说法
第二四回-再游中华宫听中华帝君说法
第二五回-游九仙山桃源洞拜访广成子大仙
第二六回-游大成殿拜会至圣先师
第二七回-游西天大雄宝殿拜会释迦牟尼佛
第二八回-游南海普陀山聆听观世音菩萨说法
第二九回-游西方极乐世界恭聆阿弥陀佛说法
第三十回-游三官殿拜会天官大帝
第三一回-游三官殿拜谒地官大帝
第三二回-游三官殿拜会水官大帝
第三三回-游忠义殿、孝子殿
第三四回-游阴阳界观人归天情形
第三五回-游三界遇八仙观妙法
第三六回-瑶池宫中开盛会宴谢群真,老母褒赏杨生庆祝功成
济公活佛圣传
济公活佛,宋朝天台人氏,俗姓李,名修缘,剃度于杭州西湖灵隠寺,法名道济,为方便度世计,佯为颠狂,世人戏称为济颠。活佛身为“降龙尊者”金身罗汉化身,深通三昧,彻悟佛法,契“万法唯心所现”之旨,直修佛心,不饰道具,故曰“修心不修口,做个自在佛。”特为当时戒口不戒心僧尼,施于当头棒喝之教。活佛神通广大,救人济世,仗义扶危,对于伪善恶流之辈,诸般戏弄,促使其觉悟:对于怙恶不悛之徒,打击无遗,大快人心,因此人人称之圣僧,尊之为活佛,自非偶然也。
活佛曾居净慈寺,寺遭火焚,需要木材重建,活佛行化至严陵,以袈裟罩诸山,山木尽拔,浮江至杭州,己则归报寺众曰:“木在香积井中。”众僧视之果然。世传其异迹甚多。
嘉定年间坐逝,葬虎跑塔中,临终时作偈曰:“六十年来狼藉,东壁打倒西壁;于今收拾归来,依旧水连天碧。”入灭后,有僧遇于六和塔下,复附书归,有“忆昔面前当一箭,至今犹觉骨毛寒;只因面目无人识,又往天台走一番。”之句,盖大菩萨乘愿再来者也。
活佛一生救度行化,游戏人间,从无忧虑罣碍,修“头陀行”,行“菩萨道”,一袭破袈裟,落得轻松自在。两只破履,管他拖泥带水。手执蒲扇,不怕上高下低。光着头,风不吹,雨不打,何须竹笠?赤了脚,寒不犯,暑不侵,要啥衣包?不募化,为无饥渴。懒庄严,因乏皮毛。诙谐迎笑,广结善缘,不避尘世,寻声救苦,百姓争敬,万家生佛。奇迹圣行,非一般遁世山僧所能及;讽声刺语,岂五狱出家知识所宽容,故后世佛门以清高而避谈,一代高僧圣德因而埋没不彰,幸我佛慈悲,不嗔不怪。活佛行迹,妙趣横生,禅机四现,使佛法充满喜悦,故又博得“禅师”之名。其以出世之伟大精神,孜孜作积极入世之功,实为今日学佛习道者之标榜,故他能于世间获得“活佛”圣名。
今值末法,众生欲炽,纷堕苦海,活佛度世心切,故重显昔日神通妙化英风,乘愿现身再来,携杨生之灵,畅游冥府,广搜案证劝世,着成“地狱游记”,从此揭开阴曹奥秘,作度众之慈航。又带杨生之灵云游天界,广开天堂之门,圣境风光重现人间,鼓励仁义善行,辟登天之觉路,着成“天堂游记”。众生有幸,得沐法雨,永离恶道。伟哉!钜作完成,永垂万世,特志道德。
懿旨
麻姑元君降
诗曰: 大道无私降圣贤。原灵切盼早回天。
玄机自古不轻泄。应运佳期赐宝篇。
圣示:今夜吾钦奉无极老母之命带懿旨宣读,神人俯伏。
钦奉无极老母诏曰:
溯自鸿蒙太初,元始一炁化三清,三清而化东方木公、西方化金母、中央黄老、南方火精、北方水精五老:五老既成,天道运转,木公、金母二炁氤氲而化育九六原灵,分布世界。迨至今日,世道浇漓,人伦道德败坏无遗,令母哀叹!查尔台中圣贤堂,奉命开堂阐教,劝化迷津,诸子献心献力,至诚无间,道炁冲贯斗牛。又自“地狱游记”一书缴旨颁送寰宇,度化四海兄弟,洛阳纸贵,人争阅读,观阅此书而回头向道者,不计其数,普度原灵之功不少也哉!
母念赤子坠尘,历受风霜之苦,造孽不息,心实不忍,故于天运己未年五月初一日,于无极宫前,召开三曹联席圣会,议决地狱真机已泄漏于世,劝化勲功卓越非凡,人能绝地狱之路,则当晓登天堂之梯,故今必再将天堂风光泄漏于世,引导原灵返归天堂,混元一炁团圆,而享天伦之乐也。
母今特颁懿旨一道,命任著作圣典之职,旨到之日,每逢鸾期由济公活佛带领圣笔杨生赞儒灵游天堂,共同着成一部万古流传宝典,书名题曰:“天堂游记”。并敕命三界各关口,如逢游生驾到,开门迎接,不可有违。如有违背天意,一律严罚不贷,希圣贤诸子,矢志忠诚,效劳始终,书成之日,论功升赏。钦哉勿忽,叩首谢恩!
天运己未年五月初五日
玉旨
金阙内相徐降
诗曰: 鸾门奉命着天书。普化三曹道不虚。
地狱游完开觉路。青云圣域列仙居。
圣示:今夜吾奉命带玉旨宣读,神人俯伏。
钦奉玉皇大天尊玄灵高上帝诏曰:
朕居灵霄,心怀世道,遥观世道浇漓,伦常坠落,地狱增建而难容,天堂新居而无客,兹值三曹普度之期,天道降世,人伦重振,有赖尔南天直辖鸾堂台中圣贤堂,挥鸾劝世,发行经典、善刋广度迷津之功也。
“地狱游记”颁世以来,桃李芬芳,慈航广度,受劝化而弃恶从善、求道修真者,屈指难计,朕心大悦,地狱情形既泄漏于世,天堂圣境何妨布满人间。五月初一日,三曹召开联席圣会,群仙菩萨参陪会上,为普度苍生事切,同声谏言三曹主辖,速将天堂风光重现尘凡,早立大同之世,经查能任游生灵通无碍者,唯圣笔莫属,故勅命“天堂游记”一书由圣贤堂担任著作之。旨到之日,命由济公活佛引导圣笔杨生灵游天界,饱览风光,访道劝世,以期圣典早成,而使天下众生知晓“地狱之苦、天堂之乐”,俾能人人步入善道而登天梯,直向青云圣域,同享逍遥之乐矣!
“天堂游记”乙书,每逢鸾期著作,着完为止,并勅命三界各关口,如逢游生驾到,开门迎接,协助著书,如有违命者,一律严罚不赦,希诸生一本忠诚,同扶大道,亿万勲功,从此可得也。书成之日,论功行赏,神人用命,勿违朕命。
钦哉勿忽,叩首谢恩!
天运己未年五月初五日
太上无极混元教主元始天尊降
诗曰:无极混元一炁生。氤氲造化道含英。
逍遥圣境元来地。极乐天堂玉殿清。
又诗:欲断轮回斩六根。罪芽枯灭礼天尊。
洪炉炼就金仙客。世道堪修般若门。
书云:“物有本末,事有终始,知所先后,则近道矣!”人生由何处来,死归何处去?古今圣哲德配天地,道贯古今,测天地鬼神之事,故代天传道解感惑,以解开人类生死之谜。宗教正是通往生来死去之门,故于物欲横流之世,非藉宗教教育,无以净化人頪心灵,使其达到归真返朴,明善复初境界。而宗教理论,又因距教主去世日远,古有经典理论及诠释,对现代注重实证人们,总觉空洞无可捉摸,故在物质充斥,精神空虚之世,人頪精神无所皈依,奢侈犯罪行为自然急剧增加。
瑶池老母、玉帝有鉴于此,特下懿旨、玉旨,命由济佛带领圣笔杨生,先游各地狱,泄恶人受报惨况,着成“地狱游记”,作堵塞恶流之柱;为鼓励善行,垂一登天之梯,接引善德登述天,逍遥世外,今再游历天堂,着成“天堂游记”,传真善人升天逍遥实况。太上曰:“祸福无门,唯人自召;善恶之报,如影随形。”二本游记中,是为最佳写照!人由天生,逝当回天,方为坦途正道。欲求灵魂善终归宿,安息永生,只有迈向康庄善道一途。
书中除将天堂美妙风光传真外,诸天仙佛应机说法,天花烂漫,地涌金莲,大道玄机泄漏无遗。众生有幸,得遇此书,希静心研读,沐浴灵性,知所归依,天堂有路,进道即是。愿众生晓悟原来,同登无极,是所企望。
天运庚申年十二月十六日元始天尊降鸾谨序
无极瑶池金母降
诗曰:瑶沎圣母先天亲。遍植蟠桃待善人。
曾现观音勤度世。慈悲救苦劝修真。
又诗:天堂净地要寻根。彻悟本来不二门。
游记篇篇传圣迹。德风传闻满乾坤。
善哉!无极孕化芸芸原灵,洪荒之时,降凡开拓人世,初时天性纯真,不忘本来,生于世死而归天,后因尘氛日深,灵明渐失,久而淡忘本来天上故园,沉迷爱河欲海,认尘土为乐地,终而越沉越下,罪行所聚,形成一罪恶身躯,不得不设下“地狱”加以磨炼净化,以期回复天性。为广度迷津,母娘曾现身为观音及诸圣,寻声救苦,随缘度化。
今者,科技盛世,有巧夺天工之术,惜道德无重整复旧之法,灵性日趋物性,罪籍万卷,地狱有客满之势,实堪悲叹!
母念万物同源,大千为一,不忍众生木性迷昧,再造罪迹,故先命济佛带领圣笔杨生灵游地狱,探案搜证,将地狱罪魂苦况公诸于世,以吓阻罪源,净化人欲。今再下懿旨开着“天堂游记”,由济佛带领杨生云游天界,将天堂美妙风光呈现人间,唤起人心向善,灵性升华,人格高尚,使人知所依归,以期身后灵性往生无极天堂,逍遥自在,不再轮廻。
经一年半余,杨儿历尽种种魔难,足迹遍布诸天,于今书成,母心堪慰。瑶池蟠桃正熟,期待诸子阅罢游记,知悟本来,力行圣德,以修大道,则生于无忧盛世,殁返极乐天堂,庶几不负母娘倚闾盼望之心也。是为序。
天运庚申年十二月十六日无极瑶池金母降鸾谨序
观音大士降
诗曰:如来再世说真经。佛法无边洗耳听。
圣笔挥鸾成宝典。杨生操觚德声馨。
又诗:普洒甘霖柳渡杨。身轻业净即天堂。
风光絶世心开朗。西方极乐本故乡。
如来以慈悲设教,广开无量法门;鸾门以仁爱为怀,普度天下苍生,异曲同工,皆因地制宜,为方便度众立法。吾有不度尽众生,誓不成佛之宏愿,而欲度尽生,当用无量法力,非仅以古经典所能成就,须以新知、新法,针对时弊,投以针药,始能切断现代众生病源,收万病回春功效。
自古以来,天堂地狱之说深印人心,惜经典所载、民间传说,又都模棱片断,未足管窥全貌,致乏警世度众之经书,使世人贸贸不知所止,三途六道,轮廻不息。诸天仙佛有鉴于此,三曹圣会,一致认为须将天堂风光泄露于世,以激发世人向往向道之心,遵循天道,以超升各自期盼之天堂—无忧、逍遥净土。
语云:“工欲善其事,必先利其器。”欲甄选灵游三界之凡人不易,除须有度世之宏愿外,当具善根、智慧及清明灵性,始克担当此一神圣重任,经推存甄选结果,以圣贤堂圣笔杨生最为适当,故于己未年五月五日颁命济佛导游杨生灵游三界,效唐僧取经之行,访道求法,教化后世,历经奔波,今日书成,天下又多一普度众生宝典,诸天无不赞叹,六道争相报喜,轮廻路上顿开觉路,茫茫苦海喜放明灯,众生经三阿僧祗劫,今日缘至,阅悟此书,得证三宝地,儒者成圣,道者成仙,释者成佛,天人皆大欢喜,赓颂不已!
游记告成,三曹大放光华,遍地浮现金莲灵芝,吾心欢喜南海又多一广大慈航,度尽众生宏愿,欣见日渐有成。宝典付梓在即,仅述数语,颂赞道德!
天运庚申年十二年十六日
南海观音大士降鸾谨序
玉旨
金阙内相徐降
诗曰:圣旨频颁直辖堂。着成游记宝书香。
苍生普度催时急。明岁圆功四海扬。
圣示:吾今夜奉命带旨宣读,神人俯伏。
钦奉玉皇大天尊玄灵高上帝诏曰:
朕居灵霄,关怀世道,叹哉!科技发达,道德衰落,故诸天仙佛降灵扶鸾阐教,以挽倒澜。
兹尔台中圣贤堂,领旨挥鸶,功居其首。前奉命著作“地狱游记”,广赠天下,劝化人心,已收移风易俗之效。今又奉旨著作“天堂游记”,普垂天梯,接引缘人,为普度众生事切,瑶池懿旨频催,期宝书早日着成,颁赠天下,普劝黎民,故朕今勅旨一道,“天堂游记”一书,命在明岁辛西年二月初二日,济公活佛诞辰之日,举行缴书仪式,以示两全其美之意。该书三十六回,以符三十六天罣圆满之数。
济佛、杨生大任将卸,希保持最后时刻,将游记圆满着成,书传千古,流芳万世。圣贤诸生殷勤效劳,陪着天书,各立大功,希秉此精神,矢志勿退,以建功立德,超玄拔祖,后日龙华会上道果堪证也。
钦哉勿忽叩首谢恩
天运申庚年十月初六日
第一回游南天门听大圣说法
济公活佛降民国六八年六月三日(岁次己未年五月初九日)
诗曰:灵游天界赏风光。脱去尘劳俗虑忘。
访道朝山开觉路。鸾门圣地驾慈航。
济佛曰:哈哈!走完了地狱各殿,觉得那些阴森气氛,令人窒息。徐非是病入膏肓,没有救药的人,否则,相信无人愿再到那个恐布的地方。老衲带杨生游完地狱后,超升了不少鬼魂,世人也改恶从善减少再作地狱的种子。地狱既然不受欢迎,大家里裹足不前,都涌到天堂门前徘徊探望,想一观究竟!老衲每天在大街小巷访度有缘,今日看到这么多回头向道众生,想登天梯而入天门,真是喜从心来。今日机缘也已成熟,特来取下这十字门闩,打开天堂大门,迎接善士进来。……哈哈!玄关“正门”我已用此“万能匙”打开,无人敢阻挡去路,杨生啊!从今以后,你可与我一同出入天堂,饱览美好风光,开开眼界。“地狱游记”一书着成问世以来,劝化功德无量,阅后游记者,都能发露善念,毫光直冲灵霄,玉帝不得不打开天门观看,我们也可趁此机会进去参观一番。大任肩担,为师希你静神养气,以便随我云游天堂。你看此座莲台又增大了,毫光闪闪,烁人眼晴,有此善心宏愿,故又能荣膺“天堂游记”著作重任,为师奉无极懿旨,带你游天堂,快快上莲台吧!
杨生曰:好久未与恩师畅谈,甚念!今日奉旨云游天堂,著作宝典,我觉责任深重,恐未能胜任,请恩师提携吧!
济佛曰:师徒如同父子,你奉师至诚,我也常暗中灵光加被,今日我们同负此职,只要一念真诚,相信能一路顺风的!你勿踌躇,我准备一瓶天水,你先服下,可以洗肠换肚,除净尘秽,方能上天界。快服下!
杨生曰:多谢恩师赐我法水……服下立觉身心清凉,精神大振,飘飘欲仙。
济佛曰:你有福了,如不服下此水,恐俗体超重,使莲台起飞不得,快上莲台,以便启程。
杨生曰:我已坐上,不知要合闭眼晴吗?
济佛曰:不必!天界不比地狱,你可沿路观赏大自然风光。但若风力太强,你可以闭目养神。
杨生曰:是是!我已坐穏,请恩师起程吧!……浮在空中,低望云下,盏盏闪烁灯光,世间的夜景,也真迷人,圣贤殿堂万道金光,冲射虚空,如虹贯日,似探照灯扫射一般。前面青云蔼蔼,许多神仙来来往往,都向我们合掌或颔首微笑。
济佛曰:此就是空中过往神只,这个玄妙世界,世人是看不到的。
杨生曰:风声潇潇,瞬间来到此地。为何前面一片通红,热气逼人,但许多神仙菩萨却来往自如,并无感觉热气腾腾呢?
济佛曰:此地接近南天门,天之方位,以五行定位,南天门属火门,一切神灵必经此门出入,如果功力不足,就无法进入。天分“东西南北中”五天,其它四门紧闭,只留此门通行,凡是道功不足者,难过南天门之火熖考炼,你已服下天水,可以抵挡此热气,不要害怕!我们快下来改用乘云进门。
杨生曰:是是!前面守门者,好像是西游记所述之孙行者,手拿金箍棒在那里挥动,不停跳跃,好像有阻挡去路之意。
济佛曰:非也!他是在展示功夫而已。
杨生曰:他是否就是孙行者?
济佛曰:是的!
杨生曰:据闻孙悟空只是小说虚构人物,今天怎么真的出现在南天门
济佛曰:其实世人会错意。三藏法师旁边跟着被收伏的孙悟空,原来是一只山中“猿猴”。一个修道者要往西天路程,一个佛心,一定随着跳跃的猴(凡)心,并需要经过种种魔难、钱财、美色的考磨,若能将此心猿意马制住,收其放心,才能归于清净之心。这只跳跃“心猿”最难克服,一旦悟色即空,空即色,则西天路程十万八千里,刹那就在眼前了,所以孙悟空随着圣僧唐三藏,是言之有物,见之无形的,世人切勿轻视之!
杨生曰:原来如此,他笑嘻嘻的向前而来了。
大圣曰:欢迎济佛及圣笔杨善生驾到,二位奉旨游赏天堂风光,著作劝世宝典,南天门于五月初五日已接无极懿旨及金阙玉旨,准备欢迎二位莅临天界参观,今日怠慢接待之处,请原谅!
济佛曰:大圣免礼!今日我们师徒奉命游赏天界风光,访问三界圣神仙佛,阐示修道秘要,启化天下众生,早日返回天堂本位。以后将常经南天门而到各天访道,打扰必多,请大圣开赐方便之门!
大圣曰:天堂本来无门,只是门前火熖高炽,如不能悟空者,来到此地,随身所带业债被燃烧,只得全身着火,痛得滚下尘凡或是地狱了。
杨生曰:请问大圣,你镇守南天门感想如何?
大圣曰:每日在此门出入之三界高真难以计数。如上界高真,因其道果圆满,出入自由,不受拘束。中下界神圣,因道果尚未能达到圆通逍遥境界,故出入需要凭证,不可乱闯。我的金箍棒厉害非常,任何仙真遇此棒,皆要退去,故又名“金刚棒”,就是“金刚不坏之宝”。我镇守天门,乃是天职,观下界红尘,人类造罪滔天,新来高真不多,故仍是“悟空老样子”,并无何新花样可要了。
杨生曰:今日我们师徒奉命著作“天堂游记”中书,起步来到南天门,请大圣多多关照,并述修道概要。
大圣曰:“天堂游记”若着成,我悟空可能要麻烦多了,因为许多人响往天堂风光,认真修道,一天到晚均有人修成正果要进天堂。
杨生曰:那是好事,天界将又增加许多同伴啊!怎可嫌麻烦呢?
大圣曰:开开玩笑,请勿“见怪”!你看我像什么?“见怪”吗?
杨生曰:“见圣”!“见圣”!
大圣曰:哈哈!谈到“修道”二字,一言难尽,如我有七十二变法术,总难逃过佛祖之五指山。世人修道,任你有何通天本领,如不脚踏实地,守人门五常,仁、义、礼、智、信,则难脱五行气数之“掌握”,也将无法修成正果。世人心中养有一只猿猴,一天到晚蹦蹦跳跳,不守规矩,想看想吃,想摸想偷,胡思乱想,没有一刻安静,只有在树干上荡秋千,无法直跃青云,进入天门。所以我名“悟空”,就是叫人心要放空,不要执着误事,以免心猿意马,趋于罪孽,死时魔障纒身,带着红尘污秽身体,一到南天门,遇南方丙丁之火,一触而不可收拾,除非金刚之体,否则只有翻落下界,非我悟空无情打下。故要入南天门者,须保存清净之体,才能进入。上界高真,因一身清净,具空中妙有之身,已得“悟空”之道,我无权管辖,亦无从捉摸,故可以任其出入。中下界品之神灵,则尚有幻觉之身,非至悟空境界,故须凭证出入。世人修道无何困难,只要空之其情欲及妄念,自可通过此关。
杨生曰:大圣说的甚是!看他的头上,尚有佛祖所赐之金圈拴住,不镇静心猿意马,则南天门前失蹄,再爬也爬不上来了。修道如登天梯,不摇不动,一步一步向前,自然可以达到天堂。心猿意马最难除去,驰骋之马绑在梯上,谁人敢登,世人悟吧!要登天堂之路,先洗净双足,安定心神,睁开慧眼,法水充满圣体,则南天门孙悟空无你之办法,是吗?
大圣曰:是是!这些道行高超者,我行敬礼迎接,如今日欢迎二位一样
济佛曰:哈哈!今日初游天堂,与大圣会面,惠赐嘉言良多,打算就此回堂,后日再进入门内探个究竟,杨生快向大圣拜辞。
杨生曰:南天门外金甲神,簇簇皆排立四方,并无笑容,肃立庄严,令人敬畏!
大圣曰:此是天兵天将,你不必害怕!
济佛曰:感谢大圣惠赐金言,就此告辞。
大圣曰:命众天兵天将排班送驾。
济佛曰:杨生快上莲台。
杨生曰:初开慧眼,一览美丽的天堂风光,的确不同凡响。
济佛曰:但任重道远,杨生切勿懈怠精神,快马加鞭,勇往直进天堂大路,等待有缘人齐步进来吧!圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二回游南天门玉阙拜见文衡圣帝
济公活佛降民国六八年六月十日(岁次己未年五月初十六日)
诗曰:万法归宗不二门。灵山塔下一桃源。
欲超三界三心尽。六道无时断六根。
济佛曰:万法归宗,在于一念纯真,如能去三心,即过去心不想、现在心不存、未来心不起,则可超三界,而成正果。要脱六道轮廻,则当先将“眼耳鼻舌身意”六贼恶根斩断,六根断时,六道之线索自然无何牵纒,六道之轮廻亦可自此了断。世人修道皆因三心二意,六神无主,致使魔群当道,拉你下海,故沉沦三途六道,而不能超生。今日悟吧!要上天堂,须无债一身轻,轻松自然,才可以随着清气轻飘而飞升。今日游天堂时刻已到,杨生快上莲台,准备起程。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:莲台浮上空载着师徒二人,渐渐脱离了红尘污染,青山白云,毫光瑞气,充塞在眼前,转眼已到“南天门”。
杨生曰:今天南天门为何有千军万马在那儿,好像严阵以待,大圣又在那边嘻嘻哈哈过来了。
济佛曰:天界刚操练军兵完毕,现正在休息中,故有这么多天兵天将在此,你安心吧!切勿被前面景象所影响,而“心猿意马”了。
杨生曰:遵命!心猿已来,意马不动,如何排解?
济佛曰:管他“去的”。
杨生曰:是!是!马到猿走。
济佛曰:“不管他”。
大圣曰:欢迎济佛及杨善生驾到,请入南天门参观吧!
济佛曰:多谢大圣,今日我们将入南天玉阙拜会南天主宰文衡圣帝,请大圣引进。
大圣曰:既然如此,快随我来。
杨生曰:大圣一翻身,驾起祥云如飞,我们随其背后前进。天界真是方便,足下生云,来去自由,真想学学,不知恩师肯否教我此法?
济佛曰:这是好事,顺便教你几招吧。要学悟空这段工夫,请听我道来:悟空头戴金圈,叫“金刚头”,手拿金箍棒,放之则弥六合,卷之则退藏于密,正是“大道手中握,伸缩本自如。”太上老君炉内炼熬出“火眼金睛”,故镇守南天火门,能丝毫不损;翻个筋斗,转身自在,而且足能生云,此乃精气神三宝固守完全之征候。如壼水加热,蒸气外射,足下涌泉穴涌出真气,似火箭燃烧推进,头上泥丸宫真神上升,手足翻身自由,故可以一翻三千里,世人要得此工夫,必固守精气,去欲存神,则如水入壼中加炭,一阳发动,则可以冲天闯地,否则日日沉迷于酒色财气中,终如暴破气球坠地,散功泄气,怎能飞升大罗?此点工夫谨记在心,炼就一身混元体,则可以歛气于三界,包罗乾坤山和水呢?
杨生曰:原来还有这么一段工夫,才能展翅飞翔!
济佛曰:已到南天玉阙文衡圣帝处,杨生肃静,准备叩见文衡圣帝,多谢大圣引导。
大圣曰:不必谢,我先告辞了!
杨生曰:叩见南天文衡圣帝恩主,弟子杨生,今日随恩师济佛,来到此地,求圣帝开示!
圣帝曰:免礼!二位就坐!仙吏速奉清茶。
仙吏曰:遵命!……已奉上。
圣帝曰:二位免客气!
济佛曰:杨生不用客气,圣帝赐你仙茶,饮下有益。
杨生曰:感谢圣帝恩主赐茶!此荼清而白,凉而甘,妙品!妙品!
济佛曰:此乃南天正气茶,清白润喉。今日我们师徒奉旨著书,特来拜会圣帝,请圣帝开赐金言训示吧!
圣帝曰:二位辛苦!你们着成“地狱游记”后,普度群生之功不浅,故能得无极老母及玉帝之慈眷,赐旨开着“天堂游记”。兹值三曹普度,三曹圣神仙佛忙碌异常,无极老母及玉帝为普度天下有绿众生,特颁命三界圣神仙佛下凡救世度人,并于鸾堂设立沙盘,大开方便之门,革新度法,宣述应运真理,度回原灵,故吾南天主掌天下鸾堂鸾务,凡是开堂扶鸾阐教者,吾处皆有名册记载,功过簿中记录分明,希世人入鸾修道,务必认真,凡是入鸾堂宣誓修道者,则南天有名,如能贯彻始终効劳,修身积德者,其亡后可由恩师度回南天报到,评定功果后,再按其因缘定其果位,享受天堂之乐。如入鸾后,违背道德誓言,则打下地府受苦。总之,有道有德上天堂;无道无德下地狱,此乃一定之理。世人不守三纲五常,故不能超升极乐,令吾苦叹!希天堂风光泄漏于世后,世人能响往此地,尽力移居来此,则吾心喜也。
济佛曰:多谢圣帝开示,今日就游至此,告辞。
杨生曰:感谢圣帝惠赐金言,因时刻已到,先拜辞了。
圣帝曰:命诸仙官排班送驾!
仙吏曰:遵命!奉送济佛及杨善生回堂。
济佛曰:杨生快上莲台!
杨生曰:遵命!我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:天堂风光漫无此境,安排路程熬费苦心,但已渐渐进入轨道,处处皆是洞天福地。灵游天界,当有一番乐趣,世人何不来乎!……圣贤堂已到!杨生下莲台,魂魄投体。
第三回再游南天玉阙听圣帝训示
济公活佛降民国六八年六月十七日(岁次己未年五月廿三日)
诗曰:蒲扇轻摇道气来。壼中美酒洗肠埃。
世人学我常怀乐。灵隠寺前活佛栽。
济佛曰:我手中轻摇着蒲扇,美酒一壼,口中栽灌,一副行脚汉模样,世人几个能学我这般自在?美酒无味,扇风不凉,到底在变什么把戏?有人曰:“我爱食狗肉、好饮酒,疯疯颠颠。”以为我不正经,其实他们看错了!世间有食肉和尚,天上绝无饮酒罗汉,忆昔时,我在天上观看出家修行者,口吃清斋,心怀鬼胎,少有善智识开悟佛法,都是混饭来吃,我不忍佛门慧命悬丝欲断,故投胎下凡,化名“修缘”,普度群生,佯疯卖傻,游戏人间,专门与那些和尚“作怪”,他说不能吃的,我偏要吃;他说不可去的,我偏要去,逆法度真人。所以一些浅智薄慧者,以为我这个野颠僧是佛门魔鬼,那知我身颠心不颠,我念的是“真正经”,不比他们念的是“假正经”;其实那些假慈悲者,才是骗吃骗喝,以求供养维生,我济颠一到,便打破他们的饭碗,故当时僧人气我、駡我、恨我,时至如今,佛门尚对我存有偏见,以为我是个“不净和尚”,不知我乃罗汉化身,日光之体,深藏三昧真道,故吃肉饮酒只到喉中三寸有滋味,胃肠空空如也。在口中幻化一下,以讽剌僧侣同修而已,这叫做“白吃白喝没味道”。世人逢我,个个笑哈哈,我就是如意佛、欢喜佛、济公活佛,哈哈,世人“活佛”不拜,却拜“死佛”,可怜!可怜!时逢末法,我又要了一招,不到佛寺,却到俗家,真想使世人建立佛化家庭,万家生佛。今天又到这里,带领圣笔杨生灵游天堂,真是忙得不可开交,杨生走吧!
杨生曰:恩师!说了那么多真话,世人要笑您自卖自夸了!
济佛曰:不要怕!老衲住惯了平民家中,不稀罕大寺大庙。反正我这副没有“伪装”的德性,才是度化俗人的“方便法门”,世人我笑颠,我替世人怜呢?快上莲台吧!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!……今天为何到这里呢?这是阴阳界三叉路口啊!
济佛曰:我们以前都是直向南天门而入,今日带你由此地,再往南天门
杨生曰:阴阳界,我以前游地狱时,已经看过,但今日看到这条大道,毫光闪闪,直上云霄,路上行人甚多,有者坐轿,有者腾云,有者漫步,各有仙吏或沙弥或天使引导,此是何因?
济佛曰:人死后,一般有善果者来到阴阳界,一部份不必入地府审察功过,由此阴阳界三叉路口分路,向心头山直去。你刚才所看的,就是在世行善道,大功果者,死后由各教所属之使者,接回天堂报到。但若是得道者,则不必如此,因得道者,知生死,明去路,生时走惯天堂大路,死后自然如识途老马,自由自在,一点原灵轻飘而浮上天堂,逍遥自在。世人归天详细情形,后日我当带你参观之。今日我们要再上南天玉阙拜会文衡圣帝,聆听圣示。
杨生曰:是的!看这些归天的人,头上各浮有不同光圈,个个表情欢喜,悠闲自在,与被赶向地府那些亡魂,啼啼哭哭,大不相同。
济佛曰:那当然!上天堂,归极乐;下地狱,受刑罚,两般情景怎会相同呢?人要上台领奖,还是要下跪受打呢?快快!我们赶往南天门。……
杨生曰:莲台疾飞,一片光辉大道浮在眼前,刹那已到南天门。看见大圣又在那里挥动金箍棒,嘻笑不停!
济佛曰:我们不再停留,只向大圣打个招呼就可。……已到南天玉阙,杨生快向圣帝参驾!
杨生曰:遵命!参拜文衡圣帝恩主,今日我们又来玉阙,请圣帝恩主开言训示。
圣帝曰:免礼!二位请坐,仙吏速奉清荼!
仙史曰:遵命!已奉上。
圣帝曰:二位辛劳,济佛你负大任,普度苍生,今又带领圣笔杨生奔走三界,著书劝世,劳苦功高。上天此次降旨著作“天堂游记”一书,具有非凡意义,因天机既泄,必须收到劝世效果,否则有劳而无功,因尔圣贤堂著作善书、经典,诸善信皆大量印赠普化苍生,正如一滴甘露,而能滋润万物,如果此书降于他处,恐劝化效果未能如贵堂之迅速广大。故“天堂游记”必择天地人三才配合最佳之善堂而降,此非苍天有私偏,乃是天道无亲,唯德是辅,故希诸生,应觉光荣,而加倍奉献劝世,以答天恩。
杨生曰:感谢圣帝鸿恩,我们全体同修致力于复兴中华文化及固有道德,可谓不遗余力,幸苍天有感,全体同修感激不尽,我回去当向他们转达圣帝恩主之训言。
圣帝曰:游天界之范围甚广,若每处皆去,恐永远游不完,故吾之意,只要选择对当今世道有关之部份参观访问就可,以期圣典早日完成,颁世度人,有劳济佛费神引导了。
济佛曰:此是职责,请圣帝多开方便之门!
圣帝曰:客气!现时逢三曹普度,天上、地狱、人间,处处有神人鬼访道修真,此次“天堂游记”之著作,着重于此方面之宣述传真,以收劝世时效。对症下药,方能劝化人心。今后自可按此蓝图建立起一座“圆满”之“天堂乐园”仅此数言吩咐!
济佛曰:多蒙圣帝指示,遵之!今日就此告辞。
杨生曰:感谢圣帝开赐金言,先拜辞了。
圣帝曰:有何困难,可来此陈述,吾自然代为化解。
杨生曰:多谢圣帝恩主关怀!
圣帝曰:命各仙吏排班送驾!
济佛曰:杨生快上莲台,我们准备回堂。
杨生曰:我已坐穏。……
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体!
第四回游太青宫听太上道祖说法
济公活佛降民国六八年六月廿九日(岁次己未年六月初六日)
诗曰:老君西化驾青牛。吾佛东来泛圣舟。
孔子周游推匹马。耶回沙漠骆驼修。
济佛曰:天地本是一炁所化,大寰包罗万象,五教教主当初传道教人,所乘之交通工具,虽有不同,但背后所藏之经书,千万字中,无非教人上天堂之法。但至今日,这些书中修修改改,私自画蛇添足,如把一张“藏宝图”划得东倒西歪,使那些修道寻宝者都迷在深山中了。殊不知各教之理相同,必须和平相处,为正义而劝化人心,挽转頽风,以进大同之世。吾佛在天界观众生为一体,人当体天好生之德,传布宗教当以增进人类幸福和平为宗旨,不可互相轻视、排斥毁谤。天下众生原自天上来,分散各地,各自谋生治世,久而忘记天堂家园,上天为使众生回头,认祖归根,故特勅命尔台中圣贤堂著作“天堂游记”一书,泄尽天机,使世人洞晓生灵造化原理,而早日归回天堂。如再不修身养性,则只有愈堕愈深,终至轮廻六道,万劫而不能复始。杨生!快上莲台,准备起程。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:驾着一朵彩莲,飞腾在万里空中,奔上光明天堂,那种超升轻飞滋味,的确飘飘欲仙,如痴如醉,觉得飞行自如,一身轻松,真是逍遥自在。贤徒你何不说说现在的感觉?
杨生曰:心中觉得开朗透澈,一片毫光灿烂,不见愁云,但见仙花遍地,珍禽异鸟飞翔,口中吱吱,好像唱着仙歌。奇禽异兽徜徉树下花中,穿梭绿草丛里,我实在看得心花怒放,如醉其中,这里无半点俗气,天堂风光实在优美迷人,真不想回俗家了。
济佛曰:这种仙境,真是世间无处见,天上独有,因现在你尘缘未尽,不能在此久留,须在世间多度化苍生,结伴同修,后日自然可以来此游山玩水,长住仙山为仙客哩!
杨生曰:感谢恩师提示!前面楼阁矗立云霄,金光闪闪,又有一只独角青牛,直向我们而来,为什么天上还养牛?
济佛曰:那是太上老君之脚力—独角青牛,它是仙兽,非是野牛,你不必害怕,它是来迎接我们的。世间的牛最可怜,壮牛耕田,老牛拉车,肉牛供食,乳牛养育婴孩,牛对世间贡献甚大,老君养此牛,乃是天牛,就是地牛、土牛之始祖。世间有黄牛、白牛、黑牛、红牛,独无青牛哩。
杨生曰:前面之殿阁巍峨壮观,气势非凡,如金玉所砌,似祥云所凝,一股浩然正气,使人见之肃然起敬,上浮有“太清宫”三字,光耀夺目
济佛曰:此乃太上道祖所居,三清殿府,又称“兜率宫”,位居大赤天,今日我们先到此地,请道祖开示天地造化原理,供世人了悟,俾作修道回天之捷径。“天堂游记”之著作,须先阐述天地运化之机,道祖乃是上真金仙,混元之圣,故当请其阐化天机。
杨生曰:原来如此!
济佛曰:道童两边排列,正迎接我们。
杨生曰:叩见诸位仙童,下生乃一凡人,今日奉旨,随师游天堂访道,请仙童引进!
道童曰:欢迎灵隠济佛及杨善生驾到,教主有请,请二位随我们进去拜谒道祖。
杨生曰:叩谢之……随仙童们进入太清宫内,但见殿内庄严肃静,天音寂灭,中殿高坐一位鹤发童颜道者,前面香炉,香烟袅袅上升,道祖满身金光,我眼睛有些受不了!参叩太上道祖,愚生奉旨随师游天著书,今日来到太清宫内叩见道祖,请道祖慈悲开示道义,以登载“天堂游记”,劝化世人。
道祖曰:免礼!杨善生请起来!济师亦辛劳了,二位请坐!杨善生凡体未化,灵眼初开,道力不足,来此大赤天界,心灵难耐,吾特赐金丹一粒,以固道体元神,拿去吧!
杨生曰:感谢道祖恩赐,我实在有些受不了,天堂风光虽美,但心灵不安!
道祖曰:功力不足的关系,这三十三天外之大赤天,非上圣高真,不能来此,你有厚福,奉旨来游,吾当助你一臂之力,快服下。
杨生曰:遵命!……我已服下,突觉心中如烈火燃烧,一股真气上升,两眼大开,感觉已能适应这里的环境,感谢道祖!
道祖曰:此乃“九转金丹”,已在金炉内炼八十一年了,等待赐下有缘人,今日杨善生来此,算是“有缘人”!
济佛曰:感谢道祖赐吾徒儿金丹,助其灵光非小,今日来此拜访,请道祖阐示天地造化之机,以启化世人明悟大道,炼性归真。
道祖曰:天地造化之妙,除非得道者,否则世人只是推理,一知半解。缘于科技盛世,大开普度,天地气数运转玄妙,故天降秘笈,“天堂游记”一书应运现世,吾心怀天下众生,不能认理归真,故在此时特演化“天地造化妙理”一篇,将天机泄漏于世,救度众生:夫,天居高,地位卑,人立中,三才立,而世界成。溯自鸿蒙未判,天地混沌,日月不分,斯时,无穷尽先天圣佛仙真混元一炁,放无量毫光,运转虚空,即是“玄玄上人”,又称“元始天王”。因位居至上,又称“上帝”。又为万物之始祖,故有称“天交、老母”。因不知其名,故称“玄玄”:不知其原,故称“元始”,则是大道之“元”,无名之“始”。运转既满周圆,炁自分散,故化三清:玉清元始天尊、上清灵宝天尊、太清道德天尊,玄、元、始三位一体,三我即成,三清分化有形,清轻之气上升,而子会开天,日月星现,三宝完成。尊位居三清,再化五老:东华木公、西华金母、南华火精、北华水精、中华黄老,五老既成,而五行全,重浊之气下降,丑会地辟生。天地生,人种无,玄玄上人为造化天地,用心默运真炁,五方定位,世界成形,无人可立,而三才不贯,故命五老运化原灵下种,五老受命后,共推金母、木公,主持原灵孕化之事。当时黄老选择须弥山坳为丹丘,寻真孔穴处,取黄土为悬胎之釜,制圆盖方垫,覆载设立周全。木公治山左五金之精,做为三足鼎。金母陶西南五土之神,为偃月罏。水精子辟山后玄英之石,渗真水掬贮于罏,安土釜于中,覆金鼎于上。赤精钻真南搏桑之木,取真火运烹其水。一霎间,薰蒸逼逐鼎内之炁,自太和中滴沉罏底,釜腹下有炁透出,司吸水中所含之金华自然橐吁盈虚,河夷升降,满中畅美,溢外盈盈,五老能消息玄关,默会丹头凝结,撒去鼎器,拘釜出现,晶光四注,七日始剑。黄老、赤精、水精静坐高处神观,金母、木公乃重立坛灶,移釡架于其上,朝畏其寒,下复阳光之焱;暮恐其燥,上施太乙之精,木公、金母以“金液炼形”之道,至于存神静养,涤虑忘机,处之咸中,其节抽添既毕,岁后将周,至已成之期,彩云朝顶上,甘露洒须弥,觉鼎内有声,木公、金母二老知丹已熟,掀开顶而视之,见中有一物合抱,金母顺手携一视之,乃阳象婴儿;木公擧起视之,是阴象姹女,两人微笑而跳出五行鼎炉,此即盘古氏、太玄玉女;亦称亚当、夏娃,寅会降人,正在此时也。斯时五行正气而生人,其偏气外泄,分散天下,而生动植飞潜等物;如五金、草木、河海之水、电光石火、尘土动物等。捏土吹气成人之典故,则原于此也。人本土做,土生土长,故死而还原归土。创世既成,婴儿姹女下凡而去,本为清净之体,因食凡间动情禁果,阴阳相交,故人頪从生生不已。原由无极元始一动而生太极,太极含两仪阴阳,而化三才四象五行……。一本散为万殊,故曰“众生”,又谓之“九六原灵”,意取天九地六之象,包罗无穷无尽,非仅九六亿位也。五老孕化原灵,各运真炁,故人生而五脏全,五气盛,此乃五老之功。世界各地人种肤色不一,五方现五色;东方人青色、西方人白色、南方人红色、北方人黑色、中央人黄色。其颜色正如置泥土在炉中烧砖,火候不同,而生青白黄红黑色。原灵下凡,初而本性纯朴,树叶遮身,心如原始,不知所以,故生而死,死而归天。但原灵种子,入土既久,变质变种,中古之世,性灵浊重,有者已不能死而归天,浊重之气下沉,故地狱自此成矣。五老在天,伤心欲绝,共议收回之策,在不得已之下,五老亲自下凡,分形降世投胎五方,各为五教教主,传教授徒,期“普度收原”,然教主去世,教徒又多离经叛道,致使原灵分散道心,生灵攻讦,伤天地之和炁,金母在五老之天,哀伤原子一去不回,故今颁命,真道普降,广度缘人,为加速劝化之效,又再藉飞鸾阐教,颁示天音,劝化浪子。惟普化苍生事切,故亖曹于己未年五月初一日召开联席圣会,三曹主辖议决,须将天堂风光泄漏于世,引化原灵回归极乐之地,助金母收原之愿。希天下苍生,阅罢此书,皆能回心向善,归依大道,返回天堂,原灵会合,而登三清,聚一炁,享逍遥之乐哉!
济佛曰:感谢道祖泄尽天机,启化众生,因时刻有限,我将带杨生回堂,后日再来拜访。
道祖曰:好吧!命道童排班奉送二位回堂。
道童曰:遵命!奉送济佛及杨善生回堂,希再来此一游。
杨生曰:感谢道祖开示金言妙语,先拜辞了。我已坐穏莲台,请恩师起程。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第五回再游太清宫听太上道祖说法
济公活佛降民国六八年七月廿二日(岁次己未年六月廿九日)
诗曰:佛在灵山莫远求。灵山只在你心头。
人人有个灵山塔。好向灵山塔下修。
济佛曰:这首道诗相信世人知晓者甚多,但这不是口头念念就可得道,因“口头”离“心头”还有一段距离的。诗中所说灵山就是“心头山”,此就是上天堂或下地狱之分叉路口,从人道往天道或赴地道就在此地分野了。天下众生修心问道不必远求,可取一圆镜自照,看看自己本来面目,自己像好人、像坏人?摸摸良心是好心、或坏心?灵山在你心中,一朝上山突然见佛,则是找到往天堂的路了。今日我又要带领圣笔“杨生”魂游天界,著作宝典劝世,杨生快上莲台。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:今日仍往太清宫拜访太上道祖。贤徒坐在莲台,一路顺风,飘飘而上天界。
杨生曰:今天好像很热?
济佛曰:已快接近南天门,此乃是大气层边缘,已快没有空气,我们速度又快,故有灼热感觉。
杨生曰:到底天界有否空气呢?
济佛曰:你不曾闻太空人进入太空都是全身罩住,并从人间带上氧气,否则焉能进入太空呢?凡人以肉质之身,想生活在天界,实在无能为力,须修至“金刚之体”,方能适应,否则肉体到此只有窒息僵硬而亡了。因此,希望世人想迁居太空,须先将此心放如太空、虚无一物,才能轻飘逍遥,生存于此。你看阿姆斯壮登陆月球那一刻,那种飘飘欲仙姿态,就证明了清气上升原理,仙佛逍遥自在的生活可见一般了!仙佛已炼神还虚,由肉体成法身,视色如空,故来此能够适应天堂生活,来去自如,不受气数拘束,希世人知之!
杨生曰:宇宙的造化为何如此奇妙呢?
济佛曰:造物主将宇宙各星球有秩序的排列,而循其轨道运行,由地心引力产生一大磁场,磁场发出电波,保持各星球正常运转,不会发生磨擦或相撞,此为造物主神灵的伟大巧妙安排。世上科技发达,各星球已有人造卫星驻在,可谓巧夺天工,但这比不上修心养性者开通慧眼观察另一种世界生活,较为传真。用科学仪器所测,不过岩土表面,那些高超的天国生活,他们却是无法探知的!犹如你看着浩大的海面,仅是一片深蓝色海水,而海底无尽宝藏与天地,岂是你能看见?
杨生曰:恩师泄漏了这些宇宙无穷奥秘,诚是新闻,将可以公诸于世,流传千古了。
济佛曰:天机无穷,仅点破几分而已,其他留给世人慢慢去探察吧!师徒一路论道,刹那已至太清宫前,今天此地寂静无声,树下、凉亭处处皆是坐着闭目养神、天真无邪之道童,或慈眉善眼的高真。
杨生曰:他们全身都会发光,这是什么道理?
济佛曰:他们正在运转玄功,心如虚空,此乃道行上乘之使然,如宝珠一尘不染,自然发出灿烂毫光,我们不要再流连,快进宫向道祖请示道义。
杨生曰:好的!那只独角青牛,在树下蹓躂,好像很逍遥的样子。
济佛曰:此牛非是凡牛,它正在那里“步步踏实”的修真呢!我们进入殿内,聆听道祖说法开示吧。
杨生曰:是的……愚生叩拜太上道祖,今日又随恩师来此,请道祖开示!
道祖曰:免礼!二位辛苦,请坐!命道童速奉琼浆玉液!
道童曰:遵命!……已奉上,请济佛及杨善生用吧!
杨生曰:感谢道祖之厚爱。
道祖曰:不用客气!二位今日再度光临此地,吾甚为欣慰,吾虽住逍遥之天,但心怀世道苍生,观今之世人,遵守道德者少,令吾感叹!为度回原灵,故三曹召开圣会,必将天堂风光泄漏于世,方能引度众生回天,故尔荣膺“天堂游记”著作之职,实在任重道远。因此,吾当将天地造化之机及苍生回天之道,尽力泄漏于世,以不负苍天之用心!
杨生曰:现在世人甚多感觉物质满足,但精神空虚,想修养精神以求寄托,但不知大道如何来修,方能有所结果,请道祖指教!
道祖曰:修道之路虽有千万法,但其归终路途,无非想到天堂的极乐世界,所以要修道先须瞭解大道原由,方免盲修瞎炼,累得满身大汗,却是走错路,那就可惜了。修道第一要有缘,无缘者,不识道,既不识道,则茫茫一片,何处找个歇足地呢?但道运随时变迁,不识天运者,虽有缘亦无法得道,如“知道”向某处问路,但不知开车时间,人到站时,车已离站,那么虽有缘,因不识时运,费了许多工夫,仍然无法步上轨道。识天运后必知进退,修道无难,但要步步小心,若一不注意便发生车祸。道中之人不得丝毫差错,若有违规,不是被扣留处罚,便是生命危险。平时积功累德,如同沿路加油,终能到达目的地;背道失德者,如同横冲直撞,死路一条,活道无份也,故修道者当慎之!
杨生曰:道教以修至三花聚顶,五气朝元为最高境界,成为金仙,不知如何修法?
道祖曰:仙道以“金仙”为极品,即是无极金仙,他不生不灭,永不轮廻。“三花聚顶,五气朝元”为道家乘工夫,未能修至如此,则无法进入金仙境界无极圈内。吾阐述三花聚顶,五气朝元妙义如下:
三花聚顶:
人花│炼精化气,人本由媾精而化生,故精为轮廻种子,修道者心必空于下焦,戒去淫欲,精不妄泄,则精满不思淫,铅花生矣。
地花│炼气化神,人之生存赖以气,心空于中焦,无惊无恐,无忿无恐,则气不顺,道畅通,中气足而不思食,银花生矣。
天花│炼神还虚,精气虽足,无神者,则其体无光,其人无命,故神为主宰,今心空其上焦,不执不着,神满不思眠,常清常醒,则脱壳还虚,归入虚空境界,则金花生矣。
五气朝元:
一、心藏神,后天为识神,先天为体,空于哀,则神定,南方赤帝之火气朝元。
二、肝藏魂,后天为游魂,先天为仁,空于喜,则魂定,东方青帝之木气朝元。
三、脾藏意,后天为妄意,先天为信,空于欲,则意定,中央黄帝之土气朝元。
四、肺藏魄,后天为鬼魄,先天为义,空于怒,则魄定,西方白帝之金气朝元。
五、肾脏精,后天为浊精,先天为智,空于乐,则精定,北方黑帝之水气朝元。
以上为三花聚顶,五气朝元之理。换言之,人之修道,必由五行归五老,三花而化三清,始能归原无极本体,而达圆通究竟。然其修法无难,守精气神,遵仁义礼智信,空哀喜欲怒乐,则其本性自在,成就金仙果位。也就是说,一个人能修身养性,使自己身心没有一丝缺点,在人间可以自由来往,虽有千法万律,仍然不能拘束他,自然可以超脱三界,跳出五行。这也即是三花聚顶、五气朝元原理。三花五气是一种神气升华,一旦结为一体,则其力量可以冲天闯地,神圣无法阻挡,自然成就最高果位│大罗金仙。
杨生曰:感谢道祖开示,另有一疑问请示。不知太清宫外,那只青牛来历如何?是否可以介绍一番?
道祖曰:你既想知,吾亦吐露一点!老子骑青牛过涵谷关,西化胡王,此事世人大概略有所知。论起此牛,乃是东方木公一炁所化,故谓之“青牛”,吾化生老子于中国,负命普度中国之众生,中国以农立国。并以生耕作,故吾骑青牛显像度世。吾化为老子传道化人,骑青牛过涵谷关,传“道德经”五千言予关令“伊喜”,而西化胡王,即现在之印度国。故印度人民视牛为“圣牛”,乃缘于此因,而此神化过程,世人鲜有知之。今时人类亦半数以上由牛养大,如婴儿饮用之牛乳、奶粉均出在牛身上,因人类养育功能渐为退化,故以牛乳代之,食用既久,产生许多牛脾气之人。而且人落在后天,生存于黄土之上,由“青牛”变为“黄牛”,难怪道心不同,骗性屡生,希能听吾说法,感戴牛恩,按步就班而守道德,方不负吾化身度世之心。何以此牛独角呢?表示吾道乃独一无二,天上天下惟道独尊。
济佛曰:感谢道祖开示真言,因时刻不早,我将带杨生回圣贤堂,就此拜辞。
杨生曰:叩谢道祖惠赐金言,因时刻已到,我要随师回堂,就此拜辞!
道祖曰:希二位能再驾临。
济佛曰:有缘当再来!
道祖曰:命众道童排班送驾。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生快下莲台,魂魄投体。
第六回再游太清宫听灵宝天尊说法
济公活佛降民国六八年七月廿九日(岁次己未年六月初六日)
诗曰:天花法雨振迷沉。净土逍遥乐道深。
圣佛西天观自在。仙真玉殿听瑶琴。
济佛曰:世人都爱艳丽之花,但花无百日红;反观天上仙女散花,四时不谢,八节无停,永无淍谢之期。人喜清新空气,然俗气尘埃日重,只有勉强呼吸了;观法雨一下,大地回春,心清意凉!两种气象,如此明显的分别,盖清轻之气上浮为天,重浊之气下凝为地也。希世人能多保持轻松精神,摒去烦脑浊情,方能入升太虚极乐,以免日堕于幽冥境地。杨生准备出发,今日再往天宫胜境“观光”一番吧!
杨生曰:遵命!我已坐穏莲台,请恩师起程吧!请问恩师刚才您说“观光”,我觉得非常有意义,是否能够解释这两字的涵意。
济佛曰:哈哈!你刚要说出“观光”两字,堂内忽然停电“观暗”,真有意思。
杨生曰:这是什么原因?
济佛曰:你心动我已先知,为开悟在堂鸾生,故施佛法暂时停电十五秒钟,这含有重大意义。刚才停电,我在空中看见堂内,诸生突然东张西望,想寻个“光线”,故取来蜡烛火放于砂盘边,想看清楚扶鸾正在写什么字,这叫“观光”。故“观光”二字乃是向光明之处观看大自然的风光!当今世界科技发达,大家利用时间到处游览观光,近在国内,远在国外,然而是否真心去观光呢?哈哈!有者往色情场所而去暗室观光,老衲说他是在“观暗”。今日世人只求人间形形色色之观光,未知天上风光更美于人间万倍,何不驾临观赏呢?今日我带杨生来到天宫,才是真正不用“萤火”照明之观光哩!
杨生曰:那我有福,也成了一位观光客!
济佛曰:是啊!下次再来,你就可以带上千千万万的人类来此,真是发现了新大陆。
杨生曰:感谢恩师!
济佛曰:我们再迅速向前而来,灵山透佛天,人间通天堂,只要有心修大道,则大道是可以成就的。现在已到无极天“上清宫”,今日将拜会灵宝天尊,杨生你准备叩见天尊。
杨生曰:遵命!来到这里,心中一尘不挂,轻飘舒适,前面有一大楼矗立云霄,四边遍立楼阁,金光四射,金楼玉殿为金玉之石所砌,珍珠玛脑所建,非是凡间土木钢筋建筑,赏心悦目,说不尽庄严与豪华,天花片片,法雨滴滴,青松翠柏,无一点凡尘苦恼,白鹤栖息于梧桐,金鱼游潜于天池,风光旖旎,使人流连忘返,请问恩师,为何“上清宫”中忽然射出万道金光,廻转不停呢?
济佛曰:此乃灵宝天尊向你说法,此是三十六天罡、七十二地煞之法光,巡回三千大世界,我们快入宫内参拜天尊。
杨生曰:道童两边排列,好像在迎接我们。
道童曰:欢迎济佛及杨生驾到,天尊有请。
杨生曰:步入殿内看见中间坐着一位道长,全身发出毫光,慈眉善眼,向我露出微笑。……叩见天尊,愚生奉旨随师游天著书,今日到三清圣境,请天尊提携开示。
天尊曰:二位免礼,请坐!仙童们速奉上琼浆玉液,招待一番。
杨生曰:感谢天尊如此厚礼,愧不敢当!
济佛曰:今日我带徒弟到“上清宫”来,请天尊多予开窍,指点迷津。
天尊曰:是也!贵堂神人用力,认真普化工作,传太上之道,布孔门之教,教如来之法,度世功深,今日既来到上清之地,吾当传你灵宝正法。吾居三清之中,为道法上掌者,世间之法不离卅六天罡法、七十二地煞术,且世上已无人全得此法术。因世道人心阴险,若得道法常入邪行,未能照天尊之戒规,修太上之道德,行灵宝之法术救世,故今普度重道而不重法。有法有术者,往往走入邪道而不修心炼性,世间法术失传,乃吾收回上清宫内也。三十六天罡、七十二地煞则是包罗无极之法,万法归宗,不离一心,故吾今传杨生心法一道,自可应用自如。吾为度回原灵,今特趁此机会说法,三界之内唯道独尊,六合之中是法无二,因人心不古,而道法自灭,恐心术不正者,用于害人,故吾收回道法,而另降下“科技妙法”,则是以科技术补充道学之不足。今述三十六天罡法法与七十二地煞术名称如下:
天罡三十六法
一、斡旋造化。二、颠倒阴阳。三、移星换斗。
四、回天返日。五、唤雨呼风。六、振出撼地。
七、驾雾腾云。八、划江成陆。九、纵地金光。
十、翻江搅海。十一、指地成纲。十二、五行大遁。
十三、六甲奇门。十四、逆知未来。十五、鞭山移石。
十六、起死回生。十七、飞身托迹。十八、九息服炁。
十九、导出元阳。二十、降龙伏虎。二一、补天浴日。
二二、推山填海。二三、指石成金。二四、正立无影。
二五、胎化易形。二六、大小如意。二七、花开顷刻。
二八、游神御气。二九、隔垣洞见。三十、回风返火。
三一、掌握五雷。三二、潜渊缩地。三三、飞砂走石。
三四、挟山超海。三五、撒豆成乒。三六、钉头它箭。
地煞七十二术
一、通幽。二、驱神。三、担山。四、禁水。
五、借风。六、布雾。七、祈睛。八、祷雨。
九、坐火。十、入水。十一、掩日。十二、御风。
十三、煮石。十四、吐焰。十五、吞刀。十六、壼天。
十七、神行。十八、履水。十九、杖解。二十、分身。
二一、隠形。二二、续头。二三、定身。二四、斩妖。
二五、请仙。二六、迫魂。二七、摄魂。二八、招云。
二九、取月。三十、搬运。三一、嫁梦。三二、支离。
三三、寄仗。三四、断流。三五、禳灾。三六、解厄。
三七、黄白。三八、剑术。三九、射覆。四十、土行。
四一、星术。四二、布陈。四三、假形。四四、喷化。
四五、指化。四六、尸解.四七、移景。四八、招来。
四九、迹云。五十、聚兽。五一、调禽。五二、炁禁。
五三、大力。五四、透石。五五、生光、五六、障服。
五七、导引。五八、服食。五九、开避。六十、跃喦。
六一、萌头。六二、登抄。六三、喝水。六四、卧雪。
六五、暴日。六六、弄丸。六七、符水。六八、医药。
六九、知时。七十、识地。七一、辟縠。七二、魇祷。
今引三十六天罡法,古今相同实证如下:
一、古人有颠倒阴阳之法;今人有电灯出现,黑暗可以变白画,如夜市热闹,白天反而稀微也。
二、古人有驾雾腾云之法;今人有乘坐飞机,穿梭云雾之间,此则是科技之变法也。
三、古人有移星换斗之法;今日可以换心换肾,而且用狗与猴之五脏与人互换,此即是移星换斗之法也。
四、古人有五行大遁之法;五遁即金木水火土之遁法也;今者水遁有潜水艇之出现,金者有喷射机之发明,土者用地洞之渗透,五遁已成三遁也。
五、古人有逆知未来之法;今大有雷达之发明,敌机、敌舰将来可以侦测而知;台风暴雨之来临可以顶测而知,气象变化,科学可以卜知也。
六、古人有飞身托迹之法;今人有飞机、电车之坐,顷刻可以飞身托迹他处也。
七、古人有推山填海之法;今人可用炸药或开山机、推土机,将山土推入海中也,
八、古人有降龙伏虎之法;今人用电鞭亦可驯龙伏虎也。
九、古人有掌握五雷之法;今人可以以电脑控制,手指一按,引爆炸弹,如五雷之轰隆震耳也。
十、古人有隔垣洞见之法;今大有电视之转播,千里之影像,眼前可见,此即“千里眼”也。有电话可通,万里之声耳边可闻,此即“顺风耳”也。
十一、古人有撒豆成兵之法;今日制造炸弹,一粒如豆,一旦爆炸开花,则如豆粒之散开,力无穷也。
以上乃是三十六天罡法古今略述。
再举七十二地煞术引证之:
一、借风│冷气、电扇。
二、布雾│干水。
三、祷雨│人造雨。
四、入水│潜水夫。
五、履水│滑水、溜冰。
六、请仙│扶鸾写字。
七、取月(移月现壁)│摄影放映。
八、搬运│电梯、货运输送;邮电传送。
九、断流│筑堤、建霸。
十、假形│整形、化装。
十一、物景│电影、电视。
十二、招来、迹去│摇控。
十三、大力│怪手、机器人。
十四、透石│电钻、炸弹。
十五、生光│电池、电灯。
十六、医药│中西药及外科手术。
十七、知时│手表、时钟。
十八、识地│地图、指标。
以上七十二地、煞术古今之略述。
三十六天罡、七十二地煞,乃是天地正邪之气所生,如今奉命下凡转世为科学家。但法用以正,则可以造福人群;术用以邪,则可以残害人頪。如炸弹可以用来开山、造路,人类受惠无穷;若用来战争杀人,则人类受害不浅。当今科技发达,枪炮等杀人利器,一日千里,原子弹、核子弹、死光等杀人煞星纷纷出动,此乃人类感召邪气煞神投胎以警世也
须知人心不古,感召天地邪气,而煞星濒临世界,虽然人类生活享福无边无尽,但生命存亡亦在旦夕之间,此非天之不慈,实乃人类恶性所召。故希世人闻吾之说法,速放下杀心,以免煞气爆发而人类自灭,酿成天地混沌之局势。世人如能存造福人类之心,养平和之气,则世界之科技发展,人间犹如天堂,世人遨游世界来去自如,衣食往行样样齐全,生活于世间,如同活佛神仙,此则是上天“普度”众生之现象。
杨生曰:叩谢天尊开窍,感恩不尽,听天尊一席话,胜读十年书,原来现时世界情形,就是天尊巧妙之安排,真是不可思议。
济佛曰:妙哉妙哉!我们先告辞了。
杨生曰:拜辞天尊!
天尊曰:命仙童排班送驾!
仙童曰:奉送二位回堂!
杨生曰:叩谢天尊及诸位仙童。我坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第七回游三清河听河上公说法
济公活佛降民国六八年八月十五日(岁次己未年润六月廿三日)
诗曰:三清四正法通灵。五气朝元转道经。
水火相交廻圣界。修心炼性上天庭。
济佛曰:“三清”就是玉清、上清,亦称曰:天清、地清、人清。道经曰:“天得一则清,地得一则宁,人得一则圣。”故知三清乃是大道一理所生化。
今日老衲又要带贤徒灵游三清,听三清教主说法,三清为混元古圣,道法无边,故凡间学法之人,书符必先请三清,即符顶三勾也。
四正者,就是身正、心正、言正、行正。人须守此四正,方能得道,故四正为登天之云梯。世间学法之人,必在符下书“罡”字,意取四正,心身言行皆正,正经无偏,正神下降,而后书符,灵力显赫莫测,此点世人大都不知道。符之妙用,老衲不多说,等一会儿,请灵宝天尊再细说之。杨生上莲台,准备游天著书。
杨生曰:遵命!请恩师起程吧!……
济佛曰:莲台静坐,心花大开。红尘苦海,乐极生灾!繁华幻梦,何日醒来?蓬莱宝岛,设立鸾台。仙佛齐降,妙理遍排。警迷度化,救世善哉。
杨生曰:恩师!这几句词文颇有意思!
济佛曰:文浅意深。浅水捕鱼,较为省力,何乐不为呢?
杨生曰:浅水都是小鱼,岂不太小气了!
济佛曰:哈哈!一枝小钓竿要钓大鱼,恐怕鱼钓不着,人反而被鱼拉下海里,故水太深,鱼太沉,总是无补于事呀!
杨生曰:言之有理。哦!前面为何突然有一条广濶河流呢?河水清澈无比,好像划成三线?
济佛曰:这就是“三清河”,在于三十三天外,又谓之“天河”,此段是上游,故晶明透澈,前日我们直飞而过,所以你未发现这片景色,今日来此方能看见。
杨生曰:这条河在这里阻路,我们怎能通过呢?
济佛曰:莲花出于污泥而不染,今日这座莲台,若要浮游三清河,恐怕不易通过,因莲花性喜污泥之水,所以恐其无法适应此三清河水!
杨生曰:这是何因呢?
济佛曰:是养份不够。莲花专吸收汅秽之物,以显其清白之体,今日三清河水已是清莹澈底,无何杂质,故莲花不适其性。
杨生曰:此理我就想不通了,莲为清洁贞白之物,论理应该能适应此清澈之水呀?
济佛曰:你有所不知,莲花代表着仙佛,仙佛其能成为仙佛,必须普度天下众生,但天下众生皆沉沦于污秽环境中,酒色财气、名利恩爱,混为一槽,仙佛必驾慈航而渡之。故莲花生于污泥,意谓仙佛生活于众生之中。如无众生,何能称仙佛?无众生之时,仙佛亦称“众生”了。故莲花处于风尘污泥之中,仍要持保自己清白品性,否则莲花被污水浸烂而亡,那能再生长出翠绿之叶、清白之花呢?如众生之品性,皆如三清河水之清白时,则莲花枯谢了!所以世人只要性清品洁,一踏进三清河水中,自然能够履水如地,顺利通行,自己就成了莲花的化身。盖因人合三清,得一则成圣了。
杨生曰:恩师说得有理!
济佛曰:天一生水,此三清之水,下注昆仑,流到凡间,化为尘水,则是黄河,故俗称“黄河澄清之日,圣人出焉。”系指三清之水,若直流至凡间。则上界有神圣顺水下凡投胎了。
杨生曰:前面突然出现一位老者,行水而来,不知是何人?
济佛曰:他是河上公!杨生快向前行礼!
杨生曰:叩见河上公!
河上公曰:免礼!哦哦!凡人来到天河,难道是偷渡吗?
杨生曰:不敢!我乃随恩师奉旨游天著书,今日到此地,正听着恩师说法,怎敢偷渡?
河上公曰:原来你无偷渡之意,其实也不怕你偷渡,如你脚底不净,一涉三清河水,马上沉了下去,化为乌有,吾有渡你之意,不知你觉如何
杨生曰:谢谢!求之不得,请河上公赐筏渡我!
河上公曰:好吧!忆昔汉文帝时,其恭俭仁孝,躬修玄默,夙夜勤读道德经,苦不得其解,吾乃化身下凡,结芦于河上,自称“河上公”,有意度文帝传以大道,文帝闻悉,便派遗使者前来请释道德经疑难处,吾曰:“道尊德贵,非可遗人问也。”使者回后,将实情禀奏文帝,文帝即亲来跪问,吾却闭目端坐,视若无睹,文帝心生不悦,心中默念曰:“子虽有道,但为朕之臣也,为何如此高傲?”吾已知其意,一跃而起,出了草芦腾空上升,离地百丈之高,俯下而曰:“今吾上不在天,下不在地,岂为臣民乎?”声如洪钟,震动天地,文帝听后,甚为悔悟,稽首谢罪。后来吾感其真诚,遂再下凡化度之。故吾劝世间之人,求道者,须虚心受教,否则不能遇见真人。今日杨善生既来,吾自然化度之。你摸摸自己之脚底,还有否尘埃?
杨生曰:惭愧,还有!
河上公曰:那以后再来,这三清河水不能让你洗脚,还是到黄河洗吧!
杨生曰:到黄河不是更洗不清吗?
河上公曰:不到黄河心不死,一到黄河死又生!
济佛曰:贤徒!我教你一法,脚底抺油,溜之大吉,不是更妙吗?
河上公曰:油性轻浮,溜之即过,真是妙法,不过要擦得光亮,不要
那污油;否则,恐怕你洗不净,还会烂掉呢!悟之。
杨生曰:加油前进就是。
济佛曰:请河上公说说此天河水之妙用吧!
河上公曰:好的!三清河水之妙用,世人无人知之。溯自元始一炁化三清,此河就是原灵出世之水精子也。精血如水,世人之生育,由父精母血,相交而怀孕。父即木公,母则金母,欲火则火精,精血则水精,黄老为婆,相交孕化,故能生人。然天河之水降落凡应,下注昆仑,中流黄河,小注四大部洲,故土中能够生水,此即黄老造化也。水精之成形,如蝌蚪乃属阳性,感水中之阴性,故能蜕变成蛙。人类生化亦同此理,人秉阴阳之气交感而生,干道成男,坤道成女。故蛆茧化蝶,蝌蚪成蛙,种子能成菜成树,万物之化生,不离金木水火土五行之中,故言五老有生人、生万物之功。如不信之,可用科学仪器化验观察,自信吾言非虚。所以世人修道,须先脱去五行之气,如脱去种子之芽,则万物不生不灭,可以回复无极虚空。此芽若不脱去,又成轮廻种子,生生灭灭,如子之成菜,菜又结子,子又生菜,一而化二,二而化三,三而化四,四而化五,一本而散万殊,人之欲念萌芽,即是轮廻种子,故云:“欲起则生死续,念生则轮廻生。”种子可种于中国,也可种于美国,也可种于印度、非洲、万国。但因五行之气不同,气候水土有异,生长形态也就有了差别,故今日世界有不同人种及不同的颜色。今日世人修道,须化去表面之不同点,而寻其“根”本。世界万物,乃是元始│上帝一粒种子撒下所化,故修道必由五方而归三清,三清而归一炁,经三清之河,进入本源,而修成无极上乘道果,超出三界跳过五形之拘束,自然能够逍遥自在。上帝创造万物之功能,奥妙如此,世人能不佩服而敬拜吗?
济佛曰:感谢河上公指破天机。
杨生曰:前面来了一位道长,容貌甚为年青,渡河不用舟,看他顺水而来,不知可否向他请示仙机?
青云曰:我由上清宫而来,系灵宝天尊弟子,今日心血来潮,知济公活佛及杨善生游天访道,故来三清河一敍,刚才河上公已将河起源敍述了一番,为普度世人,故特别再向杨善生点化一些。世人修道,往往心志不坚,戒律不严,每每一再原谅自己过错,终于造成无可挽救的地步。上帝为要普度原灵,故一再泄漏仙机,我今指示修道三步骤,众生如能确实做到,保证可以渡过三清河。
一、天清:人之头为“天”,藏玄关灵窍,必须窍开灵活,绝邪思、去欲念,则神智清明,灵台通天,一旦三寸气绝,真灵飘飘而上天堂,此谓之“天清”。
二、地清:人之肚腹为“地”,脾胃属土,食五縠以养生,戒荤腥以卫生,肚腹纯真,无积腐败鱼肉,三寸气绝,清气还原,神灵必归于净土。此谓之“地清”。
三、人清:人之下部谓之“人”,男女情欲动,必泄其精血。夫妻以外谓之“邪淫”,邪淫则乱阴阳、乖人伦,精血为人种之根,妄泄妄施,滥交不节,颠倒错乱,毁灭灵种,即如杀害生灵。精血混则河水浑浊,好色邪淫者,有云:“只羡鸳鸯不羡仙。”正所以消道念、长淫欲,魂魄消沉,色魔高扬。人之淫根生于海底地下人道,为众污秽汇集排泄之处,热衷此者,三寸气绝,自堕大海之下的阴曹地府。反之,清净淫根,化为善根;贞洁苦海,化为道海,则人欲净尽,天理流行,三寸气绝,自然由人道接地道而归天道。然世上修士,每有修道之志,惜无远色之心,陷其沟壑者不乏其人,故死后随浊波乱流,沉溺爱河,或禁地狱,或生人道,轮廻不息。今值普度,众生修道,如能去色存清,则人身三部:“上中下”三清无碍,即是考验通过三清河,可证无极道果,归三清圣境。否则功果虽多,死后亡灵必赖诸天仙佛灵光加被,再加磨炼,至心性纯真,始可逐步上升,愿天下众生悟之。
杨生曰:感谢青云道长开赐金言,句句如金玉之声,动听而实用。
济佛曰:时刻不早,我将带徒弟回堂,告乱二位上仙。
河上公曰:不必客气,再见!
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第八回再游上清宫听灵宝天尊说法
济公活佛降民国六八年九月七日(岁次己未年七月十六日)
诗曰:天堂胜景异凡间。绝好风光气象还。
盗贼既无门不闭。仙真问道叩襌关。
济佛曰:世间物质生活提高了,住的是高楼大厦,但是铁墙钢壁,将自己困在中央。虽然盗贼不人,但每到夜褱,还是无法将“心房”关闭,情欲、烦恼的盗贼不断偷袭!你看天堂各式空中楼阁,门户不掩,盗贼不入,无人吵扰,所以心安神在,来去自如,这种逍遥生活,羡慕吗?来吧!不必客气!杨生快上莲台,我们今日要游上清宫,再拜谒灵宝天尊。
杨生曰:好的!我已坐穏莲台,请恩师起程。
济佛曰:……已到上清宫,杨生下莲台。
杨生曰:霎那之间,“上清宫”果然已浮在眼前,三十六天罡、七十二地煞之毫光,仍然廻转不停,我感觉有些目眩。
济佛曰:要镇静精神,不可心慌。
杨生曰:是是!现在心境已较为平穏了,参叩灵宝天尊。
天尊曰:免礼!二位今日再来上清宫,甚表欢迎,前次你们来此,因时间匆促,只将三十六天罡,七十二地煞概略引证,尚未将道法阐述,今日吾将阐化灵宝大道,以度化世人,吾带你们到旁边宫殿观看。
杨生曰:感谢天尊!来到旁边大殿,只看殿上书有“灵宝还原”四大字,浮射金光,但不知其意如何?
天尊曰:你稍等就知一切。
杨生曰:进入殿内,空无所有,如水晶玻璃一片透明,毫无边际,空空如也。
天尊曰:你眼神未清,吾略为取障,就可看清一切了。
杨生曰:天尊在我面前一扫尘,突然面前景色全变,只见一粒白光之珠在我眼前飘飞,珠光灿烂,好像在快速旋转,不知这是何物?
天尊曰:哈哈!此乃你之原灵。天灵灵、地灵灵、人灵灵也。三才若无此气,则天坠地崩人灭。真灵至宝贵,故称为“灵宝”。天上日月星,地下水火风,人身精气神,就是三才至灵之宝,故吾主掌先天道法,而由太上老君施法。人间用法者,必拜请三清,而人之作法,要灵者,须集中精神,天清地宁人方能灵也。试观天灾地变之时,人怎能安宁?故法度之行,贵在心神至诚至切。三清对四正,而天地灵气贯通焉。符法之妙在“胆”,大胆法强,小胆法弱,无胆法空也。
杨生曰:符胆用法是否可传授几招?
天尊曰:哈哈!免也,用好心,安好胆,此符就是忠心义胆,胆大包天,其妙法自无边无尽。
杨生曰:原来如此,心法实在妙用无穷。
天尊曰:众生大都不培心地,学法者,每愩高骄傲,唯我独尊,有者同道嫉妒鬪法或贪财、好淫而不按法节,乱施法力,招邪害人,违背祖师教规,此等之人,死后必照誓愿角落地狱,受天罗地网之气施于苦刑,或转生胎生、卵生、湿生、化生等类,以遭恶报。如能按法节施法救世济民,应守十戒。
一、不杀│莫念口腹
二、不淫│犯人妇女
三、不盗│取非义财
四、不欺│言语无妄
五、不醉│常思净行
六、宗亲和睦无有非亲
七、见人善事心助欢喜
八、见人有忧助为作福
九、彼恶加我不存报复
十、心怀众生未得道则我道不成
如能坚守以戒规,不论学道、学法之人,皆能证果成道。今值普度佳期,众生须闻道、修道,否一失佳机后悔已迟。吾特颂偈曰:
九幽考对无闲日,昼夜常闻受苦声,
皆由前生不念善,死后相牵入铁城,
牛头本自无情者,狱卒何能有慈行,
铁丸炎炎充饥馁,铜鸟飞来啄眼睛,
寃家债主无头数,一一酬还业报明。
生时不肯亲三宝,死后何能免九幽,
一堕无明长夜狱,千年不悟死生由,
铁床昼夜常如火,剑树枝条不识秋,
啼哭众生并饿鬼,怨憎狱卒与牛头。
刀山冷冷伤手足,炉炭炎炎惨酷人,
万八千刧无归日,纵出还生狗猪身,
为人不肯行方便,作鬼何缘有善因,
此是三途八难处,忧悲苦恼向谁陈。
一念幻身并虚假,四大五体本非真,
三百六十碎骨节,皮肉合成脓血身,
念念无常恒不住,朝夕烦恼乱心神,
父母妻子权相寄,兄弟姊妹少时因,
一朝气断归空去,百骸烂坏总成尘,
纵有儿女头边哭,终难救拔免沉沦,
各自劝修今日善,慎莫留财付后人。
济佛曰:天尊一席话,今杨生听得悲从心起,落泪不止。世人听了天尊警世偈语,凡有血性者,相信都会感触良多吧!视此,能不早日修道,飞升天堂吗?
天尊曰:吾将引导杨善生原灵还原。
杨生曰:果然眼前明珠,已不见形踪。
天尊曰:你心中也有一位“灵宝天尊”,人之“原灵”即是“天尊”,故言“万法由心所生”,人遇困难,为度难关,必想办法解决,故云:“法由心生”,心正则法正,可以护己养道;心邪则法邪,可以害人败德。世人求法往往不得法,求道往往不得道。有云:“道高龙虎伏,德重鬼神钦。”这就是得到道法象征。故吾劝世人,切勿不修道德,而妄求神通法术,如一伟大之人,虽其本身无法无术,自然旁边跟护卫保护,此即是护法:学道亦是如此,只要坚心修道,忍耐魔考,一旦功德增添,火候热度充足,自然无魔近身,还可引火归原!
杨生曰:何谓“引火归原”?
天尊曰:修道如炼火候,热气蒸发上升,清轻归原;若心志不坚,火候冷却,似冷气下降而堕落。为普度众生,吾今特登台述说“灵宝定观经”,以传世人。
济佛曰:感谢天尊为众生说法,杨生俯伏静听。
杨生曰:遵命!俯伏静听天尊说法。
灵宝定观经
夫欲修道,先能舍事。
注:修已之心,名为修道。一切无染,名为舍事。
外事多绝,无与忤心。
注:六尘为外事,须远离也。六尘者:色、声、香、味、触、法,更不染着,名为多绝。心境两忘即无烦恼,故名无与忤心。
然后安坐,内观心起。若觉一念起,必须除灭,务令安静。
注:诸烦恼既去,则坐立始安。慧心内照,名曰内观;漏念未除,名曰心起。前念忽起,后觉则随;心既灭,觉照亦忘,故称除灭。凡心不起,名之为安;觉性不动,名之为静,故称安静。
其次有贪着、浮游、乱想亦尽灭除。
注:众心不起,妄念悉忘;妄想不生,何曾有贪着,故曰灭除。
昼夜劝行,须臾不替。
注:昼之言净,夜之言垢,垢净两忘,日夜劝修,无有间替,故名不替
唯灭动心,不灭照心。
注:妄想分别,名曰动心;觉照祛之,故名为灭。慧照常明无有空间,故名不灭照心。
但凝空心,不凝住心。
注:专注曰凝。不起一切心,名空心。一切无执着,名之不凝住心。
不依一法,而心常住。
注:若取一法,即名著相。心不取法,名为不依。现而常寂,故为常住
然则凡心躁竞,其次初学息心甚难,或息不得,暂停还失。
注:言习性烦恼虽可灭除,初学道者定力未成,除之甚难,若暂停用功则又失之也。
去留交战,百体流行。
注:心起染境,境来牵心,心境相染。欲念与道念难分难舍,故名交战
妄念不息,百非自生,名曰百体流行。
久久精思,方乃调熟,勿以暂收不得,逐废千生之业。
注:定心不起,则契真常;一念不收,千生之道业逐废。修道如煮菜,火候不至,盐糖未调,其味不佳,然不可就此作罢,必待纯熟,则美味可口。否则,自暴自弃,千生万劫道业休矣。
少得静己。
注:初得清净,正慧未生,故曰少得静已。
则于行立坐卧之时。
注:行立坐卧乃四威仪之时也。
涉事之处,喧闹之所。
注:见一切诸相,为涉事之处;起一切诸心,名为喧闹之所也。
皆作意安。
注:息乱归寂,名为作意。恬淡得所,名之为安也。
有事无事,常若无心处。处静处喧,其志唯一。
注:有无双遗,寂用俱忘,万法不二,名之唯一。
若束心太急,则又成病,气发狂颠,是其候也。
注:偏心执静名曰束;心外见相,名为颠也。言修道收心,不可固执性急,否则病也。
心若不动,又须放任,宽急得所。
注:从定发慧,名曰放任。定慧齐融,名曰得所。修心之道,须收放自如也。
自恒调适。
注:定多即愚,慧多即狂。定慧等用,名曰调适。
制而不着,放而不动,处喧无恶,涉事无恼者,此是真定。
注:寂而常照,照而常寂,空而常用,用而常空,得本元寂,故为真定
不以涉事无恼,故求多事。不以处喧无恶,强求就喧。
注:习性尘劳,常须制御,不可纵逸,自寻烦恼。
以无事为真宅,有事为应迹。
注:见本性空寂,无吵闹、烦恼,故为真宅。慧用无边,有事皆通,故为应迹。
若水镜之为鉴,则随物而现形。
注:本心清净,犹如水镜,照用无碍,万众俱现,名为现形。
善巧方便,唯能入定。
注:诸法性空,寂无所起,故为入定。
慧发迟速则不由人,勿令定中急急求慧,急则伤性,伤则无慧。
注:急求如知见,真定乃亡;贪着诸相,心性自伤,故云无慧,以自然而体道,道自生也。
若定不求慧,而慧自生,此名真慧。
注:心体寂静,妙用无穷,所发是为真智慧。
慧而不用,实智者愚。
注:了无分别,名之不用;韬光晦迹,故曰若愚。修道有大智若愚风范,方算到家。
益资定慧,双美无极。
注:寂照齐融,动静自如,故云:双美无极。
若定中念想,多感众邪,妖精百魅,随心应见。
注:若以心求相,诸相应生,一切邪魔,竞来扰乱。
所见天尊诸仙真人是其祥也。
注:若见诸天尊仙真神相,虽是吉祥,但不可取着。
唯令定心之上,豁然无覆。定心之下,旷然无基。
注:前念不生,故云无覆;后念不起,故曰无基。
旧业日销,新业不造。
注:宿习并尽,名曰旧业日销。更不起心,故名新业不造。
无所罣碍,回脱尘笼。
注:一切无染,故名无所罣碍。解脱无系,故云回脱尘笼。
行而久之,自然得道。
注:智照不灭,名曰行而久之。契理合真,故云得道。
夫得道之人,凡有七候。
注:得道者,心现出七种象征。
一者心得定,易觉诸尘漏。
注:心得清静,尘念尽知,故曰觉诸尘漏。
二者宿疾普销,身心清爽。
注:真气合于胎息,痼疾尽瘳,体道合真,身轻不老。
三者填补夭损,还年复命。
注:骨髓坚满,故填补夭损,驻颜不变,名为还年复命。
四者延数万岁,名曰仙人。
注:长生不死,延数万岁,名编仙笖箓,故曰仙人。
五者炼形为气,名曰真人。
注:得本来元气,故曰炼形为气。正性无为,故曰真人。
六者炼气成神,名曰神人。
注:真气通神,阴阳不测,故曰神人。
七者炼神合道,名曰至人。
注:真神契道,故曰至人,又称金仙、如来。
其于鉴力,随候益明。
注:鉴力者,常照不息也。益明者,明明不绝也。道力愈强,火候愈明显也。
得至道成,慧乃圆备。
注:若了本性,得道成真,智慧圆明,万法俱备。
若乃久学定心,身无一候,促龄秽质,色谢方空,自云慧觉,又称成道者,求道之理,实所未然。
注:通神合道,则道真成;心惑身亡,不离生死。西升经云:“是故失生本,焉能知道源?”故学道者,久无现出一种征候,表示其功力未至,日月逝矣,年龄增长,色身哀败,自称慧觉、成道,实皆非也。故当把握光阴,勇猛精进。
颂曰
智起生于境,火发生于缘。
各具真种性,承流失道源。
起心欲息知,心起知更烦。
了知性本空,知则众妙门。
杨生曰:叩首谢天尊垂赐宝经,耳闻真经,若有所得,心神为清爽。天下众生又多一真经可以为鉴了。
天尊曰:愿天下学道者,皆能学此定观经,尤其习定学静者,更应默诵,自可以入定通真,有不可思议灵验,切勿轻视之。吾再带杨善生参观“灵修殿”,听灵宝高真说法也。
杨生曰:好的。感谢天尊引度。灵修殿内果然不凡,殿中广阔,高真甚多,每人全身都会发光,脸上都充满着慈祥,请问这位高真,不知您如何修成今日之果位?
玄灵金仙曰:善哉!我成道已有百余年,生于四川人氏,幼时双亲均殁,故四处叫化,但我心不贪,七分饱而知止。一日栖息于一道观,蒙圣德大师收我为徒,传授道法,经过十余年之苦修,层层魔考不退,而有今日之成果。
杨生曰:是否可将您修道过程详述之,以供世人参考?
金仙曰:红尘之事,我已不过问,不想多言。
天尊曰:为度世救人,请您说明吧!
金仙曰:好好!非我不慈,实是世人难度。想起我修道过程,坎坷不平,历尽沧桑之苦,食而清水,睡而木床,有时参玄运功,入定出神,经月不醒。亦曾患病不愈,体生疮癞,被师逐出门外,奄奄一息,然道志不变,后师赐灵丹,而癞疮结疤痊愈,恢复如初。一次因显神力治病,求治者日以成千,被官府以惑民聚众逮捕入狱,我于狱中跌坐入定,悟之此乃历劫累积之罪业,为避阴司之牢狱,必藉阳世枷锁以消之,故无怨恨之心,狱中静心忏悔往业,以修来功。半年之后,因查无罪证,始被释放。一日,暮归途中,周一绝色女子挡路,自愿拜我为师,以求阴阳双修,所言尽皆淫荡挑逗之语,体态迷人,深情款款,我严词拒之,不为所动,虽其百般纠缠,我仍道心坚定,其无奈迳自远去。后觉此乃色魔考险,庆幸过关不致沦爱欲情海,修道者慎之!凡遇此境,只有作幻想,粉白黛绿,美丽红妆,尽皆迷人耳目,杀人利刄,有偈曰:“修心先作如是观,色相皆幻有何贪;四大假合无常限,苦苦连天出世难”可不畏之!凡修道者,患难必多,乃在消去三世业障,故当存欢喜接受考魔。劝世人修道,遇魔难病苦,或身家变卦,切勿退志,一旦气馁,则魔胜道败也。我修至业消障除,发现自我原灵,脱壳飞升大罗仙境,至今逍遥无尽,与各金仙互参道光,永不转轮。
济佛曰:因时刻已到,我们师徒将回堂,感谢天尊及诸金仙之说法。
天尊曰:送二位回堂。
杨生曰:叩谢天尊及众仙真,告乱了。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第九回游玉虚宫听元始天尊说法
济公活佛降民国六八年九月廿三日(岁次己未年八月初三日)
诗曰:元始虚空号理天。原灵聚炁法轮圆。
千神万佛出无极。逆旅回头谢俗缘。
济佛曰:世人要跳下苦海深渊,一蹴而落;要飞往天上,则所跃不过数尺,此为地心引力之使然。所以世人修道,要脱离轮廻,首要抛弃贪恋地上有形物质之心,人既恋于世上之种种,心念痴迷贪执于此,浊气下降凝结为地,地下自现九泉苦海了。我们师徒,今日所游,乃是清轻之天,杨生速放下一切,才能飞升无极圣境啊!
杨生曰:放下什么?
济佛曰:放下你背上包袱及心中罣碍,一切不去想它,将自己抛在太空中,一切都不要带,如此落得一身轻松,才能上浮于天。
杨生曰:恩师说得是!但世人为何抛不掉包袱、罣碍呢?
济佛曰:眼见不记,耳闻不录,则此心正直无鈎,包袱不能挂住,万事无法阻碍,则血“心”化为道“忄”,如人长两翼,似箭而能冲天;若心如钓鈎,放于苦海,鈎住浮木沉渣,则业障至,虽有仙佛硬拉,还是拉不上来的!
杨生曰:感谢恩师锤打,去凡心而化圣心,定随师飞往天堂,拜会高真上圣!
济佛曰:哈哈!果然回心转意,守直忄透天堂!快坐上莲台,我们师徒一同游赏天堂风光,解解心闷!
杨生曰:是的!我已坐上,请恩师起程!
济佛曰:携着贤徒乘莲台上大罗天,越往高爬,越觉得身心飘飘!沉重的凡事抛在一边,别去管,心无一虑,自然回到了先天。今日我们将到玉虚宫,拜会元始天尊。……已到了,杨生快下莲台!
杨生曰:但见一片毫光灿烂,两眼难开,我有些受不了!
济佛曰:玉圣圣境,除非得道上圣高真,不然凡人及中下界神灵是难以进来的。因为玉虚乃大道源泉,道炁无量无尽,强烈难敌,你乃凡人,虽有道力,但仍然炉火未清,故要到无极圣境,实所阻碍,我赐一粒丹丸,快服下,以助道功。
杨生曰:感谢恩师,我服下之后,立刻感觉元神百倍,身亦能发光,觉得刚才那些强光已变为柔和。
济佛曰:这就是以光合光,以神合神之原理,人修至生光,则能与仙佛合道了。
杨生曰:前面一大殿,上书“玉虚宫”三字,光煇耀眼,殿阁宽阔,彩云飘飘,瑞气腾腾,不知此殿是否就是元始天尊之居殿?
济佛曰:玉虚宫又称玉清宫,是天尊所居,我们快入内拜谒天尊,不可失仪。
杨生曰:拜见元始天尊,下生仍圣笔杨生,奉旨著书,今日随师来到玉虚宫,拜谒天尊,久仰天尊圣名,今日方能一睹圣容,实感三生有幸,请天尊开赐金言指点迷津!
元始天尊曰:善哉!圣贤道脉由吾发扬光大,今日有此辉煌业绩,吾觉心慰。大道生化,非一言能尽,吾不说之,你可看吾手一指你眼前!
杨生曰:我甚愚痴,不知其意。
天尊曰:“眼前一条路,直通你故家。”圣手直指着你,你看清了吗?“知道”了没有?
杨生曰:悟悟!“点头”微笑!“知道!”
天尊曰:我指你本来面目。道在其中,悟者自得。迷者虽有明灯引路,仍然心猿意马。东倒西歪,跌下阴沟里!元始先天大道,只是这么“一点小意思”,这个小题目即把世人搞昏了头,不知所以然,可惜!可惜!
杨生曰:感谢天尊之授记指点!
天尊曰:无极混元一炁就是九六原灵本来面目,然痴迷众生不知回头,廻光返照,看清自己,即是每日每时注意他人之美丑,心神向外,故离无极先天大道远矣。今日吾为杨善生授记,要你守住本心、本性、本灵,如此专注于斯,抱元守一,自可氤氲萌芽,种树生果。修道无何困难,谨记吾一言曰:“多问自己,少管他人”,如此修之,保证能长大“成人、成仙、成佛。”
杨生曰:天尊妙理横生!
天尊曰:因为横生,才能一本散万殊。
天尊曰:兹为弘扬大道,普度众生,特向众生说法。今述天地造化玄机概论:溯自元始天王(玄玄上人、上帝、天父、老母、大道、真佛、真主)一炁生化,清浮浊沉而为天地。然天体包圜于地之外,重褱如卵之壳膜白而包黄,而人附生于地,以为天上地下,实未知所居者地,而上下四周围皆天也。天以自然如钟绕十二时计十二重在上,如人身之有十二重楼,十二重上为无尽无极,故又言十三层天。地之在下,沉重至极还原而接天,故以九重号之(九极又还原也)。先以地之最上一重,秀气所钟,坚凝而为“石”;屹立山顶,是为“峰峦”。第二日“丘陵”,上高为丘,大阜为陵。第三日“槁壤”,西北风光土燥,沙舞木凋。第四日“卑湿”,东南地卑水湿,形极污下。第五日“川泽”,凡巨川大泽,必下地一层,以堤为盂注也。第六日“流沙”,地底有沙流动,随水去来者。第七日“黄泉”,土本黄色,其水色黄而浊,纯阴之泉也。第八日“沉渊”深邃邃巨测,神龙潜焉,其源与太空相通。第九日“薄溉”,如雾如沤如渎,相薄于虚无矣。其下九重,纯是一片清炁,上达天之九重,所谓静极动生,阴尽阳覆,因地球如蛋圆,故知地上、地下、四周皆是天也。
十二重天
一、太虚天│下附于地,一望茫然。
二、施化天│风雨雷电,经行降结其间。
三、月轮天│又称水精天。阴精积水,故外莹而半明半魄,明则与日相向,魄则背之。相向与相背,由远近而增损,于是有上弦月、下弦月之分。
四、游道天│日月巡行,有四游九道。春倚东为青道,夏倚南为朱道,秋倚西为白道,冬倚北为黑道。其中青、朱、白、黑各有二道,南方多一赤道,合计九道。惟春秋二分,日月同照,故交食多,四方对照,是为黄道,故日游道天。
五、阳明天│日属君体,阳精积火,故内朗而通体皆明,阴不胜阳,故书则月不能并明。夜则以远近渐转,魄向而避,日轮以与地球相等,光能遍照八荒,故又曰火星天。
六、列宿天│万物之精,上为星象,星之言精者,阳之荣也,皆依廿八宿所属,故曰列宿天。
七、斗枢天│象星列宿,浮生虚空,横络天腹,其行其止,皆须炁焉,如气球吹之上浮,炁息又坠,此炁即引力,因其引力牵制,故各星球保持不互撞、坠落,皆赖无极元炁之作用也。中有斗枢,其四星为魁,三星为杓,杓之初为上枢,柄之末为瑶光,斗柄所指,为建南纽星,天之枢也,端居不动,列宿随枢而转,如车毂之旋转,故又曰宗动天,言诸天宗之而动也。书曰:璇玑玉衡,以齐七政,法乎天也。
八、不动天│天与日月,行动皆有长度,不疾不徐,昼夜循环,分为四时,皆随斗柄廻旋,至此一重时,如斗枢不动,凝静完固,又曰常静天。又曰常静天。所谓虚极而转实也。
九、穹窿天│此重天如地之所分九野,各定界限,以气象形色而名。正东曰青天。东南曰苍天。正南日阳天。西南曰朱天。正西曰旻天。西北曰幽天。正北曰玄天。东北曰昊天。正中曰钧天,又曰黄天。
十、焰摩天│分为三垣,中央为紫微垣,上临勾陈帝座,下应斗中纽星金阙在焉。前曰天市垣,为帝座天庭,周天如烈焰摩空,因号焰摩天。
十一、块穿天│又名兜率天。光明廓落,湛然常寂,因此夫天顶如兜圜壳率,故以名之。为道祖及诸佛所居。
十二、大罗天│玄玄上人及三清、五老所居。乃在极高之处,出游天表,此十二天上。乃玄玄上人所居,下视尘凡,悬绝十二,真是晃朗无边,森罗万象。
杨生曰:尝闻玉帝上管三十六天,下辖七十二地,此又如何说之?
天尊曰:天之排法甚多,世人有云九天、三十二天、三十三天、三十六天,吾今特为分析之。天本无穷无尽,上中下皆是天也。天之初成,乃是星球罗列之现象,至无极圣境,始离星球之气质也。天以一圆三百六十度为周,故云三十六天。上天下地,如树之荫影,二倍之数,而成七十二地。由一圆中划分可成九天、十二天、二十八天、三十二天、三十三天、三十六天。如人之建造房屋,可从中加以横直隔间,任可增加层次、间数,若以方位分类,又有东天、西天、中天、北天、南天五天。天以无极○为始,道生一,一生二,二生三,三生万物,故天有无极(尽)天。以明天、阳天为吉;暗天、阴天为凶。修道勿究数字多少,盖数仍由“○一二三四五六七八九”所化,不离大道一理,故今以十二重敍述天之概略,乘其三倍,亦即三十六天也。故天数无尽,乘除加减变化无穷尽。修道者以三界包涵,彻悟即可。今再述之!
道教三十六天
一、大罗天。二、清微天。三、禹余天。
四、大赤天。五、覃尖天。六、梵度天。
七、玉隆天。八、常融天。九、秀乐禁上天。
十、翰宠妙成天。十一、渊通元洞天。十二、皓庭霄度天。
十三、无极昙誓天。十四、上揲阮乐天。一五、无思江田天。
十六、太黄翁重天。十七、始黄孝芒天。十八、显定极风天。
十九、太安皇崖天。二十、元载孔升天。二一、太焕极瑶天。
二二、玄明恭庆天。二三、观明端静天。二四、虚明堂曜天。
二五、竺落皇茄天。二六、曜明宗飘天。二七、玄明恭华天。
二八、赤明和阳天。二九、太极蒙翳天。三十、虚无平育天。
三一、七曜摩夷天。三二、光明文举天。三三、玄胎平育天。
三四、清明何童天。三五、太明玉完天。三六、太皇黄曾天。
佛教三界廿八天
一、非想非非想处天。二、无所有处天。
三、识无边处天。四、空无边处天。
五、色究竟天。六、善现天。
七、善见天。八、无热天。
九、无烦天。十、无想天。
十一、广果天。十二、福生天。
十三、无云天。十四、徧清天。
十五、无量净天。十六、少净天。
十七、光音天。十八、无量光天。
十九、少光天。二十、太梵天。
二一、梵辅天。二二、梵众天。
二三、他化自在天。二四、化乐天。
二五、兜率天。二六、夜摩天。
二七、利忸天。二八、四天王天。
杨生曰:天尊所说真妙,然又闻修道必超出三界,此如何说之?
天尊曰:三界者:无色界、色界、欲界也。而超出三界者,乃大罗金仙、大成至圣、大觉如来佛之境界也。吾今以图示之:
三界图(超三界)
 
天尊曰:大道修持,如至无色界,已臻无极上乘,为最高峰境界。然为不受虚空束缚,如人挂金炼于颈,虽无遮面,仍有所罣碍,故再上超,似无顶之屋,可以圆通自如,毫无边际,无圆圈之阻碍,此谓之“超出三界”。世人甚多误传其理,以为佛始可脱离三界,不知无极仙圣,亦在三界之外。故经云:“凡所有相皆是虚妄。”无色相即为无极也。但为脱身自由,故去金身,上升无无色界(无无极界),谓之湼盘究竟也。天下众生,皆是九六原灵,故不论归依何教,首必去执破相,灭去毁谤他教之心,不起分别、怨憎,否则其心有物,虽有功德,心中不空,如图所示半阴半阳,仅至太极色界果位,如图所示半阴半阳,仅至太极色界果位,未能再超升无色界道果也。希能闻吾说法,速速改过,舍其相,否则一生白忙苦修,鬪法不休,终堕阿修罗地也。
杨生曰:天尊道高德重,示以古今未曾说之道,泄漏大道玄机,叩谢训谕。
济佛曰:天尊为天人师,故阐露玄微,发人深省,纠正诸教讹传教义,辟邪说、遏异端,希天下有缘众生,阅读此书,而能融会贯通,以此自悟,恢复元始本来面目。
天尊曰:三千大千世界,无非元始上帝所生,传教者自立门户,干戈不息,妬炁上升,固执不放,故未能超脱三界五行,实为可惜!盖玉清以下,上清之境为上帝之始炁,太清之境为上帝之中炁,再降至人境,则为上帝余气。是故上界天仙诸佛直得宇宙之性源,含炁最厚。中界星球气天诸神,再承上界仙佛之炁而变通,炁已较薄。至余人类万物,则承中界诸星、日、月、地、海诸炁,以为生命之活源,故其炁浇薄而杂焉。人頪虽少得上帝之“余气”以成身,但能接通先天之性光,以成就万德万行,而可反身作天。反之,亦可将人身所得上帝余气,沉溺物欲,而消铄殆尽,致性光泯灭,自造地狱。希世人体悟吾言,同体天心,保持良心,为普度众生尽一心力,度化同胞同登道岸,是嘱。
杨生曰:感谢天尊传道授记,跪下谢恩…。
济佛曰:今蒙天尊点破玄机,天下众生有福了,时刻不早,吾将带杨生回堂。
天尊曰:妙道说不完,真心自收圆。
杨生曰:谢谢天尊,我们先告辞了。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十回再游玉虚宫听元始天尊说法
济公活佛降民国六八年十月十六日(岁次己未年八月廿六日)
诗曰:荣华富贵本无常。梦里相思夜偏长。
喜悦心情人不老。忧烦罣碍气神偒。
济佛曰:天堂是一片广阔无边的乐境,它的国度不分人种、教别;收留的都是好人、善人、道人。这如物质品种:一级品者,列入天堂上界;二级品者,列入天堂中界;三级品者,列入天堂下界;四级、五级、六级……,如人、鬼及四生六道。故莲台有九品,就是按其功德大小分类。人人具有佛性,个个天赋道根,若修身养性,不昧其原灵,则去世后自然可以归回本来之“佛士、道地”,亦就是返本还原,证道成道。天赋于人一颗圆陀陀的“真灵”,如能一生之中,原装保持无捐,则货真价实,生时一颗“灵宝”,死时仍为“灵宝”,故清静经云:“虽名得道,实无所得。”修道只在恢复本来面目而已,并无何种神秘妙法及捷径可行啊!今日老衲带杨生再游玉虚宫,拜谒元始天尊。杨生快上莲台,随师而行吧!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程!
济佛曰:……清微天玉虚宫已到,杨生速下莲台,进前参谒元始天尊。
杨生曰:是的!……玉虚圣境真是异于凡间,一片光明,如阳间之白天,毫光灿烂。宫旁仙童拥拥,示意迎接我们。
济佛曰:玉虚即是玄都玉京,位于三十三天之外,乃元始天尊所居,一般凡人除非得道者,及功德深厚者,否则难以来到此地。今日奉旨著作“天堂游记”,天恩宏慈我才能带你前来,可谓三生有幸,千古难逢。缘于玉虚为三界大道元始,故尊曰:“元始天尊。”今日拜谒天尊,特请其阐化道统由来,杨生快向前叩见天尊。
杨生曰:遵命!玉虚宫中道气氤氲,但见天尊慈眉慧眼,身坐五色金狮,一团圆光廻转不停,我晕晕欲倒……。
济佛曰:要镇静些,天尊正用先天一炁道光为你加灵,故你有此感觉。
杨生曰:现在已感到精神为之振奋,灵光饱满。叩拜元始天尊,弟子今日随师再上玉虚宫请天尊传道赐教!
天尊曰:二位辛劳请坐!世道浇漓,人心不古,导致人身所赋混元先天灵炁渐失。科学发达,物质生活提高,但人性沉沦,道德不修,故众生灵炁败,流浪生死,回天无日。天心本慈,不忍原灵分散,故命五教教主下凡,各化一方,指引天堂之路。但教主归天后,纵有千经万典,教徒画蛇添足,真传纷失,今虽有求道学道之士,但却好高鹜远,不踏实地,道本不究,皮毛自满,所以虽有志于道,仍是道皮噬吃,内仁无味也。故今再降着“天堂游记”乙书,重开新运,泄漏真传,纠正世上讹传之误。凡天下学道者,只要能豁然贯通其意,修持不怠,吾保证原灵可以归位,此乃不二法门,违此则无道可修矣!
杨生曰:请问天尊,不知真道是何?
天尊曰:世人修道有学佛、学儒、学道、学耶、学回,千门百教,皆称独一无二,至高至上。然不知“高上”是至何种境界?道本无名,强名曰道,故道以○代表。故得道者,其头上必有光,即是原灵之光,原灵若黯然失色,谓之“残灵”,或曰“众生”,此灵仍是轮廻种子。若原灵生光,则种子无芽,轮廻路断,灵种返本还原,而归本来之地。故太上无极混元真经云:“凡外具有形,有质之体者;其内著有色,有相之迹者,合还本返原,均没为乌有。”仙佛圣真即是修至还原之境,故知修道不必强分门户,外形是假,内心方真,行行出状元,认理真修,即是真道。
杨生曰:人人说大道,不知真道是何?
天尊曰:人得一为圣,一者元始一炁也。今者瑶池金母奉命收圆,然天下众生甚多不究真理。所谓收圆者,就是收复自己心灵、德性,使之圆满无缺。故圆光人人必修,家家可修,教教当修,收回成品,再缴回元始本来之“灵库”。道德经曰:“无名天地之始,有名万物之母。……此两者同出而异名,同谓之玄,玄之又玄,众妙之门。”金母为五老之一,乃九六原灵之母,但有名为“母”,无名为“道”,故金母收圆原灵归于母体之后,再经三清净化,将原灵洗净,混元一体,如此才算收圆“圆满”。
杨生曰:恭聆天尊金言,方悉成道程序如一“金字培”,像尖形“天梯”,由下而上,爬到最顶端,站得住脚,才算究竟。
济佛曰:无极老母怀抱着干九六孩子,爬着天梯,要将你们送回老家,看她望穿秋水,嘶声的呼唤,母子连心,有几个知音回头?想看看,父母未生前,你们在那里?除了这凡间数十年暂住木石“凡屋”,你是否还想到,你天上还有一楝水火风不侵,历劫不坏的“金屋”?赶快修成金刚不坏身,住进这四季如春的天堂吧!
杨生曰:恩师心声泪语,听得使我心酸!
天尊曰:你慧根未泯,是可造就之材,只要将“天堂游记”着成,不但你的金屋更上一层楼,还为天下亿万同胞建筑了“天堂别墅”。深盼世人早日勤修大道,行功立德,积沙成塔,一旦脱去幻躯,则可以飞升大罗胜境,这座“金玉满堂”别墅,送你安居逍遥。
杨生曰:感谢天尊谕示,曾闻世人修道,回到无极老母身边,不知如此是否已算成道呢?
天尊曰:无名天地之“始”,有名万物之“母”,故“元始、老母”,可谓一体两面,老母即元始,众生称其为“老母”,表现天与众生之密切亲情,母亲视众生为赤子,怜之、爱之!故上天以老母慈颜现身度众,老母身居五老之天,瑶池闾门倚望,誓愿度尽原灵,故众生如能慎终追远,认母归根,即算得道。既知子由母出,而灵之由天所赋,玄玄上人即是万灵真宰,亦即是上帝,拜老母即拜天尊,上帝。故应念万灵同胞,一切神圣同源,绝不可起分别傲慢之心,使原灵道炁不和。若唯我独尊,轻视庙寺神圣为“后天神”,则其道心阴影出现,排斥别人,自己亦将被反弹坠落,应知神在我心,藐视神圣则是藐视自己,非修者应有之态度。如固执我相,去世后,无法合无极大道,归入母体而成正果。天下众生,同呼一“气”,气断则身亡,故言众生为一炁所化,乃是至理也。若有修道者,灵归五老之天会见老母,五炁朝元之后,待原灵齐度,上升三清,三花聚顶,而再飞升大罗,合无极大道。但若在世能彻悟无极大道,绝相修真,功德圆满,一旦幻躯脱去,便可一步飞升大罗。故愿世人,解开迷惘,争脱色相,自可得证无极大道。今述“收圆图”,以启世人:
收圆图
(一)
 
一、无灵修(凡俗境)。
二、空气(灵炁)污染。
三、私欲、物欲充满。
四、人心纯阴黑影。
五、地狱景像。
(二)
 
一、灵修初现。
二、空气(灵炁)微清。
三、稍露天理曙光。
四、人心阴影渐缩,阳光初现。
五、地狱边缘(下界果位)。
(三)
 
一、灵修次境。
二、空气(灵炁)半清半浊。
三、阴阳相济。
四、笃守大道,气质未化。
五、中界果位。
(四)
 
一、灵修进境。
二、空气(灵炁)清多浊小。
三、阳长阴消。(尚有固执形相)
四、私欲退,天理长。
五、中上界果位。
(五)
 
一、灵修上境。
二、空气(灵炁)清静。
三、纯乎天理,纯阳光明。
四、玄关现出(本来面目实相,一团虚灵,非男非女)。
五、上界果位。(无形无相,广大圆通)
济佛曰:天尊所言甚是,真道无形,真佛无相,众生修道定要去相化执,始可证无极道果。你看无极图内空无一物,你心如不能虚怀若谷,则无法“归空”,虽是功德布满,仍在中上界果位。故五老、三清、一炁,皆在无极境内,人能真修大道,则归五老之天,亦即归大罗之天,众生你要修到那里,都是靠自己选择的!
杨生曰:请问天尊,您身旁有一道童,向我微笑,不知他是唯?
天尊曰:哈哈!你不认识他吗?
杨生曰:有点面熟!
天尊曰:他是玉虚童子。
杨生曰:原来如此!向玉虚童子敬礼!
天尊曰:此乃其原灵,童子亦分灵下凡广度众生。
杨生曰:请问天尊,不知仙童怎样分灵法呢?
天尊曰:凡修成正果之仙真或佛圣,皆能化身分灵。因道果圆满,法水如泉,可以溢洒人间,分身千万亿,变化无穷。如杯中之水,洒滴一点可以成一仙、化一人,故仙佛可以分灵降世,迨至其修功满圆,归回本位,老水还原杯中,道果更高。今逢普度之期,高真圣佛屡屡发愿分灵下凡度世,故今日世上不少青年男女,幼具善根,好道不倦,四处度人,皆是仙佛之分灵化身,故能天真自性不昧。
杨生曰:原来如此。恳求天尊慈悲,愚生于世,每逢修道者及各善信,时患病苦之厄,虽有名医灵药,然旧病去而新病生,纒绵痛苦之情,令人见之,恻隠之心油然而生,天尊为原灵始祖,一炁同源,祈能赐一解厄之法,救度众生,不知天尊之意如何?
天尊曰:善哉!善哉!众生多病,皆因夙世罪业所致,病魔纒身,痛苦不绝,此为“活刑”也。为念众生一炁相连,今特传“混元一炁治病灵咒”,以解病厄。凡众生时患病殃,药石失灵,乃是先天灵炁薄弱,故病魔相侵,为求早日痊愈,不论何时,身心清净后,在净室焚香祝告曰:上禀万灵元始天尊座前,弟子(信女)○○○身患○○病,今日在圣前发愿,愿忏悔三世业,印赠“天堂游记”○册,以修功德,并虔诵混元一炁治病病灵咒,祈天尊垂鉴,化去病殃。祝毕即诵灵咒,九、四九、九九遍,随意而诵,则混元灵炁立即降临,持之以恒,次数愈速,灵气布满全身,疾病消失,九死能得一生,感应如响。但无发善愿者,不可诵之,以免冒渎神圣。愿众生切勿轻视。
混元一炁治病灵咒
混元一炁,高辛之余,付我弟子(信女),疾摄疾除,五方正炁,布吾形躯,诸大功曹,如意攻行,谨召十大功曹,针砭小吏,布炁治病,天医大圣,随请即至,遇召即临,万咒万灵,不得违令,敢有违令,罪在雷霆,急急如律令。
再咒
先天先地,元始祖炁,削死上生,长生在世,玉皇心印,鬼神皆避,匡维三界,统摄万灵,元始总印,万神奉行。
济佛曰:天尊慈悲,特勅赐灵咒,救治病苦,众生有福了。希能珍视此咒,诚者灵,灵者应,人只要静心忏悔一切罪过,则吉星普降,罪业可消,不如意之事,自然可以顺意。病魔不退,唯神灵能躯之,药石不断者,皆可虔诚祷念灵咒,自有不可思议之功效。
杨生曰:天尊为天下众生垂一线生机,惠赐灵咒,感恩不尽。另一事请问天尊,因天尊深体众生本性,当今世人甚多儿女不孝双亲,这与天地灵气有何关系?
天尊曰:善哉!杨善生真是有心人也。百善孝为先,但今之世人,大逆不孝者多矣。论其原因,实在也有一段因果。生男育女,为人伦之始,养育儿女,更是父母职责。但今之为父母者,亲情淡薄,为母者,为顾自身美容、姿态,不愿喂以母乳,均以牛乳代之,普天下皆是牛郎、牛女。儿女幼时既不以母乳为食,则体内减少父母精神元素,且婴孩提抱机会减少,用摇篮、玩具等器具给婴儿戏耍,或交由幼稚园、育幼院代顾,父母付出代价减少,无形中,神炁分离,长大之后,自然对父母孝心疏远,尤其西洋孝道风气更薄,皆源以此因。故劝世人,养育子女,须用真心,切莫为图一己之利,以机械化方式栽培儿女,否则,两代鸿沟深筑,毫无感情可言。天道无私,唯以天理人伦造育万物方合大道,若一切以科学方式,则人类进入“物化”境界,灵魂力量,将日渐薄,人性亦一复存在。虽子女求学时接送性殷勤,但其发心莫非盼其学成图利,与天道相违。故愿世人多献出不望回报之爱心给子女,子女长大之后,自然不悖孝道,乖违人伦。
杨生曰:天尊说得有理,世人自私自利,所以得到的回报往往是“伤感情”的事!
济佛曰:因时刻不早,今日就此告辞,另期再来拜谒。
天尊曰:送二位回堂!
杨生曰:不敢!我已坐穏莲台。感谢天尊教化良多。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十一回三游玉虚宫听元始天尊说法并朝谒玄玄上人
济公活佛降民国六八年十一月二日(岁次己未年九月十三日)
诗曰:花花世界色迷人。智士回头伴佛隣。
幻境虚华如水月。空心去执炼成真。
济佛曰:世界花花,五颜八色,围困着人们,要找出一条生路,也不容易!多少英雄好汉,纵有冲天之志,却是英雄气短,儿女情长,最后都栽倒了,实在可惜!老衲希望世人不要被一时花容所迷,看那花容终有失色之时,如花落随风去,你能拥有什么?天上景色,四季如春,这种桃源境,让人看了心旷神怡。老衲劝告好色者,真美色在天上,人间的美色都是伪装的布景,待三寸气断时,成了一具“不动声色”的艳尸,你还敢贪恋吗?数十年后,你她皆归黄土一丘,情爱何?不如学我老衲逍遥自在,无挂无碍,管你爱我不爱我,管你拜我不拜我!我一身自由,都不属于谁的,你奈我何?多自在!杨生准备上莲台,我们今日游大罗天。
杨生曰:我己坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:屡次带着贤徒畅游天堂圣境,这一刻你感觉如何呢?
杨生曰:这刹那的一刻,是解脱人间尘劳最轻松的时候!真想从此住在天堂不回家了。
济佛曰:你有出尘之志,但尘缘未了,还要广度世人,一旦功果圆满,再来不迟。
杨生曰:到那时候,不知恩师您要度我回天吗?
济佛曰:你回天那刻,已有无数的世人看了你的游记,发出了大愿心,修真炼性,修成正果,为师为了接引他们,恐怕分身乏术。你既然知道这条路了,还是自己回来吧!
杨生曰:如果迷路了怎么办?
济佛曰:哈哈!别忘记带着大道的“指南针”,向南天门方向寻来,不是就到了吗?但我希望你能像我做个“导游”,不要老是做个“观光客”!其实要到天堂的路,如一条“高速公路”,每站都有指示牌,如“三纲站”、“五常站”、“八德站”……,大道四通八达,修得越圆满,果位就越高。只要识字明道的人,遵循着标示指引,不必他人导游,也都能到达天堂。今非昔比,人类智慧提高,识字的人也多,默记行道方针,保证人人回天有路,也不必劳烦老衲带路了。
杨生曰:知道了,感谢恩师教导!
济佛曰:……师徒一路谈道,雯那之间,已来到玉虚宫前,杨生快下莲台,我们前去拜会元始天尊!
杨生曰:尊命!……下生杨生叩拜元始天尊。
天尊曰:二位今日再临玉清圣境,吾甚为欢喜,你们为度天下苍生,辛苦万分,但劳而有成,一分耕耘,一分收获,希杨生坚定信心,完成此使命,则你之九玄七祖尽可超升也。
杨生曰:感谢天尊训勉!自当恪遵天尊训示,认真效劳着完游记。今日再到玉虚宫,请天尊能够开示大道玄机。
天尊曰:大道真机,前期已泄之。今日你们再来此地,吾特再向世人宣示修道之法。世人曰:“头上三尺有神明”,三尺者三界也,人之头部为神居之处,即一身之主宰,故云:“头头是道”。头为天根,故头断则根基崩溃,人亦死亡。人之出世,本顶天立地之身,经河车转动一周,颠倒阴阳,故婴儿出生,头部倒立,由地户而出,正是由先天坠落后天。要经过一、二年之养育,始能爬起站立行走,恢复顶天立地身躯来往于各地,故曰“人身难得”。其它动物则不同,出生之后,永远无法顶天立地,非弯腰则驼背,因为他们前世行为都是违背天理,前世因,今世果,报应丝毫不爽,故此世显相如此。今要返本还原,其工夫就是煆炼凡事不再颠倒,颠倒则不正,一旦颠倒背天,则又一翻斛斗栽入轮廻圈内。所以人应学火箭有冲天之志,心正性直,灵性由头上玄关透泥丸宫出神,冲破天灵盖之大气层,自然可以回天。
杨生曰:天尊所言甚是,但应如何冲破天灵盖呢?
天尊曰:天灵盖即是天门│泥丸宫,下藏玄关,直接灵山。它覆盖整个人身,婴儿时头上有明显柔软小穴,此即如屋上之天线,保持与天灵通,长大之后,则渐硬化与天远离,天真本性逐渐丧失,灵光转暗。世人出生后,阴阳两道│(地户)自开,大小便往下流。长而欲动,精血奔泄,如河之决堤,一泄千里,势不可遏止,造业成灾。天门闭,地户开,鬼道通矣。故修道者,先闭地户,一旦精满气足,如鼎水之滚沸,锅盖跳动翻开,其神自可上升。人如能节欲,关闭地户,一旦气足,始可打开天门,天门一开,则元神冲破大气层,飞升上界,可以成仙成佛,不必再受轮廻之苦,
杨生曰:今之世人都是在家修行,有妻室、有夫君,而要断欲清修,恐有所困难,不知是否有补救之法?
天尊曰:普度当期,在家修道为本,要修成正果不难,今日我特述在家修道之法:自无始劫来,众生轮廻不息,迨至今世,午未元会相交,午时中天,故世界万物发展至极,应有尽有,衣食住行样样精华,人类逍遥无边,如生活于小天堂之中,故大道应时降世,普度众生,凡是生于此时者,皆得“天赦”而来,非福则慧。福者,一切享受无尽;慧者,大道处处可闻。要物质享受,要精神修养,任何人选择。今人脑知聪明,闻一知十,器物日新月异,造福人群。现时之人,如在午时降生,普受日光照耀,故天真不昧,精气神旺盛,已赋有“半仙”之格,亦可谓是“地仙”之体,其如釜中之水,虽无加火,但因午日之照,温度上升,微火稍进,一点就滚,一棒则醒,故今时在家修道只要遵守人伦道德,不滥施妄泄,则其真水还源灌溉心田,禾苗盛、穗实结,一旦稻谷成熟即丹成,爆其粗壳(假体),一粒真仁(人),脱壳飞升。人能如此,则元神可冲破天门,修之甚为容易。故此时不修,要待何时修呢?今逢“天堂游记”一书之著作,吾特泄出天机,今人若肯修道,天赦三分,只要有七分之功德,则可以修成正果。
杨生曰:感谢天尊今日慈悲再泄大道之机。请问天尊,你说今人已具半仙之体,若不修道,是否可成半仙呢?
天尊曰:为什么说今人已具半仙之体呢?因人类所吃尽是山珍海味、琼浆玉液,仙餐佛食不过如此。穿则绫罗丝缎,天衣倪裳,飘逸潇洒,仙佛亦不过如此,住则高楼大厦,设备豪华,上下乘坐电梯,天仙神真府,人间帝王家也不过如此。行则汽车、机车、飞机,来去自如,车辆排气,正如仙佛腾云驾雾,天边海角,刹那可至。电视、电话,迅速传真,如仙佛神通广大,法有无边。可惜人类虽富贵至极,但“生老病死”无人能免,故称“半仙”。既已具半仙之体,若不修道,则半仙之气渐渐耗散,沉迷凡情爱欲既久,灵气蒸发消散,由半仙而化全鬼矣。“精气神”三宝,为人生存之元素,道经一再强调修道要守此三宝,实具意义。精若妄泄,则其人必是好色贪淫之辈,淫为万恶之首,既好淫欲,所涉之事即邪,步趋邪道,则焉有正道可修?各教劝人守戒勿犯邪淫,亦即守道养精之意,于今则含“节约能源”意义。精神哀颓,万事莫举,故有“欲得长生道,必服独睡丸”之语,愿世人勿迷信视之。若知抱元守一,诚修大道,则如本是半桶之油,再加油之,油既满桶,灯光灿烂,可以普照大千,光耀三界,金仙如来道果成矣。
杨生曰:今世之人,真是有福了。叩请天尊再赐宝训吧!
天尊曰:“天堂游记”一书,乃旷古巨作,为一本修道宝鉴,为度众生,今再垂示“元始四十九章修道经”以启世人。
元始四十九章修道经
(一)立功章
凡欲修道,建功为先,利人济世,功德益彰,是以诸天仙真,咸以功德超圣真位。积功满千,形神俱仙。功不及千,形灭神仙。功及兆民,玉清之宝。凡蜕化为仙真,心性无碍,洞合自然。消则为炁,息则为人,神通自在,变化无形,飞行三界,出幽入明。一切众生,咸显济拔,心不退转,自得真道。
(二)斋戒章
斋戒者,道之根本,法之津梁,人欲学道,清斋奉戒,念念正真,邪妄自泯。一切众生,舍清净域,耽嗜荤膻,而以触法,譬如饿鬼,啖食恐尸,火烧饥肠,无有饱满。又如蝇虫,争夺臭腐,妄为膻香,而以触法。三宫溷浊,六腑不净,尸魄欣昌,乐于死地。人当割嗜欲根,入清净境,无作诸苦,无作诸恶,无生诸见,无起诸邪,观圣训戒文如世之法律,欲有所犯,而惧失自由之身。人于戒律,精意奉行,持在前,如对所畏,秉心正严,灭一切想,谛听不二,可会正真。
(三)识本来章
虚无自然,道所从出,真一不二,体性湛然,圆明自足,不堕诸见,远离尘垢,学无所学,修无所修,于中了然,不去不住,不取不舍,无乐无恼,无死无生,无古无今,是真解悟。观诸形相,等皆虚空,灭除世幻,体会自然。
(四)善应章
人有一善,百神俱泰;人有十善,司命储算;人有百善,东华注名;人有千善,福及七祖,死归为仙,万善既备,玉符下迎,千神来朝,白日升天。
(五)法力能捍章
见人死亡心生慈悲,不晓自悲其身,身由水火风土四大假合,似黄土为器,托炉火中而得坚固。人身犹器,法犹炬火,能捍人身,成不坏身。火者功德光,心德累积,光煇灿烂,润身得法,金刚不坏矣。
(六)积善为宝章
人登宝山,周行左右,万宝纵横,无不可爱,当下山际,能不持乎?不持以归,是谓自弃。人生于世,如在宝山,种种善缘,皆为宝也。人不造善,死殁离世,是犹登彼宝山,空手而归,不持一物,甚而满目疮痍,后悔莫及乎!
(七)阴垢章
人形不净,受诸染着,积垢于身,必思澡澣。心垢不净,六根所染,弗思其澣,兹为迷惑。是故身垢不净,以世水洗之;心垢不净,以法水洗之,六根清净,表里洞明,无毫发染,方造无为。
(八)味道章
人之食蜜,遍口皆甜,舌有余味,吾之言有甚于是。俗言凡味平淡,秽言污味薫心,道言道味净神。言出于口,正如食异,吐露亦殊,闻受有别,邪正秽净,仙魔辨焉。
(九)断因缘辛
一切众生,从因而生,因从缘生,缘以因缘,结诸烦恼,成无量业,堕于生灭,轮转不穷。如浪中沤,几成几坏。人须了悟,本来皆空,自生诸见,自着一切,种种眷属,是烦恼根,与牢狱等。此心不悟,如大罪人,无始以来,身被絷缚,无有解脱。吾今为汝,灭前后因,断一切缘。识因非因,识缘非缘,不因不缘,湛然常定,无去无来,无离无着,一切解脱,超出三界。
(十)自新章
一切男女,于仙圣前,稽首归命,洗涤垢秽,令心地净,悔过自新,誓勿复造。若有男女,处世以来,于仙圣前,内省于中,至心地清净,已无可忏悔自新之事,是为古仙,又名新圣。
(十一)布施章
有余而施非难,不足施之为难。施所不欲(爱)非难,施己所爱甚难。一切诸福皆自欢喜中来,施者无损,受者有益,一切布施能生欢喜心,召喜悦神。一切财宝、甚至性命,权借使用,大限来时,尽皆抛散,无何所得。智士住世怀出世之心,或施以财物,归献三宝、济贫助道;或施以道法,觉悟一切。种种善果,层层福报,无量无边。唯施舍者有得,播种者收成。施舍离尘业,贪吝积凡尘。
(十二)勤行章
知吾道者,复不能行;行吾道者,复不能久,难至于道。知而能勤,久而不怠,如渡沧海,日求靠岸,始终如一,彼岸诞登,道域顿入。
(十三)炼秽成真章
人未生时,混混沌沌,本无一物,视听不得,与真常会,无有名相,故曰真人。既生之后,种种形相,虚名伪装,俱为幻假,名曰假人。眷此幻身,累罪万千,称为罪人。欲修大道,譬如铸剑,煆炼涬秽,始见精钢,勇烈无滞,当成妙器。轻凡重圣,上升大罗。
(十四)演化章
从吾道者,是名善业。离吾道者,是名恶业。太上立德,其次立功,再者立言,成有等差,同归于道。一切众生,颠倒妄想,造地狱行。不自觉知,踊跃相进,投于爱河。今为众生,说法度人,启方便门,当得福报,同证无为。
(十五)真成章
精心苦行,绝世所欲,不兴妄想,无有染着,炼形化炁,炼炁化神,炼神合道,体入自然,歛万法归于一身,以一身而化万境,不滞有无,永绝生灭,是名真人。
(十六)乘等差章
小乘之士,目不妄视,耳不妄聴,心不妄知,禁约一切,泯绝万态,以致于道。中乘之士,视无所视,听无所闻,心无所知,动无所逐,以观众妙。大乘之士,无见而无不见,无闻而无不闻,无知而无不知,内外洞然,达彼无间,故能参宇宙,而游无尽之域。
(十七)以言劝善章
赠人以财,不若赠人善言,黄金虽贵,用之则穷;善言于心,终身为宝。一切神仙真人,皆以无上要言,得成道果,人能持说,普告众生,令得奉行,获福无量。
(十八)苦乐先后章
学道之士,断诸爱欲,却绝肥鲜,长斋清思,研味至道,是为苦中求乐,能知其乐,不见其苦。一切众生,贪恋荣华,迷惑声色,肆情緃欲,造诸快乐者,是造诸苦。修道者,苦而后乐,众生乐而后苦,人当明悟慎择之。
(十九)不二门章
大道无亲疏,圣眼无贵贱,一切众生,皆以平等观。有善性者,与成其善;有道性者,与助其道,若有所择,是有二门。分门别户,便立牢狱;大公无私,飞升天堂。
(二十)不杀章
人要学道,慎勿怀杀想,一切诸众生,悉贪生惧死,我命即他命,慎勿轻于彼,心贪口腹,乐甘肥杀,戮充啖食。能怀恻隠,心想念彼惊怖,故当不忍啖,以证慈悲行。
(二十一)清净章
学道之士,以清净为本,静心少思,啸咏太无。覩诸邪道,如覩仇雠;远诸爱欲,如避臭秽。除苦恼根,断亲爱缘,冥冥浊海,自得净界。如白莲花,生于淤泥中,亭亭山水,不受污染,五脏清夷,三田华素,太玄真人,自与汝邻。
注:三田:上中下丹田
(二十二)信心章
大乘法可出三界,以信心开觉路,信道得度,天人守信不妄,如车按时起行,终能到站。一切仙真,深信大道,劝行不辍,故得证果成道,故信者心之宝,心者成之道。
(二十三)慈悲章
汝等众生,以慈悲为本,覩一切物,常行不忍,世人痛苦如在我身,当愿救护,普令安乐。一切众生,因生愚痴,故陷诸罪苦,须以真理救拔,常行大悲心,自成无上道。
(二十四)万法归一章
万派支流,同归于海;万法纷纷,同归于道。众生执着,自生分别,故堕色欲之界。当有圆通无阂,一彻诸义;无人无我,不生不灭。
(二十五)断秽浊章
一切众生,皆自秽浊中来,生时血海奔流;复以秽浊而往,死时肉体腐烂。有能清净,信吾戒言,不受染着,断除杂想,即出离浊浪,人我法门,无去无来,永超尘劫。
(二十六)洗心章
六根不净,当洗其心,心不受垢,自无诸秽。故心为宰根,统御一切,降伏其心,犹驯猛虎。如有纵虎,反伤汝身,切记切记,莫可放松。
(二十七)证真章
学道之士,清虚而容非,拯危而济难,慈向万物,灭毒恶想。观一切众生,如我眷属,有饥寒者,念与衣食;有疾病者,念与医药;有寃雠者,念与解释;如是慈悲心,种种不可量,当来及后世,证彼真人行。
(二十八)财为患本章
财为患之本,聚财为聚业;财为爱欲根,能起一切罪。若以财培善根,始可入道境。视财如命,命不能保;乐善好施,财神升天,大道成就。
(二十九)至言普润章
一切众生,牵于情爱,如蹈猛火,难得休息,从生至死,不自知觉,语言如露,能洒一切,使其心地,自得清凉。
(三十)忍辱章
忍者身之宝,慎勿与人争。一切诸魔来,我以忍坐胜,不与群魔竞,来者自反戈,损人还自损,忍者得安宁,魔损吾无损,一切诸仙真,皆以忍辱故。
(三十一)造福田章
人生一世间,譬如电光速,婴儿化老耄,绦忽春梦中,勇猛进于善,自己悲不及,处世无福田,瞑目何所恃?
(三十二)正念章
人心无邪念,一念彻虚空,一切虚空中,皆有圣与贤,常作平等观,勤修无上行,自见虚无老,久久入大乘。
(三十三)出有无章
众生迷惑,妄见诸有,吾道本无,有诸众生,颠倒妄见诸无,吾道亦无。非有非无,即有即无,作是解者,能超一切。
(三十四)施言无罪章
有人问曰:何种布施功德最大?吾曰:凡言施人功德最大,言有不尽,故以经典善书广印施人,如天洒甘霖法雨,万类受洒,欣欣向荣。天堂游记,遍载诸天胜景,印送一本于人,令其观知天堂圣景,悉明天文,启无量道心,引度众生,功德殊胜,能证道成真,超玄拔祖,舍此捷径无路。有人问曰:处世何物为宝?吾曰:无罪于身,是为至宝。珍珠玛瑙、金银财宝,系满身躯,如“囚犯”“枷锁”,凡眼视为宝贝,慧眼视为累鳌,弃其俗物,轻松无何罣碍,得入自在之天。
(三十五)随缘受报章
有人问曰:宿命因缘,可以知否?
吾曰:汝思现在因缘,则知宿命因绿;如修现世因缘,则知来世因缘。一炁无偏差,所种还自生。若问前世因,今生受者是;若问来世果,今生作者是;若问来世果,今生作者是。
(三十六)大力章
有人问曰:世间何力为大?
吾曰:慈悲之力最为广大。慈悲之心,能化一切;慈悲之行,能伏一切。恶者无与争,暴者无与抗,所向无敌,是为其力广大无边。世人如逢不如意,多生慈悲心、多修慈悲行,喜悦来临,法喜充满。
(三十七)契道章
人欲学大道,口无是非,心无人我相,身不受染者,方契无为道。众生俱幻化,堕彼色相因,谁知乐是苦,一念了无为。
(三十八)心起忧乐章
心勿包藏祸心,损害于一切,众生初未觉,神明悉已知,危人还自危,枉彼还自枉,天堂及地狱,一切由心造。
(三十九)道法章
吾道犹炬火,取之无穷,随其所与,能饪一切。吾法等泉源,能灌溉枯槁,润泽一切,人生烦恼障碍,自与道违。
(四十)入妙章
入我法门者,学至于无所学,行至于无所行,了至于无所了,是谓入众妙门,洞观无碍。众生执着,妄究终始,自谓造于最胜境界,是犹妄见诸色相。
(四十一)去华章
清净者,道之本;荣华者,道之殃。人勿憎淡泊,其中有至味。愚痴恋世欲,若蛾投火光,不知其为害,以至于灭亡。
(四十二)同好恶章
人慎无绮妄,诳惑诸众生;勿怀毒恶心,阴谋诸一切;以身譬他人,好恶原无异;能作是念者,可证无上道。
(四十三)先实后施章
仙真以能利益一切,救拔众生,无有厌倦,念念相因,故能成真。若复有人能作是念,当知果报无差。唯先修德行,使道德盈满其中,法水出本源,自然流施无尽,先实后施,源远流长。
(四十四)超色相章
有人问曰:天尊妙相,七十二化相,负九色华光,诸天仙人,以是
目覩天尊,莫不赞善,恭敬礼拜,无上希有。
吾曰:我以非色,汝妄为色;我以非相,汝妄为相。一切初地,以肉眼观,故不能洞观。若以九色七十二相观我,即是离无执
有,不可与闻无上之义。我以混元一炁,化相千万亿,执一
相而失万相,故色相非真,变化本假,众生勿迷色相,以见
本性。
(四十五)一切持道章
有人问曰:一切有目可见诸色,至于微妙之法,不可得见乎?
吾曰:吾道犹日光明,普照种种色相,人须悟此,点耀心光,
有目绝视,心眼静观,自然洞彻,微妙之法,以心悟之!
离心无道。
(四十六)勇于学道章
学道之士,慎无二心,断绝尘染,割弃爱缘,心如寒灰,灭除欲火猛焰,若身体励行,祸难不顾,如箭一发,往而不回,吾保汝身,必得道真。
(四十七)魔诫章
学道甚难,鬼神魔王,败人成功,欲置人于死,心始快乐。汝将道成,复有诸天仙人,来试尔身,仙人试以所欲、或试以所不欲、或试以所难、或试以所畏,皆于心之所不悟,心之所不知之。酒色财气、名利恩爱,八大魔王,近于修道者身旁,众生切勿向魔低头,试之过者,诸天保举,魔王奉迎,是谓得道。
(四十八)易心向道章
上士贪善,下士贪财。一切众生,书不能息,夜不能寐,唯虑货财不足、情爱伤心。当易其心而学道,心既向道,道终可得;心之向情,爱亦成空。
(四十九)勉行章
学道甚苦,如负重登山,人当效力行之,既登绝顶,其苦亦息,俯视一切皆微渺也。人之一生业债包袱,拖负不放,贪恋红尘,无有停息,一旦觉悟,放下一切,脱身自由,即得道矣,世人勉行。
济佛曰:天尊慈怀,再赐四十九章妙经,句句天经,字字妙义,众生有福,得闻大道,感谢天尊慈恩。
杨生曰:叩谢元始天尊布化太上玄微,裨益天下众生非浅,感激不尽!
天尊曰:元始大道至此而已,吾不再说之!吾将由三清带你归于一炁拜见上帝,不知你意如何?
杨生曰:感谢天尊提携,但不知上帝在何处?
天尊曰:上帝是混元玄玄上人,住于“天心山”顶端之大罗天,即是灵山上、昆仑山顶,为无极至尊,故又有尊曰:“天父、天主、上帝、老祖、老母、如来、真宰”,是大道之本元。
杨生曰:曾闻大罗天上并无女性,今尊称其为“老母”是否不恰当?
天尊曰:在太极界尚有阴阳男女之分,一旦修至无极果位,则已去阴阳之质,故上帝仅是一团虚灵,非男非女,非老非幼,今尊曰“老母”,表示其能生育天地万物。又形容上帝如天心慈爱,有好生之德,如天下之母亲爱子一般,盼世人了悟此理。
杨生曰:既然无极界无男女之别,为何有仙翁、仙姑之分呢?
天尊曰:这是虚灵之显相,可观出家人剃发修行,袈裟一穿,男女莫办,意在抺其外相,现出本来面目。仙翁、仙姑修至本性复明,男则精断,女则天癸绝,形如婴儿,一派天真,如孙不二仙姑为修大道,水洒沸油,毁伤容貌,去色相而现本相,以方便行道。故虽有仙翁、仙姑之名,但他们已露天真本性,相对而无男女之欲,故道本无名,强名曰道。名有男女,实无男女,此可由人体视之,婴儿有男女之相,则无男女之欲:老人有男女之相,则无男女之思,皆为还原本性象征,已进入无对待、异性之分别。人能修至此心境,则可成就无极大道,永不轮廻。故曰:“后天分男女(异性),先天成一炁(同性)”。
济佛曰:杨生整齐衣履,定神养气。
杨生曰:遵命!
天尊曰:二位随吾上升。……。
杨生曰:天尊用拂尘一拂,则吾与恩师自动上浮,如乘云驾雾一般,天尊法力真是广大无边,眼前一片毫光,两眼难开。
天尊曰:此地是三清之上,位居大罗天,乃是三千大千世界之上,包纙一切万物。此乃天地混元之祖炁,故毫光道炁难敌。杨生你功力未足,故两眼难开,快俯伏!玄玄一炁则是大道,亦是一炁宗主也,又称为无形古佛、鸿钧老祖、混元圣祖、先天老祖也。
杨生曰:只见一片金光,不见其他一物。
天尊曰:正是!大道本无形,虚空曰大道,天下万教万宗,皆是一炁所化,可惜世人不能悟彻此理,故无法得道,所谓“大道同源,万教归宗”即是此理。
玄玄上人曰:元始、活佛、杨生三位一体同来,“神佛人”形异性同,今日应运度人,来归大道玄玄,妙哉!众生由吾所化,万类由吾所生,故有诗曰:
鸿蒙未辟道含英,无数星球气化成;
甲子难稽千万亿,虚空隠我不知名。
虚空久蕴气玄玄,未判鸿蒙有我先;
一点真灵长不灭,生来佛圣与神仙。
众生若能知恩报本,认理归真,则是孝子、赤子也。如能廻光返照,见吾玄玄,则成上人也、金仙也、古佛也。
天尊曰:上帝赐言已毕,杨生叩谢恩。
杨生曰:叩谢天恩!为何只闻声不见影呢?
天尊曰:大道本无声无臭,刚才所闻之声,谓之“天音”也。悟之!
杨生曰:无形无象,空中妙有,句句震撼我心,妙哉!
济佛曰:今日我们师徒能由元始天尊引度,朝见元始上帝,实是三生有幸。世人若观到此篇须息卷敬礼谢恩!大道之妙,尽付于此,了悟父母未生前本来真面目是何?朝见祖家,则可以圆光成道。我将带杨回堂,感谢天尊。
杨生曰:谢谢天尊开导之恩。我已坐穏莲台,谢恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十二回游东华宫听东华帝君说法
济公活佛降民国六八年十一月廿八日(岁次己未年十月初九日)
诗曰:处世无奇但守中。人人乐趣走西东。
天堂大路迎仁士。地狱阴森鬼计通。
济佛曰:为人处世无何妙法,只要守一个“中”字,则人人欢迎,没有怨敌,好像天堂的大路四通八达,没有任何阻碍。因为一个人遵循着中道,纵然要经过一处拥塞的地方,人们也会让开请他通行的。可是反观世上有许多鬼计多端的小人,处处用计陷害忠良,如一个猎人,他在山野中四处布下陷阱,想要陷害飞禽走兽,但鬼计陷阱设多了,有时自己不知不觉也会堕落深坑而亡。俗云:“捕蛇被蛇咬,捉虎被虎吃。”老衲说:“害人终害己。”这是天经地义,千古不移的真理。太上感应篇说:“祸福无门,惟人自召;善恶之报,如影随形。”就是这个意思。老衲寄语天下众生,要多助人救人,才会得到他人的帮助解救,这是很真实的报应,切勿轻视啊!今日游天堂时刻已到,杨生速上莲台。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!请问恩师今日我们要到何处游赏呢
济佛曰:今日我们游五老之天,五老位居三十三天外,即东方东华帝君(木公)、西方西华帝君(金母)、南方南华帝君(火精子)、北方北华帝君(水精子)、中央中华帝君(黄老),他们是原灵的元老与精华,五行(金木水火土)的始祖。他们的正炁化为人类,偏炁化为动植飞潜。宇宙万頪各具五行之炁,故称其为五老。今天先往东华宫吧!“天堂游记”奉旨著作至今,已进入第二阶段,杨生你甚为辛劳,重担在身,精神的压力让你喘不过气来,为师知之,但只要抱至诚之心,登天虽难,却是不难。任何魔难来试道,见怪不怪,怪自亡;见魔不惊,魔自灭。为普度众生,难免受磨,要磨炼才能生光,天助有道,再加油吧!……东华宫已到,杨生下莲台。
杨生曰:好漂亮的风景,四处林木、奇花异卉、荷叶莲池、金鱼悠游、一尘不染,真是世外桃源。前面一大殿,上书“东华宫”,巍峨壮观,令人起敬!
济佛曰:杨生准备参见东华帝君!
杨生曰:这种仙境令人心静如水,忘去红尘一切嚣声困扰,仙童在那儿嬉戏,天真无忧,好快乐啊!……走进殿内,见中殿坐有一位古老神仙,一道青光闪闪,觉得心舒神爽……。弟子圣笔杨生,奉旨著书,今日随师来到东华宫,请东华帝君指教!
东华帝君曰:杨生你起来,贵堂普传中华文化,劝世万千,功德无量!台湾宝岛民生富裕,生活自由,宗教发展,处处可见代天宣化善堂,此次你能荣膺天眷,赐旨著作“天堂游记”乙书,普化苍生,实是荣幸之至。中华文化即是东方精神文化,我主掌东方一炁,实感任重道远。
杨生曰:东方之精华,由您木公东华发源,请帝君说详吧!
帝君曰:五老有五德,东方“仁爱”、西方“义气”、中央“信心”、南方“礼节”、北方“智慧”,化于人类则为五常“仁义礼智信”。东方甲乙木,此木已经无数元会之混沌,已是“老木头”,故称“木公”。东方日出曰:“太阳”,阳光出现,世界光明,故日出为生,日落为死。人生于世,肝脏之神由吾掌管,若肝坏木枯,则生命失。众生每日东奔西跑,劳累过度,最后由东归西,东生而西死,故人死有言:“归西天”,表示日落西方。
杨生曰:请问木公您的来历如何?
帝君曰:我由三清所化,以木为生,天下之树木森林,就是我的化身,如竹木制成的筷子、桌椅、木床、木柴,以及现在扶鸾的木笔、雕塑神圣的木像,皆是东华之炁所化,东方人应用也最广。因现正值金母普度原灵,西方应运,世间万物进入“金银世界”,如金炼、金表、铁床、铁桌椅、钢笔、锁匙、钢筋、铁屋、铁船、机车、汽车、飞机等,都是以五金为主,视金银为宝,故人类由天然的生活,进入西方式工业化的机械生活,木公形影渐渐消失,在都市中已少见树木,仅有小树盆景凑凑热闹而已,所以生活显得较为枯燥乏味。每逢假日,世人成群结队往郊野踏青寻找“木公”,享受大自然的风光。木气即是“朝气、青气”,最富“青春”气息,但因世人沉溺酒色财气,使树木道根干枯腐烂,木气既失,世人患肝脏之疾患者亦日渐增多。
杨生曰:木公之德真是广大无边,不知众生如何学习“木德”来修道呢?
帝君曰:为度天下众生,我今日特示修行之法:人具五行之炁而生,但是因为奔波于凡尘,精神耗费过多,使五炁无法朝元,终而无法返本还源,将原来一付“五炁(体)齐全”,纯真仙体,变得肢体残缺,灵炁失散,导致无法归回本位。我今特以五老仁炁布化众生,以救度之。
一、东方甲乙属“木”,在天五常为“元”,五色属“青”,在地四季属“春”,人间化生青帝为“伏羲”,人伦五常属“仁”,人体主“肝、筋”,五戒主“杀”。
二、从以上所属可以获知“木炁”耗散原因:
木│古之木房竹屋,今化钢筋水泥,高楼大厦,金石之器刚硬无情,不若林木富有生命力。竹篱化为铁栏,可以挡住外力,但自困中央,因深居高楼铁屋,接近阳光机会减少,故木炁失之。
元│元者,原也、源也、圆也。天之五常曰:“元、亨、利、贞、干。”元者万本之始。如元旦、元始、元本。今人爱慕虚荣,不务本份,事事投机取巧,有经营无本生意,滥开空头支票,无钱行诈,有钱滥用,丧失本性。有着不保原来面目,美容整形,注射化学药品,元形变质。空气水质污染,不复本来之清新,故元炁失之。
春(青、筋)│春为四季之首,五色属“青”,人体主“筋”,青春应运,筋节舒展,万物呈现蓬勃生长。天道运行有序,不以四季皆春,故有春夏秋冬之分,新陈代谢之替换。今人春情激荡,发育早熟,未壮则折,未熟则食,易长而速淍,故“青春”早逝,未老先哀。全身筋节酸痛,如旭日东升,倏忽西堕,春风一至,立转寒流。人既违逆天道,则筋节颓哀老化,血管(筋)阻塞,四肢行动失常,皆为“春风”失炁,“中风”临身。
仁(杀)│五常者:仁义礼智信。五戒者:杀盗淫妄酒,东方属仁戒杀,不仁则好杀,天本好生而忌杀生。人与物皆惜命而求生,如蚂蚁之小,堕水亦想争游上岸,人命岂不关天!凡是以刀笔、口舌杀人、或设计陷害忠良者,皆是违仁失德。杀气盛而仁气微,木之逢杀,枝断枯竭,仁者寿,暴者夭,怒伤肝,医学明证。所以人性好杀,木炁失散,寿命不长,如一个杀人犯,不久亦被判刑枪杀,绊倒行人的树枝,事后即会被人移走丢弃,行不仁得不仁报应,丝毫不差。
以上所述为修习木德之相生相尅原理,众生如能心存好生则长生,多行逆暴则自亡,修道之理尽在其中,合道则成,失道则败,众生悟之!
杨生曰:感谢木公剖明这么多真理来教化众生。
帝君曰:我带杨善生观看东华胜境,见识见识造化奥妙吧!
杨生曰:感谢帝君惠赐良机。
帝君曰:二位随我行走吧!……你看这片广大无涯之园圃,树木、竹林、花草,药草、蔬菜,应有尽有……。
杨生曰:这好像一个大农场,种植着各种树木、水菓、花草、蔬菜、稻麦、禾苗等,一片绿油油的,好像一个青绿色世界。
济佛曰:凡是青色东西,富有生命的动力,都是东华精英,它主宰世人生活的主食,稻麦蔬菜是人类粮食,药材是救人的灵苗,东华的惠赐实在太大了。
帝君曰:稻麦蔬菜,是人类生存基本食物,在我的灵炁贯注下,它们生长发育,供应给世人做为五脏六腑需要的“原料”。这些植物生长圆满,收成时,牺牲自己微小生命,供给人类食用,它们集众微命而成为人类(或动物)的圣命(大命),这就是大公无我的精神。天付给世人“生命”的原料,而世人回报上苍是日积月累的“罪恶”,真不应该!所以一粒稻米,它“自生”时变化为百粒稻米,它“自灭”时能养活无数的生命。所以说一粒稻谷死了,它是脱瞉寄生在另一个生命体上,名死实生,虽无实有。如一个人哀老而死,其实他并无死,幼小的儿女就是他新生命的继起,也是他遗留在世上的精神所在,更而他灵性脱离肉体之后,回到一个逍遥的天界,如今日杨善生所见,这里的一切,翠绿活泼,生动美丽。但要恢复这种愉快富有生机的面目,他在世时必须保有这种情趣心境。为了使世人都能够有这种本来的面目,今天特将如何才能达到这种工夫的方法敍述如下:
一、东华是生命的朝阳,清晨由东方升起,你是否每天随它起床?如它醒来,你还继续躺下,那么你无法得到朝气、活气,仍是死气沉沉的喘息,那么离东华越来越远了。
二、它的光辉是“普照”世人,你是否拥有这份广濶心胸,处处去“闗照”别人?
三、他人升官、发财、进步,你是否心存怨恨而眼红,想将他拉下来。眼红血丝的杀气,怀着消灭他人的心,那么会使本有灵气生机断灭,阻碍了相辅相生法则,这也是离开了东华有生生不息灵气。
四、你是否暗室亏心,没人见的地方叫做暗室,如常在这种地方做下不轨事情,有一天会触殃无人施救!这如栽植暗室中的花木,没有光明与生机,因它已断了东华的灵气。
五、你是否常生气?怒则偒肝,“忿怒之气”如暴雨狂风,会摧折树木花草,落叶片片,使人气血不顺,神经错乱,夭折而不寿,也毁了风和日丽,欣欣向荣的东华灵气。
六、常接近林木大自然,呼吸新鲜空气,吃卫生新鲜蔬菜食物,每天接近阳光,一天中所做都是轻松自然、清净无秽的事,那么可增加你身心健康,东华灵炁充满全身,保持着青春光彩。
以上六点法则,人如能遵之,则不必什么大道,行什么大德,自然与东华大道相合,死后,灵气与我相接,飘飘然回到无极天来与我相聚,成就无上大道。世人修道没有什么捷径,能够保持您心境的青春光明,自然是孩童赤子心,既灌满东华灵气,则你也就成了一位东华帝君、木公老人了。你看东方日出时,万物“觉醒”,恢复“元气”,如青翠树木之生长,欣欣向荣,故东方为万物生存起源。世人赚钱,早起早赚,晚起晚赚,故曰:“一日之计在于晨”,又木之生长,应运于“春”,故又曰:“一年之计在于春”。修道应学东华精神,早修早成。青木顶天地,枯木则离天倒地,由活木变为棺(死)木,故立者为人,倒者为鬼。众生可观倒毙情形,就是人生结束之期,所以必在尚能站立行动的时候,行功立德,如树之分枝过节,广植道林,十年种树,百年树人,福荫后人,造福群生,以免骨硬肉哀而成朽木不可雕,枯木要再重生,恐怕很困难了。在此愿留道诗十首,供世人参悟!
诗曰
一、阴阳动静不能推。枉费精神去妄为。
道在目前多自达。珠藏腹内少人知。
颜居陋巷心常乐。舜处深山志不移。
天下浑然无二理。强分宗教转支离。
二、不穷父母未生身。却去迷修受苦辛。
闭目存思皆是妄。死心枯坐尽非真。
要知动静参天地。须识浮沉定主宾。
性命混然成一片。此时无我亦无人。
三、身心世事四虚名。多少迷人被系禜。
祸患只因权利得。轮廻都为爱缘生。
安心绝迹从身动。处世忘机任事更。
触境遇缘常委顺。命基永固性圆明。
四、先天妙理本无言。举口才开属后天。
学者纷然成异见。不穷父母未生前。
五、神爱世人人损神。劳心费气丧其身。
痛哉世上皆如此。达道通神有几人。
六、未识真空莫说空。执空易失主人翁。
欲知空里真消息。尽在鸿蒙未判中。
七、学道要知生死事。不佑生死谩求仙。
能知生处方知死。去住无拘任自然。
八、营营远离诸疑网。念念能开众妙门。
识破妄缘无执相。皎然心境不曾昏。
九、修行要识主人公。不识修行尽落空。
能悟真常方得道。出离三界显神通。
十、打破鸿蒙窍。都无佛与仙。
即非心外妙。不是口头禅。
尽日优游过。通霄自在眠。
委身潜绝境。万事付之天。
世人如要与我的灵相接,先平心静气,心存青气布满全身及四周而诵曰:
东天九门,中有始皇,出入三清,遫宴华房,安镇灵岳,
役运勾芒,上绕青霞,九千万重,参驾羽辇,十二飞龙,
左侍青腰,右卫神童,把执简籍,青札玉文,核定仙名,
列言上宫,今日弟杛,请陈所言,身佩赤书,名参帝堂,
愿神愿仙,青录簿中,上廻灵驾,来降我房,二炁混合,
化形婴蒙,安治肝府,招致华光,灵晖流灌,面生金容,
坐致自然,神明交通,天地无穷,身得长生。
东华灵咒若能恒而持念,心灵必清新无染,常净常乐。
杨生曰:请问木公您与三清有何关系?
帝君曰:三清教主与五老帝君渊源深厚,三清化为三皇,五老化为五帝。太上老君乃是我本灵,我化生下凡为老子,开东方之教,故有曰“东华教主”,但世人只知老君化生老子,不悉五老而化五教之因缘。中国又称东土或中土,我化为五帝中之“伏羲”,为道统之始,故称“青帝”。黄老化为“黄帝”,故说中华文化者,必以“黄老学说”为根源,此则是中土与东土相近之关系。
济佛曰:今日拜会木公,费时已多,下期再来请木公指教。
杨生曰:今日随师到此,感谢东华帝君费神指教、如有失礼,请帝君寛谅,先告辞了。
帝君曰:奉送二位回堂。
济佛曰:杨生上莲台,准备回堂。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十三回再游东华宫听东华帝君说法
济公活佛降民国六八年十二月十二日(岁次己未年十月廿三日)
诗曰:百岁光阴贵少年。青山绿水乐无边。
晚霞犹可陶人醉。一觉黄梁学八仙。
济佛曰:少年学道,智慧清明,学有心得。又因涉世未深,尘埃少染,故灵性清净,品质优良,若少年知修,大道速成。
中年学道,因家庭事业因扰一身,又为生活奔波,情销爱枷、名繮利绳围绕,挣脱不得,故困难多端。需要有浑身解数的工夫,才不会被这种迷魂阵困住了。一旦跳出这个名利恩爱的圆圈,他就成了一位自由神、逍遥仙、自在佛了。
老年人修道,走在极端路上,一方面吃喝嫖赌都做过了,晚年气血衰弱,心有余而力不足,上天要他好好休养休养,如果能在此时看破世情,立定志向,想想跑了人生一大圈,得到的又失去了,有的老伴撒手了,儿女长大分家远离了,现在所拥有的只是一颗寂寞的心,缅怀过去,策励将来,想到百年后的“出路”,一时心慌了,所以立下决心,断欲修道,填补破洞,修护玉体,若能精进不怠,自然可以修成一位“老仙”。反之,倚老卖老,仍然一付老样子,老毛病不改的话,病久成绝症,老而不修,成风中之烛,熄灭旦夕,一旦三寸气断,前途一片阴暗,地狱的道路呈现在眼前,那时真的一切都“太晚”了。不论男女老幼都是一位佛(神)子,莫浪费自己生命,只要遵循着不妨害他人的“轨道”前进,则是通往天堂的大路了。今日老衲带杨生再游东华宫,杨生快上莲台,准备出发。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:带着杨生,心内有无限的感触,众生每日奔波不停,到底为谁辛苦为谁忙?那么多的业障要众生去偿还,所以你们不得不忙呀!一旦债务还清不忙时,许多人不知享清福,却又在进行“赌博行为”,新造(积)业债,难怪世人不忙到白头誓不休;甚而来世还要继续忙下去,以偿还这世没有算清的债务。世人如何做个无债务的人呢?老衲教你们一法:“知足常乐可忘忧;忙中偷闲轻松修。”这个秘诀,世人好好去体会,一定能像老衲一样做个快乐佛了。……东华宫已到,杨生速下莲台,向东华帝君参礼。
杨生曰:恩师一路上咏出叹世之语,深获我心,霎那之间,已到东华宫前。东华宫是天界的胜境,到处都是充满着缘色的生命,进入宫内,向东华帝君行礼。
帝君曰:善哉!世间的物质发展已经兴盛至极,人类正在研究如何来延年益寿,中国人有一句话:“寿比南山”。到底南山的寿命有多长?其实不是南山上泥石不烂,而是南山的树木千年不枯。人活在世间,若像泥石顽固一般,又有何作用呢?所以还是活得像青翠树木,才富有生命朝气,与出人头地的身价。所以今日我东华木公再强调“木头”的功用。它具有深厚的源,为了使世人都能体悟大道,我不得不用浅显的话来传授东华精华,这好像一颗蔬菜,小小的生命能养活人頪;一根短短草根,也能救活人命,促使万物绵延不息。可见一点浅言,也能发出震撼的天声,所以众生不要小看了!今日杨善生再来到东华宫,道缘深厚,我将带你参观另一处“东华胜境”,以了解人生之由来及如何来完成天赋的使命,使人们能够重返生命的原来。
杨生曰:感谢帝君慈怀,亲切的栽培与教示,我愿意倾听帝君的敍述
帝君曰:那太好了,请随我走吧!
杨生曰:随着帝君背后,感觉一股清新气息,心内的鬰闷,顿时化消,太美妙了!
济佛曰:绿色是解闷化气的妙药,它可以冲淡枯燥与阴沉,故喜爱绿色的人,都是青春活泼的人,这是有一番道理的!
杨生曰:前面一园圃,种满了树木与花丛,每颗花树形不一,颜色万殊不齐,花树上面还各挂着一个牌子,上面写着人名,不知这是什么意思?帝君曰:哈哈!今日要为世人解开生世之谜,这些花树就是世人的“原灵(形)花树”。当时五老孕育原灵,我木公亦负一份职责,人类的诞生就是树木花草的萌芽。树木向阳,坚壮有力,代表男性;花丛朝阴,软弱易谢,代表女性。它们象徵着世间男女生活的形态,只要世间生出一个男子,“原灵树”苗就萌芽出土;若生产女性,则“原灵花”苗亦出土,在人间曰:“落土”,在天上曰:“出土”。原灵的赋予就是种子,在人间曰:“精(卵)子”,经怀始的培养,种子埋在土中,一旦萌芽,则人可以顺利出世,若种子腐烂或变形受损,则胎儿变形或胎死腹中、或中途流产。天人一呼一吸,感应迅速,息息相关,天上原灵花树代表着世上男女之生育、道功及身体健康情形。
杨生曰:以前世在地狱也看过“原形花树”,为何与此地观相同呢?
帝君曰:天堂、地狱、人间都是一心所现,世人原灵有三个籍册,一册在天堂,一册在地狱,一册在人间。天堂即是原灵本籍,地狱、人间是原灵的寄籍。世人降生于地,如天洒种子,散播灵胎,降世之后,本有圆满灵炁,经红尘污染,情欲侵蚀,精神耗散,又背负沉重业债,所以陷入泥泞深坑地狱,没有灵力归返本来天堂胜境。天上、地狱皆有原灵花树,是显像映射世人的活动状态。天如大镜,人间动态一一映入镜中,再反射至地狱,三才合一,摄影追踪,丝毫无隠,故云:“暗室亏心,神目如电;人间私语,天闻若雷。”人间既可安装遥控之闭路电视,可将某人之行动现形掌握,天上岂无此设备?人在天之下,地之上,无法逃脱天眼电视,一举一动,一言一行,尽现于广大无边的天镜中。这些花树即代表人身的灵命,上圣高真,欲察世人功果,展开慧眼向此一观便悉。修道的目的即是在培养一棵花树如何开道花结果,你在世拥有愉快心境,则天上灵命也将心花怒放;你在世心境枯燥烦闷,天上灵命也将干枯,叶垂丧气,所以人当以心(念力)改变周遭环境,促使人在世间保有完美的生命,如此脱壳之后,你的灵命才能享有丰硕的果实(道果)。
杨生曰:请问木公,人如何来培养灵命的升华呢?
帝君曰:花树都有它的种子,种子孕化的幼苗一定和母花母树相同,这就是种瓜得瓜,种豆得豆。所以人要修道,就是改良他的品种,使种子在任何季节气候中都能适应生长,穏屹于暴风雨中而不倒,渡过层层魔考难关,以最好的因缘去结合灵气,开花结子,这个结果的“种子”,就是“圣胎、君子、舍利子”。它是坚韧不坏,任何的风水尘土(情欲恩怨),它都无动于衷,再也不萌芽,如此就脱离因果,保持独立“人”格,这就是长生不死的成道,也是不生不灭的湼盘。因此,在人间没有办法解脱你心中枷锁,死后一样沉在“闷葫芦”中,因为现在的“你”,就是以后的“你”,心性无二,形状仍同,所以世人应忘去周遭一切痛苦,寻找真我的喜悦。
一、不执着于善│若执着于善,是背负着黄金万两,虽然上天,但宝物满身,反成累赘,天堂乐境,你将无心欣赏。真正的成道者是能放下世间一切,而不是带走世间一切,如此才能轻松自在。其实人是空手来、空手去,你执着不放,反而是“背道”了,难怪人死了还将人间的痛苦烦闷带走,多傻!树叶枯黄,自动淍落,绝不留恋,唯叶落叶,树木才能轻松新生。万物由无生有,由有归于无,此即是大道本体。凡事出自本心,外面的有无,不碍于我,这样就合道了。
二、不挂罣于恶│恶为善之因,终生行善,心执于行善,闻恶心生不平,已失真道。天心如日月,无善恶之分,普观(照)一切物,故日月常明。无恶不言善,故恶心既久,如落叶坠尘腐化,正培道(善),善念自生。一个历劫为恶的人,当他受尽磨炼惩罚之后,必能觉悟从善,故若一味念念前恶,则如落叶不腐,自无新生机会。蔬菜竹木须浇以污秽腐物,才能青翠活泼,故清静经云:“男清女浊,男动女静。……清者浊之源,动者静之基。”天本是清气上浮,清气是从地中发生;地本阴浊之体,由阴极而生阳,浊定而成清。男本清净之体,女本污浊之身,虽清净之体,源出污浊之身。地本静,其源仍从天气所结,故地气生动,万物萌生。女本静,仍从父亲所降,故阴阳有感发动而生育。既明此理,善恶、清浊、动静,皆在对立之中,若一旦犯恶,念念不忘恶根、心中黑暗无明,生机顿息,地狱牢而不破,永无翻身之日,非智者所取,故人当“弃恶”│即忘去以前恶事,从此不再行恶事,如此为真解脱,是离诸恶道。
济佛曰:木公慈悲,一语道破了禅机,古德说:“一悟能消百年业,一灯能破千年暗。”意在引人进入新生的灵命,不要老住在那种阴森沉闷气的“病房”中,众生要明白上天是慈悲的“白衣天使”,她的来临虽然为你打针、灌药,无非要救活世人,所以世人不要恐惧害怕,神爱世人,绝不会故意让你受苦,阎王都是仙佛的化身,他们如严父慈母,打你駡你都是为你好,不要恨他、怕他,要多听话,以欢笑无私的心来取悦那些“阎王老子”吧!天上的仙佛也是阎王的化身,只不过他们看到你们优良的行为表现,使他乐得开心,所以现出慈颜悦色,和蔼可亲。这一切都是人为的幻化,所以说佛是众生,仙是山人,“仙佛”与人本为一体,世人!你要看发怒双亲(天地神明),还是愿意看到慈颜的双亲呢?这都要看你们自己了!天堂地狱就在你的家中,不要想太远了,如前面是地狱,回头就是天堂,老衲这一番话,都是从心中发出来的肺腑之言,希望世人好好体悟!
杨生曰:好坏都不去想,一任自然,出家而知回家,有事能化无事,上天堂是想观赏风光,下地狱是要度化有缘,在人间过得舒服,我想人能这样的话,那么不论上天堂、下地狱、住人间都会过得快活。天堂都是微笑脸庞,地狱所见尽皆悲境景像,人间喜怒哀乐混杂,生前的心境,就是死后的心境,人死其心不死,故生死本一,善恶原同,把握现在,才是究竟之道啊!
帝君曰:杨善生说得是,不愧为禅师子弟。禅宗心法,不执两端,直指本心,见性成佛。不落言诠,不为法执,最轻松畅快,因此亦能畅游天堂、地狱、人间,绝非偶然,因此你有此自由的心境,天上、人间扬眉瞬目即是,何必远求呢?
杨生曰:感谢帝君夸奖,这如小孩玩卡通影片,不办真假,但他们看开心忘我,津津有味,这莫非是他们的理想乐园。
帝君曰:善哉!妙喻。心作天堂,心作地狱,心怡阎王看作三清,心愁三清化作阎王,想得开,看得破,才是天上逍遥客,不要再躲在斗室里沉闷下去了!杨生你看看这些贵堂鸾生的原灵花树吧!
杨生曰:这些花树频色形状不一,挂满名牌,上面写着人名,不仅中国字,还有英文、日文、及许多看不懂的文字牌,真是琳琅满目。这棵树挂着本堂一位同修的姓名,长的肥壮,结满果实!但是枝叶稀疏,不知这是什么意思?
帝君曰:这是邱生之原灵树,表示他的道体健壮,道果亦多,但落叶片片,这是他不足之处,应再加水施肥,自然春来叶生,另有一番生机。
杨生曰:这棵树长得甚为坚壮,果实亦多,但干上有突节,树叶部份细小,未能叶叶生光,这代表什么?
帝君曰:此为洪生之原灵树,树叶茂盛,但干上尚有突节,表示有时还是想不通。道业(叶)已经生光,若枝干圆通,即是一棵很完美的道树了。
杨生曰:这棵树长得不错,可是一边树茂盛,一边则稀疏,道果松弛,这代表什么?
帝君曰:这是X生之原灵树,他原形就如半屏山,一半青山,一半红土,要再加水填土,才能筑基建屋,这表示他曾崩颓道志,所以原灵树半边折断,虽有再发新芽,但速度甚慢,如须短短,希能再加油之,春风吹又生,树木展新芽,寄语之。
杨生曰:这棵花欉高大,好像鸡冠花,为何这些花朵有者变为枯黄色,有者折落在地呢?
帝君曰:这是X生之原灵花欉,花如鸡冠,出人头地,红极一时,但因受一次劫祸,风云变色,花欉受损不堪,我希望她能处理善后,修枝剪叶,加水加肥,以复其元气,否则太可惜了!
杨生曰:这欉花不知何名?开得茂盛,但花朵不大,向外分散,不知何困?
帝君曰:这是X生之原灵花欉,此花本俗,故朵多而散,但是因勤于浇水,所以茂盛,近日已有变种现象。花有贵俗之分,随人所变,故树木花欉之原形,随人的心态行为变迁,耍成何种道果,都是由人自己播种自己收获。X生一点心意坚切,甚嘉!可是业债深重,因果所系,致使儿女分散。你看此欉花性过烈,花子播洒啧得太远,难以留在花欉下面,所以子女放荡不归,要改变此命,要多歛性,检回暴烈之气,自然可以吸引种子回到自己家园。
济佛曰:今日时刻己到,我将带杨生回堂,改日再来拜访帝君,失礼之处,请帝君寃宽恕。
帝君曰:时刻既至,我亦不便多留,奉送二位回堂。
杨生曰:感谢帝君泄漏如此多的天机,日后一定再来拜访。我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十四回三游东华宫参观众生原灵花树
济公活佛降民国六八年十二月卅一日(岁次己未年十一月十三日)
诗曰:百尺竿头在目前。飞升一步便成仙。
深山绿树开新叶。闹市修身享乐天。
济佛曰:人间到处有温情,你到饭店,店主欢颜招呼,捧茶送巾;到菜巿场买菜,卖主也欢呼招唤,不管你是善人恶人,他们都那样亲切,无有二心,真是温情处处有。也许有人要问,那只是认钱不认人,那有感情可言?哈哈!世间真是“钱做人”,很“现实”,不过,众生当冷静想一想,商人供给你们菜饭,使你们温饱,而你们供给他们金钱,使他们周转灵活,维持生计,这是多么自然,正符天道无私,相辅相生法则,虽然“现实”,但也“实在”,怎可埋怨呢?如果没有这些交易,而世人又怎能生存呢?你只要尽守一份职业,就可换取吃穿住行育乐方便,这就是即一切,一切即一,所以说:“得一万事毕。”大道由一而演化万殊,如此发挥群力,尽己所能,供求所需,归于大道运行,正显示无穷尽的道力!
这种温情也就是道情,虽然说大道无情,但能生育天地造化万物,可见天地并非无情,而是天地的感情是广阔无私,视芸芸众生为一体,如怀赤子,时时给予关怀照顾。
杨生曰:这又如何说呢?
济佛曰:你每刻呼吸的空气不是上天赐给你的吗?不论善恶人,上天赋给他的空气都是一样。还有水的供给,土地的行走,不都是很充实自由的供给你吗?所以天地爱世人,天地与世人的感情最深厚了。人既受天恩地德之眷顾,就该感谢天地,循着天地的轨道行走,自然众生永远徜徉在天地怀抱中,生死如一,都受到天地的慈爱怜惜,那么众生的生死不是很自然,很乐观吗?今日我们奉旨著作“天堂游记”,目的就是要解开世人心中迷惘,使他们都能活在人间时,就能够体会到天堂乐趣,这样我们为往圣继绝学,为万世开太平,才是在人生旅程中给人类带来了永远的快乐啊!
杨生曰:恩师,您所说的真是句句妙语,相信世人听到您的说法,一定如饮甘露,如沐法雨!
济佛曰:我们不要眈误旅程,快上莲台,再往东华宫参观一番吧!
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:……东华宫已到,我们快前去参见帝君!
杨生曰:遵命!参礼东华帝君,今日随师再到贵宫,请帝君能再赐教,以启导天下苍生。
帝君曰:自古迄今,虽有天堂地狱之说,但总是在虚无飘渺之中,没有一个可索骥蓝图,有心攀登天堂的人,也只有摸索前进,所以人的死亡,代表着一切的断灭,不知所终,给多少有心向道的人,信心顿失。因此,上苍垂慈,将天堂胜境泄漏于世,使有志于道者,有一个行道方针,不再徘徊、迷失,尽管走来,一定能达到。所以要着成一本“天堂游记”,实非易事,好比这些青山绿水,偶而也要经过一阵狂风暴雨,试炼众生的根基,凡是根基深厚者,只是枝叶摇而根不动,因为要修成大道,必须要有坚强意志,如日月星辰,暴风雨过后,它们依然循着一定的轨道运行,所以他们能够长生不灭,世人修道也应有此志向,今日你们再来此地,我带你们再参观原灵花树圃园吧!
杨生曰:感谢帝君,前期只看见本堂几位鸾生之原灵花树,希望今日能多看一些。
帝君曰:好的,随我走吧!
杨生曰:这些花树都是本堂鸾生的灵苗,为何都集中在一起呢?
帝君曰:本来众生出世的地方不同,但因入鸾修道与关帝结缘,自然这些花树移植于一园,故有云:“物与类聚”。世人有缘者千里之遥可来相聚,结为知己或夫妻,如各鸾生分居各地,一遇鸾期,因缘相聚一堂,在天堂的原灵亦相同,花树相映同园。
杨生曰:这棵树是本堂鸾生的原灵树,长得树叶斑纹甚多,干上亦有一条条之裂痕,不如这是何因?
帝君曰:这是X生的原灵树,X生入于圣门,虽然有心效劳修道,然骑车喜驶斑马线,故每犯规规矩,今日已岁至中年,我希望他能补满这缺痕,使道树能够开花结果。
杨生曰:这棵树也是本堂同修的原灵树,长得肥盛,但都是红叶,为何树头之处如斧砍伤,还流着白汁?
帝君曰:这就是X生的原灵树,X生入圣门以来,辛勤参鸾,故道树肥盛,亦有结果,不过气血过旺,酒气上冲,所以树叶薰红,而且脚步曾为踏错,今日犯劫受伤在医院,其原灵树正受伤劫,我希望X生能了悟人生,此次劫数大树不倒,得以死里逃生,实赖神灵默佑。盼莫怨天尤人,天爱世人,绝无害人之意,一切皆是因果关系,好好修养,再造根基吧!
杨生曰:这棵树长得甚为壮大有力,但树枝歪曲不直,这是何因?
帝君曰:这是X生的原灵树,X生力壮气盛,故道树旺盛,但其枝干分开歪曲,此乃美中不足,树当正直为佳,树枝如手,虽然八面玲珑,手腕活泼,但都是分家结果,福分他人,己却难得,如能枝干正直,则儿孙福份无穷!
杨生曰:这棵树为何无叶,但树枝复杂众多,如千手观音呢?
帝君曰:这是X生原灵树,他有树而无叶,树枝众多,如千手观音化无穷,可以四处吸收养份,他专营无本生意,虽然仍能生长,不过枝多无叶,如无衣的人,恐一旦道体受创,自身难保,希望他能再培青叶以荫后代。
杨生曰:这棵原灵树瘦长叶细,有枯黄现象不知何因?
帝君曰:这是营养不良现象,此是X生的原灵树,他虽潇洒飘逸,但离开道光普照及法水灌溉已久,故有衰弱之象,希能再回神圣左右,以助其元气。
杨生曰:这棵原灵树长得茂盛粗大,结果亦多,不知何因?
帝君曰:这是X生的道树,X生入圣门,改去恶习,身任副鸾,默默耕耘,故道树长大甚速,又无何大错,故有所成就。
杨生曰:这棵原灵树肥壮,叶黄半边有裂痕,这是何因?
帝君曰:这是X生入圣门以来,唯一好处,即是勤诵圣经,叶黄表示根老,枝有半裂,是为两担业障压力过量,希他能重振旗鼓,摒去杂思,一心修功补过,否则经声无法透至天堂。
杨生曰:这棵道树消瘦,但甚有活力,亦结有清果,这是何因?
帝君曰:这是X生之道树,X生入圣门以来,勤研真理,受辱不怨,进取精神可嘉,如能继续努力,不偏中道,则后日道果可成。
杨生曰:这棵原灵树,挂着我的姓名,将来如何?
帝君曰:你的道树根深叶盛,现时正苍翠蓬勃,已结了不少青色道果,如能一心一意代天宣化,我只有一语相祝曰:“功果无量”。
济佛曰:今日时刻已不早,我将带杨生回堂,日后再来拜访。
杨生曰:今日感谢帝君费神指教,先告乱了。
帝君曰:奉送二位回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十五回四游东华宫参观众生原灵花树
济公活佛降民国六九年一月廿一日(岁次己未年十一月十六日)
诗曰:天道自然本好生。高真四处缔仙盟。
桃源胜境风光好。玉树金花尽向荣。
济佛曰:普度众生虽是仙佛的事,实是众生自己的事,唯有众生度众生,才能成道。圣贤堂将这本“天堂游记”着成,众生不去印送及研读的话,那么仙佛也是无可奈何!所以自古以来,修道都是靠自己,如果人能了悟真理而修行,则天堂之路在你眼前,不用仙佛引度,自然也能回家。否则仙佛强将众生拉到天堂,众生住不惯这个地方,不到“几天”就偷偷溜掉,找不到人了。因此修道人在世间先要过惯天堂逍遥生活,须将心地放宽,无有籓篱与禁锢,无有挂碍与烦恼,这样将来回到天堂,他才会适应环境,要不然认为在天堂比住在人间还痛苦,实在无法呆下去,只好再投胎转生了。故老衲希望众生先将心怀放开,修道者,尤不可分门别户,排斥他教,否则来到天堂,他教的神圣也不会放过你,其实不是他教神圣要找你算帐,而是当你看到他教信徒也成道在天上时,你心里会觉得昔日之非,而难过万分,这种自我打击,足以使你灵性烦乱堕落。故在人间应多结善缘,在天上有日碰头,才不会感到尴尬。修道的人求的是和气、乐道、好生、友善、唯有抱着这种心德的人,才能超凡入圣,不然他在人间就被人轻弃,天堂怎能有份呢?今日游天堂时刻已到,杨生快上莲台,今日我们再往“东华宫”参观。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:东华宫已到了,我们向帝君参礼。
杨生曰:遵命!我与恩师济佛参礼东华帝君,今日又来打扰,请能宽恕
帝君曰:二位免礼,东华胜景已泄漏于人间,希望众生向往而来。前期我带杨生参观原灵花树,尚有部份还未看完,今日我再带杨善生去观吧
杨生曰:感谢帝君鸿慈,不费唇舌向我解释原灵花树之原由。……已到园圃,虽然满园花树,生的形形色色,但看来也甚是轻松!
帝君曰:这些花树虽然生长情形不一,但因皆富有生命,故如野外的花树,看来别有一番生机。
杨生曰:这棵原灵树长得中等,但好像甚为刚硬,也有不少果实,不知此是何因?
帝君曰:这是X生的道树,X生入圣门以来,勤劳奉圣,身任砂生之职,唱字有声,生性正直刚硬,其树叶茂盛,道果也有结实,但最近甚受风霜之苦,疲倦万分,我希望他能心坚意切,效道之志勿失,世间的财富是有缘者得之,道体须多自重为要。
杨生曰:这棵原灵甚为高大,叶子也很茂盛,道果不多,青翠未熟,将来一定会有好的结果?
帝君曰:这是X生的道树,X生可谓一表人才,生性温和,入圣门以来,勤修道德,虽然尚未有何大的成就,但是认理归真,不怠于道的话,将来道果也是不可限量的。
杨生曰:这棵原灵树中等,枝叶虽多,但叶上有黑斑,正在开花,尚未结果,这是何因?
帝君曰:这是X生的道树,X生入圣门以来,虽有心修道,但早前污点尚未尽去,有时再重犯之,加以前因果所致,罗汉晚婚,我希望他勿自暴自弃,认真修道,一旦果成子出,前途乐观,天绝不负世人的善愿,杨善生你可再观这些花欉吧!
杨生曰:好的!改看这些花欉,以泄漏一些根基给虔诚的女同修知道。这欉老花非常结实,有点像灵芝草一样,不知这是何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生入圣门以来,虔诚効劳,默默修道,清口菇素,坚心洁志,魔难来时能忍耐,对圣帝忠心不二,志诚可嘉,她的结果如灵芝上品仙草,希望她能继续清修,一定可以修成正果。
杨生曰:这棵花欉长得甚为壮丽,生得枝叶蓬勃,不知为何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生身住彰化,每逢鸾期勤劳参圣,学道认理,不为私见左右,可谓智慧之士,所以道花坚壮,结子满累,如能勤修不怠,则可以证果成真。
杨生曰:这棵花欉高大,花也盛多,但有松落现象,不知是何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生入圣门以来,虔诚効道,但仍有缺失,如花子不能藏于花苞之内,表示其有分心散意,希望她能收回外放之心,修道只凭一点诚心,其它马耳东风,捕风捉影,无补于事,皆是多劳无益之举。
杨生曰:这棵花丛长得甚为盛丽,结子满累,但尚未成熟,此为何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生入圣门以来,认真学道,智慧超群,根深厚,然道果尚青未熟,希能再加修之。
杨生曰:这棵花丛独立一旁,看来较为柔弱,不知是何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生入圣门以来,有心修道,但因婚姻不顺,孤芳独赏,此为前世因果,不可退志,应再勤研真理,实修实行,自然可以廻光反照。
杨生曰:这棵花丛生得姿态甚艳,但花枝有折,不知是何因?
帝君曰:这是X生的道花,X生甚具慧根,但桃花过渡,故花枝分散,如能重按根基,勤修勤悟,花口如瓶,则能成为观音净瓶中之柳枝,普洒甘露于众生!
杨生曰:另外再看这棵原灵树长得很高大,树叶茂盛也有结果,不知此为何因?
帝君曰:这是X生的原灵树,他对贵堂甚有功劳,可谓元老之一,平时默默修持,已积不少功果,希能再加勤修,以成妙果。
杨生曰:这棵原灵树长得中等,叶茂而果青,不知此为何因?
帝君曰:这是X生的道树,X生入圣门以来,虔诚効劳,认真公务,已积有功果,但尚未成熟,希能再加勤之!
今日参观原灵花树就此告一段落,尚未泄漏者,日后有机缘,再为述之,以上所述只供众生参考。修道之成败,专在个人的修为,好者不修而堕落,坏者肯修终成正果。这如栽种花木,看园丁的照顾如何,自然其生长发育有别。希望众生修道切勿退志,一旦退志,花园树圃不去管理,久而杂草蔓延,将使花树黯然失色,这表示人之道根衰败,将来无何结果了。
杨生曰:帝君为度化众生,献出这么多爱心,照顾原灵的生命,真是劳苦功高!
帝君曰:万物与我一体,息息相关,休戚与共。看花树吐出了氧气,由人类吸收;人类吐出二氧化碳,由花树吸收,它们都活在地上,各取所需,互惠峥嵘,造化的神奇,万物互惠的力量是不可思议的!若说我照顾众生,不如说众生“自求多福”。天地虽然不语,看人的脸色可察知心机,一切现象就是不说话的语言。花开告知春天露面,叶落表示秋天来临。哑吧不说话,仍能以手势表达他的心声,故传心胜于语言,风雨雷电,星斗变化,就是天心示众,所以智者善观人的气色,有道者明晓天象变化,以作进退之举。说了这么多“开心”的话,给众生心灵带进一个理想安宁的胜境,现在为引证这一事实,我再带杨善生参观众生还原情形。
杨生曰:感谢木公慈怀,天下苍生有福闻您亲切的说法,一定会感激共鸣,信受奉行,同体大道真义,实践这无上真理的!
帝君曰:天即是父母,人(子)就是神的化身,知人即知天,天(父母)希望自己儿女承欢膝下,纵然儿女犯罪,堕落到地(牢)狱受罚,回来时还是亲切为儿女设宴、洗尘、解厄一番。因此,人不要将天堂想得太远,如果你有满身罪恶,只要能改过自新,新生命就能萌芽伸长,天堂也欢迎你到来。天下众生,虽然很多人在虔诚修道,但对成道后情形,都一知半解,或全然不知,今天我就将此详情告诉众生。杨善生随我走吧!
杨生曰:随着帝君背后,感觉任重道远,神圣的后尘,应该是可以追随的!眼前突然出现了许多飘逸的人们,有者树下静坐,有者悠游自在,每人脸上充满喜气,头上发著毫光,如一幅无愁忘忧的图案,好羡慕哦!请问帝君,他们是何方仙真呢?
帝君曰:这些是修道的众生,在体悟无极大道后,归返五老之天,在此加灵以光圆炁满,再上升三清境界,合于玄玄一炁,证悟本来面目。
杨生曰:听帝君这么说,大道最高境界就是混元一炁,那么像八仙们为何仍常下凡尘,现出名相,是否他们的道行尚未与玄玄一炁相合呢?
帝君曰:天界奥秘,不是三言两语可以说尽,八仙的道果已和玄玄祖炁相合,即佛说:“一合相。”但他们有本能相合,就有分开的能力。所以合无极祖炁(大道)的意思,并不是受到无极的管辖,而是能摆脱无极的拘束,分合聚散自如。得道的仙真圣佛,他们可以在诸法界逍遥,如身置物外之士,有“我心不执于万物,何妨万物常围绕。”的工夫。他们在离开玄玄一炁之后,又能独立生活,像长大的孩子,虽有父母,已有能力生活一般。大道不拘一法,“放之则弥六合,卷之则退藏于密。”所以成道后的仙真圣佛,虽已脱离气数拘束,但他们体念芸芸众生未度,所以仍生活在气数的境域内,并设行宫游于诸天,是为接近众生,普度有缘而工作,过着降鸾扶笔阐道、下凡投胎、倒驾慈航等等道(佛)化的生活。一个真正成道者,他们有宏大愿力:修道是“为了拯救世人,不是逃避世人;是接近众生,不是远离众生。”唯有具备这种心怀的人,才配做众生的导师。如一个身居高官厚绿的人,当他们那件皇冠圣服脱下,不是变成一位平民吗?所以说仙真圣佛的“名号”只是一个“假名”,众仙切莫听到他是一个什么仙、什么佛,就做畏得发抖,不敢去亲近他!仙佛与人并无二样,你若畏惧他、远离他,那么你就丧失了与仙佛结缘机会,既无法体悟他的教化,自己成仙佛的机会也就少了。真正会做仙佛的人,他会找机会去亲近众生,度化众生,因为他们也希望世人都能跟他一样的。所以今天你所看这些仙真,他们有非凡灵炁与道光,来此目的,是促使他们“原灵”光辉十足,达到“五炁朝元”境界,以备成道后,发挥无穷道力,任由元会混沌,他们仍可随缘现身度化众生。所以此处的加灵,即如凡间众生在担负某一工作前的“在职训练”,以备将来处于任何环境,皆随心应手,无畏于一切魔难阻碍,自由自在工作。
杨生曰:不知他们修道经过,及加灵情形如何?
帝君曰:我们趋前,我请一位修持工夫已超出三界,具有代表性的道长,你可向他询问详情,以资天下众生明悟修道的过程,及脱壳后飞升天堂的情形吧!
杨生曰:这些仙真,个个毫光四射,庄严无比,有一股令人起敬,但又和蔼可亲的感觉。请问此位金仙您是否将在世及去世后的情形告诉我好吗?
金仙曰:杨善生你来的正好,你身负非凡的天职普度众生,着成一本非凡的“天堂游记”,我也趁这个机会向众生说法:我在凡尘,本来是一位商人,俗姓詹,从小对仙佛就有崇高敬意,喜欢阅读三教经典善书,后来由友人引进,拜师学道,蒙师授记点化迷津,一时顿悟生死之门,雀跃兴奋异常,从此人生有更超然的看法,发心度众,印赠各种经典善书,济贫解困等事,尽力行之,此即积外功。有一天,我研读清静经中:“虽名得道,实无所得。”之句时,豁然开悟,五六年来积聚心中的执着,突然解开,以前我执迷我已“得道”,心中虽有一种莫名的喜悦与依赖感,深信离世后,一定有一个去处,可是一切还在摸索中。自研读到“虽名得道,实无所得”时,我反覆自问:我得了什么?两手依然空空,我何有所得?“为化众生,名为得道。”道是大自然的真理,森罗万象具赋道性,我领悟每一现象界给人们的启示,我透了这一切,而这具假身的特殊记号、神秘咒语、杰出手印等有形的道,并非真道,这一切都是归于一心的应用,那么我可以忘记这一切,任由我心性的自由去与宇宙万物合一。那时的我,全身都是佛记、双手万能、出口每句话即是神语灵咒,有助于自己,更益于众生,有病的人,听了我的话,病会好;外界仙佛闻了的的声,都来感应。故“得道”只是一种名词,众生愚痴,你如没有一个名相给他,他反而无从修起,渡海用舟至彼岸则当弃舟,不可痴而不放,固执不通!我自从了悟这些真理以后,一方面自己去实践,另一方面向有缘众生宣说,凡有演译经典,均以此理述之,当时信服的人很多,但一些执着的前辈,却常加反驳,认为我违背传统与佛规。可是我认为他们幸运脱开俗套束缚,却被宗教枷锁栓住身心,无法求得解脱,当年五祖黄梅向六祖慧能说法,说至:“应无所住而生其心。”而大悟,我无时无刻不在自我反省,将心中所悟过泸再澄清,达到清静经所说:“如此清静,渐入真道;既入真道,名为得道。”也就是说,修道者要能进入真道理域,又能走出真道理域,不受道的包袱拘束,那么才是真正的“得道”者!
一生中,我以这种觉悟启发自性,开通心眼,但这像当年六祖慧能说偈:“菩提本无树,明镜亦非台,本来无一物,何处惹尘埃。”及神秀说偈:“身如菩提树,心如明镜台;时时勤拂拭,勿使惹尘埃。”一样,这二句偈语,一说无(空),一说有(色)。凡人若执其一皆非,应悟至“空中即妙有,有无本一,色空不二。”如此不执两端,是为中道。唯守中道始可左右,不被左右影响中道(心)。所以东华宫这些原灵花树,即是“菩提树”,虽有它的存在,但这如电影,看虽有,触摸则无,这又称“光身”、“影身”、“法身”,如光与风令人无法触摸,但却有一股巨大力量。
我去世前即觉得“真我”即将离开“假我”,好像从身上脱掉衣服一样,旧衣服丢弃后,我的心灵比以前更加活泼自在,因为没有笨重衣服裹身,反而无“债”一身轻,大自然的壮丽风光呈现于眼前,一个发光身子飘飘经过南天门、九阳关等关卡的测验,道光照明圣路,使我看清方向,转弯抺角的技术也优良,在任何情况(环境)下,都能够掌握方向盘,自然“道(路)考”就很顺利的通过了。
杨生曰:听上仙所说,好像修道是一件美好又轻松的事情,羡慕不已,不知你在东华宫的心得如何?
金仙曰:这种境界,你亦已经得之,只是深藏不露而已。修道是要在求得心性解脱、灵性的愉悦。当然修道的过程,要受到层层魔考验,考验就是一种训练,并非上天有意跟我们过不去,加以阻扰。耍成为金刚不坏身,无极万能体,没有试炼锤打,是不能成器的,故云:“不经一番寒澈骨,焉得梅花扑鼻香”。故越冷越香,愈炼愈刚。在东华宫就是要修满五炁中的青炁,五炁朝元就能使自己道力加强,像马力旋转速度增加,以便在千变万化的三千大千世界来去自如。在东华仁天木公主持其事,到处充满氤氲青炁,只要在这里静坐调息,自然四周灵体布满东华灵气,待灵气充满之后,就可上升三清境界了。
帝君曰:灵性的试炼,是由个人灵体开发出来,虽言东华灵炁加被,其实是在使修道者本身去“体会”东华灵炁现象,他们经此境界,渐渐感应其中奥妙,本身亦能同样发出这种灵炁。世人不笨,你告诉他拿筷子可以吃饭,学习之,自然有此能力。取笔写字、炒菜配料等技术,学之熟能成巧。万事万物有人指导,或自己认真去领悟,没有行不通的。尤其灵性脱离皮裹之后,更加无拘束,一些被蔽盖的能力都能显现,学习能力更加迅速。普度佳期,众生修持工夫,虽然未能尽善尽美,但若具一颗至诚之心,我们这里另有高明的导师,来引导众生修道者深造,以达到更高深的境界。修道者不要固步自封,门户关念太重,将使灵性困束无法“脱身”,那种修道,正如开辟孤独小径,直入于绝壁之中,跟你走的人,将是死路一条。希望众生能开辟一条“圆通大道”,四通八达,到那里都可休息、居住,人人可行,没有阻碍,那么步你后尘的人才能得救,圣责重大,岂可儿戏!像这位金仙,他修道途程有超人之处,所得到的成果也就异于凡人,虽称他为“金仙”,其实他是一位“佛”了。
杨生曰:上天对人的考验,是人自召,还是天赐呢?
帝君曰:上升天堂的仙佛,须经过考验,在形色上有酒色财气,主要还是在试炼他们的心性有个自我主宰,不被外物引诱,所以心光愈强,这些外缘对他产生冲击力越小,如坚固房屋,风雨对他没有一点损害。上天给他一个考验机会,用意在巩固他的灵体,所以在五老天、三清天、混元一炁合灵之后,再活泼的分灵生活于任何一天中,都能不变心志,那么他们才是真正成道、故云:“閙市炼道客,尘嚣试修人。”这是含有至理的。仙佛圣真须经过磨炼,正是上天要给他们一个锻媡自己的机会,唯有自身具有抵抗力量,才不致被外力侵犯,所以“魔考”就是“佛试”;是“天赐”也是“人召”。总之,上天要保护每个灵体,使他们来无损安康,所以才如此教育,训练他们,因众生本为一体,故上苍的慈怀是无限的。
杨生曰:帝君所说甚是,那么人在世间遭遇种种困苦又是何因?又一个肢体不全的人,是否有资格参加修道行列?
帝君曰:人称万物之灵,所以从人道修成大道最为轻易。其它在天界奇禽异兽,也是四生六道众生经历千魔万难中修成的。四生六道尽是有情,所以三曹普度正也要将万頪美化、度化,所以肢体不全无碍于道心的升华,更应以怜悯之心度化,不可弃之!否则已违反天地慈悲关怀众生心意,那是愚者之行。
至于人在世间受到种种苦难,除了此世的恶行招报外,应归于前世因果所系,刚才我已说过,仙真圣佛要经过试炼,保存他们的品质;人为了上进,当然要出力爬坡。人所造下种种的罪恶,在未悟道、解脱之前,罪业是随在身后不放的,无时不在寻找机会报复│因为你欠的必还(毫无推辞的理由),但若你领悟了大道,解开心锁,那此业障,就会很快消失化散无形。从心中闪出的光芒,是能消灭一切恶菌,更能闪避一切陷阱,化去一切灾厄的。人既有了前因,必有后果,在解去恶毒元素期间,需要打针、吃药,人在此时会感觉痛苦,但不可抱怨,因你有了病,上天正为你解毒、治疗,这也是炼道、消业的方法。你看牛吃草,任人鞭打,栖破稠,一副可怜相,但它为偿还前世因而来,过着磨炼的生活,它也修道理哩!犬吃人粪、菜渣,睡屋前看守门户,尽忠职守,它们的待遇虽差,但也是修道的生活,它们还是一天过着一天。现代的人已过得那么舒服,食衣住行育乐,样样富足齐全,可以说业力的牵连已甚微小,才能有这种乐境,所以当快修道,以成就更美好的心性生活,才不致再迷失于酒色财气漩涡之中,永远做个凡人了,东华的大道,至此告一段落,希望世人听了我这些话,都能身体力行,回到东华胜境来。
济佛曰:感谢帝君再三开导迷津,惠赐众生不浅,就此告辞了。
杨生曰:谢谢木公老仙费神指教,今天如获至宝,听了这么多的天音法语,惠我良多,助益众生更是无尽了。
帝君曰:职责所在,尽心而已。
济佛曰:杨生上莲台,我们准备回堂。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
帝君曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十六回游南华宫聆听南华帝君说法
济公活佛降民国六九年一月十六日(岁次己未年十一月廿九日)
诗曰:寒风凛凛柏松青。万丈洪波说法声。
玄奘精神今复现。功垂万古姓名馨。
济佛曰:唐僧玄奘西方取经,经过千魔万难,才达到目的地。今日要著作一本“天堂游记”,教化万世,其盛举可媲美唐玄奘取经。往西天的路程之中,埋伏着千妖百怪,虎视耽耽,想与唐僧作对,阻碍前程。因为唐僧一旦取经成功,佛法流传万世,魔道无法立足,魔群若不兴风作浪,打击慈航,誓不甘心。但天眼昭昭,正道者四边护法紧随,虽悟空有七十二变花招,仍无法逃过如来佛掌中,因为妖魔作怪,以为神不知鬼不觉,那知一切皆在如来掌握之中,天地间长存的是正气,邪气虽能张扬一时,终因违反天道而消灭。上天仁慈,为普度苍生,垂赐宝典,以作万古流传之圣经,其间虽有魔难,然而天道好还,人要害人,天不从;天要收人,一时间。任何阻碍皆能突破难关,好事多磨,大道难修,自古以来此理不变,希圣贤诸生以至诚之心,勇往直前,西方就在眼前。今日游天堂时刻已到,杨生准备上莲台。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!不知今日我们要往何处?
济佛曰:今日我们前往南华宫拜会南华帝君。……南华宫已到,我们向前行礼。
杨生曰:这里风景优美,但所有东西都是红色,奇花异树布满大地,觉得有些热烘烘的,前面有一宫殿,匾书“南华宫”,有火炎之气直射而来,不知何因?
济佛曰:南方属火,赤气旺盛,所以你有这种感觉,我们前去参礼南华帝君吧!
杨生曰:是的!走进殿内,看见殿中坐着一位魁伟神圣,红发赤面,四周散发著一股热力,觉得温暖无比,元气好像增加百倍。参驾南华帝君。
南华帝君曰:免礼!圣贤堂杨生今日随济佛来到南华胜境,我感觉心悦神怡,为了普度天下苍生,使他们都晓修身养性,做个天堂贵客,我要将南华大道尽泄于“天堂游记”一书之中,以改变世人错误的观念与行为,使众生都能本着大自然的法则,不论行走于东西南北,都能本着天性行事,使每一件事不致误入岐途,尤以南华大道的修持更要深刻体悟,才能不被外面形色迷惑,造成迷路的人,希望徘徊于十字路口的人们,此刻静听我说法。
杨生曰:请帝君慈悲,将南华真机详细说明,以引度芸芸众生。
帝君曰:职责所在,绝无推辞,何况众生原灵本为一体,那有不度之理?我为五老之一,位居南方丙丁火天,又称为“赤精子”。在众生身上,心脏是我所管辖,鲜红血液奔驰于血管之中,维持人类生命,一跳一动正显示南华精神辛勤的工作。众生生活之中不能离开火,在古时,有以石击火、钻木取火,但是时运变迁,石火早熄,老木公的木柴燃料也渐渐被淘汰,煤油灯的光线也照不明现在黑暗世道,换来的是电灯,强烈光线的照射,才能使世人展望光明前程。火是代表光明,在没有光明的地方,万物都是黯然失色,陷入阴森恐惧的气氛,也常是罪恶渊薮所在。今天我要将这把“圣火”照耀天下,使万物各自现形,抛去隠私阴险、黑暗迷失的观念,才能走出黑夜,奔向光明,不再摸索,以免跌落深坑。众生将心窗打开,令任何人都可以观看你的心思,是否正念?如有这份勇气,南华赤炁已得,一定可以使你百病不生,道光普现。因为火炁有消毒杀菌作用,你既将这间居住的“心房”打开,空气流通,这颗隠伏恶念毒质的种子,被火炁照射以后,便无病毒发生。在十字路口中红灯一亮,不可前进,如不遵照这个指示,刹那之间,可以令人鲜血直流,违背了南华火色之信号,只好以赤血洒满大地,自己警告自己。众生修道如何才能合乎南华之要求呢?在五老之天,各现五色,在五色五炁之中,不受染着,不被炼倒,才有资格回到这里。火性的人,会将自己原灵花树燃烧枯尽;相反的,离开火耀照射的人,一样迷失在暗路中,俗语说:“近朱则赤,近墨则黑。”所以离开南华赤炁(正气)的人,他将步入黑暗的道路,不知何处是归程?
杨生曰:帝君说得有理,您的功德浩大,愿再聆闻无上的妙法!
帝君曰:南华就是南方的精华,我身居五老之天,位居南方火天,这个“火种”是“三昧真火”,原灵的成形,当初若没有我加施火候,恐怕无法炼成圣胎,使他们下凡播种,造就广大无涯的芸芸众生,所以说:有火的地方,就有我的灵炁存在。火更是一切生命及器具的原动力,没有“火”的推动,就没有“力”的发生。人生于世,除东奔西跑外,就是南来北往,表示南生北死。人体心脏由我主管,一旦来往过度,停止跳动时,人就归于死亡│(北方属水,化为冰冷躯体)。
杨生曰:请问赤精子您的来历如何?
帝君曰:我由三清所化,以火为生。故又称为火(赤)精子。天下的“火光”就是我的化身。火气就是夏天的热气,代表着生命旺盛成长时期,春生夏长,万物坚壮而有力,所以有春天没有夏天,天地万物虽生,但无法进化成长。“火”是随身宝,火柴、电灯、电炉、打火机、火星塞等都是以火源为媒介物,才能促使世人方便生活。电车、汽车、机车、轮船、电锅等,无不用“电火”来推动。故云“电光石火”。现在正缺乏的能源│石油,它的用途也是在燃火产生动力。可知“火”是一切动力的能源,也就是热力、冲力、活力。
杨生曰:火老是光明的表征,世间如果失去您,将是黑暗一片,“火德”的功德实是广大无边,不知众生如何学习“火德”来修道呢?
帝君曰:我无大德,我的“光临”给大地带来了无限光明与活力,慧光所致,万物鲜明无隠,照透每一纤尘与巨物,来引导它们不致迷途。五行之炁,人人俱赋,人却因未能保有泰和之炁,非不及则太过,使心性的圆圈缺失偏差,所以无法五炁朝元。我今天特以五老“礼”炁布化众生,以救度之。
一、南方丙丁属“火”,在天五常为“亨”五色属“红”,在地四季为“夏”,人间化生赤(炎)帝为“神农”,人伦五常属“礼”,人体主“心、血”,五戒主“淫”。
二、从以上所属可以获知“火炁”耗散原因:
1.火│古时以木取火煮饭,煤油点灯照明,火候温和,光虽微小,每个人的视力远达。今则改用电灯、电热,火候强烈,光照千里,但也烧伤了自己,所以产生许多近视眼。人太依靠外来光明,减弱了本身光能,也因强光灼伤自身神光,一旦停电时,烛火之光已无法使自己看清眼前景像,表示人类火炁失之。
2.亨│亨、通顺、通达之意也。天之五常曰:“元、亨、利、贞、干。”今世科技发达,交通便利,信件、电话、报纸、电视、自来水等自动到家。饭店、百货公司满街都是,吃穿方便,应有尽有;应有尽有;人人富裕康乐,万事亨通。物质虽然充裕,但精神匮乏太甚。千里之遥可以立见,隔壁却不通姓名。走在荒郊小道无人阻碍;行于都市大道,拥挤得使交通阻塞。过份亨通方便,使人类本有亨达灵活智慧与体能消失了。电锅煮饭│使主妇燃薪起火能力消失。电话畅通│使人类懒得提笔写信,文笔退化。自来水到家│免再提水桶、挑水工作,体能为之减弱。汽车、机车代步│双手双足少有运动,手足乏力,不耐奔走,故言时代进步,实为“退步”。科技给人类带来各种器物发达,享用无穷,也使人类本能丧尽无遗,由“灵性”生活,进入“物化”生活,失去许多本具之能力,故称“亨通”,实乃“不达”。
3.夏(红、心、血)│四季的现象是:春生、夏长、秋收、冬藏。夏天气候炎热,火伞高张,万物蓬勃发展。火虽燃木,但夏天的人们必躲至春天的树木(木公)下乘凉。今人营养丰富,血气旺盛,也酿成暴怒之气。鱼肉过度,脂肪积聚,身躯臃肿,故一至中年,便寻求减胖方法。虽红光满面,但如火中烧,心脏病、脑溢血等病症接连而生。尤于火速的车辆,在发生车祸刹那间,血肉模飞,鲜血淋漓,皆是夏季发现象。4.礼(淫)│南方属火,五常为“礼”,五戒主“淫”。火动则无礼,欲火生则好淫。“一把无明火,烧尽功德林。”怒火不仅引起纷争,更而操戈嘶杀,令人伤害丧生,所以人当存“礼”相待,则天下太平。修道者,无明火一起,性天喷火,心地震动,将所植功德林烧化成灰,故当歛火息暴,以保道体。男女迷惑血肉躯体,兴起淫欲之火,违礼越轨之事自生,火起木焚,而果由树生,欲火不禁,火烧灵山,惜哉!寸果不留。所以人当遵礼行事,将“欲火”化为“圣火”,用来照亮别人,引导众生,那么火候成熟,道果坚固,才能得到南华火炁的精英。
以上是世界火炁流行现象,火能济人也能害人,应用之妙,存乎一心了。
我带你参观南华胜境的奥秘吧!
杨生曰:感谢帝君指教,愿睹南华妙境。随着帝君背后,想探测这神秘的宇宙,为何造物者如此鬼斧神工,无懈可击?……来到这里,放眼观去,满地呈现着红色光芒,旁边另有一山,正喷出火焰,往下流着岩浆,这不就是火山吗?
帝君曰:对的,这是火山爆发的现象,这些岩浆也就是赤(火)精子,或称“地热能”。南华是“火老”所居,故此地到处充满火炁,若火炁消失,那么南华立即冷却而变色,世人勿畏惧于火烤火炼,因这也是众生成道的一种必经过程。世上的火山、温泉都是南华精英。火山的岩浆滚动,犹如人体心脏跳动,血液即是岩(血)浆,一旦凝固,人即死亡。火的原料为瓦斯、石油、电力、煤炭、木柴等,没有一个人可以离开它而生活。家庭车辆的电灯,煮饭烧水的电力、瓦斯,它们的作用,是在燃火生热。南华的灵炁布满天下,众生受益无穷。人既得天独厚,享有这些“温情”,可是对天却自私自利,不肯施舍一点温情,人想占有全世界,本身舍不得流一滴“热血”。只知“收入”,不晓“支出”的人,他以为拥有一切,其实是失去一切,也是最愚蠢的人。世人一味耗用南华灵炁,而不知积蓄,所以现今正遭受能源危机威胁。如木柴烧完了,要新植一棵树木,须等数年时间,此谓“成之难,毁之易。”因此,希望世人要多“惜福”,以免福尽祸来。更要多帮助他人,多输温情给别人,自然也能得到他人的温情,这就是“廻光返照。”并当遵行下列四点,以充实自己:
一、南华是生命的成长,没有展放生命火花的人,他的一生枯燥乏味。南华如长大的青年,血气方刚,充满热情,活泼生动。你当用热情去关照别人、温暖别人,以化去阴森、冷酷的自私行为。热情如火,可以照亮别人、温暖别人;但不可奔放难抑,玩火自焚。
二、夜间你必提灯而行,请南华光辉引路,以免跌落深沟或撞上电杆。“火”就是你的“神明”,你不可以离开它。人们却常熄灯火,暗中进行伤天害理、违道败德勾当,一颗鲜红的心,顿失血色,被呼曰“黑心”。那么你已断了南华灵气。
三、纵情肆欲,血气亏损,犹如石油(火气)耗费过度,酿成能源缺乏危机。人虽有丰富气血,若不节用,一到中年,未老先衰,体弱多病,故当珍惜自身血气,以免如灯无油,而归熄灭。
四、世人要拥有“燃烧自己,照亮别人”的心怀,南华的景象正是燃烧自己,使自己生命显出亮光,化去黑云翳障。光照千里,别人看清了方向,自己也不致迷失。如一座路灯,虽然说它是照亮别人,其实是照亮自己。因此,人要有牺牲“小我”的精神,去济度广大众生,你如一根火柴棒,以微小生命,去点燃每一个人的心灯,星火可以燎原,那么你的火花已现身在每一个光芒之中,所以你的死亡就是再生。火神以浑身热力,去做救世利人的工作,人不敢近身,它却以大无畏精神尽力燃烧,人要学习这种精神,才能延递自己灵命,永不熄灭。
济佛曰:今日南华宫暂游至此,吾将带杨生回堂休息,改日再来拜访帝君,失礼之处,请帝君原谅。
帝君曰:杨生神劳,后日再说法,送二位回堂。
杨生曰:抱歉之处,请帝君原谅,我已坐穏莲台,请恩请回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十七回再游南华宫聆听南华帝君说法
济公活佛降民国六九年一月三十日(岁次己未年十二月十三日)
诗曰:世道浇漓意感寒。修身恰似炼炉丹。
人情冷暖随它去。佛祖心怀常喜欢。
济佛曰:寒冷的天气里,大家都懒得出门,躺在温床上才感觉温暖。世情本冷暖,一旦势无钱困,亲友远离,门可雀了;反之,人突得势发财,则门前应接不暇,送花园、呈礼仪,热闹万分,所以说:“锦上添花到处是,雪中送炭世间无。”既然“天寒无人迹,暖日处处影。”为什么阴森的地狱却拥挤不堪,温暖的天堂稀有来客呢?原来那热闹场所,暗藏了罪恶深坑,而冷静道场却明现了青云天梯。所以在热闹中,浑然忘我,脚步错乱,不知不觉的跌落阴暗地狱去;冷静道场里,觉醒自性,立穏脚步而寻着光明,步上温暖的天堂。因此,人情冷暖无碍我的道心,当有“冷而愈坚,暖而愈奋”的信心,那么天堂极乐可以任你遨游了。今日游天堂时刻已到,杨生上莲台,准备起程!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:……已至南华宫,杨生下莲台!
杨生曰:在人间时,觉得天气寒冷,令人颤抖,到南华宫却感觉温暖极了,天上人间为何气候不同呢?
济佛曰:这是南华胜境,火气较盛,所以你会觉得温暖些。
杨生曰:照理说,天堂该是四季如春,无寒无暑,怎么这里会有火气呢?诸仙真在此种热压之下,是否会因火气太盛而发脾气呢?
济佛曰:若天堂四季如春,世间如逢炎热季节,仙佛们岂不躲在洞天福地,不敢下凡了!无始劫来,能够成仙证佛的人,都须经过各种气候(寒暑顺逆)的考验,才能具备有抵抗外界魔力困扰与侵袭的能力。你觉得这里火力太强,是因为你尚未适应这里的环境,高真圣佛都习以为常,见热不热了。如南方人迁居到北方去,一定难耐冰冻天气,可是住了一段时间,自然同化与当地人相同,不觉何物为“寒冷”,反而对“炎热”觉得新奇。试看如没有炼过这个工夫,一旦发生火灾,仙佛们如何下凡去救劫呢?人逃了,仙佛们被烧死在内,岂不成笑话?
杨生曰:听了恩师的说法,恍然大悟,原来天堂的形形色色,乃是为众生们而设。那么佛说一切皆空,为何西方极乐世界,又有什么金、银、琉璃、玻璃、珊瑚、珍珠、玛瑙等七宝?世尊所说“凡所有相,皆是虚妄”一语,岂不矛盾?
济佛曰:佛徒若执文取义,那么佛法无处可寻了。
一、既然说一切皆空,那么还有什么世尊如来、观音、文殊、普贤等菩萨呢?所以佛徒切莫起傲慢心轻视这本“天堂游记”所记述的种种形相,若毁谤此形相,岂不笑倒佛寺中的佛相!
二、极乐世界的珠光宝气,就是天地灵炁精华,正吸引世间人们,心想能躺在那里,不吃饭也没关系,这种响往虽好,仍属虚妄。为了使往生佛的众生不贪恋这些人间稀宝,所以在极乐世界,充斥着恒河沙数的珠宝,佛界众生看惯了,自不以为宝。在凡间梦寐以求的一切,这里都有了,他们自不生贪恋之心,而无所求,终归于寂静安闲,过着逍遥的生活。众生视金银为宝,是为稀有故,若河中沙石皆黄金,众生当弃如敝屣,另视他为宝了。佛有应化无穷之力,要什么就有什么,自然不生自私贪妄之心。一切所有等于一切虚无,这是佛的真义,众生觉悟吗?
所以说,众仙真在这种火炁充满境界中,正是涵养他们的性情与天机,冷暖自知,修养有素,绝对不会起无明火,我们前去拜会南华帝君吧!
杨生曰:恩师真是深通三味,佛法无边,给一些迷妄无知的佛徒当头一棒,这些无上佛法真谛,足以为后世教……!看见南华帝君虽浑身火光,但却没有灼热感觉,真是火候高深。拜见南华帝君,今日再随恩师来此,请帝君多予开示妙理,启化众生。
帝君曰:善哉!我观杨善生心疑我为何满身火光而不觉得发热呢?哈哈!此即所谓“不识卢山真面目,只缘身在此山中”。
我为南华丙丁火老,一团火炁灌注三千大千世界,这种火候非是凡人可碰,如火炭燃烧,众生拾之必烫得哀叫,但火炭本身无动于衷,故说:“火光不觉热,燃烧身外身。”人本具有一颗佛心道性,本身却茫然不知,“是佛而忘佛”,故当“焚去木偶相,现出真如来”,迷人向外求道,终离本家,流浪生死,莫知归程。所以人当“外拜庙中拜,内修己金身。”如我知道本身火炁四射,知己则无碍,明他自无损,如你施舍财物予人,虽有损物,但心生欢喜,此所谓燃烧自己,照亮别人,凡眼视之有损,慧眼视之则无伤。
杨生曰:世人一旦感冒发高烧,为何须寻医注射针剂解热呢?
帝君曰:刚才所说自己的火热不会伤害本身道体,也是有一番道理的。人体若超过三十七度谓之“发烧”,必须寻医治疗,促使体温降低,俗称“退热”,以免脑部及五脏烧损。由此可悉,人体耐热能力有限,试观耐火砖不怕高热灼烧,因为它是从高温火炉出来的东西,所以见火不怕。南华的火光,按我能力而发,自然无损于我,你言火为什么不烧我身?因我是发火者,怎会伤害自己。所谓伤我者,乃是违背中庸之道,如人有五分力量,他却用了六分,此谓“过度”,自然产生暴裂危险。修道就是用你本身力量去炼度自己,如此精进道力,如火烤炼,耐得百度不伤,再进一步,不断投于试炼,会使本身耐热能力进步。故有谓成道者“入火不焚,入水不溺。”不就是这个工夫吗?人不能脱气数,自然就被气数所拘,这就是“凡夫”。寒冷的天气,有者全身皮裘毛衣,仍觉寒冷;有者一件单衣,无畏寒流。同为人身,体能强弱不一,感受自然有别。所以世人要如何突破世情假景之阻碍及人生复杂索緾困扰,那就是修道工夫。今日你来南华宫,我将为世人说法,以便众生都能突破迷惘,得以适应南华火炁环境,这都是修道者切身问题!
杨生曰:帝君一片金言,开我茅塞!
帝君曰:我非开你茅塞,而是要用一把火将你这间茅塞烧尽,看你往那里逃?
济佛曰:哈哈!请帝君手下留情,这间茅塞,他还是租来(暂住)的,你将他烧去,要他住那里呢?
帝君曰:我若不狠心一点,你还想躺在被窝里温暖哩!我甘脆用火烧他,也不必关窗闭门,也不必棉被加盖,如此不是更干净俐落,更温暖吗?
济佛曰:千万不可,你的火焰给他温暖,他会害怕而且受不了的,不知杨生你对帝君之语有何感想?
杨生曰:我知道帝君在考验我的智慧,想试试我能悟出多少?在此愿将所悟说出来给二位高真评评。
一、帝君要用火烧去我的“茅塞”,就是要我发现自己。人住于茅屋之中,心里有一种被保护的安全感,长此而住,养成依赖性,松懈警觉心。如盗贼入宅窃物,所寻无非箱内柜底,这些藏金埋银之地,正是外贼追查目标,所以安逸于保障生活之中,自然不求进步,帝君要将茅塞烧化,意要使人处在无覆盖物之时,恍然大悟,自问曰:“我要住那里?”平时认屋为主,此刻认己为我,正是发现了自己。在毫无隠蔽之下,人之言行也将战战兢兢,为恐众生睽睽之下出丑,故此时才会现出“生命实相”远离了一切假相。
二、南华帝君用火烧我茅塞,正如佛说:“三界不安,犹如火宅。”那种火焰无人能敌,每一个人遇到火灾第一就是“逃命”,此刻才会觉悟到“世事无常,生死事大”,放弃了一切,逃命要紧。这启示修道人不要依赖外力,须自求生路,否则一旦外面环境变化,我要在何处“安身立命”呢?
以上所说不知帝君觉得如何?
帝君曰:善哉!一间假茅塞不必懒呆着不走,天覆地载即大屋,上能广施甘露与风雨,下能生长百物并五谷,不怕烈火与洪水,这是金屋啊!杨善生所言,甚合我心,妙语藏天机,众生须要领悟,自然可以得道。众生性灵若要与我相接,可静神心存赤炁布满全身,而诵念曰:
丹天三炁,南上玉门,中有大神,赤帝灵君,
衣丹带符,飞文羽裙,驾乘赤龙,玉舆绛云,
南霍灵山,万神高尊,出入三清,上宴九玄,
赤圭侍役,玉童卫真,把执简录,绛簿玉文,
校定仙品,轻重上闻,今日大王,灵狱开仙,
上廻万神,降我三门,变化婴儿,镇心安魂,
混合三炁,纒我命根,长与祝融,驾乘景云,
逍遥南柯,天地长存,保我长生。
杨生曰:帝君的灵文,蕴藏玄机,具有神秘力量,愿世人虔诚诵念,必有感应。我的茅塞,已被南华火炁焚化,只见一片火海。现正金光闪闪,假火烧枯了肉身道具,在火灰堆里,却立起一位金身如来哩!
帝君曰:善哉!杨善生原灵不泯,得悟南华大道,造就非凡道果。自古以来,明师(善知识)传道方法很多,计有棒打、手指、喝駡、拈花、微笑、水洗、香点、针灌等法,但是我赤精火宅,却是用火焚烧。因为当今世人注重外表假饰,不修内心。艳丽装扮,未必道地好人;高楼大厦,每每居住鼠辈。所以我要用真火焚毁假像假屋,使小人、鼠辈现出原形,藉此点化他们!
济佛曰:哈哈!那些打不醒、指不破、洗不清的众生,此时该觉醒了!若不听南华的警告,现形出丑日子为期不远了!
杨生曰:南华道功与威力,巨有无穷,不知帝君现在负荷何种使命,来普度众生呢?
帝君曰:三曹普度,瑶池金母收回原灵,五老亦共同主持其事。天机玄妙,世人难测,今日机缘熟,特泄漏一二,以供众生修道参考:普度原灵,瑶池老母主持,观音普度,关圣助之。关圣帝君之原灵,系我火老所化,所以又说为“紫微宫内朱衣神”,生而面红赤,性烈如火,正气然,义薄云天,行全五常│仁义礼智信,为众生修道之标榜,不论在家、出家,违此五常,即是离经叛道,终堕恶道。道统降世,鸾堂阐教,关圣主掌普度事宜,代我度回原灵,以完五老之任务,故鸾堂今日应运而兴,乃是天运使然。关圣秉南方火它赤气,生于六月火热之天,性烈勇猛,过关斩将,升天之后,位居南天火位,因普度众生,功德盖世,盈满亿万,历劫化世,元灵不昧,故尊曰:“玄灵高上帝”,又曰:“普度原灵仁义古佛”。世道阴气炽盛,苦无关圣火烈纯阳之气给予化解,恐众生堕落魔道无法超升。在此末法之时,众仙佛乏力,各教纷杂不齐,有赖关圣布化正气扶鸾阐教,以维道统之不灭。故希望天下苍生修道学佛,应虔奉关圣,以突破此时阴魔纷散之障碍,作为护道、成道之阶梯,切记。
济佛曰:关圣正气浩然,义薄云天,为天人之师,正是今日修道者应学习的典型。离开“正气”二字,不论何教即是“邪道”,所以众生不论进入那种宗派教门,心中须秉持一点正气,不可认为关圣帝君只是一位后天神圣,或是一位佛门的护法者。其实关圣本是一位古佛金仙,他的显相是动相即“关圣”,静相即“如来”,动静虽二,其心如一,众生会意了吗?
帝君曰:济佛所言甚是!有人说长了胡须的神不拜,他们不知如来佛还活在西天,他的胡须已经由西天垂到东土,凡是有缘者都可“乘须而上慈航”,不要老是抱着“佛脚不放”,两者相比,“佛须”比“佛脚”的地位更高,修道者拉着“佛须”才能更加战兢自持,轻飘逍遥。所以起分别心,挑斥“佛须”的人,他们舍本逐未,相兢捉住佛祖“脚须”,那是不可得而危险的。既起傲慢心、分别心、毁谤心,则心与佛离,一放手的话,岂不摔得粉身碎骨!未法众生,眼光却此短视、偏见!真是未法!愿众生闻我的说法,恍然大悟,修道学佛,在追求究竟湼盘真相,佛性平等,莫自筑籓篱,远隔灵山了!
杨生曰:活佛与帝君的说法,合乎中道,没大偏心与私见,与人间法师们的说法,有天渊之别,或许活佛、帝君们是站在天上说法,看天下众生一体,如同赤子,显示出“佛法无边、神通广大”法力;而凡间的法师大德们,站在地上说,只看到眼前的一切,所以说法自然“有边、有限”了!才会产生宗教间互相攻讦、排斥、毁谤的纷争,恩怨重重,实在令人痛心!
济佛曰:烦恼即苦提,顽固人性,非一朝所能化,世道的路已逐渐在开辟,愿众生勿再执着那条“小道”,须走向四通八达的“大道”,使每条路都可通往天堂圣域,如此才不会做个“自私鬼(佛)”了!
帝君曰:为了证实这些话,我带杨善生拜访在南华胜境潜修的高真吧!二位请随我前去!
杨生曰:感谢帝君慈悲,阐示无穷妙道,惠益众生良多!……前面一片漆满红色楼阁,每间都明亮如昼,褱面还不紤射出红光,不知这是何?
帝君曰:这些高真们,正聚精会神坐在那儿调息,以自我训练南华灵气,所以会发出这种红光。杨善生你可看左边这一片凡间夜景,奇妙吗?
杨生曰:帝君用手在我眼前一挥,突然左边下方呈现出凡间的夜景,只见万家灯火,路灯、屋灯闪烁着光芒,房屋、街道依稀可见,这个画面太美了。
帝君曰:这幅世俗画面,包涵着无限天机。在夜里南华火光燃耀大地,世人虽有善恶,但不论善家或恶宅,他们都需要我来陪伴,我不记恨他们善恶,一意引导他们走上光明,这是一盏生命之光啊!尤其黑暗更需要光明。这种心胸,世人做得到吗?反观南华胜境的修士,正在这里发动浩然之气,每位高真从心中点燃慧光,不得停息,如此继续一段时间,待整个灵体充满真炁之后,他就有无穷能力去任行他圆满的道路,逍遥于诸法界!杨善生可访问他们的修道经过,作为众生修道的借镜!
杨生曰:好的!感觉周围一股暖流直射而来。高真们正全神贯注,在做自我训练。他们浑身发光,气势非凡,好像一个“光人”一般,清新透明,羡慕不已。这位大师,您是出家人吗?身穿袈裟,头部光圆,副法相庄严,请问您如何修成这种境界呢?
大师曰:杨善生,你来得正好!这是一大因缘,令天下众生得福,别人不见正法眼藏,你却金睛藏珠,得识本来面目,老僧在此先祝贺一声!“天堂游记”足可括金刚经、般若心经,可以说是佛经正典的写实,由佛法演译入新境界,可谓未法之世的一本“正典”,愿我佛门同修,摒弃我相,顿悟入门,以得正道。
我十五岁皈依佛门。法名“禅衣”,开始学佛修道,清晨五点起床,打扫寺院内外环境,从扫除外面脏乱做起,进而学字看经,渐次进入打扫内心脏乱,并由师指导禅坐。岁月如水,转眼到了卅岁,三藏佛典,苦读诚阅,已有心得,对我佛遗训,领略至深。一日,在禅定中,忽然看见三棵水菓树(橘子、杨桃、芒菓),长满了果实,每粒都呈黄熟,并发出光芒,突然一粒粒落地,正是“瓜熟蒂落”,此时三棵菓树枝叶摇幌不已,并异口同声说道:“我们轻松了,不再罣碍、拖累。”一会儿树叶也全部脱落,又听到三棵菓树一同欢呼道:“现在无叶(业)一身轻!不必日夜负担了!”醒来之后,恍然大悟!从此,对悟道修行工夫,更加积极,对经典领悟,也较以前为速,且见地更深。此三棵杨桃、橘子、芒菓树可以比喻做儒释道三教,他们各生长在同一块土地,虽然枝叶大小不一,但它们的共同愿望是开花结果,以供给众生食用,这种济世利人精神,正是圣贤的化身,所以我们当给予同等的尊崇敬意。在瓜熟蒂落之后,又落叶归根,回复到本来面目,正寓意着修道人不可固执、不可贪妄,该弃即弃,一切事物,顺其自然,罣碍足以令人烦恼、神昏,使心性无法开朗,如长期煎熬,不能放下这付担子,沉重的脚步,要遇上遥远的极乐世界,是费时而缓慢的。所以当你缷下重担,觉得愉悦舒畅无比,再下一步就是极乐世界的境域。在一片行道过程中,我秉持这个原则,广度众生,对各教信徒同等尊重,鼓励他们从各自信仰宗教,去寻找精髓及真理所在,他们各随己缘归依,乐道修身,各有成就;更视我如一位慈父圣师。不轻视他人,自己才会被重视,这是我体悟佛法真谛,在度化诸有情时,随缘施教,也是今天我有此成就的原因。并受诸魔考历练而屹立不倒,今天才能爬到五老天,在此修炼更深的佛法。佛法传灯,赖此火光,我现正受金刚火炼考验,自我的炼度,正是成器的铁证。凡身活至七十而灭,性灵飞升天堂极乐,感谢众生给我的机缘,他们正是我修成佛果的助力,没有他们,何有我?重视众生,就是抬高自己!希望佛门修道者,都献出你们的“如来心”吧!
济佛曰:禅衣大师,您真正体悟到佛陀教训,所以有今日成果。恭贺之
大师曰:客气!活佛的行止更是超然物外,今日又负普度众生重任,劳累了!
帝君曰:杨善生再继续访问高真们成道的经过吧!
杨生曰:感谢帝君提醒!这位高真,容颜慈祥,全身光炁四射,来历不凡!请问您如何修成这份道果呢?
金仙曰:我没有什么道行,只是行善布施不求名、不求报而已,想不到在凡尘的善行,使我灵性的升华进入这无极的境界。我在世时以贩卖杂货为生,价格公道,待人和善亲切,童叟无欺,所以生意蒸蒸日上,赚了不少钱财。因性喜仙佛,常至庙寺参香朝圣,凡破庙旧寺翻修,皆欢喜布施助之。遇穷困贫民,怜悯施财解困。把佛经、善书翻印赠送。善事力为,修身克己,不敢丝毫犯错,一生不二色,坚守伦理道德。施舍不求名、不图报,欢心而做,欣喜去行。认为天赐我有这些钱财,就是要假我的手去转送别人,并非要我独享私用,因此视财如粪土,尽力施舍需要的人。一生行道无二心,诸多侮辱加来,我心不怨!世寿八十二,一点真灵飘然上天堂,历经各科考验,今日至南华宫深造,接近还原境界!寄语天下众生,修道不要贪图名位,自己修多少,心里有数,何必显扬暴露,以破道果呢?
杨生曰:不求名相的布施,所得到的果位也就超出“气象”,达到无极理天境界,足证开什么花,就结什么果,人没有侥幸的成功,也没有侥幸的得道。
济佛曰:时刻已久,恭闻高真说法,助益众生不浅,感谢帝君栽培,使“天堂游记”一书生辉不少!
帝君曰:那里!南华大道,唯有一点“灵光常耀”,愿世人保持这点光明的心,那么一定能够光与光合,归回南华胜境的!南华启示,就此告一段落,愿众生们体悟这些真这吧!
杨生曰:感谢帝君开导,“天堂游记”的光辉,由您的灵光加被,照破众生黑暗无明,愿阅是书者,发出感谢的心,接受上圣们的教导吧!就此拜辞帝君!
济佛曰:杨生上莲台,准备回堂。
杨生曰:我已坐穏,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十八回游西华宫聆听瑶池金母说法
济公活佛降民国六九年三月廿五日(岁次庚申年二月初九日)
诗曰:人群涌涌尽黄泉。未晓回头种福田。
向外求仙空捕影。家中活佛礼宜度。
济佛曰:人常不满现状,但不求改变自己的心态行为,一味责怪他人,这样越弄越糟,总是没有成果的。修道的人,都想超升到他们理想的乐园,可是往往不知道好好培养自己的宝树,却向外去寻找他人的成果。向外求佛,如在户外捕捉鸽子,手去鸟飞,追得越紧,它飞得越高;若能廻光返照,伸手向鸽笼(家中)捕捉,相信易如反掌,所以老衲希望世人多自检点,善培自己心园,一旦收成,不是吃得津津有味吗?甚至可将多余水菓出售,还能发一笔财哩!所以众生不要看轻自己,老是向外跑的话,累得精疲力倦,还能做什么事呢?今天我将带杨生游无极圣境,准备上莲台!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:带着贤徒,观赏天界圣景,济公一片心怀,想引度众生也都一齐来此同游,一时心花怒放,贤徒!我们来对唱一段劝世歌好吗?
杨生曰:弟子少疏学浅,诗词不通,歌喉更哑,恐怕无法搭配,会出丑的!
济佛曰:几世没有吃肉了,只要不“滑腔油调”就行了,反正也不是竞选歌星,何必顾忌那么多呢?我替你加灵,使你文思敏捷,随我和来吧
杨生曰:遵命,请恩师指教!
济佛曰:凡情俗景实旁徨!
杨生曰:学我恩师游四方!
济佛曰:清风两袖性灵光!
杨生曰:一朵黑云月色凉!
济佛曰:如梦人生不久长!
杨生曰:早修大道躲无常!
济佛曰:屠刀放下莫荒唐!
杨生曰:养性修身保健康!
济佛曰:佛仙摇橹驾慈航!
杨生曰:善智殷殷法度彰!
济佛曰:唱得好!粗浅文字,寓意却很深刻,世人听了,当有所感悟!已到目的地,快下莲台。
杨生曰:这里的景色逈异于昔日所游,遍地金光,如宝山展放笑容,光辉耀目,还有金鸟飞翔,是生平首见,蔚为奇观,不知这里是何处?
济佛曰:这里是普度众生一大道场,遍地生金,满天金鸟,地上还长满金树、金花,瑶池悠游看着金鱼,奇珍异物,琳琅满目,此地灵气凝聚。是瑶池金母所居,金母为众生原灵之母,亦称西华帝君,位居尊贵,慈怀无量,我们整齐衣屐,快前去参驾!
杨生曰:遵命!今日能拜会老母,荣幸之至。眼前矗立一巍峨宫殿,金光闪耀,上书“瑶池金母宫”五字,光辉夺目,殿前仙女穿着霓裳仙衣,穿梭自如,风采飘逸,向我们点头笑迎!
济佛曰:杨生快进殿内,向老母参驾!
杨生曰:遵命!殿内坐着一位鹤发童颜慈娘,左右各有仙女侍卫。……愚儿俯伏参叩老母!愚儿幸沐天恩,奉旨著书,随师登临三界访道求真,今日荣宠圣召,来至母娘圣居,感激涕零,恭请母娘圣安!众生痴迷,未能返本还源,使母娘闾门倚盼,望穿秋水,慈泪暗滴,愚儿受负普度苍生圣命,至今大任未完,心感恐惶,求母娘再添赐智慧灵光,以方便济世度人。前曾奉命随师著作“地狱游记”,今又奉命著作“天堂游记”,圣命在身不敢丝毫怠慢,然魔考重重,心神欲碎,祈母娘寛解尘缘,了脱俗纒,俾能以证大道。
瑶池金母曰:善哉!原儿杨生!青鸾悬丝,尽吐金言,泄大道玄机,解诸经之疑惑,圣命担负,道志非凡,造就殊胜。三曹普度,天人同忙,“地狱游记”已开地曹、人曹之生机;“天堂游记”,广度天曹、人曹之迷途,二部圣典,万戴生辉,三才唯人为贵,所以人頪受惠最深。道来魔生,自古皆然,愿杨儿克服逆境,将“天堂游记”一书圆满着成,丰功伟绩,万古流芳,不但尔之玄祖超升极乐,芸芸众生,九六原灵,更须藉此求修证道。至此,尔之圣任方告一段落。母子连心,知儿苦衷,当赐灵光以助道力,希尔振作精神,将圣笔光辉,普照世界,以开导更多众生觉悟迷梦,早脱尘缘,洗心愌面,携手步入善道,如此,配为人天导师,善名永留,岂不妙哉!
杨生曰:感谢母娘灵光加被,金言铿锵有力,灌注我心,顿觉眼神明朗,神气十足,愿慈母的爱心,时时给予关怀照顾!谨遵母命,矢志加鞭,请母放心!
老母曰:有诗云:慈母手中线,游子身上衣。
临行密密缝,意恐迟迟归。
谁言寸草心,报得三春晖。
原儿九六,如今都成了游子,身上所穿的仙衣已经不见,都换上了花花缘缘的俗衣,在别离三山坡时候,慈母如针缝衣,苦口婆心再三叮咛,为的是怕你们下凡胎之后,忘记天上的净土圣境,沉沦于花花尘俗世界之中,迟迟不知道归返无极理天,但愿你们手中能够把握母娘垂下的金线,登上慈航,步步向我身边归来,如此,才可以报答母恩于万一,否则都成了不孝儿女!知吗?
济佛曰:慈母的言语,多少辛酸泪语,世人能无动于衷吗?
杨生曰:现在崇拜瑶池金母的庙堂及众生甚多,世人能归根认母,是一个好现象,相信也是世界大同的前兆。祈老母垂慈,开示修道方法,以启迷津。
老母曰:我主西方,又称“西华帝君”。有人谓:“现在是个金钱世界!”尤其西方人士更有“拜金主义”之称。今值西方应运,金子上涨,身价百倍,显示金母普度原灵的时刻已至,所以我的名号,正传遍天下。天运循环,西方应运,所以大道降世,普度有缘,唯有同认一母│上帝,才能世界大同,上天用意玄妙,愿众生体悟之。
杨生曰:老母慈悲,祈再垂示妙理!
老母曰:金为万宝之王,故世人视金为“至宝”。足见我之崇高地位。何以称为“母”呢?金为宝物,不惧火炼、水浸、土埋、木压,为五行之王,五老之灵,任毁不灭,故佛身称“金身”,道体曰“金丹”。金属尊贵,流通无碍,天人争取,“金母”能生“金子”,“佛母”能生“佛子”,为万灵之主,故称为母。万物的灵性,即一团金光,所以原灵以金为母,表示灵性如金不灭,愿世人体悟之。
杨生曰:金母生化原灵功德无量无边,请能指示金母来历,及世人应如何学修您的大德,以便投入您的怀抱呢?
老母曰:混元一炁,化元始及太上玄女,所以我本是混元一炁之灵,三清演化,五行生人,我再化为五行之首│“金”。金母负责化生原灵之责,任重道远,元始天尊已经详细阐明,所以我不再重述。我应运普度众生,天下也已进入“金色世界”,五金正随在人类左右,如钢筋、铁屋、铁床、机车、汽车、飞机、电话、电视、眼镜、手表、项炼、戒子……等等,食衣住行,已由土木器材进步到五金设备,显示出“金”是随身宝,“母”是众生珍。金气人人喜爱,但人性变为现实,生活糜烂不堪,所谓“纸醉金迷”。但为了普度原灵,不得不以金炁布化众生。
一、西方庚辛属“金”,在天五常为“利”,五色属“白”,在地四季为“秋”,人间化生白帝“夏禹”,人伦五常属“义”,人体主“肺、皮”,五戒主“盗”。
二、从以上所属,可以体悟“金炁”消散原因。
1.金│古时由土木建筑房屋及制造各种器具,今已变为钢筋铁皮等金器材。以前的木剑、石头,已遭淘汰,现在是刀光血影,枪炮利器,杀伤力甚于古时万倍。科学进步,物质生活享受到极点,医药的进步,也促进入类寿命延长,生病夭寿者减少,但受到车祸意外伤亡人数,却急剧增加,足见生死的权衡,看似由人,实是由天。车祸无非铁撞轮压,死于五金压力之下。每年世界各地战乱,在枪林弹雨下牺牲者,更不计其数;以刀钻凶杀,亦屡有所闻。所以金虽贵重,物极必反,伤人亦惨。世人身上都带有金炼、戒子、手表等物,物虽值钱、却冰冷无情。对亲朋冷落无义,如秋叶凋谢单调。唯利是图者,该觉醒了。愿世上拜“金子”者,更能拜“金母”,做个饮水思源的“孝子”吧!
有词曰
劝原儿,速觉醒,金山埋没无尽好汉英雄!
劝原儿,速觉醒,黄土堆里青草空舞春风!
劝原儿,速觉醒,苦海洪波万丈人影无踪!
劝原儿,速觉醒,子欲养亲不在多少幽衷!
劝原儿,速觉醒,无极母念原灵尽孝尽忠!
劝原儿,速觉醒,进圣门求真道加紧用功!
劝原儿,速觉醒,心怀慈度世人善道遵从!
2.利│利者,顺利、便利也。利必以分割禾,故取利刀如操刀杀人也。利即货财,今人重利,视金钱为生命,人类之争闘,无非争取私利。以非法手段拥有私利者,必招怨忌,所以得“利”之后,受“害”不远,俗语说:“人为财死,鸟为食亡。”人追求财利,终于被“利刀”剥夺生活,故“利害”两连,愿世人轻利远害,切勿奸诈骗抢,唯利是图,以免利刀无情,招怨造孽。如车辆之运输可谓便利,载善书发送容易(利),载恶客为非作歹亦易(害),所以“利害”关系至为密切,应用之妙,存乎一心,愿世人善用之。
3.秋│(白、肺、皮)│秋月虽明,但体弱乏力。秋天主收成时期,万物落叶飘零。树叶既落,无法吐出氧气,人类肺部呼吸所需要之元素自然减少。肺脏如叶,落叶归根,仅剩外表一层“白皮”,身体虚弱不实,所以秋天一到,人们需要添加衣服保身。现正值秋收稻白时期,原灵当返回西方灵山,因此,天下大道弘扬,善书普送,尤以中土更盛。鸾门扶鸾阐教,殷殷教化众生,众仙佛纷纷投胎转世,慧根不泯者,奉献牺牲精神物质,四处为普度有缘而奔波,愿我原儿心如落叶,清白无染,不生挂碍,个个修道,如秋天大有收成!
4.义(盗)│西方属金,五常为“义”,五戒主“盗”。好金者见利则忘义。人若生贪念,盗取财物,称为“盗贼”,已非“义士”。一丝一毫,若非己物,切莫去取,否则,违背天律,地狱有份,天堂无路可行。
以上是西华金炁流行现象,西华(方)是宝地,世人如有盗(道)心,盼勿贪世上假金假财,那些仅让你借用几年而已,还是修身养性,培养自己一颗“金刚心”,以便日后返回西方极乐,踏上金色宝地,与您金色心光相映成趣,那么,你所拥有的才是真实的!我带你参观西华瑶池圣境吧!
杨生曰:老母慈悲,劳累您为苍生苦口婆心的说法,无限感激!看到仙姑侍女们天真无邪的笑容,有一种舒适忘我感觉!不知是何因?
老母曰:她们是超俗出尘的仙女,与一般凡尘的女子有区别,她们清高出俗的气质正吸引着你,但千万不可动心。
杨生曰:岂敢!是否可以询问她们修养之道呢?
老母曰:当然可以!
杨生曰:请问这位仙姊,是否能告诉我,妳修道的经过,及用什么方法保持这种青春的气息?因为现代的世人,不论男女都想保持青春不老,如妳能泄漏一点秘诀,相信世人会感恩不尽的!
仙女曰:想起我的修道过程,充满着崎岖困难,也许是在困难的环境中,才能保持高超人格,造就非凡的志业。我从小失去父母,送给叔叔扶养,自幼一见庙寺,即十分崇敬,并响往修道之事,后来拜了“惠真上师”为师,专心学道,历经各种魔考,道志不变,最后得证大道,蒙老母收为宫内侍女。
仙女们为何面目姣好,清秀庄丽不老呢?乃是心中没有欲念、烦恼,一片纯真清白,忘记了岁月,不知老之将至!“无恼”即“无老”,“忘年”即“忘老”,存着贞洁的心性,脸上自然清秀光泽,心理不平衡的话,用什么珍珠洗面皂,高级按摩霜,也是无法保持着青春不老。驻颜的妙法,就是:“不烦恼、多素食;少照镜、常观心”十二个字,世上男女如果能够实行这个秘诀,则脂粉不施,自然拥有轻盈的美态,不是更快心吗?
济佛曰:因时刻不早,我们改日再来参观,拜辞老母及各位仙女们!
杨生曰:感谢老母慈怀点化,无限感恩!因时刻已至,我将随师回堂,拜辞老母。
老母曰:既然如此,我亦不愿强留,后日再来吧!
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第十九回再游西华宫聆听瑶池金母说法
济公活佛降民国六九年四月八日(岁次庚申年二月廿三日)
诗曰:世外桃源景色幽。游人如织乘云舟。
桃树下传香味。一点甘霖润玉喉。
济佛曰:今日我们师徒将再云游瑶池,拜见老母,聆听他的说法,贤徒整齐衣屐,随我起程吧!
杨生曰:我已坐穏莲台。三生有幸,能赴瑶池、聆听老母的说法,天恩师德不敢忘记!
济佛曰:轻驾莲车,向无极瑶池而来……。已到西华瑶池老母圣居了!杨生快下莲台,我们前去参驾老母!
杨生曰:遵命!瑶池景色宜人,四处仙风飘飘,闪灿着光芒,让人心旷神怡!这里的毫光与其它地方不同,不但不会剌眼,反而使我的眼睛大睁,难以闭合,不知道是何因?
济佛曰:西华瑶池为金母圣居,此处为金炁所凝,好像世间的“金山”,世人“见钱眼开”,因此,你看了这种金光道炁,自然感觉如此,这叫做“羡慕的眼光”!哈哈!不要贪看,我们向老母请安吧!
杨生曰:进入圣殿,看见慈母已露出微笑,仙女们亦点含笑迎接我们,心中觉得无限欣慰。……愚儿拜见老母,今日随师再来瑶池,恳祈老母慈悲惠赐灵光,并垂示大道玄机,以启世人。
老母曰:善哉!杨儿,与道济同驾慈航,云游三界,广度苍生,替母分忧,是为孝儿,母觉欣慰。因缘早种,道根深厚,今日才能有此伟行钜着。愿你们矢志加鞭,以期“天堂游记”早日着成,普度苍生之圣业,始能大功告成。以免诸天仙佛,跋涉红尘,慨叹世人难度,此书可以接引众多原(缘)人,回天朝母……。我再带杨儿参观瑶池圣境,以开悟大道。
杨生曰:感谢老母金言开示。……随着老母背后,身旁跟随着一群护驾仙女,感觉好像回到老家,仙女如同姊妹,似曾相识,又觉面熟……。
老母曰:杨儿说得对,回忆当初在天堂交界处的“三山坡”上,你们都是兄弟姊妹,一下苦海沐浴,换去人家衣裳,一至浴罢醒来,已在人间,身无一物,所以原始人,以树叶遮身,掩盖原体,今天已由纯树叶进步到布匹染印之花花缘缘俗衣,将原来佛性仙灵渐渐淡忘,各人改头换面,人家百姓结为亲朋,贪恋红尘,认假为真,浑浑噩噩过日。这些仙女们都是以前的姊妹,她们到人间,受尽了苦劫,如今惊醒幻梦,修成正果,脱胎换骨,回到我的身边。
杨生曰:老母说的是,众生本是同根生。这里有一片池塘开满了白色莲花,洁白无比,状甚美观。水中还有金鱼游来游去,一幅逍遥自在的样子,好羡慕哦!
老母曰:这是瑶池奇景一部份,瑶池又称“西池”,莲花盛开,金鱼四处悠游,显示出一幅修道者的图画。莲花、金鱼,都是有灵性的神物,我向他们点化,命它开口说法:莲花!莲花!妳的洁白光滑,如苦海仙槎;清高自持,花瓣不染粒砂,脱俗的气质,胜过人家,开口说法吧!
杨生曰:老母道出慈悲法言后,池中莲花一阵摇动,好像向瑶池主人表示会意,由花中发出清脆柔声音道:“我活在污秽的红尘淤泥中,虽然满池污水,但是我怀抱着一颗素心,咬紧牙根,穏立脚步,不因环境恶劣而退却。踏在污泥,试验着道根,过着淡泊如水,轻飘如风的生活,但已感觉心满意足。脚步虽然踏在红尘地上,但是,我的手叶、心花却浮在水面,朝向光明。人们!你们活在五浊世界,踩着浅肤尘道,一颗原有良心是否被污染,被同化了?红尘埋没多少娑婆的游客,几人尚能保持着素心?清白?我的脚跟沉在污泥中,净化着细菌,化为我生命的养份。洗净的莲藕,露出了清白的脚跟,你能相信我在尘不染尘吗?人类的沉沦堕落,无法自拔,浸在污水泥泞的人,久而腐烂不堪,可见你们的道力微薄,没有抵抗力,受不了情欲的腐蚀,虚伪脆弱的人性,不堪一击!终至败坏、衰弱、灭亡!愿世人立于尘境,怀抱素心,开着洁白的花,步向光明的前程,在瑶池里,我拥有一座清高的果位,愿世人学习我榜样,不要被尘土埋藏了你的生命!”莲花说完了话,摇动花叶(身躯)向老母行礼,又归于宁静。想不到莲花公主竟然说出这么好的妙法,真是“口吐金莲”,自叹不如!
老母曰:莲花就是神圣的化身,代表清高洁白的灵性,所以仙佛们都乘坐莲台,以取得莲位为荣。愿世人当学习它的精神,彻悟莲花寄语,修成一座九品莲台,我再向金鱼点化,叫它说法:“金鱼!金鱼!充满活泼光彩的身躯,生活在鱼缸里,伴着人们游戏,你看多了世人,一定有许多话要让世人明知!张开你的金口,吐出一些珠玉吧!”
杨生曰:老母说法之后,一群金鱼跃出水面,好像兴奋不已,异口同声说:我与莲花为友,一起活在池塘之中,好动的我,整日游荡,快乐无边,莲姊却害羞的不敢随意走动,她怕越陷越深。可是,好景不常,主人把我网了上来,提到街上任人垂钓。儿童们看我可爱,围观欺侮着我,客人一喜欢,主人就把我卖掉了,从广阔池塘,迁居到小火缸里,从此生活在小天地之中,我也认命度过一生。不过,我却成了人类的监察神,他们一举一动,皆在找双眼中,习惯了这种生活,也就不怪谁了。当人们心情烦闷时,都依偎在我的身边。以慈颜悦色的眼光,向我注视,心想:这些金鱼虽生活在小缸里,但无忧无愁,逍遥自在,不愁吃穿│一泓清水,一件绚丽外衣,│浸不烂,更加光彩,胜过生活在大地人们,住有高楼大厦,却心烦意闷。你看,一件华丽的俗衣,经过几次水洗,就褪色变质,不复往日光辉。我爱这件与生俱来的天然金衣裳,我不炫耀自己,但却讨人喜爱,一件足用一生,耐穿耐磨,只要以水洗濯,清鲜如新。那尘衣用尽了洗衣粉、漂白粉,仍无法洗去污秽的一身。世人争名夺利,恩怨不休,所以惹人讨厌。我安守本份,一杯白开水、一点清风,已感知足,我若打破水缸,不是自取灭亡吗?我的生命只在水中,你们的生命在陆上,你若离开生命大道,也将濒临黑暗的死亡!愿世人多献出你的优点,那么就会像我令人欣赏了!金鱼说完了话又跃出水面,点头作礼而退,听完了这二位奇珍的说法,觉得万物都具有慧敏的灵性,不逊于人类,这一场法会真是有趣!
济佛曰:不要小看他们,我觉得世人尚不及哩!如听了这些法语还不觉醒,岂不有愧吗?
老母曰:万物有灵,禀受天地灵气护佑,所以各具有超凡能力,三才唯人为贵,修道最易,愿勿自弃。众生如想求得西华灵光加被,可虔诵:
七炁之天,素皇金堂,白帝当权,安镇西方,华阴灵山,
号曰神王,白羽飞裙,建旗御龙,上游玄清,出入华宫,
总领仙籍,列简诸方,吉日佳辰,万圣宴降,徘徊九霞,
流散晖光,金睛焕焕,白石洋洋,开仙观灵,神敷四区,
愿道愿仙,愿生愿长,上愿既会,靡不吉昌,蓐收通真,
改我形容,变化自我,与炁同翔,身飞骨轻,上升紫房。
济佛曰:时刻不旱,我们改日再来恭聆母训,今日就此告辞。
杨生曰:感谢老母慈悲点化迷津,拜辞慈娘,我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣瞖堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二0回三游西华宫聆听瑶池金母说法
济公活佛降民国六九年四月十七日(岁次庚申年三月初三日)
诗曰:庄子闲来梦蝶飞。清潭夜火僧舟归。
世情攘随风去。免教无常百事非。
济佛曰:天堂极乐世界,并非在遥远地方,如能将自己所行住的地方,清扫干净,并除去心地上的污秽,那么这块杂草丛生的尘地,也将化为金玉般晶莹,净土即是乐土,天堂已现在你的面前了。要想飞升,也非难事,人无双翼,能怎翱翔?第一要将心神放轻松,第二要把业债还清,那么纵然无翼,也如充满氢气气球,袅袅上升。反之,心情沉重,罪业满身,纵有长翅,烦石压力及债主们紧拉,我看回天乏术了。今日云游著书时刻已到,我将带贤徒杨生再游瑶池,准备上莲台。
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程吧!
济佛曰:……瑶池已到,杨生下莲台,准备向老母参驾!
杨生曰:来到瑶池,倍有亲切之感,老母疼爱赤子,恩德深厚。随师游历三界,访道求真,受益至深。……参叩老母,祈赐灵光!
老母曰:善哉!杨儿今日又来母居,甚觉欣慰!母念原灵,心已憔悴,幸“天堂游记”一书之作,唤醒迷津,广度苍生,母心聊慰一二。为使苍生明瞭瑶池奇景,杨儿随我到各处参观吧!
杨生曰:前面一片大菓园,生满了好像桃子的水菓,个个红熟,香味芬芳,令人垂涎欲滴,这种桃子比凡间的要大好几倍,不知是世人称的“仙桃”吗?桃树下有许多仙童、仙女嬉戏,也有许多道长在石椅上聊天下棋,更有者正在摘食仙桃,他们生活在一种无忧无愁的情趣之中,令人羡慕,不知具有何等人才有这种享受?
老母曰:这里是蟠桃乐园,三界唯有瑶池之灵气长有蟠桃,满园蟠桃熟透,正等待世上修道者来摘食!
杨生曰:园外似有守卫,我可以进去吗?
老母曰:蟠桃园外有仙真把守,如非修道之士功果圆满,不能来此接受蟠桃盛宴,在园内的仙童仙女及高真,都是瑶池的贵客,也是瑶池的主人,今日修成正果,所以来此逍遥自在,各食其道果!
杨生曰:有言修成正果后,需要再赴瑶池,接受老母赏赐蟠桃,以延年益寿,这是何因呢?
老母曰:蟠桃形状如一个人的心,所以蟠桃可谓种植在人的“心地”上。人生若知勤修大道,一旦功德圆满,脱壳飞升,可来瑶池开蟠桃宴会,及赐莲台果位,所以至瑶池食蟠桃,表示证果成道,永不转轮,永享天爵圣寿之意。所以世人当善培心地,心不可生恶念、毒念,否则蟠桃树枯而亡,终无道果可享,现时修道甚多,瑶池蟠桃结果累累,正等待众生驾临享用,希望众生勿错过良机。我们进入园内访问正在下棋的高真吧!
杨生曰:遵命。那些守卫见老母前来,立即廻避让我们进去。……请问这位金仙,您如何修成正果?回到瑶池之后,感想如何?
金仙曰:凡间杨善生来访,请坐,我们下一盘棋,再谈好吗?
杨生曰:下棋我是外行,根本不懂,如数数棋子,倒还可以!
金仙曰:哈哈!你把棋子当佛珠,真有意思!佛家以菩提子作念珠,一珠一珠数佛念佛;道家却以土产木块划起地图,削作棋子,道魔就地展开战鬪,还须遵守着“棋中不语真君子,起手无回大丈夫”真经妙句,在默默无语中战胜魔群,具有勇往直前进取精神。所以行棋无语如数念珠念佛,同具一意义。而且无声胜有声,棋高一筹哩!此棋奥秘有如此深功夫,绝非“局外人士”能悉,哈哈!数棋如数珠,高手!
杨生曰:岂敢!金仙妙语如珠!未悉金仙成道历史?
金仙曰:修道是终身事业,不可一旦终止,如行棋不进则退,楚河汉界四边埋伏,危机四起,不管输赢,定要跳出棋盘,才能脱离提心吊胆凡尘生活。我在世时生平敬奉太上道祖、吕祖师、观音大士等仙佛学道,勤参真理,举凡有益世人之举,如济贫施药、修桥铺路、捐印善书、讲经说法等,均尽力行之;功果圆满,归仙之后,灵至瑶池逍遥,以瑶池之水沐浴,蟠桃为食,一切自由自在,取之不尽,用之不竭,可谓快活无边,愿世人了悟黄梁一梦,早修大道,日后自可来此相聚敍道谈玄。
杨生曰:请问这位仙姊,您是如何修正果呢?
仙姑曰:我生前学习裁缝,学成之后,自己开业,由友人引进拜师学道,并清口茹素,一方面从事工作赚钱,一面修身悟道,半圣半凡,遇有顾客,即予劝化,并度他们求道修德,如看见贫困,即布施济助,二十五岁结婚,夫君亦是虔诚在家修道居士,夫妇同修,有过互相劝勉,自觉天恩圣德无能为报,得有知心道侣,自觉甚为满足。生有二男一女,均能认真求学读书,遵守道德,敦品励行。一生行善不倦,度人无数,至六十二岁,无疾而终,一点真灵飘至无极瑶池,受老母加封为静月仙姑,逍遥无尽,我夫君亦在去年归仙,现正在东华宫修炼,均得到很高果位。希望世人修道,不但内修自己德行,外功更为重要,如逢有困苦难之人,当寄予同情心,多予关怀帮助,这些发自内心的慈悲,功德甚大,无德终难成道。修道过程中,更不可愩高骄傲,自以为满足,当多听前贤及道友们教益,如遇各教修士,须以同道立场敬之,不可妄加轻视、毁谤。现代的修者,往往忽视此点,致造成道果不圆。因尚住尘世,肉眼不明,造业而不知,盼听我的话后,速速改过,在道业成绩上,才不会记上缺点。切记!
杨生曰:听了他们的说法,感觉到修道并没有侥幸的,每一人在修道的过程,都历尽了沧桑,或遭受到各种打击,才能成功。而且平时在为人处世上,需要做到尽善尽美,对宗教门户上,更不能存有芥蒂,互相排斥,在灵界,我看仙佛们的相处都很融和,相信唯富有包容心及抛弃私见的人,才能升华到灵界逍遥,否则灵界的灵团会产生剧烈火爆场面,圣界也将没有一片净土。据我所见,凡是能够在灵界往来的圣灵,他们虽然各具有自己的宗教意识,可是在他们的悟境上,都能达到万物与我一体,并能超出物外的见解,才能够生存在无极的境界,反之,他们的灵体一到这种无我境界,既惯于生前的我执,自然被排斥在无极圈外,无法进入真空无极清净界内的。
老母曰:杨儿说得是,大地众生皆赤子,各教互攻,自愿堕落莫可挽救。在文字教义上或许各教略有不同,但它最终目的是一致的!深愿众生各取自心、自问、自修、自成。无极理天是迎接道高无极,悟至无声无色无相境界的修道者,如不能扫三心、飞四相,绝难证至最高果位九品莲台地位。如杨儿今日所见,他们均是和蔼可亲的一群,已打破欲界、色界、无色界的畛域,所以他们能够造就突出非凡的果位,世人悟多少,修多少,就得多少。所以愿世人认理归真,同心同德,为挽回人类劫运,重造大众幸福,以道德为依归,以祥和为目的,修身养性,以返无极瑶池,共敍天伦吧!
济佛曰:感谢老母慈谕,再三训示众生,相信众生定能善体母怀,化去恶习劣性,迁善改过,从今以后,将自己坏毛病改去,不再贪嗔痴、淫赌诈了,速归善道,齐登天梯,以免墬落地狱,呼救无门。今日时刻不早,就此告辞老母,西华圣境至此告一段落,杨生叩谢母恩,准备回堂。
杨生曰:感谢慈母关怀,惠赐灵光,开我智慧,当遵母意,行道度人,以了大愿,报答母恩!拜辞母驾!
老母曰:辛苦济佛及杨儿,为度众生,奔波于三界,“地狱游记”着成己普化全球,收到振龚启瞶之功,母心甚慰。今杨儿又灵游天界,访道求真,著作“天堂游记”,介绍天堂风光,广度世人,母心欣喜,特赐诗一首及蟠桃一粒,食之延年开智!
诗曰:青鸾降世度原灵。圣笔挥书道德经。
地狱天堂无二路。心分善恶影随形。
千秋典史今犹在。万古记游瀚墨馨。
苦海洪波从此息。蟠桃食罢享遐龄。
杨生曰:叩谢母赐天诗、蟠桃,当带回以尝其道味!叩辞母驾,我已坐穏莲台,请恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二一回游北华宫聆听北华帝君说法
济公活佛降民国六九年五月七日(岁次庚申年三月初廿三日)
诗曰:青山伴月水潺流。道客心潭泛扁舟。
竹影清凉阴暑热。身无罣碍乐悠悠。
济佛曰:修道如行舟,要以智慧及高明眼光辨别方向,否则苦海滔滔,稍一不慎,人舟覆没,载客渡船,反成了害命工具。所以修道人当具慧见以悟道,道在心头,何必深山求之,缘木求鱼,终不可得!人皆言己是他非,到底信谁才对?老衲告诉你“信我得救”,“我”就是“自己、真我”,对自己没有自信主宰者,他如何去修行悟道呢?今日著书时刻已到,我将带杨生云游圣界。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:今日我们游北华宫,拜会北华帝君,恭请帝君说法,使“天堂游记”一书更加光辉充实。
杨生曰:云游五老天已经费时不少,今日又来到北华宫,呈现一番新的面目,放眼观之,一片森凉感觉,且有一股湿气,不知道是什么原因?
济佛曰:北华是水气精华结成,所以有此感觉,详情请示帝君就知。
杨生曰:好的。随师步下莲台,一路前进,感觉阵阵凉意。……前面矗立巍峨宫殿,像水晶宫晶莹透明,里外清晰可见,还发射出光芒,像雨中的车灯,有点剌眼。来到殿前,上书有“北华水精宫”五字,光辉夺目令人起敬。殿中坐有一位老者,面貌庄严带着和蔼微笑。
济佛曰:快向北华帝君参礼!
杨生曰:弟子杨生,今日奉旨随师来到北华宫中恭参帝驾,请帝君多予开导!
北华帝君曰:北华是一个山明水秀的地方,北方壬癸属水,所以你觉得有些寒意;但是在夏天里,来到此地,如入冰菓室中,冰水往嘴里吞,也不觉寒冷。北华如夏天冷气室,是一个避暑圣地,一个道力足够的人,进入此种境界,会觉得舒适凉爽。反之,体弱多病,满身阴气的人,来到北华即将冻毙。所以世人应以温暖的心去待人,日后才能在五老水精宫内享受清静凉爽的生活。人心若是阴险冷酷无情,自身灵体充满阴气,一遇冷锋,则变成“冰冻三尺,非一日之寒!”阴府之门就自动开启,迎接你进去了。
杨生曰:帝君说得是,人要怀着“古道热肠”,才能冷暖均适,若冷酷无情,也将自绝于天地怀抱之中。请问帝君来历如何呢?及应如何学习您的德性呢?
帝君曰:我是五老中的“水老”,又称“水精子”。水是万物生长必须的元素,动物、植物、飞禽,都需要我的补充,鱼虾、水族更是活在我的怀抱中。水份亦占人体百分之七十,人一旦消渴、脱水,水干竭尽时,其身自亡。精血如水,它是生命的源泉,人当固守之,以免失精血,精神萎糜不振,昏昏欲倒,不但成人困难,成仙成佛更加不易。至于修习水德的工夫,那更是方便有多门了,我今举例数点,以供众生参考:
一、水如镜子,可用以自照,心湖静止无波,照见本来面目,一片清新如洗,山河大地、草木花树,尽在水中现影,所以世人当静(净)心湖,以免化为苦海。
二、水性属柔,柔能克刚,洪水泛滥时,山石、巨木、田地、房屋崩溃流失,足见柔水力量宏大。巨石经过水流可成细砂,胜过机器辗磨。人与人相处,当以柔和包容态度相对,避免磨擦,遭受损伤。
三、人每天必须用水洗脸、刷牙、煮饭,煮菜、沐浴、洗涤器具、擦地板、冲厕所。还有,五湖四海船只畅游,交通着世界,我的度量可见一般,水性往低处流,谦虚客气。本性光明晶莹,清彻透底,养活了万物,愿世人学习这种服务牺牲精神,修成一位水上金仙!
杨生曰:水老对人頪的贡献实在太大了,没有水就没有“生命”,故有言“活水”,请帝君再说明您的生化现象,给世人明瞭更多的奥妙。
帝君曰:好的。
一、北方壬癸属“水”,在五常为“贞”,五色属“黑”,在地四季为“冬”,人间化生黑帝“智”,人体主“肾、骨”,五戒主“酒”。
1.水(肾骨)│水是维持生活的必须品,人不能一日离开它,古时的井水、河水,现在已化为自来水,家家有我在,如果我三天不来,你们不是急得要命吗?没有水,农人怎能种菜插秧?没有水鱼虾毙命,船只搁浅。人当学习水性的助力;可是现代的人,却“杨花水性”,飘浮放荡,不知所归,人心如江河日下,沉沦愈深,苦海无边,回头是岸吧!水虽对人頪有如此贡献,可是人却不惜之!人体以“精”为活命之源,精髓凝结为“骨”,“肾脏”藏精,今人淫欲过度,肾水消耗过度,水源既枯,筋骨松驰,每有腰酸背痛症状。所以当节约“用水”,肾脏(水塔)贮精,精神饱满,自可延年益寿。修道人“水火既济”之后,则可以得道,故当“养性惜精”以修道。
2.贞│水清而白,性柔如女子,故曰“贞洁”。人心的黑暗,行为的污秽已经至深,贪污、淫秽不贞的浪漫行为,已造成一泓浊流,法(清)水是洗清污秽的良剂,激浊扬清正是时候,以善水清洗人类的恶迹,恢复原来“清白”的本性,才能够得到北华的精英!
3.冬(黑)│冬天寒冷,须添衣御寒。四季循环,秋收冬藏,现代世人,住于高楼大厦,钢筋铁门深锁,蛰居一处,有一种无人相问滋味,人情冷落,独自(冬)藏身(仓库)中。世道日下,社会也有“黑暗”一面,要水火既济,当以无私开朗心胸,去照破暗翳,不能让寒风吹来,各自躲于室内被窝里,才能突破黑暗,重现光明!
4.智(酒)│北方属水,五常主“智”,智慧如水,有“智海、智水”之称,智慧须清明,如水显示出之变化无穷,活泼玲珑个性。但人切忌以“酒”灌溉之,否则木枯人昏,脑智昏沉。且酒后乱性,伤道败德之事频生,故有“酒醉误江山”之警语,愿世人切切悟之。
济佛曰:哈哈!落花有意,流水无情,一寸光阴一寸金,流水一去不复还,正启示着世人,守道勿失。逆水行舟,考验着修士的意志,世人你愿驾慈航登佛土,还是要沉溺苦海中呢?
杨生曰:帝君的说法,合乎当代世道,句句真言,深入我心,愿帝君不吝再赐教益。
帝君曰:众生每多水弱火旺,身体百病丛生,今垂北华灵文,众生虔诵之,必有活水灵泉之妙功,灵咒曰:
五炁玄天,上始精流,结炁凝灵,号曰仙卢,安镇北恒,
黑帝所游,遨宴北单,参龙驾浮,今日我请,万灵开图,
五炁徘徊,庆云四敷,仙童执简,太玄度符,记我仙籍,
金箓上书,廻真曲降,混合婴孩,二炁交络,洞灌我躯,
玄冥携提,神仙为俦,永享天地,万劫无休,愿祈所请。
因时刻有限,后期我再带杨生参观北华水晶宫之妙境。
济佛曰:感谢帝君垂赐妙文,我带杨贤徒回堂。
杨生曰:帝君慈音遍布,众生当信受奉行。我已坐穏莲台,请恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二二回再游北华宫聆听北华帝君说法
济公活佛降民国六九年五月十九日(岁次庚申年四月初六日)
诗曰:夏日堪溶百尺冰。心无愧漏风云乘。
屠刀放下身成佛。满地慈莲玉露凝。
济佛曰:夏日能够溶化百尺的冰山,一颗充满温情的爱心,也可以感化人间阴私与仇怨。当你心中觉得没有一丝“惭愧”时,你将可以高枕无忧,四处遨游。放下那只杀人、宰人、害人的“屠刀”,培养慈悲心肠,不欺不诈,满地将浮出“金莲”,莲叶上滴滴“玉露”,冲淡了屠刀上斑斑“血迹”,重现你光明面目。今日我将再带杨生畅游北华妙境,贤徒准备上莲台吧!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程。
济佛曰:北华水晶宫已到了,我们前去参拜北华帝君(水精子),请水老带你参观北华风光,以开眼界。
杨生曰:好的。北华宫另有一种不同气象,现在凡尘的天气炎热,回观我的肉体满身大汗,但灵体来到此地却是凉爽无比。……已至宫前,在此修真的高人甚多,他们来来往往,一副清闲模样,令人羡慕。……杨生恭参帝驾,今日随师再来,请帝君惠赐金言。
帝君曰:善哉!杨生今日又来“寒舍”,不知有何指教?
杨生曰:不敢当!帝君口出此言,使我“心头一凉”,有些受不了,莫非帝君有意考验我?
帝君曰:“寒舍”无何宝物,只有“凉茶”一杯相待,杨生不要客气,饮用吧!
济佛曰:帝君惠赐你北华“水精茶”,不亚于观音大士的“甘露水”,有福方可品尝到这种妙品,不必客气,快饮下吧!说说其滋味。
杨生曰:一口气喝完这杯清凉的“水精茶”,感觉一股冷气直透全身,好像吃冰一样,清凉无比。
帝君曰:此茶系北华妙品,有清血解毒,去火凉性之功。世上爱饮茶者都知道上品茶叶是生长在严寒高峯峻岭之上,唯有冻顶茶才能沾受北华水精灵气的滋润,所以有解毒去浊功效。今日杨善生来到北华寒宫,只好以一杯凉茶相赠,礼轻情意重,不见怪吧!
杨生曰:感谢帝君惠赐佳茗。君子之交淡如水,我觉得淡淡意味深长,胜过花果山的甜蜜呢!
帝君曰:说得也是。送一杯水给人止渴,胜过银两赠人。世人大都点点滴滴计较,不愿给人占便宜,这种寒酸气,是不受欢迎的。希望世人献出你一点汗水去帮助他人,相信新陈代谢之后,对你身心是两相受益的。你看流水,清澈活泼,人人嬉戏;死水腐臭生虫,无人肯接近。你想做个“硬死”的人,还是做个“软活”的人呢?这完全看你是死守着“钱水”,还是愿将既得的“钱水”分给众人共享,布施奉献给需要你帮助的人,让钱水“流通”,才不会让死硬钱水,生出细菌,妨害到自身健康。世人要到五老水精天来,一定要具有活泼“散财精神”,那些守财奴,吝啬鬼、小气鬼,只有往地狱“私有”道路一条了。现在我带杨善生参观北华妙境,以启世人。
杨生曰:水老之语,句句真理,妙不可言。
帝君曰:随我行吧!
杨生曰:随在帝君背后,好像站在树荫下,一股凉爽之气逼人。来往的高真频频向我们行礼示意。……来到此处,前面有一座山,山上泻下一股急流,水花形成一道瀑布,状极美观,而且水声四扬,像是奏着天乐般,好美妙的奇景,不知这代表着什么意义?
帝君曰:这印证了刚才所说的话,这一泓流动的清泉,清澈见底,没有细菌,它活泼的生命,激起了浪花,多彩多姿,还唱出动听的歌声,充满着自由与逍遥。你看下游还生存着鱼虾水卒,养活了无数生命。流水激荡,一副乐观奋鬪进取的精神,正启示世人不要懒惰不动,应学习流水自强不息,如此才不会使自己筋骨硬化,钱水更当灵活应用,多余之钱财应广济众生,如这股甘泉分享他人,建立了无量的功德。
杨生曰:水代表着这么“深厚”的意义,它“潜在”的爱心如此广大无涯,水老的功德实在太伟大了。
帝君曰:再随我行吧!……
杨生曰:是的。走到另外一条小路,一片干燥的土地,草木枯黄,前面有座寸草不生的黄土山,没有一点青翠的生命,山下还有一口广大的池塘,水色混浊,也无流动现象,看不见有生物存在,这是什么原因呢?为何在此地有两种悬殊不同的妙境?
帝君曰:这座山叫“黄泉山”,下面这口池就是“黄泉池”,直透地府,所以地狱又称“黄泉”。黄泉的水为“死水”,既不流动,也就没有生命,所以附近草木干枯,土地裂痕斑斑。人若以所得的钱财视为私有,不肯外流一滴,去济助他人,则如死木生虫。可观世上黄土山上,具具停尸,最后化为黄土,一滴滴污臭黄水汇成黄泉,人体自浸其中,终成骷髅白骨,到底拥有什么?世人当养一点正气,以备浩然冲天;多做一些利人之事,以便流芳万古。否则满身“臭铜气”,造成混浊气流,所行所为,尽是下流污秽丑事,死后自然黄泉现前。倘能心地清白,不屐暗路邪途,死后清水沐浴,现出法身,饮北华水精甘露茶,顿觉身心清凉,一醒凡尘大梦,脱身便至极乐天堂。你要选择那条水域呢?切莫跳错糟了。
杨生曰:帝君一席话,听得令我感动万分,天堂地狱并无路,原来就由此分别了。
帝君曰:我再带你参观“水晶宫”,以明瞭北华修道过程。
杨生曰:感谢帝君费神指教,愿再闻北华大道。
帝君曰:随我前往“水晶宫”,以便问道。
杨生曰:天堂的路是遥远无边的,它能容纳各种修真人士,人的心性只要合乎这里的“气候”与“环境”,都能来此共体真道。……随着帝君脚步,又迈向一个新的境界,前面已现出一座巨大宽敝的宫殿,内外透明,一尘不染,题有“水晶宫修道院”六字。
帝君曰:这里就是“水晶宫”了,里面有高真及鱼虾水卒在那里炼道,您可进入访问之。
杨生曰:遵命。里面灵气强烈,我有被排斥的感觉,好像一股力量在反弹着我的灵体!
济佛曰:不要害怕,因高真们正集中精神,在调养北华灵气,产生一股拔山倒海的灵力,所以你有此感觉。你可向他们请示道义。
杨生日:好的。……他们个个毫光满面,头顶上都笼罩着一团白光,冰冷又觉有热力,……请问这位高真,您说说现在这种修炼法,叫什么法呢?天下众生如何学习?
道长曰:阳间杨善生来访,真是奇缘!修道的方法很多,谈到我的修道过程,其实也没有什么秘诀。我在世时拥有巨富,但我却轻财重道,不愿做个钱财奴隶,所以每遇地方灾变或闻贫困需要救济,均倾囊相助。对地方建设、教育英才所需土地金钱,均慷慨捐献,所以有“大善人”及“散(善)财”之称。晚年并持斋修道,讲经说法,度人向善,作移风易俗慈善工作,因我一生对人慈善为怀,所以被我感化者甚多。七十八岁别世,功果圆满,来至五老天再修炼,现在于水晶宫内培养元神,已致圆光阶段。我生前若贪图这些财势,作为奢华淫恶的话,相信今天正在黄泉挣扎,以荡洗满身的污秽,怎能在此逍遥无边?所以自觉很幸运,能够不被财迷钱困。为人如能遵守一个“公”字,处处替别人着想,则仙佛们亦在替你着想,想争取你的到来。如今我能在此地,无忧无愁,都是当初一点济世之心的造就。希望世人藉假修真,莫认假为真,以免永远在“假想”的地狱中自讨苦吃。
杨生曰:感谢您的说法,能抛开私欲的人,才能得到这种大公无私的喜悦!上天真是公平。这些鱼虾水卒,在这里畅游嬉戏,不知他们的道行如何呢?……我说完了这话,一只大虾突然张开口说话了:
你别小看我们水中兄弟姊妹,我们今天能够到这里来,也都是有一段非凡历史,你静静听吧!鱼虾水卒,是弱肉强食的生物,但我们一生仅吸取海河之水及植物海苔,绝无侵食其它的伙伴,上体上天好之德,下体同类之情,如此“清白”度过一生,所以今天能到这里来。我们虽名为鱼虾水卒,但我的心与仙佛无异,所以我们不久将脱壳幻化人身,再现出法相,与其他高真无异。这里的高真,许多都是我们变化而来的,只要修炼期满,工夫成熟,一跳就脱壳了。世人也是居住在一具假殻之中,希望你们不要背着人体,行着禽兽不如的勾当,否则你们脱壳之后,只好再附于禽兽身上,轮廻转世了。
济佛曰:这些鱼虾水卒的道行,不逊于人类,它们还牺牲了生命养活人们,所以不必经过“四生回魂府”。人是否也在弱肉强食,以大吃小呢?但愿听了虾友的说法,不要老是想“吃人”想“占便宜”了。因时刻不早,北华圣境宣泄给世人知道的地方,就此告一段落愿世人体会这些启示,切莫辜负了自己拥有“人身”!感谢帝君费神提擕爱徒杨生,就此告辞。
杨生曰:感谢帝君赐教,愿今后能常赐灵光教益,恭辞帝驾。
帝君曰:辛苦济佛及杨善生,愿赐北华智慧水,增进杨善生灵性,以便对普度众生工作,更加灵通无碍。
杨生曰:伏俯叩谢帝君宏恩……。当遵圣谕,加修德性,以利自度度人。……我已上莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二三回游中华宫聆听中华帝君说法
济公活佛降民国六九年五月廿九日(岁次庚申年四月十六日)
诗曰:神仙最爱读书家。品德清高绝点瑕。
玉咒金经凝道气。逍遥世外驾云车。
济佛曰:品德清高,灵性轻飘,念动金经玉咒,结成一团灵气,化作朵朵白云,在青天逍遥,无限的自在。世人一副沉重罪恶的身躯,脚踏白云,只有化做一团污烟瘴气,堕落于地狱!杨生上莲台吧,我们准备新旅程!
杨生曰:我已坐穏,请恩师起程。不知今日我们要往何处?
济佛曰:今天我们拜访“黄老”圣居“中华宫”……。中华宫已到,我们准备一齐拜会帝君。
杨生曰:好的。这里的景色宜人,草木青翠,群鸟飞翔,前面有一座巍峨黄颜色宫殿,上书“中华宫”三字。两旁有无数高真排班迎接我们,实感惭愧,何敢劳烦上圣?
济佛曰:中华帝君位居五老天中央,尊为“黄老”,道高无极,我们前去恭谒圣容。
杨生曰:遵命!殿内坐着一位身材魁伟圣者,圣容庄严……。弟子杨生参叩帝君,今日奉旨随恩师济佛灵游三界,著作“天堂游记”,劝化世人,祈求帝君开示妙道。
帝君曰:善哉!圣界奥秘尽泄于“天堂游记”书中,不但中土众生受益,普天下之人亦同沾光辉,杨善生道根深厚,天赐重任,下启地狱之门,以度鬼魂出苦;中度芸芸众生,以悟大道成真;上开天堂之门,广接有缘众生。道果丰硕,先为祝贺。我为五老之一,位居中央戊己天心之地,主宰十方,世人不能离开土地而居,故我“土地”遍布大地;但人心不古,世道浇漓,世界无一片“净土”,使我心悲。
杨生曰:世人乱了脚步,所以尘土黄沙飞扬,让人睁不开眼睛,颠倒是非,莫办方向,请帝君慈悲指示明路。
帝君曰:“中土”是五行之主,“金木水火”在土地上才能成立的,金从土生,木由土长,水从土出,火依土明,土居其中,万物必赖土性助育,始能生长成就。土地栽种各种蔬菜、花草、地上盖屋、车辆行驶地上。轮船虽航行水中,水底仍是土石;飞机飞行空中,仍然需要停留地上休息。人类生存在土地之上,食五縠以生存,死后亦还原于土,所以说“土生土长(亡)”,足见土与人类的关系极为密切。若世人不能学习土地任人践踏及栽培万物的德性,百年身后归土,则灵气不能归于圣界净土,终被地狱沉淀之秽土所吸去,生活在暗无天日的地狱里,永无超升之日。愿世人活在土地上,是一个顶天立地者,切莫做个藏(地)露尾的人。
杨生曰:土德伟大至极,对万物的眷顾实在太多了,愿帝君能将黄老生化与人类密切关系详为解说,以便使世人瞭解,有助于参修之用。
帝君曰:甚好,今将“土老”的生化妙用,详为分析如下:中央戊已属“土”,在天五常为“干”,五色属“黄”,在地为“四季”,人间化生黄帝为“轩辕”;人伦五常为“信”,人体主“脾肉”,五戒主“妄”。
1.土│人居住在土地上,房屋建筑,道路行走,不离土地。士农工商接近土地时刻最多。食物栽培在土地上。鱼虽生长水中,水底仍为土地。鸟虽飞行空中,黄昏还巢,仍在土地上的树木。清水人们取之于地上,污水也泼还地上,食后的排泄脏物也倾倒于地上,土德待人之深厚可想而知。许多人却不能体悟脚下的土地对他有如此的厚德,好好培养自己的心地,皇天后土之恩不报,站在这块土地上为非作歹,扰乱“地方”安宁,其罪恶深重,他的灵气渐渐被土神吸收,所走的路越来越短,甚而被因禁在监牢一块“小地上”,过着寸步难移日子,这些都是违背了土德的报应。
2.干│干为天(为阳),地法天(为阴),故曰“天生地养”,养育人类主要的工作是在于土地,天地之德曰生,在天下(地上)不守地道人伦,即丧失了返回干天的资格,所以土地包涵万物,天边虽遥不可见,地在咫尺当可修。
3.四季(黄)│四季为春夏秋冬,黄老居中。包涵四季精英,没有黄土栽培,春生夏长秋收冬藏均无法成立,黄老把前后左右(四季)在握,如一棵树,不管春夏秋冬,技叶如何变化,“土根”永远固定不变。以修道而言,黄庭居中,中央戊已土,称之“玄关”,主宰人体一切活动,为元神宅舍,系主人翁,如能一年四季,认真耕耘,各种气候之水菓蔬菜,一定丰收满盈。天地玄黄,黄为庄严贵重之色,黄道为吉,黑道为凶,愿世人四季之中遵守道德,广行黄道,则吉神降临,凶煞退位,吉祥的黄光普照。
4.信、妄(脾肉)│仁义礼智信是人之五常,纵有仁义礼智,人无信则不立,故知信是五常之主。中央戊已土,土属信,何以言之?土地最守信用,种瓜得瓜,种豆得豆,丝毫不爽,你播下什么它就生长什么,绝不失信、虚妄。世人却“信用扫地”,片信无存,违约、背信之事频生,空头支票、赖帐、诈骗层出不穷。一个背信赖帐的人,债主穷追不舍,他只得东躲西藏,“大地”已无法立足,只得跑到无人认识“小地”方,以免被人发现,甚而被人告到法院,关在监狱小天地。有时走头无路,一寻短见,终埋于八尺土地里。天地寛广,世人不去讲信行信,开拓万里鹏程;却自寻短路,寸步难行,酿成“无地自容”未路,岂不悲哉!这都是丧失中华土炁所遭受到自灭结果。脾胃属土,为人体之消化器官,今人下床尚未踏到土地,就匆忙穿上鞋袜,赶往公司行号上班工作。工业社会,生活紧张,双脚长久脱离土地,土气不足,加上饮食不定时(失信),所以胃肠病者增多。要治疗胃疾,当以冷静心情处事,不可暴饮,定时进餐;如五縠播种,安于天时,生长自然茂盛;假日多到野外踏青,忘记紧张脚步,接近草地泥土,慢慢而行,一旦土气充足,就像草木繁茂,胃病不药自愈。今人出门,全靠交通工具代步,自己双脚“寸步难行”,缺少运动,胃部鬰闷、紧张、营养卫生失常,土府既取,胃部功能失调,百病自然丛生。在黄老的土地要修道,胜过其它地方,故有“中土难生”之语,中土集五方方精华,如“肉”生满全身,五脏六腑亦是肉的精华,所以中土之人,灵气最旺,有心修道者,如脱去“假(牛)皮鞋”,穿自己肉皮靯,脚踏实地,恢复纯朴本性,就可以得道。
杨生曰:这是为什么呢?
帝君曰:道降中土,因中土人民性情淳厚,富有道德观念,且克苦耐劳,勤奋自强,不贪奢华,正符天心,所以自己古以来,异人奇士,皆出于中土。为使世人能够体悟黄老灵炁,愿赐灵咒,朝夕诵之,必能通神:
中黄嵩山,元炁徘徊,上有元老,统领四方,参驾黄龙,
五色羽衣,运道九天,转轮璇玑,焕明土星,流光散晖,
玉英芳芝,充溢四肢,陶灌我身,脾府鲜开,养牙餐精,
万神总归,检魂制魄,仙炼八威,表里洞明,长生不衰,
通真达灵,升入太微。
济佛曰:感谢帝君鸿慈,赐益良多,就此拜辞。
杨生曰:感谢帝君开示妙道,因时刻有限,恭辞帝驾随恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二四回再游中华宫聆听中华帝君说法
济公活佛降民国六九年六月廿一日(岁次庚申年五月初九日)
诗曰:火伞高张汗湿衣。清风扇竹意凉微。
商场热烈千金重。不若僧家化燕飞。
济佛曰:炎热夏天,缺少雨露,人们觉得心浮气燥,土地亦觉得心渴而张开口来,渴望着雨露的滋润。人生在土地上,当积点道德水,沾些甘露雨,以洗净尘埃,露出清新的面目,使生命欣欣向荣,以免让生命干枯,气息浮燥。今日我再带贤徒杨生参观中华宫,拜会黄老,请他开示妙道,准备上莲台吧!
杨生曰:我坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:已到了,我们前去拜会黄老,恭聆赐教!
杨生曰:有此佳机面聆高真说法开示,自觉道福不浅,感谢恩师提携。
济佛曰:这也是天命促成,才能与师分担普度众生之责,受你度化之众生最多,为师也觉得拥有你这个徒弟为荣哩!今天能有这份福荣畅游三界,实是上苍妙化安排,一切忍辱负重,将“天堂游记”一书着成,普度众生之任务,才能有所交待,再加鞭吧!
杨生曰:感谢恩师慈怀指示,弟子遵命。在这五老天的得道高真,个个法相庄严,道气非凡,相信他们都会下过一番苦功琢磨,才有今天的成就。天上、天下相同,绝对没有不劳而获的果实。……来到黄老居住的圣地,感觉有些闷热,不知是何因呢?
济佛曰:等一下向帝君请教,就知一切。
杨生曰:是的。愚生叩见中华帝君,今日随恩师再到至圣宝地,请帝帝再予开窍指迷。现在觉得心情有些闷热干燥,不知是什么原因?
帝君曰:众生的心田园地,充满贪欲烈火,没有一点甘露法水滋润,偶而得到点滴雨水,亦占为己有,不肯布施半点给他人,难怪众生心地空虚、寂寞、饥渴;冷气冰水也难以使冷静下来。本来长满青草绿叶的心地,因欲念火花的焚烧,使翠缘的生命干枯,黄道宝土变成焦黑,这块黄土已经“变质”,到处充满火爆场面,天上亦因地上变化而感应,所以你会觉得焦虑烦闷!
杨生曰:原来如此。
帝君曰:今天我带你参观黄老天之妙境吧!
杨生曰:感谢帝君费神指教!……帝君导游我们四处参观,心中怀着无限的感激,来到这里,看见一片广大的农田,花木扶疏,各色水菓遍布,还长满了稻子、甘蔗,与凡间无异,这里莫非是凡间?
帝君曰:凡间的土地是我的灵气所化,天上也就在人间,人间也似天上。所以在人间顶天立地,循规正道的人,他站立的土地就是净土、乐土;如能将此块净土扩大,就成了一个广大的天堂世界。这里的一切,它正现在你的眼前,开示无限天机,有缘者自会触景而悟!
一、这棵稻田,水份充足,肥料无缺,杂草除尽,所以结满稻穗,正低头向你示敬。人如能学习此种精神,一定道困丰收。
二、这块甘蔗田,因为土地过硬,无水灌溉,生长的甘蔗皮硬体弱,直立不甜,口味不佳,也难受人欢迎。人如果像这样刚强一屈、暴躁(无水份之柔软),又无人情味,一定是让人觉得“不是味道”。人本混元一粒种子,降世之后,长大成人,开花结果,孕育后代。反之,如果不能脚踏实地,尽忠天职,将天赋之水份(元气)、肥料(道德)丧尽无遗,甚至横行大地,心怀刀戈,杀得寸草不留,践踏得死去活来,无形中斩断了自己慧命道根,终至“英雄无用武之地”,则黄老妙道不可得之,实为可惜。世人头上三尺有神明,地下三寸有大道,万物轻弃。足不履邪径,则举步可得地道;手不触非礼,天道伸手可得之!修道说来困难,只要手足循规蹈矩,就能成功,还不简单吗?
杨生曰:帝君说得妙,头上三尺神明伸手可握,地下大道寸步便得,真是大道不远,人自远之。所谓“头头是道,步步是道”也。……前面那块沙地,闪烁着灿烂光芒,每一粒沙都亮晶晶,奇观奇观!这是什么沙呢?
帝君曰:这是金沙,世界人口增多,土地增值,寸土寸金,所以不可看一撮黄土,它是“立足之地”,没有它,万物倾倒不正了。一粒种子播在方寸土中,它能生长出千万颗果实,故称为“方寸宝地”。人体中央戊已土,谓之灵山(方寸宝地),愿世人好好培育,一旦功成,亦能开花结果,炼成一位真人。
济佛曰:杨生你说说此刻心中的体悟吧!
杨生曰:“枝头心花朵朵开,露颜微笑现如来,妙道非遥在足下,眼静观一小孩!”以上所说,请帝君指教!
帝君曰:“花开枝头上,子落足下生,生灭无常景,脱縠出真灵。”妙妙!我再带你访问成道的高真吧!
杨生曰:感谢帝君提擕引导!来到这里,看到许多修士们来来往往,状甚愉快,全身发出了毫光,还有些正静坐在那里调息养神,是否可以打扰他们呢?
帝君曰:无妨,你趁此机会,访问他们成道的经过,以便启发世人。
杨生曰:既然如此,我就不客气了。这位高真道炁凌人,但好像一名农夫。……请问上圣高真,您可以说说修道的亲身经历吗?
怀德真人曰:静坐调息中,看到一位凡间杨善生灵光的驾到,欢迎之至。我并无修什么大道,今日能够有此“地位”,都是一生中遵守人伦道德,在土地上从无“错误的第一步”所致。我住在偏僻乡村,耕农为生,因从小家父敬神拜佛甚虔,时常对我们讲述因果报应故事,自幼受到宗教环境薰陶,及养成慈悲心肠,在除草犁田时遇有青蛙或其它小生命,尽力给予保护,使它继续占一小天地生活。农作物、蔬菓收成时,必送些给邻居享用,大家和乐融融。还有一生中,懂事以来,绝对不随地吐痰、便溺、或指天駡地。我降生于地,对地存着万分敬意,从不破坏土地的地理,认真培养地灵,耕种食物,使土地发挥它的灵气,滋育众生救度众生。想不到由此而得了“地道”,确守人伦,而得“人道”,人法地,地法人,所以证得“天道”。去世时,经过地府而销案,受到黄老的提携,在中华天炼道,觉得无上的光荣。
帝君曰:行行出状元,修道不一定到深山,各个在你的工作岗位上,培养仁慈善性,处处去关怀、帮助别人,无形中你本身的灵气增加,聚少成多,最后也就凝结出一位真人。仙佛生前无不时时刻刻以济度众生为己任,随着自己环境去修炼自己,农人按照时节播种,“就地取材”,亦能有杰出的成果,如现时各行各业均有“专家”,只要精心去做,不违背天理“良心(优良品种)”,这种好心人,正是上天所要取回播种在“净土”的“种子”,世人切莫轻弃。
济佛曰:五老天至此告一段落,感谢黄老的慈赐,使杨生得到这么多的妙理,众生也能藉此而大开智慧。三清五老是大道的精英,妙理奥义也尽泄于此,众生厚福,才能看到这本天书,愿读罢“天堂游记”者,能静心体悟其中妙理,切莫走马看花,一眼即过,否则,你将失去许多躲在花叶后面的果实!
帝君曰:二位劳苦功高,亲访天界,著作天书,愿世人看罢此书,皆返“天堂”,我黄老愿意在此等候!
杨生曰:叩谢帝君指点迷津,受益良多,感恩不尽……。随师返堂,
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二五回游九仙山桃源洞拜访广成子大仙
济公活佛降民国六九年六月五日(岁次庚申年五月廿三日)
诗曰:人生如戏好登场。演技超群手足忙。
观众哈哈鼓掌笑。剧终人散泪茫茫。
济佛曰:人生舞台,喜怒哀乐,悲欢离合,每一个人都担当一个角色,而且演技精湛,让观众看得目瞪口呆,鼓掌大笑。一旦剧终人散,在那后台,又有多少辛酸血泪,无人知晓,这一场戏实在演得太痛苦了。每一个家庭中,搭配了男女主角,及老幼配角,不必剧本,每天在演出人生悲喜剧,有一天休息了,二脚一伸,没能力演戏时,子孙就得将你抬出戏院(家中),让你在荒山野外自演“独脚(角)戏”,你这个红极一时的名演员,从此名息入殁了。后起新秀(子孙),各个玲珑活泼,他们在得意时,你的影子早已消失在他们脑海中,看透了这场戏真是让人伤心。老衲劝你不必悲伤,从今起不必再演那些爱情悲喜剧,我们演一场神仙大会串,最后各个成仙成佛而去,不是皆大欢喜吗?杨生准备上莲台,我们今日神游天堂,有新的境界,好好把握这个良机,立功立德,将来好戏还在后头哩!
杨生曰:遵命!但愿这场戏演得生动精彩。
济佛曰:神仙演戏,妙不可言,戏中还有戏哩!我们现刻上莲台,一路往天界而去……。杨生有何感想?
杨生曰:坐在莲台,台中舒适无比,这都是恩师的提携,才有今日这份厚福佳缘,但愿这个莲台不仅我乘坐,希望众生心湖之中,都栽植朵朵清白莲花,每个人都乘坐他自己的交通工具,达到他向往的清静快乐天堂。那么我们今天所开辟出来的一条大道,游记中介绍的种种奇观妙景,他们才能身历其境,一睹天堂玄妙的风光。
济佛曰:你说得是,如果只是我们师徒来此观赏天堂圣境风光,总是觉得太单调无味了。
杨生曰:刹那之间来至此地,风景美妙,花木扶疏,奇石罗列,灵气氤氲,好像霊雾般,袅袅上升,好一个绝地圣景,前面石壁刻有“九仙山,桃源洞”,不知此地是何处,何位高真仙居?
济佛曰:这里是“广成大仙”所居,我们前去拜会。
杨生曰:好的!沿路行走,如在山间,溪水潺潺,绿树成林,清挣凉爽,是一个绝佳避暑圣地!观见洞内设备,尽是天然之物,石椅石桌,洞中还有泉水下滴,石桌上排满了各种水菓,都是凡间未曾见,令人垂涏欲滴。殿中坐有一位高真,莫非就是广成子仙翁?
济佛曰:正是!快向前参礼。
杨生曰:愚生参驾广成大仙!今日随济佛恩师来至桃源圣地,请大仙教化指导。
广成大仙曰:杨善生今日来此,我心无限喜悦,先赐桃源妙菓吧!不必客气,命仙童棒呈予杨善生与济佛食用!
仙童曰:遵命!请济佛、杨善生食之!可以化解暑气。
济佛曰:感谢大仙及仙童,我不客气了。嗯!味道胜过梨山的水菓,人说人上有人,我言山上有山。九仙山的仙菓绝非凡品,食来气味甘甜芬芳,不知其为何因?
大仙曰:仙菓栽种的地方,水源清净充足,空气良好,没有尘埃污染及毒虫侵害,生长一任自然,更无风雨侵袭,或炎日暴晒,仙境又布满灵气,所以仙菓在此良好环境下成长结果,自然气味不同凡响。人间最佳水菓,不长在闹市,一定也是在最清净环境山中长成。人类生存在清净无欲无染环境中,他一定也能长生不老,成为一位超凡仙人。
杨生曰:大仙说得甚是,一个清白的环境能使一个人无欲念烦恼,他的身心也如仙菓一般,甘甜可口。这张桌上有只蟾蜍,静坐在那里,两眼向我直视,不知其是何意?
大仙曰:蟾蜍为月光精华所化,是太阴之灵,这只蟾蜍为神物,以呼吸灵气为生,是我得意弟子,道行高深,亦即洪生之源灵,希洪生认真代天宣化,为普度众生工作努力,日后道成,天榜留名。
济佛曰:人类的生化,各有其来源,许多珍禽异兽,皆为神物,它们的灵气超过凡人百倍,所以能够高明配天,深厚配地。世人当勉励自己,不要徒具人身,而没有半点善行,岂不丧失了“人格”,日后将投生那里去呢?人往“高处”爬,你是否正往“下流”呢?点破了众生源头,每一人都是由天地灵气的孕化而生,应当珍惜这点“真灵”,切莫让灵气消散,再变化形骸,失去了宝贵人身!今日拜访大仙,就此结束,感谢大仙指迷,告辞了。
杨生曰:恩师催促回堂,所以只得拜辞大仙,感谢大仙赐菓及给我开导!
大仙曰:我亦不多留,但祝二位顺风!
杨生曰:我已上莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二六回游大成殿拜会至圣先师
济公活佛降民国六九年七月廿四日(岁次庚申年六月十三日)
诗曰:复兴文化赖鸿儒。陋巷蜗居德不孤。
端正四非成至圣。罪消何必念南无。
济佛曰:现代教育普及,幼童即进入幼稚园接受心智启蒙,进而小学、中学、大学、留学,可以说半辈子不离书本,可称为十足的“学者”。书中文字,几乎朗朗上口,振笔亦可疾书,究其用处,只为“功名利禄”,若问“济世利人”,恐怕“办不到”。书籍中古圣先贤行止遗训,仅作课题问答之用,无人效法之,岂不变为“白读书生”?更有甚者,书读越多,脑筋越奸巧,钻法律漏洞及犯法技术也越高明,读书本望“进德修业”,如今却变为“发财事业”,令老衲感叹万分。愿世人将课本当做“道德经”,切莫视作“生意经”,读书求学,旨在充实学识,提高人性品质,若仅沦为“谋生工具”,把书本当做“钞票”,那就太不值钱了。若将知识作为“犯罪技术”,那就成为“斯文扫地”了!今日我将带贤徒杨生灵游圣境,杨生准备上莲台。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:师徒乘坐莲台,一路乘风破云浪,直向清静圣界飞行,凡尘俗境,渐渐抛在身后,消失匿迹。……已到达目的地了。
杨生曰:今日到这个地方,景色逈异以前所见,到处都是文人打扮,气质颇为超尘脱逸,有些正在吟诗散步……。
济佛曰:今天所见,是儒门圣境,前面是大成殿,我们前去拜会大成至圣先师孔夫子吧!
杨生曰:好好!今日荣幸来至儒门圣地,一睹杏坛风光,实在不虚此生。前面大殿,上书有“大成殿”,四周清洁,一尘不染,两边有儒学士打扮者,示意欢迎着我们。随着恩师背后,走向殿内,中殿坐着一位老者,两边还有门生陪坐,殿内设备古色古香,笔墨砚台整齐排列,橱中书卷更是琳琅满目,中殿老者就是孔夫子吧!
济佛曰:中位坐者正是儒门至圣孔夫子,两边陪坐为四配十哲,杨生快向夫子行礼!
杨生曰:遵命!愚生参叩至圣先师及各位圣贤,祈能指点蠢愚!
孔夫子曰:儒门有幸,杨生赞儒身立鸾堂杏坛,执圣笔著作圣书善典,作醒世之本铎,我老夫在天之灵,甚觉心慰。儒门虽不语“怪力乱神”,然鬼神之德,盛乎宇宙,历劫一灭,故我并不讳言之。盖世人不知生,焉知死?我恐世人舍本逐末,不善事生前,只求死后,故对弟子训示有关鬼神之事,皆不以“明言”之。“忠恕”之道,即“慈悲”之教,克己复礼,不违仁道,人性合天,不语天,而天道得之。生死之事,自然可以操之在我,故又言曰:“朝闻道,夕死可矣。”人如能率性做事,不违背人伦道德,确守三纲五常,即合于大道,既“善事”生前,死后自得“善地”,故曰:“生而顺,死而安。”可以回复到宗教所指的“安静快乐世界”,亦即我所说的“大同世界”。反观今日儒门,教导学生,注重文凭,以作谋生工具,至于品性道德之薫陶,每有当作“副科”看待,所以世人尝自言:“饱学多奸巧,愚人反正直。”我愿世人读书,除充实知识外,做人做事的道理,亦要明究实用之。否则,藉学识作巧言令色、行奸为巧之举,功名反足于毁灭自己前程,社会上所发生种种弊案,足以证明,行施巧计者,上天亦回于巧报。
杨生曰:先师不愧为“万世师表”,对世人儒生关怀备至,故以“德配天地,道贯古今”一语称颂赞扬,实嫌不足,夫子之言,犹如金科玉律,愚生当奉为座右铭。请示先师,儒门徒众生修道方面应如何进修,及其成果如何?像先师及先儒们,今天享有这份天爵,逍遥自在,愚生甚为敬慕,不知如何学习呢?
孔夫子曰:今世之儒生,为应付升学考试,日夜恶补,脑海浮满文章数字,观其待人接物进退礼仪,显得僵硬陌生,故有人讥称为“书呆子”。在学者,若有此情,尚可原谅之。一旦离开学校,出于社会,应当将书本中的圣贤教训,应用于为人处事间,做到“温良恭俭让”及远离四非:非礼勿视、非礼勿听、非礼勿言、非礼勿动。一日三省,修身养性,虽无出家求道,实已行道,其立身社会,清廉不贪,正是书生报国本色。更者,有教无类,感化世人;则大成至圣之天,早已安排其位,一旦身逝,至善圣域,可以让他来此逍遥,不受轮廻之苦。
杨生曰:原来如此,儒门修道,以正“四非”而免“罪”,实与佛道无异,而且住世修炼,更切实际!
济佛曰:一个人能够省去四非,便修成一个正人君子,他就是清高自持的人中人,尊之曰:“圣贤”,也是“仙佛”的别名,在世界做济世利人的工作,他的性灵与天合一,所以今天在这里的圣贤先哲,在世间都有他一番“谋世人福利的事业”!
杨生曰:请示夫子,您的弟子们能够侍立身侧,是否可以示知他们在天界的生活?
夫子曰:可以。弟子们因能够受教不二心,与我合一,奉行吾道,所以今天能够在圣域中相聚,自非偶然。我有四配十哲,七十二贤人,三千弟子,及数不尽的学人,和奉行我的教化的人,他们都能归天灵聚一堂。儒者不具宗教仪式,且无神秘感,但若能深契吾道,正心修身、克己复礼、教育英才的话,他的灵性自然能够超脱凡界达到圣界。以复圣颜回而言,蜗居陋巷,疏水饮食,人不堪其忧,回不改其乐。在现代世人,有谁能够忍受这种清高生活,保持儒者本色,做个君子儒呢?谁能视富贵如浮云呢?弟子们在世有这种富贵不能淫、贫贱不能移的风度,故虽无宗教戒律,亦可谓持戒,战战兢兢,如屐薄冰了。生前既有此风度,死后自能够超脱俗尘牵绊,证道成圣成贤。
杨生曰:古代圣贤是这样修法,现代圣贤呢?
夫子曰:现代圣贤,位证圣界的人也很多,如殿外这些儒士,不乏是现代教师,他们为人师表,一生教育英才,用爱心启导学生,不贪不取,身虽寒酸,心却清白,夜以继日,作承先启后工作,桃李满天下,杏坛播芬芳,这些老师身殁都能够返回天界逍遥自在。所以寄望世上为人师表者,不独修身养性身教化人,在教学中,当先准备充裕,教学认真,以免领取薪津,而误人子弟,或为贪图课外补习费,对正常教学不予认真,这样有亏职守,无形中磨损自己灵性,将来下场是不堪设想。此地种满桃李树,每位教师的成绩都可从这里看出。教学认真,品性优良者,桃李满园,气味芬芳;反之,桃李落叶,也无什么结果。虽然在现代世人眼光中,也许认为此系无稽之谈,但对自己道德良心,总该负点责任才是!
济佛曰:愿世上的教师,都是圣贤的化身,做个万世师表,春风化雨,受益学子都会感恩不尽的,切莫做个“误人子弟”的“庸师”!因时刻不早,就此告辞夫子。
夫子曰:既不久留,愿祝儒风圣德更加辉煌!
杨生曰:感谢夫子教益金言……我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二七回游西天大雄宝殿拜会释迦牟尼佛
济公活佛降民国六九年八月九日(岁次庚申年六月廿九日)
诗曰:佛法西来一字无。全凭心意用工夫。
眼藏正法拈花笑。苦海慈航化愚俗。
济佛曰:佛法西来,度化不少顽痴众生,加以中土人性淳朴,佛学劝世意义与中华固有文化不谋而合,故能接受外来宗教,互为融合,发扬光大,成为世人精神信仰中心。今日修佛法者甚多,广行慈悲教化,做济世利人工作,裨益世道人心至钜。历代佛门圣僧辈出,我亦是佛门一僧,罗汉化身,出家│出了自己(小)家,到每一个众生(大家),化度有缘,可谓为众生而出家。一般出家者,遁迹庙寺,不见人影,由大家(社会)进入小家(庙寺),自了生死,算是“孤独汉”,不能做个“万家佛”,实在可惜。老衲今日将带杨生赴西天拜会世尊,恭聆说法。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程。
济佛曰:……“大雄宝殿”已呈现在眼前,我们向前礼拜世尊。
杨生曰:雄伟壮观的大雄殿,像凡间的大寺庙,许多身着袈裟的僧尼来来去去,其间有小沙弥,一副天真模样,正向我们行礼。
济佛曰:这里就是西天佛国,一片清净无尘。
杨生曰:满地琉璃宝石,闪闪发光,气氛柔和,可闻檀香味道……世尊正坐中央,法相庄严,全身闪烁光芒,旁边还有两位护法韦陀,气势磅磗,令人有神圣不敢侵犯的感觉……弟子敬参世尊,今日随师来至三宝殿,心中无限愉快,请世尊开示佛法。
世尊曰:杨善生免礼。佛法东去,广度有缘,历朝不衰,慧命永存,端赖佛徒舍身护教之功,吾佛实堪告慰。今值末法,万教齐发,而佛法传布世界,皈依佛门修学者亦日渐增多,足见佛法有利益于众生。凡皈依佛门,精守戒律,终身不渝,修至明心见性,皆能按果证位。杨善生身为鸾门使者,对佛法亦至诚修学,实为善知识也。鸾门普传圣贤真理,正符佛教“诸恶莫作,众善奉行”之旨,可谓末法中之正法,如来现身鸾门,应化广度众生,开方便法门,修无量之功德,人人当学之。
杨生曰:世尊之言甚是,据弟子所知,世上佛门弟子毁谤鸾门之声甚大,视鸾门为外道邪说,令人痛心,不知世尊看法如何?
世尊曰:因现值佛教末法时期,离佛已远,末法众生虽身具“善根”,而无“慧根”,故学佛修道,不能博览群经,作客观之探讨研究,仅视佛学独一(专科),其它科目(他教经典)不屑一顾,在主观见解下,造成偏见,不能将他教称为“友教”,而口斥,笔书为“外道邪说”,佛口啧血,屠手杀生,实令吾哀叹!佛有八万四千法门,鸾门恭奉古代圣贤仙佛,堪契佛心,清心守戒,静念经咒,诚祷上界圣灵下降,香云所至,清净众佛菩萨每感其诚,降临说法示教,启廸有缘,广度迷津。若有善男善女奉行五戒,力行十善,一心念佛,佛必来应,故佛力所至,鸾笔乩书,妙笔生花,说法度众,实属合理易行,愿佛徒莫欺“他佛”,自殒慧根。缘于众生慧眼蒙蔽,仅眼见纸经,声闻人说,故出谤言。一道光芒,便可促动灵笔挥书,若以我视之,确为有感皆通,念佛佛至也。苦不信之,佛徒朝暮诵经持咒,岂不也是邪魔外道乎!
杨生曰:世尊不愧为“世尊”,您的说法让“世人尊敬”,世间崇敬者“公理”,各种宗教只要不违背善良风俗,有益世道人心,皆为正教。佛为世所尊崇,以慈悲为怀,平等为教,视众生如一,四生六道同为三世眷属,皆具佛性,亦是“佛身”,若轻视同胞人类,名为“学佛”,实已“违佛”,不知世尊高见如何?
世尊曰:佛法包容一切,故曰“佛法无边”,“外教”如外围袈裟,修行者穿之,正藉佛体,焉可弃之、毁之。大地众生,各尽天职,供养佛命,岂容践踏蹂躏?凡排斥他教,攻计外人者,皆源于私心、妬心、嗔心末灭,佛口吐火药,杀伤几多人?原与屠夫无异。佛前所供鲜花、水菓无非“外道”众生苦心栽植,出于“外道”众生之手,佛岂弃之?实令佛感动而起慈悲之心!佛门僧尼“食衣住行”何人供养?何人制作?愿佛门僧尼速放下屠刀,莫再宰割德士善友,以免自堕无间,苦报无尽。
杨生曰:世尊功德无尽,如来大中,心性无偏,为度一切人,而说一切法,不偏不倚,正符众生心中所需,弟子顶礼再拜!
世尊曰:我有正法眼藏留传天下,犹如金刚不灭,得悟者,皆成佛道。
杨生曰:是否“湼盘妙心”?
世尊曰:是也!实相无相,当前即是。
杨生曰:目前视之即是(佛),反观之后却不见!
世尊曰:生此佛土,遍地是佛;离此佛土,视己为佛,如若不见,以镜自照,可以观之。确认自己,与佛无二,心形相映,不离这个,自然成佛。
杨生曰:是是。我观佛陀额前一粒红痣,是何意义?
世尊曰:生来具有,死后不去,独来独往,不睁不闭,此系“佛眼”。以此观物不偏,以此观己则中正,不在左右,独一无二,灵山上之一盏明灯,由此明心见性直入如来地,故言正法眼藏,妙不可言。
济佛曰:此眼能洞观三千大千世界,大如须弥山,小如一砂粟;所谓“放之则弥六合,卷之则退藏于密”。
杨生曰:出家僧尼大德顶上戒记,是何意义?
世尊曰:烧疤有香味,点出佛性来。僧尼头上授记,顶上开花,此系“佛头”,要“光圆”,才能结成“波罗蜜果”。受戒者,若违反正道,则戒记不能生出菩提苗,无形中长出罪恶根,变为“鬼头”,若此,西天佛国自然难于相近。
杨生曰:原来如此,佛之扬眉瞬目,一言一举,都是佛法,不可思议。请问世尊,指示当今修学佛道者,如何才能有成?
世尊曰:要做一个正信佛门子弟,必要有下列的修持方法:
一、信│信佛是真,信己不(作)假,信他人无异,三者相信,一合理相,信者得救,信者成佛。
二、解│解悟佛法,不作文盲字障,由解经而解心,若只解经文,不解本心,如击宝入牢笼,身虽宝贵,实等囚犯,焉得解脱成佛?解开贪、嗔、痴三毒,始可心身俱净,顿人佛土。
三、行│信解既做,不行若无,修道贵行,故曰“修行”。行者风范清高,“独行者为小道,群修者曰大道”,故以一己之行,度化众生同行,始契慈悲之旨,不作自了汉。
四、证│佛有八万四千法门,凡有诚恒之心修持,皆可成就,各修各有验证,襌僧居士,实修实证;他教他法,各修各证,切莫起分别、嗔怨、毁谤心,以焚丧自性功德,减却慧根,如树打“行人”,叶谢果落,因欲伤人,必招自伤,故谓“举火烧天犹自烧”,切记。
以上四点足作参修之本,而当清净三业,以了三世因果:
一、身业│身不履邪径、不染恶习,不任伤生,即不杀、不盗、不淫,则身业清净。
二、口业│口不妄言、绮语、两舌、恶口,则口业清净。
三、意业│不贪、不嗔、不痴,则意业清净。
除净三业外,还要勤行六度:
一、布施│看见一切众生受苦,心生慈悲,以“人溺己溺,人饥己饥”精神,布施所能,使苦人得乐,迷者受益。布施分有三种:
1.财施│以金钱、物品去帮助穷苦者,改善他们的生活。或出资捐款印刷各种善书、经典劝化度人,以改善众生的心性。
2.无畏施│凡对痛苦的人,用温暖爱心加以安慰;遇人困难,施于援手解难,使受苦受难者心中得到平安,没有恐布感。如对寺庙佛堂等,献出劳力清扫维护;或对毁谤正法者,能以无畏精神伸张真理感化之。
3.法施│以自己所学,领悟的佛法真理,向世人宣说,使众生同沾法雨,转迷成悟,学道有成。
二、持戒│严守戒律,始能塑出端庄法相。持戒才能使身口意清净,不犯恶业。当守五戒;不杀生、不偷盗、不邪淫、不妄语、不饮酒。其它奢华歌舞,令人目迷神乱,香烟等亦当禁戒,以维心身清净。
三、忍辱│修道途中,阻碍必多,遇挫折毁谤,不怨不恕,由忍化恕,心自安之。外忍饥寒,内忍七情六欲,如此道志不馁,不畏困难,学道度人必能成之。
四、精进│佛海无边,道山高远,学无止境,真理研习不可停顿。若有过失,遇人指点,立即改正;凡对众生有利益工作,当仁不让,尽力去做,精进不怠,彼岸自达。
五、禅定│要修炼成佛,必需寂静其心,以免散乱。要普度众生,精神须有特别训练,所以禅定冥想生智慧,遇事始能有定力。
六、智慧│修行者之心性当具有最高之智慧。博览群经、远有学识、历练世故,可以辩无碍,圆通万事,度以众生自然方便,修行者本身亦可避免堕落魔障之中。
杨生曰:世尊详述佛法,确为修行指南,弟子受益良多,叩谢之。
世尊曰:世人若能遵照我所述诸法修持,定能成佛。
济佛曰:因时刻已到,今天闻法就此结束,拜辞世尊。
世尊曰:善哉!愿佛法普传世界,众生同沾法雨,出苦得乐。
济佛曰:杨生上莲台。……圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二八回游南海普陀山聆听观世音菩萨说法
济公活佛降民国六九年八月十九日(岁次庚申年七月初九日)
诗曰:紫竹林中观自在。白莲座上现观音。
普陀非远心头是。菩萨心肠体内寻。
济佛曰:世上崇拜观世音菩萨的人很多,因为观音一副慈悲法相,给世人和蔼可亲的感觉,如家中“老母”,所以有“家家观世音”之美称。故又称“观音老母。”拜观音也就是拜老母。观世音菩萨是古佛再来,无量劫前早已成佛,号“正法明如来”,故亦称“圣宗古佛”或“南海古佛”。他闻声救苦救难,无处不现身的宏愿,也是让人尊敬崇拜的主因,世人要修成观音吗?请行“菩萨道”吧!今日带杨生游南海普陀山拜谒观音菩萨,请其开示佛法。观世音萻萨昔日在南海普陀山紫竹林成道,今日所游乃是在西天的化境。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:……南海已到了,杨生下莲台。
杨生曰:前面为何有一大海,我们如何渡过?
济佛曰:我也没有办法。这座莲台是从淡水中长大的,如要渡过大海,海水性咸,莲花浸于“苦海”之水,恐会干枯,不知怎么办才好?
杨生曰:我们试踏海水,看是否会下沉?
济佛曰:对了!我先试试,你在这里稍候!
杨生曰:恩师双脚踏于海上,果然神通广大,如行船一般,不会下沉!
济佛曰:你看我如何?我这双脚是万能的,陆上、海里、空中通用。杨生你学学吧!
杨生曰:我道行不够,不敢试试,恐堕落海底!
济佛曰:无妨,有我在此,可以随时搭救!
杨生曰:既然如此,我就一试……嗳唷!不行了,我要下沉了,恩师快救我!
济佛曰:不要怕,我拉你上岸。
杨生曰:幸好恩师搭救,不然恐怕已下沉下海底,做为鱼群的点心。
济佛曰:不必害怕!
杨生曰:请问恩师,您为何双足踏水不沉,我则反之,是否可以告知秘诀?
济佛曰:你想知道,我也就不保留传授给你。你看不会游泳的人,他在游泳池中不会下沉,他一定带了救生圈,救生圈灌满了空气,圈中空然无物,所以才能上浮。既知这个原理,当你踏在水上时,自念为一粒气球,身空无一物,自然飘浮在空中。不信可观竹筒、气球、铁桶等物,只要空不泄气(抱元守一,不动一念)则不会下沉。
杨生曰:说得有理!我知道了。
济佛曰:这表示一个人活在世上,不可贪执世上形形色色,否则容易墬落六道轮廻。如能放下一切,不为世俗之物情爱欲所累系,将我自身充满一股“浩然正气”,则身如气球,不为物累牵引导致堕落,自然可以飞升天堂。如今我四大皆空,水也装不住,所以就没有沉溺的危险了。人若能一尘不染,视水(物)如浮云,自能行水如云,超脱苦海,不再轮廻了。
杨生曰:前面来了一只小舟,好像帆船般,不知是谁呢?
济佛曰:哈哈!观音大士已驾来慈航,他已知我们师徒在试道,所以来此迎接我们!
杨生曰:这只小船靠岸边,里面果然站立着一位白衣飘逸的观世音菩萨,相貌庄严,慈容可亲,与我定中或梦里所见相同,今天真是幸会,弟子参礼观音菩萨。
观音菩萨曰:杨善生免礼!我在普陀山紫竹林中,闻你们谈言要来我处一游,慧眼知二位在此试道,故特驾慈航相渡,请二位上来吧!
杨生曰:好的!这只慈航为何不大呢?
观音曰:只渡二位而已,太大反而不便。如乘客多的话,这只慈航会自动增大。凡是想修身学道者,若他们道心不退,有意逍遥佛土者,只要一呼“观世音”名号,我就现身在他旁边,可度尽天下一切众生。
杨生曰:大士慈悲,法门无边,实是众生之福。
观音曰:我将起航,杨善生须把握船缘,因速度如飞,一失手便跌落海中,甚为危险。
杨生曰:遵命!我已坐穏,请大士启航吧!……为何此船没有马达呢?而大士却能操驾如飞,真是神奇!
济佛曰:这不是凡间的轮船,所以不用马达发动,只要大士开口,就能发动。这具马达是装在大士“心中”,心念一动,马达便不停旋转,所以才称为“法船”。
杨生曰:真是太奇妙了,心动则船动,心停则船停,菩萨驾慈航,非慈航驾菩萨。大士愿力广大无边无尽,故能到处现身说法,救苦救难。
济佛曰:这是天上的普陀山,在于西天,我们今日来此一游,听大士说法。
观音曰:众生迷于七情六欲,如身陷苦海,常遭逆境,实乃咎由自取。今日善门广开,佛每从西天降下蓬莱,普度有缘。济佛、杨善生今日来此云游,请随我游赏吧!
杨生曰:满山竹林青翠,空气新鲜,旁有潺潺流水,真是一个绝妙圣地。
观音曰:此系紫竹林之甘露水,甘露流归于苦海,以减轻众生苦味,并作为普度众生之“法水”。
杨生曰:前面有一个大莲池,开满了白色莲花,动人美观;旁边竹林茂密参天,围成一个自然洞天,还有二位小仙童在那里,他们是谁呢?
观音曰:善才、良女也。我居此紫竹林中白莲座上,清净无比;但心念众生尚未度尽,所以无时无刻不现身下凡,救度众生,凡持我的名号,如有苦难,我皆现身相助,愿众生深体我心,多行仁义,则你们就是我的化身,也可以随地帮助别人。既然合于我的菩萨心肠,那么我的心灵定会与你相通,后日我也定度你们到紫竹林中与我相会。凡修习菩萨道的人,终生不二心,一定能够成就正果的。我坐上莲台吧!
杨生曰:大士飘然之身,那飘至白莲花上,其体态如仙女般,出尘飘逸……。
济佛曰:你是否可将大士现时的坐姿与此地的景象,描述一番?
杨生曰:好的!
紫竹林中浮白莲。观音静看水中天。
善才良女双边立。甘露柳技遍大千。
这样符合吗?
济佛曰:甚佳!杨生今日既到此地,可多向大士请示佛法!
杨生曰:是的!今日佳机难逢,愿意恭聆大慈大悲观世音菩萨说法。
观音曰:善哉!当今之世,物质生活已经达到高度享受,以圣界视之,此乃世人之福,诸佛本当颂祝。可是福份大者,都陷溺于“酒色财气”四大罪恶渊薮之中,故“福报”者,在过度享受,无法节制之下,偏入邪行,堕落孽为,终造成“恶报”结局,众生之不幸至此,让我亦感伤不已!幸今鸾间阐教,维持道德人心于不堕,劝人行三纲五常,修五伦八德,改善社会不良风气,激浊扬清,堪为一盏暗路明灯,我亦常降临各堂,执笔说法度众,劝导众生正信佛法,遵守五戒,学道修佛,以明心性,证得佛果。今日杨善生来此,我无限喜悦,愿带你访问已修成菩萨果位之菩萨。
杨生曰:感谢大士提携!
观音曰:随我来吧!
杨生曰:大士轻飘如云,间离开莲座,走路如行云流水般……喔!沿路青山绿水,不愧为圣境,来到此地,前面有许多精舍,菩提树下有僧侣在那里打坐,另外一边树下也有一些带发者在那里禅定,一幅忘我模样。
观音曰:这些菩萨都是在世修“菩萨道”者,成道之后,来此静修。不论出家在家,只要学习我的精神去修持度众,定能有所成就,杨善生你可访问他们吧!
杨生曰:好的!请问这位菩萨(他是位穿袈裟的僧人,面容慈善,光头陀圆,闪出亮光,尤其受戒记位更射出强烈的光芒),您如何修成今天这个道果呢?
智光菩萨曰:我法名智光,生前出家皈依三宝,勤礼世尊,行菩萨道。我觉得修佛学道,主要是在济世利人,出家并非枯守三宝殿中,皈依佛法僧是要学习其真髓,作为实践的借镜,因此我修持中,讲经劝化外,放生、济贫、赈灾……等慈善工作,尽力去做,内心的修养,参禅打坐外,对观世音菩萨尤为礼敬,同修僧伽若有疾病、痛苦,亦尽心帮忙相助,代为解困,使他们都能体会到佛家慈悲精神,更坚定修行信心。修道过程,我亦经过无数次病魔打击,及精神挄惚等逆境,但自知业障未消,必藉此“消磨”,在痛苦中,我仍一心不乱,力持坚定,一生行善修德,广施佛法,感化不少众生,终于修成菩萨果位。在此常恭闻世尊及观音菩萨说法,并再静修,以期证得更高果位。愿世人修道,切莫自私自利,须怀菩萨心肠,多帮助世人,当你付出爱心慈怀时,你的心肠已化做菩萨的心肠,久之,此心相通,此肠无阻,自然成就菩萨果了。
杨生曰:感谢智光菩萨的说法,以“大悲”的心情助人,就会得到“大喜”的果实,因果丝毫不差。再请问这位菩萨(她带发,但头上佛光四射,且生相高贵,气质非凡),您是如何修成正果的呢?
慈悟菩萨曰:我是在家修道的女居士,因先生是公务人员,所以孩子长大各自立业后,一身清闲,经一位女同伴引进,到佛寺皈依三宝,成为在家居士,自此勤研佛经,并持斋念佛、打坐,智慧大开,了悟人生四大皆假合,唯有佛性是真,所以常布施金钱印刷经书送人,遇有贫困,尽力解襄相助,因家弟开中药行,亦吩咐免费施药,药费由我垫付,一生善行不计,积功累德,勤修心性,气质穏重,不犯诸恶,终于修成了菩萨果了。
杨生曰:在家菩萨,接近众生更易,尽心尽力,发挥菩萨救苦救难精神,终于有成,颂贺之!再请问这位菩萨(一身朴素灰衣,光头圆满,甚有福德相),不知您如何修成正果?
德仁菩萨曰:我是在家修道居士,我受朋友引进拜师学道,由师授记之后,了悟人生真理,以度众生,亦参修儒道,发觉其中妙理与佛典无异,所以平生不排斥儒道,道德经、清静经、四书、五经等皆潜研默化,所以常与道家修士谈道,举凡修身养性之书皆详加研修,亦曾煆炼八段锦、内外功等,一生乐道为善,广度有缘向善,济贫救世更是尽力而为,所以修成菩萨果位。
杨生曰:听罢菩萨一番话,觉得此身修道事非轻,不论皈依那一个宗派,济人利世是一定的功课。没有这种助人的精神,也显不出他的慈悲心肠,要配做菩萨也就没有资格。一位不肯帮助别人的人,他的“心肠”窄小,只装在自己肚里,无法通达无限的境地,所以他的成就总是有限的!
济佛曰:杨生说的是,愿世人都拥有一副好心肠,才不会生癌、腐烂,那才是“吃不完”的,今日就此拜辞大士了!
观音曰:时刻不早,送二位回堂,欢迎常临!
杨生曰:感谢观音菩萨慈悲度化,告辞了。我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第二九回游西方极乐世界恭聴阿弥陀佛说法
济公活佛降民国六九年九月五日(岁次庚申年七月初廿六日)
诗曰:无尘落得一身轻。静土勤培方寸耕。
果满功德归极乐。天边海角任游行。
济佛曰:处处可闻学佛修道者,到底学佛修道是怎么一回事呢?依老衲看来并没有什么,“问心!问心!”而已,心如能“无愧”,我看接近佛不远了。离心即无佛可寻,如一寺中空无一物,自不能称为寺;人身中若无心,焉能成为人?所以愿众生是一个“有心人”。心可变化多端,一个制衣师傅可以制成千奇百怪的衣服,人心即“师傅”可以将自己面貌身形变化不同,要变“佛”变“魔”都是随心所欲,每一个人都是“魔术师”,你要要什么花样,走什么脚步,变什么把戏,任你变了。老衲希你变好人、变神仙、变圣佛,切莫将自己变成魔鬼,让人畏惧讨厌,那么你就太傻了。变好坏由己一手造成,到时候若把自己变成地狱鬼怪,或变鸡鸭牛犬,一照镜子,吓了一跳,怎么变成这副“模样”,那时只怪你手法不高明变错了!听老衲的话吧!本来面目若走样,请赶快变回来,否则,一旦变为“成品”,后悔就来不及了。今日我将带贤徒杨生游西方极乐世界,拜会阿弥陀佛。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:……已到了,杨生速下莲台。
杨生曰:喔!来到此地,满地金银、琉璃所铺,还排列着一重重整齐栏杆、树林、罗纲,均非凡品,各闪出亮光,是人间所未见的绝境!
济佛曰:西方极乐世界,为阿弥陀佛所居之处,这就是“极乐国土,七重栏楯、七重罗网,七重行树,皆是四宝周匝围绕。”我们前去拜会佛尊,聴其说法。
杨生曰:前面有一大殿,是否为佛尊居处?
济佛曰:是也!前面为“弥陀殿”,我们前去参礼。
杨生曰:遵命!这里有许多修成正果的高僧及居士模样之人,他们面貌慈祥,口中似在念佛,声音悠扬、寂静,令人闻之心中舒畅。
济佛曰:他们都是在世修学佛道之人,因功德圆满,故能到极乐世界。……已到圣殿,我们进去参礼佛驾。
杨生曰:遵命!进入殿内,中央坐着一位法相庄严的佛尊,满身毫光,令人起敬。弟子杨生参礼佛尊,今日有缘随恩师来到极乐圣境,参礼阿弥陀佛,请佛尊指示佛法。
阿弥陀佛曰:善哉!人念“阿弥陀佛”,我却念“众生是佛”,众生轮廻六道,身受苦痛,故我发四十八宏愿,造就极乐世界,于此化一净土,教人一心念佛修道,念念不忘我佛,我当接引来此。但若凡业未净,念佛不能专心,佛自散形,纵有慈悲之手,力弱无法相渡。故希众学修佛法,首必净业了尘,自造净土,否则难以有成。今日喜见凡界杨善生入我弥陀净土法门,特示数语,资作参悟,你有何疑问,尽可说之,我自相答。
杨生曰:感谢佛尊赐我机会。叩问佛尊,刚才您说:“世人皆念阿弥陀佛,我却一心念众生是佛。”我觉得真有意思,请佛尊解释其意如何?
佛尊曰:善哉!你果然有智慧,众生日夜念阿弥陀佛,望我度他上极乐世界;我日夜念众生是佛,希望众生与我不二,若能体会我意,将尘世化为净土,婆娑世界即成极乐国,我亦想到人间净土逍遥自在一番!
杨生曰:佛尊所言有妙意,若人间化为极乐,您想投胎下凡吗?
佛尊曰:只要人间与此地相同,我愿意下凡。
杨生曰:众生都想超升极乐世界,是否为颠倒之想法呢?
佛尊曰:因世人业障深重,痛苦烦恼不绝,故苦业牵绊,极想脱苦得乐,祈望我佛加渡,以求解脱诸苦,如此叫“觉悟、回头”,苦认苦作乐,执幻为真,才是“颠倒”。
杨生曰:既是如此,要如何才能仗佛引度出苦?
佛尊曰:唯有“念佛、学佛”一途!
杨生曰:这么简单吗?
佛尊曰:“一声阿弥陀,便到极乐国。”“学佛学得像,与佛无两样。”
杨生曰:佛尊说得甚妙,愿再开示明白些!
佛尊曰:念佛初由“念念不忘”,终至“念过即忘”。由念“阿弥陀佛”,念至“自性真佛”,自(久)念成佛,先自念为佛,久念(炼)成真,日后世人自然念你为佛。一心不乱,一言不差,与阿弥陀佛心心相映,故云:“一声阿弥陀,便到极乐国。”既认自身是佛,了悟心性,一念佛则佛现于前,一举足则脚踏净土,众生业重,烦恼多端,出声念佛,吐出苦气,减轻苦业,是为念佛妙处。佛有戒律、规范、行仪,若能一一学成,并无二样,自证湼盘,成正等正觉。
杨生曰:念佛如吐“苦气”,用以减轻苦业,是一帖心灵治疗妙药,未知众生念佛时,您的感觉如何?
佛尊曰:众生拜祷皈依念佛,以解脱俗念优心,不起妄念,露现佛心,此时我心可与念我者相通,三世业主,闻佛名号,恭敬礼拜,我佛即予度化。故虔诚念佛可以消灾解业,净化心性,众生念佛时,空谷传音,我耳如响,佛心感动,定来相助。
杨生曰:曾闻念佛可以带业往生极乐世界,是否有此事呢?
佛尊曰:带业往生,非指免去一切罪业。凡一心念佛,任何环境之下,不退道心,可以上进极乐世界,再加修炼,以待业净,化生净土。业障不去,如幔遮门,不见光明,我以佛光普照,令其身洁心明,一切恶业顿消,以入佛地。此地还有许多修道院(七宝池)│消业所,专为带业者提供修炼之用。带业往生者,系指未念佛前所造之业,皈依佛门之后,一心念佛忏悔前业,我感其诚,自会相渡。若仅念佛,再造诸恶业,不知忏悔,所念佛号如云山阻隔,丧失其真,故无法带业往生净土。所以修净土法门者,一是口净、心净、身净,则净土近,还要积善修德,切勿口佛心无佛,须心服(佛)口服(佛)│没话讲。我因观末法众生,沉迷五蕴,轮廻六道,加之天运变迁,时代日新,物质兴盛,奢华无忌,四十八宏愿不能了。为普度众生,特开方便法门,劝人一心念佛,简易佛法,修行捷径,众生若还不知修持,恐一失人身,万劫不复。佛本至公,虽开方便之门,若口念弥陀,心如蛇蝎,佛亦不敢近前引渡,非佛不慈,实因自己远佛。但愿世人从今起踏上净土(法门),则尘业自有落尽一日,万勿自弃,毁灭灵根。
杨生曰:佛尊慈悲开方便法门,不少老弱妇孺手提念珠,声声念佛,虔诚之情,令人崇敬,据弟子感觉,念佛可以往生极乐世界,应当有更微妙意义,祈佛尊再予开示?
佛尊曰:佛无妄言,念佛可以超升。何以能超升极乐?盖念佛可以摒去杂念,让心灵安静,所行不背道违规,人在造恶作孽时,口中已忘“阿弥陀佛”,所以如能日夜“阿弥陀佛”念在口中,口念心想,久之,心口如一,佛性显灵,断恶根,萌道芽,净土长出菩提树。念佛可令心神忘记痛苦烦恼,产生禅定作用,故“净”即“定”,定能生慧见佛,精神欢喜,心灵有所寄托。念佛时心中产生宁静安和之气,可以调和暴戾不正行为、消弭阴暗念头,还可让阴灵得到解救。念佛正如世间人播放轻松音乐,可令听者心旷神怡,忘记一切烦恼挂罣,痛苦与不安。故勤修道者、病患者、心神不安者,当勤念佛号,定有妙验,助其离苦得乐。
杨生曰:佛尊所说甚是,念佛、想佛、知佛、见佛、是佛,念念在兹,不忘佛训,定能成佛。请问佛尊,西方佛乐世界妙境如此美好,是否可向众生介绍呢?
佛尊曰:此地非凡,
清净庄严殊胜微妙,楼阁阶段七宝所成,众妙珍异清雅香洁,宝池德水荡除心垢,天乐常作不鼓自鸣,不寒不暑调和适宜,衣服饮食应念即至,珍奇化禽出和雅音,演说苦空无常无我,微风吹动宝树罗网,悉演无量微妙法音,六根清净无诸烦恼,尘劳垢习自然不起,智慧增进深达实相,神通自在寿命无量,无有众苦但受诸乐。愿带杨善生参观胜境。
杨善曰:感谢佛尊提擕,世人常想登极乐世界,今天有缘来此,当一睹风光,才不虚此行。
佛尊曰:西方极乐,人所响往,绝妙景色,异于凡间。杨善生随我行吧!
杨生曰:愿随佛尊行走。……前面有一个广大池塘,里面长满了各色的莲花,美观动人,池边崁立一牌曰:“七宝池”,金碧辉煌。
佛尊曰:此为“七宝池”,池中是“八功德水”,池底全是金沙铺地,此水为“活水”,妙用无穷。
杨生曰:为什么叫“八功德水”,妙用在那里呢?
佛尊曰:“活水”又称“佛水”、“八功德水”,水性变化无穷。人要往生净土,必经八功德水之沐浴、饮用,才能清净;世人若能学此八功德,定能往生净土,且不必再经此八功德水之提炼。
八功德水:
一、澄净│人之心境要澄清洁净,无有冲击污秽。
二、清冷│人心要清净凉冷,无有昏浊烦燥之气。
三、甘美│人心要甘甜美好,如水甜美好喝,以广结善缘。
四、轻软│人心要轻松柔软,不可刚硬。此水轻而上流,不比世间水重而下流。
五、润泽│人心可干燥火暴,多施惠于人,如水滋润万物。
六、安和│人心要安静和气,如水无有波浪,浸润其中,无虑沉没流失
七、除患│人心要除患得患失之念,以此水解渴之外,还能解饥,妙用无穷。
八、增益│人心要向上多学,以广见闻,增加智慧,有益悟道。用此水饮用、沐浴,一身清净智慧无上,受无无尽。
极乐世界八功德水妙用无穷,世人如能每天学此八大功德,念我名号,自然净土有份,不必经此“八功德池”之沐浴薰陶洗炼。带业来者,必经此法水之炼渡,才能过关。杨善生愿意下去“洗礼”吗?
杨生曰:现在池中已不少人在那里沐浴,素不相识,我不敢下去。
佛尊曰:不必客气,八功德水,是洗涤罪业法水,大好良机,切莫错过。
杨生曰:既然如此,我就下去了。……喔!好凉的泉水,浸在其中,感觉体重一直减轻,好像飞在天空小鸟,沐浴着春风,满身凉爽,轻飘飘的,觉得“无倩一身轻。”这种水太奇妙了。
佛尊曰:你可以喝下几口,一定有奇妙感觉!
杨生曰:虽经沐浴,水质甚清,喝下几口法水吧!喝了之后肠肚如冰,体内有一股气排出体外,好像要起飞般,轻飘飘的!
佛尊曰:快要超升了,如飞机排气往上飞。世人平常如能修此八功德,定如今日感觉,往生净土无难。念佛信心不二者,若有业障,必经此水沐浴,在这里就是一种修炼,业重者,一浸此水,如被剥皮状,初觉痛苦,渐渐转好,必至脱胎换骨,才能真正在极乐净土逍遥。
杨生曰:池中五色莲花遍布,甚为美观,为何浸在水中的修炼者,四周各布莲花,数量不一呢?
佛尊曰:“一声佛号,一朵莲花。”人念佛号,口出气力(灵气)、津液(法水),化为一朵莲花,所以八功德水,原是念佛者之口水(法水)所积,莲花代表佛号,念越多莲花也就越多。念佛成就者,人坐莲花,气动飞升极乐,他们在此修炼时日不一,有者半年、一年……按业障深重而定。如衣服污染,用八功德水(洗衣粉、水)洗涤,污秽越重,洗涤费时越久,反之则易。在此池中,首先须由痛苦(脱苦)转至快乐。一旦罪业洗清,身子上浮,坐于所念现的莲花上,得以逍遥净土,此即所谓净土法门。今日杨善生奉命著书,普度众生,我特泄此真迹,愿佛徒参修佛经外,当了解“净土”真义。
济佛曰:心净则国土净!愿世人从心地上去用工夫,打扫清净,莫令生尘,则自家无非净土,何必远求西方极乐呢?“念佛、学佛”自然成佛!佛徒参悟吧!今日聆听佛尊教益,就此告辞,杨生起来
杨生曰:感谢佛尊赐我“八功德水”,一身清净,受益良多,参礼告退。
佛尊曰:净土在眼前,愿世人莫迷方向。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第三0回游三官殿拜会天官大帝
济公活佛降民国六九年九月廿一日(岁次庚申年八月十三日)
诗曰:心无罣碍白云游。淡淡轻风坐忘忧。
流俗追随终下堕。回光万道照高楼。
济佛曰:每看世人心情紧张、沉闷,“气氛不佳”,所以老衲的蒲扇也扇不出风来。人的心销生锈,解不开烦忧,每天费尽心神,赚回了金钱,铜板相打,也带来了痛苦,有钱人不见得心情舒畅,许多烦恼往往从钱堆中跑出来,相信世人都是“过来人”。既然如此,你们为何还执迷不悟,仍然往那烦恼的地方去拾起那沉重的包袱呢?傻孩子!口袋里拾满了石子当作财宝,还在那里数一数二,真是天真可爱。今日我将带杨贤徒云游著书,杨生准备好了吗?
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:著书费尽心神,杨生你感觉如何?
杨生曰:虽然劳神,但能畅游另一个世界也感到劳有所获,而且还从这些美妙的灵界中大开眼界,发现了很多奇迹,参悟大道真谛,寻找到自我。天下众生若能借此游记中的记载,去发现自我,追寻理想园地,才不负苍天所望,这一付重担才能为之轻松。不过这都是恩师的提擕,才有今日这个佳缘。
济佛曰:你身负普度苍生大命,今日方能荣膺圣职,奉旨灵游三界,著作宝典,可谓旷古奇才,正担如来法度,为师同担此命,故能师徒同舟共济。但愿天下苍生阅读这本游记,不要走马看花,应熟记这幅蓝图,好备将来亲临圣境。所谓“百闻不如一见”,须亲历其境才有价值,否则只是在地图上观光,不是还有一段距离吗?今日我们起程,到另一个新的境界。……已经到了。
杨生曰:前面许多宫殿建筑,庄严宏伟,古色古香,黄金铺地,祥云弥漫,阶梯有序,花木奇草遍布四周,看得心旷神怡!
济佛曰:这是三官殿府,今天先拜会天官尧帝!
杨生曰:好的!随师步上阶梯,身如轻羽,不像在凡间爬楼梯,脚步会觉沉重,这是为什么?
济佛曰:这是“真空”地境,无业障者才可以进来,所以你来到这里会觉得身子轻飘,仙真们能够来去自如,无非心清身净,身子一跃,便至千里之外,而且腾云如飞,举步轻飘。世人平时也要炼就此种工夫,否则懒得走不动,只好被无常强促带路了。
杨生曰:恩师说得妙。前面有一大殿,上有“紫微宫”三字,想必就是天官大帝所居之地吧!
济佛曰:正是“上元一品锡福天官大帝”所居,我们向前参礼。
杨生曰:殿内坐有一位穿黄龙袍,头带金龙冠,手执朝天笏的圣者,面目庄严,旁边还有许多仙官打扮者,正起立示意欢迎。……弟子杨生参驾天官大帝,今日随师到此,祈大帝锡福垂谕。
天官大帝曰:善哉!凡界杨善生能够到天官殿内,已是福大,何必钖福?你奉旨随济佛云游天界,访道著书,普度万民,我心喜悦。三曹圣会,群仙圣佛共议,瑶池颁懿旨,玉帝勅玉旨,三官注藉,今日始能通行三界,著作天书。凡是天下苍生阅读游记之后,能够改恶从善,修道立德,则三官可以锡福、解厄、消愆,故你所负职责重大,今日来此幸会,请坐!命仙官奉茗。
杨生曰:多蒙大帝垂爱,实不敢当!
大帝曰:无妨!三界内外,唯道独尊,只要勤修大道,力行圣德,则天人合一,圣凡相同,何必客气!
济佛曰:坐吧!大帝既然有命,我们恭敬不如从命。
杨生曰:感谢大帝惠赐,我遵命就是。坐下此椅,一阵冰凉,觉得精神舒畅轻松,不知是何因?
大帝曰:此地为九炁之天,一切皆是宝物,你乃凡人,坐下此宝椅,九炁流行,故有此感觉。
杨生曰:原来如此,坐下去真不想站起来,虽然不是沙发椅,但有一股柔软感觉。
大帝曰:宝石坐椅“生硬”,坐下即觉柔软,乃是真炁运行,“硬石”似有生命的“活石”,由刚化柔,起死回生,如一个铁石心肠的人,感化成为慈心柔肠般,生命力自然活泼生动。你现在坐在石上,已经人石合一,所以有此感觉。
杨生曰:怎么叫做“人石合一”呢?
大帝曰:人骨一旦硬化,与石头无异,故曰“化石”。人死尘土一堆,故人(头)与“石头”本来相同。今你坐在石上,上有“人头”,下有“石头”,各吸其气,故曰“合一”。凡人静坐,下吸地气(由石头上吸之),上吸天气(由人头贯入),久之气满结丹,产生“石子”。现刻却不同,你坐天上,下吸“天气”,上吸“地气”,颠倒回转,其中妙理自己参悟。
杨生曰:坐在天上观地下,身虽颠倒,心却自在,脚立天,头顶地,一点虚灵挂空中,万丈苦海洗污发,是吗?
大帝曰:正是!凡人脚踏地,仙人脚踏天,圣凡工夫不同,行走天空(行云)不下坠者,才是仙佛,世人能够如此吗?若有此超人能力者,已得道果,可观“水菓”不都是高挂在空中吗?世人修炼工夫,应先从看淡情欲“着手”,双手(心在操纵)若紧握不放,提着“重情多欲箱子”,走起路来气喘息急,要至“究竟地”,恐已精疲力尽,昏昏欲息了。放下一切,两袖清风,双手空空,振翼可以疾飞,愿众生更上一层楼,看天识地,参悟玄妙。心明如镜,性定如水,则天眼一开,心地上可以看见性中天,既明天道,乘风步云,自有路径可寻。杨善生用茗吧!
杨生曰:听罢大帝一席话,胜读凡间十年书,得闻至道,感谢帝恩。上界胜茗,清见杯底,一低头,便见我的面目清晰的浮在水上,如影印一般……我饮下罢!无味但觉清凉,沁人心脾。
大帝曰:本来面目—真正的你,是自性真人(佛),入火不焚,入水不溺,今能浮在水面,不至沉溺,足证高真是行云流水,逍遥自在。水中看出真面目,口里饮下本性水,可以洗涤秽气,开通智慧,通神入真。
杨生曰:感谢大帝开示。大帝位居三官之首,请述大帝的来历渊源及在天界的圣职情形?
大帝曰:善哉!愿略述道历,供世人知之。混沌初开,玄黄分判,天地肇定后,五老之时又化天官、地官、水官三帝,以治理“天、地、水”三界,考核天人功过,而司众生祸福。我为上元天官,玄都元阳一品,居于紫微中宫,主宰众善恶籍,及诸仙升降之权,号曰:“上元九炁赐福天官,曜灵元阳大帝,紫微帝君。”曾化生为尧帝。凡是天界诸真,各星宿等,道果有进步,或天地神只,普化苍生,救世扶危有功者,经由我审核后,转呈玉帝接功升级。如天界诸真、天地神只,有失职责,或犯过者,如查属实,经我考核后,转报玉帝,勅命眨降。以上所指,乃是中下界神只而言,若得道高真,进入无极界果位,不再轮廻者,则免受此管辖。再者人间成道之原灵,亦必经三官之考核,始成按功证果。凡人善恶,本处亦注籍在案,世人要求福远祸,决定于善恶两途。众生如命运多乖,诸事不顺,乃前世造业多端,今世如能在神前忏悔发愿行善,天官可以赐福之。若有孝子发善愿为父母求寿祈福,孝心感天,天官亦必降福予人。三官本为一体,悯人度世心切,故以赐福、赦罪、解厄济度苦难者,若世人上体天心,下顺人伦,则有求必应。
杨生曰:听罢天官述说,知道祸福由人自召,而天官佛心仙肠,一心想赐福给世人,真是“天心感人”。
大帝曰:天人本是合一,愿世人遵循天理,莫乖人道,则天人合一,可以修至无极境界果位。今日来此,带你参观此处情形。
杨生曰:遵命。大帝案牍堆积甚多,定很繁忙?
大帝曰:因现今世人善恶参半,幸回心向道者亦复不少,为考核功果,所以圣务较多。但此处各部曹分职掌籍,我仅做最后之核定,故“神力广大,不慌不忙!”杨善生道根深厚,今日来此,愿泄漏一些天机!打开案卷,让你观之。
杨生曰:感谢大帝提擕。
大帝曰:这是功果黄籍册,打开细阅……,不要出声。
杨生曰:内载本堂鸾生修道功果记录:(一)年月日○○○参鸾乙次五功。(二)年月日○○○由某地赶回参鸾十功。(三)年月日○○○劝人向善五十功。(四)年月日○○○施资印善书百功。(五)年月日○○○忍辱不怨百功。(六)年月日○○○见色不淫三百功。…又见一册内载:年月日○○○发善愿祈求父○○○锡福延寿,准增寿半纪(六年)。○○○发善愿祈求命运享顺,准予锡福加光。
大帝曰:大概观之即可。众生须知因果有凭,善恶明证。当力行道德,勤修圣道,一旦功果圆满,可以超升天堂,逍遥极乐。众生如看罢这本游记,回头向善,修真悟道,百年之后,归空到三官殿府,我将赐椅请坐,愿众生勿失良机!
济佛曰:拜会天官大帝,就此告一段落,感谢大帝慈惠,加我贤徒灵光,告辞大帝。
杨生曰:因恩师催促,就此告辞,感谢大帝开我慧窍。我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
大帝曰:祝一路顺风。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第三一回游三官殿拜谒地官大帝
济公活佛降民国六九年十月七日(岁次庚申年八月廿九日)
诗曰:忏悔前非种善因。贪嗔痴爱最伤神。
须防失足倾灵命。炼就金刚不坏身。
济佛曰:有人说:“你们都是罪人!”我说:“世人无罪!”有人不服气说:“我做了那么多的坏事,难道无罪吗?”我说:“你既然认罪,我还有何话可说?”其实世人无罪,只是“四非”相加,才变成“罪人”!非礼勿视、非礼勿听、非礼勿言、非礼勿动,世人都去尽力实力,难怪变成“四非人”,—罪人。人本来一身清白赤裸裸而来,到凡间穿上俗衣,染得五颜八色,贪四非,爱十恶,把自己的罪籍染上了辉煌一页。世人且不用高兴,但也不必悲伤,今日我带杨生拜谒中元二品赦地官大帝,求他替世人赦罪,希望世人好自为之,不要再犯“罪”了。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:今日我们将往三官殿,拜谒地官大帝,起程……。已到三帝殿府,杨生下莲台。
杨生曰:我们前日已来过这里,面前分道,另有一条黄金铺地大路,直往前面大殿,在此三官殿府来往高真甚多,而且不少归天的修道士,在三宫署考察修道经过,显得繁忙。
济佛曰:三官大帝世称“三界公”,位次玉帝之下,三曹案牍,必经三官核批,才转呈玉帝。世上修道证功得果者,须经三官考核,再分发各天修炼证果。
杨生曰:原来如此,前面大殿有“清虚宫”三字,灿辉夺目,是否为地官大帝所居?
济佛曰:正是!我们进去参礼。
杨生曰:遵命!……进入里面,中殿坐着一位身穿龙袍,手持玉笏圣者,状甚威严。弟子参驾地官大帝,请大帝开示迷津。
地官大帝曰:免礼!今日你随济佛来到三官殿,我心感悦,请二位就坐,命仙官奉茗。
杨生曰:感谢大帝惠赐,今日弟子有此鸿福,亲谒大帝,请大帝将您之来历及所辖职务述之,俾使天下众生知之。
大帝曰:善哉!为普度众生,“天堂、地狱”真相大白,地官为普度大地众生,焉有秘而不宣之理。我为青灵洞阳二品,先天真炁所化,号曰:“中元七炁赦罪地官,洞灵清虚大帝,青灵帝君。”因众生皆在“地上”造罪,天心本慈,不忍众生堕落,故“地官”司赦罪之权,只地世人有改过之心,我自有赦罪之意!
杨生曰:大帝实在慈悲,但不知如何赦罪?
大帝曰:一、人若犯罪知改,有忏悔之心,我就赦其三分罪;从此知行善事,不再造罪,我再按情一一削其罪籍。
二、今世进入善门修道,一心不退道志,虽累世尚有遗罪未消,我亦赦其三分。若戒律精严至死不二,道志一退者,我可以赦七分。
三、百善孝为先,若无意中犯错,但对双亲孝顺者,我亦赦灭其罪。
四、凡人有心修道,但魔难重重,皆因夙世罪业未消,如能坚忍困苦,不变心志,我自赦其罪,减轻苦磨。
五、凡世人祖先罪业未消,尚困冥府者,后世子孙能发善愿,行善布施者,我亦可以赦其罪,使罪魂减轻苦刑。
济佛曰:地官曾分灵化为舜帝,故对尽孝道者,特别尊重。中元二品赦罪地官大帝以普度地上、地下人鬼为怀,故世称“中元普度公”,希世人能修身行善,天心慈爱,绝无有意加罪于人,却是处处为世人打算,故订定有赦罪条律。世人如不回头向善,天要为你赦罪,你也无法接受,岂不是无药可救,罪大恶极吗?
大帝曰:我有意赦罪予众生,希众生勿自弃之。愿天下众生无罪,人人都是善人,则地官如天官,只是“赐福”罢了。
杨生曰:地官“慈怀可敬”,但众生大都天天在制造罪恶,您如何办理呢?
大帝曰:“祸福无门,唯人自召”,因今世众生福厚,所以人人“吃福”,不过,福份如灯油,终有尽时,如不加油造福,油尽灯灭,灾祸来临,斯时,人之原灵,由“天官”降下“地官”,落在我手中,但我慈悲,再让其有自新机会,准备为世人赦罪。一生中若混混噩噩,不知回头、低头向地官行礼,接回“赦罪状”,则死后归于地府,无何赦罪凭据,阎王无法饶赦,自定其罪。我与“地藏王菩萨”、“目尊者”本是一炁所化,以普度众生,赦罪拔幽救苦为大愿,故地官、地藏实为一体。目尊者孝心度其亡母,七月十五日设孟兰盆会,供养十方大德,藉资超度受苦父母。地藏王菩萨又有地狱不空,誓不成佛宏愿。我化为“舜”时,孝道感天,故有象代耕田、鸟助锄草之神迹,尧帝因而禅让帝位,史上流芳万古。道教之中元普度与佛教盂兰盆会相同一天,即源于此,希世人参悟之。故世人当以“忠孝”为本,虔修圣道,死后定能魂升天界,逍遥自在。
济佛曰:大帝慈悲,泄漏一段因缘,让众生得知造化玄妙,实在福厚!
杨生曰:今日得闻大帝开示,令弟子增广见闻,无限感激。对于大帝赦罪情形,弟子还未能全部洞悉,是否能再详细说明呢?
大帝曰:既有未明,愿再说明之:
一、如某甲进入圣门虔诚修道,但身体多病,精神困扰,常有怨天之言,自觉行善有年,天无加佑,化解其病苦。三官查其前世为一屠夫,杀害生灵过多,晚年虽曾改业,敬神礼佛,但善功不足,此世转生中等家庭,仍结善缘修道,奈前世宰割生灵过多,故今世骨肉酸痛,病苦不绝。上天慈悲,暗中正为其消业,所以全身苦痛,“痛苦”后始觉“痛快”,痛苦正是消业象征,如能忍耐不退道心,我感其诚,定赦减其罪业,令他渐复隶泰。若受苦难耐,则我欲赦罪亦无机会,故希众生须有坚强毅力,遇诸不顺,宜自静心忏悔,不可怨天尤人,否则罪业难消。
二、为念及一般去世罪魂,身陷地府,痛苦难当,除平时常临说法度苦外,每年七月鬼日特予开放一次,让幽魂外出游玩探亲,后世阳人设宴祭拜,以解其饥渴。道称“中元普度”,献诸花菓,珍奇异物,幢幢宝盖,清膳饮食,供诸圣众,众鬼皆大欢喜。佛称“盂兰盆会”,具陈百味五菓于盆中,供养十方大德,藉仗众僧大德力量,以超度过世父母。
杨生曰:大帝慈悲,普度阴阳,圣德无量!弟子幼时住于乡郊,家父每逢七月夜晚必设大帝神位于宅中。并于路旁点灯照路,据说是供幽魂照路,便于行走,是否有此事?但今工商发达,都巿已少见这种场面,是否会影响鬼魂的行走呢?
大帝曰:阴间如星夜,罪魂囚禁其间,阴森痛苦,阳世生民慈悲为怀,七月路边设灯照路,便利幽灵行走,功德无量。今日凡世科技进步,电源充裕,乡村都巿,夜里路灯通明,游魂已觉路明无障,故住民不设灯,已无影响,所谓“时迁法亦迁”即为如此。
杨生曰:大帝所述甚是!
济佛曰:今日拜谒大帝就此结束,准备回堂。
大帝曰:奉送二位。愿苍生多向善修身,切莫向罪恶深渊中污染,好使我不必再替众生赦罪而操心。人非圣贤,知过能改,善莫大焉,如能忏悔昔日之非,我愿还你今日清白,赦你无罪,愿众生把握良机,莫待一失人身,万劫难复!
杨生曰:感谢大帝金言,拜辞帝驾。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生莲台,魂魄投体。
第三二回游三官殿拜会水官大帝
济公活佛降民国六九年十月卅一日(岁次庚申年九月廿三日)
诗曰:一泒青山景色优。轻轻淡水性温柔。
浇漓世道堪嗟叹。莫负光阴难倒流。
济佛曰:世人每天睡前需要沐浴,将汗渍冲个凉快,睡梦才能愉快!再看你心中的念头,日夜起伏不停,充满了私欲、情爱、恨怒,你心中的主人累得如此憔悴不堪,你是否天天为他洗澡,冲个干净,让他凉快、凉快呢?如果没有,那么你主人一身汗臭而污秽,无人敢近,仙佛也退避三舍,这样下去,终成为一位“垃圾鬼”,知道吗?今天我将带圣笔杨生游三官殿,拜会水官大帝,请大帝用法水为世人解厄消灾,清净凡夫的心,世人福份不浅。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程吧!
济佛曰:……己到了,杨生下莲台。
杨生曰:这里为何有条河流?河水清澈,还可以见底呢!
济佛曰:此为水官大帝的灵气所化。我们从河边这条大道行走,向前拜谒水官大帝!
杨生曰:遵命!三官殿府各有不同气象,天地造化为何如此奥妙?
济佛曰:玄黄始判,万物造化,各有其定律,人身亦有三官,你可自悟就可明瞭一切。
杨生曰:河边垂柳翠树,景色宜人。
济佛曰:这里的景色,虽是庄严但又富天然,实是缘野仙踪。“青华宫”已在前面,我们进入参谒水官大帝。
杨生曰:遵命!……弟子杨生参谒水官大帝,请大帝赐教。
水官大帝曰:杨善生免礼!你及济佛同负使命,著作“天堂游记”,劝化迷津,我心甚悦!游记遍载天堂风光,一草一木,一山一水,一言一笑,皆藏有无限妙理玄机,凡是有缘读者,当要神游意会,不可走马看花,以免失去参道良机。此书非凡,因杨生夙具道根,有大智慧,故能洞彻天堂妙景,而作成一本游记,诚是千古一大奇书,今日来此欣慰我怀,命仙奉茗。
杨生曰:大帝嘉勉,愧不敢当,弟子有幸随师游览天界著作圣书,当感谢大帝宏恩。
有帝曰:杨善生为何然泪下?
杨生曰:弟子身入圣门,一心代天宣化,然觉曲高和寡,自叹心有余而力不足。
大帝曰:你莫悲伤,尽人事听天命,你心诸天同鉴,圣笔有振人心、匡世道、挽气数之力,任重道远,希你大志勿馁,上天自有妙化,绝不负你。
杨生曰:感谢大帝恩勉。
济佛曰:贤徒心勿悲伤,有者僧在此,何怕无处可化缘?衣钵真传在手,到处是道场,善尽我们的职责,走一步算一步吧!今日拜谒大帝,你可趁机多问道吧!
杨生曰:好的!请问大帝,水官是何意思呢?
大帝曰:我为“下元三品解厄水官大帝”,专为世人解厄消灾,为何我司解厄之职?因世人都是尘秽污染,罪恶满身,故变成一位罪人。罪人在阳世,须受阳律制裁刑罪,至于无形天律之刑罚,即令人感到诸事不顺,病魔纒身,所救不遂,劫厄不绝,痛苦之情,莫可名状,此时我便行使解厄之权。一切疾病患难……称为“灾厄”,“灾”字由火而生,故必以水制之,水官如何海之水,可以洗涤一切污秽,清除痛苦,清凉身心,兹润干涸,化解恩怨,促进生长,化消一切劫难,故世有言:“一切化落江海”。能释去人间诸多不平怨恨,洗去一切罪恶痕迹污点,唯有如此,世人之灾厄才能消去。
杨生曰:大帝以水冲洗人间苦痛、灾难,灌溉贫,功德不可限量,弟子钦顶礼!然尚有不明之处甚多,请大帝赐言教导世人解厄之方法。
大帝曰:既生为人,如船行在海中,乘风破浪,起伏不定,见幼小生命走路时,颠簸跌倒,脚破血流。长大为生活累得满身大汗,心智用尽,身心疲惫不堪,我以热水为其消除疲劳,晨起凉水为其清醒。平时为其身心加油打气。劳累的时候,我蒸发排出体外,维持身中热量平衡,不致烧毁。人即如一部汽车,奔驰在人生大道中,惊险镜头,随时可以看见。人頪的生存,是在继起宇宙之生命,为天地立心,发扬正气大道,故三才以人为贵,三官为“天地水”,水官即是人官,人为血肉之体,最易伤害,故水官随时解厄,希众生逢有劫厄之时,念我圣名,当代为解。
杨生曰:大帝慈悲之心,令人感动,世人都想免厄无灾,但不知其道,大帝是否可以赐告?
大帝曰:天不降灾,最怕世人造灾,解厄消灾之道无他,“保持自己清白,自无灾厄临身”。若有犯诸灾厄,当痛心忏悔,奉行善道,不再作恶,水官自解其厄。
杨生曰:世人逢厄痛苦,大帝如何化解?
大帝曰:前面河水,有解毒化灾之功,可谓“神水”,你再定神一看,便知其中尚有奥妙。
杨生曰:定神一看,河流中有许多小人物在那里游泳样子,这是什么人呢?
大帝曰:世人逢犯孤辰寡宿,刑害绝嗣,病难痛苦,皆是前生不修,今生受之。若有善男信女,晨夕好静,沐浴焚香,虔诵经忏,悔过自新,则其元神可以在此河水中沐浴,减轻痛苦,渐脱苦趣。
济佛曰:水官有帝慈怀惠赐金言已多,三官大帝主宰天地水(人)三司,职责重大,赐福、消灾、解厄,无不为利益众生着想,可谓佛心仙肠,功德浩荡,所以此刻我们将在三官殿与三官大帝一起相敍,以恭聆圣谕
大帝曰:三官殿内,天官地官已在等候我们,我们一同前去!
杨生曰:遵命。三官如一家人,今日幸运到此,能同时恭聆三官大帝训谕,实觉荣幸。……已到三官殿!
济佛曰:三官虽分为三宫,但中间之大殿,即是会合办公地方。现在已到殿中,天官、地官二大帝已在里面等候。
杨生曰:参谒天官、地官二位大帝。里面排满了丰盛的水菓仙品,令人垂涎!
天官大帝曰:杨善生免礼。今日你览三官殿府,特在此设宴招待,以示奖赏著书辛劳!
地官大帝曰:“天堂游记”一书,至此接近尾声,济佛、杨生功德浩瀚,永志天榜,于三曹普度作上帝天使,广播福音于世界,使众生回心向善,挽回天地气数,促进世界大同,大德莫能名。
水官大帝曰:济佛导游,杨善生为主角,遍游天界,访道传真,为科技时代制造太空(精神)食粮,唯有精神修养才能促进人间幸福,安心享用科技产品。否则人頪聪明,自毁道路,是人类不幸,仙佛于心何忍?故垂训示教,人类如能人人修身养性,将浊世化为净土,则天人庆幸!
天官大帝曰:济佛、杨善生用吧!琼浆玉液,仙菓妙品,世间所无,此上苍所赐,尽管享用。
杨生曰:感谢三官大帝厚爱,惠赐那么多礼品!我有今天,当要感谢济佛恩师的提擕。
济佛曰:师徒如父子,何必挂怀!无始以前,已誓言乘愿再来,现刻正是时候,故能结此善缘,遍游三界,著书济世,但愿我这副“逍遥德性,方便法门”,能使老弱妇孺亲近,个个成佛,人人成仙!杨生任重道远,务必将心法广传,慈音遍布,使众生咸沾法益,得证菩提!
杨生曰:仅遵师训,愿师提擕之!
三官大帝曰:“唯三圣人,乃一太极,普受浩劫家之命,膺无量品之襄,紫微清虚洞阴,总领功过,赐福赦罪解厄,普济存亡,道冠诸天,恩覃三界,大悲大愿,大圣大慈,三元三品,三官大帝,三官九府,三百六十感应天尊。”此乃三官宝诰,世人如能常诵,自得感应。今备此小宴,聊表寸心,待书着成瑶池另有盛宴,愿期待之。
济佛曰:今日拜会三官大帝就此结束,杨生叩谢大帝,准备回堂。
杨生曰:今日在此尝受丰盛琼浆美菓,内心无限喜悦,感谢大帝惠赐。
三官大帝曰:不必客气,种瓜得瓜,种豆得豆,道菓自修自得,愿继续努力。
杨生曰:拜辞大帝,我已坐穏莲台,请恩师回堂。
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第三三回游忠义殿、孝子殿
济公活佛降民国六九年十一月十三日(岁次庚申年十月初六日)
诗曰:心血凝成一宝篇。功垂万古说真诠。
生知铺设天堂路。死驾祥云做神仙。
又曰:砂盘磨破柳桃枝。树汁凝成五色芝。
福地天移归圣德。莲花出自玉瑶池。
济佛曰:瑶池懿旨、金阙玉旨已颁,“天堂游记”一书即将着成,天堂路上,一群默默耕耘者,已找到了一个善终的归宿。路是人走出来的,世人要走那条路,善恶两途,慎重选择吧!善的尽头叫“天堂”,恶的尽头叫“地狱”,你正行走那条呢?看完了“天堂、地狱”两本游记,众生都成了评判员,将来会上天堂或下地狱,心里有数!仙佛、阎王只不过照你的意思收留你而已,切勿错怪阎王冷酷无情。对一个无道之人,只好摆起脸孔相对,这付假面具也是你送给阎王的。仙佛慈蔼笑容,正向你招手,他们这副和善面孔,也是你教他们的,所以也不要谢他多情。两种不同面貌就是众生真实的传真写照。你要将自己画成那种模样,无人敢作主,只看你的兴趣手法了。老衲说了这段话,希望众生仔细听,方免到时再来求我说法,那时老衲已“湼盘”了。今日我带杨贤徒再游天堂,准备吧!
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师起程!
济佛曰:师徒乘坐莲台,云游三界,引起天花乱墬,众生看得心花怒放!不过,不懂欣赏的人还是很多,只叹他们失缘了,杨生你有何感想呢?
杨生曰:数年来追随恩师左右,受益良多,又随师畅游三界,可谓三生有幸。坐在莲台,虽然轻飘飘不必出力,但自觉任重道远,不敢一时疏忽,掉以轻心。
济佛曰:拓荒者本来就是一种牺牲,纵是荆棘布满,伤痕血滴,但回头瞧着新生的道路上,已有那么多的行人,自然会乐得“苦笑!”安慰一些了。
杨生曰:恩师所说甚是,让自己心安,让众生有道,人生旅途才有价值
济佛曰:已到了,快下莲台。
杨生曰:今日到此是什么地方呢?为何前面那些人个个精神威武,与众不同呢?
济佛曰:这是三官殿所属的“忠义殿”,刚才所见者,都是为国尽忠牺牲的人,他们死后升天成神,我们前去拜会吧!
杨生曰:……已到殿内,看见许多穿战袍或官服打扮者,坐在殿中,不知他们是何人?
济佛曰:自古以来,忠孝节义者,皆升天成佛,中殿内坐者是岳武穆王│岳飞,其他都是古今之忠臣烈士,他们为国牺牲性命,死后灵升天界,俎豆馨香,万古流芳。另者,凡是在世为官清廉,不贪不取,便民利民者,死后可以升天成佛,在忠义殿中各厅处,逍遥自在,或往各天担任圣职!语云:“正直无私谓之神。”他们正直无私,修习“公道”,也有道成一天,天界也需要这种人才。所以世上拜神的人,祷神切勿以条件交换,如保佑我如何?愿成即谢以牲礼,如此正神不纳,神是按功行事,仅凭众生心诚而感应。杨生你可向岳武穆王请示。
杨生曰:向武穆王及诸位圣贤义士敬礼!不知在天界生活情形如何?
岳武穆王曰:我本在灵霄玉帝殿前辅政,今日特来忠义殿中相敍。天地本为一股磅礡正气所维系,于今科学昌明时代,世人道德沦落,邪恶孽盛,使天地元气日渐丧失,故灾劫累至。我愿世人以孔夫子圣训:“正心、修身”为处世法则。从事公务,不可贪污舞弊,浪费公帑!各业者,严守自己岗位,人人尽忠爱国,为捍卫彊土,牺牲性命,即是殉道而死,英灵必升天界,如关圣之“丹心昭日月,义气贯乾坤”,至今各地庙宇频立,世人崇拜不已,故愿众生“爱家爱乡更爱国”!如秦桧奸侫陷害忠良,经数十世为猪,今犹禁阿鼻地狱不能超生,上天爱“忠良”,地狱禁“不义”,故世人不可作奸害国,否则,于阳间受万人唾駡,死后永堕地狱!
杨生曰:“忠孝节义”是中国传统美德,也是鸾门提倡的宗旨,修道也正是修此“忠孝节义”的大道,离此则无道可修了。喔!前面壁上挂满了牌子,都是历代忠臣烈士的名字,还闪闪发光呢?
武穆王曰:这是忠臣义士的神位,凡是忠义之士,上天都有列名,即是“英雄榜”,他们都已回天享受极乐。
济佛曰:因时刻有限,另要访问他处,所以我们就此告辞。
杨生曰:向岳武穆王辞驾。
济佛曰:杨生随我行走,我们到前面“孝子殿”,拜访孝顺成道的仙真!
杨生曰:遵命!随师步出殿门,向外而行,已看到一巍峨建筑,上嵌书有“孝子殿”三字,甚为壮观。
济佛曰:忠孝为人伦之首,世人必当遵之,否则,即为“罪人逆子”!前面孝子殿内,都是孝子、孝妇,我们前去参礼。
杨生曰:遵命!进入殿内,看见许多慈善面容的男女,有穿古装及现代衣服,正在里面坐着下棋、饮茶、弹琴,状甚逍遥,不知他们是谁?
济佛曰:这些都是古今孝子,男女老幼皆有,廿四孝故事流传至今,犹烩炙人口。凡是世上孝子,死后经三官考核后,升至孝子殿中,逍遥自在。有特殊功德者,并可升至各天享受道果。你看壁上挂满了孝子名牌,闪烁着光芒,这即是“孝子碑”。希望世上为人儿女者,当孝顺双亲,先人去世后,更须慎终追远,按时祭拜扫墓,以报答祖先养育之恩,杨生可向孝子们访问在世尽孝情形。
杨生曰:好的!请问这位孝子,是否可以将您的孝行告诉世人呢?
孝子曰:说来惭愧!我仅是尽为人儿女一份责任而已。回忆在世时,家境贫困,母亲早逝,父亲染上酗酒恶习,堂上又有高龄祖母,父亲酒后语无伦次,常对祖母恶言相加,我极力劝阻,反遭父亲鞭打,忍痛无怨。祖母年老体弱,食无厚味,我也将做工收入暗买一些食品供养她,父亲饮酒过度,五十岁时,终于染上肝硬化而逝。此时留我与祖母相依为命,每日替人帮佣,赚钱奉养祖母,心想老祖母无人奉养,所以遇人提亲,均以拒绝。至祖母去世送终时,我已三十八岁犹一人独居,佣工自度,克勤节俭,身处此环境,深体穷人之苦,所以将节余金钱,均分赠贫苦,自己不留积蓄,至六十岁而去世,真灵受到观音大士引度,在南海紫竹林修炼,今已证得果位。我因修行“孝道”证果,所以常来孝子殿,接引有缘。今日杨善生来此,仅将自己一点小孝告诉世人,愿世人学我的模样,敬孝亲长,古云:“家贫出孝子”,世间的刻苦牺牲是短暂的时刻,天上的享受才是无穷的岁月。
杨生曰:您的孝心感人,向您一拜!
孝子曰:不用多礼!看你头上灵光圆陀发光,是一位诚敬修道者,愿你发扬孝道,广度众生。
杨生曰:感谢赐言,当遵示弘扬孝道,提倡中国固有美德。
济佛曰:时刻不早,准备回堂吧!
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第三四回游阴阳界观人归天情形
济公活佛降民国六九年十一月廿三日(岁次庚申年十月初十六日)
诗曰:走遍天堂会众仙。殷殷说法指心田。
人间爱欲迷魂阵。跳出网罗天外天。
又曰:游记可参万法经。勤修本性出幽冥。
杨生济佛同挥笔。一部奇珍万古馨。
济佛曰:“天堂游记”是一部“修道宝笈”,凡是有志于道者,勤悟其中妙理,定能发现仙佛现身在前。世事本虚幻,修道者要上天外天,成为人上人,当具超然智慧,否则,在迷魂阵中,朝生暮死,寻不着出路,精疲力倦时,只得躺下休息了。因此,在修道过程中,良师益友是不可缺少的。但是邪说异端,荒诞不经,万不可亲近学习,以免坠落魔道。以老衲的修道过程,众生也许认为多采多姿,其实我只有一颗“佛心”,一股“济公”精神,本是平淡无奇,众生习惯于自私自利,所以反觉得我的素行很奇怪。但你如无这份能力,则勿学我游戏人间,万一演出疪漏,那就惨了。总之,济公的戏可以演,济私的戏千万不可尝试。一年半来,奉命带杨游历天堂,内心无限欣慰,这种重大任务,秉持战兢心情以完成使命,岂敢儿戏!杨生任劳任怨,有始有终,遇高真访道求真,逢圣佛闻法开示,句句深契妙机,实不愧为禅师子弟。在这最后几站,老衲本应轻松心情,却转沉重,因迷者迷,悟者悟,往天堂路上司机,有的已偏向左道,有的正在打瞌睡,有的心猿意马,无专心驾车,我从云端下看,不少已出了车祸。所以老衲寄语:在圣门中之人,多怀一颗“圣心”,才能圣灵不灭,老衲的苦心已用尽,再来就看众生如何去行道了。杨生准备上莲台。
杨生曰:恩师为何频频叹气呢?
济佛曰:无语对苍生!
杨生曰:恩师感触良深,弟子亦是如此,请恩师开怀吧!
济佛曰:有酒不知醉,无心可见佛,人在地上行,佛在天上看,珍惜好佳缘,免成“孤寡人”,我们往天堂去吧!……已到了,我们下莲台。
杨生曰:今日来此为何大不相同?左边那条路好像曾经来过。
济佛曰:这是阴阳界,三义路口,以前著作“地狱游记”时,你曾经路过此地,今日带你来此,让你参观人死后,往天堂地狱之情形。
杨生曰:哦!原来如此,左边那路是往地狱,看见牛马将军押着甚多罪犯,喝叱而行,他们实在太可怜了。
济佛曰:这是恶人的下场,也是他们梦寐以求的理想“归宿”,生前已过惯勾心斗角、伤天害理、无法无天、隠匿黑暗中的生活,所以他们到地府去,可以说是很适当的安排,你可看往天堂大路去的人们。
杨生曰:右边这条黄金大道也有许多行人,状甚逍遥,还有菩萨、金童玉女在此迎接他们,我看这是在世功德浩大的结果吧!往天堂路上,他们的去路似乎还分等级呢?
济佛曰:当然,如凡间的车子,牌子不同,价格不一,有高级品、中级品,及新旧之分。世人修道,点点滴滴不得作假,一分真心,则身上镶金一分,如此点点修塑而成一尊仙佛金身,但其中还分各种不同之果位,有大金身、中金身。若往地狱者就是“朽木不可雕也”。我们向前请问这些成道之高真善德吧!
济佛曰:好的!这位老人年岁已高,金光满面,甚为慈祥,看来很有修养,请问老前辈,你要往何处呢?
老者曰:我要往天界。
杨生曰:是否可以述说你生前造就?
老者曰:我无何功德,不敢献丑。
济佛曰:你不要客气,我们奉命著书,你说出好事,可以劝化世人,功德无量。
老者曰:既然可以劝化世人,我就说之;我乃南部人氏,儿女成群后,便到一庙中效劳,替人解签诗,早晚献香奉茶,一心为神圣、善信效劳,因来庙中参香之善信甚多,油香钱收入亦多,我均善加保存,公钱一文不取作私用,均作为买香或庙中费用,清廉公正,故我最近去世后,庙中主神特为上奏玉帝,提拔免经地府而直接升天,接任神职,只是如此“公道”而已。
济佛曰:大公!大公!你不要小看自己,凡间许多人都不如你呢!玉帝赐你神职,我再加赐一百功,以助你升高果位。
老者曰:叩谢活佛提拔。
济佛曰:不必客气,难得也!杨生你可再问其他往天界之人啊!
杨生曰:好的。请问这位姑娘,我看你年纪甚轻,为何走上天界之路呢
姑娘曰:拜见济佛恩师,今日师徒在此相会,心中伤悲,为何我不能在世多行功德,度人修道?如此迅速便召我回天呢?
济佛曰:时也!命也!不必悲伤。你甚敬老衲,受我度化,今已成正果。因你前生与今世之父母尚有一段尘缘,今日缘尽业净,肉体受伤害,而脱瞉回天,妳看!文殊菩萨已来度你回西方,快快参礼。
文殊菩萨曰:起来!免礼!我们有师徒之缘,因你尚有一段凡业,所以转轮一次,至今偿清业债,故灵回西方。感谢济佛显化开示其进修,今日始能了业脱尘。
济佛曰:文殊客气,世人不嫌老衲方便有多门的话,我都照单全收,不过,还是她有善根,才能修道行德,杨生可以再问其他回天之高真。
杨生曰:遵命!往天堂之大道,行人都是面带笑容,我看他们一定是对自己前途抱着无穷希望吧!请问这位师傅,你要往何处呢?
尊者曰:我要往西方谒见世尊。
杨生曰:您慧根深厚,功德浩大,头顶佛光四射,是否可以告知在世修持方法?
尊者曰:我二十岁就出家剃度为僧,入空门空四相,“不与人争,不向佛怨,不轻外教,不贪众欲。”只修四项而已,并无功德。
济佛曰:你非一般俗僧,不参杂凡俗众事之中,甚为突出,所以今日可以直往西方而去,祝之。
杨生曰:请问恩师,是否世人登天都须经过这条通往天界道路?
济佛曰:正心、直肠是“天堂路”,弯弯曲曲是“地狱道”,这条通天大路,就是由人的心肠所变化,人如能不欺心、不恶肠,死后除有三世因果未清,须至地府销案外,可以由此而往天界。
杨生曰:此路通那里呢?
济佛曰:此路直通南天门,再往各天。
杨生曰:为何不见他们腾云驾雾呢?
济佛曰:这里接近凡尘,是天堂初段,以脚步行;中段为“心关”由平行而跳动不已,速度如快跃跃欲飞。心关一过,心眼便开,灵山现前。再上去是须弥山顶,人之头上,至此若要再上升,非腾云驾雾不可了。
杨生曰:这是什么道理呢?请恩师说之。
济佛曰:禅机!禅机!老衲愿说出,让有缘者参悟之。大道譬喻如人的身躯,脚步先要立正,才有踏上天堂大道可能。再上一层,六根灵根须清净,否则粪尿齐下,满身污秽,不敢见人,怎可见天?再上一层,肚肠须清净,否则羊肠小径,泥泞难以行走,无非是行地狱之路。再上一层,心存正念,跳动有序,无惧无怨,两眼清白,如此天堂有路可以行走。再上一层,便至灵山塔顶,至此为“绝尘岭”,是“通天台”,一步跳下便入虚空,一身轻飘,已没有凡债业障,脚底生白烟,(这是元气所化,不是汽油燃烧后的乌烟瘴气)身无罣碍,离开世间沉重脚步,脚驾云车,天上人间,处处遨游,这就是仙佛乘云驾雾的原理。
杨生曰:恩师一篇妙理,道尽了修道方法。
济佛曰:看完了阴阳界情形,知道天堂地狱是人心所造,你想走那一条路,任你选择吧!我们准备回堂。
杨生曰:我已坐穏莲台,请恩师回堂吧!
济佛曰:圣贤堂已到,杨生下莲台,魂魄投体。
第三五回游三界遇八仙观妙法
济公活佛降民国六九年十一月廿六日(岁次庚申年十月十九日)
诗曰:千古因缘步圣坛。慧根深种挽狂澜。
天书媲美金刚论。游记堪称救世丹。
又曰:云车静坐上莲台。三界遨游觉路开。
相伴仙真勤问道。提携九品见如来。
济佛曰:师徒坐上莲台,如乘着一部太空云车,这是历世因缘的造化才有今日。诸生进入圣门,同乘一辆汽车,左右相伴,定有前因,故当珍惜这份因缘。在一辆车上,坐满了各地陌生旅客,互通姓名,互道心声,诚是一大趣事。这都载满道客的车辆,更是任重道远,所以车主须知待客之道,若举止像一位恶劣的计程车司机,一旦到了终站,旅客纷纷下车,各奔前程,他们下回再也不敢领教了。老衲处处为家,当然不会为此烦恼,只怕世人不惜因缘,人去车空,载不到旅客的时候,后悔已来不及了。“天堂游记”今日已是三十五回,仅剩一次就终站完结篇,但下一班车要开往何方,牌子尚未挂上,就要看诸生的表现了。杨生准备上莲台。
杨生曰:我已坐穏莲台,觉得今日心情特别轻松。
济佛曰:完成天赋使命,心境当然觉得无限喜悦。
杨生曰:感谢恩师数年来提携启发,使我精进不少。
济佛曰:但愿名师出高徒,才不会让人见笑。
杨生曰:是的。
济佛曰:我们起程吧!今日可以睁开眼睛观赏一切景色!
杨生曰:那太好了,平时乘坐莲台,因速度太快,所以有时闭目养神,不知今日开眼会受到刺激吗?
济佛曰:你的道功已熟,开眼已能接受圣界光芒照射及风力之攻击,凡是修道者必要先积功累德,才可以修炼神通法眼,否则魔障随时临身,往往造成精神失常,或心智混乱。修道者先行功德,如组合电视零件一样,功德圆满成了一台电视机,将“插头”一接,影像立刻分明,神通广大无边。有志于道者,盼善体个中妙意,若零件不全,强炼神通,对精神或眼神会造成伤害。我们往天界而去吧!……
杨生曰:莲台飞速推进,耳边风声啸啸而起,低头看见凡间夜灯通明,科学发达,电灯大放光明,似乎已没有夜晚。
济佛曰:难怪世人不少阴阳不分,伦常颠倒。
杨生曰:半空中祥云霭霭,光芒四射,仙佛乘云而过,好像走在云间不知处,没有一丝尘埃气氛,有一种忘情的心境。前面来了一班仙真,看来好像是八仙?
济佛曰:正是八仙,他们算知我们今日经过此地,所以来此寒喧一番。
杨生曰:我实在太欣慰了,能目睹八仙真容,向八仙参礼!
果老仙翁曰:免礼!今日屈指一算,获知你们经过仙山,所以来此一叙。
杨生曰:今日幸会八仙,请八仙变些道法让弟子开开眼界,好吗?
果老曰:可以。你“地狱游记”着完,天堂历尽,实在太辛苦了,我们要些仙术,慰劳一番。由我先变,你想吃什么?
杨生曰:我想吃凡间没有的仙菓。
果老曰:那简单。看我双手空空,无何一物,现化一粒“种子”,埋下云雾之土里中,化雨化风,一日、二日、三日,你看如何?
杨生曰:果然神妙,已长出树芽。
果老曰:一月、二月、三月如何?
杨生曰:已有二尺高。
果老曰:一年、二年、三年如何?
杨生曰:已如大树,绿叶茂盛。
果老曰:开花如何?
杨生曰:刹那之间,仙树开满花朵,甚为美观动人。
果老曰:结果如何?
杨生曰:突然花谢结果,唯菓尚未熟。
果老曰:不急,待我变来……。果老已黄熟,如何?
杨生曰:转眼仙菓黄熟,发出阵阵香味,闻之今人垂涎欲滴,可以摘食吗?
果老曰:不必客气,任你摘吃。
杨生曰:仙翁既然准许,我就趁此机会饱食一顿,……一口气连吃了三颗,肚子已饱,无法再吃了。
果老曰:胃口太小,我替你塞几个吧!
杨生曰:不用!不用!勉强吃下,恐胃肠受不了。
果老曰:既然如此,我也不勉强,这些仙菓就送给其他有缘人吃吧!送你一袋,拿回去送给你亲友尝尝。
杨生曰:感谢仙翁。
果老曰:我的戏法已演完,杨善生你做个评分,好吗?
杨生曰:一百分。
果老曰:太高兴了,不过,还要你将此戏法的涵意讲评。
杨生曰:不敢当。
果老曰:不必客气,趁机会考考你。
杨生曰:仙翁既然有命,我岂敢违之!仙翁这一出“道戏”很有意义暗示修道人:需要先有道根慧种,埋于实地,如人脚踏实地,经功德水浇化滋润,苦志琢磨,才能挣脱假瞉出头通天(道种萌芽),经一日、一月、一年不断灌溉、施肥、整理,苦汗心血之照顾,道树才能成长而开花结果。再者,结成道果,非是一人独尝,还须分送亲友,众生同享,如人入圣堂代天宣化,可使亲友受荫得道,更可超玄拔祖,利益同修。以上心得,请仙翁评分。
果老曰:果然“识货”,将你送我的分数相还,满分。
杨生曰:岂敢!多谢仙翁赐教。
果老曰:请吕祖师献技吧!
吕祖曰:你好!我不是江湖术士,无何特技可以表演,只愿献丑,要一小戏法。放下我背上这具葫芦,杨生你可观看里面有什么把戏。
杨生曰:好的!芦中只有一团黑暗,不见一物。
吕祖曰:好的,看我念咒作法:“葫芦本空,包罗天地,藏尽乾坤,演出人生戏剧!”哈哈!杨生你再观看我葫芦中卖什么膏药?
杨生曰:我看看即知,哦!葫芦中别有天地,好像一个望眼镜,看去有山水、房屋、人烟,好像电影银幕一般,看到人出生、人上学、人结婚、人升官、人游乐、上餐厅、逛百货公司,热闹异常。哦!现在看到一座医院,病床躺满了呻吟病患,手术室中血淋淋的刀割动作,有痛苦呻吟,悲哭声音,惊恐表情。现在又看到车祸现场,他们刹那相撞的镜头,实在令人怵目惊心。又看到人死,丧家哭啼,殡仪馆中躺着一排排的尸体,冷冻库中具具棺木、……突然现出“剧终”二字,一阵铃声,使我惊醒过来,仙翁呀!我看得好害怕。
吕祖曰:不要怕,刚才所演的这出片名叫“人生的旅程”,这部电影是我拍摄的,剧本并非凭空杜撰,是道道地地,自然动作,剧情逼真,此片畅销各国,造成空前轰动,可惜人只喜参加演出,不愿观赏此片,原来他们两眼被我葫芦中膏药粘住,所以不知自己正在演戏,这些珍贵镜头,只好留给子孙观赏了。
杨生曰:吕师祖真是妙法无边,黄梁一梦,醒来之后,却当起制片家来
吕祖曰:为了渡化众生,只好先充起影剧商人,每次播放人生舞台影剧,劝化世人,今特再旧片重演,在“天堂游记”这部片中,播一段精采镜头,希望众生不要错过机会。
济佛曰:八仙各个道法高深,若八仙全部献技,恐怕众生看得眼花撩乱,昏昏欲睡了,所以我们就此告辞八仙,另游他处。
杨生曰:好的!感谢八仙费神演出妙剧。我将随恩师另游他处。
八仙曰:后会有期,祝一路顺风。
济佛曰:驾起莲台,再往南天门而去。刚才在云间遇到八仙,看他们表演几招,实在富有剧情,及启发作用。……已到南天门,我们下莲台向大圣问安。
杨生曰:大圣已在那边嘻嘻哈哈,好像很高兴的样子。
济佛曰:正是,我们以往刹那飞过南天门,大圣无法与我们相谈,今日重逢,当然高兴。
杨生曰:弟子向大圣参驾。
大圣曰:免礼。今日你们重来南天门,我甚为高兴,你们游天堂著书,任务将近完成,我觉心慰。南天门榜文将要撕下,杨善生可以观看此榜文,前次你来匆匆,未加细观,现在可以看看。
杨生曰:感谢大圣。南天门边公布栏中,果然悬挂有瑶池懿旨,及金阙玉旨,与本堂所降相同,意谓奉旨著作“天堂游记”,各天协力相助,不得违命,看完旨文,内心充满无限温暖与感激,感谢老母、玉帝慈怀。一、二年来,亦打扰上界诸仙佛之清修,天恩浩荡,难以图报,跪下向诸天叩谢……。
大圣曰:果然是有心人,可以起来,大任完成,功德如恒河沙数,可喜!可贺!
济佛曰:感谢大圣协助,使我们师徒顺利完成使命,告辞了,杨生上莲台。
杨生曰:感谢大圣开方便之门,拜辞圣驾。我已坐穏,请恩师起程!
济佛曰:现在我将带你环游三界一周,如风如疾,只是刹那风光,你要坐穏,片刻你凡间之肉体也会感电迅速摇动,诸生在堂可以静观之,将起程(此刻杨生立沙盘前,果然两脚如腾云驾雾般,疾速如飞,旋转不停,在场堂生个个看得目瞪口呆,大叹神奇。)…圣贤堂已到,杨生下莲台。“天堂游记”于今结束,我带杨生刹那之间灵游三界,转身已到堂中,刚才情景诸生已观知,神灵显化,是不可思议的。诸生有幸陪着天书,实乃三生修来,失此机会,不知何世再遇。瑶池宫中无极老母正准备庆功盛宴,下期诸天仙佛在瑶池开宴,我将带杨生参加,是日,杨生须身心清净,不可失仪。杨生魂魄投体。
第三六回瑶沲宫中开盛会宴谢群真老母褒赏杨生庆祝功成
济公活佛降民国六九年十一月卅日(岁次庚申年十月廿三日)
诗曰:历尽魔难志不移。天堂路上树铭碑。
茫茫苦海明灯塔。圣德夕扬万佛随
又曰:法鼓经敲三六回。迷人醒觉向天推。
杨生大命今交旨。玉液琼浆敬十杯。
济佛曰:天堂圆满走了一圈,这付沉重担子,总算一松。这本游记,活生生在世人眼前公演,是老衲及杨生搭档合演的一部神圣又富喜趣的“天堂风光│神仙生活”剧,现在已演完了,台上台下互相参观欣赏,各笑各的,但愿众生不要白看了,当学我济颠及杨生也演一场“道德喜剧”吧!这是一场神圣庄严的“慈善义演”,不过,剧终时我定要坐在观众席上,换你们登台演出,但愿一样能数一数二得到鼓掌,不要不三不四令人唾弃,或令人不愿观之!今天是个喜悦日子,杨生整齐衣屐,清净身心,准备赴瑶池参加盛宴吧!
杨生曰:我已准备好了。将近两年时光随师云游天界,自觉欣慰万分,内心由衷感激。
济佛曰:我心相同,愿心心相印,同坐莲台,载度众生!
杨生曰:是是!这座莲台,今天增大了数倍,光芒四射,亮晶晶,甚为可爱!
济佛曰:“一分耕耘,一分收获”,一朵莲台能让我们久坐不沉,可见它的耐力不凡,因法水滋润,尘埃的消沉,所以莲花盛开,更为增长光大,这就是你的果位。
杨生曰:弟子愧不敢当。
济佛曰:不必客气,我们往瑶池而去吧!……
杨生曰:天界为何热闹异常?好像有什么喜事般。
济佛曰:三曹普度的关系,今日我们奉旨着成天书,三曹俱悉,人天同庆,诸天神圣仙佛,皆大欢喜。因又有一本宝书,流传天下,代诸圣真仙佛劝化度人。
杨生曰:原来如此,自觉此身非轻,能荣负圣职,代天宣化。……整个天界金光万道,一片通明,照彻天千,真是奇景。
济佛曰:这是“天光”,希世人循着这光明步向天梯大道,这里没有黑暗与痛苦,只有无限的光明与法喜。……已到瑶宫,我们下莲台吧!
杨生曰:哦!前面仙真拥簇,光芒四射,满排盛宴,还有仙女演奏着仙乐,声音悠扬,令人心旷神怡。
济佛曰:观音大士已来。
大士曰:今日我佛欢喜无极,特来此同参盛会,济佛带杨生上来,坐于前面的贵宾席吧!
济佛曰:杨生随我来,我们向前坐于贵宾席上。
杨生曰:不敢当,在场仙佛那么多,我们还是坐在末席就好。
济佛曰:今天不要客气,听大士的话吧!
杨生曰:遵命!看见这么多的圣真,心中有些惶恐不安,看他们都注视着我,面露微笑。
济佛曰:我们就坐这里吧!
杨生曰:好的,宴桌上排满了奇珍异菓,还有一盘琼浆,香味阵阵传来,心中觉得喜爱。
大士曰:今日盛宴乃是瑶池老母钦赐,三界高真仙佛大都奉邀前来,各教教主已临,吕纯阳祖师亦驾到,八仙飘飘已至。
纯阳大帝曰:今日我奉无极瑶池老母懿命,担任瑶池盛会司仪,济佛、杨生,今日你们受邀至瑶池接受褒奬,真是天大喜事。现刻众仙真圣佛已都到齐,宴开一零八席。
杨生曰:诸真众多,已坐满圆桌,各教人士皆有,他们穿着不同式样服装,各具特色。
济佛曰:各宗教虽然不同,各有其代表性,但它的宗旨相同,乃在提升人頪灵性,进入大公无私、济世利人的境界,所以他们都具有善心、佛性,今日才能成道证果,不坠轮廻。现刻地藏王菩萨等圣真,陆续驾到
纯阳大帝曰:我居金阙为相,辅助玉帝行政,今值普度之期,天庭亦忙,今日“天堂游记”着成,可使天下有志于道者,对修道方法,及所追求的天界生活状况有一明确认识,不致盲修瞎炼,此乃世人之厚福。现刻玉皇至尊驾临,瑶池老母驾临,全体万仙菩萨圣佛神人起立,俯伏接驾
老母曰:免礼,大家起来。
大帝曰:全体起立,就坐。
老母曰:今日为庆祝“天堂游记”一书着成,母心欢慰,特在瑶池宫中举办盛宴,以示庆祝,三界诸真皆奉邀代表列席参宴。
玉帝曰:无极懿旨慈赐,天堂风光传述于世,今日顺利着成天书,朕心甚悦,老母在此设庆功宴,正示天恩浩荡,慈爱众生,愿天下众生体悟天心,知归善道,净化人欲,心存天理,勤修大道,了悟本性,以期完美人性,一旦身逝灵性皆能认理归根,盼勿负瑶池老母之心。即刻开宴,济佛、杨生开怀响宴!
济佛曰:杨生不要客气,这是老母、玉帝慈赐,我们开动吧!
杨生曰:好的,优美仙乐,不绝于耳,仙女穿着云霓衣裳,正在婆娑起舞,她们飘逸动作,轻盈体态,不知如何修成?
济佛曰:多运动、常开心;不贪吃、劝炼性;不忧惧、无烦恼,一件天然衣裳终生不换,越穿越美丽,因为身体健康,所以仙容虽不擦粉,却白里透红,纯真可爱。
杨生曰:恩师说得有道理。
老母曰:济佛、杨儿不要只谈论,而忘宴席法餐妙味。
杨生曰:感谢慈母关怀。
济佛曰:我们尽量吃吧!仙菓不厌多,此时要展放我们的肚量,容纳天地良心凝结妙品。
杨生曰:是是!这滋味令人难以忘怀,琼浆一入口,更是回味无穷,我敬恩师一杯。
济佛曰:我已戒酒,以醒醐琼浆代替,相信更可以延年益寿,多度几个人。
杨生曰:恩师真会开玩笑。邻桌坐着老母、玉帝、三清、三官、及教主们,他们正坐着,面露微笑,在和谐气氛参加这个喜宴。
道祖曰:道本无言,“天堂游记”所言已多,众生如不多学,我亦无言,愿体无极真实义,成就太上至道。
世尊曰:佛法本不可说,今已说于“天堂游记”,众生须多参悟,人如不说佛,吾佛又不说,则西天无佛,故愿佛法传世,使世人成佛见佛。
孔圣曰:儒不言灵界事,然朝闻道,夕死可矣!天命率性之谓道,闻道、知道,即可配天而合天,天人合一,立超生死,儒门有道,至善圣域堪登之。
老母曰:盛宴已开,蟠桃正熟,希苍生好好修道,遵天理、守人道,则瑶池宴上为其准备一席之位,等候上座。
玉帝曰:愿赤子回心,切莫造頽风、趋恶道,以免恶报临身。
大士曰:游记着成,正法昌明,圣宗普传,杨枝柳叶遍洒尘埃,凡是有缘者,阅读而了悟,必修必行,可成正果。如有恶口毁谤,永沉恶道。
老母论曰:杨儿赞儒,奉旨随济佛游历三界,先将“地狱游记”着成,普传天下,匡正人心,挽回頽风,净化尘埃,为万世树立典模。今为塞地狱之路,开天堂之门,母下懿旨而著作“天堂游记”,泄造化之妙,垂登天之梯,今日三十六回游记圆满着成,母心大悦,杨生不负母心,效唐僧西天取经道程,任劳任怨,任毁谤,通过层层魔关,真灵永固,特赐你之九玄七祖超升天界,按功证果,不再轮廻。圣贤诸生辛劳,陪着天书,如始有终者,特赐每人十道功,黄榜注籍,希再勉励。杨生功成缴旨,力再潜修,以期灵通无碍,再接新命,造就无极上乘道法,普度更多众生,此谕。
杨生曰:叩谢老母慈谕;愚儿自感心身俱疲,无能为力,求老母添赐慧光,以了愚儿度世之心愿。
老母曰:你勿忧心,天道好还,常与善人,你已尽力代天宣化,天定助你了此心愿,无边众生待度,切勿气馁退志,将来当以“弘扬圣德,匡正世道”为职责,任重道远。天地二游记,虽已着成,然天音法语犹赖你传播,以资造福人群,度化迷津,希勉励之。
杨生曰:叩谢慈母大德宏恩,遵命就是。
济佛曰:杨生你福慧深厚,今日荣膺老母谕命,来此参加圣会,以乐观态度行道,不必罣怀那么多,为师送你一把蒲扇,两袖清风,可以云游天下,逍遥自在,去寻找有缘人吧!
杨生曰:定随师步,但愿恩师助愚徒一臂之力。
济佛曰:哈哈!几年的情谊,怎能忘怀,放心吧!
杨生曰:那么愚徒就放心了。
老母谕曰:善哉!济佛带杨儿游历三界,访道著书,普度众生无量,已证最上品佛果,毫光大放,千百亿化身,无量无尽,慈悲佛。
济佛曰:叩谢老母恩赐,我爱轻松无累,这些佛号功德,愿意送给有缘众生。
纯阳曰:盛会结束,杨生准备谢恩。
杨生曰:遵命!蚁生今受天地盖载之恩,国家、父母、师长培育之德,身献圣门,沾受天恩,奉旨随济佛恩师,游三界而著书,今日书成,蒙受老母、玉帝及诸真圣佛宠邀赐宴,心中感动,五体投地,叩谢慈赐,愿遵圣意,继行圣道。
老母曰:杨儿起来,多劳累你了,母喜游记颁布,受到感化而回头血善迷子,不计其数。虽劳而有获,种瓜得瓜,种豆得豆,种道得道,今日莲台盛开,你之果位已得,心可安慰。为赏赐圣贤诸生,母特赐琼浆一壼,命济佛带回化饮,以助灵光慧命。
杨生曰:感谢母赐。
济佛曰:这一壼琼浆,得来不易,这是血汗所凝结,经天地日月精华氲化,已去浊质,如甘露,正是天上妙品,蟠桃剩下一个,杨生吃它吧!
杨生曰:我够量了。
济佛曰:那么我将它压汁渗在琼浆内,分享圣贤诸生吧!
杨生曰:甚好。师兄师姐们甚为辛劳,我岂可独享,应多赏给他们才对。
济佛曰:好好。
纯阳大帝曰:圣会就此结束,全体起立,送济佛、杨生回堂。
万仙菩萨齐声赞曰:善哉!功德无量!
杨生曰:拜谢老母、玉帝及诸天仙神圣佛,愿神光普照。
济佛曰:感谢老母、玉帝、诸真仙佛,我将辞驾,杨生坐上莲台吧!
杨生曰:我已坐穏,请恩师提好琼浆。
济佛曰:放心吧!我们回堂。
杨生曰:辞驾!圣乐正吹奏着离别曲子,离情依依,不觉心酸。
济佛曰:这是我任最后一班车的司机兼导游,杨生要提起精神,下车之后,休息一会儿,静养气神,但愿后日再上莲车时,已会自己驾驶,为师愿在你旁边作伴,陪你云游度化有缘。
杨生曰:但愿如此。感谢恩师赐我灵通智慧,使愚徒玄祖回沾光辉。
济佛曰:世间绝无不劳而获的事,此乃你福有应得。……云车马达声渐渐微弱,风声淡淡,载着“天堂游记”这部书,一字复一句,一旦复一日,一月复一月,一年复一年,如今采集了这些宝贵资料,已装订为一部天书,老衲已将它运到目的地,这辆车子也将送入车库检修,充电加油,经长途旅程,司机、游生都已疲倦,也该休息了,以准备新的旅程,再会。圣贤堂已到,杨生魂魄投体。

Hồi – Dương Nhơn Quả và Ngọc Lịch Minh Kinh

November 28, 2020

Hoi – Duong Nhon Qua va Ngoc Lich Minh Kinh

Hồi – Dương Nhơn Quả và Ngọc Lịch Minh Kinh

Hoi – Duong Nhon Qua va Ngoc Lich Minh Kinh

Hồi – Dương Nhơn Quả và Ngọc Lịch Minh Kinh
Ấn Tống – Phật Lịch 2540 – 1996
Tựa
Của Giang-Triều – Viễn khắc bản lần thứ nhì
Xưa nay, làm lành thì đặng phước, dữ ác thì mắc họa, nhơn-quả báo-ứng rõ ràng, và đủ bằng chứng. Còn có lời nguyện là vái-van thì phải huờn nguyện là trả lễ. Còn lời nguyện tôi lấy làm tệ quá! là nguyên năm Kỉ – Vì, trào Thanh vua Gia-Khánh, tôi dạy học tại đất Tam-tấn, hai lần phát nguyện in sáu ngàn bộ Như-ý-lục là sách khuyến -thiện, mà cho người; vái nội mười năm in cho đủ số. Ba năm khắc mới rồi bản Như-ý -lục tại kính -kỳ, hụt tiền nên in mới năm trăm bộ! Thảng – mảng đã đến mười năm, té ra trả tiền lễ chưa đủ, mà cha tôi qua đời! Tôi ăn năn buồn rầu, vì cầu thọ cho cha không hết lòng, nên sống không đặng lâu dài, mà còn mắc nợ lời vái.
Qua tháng mười một năm Giáp-Thìn, tôi đến kinh-đô nữa, vào chùa Dao-nhiên, lại cầu đức Văn-Xương-Đế -quân cho nán năm năm nữa, sẽ in đủ số sách mà chuộc tội (Cái sự nguyện in thiên-thơ mà cầu việc chi, đã có nói trong tựa sách Như-ý -lục, ấy là nguyện vái cầu thọ cho cha sống lâu).
Qua năm sau là năm Kỉ-Vì, in thêm một ngàn bộ. Song sợ lòng xao lãng theo luật Công-quá -cách, và hay xem lời khuyên đời các tính trung hiếu, đều rút biên thêm sau cuốn Như-ý-lục, mùa thu khắc thêm rồi. Nay là năm Bính thân, in thêm một ngàn bộ nữa. Lúc nầy tôi dạy tại sông Thiên giang; tiền tuy ít, mà không dám bê trễ. Khi ấy xảy gặp thầy Cố – tình -Nhai là ngươi in kinh, nói chuyện cuốn Hồi -dương Nhơn quả, đưa cho tôi xem, coi kỹ lời nói việc lành việc dữ rành rẽ, bắt rùng mình, rởn óc, sợ run! Thầm xét sách của bậc thánh hiền, luật của tiên, kinh của Phật, là lời dạy của tam giáo (ba đạo) đều khuyên người chừa dữ làm lành. Nhưng mà cuốn Hồi dương nhơn-quả nầy người xem nghe càng dễ hiểu, đủ tin: nên các kinh khuyến thiện cho kinh nầy là đường tắt hơn hết. Nghĩ như vậy, tôi chia số tiền ấy, phân nửa in Như ý lục có phụ thêm, còn phân nửa khắc bản Hồi dương nhơn quả in cho đời, mới rồi lời vái trước. 
(Như vậy lời tựa nầy, là lần khắc bản nhì).
TỰA
Khắc bản Hồi Dương Nhơn Quả lần thứ ba
Dương-gian âm-phủ thưởng phạt cùng một lý không khác. Người trí thì hiểu, kẻ dốt không thông. Nay hỏi thử kẻ không thông học như vầy: “Lời xưa nói: Việc Âm-phủ chẳng nên tin tron, song cũng phải tin. Như vậy, tin tại lỗ tai hay tin tại con mắt?” Chắc trả lời rằng: “Tai nghe có lý cũng tin, mà sao bằng mắt thấy “.
Huyện Kim Khê, có chàng họ Lý tên Hạo-Chiêm, tự Chung-Tú, thuật chuyện chàng họ Giang tên Triều -Viễn, tự Giác Phi ở huyện Bạch – Hà, khắc thêm bản kinh Hồi-dương nhơn-quả, là khắc lần thứ nhì, do theo bản của Lâm-Tự-Kỳ. Nguyên tích Lâm-Tự-Kỳ ở huyện Hiếu -cảm, tỉnh Hồ-Bắc, bị quỉ Vô-thường lầm bắt hồn xuống âm-phủ, thấy vua Nhứt-Điện với các phán-quan xử nhiều án. Sau sống lại nhớ chừng, chép làm một tập, có vẽ hình vua Minh vương với Phán -quan xử các tội hồn và quỉ sứ hành hình, thích nghĩa minh bạch âm-luận rõ ràng. Rồi rủ đông người chung đậu, mướn khắc bản in cho thiên hạ phỏng vài ngàn cuốn (Như vây, Lậm-Tự-Kỳ khắc bản là lần thứ nhứt).
Khi ấy tại chợ Kiến-khê, có người bằng hữu đặng một bổn, muốn khắc bản, dùng tại xứ minh cho gần, vì Hồ-Bắc với huyện Bạch-Hạ đều xa cả. Chàng Lý-Chung-Tú cũng ở về quận Kiến-Khê khen ngợi lắm, khuyên rủ các vị háo thiện hay làm phước bố thí, đậu bạc khắc bản lần thứ ba, xin tôi đặt lời tựa, để in trước mặt kinh. Tôi nói: “Ai cũng muốn làm lành như mình. Nếu lấy sự tai nghe mà khuyên người hồi tâm, sửa lòng làm lành chừa dữ. Sao bằng lấy sự mắt thấy khuyên người, chắc ý tin thiệt chừa lỗi làm lành. Bởi vì tin chắc có kẻ thác đi sống lại, thấy việc âm phủ xử đoán mà thuật chuyện, dương-gian âm-phủ tuy cách nhau, mà thưởng lành phạt dữ cùng một lý không khác. Ta còn nói điều chi nữa? “
Trào Thanh niên hiệu vua Đạo Quang năm thứ tám, năm Mậu-Tý, nửa tháng tư, quận Kiến khê Trương-Hữu-Thiện rửa tay kính đề tựa nầy, tại Minh-Châu-Đường. 
Nay ông Lê-Nghiêm-Kỉnh với Thôn-Cựu-Giác, Cô-Thành-Đức cậy dịch. Hồi-dương nhơn-quả, còn tôi tín nguyện dịch thêm Ngọc Lịch. 
Thơ rằng:
Trần Lê lo dịch tích Hồi dương,
Phong nầm nghe kinh hiểu chán chường,
Sắc chỉ Minh-Vương phân xử thẳng,
Làm gương mấy án thế xem tường. 
HỒI DƯƠNG NHƠN QUẢ
SỰ TÍCH LÂM TỰ KỲ
BỊ QUỶ BẮT LẦM, SỐNG LẠI THUẬT CHUYỆN ÂM PHỦ
VUA NHỨT ĐIỆN XỬ 43 ÁN, NHỜ UỐNG PHÁT HUỆ MỚI NHỚ
Trong tỉnh Hồ Quảng có huyện Hiếu Cảm, tại làng Lê Thọ có một người học nho, họ Lâm tên Tự Kỳ, thuở nay ăn chay cữ sát sanh, hôm mai thường tung kinh Kim Cang, song không hiểu nghĩa lý trong kinh cho hết. Tánh ở công bình hiền hậu. Xóm làng đều kính trọng người.
Nhằm bữa mồng hai tháng ba, năm Mậu-ngũ, trào vua Gia-Khánh, Lâm Tự Kỳ dậy sớm thắp hương cúng lạy. Xảy đâu mấy con quỉ vật Tự Kỳ mà bắt hồn dẫn đi; đem đến miểu ông Địa sở tại xem xét rồi. Qua bữa sau giải tới miểu Thành Hoàng (là ông thần đình sở tại) xem xét nữa, nội ngày ấy giải đến đền vua Tây Nhạc, là chỗ hội các hồn mới chết, phỏng là ba bốn trăm hồn, vua Tây Nhạc phê nhận các tờ rồi giải qua Đô-thống-ti xử đoán. Bữa thứ ba mới tới Đô thống ti đủ mặt Lâm Tự Kỳ, thấy các hổn đều mang gông xiếng áo quần rách rưới. Quỉ xứ lùa hết vào dinh Chưỡng án phán quan (ông phán quan coi các án) mà phát đính bài mỗi hồn, đeo trên cổ, có đề phạm những tội gì. Tới phiên kêu tên Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ, huyện Hiếu Cảm đeo đính bài bốn chữ ” ác phạm ngưu đồ ” (nghĩa là tên tội phạm hàng trâu), quĩ dẫn hồn Lâm Tự Kỳ vào hầu tra. Phán quan xem thấy trên đầu Lâm Tự Kỳ có chiếu hào quang nhấp nháng. Phán quan hỏi: ” Người làm hàng bấy lâu, giết bao nhiêu trâu? “. Tự Kỳ bẩm rằng: ” Mô Phật tôi thuở nay không giết trâu nào hết. Phán quan nói: ngươi không giết trâu sao đeo đính bài, trên tên họ ngươi có bốn chữ ” ác phạm ngưu đồ? “. Mà ngươi phải ở làng Lý Thọ chăng? “. Tự Kỳ bẩm: ” Tôi ở làng Lê Thọ, chớ không phải làng Lý Thọ “. Phán quan hỏi: ” Ngươi mấy mươi tuổi? “. Bẩm rằng: ” Tôi đã bốn mươi mốt tuổi. ” Hỏi: ” Sanh tháng ngày giờ nào? ” Bẩm: ” Sanh nhằm giờ Thìn, mồng ba tháng giêng. ” Phán quan tra bộ rồi nói: Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ số tới 78 tuổi, cớ nào bắt tới làm chi! Vả lại: họ tên trong bộ tuy trùng tiếng trên đính bài, mà chữ không trùng, tên làng cũng đồng âm mà bất đồng tự. Huống chi chi ngày sanh tháng đẻ khác nhau. Nhà ngươi là Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ, còn ta sai bắt tên hàng trâu là Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ kìa. Bởi nó mới 36 tuổi, làm hàng giết trâu chó phỏng vài trăm con. Hỡi còn tội khác kể không xiết, nên đáng đoạ tam đồ, là hành hình ba cách: trấn nước, đốt nấu dầu, đâm chém bằm xắt, kêu là thuỷ đồ, hoả đồ, đao đồ. Còn ngươi có chiếu hào quang trên đầu, chắc là ngươi làm lành tụng kinh kệ. ” Bẩm rằng: ” Tôi thuở nay không làm điều chi lành lắm, song chẳng dám làm việc dữ. Từ mười bảy tuổi ăn chay, đến nay đã hai mươi mấy năm, thường ngày dầu mắc việc chi gấp lắm, cũng lo tụng cho rồi một cuốn kinh Kim Cang, và niệm Di Đà vài trăm câu, rồi mới làm công việc. ” Phán quan nói: ” Như vậy thì là người lành: quỉ xứ bắt lầm một người thường cũng có tội, huống chi là người lành! Vả lại Thổ địa sở tại, với các vị thần xem xét đều sơ lầm, cũng có lỗi nữa, việc nầy quan hệ, chẳng phải nhỏ đâu! Vậy thời thiện-nhơn hãy ngồi đỡ mái tây, đợi tôi tâu cho vua hay, rồi sẽ đưa về dương thế. ” (Nghĩa là hườn hồn sống lại). Xảy có hai người đồng tử mặc áo xanh dắt hồn Tự Kỳ đến nhà khách mái tây. Thấy trên tấm biển đề bốn chữ ” Tây Phương chú tiết “: (Nghĩa là chỗ ở tạm mà đợi rước về Tây phương cho rõ ràng tiết nghĩa), lại có đối liễn cột cái như vậy:
Đại trượng phu, thủ bất khai sanh tử lộ. 
Kỳ nam tử, song mi số phá lợi danh quan. 
THÍCH NÔM: Đứng bực trượng phu chí cả, thông hiểu sự sống làm thì thác có báo ứng vầ phần hồn, nên không dám làm dữ, mà lại làm lành nhờ thần sau. Còn nam nhi cao kỳ thông thái ấy, sự danh lợi thì mất đức hạnh nên không lòng tham danh lợi, lo tu nhơn tích đức cho phần hồn. 
Khi ấy, Tự Kỳ vào trong nhà khách, thấy có ba người; một gái, hai trai, đều ăn mặc theo đạo sĩ (thầy pháp tàu) tay cầm xâu chuỗi lần, đồng đứng dậy, chắp tay mời ngồi. Đồng tử nói: ” Thiện sĩ ngồi chờ một chút, đợi vua ngự sẽ vời “. Giây phút nghe ba tiếng trôngmở cửa đền. Đồng tử đến vời Tự Kỳ đến cửa đền, thấy trên cửa ngõ có treo tấm biển ngang, đề mười một chữ:
Kinh châu đẳng xứ sanh hồn thiện ác đô thống ti.
NGHĨA LÀ: Sở đô thống ti coi xử hồn dữ lành Kinh châu. 
Cửa ngõ đề đôi liễng rằng:
Âm dương bổn vô dị lý. Cảm ứng xát hữu minh trưng.
NÔM: Âm dương vốn không khác lý. Cảm ứng thiệt có quả tang. 
Đối liễng trên cột như vầy:
Gian hùng đáo thử, năng bất tâm hàn. 
Thiện sĩ lâm tư, tự nhiên khí tráng. 
NÔM:Gian hùng đến đó sao khỏi lòng nao. 
Lương thiện vào đây tự nhiên hơi khoẻ. 
Vảo cửa trong, thấy treo tấm biển bốn chữ. 
Phước thiện hạo dâm. 
NGHĨA LÀ:Thưởng người lương thiện, phạt tội tà dâm. 
Và đôi liễng như vầy:
Nghiệt cảnh phân minh xảo kế thiên ban nam tế yểm. 
Dạ đài thê sở công hầu cực phẩm bất tương nhiên. 
NÔM: Gông báu sáng loà, xảo kế nhiều bề không thể giấu. 
Để cầm thảm khổ, công hầu tột bực chẳng hề dung. 
Đôi liễng nữa rằng:
Thiên đường hữu lộ chi tu ốc lậu đổ thanh nhiên. 
Địa ngục vô nôm chỉ vị thốn tâm da ám địa. 
NÔM:Thiên đường có nẻo thẳng, cho hay nhà kín thấy trời xanh. 
Địa ngục không ngõ ra, cũng bởi tấc lòng theo đất tối. 
NGHĨA LÀ: Trong nhà kín nhà tối, coi như ban ngày, không dám làm quấy thì đặng lên Thiên đường. Nếu không lòng tối tăm, hay tính mưu thầm kế trộm, cơ xão độc ác, thì sa địa ngục. 
Vào tới đơn trì (sân sơn son), trên treo bốn biểu chữ Tam vô tư đường (nhà ba đều không tư). 
Kinh Lễ Ký nói: Thiên vô tư phúc, địa vô tư tải, nhựt nguyệt vô tư chiếu. Nghĩa là: Trời không che riêng, đất không chỗ riêng, nhựt nguyệt không chiếu riêng).
Đôi liễng như vầy:
Sanh bình nhứt vị hồ hành, kham thán tín tâm bất cập tảo. 
Kim nhựt thiên ban thọ khổ, cự tư hồi thủ khước hiềm trì. 
NÔM: Bấy lâu một thói làm hồ, tiếc nhẻ lòng tin khôn kịp sớm. 
Thuở nay nhiều bề chịu khổ, thương ôi dạ tũi khiến ra chầy!
Trông xa, đôi liễng trên cột như vầy:
Đối Quỉ sát, Dạ xa, mạc quái đương tiền nhan diệc ác. 
Thượng đao sơn, kím thọ, phương trì tích nhựt niệm đầu sai. 
(Kím thọ là cây có buộc gươm trên nhánh nhiều quăng tội lên). 
NÔM: Ngó Quỉ xứ Dạ xa, chớ trách cõi nầy nhiều mặt dữ. 
Lên đào sang, kím thọ mới hay thuở trước tấc lòng sai. 
Trên cao có treo tấm biển bốn chữ:
Thưởng khách hình oai. 
(Thưởng người lành, phạt kẻ oai dữ). 
Phía Đông treo tấm biễn bảy chữ:
Tân thiết vô gian Tăng nho ngục. 
NGHĨA LÀ: Mới lập thêm địa ngục hành không hở, là hành rồi cách nầy, dạy hành cách khác, để trị tội sãi tu giả, sĩ hại đời. 
Đôi liễng dài hai bên như vầy:
Thọ Bồ tát giái âm tá môn không ngu kì, vương pháp nhiêu Phật, pháp bất nhiêu. 
Độc Thánh hiền thơ phản tương nho thuật sát nhơn thê vỏng lậu, thiên vỏng bất lậu. 
THÍCH NÔM: Đọc kinh Bồ tát thầm ẩn chùa chiên dối thế, phép vua dung phép Phật chẳng dung. 
Học sách Thánh hiền, dám đem chữ nghĩa hại người, lưới đời lọt, lưới trời không lọt. 
Ấy là hành tội sãi tu dối, và kẻ học hay đặt đơn hại người).
Thuở ấy, các hồn đều quì dưới thềm. Phán quan thâu giấy tờ tâu rành sự bắt lầm v.v… Tần Quảng vương xem rồi, phán rằng: ” Người nầy quả thiệt hiền lành, lại ăn chay tụng kinh, vả lại chưa tới số, đáng cho hườn hồn. Còn 4 quỉ Dạ xa bắt lầm, xử trượng mỗi tên tám chục roi, rồi giam lại sẽ kêu án. Lỗi Thổ Địa tại làng chỉ đi bắt lầm, ta cũng dâng sớ cho Ngọc Hoàng đế phạt tội. Rồi phán hõi Tự Kỳ rằng: ” Người bấy lâu tụng Kinh chi? “. Tự Kỳ tâu: ” Tụng kinh Kim Cang “. Phán: Hay lắm! Mà tụng bao nhiêu cuốn? “. Tâu: ” Tôi không nhớ, song tôi ăn chay hăm mấy năm, còn tụng kinh mới 7 năm. ” Vua truyền Phán quan tra coi tụng đặng bao nhiêu cuốn. Phán quan giở bộ đếm cọng đặng 3503 cuốn. Phán rằng: ” Số ngươi còn nhiều, ước tụng cũng dư một tạng (một tạng là 5848 cuốn). Mà ngươi có rõ nghĩa lý trong kinh chăng? Tâu: ” Tôi khong hiểu cho hết. ” Phán: ” Nếu hiểu nghĩa kinh mà ở theo, và khuyên người nữa, thì công đức lường không xiết. Chớ như tụng không, thì công đức mười phần, đặng có ba phần. “. Tự Kỳ tâu: ” Mướn người tụng kinh thế cho mình có đặng phước chăng? “. Phán: ” Mướn người tụng mười phần, đặng một phần phước. Nhưng mà còn hơn kẻ không tụng. Khi trước người tụng kinh Kim Cang, chưa khỏi sai siển. Lúc đương tụng trong lòng không thanh tịnh hoăc nhớ mấy việc nầy việc kia. Ấy là miệng tụng láy có, mười phầm được phước không đặng hai ba phần. Vậy từ rày sắp sau phải rán sức suy cho thông nghĩa lý, miệng niệm, lòng tưởng. Gặp ai cũng giảng bốn câu kệ trong kinh Kim Cang, thì mới có trông về Tây phương đặng. ” Phán quan tâu: ” Người nầy cách thế gian đã năm ngày, trái tim phải lạnh, chắc trong nhà liệm rồi, e khó sống lại. Nếu Ngọc đế tra ra, ắt không tiện lắm. Xin vương gia cho hườn hồn lập tức. ” Vua phán rằng: ” Không hề chi. Ngày mồng 2, 12, 22, ngày mồng 5, rằm, 25, mồng tám, 18, 28 đều là ngày lệ xử các phạm hồn tại đây. Nay là ngày số 8 (mồng 8) cũng nhằm kỳ sữ. Ta thấy người đời không tin nhơn quả báo ứng, dễ khinh lời thánh, chê bai Tam Bảo (là Phật, Pháp, Tăng: Phật, kinh luật thầy tu), các tội ấy rất nhiều. Nay cầm thiện sĩ một ngày, xem ta xử đoan lành dữ, nữa sống lại, thuật chuyện cho người đời nghe. Mau cho thiện sĩ uống một hườn thuốc Noản Tâm nầy thì trái tim ấm tới bảy ngày. ” Rối phán rằng: ” Phàm các hồn đến cửa nhứt nầy, quá bảy ngày mới giải qua chín vua Thập điện, thì sống lại không đặng. ” Tự Kỳ tâu: ” Vì cớ nào mái tây có nhà khách gọi là: Tây phương chú tiết, người phàm đến đó đặng chăng? “. Vua phán: ” Không phải đến đặng. Phàm người thác, đem hồn tới vua Tây Nhạc xem xét, phê rối mới giải đến đây. Trẩm xét rõ đáng luân hồi mới phê vào tờ, rồi gởi qua vua Đông Nhạc xem rõ mới phát một tờ cho đi đầu thai, hồn ấy mới đặng đầu thai. Còn trừ ra ai trọn lành không dữ, hoặc ăn chay tụng kinh chơn tu, thì trẩm không phép xử đoán, nên cho ở tạm mái tây, đợi trẫm viết điệp triệu Kim đồng Ngọc nữ, đem tàng phương báu, rước hồn lên Thiên đường. Tâu: ” Sao gọi là Thiên đường? “. Phán: ” Cõi thiên đường sáng láng rộng ngay. Nếu lòng ai sáng láng, ở rộng rãi ngay thẳng, thì hồn lên Thiên đường. ” Tâu: ” Còn địa ngục thế nào? “. Phán: ” Chốn địa ngục thấp dơn đen tối. nếu ai lòng ở hèn hạ, nhơ nhớp, xấu xa, mê muội, thì hồn sa địa ngục “. Tâu: ” Những hồn lên Thiên đường hoặc sa địa ngục có luân hồi (đầu thai) chăng? ” Phán: ” Đã lên thiên đường, hoặc sa địa ngục, đâu còn đầu thai, song cũng có khi chưa đứng bực cũng còn đầu thai nữa “. Tâu: ” Như vậy bực nào phải luân hồi? “. Phán: ” Trong một ngàn người, may một hai người lên Thiên đường. Còn ngàn người phỏng vài trăm người bị cầm địa ngục, . Còn bao nhiêu (800) đều luân hồi hết. Bởi vì ai trọn lành không phạm một điều dữ, mới đặng lên Thiên đường. Nếu ai trọn dữ, không làm một điều lành, mới bị cầm địa ngục. Còn ai không lành không dữ, hoặc nữ lành nửa dữ đều phải đầu thai. ” Tâu: ” Hoặc kẻ trước làm lành, sau làm dữ, hoặc người trước làm dữ sau làm lành, có kẻ dữ nhiều lành ít, kẻ thì dữ ít lành nhiều, vương gia mới xử làm sao? ” Phán: ” Trước làm lành, sau sanh dữ, thì ghi dữ, chẳng ghi lành. Trước làm dữ, sau chừa lỗi làm lành, thì ghi lành, chẳng ghi dữ. Còn dữ nhiều lành ít, đem lành trừ dữ, còn dư bao nhiêu dữ, thì hành mà trả họa. Dữ ít lành nhiều, thì đem dữ trừ lành, còn dư bao nhiêu lành thì trả phước. ” Tâu: ” Nếu ghi dữ chẳng ghi lành, thì những kẻ trước làm lành, sau làm dữ cũng như trọn dữ một thứ. Còn ghi lành chẳng ghi dữ, thì những kẻ trước làm dử sau làm lành, cũng như người trọn lành một thế, không phải chẳng chia nặng nhẹ sao? ” Phán: ” Chẳng phải nói như vậy! Bởi người làm lành chẳng trọn, thì Ngọc Đế ghét lắm, cho nên ghi dữ, chẳng ghi lành, song không phải chẳng kể sự lành của nó đâu, nhưng tính giảm hết phân nửa việc lành. Còn kẻ ăn năn chừa lỗi, thì Ngọc Đế thương lắm, nên ghi lành chẳng ghi dữ, song chẳng phải không ghi dữ một chút nào, nhưng mà giảm phân nửa việc dữ. ” Tâu: ” Tôi thường thấy người làm lành mà bị nghèo nàn. Còn kẻ dữ lại đặng giàu sang. Trời báo ứng không rõ ràng, nên hiểu chẳng thấu! “. Phán: ” Người lành mắc hoạ, e mặt lành mà lòng chẳng lành. Kẻ dữ mà đặng phước, e mặt dữ mà torng lòng không dữ. Thượng đế trong thiệt tình, chớ không cần sự làm mặt bề ngoài. Bởi làm mặt bề ngoài thì dối người đặng, chớ lòng dối trời sao đặng. Xưa nay quả báo chắc không lầm. Song việc nhơn quả báo ứng có nhiều cách. Có khi dữ lành kiếp trước mới trả đời nay. Lành dữ đời nầy, kiếp sau mới trả. Hoặc đời nào trả theo đời ấy, có khi mới làm lành mà dữ trả lập tức nhãn tiền. Còn như người nói: ” Dữ đặng phước, lành mắc hoạ “. Là bởi lâm lành, làm dữ đời nay chưa bao nhiêu mà mắc trả lành lớn dữ lớn, kiếp trước chưa rồi, làm sao người hiểu thấu. Bởi vì trả kiếp trước của chúng nó, lành cho hưởng phước, dữ cho mắc hoạ, cho dứt nợ kiếp trước. Rồi mới xét lành dữ đời nay thiệt giả, nhiều ít, lớn nhỏ, trừ cấn, hoặc trả lại đời nay, hoặc để dành kiếp sau hoặc trả cho con cháu nó. Việc báo ứng theo luật âm, hoặc sớm muộn, hoăc kín đáo, hoặc rõ ràng; chắc không sai một mảy. Cái ý nhiệm mầu, người biết sao thấu? ” Tâu: ” Sao gọi là đời nay mà chịu trả nhơn quả kiếp trước? ” Phán: ” Như con nít mà bị té sông, lửa cháy, bị đâm chém, bị tật bịnh, hoặc cọp ăn, rắn cắn, ngựa đạp, xe cán, trâu báng, hoặc các việc rủi ro v.v… thì đời nay nó đã biết làm điều chi dữ đâu, mà bị trả hoạ, là vì trả hoạ kiếp trước. Lại còn học trò mới đôi mươi, mà đi thi đỗ, hoặc là con dòng mà đặng thế chức, hoăc hưởng tổ ấm, phụ ấm, hoặc các việc may mắn thinh không, v.v… thì đời nay tuy chưa làm lành, mà đặng hưởng phước, ấy là trả lành kiếp trước. Coi đó mà suy, thì hiểu lành mà mắc hoạ, dữ mà đặng phước là tại cớ ấy. ” Tâu: ” Nếu người lành lên Thiên đường hết, cũng không luân hồi, thì trong đám đầu thai chẳng là không có người lành sao? Còn kẻ dữ đều cầm địa ngục, cũng không luân hồi, thì trong đám đầu thai không có kẻ dữ rồi! “. Phán: ” Người lành cũng có khi luân hồi một hai, là vì mười phần lành, còn chưa trọn lành một phần, thì cũng cho đầu thai xuống cõi trần chịu cực một phen, cũng như tu thêm cho trọn lành, rồi mới được về Thiên đường, ấy là trời lấy lòng tốt mà bó buộc người lành đó. Còn kẻ dữ có khi một đôi người đặng luôn hồi, là vì mười phần dữ chưa trọn, nên cùng dung chế, cũng cho luân hồi, chịu cực trăm bề, hành phạt một phen cho đến thế, làm cho biết ăn năn chửa lỗi, ấy cũng nhơn từ của Thượng đế như lòng mẹ thương con không nỡ giết đứa dữ. ” Tâu: ” Bắt người lành đi đầu thai, thì người lành khổ lắm,! Còn kẻ dữ cũng được đầu thai, thì kẻ dữ rất may chăng? Sao trời không phân biệt? ” Phán: ” Không phải vậy đâu! Cho người lành đầu thai hưởng giàu sang vinh hiển, là Thiên đường tại đời, sao gọi chịu khổ? Còn cho kẻ dữ đầu thai, chịu khó hèn, tai nạn, cũng như địa ngục tại dương gian, sao gọi rất may? Huống chi người lành hưởng cảnh thuận, nếu tu nhơn tích đức thêm, thì lên Thiên đường. Nếu hưởng phước giàu sang mà làm dữ quá, trừ hết phước dư tội thì cũng không siêu được. Nếu kẻ dữ bị cảnh nghịch tai nạn mà biết ăn năn vì lỗi trước, lo tu đền tội, thì cũng hết khổ, bằng không tu thì đoạ địa ngục Đả ưng, hết trông đầu thai nữa. Coi đó thì đủ biết sự hoạ phước tuy là trời định, song lòng người lành dữ cũng đổi dời, việc may rủi tuy ở số phần, mà lòng ngưởi ở dữ lành cũng đổi số mạng. Cho nên hoạ phước số mạng không chắc gì, do tại làm lành làm dữ mà đổi dời hoài. ” Tâu: ” Như vậy Thiên đường Địa ngục siêu-đoạ là tại lòng người muốn tự do làm chủ. Nếu tôi là người không làm chủ cái tâm tôi, ấy là: Thiên đường nọ, có đàng chẳng bước; Địa ngục kia không cửa lại tìm!. Phán: ” Phải, xét lại người là người sẽ lên Thiên đường, nên lòng mau tỉnh như vậy. ” Nói chuyện dứt rồi, Phán quan tâu: ” Các phạm hồn tựu đủ hầu tra. ” Vua xem lời phê của vua Tây Nhạc rằng: ” Bọn Từ Húc, cộng 752 hồn, đang đầu thai. ” Vua đều phê cho chúng nó được giải qua vua Đông Nhạc lãnh tờ đầu thai hưởng phước. Coi qua lời phê trọn lành ba hồn được siêu, kể ra sau nầy:
1)Một nàng thiên nữ là Liễu thị, chí hiếu với mẹ chồng nuôi con đau cực khổ, lại hay bố thí, cho kẻ tù ăn: xuất tiền sửa cầu đắp đường, làm nhiều việc lành, không nói một lời tổn đức, chẳng làm một điều chi hung dữ. Lại ăn thâp trai đã mười năm và hay tụng kinh Phổ Môn nữa. 
2)Một tên thiện dân là Dương Thăng, thảo cha mẹ, thương anh em chị em, cung kính kẻ lớn, ở nhơn từ rộng rãi, hay thương người. Không ănn gian một đồng tiền, chẳng tham lam ngân lượng bạc. Cứu người ngặt nghèo, giúp người gấp rút. Vài trăm người nhờ ơn giúp giùm, mấy chục nhà nhờ tay cứu sống. Công ơn bố thí lớn lắm. 
3) Một vị thiện sĩ là Trương Quan Diện ở huyện Võ Lăng, tuy nhà nghèo, mà thủ phận, cực khổ mà bền lòng. Đặt sách vài trăm cuốn, đều nói chuyện khuyên đời. Dạy học trò giữ nhơn nghĩa làm đầu, kết bạn hữu ngay tín làm gốc. Tuy chẳng an lạt mà lòng lành như ăn chay. Tuy chẳng niệm Kinh, mà lời hiền như niệm kệ, lòng mình sạch sẽ, lời nói chẳng dữ hung. 
Ba vị ấy đều đáng đầu thai về Tây Phương, được liên-hoa hoá thân bực thượng (như Na Tra khỏi cha mẹ sanh nữa).
Vua xem lời phê của vua Tây nhạc rồi, phán rằng: ” Mau vời Kim đồng Ngọc nữ đem tàng phướn báu, xuống rước ba hồn qua Tây phương (Kim đồng rước hồn nam). Ngọc nữ rước hồn nữ), còn tại ti nầy, phải nổi trống trổi nhạc, thắp hương, chưng hoa, sắp đặt bạc -tiền mà đưa ba vị ấy. Còn các hồn phạm tội, chiếu y theo số thứ tự trong đinh bài, dẫn vào trẫm xử. “
Phán quan tâu rằng: ” Hồn phạm số thứ 1 là họ Dư, ở huyện Huỳnh châu, tú tài thi đỗ cử nhơn, hai khoá đậu tấn sĩ, đặng bổ chức tri huyện, huyện Tú thuỷ, trào Thanh, lên lần tới chức chủ sự sở hình bộ, sau làm chức lang trung sở công bộ; lại sang qua chức thị lang sở hộ bộ, rồi qua sở lại bộ đặng năm tháng mới thác. Tra án tên phạm nầy, từ ngày đỗ tú tái tới làm huyện, không làm một mãi lành, đến làm sở hình bộ, giết oan 13 mạng. Làm sở công bộ, ăn hối lộ rất nhiều. Làm sở hộ bộ, ăn hối lộ nhiều bạc lắm. Sau lên sợ lại bộ càng dạn hơn nữa, bán chức quan mà ăn, miễn đầy túi mình, không cần ai khóc. Tội nầy đáng đoạ Địa ngục A Tì, không đặng đầu thai. ” Họ Dư đứng dậy bái và tâu rằng: ” Tôi đã làm quan lớn, xin Vương gia châm chế cho tôi còn thể diện “. Vua nạt và phán rằng: ” Khốn kiếp! Dương gian trọng người chức lớn, tại Âm phủ trọng đức chớ chẳng trọng tước quờn; kẻ đức hạnh lớn, dầu ăn mày trẫm cũng kính nể. Nay ngươi còn ỷ thế làm quan mà cự với trẫm sao? quỉ Dạ xa lấy chùi sắt mà đập đứa nầy cho chí tử. ” Họ Dương tâu rằng: ” Tôi có ăn thập trai, tụng kinh Chuẩn đề. ” Phán rằng: ” Ngươi ăn thập trai niệm chú Chuẩn đề, mà cầu công danh bền bỉ. Ngươi phải hiểu nghĩa hai chữ Chuẩn đề. Phàm ngừơi muốn cầu giàu sang công danh, hoặc cầu con, cầu trường thọ, thì phải chừa mười điều dữ là: chẳng kính trời đất, chằng kính tam quan, chẳng thảo cha mẹ, chẳng thuận anh em, chẳng ngay vua chủ, chẳng tin thiệt, chẳng lễ nghi, chẳng xử nghĩa phải, chẳng thanh liêm trong sạch, chẳng biết hổ thẹn. Đã chừa mười điều dữ ấy, lại còn ở theo luậ Công-quá-cách, mổi ngày tụng kinh Cảm ứng cho nhớ mà sửa lòng, không dám hở một bữa, chẳng dám tính một điều trái lẽ. Như vậy thì ăn thập trai, niệm chú Chuẩn đề cảm động lòng trời. Còn ngươi bầy lâu làm dữ nhiều điều, cứ bia tiếng Chuẩn đề, mà trông trả phước, là theo ngọn, chẳng giữ gốc, mà cảm động vào đâu? Nhằm ngày thập trai, ngươi quên ăn mặn lỡ, bữa khác ăn tray mà trừ, hoặc đám tiệc chúng ép, thì ngươi đình ngày chay mà ăn mặn. Theo phép đã ăn chay, thì không lẽ ăn bữa khác mà thế ngày quên, cũng không đặng xả đỡ ngày chay mà ăn mặn. Nếu thế hoặc xả thì không phải lòng thành, còn kể chi nữa? Ăn chay thập như ngươi đó, lại càng thêm tội, đừng cãi nhiều lời! Mau dẫn nó qua A Tì địa ngục
– – – – – – –
Kếu số thứ nhì họ Tần, ở huyện Hớn Dương, Tú tài thi đậu tấn sĩ, làm quan tri phủ, phủ Thái Nguyên, ba năm mới thác. Phạm nầy khinh dễ bực thiên đình, không kể mạng người, trấn nhậm ba năm, ăn hối lộ tới mười mấy muôn trượng, không cần việc nước. Đời nay ngươi đặng thi đỗ làm quan, là vì kiếp trước là thầy chùa, có công dọn đường núi và đắp lề vài trăm trượng (vài ngàn thước mộc). Nào hay đời nay đổi lòng tới thế, mà phụ ơn Ngọc Đế ban thưởng!
Phán quan đọc án rồi. Họ Tần tâu: ” Tôi khi sống mê muội không dè có việc Địa phủ xự tội như vậy. Nay mới ăn năn tỉnh lại. Trong nhà tôi còn vài muôn lượng bạc. Nay thấy đền vua hư cũ, dưới đền nhiều hồn đói rách. Tôi tình nguyện dưng hết bạc mà tu bổ đền vua, còn dư thì bố thí cho hồn đói mà đền tội chẳng biết ý vua định thế nào? ” Phán rằng: ” Nay ngươi ăn năn đã muộn quá! Đền Âm phủ của trẫm, há dùng của vạy-vọ mà tu bổ sao? Còn ngạ quỉ (ma đói) là tại chúng nó khi sống làm dữ nay phải chịu khổ, ai cần bố thí cho nhọc công. Huống chi lúc người còn sống, hay kiếm mưu nầy thế kia mà thâu của cho nhiều, nào có thương ai đói mà bố thí. Phải chi người làm phước cho sớm, thì đã tiêu hết tội rồi, đâu có ngày nay mắc án. Mà lại vài muôn trượng đó, có phải của ngươi sao? Mười mầy năm trước, trẫm đã cho oan gian đầu thai làm bốn trai hai gái của ngươi, ngươi thác chưa đầy hai tháng, chúng nó theo đàng điếm bài bạc đã phá hết ráo sự sản rồi; ít lâu đây con trai ngươi sẽ đi trộm cướp, con gái ngươi sẽ vào lầu xanh, làm hư tiếng tông môn không tốt! ” Họ Tần nghe qua động lòng khóc ngất, tiếng rống ồ ồ! Quỉ sứ lấy chùi đồng đập đùa, té xĩu tại đất. Giây phút tỉnh hồn, bị dẫn qua Địa ngục. 
– – – – – – –
Phán quan truyền dẫn hồn kế đó vào nữa, đọc án rằng: ” Phạm hồn họ Triệu ở huyện Quỳnh Châu, trước làm thơ lại (thơ ký), sau lên chức huyện thừa tại huyện Vĩnh Bình mới chết. Hồi 18 tuổi làm dữ rất nhiều. Đến làm quan, ăn của chúng, hại mạng dân. Sai thâu thuế kẹp khảo dân nghèo. Lo vừa ý quan trên, khắc bạc dân dưới. Đáng ghét hai khoản nầy: Đi xét án nhơn mạng, cứ theo tiền mà làm thiệt giả, nghĩa là lo bạc thì quả bị giết cụng gọi là tự vận, không lo bạc thì tự vận cũng vu là giết. Còn xứ điền thổ hễ ai lo nhiều bạc thì đặng ruộng đất. Nên trong túi tham, đựng vài ngàn lựơng vàng. Bởi thế, khi còn sống đã phạt tuyệt tự, mà chưa hết tội. Nay trước nấu dầu, mà rửa hờn cho dân, rồi sẽ cầm địa ngục A Tỳ không đặng đầu thai nữa. 
Họ Triệu tâu: ” Lời xưa nói: ” Vì nghèo mới làm quan. Như vậy ăn của dân cũng là phải. Nếu buộc sự ăn hối lộ mà làm tội, thì kẻ làm quan lấy chi mà nuôi gia quyến và đãi quan khách, của đâu mà đi lễ quan trên? ” Phán: ” Như minh oan cho người, hoặc lấy lẽ ngay mà xử cho trúng phép công bình theo luật. Kẻ khỏi hàm oan, người ngay khỏi bị hại, người cám ơn vì xử công minh, nếu chúng nó giàu có cảm ơn, nên vui lòng mà cho tới bạc ngàn, mình cũng không lỗi. Chớ như không lợi ích cho người chút nào, lập thế bày mưu mà ăn tiền, thì oan ức người ngay lắm tội biết bao nhiêu. Ngươi nghĩ thử, những của ngươi ăn đó, có phải nghĩa công bình chăng? Người ta có vui lòng tình nguyện đền ơn cho ngươi chăng. Có đáng công ơn theo lẽ minh oan, tự nhiên mà người cho chăng? Phải là kiếm cơ lập thế mà cướp của người chăng? Ngươi còn già miệng chữa mình sao? ” Họ Triệu tâu: ” Tôi có ăn chay vía tam quan (là ba rằm lớn, tam ngươn: rằm Tháng giêng vía Thiên quan, rằm tháng bảy vía Địa quan, rằm tháng mười vía Thuỷ quan) thiệt là trong ba vị tam quan đại đế bảo hộ. Nào hay bây giờ bị hoạn nạn nầy, ba vị tam quan đại đế, sao chẳng đến mà cứu tôi! ” Phán rằng: ” Lời nói dữ ấy, tội đáng bằng hai, lấy bàn sắt vã miệng nó mười cái? Ba vị tam quan đại đế là Thiên quan, Địa quan, Thuỷ quan, ba vị thần ngay thẳng, phò hộ ngừơi lành. Người làm lành, tuy chẳng ăn vía ba rằm lớn ngàu cũng thêm phước, há bảo hộ ngươi là bọn không nhơn nghĩa sao? Nếu người làm lành mà ăn chay, thì chay ấy giúp thêm việc lành. Nếu làm dữ mà ăn chay, là giới việc an chay mà làm dữ, sao dám nói hồ đồ? Truyền dẫn qua ngục “. 
– – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Châu ở huyện Đông Thành, qua ngụ đất Hớn Khẩu, nổi lò thợ bạc, hay chế bạc thấp, bạc giả mà hại người mất tình nghĩa, hư thể diện; làm tội nhiều lắm. Trừ ra một tội đáng giết là: Một người buôn bán ở huyện Kỵ Thuỷ đem một trăm ba chục lượng bạc lọc có dư, mướn y nấu ra bạc chín (nghĩa là bạc mười nấu ra bạc chín, chín chỉ bạc pha một chỉ đồng). Nó lấy hết phân nửa bạc lọc pha đồng phân nữa, nầu ra bạc năm, kẻ buôn bán lầm sau buôn bán nửa đường mới hay bạc năm bị lỗ tức mình mà chết. Tuy ngươi ăn gian sáu chục lượng bạc lọc, bị thời khi uống thuốc đã hết tiền hết bạc, mà còn hỡi còn. Tra bộ trõn đời ngươi, không có điều lành mà trừ cấn; nên truyền dẫn qua hoả thành (thành lửa) mà thiêu trọn một tháng, cho người bớt tức. Rồi giam vào địc ngục, không đặng luân hồi. 
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Tiền, ở huyện Ma Thành, xóm Trịnh Gia, làm cai trong huyện ấy. Cả đời hay xúi chúng kiện thưa mà ăn chia của đem lo. Nó có xúi người cháu chồng, kiện thiếm dâu va thủ tiết, đoạt sự sản của thiếm dâu, mà ăn lo lót (ăn chia) hơn năm trăm lượng bạc. Tiết phụ bị hiếp, tức mình phải bịnh mà chết! Huống chi còn nhiều tội dữ khác, có lẽ nào mà đặng đầu thai, dẫn nó quăn lên núi đao mà trị tội “. Họ Tiền tâu: ” Tôi có cử sát sanh sáu bảy năm, nhờ ơn vua dung chế “. Phán: ” Người đừng nói khào! Đã biết cử sát sanh là việc lành, sao ngươi biết tiếc mạng vật, mà chẳng thương biết mạng người? Ngươi thuở nay xúi kiện cáo, tranh đua việc quấy, lại chẳng biết mấy mạng. Cứu sống mạng vật mà giết chết mạng người, ấy là không phân gốc ngọn lớn nhỏ Thương Đế có vì sự nhỏ mọn ấy, mà tha tội lớn hay sao? Huống chi ngươi cử sát sanh mà làm mặt tốt, mua danh lành, chớ không phải lương tâm chẳng hở. Song ngươi kêu nài lắm, trẫm tha khỏi cầm ngục đao sơn, cho được đầu thai mà phải làm con nhà nghèo, mang hai tật câm và quáng, đi ăn mày trọn đời, nếu biết thân mà giữ bổn phận đền tội mãn đời, sau sẽ nghĩ lại “. 
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Thơ ở phủ Thừa Thiên, con chức Điển sử, bổ làm thơ lại (thơ ký) tại phủ. Ba mươi tuổi mà chết. Hồi xuân xanh đánh bóng quến người, phá của chúng, hại mạng người, không biết bao nhiêu tuy tại chúng nó đắm sa, song cũng tại ngươi tham của mà quyến luyện; không thể nào dung tội ngươi được. 
Huống chi ngươi trưởng thành lại càng đắm sa tửu sắc lấy vợ con người, chẳng biết bao nhiêu mà kể. Nếu nàng nào không thuận, thì lấy thế quan, mà vu hoạ hại người! Cho nên vào nhà nào, phụ nữ cũng sợ oai mà chịu hiếp. Tội dâm ác thái quá, giết cũng chưa vừa, đáng giam vào trong ngục đao kiếm “. Phán quan tâu: ” Tên tội này có hiếu với mẹ lắm. Mẹ ngoài sáu mươi tuổi đau nặng. Y sắc thuốc nếm rồi mới dâng, đêm nằm không cổi dây nịt. Vài tháng như vậy con mẹ bịnh ngặt, ăn không đặng, y cắt thịt bắp vế nấu cho mẹ uống đỡ nước cho bổ, sống rán vài ngày như vậy cũng nên rộng dung chút đỉnh “. Phán: ” Thượng Đế tuy ghét tội dâm ác lắm, mà rất trọng con thảo. Bởi nó biết nuôi cha mẹ là hiếu, mà chẳng biết giữ mình mới trọn hiếu. Trẫm tha cầm ngục đao kiếm, lại đặng luân hồi, song làm điếm lầu xanh mà đền tội dâm ác. Nếu sau biết ăn năn sẽ nghĩ lại “. Phán rồi cấp điệp (giấy) qua cho vua Đông Nhạc mà đầu thai. 
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Tôn ở huyện Võ Xương, 19 tuổi cải họ Trương đi lính hầu tại phủ. Đã hay bợ đỡ quan phủ, lại thạo bua việc. Lớn mật dạn dĩ, gian hùng hẳn hoi. Hầu việc các dinh, ông quan nào cũng bị y nói gạt hết. Đến đổi mạng người sống thác, đều tại tay y; việc phải quất đặng thất, đều tại miệng nó. Sự dữ đã đầy, tội đếm không hết. Luận tội dương gian khó thứ, luật hình âm phủ không dung. Mau dẫn qua địa ngục Đao san “. Họ Tôn tâu: ” Tôi có dùng năm chục lượng bãc mà thếp vàng cho Phật tại chùa Báo Ân. Lại cúng bạc dầu thắp đèn ăn chay, niệm Phật Di Đà một ngàn câu “. Phán: ” Đờ khốn nà! Nếu làm dữ, sau biết ăn năn chừa lỗi, làm phước niệm Phật, trời thì trời tha tội. Có đâu mượn tiếng cúng chùa niệm Phật, mà làm dữ thẳng tay, Phật Di Đà há giúp sức cho người làm dữ sao? Ví dụ: Kẻ vì tửu sắc sanh bịnh, uống thuốc bổ dưỡng lại. Nếu cử tữu sắc, thì uống mới hay. Nếu mê sa tữu sắc như xưa, thuốc bổ sao cho lại tửu sắc? Lẽ nào thuốc giúp sức cho kẻ tữu sắc nỗi? Dẫn nó qua ngục cho mau, đừng để cãi rán?
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Ngô, ở huyện Huỳnh Cang hồi nhỏ đi học, thi khoa tú tài không đậu, học qua nghề viết đơn mướn “. Vua phán: ” Xưa nay kẻ viết đơn thưa kiện, không có ai hiền lành bao giờ.: Họ Ngô tâu: ” Tôi là kẻ đại thơ cứ viện cho kẻ dốt, chớ không làm điều chi dữ. ” Phán: ” Kẻ bố thí chẳng phải tại của mà tại lòng; kẻ chém giết, tội chẳng tại gươm mà tại ý. Người đã viết đơn kiện cáo, trong ý tính nói bó buộc cho gắt như muôn ngọn lửa cháy lau khó dụt. Nghiên mực độc hơn ao huyết, ngòi viết bén quá lưỡi gươm. Đặt một chữ, phá nhà người rất dễ; sửa một nét, giết mạng chúng như chơi. Dưới lửa độc, đủ đồ roi kẹp; trên tờ đơn, đều cửa ngục hình. Sưa đi còn sửa cho hay, buộc trước lại buộc sau cho gắt! Kẻ quả tang muốn bắt cho mau người không tội quyết gài cho chắc. Có khi trợ tiên-cáo mà nói gián, gặp lúc binh bị cáo mà hại tiên-cáo (nguyên cáo). Nhiều lúc lời mà làm bộ giết tiên-cáo mà hại bị-cáo. Lòng độc như yêu khôn độ, mưu său tợ quỉ khó dò. Kể sao cho xiết sự tội ác của ngươi, mau dẫn qua mổ bụng rút ruột, hành cho đủ tam đồ, rồi sẽ giam hoài nơi địa ngục. “
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Trần ở huyện Ky Thuỷ, bị án ăm trộm. Vua xem án rồi, phán rằng: ” Người may đặng làm người, sao theo trộm cướp?” Họ Trần tâu: ” Tôi hồi nhỏ thiếu ăn thiếu mặc, cha mẹ, em út, kêu đói như bộng, vã lại năm thất mùa, lúa gạo mắc, xâu gao thuế nặng, cũng chẳng đã mới đi trộm cướp!” Vua ngó phán quan mà phán rằng: ” Người nầy tuy là ăn trộm, song nói cũng phải lẽ. Hãy tra bộ sổ cho kĩ, coi lám các an ra thể nào? ” Phán quan tra bộ rồi tâu rằng: ” Họ Trần có giựt đồ của kẻ buôn bán, đi ngang núi Mai Lảnh tại huyện Ky Thuỷ. Sau bị bắt nguội, giải đến quan họ Từ, vốn là người ở huyện Ngô, phủ Tô Châu, truyền y viết lời khai. Họ Trần viết bài thơ như vầy:
Bất tu hiệp bát, bất tu xao, 
Nể tỉ xuyên du, thuật tánh cao!
Xa thủ, thù nhơn can dữ nảo, 
Măn xang đô thị sát nhơn đao!
THÍCH NÔM:
Lựa là kẹp khảo, lựa là tra, 
Chước niệm nhà ngươi, xảo quá ta. 
Tay xá móc gan, rồi lấy huyết, 
Gươm đao đầy bụng mổ hằng hà. 
Quan huyện họ Từ xem thơ, rồi mới nói với các thơ lại rằng: ” Chúng ta thiệt cũng như ăn cướp, còn muốn xử tội ăn cướp sao? Các thơ lại cai bếp quân lính đều đi bắt đầu này đầu kia, mà kiếm chác cho ta, thì cũng như bọn lâu la kiếm của tang cho chủ trại! Chi bằng ăn năn cho sớm, lo tu nhơn tích đức mà nhờ thân sau, cho khỏi mắc đoạ “. Các người nha dịch đều bẩm rằng: ” Chúng tôi đã tập quen thói dữ rồi, và lại bị nuôi gia quyến, khó nỗi ăn năn chừa lỗi! ” Họ Trần tâu: ” Có khó chi! Kẻ tu thân phải có can đảm trí huệ khác hơn người thường, cũng sấn sướt manh mẽ như lòng đứa ăn cướp, thì mới nên việc. Đứa trộm cướp dạn dĩ không sợ mới dám phá cửa mà giựt của người, dễ như trở tay, muốn làm sao thì làm vậy. Nếu quyết hồi tâm đi tu, thì cũng phải can đảm sấn sướt như vậy, thì dữ nào mà bỏ không rồi, lành nào mà làm không đặng! ” Nói rồi ngâm bài kệ như vầy (nho kêu thi, Phật kêu kệ):
Cang đao bổn bất dẫn nhơn hung, 
Pháp khánh bất hội giáo nhơn thiện, 
Cang đao pháp khánh lưỡng bô tình, 
Chỉ thử nhứt tâm phân lưỡng nguyện. 
Hướng lai thất cước tự du du, 
Kim nhựt hồi đầu giai chiên chiến. 
Cải ác tùng thiên hữu hà nan, 
Tác đạo vi quan cu mạc luyến. 
THÍCH THƠ NÔM:
Gương trừng bá giục ngực người làm dữ, 
Chuông tự nào khuyên thế ở lành?
Chuông kiếm vốn không hiền mới độc, 
Tánh tình sẵn có trược cùng thanh. 
Xưa mê ngủ gục say vô độ, 
Nay tỉnh ăn năn sợ thất thanh, 
Chừa lỗi hồi tâm tu dễ quá, 
Ăn lo, ăn cướp bỏ thì thành. 
Khi ấy, nội nha môn: nhiều kẻ hồi tâm, từ chức đi tu mười mấy người. Phán: ” Quả có công đức ấy, đủ chuộc tội trước: huống chi lấy của, chớ chưa hại mạng người, đáng giảm tội phân nửa. Đáng ghét tội giam dâm, vì no ấm mà sanh sự. Phải suy phần đạo tặc, bởi đói nghéo không đủ mà liều thân. Sự cùng mà biến, tội cũng đáng dung. Tha tội họ Trần, cho giấy qua vua Đông Nhạc lãnh phần đầu thai làm thầy chùa du phương tại núi Thiên Thai. Nếu chịu khổ hạnh tu hành, sau sẽ siêu độ. “
– – – – – – –
Phán quan đọc án kế: ” Họ Trần ở huyện Viên Dương tự hồi nhỏ hoang đàng, làm biếng, làm cho cha mẹ lạnh đói khổ, ưu phiền sanh bịnh mà thác, vì con không cần kiếm mà dưỡng nuôi. Còn nó tới 49 tuổi cũng chết đói “. Phán: ” Tuy nó không làm điều chi dữ lắm. nhưng mà làm biếng lại xài lớn. Những đứa trộm cướp, chẳng phải ham giết người lại đốt nhà làm dữ, đều bởi làm biếng lại xài to, túng cùng mới biến ra nghề ấy. Cho nên siêng làm và tiện tặn, thiệt là cội rễ nên nhà, mà cũng là gốc trau mình sửa nết nữa. Kẻ có nhơn, người quân tử, ai cũng cần kiệm. Tại người không siêng làm mà chẳng tiết kiệm, để cho cha mẹ đói lạnh mà thác. Như vậy không cần kiệm tuy là lỗi nhỏ mà tội không nuôi cha mẹ là bất hiếu khó dung. Dẫn nó qua pháp trường, mổ bụng lắc bao tử và móc ruột mà trị tội xài lớn. Rút cho hết các sợi gân làm biếng, mà trị tội bất cần. Nay cha nó đã đầu thai làm chức thơ lại tại huyện Thường Châu, ở sau Tây-môn, cho nó đầu thai làm heo của cha nó đặng bán lấy tiền mà đền tội bất hiếu đời trước. “
– – – – – – –
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày khoảng 1 10 năm trước với 14 lần trong tổng số.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Phán quan đọc án kế: “Họ Khương ở Châu Hưng quốc, là nhà giàu bất nhơn, năm mươi mốt tuổi, bị dân nghèo là họ Hồ giết. Họ Khương giàu lớn hơn nội châu ấy, vựa lúa mà bán cho các lái khắp nơi. Nội xứ chết đói vì trong năm thất mùa, họ Khương chẳng thí cho nhà nghèo một nắm lúa gạo. Khi ấy quan phủ, quan huyện cho mời y, bảo bố thí cho dân đói, y lo hối lộ cho khỏi bố thí. Đến nỗi bà con hoạn nạn chết đói, y cũng không ngó tới!” Phán: “Ngươi bình sanh trọng tiền bạc, chẳng hề cho ai vay mượn, lòng ở khắc bạt gắt gớm độc hơn tội giết người, không thể nào dung đặng”. Tâu: “Tôi mới biết gắt gao rít róng mắc tội nơi luật trời. Xin vương gia tha tôi về, đặng tôi cải ác tùng thiện, xuất hết của tiền lúa gạo mà bố thí cho dân nghèo. Xin vua rộng lòng y tấu. ” Phán: “Ngươi còn trông sống lại hay sao? Kho lẩm trong nhà còn thuộc về của ngươi hay sao? Con cái ngươi đều là oan gia thiệt con đòi nợ chưa đầy một năm nó đã phá hết sự sản, không còn sót món nào!” Khương nghe rõ khóc ròng than rằng: “Tôi bấy lâu chắc lót quyết để lâu dài. Cùng chẳng đã xuất một đồng điếu mau củi, hoặc mua rau (cải) cũng còn tiếc lắm. Ai dè con là tội báo cừu nhơn đầu thai vào mà phá hết sự sản tức biết chừng nào!” Phán: “Cái tội gắt gớm cũng như tham gian. Trước giam theo ngạ quỉ, bỏ đói cho lâu. Sau sẽ cho đầu thai làm ăn mày, chịu đói rách mà đền tội bỏ đảy buột chặt. “
Phán quan đọc án kế: “Họ Doản ở huyện Quy-đức làm thầy thuốc mập mờ, hốt thuốc pham chết vừa nam vừa nữ công mười một mạng. Tánh hảo ăn thịt trâu lắm, bữa nào cũng có thịt trâu mới chịu cầm đũa tội ấy cũng nhiều. Tuy trốn khỏi tội Dương gian, chớ lánh sao cho lhỏi luật Âm phủ “. Phán: Phạt nó đầu thai làm trâu mười một kiếp, mà trừ tội phạm thuốc mười một người. 
Phán, quan đọc án kế: Họ Lý ở huyện Thần Châu, ròng nghề làm mai mối. Miễn có tiền mướn mà ăn, thì quyến dụ gạt con gái nhà lành, ở đợ, làm bé mà chẳng động, lòng thương. Đến nỗi làm mai con nít cho ông già, cột mối bà già cho trai nhỏ, bọn ấy không vừa ý, tức mình phát bịnh mà chết hết bảy người, vì không thể sanh đẻ nối đời đặng.” Phán: “Bởi tội y nói xảo mà rù quến gạt người, nên bị án nặng. Truyền cắt lưỡi, bẻ răng, bỏ xuống hầm đời đời, cho oan hồn bớt tức. “
Phán quan đọc án kế: “Họ Phùng ở huyện Miển Dương, là tên tá điền, năm nào cũng giấu bớt lúa mà đong chút đỉnh. Nếu năm nào mà trúng mùa, thì dem lúa ngâm nước một đêm mới đong lúa ruộng. Chủ điền tức mình, lấy ruộng lại cho người khác mướn, nó cũng thầy kiện không chịu giao. Nếu làm ra lẽ, để cho người khác mần, thì tới khi gieo mạ, giống lúa sớm nó lén vải lúa muộn vào, hoặc lúa muộn, vải lén lúa sớm vô, lộn lạo cho thất mùa, phải bỏ cho nó mướn. Tội hung dữ ngang ngược thái quá không phải tầm thường. Đáng phạt đầu thai làm đứa ăn mày bạt xụi, mà đền tội ngang tàng kiếp trước. “
Họ Phùng tâu: “Tôi có thấy chỉ dụ của Vương gia, phàm dân ruộng rẫy, đều cần kiệm cực nhọc, dầu có tội gì nhỏ mọn đều rộng dung. Vậy xin vương gia ân xá. ” Phán: “Kẻ lo làm ruộng tay chưn mỏi nhọc không hở, ăn uống, cực khổ dư ra thì bán cho đời, thiên hạ đều nhờ công lao kẻ làm ruộng. Vậy mới có công với đời, nên tha lỗi nhỏ. Có đâu tham gian độc dữ như ngươi, đừng có nói nhiều chuyện, quỉ sứ dẫn đi giải cho mau.”
Phán quan đọc án kế: “Họ Uông ở huyện Than Âm cha nó ăn chay làm lành, nó chẳng nghe lời cha dạy. Cả đời làm nghề đánh cá, mỗi ngày bắt cá chạch, lươn, tôm, trạnh cua đinh, không biết bao nhiêu mà kể. Cha nó có quở la thì nó cự và mắng lại như ăn cơm bữa, song nó có hiếu với mẹ lắm, mẹ nó đau, thì lo chạy thang thuốc, nuôi dưỡng hết lòng. Bởi cớ ấy, nên Táo quân có tâu với thượng đế cho trừ án nặng. ” Vua ngó phán quan mà phán rằng: “Tên nầy trái lòng nhơn của thượng đế, vì lòng trời muốn người vật sanh ra cho nhiều không muốn giết hại. ” Rồi day lại, quán quở rằng: “Loài cá trạnh cừu oán chi với ngươi, nếu có việc chi phải lẽ như là cúng ông bà, nuôi cha mẹ, cùng chẳng đã bắt đờ mà dùng. Vậy nên đức Khổng Tử, câu mà chẳng lưỡi cũng thể theo lòng nhơn của trời. Nếu chài lưới đánh như ngươi, mà nhiều người làm như vậy, thì không còn sót tôm cá lươn trạnh. Nếu tính mỗi mạng vật, cho ngươi đầu thai mà thường mạng, thì muôn đời cũng chẳng dứt nợ oan trái ấy. Lại thêm mắng cha, tội lớn thấu trời, mau dẫn qua địa ngục “. Phán quan tâu:” Vương gia thường trọng chữ hiếu, tên này cơn mẹ bịnh, nuôi dưỡng lo chạy hết lòng, khi mẹ liệt, nó lóc thịt bắp vế mà nấu cháo cho mẹ ăn bổ cầm hơi, cũng nên trừ cấn. ” Phán: “Bất hiếu với cha, mà chí hiếu với mẹ, trẫm cũng rộng lượng cho trừ. Tính một tội đánh cá, cho đầu thai làm một đứa hung hoang, hai mươi tuổi bị quan xử trảm”.
Phán quan đọc án kế: Họ Trần ở Hớn Trấn, lòng xảo trá mưu kế không lo nghề nghiệp làm ăn. Hằng ngày rủ ren con em nhà lương thiện đánh bài bạc mà lấy xâu và ăn gian ăn lận nữa, đến nỗi nhiều người tán gia bại sản, mà thói dữ cũng không chừa. Lại lập thế bắt con gái nhà nghèo làm hầu thiếp, (như lập thế tiền trái hậu mãi). Hai tội nhập một nặng nề. ” Vua phán: “Nghề bài bạc hại người độc hơn nước lửa trộm cướp. Nếu bị thua quá, thì phải bỏ nghề nghiệp, đổi lòng ngay, gái trai cũng hư danh thất tiết, tới nỗi tan gia sản, liều thân mạng. 
Ngươi tai mắt không thiếu đủ tay đủ chưn, sao không học nghề nghiệp làm ăn ngay thẳng, mà chi độ cho qua ngày. Trên làm tên dân không phạm luật triều đình, dưới làm người phải, khỏi nhơ danh tổ phụ. Nghĩ nào dùng tai mắt mà làm quấy, lo mưu kế mà gạt người. Cái thân hữu dụng, làm tội vô cùng. Khác nào: ăn thịt người cho no bụng, phá nhà chúng đặng vui lòng. Cho phải trả. Tuy phạt người tuyệt tự, trừ mưu bắt chúng mà làm hầu. Chớ tội chứa cờ bạc, không thế nào trừ đặng. Quỉ sứ chặt mười ngón, và hai tay, rồi mổ bụng móc tim rút ruột. Rốt lại cầm hoài nơi Địa -ngục, không đằng đâu thai.” Họ Trần tâu: Tôi tối dạ đi học không nên, tập bài bạc kiếm tiền dễ lắm. Lỡ vào nghề đó, sanh gian sanh lận. Song ăn thì vừa, thua thi trả, hai bên tình nguyện như nhau. Chớ tôi không giựt của, xin Vương gia dung thứ. ” Phán rằng: “Rủ ren kẻ thiệt thà, ăn gian ăn lận, dầu anh em cũng quyết lột da, huống chi bằng hữu mà không mở mật. Khiến người mất của, ngươi mới đẹp lòng. Ai dại gì tình nguyện đem của mà cho ngươi, cũng tại ngươi lập thế thần mà đánh bẫy, ngoài chuốt ngót nói lời ngon ngọt, làm như thiết nghĩa ruột rà, nào là đãi ăn, nào là phục rượu, nào là dem nữ sắc mà quyến luyến cho mê sa. Ấy là trăm mưu ngàn kế mà gạt người, tộc ác dường hầy mà bỏ luật dung tha sao cho đặng? Quỉ sứ cứ việc dẫn nó đi.”
Phán quan dọc án kế: “Họ Lý ở huyện Hoành Dương đi lính tập theo quân Du kích. Còn họ Du, huyện Huỳnh Mai cũng đi lính tập theo sở cầm cờ đánh trống. Còn họ Thanh cũng ở huyện Huỳnh Mai, là lính pháo thủ của quan đề đốc họ Lý tự Giang Tư. Ba tên ấy đều có đánh giặc. ” Vua phán rằng: “Quân lính trong đội ngũ chinh chiến, tay cầm gươm súng, lòng tập hung hăng, thắng trận thì bắt vợ con người ta, thậm chí ăn thịt người nữa. Tội ấy chẳng hèn đồng quăng lên ngục Đao sơn cho đáng kiếp”. Phán quan tâu rằng: “Họ Thanh lúc phá thành Dương Châu, bắt đặng ba người mà chẳng giết. Bắt đặng hai người đàn bà mà chẳng động tới, đều trả lại cho chồng: 2 người chồng đền ơn bạc tiền, y cũng không chịu lấy. Hai khoản ấy phước phần chẳng nhỏ. Huống chi mỗi tháng ngày rằm với mồng một, ăn chay tụng bảy biến kinh Cao Vương.” Phán: “Có công đức như vậy, trẫm cũng đáng kính đáng khen, cấp điệp cho họ Thanh, qua vua Đông-nhạc, mà đầu thai làm chức quan văn thất phẩm, sống bảy mươi chín tuổi, không bịnh mà mãn phần, con cháu hai đời đều đặng công danh vinh hiển. Còn hai hồn linh kia xử y án trước”.
Phán quan đọc án kế: “Nàng Tiền mẫu Nương ở huyện Gia ngư, ghen dữ và ngỗ nghịch với cha mẹ chồng. ” Vua phán: “Nội một tội bất hiếu với cha mẹ chồng, cũng đáng cầm ngục A tì, còn luận lành dữ nó làm chi nữa. ” Nàng Mẫu Nương tâu: “Tôi không dám bất hiếu với cha mẹ chồng, mà tôi còn ăn chay bố thí nhiều lắm. ” Phán: Dầu ăn chay bố thí như vậy, cũng chuộc không nổi tội bất hiếu với cha mẹ chồng. Song nghĩ người ăn chay bố thí, nên tha tội xay giã mà thôi giải qua giam vào Địa ngục không đặng đầu thai mà răn những nàng dâu ngỗ nghịch. “
Phán quan đọc án: “Nàng Châu tú Nương, ở phủ Thừa thiên, có chồng mà lấy trai, ấy là tội nặng. Lại thêm hại một mạng mọi gái”. Phán: “Đàn bà có đức chính chuyên một chồng. Tánh nết phụ nữ, phải hiền hậu lành, mới phải đàn bà đức hạnh. Ngươi là con khốn, không biết xấu hổ không giữ chính chuyên, lấy trai lang chạ; là bởi ham ăn làm biếng không lo việc nữ công, ăn no ở không, mơ tưởng việc dâm dục, tham ăn thịt mê uống rượu, lại đánh bóng trang điểm, bán dạng thuyền quyên, làm con trai đê mê mẩn mang tiếng xấu danh nhơ, mi đã thất tiết xấu xa, hại chồng mi mang nhục, hư thể diện cha mẹ tông môn của mi, không cần con cháu hổ thẹn. Tuy đội lốt người, mà khác nào súc vật. Lại còn độc ác, hại mạng mọi gái. Sao không biết xét, mọi gái cũng có cha mẹ sanh thành, bởi kiếp trước nó không tu, nên đời nay hèn hạ mi nết xấu cũng như là đứa hèn, mà được sai khiến đứa hèn là quá phép. Nỡ nào không có lương tâm, mà đành đoạn hại mạng nó? Mau nấu dầu mà trị tội lấy trai và cho hồn oan con mọi hết tức. Rồi cầm hoài Địa Ngục không đặng đầu thai.”
Phán quan đọc án kê’: “Nàng Thành sửu Nương huyện Thanh âm hay xúi chị em bạn dâu lối xóm rầy lộn, hại con gái xóm ấy hàm oan tức mình thắt họng mà chết. Lại hay bảo mấy nàng thủ tiết lấy chồng. Đẻ con gái năm lần, đều trấn nước chết hết.” Phán: “Hại một người dưng thì thường mạng 1 kiếp nếu mà hại một mạng ruột thịt, phải thường mạng hai kiếp. Truyền quỉ sứ dẫn hồn con ma thắt họng, và năm con ma da nhỏ, kéo nó xuống ao nước, cho bớt giận một hồi. Rồi bắt lên, cắt lưỡi mổ bụng móc ruột, không cho đầu thai, cầm hoài nơi Địa ngục, mà trừ cái tội khuyên tiết phụ cải giá và xúi chúng rầy rà. ” Sửu nương tâu: “Chẳng phải tôi ham khuyên cải giá làm chi. Bởi thấy chúng nó còn tơ mà nghèo khổ, lại không con, thủ tiết ích gì, chi bằng cải giá cho qua ngày: ấy là lòng tốt của tôi.” Phán rằng: “Ác phụ không biết phải quấy! Đàn bà may rủi một đời, nếu chồng thác, thì phải thủ tiết. Thượng đế càng kính vì tiết phụ. Dầu có chết đói, ngàn muôn năm cũng ngợi danh thơm. Nếu nó muốn tái tiện, ngươi cũng phải cản trở, mới là lòng tốt. Sao bảo nó cải giá, làm cho nó mang tiếng thất tiết trọn đời. Người đừng cãi sướt nữa. Mai giải đi hành tội. “
Phán quan đọc án kế: “Lý Khải Nương là con đầy tớ nhà Mễ. Làm đổ gạo cơm trong bếp, dính trên miệng lò, huỷ hoại của trời hơn mấy năm kể chẳng xiết (là đổ đồ ăn). Hay ăn vụng ăn cắp của chủ, mà đổ thừa cho người, hại con đầy tớ khác phải đòn. Hay lấy bậy và dắt trai vào nhà, tư tình với chủ gái; tội ấy đã nhiều. Lại hay cải giá, tính đã ba đời chồng, tội nặng quá lẽ. ” Phán: “Ngươi kiếp trước làm nhiều điều dữ, nên phạt người làm tôi mọi. Sao không biết xét, tuy là người mà làm mọi cũng như ngạ quỉ súc sanh bị cầm Địa Ngục, ba điều khổ ấy, hỡi còn chưa biết ăn năn tu mà nhờ kiếp khác. “
Phán quan tâu: “Mọi gái cũng con người, sao gồm ngạ quỉ súc sanh Địa ngục?” Phán: “Tôi mọi ăn uống không đặng tử tế, khác nào ma đói. Không ai lễ mà đãi, nào khác súc sanh. Không được có chồng sanh con, thường bị cấm cố, khác nào cầm ngục. Nay không chừa lỗi, còn xử thêm cách nào, phải hành cho đủ tam đồ mới đáng không đặng đầu thai.”
Phán quan đọc án kế: “Lưu thất Nương ở huyện Quế Lâm bốn mươi tuổi mà không con, tánh đa dâm và ghen lắm! Chồng muốn cưới thiếp. Thất nương không con. Chồng lén cưới vợ bé, gởi lối xóm. Thất nương hay tin bắt vợ bé đặng, lấy bàn ủi ủi phỏng mình, lở thúi mà chết!” Phán: “Cấm chồng cưới, cho tuyệt từ thờ mình, lợi ích chi đó”. Huống chi hành hình cách thảm mà giết người, chắc dung không đặng. Thất nương tâu: “Đàn ông không con, cho phép cưới thiếp, còn đờn bà không con, chẳng cho cải giá, việc ấy mất công bình, thiệt xử hiếp tôi lắm”. Phán: “Loài súc sanh không biết hổ ngươi, hãy còn cãi rán! Buông lời nói hư phong hoá, không biết hồi sống mi kềm chế chồng mi ra thể nào? Tánh đa dâm ghen tương như mi, đáng phạt đầu thai làm con điếm, ba mươi tuổi mắc ghẻ độc thúi lầy cả thân mình, bỏ thây dọc đường, chó heo ăn thịt cho bỏ ghét”.
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày khoảng 1 10 năm trước với 1 lần trong tổng số.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Phán quan đọc án kế: “Tào Thị là gái xằng, ở huyện Ngô Giang kế thất họ Chữ ở quận Trường Sa. Họ Chữ thác sớm. Tào thị khắc khổ con ghẻ trăm bề. Các việc ăn mặc đều thua con chung. Tới lúc tương phân thì chia phần hơn phần tốt cho con mình. Lịa khắc khổ dâu ghẻ, tới nỗi tức tối sanh bịnh mà chết!” Phán: “Con ghẻ thờ mẹ ghẻ có hiếu cũng như thờ mẹ đẻ một thể. Sao mẹ ghẻ khắc khổ con ghẻ dâu ghẻ đến thế, thiệt là lòng như cầm thú, đáng đầu thai làm súc vật mới xứng tội. ” Phán quan tâu: “Tào thị đến già lòng thành niệm Phật và ăn chay cữ sát sanh ba năm ăn năn đền tội cầu siêu độ phần hồn”. Phán: “Vậy thì khỏi đầu thai làm súc vật, song phải luân hồi làm tội mọi con dâu ghẻ, mà đền tội trọn đời “.
Phán quan đọc án kế: “Mười lăm vị hoà thượng pham tội dữ”. Vua phán: Các sãi xuất gia đi tu, lẽ thì thành làm Phật tổ, cớ nào đeo đính bài tội dữ?” Mười lăm hoà thượng tâu: “Nhờ vương gia từ bi dung thứ”. Phán rằng: “Các sãi có hay tờ điệp của Phật Thích Ca mới gởi đến đây chăng?” Đồng tâu: “Chúng tôi chưa hay”. Vua gởi điệp văn đọc lớn rằng: “Chùa chiền đời nay đã biến hư lắm, mối đạo Phật lưu truyền đã mỏn rồi, như ngọn đèn gần tắt. Các sãi tuy tiếng đi tu, thiệt nhiều người dối tệ. Trong một ngàn hoà thượng, lựa đặng chừng một hai người xứng đáng, không hổ thẹn mà thôi! Cõi Âm phủ phải tra xét cho hẳn hòi, đừng lầm các sãi dối thế”. Đọc rồi phán rằng: “Các sãi đã thấy điều luật của các sãi tại cẳu nầy chăng?” Đồng tâu: “Chưa thấy”. Phán rằng: “Để trẩm giảng các tội án trong điều lệ tu hành cho mà nghe. Các sãi tuy đi tu, mà trong lòng khác nhau hết: Có kẻ cự nghịch với cha mẹ, giận lẫy mà đi tu, là tội bất hiếu lớn thứ nhứt, còn nói làm chi! Có kẻ giận anh em vợ con mà đi tu. Có kẻ bị cách xấu, mắc cở mà đi tu. Có kẻ quyết trốn xâu lậu thuế, vì đói rách mà đi tu. Có kẻ mê cảnh chùa tốt mà đi tu. Có kẻ mê mấy sãi nhỏ có bóng sắc muốn nhập vào cặp xách mới đi tu. Có kẻ ham làm chức hoà thượng sang trọng mà đi tu. Có kẻ mồ côi không ai nuôi mà đi tu. Có kẻ vô hậu không ai hoạn dưỡng mà đi tu. Có kẻ ngán việc đời là cuội giả, mộ đạo Phật là siêu độ linh hồn mà đi tu. Các sãi ai tu về cớ nào thì khai thiệt? Các hoà thượng đồng tâu: “Xin vương gia từ bi thẩm xét, thiệt chúng tôi ngán việc đời, nên xuất gia đầu Phật mà cầu siêu độ linh hồn, chớ không có ý chi khác”. Phán: “Các sãi đời nào xưng tội, mấy thuở chịu khai!” Truyền chỉ Phan quan dẫn các sãi đến đài Nguyệt cảnh chiêu thử. Nguyên tại nhứt điện là cửa đền thứ nhứt: vua Tần Quảng có lập cái đài Nguyện cảnh phái bên hữu cái điện chánh. Đài ấy cao mười một thước, trên có treo cái mặt kiếng Nguyệt cảnh lớn mười người ôm mới giáp vòng bề tròn treo chiếu qua hướng đông, trên giá treo mặt kiếng ấy có để bảy chữ rằng:
Nguyệt cảnh đài tiền, vô hảo nhân
Thích nôm: Trước đài Nguyệt cảnh không người lành.
Các hồn chối án, thì quỉ sứ dẫn lên đài, mà ngó vô mặt kiếng, thì thấy hiện nguyên hình từ nhỏ tới chết, làm những việc chi đều ứng hiện hình thù như hát bóng đủ lớp nhớ lại nên chối không đặng. Vua Tần Quảng mới y luật mà xử, hoặc giải qua chín cửa đền khác, vân vân. …(8 cửa có ngục mà thôi).
Khi ấy các sãi, từ người soi kiếng đủ mặt rồi coi lại không có thầy nào chơn tu mộ đạo cho thiệt tình! Coi ra ba sãi ăn mặn uống rượu. Một sãi tà dâm, hãm hiếp. Bốn sãi mê các đạo nhỏ thanh sắc. Bốn sãi tham bạc, ăn gian của chùa. Trừ ra có ba sãi, cứ sớm tối tụng kinh, công phu, cất chùa, lên cốt Phật, lơ làm công quả trông chùa, chớ không thông mùi đạo. Vua cười ngất phán rằng: “Hèn chi đức Thế tôn quở trách các ngươi làm hư trong đạo Phật!” Liền phạt một sãi gian dâm với bốn sãi mê đạo chúng thanh sắc, cộng một bọn tà dâm năm sãi, đồng giam vào ngục. Tăng nho mới lập, không đặng luân hồi. Còn bốn sãi rượu thịt, đầu thai làm heo bà kia ăn cám hèm cho đã. Lại còn bốn sãi ăn gian của chùa, phạt làm lừa ba đời, chở đồ đi xa mà đền ơn cho các chủ bố thí. (Tại tham của nên cho chở đồ nhiều mới toại chí!) Trừ ra ba sãi thiệt thà, tuy quyết chí đi tu mà chưa thông đạo vị, nên cho đầu thai làm thầy chùa mà tu nữa; nếu siêng tu hành rõ thấu ba bực thì cũng được khỏi đoạ. Đền giải qua vua Đông Nhạc, đi lại vua thứ mười. (Chuyển luân vương) đầu thai.
Phán quan đọc án kế: “Họ Gia ở huyện Văn Mộng đưa đò dọc sông Bà Dương. Tháng chạp năm Nhâm thân, lén giết một người bộ hành lắy đặng ba mươi lăm lượng. Bị chúng cáo, quan tra không đủ cớ tha về. Sau mang bịnh nghèo khổ, đi ăn mày. Tới 38 tuổi, biết tội mình mới đi tu. Cứu trùng, kiến, nhiều lắm, lượm giấy chữ, cũng nhiều. Ăn chay làm lành thường bữa tụng kinh niệm Phật. Tu hai mươi năm như vậy, mà cầu tiêu tội sát nhơn, và nhờ phước kiếp sau.” Phán: “May ngươi ăn chay làm lành, niệm Phật tụng kinh sáu hối (ăn năn cầu tiêu tội). Huống chi đã phạt làm ăn mày; đày đoạ đến kiếp, nên trừ tội giết người mà lấy của”. Họ Gia Tâu: “Tôi trước đại phạm tội, sau ăn năn tu hành. Xin vương gia xét lẽ cho tôi nhờ”. Phán: “Ngươi hãy đứng một bên, đợi trẫm xử án khác rồi sẽ định”.
Phán quan đọc án kế: “Họ Lâm huyện Bành Thạch ông cha có làm phước giúp người. Còn họ Lâm kiếp trước là thầy tu, ăn chay bố thí 545 đôi giày rơm, trời lạnh bố thí cộng 65 chiếc chiếu. Nên đời nay 23 tuổi mà thi đỗ cử nhân, đậu rồi không giữ lòng lành. Tư tình với Kim thục Cô là gái ở một xóm rồi bỏ, nàng ấy tức mình thắt họng mà chết. Vã lại nết tham, lãnh việc kiện mướn, đem mối kiện thưa. Ra vào chốn nha môn lo lót cho chúng, bởi cớ ấy, giựt được vài trăm mẫu ruộng trong làng. Ăn thập trai chưa đặng một tháng ngã. Lại nói: “Dẫu ngã mà kiếp sau làm ăn mày cũng chịu. Quan âm, Chuẩn đề đã phú Táo quân dưng sớ tâu trên Ngọc đế phân: “Bỏ lệ chay kỳ là phạm luật Phật, nên phạt tội” Vua phán: “Ngươi nhờ đức tổ phụ và kiếp trước có tu, mà thi đỗ cử nhơn đáng lẽ tu thêm phước đức. Nào hay mê mụi, lung lăng làm dữ, lại nói ngã chay, nguyện làm ăn mày. Đáng lẽ cho hành đủ tam đồ. Song nghĩ ngươi thờ Quan đế với thờ Quan Âm hết lòng thành kỉnh, nên nay xử trảm, cho đặng luân hồi, thay hồn đổi xác, nhập vô thây ăn mày là họ Gia y theo lời nguyện. Còn Kim thục Cô đã đầu thai rồi làm con mọi xóm đồng. Ngày kia trước đi xin cơm tại nhà chủ nó cho nó đánh chết ngươi mà thường mạng thắt cổ hồi đó. Còn hồn họ Gia (coi án trước) nhập vào xác họ Lâm đặng làm cử nhơn, sống hưởng phước tới bảy mươi tuổi. “
Phán quan xướng danh rằng: “Tôi hồn HỌ Hàng mười bốn tuổi”. Phán rằng: “Thằng nhỏ nầy, làm những tội chi”. Phán quan tâu: “Thằng nầy tuy còn nhỏ, mà chửi cha mắng mẹ hoài hoài. Tội hỗn ấy là tại cha mẹ nó cưng quá, nên nó quên nết hỗn hào, mang tội bất hiếu thấu trời. Khi nó đi học đạp giấy chữ tính tới 37.500 chữ có dư. Thường khi nó ăn cơm còn dư: đem đổ chỗ nhơ uế nữa.” Phán: “Con nít không biết gì, ấy tại cha mẹ nó hư, thương là hại nó. Đã phạm luật trời, không lẽ dung đặng. Quỉ Dạ xoa giải nó qua thành lửa mà đốt, không đặng đậu thai.”
Phán quan đọc án kế: “Họ Châu ở huyện Tiêu lương, làm hàng trâu bò. Họ Thẩm ở huyện Thạch thủ làm hàng chó. Họ Dương ở huyện Gia ngư, làm hàng heo.” Phán: “Ba tên làm hàng nầy, đáng quăng vào Đao sơn Địa ngục”. Họ Dương khóc mà tâu rằng: “Tôi có ăn chay ba năm, theo kinh Huyết bồn. Vả lại làm hàng heo, nhẹ tội hơn hàng trâu bò và hàng chó. Xin vương gia xét lẽ tôi nhờ.” Phán: “Ngươi ăn chay theo kinh Huyết bồn mà cầu cho ai? Tâu: “Tôi cầu cho mẹ tiêu tôi.” Phán: “Tuy theo kinh ấy là phi lý, huyễn hoặc, mà lòng có hiếu đáng khen. Song người có hiếu với mẹ, sao không bắt chước lòng nhơn của trời ưa sống, mà làm heo”? Tâu: “Xin vương gia xét lại, bởi cha tôi bảo nên phải làm. Vả lại heo là thú người hoạn dưỡng mà ăn thịt không công lao với đời. Huống c hi làm hàng heo chẳng ít, ăn thịt heo lại nhiều, xin vương gia rộng lượng.” Phán: “Ngươi ăn chay theo kinh Huyết bồn mà có tụng chăng?” Tâu: “Có tụng. “
Phán: “Người sau bày đặt kinh Huyết bồn, chớ không phải của tiên Phật đặt, phải chí ngươi tụng Kim Cang, chẳng những hồn mẹ ngươi tiêu tội vong hồn ba đời cũng được nhờ. Ngươi có hiếu tụng kinh trẫm trừ tội làm hàng heo, cho qua Đông nhạc, đầu thai làm con trai mần ăn. Còn hàng trâu bò và chó lại đây. Trâu bò cày ruộng mới có lúa cho đời, chó giữ nhà mới còn đồ cho chủ. Chúng nó đều có công với đời, người giết vật có công, không thể tha tội Phán quan tra thử chúng nó giết bao nhiêu chó bao nhiêu trâu bò cày ruộng?” Phán quan tra bộ rồi tâu: “Họ Châu làm hàng 72 con trâu. HỌ Thẩm làm hàng hết 187 con chó”. Phán: “Hàng trâu đầu thai làm trâu 72 kiếp, hàng chó đầu thai làm chó 187 kiếp, thưỜng mạng cho đủ số, rồi giam vào ngục Ngạ quỉ (ma đói) không đặng đầu thai.”
Phán quan đọc án kế: “Họ Vưn ở huyện Thạch thủ, mới học làm thầy địa lý. Họ Hà ở huyện Võ Lăng làm thầy coi số và coi tướng”. Phán: “Thầy địa lý mập mờ chỉ xấu là tốt, tốt gọi xấu, làm sai sách địa lý. Còn coi số coi tướng, nếu coi không thấu, cũng đoán hoạ phước không nhằm mà khoe thiên văn. Coi số coi tướng có sai cũng không đến đỗi hại người mà phải mắc tội nơi trời. Còn thầy địa lý lôi thôi tuy không mắc tội nơi trời mà làm thiệt hại cho người, là dời đổi tổn hao, lại làm sái động địa cho người mắc hoạ, hoặc hư nhà hại mạng, tuyệt tự, mới là tội lớn, chớ gạt người mà ăn tiền là tội nhỏ. Như vậy phải tính nó mà làm hại bao nhiêu nhà, thì bắt nó đầu thai làm súc vật mà thường bồi cho đủ số, rồi sẽ cầm hoài ngục. A tì. Còn thầy coi số coi tướng, quen thói nói lừa, gạt chúng mà ăn tiền, sau lưng người lại giận cho ít tiền mà mắng lén. Chẳng hề dạy ai làm lành cho khỏi họa mà đặng phước. Phạt nó đầu thai làm thằng câm mà đi ăn mày tới ba mươi tuổi chịu lạnh và chết đói. Rồi sẽ nghị lại “.
Phán quan đọc án kế: “Bảy tên học trò phạm tội, tên thứ nhất họ Văn ở huyện Bành Trạch. …” Phán rằng: “Bảy tên phạm đồng lên đây. Trẫm coi các ngươi đều là ăn học hồi nhỏ, lo thi đậu mà hưởng sang giàu, song có hiểu chút đỉnh đạo lý thánh hiền chăng?” Các trò tâu: “Cha mẹ với anh tôi dạy chúng tôi hồi bé, lo học mà đi thi, trông thi đổ cho vinh hiển, ở nhà tốt, sắm đất ruộng cho nhiều. Thầy chúng tôi cũng hiền”. Phán: “Trẩm nghĩ các ngươi đều có căn trước, thiệt là rất may. Thứ nhứt may đặng làm trai. Thứ nhì may không tàn tật. Thứ ba may đặng tánh thông minh, thứ tư may đặng khóa đậu vào trường chánh. Đặng bốn điều may ấy mà quên căn tu kiếp trước. sao chẳng nghỉ đã đứng vào nghề sĩ, là hơn nghề nông, nghề công, nghề thương. Bởi nghề nông rán sức làm ruộng rẫy, thức khuya dậy sớm cực khổ, tay chưn chẳng rảnh, ăn uống rồi, còn dư bao nhiêu thi` bán cho người ăn, ai ăn hột cơm của nhà nông, điều là nhờ nông phu đổ mồ hôi xót con mắt, mới có của ấy. Còn nghề công làm ra các đồ khí dụng mà bán cho người, thiên hạ điều nhờ cả. Còn nghề thương xuống biển lên nguồn, chở chuyên hàng hoá, mà bán cho đời dùng, khỏi thiếu. Như vậy ba nghề ấy điều có công với người. Còn các ngươi chiếm nghề đứng đầu là nhứt sĩ, có công chi với đời chăng? Các ngươi hiểu nghĩa lý chữ nhu là thể nào chăng? Bởi chữ nhơn với chữ nhu bởi người phải cầu nhứt sĩ mà nhờ. Song ngươi cầu mà nhờ các ngươi sự gì có ích cho đời việc chi? Té ra các ngươi mỗi ngày làm hao của trời đất, xài tiền bạc hàng vải của triều đìng. Biết các việc chơi bời; khảy đờn, đánh cờ, làm thơ uống rượu. Ăn bận cho nhủn nha, dạo chơi cho khoái lạc. Lại còn ra vào chốn nha môn, lãnh phần lo lót, hăm mộ hàng xóm, ngay sửa ra vạy, vạy sửa ra ngay, làm mất lẽ công bình, các độc ác hại đời chẳng kể xiết! Nếu thời may thi đỗ làm quan đặng quyền cai trị thì thưa dịp ỷ thế cho đầy túi tham. Mượn cái oai triều đình, trổ cái tài chủ trại. trên dối chúa dưới hại dân. Chúa thánh ban ơn rộng, bị ăn gian nên lê thứ hết nhờ. Dân nghèo chịu thuế sưu,vì hà lạm nên triều đình thiếu dụng. Trăm mưu nghìn kế cho lợi nhà mập thây chớ không lo bày việc lợi dân, mà sửa phong cho hết tệ. Thức khuya dậy sớm mà lo lập thế an dân, như cố ý cô lưu mà chờ hối lô.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Không cần lễ nghĩa, chẳng hề tu đức thanh liêm, mảng cây mảng cậy oai quyền không thẹn làm điều tà vậy sao chẳng nhớ: người xưa làm chức tú tài đã lo đời, cứ gánh vác việc thiên hạ. Còn các người đậu chức tú tài thì mong ăn của thiên hạ cho lợi mình! Còn sự nầy đáng ghét lắm: bình thường hay khoe mình là trung hiếu liêm sĩ thấy ai làm một điều chẳng ngay, thì mắng nhiếc quá sức! tới phiên mình thì quên trung hiếu liêm sĩ, bỏ trôi theo giòng nước, khi trước mắng người không ngay nay ở vậy không cần ai mắng! Sao gọi là biết tu ố, mà xưng biết sĩ! Có một trò tâu rằng:’ Tôi có công dạy học trò, cũng hữu ích cho thế ‘. Phán: Ngươi quả thiệt như đức thánh Mạnh tử lấy hiếu đễ trung tín mà dạy học trò sao? Chẳng qua là bực dung sư, dạy cầm chừng mà hại đệ tử, cả ngày lo ăn thịt, nhậu rượu cho say; không công mà hưởng lộc, tội lỗi chẳng ít, còn kể công sao? Ngươi phải họ Ngu ở huyện Tương Dương chăng? Tâu:’ Phải ‘. Phái:’Ngươi là thày dạy học, sao còn dốt quá, lời không thông. Có lẽ hỏi ngươi rằng: Sát sanh có tội chăng? Ngươi nói: Không tội gì, Kinh Phật nói: Bất sanh bất diệt, nghĩa là không sát sanh thì nó chẳng đặng đầu thai kiếp khác! Ngươi mượn chữ kinh mà thích nghĩa bướng, mà xúi chúng sát sanh, thì mang thêm ba tội nặng. Một là mượn câu kinh mà thích nghĩa bướng. Bởi ngươi không hiểu nghĩa bất sanh là không dầu thai nữa, còn chữ bất diệt là không thác, nghĩa là nói tu có trí huệ, có công quả lớn đức hạnh lớn, về Tây phương đặng liên hoa hoá thân chẳng đầu thai theo bực vãng sanh tịnh độ, mà cũng không thác nữa, Phật gọi là chứng quả Niết bàn. Chớ không phải nói nghĩa kỳ chướng dốt nát, giảng ngược như ngươi! Còn tội thứ nhì là xúi cho chúng sát sanh, những kẻ dốt ưa sát hại, nghe ngươi giảng vậy, nó càng sát sanh hơn nữa. Tội thứ ba là nói nghĩa ngược ngạo không rành. Nếu nói nghĩa ngươi thích đó, thì là bất diệt bất sanh mới phải. Sao câu kinh nói: Bất sanh bất diệt, mà ngươi dám thích nghĩa nghịch tự như vậy? Huống chi thuở nay, ngươi biếm nhẽ thánh hiền tiên phật, kể tội không xiết! Học trò phạm các tội khác còn thương tình dung chế đặng. Trừ ra tội chê bai vị tổ tam giáo (Khổng tử, Thái thượng, Thích ca) thì thiên luật không dung. Quỉ Dạ xoa, dẫn họ Ngu, đến làng Ác khuyển, cho bầy chó dữ xé thây mà trị tội kiêu ngạo tam giáo. Còn một trò nầy hay đặt thơ huê nguyệt, ca huê tình, nói dâm cho gái trai động lòng sanh dâm loạn mới hư phong tục; tội ấy nặng nề, trước đánh đòn tám chục roi sắt, rồi kéo lưỡi cắt môi, cầm hoài nơi ngục mới với họ Ngu. Còn năm người tuỳ theo tội nặng nhẹ, cho đi đầu thai. Ba người tội nặng cho đầu thai làm lừa, làm chó. Còn hai người tội nhẹ đầu thai tàn tật; câm, bại, đui, cùi. Đến lãnh tờ, giải qua vua Đông-nhạc, đi đầu thai lập tức ‘.
Phán quan đọc án kế:’Họ Viên ở huyện Quan-san, lập tiệm cầm đồ, ăn lời quá phép, mà không chế một ly. Còn trong nhà cho vay, cho giạ non, thâu giạ già. Trong tiệm dùng cân hai đáy (trái cân), cho ra thì dùng trái cân nhẹ, thâu vô đổi trái cân nặng. Bởi cớ ấy nên giàu bằng Nhà nước. Làm cho trời giận thần hờn. Bị hoả tinh đốt nhà là lửa trời sa cháy tiêu sự sản. Ba mươi lăm tuổi chết yểu, vợ con cũng thổ huyết chết luôn! Phán:’Ăn lời quá phép, đã phạm tội nơi trời. Huống chi cân lậu, đong nhẹ giạ già giạ non: lường gạt của chúng cho nặng túi tham. Tưởng gạt chúng té ra gạt mình, mong hại đời chẳng ngờ hại mạng. Cả đời lường gạt. của chúng mà còn hay không? Chẳng giữ lương tâm, ba đời chịu khổ. Tuy bị cháy nhà cửa; mà chưa hết tội. Giao tờ qua vua Đông -nhạc; phạt đầu thai làm ngựa trạm thơ, bị chúng cỡi mãi đánh hoài, chạy lao quá cho tới chết. Đầu thai làm ngựa ba kiếp như vậy, mới đặng đầu thai làm người nghèo ‘.
Phán quan đọc án kế:’Họ Hồng ở huyện Thiện hưng cha làm chức điển lại, ở huyện – Võ Xương, hồi nhỏ họ Hồng bị cha không ưa tức mình cạo tóc vô chùa. Sau phạm luật về thế để tóc, ngã mặn như kẻ ở thế tục. Gập ai cũng xảo, không tiếng thật thà. Sau lưng hay nói hành việc của chúng! Hay kẽ vạch sự tư tình của người và nói phụ nữ hoa nguyệt, xúi giục gây gỗ thêm thừa thêu dệt nhiều điều, làm những chuyện trái phép. ‘ Phán: ên nầy tội nặng khó dung ‘. Phán quan tâu: Tên nầy không dữ chi lắm, bị ác khẩu mà thôi ‘. Phán: ‘Tội ác khẩu có ba điều, tên nầy gồm hết. Nói láo về sự tục tĩu, là phạm chữ dâm sĩ, bất thông như đứa điên. Nói láo thêm thừa cho chúng giận nhau mà đâm chém. Nói láo gạt người mà lấy của, phạm chữ tham gian. Té ra một sự nói xảo, mà gây ra chữ dâm, chữ si, chữ sân, chữ sài, chữ tham, chữ giao đạo. phán quan còn gọi tội ác khẩu là tội nhỏ sao? Truyền xẻ miệng bớt môi, khẽ răng, kéo lưỡi, mà hành tội ác khẩu, tuy còn sống đã phạt tuyện tự, mà chưa hết tội nay phạt cầm, Hoài Địa ngục, không đặng luân hồi ‘.
Phán quan đọc án kế:’ Vợ họ Uông, là nàng Trình thị ở huyện Giang-Hà. Nguyên kiếp trước ăn chay, cữ sát sanh, làm lành, hay bố thí, có hiếu với mẹ chồng nuôi đau hết lòng hết sức, bởi chưa đủ công hạnh, nên cho đầu thai kiếp nầy mà hưởng phú quí làm con nhà quan giàu; lại gặp chồng lương thiện sanh ba trai hai gái, định số sẽ sống 82 tuổi, không bịnh mà mãn phần. Không dè bị cha mẹ cưng quá, vì con quan, nên quen thói ỏng ảng hồi nhỏ, nhà có tôi tớ nên quen thói làm chủ nhà hay mắng nhiếc hành hạ kẻ dưới tay, tập tánh đã quen nên độc dữ lắm; đến khi có chồng hiền hậu, thì ỷ thế giàu sang nên chuyên quyền, hiếp chồng quá lẽ. Vã lại quen thói ăn sung sướng, nên sát sanh hại mạng rất nhiều. Cho vay ăn lời quá phép, khắc khổ tá điền, đã bắt làm công không, thất mùa cũng không châm chế chút nào! Thuở nay chẳng hề bố thí cho bà con nghèo đồng điếu nào, có đâu bố thí cho người dưng. Ngày nào cũng chửi tôi tớ. Đánh chết tớ gái là Vương -nguyệt – Mai, lại còn khoét mắt tớ trai là Trương -hưng -Nhị bị đau nhức tớ chết. Lại còn phạt tớ gái là Ngô-hà -Hương, bắt ăn đậu nành sống cả tô sình bụng ba ngày mà chết! Còn nhiều đứa tớ khác bị thương tích, tai mũi tay chân môi miệng điều tì hết! Có kẻ đem sự báo ứng nhơn quả mà khuyên giải thì Trình thị ỷ con nhà lớn quan to, nên mắng nhiếc kẻ giảng nhơn quả và nói rằng:’ Ta giàu sang, no ấm áo, con cháu đầy nhà ta thuở nay lại mấy bố thí cho ai, mà phước đó? Ai tin ngươi nói phải tu nhơn tích đức mới sống lâu tới bảy tám mươi?’ Nói rồi đuổi đi lập tức. Mấy lời ấy Táo quân cũng tâu tới Thiên đình, và lại mỗi tháng chạy tờ về cửa thiên tư mạng chánh, đều biên tội Trình thị đã nhiều. Các hồn oan cũng cáo nữa. Ngọc đế truyền bớt ba kỉ, cho bắt hồn Trình thị đặng trị tội nên mới 46 tuổi mà chết. 
Phán rằng:’Không kính trọng chồng, là tội thứ nhứt theo luật trời không tha đặng. Huống chi độc dữ khắc khổ tôi tớ, hại oan ba mạng. Tánh độc dữ hơn cọp không phải lòng người, đáng cầm Địa ngục, không đặng đầu thai nữa. ‘ Phán quan tâu: ‘Trình thị nguyên kiếp trước tu hành có hiếu với mẹ chồng lắm. ‘Còn đời nay người con gái lớn Trình thị, thấy người mẹ hổn với cha, và ở độc dữ, nên tu hành tụng kinh niệm Phật làm phước bố thí, mà cầu cho mẹ tiêu tội, cũng như tu thế cho mẹ nó. Vậy xin vương gia cho luân hồi trả quả, chừng hết nợ trước sẽ xử nữa. ‘ Phán:’ Nếu con gái nó tu thế như vậy, thì trẫm tha tội cầm ngụ, cho đặng luân hồi. Kiếp thứ nhứt cho nó đầu thai làm đàn bà nghèo khổ đói rách cả đời, cho hồn Hà Hương vào bụng nó làm quỉ thai đau đớn đến kiếp, tới ba năm phát bệnh điên mổ bụng mình và cắt ruột mà chết, đặng trả quả bắt Hà Hương ăn đậu nành sống sình bụng mà chết. Kiếp thứ nhì, đầu thai làm con câm, ghẻ chốc cùng mình đi xin tới 50 tuổi, ăn cắp gạo nhà họ Trương, bị con gái họ Trương (là hồn Vương nguyệt Mai đầu thai) đánh chết, mà đền mạng oan kiếp trước. Kiếp thứ ba, làm con gái 18 tuổi, bị du côn (là hồn Trương hưng Nhi đầu thai), đâm đui cặp mắt và đứt gân, lết ngoài chợ xin ăn tới chết, thì trừ mới rồi ba mạng. Trong ba kiếp ấy hành tội câm, ghẻ đói, lạnh cực khổ, đi xin, là đền tội hiếp chồng và làm giàu bất nhơn đó. Như trong ba kiếp chịu khổ, biết ăn năn ở hiền lành, thì sẽ châm chế cho kiếp khác. ‘ Trình thị tâu rằng:’ Chồng tôi khờ dại tệ quá, chẳng biết lo việc nhà, tôi không rầy sao đặng? Xin vương gia xét lẽ phải mà thứ dung ‘.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Phán:’Đàn bà có đạo tam tùng, khi còn ở nhà, tùng quyền cha mẹ, xuất giá tùng quyền chồng, chồng thác tùng quyền con trai, phần phụ nữ không đặng làm chủ. Chồng ngươi là kẻ hiền hậu, ngươi lại chê rằng khờ dại, mà hổn hào khi dễ trăm bề. Đến nước nầy. mà ngươi chưa biết tội sao?’ Trình thị tâu rằng: Tội tôi hổn với chồng đã đáng. Còn như đánh tôi chửi tớ, là tại chúng nó làm công việc không xong, mà lại ăn vụng làm biếng trăm bề hư hết. Vả lại chúng nó tánh ở ngang ngạnh, là tại chúng không vưng theo, ngu mê ám chướng không hiểu việc chị. Tại chúng nó chướng như vậy, là nó bảo phải đánh nó, xin vương gia xét lại. ‘ Phán:’ Thuở nay kẻ hầu hạ, tâm tánh chúng nó không phải như người bực thượng. Hoặc là hồn cầm thú đầu thai, hoặc người dữ đầu thai lại, bị mất tánh thông minh, phú tánh ngu độn theo kẻ hạ tiện; vã lại đầu thai làm con nhà hèn hạ dốt nát, thì tánh nó thô tục ngang dọc, cứng đầu cứng cổ, ngu mên ám chướng, là lẽ trời định tự nhiên. Mình là người, người bề trên, cơn bình thì phải thủng thẳng mà dạy dỗ, đến việc làm, phải thích nghĩa cho rành, và dặn di dặn lại. Dầu chúng nó lầm lỗi, cũng tuỳ tội nặng nhẹ mà răn, lẽ nào nóng nảy mà đánh chửi mãi, đánh quá cho chúng nó hoảng hồn mà phát điên. Sao chẳng xét, chúng nó cũng là con cái nhà lành, vì nghèo quá mới cắt ruột mà bán cho mình làm tôi mọi, tuy tiếng là thầy với tớ, chớ chúng nó cũng như con cái trong nhà, việc ăn mặc, đau mạnh, khoẻ mệt mình phải biết thương chúng nó. Bởi cớ ấy tớ trai cũng như con trai nuôi, tớ gái cũng như con gái nuôi. Lẽ nào ở độc mà khắc khổ? Giả tỉ con cái ngươi bị người đánh chửi, ngươi có đau ruột hay không? Còn ngươi cho tôi tớ ăn không no, bận không lành, lại nỡ lòng hành hình trái phép, hại tới ba mạng. Thiệt là không sợ luật trời, còn dám nhiều điều cãi lẽ. Mau dẫn nó đi đầu thai ‘.
Phán quan đọc án kế:’ Họ Châu ở huyện Hớn dương, từ hồi nhỏ lập tiệm bán hàng xén, các trái cây, đồ đồng thiếc và các món nhỏ mọn lẻ loi. Thường dùng giấy chữ mà gói các món đồ bán. Bình thường hay lấy giấy chữ mà chùi bàn ghế, chỗ nào nhơ uế, cũng lấy giấy chữ mà chùi, và quét đổ nơi hầm dơ 24 năm như vậy. 
Còn vợ họ Huỳnh, là Khương-thị, ở huyện Hiếu cảm có hai đứa con đi học, mỗi ngày Khương-thị lấy giấy lộn (giấy chữ) để dành bồi hồ bao độn đáy giầy, hoặc đi sông, bồi vách, hoặc cuốn làm rọi để hút thuốc, hoặc vò cho nhừ làm chó lén, huỵch để nhúm lửa; như vậy năm năm.
Còn họ Mai ở huyện Táo dương, là Tú tài dạy học trò hay đạp giấy chữ, các học trò bắt chước, cũng huỷ giấy chữ, chẳng biết trọng chữ, lấy chùi đồ, hoặc đốt mà hút thuốc, làm thường vậy đến 22 năm. Ba tên phạm ấy đồng tội”.
Phán: “Trong sách có chữ trời đất quỉ thần, tên ông bà cha mẹ, trong giấy chữ đều có. Nếu không chữ, thì đạo lý chẳng rành, sao có kinh sách? Nếu đạp huỷ giấy chữ, cũng như đạp huỷ trời đất, quỉ thần, thánh hiền, ông bà, cha mẹ. Họ Mai nhờ chữ nghĩa mà hiển vinh, nhờ chữ nghĩa mà no ấm, mà dám đạp huỷ giấy chữ 22 năm, cho các học trò bắt trước, tội ấy về người hết. Ba phạm ấy đều bị cầm nơi Địa ngục không đặng luân hồi. “
Phán quan đọc án kế: Họ Dư ở huyện Miễn – Dương nhà cũng khá, mà ở bất hiếu. Nuôi vợ con ăn mỹ vị, bận đồ tốt, còn cha mẹ ăn bận lấy có. Cha mẹ phiền trách, nó trả lời rằng: “Cha mẹ để gia sản chi đó, mà bắt lỗi nuôi ăn mặc không xứng đáng? Nó lại mắng thêm, làm cho cha mẹ nó buồn rầu tức tối trọn đời. “
Phán: Họ Dư tuy dốt, há không biết ơn cha mẹ sanh thành nuôi dưỡng, trở lại trách cha mẹ không sự sản, không nuôi cha mẹ, mà lại nuôi vợ con tử tế. Nếu vậy vợ con có để gia sản cho ngươi sao? Ngươi bất hiếu thiệt không bắng súc vật. Phạt nó đầu thai làm trâu ba kiếp, ra sức cày ruộng mà nuôi thiên hạ, chết rồi còn bị chúng xẻ thây, mà đền tội bất hiếu. ” Phán quan tâu: “Tên phạm nầy có xí được một trăm lượng bạc, cho lại kẻ làm mất, đền ơn nó cũng không ăn nên kể rủi mất, đền ơn nó cũng không ăn nên kể rủi mất bạc trở ra may, nội nhà khỏi hại. Âm chất ấy cũng đáng chế bớt tội ngỗ nghịch”. Phán: “Như vậy thì chết khỏi làm trâu ba kiếp, cho đầu thai làm ăn mày chết đói hai kiếp. Nếu biết tu sẽ hay.”
Phán quan đọc án kế: “Vợ họ Lý là Trần thị ở huyện Huỳnh -Mai, thủ tiết, mà bất hiếu với cha mẹ chồng. Cha chồng bóng quáng, mẹ chồng phong bại, Trần thị cho ăn mặc lấy có, đến đỗi đói lạnh mà chết. ” Phán: “Đàn bà có chồng, thì tùng quyền chồng, cha mẹ chồng là cha mẹ ngươi. Ngươi đã biết thủ tiết, thì phải ở có hiếu với cha mẹ chồng, thay mặt cho chồng mà nuôi cha mẹ, thì tiết hiếu song toàn. Thời khi còn sống vua quan phong tặng, thác rồi lại đặng thành thần; mới là trọn lành, thần kiêng quỷ sợ. Sao lại phạm tội bất hiếu, đáng đoạ Địa Ngục, không đặng đầu thai.” Phán quan tâu: “Nàng nầy giá chồng hồi còn xuân, thủ tiết ba mươi mấy năm cực khổ, xin vương gia châm cho đặng luân hồi. ” Phán: “Trẫm cũng vì sự thủ tiết, mở đường mọn cho nó đặng đầu thai làm cho chúng phân thây, mà trừ tội bất hiếu cha mẹ chồng. “
Phán quan đọc án kế: “Họ Hồ ở huyện Lâm-Lương đậu Tú-tài, tánh ở độc bạc, hay nghe lời vợ mà ngỗ nghịch song thân. Lại thấy anh em thật thà dốt nát, nên chia phần ăn để ruộng hèn, nhà xấu, đầy tớ dở cho người anh. Còn chia phần ăn cho người em rồi, sau em thác, em dâu là Lý -thị không con, nên nuôi con người anh cả làm con mà lập tự cho chồng. HỌ HỒ muốn đoạt gia sản của em dâu, nói vu oan rằng: Lý -thị tiếng thủ tiết mà tư tình chửa hoang, dựng chứng đủ cớ. Lại mướn bà mụ nghiệm xét, cũng nói Lý -thị thiệt có thai. Lý -thị tức mình, mổ bụng trước mặt quan mà chết, làm cho nhiều người chứng ăn tiền, đều mắc họa với bà mụ. Như vậy họ Hồ bị ba tội nặng, mau xử mà răn đời. “
Phán: “Họ Hồ đậu Tú -tài, thì đã thông kinh Thi, kinh Lễ, sao mà bất hiếu bất đễ tới thế?” Tâu: “Tôi hồi còn nhỏ có học kinh Thi kinh Lễ cũng biết hiếu cha mẹ, thương anh em. Tại vợ tôi học hay mà ở độc, nó xúi các việc bất hiếu bất đễ. Tôi dại nghe lời, nhờ vương gia rộng dung.” Phán: “Tội vợ ngươi Mã thị, ông Táo và du thần, tâu cáo nơi thiên đình đã lâu, tự nhiên phạt tội một cách nặng nề. Ngươi há chẳng biết; chồng cầm quyền vợ, vợ phải nghe lời chồng dạy, lẽ nào chồng nghe lời vợ dạy hay sao? Nếu ngươi thiệt tình hiếu đễ. Vợ ngươi lẽ nào dám bất hiếu bất đễ. Nay ngươi bất hiếu với cha mẹ, khi anh bất thông hiếp em dâu thất thế mà còn nỡ nào vu oan làm bức cho tiết phụ liều mình? Thiệt tánh độc hơn rắn bồ cạp, không bằng loài chó heo. Phạt đoạ Địa ngục A tỳ, hành tội liền liền, quăng lên núi đạo, rồi bỏ xuống ao nước sôi, xay giả nấu dầu, thiêu ra tro, rồi huờn hình lịa như vậy luôn, không đặng đầu thai nữa. “
Phán quan đọc án kế: “Họ Lưu ở huyện Bành Ly, hồi nhỏ học thợ mộc, hay ếm mà hại chủ nhà, hai mươi năm như vậy. Hay chửi mưa nắng, vì hư việc của nó. “
Phán: “Ngươi làm thợ mộc, ếm hại chủ nhà. Tuy ngươi ếm người không nổi, song cái lòng độc ác của ngươi, quỉ thần đã ghét lắm. Huống chi mưa gió mây sấm trời đất đều do các vị thần linh cai trị. Sao ngươi dám mắng mưa chửi gió xúc phạm trời đất thần linh. Cớ nào ở độc và điên cuồng đến thế? Trời sai thiên lôi đánh ngươi chết, mà trừ chưa hết tội: Nay phạt ngươi làm ăn mày câm và điếc, mãn kiếp chết xuống đây sẽ hay.”
Phán quan đọc án kế: “HỌ Từ nước Vệ, huyện Kim Sàn. Hồi nhỏ ngang dọc, không tin sự báo ứng tội phước nên không kính thánh thần. Gặp thầy chùa, thầy tu, hoặc ăn mày, đều không bố thí, mà lại mắng thêm.
Lòng ở bất nhơn, hay giết rùa, đập rắn, giết loại trùng dế rất nhiều. Say rượu hay phá quán, đánh lộn ngoài chợ. Lúc say rượu kia, đánh chết đứa con đẻ mà không biết thương.”
Phán: “Không có lòng nhơn thương xót, là chẳng phải con người. RẤt đỗi thấy đứa con nít nhỏ, bò gần miệng giếng lòng còn thương, bất nhẫn mà bồng ra cho xa, huống chi con đẻ của mình mà đánh chết? Hùm dữ còn chẳng nỡ ăn thịt con, lòng thằng này thiệt độc hơn cọp, tuy ở Dương gian đã bị cầm ngục cho tới rũ tù, nay nấu dầu và đốt cho đáng đời, rồi sẽ đi đầu thai làm súc vật “.
Phán quan đọc án kế: “Họ Nhan ở huyện Quan hoá, tánh ở không tốt, hay giấu việc của người, thuật việc hư của chúng. Kể nói cho sướng miệng, không cần việc có việc không. Muốn đọc cho chúng câu, chẳng kể nói chơi nói thiệt. Làm cho đàn ông con trai mất tiếng khen, đàn bà con gái mang danh xấu, những tội ấy kể không xiết, nghị phạt tội cho mau.”
Phán rằng: “Họ Nhan là mặt người nói ngay, không cần danh tiếng chúng. Tội độc ác quá rồi, giam vào ngục cắt lưỡi. “
Phán quan đọc án kế: “Họ Giám ở huyện Nghị Thành, đấu Tú -tài, có khoa ngôn ngữ, hay kêu ngạo mắng nhiếc người và nói trây nói nhớp theo việc tục tĩu. Thường lấy các câu trong kinh sách, nói bức khúc, thích nghĩa bậy mà cười, đáng tội lắm. “
Phán: Ngươi đọc sách thánh hiền, lại để ngươi mà giễu lời thánh hiền. Có tài trí thông minh, không giúp việc phải, lại đêm tai trí mà giễu cợt, nói kiêu ngạo cho trời đất ghét, mà tổn đức mình, làm chúng cười một chút, không ích chi cho mình, thiệt là ngu quá! Cho đầu thai làm đứa ăn mày câm cho hết nói nữa!” Phán quan tâu: “Họ Nhan với họ Giám, đều phạm khẩu quá, tội ấy cũng nhỏ xin Vương gia rộng dung.”
Phán: “Tội lời nói tuy là nhỏ mọn, nhưng mà bày sự tự, tỏ sự kín của người và lại chưa dọ cho chắc nghe lưu truyền mà nói ra như mắt thấy. Những người hay nói chắc, không vị không giấu, mà nói bóng gió điều chi, ai cũng tin chắc. Huống chi thiên hạ ưa nghe chuyện mới chuyện lạ, phân nửa không tin, chớ tin cũng hết phân nửa, làm cho người hư danh xấu tiết, đến nỗi trên ông cha mang nhục, dưới con cháu hổ hang. Có khi nói chúng tức tối hổ thẹn mà liều mình, tội lớn vô cùng, sao gọi là lỗi nhỏ.” Phán rồi y án, không chế chút nào. 
Phán quan đọc án kế: “Vợ cho Chúc là nàng Cát thị ở huyện Dực Dương. Tánh hay nghi ngờ, lòng ở độc hiểm hay xui chúng rầy rà, làm cho bà con rời rã, như là: cha con mẹ con bỏ nhau anh em vợ chồng xa nhau. Phàm gặp đờn ông con trai cũng nghi nếu có sự chi mất lòng, thì vu oan cho người ấy là loạn luân. Gặp phụ nữ cũng sanh nghi nếu bất bình thì vu oan rằng nàng ấy ngoại tình lang chạ. Những gái đồng trinh hoặc người thủ tiết, đều bị nó vu oan, dẫu bà con hoặc chí thân, nó cũng không chừa nữa. Nó vu cho Chương thị, Chương thị tức mình phát bịnh thác! Lại nói vu oan cho người em trai chàng hàng bên chồng rằng chú ấy muốn lấy con gái! Người em chồng tức mình, nhảy xuống sông mà trầm mình. Mau định tội răn đời. 
Phán: “Cát thị tánh hay hồ nghi, lòng độc như rắn bò cạp, lưỡi bén như gươm, lại chúng hư danh liều mạng. Trong đám phụ nữ có loài bất lương ấy, không còn án nào mà hơn nữa. Truyền cắt lưỡi, đục răng, cắt môi cầm tại ngục A tì mà hành mãi, không đặng đầu thai. Phán quan thâu hồn đứa con trai với đứa con gái nó, cho hết dòng thèo lẻo. ” Phán quan tâu: “Chồng nó là họ Lương, hiền hậu làm lành, có khắc bản kinh Cảm Ứng in mà cho người, tới 7.534 cuốn, khuyên dạy người đời, cải ác tùng thiện công đức rất lớn, nỡ tuyệt hâu ngươi. ” Phán: “Nghĩ chồng ngươi hiền lành, người lành phải có hậu, nên tha cho hai đứa con. Còn ngươi tội ác thái quá, cầm ngục hoài không luân hồi. “
Phán qua đọc án kế: “Phan thị nhan sắc xinh tốt mà tham dâm, chê chồng xấu tướng, lộn chồng lấy các tay điếm đàng, thả lắm đau ghẻ lở mình mà chết. “
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Phán:’Nhơn duyên trời định, có số giàu nghèo. Ngươi là đàn bà xấu nết, không biết hổ thẹn, chê chồng xấu mà lộn chồng, lại ngoại tình lang chạ, Thấy chúng giàu sang tức mình nghèo khó, ỷ mình bóng sắc, chê chồng xấu xa không xét nết lăng loàn mà chê chơn chất, chê chồng già mà mê chồng trẻ, trách cha mẹ định không xứng lứa vừa đôi. Thờ chồng không trọn đạo, hoang nết chẳng nên người. Đứng đường bán dạng thuyền quyên, đánh bóng nhem trai hoang đảng. Tội tà dâm đại ác không dung. Phạt đầu thai làm heo nái hai kiếp, cho đáng tội lộn chồng, rồi sẽ xử nữa. Truyền quỉ sứ cho máy răn sắt nhai nó, rồi cho đầu thai ‘.
Phán quan tâu rằng:’ Hai mươi ba khoản ác phạm cộng 42 án đã xử rồi. Còn Thiện sĩ Lâm tự Kỳ bị bắt lầm bây giờ tính lẽ nào? Vua Tần Quảng đòi hồn lâm tự Kỳ lại, phán rằng:’ Nay đưa ngươi hườn hồn, phải rán lấy lòng thành tu hành cho sấn sướt, trẫm nãy giờ xử các án đó, ngươi đều hiểu chăng? Tự Kỳ tâu rằng:’ Tôi thấy đủ ‘ phán:’ Các sai dịch, đưa hồn thiện sĩ qua vua Đông nhạc, lãnh phê hồi dương đặng thiện sĩ thuật lại cho đời nghe các án trẫm xử đó. ‘ Tự Kỳ tâu: ‘ Tôi tối dạ nhớ các án không rành. ‘ Vua ngó phán quan mà phán rằng:’ Cho thiện sĩ một hườn thuốc phát huệ ngậm trong miệng mà hồi dương, thì nhớ đủ điều không sót. ‘Tự Kỳ lãnh huờn thuốc phát huện rồi tâu rằng:’ Tôi cám ơn vương gia cho sống lại, từ nầy tới, quyết ý tu hành song chưa biết cách tu hành đạo đức lóp lang điều nào làm trước cho trúng cách?’
Tần quảng Vương phán rằng: Đạo là đạo ngũ đạt: chúa tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu, cũng trong năm bực ngũ luân chớ không điều chi lạ. Sao gọi đạo chúa tôi: Phàm làm quan thì trước phải ngay chúa thương dân, ở trong trào, hoặc trấn cõi ngoài, điều giữ theo luật cho xứng chức phận, hết lòng hết sức cứ lẽ công bình mà quên tự vị, lo việc nước mà quên việc nhà, ấy là theo bực chức phận. Còn dân giả thì lo cho đủ sưu thuế, không phạm phép nước, giữ bổn phận thảo thuận ngay chính, thiệt thà chắc chắn, giữ theo lẽ nghĩa nhà ở nhơn nhường. Khuyên dạy quê khờ, giữ gìn phong hoá, ấy là tu bực chúa tôi. Còn đạo cha con, làm cha nuôi con thì phải dạy, thương con phải cho nó cần lao. Hoặc dạy sách kinh cho thông đạo lý, hoặc dạy ruộng rẩy buôn bán nghề nghiệp làm ăn; chẳng nên cưng hư, cho lập lũ tửu sắc hoang đàng bài bạc. Còn làm con, lo nuôi dưỡng kính yêu cha mẹ, việc lớn thì lo ăn học nên danh cho cha mẹ vinh hiển, ở thanh liêm ngay thẳng cho cha mẹ được tiếng khen. Kế đó phải rán hết sức hết lòng mà nuôi cha mẹ, ăn mặc cho xứng đáng, tuỳ theo sức mình giàu nghèo; giàu sang thì dưng mùi ngon ngọt và chiều lòn cho cha mẹ vui lòng, đừng để cha mẹ bất bình mới trọn thảo; nếu nghèo khó dầu muối dưa hẩm hút, cũng nuôi cho cha mẹ đẹp lòng, liều thân trâu ngựa mà đền cúc dục. Dẫu nghèo cũng hết lòng cung kính cha mẹ, chớ ỷ một sự nuôi, mà không kính lễ. Còn phải biết thân vóc nầy là thịt xương của cha mẹ chia cho, nên phải thủ thân chẳng dám huỷ hoại thân thể, và cũng không dám làm quấy cho nhục cái vóc của cha mẹ sanh thành, mới là trọn thảo. Ấy là đạo cha con như vậy. Còn đạo chồng vợ phải phân biệt chồng lo việc ngoài, vợ lo việc trong cho trúng cách. Chồng cầm quyền vợ, song phải lấy lễ nghĩa mà đãi nhau đừng bỏ phép mà mầy tao mi tớ. Hoặc chồng ỷ quyền mà đánh hiếp vợ, hoặc vợ vô lễ mà sỉ nhục chồng. Chồng trọng vợ tại đức hạnh, chẳng nên mê sắc, vợ kính chồng như thờ chúa phải giữ đạo tôi. Vợ chồng thuận hoà, thì nên gia đao. Chồng dạy vợ hiền kỉnh cha mẹ chồng, cho dâu sẽ bắt chước. Hoà thuận chị em bạn dâu, thì trong nhà hết sanh nghi. Chồng dạy phải thì vợ nghe, mới gọi xướng tuỳ trọn đạo. Ấy là tu việc chồng vợ, còn như anh chị em cũng một chỗ mà ra, một máu một thịt như tay chơn, thể các nhánh cây một gốc, nếu anh đau như em đau, coi như một vóc, dầu sự may sự rủi, sự vui sự buồn, cũng chung cùng nhau một thể. 
Như cha mẹ còn mà anh em hoà thuận thương yêu nhau, thì cha mẹ vui mừng lắm. Tuy cha mẹ đã khuất, ngó tháy anh em, cũng như thấy cha mẹ, thương anh em cũng như thương cha mẹ. Bởi vậy tuy anh em bất hoà mặc lòng, nếu người dưng đánh anh em, cũng nóng ra mà binh vực, lấy đó mà suy, thì anh em là thiết lắm. Nói tắt một điều: cha mẹ anh em là trời định, không đổi dời đặng. Còn vợ con là ở sau, tại nơi người định, nên đổi dời đặng. Vì vậy chẳng khá trọng vợ con mà khinh anh em, chớ khá vị tình sau maquền nghĩa trước, thì tu việc anh em rồi. Còn bậu bạn cũng đứng vô năm bực nhơn luân là cớ nào vậy? Mình chưa làm việc lỗi, nhờ bạn trách mới bỏ. Việc nên hư lợi hại phải quấy của mình, có khi cha mẹ vợ con nói không được, vì không nỡ nói, mà bạn dám nói. Việc tâm phúc của mình, có khi cha mẹ vợ con nói không được, mà bạn dám nói. Có việc cấp nạn, cha mẹ vợ con cứu không được, mà bạn lo được cứu được. Cho nên con người không nên chẳng có bạn đạo nghĩa. Cho nên kết bạn, nói phải chắc chắn nhìn lời: lâu ngày cũng chẳng quên nhau. Lo việc cho bạn, cứu cấp cho bạn. Mình ở cho trọn đạo với bằng hữu, tự nhien bằng hữu giúp ích lợi cho mình. Tu xong cái đạo bằng hữu, năm bực đạo nhơn luan trọn rồi. Xin thiện sĩ rán lên một bực. Ấy là lời quê cạn của trẫm, truyên dạy người đời, nghe cho mau hiểu rán sức mà làm. Nói tắt một điều, người tu hành chẳng luận bỏ nhà hay ở nhà, gái trai già trẻ, cũng không luận sang hèn giàu nghèo, hoặc trôi nổi hoạn nạn, không người nào mà tu chẳng được, không chỗ nào mà tu chẳng được, không thuở nào mà tu chẳng được. Tại nơi mình tuỳ theo bổn phận, trong lòng cho an. Mình có dư, coi như còn thiếu, chớ sanh lòng kiêu căng xài phí quá chừng. Mình tuy thiếu, coi như có dư, đừng sanh dạ tham lam ước mơ quá lẽ. Ở với người, cứ một chữ DUNG, trị trong nhà nhớ trăm câu NHỊN. 
Nếu ai ở điều chi quấy quá, mình hết lòng tìm kiếm cho ra chỗ phải của người. Mình ở điều chi phải nhiều, mình hết sức xét suy cho ra chỗ phải còn thiếu. Lo cần kiệm là đầu sanh lý, giữ hiếu đễ là cội tu thân. Lại còn bố thí giúp đời, làm lành chẳng mỏi. Làm đặng vậy trọn đời; gìn chay tốt không gìn cũng tốt, niệm Phật linh, Không niệm cũng linh. ‘ Tự Kỳ:’Phải có của mới bố thí đặng, nghèo mới biết làm sao?’Phán rằng: Sự bố thí chẳng phải rặt ròng có của, lấy của bố thí là thí cho kẻ nghèo ngặt. Nếu sức mình không dư, mà cho kẻ đói một chén cơm, cho kẻ khát một bát nước, cũng gọi là bố thí. Hãy còn nhiều cách bố thí mà không tốn của. Như kẻ đương lo sợ, mình dùng lời dịu giải khuyên cho hết sợ, gọi là vô uý bố thí. 
Còn những người mê đắm, không biết ăn năn, mình khuyên giải cho tỉnh lại hết lầm, gọi là vi pháp bố thí. Nếu có việc chi tiện cho đời, thì mình ra sức, việc bất tiện mình lo dùm cho mên, gọi là phương tiện bố thí. Nếu người ta tranh đua, thưa kiện, mà mình thích giải hoà, gọi là giải kiết bố thí. Trong lòng bất nhẫn hay thương người, gọi là tâm điều bố thí. Các điều đã nói đó, là bố thí lời nói với công làm lựa phải có tiền bố thí ‘. Tự Kỳ tâu: Cứ theo thầy chùa nói: phải ăn chay niệm Phật mới gọi là tu hành. ‘ Phán rằng:’ Ăn chay niệm Phật, là ép xác sửa lòng. Chớ ăn chay có ích chi cho Phật. Còn niệm Phật lại lợi chi cho đời, Miễn là làm mười điều lành, lánh mười điều dữ, thì đủ rồi. Nếu ăn chay niệm Phật mà mười điều dữ không bỏ,mười điều lành không làm, chẳng những không phước không công mà lại nhiều tội nhiều lỗi. Vậy chớ mười mấy sãi hồi nãy, cũng ăn chay niêm Phật, mà cũng bị giam Địa ngục, ấy là không phải chơn tu, Nếu chơn tu thì sửa mình giữ đạo là thứ nhất, bố thí ăn chay thứ nhì. Cái nào cũng quí tại chữ tâm: bố thí khó tại lòng nhơn, không khó đều ra của ăn chay khó tại lònh chánh, không khó miệng cữ kiêng. Cho nên nhà nghèo bố thí một đồnh tiền, cầm đáng ngàn đồng nhà giàu có. Nhà giàu có ăn chay một bữa, cũng bằng chay một tháng nhà nghèo, là lấy chỗ khó ít nhiều mà tính phước, nếu rán chịu khó cho lắm, mới thiệt lòng thành tu hành. ‘Tự Kỳ tâu: Sao gọi trong kinh Kim cang có bốn câu kệ quí?’ Phán:’ Nghĩa nầy mắc lắm, trẩm giảng ký, thiện sĩ nhớ cho rành, Kinh Kim Cang 32 phần, phần thứ năm:
Phật cáo Tu bồ đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai. ‘
Nghĩa là: Phật Thích Ca dạy ông Tu bồ Đề rằng: Phàm việc chi có hình tướng đều là sự huyễn sự dối. Nếu thấy cái tướng nào không phải tướng, thì là thấy Phật như lai. ‘Bởi Phật không chịu hình tướng, không bày điện, cứ không ngỡ là quí. 
Phần thứ ba dạy phép không tâm (trong lòng không); 
Tu bồ Đề nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhơn tướng chúng sanh tướng thọ giả tướng, tức phi Bồ tát. 
Nghĩa là: Nếu phật Bồ tát, mà có ngã tướng là lòng tham, nhơn tướng là lòng sân giận, chúng sanh tướng là lòng si mê bất thông, thọ giả tướng là lòng nịnh ái đắm sa, thì không phải là Phật Bồ tát ‘. Vì trong lòng không 4 điều ấy. 
Phần thứ 26 giảng phép không có thân (mình không). 
Nhĩ thời Thế tôn, nhi thuyết kệ ngôn:
Nhược dĩ sắc kiến dĩ âm thinh câu ngã. 
Thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai. 
Khi ấy Phật Thế tôn (Thích Ca) ngâm bốn câu kệ rằng:
‘Nếu lấy hình tướng có sắc mà muốn thấy ta, hoặc lấy âm nhạc tiếng ca ngậm mà muốn thấy ta thì người ấy làm đạo tà. chẳng thấy Phật Như
Lai đặng ‘. Phật dụng cái tâm thanh tịnh vô hình, chớ không ưa hình tướng. 
Phần 32 (phần rốt) dạy phép không việc đời:
Nhứt thiết hữu vi phát, như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quan. 
Nghĩa là: Hết thảy các việc có hình làm ra thì giả như chiêm bao, bọt nước, cái bóng của mình như móc sa trên ngọn cỏ, như chớp nháng đều không bền lâu, thấy đó mất ‘. Các việc hữu tình, đều hư huyễn như
vậy, nên Phật trọng vô hình. 
Trong phần ấy, Phật có dạy câu nầy:
Bất thủ ư tướng, như bất động. 
Nghĩa là: ‘ Chẳng dùng binh tướng, trơ trơ chẳng bận
lòng. 
Lại trong phần 18, Phật dạy bỏ ba lòng:
Tu bồ Đề, quá khứ tâm, bắt khả đắc. 
Hiện tại tâm, bất khả đắc. 
Vị lại tâm, bất khả đắc. 
Nghĩa là:’Không nên nhớ chuyện đã qua. Còn hiện tại bây giờ, không nên vọng tưởng. Sẽ đến đừng mơ ước ‘. Phải để tâm cho thanh tịnh thì không tội, mới đặng theo Phật Như Lai, Phật xưng là Như Lai vì trong phần 29, Thích Ca nói: Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ,
cố danh Như Lai. Chữ Như Lai là tự nhiên cái tâm, không phải ở đâu mà đến và cũng chẳng đi đâu. Nên gọi tự nhiên như vậy. 
Vua Tần Quảng thích nghia các bài kệ và các câu yếu lý trong kinh Kim cang,rồi phán rằng:’ Nếu thiện sĩ về tụng thêm cho đủ một tạng kinh Kim cang (5.818 biến) và dem các bài kệ ấy giải nghia cho nguời nghe hiểu đạo Phật, không cần cúng chùa, quí t?i chừaa tham sân si ái bốn tội và bỏ ba cái lòng vọng tưởng, nh? c?u, mo uớc việc chưa tới, ch?a d? không lòng vọng tưởng tà vạy, là sửa lòng tu mình, khỏi tội mà đặng thành chách quả Ít nữa cũng được hưởng phước kiếp sau. Nếu người nghe
mà cải ác tùng thiện, thì công của thiện sĩ lường không xiết, sẽ đặng siêu thăng’.
Tự Kỳ tạ ơn, rồi tâu rằng:’ Tôi cám ơn vương gia cho sống lại và nhờ ơn dạy bảo,
thắp hương mà lạy hoài đền ơn cũng không xứng. Còn các vị thần sở tại chỉ lầm,
e bị tội lỗi xin vương gia rộng dung cho chư thần ‘. Phán:’ Trẩm y lời miễn chấp. 
Thiên sĩ hồi hương rán hết lòng làm lành, nhớ lời trẩm dặn ‘. Phán rồi truyền bốn
quỉ sứ, đưa hồn Tự Kỳ, về tối cõi dương gian, giao cho các thần sở tại, đem hồn
cho nhập xác. 
Khi ấy Lâm tư Kỳ sống lại, như tỉnh giấc chiêm bao, kêu tiểu đồng, n gười nhà
xúm lại cho uống nước trà, trong miệng Tự Kỳ bay ra mùi thơm lạ (ấy là hơi
thuốc Phát Huện). Xóm làng tới thăm đông lắm, đều hỏi thăm việc Âm phủ mà
nghe, vì từ xưa đến nay, chưa thấy ai thác đi sống lại, Tự Kỳ bảo đem giấy mực
lại, cứ việc vẽ hình vua Tần Quảng với phán quan xử 42 án. Rồi để các án theo hoạ đồ, gọi là cuốn Hồi – Dương Nhơn – Quả. Ai nấy xem thấy đều hãi kinh, nội châu huyện quan dân đều đến xem sự lạ, thấy xử các án công bình, mới biết từ xưa
đến nay, sự báo ứng không sai một mảy, mới tin Địa ngục rõ ràng, hồ nghi huyễn
hoặc, nên nhiều người cải ác tùng thiện. Trong lúc ấy nhằm ngày mồng chín tháng ba, năm Mậu Ngũ, trong niên hiệu vua Gia Khánh trào Thanh. 
Lâm tự Kỳ với người háo thiện, sao lục cuốn nầy mà cho thiên hạ coi, đua đậu
tiền mướn khắc bản, vân vân. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
NHƠN-QUẢ LỤC LINH NGHIỆM KÝ
(Biên các sự linh nghiệm kinh Nhơn-Quả nầy)
1.__ Uông-Nguyên ở huyện Tiền Đường, mẹ già,
còn y đã ba mươi tuổi, mà không con, cha là ông Tinh-Hư, tính khắc bản
kinh Hồi Dương Nhơn Quả, chưa khắc đặng mà phần. Uông-Nguyên
muốn cầu cho mẹ đặng sống lâu và cầu con luôn thể, nên bán ruộng
mà mướn khắc bản. Mới khắc nửa cuốn, mà vợ đã có thai đẻ con trai. Rủ thêm các vị háo thiên Ngại – Khởi vân vân, phụ tiền in tới muôn cuốn mà cho người. Đêm kia Uông-Nguyên chiêm bao thấy hồn cha về khen rằng:’ Con noi ý cha, cha đã siêu thăng về cõi Thiên đường. Còn mẹ người sẽ trường thọ. Các vị phụ in, đều đứng tên vào sổ Thiên tào ‘. Sao gia đạo càng ngày càng khá, mẹ sông gần trăm tuổi. 
2.___ Triêu-Bích đi thi đậu về, thấy hồn vợ hiện dọc đường đón
chồng khóc rằng:’ Thiếp hay sát sanh, thường làm nham cua lắm. Nay hồn xuống âm phủ, phạt bỏ vào núi Giải – san, bầy cua kẹp ngày
đêm khổ sở. Tại âm phủ trọng kinh Hồi – Dương Nhơn -Quả lắm. 
Tôi xin cho hiện hồn về, cậy tả bảy cuốn cho người mà chuộc tội ‘. Triệu -Bích về tới nhà mới hay vợ chết đã chôn rồi. Liền sao tả kinh nầy,
mới được hai bổn mà cho lần. Kế đi viếng mả vợ gặp ông già xưng là thần núi nói rằng:’ Vợ ngươi nhờ phước cho kinh, đã đặng đầu thai rồi. 
3.___ Vương -Phụng là thầy thuốc huyện Thoại -An, cữ sát sanh, lại
phóng sanh nữa và hay mướn khắc các bản kinh khuyến thiện. Ngày kia
bịnh ngặt, chiêm bao thấy hai quỉ sứ bắt hồn dẫn đi đặng nữa đường, ngó lên thinh không có ba vị, một vị mặc áo vàng nói rằng: ‘ Ấy là Vương – Phụng hay khắc bản kinh in cho thiên hạ, mau thả hồn ra ‘. Hai quỉ y lời. Vương -Phụng tỉnh dậy thuận chuyện, mạnh giỏi như thường, nên lo việc in kinh làm lành. Sau tu thành tiên. 
4.___ Dương -Sâm là tấn sĩ ở huyện Huỳnh -nham. Lúc chưa thi
đậu, thấy trong làng khắc bản kinh Cảm Ứng và kinh Hội -Dương Nhơn –
Quả mà in cho người. Dương-Sâm xét mình ít tiền thấy tấm bản số 17
chưa khắc, xin chịu tiền nội một tấm ấy. Tối chiêm bao thấy ông thần mách bảo rằng:’ Cho chàng trúng theo số bản kinh ‘. Sau thi đậu tấn sĩ
thứ 17. Lấy đó mà suy: khắc bản kinh không luận tiền nhiều ít, quí tại
lòng thành. 
5.___ Phương thời Khả ở huyện Hưu Ninh, nhà nghèo mà hay bịnh. 
Gặp người lạ nói rằng: Ngươi nghèo mà không con, số có 36 tuổi. Nếu
muốn đặng phước, thì phải làm lành ‘. Thời -Khả về rán sức khắc các bản kinh, quyết in cho thiên hạ. Khắc mới phân nửa, bịnh giảm năm phần, khắc rồi thì hết binh. Sau sanh hai người con trai, lớn đều vinh hiển. Thời – Khả cũng đặng sống lâu. 
6.___ Trần tông Hiên ở huyện Ngô – Môn, năm Canh Ngũ trào Vua –
Gia Khánh, tháng mười một nội xóm rong thành bị lửa cháy. Người trên
thành ngó thấy có một người lớn cao, đứng trên nóc nhà Tòng Hiên mà chữa lửa, Ai nấy đồng lấy làm lạ. Không bao lâu các nhà xung quanh đều bị cháy hết, trừ ra một nhà Tòng hiên khỏi cháy! Ai nấy đều hỏi thăm vì cớ nào mà khôi bị hoả hoạn? Tòng Hiên nói:’ Trong nhà có bản Cảm Ưng và bản kinh Hồi dương nhơn quả, không biết phải nhờ đó
mà khỏi chăng ‘.
7.___ Huyện Tiền Đường có ông văn học giỏi, là Hứa đình Du, hay
tụng kinh Cảm Ứng, để thờ trên bàn, lối xóm coi theo mà ở. Đêm nọ ăn cướp tới dộng cửa, chúng nó xây xẩm, không thấy đường mà vô, hoảng hồn bườm hết. Sáng Đình Du hay sự ấy càng cám ơn thần, khắc bản ấn thí nhà càng khá hơn. 
8.___ Cống sanh (cử nhơn) họ Uông, ở huyện Lạc Hiệp, ngày nọ chiêm bao thấy vào chùa ông Văn Xương ĐẾ Quân, có đôi liễn:
Thiên thượng chủ ti hữu nhãn, đơn khán tâm điều:
Nhơn gian văn tự vô quyền, toàn bằng âm đức. 
Nôm: Chủ tể trên trời có mắt, cứ ngó lương tâm:
Văn chương dưới thế không quyền, trọn nhờ âm đức. 
Họ Uông ý muốn khắc câu đối đó vô thiện thơ (kinh) mà cho đời hiểu sự chiêm bao thấy liễn Đế Quân nhứt định sự đậu rớt như vầy mà sửa lòng. Bỗng thấy ông thần bước ra vòng tay nói rằng:’ Lệ thương in
một trăm cuốn thiện thơ cho người, thì sống thêm một kí (12 tuổi). Nếu in thêm đôi liễm nầy vào, cho đời rõ tìch thần thánh thưởng phạt, tin mà sửa lòng, phước thọ nhiều lắm ‘.
9.____ Tạ thiệu Thuyên ở huyện Huyễn Bình bốn mươi tuổi mà không
khong con, lấy làm rầu lắm. Có người khuyên y cho vay đừng ăn lời nặng, rán làm nhiều việc lành, và khắc bản in kinh cho người. mà cầu con thì đặng. Thiệu Thuyên tin lời làm liền. Vợ bịnh yếu đặng mạnh, sau sanh ba đứa con trai đều mạnh mẽ. Vợ chồng tin sự linh nghiệm nên làm lành thập bội hơn xưa. 
10.___ Họ Ngô ở Hàng Châu làm chức võ, sức mạnh đánh quờn hay
lắm. Ngày nào cũng xúi chúng kiện thưa và ra tay giúp sức. Ngày kia họ Ngô đi với chúng bạn, ngồi nghỉ tại cầu Liên Kiều, gần cửa chùa ông
Tưởng tướng công. Ngó thấy trong chùa có một người đương coi đọc
kinh Hồi Dương Nhơn Quả. Họ Ngô cười và ngạo rằng:’ Kinh ấy là nói
gạt đàn ông dốt, đàn bà quê, chớ như bực văn học viên quan lẽ nào chịu
đọc và khen ngợi! Thức cười cho ông văn học hồi trước, bày đặt điều
huyễn hoặc làm chi? ‘ Nói chưa dứt lời, vùng té nhào hộc máu cả chén!
Bạn hữu hỏi thăm, họ Ngô nói:’ Thấy con quỉ lên cốt đứng dựa bàn thần, nạt lớn một tiếng, hết hồn mà té ‘. Cách ba ngày sau họ Ngô thác. Trương -đảng -Ngọc ở huyện Tiền Đường thấy tận mắt mà thuật
chuyện ấy lại. 
11.___ Niên hiệu Gia Khánh, năm thứ 12. Trương tử Anh có một đứa
con trai lên bông bịnh nghịch. Mấy thầy thuốc chạy hết. Tùng cậy họ
Khuôn thỉnh tiên, đặng xin toa thuốc. Uống tuy khá mà mỏng còn lở lầy
Thỉnh tiên nữa. Ngài cho toa thuốc rắc và dặn như vầy:’ Đứa nhỏ nầy số vắn, tuy cho thuốc lành mạnh, sau cũng khó nuôi. Ngươi phải rán làm phước, cầu trời cho thêm tuổi. Đám Nghê tượng Hồng ở ấp này mới
khắc bản Hồi Dương Nhơn Quả, ngươi phải phát tâm in ba trăm cuốn mà
cho người thì nuôi đứa con ấy mới được ‘. Tử Anh y lời, thiệt con mạnh. 
12.____ Kim biên Tam tự Chấn Tổ, ở huyện Hữu Ninh. Thuở nay làm điều chi cũng giữ theo kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả
làm gốc. Nếu gặp ai làm dữ, thì hết sức giảng dạy khuyên can. Mùa thu năm Giáp Tuất, đi qua đò xứ Nghiêm lăng sông, Thất lý, bị lão lớn quá gãy bánh lái hư ghe thiếu chút mà chìm đò. Bộ hành ai nấy kinh hãi. Xảy đâu ngó thấy trong đám mây đen có ông thần bận giáp vàng tay cầm cờ đỏ, phất và nói lớn rằng:’ Trong đò nầy có ba người tu theo
kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả, phải bảo hộ cho an ‘. Các
người trong đò đều xúm lại, vì đồng nghe đồng. Chủ đò hỏi thăm nội bộ hành trong đò, có ai tu theo kinh Cảm Ưng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả? Thì có họ Hứa ở phủ Nam Xương, họ Du ở huyện Gia Hưng, với ông Kim chấn Tổ là ba vị. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
13.____ Cung giai Dĩnh ở huyện Võ lâm, vợ là Lý thị, mang bịnh bĩ mãn (lớn bụng) hai mươi năm, mỗi lần đau bụng gần chết, cũng giống bịnh cổ trướng, uống các thứ thuốc không hết. Giai Dĩnh vào chùa Văn
xương Đế quân lạy vái, nguyện khắc bản kinh Âm chất và kinh Hồi Dương Nhơn Quả, in với các thiện thơ cho người vái cho vợ lành bịnh. 
Hèn lâu Lý thị mới mạnh. Còn em ruột là Cung giai Uý, vợ là Từ thị nghén song thai, giờ Thìn đẻ một đứa, còn một đứa trong bụng tới giờ Dậu, mà chưa ra, mẹ con mệt xỉu, nội nhà hãi kinh. Giai Uý vào chùa Văn xương, quì lại nguyện in thí kinh Âm chất chú giải, Hồi Dương Nhơn
Quả, năm trăm bộ cầu cho vợ sanh thai mạnh khoẻ. Thiệt sanh mau mắn mẹ con đều bình an. Còn người chú là Cung chương đau bịnh trĩ
(ghẻ dưới giang môn), mấy năm ngồi thì đau nhức. Lạy Văn xương đế
quân, cầu cho hết bịnh thì in kinh. Vái rồi lạnh mình bắt run như rét trong bụng lạnh ngắt như uống nước đá lần lần hết bịnh. 
14.____ Quan hình thơ là Thẩm lộc Minh ở huyện Tát, phụng chỉ về Kinh đô, vợ phát bịnh nặng. Lộc Minh lạy cầu Văn xương đế quân xin cải ác tùng thiện lo khắc bản in kinh. Người nhà vào chùa kêu Lộc Minh
nói bà đã tắt hơi. Lộc Minh về nhà, vợ sống lại nói: ‘Thiếp bị quỉ bắt dẫn đi, nửa đường gặp ông thần, xưng là Trị nhựt công tào, nói rằng người chồng có vái nên Đế quân bảo tha về ‘. Nhằm ngày 19 tháng 6. Đạo quang năm thứ ba. 
15.___ Hạ Chi sanh ở huyện Trường giang, ngụ Kinh đô nhớ mẹ già ở nhà 70 tuổi. Rằm tháng bảy, năm Quí Mão vào lạy Đế quân, nguyện in kinh Âm -chất với kinh Hồi -Dương Nhơn Quả cho đời, cầu mẹ trường thọ mạnh khoẻ. Không bao lâu đặng thơ nhà gởi qua nói: Mẹ đau phát
bối đã lâu, rằm tháng bảy vùng hết”.
16.____ Lưu-quân-An ở xứ Dương-Châu, làm chức tùng sự theo quan Lại bộ. Mẹ theo ở Kinh-đô, phát bệnh mê mẫn. Quân-An ở xa chùa Văn -đế, nên chồng ghế lên cho cao. Đầu canh năm lên ghế cao, lạy ngay phía chùa Văn-xương đế -quân cầu cho mẹ mạnh, thì khắc bản kinh in cho thiên hạ, giây phút bà mẹ tỉnh hồn nói rằng: “Ta bị một con quỉ bắt đi theo cả trăm tội nhơn bỏ tóc xoã, mặt mày lem luốc. Xảy gặp ông bảo tha một ta về, nên mới tỉnh lại. ” Nói rồi khoẻ lần, không uống thuốc mà mạnh. 
Hồi -Dương Nhơn-Quả lục
Chung
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH
LỜI TỪA CỦA TÔ LAN TỰ NHƠN THU
Kinh Ngọc Lịch nầy, gốc thầy tu hiệu Đạm – Si, gặp thần Phật truyền bổn nầy, về giảng cho đời hiểu. Sau truyền lại cho đệ tử là Vật Mê đạo nhơn (thầy tu để tóc) lưu truyền đã lậu, giảng điều quả báo minh bạch. 
Ngặt người đời, kẻ tỉnh ăn năn thì ít, mê mà không tin thì nhiều. Chê lành nhỏ mà chẳng làm, làm dữ nhỏ không sợ. Cũng có người: đã biết
tội xưa, muốn chừa lỗi cũ. Chưa làm lành bao nhiêu, mà mong đặng phước gặp sẵn dịp dễ lắm liền cải lương tâm! Trách chi ông thánh nói: ‘
Người khác hơn cầm thú có bao nhiêu!’ Thiệt là phải lắm. Coi các vị giàu sang trên đời, đều có căn lành theo Ngọc Lịch. Còn kẻ khó hèn, tuy tại tội kiếp trước, song cũng phạm trong Ngọc Lịch. Người sống bao lâu, ăn năn sao kịp! Kinh Diệc nói:’Coi làm việc lành, xảy gặp phước tốt ‘. Kinh thơ nói:’ Làm dữ cầu may ví như đạp nhằm đuôi cọp, hoặc đi
trên giá mùa xuân, có khi tan ra nước mà sụp ‘. Lại nói: ‘ Làm lành, trời cho phước xuống, làm dữ, trời cho hoạ xuống ‘. Phàm làm người việc nào đã thấy trước con mắt chẳng sai, thì chớ lôi thôi lây lất. Tôi chưa dám chắc mình là không quê, song cầu cho khỏi tội nghiệp mà thôi. 
Niên hiệu vua Gia Khánh, năm Kĩ Mão thánh 11. 
lỜI TỰA CỦA KIM – DẦN Ở HUYỆN TIỀN ĐƯỜNG
Người quân tử lập thân, làm việc nào mà không lành. 
Miễn giữ theo lương tâm trời phú, cho khỏi tội với trời đất quỉ thần mà thôi. Nếu muốn làm gì thì làm, không sợ phép trời, chẳng tin báo ứng, thì càng ngày càng tệ, còn dạy nỗi gì? Tuy ông thánh nói:’ Làm lành trời trả phước, làm dữ trời trả hoạ. ‘ Họ nói:’ Lành không chắc phước, dữ không chắc hoạ ‘. Như vậy các án trốn khỏi lưới dương gian, chẳng
là bỏ qua sao? Đời tệ như vậy, người quân tử mới giảng làm sao? Nay
có kinh Ngoc-Lịch truyền ra, khắc bản tới lần thứ tư, dạy dự phòng nghiêm nhặt, giảng quả báo rõ ràng, ai đọc tới cũng giựt mình sợ tội. Làm lành tuy không cần phước mà có phước, làm dữ sợ hoạ cũng không
khỏi. Nếu không biết kiêng có trời soi xét, thì làm dữ luôn luôn. Xem kinh nầy mỗi việc coi như có thần biên tội phước, ở phải thì ngó trời đất,
mình cũng không hổ thẹn là đủ rồi. 
Niên hiệu Đạo -quang, năm Nhâm ngũ, tháng 9. 
LỜI DẶN CŨNG CỦA ÔNG KIM -DẦN
Kinh Ngọc -Lịch này, ghi xét công quả, phân biệt ngay gian,
linh hiển rõ ràng, quả báo trước mắt. Ai làm lành thì đặng phước, ai làm dữ thì mắc hoạ. Kẻ dữ mà ăn năn cải ác tùng thiện, lâu ngày cũng đổi hoạ ra phước. Lời dạy rẽ ròi, dẫu đàn bà con nít, nghe cũng hiểu mà giữ theo. Nếu ai không tin, gọi chuyện đặt điều, như phụ chiếc thuyền
lành với mình cơn té sông, không chịu leo lên, thì phải bị chìm nơi biển
khổ, sa Địa ngục đã lành rồi. Tôi ước ao cho các vị quân tử, để cuốn kinh này trên bàn, dựa đầu nằm, hằng ngày xem đọc, mắt thấy lòng ghê, thì răn mình không dám làm quấy. Như vậy thì hiệp theo lời thánh
dạy, lành gặp phước, dữ mang tai. Nếu chừa lỗi làm phải cho trọn lành,
tôi mừng giùm lắm. 
PHỤ TRẠ NIÊM HIỆU KINH NGỌC LỊCH
Thầy Đạm -Si là Hồ -Tăng sãi nước Hồ, nước Liêu. 
Tên Kinh -Ngô, năm canh ngũ, nước Liêu, niên hiệu Thái Bình thứ mười. 
Nhằm trào Tổng, vua Nhơn- Tông, niên hiệu Tiên -Thánh thứ
tám, năm canh ngũ, ngày trùng cửu. Đạm -Si đi núi gặp kinh Ngọc -Lịch. 
KINH NGỌC -LỊCH
ÔNG TỬ HOÀNG LÀ THẦN ĐÔNG NHẠC DẠY:
Trời đất không tư vị, thần minh hay xét soi. Chẳng vị cúng tế mà cho lành, không trách thiếu lễ mà cho hoạ. Có quyền đừng
ỷ thế lắm, giàu sang đừng xài phí lắm, nghèo khó đừng dối trá lường gạt
tham gian. Bởi vì ba bực ấy, trời sẽ cho luân phiên xây vần, giáp vòng trở lại banđầu như đồng hồ vậy. (Nếu có quyền mà ỷ thế quá, thì mau
hết thế, tới thất thế sẽ bị báo cừu. Giàu xài phí quá thì hưởng mau hết
phước, trở nên nghèo mà chịu khổ. Còn kẻ nghèo nếu biết kiếp trước tội nặng, nay chịu trả quả, phải ăn năn thủ phận không dám làm quấy,
hết vận bỉ, tới vận thới, trời cho trở nên khá nếu liều mạng gian tham,
trí trá lường gạt giựt của chúng, là buộc thêm tội, trời phạt chồng án tới
già, e để hoạ dư cho con cháu khổ nữa, vì phạt dời mình chưa hết). Cho nên mới làm lành một ngày, tuy phước chưa tới, mà hoạ đã lánh xa
(như tai qua nạn khỏi). Hoặc mới làm dữ một ngày, tuy hoạ chưa tới, mà phước đã lánh xa (như sẽ gặp) sự may, mà khiến ăn trược). Người làm lành như vườn cỏ mùa mưa, tuy chẳng thấy lớn, mà càng ngày tốt tươi. Người làm dữ như đá mài dao, tuy chẳng hao, mà càng ngày mòn mổi. Phải nhớ mà răn lòng điều nầy, đừng làm những việc tốn của người
cho đặng lợi mình, phải cữ kiêng cho lắm. Thà làm một mảy lành, tìm
phương giúp cho tiện sự người cơn bất tiện. Khuyên người chớ làm một mảy dữ. Ăn mặc tuỳ theo bổn phận, độ cho vừa sức mình tự nhiên vui vẽ, lựa là còn số mạng làm chi? Xin xăm sủ quẻ bói khoa, mà hỏi hoạ phước làm chi? Ta nói sự hoạ phước, chắc cho đời rõ như vậy; khinh khi gạt người thì mắc hoạ, độ lượng rộng và hay dung người thì đặng
phước. Nếu nghe lời ta mà ở theo, quỉ thần kính phục, thiên hạ kiêng
vì. 
BÀI BỬU CÁO DẠY BÁO ÂN
của Huyền Thiên Thượng Đế
Nếu đọc tụng, chừa các điều dữ, làm các điều lành thì khỏi hoạ. 
Lạy ba lạy rồi tụng, hết rồi cũng lạy ba lạy. 
Huyền nguơn ứng hoá. Võ khúc phân chơn, Thuỳ niệm ngã đẳng
chúng sanh, hữu tướng thoát sanh phụ mẫu. Hoài đam thập ngoạt, nhủ
bộ tam niêm, Tân khổ bá thiên, ân cần khốn niệm. Liên ngã phụ mẫu, nhựt tiệm suy hủ. Ngã kim trị niệm bình đẳng, tất diệt hiểm tuấn tham
sâu, kỳ ân báo bổn. Nguyện ngã, hiện tại phụ mẫu, phước thọ tăng diên. Quá khứ phụ mẫu, tảo đắc siêu sanh. Đại thánh đại từ, đại nhơn,
đại hiếu. Bát thập nhị hoá, báo ân giáo chủ hưu thành chơn với trị thế
phước thần, ngọc hư sư tướng, Huyền thiên thượng đế kim huyết hoá thân, chung kiếp tế khổ thân tôn. 
Giải nghĩa kinh Báo ân của Huyền thiên thượng đế. 
Đức Huyền thiên thượng đế, thương chúng tôi có cha mẹ ơn mang
mển mười tháng, cho bú ba năm cay đắng trăm bề tấc lòng lo lắng nuôi con. Nay thương cha mẹ tôi càng ngày càng già yếu tôi nguyện tụng kinh này, thì lòng ở công bình ngay thẳng bỏ lòng độc hiểm, tham lam,
giận hờn. Thờ Đức Huyền thiên thượng đế làm thầy: lại tụng cầu cho cha mẹ mà báo ân cội rễ. Nếu cha mẹ tôi còn sức khoẻ thì đặng sống
lâu, nhờ trời thêm tuổi: còn như có mãn phần rồi thì được siêu thăng. 
(từ ấy sắp sau là phước ngài dài lắm).
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
MƯỜI ĐIỀU CẤM CỦA ĐỨC VĂN – XƯƠNG ĐẾ – QUÂN
1.___ Cấm chẳng ngay chúa (chủ), chẳng thảo cha mẹ bất nhơn, phi
nghĩa. Phải ngay chúa, thảo cha mẹ, ở thiệt tình với người. 
2.___Cấm không đặng tính mưu kế lấy của người cho lợi mình. Phải
làm âm chất (âm đức) mà cứu giúp thiên hạ. 
3.___ Cấm đừng sát sanh mạng vật mà ăn, nếu trùng kiến vô cớ cũng đừng sát hại, là lòng nhơn với vật mọn. 
4.___ Cấm tà dâm hoa nguyệt, giữ giới kỳ, là kỉnh
vía thần. 
5.___ Cấm không đặng phá việc tốt của người, cho thất công người. 
Đừng làm cho rời rã ruột thịt của người. Phải giúp bà con mình, anh chi em cho hoà thuận với nhau. 
6.___ Cấm nói dèm siểm, chê bực tài hiền. Không đặng kiêu ngạo
khoe mình, phải khen tài năng sự phải của người. Còn mình có công lao không khoe, dùng xưng mình (giỏi khiem).
7.___ Cấm say rượu, phải cữ thịt trâu, thịt chó. Phải ăn đồ hiền kiêng đồ độc, theo cách vệ sanh cho khỏi bịnh. 
8.___ Cấm tham lam không nhàm, bỏ đãy buộc chặt không bố thí. 
Phải giữ chữ cần kiệm, có dư mà giúp kẻ nghèo. 
9.___ Cấm kết bạn với kẻ quấy, hoặc ở xóm tiểu nhơn, gần kẻ nết xấu, phải thân với người tài đức mà bắt chước. 
10.___ Cấm không đặng bạ nói bạ cười, làm điều trái lẽ. Phải giữ mình ít nói, giữ theo đạo nghĩa đức hạnh mà ở. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
ĐỨC VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN DẠY RẰNG:
Loạn luân là bà con lấy nhau, phạt đoạ ngục Vô gián bị hành bào lạc
1.5OO lần, vì tội loạn luân nặng hơn tội tà dâm với người ngoài. (Bào lạc là cột đồng trống ruột cao 20 thước, đổ lửa than trong ruột cột đồng đốt cho đỏ, rồi quỉ sứ xiềng hồn tội cho ôm cột đồng mà đẩy lên, cháy tiêu thành than rớt xuống lại
huờn nguyên hình như trước mà hành nữa cho đủ 1.500 lần). Nếu ai biết ăn năn trước, thì chừa lỗi, làm công mà chuộc tội, đừng phạm tội loạn luân dâm ác nữa. 
Còn kẻ văn học đặt tuồng hoa nguyệt cho hát bộ hát, bài ca dâm, thơ dâm vẽ hình
tục tĩu, hoặc in mà bán, làm cho ngươi tập thói dâm, hại hư phong hoá, hoặc
mướn hát tuồn dâm, đều bị tội nặng, thác cầm vào ngục Vô gián (Vô gián nghĩa là
không hở). Giã, rồi xay, rồi bào lạc, rồi nấu dầu, hàng xây vần hoài không hở. 
Gái trai hành nhu8 nhau. 
Thầy Liên Trí hoà thượng nói:’ Ai thấy tuổng dâm truyện dâm, hoặc đọc lời hoa nguyệt, xem hình ảnh tục tỉu, đều động tâm sanh ra dâm loạn. Những tuồng dâm như truyện Tây sương ký, đặt chuyện Trương quân Thoại với Thôi -Oanh -Oanh mà hát cho đời mê mẫn, thiệt không phải người tài tử với giai nhân mà làm nết xấu nguyệt hoa như vậy. Nếu các viên quan có quyền thế, đốt tuồng truyện
ấy, hoặc huỷ diệt đi, thì được phước lớn vô cùng. Còn con người ai cũng muốn sống, vật nào cùng sợ chết, nỡ nào giết nó ăn thịt cho bố mình, đành đoạn chặt đầu lột da, thọc huyết cắt cổ, nhổ lông đánh vảy, bằm xắt luộc nướng, đau rát khó kêu oan! Làm tội ác mà gây oan báo muôn đời, đến thác bị hành tội rồi còn phải đầu thai mà thường mạng nhiều kiếp. Sau đặng làm người, tật bịnh chết yểu, hoặc bị hùm tha rắn cắn đau bịnh hành hình thuốc độc, vân vân, đều bởi hay sát sanh mà khổ đó. Nay ta khuyên đời, chẳng phải biểu ăn chay trường hết, song khuyên trước cữ sát sanh. Nhà nào cữ sát sanh thì thần phật phò hộ, khỏi tai hoạ, ít bịnh, sống lâu, con thảo cháu hiền, đặng các điều may phước lớn, kể chẳng xiết. Nếu có của dư phóng sanh. thả rùa trạch chim cá, tụng kinh niệm Phật chẳng những hưởng phước thọ mà thôi, thác hồn được lên thiên -đường, hoặc về Tây – phương, khỏi luân hồi nữa, có đâu sa Địa ngục mà chịu hành hình. Ai có phước thấy lời ta khuyên, mau hồi tâm chừa dữ làm lành cho sớm, đừng để gần thác ăn năn không kịp Nếu làm chẳng đặng, cũng rán khuyên người ‘.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
LỜI BỬU – HUẤN
của Ông Lữ Tổ (Lữ – đồng – Tân) giáng cơ:
Con người linh hơn muôn vật. Sao người đời không biết thân mạng. Cứ biết một sự dâm ác. Sự dâm ác dầu vua chúa quan dân xưa
nay đều bị hư hại, vì dâm ác mà quên nước, quên nhà, quên danh, quên mạng, không kể gươm đao nước lửa mà theo dâm ác, không cần thể diện, tội phước hại đến chừng nào! Đức Văn -đế chỉ dụ:’ muôn tội
dữ, án tà dâm, đứng đầu! ‘ Lạy dạy rằng:’ Nếu có dâm ác thì hư trăm việc ‘. Hai câu ấy thật hay lắm, quả lắm? Người đời thái quá tới loạn luân không cần lớn nhỏ cũng vì thói tà dâm! Không kể thân mạng, thể diện, danh giá, tiền của cũng vì tà dâm! Không rõ vì cớ nào thói tà dâm
truyền nhiễm khắp thế gian như vậy! Song bọn ấy có kẻ mắc hoạ, có kẻ tuyệt tự, xuống âm ti còn bị ngục hình, Các người giữ lòng tự nhiên sạch, mới là đáng bực anh hào. Chẳng nói làm chi đến bực thượng sĩ là
khó đặng, miễn các người chừa lỗi cũ, thì thờ thần cầu vái mới linh, khỏi thác yểu cho trọn danh con thảo, và dạy con cháu em út tập theo gương
tốt của mình. Lời ngay phái chịu nghe, thuốc đắng phải lo uống. Các đệ tử khá nhớ đừng quên! Nếu mình ngay khỏi phạm thì biên lời ta khuyên đây mà dán trên vách cho em út con cháucoi, kẻ khác cũng thấy mà sửa nết. 
Thương mạng vật thì sống lâu. Tiếc cơm gạo mà giàu được. Trọng
giấy chữ thì làm quan. Dè lời nói thì đặng phước. Làm gương tốt cho cháu con. Đừng phạm tội nơi trời đất. 
LỜI DẠY CỦA CỬU – THIÊN TƯ -MẠNG TÁO -QUÂN
Ta tuy coi sổ cái tại Cửu thiên, mỗi năm 24 tháng chạp tâu một kỳ. Song mỗi nhà điều có Táo quân thay mặt cho ta, mỗi tháng chạy tờ công quá mỗi người cho ta gài vào sổ chánh. Ta chẳng nỡ cho đời phạm tội vì lầm lỗi, nên dạy sau đây: Cấm đốt giấy chữ trong bếp, vì sợ tro ấy nữa đổ nhằm chỗ dơ. Cấm ca, khóc, hoặc chửi rủa, mắng nhiếc trong bếp. Chẳng nên đâm hành tỏi trong bếp, hoặc bửa củi trước bếp. Cấm bỏ lông gà, xương thú, củi dơ trong bếp (ngồi chồm hổm ngay bếp), hoặc quét động vô bếp. Cữ ăn thịt trâu, thịt chó, thì trong nhà bình an. Nếu ai loã lồ trong bếp, thì phạt nặng. Nhứt là cấm gõ gạc trên bếp, cạo dẫy chảo nồi trên bết. 
TÍCH ĐÔI LIỄN ÔNG QUAN – ĐẾ
Tại phủ Hàng châu, tỉnh Chiết giang, có người Tú tài
Trương đại Mỹ, ở phía tả núi Ngô san, thuật chuyện rằng: Hồi ta tắt hơi, hồn đến ngoài thành Phong đô vào lạy Quan đế mà khóc. Quan đế hỏi:’ Tới số thì thác, lạy khóc ích chi? Ta bèn tâu:’ Tôi cũng biết thác rồi không lẽ sống lại song thương mẹ già không ai nuôi, nên đau lòng mà khóc. Quan đế nói:’ Như vậy để ta tâu cho “. Giây phút kêu ta mà nói:’ Ta đã tâu rồi, Thượng đế khen ngươi có hiếu, cho sống thêm một kỷ (12 tuổi).’ Liền cho ta uống một chén nước trà dạy rằng: ‘ Chùa ta khắp trong thiên hạ treo liễn rất nhiều, song không vừa ý ta, nên ta đặt một đôi liễn như vầy đây, ngươi coi cho nhớ, về mà truyền thiên hạ ‘. Ta coi thấy:
Số định tam phân, phò Diêm hán, tiễu Ngô phạt Ngụy, tân khổ dị thường, vị liễu bình sanh sự ngiệp; 
Chí tôn nhứt thống, tá Hi triền, phục ma đảng khấu oai linh phi chấn, chỉ huờn đương nhựt tinh trung. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Thích nôm:
Số trời định ba phân phò Diêm hán, đánh Ngô dẹp Nguy, cay đắng nếm đều, sự nghiệp bấy lâu chưa dứt. 
Lòng ta thâu một mối, giúp Hi triều, trừ yêu dẹp loạn, oai linh dậy khắp,
tình trung thuở ấy vừa xuôi. 
Ta đọc thuộc rồi, lạy tạ ơn Quan đế cho hồng ta về nhập xác, sống lại biết đã liệm rồi. Ta liền kêu lớn, bảo giở nắp săng cho ta ra. Ra rồi thuật chuyện vân vân, té ra quên hết nửa câu liễm trước! Cặp con mắt lại không thấy đường! Giây phút nghe gõ cửa, mẹ ta chạy ra trước thấy người bận áo xanh, đưa phong thơ mà nói rằng:’ Xin trao thơ nầy cho con bà xem ‘. Mẹ ta nói:’ Con tôi bịnh con mắt, coi thơ sao đặng? ‘
Người áo xanh nói:’ Ấy là toa thuốc, bà trao cho mau ‘. Mẹ ta đem vào trao liền. Ta xé thơ ra xem thử thấy chăng? Té ra mắt sáng như xưa, coi rõ là nửa câu liễn trước? Kẻ xa người gần, đều lấy làm lạ! Hứa triệu Đình ở Nhơn hoà nghe ta đọc liền biên đôi liễn ấy, khắc treo tại chùa Ông núi Ngô san, lại có khắc một tấm bảng thuật chuyện sự tình đôi liễn, mà treo trước cửa chùa, cho kẻ có hiếu xem, kẻ bất hiếu biết chừa lỗi. Xin rán lưu truyền. 
KINH NGỌC – LỊCH của Thập ư Vương dọn kiểu, Thượng đế có phê, cho truyền trung giới, cải ác tùng thiện. 
Nguyên ngày ba mươi tháng bảy. Địa Tạng vương bồ tát ăn vía sanh, bởi ngài làm chức U minh giáo chủ cai trị mười vua thập điện. Nên bữa vía ngài, thập vương với các vị thần đều đến chầu mừng. Địa Tạng vương phán rằng:’ Ta muốn siêu độ chúng xanh, nên mỗi năm ngày vía nầy, ta truyền ân xá các phạm tội nhẹ được đầu thai, tội nặng thì giảm bớt. Ngặt người đời làm lành có ít, làm dữ rất nhiều, ta thấy thập vương các ngục hành hình thảm thiết! Vậy phải tra xét cho kỹ, những ai tại dương thế biết ăn năn chừa lỗi, có khuyên đời làm một hai điều lành, thì trừ bớt tội cho nó ‘. Thập vương tâu:’ Chúng tôi y luật hội nghị ‘. Nếu ai làm lành tự nhỏ đến già, thì đưa lên cõi thần tiên. Còn kẻ nào công quả bằng nhau, khỏi hành tội, đặng đầu thai kiếp khác như thường. Nếu công ít, quả nhiều, thì hành tội tuỳ theo dư quá nhiều ít, rồi cho đầu thai kẻ khó hèn. Nếu biết chừa lỗi làm lành kiếp sau sẽ cho đầu thai hưởng phước. Nếu còn làm dữ nữa, sẽ bắt xuống hành hình, rồi cho đầu thai cùng khổ đáo để, sống chịu hoạ tai, đến thác sẽ giam vào Địa ngục không đặng luân hồi nữa. Còn kẻ quá ít, công nhiều, trừ còn dư công, thì đặng đầu thai hưởng phước giàu sang trường thọ. Trừ ra tội bất trung là phản chủ, bất hiếu với ông bà cha mẹ, hoặc là liều mình (tự vận), hoặc sát sanh thái quá không tin luân hồi báo ứng. Cứ nói theo tục ngữ:’ Người thác thì hồn phách tiêu tan hết, bỏ xác thúi rồi, còn hồn đâu mà bị hành tội nơi âm phủ. Thường thấy người sống bị tội, nào thấy ma chết mang gông, chết rồi thì thôi, còn biết sự gì nữa! ‘.
Mấy lời ấy quê lắm! Tuy thác thời bỏ xác, chớ linh hồn con hoài, sống làm dữ bao nhiêu, thì thác bị hành tội bấy nhiêu. Mấy kẻ bày đặt nói trước, cho người không tin âm phủ, thì đã bị Vô gián địa ngục, không đặng đầu thai. Người đời tuy thấy kinh sách tam giáo giảng dạy, song không tin, rất uổng công tiên Phật thánh thần dạy bảo. Trăm người không có một người tin mà cải ác tùng thiện, nên phải lập thêm địa ngục mà hành hình mới đủ. Nay Bồ tát thấy vậy mà thương, truyền chỉ thế giảm. Chúng tôi cũng vưng lời, cho các người dữ chịu hồi tâm, ngày vía Bồ -tát với các ngày vía chúng tôi, ăn chay thệ nguyện thiệt tình ăn năn, cải ác tùng thiện, không dám làm dữ nữa, rán sức làm một điều lành chi đó, sau thác xuống hồn khỏi bị hành tội. Trừ ra tội tôi chẳng ngay, con chẳng thảo, hoặc giết mình, hoặc làm mưu mà gạt người lương thiện đến nỗi phải bị trời đánh, chết trôi, chết thiêu, cọp ăn, rắn cắn, thì hồn xuống âm phủ phải chịu hành phạt, song cũng chế giảm một bực vì sự ăn năn chừa lỗi. Nay chúng tôi truyền các phán quan biên hết các sự tội phước, sống làm điều lành nào, mà được phước chi, làm điều dữ nào, thác bị hành ngục chi, ai ai nghe qua cũng hiểu, để dưng cho Bồ -tát xem. Đợi gặp ai cho đức hồi dương, sẽ lưu truyền cho thiên hạ ‘.
Khi ấy phán quan điện nào, biên theo điện nấy, thành ra bổn Ngọc -lịch, dưng cho Địa -tạng vương xem, Ngài khen hay. 
Qua mùng ba tháng tám, Người với thập vương chư thần đồng dưng Ngọc -lịch cho Thượng -đế ngự duyện Thượng -đế phán rằng:’ Hay lắm! Từ nầy chư thần rán xem xét, người đời nguyện chừa lỗi không phạm nữa, làm một sự phước thì cho trừ hai tội cũ, năm điều phước cho trừ hết tội xưa, lại đặng ghét làm siêu độ cho thân quyến nữa, trai đặng đầu thai phú quí, gái đặng đầu thai làm trai Thành hoàng Táo thần tuân chỉ ‘.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA TẦN QUẢNG NGỰ ĐIỀN THỨ NHỨT
Làm điều lành nào, được thưởng phước,kể ra sau đây:
1. Lượm giấy chữ nho, đốt trong trả, đổ tro xuống sông, thì được con thảo cháu hiền. Nếu đốt trong bếp thì có tội. 
2. Đốt các thơ truyện hoa nguyệt, cho khỏi hư phong tục, hoặc làm lành làm phước, đều hưởng phước và sống lâu. 
Làm điều dữ chi, phạt tội gì, kể ra sau đây:
1__ Liều mạng giết mình, cho người mắc hoạ phạt làm ngạ quỉ (ma đói).
2__ Các sãi ăn của thập phương mà tụng kinh thiếu, hoặc chịu của người công đức mà tụng kinh thiếu, đều phải tụng bổ lại. 
Tần quảng vương cầm sổ sống thác, trị việc âm phủ. Đền ở tại dưới biển lớn, chánh hướng tây theo đường Hắc đạo suối vàng. Phàm người lành mãn phần, thì cho người tiếp dẫn lên Thiên đường, hoặc về Tây phương. Còn ai công quả bằng nhau, thì qua cửa thứ mười cho đầu thai hoặc gái làm trai, hoặc trai làm gái, mắc nợ nần thì trả quả cho nhau. Nếu công ít quả nhiều, thì dẫn ra phía hữu cái đền, lên đài Nghiệt Cảnh mà soi. Đài cao 11 thước mộc, treo kiếng lớn mười ôm, day mặt qua hướng đông, trên đề bảy chữ rằng:’ Nhiệt cảnh đài tiền vô hảo nhơn ‘. Các hồn soi thấy bình sanh việc chi, đều ứng đủ lớp lang như hát bóng,
nên chối không được. Tới đó mới hay rằng. ‘ Muôn lượng vàng ròng đem chẳng đặng, cả đời bản có tội theo mình ‘. Soi kiếng làm án rồi, sai quỉ giải hồn qua cửa thứ nhì, cầm ngục hành tội. Người không kể cha mẹ sanh thân vì sự tức mà tự vận thắt họng, trầm mình, uống thuốc độc, hoặc kiếm cớ chi mà liều mình, không đợi tới số đòi hồn mà chết về nghiệp giết mình (trừ ra vì trung hiếu tiết nghĩa mà giận lẫy, hoặc bị phạm tội sợ hành, tội chẳng đến chết, hoặc muốn liều mạng mà hại người mắc hoạ: làm như chơi mà ra chết thiệt cho người mắc hoạ: các hồn chết về nghiệp ấy, Táo quân với chư thần, bắt hồn giải đến cửa đền nầy, giam vào ngục ngạ quỉ, gặp ngày tuất ngày hợi, thì phải làm cách
liều mình ấy, cầm 70 ngày, hoặc một hai năm, rồi dẫn hồn về ở chỗ liều
mình gia quyến có cúng thì được về ăn, đốt vàng bạc giấy áo thì đặng
lãnh. Nếu biết lỗi không hiện hình nhát người, hoặc không bắt ai mà thế, đợi mấy người trên Dương gian bị làm nhơn mạng đặng khỏi hoạ, thì chư thần giải hồn ấy đến đây, sẽ giải qua cửa thứ nhì tra công quả, nếu trừ rồi dư quá bao nhiêu thì hành tội và giải qua cửa khác hành nữa. 
Còn khi sống mà lòng mong liều mạng đặng hại người, hoạc hăm làm nhơn mạng cho ai, tuy liều mình mà chưa chết, cũng ghi lòng tội hành hình, tu có làm lành cũng trừ tội ấy không đặng. Lúc hồn còn ở chỗ liều
mình, mà hiện hình làm ma nhát cho chúng sợ mà chết, thì sai quỉ mặt xanh nanh vút bắt hồn xuống hành tội cho đến kiếp, rồi cầm ngục mãi không cho đầu thai. 
Còn các thầy chùa, thầy pháp, thầy tu, người ta mướn tụng kinh mà tụng thiếu sót, chừng hồn xuống đây phải ở sở bở kinh, chỗ ấy có đủ thứ kinh, cho đèn lưu ly mờ mờ, mà tụng cho đủ các chỗ thiếu hồi đó. 
Dầu thầy chơn tu cho mấy cũng phải bổ cho đủ vì tiền người. Nếu kẻ tu tại gia tụng cho mình, có sái chữ đọc thiếu cũng không chấp, trọng tại có lòng thì đặng phước khỏi tụng bổ. 
Ngày vía vua Nhứt điện là ngày mồng một tháng hai, nếu ngày ấy ai ăn chay, đặt bàn trở về mặt hướng bắc, nguyện không làm các điều dữ, đọc trải qua bài này một bận, hoặc in Ngọc lịch mà cho thiên hạ, cải ác tùng thiện, đến mãn phần trăm sai thanh y đồng tử rước hồn đem về Tây phương. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA SỞ GIANG NGỰ TẠI ĐIỆN THỨ NHÌ
Các điều lành đặng phước, kể ra sau nầy:
1. Bố thí cơm cháo, được hưởng phước giàu có
2. Thí thuốc cứu người, đời đời giàu sang. 
Các điều dữ bị hành tội, kể ra sau nầy:
1.Ban đêm tính việc quấy, phạt vào ngục Hắc vân sa cho mây đen đè mình, vùng không đặng. 
2. Các viên quan ăn hối lộ, đánh ép kẻ ngay, bắt chịu án oan, phạt
giam hoài trong tù xa, ló cổ ra mà chịu. 
3. Dỗ dành con nít làm quấy, bị cầm ao giá lạnh. Sở giang vương ở dưới đáy biển nam, địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, gồm 16 cái
ngục nhỏ, kể ra đây:
1. Ngục Hắc vân sa
2. Ngục Phẩn thỉ nê, Phẩn
3. Ngục Ngũ xa, đâm
4. Ngục Cơ ngạ, đói
5. Ngục Tiêu Khát, khát nuớc
6. Ngục Nung huyết, máu
7. Ngục Nhứt đồng phủ, 1 chảo đồng
8. Ngục Đa đồng phủ, nhiều chảo đồng
9. Ngục Thiết đối, cối xay sắt
10.Ngục Bân lương, đong lường
11. Ngục Kê trác, gà mổ
12. Ngục Khôi hà, ao tro
13. Ngục chước triệt, chặt khúc
14. Ngục Kiếm diệp, gươm lá
15. Ngục Hồ lang, cáo, chó sói
16. Nguc Hàng băng trì, ao giá
Nếu phạm tội dụ dỗ trẽ nhỏ, cạo đầu vô chùa làm sãi, làm cô vải; 
hoặc còn nhỏ tự ý cạo đầu vô chùa đi tu bỏ cha mẹ, mang tội bất hiếu; 
hoặc ai gởi thơ (kinh sách) hoặc đồ đạc, cố ý nói làm mất mà làm của
mình hoặc làm hại tai mắt tay chưn người; không biết coi mạch làm thuốc bướng hại người mà lấy tiền: hoặc nhà giàu bất nhơn mua mọi gái, sau người chuộc lại mà không cho: hay là làm mai ham ăn của mướn giáu tuổi, tráo tuổi, rõ biết gái trai có tật bịnh, gian giảo, mà nói
gạt người sau chúng nó bị tức tối: các tội kể trên đó, tuỳ theo nặng nhẹ, giam vào 16 ngục hành cho đáng kiếp, rồi giải qua cửa thứ ba hành nữa. 
Nếu ai giảng Ngọc lịch, hoặc in cho thiên hạ, hoặc thấy kẻ bịnh nghèo mà cứu giúp, hoặc bố thí cơm cháo gạo tiền, hoặc biết ăn năn chừa lỗi, thì cho trừ tội trước khỏi tính trước khỏi tính, được qua cửa thứ
mười đi đầu thai làm người. 
Nếu cữ sát sanh, cấm con cháu không giết trùng dế và đến mồng
một tháng ba là ngày vía trẫm ăn chay nguyện phóng sanh, sau khỏi bị
đoạ địa ngục được qua cửa thứ mười đầu thai hưởng phước. 
Xưa nay lượm giấy chữ thì sống lâu, ai cũng rõ biết. Nếu đạp giấy chữ,
chẳng hề hưởng giàu sang phước thọ bao giờ. Như việc buôn bán đồ thiệt tốt giá vừa phải thì nhiều người mua,lựa phải dán lời rạo, vậy cho chúng tin miếng giấy áp tới mua nhiều sao? Huống chi dán nơi vách tường, mặt chợ mới, coi tử tế, lâu gió mưa rớt xuống bùn lấm ướt nhẹp,
kẻ muốn lượm cũng không thể lượm được. Cho đến chỗ dơ, thấy đầy những cán dù, cán viết, miểng sành, giầy guốc, đều cũng có chữ trong đó, kẻ trong chữ nghĩa, cũng không thế lượm cho hết. Nên ta khuyên đời phải xét cho kỹ, mà khuyên nhau rằng:’ Giàu nghèo có phần số mạng, không phải tham mà đặng nhiều. Muốn đặng phước thì trước đừng làm tội. Nếu làm tội như vậy sao đặng nên giàu có? Nếu tin lời ta,
thì đừng dán lời rao chữ nho. Các món vật dụng đừng viết nho in chữ nho vào đó. Tự nhiên không cầu lợi mà lợi nhiều, chẳng cầu phước mà phước đến, là vì trọng chữ nho, không đụng đâu để đó. 
—————- 
VUA TỐNG ĐẾ NGỰ ĐIỆN CỬA THỨ BA
Làm lành được phước:
Làm cầu, sửa cho thiên hạ đi, thần thường phò hộ. 
Làm dữ phạt tội:
1. Giết người mà cướp của, bị cọp nhai
2. Đoạt thơ của người không đem tới, bị bắn. 
3. Làm mưu giết chồng, hại chồng bị phân thây xẻ thịt. 
4. Đốt nhà hoặc săn bắn bị bào lạc. 
Tống đế vương, đến tại đáy biển đông nam. Địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, chia ra 16 ngục nhỏ, kể ra sau nầy:
1.___ Ngục hàm lỗ nước mặn. 
2.___ Ngục mà huờn dà nu, gông xiềng. 
3.___ Ngục xuyên lặt, đục sườn. 
4.___ Ngục đồng thiết, quát hiểm, nạo mắt. 
5.___ Ngục quát chỉ, nạo mỡ. 
6.___ Ngục kiềm sài tâm cang, móc gan tim. 
7.___ Ngục khối nhãn, móc mắt. 
8.___ Ngục sản bì, lột da, căng da. 
9.___ Ngục nguyệt túc, cưa cẳng. 
10.___ Ngục bát thủ cước giáp, rút móng. 
11.___ Ngục hấp huyết, hút huyết. 
12.___ Ngục đảo điêu, treo ngược. 
13.___ Ngục phân ngung, sả vai. 
14.___ Ngục thơ hoa, ăn giòi tửa. 
15.___ Ngục kích tất, đập đầu gối. 
16.___ Ngục ba lâm, mổ trái tim. 
Làm quan không biết ơn vua, không đạo tôi: dân không lo sưu thuế cho nhà nước: vợ phụ bạc chồng, lộn chồng bỏ chồng, trốn chồng hỗn với chồng, hồi nhỏ cha mẹ đã chịu cho người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi mà cãi họ lại, đầy tớ phản chủ thơ -kỳ quân lính ở bạc với người làm đầu (quan thầy của mình): kẻ làm công ăn gian chủ tiệm; tù vượt ngục, bị đày mà trốn, hại người bảo lãnh và quan cai trị trong sở, hoặc làm cho người thân bị khổ; không biết ăn năn chừa lỗi, trừ công còn dư quá thì hành; cứ theo địa lý để quân lâu, hoặc cữ không cho làm mả, hoặc bày cải táng đào mả lấy cốt tồi tàn, hoặc không đắp mả ông bà cha mẹ để loạn lạc (xiêu mồ lạc mả): dụ người làm phạm luật; xúi chúng kiện cáo làm thơ rơi giấu tên, hoặc dán lời kiêu ngạo mà giấu tên, hoặc dán lời nói xấu tiết cho con gái, phá đám hôn nhơn (cưới hỏi) mà giấu tên; hoặc viết thơ hồi, tờ để: làm giấy tờ giả mạo; đòi tiền bán chịu rồi mà chẳng dỉ sổ, hoặc trả nợ rồi mà không cho giấy không xé giấy: tập ký tên giả, khắc con dấu giả; sửa số bạc tiền trong giấy tờ, đều làm hại người, các tội kể ra đó, tra ra nhẹ nạng, sai quỉ Đại lực giam vào khám lớn, tùy theo tội, dẫn vào các ngục nhỏ hành cho đủ số rồi giải qua cửa thứ tư mà hành theo các ngục khác. 
Nếu ai nhớ ngày vía trẫm, là mồng 8 tháng 2 hay ăn chay nguyện vái không phạm các tội kể trên đó nữa lo việc làm lành mà trừ, sau thác xuống khỏi bị ngục nầy. 
Thầy Nguơn Hiền thiền sư đặt bài khuyên đừng ủ con gái. Mạng người là trọng, nên phép nước nghiêm trị việc án mạng (nhơn mạng). Nếu làm mưu làm hại oan, dẫu trốn khỏi tội Dương gian trời cũng hại mau lắm. Bởi cái mưu giết người, là lòng độc ác, mang tội nghịch thiên là trái lòng ưa sống của trời. Kíp chầy cũng trả chẳng tha. Người đời làm cho loại chí một hồi, sau an8 năn không kịp. Nay nhiều kẻ phạm tội dương gian âm phủ, nhứt là tội ủ con gái! hoặc ủ con chửa hoang! Tuy việc ấy là kẻ ngu hay làm, song quen thói rồi, nhiều nơi bắt chước. Bởi cớ ấy trời bớt số giảm kỷ, hoặc phạt cùng mạt tuyệt tự (không con trai). Nói chi đầu thai kiếp khác thường mạng là luật chung. Nghĩ thử nó đầu thai làm con, mà đền ơn cho mình, nỡ nào mà giết con cho đành đoạn? Huống chi kẻ vô hậu, cầu có chút gái còn khó thay, như vậy đủ biết phước nhiều thì có trai, phước ít mới có gái, còn vô phước thì không có con chi hết. Mình phải răn lòng sát hại làm phước mà cầu trời cho sanh trai, vì muốn kế tự, thì phải tu nhơn tích đức. Độc ác con gái chửa hoang, sanh ra thì quyết giết! Sao không biết xét, rất đỗi kẻ vô hậu còn nuôi con nuôi thay! Huống chi máu thịt của mình trong bụng sanh ra, cũng lập thế mà nuôi như kẻ nuôi quá phòng vậy, thì khỏi mắc oan nghiệp. Nếu không chừa lỗi độc, thì bị tuyệt tự, trông chi sanh đặng con trai. Người quân tử có nhơn, rán khuyên đời mà cứu nhiều mạng, thì âm đức lớn lắm. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA NGŨ QUAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TƯ
Làm lành hưởng phước:
Thí quan tài và đồ liệm, thì nhà có thần phò hộ. 
(Phong Sắc xin thích nghĩa khoảng nầy: bởi kinh Ngọc lịch tàu có in hình, khoảng nầy có vẽ cái trại thí hòm, có chất hòm, nhiều người đến khiêng những hòm thí. Các sãi dốt không biết, bổn đạo thấy vẽ hình như thế, thì hỏi hòm gì nhiều vậy? Sãi dốt nói bướng rằng: Ai chết rồi hồn phải đem cái hòm của mình mà nạp cho vua Tứ điện. Nên chôn hòm nhẹ, dễ nạp, nếu hòm lớn khổ cho vong hồn đẩy không nổi! Bó bảy tấm vạc nhẹ nhàng dễ vác! Ôi, bổn đạo quê cũng nghe theo lời ấy, mà trối với con cháu, sợ chôn hòm lớn! Lưu truyền lời phi lý tới nay! Vì sãi dốt bày nói sàm một chút, để hại kẻ dốt muôn đời! Sao không biết xét cho kỹ vua thứ tư thâu hòm ấy mà làm chi? Mấy muôn triệu hòm chỗ đâu mà để? Vả lại hồn ma mà chuyển vận đồ hữu hình sao đặng, gọi đẩy hòm nạp quách là nghĩa gì? Nếu cực khổ như vầy sau còn gọi kẻ thí hòm được phước có thần lành phò hộ? như vậy một lời nói bậy, tổn đức biết chừng nào? Làm cho kẻ dốt nghe lầm, chôn cất tức tưởi không ấm cúng! Muốn cho kẻ dốt khỏi lầm, nên tôi phải giải cho rành, may người dốt tỉnh lại. Nếu nạp hòm hết, sao lại lấy cốt còn hòm???)
Làm các điều dữ mắc những tội, kể ra sau đây:
1. Giạ già giạ non, đong nhẹ đong nặng, lòn thăng tráo đấu gian lận, hoặc bán lúa tưới nước, đều bị cối đạp giã, cho chó ăn. 
2. Cân lận, bị móc lưng treo hoài. Đo lận cũng phạt vậy. 
3. Không kính người lớn tuổi, già cả, lường gạt giựt của người, vay mượn chẳng trả, du thủ du thực hoang đàng, không giữ bổn phận, háo sắc tà dâm, lấy vợ người, ngoại tình huê nguyện, ngã mặn và tội ăn vụng, say rượu, bài bạc, trùm đĩ nhà chứa điếm, rủa chửi, trù ếm du đãng, chọc ghẹo phá hại người hiền, đổ đồ dơ uế xuống sông, phơi quần áo dơ giọt bóng tam quan là mặt nhựt mặt nguyện, yến sao, hoặc dơ uế mà lên chỗ thờ phượng hoặc vào bếp núc: Các tội kể trên đó đều xô xuống Tát trì là (huyết ô trì) ao huyết dơ mà lặn hụp, tuỳ theo tội nhiều ít, phạt ở lâu mau. 
(Ấy là chánh kinh Ngọc lịch như vậy, kẻ sau muốn răn phụ nữ, bày ra kinh huyết hồn, mà cấm sự nhơ uế nơi tam quan, hoặc giặt dưới sông, hoặc vào trong bếp mà dạy đờn bà con gái. Kẻ dốt tin thiệt có tụng thì khỏi đoạ huyết ô trì. Kẻ dốt nữa thích nghĩa rằng: con gái đàn bà có đường kinh, hoặc chửa đẻ, đều bị xuống huyết ô trì hết thảy, nên có kẻ quê tụng kinh huyết hồn cầu mẹ khỏi tội! Lưu truyền lâu đời, đàn ông ít học cũng tụng nữa! Sao không thông lý, tại trời sanh phụ nữ phải có sự ấy, mà còn bị tội là nghĩa gì? Thầy chùa xưa có học, thông hiểu chỗ đó, bày đặt thơ Hứa sử nói nhờ Hứa sử xin vua Tử điện tha tội ấy. Nói vậy trời đất còn lầm sao? Thua Hứa sử sao?)
Ngũ quan vương ở dưới đáy biển đông, nội cõi ấy rộng năm trăm dặm do tuần 1 dặm do tuần tròn giáp vòng 240 dặm, bề ngang mặt băng gian, là ngang giữa trung tâm 80 dặm. Còn mỗi dặm là 360 bộ, bộ là bước đôi, mỗi chưn một bước, nên một bộ là 5 thước mộc, như vậy 1 dặm là 1800 thước mộc. Còn 1 dặm do tuần bề ngang xuyên tâm đo 80 dặm là 144.080 thước mộc. Như vậy 580 dặm do tuần giáp vòng đo ra 72.000.000 thước mộc bề ngang mặt xuyên tâm 24.000.000 thước mộc. Lập 16 ngục nhỏ:
1. Ngục Tát trì là huyết ô trì. 
2. Ngục Vụ liêng trước tim, xiềng, với tâm để xăm. 
3. Ngục Phi thanh kiên thủ, xối nước sôi
4. Ngục Chưởng trướng lưu dịch, vả mặt sưng. 
5. Ngục Đoạn cân tích cốt, chặt gân xương
6. Ngục Yễn kiên sát bì, khứa vai lột da. 
7. Ngục Đoan phu, khoan da thịt
8. Ngục Tổn phong núi chim trĩ mổ. 
9. Ngục Thiết y, bận áo sắt
10. Ngục Mộng thạch thổ ngoa yễm, cây, lá dẳn. 
11. Ngục Lục nhãn, khoét mắt. 
12. Ngục Phi khôi tắc khẩu, tro vô lấp miệng. 
13. Ngục Quán dược, đổ thuốc độc. 
14. Ngục Du đậu hượt diệt, trợt nhớt té,
15. Ngục Thích chỉ, xâm miệng. 
16. Ngục Tốt thạch mai thân, chôn đá vụn. 
Những tội trốn xâu lậu thuế; nói ngược lúa ruộng, nói ngược nợ, cân ăn gian; bán thuốc giả; bán gạo mắc nước; làm bạc giả, ăn gian ăn bớt bạc vàng; bán hàng lụa nhiễu; bán vải mỏng mà hồ gọi dày, đi đường không nhường tránh kẻ tật nguyền, hoặc người già, trẻ nhỏ nhít; lập mưu thần mà đoạt nghề kẻ buôn gánh bán bưng, cho mất sở làm ăn kẻ cùng khổ mà thủ lợi; lãnh thơ không đưa cho sớm, để trễ hư việc người; ăn cắp cạy gạch lề lộ, hoặc rót trộm dầu đèn ngoài đường; nghèo không giữ bổn phận, sanh ra gian giảo, giàu bất nhơn, không thương kẻ nghèo, hứa cho mượn cho vay, đến kỳ không cho, hại hư việc người; thấy người nghèo bịnh, trong nhà có thuốc hay mà không cho; giấu phương thuốc hay, sắc ra bán thuốc nước không cho thấy xác, không chịu truyền cho ai; quăng miểng sành miểng chai, gai chông ra đường đi; thả súc vật ỉa dơ đường sá; để bụi gai góc sầm uất cho hư vách rào của người; trù rủa ếm đối, hăm hoạ chúng; các tội ấy đều tuỳ nặng nhẹ hành tội các ngục, giải qua Ngũ điện. 
Ngày vía trẫm 18 tháng hai, nếu ai ăn năn ngày ấy ăn chay thề nguyền không dám phạm các tội ấy nữa, lo làm lành tu bỉ sau khỏi hành các ngục nầy, nếu thêm việc nhơn quả kể sau Ngọc lịch để cho người coi mà cải ác tùng thiện, người ăn năn chừa lỗi khỏi tội thì có công có phước. 
Nếu thấy ai bị tai nạn ngặt nghèo, mình có thể cứu mà làm hiểm bỏ qua, hoặc quên ơn bạc nghĩa hoặc cố oán quyết hại cho đặng, đều là lòng độc ác: tuy tụng kinh làm lành bố thí thác rồi khỏi hành các ngục mà thôi, chớ không đặng đầu thai hưởng phước phạt làm quỉ mị yêu tinh, như hồ ly mãng xà, mấy năm, tuỳ theo lòng độc nhẹ nặng. Nếu biết lỗi không dám sanh sự hại đời, thì thâu hồn về cho đầu thai phú quý. Như hiện hình nhát chúng khuấy đời, đáng tội thì bị Thiên lôi đánh hoá ra con Tích, thì hết đầu thai lâu tiêu hồn mất. 
Phàm các quân binh đánh giặc, kể từ ngày đi đánh, hết lòng hết sức vì nước, không hãm hiếp ai, không đốt nhà dân giả; dầu tử trận hồn xuống điện này, dẫu có các tội xưa cũng bỏ qua hết, vì đặng chữ trung lương mà trừ, giải đến cửa thứ mười, cho đầu thai hưởng phước. Nếu đánh lộn sanh tử mà chết, hoặc theo kẻ làm phản, đều bị tội gia bội hành hình theo các lỗi bấy lâu. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA DIÊM-LA NGỰ ĐIỆN THỨ NĂM
Làm các điều lành được phước:
1. Nhiều năm bố thí dân nghèo, con cháu nối đời, giàu có
2. Thí lúa gạo, cơm cháo, con cháu thi đậu làm quan lớn. 
Làm các điều dữ mắc hành tội:
1. Tội bất hiếu với ông bà cha mẹ, bị chém ngang lưng đứt hai.
2. Đổ cơm cháo đồ ăn, bỏ cơm cháy, đạp cơm cháo, đổ huỷ lúa gạo, đều mang gông, cho ăn cơm thiu hóa giòi lửa. 
3. Mỗi người có tội, cho lên đài vọng hương, ngó về xứ sở nhà cửa, thương nhớ mà về không đặng, khóc than thảm thiết. 
Vua Diêm-la phán rằng: “Khi trước trẫm ở Nhứt -điện, bởi thương những kẻ thác oan, hay thả hồn về sống lại để kêu oan. Thượng -đế đổi trẫm về Ngũ -điện tại đáy biển đông bắc, cai trị 16 cửa ngục tru tâm làm mổ trái tim. Phàm các phạm hồn giải đến đây, thì đã bị hành các ngục mấy điện kia lâu ngày, dầu tội nhẹ khỏi hành, song cứ giải bảy ngày mới tới một cửa điện tới đây cũng đã 35 ngày rồi, thây thúi hết, không thể nào sống lại đặng. Nhiều phạm hồn muốn sống lại, kiếm
tâu rằng: “Tôi làm chưa rồi lời vái hoặc cất chùa làm cầu đắp lộ, khai kinh đào
giếng thí chưa rồi, hoặc đặt lời khuyến thiện chưa đủ, hoặc lời nguyện phóng sanh
chưa đủ số, hoặc nuôi ông bà cha mẹ chưa rồi, sắm sửa hàn rương chưa đủ, hoặc trả ơn chưa đặng xin cho sống lại thề làm duyên làm phước. Trẫm than rằng: Xưa người làm dữ quỉ thần hay, nay thuyền đã ra khơi xảm muộn quá! Bởi vậy Địa -Tạng -Vương ban ơn truyền chỉ, khuyên các cửa điện chung làm Ngọc -lịch cho đời tu mà chuộc tội. Thập vương làm rồi, dâng cho Địa -Tạng -Vương ngự xem, xem đủ liền đem thập vương với chư thần lên thiên đình dưng Ngọc -lịch xin sắc chỉ của Thượng -đế, nhờ ơn Thượng -đế ngự duyệt bằng lòng ban chỉ cho truyền đời tu chuộc tội. Từ Phong Đô đại đế với Thập vương lãnh Ngọc lịch có chiếu chỉ Thượng -đế phê đến nay đã lâu năm, mà chưa gặp người nào có đức hạnh xuống âm phủ, mà trao cuốn Ngọc -lịch đặng lưu truyền cho đời, chớ hồn mà hồi đương đem kinh có hình về sao đặng? Nếu truyền đặng cho đời biết ăn năn chừa lỗi, thì dưới âm phủ sẽ ít hồn tù tội, tại dương gian ít kẻ thán oán. Như vậy đủ biết trên đời không kẻ tu luyện cho đặng nhục thân (xác phàm) xuống âm phủ. (Trừ ra thân ngoại hữu thân thì đi mới đặng).
Từ đó đến nay các hồn soi Nghiệt cảnh đều là người dữ mới giải lần đến cửa này, đừng kiếm cớ chữa mình nhiều chuyện. Quỉ đầu trâu mặt ngựa dẫn chúng nó lên đài Vọng hương cho mau.” Cái đài Vọng hương nhiều cửa vòng nguyệt, hình đài ấy như cái cung lên thẳng dây, giáp vòng 81 dậm, bề dài về hướng bắc, ngay như dây cung, còn đông, tây, nam, ba hướng trước với hai bên đều vòng tròn như cái cung, cao 490 thước, gươm giáo dựng làm chông xung quanh mặt thành, 63 từng rộng rãi. Kẻ hiền lành không lên đài ấy. Kẻ tầm thường công qúa bằng nhau, cũng khỏi lên, được đầu thai. Trừ ra phạm tội nhiều, trừ hết công, còn dư quá, mới cho lên đó. Nghĩa vọng hương là ngó mong về thấy nhà cửa quê hương mình, cho thấy cho nghe đặng biết việc ra thể nào. Các hồn ngó thấy những là người nàh không y theo lời mình trối, cãi các lời dạy, hoặc chuyên vận hết của mình, hoặc chồng cưới vợ khác, vợ lấy chồng khác, hoặc con cháu kiện chia gia sản ruộng đất, sổ sách giấy tờ bấy lâu, bây giờ xé hết. 
Giấy tờ thiếu nợ họ đòi không đúng. Còn kẻ thiếu mình mượn mình, không giấy, hoặc người nhà kiếm không đặng giấy thì bị chúng nói ngược hết, cãi lẩy với nhau, đều đổ thừa trả rồi cho mình (người chết)! Bà con hờn giận rầy rà, con cái giấu đút, bằng hữu nói tước. Có kẻ nghĩ tình khóc một tiếng, rồi cười bằng hai! Lại còn mấy kẻ tội dữ, thấy con trai bị tù tội, vợ bịnh hoạn, con gái bị chúng hãm hiếp, hoặc sự nghiệp tiêu điều, hoặc cháy nhà, hoặc hết của! Các hồn thấy việc như vậy tức tối mà khóc nhào! Quỉ sứ dẫn xuống, giam vào khám lớn, tra coi phạm tội gì thì dẫn vào 16 ngục tru tâm mà mổ ruột. Mỗi cái ngục đều trồng một cây trụ, rắn bằng đồng làm lòi tói, chó hình bằng sắt làm ghế đôn. Trói hết tay chưn vào trụ, rồi lấy dao nhỏ mổ bụng kéo tim, xẻ lần cắt bỏ cho rắn ăn. Rồi rút ruột cắt bỏ cho chó ăn, hành đủ ngày giờ mãn tội rồi, huờn hình như thường, giải qua Lục điện. Mười sáu ngục kể ra:
1. Ngục mổ tim không tin báo ứng. 
2. Ngục mổ tim sát sanh hại mạng. 
3. Ngục mổ tim bỏ phải mà làm quấy. 
4. Nguc mổ tim làm dữ tập phép trường sanh
5. Ngục mổ tim khi lành muốn người mau chết. 
6. Ngục mổ tim toan mưu vu vạ (hoạ).
7. Ngục mổ tim trai gian dâm, gái ngoại tình. 
8. Ngục mổ tim tốn của người lợi cho mình. 
9. Ngục mổ tim gắt gao không kể ai chết. 
10. Ngục mổ tim trộm cắp nói ngược. 
11. Ngục mổ tim quên ơn báo thù quá. 
12. Ngục mổ tim độc ác xui hại người. 
13. Ngục mổ tim lường gạt dỗ dành. 
14. Ngục mổ tim háo thắng, ham đánh lộn. 
15. Ngục mổ tim ganh hiền ghét ngõ. 
16. Ngục mổ tim ngu mê không tỉnh kiêu ngạo. 
Những tội không tin Thiên đường Địa ngục luân hồi, quả báo; ngăn trở kẻ làm sự lành; mượn tiếng đi chùa dòm hành sự lỗi của người mà nói: đốt hủy kinh sách; ăn mặn mà tụng kinh niệm Phật; thấy người ăn chay tụng kinh niệm chú mà chê: chê bai tiên Phật; kẻ hay chữ coi kinh sách mà không giảng cho kẻ dốt phụ nữ nghe: cuốc phá mã hoang, làm cho loạn lạc; vô cớ đốt rừng: để người nhà lơ đểnh làm cháy nhà, hại lây cả xóm; hay bắn cầm thú; vật kẻ yếu bịnh; quăng liệng phá người: đăng dò bắt cá; chày lưới các cuộc bắt cá; gát chim. (Lấy mủ cây làm cho dính giò bẫy, các đồ lề bất chim, hoặc đổ thuốc độc dưới đất); những mèo chết, rắn độc chết không chôn cho sâu, hại người đào nhằm móc nhằm trúng độc khí bịnh chết: trời lạnh run mà bắt dân đào đất dầm nước đặng làm vách đắp lò bếp mới; lấy thế cất dinh quan, lấn ranh chiếm đoạt ruộng đất dân, lấp giếng bí ngọn rạch (thuộc về ỷ thế); các tội kể trên đó, những kẻ phạm tội ấy, cho lên Vọng hương coi rồi, giam vào khám lớn, tùy theo tội mà mổ tim, mới giải qua Luc -điện tra tội khác. Nếu cơn còn sống không phạm các tội ấy, hoặc đã phạm lỡ, ngày vía trẫm là ngày mùng tám tháng giêng, mà ăn chay thề nguyền không tái phạm các tội ấy nữa, sau trẫm tha hỏi hành, lại tư tờ qua Lục -điện giải tội nữa. Trừ ra tội sát nhơn, hoặc theo tà thuật, xưng đặng trường sanh: hoặc hãm hiếp phụ nữ; hoặc đàn bà tham dâm ghen độc: hoặc vu oan cho hư danh tiết người; hoặc trộm cướp nói ngược; hoặc trộm cướp nói ngược; hoặc quên ơn bạc ngãi, báo oán quá lẽ; nhứt là nghe kinh khuyên giảng mà không ăn năn chừa lỗi! Các tội ấy chẳng hề châm chế. 
Còn người đời, gọi tài thần giữ của cho người, tưởng vậy là sái lắm! Ấy là mấy người chôn tiền bạc của cải hoặc các quan chôn của báu, đến thác phần hồn còn mê mà tiếc của, sợ chúng đào, nên hồn ma ở đó giữ mãi, ai tới thì hiện hồn ma mà nhát. Thần thánh nghĩ nó vô tội, nên bỏ qua cho ma giữ của. Chừng nào nghe câu kinh Phật dạy:’ Cái thân cũng không phải của mình, ngũ uẫn (năm mối) là tham. sân, si, ái dục, đều không ‘. Hồn ma giữ của mới tỉnh lại rằng:’Cái thân là xác còn bỏ, không phải của mình mà dùng được, huống chi là của tiền ‘. Mới chịu bỏ của mà xin đầu thai kiếp khác. Còn mấy kẻ vô phước lại gần chỗ đó bị ma nhát mà hết hồn sanh bịnh. Như thế -gian ai nghe chỗ nào có ma quỉ hiện hình hay nhát, biết là chỗ ma giữ của, thì van vái thề nguyền, xin đào đặng của ấy thì chia ra như vầy: 10 phần xuất ra ba phần mà làm siêu độ tụng kinh cho hồn ấy đầu thai hưởng phước, ba phần nữa phóng sanh cho vong ấy, một phần bố thí cho bần nhơn thì hết 7 phần rồi, còn ba phần thì mình hưởng. Vái nguyện như vậy rồi đào, thì có thánh thần làm chứng, lấy làm như vậy không hệ gì,
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA BIỆN THÀNH NGỰ CỬA ĐỀN THỨ SÁU
Làm lành được phước:
Cất chùa, tu bổ am tự con cháu thi đậu làm quan. 
Làm các điều dữ mắc tội:
1. Vừa lúa đợi giá cao, nhà nghèo mua ít không bán; quá phòng người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi, mà theo họ cũ; hoặc cạo vàng trong mình Phật cốt mà bán, cũng như bán Phật; các tội ấy đều bị đóng đinh căng lút vô bàn chông đứng. 
2. Ăn cắp kinh sách, hoặc mua mà xé, bị treo mà lột da. 
3. Kêu trời van đất, không cung kính thánh thần, bị cưa ngược. 
4. Ăn trộm, ăn cắp, bị quì trên chông sắt luôn luôn. 
Biện thành vương, điện tại đáy biển chánh bắc, khám lớn gọi là Đại hiến đoán, địa ngục rông 500 dặm do tuần, 16 ngục nhỏ:
1. Ngục thường quị thiết sa, quì chông. 
2. Ngục chi nê tẩm thân, hầm phẩn. 
3. Ngục mạ tồi lưu huyết, xay bột. 
4. Ngục kiềm chỉ hàm châm, ngậm kim. 
5. Ngục cát hận thử giảo, thiến dái cho chuột ăn
6. Ngục cực võng hoàn toàn, đĩa cắn trong lưới gan
7. Ngục ngối đão nhục tương quết nem. 
8. Ngục liệt bì khí lôi, nghiến rách da. 
9. Ngục hàm hỏa bế hầu, ngậm lửa. 
10. Ngục tang hỏa bại hông, thổi lửa đốt (lửa giân).
11. Ngục phẩn tự, rạch phẩn. 
12. Ngục ngưu điêu mả táo, trâu báng ngựa đạp. 
13. Ngục phỉ khiếu, khoan lỗ (xoi).
14. Ngục trát đầu thoát xác, bửa sọ. 
15. Ngục yêu trảm, xắt ngang lưng. 
16. Ngục bác bì, tuyên thảo, lột da, đóng chông đứng. 
Phàm giận trời trách đất, ghét gió sấm lạnh nực nắng mưa; day mặt về hướng bắc mà tiểu tiêu, hĩ mũi, khạc phun, khoét, cạo vàng hình Phật, móc tiền dằn tâm ông Tiêu; kêu tên tộc Tiên Phật thánh thần; không kỉnh giấy chữ kinh sách; để đồ dơ uế gần chùa đình, bàn thờ: hương đăng trà quả, đồ cúng không, tinh khiết; dơ dáy trong bếp, không cữ thịt trâu, thịt chó, học sách tà dâm (thể chiến), tà đạo, để sách ấy trong nhà mà không đốt, sách ếm hại người cũng vậy, bôi xé kinh sách, đồ khí dụng. vẽ hình Thái -cực (mặt trăng lộn âm dương), hoặc vẽ nhựt nguyệt sao bắc đẩu, hoặc hai hình hoà hiệp (nguyệt hiệp lão nhơn), hoặc hình Tây-vương-mẫu (Diêu trì), hình Phước Lộc Thọ, hoặc hình Bát -tiên, mà làm nhãn gói đồ, hoặc thêu chữ (Vạn) vô hàng giẻ vải cờ, giường, ghế, bàn tơ và đồ khí dụng, hoặc dùng làm chữ hiệu, phạm thượng bận quần áo có hình rồng phụng, vựa lúa chờ giá cao không bán ít cho nhà nghèo: các tội kể trên đó, đều giam vào khám Đại -kiếu -hoán. Tra tội nào đáng hành 16 ngục nhỏ, đủ ngày giải qua Thất -điện, tra tội khác hành nữa. 
Nếu ai ở dương thế, ăn chay ngày mồng tám, tháng ba là vía trẫm, thề nguyền tự hậu không dám phạm tội nói trên đó, và 14 rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng 10 tháng mười, trong bốn ngày ấy ăn chay, cấm phòng, (vợ chồng không ăn nằm với nhau) cũng như các ngày vía lớn vậy, lo cầu khẩn ăn năn chừa lỗi thường năm giữ được năm ngày ấy như vậy, sau khỏi hành các ngục nầy. 
Thế tục lưu truyền nói:’Thập bát tằng địa ngục ‘. Dưới Âm -phủ có 18 từng địa ngục, ấy là nói sái, chánh là:’ Nhập bát tằng địa ngục ‘. Vào tám cửa địa ngục lớn. Kể tám ngục lớn ra sau đây: Nhị điện có khám lớn gọi là Huợt đại địa ngục. Tam điện có Hắc thằng đại địa ngục. Tứ điện có Hiệp đại địa ngục. Ngũ điện có Kiếu -hoán đại địa ngục. Tại Lục điện đây có Đại Kiếu hoán đại địa ngục. Thất điện có Nhiệt não đại địa ngục. Bát điện có Đại Nhiệt não đại địa ngục. Cửu điện A tì đại địa ngục. Cộng tám cái khám lớn, mỗi khám lớn đều có 16 địa ngục nhỏ để hành tội và Huyết ô trì, Uổng tử thành, cộng vừa lớn vừa nhỏ 138 địa ngục; lại còn bào lạc rằng khác. Phàm các phạm bị hành rồi, tuy cháy da nát thịt, đứt gân, dập xương, không còn lông tóc, chừng giải qua điện khác huờn hình lại như khi mới chết mà hành hình nữa, rồi giải qua cửa khác cũng như vậy. Trẩm thích nghĩa cho rành, kẻo tưởng có 18 địa ngục. Nhứt là tội đặt bài ca huê nguyệt, tuồng truyện tà dâm, hoặc vẽ hình tục tĩu, hoặc làm thuốc phá thai, hoặc thuốc mê, hay là khắc bản in ra, hoặc sao tả lưu truyền các bài các hình ấy, nếu bản ấy còn, bổn còn không tuyệt đồ đó, thì người bày đặt còn bị hành tội hoài, dẫu muôn ngàn đời cũng không khỏi hình phạt nơi địa ngục vì bày tà dâm dục lòng người cho hư phong hoá. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA THÁI -SAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ BẢY
Làm lành hưởng phước:
Phàm con có hiếu, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, kính yêu mười phần. Khi nuôi đau càng hầu hạ thức thối cần mẫn hơn nữa, đến nỗi cha mẹ bịnh liệt, ăn không được có khi đặt bàn cầu trời, mình lóc chút thịt cánh tay, mà nấu ra nước cho cha mẹ uống cầm hơi. Ấy là lời nói thí dụ tỏ lòng thương hết sức chạy lo như vậy. Có hiếu thì động lòng trời. 
Làm các điều dữ mắc tội:
1. Ăn trộm đồ trong hòm, hoặc bày thuốc phá thai bị quăng lên núi lửa. 
2. Sang đoạt, hoặc dỗ dành gạt chúng, bị ngục trảm thủ (chặt tay).
3. Lấy xương người mà làm thuốc, bị nấu dầu. 
Đền thái -san vương tại đáy biển tây-bắc, khám Nhiệt -não đại địa ngục giáp vòng 500 dậm do tuần, có 16 ngục nhỏ. 
1. Ngục chày nục tự thôn, đánh sặc máu bắt nuốt!
2. Ngục thềm thối hỏa bức khanh, hầm lửa. 
3. Ngục liệt hung, bửa ngực. 
4. Ngục nha xa ngoạn phát, cột tóc trên nạng. 
5. Ngục khuyển giảo kinh cốt, chó cắn cẳng. 
6. Ngục đảnh thạch tồn thân đội đá. 
7. Ngục lả đảnh khai ngạch, đập óc xả trán. 
8. Ngục úc thống khốc cẩu đôn, chó cắn. 
9. Ngục lê bì trư tha (trư đà), lột da, heo cắn mà trì. 
10. Ngục đoạn hảo thượng hạ trác giảo, trên chim
lắc nước mổ, dưới heo rừng xé. 
11. Ngục điếu đạp túc, treo cẳng. 
12. Ngục bạt thiệt xuyên tai, kéo lưỡi xỏ má. 
13. Ngục sưu trường, rút ruột. 
14. Ngục loa đạp hoa trước, la đạp, heo rừng cẳn. 
15. Ngục lạc thủ chỉ, đốt ngón tay. 
16. Ngục du phủ cổn phanh, nấu dấu. 
Nếu ai có uống hồng diên (kinh nguyệt lần vỏ da, thứ nhứt)
tử hà xa nhau (nhau); hoặc uống rượu phí dụng thái quá; mua đồ trong hòm người chết; hoặc lấy xương cốt người mà làm thuốc: phân rẽ vợ chồng, thân thích người; gả dâu làm thiếp, hoặc đợ; để cho vợ trấn nước con gái: hoặc chửa hoang đẻ ra liền ủ; bài bạc đánh môn đánh cặp chia tiền của, hoặc gian lận; thầy không cần dạy để đệ -tử hư: không cần tội nặng nhẹ, cứ chửi tôi đánh tớ tới bị thương tích: hà hiếp xóm diềng: không kính người lớn hơn mình, dạy phải chẳng vâng lời: khua môi uốn lưỡi, xúi rầy đánh lộn; các tội ấy tùy nhẹ nặng hành hình đủ 16 ngục. Hành đủ rồi, giải qua Bát điện tra tội khác nữa. 
Trong đời thiếu chi vị thuốc, nỡ nào giết vật sống mà làm thuốc, trị bịnh thiệt ở bất nhơn. Còn như uống hồng diên, nhau rún đồ dơ trong mình đàn bà, như ăn thịt người, thì cái miệng cũng như một thứ uế trược kia dẫu có làm lành tụng kinh niệm chú đã không linh, mà càng thêm tội, nên án ấy không dung. Nếu ai nghe khuyên nầy, mau mau chừa lỗi, nguyện cữ sát sanh, lại phóng sanh được một trăm vạn mạng mỗi ban mai súc miệng niệm Phật cho nhiều, đến khi mãn phần, Phật sai Tịnh nghiệt sứ giả đem đèn soi cho tiêu hơi uế mới đặng. 
Nếu ai lấy xương cốt kẻ chết thiêu, hoặc thây con nít chết mà làm thuốc, hoặc lấy sọ người bán mà làm vị thuốc có kẻ ác kiếm xương người tới cả gánh, chắc thì làm đồ khí dụng, mục thì tán ra bột pha đồ. Hầm các vật dụng thì dầu có công gì, trừ cũng không đặng, thà hành tội ấy công nọ để trừ tội khác, dư sẽ cho hưởng kiếp sau. Còn bây giờ hành các ngục rồi, rốt giải qua vua thứ mười đặng cắt tay khoét mắt, chặt tay chưn, hớt môi miệng mũi, đầu thai làm kẻ tật nguyền, thậm chí hai tật mà trừ tội ấy. Nếu ai còn sống biết tội, phải thề nguyền ăn năn, không dám phạm nữa, hoặc phải thí hòm mà đi liệm thí nhiều xác, sau chết đeo đính bài, trên đính bài ông Táo có chấm một điểm mực làm dấu, xuống đây mới khỏi hành hình. 
Có năm thất mùa đói lắm, tới nỗi kẻ sống đói quá ăn thịt thây ma. Nếu ai ngất ngư hấp hối còn chút hơi thở mà nỡ lòng cắt thịt nấu ăn, hoặc làm nhưn bánh bao, bánh in mà bán cho người ăn, ở lòng độc như vậy bị hành xây vần 16 cửa ngục nầy đủ 49 ngày, thì cho Thập -điện ghi vào sổ, rồi chạy tờ cho Nhứt điện đem tên vào bộ nữa, cho đầu thai lên làm súc vật chết đói, cho thấy đồ đổ trước mắt mà nuốt không vô, phải chịu đói tới chết. Tội này không phước nào trừ được, cũng không đặng đầu thai làm người mà trả quả. Còn kẻ ăn lầm, biết rồi mà còn ăn nữa, phạt đầu thai làm súc vật sưng họng đói lắm mà ăn không đặng, nhịn cho tới chết. Nếu biết lầm mà không ăn nữa, thì chế cho bố thí năm đói mà trừ (như thí lúa gạo tiền bạc cơm cháo hoặc nước gừng, nước trà), được như vậy đã tiêu hết tội trước, lại trả phước nhãn tiền và kiếp sau. 
Ba điều trên ấy là quan văn, quan võ với các phán quan điện nầy hội nghị hai điều, còn Địa -ngục thứ tư (chúa ngục) nghị một điều, là ba điều, trẫm cũng cho viết theo sau, dưng Thượng đế, nhờ ân chỉ phê cho và thăng thưởng các viên hội nghị. 
Lại truyền chỉ dụ: Thế gian làm điều dữ, chư thần đã nghị tội hành phạt rồi. 
Hỡi còn việc quân lính, việc công vụ, lễ nghị, chế riêng điều lệ nhỏ, các khoảng ấy điều y thao luật của nước nào chế, thì trị theo luật nước nấy. Nếu chúng nó chối mà đổ tội cho kẻ khác, tức thì phải tra minh mà trị tội y luật. Các cửa âm ti y chỉ dụ ‘.
27 tháng ba nhằm ngày vía trẫm, ai ăn chay day mặt lạy về phía bắc, thề nguyền ăn năn chừa lỗi, làm lành in cuốn Ngọc -lịch cho đời coi mà cải ác, sau khỏi hành các ngục nầy ‘.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA BÌNH -ĐẲNG NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TÁM
Làm lành hưởng phước:
Kẻ giàu có trai tăng bố thí cho thầy tu, được phước lộc. 
Làm các điều dữ mắc tội:
1. Bất hiếu, cha mẹ sống không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc hồi cha mẹ còn sống làm cho cha mẹ ưu phiền bất bình, hoặc làm điều phạm phép, cho cha mẹ kinh hãi, đều bị xe cán. 
2. Ở quấy với người ơn của mình, hoặc chắp cây chiết chi, đem nhánh nầy chắp qua gốc cây kia, đều bị xắt ngang lưng. 
3. Nói tục -tĩu về việc phụ nữ, bị kéo lưỡi mà cắt. 
4. Khi người nghèo, dua bợ giàu sang bị mổ bụng móc tim. 
Ngục nầy có thành Uổng tử để giam hồn tự tận (giết mình).
Bình Đẳng vương đền tại đáy biển chánh tây, khám lớn là Đại Nhiệt não đại địa ngục, rộng 500 dặm do tuần, có 16 ngục nhỏ:
1. Ngục xa băng, xe cán. 
2. Ngục mộng hoa, chảo đậy ngột. 
3. Ngục tối quả, lóc thịt tận xương. 
4. Ngục lao khổng, bóp mũi, bóp họng. 
5. Ngục tiển thiệp, hớt chót lưỡi. 
6. Ngục thường thinh, nhà tiêu. 
7. Ngục đoạn chi, chặt tay chơn. 
8. Ngục tiền tạng, nấu đồ lòng. 
9. Ngục chích tủy, nướng mỡ xương. 
10. Ngục bát trường, móc ruột. 
11. Ngục phần tiêu, đốt trái thận. 
12. Ngục khai đường, mổ ức. 
13. Ngục hoạch hung, sả ngực. 
14. Ngục phá đảnh náo xỉ, bửa đầu xeo răng. 
15. Ngục phê cát, bằm xắt. 
16. Ngục cang xa, chĩa sắt đâm. 
Những con bất hiếu, cha mẹ còn không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc làm cho cha mẹ hay là cha mẹ chồng hết hồn, giựt mình, phiền hờn, rầu buồn, nếu không ăn năn chừa lỗi, ông Táo ghi vào sổ tội thứ nhứt tâu Thiên -tào cho bớt lộc bớt tuổi, cho tà quỉ làm điên khùng, thác rồi còn bị hành hình các ngục khác, giải đến cửa nầy ngưu đầu mã diện xách giò quăng vô khám lớn, rồi dẫn lại các ngục nhỏ hành hình cho đến kiếp, mới giải qua cửa thứ mười cho đầu thai làm súc vật. Nếu ai thấy Ngọc lịch mà tin, mỗi năm vía trẫm là ngày mồng một tháng tư, ăn chay thề nguyền chừa tội lỗi, sớm tối nguyện với ông Táo, xin ăn năn chừa lỗi, đến mãn phần ông Táo đề chữ Tuân trên trán, hoặc chữ Thuận, chữ Cải dầu hồn xuống từ Nhứt điện đến Thất điện có tội chi khác đều giảm phân nửa và khỏi phải giải qua điện nầy, đi luôn qua Cửa điện tra có đốt nhà, hoặc tính mưu thầm hay không. Rồi giải qua Thập điện cho đầu thai làm người tử tế. 
Thượng đế có chỉ dụ: “Nếu ai ăn năn chừa lỗi, in Ngọc lịch cho thiên hạ coi mà hồi tâm, thì sau thác xuống đi luôn từ Nhứt điện thẳng tới Bát điện khỏi hành các ngục. Tới cửa điện tra tội phước nếu không tội thì giao qua Thập điện cho đầu thai nhà giàu sang mà hưởng phước lâu dài. “
Còn Huyết ô trì phía sau điện, mé bên tả. Sãi vãi tại thế gian giảng sái rằng: “Đàn bà sanh đẻ có tội, sau bị sa Huyết ô trì”. Ấy là nói sai lắm! Sự đó tại trời sanh còn làm tội là nghĩa gì, dầu đàn bà đẻ mà thác, cũng không tội nhơ uế chi hết. Tội là vầy: Đẻ chưa đầy tháng mà xách nước, lội sông, vô bếp, giặt quần áo dơ, phơi hứng tam quang, các tội ấy về chủ nhà (người lớn trong nhà) chịu ba phần còn bảy phần đích thân nàng ấy chịu. Ao Huyết ô để phạt gái dâm dục sau bàn Phật, trước chỗ thờ thần, hoặc không cữ giao hiệp bốn ngày kị nhụt thần trong mỗi năm, là 14, rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng mười tháng mười, nội bốn ngày đêm ấy, mà ăn nằm thì tại dương thế đã mang bịnh, hoặc chết rắp, hồn xuống đây còn bị lăn lội dưới ao ấy lâu ngày. Hoặc sát sanh vấy máu trong bếp, hoặc bàn thờ, hoặc vấy máu vô kinh sách, hoặc đồ đựng cúng tế, cũng bị sa Huyết ô trì. Trừ ra có người thân nguyện cữ sát sanh lại phóng sanh cho vong hồn, lạy Phật tụng kinh cầu mới khỏi. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA ĐÔ THỊ NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ CHÍN
Làm các điều lành được hưởng phước:
1- Mùa đông thì nước gừng, mùa hè thì trà nước, có phước. 
2- Đưa đò thí, con cháu thi đỗ hiễn vinh.
Làm các điều dữ mắc tội:
1- Đi tới tiền làm chùa sửa chùa quan thếp Phật, mà ăn gian, hoặc rủ người đậu tiền khắc bản kinh, hoặc in kinh, ăn gian, hoặc bán mà thủ lợi, đều bị quăng trên núi cao. 
2- Bắt ếch, nhái, lươn cá, thuốc cá, bắt chim, ăn thịt trâu chó ngựa, hay sát sanh bắt rùa rắn, vô cớ mà hại vật, đều bị quạ xé thây ăn gan tim, rắn đục tai, niệng mũi. 
3- Phân vợ rẽ chồng người, nói đâm thọc cho ruột thịt xa nhạu Vẽ hình tục tĩu, làm thuốc tráng cho tà dậm. Hoặc đặt đồ huê tình, hoa-nguyệt cho sanh thói dâm. Hoặc đập chó. Các tội ấy đều bị chó vật chết, xé thây ăn thịt tim phổi. 
Đô thị vương đền tại đáy biển tây nam, khám lớn là A tì đại địa ngục, rông 8 trăm dặm do tuần đều bao lưới sắt, lập riêng 16 địa ngục nhỏ:
1- Ngục xao cốt chước thân, đập xương đốt mình. 
2- Ngục sưn cân lôi cốt, rút gân nghiền xương. 
3- Ngục nha thực tâm can, quạ ăn tim gan.
4- Ngục cẩu thực trường phế, chó ăn ruột phổi. 
5- Ngục thân tiện nhiệt du, mình, tưới dầu sôi. 
6- Ngục não cô bạt thiệt, bạt xỉ, nỏ đầu, kéo lưỡi, nhổ răng.
7- Ngục thủ não vị điền, con nhím khoét sọ ăn óc. 
8- Ngục chưng đầu, quái não, nấu dầu, nạo óc. 
9- Ngục dương súc thành hải, dê cụng bấu. 
10- Ngục mộc hiệp đảnh, ta nỏ nát sọ. 
11- Ngục mạ tâm, móc tim mà xay.
12- Ngục phị thang tâm thân, trấn nước sôi.
13- Ngục huỳnh phong, ong vò vẽ đánh. 
14- Ngục nghị chú ngao thầm, kiến đục tóp (thắng mỡ ra tóp cho kiến ăn.)
15- Ngục yết câu, bồ cạp chích. 
16- Ngục tử xích độc xà toàn khổng, rắn đỏ độc chun cửu khiếu. 
Phàm vua thế gian chế luật hình phạt, như tội nặng lắm xử lăng trì (chém rồi xả tư), xử trảm (chém), xử giảo (thắt họng), hồn xuống chịu các ngục trước hành rồi, giải đến điện nầy, hoặc kẻ đốt nhà, nuôi xâu ngải, thuốc độc, phá thai, hút hơi rún cho bổ, nút tinh trai, hoặc vẽ hình tục tỉu, đặt thơ truyện ca huê nguyệt (thơ ân tình) hay là bài thuốc mê, thuốc phá thai. Ai có phạm đều, thấy Ngọc -lịch thì ăn năn, thề chừa lỗi, không dám phạm nữa, nếu dâm thơ thì xé não, in rồi thì hủy bản, đốt sách, không truyền phương thuốc tà vạy nữa (thuốc tráng) thì sau xuống đây tha hành các ngục, giao qua Thập điện cho đầu thai làm người. Nếu nghe Ngọc – lịch mà còn làm các tội ấy, thì sau hành từ Nhị điện cho tới đây, đây trước hành bào lạc (xiềng tay chân vô ống cột đồng đốt đỏ, đẩy lên cháy thành than), huờn hồn lại giam vào ngục A tì mà hành theo 16 ngục nhỏ, rồi huờn hồn nữa, đâm gươm vô họng thấu tim phổi, giam hoài đợi các nhà bị hại trên thế gian khá lại, kẻ chết đầu thai hết, hoặc não bổn dâm thơ hết lưu truyền nữa, hoặc phương thuốc độc hết truyền, hoặc kiểu hình tục tĩu tuyệt hết, thì hồn phạm mới khỏi giam đặng đi đầu thai. 
Nếu ai phạm các tội ấy, đến ngày vía trẩm là mồng tám tháng tư, ăn chay, day mặt về hướng bắc, vái nguyện chùa lỗi, mua thâu dâm thơ mà đốt, hoặc in Ngọc -lịch cho người, hết sức khuyên đời cải ác tùng thiện, đến mãn phần, ông Táo đề hai chữ ‘ Phụng hành trên trán, thì từ Nhị điện đến đây, tra công mà trừ các tội khác. (Nếu kẻ giàu sang có quyền thế cho bắt kẻ hung hoang hay đốt nhà chúng, hoặc cấm dâm thơ, hủy bản đốt sách dán yết thị cấm các việc hại đời ấy, thì cho con cháu nối đời thi đỗ làm quan. Nếu kẻ nghèo, dốt, phụ in Ngọc lịch khuyên đời sau đầu thai hưởng phước. 
Vua Phong đô đại đế phán rằng:’ Tay Bát điện có thành Uổng tử, ở phía hữu điện nầy (vì 2 đền gần nhau). Thế tục nói sái rằng:’ Ai bị thác oan, thì hồn bị cầm thành Uổng tử ‘. Đời nghe lưu truyền lâu, cũng tin là thiệt! Sao không xét cho đủ lý, người đã thác oan, cầm ngục nghĩa là gì? Cho đi thong thả chớ không cấm cố, song nán đợi kẻ giết mình xuống Âm phủ, hành tội trước mặt hồn oan trước cho hết tức, rồi mới cho đi đầu thai Còn thành nẩyđể giam những kẻ vô cớ giận lẩy mà giết mình, trầm mình thắt họng, uống thuốc độc vân vân, giam đỡ đây đợi hành tội chưa đặng đầu thai chớ không phải các hồn bị người giết Uổng -tử. Nếu kẻ liều mình vì sự trung hiếu tiết nghĩa, hoặc quân lính vì nước mà tử trận, các bực ấy kẻ đáng thành thần thì hiển thánh, kẻ còn tội lỗi, không đặng thành thần, thì đã cho nguyên hình mà đi đầu thai, có đâu giam cầm thành nầy mà chịu bó buộc thảm khổ hay sao?
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
VUA CHUYỂN -LUÂN NGỰ ĐIỆN THỨ MƯỜI
Làm các điều lành được phước:
1. Nhà giàu sang thí kinh lành, hoặc thí Ngọc -lịch phước lớn. 
2. Tụng kinh, tụng cảm -ứng tu hành niệm Phật, giàu sang sống lâu. 
Làm các điều dữ mắc tội:
1. Hãm hiếp, dụ trẻ thơ mà ăn của, đều bị xay ra bột
2. Không kỉnh giấy chữ, rủ ăn trâu, chó, phát làm hành khất
3. Không kính người lớn, dạy khuyên điều phải mà chẳng vưng lời, hoặc thầy bảo học trò trọng giấy chữ, đều bị đá đè. 
4. Không phải cúng ông bà, nuôi cha mẹ mà sát sanh. Hoặc mưu kế lường gạt ăn gian. Bày kiện thưa báo đời. Hoặc nghề võ đánh độc cho người chết. Các tội ấy đi ngang cầu Nại -hà bị té xuống sông cho rắn mãn xà cua đinh ăn thịt. 
Chuyển -Luận -Vương đền tại đáy biển đông, ngay rún trái đất, có làm cầu bằng vàng, cầu bằng bạc, cầu ngọc, cầu bằng đá, cầu cây (cầu ván) và cầu Nại -hà, cộng sáu cái cầu. Các điện giải hồn đến, xét tội phước cho đầu thai các phương thế gian, định giàu sang hèn khó, sống lâu thác yểu, đều ghi sở rõ ràng mỗi tháng chạy tờ về Nhất điện ghi sổ rồi nạp cho vua Phong đô đại đế. 
Luật Âm phủ, phàm tứ sanh là loài đẻ con, loài đẻ trứng, loài dưới nước, loài biến hoá lộn kiếp, những loài không chân cẳng, hoặc hai giò, 4 chân, nhiều cẳng, các vật ấy chết rồi hoá ra con tích (mà chết một kiếp nữa) xoay vần như cối xay, hoặc số một năm nửa năm, hoặc sớm mai sanh chiều chết, đổi dời biến hoá mạt kiếp, không định số, là loài phải bị giết cho hết kiếp, cho đầu thai các nơi mà trả quả. Mãn năm cũng phải trình sổ ấy cho vua Phong đô đại đế xem. 
Phàm kẻ học nho có đọc kinh Diệc, các sãi, mấy thầy tu có tụng kinh niệm chú, mà phạm tội nhiều quá, tuỳ bắt hồn đến các điện, cũng chưa hành đặng, phải giải đến đền trẫm vẽ hình và biên tên vào sổ Đoạ lạc danh sách. Rồi giao cho Mạnh bà ở đài Ứ Vong, đổ thuốc mê, cho đầu thai chết trong bụng, hoặc sanh ra một đôi ngày mà chết hoặc hơn
trăm ngày mà chết, hoặc một hai năm rồi chết, đặng cho quên hết kinh chú, rồi Nhứt điện bắt hồn tra tội mà hành Nếu ai công quả bằng nhau, hoặc dư quá chút đỉnh, thì định cho đầu thai làm trai, làm gái, xấu tốt, khoẻ cực, giàu nghèo, đều giao Mạnh bà cho uống nước mê (lú) rồi mới đầu thai. 
Trẫm hằng kêu tên mà cho đầu thai làm người, nhiều kẻ phụ nữ khóc lạy rằng:’ Còn thù lớn chưa trả đặng, nên không muốn đầu thai, thà chịu làm ma đói (ngạ quỉ), Trẫm hỏi rỡ, thì chúng nó kể ra: hoặc con gái đồng trinh hoặc con tiết phụ, bị các trò tốt trai háo sắc, hoặc tham của các nàng ấy, lập kế dỗ dành, làm mặt nhơn nghĩa, nói tiếng ân hậu, mà tư tình cho được; kẻ nói dối chưa vợ, thề sẽ cậy mai đến cưới, hoặc gạt tớ gái, hứa sẽ lập làm thiếp mà lấy chơi phá trinh rồi bỏ, hoặc hứa nuôi mẹ già trọn đời, hoặc hứa nuôi con ghẻ. Các phụ nữ vì tin mà mắc, té ra hết của, thất tiết, mà chẳng đặng chồng! Sao lại bán rao cho cha mẹ anh chị hành hà, xóm giềng đàm tiếu, tức mình hổ thẹn mà liều mình, hoặc tức tối thất tình phát bịnh mà chết! Nay nghe đứa phụ tình đi thi khoa nầy chắc đậu, nên xin ở lại đợi tới khoa mà báo oán đòi mạng, ngặt nó chưa tới số, hoặc phước đức tổ phụ nó còn nhiều, xin cho lên phá nó hồn mê, thi chẳng đậu, hoặc cáo với Văn Xương đế quân phạt nó phải rớt (mới ra sự đổi tên có đứa khác đậu thế) đợi tới số sẽ xin lên vật hồn báo oán, các vụ ấy trẩm tra rõ oan ức, thì cho tờ nó tới Nhứt điện cáo. Nếu ai ăn chay ngày vía trẫm la 17 tháng tư, thề nguyền tin Ngọc lịch mà ở, và đem bài này mà giảng cho các trò nghe mà đặng giữ mình, thì người giảng ấy trọn đời khỏi thủy tai hoả hoạn, khỏi việc qua quan hình phạt. 
Còn sở luân hồi rộng bảy trăm dặm do tuần, trên dưới xung quanh đều có rào sắt và bao lưới phép, chia ra 81 chỗ, mỗi chỗ đều có nhà mát, các phán quan thơ lại, để bàn ghế biên chép. Ngoài rào sắt có 108.000 đường dương trường (nhỏ như ruột con dế) quanh co đi thông lên các nước. Chia ra sáu ngã (lục đạo) luân hồi, loài người có hai: 1. giàu sang, 2. khó hèn, trong ngoài đều sáng. Còn bốn ngã tứ sanh, là: Thai sanh, loài đẻ con (thú bốn cẳng). Noãn sanh, loài đẻ trứng có hai cánh. Thấp sanh, loài ở dưới nước, như cá, tôm cua ốc, rùa, trạnh, lươn, chạch, ếch nhái vân vân. Hoá sanh là loài tằm hóa nhộng, sâu lộn bướm, sùng hoá bồ xè, đuông hóa kiến dương, quăng hoá muỗi, kiến mốc mọc cánh, vân vân. Bốn loài ấy đường ở trong tối đen như sơn, ngó ra ngoài sáng như thủy tinh, như hai ngã loài người vậy. Các phán quan thơ lại kêu tên nhìn mặt rõ ràng cho luân hồi sáu ngã, một mảy không sai. Các phán quan thơ lại, đều là người hiếu đễ, cữ sát sanh, phóng sanh, tu hành, nên phong chức thần, mà coi sở luân hồi ấy. Coi năm năm công bình không sai thì đặng lên chức, nếu trể nải, hoặc lộng quyền, hoặc để tội trốn, thì bị phạt giáng chức, nhỏ thì bị đày. 
Phàm kẻ bất hiếu, hoặc sát sanh nhiều quá, bị các ngục hành rồi, giải đến đây, sai quỉ sứ lấy nhánh đào đập chết, hoá ra con tích, cho đội lốt tứ sanh đi đầu thai trả quả. 
Phàm cầm thú: cá, loài trùng (tứ sanh), đầu thai muôn ngàn kiếp đã mãn tội, thì loài hóa sanh được làm thấp sanh, thấp sanh trở lại noãn sanh, noãn sanh trở lại thai sanh, ba đời mà không giết hại mạng vật, thì được đầu thai làm người. Tại đây cũng làm sổ, gởi qua Nhứt điện phê, rồi cho uống thuốc mê nơi Mạnh bà, rồi đầu thai lên thế gian các nước. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
LỜI VÃNG SANH CỦA PHẬT
Trẫm đem vào đây cho đời tỉnh lại. 
Trên đời hay sát sanh, nên bị đao binh hại:
Báo oán giết một thân, thiếu tiền thiêu tới trại. 
Mình đào hang ổ kia, nó phá vợ con lai. 
Oan trái trả xảy vần, lóng tai nghe Phật giải:
Thịt, mua lừa khúc béo, cá, chắc lựa con tươi. 
Y phục kén phần nhứt, ruộng vườn chọn vẹn mười. 
Phóng sanh thì tiếc của, lảng Phí chẳng nhường người. 
Đến thác tay không nắm, một mình tội mấy mười!
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
MẠNH -BÀ NƯƠNG CON BÀ Ứ -VONG
Thần Mạnh Bà sanh đời tiền Hán, hồi nhỏ học sách nho
lớn tụng kinh Phật. Không nhớ sự đã qua, chẳng mơ việc sẽ đến. Cứ lo khuyên người cữ sát sanh và ăn chay như mình. Không chồng tới 81 tuổi, tóc bạc mà mặt còn tơ. Bởi họ Mạnh nên kêu là Mạnh -Bà (bà họ Mạnh). Sau bà lên núi tu tới thành. Qua đời hậu Hán nhiều người biết kiếp trước, nhớ mạy đi nhìn bà con xưa, lại trí hóa nhiều, nói lậu sự Âm -phủ. Bởi cớ ấy, Thượng -đế phong Mạng -Bà lên chức Ứ -vong nương nương, là bà thần cho uống nước mê (tục kêu cháo lú), ở đài Ứ -vong nơi âm -phủ, trước đền Thập -điện; đài ầy mới lập rộng lắm, cấp thơ lại quỷ sứ cho bà sai. Lấy vị thuốc của thế tục, chế ra như rượu, có đủ mùi ngọt đắng cay chua mặn, cho các hồn sẽ đầu thai đều uống, cho lú quên các việc kiếp trước, lại cho mỗi hồn có vài ba phần tật, như nhớ cười lo giận sợ, nhểu nước miếng, đổ mồ hôi, sổ mũi, khóc, khạc nhổ. Người lương thiện, cho thêm thông minh, tỏ tai sáng mắt, mạnh khoẻ; kẻ làm dữ cho tới tinh thần, trở ra bịnh yếu phạt lần, làm cho người biết cải ác tùng thiện. 
Đài Ứ -vong ở trước đền Thập -điện, ngoài sáu cái cầu, cao lớn như nhà khách trong chùa (phương trượng) xung quanh 108 căn, phía đông có đường rộng một thước bốn tấc. Trong các căn đều để bình chén mà đãi các hồn uống nước rồi đi đầu thai. Miễn có uống bao nhiêu cũng đặng. Hồn nào nghịch mạng không uống, quỉ sứ trói giò lại, thọc ống đồng vô miệng mà đổ nhiều nước mê, ực rồi mới mở trói đỡ ra ngoài đường, xô lên cầu tre nổi, dưới sông nước suối chảy đỏ lòm, ngó thấy bên mé có gành đỏ núi gie mé sông đề bốn hàng chữ phấn trắng, nét lớn lắm, bốn hàng chữ như vầy:
Vì nhơn dung dị tác nhơn nan,
Tài yếu vi nhơn khũng cánh nan!
Dục sanh phước địa vô nan xứ:
Khẩu dữ tâm đồng, khước bất nan. 
Thích nôm:
Xưa dễ làm người, nay khó bì,
Mong làm người nữa khó nhiều khi,
Muốn sang phú quí không chi lạ:
Lòng miệng như nhau chẳng khó gì. 
Các hồn coi rồi, hoặc đọc rồi, có hai con quỉ cao lớn ở mé biển nhảy ra tới mặt nước: một quỉ đội mão đẹn, bận áo gấm, tay cầm giấy viết,vai mang gươm trường lưng đeo còng xiềng, trơn cạp mắt tròn vo cười ngất, ấy là quỉ Huợt vô Thường; còn quỉ kia mặt dơ chảy máu, mình bận áo cổ giữa trắng, tay xách bàn toán, vai vác túi gạo đeo đính bài trước ngực, châu mày nhăn mặt thở ra than dài, ấy là quỉ Sanh hữu Phận Hai quỉ xô các hồn nhào xuống khe nước đỏ mà đầu thai. Kẻ có tội nhiều mừng đặng đầu thai làm người. Kẻ có công chưa đủ siêu thăng, thì tức và khóc rằng. Tu chưa đúng bực nên phải luân hồi cõi trần nữa! Các hồn như say như mê, nhập vào xác con nít trong bụng, hai chơn đạp cái nhao, chung ra khỏi mình mẹ. Lâu ngày tham mùi ngon, không thương mạng vật, xa cách tánh lành, phụ ơn trời phật rộng thương, chẳng lo thác hiền chết dữ, thân sau thể nào, thì cũng làm hồn ma mang thây nữa!
Bài nầy là thơ lại ở đài Ứng -vong, viết rõ dưng Thượng đế xin cho để sau Ngọc lịch cho đời hiểu (Nhậm tấu).
Vì Thập vương làm não rồi, giao cho các phán quan chép lại vẽ hình kỹ càng, có đề họ tên thuật tích, dưng cho Địa tạng vương xem lại ngày 30 tháng bảy. Qua mồng ba tháng tám Địa tạng với Phong đô Thập điện chư thần đồng dưng cho Thượng -đế phê chuẩn rồi, song chưa có ai xác phàm xuống Am -phủ mà trao Ngọc lịch đem về truyền lại thế giạn. 
Qua cuối đời Tống Nhân – tôn (nước Liêu niên hiệu vua Thái Bình) nhằm năm Canh ngũ, ngày mồng chín tháng chín (trùng cửu trùng dương), Đạm Si đạo nhơn (Kinh Ngô là thầy tu nước Liêu,Hồ tăng) ở gần núi, ngày trùng cửu, lên đỉnh núi dạo chơi, xảy thấy một tấm bia đá, chạm 32 chữ cổ tự như vầy:
Vô vi đại đạo, thiên tri nhơn tình. 
Vô vi yển minh, quỉ kiến nhơn hình. 
Tâm ngôn ý ngữ, quỉ văn nhơn thinh. 
Phạm cấm mãn dinh, địa thâu nhơn hồn. 
Thích nôm:
Đạo cả thinh không trời biết lòng,
U minh thần quỉ thấy người ròng. 
Nói thầm, suy nghĩ, thần nghe hiểu. 
Tội nặng thâu hồn, đất bắt vong. 
Xảy thấy phía trong thắp đèn vàng, trước cửa điện có treo tấm biển 4 chữ:’ Xuất sanh nhập tử ‘ (nghĩa là: đầu thai thì đi ra, thác rồi hồn trở về đó). Đạm Si đương coi, xảy thấy đồng tử áo xanh kéo vào đơn trì (sân sơn son đỏ) quì lạy, rồi thối lui đứng trước thềm. Xảy thấy Thập vương kéo vào, đọc lời chúc ngày vía Phong đô đại đế và dưng bổn Ngọc lịch. Phong đô đại đế xem rồi, truyền văn võ các phán quán, đòi các quỉ sứ ngưu đầu mã diện mang lông đội sừng đều đến chầu, đứng tám hướng. Truyền phán quan đọc bổn Ngọc -lịch một bận. Các quỉ sứ lạy tạ ơn tâu rằng:’ Nếu ngày sau chúng tôi được đầu thai, hễ thấy Ngọc lịch nầy thì thề nguyện y theo cho đặng siêu độ ‘. Xảy thấy hào quang chiếu sáng, các phán quan cai trị thành Uổng tử và ao Huyến Ô, đều đem bổn sổ đến dưng và tâu rằng: ‘ Từ năm Thượng đế phê chỉ, cho ban phát Ngoc -lịch đến nay, bởi chưa có dịp đem lên Dương gian, nên chúng tôi, tra kỹ những phạm dư trăm ngục, có nhiều hồn khi còn sống hay giảng nhơn quả trong chốn đông người, hoặc giữa chợ đông, hoặc ngả ba ngả bảy, có người nghe tội phước mà hồi tâm. Chiếu theo luật Ngọc – lịch, cũng là khuyên người chừa lỗi, đáng ân xá tội nhỏ, cộng 50.480 hồn khuyến thiện, giảng quả báo. Nên thập vương hội nghị ân xá bọn ấy, định vào sổ đầu thai, tùy theo tội ít tội nhiều cho vào đường phú quí nhỏ, hoặc tầm thường. Kẻ tội nhiều cho làm người khó hèn, hoặc quan quả cô độc (quan là không vợ, goá vợ; quả là goá chồng; cô là mồ côi; độc vô hậu không con, độc mộc đến già), đáng cho uống nước mê mà đầu thai, khỏi hành hình nữa, nên dưng sổ cho Đại đế xem ‘. Phong đô đại đế xem qua khen phải. 
Xảy nghe báo rằng:’ Có Phật Quan -Âm Bồ -Tát giáng hạ ‘. Phong đô đại đế với Thập vương đồng ra chào mừng. Quan -Âm mới xuống thì hình phụ nữ, có Thiện tài theo hầu, Long -nữ cầm phướng. Đến khi Đại -đế Thập -vương ra chào mừng thì Quan -âm hoá ra hình ông Tiêu Diện đại sĩ (mặt xanh lưỡi đỏ), mình cao mười sáu thước mộc, truyền chỉ rằng: Ta phụng chỉ Thượng -đế, y lời tâu của Địa Tạng với Thập vương chư thần, xin ban Ngọc – lịch năm đó, cho thế gian ăn năn, nguyện tu chuộc tội, khỏi hành địa ngục: nay cho hồn phạm đầu thai, trẫm rất vui lòng. Lại nghe vời đặng Đam Si mà trao Ngọc lịch, về dạy thế gian cải ác tùng thiện. Trẫm ao ước có người tin Ngọc lịch, truyền giảng mà khuyên đời, chừa lỗi làm lành như mình, được đông người sửa lòng như vậy, thì núi đạo ao huyết cũng bỏ không, các địa ngục càng ngày càng trống, thì người khuyến thiện thành chức: Trí huệ dẫn thiện diễn kiếp Phật ‘ (vì Phật Trí huệ đem lành khỏi tội).
Đại đế Thập vương với các thần thành hoàng (thần trong đình) đồng chắp tay nói theo rằng:’ Vị khuyến thiện đáng thành chức Phật ấy ‘.
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày June 6th 2011, 4:17 pm với 1 lần trong tổng số.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Quan âm nói:’ Nếu người tu ở thế thấy Ngọc lịch mà diễn dịch ra cho người dốt đàn bà con nít dễ hiểu, người ấy thành công đức nhơn thứ pháp thắng Phật ‘, (Phật công đức nhơn xét tài năng).
Các vị ấy cũng chắp tay nói theo rằng:’ Đáng thành Phật ‘.
Quan âm nói:’ Nếu ai thấy Ngọc lịch đi đứng nằm ngồi cũng cám mến ơn trời, rèn lòng thanh tịnh, khuyên giảng độ người ăn năn làm lành đặng năm điều thiện, sẽ được làm bạt tiến cho vong hồn tiên nhơn thân quyến. Lòng công bình muốn cho người đặng phước như mình, quyết khuyên dạy nhiều người tu hành, làm bạt tiến cho phạm hồn được đầu thai, địa ngục phải trống, thì người ấy thành: Cứu khổ tiêu huệ Phật ‘. (Phật Cứu khổ nạn, ơn khắp nơi).
Các vị hết thảy đều chắp tay nói theo rằng:’ Đáng thành
Phật ‘.
Khi ấy Phong đô đại đế phán rằng:’ Bởi Địa tạng vương muốn siêu độ các phạm hồn nên truyền xét hồn nào hồi ở thế có biết ăn năn chừa lỗi, thì ân xá khỏi hành các ngục. Chư thần đã vưng chỉ, Ngài lại truyền Thập vương hội làm Ngọc lịch, dưng xin phê nơi Thượng đế. Nhờ ơn Thượng đế phê cho và có chỉ dụ sửa các khoản. .. rồi đây Trẫm sẽ dạy. Bởi bấy lâu chưa gặp ai đức hạnh, nhục thân đến cõi U-minh, mà trao Ngọc lịch, đem về Dương gian khuyến thế. Nay Đạm -Si đến dưới thềm, xứng đáng truyền kinh Ngọc lịch. Như vậy nay đã có người rồi các phán quan thơ lại đem cuốn Ngọc lịch, viết thêm lời Quan âm phụng chỉ mới truyền, với chư thần truyền dạy, biên thêm đủ điều và bảo Đam -Si ghi sự tích mình gặp truyền Ngọc lịch vân vân, cho đời hiểu cội rễ. Còn khi trước có chiếu Thượng đế chỉ dụ sửa các khoản:
1. Các văn biểu tâu xin phê chuẩn, đều bỏ đừng biên vì rộn ràng e đời khó hiểu. 
2. Các vị thần với Thập vương đề tên họ thiệt, và thuật lý lịch tích mình vì làm sao mà thành, khoản ấy cũng bỏ, không cho đời biết sự tích làm chi, cứ đề nội tước (chức) như mỗ Bồ tát mỗ đế, mỗ điện mỗ vương, phán quan, thơ lại, để trống mà thôi, không cho đời biết tên họ. Ví dụ: Phong đô đại đế viết Diêm la vương viết. Đề chữ viết, bỏ họ tên, như phán quan viết vân vân, phải chấm câu vòng câu theo lời nói, cho đời dễ hiểu, e ít học khó phân câu. Cứ y chỉ như vậy, các phán quan viết lại, không nên làm sái. Còn mấy bài trẫm bảo thích nghĩa, Dương gian nói sái nói lầm như Huyết ô trì. Uổng tử thành, thập bát tằng địa ngục vân vân, ngày giáp thìn tháng ba, năm nhâm ngũ, trẫm có dưng sớ, Thượng đế cho biên thêm vào Ngọc lịch. Thôi cứ vậy bôi sửa đi ‘.
Khi ấy Thập vương cầm viết, điện nào sửa theo điện nấy, rồi đưa cho phán quan thơ ký chép tinh lại. Khi ấy Đạm Si quỳ dựa bàn án mà xem các phán quan chép tinh lại. Xảy thấy Tiêu diện đại sĩ, hiện lại hình bà Quan -âm, cầm nhành dương liễu châm bình nước cam lồ rải xuống ba lần, rồi đằng vân bay lên cao hết thấy. 
Còn Thập vương cũng từ tạ lui về các điện. Phong đô đại đế bãi chầu, ngự vào trong. 
Lúc này các phán quan chép các lời Quan âm, sao Ngọc lịch, biên các lời chư thần và đọc cho tôi viết từ chữ:’ Thời thiên hạ thái bình canh ngũ niên. .. tới chữ chúc tất ‘, cộng 129 chữ. Rồi giao cho các vị viết thêm đủ điều, mới trao cho tôi mà dặn rằng:’ Người biết mặt với họ tên chư thần đã nhiều, nay trở về Dương gian, xin đừng nói lậu tên họ anh em chúng ta, e người đời biết có tổ tiên thân thích làm phán quan thơ lại dưới âm phủ, cơn nào nó có bịnh trọng, không lo làm phước cho mau mạnh, nó lại làm nhăng sát sanh cúng tế, đốt sớ điệp, cầu tổ tiên phò hộ cho thêm tội với chúng ta. Vả lại Thượng đế chỉ dụ cho Đại đế tại điện này với Thập vương chư thần, còn phải bôi hết ên họ lý lịch, quê hương sự tích thay! Huống chi chúng ta là phán quan, thơ lại? Bởi lòng người đời khó lường (khó độ) lắm, e khi mượn kế sanh sự nữa, thì người với chúng ta khó mà khỏi tội lỗi, Xin nhớ lời dặn đừng quên?’ Tôi thích huyết thề nguyền, không dám nói lậu, lại ghi thêm các lời phán quan thơ lại dặn cho đời hiểu. Nếu tôi đặt điều mà giả mạo lời thần phật, trời đất thánh thần há dung sao?
Nội đêm trùng cữu ấy, Đạm Si đạo nhơn ghi lời bạt. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
LỜI BẠT CỦA VẬT -MÊ ĐẠO -NHƠN
Tôi hiệu là Vật -Mê đạo nhơn (người tu, thầy tu tiên), tháng sáu, năm Mậu Thân, đi dạo qua tỉnh Tứ -xuyên, huyện Song -lưu, dọc đường gặp thầy tôi là Đạm Si tôn giả (Hồ tăng sãi nước Liêu. Tôi hỏi thăm thầy ở đâu? Thầy tôi trả lời rằng: Ta ở đất Luân hồi sanh tử (sống thác xây vần) ải Nhơn quỉ khứ lai (người ma qua lại) nghĩa là đi lạc xuống Âm phủ mà về đây. Ta nói cho ngươi rõ: những kẻ ở thế gian được phép đến mấy ngày vía Thập Vương, ăn chay cầu nguyện chừa lỗi cũ, cải ác tùng thiện, cứ lạy hướng bắc (chỗ Ngọc đế), nguyện chừa lỗi cũ, không dám phạm nữa, làm lành mà chuộc tội, sau thác hồn khỏi hành hình nơi các địa ngục; ấy là ân xá giảm tội. Tại thế gian nhiều án chạy khỏi chối được chớ xuống âm phủ không lọt một mảy lông, không than cũng chẳng phép chuộc tội. Quí tại còn sống ăn năn làm lành mà trừ tội mới đặng. Ngặt người đời chẳng xét, tại cái thiện thì làm người, tâm ác thời làm vật. Song kẻ phụ nữ trăm người còn biết ăn năn làm lành một hai người. Chớ đàn ông ngàn người, may có một người cải ác! Có nhiều khi gần chết mà chưa biết ăn năn, thì phải chịu hành nơi địa ngục!
Nay nhờ ơn Địa tạng vương bồ tát truyền Thập vương dọn Ngọc lịch, xin chỉ Thượng đế phê cho thế gian, biết ngày ăn năn nguyện làm lành chuộc tội, lại truyền bổn Ngọc lịch cho ta. Ta khuyên đời phải biết: có phước mới đặng làm người, còn sống, rán ăn năn lành lành kẻo muộn. Ngươi có lòng khuyến thiện, nay ta trao Ngọc lịch cho ngươi sao ra truyền cho đời biết ‘. Ta quì lạy lãnh cuốn Ngọc lịch thầy ta lần lần bay lên cao. Nên ta sao ra cho đời, ai khắc in ra lưu truyền cho đời khỏi tội thì mình được phước. Khuyên ai phạm tội mau chừa, không phạm thì rán mà giữ. Đừng đợi thác rồi, mới muốn sống lại mà tu không đặng. 
VẬT MÊ ĐẠO NHƠN (ghi ký)
Mười ngày vía Thập vương, đều lạy hướng bắc:
Nhứt điện Tần quảng vương mồng 1 tháng 2
Nhị điện Sở giang vương mồng 1 tháng 3.
Tam điện Tống đế vương mồng 8 tháng 2.
Tứ điện Ngũ -quan-vương 18 tháng 2.
Ngũ điện Diêm-la-vương mồng 8 tháng giêng. 
Lục điện Biên-thanh-vương mồng 8 tháng 3.
Thất điện Thái -san-vương 27 tháng 3.
Bát điện Bình -Đẳng -vương mồng 1 tháng 4.
Cửu điện Đô-thị -vương mồng 8 tháng 4.
Thập điện Chuyển -luân-vương 17 tháng 4.
Và 14, rằm, 16 tháng 5, mồng 3 tháng 8, mồng 10 tháng 10
ăn chay ngủ riêng như trên. Vía 10 vua, nội 4 tháng 1, 2, 3, 4.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
THÁNH ĐÀN TRAI KỲ GIỚI KỲ
(cấm phòng)
Các vía lớn, ăn chay, hoặc ngủ riêng, khỏi tội đặng phước. Tuy không ăn chay mà ngủ riêng cũng quí hơn. Tháng nào nhuần thì theo tháng trước: Tháng giêng: Mồng 1 vía Di Lặc, Thiên-Lập, ngày cúng trời. Mồng 3 vía Tôn chơn -nhơn, tổ thuốc và Hát chơn nhơn, ông tiên. Mồng 6 vía Định -chơn -Phật. Mồng 8 ngũ điện, Giang- đông thần. Mồng 9 vía Ngọc -hoàng thượng đế. 13 Lưu -mãnh tướng quân. Rằm vía Thượng -nguơn, Thiên -quan đại đế. Hựu -thành Tịnh -ứng chơn quân. Từ mồng 8 đến rằm, các vị ấy đi dẹp yêu quái, ai ăn chay, ngủ riêng, tụng kinh, có phước hơn mấy ngày thường thập bội, 19 Khưu -trường Xuân, ông tiên, cũng tổ thuốc ông đặt chuyện Tây-du. Tháng hai: Mồng 1 vía Nhị – điện, Thái dương, Câu-trận. Mồng 2 vía Thổ địa chánh, Tử -đông Văn -xương (Tụng Bổn nguyện, Bảo sanh). Mồng 4 Táo tướng quân. Mồng 6 Đông-Huê đế quân. Mồng 8, Trương đại -đế, Tam điện, Thích -Ca xuất gia (tụng Kim cang) 13 vía Các -chơn -quan, tổ thuốc, Rằm vía Thái, thượng lão -quân (tụng Cảm ứng). Tinh -trung Nhạc nguơn-soái -17 vía Đỗ -tướng -quân. 18 Tứ -điện. 19 Quan -âm (tụng Phổ -môn, Cứu -khổ). 21 vía Phổ -hiền bồ tát, Thủy -long Thánh -mẫu nương -nương. 25 vía Huyền -thiên thượng -đế thánh -phụ Minh chơn -đế. 
Tháng ba: Mồng 1 vía Nhị điện. Mộng 3 vía Huyền thiên thượng đế (tụng kinh Báo ân cho cha mẹ). Mồng 6 vía Thượng lão tướng công, Nhạng hương. Mồng 8 Lục điện, 13 Trung ương ngũ đạo. Rằm Hạo thiên, Huyền đàn, Lôi đình, 16 vía Chuẩn đề Sơn thần, 18 Hậu thổ nương nương, Trung nhạc. 20 vía Tử tôn nương nương (bà chúa thai sanh). 23 Thiên hậu nương nương 27 vía Thất điện, 28 vía Đông nhạc đại đế, Khương hiệt (ông thánh chế chữ).
Thánh tư: Mồng 1 Bát -điện. Mồng 4 Văn thù bồ tát. Mồng 8 Thích -ca Phật tổ, Cửu điện, Doãn -chơn -nhơn. 14 Lữ -tổ, Thuần dương, Rằm Thích -Ca thành (tụng Kim -cang). 17 vía Thập -điện. .. 18 Tử -vi đại -đế. 20 Nhãn -quang thánh -mẫu. 26 vía Chung -san tướng công. 28 vía Dược -vương cổ Phật. 
Tháng năm: Mồng 1 Nam -cực đại -đế. Mồng 5 Địa -lạp (cúng đất). Ôn -ngươn-soái, Đặng -thiên quân. Mồng 7 vía Châu -thái -úy. Mồng 8 Nam phương ngũ -đạo 11 vía Đỗ -thành -hoàng (cai trị các thành -hoàng). 12 Bỉnh -linh -công. 13 vía Quan thái tử. 14 rằm, 16, ba ngày kị thần (cấm phòng). 17 Trương -thiên-sư. 20 Phùng chơn -nhơn. 29 Hứa oai hiển vương. 
Tháng sáu: Mồng 4 chư Phật giáng. Mồng 6 Thôi -phủ -quân. Mồng 10 Lưu -hải -thềm đế quân. 13 Tỉnh -tuyền Long -vương. 19 Quan -âm thành đạo 23 vía Quan -đế, Vương linh-quan. Hỏa -thần. 24 Lôi -tổ. 26 Nhị -lang 27 Thiên -xu tả tướng (châu tử).
Tháng bảy: Mồng 7 Đạo -đức -lạp (cúng thần tiên), Ngưu -lang Chức -nữ. 12 Trường -chơn, Đàm chơn -nhơn. 13 Đại -thế chí bồ tát. Rằm Trung -nguơn, Địa quan đại đế. Linh -tế chơn quân. 18 Diêu -trì Tây -vương -mẫu nương nương. 19 Trị -niên thái -tuế (An giao). 21 Phổ -am tổ sư, Thượng nguơn đạo hoá. Đường chơn -quán. 22 Tăng phước tài thần, 23 Thiên -xu thượng -tướng chơn -quân (Gia -cát). 24 Long -thọ -vương bồ tát. 30 Địa -tạng -vương bồ -tát (U -Minh giáo chủ). Tháng tám: Mồng 1 Thần -công Diệu -tế Hứa -chơn -quân. Mồng 3 vía Táo -quân (mồng 3 với 27 Bắc -đẩu giáng hạ phải cữ)
Mồng 5 Lôi -thinh đại -đế. Mồng 10 Bắc -nhạc đại -đế. 12 Tây -phương ngũ đạo Rằm thái -âm triều nguơn (tụng Thái -âm), 18 Tửu -tiên (Lý -thái -Bạch). 22 Nhiên Đăng Cổ Phật. 23 Phục -ma phó -tướng Trương -hiên -vương (ông Trương). 24 Táo -Mẫu (bà Táo.)
Tháng chín: Mồng 1 Nam đẩu giáng hạ (Từ mồng 1 đến mồng 9, 9 sao). Mùng 3 Ngũ ôn. Mùng chín Cữu thiên huyền nữ. Phong đô đại -đế. 16 Cơ thần. 17 Kim Long tự đại lương, Hồng ân chơn quân. 23 Tát chơn nhơn. 26 Ngũ hiển linh quan. 30 Dược Sư Phật. 
Tháng mười: Mồng 1 Dân tuế lạp, Đồng hoàng. Châu chơn quân. Mồng 3 Tam mao ứng hoá chơn quân. Mồng 5 Đạt ma sư tổ. Mồng 6 Thiên tào chư tư, Ngũ nhạc Ngũ đế giáng hạ. Mồng 8 vía chư Phật hội niết bàn, phóng sanh có phước thập bội. (Nếu ngày mồng 8 tháng 10, làm một tội nặng bá bội ngày thường). Rằm Hạ nguơn Thủy quan đại đế, Đậu thần: Lưu sứ giả. 20 Trường hư Tịnh thiền sư. 27 Bắc cực Tử vi đại đế. 
Tháng mười một: Mồng 4 Đại thánh chí thánh Văn tuyên vương (Khổng tử). Mồng 6 Tây nhạc đại đế. 11 Thái Ất Cứu khổ thiên tôn. 17 A di đà Phật (tụng Di đà). 19 Nhựt quang thiên tử, Cữu liên bồ tát. 23 Nam đẩu giáng hạ, Trương tiên, 26 Bắc phương ngũ đạo. 
Tháng chạp: Mồng 1 Tiên phật giáng hạ (tụng kinh phước hơn nhiều). Mồng 8 Vương hầu lạp, Trương anh Đế, Thích Ca thành Phật (tụng Kim cang). 16 Nam nhạc đại -đế. 20 Lỗ ban. 21 Thiên du thượng đế. 24 Tư mạng Táo quân chầu trời (tối 23 cúng đưa trước). 29 Hoa nghiêm bồ tát. 30 Chư Phật giáng thế xét lành dữ. 
Mỗi tháng mồng 8, 14; rằm, 23,29, 30 Bắc đẩu giáng hạ, ăn chay tụng kinh. 
Tùng nhiên hòa thượng ở chùa Thiên thai đặt bài khuyên thế. 
Người đời chẳng tin nhơn quả báo ứng, nên có kẻ số thọ mà yểu, số giàu mà nghèo, tướng làm quan mà thi rớt! Sách Bửu giám nói:’ Lành thì trả lành, dữ thì trả dữ: nếu chưa trả, tại ngày chưa đến ‘. Lại có bài thơ rằng:
Trời sanh khó dối bởi không tây (tư -vị).
Mới tính thần hay nạp sổ nầy. 
Lành dữ rốt rồi đều trả quả. 
Chẳng qua đều kíp với đều chầy. 
Kinh Nhơn quả nói; ‘ Phỏng kiếp trước dữ lành, coi đời nầy hoạ phước. Độ kiếp sau hoạ phước, tại đời nầy dữ lành ‘. Lại nói rằng:’ Dầu làm dữ mấy kiếp, cũng trả cho mình ‘. Kinh Niết -bàn nói:’ Quả báo có ba cắch! 10 Hiện báo, làm lành dữ đời nầy, trả phước họa cũng nội đời nầy; 20 Sanh báo: kiếp trước làm, trả kiếp nầy, đời nầy làm, trả đời sau; 30 Tốc báo: mới làm lành dữ, trả phước hoạ nhãn tiền, trước mắt tức thì ‘. Phải biết trời đất không tư vị ai, tại mình làm lành dữ nặng nhẹ, nên trả mau chậm khác nhau. Người đời khó hèn, điếc câm đi nhót, gãy tay, tật nguyền bịnh trời cho, đói lạnh, đều tại kiếp trước hưởng xài quá lẽ, làm dữ phạt nội đời ấy chưa hết kế tới số chết, nên đầu thai kiếp nầy phải phạt thêm cho đủ tội, Như vậy mà không tin nhơn quả báo ứng làm sao?
Người đời những kẻ không tin địa ngục, đến gần chết hay thấy ma quỉ, hoặc nghe tiếng binh khí, xiềng tỏa mới tin có quỉ thần địa ngục, liền van vái cầu thần. Té ra đèn giữa gió, gần tắt, ăn năn muộn sao kịp, khó trốn quỉ Vô thường. Quí tại ăn năn cho sớm, tỉnh lại mà tu, gần chết mới sợ vô ích. 
Đời Tùy vua Khai hoàng, có quan tự thừa Triệu văn Xương chết đi sống lại nói rằng:’ Hồn xuống âm phủ thấy Châu Võ đế bị xiềng ba lớp tại phòng, kêu Xương lại mà nhắn rằng:’ Khanh về tâu với Tùy hoàng đế rằng: các tội trẫm cãi lẽ xuôi hết, còn một tội hủy Phật nặng lắm, mau làm phước bố thí, tụng kinh mà cầu cho trẫm khỏi tội, ‘ Xương ra ngoài thấy một người dưới hầm phẩn ló đầu lên, hỏi ai đó? Người ấy đáp rằng:’ Ta là Bạch -Khởi, tướng mạnh đời Tần ‘.
Sách Danh thần ghi:’ Kinh Công có tên con Phương dữ lắm, xúi Kinh Công làm nhiều điều trái lẽ. Đến Phương thác, Kinh Công mơ màng thấy Phương mang gông đứng dựa cửa. Kinh Công sửa nhà làm ra kiểng chùa, bố thí tụng kinh cầu Phương khỏi tội ‘. Lấy sách nho đó làm chứng, đủ tin Ngọc lịch, thì khỏi khổ phần hồn, Ông Tư mã Ôn công nói:’ Trên có Thiên đường. Người quân tử thác rồi, lên Thiên đường, dưới có Địa ngục, tiểu nhân thác rồi hồn sa Địa ngục. ‘ Sao gọi không Thiên đường Địa ngục?
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Đoan sơn đại tiên là ông Vương chương, đặt kinh thế lục rằng:’ Thiệt quả có Địa ngục. Bởi người tính lành, thì thuộc dương sáng, nên khí thanh lên thiên đường. Còn lòng tính dữ, thuộc âm tối nên khí trược xuống Địa ngục. Diêm quân tra hỏi, hành tội mổ bụng rút ruột, đốt cháy nấu dầu là tại lòng chứa dữ ‘.
Người đời không tin thác rồi đầu thai. Như kẻ không con, cưới vợ bé nhiều cũng vô ích, vì không thai nghén hoặc có nghén bị tử phúc trung, hoặc chết theo mẹ, không thì nuôi lớn chưa kịp có con mà chết yểu, thì cũng vô hậu, những kẻ ấy thiệt là vô phước lắm. Nếu vợ chồng có con sum hiệp đến già, tuy khó hèn cũng là có phước nhiều ít mới đặng vậy. 
Sách danh thần nói:’ Mẹ ông Phạm -tổ -Võ, lúc gần sanh ổng, chiêm bao thấy người cao lớn xưng mình là Đặng -Võ tướng quân đời Hán, thức dậy sanh con trai mới đặt tên Tổ -Võ. Đến lớn ở thuần lắm, nên đặt tự Thuần -Phu ‘.
Còn sách Tự -Loại, sách Mông -Cầu, có ghi tích Dương Hộ sanh ra, mà nhớ chiếc vòng kiếp trước. Bảo Tịnh nhớ cái giếng kiếp trước. Con gái Hướng Tịnh chết non. rồi đầu thai lại nữa, nàng nói chuyện kiếp trước không sai. (Con ranh con lộn mà nuôi được). Ngươi Văn Thẩm sống lại nhập vào xác khác. Những tích ấy đều tại sách Nho, sao không tin luân hồi đầu thai kiếp khác. 
Phàn người lành, đầu thai nhà giầu sang có đức mà hưởng phước. Công quả bằng nhau đầu thai nhà tầm thường. Công ít quả nhiều, đầu thai nhà rủi ro, hèn khó mà trả quả. Như trong Ngọc lịch nói:’ Thử lòng kẻ ấy, còn làm dữ nữa, không biết ăn năn mà làm lành, Thác Địa ngục làm con Tích, đầu thai làm thú vật, nếu về hoá sanh lộn mãi, hết trông làm người ‘.
Bà Diệu Huệ chơn nhơn (bà thân ông Văn Xương) nói:’ Con người ở đời, sống thác không nhứt định, ở tạm rồi đi, như trăng tròn khuyết, như hoa nở tàn. Ngày nay mới sanh là hồn chết kiếp trước lộn lại. Nếu thân trước chưa thác, thì hồn ấy có lộn vào xác nầy mà sanh ra đâu. Nếu ngày nay đến chết mà biết mình tội nhiều, thì trông chi đầu thai tử tế. 
Người đời chẳng tin thác rồi đầu thai làm thú vật. Sách Nho biên sự đầu thai ấy rất nhiều, chẳng phải một tích. Sử Tùy thơ, Lý sĩ Khiêm nói:’ Ông Cổn là cha Địa Võ, hoá làm con cua đinh ba cẳng, gọi là con ba ba, Ngươi Đỗ Võ hóa làm đề Quyên là con quốc. (Nên chim quốc tên là Đỗ Võ Đỗ Quyên). Bao Quân hóa rồng. Ngưu Ai hóa cọp, Bành Sanh hóa heo rừng. Như Y hóa chó. Huỳnh Mẫu hóa vịt, như càng thay lớn lắm. Tuyên Võ hóa trạch (cua đinh, tục kêu là cá giải). Đặng Văn hóa trâu. Từ Bá hóa cá. Kim Hạ hóa quạ, Thơ Sanh hóa rắn ‘. Các điều đó biên nơi sách Nho, sao mà không tin?
Đức Thánh Khổng -tử nói:’ Sanh ra đến già phải thác, làm người chẳng sống đời, nếu theo dữ bỏ lành, sao khỏi làm loài khác ‘. Kinh Lăng Nghiêm nói:’ Người thác làm dê, dê thác làm người ‘. Phổ Am tổ sư đặt bài kệ rặng:’ Súc sanh bổn thị nhân lai tác, nhân xuất luân hồi cổ đáo câm, Bất yếu phi mao tinh đái giác, khuyến quân hưu sử súc sanh tâm ‘. Nghĩa là: người lộn súc sanh cũng tại tâm, xưa nay người vật chuyển luân thầm. Muốn không đội gạc mang lòng xấu, khuyên chớ làm theo dạ thú cầm. 
Ông Tịnh Trai học sĩ nói. ‘ Thông minh bất năng địch nghiệp, phú quý, khởi miễn luân hồi ‘. Nghĩa là: Khôn lanh khó chữa tội, phú quý cũng luân hồi. 
Ông Hồng Mai nói:’ Hay coi thọc huyết heo, làm thịt dê, sau gần chết la như tiếng heo dê kêu vậy, có khi chết rồi đầu thai làm chim, cho người mua mà thả. Nếu đàn bà hay coi sát sanh dê heo lắm, có khi đẻ ra đầu dê, hoặc mình rắn, hoặc trứng như trái cầu (đẻ bọc) ‘. Cứ theo lời ấy, người ta còn đẻ súc vật côn trùng, hoặc đẻ trứng, huống chi thác rồi đầu thai làm súc vật, mà gọi không lẽ. Bởi luân hồi mà trả nợ thường mạng, là nhơn quả xoay vần. Khuyên đời đừng gọi mắt chưa thấy nên chẳng tin, cứ làm dữ mãi (tin tại phải lý, lựa chờ mắt thấy, đợi mắt thấy đà chết rồi còn gì!).
Xưa có kẻ hỏi thầy Trình -tử rằng:’ Phật nói chết rồi đi đầu thai nữa, sự ấy thấy thiệt chăng? Thấy Trình -tử nói:’ Sử ấy nói có nói không cũng khó hiểu. Song xét lời đức thánh Khổng -tử dạy rằng:’ Vị tri sanh, yên trí tử ‘ (chưa biết sự mới sanh đâu biết sự thác rồi), do một câu ấy thì đủ hiểu rồi ‘. Coi Trình -tử và ông thánh đời Tống; mà chưa dám gọi không luân hồi đầu thai. Còn xét lời nói đức thánh Khổng -tử, đâu biết việc thác, thì sự luân hồi đầu thai không phải huyễn. 
Ông Châu -liêm -Khuê tự Mậu -thức, là thầy hai ông Trình -tử, Trình -Hi, Trình -Hạo, (Y Xuyên với Minh Đạo). Khi ấy ông Châu -liêm -Khuê hỏi thầy Huỳnh -Long-Nam thiền -sư rằng:’ Chẳng hay đạo Phật có dạy sự nhiệm mầu riêng hơn đạo nho chăng? ‘ Huỳnh -Long Nam thiền -sư nói:’ Thầy hãy xét các câu sách nhà nho của thầy như đức Khổng -tử nói:’ Triêu văn đạo, tịch tử khá hỉ ‘ Nghĩa là ‘Sớm mai nghe thấu mùi đạo, chiều thác cũng đành ‘. Xét đạo ấy nghĩa là chi? Còn ông nhan -tử không đổi sự vui, là vui việc gì? Xét ra lý hai câu ấy, lâu lâu mới biết hiệp cái nhiệm mầu của đạo Phật, chớ không chi lạ mà hỏi ‘.
(Đạo là thông hiểu sự phải, chắc ý mà làm, chẳng hồ nghi chi hết, vì biết số mạng trời định, cứ phải mà làm, tố nào theo tố nấy, chẳng phải rán cượng cầu mà đặng, nên đức Khổng -tử nói:’ Nếu cầu đặng sự giàu, tuy ra sức mệt nhọc, làm việt hèn hạ như kẻ đánh xe, mà đặng giàu ta cũng rán chịu cực chịu nhục mà làm cho giàu. Nếu tại số trời định, có cượng cầu cũng vô ích, thì thà an phận mà theo tố, là chỗ ưa của ta ‘. Nên ông Nhan -tử thông mùi đạo, cứ giữ đức hạnh học hành sửa mình gọi là vui theo tố bần tiện, chớ không rầu buồn sự nghèo khó, nên sau ngày mãn phần làm chức Tu -văn -Lang tại Âm phủ cũng đồng liêu với thầy Tử -Hạ. Đức thánh Khổng -tử cũng nói:’ Thực sơ phạn, ẫm thủy, khúc hoăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỉ. Ăn cơm rau, uống nước lã, co tay làm gối nằm, ngài cũng vui vậy, là tại biết đạo, biết mạng, tố nào theo tố nấy. ‘ Quân tử vô nhập, nhi bất tự đắc ‘. Người quân tử không gặp cảnh nào mà chẳng vui, bởi vậy ngài mới thành thánh. Người đời không biết đạo, lòng tham vọng tưởng, cượng cầu cực khổ, không lợi lại bị hại, mau chết mà mắc tội nhiều, hại tới thân kiếp sau và để họa cho con cháu. 
Người đời xem Ngọc -lịch mà nửa tin nửa nghi, chưa dám đoán chắc là tại học chưa đủ lý; té ra gặp phước mà bỏ qua. Nếu hiểu nhơn quả đời trước làm lành dữ, đời nay chịu phước họa. Đời nay làm lành dữ, thì kiếp sau chịu phước họa mà còn nghi chi nữa? Nay nhờ ơn trời, nhậm lời Thập vương chư thần, cho truyền Ngọc lịch đủ bằng chứng khỏi nghi, cũng như tích Lâm -tự -Kỳ sống lại, ghi lại cuốn Hồi -dương nhơn -quả thì mau ăn năn làm phước chuộc tội nếu đợi gần chết ăn năn sao kịp?
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
TÍCH TRUYỀN NGỌC LỊCH MÀ CỨU HỒN MẸ
Tỉnh Tứ Xuyên, thân Dậu đường, ông Viện- cẩn- An mãn phần, để một trai lại, tên là Dức- Sơ mới bảy tuổi. Vợ Cẩn An là Thiệu- thị thương con ốm yếu, nghe lời họ bày phép bổ nguơn, mỗi ngày dùng gà mập, nấu lấy nước thịt gà làm canh cho con ăn cơm. Nên mua gà nhiều lắm, đào trùng dế, nuôi cho mập đặng nấu cho con ăn. Dức-Sơ 15 tuổi Thiệu- thị bịnh ghẻ đau nhức cùng mình, như dế
cắn gà mổ, mà cũng còn nhắc đầy tớ gái, làm gà cho con ăn. Đức-Sơ hiểu ý liền
cản cấm không cho làm gà nữa. Thiệu thị đau bảy năm, gần chết làm gà gáy, dế kêu, cào rách mình mà chết! Đức-Sơ khóc kể vì mẹ thương mình, nên sát sanh mới bị quả báo, liền thề cữ sát sanh Cách một năm có nàng Ning-Cô là chị con nhà bác, gả cho Tiền bị đẻ mà chết. Hồn xuống Nhựt-điện, vua xem bộ phán rằng:’ Nàng nầy tội nhiều, đáng bị sản nạn, giao qua Nhị-điện hành hình ‘. Phán quan tâu rằng:’ Viện-ninh-Cô có khuyên cha mẹ chồng đừng đốt cây khô nhiều kiến, đã ba lần. Lại khuyên chồng khắc in van giới sát
cho người 5000 tờ và phụ in kinh Quan-âm phóng sanh văn 3000 tờ. Táo quân tâu Thượng-đế cho sống thêm 30 năm nữa. Vua Nhứt-điện đứng dậy phán rằng:’ Lành thay!’ Liền sai kẻ áo xanh cầm phướng đưa hồn về. Ra tới cửa ngõ đỏ, có thắp đèn vàng, nghe tiếng kêu rằng:’ Ninh-Cô cứu ta với!’ Ninh-Cô ngỏ thấy thiếm là Thiệu-Thị đầu tóc chôm bôm, mình máu lội bộ, chạy theo khóc rằng:’ Cháu sống lại nói cho con ta hay, rằng ta bị khổ dưới âm-phủ bảo làm phước mà chuộc tội cho ta, nếu khỏi tội, ta về cho chiêm bao mách bảo trả lời. Xảy thấy quỷ tóc đỏ cầm chĩa đâm họng Thiệu thị mà dẫn đi, Ninh cô sống lại, thuật chuyện… Đức sơ hay, liền lạy Phật làm chay, tụng kinh tới 19 năm mà không thấy chiêm bao. Cưới vợ là Thi thị, cũng cữ sát sanh. Sau thấy kinh Ngọc Lịch, Đức Sơ nguyện sao tả cho người đặng chuộc tội mẹ. Mới tả được 120 bổn lẻ, cho mới được 108 cuốn. Nhằm niên hiệu vua Càn-long trào Thanh, là năm canh ngũ, đêm rằm tháng giêng, chiêm bao thấy Thiệu thị về vỗ lưng con mà khen rằng:’ Con thiệt có hiếu. mẹ ra khỏi ngục, nhờ phát Ngọc lịch 49 người hồi tâm, vua đà tha tội, lại cho về mách bảo con hay, hồn mẹ được về ở tại mã, giờ tý ngày 18 nầy, sẽ đi đầu thai hưởng phước. Còn con cũng đặng sống lâu nữa ‘.
Đức Sơ hỏi:’ Cha tôi bây giờ ở đâu? ‘ Thiệu thị nói: ‘ Đầu thai đã lâu, lại chú giải kinh Nhơn quả với Thiệu thơ, nên thi đậu làm quan và mạnh khoẻ ‘. Đức Sơ hỏi:’ Ở tại xứ nào? ‘ Thiệu thị không nói, xơ Đức Sơ thức dậy. Đức Sơ thuật chuyện cho vợ nghe…Thi thị nói:’ Tại mình mơ tưởng sao tả Ngọc lịch nên chiêm bao thấy vậy ‘. Sáng Đức Sơ dọn đồ ăn bưng tế mã mẹ và đốt giấy áo, vàng bạc, vái rằng:’Nếu mẹ cho con thấy chiêm bao nữa, thì con mới tin chắc ‘. Đêm ấy, Đức Sơ thấy Thiệu-thị về điểm mặt Thi-thị mà mắng rằng:’ Mầy ghét chồng sao Ngọc-lịch nên mầy xé năm cuốn, thiếu chút nữa mà hại ta! Lại nói cho chồng không tin điềm thiệt, mầy sẽ mắc họa bây giờ ‘. Đức-Sơ giựt mình dậy hỏi vợ, sao mình xé 5 cuốn Ngọc lịch. Thi thị nói: “Đừng có nói yêu nói ma, có ba điều không đáng tin lắm: 1. Cữ sát sanh, không cho đồ sống vô nhà, như sãi vãi một thứ; 2. Đêm nào ngày nấy, thầy sãi tụng kinh hơn hai mươi năm mà cũng còn mắc tội dưới âm phủ! Giá gì sao mấy bổn kinh mà phước nhiều vậy? Còn tin là nghĩa gì? 3. Nói tôi xé 5 cuốn, sao mình không nghĩ? Mình viết rồi cất vô tủ khóa lại, tôi làm sao mở đặng mà xé, còn tin nỗi gì? Chẳng phải thiệt hồn mẹ về mách bảo đâu! Ấy là mình vọng tưởng mà thấy bậy, e không bao lâu, sẽ điên cuồng mà chớ!” Đức Sơ nghe nói lưỡng lự, vì cũng phải lý dễ nghe. Đêm 17 qua ứng mộng bên nhà em
Thi thị và ứng mộng nhà cháu là Ninh-Cô, rồi ứng mộng dâu con mà mắng rằng:’ Mồng sáu tháng bảy năm ngoái Châu-phụng-Cô là gái xóm nầy vào nhà ngồi chung với mầy mà thêu giày, mầy có lấy một cuốn Ngọc lịch để trong rổ may. Đêm sau mầy giận chồng mầy không cho Phụng-Cô vô nữa, nên
mầy xé 5 bổn Ngọc lịch. Bữa sau em mầy là Thị-Phúc đến thăm, thấy kinh rách, năn nỉ xin về đóng lại dán lại viết vô mà cho người, Âm phủ đã ghi phước cho Thị-Phúc. May sao con ta để vô tủ mà khóa, phải không thì mầy cũng xé nữa! Nay lại chối lức đặt chuyện ba điều không đáng tin, tội già làm nặng lắm. Táo thần với Thổ địa đã chịu cho tà quỉ vô nhà hành mầy chạy đâu
cho khỏi họa!’ Nói rồi xô đổ bàn để đồ trang điểm một cái rầm! Vợ chồng giựt mình thức dậy! Đức -Sơ hỏi vợ tin không! Thị-thị nói: Ai tin thì gọi có, ai không tin thì gọi không ‘. Xảy thấy một đống khói đen bay vô cửa phòng! Thị thị rùng mình, ngó chồng mà nói rằng:’ Mình tả thêm ít cuốn nữa, thà tin là có, chớ gọi là không ‘. Đức Sơ biết vợ có xé kinh thiệt, nên mới nói như vậy. May mẹ đã đầu thai, nên tin chắc, thôi cậy sãi tụng kinh nữa, quyết lòng tả Ngọc lịch làm phước.
Đêm ấy Thi-thị phát óng, lưng vai đau nhức như đánh như dần. Rước thầy thuốc coi mạch. Thầy thuốc nói:’ Ấy là âm độc làm ghẻ ác, phần thím có thai, nên không dùng thuốc nóng mà trị, thế phải chịu phép!’ Đức Sơ rầu lắm. Kế em vợ là Thị Phúc ghé. Ninh-Cô cũng đến thăm, đồng thuật chuyện chiêm bao, bảo Dức-Sơ van vái. Đức Sơ vào bếp, vái ông Táo, nguyện tả một trăm bổn Ngọc lịch mà cầu cho vợ mạnh. Thi thị đương nóng mê, vùng dậy quì dưới đất, lạy khan mà nói rằng:’ Từ rày sắp lên, tôi tin Ngọc lịch, tình nguyện bán hết đồ nữ trang mướn tả Ngọc lịch, cho người mà chuộc tội ‘. Xảy thấy ông đội mão thất tinh, bận áo đen, đuổi đống khói đen dưới giường lăn ra bay ra mất. Thi-thị bớt nóng hết sưng lưng vai (chứng phát-bối). Bữa sau sanh con trai, mẹ con mạnh khoẻ. Nội trong hai tháng, vợ chồng mướn nhiều người tả đủ một trăm bổn Ngọc-lịch cho người. Bởi vợ chồng cám ơn thần, nên biên sự tích vào đây mà khuyên đời, không dám giấu sự lỗi.
—————- 
BỞI CHÊ NGỌC LỊCH BỊ PHẠT NHÃN TIỀN
Phan ngưỡng Chí là học nho, không tin Ngoc lịch, viết bậy vô mà kiêu ngạo. Phê tại câu:’ Đâu thấy hồn ma mang gông ‘. Đề ba chữ son rằng:’ Thị chi chỉ ‘. (rất phải lắm). Bởi mực mấy bài từ Nhứt điện tới thắt điện. Tại Ngũ điện lấy son gạt tréo. Trên câu nói:’ Uống rượu lảng phí, ‘ nó đề hai chữ son lởn. ‘ Khả tiếu ‘ (Tức cười quá!). Chỗ Thập điện nói câu:’ Đàn bà con gái bị học trò gật nên thuận theo thất tiết… ‘ Nó đề II chữ mực: ‘ Phụ nữ tự kỉ tầm tử, dữ nam tử hà thiệp?’ (Tại phụ nữ liều mình, đàn ông có can cớ gì?’ Chỗ nói đầu thai, nó đề hai chữ son:’ Loạn họa!’ (nói bậy!) Chỗ Mạnh bà, mấy câu ấy, nó chấm mực vài hàng. Trên bốn chữ ‘ Khổ căn nan đoạn ‘ (còn đầu thai cõi trần cực khổ) nó khuyên son trết! Tới câu:’ Làm hồn ma mang thây nữa,’ nó khuyên son 9 khuyên. Từ ấy sắp sau, chỗ bôi chỗ gạt tréo, cho tới chỗ câu: ‘ Hào quang chiếu sáng, Quan âm giáng hạ,’ nó vùng phát điên. Nửa đêm nó mở cửa chạy ra phố chợ, hai tay chống đất, bò càng, lật phao tay đổ máu, trầy đầu gối lả giò, bò một hồi làm như bị trói cẳng, mọp đó la lớn rằng: ‘ Bớ con ơi!! Mau đem cuốn kinh Ngọc lịch ra đây, đặng đưa cho lối xóm, đem cúng trong chùa Tây Nhạc đại đế ‘. Con nó về lấy kinh trao cho xóm, trở vô thấy nhà phát hỏa, cóng cẳng chạy ra không kịp nên bị chết thiêu! Nó nóng họng chạy về chữa lửa, thấy vợ nó là Hoăng thị lõa thể (trần truồng) chạy ra, Ngưỡng Chí mắc cở nói với xóm rằng: ‘ Người đời đừng bắt chước tôi ở độc nhiều năm, nay thấy Ngọc lịch, còn không tin mà chừa lỗi, lại phê ngạo nhiều câu, nên bị trời phạt nhãn tiền độc quá! ‘ Nói rồi lửa cháy tới, cứng cẳng chạy không đặng, phải bị chết thiêu. Bầy chó nhảy vô kéo thây ra, xé ăn tới xương cốt! Xóm coi thấy phê trong Ngọc lịch như vậy, ai cũng rùng mình! Mới biết tại tội nặng quá, nên trả lẹ lắm!!! Còn vợ nó mắc cở trốn xứ nào bặt tin không biết!
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
GANH GHÉT MUỐN DẸP NGỌC LỊCH BỊ BÁO NHÃN TIỀN
Tại xứ Tây hương, chùa Thổ cốc (ông Trương), có một sãi, tên Đạt Viễn, đặng cuốn ngọc lịch, cầm qua am Thuần dương mà coi với đạo -sĩ (thầy pháp) tên Quán-Tiên. Hai thầy coi tới chỗ thầy chùa thầy pháp ăn tiền tụng mướn mà tụng sót, thác sau phải vào sổ Bổ kinh mà tụng bổ, vân vân. Lại coi tới chỗ luân hồi, nói thầy chùa thầy pháp có tội nhiều, các ngục hành hình không đặng, phải cho uống thuốc mê, đầu thai tử phúc trung, hoặc chết yểu nhiều kiếp, cho lú quên hết kinh chú, rồi mới hành hình, vân vân. Đạt -Viễn nói: ‘ Chúng ta nhờ cậy tụng kinh mướn mà khá, nếu Ngọc lịch lưu truyền nhiều chỗ, thì nghề làm ăn chúng ta phải ế! Dầu xé đốt Ngọc-lịch cũng không hết đặng, biết tính làm sao? Quán-Tiên nói: ‘ Tôi biết cầm cơ thỉnh tiên. Thầy sẽ bảo các sãi rủ người ngoài, hoặc bổn đạo đến coi thỉnh tiên. Tôi làm bộ cơ lên, viết chữ nói phá Ngọc-lịch thì chúng hết tin ‘. Đạt -Viễn đi khoe cùng nói tại am Thuần-dương (Lữ-đồng -Tân) thỉnh tiên linh lắm, ai cầu hỏi việc gì, thì đến mà hỏi, hoặc xin toa thuốc xin bùa, thần tiên cũng cho ‘. Thiên hạ nghe nói lưu truyền lần ra, nên ngày nọ nhiều người đến am Thuần-dương coi đạo -sĩ thỉnh tiên tới dưng hương chật trong chật ngoài. Quán-Tiên làm bộ lập bàn xông cơ, lúc đỏ đèn niệm chú, phun nước đốt bùa… Một lát cơ lên, đồng bưng cơ, thầy lại coi, viết chữ trên mâm cây vuông đổ cát. Quán-Tiên kêu ai biết chữ lên coi chữ tiên viết, Người biết chữ lên đàn, coi thấy trong mâm cát có bảy chữ lớn rằng: ‘ Ngô Thuần-dương tổ-sư chí hỉ ‘ và chín chữ nhỏ: ‘ Phàm nhơn khấu vấn giả, tốc tốc lai vấn ‘. (Nghĩa là: Ta là Thuần-dương tổ-sư đến rồi. Ai hỏi sự chi, mau lên mà hỏi). Ai nấy nghe đọc như vậy, thì rùng rùng lên đàn. Quán-Tiên nói: ‘ Đừng lại đông lắm, hỏi rộn không nên, vô từ người mà hỏi tử tế ‘. Đạt -Viễn quì lạy vái lớn rằng: ‘ Chẳng hay trong đời việc chi quí hơn hết, xin tổ-sư chỉ dạy Cơ viết nhiều chữ nhỏ như vầy:
‘ Thứ nhứt kính đạo -sĩ (thầy pháp) thứ nhì trọng thầy chùa, Đạo -sĩ dâng sớ, cầu đặng sống lâu. Hòa-thượng tụng kinh siêu-độ, đưa vong hồn về Tây-phương. Duy có một chuyện không nên nghe, là thứ Ngọc-lịch bảo ăn năn chừa lỗi làm lành mà trừ tội! Có đâu dễ như vậy! Nhiều người tin khắc bản lưu truyền mà gạt kẻ dốt phải lầm! Nếu ai gặp Ngọc-lịch thì xé mà đốt đi, thì đặng phước lớn ‘.
Người coi đọc rồi, lấy giấy chép ra chưa rồi bài ấy. Xảy thấy hào quang xanh lét chiếu vô đàn, Quán Tiên rùng mình té xuống đất, Đạt Viễn cũng nhào theo. Người chép bài ấy, đứng dựa bàn Lữ tổ, trợn mắt hét lớn rằng: ‘ Ta là Liễu tiên đây! Vưng lịnh tổ sư truyền dạy cho đời rõ: Bởi vì người đời vô phước làm dữ không ăn năn. May nhờ trời nhậm lời Thập vương các thần tâu, ban phát Ngọc Lịch cho Đạm Si đem về, truyền người đời xem mà chừa lỗi, không dám phạm nữa, lời thần tiếng Phật tiên thánh khuyên răn. Thượng đế truyền chỉ Đô thành hoàng mỗi ngày canh phân phiên các du thần ngày đêm soi xét nhơn gian lành dữ. Nay có thầy chùa là Đạt Viễn, thầy pháp là Quán Tiến, dám ganh ghét Ngọc lịch, lên cơ mà giả nói gạt đời. Tội hai đứa ấy đáng đọa địa ngục hành tội cho đến kiếp rồi giam ngoài ngục A tì, không đặng đầu thai. Nếu ai ghét Ngọc lịch, mà không tin, cũng phạt như Quán Tiên Đạt Viễn vậy ‘. Nói rồi, ngó thấy cơ tự nhiên không ai vịn mà lên, viết 33 chữ như vầy:
Tâm bịnh tư tương tâm dược y.
Huyến nhục huân tính thiểu ngật ta.
Thơ trung tự hữu ba la mật.
Năng sử oan khiên tận thoát ly.
Ngô Liễu Tiên khứ dã
Thích nôm:
Bịnh tâm, thời trị thuốc bằng tâm.
Huyết thịt ít ăn đặng phước thầm.
Ngọc lịch thánh thần tiên Phật dạy.
Độ đời khỏi đọa, hết mê lầm,
Ta là Liễu Tiên đi rồi
Người coi chữ sao chép rồi, bước xuống nói rằng: ‘ Hồi nãy tôi chép còn một ít chữ thì hết bài trước. Xảy thấy một ông mặt xanh môi đỏ, lên đàn, bảo tôi truyền lời Lữ-tổ dạy, rồi đằng vân bay mất! ‘. Ai nấy hãi kinh về hết. Không biết Quán Tiên với Đạt Viễn đâu mất! Cách vài bữa nghe nói Quán Tiên với Đạt Viễn hai người bầm mình la hoài cho tới chết, mới biết quả báo nhãn tiền lẹ quá! Ghê thay!!
KINH-TÍN -LỤC
(truyền Ngọc-lịch, được phước)
Người bị chết trôi, lửa cháy, trộm cướp, tai họa, đều đổ tại thời vận, không dè tại mình làm dữ mà ra. Bởi chẳng kiêng trời đất, không tin Tiên Phật Thánh Thần, bất trung, bất hiếu, bất nhơn, bất nghĩa, hủy hoại lúa gạo, bỏ xả giấy chữ nho, sát sanh hại vật, khoe mình hiếp người, mê đờn ca, đắm tửu sắc, theo bài bạc gian lận, nếu phạm các tội ấy, dẫu có khỏi tội dương pháp, thì cũng bị thần phạt mắc tai họa. Nếu in Ngọc -lịch, gặp ai cũng giảng tội phước quả báo, sau thác đã tiêu hết tội, mà còn sống bây giờ cũng được hưởng phước sống lâu. Nay mới nghe cái tích làm lành đặng phước đổi rủi ra may, kể ra sau nầy, đều việc nhãn tiền, thiên hạ có nghe có thấy.
Ông Huỳnh-phương-Châu ở huyện Đại hưng, trấn nhậm huyện Khúc Dương, làm quau giáo thọ, vợ cũng làm lành. Khi đương làm việc tại đó, khắc bản kinh Kim cang, kinh Cảm ứng, kinh Âm chất, in mỗi thứ vài ngàn bộ, vợ in Ngọc -lịnh vài ngàn cuốn mà cho người, phóng sanh chim cá không biết mấy muôn ngàn mạng. Sanh năm người con trai, đầu lòng là Thúc Lâm đậu Than hóa, còn bốn người kế là Thúc Kinh, Thúc Kỳ, Thúc Huyển, Thúc Tuyên đều đậu.
Mục-quốc-Duy ở huyện Ngộ, đậu Tiến sĩ trào Minh Thiên Khải, ở nhà không làm quan. Hay thỉnh nhiều thiện thơ (kinh lành), thấy Ngọc-lịch liền sao tả cho người thấy, có rách thì dán lại, năm thất mùa thì đâu đậu thí lúa, lúc thiên thời thí thuốc. Con trai là Huệ Viễn đậu Tiến sĩ trào Minh Thuận-trị, cháu tên Đồng đậu Trạng nguyên, Cảnh Tuyên đậu Truyền lô, Kế Nhượng đậu Tiến sĩ. Con của Đồng tên Tảo đậu Bảng nhãn, các chắt đều bổ Hàn-lâm, Tiến sĩ, nối đời làm quan, cũng nhờ bố thí.
Bành-nhất-Âm ở huyện Trường châu, gặp thất mùa thì thí lúa, thấy thiện thơ thì in. Con tên là Cần, sao tả Ngọc-lịch dư trăm mà cho người, thi đỗ Trạng nguyên, chắt là Khải Phong cũng đỗ Trạng nữa, bởi nhờ thí Ngọc lịch.
Từ trước Đình ở huyện Côn san, làm biện lại với quan Nghiêm văn Tịnh. Khi trấn nhậm tỉnh Chiết giang, dân bị nước lụt. Trước Đình nói nung cho ông Nghiêm văn Tịnh bố thí, cứu sống nhiều mạng. Còn làm phước điều nầy: Lúc trào Minh vua Sùng Trinh, bị loạn, giặc bắt vài trăm phụ nữ, gởi tại Trước Đình bảo giữ giùm. Từ trước Đình lén cho phụ nữ bạc tiền, mà thả đi hết, rồi lập thế đốt nhà mà phi tang, đem bản kinh Ngọc-lịch với gia quyến trốn qua ở huyện Thái dương mà lánh nạn. Thuở nay Từ trước Đình in Ngọc-lịch thí cũng nhiều lắm. Đến thái bình, con trai lớn là Từ kiền Học thi đỗ Thám hoa, làm tới chức Thượng thơ, con giữa là Bĩnh Nghĩa cũng đậu Thám hoa, làm tới chức Thị lang, con út là Nguơn Văn làm tới Thiên quan chủng tể. Năm người con của Từ kiền Học là Thọ Cốc, Huỳnh Thọ Mẫn Thọ, Từ Bình, Từ Tuấn đều thi đậu.
Thái bội Lan ở Hồ-châu, ở hiếu đễ (thảo thuận), tiện tặn cho dư mà bố thí, hay thí thuốc cho nhà nghèo, con côi đàn bà góa cậy mượn thì chẳng tiếc. Nếu phụ nữ hoặc trẻ thơ làm mất đồ không dám về nhà, thì cho mà thường lại. Hay cho kinh Ngọc lịch, 84 tuổi không bịnh ngồi xếp bằng mà mãn phần. Lối xóm thấy có Tiên đồng Tiên nữ mời Bội Lan lên xe. Cháu là Khải Tôn, chắt là Thăng Nguơn đều đỗ Trạng.
Hùng triệu Đãnh ở huyện Nam-xương, làm thầy thuốc thuở 19 tuổi. Coi Ngọc lịch thấy khoản dung y hại người bị vào Hụơt -đại địa – ngục nên giữ mình trị bịnh kỹ càng và giảng cho thầy thuốc khác nghe nữa. Mình đã in thí, lại rủ nhiều Người, Phàm trị bịnh không nài cực khổ. chẳng luận giàu nghèo Nếu kẻ nghèo không có sậm, cũng tán nhỏ mà cho không. Nhà giàu thưởng bao nhiêu tiền, đều tùy cơ bố thí cho kẻ khó. Gặp năm thất mùa, thì đi bộ coi mạch chẳng nỡ làm tốn tiền xe người. Vợ cũng hiền đức, thuận theo ý chồng, mùa đông bận áo vải cũng không phiền. Đến 80 tuổi, nhằm ngày sanh Triệu-Đãnh, xảy thấy thinh không hiện ra một bức lụa đỏ, thông giữa căn nhà để chữ vàng rằng:
Phụng thiên đế mạng, Hùng-triệu-Đãnh phó Phước-kiến tỉnh thành hoàng tử nhậm ‘. (Vương chỉ thượng đế phong, Triệu Đãnh làm thành hoàng tỉnh Phước-kiến)
Cách ba bữa mùi hương đầy nhà. Triệu Đãnh tắm gội, thay y phục mới, ngồi xếp bằng mà mãn phần, con cháu thi đậu nhiều đời.
Trung-mạnh-Cầu làm quan Án-sát trấn tỉnh Hà-Nam, tánh ở thanh liêm có ân oai nhơn chánh. Có khắc bản Ngọc lịch, Âm-chất, văn giới sát của Liên-trì đại sư (nay đem chung vô Ngọc-Lịch rồi). Tánh ghét họa hình tục tĩu, bài thuốc tráng dương, bài thuốc phá thai và đồ nghề bài bạc. Nếu gặp thì hủy hết, ai cáo thì được hưởng. Năm nào thất mùa dân đói thì thí lúa, cho tới xứ khác nữa. Vợ cũng cầm đồ mà phụ với chồng in Ngọc-lịch và thiện thơ. Những kẻ nghèo bệnh đều nhờ ơn hai ông bà. Sanh năm trai đều thi đỗ làm quan.
Trương-xuân-Phố nhà giàu mà cần kiệm như nhà nghèo thấy thiện-thơ thì bảo con cháu sao tả cho người. Tánh ở thuần hậu, con cháu hay tả kinh, sau thi đậu tới đời chắt.
Tỉnh Chiết-giang phủ Hàng-châu, Từ-văn-Kỉnh làm đại thần mà hay giảng kinh sách tam-giáo, in Ngọc-lịch, có khắc thêm Kỉnh-tín-Lục là các bài nói trước đó mà cho đời. Mẹ ngày nào cũng niệm Phật Quan-Âm. Năm đói thời thí lúa. Sau con làm tới Chủng-tể, các cháu thi đỗ làm quan.
Trần-thị là họ lớn tại huyện Hải-ninh lập trại hàng thí quan khách, thí thuốc, thí đất cúng, tối trời thấp đèn ngoài đường đi, thí Ngọc-lịch. Con cháu thi đậu, nổi danh tỉnh Chiết-giang.
Tại tỉnh Chiết-giang, phủ Hàng-châu, có bốn họ đại phú là: họ Quan, họ Uông, họ Tôn, họ Triệu, đều nối đời nhơn đức bố thí nên giàu bền không cổi. Họ Quan, cha con thi rồi, về lo giải thiện-thơ, kế nghe báo, cha con đều đậu. Còn họ Uông tới đời nay còn thí thuốc Tử Hà, giàu hoài không cổi. Họ Tôn thí Ngọc-lịch và các thiện-thơ. Họ Triệu thí quan quách quần áo, Bốn họ ấy giàu bền, lại phát quan, là nhờ bố thí làm phước.
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày June 6th 2011, 4:17 pm với 1 lần trong tổng số.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
Lưu-học-Triều ở huyện San-âm, năm Bính Thân, trào Càn-Long dắt gia quyến đến kinh đô đợi bổ ra làm quan. Dọc đường gặp đàn bà bận áo đỏ, nói: ‘ Hồi tôi còn sống, muốn in Ngọc-lịch một trăm bộ, bị ông cản trở hại tôi bây giờ mắc tội dưới Âm-phủ ‘. Lưu học-Triều hãi kinh nhìn lại, là nàng họ Trịnh vợ của người đầy tớ cũ. Đi tới kinh phát bịnh, hay thấy hồn nàng họ Trịnh đến gây hoài. Vợ là họ Khương hay sự ấy, vái in hai trăm bộ thí cho họ Trịnh. Lưu-học Triều vùng nói: ‘ May nhờ ơn Phật tôi được siêu độ ‘. Nghe in vọng nàng họ Trịnh! Khương thị càng tin, lo in lập tức cúng tại am cô vãi. Cách nửa tháng, hai vợ chồng đồng thấy nàng họ Trịnh về lạy tạ rằng:’ Nhờ ơn in Ngọc-lịch, tôi đặng đầu thai, Diêm vương chia phước cho bà phân nửa, sau gặp nhiều sự may ‘. Lưu-học-Triều thức dậy, liền mạnh.
Cầu-phục-Sơ ở tỉnh Nam-kinh là người chí hiếu với cha mẹ, Vợ chết, có con là Đại Vinh cũng có hiếu. Tánh Phục-Sơ không tin có quỉ thần địa ngục. Ngày kia đi buôn bán đặng cuốn Ngọc-lịch đem về, cha con coi với nhau, cha gọi nói huyễn nên bỏ dẹp trên gát! Con là Đại Vinh mộ lắm, muốn kiếm bản in ra lưu truyền, sợ cha quở nên không dám. Phục-Sơ bịnh nặng, ngó thấy nhiều con quỉ dị hình tới phá, bèn kêu con mà than rằng: ‘ Nay mới biết có quỉ ma địa ngục, ăn năn xưa không tin Ngọc-lịch mà ở theo! Đại -Vinh nghe nói, liền vái in ba trăm cuốn mà lưu truyền, cầu cha mau mạnh. Phục-Sơ nghe quỉ nói:’ Ông Táo đã đề hai chữ Thuận Tuân trên trán Phục-Sơ, không bao lâu sẽ có chiếu chỉ Ngọc đế đến, chúng ta trốn trước cho mau, kẻo nữa bị quở ‘. Phục-Sơ liền mạnh.
Hạ-kiến-Mô tự Hữu-kiều, ở huyện Tiền-đường, thuật chuyện chiêm bao rằng:’ Năm Mậu Dần ta dạy học tại nhà họ Cao, Lúc tháng tư, ta soạn sách cũ trên gác, gặp cuốn Ngọc-lịch, coi rồi thì xét lẽ dạy thì phải, song không chắc thiệt sự như vậy. Nhưng mà thấy lời nói rẽ ròi, tuy kẻ dốt đàn bà nghe cũng dễ hiểu, vậy là một lẽ chánh, khuyên đời làm lành răn dữ như sách nho. Vả lại giá in cũng rẻ nên vái in thí một trăm cuốn. Cách vài ngày xem lại, thấy nhiều lời nói quái gở, mình là người học nho, không lẽ nói cho ai nghe. Nghĩ như vậy nên tính lại không in Đã gần đi thi, không rảnh đâu mà suy xét việc ấy. Vào thi nạp quyển rổi, về nhà ngẫm nghĩ mình đặt hai câu chưa êm, e khi phải rớt, nên trong bụng buồn bực, nằm mơ màng thấy một ông cao lớn, ăn mặc đồ xưa, gò má có triều, râu dài như hình ông Tô-đông -Pha vậy. Ta lấy não bài vở trong trường đưa xin xem thử đâu rớt. Ngài dạy rằng:’ Ta biết tánh chàng đủ tài đức, khoa nầy chắc đậu còn ngại nỗi gì! Song ngươi đã gặp Ngọc-lịch, sao không in mà cho thiên hạ? ‘ Ta nhớ trực lại, thưa rằng:’ Ngọc lịch e sợ không thiệt chăng? ‘ Ông già nói:’ Địa ngục dưới Âm phủ, là tại lòng người làm phạm các tội nơi địa ngục. Nếu lòng người chẳng phạm các điều ấy thì có địa ngục cũng như không. Mình thông lý sao còn chưa hiểu mà nghi không thiệt? Mau in mà thí, đừng dụ dự hồ nghi nữa? Ta thức dậy, chưa dám nói với ai. Thiệt tới kêu tên mới biết chắc đậu nên in một trăm cuốn và phụ thêm sự chiêm bao vô đây.
Tôi là Cao-Lan, tự Nhơn-Hòa ngày 11 tôi qua mừng cậu tôi là Hạ-hữu-Kiều thi đỗ. Cậu tôi thuật chuyện chiêm bao điềm lạ… và đưa bài tự thuật cho tôi xem, tôi cũng lấy làm lạ! Khi ấy con tôi là Hiển Tăng có đậu ba bốn ngày mà không tốt. Đến rằm vợ tôi là Phùng thị, con gái tôi là Trinh-Khanh cũng có đậu nữa. Kế một tên học trò, một con tỉ tất cũng có đậu, tôi lấy làm hãi kinh! Đêm ấy thắp hương đốt sớ chịu ăn năn chừa lỗi, nguyện in ba trăm cuốn Ngọc-lịch cho người và thả 30 muôn vạn cá. Vái rồi không đầy mười ngày mà bốn người mạnh. Còn Hiển Tăng yếu đuối nên chậm hơn, sau ra mũ lỗ tai rồi cũng mạnh. Lấy làm lạ điều nầy: vợ tôi đậu rựng mọc, mà mọc không đặng, thầy thuốc sợ nhập vô làm khổ, kể từ tôi đốt sớ ba ngày, ra mồ hôi ba lần, rồi tiêu mất! Nhờ ơn thần phò hộ bình an là vì vái in Ngọc-lịch mà linh nghiệm như vậy mới tin cậu tôi thấy chiêm bao là điềm thiệt, nên khắc thêm sự tôi vào đây, cho thiên hạ biết. Nhằm tháng 9, vua Gia-Khánh 23.
Kinh Ngọc-lịch lưu truyền đã lâu. Ông nội tôi là Văn-Kỉnh có khắc bản in thí, ai tin làm theo đặng gặp phước đều khắc thêm vào đây rồi. Năm ngoái Hạ-hữu-Kiều thấy chiêm bao, in một trăm bộ. đưa cho tôi một cuốn, tôi động lòng muốn in thêm, ngặt lúc không dự, Năm nay thi đỗ, thân hữu lễ mừng, tôi đều lấy mà in một trăm cuốn và khắc thêm lời nầy vào đây. Từ-Chương ở huyện Tiền-đường, ghi tháng mười, năm Kỉ-Mảo Năm Mậu-Dần, Hạ-hữu-Kiều làm chức Hiếu liêm, qua Tô-châu cho tôi một bổn Ngọc-lịch, tôi coi tới câu: ‘ Địa ngục là tại lòng.’ Tôi ngẫm nghĩ ra lý quả báo. Qua năm Kỉ-Mão cháu lớn tôi bịnh nặng tôi vái in Ngọc-lịch cầu cho cháu mạnh, thiệt quả đặng sống. Tháng hai năm nay, con trai lớn tôi là Lượng-Dần đau chứng yết hầu gần chết, tôi vái trời xin cho con mạnh, thì in Ngọc-lịch phái liền. May ra mồ hôi mà mạnh đổi họa ra phước, nên cám ơn trời phật thánh thần. Khi trước tôi gởi cho bằng hữu qua Hàng-châu in ba trăm bổn nữa, có khắc in thêm khoản nầy cho các nơi khác. Kinh nầy đáng kính, nên tôi ghi vài lời xin các vị thiện tâm rán rủ in ra khuyên đời, thì đặng phước nhiều lắm. Khi ấy niên hiệu vua Đạo Quang năm thứ nhứt là Tân-tị, tháng tám. Cát-võ Điền hiệu Du -nhuận đương ngụ ở Tô Châu đề.
Niên hiệu Dạo-Quang năm Quí-Tị, mùa thu, tôi là Phan-quang Thọ ở sông Tiền đường, bởi em bạn dì tôi là Châu-phước-Tăng, Táo-thủ-Tăng khắc bản khuyên tiếc lúa gạo, trọng giấy chữ, lại tính khắc Ngọc lịch in cho đời. Tôi nói: ‘ Sự địa ngục là u minh, không đáng tin. Vả lại muốn lượm giấy chữ đà tốn hao, khắc bản tốn nhiều, vô ích ‘. Hai anh em nghe tôi nói thôi làm. Qua mồng ba tháng giêng, năm Giáp Thân (năm sau), tôi chiêm bao đến chùa Văn Xương đế quân, kêu tên thì vào hầu. Tôi vào quì lạy. Phán quan nói lớn rằng:’ Ngươi đã chẳng tin thì thôi, sau cản người làm lành? ‘
Tôi tâu rằng:’ Thuở nay tôi không cản ai làm việc lành ‘. Phán quan hét lớn rằng: ‘ Ngươi quên sự cản khắc bản Ngọc-lịch sao? Ngươi hãy nói nhiều chuyện nên trễ đậu tú tài đã mười năm và chết nhiều đời vợ; nếu còn nói điên như vậy, thì thấy chết yểu! Như biết ăn năn, nguyện khắc bản kinh, khuyên đặng ngàn người chừa lỗi làm lành sắp lên, thì tiêu tội trước, mà được phước sau ‘. Ta giựt mình thức dậy, mồ hôi dầm mình! Song còn nghi mộng mị không chắc. Vả lại nhằm dịp Tết, bằng hữu rủ chơi bời, nên chưa lo khắc bản. Qua 27 tháng sau, ta thổ huyết hai búng, mệt xỉu! Thấy phán quan khi trước, mặt giận nạt rằng: ‘ Ngươi mới ăn năn rồi cũng quên nữa, nay họa đến rồi! Bữa sau tôi kêu hai người em mà nói các điềm ấy nguyện ăn chay bảy ngày, mướn nhiều thợ khắc rút, mười ngày rồi bản nầy, khắc thêm sự mình in luôn cho người, xin thiện nam tín nữ rán khuyên đời ăn năn hoặc vẽ ra bức Thập điện theo trong kinh mà treo trên vách, ngó thấy mà giựt mình, năng coi năng đọc Ngọc lịch mà sửa lòng chừa lỗi, làm lành lâu ngày thì có phước. Nếu chẳng tin. e phải bị gương tôi. Phan-quan-Thọ ở huyện Tiền-đường đề.
Tiên Phật hay nói nhơn quả, còn kẻ học nho hay chê là dị đoan! Sao chẳng xét? Thích là Phật, đạo là tiên tuy dạy khác đạo Nho của thánh song cũng dạy người làm lành như nhau, nên tam giáo như một. Tôi xem hết cuốn Ngọc-lịch, ý dạy cũng như sách Nho, mà nói rành rẽ dễ hiểu, không cần văn chương đối đáp, miễn cho đời dễ hiểu mà ở thì hơn, tới đám đàn bà con nít cũng nghe chung đặng nữa. Người đời ít kẻ văn học nên bảo ở nhơn nghĩa trung hiếu thì mấy ai hiểu thấu mà làm, chi bằng Ngọc-lịch nói sự báo ứng, làm điều chi được phước, ở làm sao thì mang họa, người thấy giựt mình mà hồi tâm. Mới coi thì là lời khuyên răn, xét kỹ thiệt dạy đường đạo đức, phải là gìn lòng sửa nết cho nên người trung hiếu nhơn nghĩa chăng? Như vậy thì công lớn lắm, có phải thua sách nho đâu? Niên-hiệu Gia-Khánh 22 là năm Dinh-Sửu, mùa xuân ghi lời bạt (không để tên).
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
KHUYÊN PHỤ ÍT LỜI
(cũng không đề tên)
Lành dữ người đã làm, phước họa trời không vị. Biết lành đáng làm mà không làm, sao phải người lành. Biết dữ đáng chừa mà không chừa, thiệt là tội dữ. Sự quả báo ai mà không hiểu? Sao lại không làm phải can tâm làm quấy mà chịu trầm luôn! Người đời nhờ cơm mà sống nếu có hơi muốn thiu, thì đem đổ, có khi đạp. cơm cháo cũng không sợ tội. Nếu kẻ ăn mày, đặng cơm cháo thiu ấy mà ăn, cũng sống đỡ một lát. Đồ ăn ngon vào bụng thì hóa đồ dơ, sao lại chê cơm nguội! Huống chi kẻ làm ruộng gần bên lúa gạo cực khổ trăm bề, mình có mà ăn, lại hủy hoại như vậy, tội biết chừng nào? Họ ăn mì hay đổ nước, sao không nghĩ đồ vụn, cũng là cơm cháo, nếu chừa cặn, thì tôi tớ nó đổ nơi chỗ dơ! Nếu không ăn nước, thì vớt mì vụn mà ăn cho hết. Nếu huỷ -hoại cơm cháo vật thực thái quá, e bị Lôi -công. Kinh nói cữ sát sanh, hoặc phóng sanh, là nói vật lớn: còn ta nhắc vật mọn cho đời nhớ. Người hay nuôi chim, như chim quyên nhồng sảnh keo két cưỡng sáo, các loài chim hay ăn trùng dế cào -cào, châu chấu v. v. .. thường ngày phải bắt vật các ấy mà nuôi nó kêu nó nói cho êm tai mà thôi, chẳng kể giết không biết mấy muôn ngàn mạng vật mọn mà nuôi nó, trong lương tâm đành đoạn hay sao? Còn người gọi ốc là rẻ nên hay ăn song thiếu chi vật rẻ tiền, mà phải ăn ốc? Một bữa ăn hơn vài trăm mạng! Đáng lẽ đã cữ, lại mua ốc mà phóng sanh, đặng chuộc tội trước. Còn ăn cá là thường, song những cá nhiều trứng, nếu trứng cá tươi, chưa vấy muối, để lâu cũng còn nở. Sao không dặn kẻ nấu ăn, nếu làm cá gặp trứng thì lấy bao đất mà bỏ xuống sông, mình nhín ăn một đũa mà phóng cả ngàn mạng cá con (ấy là lời ông Lữ đồng Tân giáng cơ có dạy). Phóng sanh thế ấy khỏi tốn tiền mà phước lớn lắm. Nếu vì một miếng ăn mà chết trăm ngàn trứng cá sao đành, dầu vật mọn cũng vậy. 
KHUYÊN ĐỪNG MÊ TỬU SẮC TÀI KHÍ
Rượu chớ uống nhiều, nhiều thì say, say thì hư việc cả. 
Sắc chớ ngó nhìn, nhìn thì mê, mê thì mắc tội đầu. 
Bạc chớ tập đánh, đánh thì tham, tham thì thâm vốn liếng. 
Giận chớ làm dữ, dữ thì đánh, đánh thì bị lao tù (củ).
(Phủ): Kiêng rượu không say, giữ tánh thường. 
Đừng mê hoa nguyệt, chẳng tai ương,
Không theo bài bạc, còn gia sản. 
Giận tức mà dằn, hoạ khỏi vương (Hành tố).
TÍCH NGƯỜI KHÔNG TIN GIÁNG CƠ
có người kia thấy thỉnh cơ thì không tin, nói bày đặt lên giả. Lúc đó cơ lên xưng Ngọc -Hổ tiên sanh. Va cười! Cơ viết bài thơ 8 câu, va thất sắc, quì lạy. Cơ nói nàng ấy đã thôi ở lầu xanh, có chồng rồi, ngươi đặt thơ gởi âm phủ có lục bài thơ, ta thấy làm án nặng, viết cho ngươi sửa nết, y hoảng, vì mới đặt não chưa gởi mà thần tiên hay. Năm sau y thác. Tám câu thơ y sau đây: Tử quỉ bay hoảng khóc tàn canh. 
Đoái lại Chương đài cụm liễu xanh. 
Hoa nở có kỳ tằm ruột đứt,
Mây tan không ngỡ bướm hồn đoanh (giấc điệp)
Nhớ chừng ngõ phớt xô khuôn cửa. 
Quá chén cười mơn nựng bức tranh. 
Còn ấp tì bà năm trước chẳng?
Tầm Dương tình cũ trả lời rành?
BÀI THỜ KẾT:
Trần làm gia chánh sách nêu danh:
Hành thiện tu tâm tại học hành. 
Tố vị giàu nghèo dùng phải tố. 
Thanh liêm phận sự giữ cho thanh. 
Phước nhiều bởi dạ làm lành lắm. 
Đạo cả nhờ kinh giảng nghĩa rành. 
Nhơn đạo xong rồi tiên đạo có. 
Kỳ công chừa quá bước mây xanh. 
PHỤ DỊCH
LỜI TỰA DƯƠNG-PHÁP -TRÌNH IN KINH NGỌC LỊCH
Quan-đế giáng bút tại đàn nhà Dương-pháp -Trình, bảo in Ngọc lịch phải thêm 20 khoản hựu tội của Lữ Tổ xin phép Đại -Sĩ với Địa tạng mà giáng cơ và có các tiên giáng. 
LỮ TỔ PHỤNG SẮC GIÁNG BÚT
và chú giải 20 khoản
Ta là Thuần -Dương đặt 20 khoản xin ân xá, nhờ Quan-âm Địa -Tạng nhận lời tâu lại, nên truyền chỉ cho ta phải phụng chỉ Thế -tôn Như lai truyền dụ 20 xá khoản. Nếu ai lương thiện, làm theo 20 khoản ầy, thì thành Phất tiên thánh, hiền. Nếu kẻ dữ, thấy 20 khoản nầy, thề cải ác, ở theo điều lệ đây, thì khỏi luân hồi trả quả. Ta giáng bút sau đây:
1. HIẾU: Con có hiếu với cha mẹ là điều lành trước hết, học trò có hiếu thì thi đỗ. Nếu ai bất hiếu thì trời phạt khốn khổ, tai nạn, chết tật bịnh, chết yểu (chết cách dữ). Dầu người tu tam giáo cũng vậy, hiếu thì siêu, bất hiếu thì đoạ. Sự hiếu đã hết lòng phụng dưỡng, biết có cha mẹ chớ không biết có mình, phải cung kỉnh chịu lụy thiệt tình cho song thân đẹp ý. Nếu cha mẹ bất bình thì con mang bất hiếu. 
2. KỈNH: Kính sợ trời Phật thánh thần, nên không dám làm việc quấy, lòng kiêng sợ là kỉnh, không phải lạy cúng là kỉnh. Như kỉnh kiêng phép nước, không dám phạm phép luật, chớ không quì lạy. 
3. TRUNG: Như tôi ra trận, liều mình trả ơn chúa. Còn quan gián nghị can vua không tiếc mạng. Quan Trấn thanh liêm, thương dân, mảng lo việc nước mà quên việc nhà, vì hết lòng hết sức. Tôi tớ phải hết lòng trung với chủ nhà. Bạn bè trung tín với chủ tiệm. Người thay mặt trung với chủ. Còn như tá điền lo lúa ruộng, dân lo xâu thuế nước, cũng gọi là trung (hết lòng).
4. NGHĨA: Là sự phải lẽ, không làm trái lẽ, chẳng dám quên ơn, không làm việc quấy. Xử cho phải nghĩa là quân tử. 
5. THỦ: Giữ bổn phận bền chí cho qua thời, không vì nghèo nàn mà đổi tiết, Phải thủ thân vì trọng, không dám làm cho hư thân thể mình, thủ khẩu không dám nói tổn đức. 
6. NHẪN: Nhịn dằn thì được phược khỏi hoạ. Như Lâu sư Đức, Trương công Nghệ, Lưu Khoan. Nếu không nhịn, thì chẳng hoà. 
7. ĐOAN: Ngay thẳng, một sự ngay thẳng thì không tội. không nhập bọn tà vạy, cứ chánh trực công bình, sẽ thành thần thánh. 
8. PHƯƠNG: (Vuông): Ở có mực thước, làm việc vuông tròn. 
9. NHƠN: Ở có nhơn là hay thương xót, chẳng nỡ hại người hại vật, mình no mà người đói không đành, hay làm ơn phước. 
10. HẬU: Ở có hậu, thì không vong ân bạc ngãi, không khắc bạc ai hết. Người có ân hậu là người hiền lành lắm. 
11. BẤT KIÊU BẤT TRÁ: Chẳng kiêu chẳng gạt: giàu cũng không khoe khoang, giỏi cũng không kiêu ngạo. Châu-công là bực thánh, làm ngự đệ mà còn chẳng dám kiêu. Kiêu như Thạch -sùng, giàu cũng mắc họa. Còn không dối thì là chơn thiệt, chẳng gạt ai, chẳng thất ngôn thất tín thì khỏi phạm vọng ngữ, chơn thiệt mới thành. 
12. BẤT THAM BẤT SÂN: không tham không giận, Tham thì sanh giận, giận thì sanh dữ, nên tam giáo đêu cấm hai điều ấy. Qang-âm nói:
Sân thị tâm trung hỏa, năng thiêu công đức lâm,
Dục hành bồ tát đạo, nhẫn nhục hộ chơn âm. 
Thích nôm:
Giận thiệt lửa trong lòng, như thiêu hết đức công. 
Muốn theo bồ tát dạy, dằn nhịn dạ như không. 
13. BẤT KHÍ BẤT VÕNG: Không dối, không ngang. Không dối thì lòng công, không ngang thì khỏi phạm thượng, giữ tánh khiêm nhường. 
14. BẤT TÀ BẤT DÂM: không vạy, không tà dâm. Lòng không chánh là tà, không phải thê thiếp mình, mà muốn là tà dâm (dâm ác) chẳng nên thấy sắc tốt mà sanh lòng tà dâm vọng tưởng. 
15. TƯƠNG THÂN TƯƠNG MỤC: Thương nhau, hòa nhau. Lòng thân là tưởng không ghét ai, hòa là không gây tung với ai. Coi bốn biển như một nhà, coi thân ai như thân này. thương người như thể thương ta. 
16. ĐỒNG THIÊN ĐỒNG THÀNH: Mình lành khuyên người làm lành, mình thiệt tình, khuyên người thiệt tình cũng hết lòng thành như mình. 
17. HÓA KỶ HÓA NHƠN: Sửa mình cho thành đức, rồi lo dạy người sửa người đặng đức hạnh như mình, không tiếc công dạy. 
18. HÓA ĐẠO HÓA NGHĨA: Giữ theo đạo luân hồi, xử cho phải nghĩa,
hay trượng nghĩa giúp người, nhứt là bằng hữu sửa lỗi nhau. 
19. QẢNG KHUYẾN QUẢNG HÀNH: Rộng khuyên, rộng làm. Mình khuyên người làm lành làm phải, mà mình cũng làm ơn làm phước cho nhiều. 
20. VÔ PHI, VÔ THỊ: Không sanh việc thị phi. Nếu lòng ở công, không phân người phân ta, nói người phải mình quấy, thì không sanh việc thị phi. 
Nên giữ được 20 điều ân xá thì siêu. 
Được sửa lần cuối bởi Lòng Trắc Ẩn vào ngày June 6th 2011, 4:18 pm với 1 lần trong tổng số.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
ĐỊA -TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT GIÁNG BÚT
(Tựa Công-quá-cách)
Người đời không cho con học chữ nho, nên không thông đạo lý. Cứ tưởng cúng chùa dưng hương là lành, rước sãi thầy tu tụng kinh làm chay thì siêu độ vong hồn đặng! Các điều ấy có phải làm lành làm phước đâu? Làm lành là làm phải lý, lại khuyên người làm phải, thì trời xuống phước. Ta thấy người đời ở với cha mẹ không hiếu gì, cha mẹ mãn phần thì nói: ‘ Sa địa ngục rồi! Phải rước sãi làm siêu độ! ‘ Các sãi bày ra làm mị, như gởi kho vàng bạc, phá ngục, bong đầu phướng đặng tiếp dẫn vong hồn lên Tây phương. Có lẽ gì thọc cây tre mà phá đặng địa ngục? Nếu quả như vậy, thì kẻ giàu sang làm dữ, thác rồi con cháu rước đông sãi tụng kinh niệm Phật thì vong ra khỏi ngục sao? Người hiền lành mà nghèo, không tiền rước sãi làm như vậy, thì không ra khỏi ngục sao? Như vậy trời đất cũng vị nhà giàu mà hà hiếp nhà khó hay sao?
Còn như Phật ở Tây phương, công đâu mà vị nhà có tiền phải cứu vớt? Tâm là Phật, tâm là thiên đường, lòng lành thuận lòng trời thì cầu vong khỏi tội, lòng chẳng lành nghịch lòng trời thì cầu không đặng. Nếu không làm phước cứ mỗi ngày rước thầy tụng kinh cầu siêu hoài, Phật muốn cứu cũng không lẽ cứu được. Ta cũng là Phật lẽ đâu không hiểu phép. Làm lành tuy không cầu Phật mà Phật cũng phò hộ. Nếu làm dữ, có lạy Phật cho đến sói đầu, cầu cũng không đặng. Ta khuyên đời nghe lời ta, cứ ở theo luật Công quá cách, đừng làm các điều dị đoan trái lẽ, tuy chẳng cầu ta cũng độ vọng, không cần rước sãi.
VĂN-ĐẾ BÁ-TỰ-MINH (GHI TRĂM CHỮ DẠY ĐỜI)
Quả dục tinh thần sảng Dục ít tinh thần khoẻ.
Đa tư huyết khí suy, Lo nhiều khí huyết phai.
Thiểu bôi bất loạn tánh. Vài chung khôn loạn tánh.
Nhẫn khí miễn thương tài. Một nhịn khỏi hao tài.
Quí tự tân cần đắc. Sang tại siêng năng, đổ.
Phú tùng kiệm ước lai. Giàu nhờ tiện tặn dai.
On nhu chung hữu ích. Dịu mềm sau có ích.
Cường bạo tất chiêu tai, Hung dữ sẽ mang tai.
Thuận xử chơn quân tử.
Khiêu toa thị họa tại.
Am trung hưu sử tiễn.
Qai lý Phóng ta ngai.
Dưỡng tánh nghi tu thiện
Khi tâm mạt ngật trai,
Nha môn hưu xuất nhập
Hương đảng yếu hòa hài.
An phận thân vô nhục.
Nhàn phi khẩu vật khai.
Thế nhơn y thử khuyến.
Nạn thối phước tin hồi.
Khéo xử nên quân tử,
Xui mưu rấm họa thai.
Chốn thầm đừng bắn lén
Cảnh nghịch giả ngây hoài.
Tánh tốt gìn tam thiện.
Lòng gian uổng thập trai.
Nha môn đừng kiện cáo
Làng xóm chớ chê bai.
Bổn phận nương cơ tạo.
Thị phi lấp lỗ tai.
Lời nầy ai giữ đặng.
Nạn khỏi phước lâu dài.
ĐƯƠNG -THỦ TRAI -KỲ
(một năm ăn chay 61 ngày vía lớn)
Bốn ngày tháng giêng: mồng 1, lệ tế trời và vía Phật Di -Lạc, (vái…) Mồng 8 vía Ngũ -điện Diêm La Vương (vía ăn năn làm lành như mồng 1). Mồng 9 vía Ngọc-hoàng thượng đế (bái cải quá…) Rằm Thiên quan đại đế.
Sáu ngày tháng hai: Mồng 1 vía Nhứt điện Tân -quáng vương (nguyên y Ngọc lịch). Mồng 2 vía Thổ địa chánh-thần. Mồng 3 vía Tử -đồng Văn -xương đế quân. Mồng 8 vía Tam điện Tống đế vương (vái…). Rằm vía Thái thượng Nhạc nguyên soái (tụng Cảm ứng). 19 Quan-âm, (tụng Phổ môn Cứu khổ, Cao-vương).
Sáu ngày tháng ba: Mồng 1 vía Nhị -điện Sở-giang-vương (vía…). Mồng 2 Chơn -Võ Huyền thiên thượng đế (nguyện tụng kinh Báo ân). Mồng 8 vía Lục điện Biện -thành -vương (vái…). Rằm Lôi -đình đại tướng. 16 vía Chuẩn -đề Bồ -tát. 27 Thất điện: Thái sơn vương, 28 Đông -nhạc đại -đế.
Năm ngày tháng tư: Mồng 1 Bát đẳng vương (vái…) Mồng 8 Cửu điện Đô thị vương (vái…) 14 Lữ Tổ Rằm Thích -ca Như -lai (tụng Kim -cang). 17 Thập -điện Chuyển -luân xương (vái…)
Sáu ngày tháng năm: Mồng 1 Nam-cực tiên ông. Mồng 5
Lôi đình Đặng thiên quân, 11 Đô-thành – hoàng. 13 Quan Thái tử, (14, rằm 2 ngày cấm phòng).
Bốn ngày tháng sáu: Mồng 1 Rằm 19 Quan-âm thành. 23 Quan đế Linh quan. 
Bốn ngày tháng bảy; Mồng 1 ngày sóc. Rằm Địa -quang đại đế. 18 Diêu-trì Tây vương mẫu. 30 Địa tạng vương (vái. ..).
Bốn ngày tháng tám: Mồng 1 Diệu -tế chơn-quân, Mồng 3 Táo -quân (tụng kinh. ..) Rằm Thái âm hoàng hậu (tụng thái -âm). 24 Táo mẫu (bà Táo) tụng kinh ông Táo).
Bốn ngày tháng chín: Mồng 1 Nam-đẩu. Mồng 9 Phong đô đại đế, 13 vía Mạnh -bà. Rằm ngày vọng. 
Năm ngày tháng mười: Mồng 1 Đông-hoàng đại -đế. Mồng 8 Niết bàn (phóng sanh). Mồng 10 ngày cấm phòng. Rằm Thủy quan đại đế. 30 Châu tướng quân (ông Châu).
Bảy ngày tháng mười một: Mồng 1 ngày sóc. Mồng 4 Khổng tử thánh nhơn. Mồng 6 Tây nhạc đại đế. Rằm ngày vọng. 17 A Di Đà Phật (tụng Di Đà). 19 Thái dương (tụng kinh Thái dương), 23 Trương tiên (Phàm vía này, vía Linh quan Thái tử, ông Châu, vía ông Quan đế, đều tụng kinh ông; Minh thánh Vĩnh Mạng).
Sáu ngày tháng chạp: Mồng 1 ngày sóc. Mồng 8 Thích ca. Rằm ngày vọng, 23 đưa ông Táo chánh vía 24, 30 chư Phật giáng thế. 
Tháng nào thiếu, 29 thế 30. Tháng nhuần tính theo tháng trước. 
Nếu ai ăn chay vía trước nhiều không nổi, thì giữ chay nầy. 
BÀI SÁM HỐI QUÁ, TIÊU TỘI NHỰT KỲ
Trần -huyền -Trang là thầy Tam-Tạng thỉnh kinh Tây-phương về, có dưng sớ cho vua Đường Thái -Tôn, mỗi tháng có một ngày nhằm giờ lay sám hối cho nhằm hướng chư Phật hội nghị. Vái nguyện ăn năn chừa lỗi cữ và nguyện làm phước mới cho tiêu tội. Chẳng phải lạy không mà trừ tội đặng. Phật cho hối quá tùng thiện. 
Tháng giêng, tảng sáng ngày mùng 1, lạy hướng nam 4 lạy, vái. ‘ 2, mùng 9, 5 giờ sáng, lạy hướng nam 4 lạy, nguyện. ‘ 3, ‘ 7, tối 10 giờ, lạy hướng tây 4 lạy, tháng 4, mùng 8, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng đông 4 lạy, nguyện ‘
‘ 5, ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
‘ 6, ‘ 7, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng nam 4 lạy, ‘
‘ 7, ‘ 6, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
‘ 8, ‘ 8, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 9, ‘ 9, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 10, ‘ 1, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 11, ‘ 3, đỏ đền, lạy hướng tây 9 lạy, ‘
‘ chạp ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng tây 9 lạy, ‘
Ngày ấy ăn chay niệm thầm: Nam mô A-di-đà Phật, đặng lấy câu lạy mấy câu. Chừng lạy, thắp nhang ba cây, căm trên hương, nhắc ghế (bàn) để ngay hướng đó, có đèn cũng đủ, à quả tự ý, không ngơ cũng được. Bận áo dài, đứng chắp tay iệm 6 chữ Di-đà 100 câu, ít nữa 10 câu. Rồi vái tên họn mình gày nay nguyện cải ác tùng thiện. Ở theo Công-quá -cách, cầu êu tội cũ, mà nhờ phước trời Phật thánh thần cho, rồi lạy y số. ân hương, dẹp bàn ghế, niệm Phật. Làm được như vậy ba ăm, thì cảm động bề trên, trong nhà bình an, tai qua nạn khỏi, làm hoài chung thân, sống được phước, thác khỏi tội. Cũng như lặt bàn lạy vía Thập -vương, lạy Thập -vương cứ hướng bắc. 
VĂN-XƯƠNG ĐẾ QUÂN GIÁNG CƠ DẠY CẦN GẤP
Ta đã thấy chiếu chỉ Thượng -đế ban cho Bắc -đế (Huyền hiên Thượng -đế) nội tháng chạp, dẫn âm binh đi tra xét tội bất hiếu mà phạt, có hiếu thưởng phước, là xét các mồ mả tử tế, thì là coi con cháu là tên họ gì mà lo cho cha mẹ ông bà, thì hưởng phước lộc thọ gọi là thưởng thiện (hiếu). Nếu mả nào hoang lạnh, tồi tệ, bỏ bê thì tra ra con cháu bất hiếu, thì phạt tai hoạ, bịnh hoạn, nghèo khổ thác yểu. Tùy theo hư nhiều ít; mà hạt nặng nhẹ. Tại con cháu không biết cội rễ, nên phạt gia đạo hông an. Vì Huyền -thiên thượng -đế là giáo chủ việc báo ân, nên in thưởng có hiếu và phạt bất hiếu. Nên ta cho đời hay trước là giữ. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
KHẮC BẢN NGỌC -LỊCH, THỈNH TIÊN CHO TỰA
Lữ Tổ giáng bút:
Người đời làm dữ thái quá, nhờ ơn Địa -tạng truyền chỉ Phong-đô, Thập -vương dọn Ngọc -lịch, xin chỉ Thượng -đế, ban phát trung giới cho người ăn năn chừa lỗi, làm phước đền tội. Lúc đời Tống, nhằm nước Liêu niên hiệu Thái -bình năm Canh-ngũ, sãi nước Liêu là Đạm Si lãnh về, giao cho Phạm nhứt Chơn là Vật Mê đạo -nhơn truyền cho đời. Sau ta đã dọn 20 khoảng xin chỉ ân -xá, giáng bút đem vào sau Ngọc -lịch. Thượng -đế truyền chỉ các thành hoàng mỗi ngày Canh-thân sai du thần đi xét những người tin Ngọc -lịch ăn năn chừa lỗi làm lành, thì cho tiêu tội, ai khắc bản in thí thì cho phước, có bịnh hứa in mà cầu tiêu bịnh lượng theo số mà cho. Bất luận cầu việc chi, cũng cho nguyện in thứ Ngọc -lịch cho nhiều thì đặng. Nay khắc bản thêm, xin ta cho tựa ta nói thêm ít lời. Sự thiên -đường địa -ngục rõ ràng, đừng nghi không có, cứ làm dữ mà mang khổ. Y theo Ngọc -lịch, ăn năn chừa lỗi, làm lành làm phước chuộc tội, công lớn thì theo tiên Phật thánh thần, dư phước đức con cháu được hiển vinh miên viễn. Lành ít sau khỏi sa địa -ngục, đầu thai hưởng phước. Khuyên đời chớ hồ nghi. 
LIỄU -TIÊN GIÁNG CƠ TỰA CHÓT
Thượng -đế cho tựa kinh nầy là Từ -ân Ngọc -lịch, nghĩa là như lịch ngọc thường ngày xem, ban ân xá, tha tội kẻ ăn năn. Nếu làm một phước cho trừ hai tội cũ. Làm dư phước thì Táo -quân tâu thưởng nhiều sự may, vân vân. 
HỒI -DƯƠNG BIÊN HOẶC
Trào Thanh Nhơn -quả Hồi -dương,
Tự -Kỳ tâu hỏi, Minh -vương phán rành:
Là vua Nhứt -điện U-minh (Tần -quảng -vương)
Dạy việc tu hành chỉ nẻo siêu thăng:
‘ Ngũ -luân là đạo lẽ hằng,
Tam cang, huynh đệ, hữu bằng năm phe,
Thảo, ngay, chồng bảo vợ nghe,
Anh em yêu mến bạn bè thiệt tin. 
1. TRUNG: Làm quan trung với triều đình,
Quên nhà vì nước, quên mình vì dân,
Công bình chẳng vị tư ân,
Xứng ngôi chức phận, vẹn phần thanh liêm. 
Còn như dân dã trọn niềm:
Lo xong xâu thuế, giữ nghiêm luật điều. 
Gìn lòng trung tín mến yêu,
Không lời phạm thượng, giữ điều tôn quân. 
Khuyên người noi đạo Ngũ -luân,
Sửa nền phong hoá, dạy lần ngu ngoan. 
2. HIẾU: Cha con đứng giữa tam cang,
Đạo làm cha mẹ, dạy đàn trẻ thơ. 
Đừng cho hoang đảng bạc cờ,
Nông thương nghề nghiệp, thi thơ học hành. 
Cưng hư thời uổng công sanh,
Dạy nên là việc tu hành với con. 
Làm con chữ hiếu vuông tròn,
Một lo thi đỗ, tông môn rỡ ràng. 
Hai lo thần tĩnh mộ khan,
Giàu ra công khó, nghèo càng dưỡng nuôi,
Kính thờ cha mẹ đồng vui,
Hết lòng hết sức, lo nuôi lo đền. 
Thần mình cha mẹ gầy nên,
Giữ cho toàn vẹn, như đền cù lao. 
3. HÒA: Thứ ba chồng vợ làm sao?
Chồng ra xử thế, vợ vào tề gia. 
Giàu nghèo cũng ở thuận hoà,
Xướng tuỳ phải đạo, vào ra giữ lời. 
Phần chồng dạy vợ ở đời,
Làm dâu vẹn thảo, đãi người trọn ân. 
Bạn dâu hòa thuận mười phần,
Bà con yêu dấu, xa gần ngợi khen,
Lòng chồng chớ ở bạc đen,
Nhan sắc là hèn, đức hạnh là hơn. 
Chớ mê tiếng quyển tiếng đờn,
Cũ vong mới chuộng, đèn hơn trăng lờ. 
Đàn bà giữ vẹn một thờ,
Tháng đợi năm chờ, chồng chúa vợ tôi. 
Kinh chồng, hiền đức vô hồi. 
Sắt cầm hoà thuận, đắp bồi gia cang. 
4. ĐỄ: Thứ tư huynh đệ yêu đương,
Ấy là chữ đễ, cũng ngang chữ hoà. 
Thịt xương một chỗ mà ra,
Anh dầu bị khổ, em đà chẳng an. 
Em may anh nở lá gan,
Anh mà đau nhức, em càng xót xa. 
Anh em yêu mến thuận hoà,
Mẹ cha đẹp ý, ông bà mát gan. 
Mồ côi càng chạnh trăm đàng,
Nhìn xem thủ túc, mơ màng xuân huyên. 
Thương anh như mến cha hiền,
Nếu phiền huynh đệ, như phiền mẹ cha. 
Anh em ai dẫu bất hòa,
Bị người đánh chửi, cũng ra binh liền. 
Bởi vì thiên hiệp tự nhiên,
Anh em cha mẹ căn nguyên tại trời. 
Trời xanh không thế đổi dời,
Khó tìm cha mẹ, không rời anh em. 
Vợ, con, người chọn mắt xem,
Nối đây dễ quá, sanh thêm khó gì?
Ấy là nhơn hiệp lạ chi,
Chớ khinh huynh đệ mà vì vợ con. 
Mẹ cha anh chị vuông tròn,
Anh em bực nhứt, vợ con bực nhì. 
5. TÍN: Thứ năm bằng hữu trọn nghì. 
Giúp giùm sửa lỗi, yêu vì khuyên nhau. 
Nội nhà ngộ biến lòng đau,
Có khi bằng hữu giúp nhau được toàn. 
Việc nhà khó nỗi trở đang,
Có khi bằng hữu giúp cang đặng hòa. 
Vậy nên chỉ tín đừng ngoa,
Càng lâu càng mặn, rán la rán giùm
Chọn người tài đức yêu dùng,
Khuyên lơn làm phải, chung cùng giúp nhau
Năm điều vẹn giữ trước nhau
Tu ròng ngũ đạt, đạo mầu nhứt tâm
Năm điều giữ vẹn chẳng lầm. 
Thì là hành đạo phải tầm kiếm đâu?
Trẫm đà truyền đủ đạo mầu,
Người khuyên thiên hạ rán tu cho thành,
Ấy là chánh phép tu hành,
Tại gia cũng đủ bao đành xuất gia. 
Gái trai lớn bé trẻ già,
Sang hèn giàu khó đều là phải tu. 
Gồm tam giáo: Thích, Đạo, nhu (nho),
Ai tu cũng đặng người tu thời thành. 
Làm người tùy sức tu hành,
Cảnh nào cũng vậy lòng lành bấy nhiêu. 
Tuy giàu, nhưng khó chẳng kiêu,
Dầu nghèo như khá, chẳng điều gian hung,
Ở đời biết xét hay dung,
Trị nhà nhẫn nhịn, đủ dùng tu thân,
Sự nào mình phải mười phần. 
Xét ra còn lỗi một phân sửa liền. 
Việc chi người quấy cả thiên,
Tìm ra lẽ phải không phiền chấp chi. 
Siêng làm ra của khó gì,
Biết lo tiện tăn, mấy khi nghèo nàn. 
Gốc là Hiếu Đễ giữ ràng,
Thảo cha kính mẹ, yêu đang ruột rà. 
Ở đời phương tiện mới là,
Người lo chẳng tiện, ta thà giúp phương. 
Làm lành là gốc thiên đường,
Tùy cơ bố thí chánh phương tu hành. 
Trọn đời như vậy là lành,
Công đầy quả đủ thì thành chẳng ngoa. 
An chay niệm Phật thêm lòa,
Bằng không cũng đặng theo khoa thánh thần. 
Tự -Kỳ còn ngại tâu rằng:
‘ Khó bề bố thí, vì thân nghèo nàn! ‘
Tần -quảng -vương phán rõ ràng,
‘ Nhiều phương bố thí, lắm đàng tế nhân. 
Trừ ra túng ngặt cơ bần,
Mình đành thí của, cứu lần gian nguy. 
Chớ như đói khát một khi,
Bữa cơm bát nước, tốn gì bao nhiêu?
Người đời lo sợ chít chiu,
Mình khuyên bớt ngại cũng đều tế nhân. 
Người mê lầm lỗi cõi trần,
Mình khuyên tu niệm đặng phần siêu thăng. 
Giúp điều phương tiện bủa giăng,
Ra công, mỏi miệng, cũng bằng thí thiên. 
Người gây tụng, kẻ thù riêng. 
Giải hòa thôi kiện, răn khuyên hết rầy. 
Tuy nghèo thương chúng chẳng khuây,
Cũng là bố thí lựa chi có tiền ‘
Tự Kỳ còn ngại tâu liền:
Sãi gọi tu thiền, niệm Phật ăn chay ‘.
Đức vua Tần Quảng phán ngay:
‘ Bày ra niệm Phật ăn chay sửa lòng
Ăn chay không ích Thế tôn (Thích -ca).
Công chi với Phật, mà hòng ỷ chay?
Dẫu cho niệm Phật đêm ngày,
Ích chi cho chúng, rằng hay tu hành?
Phép tu gốc tại làm lành,
Đừng vương việc dữ thời thành xưa nay
Dẫu cho niệm Phật ăn chay,
Tránh làm lành dữ, tội đày đọa sâu. 
Mới giam mấy sãi chẳng lâu,
Hòa thượng khẩn cầu, niệm Phật ăn chay!
Lòng chẳng tịnh, tánh không ngay,
Đời niệm Phật, ròng chay cũng cầm. 
Ngũ luân tu nhứt chẳng lầm,
Chay bố thí, niệm thầm thứ hai
Trí tại tâm, chẳng tại tài,
Lòng chay khó lắm, miệng ngoài có chi
Một đồng nhà khó thí đi,
Phước ấy dám bì giàu thí một phiên
Giàu sang một bữa chay tuyền,
Cũng bằng nhà khó chay liền một trăng. 
Vì suy chỗ khó làm căn,
Khó mà làm đặng, thiệt bằng lòng tu ‘.
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
GIÁC MÊ DIỄN CA
Từ mở mang trời đất những nay,
Cũng có cuộc tang thương canh cải. 
Ngươn ba ngươn tuần huờn dựng lại. 
Hội mười hai cho đủ mới rằng. 
Cõi hồng trần còn hỡi lăng xăng,
Người lành phải chịu bề cay đắng,
Chữ tam đạt thì lòng phải gắng,
Muốn lên bờ phải thác bến mê,
Học Phật gia niệm chữ từ bi,
Tu tiên đạo giữ câu cảm ứng. 
Trung thứ này cho là bằng chứng,
Phật Thánh Tiên tam giáo một lòng,
Dọn chông gai đường cả mới thông,
Chịu tân khổ gọi là thượng trí
Người trượng phu phải gìn tam qui,
Đứng anh hùng đừng bỏ cửu tư,
Đạo tiên thiên lập đảnh an lư,
Hạng cũng có trong hư ngoài thiệt. 
Tánh tòng bá phải y một tiết,
Nếu đổi dời khổ đọa trầm -luân. 
Nhắn với ai qui giới phải tuân,
Một phen khổ muôn đời thong thả,
Nợ tiền khiên buổi nầy phải trả,
Nợ trả rồi vật ngoại thảnh thơi
Mặc dầu trong trời đất vui chơi,
Năm hồ rộng thần tiên thú lạ. 
Muốn nên mình phải bền chí cả,
Công cho dày thì quả mới cao. 
Dốc lòng đền chín chữ cù lao,
Hành chánh đạo dương danh hậu thế. 
Ấy vậy mới tứ ân bất phế. 
Hỡi đạo người đừng bỏ nghĩa nhơn,
Làm sao cho tiệp thủy đăng sơn. 
Chữ Hầm cốc cùng ông Tương -Tử,
Công danh lợi thì mình phải xử. 
Cuộc phù hoa nhắm cũng cheo leo,
Tần -Thỉ -Hoàng tiếng hỡi còn nêu,
Thâu lục quốc phàn sơ khanh sĩ,
Núi Thú -dương Di -Tề danh để. 
Giữa một lòng tiết nghĩa mà thôi,
Làm chi Tần -Ngụy cao ngôi,
Thanh sử tạc muôn đời cho tệ. 
Đậu yên sơn ngũ chi đơn quế,
Bởi vì chàng cải quá tự tân,
Người đời lấy đức tu thân,
Đừng học thói vua Tần mà bất nghĩa,
Trắc ẩn chi tâm tùng thiên lý,
Nỡ lòng nào giết vật cho đành. 
Người úy tử vật lại tham sanh,
Gẫm người vật máu xương không khác. 
Thấy thửa sống không đành thửa thác,
Lời Mạnh -kha sách để hẳn hòi,
Xin hiền lương xét lại mà coi,
Sao là phải, sao là chẳng phải. 
Sách có câu quá nhi tất cải,
Tử -Lộ xưa nghe lỗi thì mừng,
Võ -Vương làm thiên hạ chi quân,
Còn phải văn thiện ngôn tắc bái,
Nói ra thì tai nghe cũng trái,
Bởi vì nhơn sự cách thiên cơ. 
Việc thị phi tai phải làm ngơ,
Học Nhan -tử đai cơm bầu nước. 
Đạo muốn cao tỏ đường sau trước,
Cách chỉ mành nào có xa đâu. 
Cõi nam đà mở rộng cửa lần,
Đèn trí huệ hào quang chói chói,
Thuyền bát nhã nghinh ngang bốn biển. 
Nước ma ha rửa sạch ba lòng,
Rượu Quỳnh hoa mời khách tây đông. 
Ngựa không bóng rước người Nam Bắc,
Máy sau lưng xảy bày trước mặt. 
Nửa hông nồi nấu khắp non sông. 
Muốn cho thấy đặng chủ nhơn ông,
Non vô ảnh âu tâm mới hãn,
Trong hang thần đừng cho gián đoạn,
Độc mộc kiều có gã Quỳnh nương,
Cõi nê hoàn mua rượu Quỳnh tương
Đặng một chén uống thời bất lão,
Việc tu hành phải suy mùi đạo. 
Nếu bơ thờ quả vị khó trông,
Tiếng đờn thì tai lóng cho thông,
Chơn như thể giai không ngũ uẫn,
Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ mài trừ nó mới an,
Giảng cho thông tứ cú kim -cang,
Thời mới thấy bổn lai diện mục,
Tuy sắc thân hỡi còn ở tục,
Lòng cho riêng mới gọi là thần,
Ai còn mang những thói tham sân,
E khó nỗi luân hồi lục đạo,
Hoạ phước vô môn nhơn tự triệu,
Muốn hi hiền phải liễu phàm tâm,
Đạo Như-Li vô thượng thậm thâm,
Biển cho lặng minh châu mới hiện,
Ngọc cửu khúc gắng công giồi huyện,
Tầm thư hùng hái nước non nam. 
Mười hai giờ quyền hộ phải tham,
Thiên giao thời pháp luân thường chuyển. 
Rồng trên non cọp kia xuống biển. 
Đầy ba xe chở những vàng ròng,
Làm sao rằng lôi phục thiên phong. 
Buôn sáu hiệp thâu vào lại gắn. 
Thuốc ba phẩm công phu luyện chính
Muốn đơn thành văn võ phải toan,
Ai dốc lòng đến núi linh san
Đóng sáu cửa cho bền then khóa. 
Cửu cửu ma thử lòng vàng đá. 
Ấy mới rằng biết giả biết chơn. 
Thầy Huyền -Trang tiệp thủy đăng sơn. 
Trái tám mối Lôi Âm mới tới. 
Lòng Bồ -đề không dời không đổi. 
Tánh yêu ma còn tiếc nhục phòng,
Bởi chưng qui gới chưa thông. 
Căn duyên nợ năm dây khó dứt,
Đạo muốn cao phải bồi chí đức,
Đạo đức toàn quỉ phục thần khâm. 
Trời đâu có phụ đạo tâm,
Nghiệm kim cổ người lành mắc nạn. 
Việc tu hành phải soi cho rạng,
Nếu không minh ắt chẳng đốc hành,
Đạo Phật Tiên có chí thì thành,
Người bao thuở thủy cầu chung đãi. 
Nương phép thuyền mà qua khổ hải. 
Sóng muôn trùng còn đoái làm chi. 
Bền một lòng niệm chữ A-di
Sau cũng đặng thảnh thơi muôn kiếp. 
Máy quang âm lẹ thoi như nhíp,
Người trăm năm chẳng khác chiêm bao. 
Cõi bờ này sóng bủa lao xao,
Cuộc danh lợi gẫm như bọt nước,
Đọc sách kinh nhớ người đời trước. 
Ông Thạch -Sùng giàu có muôn xe. 
Qua đời này tiếng hỡi còn nghe,
Sao chẳng thấy mặt trường sanh thọ hưởng. 
Hàn -Tín xưa là mưu thần chi tướng. 
Cũng chưa nên mười mặt phô trương,
Người ở đời lấy đó mà răn,
Kim như thị cổ hà như thị. 
Xử thế phải biết liêm biết sĩ,
Tu thân thời vô lự vô tư,
An một lòng mau ốc thảo lư. 
Đừng học thói Triệu Tần mộ Sở. 
Đường Huỳnh -Đạo trời đà rộng mở. 
Khách Tây -du sớm nhớ quày đầu. 
Kiếp duyên khương sáu vạn dư niên,
Dưng thiên mạng kíp truyền y-bát. 
Sông Ai-hà khuyên người kíp thoát. 
Khỏi lưới trần cực lạc cũng xinh. 
Cuộc diêm -phù nhiều nỗi nhục vinh. 
Không lại có, giàu sang dời đổi. 
Thú thảnh thơi màu thoàn quen dõi. 
Đất Bồ -đề sớm tối xuê-xoang. 
Chữ Danh lợi, sao bằng chữ nhàn. 
Cửa Bát nhã vào ra thong thả. 
Trống Đại Hùng đà thâu ý mã. 
Chuông linh sơn hỡi toả tâm duyên. 
Ngọc mu ni há dễ khinh truyền. 
Kinh Bạch tư dám đâu vọng triết. 
Địch không lỗ có duyên mới biết. 
Đờn không dây vô phước khó nghe. 
Rượu đề hồ chứa để đầy ve. 
Say một cuộc bất tri nhơn sự. 
Ngâm chỉ huyền say cùng ông Lữ. 
Đọc tỉnh mê say với ông La. 
Kim huỳnh -đình rảnh đọc năm ba. 
Vô bồng tháp buồn xem tạo hóa. 
Ngó Nam lãnh vui màu tòng bá,
Nhìn Bắc Hà rùa cá lội vởn vơ. 
Chốn Đơn phòng tỏ nỗi huyền cơ. 
Mặc dầu kẻ ngộ cùng không ngộ. 
Có duyên gặp tam kỳ phổ độ. 
Muôn đời còn Tử phủ nên danh,
Ba ngàn công quả đặng viên thành,
Đơn thơ chiếu hiển vinh thiên tước. 
Chín phẩm sen vàng khai thấy Phật. 
Cữu huyền thất tổ đặng tiêu diêu. 
THẬP NGOẠT CA
Hiệu đề thập ngoạt hoài thai,
Tam niên nhủ bộ ai ai cho tường. 
Kể ra mỗi việc trăm đường,
Nghe thời phải gắng cho thường chớ sai. 
Dặn dò già trẻ gái trai,
Tưởng ơn cha khổ, nhớ hoài mẹ lao. 
Trước thưa anh chị nhậm ngôn,
Sau cùng thiện tín bát phương đạo tình. 
Khá ăn chay niệm Phật tụng kinh,
Tuân qui giới đền ơn thiênđịa
Người trượng phu phải gìn chữ nghĩa. 
Đứng anh hùng trung hiếu đừng sai. 
Anh đừng quên thập ngoạt hoài thai,
Chị phải nhớ tam niên nhủ bộ. 
Lòng tưởng tới cửu huyền thất tổ. 
Dạ khăng khăng báo bổ song thân. 
Làm sao cho báo đáp tứ ân. 
Lo những cứu tam đồ chi khổ. 
Ơn phụ mẫu sanh con quá khổ. 
Mẹ đặt con vào dạ thêm lo. 
Chín tháng trường chẳng dám ăn no. 
Năm canh ấy ngủ không ngon giấc. 
Chưn mẹ không rời dưới đất,
Dạ cưu mang lật đật dám đâu. 
Tưởng chừng nào lụy nhỏ thâm bâu,
Chạnh nhớ đến ruột đau từ đoạn. 
Việc sanh đẻ mẹ đà xuất hạng. 
Tán loạn lo sanh tử không chừng. 
Vì chậm sổ thời cha vái tưng bừng,
Bằng trì huỡn phụ vào bái tử. 
Chốn ô uế đứng trong giường cữ,
Cúi đầu chờ con sổ cho mau. 
Đến bây giờ phải nghĩ trước sau. 
Ơn nghĩa ấy tương rau cũng đáng. 
Huyết ô trì mẹ nằm một tháng,
Bởi vì con, thịt nát dạ càng,
Trên thời vầy nồi nước vung thang,
Nơi phía dưới lửa vây hừng hực. 
Chịu cay đắng mẹ không than cực,
Đạo làm con phải nhớ sanh thành. 
Thập ngoạt đà nhứt tử nhứt sanh,
Tam niên ấy ốm gầy mình mẹ. 
Nuôi con trẻ không cho tiếng khóc,
Hễ khóc lên lật đật chạy quay
Công mẹ rày giặt rửa liền tay. 
Vì con trẻ bao nài khai thúi. 
Mới ngon giấc ỉa ra lụi hụi,
Cha đốt đèn mẹ lại rửa trôn. 
Lòng Trắc Ẩn
khoảng 1 10 năm trước
MƯỜI -CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT
* Một là, những tội lỗi đã tao từ trước, nhe thì được tiêu từ. nàng thì chuyền thành nhe. 
* Hai là, thường được các thiên thần ùng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù,
* Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này. 
* Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hảm hại. 
Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộnh. Diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt. 
* Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y thực đầy đủ gia đình hoà thuận, phước lộc đời đời. 
* Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen. 
* Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khoẻ, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhâm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân. 
* Chín là, vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy. 
* Mười là, hay vỉ tất cả chúng sanh trồng các cân lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Phép, phước huệ rông lớn, chúng đạt lục thông, sớm thành Phật quả. 
ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY:
Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tặt bịnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc. 
ẤN TỐNG KINH
Chúng con góp lòng thành Tâm Ấn Tống 1000 cuốn Kinh Nhơn Quả, Nghiệp và Luân Hồi để cầu an và cầu siêu.
Nam Mô bổn sư thích ca Mâu Ni Phật
Nam Mô a Di đà Phật. 
Nam Mô đương lai hạ sanh di lặc Tôn Phật. 
Nam Mô Quang Thế Âm Bồ Tát. 
Cầu An
Nguyện cầu hồng ân tam bảo. Thế giới Hoà Bình an lạc thịch vượng và Gia Hộ toàn thể thân bằng quyến thuộc Nội Ngoại, Ông Bà Cha Mẹ, Cô Chú Dì Dượng, Anh Chị Em con cháu Thân Tầm thường an lạc, Bồ đề tâm tân trưởng, Tu hành kinh tiến. 
Cầu Siêu
Cầu nguyện Hồi hướng công đức đến bảy đời phụ mẫu và tất cả Chư Vong Linh đồng bào tử nạn khắp cõi hoàn cầu được siêu sanh tịnh độ. 
Nam Mô đại nguyện địa Tạn Vương bồ tát Ma Ha Tát. 
CÁC NGÀY KỶ NIỆM
(Tính theo Âm-lịch)
THÁNG GIÊNG
Ngày 1.- Vía đức Di-Lặc. 
22.- Tổ Thập -Tháp (Phước -Huệ,chứng -minh Đạo sư Hội
Phật -giáo Trung-Phần) viên tích. 
23.- Tổ Khánh -Anh (Thượng -thủ Giáo -hội Tăng-Già toàn
quốc V.N. niên khóa II. Pháp -chủ Gióa -hội Tăng -già
V.N. niên khóa II) viên tịch 30.
THÁNG HAI:
Ngày 8.- Vía Phật Thích -Ca xuất -gia. 
15.- Vía Phật Thích -Ca nhập – diệt. 
19.- Vía Phật Quán -Thế -Âm Bồ -Tát. 
20.- Vía Đức Phổ -Hiền Bồ -Tát. 
THÁNG BA:
Ngày 16.- Vía Đức Chuẩn -Đề Bồ -Tát. 
THÁNG TƯ:
Ngày 3.- Tổ Tuệ -Tạng (Thượng -thủ Giáo -hội Tâng già toàn
quốc V.N. niên khóa I) viên tịch. 
04.- Vía Đức Vân -Thù Bồ Tát. 
15.- Vía Phật Thích -Ca Giáng -sanh. 
20.- Bồ Tát Thích Quảng -Đức vị pháp thiêu thân
(nhằm 11-6-1963). 20.-
THÁNG SÁU:
Ngày 15.- Đại -Thích -Nguyên-Hương vị pháp thiêu thân
(nhằm 4-8-1963).
19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -Tát. 
19.- Tổ Khánh -Hòa (Sơ-tổ Phong-trào Chấn -hưng
Phật giáo miền Nam) viên tịch. 
24.- Đại -đức Thích -Thanh-Tuệ vị pháp thiêu thân
(nhằm 15-8-1963).
26.- Thích -nử Diệu -Quang vị pháp thiêu thân
(nhằm 15-8-1963).
27.- Đại -đức Thích -Tiêu -Diêu vị pháp thiêu thân
(nhằm 16-8-1963).
THÁNG BẢY:
Ngày 13.- Vía Đức Đại -Thế -Chí Bồ -tát. 
15.- Lễ Vu -Lan Bồn. 
30.- Vía Đức Địa -Tạng Bồ -tát. 
THÁNG CHÍN:
Ngày 02.- Đại đức Thích -Quãng -Hương vị pháp thiêu thân
(nhằm 5-10-1963).
11.- Đại đức Thích -Thiện -Mỹ vị pháp thiêu thân
(nhằm ngày 27-10-1963).
19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -tát. 
30.- Vía Phật Dược -Sư. 
THÁNG MƯỜI MỘT:
Ngày 01.- Tổ Huệ -Quang (pháp chủ G.H.T.G.N.V. niên khóa I)
viên tịch. 
07.- Vía Phật -A-Di-Đà. 
THÁNG CHẠP:
Ngày 08.- Vía Phật Thích -Ca thành đạo. 
08.- Tổ Vĩnh -Nghiêm (Thiên-gia Pháp -chủ Giáo hội Tăng –
già BV) viên tịch. 
NHỮNG NGÀY TRAI
Thập trai: Mổi tháng mười ngày:
Mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. 
(nếu tháng thiếu thì kể cả ngày 27).
Lục trai: Mổi tháng sáu ngày:
Mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30. 
Tứ trai: Mỗi tháng bốn ngày:
Mồng 1, 14, 15, 30. 
Nhị trai: Mỗi tháng hai ngày:
Mồng 1, 15. 
Tam ngoạt trai: Một năm ba tháng:
Tháng giêng, tháng bảy, tháng mười. 
*** Những ngày trai không nên dùng các món
gia-vị như: hành, hẹ, nên, tỏi, tổi tây v.v…
*** Người tu hành ăn các món này thì tụng kinh
trì chú không linh nghiệm và khiêu gợi dục tình,
sanh thêm các tánh hung dữ. 
—————- 
—————-           
****************  
—————-           
Chương 1: Lai Lịch Của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 970
Địa Tạng Vương Bồ Tát Giáo hóa thế giới chúng sinh u minh, trong ngày vía của Ngài, thập điện Diêm Vương và các thần minh đều đến tham dự chúc mừng. Địa Tạng Vương Bồ Tát từ bi nói:
“Tôi dựa vào nguyện lực của lòng từ bi mà đến cứu độ chúng sinh. Làm sao mà người thế gian hành thiện quá ít, làm việc ác nhiều, hết kẻ này đi, kẻ khác lại đến. Khi cứu độ chúng sinh không có kết quả thì phải dùng cách nào để cho con người tin vào nhân quả, biết hối cải tội lỗi, không làm việc ác, cố gắng làm việc thiện, cải tâm hướng Phật, dần dần thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Một mặt có thể chấm dứt nghiệp quả tại địa ngục, mặt khác có thể làm cho chúng sinh tại nhân gian nhờ dựa vào công đức của con cháu mà được siêu thoát”.
Sau khi bàn bạc, thập điện Diêm Vương thưa với Địa Tạng Vương Bồ Tát: “Người trong nhân gian, nếu từ nhỏ biết dụng tâm hành thiện, không ngừng tích lũy công đức, sau khi chết đi có thể lên thiên đàng, hoặc vào tiên giới. Người có công đức và tội như nhau, sau khi chết đi không phải vào Tam Ác Đạo chịu khổ, cho họ đầu thai làm người, kết thúc duyên nợ trong quá khứ. Người làm việc thiện ít, làm việc xấu nhiều, sẽ phải chịu khổ hình tại các địa ngục, sau đó căn cứ theo việc làm lúc còn sống, mà đầu thai cho họ thành người giàu sang, hoặc người nghèo khổ, hoặc người đoản mệnh, hoặc người bệnh tật đến hết đời, hoặc người chết vì bệnh, cuối cùng xem xét tâm tính thiện ác của họ, người thiện được đầu thai nơi phước lành, kẻ ác phải vào địa ngục chịu khổ hình, hoặc đầu thai thành người cực nghèo cực khổ, lúc sống thì gặp tai ương, sau khi chết sẽ phải vào địa ngục. Những kẻ bất trung bất hiếu, xem thường tính mạng mà tự sát, thích sát sinh, sát hại sinh linh, không tin nhân quả sau khi chết đều bị giam vĩnh viễn trong địa ngục chịu khổ hình.
Có người cho rằng, sau khi chết thì hết, vô tri vô giác, làm gì có chuyện chết đi rồi còn phải chịu khổ. Người dương gian không biết rằng, tuy thân xác này mất đi nhưng hồn kia vẫn còn, lúc sống làm biết bao tội ác, sau khi chết sẽ gặp quả báo. Phàm những kẻ không tin vào nhân quả báo ứng mà làm chuyện ác, sau khi chết sẽ bị khổ hình trong địa ngục. Có người được các tôn giáo và các bậc Thánh Hiền khuyên nhủ hành thiện lại cho rằng nó chỉ là giả dối tầm thường, như thế thực sự là phụ ân nghĩa của trời đất, người như vậy là cố chấp, biết mà không sửa, do vậy phải nghiêm khắc trị tội, tăng thêm hình phạt.
Hôm nay, Địa Tạng Vương Bồ Tát dùng từ bi giáo hóa, qua nghiên cứu bàn bạc tôi cho rằng: phàm là người già, trẻ, gái, trai khỏe, yếu, trong quá khứ đã làm việc xấu nếu biết hối hận, phát nguyện ăn chay, bảo đảm sau này không làm việc ác hoặc cố gắng kiên trì hết sức làm một hai việc tốt thì sau khi chết đi đến âm phủ được miễn không phải chịu những hình phạt nặng. Trừ những kẻ làm quân mà bất trung, làm con mà bất hiếu, tự sát hoặc âm mưu hãm hại người tốt; kẻ bị thiên lôi đánh chết hoặc chết vì nước, lửa, hổ, lang rắn độc thì sẽ được đưa đến các ngục để thẩm tra, đánh giá công đức dày mỏng, cân nhắc miễn giảm các khổ cực trong các kiếp. Ngoài ra, còn suy xét đến các quy tắc người thế gian đã phạm những tội gì thì khi xuống âm phủ sẽ bị những hình phạt tại địa ngục nào. Sau đó dùng câu chữ rõ ràng rành mạch để người thế gian hiểu được, đợi người có đức hạnh đến lưu truyền thiên hạ, làm cho người thế gian hiểu và khuyên giải họ.
Địa Tạng Vương Bồ Tát nói: “Đúng, nếu làm như vậy thì rất tốt, rất tốt!”. Ngày 8 tháng 3, cùng với Thập Đại Diêm Vương và các Thần minh đã đưa ra tấu nghị rất hay này trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngọc Hoàng Đại Đế sau khi xem xong nói: “Rất tốt! Rất tốt!”. Từ giờ về sau tất cả các thần giám sát nhân gian, nếu có người phát nguyện hướng thiện, lúc sinh thời làm việc sai trái mà biết hối cải, không tái phạm nữa thì sẽ đền được hai tội; nếu hối hận, cố gắng hết sức làm 5 việc tốt thì tất các tội hình sẽ được miễn xá, người nam sẽ được đầu thai vào nơi phước lành, nữ được đầu thai thành nam giới; nếu sau khi hối cải mà làm trên 5 việc tốt thì chuẩn tấu cho họ lúc tại dương gian có thể hồi hướng công đức cho tổ tiên, siêu độ được cho các vong linh thoát khỏi khổ não.
Nhanh chóng đưa các phép tắc và phương pháp đã tấu trình này biên tập trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thông báo cho các Thần Hoàng Thành, Thần Thổ Địa, Thần Môn, Thần Táo Quân và chúng quỷ thần được biết. Từ giờ trở đi, phải tuân thủ các điều luật ghi trong sách, tất cả phải cung phục và nghiêm khắc chấp hành.
—————-           
Chương 2 – Mục 1: “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” làm sao truyền hạ thế gian
Số từ: 749
Chương 2: Quá Trình Lưu Truyền “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Mục 1: “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” làm sao truyền hạ thế gian “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” truyền ra là do một vị tu sĩ nghèo mà tu hành có đạo đức, tên là Đạm Si. Sau đây là chuyện sự thật do đích thân ông từng trải.
Thời gian vào năm Thái Bình, mùa thu năm Canh Ngọ, ngày mồng chín (Trùng Cửu), ngày Mậu Thìn. Đạm Si một mình leo lên núi cao, tản bộ du ngoạn giữa núi rừng. Trong chốc lát nhìn thấy một bia đá, trên bia đá có khắc một bài triện thư kiểu chữ Thể của ngôn kệ, tổng cộng có 56 chữ lớn:
“Đại đạo vô vi, thanh tịnh nhất chân
Lục đạo chúng sinh, giai nhân vọng thành
Duyên vọng tạp nghiệp, thiện ác du phân
Nhân quả bất sảng, hào ly phân minh
Tâm niệm tài động, nghiệp tương dĩ hình
Nhân tuy bất kiến, thần quỷ tảo minh
Vật vị ám thất, quả báo nạn tuần”
Đáng kinh ngạc, xoay mình lại nhìn thấy một cung điện trang hoàng lấp lánh, trước cửa màu đỏ, dùng cây đinh màu vàng treo một tấm bảng, trên có ghi bốn chữ lớn: “Xuất sinh nhập tử”. Trong lúc ông đang đứng nhìn ngơ ngác, trong cửa màu đỏ đi ra một người sứ giả mặc áo xanh lá kéo ông từ góc cửa vào bên trong, đi tới bậc thềm màu đỏ tham bái. Bái xong đi xuống bậc thềm. Trong chánh điện đèn sáng, nến chiếu rực rỡ, tràn đầy niềm vui, hóa ra là chúng thần đang mừng thọ Đại Đế Phong Đô, Thập điện Diêm Vương trong địa phủ, dẫn dắt phán quan của các độ đến chánh điện mừng thọ cho Đại Đế.
Chúc mừng xong, Đại Đế Phong Đô nói: “Địa Tạng Vương từ bi Bồ Tát muốn siêu thoát cho tất cả hồn ma trong âm phủ, để cho người trên thế gian không làm chuyện ác nữa, khỏi bị tọa lạc địa ngục chịu cực hình đau khổ. Cho nên, ân huệ cho tất cả hồn ma tuy trên trần gian có phạm nhiều lỗi lầm mà biết thành tâm hối cải, tu sửa và hành thiện nhiều hơn, thì sẽ được thay thế cho những nghiệp tội đã gây ra, có thể tha thứ để giảm tội, không chịu nhiều cực hình đau khổ. Ân huệ này, các độ thần linh đã tập hợp, trình báo lên cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngọc Hoàng Đại Đế ban chỉ soạn ghi trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, ban ân phát hành truyền bá đến hạ giới, tuân thủ chấp hành. Nhưng cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” từ khi ban phát đến bổn điện này đã nhiều năm nhưng không gặp được một người mang thân xác phàm trên trần gian có tu tâm hành đức để có thể đi xuống âm phủ đem cuốn sách này về trần gian công cáo cho người trên thế nhân. Hiện tại, người tu hành tên Đạm Si đứng trên bậc thềm, hoàn toàn có thể được giao trọng trách này, mở rộng truyền bá cho thế gian. Khi đã tìm được người, xin các phán quan nhanh đưa cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và ngôn lộc của các chư thần, sao chép thành sách”.
Tiếp đó, Phong Đô Đại Đế lại nói: “Trước khi sao chép tuân theo chỉ thị của Ngọc Hoàng Đại Đế ban: các báo cáo và các câu phồn văn trước sau và lý lịch của các thần linh, họ tên phải bôi xóa hết. Chỉ được ghi Mậu Đế Vương, Mậu Bồ Tát, Mậu Điện Diêm Vương, Mậu Phán quan, hoặc những từ đồng nghĩa, tiếp đó thuật lại các nghị luận và các hàng câu ngữ. Mỗi câu đều phải chấm phẩy rõ ràng, không được ngắt bỏ câu. Có thể để cho nam nữ trên trần gian dễ dàng hiểu, hy vọng được tuân thủ thi hành. Ngoài ra, còn có thể hóa truyền biện minh cho những văn chương khác trên trần gian. Vào mùa xuân năm Nhâm Ngọ, tháng ba ngày Giáp Thìn sẽ trình lên báo cáo cho Ngọc Hoàng Đại Đế và nhằm soạn vào một phần trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Thập điện Diêm Vương sau khi nghe xong phấn khởi cầm bút lên, viết và bổ sung bộ phận biện minh vào sách.
—————-           
Chương 2 – Mục 2: Biện minh cho những bộ phận thế gian truyền lệch
Số từ: 2116
1. Nhân duyên của thành chết oan
Phong Đô Đại Đế nói rằng, thành chết oan xoay quanh bên phải trong điện. Người trên trần gian đều ngộ nhận những hồn ma bị thương chết oan ức đều quy vào thành này. Những tin đồn tuyên truyền sai lệch khắp nơi, mỗi nơi một khác.
Thực ra, những người chết oan ức, sao có thể ghép thêm các hình phạt oan cho họ. Sự thật là những hồn ma bị chết oan ức, phải chờ đến hung thủ sát hại họ chết và đưa đến âm phủ tra hỏi, tận mắt nhìn thấy hung thủ chịu cực hình đau khổ, lòng hận trong tâm mới có thể phai.
Mà những hồn ma bị hại chết oan này, đợi ngày được đi đầu thai mới đưa ra hung thủ, áp giải đến địa ngục của các điện, dựa vào tội ác, cầm tù hoặc giải đi chịu cực hình. Không phải tất cả những hồn ma bị hại chết oan đều gom hết vào thành chết oan chịu tội.
Nếu như là người trung nghĩa, hiếu thảo, những quân nhân hy sinh vì nước nhà và những người vì công chúng hy sinh, những người này có danh phẩm tốt và có biểu hiện tinh thần anh dũng sớm đã thành thần thì ít nhất cũng được có khuôn mặt trang nghiêm, tứ chi hoàn mỹ đến nơi phước lộc để đầu thai. Đâu có đạo lý nào phải đưa những người này xuống thành chết oan để chịu hình phạt đau khổ.
2. Nhân duyên của hồ máu bẩn
Hồ máu bẩn được thiết lập tại đằng sau, bên trái trong điện. Người trên thế gian nghe những bà phù thủy, đạo cô nói lung tung mà ngộ nhận là tất cả phụ nữ trong lúc sanh con chảy máu là máu bẩn, là có tội. Họ sau khi chết đều phải vào hồ máu bẩn này chịu cực hình. Đúng là một sai lầm lớn! Phụ nữ sinh con là một chuyện đương nhiên, có sanh khó chết đi cũng không vì nguyên nhân này mà phải vô hồ máu bẩn. Phải đưa vô hồ này chịu tội gồm có:
2.1. Sau khi sanh con không quá 20 ngày, đi gần đến giếng nước, bếp giặt quần áo, đem phơi những quần áo dơ bẩn bị dính máu bẩn, phơi ra ngoài trời, gây ô nhục đến thần linh. Tội này qui cho gia trưởng trong nhà 3 phần, người phụ nữ đó chiếm 7 phần tội.
2.2. Bất kể nam hay nữ, không kiêng kỵ trước mặt tượng Phật, gần tượng Phật quan hệ tùy tiện, hoặc không kỵ ngày giờ ví dụ: vào ngày 14 và rằm mười lăm tháng năm, mùng ba và ngày mười ba tháng tám, mùng mười tháng mười, năm ngày này nghiêm cấm quan hệ phòng the.
Những người trong hai loại hình trên, Thần linh sẽ giáng xuống cho người đó ác bệnh mà chết, sau khi chết phải chịu các cực hình trong địa ngục. Ngoài ra, còn phải ngâm mình vĩnh viễn trong hồ máu bẩn, khó mà ngẩng đầu lên.
2.3. Bất kể nam hay nữ, sống trên trần gian hay sát sanh động vật, để cho máu ô nhiễm bếp hoặc bàn thờ Phật đường (nhà có lập Phật đường mà sát sanh), kinh điển, sách, văn chương, những giấy có chữ và đồ vật cúng bái. Những loại người này sau khi phải chịu những hình phạt đau khổ trong địa ngục bị áp giải đến hồ máu bẩn, ngâm mình trong hồ, không được đi lên dễ dàng.
2.4. Nếu như những người thân quyến trên trần gian có thể lập lời thề, thay thế cho người này mà kiêng sát sanh, mua động vật mang đi phóng sanh. Đợi khi nào phóng sanh đến số lượng nhất định, phải ăn chay, cung dưỡng thần Phật và sám hối, đọc những kinh điển để hóa giải khi đã từng làm ô nhiễm máu bẩn. Lúc này, mới có thể cho họ siêu thoát khỏi cực hình trong địa ngục.
3. Nhân duyên của sơn tinh thủy quái
Nam nữ trên trần gian vi phạm vào những tội sau đây sẽ đầu thai làm sơn tinh thủy quái:
3.1. Nhìn và nghe thấy có người mắc nạn cầu cứu, trong khi thấy mình có đầy đủ sức lực điều kiện để cứu giúp, nhưng không đến cứu.
3.2. Có nhận ân huệ của người khác mà cố ý quên đi, vả lại còn gây oán thù muốn hại ân nhân.
Hai loại người như trên, nếu có tích lũy công đức, niệm Phật, bố thí người nghèo khổ, hy vọng nhờ những công đức này, khi chết sẽ được đưa lên đạo Tiên, đạo Phật được miễn đưa vào các địa ngục chịu hình phạt đau khổ; nhưng cũng phải bị phạt thành quỷ quái, yêu tinh, thần cây, thủy quái, hồn du vọng hoặc là đưa linh hồn đó nhập vào thân con chó sói, gấu, rắn độc, có khi vài chục năm hoặc vài trăm năm không chừng.
Nếu như có thể tỉnh ngộ những sai lầm trước kia, gắng sức giúp người gặp nạn, biết ơn báo đức, mượn công đức tu dưỡng thì kiếp này có thể quy hồi bản tính và được đến nơi phước lành đầu thai.
Ngược lại, sau khi bị trừng phạt thành sơn tinh thủy quái mà không tu tâm sửa đổi, mà còn tận dụng phép thần hiện hóa để mê hoặc người trần gian, hoặc hù dọa người trần gian. Như thế, khi đã hết ngày chịu tội quái ác, nhất định phải bị sét đánh chết. Sẽ hóa thân thành “tiệp” (ma chết đi thành tiệp) sẽ vĩnh viễn không được siêu thoát.
4. Nhân duyên của quỷ thần hiện linh
Người trên trần gian luôn ngộ nhận những quỷ thần thường hiện linh là chánh thần. Do vậy, đã tôn kính bái phục, thật là một sai lầm lớn. Thật ra, đây đa số là những người sống trên thế gian để tiền tài chôn giấu dưới lòng đất, sau khi chết đi tiếc của, hồn ma luôn quanh quẩn lân cận nơi chôn dấu tài sản. Do lo sợ bị người đào bới, nên thường hiện lên hồn ma để hù dọa người. Cho nên, nhân chúng ngộ nhận cho là hiện tượng của thần hiện linh. Một số người yếu bóng vía, dương khí yếu thường bị hù đến phát bệnh hoặc bị bệnh đến tử vong.
Thật ra những ưu hồn này thường là những người làm quan hoặc nhà quyền quý thời Đường, do đời đời kiếp kiếp mê muội, không minh bạch được đạo lý biến hóa vô thường ở trên thế gian nên mới cố chấp như thế. Những thần linh, quỷ phán dưới âm phủ vì nghĩ họ là những người còn sống lúc sanh tiền trên thế gian không phạm vào tội gì, nên cho phép họ được bảo quản lại số tài sản báu vật của kiếp trước để lại. Họ thật sự là những hồn ma có tiếng về hám tài.
Nhất thiết phải đợi đến sau khi họ nghe được đạo lý của Phật giáo chỉ rõ và giáo hóa mới nghĩ thông ra là, cuối cùng không chỉ thân xác không phải sở hữu của mình, kể cả những vật dụng có hình có sắc, tất cả các cảm giác vui buồn, suy nghĩ thiện với ác, tất cả các hành vi và ý thức phân biệt, cuối cùng sẽ tan biến mất không còn tồn tại, mới tỉnh giấc thấu hiểu thân xác không phải là một vật cuối cùng có thể sở hữu được, nói chi đến tiền tài báu vật? Cho nên buông bỏ tiền tài của kiếp trước thì như vậy mới có thể đầu thai đến nơi phước lành.
Vẫn có một số quỷ hám tài còn mê hoặc, cố chấp giữ đến chết, sau khi biến thành “tiệp” mới không thể nào khác được mới chịu buông tha rồi đi. Đợi đến khi nào có người tích phước tích thiện xuất hiện, tự nhiên sẽ lấy được những món tài sản này. Người trên thế gian, nếu như tại nơi vừa mới nhìn thấy và nghe hồn ma xuất hiện, có thể lập lời thề tôn trọng và xin thề, thêm vào những lời vái:
“Đồng ý lấy số tài sản đó, chia 1/3 ra để làm việc công đức, đem đi
làm việc tốt, tích phước và lấy thêm 1/3 nữa đi mua sinh linh động vật mang đi phóng sanh; 1/10 đem đi tặng quà cho người nghèo khổ, 1/3 còn lại mới giữ cho riêng mình”.
Sau khi phát lời thề như vậy, mới lấy sài cho mình thì sẽ được thần thánh phù hộ, có thề thì bảo đảm khi sử dụng số tài sản này sẽ không còn sợ bị ma quỷ trừng phạt.
5. Quả báo khác biệt giữa khi làm quân lính chết và khi làm
cướp bị đánh chết
Tất cả những người lúc sống trên trần gian, làm quân lính, trừ khi tuân theo mệnh lệnh đem quân lên chiến trường để đánh giặc và quân thù, nếu như trung thành cố gắng đánh giặc, không bao giờ làm qua những chuyện tội lỗi như hãm hiếp, tà dâm, đốt cháy nhà của bá tánh muôn dân. Những người này tuy bị chết trên chiến trường, thân xác bị phân ly, tan nát, dù cho trước kia đã từng phạm qua lỗi lầm, nhưng trong âm phủ vẫn cho miễn chịu tất cả các hình phạt, vẫn cho phép họ được khôi phục thân xác toàn diện nguyên hình.
Từ điện thứ nhất, điểm danh xong, tức khắc giao cho điện thứ mười, đưa đến điểm phước lành, đầu thai thành nam hoặc nữ, suốt đời bình an vô sự, chết nơi an lành. Nếu như là đánh lộn, sát hại nhau mà chết hoặc là làm cướp bị hành hung đánh chết, những loại người như vậy sau khi chết sẽ bị cộng thêm tội, căn cứ theo những tội đã vi phạm ở kiếp trước, đưa vô các địa ngục để chịu hình phạt đau khổ.
6. Sự lầm tưởng về mười tám tầng địa ngục
Người trên thế gian đều nói dưới âm phủ chỉ có mười tám tầng địa ngục, đây là sai lầm. Thực ra phải gọi là tám trọng địa ngục. Như đại địa ngục trong điện thứ hai; đại địa ngục “dây đen” trong điện thứ ba; đại địa ngục “hợp” trong điện thứ tư; đại địa ngục “gọi to” trong điện thứ năm; đại địa ngục “hét to” trong điện thứ sáu; đại địa ngục “nhiệt lão” trong điện thứ bảy; đại địa ngục “đại nhiệt lão” trong điện thứ tám; đại địa ngục “A Tỳ” trong điện thứ chín.
Ngoài tám trọng đại địa ngục ra, còn có mười sáu trọng tiểu địa ngục, cộng thêm trong điện có hồ máu bẩn, thành chết oan, lớn nhỏ tổng cộng có 138 chỗ. Ngoài ra, còn có trụ đồng, lửa đốt là những điểm để phân biệt, thi hành tăng nặng hình phạt của tội. Tất cả những người có tội bị phân tán đi các điểm chịu cực hình, tuy bị đốt cháy đến thịt cháy da nát nứt gân xương vụn, máu chảy đầm đìa đến rùng mình; nếu như còn bị áp giải đi địa ngục khác chịu hình phạt, sẽ hoàn toàn trở lại như lúc mới chết, sẽ bị lại những cực hình trên thân xác, phải chịu lại đau khổ, mỗi một điện, mỗi một địa ngục cũng đều bị cực hình như vậy.
Đừng nên tưởng chỉ có mười tám tầng địa ngục thôi. Một kiếp trăm năm rất dễ dàng trải qua. Nếu như sáng tác, tuyên truyền văn thư khiêu dâm, tiểu thuyết khiêu dâm, miêu thuật và vẽ những tranh tà dâm, quay hoặc sao chép những phim ảnh dâm tục, cung cấp dịch vụ, thuốc nạo phá thai, thuốc bùa mê. Chỉ cần những bản gốc, tranh, ảnh, phim như trên không bị hủy, thì trải qua một thiên vạn kiếp cũng khó mà thoát khỏi các hình phạt đau khổ trong các địa ngục của âm phủ.
Những tài liệu như trên, Thập điện Diêm Vương điền chép hoàn tất, ban phát cho phán quan, phân biệt sao chép thành sách, biên soạn nội dung vào trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
—————-           
Chương 2 – Mục 3: Biên soạn và truyền bá “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 445
Những Diêm quân của Thập điện và các chủ quản hồ máu bẩn, những tuần thành phán quan trong các thành chết oan trình sổ sách của mình, tụ hợp thành “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Từ khi ban phát “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đến nay, đối với những tội phạm ma quỷ trong địa ngục tiến hành điều tra chỉ mới nghe thấy những người trong chợ và trong đám đông có nói đến chuyện nhân quả báo, tuy chưa phải là thành tâm tuyên truyền giáo hóa nhưng cũng có thể mượn cớ hóa đạo, có khi gặp được người thiện đức. Sau khi nghe được từ trong lòng thức tỉnh cảnh báo, từ từ tu sửa sai lầm một việc, hai việc rồi ba việc, bốn việc và nhiều hơn thế nữa. Đó là một công đức lớn lao, căn cứ theo thiện đức khi khuyên người biết sám hối, cân đối giảm nhẹ các hình phạt tội phải chịu.
Những hồn ma như vậy có tổng cộng 50480 tên, Thập điện Diêm Vương sẽ tụ hợp lại và phán quyết nơi đầu thai của họ, phân biệt đầu thai thành nam hoặc nữ, nghèo tiện, bệnh tật, đều đi đầu thai đến trần gian chịu khổ và xuống làm con cháu những nhà ác độc. Sau đó, toàn bộ bị đẩy đến đài quên lãng, lập tức phải uống canh quên lãng chuẩn bị đi đầu thai và sẽ liệt kê ra tất cả danh sách, trình lên Phong Đô Đại Đế xem xét.
Sau khi Phong Đô Đại Đế xem xét xong và ký phát tài liệu, lệnh các văn võ phán quan triệu tập tất cả tội phạm ma quỷ, dẫn dắt lính quỷ tản đi bát phương, cầm cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đọc một lần nhằm để cho họ nhớ nội dung chủ yếu. Sau khi lính quỷ nghe xong, tỉnh ngộ ra, đây chính là do những tội ác mà kiếp trước mình đã gây ra mới bị trả báo khổ như ngày hôm nay. Đồng thời cảm ơn sự từ bi đại xá của Phong Đô Đại Đế để cho họ biết được nội dung “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có thể cho họ mang đến trần gian truyền cáo cho nhân loại để lấy công chuộc tội. Mỗi lính quỷ đều xin thề: “Sau này khi đến trần gian, chỉ cần không điếc, không mù và có chút tri thức mà nghe được và nhìn được “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” sẽ thề nhất định tuân theo “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mà triệt để thi hành, tu chỉnh, đồng thời nhận trách nhiệm ban hành, truyền bá”.
—————-           
Chương 2 – Mục 4: Quan Thế Âm Bồ Tát khai thị ban hành công đức triển khai truyền bá “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 845
Khi tội phạm ma quỷ xin thề xong, liền thấy khắp nơi ngũ sắc rực rỡ, Quan Thế Âm Bồ Tát từ trên trời giáng xuống, Đại Đế và Thập Điện Diêm Vương đến bên bậc thềm cung điện, cúi đầu kính phụng đảnh lễ.
Bồ Tát xuất hiện với khuôn mặt cháy đen của quỷ vương với trượng lục kim thân, pháp tướng trang nghiêm và nói: “Phong Đô Đại Đế và Thập điện Diêm Vương, các người và các thần linh dưới âm phủ khi trình báo lên việc ban phát “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là tuân theo chỉ thị nguyện lực của đại từ đại bi Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cho nên, gia ân ban phát “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để cho những nam nữ trên thế gian đã từng hành ác, khi biết được mà biết tu tỉnh không tái phạm, cho phép họ được chuộc lại những lỗi lầm quá khứ đã phạm, giảm miễn tội khổ. Sở dĩ bỏ đao xuống, lập địa thành Phật, chính là ý nghĩa này. Nếu làm được đến như vậy, tôi rất là hoan hỉ”.
Tuy nhiên, nhờ có Đạm Si hồi lại trần dương truyền bá “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho biết:
1. Trồng nhân nào, được quả báo đó: trồng bí được bí, trồng đậu được đậu. Những định luật của sự nhân quả báo ứng, dù là chư Phật Như Lai cũng không được thay đổi.
2. Báo ứng của nhân quả không phải là trồng một được một, trồng mười được mười, mà như là nông dân canh tác, mùa xuân gieo xuống một tẩu hạt giống, mùa thu sẽ thu hoạch một trăm tẩu lúa.
3. Sự báo ứng của nhân quả được thuần thục còn phải mượn sự hỗ trợ của nhân duyên. Cũng như hạt giống phải nhờ vào các điều kiện hỗ trợ như ánh sáng mặt trời, mưa gió, đất, mùa… sau khi chín mùi mới có thể nảy mầm, đơm hoa, kết trái.
4. Thuận tòng ác quán không sửa đổi, cũng giống như lúa chín, hạt giống thu được đem gieo trồng lại thành lúa mới. Như vậy, có sự tuần hoàn liên quan, duyên duyên tương nghiệp, từ những tội ác đó nảy sinh ra những đau khổ sau này, nhất định sẽ nghiêm trọng hơn bốn ngàn lần so với hậu quả một tẩu hạt giống gieo trồng ra một trăm tẩu lúa. Khi nảy sinh ra những khổ báo này thì không thể còn là một con số thông thường có thể tính toán ra.
5. Đạm Si tuy biết: hiện tại, những gì đã biết về các cực hình nơi địa ngục không nhiều, chỉ đủ để người trên biết mà thận trọng trong suy nghĩ, hành động. Thực ra, ở trên thế gian có bao nhiêu tội ác thì tương ứng ở phía dưới địa ngục có bấy nhiêu ác báo tương ứng. Mà sự báo ứng nhanh hay chậm còn phải xem điều kiện có được chín mùi hay không. Các chủng loại ác báo dưới địa ngục hoàn toàn dựa theo ác niệm và ác hành của người lúc sống mà tăng hay giảm, để hoàn trả những số lần tội ác mình đã gây ra.
6. Thiện ác trên thế gian hình thành đồng thời với những phước họa tương ứng, chúng luôn luôn tuần hoàn tương ứng lẫn nhau. Người nào hành thiện thì sẽ được phước, sau khi được phước lại gây ra tội lỗi mới, có tội lỗi mới lại gây thêm họa. Như vậy, phước họa, thiện ác biến hóa không ngừng, vĩnh viễn không dứt được. Cho nên, không tìm cách giải thoát khỏi vòng sinh tử thì sẽ vĩnh viễn luân hồi như thế. Hy vọng khuyên giáo được nam nữ trên thế gian phải biết giác ngộ, phát tâm bồ đề, giữ vững lòng tin, chấp hành Phật Pháp chánh đạo. Cố gắng phổ biến truyền đạt đạo lý của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Sau đó, tiến một bước theo đuổi Phật Pháp, tự lợi cho mình và cho cả chúng sanh, để cho địa ngục biến thành hoang trống. Như thế, người đó nhất định sẽ được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phong Đô Đại Đế và Thập Điện Diêm Vương, các vị Thần linh nghe được giáo luận của Bồ Tát đều chắp tay và nói: “Nhất định
thành Phật!”.
Bồ Tát lại khai thị nói: “Trên thế gian này nếu như có thiện nam, thiện nữ sau khi nhìn thấy, nghe được “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, có thể giữa nơi ăn ở, ngồi ngủ, thường xuyên khống chế vọng niệm của chính mình và phát tâm bồ đề, khuyến hóa những chúng sanh hữu duyên với mình, để cho mọi người biết sám hối, học tập Phật Pháp, tấm lòng bình đẳng với nhau, để quảng độ chúng sanh, người đó nhất định sẽ thành tựu tất cả chủng trí”.
Lúc này, đại chúng chấp tay và nói: “Nhất định thành Phật!”.
—————-           
Chương 2 – Mục 5: Lời căn dặn sau cùng
Số từ: 367
Sau khi Quan Thế Âm Bồ Tát khai thị trọn vẹn, hiện trở lại nguyên hình với mặt từ bi, tưới ba lần nước cam lộ, giá mây thăng thiên. Thập điện Diêm Vương cũng cáo từ trở về địa phủ của chính mình, Đại Đế lui điện.
Phán quan lại đưa những lời vàng ngôn của Bồ Tát như trên và những lời ngữ đáp của Thần linh ghi vào cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này, đồng thời kêu Đạm Si đạo nhân-người mà đang đứng kế bên bàn của Phán quan tự tay ghi chép vào. Do Phán quan kiểm hạch lại một lần rồi giao cho đạo nhân Đạm Si, đem theo và sẽ lưu truyền đến trần gian dương thế để lợi ích cho chúng sanh.
Lúc rời khỏi, Phán quan nói: “Một số Thần linh và hồn ma đang giữ chức vụ dưới Diêm phủ, rất nhiều người là mới chết trong thời đại này, cũng có không ít là ông cũng quen biết đến. Ông lần này trở về trần gian, không được tiết lộ tên thật của chúng ta. Vì sợ những nam nữ trên trần gian biết được có tổ tiên, thân quyến hiện tại đang làm Thần và giữ chức vụ dưới Diêm phủ, mỗi khi có bệnh, gặp chuyện tai nạn, đáng lẽ phải sám hối, làm việc thiện để bù đắp nghiệp tội. Họ không những không làm thế mà ngược lại còn sát sanh, cúng bái, loạn thiêu đốt thông văn (giấy cúng) cầu xin phù hộ. Các điện dưới Diêm Phủ sẽ tăng thêm nhiều phiền phức vô ích và bị mưu phạm. Vả lại, đã tuân theo chỉ thị của Ngọc Hoàng Đại Đế, xóa đi lý lịch của bổn điện Đại Đế và chư thần, huống chi tên tuổi của các Phán quan chúng ta?
Tại vì thế nhân thời nay lòng dạ khó đoán được. Nếu như tên tuổi của chúng ta mà bị lợi dụng đem đi lừa gạt, sinh chuyện gây rối loạn. Như vậy, ông và chúng tôi, nhất định khó mà thoát khỏi sự trừng phạt của Trời, ngàn vạn lần căn dặn, không được lơ là”.
—————-           
Chương 2 – Mục 6: Hậu ký của Phó Mê đạo nhân
Số từ: 856
Đệ tử của Đạm Si, Phó Mê đạo nhân (thời cổ xưa người ta không phân biệt đạo giáo nào, đều gọi chung là đạo nhân), trong lúc soạn in “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, ghi lại một đoạn câu nói của Đạm Si và cảm tưởng của mình.
Ông nói: “Tôi vào năm Tuất Thân mùa hè tháng sáu, lúc du hành đến Tứ Xuyên, ở ngoại ô của huyện Song Lưu, gặp được sư phụ của tôi là đạo nhân Đạm Si. Sư phụ của tôi chỉ thị nói: “Tôi đã từng đích thân vào trong lục đạo luân hồi, từ sống ra chết, người mà từ dưới âm phủ quay trở về, ngươi có thể truyền cáo cho người thế gian là, trong trần gian, những người già trẻ, tàn tật, bệnh nặng, phụ nữ, những người này phạm tội thì đều có thể chuộc tội như trong luật quy định. Có lúc được Hoàng Đế ân huệ đặc biệt đại ân xá, có thể giảm nhẹ hoặc miễn các cực hình. Thậm chí chỉ cần một vài quan hệ hoặc gặp quan xét xử nhân từ, có thể xóa đi một vài tội, khước từ hoặc thoát khỏi một phần hình phạt. Những sự kiện như thế này, từ xưa đến nay rất nhiều, nhưng trong âm phủ, tất cả các tội lỗi không được bỏ sót; đồng thời cũng không có khả năng để ân xá hoặc miễn giảm. Chỉ có thông qua sự hối hận của bản thân, làm việc thiện mới có thể tiêu tội, đền tội”.
Tiếc rằng, người trên thế gian đối với chuyện này có cái nhìn không chính xác, dẫn đến người này người nọ khởi khởi diệt diệt ác niệm, hình thành luân hồi giữa người và thú, người tội lỗi sẽ lưu lạc trường cửu trong đạo súc sinh.
Trước đây, trong những người đã từng phạm tội, trong 100 người phụ nữ thì có một hai người tỉnh ngộ hối cải; 1000 người nam thì không có vị nào biết tỉnh ngộ, hối cải. Tội nghiệp thêm là có người sắp chết đến nơi còn không chịu hối cải, cam lòng chờ đợi sự trừng phạt của Diêm Phủ. May mắn thay, hiện nay, nhờ Bồ Tát từ bi, Ngọc Hoàng Đại Đế ban ân, cho phép ban truyền cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để chuộc tội ác. Có thể nói, đây là âm phủ đại khai cánh cửa từ bi, tôi bây giờ khuyến cáo người trên trần gian là phải biết được đầu thai thành thân người là rất gian khó. Nhân lúc đang còn sống, có thể hối cải hướng về thiện, đây mới là một việc thực sự cần phải thực hiện, phải cố gắng làm. Tại vì ngươi có sẵn tâm trí khuyến cáo người hành thiện nên bây giờ, ta sẽ đưa “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” truyền thụ cho ngươi, ngươi phải nhanh chóng đưa cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này truyền bá đến thế gian”.
Tôi nghe xong lời dạy bảo của sư phụ, quỳ xuống nhận cuốn sách này, không bao lâu sư phụ tôi đã thành đạo mà đi. Tôi dựa theo cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” không ngừng sao chép, không ngừng sao lại tặng cho người khác, để khuyến cáo nhân loại hối cải nghiệp tội, đồng tâm hướng thiện. Mỗi khi đến các ngày lễ vía của Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát, tôi sẽ xin thề hối cải lỗi lầm, thực hành hướng thiện và sẽ in ấn cuốn sách này mang đi truyền bá để mở rộng khuyến hóa người thế gian. Chỉ cần khuyến hóa được một người tu cải hành thiện thì được giảm trừ tội lỗi, và có công đức lớn.
Mong rằng những nam nữ trên thế gian sau khi xem, nghe xong nếu đã từng làm những chuyện thất đức, vô lương tâm, phải lập tức cải chính; nếu không có thì đừng tự tăng thêm tội nghiệp. Đừng để đến khi tọa xuống địa ngục rồi, lòng muốn hối cải thì đã là không kịp, nếu muốn cầu xin được làm lại thân người là không thể có được. Vào ngày rằm tháng bảy là hoan hỉ của Phật, Phó Mê đạo nhân cung kính ghi lại nội dung như trên.
Vào mùa hè tháng sáu năm Tuất, Phó Mê đạo nhân đưa “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho Đông Vực đi soạn in. Vào Tết trung nguyên năm Canh Tuất, lúc đến Tam Trúc thắp hương, Phó Mê đạo nhân đã đưa cuốn sách này và kèm theo các ngày lễ vía của chư Thánh, giao cho Võ Lâm đi in ấn lưu truyền. Ông hy vọng các thiện nam tín nữ, vui vẻ tùy duyên quyên góp tiền để in ấn, mở rộng truyền bá không cần biết phải biết là trợ giúp in vạn cuốn, ngàn cuốn, trăm cuốn, chục cuốn hoặc vài cuốn cũng được, rồi truyền đi khắp nơi, đánh thức nhân loại biết sám hối sửa đổi, thực là công đức vô lượng.
—————-           
Chương 2 – Mục 7: Kính kèm lịch các ngày vía của chư Thánh
Số từ: 587
Tháng giêng:
– Mùng một: Ngày vía Thiên lạp, ngày vía của Di Lạc Bồ Tát, ngày này sẽ tuyên thề nguyện kính ngưỡng Phật giáo.
– Mùng sáu: Ngày vía của Định Quang Cát Phật.
– Mùng tám: Ngày vía của Thiên Tử Diêm Vương điện thứ năm, phải lập lời nguyện sám hối.
– Mùng chín: Ngày vía của Ngọc Hoàng Đại Đế, tuyên thề nguyện trung thành báo quốc.
Tháng hai:
– Mùng một: Ngày vía của Tần Quảng Vương điện thứ nhất.
– Mùng hai: Ngày vía của Thổ điện chánh thần, tuyên thề nguyện vĩnh viễn không dám vu khống tam bảo (Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo).
– Mùng tám: Ngày vía Tống Đế Vương của điện thứ ba.
– Mười lăm: Ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca.
– Mười tám: Ngày vía của Ngũ Quan Vương điện thứ tư.
– Mười chín: Ngày vía của Quan Thế Âm Bồ Tát, tuyên thề nguyện khuyến thiện, phóng sanh, kiêng sát sinh.
– Hai mươi mốt: Ngày vía của Phổ Hiền Bồ Tát.
Tháng ba:
– Mùng một: Ngày vía của Sở Giang Vương của điện thứ hai.
– Mùng tám: Ngày vía của Kha Thành Vương của điện thứ sáu.
– Hai mươi bảy: Ngày vía của Tần Sơn Vương của điện thứ bảy.
Tháng tư:
– Mùng một: Ngày vía của Đô Thị Vương của điện thứ tám.
– Mùng tám: Ngày vía của Phật Thích Ca tuyên thệ hành thiện, không làm chuyện ác.
– Mười lăm: Ngày vía của Bình Đẳng Vương của điện thứ chín, không nên chặt đốn cỏ cây.
– Mười bảy: Ngày vía của Luân Chuyển Vương của điện thứ mười.
Tháng năm:
– Mười một: Ngày vía của thiên hạ Đô Thành Vương. Tuyên thề nguyện khuyên người dừng đến miếu than phát lời nguyền rủa.
Tháng sáu:
– Mười ba: Ngày vía của hộ pháp Vĩ Đà Bồ Tát.
– Mười chín: Ngày thành đạo của Quan Thế Âm Bồ Tát, tuyên thề nguyện khuyên người niệm kinh Phật.
Tháng bảy:
– Mười ba: Ngày vía của Đại Thế Trí Bồ Tát.
– Ba mươi: Ngày vía của Địa Tạng Vương Bồ Tát, tuyên thề nguyện hỗ trợ siêu thoát cho tất cả các cô hồn thập phương.
Tháng tám:
– Mùng ba: Ngày vía của Thần Táo Quân, tuyên thề nguyện không sát sinh và khóc lóc, đùa giỡn, đánh lộn, vứt bỏ các đồ ăn dư, và không nấu nướng những sinh vật như con lươn, con cá trong bếp.
Tháng chín:
– Mùng chín: Ngày vía của Phong Đô Đại Đế, tuyên thề nguyện Đại Đế ân xá cho thế nhân đã hối cải hành thiện.
– Mười ba: Ngày vía của Bà Mẩn Tôn Thánh, tuyên thề nguyện khuyên người ăn chay niệm Phật.
Tháng mười một:
– Mười bảy: Ngày vía của Phật A Di Đà.
Tháng mười hai:
– Mùng tám: Ngày thành Phật của Phật Thích Ca Như Lai, tuyên thề nguyện bố thí cứu nạn chúng sanh.
– Hai mươi bốn: Ngày các hộ gia đình tuân mệnh đưa Thần Ông Táo Quân lên thiên đình, tuyên thề nguyện phải chú ý đến chuyện lửa cháy và thà để người hại mình, đừng để mình đi hại người ta.
Mùng một và rằm mười lăm mỗi tháng, đa số là ngày vía của các Phật Bồ Tát và các chư Thần Thánh, Thần tiên nên đều phải ăn
chay, hành thiện.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ nhất: Tần Quảng Vương
Số từ: 1326
Chức trách của Tần Quảng Vương là chuyên quản thọ mạng ngắn dài của người trên nhân gian, sổ sinh tử và phán quỷ phụ trách
cát hung. Bổn điện (tức chỗ làm việc) có vị trí dưới lòng biển, chỗ đá ngầm, trên đường Hắc Hoàng Tuyền ở phương Chánh Tây.
Tất cả người thiện sau khi mãn thọ sẽ có số được dẫn lên thiên đàng, hoặc được tiếp dẫn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nếu như là nam hoặc nữ có công đức và tội lỗi, mỗi thứ đều nhau thì sau khi chết sẽ giao họ đến điện thứ mười, vẫn để cho họ được đầu thai lên trần gian. Có người nam chuyển hóa thành nữ, có người nữ chuyển hóa thành nam tùy theo các hành vi lúc họ đã làm khi còn sống trên trần gian, do nhân duyên nên có sự phân biệt khác nhau về việc nhận quả báo trên trần gian.
Tất cả những người lúc sống trên trần gian, làm việc ác nhiều, việc thiện ít sẽ được dẫn lên một đài cao ở trong điện, đài đó có tên là Nghiệt Kính Đài. Đài cao một trượng, có chiếc kính lớn bằng mười người ôm, kính treo bên hướng đông. Trên kính viết một hàng ngang bảy chữ: “Nghiệt Kính Đài Tiền Vô Hảo Nhân”. (Đứng trước nghiệt kính đài là người không tốt)
Những ma quỷ bị áp giải lên đài, soi vào kính, tự nhiên như đang xem lại bộ phim cuộc đời mình, quay lại những cảnh gian hiểm hung tàn cùng tất cả việc xấu đã làm của chính mình lúc sống trên trần gian và sau khi chết đi phải chịu những thảm cảnh trong địa ngục. Đến lúc này mới biết được: vạn lượng bạc vàng và các thứ tiền tài châu báu, các phước lợi danh tiếng, vật chất đều không thể đem xuống đây, chỉ có những nghiệp tội của chính mình đi theo đến địa ngục. Sau khi soi kiếng xong sẽ bị đưa đến điện thứ hai, bắt đầu phân giải phạm nhân đến các địa ngục; dùng các dụng cụ cực hình để những người làm việc ác phải chịu các loại hình phạt đau khổ. Việc kết tội chịu phạt chi tiết như sau:
(1): TỘI HÌNH CỦA NHỮNG KẺ TỰ SÁT
Nếu như có những người trên trần gian, không nghĩ về đạo lý thiên địa sinh nhân và ân dưỡng dục của mẹ cha mà được một thân thể là trân trọng biết bao. Ân trọng như núi, ơn cha mẹ, ơn chúng sanh, ơn tổ quốc, ơn Tam Bảo và các loại ân tình khác chưa báo đáp, chưa nhận được lời kêu gọi dưới địa đạo âm phủ thì tự nguyện quyên sinh, sử dụng các phương pháp như treo cổ, nhảy lầu, uống thuốc độc, nhảy sông… để tự tử. Ngoại trừ ra những người mà vì trung hiếu tiết nghĩa mà hy sinh tính mạng, sau khi chết có thể làm Thần, nếu như chỉ vì một oán hận nhỏ hoặc do làm những việc xấu mà phạm tội và bị phát giác ra mà đi tự tử, thì xem xét các tội hình của họ đã vi phạm, chưa dẫn đến phải kết tội chết; hoặc những kẻ muốn hãm hại và gây họa cho người khác dẫn đến từ giả ra thật mà chết đi.
Những tình huống như trên, Thần Môn, Thần Táo Quân sẽ áp giải họ đến bổn điện, giam giải đến nhà lao đói khát. Những ma quỷ tự sát này, mỗi khi đến ngày Tuất, Hợi hoàn toàn đau khổ giống như lúc chết, tất cả các cảnh tượng đau khổ, căn cứ như lúc chết ban đầu, tái xuất hiện lần nữa. Có một số là sau 70 ngày, có một số sau một đến hai năm, hồn phách của họ bị áp giải quay lại địa phương nơi họ tự sát, để họ đau khổ mà hối hận nhưng không được nhận các đồ cúng bái như cơm canh, giấy tiền và vàng bạc.
Nếu như những hồn ma tự sát mà biết sám hối, cam tâm ẩn mình, không xuất hiện hình ma để hù dọa người, cũng không tìm người thế thân loạn xạ. Như vậy, chờ đến lúc người mà do họ gây ra bị liên lụy đã thoát khỏi đau khổ thì Thần Môn, Thần Táo Quân sẽ áp giải những tội phạm ma đến bổn điện, rồi sẽ chuyển tiếp đến điện thứ hai, sau đó kiểm tra lại quá khứ và công đức của họ, gia tăng hình phạt, chuyển đến các điện kế tiếp, đưa đi các địa ngục chịu hình phạt.
Nếu như hồn ma đã hiện hồn ma quỷ hù dọa người và có tâm tư muốn tìm người thế thân hoặc dùng các ngôn ngữ hù dọa hoặc lừa gạt người, tuy chưa dẫn đến thiệt mạng người, cho dù trước đấy có làm việc thiện, nhưng địa ngục vẫn không cho phép miễn hoặc giảm các hình phạt cho họ nữa.
Nếu như sau khi tự tử chết đi, không ẩn giấu, lại hiện hình ma quỷ, hù dọa người dẫn đến thiệt mạng thì hồn ma đó lập tức bị lính quỷ nhe nanh mặt xanh móc đi đến các địa ngục chịu hình phạt đau khổ. Sau khi đủ 100 ngày, đưa đến A Tỳ đại địa ngục, vĩnh viễn bị dây xích xiềng và treo lên, không được siêu thoát.
(2): TỘI HÌNH KHI TỤNG KINH THIẾU SÓT CÂU TỪ
Tất cả những hòa thượng xuất gia, đạo sĩ, tiếp nhận tiền tài của người khác, thay người cúng bái tụng kinh, thiếu sót từ ngữ, hoặc số trang sẽ bị dẫn đến bổn điện, đưa họ vô “Sở Bù Kinh” – phòng bảo tồn sách kinh, trong một phòng tối tăm. Ngoài những từ ngữ mà họ đã tụng thiếu ra, tất cả đều sao chép, bù tụng rõ ràng. Nơi này có đốt đèn mà dầu dự trữ chỉ vài chục cân. Bấc đèn lại nhỏ như sợi chỉ, khi sáng khi tối, không thể một hơi có thể bù chép hoàn tất nhanh chóng được.
(3): TỘI HÌNH NGƯỜI TU HÀNH THAM ĐỒ CÚNG DƯỜNG
Nếu như một người xuất gia tu hành thanh tịnh hoặc đạo sĩ, nảy sinh lòng tham, cố cầu xin tiền cúng ngưỡng để hưởng thụ, cũng phải đến nơi này bù kinh.
(4): LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THÀNH TÂM TU HÀNH, HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP
Một số thiện nam tín nữ tự tu hành tại gia, rất nhất tâm hành trì, bái niệm tất cả kinh, câu chú, hồng danh, dù có sai sót, nhưng trọng vào thành tâm mà không phải ở câu chữ. Những người có thành ý tu tâm này, Phật sẽ giáng chỉ, không cần bù kinh, mùng một của mỗi tháng, sẽ ghi lại công đức vào trong sổ tích thiện.
Người trên thế gian, nếu như vào mùng một tháng hai mỗi năm, thanh tịnh tu chay, quay mặt về hướng Tây, thành tâm thành ý lập lời thề nguyện: chuyện ác không làm, hành thiện tích đức, nhờ vào thiện niệm này mà miễn phải vào địa ngục. Nếu cố gắng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hồng danh, lập lời nguyện lớn, xin cầu kiếp này sẽ được đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, lại in ấn sách và truyền bá sách này giúp cho nhiều người hối cải hướng thiện, đồng thời hành thiện tích đức niệm Phật hồi hướng xin về Tây Phương Cực Lạc, như thế, người này sau khi mãn thọ chết đi, Thanh Y Đồng Tử lập tức đưa đến Tây Phương Cực Lạc, hoặc lập tức được Phật Bồ Tát tiếp nhận đến nơi cực lạc.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ hai: Sở Giang Vương
Số từ: 693
Sở Giang Vương chủ quản dưới đáy biển, dưới ngầm đá hướng chánh nam một đại địa ngục. Địa ngục này ngang dọc tám ngàn lý có tên “Đẳng Hoạt”. Ở dưới có xây mười sáu tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục cát gió đen.
2. Tiểu địa ngục đất phân và nước tiểu.
3. Tiểu địa ngục ngũ xiên.
4. Tiểu địa ngục đói ăn.
5. Tiểu địa ngục đói khát.
6. Tiểu địa ngục máu mủ.
7. Tiểu địa ngục búa đồng.
8. Tiểu địa ngục đa búa đồng.
9. Tiểu địa ngục vì thiết (mài cắt).
10. Tiểu địa ngục Bân Lượng (tên một đất nước cổ xưa).
11. Tiểu địa ngục gà.
12. Tiểu địa ngục sông đen.
13. Tiểu địa ngục búa chém cuốc xẻng.
14. Tiểu địa ngục kiếm đâm.
15. Tiểu địa ngục chó sói.
16. Tiểu địa ngục hàn lạnh.
Nếu như trên trần gian đã phạm vào những tội ác sau đây sẽ bị giam cầm trong các địa ngục này:
1. Lừa gạt thiếu niên nam nữ.
2. Gạt chiếm tài sản người khác.
3. Hủy hoại tổn thương mắt, tai và tay chân người khác.
4. Vì lợi ích riêng tư vô đạo đức giới thiệu y bác sĩ và thuốc thang trị bệnh không hiệu quả.
5. Người hầu hạ, đã đủ tuổi trưởng thành, không cho người nhà chuộc lại, không khôi phục tự do cho họ.
6. Trong lúc bàn luận chuyện hôn nhân hai gia đình, vì lợi ích tham tiền tài địa vị của đối phương, cố ý giấu tuổi tác thật của mình để lừa gạt hôn nhân.
7. Trước khi hai gia đình chưa thành hôn, đã xác định được bên nam hoặc bên nữ đã có sẵn bệnh tật, hoặc dâm tà, trộm cắp, danh phẩm thấp. Vì muốn hưởng tiền môi giới, gạt bỏ lương tâm, che giấu cho qua đi, không nói ra sự thật, ảnh hưởng đến hạnh phúc của đối phương.
Những sự kiện tội ác như trên, khảo sát xem đã từng phạm bao nhiêu tội, thời gian bao lâu, có gây ra tai họa hoặc vì chuyện mình gây ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu như có, sẽ điều những ma quỷ hung ác dữ tợn, đưa vô đại địa ngục chịu hình phạt đau khổ. Ngoài ra, cũng căn cứ theo tội vi phạm chuyện lớn hay nhỏ, đưa xuống tiểu địa ngục chịu hành hình. Những hình phạt như trên đã mãn kỳ, sẽ giao tiếp đến điện thứ ba gia tăng hình phạt, điều đi địa ngục của điện này mà chịu khổ.
Tất cả những thiện nam tín nữ trên thế gian, nếu như có những hành thiện sau đây:
1. Thường đưa nội dung của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thuyết giảng cho người khác biết được để cho họ biết thức tỉnh cảnh giác.
2. Hoặc đưa cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” in ấn biếu tặng mở rộng truyền lưu.
3. Thấy có người bệnh, giúp họ tìm y bác sĩ điều trị, hoặc biếu tặng thuốc tốt, hi vọng họ sớm được lành bệnh.
4. Khi gặp người nghèo khổ, khó khăn, nấu cơm cháo, mua thức ăn, mua thực phẩm cung cấp cho họ hoặc bố thí tiền bạc, để
cứu trợ cho nhiều người.
Những người có hành thiện như trên, nếu đồng thời biết hối cải sai lầm trước kia sẽ đặc biệt cho họ lấy công chuộc tội. Tới chuyển giao sẽ đưa đến điện thứ mười, số người này được đưa xuống đạo người chân quý để đầu thai.
Nếu như biết thương tiếc chúng sinh, không đem lòng sát hại sinh linh động vật; chỉ dẫn, khuyên bảo trẻ con không được giết hại các tiểu động vật như sâu bọ; vào ngày mùng một tháng ba lập lời thề nguyện, phải kiêng sát sinh, năng phóng sanh. Nếu thực hiện ba loại hành thiện như trên, sau khi chết, không cần phải vô tất cả các địa ngục, lập tức giao đến điện thứ mười, đưa đến nơi phước hậu đầu thai.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ ba: Tống Đế Vương
Số từ: 779
Tống Đế Vương là chủ quản dưới đáy biển đại dương, Hắc Thằng (dây đen) đại địa ngục dưới ngầm đá phía Đông Nam. Ngục rộng khoảng tám ngàn lý, cũng có thiết lập mười sáu tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục bả muối.
2. Tiểu địa ngục gông xiềng.
3. Tiểu địa ngục xuyên sườn.
4. Tiểu địa ngục đồng thiết tát mặt.
5. Tiểu địa ngục tát ngón.
6. Tiểu địa ngục kèm kẹp tim gan.
7. Tiểu địa ngục móc mắt.
8. Tiểu địa ngục lột da.
9. Tiểu địa ngục chặt chân.
10. Tiểu địa ngục nhổ móng tay chân.
11. Tiểu địa ngục hút máu.
12. Tiểu địa ngục treo ngược.
13. Tiểu địa ngục phân tách cốt.
14. Tiểu địa ngục dòi cắn.
15. Tiểu địa ngục tháo khớp.
16. Tiểu địa ngục khoét tim.
Lúc trên trần gian đã phạm những tội ác sau sẽ bị đưa vào địa ngục này:
1. Không công nhận ơn đức lãnh đạo, tổ quốc, chủ quản, sinh mạng, trọng yếu nhất là: những người làm quan có chức quyền, địa
vị, lương bổng của quốc gia nhưng lại bất trung hoặc có tâm bất trung phản bội, không chịu thương tiếc sinh mạng của cấp dưới.
2. Những người chấp hành công vụ khi thấy có lợi ích, đã quên đi đạo nghĩa và trách nhiệm, thiếu sót lòng yêu nước và thương dân.
3. Thân phận làm chồng mà không tròn đạo nghĩa, thân phận làm vợ mà lời nói và hành vi không hiền thuận.
4. Phận làm con nuôi, được ân huệ dưỡng dục lâu dài của cha mẹ nuôi, đến khi được tài sản, đã quên ơn bội nghĩa, quay lại vòng tay của cha mẹ ruột mình.
5. Người làm mướn, người làm công, hoặc nhận công việc được ủy thác nhưng không tròn nghĩa vụ mà làm phản lại.
6. Nhân viên và những sỹ quan binh lính, phản bội lại chủ quản hoặc trưởng quản.
7. Làm việc cho chủ mà cùng đồng nghiệp gạt tài của gia chủ.
8. Phạm tội vào tù mà vượt ngục trốn trại; khi những quân sĩ áp giải đã từng kí tên bảo lãnh cho những tội phạm bị áp giải đến nơi khác, giữa đường chạy trốn; dẫn đến liên lụy cho những sĩ quan và thân quyến của họ, trải qua thời gian dài, không sám hối với chủ quản, không bồi thường tổn thất. Dù sau này có làm việc thiện nhiều đi nữa, vẫn phải đưa vô địa ngục, chịu các hình phạt trong địa ngục.
9. Vì xem trọng phong thủy và năm tuổi, cản trở tang gia làm lễ tang và chôn cất cho thân nhân đã chết, tạo cho người chết không được nhập thổ an lành.
10. Lúc thi công đào hố hoặc xây mồ mả, khi nhìn thấy trong lòng đất có hòm và hài cốt, không lập tức tạm ngưng, xử lý hoàn tất, hoặc đổi huyệt khác, gây tổn hại đến hài cốt của họ.
11. Khi giúp người khác làm việc lại trộm cắp tiền tài, lương thực người khác.
12. Mồ mả của tổ tiên không đi cúng bái tảo mộ, làm cho thời gian dài bị mất tích.
13. Dụ dỗ người khác phạm pháp, gây thêm thị phi, gây xáo trộn, lừa gạt người, thưa kiện gây mất hòa khí của họ.
14. Che đậy danh thư để vu khống người khác.
15. Ghi chép thông cáo, văn chương bậy bạ, hủy hoại uy tín của người khác.
16. Làm giả chứng cứ hồi hôn để giúp họ từ hôn.
17. Làm những hợp đồng giao dịch hoặc văn thư giả mạo để lừa gạt tài sản và những khoản nợ, vật dụng của người khác.
18. Giả mạo chữ kí và làm dấu giả, văn thư giả để tăng giảm, chỉnh sửa sổ sách, gây cho người khác bị thiệt hại.
Những người phạm vào những tội như trên, tra xét phạm tội nặng hoặc nhẹ, trước tiên đưa cho quỷ mạnh lực đẩy họ vào đại địa ngục chịu tội rồi căn cứ theo những tội phạm có liên quan, đưa vào các tiểu địa ngục chịu tội. Khi đã mãn hạn thời gian, giao tiếp vào điện thứ tư, gia tăng hình phạt, thu vào địa ngục trả tội.
Người trên thế gian, nếu có thể vào ngày mùng tám tháng hai lập lời thề nguyện, vĩnh viễn không tái phạm. Sau khi chết cho phép họ được chuyển đến nơi phước lành khác, không cần phải vào địa ngục chịu tội.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ tư: Ngũ Quan Vương
Số từ: 737
Ngũ Quan Vương cai quản địa ngục “Chúng Hợp” dưới đáy biển, dưới ngầm đá bên hướng đông là hợp Đại Địa ngục. Địa ngục này rộng khoảng tám ngàn lý, cũng có thiết lập mười sáu tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục thác (sức nước chảy từ khe đá rất mạnh).
2. Tiểu địa ngục thiền (quỳ bái lâu dài).
3. Tiểu địa ngục nóng phỏng cháy da.
4. Tiểu địa ngục tát sưng mặt.
5. Tiểu địa ngục đứt gân gãy xương.
6. Tiểu địa ngục lạng da.
7. Tiểu địa ngục chiên da.
8. Tiểu địa ngục ong chích.
9. Tiểu địa ngục áo sắt.
10. Tiểu địa ngục bị gỗ, đá, đất ngói đè.
11. Tiểu địa ngục chọt mắt.
12. Tiểu địa ngục bụi bặm mịt mù.
13. Tiểu địa ngục nhét thuốc đắng.
14. Tiểu địa ngục bị dầu nhớt trơn té.
15. Tiểu địa ngục đâm miệng.
16. Tiểu địa ngục đá vụn đè thân.
Trên trần gian phạm sai những tội ác sau sẽ bị đưa vào địa ngục này:
1. Trốn thuế không trả.
2. Cố tình không thanh toán tiền thuê.
3. Bán hàng cân thiếu để lừa gạt người.
4. Làm thuốc giả để bán như thuốc thiệt, gây bệnh thêm cho người.
5. Gạo đã ẩm, mốc hoặc biến chất, vẫn bán cho người như gạo tốt.
6. Khi mua hàng sử dụng tiền giả, hoặc tiền dư lại không thối.
7. Bán một số hàng phi pháp để mê hoặc người khác như dầu thơm, phấn, tơ lụa, vv…
8. Khi đi đường hoặc đi bộ nhìn thấy người già yếu hoặc khuyết tật, phụ nữ có thai, không nhường đường nhường chỗ.
9. Chiếm đoạt một số tiền lời từ người kém văn hóa ở thôn quê, hoặc người già, trẻ thơ và những người buôn gánh bán bưng có thu nhập thấp.
10. Đảm nhận gửi dùm thư từ cho người khác mà không nhanh chóng giao cho đối phương, gây cho công việc bị chậm trễ.
11. Trộm cắp những đá gạch hoặc đèn đường chiếu sáng, tạo nguy hiểm cho giao thông.
12. Người nghèo không an phận đi theo chánh đạo mà có ý đồ tham của bất ngờ.
13. Người giàu có không thương tiếc giúp đỡ người già neo đơn, không cứu trợ người nghèo khổ.
14. Nếu như có người đến xin vay mượn tiền, lúc ban đầu đồng ý cho mượn nhưng đến lúc đó lại từ chối, làm cản trở đại sự của họ.
15. Khi thấy có người bị bệnh, trong nhà có thuốc trị bệnh, mà không đưa cho họ.
16. Có bài thuốc tốt trị bệnh hiệu quả mà cất giấu không truyền cho người khác.
17. Những thuốc đã sắc hoặc rác, máy móc hư, bỏ lộn xộn ngoài đường hoặc đường đi bộ, ảnh hưởng đến xe và người đi bộ.
18. Chăn nuôi lừa, ngựa và các loài thú khác, để cho phân thải bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường và người đi bộ.
19. Có ruộng đất không trồng trọt, không cho người khác thuê để cho ruộng đất bị bỏ hoang.
20. Phá hoại tường nhà của người khác.
21. Sử dụng phép thuật và câu thần chú thúc đẩy ma quỷ đến quậy phá người.
22. Bịa ra những chuyện kinh dị để hù dọa người.
Những người phạm vào những tội như trên: tra xét phạm tội nặng hay nhẹ, trước tiên đưa cho lính quỷ đẩy họ vào các đại địa ngục chịu tội, rồi căn cứ theo những tội phạm có liên quan đưa vào các tiểu địa ngục chịu tội. Khi đã mãn thời hạn, giao tiếp vào điện thứ năm tra xét và khảo sát công quá khứ của họ.
Nếu như người trên thế gian có thể vào ngày mười tám tháng hai của mỗi năm, phát lời thề nguyện xin hối cải, không tái phạm nữa, có thể miễn vô bổn điện các địa ngục để chịu hình phạt. Giả sử sao chép và in ấn “Ngọc Lịch Bưu Phiêu” hoặc tiếp tục thêm vào các sự kiện về nhân quả báo ứng, dựa theo những quy định của các điện, khuyên người làm thiện, lưu truyền hậu thế, để người đọc biết hối cải, không tái phạm, như vậy tự nhiên sẽ có công đức.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ năm: Diêm La Thiên Tử
Số từ: 1886
Diêm La Thiên Tử nói: “Đúng ra tôi là quản lý điện thứ nhất, nhưng vì thương hại cho những oan hồn, đưa họ tái trở lại trần gian để minh oan, rửa sạch oán hờn cho nên bị giáng chức cai quản đại địa ngục “Khiếu Hoán” dưới đáy biển, quản lý 16 tiểu địa ngục”.
Tất cả những tội phạm ma quỷ khi bị giải đến bổn điện, đều đã trải qua chịu tội hình phạt trong các địa ngục một thời gian khá dài. Nếu như đi qua bốn điện trước mà xét duyệt không có những sai lầm lớn, mỗi người có thời hạn bảy ngày, áp giải đến bổn điện. Những người này, trong bổn điện cũng không xét ra tội tình gì, thân xác của họ trên trần thế sau năm ngày, bảy ngày cũng không bị phân hủy.
Những tội phạm ma quỷ này nói:” Trên trần gian còn có thiện duyên chưa hoàn thành”. Có người thưa phải tu sửa, xây tự viện, cầu, đường phố; mở rộng rạch, đào giếng; hoặc biên soạn các loại sách khuyên thiện và các việc thiện,v.v… chưa hoàn thành; hoặc là số lượng phóng sanh chưa trọn vẹn; chưa hoàn thành các việc chôn cất xây mộ chu đáo cho cha mẹ song thân; hoặc có ơn chưa báo đáp.
Vì những chuyện như trên, họ năn nỉ cho họ trở về trần gian đồng thời lập thề nguyện, nhất định sẽ làm người tốt. Diêm La Thiên Tử sau khi nghe xong và nói:” Các ngươi lúc còn trên trần gian đã làm nhiều chuyện ác, quỷ thần biết rất rõ ràng. Hiện tại như con thuyền đang đến giữa sông, phát hiện lỗ thủng, muốn vá thì đã chậm rồi. Cho thấy, dưới âm phủ nếu không có những hồn ma bị oan ức, thì trần gian sẽ ít đi người thù oán. Thật là khó có người trên trần gian muốn tu tâm tích đức”.
Những ma quỷ khi đến bổn điện, sau khi soi qua Nghiệt Kính, tự nhiên biết mình là loại ác. Không cần nói nhiều, sẽ do đầu trâu mặt ngưạ áp giải lên bậc cao mà nhìn lại quê hương! Sở dĩ xây bậc thềm cao, có tên gọi là Vọng Hương đài. Mặt bằng của Vọng Hương đài có hình nửa vòng tròn, chiếu về ba hướng Đông, Tây, Nam. Bậc cao đài này có mặt cong 81 lý, đằng sau cao đài bằng phẳng như dây cung. Hướng Bắc, dùng kiếm xây thành tường, đài cao 49 trượng. Dùng dao làm dốc núi, làm thành 63 bậc thang. Người lương thiện không cần lên cao đài này; người có nửa công, đã cho đi chuyển kiếp luân hồi.
Chỉ có những người làm nhiều chuyện ác mới cho lên đài này để nhìn thấy quê hương như đang ở trước mắt, tất cả mọi người trong gia đình, những câu nói và hành vi của người thân, đều có thể nhìn thấy và nghe thấy. Nhìn thấy tất cả già trẻ, đều không tuân thủ những lời căn dặn của mình trước khi chết, tất cả những quyết định của mình thay đổi hoàn toàn, những tài sản của mình phải rất khó khăn mới dành dụm được, bị dọn đi sạch hết; chồng thì đi cưới vợ bé, vợ thì bước nữa; ruộng đất, tài sản bị chia tán hết; những sổ sách trước đây giờ này bị tham ô không còn đồng nào; những khoản nợ người chết, nợ người sống khó mà qua được; người sống nợ ta, do mất hết bằng chứng, không còn gì để truy cứu; tất cả những sai lầm, tội ác, toàn kết tội hết cho những người đã chết; cha, mẹ, vợ, tất cả bà con họ hàng, đều bình luận oán trách mình; con cái người nào cũng mang lòng ích kỉ; mất đi lòng tin trong bạn bè; số bà con thân thiết, nể tình lúc mình còn sống, còn tưởng niệm khóc lóc mấy tiếng, khi quay đầu thì cười chế giễu.
Lúc còn sống làm những chuyện ác, từ từ xuất hiện ác báo; con trai do phạm tội bị bắt vào tù, hoặc gặp bạn xấu lôi kéo hư hỏng; con gái lại sanh bệnh tật, hoặc bị hãm hiếp; sự nghiệp đổ vỡ, nhà cửa đem cầm cố hoặc bán đi, những tài sản lớn lớn nhỏ nhỏ rồi sẽ tiêu tan sạch hết. Thực ra, làm ác bị ác báo, đâu chỉ có những vong hồn này? Có số người trên trần gian cũng chịu sự ác báo của chính mình.
Tất cả những tội phạm ma quỷ sau khi xem xong những tình cảnh như trên, bị áp giải vô trong đại địa ngục. Thần quỷ quan phán xem xét họ phạm vào những tội gì mới phân tán họ xuống các tiểu địa ngục để chịu hình phạt đau khổ. Trong tiểu địa ngục, các nơi có cài những bẫy nguy hiểm; sử dụng rắn đồng làm dây xích; những con chó sắt để làm đống đất. Đưa họ vô trói lại và đè cả tay chân, dùng thêm dao nhỏ, mổ xẻ bụng ra, móc trái tim ra, xẻ ra thành từng miếng, tim sẽ cho rắn ăn, ruột cho chó ăn. Cứ như vậy chịu cực hình đến hết thời hạn, ngưng đau đớn, thân xác khôi phục hoàn toàn thì được áp giải đến điện tiếp theo vào các địa ngục để chịu hình phạt:
1. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ và nghi ngờ nhân quả báo và không kính nể thần quỷ.
2. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ vì sát hại sinh mạng.
3. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ vì chưa hoàn thành việc thiện mà đi làm chuyện ác trước.
4. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ vì đã tiếp cận tà ác, hành vi sai lầm, quay ngược với lý chính, có tâm ích kỉ ham lợi.
5. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ vì ức hiếp người lương thiện sợ ác, có tâm tà ác muốn người khác mau chết.
6. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ người chỉ vì xem trọng danh lợi, thị phi để giáng họa cho người khác.
7. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ những kẻ hãm hiếp phụ nữ, mưu kế làm mất trinh tiết của phụ nữ, dụ dỗ phụ nữ để thỏa mãn lòng dâm tà của mình hoặc bất luận hại người hại vật, đi làm chuyện tà dâm với phụ nữ.
8. Tiểu địa ngục cắt bỏ kẻ có lòng dạ hại người lợi mình.
9. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ tham lam, không chịu bố thí cho những người nghèo khổ và cứu giúp cho những người hoạn nạn, sắp chết.
10. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ trộm cắp, cướp giật tài sản người khác, che giấu lương tâm, khất nợ không trả.
11. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ quên ơn bội nghĩa, lấy oán trả ơn.
12. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ háo thắng, ham cờ bạc làm liên lụy đến người khác.
13. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ vì danh lợi mà đi lừa gạt, dụ dỗ chúng sanh.
14. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ người tuy không đích thân gây ra tác hại cho người khác nhưng lại ác độc hướng dẫn người khác phạm tội.
15. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ ganh tị người lương thiện.
16. Tiểu địa ngục cắt bỏ lòng dạ kẻ không biết hối cải.
Lúc trên trần gian đã phạm những tội ác như sau sẽ bị đưa vào địa ngục này:
1. Không tin quả báo, cản trở người khác làm việc thiện.
2. Đi chùa thắp nhang cúng bái lại nói xấu chuyện người khác.
3. Thiêu hủy các văn chương sách thiện và các loại tiểu phẩm tuyên truyền cho việc thiện.
4. Lễ bái, cúng Phật mà dùng đồ hăng cay, không dùng đồ chay.
5. Ghét bỏ người ăn chay niệm Phật.
6. Vu khống người học Phật, tu đạo và người có đạo đức.
7. Người có văn hóa biết chữ nghĩa, nhưng lại không chịu nói về chuyện quả báo, nhân quả cho những người không biết chữ nghe.
8. Đào bới mồ mả của người khác, lấp lại để phi tang.
9. Phóng lửa thiêu hủy rừng cây, hoặc không phòng ngừa để gây cháy cho hàng xóm.
10. Dùng cung tên và súng bắn các loài thú.
11. Dụ dỗ hoặc cưỡng bức những người bệnh tật ốm yếu để thách đấu với họ, gây cho họ sự tự ti và bị tổn thương.
12. Cách tường rào mà vứt rác và đá gạch ra ngoài, làm người khác bị thương.
13. Dùng thuốc độc thả xuống hồ để bắt cá.
14. Đốt những vật liệu có hại (cao su, nhựa) rác ô nhiễm môi trường, hoặc đưa những vật dụng có hại (bình điện, túi nylon, kiếng, sơn, xăng, hóa chất), tùy tiện để bừa bãi hoặc đổ xuống sông hồ gây ô nhiễm vệ sinh môi trường.
15. Cài bẫy thú để săn bắt các loại chim, cá hoặc bỏ thuốc sát trùng vào thân cây.
16. Nhìn thấy có xác mèo chết hoặc các loài rắn độc, không xử lí đem chôn cho cẩn thận, dẫn đến có người moi ra, gây ô nhiễm môi trường truyền nhiễm dịch bệnh, hại người thiệt mạng.
17. Mùa đông lạnh đi đào bới khai hoang gây cho những sâu bọ bị cúm lạnh chết, hoặc phá tường sửa bếp dẫn đến người khác chịu đói rét.
18. Việc riêng tư, lại sử dụng danh nghĩa công để xử lý, dùng quyền thế để chiếm dụng tài sản, đất đai của người dân.
19. Vô cớ đắp giếng, đắp rạch, đóng đầu mối dẫn nước, dẫn đến loài người dùng đến nguồn nước bất tiện.
Nếu như vi phạm vào các tội như trên bị áp giải đến đài Vọng Hương, rồi đưa vô các đại địa ngục để chịu tội, sau khi chịu xong cực hình, bị móc tim ra rồi cho các tiểu địa ngục để chịu tội, mãn hạn chuyển đến điện thứ sáu, tra xét xem còn phạm tội khác không.
Người sống trên trần gian, không cần biết có hoặc không phạm những tội như trên, nhưng nếu có thể vào ngày mùng tám tháng giêng ăn chay, miệng lưỡi trong sạch, xin thề nguyện không tái phạm nữa, bổn điện có thể không chỉ miễn giảm hình phạt trong các địa ngục mà còn có thể cầu xin điện thứ sáu giảm nhẹ hình phạt.
Ngoại trừ những người sát sinh, dính líu tà đạo; làm việc bất chính; nam hãm hiếp sát hại phụ nữ; nữ ham tà dâm, làm tổn hại danh tiết người phụ nữ, vong ơn bội nghĩa; lúc còn sống lại đam mê không tỉnh ngộ, nhìn thấy các câu văn chương khuyên hành thiện, không chịu hối cải. Còn lại tất cả đều được miễn.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ sáu: Biện Thành Vương
Số từ: 516
Biện Thành Vương, cai quản một đại địa ngục Đại Khiếu Hoán dưới ngầm đá bên hướng bắc dưới đáy biển, rộng khoảng tám ngàn lý. Xung quanh bốn phía có thiết lập 16 tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục quỳ cát sắt.
2. Tiểu địa ngục ngâm mình dưới hố phân.
3. Tiểu địa ngục đẩy mài đến chảy máu.
4. Tiểu địa ngục kìm miệng ngậm kim.
5. Tiểu địa ngục cắt thận, chuột cắn.
6. Tiểu địa ngục lưới gai.
7. Tiểu địa ngục bầm thịt.
8. Tiểu địa ngục nứt thịt toét da.
9. Tiểu địa ngục lửa đốt cổ họng.
10. Tiểu địa ngục lò sấy thân xác.
11. Tiểu địa ngục phân uế dơ bẩn.
12. Tiểu địa ngục trâu ngựa đá đạp.
13. Tiểu địa ngục kim đâm.
14. Tiểu địa ngục đập đầu lột xác.
15. Tiểu địa ngục chém mình.
16. Tiểu địa ngục lột da.
Bị áp giải đến ngục này do phạm các tội sau đây:
1. Oán trời, oán đất, chửi mắng mặt trời, oán hận mặt trăng, ghét gió, nguyền rủa sét đánh, thích trời đẹp, chán trời mưa.
2. Đối mặt nơi hướng Bắc đại tiểu tiểu tiện, phóng uế, khóc lóc.
3. Trộm cắp đồ vật để trong tượng Phật.
4. Lấy cắp vàng bạc châu báu trên tượng Phật.
5. Không tôn trọng, gọi hồng danh tên Thần Thánh.
6. Không tôn kính những sách, kinh Phật.
7. Tích tụ đồ dơ và vứt rác tại những nơi miếu, chùa.
8. Trong nhà có thờ tượng Phật nhưng lại không dọn dẹp sạch sẽ trong nhà bếp, không kiêng ăn thịt bò, thịt chó và thịt rắn, thịt rùa.
9. Trong nhà tồn trữ các đồ vật sách truyện đồi bại tà dâm. Thiêu hủy kinh sách, thiện thư.
10. Vẽ và may thêu, điêu khắc những hình Phật và các Thánh Mẫu và Bồ Tát trên tất cả các nơi như giường, tủ, bàn ghế, quần áo.
11. Thêu hình long, phụng trên quần áo.
12. Lãng phí hao tốn ngũ cốc và lương thực.
13. Tích trữ lương thực và gạo, chờ thời cơ lên giá.
Nếu như vi phạm vào những tội như trên, áp giải đưa vô đại địa ngục, tra xét tất cả các tội đã vi phạm, phân giải đến các tiểu địa ngục chịu tội. Sau khi mãn hạn chuyển tiếp đến điện thứ bảy, kiểm tra xem có phạm những tội ác do điện này quản lý trừng phạt.
Người trên thế gian, nếu như có thể vào ngày mùng tám tháng ba ăn chay, thanh tịnh khẩu nghiệp, phát lời thề nguyện: sau này sẽ không tái phạm những lỗi lầm như trên và có thể không quan hệ chuyện phòng the vào những ngày rằm mười bốn, mười năm, mười sáu tháng năm và mùng mười tháng mười âm lịch; đồng thời, thề nguyện sau này khuyên giải người khác giữ giới. Như vậy, có thể cho phép được miễn chịu các loại hình phạt trong tiểu địa ngục.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ bảy: Thái Sơn Vương
Số từ: 1758
Thái Sơn Vương cai quản địa ngục dưới đáy biển bên hướng Tây Bắc có tên là Nhiệt Não đại địa ngục. Địa ngục này có diện tích khoảng tám ngàn lý, cũng có thiết lập 16 tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục đập chùy chảy máu mũi.
2. Tiểu địa ngục kẹp đùi.
3. Tiểu địa ngục mổ lồng ngực.
4. Tiểu địa ngục mài dũa.
5. Tiểu địa ngục cạp xương.
6. Tiểu địa ngục bị đá chọi.
7. Tiểu địa ngục tra đánh.
8. Tiểu địa ngục bị chó cắn.
9. Tiểu địa ngục lột da cho heo kéo đi.
10. Tiểu địa ngục bị các loại thú cắn.
11. Tiểu địa ngục bị treo lơ lửng.
12. Tiểu địa ngục móc lưỡi.
13. Tiểu địa ngục móc ruột.
14. Tiểu địa ngục bị thú dữ cắn nát.
15. Tiểu địa ngục đốt ngón tay.
16. Tiểu địa ngục dầu sôi.
Tất cả những người sống trên trần gian đã từng phạm những tội sau đây, bị đưa xuống địa ngục này chịu cực hình:
1. Ăn thai nhi và các đồ vật để cường dương kích dục khiêu dâm để hãm hại người.
2. Nghiện rượu gây ra những chuyện suy đồi đạo lý, gây rối lung tung để cho người thân phải bận tâm.
3. Lãng phí không tiết kiệm, tiêu xài vô cớ làm cho những tài sản và sự nghiệp của người đời trước để lại bị tiêu tan hết.
4. Sử dụng các kiểu ăn chặn như lừa gạt, cướp giật tài sản của người khác.
5. Trộm cắp tài sản châu báu của người chết cất chôn trong hòm.
6. Trộm cắp xác và xương người chết để làm thuốc.
7. Chia cách những người yêu thương nhau, khiến họ nhớ nhung đau khổ.
8. Ghét con nuôi, bán cho người khác để làm đầy tớ và vợ bé, hủy hoại một đời hạnh phúc của họ.
9. Nghe lời vợ sau hành hạ hoặc làm chết con riêng của mình.
10. Rủ rê bạn bè cờ bạc, thua bạc, tán gia bại sản tạo cho gia đình nghèo khổ.
11. Phận làm thầy cô, không nghiêm khắc giáo dục học sinh cho tốt, gây cản trở đến tương lai của các em học sinh.
12. Không phân tích sự việc nguyên do nặng hay nhẹ đối với những học sinh, người mướn, người hầu đã mạnh tay chửi mắng đánh đập họ tàn nhẫn, tạo cho họ ôm hận, ức chế thành bệnh nặng, đau khổ suốt đời.
13. Cậy có quyền thế hùng hậu, mắng chửi ô nhục người cùng xóm cùng quê.
14. Không vâng lời, ngỗ nghịch trái đạo lý, làm cho trưởng bối, người thân tủi nhục đau khổ.
15. Ưa thích nói những chuyện tà ác và dựng chuyện thị phi, ly tán người khác dẫn đến hai bên ẩu đả, từ đó gây ra nhiều chuyện phiền phức.
Những tội ác như trên sẽ điều tra rõ ràng theo từng tội, đưa xuống đại địa ngục trị tội xong rồi sẽ áp giải đến các tiểu địa ngục có liên quan đi chịu cực hình. Mãn thời hạn, chuyển đến điện thứ tám, đưa vào trong địa ngục, điều tra xem có phạm vào những tội thuộc địa ngục này để trị tội.
Trần gian dùng thuốc, có loại thuốc nào mà không thể lấy để trị bệnh được? Đó là phải giết chết những sinh mạng cầm thú để làm thuốc trị bệnh, trái ngược thiên lý hiếu sanh của trời; ăn những thứ như nhau thai nhi, cuống rốn, v.v… Vậy có phải là còn ác tâm hơn không. Khi đã ăn những thứ dơ bẩn này, tuy trên thế gian có đa phương hành thiện, tụng kinh, không chỉ không có công quả mà còn bị tội nặng hơn. Diêm vương tuyệt đối không tha cho những hạng người như thế, khi những người có những thói quen đó. Sau khi nghe được những lời khuyên trên phải nhanh chóng tu sửa sám hối.
Chỉ có thể mua hàng vạn sinh vật trở lên để phóng sanh hoặc từ nay về sau không sát sinh, mỗi buổi sáng súc miệng xong phải niệm kinh Phật, lúc hấp hối mới có Tịnh Nghiệt sứ giả, lấy đèn chiếu sáng rọi vào để loại bỏ ra những mùi hôi thối và dơ bẩn trong mình; như thế, mới tiêu hết được những tội ác kể trên.
Trộm cắp những hài cốt của những người bị lửa thiêu chết và da thịt của các thai nhi khi phá thai bỏ ra để sử dụng chế tạo tạo thành thuốc; trộm cắp những đầu lâu của xác chết, hài cốt bán cho các thầy đông y để làm thuốc. Những hạng người như vậy, lúc còn sống, dù có làm qua biết bao công quả cho trần gian, sau khi chết bị móc đến âm phủ. Tất cả những công quả họ làm, chỉ có thể gắng chịu một phần tội lỗi khác của họ. Còn về lỗi này, Diêm Vương sẽ không dễ dàng bỏ qua hoặc miễn giảm cho họ, lập tức đưa qua vô đại địa ngục chịu các cực hình; hoặc tiếp tục chuyển đến các tiểu địa ngục có liên quan. Sau đó chuyển tiếp đến điện thứ mười, khi đến lúc chuyển đi đầu thai, sẽ bị cắt đi các loại như tai, mắt, ngón tay, môi miệng, lỗ mũi. v.v…, để cho họ bị thiếu hụt một phần trên cơ thể, là sự trả báo về tội ác họ đã từng làm.
Nếu như người trên trần gian đã phạm vào những tội như trên, lập tức chịu sám hối, không tái phạm nữa; và nếu như gặp những người nghèo khổ có thân nhân chết không tiền chôn cất hoặc hỏa táng, mình có thể phát tâm mua hòm hoặc khuyên giải người thân của mình giúp họ khai niệm và an táng, làm những công quả như vậy nhiều lần. Vì thế, Thần Táo quân của nhà mình sẽ điểm một chấm đen trên bảng của quỷ móc hồn, có thể miễn chịu quả báo như trên.
Trên trần gian, có những nơi đôi khi bị thiên tai và thu hoạch ngũ cốc thất mùa, một số người do đói mà chết đi. Có một số thương gia vô lương tâm, trong lúc đói khát chưa chết đang hấp hối mà cắt thịt của họ làm thành nhân bánh bao và các loại bánh bột để bán lại cho người khác. Như vậy rất ác tâm, những thương gia này, khi chết bị áp giải, Diêm Vương lập tức ra lệnh cho quỷ phạm áp giải họ đến các địa ngục, tăng thêm tội hình, trừng phạt thêm 49 ngày, chịu các loại hình dao búa. Sau đó thông báo cho Diêm Vương điện thứ mười ghi trong sổ sách, chuyển cho Diêm Vương điện thứ nhất, liệt kê thêm vào trong sổ sống chết, kiếp sau nếu được luân hồi vào đạo làm người, cho họ đầu thai vào những nơi đói nghèo và bị đói đến chết. Nếu chuyển làm đạo súc sinh, dù có thấy những cơm thừa dư hoặc những đồ ăn vứt ra vẫn không ăn nổi. Trả báo họ để bị đói đến chết.
Những hồn ma tội phạm này, ngoại trừ không cho phép họ lấy những công quả đã làm để bù trừ vẫn không cách nào thoát khỏi sự trả báo bị đói khát, tất cả những người ăn nhầm những bánh bao nhân thịt người mà sau khi hết cảnh đói khát lại vẫn cứ ăn thì kiếp sau khi chuyển luân hồi vào đạo làm người hoặc súc sinh, sẽ bị quả báo là thường đau cổ họng, đau bụng, dù bụng có đói cơm nước vẫn khó nuốt vào, để phải chịu ác báo đói khát đến chết.
Những người đã phạm vào những tội lỗi trên, đến những nơi vụ mùa thất thu dân tình đói khát, quyên góp tiền để cứu trợ hoặc bố thí cơm cháo cho người đói nghèo, hoặc đem một phần gạo chia sẻ cho người nghèo khổ; hoặc nấu canh đậu và canh gừng đặt ở bên đường cứu tế người bị thiên tai qua cơn đói khát. Nếu thật sự làm được công quả đại chúng lớn như vậy, không chỉ có thể xóa hết những tội lỗi như trên, mà còn có thể tăng thêm phước lộc thiện báo cho kiếp này, phước lộc và trường thọ cho cả kiếp sau.
Những phương pháp cho ba điều phạm tội và trừ tội như trên, trong đó có hai điều đã được văn võ phán quan của bổn điện chọn ra hai điều và do sứ giả của đại địa ngục chọn ra một điều cùng với các phán quan và các quan viên có liên quan cùng đem vào tâu với Ngọc Hoàng Đại Đế. Sau khi được phê duyệt cùng ghi vào trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Đồng thời phát lệnh thông qua trong địa ngục để các phán quan làm căn cứ thăng chức, ban thưởng cho các phán quan, sử quan trong địa ngục.
Tất cả những chi tiết gây nghiệp và tội trên trần gian, các thần linh cũng đã họp bàn, định sẵn các điều khoản luật định đối với việc quả báo. Ngoài ra, nếu phạm các tội liên quan đến chính trị, quân đội hoặc tham ô tư lợi tương đối nhỏ mà không có trong luật âm phủ quy định thì tất cả sẽ trị tội theo luật pháp đương thời tại các quốc gia trên trần thế.
Trong quá trình trị tội, nếu có người muốn trốn tránh truy cứu, đào tẩu hoặc vượt ngục dẫn đến liên lụy cho người khác sẽ lập tức thông báo cho các quỷ phán, được sử dụng thần thông để truy tìm và đưa ra trừng trị. Tất cả thần linh đều phải tuân thủ chấp hành những điều trên.
Các nam nữ trên trần gian, nếu có thể vào ngày 27 tháng ba âm lịch ăn chay, thanh tịnh khẩu nghiệp, quay mặt ra hướng Bắc phát lời thề xin sám hối và sẽ đưa cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” in tặng cho người khác, khuyên hóa người người hành thiện thì cho phép họ được miễn các hình phạt trong địa ngục này.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ tám: Đô Thị Vương
Số từ: 674
Đô Thị Vương cai quản địa ngục Đại Nhiệt Não ở phương chính Tây dưới đáy biển. Địa ngục này rộng tám ngàn lý, cũng có thiết lập 16 tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục bị xe đụng.
2. Tiểu địa ngục chảo buồn nôn.
3. Tiểu địa ngục cán nát.
4. Tiểu địa ngục bế tắc lỗ.
5. Tiểu địa ngục cắt nát.
6. Tiểu địa ngục nhốt nhà cầu.
7. Tiểu địa ngục gãy chân.
8. Tiểu địa ngục chiên nội tạng.
9. Tiểu địa ngục đập thân xác.
10. Tiểu địa ngục móc ruột.
11. Tiểu địa ngục nấu cháy người.
12. Tiểu địa ngục mổ xẻ lồng ngực.
13. Tiểu địa ngục bị dao chém.
14. Tiểu địa ngục tan xác mất đầu.
15. Tiểu địa ngục mổ xẻ chém giết.
16. Tiểu địa ngục bị chĩa đồng đâm.
Những người trên trần gian mà phạm vào những tội sau đây sẽ bị đưa xuống địa ngục này trị tội:
Không hành hiếu đạo, không nuôi dưỡng các ông bà cha mẹ khi họ còn sống, làm cho họ phải sống một cuộc sống lo âu và sau khi cha mẹ mất không an táng cho đàng hoàng. Làm cho vong hồn của song thân bất an, nếu không nhanh chóng hối cải tiền sự đã gây, để một thời gian lâu, ông Thần Táo Quân tại nhà sẽ ghi lại tên tuổi của những nam nữ này, trình bày lên cho Ngọc Hoàng Đại Đế sẽ giảm bớt những tiền tài phước lộc của họ đang có và sẽ lệnh cho các tà ma nhập thân quậy phá, gây khó khăn trong công việc làm ăn của họ.
Sau khi chết phải chịu qua những cực hình của các điện trước xong, sẽ áp giải đến bổn điện: đầu trâu mặt ngựa sẽ đưa họ đến đại địa ngục chịu cực hình rồi sẽ đưa tiếp xuống các tiểu địa ngục chịu tội. Khi chịu xong các cực hình, áp giải vào trong phòng chuyển kiếp của điện thứ mười, thay hình đổi mặt, vĩnh viễn đầu thai vào đạo làm súc vật.
Nếu như những thiện nam tín nữ trên trần gian, tuân thủ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nhanh chóng hối cải chuyện bất hiếu với cha mẹ và những hành vi không kính trọng người lớn tuổi, vào ngày mùng một tháng tư âm lịch, xin thề hối cải, không tái phạm vào bất cứ ngày nào tháng nào, buổi sáng hoặc buổi tối mặt hướng về phía ông Thần Táo Quân lập lời thề: “Từ nay về sau, biết sửa lỗi”. Bất kể lúc nào cũng không tái phạm nữa. Đến lúc sắp chết, ông Thần Táo Quân sẽ đưa ra ba bậc để xử lý: có cái thì ghi một chữ “Tôn”, có cái thì ghi chữ “Thuận”, còn cái thì ghi chữ “Cải” trên trán, giao cho các lính quỷ đến nhà để áp giải vào điện thứ nhất, theo thứ tự từng đợt đến điện thứ bảy.
Cho dù, có người đã phạm vào tội hình khác của các điện cũng sẽ được giảm đi một nửa tội hình và không cần phải đến bổn điện chịu tội, có thể được chuyển ngay đến điện thứ chín, khi tra xét thật sự không có phạm vào tội đầu độc người hoặc phóng lửa đốt nhà thì có thể chuyển tiếp vào điện thứ mười, phân biệt để chia ra đầu thai đến đạo làm người.
Ngọc Hoàng Đại Đế còn đặc biệt gia ân phê chuẩn: “Nếu như có thể sao chép in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giúp cho người thế gian hiểu biết được mà hối cải, sửa chữa lỗi lầm, sẽ ân xá hết các cực hình từ điện thứ nhất đến điện thứ tám, nếu như họ không có phạm vào các tội hình trong điện thứ chín, có thể lập tức đưa đến điện thứ mười, đến những điểm có phước lành để đầu thai làm người”.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ chín: Bình Đẳng Vương
Số từ: 916
Bình Đẳng Vương cai quản ngục A Tỳ hướng Tây Nam, có một đại địa ngục. Địa ngục này rộng tám ngàn lý, rào bằng lưới sắt tầng tầng lớp lớp, chia ra thành 16 tiểu địa ngục:
1. Tiểu địa ngục thiêu xác gõ xương.
2. Tiểu địa ngục rút gân đập xương.
3. Tiểu địa ngục cho quạ ăn tim gan.
4. Tiểu địa ngục cho chó cắn ruột phổi.
5. Tiểu địa ngục ngâm mình trong dầu nóng.
6. Tiểu địa ngục đập não le lưỡi.
7. Tiểu địa ngục móc não.
8. Tiểu địa ngục hấp não móc lưỡi.
9. Tiểu địa ngục làm tan xác.
10. Tiểu địa ngục dùng gỗ kẹp tay chân.
11. Tiểu địa ngục mài nát tim.
12. Tiểu địa ngục bị nước sôi tạt vào người.
13. Tiểu địa ngục bị ong chích.
14. Tiểu địa ngục muỗi đốt tan xác.
15. Tiểu địa ngục sâu bọ dậm lên người.
16. Tiểu địa ngục bị rắn độc xuyên thịt.
Những người trên trần gian mà phạm vào những tội sau đây sẽ bị đưa xuống địa ngục này trị tội:
1. Vi phạm điều lệ quy định của Pháp luật quốc gia, phải chịu các loại ác báo như: chém đầu, giam tù, xử bắn. Những quỷ tù này đã phải chịu trước những cực hình tại các điện trước xong, mới áp giải đến bổn điện chịu cực hình.
2. Phóng lửa đốt cháy nhà cửa, hủy hoại tài sản tính mạng của người khác.
3. Chế tạo các loại thuốc có chất gây nghiện và kích thích (như thuốc phiện, thuốc lắc, heroin, ma túy, v.v…).
4. Chuyên phá thai cho người khác.
5. Người dụ dỗ trẻ thành niên vào con đường tội lỗi hoặc hiếp dâm thiếu nữ chưa thành niên.
6. Vẽ những tranh họa tà dâm, sách, quay những phim khiêu dâm. Gây cho tâm hồn người khác bị xáo trộn, dẫn đến không có tâm trí học tập, người tu hành mất lòng từ bi, hoặc gây cho người bị bệnh, không yên phận đi theo con đường chánh đạo.
7. Bào chế những thuốc gây hại cho xã hội như thuốc mê, các loại thuốc gây mất cảm giác, không tự chủ được năng lực trí nhớ và thuốc phá thai.
Nếu như những người phạm vào những tội hình trên, từ khi đọc và nghe nội dung trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có thể lập tức tiêu hủy sách tà dâm, hủy bỏ bản in, không in ấn nữa; đưa phương pháp bào chế thuốc nghiêm cấm hủy bỏ và đình chỉ sản xuất, khống chế được ý tưởng tà dâm, không truyền bá những việc tà dâm như trên. Nếu làm được như vậy, sẽ được miễn chịu các loại cực hình, nhanh chóng được đưa đến điện thứ mười, phái đi đầu thai vào đạo làm người.
Ngược lại, nếu sau khi nghe và biết được nội dung chuyện báo ứng trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” vẫn phạm những tội hình như trên, tội sẽ không được khoan dung mà còn phải chịu cực hình bắt đầu từ điện thứ hai cho đến bổn điện. Tăng nặng hình phạt, ví dụ như: đốt nóng những cây trụ sắt ghép vào tim gan, dùng dây xích khóa tay chân, ôm vào cột nóng để nướng tan dần những khái niệm tà dâm.
Sau khi họ đã chịu xong những cực hình của các điện, đưa tiếp xuống đại địa ngục chịu tiếp cực hình như: dao xuyên tim gan, ngực móc nội tạng ra để cho họ đau đớn vô hạn. Đến khi người bị hại được trở lại bình thường và tự tay hủy hết các loại sách, tranh vẽ, thuốc phiện thì mới rời khỏi đại địa ngục, áp giải đến điện thứ mười, đầu thai lại làm người.
Nếu người trên thế gian không phạm vào các tội ác như trên, có thể vào những ngày như mùng tám tháng tư âm lịch và mùng một, rằm mười lăm mỗi tháng ăn chay và tu niệm tam nghiệp như: tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý. Lập lời thề nguyện thu gom các loại sách, tranh vẽ, phim truyện tà dâm để thiêu hủy hoặc sao chép, in ấn truyền bá cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này để khuyên giải cho tất cả mọi người. Như thế, khi lúc hấp hối, ông Thần Táo Quân sẽ đánh hai chữ “chấp hành” lên trán. Thì từ điện thứ hai cho đến bổn điện, dù có vi phạm các tội hình nhưng do có làm qua công đức như trên, đều được giảm nhẹ tội hình.
Những người giàu và có quyền chức nếu như nghiêm khắc xử tội đối với những kẻ phóng hỏa; tịch thu các loại sách, phim truyện tà dâm và các hàng nghiêm cấm, công khai thiêu hủy, ngăn chặn hàng cấm có tính chất hủy hoại tính mạng thì con cháu của họ trong kiếp này sẽ được phù hộ, sự nghiệp thịnh vượng, thông minh khỏe mạnh, phú quý song toàn.
Những người già yếu bệnh tật, nghèo khổ, cô độc, nếu chịu hết mình nhờ người khác in ấn, sao chép, tuyên giảng cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để khuyên giải người trần gian, sau khi chết cho phép họ được lập tức chuyển đến điện thứ mười, phát đi nơi phước lành để đầu thai.
—————-           
Chương 3 – Điện thứ mười: Chuyển Luân Vương
Số từ: 1626
Luân Chuyển Vương phụ trách điện thứ mười, nằm ngoài biển bên hướng chính đông đối mặt với thế gian ngũ trược. Trong điện có 6 cây cầu: Vàng, Bạc, Ngọc, Đá, Gỗ và Nại Hà chuyên phụ trách phân loại những quỷ tù bị áp giải đến đây, quyết định phước tội lớn nhỏ để chuyển đến nơi thích hợp đầu thai. Cho họ đầu thai thành nam hoặc nữ, trường thọ hoặc đoản thọ, được đầu thai nơi giàu sang hay nghèo khổ.
Tất cả các trường hợp đầu thai đều được ghi lại chi tiết, mỗi tháng tổng hợp lại, thông báo đến điện thứ nhất, sau khi đăng ký, trình lên cho Phong Đô Đại Đế. Căn cứ pháp luật dưới Diêm phủ, dựa theo tình hình tội và phước lớn nhỏ của họ, lần lượt đầu thai, đặt ra phương thức đầu thai như: sanh bằng thai, bằng trứng, sanh ướt, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân các loại v.v…
Các loại sinh linh, sau khi chết sẽ thành ma, căn cứ theo tội và phước lớn nhỏ của họ, theo lượt mà đầu thai. Có loại một năm hoặc một quý thì chết; có loại sáng sinh chiều chết, theo tội mà biến đổi lập đi lập lại. Không cần biết chết thế nào, một khi đã vào cõi luân hồi, tất cả đưa vào trong phòng chuyển kiếp, khảo tra, tính toán tội tình của họ đã vi phạm trên trần gian, phân phát đi các nơi để chịu báo ứng. Đến lúc tuổi cuối đời, thu gom tình hình quả báo, đưa đến Phong Đô Diêm phủ để thụ án.
Một số người hay tụng Kinh trên trần gian hoặc các tăng ni đạo sĩ siêng năng tụng Kinh, phạm tội bị giải xuống Diêm phủ, do có tụng thông dị kinh, chú ngôn, cho nên các địa ngục không được dùng cực hình để họ chịu khổ báo, sẽ áp giải họ đến bổn điện. Dựa theo tên tuổi, ghi rõ tội hình đã phạm, sẽ vẽ ra bản mặt xưa của họ, căn cứ theo cuốn sổ có tên gọi là “Sổ Đọa Lạc” áp giải giao cho Tôn Thần Bà Mẩn lên đài Quên Lãng, cho họ uống canh mê hồn, đưa cho lính quỷ đem đi đầu thai thành người, trong lúc để họ chuyển kiếp, chết ngay trong bụng mẹ, hoặc chết sau khi mới sinh ra một đến hai ngày, hoặc mười ngày, một trăm ngày, một năm, hai năm, cho chết nhanh chóng để cho họ mau quên hết lúc trên trần gian đã học các nho ngữ, đạo của tôn giáo và thông kinh. Sau đó, đưa tiếp họ cho các lính quỷ hung dữ, đưa họ trở về với các địa ngục, thẩm tra những chuyện ác mà kiếp trước họ đã làm, bổ sung thêm khổ báo.
Tất cả những hồn ma có công ít mà lỗi lầm nhiều và đã đủ kì hạn chịu tội. Lập tức được cân đối công và tội của họ, xác định phước báo của kiếp sau. Để họ đi đầu thai: có số kiếp sau sẽ được xinh đẹp, có số xấu xí, có số đời sống an vui, có số nghèo khổ. Đã xác định xong địa điểm loại hình nào phú quý giàu sang hoặc gia đình nghèo khổ để đầu thai, sau đó đưa đến bậc đài Quên Lãng của Bà Mẩn để uống canh mê hồn rồi đi đầu thai… Khi điểm danh tại bổn điện chuẩn bị đưa đi đầu thai thành người, thường có những phụ nữ khóc lóc năn nỉ cầu xin thà làm quỷ đói chứ không muốn làm người, vì còn thù oán chưa trả báo.
Sau khi tra hỏi tội hình phát hiện: đa số là những cô gái chưa có gia đình hoặc một số cô gái có tính giữ trinh tiết, đã cho số thanh thiếu niên bất lương không học, trung học sinh, hoặc đại học thương yêu, ham sắc đẹp và muốn lừa gạt tiền tài của họ. Đã dùng đủ mưu kế và thủ đoạn để chiếm đoạt. Có số đã nói tôi chưa vợ, hoặc đã ly dị vợ, tôi nhất định sẽ cưới cô làm vợ; có số thì hứa sẽ nuôi dưỡng song thân già yếu của họ hoặc hứa sẽ nuôi dưỡng con của chồng đời trước. Nói chung, người xưa có kiểu cách lừa gạt của người xưa, người hiện đại cũng có kiểu của người hiện đại. Đều nói lời ngọt ngào để dụ dỗ tình cảm của phái nữ, tạo cho họ dâng hiến cả đời và nghe theo yêu cầu của đàn ông đó.
Sau khi họ đã trao thân, họ đùa bỡn một thời gian, nảy sinh sự nhàm chán sẽ bỏ quên chuyện hôn nhân như đã hứa hẹn, không chịu thực hiện lời hứa. Còn nói ngược nói xuôi tung tin bậy bạ, làm mất uy tín của họ, làm cho cha mẹ anh chị em bạn bè bên nhà gái biết được dẫn đến bị người xung quanh khinh thường, trách móc. Không nơi để giải oan khuất, dẫn đến phải tự vẫn hoặc do uất ức thành bệnh mà chết đi. Sau khi chết xuống âm phủ mới biết được, hắn là một tên phản bội lừa gạt. Lần này lại được thi đậu trúng tuyển, cho nên căm hận trong lòng, mới cầu xin ở lại để bắt hắn đền mạng.
Sau khi Diêm Vương điều tra, quả nhiên đúng sự thật nhưng do thọ dương của hắn chưa hết. Đồng thời phước đức của tổ tiên để lại cho hắn lại chưa hưởng hết. Bổn điện sẽ cho phép và cấp tạm giấy thông hành của Diêm phủ cho ma nữ này đi đến chỗ thi tuyển của hắn, cản trở quấy rối việc thi cử của hắn hoặc trao đổi danh sách trúng tuyển, chờ khi hắn đến ngày cuối đời sẽ cùng dẫn đến Diêm phủ tra hỏi, móc hồn đến điện thứ nhất phán xử tội tình nặng nhẹ.
Người trên thế gian, nếu có thể vào ngày mười bảy tháng tư, lập lời thề nguyện, tuân thủ nội dung của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, cảnh giác làm việc và thường đưa nội dung trên giới thiệu cho bà con thân thiết, khi kiếp sau đầu thai sẽ không bị người đời khinh bỉ, hình sự về các tai nạn lửa nước…
Địa điểm của Sở Chuyển Kiếp, có diện tích rộng một trăm mười một ngàn hai trăm dặm (111. 200), xung quanh đều có rào sắt. Trong đó chia ra thành 81 khu, mỗi khu đều có đình đài và Phán Quan và Sứ Giả ghi chép án sự. Ngoài hàng rào, có những đường nhỏ riêng biệt, tổng cộng có mười tám ngàn đường nhỏ, đường quanh co thông đến tứ đại bộ châu. Trên đường tối đến nỗi giơ tay mà không thấy được năm ngón, từ quỷ chết đến đầu thai đều phải đi qua con đường này. Nhưng từ ngoài nhìn vào thì trong như thủy tinh, tất cả sự việc không thể che giấu được. Phán quan sẽ phái sứ giả, lính quỷ thay phiên nhau canh gác, các ma quỷ ra vô đều hiện diện mạo lúc đầu, rất dễ phân biệt.
Tất cả những sứ giả quán xuyến công việc này đều là những người lúc trên trần gian sống có hiếu với cha mẹ và thương yêu trưởng bối và bà con thân thích, làm việc công khai. Đồng thời là người kiêng việc sát sinh, giữ giới, năng làm việc công đức, sau khi chết đưa vô xứ sở này, phụ trách quản lý tra xét các việc luân hồi, chuyển kiếp. Sau khi làm việc này hết năm năm, nếu như không có sai sót thì sẽ cho thăng quan tiến chức để ban thưởng. Nếu như làm việc lười biếng, chuyên quyền tự phụ, tuỳ tiện xử lý hoặc lạm dụng chức quyền để xử việc hoặc không chịu phối hợp các phán quan khác để phát sinh sự cố, gây cho các ma quỷ chạy trốn thì sẽ bị cách chức chịu phạt.
Tất cả những người khi sống trên trần gian mà không hiếu thảo với cha mẹ, các bà con trưởng bối, lại sát sinh, những linh hồn làm ác, sau khi đã chịu những cực hình trong các điện địa ngục xong, sẽ được đến Sở Chuyển Kiếp. Trước tiên sẽ bị dùng cây hoa đào đánh đến chết, sau khi chết sẽ biến thành “tiệp”, rồi cho họ thay hình đổi mặt đưa xuống đường lối nhỏ, sẽ đầu thai thành súc vật.
Tất cả các loại cầm thú, cá, sâu bọ, phải trải qua hàng ngàn hàng vạn lần chuyển kiếp luân hồi mới mãn hạn chịu khổ. Các loài vật như voi bò ngựa và các súc vật thuộc loài đẻ trứng như rùa, rắn, chim bướm, ong các loài sâu bọ đều không ngừng trải qua nhiều lần chuyển kiếp luân hồi, không được thoát khỏi tứ sanh này, đợi đến khi mãn số kiếp, nếu liên tục ba đời không sát hại sinh mạng, mới được đầu thai làm người.
Những số từ động vật chuyển đầu thai thành người, được liệt kê danh sách trong sổ sách rõ ràng, trình lên điện thứ nhất để phán đoán nhân duyên của họ trong kiếp sau. Sau khi phước báo xong, mới chuyển đến trong tứ đại bộ châu, đầu thai thành nam hoặc nữ. Trước khi đầu thai, phải giao đến đài Quên Lãng.
—————-           
Chương 3 – Mục 11: Đài Quên Lãng và Mạnh Bà Thần
Số từ: 1235
Mạnh Bà Thần quản lý đài Quên Lãng
Mạnh Bà Thần ra đời vào thời kỳ Tây Hán, khi tuổi thơ luôn hăng say đọc tứ thư của nhà Nho, lúc tuổi thanh xuân đã đọc Kinh niệm Phật. Bà đã tu hành đến mức không quan tâm đến việc quá khứ và chuyện tương lai. Lúc còn sống trên trần gian, chuyên tâm khuyên răn người không sát sanh, phải ăn chay. Lúc năm tám mươi mốt tuổi, nhan sắc trở lại như thơ, còn giữ trinh nguyên. Bà chỉ nói là bà họ Mạnh, nên ai cũng đều gọi bà là Mạnh Bà A Nải. Sau khi vào trong núi sâu tu luyện, vẫn còn sống đến thời Đông Hán.
Trên thế gian có số người do có linh cơ thâm hậu, có thể đoán được nhân quả của kiếp trước, vì thích đùa giỡn khoe khoang thuật số, nên đã tiết lộ thiên cơ của âm dương, dẫn đến người trên thế gian nhìn thấy nhớ lại người thân kiếp trước của mình, gây xáo trộn trình tự nhân duyên của trần gian. Cho nên, Ngọc Hoàng Đại Đế kêu gọi mụ Mạnh Bà là tri thần của Diêm phủ, xây thành Quên Lãng, cho phép bà được sai lính quỷ trong Diêm phủ. Chỉ định và đưa đến điện thứ mười, những hồn ma được chuyển đi nơi nào sẽ tận dụng thuốc của trần thế, hợp lại một chất như rượu nhưng không phải là rượu, chia ra thành năm khẩu vị: cay, đắng, tân, chua, mặn.
Tất cả các ma quỷ trước khi đi chuyển kiếp đều phải uống loại thuốc này, để cho họ quên hết những chuyện của kiếp trước. Đồng thời, sức lực của thuốc sẽ duy trì đến trần gian, tạo cho họ phải có một số ít bệnh tật như lo lắng nhiều bị cảm phải chảy nước mũi, hoặc do cười vui và lao động nhiều phải toát mồ hôi, hoặc ưu sầu đau lòng phải chảy nước mắt. Người sống trên trần gian thường hành thiện, sẽ tạo cho họ tứ chi và mắt tinh tai thính hơn trước, mạnh khỏe hơn. Còn người làm ác thì đầu óc không minh mẫn phải tiêu hao tinh thần trí óc nhiều, nhanh chóng suy yếu và mệt mỏi nhằm cho họ tự suy nghĩ và biết sám hối. Sửa đổi tà ác, làm lại việc thiện.
Đài Quên Lãng đặt tại điện thứ mười, ngoài cầu lục của điện Diêm Vương, đài cao một trượng, xung quanh có tất cả một trăm lẻ tám gian phòng. Có một lối đi thông đến hướng Đông, tất cả các nam nữ ma quỷ được áp giải đến đây, được đưa vào các phòng. Trong phòng đều có ly để kêu họ uống vào loại thuốc đó, uống nhiều hay ít cũng được. Nếu như có những ma quỷ gian xảo và ngoan cố, không muốn nuốt vào loại thuốc đó thì chân của họ sẽ mọc ra dao móc. Móc chân họ lại và lính quỷ sẽ dùng ống đồng đâm vào cổ họng của họ, để cho họ bị đau đớn không được động đậy và sẽ ép họ uống thuốc đó vào.
Tất cả ma quỷ sau khi uống thuốc này vào, các phái lính quỷ sẽ dắt họ từ thông lộ đi ra, đẩy họ bước lên chiếc cầu treo thắt bằng dây thừng tên là cầu Khổ Trúc. Dưới cầu là một hang đá có dòng sông chảy xiết. Đứng trên cầu nhìn ra phía trước, trên bờ đối mặt có một tảng đá màu đỏ. Có bốn hàng chữ to màu vàng kim, chữ ghi:
Vi nhân dung dị tác nhân nan
Tái yêu vi nhân khổng càng nan
Dục sinh phuớc địa vô nan sở
Khẩu giữ tâm đồng tất bất nan.
(Sống làm người đã khó, làm người tốt còn khó hơn.
Chết rồi muốn trở lại làm người thì còn khó gấp bội
Muốn được đầu thai đến nơi phước lành không khó
Chỉ cần tâm khẩu đồng nhất thì được rồi)
Lúc những ma quỷ đang đứng xem và đọc, phía bờ bên kia đột ngột nhảy ra hai ma quỷ vừa cao vừa to lớn, nhảy xuống mặt nước, làm cho các ma quỷ ai ai cũng hốt hoảng đứng không vững. Nhìn kỹ lại, một ma quỷ thì đội mũ ô sa, thân mặc lễ phục, tay cầm bút và giấy, trên vai có một đao sắc, trên eo có treo dụng cụ tra tấn, mở to hai con mắt nhìn lên và cười ha ha rất to lớn, có tên gọi là “Hoạt Vô Thường”, còn một ma quỷ khác mặt nhìn dơ bẩn, chảy máu đầm đìa, thân mặc áo trắng, tay cầm bàn tính, trên vai vác một túi gạo, trước ngực đeo đầy giấy tiền vàng bạc, đôi mày co lại, hét rất to. Có tên gọi là “Tử Hữu Phân”.
Hai đại ma quỷ này, hối thúc những hồn ma quỷ và đẩy họ rớt xuống con sông có nước đỏ chảy ngang và đưa vô trong một hang đá. Những hồn ma có căn khí đạo hạnh mỏng thì vui mừng hoan hỷ vì sắp có thể được sanh thân người. Những người có căn khí đạo hạnh cao thì đau khổ khóc lóc kêu gào, tự hận mình lúc trên trần gian không tu tốt để có thể siêu thoát hồng trần để cho thân xác này không còn đau khổ trong luân hồi nữa.
Những hồn ma nam và nữ như vừa khờ vừa say từng bước dõi theo nhân duyên của họ, đến các nhà có người mang thai và chui vô bụng người thai phụ để chuẩn bị đầu thai. Do sự thay đổi của âm phủ và dương trần, không khí ngột ngạt, cộng thêm trong bào thai lật ngược, buồn bực cho nên dùng sức đôi chân đá một phát, đạp khỏi bào thai, rời khỏi bụng mẹ, hét lên một tiếng “Oa” và sẽ bắt đầu một đời mới của họ.
Tất cả chúng sinh, do suốt tháng quanh năm mê muội các thứ ngũ dục, mùi vị, nhất là sát sinh nhiều, ngày càng che khuất đi Như Lai Phật tánh của chúng sinh, phụ ơn đức của Phật Bồ Tát và Ngọc Hoàng Đại Đế, phụ ơn khuyên nhủ của các Thần minh, không chịu nghĩ phải làm thế nào để hoàn thiện mình, để có thể trở thành Phật Bồ Tát; làm như thế nào để khi chết không phải đọa lạc vào tam ác để chịu cực hình đau khổ; chưa bao giờ nghĩ đến tương lai của mình sẽ như thế nào khi kết thúc, để lặp đi lặp lại lao vào những ác nghiệp, cuối cùng lại thành ma quỷ, uổng công một đời trên thế gian của mình, vả lại còn phải đọa lạc vào địa ngục thành ma quỷ chịu cực hình đau khổ.
Những điều khoản và các quy luật như trên sau khi quan văn thư của đài Quên Lãng đã ghi nhận xong, cung kính trình lên cho Ngọc Hoàng Đại Đế và sẽ biên soạn vào trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thông hành đến trần gian, để người đời trên trần gian hiểu rõ, hành thiện trừ ác.
—————-           
Chương 4 – Mục 1: Ký sự về “Cầu Tự Tập Đường” ghi lại
Số từ: 2536
1. Năm người con đậu thủ khoa thành danh
Tại huyện Đại Hưng có ông Hoàng Phương Châu là người trong thời đại triều Thanh Khang Hy, làm quan tại huyện Hồi Dương, cùng phu nhân hay hành thiện tích đức làm công quả. Lúc ông đang giữ chức làm quan đã từng quyên góp tiền để in ấn mấy chục cuốn sách như “Kinh Kim Cang”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Âm Định Văn Quảng Nghĩa” và phu nhân của ông cũng tùy hỷ góp tiền in ấn một ngàn cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để biếu tặng bố thí.
Vả lại, thường xuyên mua cá, chim để phóng sanh, số lượng cũng trên hàng trăm ngàn con, hai ông bà có năm người con trai: Thúc Lâm là Tham Hóa của thời Khang Hy, Thúc Kính là tiến sĩ, Thúc Kỳ là cử nhân, Thúc Hoàn cũng là tiến sĩ và Thúc Tuyên cũng là giáo sư tú tài, đều đạt được công danh và có học lực rất cao.
2. Con cháu được thăng quan tiến chức
Ông Liêu Quốc Duy là người của huyện Giang Tô, tiến sĩ thời Minh Triều nhưng ông ở tại gia không đi làm quan. Thường ngày ông hay mua những loại sách thiện nói về chuyện nhân quả báo, luôn sao chép lại để tặng cho người khác. Đối với những sách có rách đều tự tay vá lại cho hoàn chỉnh.
Có một năm, gặp mùa hạn, ngũ cốc thất thu, rất nhiều nhà phải chịu cảnh đói khát, ông lập tức bố thí lấy lương thực trong nhà ra để cứu trợ cho dân làng; gặp trong làng có bùng phát dịch bệnh, ông mua ngay thuốc phối ra có hiệu quả để cứu người, mở lòng miễn phí chữa trị bệnh cho dân làng.
Cho nên, cả nhà không ngừng thiện báo, con trai Huệ Viễn, Thuận Trị vào năm Đinh Mùi thi đậu vào cư vị tiến sĩ, cháu nội Liêu Đan cuối năm Đinh Mùi đã thi đậu làm trạng nguyên; con trai của Liêu Đan Nhựt Tháo là bảng nhãn của năm Đinh Mùi. Con trai của chú Liêu Đan, Liêu Kỷ là Hàn Lâm của năm Qúy Sửu; con trai của Nhựt Tháo, Chí Nhơn là hàn lâm của thời Càn Long; Đôn Nghĩa là tiến sĩ của năm cuối Bính Thìn. Con cháu mấy đời đều vinh hoa phú quý, tất cả đều là quả báo do sự hành thiện của ông.
Tại Duy Dương lưu truyền cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” trong đó có bảng sao chép của Liêu Đan.
3. Liên tiếp đậu trạng nguyên, đời đời phú quý
Bàng Nhất Am tiên sinh tại Trường Châu là một người hành thiện tu đức, gặp năm thu hoạch không tốt, ông nhất định ra sức cứu trợ; khi thấy những cuốn sách có ích chỉ dẫn cho người hành thiện tu đức, lợi ích cho xã hội; nhất định ông sẽ in tặng.
Con trai ông, ông Bàng Định Cầu cũng hành thiện, đã từng sao chép cả trăm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để truyền lưu. Sau đó, ông trúng tuyển vào chức trạng nguyên. Cháu cố của ông, Tử Khải Phong cũng thi đậu cử nhân, trạng nguyên. Đến nay, con cháu vẫn phú quý dồi dào.
4. Tam quý tử đăng khoa vinh quang
Ông Từ Trúc Đình tại khuynh sơn là bạn đồng nghiệp với ông Nghiêm Văn Tịnh, khi ấy trong tỉnh Tô Giang, Triết Giang bị lũ lụt. Nhân dân chịu cảnh đói khát, ông kiến nghị với cấp trên mở kho dự trữ để cứu trợ đồng bào, cứu sống được rất nhiều người.
Con trai của ông tên Khai Tế, làm việc trong tôn đường Minh Thi. Gặp bọn cướp giam hơn trăm người phụ nữ, giam trong nhà họ Từ, kêu ông Khai Tế canh chừng. Kết quả ông đã lén lút tặng tiền lộ phí cho đám phụ nữ và thả họ về, vả lại còn tự đốt căn nhà của mình để cho bọn cướp khỏi sinh nghi, khỏi phải chạy rượt đuổi họ. Lúc phóng lửa, ông ôm cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” dẫn cả gia đình trốn bọn cướp đi đến huyện Thái Khang. Suốt đời ông đã in rất nhiều cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
5. Lâm chung thăng thiên, con cháu đậu trạng nguyên
Ông Thái Bội Lam tại Hồ Châu, bình thường rất kính hiếu với cha mẹ, từ thiện với mọi người, sống tiết kiệm, rất thích bố thí cứu trợ cho người nghèo khổ. Mỗi khi gặp những gia đình nghèo khổ có người lâm bệnh, ông nhất định bố thí thuốc men; nếu những nhà đơn chiếc nghèo khổ đến xin ông cho mượn tiền, ông cho mượn đều không ăn lời. Trên đường gặp phải phụ nữ, trẻ con làm rớt tiền tài, không dám về nhà gặp người lớn, ông đều tìm cách đền bù giùm họ.
Một ngày, ông phát hiện nội dung cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có thể khuyên giải cảnh tỉnh cho thế nhân, nên ông quyên góp tiền cho ông văn thư sao chép lại tặng cho mọi người để khuyên hóa thế nhân.
Ông hưởng thọ được tám mươi bốn tuổi, ông với tư thế ngồi thiền niệm Phật mà đi. Người hàng xóm nhìn thấy có gặp tiên đồng tiếp dẫn ông thăng thiên. Cháu cố của ông tên Tôn Khải Tuân, là trạng nguyên thời Khang Hy của năm Canh Mậu.
6. Con cháu nhập gia hiện quý
Ông Từ Văn Kính tại Hàn Quận, làm quan cao cấp tại triều đình, rành thuộc các đạo lý, lễ nghĩa tu đạo, thích nghiên cứu về Thích, Đạo, Nho các sự tích tam giáo thánh hiền. Thường ngày hay thu thập tài liệu và cho xuất bản các loại sách như “Tu Hành Kính Tín Lục” dẫn đạo thế nhân hành thiện.
Bà Thái phu nhân mỗi ngày đều tụng Kinh và thành kính niệm hồng danh của Quan Thế Âm Bồ Tát hàng ngàn lần, cũng thích bàn chuyện nhân quả báo với mọi người.
Ông đã từng phiên dịch ra cho phí Trung Đông những cuốn sách như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và “Tri Bảo Toàn Tập” hy vọng người người biết hối cải hành thiện. Gặp những năm mất mùa, ngũ cốc bị thất thu, nhất định ông sẽ quyên góp tiền để cứu trợ cho thân tộc.
Con trai ông tên Bổng đạt thạc sĩ. Một con trai khác tên Kỷ, làm quan tuần võ; cháu nội tên Hào cũng giữ chức làm quan còn một cháu nội khác tên Hàn cũng giữ chức làm quan, cả họ con cháu của ông đều thi đậu vào khoa giáp.
7. Ba quý tử thi đỗ tiến sĩ
Ông Trương Mẫn Kỳ, đảm nhiệm chức trưởng quan của tỉnh Hà Nam, ông tại chức cùng hành với liêm chính ân uy. Việc ông thích thú nhất là in ấn các loại sách như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, “Âm Định Văn Quản Nghĩa”, “Văn Chương Liên Trì Đại Sư Kiêng Sát Sanh”.
Ông ghét nhất là những cuốn sách truyện tranh tài liệu khiêu dâm, đồ vật cờ bạc, phá thai, tuyệt sản, tư liệu tà dâm. Mỗi khi điều tra ra có người sáng chế hoặc xuất bản những đồ vật này, ông đều tăng nặng hình phạt; đối với người mà vây bắt được những đối tượng như trên thì ông sẽ hậu hậu trọng thưởng. Khi có gia đình nào bị nạn đói khát, không cần phân biệt phải đi bao xa hoặc khác làng, ông đều đến tận nơi để cứu trợ.
Phu nhân của ông khi nghe nơi nào cần in hoặc sao chép sách Kinh và sách khuyên giải hành thiện, dù có phải bán đồ và trang sức của mình, cũng nhất định quyên góp.
Hai vợ chồng ông có năm người con trai, con cả tên Học Dượng là tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, con thư hai tên Ứng Tạo tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, con thứ ba tên Thiệu Hiền cũng là tiến sĩ khoa Kỷ Sửu; con trai thứ tư tên là Xí Linh là cử nhân khoa Tuất Tý; còn con trai thứ năm tên Ôn Chánh là tú tài khoa Qúy Mậu.
8. In tặng sách thiện, con cháu phú quý
Ông Tưởng Xuân Phồ tại Trường Thục, gia cảnh tuy giàu có nhưng sống rất khiêm tốn, giản dị, là một người sống rất bình dân. Khi ông thấy những sách hoặc các văn chương khuyến thiện, ông nhất định kêu con cháu trong nhà sao chép hoặc in ấn, không bao giờ tiếc tiền, thật là một người có phẩm đức cao thượng.
Con cháu của ông ta cũng noi theo phước đức của tổ tiên, gặp việc hành thiện, không bao giờ chối từ. Như in những sách như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, “Thái Thượng Cảm Ứng” và sách kiêng sát sanh, truyền bá và kính tặng, số lượng đếm không xuể.
Cháu nội tên là Phận; có công danh; cháu cố tên Ý, thi đậu tiến sĩ thời Khang Hy vào năm Qúy Sửu, cháu cố Trần Tiệt, năm Giáp Sửu thi đậu bằng tiến sĩ; Đình Tiệt, năm Qúy Mùi cũng thi đậu bằng tiến sĩ; do tín ngưỡng và in tặng sách thiện, con cháu đời sau của ông đều thi đậu trúng tuyển tiến sĩ, phú quý, thịnh vượng.
9. Bố thí thuốc men cứu người, vinh dự bổ nhiệm chức Thành Vương
Vào giữa năm Gia Thiện, ông Hồng Thiệu Đỉnh tại Nam Xương Phủ Tây Giang, lúc còn trẻ theo học y khoa môn nội ngoại khoa. Năm mười chín tuổi, đã từng đọc cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, khi đọc được trong điện thứ hai có nội dung nói “chỉ hạ bất minh” (tức khám bệnh cho người chỉ qua loa không kỹ), lấy thuốc trị bệnh để chuộc lợi thì bị chuyển tiếp đến tiểu địa ngục chịu cực hình tiếp. Tin và kính ngưỡng, đã bố thí thuốc men để trị bệnh cho rất nhiều người và sao chép cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nói cho người trên thế gian hiểu biết, hy vọng tất cả mọi người cảnh giác, biết sám hối.
Vừa phát đại lòng tin, trị bệnh không tính toán tiền bạc, không phân biệt giàu nghèo. Khi gặp có người bị bệnh nguy kịch, phải sử dụng nhân sâm, nếu người bệnh đó nghèo khổ, mua không nổi thì ông sẽ thái nhân sâm ra từng miếng nhỏ, trộn vào chung các loại thuốc khác, bán giá rẻ cho họ để trị bệnh. Tận dụng tiền thưởng thu được của người giàu có, cứu trợ cho các người bệnh nặng khó chữa. Nếu như gặp năm thất thu đói khát thì không ngồi kiệu mà đi bộ để khám bệnh cho bá tánh.
Phu nhân của ông rất hiền năng, luôn tuân thủ ý nguyện hành thiện của người chồng. Khi mùa đông, cho dù mặc áo quần bằng vải thô cũng không một trách hờn.
Trong ngày mừng thọ tám mươi tuổi, tự nhiên ông nhìn thấy trên trần cao của phòng khách treo lên một băng-rôn màu đỏ, trên có dòng chữ màu vàng: “Phùng Thiên Đế Mạng”, Hồng Thiệu Đỉnh đến tỉnh Phúc Kiến nhậm chức Thành Hoàng. Ba ngày sau, trong nhà khi đang thay áo tắm rửa, ông lìa đời trong trạng thái ngồi. Tất cả con cháu của ông trong sự nghiệp đều rất thành công và danh tiếng.
10. Đốt đèn cứu nạn, con nhập trung đường
Ông Trần Tiên Sinh là vọng tộc của huyện Hải Ninh. Vào buổi tối ông thường đốt đèn dầu treo trên các phố xá, để tiện cho những người về khuya đi đường. Đồng thời, bố thí thuốc men cho những người bị bệnh khó chữa, vừa xây nghĩa địa, mồ mả cho những người chết không người thân chôn cất, để tránh thi thể bị bỏ nơi hoang dã. Ông còn thường xuyên truyền bá cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và các loại sách khuyến thiện.
Ông trời trả báo cho gia đình ông Trần cũng rất to lớn: Con cháu phú quý, có rất nhiều vị đảm nhận chức vụ tiến sĩ, thạc sĩ trong trung đường. Đến nay, rất có danh tiếng trong tỉnh Triết Giang.
11. Tứ đại gia tộc, thiện đức khánh gia
Tại Triết Giang nơi Hàng Châu, được danh tiếng là giàu sang phú quý, thời Thanh Triều có bốn đại gia tộc là: họ Quan, Vong, Tôn, Triệu, gia tộc họ đều thuộc người chuyên lấy vạn vật và lợi ích, cứu trợ cho người gặp nạn, không than phiền, không chán nản.
Nói riêng về họ Quan, như ông nội của Quan Quy, lúc được thăng chức làm quan vẫn không ngừng cầm bút thêm chú thích cuốn sách thiện “Đan Quế Tập”.
Nhà họ Vong thì bố thí, biếu tặng “Tử Hà Đan” luôn bố thí thuốc men cho người nghèo khổ. Cả mấy đời vẫn không ngừng.
Nhà họ Tôn thì thường biếu tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để đánh thức cảnh tỉnh cho thế nhân.
Nhà hộ Triệu thì tôn kính tuân thủ chỉ thị trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. In tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và bố thí quan hòm giúp những người nghèo khi chết không tiền chôn cất, vào mùa đông còn biếu tặng áo ấm cho người bị cảm lạnh.
Bốn đại gia tộc như trên, luôn xem cứu giúp người là một chuyện phi thường. Cho nên, không chỉ hiện nay gia cảnh giàu sang phú quý và rất nhiều con cháu cũng giàu sang, tích lũy thiện hành, được trời ban phước lành, những sự kiện trên là một chứng cứ thực tế. Tôi rất thành tâm, thành ý đưa những gì tôi nhìn và nghe thấy ghi lại, để người đời tin tưởng làm việc thiện nhiều hơn.
12. Phát tâm in sách thiện, thăng chức
Ông Tiền Đường Dư từng nói: cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này, là một cuốn sách nói về luân hồi quả báo. Ông nội của tôi là Ông Văn Kính, đã từng in ấn sách này biếu tặng để mở rộng thiện tâm, được trời trả báo lại rất nhiều chuyện phước lành.
Mùa thu năm ngoái, có một người bạn cùng học chung tên là Hà Hữu Kiều, trong mơ nhận được khai thị, phải in ấn trăm cuốn sách biếu tặng cho người. Ông cũng tặng cho tôi một cuốn, khi tôi đọc được sách này, trong lòng rất có cảm xúc, muốn in ấn biếu tặng để mở rộng công đức nhưng không có đủ vốn để thực hành.
Vào mùa xuân năm nay, ông may mắn bất ngờ được thăng chức nhận được tiền chúc mừng của những người thân thiết, ông sử dụng số tiền đó in ấn ra năm trăm cuốn sách để mãn nguyện lòng mong muốn.
—————-           
Chương 4 – Mục 2: Ký sự ba điều thiện báo của “Kha Nhuận Đường”
Số từ: 879
1. In ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thi đậu liên tiếp
Người đồng hương với tôi, ông Trần Trọng Trường, lâu nay rất ngưỡng mộ thiện lý trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Nhưng nghĩ gần những khu này không thể mua được cuốn sách này, rất hối tiếc.
Có một ngày, ông đi đến một miếu cổ trong thành thị Tô Châu để thắp hương, rất may mắn được biếu tặng một cuốn. Sau khi đọc xong, ông rất kinh ngạc, tóc dựng hết lên. Cho nên, nói với một ông sư xuất gia quen biết: “Sách Thiện trên thế gian, chưa từng thấy có cuốn sách hay như thế. Không chỉ các người có trí tuệ đọc xong có thể tỉnh ngộ mà một số người phổ biến khi nghe hay vẫn hiểu rõ đạo lý bên trong, cũng sẽ cẩn thận về hành vi của mình. Và sám hối những gì mình đã sai phạm”.
Nên ông phát tâm nguyện theo nguyên sách như ban đầu, giao cho một nhà xuất bản để in ấn, truyền bá đến lâu dài, thành tâm mong muốn người trên trần gian đều quy tụ với thiện đạo.
Ba năm sau khi in ấn, con trai ông tên Bửu Kiệm, tham gia thi cử trong tỉnh huyện, đã thi đậu cử nhân vào năm Giáp Tuất, tham gia hội thi cũng đậu hạng nhất, đã mang danh dự về cho cả làng xóm. Đấy chính là trời ban phước cho thiện nhân, có thể nói là rất lớn, rất nhanh và rất rõ ràng.
2. Bán bảo vật cứu người, thăng quan thượng thư
Ông Ưng Đại Hiến tại Triết Giang Đài Châu, khi ông còn đọc sách tại xóm làng bên vùng núi, có một ngày, đang đốt đèn dầu sao chép cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đột nhiên nghe được đám ma quỷ đang bàn tán và nói: “Tại nơi kia có người đàn bà, vì chồng đã thời gian lâu chưa về nhà, bố mẹ bên chồng ép gả bà ta cho người khác. Nhưng người đàn bà này sống rất trinh tiết, không bằng lòng, ngày mai nếu bị ép quá, sẽ treo cổ tự tử, chúng mình sẽ tìm được người thế thân rồi”.
Ngày hôm sau, ông Ưng Đại Hiến đi tìm hiểu và đúng sự thật như hôm qua mình nghe được. Ông trở về phòng đọc sách của mình, lén lút đem chiếc đàn hiệu và đồ cổ của ông nội để lại cho mình đi bán được bốn lượng tiền bạc. Lấy thân phận của chồng, viết ra một lá thư gửi về an ủi người phụ nữ kia và bố mẹ, vừa gửi số tiền đó cho gia đình họ. Khi bố mẹ họ nhận được thư và tiền, tin tưởng người con trai của họ bình an, cũng không còn ép gả người đàn bà kia lấy chồng khác, tự nhiên bà ta sẽ không còn muốn treo cổ tự tử nữa.
Thời gian không lâu, người chồng của bà ta trở về đoàn tụ với gia đình thật. Đối chiếu với nhau về chuyện trên, cũng không biết ai đã làm ra chuyện tốt như vậy.
Qua không lâu, ông lại nghe thấy bọn ma quỷ nói với nhau: “Theo thường lệ, chúng mình có thể tìm được người để thế thân, nhưng do ông tú tài này đã phá hoại chuyện tốt của mình, một con ma đứng bên cạnh mà nói:” Tại sao không gây họa cho ông ta để trả thù?” Con ma này lại nói: “Ông ta thường chép “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để khuyên thế gian, còn có lòng từ bi cứu giúp người, Ngọc Hoàng ban lệnh cho ông ta làm Âm Đức thượng thư, chúng mình còn có thể gây họa cho ông ta sao?”. Sau này ông Ưng Đại Hiến đã thực sự thăng quan làm thượng thư.
3. Kiêng ăn thịt bò, cầy được thăng quan giáp khoa
Ông Châu Thuần Phu lại Lư Châu, học thức cao nhưng công danh lại không thuận lợi, thi cử thường không đậu, tuổi tác thì cũng qua bốn mươi.
Có một ngày, tình cờ phát hiện sự thê thảm của việc mổ xẻ trâu bò và đọc được nội dung trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nói về ký sự trong điện thứ sáu. Trong đó, có điều liên quan đến việc kiêng ăn thịt bò, thịt cầy, cho nên cả nhà tuyên thề, không ăn thịt bò, thịt cầy nữa và sao chép truyền bá cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cảnh tỉnh người đời. Cũng trong năm đó, ông nhập học luyện thi, không bao lâu tham gia thi cử đã thi đậu giáp khoa. Đến nay, con cháu phú quý muôn ngàn.
Trong sách có ghi chú: ba chuyện trên đã nêu, đều là sự thật chính mắt nhìn thấy tai nghe được, không phải chuyện bịa đặt. Từ đó, cho thấy: sự phú quý vinh hoa của đời người, cũng tác động theo những việc hành thiện mà có, do mình đã âm thầm trồng quả phước lành. Một lần nữa khuyên mọi người thành khẩn tuân thủ quy luật trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
—————-           
Chương 4 – Mục 3: Ký sự về cứu độ mẫu thân
Số từ: 2544
Doãn Đức Sơ là con trai của ông Doãn Cảnh An tại Tây Dương Châu tỉnh Tứ Xuyên. Mồ côi cha lúc 7 tuổi nhưng gia đình giàu có. Mẹ của ông mang họ Thiệu, thấy ông ốm yếu, bệnh thường xuyên, rất lo âu. Một ngày, nhìn thấy cuốn sách hướng dẫn nấu ăn; sử dụng canh hầm gà tơ có thể bổ nguyên khí. Từ nay về sau, mỗi bữa cơm đều giết mổ một đến hai con gà, hầm thành canh cho ông ăn. Vả lại còn nuôi rất nhiều gà con, mỗi ngày đào sâu bọ cho gà con ăn, đợi gà lớn rồi giết mổ.
Lúc ông Doãn Đức Sơ năm mười lăm tuổi, mẹ ông đột ngột bị bệnh da liễu, toàn thân như bị sâu ăn, gà mổ thành một đốm một đốm, chữa trị vô hiệu, đau đớn đến không ngồi dậy nổi nhưng do không hiểu rõ đạo lý của sự nhân quả báo, vẫn còn sai người làm giết mổ gà.
Đức Sơ đọc sách rất nhiều, nhìn thấy mẹ lâm bệnh sử dụng rất nhiều phương thức vẫn chữa trị không lành bệnh, thấu hiểu đây chính là sự trả báo của nghiệp tội. Lập tức nghiêm cấm người giết mổ gà và dẫn mẹ đến chỗ ở thời thơ ấu, nhìn thấy đống rác như ngọn núi nhỏ toàn xương và lông gà. Nhưng người mẹ không tin. Người mẹ lâm bệnh lâu ngày mà vẫn không có tiến triển tốt, đau đớn đến bảy năm rồi chết thảm. Trong lúc hấp hối, họng phát ra tiếng như gà gáy và tiếng sâu hét, còn dùng tay cào cào da thịt của chính mình, đau đớn đến lúc chết đi.
Ông Doãn Đức Sơ nhìn thấy cảnh thê thảm này, thầm nghĩ trong nước mắt: “Vì bổ dưỡng thân thể của mình mà sát hại biết bao sanh linh. Mẹ mình mới phải chịu sự trả báo chết một cách thê thảm như vậy. Tôi thật sự là người con bất hiếu, tôi quyết định phải kiêng sát sanh làm công quả, để chuộc tội bất hiếu của mình mới được. Như thế ông đã tuyên thề sẽ không sát sanh nữa”.
Một năm sau, có một cô Linh được gả đến nhà họ Tiền làm dâu, do lúc sinh đẻ bị băng huyết mà tử vong. Sau khi chết, vong hồn của cô ta bị chiêu đến điện thứ nhất. Diêm Vương xem hồ sơ của cô Linh trong cuốn sổ, xét thấy mạng sống đúng là phạm vào phải chết do sanh khó. Sau đó, lính quỷ chuẩn bị áp giải cô đến điện thứ hai để chịu tội. Lúc này, có một quan viên sau khi xem xét lại hồ sơ, đã kiến nghị và nói: “sau khi kiểm tra lại, cô Doãn này đã từng ba lần khuyên giải bố mẹ chồng không nên thiêu đốt những sâu bọ trong các cây bị khô héo và khuyên chồng tranh thủ in ấn sách “Sát Sanh Giới Diệu Hoa Kinh” năm ngàn tờ, quyên góp tiền hỗ trợ in ấn cuốn “Ngư Lam Quan Âm Phóng Sanh Kinh” ba ngàn tờ, Ông Thần Tào Quân của nhà họ tâu lên thiên đình và được phê duyệt tăng thọ thêm ba mươi lăm năm cho cô ta”. Diêm Vương sau khi nghe xong hợp tay lại nói: “được” lập tức sai lính quỷ áo xanh, đưa cô ta lại hoàn dương.
Vừa mới bước ra chánh điện, đi đến cửa đỏ, nghe thấy có tiếng kêu thảm thiết: “cô Linh” cứu tôi! Khi cô Linh định thần nhìn lại, thấy một người đàn bà đầu tóc bù xù, da thịt đầy máu đang kêu cô ta, nhìn kỹ lại mới biết đó là bà Thiệu, mẹ của Doãn Đức Sơ, vừa khóc vừa nói: tôi bị trả báo dưới âm phủ rất đau khổ, khi hoàn dương, nhất định phải nói với con trai tôi là Đức Sơ, làm việc thiện nhiều để giảm nhẹ tội cho tôi, tôi sẽ gặp nó trong mộng để chứng minh. Nói xong, có một người đầu tóc màu đỏ, tay cầm chĩa nhọn, đâm vào cổ họng của bà ta mà kéo đi.
Cô Linh hốt hoảng, hồn quy nhập xác, đột ngột thức tỉnh, liền đem chuyện đã thấy trong âm phủ nói cho Doãn Đức Sơ biết. Ông Đức Sơ lập tức cầu siêu vong linh cho mẹ và thành tâm khấn Phật, mỗi mùng một và rằm mười lăm đều thắp nhang cầu Phật Tam bảo phù hộ cho mẹ được thoát khỏi cảnh đau khổ. Nhưng trong mười chín năm nay, cũng không gặp được mẹ trong mộng.
Vợ của ông Đức Sơ họ Thi, tổ tiên bên nhà nàng kiêng việc sát sanh, hay in ấn kinh sách. Có một ngày, Đức Sơ đến nhà họ làm khách, tự nhiên trong đống tủ sách tìm thấy cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” bản cổ xưa, rất vui mừng, đem về nhà sao chép, tổng cộng sao chép thành một trăm hai mươi cuốn. Khi biếu tặng đến một trăm lẻ tám cuốn sách, vừa đúng là ngày Lễ Nguyên Tiêu của năm Canh Ngọ.
Đang nằm nghỉ ngơi, mơ thấy mẹ dùng bàn tay vuốt lên lưng bàn tay của mình và nói: “Đức Sơ, con rất có hiếu! Hôm nay mẹ mới được thoát khỏi sự đau khổ trong địa ngục, hoàn toàn do công đức của con làm là truyền bá cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, nam nữ trên trần gian đã có 4 người, khi đọc được sách của con mà biết thức tỉnh hoàn thiện. Bây giờ, Diêm Vương dưới âm phủ đã cho phép ta được báo mộng về cho con, để chứng minh hành vi thiện đức của con và cho phép hồn ta được trở về nơi chôn cất, (tối đa hạn chót vào 23 giờ cho đến 1 giờ khuya ngày mười tám) đưa đến nơi phước lành để đầu thai. Đức Sơ có thể nhờ vào công đức này mà tăng cường tuổi thọ!”.
Đức Sơ vừa khóc vừa hỏi hiện cha mình đầu thai nơi xứ nào? Mẹ trả lời: cha con do lúc còn sống giàu có, đã hưởng thụ quá nhiều phước phần nên đầu thai làm một thư sinh nghèo nàn. Nhưng do từ nhỏ đến lớn luôn tìm hiểu và biên tập những cuốn sách về nhân quả, nay trở thành giàu sang phú quý rồi. Lại hỏi thêm sống tại tỉnh nào? Huyện nào? Thì không được nghe trả lời mà thấy bị đẩy đi và tỉnh giấc.
Nhìn thấy vợ mình ngồi kề bên, kể hết tình tiết trong mộng cho vợ nghe, người vợ không tin và nói: “do ông suốt ngày ngồi viết cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mà bị ma nhập trong tim, mới có những cơn mộng ly kỳ quái dị như thế”. Khi trời sáng, Đức Sơ vì muốn minh chứng sự thật, đi và đứng trước mộ của mẹ, thắp nhang cầu và vái nói: “Hôm qua con mơ gặp mẹ nhưng không biết chuyện mơ là thật hay giả, nếu như có thể mơ thêm một lần nữa để minh chứng thì con sẽ có lòng tin hơn”.
Ngay đêm hôm đó, Đức Sơ lại gặp mẹ trong mơ, rất giận dữ chỉ vào mặt nàng dâu mà trách “người trách chồng mình cả ngày lo sao chép cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” không thời gian chăm sóc cô và đã từng lén lút xé nát năm cuốn, những việc thiện có thể sắp bị cô hủy hoại. Bây giờ, tai họa sẽ rời cô không xa, còn dám nghi ngờ cảnh trong mộng của chồng! Cô thật là một người đàn bà không tốt!”.
Khi Đức Sơ thức tỉnh, hỏi người vợ có chuyện đã từng xé bỏ năm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Cô ta biện minh mà nói “Đức Sơ à, ông đúng là bị ma nhập rồi. Chuyện của ông có ba điều tôi không thể tin được:
+ Thứ nhất: Nhà của ta thuộc kiêng sát sanh, không bao giờ mua những sinh linh động vật còn sống về bếp làm, thanh tịnh trong sạch như người xuất gia.
+ Thứ hai: Gia đình ta hôm nay thắp nhang, ngày mai cũng thắp nhang, vừa mời thầy sưu đạo sĩ đến tụng kinh cúng bái. Theo tôi, thấy ăn chay niệm Phật là một chuyện tốn tiền tốn phí không có tác dụng gì cả, chứ không tại sao có người chết mười mấy năm mà còn phải chịu cực hình trong âm Phủ? Ông chỉ nhờ công đức sao chép có mấy cuốn sách thiện mà cứu độ được mẹ. Xem giống như là bộ mặt từ thiện của Quan Thế Âm Bồ Tát vậy, rất là buồn cười!
+ Thứ ba: Nói tôi xé rách năm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”? Những cuốn sách đó ông sao chép. Cũng chính tay ông chép lại, biếu tặng tận tay cho người đời, còn dư lại cũng chính tay ông đem khóa lại.
Đức Sơ sau khi nghe xong nửa tin nửa nghi. Đến buổi tối ngày mười bảy, bà Thiệu lại báo mộng cho gia đình bên nàng dâu và cô Linh, bà ta nói: “Sở dĩ con trai ta không mấy tin lời của ta vì do tác động của người vợ”.
Tiếp đó hồn ma của bà Thiệu quay về nhà, đi vào trong mộng của Đức Sơ và gọi nàng dâu đi đến trước mặt mình, trách móc mà nói: Đồ đê tiện! Mùng sáu tháng bảy của năm ngoái, ngươi cùng với người hàng xóm – Cô Châu Phụng, đang làm nữ công trong nhà ta, đã đem một cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” lén lút bỏ vào giày mẫu. Qua ngày hôm sau, cô giận hờn vì không cho phép cô Châu Phụng vào nhà, đã tức giận xé bỏ năm cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Qua hôm sau buổi sáng ngày mồng tám, em trai của cô tên Thi Phục, đến nhà đã phát hiện chuyện xấu của cô làm, lén lút dùng vải gói lại đống giấy rách, rồi nói với Đức Sơ là đem đi phân phát cho người khác. Về nhà đã chăm chú dán từng miếng giấy lại, cũng may cho sách không bị rách dẫn đến mất nội dung, đấy chính là cử chỉ thiện tâm của Thi Phục, trong âm phủ đã ghi vô sổ lập đại công cho Thi Phục về chuyện này.
Sau đó, do con trai ta Đức Sơ đem cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giấu kỹ, mới không để lọt vào tay cô để bị hủy hoại. Bây giờ, cô còn nói dối là ba điều không tin nổi của chồng cô không? Tội của cô nặng lắm. Ông Thổ Địa trong nhà đã không còn cản trở các tà ma nhập môn để phá phách, tai họa của cô đang đứng trước mặt rồi. Tôi không nhẫn tâm nhìn thấy cô phải chịu tội chịu khổ!
Nói xong, bước qua giường rồi biến mất, Đức Sơ đã thức giấc ngủ, thị Thi cũng một phen hú hồn vía dựng con mắt lên. Đức Sơ bước xuống giường, mặc áo lại, đốt đèn lên và hỏi vợ lại thêm lần nữa, có chuyện xảy ra như thế, người vợ vẫn còn cứng đầu trả lời “tin thì có, không tin thì không có”.
Vừa nói xong, đột nhiên nhìn thấy có một đống màu đen lăn vào trong giường, người vợ lạnh run cả người miệng đớ đớ nói với chồng: “Sau này ông phải tận tâm sao chép nhiều cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thôi! Tôi thà tin có còn hơn không có. Đức Sơ sau khi nghe xong, biết được người vợ đúng là có hủy hoại sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, vậy chuyện mẹ mình báo mộng cũng là có thật; đã thầm mừng trong bụng vì mẹ mình đã được đầu thai đến nơi phước lành, thoát khỏi đạo ma quỷ. Về sau càng tin tưởng hơn về cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Đồng thời, người vợ đã mang thai, vừa sợ vợ họa đến trước mắt, mẹ con bất an. Đúng là vừa mừng vừa lo.
Ngày hôm nay, toàn thân người của thị Thi bị sốt cả, đau lưng rất khó chịu. Liền mời bác sĩ phụ khoa đến bắt mạch. Khi bác sĩ khám xong lại nói không phải bệnh phụ khoa nên lại đi mời bác sĩ ngoại khoa đến khám (ngoại khoa của Đông y là chẩn đoán bệnh ngoài da), bác sĩ khám xong chẩn đoán bệnh: “Ngoài da bị nổi đốm đỏ, có máu bầm, mặt lại xanh xao, bệnh tình như thế rất khó chữa trị, vả lại đang mang thai, không tiện phối thuốc để chữa trị”.
Trong khi Đức Sơ đang suy tính, em trai của vợ Thi Phục đến nhà, chị họ cô Linh cũng đến, nhìn thấy thị Thi bị nhiễm bệnh cấp tính, rất kinh ngạc. Cho nên, họ tường thuật lại giấc mộng của họ đêm qua, hai người đều trùng khớp với nhau. Thi Phục nói: “Xé rách năm cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là chuyện có thật. Tội rất lớn, nên phải cầu xin thần linh khoan dung”.
Đức Sơ nghe xong liền đi vào nhà bếp, đứng trước ông Thần Táo Quân tuyên thề: “Xin đại diện cho người vợ sao chép trăm cuốn sách để lưu truyền, chuộc lại tội lỗi trước kia của vợ”.
Lúc đó: Người thị Thi trong cơn hôn mê thức tỉnh lại, hạ quỳ và miệng hô lớn: “Từ nay về sau tôi xin kính ngưỡng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, lấy tiền làm nữ công cho khách và nữ trang của người khác biếu tặng trong ngày cưới bán hết. Mướn người sao chép “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để chuộc lại tội lỗi cho mình.
Vừa nói xong, bỗng dung thấy một người mặc áo đen đi vào trong, đưa tay phớt lên một cái thì bóng đen biến mất. Buổi chiều hôm đó, thân thể thị Thi hạ sốt. Khối u bên lưng cũng biến mất, không còn đau đớn nữa. Sang ngày thứ hai, thị Thi sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, được mẹ tròn con vuông.
Sự việc xảy ra như vậy Đức Sơ không dám giấu ai. Mỗi lần sao chép cuốn sách đều nêu sự việc này vào trang cuối của sách, để người người sau khi xem xong biết cảnh tỉnh, tất cả đều tuân thủ và tín ngưỡng: Thị Thi đang là người có tội trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” lại trở thành người chủ công quả của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sự kiện trên được ghi nhận lại trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” ở huyện Tôn Nghĩa. Ông Qúy Lương nói: lúc tôi ở tại tỉnh Qúy Châu, huyện Tôn Nghĩa nhìn thấy trong trang cuối của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có ghi lại sự kiện như trên.
—————-           
Chương 4 – Mục 4: In ấn sách, mơ thấy tương lai
Số từ: 517
Hà Kiến Mạc, Tự Hữu Kiều là cử nhân có danh tiếng tại Đường Tiền, ông tự ghi lại ký sự từng trải qua của mình khi in ấn cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nội dung như sau:
Vào năm Tuất Dần, giữa tháng tư, tôi làm khách tại nhà họ Cao, đang lật sách trên kệ, tìm thấy cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, sao chép lại một cuốn, khi đọc xong, cảm nhận được đạo lý trong sách, những tình tiết nội dung trong sách, không thể phủ nhận là chuyện không có thật. Vả lại, từ ngữ rất dễ đọc, cho dù người văn hóa không cao cũng có thể đọc hiểu. Cho nên, lập tức nguyện in tặng 100 cuốn.
Qua mấy ngày sau, đọc thêm mấy lần, lại cảm thấy có nhiều sự kiện viết ra hơi quái lạ, không thể hoàn toàn tin hết, đây không phải là điều người không có thể bàn luận và tin tưởng. Nên ước nguyện của mấy hôm trước bị dập tắt, trong lòng không còn quan tâm đến chuyện này.
Khi đến kỳ thi tuyển, vội vàng bước vào phòng thi, đâu còn tâm nghĩ đến chuyện thề nguyện in ấn sách? Khi thi xong ba đợt thi tuyển, về đến nhà, suy nghĩ lại những câu thuật ngữ lúc dự thi, cảm thấy có hai ba câu không thỏa đáng, sợ bị thi rớt, trong lòng rất bối rối. Nghĩ vậy thì mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi. Trong mơ thấy một văn nhân mặc áo chỉnh tề, đội khăn cao trên đầu, có bộ râu dài, nhìn hơi giống ông Tô Đông Ba văn sĩ trong thời đại Tống. Tôi liền kể hết tất cả sự việc trong thi cử và ước mơ tương lai để xin ý kiến ông ta.
Ông ta nói: “Bản tính của ngươi, thường ngày tôi đã quen thuộc rồi, chuyện thi cử của ngươi nhất định trúng tuyển, đừng lo âu. Mấy hôm trước đó ngươi đã thấy cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và có thề nguyện chuyện in ấn biếu tặng, tại sao không thực hiện sớm, tặng cho đại chúng, để quảng khuyên giải thế nhân?”
Tôi quên hết chuyện này đã lâu, khi ông nhắc đến mới hốt hoảng mà nói: “Nội dung của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” sợ không nhất định và có thật”.
Người văn nhân này nói: “Địa ngục trong âm phủ, tức là địa ngục trong lòng người. Nếu như trong lòng người không có những khái niệm ác tâm dẫn đến phải tọa lạc địa ngục thì địa ngục mới trở thành trống không. Ngươi minh bạch đạo lý thì tại sao lại không thấu hiểu chân lý này? Đừng nghi ngờ nữa mà nhanh chân đi in sách!
Tôi choàng tỉnh giấc trong sự kinh hoàng, không dám nói với ai, chờ đến khi công bố kết quả thi tuyển, quả nhiên thi đậu. Cho nên, tôi đã nhanh in ấn 100 cuốn sách và ghi nhận thêm sự kiện trong mộng để làm minh chứng.
—————-           
Chương 4 – Mục 5: Mười điều kỳ nghiệm cầu qua bệnh nguy
Số từ: 3092
1. Cứu cả nhà bị bệnh phát ban
Ông Cao Nhàn tiên sinh của Nhân Hòa tường thuật lại:
Bà mợ của tôi tại Hà Hữu Kiều, năm ngoái tham gia thi cử nhân trong làng. Ngày 11 tháng 9, khi công bố trúng tuyển, tôi đến chúc mừng trúng tuyển cho cậu mợ và có nghe cậu nhắc đến chuyện khi in ấn biếu sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” biếu tặng gặp sự thần kỳ hiệu nghiệm và miêu tả lại sự kiện trong mộng. Sau khi nghe xong rất kinh ngạc. Lúc này, con trai tôi tên Đỉnh Tăng, bị bệnh ban đỏ đã ba bốn ngày rồi vẫn còn chưa ra hết. Mười lăm ngày sau, vợ tôi Thị Phùng và con gái cũng bị bệnh ban đỏ; không bao lâu một học sinh và cô đầy tớ cũng bị bệnh luôn. Trong nhà đang gặp nguy cơ bệnh tật.
Qua ngày hôm sau, tôi đốt nhang và ghi lại một bài văn thư, lực cầu sám hối và xin lập nguyện in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 400 cuốn, mua 300 ngàn sinh linh để phóng sanh. Không đến mười ngày, đã có bốn người hết bệnh. Chỉ có Đỉnh Tăng do sức khỏe yếu, không nhanh chóng thải hết độc tố trong người. Cục bướu bên tai trái cũng từ từ lành bệnh. Thần kỳ nhất là vợ tôi Thị Phùng, đáng lẽ bệnh ban đỏ chỉ là bệnh bình thường thôi, do bình thường làm việc quá sức, trong người tổn thương nặng nên bác sĩ sợ bệnh biến chứng âm tính. Nhưng sau khi tôi đọc văn thư cầu xin, vợ tôi đã toát mồ hôi ra ba lần, ban đỏ hoàn toàn biến mất và đã khỏi bệnh.
Tín ngưỡng Thần linh cầu Phật phù hộ, cả nhà bình an, đã cho thấy sự linh nghiệm của sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Linh nghiệm nhanh như vừa nghe bên tai nên rất tin vào sự kiện ly kỳ trong mộng của cậu Hữu Kiều, thực sự không bị sai lầm.
2. Nghiệm chứng cứu con bệnh hầu phong
Ông Quách Vũ Điền tiên sinh tại Tô Châu nói:
Hà Hữu Kiều là một cử nhân danh tiếng tại Hàn Châu. Vào năm Nhâm Dần, lúc ông đến nhà tôi làm khách, biếu tặng một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho tôi. Khi tôi đọc đến câu địa ngục trong âm phủ là địa ngục của lòng người, cảm thấy rất kinh ngạc và cho là có lý. Vì thấu hiểu về chuyện nhân quả báo chứ không phải do mê tín dị đoan. Năm Kỷ Mão, cháu trưởng lâm bệnh nguy cấp, tôi đã thắp nhang từ sáng đến chiều để cầu khẩn và thề nguyện in ấn sách này. Khi vừa lập nguyện xong, bệnh tình cháu trưởng có chuyển biến tốt.
Vào tháng hai năm Tân Kỷ này, trai trưởng Dần Lương lâm bệnh viêm họng nghiêm trọng (tên xưa gọi bệnh hầu phong) bệnh tình rất nguy hiểm, trong tình thế cấp bách không biết xử lý ra sao, chỉ còn biết thắp nhang cầu trời cứu nạn, nguyện thề in ấn sách biếu tặng, cầu xin mau được khỏi bệnh. Khi cầu xin xong, con trai trưởng toát mồ hôi xong, nguy chuyển thành an, hiệu quả rất kỳ nghiệm.
Nên để tạ ơn Thần phật đã phù hộ, vì trước kia đã nhờ bạn bè tại Hàng Châu in 300 cuốn sách và đã biếu tặng hết, tiếp theo in thêm 300 cuốn ra ngoài tỉnh biếu tặng, để quảng bá lưu truyền. Tiện cơ hội này để công bố cho các vị quân tử từ thiện, nên triển chuyển khuyên giải, kính ngưỡng sách này, được phước vô biên.
3. Cản người in tặng sách, hồn ma âm phủ đến quấy
Ông La Lượng Phong tại Trúc Tây đã từng ghi chú lại một đoạn văn chương trong cuốn “Tự cầu đường tập” bên nhà họ Lý:
Vào năm Bính Thìn, ông Lưu Hạc Triều tại huyện Sơn Âm, dẫn cả gia đình vào kinh hầu tuyển. Một ngày nọ, dọc đường gặp một phụ nữ mặc áo hồng nói với ông ta: “Lúc tôi còn trên trần gian, muốn in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn. Lúc đó, ông nói in sách này chẳng có tác dụng gì và đã cản trở tôi, làm cho tôi sau khi chết đi không thể thoát khỏi sự tội hình đau khổ trong âm phủ”. Sau khi nói xong chớp mắt đã biến mất.
Ông Lưu sau một hồi rất kinh ngạc và suy nghĩ lại, mới nhớ ra Trịnh Ma Ma là người lúc trước làm mướn cho nhà ông. Hốt hoảng lên! Về đến nhà thì bị phát bệnh. Lúc đang bệnh thường mơ thấy hồn của Trịnh Ma Ma đến quấy rối. Bà vợ Thị Khương biết được sự tình, mau thề nguyện đồng ý in gấp hai lần số lượng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để truyền bá. Miệng ông Lưu Hạc Triều phát ra tiếng nói giống y như tiếng của Trịnh Ma Ma và nói: “Bệnh của chủ nhân là do đã mãn thọ. Cho nên, một mặt tôi đến để báo trước sự việc, mặt khác tôi đến dẫn ông ấy đi xuống âm phủ. Nay do đồng ý vì tôi in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để truyền bá, tôi sẽ dựa vào công đức này tâu dưới diêm phủ để được phước, có thể được siêu thoát, kiếp sau đầu thai thành người. Nếu như có thể tăng số lượng in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” không chừng chủ nhân có thể tăng thọ”.
Thị Khương lại quyên góp tiền để in thêm 400 cuốn sách, phát đi tứ phương bá tánh để truyền bá khuyến thiện. Nửa tháng sau, hai vợ chồng đều mơ thấy Trịnh Ma Ma đến tạ ơn và cung kính nói: “Nhờ cuốn sách thiện này truyền bá, rất may mắn được sám hối tội lỗi trong quá khứ, địa ngục dưới âm phủ đã cho phép tôi được đầu thai thành người. Với lại chủ nhân ông cũng được kéo dài thọ sống và công đức của bà chủ cũng không ít, sau này nhất định được báo phước muôn ngàn”.
Sau khi vợ chồng thức giấc, tường thuật lại thấy chuyện trong mơ đều giống nhau. Vả lại, bệnh tình của ông Lưu cũng có chuyển biến tốt và đã mau chóng khỏi bệnh.
4. Sám hối chuyện quá khứ, hồn ma siêu thoát
Trong cuốn “Tự cầu đường tập” có một đoạn do ông Khầu Đại Vinh nói với ông Lâm Xuân:
Cha tôi là ông Khầu Phục Sơ tại Nam Kinh, sống rất hiếu thảo với ông bà nội của tôi. Mẹ tôi qua đời sớm, tôi là con trai ông tên là Khầu Đại Vinh, cũng rất hiếu thảo, đồng thời thích hành thiện làm việc tốt lành. Nhưng cha tôi Khầu Phục Sơ lại không tin là có quỷ thần và có địa ngục.
Vào năm Nhâm Tý, tôi có đi Tô Châu buôn bán, đem về một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tôi cùng cha xem chung với nhau. Cha tôi vừa cười vừa nói: “thật là hoang đường!”. Vừa nói xong đã vứt cuốn sách vào trong hộc tủ. Nhưng tôi lại rất kính ngưỡng, muốn tìm người để in ấn biếu tặng truyền bá, lại sợ cha biết được sẽ mắng chửi, nên đành buông xuôi.
Năm Qúy Sửu, khi cha tôi lâm trọng bệnh và than thở nói với con trai: “Gần đây, ta thường nhìn thấy các ma quỷ tụ tập trong nhà mình phá phách, ta mới tin thật sự là có ma, theo ta nghĩ chắc là cũng có địa ngục. Ta rất hối hận khi không tín ngưỡng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sau khi nghe được cha tôi nói. Trong lòng mọi ưu sầu đều biến mất, lập tức thề nguyện in ấn 300 cuốn sách để truyền bá. Lúc này, Phục Sơ nghe được phía ma quỷ nói: “Ông ta tuy sắp chết đến nơi rồi nhưng Thần Táo Quân đã ghi lên trán ông ta chữ “Thuân Tuân” lại nghe thấy các ma quỷ khác đang hét lên và nói: “Ngọc chỉ sắp đến rồi, ta mau rời khỏi nơi này, không sẽ bị trừng phạt”.
Bệnh tình của Phục Sơ quả nhiên không bao lâu thì khỏi bệnh, hiệu quả đúng nhanh như thế, không thể để cho người ta không tín ngưỡng vào cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
5. In tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, bệnh nặng khỏi đột ngột
Trong ghi nhận “Nhuận Đường Tập” của Thị Hà nói:
Ông Lưu Đặc Thiện tại huyện Cảnh Lăng Hà Bắc, sinh ra một con trai tên là Thiên Dư, mới được có một ngày, Thiên Dư đã bị bệnh rất nặng, bách dược đều vô hiệu, Bác sĩ nói, Thiên Dư: “Cho dù chim hạc tái thế, cũng khó mà phục sanh, hết cứu được rồi”. Cả nhà rất bàng hoàng nhưng cũng đành phải chịu thôi.
Ông Đặc Thiện xưa nay sống thiện tâm kiên vững, cho nên ông đã thành tâm hướng Trời thỉnh cầu: “Tôi nguyện in tặng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” trăm cuốn để khuyên thế nhân, hi vọng con trai tôi được nhanh lành bệnh”.
Sau khi thỉnh cầu xong, kỳ tích đã xuất hiện. Trong chớp mắt, thân xác con trai đã từ từ khôi phục và khỏe lên, kể cả ông bác sĩ đã từng trị liệu cho cháu cũng kinh ngạc mà nói: “Làm sao có thể như vậy được, làm sao có thể như vậy được”. Tại sao bệnh tình từ sáng đến chiều có thể thay đổi lớn như thế, thật là không thể ngờ.
Như vậy, trải qua điều trị thêm 10 ngày, con trai ông đã hoàn toàn khỏi bệnh. Sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thật là ân huệ to lớn.
6. In tặng không kịp thời, thọ sống bị ngắn lại
Ông Trần Khắc Hoan tại huyện Thượng Nguyên hay tin bà con của ông tên Phan Cảnh Phong đang bệnh nặng sợ không qua khỏi. Khắc Hoan đã khuyên ông in tặng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” truyền bá, để dựa vào công đức này tiêu trừ nợ oan nghiệp quấy rối.
Lúc này, ông Cảnh Phong đang trong tình trạng hấp hối, hôn mê không nói ra lời, một thoáng mây u ám bay đến và dìu dắt ông ta xuống âm phủ. Trong âm phủ, ông gặp được Thần Đại Sĩ của Quan Thế Âm mà ông nhớ tại nhà nói: “Thọ dương của ông đã hết, nếu muốn kéo dài thọ sống, nhất định ông phải in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” trên 10 ngàn cuốn”.
Cảnh Phong rất là vui mừng, hồi tỉnh lại, đưa lời nói đại sĩ của Quan Thế Âm thuật lại cho người nhà nghe. Người trong nhà cảm thấy rất kinh ngạc, hướng mặt lên trời hứa lập lời thề nguyện in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Nhưng gia đình rất là nghèo khổ, không thể nhanh chóng in theo số lượng yêu cầu. Ông Cảnh Phong hối thúc mỗi ngày nhưng vợ là một người đàn bà, con gái lại thơ dại. Cho dù muốn sao chép, cũng khó mà hoàn thành yêu cầu. Cho nên, đã khóc lóc cầu trời, không biết phải làm sao. Họ không biết là số lượng mình thề nguyện, có thể chia ra thành nhiều đợt nhiều năm in tặng, không nhất định phải in hoàn thành trong cùng một thời điểm.
Do không biết cầu xin được chia ra thành nhiều đợt hoàn thành, nên đã trễ đến mười ngày, Cảnh Phong tự nhiên than phiền mà nói: “nãy giờ đại sĩ của Quan Thế Âm nói: Dưới âm phủ đã chờ đợi mười ngày đã qua, không thấy có một cuốn sách nào đã lưu truyền. Cho nên, không có công đức nào để mà có thể kéo dài thọ sống cho tôi, không còn cách nào cứu nổi”. Sau này, hay tin ông Cảnh Phong từ trần, hỏi thăm sự việc, thật là hối tiếc không nguôi.
Như vậy, sự kiện này cả huyện Kim Lăng đều biết. Thời gian một năm nay, khi có ai lâm bệnh nặng hoặc gặp chuyện gian nan đều lập thề nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” người nào có cầu cũng có ứng.
Ông Khắc Hoan không dám nói nhảm, nên đã công khai sự kiện này, để làm minh chứng khuyên thiện thiên hạ.
7. Quyên góp in tặng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, mộng thấy được trị bệnh
Ông Tuyên Hoàn Chương tại Bửu Sơn, trường kỳ bị bệnh trĩ, trị liệu khắp phương đều vô hiệu, rất là đau khổ. Vào tháng ba năm Tuất Thìn, tự nhiên ông đọc được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, ngay lập tức ông phát lên lòng tín ngưỡng. Ông lập tức đứng trước đền thờ Thần Táo Quân, lập nguyện in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và “Tiếc Chữ Thuyết”, “Tập Kính Táo” vv… cầu xin tiêu trừ bệnh trĩ.
Một thời gian, sau khi âm thầm cầu vái. Vào một buổi tối, ông mơ thấy một ông hòa thượng, tay cầm kiếm sắt, đi đến trước mặt ông và nói: “Để tôi chặt đứt cục trĩ của ông!”. Nói xong giơ kiếm lên và chém một phát xuống, ông hốt hoảng thức giấc. Không bao lâu, phát hiện bệnh trĩ của mình cũng biến mất từ nay.
Đây là sự kiện được ghi lại do ông Lưu Bửu Sơ tường thuật lại với ông Qúy Lương.
8. Bệnh nặng sắp chết, in “Bửu Phiêu” được khỏi bệnh
Ông Lô Thiệu Hồng tại Từ Châu, do mẹ bị bệnh nặng đã mời bác sĩ đến chữa bệnh. Bác sĩ nói: “Bệnh tình của mẹ anh rất nặng, không thể nào trị khỏi”.
Nên ông đã thành tâm cầu Phật Tổ từ bi phù hộ và thề nguyện in tặng 200 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, cầu xin bệnh tình của mẹ được thuyên giảm và khỏi bệnh.
Kết quả, không đến thời gian nửa tháng, quả nhiên không cần đến thuốc men mà vẫn khỏi bệnh. Sự kiện như trên là do ông Thiệu Hồng đích thân nói với ông Quý Lượng ghi nhận lại.
9. Hành ác giảm lộc, sách thiện tiêu trừ tội
Ông Trần Quân tại huyện Như Tuyền, năm nay 39 tuổi, làm giáo sư tại huyện Vọng Giang. Vào ngày 11 tháng 6 năm Canh Tuất, trong mơ đi đến trước cửa chùa Địa Tạng Bồ Tát tại huyện Như Tuyền.
Trong chùa có một ông quan viên mặc bộ áo đen, dẫn giải ông ta đến một sảnh chánh điện, nhìn thấy trong chánh điện đang khói nhang mịt mù. Ngoài hành lang che mưa, lính quỷ đứng tấp nập. Trần Quân đứng dưới bậc thềm, đột nhiên, nghe thấy tiếng nói trang nghiêm của Bồ Tát tuyên bố với ông: “Gia đình ông xưa nay sống rất có hậu, nhất là mẫu thân của ông, trinh tiết thanh tịnh, hiếu thảo với cha mẹ, đồng kính Thần lễ Phật. Những thiện hành như vậy, đáng lẽ phù hộ được ông thi đậu khoa minh kinh tú tài, vả lại còn có một cơ hội trúng tuyển vào tiến sĩ khoa giáp đợt một.
Nhưng do ông thường ngày sống tác oai tác quái, không chút hành thiện, đã sớm cho thần linh tước đi hết phước lộc được hưởng của ông. Sau khi ông bốn mươi tuổi trở lên, từ từ ông sẽ gánh chịu những ác báo do chính ông tạo ra. Trước kia, việc không thể tha thứ nhất là trước đây không lâu, có người tặng một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” ông đã không tín ngưỡng, còn đem giấu những cuốn sách mà người khác nhờ đem truyền bá lại, cản trở việc hành thiện của người đó, tội này của ông rất nghiêm trọng. Sắp tới ông sẽ mất mạng vào tháng tám, không thể nào được miễn tội!”.
Trần Quân sợ hãi giật mình, đã thức giấc. Nghĩ lại lúc ông đi tham gia thi cử tại Kim Năng, có một cậu con trai của giáo sư Huỳnh Vinh Tăng, đã từng tặng ông cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, nhờ ông chuyển đến cho hai vị thí sinh cùng phòng. Do sắp đến kỳ thi cử, không kịp chuyển đưa, đem về huyện Vọng Giang luôn, bỏ trong hộc đựng sách, đã quên chuyện này lâu rồi, đến bây giờ mới sực nhớ đến, đã xong rồi. Nhưng chuyện trong mơ, vừa mơ màng vừa như thật, không thể không tin, cho nên trong lòng nửa nghi nửa tin. Vào ngày 1 tháng giờ Thìn (Buổi sáng 7 giờ đến 9 giờ), đột nhiên ông cảm thấy tay chân lạnh cúm, trong lòng rối loạn, người toát mồ hôi như mưa. Trong cơn mơ màng, cuối cùng ông tin giấc mơ trước kia là có thật chứ không phải giả tưởng.
Nhưng suy nghĩ lại, tội ác tuy nặng, sám hối không chừng có thể miễn được tai họa. Suy nghĩ như vậy, trong lòng cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Cho nên, xin thề được sám hối chuyện trước kia đã làm và lập thề nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, “Âm Định Văn Quảng Nghị”, vv… Sau khi viết xong ông đọc ba lần, rồi đốt tờ giấy đó để tâu thần linh.
Ngay đêm hôm đó, mơ thấy một vị thần linh, dẫn ông ta đến một cung điện lớn. Người hầu của thần linh ngoài cửa đi vô, hình như là truyền đạt lại việc sám hối của ông. Một lát sau đi ra, kêu ông tạm thời đi về. Ông có cảm giác giống như là vừa được thoát khỏi tội chết và dặn dò ông ta: “Lời nguyện thề của mình đã phát đi thì phải kiên quyết thực hành, không được buông lãng bỏ quên!”.
Qua buổi sáng ngày hôm sau, tinh thần của ông hình như rất thanh thản, bệnh tình khỏe lại sau khi được điều trị tốt. Những sự kiện như trên là do ông tự tay ghi lại.
—————-           
Chương 4 – Mục 6: Tái bản sách quý được kỳ phương khỏi bệnh
Số từ: 583
Dưới đây là lời tự thuật của cư sĩ Diệu Nghiêm tại Bích Vân tường. Vào tháng năm năm Qúy Dậu, trường của tôi đặt in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, phải đến thời gian một tháng mới hoàn thành, sau đó chi trả tiền in sách. Lúc ấy, con dâu thứ hai sanh đẻ, đang mừng vì được cháu nội. Không ngờ trong vòng bảy ngày nay, cháu bé đêm khuya khóc suốt không ngừng, không chịu bú sữa, mắt chuyển vàng từ từ. Mặt và sống mũi đã biến sắc. Bác sĩ chẩn đoán chỉ là bệnh nhiệt đới. Không hiểu biết là bệnh khẩu ren rốn phong, tức là bệnh phong đòn gánh.
Khi tôi đọc hết các loại sách kiến thức về bệnh lý, đột nhiên tìm thấy một đoạn nói về trị bệnh phong cho trẻ con, nội dung có ghi:
“Tất cả các trẻ sơ sinh, trong rốn có một cọng gân xanh, đi viền theo đến miệng, mắt mũi, chuyển thành màu vàng: bệnh đó được gọi là rốn phong. Có thể trị cấp cứu bằng một cọng dây ngải cứu để trên bụng trước lỗ rốn có gân màu xanh đốt từng đợt, gân xanh tự nhiên rút lại được hơn một tấc; rồi lại bỏ lên chỗ gân rút lại đốt lần nữa, cứ như vậy làm, gân xanh sẽ biến mất. Nếu như gân xanh đã chạy đến lồng ngực thì khó có thể chữa trị được”.
Tôi liền đi kiểm tra kỹ mình của cháu bé, quả nhiên có cọng gân xanh đi lên, sắp đến lòng ngực, nhanh tay trị bằng hướng dẫn của sách thì gân xanh quả nhiên biến mất. Đã thế, bệnh rẹn gây vàng da cũng chưa thuyên giảm, cả nhà rất lo lắng.
Cho nên, con trai thứ Kỳ Sâm mặt hướng Táo Thần cầu xin, thề nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 300 cuốn, phù hộ con trai tôi được khỏe mạnh. Sau khi cầu xin xong, mặt của cháu bé chuyển thành màu tím. May cho ông có người phụ nữ thôn quê đến nhà thăm, nhiệt tâm lấy kim đâm nhẹ vào nú răng của cháu bé mấy lần, cháu bé đã bắt đầu chịu bú bình thường, sắc thêm thuốc thang trị liệu, đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong lòng nghĩ, lật sách tìm thấy phương pháp trị bệnh đã là chuyện không ngờ, việc người phụ nữ thôn quê đến nhà càng là chuyện bất ngờ. Những chuyện bất ngờ như thế, không người chỉ dẫn nhưng do thần linh phù hộ cũng có thể là có thật. Nói chung có chuyện bất ngờ xảy ra là có thật.
Sau khi cháu nội của ông sắp đầy tháng thì cháu nội lớn lại sốt cao, đã mười ngày mà không thấy hạ sốt. Tứ chi đã nổi lên từng đốm đỏ, nhìn giống ban đỏ. Sau khi uống thuốc cũng không thấy có chuyển biến tốt. Như thế, con trai trưởng cũng hướng về Táo Thần cầu xin và thề nguyện in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn. Qua ngày hôm sau, con trai quả nhiên bình phục từ từ.
Đây là ký sự phát sinh trong hai đứa con trai của tôi là có thật, để thuyết minh cho cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cảm ứng như có thần linh. Tất cả sự việc như trên đều là sự thật, chúng tôi không dám bịa chuyện.
—————-           
Chương 4 – Mục 7: “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giải oan hóa thù
Số từ: 1318
1. Giết người không nhận tội, hồn ma lấy mạng
Ông Nghiêm Trặc Lâm là người của Vi Châu, đã hai mươi mốt tuổi xuân. Người bác của ông xưa nay giúp việc buôn bán mậu dịch cho tiệm tại thị trấn Tô Tùng Mậu, Trặc Lâm cũng đi theo học tập việc buôn bán giao dịch. Người bác của ông đang ở tại căn nhà của tổ đường họ Ôn, Trặc Lâm mỗi đêm về đây tá túc.
Có một buổi tối, đột nhiên ông phát điên lên hét to và nói:
“Tôi họ Vương, tên là Vương Thúy, nhập xác để thổ lộ oan tình: Trước kia, chồng tôi cũng họ Vương, tên là Vương Viên, là người của Triết Giang. Nghiêm Trặc kiếp trước tên là Ngô Diệu Trân, là người của Triết Giang, huyện Gia Hân. Khi Ngô Diệu Trân đến làm khách tại Triết Giang, đã làm quen với Vương Viên, hai người thân tình rất tốt. Vương Viên đã từng giao cho Ngô Diệu Trân một ngàn lượng để làm ăn với nhau. Mấy năm sau, khi Vương Viên đến gặp Diệu Trân để đòi lại số tiền, nào ngờ Diệu Trân đã chối không nhận là mình có lấy số vốn đó của ông Vương Thúy. Làm cho ông Vương tức giận lấy dao muốn giết ông Ngô Diệu Trân. Ông Ngô Diệu Trân bắt được con dao, quay ngược lại giết chết ông Vương Viên, trốn về Nam Xương. Tôi, Vương Thúy đã đến huyện Gia Khánh, để tố giác ông Ngô, đã cầm các chứng từ có liên quan cùng với quan sứ đến Nam Xương, bắt ông Ngô về xử án, sau đó tra hỏi định tội và xử phạt toàn quân. Đấy là chuyện lúc thời Càn Long năm thứ 59.
Đến Gia Hưng 6 năm, ông Ngô Diệu Trân được Hoàng Đế ân xá, thả về nhà. Tôi, Vương Thúy do chồng mất, không tiền của, không người nương tựa, khi hay tin ông Ngô về, đã đến nhà ông đòi lại một ngàn lượng. Nhưng ông Ngô vẫn không chịu trả lại một xu nào, thậm chí còn đóng cửa không cho tôi vô, tôi đơn chiếc một mình, không nhà không cửa, trước sự tức giận, đã treo cổ trước cửa nhà ông Ngô. Khi ông Ngô Diệu Trân nhìn thấy rất là sợ hãi, trốn đi xứ khác. Không đến hai năm thì chết.
Đến niên độ năm Gia Khánh thứ 19, Ngô Diệu Trân đầu thai vào nhà họ Nghiêm, tức là Nghiêm Trặc Lâm ngày nay. Oan hồn tôi Vương Thúy lưu lạc tại thành chết oan, không chịu đầu thai. Ba chục năm nay, do ôm oan ức trong lòng, một lòng muốn tìm cơ hội trả thù. Một mạng cô hồn, tìm khắp tứ phương cũng tìm không thấy. Hôm nay, tôi đi đến thị trấn này, đã cho ta tìm được, nhất định phải lấy mạng của Nghiêm Trặc Lâm về gánh tội, để giải oan hận”.
Mỗi khi đến buổi tối, Thị Vương đều nhập xác ông ta mấy lần, làm cho Nghiêm Trặc Lâm tự tay đấm vào cổ, hoặc tự cắn vào bàn tay, gây cho đầu, tay cổ nứt thịt chảy máu đầm đìa. Người nào nhìn thấy cũng sợ hãi tột cùng. Lúc ấy, có một ông tên là Ôn Đình Lãng, năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Biết được chuyện này và đi đến nhà ông Nghiêm ở, khuyên giải thị Vương: “Sau khi nghe được, biết được chuyện này là có thật. Nhưng mà, oan được giải mà không được dứt, oan oan tương báo, tuần hoàn không nguôi, không biết kết thúc lúc nào không xong. Như đã nói, tiền vàng chưa trả, oan hồn chưa được quy tụ. Tôi đồng ý mời cao Tăng hoặc Đạo sĩ có tu hành, đến cầu phước dưới Diêm phủ, một mặt để được cứu mạng cho Nghiêm Trặc Lâm, một mặt có thể cầu siêu thoát cho người được đến nơi phước lành, như vầy là tốt cho cả hai không?”
Thị Vương miễn cưỡng đồng ý và nói: “Tôi đến cùng chồng, thuyền thì đậu ngay bên sông gần nhà ông Châu. Rất cảm ơn về việc ông giải oan cho chúng tôi nhưng phải đưa tiễn chúng tôi đến nơi đến chốn, phải làm cho tôi chiếc thuyền lớn, dầy tấc hai đôi, tiền bạc đến một trăm ngàn. Ngoài ra, trước khi lên thuyền, phải cầu xin thần linh, nhờ thủy thần giúp đỡ”.
Như thế, việc ông Ôn đã làm theo lời dặn của Thị Vương, hoàn thành xong việc chưa đầy hai ngày, Thị Vương lại nhập xác vào thân thể ông Nghiêm mà nói: “Vọng phu Vương Tiên, đã nhận lệnh đầu thai, vì đang ngưng giữa đường đầu thai, phải chờ đến chỉ thị của âm phủ đưa ra, mới được thả ra đi đầu thai. Oan mạng của tôi còn chưa dứt được, hôm nay tôi đến, nhất định phải lấy mạng của ông Nghiêm Trặc Lâm về”.
Sau này, tình hình mỗi ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi mắt nhìn thấy mạng sống ông Nghiêm không giữ được, may cho có một ông tên Thiệt Canh, sau khi nghe được chuyện này, đã đến bàn lại với ông Ôn Lãng Đình: “Tôi thấy chuyện kết oan như vậy, không dùng phương pháp in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là giải quyết không được, lúc trước tôi đã từng in 500 cuốn sách này để cầu siêu thoát cho mẹ. Và mơ thấy mẹ đã được chuyển thế làm người; ông Thiệu Tử Văn đã từng vì mẹ lâm trọng bệnh mà nguyện thề in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 500 cuốn, thì được khỏi bệnh. Như vậy, chuyện này có thể thực thi. Tuy tiền tài của ông Nghiêm Trặc Lâm không đủ sức, chúng ta có thể cùng nhau giúp đỡ”, như thế đại diện cho ông Nghiêm viết một văn thư, đốt đi và nguyện thề in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 500 cuốn, tặng thêm “Cứu khổ Chân kinh” và “Phóng Diêm Khẩu” để giải oan sầu.
Không bao lâu, vào đêm 28 tháng 6, Thị Vương lại nhập xác ông và nói: “Ngọc Hoàng đã ban văn thư đến, tôi đã được đầu thoát, đầu thai đến tỉnh này, oan ức giữa tôi và Nghiêm Trặc Lâm đã được giải quyết”.
Mùng một tháng bảy, ông Hồ Thiện Bồi dẫn một tốp người, mời một đạo sĩ có tu hành đến tụng Kinh cho ông Nghiêm. Đến ngày mùng sáu, tụng Kinh hoàn tất. Ngay ngày hôm đó, khi ông Nghiêm đang ngủ, linh hồn đi theo Thị Vương đến trước mặt thần linh, sau khi chịu 30 đòn roi xong, Thị Vương đã tự tay thụ lý kết oan hoàn tất. Khi ông Nghiêm tỉnh dậy, đối mặt với đại chúng thì thấy hai bên đùi đỏ chót và sưng lên, dấu vết còn đây. Từ nay về sau, oan hồn thị Vương đã biệt tích.
2. Kiếp trước gian dâm, ma đánh thổ huyết
Ông Dương Thành Trai nói:
“Nghĩ lúc trước trong thôn quê có một phụ nữ, ban ngày bị ma đánh đến thổ huyết, bà ta tự nói: “Kiếp trước làm người, đã từng hiếp dâm một bé đồng tử, đồng tử sợ hãi, xấu hổ, đã tự tử mà chết. Bây giờ hiện hồn đến đòi mạng của tôi, sợ không thoát khỏi rồi”.
Ông chồng bà ta lập tức nguyện in ấn ba trăm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thay thế cầu siêu thoát cho họ và lập bàn hoa quả bánh chay niệm “Cứu khổ chân kinh”. Trải qua 3 ngày, quả nhiên khỏi bệnh”. Sự kiện này trùng khớp với sự kiện của Nghiêm Trặc Lâm.
—————-           
Chương 4 – Mục 8: Tiếp tục sự ứng nghiệm của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 1940
1. Mơ gặp phương thức chữa bệnh, chữa khỏi bệnh đường huyết
Ông Lý Toàn Thái tại huyện Hà Giang nói:
“Tôi trường kỳ bị chứng bệnh đường huyết, mùa đông năm ngoái đã tái bệnh, bệnh tình thật là nguy kịch. Ông anh Giang Hoài Thanh đến trị bệnh cho tôi, có nhắc đến chuyện có cảm ứng khi in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đồng thời bàn đến vụ án oan ức của Nghiêm Trặc Lâm, sau khi nghe tôi rất là kinh ngạc. Lập tức nghĩ đến cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mà trước kia bạn mình biếu tặng, bấy lâu nay bỏ quên cất trên tủ sách. Sau khi đọc, lập tức đồng ý, in tặng, khi nói xong người rất khỏe, bệnh nghẹt đường huyết cũng tạm ngừng.
Thật là một khái niệm cảm ứng thật lòng, nên lập nguyện in ấn 50 cuốn sách và viết tờ sớ đứng trước bàn thờ Thần Táo Quân thành tâm cầu thỉnh, không bao lâu bệnh tình thuyên giảm được một nửa. Trong lòng nghĩ: Thần và người tương ứng cùng tồn tại với nhau, “tâm tức thần” là ý nghĩa như vậy.
Cho nên, trong lòng cầu thỉnh: “Nếu trong vòng thời gian gần đây mà có thể tiêu tan các sự đau khổ của bệnh tật, tôi nhất định in thêm 100 cuốn”.
Trong lòng nghĩ xong thì ngủ thiếp lúc nào không hay. Khi ngủ nằm mơ thấy một vị bác sĩ nói với mình: “Bệnh của ngươi phải uống thuốc bốn món, một ngày 4 lần”. Khi thức dậy rất là kinh ngạc phương thuốc của Thần chỉ bảo, chính là toa thuốc của ông anh mang đến cho mình, nên tuân theo lời chỉ dẫn mà uống. Không đến 10 ngày sau, kể cả những bệnh trước đây như đốm đỏ trên vòng cổ và bệnh hen suyễn hoàn toàn biến mất, ăn uống cũng trở lại bình thường. Tốc độ cảm ứng của cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” quả nhiên thật là nhanh.”
2. In sách kiêng thịt, liên tục khỏi nhiều bệnh
Ông Lưu Tổ Thái tại huyện Hán Dương nói:
“Lúc tôi năm hai mươi tuổi, tôi bị chứng bệnh thổ huyết, một ngày phát bệnh đến ba bốn lần, kéo dài đã ba năm nay, trăm phương ngàn thuốc đều vô hiệu quả. Sau này, xem sách thiện trong đó có ghi kiêng ăn thịt bò, thịt chó có thể giữ không sinh bách bệnh, tức thì lập lời thề nguyện kiêng ăn thịt bò, thịt cầy. Không đến mười ngày, đã khỏi chứng bệnh thổ ra huyết”.
Sau này, cho đến năm 28 tuổi, vẫn chưa có con. Nên thành tâm thương kính chữ và giấy, luôn không dẫm đạp lên những giấy có viết chữ, luôn xếp gọn vào nơi sạch sẽ và đốt đi. Trải qua thời gian 2 năm, quả nhiên sanh được một đứa con trai. Nhưng không đến một tuổi, con trai đột nhiên phát bệnh, thuốc trị vô hiệu, cả nhà hoang mang lo sợ. Ngay đêm hôm đó, cầu xin ông Thần Táo Quân, nguyện in 10 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, xin vào ngày mùng một phát tâm biếu tặng, sau khi phát nguyện xong, ngày hôm sau thì phát bệnh, khi đến ngày mồng một, do chưa chuẩn bị xong, không kịp cấp phát ngay ngày hôm đó, bệnh của con trai lại tái phát. Tôi lại đứng cầu Thần Táo quân, nhất định sẽ phát tặng vào ngày mồng 4, ngày hôm sau, bệnh của con lại hết.
Đến buổi sáng ngày mồng 4, thời tiết âm u, tôi dự định đến tỉnh thành mua sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, khi qua thuyền, ông lái thuyền nói với tôi, gió rất lớn. Do tâm đã quyết, tôi vẫn lên tàu xuất phát. Khi tàu đến giữa sông, đột nhiên sóng tó gió lớn ào tới, mưa rất to. Lan can của chiếc thuyền bị gãy, trong tâm tôi âm thầm nguyện cầu vái thần linh phù hộ, thuyền đừng bị chìm. Không bao lâu, mưa gió đã ngưng, trời sáng lại, đến tối tôi mới đến tỉnh thành, khi chờ lấy sách và phát tặng xong về đến nhà đã thấy con trai tôi ngồi chơi trước cửa.
Sự kiện này chứng tỏ sự hiệu nghiệm khi tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thực sự cứu nguy giải khó, tạo cho người được may tránh nạn. Ký sự này để làm chứng cho những người ưa thích hành thiện.
3. Bệnh ban, hen suyễn, in sách khỏi bệnh
Ông Lưu Quốc Chấn nói:
“Tôi đồng hương với ông Lưu Tổ Thái. Đã từng nghe nói con trai ông ta bị bệnh hoa ban, do in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, lập tức từ nguy chuyển sang lành. Vào tháng 12, cháu tôi cũng bị bệnh hoa ban, sử dụng nhân sâm, các loại thuốc bổ, thuốc quý, đều vô hiệu. Lại thêm bệnh hen suyễn, không ăn uống được, ăn uống đều nôn ra, mệt đến không nói ra lời.
Người nhà rất là lo âu. Ông Vương Tâm Đình khuyên tôi nên in sách thiện tặng thiên hạ. Chợt tôi nghĩ đến chuyện con trai ông Tổ Thái, như trong giấc mơ thức tỉnh lại. Lập tức, hướng về trời cầu vái thần linh, nguyện in 20 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và sách “Âm Định Văn Chú Thích”, 30 cuốn sách biếu tặng thiên hạ.
Không bao lâu, bệnh hen suyễn và bệnh ban đều tan biến nhưng lại mọc ra những mụn nước, trong sách bệnh lý gọi là “Tử cứu mẫu” là những chứng bệnh mang đến tốt lành. Ông Tâm Đình rất là vui mừng, nói: “Nên sửa tên của cháu ông thành tên Tái Sanh”. Như thế tên của cháu tôi đã sửa thành “Tái Sanh”.
Trên trời lúc nào cũng ban phước cho những người có lòng thiện tâm và công đức, cho nên sự báo ứng rất là rõ rệt”.
4. Ký sự trị bệnh khỏi chân
Ông Vương Đình Quang tại huyện Hán Dương nói:
“Tôi lúc nhỏ đã học tập “Kinh Dịch” và “Bát Quái”, cho nên đã hiểu được đạo lý thần ma trong âm dương, mấu chốt cảm ứng sự hung và lành. Sau khi đọc xong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, chuyên lý luận nguyên lý việc nhân quả báo. Những sự việc như trên tuy nhiên liên quan đến chuyện thần linh và hồn ma, không thể chứng minh và chứng kiến hiện thời nhưng trong đạo lý có nói, quả thật chính xác không rời, nhân quả báo Dịch”, ngũ hành, Bát quái âm dương, có thể làm chứng cứ bù đắp quá khứ.
Cháu của tôi tên là Dương Phàm, bị bệnh chân đã từ lâu. Một ngày, tôi ghi một tờ sớ đốt lên cho Thần Táo Quân, xin hứa chia đợt in tặng 500 cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và tặng trước 100 cuốn. Từ đó, bệnh chân dần dần khỏi. Đến khi in tặng đủ số lượng thì bệnh hoàn toàn dứt, thật là một kỳ tích!”
5. Ký sự thoát hiểm bệnh hoa ban
Ông Lưu Đức Hậu nói:
“Trong huyện Hán Dương của chúng ta đang có bệnh dịch, trẻ em bị bệnh hoa ban. Mỗi khi đến mùa xuân là phát bệnh. Vào ngày 22 tháng 12, con trai tôi tên là Tân Nhân, tự nhiên bị nhiễm bệnh hoa ban, đến ngày mùng 2 tháng giêng, tiêm thuốc vẫn không hết bệnh, cả nhà rất là lo sợ. Mau hướng trời cầu cứu, xin nguyện in tặng 20 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đến giờ Ngọ ngày mùng 5, bệnh càng trầm trọng thêm, người bị tái tím, tưởng như là không qua khỏi được.
Ông Đồng Hương Phù khuyên tôi nên cầu cứu thần linh và in tặng thêm 20 cuốn sách thiện, tổng cộng là 40 cuốn, để tăng thêm công đức. Đến giờ Mùi (một giờ trưa), người trở hồng lại. Sau đó, qua cơn nguy kịch, uống thuốc đạt hiệu quả, vài hôm sau, bệnh hoàn toàn khỏi hẳn, không để lại thẹo”.
Đặc biệt ghi lại sự kiện này, để phát ra sức mạnh khi thần linh ban phước.
6. Ký sự về hồn ma lính quỷ bỏ thuốc để móc hồn
Ông Giản Tống Kiệt bị bệnh nặng, không ngờ sau khi sắc thuốc uống xong, người toát mồ hôi lạnh rồi tử vong. Sau khi chết, đột nhiên ông thấy hai lính quỷ tay cầm danh sách dẫn giải đi, ông mặc áo chỉnh tề ngồi lên xe. Khi ngồi trên xe, ông nghe có một người phụ nữ đang chửi bới không ngừng.
Không bao lâu, đến trước cửa một giống như quan phủ, nhìn thấy một vị quan ngồi trên quan đường hỏi, nhìn rất là uy nghiêm. Hai lính quỷ quỳ xuống trình báo sự việc. Khi ông quan hỏi cung gọi đến tên ông Giản Tống Kiệt và truyền ông ta đến trước sảnh, tra hỏi lý lịch quê quán của ông ta.
Ông Giản rất kính nể mà trả lời: “Tôi là Tiến sĩ, người của Vân Nam Côn Minh, hiện tại đang giữ chức trong một quan phủ”.
Ông quan lập tức thoát lên và nói: “Sai rồi! Sai rồi! Đáng lẽ phải là ông quan bên tỉnh Hồ Nam, lính quỷ nhanh tay đưa về trần dương”.
Ông Giản hỏi thăm và nói: “Đưa tôi hồi dương sao, lấy gì làm bằng chứng?”
Ông quan trả lời: “Lúc ông bệnh, bác sĩ cho toa thuốc, trong đó mạ vàng ba phân nhưng lính quỷ theo ông đến tiệm thuốc, dùng tay che mắt ông sửa thành 3 chỉ, đây chính là chứng cứ”.
Khi ông Giản ra khỏi quan phủ, hỏi lính quỷ: “Ông quan trên phủ là ai? Nhìn mặt rất quen”.
Lính quỷ nói: “Ông là một quan viên lúc trên trần gian, vì sống trên trần gian rất liêm chính. Sau khi chết, được Ngọc Hoàng Đại Đế phái đảm nhiệm chức quan tại đây”.
Không bao lâu, hồn của ông trở lại trần gian về đến nhà, ông nhìn thấy người thân và bà con đang ngồi bàn việc ma chay cho ông. Ông cảm thấy người ông ấm lại, tay chân cử động được. Ông thét lên gọi người nhà: “Tôi sống trở lại rồi, mang đem canh nóng cho ta uống!”
Sau khi khỏi bệnh, ông hỏi thăm phu nhân kiểm tra lại toa thuốc, trong đó món mạ vàng cân lại, quả nhiên là 3 chỉ. Rồi kiểm tra lại toa thuốc của bác sĩ, trong đó ghi chỉ có 3 phân thôi.
Phu nhân của ông rất hối hận mà nói: “Khi đem thuốc về, không thời gian kiểm tra kỹ lại, nên mới xảy ra sự cố như trên”.
Ông Giản Tống Kiết nói: “Không phải chuyện do bà gây ra!”
Nên đã kể hết chuyện mình đã từng trải qua cho bà vợ nghe. Mấy hôm sau, ông hàng xóm, người Hồ Nam quả nhiên qua đời. Ông đi tìm hiểu, đúng là ông ta giữ chức quan như ông nghe thấy. Ông Giản Tống Kiệt, đưa chuyện này lưu truyền phát hành, đặc biệt là góp tiền in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để khuyên thế gian. Từ đây về sau ông không ngừng làm việc tốt, vừa được thăng quan. Và con trai ông đã thi đậu vào khoa tiến sĩ.
—————-           
Chương 4 – Mục 9: Những ký sự về việc in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” được khỏi bệnh
Số từ: 2640
1. Phát nguyện in sách – Thần linh tặng thuốc
Con dâu thứ của tôi là Thị Lưu, đã từng bị nhiễm dịch bệnh, cả thân thể nổi lên chấm đỏ. Uống thuốc cũng vô hiệu, bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đến ngày thứ 12, bác sĩ nói: “Độc tố của bệnh đã di chuyển vô tim, mạch khí đã tuyệt, rất nguy kịch trong nay mai”, cả nhà đã bó tay. Cho nên, tôi gấp rút đến đền thờ Thần Táo Quân đốt nhang cầu vái: “Nếu như bệnh tình dâu thứ của tôi được khỏi bệnh, tôi đồng ý in tặng 100 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, vả lại khuyên giải người đời kính ngưỡng cuốn sách này để cải thiện”.
Đến giờ khuya canh hai, lại đến trước đền thờ Thần Táo Quân cầu vái thật lâu. Đến giờ canh bốn, cùng với con trai thứ âm thầm cầu vái trong phòng: “Nếu Ngọc Hoàng Đại Đế từ bi, có thể cứu được bệnh của dâu và vợ của chúng con, có thể khỏi bệnh, chúng con cố gắng hết sức mình để khuyên độ thế nhân kính ngưỡng đạo lý của sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”“.
Đến lúc giờ canh năm, người nhà ngủ thiếp đi tại bếp, trong mơ nghe thấy tiếng người gõ cửa. Khi mở cửa ra, nhìn thấy có một lão già, trong tay cầm một viên thuốc màu đen, nói là đến trị bệnh cho Thị Lưu. Vừa nói xong, bước thẳng vô nhà, cùng với con trai thứ cho thị Lưu uống thuốc. Cả nhà đứng ở phòng ngoài mong đợi, đột nhiên nghe trong phòng có tiếng nói: “Phải cử động nhiều!”, ngay lập tức nhìn thấy có một người hầu tay bưng thùng ra. Đột ngột rớt xuống, làm đổ thùng phân, để phân văng đầy mình của người nhà, giật mình thức tỉnh. Chạy vào trong phòng, nghe bệnh tình của dâu thứ khỏe lên nhiều. Sau khi trời sáng, mời bác sĩ đến khám, phát hiện mạch nguyệt đã hồi sinh. Uống thuốc thêm mấy liều, đã khỏi bệnh.
Đây chính là thần linh đã âm thầm phù hộ, là chuyện có cầu có ứng. Ban cho các quân tử thích hành thiện, nếu thấy cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nhất định phải thành thật ban hành chân lý trong sách. Hoặc sao chép in ấn, truyền tặng cho người khác: hoặc truyền cáo những sự kiện như vậy cho người khác hiểu, dùng để khuyên giải đời người cải hóa lòng thiện, nhất định nhận được vô lượng phước báo.
2. Nguy cấp cầu cứu hiện linh ứng
Cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” ghi lại các sự kiện về báo ứng của họa và phước, một mặt để khuyên giải thế nhân, một mặt để hỗ trợ cho người, giải quyết các nguy khó thực tế và cầu vái, thật là một cuốn sách thiện bửu điển có lợi cho nhiều mặt, cho nên tôi rất là kính ngưỡng. Trong nhiều năm qua, tôi liên tục quyên góp tiền để in tặng sách. Vừa tận tay mình cầm bút chú thích, dẫn đạo người vì thiện.
Lúc ban đầu, tôi chỉ cảm nhận những sự kiện trong sách nêu về phước họa báo ứng, hoàn toàn là do tác giả muốn viết ra để khuyên thế gian hành thiện; rất là khả kính, thật sự là mình cũng chưa tận mắt nhìn thấy. Con gái thứ của tôi, gả cho họ Lăng làm dâu, tức là con trai trưởng của Lăng San Hoài, Lăng Trọng Thanh làm vợ. Sui gia bên San Hoài là tú tài gia tộc, cho nên được mời đến gia phủ của ông Triệu Chi Hương làm gia sư, cả gia đình đều dọn đến nơi ấy lập nghiệp.
Ngày 12 tháng 2 mùa xuân năm ấy, thứ nữ đột ngột đau bụng dữ dội, những người nghe được đều không đành lòng. Ông sui cũng thông về đạo y thuật nhưng liên tục uống mấy liều thuốc cũng không thuyên giảm. Trọng Thanh nhìn thấy vợ mình đau đớn như thế, khổ tâm đến rơi cả nước mắt. Khi phu nhân của tôi nghe tin con gái, lập tức lên đường cùng cậu con trai thứ ba ngồi kiệu đến thăm, mẹ con gặp nhau, chỉ có thể cùng khóc òa lên. Phu niệm thê, mẫu niệm con, đệ niệm tỷ, một cảnh nhìn rất thảm khóc, cho dù là lòng dạ sắt đá cũng thương tâm. Con rể khi nhớ đến trời đã tối, mau mời tôi về thôn quê nhưng đã không kịp.
Đột nhiên, con rể của tôi nhớ tôi đã từng nói: in ấn tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” rất có công hiệu khi cầu cứu. Cho nên, nhanh đến trước đền thờ của Thần Táo Quân quỳ cuống cầu vái: “Nguyện in tặng 60 cuốn sách mong cho vợ được khỏi bệnh”.
Sau khi thề nguyện xong, trải qua nửa tiếng đồng hồ, tuy bệnh có chuyển biến tốt nhưng vẫn không giảm đau. Con rể đang suy tính, đột nhiên nghe thấy vợ mình hét lên nói: “Ai cho tôi uống viên thuốc, kẹt trong cổ họng không nuốt được?” Khi nói xong, viên thuốc đã lọt vào trong bụng. Không bao lâu, bụng đã hết đau. Suy nghĩ lại lúc này, trong phòng người thân đều cạnh bên giường, không thấy có ai cho cô ta uống thuốc gì cả.
Đến ngày thứ hai thì bệnh hoàn toàn khỏi, con rể tường thuật lại sự kiện như trên cho tôi nghe. Tôi nói: “Đây chính là linh cảm khi in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thần linh đã ban thuốc thần, con phải cảm tạ lòng từ bi của Thần Phật cứu độ”.
Con rể tôi nói: “Dạ, dạ!”
Thuật lại những sự kiện linh nghiệm như trên, khi dùng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để cứu bệnh, dùng để chứng nghiệm linh cảm của cuốn sách này, đưa cho các vị thiện nhân quân tử, tạo cho người có lòng tin kiên cố. Phổ biến quảng bá, hành thiện cho nhiều, trên trời sẽ ban phước phần cho người có lòng thiện tâm. Cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” so sánh với những cuốn sách khác, thật là có khác biệt rất lớn.
3. In tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” sinh đẻ bình an
Thị Bao là vợ của ông Trần Đạo Mẫn tại Cảnh huyện. Trong năm nay, ngày 20 tháng giêng, đột ngột sanh non với bào thai tháng thứ năm. Đau bụng dữ dội, khi cuống rốn thai đã lòi ra, thật là nguy kịch.
Ông Trần đứng nhìn bối rối, tức thì đến trước Thần ông Táo Quân để cầu vái, thề nguyện in tặng 200 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sau đó, hài nhi sanh ra an toàn, Thị Bao cũng bình an. Tiếp tục in tặng thêm 200 cuốn sách, thân thể bình phục nhanh chóng.
Đây chính là linh nghiệm của sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Cho nên, tôi ghi nhận lại, để cho những người thích hành thiện tăng thêm một minh chứng.
4. Khi bị bệnh u mắt, in tặng sách được bình phục
Người sống trên đời, chỉ cầu sống đúng với lương tâm là được. Vì lương tâm chính là chân lý, chân lý chính là ý trời. Nếu đúng được với lương tâm của chính mình thì đúng với ý trời. Phải đối mặt làm sao mới đúng ý trời đây? Hành thiện chính là đúng với ý trời, nếu đúng được ý trời, cõi trời nhất định sẽ hỗ trợ cho mình; nếu làm trái ý trời, cõi trời nhất định ban xuống thảm họa chết chóc, đạo lý như thế luôn không thay đổi.
Lúc tôi thời thanh niên, tầm nhìn chưa được thông thoáng tinh vi, tuy hiểu được làm việc tốt là đúng với đạo lý của cõi trời, nhưng đối với chuyện báo ứng của thiện ác, vẫn còn nửa nghi nửa tin. Trong một cơ hội ngẫu nhiên, tôi có được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” sau khi đọc. Thấu hiểu việc thiện không thể không làm, tại vì báo ứng của thiện và ác quả thật không sai. Trong số việc thiện mình cần phải làm; không gì bằng và lớn hơn là khuyên giải được đời người hành thiện và hơn cả việc khuyên giải người hành thiện là bố thí hoặc in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Vợ tôi Thị Giang, năm nay năm mươi tuổi, thường ngày có tâm từ bi, rất là kính ngưỡng cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Trong năm, vào giữa tháng 7, đột nhiên mắc bệnh mắt, hai con mắt mọc lên khối u che hết phần mắt, rất là đau đớn, ngồi nằm không yên, không ăn uống được, tầm nhìn bị kém đi. Tôi nghĩ, bệnh mắt là một chứng bệnh có thật, chứ không phải là do tâm lý gây ra, sử dụng thuốc để đắp, rửa, nhỏ thuốc có thể có hiệu quả chăng. Nhưng đã trải qua 10 ngày, tất cả các phương thức đều vô hiệu, đã hết cách.
Đang trong tình thế không biết phải làm sao, vợ tôi đột nhiên nhớ đến chuyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có cảm ứng trị lành bệnh tật, kêu con trai đến trước đền thờ Thần Táo Quân cầu vái, thề nguyện in tặng 100 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Lập tức, cơn đau giảm đi và ngủ thiếp đi. Đến buổi sáng ngày hôm sau, mắt bớt sưng và mở mắt ra, nhìn hơi rõ. Từ từ cũng dần khỏi bệnh, thông qua sức mạnh của lời thề để đạt được mục đích là phương pháp linh nghiệm hay không linh nghiệm, báo ứng là có hiệu hay vô hiệu, thật rõ ràng, rất là có sức thuyết phục.
Tôi vốn là người huyện An Ưu của Sơn Đông, dẫn dắt vợ con lưu trú đến Thẩm Dương. Lập nghiệp bằng nghề gia sư, nên kinh tế rất là nghèo khó. Nhưng có tâm thích làm việc thiện, mọi khi cầu vái lập lời nguyện, đều không dám thất hứa không trả. Cả nhà ăn ở bình dân, siêng năng làm việc, mới tiết kiệm được một ít tiền, mua một số sách thiện tặng cho người có duyên, hy vọng ai ai đều tin tưởng mà truyền bá với nhau, cùng quy với Thiện đạo.
5. In ấn sách thiện, sự nghiệp thuận lợi
Ông Thăng Văn Khiêm là người huyện Tung Linh của Tứ Xuyên, buôn bán tiệm cơm tại khu phố giới Nhật Bản đường Hậu Vinh “Tứ Thời Xuân”. Ngày 28 tháng 4 năm Canh Thân, vì thay đổi chính sách quản lý, chuyện buôn bán không thuận lợi, nên tắm sạch sẽ, đốt nhang khấn vái: “Nếu như việc làm của tôi làm được thành công, tôi nguyện in tặng 100 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” “.
Rất là kỳ lạ, không đến mấy hôm sau, các việc mình đang làm đều thành công hết. Tôi rất kính ngưỡng bố thí, để trả đáp Thần Phật trên cõi trời ban phước. Và ghi lại sự kiện như thế chủ yếu để khuyên giải thế nhân hành thiện.
6. Tặng sách hóa giải được con cháu phản nghịch
Lúc tôi trung niên thì vợ đột ngột qua đời, để lại cho tôi đứa con trai còn trẻ thơ: vì mưu sinh, tôi đã bỏ nghề gia sư, đi làm nghề bán thuốc, vì nghĩ nghề bán thuốc có thể tự phòng thân, vừa có thể cứu người, làm ăn phất lên, ai ngờ con trai dại khờ, phản nghịch.
Tôi nghĩ, thời xưa, cổ nhân có câu “giữ tiền tài để lại cho con cháu bất hiếu, chỉ làm tăng thêm tội lỗi và hại cho con cháu mà thôi, nếu người biết suy nghĩ, sẽ không làm như vậy”. Cho nên, thà để tiền tài làm chuyện thiện, in tặng sách thiện, mong trời phù hộ ban phước lành cho con cháu đời sau được yên lành. Khi gặp hãng in xuất bản sách thiện, tôi lập tức quyên góp tiền in tặng “Tam Thánh Kinh”, “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mấy trăm cuốn, sau này lại in thêm 100 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sau khi in, không ngại ngùng gian khó, vượt núi qua sông, tự tay truyền lưu biếu tặng đến khắp nơi. Đến nay mới ba năm, tôi thầm nghĩ rất là linh nghiệm. Tuổi già, sức khỏe của tôi đã từ từ bình phục, sự nghiệp thì đã được toại nguyện, cả nhà người bình an vô sự, kể cả đứa con trai phản nghịch lại tôi cũng từ từ chuyển hóa hiếu thảo với tôi.
Chuyện không thể ngờ nhất là: lúc ấy, trên địa bàn thường xuất hiện thổ phỉ cướp giật khắp nơi, bà con trong làng nhà nào cũng bị gây rối, tổn hại rất thê thảm. Nhưng có cái lạ là, khi thổ phỉ đi ngang qua đến trước cửa nhà tôi, không hề dám bước vô nhà tôi để cướp và xâm phạm gây rối, theo tôi nghĩ, nếu như không phải kính ngưỡng sự cảm ứng của sách thiện “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, không thể nào được bình yên như vậy.
Bởi cho thấy, khi hành thiện nhiều được trời ban phước, Thần Phật phù hộ. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện như trên để cùng những thiện sĩ khuyến khích cho thiên hạ.
7. Truyền lưu “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giải trừ thân thể suy yếu
Ông Hồ Lê Hiền tại huyện Lâm Giang, tỉnh Giang Tây, do lo làm ăn buôn bán quá gắng sức nên đã lâm bệnh nặng. Tuy uống thuốc bệnh có thuyên giảm nhưng thân thể rất yếu ớt, khó bình phục như xưa.
Vào một buổi tối ngày 30 tháng 11 năm Nhâm Tuất, ông đứng trước đền thờ Thần Táo Quân cầu vái, nguyện được in ấn 200 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” khuyên thế gian.
Từ đó về sau, tinh thần rất là khỏe, nửa năm sau, quả nhiên bách bệnh biến mất, nên cho thấy linh nghiệm khi in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là không sai chút nào. Xin ghi dựng lại sự kiện.
8. Phụ in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” việc thuận bệnh tan
Tôi tên là Hoàng Anh, làm buôn bán nhỏ. Sau khi xem được xem được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cảm nhận được cuốn sách này có thể cảnh tỉnh người, nên đã quyên góp 300 đồng in sách và giúp nhà sách in ấn bản thảo để in sách lưu thông đến thiên hạ.
Một tháng sau, có một vị khách cũ đột nhiên đến yêu cầu đặt 200 ngàn tiền hàng, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên, vì khách hàng này mỗi năm chỉ đặt giá trị khoảng 100 ngàn đồng tiền hàng, tại sao lại đột nhiên tăng lên gấp đôi?
Không bao lâu, lại thêm một chuyện rất là kinh ngạc: Tôi có cục bướu lớn bằng ngón tay mọc ở phía đùi, đã liên hệ bệnh viện để chuẩn bị làm phẫu thuật, không hiểu tại sao lại tự nhiên biến mất, hai sự kiện như vậy đều phát sinh sau khi tôi hỗ trợ in ấn sách thiện “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Rất làm cho tôi không thể không kính phục.
Tôi đặc biệt nêu ra sự kiện như trên, nếu có nửa lời nói dối, tôi sẽ mang tội về lừa thần gạt thế gian và chịu sự trừng phạt.
—————-           
Chương 4 – Mục 10: Những sự kiện có thật trong thời hiện đại
Số từ: 4661
1. Sám hối in sách, bệnh bại liệt kháng phục
Tôi tên là Tần Bác Cầu, người Quảng Đông Phật Sơn, sinh năm 1930. Mười mấy năm nay tôi bị bệnh sung huyết não, năm 1999 tôi bắt đầu bị liệt nửa thân người, đã tốn rất nhiều tiền và tìm rất nhiều cách chữa trị đều không có chuyển biến tốt.
Sau khi học Phật lý, tôi mới hiểu được đây chính là sự ác báo của tôi, vì lúc tôi còn trẻ có thể nói là đủ cả ngũ độc ác, sát sanh, trộm cướp, ác khẩu đã gây ra rất nhiều ác nghiệp. Bởi vậy, mới phải chịu ác báo trong kiếp này.
Để sám hối ác nghiệp của mình, tôi đã chuyển qua ăn chay trường, mỗi năm phóng sanh một lần, mỗi buổi sáng, chiều, tối đều lạy Phật, in tặng sách thiện, cúng sam “Lương Hoàng Bửu Sam”, niệm kinh “Đại Bi Chú” và luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” xin cầu sanh tịnh thổ.
Trải qua tu hành sám hối, bệnh tình của tôi quả nhiên có cải thiện, cơ thịt phía đùi có thể hoạt động, chi bị tê liệt đã có thể tự chủ động, khi bước chân hơi nhẹ nhàng.
Vào mùa xuân năm 2003, khi tôi được xem cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã thấu hiểu sự nhân quả báo ứng là có thật, nên tôi nguyện in 4000 cuốn để biếu tặng cho bạn bè và bà con thân thiết và gửi bằng đường bưu điện đến các chùa miếu lưu thông truyền bá.
Không ngờ đến tháng 6, bệnh tình của tôi cải thiện càng rõ hơn, có thể tự đi được nhưng vẫn còn bập bễnh. Đến tháng 10, nửa thân người bị liệt của tôi hoàn toàn bình phục, có thể tự đi lại sinh hoạt, tay chân cũng linh hoạt khỏe khoắn, đi đứng như người bình thường, mặt sáng như hồng quang, tinh thần khỏe mạnh, bác sĩ và bà con đều thấy ngạc nhiên, kể cả chính bản thân tôi còn thấy lạ kỳ, làm sao có thể có phép thần đến mức này? Nhưng đây là là sự thật, tôi càng tín ngưỡng hơn về sự hiệu nghiệm của cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Bây giờ, tôi thường phát tâm tuyên giảng về nhân quả báo ứng cho người có duyên cùng hiểu, khuyên người hãy tin tưởng, in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đồng thời phát tâm học Phật lý, quy y tam bảo.
2. Tuyên giảng “Bửu Phiêu” – Giải khó thoát nghèo
Huyện Dương Tuyền tỉnh Sơn Tây có một bà nông dân tên Lý Đông Mai, năm nay 32 tuổi, học lực văn hóa chỉ đến bậc trung học, người chồng đã mất mấy năm trước do bị bệnh. Một mình bà ta một tay nuôi con một trai một gái và người mẹ chồng đã hơn 70 tuổi, dậy sớm về khuya siêng năng làm việc, cuộc sống rất là khó khăn.
Vào một dịp ngẫu nhiên, bà ta ở nhà người bạn thấy được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và “Ký Sự Nhân Quả Báo Ứng”, liền mượn về đọc, một số đoạn đọc không hiểu thì hỏi thăm những hàng xóm có văn hóa biết chữ nghĩa, những người này nói bà ta mê tín, kêu bà ta không nên tin tưởng, khi bà ta đọc xong đã trả lại cho người bạn. Trong lòng nghĩ: đời mình thật là khổ, đã sớm trở thành quả phụ rồi, hai đứa con còn thơ ngây, công việc cày ruộng vừa cực nhọc vừa mệt người, lại phải lo con cái theo học, phải làm sao bây giờ? Đời sống sau này chắc còn khốn khổ hơn nữa, nghĩ đến như thế, không kiềm chế được nước mắt tuôn ra, khóc không thành tiếng.
Bà ta nghĩ ra trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” tuyên truyền những sự kiện về nhân quả báo ứng nếu tích cực công đức nhiều cũng có thể thay đổi số mạng, nên quyết tâm thử một lần.
Ngày hôm sau khi ăn cơm tối xong, đi tắm rửa, thay một bộ đồ sạch sẽ, bày một chén cháo, một đĩa cải mặn, 3 củ khoai lang đặt trên bàn bếp và quỳ xuống lập lời thề, tôi xin được lấy những gì tôi có thể nhớ ra các sự kiện về nhân quả báo ứng trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nói cho 20 người nghe trong vòng thời gian nửa năm, vả lại sẽ không bao giờ ăn thịt bò, thịt chó, sẽ không lấy nồi chảo nhà bếp của mình nấu thịt bò và thịt chó. Hy vọng Thần Táo Quân sẽ phù hộ tôi có thể vượt qua gian nan khó này.
Mỗi buổi sáng, tôi vẫn đi làm ruộng, tối về có thời gian gửi con cho mẹ chồng trông coi, nhanh chạy sang nơi thường ngày hay lui tới trò chuyện với những bạn gái, từ từ đem những chuyện nhân quả báo ứng trong sách truyền lại cho họ nghe, không ngờ sau khi họ nghe xong, họ kể lại những sự kiện về thiện báo ác báo xảy ra ở những nơi gần xóm của họ cho bà ta nghe. Và kết hợp lại nói chung với cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
10 ngày sau, khi bà ta đang nói với người thứ 3 xong. Qua ngày hôm sau, người em trai đã mất liên lạc đã 7 năm đột nhiên đến thăm bà, tặng cho bà 500 quan tiền (thời điểm đó thu nhập bình quân của một người nông dân bình quân 300 quan tiền mỗi năm) và tặng cả mì ăn, đường, bánh… ở lại một đêm thì đi về.
2 tháng sau, sau khi bà ta nói xong cho người thứ 10 nghe, một người bạn cũ ở tỉnh khác gửi thư cho bà, nói là chồng của cô ta đang thành lập một nhóm tổ chức “công trình hy vọng” góp vốn xây dựng trường cho các trẻ em nghèo được đi học, từ tiểu học cho đến trung học, tất cả đều được tài trợ miễn phí, mong muốn bà ta cũng gửi đơn điền đầy đủ thông tin gửi đến chính quyền trong xóm đóng dấu là được đi học. Sau khi xem xong, bà ta rất là vui mừng, cảm thấy cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thật là linh nghiệm, ngay tối hôm đó, bà ta đứng trước đền thờ Thần Táo Quân tạ lễ bà biểu hiện quyết tâm tuyên truyền tiếp sự kiện và đạo lý về thiện ác nhân quả báo ứng.
Trải qua một tháng sau, bà ta đã hoàn thành việc nói cho 20 người nghe về đạo lý của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Nhưng vẫn không tạm ngừng tuyên giảng về chuyện nhân quả báo ứng.
Sau nửa năm, có người đến giới thiệu cho bà ta một người đàn ông đã góa vợ, tuy có dắt theo một người con riêng, nhưng gia cảnh rất giàu có, hai người cũng hợp duyên. Như vậy, bà Lý Đông Mai nói tôi rất tin vào nhân quả báo ứng và tôi sẽ không ăn, không nấu thịt bò, chó. Người đàn ông đó khi biết được bà ta tin tưởng về quả báo của thiện ác, cảm thấy người phụ nữ như vậy nhất định là một người sống hiền từ và chỉnh chạc, càng vui mừng hơn. Không bao lâu, hai người đã thành hôn, người đàn ông đó đối xử với hai đứa con và bà mẹ chồng của bà ta rất tốt, hiện giờ cả nhà sống cuộc sống rất là mỹ mãn và hạnh phúc.
3. Có cầu có ứng, linh nghiệm như thế
Tôi là người của thị trấn Văn Đăng tại tỉnh Sơn Đông, tên là là Tòng Thụ Đức. Vợ tôi là Thị Trương, vào tháng tư đột nhiên bị đau
tức ngực, đau đến khóc suốt cả ngày lẫn đêm, chữa trị vô hiệu, không ăn không ngủ.
Trong lúc hoang mang, nghĩ đến đã đọc cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có ghi lại nếu thành khẩn tin tưởng này thì có thể cầu phước cầu thọ, cầu con, cầu lành bệnh… Vả lại không có việc nào mà không toại nguyện. Cho nên, tôi âm thầm ngửng mặt lên trời cầu xin: Nếu như vợ tôi có thể khỏi bệnh, tôi sẽ kính ngưỡng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và sẽ in tặng 150 cuốn sách, không ngờ qua ngày hôm sau, cơn đau của vợ tôi đã bớt đi ¼. Qua mấy hôm sau thì khỏi hẳn, quả là linh nghiệm đến thế!
Nên tôi xin ghi lại cho đại chúng biết sự thật là như thế, để tất cả các vị đều biết sự linh nghiệm của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
4. Chia đợt in tặng, vẫn được toại nguyện
Vợ ông Kim Triệu Hưng Thị Phò tại huyện Thông Hóa, vào tháng 7 bị bệnh nặng, trị liệu bằng thuốc và châm cứu đều không thấy có hiệu quả, bác sĩ cũng bó tay.
Khi ông nhớ đến có đọc qua cuốn sách thiện “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” trong đó có nói sự linh nghiệm về trị bệnh, nên ông đứng trước tượng Phật cầu vái: nếu như bệnh của vợ tôi có thể trị khỏi, tôi xin in tặng 1000 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sau khi cầu vái xong, bệnh của vợ có chút chuyển biến tốt, mời thêm bác sĩ về khám, uống thuốc thêm hai ba thang thì khỏi bệnh.
Vì trong địa bàn của mình không có nơi in ấn sách, cho nên tôi chưa được in sách thiện biếu tặng như lúc lập lời thề nguyện. Đến mùa xuân năm sau, bệnh của vợ tôi lại tái phát, nghĩ đến lần trước đã hứa in sách vẫn chưa thực hiện, lòng áy náy bất yên. Lần này lại thành tâm cầu vái xin Thần Phật phù hộ vợ tôi được khỏi bệnh, tôi sẽ phân ra thành nhiều đợt in sách biếu tặng.
Sau khi cầu xong, vợ của ông ta lại đột nhiên khỏi bệnh, mấy hôm sau có thể ăn uống và đi lại bình thường. Nên ông rủ thêm mấy người bạn có thiện tâm cùng nhau góp tiền in sách như “Kinh Quan Thế Âm” 1200 cuốn, “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 900 cuốn. Do không đủ tiền, số còn lại chia ra mỗi năm một ít, đến khi hoàn thành số lượng mình đã lập lời nguyện.
5. In tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, vạn sự thuận ý
Tôi tên là Tiêu Hồng Đào, gia cảnh rất là nghèo khổ, lúc 3 tuổi mẹ qua đời, do cha nuôi nấng. Năm 14 tuổi, mới được vào học đường theo học, năm 20 tuổi đã đi lính bộ đội, từ sỹ binh rồi đến nhóm trưởng, liên trưởng rồi phó doanh trưởng, cảm thấy rất thuận lợi. Không ngờ, bị người hãm hại, bị hạ chức xuống làm nhóm trưởng, mất rất lâu thời gian mới khôi phục được chức liên trưởng.
Những năm nay, tư tưởng bị chèn ép, tinh thần đau khổ, thân xác mệt mỏi, trị liệu thời gian dài vẫn vô hiệu quả, sau này khi đến nhà người bạn đọc sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” góp tiền in 50 cuốn sách cầu xin Thần Phật phù hộ, khi làm việc công việc tư đều rất thuận lợi.
Cho thấy cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có cầu có ứng và hiệu quả linh nghiệm của việc in tặng sách thiện rất rõ rệt.
6. Cứu nguy trị bệnh, an khang cát tường
Tôi tên là Lý Tử Chinh, năm nay đã 72 tuổi, ngụ tại Sơn Hải Quan. Vì chân có bệnh nên đi lại có vấn đề, biết được sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có linh diệu, nên đứng trước bàn thờ Thần Táo Quân lập lại lời nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn, mấy hôm sau bệnh đau chân đã biến mất, đi lại như người bình thường. Tiếp theo lại đi cầu xin được khỏe mạnh. Gia đạo bình an, kính tặng thêm sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 200 cuốn.
Bạn thân của tôi họ Dương, tháng 8 năm ngoái lâm bệnh nặng thường hay trở nên nguy kịch, nên đã cầu vái trước Thần Táo Quân và lập lời nguyện, đồng ý in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn, ngay ngày hôm đó đã khỏi bệnh.
Lại đến con trai trưởng bị đau chân, con trai thứ nhỏ tuổi ốm yếu hay bệnh, nên mỗi người in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn để cầu bình an, đều được toại nguyện. Hiện giờ, cả nhà đều bình an vô sự, cũng đều là linh nghiệm của việc in tặng sách thiện.
7. Ký sự tăng thọ khi in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Ông Trần Ưu Dung tại thôn Đại Nghĩa tỉnh Phúc Kiến, bốn anh em đều buôn bán, Trần Ưu Dung làm công tay đại lý khí đốt, ông biết được người bạn có cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và mượn để đọc.
Mẫu thân của ông ta đã 82 tuổi, vào tháng 5 năm 1992, bà phát bệnh nặng, bác sĩ đã tuyên không thể trị khỏi nên ông về nhà mau chuẩn bị hậu sự cho bà.
Ông tưởng nhớ đến ơn đức của mẹ, rất đau buồn lại không làm gì được, đột nhiên ông nhớ ra cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có ghi lại một số ký sự cầu xin tăng thọ và trị bệnh rất là kinh nghiệm. Tối hôm đó, ông đứng ngay trước bàn thờ Thần Táo Quân thành tâm cầu khẩn, lòng nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để cầu xin mẹ tăng thêm tuổi thọ.
Hai hôm sau, vào một buổi tối, ông Trần Ưu Dung nằm mơ thấy mình đi đến một quan phủ, hơi giống như quan phủ của Thành Hoàng. Ưu Dung thấy mẹ mình đang đi đi lại lại trong đó, trên sảnh không thấy có người, chỉ có một người đang cầm cuốn sổ đang kêu tên Ưu Dung và nói với ông, trời sắp tối rồi, sẽ đóng cửa thôi. Ưu Dung rất hốt hoảng, hét to kêu cháu gái đến rước mẹ đi về. Người đó ngăn lại và kêu ông không được lên tiếng. Ưu Dung như thế đã dắt mẹ trở về nhà.
Sau khi thức giấc, ông đến ngay đầu giường của mẹ để xem, chưa đợi đến Ưu Dung mở miệng, bà mẹ với tiếng yếu ớt kể lại chuyện giấc mộng của bà cho Ưu Dung nghe, không ngờ giấc mộng của hai người hoàn toàn giống nhau. Từ nay về sau, bệnh tình của bà mẹ ngày một khỏe hơn, sau này hoàn toàn khỏe mạnh lại. Cả nhà anh em rất vui mừng, thề nguyện in tặng thêm sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
8. In sách hiếu thảo với người thân, bệnh lành an khang
Tên của tôi là Châu Trị An, người Ba Nhiên, làm nhóm trưởng trong đội quân 18. Năm ngoái, từ Ha Li Ban về quê nhà, nửa đường có người tặng một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho tôi, sau khi xem rồi, thấy trong sách có ghi lại rất nhiều sự kiện linh nghiệm, nghĩ đến cha mẹ già yếu của mình, mang bệnh trong người đã lâu năm không khỏi, về đến nhà liền đến trước đền thờ Thần Táo Quân đốt nhang cầu vái và thành tâm lập thề nguyện, muốn in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn, hy vọng có thể phù hộ cha mẹ mình sức khỏe được dồi dào.
Không ngờ, mới in tặng sách xong không bao lâu, bệnh cũ của cha mẹ đã khỏi, sức khỏe từ từ bình phục và khỏe lên, tôi cảm thấy “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” rất là thần kỳ, mình đưa ra không bao nhiêu, nhưng hiệu quả mình thu về vừa nhanh vừa lớn. Cho nên, tôi lại phát tâm in tặng thêm 100 cuốn, hy vọng bệnh khó trị của vợ tôi được trị khỏi. Không bao lâu, bệnh của vợ tôi cũng trị khỏi. Một nhà ba miệng của gia đình, đều được tận hưởng ích lộc của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Cho nên, tôi tường thuật lại sự kiện có thật này và đưa cho các vị có thiện tín cùng xem, đừng bao giờ xem cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là một cuốn sách mang tính chất mê tín mà để mất đi cơ duyên làm phước và tránh nạn.
9. Lập nguyện hỗ trợ in sách, nhanh được chứng thực
Tôi tên là Lý Yến Quỳnh, con trai tôi tên Hoàng Kiến một lòng muốn xuất ngoại du học, ủy thác cho công ty chuyên làm hồ sơ du học để thụ lý, tuy đầy đủ điều kiện và thủ tục nhưng đã hai năm cũng biệt tin không được phê duyệt, đã trải qua biết bao cố gắng vẫn không lấy được chứng thực.
Vào giữa tháng 11 năm 2003, ông cư sĩ Tường Trân kêu tôi thử trợ giúp in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để cầu xin cho việc này. Tôi đến Phật đường trong nhà đốt nhang cầu vái, lập nguyện nếu lấy được chứng thực cho con trai, tôi xin góp 1500 đồng để in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Không thể ngờ, mới đến đầu tháng 12 thì được nhận chứng thực xuất ngoại du học. Vì vậy, tôi thật lòng cảm tạ ơn đức của Bồ Tát, đồng thời vợ chồng chúng tôi mỗi người quyên góp 600 đồng để trợ giúp in sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
10. Truyền mượn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thay đổi số mạng
Ông Kim Minh tại Vân Nam, không thi đậu vào tốt nghiệp trung học, chờ việc tại gia, hai năm nay không có việc gì để làm, rất buồn.
Một ngày, anh đi cùng bạn đến thăm một ngôi chùa, trong phòng đọc sách thấy và đọc được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tôi cảm thấy cuốn sách có thể cải thiện số mạng của mình, nên xin được một cuốn về nhà.
Anh ta muốn bắt chước theo trong sách mà ghi lại về việc in tặng sách để cầu xin mình được may mắn hơn, nhưng nhà nghèo, còn phải nuôi một người em ăn học, mình lại không có thu nhập nào, cha mẹ mình chưa chắc đã tin tưởng mình. Cho nên, anh ta muốn dùng cách đưa cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho người khác mượn để đọc.
Vào mùng một, anh đến đền thờ Táo quân, nói ý muốn của mình, trong vòng 3 tháng sẽ đưa cho 50 người mượn sách này xem, anh còn chạy đến sau nhà hướng lên trời nói lớn thêm lần nữa. Trong lòng anh ta cũng cầu xin chính mình phải sửa đổi tinh thần hăng hái lên, tỏ ra có lòng tự tin với cuộc đời và số mạng.
Từ nay, anh chuyên giảng thuyết và cho mượn sách cho các bạn học và những người thân của mình biết về nội dung cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, sau khi xem xong lại cho người khác mượn xem, khi anh ta biết được người quen hoặc bạn bè có người bệnh hoặc gặp nạn thì kêu họ dùng cách lập nguyện in tặng sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu để khẩn cầu, quả nhiên đạt hiệu quả.
Sau này, có người mượn sách đã lâu mà chưa trả, trong tay anh ta chỉ còn có một cuốn, ảnh hưởng đến tốc độ cho mượn sách của mình nên lại đi đến chùa xin thêm cuốn Ngọc Lịch Bửu Phiêu. Như vậy, có thể xoay chuyển công việc truyền bá sẽ có hiệu quả hơn.
Sau hai tháng, anh ta đã truyền, cho mượn được 37 đợt người xem, lúc này một người bạn đến tìm anh ta, bà con của người bạn này làm việc tại Thượng Hải, nói Phố Đông mở rộng tuyển gấp các loại nhân tài, kêu gọi anh ta mau tìm mấy người đồng hương đến làm bảo vệ, lương một tháng 800 đồng, được bao ở, không bao ăn, người bạn này trước tiên là nghĩ đến anh ta.
Anh Kim Minh cảm thấy cơ hội khó mà đến, nhất định là cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu bắt đầu có hiệu nghiệm. Nên cáo từ với cha mẹ, đem theo cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu cùng với mấy người bạn lên đường đi Thượng Hải. Khi trên xe lửa, anh có thừa thời gian và lợi dụng cơ hội đưa cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giới thiệu cho hành khách trên xe xem và có tặng hai cuốn sách này cho hai người khách hợp duyên.
Sau khi ổn định công việc, anh ta lợi dụng thời gian nghỉ đến trường dạy nghề để học thêm nghề sửa chữa điện nước và đã lấy được chứng chỉ. Vả lại, còn tuân thủ nguyên tắc trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để làm việc, giúp người là vui nên có duyên hợp với mọi người.
Sau hai năm, có người giới thiệu anh ta đến một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm thợ điện, lương tháng lãnh cao hơn, điều kiện làm việc cũng tốt hơn, để cảm tạ đức huệ của cõi trời ban cho, anh ta vẫn tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho mọi người hiểu biết, kêu gọi cha mẹ và em trai phải tín ngưỡng cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, anh ta còn vì em trai cầu xin được thi đậu đại học, lập nguyện in tặng 1000 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
2 năm sau, em trai anh ta quả nhiên thi đậu đại học thuận lợi, cả nhà vui mừng đối với công đức của cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, cảm ơn vô cùng.
11. Chia đợt tặng sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu, con mau lành bệnh
Ông Trần Thiếu Thu tại Phúc Kiến được công ty điều đi Thẩm Quyến bàn công việc. Lúc trên tàu hỏa, người ngồi kế bên đang cầm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” xem một cách say mê.
Trong lúc ăn trưa, Thiếu Thu có hỏi anh ta về nội dung của cuốn sách này, ông nói có thể cho anh ta mượn xem sau khi ăn cơm xong, anh có xem lướt qua, cảm thấy nửa tin nửa ngờ, cũng không cảm thấy có gì đặc biệt.
Sau khi đến Thẩm Quyến làm việc xong, anh được người bạn địa phương dẫn đi khắp nơi tham quan, vui chơi, tại nơi tuyên truyền Kinh Phật cũng thấy được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nhưng không có xin lấy. Đến ngày hôm sau thì quay về Phúc Kiến.
Sau nửa năm, con trai của anh bị bệnh nặng, tiêm chích và uống thuốc đã hai tháng trời vẫn vô hiệu quả, anh rất sốt ruột. Lúc này, anh nhớ đến cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nên liên tục 3 đêm đốt nhang cho Thần Táo Quân xin lập lời nguyện, muốn tặng 30 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để cầu xin cho con trai được mau khỏi bệnh. Anh lại gọi điện thoại cho người bạn tại Thẩm Quyến, nhờ người bạn đến chùa mua giùm 30 cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” gửi về nhanh cho mình.
Mấy ngày sau, sách đã gửi về, anh ta lập tức đem sách tặng cho các bạn bè và người thân, và đồng nghiệp, và khuyên họ phải xem một lần. Sau khi phát được 20 cuốn, bệnh tình của con trai anh ta ổn định nhiều. Sau đó, tìm được một người thầy Đông y, sắc mấy thang thuốc thì hết bệnh. Cả nhà đều không tin được, nên đã tường thuật lại cảm ứng này để quảng bá lưu truyền.
12. Phát tâm in tặng sách được thoát nạn sông biển
Vào năm 1940, tôi tại chức tại Phúc Kiến, ông Mã của công ty thuốc lá có tặng tôi một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, sau khi đọc xong, cảm thấy là một thuốc bổ để cứu thế gian, rất là quý báu.
Trước hai ngày, khi đưa tiễn vợ tôi về Thượng Hải, tôi mơ thấy có một người mặc bộ đồ màu đen nói với tôi: “Cuốn sách này rất tốt, nếu mà có thể in tặng 1000 ngàn, sẽ trợ giúp cho anh rất nhiều”.
Khi thức tỉnh anh dặn dò vợ mình, sau khi về đến Thượng Hải nhớ in sách biếu tặng.
Lúc ấy, con sông Giáp Giang do chiến tranh bị quân lính phong tỏa, những người đi tàu đều phải đến cảng Phúc Thanh để đáp tàu chuyển tải, người đến Thượng Hải mà đáp thuyền buồm đã chen đầy bảy chiếc thuyền buồm. Trong đó, đã có 6 chiếc gặp sóng gió bị chìm, chỉ có chiếc thuyền mà vợ anh ngồi được đi bình an.
Thật là chuyện không thể ngờ được. Thật là do Thần Phật phù hộ. Y như trong cuốn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” đã nói: khái niệm thiện tâm đã dạy trong lòng, tuy vẫn chưa thực hiện bằng hành động, thì đã được ban phước lành, thật là chuyện không sai chút nào, tôi đưa câu chuyện đích thân tôi từng trải, nếu như có nửa lời nói dối, tôi sẽ bị cho xuống địa ngục chịu hình phạt đau khổ.
13. Phát nguyện in truyền sách, được tái hồi sinh
Bà ngoại của tôi tên là Ưu Quỳnh Phân năm nay 78 tuổi, bị tai biến mạch máu não đã liệt nửa người hai mươi mấy năm trời, gần đây lại phát hiện bị bệnh tiểu đường. Vào ngày mồng 9 tháng 5 năm 2004, bà đến bệnh viện của thị trấn Lê Đường khám bệnh. Khi truyền dịch không được bao lâu thì xuất hiện tình trạng khó chịu bất an, tiếp theo sắc mặt trở nên tím tái, không tự chủ được đại tiểu tiện. Hai mắt lật lên, bất tỉnh hôn mê. Cấp cứu không hiệu quả nên chuyển đến bệnh viện Uy Hiệu cấp cứu, cấp cứu khoảng 2 tiếng đồng hồ, bác sĩ nói đã ngưng thở, hết cứu chữa được nữa, kêu người nhà chuẩn bị hậu sự cho bà. Bắt đầu, rút ống khí ô-xy, dọn dẹp các thiết bị cấp cứu.
Thì vào lúc này, tôi nhận được cú điện thoại của người em trai, nói bà ngoại không được rồi, mau trở về nhà. Khi đó, tôi nhớ ra nhiều sự kiện trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tôi có ý niệm thử xem, tôi liền bước đến nhà bếp cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế, Thần Táo Quân, và các Thần Phật phù hộ cho bà ngoại được chuyển nguy thành an. Và phát nguyện in tặng 100 cuốn sách và cố sức truyền bá lưu thông.
Không ngờ, chỉ trong giây phút đầu, người bà ngoại còn nằm trong giường bệnh như vừa thức tỉnh, hét lên một tiếng yếu ớt. Quả nhiên tỉnh lại! Bác sĩ cũng cảm thấy chuyện rất ly kỳ nên bắt đầu tiến hành trị liệu cho bà, không bao lâu, bà được xuất viện ra về. Đây chính là sự kiện có thật đích thân tôi từng trải, không nửa câu dối trá đặt chuyện.
—————-           
Chương 5 – Mục 1: Quả báo khi Phan Ngưỡng khinh thường “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 510
Phan Ngưỡng là một người có học tại huyện Quế Đông, thường hay vu khống hủy hoại sách thiện, hay phát ngôn sai lầm “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, khi đọc đến điểm chương một có câu “có thấy tử quỷ tay còng” anh lấy viết phê ở kế bên một câu 3 chữ “là chi chí”: lấy bút đen tô mất chữ “Điện thứ bảy”, lại dùng viết nâu tô thêm 2 chữ “mắc cười” vào kế bên chữ “nghiện rượu”, dùng viết màu đen ghi thêm mấy chữ “phụ nữ tự tìm cái chết”, đâu liên quan gì với đàn ông trong chữ “sở chuyển kiếp”, lấy bút nâu ghi lên 2 chữ “nói bậy”.
Trong chữ “Mạnh Bà Thần” lấy bút đen chấm mất mấy hàng chữ. Trong câu “khổ căn khó dứt” khoanh tròn 4 chữ lại, những nội dung sau không đánh chéo thì xóa mất, khi tô đến đoạn “ánh hồng đầy trời khi Quan Thế Âm Bồ Tát giáng trần” thì không biết do nguyên do gì mà nhà đột nhiên lửa bùng cháy lên. Hốt hoảng sợ hãi, nhảy ra cửa sổ mà tháo chạy. Ra được phía ngoài, đột nhiên hai tay bò dưới đất, hai chân lật ngược lại, lật đổ ghế gỗ, không cử động được, giống y bị trói lại.
Vợ anh ta là Thị Tín, thức giấc trong mộng sợ hãi, đã khỏa thân tháo chạy lấy mạng, bước qua người Phan Ngưỡng. Khi con trai anh ta nghe tiếng la hét, không hiểu sao ngơ ngác bước ra tay cầm cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” giao cho ông hàng xóm Lão tiên sinh, nhưng lại bước trở vô trong để lấy tài sản, đã bị lửa thiêu chết.
Lúc ấy, Ngưỡng Chi đã bị trúng lửa, biết mình nghiệp tội rất nặng khó thoát nạn này, thở một hơi dài và nói với đại chúng: “Người trên thế gian chớ nên chua chát như tôi, tự cho không có nhân quả báo ứng, cho mình là đúng, không nên vu khống và hủy hoại sách thiện như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, để phải gánh chịu tai họa ác báo như tôi hiện giờ”. Nói xong thì tắt thở. Xác thịt trên người bị lửa thiêu cháy nát hết, bị chó tranh giành cắn xé.
Người vợ của anh ta, sau khi thoát ra khỏi, cảm thấy không còn mặt mũi ở tiếp nơi này nên đã rời đi khỏi, trên đường tá túc đã hoang dâm với kẻ ăn mày. Bà ta mới tuổi 33, nhan sắc cũng được, nhưng vì thông dâm với kẻ ăn mày rồi, nên muốn tái giá cũng chẳng có ai dám lấy, bà con thân thiết cũng không nhìn. Không bao lâu, kẻ ăn mày lìa đời, bà ta lại cùng với người hầu trước kia dọn đến nơi xứ xa. Từ nay về sau không ai biết được tin tức của bà ta.
Những sự kiện như trên ghi lại vào trong một phần của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
—————-           
Chương 5 – Mục 2: Những ác báo mang đến khi tăng đạo ganh ghét và hủy diệt Ngọc Lịch Bửu Phiêu
Số từ: 1605
Có một người xuất gia tên là Đạt Viễn ở trong miếu thổ địa tại đồi Tây Hương Sĩ. Có một hôm, ông cùng với một đạo sĩ của Am Thuần Dương tên Quan Tiên, nhìn thấy nội dung trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có bàn điều lệ về tăng ni, đạo sĩ phạm sai lầm:
Điện thứ nhất nội dung có nói: “Tăng đạo sĩ khi nhận tiền tài, thay thế người đời tụng Kinh sám hối, thất thoát chữ nghĩa và số trang, đến bổn điện, phải bổ sung tụng những kinh mà mình tụng sót, không được một hơi tức tốc tụng hết…”.
Trong điện thứ mười có: “Người tăng đạo có tụng Kinh, móc đến âm phủ, niệm tụng Kinh Thánh hiền để trong địa ngục hành hình…”.
Đạt Viễn nói với Quan Tiên: “Tôi và người đều đã tụng thuộc một số Kinh, khi đến lúc chuyển kiếp, tự nhiên biết cân đối tình hình để tận dụng. Vả lại cuộc sống của mình hiện nay là nhờ vào tụng Kinh giùm chủ nhân, cúng sám hối để duy trì cuộc sống. Nếu như cuốn sách này lưu truyền ra ngoài, như vậy thu nhập làm ăn của mình nhất định giảm đi. Nhưng nếu như có thiêu hủy thì hủy được bao nhiêu cuốn? Lúc nào mới thiêu hủy hết?”.
Quan Tiên trả lời và nói: “Tôi phải sử dụng thủ đoạn, làm bộ là mời được đại thần đại thánh nhập thân, truyền bá vu khống cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho các tín sĩ cùng đạo. Chỉ cần có người đến hỏi Thần thánh, tôi sẽ bịa ra một số tin đồn nhảm, để tạo cho người ta không tin vào cuốn sách này. Như vậy, còn sợ gì nghề tụng Kinh của mình sau không hái ra tiền được nhỉ?”.
Đạt Viễn và Quan Tiên tung tin cho tứ phương là trong Thuần Dương Am Miếu có một đạo sĩ có phép thuật rất cao, có thể mời được chim Tiên Loan (một loại chim thần) nhập thân, hỏi thăm một số chuyện về hên xui may rủi, rất là linh nghiệm. Hôm nay là ngày 14 tháng 4, Lữ Thuần Dương tổ sư giáng lâm, chỉ cần cúng nhiều chút tiền nhang đèn thì có thể biết được chuyện hên xui may rủi của thế gian.
Sáng sớm ngày 14 tháng 4, Quan Tiên và Đạt Viên làm một bàn cúng, đốt nhang sẵn, trang trí sắp đặt sẵn. Đến chiều hoàng hôn, một số tục tăng, thiện nam, tín nữ cùng đến và bước vô, quỳ bái tại ngoài chờ đợi để hỏi thăm sự việc. Một lát sau, người trong đó báo cáo: “Chim Loan động rồi!”, kêu gọi các đệ tử, đưa ông ta đặt lên trên bàn có trải mâm cát, bắt đầu vẽ chữ. Lại kêu một người biết chữ nghĩa lên để đọc những chữ ghi trên mâm cát, ghi ra dòng chữ “Tôi là Thuần Dương chân nhân đã đến, người muốn hỏi chuyện, nhanh đến mà hỏi”.
Sau khi người quỳ ở ngoài nghe người nhìn chữ đọc xong, đều lên hỏi thăm chuyện tương lai về phước họa của mình, những tăng đạo cộng sự đâu để cho những người kia hỏi thăm trước, chỉ để cho hòa thượng Đạt Viễn tiếp cận đến đàn cúng quỳ xuống và nói:
“Xin cho hỏi trên trần gian có bao nhiêu, có bao nhiêu chuyện tốt nhất trên đời?”
Quan Tiên nói: “Chim Loan lại động rồi, các ngươi không được ồn ào, yên lặng mà chờ đợi ta viết”. Lại kêu một ông đoán chữ nghĩa ở gần am miếu, thay đèn dầu.
Không bao lâu thì nhìn thấy thầy trò đứng trên đàn vẽ lung tung không ngừng, ông đoán chữ sau khi thay xong nhang đèn thì bước lên trên đàn cúng, nhìn thấy trên mâm cát ghi ra rất nhiều hàng chữ ngay ngắn như:
“Thứ nhất phải kính Đạo gia, thứ hai phải tôn trọng tăng ni. Đạo sĩ có thể cung trình sự việc lên cõi Trời, có thể bảo tồn trường sinh; hòa thượng có thể cầu siêu thoát cho vong hồn, có thể đưa lên thế giới Tây thiên. Người làm tỉnh thế gian. Nói chỉ cần cải thiện và biết sám hối, tất cả các tội lỗi mình ác trên trần gian, chỉ sợ là tiếc của tiền tài, không bố thí tiền nhang đèn, thỉnh bùa bái sam, cho nên mới bị tai nạn chết chóc.
Hiện giờ, có một cuốn sách ngụy trang sách thiện, tựa là “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” truyền bá lưu thông để cảnh tỉnh thế gian. Nói chỉ cẩn cải thiện và biết sám hối, tất cả các tội lỗi mình gây ra đều được xóa và miễn giảm gấp bội lần, trong âm phủ đâu có chuyện dễ dàng như vậy. Gần đây, có nhiều người quyên góp tiền in cuốn sách này để truyền bá, gây bao thiệt hại cho những người ngu dốt,… khi thấy được cuốn sách này, mau đem đi thiêu hủy thì sẽ được công đức rất lớn”.
Ông đoán chữ vừa mới ghi đến câu này, đột nhiên thấy một luồng ánh sáng màu xanh bích ngọc xâm nhập vào. Ông Quan Tiên cảm thấy lạnh người và hắt xì, từ trên đàn cúng tế đi xuống, miệng méo mắt lệch, mặt tái mét bò đến kế bên Đạt Viễn, cùng quỳ với nhau.
Lúc này, ông đoán chữ đột nhiên mắt trợn lên và ngơ ngác không nói được thành lời, đứng lên một lúc, mới nói:
“Tôi là Liễu Tiên được tổ sư truyền dụ: người sống trên thế gian không biết tích đức tu hành, thường phạm tội ác, rất may là Ngọc Hoàng Đại Đế phê duyệt các chư Thần Bồ Tát, ban phát “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để khuyên bảo thế gian, để cho người thế gian biết sửa lỗi lầm trước đã phạm, đổi ác thành thiện, ngoài ban thêm ơn huệ, còn được miễn giảm một số tội lỗi do mình gây ra. Đạt Viễn và Quan Tiên do ganh tị với cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” gây cản trở việc làm ăn của họ nên muốn vu khống, giả mượn cớ Thần Tiên nhập thân, mê hoặc lòng người, tội ác của hai người này đáng đọa lạc vào địa ngục để chịu hình phạt đau khổ và dựa theo tâm niệm hành vi tà ác của họ chuyển sanh tương ứng với ác đạo. Khảo tra sau khi mãn kỳ hạn chịu cực hình trong địa ngục rồi chuyển kiếp xuống địa ngục A Tỳ vĩnh viễn không siêu thoát.
Sau này, còn có tăng nhân đạo sĩ ganh tị vu khống, hủy hoại cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, vẫn xử lý y như báo ứng của Viễn Đạt, Quan Tiên”, nói xong người ta nhìn thấy ông đoán chữ lui sau cúi đầu lạy tạ Tổ Sư.
Lúc này, các tín sĩ nam nữ đều bước đến đàn cúng, quỳ xuống cúi đầu bái, cầu xin đại Tiên ban cho phương thức trị lành bệnh. Chỉ thấy mâm cát trên bàn không đẩy mà tự rung, viết xong, đèn dần sáng và rõ hơn, những người biết chữ bước lên xem, trên mâm cát viết:
“Bệnh tâm lý phải trị bằng tâm, ăn ít đồ thịt tanh; Trong sách tự có Ba La Mật, có thể giải thoát được oan nghiệt. Tạ, Liễu Tiên khứ dã”.
Tổng cộng có 33 chữ, tiên sinh đoán chữ cúi đầu lạy xong và nói:
“Tôi viết chữ trên mâm cát, khi viết đến câu: Người công đức lớn nhất, mơ mơ màng màng, tôi tận mắt nhìn thấy một luồng ánh sáng màu xanh ngọc bích, thổi lên trên sàn. Lẽ ra ở bên hông pháp thân của tổ sư, có một vị thần tiên đang ngồi: Mặt xanh môi nâu, lông mày trắng tinh, nhãn kim vàng, thân mặc áo xanh, ống tay lớn, tay trái cầm một bình ngọc, tay phải cầm cây râu tiên, chân đạp trên bông sen, sai tôi truyền lại lời nói của tổ sư. Lúc này, tôi vô cảm giác mà làm theo sự chỉ bảo, đợi đến khi Thần Tiên đứng dậy, rời khỏi thì tôi chỉ biết cúi đầu lạy tiễn đưa. Khi các người bước lên xin phương thức trị bệnh thì thần tiên đã rời khỏi sàn thờ cúng rồi”.
Khi nói đến đây đã là nửa đêm, tất cả các thiện nam tín nữ đều lưu trú lại trong am miếu, đứng trên bậc thềm có sơn màu nâu, đợi đến trời sáng. Những tăng ni đạo sĩ, cộng sự có trong am miếu đợi để hỏi rõ sự tình, tự cảm thấy mất hứng và rời khỏi.
Đạt Viễn và Quan Tiên bị đuổi ra khỏi miếu, trong ba hôm sau, Đạt Viễn và Quan Tiên không ăn uống được, gào thét trương phình đến chết.
Từ đó về sau, tất cả nam nữ trong làng không ai mà không tôn kính cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, còn đưa thêm sự kiện này ghi thêm vào trong sách để truyền bá cho thế gian biết, để người người biết được là họa do mình tự tạo, công thiện không ai được tước đoạt mất của mình, để làm căn cứ tham khảo cho người đời sau muốn hủy hoại sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” sẽ phải tự gánh lấy tai họa.
—————-           
Chương 5 – Mục 3: Ký sự án hình trong địa ngục của Thôi Mộng Luân
Số từ: 1178
Dương Khải Chiêu, người huyện Tổ Cường, vì gia đình năm nay mùa màng bị thất thu nên đã rời quê hương đến kinh sư tìm việc làm, kiếm được việc làm tại Khánh Trung Đường. Cá tính thẳng thắn, ưa thích uống rượu. Vào một mùa xuân của năm thứ mười bốn Gia Khánh triều Thanh, anh lượm được một tờ ngân phiếu trước cửa miếu Chân Võ, trị giá tờ bạc là tám ngàn quan tiền. Khi đi đến xá mè đen Hồ Đồng, nhìn thấy có một người đang nắm lấy một thiếu niên, đấm đá rất dữ. Hỏi thăm nguyên do, hỏi kỹ hơn số tiền mà họ đánh mất trùng khớp với mình vừa nhặt được thì liền trả lại tiền cho họ. Tôi (Thôi Mộng Luân) khi nghe được chuyện này, khen ngợi không ngừng. Nhưng chưa làm quen được người này.
Đến tháng 9, Khải Chiêu thông qua một người giới thiệu, đích thân tự đến nhà tôi để kể lại mọi sự từng trải của mình. Vì muốn chứng minh về nhân quả báo ứng, tôi hỏi kỹ anh ta, mới biết được anh ta bị bệnh thương hàn vào tháng ba vừa rồi, trong lúc hôn mê gặp được người cha đã quá cố của mình dẫn anh ta đến một cung điện nguy nga, trên cửa cung điện có 3 dòng chữ lớn “Đông Nhạc Phủ”, hai bên có viết hai dòng chữ đối:
Dương thế gian hùng vĩ thiên hại lý là do mình;
Âm phủ báo ứng xưa đến nay có buông tha ai?
Nét chữ màu ánh vàng nhìn rất huy hoàng, khi bước vô, thấy một quan viên, hóa ra là ông Chương-nhạc phụ đã mất của mình. Ông Chương trước kia là tú tài tại Hà Giang, ông nói: “Đáng lẽ mạng của tôi chỉ thọ đến 59 tuổi, nhưng vì tôi đã cưới một người đàn bà có chồng con làm vợ bé, bị giảm thọ đi 10 năm; sau này chủ trương cho cô thím trong gia tộc tái giá lại bớt đi 10 năm thọ. Khi chết năm 39 tuổi, vì không có phạm vào các nghiệp tội khác, mới được điều đến đây để làm quản lý văn thư án sự dưới âm phủ”, khi ông Chương nói hết, kêu lính quỷ dẫn Khải Chiêu đến địa phủ xem các cảnh cực hình xử tội dưới âm phủ.
Khi đi đến đây, nhìn thấy trên trụ có cột lại một người phụ nữ, đang cho lính quỷ xẻ lồng ngực, móc ra quả tim, gào thét rất ghê sợ. Nhìn kỹ lại, hóa ra là vợ của quản gia tại Khánh Gia. Đến nơi khác, nhìn thấy một người bị trói tay chân lại nằm dưới đất,có một lính quỷ đang cầm cây rước đốt vào lưng người đó. Khải Chiêu nhớ ra người này chính là người gác cổng cho Khánh Gia, đi đến nơi khác, nhìn thấy một người bị cột hai vai lại và treo lơ lửng trên trụ cột. Trên đầu có cắm một cây cờ, ghi: “Buôn lậu trốn thuế quốc gia Huỳnh Nhất Long”, do thân xác bị treo lên và đẩy đưa, nên gào thét rất là đau khổ, người này Khải Chiêu cũng quen biết ông ta, đó chính là người chuyên bán rượu lậu có tên là Huỳnh Ngầu Chẩy, lại không biết ông ta có cái tên là Huỳnh Nhất Long.
Tiếp theo, lại nhìn thấy ông Lâm là bà con với Khải Chiêu, trên vai cột lên hai cây đinh sắt. Không bao lâu, nhìn thấy một cái chuông lớn, rất là lớn, đình chuông mới xây, trên trụ cột còn chưa lợp mái ngói. Khải Chiêu đi đến đó, muốn lấy hai tay ôm lấy để thử sức nặng của chuông, mới phát hiện trên đó có khắc rất nhiều tên người, nhìn kỹ lại thấy có cả tên mình trong đó “Dương Khải Chiêu trợ giúp tiền bạc”, bên hông còn ghi là “dẫn đạo hướng thiện Thôi Mộng Luân”.
Lại đi đến một nơi khác, nhìn thấy một người cỡi trên lưng con bò, dùng roi đánh vào lưng bò, người cỡi trên lưng bò lại la hét đau đớn, anh ta tự nói nhân quả báo ứng vì kiếp trước thích ăn thịt bò. Nơi khác nữa, nội thất trang trí rất trang hoàng và trang nghiêm, trên có treo “Kinh Kim Cang”, “Tâm Kinh”, mỗi thứ một cuốn. Vô số thiện nam thiện nữ, tay cầm xâu chuỗi đang niệm kinh. Đi đến cửa sau, thấy núi cao, khi nhìn lên, lại thấy biển trời màu đen, rất là kinh ngạc, trong lòng như đang bị lửa đốt đứng ngồi không yên.
Lúc này, lại nhìn thấy một lu nước sạch, trong lu lại có gầu múc nước nữa. Thấy vậy bèn cầm gáo lên uống một ngụm nước, cảm thấy rất là tươi mát thấm vào tận đáy lòng, nên đã thức giấc, mở mắt nhìn. Hóa ra mình đã ngủ liên tục hết 17 ngày đêm.
Nghĩ lại những gì mình đã thấy trong âm phủ, đi hỏi thăm: “Vợ của ông quản gia kia hiện giờ ra sao?”, người nhà trả lời: “Đã bị bệnh tim mất rồi”.
Và hỏi: “Còn ông Hàn?”
Trả lời: “Ông ta bị nổi khối u ác tính trên lưng, không bao nhiêu ngày sau cũng mất rồi”.
Đến giữa tháng 7, thấy người trong làng hỏi thăm tình hình ông Huỳnh Ngầu Chẩy ra sao, cũng nói đã chết rồi. Nhưng bệnh tình của ông rất là kỳ quái: “Đêm nào cũng la hét đau đớn, phải kêu người dùng dây thừng cột chéo người lại rồi treo lên trụ cột mới cảm thấy thoải mái trong người”. Còn nói với ông Lâm lúc dưới âm phủ nhìn thấy ông bị hai cây đinh đóng trên vai, hiện giờ đang làm quan tại Hồ Quảng.
Đến cuối tháng 7, người nhà gửi thư lên nói: vào mùa xuân, ông bị một trận bệnh lớn và đã qua đời, những sự việc như trên đều linh nghiệm hết. Chỉ là mình không hiểu chuyện khắc tên trong quả chuông là có ý gì, sau khi hết bệnh, ông ta nghĩ đến chuông có khắc tên của tôi, cứ tưởng nghĩ thế là đến hỏi tôi thì sẽ rõ nên đã đích thân đến thăm tôi, muốn hỏi đây là nhân quả gì?
Lúc đầu, tôi cũng không hiểu gì, sau này suy nghĩ chuyện của 3 năm trước, trong miếu dự định làm một chuông đồng, tôi chỉ lãnh giấy thông báo của miếu để hóa duyên khắp nơi và đã tậu được 2000 đồng tiền kinh. Nhưng lúc đó, tôi lại không có góp xu nào, chỉ thông báo khắp nơi đến hành thiện, như vậy, dưới âm phủ lại ghi lên tên của mình, có thể cho thấy nhân quả của thiện và ác đều được báo ứng, thật là đáng kinh sợ.
—————-           
Chương 5 – Mục 4: Châm biếm “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” bị cướp và tai nạn gãy tay
Số từ: 209
Một nhân viên đánh máy tại một xưởng in họ Hà, vừa sắp xếp bản soạn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” vừa châm biếm “nội dung này đều là do những người mê tín đặt ra để lừa thiên hạ, sự thật đâu có những chuyện như vậy… ” Cô ta còn chế giễu một người bạn quyên góp tiền phụ giúp in sách: “Cô đưa tiền cho tôi, chúng mình còn có thể đi ăn được một chầu. Cô thật mê tín quá… ”.
Hai ngày sau, cô ta đang đi trên đường thì chiếc điện thoại di động đời mới của cô ta bị giật mất. Qua mấy ngày sau, đang chạy xe trên đường bị té xe hư hỏng nặng và bị gãy tay, chữa trị cả tháng trời tốn biết bao nhiêu tiền vẫn chưa bình phục, sau này còn thành tật nữa.
Nên tại đây xin răn những người thích phát biểu lung tung: “Đối với những sách và các văn chương khuyến người bỏ ác hành thiện, tuy chính mình không hiểu rõ, không đồng tình cũng đừng nên châm biếm hoặc chế giễu hủy hoại, càng không nên cản trở người khác hành thiện tích đức, để khỏi phải chịu sự quả báo”.
—————-           
Chương 5 – Mục 5: Các án hình trong địa ngục của Từ Thăng Am
Số từ: 982
1. Tăng bất hoằng pháp, bị nhọt ác tính tử vong
Ông Long Hùng tại Thông Châu làm Tri Phủ, rất tín ngưỡng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Trong phạm vi ông cai quản có một ngôi miếu tên là Đông Nhạc, xưa nay rất là linh thiêng, thường có tin đồn mỗi khi trời tối, nghe thấy có tiếng roi đánh. Có một ngày, vào lúc sáng sớm, Long Hùng đi đến ngôi chùa cúng bái nhưng lại yên tĩnh vô cùng. Người hầu mới nói: “Thành tâm chờ lúc đêm đến, nhất định có thể nghe thấy”.
Long Hùng làm theo ý của ông ta, vừa mở cửa lớn thì trong mờ ảo nhìn thấy có lính quỷ đang đốt lò than cháy đỏ, đốt vào lưng của ông hòa thượng. Long Hùng hỏi lính quỷ: “Hắn ta là ai?”, trả lời: “Người này là hòa thượng của một ngôi chùa, do lấy cắp tiền cúng dường của bá tánh đi chi tiêu vào mua rượu, thịt, mua dâm, cờ bạc, du hý, không dùng để tu sửa chùa chiền, in sách kinh, cứu trợ cho người nghèo khổ và hoằng dương Phật pháp, nên phải chịu sự trừng phạt như thế”.
Qua ngày hôm sau, Long Hùng cho người đi đến miếu đó điều tra, quả nhiên trên lưng người hòa thượng kia có cục nhọt ác tính, không bao lâu thì tử vong.
2. Thành thạo kinh chú, chuyển kiếp thụ hình
Ông Tái Cử Nhân tại Ngô Huyện, thường ngày gây nghiệp rất nhiều, nhưng ông ta cúng bái Quan Thế Âm Bồ Tát rất thành tâm, lại không ngừng niệm kinh “Đại Bi Chú”. Đến một ngày, ông ta lâm bệnh và qua đời, được mấy bữa, có người hàng xóm qua đời cùng thời điểm đó nhưng không bao lâu lại sống lại.
Ông hàng xóm nói: “Đáng lẽ, tuổi thọ của tôi đã hết nhưng vì tôi vào ba hôm trước khuyên giải được một đôi vợ chồng hòa hợp như xưa nên được tăng thọ thêm 12 năm”, lại nói tôi đã từng gặp được ông Tái Cử Nhân tại âm phủ, trên người bị xiềng chân xiết cổ, quan viên trong âm phủ nói với hắn:
“Dựa theo tội lỗi dâm ác của nhà ngươi cho thấy, đáng lẽ phải chịu cực hình cho vào chảo dầu! Lúc này, một lính quỷ bưng một chảo to đi đến, dùng lửa to nấu dầu sôi lên, đẩy Cử Nhân xuống chảo, hắn ta trong lúc sợ hãi, không còn cách nào, chỉ biết mở miệng to tiếng niệm kinh “Đại Bi Chú”. Khi niệm kinh chú lên, đột nhiên thấy trong điện rung động, chảo dầu tan hết, dưới đất mọc ra đóa sen trắng. Quan phủ đứng lên, nói với lính quỷ đang khiếu nại:
“Hắn biết niệm kinh chú chân ngôn, địa ngục tạm thời không thể giam bắt hắn được, cho hắn đi đầu thai chuyển kiếp đi!” Nhưng
lính quỷ kiên quyết không chịu buông tha.
Quan Diêm phủ nói: “Ông Ngô tại Gia Hưng, làm việc ác nhiều. Gần đây, vì muốn cầu xin sanh được thằng con trai nên đã làm được một số việc thiện nên để cho hắn đầu thai xuống nhà họ Ngô, đợi khi hắn hưởng thụ vinh hoa phú quý trên trần gian xong, chuyển kiếp, sau khi quên Kinh “Đại Bi Chú”, lúc đó, có thể xử hắn”.
Tôi lần này được sống lại là muốn đi đến Gia Hưng nhà họ Ngô xem sao, xem có phải họ sanh được một thằng con trai”. Sau này, họ cùng nhau đến Gia Hưng hỏi thăm, quả nhiên, nhà họ Ngô mới sanh được một đứa con trai.
3. Ăn hối lộ xử án sai, chuyển kiếp thành con lừa
Có một tiến sĩ họ Trưởng, đảm nhiệm chức vụ quản lý an ninh trật tự tại tỉnh Sơn Đông. Đến một ngày, hai anh em vì tranh giành gia tài của tổ tiên để lại đến thưa kiện. Người anh đưa hai trăm lượng vàng để hối lộ cho ông Trưởng, yêu cầu xét cho anh ta được thắng kiện; người em lại đưa cho hắn ba trăm lượng vàng để hối lộ, cũng yêu cầu mình được thắng kiện. Ông Trưởng thu hết hai bên, vì người em đưa hơn một trăm lượng vàng, nên xét được thắng hưởng gia tài của tổ tiên để lại, người anh tức giận thành bệnh, không bao lâu thì qua đời. Sau này, ông Trưởng cũng qua đời.
Trong làng có một thân sĩ, sau khi chết đi được 3 hôm, ông hồi dương lại. Kêu người đến mời con trai của ông Trưởng đến, nói với anh ta: “Khi xuống Diêm phủ, tôi nhìn thấy ba cậu, ông ta sắp đầu thai thành con lừa, hiện giờ, sẽ đầu thai xuống một nhà kia”, con trai của ông Trưởng không tin.
Ông thân sĩ nói: “Trong lúc cha ông làm quan tại tỉnh Sơn Đông, do nhận hối lộ đã xử oan cho người ta, tiền hối lộ là thông qua người hầu của nhà ngươi nhận, nếu như anh không tin, có thể về hỏi thăm xem”. Khi hỏi, quả nhiên là như thế.
Thân sĩ lại nói: “Phụ thân của ngươi nhờ tôi truyền lại cho anh; nhất định phải trả lại số tiền nhận hối lộ, đồng thời phải in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để giảm nhẹ tội cho ông”.
Con trai của ông Trưởng sau khi nghe xong, lập tức làm theo lời chỉ dẫn của phụ thân và đi đến nơi cha mình đã đầu thai mua về con lừa, gửi nuôi vào nơi am phóng sanh tại Dương Châu, mướn hai người làm chăm sóc. Trải qua thời gian ba năm, con lừa mới chết.
—————-           
Chương 6 – Mục 1: Lão tăng khai thị, hiếu kính cha mẹ
Số từ: 649
Bách Thiện Hiếu Tiên Phước Tối Thắng
(Hiếu thảo là việc thiện được phước cao quý nhất)
Dương Phổ là người của huyện Thái Hòa, tỉnh An Vi. Ông nghe nói tại Tứ Xuyên có ông cao tăng Vô Tế Đại Sư đạo hạnh rất cao, nên từ biệt song thân, đến Tứ Xuyên thăm Đại Sư và cầu đạo. Mới vừa đến địa phận của tỉnh Tứ Xuyên, gặp được một người hòa thượng khuôn mặt nhìn rất hiền hòa, ông lão hòa thượng hỏi ông ta:
“Ông từ đâu đến? Đến Tứ Xuyên để làm gì?”.
Ông ta trả lời: “Tôi từ tỉnh An Vi, đến Tứ Xuyên muốn hỏi thăm cao tăng Vô tế Đại Sư, tu học Phật Pháp Đại Đạo”.
Lão hòa thượng nói: “Ông muốn gặp Vô tế Đại Sư còn khó hơn là đi gặp Phật”.
Dương Phổ hỏi: “Tôi cũng muốn gặp Phật nhưng không biết ở đâu, cầu xin lão hòa thượng chỉ thị cho tôi, được không?”.
Lão hòa thượng nói: “Được, bây giờ ông mau trở về nhà, nhìn thấy một người trên vai đắp tấm mền lớn, chân đi giày ngược, đó là Phật rồi”.
Dương Phổ nghe xong lời nói của lão hòa thượng, không một chút nghi ngờ, thuê thuyền đi về quê, trên đường lặn lội vất vả cả tháng trời. Ngày về đến nhà, đã là chiều tối, ông gõ cửa lớn nhà mình, kêu gọi mẹ ra mở cửa, mẹ ông ta nghe thấy con trai yêu quí của mình đã về, mừng đến nhảy từ trên giường xuống, không kịp mặc quần áo, chỉ lấy cái mền chùm trên vai, lúc hấp tấp đã mang giày bị ngược, mau mau bước ra mở cửa, tiếp đón con trai cưng của mình.
Dương Phổ nhìn thấy cảnh luộm thuộm của người mẹ, mới tỉnh ngộ lời của lão hòa thượng nói cha mẹ mới là Phật sống. Từ nay về sau, hết mình hiếu thảo với cha mẹ, về mặt vật chất, cố gắng dẫn đạo cho cha mẹ tin ăn chay niệm Phật, tu dưỡng tâm tính.
Sau này, Dương Phổ già đã hưởng thọ đến 86 tuổi, trong lúc lâm chung, miệng niệm kinh “Kinh Kim Cang” bốn câu kinh ngôn, an hòa mà qua đời.
Trong Phật giáo “Đại Tập Kinh” có nói: “Nếu thế gian không có Phật mà thiện đãi cha mẹ tức là thiện đãi Phật”.
Cổ xưa có câu: “Trong mỗi nhà đều có hai vị Phật, không cần vàng kim đóng thành, tức là, cha mẹ hiện thời và cũng là Thích Ca Di Lặc, nếu được thành kính đối xử, chẳng cần cầu xin công đức khác”.
Phật trong “Bốn mươi hai chương kinh” có nói: “Kính thiên địa quỷ thần để cầu phước thì nên kính nể cha mẹ, hiếu thảo cha mẹ được phước nhiều, rất linh nghiệm”.
Từ những kinh văn Phật Pháp như trên và các luân ngôn thời cổ đức, có thể cho thấy Vô Tế Đại Sư khai thị với Dương Phổ, thiệt là có lý.
Hiện giờ, có rất nhiều người khi cha mẹ còn sống không hiếu kính nuôi dưỡng, vả lại còn làm nhiều việc bạc đãi bất hiếu với cha mẹ, để cho cha mẹ phải buồn lòng ưu sầu. Đến khi lúc cha mẹ mất đi lại hoang phí, bỏ ra khoản tiền lớn để xem phong thủy, xây mồ mả cho khang trang, cúng đốt nhiều giấy tiền vàng bạc và lễ vật, sát sanh động vật để cúng bái, những thứ này không những đều là hành vi ngược đời vô dụng, mà còn tăng tội lỗi cho song thân đã mất. Khi cha mẹ còn sống không ban một giọt nước, khi chết đi đào oan vạn trùng suối.
Các vị độc giả ngẫm thử xem có đúng không.
—————-           
Chương 6 – Mục 2: Hiếu thân báo ơn, tụ phước chánh đạo
Số từ: 490
Bách Thiện Hiếu Tiên Phước Tối Thắng
(Hiếu thảo là việc thiện được phước cao quý nhất)
Lâm Thành Mỹ người Phúc Kiến, lúc còn nhỏ đã mồ côi cha, người mẹ của anh nhất định không chịu tái giá, tận tâm nuôi dưỡng anh ta nên người. Khi Thành Mỹ lớn lên nghĩ đến công ơn của cha mẹ khó báo đáp, nên đã khóc suốt ngày đêm.
Có một ông thiền sư nói với anh ta: “Con hiếu thảo tưởng nhớ ơn thân, chỉ biết khóc thì ích gì, nên phải tìm cách đền đáp mới có ích, cổ nhân xưa có câu: “Thân làm việc thiện có ích, làm ác thì chỉ có ưu phiền”. Nếu muốn báo đáp song thân, chỉ có kiêng sát sanh mà đi phóng sanh, quảng tích âm đức, mới chính là hiếu đạo báo đáp”.
Thành Mỹ nghe được, cảm thấy rất có đạo lý, từ nay về sau, lập trí kiêng sát sanh mà phóng sanh, quảng tu các việc thiện để cứu thế thân. Sau này ông già được hưởng thọ đến 96 tuổi, con cháu đều học thành tài và có danh vọng.
Người cổ xưa thường xem ngày sinh nhật của mình gọi là “ngày mẫu nan” (ngày mẹ khổ), người mẹ mang thai 10 tháng, thân xác nặng nề đau đớn, trong lòng luôn lo âu cho thai nhi, ngày sanh đẻ biết bao đau đớn, càng sợ hãi và lo âu thêm nhiều. Cho nên, ơn nghĩa mẹ to lớn.
Kinh Phật có nói: “Những người còn từ mẫu là những người giàu có, từ mẫu đã mất là người nghèo nhất; từ mẫu còn sống ngày ngày trong sáng, từ mẫu đã mất như là mặt trời xuống núi”.
Trong kinh Phật còn nói với chúng ta: “Kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ như cúng Phật đều tậu được phước đức giống nhau”.
Không ít người đã tiêu khoản tiền lớn lặn lội đến cả ngàn dặm cây số cầu phước, cầu lộc hoặc cúng đông, vái tây để mong được số may vận đỏ. Lại không biết được, nhà nhà đều có một vị Phật, đâu cần phải lao tâm khổ tứ đi đâu xa để cầu xin.
Người trong thời đại hiện nay, mỗi khi đến ngày sinh nhật thì đua nhau giết mổ gà vịt, có cá có thịt để đãi khách chúc mừng. Đây chính là phản lại chỉ định của Thiên Đạo về đền ơn đáp nghĩa, làm như vậy không được tăng thêm phước lộc, mà ngược lại còn bị tiêu hủy phước báo và số mạng.
Cho nên, ngày sinh nhật nên đi mua động vật phóng sanh hoặc tưởng niệm lại công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ hoặc đi bố thí người nghèo khổ, in tặng sách thiện hoặc niệm kinh niệm Phật hành thiện, mới là chính đạo làm phước của Trời Đất.
—————-           
Chương 6 – Mục 3: Hiếu kính cha mẹ, con được phước báo
Số từ: 518
Bách Thiện Hiếu Tiên Phước Tối Thắng
(Hiếu thảo là việc thiện được phước cao quý nhất)
Thôi Hảo, từ nhỏ đã có tính bẩm sinh là hiếu thảo. Cha của anh ta qua đời rất sớm, người mẹ vì thương nhớ ưu sầu, khóc nhiều quá dẫn đến bị bệnh mắt. Thôi Hảo bán hết gia tài trong nhà, đi khắp nơi tìm bác sĩ đến chữa bệnh cho mẹ nhưng vẫn vô hiệu quả, đôi mắt bị mù.
Từ đó, anh ta rất thành kính phụng dưỡng người mẹ, ba mươi năm như một ngày. Tất cả các thứ đồ dùng ăn mặc của mẹ, đều sắm theo thời tiết nóng lạnh, đời sống sinh hoạt của người mẹ rất thoải mái, không có thiếu thốn chút nào. Mỗi khi trời đẹp không khí trong lành, nhất định dìu dắt mẹ đi ra ngoài du ngoạn, để được hít hơi thở trong lành của thiên nhiên. Tuy đôi mắt của người mẹ bị mù, không được chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như tranh, ông Thôi miêu tả cảnh vật thiên nhiên như rồng bay phượng múa, kể cho người mẹ nghe rất hứng thú, mọi sự kiện tin tức phát sinh trong ngày, cùng bàn luận với mẹ trong tiếng cười vui nhộn, giải sầu cho tuổi già, quên đi đau khổ về đôi mắt mù, rất vui vẻ.
Sau này, ông Thôi tuổi càng lớn dần, quan vị được tôn vinh, còn tự tay cùng với con cháu trồng những cây hoa quả trong vườn như đào, mận, hồng và các loại cây khác để bốn mùa đều có quả tươi ăn. Khi người mẹ qua đời, để báo đáp ơn nghĩa cho mẹ, đến dần cuối đời chuyển ăn chay trường.
Do ông Thôi hành đức cao thượng, cho nên làm được chức quan lớn, con trai ông Nhược Phôi, cũng thành một đại tướng trong đời sau.
Trong tập “Cảm ứng ký sự” có nói:
Hiếu thảo song thân, không nên lạnh nhạt với cha mẹ, không nên để cho cha mẹ già phải bận tâm lo âu, không nên để cho cha mẹ phải sợ hãi, không nên để cho cha mẹ phải buồn phiền, không nên để cho cha mẹ có tâm sự khó nói ra, không nên để cho cha mẹ có lòng oán hận. Nếu làm được hành vi hiếu thảo như vậy, thiên địa nhân quỷ đều tôn kính chúng ta.
Làm phận con cái, dùng vật chất để cung dưỡng, tinh thần chăm lo để ổn định tâm trí người già, là việc hiếu thảo căn bản nhất; cố gắng học tập, chăm chỉ làm việc, phấn đấu thành tài để có ích cho xã hội, cho quốc gia, ấy là đại hiếu; dẫn dắt cha mẹ học tập chính đạo Phật Pháp, khuyên cha mẹ niệm câu thánh ngôn “Nam Mô A Di Đà Phật” để cầu đến tịnh thổ thế giới Tây Phương cực lạc, vĩnh viễn thoát khỏi đau khổ của sự luân hồi, là một đại hiếu viên mãn nhất trên thế gian.
—————-           
Chương 6 – Mục 4: Hiếu đạo mẹ chồng, cả nhà hóa giải dịch bệnh
Số từ: 569
Bách Thiện Hiếu Tiên Phước Tối Thắng
(Hiếu thảo là việc thiện được phước cao quý nhất)
Thời Thanh Triều tháng ba năm Giáp Ngọ, huyện Võ Tiến tỉnh Giang Tô, cư dân của Thành Đông, con trai Ngụy Thành cưới cô Thị Tiền làm vợ. Có một lần, Thị Tiền về nhà thăm song thân, không bao lâu, địa phận phía bên nhà chồng phát sinh dịch bệnh cấp tính, truyền nhiễm rất rộng, bệnh gây chết rất nhiều người, người nào cũng sợ bị truyền nhiễm, bà con thân thiết cũng không dám thăm hỏi, lo tháo chạy tránh dịch không kịp. Ngụy Thành không may cũng bị nhiễm dịch, sau này cả gia đình họ tám người, đều bị nhiễm dịch bệnh.
Thị Tiền tại bên làng gái nghe tin ba mẹ chồng đều bị nhiễm dịch bệnh, nóng lòng muốn về nhà hỏi thăm bệnh tình, cha mẹ cô thương con, sợ con gái về nhà chồng sẽ bị nhiễm bệnh, nên khuyên con gái không nên về nhà chồng vào lúc này. Nhưng Thị Tiền thấu hiểu đại nghĩa, cô ta nói: “Chồng cưới vợ về là muốn để vợ mình phụ chăm lo cho cha mẹ chồng. Bây giờ cha mẹ chồng đang bệnh nguy kịch, nếu như tôi nhẫn tâm không về, như vậy đâu khác biệt với cầm thú!”.
Cuối cùng không nghe sự phản đối của cha mẹ, không sợ sự truyền nhiễm của dịch bệnh, tự mình về nhà chồng. Khi Thị Tiền về đến nhà chồng, vợ chồng Ngụy Thành và cả tám người nhà đều kỳ tích đột nhiên khỏi bệnh. Những người trong nhà lúc ấy, đều cho rằng cả nhà Ngụy Thành được thoái khỏi sự chết chóc của dịch bệnh là do sự hiếu thảo của Thị Tiền, cảm động đã nhận được sự cảm ứng của thần linh.
Hiện giờ, trong xã hội có con cháu biết hiếu thảo với cha mẹ rất ít mà cầu có nàng dâu biết hiếu thảo với cha mẹ chồng còn khó thêm. Nguyên do của bệnh tật là do vi khuẩn cảm nhiễm, nhưng chức năng miễn dịch trong cơ thể con người bị hạ thấp cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Đại học Michigan của nước Mỹ đã tiến hành thử nghiệm theo dõi điều tra trong vòng 14 năm đối với 2700 người, phát hiện những người thường xuyên làm việc thiện bản năng có hệ thống miễn dịch rất cường tráng.
Đại học Havard bên nước Mỹ nghiên cứu, đã từng để học sinh xem một bộ phim ký sự, nội dung nói về một phụ nữ người Mỹ cả đời đi đến Ấn Độ cứu trợ các người nghèo và bệnh tật. Học sinh bị ký sự này làm cho cảm động, tiếp theo là nhà khoa học này đã lấy nước bọt của mỗi học sinh tiến hành thí nghiệm, phát hiện tiêu chuẩn của bạch cầu miễn dịch tăng cao kỷ lục nhiều hơn so với trước khi xem phim.
Trong câu chuyện trên, nhờ Thị Tiền có chính khí vĩ đại, dũng cảm, hiếu thảo, đã tăng cường sức đề kháng của cả gia đình (thông qua dòng điện sinh học của mỗi người) làm cho vi khuẩn dịch bệnh bị tiêu diệt. Loại chuyện nhân quả này thật sự là phù hợp nguyên lý của khoa học.
—————-           
Chương 7 – Mục 1: Mắng Thiên nhục Thần, quả báo nhãn tiền
Số từ: 782
Tôi là người Sơn Đông, từ nhỏ đã rất thông minh, sinh ra nhìn rất kháu khỉnh và khả ái. Tuy gia cảnh nghèo nàn nhưng có khí chất và cá tính khác so với những con nít xung quanh, thành tích học tập luôn đạt hạng nhất, tôi luôn là tiêu điểm của thầy giáo, bạn học và hàng xóm. Không ít những thầy bói toán nổi tiếng, xem tướng đều cùng chung nhận định, đời tôi sẽ giàu sang phú quý thuận lợi an nhàn.
Nhưng từ năm 1988 trở đi, không biết tại sao, vận mạng của tôi xuống cấp trầm trọng như là rớt xuống ngàn vạn dặm vực sâu. Tôi bắt đầu lâm bệnh, trí nhớ giảm dần, đầu tắt mặt tối, thân xác đau nhức cả người. Cơn bệnh đột phát đã đi cùng tôi trải qua suốt 15 năm. Cho dù có lên đại học hay công tác tại đơn vị, đều rất gian nan và khó khăn, 15 năm nay, tôi tìm đủ mọi cách làm đủ thứ chuyện nhưng vẫn không thành, những việc có liên quan đến tương lai của tôi cho dù cố gắng hết mình vẫn không hiệu quả, không thể thực hiện được.
Những năm gần đây, tôi cứ suy nghĩ mãi, tại vì sao mà vận mạng của tôi lại tối tăm đến như thế?
Sau khi quy y Tam Bảo, do tinh tấn tu trì, cũng có chút thay đổi tốt về nhưng nói chung về cơ bản vẫn không có chuyển biến, tôi bắt đầu tự an ủi, số phận của tôi chắc là do nhân quả kiếp trước của mình gây nên.
Sau này đọc được Kinh Địa Tạng biết được Địa Tạng Bồ Tát có thần uy lớn, có thể tạo cho chúng sinh biết được nhân quả của kiếp trước để tiêu trừ nhân nghiệp. Nên từ tháng ggiêng năm 2003, tôi bắt đầu siêng năng niệm Kinh Địa Tạng và đã khóc trước mặt Địa Tạng Bồ Tát than vãn sự đời đau khổ của mình trong 15 năm nay, xin Bồ Tát giúp cho tôi được tỉnh ngộ.
Sau 20 ngày trong trí nhớ của tôi đột nhiên hiện lên một việc tôi đã làm 15 năm trước, ký ức cũng khá rõ ràng nhưng tôi lại không dám chắc chắn lắm. Cho đến tháng 11 năm 2003, tôi vừa niệm xong 200 lần của Kinh Địa Tạng, trong ngày đó tôi gặp một tu sĩ đưa cho tôi cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu, xem xong, tôi như tỉnh giấc mộng, bỗng nhiên hiểu rõ sự tình. Cuối cùng, tôi đã tìm ra nguyên do 15 năm nay tôi phải chịu dày vò trong sự đau khổ, gian khó của tôi không phải do ác nghiệp từ kiếp trước gây nên, chủ yếu là do, trong đời này tôi đã phạm vào bất tôn trọng với thần linh thiên địa mà gây ra.
Vào một buổi chiều tháng 8 của 15 năm trước, tôi bị kích động một chuyện trong gia đình, không giải quyết được, chạy ra ngoài sân, tay chỉ lên trời chân dậm xuống đất, dùng hết những loại thần chú câu từ tôi biết được để chửi bới trời đất.
Từ lúc ấy, không đến 100 ngày sau, tất cả thân xác tôi đau nhức hết, bắt đầu 15 năm vận xui của mình. Tính từ ngày bắt đầu lâm bệnh đến tháng 11 năm 2003 vừa tròn 15 năm. Thời gian mười mấy giây chửi thiên mắng thần, đổi lại 15 năm xui xẻo tột cùng. Thật là ghê sợ! Tôi chỉ có cúi đầu nhận tội, sám hối và quyết tâm quyên góp tiền in tặng truyền bá sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu, cung kính thần linh. Không ngờ khi những tâm niệm nảy lên trong lòng, nguyện chung thân thiện tâm.
Không đến thời gian 1 tuần, đơn vị nơi làm việc có ra văn bản, tôi được thăng chức. Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc tính đến nay đã là 8 năm. Kỳ lạ hơn, hai hôm trước lòng bàn tay của tôi phát ngứa, lúc đầu tôi tưởng bị muỗi chích gây ra, nhìn kĩ lại phát hiện chỉ tay đã đứt của mình 15 năm qua nay đã kết nối lại, thật là quá thần kỳ và linh nghiệm, không thể ngờ! Tôi không có hướng về Bồ Tát và Thần linh cầu xin việc gì, chỉ là quyết tâm sám hối và phát nguyện in tặng sách thiện và truyền bá sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu.
Ngọc Lịch Bửu Phiêu đúng là một quyển sách kỳ lạ!
—————-           
Chương 7 – Mục 2: Tiến trình linh nghiệm của Thần Táo Quân
Số từ: 876
Sự kiện như trên là một ví dụ đích thân tôi cảm nhận sự linh nghiệm trong nội dung của cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Còn chuyện dưới đây là sự linh ứng về ngày vía của chư Thánh được ghi trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Ngày cúng vía Thần Táo Quân là một trong năm ngày cúng vía trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đến nay trong dân gian và người Hoa tại hải ngoại cũng thịnh hành. Tại quê cũ của tôi ở Sơn Đông, lưu truyền “Tết nhỏ nhằm ngày hai mươi ba”. Mùng một Tết là Tết lớn, còn nhằm ngày 23 tháng chạp là một ngày Tết nhỏ, khi sáng sớm tỉnh dậy, giấc mộng của ngày hôm đó sẽ đại diện cho vận mạng của năm sau. Nhà nhà đều tự làm một loại đường rất ngọt, tên gọi là đường táo hoặc có tên là chè trôi nước để cúng Thần Táo Quân, để nhờ thần Táo Quân lên gặp Ngọc Hoàng thì nói tốt cho vài câu.
Một mùa đông năm 1994, tôi sắp thi tốt nghiệp đại học, đang lo chuyện định hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Có một lần, tôi gặp một quan chức cao cấp ở Bắc Kinh, sau khi trao đổi, ông ta có ấn tượng rất tốt đối với tôi, cảm thấy tôi có nhiều ưu điểm và tôi cũng bày tỏ mong muốn được vào làm việc tại cơ quan Nhà Nước. Tôi vốn là con cái nhà nghèo, lại không có mối quan hệ nào tốt, hoàn toàn do nhân duyên phước báo mới có được một cơ hội tốt như vậy.
Vào tháng 8 năm 1988, tôi đã từng chỉ lên trời chửi Thiên mắng Thần, không ngờ như thế mà công danh của mình bị “cô lập”, dù có cơ hội tốt nữa, cũng không làm nên trò trống gì, cuối cùng tôi cũng không thể tới Bắc Kinh.
Sau này, ông ta sắp xếp cho tôi làm tại một thủ phủ ở xứ dân tộc thiểu số, được giữ chức quan tại một đơn vị có phước lợi rất tốt mà người trong bản xứ mơ ước không được. Nhưng mà, do sự ác báo về khẩu nghiệp chửi thiên mắng thần, tôi thường hay bị lãnh đạo của đơn vị cậy thế gây áp lực và chèn ép, tiền thưởng bị hạ xuống bậc thấp nhất, thường xuyên bị chỉ trích và gây khó khăn. Tôi bị áp lực về tinh thần nặng nề và một lần nữa cảm nhận được thần minh rất đáng kính. Ai dám kháng lại trời, khinh bỉ thần linh thì sẽ phải hứng chịu đau khổ trên trần gian do sự “Kháng lại cõi trên” và tình hình như thế liên tục kéo dài đến bảy năm trời.
Tất cả các sự việc xảy ra hiện lên trong giấc mộng của ngày 23 tháng chạp năm 1994 đã làm tôi thức giấc. Trong giấc mộng, tôi leo lên một cái tháp rất cao, sắp lên đến tầng cao nhất, ở dưới đứng đầy người, toàn bộ nhìn với cặp mắt rất ngưỡng mộ. Lúc ấy, không biết ở đâu một người khổng lồ đi đến, cao khoảng hai mươi tầng lầu, nắm lấy tôi kéo xuống, vứt xuống nền, vứt tôi xuống một đống mảnh chai, vả lại còn biến thành một con sâu bọ bị gãy chân. Tôi sợ hãi tỉnh dậy, giấc mộng này để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi.
Nhưng đến bây giờ tôi mới hiểu được, giấc mộng trong buổi sáng ngày 23 tháng Chạp năm 1994, không chỉ dự báo trước vận mạng của tôi trong năm sau mà còn chỉ ra vận mạng của tôi trong tháng tám năm sau này. Trong đó “leo lên tầng cao nhất” tức là tôi gặp được quý nhân sắp đi được tới Bắc Kinh, bị ném xuống đống mảnh chai là dự báo tôi bị một số người ganh ghét, hành hạ trong quá trình làm việc; biến thành con sâu bọ bị gãy chân, dự báo là tôi bị người khác gây sức ép và chà đạp đến không chỗ đứng, còn thân mạng thì bệnh tật. Người khổng lồ ấy là thần linh chấp pháp đến trừng phạt, phá hoại việc tốt của tôi.
Từ đó, tôi bỏ thân ra thuyết pháp, khuyến cáo chúng sanh trên trần gian, cung kính Phật Bồ Tát và Thánh hiền Thần linh, kính ngưỡng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, không nên để thân khẩu ý gây nghiệp, hành thiện tích đức nhiều hơn, tự sẽ được phước mà xua tan tai họa.
Các Phật tử không kiêu ngạo vào bản thân mà đi châm biếm cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, không biết các cao tăng đại thành đều tôn trọng với các thần linh hộ pháp, nếu như có các Phật môn đệ tử dám ỷ thế mà coi thường, khinh bỉ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thậm chí chỉ trích, nhất định sẽ bị quả báo. Vả lại phỉ báng Ngọc Lịch Bửu Phiêu chính là phỉ báng Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.
—————-           
Chương 7 – Mục 3: Bản chất kính Thần và đạo lý của Quỷ Thần
Số từ: 778
Trước mắt, chúng ta đều biết con người sinh tồn đều dựa trên trạng thái lưỡng cực: có Thiên thì có Địa, có mặt trời thì có mặt trăng, có ban ngày cũng có ban đêm, có đàn ông thì có đàn bà, có sống thì có chết, nếu có dương trần thì có âm phủ, có người sống thì có Quỷ Thần, có quan phủ trên trần gian thì có Diêm Vương dưới địa phủ. Âm dương cân bằng với nhau mới có thể tạo ra vạn vật, đây là đạo lý của tự nhiên, cũng là nguyên tắc sinh tồn tự nhiên của đất trời vạn vật.
Chuyện về Thần linh, tuy nhìn bề ngoài thì thấy không rõ ràng nhưng lịch sử từ xưa đến nay có rất nhiều sự kiện chứng minh là có thật, không thể không tin. Người thông minh thực sự là người biết tôn kính Thần minh, tôn kính nhân cách tinh thần để giáo dục cho con cháu đời sau, đó sẽ là những món ăn tinh thần phong phú. Thời xưa, những người có nhân cách cao thượng, có cống hiến to lớn cho tổ quốc, cho nhân dân, sau khi họ mất thì được lập tượng xây đền để tưởng nhớ, có ý nghĩa giáo dục tích cực, đồng nghĩa với việc thời nay xây đền nhà, tượng đài tưởng niệm, chỉ cần con người biết có luân hồi chuyển kiếp và linh hồn bất diệt thì sẽ hiểu được đạo lý kính Thần sẽ được Thần phù trợ.
Tại các nước phương Tây phát triển, đến 95% người có tín ngưỡng tôn giáo, họ cũng lập tượng đài những người anh hùng kiệt xuất tại công viên, đền thờ để tưởng nhớ. Ở phương Đông theo tập tục xưa nay thường hay xây miếu chùa sử dụng phương thức đốt nhang cúng bái. Cho nên, từ xưa đến nay việc thuyết giáo đạo Thần vẫn tồn tại trên dân gian, lập tượng xây chùa tạo cho người biết tôn kính mà noi gương, là tư tưởng cao thượng chân chính, cộng thêm có các sự kiện phát sinh chứng nghiệm khiến cho lòng người phải tuân theo phong tục để giáo hóa chúng sinh, không phải chỉ vì cầu phước mà cúng bái, cũng không vì không đốt nhang cúng bái mà phạm tội. Chỉ cần toàn tâm tôn kính trong lòng thì chính là:
Còn tâm hành ác không hối cải
Thắp hương cúng bái cũng bằng không;
Tu tâm tích đức kính Thần Phật,
Không cầu không bái cũng được linh.
Cổ nhân xưa có câu: “Kính Thần như Thần hiện!” Cho nên, không ít người đem thực phẩm, nhang đèn, giấy tiền đến chùa cúng để tỏ lòng thành tâm. Nhưng mà, dựa theo sách kinh mà nói, cách cúng bái thần Phật tốt nhất là lấy họ làm gương mà học tập, lấy hành động cụ thể để thực hiện những chỉ dẫn của họ, học tập họ mang tinh thần từ bi, quên mình vì chúng sinh. Học tập họ giác ngộ nhân sinh, cống hiến trí tuệ của nhân loại, học tập họ nâng cao đức hạnh trung hiếu chân chánh.
Như vậy mới nhanh chóng có thể nhận được sự phù hộ của Thần Phật, tiến bước đề cao đạo đức Giác Ngộ của chính mình, trở thành một người cao thượng, một người thoát ly được sự hứng thú hạ cấp, một người có ích cho thế nhân, mang tinh thần như có thần linh hiện, cảm nhận và đồng tâm, là một phương thức cầu phước tuyệt đối chính xác và hiệu nghiệm.
Người thời đại hiện giờ cho là thiện ác báo ứng không phải do tác dụng Thần Quỷ, chỉ là người ác gặp ác báo là do mình tự gây tự chịu, chứ không phải do sự trừng phạt của Thần linh. Dựa theo lý luận của Phật pháp mà nói, đây quả nhiên là một chân lý, nhưng tự làm tự chịu không mâu thuẫn với sự trừng phạt của Thần minh. Ví dụ, một người phạm tội bị bắt vào tù giam, nói về mặt bản chất quả nhiên là do hắn tự chịu, nhưng không thể phủ nhận sự tố giác của người bị hại hoặc tư pháp lập án điều tra và sự phán quyết của tòa án. Không thể phủ nhận việc bị trừng trị vậy là sai lệch hết ý nghĩa.
Cho nên “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là một cuốn sách đi cùng với thiên và địa đồng tôn thủ quy tắc với nhau “Thiên điều Địa luật”.
—————-           
Chương 7 – Mục 4: Tôn giáo tương hỗ, đoàn kết cứu thế
Số từ: 1026
Hiện nay, một số phật tử của Phật giáo chỉ chấp nhận là có Phật Đà, không chấp nhận có Thần, Tiên, Thiên, trong sách kinh nói người tu trên thập thiện nghiệp sau khi chết sẽ thành Thiên Thần và Thần Tiên. Cũng còn có một số Phật tử không biết được tinh thần tự giác, giác ngộ của Phật Bồ Tát, cảnh giới cao hơn Thiên Thần mà xem Phật với Thiên Thần cùng đẳng cấp. Quan điểm sai lầm bất phân biệt Thần, Tiên, Phật này dẫn đến hệ lụy làm cho Phật giáo bị xuống cấp, hiểu lầm và gây phản cảm trong xã hội.
Kinh sách nhà Phật nhiều lần đã phân biệt rõ các tầng thứ của Tiên, Thiên, lục đạo Thần minh. Cao tăng Ấn Quang đại sư nhiều lần thuyết giải với đại chúng là phải biết kính nể Quỷ Thần, Thiên Địa, Thần, Tiên, Phật, Bồ Tát,… cho thấy một Phật tử chân chính của Phật giáo không bao giờ không kính nể đạo lý của thiên địa Thần minh. Cho nên, giữa Thiên và Địa vô hình có quy tắc pháp luật tự nhiên, làm sao mà ta không tin tưởng? Phật là đứng đầu các cõi, sao còn không mau quy y?
Ngoài ra, một số tín đồ hay thích khinh bỉ chê bai, mà còn chửi bới nhục mạ các tôn giáo khác, thường cho là “ngoại đạo”, thậm chí còn sai lầm hiểu ngoại đạo đồng nghĩa với tà đạo. Khi Thích Ca Mâu Ni lúc chưa thành Phật đã từng theo học 96 loại ngoại đạo để cầu giải thoát, sau này rốt cuộc tỉnh ngộ được “Tâm ngoại vô pháp” mới chánh giác thành Phật. Lúc người đang tu hành đạo Bồ Tát, đã từng nhiều lần sử dụng hình ảnh của Bà La Môn, hình tượng của Tiên nhân để độ hóa chúng sinh. Nghĩa là bất luận tín đồ của Phật giáo hay các tôn giáo khác, nếu không từ nội tâm hạ công phu mà tu hành thì mới gọi là ngoại đạo. Tôn giáo chân chính thường hay chỉ bảo người hành thiện tích đức, cứu nhân độ thế, chỉ có khác biệt về phương pháp, phương tiện, nguyện lực và nhân duyên mà thôi.
Phật Đà đối xử với các nhân sĩ của các tôn giáo khác, tuyệt đối không bao giờ khuyên họ nên từ bỏ tôn giáo mà mình đang tín ngưỡng mà đến theo học Phật Pháp (trừ khi là tà giáo) mà là hành vi thế phàm, thuyết giảng chân lý, tuyên ngôn giáo hóa. Phật Pháp là dựa trên cơ sở trả ơn cha mẹ, sau khi học Phật càng phải kính hiếu với cha mẹ hơn, ái mộ thêm Thượng Đế của tôn giáo mình và biết kính trọng người hướng đạo, vậy mới là Phật Pháp.
Cho nên Phật Pháp được tất cả các loài người tôn trọng, Phật Tổ được tôn vinh là “Thế Tôn”. Trong cuốn “Tỳ Lô Giá Na Bồ Đề Tập” Phật nói:” Nếu người nào chà đạp lên những tôn giáo khác, tức là xa rời điểm Tỳ Lô Giá Na (tức là nhân duyên thành Phật)”.
Tôn sư sáng lập Tịnh Độ Tông Phật Giáo tại Trung Quốc là Huệ Viễn pháp sư tại Đông Thổ Lô Sơn, ông đã từng cùng Tôn sư của Đạo giáo hiện thời là Tôn sư Lục Tịnh Tu, Nho giáo danh lưu Đào Khuyến Minh rất là thân thiết, hay thường lui tới, cùng đàm thoại uyên bác, lưu lại trong lịch sử lưu câu chuyện “Hổ Khe Tam Tiếu”. Ông không chỉ giảng luận Phật lý, còn giảng dạy kinh điển của Nho giáo, đi sâu nghiên cứu tích yếu về gia đạo, suốt đời không ngừng nghiên cứu Nho đạo.
Đường triều cao tăng, Hoa Nghiêm thiền sư của Mật Tông Ngũ Tổ Quy Phong trong cuốn Nguyên Nhân Luận có nói: “Khổng, Lão, Thích Ca đều là chư Thánh, tùy thời ứng vận, thuyết giáo thụ đồ, nội ngoại tương tự, cùng lợi quần sinh”.
Ông cao tăng thời nay – pháp sư Ấn Quang, pháp sư Đàm Thư đối với các tôn giáo chánh phái và các Thần minh đều tôn kính bình đẳng, Mật Tông Đại thành tựu Trần Kiến Dân thường tu cùng đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, Đạo giáo, Nho giáo tại khắp nơi nước Mỹ.
Hiện nay, ở Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ, các đại tôn giáo thường cùng tổ chức các hoạt động từ thiện để cùng nhau giao lưu, đạo Tin lành, đạo Thiên Chúa giáo, Đạo giáo mời nhân sĩ của Phật giáo đến các nhà thờ, lễ đường hoặc cung quan để tụng “Kinh Địa Tạng”, “Kinh Kim Cang” và trình diễn các bài Phật nhạc, Phật tử Phật giáo cũng đọc các sách “Thánh Kinh”, “Mã Thái Phúc Âm”, “Đạo Đức Kinh”, “Thái Thượng Cảm Ứng Tập”,… giống như bà con thân thiết lui tới với nhau, hài hòa thiện hữu nhưng trong lúc tu hành thì vẫn đạo giáo nào tu đạo pháp đó.
Từ đây cho thấy, hàng trăm năm nay, mọi người đều biết Thần hộ pháp của Tứ đại danh sơn – Cửu Hoa Sơn là vị Thần nổi tiếng của Đạo giáo “Ngọc Quy Hỏa Phủ Thiên Tướng” – Linh Quan Vương, tượng Thần này có lập tại các nơi trong Cửu Hoa Sơn và Tì Viên Tự, Cam Độ Tự để cúng bái tôn kính.
Nhìn theo pháp giới để nói: Phật với chúng sinh là vô nhị vô biệt, tất cả chúng sinh (bao gồm Thần, Tiên, và các sinh linh) đều có Phật tánh, tòng sanh bình đẳng. Đến như một sinh linh nhỏ bé như con kiến vẫn được nhìn nhận bình đẳng, huống chi đối xử với các tôn giáo và Thần minh vốn lấy thiện làm bản chất như vậy. Vì phước lộc của chúng sinh, giữa các giáo phái phải từ bỏ mâu thuẫn thời trước, khoan dung rộng lượng, tương trợ lẫn nhau mới là con đường đúng đắn.
—————-           
Chương 7 – Mục 5: Cung kính Thần và cầu phước
Số từ: 970
Hiện nay, các nơi trên toàn đất nước có không ít các loại đền miếu lớn nhỏ (không phải nói về chùa Phật Bồ Tát), đến ngày viếng Thần hay phô trương giết mổ súc sinh, dùng phương thức vừa thịt vừa cá để cúng phước. Vậy là trên cơ bản đã làm trái với đạo giáo, sai lệch ý nghĩa Thiên đạo của Phật giáo.
“Thượng Thiên có đức háo sanh”, trong cuốn kinh điển có tiếng của Đạo giáo “Tập Thái Thượng Cảm Ứng” có khuyến cáo nhân loại không được “bắn chim” rượt thú, phá tổ lấp ổ, hại thai giết trứng, không được “giết rùa đánh rắn”, “sát hại côn trùng”. Ngoài ra còn còn nói rõ nếu có thể “từ tâm với vật, không sát sanh, chắc chắn sẽ được Trời Đất phù hộ, phước lộc kéo về, Thần linh bảo vệ”.
Trong “Trung Bản Khởi Kinh” Phật nói: “Sát sanh giỗ Tổ, không tậu được phước, Thiên Thần không ăn, kẻ sát có tội”. Tại sao Thiên Thần không ăn? Tại vì Thiên Thần trú tại cung điện trên cõi Trời là xây bằng thất bảo, ăn toàn các mỹ vị ngọt ngào như cam lộ, làm gì mà phải ăn những thứ thịt của súc sinh vừa hôi tanh, dơ bẩn, xấu xí. Khi Thiên Thần không đến ăn thì sẽ không cầu được phước, kẻ sát sanh để làm giỗ cúng bái còn phải gánh thêm tội sát sanh, là tự gây phiền phức cho mình. Cho nên, sát sanh để cúng Thần là một chuyện ngộ nhận, một hành vi vô công mà có tội.
Trong cuốn “An Sĩ Toàn Thư” có ghi lại một câu chuyện “Thần Sông Thụ Giới”: Ở tỉnh Giang Tây, có con sông nước chảy mạnh rất nguy hiểm, có tên gọi “không gió ba thước sóng”. Bản xứ này có một miếu Long Vương, được xem là rất linh ứng, các thương gia vãng lai, thường hay sát sanh cúng bái, thì hàng hóa lưu thông mới được bình an, trường kỳ như vậy vì cúng bái không biết đã sát hại biết bao súc sinh không thể tính nổi. Đến thời Minh Triều, có một vị pháp sư có đức hạnh rất cao siêu từ đâu đi ngang qua, trước một ngày ông đến, người quản lý của miếu Long Vương, mơ thấy Thần Long Vương đến nói với ông “ngày mai sẽ có một vị đại hòa thượng đến đây, ông ta kiếp trước tu hành đã bái cùng một sư phụ xuất gia với tôi, ông tu hành không nguôi, kiếp này đã trở thành cao tăng, tôi chỉ sai lệch một bước, đã tọa lạc thành một Thần ăn vật máu tanh (dùng sát sanh súc vật để làm cúng bái cho các Thần), nghiệp tôi sát sanh tội rất nặng, tương lai nhất định phải vào đại địa ngục chịu khổ báo. Ngày mai, nhờ ông thay tôi cầu xin pháp sư truyền tôi Phật giới, sau này các người lai vãng đến cúng bái tôi, nhất định không được dùng rượu thịt!”.
Qua ngày hôm sau, ông chủ quản miếu đi dò xét, quả nhiên gặp được một pháp sư giống vậy nên đã nói rõ nguyên do cho ông ta nghe và mời ông ta đến miếu Long Vương để thuyết pháp. Từ nay về sau, sóng gió bên sông rất bình yên, người qua lại không cần phải sát sanh để dâng cúng. Cho nên, ngay cả Thần linh nếu tham hưởng thức ăn có mùi tanh cũng phải chịu sát giới, cũng phải vào địa ngục chịu quả báo.
Trên thế gian thật sự là có chuyện sát sinh để cúng bái Thần Quỷ cho việc cầu phước, chúng ta nên hiểu rõ, Thần Quỷ không phải thật sự tu hành để trở thành một Thánh linh đại từ đại bi, cũng có lúc phạm qua lỗi lầm, vả lại thật sự có không ít tà ma ác quỷ yêu ma háo thịt máu tanh, hành động tác quái trên thế gian. Nếu mà Thần tham hưởng máu tanh, nhận cúng lễ máu thịt của bạn rồi sau ban cho bạn được phước mà bạn không đáng có, giúp bạn làm những chuyện không nên làm thì đây là một hành vi mua chuộc vừa phạm nghiệp tội sát sinh và nghiệp trộm cắp, sau này sẽ tự hứng chịu quả báo. Vì vậy, ngoại trừ phải cùng gánh chịu nghiệp tội sát sanh còn phải chịu sự khổ báo do cưỡng cầu mà có, phải biết có trốn được một thời mà không trốn được vĩnh viễn, hưởng những phước báo mà mình không đáng được hưởng, ai biết được có khi nào do tà ma ác Thần xoay chuyển cho mình hưởng trước những phước lộc mà mình đáng được, như vậy có gì để đáng vui mừng?
Dựa trên cho biết, sát sanh cúng bái, đối với Thần hoặc người, cả hai đều có hại. Cho nên “Kinh Pháp Cú” có nói: “Yểu nghiệp thấy phước, vì ác chưa đến, khi ác chín muồi, tự chịu tội hình”
Như vậy, chúng ta cầu phước phải sử dụng phương pháp thanh tịnh từ bi như phóng sinh, ăn chay, tụng kinh, kính hiếu trưởng bối, cứu trợ người già neo đơn và người có hoàn cảnh khốn khổ, hỗ trợ trẻ em nghèo thất học, niệm Phật, cúng tăng, cúng dưỡng Phật Tam Bảo, tuyên dương sự việc nhân quả báo của thiện ác. Trợ giúp tiền in sách thiện truyền bá nhân loại mới chính là phương thức chánh đạo để cầu phước. Nếu như cúng Phật thì phải dùng hoa quả, thực phẩm chay, chỉ cần thành tâm đều được cảm ứng.
—————-           
Chương 7 – Mục 6: Niệm hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát tránh được tai nạn
Số từ: 414
Cô Vương Tú Phân 18 tuổi, từ nông thôn lên thành thị làm việc, đêm tối hay thường bị ác mộng thức giấc, gây cho tinh thần bị rối loạn. Cô nghe nói niệm bảy chữ hồng danh “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát” có thể ngủ yên lành, vả lại còn có thể tăng thêm phước vận, tiêu họa trừ hung. Nên mỗi ngày sử dụng 20 phút thời gian niệm 1000 lần. Đêm hôm đó quả nhiên ngủ rất yên lành, từ đó ác mộng ngày càng giảm mất.
Vào một đêm tối, cô mơ thấy một đám ác đồ rất hung dữ, bắt cô và một số chị em chơi thân với nhau, nói là đưa họ đi làm gái điếm. Cô rất sợ hãi, lúc hoảng hốt thì niệm câu hồng danh “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát”, mới niệm có mấy câu thì thấy có ông hòa thượng tay cầm gậy sắt đi đến, chỉ vào cô ta và nói với các ác đồ: “Cô ta là người của tôi, các ngươi không được bắt cô ta!”, nói xong thì đuổi hết bọn ác đồ đi và đưa cô về. Khi thức giấc cô cảm thấy giấc mơ này rất kì lạ.
Hai tháng sau, mấy cô bạn dưới thôn quê lên rủ cô cùng đi Phúc Kiến làm việc, mỗi tháng lương bổng hơn hai ngàn đồng, còn trả trước phí an cư một ngàn đồng, cô nghe xong động lòng đang chuẩn bị đi. Không ngờ qua ngày hôm sau bụng đau rất dữ dội, tiêu chảy không cầm nên không thể đi chung, đành bỏ lỡ cơ hội này.
Nửa năm sau, ở dưới quê truyền đến thông tin, mấy cô bạn kia đã bị xã hội đen “đại ca” dụ dỗ lừa sang Phúc Kiến, tiếp tục bán đi Đài Loan làm gái điếm. Lúc này cô mới nghĩ lại giấc mộng kì lạ ấy, nên càng tín ngưỡng hơn sức lực thần uy của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
“Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức” có nói: “Mỗi ngày niệm hồng danh “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát” 1000 lần, kiên trì 3 năm, Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ cử Thần Thổ Địa và Thần Phúc Đức đến phù hộ, giúp cho hành giả không bao giờ gặp tai nạn họa hại, cuộc sống sẽ được bình an, cơm ăn áo mặc, phước lộc tăng trưởng”.
—————-           
Chương 7 – Mục 7: Quan Thánh chiến thắng ôn thần
Số từ: 631
Thời Dân quốc, các thành thị làng quê đều có tổ chức bang phái, lúc thời Thanh Triều còn gọi là Hội đồng hương, thời dân quốc gọi là Hội quán, người An Trưng có An Trưng hội quán, người Hồ Nam có Hồ Nam hội quán… chủ yếu là phòng thân không để cho người địa phương và người ngoài ăn hiếp. Khi có xảy ra sự cố thì hội quán sẽ đứng ra can thiệp.
Năm 1946, năm thứ 2 của đợt kháng chiến thắng lợi, ông Tôn Vịnh Trấn trưởng làng của hội quán người An Trưng đến mời cậu tôi là Huỳnh Hạc Ban vẽ cho họ một bức tranh lớn hình tượng ông Quan Công, cậu tôi là họa sĩ nổi tiếng tại Viễn Nam, có năng khiếu tạo hình lập thể nhân vật. Sau khi hai bên bàn bạc ổn thỏa việc tranh vẽ và tiền công. Năm ngày sau thì hoàn thành, người hội quán xem rồi khen tranh thật trang nghiêm và mở tiệc chiêu đãi tạ lễ. Trong lúc dự tiệc, cậu tôi hơi hiếu kì, trong địa phương có rất nhiều hội quán không thấy có tín ngưỡng thờ Quan Công, chỉ có hội quán của An Trưng chịu bỏ ra giá cao để vẽ tranh tượng Thần Quan Công, nhất định phải có nguyên do. Cho nên hỏi thăm, ông trưởng lão hội quán trả lời:
“Quan Công đã từng cứu bá tánh của toàn huyện chúng ta, nên đã kể ra câu chuyện như sau:
– Thời cuối Thanh Triều, Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh khiêu chiến với binh lính nhà Thanh tại An Trưng không bao lâu, Viễn Nam các huyện phát dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm), chỉ độc nhất huyện Kinh không có bá tánh nào bị bệnh, nguyên nhân là do Quan Công hiện Thánh đuổi dịch bệnh ôn thần đi khỏi.
– Trưởng lão hội quán nói: cửa phía Nam của huyện chúng ta có thiết lập một cái miếu để cung phụng thánh Quan Công, trong miếu có một ông chuyên quản lý chăm sóc nhang đèn trong miếu (gọi là ông chay), trước dịch bệnh bùng phát 1 tháng, có một đêm Thánh Quan Công báo mộng cho ông chay và 2 người trong làng lân cận: “Ôn thần sắp giá lâm huyện này, vì để tránh sinh linh phải chịu tai họa, đêm mai ông phải đến miếu tôi gõ chuông, để trợ giúp thần uy, trục xuất ôn thần, có thể tránh khỏi nạn kiếp”.
Sáng ngày hôm sau, hai ông trong làng không hẹn mà đi đến miếu thông báo cho ông chay nghe, mới biết là ba người cùng mơ một giấc mơ. 11h đêm hôm đó, cả ba người đột nhiên nghe thấy trên trời cao có tiếng ngựa chạy và tiếng đánh kiếm thì lập tức gõ chuông, trong đêm khuya tiếng đánh kiếm càng quyết liệt, chỉ thấy các tượng Thần trong miếu tiết mồ hôi ra như mưa, ông chay không ngừng dùng khăn lau, ra lệnh hai ông trong làng mạnh tay gõ chuông, khoảng hơn 1 giờ đồng hồ sau, tiếng kim mã dần biến mất, đêm khuya trở lại im lặng, ba người quỳ xuống tạ ơn Thần, những người trong làng bị đánh thức giấc đã bu quanh dò hỏi nguyên nhân.
Sau chuyện này không bao lâu, toàn huyện phát ra dịch bệnh, trong 10 người chỉ còn giữ lại 3 người, độc nhất huyện Kinh không có bùng phát dịch bệnh, sau này người trong làng lập bia khắc lên sự tích Quan Công đuổi ôn thần lưu truyền trong miếu. Từ đó, người nào cũng biết đến, đều tín ngưỡng linh nghiệm của Quan Thánh Đế Quân.
—————-           
Chương 7 – Mục 8: Những quả báo khi hủy hoại tượng Thần và tham tiền từ thiện
Số từ: 647
Thị trấn Bắc Hải tại Quảng Tây có một ngôi miếu cổ, có tên gọi là “Phổ Độ Chấn Cung”. Vào năm 1988, ông Chu người quản lý của miếu này có mướn một người nông dân đến để khiêng một tượng Thần khắc bằng gỗ, do tượng quá lớn không tiện di dời, phải sử dụng cưa từ chỗ lưng ra thành hai khúc, sau đó chuyển đi. Cách chuyện xảy ra 10 năm sau, năm 1998, ông Chu bị một chiếc xe mô tô phóng nhanh đụng vào bị thương nặng, làm gãy nhiều ống xương và gãy lưng, những chỗ bị gãy y như vị trí lúc cưa tượng Thần.
Sau đó, ông Chu phải điều trị một thời gian mới xuất viện. Tiếp đó, người nông dân nọ cũng phải chịu quả báo, trong lúc ông vớt bánh ú, bánh ú trong nồi kẹp lại một tấm lá khi kéo lên đã vẩy nước sôi lên mặt, gây cho nửa mặt ông ta bị phỏng rất nặng, còn bị phá tướng trên mặt.
Từ xưa đến nay, việc phá hủy tượng Thần Phúc Đức Chánh Thần đều gặp phải chuyện không tốt lành. Theo chúng tôi điều tra, thời kỳ đại cách mạng văn hóa, những người tham gia hủy chùa chiền và phá hoại tượng Phật không có người nào có quả báo tốt lành, đây là một sự thật. Chỉ cần chúng ta thâm nhập, điều tra phỏng vấn, làm một người có tâm, nhất định sẽ chứng thực nhân quả báo có thật không hư và không nơi nào không tồn tại.
Nguyên “Phổ Độ Chấn Cung” có ông quản lý thường hay ăn cắp tiền của các thiện nam tín nữ đến cúng dường, đem về nhà riêng tiêu xài cho riêng mình, quả báo của ông ta là hai đứa con gái của ông, một thì nghiện ngập ma túy, một thì bán dâm.
Những người đi đến miếu chùa cúng dường thường là những người gặp nạn hoặc có nguyện, có tin hướng đến phước đức của Thần linh mà quyên góp tiền cúng dường, cúng dường để tai qua nạn khỏi và tậu phước lộc, khoản tiền này đáng lẽ chỉ có thể sử dụng cho việc xây miếu chùa và tu hành hoặc chỉnh trang tượng Thần Phật, hoặc in tặng kinh văn, hoặc cứu trợ người nghèo đơn chiếc và các chuyện công ích từ thiện, làm như thế mới có thể tạo cho người quyên góp tiền đạt được nguyện vọng và được chứng thật nếu không thì sẽ gặp ác báo.
Khi mình lấy cắp tiền cúng dường cho Thần linh để lập công đức, nhất định phải thay thế người ta tiêu tai ban phước, Quỷ Thần sẽ đưa phước đức của mình âm thầm chuyển hồi hoàn thưởng cho người quyên góp tiền cúng dường, nên mình sẽ bị bạc phước, vận xấu nghèo khổ vô tận; nếu như phước đức, tinh khí của mình không đủ để bù đắp cho công đức của người quyên góp tiền thì thân tâm sẽ bị suy nhược lâm bệnh. Ngoài ra, còn vi phạm điều nghiêm cấm là trộm cắp tiền thập phương, sau khi chết sẽ bị đẩy xuống địa ngục vô tận chịu cực khổ. Tham ô tiền công đức cúng dường của chùa miếu, thực sự là một điều không thể làm. Nếu có những người như vậy, mau đến sám hối cải thiện, nhất là những người quản lý trong chùa và những người xuất gia phải đặc biệt cẩn thận.
Người muốn làm công đức quyên góp tiền cúng dường cũng không nên quá hồ đồ, nên chọn đúng điểm thật cần để ban phát công đức cho thiên hạ, giải quyết được những vấn đề thiết thực. Nếu không sẽ hại người, hại thân vô ích.
—————-           
Chương 7 – Mục 9: Tịnh Không Pháp sư luận cung dưỡng
Số từ: 572
Phật môn thường nói: “Một hạt gạo của thí chủ lớn như núi Tu Di, hôm nay không hiểu đạo, chăn bông vất xó nhà” Cho nên, tiền cúng dường làm sao có thể đem đi hưởng thụ. Nếu như người cúng dường có lòng làm công quả thì nên tiếp nhận, tiếp nhận xong thì phải chuyển làm cúng dường.
Ấn Quang Pháp sư đều đưa tiền tài cúng dường của tín đồ sử dụng vào việc in sách kinh và cứu trợ từ thiện, đưa phước nguyện của thí chủ chuyển thành hiện thực. Như là xây chùa lập miếu, người trong chùa phải thật sự hoằng pháp lợi sinh thì sự cúng dường của thí chủ mới có được công đức.
Có một số Pháp sư do được tín đồ khen ngợi, cúng dường mà sa đọa, sau này phải chịu quả báo, những tín đồ này cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Hiện giờ, một số tín đồ cúng dường cả nhà cửa, thứ gì tốt đều đem đi cung dưỡng cho Pháp sư, đời sống của Pháp sư quá sung sướng, thế giới Tây Phương cực lạc cũng không muốn đi nữa – nơi đây cũng tốt vậy, đâu cần phải cực nhọc làm chi? Tâm thành Phật đạo, tâm độ chúng sanh thoát ly sinh tử cũng không còn, thật là tai họa lớn! Pháp sư xuất gia thì đâu còn gia đình, tặng cho họ một ngôi nhà, tức là kêu họ nhập gia, họ có quyền sở hữu, lại có tài sản, tiêu rồi! Họ lại trở lại như xưa! Vậy do ai hại họ như thế? Tín đồ hại chết pháp sư.
Những người như vậy không hiểu được là mỗi ngày đang phá hoại Phật pháp, tổn hại Tam bảo, còn tưởng mình làm được nhiều việc công đức, nhiều việc tốt lành. Đến cuối đời xuống địa ngục gặp Diêm Vương, còn phân biệt không được sự tình thật hư ra sao, lúc ấy phải làm gì đây?
Phật Tổ năm xưa cùng với đệ tử ngày ăn dưới nắng, ngủ dưới cây qua những tháng ngày cực khổ. Người tu hành trẻ tuổi thì phải chịu tu luyện gian khổ, chỉ có “dị khổ vì sư” mới thật sự sanh ra tâm đạo chính chánh, có tấm lòng kiên cố siêu xuất thế gian này. Tự mình không chịu được cực khổ, nhìn thấy người khác chịu cực thì phát lòng tôn kính, không nên kéo họ đi lùi. Phật Tổ chỉ bảo chúng ta cúng dường cho pháp sư lương thực, quần áo, thuốc thang (lúc bệnh), vật dụng sinh hoạt cơ bản thì đủ rồi, nếu như pháp sư thật sự hứng thú muốn lo việc lợi ích cho chúng sanh thì nên lo theo tùy hỷ, ưa thích bố thí.
Đối với người mà bách gió thổi bất động, đáng để cho mình ra sức khen ngợi và cung dưỡng. Những người này mình khen ngợi họ, họ không sanh lòng vui sướng; vu khống họ, họ không nổi tâm âu sầu, tâm trạng họ vĩnh viễn bảo tồn yên tịnh, những người như thế mới thật sự đáng khen ngợi. Vì sao? Khen ngợi cung dưỡng không hại được họ, cho nên phải trợ giúp tuyên dương họ, tạo cho càng nhiều người biết đến, thì họ sẽ càng đắc độ chúng sanh càng nhiều.
—————-           
Chương 8 – Mục 1: Phụ thân của Mai Lan Phương
Số từ: 389
Thiện Ác có quả báo
Cha của Mai Lan Phương là người có danh tiếng trong nghề diễn kịch nghệ thuật. Lúc thời niên thiếu, ông học kéo đàn, học xong thường đến hoàng cung biểu diễn. Sau mấy năm, ông đã tiết kiệm được năm ngàn mấy bạc tiền đồng, gia đình hối thúc ông ta về quê thành hôn. Một ngày nọ, ngồi xe ngựa về quê, khi đi ngang qua Nam Kinh, ông thấy rất nhiều túp lều đều là những người tị nạn cư trú. Vì năm hạn hán mất mùa, dân đói khát lũ lượt đến.
Nhìn thấy cảnh đói khổ, lòng ông rất thương xót. Lòng từ bi nổi dậy, ông nghĩ trong lòng, mình có 3 ngàn lượng, nếu như bố thí 3 ngàn lượng cứu trợ cho người nghèo đói, còn lại 2 ngàn lượng cũng đủ để kết hôn. Nên ông đem ba ngàn lượng cứu trợ cho người nghèo đói nhưng vì dân nghèo đói quá nhiều, không đủ phân phát, ba ngàn lượng xài hết mà còn quá nhiều dân cầu cứu, lòng Mai quân thật không đành lòng, nên bỏ luôn hai ngàn lượng còn lại, đồng tiền xương máu của mình tích lũy mấy năm qua hoàn toàn tiêu sạch trong một ngày.
Trong lòng rất an lòng, nhưng lần này về quê lấy vợ thì không thành rồi. Nghĩ trong lòng, mấy năm sau mình thành hôn cũng được nên quay lại Bắc Kinh. Các đồng nghiệp hỏi ông ta sao lại quay về mau vậy. Ông Mai Quân kể lại chuyện bố thí cứu nạn, rất nhiều người đều nói ông ta ngu dại. Mai Quân lại làm việc thêm ba năm mới quay về quê lấy vợ.
Tại vì có một chuyện đại công trên trần dương nên trời ban cho ông ta con cái quý. Con gái ông Mai Lan Phương lừng danh trên toàn thế giới, giàu sang cao quý. Tuy không phải là hạng cao sang quý tộc nhưng đời sống sinh hoạt của ông thật là đầy đủ, sung túc, tôn vinh cho tổ tiên, lưu danh cho thế hệ sau, ông và con ông đều là đại sư có tiếng trong làng nghệ thuật. Thật ra, ông Trời đã ban cho ông một quả phước báo không nhẹ.
—————-           
Chương 8 – Mục 2: Những quả báo khi Tào Thiết Âu cưỡng hại điên cuồng
Số từ: 405
Thiện Ác có quả báo
Sỡ dĩ, Tào Thiết Âu có tiếng, không phải chỉ vì bà ta là vợ Khang Sanh mà là do bà ta với Khang Sanh đều cùng là sát thủ có tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ, đều sát hại điên cuồng. Ở một số mặt, bà ta còn hiểm độc gian tà hơn Khang Sanh. Tào Thiết Âu lúc còn sống đã từng bị một chứng bệnh đặc biệt.
Sau khi Khang Sanh mất, Tào Thiết Âu từ Bắc Kinh dọn đến Mộc Dị Tỳ lầu số 22. Nhà lầu này chuyên xây cho các cán bộ cấp Bộ Trưởng ở, Vương Quang Mỹ và rất nhiều cán bộ cao tuổi đều sống qua tại đây, bị Khang Sanh và Tào Thiết Âu cưỡng hại.
Sau khi Tào Thiết Âu chuyển về nhà lầu này ở, thường có cảm giác như đang sống trong ngục tù sự chửi bới của dân chúng, gây cho bà ta sợ hãi, lo âu, đau khổ, căng thẳng và bất an. Bà ta sợ tiếng gõ cửa, sợ tiếng ồn, càng sợ người hơn. Đặc biệt là sợ những người già đã từng bị bà ta cưỡng hại, bà ta thường hay nằm ác mộng suốt ngày và đêm, mơ thấy rất nhiều người kỳ quái hung dữ muốn giết hại, rượt đuổi bà ta. Thậm chí, sau này ban ngày cũng nhìn thấy ưu hồn đến đòi mạng sống của bà ta. Cho nên, bà ta rất hoang mang.
Vào một buổi tối, cháu gái của bà ta vừa bước vô nhà, bà ta tức thì quỳ xuống trước mặt cháu gái khóc òa lên: “Hiện giờ, có người muốn đến trả thù ta, muốn hãm hại ta, mau cứu ta với, nếu không ta sẽ không sống nổi!”
Cô cháu gái không cảm thấy kinh ngạc vì những năm gần đây, Tào Thiết Âu như điên điên khùng khùng, nói năng lung tung, nói những câu nói, làm những chuyện bậy bạ và đã là chuyện thường ngày, vả lại càng ngày càng nghiêm trọng… Năm 1991, bà ta kết thúc cuộc đời của mình trong sự hoang mang, sợ hãi.
Đây chính là một Tào Thiết Âu bệnh hoạn lúc cuối đời. Tức là lúc sau khi mất hết quyền thế, Tào Thiết Âu cuối đời bị hàng vạn người căm thù nguyền rủa và chết trong nhục nhã.
—————-           
Chương 8 – Mục 3: Đầu thai thành lợn vì quả báo sát sanh
Số từ: 434
Thiện Ác có quả báo
Một tỉnh nọ tại Dư Thiều, Triết Giang, có một ông đồ tể họ Tôn, vào các ngày lễ Tết thường có người mời ông đi mổ heo. Khi ông quy y Phật giáo, biết được nghiệp sát sanh là tội nặng thì không còn giết mổ heo thay người.
Đến cuối năm, người bà con nhất quyết phải nhờ ông ta mổ cho bằng được. Chỉ vì nể về mặt tình cảm khó xử, ông ta lại phải giết mổ thêm hai con heo.
Qua tháng ba năm sau, vào một đêm, ông Tôn đại tiện sau nhà, thấy từ xa có một đám người đi tới. Có bảy người nam, tám người nữ toàn bị trói lại như là đang bị áp giải. Ngoài ra, còn có một số người tay cầm súng. Chạy gần, ông Tôn thấy trong đó có một người ông ta quen biết, đó là tên ác bá ở cách làng mười dặm. Người này cấu kết với thổ phỉ, ăn hiếp người nghèo, không việc ác nào mà không làm. Ông Tôn nghĩ thầm, ông ta có thể đã bị quan lính bắt giữ, không sao lại bị trói. Từ từ đi về đến nhà, chỉ nghe đám người đó cứ đi theo hướng nhà kế bên bán tạp hóa. Cách tường lắng nghe, chỉ cảm thấy tiếng người náo loạn, đèn nhà sáng trưng, nghe một hồi sau đó mới yên tĩnh lại.
Ông Tôn thức dậy lúc canh năm trời chưa sáng, đi ra ngoài tiệm tạp hóa, chờ gần nửa ngày mới thấy cửa tiệm mở ra. Ông Tôn hỏi, hôm qua nhà ông có chuyện gì mà sao nhiều phạm nhân đến nhà ông vậy. Chủ nhà này nói hôm qua chẳng có người nào đến nhà tôi cả nhưng con heo nhà tôi đẻ được mười mấy heo con.
Ông Tôn nói: “Tôi còn nhìn thấy ông ác bá nọ cũng bị trói trong đó mà”.
Ông chủ kia nói: “Chắc ông đã gặp ma rồi. Ông ác bá đó tháng trước đã bị bắn chết rồi”.
Ông Tôn quá sợ hãi, ông đi đến chuồng heo, thấy có 7 heo đực, 8 heo cái, phù hợp với số lượng người mà hôm qua ông thấy. Ông Tôn sợ quá, chạy đến Phật đường sám hối, xin thề thanh khẩu ăn chay.
Sau này mới biết, tên ác bá nọ lúc còn sống thường hay đến tiệm tạp hóa kia đòi nợ tiền mãi lộ nên sau khi chết phải đầu thai nhà đó để trả nợ.
—————-           
Chương 8 – Mục 4: Họa phước công bằng, đủ duyên mới đến
Số từ: 1374
Thiện Ác có quả báo
Vào năm Thuận Trị thời nhà Thanh, tại huyện Thuận Nghĩa, Bắc Kinh có một đại gia đình họ Cung, nhà có ruộng đất cả trăm mẫu, lừa ngựa cả đàn. Lúc trung niên, họ sanh được một cậu con trai, đặt tên cúng cơm là Khánh Hữu. Trong lúc này, ông Lý làm quản gia quản lý việc tá điền cho nhà họ Cung cũng sanh được một thằng con trai, đặt tên là Lý Phúc.
Đợi Cung Khánh được 7 tuổi, Cung đại gia mời một gia sư đến dạy học cho con trai. Lý quản gia thấy con trai của Cung đại gia được học sách, nên cầu xin ông Cung đại gia cho con mình học cùng với Cung Khánh, được Cung đại gia đồng ý. Tháng ngày qua mau, lúc Lý Phúc đến 14 tuổi thì cùng Cung Khánh tá túc tại học viện, tức ngày thì học chung, đêm thì ngủ chung.
Có một đêm, Lý Phúc đang ngủ ngon, mơ thấy trên trời mở một cổng lớn, từ trên trời hạ xuống hai ông Thần, hạ đúng trong học viện, có một ông Thần chỉ ngón tay đến Cung Khánh Hữu, còn ông Thần kia nói: “Anh ta ra sao?”. Ông Thần kia nói: “Anh ta là người toàn phước, năm 17 tuổi đậu tú tài, 19 tuổi đậu cử nhân, tương lai sẽ thăng quan đến cấp nhị phẩm, suốt đời hưởng vinh hoa phú quý”.
Ông Thần nọ lại chỉ vào Lý Phúc, hỏi ông thần kia: “Còn anh kia?”. Ông Thần kia nói: “Người này thuộc mạng khổ vô công danh, vô phận nghèo suốt đời”. Nói xong, hai ông Thần bay về Trời.
Sau khi hai ông Thần đi vào cửa Trời, cửa Trời đóng lại như trước. Lý Phúc tỉnh dậy, cảm thấy kỳ lạ liền kể hết chuyện trong mơ cho cha mẹ và những người khác nghe.
Đợi đến khi Khánh Hữu năm 17 tuổi, quả nhiên thi đậu tú tài, lúc này Lý Phúc không còn học nữa. Nhà có ruộng đất, Lý Phúc tuy canh tác nhưng luôn để ý đến hành vi của Khánh Hữu, anh ta thấy Khánh Hữu có tính độc đoán, luôn làm chuyện ác, tàn nhẫn bạo hành, không làm việc tốt. Sau khi Khánh Hữu thi đậu tú tài và tiếp tục thăng tiến, đúng là thăng chức đến làm đại quan nhị phẩm.
Nhưng Khánh Hữu làm quan thì tham nhũng, tàn độc với bá tánh, đánh người trung lương. Hành vi của Khánh Hữu, trong lòng của Lý Phúc xem đó là tội ác, cảm thấy Khánh Hữu sau này phải chịu quả báo. Ai ngờ, Khánh Hữu sống thọ đến năm 71 tuổi vẫn nhân tài song vượng, con cháu đầy nhà. Không chỉ có vậy, Khánh Hữu còn có thể biết được mình lúc nào chết, lúc ông chưa chết, ông nói với con trai làm sao lo hậu sự cho ông.
Nhưng hành vi của Lý Phúc lại khác biệt hoàn toàn so với Khánh Hựu, Lý Phúc sống rất cần kiệm, đối xử với người dân rất kỹ lưỡng, hướng thiện mà đi, không làm chuyện độc ác. Đối với loại người ác độc như Khánh Hữu lại được hưởng phước trọn đời, còn biết trước ngày mình mất. Trong lòng ông ta cảm thấy bất bình, cảm thấy dưới âm phủ cũng có chuyện mua chuộc hối lộ, quyết tâm cùng Khánh Hữu đến Diêm Phủ hỏi cho ra lẽ. Nên ông nói với con trai của ông là sẽ chết vào ngày tháng đó, chuẩn bị lo cho hậu sự của ông. Ông Lý Phúc muốn đi cùng Khánh Hữu đến âm phủ xem như thế nào, nhất thiết phải xem rõ ràng cho bằng được.
Lý Phúc nói với con trai là mình chết vào lúc nào, không phải vì ông ta tự biết ngày giờ chết mà là ông ta mua sẵn một gói thuốc độc. Nếu như Khánh Hữu thật sự chết vào ngày ông ta nói thì ông sẽ uống thuốc độc để chết theo Khánh Hữu đi xuống âm phủ gặp Diêm Vương. Không ngờ, Khánh Hữu đến ngày đó thật sự chết đi, ông Lý Phúc cũng uống thuốc độc chết theo để đi xuống âm phủ mới kịp nhìn thấy Diêm Vương đi ra đón Khánh Hữu. Diêm Vương xử lý xong công việc của Khánh Hữu mới ra gặp Lý Phúc, nói: “Sao ngươi cũng đến vậy?”.
Lý Phúc trả lời: “Tôi vì Khánh Hữu mà đi xuống đây. Trên trần gian, người người sợ quyền thế, kính chủ tài, tại sao Diêm Vương dưới âm phủ cũng phải sợ quyền thế và chủ tài sao? Tôi nghĩ ông Khánh Hữu sống trên trần gian, tàn nhẫn độc ác, làm việc ác vạn lần, ông ta lúc trên trần gian không phải chịu ác báo, đến âm phủ, chắc phải chịu hình phạt, không ngờ trần gian với âm phủ cũng như nhau”.
Diêm Vương nói: “Ông ráng chờ một lát thì sẽ hiểu”. Diêm Vương ra lệnh cho phán quan mở ra cuốn sổ sanh tử thiện ác để xem, trên tên của Cung Khánh Hữu có một hàng chữ. Diêm Vương nói: “Vì kiếp trước Khánh Hữu làm rất nhiều việc thiện to lớn, kiếp này tuy làm ác, đã tiêu hao không ít công thiện của kiếp trước nhưng vẫn còn dư rất nhiều việc thiện to lớn, chuyển đến kiếp sau vẫn được hưởng phước, nhưng không có lớn như kiếp trước nữa.
Với những chuyện ác mà ông ta đã làm, vẫn chưa đến thời kỳ thuần thục, Lý Phúc nhà ngươi vì kiếp trước không có làm việc thiện nên kiếp này phải chịu khổ. Nhưng vì do ông giác ngộ, một lòng làm việc tốt, cho nên ông sống trên đời tuy không hưởng phước nhưng ăn mặc không thiếu thốn gì, khi ông chuyển kiếp sau, ông sẽ hưởng phước thật là lớn”.
Lý Phúc cầu xin Diêm Vương lúc chuyển kiếp đừng cho ông ta uống nước mê hồn, để kiếp sau có thể xem được kết quả hành vi của Khánh Hữu. Diêm Vương đồng ý lời cầu xin của Lý Phúc.
Lý Phúc lại đi theo Khánh Hữu đi chuyển kiếp luân hồi. Vì ông ta chưa uống nước mê hồn, biết hết sự việc, biết được Khánh Hữu lại đầu thai đến một gia đình phú quý. Ông thì đầu thai đến một gia đình trung bình, vẫn tu hành giữ thiện. Khánh Hữu sau này trưởng thành, làm quan huyện trưởng, vẫn tàn ác với bá tánh, hoàn toàn không có một chút hối hận, dựa vào quyền thế tham nhũng, hãm hại dân lành. Vì ép buộc khẩu cung, đã móc đi hai con mắt của người ta; vì một vụ án, chém mất đôi chân của người khác, Khánh Hữu sống thọ đến hơn bảy mươi mấy tuổi, bị bệnh và qua đời.
Lý Phúc do có trí tu hành từ bi, đã tu đến ưu hồn có thể đi xuống âm phủ. Lý Phúc ngồi thiền, lúc này, ông ta nhìn thấy Khánh Hữu sau khi chết, linh hồn đi theo Khánh Hữu xuống gặp Diêm Vương. Lúc này khác với lúc trước, Diêm Vương tiếp đến Lý Phúc trước rồi mới xử Khánh Hữu sau.
Khi thấy dưới tên của Khánh Hữu trong sổ, phước thiện đã hoàn toàn tiêu hao hết. Lúc làm quan, móc mắt người ta, chém đôi chân người khác, hai sự việc này, chỉ có thể lấy thân mà trả nợ, phán quyết Khánh Hữu kiếp sau đầu thai đến một gia đình nghèo khổ, đôi mắt mù lòa, tàn tật hai chân, mỗi ngày ra mặt đường ăn xin, khổ hết biết.
Khi Lý Phúc nhìn thấy Khánh Hữu có quả báo của ba kiếp, trong lòng sợ mất đi bản tính mà phải tọa lạc sự luân hồi, nên kiên trì tu hành, độ kỷ độ nhân, cuối cùng công quả thành tựu, đạt được chánh quả, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau của sự luân hồi.
—————-           
Chương 8 – Mục 5: Bất hiếu mẫu thân, bị rắn cắn chết
Số từ: 289
Thiện Ác có quả báo
Huyện Vĩnh Phúc tại Quảng Tây, ở xóm Đại Tân có một người họ Quý, năm nay 24 tuổi, tính tình rất hung dữ, người trong xóm làng đều rất sợ hắn. Vào ngày 17 tháng 3 năm 1998, sau khi gã Quý đánh bạc xong về nhà, mẹ hắn chỉ trách móc mấy câu, tự nhiên hắn nổi cơn giận, cầm cây đánh bà mẹ, đánh bà mẹ đến bầm tím máu chảy đầm đìa, khóc òa lên.
Mẹ hắn nói: “Mày là đứa con bất hiếu, nếu không bị xe cán chết, cũng sẽ bị rắn cắn chết”. Hàng xóm láng giềng phải dẫn bà mẹ của Quý đi bệnh viện cấp cứu mới thoát cơn nguy kịch.
Ngày 27 tháng 8, tên Quý đến làng Tam Hoàng công tác, sau khi cơm no bụng đầy, tự nhiên ma đưa lối quỷ dẫn đường hắn lại đến một tiệm bán rắn. Hắn lấy tay gõ vào rào chắn trong rổ rắn, không ngờ con rắn nhắm vào ngón tay cái của ông cắn một phát, lúc ấy chỉ cảm thấy bị ngứa thôi. Một giờ đồng hồ sau, Quý cảm thấy cổ họng bị khô, sây sẩm mặt mày, liền đi đến bệnh viện chữa trị, bác sĩ truyền dịch cho hắn ta nhưng hiệu quả không tốt lắm.
Quý cảm thấy vô hiệu nên rút ống kim truyền dịch ra và bỏ đi nơi khác tìm cách khác chữa trị. Lúc 7 giờ tối, cảm thấy tim đau thắt lại, mắt Quý hoa lên, lảo đảo bước vào bệnh viện nhưng đã đêm khuya, đến 9 giờ 10 phút thì tử vong, đúng như ứng nghiệm lời nói của người mẹ.
—————-           
Chương 8 – Mục 6: Ngược đãi mẫu thân, sét đánh vợ chồng
Số từ: 334
Thiện Ác có quả báo
Thị trấn Hà Quang Minh Sơn làng Liên Ninh, có một nông dân tên là Vương Tử Thịnh, mất cha lúc ba tuổi, do mẹ cần cù cực khổ nuôi lớn thành người. Vào những năm 60, do chính phủ điều đến xưởng gang thép làm công nhân tại xứ Phù Dung, thời ấy làm công chức của nhà nước, trong làng cảm thấy rất là hãnh diện.
Cưới vợ và sanh con xong, hai vợ chồng đi làm, thiếu người chăm con và nấu cơm, nên rước người mẹ ở làng quê lên, làm việc chăm con và nấu cơm. Vừa có “bảo mẫu” lại không cần phải trả tiền công, đáng lẽ phải đối xử hòa hợp với nhau, để an ủi cuối đời cho người mẹ. Nào ngờ cưới được vợ lại quên người mẹ, người vợ đối xử không tốt với bà mẹ chồng, con trai lại nghe theo vợ, cùng ngược đãi bà mẹ già.
Nếu “chăm sóc” không như ý con và dâu, bị mắng chửi và đánh đòn. Năm tháng ngày qua, người mẹ không thể chịu đựng nổi được nữa, đã nói: “Số tôi khổ như vậy thà chết còn sướng hơn”.
Người dâu nói: “Bà chết được sao? Nếu bà chết thật tôi sẽ đem thịt bà ra chợ bán”, dám nói những câu bất hiếu với bà mẹ chồng, cho thấy bình thường ngược đãi bà như thế nào rồi.
Vào một đêm tối, mưa gió tầm tã, sét đánh ầm ầm, một tia sáng đỏ vụt qua cửa sổ, “xẹt” một tiếng lớn, thiên lôi đã đánh trúng đôi vợ chồng, lúc ấy trong buồng nằm tổng cộng năm người của ba đời; Vương Tử Thuận, hai vợ chồng ngủ hai phía, chính giữa là bà mẹ già và đứa cháu nội đều vô sự.
Thiên lôi đánh người, lại nhắm chuẩn đến thế. Đây là chuyện thời năm 1964, người trong làng ai ai cũng biết cả.
—————-           
Chương 8 – Mục 7: Tham lam thất đức, táng gia bại sản
Số từ: 355
Thiện Ác có quả báo
Ông Vương Mậu là công nhân viên chức chính phủ tại thành phố Huyện Hiển, là một quan chức văn phòng, dựa vào ngòi bút chuyên thay người xử lý kiện tụng, thừa cơ lợi dụng tống tiền. Nhưng mà, mỗi lần ông kiếm được một món tiền tài từ việc bất nghĩa thì nhất định ông lại bị một chuyện khác bất ngờ tiêu hao hết món tiền đó. Đúng là người tính không bằng trời tính.
Trong miếu Thành Hoàng gần đó có một chú tiểu sống. Một đêm hôm nọ, khi đi ngang qua hành lang, chú chợt nghe được tiếng đánh bàn tính và tiếng người nói chuyện thì ngừng lại lắng tai nghe. Trong đó, một vị nói: “Ông Vương Mậu năm nay vơ vét tiền tài thật không ít, tìm cách cho tiêu hao đi mới được!”.
Một người khác nói: “Không cần phải suy tính nhiều cho mệt, chỉ cần một Thúy Vân thì đủ cho hắn mệt rồi”.
Trong miếu Thành Hoàng thường nói có ma nên chú tiểu cũng quen rồi, không sợ hãi gì. Chỉ không biết là hai người đó nhắc đến tên Thúy Vân là ai, người như thế nào?
Không bao lâu, tại quán lầu xanh trong thành Huyện Hiển, có một cô bán hoa mới đến tên là Thúy Vân, ông quan đó thì bị nhan sắc của cô Thúy Vân này mê muội đến mất hồn, tiền tài kiếm được từ việc bất nghĩa cũng sắp tiêu hao hết 70 đến 80% trên thân cô gái đó. Sau này còn bị nhiễm bệnh lậu ác tính đầy người, ông mời bác sĩ tìm thuốc chữa trị vẫn không hết được, đã tiêu tan hết tất cả tài sản tích lũy.
Có người tính một bài toán giùm cho ông Vương, tính từ các khoản tiền do ông ta tống tiền và tham nhũng mà có, có khoảng ba bốn chục ngàn lượng. Nhưng sau này, ông bị một trận bệnh lớn, đột ngột qua đời, kể cả tiền mua hòm còn không có để mua.
—————-           
Chương 8 – Mục 8: Tài sản bất chính, con cháu phá hết
Số từ: 405
Thiện Ác có quả báo
Ông Dương Quỵ Đình nói: “Quê làng của ông có một ông quan lớn, mãn nhiệm vinh quang trở về xóm làng, khép cửa tạ khách, đối với chuyện gì không liên quan đến ông ta đều không ngó ngàng tới, an phận hưởng thụ, nhàn nhã ẩn cư. Chỉ khi nghĩ đến tuổi già, không có con cháu, trong lòng lại âu sầu. Không bao lâu, phu nhân của ông sanh được một con trai, hai vợ chồng rất là an vui, xem như là châu báu trong đời, thương yêu hết mình.
Sau này, người con trai bị bệnh, tính mạng nguy kịch, làm cho hai ông bà già phải lo âu hết lòng. Ông nghe nói tại Dư Sơn có ông đạo sĩ bói toán có thể đoán trước được tương lai nên đích thân ông tìm đến cầu bái hỏi thăm. Sau khi đạo sĩ nghe lời tường thuật thỉnh cầu của ông ta xong, chỉ mỉm cười nói: “Thằng quý tử của ông còn nhiều điều chưa làm, làm sao mà có thể chết sớm như vậy?”.
Ông nghe xong lòng thật buồn bã, không biết là chuyện lành hay xấu. Đi về mời một thầy thuốc có tiếng, không ngờ lại trị hết bệnh cho con trai ông ta.
Công tử này lớn lên và trưởng thành, tính tình kiêu ngạo buông thả, hành vi sa đọa, cờ bạc rong chơi, không thiếu thứ nào, không bao lâu đã tiêu tan hết gia tài của cha ông để lại. Đến sau này, mất nhà mất của, phải gửi thân xứ người, giống như là ưu hồn ma quỷ, lưu lạc tứ phương không người cúng giỗ.
Bà con xóm làng bàn luận và nói: “Ông lão tiên sinh này không làm chuyện ác, tại sao lại đẻ ra con hư đốn này? Nghĩ lại trước kia, ông chỉ là một thư sinh nghèo nàn, khi lên chức làm quan, nhiệm kỳ chưa đến 10 năm, đột nhiên thành một tỷ phú. Làm quan mà đột nhiên giàu nhanh như thế thì mọi người tự hiểu là bằng cách nào. Vì vậy có được quả báo như thế, cũng là thuận tình thuận lý”.
Người xưa thường có nói: “Nếu sử dụng thủ đoạn không chính đáng kiếm được tiền tài đó là sẽ không bền lâu, không kiên cố là ý như thế đấy”.
—————-           
Chương 8 – Mục 9: Cung kính vô ư, làm quan chánh nghĩa
Số từ: 788
Thiện Ác có quả báo
Ông Quan Tô Tiên tại Bắc Xuyên, một ngày kia thấy một giấc mộng, mơ thấy mình đi xuống Diêm phủ, nhìn thấy Diêm Vương đang xử án dưới âm phủ. Ông Quan Tô Tiên nhìn thấy một bà lão già ở xóm lân cận bị dẫn lên trước sảnh, sắc mặt của Diêm Vương trở nên nghiêm trang, đứng dậy bước đến bà lão đưa tay chào, mời bà ta lên ngồi, kêu người rót nước mời. Sau đó, lại ra lệnh quan thẩm phán và nói: “Đưa bà ta đến nơi phước lành đầu thai”.
Ông Quan Tô Tiên nhỏ tiếng hỏi thăm ông quan đứng ở kế bên: “Bà lão này lúc còn sống đã làm công đức gì mà Diêm Vương ưu đãi bà ta đến thế?”
Ông quan Diêm phủ nói: “Công đức của bà lão này là suốt cả đời không bao giờ có tồn tâm hại người lợi kỷ. Lòng hại người lợi kỷ hầu như người nào cũng có, cho dù là gia sư có học, người tu hành hoặc quan viên, cũng không thể tránh khỏi. Người khi có tâm này, nhiều ít cũng có tổn hại đến người khác. Cho nên, rất nhiều mánh khóe gian lận đều phát sinh ra; rất nhiều tội oán thù, cũng từ đó mà có, thậm chí còn gây nên chuyện tứ hải thông độc, hôi thối vạn niên. Tất cả những thứ này cũng là do người có lòng tâm hại người lợi kỷ mà gây ra, còn bà lão già này suốt cả đời cố gắng kiềm chế lòng, không hại người lợi kỷ, không làm việc gì vì lợi ích riêng mà tổn hại đến người khác, dựa vào phẩm đức của bà lão mà so sánh với những nho học thư sinh và quan viên miệng luôn đầy chữ Nho đạo nghĩa mà lòng có tà ý đầy trong lòng, sẽ không có chỗ cho họ dung thân! Nên Diêm Vương lễ phép đối xử với bà lão, thì đâu có gì quá đáng?”
Ông Tô Tiên hồi tưởng lại và nói: “Trước khi bà lão này dẫn lên đại sảnh thì có một người mặc áo quan phục, hùng hổ bước lên sảnh, người này có nói với Diêm Vương: “Từ khi tôi làm quan đến giờ, đi đến các nơi đều chỉ uống một ly trà, không có hành vi nào tham ô hay hối lộ, nay đứng trước mặt các vị Quỷ Thần, tôi có thể không phải hổ thẹn!”
Diêm Vương nghe những lời nói của ông ta chỉ mỉm cười, nói: “Quốc gia, triều đình thiết lập quan chức để quản lý địa phương, chăm nom bá tánh. Kể cả các quan nhỏ chỉ đứng gác giao thông với quản lý đập nước cũng phải làm tốt trách nhiệm của mình. Nếu chỉ không tham lam, không ăn uống nhiều mà là quan tốt thì bộ máy chính quyền sinh ra để làm bù nhìn hết sao. Như thế, lập một người gỗ trong quan phủ, một ly trà nó cũng chẳng uống, không phải còn khá hơn cả ông sao”.
Ông mặc áo quan lại biện hộ mà nói: “Tuy tôi không có công lao nhưng tôi cũng chẳng làm gì nên tội mà”.
Diêm Vương nói: “Ông suốt đời chỉ cầu toàn cho riêng mình, chứ lợi ích của Quốc gia, địa phương và bá tánh ông không lo. Tất cả các vụ án, ông chỉ trốn tránh vì sợ bị liên lụy và tình nghi, không dám đứng ra tranh cãi, như thế không phải tổn hại cho bá tánh sao? Những việc trốn thuế, ông không cách mạng cải tiến mà còn sợ gây phiền phức cho chính mình, tăng thêm lượng công việc, ông lại sợ phải gánh trách nhiệm lớn, cố ý không thực thi. Như vậy, không phải làm tổn hại cho Quốc gia sao? Bao năm qua trách nhiệm của ông để ở đâu? Ông phải biết, nếu thân là quan, vô trách nhiệm tức là có tội”.
Người mặc áo quan sắc mặt hiện lên xấu hổ, cảm thấy đứng ngồi bất an nhưng khí sắc kiêu ngạo lúc nãy hoàn toàn biến mất.
Diêm Vương nhìn thấy sắc mặt ông ta, lại cười lên và nói: “Trách không được ông kiêu ngạo đến thế, thật lòng mà nói, ông cũng được xem là vị quan tốt thuộc loại hạng ba, hạng bốn rồi. Đừng bận tâm, kiếp sau ông vẫn còn có thể làm quan!” Lập tức phớt tay hạ lệnh lính quỷ đưa ông ta đến điện thứ mười gặp Chuyển Luân Vương để đi đầu thai.
—————-           
Chương 8 – Mục 10: Vu oan người trong sạch, con cháu vô phước
Số từ: 607
Thiện Ác có quả báo
Năm Hàm Phong, có một ông nọ họ Hoàng là người của Quý Châu, lấy thân phận tiến sĩ đảm nhiệm trưởng quan hành chính tại huyện Tiêu Ninh. Sau khi đảm nhiệm rồi, mỗi lần ngồi trên ghế thụ lý kiện tụng thì nói: “Kiếp trước vào năm Gia Khánh tôi đã từng đảm nhiệm chức trưởng quan hành chính tại huyện Tiêu Ninh, có một người phụ nữ thôn quê do nhiễm bệnh bụng chướng ứ nước, bị chồng nghi ngờ là ngoại tình có thai, tố cáo lên quan huyện. Lúc ấy, tôi đang thụ lý vụ án này, ngộ tin lời nói của ông làm vườn, tra hỏi cô ta có phải đang mang thai, làm cho cô ta xấu hổ, lấy dao tự rạch bụng mà chết”.
Ông Hoàng mỗi lần lên công đường làm việc thì đều ú ớ nói ra những lời đó. Chờ khi nào thụ lý xử án văn kiện xong, lại trở lại như thường. Các bộ phận cấp dưới của ông đều rất kinh ngạc nên âm thầm nhờ bên văn thư tra xét xem sự thật ra sao. Một quan văn thư lớn tuổi, sau khi tìm hiểu xong đã nói: “Không sai! Câu chuyện này phát sinh hồi năm Gia Khánh, lúc tôi còn trẻ, tôi đã làm văn thư cho phòng hành chính xử án rồi, sắp xếp văn bản văn thư, đã tận mắt chứng kiến chuyện này. Tôi đã xem xét qua vụ án này, trùng khớp với mỗi câu nói của ông Hoàng lúc lên xử đường đã nói”.
Lúc ấy, chuyện này đã truyền đến tai của trưởng quan, nghe thấy vụ án oan ức này quá ly kỳ, đồng thời thương hại cho ông ta tuổi trẻ có tài nên ra lệnh quan học (quản lý việc dạy học) phụ trách việc hòa giải, cho phép lập bảng công bố danh dự trinh tiết cho cô ta. Đồng thời, kêu ông Hoàng lập bàn thờ, suốt đời thờ cúng bà ta.
Xong chuyện rồi, có một lần ưu hồn của cô thôn nữ kia lại nhập vào xác ông Hoàng nói: “Dưới âm phủ rất chú trọng chuyện trinh tiết, đạo hiếu, ông Hoàng có ba đời đều đậu tiến sĩ, nay đã có thi đậu tiến sĩ rồi, đời sau vẫn còn có thể thi đậu tiến sĩ nữa. Vì suốt đời ông rất chú trọng đạo hiếu nên không bị tước đoạt đi sinh mạng, chỉ bị giảm bớt phước phần. Nếu không, dựa theo tội xử án lầm, ông ta phải chết oan ngoài phố. Tôi thuật lại luật hình dưới Diêm Phủ, không thể giải trừ tội hình cho ông Hoàng”. Học quan nghe xong, không thể nói gì.
Sau này, ông Hoàng quả nhiên do thay đổi giáo chức mà phải từ quan, trở về quê cố gắng hành thiện, để tu dưỡng phước phần cho kiếp sau. Chỉ vì do xử oan vụ án của một phụ nữ, đến đời thứ ba rồi, dù có thi đậu tiến sĩ cũng không được hưởng phước phần và phước lộc. May thay, ông Hoàng ngày thường rất hiếu thảo, kính nể với cha mẹ nên đã tránh khỏi chịu cảnh chết vì tai nạn. Giả sử ông Hoàng không có lòng hiếu thảo, gặp phải tội báo ứng của kiếp trước, còn có thể sống đến nay chăng? Nhà chồng của cô thôn quê kia vu khống cô ta và ông làm vườn nhận hối lộ kia làm nhân chứng giả cũng phải chịu quả báo rất nghiêm trọng.
—————-           
Chương 8 – Mục 11: Quả báo thành lợn của kẻ thấy chết không cứu
Số từ: 573
Thiện Ác có quả báo
Một tiệm vải lụa tại Hàng Châu, thành lập hơn mười mấy năm. Chủ nhân đã hơn 50 tuổi nhưng lại có lòng bất lương. Có một năm, nơi này phát sinh hỏa hoạn, tiệm tơ lụa cũng bị liên lụy. Đằng sau tiệm có căn hộ nghèo, cả nhà ba người, lấy nghề giặt vải làm mưu sinh, ra vào bắt buộc phải đi qua bên hông cửa tiệm tơ lụa. Khi lúc lửa cháy lan qua nhà hộ nghèo, cả nhà ba người dùng sức gõ cửa bên hông của tiệm vải la lớn: “Mở cửa, mở cửa đi!”, hy vọng có thể thoát ra từ cửa bên hông để bảo tồn sinh mạng. Đâu ngờ, chủ nhân của tiệm vải do muốn tiện lợi việc khiêng dọn tài sản của mình. Cho người dùng sức chặn cửa lại, không được mở cửa ra. Đợi khi hàng dọn xong, lửa cũng đã tắt, cả nhà hộ người nghèo bị thiêu chết trong biển lửa.
Trải qua một năm, chủ nhân của tiệm vải đột nhiên qua đời. Có một đêm, báo mộng về cho con trai và nói: “Tôi hại chết cả gia đình nhà hộ nghèo, Diêm phủ không cho phép tôi đầu thai làm người mà bắt tôi phải đầu thai thành heo, tôi bây giờ đã đầu thai vào nông trại một nhà có đàn heo đang sinh sản, tổng cộng có 4 con heo con, trên mình con heo có chấm là tôi đầu thai đó, con có thể đến nhà nông kia xin mua tôi về nhà nuôi, để tránh bị giết mổ”, nói xong thì òa lên khóc.
Con trai ông tỉnh dậy, cảm thấy mộng như thật và dựa theo địa chỉ trong mộng chỉ dẫn đi tìm, quả nhiên, nhà nọ có heo mới đẻ ra được mấy hôm, trong đó có một con heo có chấm đen, heo con nhìn thấy con trai đến, la hét lên, hiện lên bộ mặt tội nghiệp. Con trai bỏ tiền để mua con heo về nhà nuôi, ngoài ra chuẩn bị một căn phòng để cung dưỡng nó và mướn một người về chăm sóc. Mỗi ngày tắm cho heo, dùng thức ăn thượng đẳng nuôi dưỡng, y như cung dưỡng lúc cha còn sống trên đời. Lúc còn sống, ông rất thích hút thuốc, uống rượu nên con trai ông lúc nào cũng cho thuốc, rượu, cung phụng cho heo, mỗi bữa cơm đều uống đến mặt đỏ ngầu. Lúc ông hút thuốc, người làm tay cầm điếu thuốc đưa vô miệng, nuốt vô bụng như điên cuồng.
Như thế trải qua mấy năm, heo lại đến báo mộng cho con trai và nói: “Tôi còn sống đã tội ác vạn kiếp, chết đi đã đầu thai vô đạo súc vật, nếu như còn hưởng thụ như người sống trên trần gian, thì chỉ càng tăng tội lỗi cho tôi. Từ nay về sau, không cần đem thuốc lá, rượu, càng không nên mướn người để chăm sóc cho tôi, chỉ cần nuôi tôi bằng cơm là được rồi”.
Chuyện này xảy ra không có người nào trong thành mà không biết. Thông tin này có phát trên báo đài hồi năm dân quốc thứ 17 (năm 1928), vào ngày 1 tháng 4, trên Báo Tin Tức (Trung Quốc), trang 6, do Tiêu Sơn Ngụy ghi nhận chuyện này.
—————-           
Chương 8 – Mục 12: Lương tâm và Thiên lý
Số từ: 397
Thiện Ác có quả báo
Thời nhà Tống, có một ông tên là Vương Siêu, có tài có sức. Vì công danh, tâu lên Triều đình yêu cầu ra quân chiếm thổ địa Khoan Cương, tiến tới Cam Tiêu, dọc đường giết rất nhiều người. Sau này, ông được tôn làm an sĩ. Nhưng không hiểu tại sao, trong lòng ông bất an.
Có một ngày ông đi đến Cam Lộ Tự, gặp được cao nhân Tiêu Cảnh Thuận, ông hỏi: “Theo lệnh vương pháp của triều đình giết người, có tội hay không?”.
Trả lời: “Trước tiên, không nên hỏi có tội hay vô tội, chỉ cần biết có qua được lòng mình hay không”.
Vương Siêu lại nói: “Qua được”.
Tiêu Cảnh Thuần nói: “Nếu qua được thì không cần đến hỏi tôi, nghĩ lại mới cảm thấy không thể qua được lòng mình rồi!”.
Sau này Vương Tiêu bị bệnh, sợ hãi hay dùng đôi tay che bịt hai mắt, kêu ông buông hai tay ra để ăn cơm hoặc uống thuốc, ông hay nói: “Mở không được, trước mắt tôi có biết bao nhiêu người không đầu, không chân đứng trước mặt tôi!”.
Những người này đều là ưu hồn ma quỷ, lúc trước ông hạ lệnh giết chết. Lúc này, mới phát hiện, “Tâm không thể lừa, Quỷ Thần không thể lừa”.
Có người cho là tuân theo chỉ thị hoặc chính sách của Nhà nước làm việc gây ra hậu quả bất lương, thì người chấp hành không có lỗi mà đó là tội của người ban hành, xem ra cũng có chút đạo lý nhất định. Nhưng phải xem người chấp hành trong lòng có phải theo lệnh ban hành hay lạm dụng chức quyền để gây xáo trộn chính sách, xem có tham nhũng ngang ngược lộng hành không. Có người lợi dụng mình có chức quyền, mượn danh nghĩa chính sách và chỉ thị của cấp trên, hà hiếp dân lành, kết bè chia phái… Nếu như vậy, nhất định phải chịu nhân quả báo.
Lương tâm tức là Thiên lý. Tâm là Thần, Thần là tâm, nếu như gạt tâm, tức là gạt Thần. Phận làm quan, phải lấy tâm tự hỏi, có phải hại người lợi mình? Có phải giả công việc riêng? Có qua được lương tâm? Thì quả báo thiện ác sẽ tự hiểu.
—————-           
Chương 8 – Mục 13: Nhận hối lộ hại người, con cháu bần tiện
Số từ: 434
Thiện Ác có quả báo
Dư Tân, tại huyện Giang Âm, có danh tiếng gần xa. Năm Càn Long đời nhà Thanh, ông tham gia thi cử nhân, chưa làm bài xong, đã thu gom đồ dùng ra ngoài, sắc mặt xanh xao và hụt hẫng, một thí sinh cùng thi chung đi theo, nhiều lần thăm hỏi nguyên do, anh ta mới nói:
“Cha ta làm quan nửa đời người mới nghỉ hưu về nhà. Lúc ông lâm chung, kêu bốn anh em tôi đến bên cạnh ông, khóc lóc và căn dặn: “Tôi còn sống trên đời không có làm chuyện gì vô lương tâm, chỉ là lúc làm trưởng huyện, đã từng nhận hai ngàn lượng vàng tiền hối lộ, giết oan hai tù phạm. Đêm hôm qua, linh hồn của tôi đi xuống Diêm phủ để đối chiếu vụ án, trên pháp lý mà nói, đáng lẽ tôi phải tuyệt giống nối dòng. Do tổ tiên ông cố đã từng cứu người chết đuối nên lập được công đức, có thể để lại được một người con trai, nối dòng năm đời, nhưng đều phải chịu cảnh bần tiện suốt đời. Tội hình trong địa ngục tôi không thể tránh khỏi, nếu còn vọng tưởng con cháu có công danh, chỉ có tăng thêm tội cho tôi mà thôi, đại đại bất hiếu”. Nói xong, ông đã tắt thở.
Sau này mấy anh em chúng tôi lần lượt qua đời, chỉ còn sót một mình tôi. Tôi hai lần trước tham gia thi cử tại làng, đang thi tự nhiên làm dơ bẩn đề thi (thời ấy Quốc pháp quy định, làm bẩn đề thi giám thị không xem, không duyệt đề thi, xem như mình không có thi). Hôm qua, nửa đêm canh ba, đột nhiên thấy cha mình lật mành che lên mang giọng trách móc mà nói: “Ngươi không có làm những việc để tích đức, công đức chuyển đạt lên Trời để ta có thể giảm nhẹ tội hình, lại còn làm trái lời dặn của di chúc, làm cho ta tội càng chồng chất”. Nói xong, dùng dụng cụ còng trên tay làm tắt nến đèn.
Tôi không đành lòng, chỉ tiếc là đã để cho cha ôm hận bị giam cầm trong âm phủ: “Tôi sẽ vào núi xuất gia, học tập hiếu hạnh của Mục Kiền Liên cứu mẹ”.
Nghe xong người nào cũng kinh ngạc đến không nói ra lời. Cùng phòng trọ, có một thí sinh tên Trần Hộ Thanh, sáng tác một bài thơ “Quy Sơn” tặng cho anh ta.
—————-           
Chương 8 – Mục 14: Những quả báo thiện ác về cân gian đong thiếu
Số từ: 1292
Thiện Ác có quả báo
Sự kiện này phát sinh vào cuối năm Thanh Triều trong hộ Long Cảnh tại Kinh Đông, có ông lão viên ngoại tên gọi Thôi Đức Phương, ngày qua ngày sống rất sung sướng, nhân vượng tài vượng, đầy đủ sung túc, ông có ba người con trai, đều đã cưới vợ. Lúc ngày đại thọ 60 tuổi của ông lão viên ngoại, ông kêu ba người con trai đến trước mặt mình, nói:
“Con à, các con hãy nghe, lúc trước ta xuất thân nhờ tay trắng mà khởi nghiệp, để giành được gia nghiệp như hiện nay. Ta thành gia lập nghiệp chỉ nhờ một cái cân không tim, cân này trong ruột có đong thủy ngân, lúc nhà ta thu mua, có thể mua 20 lạng tính thành một cân (Chú thích: Trung Quốc thời này tính 16 lạng là 1 cân), lúc nhà ta bán, có thể tính 14 lạng thành 1 cân. Hai mươi năm trước, ta mua được mấy ngàn cân bông gòn, mỗi cân hơn 4 lạng, người bán bông gòn lỗ nặng, tức giận lên phát bệnh thương hàn mà chết. Đối với chuyện này, trong lòng ta rất hối hận và cũng có một ông bán thuốc bắc, cũng bị chuyện tính toán của ta mà tức chết đi. Hiện giờ, ta không chỉ có được phần gia sản, vả lại còn có con cháu đầy nhà, khi các con đứng trước mặt ta, ta sẻ hủy cái cân này, từ nay về sau cải ác hành thiện”.
Ba người con trai nghe được đều nói: “Cha đáng lẽ phải làm như thế mà”.
Sau khi ông lão viên ngoại hủy bỏ cái cân không tim đó, từ đó về sau ông cải ác hành thiện, ưa thích việc làm bố thí. Không ngờ, ông lão viên ngoại từ khi hủy cái cân rồi hay làm việc thiện, gia đình lại xảy ra nhiều chuyện không may. Không đến một tháng, con trai lớn của ông bị bệnh nặng mà qua đời, con dâu lớn đi lấy chồng khác; sau khi lão viên ngoại lo xong chuyện hậu sự của con trai lớn, con trai thứ cũng đột nhiên phát bệnh và qua đời, con dâu thứ cũng đi lấy chồng khác; ông lão viên ngoại vừa lo xong chuyện hậu sự của con trai thứ, lại đến con trai thứ ba cũng tựa như vậy luôn, dâu thứ ba vì đang mang thai nên không có bước thêm bước nữa. Gia đình gặp chuyện tang tóc liên tục làm cho Thôi Đức Phương rất đau buồn, ông nói với người ta:
“Tôi cân lớn biến thành cân nhỏ, gian lận lại có được con cháu đầy nhà, gia đình phát tài phát lộc. Nay tôi tích đức hành thiện lại mang đến cho gia đình sự tang tóc, vậy chuyện nhân quả báo thật sự có hay không?”, hàng xóm nghe được cũng nói là Trời không có mắt.
Vào ngày này, con dâu thứ ba sắp lâm bồn, không hiểu sao suốt 3 ngày 3 đêm vẫn chưa sanh con được. Mời biết bao nhiêu bà mụ đỡ đẻ cũng vô hiệu. Có người nói, nên giữ mẹ rồi bỏ con, người nói giữ con mà mất mẹ, ông Thôi nghĩ gia đình mình lúc này toàn chuyện không may, trong lòng càng buồn phiền hơn. Trong lúc đang bối rối, có một vị hòa thượng đi đến trước cửa hóa duyên. Lão quản gia từ trong nhà bước ra nói:
“Đại pháp sư, ông muốn hóa duyên thì xin đến nơi khác cho, cô Ba nhà tôi lâm bồn ba ngày ba đêm rồi mà vẫn chưa sanh được con, lão gia nhà tôi đang buồn phiền, không có tâm trí tiếp ông đâu, đạo tăng vô duyên rồi, không bố thí đâu”.
Hòa thượng nói: “Không sao cả, ông vô trình báo với lão gia nhà ông, tôi có linh thuốc giục sanh, uống vào là sanh liền”.
Ông quản gia nghe được, không dám chậm trễ, vội đi trình báo với chủ gia, sau khi nghe được, ông vội mời vị hòa thượng vào nhà. Ông mời hòa thượng vào phòng sách, rồi hỏi thăm đại sư cư trú tại đâu. Hòa thượng nói: “Tôi là người giao du, không nơi cố định, nơi nào có duyên là tôi đi đến nơi đó”.
Sau đó, vị hòa thượng lấy thuốc ra. Thôi viên ngoại liền kêu người mang xuống phòng sanh, tiếp tục nói chuyện với vị hòa thượng. Đang nói chuyện có người đến báo, nói con dâu thứ ba sau khi uống thuốc của hòa thượng thì sanh ra được thằng con trai. Thôi Đức Phương sau khi nghe được mình đã có cháu nội, mừng lắm, nói với hòa thượng: “Tăng Thánh đúng là Thần Tiên”. Nói xong, ông lập tức ra lệnh cho người hầu làm tiệc ăn mừng.
Sau khi làm tiệc xong, ông Thôi viên ngoại mời vị hòa thượng tham gia nhập tiệc. Trong tiệc, lão viên ngoại nói: “Thánh tăng, tôi có một việc không rõ, muốn hỏi thánh tăng”.
Thôi Phương Đức nói: “Tôi có một cái cân không tim làm ác mà khởi nghiệp, mấy tháng trước, tôi hủy bỏ cái cân đó, quyết tâm cải ác hành thiện nhưng không hiểu tại sao thời gian chưa đến nửa năm, ba người con trai của tôi đều qua đời, hai người con dâu đã tái hôn với người khác, con dâu thứ ba này sanh được thằng cháu nội cho tôi, cũng may là tôi chưa tuyệt giống nối dòng. Tôi không hiểu, tôi hành thiện tại sao lại phải chịu ác báo đến thế?”
Vị hòa thượng cười lên và nói: “Ông không cần suy nghĩ nhiều, tôi nói với ông, con trai lớn của ông là người thương nhân bán thuốc bắc, ông hại ông ta chết thì ông ấy đầu thai làm con trai ông, đến đòi nợ ông đó; con trai thứ hai là đến phá gia bại sản, con trai thứ ba là đến gây tai họa động trời cho ông. Ông đến tuổi già phải bị bệnh đau đớn và đói khát chết đi nhưng vì ông đã cải ác hành thiện, ông Trời có mắt, đã thu hồi 3 người con trai bại gia của ông, ông được xem là người thiện số một”.
Thôi Đức Phương nghe rồi, người như từ mộng thức tỉnh, nói: “Đa tạ thánh tăng chỉ bảo, bây giờ tôi đã có một cháu nội, có thể nuôi thành không?”
Hòa thượng nói: “Cháu nội này của ông sẽ mang cho gia đình và tổ tiên vinh quang, thay đổi môn đình”. Thôi Đức Phương nghe được, rất vui mừng.
Hòa thượng lại nói: “Thôi viên ngoại, ông biết tại sao cân phải dùng là 16 lạng?”
Thôi Đức Phương nói: “Nguyện nghe thánh tăng chỉ bảo”.
Hòa thượng nói: “16 lạng này đại diện cho Bắc Đẩu Thất Tinh, Nam Đẩu Lục Tinh, ngoài ra thêm Phước, Lộc, Thọ tổng là 16. Ông đưa thiếu cho người ta một lạng thì hao Phước, thiếu 2 lạng thì hao Lộc, thiếu 3 lạng thì hao Thọ, ông càng đưa cho người ta càng ít thì càng tổn hại cho mình càng nhiều. Ông nghĩ xem, một cái cân ác tâm đã gây ra biết bao nhiêu nghiệp?”
Ông Thôi Đức Phương nghe được, cảm thấy người toát mồ hôi lạnh, lại thêm lần nữa đa tạ sự chỉ bảo của hòa thượng. Từ đó, ông tin vào tính phân minh của quả báo thiện và ác, không một chút do dự.
—————-           
Chương 8 – Mục 15: Chịu quả báo bại liệt vì xử oan người vô tội
Số từ: 701
Thiện Ác có quả báo
(Câu chuyện này được trích trong cuốn sách “Địa Ngục Biến Hiện Ký” của Liên Sanh Hoạt Phật – Lư Thắng Ngạn)
Có một quan chức (Đài Loan) ngồi trên xe lăn đến gặp tôi. Ông ta nói: “Không hiểu vì sao, hai chân của tôi đột nhiên không có một tí cảm giác nào, hoàn toàn vô lực?”
Tôi hỏi: “Đã đến bệnh viện kiểm tra chưa?”
Ông ta trả lời: “Đã kiểm tra toàn thân, nhưng không tìm ra nguyên nhân bệnh”.
Tôi bèn nhắm hai mắt lại, kỹ lưỡng quan sát toàn thân ông (xin chú ý, nhắm hai mắt để nhìn), tôi lờ mờ trông thấy hai chân ông này bị trói chặt lại bởi một sợi thừng đen từ trên xuống dưới. Tôi nói: “Hai chân của ông bị một sợi dây thừng đen trói chặt lại rồi”.
Viên quan nói: “Sao tôi chẳng trông thấy gì cả vậy?”
Tôi cười đáp: “Nếu ông có thể trông thấy, thì đến kiếm tôi làm gi?”
Viên quan lại nói: “Xin Lư Sư Tôn hãy giúp tôi mau mau cởi trói!”
Tôi nói:” Hãy chậm rãi, sợi dây thừng đen này là vật của Hắc Thằng Địa Ngục (Điện thứ 3 – Tống Đế Vương phụ trách), ngày mai ông trở lại đây, tôi sẽ giải đáp cho ông”.
Ngay đêm hôm ấy, tôi tới “Hắc Thằng Địa Ngục”, hỏi Minh Vương về sự việc viên quan kể trên, 2 chân bị trói bởi sợi dây thừng đen. Minh Vương nói: “Viên quan ấy đã phán xét oan một người”.
“Có phải người ấy bị tù oan không?” – “Đúng vậy”. – “Làm sao giải quyết được việc này?”
“Người bị phán xử oan lấy cái chết để chứng minh mình vô tội và đã treo cổ tự tử. Một người do số mệnh, một người do vận hạn,
vậy làm sao mà giải đây?”
Tôi nói với Minh Vương: “Treo cổ tự vẫn thì mệnh đã không còn nữa, nhưng dây thừng đen trói 2 chân phải có phương pháp giải quyết chứ”.
Minh Vương nói: “Tôi không có phương pháp nào giải quyết. Nhưng do Ngài hỏi, nhờ lực uy thần của Ngài, siêu độ luân hồi cho người đã chết, oan của người chết tự động giải. Về phương diện viên quan, Ngài yêu cầu ông ta hãy ấn tống 5 ngàn quyển “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tự mình đọc tụng “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh” 49 lần thì chẳng cần sử dụng tay, sợi dây thừng đen sẽ tự động được tháo gỡ”.
Ngày hôm sau, viên quan trở lại gặp tôi, tôi bèn bá cáo với ông ta nguyên nhân vì sự việc nghi phạm đã tự vẫn. Viên quan này nghe xong hoảng hồn, quả nhiên là có câu chuyện này, đúng thực là: “Sợ tội nên tự sát”.
Viên quan này tỏ vẻ sám hối. Tôi nói với viên quan rằng tôi tất nhiên siêu độ cho người chết giải tỏa oan khí, nhưng viên quan phải in ấn 5 ngàn cuốn thiện thư, niệm Địa Tạng Kinh 49 lần. Viên quan thật tình sợ hãi, tự nguyện in ấn 2 vạn cuốn thiện thư, tụng Địa Tạng Kinh 108 lần. Tôi nói rằng nên tụng càng nhiều càng tốt.
Vị quan này nói rằng thật lạ lùng, vào ngày in ấn xong sách, nhà in báo cho ông ta toàn bộ đã đóng thành sách, viên quan bước xuống khỏi xe lăn, bước bước đầu tiên, sau đó từ từ điều chỉnh và cuối cùng thì hai chân hoàn toàn được khôi phục lại như thường.
“Hắc Thằng Địa Ngục” trong 8 đại địa ngục được xếp hạng thứ 2, thứ tự là:
1/ Đẳng Hoạt địa ngục, 2/ Hắc Thằng địa ngục, 3/ Chúng Hợp địa ngục, 4/ Khiếu Hoán địa ngục, 5/ Đại Khiếu Hoán địa ngục, 6/ Nhiệt Não địa ngục, 7/ Đại Nhiệt Não địa ngục, 8/ Vô Gián địa ngục. Trong 8 địa ngục thì Vô Gián địa ngục là địa ngục cực kỳ đau khổ, Vô Gián địa ngục hay thường gọi là A Tỳ địa ngục.
—————-           
Chương 8 – Mục 16: Đức năng thắng số
Số từ: 799
Thiện Ác có quả báo
Vào triều Bắc Tống, ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mười tuổi, gãy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.
Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù đã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.
Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ. Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.
Bấy giờ đúng lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “宁行恶勿行善” (ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện).
Trở về Kinh thành sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy trong lòng không thoải mái, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không tâu lên Hoàng thượng về sự kiện hy hữu đó. Hoàng thượng hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Hoàng thượng cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc.
Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “宁行恶勿行善” (ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện). Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.
Hoàng thượng rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Hoàng thượng xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tấu trình. Hoàng thượng bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.
Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: Đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù lòa, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời.
Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử”.
Việc thiện nên làm, việc ác nên tránh. Lành thay! Lành thay! “Đức năng thắng số” là vậy!
—————-           
Chương 8 – Mục 17: Truyện Nhân Quả báo ứng thời hiện đại
Số từ: 1743
Thiện Ác có quả báo
Truyện thứ nhất:
Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé ra mở cửa. Và thay vì xin gì đó để ăn, cậu đành xin một ly nước uống. Cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên bưng ra một ly sữa lớn.
Cậu bé uống xong, hỏi “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”. “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”. Cậu bé cám ơn và đi khỏi. Lúc này, Howard Kelly thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều.
Nhiều năm sau, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị. Tiến sĩ Howard Kelly được mời khám. Khi nghe tên địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng sức cứu được cô gái này.
Sau thời gian dài, căn bệnh của cô gái cũng qua khỏi. Trước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí được chuyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh. Cô gái lo sợ không dám mở ra, bởi vì cô chắc chắn rằng cho đến hết đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn…
“Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa”. Ký tên, Tiến sĩ Howard Kelly.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước mắt: “Cảm ơn ông!”.
Đây là câu chuyện có thật. Dr. Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Truyện thứ hai:
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai. Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm.
Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biểu diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất.
Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được”. Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600$ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư”. Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn. Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, ta sẽ được gì?”
Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp, điều gì sẽ xảy ra với họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.
Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu trợ cho người dân Ba Lan. Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói:
“Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng nhiều năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy”.
Truyện thứ ba:
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland. Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc. Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói: “Tôi đến để cảm ân và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi”.
Ông Fleming đáp: “Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.”
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi: “Đây là con trai anh phải không?”.
“Vâng” – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé: “Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?”
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: “Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu”.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi: “Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?”
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: “Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?”
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: “Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?”
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: “Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!”.
“Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện”.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London. Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận.
Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming. Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới.
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời. Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.
Điều này chứng minh rằng: “Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho đi đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”.
Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra Thiên Đường cho chính bạn và những người xung quanh… Xin hãy gởi câu chuyện này đến tất cả bạn bè của bạn. Mong rằng cuộc sống tất cả chúng ta đều tươi sáng, tốt đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng, tích đức tu thiện để cải tạo vận mệnh cho chính mình.
—————-           
Chương 9 – Mục 1: Chuyện ly kỳ chuyển kiếp của sơn ca
Số từ: 901
Năm 1997, trong nước có rất nhiều hãng thông tin cử phóng viên đến nhà ông Mã ở 4803 đường Thị Lầu, thị xã Đông Đài, tỉnh Giang Tô để phỏng vấn về chuyện được xem là sự kiện ly kỳ có thật về chuyển kiếp luân hồi.
Ông Mã là một công nhân của nhà máy thực phẩm, phu nhân của ông là công nhân của xưởng bao bì. Năm 1983, mới 18 tuổi, con gái duy nhất của ông bị bệnh bạch huyết. Đối mặt với khoản tiền trị bệnh rất lớn, trường học của con gái và bảo trợ xã hội đều muốn quyên góp trợ giúp nhưng con gái của ông không cho phép chuyện đau buồn này đăng công khai trên báo chí, còn an ủi cha mẹ và nói sau khi chết đi mình sẽ đến nhà này “đầu thai”, xin cha mẹ đừng buồn. Không bao lâu, con gái ông do điều trị vô hiệu quả đã qua đời.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 1995, một ngày đẹp trời. Buổi sáng sớm, ông Mã đi đến nhà máy sớm hơn mọi lần, trong nhà người vợ Thị Đơn đang rửa mặt. Lúc này, ngoài sân không biết từ đâu bay đến một con chim, đậu vào phía đông của nhà bếp, đầu hướng vào Thị Đơn hót không ngừng, Thị Đơn lấy ghế leo lên thử, hoàn toàn không tốn công sức đã bắt được con chim. Buổi trưa, ông Mã về nhà thấy có con chim sơn ca, vui mừng và liền chạy đến chợ mua về cái lồng chim và thức ăn. Nuôi khoảng được thời gian hai tháng, cả nhà không ai dạy cho cách nói chuyện nhưng không ngờ con chim lại biết nói và biết kêu tên của ông Mã là “Mã Tam Mao”.
Tiếp đó, chim ngày càng nói được càng nhiều, vả lại còn nói được rất nhiều tiếng làng của Đông Đài, phát âm rất chuẩn, dựa theo chứng thực của ông Mã và hàng xóm, tiếng nói giống y như tiếng con gái ông đã mất hồi hai năm trước. Thật là kỳ lạ, có mấy cô học sinh trung học kể: kể cả chủ nhân của con chim này nuôi bấy lâu nay mà còn dạy nó phát âm kêu tên mình mà còn không được, vậy mà bây giờ nó có thể kêu tên từng bạn học của chúng nó, không bị sai chút nào.
Theo lời ông Mã nói: ông chưa từng nói trước mặt con chim về mình và bà con thân thiết của mình, tên của hàng xóm nhưng không hiểu sao con chim sơn ca này biết kêu được ông Mã, tên của hàng xóm và bà con. Tự nhiên, con chim cũng hay thường kêu tên cúng cơm của Thị Đơn “Tiếu Phụng”.
Con chim sơn ca này rất hiểu biết chuyện, có một lần ông Mã cùng bà con đến khuôn viên góc phải chơi mạc chược, trong lúc đang chơi hứng, con chim sơn ca ở ngoài cửa nói ra hai câu “Trời sắp đổ mưa, còn không đến dẹp mền”. Chủ nhân nhìn lên, quả nhiên thấy trời đang âm u, liền đi thu dọn mền. Vào một ngày, chủ nhân lại cùng bạn chơi mạc chược, chưa đặt lên bàn, con chim đã nói: “Không được đặt tiền, ở ngoài đang bắt!”. Thậm chí, nó còn có thể nói với khách chơi cờ là: “Hôm nay, sắc mặt của ngươi không hên, sợ sẽ bị thua tiền”. Không những thế, cả từ ngữ của mạt chược nó đều thuộc lòng hết.
Chỉ cần trong nhà điện thoại reo, chim sơn ca sẽ hét lên: “Điện thoại, điện thoại, Mã Tam Mao nghe điện thoại” hoặc “Tiếu Phụng nghe điện thoại”, thường hay sắp đến giờ nấu cơm, chim sẽ nhắc nhở: “Mã Tam Mao nấu cơm!”, rất nhiều người từng kêu ông Mã đem con chim ra trung tâm triển lãm. Năm 1997, ông Mã đem con chim ra trung tâm thu vé vào cửa, chỉ một ngày thôi mà thu hơn một ngàn đồng.
Nhưng mà, tính tình của con chim cũng “cường”, chủ nhân thấy nó biết nói chuyện, nhiều lần dạy nó nói: “Cung Hỷ Phát Tài” các câu nói cát tường, nhưng nó không hề nói ra. Ngược lại, khi nhà của ông Mã có khách đến, nhiều khi là ba mẹ của ông Mã, không cần biết tuổi tác lớn hay nhỏ, con chim đều gọi tên cúng cơm của người đó, nhiều khi có ông đã ngoài năm sáu chục năm không nghe người gọi rồi mà lại phát từ miệng con chim kêu ra.
Theo ông Mã nói: từ khi con gái ông mất, họ thật sự không có nhìn thấy như chuyện dân gian thường hay nói “Thần Quỷ” nhưng trong nhà có con chim này thật sự làm cho nhiều người xung quanh khó mà lý giải. Con chim này sao tiếng nói của nó lại giống y như cô chủ đã mất? Là sự trùng hợp chăng? Nhìn lại mà nói: cho dù là cô chủ có “đầu thai” sao lại biết được tên của bà con và hàng xóm? Nếu như không phải là cô chủ hóa thân, các bạn học của cô con chim đều kêu được từng tên của họ.
—————-           
Chương 9 – Mục 2: Người cai quản luân hồi trong Âm phủ
Số từ: 263
Cư sĩ Lý Bách Nông nói: có một người họ Lăng, làm giáo sư thông dịch tiếng Anh tại Hồng Kông, tính người này rất là trung thực, sống có nghĩa đạo. Lăng quân mỗi tháng đều phải ngủ suốt bảy ngày bảy đêm, ông nói là đi làm chức vụ dưới Âm phủ, cai quản chuyện luân hồi, người người không thể tin. Hỏi ông ta trong bảy ngày thả ra bao nhiêu vong linh? Ông ta nói có khoảng 100 mấy ngàn, lại hỏi có bao nhiêu người cộng sự với ông? Ông ta nói rất nhiều. Hỏi ông ta trên cõi Trời có nhiều người đầu thai đến thế sao?
Ông nói: “Người Hồng Kông, Quảng Đông thích ăn bồ câu non, một ngày sát sanh vô số, những vong linh của số bồ câu và động vật này thường sống sống chết chết trong vòng mấy mươi ngày là thường phải chịu luân hồi, cũng đi qua tay của chúng tôi”.
Còn nói hai người đồng nghiệp có đại nạn, một là do bất hiếu, hai là do tham nhũng oan pháp, sẽ phân biệt chết theo dưới vùng biển lửa, kêu hai người không nên đến tỉnh thành trong lúc này. Hai người không tin, vừa lúc ấy, hai người đi đến nhà bà con tại tỉnh thành vui chơi, không ngờ mấy ngày này bị lũ lớn, cửa Tây lại bị cháy lớn, một người chết trong nước lũ, một người chết trong lửa cháy.
Lăng quân còn nói dưới âm phủ chú trọng Phật Pháp nhất.
—————-           
Chương 9 – Mục 3: Hai chị em bên nước Anh biết được chuyện kiếp trước
Số từ: 410
Theo thông tin của báo chí, tại Anh có một cặp chị em bị tai nạn giao thông chết trên xe hơi, cùng nhau đi đầu thai chuyển kiếp, trở thành một cặp song sinh của người mẹ mình! Cô Tony 11 tuổi và Jacky Lan 6 tuổi, mấy năm trước bất hạnh bị tai nạn tại nước Anh và qua đời, ông bà Porocat là cha mẹ của hai đứa vô cùng đau thương, quyết định rời khỏi nơi thương tâm này.
Nửa năm sau, bà Porocat có thai lần nữa, thuận sanh ra một cặp con gái sinh đôi, phân biệt đặt tên con gái là Jeny và Kalin, chuyện lạ từ đó liên tiếp xảy ra. Jeny có một cái bớt trên trán màu trắng, giống với vị trí vết thương của Jacky Lan lúc chết, ngoài ra trên mông của cô bé có cái bớt cũng giống vị trí với Jacky Lan.
Ba năm sau, ông bà Porocat dẫn cặp song sinh này trở về thăm khu ngôi nhà cũ, tại đây cũng là nơi Tony và Jacky Lan mất. Khi lái xe hơi vào khu nhà, Jeny và Kalin hét lên nói: “Chúng mình trước kia thường hay đến đây chơi, trường của tụi mình ở gốc bên kia nè, đây là cầu tuột chúng mình hay chơi đó”, chúng nó còn có thể chỉ ra địa điểm của ngôi nhà cũ.
Năm 4 tuổi, cặp song sinh này được Porocat quyết định cho chúng chơi những đồ chơi của hai chị đã mất để lại, Jeny lập tức biết kêu tên của hai con búp bê. Jeny và Kalin không có gì khác biệt với những đứa trẻ khác nhưng chúng chỉ là không quên được sự thảm họa của kiếp trước mà thôi, rất nhiều lần, nửa đêm hay bật khóc lên vì sợ hãi, ôm ấp nhau, hét lên “Chiếc xe kia đang đi đến đụng mình kìa!” Đồng thời, Kalin còn cầm cái đầu của Jeny, vừa khóc vừa hét lên nói máu của nó đang chảy ra.
Vợ chồng ông Porocat chưa từng nói chuyện tai nạn của hai đứa con trước kia cho chúng nó nghe, chuyên gia bệnh tâm thần phụ trách điều tra sự việc này, chỉ có sự đầu thai và chuyển kiếp luân hồi là có lý do, ngoài ra không còn lý do gì hợp lý nhất để giải thích cho sự kiện này.
—————-           
Chương 9 – Mục 4: Bé gái biết nói ngôn ngữ của tám quốc gia
Số từ: 338
Một cô gái mang quốc tịch Bungari, chưa đầy hai tháng tuổi lại có thể nói ra ngôn ngữ của tám quốc gia: ngôn ngữ Bungari, nước Anh, nước Pháp, Latin, Tây Ban Nha, Nga, A-rập, Bồ Đào Nha, tất cả ai ai nói đều nghe hiểu hết, sự kiện này gây cho giới các nhà khoa học và chuyên gia về ngôn ngữ học đều kinh ngạc, không tài nào giải thích được, chuyện không thể ngờ này là có nguyên nhân ra sao.
Bé gái này tên là Sofia-Pahafun, ra đời trong gia đình trí thức bình thường, nay đã hai tháng tuổi, chỉ nặng 10 pound, khuôn mặt rất chững chạc như người thành niên. Bé gái mới ra đời khoảng 2 tuần tuổi, đã biết nói hoàn chỉnh một câu từ, thậm chí còn sử dụng được mấy thứ tiếng. Các nhà khoa học nổi tiếng tại Bungari sau khi xem xét xác nhận là khoảng tuổi như Sofia chỉ có thể phát ra những âm thanh đơn giản thôi, chứ không tài nào có thể nói như Sofia, chưa từng thông qua học tập mà nói ra được những thứ tiếng như trên.
Căn cứ theo lời bật mí của cha mẹ Sofia, bé lúc một tháng tuổi có thể nói chuyện với họ được, thủ thỉ về cảm xúc cuộc đời ngắn ngủi của nó Matxico và Liên Xô, “hội tái sinh thuyết học” ông Kaoria, sử dụng quan điểm “mật mã trí tuệ di truyền”, để giải thích việc này, tiếp nhận được biết bao sự ủng hộ của các học sĩ, cũng có một số chuyên gia phản đối nhưng trong đời người khó mà có thể có ai trả lời hoàn hảo về sự kiện này.
Chỉ dựa vào vì kiếp trước của cô bé này là một người biết nói nhiều thứ ngôn ngữ mà kiếp này vẫn còn duy trì theo sự chuyển kiếp luân hồi, như vậy có thể là sự giải thích hoàn hảo nhất.
—————-           
Chương 9 – Mục 5: Tin tức về chuyện luân hồi
Số từ: 248
Thông tin của Phật giáo Đài Châu thông báo kỳ thứ 8 của năm 1991, về một chuyện luân hồi: vụ án này phát sinh tại tỉnh Triều Châu.
Ông Dương Thu Thủy là một nhân viên xây dựng công trình, cư trú tại lộ Thái Bình, thị xã Triều Châu, đã qua đời 8 năm trước, hưởng thọ sáu mươi mấy tuổi. Đầu năm nay, cô con gái của ông đã lấy chồng tên Dương Thục Phương đã nằm mộng, trong mộng người cha nói với cô: “Tôi phải đi chuyển kiếp”.
Cô con gái hỏi: “Chuyển đến đâu?”
Ông nói: “Phải chuyển đi làm hàng xóm của con”.
Con gái hỏi: “Như vậy có cần làm đám giỗ cho cha nữa không?”
Người cha trả lời: “Vẫn còn phải làm. Con phải mua những thứ mà ta thích ăn lúc còn sống”.
Do tình cảnh trong mơ rất rõ và chi tiết, ngày hôm sau, Thục Phương đến địa chỉ mà cha cô chỉ dẫn thăm viếng. Nào ngờ, chủ của nhà này là bạn cũ của cô hồi xưa, cô bạn này đúng ngày hôm qua sanh được một cháu trai. Hẻm nhà cô bạn này cách nhà cô không xa lắm nhưng vì sau khi có gia đình, mạnh ai nấy bận việc nhà gia đình, rất ít qua lại với nhau. Cho nên, chuyện giấc mộng này không phải do ban ngày hay nghĩ mà tối nằm mơ gặp những chuyện giống nhau.
—————-           
Chương 9 – Mục 6: Cựu tổng thống Sirilanca đầu thai chuyển kiếp
Số từ: 283
Khoảng thời gian ngày 18 tháng 1 năm 1999, các báo chí của nước Sirilanca có đăng tải chi tiết chuyện đầu thai chuyển kiếp của cựu tổng thống nước Sirilanca, ông Panoima, ở trong nước, các báo chí đều đăng tải sự kiện này.
Căn cứ theo thông báo của địa phương: một người con trai 22 tuổi được xem là đầu thai chuyển kiếp của cựu tổng thống Sirilanca. Mấy trăm ngàn người vì muốn xem tận mắt người con trai này có khuôn mặt giống y như Tổng thống, đã đều đi đến thị trấn Hancualan, nơi sinh sống của người con trai này. Ông Tổng Thống do bị một người xung kích cầm mìn gây nổ giết hại, đã chết vào tháng 5 năm 1993.
Căn cứ theo lời thông báo: người con trai này xuất thân trong một gia đình nông dân. Cha mẹ đặt tên cho cậu ta là “Uykibahua” nhưng mà anh ta cứ tự xưng hô mình là “Panoima”. Người con trai này thậm chí còn xem người nhà của Panoima như là người nhà của mình. Uykibahua có nhắc đến chuyện mình bị một người nam tên là Babu sát hại. Vả lại, hung thủ sát hại ông Tổng Thống đúng là có tên Babu.
Căn cứ theo thông tin đưa ra, mỗi buổi sáng Uykibahua thức dậy lúc 3 giờ sáng, làm nghi lễ Phật giáo giống y như cố Tổng Thống đã làm. Một người chỉ có tuổi đời một tuổi mấy chưa biết chữ mà lại biết được nhiều chuyện như vậy, không thể không nói có lẽ là người của kiếp trước chuyển kiếp đầu thai luân hồi trở về.
—————-           
Chương 9 – Mục 7: Thân trâu xuất hiện tên người
Số từ: 316
Vào ngày 28 tháng 1 năm 1958, tại Đài Trung, Văn Tín Nhật Báo đăng tải tin tức như sau:
“tại huyện Triển Đông có con bò cái, mới đẻ ra con bê trên lưng hiện lên ba chữ “Lâm Tân Giáo”, chủ chăn nuôi của con bò này tên là Ưu Vạn Kim, ông ta có một cậu con trai tên là Ưu Vạn Đạt, gia đình rất nghèo khổ. Lúc huyện này chưa phát triển, ông ta làm thuê cho một y sư Lâm Tân Giáo.
Không may, gia đình họ Lâm bị mất cắp hai ngàn mấy cân lúa, sự thật số lúa này là do ông ta tự lấy cắp nhưng lại đổ tội vu khống cho là Ưu Vạn Đạt lấy cắp. Do lúc ấy, viên cảnh sát hình sự có đánh đập khi tra hỏi, Ưu Vạn Đạt không chịu được tra hình, bị đánh bức công, lòng căm thù ôm hận, đã tự vẫn để minh bạch sự trong sạch cho mình.
Không bao lâu, Lâm Tân Giáo cũng qua đời, thời gian nhanh như gió, trải qua mười năm, trong trại chăn nuôi của Ưu Vạn Kim có con bò mới đẻ ra con bê trên lưng lại xuất hiện ba chữ Lâm Tân Giáo.
Chuyện này được con trai của Lâm Tân Giáo là Lâm Vinh Quang hay biết, lập tức sang nhượng với chủ trại chăn nuôi bên hàng xóm, đồng ý bỏ ra mười ngàn năm trăm đồng mua con bê con về nhưng ông chủ chăn nuôi từ chối”.
Sau khi tin tức này truyền ra, gây xôn xao dư luận “Chuyện lúc còn sống gây chết oan một mạng người” sau khi chết hiện tên trên lưng bò, xảy ra tại huyện Triển Đông, Đài Loan, rất nhiều người hay biết. Có thể minh chứng cho việc luân hồi là có căn cứ.
—————-           
Chương 9 – Mục 8: Đi đầu thai lưng vẫn có dấu bớt
Số từ: 130
Nhà họ Hoàng tại thôn Liên Xứ, huyện Vĩnh Xuân, mấy tháng trước chết một đứa con trai, họ Hoàng thương xót con quá, lấy viết đỏ vẽ trên lưng con hai hàng chữ; xong mới đem đi chôn cất.
Ba ngày sau, thôn bên kia gia đình họ Lâm sanh được một cậu con trai; trên lưng có ghi hai hàng chữ màu đỏ, giống y như hàng chữ mà họ Hoàng ghi trên lưng con trai, lấy khăn chùi càng rõ hơn, có người nói lúc tắm rửa cho con mời cha của kiếp trước của đứa trẻ đến lau bỏ hàng chữ thì mới có hiệu quả.
Nhà họ Lâm sai người đến mời và cho phép con trai làm con cháu đời sau cho hai họ.
—————-           
Chương 9 – Mục 9: Bé 3 tuổi nhớ lại tiền kiếp, nhận dạng kẻ sát nhân và chỉ ra nơi chôn thi thể
Số từ: 598
Một đứa trẻ 3 tuổi ở khu vực Golan Heights gần biên giới Syria và Israel nói rằng cậu đã bị sát hại bởi một cây rìu trong kiếp trước. Cậu chỉ cho các bậc lão niên trong làng nơi kẻ sát hại chôn cậu, và quả thật họ đã tìm thấy bộ xương của một người đàn ông ở đó. Cậu cũng cho các bậc lão niên xem nơi chôn giấu hung khí, và khi đào lên, họ thật sự đã tìm được một cái rìu ở đó.
Trong quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ Đã Từng Sống Trước Đây: Đầu Thai Thời Hiện Đại” (Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today), Nhà trị liệu người Đức Trutz Hardo kể lại câu chuyện của một cậu bé, cùng với nhiều câu chuyện của những đứa trẻ khác dường như nhớ lại được các kiếp sống trước của mình với độ chính xác đã được kiểm chứng.
Tiến sỹ Eli Lasch đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé này, Lasch rất nổi tiếng vì đã phát triển hệ thống y học ở Gaza thành một phần trong hoạt động của chính phủ Israel vào những năm 60. Tiến sỹ Lasch mất vào năm 2009, và đã kể lại những trường hợp đáng kinh ngạc này cho Hardo.
Cậu bé thuộc nhóm dân tộc Druze, và nền văn hóa của cậu tin tưởng vào luân hồi. Dù vậy câu chuyện của cậu vẫn làm chấn kinh cộng đồng nơi đây. Cậu chào đời với một vết chàm dài màu đỏ trên đầu. Giống như trong một số nền văn hóa khác, người Druze tin rằng vết chàm có liên quan đến cái chết trong kiếp trước. Khi đã đủ lớn để có thể nói chuyện, cậu kể với gia đình rằng cậu đã bị sát hại bởi một nhát rìu vào đỉnh đầu.
Theo phong tục ở đây, các bậc lão niên sẽ dẫn trẻ con lúc 3 tuổi về nhà cũ trong kiếp trước nếu đứa bé có thể nhớ lại. Cậu bé biết được ngôi làng nơi cậu từng sinh sống, vì vậy họ đi tới đó. Khi họ tới nơi, cậu đột nhiên nhớ lại được tên của mình trong kiếp trước.
Một người dân làng nói rằng người đàn ông mà cậu bé cho rằng là kiếp trước của mình đã mất tích bốn năm trước đây. Gia đình và bạn bè nghĩ rằng có thể anh ta đã đi lạc vào một khu vực nguy hiểm gần đó, như một vài vụ việc tương tự thi thoảng vẫn xảy ra trước đó.
Cậu bé cũng nhớ lại được tên đầy đủ của kẻ đã sát hại cậu. Khi cậu đối mặt với người này, mặt hắn tái mét, Lasch kể với Hardo, nhưng hắn ta không nhận tội. Sau đó cậu bé nói cậu có thể dẫn các bậc lão niên đến nơi thi thể cậu được chôn cất. Ở chính nơi đó, họ tìm thấy một bộ xương của người đàn ông với một vết thương ở trên đầu, trùng khớp với vết chàm của cậu bé. Họ cũng tìm thấy chiếc rìu, hung khí dùng để sát hại cậu. Đối diện với bằng chứng này, kẻ sát nhân thừa nhận tội lỗi của mình.
Tiến sỹ Lasch, người duy nhất không thuộc dân tộc Druze, đã có mặt ở đó trong suốt diễn biến sự việc. Để đọc thêm về các câu chuyện của Hardo, hãy đọc quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ Mà Đã Từng Sống Trước Đây”.
—————-           
Chương 9 – Mục 10: Một cậu bé mới 5 tuổi lại có thể kể rõ ràng cuộc sống kiếp trước của mình
Số từ: 646
Cậu bé Ryan, 5 tuổi, sống ở bang Oklahoma, nước Mỹ khiến dư luận xôn xao khi có thể vanh vách câu chuyện hồi kiếp trước của mình. Dù mới 5 tuổi nhưng cậu bé này lại có thể kể ra những câu chuyện từ rất lâu và hoàn toàn đúng sự thật.
Khi xem những trang sách cũ về những nhân vật Hollywood trước đây Ryan có thể đọc tên từng người nổi tiếng đồng thời nói đó là… bạn của mình. Ryan cũng có thể kể được những chi tiết về những bộ phim đen trắng từ rất lâu và thậm chí cậu bé còn có thể nói được những bí mật hậu trường mà không phải ai cũng biết.
Mẹ của Ryan là Cindy vô cùng kinh ngạc về việc con mình có thể biết được những chuyện ở kiếp trước. Cindy kể rằng Ryan đã có lần chỉ vào một bức ảnh của bộ phim Night After Night được chụp vào năm 1932 và nói rằng: “Mẹ ơi, đây chính là con. Con đã tìm thấy chính bản thân mình!”. Sau đó Ryan còn mô tả cho mẹ một cảnh trong phim có một tủ quần áo chứa rất nhiều súng đạn. Cindy đã xem bộ phim và khẳng định có cảnh phim như Ryan kể lại.
Cindy đã gửi thư cho Tucker B Jim, người nổi tiếng với những cuốn sách nói về kiếp trước. Tucker đã tìm ra người đàn ông trong kiếp trước của Ryan, đó là Marty Martyn, một người nổi tiếng ở Hollywood trước đây. Marty sống ở Los Angeles và qua đời vì ung thư vào năm 1963.
Ryan kể rằng mình chết trong một căn phòng với rất nhiều con số trên cửa. Sự thật là Marty đã qua đời trong căn phòng ở bệnh viện có đánh số. Ryan cũng kể lại rằng chị em gái và mẹ của mình có tóc xoăn màu nâu, gia đình có căn biệt thự tại Los Angeles hay những chuyến đi đến Pháp… Ryan còn cho biết mình đã nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần ngôi sao này thì đã bị một vệ sĩ tặng cho một cú đấm vào mắt. Ryan nói rằng Marty muốn quay về để chuộc lỗi vì trong quá khứ người đàn ông này quá yêu công việc và không có thời gian dành cho gia đình.
Về phía Ryan, cậu bé đôi khi rất mệt mỏi, Ryan cũng được gặp con gái của Marty, tuy nhiên sau khi gặp Ryan rất thất vọng và nói rằng: “Tại sao cô ấy lại quá già, cô ấy không còn là một cô gái trẻ như xưa nữa”. Tuy nhiên, con gái của Marty cũng đã xác nhận những gì Ryan kể lại là đúng sự thật. Thế nhưng sau một vài tháng tiếp xúc với con gái của Marty, những kí ức về kiếp trước của Ryan bỗng lu mờ dần.
Tucker cho biết, trẻ con thường chỉ bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện tại và Ryan có một khả năng đặc biệt. Ngoài những câu chuyện về kiếp trước, Ryan còn có thể nói ra những điều mà ít người biết như bà ngoại mình có một người con đã chết ngay khi mới chào đời hay biết được ai đang gọi điện thoại trước khi có người nhấc máy… Tucker cho rằng, Ryan có được những thông tin không thể xuất phát từ hoạt động thông thường của bộ não và có những dạng lưu giữ thông tin vượt qua giới hạn của con người.
Tucker là tác giả của cuốn sách Return to life. Cuốn sách kể về những đứa trẻ tin rằng mình được đầu thai và có thể kể lại những câu chuyện ở kiếp trước.
Theo Dailymail
—————-           
Chương 10 – Mục 1: Liên Sanh Hoạt Phật kể chuyện quả báo do sát sanh
Số từ: 770
(Trích từ sách “Địa Ngục Biến Hiện Ký của Liên Sanh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn)
Từng có một người nữ mắc bệnh “thiên đầu thống” lâu cả 10 năm rồi, đã tìm gặp các bác sĩ trong cũng như ngoài nước, nhưng trước sau không cách nào làm thuyên giảm bệnh. Có thể nói các bác sĩ đã bó tay, vô phương cứu chữa. Bà này đến quy y tôi. Trì “Thượng Sư Tâm Chú” cả trăm vạn lần, liên tục tụng niệm.
Có một lần, bà đến gặp nói với tôi: “Sư Tôn, con thực sự có việc muốn cầu xin nên mới quy y Ngài, hy vọng Ngài tha lỗi cho con”.
Tôi nói: “Tôi không để ý gì đâu, rất nhiều người đến quy y, tôi đều xem như nhau cả”.
Tôi hỏi: “Bà cầu xin gì vậy?” Lúc này bà mới nói ra nguyên do quy y là vì muốn Sư Tôn trị bệnh thiên đầu thống cho bà. Khởi đầu tôi dùng “gia trì lực”, “phù chú lực” giúp bà ta, nhưng trước sau không đúng yếu điểm. Cuối cùng tôi dùng Thiên nhãn quan sát, lúc này tôi đột nhiên phát hiện ra trên đầu bà bị cấy một cây đinh vô hình làm đau. Đinh màu tím, dài 5 tấc, xúc chạm làm đau dây thần kinh. Tôi kinh hãi biết rằng cây đinh vô hình làm đau này là từ âm phủ mà ra, do đó tôi phải tìm sự chỉ giáo của Diêm Vương.
Tôi đã hỏi Diêm Vương việc gì đã liên quan đến cây đinh vô hình làm đau của bà đệ tử này. Diêm Vương nói:
“Đệ tử của Ngài khi còn trẻ rất thích ăn loại gà đồng, ếch, lúc ăn ếch thì lấy dầu đốt nướng ếch, số ếch bị nướng chết vô số kể, đã
vượt qua phước báo của mình, cho nên Âm phủ mới cho phát ra cây đinh làm đau này để trừng phạt”. – “Lý do như thế, bây giờ làm sao để giải cứu?”
Diêm Vương đáp: “Chỉ có phóng sanh và trì Vãng Sanh chú”
Tôi nói: “Tôi sẽ khuyến khích bà ta phóng sanh và trì chú Vãng Sanh. Trước mắt bà ấy đã trì cả trăm vạn Thượng Sư tâm chú rồi”.
Diêm Vương nói: “Như thế cây đinh làm đau sẽ tự nhiên biến mất thôi”.
Phải nói điều thật kỳ lạ là chuyến đi Âm phủ gặp Diêm Vương xong thì bệnh thiên đầu thống của bà đệ tử như không có cánh mà bay, sau một giấc ngủ tỉnh dậy, bệnh bà không còn đau gì nữa, cơn đau giống như được nhổ ra khỏi đầu, khác trước kia một trời một vực, đau đớn hoàn toàn được giải trừ. Tôi lại sử dụng Thiên nhãn xem thì không còn trông thấy cây đinh làm đau nữa.
Tôi hỏi: “Bà thích ăn ếch lắm phải không?”
Bà ta trả lời: “Sư Tôn biết cả rồi!” – “Ăn tất cả bao nhiêu con?”
“Tôi đi chợ mua về nướng ăn không biết là bao nhiêu nữa”.
“Bây giờ thì không được ăn nữa, thấy rồi đó, mua mà phóng sanh, niệm cho thật nhiều chú Vãng Sanh, như thế thì bệnh thiên đầu thống sẽ không tái phát” – “Xin tuân lệnh Sư Tôn”.
Nữ đệ tử này, từ đó không ăn thịt ếch nữa mà ngược lại chỉ lo phóng sinh ếch, niệm chú Vãng Sanh cả trăm vạn lần. Lấy sự linh cảm đến với mình báo cho nhiều người biết, dẫn rất nhiều người đến quy y tôi.
Cứ theo tôi biết rằng có rất nhiều người bị cây đinh làm đau tháp (cấy) vào người rồi. Những cây đinh này là từ Địa Ngục phát xuất có tác dụng trừng giới, có người bị đau vai, người bị đau lưng, người bị đau đầu, người bị đau các khớp xương, có những người bị đau răng, đau chân, đau ngón tay, vân vân. Cũng có thể không nhất định từ Minh phủ tạo ra, nhưng hy vọng mọi người làm việc phóng sanh thật nhiều, đọc chú Vãng Sanh thật nhiều. Tiêu trừ nghiệp chướng!
Tôi xin thực sự bá cáo với mọi người, phúc đừng hưởng cho hết tận, hưởng hết phúc ắt sinh ra tai ương. Chúng ta là những người học Phật phải biết quý trọng phúc, tạo ra phúc mới đúng. Phật từng đã dạy chúng ta “phải buông xả”, thử hỏi câu “phải buông xả” là buông xả cái gì nào? Hãy trả lời xem.
—————-           
Chương 10 – Mục 2: Đầu bếp đổi nghề, cả nhà được phước
Số từ: 599
Nghề nghiệp của A Dung là một đầu bếp một nhà hàng, ông ta chuyên phụ trách giết mổ cầm thú, gia súc. Không cần suy tính, lương cũng tương đối, trong túi lúc nào cũng đầy tiền. Chỉ tiếc là 16 năm nay không tiết kiệm được đồng nào, mẹ, vợ, người thân thường hay bị bệnh nên tiền đều tiêu hết vào để chữa trị bệnh cho người thân, bệnh tình còn không có chiều hướng tốt.
Trong lòng ông ta mong muốn có đứa con để bế bồng và nối dòng thờ cúng nhưng cầu xin thế nào cũng đều vô hiệu, đã trạc tuổi trên 40 rồi vẫn biệt tâm vô tức.
Khi xem cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mới biết mình đã làm chuyện sát sanh trong thời gian quá lâu dài, sát sinh cũng có rất nhiều nguyên do nhưng trong thời gian ngắn không có cách nào chuyển nghề được. Đứng trước tấm thớt chặt thịt quen rồi, trong giấc mộng cũng toàn thấy mình chặt thịt. Có mấy lần mơ thấy mình đứng chặt toàn thịt người. Cho nên thường hay thức giấc giữa đêm khuya. Tuy nhiên đối với công việc sát sinh của mình có sự kinh sợ nhưng vì phải duy trì đời sống của gia đình, ông ta vẫn tiếp tục hành nghề như thế, không bao lâu vợ ông ta có thai, ông rất vui mừng.
Một đêm nọ, ông đang nằm cơn ác mộng, mơ thấy mình đi đến một hố sâu thẳm, lơ lửng đi trên một cây cầu treo, bưng rất nhiều cánh tay, bàn chân, thịt người, bưng hoài không hết. Lúc này ông bị vợ đánh thức giấc mộng vì bà ta sắp lâm bồn nên đau bụng dữ dội, ông liền đưa vợ đến bệnh viện, bác sĩ chúc mừng ông vì vợ sanh được một thằng con trai nhưng vì sanh sớm hai tháng nên cháu bé phải ngủ trong lồng kính, A Dung mỗi ngày đứng cách lồng kính nhìn vào một sinh vật nhỏ đang vật lộn với ranh giới sống chết lòng đau như dao cắt, cuối cùng cũng xuất viện về nhà nhưng ẵm về nhà một cháu bé yếu ớt xanh xao, tay trái chỉ có bốn ngón tay, ngón cái tụ máu nên đã bị hoại tử, như là bị dao cắt, người vợ mặt xanh xao nhìn ngơ ngác, ông nhìn thấy đau lòng đến rơi nước mắt.
Ông thề nguyện trong lòng, trong vòng một năm ông nhất quyết phải đổi nghề và cầu xin Bồ Tát chỉ dẫn.
Người có thiện nguyện, Thiên nhất tòng tri, A Dung cuối cùng cũng được một thầy giáo thiện tri giới thiệu đến một quán ăn chay làm đầu bếp. Một tháng nay, ông luôn niệm Phật ăn chay, những ác mộng như trước nay và sự bất an đã từ từ không còn. Kỳ diệu nhất là đứa con cưng của ông, một tháng nay không cần uống thuốc, không còn bị bệnh, chỉ lâu lâu bị cảm nhẹ mà thôi và sức khỏe của người mẹ và vợ cũng dần bình phục khỏe lên, cả nhà sống trong không khí hòa thuận vui mừng, ông cảm thấy hiện giờ mới thật là một gia đình hạnh phúc.
Trong Kinh Phật nói: “Trong tất cả các hành vi tội ác, sát hại sinh mạng là tội ác lớn nhất, nghiêm trọng nhất; trong tất cả các công đức hành thiện, không sát sinh và phóng sinh là công đức lớn nhất”.
—————-           
Chương 10 – Mục 3: Ra sức phóng sanh, bệnh tật được lành
Số từ: 243
Ông Diệp Hồng Ngũ tại Tiền Đường, Triết Giang, lúc 9 tuổi, mơ thấy “Thần mặt xanh” dẫn ông ta đến một cung thành có cổng tường to cao, rồi cho ông ta vào trong cung có cổng màu đỏ. Ông nhìn thấy trong cổng có một vị đang ngồi “Thần mặt vàng”, nhìn ông ta bằng khuôn mặt rất giận dữ, nhìn một hồi thật lâu lại gật đầu liên tục, “Thần mặt xanh” kéo ông ta ra ngoài cung rồi tát một chưởng trên lưng, ông sợ quá đã thức giấc mộng, ói máu ra đầy giường.
Mời bác sĩ đến chữa trị cả năm trời cũng không hết bệnh, máu vẫn không cầm được. Bé trai của nhà họ Diệp này lúc nhỏ rất thông minh, trong gia tộc ai ai cũng đều thương yêu nó, thường ngày hay cho tiền và đã tích lũy được số tiền lớn. Bây giờ thì bị bệnh đến như vầy, bà nội dùng tay chỉ vào mặt cháu mà nói: “Con bệnh đến không thể bước xuống giường những số tiền đâu còn có ích gì đối với con? Đưa hết những số tiền bày để ta mua động vật đi phóng sanh thôi”. Đợi khi nào những số tiền này chi tiêu hết cho việc phóng sanh thì khi ấy con mới có thể hết bệnh.
Sau này, Diệp Hồng Ngũ trở thành một thương gia có tiếng trong thành Triết Giang.
—————-           
Chương 10 – Mục 4: Con lươn hiện linh báo mộng
Số từ: 253
Ông Ninh Ni là luật sư có tiếng tại Nam Xương, trong giấc mộng thấy 7 người đầu đội nón nhọn màu vàng, lật đật đi đến trước mặt ông ta cúi đầu xuống đất cầu bái và cùng hét lên “Cứu mạng!”
Ông nhìn thấy lòng từ bi nổi lên, trả lời: “Được, được!” biểu thị là tìm cách cứu trợ. Những người này lại hét lên lời cảm tạ rồi đi.
Qua buổi sáng ngày hôm sau ông Ninh thức dậy đi rửa mặt, suy lại chuyện ly kì trong giấc mộng ngày hôm qua, không hiểu lý do gì. Vừa lúc ấy, ông đầu bếp đến nói: “Tiên sinh, hôm trước ông mua về những con lươn để chuẩn bị đãi khách, hôm nay có nấu ra ăn không?”, ông trả lời: “Từ từ, để tôi xem sao”.
Quả nhiên có 7 con lươn đang lội trên thau nước như là đang cầu cứu với ông ta, thấy vậy ông mới hiểu rõ giấc mộng của đêm hôm qua và đã kể lại chuyện giấc mộng cho cả nhà nghe, kêu đầu bếp đem toàn bộ số lươn ra sông phóng sanh, thực hiện lời hứa trong giấc mộng.
Chiêu chiêu Phật tính, động vật như nhau. Lươn như linh hồn, báo mộng cầu cứu với chủ nhân, để miễn bị nạn chém giết cùng nghĩa với văn chương phóng sanh của Liên Trì Đại Sư “trong nạn cầu sanh, hiện áo vàng mà nhập mộng” cùng ý với nhau.
—————-           
Chương 10 – Mục 5: Phóng sanh hóa giải dịch bệnh, cả nhà bình an
Số từ: 168
Những nông dân trên đảo Thái Hồ, chuyên làm nghề bắt cá, làm lò mổ giết thú vật. Chỉ có Thẩm Văn Bửu không làm nghề này, cả nhà hay làm việc thiện, khi thấy những người bắt được những con cá và chim hay mua lại để phóng sanh. Rất nhiều người chê cười ông ta làm những chuyện này là không thích hợp với thời đại nhưng ông Thẩm Văn Bửu vẫn không sợ gian khó đi làm chuyện này.
Sau này, làng thôn này phát lên dịch bệnh. Người trong làng mơ thấy “Thần ôn dịch” tay cầm một cây cờ, nói với lũ ma quỷ: “Ngoại trừ nhà họ Thẩm chuyên làm việc phóng sanh hành thiện, tất cả các nhà đều phải lui tới, đều phải cầm cờ dịch bệnh”.
Không đầy mấy ngày, một làng 300 mấy gia đình, bị nhiễm bệnh dịch chết hết khoảng một nửa số người, chỉ có gia đình họ Thẩm là không ai bị nhiễm bệnh.
—————-           
Chương 10 – Mục 6: Phóng sinh cá được Quý tử, đời đời bình an
Số từ: 128
Thời nhà Tống, ông Trương Toàn là người huyện Tiền Đường. Lúc bé, dùng dao nhỏ cắt cá, không chú ý bị cắt tay nên đã cảm nhận ra mà nói: “Tôi chỉ bị thương ở một ngón tay đã đau đớn dữ dội, con cá mà bị xẻ bụng thì sẽ đau đến cỡ nào?” nên đã đem nguyên rổ cá đổ xuống sông lại.
Từ đó, ông hay kiêng sát sanh mà thích phóng sanh. Sau này, mơ gặp một người tặng cho ông một con cá lớn, vợ của ông ta không bao lâu thì sanh được một cậu quý tử, khi thanh niên đã thi đậu bằng tiến sĩ, lại làm quan tại Vĩnh Châu, đời đời sống rất hạnh phúc và phú quý.
—————-           
Chương 10 – Mục 7: Kiêng sát sanh mà phóng sanh, gieo nhiều nhân quả
Số từ: 216
Tại thành Hàng Châu, thôn Hằng Sơn có một cái chùa Dương Thự, trong chùa thờ cúng thần rất linh nghiệm. Cho nên người đến cúng vái rất đông. Ngụy Ngọc Thụ tại Triệu Hưng đến chùa cầu xin được sanh con trai, hứa nguyện nếu sanh được con trai, nhất định đem heo, cừu, gà, ngỗng, rượu và lễ vật đến tạ lễ, còn nói sẽ hát tuồng để đa tạ Thần minh.
Ngọc Thụ đêm hôm đó mơ thấy Thần linh nói với ông: “Ông dự định khi sanh được con trai, lập nguyện vọng giết mổ thú cầm để tạ lễ Thần linh, tôi tuy là Thần nhân không ăn chay nhưng không thể nào tùy tiện để cho ông sát sanh, tham ăn lễ vật của ngươi? Ông Ngụy mau quỳ xuống cúi đầu bái, cầu xin thần linh chỉ thị”.
Thần nói: “Ông mong có con trai, các động vật khác cũng mong muốn có con, trong động vật tôm và ốc sanh đẻ rất nhiều, ông nên suy nghĩ lại phải làm sao”.
Từ đó về sau, ông nhìn thấy những người bắt tôm mò ốc thì mua lại để thả xuống sông phóng sanh. Sau này, vợ ông ta sanh liên tiếp cho ông ta mấy cậu con trai.
—————-           
Chương 10 – Mục 8: Cứu nhiều sinh linh, tăng thêm tuổi thọ
Số từ: 216
Tại Tống Vi có một ông thương nhân rất giàu có tên là Dương Tự, lúc năm 28 tuổi, ông mơ thấy một Thần nhân nói với ông: “Ông sống thêm 10 ngày nữa thì phải chết. Nhưng nếu ông cứu được 10 ngàn sinh mạng, có thể miễn chết”.
Dương Tự nói: “Trong thời gian mười ngày ngắn ngủi phải cứu sống 10 ngàn sinh mạng, sợ không thể dễ mà làm đủ con số đó”.
Thần nhân nói: “Trong Kinh Phật có nói, trứng của cá chỉ cần không qua ướp muối, cho dù trải qua thời gian ba năm vẫn có thể sinh đẻ thành cá con, tại sao ngươi không suy tính về vấn đề này?”.
Từ đó, ông Dương Tự dựa vào lời nói của Thần nhân mà viết ở khắp nơi trên đường và trên tường, để người người biết được không dùng muối ướp trứng cá; còn khi nào thấy người giết cá thì xin lại trứng cá, cho xuống hồ nước.
Một tháng sau, ông lại mơ thấy Thần nhân lúc trước nói: “Ông đã cứu sống lại cả tỷ con sinh mạng rồi, số lượng đã đủ, mạng sống của ông sẽ được kéo dài “.
Sau này ông sống thọ đến 90 tuổi mới qua đời.
—————-           
Chương 10 – Mục 9: Ký sự trả báo của người nổ cá tài giỏi
Số từ: 274
Nhà tôi (Lý Kiến Quốc) ở cách xa Tương Giang 3 km, thường hay nghe thấy tiếng pháo nổ trên bờ. Đây là một thanh niên 26 tuổi tên là Đường Phú Lai, kiếm sống bằng nghề phát nổ để đánh bắt cá.
Mỗi ngày từ sáng đến tối đem những quả mìn đã cột sẵn trèo ghe ra ngoài sông đi nổ cá. Anh ta rất có khiếu trong nổ cá đã được người dân địa phương đặt tên là tay nổ cá tài giỏi, những con cá bị hắn nổ chết, đâu chỉ hàng ngàn hàng vạn con, cho nên hắn đã có được một khoản tiền lớn.
Thường hay có câu: “Thiện ác đến cùng sẽ có báo”. Năm 1970, một buổi sáng mùa hạ đẹp trời, anh ta đem theo thuốc nổ chèo ghe ra sông nổ cá, đột nhiên thấy một con cá lớn nhảy lên mặt nước, anh ta nghĩ thời cơ đã đến, liền dùng khoanh nhang muỗi đang cháy, mồi vào ống thuốc nổ đang cầm trên tay. Đột nhiên, mắt miệng cứng đơ, quỷ mê hồn vía, giống như bị ai khống chế, tay cầm ống thuốc nổ đang cháy mà không chịu buông tay ra, hắn cũng không nghe thấy, lập tức đùng một tiếng lớn, người nổ cả máu thịt bay tứ tung, chết thảm tại nơi mình nổ cá, vợ và con chạy đến đau xót khóc thảm thiết, bà con hàng xóm chỉ lắc đầu than thở.
Quả báo của sát sinh rất là thảm kịch lại nhanh đến thế! Những người sau này noi gương để mà kiêng sát sinh.
—————-           
Chương 11 – Mục 1: Đạo tâm kiên cố
Số từ: 228
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Đạo tâm kiên cố
Căn cứ theo lịch sử nhân loại đời trước, đồng thời quan sát biến hóa sự việc của đời này, có thể xác định được rằng đạo lý cảm ứng âm dương – nhân quả là hoàn toàn có thực, chỉ là cảm ứng đó đến nhanh hay chậm mà thôi.
Con người ngày nay thực sự không có bước tiến nào trong việc nghiên cứu phạm trù này. Những người trẻ tuổi thường không có lòng tin, chỉ khi nào đã từng trải qua, mới từ từ tỉnh ngộ. Lúc đó tuổi đã già, nghiệp tội đã gây, muốn tận dụng tuổi cuối đời để mà tiêu trừ hết những tội nghiệp cũng như dùng nước nhỏ mà muốn dập tắt một đống lửa cháy dữ dội.
Cho nên, khi người nào có đọc qua cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, phải phát lòng tin tưởng mãnh liệt, dựa vào một niệm lòng tin làm hạt giống, nuôi dưỡng thành một niệm chồi non có thiện căn, cuối cùng, tu đến niệm niệm cũng là hạt giống của lòng tin, niệm niệm cũng là thiện căn. Tiểu tín sanh tiểu phước, đại tín sanh đại phước, nếu như bán tin bán nghi thì sẽ tự sinh tự diệt.
—————-           
Chương 11 – Mục 2: Nắm bắt cơ duyên
Số từ: 210
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Nắm bắt cơ duyên
Ai có sở hữu cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đọc qua sách này hoặc là có nghe qua nội dung câu chuyện của cuốn sách này thì tương đương như là đang có một vé để đi đến con đường thắng lợi và thành công.
Phải nắm bắt cơ hội, cố gắng tích tụ phước đức và uy lực của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, nhanh tay vì sự nghiệp thành công của cá nhân, vì may mắn bình an của người nhà, vì sức khỏe trường thọ của cha mẹ, vì bài ưu giải nạn cho người thân, vì thịnh vượng phát đạt cho công ty, vì chúng sanh được thoát khỏi khổ đau mà được vui lạc và tích cực hành động liền, chớ nên đợi khi có tai nạn hoặc mắc bệnh mới đi làm công đức.
Phải nghĩ đến cơ hội rất khó nắm bắt, thiện duyên khó gặp, phước đức khó tu. Cuộc sống người đời khó trồng, hiện giờ đã gặp phải kỳ duyên nên trân trọng mà nắm bắt, kịp thời trợ giúp in ấn lưu truyền, chớ nên để mất cơ hội.
—————-           
Chương 11 – Mục 3: Không ngừng tu trì
Số từ: 76
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Không ngừng tu trì
Người đọc sách này, phải có tiến triển dũng mãnh.
Phải biết: Quỷ Thần bay khắp nơi nơi, giám sát rất chặt chẽ. Phải luôn luôn suy lại những gì mình nghĩ, mình làm, việc làm nào cũng phải theo lý mới làm, mới không phụ lòng kiếp này mình có được cơ duyên như thế.
—————-           
Chương 11 – Mục 4: Kiên nhẫn
Số từ: 143
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Kiên nhẫn
Tiểu thiện báo ứng thì nhanh, đại thiện báo ứng hơi lâu dài; phước báo ứng cận thì nhẹ, phước báo ứng xa thì phước hậu.
Thời hiện đại tin tưởng về nhân quả báo không phải là không có, chỉ là kiên trì, lâu dài thực hiện từng ít. Sau khi làm vài chuyện việc thiện, ngẫu nhiên gặp phải công việc, gia đình, học tập, sinh hoạt không ưng ý, thì ngộ nhận là Thiên lý bất minh, nhân quả bất thật, những việc thiện trước đã từng làm lập tức tiêu tan hết.
Đình chỉ, đây cũng là do mình đòi hỏi phước báo nhanh chóng, lòng ham muốn phước báo nhanh chóng đã hại chính mình.
Khuyến người phải kiên nhẫn.
—————-           
Chương 11 – Mục 5: Thành tâm
Số từ: 71
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Thành tâm
Những người nào cứu trợ giúp người, phải rất thành tâm thiết thực.
Khi phát tâm phải kiên trì mà sự phù hộ của thần minh, nhất định không sai lệch.
Chỉ một niệm chân thành, có thể cảm động Thiên Địa, đây toàn là nguyên do của sự thành tâm thành ý.
—————-           
Chương 11 – Mục 6: Quảng vị tuyên thuyết
Số từ: 370
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Quảng vị tuyên thuyết
Tình hình trả báo của thiện và ác, trong cuốn sách này có ngăn cấm rất chính xác và minh bạch, đây là Bồ Tát mở lòng từ bi, cũng là chân đạo minh trí của Ngọc Hoàng Thần Thánh, còn là vụ án chính xác dưới Diêm Phủ. Những người mà biên soạn, in ấn phát hành, lưu thông không nhất định phải lưu tên, vì không muốn nhờ thiện hành này để tạo dựng tên đẹp cho mình, bán sách này cũng chớ nên nghĩ đến lợi nhuận, không dám tận dụng công đức hành thiện này để mưu lợi nhuận.
Ngoài sự tồn tại của cuốn sách này là địa điểm sinh ra thiện duyên, nên đưa thiện duyên này truyền bá khắp nơi, như vậy mới có thể tích thiện thành đức, tích đức thành phước, nhanh thấy linh nghiệm. Cho nên, có thể lưu truyền cho một người, tương đương làm được 10 việc thiện; lưu truyền đến tay 10 người, tương đương làm được 100 việc thiện; lưu truyền đến tay người đại phú quý, được xem như là người đại hào kiệt trong hành thiện.
Người phát tâm sức lực lớn, công thiện của người đó xem như ngàn lần thiện, có thể quảng bá để lưu truyền, lại in ấn thì tương đương là hành thiện vạn lần. Có thể thuyết giảng đạo lý khuyên giải hóa của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thường hay khuyên người hồi tâm hướng thiện, tạo cho người trên thế gian hay biết mà cảm động, chuyển hóa hành ác, đổi mới hành thiện, nhất định thiện duyên sẽ vô biên, phước duyên cũng sẽ vô biên.
Trong quá trình lưu truyền và ấn tống cuốn Ngọc Lịch Bửu Phiêu này, rất nhiều điềm lành đã đến với các đạo hữu phát tâm đóng góp. Sau này nếu có bất kỳ linh ứng nào xin quý đạo hữu chia sẻ tại hòm thư ngoclichbuuphieu@gmail. com để đóng góp cho sách ngày một cập nhật và gần gũi với mọi người hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
—————-           
Chương 11 – Mục 7: Nghèo mà kiên trì, không sa thải thiện trí
Số từ: 230
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Nghèo mà kiên trì, không sa thải thiện trí
Người nghèo khổ không có tiền hoặc không có điều kiện để in ấn sách, có thể đưa cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho người khác mượn để đọc (hoặc tuyên truyền cho người khác nghe) có thể xem như là in ấn được 1 cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, hoàn toàn không có trở ngại về công đức này. Nếu có thể hóa giải thành công thuyết phục người khác quyên góp in ấn sách để lưu truyền. Công đức càng lớn.
Những ai đã đọc qua Ngọc Lịch Bửu Phiêu cần hiểu rõ, Nhân Quả tường minh chỉ là chờ đến nhân duyên phù hợp thì mới trổ. Vả lại đã biết chết không phải là hết, sau khi chết còn có những cảnh giới khác.
Do vậy, cho dù nghèo khó, vất vả cũng không thể làm việc sai quấy, không ngừng kiên trì tu tâm tích đức, thuyết giảng về sách quý thiện thư. Có thể đi làm việc có ích cho chúng sanh trong thiên hạ là công đức hành thiện, như thế phước báo sẽ vô lượng mà tính. Đời này tuy chưa được hưởng nhưng con cháu đời sau nhất định sẽ được nở mày nở mặt.
—————-           
Chương 11 – Mục 8: Cảnh báo người phát tâm in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 473
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Cảnh báo người phát tâm in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
1. Nếu muốn in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có thể dùng cuốn sách này làm bản gốc, cuốn sách này là bản đã chỉnh sửa chính xác, đối chiếu, phiên dịch nghiêm túc, dễ đọc dễ hiểu. Vả lại, đã chính chỉnh nhiều lần sự sai lệch trong cuốn sách này, có đầy đủ chuyện của xưa kia và thời nay, nội dung phong phú muôn ngàn, tài liệu có thật và khả tin.
2. Cuốn sách này có nhiều chương, người muốn in ấn có thể xóa và giảm bớt, nhưng trực tiếp liên quan đến nội dung của cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là từ chương 1 đến chương 5, xin không được xóa bỏ. Ngoài ra những chương khác có thể xóa bớt nội dung, xem tình hình tài chính của người in ấn sách mà quyết định.
3. Nếu có tìm hiểu và điều tra được những sự kiện linh nghiệm sau khi in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” có thể biên soạn vào trong cuốn sách này.
4. Nếu như muốn soạn lại bản mới để in ấn cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” người chủ trì nếu không có năng khiếu, tốt nhất là mời một người có trình độ nhất định để biên soạn, người thiện sĩ có trách nhiệm đọc lại nhiều lần, đối chiếu, tuyệt đối không để thiếu xót xảy ra, để tỏ lòng nghiêm túc kính trọng.
5. “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là một cuốn sách có thiên pháp luật Diêm Phủ của Thần Thánh, người chủ trì nên chọn xưởng in ấn có trách nhiệm, thiết kế, chất liệu giấy, in ấn, đóng sách đều có khả năng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đạt được nghiêm trang, rõ rệt, lâu bền, có vẻ mỹ quan và hiệu quả, tạo cho người khi nhìn, khi đọc có lòng tin và cảm giác tôn kính.
6. Nếu vốn có hạn, in ấn số lượng không nhiều (trong vòng 500 cuốn) có thể sử dụng phương thức in ấn là “bản thủy tinh” (không cần phơi bản lụa), chất lượng hơi kém. Nếu yêu cầu in nét chữ rõ ràng thì tốt nhất đến các hãng chuyên in ấn sách đặt in, giá cả phải chăng và tiện lợi.
7. Người có điều kiện, có thể chuyên in ấn cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cung cấp bán và tặng cho các giới thiện sĩ, vừa có thể thu lại chi phí in ấn để duy trì xoay sở. Tuy lợi nhuận hơi ít nhưng quảng bá kết duyên thiện, trời nhất định ban phước lành phú quý, đây là một công đức lớn.
—————-           
Chương 11 – Mục 9: Phương pháp sám hối tiêu trừ nghiệp chướng
Số từ: 911
Biện pháp muốn bài trừ những khổ nguy trong cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” đã nêu
Phương pháp sám hối tiêu trừ nghiệp chướng
“Tại sao người thời nay hay phát sanh nhiều chứng bệnh lạ kỳ như vậy? Nói tóm lại một câu, đó là từ sát sanh mà ra. Quý vị giết mạng chúng sanh, thì chúng sanh sẽ tìm đến quý vị để đòi mạng. Đối với những thứ bệnh tật kỳ quái đó, bác sĩ cũng đành bó tay thôi. Thế thì quý vị nên làm sao đây? Tức là quý vị phải nên thành tâm sám hối, sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới và làm nhiều việc công đức có lợi ích cho chúng sanh, như thế mới có thể tiêu trừ được các tội nghiệp từ xưa nay. Nếu quý vị không làm như thế, e rằng quý vị sẽ không dễ gì lành bệnh được. Đây là chân lý chứ không phải là mê tín”. (HT. Tuyên Hóa)
Phương pháp sám hối mong bài trừ khổ nguy, tiêu trừ nghiệp chướng, ung thư, bệnh tật hiểm nghèo hoặc gửi gắm những ước nguyện quan trọng cần có các phần sau:
1. Hàng ngày thành tâm tụng kệ sám hối và lạy Phật cầu tiêu
trừ nghiệp chướng:
Chọn giờ an tĩnh trong ngày để thực hành phép sám hối. Giờ tốt nhất là từ 4-7 giờ mỗi buổi sáng. Trước khi làm phép Sám Hối nên tắm rửa thay y phục sạch sẽ. Sau đó thắp ba nén hương thơm, thỉnh (gõ) 3 tiếng chuông (nếu có), và quỳ gối khấn:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần):
Đệ Tử con tên… Pháp Danh (nếu có)… tuổi… sinh ngày… tháng… Năm…, Tụng kệ sám hối: (3 lần, mỗi lần một lạy)
Nay con xin chí thành sám hối
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
Đều bởi vì tam độc tham sân si
Do thân khẩu ý phát sinh ra.
Từng phạm tội thập ác ngũ nghịch
Vô lượng vô biên chư trọng tội
Hết thảy nay con xin sám hối.
Cầu Phật từ bi thương tiếp nhận
Xin đừng xa lìa con đến khi con thành Phật.
Sau đó niệm thần chú “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn” (7 lần, mỗi lần một lạy): “Li pô li pô tê. Khìu hố khìu hố tê. Thổ lổ nỉ tê. Nỉ hố lả tê. Pê lê nê tê. Mô hô tre tê. Chân lỉnh trẻn tê. Sô Ha”.
Trì niệm Thần chú này không ngừng, bất cứ lúc nào có thể, càng nhiều càng tốt. Lúc rảnh rỗi phải ưu tiên lạy Phật miên mật, ít nhất mỗi lần lạy từ 21-50 lạy. Tư thế lạy Phật: đứng thẳng chắp tay trên trán, cúi xuống từ từ hai tay chạm đất đỡ người quỳ xuống, từ từ đưa ngực xuống sát đầu gối, trán chạm đất. Mỗi lần lạy là một lần niệm: “Nam Mô Tam Thập Lục Vạn Ức Nhất Thập Nhất Vạn Cửu Thiên Ngũ Bách Đồng Danh Đồng Hiệu ADiĐà Phật”.
2. Ấn tống kinh sách:
Tiến hành ấn tống kinh sách, thiện thư và hồi hướng công đức cho nguyện giải nghiệp, oán thân trái chủ hoặc cho lành bệnh. v. v.
Kinh sách ấn tống có thể là “Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh”, “Kinh ADiĐà”, “Kinh Dược Sư”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”, “Cao Vương Kinh “… ; Thiện thư có sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, “Liễu Phàm Tứ Huấn” hoặc tùy hỷ có duyên với kinh sách nào thì ấn tống kinh sách đó.
Trong trường hợp cầu nguyện do nạo phá thai thì nên ấn tống kinh “Phật Thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ và Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni” rồi hồi hướng cho bố mẹ và thai nhi được giải oan cắt kết, tiêu trừ nghiệp chướng.
Trong trường hợp hồi hướng cho khỏi bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư thì ngoài những kinh sách trên, nên ấn tống thêm kinh “Phật Thuyết Liệu Trĩ Bệnh Kinh” (Kinh trị ung thư – Nội dung xin xem trang cuối).
Số lượng ấn tống tùy thuộc vào mức độ nhận thức nặng nhẹ và điều kiện kinh tế của hành giả. Nếu như tài chính khó khăn có thể chia ra làm nhiều đợt.
3. Phóng sanh:
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn”.
Chúng sanh đáng quý nhất chính là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sanh. Chính vì thế phóng sanh tức là hoàn thành tâm nguyện của chư Phật, sẽ được chư Phật tán thán, công đức vô lượng.
Bởi vậy nếu muốn gia tăng tuổi thọ, bệnh tật tiêu trừ quý vị hãy phóng sanh ngay mỗi khi có thể. Sau khi thực hiện cần hồi hướng công đức phóng sanh đó cho sức khỏe được phục hồi, bệnh tật tiêu tán.
Nếu như người bệnh quá mệt mỏi không thể đi lại được thì phải ở trên giường mà chắp tay khấn nguyện, niệm chú. Toàn bộ những công việc cần phải di chuyển thì người nhà có thể làm thay rồi hồi hướng công đức cho người bệnh.
Thượng tọa: Thích Tục Bách
(Trụ trì chùa An Biên – Vẻn ĐC: 244 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng)
—————-           
Chương 11 – Mục 10: Phật thuyết liệu trĩ bệnh kinh
Số từ: 460
Phật thuyết liệu trĩ bệnh kinh
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: một thời đức Bạc-già-phạm (Đức Thế Tôn) cùng năm trăm vị tì-kheo ưu tú an trú tại Trúc lâm, thành Vương Xá. Bấy giờ trong chúng có nhiều tì-kheo bị các bệnh trĩ nội ngoại và ung nhọt khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não.
Cụ thọ A-nan-đà thấy vậy, vội đến trụ xứ của Thế Tôn, đảnh lễ nơi chân Ngài rồi đứng qua một bên thưa: Bạch đức Thế Tôn! Ngày nay trong thành Vương Xá có nhiều tì-kheo bị bệnh trĩ, khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để chữa trị căn bệnh này?
Đức Phật dạy: Này A-nan! Ông hãy lắng nghe kinh Liệu trĩ bệnh rồi lãnh thọ, đọc tụng, ghi nhớ kĩ không để quên sót, rồi sau đó thuyết lại cho mọi người cùng nghe. Như thế tất cả các chứng bệnh trĩ sẽ lành. Đó là các bệnh trĩ do phong, trĩ do nhiệt, trĩ do tâm, trĩ do cả ba hợp lại gây ra; hoặc là trĩ từ máu; hay các ung nhọt trong bụng, trong mũi, trong răng, trong lưỡi, trong tai, trên đỉnh đầu, trên tay chân, trong xương sống, trong đường phân tiểu, ung nhọt xuất hiện trên toàn thân. Các bệnh trĩ và ung nhọt như vậy nhất định sẽ khô lành, rơi rụng, tiêu trừ. A-nan-đà! Ông hãy lãnh thọ và trì tụng bài thần chú này.
Đức Phật liền tuyên thuyết: Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.
Này A-nan-đà! Trên dãy Đại Tuyết sơn vương ở phương bắc có cây sa-la Nan Thắng rất cao lớn. Hoa của nó có ba thời kì: một là lúc mới trổ, hai là lúc nở tròn đầy, ba là lúc khô héo. Bệnh trĩ này khô rụng cũng giống như hoa kia đến lúc héo khô rồi rơi rụng vậy, không bao giờ chảy máu hay tuôn mủ nữa. Tất cả đều khô lành,vĩnh viễn không còn đau đớn.
Nếu người nào thường xuyên tụng kinh này sẽ được trí Túc mạng, nhớ được những việc trong bảy đời quá khứ, thành tựu chú pháp. Sa ha! Thế Tôn thuyết thần chú: Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.
Nghe Đức Phật thuyết kinh này xong, cụ thọ A-nan-đà và đại chúng vui vẻ tin nhận và cung kính hành trì.
Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn
—————-           
Chương 11 – Mục 11: Cao vương quan thế âm chân kinh
Số từ: 791
Cao vương quan thế âm chân kinh
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng. Phật quốc hữu duyên, Phật Pháp tương nhân. Thương lạc ngã tịnh. Hữu duyên Phật Pháp.
Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Đại Thần Chú.
Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Đại Minh Chú.
Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Vô Thượng Chú.
Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, thị Vô Đẳng Đẳng Chú.
Nam Mô Tịnh Quang Bí Mật Phật. Pháp Tạng Phật. Sư Tử Hống Thần Túc U Vương Phật.
Phật cáo Tu Di Đăng Vương Phật, Pháp Hộ Phật, Kim Cương Tạng Sư Tử Du Hí Phật, Bảo Thắng Phật, Thần Thông Phật, Dược Sư Lưu Li Quang Vương Phật, Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật, Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật, Quá Khứ thất Phật, Vị Lai Hiền Kiếp thiên Phật, thiên ngũ bách Phật, vạn ngũ thiên Phật, ngũ bách Hoa Thắng Phật, bách ức Kim Cương Tạng Phật, Định Quang Phật.
Lục phương lục Phật danh hiệu. Đông phương Bảo Quang Nguyệt Điện Nguyệt Diệu Tôn Âm Vương Phật. Nam phương Thụ Căn Hoa Vương Phật. Tây phương Tạo Vương Thần Thông Diễm Hoa Vương Phật. Bắc phương Nguyệt Điện Thanh tịnh Phật.
Thượng phương vô số Tinh Tấn Bảo Thủ Phật. Hạ phương Thiện Tịch Nguyệt Âm Vương Phật. Vô lượng chư Phật, Đa Bảo Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Di Lặc Phật, A Sơ Phật, Di Đà Phật.
Trung ương nhất thiết chúng sinh, tại Phật Thế Giới trung giả, hành trú ư Địa thượng, cập tại hư không trung, từ âu lo nhất thiết chúng sinh, các lệnh an ổn, hưu tức. Trú dạ tu trì, tâm thường cầu tụng thử kinh, năng diệt sinh tử khổ, tiêu trừ chư độc hại.
Nam Mô Đại Minh Quán Thế Âm, Quán Minh Quán Thế Âm, Cao Minh Quán Thế Âm, Khai Minh Quán Thế Âm, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Bảo Sơn ức vạn Bồ Tát, Phổ Quang Vương Như Lai, Hóa Thắng Bồ Tát.
Niệm niệm tụng thử kinh, thất Phật Thế Tôn tức thuyết chú viết:
Li Bà Li Bà Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế, Đà La Ni Đế, Ni Ha La Đế, Bì Li Ni Đế, Ma Ha Già Đế, Chân Linh Càn Đế, Thoa Ha. (07 lần)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Diệu Cát Tường Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát
Hướng Dẫn
Mười phương Quán Thế Âm, toàn thể chư Bồ Tát thệ nguyện cứu chúng sinh. Xướng danh tất được giải thoát. Nếu có bậc trí giả thành tâm cầu giải thoát lại có nhân duyên, đọc tụng không ngưng nghỉ và đọc được đầy đủ đúng nghìn (1000) lần, niệm niệm không dứt thì lửa cháy không làm thương tổn, đao binh lập tức ngưng chiến, nóng giận đổi thành hoan hỉ, người phải chết được cứu sống. Chớ nói điều này là không có, chư Phật không bao giờ vọng ngôn. Cao Vương Quán Thế Âm có khả năng cứu mọi khổ nạn.
Trong lúc nguy cấp, người phải chết được sống lại. Chư Phật không nói chơi. Vậy nên phải đảnh lễ và hãy trì tụng kinh đủ nghìn (ngàn) lần, thì trọng tội ắt tiêu diệt. Người phúc đức hãy kiên trì tin tưởng, chuyên tâm trì đọc kinh này.
Nguyện đem công đức của kinh này phổ biến đến tất cả: Đọc tụng kinh đủ nghìn (ngàn) lần thì trọng tội đều phải tiêu tan.
Hồi Hướng
Đệ tử:.. (tên tuổi)……………, xin kính cẩn hồi hướng công đức đọc tụng kinh này đến………… (toàn thể chúng sanh trong tam ác đạo, các vong linh còn chưa siêu thoát, còn đang ở cõi trần và dương, và con xin hồi hướng tới tất cả mọi người trên trái đất này gồm có ông bà tổ tiên nhà con họ… . ông bà cha mẹ anh em bạn bè v.v………………… Công đức viên mãn!
Ghi lại số lần đã đọc, đủ 1000 lần đem hóa và khấn hồi hướng.
OM MA NI PAD ME HOM
—————-           
Ngôn Lộc Của Chư Thánh
Số từ: 286
Ngôn Lộc của Chư Thánh
Thiên địa vô tư, thần minh giám sát, không vì cúng bái mà ban phúc, không vì thất lễ cho ban họa, người có chức thế không hưởng trọn, không hưởng trọn khi có phước, không ăn hiếp người nghèo khổ, ba hạng người là thiên vận tuần hoàn, một ngày hành thiện, phước tuy chưa đến, họa tự xa dần; một ngày hành ác, họa tuy chưa đến, phước dần trôi xa.
Những người hành thiện, như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng dài, ngày một tăng trưởng; những người hành ác, như đá mài dao, không thấy hư hại, ngày một hao mòn, hại người lợi kỷ, phải nhất thiết cải bỏ!
Đông Nhạc Đại Đế – Hồi sinh bửu luyện
Khát vọng cầu vinh, vinh dự không dương, cay nhiệt làm giàu, con cháu tử nạn; hành huệ bố đức, phước lộc giá lâm; ước vọng đạm nhạt, bình an vạn thọ; không gạt người đơn côi, không mờ mịt tam quang; tâm hồn chân thật, thần linh kề vai; tai qua nạn khỏi, phù hộ vô biên.
Chân Võ Đế Quân
Súc sinh bổn là người làm ra, người và súc vật luân hồi từ muôn thuở đến nay; Không nên đội lông và treo sừng, khuyên người chớ nên nổi tâm súc sinh.
Phổ Am Sư Tổ
Phước họa vô cửa, do người tự mang; thiện ác trả báo, như bóng theo hình;
Thái thượng cảm ứng thiên
Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đừng nghĩ chưa báo, thời khắc chưa đến; Nhà tạo phước tích thiện, nhất định may mắn; nhà không tạo phước tích thiện, luôn có tai họa.
—————-           
Mười Công Đức Của Việc Ấn Tống Kinh Sách
Số từ: 304
Mười Công Đức Của Việc Ấn Tống Kinh Sách
1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…
3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm
tốt, lợi.
6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
9. Xa lìa các đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), được sanh vào các cõi thiện (người, trời) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ (văn, tư, tu) mở rộng, chứng được sáu thần thông (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông).
—————-           
Nhân Duyên Ấn Tống
Số từ: 1031
Nhân Duyên Ấn Tống
Viên Liễu Phàm là một danh sĩ sống vào đời nhà Minh. Sinh thời, ông tinh thông Phật pháp và để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị về thực hành thiền định. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Liễu Phàm Tứ Huấn (có bản đề là “Môn Học Lập Mệnh” hoặc “Làm Chủ Vận Mệnh”).
Sách này kể về chính cuộc đời ông. Khi còn trẻ ngài gặp Khổng lão tiên sinh, là người tinh thông đoán mệnh, xem trăm lần trăm trúng, cả cuộc đời của Viên Liễu Phàm từ học hành, thi cử, chức tước, bổng lộc đều được chỉ rõ không có sai lệch. Chiêm nghiệm trong hơn 20 năm, Viên Liễu Phàm hoàn toàn tin tưởng số mệnh đã được an bài, chẳng cần cố gắng.
Một lần tình cờ được gặp Vân Cốc thiền sư, Viên Liễu Phàm được ngài khai thị phương pháp cải đổi số mệnh. Phương pháp này thực sự là việc dễ dàng trong tầm tay của mọi người, không nằm ngoài: khiêm tốn, nhìn nhận lỗi lầm, lập công bồi đức, năng làm việc thiện, khuyên người làm việc thiện, kính trên nhường dưới… Viên Liễu Phàm như được vén mây mù để thấy lại trời xanh. Ông triệt để thực hành thiện pháp, giúp người, giúp đời, tích đức cải mệnh. Toàn bộ cuộc đời của ông những năm sau đã thay đổi hoàn toàn, từ công danh sự nghiệp cho đến tài vận, con cái cũng được hưởng phúc lớn…
Đầu tháng 03 năm 2014, một Phật tử đến vãn cảnh tại Chùa An Biên (Vẻn 244 Tô Hiệu Hải Phòng). Khi cúi xuống vái lạy tượng ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, người này thấy bên dưới chân tượng một cuốn sách có tựa đề: “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Anh thỉnh về nhà đọc.
Thì ra “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là sách khuyến thiện, dạy con người biết Nhân Quả – Luân Hồi bằng những câu chuyện thực tế có niên đại từ thời nhà Minh – Thanh (Trung Hoa) trở về đây. Ngoài ra các cảnh giới quả báo khủng khiếp của địa ngục cũng được tường thuật lại rất rõ ràng, chi tiết.
Nhận thấy giá trị của cuốn sách, anh phát nguyện in 100 cuốn nhưng do điều kiện kinh tế chưa cho phép, anh này khấn xin rằng:” con xin in 10 cuốn trước để trên Chùa Vẻn, xin chư vị thần thánh có linh thiêng thì phù hộ cho con được hoàn thành tâm nguyện”.
Buổi tối hôm đó (29/03/2014), Kim Cang Thượng Sư Thích Liên Chiếu – Chân Phật Tông có buổi giảng pháp tại Chùa Vẻn. Khi đi ngang qua tủ sách ấn tống, ngài cầm một cuốn mang vào pháp hội. Đó chính là “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, thì ra trước đây ngài cũng từng có một nhân duyên lớn với cuốn sách này.
Năm 1977, Thượng Sư Thích Liên Chiếu (là người Việt gốc Hoa, khi đó chưa thọ tỳ kheo giới) trên biển Đông. Không may tàu bị cháy máy, trôi vô định trên biển nhiều tuần, hơn bảy mươi người không còn đồ ăn thức uống, chỉ nằm chờ chết, có lúc xung quanh thuyền còn bị bao vây bởi rất nhiều cá mập. Trong lúc thập tử nhất sinh ấy ngài chợt nhớ lại cuốn kỳ thư đã đọc từ thuở nhỏ, thành tâm khấn xin Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn và phát nguyện in 500 cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Khi mọi người đã mất hết hy vọng, thì phép màu xảy ra. Ngay ngày hôm sau một tàu lớn tình cờ đi ngang qua đã thả dây xuống kéo và tiếp tế cho thuyền. Tuy nhiên đêm đó, biển động dữ dội, sóng nước cực lớn. Thuyền nhỏ có thể bị đắm bất kỳ lúc nào. Đúng lúc đó Thượng Sư Thích Liên Chiếu nhìn thấy toàn bộ con thuyền được bao bọc bởi một vầng sáng trắng. Chính nhờ vầng sáng này thuyền giữ được thăng bằng trong gió bão và an toàn cập cảng Malaysia. Mười năm sau, Thượng Sư Thích Liên Chiếu định cư tại Úc Châu, mới hoàn thành phát nguyện ấn tống sách này.
Trước đây, khi đọc cuốn sách “Môn Học Lập Mệnh” của Viên Liễu Phàm, chúng tôi từng có ý định sao chép ấn tống. Nhưng vì sách vốn có niên đại khá xa nên chúng tôi có ý tìm kiếm câu chuyện nào đó gần gũi hơn. Nay nhân duyên đã tới, chúng tôi biên soạn lại cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, giữ nguyên phần gốc, ngoài ra thêm vào một chương: “Truyện nhân quả luân hồi ở Việt Nam”. Trong đó bao gồm những chuyện nhân quả luân hồi chân thực, gần gũi với đầy đủ hình ảnh, tên tuổi và địa chỉ của nhân vật tại Việt Nam nhằm tăng thêm tính thuyết phục của cuốn sách.
Được sự ủng hộ của Thượng Tọa Thích Tục Bách (trụ trì chùa An Biên – Vẻn) cùng thiện nam tín nữ gần xa, trong lần ấn tống đầu tiên, hàng ngàn cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu đã được in.
Nếu ai có duyên vì tha nhân mà quảng vị tuyên thuyết thời được công đức vô lượng. Nếu ai phát tâm mà in sách này thời cũng được công đức chẳng thể nghĩ bàn. Nguyện công đức ấn tống sách này xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo, tất cả các Phật tử đạo tâm kiên cố, gặp dữ hóa lành, thân thể được khỏe mạnh, tu hành được viên mãn thành tựu. Nguyện công đức ấn tống sách này xin hồi hướng cho đất nước Việt Nam quốc gia hưng thịnh, mưa thuận gió hòa, kinh tế vững mạnh, người người được hoan hỷ, nhà nhà được an cư lạc nghiệp.
Liên Hoa Thái Dương
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vƣơng Bồ Tát
Nam Mô Phật Nam Mô Pháp Nam Mô Tăng
—————-           
Thiện Niệm Không Ngừng Thay Đổi Số Phận
Số từ: 1384
Thiện Niệm Không Ngừng Thay Đổi Số Phận
Thiệu Tử Kiến tiên sinh tại Triết Giang có viết lời giới thiệu cho cuốn sách khuyên người hành thiện Ngọc Lịch Bửu Phiêu như sau:
Tục ngữ có câu “Ám thất khuy tâm, thần mục như điện, nhân gian tư ngữ, thiên vấn nhược lôi” nghĩa là khi làm những việc xấu, dù không ai biết nhưng thần tiên trên trời đều thấy rõ, lời nói tưởng chừng không ai nghe được nhưng Thần Tiên trên Trời nghe rõ như sấm bên tai, điều này cho thấy không việc gì có thể che giấu được Thần Tiên, mà quỷ thần không có nơi nào không tồn tại.
Không thể vì một lần thành tâm hành thiện mà được thần tiên khen thưởng, cũng không thể vì một lần hành ác thì lập tức bị trời phạt, họa hay phúc đều phụ thuộc vào hành vi thiện ác, hành ác sẽ gặp quả ác, hành thiện sẽ gặp quả thiện, đó là nhân quả báo ứng, mà gốc rễ của nó chính tại nội tâm mỗi người.
Cái gọi là phúc điền, tâm tức là điền, trồng tức là nhân, thu hoạch tức là quả, thiên đạo rõ ràng, tơ hào không sai, cũng không cần phải đàm luận về đạo lý nhân quả báo ứng, mà bản thân báo ứng vốn đã tồn tại ở bên trong.
Nho gia cho rằng nhân quả báo ứng hay thiên đàng địa ngục là quan điểm hoang đường, phi thực tế, mê hoặc phụ nữ trẻ em, ngay cả những cuốn sách kinh điển như: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Văn Xương Đan Quế Tịch, Quan Thánh Giác Thế Kinh và những bảo thư của Thần Tiên khác cũng bị Nho gia cho là thần đạo thuyết giáo (đạo về thần linh), nhưng họ đâu hiểu rằng, thần đạo có thể bổ sung cho những thiếu sót của thánh hiền, vương đạo (tư tưởng thờ vua của Nho gia) vốn là đạo thế nhân, huống chi thần đạo vượt trên cả vương đạo. Làm việc mà thấy tâm an, không hổ thẹn với Trời Đất, thì thánh hiền cũng khen ngợi, Tiên Phật cũng khen ngợi, nếu thực sự có thượng đế thì Thượng Đế cũng khen ngợi.
Một tấc vuông linh đài (tâm thiện) cũng như là cung điện hoàng kim, thế giới lưu ly, phú quý phúc lộc, cầu gì được nấy… Đến những bậc Thánh Hiền không thẹn với lòng, quân tử oai phong lẫm liệt, cũng chỉ sợ không giữ được thiện tâm kiên định, gây ra họa mà vô phương cứu vãn, đắc tội với Trời Đất.
Thế giới đen tối ngày nay đầy những gian trá hiểm ác, để cho nhân tâm tìm được một tia sáng, một lối đi thoát khỏi mọi sự đau khổ, thì duy nhất chỉ có Ngọc Lịch Bửu Phiêu.
Ba năm trước đây tôi có đọc Ngọc Lịch Bửu Phiêu, sau khi đọc xong cảm thấy đây là cuốn sách đại thiện, giúp đỡ rất nhiều cho thế giới nhân tâm. Đọc cuốn sách này, tôi hiểu được cái quyết tâm cứu người của Thần Tiên, do vậy tôi đã trợ tiền in sách tặng cho mọi người, cũng kêu gọi người có thiện tâm giúp đỡ trợ tiền in ấn, trực tiếp thông qua nhà sách Thụy Thành ở Đài Trung để mua sách kính tặng người khác, những cuốn sách tôi đã tặng, có trên cả ngàn cuốn. Đọc cuốn sách này tôi có cảm tưởng như sau:
Thứ nhất: Đây là cuốn bảo thư nhận định rằng địa ngục có thật, trước khi cuốn sách này ra đời, không có một người nào miêu tả chi tiết, tường tận tình hình địa ngục như vậy. Có thể nói cuốn sách này đã tiết lộ thiên cơ. Vốn dĩ không được nói tình trạng địa ngục, bởi vì địa ngục là chân lý “Có Không”, có thể nói là có, có thể nói là không, luôn luôn biến đổi không ngừng, hình ảnh địa ngục hoàn toàn dựa theo biến hóa của lòng người mà ra. Tôi là một người tin có địa ngục, vì sao tôi thừa nhận điều này, bởi vì ngay lúc tôi sống này, đã thấy địa ngục khổ ải của nhân gian rồi, nhân gian đã có địa ngục, đương nhiên âm gian cũng có địa ngục.
Thứ hai: Những nhà đại học vấn, đại khoa học hay người tự nhận mình là thiên tài và rất nhiều người không tin rằng có thiên đường địa ngục, cho rằng đó là sự bịa đặt của tôn giáo, mê hoặc người già trẻ nhỏ, là thần đạo thiết giáo, là không thực tế. Không biết họ có nghĩ rằng, con người khi làm việc thiện thì tâm sẽ thấy bình an, khi làm việc ác tâm sẽ bất an, hình tượng của tâm an là thiên đường, hình tượng của tâm bất an chính là địa ngục, trong bóng đêm có quỷ thần, mà quỷ thần thực tế chính là cảm giác và biến hóa của tự tâm.
Thứ ba: Nhà Phật tuy không nói đến định mệnh, nhưng vì tồn tại quy luật nhân quả, vận mệnh của con người như khuôn mặt vậy, mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau, thậm chí vừa sinh đã khác người. Trong mắt tôi, vận mệnh của con người một nửa do Trời định, do vậy tôi mới có được ngày hôm nay, tôi tin sự tồn tại của vận mệnh, bởi vì vận mệnh của tôi đích thực cảm giác như đã biết trước. Có nhiều người tìm tôi muốn thay đổi vận mệnh, tôi luôn nói với họ rằng:
“Muốn thay đổi vận mệnh, tất cả nằm trong tay của chính mình, không cần phải mong cầu thay đổi vận mệnh, chúng ta cả đời làm việc, chỉ cần không thẹn với lòng mình, chỉ cần tâm an là được rồi, không ngừng hành thiện sẽ thay đổi được vận mệnh, muốn biết cái đạo lý này, thì xem cuốn Ngọc Lịch Bửu Phiêu, hoặc xem cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn. Vận mệnh vốn dĩ do mình tạo ra, đương nhiên chỉ có mình mới có thể thay đổi được nó, như hôm nay tôi chỉ có thể nói cho mọi người, không ngừng hành thiện sẽ thay đổi vận mệnh, bạn mong muốn người khác thay đổi vận mệnh cho bạn, chẳng khác nào lên cây bắt cá”.
Thứ tư: Đọc những lời mở đầu của Thiệu Tử Kiến tiên sinh, tôi thấy nhân quả tuần hoàn dù sao cũng là báo ứng không xác định, mà thiên đường địa ngục, thiện ác tất cả biến hóa trong tâm của mỗi người, tôi đã khô họng kiệt sức cố gắng khuyên người hành thiện, mà bản thân vẫn bị người ta chê cười, lòng người thế gian sắp luân lạc rồi, luân lạc rồi!
Tôi viết:
“Đại thiện năng cách thiên, bởi vì trời có mắt, vì thế vận mệnh có thể thay đổi, nếu vận mệnh không thể thay đổi, thì cần gì đến vận mệnh nữa? Sự nghiệp cần có tâm, có trí thức.
Vận mệnh cần có chính có thiện Hành thiện không ngừng, ắt sẽ được trời giúp. Vận mệnh vốn chỉ là nhất thời như tiếng sấm trong mưa, như sương, như điện (lóe lên rồi vụt mất), muốn thoát khỏi vận mệnh, muốn vượt qua vận mệnh thì thân tâm đừng chịu sự trói buộc của vận mệnh.
Tất cả các pháp thuật phải xuất phát từ thiện, vì hành thiện Trời ắt tương trợ. Ngược lại, nếu xuất phát từ ác, đó là tà đạo, Trời ắt giáng họa. Địa ngục có thực, xin quý vị đọc Ngọc Lịch Bửu Phiêu, xin hãy xem cuốn Linh Thư này”.
Tôi viết bài kệ như sau:
“Thánh triết thiện công chuyển thiên thu
Thần minh quang hoa tâm khả thu
Mệnh vận chân lý đương bất hoặc
Đại thiện đức hành bất tu ưu”.
(Liên Sanh Hoạt Phật – Pháp Vương Lợi Thắng Ngạn –
Chân Phật Tông bình luận về sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu vào
khoảng năm 1977 tại Đài Loan)
—————-           
Lời Chia Sẻ Của Người Dịch Sách
Số từ: 704
Dịch cuốn sách này là cô Thạch Mỹ Nghi (Pháp Diệu), người Việt gốc Hoa, sống tại Q10 – TP Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình phiên dịch, cô đã được trải nghiệm rất nhiều điều kỳ diệu. Sau đây là lời cô chia sẻ:
“Giữa tháng 7 – 2005 tình cờ cô phát hiện trong ngực có cục hạch, nên cô đi khám và được bác sĩ chuẩn đoán là mình bị ung thư. Lúc đó trời như sập xuống, tất cả niềm hy vọng được sống đều tan biến hết, tuyệt vọng và tuyệt vọng.
Nhưng cô là người rất lạc quan, biết chấp nhận sự thật. Cô vẫn bình tĩnh phiên dịch hết hồ sơ cho công ty rồi bàn giao công việc rõ ràng, thỏa thuận với công ty rồi bắt đầu lộ trình để giành lại sự sống cho mình. Trong thời gian điều trị cô vẫn đi làm, thường thì hóa trị xong là cô nghỉ 5 ngày rồi lại đi làm bình thường…
Một hôm đồng nghiệp người Trung Quốc tặng cô cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu bằng tiếng Hoa. Sẵn thời gian nghỉ bệnh 5 ngày cô đọc hết cuốn sách, trong đó có nhiều đoạn nhắc đến việc “in hoặc đọc sách cho nhiều người thì sẽ khỏi bệnh hiểm nghèo”. Cô nghĩ sách tiếng Hoa đã có nhiều, nếu như có thể dịch ra tiếng Việt thì quá hay. Vì sách được lưu truyền tại Việt Nam thì sẽ có nhiều người đọc và hưởng ứng hơn. Cô quyết định dịch thử.
Trong thời gian dịch sách, có nhiều lần cô định bỏ cuộc vì dịch cuốn sách này từ tiếng Hoa sang tiếng Việt so với năng lực của cô là quá khó, cô ngừng dịch. Nhưng hình như có một sức mạnh vô hình thúc đẩy, cô lại dịch tiếp và cứ như vậy lặp đi lặp lại, ngừng rồi lại dịch kéo dài trong 2 năm thì hoàn thành. Để có động lực tiếp tục dịch sách, không thể không kể đến những điều kỳ lạ đã xảy ra:
Đầu tiên là lúc mới dịch sách cũng là lúc khó khăn kinh khủng về tài chính, một toa thuốc hóa trị tốn 13 triệu đồng, vào thời điểm năm 2005 đó là một khoản tiền rất lớn. Khi cô đang không biết lấy tiền đâu mà điều trị thì tình cờ một người bạn hảo tâm đã tự nguyện giúp đỡ cô về tài chính.
Sau đó có những chuyện mà cô chỉ thầm ước trong lòng thôi mà cũng được toại nguyện rồi. Đó là việc chồng cô tự nhiên bỏ thuốc lá mà cô không hề nói gì. Hoặc có lần mấy người hàng xóm đánh nhau vì mâu thuẫn. Cô đứng ra can ngăn, người hàng xóm đã dùng gậy gỗ chạy ra đập thẳng vào đầu cô, gậy sắp đập đến rồi, cô nghĩ rằng nếu mà trúng đầu thì cô không chết cũng vỡ đầu. Vậy mà người này tự dưng bị vấp ngã còn cô thì không hề hấn gì.
Năm 2007 cô được chẩn đoán ung thư tái phát nhưng nhờ phát hiện sớm đã được chữa khỏi. Tổng cộng cô trải qua 2 lần phẫu thuật, 1 lần xạ trị, hóa trị và hoàn toàn khỏe mạnh cho đến nay. Khi vừa dịch sách xong vào năm 2008, cô nằm mơ thấy Phật Tổ Như Lai ban cho cô 2 bàn tay đầy là xá lợi 7 màu. Cô nghe nói chỉ cần nhìn thấy xá lợi là có phước lắm rồi vậy mà cô được cho đầy cả 2 nắm tay. Năm 2012 cô gặp tai nạn trên đường đi làm, xe ôtô bị đâm nát đầu nhưng cô hoàn toàn không bị sao. Ngoài ra còn rất nhiều khó khăn nữa trong cuộc sống đều suôn sẻ vượt qua một cách kỳ lạ, khi nào nhớ ra cô sẽ kể thêm… ”
—————-           
Thiện Pháp Trân Quý
Số từ: 299
THIỆN PHÁP TRÂN QUÝ
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là một cuốn “luật âm” được truyền xuống nhân gian nhờ lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Ngọc Hoàng Đại Đế nên còn có tên gọi khác là “Từ Ân Ngọc Lịch”. Cuốn thiện thư này vốn được truyền chép lâu năm, tác giả đầu tiên là vị cao tăng đắc đạo có tên Đạm Si.
Sách từng được ghi nhận trong kinh điển Phật giáo Trung Hoa cổ đại, ngoài ra trong kinh điển của Đạo giáo “Thần Tiên Thông Giám” cũng có ghi chép. Thời nay cao tăng pháp sư Tịnh Không rất coi trọng công đức khuyến hóa của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đã tận tay viết sách để tôn sùng. Liên Sanh Hoạt Phật – Lư Thắng Ngạn cũng suốt một đời khuyên người đọc và in ấn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu, bản thân ngài cũng từng in hàng ngàn cuốn để tặng cho tha nhân. Năm 1933 tại Việt Nam, sách từng được xuất bản với tựa đề “Ngọc Lịch Minh Kinh”.
Để tạo cho cuốn sách ngày càng dễ đọc dễ hiểu, chúng tôi nhiều lần đối chiếu với sách bản cổ xưa, trích dịch hoàn thiện, chỉnh sửa và tăng thêm những câu chuyện nhân quả có thực gần đây để mở rộng thêm. Nội dung lại đính kèm phương pháp sám hối hóa giải khổ đau, khuyến khích độc giả đọc xong giới thiệu bạn bè, gần xa linh ứng, rung động lòng người. Hy vọng những thiện tín có duyên tái bản in ấn, lưu truyền đại chúng, cứu người giúp đời, cùng dẫn dắt chúng sanh đi trên con đường tươi sáng Chân – Thiện – Mỹ.
Trân trọng!
Ban Ấn Tống
—————-           
Trình Tự Giá Lâm Phù Hộ Của Đế Quân
Số từ: 595
Trình Tự Giá Lâm Phù Hộ Của Đế Quân
Hiện tại nhân loại trên xã hội, hành vi và bản tính ngày càng nông cạn, không mấy chút thì làm việc xấu, dẫn đến phong khí đạo đức ngày một tha hóa, tỷ lệ phạm tội cũng không ngừng tăng cao khiến cho xã hội càng thiếu ổn định, lòng người bất an.
Từ bi Bồ Tát Địa Tạng Vương và các vị Thần minh cùng nhau thảo luận, muốn đưa sự thật về Quả Báo Luân Hồi viết thành một cuốn sách lưu truyền đến nhân gian, để cho loài người hiểu biết chuyển ác thành thiện, tu nhân tích đức, giúp ổn định xã hội và lòng người. Trên trời từ bi, rất nhanh phê duyệt báo cáo này và soạn vào trong “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” ban phát để thông báo cho thiên hạ: Tất cả tuân thủ nội dung của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, những người nào biết sám hối và tu sửa lỗi lầm, được đặc biệt khoan dung, miễn giảm trừng phạt. Hy vọng loài người giác ngộ chân lý, bỏ dữ làm lành, tu sửa thân tâm, tích phúc cải mệnh.
Hiện nay, loài người cũng không biết được, cứ mỗi ngày Canh Thân của âm lịch, các chủ quản của thần linh ở các thành thị ấp xã – Thần Thành Vương và Thần Thổ Địa, sẽ đều phái các thần linh như Trú Du Thần, Dạ Du Thần, Thần Táo Quân… đến các địa điểm và các hộ để tuần tra, khảo sát và ghi lại những hành vi thiện ác của loài người trên thế gian và tình hình tuân thủ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để trình báo lên thiên đình.
Tất cả ai quyên góp tiền hoặc ra sức in ấn cuốn Bửu Điển này mở rộng truyền bá, trên trời sẽ ban phước cho họ, để cho người đó đời đời hưởng thụ vinh hoa phú quý; cũng vì các bệnh nan y và dị bệnh đã trị lâu ngày không khỏi mà in ấn truyền bá cuốn sách này, sẽ cho người đó được khỏi bệnh, sức khỏe an lành; nếu có tình trạng như vợ chồng không hòa, bà con oán hận, số vận không tốt, con cháu bất hiếu… nếu chịu in ấn và truyền bá cuốn sách này, gia đình sẽ thuận hòa, số vận cũng sẽ chuyển tốt; nếu như muốn xuất ngoại kinh doanh, cầu học hoặc đi đến nước khác làm công việc, nếu được in ấn cuốn sách này hoặc thuận đường truyền bá thì sẽ tránh khỏi các nguy hiểm giao thông và cướp giật dọc đường… những sự kiện bất lợi, và công việc sẽ thuận lợi; nếu vượt được núi sông, đi vào các thôn xóm ở vùng núi sâu xa, mở rộng lưu truyền và khuyến cáo loài người tuân thủ ý nghĩa và nội dung cuốn sách này, các thứ yêu ma quỷ quái, rắn độc, thú dữ đều không dám xâm phạm, vả lại công đức vô lượng, phước hỷ chóng đến.
Công đức của sự lưu truyền, in ấn, tuyên dương cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” không chỉ có thể siêu thoát linh hồn của tổ tiên và có thể miễn giảm trừng phạt trong Diêm Phủ về những tội lỗi mình đã từng vi phạm mà còn có thể tạo cho người đang sống trên trần gian được các thứ phước đức lợi ích, đây là một việc rất được vui mừng hoan hỉ cho loài người.
—————-           
Nguyên Tự Của Người Hàn Chân Khuyến Dâng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Số từ: 1108
Nguyên Tự Của Người Hàn Chân Khuyến Dâng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
Trong sâu xa của vũ trụ, Phật, Bồ Tát và các chư vị Thần Linh đã để lại cho chúng sanh rất nhiều kinh điển để độ hóa, nhiều cuốn mang nội dung đề cập đến quả báo và biến hóa của địa ngục. Tuy vậy, không có cuốn nào giống như cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho thấy chi tiết về những việc loài người đã từng làm và những sự việc quả báo tương ứng và cũng không cuốn nào có thể như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này đề cập đến các chuyện bi thảm lớn nhỏ trong địa ngục và những tình trạng đau khổ có thật.
Nội dung của sách đủ để cho người tỉnh giấc, tu sửa những lỗi lầm. Cuốn sách có công đức rất lớn đối với thế gian này. Tâm tính của loài người trên thế gian này chênh lệch không đều. Những người có trí tuệ cao thượng đều hiểu rõ đạo lý nhân quả, về thiện báo, về ác báo, cố gắng tu dưỡng đạo đức, để cho tâm linh của chính mình được thanh tịnh, triệt để giác ngộ chân lý, vượt qua tam giới. Những người này không cần phải tuyên giảng đạo đức phước họa với họ mà họ biết tự giác tuân theo quy luật nhân quả mà tạo phước hưởng thụ.
Những người có trí tuệ trung cấp, do quá xem trọng vật chất mà chưa biết, chưa hiểu, chưa chứng thực, chưa nhận thức ra phi vật chất của thế giới tâm linh, thậm chí còn nhầm lẫn xem là mê tín dị đoan, không hiểu đó là một phần tất yếu của vũ trụ, nên có những cử chỉ nói năng tùy tiện, không ngại ngần làm chuyện ác, hành sự không có lương tâm, không hiểu được quả báo đau khổ nhận được khi hạ địa ngục?
Từ xưa đến nay, tướng quân, vương hầu, cũng thường vì sai lệch trong tích tắc mà phải hứng chịu sự hành hạ của quả báo. Ví dụ như: danh tướng Bạch Khởi của triều đình nhà Tần thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại chiến khu Trường Bình đã giết chết bốn trăm ngàn quân hàng quân địch. Cho nên, đến kiếp sau ông đầu thai trần gian làm gà, rắn, con rít đều bị sét đánh chết. Thân xác đều có tên ông “Bạch Khởi”. Lúc tại địa ngục, ông thường xuyên bị ngâm mình trong phân uế, chịu đủ các loại cực hình, những thứ này đều được khảo chứng.
Quan Tể Tướng Lý Lâm Bù của nhà Đường, xây phòng “Uyển Nguyệt” tại nhà để sát hại các vị quan khi bất đồng ý kiến. Khi hắn chết đi, bảy kiếp làm gái điếm, chín kiếp làm trâu, đời đời sau này đầu thai làm động vật dưới nước cho người giết mổ, trêu đùa và nấu ăn.
Tướng quân nhà Tống, Tào Hàn, sau khi chiếm lĩnh thành thị đã giết biết bao bá tánh vô tội trong thành. Khi chết, ông nhiều lần báo mộng cho dân chúng trong thành biết: “Tôi một thời oai phong nhưng đã giết chết bá tánh toàn thành cho nên trong trăm kiếp, tôi phải đầu thai làm gà cho người ta giết mổ. Sau khi quả báo này kết thúc, tôi còn phải đọa lạc vào địa ngục”. Than ôi! Thời gian một đời người không dài lắm, nhưng nửa giờ trong địa ngục cực kỳ dài và khó qua. Trong Kinh Phật nói súc sinh, quỷ đói, địa ngục, một lần quả báo trong tam ác đạo lâu như ngàn kiếp, những chúng sinh đầu thai vào đó thật là đáng thương hại.
Đạo Nho, đạo Thiên Chúa, đạo Phật đều hướng dẫn con người quy thiện làm cơ bản, có thể khống chế những suy nghĩ bất lương, phân biệt sự khác nhau giữa thánh nhân và kẻ ác. Ba tôn giáo này đều mang tư tưởng thương xót chúng sinh, từ bi độ thế.
Khổng Tử đã từng nói: “Chuyện không tốt không nên xem, nghe, bàn luận và truyền đạt thì càng không nên làm. Đây chính là mấu chốt để quyết định một người trở thành một dân hiền hoặc dân tục”. Khổng Tử còn nói: “Không nên vì lợi ích cho riêng mình, nếu thực sự làm được việc này thì người đó không còn là dân hiền mà là thánh nhân”.
Mạnh Tử nói: “Quan niệm của Khổng Tử rất là quý báu!” Những quan niệm này định ra sự khác biệt của nhân loại và loài cầm thức. Nếu như thường xuyên làm việc thiện, kiếp sau nhất định được phát đạt thịnh vượng, kiếp này thuận lợi cát tường.
Trong Phật giáo nói, tất cả mọi việc đều do nhân duyên, cuối cùng qui về không tính, quán xét tâm tính mà được tỉnh ngộ; phương pháp của đạo giáo là tuân thủ trung dung chi đạo, kiên trì noi theo quy luật nguyên tắc khách quan mà không theo ý tưởng chủ quan của chính mình mà hành động. Tóm lại, trong đời người, tham vọng, dục vọng và khống chế, kiểm soát chúng là mấu chốt quyết định sống, chết và họa phước sở tại. Cho nên, nhân loại có thể không đọc, chấp hành, tuân thủ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và cảnh giác với sự nhân quả ác báo?
Trên Trời có đức háo sanh, đặc biệt phê duyệt cho giáo chủ Diêm phủ Địa Tạng Vương Bồ Tát công bố một số điều khoản liên quan đến nhân loại sám hối lỗi lầm, ban cho “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” lưu truyền thế gian, đồng ý cho những người đã phạm sai lầm tu chỉnh làm người, sau khi chết cũng có thể lên thiên giới hoặc thanh nhàn hưởng phước. Cho nên, cuốn sách này cũng được gọi là “Từ Ân Ngọc Lịch”. Người trên thế gian căn cứ năng lực của mình, trước mặt thần Táo Quân trong nhà bếp (nếu chưa thờ thần Táo quân thì có thể thờ trong nhà bếp bất cứ hướng nào), hoặc trong phòng sạch sẽ, hoặc Phật đường, hoặc ngoài trời, bất kể mùng một, rằm mười năm, hoặc ngày ba mươi, thành tâm phát nguyện in ấn, truyền bá, tuyên truyền cuốn sách này, để cho đại chúng đều biết được, người người bỏ ác hành thiện. Như vậy, xã hội sẽ an lành ổn định, gia đình và chính mình cũng được thịnh vượng phát đạt.
—————-           
Bồ Đề Chân Nhân Giáng Tự
Số từ: 410
Bồ Đề Chân Nhân Giáng Tự
Thánh hiền cứu giúp và độ hóa tâm nguyện của chúng sinh, giống như thiên địa vũ trụ không có đường cùng, vô biên! Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và các Chư Thần thập điện Diêm Vương thương xót chúng sinh hứng chịu những sự đau khổ trong địa ngục, nên đã trình báo Đại Đế Ngọc Hoàng để cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này được lưu truyền trên thế gian, để đánh thức thế nhân tu thiện tích phước. Khi đọc cuốn sách này, dường như thân tại trong địa ngục, xung quanh đều là những phán quan, lính quỷ, những cảnh thảm họa trong địa ngục. Như thế không thể không tạo cho người thức tỉnh; sống chết luân hồi là không thể tránh được, kẻ làm chuyện xấu phải chịu báo ứng thảm ác là tuyệt đối không sai.
Cuốn sách nói lên những đạo lý sự kiện có thật, dù trải qua thời gian bao lâu cũng không thay đổi. Sách nói rõ trong Phật giáo, Đạo giáo, Đạo nho với những tư tưởng về nhân quả báo ứng của thiện ác và sự kiện quan niệm về từ bi hóa độ, tạo cho những người làm việc thiện nhiều trong kiếp này hoặc kiếp sau được hưởng phước báo, vừa có thể ân xá cho những người đã từng phạm lỗi lầm tu sửa và sám hối, đấy là nội dung căn bản của cuốn sách này. Cho nên, cuốn sách này có khác biệt với những cuốn sách thiện khác, có một số người không hiểu biết, xem cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này là tà kiến, cho là như người thời xưa thường nói câu: “Bất vi bằng cớ” (không đủ bằng chứng), hoặc cho là một cuốn sách mang tính chất mê tín dị đoan. Thực tế, những thứ người thiếu hiểu biết, coi thường và khinh bỉ thần linh không có chí hành thiện thì rất dễ đọa vào địa ngục.
Hiện nay, đối với thiện tín đang muốn hướng nguyện được biên soạn lại và xuất bản cuốn sách này thường nói: người in và truyền sách thiện, vạn sự đại cát tường; đời đời kiếp kiếp hưởng phước báo, huống chi là in ấn lưu truyền cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” bửu điển như vậy? Người phát lên thiện tâm thiện ý thì sẽ thăng hoa đạo đức, thấu tận trời xanh.
—————-
LÊ ANH MINH
Lần cập nhật cuối Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 21/02/2010
BIỆN CHỨNG 辯 證 – THẮNG BẠI 勝 敗
376. Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện hĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. [Đạo Đức Kinh, chương 2]
天下皆知美之為美,斯惡已﹔皆知善之為善,斯不善矣。故有無相生,難易相成,長短相形,高下相傾,音聲相和,前后相隨。《道德經 • 第二章》
【Dịch】 Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, là vì đã có cái xấu; đều biết tốt là tốt, là vì đã có cái không tốt. Cho nên có và không sinh ra nhau, khó và dễ thành tựu cho nhau, dài và ngắn tạo hình thể cho nhau, cao và thấp làm nghiêng nhau, âm và thanh hoà nhau, trước và sau theo nhau.
377. Khúc tắc toàn; uổng tắc trực; hóa tắc doanh; tệ tắc tân; thiểu tắc đắc; đa tắc hoặc. [Đạo Đức Kinh, chương 22]
曲則全,枉則直,窪則盈,敝則新,少則得,多則惑。《道德經 • 第二十二章》
【Dịch】 Cái gì khiếm khuyết sẽ được làm cho toàn vẹn. Cái gì cong sẽ được làm cho ngay. Cái gì trũng sẽ được làm cho đầy. Cái gì cũ sẽ được làm cho mới. Có ít sẽ được thêm. Có nhiều sẽ mê muội.
378. Trọng vi khinh căn. Tĩnh vi táo quân. [Đạo Đức Kinh, ch. 26]
重為輕根,靜為躁君。《道德經 • 第二十六章》
【Dịch】Nặng là gốc của nhẹ. Tĩnh là chủ của xao động.
379. Thiện hành vô triệt tích. Thiện ngôân vô hà trích. Thiện số bất dụng trù sách. Thiện bế vô quan kiện nhi bất khả khai. Thiện kết vô thằng ước, nhi bất khả giải. [Đạo Đức Kinh, chương 27]
善行,無轍跡﹔善言,無瑕謫﹔善數,不用籌策﹔善閉,無關楗而不可開﹔善結,無繩約而不可解。《道德經 • 第二十七章》
【Dịch】 Giỏi đi thì không lưu dấu vết xe. Giỏi nói thì không để bị chỉ trích. Giỏi đếm thì không dùng que đếm. Giỏi đóng cửa dù không có then chốt mà không ai mở được. Giỏi thắt dây dù không có dây nhợ mà không ai cởi được.
380. Vật tráng tắc lão. [Đạo Đức Kinh, chương 30]
物壯則老。《道德經 • 第三十章》
【Dịch】Vật lớn mạnh ắt già.
381. Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. [Đạo Đức Kinh, chương 36]
將欲歙之,必故張之﹔將欲弱之,必故強之﹔將欲廢之,必故興之﹔將欲奪之,必故與之。《道德經 • 第三十六章》
【Dịch】 Muốn làm cho cái gì chùng, trước hết phải căng nó ra cho thẳng. Muốn làm cho cái gì suy yếu, trước hết phải giúp cho nó mạnh thêm. Muốn vứt bỏ cái gì, trước hết phải làm cho nó hưng vượng. Muốn tước đoạt cái gì của nó, trước hết phải tặng nó cái gì đó.
382. Quí dĩ thiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ. [Đạo Đức Kinh, chương 39]
貴以賤為本,高以下為基。《道德經 • 第三十九章》
【Dịch】Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền.
383. Minh Đạo nhược muội. Tiến Đạo nhược thoái. Di Đạo nhược lỗi. Thượng Đức nhược cốc. Đại bạch nhược nhục. Quảng đức nhược bất túc. Kiến đức nhược thâu. Chất chân nhược du. Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại âm hi thanh; đại tượng vô hình. Đạo ẩn vô danh. [Đạo Đức Kinh, chương 41]
明道若昧,進道若退,夷道若纇,上德若谷,大白若辱,廣德若不足,建德若偷﹔質真若渝,大方無隅,大器晚成,大音希聲﹔大象無形。道隱無名。《道德經 • 第四十一章》
【Dịch】 Đạo sáng, dường như tăm tối. Đạo tiến, dường như thoái lui. Đạo bằng phẳng, dường như gồ ghề. Đức cao tột dường như hang cốc. Trắng tinh dường như hoen ố. Đức dầy dăn dường như khiếm khuyết. Đức chắc khoẻ dường như mềm yếu. Chất phác trinh thuần dường như biến đổi. Hình vuông lớn không góc. Vật dụng lớn lâu hoàn thành. Tiếng lớn nghe không thấy. Tượng lớn không có hình. Đạo ẩn nơi không tên.
384. Chính phục vi kỳ, thiện phục vi yêu. [Đạo Đức Kinh, chương 58]
正復為奇,善復為妖。《道德經 • 第五十八章》
【Dịch】Cái ngay thẳng lại biến thành gian trá, cái thiện lại biến thành gian tà.
385. Phù khinh nặc, tất quả tín. Đa dị tất đa nan. [Đạo Đức Kinh, chương 63]
夫輕諾必寡信,多易必多難。《道德經 • 第六十三章》
【Dịch】Những kẻ hứa hẹn bừa bãi, sẽ khó giữ được lời. Coi cái gì cũng dễ, sẽ gặp nhiều cái khó.
386. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh. [Đạo Đức Kinh, chương 66]
以其不爭,故天下莫能與之爭。《道德經 • 第六十六章》
【Dịch】Chính vì thánh nhân không tranh với ai, nên trong thiên hạ không có ai tranh với ngài.
387. Duy vô dĩ thiên hạ vi giả khả dĩ thác thiên hạ dã. [Trang Tử, Nhượng Vương]
唯無以天下為者可以托天下也。《莊子 • 讓王》
【Dịch】Chỉ ai không màng cai trị thiên hạ là mới đáng được giao thiên hạ cho mà thôi.
388. Đại bạch nhược nhục, thịnh đức nhược bất túc. [Trang Tử, Ngụ Ngôn]
大白若辱,盛德若不足。《莊子 • 寓言》
【Dịch】Trắng tinh phải làm như bị hoen ố; đức dày phải làm như còn khiếm khuyết.
389. Chung thân ngôn, vị thường ngôn; chung thân bất ngôn, vị thường bất ngôn. [Trang Tử, Ngụ Ngôn]
終身言,未嘗言;終身不言,未嘗不言。《莊子 • 寓言》
【Dịch】Cả đời nói, mà chưa từng nói gì; cả đời không nói, mà chưa từng không nói gì.
390. Nhất xích chi chủy, nhật thủ kỳ bán, vạn thế bất kiệt. [Trang Tử, Thiên Hạ]
一尺之捶,日取其半,萬世不竭。《莊子 • 天下》
【Dịch】Gậy dài một thước, mỗi ngày chặt một nửa, chặt hoài suốt đời cũng không hết cây gậy này.
391. Trường giả bất vi hữu dư, đoản giả bất vi bất túc. [Trang Tử, Mã Đề]
長者不為有餘,短者不為不足。《莊子 • 駢拇》
【Dịch】Cái đã dài thì ta đừng cho là quá dài; và cái đã ngắn cũng đừng cho là quá ngắn.
392. Vật vật giả dữ vật vô tế, nhi vật hữu tế giả, sở vị vật tế giả dã. Bất tế chi tế, tế chi bất tế giả dã. [Trang Tử, Trí Bắc Du]
物物者與物無際,而物有際者,所謂物際者也。不際之際,際之不際者也。《莊子 • 知北游》
【Dịch】 Cái tạo ra vật (tức Đạo) không có sự hạn chế với vật, nhưng vật có sự hạn chế. Đó gọi là sự hạn chế của vật. Cái giới hạn của cái không giới hạn là cái không giới hạn của cái giới hạn.
393. Phàm ngoại trọng giả nội chuyết. [Trang Tử, Đạt Sinh]
凡外重者內拙。《莊子 • 達生》
【Dịch】Ai có bề ngoài trịnh trọng thì bên trong vụng về kém cỏi.
394. Tự kỳ dị giả thị chi, can đảm Sở Việt dã; tự kỳ đồng giả thị chi, vạn vật giai nhất dã. [Trang Tử, Đức Sung Phù]
自其異者視之,肝膽楚越也;自其同者視之,萬物皆一也。《莊子 • 德充符》
【Dịch】 Về mặt khác nhau mà xét thì vạn vật [khác nhau] ví như gan với mật, hay nước Sở với nước Việt. Về mặt giống nhau mà xét thì vạn vật đều là một.
395. Khả dĩ ngôn luận giả, vật chi thô dã; khả dĩ ý trí giả, vật chi tinh dã; ngôn chi sở bất năng luận, ý chi sở bất năng sát giả, bất kỳ tinh thô yên. [Trang Tử, Thu Thủy]
可以言論者,物之粗也;可以意致者,物之精也;言之所不能論,意之所不能察者,不期精粗焉。《莊子 • 秋水》
【Dịch】 Cái mà ta bàn luận được là phần thô của vật; cái mà ta dùng ý niệm để đạt được là phần tinh tuý của vật. Cái không thể bàn luận được của lời nói và cái không thể đạt được của ý niệm thì không liên can phần tinh hay thô của vật.
396. Dĩ đạo quan chi, vật vô quý tiện; dĩ vật quan chi, tự quý nhi tương tiện; dĩ tục quan chi, quý tiện bất tại kỷ. Dĩ sai quan chi, nhân kỳ sở đại nhi đại chi, tắc vạn vật mạc bất đại; nhân kỳ sở tiểu nhi tiểu chi, tắc vạn vật mạc bất tiểu. [Trang Tử, Thu Thủy]
以道觀之,物無貴賤;以物觀之,自貴而相賤;以俗觀之,貴賤不在己。以差觀之,因其所大而大之,則萬物莫不大;因其所小而小之,則萬物莫不小。《莊子 • 秋水》
【Dịch】 Theo phương diện Đạo mà xét, vật chẳng quý chẳng tiện. Từ bản thân của vật mà xét, mỗi vật tự cho mình quý và coi vật khác là tiện. Từ quan điểm thế tục mà xét, quý và tiện không nằm tại bản thân sự vật. Từ sự khác biệt của vật mà xét, do tầm cỡ lớn mà cho rằng chúng lớn thì vạn vật chẳng thứ nào mà không lớn; do tầm cỡ nhỏ mà cho rằng chúng nhỏ thì vạn vật chẳng thứ nào mà không nhỏ.
397. Chí tinh vô hình, chí đại bất khả vi. [Trang Tử, Thu Thủy]
至精無形,至大不可圍。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Cái cực tinh tế thì vô hình, cái cực lớn thì không thể bị [cái khác] vây bọc được.
398. Niên bất khả cử, thời bất khả chỉ. Tiêu tức doanh hư, chung tắc hữu thủy. [Trang Tử, Thu Thủy]
年不可舉,時不可止。消息盈虛,終則有始。《莊子 • 秋水》
【Dịch】[Chỉ có] thời gian trôi đi thì không thể bắt đầu lại và không thể dừng lại, [còn các thứ nào] tiêu vong và phát khởi, đầy và rỗng, hễ chúng tận cùng thì sẽ trở lại ban đầu.
399. Nhân kỳ sở nhiên nhi nhiên chi, tắc vạn vật mạc bất nhiên. Nhân kỳ sở phi nhi phi chi, tắc vạn vật mạc bất phi. [Trang Tử, Thu Thủy]
因其所然而然之,則萬物莫不然。因其所非而非之,則萬物莫不非。《莊子 • 秋水》
【Dịch】 Theo xu hướng thiên hạ cho điều gì là đúng mà ta bảo là đúng, thì vạn vật cái gì cũng đúng; theo xu hướng thiên hạ cho điều gì là sai, thì vạn vật cái gì cũng sai.
400. Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đa sự, thọ tắc đa nhục. [Trang Tử, Thiên Địa]
多男子則多懼,富則多事,壽則多辱。《莊子 • 天地》
【Dịch】Càng nhiều con trai, càng thêm lo sợ. Càng giàu có, càng lắm sự sinh. Càng sống lâu, càng thêm nhục.
401. Tri kỳ ngu giả, phi đại ngu dã; tri kỳ hoặc giả, phi đại hoặc dã. [Trang Tử, Thiên Địa]
知其愚者,非大愚也;知其惑者,非大惑也。《莊子 • 天地》
【Dịch】Biết mình ngu tức không phải là quá ngu; biết mình bị dối lừa tức không bị lừa dối nhiều.
402. Thiên chi tiểu nhân, nhân chi quân tử; nhân chi quân tử, thiên chi tiểu nhân dã. [Trang Tử, Đại Tông Sư]
天之小人,人之君子;人之君子,天之小人也。《莊子 • 大宗師》
【Dịch】Tiểu nhân của Trời là quân tử của người; quân tử của người là tiểu nhân của trời.
403. Nhân mạc giám vu lưu thủy nhi giám vu chỉ thủy, duy chỉ năng chỉ chúng chỉ. [Trang Tử, Đức Sung Phù]
人莫鑒于流水而鑒于止水,唯止能止眾止。《莊子 • 德充符》
【Dịch】 Người ta không soi bóng vào mặt nước trôi chảy, mà chỉ soi bóng vào mặt nước yên tĩnh. Chỉ có nước yên tĩnh mới có thể làm mọi người dừng lại để tìm sự yên tĩnh.
404. Phương sinh phương tử, phương tử phương sinh; phương khả phương bất khả, phương bất khả phương khả; nhân thị nhân phi, nhân phi nhân thị. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
方生方死,方死方生;方可方不可,方不可方可;因是因非,因非因是。《莊子 • 齊物論》
【Dịch】[Bất cứ vật gì] đang sống là đang chết, đang chết là đang sống; có thể là không thể, không thể là có thể. Nguyên do đúng là nguyên do sai, nguyên do sai là nguyên do đúng.
405. Phân dã giả, hữu bất phân dã; biện dã giả, hữu bất biện dã. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
分也者,有不分也; 辯也者,有不辯也。《莊子 • 齊物論》
【Dịch】Trong mỗi sự phân tích có cái không phân tích được; trong mỗi sự biện luận có cái không biện luận được.
406. Xử minh giả bất kiến ám trung nhất vật, xử ám giả năng kiến minh trung khu sự. [Quan Doãn Tử, Nhất Vũ]
處明者不見暗中一物,處暗者能見明中區事。《關尹子 • 一宇》
【Dịch】 Người ở nơi sáng sủa không thấy được vật gì trong bóng tối; người ở nơi tối có thể thấy được sự vật rất bé nhỏ trong ánh sáng.
407. Chuyên dụng thông minh, tắc công bất thành; chuyên dụng hối muội, tắc sự tất bội; nhất minh nhất hối, chúng chi sở tái. [Doãn Văn Tử Dật Văn]
專用聰明,則功不成;專用晦昧,則事必悖;一明一晦,眾之所載。《尹文子佚文》
【Dịch】 Chỉ thuần thông minh sẽ không thành công; chỉ thuần tối tăm sẽ gặp việc trái ý muốn. Vừa sáng vừa tối là cách làm mọi việc.
408. Mục tương miểu giả, tiên đổ thu hào; nhĩ tương lung giả, tiên văn nhuế phi, […] cố vật bất chí giả tắc bất phản. [Liệt Tử, Trọng Ni]
目將眇者,先睹秋毫;耳將聾者,先聞蚋飛,…故物不至者則不反。《列子 • 仲尼》
【Dịch】 Mắt sắp mờ thì trước tiên hãy nhìn vật cực bé, tai sắp điếc thì trước tiên hãy nghe tiếng muỗi bay vo ve. […] Cho nên sự vật chưa phát triển đến chỗ cùng cực thì chưa quay trở lại.
409. Dục cương, tất dĩ nhu thủ chi; dục cường, tất dĩ nhược bảo chi. [Liệt Tử, Hoàng Đế]
欲剛必以柔守之;欲強必以弱保之。《列子 • 黃帝》
【Dịch】Muốn nó cứng thì lấy mềm giữ nó; muốn nó mạnh thì lấy yếu bảo vệ nó.
410. Thiên hạ lý vô thường thị, sự vô thường phi. Tiên nhật sở dụng, kim hoặc khí chi; kim chi sở khí, hậu hoặc dụng chi. [Liệt Tử, Thuyết Phù]
天下理無常是,事無常非。先日所用,今或棄之;今之所棄,後或用之。《列子 • 說符》
【Dịch】 Sự và lý trong thiên hạ không bao giờ đúng mãi hay sai mãi. Có thứ ngày trước áp dụng mà nay có người bỏ đi; cái ngày nay bỏ đi thì ngày sau có người áp dụng.
411. Đắc điểu giả, la nhất mục; nhất mục chi la, bất khả đắc điểu. [Doãn Văn Tử]
得鳥者,羅一目;一目之羅,不可得鳥。《尹文子》
【Dịch】Bắt được chim là nhờ ở một mắt lưới; nhưng cái lưới chỉ có một mắt lưới thì không thể bắt được chim.
412. Nhập thủy tăng nhu, hoài xú cầu phương, bất khả đắc dã. [Doãn Văn Tử]
入水憎濡,懷臭求芳,不可得也。《尹文子》
【Dịch】Vào nước ghét bị ướt, ôm giữ cái hôi thối cầu mong được thơm tho, điều đó là không thể.
413. Nhật bất tri dạ, nguyệt bất tri trú, nhật nguyệt vi minh nhi phất năng kiêm dã. [Hoài Nam Tử, Mậu Xưng Huấn]
日不知夜,月不知晝,日月為明而弗能兼也。《淮南子 • 繆稱訓》
【Dịch】 Mặt trời không biết đến đêm tối, mặt trăng không biết đến ban ngày. Mặt trời và mặt trăng cho ánh sáng nhưng không thể cùng biết ban ngày và ban đêm của nhau.
414. Thủy tuy bình, tất hữu ba; hành tuy chính, tất hữu sai. [Hoài Nam Tử, Thuyết Lâm Huấn]
水雖平必有波;衡雖正必有差。《淮南子 • 說林訓》
【Dịch】Nước mặc dù yên tĩnh nhưng cũng có lúc gợn sóng, cái cân mặc dù thăng bằng nhưng cũng có lúc sai lệch.
415. Đắc vạn nhân chi binh, bất như văn nhất ngôn chi đáng; đắc Tuỳ Hầu chi châu, bất nhược đắc sự chi sở do; đắc Oa thị chi bích, bất nhược đắc sự chi sở thích. [Hoài Nam Tử, Thuyết Sơn Huấn]
得萬人之兵,不如聞一言之當;得隋侯之珠,不若得事之所由;得咼氏之璧,不若得事之所適。《淮南子。說山訓》
【Dịch】 Có được quân binh vạn người không bằng nghe được một lời nói đúng đạo lý; có được ngọc châu Tùy Hầu không bằng có được nguyên do của sự việc; có được ngọc bích của họ Hoà không bằng có được sự thích đáng của sự việc.
416. Hoặc dự nhân nhi thích túc dĩ bại chi, hoặc hủy nhân nhi nãi phản dĩ thành chi. [Hoài Nam Tử, Nhân Gian Huấn]
或譽人而適足以敗之,或毀人而乃反成之。《淮南子 • 人間訓》
【Dịch】Có khi tán dương ai mà làm cho hắn bị thất bại; có khi hủy báng ai mà làm cho hắn được thành công.
417. Sự hoặc đoạt chi nhi phản dữ chi, hoặc dữ chi nhi phản thủ chi. [Hoài Nam Tử, Nhân Gian Huấn]
事或奪之而反與之,或與之而反取之。《淮南子 • 人間訓》
【Dịch】 Sự đời, có khi tước đoạt ai cái gì thì trái lại làm cho họ được tặng cái khác; có khi cho ai cái gì thì trái lại ta nhận được cái khác.
418. Sơn sinh kim, phản tự khắc; mộc sinh đố, phản tự thực; nhân sinh sự, phản tự tặc. [Hoài Nam Tử, Thuyết Lâm Huấn]
山生金,反自刻;木生蠹,反自食;人生事,反自賊。《淮南子 • 說林訓》
【Dịch】 Núi sinh vàng, trái lại nó bị tổn hao (do người ta khai thác vàng); gỗ sinh mối mọt, trái lại nó bị mọt ăn mòn; người phát sinh sự rắc rối, trái lại tự làm hại bản thân.
419. Dĩ cận luận viễn, dĩ tiểu tri đại. [Hoài Nam Tử, Phạm Luận Huấn]
以近論遠,以小知大。《淮南子 • 氾論訓》
【Dịch】Căn cứ cái gần mà suy luận ra cái xa xôi, căn cứ việc nhỏ mà biết việc lớn.
420. Nhất điều chi khô, bất tổn phồn lâm chi ông ái. [Bão Phác Tử, Bác Dụ]
一條之枯,不損繁林之蓊藹。《抱朴子 • 博喻》
【Dịch】Một cây khô không làm mất dáng vẻ sum suê um tùm của rừng cây dày đặc.
421. Giang hà chi lưu, bất năng doanh vô để chi khí dã. [Bão Phác Tử, Cực Ngôn]
江河之流,不能盈無底之器也。《抱朴子 • 極言》
【Dịch】Nước sông ngòi không thể đổ đầy một đồ vật để chứa nước mà không có đáy.
422. Tiểu tì bất túc dĩ tổn đại khí. [Bão Phác Tử, Bác Dụ]
小疵不足以損大器。《抱朴子 • 博喻》
【Dịch】Tì vết nhỏ không đủ để làm hại đồ vật lớn.
423. Tục hữu kiến du vân tây trì, nhi vị nguyệt chi đông hành. [Bão Phác Tử, Tắc Nan]
俗有見游雲西馳,而謂月之東行。《抱朴子 • 塞難》
【Dịch】Kẻ kiến thức thiển lậu hễ thấy mây bay về hướng tây thì nói mặt trăng đi về hướng đông.
LÊ ANH MINH
—————-           
Chỉ có tâm mới xây nên ngôi tiên vị phật
Hườn Cung Đàn, Tý thời 29 rạng Mùng 1 tháng 4 Nhâm Dần (3.5.1962)
Tiếp điển :
THI
NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ?
LỊCH lãm đường trần chớ trả vay;
NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng,
Mừng chư đệ muội cách bao ngày.
Bần Đạo chào chư Thiên Mạng, chào chư liệt vị lưỡng phái đàn trung. Bần Đạo muốn mượn linh cơ trong một đàn đông đủ chư hiền để cùng nhau bàn luận về đạo. Chư hiền hãy an tọa nghe Bần Đạo phân đây. Chư hiền ôi !
BÀI
Khuôn Tạo Hóa in hình nhơn loại,
Lò thiên nhiên đúc dải sơn xuyên;
Thú cầm thảo môc căn nguyên,
Một bầu vũ trụ cơ Thiên sắp bày.
Khí âm dương hình hài un đúc,
Chất tinh ba cốt nhục dưỡng sanh;
Từ trong tam giới ngũ hành,
Cũng đều riêng một máy linh đất Trời.
Lỡ mang một kiếp người trên thế,
Trót hẹn cùng bốn bể năm châu;
Trải qua cay đắng dãi dầu,
Nhớ chăng tiếng khóc buổi đầu sơ sanh.
Tạo Hóa đã riêng dành nhơn loại,
Nhơn loại còn oằn oại núi sông;
Đỉnh thần một chủ nhơn ông,
Tâm linh một quả ngự trong hình hài.
Tâm chúa tể trong ngoài bĩnh trị;
Tánh với tình sự lý tể khanh;
Thất tình lục dục bao quanh,
Quân binh sĩ tốt giữ gìn bản thân.
Thân sanh giữa hồng trần trọng trược,
Tâm là nguồn họa phước tạo nên;
Tâm là ngôi phật thánh tiên,
Cũng là quí tiện nghiệp duyên thú cầm.
Tâm cho vững định cầm linh tánh,
Tánh với tình hùng mạnh cố kiên;
Đóng bền sáu cửa khóa then,
Quân minh thần dũng giữ yên sơn hà.
Trường huấn luyện phong ba khói lửa,
Lớp thí sinh mài giũa chạm trau;
Tâm linh sáng suốt dồi dào,
Chớ cho vọng động, chớ xao khí thần.
Luyện nguơn tinh, tinh thuần hóa khí,
Khí vận hành, hành kỷ Thiên cơ;
Nguơn thần an trụ kịp giờ,
Xây dựng đấp móng để chờ vị ngôi.
Hiểu Chơn Đạo Ta, Trời có một,
Thuận nghịch hành, tiên tục hóa hai;
Bởi chưng sáu cửa không gài,
Bảy tên tướng cướp bên ngoài xâm lăng.
Tâm danh lợi tham tàn khát vọng,
Tâm tước quyền hách hống tự cao;
Mắt nhìn tâm lại động xao,
Tánh tình khó nỗi đón rào ma tham.
Tâm tật đố tài nhơn lánh mặt,
Tâm điêu ngoa hạnh phúc giảm suy;
Tai nghe lòng đã lỗi nghì,
Để hai tướng cướp sân si lộng hành.
Tâm tư dục ham danh mến sắc,
Tâm vọng cầu vật chất đỉnh chung;
Mũi kia ưa hửi mùi nồng,
Lưỡi hay nếm vị não nùng đắng cay.
Sắc không bén giết ngay cân não,
Rượu không say lộn đảo hình dung;
Được mừng, mất giận, lung tung,
Hai ma hỉ nộ buông lung dấy loàn.
Tâm đấu tranh gây oan chác nghiệt,
Tâm bạo tàn tiêu diệt trầm luân;
Muốn đem giả lợi vào thân,
Ý mong dệt cảnh mộng trần trong mơ.
Ma ai lạc chực chờ sẵn đó,
Kẻ thường vui lạc ngỏ lầm đường;
Cũng vì vui, cũng vì thương,
Mở toang sáu cửa vô thường để chân.
Đem ra một bản thân suy luận,
Với hai đường thối tấn đạo đời;
Nghe chăng hỡi bạn trần ơi !
Đã vào phận sự đổi dời sao đang.
Bịnh đã trót vương mang bất trị,
Thuốc thần đây mấy vị trừ căn;
Cõi đời vật dục lăng xăng,
Mấy ai giữ đặng nguyên căn của mình ?
Xem những bực tiền trình thánh đức,
Muốn cho đời thiết thực yêu thương;
Chánh tâm tu kỷ lo lường,
Mới mong nhà nước an khương thái bình.
Đời như thế, đạo in như thế,
Nhiệm vụ đâu, mà thể thống đâu ?
Tâm linh thấu triệt cơ mầu,
Bịnh trần lấp lửng khá mau trị lành.
Tâm bác ái hy sinh vật chất,
Tâm từ bi đùm bọc thương yêu;
Nhẫn kiên un đúc sớm chiều.
Thủ trì hành sự là liều thuốc hay.
Chữa những bịnh chua cay thắc mắc,
Dằn những cơn phẫn uất ưu phiền;
Muốn nên ngôi vị phật tiên,
Đừng cho sóng tục đánh nghiêng tâm lành.
Đây là bài học cho các em nam cũng như nữ, vì đề tài chữ Tâm rất quan hệ đối với người tu hành, vì chỉ có Tâm mới định được mọi việc chính cho đường tu. Nếu các em hiểu tường thì tâm chính là một chánh điểm quyết định cho sự thành tiên tác phật của kẻ tu hành.
Đề tài nầy cũng là một khởi điểm cho nền chơn đạo. Nếu em nào thấy cần tu học và phát nguyện thì lần lần sẽ được giáo truyền.
TIẾP BÀI
Lời tha thiết của anh cặn kẽ,
Bước đường dài thương Mẹ đợi trông;
Em ôi ! Mình giống Tiên Long,
Phải đâu cánh én mênh mông phương trời.
Cơ thử thách đổi dời chua chát,
Thấy nhơn tình sắc bạc như vôi;
Nhủ ta thôi chớ nhìn người,
Nhìn người ở chỗ chung Trời thương yêu.
Tâm cho vững, lái lèo cho vững,
Chí nam nhi cho xứng hiếu nhi;
Thành công thất bại quản gì,
Trên đường sứ mạng thủ trì mới ngoan.
Chia sớt nhau trên đành hành sự,
Thông cảm nhau cư xử bại thành;
Tình nhơn loại, nghĩa em anh,
Muốn cho bao quát phải dành nghĩa nhơn.
Cơ Thống Nhứt Trung Ương đã định,
Nhưng cuộc đời gặp cảnh tang thương;
Chi nên chuyển hướng lập trường,
Cho cơ Đại Đạo biểu dương cứu đời.
Pháp chẳng gia cho người quân tử,
Luật bao giờ chấp đứa tiểu nhơn;
Tánh hà thủy, tâm thái sơn,
Mới là đáng mặt vi nhơn cõi trần.
Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu.
Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm mới xây nên ngôi tiên, vị phật, trường sanh bất lão.
Hơn nữa, các em nhớ : liều thuốc ngủ không làm cho bịnh nhơn ngũ yên lành vì bịnh tâm tư; đạo không đắc quả cho người trường chay tuyệt dục là do tâm động.
Các em hiểu chăng ? Cười…
NGỌC LỊCH NGUYỆT
—————-           
Đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy chữ TÂM (trước 1975)
THI
NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ?
LỊCH lãm đường trần chớ trả vay;
NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng,
Mừng chư đệ muội cách bao ngày.
Bần Đạo chào chư Thiên Mạng, chào chư liệt vị lưỡng phái đàn trung. Bần Đạo muốn mượn linh cơ trong một đàn đông đủ chư hiền để cùng nhau bàn luận về đạo. Chư hiền hãy an tọa nghe Bần Đạo phân đây. Chư hiền ôi !
                                
THI
Nhớ buổi khi xưa những ngậm ngùi,
Duyên trần nghiệp tục bấy nhiêu thôi;
Hai mươi năm chẳng xây nền đạo,
Mười sáu thu qua tránh cuộc đời.
Chiếc áo Thiên phong chưa rủ cánh,
Nỗi lòng kẻ sĩ dễ- gì nguôi;
Đã sang bến giác còn lưu lại,
Nỗi bạn tình ta tỏ khúc nôi.
  Dẫu cho tấm lòng nhiệt huyết của chư hiền đến đâu đâu cũng phải phai mờ khi gặp cơn khảo đảo.
Hỡi chư hiền sứ mạng ôi ! Trải qua thời gian khai đạo trên khoảnh đất Việt Nam nầy, có phải chăng toàn thể sứ mạng cũng như nhơn sanh, lòng đạo muốn già hơn tuổi đạo. Chư hiền hãy suy nghiệm lại thì thấy, vì ở đời muốn tìm ngọc phải dày sành đạp sỏi, muốn tìm vàng phải chịu nỗi phong ba, muốn cho thoát được cõi trần la thì phải vận hết tâm tánh hồn nhiên của Tạo Hóa thì mới mong thấy vàng ròng ngọc tốt, mới mong tìm được cảnh tự tại thung dung.
Nói tóm lại, hiện cảnh của đời là một trường của những vở tuồng danh vọng tước quyền đấu tranh tiêu diệt, thì trong trường Đại Đạo, ai là những thí sinh đã chịu khó nhọc với bao công phu đèn sách thì phải bình tâm định tánh trước khúc nhạc bi quan hòa lẫn với những tiếng diễn viên quyến rũ, để đạt thành nguyện vọng của những bực môn đệ Chí Tôn. Hễ là nguyên nhân Phật Thánh thì mau tránh cảnh đổi bá thay vương, bao giả tạm của cuộc đời. Ôi ! vì lẽ đó, đối với cơ đạo và đối với nhiệm vụ của các Thiên Mạng trong giờ phút này, Bần Đạo không có chi hơn, đem đề tài chữ “ Tâm: hiến cho các em học theo lịnh GIÁO TÔNG.”
                           
BÀI
1.Khuôn Tạo Hóa in hình nhơn loại,
Lò thiên nhiên đúc dải sơn xuyên;
Thú cầm thảo môc căn nguyên,
Một bầu vũ trụ cơ Thiên sắp bày.
2.Khí âm dương hình hài un đúc,
Chất tinh ba cốt nhục dưỡng sanh;
Từ trong tam giới ngũ hành,
Cũng đều riêng một máy linh đất Trời.
3.Lỡ mang một kiếp người trên thế,
Trót hẹn cùng bốn bể năm châu;
Trải qua cay đắng dãi dầu,
Nhớ chăng tiếng khóc buổi đầu sơ sanh.
4.Tạo Hóa đã riêng dành nhơn loại,
Nhơn loại còn oằn oại núi sông;
Đỉnh thần một chủ nhơn ông,
Tâm linh một quả ngự trong hình hài.
5.Tâm chúa tể trong ngoài bình trị;
Tánh với tình sự lý tể khanh;
Thất tình lục dục bao quanh,
Quân binh sĩ tốt giữ gìn bản thân.
6.Thân sanh giữa hồng trần trọng trược,
Tâm là nguồn họa phước tạo nên;
Tâm là ngôi Phật Thánh Tiên,
Cũng là quí tiện nghiệp duyên thú cầm.
7.Tâm cho vững định cầm linh tánh,
Tánh với tình hùng mạnh cố kiên;
Đóng bền sáu cửa khóa then,
Quân minh thần dũng giữ yên sơn hà.
8.Trường huấn luyện phong ba khói lửa,
Lớp thí sinh mài giũa chạm trau;
Tâm linh sáng suốt dồi dào,
Chớ cho vọng động, chớ xao khí thần.
9.Luyện nguơn tinh, tinh thần hóa khí,
Khí vận hành, hành kỷ Thiên cơ;
Nguơn thần an trụ kịp giờ,
Xây dựng đấp móng để chờ vị ngôi.
10.Hiểu Chơn Đạo Ta, Trời có một,
Thuận nghịch hành, tiên tục hóa hai;
Bởi chưng sáu cửa không gài,
Bảy tên tướng cướp bên ngoài xâm lăng.
11.Tâm danh lợi tham tàn khát vọng,
Tâm tước quyền hách hống tự cao;
Mắt nhìn tâm lại động xao,
Tánh tình khó nỗi đón rào ma tham.
12.Tâm tật đố tài nhơn lánh mặt,
Tâm điêu ngoa hạnh phúc giảm suy;
Tai nghe lòng đã lỗi nghì,
Để hai tướng cướp sân si lộng hành.
13.Tâm tư dục ham danh mến sắc,
Tâm vọng cầu vật chất đỉnh chung;
Mũi kia ưa hửi mùi nồng,
Lưỡi hay nếm vị não nùng đắng cay.
14.Sắc không bén giết ngay cân não,
Rượu không say lộn đảo hình dung;
Được mừng, mất giận, lung tung,
Hai ma hỉ nộ buông lung dấy loàn.
15.Tâm đấu tranh gây oan chác nghiệt,
Tâm bạo tàn tiêu diệt trầm luân;
Muốn đem giả lợi vào thân,
Ý mong dệt cảnh mộng trần trong mơ.
16.Ma ai lạc chực chờ sẵn đó,
Kẻ thường vui lạc ngỏ lầm đường;
Cũng vì vui, cũng vì thương,
Mở toang sáu cửa vô thường để chân.
17.Đem ra một bản thân suy luận,
Với hai đường thối tấn đạo đời;
Nghe chăng hỡi bạn trần ơi !
Đã vào phận sự đổi dời sao đang.
18..Bịnh đã trót vương mang bất trị,
Thuốc thần đây mấy vị trừ căn;
Cõi đời vật dục lăng xăng,
Mấy ai giữ đặng nguyên căn của mình ?
19.Xem những bực tiền trình thánh đức,
Muốn cho đời thiết thực yêu thương;
Chánh tâm tu kỷ lo lường,
Mới mong nhà nước an khương thái bình.
20.Đời như thế, đạo in như thế,
Nhiệm vụ đâu, mà thể thống đâu ?
Tâm linh thấu triệt cơ mầu,
Bịnh trần lấp lửng khá mau trị lành.
21.Tâm bác ái hy sinh vật chất,
Tâm từ bi đùm bọc thương yêu;
Nhẫn kiên un đúc sớm chiều.
Thủ trì hành sự là liều thuốc hay.
22.Chữa những bịnh chua cay thắc mắc,
Dằn những cơn phẫn uất ưu phiền;
Muốn nên ngôi vị Phật Tiên,
Đừng cho sóng tục đánh nghiêng tâm lành.
Đây là bài học cho các em nam cũng như nữ, vì đề tài chữ Tâm rất quan hệ đối với người tu hành, vì chỉ có Tâm mới định được mọi việc chính cho đường tu. Nếu các em hiểu tường thì tâm chính là một chánh điểm quyết định cho sự thành tiên tác phật của kẻ tu hành.
Đề tài nầy cũng là một khởi điểm cho nền chơn đạo. Nếu em nào thấy cần tu học và phát nguyện thì lần lần sẽ được giáo truyền.
TIẾP BÀI
23.Lời tha thiết của anh cặn kẽ,
Bước đường dài thương Mẹ đợi trông;
Em ôi ! Mình giống Tiên Long,
Phải đâu cánh én mênh mông phương trời.
24.Cơ thử thách đổi dời chua chát,
Thấy nhơn tình sắc bạc như vôi;
Nhủ ta thôi chớ nhìn người,
Nhìn người ở chỗ chung Trời thương yêu.
25.Tâm cho vững, lái lèo cho vững,
Chí nam nhi cho xứng hiếu nhi;
Thành công thất bại quản gì,
Trên đường sứ mạng thủ trì mới ngoan.
26.Chia sớt nhau trên đành hành sự,
Thông cảm nhau cư xử bại thành;
Tình nhơn loại, nghĩa em anh,
Muốn cho bao quát phải dành nghĩa nhơn.
27.Cơ Thống Nhứt Trung Ương đã định,
Nhưng cuộc đời gặp cảnh tang thương;
Chi nên chuyển hướng lập trường,
Cho cơ Đại Đạo biểu dương cứu đời.
28.Pháp chẳng gia cho người quân tử,
Luật bao giờ chấp đứa tiểu nhơn;
Tánh hà thủy, tâm thái sơn,
Mới là đáng mặt vi nhơn cõi trần.
Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu.Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm mới xây nên ngôi Tiên, Vị Phật, trường sanh bất lão.
Hơn nữa, các em nhớ : liều thuốc ngủ không làm cho bịnh nhơn ngũ yên lành vì bịnh tâm tư; đạo không đắc quả cho người trường chay tuyệt dục là do tâm động. Các em hiểu chăng ? Cười…
Thôi thì giờ quá ư nhặt thúc. Bần Đạo nhờ chư phận sự Trung Ương ban truyền đàn này cho tất cả các em trong những Thánh Thất còn đương chiêm ngưỡng Bần Đạo. Nếu có thể ban hành rộng hơn càng tốt.
NGỌC LỊCH NGUYỆT
—————-           
THÁNH GIÁO ĐỨC MẸ & ĐỨC ĐẠO TỔ
Lần cập nhật cuối Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/01/2010
Do đâu có hòa bình an lạc cho thế giới?
Đức Vô Cực Từ Tôn:
“Kìa con ! Đời đang loạn lạc, người người mong vọng hòa bình, tôn giáo đang chia rẽ, tín đồ đạo hữu mong vọng điều hiệp nhứt, mà hòa bình do nơi đâu hỡi con ? Hòa bình hay hiệp nhứt, Đức Thượng Đế đã ban cho mỗi con từ khi mới đến trần gian. Con hãy tìm đem ra mà sử dụng. Tâm con hòa bình, thế giới sẽ hòa bình, tâm con hiệp nhứt, tôn giáo sẽ hiệp nhứt. Các thứ ấy con không thể cầu ở tha lực tha nhân mà có đâu con ![1]
Đức Đạo Tổ:
“Đã học đạo, hành đạo,  tất biết đạo hằng  có trong vạn vật.  Vạn vật sinh tồn trong lý đạo. Những phương pháp, phương châm, bí quyết để con người được biết rõ chính mình và biết sống trong lý đạo để bảo trì nhân bản trên xã hội nhân loại này đều tóm vào một ý  nghĩa của mùa  xuân, bởi xuân  là mùa lập  lại qua cuộc  sanh trưởng thâu tàng, biết hòa dịu để lưu hành trưởng dưỡng. [. . .]
“Nếu toàn thể những người được đứng  trong khuôn viên tôn  giáo đạo đức, đều  đồng lòng hòa hợp  lại trong tinh thần vô cố, vô chấp, vô ngã, vô công, vô danh thì có lo chi không giải được sự cộng nghiệp của chúng sanh, đem lại thanh bình an lạc chung cho thế giới nhân loại.”[2]
[1]Thánh Thất Bình Hòa, 14 rạng Rằm tháng 8 Canh Tuất (14-9-70)
[2]MLTH,mùng 4 tháng Giêng, năm Át Mão 
THÁNH GIÁO ĐỨC MẸ & ĐỨC ĐẠO TỔ
—————-           

Kinh Hồi Dương Nhân Quả _ Ngọc Lịch Bửu Kinh

November 28, 2020

Kinh Hồi Dương Nhân Quả _ Ngọc Lịch Bửu Kinh

Kinh Hồi Dương Nhân Quả _ Ngọc Lịch Bửu Kinh

Kinh Hồi Dương Nhân Quả _ Ngoc Lich Buu Kinh 
HUỆ ĐỨC THẮNG HƠN PHƯỚC ĐỨC
Lúc năm Thuận Trị thời nhà Thanh, tại huyện Thuận Nghĩa, Bắc
Kinh có một đại gia đình họ Cung, nhà có ruộng đất cả trăm mẫu, lừa
ngựa cả đàn. Lúc trung niên, họ sanh được một cậu con trai, đặt tên
cúng cơm là Khánh Hữu. Trong lúc này, ông Lý làm quản gia quản lý
việc tá điền cho nhà họ Cung cũng sanh được một thằng con trai, đặt
tên là Lý Phúc. Đợi Cung Khánh được 7 tuổi, Cung đại gia mời một gia
sư đến dạy học cho con trai. Lý quản gia thấy con trai của Cung đại gia
được học sách, nên cầu xin ông Cung đại gia cho con mình học cùng với
Cung Khánh, được Cung đại gia đồng ý. Tháng ngày qua mau, lúc Lý
Phúc đến 14 tuổi thì cùng Cung Khánh tá túc tại học viện, tức ngày thì
học chung, đêm thì ngủ chung. Có một đêm, Lý Phúc đang ngủ ngon,
mơ thấy trên trời mở một cổng lớn, từ trên trời hạ xuống hai ông thần,
hạ đúng trong học viện, có một ông thần chỉ ngón tay đến Cung Khánh
Hữu, còn ông thần kia nói: “Anh ta ra sao?” Ông thần kia nói: “Anh ta
là người toàn phước, năm 17 tuổi đậu tú tài, 1 tuổi đậu cử nhân, tương
lai sẽ thăng quan đến cấp nhị phẩm, suốt đời hưởng vinh hoa phú quý.”
Ông thần nọ lại chỉ vào Lý Phúc, hỏi ông thần kia: “Còn anh kia?” Ông
thần kia nói: “Người này thuộc mạng khổ vô công danh, vô phận nghèo
suốt đời.” Nói xong, hai ông thần bay về trời. Sau khi hai ông thần đi
vào cửa trời, cửa trời đóng lại như trước. Lý Phúc tỉnh dậy, cảm thấy
kỳ lạ liền kể hết chuyện trong mơ cho cha mẹ và những người khác
nghe.
Đợi đến khi Khánh Hữu năm 17 tuổi, quả nhiên thi đậu tú tài, lúc
này Lý Phúc không còn học nữa. Nhà có ruộng đất, Lý Phúc tuy canh
tác nhưng luôn để ý đến hành vi của Khánh Hữu, anh ta thấy Khánh
Hữu có tính độc đoán, luôn làm chuyện ác, tàn nhẫn bạo hành, không
thức nào tốt. Sau khi Khánh Hữu thi đậu tú tài và tiếp tục thăng tiến,
đúng là thăng chức đến làm đại quan nhị phẩm. Nhưng Khánh Hữu
làm quan thì tham nhũng, tàn độc với bá tánh, đánh người trung lương.
Hành vi của Khánh Hữu, trong lòng của Lý Phúc xem đó là tội ác, cảm
thấy Khánh Hữu sau này phải chịu quả báo. Ai ngờ, Khánh Hữu sống
thọ đến năm 71 tuổi vẫn, nhân tài song vượng, con cháu đầy nhà.
Không chỉ có vậy, Khánh Hữu còn có thể biết được mình lúc nào chết,
lúc ông chưa chết, ông nói với con trai làm sao lo hậu sự cho ông. Nhưng
hành vi của Lý Phúc lại khác biệt hoàn toàn so với Khánh Hựu, Lý
Phúc sống rất cần kiệm, đối xử với người dân rất kỹ lưỡng, hướng thiện
mà đi, không làm chuyện độc ác. Đối với loại người ác độc như Khánh
Hữu lại được hưởng phước trọn đời, còn biết trước ngày mình mất.
Trong lòng ông ta cảm thấy bất bình, cảm thấy dưới âm phủ cũng có
chuyện mua chuộc hối lộ, quyết tâm cùng Khánh Hữu đến Diêm Phủ
hỏi cho ra lẽ. Nên ông nói với con trai của ông là sẽ chết vào ngày tháng
đó, chuẩn bị lo cho hậu sự của ông. Ông Lý Phúc muốn đi cùng Khánh
Hữu đến âm phủ xem như thế nào, nhất thiết phải xem rõ ràng cho
bằng được. Lý Phúc nói với con trai là mình chết vào lúc nào, không
phải vì ông ta tự biết ngày giờ chết mà là ông ta mua sẵn một gói thuốc
độc. Nếu như Khánh Hữu thật sự chết vào ngày ông ta nói thì ông sẽ
uống thuốc độc để chết theo Khánh Hữu đi xuống âm phủ gặp Diêm
Vương. Không ngờ, Khánh Hữu đến ngày đó thật sự chết đi, ông Lý
Phúc cũng uống thuốc độc chết theo để đi xuống âm phủ mới kịp nhìn
thấy Diêm Vương đi ra đón Khánh Hữu. Diêm Vương xử lý xong công
việc của Khánh Hữu mới ra gặp Lý Phúc, nói: “Sao ngươi cũng đến
vậy?” Lý Phúc trả lời: “Tôi vì Khánh Hữu mà đi xuống đây. Trên trần
gian, người người sợ quyền thế, kính chủ tài, tại sao Diêm Vương dưới
âm phủ cũng phải sợ quyền thế và chủ tài sao? Tôi nghĩ ông Khánh
Hữu sống trên trần gian, tàn nhẫn độc ác, làm việc ác vạn lần, ông ta
lúc trên trần gian không phải chịu ác báo, đến âm phủ, chắc phải chịu
hình phạt, không ngờ trần gian với âm phủ cũng như nhau.”
Diêm Vương nói: “Ông ráng chờ một lát thì sẽ hiểu.” Diêm
Vương ra lệnh cho phán quan mở ra cuốn sổ sanh tử thiện ác để xem,
trên tên của Cung Khánh Hữu có một hàng chữ. Diêm Vương nói: “Vì
kiếp trước Khánh Hữu làm rất nhiều việc thiện to lớn, kiếp này tuy làm
ác, đã tiêu hao không ít công thiện của kiếp trước nhưng vẫn còn dư
rất nhiều việc thiện to lớn, chuyển đến kiếp sau vẫn được hưởng phước,
nhưng không có lớn như kiếp trước rồi. Với những chuyện ác mà ông
ta đã làm, vẫn chưa đến thời kỳ thuần thục, Lý Phúc nhà ngươi vì kiếp
trước không có làm việc thiện nên kiếp này phải chịu khổ. Nhưng vì do
ông giác ngộ, một lòng làm việc tốt, cho nên ông sống trên đời tuy không
hưởng phước nhưng ăn mặc không thiếu thốn gì, khi ông chuyển kiếp
sau, ông sẽ hưởng phước thật là lớn.” Lý Phúc cầu xin Diêm Vương lúc
chuyển kiếp đừng cho ông ta uống nước mê hồn, để kiếp sau có thể xem
được kết quả hành vi của Khánh Hữu. Diêm Vương đồng ý lời cầu xin
của Lý Phúc.
Lý Phúc lại đi theo Khánh Hữu đi chuyển kiếp luân hồi. Vì ông
ta chưa uống nước mê hồn, biết hết sự việc, biết được Khánh Hữu lại
đầu thai đến một gia đình phú quý. Ông thì đầu thai đến một gia đình
trung bình, vẫn tu hành giữ thiện. Khánh Hữu sau này trưởng thành,
làm quan huyện trưởng, vẫn tàn ác với bá tánh, hoàn toàn không có
một chút buồn tủi, dựa vào quyền thế tham nhũng, vu lương thành
cướp. Vì ép buộc khẩu cung, đã móc đi hai con mắt của người ta; vì
một vụ án, chém mất đôi chân của người khác, Khánh Hữu sống thọ
đến tuổi thọ bảy mươi mấy, bị bệnh và qua đời. Lý Phúc do có trí tu
hành từ bi, đã tu đến ưu hồn có thể đi xuống âm phủ. Lý Phúc ngồi
thiền, lúc này, ông ta nhìn thấy Khánh Hữu sau khi chết, linh hồn đi
theo Khánh Hữu xuống gặp Diêm Vương. Lúc này khác với lúc trước,
Diêm Vương tiếp đến Lý Phúc trước rồi mới xử Khánh Hữu sau. Khi
thấy dưới tên của Khánh Hữu trong sổ, phước thiện đã hoàn toàn tiêu
hao hết. Lúc làm quan, móc mắt người ta, chém đôi chân người khác,
hai sự việc này, chỉ có thể lấy thân mà trả nợ, phán quyết Khánh Hữu
kiếp sau đầu thai đến một gia đình nghèo khổ, đôi mắt mù lòa, tàn tật
hai chân, mỗi ngày ra mặt đường ăn xin, khổ hết biết. Khi Lý Phúc
nhìn thấy Khánh Hữu có quả báo của ba kiếp, trong lòng sợ mất đi bản
tính mà phải tọa lạc sự luân hồi, nên kiên trì tu hành, độ kỷ độ nhân,
cuối cùng công quả thành tựu, đạt được chánh quả, vĩnh viễn thoát
khỏi khổ đau của sự luân hồi.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
————-
TỪ ÂN NGỌC LỊCH MINH KINH
LỜI TỪA CỦA TÔ LAN TỰ NHƠN THU
Kinh Ngọc Lịch nầy, gốc thầy tu hiệu Đạm – Si, gặp thần Phật truyền bổn nầy, về giảng cho đời hiểu. Sau truyền lại cho đệ tử là Vật Mê đạo nhơn (thầy tu để tóc) lưu truyền đã lậu, giảng điều quả báo minh bạch. 
Ngặt người đời, kẻ tỉnh ăn năn thì ít, mê mà không tin thì nhiều. Chê lành nhỏ mà chẳng làm, làm dữ nhỏ không sợ. Cũng có người: đã biết tội xưa, muốn chừa lỗi cũ. Chưa làm lành bao nhiêu, mà mong đặng phước gặp sẵn dịp dễ lắm liền cải lương tâm! Trách chi ông thánh nói: ‘Người khác hơn cầm thú có bao nhiêu! ‘ Thiệt là phải lắm. Coi các vị giàu sang trên đời, đều có căn lành theo Ngọc Lịch. Còn kẻ khó hèn, tuy tại tội kiếp trước, song cũng phạm trong Ngọc Lịch. Người sống bao lâu, ăn năn sao kịp! Kinh Diệc nói: ‘Coi làm việc lành, xảy gặp phước tốt ‘. Kinh thơ nói: ‘ Làm dữ cầu may ví như đạp nhằm đuôi cọp, hoặc đi trên giá mùa xuân, có khi tan ra nước mà sụp ‘. Lại nói: ‘ Làm lành, trời cho phước xuống, làm dữ, trời cho hoạ xuống ‘. Phàm làm người việc nào đã thấy trước con mắt chẳng sai, thì chớ lôi thôi lây lất. Tôi chưa dám chắc mình là không quê, song cầu cho khỏi tội nghiệp mà thôi. 
Niên hiệu vua Gia Khánh, năm Kĩ Mão thánh 11. 
lỜI TỰA CỦA KIM – DẦN Ở HUYỆN TIỀN ĐƯỜNG
Người quân tử lập thân, làm việc nào mà không lành. 
Miễn giữ theo lương tâm trời phú, cho khỏi tội với trời đất quỉ thần mà thôi. Nếu muốn làm gì thì làm, không sợ phép trời, chẳng tin báo ứng, thì càng ngày càng tệ, còn dạy nỗi gì? Tuy ông thánh nói: ‘ Làm lành trời trả phước, làm dữ trời trả hoạ. ‘ Họ nói: ‘ Lành không chắc phước, dữ không chắc hoạ ‘. Như vậy các án trốn khỏi lưới dương gian, chẳng là bỏ qua sao? Đời tệ như vậy, người quân tử mới giảng làm sao? Nay có kinh Ngoc-Lịch truyền ra, khắc bản tới lần thứ tư, dạy dự phòng nghiêm nhặt, giảng quả báo rõ ràng, ai đọc tới cũng giựt mình sợ tội. Làm lành tuy không cần phước mà có phước, làm dữ sợ hoạ cũng không khỏi. Nếu không biết kiêng có trời soi xét, thì làm dữ luôn luôn. Xem kinh nầy mỗi việc coi như có thần biên tội phước, ở phải thì ngó trời đất, mình cũng không hổ thẹn là đủ rồi. 
Niên hiệu Đạo -quang, năm Nhâm ngũ, tháng 9. 
LỜI DẶN CŨNG CỦA ÔNG KIM -DẦN
Kinh Ngọc -Lịch này, ghi xét công quả, phân biệt ngay gian,
linh hiển rõ ràng, quả báo trước mắt. Ai làm lành thì đặng phước, ai làm dữ thì mắc hoạ. Kẻ dữ mà ăn năn cải ác tùng thiện, lâu ngày cũng đổi hoạ ra phước. Lời dạy rẽ ròi, dẫu đàn bà con nít, nghe cũng hiểu mà giữ theo. Nếu ai không tin, gọi chuyện đặt điều, như phụ chiếc thuyền lành với mình cơn té sông, không chịu leo lên, thì phải bị chìm nơi biển khổ, sa Địa ngục đã lành rồi. Tôi ước ao cho các vị quân tử, để cuốn kinh này trên bàn, dựa đầu nằm, hằng ngày xem đọc, mắt thấy lòng ghê, thì răn mình không dám làm quấy. Như vậy thì hiệp theo lời thánh dạy, lành gặp phước, dữ mang tai. Nếu chừa lỗi làm phải cho trọn lành, tôi mừng giùm lắm. 
PHỤ TRẠ NIÊM HIỆU KINH NGỌC LỊCH
Thầy Đạm -Si là Hồ -Tăng sãi nước Hồ, nước Liêu. 
Tên Kinh -Ngô, năm canh ngũ, nước Liêu, niên hiệu Thái Bình thứ mười. Nhằm trào Tổng, vua Nhơn- Tông, niên hiệu Tiên -Thánh thứ tám, năm canh ngũ, ngày trùng cửu. Đạm -Si đi núi gặp kinh Ngọc -Lịch. 
KINH NGỌC LỊCH
ÔNG TỬ HOÀNG LÀ THẦN ĐÔNG NHẠC DẠY: 
Trời đất không tư vị, thần minh hay xét soi. Chẳng vị cúng tế mà cho lành, không trách thiếu lễ mà cho hoạ. Có quyền đừng
ỷ thế lắm, giàu sang đừng xài phí lắm, nghèo khó đừng dối trá lường gạt tham gian. Bởi vì ba bực ấy, trời sẽ cho luân phiên xây vần, giáp vòng trở lại banđầu như đồng hồ vậy. (Nếu có quyền mà ỷ thế quá, thì mau hết thế, tới thất thế sẽ bị báo cừu. Giàu xài phí quá thì hưởng mau hết phước, trở nên nghèo mà chịu khổ. Còn kẻ nghèo nếu biết kiếp trước tội nặng, nay chịu trả quả, phải ăn năn thủ phận không dám làm quấy, hết vận bỉ, tới vận thới, trời cho trở nên khá nếu liều mạng gian tham,
trí trá lường gạt giựt của chúng, là buộc thêm tội, trời phạt chồng án tới già, e để hoạ dư cho con cháu khổ nữa, vì phạt dời mình chưa hết). Cho nên mới làm lành một ngày, tuy phước chưa tới, mà hoạ đã lánh xa (như tai qua nạn khỏi). Hoặc mới làm dữ một ngày, tuy hoạ chưa tới, mà phước đã lánh xa (như sẽ gặp) sự may, mà khiến ăn trược). Người làm lành như vườn cỏ mùa mưa, tuy chẳng thấy lớn, mà càng ngày tốt tươi. Người làm dữ như đá mài dao, tuy chẳng hao, mà càng ngày mòn mổi. Phải nhớ mà răn lòng điều nầy, đừng làm những việc tốn của người cho đặng lợi mình, phải cữ kiêng cho lắm. Thà làm một mảy lành, tìm phương giúp cho tiện sự người cơn bất tiện. Khuyên người chớ làm một mảy dữ. Ăn mặc tuỳ theo bổn phận, độ cho vừa sức mình tự nhiên vui vẽ, lựa là còn số mạng làm chi? Xin xăm sủ quẻ bói khoa, mà hỏi hoạ phước làm chi? Ta nói sự hoạ phước, chắc cho đời rõ như vậy ; khinh khi gạt người thì mắc hoạ, độ lượng rộng và hay dung người thì đặng
phước. Nếu nghe lời ta mà ở theo, quỉ thần kính phục, thiên hạ kiêng vì. 
BÀI BỬU CÁO DẠY BÁO ÂN
của Huyền Thiên Thượng Đế
Nếu đọc tụng, chừa các điều dữ, làm các điều lành thì khỏi hoạ. 
Lạy ba lạy rồi tụng, hết rồi cũng lạy ba lạy. Huyền nguơn ứng hoá. Võ khúc phân chơn, Thuỳ niệm ngã đẳng chúng sanh, hữu tướng thoát sanh phụ mẫu. Hoài đam thập ngoạt, nhủ bộ tam niêm, Tân khổ bá thiên, ân cần khốn niệm. Liên ngã phụ mẫu, nhựt tiệm suy hủ. Ngã kim trị niệm bình đẳng, tất diệt hiểm tuấn tham sâu, kỳ ân báo bổn. Nguyện ngã, hiện tại phụ mẫu, phước thọ tăng diên. Quá khứ phụ mẫu, tảo đắc siêu sanh. Đại thánh đại từ, đại nhơn, đại hiếu. Bát thập nhị hoá, báo ân giáo chủ hưu thành chơn với trị thế phước thần, ngọc hư sư tướng, Huyền thiên thượng đế kim huyết hoá thân, chung kiếp tế khổ thân tôn. Giải nghĩa kinh Báo ân của Huyền thiên thượng đế. 
Đức Huyền thiên thượng đế, thương chúng tôi có cha mẹ ơn mang mển mười tháng, cho bú ba năm cay đắng trăm bề tấc lòng lo lắng nuôi con. Nay thương cha mẹ tôi càng ngày càng già yếu tôi nguyện tụng kinh này, thì lòng ở công bình ngay thẳng bỏ lòng độc hiểm, tham lam, giận hờn. Thờ Đức Huyền thiên thượng đế làm thầy: lại tụng cầu cho cha mẹ mà báo ân cội rễ. Nếu cha mẹ tôi còn sức khoẻ thì đặng sống lâu, nhờ trời thêm tuổi: còn như có mãn phần rồi thì được siêu thăng. 
(từ ấy sắp sau là phước ngài dài lắm).
———-
MƯỜI ĐIỀU CẤM CỦA ĐỨC VĂN – XƯƠNG ĐẾ – QUÂN
1.___ Cấm chẳng ngay chúa (chủ), chẳng thảo cha mẹ bất nhơn, phi
nghĩa. Phải ngay chúa, thảo cha mẹ, ở thiệt tình với người. 
2.___Cấm không đặng tính mưu kế lấy của người cho lợi mình. Phải
làm âm chất (âm đức) mà cứu giúp thiên hạ. 
3.___ Cấm đừng sát sanh mạng vật mà ăn, nếu trùng kiến vô cớ cũng đừng sát hại, là lòng nhơn với vật mọn. 
4.___ Cấm tà dâm hoa nguyệt, giữ giới kỳ, là kỉnh
vía thần. 
5.___ Cấm không đặng phá việc tốt của người, cho thất công người. 
Đừng làm cho rời rã ruột thịt của người. Phải giúp bà con mình, anh chi em cho hoà thuận với nhau. 
6.___ Cấm nói dèm siểm, chê bực tài hiền. Không đặng kiêu ngạo
khoe mình, phải khen tài năng sự phải của người. Còn mình có công lao không khoe, dùng xưng mình (giỏi khiem).
7.___ Cấm say rượu, phải cữ thịt trâu, thịt chó. Phải ăn đồ hiền kiêng đồ độc, theo cách vệ sanh cho khỏi bịnh. 
8.___ Cấm tham lam không nhàm, bỏ đãy buộc chặt không bố thí. 
Phải giữ chữ cần kiệm, có dư mà giúp kẻ nghèo. 
9.___ Cấm kết bạn với kẻ quấy, hoặc ở xóm tiểu nhơn, gần kẻ nết xấu, phải thân với người tài đức mà bắt chước. 
10.___ Cấm không đặng bạ nói bạ cười, làm điều trái lẽ. Phải giữ mình ít nói, giữ theo đạo nghĩa đức hạnh mà ở. 
———–
ĐỨC VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN DẠY RẰNG: 
Loạn luân là bà con lấy nhau, phạt đoạ ngục Vô gián bị hành bào lạc
1.5OO lần, vì tội loạn luân nặng hơn tội tà dâm với người ngoài. (Bào lạc là cột đồng trống ruột cao 20 thước, đổ lửa than trong ruột cột đồng đốt cho đỏ, rồi quỉ sứ xiềng hồn tội cho ôm cột đồng mà đẩy lên, cháy tiêu thành than rớt xuống lại
huờn nguyên hình như trước mà hành nữa cho đủ 1.500 lần). Nếu ai biết ăn năn trước, thì chừa lỗi, làm công mà chuộc tội, đừng phạm tội loạn luân dâm ác nữa. 
Còn kẻ văn học đặt tuồng hoa nguyệt cho hát bộ hát, bài ca dâm, thơ dâm vẽ hình
tục tĩu, hoặc in mà bán, làm cho ngươi tập thói dâm, hại hư phong hoá, hoặc
mướn hát tuồn dâm, đều bị tội nặng, thác cầm vào ngục Vô gián (Vô gián nghĩa là
không hở). Giã, rồi xay, rồi bào lạc, rồi nấu dầu, hàng xây vần hoài không hở. 
Gái trai hành nhu8 nhau. 
Thầy Liên Trí hoà thượng nói: ‘ Ai thấy tuổng dâm truyện dâm, hoặc đọc lời hoa nguyệt, xem hình ảnh tục tỉu, đều động tâm sanh ra dâm loạn. Những tuồng dâm như truyện Tây sương ký, đặt chuyện Trương quân Thoại với Thôi -Oanh -Oanh mà hát cho đời mê mẫn, thiệt không phải người tài tử với giai nhân mà làm nết xấu nguyệt hoa như vậy. Nếu các viên quan có quyền thế, đốt tuồng truyện
ấy, hoặc huỷ diệt đi, thì được phước lớn vô cùng. Còn con người ai cũng muốn sống, vật nào cùng sợ chết, nỡ nào giết nó ăn thịt cho bố mình, đành đoạn chặt đầu lột da, thọc huyết cắt cổ, nhổ lông đánh vảy, bằm xắt luộc nướng, đau rát khó kêu oan! Làm tội ác mà gây oan báo muôn đời, đến thác bị hành tội rồi còn phải đầu thai mà thường mạng nhiều kiếp. Sau đặng làm người, tật bịnh chết yểu, hoặc bị hùm tha rắn cắn đau bịnh hành hình thuốc độc, vân vân, đều bởi hay sát sanh mà khổ đó. Nay ta khuyên đời, chẳng phải biểu ăn chay trường hết, song khuyên trước cữ sát sanh. Nhà nào cữ sát sanh thì thần phật phò hộ, khỏi tai hoạ, ít bịnh, sống lâu, con thảo cháu hiền, đặng các điều may phước lớn, kể chẳng xiết. Nếu có của dư phóng sanh. thả rùa trạch chim cá, tụng kinh niệm Phật chẳng những hưởng phước thọ mà thôi, thác hồn được lên thiên -đường, hoặc về Tây – phương, khỏi luân hồi nữa, có đâu sa Địa ngục mà chịu hành hình. Ai có phước thấy lời ta khuyên, mau hồi tâm chừa dữ làm lành cho sớm, đừng để gần thác ăn năn không kịp Nếu làm chẳng đặng, cũng rán khuyên người ‘.
———–
LỜI BỬU – HUẤN
của Ông Lữ Tổ (Lữ – đồng – Tân) giáng cơ: 
Con người linh hơn muôn vật. Sao người đời không biết thân mạng. Cứ biết một sự dâm ác. Sự dâm ác dầu vua chúa quan dân xưa
nay đều bị hư hại, vì dâm ác mà quên nước, quên nhà, quên danh, quên mạng, không kể gươm đao nước lửa mà theo dâm ác, không cần thể diện, tội phước hại đến chừng nào! Đức Văn -đế chỉ dụ: ‘ muôn tội
dữ, án tà dâm, đứng đầu! ‘ Lạy dạy rằng: ‘ Nếu có dâm ác thì hư trăm việc ‘. Hai câu ấy thật hay lắm, quả lắm? Người đời thái quá tới loạn luân không cần lớn nhỏ cũng vì thói tà dâm! Không kể thân mạng, thể diện, danh giá, tiền của cũng vì tà dâm! Không rõ vì cớ nào thói tà dâm
truyền nhiễm khắp thế gian như vậy! Song bọn ấy có kẻ mắc hoạ, có kẻ tuyệt tự, xuống âm ti còn bị ngục hình, Các người giữ lòng tự nhiên sạch, mới là đáng bực anh hào. Chẳng nói làm chi đến bực thượng sĩ là
khó đặng, miễn các người chừa lỗi cũ, thì thờ thần cầu vái mới linh, khỏi thác yểu cho trọn danh con thảo, và dạy con cháu em út tập theo gương
tốt của mình. Lời ngay phái chịu nghe, thuốc đắng phải lo uống. Các đệ tử khá nhớ đừng quên! Nếu mình ngay khỏi phạm thì biên lời ta khuyên đây mà dán trên vách cho em út con cháucoi, kẻ khác cũng thấy mà sửa nết. 
Thương mạng vật thì sống lâu. Tiếc cơm gạo mà giàu được. Trọng
giấy chữ thì làm quan. Dè lời nói thì đặng phước. Làm gương tốt cho cháu con. Đừng phạm tội nơi trời đất. 
LỜI DẠY CỦA CỬU – THIÊN TƯ -MẠNG TÁO -QUÂN
Ta tuy coi sổ cái tại Cửu thiên, mỗi năm 24 tháng chạp tâu một kỳ. Song mỗi nhà điều có Táo quân thay mặt cho ta, mỗi tháng chạy tờ công quá mỗi người cho ta gài vào sổ chánh. Ta chẳng nỡ cho đời phạm tội vì lầm lỗi, nên dạy sau đây: Cấm đốt giấy chữ trong bếp, vì sợ tro ấy nữa đổ nhằm chỗ dơ. Cấm ca, khóc, hoặc chửi rủa, mắng nhiếc trong bếp. Chẳng nên đâm hành tỏi trong bếp, hoặc bửa củi trước bếp. Cấm bỏ lông gà, xương thú, củi dơ trong bếp (ngồi chồm hổm ngay bếp), hoặc quét động vô bếp. Cữ ăn thịt trâu, thịt chó, thì trong nhà bình an. Nếu ai loã lồ trong bếp, thì phạt nặng. Nhứt là cấm gõ gạc trên bếp, cạo dẫy chảo nồi trên bết. 
TÍCH ĐÔI LIỄN ÔNG QUAN – ĐẾ
Tại phủ Hàng châu, tỉnh Chiết giang, có người Tú tài
Trương đại Mỹ, ở phía tả núi Ngô san, thuật chuyện rằng: Hồi ta tắt hơi, hồn đến ngoài thành Phong đô vào lạy Quan đế mà khóc. Quan đế hỏi: ‘ Tới số thì thác, lạy khóc ích chi? Ta bèn tâu: ‘ Tôi cũng biết thác rồi không lẽ sống lại song thương mẹ già không ai nuôi, nên đau lòng mà khóc. Quan đế nói: ‘ Như vậy để ta tâu cho “. Giây phút kêu ta mà nói: ‘ Ta đã tâu rồi, Thượng đế khen ngươi có hiếu, cho sống thêm một kỷ (12 tuổi).’ Liền cho ta uống một chén nước trà dạy rằng: ‘ Chùa ta khắp trong thiên hạ treo liễn rất nhiều, song không vừa ý ta, nên ta đặt một đôi liễn như vầy đây, ngươi coi cho nhớ, về mà truyền thiên hạ ‘. Ta coi thấy: 
Số định tam phân, phò Diêm hán, tiễu Ngô phạt Ngụy, tân khổ dị thường, vị liễu bình sanh sự ngiệp ;
Chí tôn nhứt thống, tá Hi triền, phục ma đảng khấu oai linh phi chấn, chỉ huờn đương nhựt tinh trung. 
———–
Thích nôm: 
Số trời định ba phân phò Diêm hán, đánh Ngô dẹp Nguy, cay đắng nếm đều, sự nghiệp bấy lâu chưa dứt. 
Lòng ta thâu một mối, giúp Hi triều, trừ yêu dẹp loạn, oai linh dậy khắp,
tình trung thuở ấy vừa xuôi. 
Ta đọc thuộc rồi, lạy tạ ơn Quan đế cho hồng ta về nhập xác, sống lại biết đã liệm rồi. Ta liền kêu lớn, bảo giở nắp săng cho ta ra. Ra rồi thuật chuyện vân vân, té ra quên hết nửa câu liễm trước! Cặp con mắt lại không thấy đường! Giây phút nghe gõ cửa, mẹ ta chạy ra trước thấy người bận áo xanh, đưa phong thơ mà nói rằng: ‘ Xin trao thơ nầy cho con bà xem ‘. Mẹ ta nói: ‘ Con tôi bịnh con mắt, coi thơ sao đặng? ‘
Người áo xanh nói: ‘ Ấy là toa thuốc, bà trao cho mau ‘. Mẹ ta đem vào trao liền. Ta xé thơ ra xem thử thấy chăng? Té ra mắt sáng như xưa, coi rõ là nửa câu liễn trước? Kẻ xa người gần, đều lấy làm lạ! Hứa triệu Đình ở Nhơn hoà nghe ta đọc liền biên đôi liễn ấy, khắc treo tại chùa Ông núi Ngô san, lại có khắc một tấm bảng thuật chuyện sự tình đôi liễn, mà treo trước cửa chùa, cho kẻ có hiếu xem, kẻ bất hiếu biết chừa lỗi. Xin rán lưu truyền. 
KINH NGỌC – LỊCH của Thập ư Vương dọn kiểu, Thượng đế có phê, cho truyền trung giới, cải ác tùng thiện. 
Nguyên ngày ba mươi tháng bảy. Địa Tạng vương bồ tát ăn vía sanh, bởi ngài làm chức U minh giáo chủ cai trị mười vua thập điện. Nên bữa vía ngài, thập vương với các vị thần đều đến chầu mừng. Địa Tạng vương phán rằng: ‘ Ta muốn siêu độ chúng xanh, nên mỗi năm ngày vía nầy, ta truyền ân xá các phạm tội nhẹ được đầu thai, tội nặng thì giảm bớt. Ngặt người đời làm lành có ít, làm dữ rất nhiều, ta thấy thập vương các ngục hành hình thảm thiết! Vậy phải tra xét cho kỹ, những ai tại dương thế biết ăn năn chừa lỗi, có khuyên đời làm một hai điều lành, thì trừ bớt tội cho nó ‘. Thập vương tâu: ‘ Chúng tôi y luật hội nghị ‘. Nếu ai làm lành tự nhỏ đến già, thì đưa lên cõi thần tiên. Còn kẻ nào công quả bằng nhau, khỏi hành tội, đặng đầu thai kiếp khác như thường. Nếu công ít, quả nhiều, thì hành tội tuỳ theo dư quá nhiều ít, rồi cho đầu thai kẻ khó hèn. Nếu biết chừa lỗi làm lành kiếp sau sẽ cho đầu thai hưởng phước. Nếu còn làm dữ nữa, sẽ bắt xuống hành hình, rồi cho đầu thai cùng khổ đáo để, sống chịu hoạ tai, đến thác sẽ giam vào Địa ngục không đặng luân hồi nữa. Còn kẻ quá ít, công nhiều, trừ còn dư công, thì đặng đầu thai hưởng phước giàu sang trường thọ. Trừ ra tội bất trung là phản chủ, bất hiếu với ông bà cha mẹ, hoặc là liều mình (tự vận), hoặc sát sanh thái quá không tin luân hồi báo ứng. Cứ nói theo tục ngữ: ‘ Người thác thì hồn phách tiêu tan hết, bỏ xác thúi rồi, còn hồn đâu mà bị hành tội nơi âm phủ. Thường thấy người sống bị tội, nào thấy ma chết mang gông, chết rồi thì thôi, còn biết sự gì nữa! ‘.
Mấy lời ấy quê lắm! Tuy thác thời bỏ xác, chớ linh hồn con hoài, sống làm dữ bao nhiêu, thì thác bị hành tội bấy nhiêu. Mấy kẻ bày đặt nói trước, cho người không tin âm phủ, thì đã bị Vô gián địa ngục, không đặng đầu thai. Người đời tuy thấy kinh sách tam giáo giảng dạy, song không tin, rất uổng công tiên Phật thánh thần dạy bảo. Trăm người không có một người tin mà cải ác tùng thiện, nên phải lập thêm địa ngục mà hành hình mới đủ. Nay Bồ tát thấy vậy mà thương, truyền chỉ thế giảm. Chúng tôi cũng vưng lời, cho các người dữ chịu hồi tâm, ngày vía Bồ -tát với các ngày vía chúng tôi, ăn chay thệ nguyện thiệt tình ăn năn, cải ác tùng thiện, không dám làm dữ nữa, rán sức làm một điều lành chi đó, sau thác xuống hồn khỏi bị hành tội. Trừ ra tội tôi chẳng ngay, con chẳng thảo, hoặc giết mình, hoặc làm mưu mà gạt người lương thiện đến nỗi phải bị trời đánh, chết trôi, chết thiêu, cọp ăn, rắn cắn, thì hồn xuống âm phủ phải chịu hành phạt, song cũng chế giảm một bực vì sự ăn năn chừa lỗi. Nay chúng tôi truyền các phán quan biên hết các sự tội phước, sống làm điều lành nào, mà được phước chi, làm điều dữ nào, thác bị hành ngục chi, ai ai nghe qua cũng hiểu, để dưng cho Bồ -tát xem. Đợi gặp ai cho đức hồi dương, sẽ lưu truyền cho thiên hạ ‘.
Khi ấy phán quan điện nào, biên theo điện nấy, thành ra bổn Ngọc -lịch, dưng cho Địa -tạng vương xem, Ngài khen hay. 
Qua mùng ba tháng tám, Người với thập vương chư thần đồng dưng Ngọc -lịch cho Thượng -đế ngự duyện Thượng -đế phán rằng: ‘ Hay lắm! Từ nầy chư thần rán xem xét, người đời nguyện chừa lỗi không phạm nữa, làm một sự phước thì cho trừ hai tội cũ, năm điều phước cho trừ hết tội xưa, lại đặng ghét làm siêu độ cho thân quyến nữa, trai đặng đầu thai phú quí, gái đặng đầu thai làm trai Thành hoàng Táo thần tuân chỉ ‘.
———–
VUA TẦN QUẢNG NGỰ ĐIỀN THỨ NHỨT
Làm điều lành nào, được thưởng phước,kể ra sau đây: 
1. Lượm giấy chữ nho, đốt trong trả, đổ tro xuống sông, thì được con thảo cháu hiền. Nếu đốt trong bếp thì có tội. 
2. Đốt các thơ truyện hoa nguyệt, cho khỏi hư phong tục, hoặc làm lành làm phước, đều hưởng phước và sống lâu. 
Làm điều dữ chi, phạt tội gì, kể ra sau đây: 
1__ Liều mạng giết mình, cho người mắc hoạ phạt làm ngạ quỉ (ma đói).
2__ Các sãi ăn của thập phương mà tụng kinh thiếu, hoặc chịu của người công đức mà tụng kinh thiếu, đều phải tụng bổ lại. 
Tần quảng vương cầm sổ sống thác, trị việc âm phủ. Đền ở tại dưới biển lớn, chánh hướng tây theo đường Hắc đạo suối vàng. Phàm người lành mãn phần, thì cho người tiếp dẫn lên Thiên đường, hoặc về Tây phương. Còn ai công quả bằng nhau, thì qua cửa thứ mười cho đầu thai hoặc gái làm trai, hoặc trai làm gái, mắc nợ nần thì trả quả cho nhau. Nếu công ít quả nhiều, thì dẫn ra phía hữu cái đền, lên đài Nghiệt Cảnh mà soi. Đài cao 11 thước mộc, treo kiếng lớn mười ôm, day mặt qua hướng đông, trên đề bảy chữ rằng: ‘ Nhiệt cảnh đài tiền vô hảo nhơn ‘. Các hồn soi thấy bình sanh việc chi, đều ứng đủ lớp lang như hát bóng,
nên chối không được. Tới đó mới hay rằng. ‘ Muôn lượng vàng ròng đem chẳng đặng, cả đời bản có tội theo mình ‘. Soi kiếng làm án rồi, sai quỉ giải hồn qua cửa thứ nhì, cầm ngục hành tội. Người không kể cha mẹ sanh thân vì sự tức mà tự vận thắt họng, trầm mình, uống thuốc độc, hoặc kiếm cớ chi mà liều mình, không đợi tới số đòi hồn mà chết về nghiệp giết mình (trừ ra vì trung hiếu tiết nghĩa mà giận lẫy, hoặc bị phạm tội sợ hành, tội chẳng đến chết, hoặc muốn liều mạng mà hại người mắc hoạ: làm như chơi mà ra chết thiệt cho người mắc hoạ: các hồn chết về nghiệp ấy, Táo quân với chư thần, bắt hồn giải đến cửa đền nầy, giam vào ngục ngạ quỉ, gặp ngày tuất ngày hợi, thì phải làm cách
liều mình ấy, cầm 70 ngày, hoặc một hai năm, rồi dẫn hồn về ở chỗ liều
mình gia quyến có cúng thì được về ăn, đốt vàng bạc giấy áo thì đặng
lãnh. Nếu biết lỗi không hiện hình nhát người, hoặc không bắt ai mà thế, đợi mấy người trên Dương gian bị làm nhơn mạng đặng khỏi hoạ, thì chư thần giải hồn ấy đến đây, sẽ giải qua cửa thứ nhì tra công quả, nếu trừ rồi dư quá bao nhiêu thì hành tội và giải qua cửa khác hành nữa. 
Còn khi sống mà lòng mong liều mạng đặng hại người, hoạc hăm làm nhơn mạng cho ai, tuy liều mình mà chưa chết, cũng ghi lòng tội hành hình, tu có làm lành cũng trừ tội ấy không đặng. Lúc hồn còn ở chỗ liều
mình, mà hiện hình làm ma nhát cho chúng sợ mà chết, thì sai quỉ mặt xanh nanh vút bắt hồn xuống hành tội cho đến kiếp, rồi cầm ngục mãi không cho đầu thai. 
Còn các thầy chùa, thầy pháp, thầy tu, người ta mướn tụng kinh mà tụng thiếu sót, chừng hồn xuống đây phải ở sở bở kinh, chỗ ấy có đủ thứ kinh, cho đèn lưu ly mờ mờ, mà tụng cho đủ các chỗ thiếu hồi đó. 
Dầu thầy chơn tu cho mấy cũng phải bổ cho đủ vì tiền người. Nếu kẻ tu tại gia tụng cho mình, có sái chữ đọc thiếu cũng không chấp, trọng tại có lòng thì đặng phước khỏi tụng bổ. 
Ngày vía vua Nhứt điện là ngày mồng một tháng hai, nếu ngày ấy ai ăn chay, đặt bàn trở về mặt hướng bắc, nguyện không làm các điều dữ, đọc trải qua bài này một bận, hoặc in Ngọc lịch mà cho thiên hạ, cải ác tùng thiện, đến mãn phần trăm sai thanh y đồng tử rước hồn đem về Tây phương. 
———–
VUA SỞ GIANG NGỰ TẠI ĐIỆN THỨ NHÌ
Các điều lành đặng phước, kể ra sau nầy: 
1. Bố thí cơm cháo, được hưởng phước giàu có
2. Thí thuốc cứu người, đời đời giàu sang. 
Các điều dữ bị hành tội, kể ra sau nầy: 
1.Ban đêm tính việc quấy, phạt vào ngục Hắc vân sa cho mây đen đè mình, vùng không đặng. 
2. Các viên quan ăn hối lộ, đánh ép kẻ ngay, bắt chịu án oan, phạt
giam hoài trong tù xa, ló cổ ra mà chịu. 
3. Dỗ dành con nít làm quấy, bị cầm ao giá lạnh. Sở giang vương ở dưới đáy biển nam, địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, gồm 16 cái
ngục nhỏ, kể ra đây: 
1. Ngục Hắc vân sa
2. Ngục Phẩn thỉ nê, Phẩn
3. Ngục Ngũ xa, đâm
4. Ngục Cơ ngạ, đói
5. Ngục Tiêu Khát, khát nuớc
6. Ngục Nung huyết, máu
7. Ngục Nhứt đồng phủ, 1 chảo đồng
8. Ngục Đa đồng phủ, nhiều chảo đồng
9. Ngục Thiết đối, cối xay sắt
10.Ngục Bân lương, đong lường
11. Ngục Kê trác, gà mổ
12. Ngục Khôi hà, ao tro
13. Ngục chước triệt, chặt khúc
14. Ngục Kiếm diệp, gươm lá
15. Ngục Hồ lang, cáo, chó sói
16. Nguc Hàng băng trì, ao giá
Nếu phạm tội dụ dỗ trẽ nhỏ, cạo đầu vô chùa làm sãi, làm cô vải ;
hoặc còn nhỏ tự ý cạo đầu vô chùa đi tu bỏ cha mẹ, mang tội bất hiếu ;
hoặc ai gởi thơ (kinh sách) hoặc đồ đạc, cố ý nói làm mất mà làm của
mình hoặc làm hại tai mắt tay chưn người ; không biết coi mạch làm thuốc bướng hại người mà lấy tiền: hoặc nhà giàu bất nhơn mua mọi gái, sau người chuộc lại mà không cho: hay là làm mai ham ăn của mướn giáu tuổi, tráo tuổi, rõ biết gái trai có tật bịnh, gian giảo, mà nói
gạt người sau chúng nó bị tức tối: các tội kể trên đó, tuỳ theo nặng nhẹ, giam vào 16 ngục hành cho đáng kiếp, rồi giải qua cửa thứ ba hành nữa. 
Nếu ai giảng Ngọc lịch, hoặc in cho thiên hạ, hoặc thấy kẻ bịnh nghèo mà cứu giúp, hoặc bố thí cơm cháo gạo tiền, hoặc biết ăn năn chừa lỗi, thì cho trừ tội trước khỏi tính trước khỏi tính, được qua cửa thứ
mười đi đầu thai làm người. 
Nếu cữ sát sanh, cấm con cháu không giết trùng dế và đến mồng
một tháng ba là ngày vía trẫm ăn chay nguyện phóng sanh, sau khỏi bị
đoạ địa ngục được qua cửa thứ mười đầu thai hưởng phước. 
Xưa nay lượm giấy chữ thì sống lâu, ai cũng rõ biết. Nếu đạp giấy chữ,
chẳng hề hưởng giàu sang phước thọ bao giờ. Như việc buôn bán đồ thiệt tốt giá vừa phải thì nhiều người mua,lựa phải dán lời rạo, vậy cho chúng tin miếng giấy áp tới mua nhiều sao? Huống chi dán nơi vách tường, mặt chợ mới, coi tử tế, lâu gió mưa rớt xuống bùn lấm ướt nhẹp,
kẻ muốn lượm cũng không thể lượm được. Cho đến chỗ dơ, thấy đầy những cán dù, cán viết, miểng sành, giầy guốc, đều cũng có chữ trong đó, kẻ trong chữ nghĩa, cũng không thế lượm cho hết. Nên ta khuyên đời phải xét cho kỹ, mà khuyên nhau rằng: ‘ Giàu nghèo có phần số mạng, không phải tham mà đặng nhiều. Muốn đặng phước thì trước đừng làm tội. Nếu làm tội như vậy sao đặng nên giàu có? Nếu tin lời ta,
thì đừng dán lời rao chữ nho. Các món vật dụng đừng viết nho in chữ nho vào đó. Tự nhiên không cầu lợi mà lợi nhiều, chẳng cầu phước mà phước đến, là vì trọng chữ nho, không đụng đâu để đó. 
———–
VUA TỐNG ĐẾ NGỰ ĐIỆN CỬA THỨ BA
Làm lành được phước: 
Làm cầu, sửa cho thiên hạ đi, thần thường phò hộ. 
Làm dữ phạt tội: 
1. Giết người mà cướp của, bị cọp nhai
2. Đoạt thơ của người không đem tới, bị bắn. 
3. Làm mưu giết chồng, hại chồng bị phân thây xẻ thịt. 
4. Đốt nhà hoặc săn bắn bị bào lạc. 
Tống đế vương, đến tại đáy biển đông nam. Địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, chia ra 16 ngục nhỏ, kể ra sau nầy: 
1.___ Ngục hàm lỗ nước mặn. 
2.___ Ngục mà huờn dà nu, gông xiềng. 
3.___ Ngục xuyên lặt, đục sườn. 
4.___ Ngục đồng thiết, quát hiểm, nạo mắt. 
5.___ Ngục quát chỉ, nạo mỡ. 
6.___ Ngục kiềm sài tâm cang, móc gan tim. 
7.___ Ngục khối nhãn, móc mắt. 
8.___ Ngục sản bì, lột da, căng da. 
9.___ Ngục nguyệt túc, cưa cẳng. 
10.___ Ngục bát thủ cước giáp, rút móng. 
11.___ Ngục hấp huyết, hút huyết. 
12.___ Ngục đảo điêu, treo ngược. 
13.___ Ngục phân ngung, sả vai. 
14.___ Ngục thơ hoa, ăn giòi tửa. 
15.___ Ngục kích tất, đập đầu gối. 
16.___ Ngục ba lâm, mổ trái tim. 
Làm quan không biết ơn vua, không đạo tôi: dân không lo sưu thuế cho nhà nước: vợ phụ bạc chồng, lộn chồng bỏ chồng, trốn chồng hỗn với chồng, hồi nhỏ cha mẹ đã chịu cho người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi mà cãi họ lại, đầy tớ phản chủ thơ -kỳ quân lính ở bạc với người làm đầu (quan thầy của mình): kẻ làm công ăn gian chủ tiệm ; tù vượt ngục, bị đày mà trốn, hại người bảo lãnh và quan cai trị trong sở, hoặc làm cho người thân bị khổ ; không biết ăn năn chừa lỗi, trừ công còn dư quá thì hành ; cứ theo địa lý để quân lâu, hoặc cữ không cho làm mả, hoặc bày cải táng đào mả lấy cốt tồi tàn, hoặc không đắp mả ông bà cha mẹ để loạn lạc (xiêu mồ lạc mả): dụ người làm phạm luật ; xúi chúng kiện cáo làm thơ rơi giấu tên, hoặc dán lời kiêu ngạo mà giấu tên, hoặc dán lời nói xấu tiết cho con gái, phá đám hôn nhơn (cưới hỏi) mà giấu tên ; hoặc viết thơ hồi, tờ để: làm giấy tờ giả mạo ; đòi tiền bán chịu rồi mà chẳng dỉ sổ, hoặc trả nợ rồi mà không cho giấy không xé giấy: tập ký tên giả, khắc con dấu giả ; sửa số bạc tiền trong giấy tờ, đều làm hại người, các tội kể ra đó, tra ra nhẹ nạng, sai quỉ Đại lực giam vào khám lớn, tùy theo tội, dẫn vào các ngục nhỏ hành cho đủ số rồi giải qua cửa thứ tư mà hành theo các ngục khác. 
Nếu ai nhớ ngày vía trẫm, là mồng 8 tháng 2 hay ăn chay nguyện vái không phạm các tội kể trên đó nữa lo việc làm lành mà trừ, sau thác xuống khỏi bị ngục nầy. 
Thầy Nguơn Hiền thiền sư đặt bài khuyên đừng ủ con gái. Mạng người là trọng, nên phép nước nghiêm trị việc án mạng (nhơn mạng). Nếu làm mưu làm hại oan, dẫu trốn khỏi tội Dương gian trời cũng hại mau lắm. Bởi cái mưu giết người, là lòng độc ác, mang tội nghịch thiên là trái lòng ưa sống của trời. Kíp chầy cũng trả chẳng tha. Người đời làm cho loại chí một hồi, sau an8 năn không kịp. Nay nhiều kẻ phạm tội dương gian âm phủ, nhứt là tội ủ con gái! hoặc ủ con chửa hoang! Tuy việc ấy là kẻ ngu hay làm, song quen thói rồi, nhiều nơi bắt chước. Bởi cớ ấy trời bớt số giảm kỷ, hoặc phạt cùng mạt tuyệt tự (không con trai). Nói chi đầu thai kiếp khác thường mạng là luật chung. Nghĩ thử nó đầu thai làm con, mà đền ơn cho mình, nỡ nào mà giết con cho đành đoạn? Huống chi kẻ vô hậu, cầu có chút gái còn khó thay, như vậy đủ biết phước nhiều thì có trai, phước ít mới có gái, còn vô phước thì không có con chi hết. Mình phải răn lòng sát hại làm phước mà cầu trời cho sanh trai, vì muốn kế tự, thì phải tu nhơn tích đức. Độc ác con gái chửa hoang, sanh ra thì quyết giết! Sao không biết xét, rất đỗi kẻ vô hậu còn nuôi con nuôi thay! Huống chi máu thịt của mình trong bụng sanh ra, cũng lập thế mà nuôi như kẻ nuôi quá phòng vậy, thì khỏi mắc oan nghiệp. Nếu không chừa lỗi độc, thì bị tuyệt tự, trông chi sanh đặng con trai. Người quân tử có nhơn, rán khuyên đời mà cứu nhiều mạng, thì âm đức lớn lắm. 
———–
VUA NGŨ QUAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TƯ
Làm lành hưởng phước: 
Thí quan tài và đồ liệm, thì nhà có thần phò hộ. 
(Phong Sắc xin thích nghĩa khoảng nầy: bởi kinh Ngọc lịch tàu có in hình, khoảng nầy có vẽ cái trại thí hòm, có chất hòm, nhiều người đến khiêng những hòm thí. Các sãi dốt không biết, bổn đạo thấy vẽ hình như thế, thì hỏi hòm gì nhiều vậy? Sãi dốt nói bướng rằng: Ai chết rồi hồn phải đem cái hòm của mình mà nạp cho vua Tứ điện. Nên chôn hòm nhẹ, dễ nạp, nếu hòm lớn khổ cho vong hồn đẩy không nổi! Bó bảy tấm vạc nhẹ nhàng dễ vác! Ôi, bổn đạo quê cũng nghe theo lời ấy, mà trối với con cháu, sợ chôn hòm lớn! Lưu truyền lời phi lý tới nay! Vì sãi dốt bày nói sàm một chút, để hại kẻ dốt muôn đời! Sao không biết xét cho kỹ vua thứ tư thâu hòm ấy mà làm chi? Mấy muôn triệu hòm chỗ đâu mà để? Vả lại hồn ma mà chuyển vận đồ hữu hình sao đặng, gọi đẩy hòm nạp quách là nghĩa gì? Nếu cực khổ như vầy sau còn gọi kẻ thí hòm được phước có thần lành phò hộ? như vậy một lời nói bậy, tổn đức biết chừng nào? Làm cho kẻ dốt nghe lầm, chôn cất tức tưởi không ấm cúng! Muốn cho kẻ dốt khỏi lầm, nên tôi phải giải cho rành, may người dốt tỉnh lại. Nếu nạp hòm hết, sao lại lấy cốt còn hòm??? )
Làm các điều dữ mắc những tội, kể ra sau đây: 
1. Giạ già giạ non, đong nhẹ đong nặng, lòn thăng tráo đấu gian lận, hoặc bán lúa tưới nước, đều bị cối đạp giã, cho chó ăn. 
2. Cân lận, bị móc lưng treo hoài. Đo lận cũng phạt vậy. 
3. Không kính người lớn tuổi, già cả, lường gạt giựt của người, vay mượn chẳng trả, du thủ du thực hoang đàng, không giữ bổn phận, háo sắc tà dâm, lấy vợ người, ngoại tình huê nguyện, ngã mặn và tội ăn vụng, say rượu, bài bạc, trùm đĩ nhà chứa điếm, rủa chửi, trù ếm du đãng, chọc ghẹo phá hại người hiền, đổ đồ dơ uế xuống sông, phơi quần áo dơ giọt bóng tam quan là mặt nhựt mặt nguyện, yến sao, hoặc dơ uế mà lên chỗ thờ phượng hoặc vào bếp núc: Các tội kể trên đó đều xô xuống Tát trì là (huyết ô trì) ao huyết dơ mà lặn hụp, tuỳ theo tội nhiều ít, phạt ở lâu mau. 
(Ấy là chánh kinh Ngọc lịch như vậy, kẻ sau muốn răn phụ nữ, bày ra kinh huyết hồn, mà cấm sự nhơ uế nơi tam quan, hoặc giặt dưới sông, hoặc vào trong bếp mà dạy đờn bà con gái. Kẻ dốt tin thiệt có tụng thì khỏi đoạ huyết ô trì. Kẻ dốt nữa thích nghĩa rằng: con gái đàn bà có đường kinh, hoặc chửa đẻ, đều bị xuống huyết ô trì hết thảy, nên có kẻ quê tụng kinh huyết hồn cầu mẹ khỏi tội! Lưu truyền lâu đời, đàn ông ít học cũng tụng nữa! Sao không thông lý, tại trời sanh phụ nữ phải có sự ấy, mà còn bị tội là nghĩa gì? Thầy chùa xưa có học, thông hiểu chỗ đó, bày đặt thơ Hứa sử nói nhờ Hứa sử xin vua Tử điện tha tội ấy. Nói vậy trời đất còn lầm sao? Thua Hứa sử sao? )
Ngũ quan vương ở dưới đáy biển đông, nội cõi ấy rộng năm trăm dặm do tuần 1 dặm do tuần tròn giáp vòng 240 dặm, bề ngang mặt băng gian, là ngang giữa trung tâm 80 dặm. Còn mỗi dặm là 360 bộ, bộ là bước đôi, mỗi chưn một bước, nên một bộ là 5 thước mộc, như vậy 1 dặm là 1800 thước mộc. Còn 1 dặm do tuần bề ngang xuyên tâm đo 80 dặm là 144.080 thước mộc. Như vậy 580 dặm do tuần giáp vòng đo ra 72.000.000 thước mộc bề ngang mặt xuyên tâm 24.000.000 thước mộc. Lập 16 ngục nhỏ: 
1. Ngục Tát trì là huyết ô trì. 
2. Ngục Vụ liêng trước tim, xiềng, với tâm để xăm. 
3. Ngục Phi thanh kiên thủ, xối nước sôi
4. Ngục Chưởng trướng lưu dịch, vả mặt sưng. 
5. Ngục Đoạn cân tích cốt, chặt gân xương
6. Ngục Yễn kiên sát bì, khứa vai lột da. 
7. Ngục Đoan phu, khoan da thịt
8. Ngục Tổn phong núi chim trĩ mổ. 
9. Ngục Thiết y, bận áo sắt
10. Ngục Mộng thạch thổ ngoa yễm, cây, lá dẳn. 
11. Ngục Lục nhãn, khoét mắt. 
12. Ngục Phi khôi tắc khẩu, tro vô lấp miệng. 
13. Ngục Quán dược, đổ thuốc độc. 
14. Ngục Du đậu hượt diệt, trợt nhớt té,
15. Ngục Thích chỉ, xâm miệng. 
16. Ngục Tốt thạch mai thân, chôn đá vụn. 
Những tội trốn xâu lậu thuế; nói ngược lúa ruộng, nói ngược nợ, cân ăn gian; bán thuốc giả; bán gạo mắc nước; làm bạc giả, ăn gian ăn bớt bạc vàng; bán hàng lụa nhiễu; bán vải mỏng mà hồ gọi dày, đi đường không nhường tránh kẻ tật nguyền, hoặc người già, trẻ nhỏ nhít; lập mưu thần mà đoạt nghề kẻ buôn gánh bán bưng, cho mất sở làm ăn kẻ cùng khổ mà thủ lợi; lãnh thơ không đưa cho sớm, để trễ hư việc người; ăn cắp cạy gạch lề lộ, hoặc rót trộm dầu đèn ngoài đường; nghèo không giữ bổn phận, sanh ra gian giảo, giàu bất nhơn, không thương kẻ nghèo, hứa cho mượn cho vay, đến kỳ không cho, hại hư việc người; thấy người nghèo bịnh, trong nhà có thuốc hay mà không cho; giấu phương thuốc hay, sắc ra bán thuốc nước không cho thấy xác, không chịu truyền cho ai; quăng miểng sành miểng chai, gai chông ra đường đi; thả súc vật ỉa dơ đường sá; để bụi gai góc sầm uất cho hư vách rào của người; trù rủa ếm đối, hăm hoạ chúng; các tội ấy đều tuỳ nặng nhẹ hành tội các ngục, giải qua Ngũ điện. 
Ngày vía trẫm 18 tháng hai, nếu ai ăn năn ngày ấy ăn chay thề nguyền không dám phạm các tội ấy nữa, lo làm lành tu bỉ sau khỏi hành các ngục nầy, nếu thêm việc nhơn quả kể sau Ngọc lịch để cho người coi mà cải ác tùng thiện, người ăn năn chừa lỗi khỏi tội thì có công có phước. 
Nếu thấy ai bị tai nạn ngặt nghèo, mình có thể cứu mà làm hiểm bỏ qua, hoặc quên ơn bạc nghĩa hoặc cố oán quyết hại cho đặng, đều là lòng độc ác: tuy tụng kinh làm lành bố thí thác rồi khỏi hành các ngục mà thôi, chớ không đặng đầu thai hưởng phước phạt làm quỉ mị yêu tinh, như hồ ly mãng xà, mấy năm, tuỳ theo lòng độc nhẹ nặng. Nếu biết lỗi không dám sanh sự hại đời, thì thâu hồn về cho đầu thai phú quý. Như hiện hình nhát chúng khuấy đời, đáng tội thì bị Thiên lôi đánh hoá ra con Tích, thì hết đầu thai lâu tiêu hồn mất. 
Phàm các quân binh đánh giặc, kể từ ngày đi đánh, hết lòng hết sức vì nước, không hãm hiếp ai, không đốt nhà dân giả; dầu tử trận hồn xuống điện này, dẫu có các tội xưa cũng bỏ qua hết, vì đặng chữ trung lương mà trừ, giải đến cửa thứ mười, cho đầu thai hưởng phước. Nếu đánh lộn sanh tử mà chết, hoặc theo kẻ làm phản, đều bị tội gia bội hành hình theo các lỗi bấy lâu. 
———–
VUA DIÊM-LA NGỰ ĐIỆN THỨ NĂM
Làm các điều lành được phước: 
1. Nhiều năm bố thí dân nghèo, con cháu nối đời, giàu có
2. Thí lúa gạo, cơm cháo, con cháu thi đậu làm quan lớn. 
Làm các điều dữ mắc hành tội: 
1. Tội bất hiếu với ông bà cha mẹ, bị chém ngang lưng đứt hai.
2. Đổ cơm cháo đồ ăn, bỏ cơm cháy, đạp cơm cháo, đổ huỷ lúa gạo, đều mang gông, cho ăn cơm thiu hóa giòi lửa. 
3. Mỗi người có tội, cho lên đài vọng hương, ngó về xứ sở nhà cửa, thương nhớ mà về không đặng, khóc than thảm thiết. 
Vua Diêm-la phán rằng: “Khi trước trẫm ở Nhứt -điện, bởi thương những kẻ thác oan, hay thả hồn về sống lại để kêu oan. Thượng -đế đổi trẫm về Ngũ -điện tại đáy biển đông bắc, cai trị 16 cửa ngục tru tâm làm mổ trái tim. Phàm các phạm hồn giải đến đây, thì đã bị hành các ngục mấy điện kia lâu ngày, dầu tội nhẹ khỏi hành, song cứ giải bảy ngày mới tới một cửa điện tới đây cũng đã 35 ngày rồi, thây thúi hết, không thể nào sống lại đặng. Nhiều phạm hồn muốn sống lại, kiếm
tâu rằng: “Tôi làm chưa rồi lời vái hoặc cất chùa làm cầu đắp lộ, khai kinh đào
giếng thí chưa rồi, hoặc đặt lời khuyến thiện chưa đủ, hoặc lời nguyện phóng sanh
chưa đủ số, hoặc nuôi ông bà cha mẹ chưa rồi, sắm sửa hàn rương chưa đủ, hoặc trả ơn chưa đặng xin cho sống lại thề làm duyên làm phước. Trẫm than rằng: Xưa người làm dữ quỉ thần hay, nay thuyền đã ra khơi xảm muộn quá! Bởi vậy Địa -Tạng -Vương ban ơn truyền chỉ, khuyên các cửa điện chung làm Ngọc -lịch cho đời tu mà chuộc tội. Thập vương làm rồi, dâng cho Địa -Tạng -Vương ngự xem, xem đủ liền đem thập vương với chư thần lên thiên đình dưng Ngọc -lịch xin sắc chỉ của Thượng -đế, nhờ ơn Thượng -đế ngự duyệt bằng lòng ban chỉ cho truyền đời tu chuộc tội. Từ Phong Đô đại đế với Thập vương lãnh Ngọc lịch có chiếu chỉ Thượng -đế phê đến nay đã lâu năm, mà chưa gặp người nào có đức hạnh xuống âm phủ, mà trao cuốn Ngọc -lịch đặng lưu truyền cho đời, chớ hồn mà hồi đương đem kinh có hình về sao đặng? Nếu truyền đặng cho đời biết ăn năn chừa lỗi, thì dưới âm phủ sẽ ít hồn tù tội, tại dương gian ít kẻ thán oán. Như vậy đủ biết trên đời không kẻ tu luyện cho đặng nhục thân (xác phàm) xuống âm phủ. (Trừ ra thân ngoại hữu thân thì đi mới đặng).
Từ đó đến nay các hồn soi Nghiệt cảnh đều là người dữ mới giải lần đến cửa này, đừng kiếm cớ chữa mình nhiều chuyện. Quỉ đầu trâu mặt ngựa dẫn chúng nó lên đài Vọng hương cho mau.” Cái đài Vọng hương nhiều cửa vòng nguyệt, hình đài ấy như cái cung lên thẳng dây, giáp vòng 81 dậm, bề dài về hướng bắc, ngay như dây cung, còn đông, tây, nam, ba hướng trước với hai bên đều vòng tròn như cái cung, cao 490 thước, gươm giáo dựng làm chông xung quanh mặt thành, 63 từng rộng rãi. Kẻ hiền lành không lên đài ấy. Kẻ tầm thường công qúa bằng nhau, cũng khỏi lên, được đầu thai. Trừ ra phạm tội nhiều, trừ hết công, còn dư quá, mới cho lên đó. Nghĩa vọng hương là ngó mong về thấy nhà cửa quê hương mình, cho thấy cho nghe đặng biết việc ra thể nào. Các hồn ngó thấy những là người nàh không y theo lời mình trối, cãi các lời dạy, hoặc chuyên vận hết của mình, hoặc chồng cưới vợ khác, vợ lấy chồng khác, hoặc con cháu kiện chia gia sản ruộng đất, sổ sách giấy tờ bấy lâu, bây giờ xé hết. 
Giấy tờ thiếu nợ họ đòi không đúng. Còn kẻ thiếu mình mượn mình, không giấy, hoặc người nhà kiếm không đặng giấy thì bị chúng nói ngược hết, cãi lẩy với nhau, đều đổ thừa trả rồi cho mình (người chết)! Bà con hờn giận rầy rà, con cái giấu đút, bằng hữu nói tước. Có kẻ nghĩ tình khóc một tiếng, rồi cười bằng hai! Lại còn mấy kẻ tội dữ, thấy con trai bị tù tội, vợ bịnh hoạn, con gái bị chúng hãm hiếp, hoặc sự nghiệp tiêu điều, hoặc cháy nhà, hoặc hết của! Các hồn thấy việc như vậy tức tối mà khóc nhào! Quỉ sứ dẫn xuống, giam vào khám lớn, tra coi phạm tội gì thì dẫn vào 16 ngục tru tâm mà mổ ruột. Mỗi cái ngục đều trồng một cây trụ, rắn bằng đồng làm lòi tói, chó hình bằng sắt làm ghế đôn. Trói hết tay chưn vào trụ, rồi lấy dao nhỏ mổ bụng kéo tim, xẻ lần cắt bỏ cho rắn ăn. Rồi rút ruột cắt bỏ cho chó ăn, hành đủ ngày giờ mãn tội rồi, huờn hình như thường, giải qua Lục điện. Mười sáu ngục kể ra: 
1. Ngục mổ tim không tin báo ứng. 
2. Ngục mổ tim sát sanh hại mạng. 
3. Ngục mổ tim bỏ phải mà làm quấy. 
4. Nguc mổ tim làm dữ tập phép trường sanh
5. Ngục mổ tim khi lành muốn người mau chết. 
6. Ngục mổ tim toan mưu vu vạ (hoạ).
7. Ngục mổ tim trai gian dâm, gái ngoại tình. 
8. Ngục mổ tim tốn của người lợi cho mình. 
9. Ngục mổ tim gắt gao không kể ai chết. 
10. Ngục mổ tim trộm cắp nói ngược. 
11. Ngục mổ tim quên ơn báo thù quá. 
12. Ngục mổ tim độc ác xui hại người. 
13. Ngục mổ tim lường gạt dỗ dành. 
14. Ngục mổ tim háo thắng, ham đánh lộn. 
15. Ngục mổ tim ganh hiền ghét ngõ. 
16. Ngục mổ tim ngu mê không tỉnh kiêu ngạo. 
Những tội không tin Thiên đường Địa ngục luân hồi, quả báo ; ngăn trở kẻ làm sự lành ; mượn tiếng đi chùa dòm hành sự lỗi của người mà nói: đốt hủy kinh sách ; ăn mặn mà tụng kinh niệm Phật ; thấy người ăn chay tụng kinh niệm chú mà chê: chê bai tiên Phật ; kẻ hay chữ coi kinh sách mà không giảng cho kẻ dốt phụ nữ nghe: cuốc phá mã hoang, làm cho loạn lạc ; vô cớ đốt rừng: để người nhà lơ đểnh làm cháy nhà, hại lây cả xóm ; hay bắn cầm thú ; vật kẻ yếu bịnh ; quăng liệng phá người: đăng dò bắt cá ; chày lưới các cuộc bắt cá ; gát chim. (Lấy mủ cây làm cho dính giò bẫy, các đồ lề bất chim, hoặc đổ thuốc độc dưới đất) ; những mèo chết, rắn độc chết không chôn cho sâu, hại người đào nhằm móc nhằm trúng độc khí bịnh chết: trời lạnh run mà bắt dân đào đất dầm nước đặng làm vách đắp lò bếp mới ; lấy thế cất dinh quan, lấn ranh chiếm đoạt ruộng đất dân, lấp giếng bí ngọn rạch (thuộc về ỷ thế) ; các tội kể trên đó, những kẻ phạm tội ấy, cho lên Vọng hương coi rồi, giam vào khám lớn, tùy theo tội mà mổ tim, mới giải qua Luc -điện tra tội khác. Nếu cơn còn sống không phạm các tội ấy, hoặc đã phạm lỡ, ngày vía trẫm là ngày mùng tám tháng giêng, mà ăn chay thề nguyền không tái phạm các tội ấy nữa, sau trẫm tha hỏi hành, lại tư tờ qua Lục -điện giải tội nữa. Trừ ra tội sát nhơn, hoặc theo tà thuật, xưng đặng trường sanh: hoặc hãm hiếp phụ nữ ; hoặc đàn bà tham dâm ghen độc: hoặc vu oan cho hư danh tiết người ; hoặc trộm cướp nói ngược ; hoặc trộm cướp nói ngược ; hoặc quên ơn bạc ngãi, báo oán quá lẽ ; nhứt là nghe kinh khuyên giảng mà không ăn năn chừa lỗi! Các tội ấy chẳng hề châm chế. 
Còn người đời, gọi tài thần giữ của cho người, tưởng vậy là sái lắm! Ấy là mấy người chôn tiền bạc của cải hoặc các quan chôn của báu, đến thác phần hồn còn mê mà tiếc của, sợ chúng đào, nên hồn ma ở đó giữ mãi, ai tới thì hiện hồn ma mà nhát. Thần thánh nghĩ nó vô tội, nên bỏ qua cho ma giữ của. Chừng nào nghe câu kinh Phật dạy: ‘ Cái thân cũng không phải của mình, ngũ uẫn (năm mối) là tham. sân, si, ái dục, đều không ‘. Hồn ma giữ của mới tỉnh lại rằng: ‘Cái thân là xác còn bỏ, không phải của mình mà dùng được, huống chi là của tiền ‘. Mới chịu bỏ của mà xin đầu thai kiếp khác. Còn mấy kẻ vô phước lại gần chỗ đó bị ma nhát mà hết hồn sanh bịnh. Như thế -gian ai nghe chỗ nào có ma quỉ hiện hình hay nhát, biết là chỗ ma giữ của, thì van vái thề nguyền, xin đào đặng của ấy thì chia ra như vầy: 10 phần xuất ra ba phần mà làm siêu độ tụng kinh cho hồn ấy đầu thai hưởng phước, ba phần nữa phóng sanh cho vong ấy, một phần bố thí cho bần nhơn thì hết 7 phần rồi, còn ba phần thì mình hưởng. Vái nguyện như vậy rồi đào, thì có thánh thần làm chứng, lấy làm như vậy không hệ gì,
———–
VUA BIỆN THÀNH NGỰ CỬA ĐỀN THỨ SÁU
Làm lành được phước: 
Cất chùa, tu bổ am tự con cháu thi đậu làm quan. 
Làm các điều dữ mắc tội: 
1. Vừa lúa đợi giá cao, nhà nghèo mua ít không bán ; quá phòng người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi, mà theo họ cũ ; hoặc cạo vàng trong mình Phật cốt mà bán, cũng như bán Phật ; các tội ấy đều bị đóng đinh căng lút vô bàn chông đứng. 
2. Ăn cắp kinh sách, hoặc mua mà xé, bị treo mà lột da. 
3. Kêu trời van đất, không cung kính thánh thần, bị cưa ngược. 
4. Ăn trộm, ăn cắp, bị quì trên chông sắt luôn luôn. 
Biện thành vương, điện tại đáy biển chánh bắc, khám lớn gọi là Đại hiến đoán, địa ngục rông 500 dặm do tuần, 16 ngục nhỏ: 
1. Ngục thường quị thiết sa, quì chông. 
2. Ngục chi nê tẩm thân, hầm phẩn. 
3. Ngục mạ tồi lưu huyết, xay bột. 
4. Ngục kiềm chỉ hàm châm, ngậm kim. 
5. Ngục cát hận thử giảo, thiến dái cho chuột ăn
6. Ngục cực võng hoàn toàn, đĩa cắn trong lưới gan
7. Ngục ngối đão nhục tương quết nem. 
8. Ngục liệt bì khí lôi, nghiến rách da. 
9. Ngục hàm hỏa bế hầu, ngậm lửa. 
10. Ngục tang hỏa bại hông, thổi lửa đốt (lửa giân).
11. Ngục phẩn tự, rạch phẩn. 
12. Ngục ngưu điêu mả táo, trâu báng ngựa đạp. 
13. Ngục phỉ khiếu, khoan lỗ (xoi).
14. Ngục trát đầu thoát xác, bửa sọ. 
15. Ngục yêu trảm, xắt ngang lưng. 
16. Ngục bác bì, tuyên thảo, lột da, đóng chông đứng. 
Phàm giận trời trách đất, ghét gió sấm lạnh nực nắng mưa ; day mặt về hướng bắc mà tiểu tiêu, hĩ mũi, khạc phun, khoét, cạo vàng hình Phật, móc tiền dằn tâm ông Tiêu ; kêu tên tộc Tiên Phật thánh thần ; không kỉnh giấy chữ kinh sách ; để đồ dơ uế gần chùa đình, bàn thờ: hương đăng trà quả, đồ cúng không, tinh khiết ; dơ dáy trong bếp, không cữ thịt trâu, thịt chó, học sách tà dâm (thể chiến), tà đạo, để sách ấy trong nhà mà không đốt, sách ếm hại người cũng vậy, bôi xé kinh sách, đồ khí dụng. vẽ hình Thái -cực (mặt trăng lộn âm dương), hoặc vẽ nhựt nguyệt sao bắc đẩu, hoặc hai hình hoà hiệp (nguyệt hiệp lão nhơn), hoặc hình Tây-vương-mẫu (Diêu trì), hình Phước Lộc Thọ, hoặc hình Bát -tiên, mà làm nhãn gói đồ, hoặc thêu chữ (Vạn) vô hàng giẻ vải cờ, giường, ghế, bàn tơ và đồ khí dụng, hoặc dùng làm chữ hiệu, phạm thượng bận quần áo có hình rồng phụng, vựa lúa chờ giá cao không bán ít cho nhà nghèo: các tội kể trên đó, đều giam vào khám Đại -kiếu -hoán. Tra tội nào đáng hành 16 ngục nhỏ, đủ ngày giải qua Thất -điện, tra tội khác hành nữa. 
Nếu ai ở dương thế, ăn chay ngày mồng tám, tháng ba là vía trẫm, thề nguyền tự hậu không dám phạm tội nói trên đó, và 14 rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng 10 tháng mười, trong bốn ngày ấy ăn chay, cấm phòng, (vợ chồng không ăn nằm với nhau) cũng như các ngày vía lớn vậy, lo cầu khẩn ăn năn chừa lỗi thường năm giữ được năm ngày ấy như vậy, sau khỏi hành các ngục nầy. 
Thế tục lưu truyền nói: ‘Thập bát tằng địa ngục ‘. Dưới Âm -phủ có 18 từng địa ngục, ấy là nói sái, chánh là: ‘ Nhập bát tằng địa ngục ‘. Vào tám cửa địa ngục lớn. Kể tám ngục lớn ra sau đây: Nhị điện có khám lớn gọi là Huợt đại địa ngục. Tam điện có Hắc thằng đại địa ngục. Tứ điện có Hiệp đại địa ngục. Ngũ điện có Kiếu -hoán đại địa ngục. Tại Lục điện đây có Đại Kiếu hoán đại địa ngục. Thất điện có Nhiệt não đại địa ngục. Bát điện có Đại Nhiệt não đại địa ngục. Cửu điện A tì đại địa ngục. Cộng tám cái khám lớn, mỗi khám lớn đều có 16 địa ngục nhỏ để hành tội và Huyết ô trì, Uổng tử thành, cộng vừa lớn vừa nhỏ 138 địa ngục ; lại còn bào lạc rằng khác. Phàm các phạm bị hành rồi, tuy cháy da nát thịt, đứt gân, dập xương, không còn lông tóc, chừng giải qua điện khác huờn hình lại như khi mới chết mà hành hình nữa, rồi giải qua cửa khác cũng như vậy. Trẩm thích nghĩa cho rành, kẻo tưởng có 18 địa ngục. Nhứt là tội đặt bài ca huê nguyệt, tuồng truyện tà dâm, hoặc vẽ hình tục tĩu, hoặc làm thuốc phá thai, hoặc thuốc mê, hay là khắc bản in ra, hoặc sao tả lưu truyền các bài các hình ấy, nếu bản ấy còn, bổn còn không tuyệt đồ đó, thì người bày đặt còn bị hành tội hoài, dẫu muôn ngàn đời cũng không khỏi hình phạt nơi địa ngục vì bày tà dâm dục lòng người cho hư phong hoá. 
———–
VUA THÁI -SAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ BẢY
Làm lành hưởng phước: 
Phàm con có hiếu, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, kính yêu mười phần. Khi nuôi đau càng hầu hạ thức thối cần mẫn hơn nữa, đến nỗi cha mẹ bịnh liệt, ăn không được có khi đặt bàn cầu trời, mình lóc chút thịt cánh tay, mà nấu ra nước cho cha mẹ uống cầm hơi. Ấy là lời nói thí dụ tỏ lòng thương hết sức chạy lo như vậy. Có hiếu thì động lòng trời. 
Làm các điều dữ mắc tội: 
1. Ăn trộm đồ trong hòm, hoặc bày thuốc phá thai bị quăng lên núi lửa. 
2. Sang đoạt, hoặc dỗ dành gạt chúng, bị ngục trảm thủ (chặt tay).
3. Lấy xương người mà làm thuốc, bị nấu dầu. 
Đền thái -san vương tại đáy biển tây-bắc, khám Nhiệt -não đại địa ngục giáp vòng 500 dậm do tuần, có 16 ngục nhỏ. 
1. Ngục chày nục tự thôn, đánh sặc máu bắt nuốt! 
2. Ngục thềm thối hỏa bức khanh, hầm lửa. 
3. Ngục liệt hung, bửa ngực. 
4. Ngục nha xa ngoạn phát, cột tóc trên nạng. 
5. Ngục khuyển giảo kinh cốt, chó cắn cẳng. 
6. Ngục đảnh thạch tồn thân đội đá. 
7. Ngục lả đảnh khai ngạch, đập óc xả trán. 
8. Ngục úc thống khốc cẩu đôn, chó cắn. 
9. Ngục lê bì trư tha (trư đà), lột da, heo cắn mà trì. 
10. Ngục đoạn hảo thượng hạ trác giảo, trên chim
lắc nước mổ, dưới heo rừng xé. 
11. Ngục điếu đạp túc, treo cẳng. 
12. Ngục bạt thiệt xuyên tai, kéo lưỡi xỏ má. 
13. Ngục sưu trường, rút ruột. 
14. Ngục loa đạp hoa trước, la đạp, heo rừng cẳn. 
15. Ngục lạc thủ chỉ, đốt ngón tay. 
16. Ngục du phủ cổn phanh, nấu dấu. 
Nếu ai có uống hồng diên (kinh nguyệt lần vỏ da, thứ nhứt)
tử hà xa nhau (nhau) ; hoặc uống rượu phí dụng thái quá ; mua đồ trong hòm người chết ; hoặc lấy xương cốt người mà làm thuốc: phân rẽ vợ chồng, thân thích người ; gả dâu làm thiếp, hoặc đợ ; để cho vợ trấn nước con gái: hoặc chửa hoang đẻ ra liền ủ ; bài bạc đánh môn đánh cặp chia tiền của, hoặc gian lận ; thầy không cần dạy để đệ -tử hư: không cần tội nặng nhẹ, cứ chửi tôi đánh tớ tới bị thương tích: hà hiếp xóm diềng: không kính người lớn hơn mình, dạy phải chẳng vâng lời: khua môi uốn lưỡi, xúi rầy đánh lộn ; các tội ấy tùy nhẹ nặng hành hình đủ 16 ngục. Hành đủ rồi, giải qua Bát điện tra tội khác nữa. 
Trong đời thiếu chi vị thuốc, nỡ nào giết vật sống mà làm thuốc, trị bịnh thiệt ở bất nhơn. Còn như uống hồng diên, nhau rún đồ dơ trong mình đàn bà, như ăn thịt người, thì cái miệng cũng như một thứ uế trược kia dẫu có làm lành tụng kinh niệm chú đã không linh, mà càng thêm tội, nên án ấy không dung. Nếu ai nghe khuyên nầy, mau mau chừa lỗi, nguyện cữ sát sanh, lại phóng sanh được một trăm vạn mạng mỗi ban mai súc miệng niệm Phật cho nhiều, đến khi mãn phần, Phật sai Tịnh nghiệt sứ giả đem đèn soi cho tiêu hơi uế mới đặng. 
Nếu ai lấy xương cốt kẻ chết thiêu, hoặc thây con nít chết mà làm thuốc, hoặc lấy sọ người bán mà làm vị thuốc có kẻ ác kiếm xương người tới cả gánh, chắc thì làm đồ khí dụng, mục thì tán ra bột pha đồ. Hầm các vật dụng thì dầu có công gì, trừ cũng không đặng, thà hành tội ấy công nọ để trừ tội khác, dư sẽ cho hưởng kiếp sau. Còn bây giờ hành các ngục rồi, rốt giải qua vua thứ mười đặng cắt tay khoét mắt, chặt tay chưn, hớt môi miệng mũi, đầu thai làm kẻ tật nguyền, thậm chí hai tật mà trừ tội ấy. Nếu ai còn sống biết tội, phải thề nguyền ăn năn, không dám phạm nữa, hoặc phải thí hòm mà đi liệm thí nhiều xác, sau chết đeo đính bài, trên đính bài ông Táo có chấm một điểm mực làm dấu, xuống đây mới khỏi hành hình. 
Có năm thất mùa đói lắm, tới nỗi kẻ sống đói quá ăn thịt thây ma. Nếu ai ngất ngư hấp hối còn chút hơi thở mà nỡ lòng cắt thịt nấu ăn, hoặc làm nhưn bánh bao, bánh in mà bán cho người ăn, ở lòng độc như vậy bị hành xây vần 16 cửa ngục nầy đủ 49 ngày, thì cho Thập -điện ghi vào sổ, rồi chạy tờ cho Nhứt điện đem tên vào bộ nữa, cho đầu thai lên làm súc vật chết đói, cho thấy đồ đổ trước mắt mà nuốt không vô, phải chịu đói tới chết. Tội này không phước nào trừ được, cũng không đặng đầu thai làm người mà trả quả. Còn kẻ ăn lầm, biết rồi mà còn ăn nữa, phạt đầu thai làm súc vật sưng họng đói lắm mà ăn không đặng, nhịn cho tới chết. Nếu biết lầm mà không ăn nữa, thì chế cho bố thí năm đói mà trừ (như thí lúa gạo tiền bạc cơm cháo hoặc nước gừng, nước trà), được như vậy đã tiêu hết tội trước, lại trả phước nhãn tiền và kiếp sau. 
Ba điều trên ấy là quan văn, quan võ với các phán quan điện nầy hội nghị hai điều, còn Địa -ngục thứ tư (chúa ngục) nghị một điều, là ba điều, trẫm cũng cho viết theo sau, dưng Thượng đế, nhờ ân chỉ phê cho và thăng thưởng các viên hội nghị. 
Lại truyền chỉ dụ: Thế gian làm điều dữ, chư thần đã nghị tội hành phạt rồi. 
Hỡi còn việc quân lính, việc công vụ, lễ nghị, chế riêng điều lệ nhỏ, các khoảng ấy điều y thao luật của nước nào chế, thì trị theo luật nước nấy. Nếu chúng nó chối mà đổ tội cho kẻ khác, tức thì phải tra minh mà trị tội y luật. Các cửa âm ti y chỉ dụ ‘.
27 tháng ba nhằm ngày vía trẫm, ai ăn chay day mặt lạy về phía bắc, thề nguyền ăn năn chừa lỗi, làm lành in cuốn Ngọc -lịch cho đời coi mà cải ác, sau khỏi hành các ngục nầy ‘.
———–
VUA BÌNH -ĐẲNG NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TÁM
Làm lành hưởng phước: 
Kẻ giàu có trai tăng bố thí cho thầy tu, được phước lộc. 
Làm các điều dữ mắc tội: 
1. Bất hiếu, cha mẹ sống không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc hồi cha mẹ còn sống làm cho cha mẹ ưu phiền bất bình, hoặc làm điều phạm phép, cho cha mẹ kinh hãi, đều bị xe cán. 
2. Ở quấy với người ơn của mình, hoặc chắp cây chiết chi, đem nhánh nầy chắp qua gốc cây kia, đều bị xắt ngang lưng. 
3. Nói tục -tĩu về việc phụ nữ, bị kéo lưỡi mà cắt. 
4. Khi người nghèo, dua bợ giàu sang bị mổ bụng móc tim. 
Ngục nầy có thành Uổng tử để giam hồn tự tận (giết mình).
Bình Đẳng vương đền tại đáy biển chánh tây, khám lớn là Đại Nhiệt não đại địa ngục, rộng 500 dặm do tuần, có 16 ngục nhỏ: 
1. Ngục xa băng, xe cán. 
2. Ngục mộng hoa, chảo đậy ngột. 
3. Ngục tối quả, lóc thịt tận xương. 
4. Ngục lao khổng, bóp mũi, bóp họng. 
5. Ngục tiển thiệp, hớt chót lưỡi. 
6. Ngục thường thinh, nhà tiêu. 
7. Ngục đoạn chi, chặt tay chơn. 
8. Ngục tiền tạng, nấu đồ lòng. 
9. Ngục chích tủy, nướng mỡ xương. 
10. Ngục bát trường, móc ruột. 
11. Ngục phần tiêu, đốt trái thận. 
12. Ngục khai đường, mổ ức. 
13. Ngục hoạch hung, sả ngực. 
14. Ngục phá đảnh náo xỉ, bửa đầu xeo răng. 
15. Ngục phê cát, bằm xắt. 
16. Ngục cang xa, chĩa sắt đâm. 
Những con bất hiếu, cha mẹ còn không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc làm cho cha mẹ hay là cha mẹ chồng hết hồn, giựt mình, phiền hờn, rầu buồn, nếu không ăn năn chừa lỗi, ông Táo ghi vào sổ tội thứ nhứt tâu Thiên -tào cho bớt lộc bớt tuổi, cho tà quỉ làm điên khùng, thác rồi còn bị hành hình các ngục khác, giải đến cửa nầy ngưu đầu mã diện xách giò quăng vô khám lớn, rồi dẫn lại các ngục nhỏ hành hình cho đến kiếp, mới giải qua cửa thứ mười cho đầu thai làm súc vật. Nếu ai thấy Ngọc lịch mà tin, mỗi năm vía trẫm là ngày mồng một tháng tư, ăn chay thề nguyền chừa tội lỗi, sớm tối nguyện với ông Táo, xin ăn năn chừa lỗi, đến mãn phần ông Táo đề chữ Tuân trên trán, hoặc chữ Thuận, chữ Cải dầu hồn xuống từ Nhứt điện đến Thất điện có tội chi khác đều giảm phân nửa và khỏi phải giải qua điện nầy, đi luôn qua Cửa điện tra có đốt nhà, hoặc tính mưu thầm hay không. Rồi giải qua Thập điện cho đầu thai làm người tử tế. 
Thượng đế có chỉ dụ: “Nếu ai ăn năn chừa lỗi, in Ngọc lịch cho thiên hạ coi mà hồi tâm, thì sau thác xuống đi luôn từ Nhứt điện thẳng tới Bát điện khỏi hành các ngục. Tới cửa điện tra tội phước nếu không tội thì giao qua Thập điện cho đầu thai nhà giàu sang mà hưởng phước lâu dài. “
Còn Huyết ô trì phía sau điện, mé bên tả. Sãi vãi tại thế gian giảng sái rằng: “Đàn bà sanh đẻ có tội, sau bị sa Huyết ô trì”. Ấy là nói sai lắm! Sự đó tại trời sanh còn làm tội là nghĩa gì, dầu đàn bà đẻ mà thác, cũng không tội nhơ uế chi hết. Tội là vầy: Đẻ chưa đầy tháng mà xách nước, lội sông, vô bếp, giặt quần áo dơ, phơi hứng tam quang, các tội ấy về chủ nhà (người lớn trong nhà) chịu ba phần còn bảy phần đích thân nàng ấy chịu. Ao Huyết ô để phạt gái dâm dục sau bàn Phật, trước chỗ thờ thần, hoặc không cữ giao hiệp bốn ngày kị nhụt thần trong mỗi năm, là 14, rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng mười tháng mười, nội bốn ngày đêm ấy, mà ăn nằm thì tại dương thế đã mang bịnh, hoặc chết rắp, hồn xuống đây còn bị lăn lội dưới ao ấy lâu ngày. Hoặc sát sanh vấy máu trong bếp, hoặc bàn thờ, hoặc vấy máu vô kinh sách, hoặc đồ đựng cúng tế, cũng bị sa Huyết ô trì. Trừ ra có người thân nguyện cữ sát sanh lại phóng sanh cho vong hồn, lạy Phật tụng kinh cầu mới khỏi. 
———–
VUA ĐÔ THỊ NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ CHÍN
Làm các điều lành được hưởng phước: 
1- Mùa đông thì nước gừng, mùa hè thì trà nước, có phước. 
2- Đưa đò thí, con cháu thi đỗ hiễn vinh.
Làm các điều dữ mắc tội: 
1- Đi tới tiền làm chùa sửa chùa quan thếp Phật, mà ăn gian, hoặc rủ người đậu tiền khắc bản kinh, hoặc in kinh, ăn gian, hoặc bán mà thủ lợi, đều bị quăng trên núi cao. 
2- Bắt ếch, nhái, lươn cá, thuốc cá, bắt chim, ăn thịt trâu chó ngựa, hay sát sanh bắt rùa rắn, vô cớ mà hại vật, đều bị quạ xé thây ăn gan tim, rắn đục tai, niệng mũi. 
3- Phân vợ rẽ chồng người, nói đâm thọc cho ruột thịt xa nhạu Vẽ hình tục tĩu, làm thuốc tráng cho tà dậm. Hoặc đặt đồ huê tình, hoa-nguyệt cho sanh thói dâm. Hoặc đập chó. Các tội ấy đều bị chó vật chết, xé thây ăn thịt tim phổi. 
Đô thị vương đền tại đáy biển tây nam, khám lớn là A tì đại địa ngục, rông 8 trăm dặm do tuần đều bao lưới sắt, lập riêng 16 địa ngục nhỏ: 
1- Ngục xao cốt chước thân, đập xương đốt mình. 
2- Ngục sưn cân lôi cốt, rút gân nghiền xương. 
3- Ngục nha thực tâm can, quạ ăn tim gan.
4- Ngục cẩu thực trường phế, chó ăn ruột phổi. 
5- Ngục thân tiện nhiệt du, mình, tưới dầu sôi. 
6- Ngục não cô bạt thiệt, bạt xỉ, nỏ đầu, kéo lưỡi, nhổ răng.
7- Ngục thủ não vị điền, con nhím khoét sọ ăn óc. 
8- Ngục chưng đầu, quái não, nấu dầu, nạo óc. 
9- Ngục dương súc thành hải, dê cụng bấu. 
10- Ngục mộc hiệp đảnh, ta nỏ nát sọ. 
11- Ngục mạ tâm, móc tim mà xay.
12- Ngục phị thang tâm thân, trấn nước sôi.
13- Ngục huỳnh phong, ong vò vẽ đánh. 
14- Ngục nghị chú ngao thầm, kiến đục tóp (thắng mỡ ra tóp cho kiến ăn.)
15- Ngục yết câu, bồ cạp chích. 
16- Ngục tử xích độc xà toàn khổng, rắn đỏ độc chun cửu khiếu. 
Phàm vua thế gian chế luật hình phạt, như tội nặng lắm xử lăng trì (chém rồi xả tư), xử trảm (chém), xử giảo (thắt họng), hồn xuống chịu các ngục trước hành rồi, giải đến điện nầy, hoặc kẻ đốt nhà, nuôi xâu ngải, thuốc độc, phá thai, hút hơi rún cho bổ, nút tinh trai, hoặc vẽ hình tục tỉu, đặt thơ truyện ca huê nguyệt (thơ ân tình) hay là bài thuốc mê, thuốc phá thai. Ai có phạm đều, thấy Ngọc -lịch thì ăn năn, thề chừa lỗi, không dám phạm nữa, nếu dâm thơ thì xé não, in rồi thì hủy bản, đốt sách, không truyền phương thuốc tà vạy nữa (thuốc tráng) thì sau xuống đây tha hành các ngục, giao qua Thập điện cho đầu thai làm người. Nếu nghe Ngọc – lịch mà còn làm các tội ấy, thì sau hành từ Nhị điện cho tới đây, đây trước hành bào lạc (xiềng tay chân vô ống cột đồng đốt đỏ, đẩy lên cháy thành than), huờn hồn lại giam vào ngục A tì mà hành theo 16 ngục nhỏ, rồi huờn hồn nữa, đâm gươm vô họng thấu tim phổi, giam hoài đợi các nhà bị hại trên thế gian khá lại, kẻ chết đầu thai hết, hoặc não bổn dâm thơ hết lưu truyền nữa, hoặc phương thuốc độc hết truyền, hoặc kiểu hình tục tĩu tuyệt hết, thì hồn phạm mới khỏi giam đặng đi đầu thai. 
Nếu ai phạm các tội ấy, đến ngày vía trẩm là mồng tám tháng tư, ăn chay, day mặt về hướng bắc, vái nguyện chùa lỗi, mua thâu dâm thơ mà đốt, hoặc in Ngọc -lịch cho người, hết sức khuyên đời cải ác tùng thiện, đến mãn phần, ông Táo đề hai chữ ‘ Phụng hành trên trán, thì từ Nhị điện đến đây, tra công mà trừ các tội khác. (Nếu kẻ giàu sang có quyền thế cho bắt kẻ hung hoang hay đốt nhà chúng, hoặc cấm dâm thơ, hủy bản đốt sách dán yết thị cấm các việc hại đời ấy, thì cho con cháu nối đời thi đỗ làm quan. Nếu kẻ nghèo, dốt, phụ in Ngọc lịch khuyên đời sau đầu thai hưởng phước. 
Vua Phong đô đại đế phán rằng: ‘ Tay Bát điện có thành Uổng tử, ở phía hữu điện nầy (vì 2 đền gần nhau). Thế tục nói sái rằng: ‘ Ai bị thác oan, thì hồn bị cầm thành Uổng tử ‘. Đời nghe lưu truyền lâu, cũng tin là thiệt! Sao không xét cho đủ lý, người đã thác oan, cầm ngục nghĩa là gì? Cho đi thong thả chớ không cấm cố, song nán đợi kẻ giết mình xuống Âm phủ, hành tội trước mặt hồn oan trước cho hết tức, rồi mới cho đi đầu thai Còn thành nẩyđể giam những kẻ vô cớ giận lẩy mà giết mình, trầm mình thắt họng, uống thuốc độc vân vân, giam đỡ đây đợi hành tội chưa đặng đầu thai chớ không phải các hồn bị người giết Uổng -tử. Nếu kẻ liều mình vì sự trung hiếu tiết nghĩa, hoặc quân lính vì nước mà tử trận, các bực ấy kẻ đáng thành thần thì hiển thánh, kẻ còn tội lỗi, không đặng thành thần, thì đã cho nguyên hình mà đi đầu thai, có đâu giam cầm thành nầy mà chịu bó buộc thảm khổ hay sao? 
———–
VUA CHUYỂN -LUÂN NGỰ ĐIỆN THỨ MƯỜI
Làm các điều lành được phước: 
1. Nhà giàu sang thí kinh lành, hoặc thí Ngọc -lịch phước lớn. 
2. Tụng kinh, tụng cảm -ứng tu hành niệm Phật, giàu sang sống lâu. 
Làm các điều dữ mắc tội: 
1. Hãm hiếp, dụ trẻ thơ mà ăn của, đều bị xay ra bột
2. Không kỉnh giấy chữ, rủ ăn trâu, chó, phát làm hành khất
3. Không kính người lớn, dạy khuyên điều phải mà chẳng vưng lời, hoặc thầy bảo học trò trọng giấy chữ, đều bị đá đè. 
4. Không phải cúng ông bà, nuôi cha mẹ mà sát sanh. Hoặc mưu kế lường gạt ăn gian. Bày kiện thưa báo đời. Hoặc nghề võ đánh độc cho người chết. Các tội ấy đi ngang cầu Nại -hà bị té xuống sông cho rắn mãn xà cua đinh ăn thịt. 
Chuyển -Luận -Vương đền tại đáy biển đông, ngay rún trái đất, có làm cầu bằng vàng, cầu bằng bạc, cầu ngọc, cầu bằng đá, cầu cây (cầu ván) và cầu Nại -hà, cộng sáu cái cầu. Các điện giải hồn đến, xét tội phước cho đầu thai các phương thế gian, định giàu sang hèn khó, sống lâu thác yểu, đều ghi sở rõ ràng mỗi tháng chạy tờ về Nhất điện ghi sổ rồi nạp cho vua Phong đô đại đế. 
Luật Âm phủ, phàm tứ sanh là loài đẻ con, loài đẻ trứng, loài dưới nước, loài biến hoá lộn kiếp, những loài không chân cẳng, hoặc hai giò, 4 chân, nhiều cẳng, các vật ấy chết rồi hoá ra con tích (mà chết một kiếp nữa) xoay vần như cối xay, hoặc số một năm nửa năm, hoặc sớm mai sanh chiều chết, đổi dời biến hoá mạt kiếp, không định số, là loài phải bị giết cho hết kiếp, cho đầu thai các nơi mà trả quả. Mãn năm cũng phải trình sổ ấy cho vua Phong đô đại đế xem. 
Phàm kẻ học nho có đọc kinh Diệc, các sãi, mấy thầy tu có tụng kinh niệm chú, mà phạm tội nhiều quá, tuỳ bắt hồn đến các điện, cũng chưa hành đặng, phải giải đến đền trẫm vẽ hình và biên tên vào sổ Đoạ lạc danh sách. Rồi giao cho Mạnh bà ở đài Ứ Vong, đổ thuốc mê, cho đầu thai chết trong bụng, hoặc sanh ra một đôi ngày mà chết hoặc hơn
trăm ngày mà chết, hoặc một hai năm rồi chết, đặng cho quên hết kinh chú, rồi Nhứt điện bắt hồn tra tội mà hành Nếu ai công quả bằng nhau, hoặc dư quá chút đỉnh, thì định cho đầu thai làm trai, làm gái, xấu tốt, khoẻ cực, giàu nghèo, đều giao Mạnh bà cho uống nước mê (lú) rồi mới đầu thai. 
Trẫm hằng kêu tên mà cho đầu thai làm người, nhiều kẻ phụ nữ khóc lạy rằng: ‘ Còn thù lớn chưa trả đặng, nên không muốn đầu thai, thà chịu làm ma đói (ngạ quỉ), Trẫm hỏi rỡ, thì chúng nó kể ra: hoặc con gái đồng trinh hoặc con tiết phụ, bị các trò tốt trai háo sắc, hoặc tham của các nàng ấy, lập kế dỗ dành, làm mặt nhơn nghĩa, nói tiếng ân hậu, mà tư tình cho được ; kẻ nói dối chưa vợ, thề sẽ cậy mai đến cưới, hoặc gạt tớ gái, hứa sẽ lập làm thiếp mà lấy chơi phá trinh rồi bỏ, hoặc hứa nuôi mẹ già trọn đời, hoặc hứa nuôi con ghẻ. Các phụ nữ vì tin mà mắc, té ra hết của, thất tiết, mà chẳng đặng chồng! Sao lại bán rao cho cha mẹ anh chị hành hà, xóm giềng đàm tiếu, tức mình hổ thẹn mà liều mình, hoặc tức tối thất tình phát bịnh mà chết! Nay nghe đứa phụ tình đi thi khoa nầy chắc đậu, nên xin ở lại đợi tới khoa mà báo oán đòi mạng, ngặt nó chưa tới số, hoặc phước đức tổ phụ nó còn nhiều, xin cho lên phá nó hồn mê, thi chẳng đậu, hoặc cáo với Văn Xương đế quân phạt nó phải rớt (mới ra sự đổi tên có đứa khác đậu thế) đợi tới số sẽ xin lên vật hồn báo oán, các vụ ấy trẩm tra rõ oan ức, thì cho tờ nó tới Nhứt điện cáo. Nếu ai ăn chay ngày vía trẫm la 17 tháng tư, thề nguyền tin Ngọc lịch mà ở, và đem bài này mà giảng cho các trò nghe mà đặng giữ mình, thì người giảng ấy trọn đời khỏi thủy tai hoả hoạn, khỏi việc qua quan hình phạt. 
Còn sở luân hồi rộng bảy trăm dặm do tuần, trên dưới xung quanh đều có rào sắt và bao lưới phép, chia ra 81 chỗ, mỗi chỗ đều có nhà mát, các phán quan thơ lại, để bàn ghế biên chép. Ngoài rào sắt có 108.000 đường dương trường (nhỏ như ruột con dế) quanh co đi thông lên các nước. Chia ra sáu ngã (lục đạo) luân hồi, loài người có hai: 1. giàu sang, 2. khó hèn, trong ngoài đều sáng. Còn bốn ngã tứ sanh, là: Thai sanh, loài đẻ con (thú bốn cẳng). Noãn sanh, loài đẻ trứng có hai cánh. Thấp sanh, loài ở dưới nước, như cá, tôm cua ốc, rùa, trạnh, lươn, chạch, ếch nhái vân vân. Hoá sanh là loài tằm hóa nhộng, sâu lộn bướm, sùng hoá bồ xè, đuông hóa kiến dương, quăng hoá muỗi, kiến mốc mọc cánh, vân vân. Bốn loài ấy đường ở trong tối đen như sơn, ngó ra ngoài sáng như thủy tinh, như hai ngã loài người vậy. Các phán quan thơ lại kêu tên nhìn mặt rõ ràng cho luân hồi sáu ngã, một mảy không sai. Các phán quan thơ lại, đều là người hiếu đễ, cữ sát sanh, phóng sanh, tu hành, nên phong chức thần, mà coi sở luân hồi ấy. Coi năm năm công bình không sai thì đặng lên chức, nếu trể nải, hoặc lộng quyền, hoặc để tội trốn, thì bị phạt giáng chức, nhỏ thì bị đày. 
Phàm kẻ bất hiếu, hoặc sát sanh nhiều quá, bị các ngục hành rồi, giải đến đây, sai quỉ sứ lấy nhánh đào đập chết, hoá ra con tích, cho đội lốt tứ sanh đi đầu thai trả quả. 
Phàm cầm thú: cá, loài trùng (tứ sanh), đầu thai muôn ngàn kiếp đã mãn tội, thì loài hóa sanh được làm thấp sanh, thấp sanh trở lại noãn sanh, noãn sanh trở lại thai sanh, ba đời mà không giết hại mạng vật, thì được đầu thai làm người. Tại đây cũng làm sổ, gởi qua Nhứt điện phê, rồi cho uống thuốc mê nơi Mạnh bà, rồi đầu thai lên thế gian các nước. 
———–
MẠNH -BÀ NƯƠNG CON BÀ Ứ -VONG
Thần Mạnh Bà sanh đời tiền Hán, hồi nhỏ học sách nho
lớn tụng kinh Phật. Không nhớ sự đã qua, chẳng mơ việc sẽ đến. Cứ lo khuyên người cữ sát sanh và ăn chay như mình. Không chồng tới 81 tuổi, tóc bạc mà mặt còn tơ. Bởi họ Mạnh nên kêu là Mạnh -Bà (bà họ Mạnh). Sau bà lên núi tu tới thành. Qua đời hậu Hán nhiều người biết kiếp trước, nhớ mạy đi nhìn bà con xưa, lại trí hóa nhiều, nói lậu sự Âm -phủ. Bởi cớ ấy, Thượng -đế phong Mạng -Bà lên chức Ứ -vong nương nương, là bà thần cho uống nước mê (tục kêu cháo lú), ở đài Ứ -vong nơi âm -phủ, trước đền Thập -điện ; đài ầy mới lập rộng lắm, cấp thơ lại quỷ sứ cho bà sai. Lấy vị thuốc của thế tục, chế ra như rượu, có đủ mùi ngọt đắng cay chua mặn, cho các hồn sẽ đầu thai đều uống, cho lú quên các việc kiếp trước, lại cho mỗi hồn có vài ba phần tật, như nhớ cười lo giận sợ, nhểu nước miếng, đổ mồ hôi, sổ mũi, khóc, khạc nhổ. Người lương thiện, cho thêm thông minh, tỏ tai sáng mắt, mạnh khoẻ ; kẻ làm dữ cho tới tinh thần, trở ra bịnh yếu phạt lần, làm cho người biết cải ác tùng thiện. 
Đài Ứ -vong ở trước đền Thập -điện, ngoài sáu cái cầu, cao lớn như nhà khách trong chùa (phương trượng) xung quanh 108 căn, phía đông có đường rộng một thước bốn tấc. Trong các căn đều để bình chén mà đãi các hồn uống nước rồi đi đầu thai. Miễn có uống bao nhiêu cũng đặng. Hồn nào nghịch mạng không uống, quỉ sứ trói giò lại, thọc ống đồng vô miệng mà đổ nhiều nước mê, ực rồi mới mở trói đỡ ra ngoài đường, xô lên cầu tre nổi, dưới sông nước suối chảy đỏ lòm, ngó thấy bên mé có gành đỏ núi gie mé sông đề bốn hàng chữ phấn trắng, nét lớn lắm, bốn hàng chữ như vầy: 
Vì nhơn dung dị tác nhơn nan,
Tài yếu vi nhơn khũng cánh nan! 
Dục sanh phước địa vô nan xứ: 
Khẩu dữ tâm đồng, khước bất nan. 
Thích nôm: 
Xưa dễ làm người, nay khó bì,
Mong làm người nữa khó nhiều khi,
Muốn sang phú quí không chi lạ: 
Lòng miệng như nhau chẳng khó gì. 
Các hồn coi rồi, hoặc đọc rồi, có hai con quỉ cao lớn ở mé biển nhảy ra tới mặt nước: một quỉ đội mão đẹn, bận áo gấm, tay cầm giấy viết,vai mang gươm trường lưng đeo còng xiềng, trơn cạp mắt tròn vo cười ngất, ấy là quỉ Huợt vô Thường ; còn quỉ kia mặt dơ chảy máu, mình bận áo cổ giữa trắng, tay xách bàn toán, vai vác túi gạo đeo đính bài trước ngực, châu mày nhăn mặt thở ra than dài, ấy là quỉ Sanh hữu Phận Hai quỉ xô các hồn nhào xuống khe nước đỏ mà đầu thai. Kẻ có tội nhiều mừng đặng đầu thai làm người. Kẻ có công chưa đủ siêu thăng, thì tức và khóc rằng. Tu chưa đúng bực nên phải luân hồi cõi trần nữa! Các hồn như say như mê, nhập vào xác con nít trong bụng, hai chơn đạp cái nhao, chung ra khỏi mình mẹ. Lâu ngày tham mùi ngon, không thương mạng vật, xa cách tánh lành, phụ ơn trời phật rộng thương, chẳng lo thác hiền chết dữ, thân sau thể nào, thì cũng làm hồn ma mang thây nữa! 
Bài nầy là thơ lại ở đài Ứng -vong, viết rõ dưng Thượng đế xin cho để sau Ngọc lịch cho đời hiểu (Nhậm tấu).
Vì Thập vương làm não rồi, giao cho các phán quan chép lại vẽ hình kỹ càng, có đề họ tên thuật tích, dưng cho Địa tạng vương xem lại ngày 30 tháng bảy. Qua mồng ba tháng tám Địa tạng với Phong đô Thập điện chư thần đồng dưng cho Thượng -đế phê chuẩn rồi, song chưa có ai xác phàm xuống Am -phủ mà trao Ngọc lịch đem về truyền lại thế giạn. 
Qua cuối đời Tống Nhân – tôn (nước Liêu niên hiệu vua Thái Bình) nhằm năm Canh ngũ, ngày mồng chín tháng chín (trùng cửu trùng dương), Đạm Si đạo nhơn (Kinh Ngô là thầy tu nước Liêu,Hồ tăng) ở gần núi, ngày trùng cửu, lên đỉnh núi dạo chơi, xảy thấy một tấm bia đá, chạm 32 chữ cổ tự như vầy: 
Vô vi đại đạo, thiên tri nhơn tình. 
Vô vi yển minh, quỉ kiến nhơn hình. 
Tâm ngôn ý ngữ, quỉ văn nhơn thinh. 
Phạm cấm mãn dinh, địa thâu nhơn hồn. 
Thích nôm: 
Đạo cả thinh không trời biết lòng,
U minh thần quỉ thấy người ròng. 
Nói thầm, suy nghĩ, thần nghe hiểu. 
Tội nặng thâu hồn, đất bắt vong. 
Xảy thấy phía trong thắp đèn vàng, trước cửa điện có treo tấm biển 4 chữ: ‘ Xuất sanh nhập tử ‘ (nghĩa là: đầu thai thì đi ra, thác rồi hồn trở về đó). Đạm Si đương coi, xảy thấy đồng tử áo xanh kéo vào đơn trì (sân sơn son đỏ) quì lạy, rồi thối lui đứng trước thềm. Xảy thấy Thập vương kéo vào, đọc lời chúc ngày vía Phong đô đại đế và dưng bổn Ngọc lịch. Phong đô đại đế xem rồi, truyền văn võ các phán quán, đòi các quỉ sứ ngưu đầu mã diện mang lông đội sừng đều đến chầu, đứng tám hướng. Truyền phán quan đọc bổn Ngọc -lịch một bận. Các quỉ sứ lạy tạ ơn tâu rằng: ‘ Nếu ngày sau chúng tôi được đầu thai, hễ thấy Ngọc lịch nầy thì thề nguyện y theo cho đặng siêu độ ‘. Xảy thấy hào quang chiếu sáng, các phán quan cai trị thành Uổng tử và ao Huyến Ô, đều đem bổn sổ đến dưng và tâu rằng: ‘ Từ năm Thượng đế phê chỉ, cho ban phát Ngoc -lịch đến nay, bởi chưa có dịp đem lên Dương gian, nên chúng tôi, tra kỹ những phạm dư trăm ngục, có nhiều hồn khi còn sống hay giảng nhơn quả trong chốn đông người, hoặc giữa chợ đông, hoặc ngả ba ngả bảy, có người nghe tội phước mà hồi tâm. Chiếu theo luật Ngọc – lịch, cũng là khuyên người chừa lỗi, đáng ân xá tội nhỏ, cộng 50.480 hồn khuyến thiện, giảng quả báo. Nên thập vương hội nghị ân xá bọn ấy, định vào sổ đầu thai, tùy theo tội ít tội nhiều cho vào đường phú quí nhỏ, hoặc tầm thường. Kẻ tội nhiều cho làm người khó hèn, hoặc quan quả cô độc (quan là không vợ, goá vợ ; quả là goá chồng ; cô là mồ côi ; độc vô hậu không con, độc mộc đến già), đáng cho uống nước mê mà đầu thai, khỏi hành hình nữa, nên dưng sổ cho Đại đế xem ‘. Phong đô đại đế xem qua khen phải. 
Xảy nghe báo rằng: ‘ Có Phật Quan -Âm Bồ -Tát giáng hạ ‘. Phong đô đại đế với Thập vương đồng ra chào mừng. Quan -Âm mới xuống thì hình phụ nữ, có Thiện tài theo hầu, Long -nữ cầm phướng. Đến khi Đại -đế Thập -vương ra chào mừng thì Quan -âm hoá ra hình ông Tiêu Diện đại sĩ (mặt xanh lưỡi đỏ), mình cao mười sáu thước mộc, truyền chỉ rằng: Ta phụng chỉ Thượng -đế, y lời tâu của Địa Tạng với Thập vương chư thần, xin ban Ngọc – lịch năm đó, cho thế gian ăn năn, nguyện tu chuộc tội, khỏi hành địa ngục: nay cho hồn phạm đầu thai, trẫm rất vui lòng. Lại nghe vời đặng Đam Si mà trao Ngọc lịch, về dạy thế gian cải ác tùng thiện. Trẫm ao ước có người tin Ngọc lịch, truyền giảng mà khuyên đời, chừa lỗi làm lành như mình, được đông người sửa lòng như vậy, thì núi đạo ao huyết cũng bỏ không, các địa ngục càng ngày càng trống, thì người khuyến thiện thành chức: Trí huệ dẫn thiện diễn kiếp Phật ‘ (vì Phật Trí huệ đem lành khỏi tội).
Đại đế Thập vương với các thần thành hoàng (thần trong đình) đồng chắp tay nói theo rằng: ‘ Vị khuyến thiện đáng thành chức Phật ấy ‘.
———–
Quan âm nói: ‘ Nếu người tu ở thế thấy Ngọc lịch mà diễn dịch ra cho người dốt đàn bà con nít dễ hiểu, người ấy thành công đức nhơn thứ pháp thắng Phật ‘, (Phật công đức nhơn xét tài năng).
Các vị ấy cũng chắp tay nói theo rằng: ‘ Đáng thành Phật ‘.
Quan âm nói: ‘ Nếu ai thấy Ngọc lịch đi đứng nằm ngồi cũng cám mến ơn trời, rèn lòng thanh tịnh, khuyên giảng độ người ăn năn làm lành đặng năm điều thiện, sẽ được làm bạt tiến cho vong hồn tiên nhơn thân quyến. Lòng công bình muốn cho người đặng phước như mình, quyết khuyên dạy nhiều người tu hành, làm bạt tiến cho phạm hồn được đầu thai, địa ngục phải trống, thì người ấy thành: Cứu khổ tiêu huệ Phật ‘. (Phật Cứu khổ nạn, ơn khắp nơi).
Các vị hết thảy đều chắp tay nói theo rằng: ‘ Đáng thành
Phật ‘.
Khi ấy Phong đô đại đế phán rằng: ‘ Bởi Địa tạng vương muốn siêu độ các phạm hồn nên truyền xét hồn nào hồi ở thế có biết ăn năn chừa lỗi, thì ân xá khỏi hành các ngục. Chư thần đã vưng chỉ, Ngài lại truyền Thập vương hội làm Ngọc lịch, dưng xin phê nơi Thượng đế. Nhờ ơn Thượng đế phê cho và có chỉ dụ sửa các khoản. .. rồi đây Trẫm sẽ dạy. Bởi bấy lâu chưa gặp ai đức hạnh, nhục thân đến cõi U-minh, mà trao Ngọc lịch, đem về Dương gian khuyến thế. Nay Đạm -Si đến dưới thềm, xứng đáng truyền kinh Ngọc lịch. Như vậy nay đã có người rồi các phán quan thơ lại đem cuốn Ngọc lịch, viết thêm lời Quan âm phụng chỉ mới truyền, với chư thần truyền dạy, biên thêm đủ điều và bảo Đam -Si ghi sự tích mình gặp truyền Ngọc lịch vân vân, cho đời hiểu cội rễ. Còn khi trước có chiếu Thượng đế chỉ dụ sửa các khoản: 
1. Các văn biểu tâu xin phê chuẩn, đều bỏ đừng biên vì rộn ràng e đời khó hiểu. 
2. Các vị thần với Thập vương đề tên họ thiệt, và thuật lý lịch tích mình vì làm sao mà thành, khoản ấy cũng bỏ, không cho đời biết sự tích làm chi, cứ đề nội tước (chức) như mỗ Bồ tát mỗ đế, mỗ điện mỗ vương, phán quan, thơ lại, để trống mà thôi, không cho đời biết tên họ. Ví dụ: Phong đô đại đế viết Diêm la vương viết. Đề chữ viết, bỏ họ tên, như phán quan viết vân vân, phải chấm câu vòng câu theo lời nói, cho đời dễ hiểu, e ít học khó phân câu. Cứ y chỉ như vậy, các phán quan viết lại, không nên làm sái. Còn mấy bài trẫm bảo thích nghĩa, Dương gian nói sái nói lầm như Huyết ô trì. Uổng tử thành, thập bát tằng địa ngục vân vân, ngày giáp thìn tháng ba, năm nhâm ngũ, trẫm có dưng sớ, Thượng đế cho biên thêm vào Ngọc lịch. Thôi cứ vậy bôi sửa đi ‘.
Khi ấy Thập vương cầm viết, điện nào sửa theo điện nấy, rồi đưa cho phán quan thơ ký chép tinh lại. Khi ấy Đạm Si quỳ dựa bàn án mà xem các phán quan chép tinh lại. Xảy thấy Tiêu diện đại sĩ, hiện lại hình bà Quan -âm, cầm nhành dương liễu châm bình nước cam lồ rải xuống ba lần, rồi đằng vân bay lên cao hết thấy. 
Còn Thập vương cũng từ tạ lui về các điện. Phong đô đại đế bãi chầu, ngự vào trong. 
Lúc này các phán quan chép các lời Quan âm, sao Ngọc lịch, biên các lời chư thần và đọc cho tôi viết từ chữ: ‘ Thời thiên hạ thái bình canh ngũ niên. .. tới chữ chúc tất ‘, cộng 129 chữ. Rồi giao cho các vị viết thêm đủ điều, mới trao cho tôi mà dặn rằng: ‘ Người biết mặt với họ tên chư thần đã nhiều, nay trở về Dương gian, xin đừng nói lậu tên họ anh em chúng ta, e người đời biết có tổ tiên thân thích làm phán quan thơ lại dưới âm phủ, cơn nào nó có bịnh trọng, không lo làm phước cho mau mạnh, nó lại làm nhăng sát sanh cúng tế, đốt sớ điệp, cầu tổ tiên phò hộ cho thêm tội với chúng ta. Vả lại Thượng đế chỉ dụ cho Đại đế tại điện này với Thập vương chư thần, còn phải bôi hết ên họ lý lịch, quê hương sự tích thay! Huống chi chúng ta là phán quan, thơ lại? Bởi lòng người đời khó lường (khó độ) lắm, e khi mượn kế sanh sự nữa, thì người với chúng ta khó mà khỏi tội lỗi, Xin nhớ lời dặn đừng quên? ‘ Tôi thích huyết thề nguyền, không dám nói lậu, lại ghi thêm các lời phán quan thơ lại dặn cho đời hiểu. Nếu tôi đặt điều mà giả mạo lời thần phật, trời đất thánh thần há dung sao? 
Nội đêm trùng cữu ấy, Đạm Si đạo nhơn ghi lời bạt. 
———–
LỜI BẠT CỦA VẬT -MÊ ĐẠO -NHƠN
Tôi hiệu là Vật -Mê đạo nhơn (người tu, thầy tu tiên), tháng sáu, năm Mậu Thân, đi dạo qua tỉnh Tứ -xuyên, huyện Song -lưu, dọc đường gặp thầy tôi là Đạm Si tôn giả (Hồ tăng sãi nước Liêu. Tôi hỏi thăm thầy ở đâu? Thầy tôi trả lời rằng: Ta ở đất Luân hồi sanh tử (sống thác xây vần) ải Nhơn quỉ khứ lai (người ma qua lại) nghĩa là đi lạc xuống Âm phủ mà về đây. Ta nói cho ngươi rõ: những kẻ ở thế gian được phép đến mấy ngày vía Thập Vương, ăn chay cầu nguyện chừa lỗi cũ, cải ác tùng thiện, cứ lạy hướng bắc (chỗ Ngọc đế), nguyện chừa lỗi cũ, không dám phạm nữa, làm lành mà chuộc tội, sau thác hồn khỏi hành hình nơi các địa ngục ; ấy là ân xá giảm tội. Tại thế gian nhiều án chạy khỏi chối được chớ xuống âm phủ không lọt một mảy lông, không than cũng chẳng phép chuộc tội. Quí tại còn sống ăn năn làm lành mà trừ tội mới đặng. Ngặt người đời chẳng xét, tại cái thiện thì làm người, tâm ác thời làm vật. Song kẻ phụ nữ trăm người còn biết ăn năn làm lành một hai người. Chớ đàn ông ngàn người, may có một người cải ác! Có nhiều khi gần chết mà chưa biết ăn năn, thì phải chịu hành nơi địa ngục! 
Nay nhờ ơn Địa tạng vương bồ tát truyền Thập vương dọn Ngọc lịch, xin chỉ Thượng đế phê cho thế gian, biết ngày ăn năn nguyện làm lành chuộc tội, lại truyền bổn Ngọc lịch cho ta. Ta khuyên đời phải biết: có phước mới đặng làm người, còn sống, rán ăn năn lành lành kẻo muộn. Ngươi có lòng khuyến thiện, nay ta trao Ngọc lịch cho ngươi sao ra truyền cho đời biết ‘. Ta quì lạy lãnh cuốn Ngọc lịch thầy ta lần lần bay lên cao. Nên ta sao ra cho đời, ai khắc in ra lưu truyền cho đời khỏi tội thì mình được phước. Khuyên ai phạm tội mau chừa, không phạm thì rán mà giữ. Đừng đợi thác rồi, mới muốn sống lại mà tu không đặng. 
VẬT MÊ ĐẠO NHƠN (ghi ký)
Mười ngày vía Thập vương, đều lạy hướng bắc: 
Nhứt điện Tần quảng vương mồng 1 tháng 2
Nhị điện Sở giang vương mồng 1 tháng 3.
Tam điện Tống đế vương mồng 8 tháng 2.
Tứ điện Ngũ -quan-vương 18 tháng 2.
Ngũ điện Diêm-la-vương mồng 8 tháng giêng. 
Lục điện Biên-thanh-vương mồng 8 tháng 3.
Thất điện Thái -san-vương 27 tháng 3.
Bát điện Bình -Đẳng -vương mồng 1 tháng 4.
Cửu điện Đô-thị -vương mồng 8 tháng 4.
Thập điện Chuyển -luân-vương 17 tháng 4.
Và 14, rằm, 16 tháng 5, mồng 3 tháng 8, mồng 10 tháng 10
ăn chay ngủ riêng như trên. Vía 10 vua, nội 4 tháng 1, 2, 3, 4.
———–
THÁNH ĐÀN TRAI KỲ GIỚI KỲ
(cấm phòng)
Các vía lớn, ăn chay, hoặc ngủ riêng, khỏi tội đặng phước. Tuy không ăn chay mà ngủ riêng cũng quí hơn. Tháng nào nhuần thì theo tháng trước: Tháng giêng: Mồng 1 vía Di Lặc, Thiên-Lập, ngày cúng trời. Mồng 3 vía Tôn chơn -nhơn, tổ thuốc và Hát chơn nhơn, ông tiên. Mồng 6 vía Định -chơn -Phật. Mồng 8 ngũ điện, Giang- đông thần. Mồng 9 vía Ngọc -hoàng thượng đế. 13 Lưu -mãnh tướng quân. Rằm vía Thượng -nguơn, Thiên -quan đại đế. Hựu -thành Tịnh -ứng chơn quân. Từ mồng 8 đến rằm, các vị ấy đi dẹp yêu quái, ai ăn chay, ngủ riêng, tụng kinh, có phước hơn mấy ngày thường thập bội, 19 Khưu -trường Xuân, ông tiên, cũng tổ thuốc ông đặt chuyện Tây-du. Tháng hai: Mồng 1 vía Nhị – điện, Thái dương, Câu-trận. Mồng 2 vía Thổ địa chánh, Tử -đông Văn -xương (Tụng Bổn nguyện, Bảo sanh). Mồng 4 Táo tướng quân. Mồng 6 Đông-Huê đế quân. Mồng 8, Trương đại -đế, Tam điện, Thích -Ca xuất gia (tụng Kim cang) 13 vía Các -chơn -quan, tổ thuốc, Rằm vía Thái, thượng lão -quân (tụng Cảm ứng). Tinh -trung Nhạc nguơn-soái -17 vía Đỗ -tướng -quân. 18 Tứ -điện. 19 Quan -âm (tụng Phổ -môn, Cứu -khổ). 21 vía Phổ -hiền bồ tát, Thủy -long Thánh -mẫu nương -nương. 25 vía Huyền -thiên thượng -đế thánh -phụ Minh chơn -đế. 
Tháng ba: Mồng 1 vía Nhị điện. Mộng 3 vía Huyền thiên thượng đế (tụng kinh Báo ân cho cha mẹ). Mồng 6 vía Thượng lão tướng công, Nhạng hương. Mồng 8 Lục điện, 13 Trung ương ngũ đạo. Rằm Hạo thiên, Huyền đàn, Lôi đình, 16 vía Chuẩn đề Sơn thần, 18 Hậu thổ nương nương, Trung nhạc. 20 vía Tử tôn nương nương (bà chúa thai sanh). 23 Thiên hậu nương nương 27 vía Thất điện, 28 vía Đông nhạc đại đế, Khương hiệt (ông thánh chế chữ).
Thánh tư: Mồng 1 Bát -điện. Mồng 4 Văn thù bồ tát. Mồng 8 Thích -ca Phật tổ, Cửu điện, Doãn -chơn -nhơn. 14 Lữ -tổ, Thuần dương, Rằm Thích -Ca thành (tụng Kim -cang). 17 vía Thập -điện. .. 18 Tử -vi đại -đế. 20 Nhãn -quang thánh -mẫu. 26 vía Chung -san tướng công. 28 vía Dược -vương cổ Phật. 
Tháng năm: Mồng 1 Nam -cực đại -đế. Mồng 5 Địa -lạp (cúng đất). Ôn -ngươn-soái, Đặng -thiên quân. Mồng 7 vía Châu -thái -úy. Mồng 8 Nam phương ngũ -đạo 11 vía Đỗ -thành -hoàng (cai trị các thành -hoàng). 12 Bỉnh -linh -công. 13 vía Quan thái tử. 14 rằm, 16, ba ngày kị thần (cấm phòng). 17 Trương -thiên-sư. 20 Phùng chơn -nhơn. 29 Hứa oai hiển vương. 
Tháng sáu: Mồng 4 chư Phật giáng. Mồng 6 Thôi -phủ -quân. Mồng 10 Lưu -hải -thềm đế quân. 13 Tỉnh -tuyền Long -vương. 19 Quan -âm thành đạo 23 vía Quan -đế, Vương linh-quan. Hỏa -thần. 24 Lôi -tổ. 26 Nhị -lang 27 Thiên -xu tả tướng (châu tử).
Tháng bảy: Mồng 7 Đạo -đức -lạp (cúng thần tiên), Ngưu -lang Chức -nữ. 12 Trường -chơn, Đàm chơn -nhơn. 13 Đại -thế chí bồ tát. Rằm Trung -nguơn, Địa quan đại đế. Linh -tế chơn quân. 18 Diêu -trì Tây -vương -mẫu nương nương. 19 Trị -niên thái -tuế (An giao). 21 Phổ -am tổ sư, Thượng nguơn đạo hoá. Đường chơn -quán. 22 Tăng phước tài thần, 23 Thiên -xu thượng -tướng chơn -quân (Gia -cát). 24 Long -thọ -vương bồ tát. 30 Địa -tạng -vương bồ -tát (U -Minh giáo chủ). Tháng tám: Mồng 1 Thần -công Diệu -tế Hứa -chơn -quân. Mồng 3 vía Táo -quân (mồng 3 với 27 Bắc -đẩu giáng hạ phải cữ)
Mồng 5 Lôi -thinh đại -đế. Mồng 10 Bắc -nhạc đại -đế. 12 Tây -phương ngũ đạo Rằm thái -âm triều nguơn (tụng Thái -âm), 18 Tửu -tiên (Lý -thái -Bạch). 22 Nhiên Đăng Cổ Phật. 23 Phục -ma phó -tướng Trương -hiên -vương (ông Trương). 24 Táo -Mẫu (bà Táo. )
Tháng chín: Mồng 1 Nam đẩu giáng hạ (Từ mồng 1 đến mồng 9, 9 sao). Mùng 3 Ngũ ôn. Mùng chín Cữu thiên huyền nữ. Phong đô đại -đế. 16 Cơ thần. 17 Kim Long tự đại lương, Hồng ân chơn quân. 23 Tát chơn nhơn. 26 Ngũ hiển linh quan. 30 Dược Sư Phật. 
Tháng mười: Mồng 1 Dân tuế lạp, Đồng hoàng. Châu chơn quân. Mồng 3 Tam mao ứng hoá chơn quân. Mồng 5 Đạt ma sư tổ. Mồng 6 Thiên tào chư tư, Ngũ nhạc Ngũ đế giáng hạ. Mồng 8 vía chư Phật hội niết bàn, phóng sanh có phước thập bội. (Nếu ngày mồng 8 tháng 10, làm một tội nặng bá bội ngày thường). Rằm Hạ nguơn Thủy quan đại đế, Đậu thần: Lưu sứ giả. 20 Trường hư Tịnh thiền sư. 27 Bắc cực Tử vi đại đế. 
Tháng mười một: Mồng 4 Đại thánh chí thánh Văn tuyên vương (Khổng tử). Mồng 6 Tây nhạc đại đế. 11 Thái Ất Cứu khổ thiên tôn. 17 A di đà Phật (tụng Di đà). 19 Nhựt quang thiên tử, Cữu liên bồ tát. 23 Nam đẩu giáng hạ, Trương tiên, 26 Bắc phương ngũ đạo. 
Tháng chạp: Mồng 1 Tiên phật giáng hạ (tụng kinh phước hơn nhiều). Mồng 8 Vương hầu lạp, Trương anh Đế, Thích Ca thành Phật (tụng Kim cang). 16 Nam nhạc đại -đế. 20 Lỗ ban. 21 Thiên du thượng đế. 24 Tư mạng Táo quân chầu trời (tối 23 cúng đưa trước). 29 Hoa nghiêm bồ tát. 30 Chư Phật giáng thế xét lành dữ. 
Mỗi tháng mồng 8, 14 ; rằm, 23,29, 30 Bắc đẩu giáng hạ, ăn chay tụng kinh. 
Tùng nhiên hòa thượng ở chùa Thiên thai đặt bài khuyên thế. 
Người đời chẳng tin nhơn quả báo ứng, nên có kẻ số thọ mà yểu, số giàu mà nghèo, tướng làm quan mà thi rớt! Sách Bửu giám nói: ‘ Lành thì trả lành, dữ thì trả dữ: nếu chưa trả, tại ngày chưa đến ‘. Lại có bài thơ rằng: 
Trời sanh khó dối bởi không tây (tư -vị).
Mới tính thần hay nạp sổ nầy. 
Lành dữ rốt rồi đều trả quả. 
Chẳng qua đều kíp với đều chầy. 
Kinh Nhơn quả nói ;’ Phỏng kiếp trước dữ lành, coi đời nầy hoạ phước. Độ kiếp sau hoạ phước, tại đời nầy dữ lành ‘. Lại nói rằng: ‘ Dầu làm dữ mấy kiếp, cũng trả cho mình ‘. Kinh Niết -bàn nói: ‘ Quả báo có ba cắch! 10 Hiện báo, làm lành dữ đời nầy, trả phước họa cũng nội đời nầy ; 20 Sanh báo: kiếp trước làm, trả kiếp nầy, đời nầy làm, trả đời sau ; 30 Tốc báo: mới làm lành dữ, trả phước hoạ nhãn tiền, trước mắt tức thì ‘. Phải biết trời đất không tư vị ai, tại mình làm lành dữ nặng nhẹ, nên trả mau chậm khác nhau. Người đời khó hèn, điếc câm đi nhót, gãy tay, tật nguyền bịnh trời cho, đói lạnh, đều tại kiếp trước hưởng xài quá lẽ, làm dữ phạt nội đời ấy chưa hết kế tới số chết, nên đầu thai kiếp nầy phải phạt thêm cho đủ tội, Như vậy mà không tin nhơn quả báo ứng làm sao? 
Người đời những kẻ không tin địa ngục, đến gần chết hay thấy ma quỉ, hoặc nghe tiếng binh khí, xiềng tỏa mới tin có quỉ thần địa ngục, liền van vái cầu thần. Té ra đèn giữa gió, gần tắt, ăn năn muộn sao kịp, khó trốn quỉ Vô thường. Quí tại ăn năn cho sớm, tỉnh lại mà tu, gần chết mới sợ vô ích. 
Đời Tùy vua Khai hoàng, có quan tự thừa Triệu văn Xương chết đi sống lại nói rằng: ‘ Hồn xuống âm phủ thấy Châu Võ đế bị xiềng ba lớp tại phòng, kêu Xương lại mà nhắn rằng: ‘ Khanh về tâu với Tùy hoàng đế rằng: các tội trẫm cãi lẽ xuôi hết, còn một tội hủy Phật nặng lắm, mau làm phước bố thí, tụng kinh mà cầu cho trẫm khỏi tội, ‘ Xương ra ngoài thấy một người dưới hầm phẩn ló đầu lên, hỏi ai đó? Người ấy đáp rằng: ‘ Ta là Bạch -Khởi, tướng mạnh đời Tần ‘.
Sách Danh thần ghi: ‘ Kinh Công có tên con Phương dữ lắm, xúi Kinh Công làm nhiều điều trái lẽ. Đến Phương thác, Kinh Công mơ màng thấy Phương mang gông đứng dựa cửa. Kinh Công sửa nhà làm ra kiểng chùa, bố thí tụng kinh cầu Phương khỏi tội ‘. Lấy sách nho đó làm chứng, đủ tin Ngọc lịch, thì khỏi khổ phần hồn, Ông Tư mã Ôn công nói: ‘ Trên có Thiên đường. Người quân tử thác rồi, lên Thiên đường, dưới có Địa ngục, tiểu nhân thác rồi hồn sa Địa ngục. ‘ Sao gọi không Thiên đường Địa ngục? 
———–
Đoan sơn đại tiên là ông Vương chương, đặt kinh thế lục rằng: ‘ Thiệt quả có Địa ngục. Bởi người tính lành, thì thuộc dương sáng, nên khí thanh lên thiên đường. Còn lòng tính dữ, thuộc âm tối nên khí trược xuống Địa ngục. Diêm quân tra hỏi, hành tội mổ bụng rút ruột, đốt cháy nấu dầu là tại lòng chứa dữ ‘.
Người đời không tin thác rồi đầu thai. Như kẻ không con, cưới vợ bé nhiều cũng vô ích, vì không thai nghén hoặc có nghén bị tử phúc trung, hoặc chết theo mẹ, không thì nuôi lớn chưa kịp có con mà chết yểu, thì cũng vô hậu, những kẻ ấy thiệt là vô phước lắm. Nếu vợ chồng có con sum hiệp đến già, tuy khó hèn cũng là có phước nhiều ít mới đặng vậy. 
Sách danh thần nói: ‘ Mẹ ông Phạm -tổ -Võ, lúc gần sanh ổng, chiêm bao thấy người cao lớn xưng mình là Đặng -Võ tướng quân đời Hán, thức dậy sanh con trai mới đặt tên Tổ -Võ. Đến lớn ở thuần lắm, nên đặt tự Thuần -Phu ‘.
Còn sách Tự -Loại, sách Mông -Cầu, có ghi tích Dương Hộ sanh ra, mà nhớ chiếc vòng kiếp trước. Bảo Tịnh nhớ cái giếng kiếp trước. Con gái Hướng Tịnh chết non. rồi đầu thai lại nữa, nàng nói chuyện kiếp trước không sai. (Con ranh con lộn mà nuôi được). Ngươi Văn Thẩm sống lại nhập vào xác khác. Những tích ấy đều tại sách Nho, sao không tin luân hồi đầu thai kiếp khác. 
Phàn người lành, đầu thai nhà giầu sang có đức mà hưởng phước. Công quả bằng nhau đầu thai nhà tầm thường. Công ít quả nhiều, đầu thai nhà rủi ro, hèn khó mà trả quả. Như trong Ngọc lịch nói: ‘ Thử lòng kẻ ấy, còn làm dữ nữa, không biết ăn năn mà làm lành, Thác Địa ngục làm con Tích, đầu thai làm thú vật, nếu về hoá sanh lộn mãi, hết trông làm người ‘.
Bà Diệu Huệ chơn nhơn (bà thân ông Văn Xương) nói: ‘ Con người ở đời, sống thác không nhứt định, ở tạm rồi đi, như trăng tròn khuyết, như hoa nở tàn. Ngày nay mới sanh là hồn chết kiếp trước lộn lại. Nếu thân trước chưa thác, thì hồn ấy có lộn vào xác nầy mà sanh ra đâu. Nếu ngày nay đến chết mà biết mình tội nhiều, thì trông chi đầu thai tử tế. 
Người đời chẳng tin thác rồi đầu thai làm thú vật. Sách Nho biên sự đầu thai ấy rất nhiều, chẳng phải một tích. Sử Tùy thơ, Lý sĩ Khiêm nói: ‘ Ông Cổn là cha Địa Võ, hoá làm con cua đinh ba cẳng, gọi là con ba ba, Ngươi Đỗ Võ hóa làm đề Quyên là con quốc. (Nên chim quốc tên là Đỗ Võ Đỗ Quyên). Bao Quân hóa rồng. Ngưu Ai hóa cọp, Bành Sanh hóa heo rừng. Như Y hóa chó. Huỳnh Mẫu hóa vịt, như càng thay lớn lắm. Tuyên Võ hóa trạch (cua đinh, tục kêu là cá giải). Đặng Văn hóa trâu. Từ Bá hóa cá. Kim Hạ hóa quạ, Thơ Sanh hóa rắn ‘. Các điều đó biên nơi sách Nho, sao mà không tin? 
Đức Thánh Khổng -tử nói: ‘ Sanh ra đến già phải thác, làm người chẳng sống đời, nếu theo dữ bỏ lành, sao khỏi làm loài khác ‘. Kinh Lăng Nghiêm nói: ‘ Người thác làm dê, dê thác làm người ‘. Phổ Am tổ sư đặt bài kệ rặng: ‘ Súc sanh bổn thị nhân lai tác, nhân xuất luân hồi cổ đáo câm, Bất yếu phi mao tinh đái giác, khuyến quân hưu sử súc sanh tâm ‘. Nghĩa là: người lộn súc sanh cũng tại tâm, xưa nay người vật chuyển luân thầm. Muốn không đội gạc mang lòng xấu, khuyên chớ làm theo dạ thú cầm. 
Ông Tịnh Trai học sĩ nói. ‘ Thông minh bất năng địch nghiệp, phú quý, khởi miễn luân hồi ‘. Nghĩa là: Khôn lanh khó chữa tội, phú quý cũng luân hồi. 
Ông Hồng Mai nói: ‘ Hay coi thọc huyết heo, làm thịt dê, sau gần chết la như tiếng heo dê kêu vậy, có khi chết rồi đầu thai làm chim, cho người mua mà thả. Nếu đàn bà hay coi sát sanh dê heo lắm, có khi đẻ ra đầu dê, hoặc mình rắn, hoặc trứng như trái cầu (đẻ bọc) ‘. Cứ theo lời ấy, người ta còn đẻ súc vật côn trùng, hoặc đẻ trứng, huống chi thác rồi đầu thai làm súc vật, mà gọi không lẽ. Bởi luân hồi mà trả nợ thường mạng, là nhơn quả xoay vần. Khuyên đời đừng gọi mắt chưa thấy nên chẳng tin, cứ làm dữ mãi (tin tại phải lý, lựa chờ mắt thấy, đợi mắt thấy đà chết rồi còn gì! ).
Xưa có kẻ hỏi thầy Trình -tử rằng: ‘ Phật nói chết rồi đi đầu thai nữa, sự ấy thấy thiệt chăng? Thấy Trình -tử nói: ‘ Sử ấy nói có nói không cũng khó hiểu. Song xét lời đức thánh Khổng -tử dạy rằng: ‘ Vị tri sanh, yên trí tử ‘ (chưa biết sự mới sanh đâu biết sự thác rồi), do một câu ấy thì đủ hiểu rồi ‘. Coi Trình -tử và ông thánh đời Tống ; mà chưa dám gọi không luân hồi đầu thai. Còn xét lời nói đức thánh Khổng -tử, đâu biết việc thác, thì sự luân hồi đầu thai không phải huyễn. 
Ông Châu -liêm -Khuê tự Mậu -thức, là thầy hai ông Trình -tử, Trình -Hi, Trình -Hạo, (Y Xuyên với Minh Đạo). Khi ấy ông Châu -liêm -Khuê hỏi thầy Huỳnh -Long-Nam thiền -sư rằng: ‘ Chẳng hay đạo Phật có dạy sự nhiệm mầu riêng hơn đạo nho chăng? ‘ Huỳnh -Long Nam thiền -sư nói: ‘ Thầy hãy xét các câu sách nhà nho của thầy như đức Khổng -tử nói: ‘ Triêu văn đạo, tịch tử khá hỉ ‘ Nghĩa là ‘Sớm mai nghe thấu mùi đạo, chiều thác cũng đành ‘. Xét đạo ấy nghĩa là chi? Còn ông nhan -tử không đổi sự vui, là vui việc gì? Xét ra lý hai câu ấy, lâu lâu mới biết hiệp cái nhiệm mầu của đạo Phật, chớ không chi lạ mà hỏi ‘.
(Đạo là thông hiểu sự phải, chắc ý mà làm, chẳng hồ nghi chi hết, vì biết số mạng trời định, cứ phải mà làm, tố nào theo tố nấy, chẳng phải rán cượng cầu mà đặng, nên đức Khổng -tử nói: ‘ Nếu cầu đặng sự giàu, tuy ra sức mệt nhọc, làm việt hèn hạ như kẻ đánh xe, mà đặng giàu ta cũng rán chịu cực chịu nhục mà làm cho giàu. Nếu tại số trời định, có cượng cầu cũng vô ích, thì thà an phận mà theo tố, là chỗ ưa của ta ‘. Nên ông Nhan -tử thông mùi đạo, cứ giữ đức hạnh học hành sửa mình gọi là vui theo tố bần tiện, chớ không rầu buồn sự nghèo khó, nên sau ngày mãn phần làm chức Tu -văn -Lang tại Âm phủ cũng đồng liêu với thầy Tử -Hạ. Đức thánh Khổng -tử cũng nói: ‘ Thực sơ phạn, ẫm thủy, khúc hoăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỉ. Ăn cơm rau, uống nước lã, co tay làm gối nằm, ngài cũng vui vậy, là tại biết đạo, biết mạng, tố nào theo tố nấy. ‘ Quân tử vô nhập, nhi bất tự đắc ‘. Người quân tử không gặp cảnh nào mà chẳng vui, bởi vậy ngài mới thành thánh. Người đời không biết đạo, lòng tham vọng tưởng, cượng cầu cực khổ, không lợi lại bị hại, mau chết mà mắc tội nhiều, hại tới thân kiếp sau và để họa cho con cháu. 
Người đời xem Ngọc -lịch mà nửa tin nửa nghi, chưa dám đoán chắc là tại học chưa đủ lý ; té ra gặp phước mà bỏ qua. Nếu hiểu nhơn quả đời trước làm lành dữ, đời nay chịu phước họa. Đời nay làm lành dữ, thì kiếp sau chịu phước họa mà còn nghi chi nữa? Nay nhờ ơn trời, nhậm lời Thập vương chư thần, cho truyền Ngọc lịch đủ bằng chứng khỏi nghi, cũng như tích Lâm -tự -Kỳ sống lại, ghi lại cuốn Hồi -dương nhơn -quả thì mau ăn năn làm phước chuộc tội nếu đợi gần chết ăn năn sao kịp? 
———–
TÍCH TRUYỀN NGỌC LỊCH MÀ CỨU HỒN MẸ
Tỉnh Tứ Xuyên, thân Dậu đường, ông Viện- cẩn- An mãn phần, để một trai lại, tên là Dức- Sơ mới bảy tuổi. Vợ Cẩn An là Thiệu- thị thương con ốm yếu, nghe lời họ bày phép bổ nguơn, mỗi ngày dùng gà mập, nấu lấy nước thịt gà làm canh cho con ăn cơm. Nên mua gà nhiều lắm, đào trùng dế, nuôi cho mập đặng nấu cho con ăn. Dức-Sơ 15 tuổi Thiệu- thị bịnh ghẻ đau nhức cùng mình, như dế
cắn gà mổ, mà cũng còn nhắc đầy tớ gái, làm gà cho con ăn. Đức-Sơ hiểu ý liền
cản cấm không cho làm gà nữa. Thiệu thị đau bảy năm, gần chết làm gà gáy, dế kêu, cào rách mình mà chết! Đức-Sơ khóc kể vì mẹ thương mình, nên sát sanh mới bị quả báo, liền thề cữ sát sanh Cách một năm có nàng Ning-Cô là chị con nhà bác, gả cho Tiền bị đẻ mà chết. Hồn xuống Nhựt-điện, vua xem bộ phán rằng: ‘ Nàng nầy tội nhiều, đáng bị sản nạn, giao qua Nhị-điện hành hình ‘. Phán quan tâu rằng: ‘ Viện-ninh-Cô có khuyên cha mẹ chồng đừng đốt cây khô nhiều kiến, đã ba lần. Lại khuyên chồng khắc in van giới sát
cho người 5000 tờ và phụ in kinh Quan-âm phóng sanh văn 3000 tờ. Táo quân tâu Thượng-đế cho sống thêm 30 năm nữa. Vua Nhứt-điện đứng dậy phán rằng: ‘ Lành thay! ‘ Liền sai kẻ áo xanh cầm phướng đưa hồn về. Ra tới cửa ngõ đỏ, có thắp đèn vàng, nghe tiếng kêu rằng: ‘ Ninh-Cô cứu ta với! ‘ Ninh-Cô ngỏ thấy thiếm là Thiệu-Thị đầu tóc chôm bôm, mình máu lội bộ, chạy theo khóc rằng: ‘ Cháu sống lại nói cho con ta hay, rằng ta bị khổ dưới âm-phủ bảo làm phước mà chuộc tội cho ta, nếu khỏi tội, ta về cho chiêm bao mách bảo trả lời. Xảy thấy quỷ tóc đỏ cầm chĩa đâm họng Thiệu thị mà dẫn đi, Ninh cô sống lại, thuật chuyện… Đức sơ hay, liền lạy Phật làm chay, tụng kinh tới 19 năm mà không thấy chiêm bao. Cưới vợ là Thi thị, cũng cữ sát sanh. Sau thấy kinh Ngọc Lịch, Đức Sơ nguyện sao tả cho người đặng chuộc tội mẹ. Mới tả được 120 bổn lẻ, cho mới được 108 cuốn. Nhằm niên hiệu vua Càn-long trào Thanh, là năm canh ngũ, đêm rằm tháng giêng, chiêm bao thấy Thiệu thị về vỗ lưng con mà khen rằng: ‘ Con thiệt có hiếu. mẹ ra khỏi ngục, nhờ phát Ngọc lịch 49 người hồi tâm, vua đà tha tội, lại cho về mách bảo con hay, hồn mẹ được về ở tại mã, giờ tý ngày 18 nầy, sẽ đi đầu thai hưởng phước. Còn con cũng đặng sống lâu nữa ‘.
Đức Sơ hỏi: ‘ Cha tôi bây giờ ở đâu? ‘ Thiệu thị nói: ‘ Đầu thai đã lâu, lại chú giải kinh Nhơn quả với Thiệu thơ, nên thi đậu làm quan và mạnh khoẻ ‘. Đức Sơ hỏi: ‘ Ở tại xứ nào? ‘ Thiệu thị không nói, xơ Đức Sơ thức dậy. Đức Sơ thuật chuyện cho vợ nghe…Thi thị nói: ‘ Tại mình mơ tưởng sao tả Ngọc lịch nên chiêm bao thấy vậy ‘. Sáng Đức Sơ dọn đồ ăn bưng tế mã mẹ và đốt giấy áo, vàng bạc, vái rằng: ‘Nếu mẹ cho con thấy chiêm bao nữa, thì con mới tin chắc ‘. Đêm ấy, Đức Sơ thấy Thiệu-thị về điểm mặt Thi-thị mà mắng rằng: ‘ Mầy ghét chồng sao Ngọc-lịch nên mầy xé năm cuốn, thiếu chút nữa mà hại ta! Lại nói cho chồng không tin điềm thiệt, mầy sẽ mắc họa bây giờ ‘. Đức-Sơ giựt mình dậy hỏi vợ, sao mình xé 5 cuốn Ngọc lịch. Thi thị nói: “Đừng có nói yêu nói ma, có ba điều không đáng tin lắm: 1. Cữ sát sanh, không cho đồ sống vô nhà, như sãi vãi một thứ; 2. Đêm nào ngày nấy, thầy sãi tụng kinh hơn hai mươi năm mà cũng còn mắc tội dưới âm phủ! Giá gì sao mấy bổn kinh mà phước nhiều vậy? Còn tin là nghĩa gì? 3. Nói tôi xé 5 cuốn, sao mình không nghĩ? Mình viết rồi cất vô tủ khóa lại, tôi làm sao mở đặng mà xé, còn tin nỗi gì? Chẳng phải thiệt hồn mẹ về mách bảo đâu! Ấy là mình vọng tưởng mà thấy bậy, e không bao lâu, sẽ điên cuồng mà chớ! ” Đức Sơ nghe nói lưỡng lự, vì cũng phải lý dễ nghe. Đêm 17 qua ứng mộng bên nhà em
Thi thị và ứng mộng nhà cháu là Ninh-Cô, rồi ứng mộng dâu con mà mắng rằng: ‘ Mồng sáu tháng bảy năm ngoái Châu-phụng-Cô là gái xóm nầy vào nhà ngồi chung với mầy mà thêu giày, mầy có lấy một cuốn Ngọc lịch để trong rổ may. Đêm sau mầy giận chồng mầy không cho Phụng-Cô vô nữa, nên
mầy xé 5 bổn Ngọc lịch. Bữa sau em mầy là Thị-Phúc đến thăm, thấy kinh rách, năn nỉ xin về đóng lại dán lại viết vô mà cho người, Âm phủ đã ghi phước cho Thị-Phúc. May sao con ta để vô tủ mà khóa, phải không thì mầy cũng xé nữa! Nay lại chối lức đặt chuyện ba điều không đáng tin, tội già làm nặng lắm. Táo thần với Thổ địa đã chịu cho tà quỉ vô nhà hành mầy chạy đâu
cho khỏi họa! ‘ Nói rồi xô đổ bàn để đồ trang điểm một cái rầm! Vợ chồng giựt mình thức dậy! Đức -Sơ hỏi vợ tin không! Thị-thị nói: Ai tin thì gọi có, ai không tin thì gọi không ‘. Xảy thấy một đống khói đen bay vô cửa phòng! Thị thị rùng mình, ngó chồng mà nói rằng: ‘ Mình tả thêm ít cuốn nữa, thà tin là có, chớ gọi là không ‘. Đức Sơ biết vợ có xé kinh thiệt, nên mới nói như vậy. May mẹ đã đầu thai, nên tin chắc, thôi cậy sãi tụng kinh nữa, quyết lòng tả Ngọc lịch làm phước.
Đêm ấy Thi-thị phát óng, lưng vai đau nhức như đánh như dần. Rước thầy thuốc coi mạch. Thầy thuốc nói: ‘ Ấy là âm độc làm ghẻ ác, phần thím có thai, nên không dùng thuốc nóng mà trị, thế phải chịu phép! ‘ Đức Sơ rầu lắm. Kế em vợ là Thị Phúc ghé. Ninh-Cô cũng đến thăm, đồng thuật chuyện chiêm bao, bảo Dức-Sơ van vái. Đức Sơ vào bếp, vái ông Táo, nguyện tả một trăm bổn Ngọc lịch mà cầu cho vợ mạnh. Thi thị đương nóng mê, vùng dậy quì dưới đất, lạy khan mà nói rằng: ‘ Từ rày sắp lên, tôi tin Ngọc lịch, tình nguyện bán hết đồ nữ trang mướn tả Ngọc lịch, cho người mà chuộc tội ‘. Xảy thấy ông đội mão thất tinh, bận áo đen, đuổi đống khói đen dưới giường lăn ra bay ra mất. Thi-thị bớt nóng hết sưng lưng vai (chứng phát-bối). Bữa sau sanh con trai, mẹ con mạnh khoẻ. Nội trong hai tháng, vợ chồng mướn nhiều người tả đủ một trăm bổn Ngọc-lịch cho người. Bởi vợ chồng cám ơn thần, nên biên sự tích vào đây mà khuyên đời, không dám giấu sự lỗi.
———–
BỞI CHÊ NGỌC LỊCH BỊ PHẠT NHÃN TIỀN
Phan ngưỡng Chí là học nho, không tin Ngoc lịch, viết bậy vô mà kiêu ngạo. Phê tại câu: ‘ Đâu thấy hồn ma mang gông ‘. Đề ba chữ son rằng: ‘ Thị chi chỉ ‘. (rất phải lắm). Bởi mực mấy bài từ Nhứt điện tới thắt điện. Tại Ngũ điện lấy son gạt tréo. Trên câu nói: ‘ Uống rượu lảng phí, ‘ nó đề hai chữ son lởn. ‘ Khả tiếu ‘ (Tức cười quá! ). Chỗ Thập điện nói câu: ‘ Đàn bà con gái bị học trò gật nên thuận theo thất tiết… ‘ Nó đề II chữ mực: ‘ Phụ nữ tự kỉ tầm tử, dữ nam tử hà thiệp?’ (Tại phụ nữ liều mình, đàn ông có can cớ gì? ‘ Chỗ nói đầu thai, nó đề hai chữ son: ‘ Loạn họa! ‘ (nói bậy! ) Chỗ Mạnh bà, mấy câu ấy, nó chấm mực vài hàng. Trên bốn chữ ‘ Khổ căn nan đoạn ‘ (còn đầu thai cõi trần cực khổ) nó khuyên son trết! Tới câu: ‘ Làm hồn ma mang thây nữa,’ nó khuyên son 9 khuyên. Từ ấy sắp sau, chỗ bôi chỗ gạt tréo, cho tới chỗ câu: ‘ Hào quang chiếu sáng, Quan âm giáng hạ,’ nó vùng phát điên. Nửa đêm nó mở cửa chạy ra phố chợ, hai tay chống đất, bò càng, lật phao tay đổ máu, trầy đầu gối lả giò, bò một hồi làm như bị trói cẳng, mọp đó la lớn rằng: ‘ Bớ con ơi!! Mau đem cuốn kinh Ngọc lịch ra đây, đặng đưa cho lối xóm, đem cúng trong chùa Tây Nhạc đại đế ‘. Con nó về lấy kinh trao cho xóm, trở vô thấy nhà phát hỏa, cóng cẳng chạy ra không kịp nên bị chết thiêu! Nó nóng họng chạy về chữa lửa, thấy vợ nó là Hoăng thị lõa thể (trần truồng) chạy ra, Ngưỡng Chí mắc cở nói với xóm rằng: ‘ Người đời đừng bắt chước tôi ở độc nhiều năm, nay thấy Ngọc lịch, còn không tin mà chừa lỗi, lại phê ngạo nhiều câu, nên bị trời phạt nhãn tiền độc quá! ‘ Nói rồi lửa cháy tới, cứng cẳng chạy không đặng, phải bị chết thiêu. Bầy chó nhảy vô kéo thây ra, xé ăn tới xương cốt! Xóm coi thấy phê trong Ngọc lịch như vậy, ai cũng rùng mình! Mới biết tại tội nặng quá, nên trả lẹ lắm!!! Còn vợ nó mắc cở trốn xứ nào bặt tin không biết! 
———–
GANH GHÉT MUỐN DẸP NGỌC LỊCH BỊ BÁO NHÃN TIỀN
Tại xứ Tây hương, chùa Thổ cốc (ông Trương), có một sãi, tên Đạt Viễn, đặng cuốn ngọc lịch, cầm qua am Thuần dương mà coi với đạo -sĩ (thầy pháp) tên Quán-Tiên. Hai thầy coi tới chỗ thầy chùa thầy pháp ăn tiền tụng mướn mà tụng sót, thác sau phải vào sổ Bổ kinh mà tụng bổ, vân vân. Lại coi tới chỗ luân hồi, nói thầy chùa thầy pháp có tội nhiều, các ngục hành hình không đặng, phải cho uống thuốc mê, đầu thai tử phúc trung, hoặc chết yểu nhiều kiếp, cho lú quên hết kinh chú, rồi mới hành hình, vân vân. Đạt -Viễn nói: ‘ Chúng ta nhờ cậy tụng kinh mướn mà khá, nếu Ngọc lịch lưu truyền nhiều chỗ, thì nghề làm ăn chúng ta phải ế! Dầu xé đốt Ngọc-lịch cũng không hết đặng, biết tính làm sao? Quán-Tiên nói: ‘ Tôi biết cầm cơ thỉnh tiên. Thầy sẽ bảo các sãi rủ người ngoài, hoặc bổn đạo đến coi thỉnh tiên. Tôi làm bộ cơ lên, viết chữ nói phá Ngọc-lịch thì chúng hết tin ‘. Đạt -Viễn đi khoe cùng nói tại am Thuần-dương (Lữ-đồng -Tân) thỉnh tiên linh lắm, ai cầu hỏi việc gì, thì đến mà hỏi, hoặc xin toa thuốc xin bùa, thần tiên cũng cho ‘. Thiên hạ nghe nói lưu truyền lần ra, nên ngày nọ nhiều người đến am Thuần-dương coi đạo -sĩ thỉnh tiên tới dưng hương chật trong chật ngoài. Quán-Tiên làm bộ lập bàn xông cơ, lúc đỏ đèn niệm chú, phun nước đốt bùa… Một lát cơ lên, đồng bưng cơ, thầy lại coi, viết chữ trên mâm cây vuông đổ cát. Quán-Tiên kêu ai biết chữ lên coi chữ tiên viết, Người biết chữ lên đàn, coi thấy trong mâm cát có bảy chữ lớn rằng: ‘ Ngô Thuần-dương tổ-sư chí hỉ ‘ và chín chữ nhỏ: ‘ Phàm nhơn khấu vấn giả, tốc tốc lai vấn ‘. (Nghĩa là: Ta là Thuần-dương tổ-sư đến rồi. Ai hỏi sự chi, mau lên mà hỏi). Ai nấy nghe đọc như vậy, thì rùng rùng lên đàn. Quán-Tiên nói: ‘ Đừng lại đông lắm, hỏi rộn không nên, vô từ người mà hỏi tử tế ‘. Đạt -Viễn quì lạy vái lớn rằng: ‘ Chẳng hay trong đời việc chi quí hơn hết, xin tổ-sư chỉ dạy Cơ viết nhiều chữ nhỏ như vầy: 
‘ Thứ nhứt kính đạo -sĩ (thầy pháp) thứ nhì trọng thầy chùa, Đạo -sĩ dâng sớ, cầu đặng sống lâu. Hòa-thượng tụng kinh siêu-độ, đưa vong hồn về Tây-phương. Duy có một chuyện không nên nghe, là thứ Ngọc-lịch bảo ăn năn chừa lỗi làm lành mà trừ tội! Có đâu dễ như vậy! Nhiều người tin khắc bản lưu truyền mà gạt kẻ dốt phải lầm! Nếu ai gặp Ngọc-lịch thì xé mà đốt đi, thì đặng phước lớn ‘.
Người coi đọc rồi, lấy giấy chép ra chưa rồi bài ấy. Xảy thấy hào quang xanh lét chiếu vô đàn, Quán Tiên rùng mình té xuống đất, Đạt Viễn cũng nhào theo. Người chép bài ấy, đứng dựa bàn Lữ tổ, trợn mắt hét lớn rằng: ‘ Ta là Liễu tiên đây! Vưng lịnh tổ sư truyền dạy cho đời rõ: Bởi vì người đời vô phước làm dữ không ăn năn. May nhờ trời nhậm lời Thập vương các thần tâu, ban phát Ngọc Lịch cho Đạm Si đem về, truyền người đời xem mà chừa lỗi, không dám phạm nữa, lời thần tiếng Phật tiên thánh khuyên răn. Thượng đế truyền chỉ Đô thành hoàng mỗi ngày canh phân phiên các du thần ngày đêm soi xét nhơn gian lành dữ. Nay có thầy chùa là Đạt Viễn, thầy pháp là Quán Tiến, dám ganh ghét Ngọc lịch, lên cơ mà giả nói gạt đời. Tội hai đứa ấy đáng đọa địa ngục hành tội cho đến kiếp rồi giam ngoài ngục A tì, không đặng đầu thai. Nếu ai ghét Ngọc lịch, mà không tin, cũng phạt như Quán Tiên Đạt Viễn vậy ‘. Nói rồi, ngó thấy cơ tự nhiên không ai vịn mà lên, viết 33 chữ như vầy: 
Tâm bịnh tư tương tâm dược y.
Huyến nhục huân tính thiểu ngật ta.
Thơ trung tự hữu ba la mật.
Năng sử oan khiên tận thoát ly.
Ngô Liễu Tiên khứ dã
Thích nôm: 
Bịnh tâm, thời trị thuốc bằng tâm.
Huyết thịt ít ăn đặng phước thầm.
Ngọc lịch thánh thần tiên Phật dạy.
Độ đời khỏi đọa, hết mê lầm,
Ta là Liễu Tiên đi rồi
Người coi chữ sao chép rồi, bước xuống nói rằng: ‘ Hồi nãy tôi chép còn một ít chữ thì hết bài trước. Xảy thấy một ông mặt xanh môi đỏ, lên đàn, bảo tôi truyền lời Lữ-tổ dạy, rồi đằng vân bay mất! ‘. Ai nấy hãi kinh về hết. Không biết Quán Tiên với Đạt Viễn đâu mất! Cách vài bữa nghe nói Quán Tiên với Đạt Viễn hai người bầm mình la hoài cho tới chết, mới biết quả báo nhãn tiền lẹ quá! Ghê thay!! 
———–
ĐỊA -TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT GIÁNG BÚT
(Tựa Công-quá-cách)
Người đời không cho con học chữ nho, nên không thông đạo lý. Cứ tưởng cúng chùa dưng hương là lành, rước sãi thầy tu tụng kinh làm chay thì siêu độ vong hồn đặng! Các điều ấy có phải làm lành làm phước đâu? Làm lành là làm phải lý, lại khuyên người làm phải, thì trời xuống phước. Ta thấy người đời ở với cha mẹ không hiếu gì, cha mẹ mãn phần thì nói: ‘ Sa địa ngục rồi! Phải rước sãi làm siêu độ! ‘ Các sãi bày ra làm mị, như gởi kho vàng bạc, phá ngục, bong đầu phướng đặng tiếp dẫn vong hồn lên Tây phương. Có lẽ gì thọc cây tre mà phá đặng địa ngục? Nếu quả như vậy, thì kẻ giàu sang làm dữ, thác rồi con cháu rước đông sãi tụng kinh niệm Phật thì vong ra khỏi ngục sao? Người hiền lành mà nghèo, không tiền rước sãi làm như vậy, thì không ra khỏi ngục sao? Như vậy trời đất cũng vị nhà giàu mà hà hiếp nhà khó hay sao? 
Còn như Phật ở Tây phương, công đâu mà vị nhà có tiền phải cứu vớt? Tâm là Phật, tâm là thiên đường, lòng lành thuận lòng trời thì cầu vong khỏi tội, lòng chẳng lành nghịch lòng trời thì cầu không đặng. Nếu không làm phước cứ mỗi ngày rước thầy tụng kinh cầu siêu hoài, Phật muốn cứu cũng không lẽ cứu được. Ta cũng là Phật lẽ đâu không hiểu phép. Làm lành tuy không cầu Phật mà Phật cũng phò hộ. Nếu làm dữ, có lạy Phật cho đến sói đầu, cầu cũng không đặng. Ta khuyên đời nghe lời ta, cứ ở theo luật Công quá cách, đừng làm các điều dị đoan trái lẽ, tuy chẳng cầu ta cũng độ vọng, không cần rước sãi.
VĂN-ĐẾ BÁ-TỰ-MINH (GHI TRĂM CHỮ DẠY ĐỜI)
Quả dục tinh thần sảng Dục ít tinh thần khoẻ.
Đa tư huyết khí suy, Lo nhiều khí huyết phai.
Thiểu bôi bất loạn tánh. Vài chung khôn loạn tánh.
Nhẫn khí miễn thương tài. Một nhịn khỏi hao tài.
Quí tự tân cần đắc. Sang tại siêng năng, đổ.
Phú tùng kiệm ước lai. Giàu nhờ tiện tặn dai.
On nhu chung hữu ích. Dịu mềm sau có ích.
Cường bạo tất chiêu tai, Hung dữ sẽ mang tai.
Thuận xử chơn quân tử.
Khiêu toa thị họa tại.
Am trung hưu sử tiễn.
Qai lý Phóng ta ngai.
Dưỡng tánh nghi tu thiện
Khi tâm mạt ngật trai,
Nha môn hưu xuất nhập
Hương đảng yếu hòa hài.
An phận thân vô nhục.
Nhàn phi khẩu vật khai.
Thế nhơn y thử khuyến.
Nạn thối phước tin hồi.
Khéo xử nên quân tử,
Xui mưu rấm họa thai.
Chốn thầm đừng bắn lén
Cảnh nghịch giả ngây hoài.
Tánh tốt gìn tam thiện.
Lòng gian uổng thập trai.
Nha môn đừng kiện cáo
Làng xóm chớ chê bai.
Bổn phận nương cơ tạo.
Thị phi lấp lỗ tai.
Lời nầy ai giữ đặng.
Nạn khỏi phước lâu dài.
ĐƯƠNG -THỦ TRAI -KỲ
(một năm ăn chay 61 ngày vía lớn)
Bốn ngày tháng giêng: mồng 1, lệ tế trời và vía Phật Di -Lạc, (vái…) Mồng 8 vía Ngũ -điện Diêm La Vương (vía ăn năn làm lành như mồng 1). Mồng 9 vía Ngọc-hoàng thượng đế (bái cải quá…) Rằm Thiên quan đại đế.
Sáu ngày tháng hai: Mồng 1 vía Nhứt điện Tân -quáng vương (nguyên y Ngọc lịch). Mồng 2 vía Thổ địa chánh-thần. Mồng 3 vía Tử -đồng Văn -xương đế quân. Mồng 8 vía Tam điện Tống đế vương (vái…). Rằm vía Thái thượng Nhạc nguyên soái (tụng Cảm ứng). 19 Quan-âm, (tụng Phổ môn Cứu khổ, Cao-vương).
Sáu ngày tháng ba: Mồng 1 vía Nhị -điện Sở-giang-vương (vía…). Mồng 2 Chơn -Võ Huyền thiên thượng đế (nguyện tụng kinh Báo ân). Mồng 8 vía Lục điện Biện -thành -vương (vái…). Rằm Lôi -đình đại tướng. 16 vía Chuẩn -đề Bồ -tát. 27 Thất điện: Thái sơn vương, 28 Đông -nhạc đại -đế.
Năm ngày tháng tư: Mồng 1 Bát đẳng vương (vái…) Mồng 8 Cửu điện Đô thị vương (vái…) 14 Lữ Tổ Rằm Thích -ca Như -lai (tụng Kim -cang). 17 Thập -điện Chuyển -luân xương (vái…)
Sáu ngày tháng năm: Mồng 1 Nam-cực tiên ông. Mồng 5
Lôi đình Đặng thiên quân, 11 Đô-thành – hoàng. 13 Quan Thái tử, (14, rằm 2 ngày cấm phòng).
Bốn ngày tháng sáu: Mồng 1 Rằm 19 Quan-âm thành. 23 Quan đế Linh quan. 
Bốn ngày tháng bảy ; Mồng 1 ngày sóc. Rằm Địa -quang đại đế. 18 Diêu-trì Tây vương mẫu. 30 Địa tạng vương (vái. ..).
Bốn ngày tháng tám: Mồng 1 Diệu -tế chơn-quân, Mồng 3 Táo -quân (tụng kinh. ..) Rằm Thái âm hoàng hậu (tụng thái -âm). 24 Táo mẫu (bà Táo) tụng kinh ông Táo).
Bốn ngày tháng chín: Mồng 1 Nam-đẩu. Mồng 9 Phong đô đại đế, 13 vía Mạnh -bà. Rằm ngày vọng. 
Năm ngày tháng mười: Mồng 1 Đông-hoàng đại -đế. Mồng 8 Niết bàn (phóng sanh). Mồng 10 ngày cấm phòng. Rằm Thủy quan đại đế. 30 Châu tướng quân (ông Châu).
Bảy ngày tháng mười một: Mồng 1 ngày sóc. Mồng 4 Khổng tử thánh nhơn. Mồng 6 Tây nhạc đại đế. Rằm ngày vọng. 17 A Di Đà Phật (tụng Di Đà). 19 Thái dương (tụng kinh Thái dương), 23 Trương tiên (Phàm vía này, vía Linh quan Thái tử, ông Châu, vía ông Quan đế, đều tụng kinh ông ; Minh thánh Vĩnh Mạng).
Sáu ngày tháng chạp: Mồng 1 ngày sóc. Mồng 8 Thích ca. Rằm ngày vọng, 23 đưa ông Táo chánh vía 24, 30 chư Phật giáng thế. 
Tháng nào thiếu, 29 thế 30. Tháng nhuần tính theo tháng trước. 
Nếu ai ăn chay vía trước nhiều không nổi, thì giữ chay nầy. 
BÀI SÁM HỐI QUÁ, TIÊU TỘI NHỰT KỲ
Trần -huyền -Trang là thầy Tam-Tạng thỉnh kinh Tây-phương về, có dưng sớ cho vua Đường Thái -Tôn, mỗi tháng có một ngày nhằm giờ lay sám hối cho nhằm hướng chư Phật hội nghị. Vái nguyện ăn năn chừa lỗi cữ và nguyện làm phước mới cho tiêu tội. Chẳng phải lạy không mà trừ tội đặng. Phật cho hối quá tùng thiện. 
Tháng giêng, tảng sáng ngày mùng 1, lạy hướng nam 4 lạy, vái. ‘ 2, mùng 9, 5 giờ sáng, lạy hướng nam 4 lạy, nguyện. ‘ 3, ‘ 7, tối 10 giờ, lạy hướng tây 4 lạy, tháng 4, mùng 8, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng đông 4 lạy, nguyện ‘
‘ 5, ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
‘ 6, ‘ 7, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng nam 4 lạy, ‘
‘ 7, ‘ 6, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
‘ 8, ‘ 8, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 9, ‘ 9, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 10, ‘ 1, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
‘ 11, ‘ 3, đỏ đền, lạy hướng tây 9 lạy, ‘
‘ chạp ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng tây 9 lạy, ‘
Ngày ấy ăn chay niệm thầm: Nam mô A-di-đà Phật, đặng lấy câu lạy mấy câu. Chừng lạy, thắp nhang ba cây, căm trên hương, nhắc ghế (bàn) để ngay hướng đó, có đèn cũng đủ, à quả tự ý, không ngơ cũng được. Bận áo dài, đứng chắp tay iệm 6 chữ Di-đà 100 câu, ít nữa 10 câu. Rồi vái tên họn mình gày nay nguyện cải ác tùng thiện. Ở theo Công-quá -cách, cầu êu tội cũ, mà nhờ phước trời Phật thánh thần cho, rồi lạy y số. ân hương, dẹp bàn ghế, niệm Phật. Làm được như vậy ba ăm, thì cảm động bề trên, trong nhà bình an, tai qua nạn khỏi, làm hoài chung thân, sống được phước, thác khỏi tội. Cũng như lặt bàn lạy vía Thập -vương, lạy Thập -vương cứ hướng bắc. 
VĂN-XƯƠNG ĐẾ QUÂN GIÁNG CƠ DẠY CẦN GẤP
Ta đã thấy chiếu chỉ Thượng -đế ban cho Bắc -đế (Huyền hiên Thượng -đế) nội tháng chạp, dẫn âm binh đi tra xét tội bất hiếu mà phạt, có hiếu thưởng phước, là xét các mồ mả tử tế, thì là coi con cháu là tên họ gì mà lo cho cha mẹ ông bà, thì hưởng phước lộc thọ gọi là thưởng thiện (hiếu). Nếu mả nào hoang lạnh, tồi tệ, bỏ bê thì tra ra con cháu bất hiếu, thì phạt tai hoạ, bịnh hoạn, nghèo khổ thác yểu. Tùy theo hư nhiều ít ; mà hạt nặng nhẹ. Tại con cháu không biết cội rễ, nên phạt gia đạo hông an. Vì Huyền -thiên thượng -đế là giáo chủ việc báo ân, nên in thưởng có hiếu và phạt bất hiếu. Nên ta cho đời hay trước là giữ. 
———–
KHẮC BẢN NGỌC -LỊCH, THỈNH TIÊN CHO TỰA
Lữ Tổ giáng bút: 
Người đời làm dữ thái quá, nhờ ơn Địa -tạng truyền chỉ Phong-đô, Thập -vương dọn Ngọc -lịch, xin chỉ Thượng -đế, ban phát trung giới cho người ăn năn chừa lỗi, làm phước đền tội. Lúc đời Tống, nhằm nước Liêu niên hiệu Thái -bình năm Canh-ngũ, sãi nước Liêu là Đạm Si lãnh về, giao cho Phạm nhứt Chơn là Vật Mê đạo -nhơn truyền cho đời. Sau ta đã dọn 20 khoảng xin chỉ ân -xá, giáng bút đem vào sau Ngọc -lịch. Thượng -đế truyền chỉ các thành hoàng mỗi ngày Canh-thân sai du thần đi xét những người tin Ngọc -lịch ăn năn chừa lỗi làm lành, thì cho tiêu tội, ai khắc bản in thí thì cho phước, có bịnh hứa in mà cầu tiêu bịnh lượng theo số mà cho. Bất luận cầu việc chi, cũng cho nguyện in thứ Ngọc -lịch cho nhiều thì đặng. Nay khắc bản thêm, xin ta cho tựa ta nói thêm ít lời. Sự thiên -đường địa -ngục rõ ràng, đừng nghi không có, cứ làm dữ mà mang khổ. Y theo Ngọc -lịch, ăn năn chừa lỗi, làm lành làm phước chuộc tội, công lớn thì theo tiên Phật thánh thần, dư phước đức con cháu được hiển vinh miên viễn. Lành ít sau khỏi sa địa -ngục, đầu thai hưởng phước. Khuyên đời chớ hồ nghi. 
LIỄU -TIÊN GIÁNG CƠ TỰA CHÓT
Thượng -đế cho tựa kinh nầy là Từ -ân Ngọc -lịch, nghĩa là như lịch ngọc thường ngày xem, ban ân xá, tha tội kẻ ăn năn. Nếu làm một phước cho trừ hai tội cũ. Làm dư phước thì Táo -quân tâu thưởng nhiều sự may, vân vân. 
———–
MƯỜI -CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT
* Một là, những tội lỗi đã tao từ trước, nhe thì được tiêu từ. nàng thì chuyền thành nhe. 
* Hai là, thường được các thiên thần ùng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù,
* Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này. 
* Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hảm hại. 
Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộnh. Diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt. 
* Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y thực đầy đủ gia đình hoà thuận, phước lộc đời đời. 
* Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen. 
* Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khoẻ, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhâm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân. 
* Chín là, vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy. 
* Mười là, hay vỉ tất cả chúng sanh trồng các cân lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Phép, phước huệ rông lớn, chúng đạt lục thông, sớm thành Phật quả. 
ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY: 
Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tặt bịnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc. 
ẤN TỐNG KINH
Chúng con góp lòng thành Tâm Ấn Tống 1000 cuốn Kinh Nhơn Quả, Nghiệp và Luân Hồi để cầu an và cầu siêu.
Nam Mô bổn sư thích ca Mâu Ni Phật
Nam Mô a Di đà Phật. 
Nam Mô đương lai hạ sanh di lặc Tôn Phật. 
Nam Mô Quang Thế Âm Bồ Tát. 
Cầu An
Nguyện cầu hồng ân tam bảo. Thế giới Hoà Bình an lạc thịch vượng và Gia Hộ toàn thể thân bằng quyến thuộc Nội Ngoại, Ông Bà Cha Mẹ, Cô Chú Dì Dượng, Anh Chị Em con cháu Thân Tầm thường an lạc, Bồ đề tâm tân trưởng, Tu hành kinh tiến. 
Cầu Siêu
Cầu nguyện Hồi hướng công đức đến bảy đời phụ mẫu và tất cả Chư Vong Linh đồng bào tử nạn khắp cõi hoàn cầu được siêu sanh tịnh độ. 
Nam Mô đại nguyện địa Tạn Vương bồ tát Ma Ha Tát. 
CÁC NGÀY KỶ NIỆM
(Tính theo Âm-lịch)
THÁNG GIÊNG
Ngày 1.- Vía đức Di-Lặc. 
22.- Tổ Thập -Tháp (Phước -Huệ,chứng -minh Đạo sư Hội
Phật -giáo Trung-Phần) viên tích. 
23.- Tổ Khánh -Anh (Thượng -thủ Giáo -hội Tăng-Già toàn
quốc V.N. niên khóa II. Pháp -chủ Gióa -hội Tăng -già
V.N. niên khóa II) viên tịch 30.
THÁNG HAI: 
Ngày 8.- Vía Phật Thích -Ca xuất -gia. 
15.- Vía Phật Thích -Ca nhập – diệt. 
19.- Vía Phật Quán -Thế -Âm Bồ -Tát. 
20.- Vía Đức Phổ -Hiền Bồ -Tát. 
THÁNG BA: 
Ngày 16.- Vía Đức Chuẩn -Đề Bồ -Tát. 
THÁNG TƯ: 
Ngày 3.- Tổ Tuệ -Tạng (Thượng -thủ Giáo -hội Tâng già toàn
quốc V.N. niên khóa I) viên tịch. 
04.- Vía Đức Vân -Thù Bồ Tát. 
15.- Vía Phật Thích -Ca Giáng -sanh. 
20.- Bồ Tát Thích Quảng -Đức vị pháp thiêu thân
(nhằm 11-6-1963). 20.-
THÁNG SÁU: 
Ngày 15.- Đại -Thích -Nguyên-Hương vị pháp thiêu thân
(nhằm 4-8-1963).
19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -Tát. 
19.- Tổ Khánh -Hòa (Sơ-tổ Phong-trào Chấn -hưng
Phật giáo miền Nam) viên tịch. 
24.- Đại -đức Thích -Thanh-Tuệ vị pháp thiêu thân
(nhằm 15-8-1963).
26.- Thích -nử Diệu -Quang vị pháp thiêu thân
(nhằm 15-8-1963).
27.- Đại -đức Thích -Tiêu -Diêu vị pháp thiêu thân
(nhằm 16-8-1963).
THÁNG BẢY: 
Ngày 13.- Vía Đức Đại -Thế -Chí Bồ -tát. 
15.- Lễ Vu -Lan Bồn. 
30.- Vía Đức Địa -Tạng Bồ -tát. 
THÁNG CHÍN: 
Ngày 02.- Đại đức Thích -Quãng -Hương vị pháp thiêu thân
(nhằm 5-10-1963).
11.- Đại đức Thích -Thiện -Mỹ vị pháp thiêu thân
(nhằm ngày 27-10-1963).
19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -tát. 
30.- Vía Phật Dược -Sư. 
THÁNG MƯỜI MỘT: 
Ngày 01.- Tổ Huệ -Quang (pháp chủ G.H.T.G.N.V. niên khóa I)
viên tịch. 
07.- Vía Phật -A-Di-Đà. 
THÁNG CHẠP: 
Ngày 08.- Vía Phật Thích -Ca thành đạo. 
08.- Tổ Vĩnh -Nghiêm (Thiên-gia Pháp -chủ Giáo hội Tăng –
già BV) viên tịch. 
NHỮNG NGÀY TRAI
Thập trai: Mổi tháng mười ngày: 
Mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. 
(nếu tháng thiếu thì kể cả ngày 27).
Lục trai: Mổi tháng sáu ngày: 
Mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30. 
Tứ trai: Mỗi tháng bốn ngày: 
Mồng 1, 14, 15, 30. 
Nhị trai: Mỗi tháng hai ngày: 
Mồng 1, 15. 
Tam ngoạt trai: Một năm ba tháng: 
Tháng giêng, tháng bảy, tháng mười. 
*** Những ngày trai không nên dùng các món
gia-vị như: hành, hẹ, nên, tỏi, tổi tây v.v…
*** Người tu hành ăn các món này thì tụng kinh
trì chú không linh nghiệm và khiêu gợi dục tình,
sanh thêm các tánh hung dữ. 
———–
NHỮNG QUẢ BÁO THIỆN ÁC VỀ CÂN GIAN ĐONG THIẾU
Sự kiện này phát sinh vào cuối năm Thanh Triều trong hộ Long
Cảnh tại Kinh Đông, có ông lão viên ngoại tên gọi Thôi Đức Phương,
ngày qua ngày sống rất sung sướng, nhân vượng tài vượng, đầy đủ sung
túc, ông có ba người con trai, đều đã cưới vợ.
Lúc ngày đại thọ 60 tuổi của ông lão viên ngoại, ông kêu ba người
con trai đến trước mặt mình, nói: “Con à, các con hãy nghe, lúc trước
ta xuất thân nhờ tay trắng mà khởi nghiệp, để giành được gia nghiệp
như hiện nay. Ta thành gia lập nghiệp chỉ nhờ một cái cân không tim,
cân này trong ruột có đong thủy ngân, lúc nhà ta thu mua, có thể mua
20 lạng tính thành một cân (Chú thích: Trung Quốc thời này tính 16
lạng là 1 cân), lúc nhà ta bán, có thể tính 14 lạng thành 1 cân. Hai mươi
năm trước, ta mua được mấy ngàn cân bông gòn, mỗi cân hơn 4 lạng,
người bán bông gòn lỗ nặng, tức giận lên phát bệnh thương hàn mà
chết. Đối với chuyện này, trong lòng ta rất hối hận và cũng có một ông
bán thuốc bắc, cũng bị chuyện tính toán của ta mà tức chết đi. Hiện giờ,
ta không chỉ có được phần gia sản, vả lại còn có con cháu đầy nhà, khi
các con đứng trước mặt ta, ta sẻ hủy cái cân này, từ nay về sau cải ác
hành thiện.”
Ba người con trai nghe được đều nói: “Cha đáng lẽ phải làm như
thế mà.”
Sau khi ông lão viên ngoại hủy bỏ cái cân không tim đó, từ đó về
sau ông cải ác hành thiện, ưa thích việc làm bố thí. Không ngờ, ông lão
viên ngoại từ khi hủy cái cân rồi hay làm việc thiện, gia đình lại xảy ra
nhiều chuyện không may. Không đến một tháng, con trai lớn của ông
bị bệnh nặng mà qua đời, con dâu lớn đi lấy chồng khác; sau khi lão
viên ngoại lo xong chuyện hậu sự của con trai lớn, con trai thứ cũng đột
nhiên phát bệnh và qua đời, con dâu thứ cũng đi lấy chồng khác; ông
lão viên ngoại vừa lo xong chuyện hậu sự của con trai thứ, lại đến con
trai thứ ba cũng tựa như vậy luôn, dâu thứ ba vì đang mang thai nên
không có bước thêm bước nữa. Gia đình gặp chuyện tang tóc liên tục
làm cho Thôi Đức Phương rất đau buồn, ông nói với người ta: “Tôi cân
lớn biến thành cân nhỏ, gian lận lại có được con cháu đầy nhà, gia đình
phát tài phát lộc. Nay tôi tích đức hành thiện lại mang đến cho gia đình
sự tang tóc, vậy chuyện nhân quả báo thật sự có hay không?”, hàng
xóm nghe được cũng nói là trời không có mắt.
Vào ngày này, con dâu thứ ba sắp lâm bồn, không hiểu sao suốt 3
ngày 3 đêm vẫn chưa sanh con được. Mời biết bao nhiêu bà mụ đỡ đẻ
cũng vô hiệu. Có người nói, nên giữ mẹ rồi bỏ con, người nói giữ con
mà mất mẹ, ông Thôi nghĩ gia đình mình lúc này toàn chuyện không
may, trong lòng càng buồn phiền hơn.
Trong lúc đang bối rối, có một vị hòa thượng đi đến trước cửa
hóa duyên. Lão quản gia từ trong nhà bước ra nói: “Đại pháp sư, ông
muốn hóa duyên thì xin đến nơi khác cho, cô Ba nhà tôi lâm bồn ba
ngày ba đêm rồi mà vẫn chưa sanh được con, lão gia nhà tôi đang buồn
phiền, không có tâm trí tiếp ông đâu, đạo tăng vô duyên rồi, không bố
thí đâu.” Hòa thượng nói: “Không sao cả, ông vô trình báo với lão gia
nhà ông, tôi có linh thuốc giục sanh, uống vào là sanh liền.”
Ông quản gia nghe được, không dám chậm trễ, vội đi trình báo
với chủ gia, sau khi nghe được, ông vội mời vị hòa thượng vào nhà.
Ông mời hòa thượng vào phòng sách, rồi hỏi thăm đại sư cư trú
tại đâu. Hòa thượng nói: “Tôi là người giao du, không nơi cố định, nơi
nào có duyên là tôi đi đến nơi đó.”
Sau đó, vị hòa thượng lấy thuốc ra. Thôi viên ngoại liền kêu người
mang xuống phòng sanh, tiếp tục nói chuyện với vị hòa thượng. Đang
nói chuyện có người đến báo, nói con dâu thứ ba sau khi uống thuốc
của hòa thượng thì sanh ra được thằng con trai. Thôi Đức Phương sau
khi nghe được mình đã có cháu nội, mừng lắm, nói với hòa thượng:
“Tăng thánh đúng là thần tiên.” Nói xong, ông lập tức ra lệnh cho
người hầu làm tiệc ăn mừng.
Sau khi làm tiệc xong, ông Thôi viên ngoại mời vị hòa thượng
tham gia nhập tiệc. Trong tiệc, lão viên ngoại nói: “Tăng thánh, tôi có
một việc không rõ, muốn hỏi Tăng thánh.”
Thôi Phương Đức nói: “Tôi có một cái cân không tim làm ác mà
khởi nghiệp, mấy tháng trước, tôi hủy bỏ cái cân đó, quyết tâm cải ác
hành thiện nhưng không hiểu tại sao thời gian chưa đến nửa năm, ba
người con trai của tôi đều qua đời, hai người con dâu đã tái hôn với
người khác, con dâu thứ ba này sanh được thằng cháu nội cho tôi, cũng
may là tôi chưa tuyệt giống nối dòng. Tôi không hiểu, tôi hành thiện tại
sao lại phải chịu ác báo đến thế?”
Vị hòa thượng cười lên và nói: “Ông không cần suy nghĩ nhiều,
tôi nói với ông, con trai lớn của ông là người thương nhân bán thuốc
bắc, ông hại ông ta mất thì ông ấy đầu thai làm con trai ông, đến đòi nợ
ông đó; con trai thứ hai là đến bại gia cho ông, con trai thứ ba là đến
gây tai họa động trời cho ông, ông đến tuổi già phải bị bệnh đau đớn và
đói khát chết đi nhưng vì ông đã cải ác hành thiện, ông trời có mắt, đã
thu hồi 3 người con trai bại gia của ông, ông được xem là người thiện
thứ nhất.”
Thôi Đức Phương nghe rồi, người như từ mộng thức tỉnh, nói: “
Đa tạ thánh tăng chỉ bảo, bây giờ tôi đã có một cháu nội, có thể nuôi
thành không?” Hòa thượng nói: “Cháu nội này của ông sẽ mang cho
gia đình và tổ tiên vinh quang, thay đổi môn đình.” Thôi Đức Phương
nghe được, rất vui mừng. Hòa thượng lại nói: “Thôi viên ngoại, ông
biết tại sao cân phải dùng là 16 lạng?” Thôi Đức Phương nói: “Nguyện
nghe thánh tăng chỉ bảo”. Hòa thượng nói: “16 lạng này đại diện cho
Bắc Đẩu Thất Tinh, Nam Đẩu Lục Tinh, ngoài tăng phước lộc thọ Ba
Tinh. Cho nên, ông đưa thiếu cho người ta một lạng thì hao phước,
thiếu 2 lạng thì hao lộc, thiếu 3 lạng thì hao thọ, ông càng đưa cho người
ta càng ít thì càng tổn hại cho mình càng nhiều. Ông nghĩ xem, một cái
cân ác tâm đã gây ra biết bao nhiêu nghiệp?”
Ông Thôi Đức Phương nghe được, cảm thấy người toát mồ hôi
lạnh, lại thêm lần nữa đa tạ sự chỉ bảo của hòa thượng. Từ đó, ông tin
vào tính phân minh của quả báo thiện và ác, không một chút do dự.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 8.14>
ghi chú: hình ảnh chi mang tính chất minh họa
———–
PHÓNG SANH HÓA GIẢI DỊCH BỆNH, CẢ NHÀ BÌNH AN
Những nông dân trên đảo Thái Hồ, chuyên làm nghề bắt cá, làm
lò mổ giết thú vật. Chỉ có Thẩm Văn Bửu không làm nghề này, cả nhà
hay làm việc thiện, khi thấy những người bắt được những con cá và
chim hay mua lại để phóng sanh. Rất nhiều người chê cười ông ta làm
những chuyện này là không thích hợp với thời đại nhưng ông Thẩm
Văn Bửu vẫn không sợ gian khó đi làm chuyện này. Sau này, làng thôn
này phát lên dịch bệnh. Người trong làng mơ thấy “Thần ôn dịch” tay
cầm một cây cờ, nói với lũ ma quỷ: “Ngoại trừ nhà họ Thẩm chuyên
làm việc phóng sanh hành thiện, tất cả các nhà đều phải lui tới, đều
phải cầm cờ dịch bệnh”. Không đầy mấy ngày, một làng 300 mấy gia
đình, bị nhiễm bệnh dịch chết hết khoảng một nửa số người, chỉ có gia
đình họ Thẩm là không ai bị nhiễm bệnh.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
**************************** 
———–
ĐIỆN THỨ NHẤT: TẦN QUẢNG VƯƠNG
Chức trách của Tần Quảng Vương là chuyên cai quản trường thọ
và chết yểu trong dân gian, những danh sách hộ tịch về ngày ra đời và
ngày thiệt mạng; thống nhất quản lý các phán quỷ và cát tường. Bổn
điện (tức chỗ làm việc) có vị trí dưới lòng biển, chỗ đá ngầm, có một
đường tối trong suối vàng bên chánh tây.
Tất cả người thiện sau khi mãn thọ sẽ có số được dẫn lên thiên
đàng, có số được dẫn đến thế giới Tây Phương cực lạc.
Nếu như là nam hoặc nữ có công đức và tội lỗi, mỗi thứ đều nhau
thì sau khi chết sẽ giao họ đến điện thứ mười, vẫn để cho họ được đầu
thai lên trần gian. Có người nam chuyển hóa thành nữ, có người nữ
chuyển hóa thành nam tùy theo các hành vi lúc họ đã làm khi còn sống
trên trần gian, do nhân duyên nên có sự phân biệt khác nhau về việc
nhận quả báo trên trần gian.
Tất cả những người lúc sống trên trần gian, lúc sống làm việc ác
nhiều, việc thiện ít sẽ được dẫn vô một đài cao bên trái, ở trong điện,
đài đó có tên là đài Kính Nghiệp. Đài cao một trượng, có chiếc kính lớn
bằng mười người quay vòng lại ôm, kính treo bên hướng đông. Trên
kính viết một hàng ngang bảy chữ: “Trước mặt kính nghiệp, không
người tốt”.
Những ma quỷ bị áp giải lên đài, soi vào kính, tự nhiên như đang
xem lại bộ phim cuộc đời mình, quay lại những cảnh gian hiểm hung
tàn cùng tất cả việc xấu đã làm của chính mình lúc sống trên trần gian
và sau khi chết đi phải chịu những thảm cảnh trong địa ngục. Đến lúc
này mới biết được: vạn lượng thỏi vàng và các thứ tiền tài châu báu, và
các phước lợi danh tiếng, hưởng thụ đều không thể đem xuống đây, chỉ
có những nghiệp tội của chính mình đi theo đến địa ngục.
Sau khi soi kiếng xong, bị áp giải đến điện thứ hai, bắt đầu phân
giải phạm nhân đến các địa ngục; dùng các dụng cụ cực hình để những
người làm việc ác phải chịu các loại hình phạt đau khổ. Việc kết tội chịu
phạt chi tiết như sau:
(1): TỘI HÌNH CỦA NHỮNG KẺ TỰ SÁT
Nếu như có những người trên trần gian, không nghĩ về thiên địa
sinh ra con người và ân dưỡng dục của mẹ cha mà được một thân thể
là trân trọng biết bao, ân trọng như núi; ân cha mẹ; ân chúng sanh, ân
quốc vương, ân Tam Bảo và các loại ân tình chưa báo đáp, chưa nhận
được lời kêu gọi dưới địa đạo âm phủ thì tự nguyện quyên sinh, sử
dụng các phương pháp như treo cổ, nhảy lầu, uống thuốc độc, nhảy
sông… để tự tử. Ngoại trừ ra những người mà vì trung hiếu tiết nghĩa
mà hy sinh tính mạng, sau khi chết có thể làm Thần, nếu như chỉ vì
một oán hận nhỏ hoặc do làm những việc xấu mà phạm tội và bị phát
giác ra mà đi tự tử, thì xem xét các tội hình của họ đã vi phạm, chưa
dẫn đến phải kết tội chết; hoặc những kẻ muốn hãm hại và gây họa cho
người khác dẫn đến từ giả ra thật mà chết đi. Những tình huống như
trên, Thần Môn, Thần Táo Quân sẽ áp giải họ đến bổn điện, giam giải
đến tù đói khát.
Những ma quỷ tự sát này, mỗi khi đến ngày Tuất, Hợi hoàn toàn
đau khổ giống như lúc chết, tất cả các cảnh tượng đau khổ, căn cứ như
lúc chết ban đầu, tái xuất hiện lần nữa. Có một số là sau 70 ngày, có
một số sau một đến hai năm, hồn phách của họ bị áp giải quay lại địa
phương nơi họ tự sát, chịu sự hối hận tra tấn rất khổ sở. Tuy nhiên, họ
không được nhận các đồ cúng bái như cơm canh, giấy tiền và vàng bạc.
Nếu như những hồn ma tự sát mà biết sám hối, cam tâm ẩn dấu,
không xuất hiện hình ma để hù dọa người, cũng không tìm người thế
thân loạn xạ. Như vậy, chờ đến lúc người mà do họ gây ra bị liên lụy đã
thoát khỏi liên lụy, đau khổ thì Thần Môn, Thần Táo Quân sẽ áp giải
những tội phạm ma đến bổn điện, rồi sẽ chuyển tiếp đến điện thứ hai,
sau đó kiểm tra lại quá khứ và công đức của họ, gia tăng hình phạt,
chuyển đến các điện kế tiếp, đưa đi các địa ngục chịu hình phạt.
Nếu như hồn ma đã hiện hồn ma quỷ hù dọa người và có tâm tư
muốn tìm người thế thân hoặc dùng các ngôn ngữ hù dọa hoặc lừa gạt
người, tuy chưa dẫn đến thiệt mạng người, cho dù trước đấy có làm
việc thiện, nhưng địa ngục vẫn không cho phép miễn hoặc giảm các
hình phạt cho họ nữa.
Nếu như sau khi tự tử chết đi, không ẩn dấu, lại hiện hình ma
quỷ, hù dọa người dẫn đến thiệt mạng thì hồn ma đó lập tức bị lính quỷ
nhe nanh mặt xanh móc đi đến các địa ngục chịu hình phạt đau khổ.
Sau khi đủ 100 ngày, đưa đến A Tỳ đại địa ngục, vĩnh viễn bị dây xích
xiềng và treo lên, không được siêu thoát.
(2): TỘI HÌNH KHI TỤNG KINH THIẾU SÓT CÂU TỪ
Tất cả những hòa thượng xuất gia,đạo sĩ,tiếp nhận tiền tài của
người khác,thay người cúng bái tụng kinh,thiếu sót từ ngữ,hoặc số
trang sẽ bị dẫn đến bổn điện,đưa họ vô “Sở Bù Kinh” – phòng bảo tồn
sách kinh, trong một phòng tối tăm.Ngoài những từ ngữ mà họ đã tụng
thiếu ra, tất cả đều sao chép rõ ràng, bù tụng rõ ràng.
Nơi này có đốt đèn dầu, tồn trữ mười cân dầu. Chỉ được dùng
một tim nhỏ đốt, khi sáng khi tối, không được một hơi có thể bù chép
hoàn tất nhanh chóng được.
(3): TỘI HÌNH NGƯỜI TU HÀNH THAM NHŨNG NGƯỜI
CÚNG NGƯỠNG
Nếu như một người xuất gia tu hành thanh tịnh hoặc đạo sĩ, nảy
sinh lòng tham, cố cầu xin tiền cúng ngưỡng để hưởng thụ, cũng phải
đến nơi này bù kinh.
(4): LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THÀNH TÂM TU HÀNH, MỞ
RỘNG PHẬT PHÁP
Một số thiện nam tín nữ tự tu tâm tại nhà, rất thành tâm, tâm
khẩu như nhất địa, bái niệm tất cả kinh, câu chú, hồng danh, dù có sai
sót, bỏ sót, nhưng trọng vào thành tâm mà không trọng vào từ ngữ.
Những người có thành ý tu tâm này, Phật sẽ truyền ban chỉ thị, không
cần bù kinh, mùng một của mỗi tháng, sẽ ghi lại công đức vào trong sổ
sách tích thiện.
Người trên thế gian, nếu như vào mùng một tháng hai mỗi năm,
thanh tịnh tu chay, quay mặt về hướng Bắc, thành tâm thành ý lập lời
thề nguyện: chuyện ác bất làm, hành thiện tích đức, do khái niệm thiện
ý này mà miễn được vào địa ngục; đồng thời truyền in thiện sách, tạo
cho nhiều người biết hối cải hướng thiện. Nếu cố gắng niệm “Nam Mô
A Di Đà Phật” hồng danh, lập lời nguyện lớn, xin cầu kiếp này sẽ được
đến thế giới Tây Phương cực lạc, và sẽ hành thiện tích đức niệm Phật
hoàn hướng tịnh thổ, như thế, người này sau khi mãn thọ chết đi, lập
tức lệnh đồng tử áo xanh đưa đến sở Tây Phương cực lạc, hoặc lập tức
được Phật Bồ Tát tiếp nhận đến nơi sanh cực lạc.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 3.1>
———–
THẢM BÁO CỦA KẺ KINH DOANH SÁCH BÁO, TRANH VẼ KHIÊU DÂM 
Tại khu Giang Nam có một thương gia bán sách tên là Chu Tường, vì muốn tranh giành lợi nhuận cao, chuyên lén lút phát hành in ấn buôn bán và cho thuê những sách truyện khiêu dâm với giá cao, bạn bè đã khuyên anh ta đừng kinh doanh những loại sách này nữa có ngày chuốc họa vào thân và chịu sự ác báo, Chu Tường cho là sự mê tín đáng mắc cười, không sợ tới. Hai năm sau, thị lực của Chu Tường bắt đầu mờ dần, cho đến một ngày mắt bị mù, tìm kiếm rất nhiều y bác sĩ để chữa trị, tốn bao nhiêu tiền vẫn không chữa được. Một ngày, tiệm sách bị hỏa hoạn, mắt của hắn bị mù không thấy đường để tháo chạy, nửa người bị bỏng nặng, cơ thịt bị hoại tử, mỗi ngày đều kêu la trong sự đau đớn, không đến ba ngày thì tử vong. Trước khi chết đã nói: “Tôi in ấn kinh doanh những sách khiêu dâm như vậy, tuy kiếm được nhiều tiền nhưng đều tiêu tan hết vào để chữa bệnh, vả lại tôi hại người không ít, chịu sự trả báo như thế cũng là đáng đời, hi vọng các vị hằng lấy tôi làm gương, đừng kinh doanh những loại sách truyện giống như vậy nữa”. Vợ của Chu Tường sau này do cuộc sống khó khăn vay mượn rất nhiều tiền, tiếp đó bị người đòi nợ bắt cóc bán đi khu núi rừng để làm nô lệ. 
Nguồn: Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
THOÁT ĐẠI NẠN NHỜ NIỆM HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Có lẽ người Việt Nam chúng ta, ai cũng biết nghệ sĩ hài hải ngoại Vân Sơn 
rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt sống ở Mỹ. Gia đình thờ Phật, nhưng 
anh lại không tin Phật, vì anh cho rằng Đức Phật chỉ là truyền thuyết. 
Nhưng trong một lần gặp nạn, sự sống chết chỉ trong gang tấc, không còn 
cách nào thoát được nên anh mới cầu cứu đến Phật.Câu chuyện xảy ra trong 
chuyến vượt biên rời khỏi Việt Nam vào tháng 11 năm 1988, nghệ sĩ hài Vân Sơn 
đi chung trên con tàu chở bốn mươi mốt người. Sau bảy ngày lênh đênh trên biển 
khoảng 3-4 giờ sáng ngày thứ tám, con tàu đến gần bờ biển Malaysia thì bất ngờ 
tàu lạc vào vùng xoáy nước, con tàu không thể di chuyển được, đứng im một 
chỗ. Tất cả mọi người trên tàu đều tuyệt vọng chờ chết. 
Lúc đó, anh cùng người lái tàu tên Hùng đứng trên khoang trao đổi. Anh 
hỏi:- Anh có cách nào điều khiển cho tàu đi tiếp được không?Anh Hùng đáp:- Dạ 
không! Xưa nay, em chưa bao giờ rơi vào tình cảnh khó xử như thế này. Lúc đó, 
Vân Sơn ước gì có bụi cây, hay có một thứ gì đó ở xung quanh để còn chút cơ hội 
bám víu, nhưng quả thật không một thứ gì, chỉ có trời cao, biển rộng, sóng nước 
mênh mông. Bình thường anh ít nghĩ đến Phật, nhưng lúc này tính mạng như 
nghìn cân treo sợi tóc. Anh chợt nhớ đến Bồ-tát Quán Thế Âm mà gia đình thờ. 
Lập tức, anh niệm danh hiệu Ngài liên tục, không có chút mảy may xen 
tạp việc gì, cho đến khi mở mắt, anh nhìn vào bờ. Ôi thật linh ứng vô cùng! Anh 
thấy Bồ-tát đang đứng trên ngọn núi, ánh sáng chiếu sáng rực rỡ. Anh không tin 
vào mắt mình, nghĩ mình đã chết, hoặc bị hoa mắt nên anh gọi người lái tàu nhìn thử xem có phải là Bồ-tát không? Và anh Hùng cũng hớn hở vui mừng hét lên: 
“Bồ-tát Quán Thế Âm đến kìa!”Tiếp đến, anh Hùng điều khiển được con tàu, 
chạy theo hướng của Bồ-tát thật nhẹ nhàng, lướt sóng tới đảo. Khoảng một lúc 
sau, họ còn thấy Bồ-tát bay lên hư không, vẫy tay chào và mỉm cười với mọi 
người. Thật là kỳ diệu! Từ đó về sau, Vân Sơn hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối sự 
nhi ệm mầu của Phật pháp. Anh kết l uận: “Trên đời quả l à có
những điều mà khoa học không thể nào giải thích nổi, có những điều ngoài sức 
tưởng tượng của con người, nhưng đó lại là sự thật!”.
(Diệu Âm Lệ Hiếu ghi lại lời kể của nghệ sĩ Vân Sơn)
NỘI DUNG CỦA NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU <chương 13.9>
———–
CỨU NHIỀU SINH LINH, TĂNG THÊM TUỔI THỌ
Tại Tống Vi có một ông thương nhân rất giầu có tên là Dương
Tự, lúc năm 28 tuổi, ông mơ thấy một Thần nhân nói với ông: “Ông
sống thêm 10 ngày nữa thì phải chết. Nhưng nếu ông cứu được 10 ngàn
sinh mạng, có thể miễn chết”. Dương Tự nói: “Trong thời gian mười
ngày ngắn ngủi phải cứu sống 10 ngàn sinh mạng, sợ không thể dễ mà
làm đủ con số đó”. Thần nhân nói: “Trong Kinh Phật có nói, trứng của
cá chỉ cần không qua ướp muối, cho dù trải qua thời gian ba năm vẫn
có thể sinh đẻ thành cá con, tại sao ngươi không suy tính về vấn đề
này?”. Từ đó, ông Dương Tự dựa vào lời nói của Thần nhân mà viết ở
khắp nơi trên đường và trên tường, để người người biết được không
dùng muối ướp trứng cá; còn khi nào thấy người giết cá thì xin lại
trứng cá, cho xuống hồ nước. Một tháng sau, ông lại mơ thấy Thần
nhân lúc trước nói: “Ông đã cứu sống lại cả tỷ con sinh mạng rồi, số
lượng đã đủ, mạng sống của ông sẽ được kéo dài ”. Sau này ông sống
thọ đến 90 tuổi mới qua đời.
NỘI DUNG CỦA NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU <chương 11.8>
==================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
QUẢ BÁO UNG THƯ DO NẠO PHÁ THAI Ở HÀ NỘI
Tại Hà Nội, có một CLB Khí Công mà ở đó thường tổ chức hướng dẫn mọi người tập luyện để nâng cao sức khỏe và tự chữa bệnh cho mình. Rất nhiều người bệnh từ khắp nơi tham gia tập luyện. Những bệnh đau nhức cảm cúm thông thường cũng có, những người mắc chứng nan y như tiểu đường, ung thư cũng không ít. Trong đó có một bệnh nhân ung thư gan mà mọi người trong CLB đều nhớ rõ. Cô là một dược sĩ trong quân đội. Cô vốn đang khỏe mạnh bình thường, một hôm bỗng cảm thấy như có ai đó (1 luồng gió) nhảy vào trong người mình, sức khỏe từ đó giảm sút. Cô đi siêu âm thì phát hiện một khối u trong gan. Sau đó một lần nữa, cô lại cảm thấy như có ai đó nhảy vào người. Tuy nhiên lần này cô biết đó là ai. Cô quả quyết chính là đứa bé mà cô đã bỏ cách đây hơn 20 năm, bởi khi đó cô đã có 2 con mà kinh tế cũng rất khó khăn. Thế là khi siêu âm cô lại phát hiện thêm một khối u nữa ở gan. Từ đó cô rất chăm chỉ tụng kinh niệm Phật sám hối nhưng đáng tiếc cô vẫn không qua khỏi vào ngày 21/7/2011 âm lịch. Câu chuyện của cô thường được CLB xem là ví dụ điển hình được gọi là Nghiệp bệnh. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trường hợp và mọi người có quyền hồ nghi về điều này. Nhưng câu chuyện tiếp theo đây, có thể sẽ gợi mở ít nhiều cho những ai còn đang phân vân.
Mới đây, giáo sư Gregory Roberts và Naji J. Touma từ Đại học Queen bang Ontario, Canada, đã thực hiện loạt siêu âm để kiểm tra khối u bất thường trong tinh hoàn của một bệnh nhân 45 tuổi. Điều bất ngờ là khi siêu âm, các bác sĩ sửng sốt nhìn thấy khối u khiến bệnh nhân đau đớn lại có hình mặt người và đang nhìn chằm chằm vào họ. 
Hình ảnh mặt người đàn ông, có vẻ đau khổ, được gửi tới Urology – tạp chí chính thức của Hiệp hội quốc tế về tiết niệu học, và công bố trên số tháng 9 của tạp chí này.
Viết trên tạp chí, hai người cho biết: “Các bác sĩ và nhân viên y tế đều kinh ngạc khi nhìn thấy vẻ mặt của người đàn ông trong bức ảnh siêu âm, miệng anh ta há ra như thể anh ta cũng mắc bệnh tinh hoàn nghiêm trọng”. Liệu có phải người đàn ông trong ảnh có ân oán gì với người bệnh nên anh ta cũng nhảy vào để báo oán giống trường hợp của cô dược sĩ?
NỘI DUNG CỦA NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU <CHƯƠNG 9>
==========================
 Điều bất ngờ là khi siêu âm, các bác sĩ sửng sốt nhìn thấy khối u khiến bệnh nhân đau đớn lại có hình mặt người và đang nhìn chằm chằm vào họ. 
Hình ảnh mặt người đàn ông, có vẻ đau khổ, được gửi tới Urology – tạp chí chính thức của Hiệp hội quốc tế về tiết niệu học, và công bố trên số tháng 9 của tạp chí này.
———–
ĐẦU BẾP ĐỔI NGHỀ, CẢ NHÀ ĐƯỢC PHƯỚC
Nghề nghiệp của A Dung là một đầu bếp một nhà hàng, ông ta
chuyên phụ trách giết mổ cầm thú, gia súc. Không cần suy tính, lương
cũng tương đối, trong túi lúc nào cũng đầy tiền. Chỉ tiếc là 16 năm nay
không tiết kiệm được đồng nào, mẹ, vợ, người thân thường hay bị bệnh
nên tiền đều tiêu hết vào để chữa trị bệnh cho người thân, bệnh tình
còn không có chiều hướng tốt. Trong lòng ông ta mong muốn có đứa
con để bế bồng và nối dòng thờ cúng nhưng cầu xin thế nào cũng đều
vô hiệu, đã trạc tuổi trên 40 rồi vẫn biệt tâm vô tức. Khi xem cuốn sách
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” mới biết mình đã làm chuyện sát sanh trong
thời gian quá lâu dài, sát sinh cũng có rất nhiều nguyên do nhưng trong
thời gian ngắn không có cách nào chuyển nghề được.
Đứng trước tấm thớt chặt thịt quen rồi, trong giấc mộng cũng
toàn thấy mình chặt thịt. Có mấy lần mơ thấy mình đứng chặt toàn thịt
người. Cho nên thường hay thức giấc giữa đêm khuya. Tuy nhiên đối
với công việc sát sinh của mình có sự kinh sợ nhưng vì phải duy trì đời
sống của gia đình, ông ta vẫn tiếp tục hành nghề như thế, không bao
lâu vợ ông ta có thai, ông rất vui mừng.
Một đêm nọ, ông đang nằm cơn ác mộng, mơ thấy mình đi đến
một hố sâu thẳm, lơ lửng đi trên một cây cầu treo, bưng rất nhiều cánh
tay, bàn chân, thịt người, bưng hoài không hết. Lúc này ông bị vợ đánh
thức giấc mộng vì bà ta sắp lâm bồn nên đau bụng dữ dội, ông liền đưa
vợ đến bệnh viện, bác sĩ chúc mừng ông vì vợ sanh được một thằng con
trai nhưng vì sanh sớm hai thang nên cháu bé phải ngủ trong lồng kính,
A Dung mỗi ngày đứng cách lồng kính nhìn vào một sinh vật nhỏ đang
vật lộn với ranh giới sống chết lòng đau như dao cắt, cuối cùng cũng
xuất viện về nhà nhưng ẵm về nhà một cháu bé yếu ớt xanh xao, tay
trái chỉ có bốn ngón tay, ngón cái tụ máu nên đã bị hoại tử, như là bị
dao cắt, người vợ mặt xanh xao nhìn ngơ ngác, ông nhìn thấy đau lòng
đến rơi nước mắt. Ông thề nguyện trong lòng, trong vòng một năm ông
nhất quyết phải đổi nghề và cầu xin Bồ Tát chỉ dẫn.
Người có thiện nguyện, thiên nhất tòng tri, A Dung cuối cùng
cũng được một thầy giáo thiện tri giới thiệu đến một quán ăn chay làm
đầu bếp. Một tháng nay, ông luôn niệm Phật ăn chay, những ác mộng
như trước nay và sự bất an đã từ từ không còn. Kỳ diệu nhất là đứa
con cưng của ông, một tháng nay không cần uống thuốc, không còn bị
bệnh, chỉ lâu lâu bị cảm nhẹ mà thôi và sức khỏe của người mẹ và vợ
cũng dần bình phục khỏe lên, cả nhà sống trong không khí hòa thuận
vui mừng, ông cảm thấy hiện giờ mới thật là một gia đình hạnh phúc.
Trong Kinh Phật nói: “Trong tất cả các hành vi tội ác, sát hại
sinh mạng là tội ác lớn nhất, nghiêm trọng nhất; trong tất cả các công
đức hành thiện, không sát sinh và phóng sinh là công đức lớn nhất.”
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu:
======================
hình ảnh cho quả báo sát sinh
———–
LIÊN SINH HOẠT PHẬT KỂ CHUYỆN QUÁ BÁO LIỆT DƯƠNG DO TÀ DÂM
(Trích từ sách ” Địa Ngục Biến Hiện Ký của Liên Sinh Hoạt Phật – Lư Thắng Ngạn)
Tôi đi thần hành ở âm gian, phát hiện ra có một địa ngục,
tên là “cát điểu địa ngục” (địa ngục xẻo chim, dái), tôi thấy thật lạ
kỳ. Trong lúc đang thần hành thì nghe tiếng của một người nam
gọi tôi: “Sư Tôn, xin cứu tôi với, tôi sẽ bị cắt chim!” Tôi trông thấy
2 Minh Sứ trói một người nam, một vị Minh Sứ khác cầm đao
chính đang muốn xẻo dái của người nam bị trói, như cùng sắp ra
tay làm vậy. Chỉ cần cắt, xẻo một nhát đao, người nam này chính
thức mất bộ phận sinh dục, “mất dái”, thành một vị thái giám
thuở xưa, vị Công Công trong hoàng cung. Tôi trông thấy cảnh này
thì vội kêu lên: “Tạm ngưng, tạm ngưng.” Minh Sứ trông thấy tôi 
biết ngay, tạm ngừng tay. Tôi thấy người nam này, nguyên lai tên
là Hoàng, đúng là đệ tử của tôi.
Tôi nói: “Anh chưa chết mà sao lại ở tại địa ngục thế này?”
Hoàng đáp: “Tôi chưa chết, nhưng trong mộng lại bị mang xuống
địa ngục, Minh Sứ muốn xẻo chim của tôi.” Tôi hỏi: “Anh phạm tội
gì vậy?” Hoàng cúi đầu không nói.
Tôi nói: “Dù anh không nói ra, tôi cũng biết rồi, anh phạm
nghiệp tà dâm, dạy anh phải giữ 5 giới, anh không chịu tuân thủ.
Bây giờ đã phạm giới, trong mộng bị xẻo dái, còn biết nói sao?”
Hoàng rất xấu hổ nói: “Bây giờ tôi biết được luật lệ của Minh
Vương là có thật, tôi thật phải sám hối, từ nay trở đi không bao
giờ tái phạm, tôi kiên định giữ 5 giới.” Lời nói của Hoàng nghe
thành khẩn và sợ sệt, từ “chân tâm” nói ra, nên từ tâm phát ra
một luồng ánh sáng trắng, dây trói chân tay Hoàng tự động cởi
lỏng, rơi xuống đất. Hoàng bèn quỳ trước mặt tôi nói: “Tôi tất
nhiên cho in ấn thành sách luật lệnh của Minh Vương, bá cáo cho
mọi người biết, đây không chỉ là luật lệnh, đồng thời cũng là chỉ
dẫn cho chúng sinh làm điều thiện, tà dâm đích thực là trăm hại,
không có một tí ích lợi gì.”
Tôi nói: “Lành thay! Lành thay! A Di Đà Phật!” Hoàng tự
động bỏ đi. Hoàng từ trong mộng tỉnh dậy, cảnh, mộng rất là
trong sáng, rõ rệt! Sự kiện này, Hoàng tự động đến gặp tôi, trong
mộng đã thấy rằng thật là may mắn, anh Hoàng căn bản bị xẻo
chim (dái), nhưng kết quả vì lý do “thành thật sám hối”, Sư Tôn
lại đến thật đúng lúc, nên Hoàng đã được cứu. Hoàng hỏi tôi:
“Nếu như trong mộng bị xẻo chim thì sẽ như thế nào?”
Tôi đáp: “Không cử động, cử động nhưng không cứng, cứng
thì không lâu.” Hoàng nói: “Giống như vật phế bỏ vậy.” – “Đúng.”
Hoàng nói: “Ngày nay, có rất nhiều người nam trên thế gian
này, bề ngoài trông rất dõng mãnh, sự thực lại bị xuất tinh sớm,
dương vật sớm bị suy tàn, không cử động, không cứng, không lâu,
đây có phải đều bị Minh Sứ xẻo chim?” Tôi đáp:
“Những người bị như kể trên có phải qua địa ngục xẻo chim
hay không thì tôi không biết, nhưng việc anh phải đến địa ngục
xẻo chim là sự thực. Nhưng bất kể có qua hay không qua địa ngục
xẻo chim nhưng xuất tinh sớm, dương vật suy sụp, tiêu lụi, không
cử động, không cứng, không lâu, đây cũng là những sự thực.”
Hoàng nói: “Đây chính là nhân quả, vì dâm dục quá độ, không tiết
chế, tất nhiên bị xẻo chim thôi.” Tôi nói: “Minh Sứ kỳ thực không
chỉ cai quản âm gian, những người thế gian phạm nghiệp, lúc sinh
thời đã phải chịu sự báo ứng, rất nhiều người bị như vậy.”
Tôi muốn hỏi mọi người: “Chúng ta tu hành, sắc thân
nguyên lai là sinh diệt, bạn phải làm sao trong pháp sinh diệt này
tu xuất ra được pháp bất sinh bất diệt, lý tu của nó ở chỗ nào, thử
bàn luận xem.”
Nội Dung Của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 12>
======================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
HIẾU ĐẠO MẸ CHỒNG, CẢ NHÀ HÓA GIẢI DỊCH BỆNH
Thời Thanh Triều tháng ba năm Giáp Ngọ, huyện Võ Tiến tỉnh
Giang Tô, cư dân của Thành Đông, con trai Ngụy Thành cưới cô Thị
Tiền làm vợ. Có một lần, Thị Tiền về nhà thăm song thân, không bao
lâu, xóm làng phía bên chồng phát sinh dịch bệnh cấp tính, truyền
nhiễm rất rộng, bệnh gây chết rất nhiều người, người nào cũng sợ bị
truyền nhiễm, bà con thân thiết cũng không dám thăm hỏi, lo tháo chạy
tránh dịch không kịp. Ngụy Thành không may cũng bị nhiễm dịch, sau
này cả gia đình họ tám người, đều bị nhiễm hết dịch bệnh. Thị Tiền tại
bên làng gái nghe tin ba mẹ chồng đều bị nhiễm dịch bệnh, nóng lòng
muốn về nhà hỏi thăm bệnh tình, cha mẹ cô ta thương con, sợ con gái
về nhà chồng sẽ bị nhiễm bệnh, nên khuyên con gái không nên về nhà
chồng vào lúc này. Nhưng Thị Tiền thấu hiểu đại nghĩa, cô ta nói:
“Chồng cưới vợ về là muốn để vợ mình phụ chăm lo cho cha mẹ chồng.
Bây giờ cha mẹ chồng đang bệnh nguy kịch, nếu như con nhẫn tâm
không về, như vậy đâu khác biệt với cầm thú!”. Cuối cùng không nghe
sự phản đối của cha mẹ, không sợ sự truyền nhiễm của dịch bệnh, tự
mình về nhà chồng. Khi Thị Tiền về đến nhà chồng, vợ chồng Ngụy
Thành và cả tám người nhà đều kỳ tích đột nhiên khỏi bệnh. Những
người trong nhà lúc ấy, đều cho rằng cả nhà Ngụy Thành được thoái
khỏi sự chết chóc của dịch bệnh là do sự hiếu thảo của Thị Tiền, cảm
động đã nhận được sự cảm ứng của thần linh.
Hiện giờ, trong xã hội có con cháu biết hiếu thảo với cha mẹ rất ít
mà cầu có nàng dâu biết hiếu thảo với cha mẹ chồng còn khó thêm.
Nguyên do của bệnh tật là do vi khuẩn cảm nhiễm, nhưng chức năng
miễn dịch trong cơ thể con người bị hạ thấp cũng là một nguyên nhân
quan trọng. Đại học Megigan của nước Mỹ đã tiến hành thử nghiệm
theo dõi điều tra trong vòng 14 năm đối với 2700 người, phát hiện người
thường xuyên hành thiện bản năng có hệ thống miễn dịch rất cường
tráng. Đại học Hạ Phật bên nước Mỹ nghiên cứu, đã từng để học sinh
xem một bộ phim ký sự, nội dung nói về một phụ nữ người Mỹ cả đời
đi đến nước Ấn Độ cứu trợ các người nghèo và người bệnh tật. Học
sinh bị ký sự này làm cho cảm động, tiếp theo là nhà khoa học này đã
lấy nước bọt của mỗi học sinh tiến hành thí nghiệm, phát hiện tiêu
chuẩn của bạch cầu miễn dịch tăng cao nhiều hơn trước khi xem phim
đạt kỷ lục. Cảm ứng này là do Thị Tiên có chính khí vĩ đại, dũng cảm,
hiếu thảo, tăng cường sức đề kháng của cả gia đình, làm cho vi khuẩn
dịch bệnh không có chỗ phát sinh nên được thoát chết. Những chuyện
nhân quả thật sự là phù hợp nguyên lý của khoa học.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
HIẾU THÂN BÁO ƠN, TỤ PHƯỚC CHÁNH ĐẠO
Lâm Thành Mỹ người Phúc Kiến, lúc còn nhỏ đã mồ côi cha,
người mẹ của anh nhất định không chịu tái giá, tận tâm nuôi dưỡng
anh ta lên người. Khi Thành Mỹ lớn lên nghĩ đến công ơn của cha mẹ
khó báo đáp, nên đã khóc suốt ngày đêm. Có một ông thiền sư nói với
anh ta: “Con hiếu thảo tưởng nhớ ơn thân, chỉ khóc thì không có lợi
ích, nên phải tìm cách đền đáp mới có ích lợi, thời cổ xưa có câu: “Hành
thiện với thân có ích, làm ác với thân có ưu phiền”. Nếu muốn báo đáp
song thân, chỉ có kiêng sát sanh mà đi phóng sanh, quảng tích âm đức,
mới chính là hiếu đạo báo đáp”. Thành Mỹ nghe được, cảm thấy rất có
đạo lý, từ nay về sau, lập trí kiêng sát sanh mà phóng sanh, quảng tu
các việc thiện để cứu thế thân. Sau này ông già được hưởng thọ đến 96
tuổi, con cháu đều học thành tài và có danh vọng.
Người cổ xưa thường xem ngày sinh nhật của mình gọi là ngày
“ngày mẫu nan”, người mẹ đã mang thai 10 tháng, thân xác nặng nề
đau đớn, trong lòng luôn lo âu cho thai nhi, ngày sanh đẻ biết bao đau
đớn, càng sợ hãi và lo âu càng nhiều. Cho nên, ơn nghĩa mẹ to lớn. Kinh
Phật có nói: “Những người còn từ mẫu là những người giàu có, từ mẫu
đã mất là người nghèo nhất; từ mẫu còn sống ngày ngày trong sáng, từ
mẫu đã mất như là mặt trời xuống núi”. Trong kinh Phật còn nói với
chúng ta: “Kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ như cúng Phật đều tậu
được phước đức giống nhau”.
Không ít người đã tiêu khoản tiền lớn lặn lội đến cả ngàn dặm
cây số cầu phước, cầu lộc hoặc cầu đông, cầu tây để mong được số may
phước đỏ. Lại không biết được, nhà nhà đều có một tượng Phật, đâu
cần phải lao thân đi xa để cầu xin tại ngoại.
Người trong thời đại hiện nay, mỗi khi đến ngày sinh nhật thì đua
nhau giết mổ gà vịt, có cá có thịt để đãi khách chúc mừng. Đây chính là
phản lại chỉ định của thiên đạo về đền ơn báo đáp ơn nghĩa, làm như
vậy không được tăng thêm phước lộc, ngược lại còn tiêu hủy phước báo
và số mạng. Cho nên, ngày sinh nhật nên đi mua động vật phóng sanh
hoặc truy tưởng lại công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ hoặc đi bố thí người
nghèo khổ, in tặng sách thiện hoặc niệm kinh niệm Phật hành thiện,
mới là chính đạo làm phước cho thiên địa.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
MẮNG THIÊN NHỤC THẦN, ÁC VẬN ĐEO THÂN 
Tôi là người Sơn Đông, từ nhỏ đã rất thông minh, sinh ra nhìn
rất kháu khỉnh và khả ái. Tuy gia cảnh nghèo nàn nhưng có khí chất và
cá tính khác so với những con nít xung quanh, thành tích học tập luôn
đạt hạng nhất, tôi luôn là tiêu điểm của thầy giáo, bạn học và hàng xóm.
Không ít những thầy bói toán tinh vi, xem tướng đều cùng có một đoán
định, đời tôi sẽ giàu sang phú quý thuận phát.
Nhưng từ năm 1988 trở đi, không biết tại sao, vận mạng của tôi
xuống cấp trầm trọng như là rớt xuống ngàn vạn dặm vực sâu thẳm.
Tôi bắt đầu lâm bệnh, trí nhớ giảm dần, đầu tắt mặt tối, thân xác đau
nhức cả người. Cơn bệnh đột phát đã đi cùng tôi trải qua suốt 15 năm.
Cho dù có lên đại học hay công tác tại đơn vị, đều rất gian nan và khó
khăn, 15 năm nay, tôi tìm đủ mọi cách làm đủ thứ chuyện nhưng vẫn
không thành, những việc có liên quan đến tương lai của tôi cho dù cố
gắng hết mình vẫn vô hiệu quả, không thể thực hiện được. những năm
gần đây, tôi cứ suy nghĩ mãi, nguyên do gì mà vận mạng của tôi lại tối
tăm như thế?
Sau khi quy y Phật đường, do tiến triển tu trì, hơi có ít chuyển
biến về các mặt nhưng vẫn không có chuyển biến về phần cơ bản, tôi
bắt đầu tự an ủi, số phận của tôi chắc là do nhân quả kiếp trước của
mình gây nên. Sau này đọc được Kinh Địa Tạng biết được Địa Tạng Bồ
Tát có thần uy lớn, có thể tạo cho chúng sinh biết được nhân quả của
kiếp trước để tiêu trừ nhân nghiệp. Nên bắt đầu tháng riêng năm 2003,
tôi bắt đầu siêng năng niệm Kinh Địa Tạng và đã khóc trước mặt Địa
Tạng Bồ Tát than vãn sự đời đau khổ của mình trong 15 năm nay, xin
Bồ Tát để cho tôi được tỉnh ngộ.
Sau 20 ngày trong trí nhớ của tôi đột nhiên hiện lên một việc tôi
đã làm 15 năm trước, hình như có cảm giác mình bạch được nhưng lại
không dám xác định. Cho đến tháng 11 năm 2003, tôi vừa niệm xong
200 trang của Kinh Địa Tạng, trong ngày đó tôi gặp một tu sĩ đưa cho
tôi cuốn sách Ngọc Linh Bửu Phiêu xem xong, tôi như tỉnh giấc mộng,
bỗng nhiên hiểu rõ sự tình. Cuối cùng, tôi đã tìm ra nguyên do 15 năm
nay tôi phải chịu dày vò trong sự đau khổ, gian khó của tôi không phải
do ác nghiệp từ kiếp trước gây nên, chủ yếu là do, trong đời này tôi đã
phạm vào bất tôn trọng với thần linh thiên địa mà gây ra.
Vào một buổi chiều tháng 8 của 15 năm trước, do tôi bị chuyện
của gia đình gây sốc, không giải quyết được, chạy ra ngoài sân, chỉ
thiên dậm chân thô tục dùng hết những loại thần chú câu từ tôi biết
được để chửi bới thiên địa. Từ lúc ấy, không đến 100 ngày sau, tất cả
thân xác tôi đau nhức hết, bắt đầu 15 năm vận xui của mình. Tính từ
ngày bắt đầu lâm bệnh đến tháng 11 năm 2003 vừa tròn 15 năm. Thời
gian mười mấy giây chửi thiên mắng thần, đổi lại 15 năm vận xui tột
cùng. Thật là ghê sợ! Tôi chỉ có cúi đầu nhận tội, sám hối và quyết tâm
quyên góp tiền in tặng truyền bá sách Ngọc Linh Bửu Phiêu, cung kính
thần linh. Không ngờ khi những tâm niệm nảy lên trong lòng, nguyện
chung thân thiện tâm, không đến thời gian 1 tuần, đơn vị nơi làm việc
có văn bản ra, tôi được thăng chức. Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc trong
thời gian 8 năm mà không tưởng tượng ra. Kỳ lạ hơn, hai hôm trước
lòng bàn tay của tôi phát ngứa, lúc đầu tôi tưởng bị muỗi trích gây ra,
nhìn kĩ lại phát hiện chỉ tay đã đứt của mình 15 năm qua nay đã kết nối
lại, thật là quá thần kỳ và linh nghiệm, không thể ngờ! Tôi không có
hướng về Bồ Tát và Thần linh cầu xin việc gì, chỉ là quyết tâm sám hối
và phát nguyện in tặng sách thiện và truyền bá sách Ngọc Linh Bửu
Phiêu, đúng là một cuốn sách không bình thường!
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
CON LƯƠN HIỆN LINH BÁO MỘNG
Ông Ninh Ni là luật sư có tiếng tại Nam Xương, trong giấc mộng
thấy 7 người đầu đội nón nhọn màu vàng, lật đật đi đến trước mặt ông
ta cúi đầu xuống đất cầu bái và cùng hét lên “Cứu mạng!” Ông nhìn
thấy lòng từ bi nổi lên, trả lời: “Được, được!” biểu thị là tìm cách cứu
trợ.Những người này lại hét lên lời cảm tạ rồi đi.Qua buổi sáng ngày
hôm sau ông Ninh thức dậy đi rửa mặt, suy lại chuyện ly kì trong giấc
mộng ngày hôm qua, không hiểu lý do gì. Vừa lúc ấy, ông đầu bếp đến
nói: “Tiên sinh, hôm trước ông mua về những con lươn để chuẩn bị
đãi khách, hôm nay có nấu ra ăn không?”, ông trả lời: “Từ từ, để tôi
xem sao”. Quả nhiên có 7 con lươn đang lội trên thau nước như là đang
cầu cứu với ông ta, thấy vậy ông mới hiểu rõ giấc mộng của đêm hôm
qua và đã kể lại chuyện giấc mộng cho cả nhà nghe, kêu đầu bếp đem
toàn bộ số lươn ra sông phóng sanh, thực hiện lời hứa trong giấc
mộng.Chiêu chiêu Phật tính, động vật như nhau. Lươn như linh hồn,
báo mộng cầu cứu với chủ nhân, để miễn bị nạn chém giết cùng nghĩa
với văn chương phóng sanh của Liên Trì Đại Sư “ trong nạn cầu sanh,
hiện áo vàng mà nhập mộng” cùng ý với nhau.
NỘI DUNG CỦA NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU <chương 11.4>
==========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
QUAN THÁNH CHIẾN THẮNG ÔN THẦN
Thời Dân quốc, các thành thị làng quê nước ta đều có tổ chức
bang phái, lúc thời Thanh Triều còn gọi là Hội đồng hương, thời dân
quốc gọi là Hội quán, người An Trưng có An Trưng hội quán, người
Hồ Nam có Hồ Nam hội quán… chủ yếu là phòng hộ không để cho
người địa phương và người xứ lạ ăn hiếp, khi có xảy ra sự cố thì hội
quán sẽ đứng ra can thiệp. Năm 1946, năm thứ 2 của năm kháng chiến
thắng lợi, ông Tôn Vịnh Trấn trưởng làng của hội quán người An
Trưng đến mời cậu tôi là Huỳnh Hạc Ban vẽ cho họ một bức tranh lớn
hình tượng Quan Công, cậu tôi là họa sĩ nổi tiếng tại Viễn Nam, có
khiếu tạo hình lập thể nhân vật. Sau khi hai bên bàn bạc ổn thỏa việc
tranh vẽ và tiền công. Năm ngày sau thì hoàn thành, người hội quán
xem rồi khen tranh thật trang nghiêm và mở tiệc chiêu đãi tạ lễ. Trong
lúc dự tiệc, cậu tôi hơi hiếu kì, trong địa phương có rất nhiều hội quán
không thấy có tín ngưỡng Quan Công, chỉ có hội quán của An Trưng
chịu bỏ ra giá cao để vẽ tranh thần tượng Quan Công, nhất định phải
có nguyên do. Cho nên hỏi thăm, ông trưởng lão hội quán trả lời:
“Quan Công đã từng cứu bá tánh của toàn huyện chúng ta, nên đã kể
ra câu chuyện như sau:
– Thời cuối Thanh Triều, Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh khích
chiến với binh lính nhà Thanh tại An Trưng không bao lâu, Viễn Nam
các huyện phát dịch bệnh (bệnh truyền nhiễm), chỉ độc nhất huyện
Kinh không có bá tánh nào bị bệnh, nguyên nhân là do Quan Công hiện
thánh đuổi khỏi ôn thần.
– Trưởng lão hội quán nói: cửa phía Nam của huyện chúng ta có
thiết lập một cái miếu để cung phụng thánh Quan Công, trong miếu có
một ông chuyên quản lý chăm sóc nhang đèn trong miếu (gọi là ông
chay), trước dịch bệnh bùng phát 1 tháng, có một đêm thánh Quan
Công báo mộng cho ông chay và 2 người trong làng lân cận và nói: “Ôn
thần sắp giá lâm huyện này, vì để tránh sinh linh phải chịu tai họa, đêm
mai ông phải đến miếu tôi gõ chuông, để trợ giúp thần uy, trục xuất ôn
thần, có thể tránh khỏi nạn kiếp”. Sáng ngày hôm sau, hai ông trong
làng ko hẹn mà đi đến miếu thông báo cho ông chay nghe, mới biết là 3
người cùng mơ một giấc mơ. 11h đêm hôm đó, ba người đột nhiên nghe
thấy trên trời cao có tiếng ngựa chạy và tiếng đánh kiếm thì lập tức gõ
chuông, trong đêm khuya tiếng đánh kiếm càng quyết liệt, chỉ thấy các
thần tượng trong miếu tiết mồ hôi ra như mưa, ông chay không ngừng
dùng khăn lau, ra lệnh hai ông trong làng mạnh tay gõ chuông, khoảng
1 giờ đồng hồ sau, tiếng kim mã dần biến mất, đêm khuya trở lại im
lặng, ba người quỳ xuống tạ ơn thần, những người trong làng bị đánh
thức giấc đã bu quanh dò hỏi nguyên do. Sau chuyện này không bao
lâu, toàn huyện phát ra dịch bệnh, trong 10 người chỉ còn giữ lại 3
người, độc nhất huyện Kinh không có bùng phát dịch bệnh, sau này
người trong làng lập bia khắc lên sự tích Quan Công đuổi ôn thần lưu
truyền trong miếu. Từ đó, người nào c ng biết đến, đều tín ngưỡng linh
nghiệm của Quan Thánh.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
NHẬN HỐI LỘ OAN MẠNG, CON CHÁU BẦN TIỆN
Dư Tân, tại huyện Giang Âm, có danh tiếng gần xa. Năm Càn
Long đời nhà Thanh, ông tham gia thi cử nhân, chưa làm bài công, đã
thu gom đồ dùng ra ngoài, sắc mặt xanh xao và hụt hẫng, một thí sinh
cùng thi chung đi theo, nhiều lần thăm hỏi nguyên do, anh ta mới nói:
“Cha ta làm quan nửa đời người mới nghỉ hưu về nhà. Lúc ông lâm
chung, kêu bốn anh em tôi đến bên cạnh ông, khóc lóc và căn dặn: “Tôi
còn sống trên đời không có làm chuyện gì vô lương tâm, chỉ là lúc làm
trưởng huyện, đã từng nhận hai ngàn lượng vàng tiền hối lộ, giết oan
hai tù phạm. Đêm hôm qua, linh hồn của tôi đi xuống Diêm phủ để đối
chiếu vụ án, trên pháp lý mà nói, đáng lẽ tôi phải tuyệt giống nối dòng.
Do tổ tiên ông cố đã từng cứu người chết đuối nên lập được công đức,
có thể để lại được một người con trai, nối dòng năm đời, nhưng đều
phải chịu cảnh bần tiện suốt đời. Tội hình trong địa ngục tôi không thể
tránh khỏi, nếu còn vọng tưởng con cháu có công danh, chỉ có tăng
thêm tội cho tôi mà thôi, đại đại bất hiếu.” Nói xong, ông đã tắt thở.
Sau này mấy anh em chúng tôi lần lượt qua đời, chỉ còn sót một mình
tôi. Tôi hai lần trước tham gia thi cử tại làng, đang thi tự nhiên làm dơ
bẩn đề thi (thời ấy Quốc pháp quy định, làm bẩn đề thi giám thị không
xem, không duyệt đề thi, xem như mình không có thi). Hôm qua, nửa
đêm canh ba, đột nhiên thấy cha mình lật mành che lên mang giọng
trách móc mà nói: “Người không có làm những việc để tích đức, công
đức chuyển đạt lên trời để tôi có thể giảm nhẹ tội hình, lại còn làm trái
lời dặn của di chúc, tạo cho tôi nay phải đi tứ phương, vả lại tội còn
nặng thêm.” Nói xong, dùng dụng cụ còng trên tay làm tắt nến đèn. Tôi
danh hạ Tôn sơn không đành lòng, chỉ tiếc là đã để cho cha ôm hận bị
giam cầm trong âm phủ. Tôi sẽ vào núi xuất gia, học tập hiếu hạnh của
Mục Liên cứu mẹ”, người người nghe được, người nào c ng kinh ngạc
đến không nói ra lời. Cùng phòng trọ, có một thí sinh tên Trần Hộ
Thanh, sáng tác một bài thơ “Quy Sơn” tặng cho anh ta.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
CUNG THẦN VÀ CẦU PHƯỚC
Trước mắt, các nơi trên toàn đất nước có không ít các loại chùa
miếu lớn nhỏ (không phải nói về chùa Phật Bồ Tát), có số miếu đến
ngày viếng thần hay phô trương giết mổ súc sinh, dùng phương thức
vừa thịt vừa cá để cúng phước. Vậy là trên cơ bản đã làm trái với đạo
giáo, sai lệch ý nghĩa thiên đạo của Phật giáo.
“Thượng thiên có đức háo sanh” kinh điển có tiếng của Đạo giáo
“Tập Thái Thượng Cảm Ứng”. Trong sách có văn khuyến cáo nhân
loài không được “xạ phi” (chim) rược đuổi (thú), lắp ổ đào tổ, hại thai
phá trứng, không được “giết rùa đánh rắn”, “xâm hại bọ sâu”; vả lại
phải hiểu biết nói với loài người, nếu có thể “từ tâm với vật, không sát
sanh, chắc được thiên đạo hộ thân, phước lộc tùy chi, thần linh vệ chi”.
Phật trong cuốn “Trung Bản Khởi Kinh” nói: “Sát sanh giỗ Tổ,
không tậu được phước, thiên thần không ăn, kẻ sát có tội”. Tại sao
thiên thần không ăn? Tại vì thiên thần trú tại cung điện trên cõi trời là
xây bằng thất bảo, ăn toàn các mỹ vị ngọt ngào như cam lộ, làm gì mà
phải ăn những thứ thịt của súc sinh vừa hôi tanh, dơ bẩn, xấu xí. Khi
thiên thần không đến ăn thì sẽ không cầu được phước, kẻ sát sanh để
làm giỗ cúng bái còn phải gánh thêm tội sát sanh, thật là tự gây phiền
phức cho mình! Cho nên, sát sanh để cúng thần là một chuyện tà ngộ
chánh, một hành vi vô công mà có tội.
Trong cuốn “An Sĩ Toàn Sách” có ghi lại một câu chuyện “thần
sông thụ giới”: xứ mỏ cá sấu trong tỉnh Giang Tây, có con sông nước
trôi mạnh rất nguy hiểm, có tên gọi “không gió ba thước sóng”. Bản xứ
này có một miếu Long Vương, được xem là rất linh ứng, các thương gia
vãng lai, nhất định sát sanh cúng bái, khi hàng hải mới được bình an,
trường kì như vậy vì cúng bái không biết đã sát sanh biết bao súc sinh
không thể tính nổi. Đến thời Minh Triều, có một vị pháp sư có đức giới
rất cao siêu từ đâu đi ngang qua, trước một ngày ông đến, người quản
lý của miếu Long Vương, mơ thấy thần Long Vương đến nói với ông
“ngày mai sẽ có một vị đại hòa thượng đến đây, ông ta kiếp trước tu
hành đã bái cùng một sư phụ xuất gia với tôi, ông tu hành không nguôi,
kiếp này đã trở thành cao tăng, tôi chỉ sai lệch một bước, đã tọa lạc
thành một thần ăn vật máu tanh (dùng sát sanh súc vật để làm cúng bái
cho các thần), nghiệp tôi sát sanh tội rất nặng, tương lai nhất định phải
vào đại địa ngục chịu khổ báo. Ngày mai, nhờ ông thay tôi cầu xin pháp
sư truyền tôi Phật giới, sau này các người lại vãng đến cúng bái tôi,
nhất định không được dùng rượu thịt!”. Qua ngày hôm sau, ông chủ
quản miếu đi dò xét, quả nhiên gặp được một pháp sư giống vậy nên đã
nói rõ nguyên do cho ông ta nghe và mời ông ta đến miếu Long Vương
để thuyết pháp giới. Từ nay về sau, sóng gió bên sông rất bình yên,
người qua lại không cần phải sát sanh để dâng cúng. Cho nên, tức đã là
thần nếu tham hưởng thức ăn có mùi tanh cũng phải chịu sát giới, cũng
phải vào địa ngục chịu khổ báo.
Trên thế gian thật sự là có chuyện sát sinh để cúng bái thần quỷ
cho việc cầu phước, chúng ta nên hiểu rõ, thần quỷ không phải thật sự
tu hành để trở thành một thánh linh đại từ đại bi, cũng có lúc phạm
qua lỗi lầm, vả lại thật sự có không ít tà ma ác quỷ yêu ma háo thịt máu
tanh, hành động tác quái trên thế gian. Nếu do tham hưởng máu tanh
mà lãnh sự cung phụng của máu thịt thì sẽ ban cho mình một phước
mà mình không đáng có, giúp mình làm những chuyện không nên làm.
Đây sẽ là một hành vi mua chuộc vừa phạm nghiệp tội sát sinh
nghiệp trộm cắp, sau này sẽ tự hứng chịu khổ báo; từ mình mà nói,
ngoại trừ phải cùng gánh chịu nghiệp tội sát sanh còn phải chịu sự khổ
báo do cưỡng cầu mà miễn, phải biết có trốn được một thời mà không
trốn được vĩnh viễn, hưởng những phước báo mà mình không đáng
được hưởng, ai biết được có khi nào do tà ma ác thần xoay chuyển cho
mình hưởng trước những phước lộc mà mình đáng được, như vậy có gì
để đáng vui mừng? Dựa trên cho biết, sát sanh cúng bái, đối với thần
hoặc người, cả hai đều có hại. Cho nên “Kinh Pháp Cú” có nói: “Yểu
nghiệp thấy phước, vì ác chưa đến, khi ác đến mùi, tự chịu tội hình”
Như vậy, chúng ta cầu phước phải sử dụng phương pháp thanh tịnh từ
bi như phóng sinh, ăn chay, tụng kinh, kính hiếu trưởng bối, cứu trợ
người già neo đơn và người có hoàn cảnh khốn khổ, hỗ trợ trẻ em nghèo
thất học, niệm Phật, cúng tăng, cúng dưỡng Phật Tam Bảo, tuyên
dương sự việc nhân quả báo của thiện ác. Trợ giúp tiền in sách thiện
truyền bá nhân loài mới chính là phương thức chánh đạo để cầu phước.
Nếu như cúng Phật có thể dùng hoa quả, thực phẩm chay rất tốt. Chỉ
cần thành tâm đều được cảm thông.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu 
———–
Linh ứng pháp hội Homa và quán đảnh pháp Chuẩn Đề 2013. 
——————————–
Đầu năm 2013, 2 vợ chồng bạn Quang Bách ở Hà Nội đã góp công đức ấn tống sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu. Đặc biệt người vợ khấn nguyện hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh đang trầm luân trong địa ngục. Những ngày sau đó 2 vợ chồng Bách liên tục nằm mơ thấy Chúa Bà Năm Phương (vị chúa tiên thánh mẫu bản cảnh Hải Phòng) gọi xuống Hải Phòng.
Cuối cùng 2 bạn quyết định xuống Hải Phòng thăm đền Ngũ Phương Chúa Bà vào đúng ngày 6/3 âm lịch – ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Để. Tình cờ khi đó tại chùa Vẻn 244 Tô Hiệu Hải Phòng, Thượng sư Thích Liên Chiếu – Chân Phật Tông tổ chức pháp hội Homa và quán đảnh pháp Chuẩn Đề nên 2 vợ chồng đều tham dự.
Trong pháp hội hỏa cung Homa, vợ của Bách đột nhiên nhìn thấy Địa Tạng Vương Bồ Tát từ trong lò lửa hiện ra, rồi bay thẳng đến trước mặt, ngài vung gậy tích trượng, ném vào người cô ấy rồi biến mất. Khi kết thúc pháp hội, 2 vợ chồng có đem chuyện này kể lại cho tôi.
Suy nghĩ một lúc, tôi trả lời: Cuốn sách Ngọc Lịch Bửu Phiêu vốn do Địa Tạng Vương Bồ Tát gia trì, nay vợ Bách ấn tống lại hồi hướng công đức cho chúng sanh dưới địa ngục là trùng với hạnh nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nhờ công đức này mà được chứng kiến kim thân của Bồ Tát, ngoài ra việc ném gậy tích trượng chính là tiêu trừ và thanh tịnh nghiệp chướng cho cô ấy. Xin chúc mừng 2 vợ chồng đã tạo được công đức lớn. 
Ngoài ra mật pháp Chuẩn Đề chính là mật pháp mà Bách đã mong ước được quán đảnh để tu luyện đã lâu, nay tình cờ khởi sự mà duyên lành đến quá trùng hợp. Thực sự là bất khả tư nghì.
FB bạn Quang Bách. 
-Liên Hoa Thái Dương-
(Ảnh minh họa là một pháp hội Homa của Chân Phật Tông trong thập niên 90.)
———–
HÀNH Y KHÔNG DÂM ĐƯỢC TÀI LỘC
Có một người tên là Hà Đăng, y thuật linh thông. Ông Lý người
cùng huyện mang bệnh lâu nay trị không khỏi, nên nhờ người tìm ông
đến điều trị. Ông Lý có người vợ trẻ và đẹp, cô ta lén nói nhỏ với Hà
Đăng: “Chồng tôi bị bệnh từ rất lâu những gì trong nhà có giá đều
mang đi tiệm cầm đồ bán hết rồi, thật ra chẳng có tiền chi trả cho ông,
tôi nguyện quyến thân để hậu tạ tiền khám chữa bệnh và thuốc thang”,
Hà Đăng nghiêm túc nói: “Sao phu nhân lại nói ra những câu nói hồ đồ
như thế, gia đình của bà đã vét sạch tài sản để chữa trị cho ông, tôi làm
sao có thể dựa vào thời cơ để chiếm đoạt? Tôi sẽ hết lòng chữa trị cho
chồng bà mà không lấy đồng xu nào, xin bà hãy tự trọng chính mình,
không nên bôi nhiễm nhân cách của tôi và tự làm nhục mình”. Vợ của
ông Lý rất xấu hổ và cảm kích. Ngay đêm hôm đó, Hà Đăng mơ thấy
một người dẫn ông ta đến một quan phủ, trên quan đường có ông quan
viên nói: “Ngươi hành y có công đức, nhất là không lựa thời nguy cơ
của người khác để chiếm lấy thân xác của người đàn bà, tinh thần đáng
kính, cảm động thần minh, tuân theo chỉ định của Ngọc Hoàng Đại Đế
ban cho nhà ngươi một chức quan, thưởng tiền năm vạn”. Khi ông thức
giấc ông cảm thấy rất buồn cười, một y sĩ nhà quê, làm sao có thể làm
quan? Nửa năm sau, Hoàng Thái Tử lâm bệnh, Thái y trong cung chữa
trị bất lực vô hiệu, Hoàng Đế cho người xuống dân gian để tìm y bác sĩ,
nghe nói Hà Đăng có y thuật tài giỏi và lương hiền, nên hạ lệnh triệu
tập vô cung, Thái Tử chỉ uống một thang thuốc của Hà Đăng thì đã có
hiệu lực, uống thêm mấy lần thì khỏi bệnh hoàn toàn. Nên Hoàng
Thượng ban cho ông ta làm quan Thái y, thưởng năm vạn tiền. Lúc
này, Hà Đăng rất kinh ngạc chuyện trong giấc mộng. Đúng là thần
minh khả tín.
chú giải: hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
———–
IN TẶNG SÁCH ” NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU “, BỆNH NẶNG KHỎI ĐỘT NGỘT
Trong ghi nhận “Nhuận Đường Tập” của Thị Hà nói:
Ông Lưu Đặc Thiện tại huyện Cảnh Lăng Hà Bắc, sinh ra một
con trai tên là Thiên Dư, mới được có một ngày,Thiên Dư đã bị bệnh
rất nặng, bách dược đều vô hiệu, Bác sĩ nói, Thiên Dư: “Cho dù chim
hạc tái thế, cũng khó mà phục sanh, hết cứu được rồi.” Cả nhà rất bàng
hoàng nhưng cũng đành phải chịu thôi. Ông Đặc Thiện xưa nay sống
thiện tâm kiên vững, cho nên ông đã thành tâm hướng trời thỉnh cầu:
“Tôi nguyện in tặng “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” trăm cuốn để khuyên thế
nhân, hi vọng con trai tôi được nhanh lành bệnh”. Sau khi thỉnh cầu
xong, kỳ tích đã xuất hiện. Trong chớp mắt, thân xác con trai đã từ từ
khôi phục và khỏe lên, kể cả ông bác sĩ đã từng trị liệu cho cháu cũng
kinh ngạc mà nói: “Làm sao có thể như vậy được, làm sao có thể như
vậy được”. Tại sao bệnh tình từ sáng đến chiều có thể thay đổi lớn như
thế, thật là không thể ngờ. Như vậy, trải qua điều trị thêm 10 ngày, con
trai ông đã hoàn toàn khỏi bệnh. Sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” thật là
ân huệ to lớn.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.5.5>
———–
KIÊNG TÀ DÂM ĐƯỢC THẦN VĂN XƯƠNG BAN CÔNG DANH
Đường Vịnh lúc thời thiếu niên thường hay treo đèn khổ học đến
khuya. Một đêm nọ, có một thiếu nữ thầm yêu anh ta thường dùng tay
xé rách giấy của cửa sổ, hay chọc ghẹo và quyến r anh ta. Đường Vịnh
khuyên giải mãi mà không có tác dụng, liền dùng giấy dán lại chỗ đã
rách, dùng bút ghi lên: “Móc rách giấy cửa sổ dễ dán lại, gây tổn hại
lòng người khó mà hàn gắn lại”. Cô gái này nhìn thấy mới chịu bỏ đi.
Nửa năm sau, có một vị Tăng tu luyện có nội công đi ngang qua trước
cửa nhà Đường Vịnh, hiền từ bước vô, nhìn thấy họ, có treo tập trạng
nguyên, bên trái phải treo một đèn dầu, trước cửa còn có hai câu đối,
ông Tăng cảm thấy rất lạ, nên gõ cửa và trò chuyện với họ, khi anh ta
nghe được lời nói của ông Tăng cũng cảm thấy rất lạ, anh ta liền kể lại
sự tình của câu đối cho ông Tăng nghe. Ông Tăng nói: “Văn Xương Đế
Quân thần linh tối cao chuyên cai quản công danh thi cử và sự nghiệp
văn hóa rất kính nể những người không phạm vào tà dâm, người nhất
định thi trúng cử trạng nguyên”. Sau này, Đường Vịnh quả nhiên thi
trúng trạng nguyên và nổi tiếng trong thiên hạ.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
GẮNG SỨC HIẾU MẸ, CON ĐƯỢC TƯỚNG HIỀN 
Thôi Hảo, từ nhỏ đã có tính bẩm sinh là hiếu thảo. Cha của anh
ta qua đời rất sớm, người mẹ vì thương nhớ ưu sầu, khóc nhiều quá
dẫn đến bị bệnh mắt. Thôi Hảo bán hết gia tài trong nhà, đi khắp nơi
tìm bác sĩ đến chữa bệnh cho mẹ nhưng vẫn vô hiệu quả, đôi mắt bị
mù. Từ đó, anh ta rất thành kính phụng dưỡng người mẹ, ba mươi năm
như một ngày. Tất cả các thứ đồ dùng ăn mặc của mẹ, đều sắm theo
thời tiết nóng lạnh, đời sống sinh hoạt của người mẹ rất thoải mái,
không có thiếu thốn chút nào. Mỗi khi trời đẹp không khí trong lành,
nhất định dìu dắt mẹ đi ra ngoài du ngoạn, để được hít hơi thở trong
lành của thiên nhiên. Tuy đôi mắt của người mẹ bị mù, không được
chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp như tranh, ông Thôi miêu tả cảnh vật
thiên nhiên như rồng bay phượng múa, kể cho người mẹ nghe rất hứng
thú, mọi sự kiện tin tức phát sinh trong ngày, cùng bàn luận với mẹ
trong tiếng cười vui nhộn, giải sầu cho tuổi già, quên đi đau khổ về đôi
mắt mù, rất vui vẻ. Sau này, ông Thôi tuổi càng lớn dần, quan vị được
tôn vinh, còn tự tay cùng với con cháu trồng những cây hoa quả trong
vườn như đào, mận, hồng và các loại cây khác để bốn mùa đều có quả
tươi ăn. Khi người mẹ qua đời, để báo đáp ơn nghĩa cho mẹ, đến dần
cuối đời chuyển ăn chay trường. Do ông Thôi hành đức cao thượng,
cho nên làm được chức quan lớn, con trai ông Nhược Phôi, cũng thành
một đại tướng trong đời sau.
Trong tập “Cảm ứng ký sự” có nói: Hiếu thảo song thân, không
nên lạnh nhạt với cha mẹ, không nên để cho cha mẹ già phải bận tâm
lo âu, không nên để cho cha mẹ phải sợ hãi, không nên để cho cha mẹ
phải buồn phiền, không nên để cho cha mẹ có tâm sự khó nói ra, không
nên để cho cha mẹ có lòng hận thù. Nếu làm được hành vi hiếu thảo
như vậy, thiên địa nhân quỷ đều tôn kính chúng ta. Làm phận con cái,
dùng vật chất để cung dưỡng, tinh thần chăm lo để ổn định tâm trí
người già, là việc hiếu thảo căn bản nhất; cố sức học tập, thiết thật kính
nghiệp, để thành một người có ích cho xã hội, cho quốc gia, vì cha mẹ
thăng quang, là một đại hiếu; dẫn đạo cha mẹ già học tập chính đạo
Phật Pháp, khuyên đạo niệm câu thánh ngôn “Nam Mô A Di Đà Phật”
để cầu đến tịnh thổ trong thế giới Tây Phương cực lạc, vĩnh viễn thoát
khỏi đau khổ của sự luân chuyển, là một đại hiếu mỹ mãn nhất trên thế
gian.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
BỆNH NẶNG SẮP CHẾT, IN “BỬU PHIÊU” ĐƯỢC KHỎI BỆNH
Ông Lô Thiệu Hồng tại Từ Châu, do mẹ bị bệnh nặng đã mời bác
sĩ đến chữa bệnh. Bác sĩ nói: “Bệnh tình của mẹ anh rất nặng, không
thể nào trị khỏi”. Nên ông đã thành tâm cầu Phật Tổ từ bi phù hộ và
thề nguyện in tặng 200 cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, cầu xin bệnh
tình của mẹ được thuyên giảm và khỏi bệnh. Kết quả, không đến thời
gian nửa tháng, quả nhiên không cần đến thuốc men mà vẫn khỏi bệnh.
Sự kiện như trên là do ông Thiệu Hồng đích thân nói với ông Qúy
Lượng ghi dựng lại.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
KHÔNG TIN BÁO MỘNG, NẤU BA BA THIỆT MẠNG
Có một ông tên Trương Kỳ Quang tại Tô Châu, thích ăn con ba
ba, trong đêm, anh ta mơ thấy một người mặc áo đen đến cầu xin anh
ta tha mạng và nói: “Ngày mai anh sẽ có tai họa lớn”. Sáng hôm sau,
người thuê mướn đất vườn của anh ta bắt được một con ba ba lớn, đem
tặng cho anh. Kỳ Quang thấy con ba ba lớn như vậy rất mừng, người
vợ nhắc nhở anh ta nói: “Đêm hôm qua anh nằm mơ thấy người mặc
áo đen có thể là con ba ba này đó, nên thả nó đi thôi.” Kỳ Quang trả lời
: “Sinh vật là có thể biết báo mộng cho người nhưng con này là con ngu
khờ, cũng biết báo mộng sao?” Lập tức ra lệnh kêu đầu bếp để nấu ăn.
Kỳ Quang ăn hết nguyên con ba ba trong một ngày. Đêm hôm đó, anh
ta đau bụng bị tiêu chảy như là bị mổ bụng ra tiêu chảy liên tục không
ngừng, chữa trị vô hiệu, bệnh suốt ba tháng trời thì qua đời.
Nội Dung Của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 11.12>
———–
SỰ CHẾT THẢM CỦA KẺ TÀ DÂM
Tại Triết Giang có một cậu học sinh họ Ngô muốn hiếp dâm một
cô gái nhưng vẫn chưa thành. Nên hắn bàn mưu kế với người bạn họ
Phương, Phương Mậu thì lập mưu kế chuẩn bị cho ngày nào để hành
động. Không bao lâu, cha của Ngô Mậu mơ thấy có một người mặc áo
đỏ nói với công ta: “Con trai ông đáng lẽ có thể thi đậu tiến sĩ nhưng vì
lòng anh ta đen tối, Thiên Đế đã tước đi công danh của hắn. Phương
Mậu đang sống cuộc sống nghèo khó, nay lại lập mưu cho người thực
hiện hành vi tà ác, Diêm Vương đã phán cho anh ta phải xuống địa
ngục móc ruột, phải bị móc ruột ra từng khúc cho đến chết”. Cha của
Ngô Mậu thức giấc rất sợ hãi, khi trời sáng liền chạy đến trường học
tìm con trai để hỏi rõ sự tình, nghe con trai nói Phương Mậu tối hôm
qua mới bị đau ruột thừa cấp tính đã tử vong. Không bao lâu, Ngô Mậu
bị chứng bệnh suy nhược thần kinh, đầu óc bù xù ra vào trong thị xã,
không bao lâu cũng tiêu mạng qua đời! 
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 12.4>
ghi chú: hành ảnh chỉ mang tính chất minh họa
———–
BÁN BẢO VẬT CỨU NẠN QUAN TRI THƯỢNG THƯ
Ông Ưng Đại Hiến tại Triết Giang Đài Châu, khi ông còn học
sách tại xóm làng bên vùng núi, có một ngày, đang đốt đèn dầu sao
chép cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, đột nhiên nghe được đám ma quỷ
đang bàn tán và nói: “Tại nơi kia có một đàn bà, vì chồng đã thời gian
lâu chưa về nhà, bố mẹ bên chồng ép gả bà ta cho người khác. Nhưng
người đàn bà này sống rất trinh tiết, không bằng lòng, ngày mai nếu bị
ép quá, sẽ treo cổ tự tử, chúng mình sẽ tìm được người thế thân rồi.”
Ngày hôm sau, ông Ưng Đại Hiến đi tìm hiểu và đúng sự thật như
hôm qua mình nghe được. Ông trở về phòng đọc sách của mình, lén lút
đem chiếc đàn hiệu và đồ cổ của ông nội để lại cho mình đi bán được
bốn lượng tiền bạc. Lấy thân phận của chồng, viết ra một lá thư gửi về
an ủi người phụ nữ kia và bố mẹ, vừa gửi số tiền đó cho gia đình họ.
Khi bố mẹ họ nhận được thư và tiền, tin tưởng người con trai của họ
bình an, cũng không còn ép gả người đàn bà kia lấy chồng khác, tự
nhiên bà ta sẽ không còn muốn treo cổ tự tử nữa. Thời gian không lâu,
người chồng của bà ta trở về đoàn tụ với gia đình thật. Đối chiếu với
nhau về chuyện trên, cũng không biết ai đã làm ra chuyện tốt như vậy.
Qua không lâu, ông lại nghe thấy bọn ma quỷ nói với nhau:
“Theo thường lệ, chúng mình có thể tìm được người để thế thân, nhưng
do ông tú tài này đã phá hoại chuyện tốt của mình, một con ma đứng
bên cạnh mà nói:“Tại sao không gây họa cho ông ta để trả thù?”
Con ma này lại nói: “Ông ta thường chép “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
để khuyên thế gian, còn có lòng từ bi cứu giúp người, Thượng Đế ban
lệnh cho ông ta làm Âm Đức thượng thư, chúng mình còn có thể gây
họa cho ông ta sao?”. Sau này ông Ưng Đại Hiến đã thực sự thăng quan
làm thượng thư.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.2.2>
=========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
NẠO PHÁ THAI VÀ QUẢ BÁO
Trước tiên xin mời quý đạo hữu đọc một trích đoạn trong kinh 
“Phật Thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ và Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni”:
“Đức Phật mỉm cười, bảo khắp đại chúng: 
Trên thế gian có năm thứ ác nặng, sám hối khó diệt. Những gì là năm? 
Một là giết Cha; Hai là giết Mẹ; Ba là phá Thai; 
Bốn là làm cho thân Phật chảy máu; Năm là phá sự hòa hợp của Tăng.
Khi ấy, người nữ có tên Điên Đảo, kêu khóc nghẹn ngào, nước mắt như 
mưa, năm vóc gieo xuống, lăn lộn trước Phật, và bạch lên rằng: 
Lạy Đức Thế Tôn, từ bi rộng lớn, cứu hộ tất cả, cúi xin Thế Tôn, thương 
xót nói pháp.Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo một lần nữa: 
Nghiệp ác của ngươi, rồi sẽ sa đọa, địa ngục A-tỳ, không sao dừng ngớt. 
Các vị lắng nghe! Như Lai sẽ vì các vị mà nói. Về đời quá khứ, có thế giới 
tên, Vô Cấu Thanh Tịnh, cõi đó có Phật, hiệu là Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai, 
Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô 
Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, được vô 
lượng vô biên, các đại Bồ-tát, lúc nào cũng thường, cung kính vây quanh. Trong 
pháp Phật ấy, có cận sự nữ, tên là Điên Đảo, cô này nghe Phật, xuất hiện nơi đời, 
muốn cầu xuất gia, buồn bã kêu khóc, bạch Đức Phật rằng: 
Kính bạch Thế Tôn! Con có nghiệp ác, muốn xin sám hối, cúi mong Thế 
Tôn, cho con nói rõ: Con về trước kia, thân mang thai nghén, mới đủ tám tháng, 
cũng vì phép nhà, cho nên con chẳng ham muốn con cái, bèn uống thuốc độc, 
phá thai giết con, chỉ sanh đứa chết, đủ cả hình người. Có bậc triết giả đến bảo 
con rằng: “Nếu cố sẩy thai, người này hiện đời, mắc báo bệnh nặng, mạng 
sống ngắn ngủi, chết đọa A-tỳ, chịu khổ não lớn”. Nay con suy nghĩ, rất sanh 
buồn sợ. Cúi xin Thế Tôn, đem sức Từ bi, vì con nói pháp, cho con xuất gia, để 
khỏi khổ ấy. Lúc đó, Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến bảo nàng Điên Đảo: 
Trong địa ngục nóng, tạm gặp gió lạnh, tội nhân tạm mát, trong địa ngục 
lạnh, tạm gặp gió nóng, tội nhân tạm ấm. Địa ngục A-tỳ, không có điều đó, lửa 
trên suốt xuống, lửa dưới suốt lên, bốn bề vách sắt, trên đặt lưới sắt, bốn cửa 
Đông Tây, có lửa nghiệp mạnh, nếu chỉ một người, tân cũng đầy ngục, thân to lớn 
đến tám vạn do tuần, nếu đông nhiều người, cũng đều đầy ngục. Khắp thân tội 
nhân, có rắn sắt lớn, khổ độc của nó, hơn cả lửa mạnh, lại có chim sắt, mổ thịt tội 
nhân, hoặc có chó đồng, nhai thân tội nhân, ngục tốt đầu trâu, tay cầm binh khí, 
phát tiếng hung tợn, như tiếng sấm sét, bảo tội nhân rằng: “Người cố giết thai, 
phải chịu khổ này! ”…Ta nếu nói sai, chẳng phải là Phật.”
Nghĩa là cách đây 2500 năm trước, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã vì 
chúng sanh mà thuyết rõ quả báo của việc nạo phá thai: “Nếu cố sẩy thai, người 
này hiện đời, mắc báo bệnh nặng, mạng sống ngắn ngủi, chết đọa A-tỳ, chịu khổ 
não lớn”. 
Ngày nay, xã hội càng phát triển, con người càng trở nên lạnh lùng với sự 
sống. Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá thai trở thành một vòng 
tròn khép kín giống nhau ở khá nhiều người. Họ quan niệm rằng thai nhi chưa là 
người nên không có quyền con người. Lối suy nghĩ đó đã khiến cho hàng triệu 
sinh linh bé nhỏ bị tước đoạt đi quyền sống khi chưa nhìn thấy ánh mặt trời.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh 
đẻ ở Trung Quốc thì có tới 24 người nạo phá thai. Kinh khủng hơn, cũng tiêu chí 
này, tỉ lệ ở Nga là 50 người trên 1000 người. Với Hàn Quốc, đất nước có luật 
chống phá thai, tỉ lệ phá thai cũng không phải là nhỏ. Theo Bộ Y tế an sinh xã hội 
Hàn, có tới 342.433 vụ phá thai năm 2005. Theo nghiên cứu năm 2012, số ca phá 
thai tính tới năm 2010 ở Hàn Quốc đã giảm xuống còn 160.000 ca. Tuy nhiên, 
con số này không phải là dấu hiệu khả quan. Lí do vì Hàn Quốc là đất nước quy 
định phá thai là hành vi phạm tội, có thể bị bắt đi tù nên nhiều người đã ra nước 
ngoài để làm việc này. 
Hiện nay, theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng 
Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. 
Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này cho thấy 
chúng ta đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và số một khu vực Đông Nam Á về 
tình trạng nạo phá thai. (theo báo V ietnamnet)
Có vẻ như con người ngày càng xa rời những bài học của Đức Từ Phụ
Thích Ca để lấn sâu vào vòng ái dục mà không biết rằng phá thai là một tội ác, phá 
thai sẽ đem đến những quả báo khôn lường. Người ta thường nói rằng những 
trường hợp sinh con khó nuôi, khó sinh, xảy thai, vô sinh, con chết yểu và một số 
bệnh hiểm nghèo thường là quả báo của việc nạo phá thai. Sau đây là một số câu 
truyện thực tế được ghi nhận:
Nội Dung Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
PHÁT NGUYỆN IN SÁCH – THẦN LINH TẶNG THUỐC
Con dâu thứ của tôi là Thị Lưu, đã từng bị nhiễm dịch bệnh, cả
thân thể nổi lên chấm đỏ. Uống thuốc cũng vô hiệu, bệnh ngày càng
nghiêm trọng. Đến ngày thứ 12, bác sĩ nói: “Độc tố của bệnh đã di
chuyển vô tim, mạch khí đã tuyệt, rất nguy kịch trong nay mai.”, cả
nhà đã bó tay. Cho nên, tôi gấp rút đến đền thờ Thần Táo Quân đốt
nhang cầu vái: “Nếu như bệnh tình dâu thứ của tôi được khỏi bệnh, tôi
đồng ý in tặng 100 cuốn sach “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, vả lại khuyên
giải người đời kính ngưỡng cuốn sách này để cải thiện.” Đến giờ khuya
canh hai, lại đến trước đền thờ Thần Táo Quân cầu vái thật lâu. Đến
giờ canh bốn, cùng với con trai thứ âm thầm cầu vái trong phòng: “Nếu
Ngọc Hoàng Đại Đế từ bi, có thể cứu được bệnh của dâu và vợ của
chúng con, có thể khỏi bệnh, chúng con cố gắng hết sức mình để khuyên
độ thế nhân kính ngưỡng đạo lý của sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.” Đến
lúc giờ canh năm, người nhà ngủ thiếp đi tại bếp, trong mơ nghe thấy
tiếng người gõ cửa. Khi mở cửa ra, nhìn thấy có một lão già, trong tay
cầm một viên thuốc màu đen, nói là đến trị bệnh cho Thị Lưu. Vừa nói
xong, bước thẳng vô nhà, cùng với con trai thứ cho thị Lưu uống thuốc.
Cả nhà đứng ở phòng ngoài mong đợi, đột nhiên nghe trong phòng có
tiếng nói: “Phải cử động nhiều!”, ngay lập tức nhìn thấy có một người
hầu tay bưng thùng ra. Đột ngột rớt xuống, làm đổ thùng phân, để
phân văng đầy mình của người nhà, giật mình thức tỉnh.
Chạy vào trong phòng, nghe bệnh tình của dâu thứ khỏe lên
nhiều. Sau khi trời sáng, mời bác sĩ đến khám, phát hiện mạch nguyệt
đã hồi sinh. Uống thuốc thêm mấy liều, đã khỏi bệnh.
Đây chính là thần linh đã âm thầm phù hộ, là chuyện có cầu có
ứng. Ban cho các quân tử thích hành thiện, nếu thấy cuốn sách “Ngọc
Lịch Bửu Phiêu” nhất định phải thành thật ban hành chân lý trong
sách. Hoặc sao chép in ấn, truyền tặng cho người khác: hoặc truyền cáo
những sự kiện như vậy cho người khác hiểu, dùng để khuyên giải đời
người cải hóa lòng thiện, nhất định nhận được vô lượng phước báo.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.9.1>
===========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
BỐ THÍ THUỐC MEN CỨU NGƯỜI, VINH DỰ BỔ NHIỆM CHỨC THÀNH VƯƠNG
Vào giữa năm Gia Thiện, ông Hồng Thiệu Đỉnh tại Nam Xương
Phủ Tây Giang, lúc còn trẻ theo học y khoa môn nội ngoại khoa. Năm
mười chín tuổi, đã từng đọc cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, khi đọc được
trong điện thứ hai có nội dung nói “chỉ hạ bất minh” (tức khám bệnh
cho người chỉ qua loa không kỹ), lấy thuốc trị bệnh để chuộc lợi thì bị
chuyển tiếp đến tiểu địa ngục chịu cực hình tiếp. Tin và kính ngưỡng,
đã bố thí thuốc men để trị bệnh cho rất nhiều người và sao chép cuốn
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nói cho người trên thế gian hiểu biết, hy vọng
tất cả mọi người cảnh giác, biết sám hối. Vừa phát đại lòng tin, trị bệnh
không tính toán tiền bạc, không phân biệt giàu nghèo. Khi gặp có người
bị bệnh nguy kịch, phải sử dụng nhân sâm, nếu người bệnh đó nghèo
khổ, mua không nổi thì ông sẽ thái nhân sâm ra từng miếng nhỏ, trộn
vào chung các loại thuốc khác, bán giá rẻ cho họ để trị bệnh. Tận dụng
tiền thưởng thu được của người giàu có, cứu trợ cho các người bệnh
nặng khó chữa. Nếu như gặp năm thất thu đói khát thì không ngồi kiệu
mà đi bộ để khám bệnh cho bá tánh. Phu nhân của ông rất hiền năng,
luôn tuân thủ ý nguyện hành thiện của người chồng. Khi mùa đông, 
cho dù mặc áo quần bằng vải thô cũng không một trách hờn. Trong
ngày mừng thọ tám mươi tuổi, tự nhiên ông nhìn thấy trên trần cao của
phòng khách treo lên một băng-rôn màu đỏ, trên có dòng chữ màu
vàng: “Phùng Thiên Đế Mạng”, Hồng Thiệu Đỉnh đến Thành Hoàng
tỉnh Phúc Kiến thi nhiệm. Ba ngày sau, trong nhà đền thờ nên thay áo
tắm rửa, ông lìa đời trong trạng thái ngồi.
Tất cả con cháu của ông trong sự nghiệp đều rất thành công và
danh tiếng.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4. 1. 9>
=========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
QUYÊN GÓP IN TẶNG “NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU” MỘNG THẤY TRỊ BỆNH
Ông Tuyên Hoàn Chương tại Bửu Sơn, trường kỳ bị bệnh trĩ, trị
liệu khắp phương đều vô hiệu, rất là đau khổ. Vào tháng ba năm Tuất
Thìn, tự nhiên ông đọc được cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, ngay
lập tức ông phát lên lòng tín ngưỡng. Ông lập tức đứng trước đền thờ
Thần Táo Quân, lập nguyện in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và
“Tiếc Chữ Thuyết”, “Tập Kính Táo” vv…cầu xin tiêu trừ bệnh trĩ.
Một thời gian, sau khi âm thầm cầu vái. Vào một buổi tối, ông mơ
thấy một ông hòa thượng, tay cầm kiếm sắt, đi đến trước mặt ông và
nói: “Để tôi chặt đứt cục trĩ của ông!”. Nói xong giơ kiếm lên và chém
một phát xuống, ông hốt hoảng thức giấc. Không bao lâu, phát hiện
bệnh trĩ của mình cũng biến mất từ nay. Đây là sự kiện được ghi lại do
ông Lưu Bửu Sơ tường thuật lại với ông Qúy Lương.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.5.7>
=========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
———–
THẢM BÁO CỦA KẺ KINH DOANH SÁCH BÁO, TRANH VẼ KHIÊU DÂM
Tại khu Giang Nam có một thương gia bán sách tên là Chu
Tường, vì muốn tranh giành lợi nhuận cao, chuyên lén lút phát hành in
ấn buôn bán và cho thuê những sách truyện khiêu dâm với giá cao, bạn
bè đã khuyên răn anh ta đừng kinh doanh những loại sách này nữa có
ngày chuốc họa vào thân và chịu sự ác báo, Chu Tường cho là sự mê
tín đáng mắc cười, không sợ tới. Hai năm sau, thị lực của Chu Tường
bắt đầu mờ dần, cho đến một ngày mắt bị mù, tìm kiếm rất nhiều y bác
sĩ để chữa trị, tốn biết bao nhiêu tiền vẫn không chữa được. Một ngày,
tiệm sách bị hỏa hoạn, mắt của hắn lại bị mù không thấy đường để tháo
chạy, nửa người bị bỏng nặng, cơ thịt bị hoại tử, mỗi ngày đều kêu la
trong sự đau đớn, không đến ba ngày thì tử vong. Trước khi chết đã
nói: “Tôi in ấn kinh doanh những sách khiêu dâm như vậy, tuy kiếm
được nhiều tiền nhưng đều tiêu tan hết vào để chữa bệnh, vả lại tôi hại
người không ít, chịu sự trả báo như thế cũng là đáng đời, hi vọng các vị
bạn hàng lấy tôi mà làm gương, đừng kinh doanh những loại sách
truyện giống như vậy nữa”. Vợ của Chu Tường sau này do cuộc sống
khó khăn vay mượn rất nhiều tiền, tiếp đó bị người đòi nợ bắt cóc bán
đi khu núi rừng để làm nô lệ
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 12>
———–
KÝ SỰ TĂNG THỌ KHI IN SÁCH ” NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU “
Ông Trần Ưu Dung tại thôn Đại Nghĩa tỉnh Phúc Kiến, bốn anh
em đều buôn bán, Trần Ưu Dung làm công tay đại lý khí đốt, ông biết
được người bạn có cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và mượn để đọc.
Mẫu thân của ông ta đã 82 tuổi, vào tháng 5 năm 1992, bà phát bệnh
nặng, bác sĩ đã tuyên không thể trị khỏi nên ông về nhà mau chuẩn bị
hậu sự cho bà. Ông tưởng nhớ đến ơn đức của mẹ, rất đau buồn lại
không làm gì được, đột nhiên ông nhớ ra cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu
Phiêu” có ghi lại một số ký sự cầu xin tăng thọ và trị bệnh rất là kinh
nghiệm. Tối hôm đó, ông đứng ngay trước bàn thờ Thần Táo Quân
thành tâm cầu khẩn, lòng nguyện in tặng sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”
để cầu xin mẹ tăng thêm tuổi thọ. Hai hôm sau, vào một buổi tối, ông
Trần Ưu Dung nằm mơ thấy mình đi đến một quan phủ, hơi giống như
quan phủ của Thành Hoàng. Ưu Dung thấy mẹ mình đang đi đi lại lại
trong đó, trên sảnh không thấy có người, chỉ có một người đang cầm
cuốn sổ đang kêu tên Ưu Dung và nói với ông, trời sắp tối rồi, sẽ đóng
cửa thôi. Ưu Dung rất hốt hoảng, hét to kêu cháu gái đến rước mẹ đi
về. Người đó ngăn lại và kêu ông không được lên tiếng. Ưu Dung như
thế đã dắt mẹ trở về nhà. Sau khi thức giấc, ông đến ngay đầu giường
của mẹ để xem, chưa đợi đến Ưu Dung mở miệng, bà mẹ với tiếng yếu
ớt kể lại chuyện giấc mộng của bà cho Ưu Dung nghe, không ngờ giấc
mộng của hai người hoàn toàn giống nhau. Từ nay về sau, bệnh tình
của bà mẹ ngày một khỏe hơn, sau này hoàn toàn khỏe mạnh lại. Cả
nhà anh em rất vui mừng, thề nguyện in tặng thêm sách “Ngọc Lịch
Bửu Phiêu”
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.10.7>
———–
IN ẤN ” NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU ” THI ĐẬU LIÊN TIẾP
Người đồng hương với tôi, ông Trần Trọng Trường, lâu nay rất
ngưỡng mộ thiện lý trong cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”. Nhưng
nghĩ gần những khu này không thể mua được cuốn sách này, rất hối
tiếc.
Có một ngày, ông đi đến một miếu cổ trong thành thị Tô Châu để
thắp hương, rất may mắn được biếu tặng một cuốn. Sau khi đọc xong,
ông rất kinh ngạc, tóc dựng hết lên. Cho nên, nói với một ông sư xuất
gia quen biết: “Sách thiện trên thế gian, chưa từng thấy có cuốn sách
hay như thế. Không chỉ các người có trí tuệ đọc xong có thể tỉnh ngộ
mà một số người phổ biến khi nghe hay vẫn hiểu rõ đạo lý bên trong,
cũng sẽ cẩn thận về hành vi của mình. Và sám hối những gì mình đã sai
phạm.”
Nên ông phát tâm nguyện theo nguyên sách như ban đầu, giao
cho một nhà xuất bản để in ấn, truyền bá đến lâu dài, thành tâm mong
muốn người trên trần gian đều quy tụ với thiện đạo.
Ba năm sau khi in ấn, con trai ông tên Bửu Kiệm, tham gia thi cử
trong tỉnh huyện, đã thi đậu cử nhân vào năm Giáp Tuất, tham gia hội
thi cũng đậu hạng nhất, đã mang danh dự về cho cả làng xóm. Đấy
chính là trời ban phước cho thiện nhân, có thể nói là rất lớn, rất nhanh
và rất rõ ràng.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
ĂN HỐI LỘ XỬ ÁN SAI, CHUYỂN KIẾP THÀNH CON LỪA
Có một tiến sĩ họ Trưởng, đảm nhiệm chức vụ quản lý an ninh
trật tự tại tỉnh Sơn Đông. Đến một ngày, hai anh em vì tranh giành gia
tài của tổ tiên để lại đến thưa kiện. Người anh đưa hai trăm lượng vàng
để hối lộ cho ông Trưởng, yêu cầu xét cho anh ta được thắng kiện;
người em lại đưa cho hắn ba trăm lượng vàng để hối lộ, cũng yêu cầu
mình được thắng kiện. Ông Trưởng thu hết hai bên, vì người em đưa
hơn một trăm lượng vàng, nên xét được thắng hưởng gia tài của tổ tiên
để lại, người anh tức giận thành bệnh, không bao lâu thì qua đời. Sau
này, ông Trưởng cũng qua đời. Trong làng có một thân sĩ, sau khi chết
đi được 3 hôm, ông hồi dương lại. Kêu người đến mời con trai của ông
Trưởng đến, nói với anh ta: “Khi xuống Diêm phủ, tôi nhìn thấy ba
cậu, ông ta sắp đầu thai thành con lừa, hiện giờ, sẽ đầu thai xuống một
nhà kia.”, con trai của ông Trưởng không tin. Ông thân sĩ nói: “ Trong
lúc cha ông làm quan tại tỉnh Sơn Đông, do nhận hối lộ đã xử oan cho
người ta, tiền hối lộ là thông qua người hầu của nhà người nhận, nếu
như anh không tin, có thể về hỏi thăm xem.” Khi hỏi, quả nhiên là như
thế. Thân sĩ lại nói: “Phụ thân của ngươi nhờ tôi truyền lại cho anh;
nhất định phải trả lại số tiền nhận hối lộ, đồng thời phải in tặng sách
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để giảm nhẹ tội cho ông.” Con trai của ông
Trưởng sau khi nghe xong, lập tức làm theo lời chỉ dẫn của phụ thân
và đi đến nơi cha mình đã đầu thai mua về con lừa, gửi nuôi vào nơi am
phóng sanh tại Dương Châu, mướn hai người làm chăm sóc. Trải qua
thời gian ba năm, con lừa mới chết.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
=========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG, A DI ĐÀ PHẬT
<hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa>
———–
PHÁT NGUYỆN IN TRUYỀN SÁCH, ĐƯỢC TÁI HỒI SINH
Bà ngoại của tôi tên là Ưu Quỳnh Phân năm nay 78 tuổi, bị tai
biến mạch máu não đã liệt nửa người hai mươi mấy năm trời, gần đây
lại phát hiện bị bệnh tiểu đường. Vào ngày mồng 9 tháng 5 năm 2004,
bà đến bệnh viện của thị trấn Lê Đường khám bệnh. Khi truyền dịch
không được bao lâu thì xuất hiện tình trạng khó chịu bất an, tiếp theo
sắc mặt trở nên tím tái, không tự chủ được đại tiểu tiện. Hai mắt lật
lên, bất tỉnh hôn mê. Cấp cứu không hiệu quả nên chuyển đến bệnh
viện Uy Hiệu cấp cứu, cấp cứu khoảng 2 tiếng đồng hồ, bác sĩ nói đã
ngưng thở, hết cứu chữa được nửa, kêu người nhà chuẩn bị hậu sự cho
bà. Bắt đầu, rút ống khí ô-xy, dọn dẹp các thiết bị cấp cứu. Thì vào lúc
này, tôi nhận được cú điện thoại của người em trai, nói bà ngoại không
được rồi, mau trở về nhà. Khi đó, tôi nhớ ra nhiều sự kiện trong cuốn
sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tôi có ý niệm thử xem, tôi liền bước đến
bàn bếp cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế, Thần Táo Quân, và các Thần Phật
phù hộ cho bà ngoại được chuyển nguy thành an. Và phát nguyện in
tặng 100 cuốn sách và cố sức truyền bá lưu thông. Không ngờ, chỉ trong
giây phút đầu, người bà ngoại còn nằm trong giường bệnh như vừa
thức tỉnh, hét lên một tiếng yếu ớt. Quả nhiên tỉnh lại! Bác sĩ cũng cảm
thấy chuyện rất ly kỳ nên bắt đầu tiến hành trị liệu cho bà, không bao
lâu, bà được xuất viện ra về. Đây chính là sự kiện có thật đích thân tôi
từng trải, không nửa câu dối trá đặt chuyện.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
LIÊN SINH HOẠT PHẬT KỂ TRUYỆN QUẢ BÁO DO SÁT SANH
(Trích từ sách ” Địa Ngục Biến Hiện Ký của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn)
Từng có một người nữ mắc bệnh “thiên đầu thống” lâu cả 10 năm rồi, đã tìm gặp các bác sĩ trong cũng như ngoài nước, nhưng trước sau không cách nào làm thuyên giảm bệnh. Có thể nói các bác sĩ đã bó tay, vô phương cứu chữa. Bà này đến quy y tôi. Trì “Thượng Sư Tâm Chú” cả trăm vạn lần, liên tục tụng niệm. Có một lần, bà đến gặp nói với tôi: “Sư Tôn, con thực sự có việc muốn cầu xin nên mới quy y Ngài, hy vọng Ngài tha lỗi cho con.”
Tôi nói: “Tôi không để ý gì đâu, rất nhiều người đến quy y, tôi đều xem như nhau cả.” Tôi hỏi: “Bà cầu xin gì vậy?” Lúc này bà mới nói ra nguyên do quy y là vì muốn Sư Tôn trị bệnh thiên đầu thống cho bà. Khởi đầu tôi dùng “gia trì lực”, “phù chú lực” giúp bà ta, nhưng trước sau không đúng yếu điểm. Cuối cùng tôi dùng Thiên nhãn quan sát, lúc này tôi đột nhiên phát hiện ra trên đầu bà bị tháp vào một cây đinh vô hình làm đau. Đinh màu tím, dài 5 tấc, xúc chạm làm đau dây thần kinh. Tôi kinh hãi biết rằng cây đinh vô hình làm đau này là từ âm phủ mà ra, do đó tôi phải tìm sự chỉ giáo của Minh Vương.
Tôi đã hỏi Minh Vương việc gì đã liên quan đến cây đinh vô hình làm đau của bà đệ tử này. Minh Vương nói:
“Đệ tử của Ngài khi còn trẻ rất thích ăn loại gà đồng, ếch, lúc ăn ếch thì lấy dầu đốt nướng ếch, số ếch bị nướng chết vô số kể, đã vượt qua phước báo của mình, cho nên Minh phủ mới cho phát ra cây đinh làm đau này để trừng phạt.” – “Lý do như thế, bây giờ làm sao để giải cứu?” Minh Vương đáp:
“Chỉ có phóng sinh và trì Vãng Sanh chú” Tôi nói:
“Tôi sẽ khuyến khích bà ta phóng sinh và trì chú Vãng Sanh. Trước mắt bà ấy đã trì cả trăm vạn Thượng Sư tâm chú rồi.” Minh Vương nói: “Như thế cây đinh làm đau sẽ tự nhiên biến mất thôi.” Phải nói điều thật kỳ lạ là chuyến đi Minh phủ gặp Minh Vương xong thì bệnh thiên đầu thống của bà đệ tử như không có cánh mà bay, sau một giấc ngủ tỉnh dậy, bệnh bà không còn đau gì nữa, cơn đau giống như được nhổ ra khỏi đầu, khác trước kia một trời một vực, đau đớn hoàn toàn được giải trừ. Tôi lại xử dụng Thiên nhãn xem thì không còn trông thấy cây đinh làm đau nữa.
Tôi hỏi: “Bà thích ăn ếch lắm phải không?” Bà ta trả lời:
“Sư Tôn biết cả rồi!” – “Ăn tất cả bao nhiêu con?”
“Tôi đi chợ mua về nướng ăn không biết là bao nhiêu nữa.”
“Bây giờ thì không được ăn nữa, thấy rồi đó, mua mà phóng sanh, niệm cho thật nhiều chú Vãng Sanh, như thế thì bệnh thiên đầu thống sẽ không tái phát” – “Xin tuân lệnh Sư Tôn.”
Nữ đệ tử này, từ đó không ăn thịt ếch nữa mà ngược lại chỉ lo phóng sinh ếch, niệm chú Vãng Sanh cả trăm vạn lần. Lấy sự linh cảm đến với mình báo cho nhiều người biết, dẫn rất nhiều người đến quy y tôi.
Cư theo tôi biết rằng có rất nhiều người bị cây đinh làm đau tháp (cấy) vào người rồi. Những cây đinh này là từ Minh phủ phát xuất có tác dụng trừng giới, có người bị đau vai, người bị đau lưng, người bị đau đầu, người bị đau các khớp xương, có những người bị đau răng, đau chân, đau ngón tay, vân vân. Nói rằng không nhất định từ Minh phủ tạo ra, nhưng hy vọng mọi người lo việc phóng sanh thật nhiều, đọc chú Vãng Sanh thật nhiều. Tiêu, tiêu trừ nghiệp chướng!
Tôi xin thực sự bá cáo với mọi người, phúc đừng hưởng cho hết tận, hưởng hết phúc ắt sinh ra tai ương. Chúng ta là những người học Phật phải biết quí trọng phúc, tạo ra phúc mới đúng. Phật từng đã dạy chúng ta “phải buông xả”, thử hỏi câu “phải buông xả” là buông xả cái gì nào? Hãy trả lời xem.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 11.1>
———–
SÁM HỐI CHUYỆN QUÁ KHỨ, HỒN MA SIÊU THOÁT
Trong cuốn “Tự cầu đường tập” có một đoạn do ông Khầu Đại
Vinh nói với ông Lâm Xuân:
Cha tôi là ông Khầu Phục Sơ tại Nam Kinh, sống rất hiếu thảo
với ông bà nội của tôi. Mẹ tôi qua đời sớm, tôi là con trai ông tên là
Khầu Đại Vinh, cũng rất hiếu thảo, đồng thời thích hành thiện làm việc
tốt lành. Nhưng cha tôi Khầu Phục Sơ lại không tin là có quỷ thần và
có địa ngục.
Vào năm Nhâm Tý, tôi có đi Tô Châu buôn bán, đem về một cuốn
sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, tôi cùng cha xem chung với nhau. Cha tôi
vừa cười vừa nói: “thật là hoang đường!”. Vừa nói xong đã vứt cuốn
sách vào trong hộc tủ. Nhưng tôi lại rất kính ngưỡng, muốn tìm người
để in ấn biếu tặng truyền bá, lại sợ cha biết được sẽ mắng chửi, nên
đành buông xuôi. Năm Qúy Sửu, khi cha tôi lâm trọng bệnh và than
thở nói với con trai: “Gần đây, ta thường nhìn thấy các ma quỷ tụ tập
trong nhà mình phá phách, ta mới tin thật sự là có ma, theo ta nghĩ
chắc là cũng có địa ngục. Ta rất hối hận khi không tín ngưỡng sách
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu”.
Sau khi nghe được cha tôi nói. Trong lòng mọi ưu sầu đều biến
mất, lập tức thề nguyện in ấn 300 cuốn sách để truyền bá. Lúc này,
Phục Sơ nghe được phía ma quỷ nói: “Ông ta tuy sắp chết đến nơi rồi
nhưng Thần Táo Quân đã ghi lên trán ông ta chữ “Thuân Tuân” lại
nghe thấy các ma quỷ khác đang hét lên và nói: “Ngọc chỉ sắp đến rồi,
ta mau rời khỏi nơi này, không sẽ bị trừng phạt”. Bệnh tình của Phục
Sơ quả nhiên không bao lâu thì khỏi bệnh, hiệu quả đúng nhanh như
thế, không thể để cho người ta không tín ngưỡng vào cuốn “Ngọc Lịch
Bửu Phiêu”.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
SÁM HỐI, DỨT BỎ TÀ DÂM, CHUYỂN THIỆN, CẦU CON ĐƯỢC NHƯ MONG MUỐN
*Câu chuyện thứ nhất:
Có một người tên là Giá Nhân, đã ngoài 50 tuổi còn chưa có con,
trong lòng rất mong. Một buổi tối, ông mơ thấy một phủ điểm, trên có
ghi chữ: “Sinh dục tự”. Giá Nhân liền cầu khấn về chuyện con cái của
mình. Người kia lấy một cuốn sổ tay lật ra xem và nói: “Ông đã từng
cưỡng hiếp một phụ nữ, muốn cầu xin con cái là chuyện bất khả năng”.
Giá Nhân nghe được rất kinh ngạc, tiếp theo nhất lòng thành tâm cầu
xin và nói: “Tiểu dân lúc ấy vô tri, cầu xin được khoan dung chuộc tội”.
Quan thần nói:“ Tuy ông có lòng hối cải, phải khuyên nhủ 10 người
không phạm tà dâm (không phải vợ chồng mà có quan hệ tình dục nam
nữ) mới có thể xóa được nghiệp tội mà mình mắc phải, mới hi vọng có
con để nối dòng”. Khi Giá Nhân thức giấc, lòng quyết tâm sám hối,
khuyên bạn bè thân thuộc kiêng tà dâm, vả lại còn góp tiền in ấn sách
thiện có nội dung khuyên giải không mắc vào tà dâm và sách “Ngọc
Lịch Bửu Phiêu”, cảm hóa được rất nhiều người. Quả nhiên, sau này
ông sinh được hai cậu con trai.
* Câu chuyện thứ hai:
Huyện Hoa Đình có ông họ Trương, lúc thời trẻ thường hay cài
bẫy dụ dỗ thiếu nữ tiến hành mại dâm. Sau khi kết hôn sinh được hai
cậu con trai nhưng vì do suy dinh dưỡng bẩm sinh nên đã tử vong,
chính ông cũng bị mắc bệnh bướu hạch, điều trị nhiều năm cũng vô
hiệu quả. Sau này ông đọc được cuốn sách nói về đủ loại nhân quả trả
báo liên quan đến tà dâm dục vọng, cảm thấy rất hối hận, biết được sự
bất hạnh của mình là do trả báo sự tà dân của mình. Cho nên, ông đứng
trước tượng thần Phật xin thề vĩnh viễn từ bỏ kiêng trừ tà dâm, bỏ tiền
ra in ấn rất nhiều cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để truyền bá đến
thiên hạ. Một năm sau bệnh của ông đã khỏi, không bao lâu liên tiếp
sanh được ba đứa con.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
NGƯỜI MẮC BỆNH PHONG MUA DÂM, NGƯỜI BÁN DÂM THIỆT MẠNG
Những năm gần đây, nạn mại dâm ngày càng gia tăng, những kẻ
mất đạo đức ngày càng nhiều, mại dâm mua dâm nghiêm cấm nhiều
lần không hết, dẫn đến bùng phát căn bệnh HIV và những căn bệnh lây
nhiễm khác, gây độc hại đến xã hội. Nhưng mà thiện ác ắt phải có báo,
sự kiện dưới nay lấy làm cảnh tỉnh cho những kẻ có hành vi tà dâm.
Vào ngày 25 tháng 8 năm 2001, tại tỉnh Hồ Nam trong làng Thị
của nhà họ Trương có trại phong cùi, có ông Trương Mậu sau khi xem
xong cuốn băng hình khiêu dâm ngay lập tức đón xe chung với La Mậu
thoát ra đi đến làng thị họ Trương, đi đến nhà trọ Từ Dung. Nhờ La
Mậu môi giới, giới thiệu gái bán dâm họ Lữ cho ông Trương. Lữ Mậu
nhìn thấy ông Trương đầu tóc chân mày hơi rụng, cả mình tấy đỏ như
đang lột da vậy, trong lòng hoài nghi. La Mậu bịa ra lời dối và nói:
“Hắn ta là dân quân phục ngũ, hai chân là do bị thương ở chiến
trường”, cô bán dâm nửa tín nửa nghi, nhưng nghĩ đến tờ giấy bạc 50
đồng sắp được bay vào túi mình, nên đồng ý bán dâm.
Xong việc, La Mậu nói với mại dâm Lữ Mậu, người mua dâm là
người mắc bệnh phong cùi. Lữ Mậu nghe xong người cứng đơ, sau đó
căn theo lời tố cáo của quần chúng, cảnh sát bắt ngay tại trận ông
Trương, ông La tất cả 4 người do vi phạm và đưa Lữ Mậu đến bệnh
viện xét nghiệm, bác sĩ dặn cô phải sớm nhập viện để chữa trị bệnh. Lữ
Mậu rất hối hận, về đến nhà đã treo cổ tự vẫn.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương12>
===========================
GHI CHÚ: MỌI NGƯỜI HÃY VÀO NHÓM ĐỂ TẢI SÁCH NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU VÀ ĐỌC NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
———–
PHÁT TÂM IN TẶNG SÁCH ĐƯỢC THOÁT NẠN SÔNG BIỂN
Vào năm 1940, tôi tại chức tại Phúc Kiến, ông Mã của công ty
thuốc lá có tặng tôi một cuốn sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, sau khi đọc
xong, cảm thấy là một thuốc bổ để cứu thế gian, rất là quý báu. Trước
hai ngày, khi đưa tiễn vợ tôi về Thượng Hải, tôi mơ thấy có một người
mặc bộ đồ màu đen nói với tôi: “Cuốn sách này rất tốt, nếu mà có thể
in tặng 1000 ngàn, sẽ trợ giúp cho anh rất nhiều.” Khi thức tỉnh anh
dặn dò vợ mình, sau khi về đến Thượng Hải nhớ in sách biếu tặng.
Lúc ấy, con sông Giáp Giang do chiến tranh bị quân lính phong
tỏa, những người đi tàu đều phải đến cảng Phúc Thanh để đáp tàu
chuyển tải, người đến Thượng Hải mà đáp thuyền buồm đã chen đầy
bảy chiếc thuyền buồm. Trong đó, đã có 6 chiếc gặp sóng gió bị chìm,
chỉ có chiếc thuyền mà vợ anh ngồi được đi bình an. Thật là chuyện
không thể ngờ được. Thật là do Thần Phật phù hộ. Y như trong cuốn
“Tập Thái Thượng Cảm Ứng” đã nói: khái niệm thiện tâm đã dạy
trong lòng, tuy vẫn chưa thực hiện bằng hành động, thì đã được ban
phước lành, thật là chuyện không sai chút nào, tôi đưa câu chuyện đích
thân tôi từng trải, nếu như có nửa lời nói dối, tôi sẽ bị cho xuống địa
ngục chịu hình phạt đau khổ.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.10.12>
ghi chú: hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
———–
CẢN NGƯỜI IN TẶNG SÁCH, HỒN MA ÂM PHỦ ĐẾN QUẤY
Ông La Lượng Phong tại Trúc Tây đã từng ghi chú lại một đoạn
văn chương trong cuốn “Tự cầu đường tập” bên nhà họ Lý:
Vào năm Bính Thìn, ông Lưu Hạc Triều tại huyện Sơn Âm, dẫn
cả gia đình vào kinh hầu tuyển. Một ngày nọ, dọc đường gặp một phụ
nữ mặc áo hồng nói với ông ta: “Lúc tôi còn trên trần gian, muốn in
sách “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” 100 cuốn. Lúc đó, ông nói in sách này
chẳng có tác dụng gì và đã cản trở tôi, làm cho tôi sau khi chết đi không
thể thoát khỏi sự tội hình đau khổ trong âm phủ”. Sau khi nói xong
chớp mắt đã biến mất.
Ông Lưu sau một hồi rất kinh ngạc và suy nghĩ lại, mới nhớ ra
Trịnh Ma Ma là người lúc trước làm mướn cho nhà ông. Hốt hoảng
lên! Về đến nhà thì bị phát bệnh. Lúc đang bệnh thường mơ thấy hồn
của Trịnh Ma Ma đến quấy rối. Bà vợ Thị Khương biết được sự tình,
mau thề nguyện đồng ý in gấp hai lần số lượng sách “Ngọc Lịch Bửu
Phiêu” để truyền bá. Miệng ông Lưu Hạc Triều phát ra tiếng nói giống
y như tiếng của Trịnh Ma Ma và nói: “Bệnh của chủ nhân là do đã mãn
thọ. Cho nên, một mặt tôi đến để báo trước sự việc, mặt khác tôi đến
dẫn ông ấy đi xuống âm phủ. Nay do đồng ý vì tôi in ấn sách “Ngọc
Lịch Bửu Phiêu” để truyền bá, tôi sẽ dựa vào công đức này tâu dưới
diêm phủ để được phước, có thể được siêu thoát, kiếp sau đầu thai
thành người. Nếu như có thể tăng số lượng in ấn sách “Ngọc Lịch Bửu
Phiêu” không chừng chủ nhân có thể tăng thọ”.
Thị Khương lại quyên góp tiền để in thêm 400 cuốn sách, phát đi
tứ phương bá tánh để truyền bá khuyến thiện. Nửa tháng sau, hai vợ
chồng đều mơ thấy Trịnh Ma Ma đến tạ ơn và cung kính nói: “Nhờ
cuốn sách thiện này truyền bá, rất may mắn được sám hối tội lỗi trong
quá khứ, địa ngục dưới âm phủ đã cho phép tôi được đầu thai thành
người. Với lại chủ nhân ông cũng được kéo dài thọ sống và công đức
của bà chủ cũng không ít, sau này nhất định được báo phước muôn
ngàn”.
Sau khi vợ chồng thức giấc, tường thuật lại thấy chuyện trong mơ
đều giống nhau. Vả lại, bệnh tình của ông Lưu c ng có chuyển biến tốt
và đã mau chóng khỏi bệnh.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 4.5.3>
———–
NGƯỜI CAI QUẢN LUÂN HỒI TRONG ÂM PHỦ
Cư sĩ Lý Bách Nông nói: có một người họ Lăng, làm giáo sư thông
dịch tiếng Anh tại Hồng Kông, tính người này rất là trung thực, sống
có nghĩa đạo. Lăng quân mỗi tháng đều phải ngủ suốt bảy ngày bảy
đêm, ông nói là đi làm chức vụ dưới âm phủ, cai quản chuyện luân hồi,
người người không thể tin. Hỏi ông ta trong bảy ngày thả ra bao nhiêu
vong linh? Ông ta nói có khoảng 100 mấy ngàn, lại hỏi có bao nhiêu
người cộng sự với ông? Ông ta nói rất nhiều. Hỏi ông ta trên cõi trời có
nhiều người đầu thai đến thế sao? Ông nói: “Người Hồng Kông, Quảng
Đông thích ăn bồ câu non, một ngày sát sanh vô số, những vong linh
của số bồ câu và động vật này thường sống sống chết chết trong vòng
mấy mươi ngày là thường phải chịu luân hồi, cũng đi qua tay của chúng
tôi.” Còn nói hai người đồng nghiệp có đại nạn, một là do bất hiếu, hai
là do tham nhũng oan pháp, sẽ phân biệt chết theo dưới vùng biển lửa,
kêu hai người không nên đến tỉnh thành trong lúc này. Hai người
không tin, vừa lúc ấy, hai người đi đến nhà bà con tại tỉnh thành vui
chơi, không ngờ mấy ngày này bị lũ lớn, cửa Tây lại bị cháy lớn, một
người chết trong nước lũ, một người chết trong lửa cháy. Lăng quân
còn nói dưới âm phủ chú trọng Phật Pháp nhất.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
ĂN THỊT ẾCH, MIỆNG PHÁT ÂM THÀNH ẾCH
Vào ngày 23 tháng 11 năm 1987, “Báo Tối Hiền Giang” có đăng
tải: thị xã Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam có một học sinh sau khi ăn thịt
ếch xong tinh thần bị thất thường, miệng phát âm như ếch, ai nhìn cũng
cảm thấy kì lạ.
Giữa tháng 5 năm 1987, thôn 8, khu Bắc thị xã Nhạc Dương có
một trường học có một học sinh 17 tuổi, trên bãi cỏ trước cổng trường
phát hiện một con ếch to, bắt lên nhìn kĩ mới phát hiện là hai con ếch
dính liền nhà nhau. Anh ta bắt đem về nhà, lột da mổ bụng xong cân có 
trọng 
lượng hơn 2 kg, ngay tối hôm đó thì nấu ra ăn. Ai ngờ sau khi ăn xong
qua ngày hôm sau thì tinh thần bị thất thường, trong miệng hét ra liên
tục câu “Ộp! Ộp! Ộp!” như tiếng ếch kêu. Trải qua nhiều nơi chữa trị,
bệnh tình có chuyển biến tốt nhưng vẫn có di chứng bệnh về sau.
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu
———–
GIẾT BA BA LỚN, SANH CON RA GIỐNG BA BA NHỎ
Có một ngày nùa hè năm 1968, thị xã Từ Cung tại tỉnh Tứ Xuyên
có vợ chồng anh Lưu Ngọc Hoài, Ôn Minh. Anh mua con ba ba lớn,
giết mổ để nấu ăn cho khỏe thân.
Sang năm sau ngày 13 tháng 3, Minh Anh sanh được một cậu con
trai. Họ đã có 2 đứa con gái trước, nay sinh được quý tử thật là vui
mừng. Nhưng cậu con trai này, sau khi nhìn vào thì thấy sợ hãi hết hồn,
đầu thì nhỏ, nguyên hình như cái mai con ba ba, hai tay hai chân co và
lật ngược lại, không tự cử động được. 1 năm tuổi còn chưa biết lật
người lại, chỉ nằm đó mà thôi, khi nào nổi giận thì giơ tay, giơ chân,
miệng la “Oa oa”.
Lúc sanh con ra chưa đủ 2 kg, đặt tên là Lưu Kiến Quốc, người
chỉ cao có 1 mét. Suốt đời cậu ra không đứng lên được, sinh hoạt hàng
ngày do người mẹ chăm sóc như cơm ăn, mặc áo, đại tiểu tiện đều phải
có người phụ, trị bệnh lại tiêu hết rất nhiều tiền. Ôn Minh Anh thừa
nhận là con ba ba đang đến đòi nợ.
Sự kiện này thực sự cả tỉnh Tô Châu không ai là không biết, kẻ
sát sanh ăn thịt thì sẽ bị trả báo, thiết thật phải biết cảnh tỉnh!
Nội dung của Ngọc Lịch Bửu Phiêu <chương 11.14>
———–

The Confucianism Doctrines of The Descriptions Books 隐公

November 27, 2020

隐公

The Confucianism Doctrines of The Descriptions Books

隐公

The Confucianism Doctrines of The Descriptions Books 
隐公  

隐公  【元年~十一年】
  【传】惠公元妃孟子。孟子卒,继室以声子,生隐公。宋武公生仲子,仲子生而有文在其手,曰为鲁夫人,故仲子归于我。生桓公而惠公薨,是以隐公立而奉之。
  ◎ 隐公元年
  【经】元年春王正月。三月,公及邾仪父盟于蔑。夏五月,郑伯克段于鄢。秋七月,天王使宰咺来归惠公、仲子之赗。九月,及宋人盟于宿。冬十有二月,祭伯来。公子益师卒。
  【传】元年春,王周正月。不书即位,摄也。
  三月,公及邾仪父盟于蔑,邾子克也。未王命,故不书爵。曰”仪父”,贵之也。公摄位而欲求好于邾,故为蔑之盟。
  夏四月,费伯帅师城郎。不书,非公命也。
  初,郑武公娶于申,曰武姜,生庄公及共叔段。庄公寤生,惊姜氏,故名曰”寤生”,遂恶之。爱共叔段,欲立之。亟请于武公,公弗许。及庄公即位,为之请制。公曰:”制,岩邑也,虢叔死焉,佗邑唯命。”请京,使居之,谓之京城大叔。祭仲曰:”都,城过百雉,国之害也。先王之制:大都,不过参国之一;中,五之一;小,九之一。今京不度,非制也,君将不堪。”公曰:”姜氏欲之,焉辟害?”对曰:”姜氏何厌之有?不如早为之所,无使滋蔓!蔓,难图也。蔓草犹不可除,况君之宠弟乎?”公曰:”多行不义,必自毙,子姑待之。”
  既而大叔命西鄙、北鄙贰于己。公子吕曰:”国不堪贰,君将若之何?欲与大叔,臣请事之;若弗与,则请除之。无生民心。”公曰:”无庸,将自及。”大叔又收贰以为己邑,至于廪延。子封曰:”可矣,厚将得众。”公曰:”不义不暱,厚将崩。”
  大叔完、聚,缮甲、兵,具卒,乘,将袭郑,夫人将启之。公闻其期,曰:”可矣!”命子封帅车二百乘以伐京。京叛大叔段,段入于鄢,公伐诸鄢。五月辛丑,大叔出奔共。
  书曰:”郑伯克段于鄢。”段不弟,故不言弟;如二君,故曰克;称郑伯,讥失教也:谓之郑志。不言出奔,难之也。
  遂置姜氏于城颍,而誓之曰:”不及黄泉,无相见也。”既而悔之。颍考叔为颍谷封人,闻之,有献于公,公赐之食,食舍肉。公问之,对曰:”小人有母,皆尝小人之食矣,未尝君之羹,请以遗之。”公曰:”尔有母遗,繄我独无!”颍考叔曰:”敢问何谓也?”公语之故,且告之悔。对曰:”君何患焉?若阙地及泉,隧而相见,其谁曰不然?”公従之。公入而赋:”大隧之中,其乐也融融!”姜出而赋:”大隧之外,其乐也泄泄!”遂为母子如初。
  君子曰:”颍考叔,纯孝也,爱其母,施及庄公。《诗》曰’孝子不匮,永锡尔类。’其是之谓乎!”
  秋七月,天王使宰咺来归惠公、仲子之赗。缓,且子氏未薨,故名。天子七月而葬,同轨毕至;诸侯五月,同盟至;大夫三月,同位至;士逾月,外姻至。赠死不及尸,吊生不及哀,豫凶事,非礼也。
  八月,纪人伐夷。夷不告,故不书。
  有蜚。不为灾,亦不书。
  惠公之季年,败宋师于黄。公立而求成焉。九月,及宋人盟于宿,始通也。
  冬十月庚申,改葬惠公。公弗临,故不书。惠公之薨也,有宋师,太子少,葬故有阙,是以改葬。卫侯来会葬,不见公,亦不书。郑共叔之乱,公孙滑出奔卫。卫人为之伐郑,取廪延。郑人以王师、虢师伐卫南鄙。请师于邾。邾子使私于公子豫,豫请往,公弗许,遂行。及邾人、郑人盟于翼。不书,非公命也。
  新作南门。不书,亦非公命也。
  十二月,祭伯来,非王命也。
  众父卒。公不与小敛,故不书日。
  ◎ 隐公二年
  【经】二年春,公会戎于潜。夏五月,莒人入向。无骇帅师入极。秋八月庚辰,公及戎盟于唐。九月,纪裂繻来逆女。冬十月,伯姬归于纪。纪子帛、莒子盟于密。十有二月乙卯,夫人子氏薨。郑人伐卫。
  【传】二年春,公会戎于潜,修惠公之好也。戎请盟,公辞。
  莒子娶于向,向姜不安莒而归。夏,莒人入向以姜氏还。
  司空无骇入极,费庈父胜之。
  戎请盟。秋,盟于唐,复修戎好也。
  九月,纪裂繻来逆女,卿为君逆也。
  冬,纪子帛、莒子盟于密,鲁故也。
  郑人伐卫,讨公孙滑之乱也。
  ◎ 隐公三年
  【经】三年春王二月,己巳,日有食之。三月庚戌,天王崩。夏四月辛卯,君氏卒。秋,武氏子来求赙。八月庚辰,宋公和卒。冬十有二月,齐侯,郑伯盟于石门。癸未,葬宋穆公。
  【传】三年春,王三月壬戌,平王崩,赴以庚戌,故书之。
  夏,君氏卒。声子也。不赴于诸侯,不反哭于寝,不祔于姑,故不曰薨。不称夫人,故不言葬,不书姓。为公故,曰”君氏”。
  郑武公、庄公为平王卿士。王贰于虢,郑伯怨王,王曰”无之”。故周、郑交质。王子狐为质于郑,郑公子忽为质于周。王崩,周人将畀虢公政。四月,郑祭足帅师取温之麦。秋,又取成周之禾。周、郑交恶。
  君子曰:”信不由中,质无益也。明恕而行,要之以礼,虽无有质,谁能间之?苟有明信,涧溪沼沚之毛,蘋蘩蕰藻之菜,筐筥锜釜之器,潢污行潦之水,可荐于鬼神,可羞于王公,而况君子结二国之信。行之以礼,又焉用质?《风》有《采繁》、《采蘋》,《雅》有《行苇》、《泂酌》,昭忠信也。”
  武氏子来求赙,王未葬也。
  宋穆公疾,召大司马孔父而属殇公焉,曰:”先君舍与夷而立寡人,寡人弗敢忘。若以大夫之灵,得保首领以没,先君若问与夷,其将何辞以对?请子奉之,以主社稷,寡人虽死,亦无悔焉。”对曰:”群臣愿奉冯也。”公曰:”不可。先君以寡人为贤,使主社稷,若弃德不让,是废先君之举也。岂曰能贤?光昭先君之令德,可不务乎?吾子其无废先君之功。”使公子冯出居于郑。八月庚辰,宋穆公卒。殇公即位。
  君子曰:”宋宣公可谓知人矣。立穆公,其子飨之,命以义夫。《商颂》曰:’殷受命咸宜,百禄是荷。’其是之谓乎!”
  冬,齐、郑盟于石门,寻卢之盟也。庚戌,郑伯之车偾于济。
  卫庄公娶于齐东宫得臣之妹,曰庄姜,美而无子,卫人所为赋《硕人》也。又娶于陈,曰厉妫,生孝伯,早死。其娣戴妫生桓公,庄姜以为己子。公子州吁,嬖人之子也,有宠而好兵,公弗禁,庄姜恶之。石碏谏曰:”臣闻爱子,教之以义方,弗纳于邪。骄、奢、淫、泆,所自邪也。四者之来,宠禄过也。将立州吁,乃定之矣,若犹未也,阶之为祸。夫宠而不骄,骄而能降,降而不憾,憾而能珍者鲜矣。且夫贱妨贵,少陵长,远间亲,新间旧,小加大,淫破义,所谓六逆也。君义,臣行,父慈,子孝,兄爱,弟敬,所谓六顺也。去顺效逆,所以速祸也。君人者将祸是务去,而速之,无乃不可乎?”弗听,其子厚与州吁游,禁之,不可。桓公立,乃老。
  ◎ 隐公四年
  【经】四年春王二月,莒人伐杞,取牟娄。戊申,卫州吁弑其君完。夏,公及宋公遇于清。宋公、陈侯、蔡人、卫人伐郑。秋,翚帅师会宋公、陈侯、蔡人、卫人伐郑。九月,卫人杀州吁于濮。冬十有二月,卫人立晋。
  【传】四年春,卫州吁弑桓公而立。公与宋公为会,将寻宿之盟。未及期,卫人来告乱。夏,公及宋公遇于清。
  宋殇公之即位也,公子冯出奔郑,郑人欲纳之。及卫州吁立,将修先君之怨于郑,而求宠于诸侯以和其民,使告于宋曰:”君若伐郑以除君害,君为主,敝邑以赋与陈、蔡従,则卫国之愿也。”宋人许之。于是,陈、蔡方睦于卫,故宋公、陈侯、蔡人、卫人伐郑,围其东门,五日而还。
  公问于众仲曰:”卫州吁其成乎?”对曰:”臣闻以德和民,不闻以乱。以乱,犹治丝而棼之也。夫州吁,阻兵而安忍。阻兵无众,安忍无亲,众叛亲离,难以济矣。夫兵犹火也,弗戢,将自焚也。夫州吁弑其君而虐用其民,于是乎不务令德,而欲以乱成,必不免矣。”
  秋,诸侯复伐郑。宋公使来乞师,公辞之。羽父请以师会之,公弗许,固请而行。故书曰”翚帅师”,疾之也。诸侯之师败郑徒兵,取其禾而还。
  州吁未能和其民,厚问定君于石子。石子曰:”王觐为可。”曰:”何以得觐?”曰:”陈桓公方有宠于王,陈、卫方睦,若朝陈使请,必可得也。”厚従州吁如陈。石碏使告于陈曰:”卫国褊小,老夫耄矣,无能为也。此二人者,实弑寡君,敢即图之。”陈人执之而请莅于卫。九月,卫人使右宰丑莅杀州吁于濮,石碏使其宰乳羊肩莅杀石厚于陈。
  君子曰:”石碏,纯臣也,恶州吁而厚与焉。’大义灭亲’,其是之谓乎!”
  卫人逆公子晋于邢。冬十二月,宣公即位。书曰”卫人立晋”众也。
  ◎ 隐公五年
  【经】五年春,公矢鱼于棠。夏四月,葬卫桓公。秋,卫师入郕。九月,考仲子之宫。初献六羽。邾人、郑人伐宋。螟。冬十有二月辛巳,公子彄卒。宋人伐郑,围长葛。
  【传】五年春,公将如棠观鱼者。臧僖伯谏曰:”凡物不足以讲大事,其材不足以备器用,则君不举焉。君将纳民于轨物者也。故讲事以度轨量谓之轨,取材以章物采谓之物,不轨不物谓之乱政。乱政亟行,所以败也。故春蒐夏苗,秋狝冬狩,皆于农隙以讲事也。三年而治兵,入而振旅,归而饮至,以数军实。昭文章,明贵贱,辨等列,顺少长,习威仪也。鸟兽之肉不登于俎,皮革齿牙、骨角毛羽不登于器,则公不射,古之制也。若夫山林川泽之实,器用之资,皂隶之事,官司之守,非君所及也。”公曰:”吾将略地焉。”遂往,陈鱼而观之。僖伯称疾,不従。书曰”公矢鱼于棠”,非礼也,且言远地也。
  曲沃庄伯以郑人、邢人伐翼,王使尹氏、武氏助之。翼侯奔随。
  夏,葬卫桓公。卫乱,是以缓。
  四月,郑人侵卫牧,以报东门之役。卫人以燕师伐郑。郑祭足、原繁、泄驾以三军军其前,使曼伯与子元潜军军其后。燕人畏郑三军而不虞制人。六月,郑二公子以制人败燕师于北制。君子曰:”不备不虞,不可以师。”
  曲沃叛王。秋,王命虢公伐曲沃而立哀侯于翼。
  卫之乱也,郕人侵卫,故卫师入郕。
  九月,考仲子之宫,将万焉。公问羽数于众仲。对曰:”天子用八,诸侯用六,大夫四,士二。夫舞所以节八音而行八风,故自八以下。”公従之。于是初献六羽,始用六佾也。
  宋人取邾田。邾人告于郑曰:”请君释憾于宋,敝邑为道。”郑人以王师会之。伐宋,入其郛,以报东门之役。宋人使来告命。公闻其入郛也,将救之,问于使者曰:”师何及?”对曰:”未及国。”公怒,乃止,辞使者曰:”君命寡人同恤社稷之难,今问诸使者,曰’师未及国’,非寡人之所敢知也。”
  冬十二月辛已,臧僖伯卒。公曰:”叔父有憾于寡人,寡人弗敢忘。葬之加一等。
  宋人伐郑,围长葛,以报入郛之役也。
  ◎ 隐公六年
  【经】六年春,郑人来渝平。,夏五月辛酉,公会齐侯盟于艾。秋七月。冬,宋人取长葛。
  【传】六年春,郑人来渝平,更成也。
  翼九宗、五正顷父之子嘉父逆晋侯于随,纳诸鄂。晋人谓之鄂侯。
  夏,盟于艾,始平于齐也。
  五月庚申,郑伯侵陈,大获。
  往岁,郑伯请成于陈,陈侯不许。五父谏曰:”亲仁善邻,国之宝也。君其许郑。”陈侯曰:”宋、卫实难,郑何能为?”遂不许。
  君子曰:”善不可失,恶不可长,其陈桓公之谓乎!长恶不悛,従自及也。虽欲救之,其将能乎?《商书》曰:’恶之易也,如火之燎于原,不可乡迩,其犹可扑灭?’周任有言曰:’为国家者,见恶如农夫之务去草焉,芟夷蕴崇之,绝其本根,勿使能殖,则善者信矣。'”
  秋,宋人取长葛。
  冬,京师来告饥。公为之请籴于宋、卫、齐、郑,礼也。
  郑伯如周,始朝桓王也。王不礼焉。周桓公言于王曰:”我周之东迁,晋、郑焉依。善郑以劝来者,犹惧不,况不礼焉?郑不来矣!”
  ◎ 隐公七年
  【经】七年春王三月,叔姬归于纪。滕侯卒。夏,城中丘。齐侯使其弟年来聘。秋,公伐邾。冬,天王使凡伯来聘。戎伐凡伯于楚丘以归。
  【传】七年春,滕侯卒。不书名,未同盟也。凡诸侯同盟,于是称名,故薨则赴以名,告终嗣也,以继好息民,谓之礼经。
  夏,城中丘,书,不时也。
  齐侯使夷仲年来聘,结艾之盟也。
  秋,宋及郑平。七月庚申,盟于宿。公伐邾,为宋讨也。
  初,戎朝于周,发币于公卿,凡伯弗宾。冬,王使凡伯来聘。还,戎伐之于楚丘以归。
  陈及郑平。十二月,陈五父如郑莅盟。壬申,及郑伯盟,歃如忘泄伯曰:”五父必不免,不赖盟矣。”
  郑良佐如陈莅盟,辛巳,及陈侯盟,亦知陈之将乱也。
  郑公子忽在王所,故陈侯请妻之。郑伯许之,乃成昏。
  ◎ 隐公八年
  【经】八年春,宋公、卫侯遇于垂。三月,郑伯使宛来归祊。庚寅,我入祊。夏六月己亥,蔡侯考父卒。辛亥,宿男卒。秋七月庚午,宋公、齐侯、卫侯盟于瓦屋。八月,葬蔡宣公。九月辛卯,公及莒入盟于浮来。螟。冬十有二月,无骇卒。
  【传】八年春,齐侯将平宋、卫,有会期。宋公以币请于卫,请先相见,卫侯许之,故遇于犬丘。
  郑伯请释泰山之祀而祀周公,以泰山之祊易许田。三月,郑伯使宛来归祊,不祀泰山也。
  夏,虢公忌父始作卿士于周。
  四月甲辰,郑公子忽如陈逆妇妫。辛亥,以妫氏归。甲寅,入于郑。陈钅咸子送女。先配而后祖。钅咸子曰:”是不为夫妇。诬其祖矣,非礼也,何以能育?”
  齐人卒平宋、卫于郑。秋,会于温,盟于瓦屋,以释东门之役,礼也。
  八月丙戌,郑伯以齐人朝王,礼也。
  公及莒人盟于浮来,以成纪好也。
  冬,齐侯使来告成三国。公使众仲对曰:”君释三国之图以鸠其民,君之惠也。寡君闻命矣,敢不承受君之明德。”
  无骇卒。羽父请谥与族。公问族于众仲。众仲对曰:”天子建德,因生以赐姓,胙之土而命之氏。诸侯以字为谥,因以为族。官有世功,则有官族,邑亦如之。”公命以字为展氏。
  ◎ 隐公九年
  【经】九年春,天子使南季来聘。三月癸酉,大雨,震电。庚辰,大雨雪。挟卒。夏,城郎。秋七月。冬,公会齐侯于防。
  【传】九年春,王三月癸酉,大雨霖以震,书始也。庚辰,大雨雪,亦如之。书,时失也。凡雨,自三日以往为霖。平地尺为大雪。
  夏,城郎,书,不时也。
  宋公不王。郑伯为王左卿士,以王命讨之,伐宋。宋以入郛之役怨公,不告命。公怒,绝宋使。
  秋,郑人以王命来告伐宋。
  冬,公会齐侯于防,谋伐宋也。
  北戎侵郑,郑伯御之。患戎师,曰;”彼徒我车,惧其侵轶我也。”公子突曰:”使勇而无刚者尝寇,而速去之。君为三覆以待之。戎轻而不整,贪而无亲,胜不相让,败不相救。先者见获必务进,进而遇覆必速奔,后者不救,则无继矣。乃可以逞。”従之。
  戎人之前遇覆者奔。祝聃逐之。衷戎师,前后击之,尽殪。戎师大奔。十一月甲寅,郑人大败戎师。
  ◎ 隐公十年
  【经】十年春王二月,公会齐侯、郑伯于中丘。夏,翚帅师会齐人、郑人伐宋。六月壬戌,公败宋师于菅。辛未,取郜。辛巳,取防。秋,宋人、卫人入郑。宋人、蔡人、卫人伐戴。郑伯伐取之。冬十月壬午,齐人、郑人入郕。
  【传】十年春,王正月,公会齐侯,郑伯于中丘。癸丑,盟于邓,为师期。
  夏五月羽父先会齐侯、郑伯伐宋。
  六月戊申,公会齐侯、郑伯于老桃。壬戌,公败宋师于菅。庚午,郑师入郜。辛未,归于我。庚辰,郑师入防。辛巳,归于我。
  君子谓:”郑庄公于是乎可谓正矣。以王命讨不庭,不贪其土以劳王爵,正之体也。”
  蔡人、卫人、郕人不会王命。
  秋七月庚寅,郑师入郊。犹在郊,宋人、卫人入郑。蔡人従之,伐戴。八月壬戌,郑伯围戴。癸亥,克之,取三师焉。宋、卫既入郑,而以伐戴召蔡人,蔡人怒,故不和而败。
  九月戊寅,郑伯入宋。
  冬,齐人、郑人入郕,讨违王命也。
  ◎ 隐公十一年
  【经】十有一年春,滕侯、薛侯来朝。夏,公会郑伯于时来。秋七月壬午,公及齐侯、郑伯入许。冬十有一月壬辰,公薨。
  【传】十一年春,滕侯、薛侯来朝,争长。薛侯曰:”我先封。”滕侯曰:”我,周之卜正也。薛,庶姓也,我不可以后之。”
  公使羽父请于薛侯曰:”君与滕君辱在寡人。周谚有之曰:’山有木,工则度之;宾有礼,主则择之。’周之宗盟,异姓为后。寡人若朝于薛,不敢与诸任齿。君若辱贶寡人,则愿以滕君为请。”
  薛侯许之,乃长滕侯。
  夏,公会郑伯于郲,谋伐许也。
  郑伯将伐许,五月甲辰,授兵于大宫。公孙阏与颍考叔争车,颍考叔挟辀以走,子都拔棘以逐之,及大逵,弗及,子都怒。
  秋七月,公会齐侯、郑伯伐许。庚辰,傅于许,颍考叔取郑伯之旗蝥弧以先登。子都自下射之,颠。瑕叔盈又以蝥弧登,周麾而呼曰:”君登矣!”郑师毕登。壬午,遂入许。许庄公奔卫。
  齐侯以许让公。公曰:”君谓许不共,故従君讨之。许既伏其罪矣,虽君有命,寡人弗敢与闻。”乃与郑人。
  郑伯使许大夫百里奉许叔以居许东偏,曰:”天祸许国,鬼神实不逞于许君,而假手于我寡人。寡人唯是一二父兄不能共亿,其敢以许自为功乎?寡人有弟,不能和协,而使,糊其口于四方,其况能久有许乎?吾子其奉许叔以抚柔此民也,吾将使获也佐吾子。若寡人得没于地,天其以礼悔祸于许?无宁兹许公复奉其社稷。唯我郑国之有请谒焉,如旧昏媾,其能降以相従也。无滋他族,实逼处此,以与我郑国争此土也。吾子孙其覆亡之不暇,而况能禋祀许乎?寡人之使吾子处此,不唯许国之为,亦聊以固吾圉也。”
  乃使公孙获处许西偏,曰:”凡而器用财贿,无置于许。我死,乃亟去之。吾先君新邑于此,王室而既卑矣,周之子孙日失其序。夫许,大岳之胤也,天而既厌周德矣,吾其能与许争乎?”
  君子谓:”郑庄公于是乎有礼。礼,经国家,定社稷,序民人,利后嗣者也。许无刑而伐之,服而舍之,度德而处之,量力而行之,相时而动,无累后人,可谓知礼矣。”
  郑伯使卒出豭,行出犬鸡,以诅射颍考叔者。君子谓:”郑庄公失政刑矣。政以治民,刑以正邪,既无德政,又无威刑,是以及邪。邪而诅之,将何益矣!”
  王取邬、刘、功蒍、邗之田于郑,而与郑人苏忿生之田温、原、纟希、樊、隰郕、欑茅、向、盟、州、陉、隤、怀。君子是以知桓王之失郑也。恕而行之,德之则也,礼之经也。己弗能有而以与人,人之不至,不亦宜乎?
  郑、息有违言,息侯伐郑。郑伯与战于竟,息师大败而还。君子是以知息之将亡也。不度德,不量力,不亲亲,不征辞,不察有罪,犯五不韪而以伐人,其丧师也,不亦宜乎!
  冬十月,郑伯以虢师伐宋。壬戌,大败宋师,以报其入郑也。宋不告命,故不书。凡诸侯有命,告则书,不然则否。师出臧否,亦如之。虽及灭国,灭不告败,胜不告克,不书于策。羽父请杀桓公,将以求大宰。公曰:”为其少故也,吾将授之矣。使营菟裘,吾将老焉。”羽父惧,反谮公于桓公而请弑之。公之为公子也,与郑人战于狐壤,止焉。郑人囚诸尹氏,赂尹氏而祷于其主钟巫,遂与尹氏归而立其主。十一月,公祭钟巫,齐于社圃,馆于寪氏。壬辰,羽父使贼弑公于寪氏,立桓公而讨寪氏,有死者。不书葬,不成丧也。
************************
桓公  【元年~十八年】
  ◎ 桓公元年
  【经】元年春王正月,公即位。三月,公会郑伯于垂,郑伯以璧假许田。夏四月丁未,公及郑伯盟于越。秋,大水。冬十月。
  【传】元年春,公即位,修好于郑。郑人请复祀周公,卒易祊田。公许之。三月,郑伯以璧假许田,为周公、祊故也。
  夏四月丁未,公及郑伯盟于越,结祊成也。盟曰:”渝盟无享国。”
  秋,大水。凡平原出水为大水。
  冬,郑伯拜盟。
  宋华父督见孔父之妻于路,目逆而送之,曰:”美而艳。”
  ◎ 桓公二年
  【经】二年春,王正月戊申,宋督弑其君与夷及其大夫孔父。滕子来朝。三月,公会齐侯、陈侯、郑伯于稷,以成宋乱。夏四月,取郜大鼎于宋。戊申,纳于大庙。秋七月,杞侯来朝。蔡侯、郑伯会于邓。九月,入杞。公及戎盟于唐。冬,公至自唐。
  【传】二年春,宋督攻孔氏,杀孔父而取其妻。公怒,督惧,遂弑殇公。
  君子以督为有无君之心而后动于恶,故先书弑其君。会于稷以成宋乱,为赂故,立华氏也。
  宋殇公立,十年十一战,民不堪命。孔父嘉为司马,督为大宰,故因民之不堪命,先宣言曰:”司马则然。”已杀孔父而弑殇公,召庄公于郑而立之,以亲郑。以郜大鼎赂公,齐、陈、郑皆有赂,故遂相宋公。
  夏四月,取郜大鼎于宋。戊申,纳于大庙。非礼也。臧哀伯谏曰:”君人者将昭德塞违,以临照百官,犹惧或失之。故昭令德以示子孙:是以清庙茅屋,大路越席,大羹不致,粢食不凿,昭其俭也。衮、冕、黻、珽,带、裳、幅、舄,衡、紞、纮、綖,昭其度也。藻、率、鞞、革咅,鞶、厉、游、缨,昭其数也。火、龙、黼、黻,昭其文也。五色比象,昭其物也。锡、鸾、和、铃,昭其声也。三辰旂旗,昭其明也。夫德,俭而有度,登降有数。文、物以纪之,声、明以发之,以临照百官,百官于是乎戒惧,而不敢易纪律。今灭德立违,而置其赂器于大庙,以明示百官,百官象之,其又何诛焉?国家之败,由官邪也。官之失德,宠赂章也。郜鼎在庙,章孰甚焉?武王克商,迁九鼎于雒邑,义士犹或非之,而况将昭违乱之赂器于大庙,其若之何?”公不听。周内史闻之曰:”臧孙达其有后于鲁乎!君违不忘谏之以德。”
  秋七月,杞侯来朝,不敬,杞侯归,乃谋伐之。
  蔡侯、郑伯会于邓,始惧楚也。
  九月,入杞,讨不敬也。
  公及戎盟于唐,修旧好也。
  冬,公至自唐,告于庙也。凡公行,告于宗庙;反行,饮至、舍爵,策勋焉,礼也。
  特相会,往来称地,让事也。自参以上,则往称地,来称会,成事也。
  初,晋穆侯之夫人姜氏以条之役生太子,命之曰仇。其弟以千亩之战生,命之曰成师。师服曰:”异哉,君之名子也!夫名以制义,义以出礼,礼以体政,政以正民。是以政成而民听,易则生乱。嘉耦曰妃。怨耦曰仇,古之命也。今君命大子曰仇,弟曰成师,始兆乱矣,兄其替乎?”
  惠之二十四年,晋始乱,故封桓叔于曲沃,靖侯之孙栾宾傅之。师服曰:”吾闻国家之立也,本大而末小,是以能固。故天子建国,诸侯立家,卿置侧室,大夫有贰宗,士有隶子弟,庶人、工、商,各有分亲,皆有等衰。是以民服事其上而下无觊觎。今晋,甸侯也,而建国。本既弱矣,其能久乎?”
  惠之三十年,晋潘父弑昭侯而立桓叔,不克。晋人立孝侯。
  惠之四十五年,曲沃庄伯伐翼,弑孝侯。翼人立其弟鄂侯。鄂侯生哀侯。哀侯侵陉庭之田。陉庭南鄙启曲沃伐翼。
  ◎ 桓公三年
  【经】三年春正月,公会齐侯于嬴。夏,齐侯、卫侯胥命于蒲。六月,公会杞侯于郕。秋七月壬辰朔,日有食之,既。公子翚如齐逆女。九月,齐侯送姜氏于欢。公会齐侯于欢。夫人姜氏至自齐。冬,齐侯使其弟年来聘。有年。
  【传】三年春,曲沃武公伐翼,次于陉庭,韩万御戎,梁弘为右,逐翼侯于汾隰,骖絓而止。夜获之,及栾共叔。
  会于嬴,成昏于齐也。
  夏,齐侯、卫侯胥命于蒲,不盟也。
  公会杞侯于欢,杞求成也。
  秋,公子翚如齐逆女。修先君之好。故曰”公子”。
  齐侯送姜氏于欢,非礼也。凡公女嫁于敌国,姊妹则上卿送之,以礼于先君,公子则下卿送之。于大国,虽公子亦上卿送之。于天子,则诸卿皆行,公不自送。于小国,则上大夫送之。
  冬,齐仲年来聘,致夫人也。
  芮伯万之母芮姜恶芮伯之多宠人也,故逐之,出居于魏。
  ◎ 桓公四年
  【经】四年春正月,公狩于郎。夏,天王使宰渠伯纠来聘。
  【传】四年春正月,公狩于郎。书,时,礼也。
  夏,周宰渠伯纠来聘。父在,故名。
  秋,秦师侵芮,败焉,小之也。
  冬,王师、秦师围魏,执芮伯以归。
  ◎ 桓公五年
  【经】五年春正月,甲戌、己丑,陈侯鲍卒。夏,齐侯郑伯如纪。天王使仍叔之子来聘。葬陈桓公。城祝丘。秋,蔡人、卫人、陈人従王伐郑。大雩。螽。冬,州公如曹。
  【传】五年春正月,甲戌,己丑,陈侯鲍卒,再赴也。于是陈乱,文公子佗杀大子免而代之。公疾病而乱作,国人分散,故再赴。
  夏,齐侯、郑伯朝于纪,欲以袭之。纪人知之。
  王夺郑伯政,郑伯不朝。
  秋,王以诸侯伐郑,郑伯御之。
  王为中军;虢公林父将右军,蔡人、卫人属焉;周公黑肩将左军,陈人属焉。
  郑子元请为左拒以当蔡人、卫人,为右拒以当陈人,曰:”陈乱,民莫有斗心,若先犯之,必奔。王卒顾之,必乱。祭、卫不枝,固将先奔,既而萃于王卒,可以集事。”従之。曼伯为右拒,祭仲足为左拒,原繁、高渠弥以中军奉公,为鱼丽之陈,先偏后伍,伍承弥缝。战于繻葛,命二拒曰:”旝动而鼓。”蔡、卫、陈皆奔,王卒乱,郑师合以攻之,王卒大败。祝聃射王中肩,王亦能军。祝聃请従之。公曰:”君子不欲多上人,况敢陵天子乎!苟自救也,社稷无陨,多矣。”
  夜,郑伯使祭足劳王,且问左右。
  仍叔之子,弱也。
  秋,大雩,书,不时也。凡祀,启蛰而郊,龙见而雩,始杀而尝,闭蛰而烝。过则书。
  冬,淳于公如曹。度其国危,遂不复。
  ◎ 桓公六年
  【经】六年春正月,实来。夏四月,公会纪侯于成。秋八月壬午,大阅。蔡人杀陈佗。九月丁卯,子同生。冬,纪侯来朝。
  【传】六年春,自曹来朝。书曰”实来”,不复其国也。
  楚武王侵随,使薳章求成焉。军于瑕以待之。随人使少师董成。斗伯比言于楚子曰:”吾不得志于汉东也,我则使然。我张吾三军而被吾甲兵,以武临之,彼则惧而协以谋我,故难间也。汉东之国随为大,随张必弃小国,小国离,楚之利也。少师侈,请羸师以张之。”熊率且比曰:”季梁在,何益?”斗伯比曰:”以为后图,少师得其君。”王毁军而纳少师。
  少师归,请追楚师,随侯将许之。季梁止之曰:”天方授楚,楚之蠃,其诱我也,君何急焉?臣闻小之能敌大也,小道大淫。所谓道,忠于民而信于神也。上思利民,忠也;祝史正辞,信也。今民馁而君逞欲,祝史矫举以祭,臣不知其可也。”公曰:”吾牲牷肥腯,粢盛丰备,何则不信?”对曰:”夫民,神之主也。是以圣王先成民而后致力于神。故奉牲以告曰’博硕肥腯’,谓民力之普存也,谓其畜之硕大蕃滋也,谓其不疾瘯蠡也,谓其备腯咸有也。奉盛以告曰’洁粢丰盛’,谓其三时不害而民和年丰也。奉酒醴以告曰’嘉栗旨酒’,谓其上下皆有嘉德而无违心也。所谓馨香,无谗慝也。故务其三时,修其五教,亲其九族,以致其禋祀。于是乎民和而神降之福,故动则有成。今民各有心,而鬼神乏主,君虽独丰,其何福之有!君姑修政而亲兄弟之国,庶免于难。”随侯惧而修政,楚不敢伐。
  夏,会于成,纪来咨谋齐难也。
  北戎伐齐,齐侯使乞师于郑。郑大子忽帅师救齐。六月,大败戎师,获其二帅大良、少良,甲首三百,以献于齐。于是,诸侯之大夫戍齐,齐人馈之饩,使鲁为其班,后郑。郑忽以其有功也,怒,故有郎之师。
  公之未昏于齐也,齐侯欲以文姜妻郑大子忽。大子忽辞,人问其故,大子曰:”人各有耦,齐大,非吾耦也。《诗》云:’自求多福。’在我而已,大国何为?”君子曰:”善自为谋。”及其败戎师也,齐侯又请妻之,固辞。人问其故,大子曰:”无事于齐,吾犹不敢。今以君命奔齐之急,而受室以归,是以师昏也。民其谓我何?”遂辞诸郑伯。
  秋,大阅,简车马也。
  九月丁卯,子同生,以大子生之礼举之,接以大牢,卜士负之,士妻食之。公与文姜、宗妇命之。
  公问名于申繻。对曰:”名有五,有信,有义,有象,有假,有类。以名生为信,以德命为义,以类命为象,取于物为假,取于父为类。不以国,不以官,不以山川,不以隐疾,不以畜牲,不以器币。周人以讳事神,名,终将讳之。故以国则废名,以官则废职,以山川则废主,以畜牲则废祀,以器币则废礼。晋以僖侯废司徒,宋以武公废司空,先君献,武废二山,是以大物不可以命。”公曰:”是其生也,与吾同物,命之曰同。”
  冬,纪侯来朝,请王命以求成于齐,公告不能。
  ◎ 桓公七年
  【经】七年春二月己亥,焚咸丘。夏,谷伯绥来朝。邓侯吾离来朝。
  【传】七年春,谷伯、邓侯来朝。名,贱之也。
  夏,盟、向求成于郑,既而背之。
  秋,郑人、齐人、卫人伐盟、向。王迁盟、向之民于郏。
  冬,曲沃伯诱晋小子侯,杀之。
  ◎ 桓公八年
  【经】八年春正月己卯,烝。天王使家父来聘。夏五月丁丑,烝秋,伐邾。冬十月,雨雪。祭公来,遂逆王后于纪。
  【传】八年春,灭翼。
  随少师有宠。楚斗伯比曰:”可矣。仇有衅,不可失也。”
  夏,楚子合诸侯于沈鹿。黄、随不会,使薳章让黄。楚子伐随,军于汉、淮之间。
  季梁请下之:”弗许而后战,所以怒我而怠寇也。”少师谓随侯曰:”必速战。不然,将失楚师。”随侯御之,望楚师。季梁曰:”楚人上左,君必左,无与王遇。且攻其右,右无良焉,必败。偏败,众乃携矣。”少师曰:”不当王,非敌也。”弗従。战于速杞,随师败绩。随侯逸,斗丹获其戎车,与其戎右少师。
  秋,随及楚平。楚子将不许,斗伯比曰:”天去其疾矣,随未可克也。”乃盟而还。
  冬,王命虢仲立晋哀侯之弟缗于晋。
  祭公来,遂逆王后于纪,礼也。
  ◎ 桓公九年
  【经】九年春,纪季姜归于京师。夏四月,秋七月。冬,曹伯使其世子射姑来朝。
  【传】九年春,纪季姜归于京师。凡诸侯之女行,唯王后书。
  巴子使韩服告于楚,请与邓为好。楚子使道朔将巴客以聘于邓。邓南鄙郁人攻而夺之币,杀道朔及巴行人。楚子使薳章让于邓,邓人弗受。
  夏,楚使斗廉帅师及巴师围郁。邓养甥、聃甥帅师郁救。三逐巴师,不克。斗廉衡陈其师于巴师之中,以战,而北。邓人逐之,背巴师而夹攻之。邓师大败,郁人宵溃。
  秋,虢仲、芮伯、梁伯、荀侯、贾伯伐曲沃。
  冬,曹大子来朝,宾之以上卿,礼也。享曹大子,初献,乐奏而叹。施父曰:”曹大子其有忧乎?非叹所也。”
  ◎ 桓公十年
  【经】十年春王正月,庚申,曹伯终生卒。夏五月,葬曹桓公。秋,公会卫侯于桃丘,弗遇。冬十有二月丙午,齐侯、卫侯、郑伯来战于郎。
  【传】十年春,曹桓公卒。
  虢仲谮其大夫詹父于王。詹父有辞,以王师伐虢。夏,虢公出奔虞。
  秋,秦人纳芮伯万于芮。
  初,虞叔有玉,虞公求旃。弗献。既而悔之。曰:”周谚有之:’匹夫无罪,怀璧其罪。’吾焉用此,其以贾害也?”乃献。又求其宝剑。叔曰:”是无厌也。无厌,将及我。”遂伐虞公,故虞公出奔共池。
  冬,齐、卫、郑来战于郎,我有辞也。
  初,北戎病齐,诸侯救之。郑公子忽有功焉。齐人饩诸侯,使鲁次之。鲁以周班后郑。郑人怒,请师于齐。齐人以卫师助之。故不称侵伐。先书齐、卫,王爵也。
  ◎ 桓公十一年
  【经】十有一年春正月,齐人、卫人、郑人盟于恶曹。夏五月癸未,郑伯寤生卒。秋七月,葬郑庄公。九月,宋人执郑祭仲。突归于郑。郑忽出奔卫。柔会宋公、陈侯、蔡叔盟于折。公会宋公于夫钟。冬十月有二月,公会宋公于阚。
  【传】十一年春,齐、卫、郑、宋盟于恶曹。
  楚屈瑕将盟贰、轸。郧人军于蒲骚,将与随、绞、州、蓼伐楚师。莫敖患之。斗廉曰:”郧人军其郊,必不诫,且日虞四邑之至也。君次于郊郢,以御四邑。我以锐师宵加于郧,郧有虞心而恃其城,莫有斗志。若败郧师,四邑必离。”莫敖曰:”盍请济师于王?”对曰:”师克在和,不在众。商、周之不敌,君之所闻也。成军以出,又何济焉?”莫敖曰:”卜之?”对曰:”卜以决疑,不疑何卜?”遂败郧师于蒲骚,卒盟而还。郑昭公之败北戎也,齐人将妻之,昭公辞。祭仲曰:”必取之。君多内宠,子无大援,将不立。三公子皆君也。”弗従。
  夏,郑庄公卒。
  初,祭封人仲足有宠于庄公,庄公使为卿。为公娶邓曼,生昭公,故祭仲立之。宋雍氏女于郑庄公,曰雍姞,生厉公。雍氏宗有宠于宋庄公,故诱祭仲而执之,曰:”不立突,将死。”亦执厉公而求赂焉。祭仲与宋人盟,以厉公归而立之。
  秋九月丁亥,昭公奔卫。己亥,厉公立。
  ◎ 桓公十二年
  【经】十有二年春正月。夏六月壬寅,公会杞侯、莒子盟于曲池。秋七月丁亥,公会宋公、燕人盟于谷丘。八月壬辰,陈侯跃卒。公会宋公于虚。冬十有一月,公会宋公于龟。丙戌,公会郑伯,盟于武父。丙戌,卫侯晋卒。十有二月,及郑师伐宋。丁未,战于宋。
  【传】十二年夏,盟于曲池,平杞、莒也。
  公欲平宋、郑。秋,公及宋公盟于句渎之丘。宋成未可知也,故又会于虚。冬,又会于龟。宋公辞平,故与郑伯盟于武父。遂帅师而伐宋,战焉,宋无信也。
  君子曰:”苟信不继,盟无益也。《诗》云:’君子屡盟,乱是用长。’无信也。”
  楚伐绞,军其南门。莫敖屈瑕曰:”绞小而轻,轻则寡谋,请无扞采樵者以诱之。”従之。绞人获三十人。明日,绞人争出,驱楚役徒于山中。楚人坐其北门,而覆诸山下,大败之,为城下之盟而还。
  伐绞之役,楚师分涉于彭。罗人欲伐之,使伯嘉谍之,三巡数之。
  ◎ 桓公十三年
  【经】十有三年春二月,公会纪侯、郑伯。己巳,及齐侯、宋公、卫侯、燕人战。齐师、宋师、卫师、燕师败绩。三月,葬卫宣公。夏,大水。秋七月。冬十月。
  【传】十三年春,楚屈瑕伐罗,斗伯比送之。还,谓其御曰:”莫敖必败。举趾高,心不固矣。”遂见楚子曰:”必济师。”楚子辞焉。入告夫人邓曼。邓曼曰:”大夫其非众之谓,其谓君抚小民以信,训诸司以德,而威莫敖以刑也。莫敖狃于蒲骚之役,将自用也,必小罗。君若不镇抚,其不设备乎?夫固谓君训众而好镇抚之,召诸司而劝之以令德,见莫敖而告诸天之不假易也。不然,夫岂不知楚师之尽行也?”楚子使赖人追之,不及。
  莫敖使徇于师曰:”谏者有刑。”及鄢,乱次以济。遂无次,且不设备。及罗,罗与卢戎两军之。大败之。莫敖缢于荒谷,群帅囚于冶父以听刑。楚子曰:”孤之罪也。”皆免之。
  宋多责赂于郑,郑不堪命。故以纪、鲁及齐与宋、卫、燕战。不书所战,后也。
  郑人来请修好。
  ◎ 桓公十四年
  【经】十有四年春正月,公会郑伯于曹。无冰。夏五,郑伯使其弟语来盟。秋八月壬申,御廪灾。乙亥,尝。冬十有二月丁巳,齐侯禄父卒。宋人以齐人、蔡人、卫人、陈人伐郑。
  【传】十四年春,会于曹。曹人致饩,礼也。
  夏,郑子人来寻盟,且修曹之会。
  秋八月壬申,御廪灾。乙亥,尝。书,不害也。
  冬,宋人以诸侯伐郑,报宋之战也。焚渠门,入,及大逵。伐东郊,取牛首。以大宫之椽归,为卢门之椽。
  ◎ 桓公十五年
  【经】十有五年春二月,天王使家父来求车。三月乙未,天王崩。夏四月己巳,葬齐僖公。五月,郑伯突出奔蔡。郑世子忽复归于郑。许叔入于许。公会齐侯于艾。邾人、牟人、葛人来朝。秋九月,郑伯突入于栎。冬十有一月,公会宋公、卫侯、陈侯于衰,伐郑。
  【传】十五年春,天王使家父来求车,非礼也。诸侯不贡车、服,天子不私求财。
  祭仲专,郑伯患之,使其婿雍纠杀之。将享诸郊。雍姬知之,谓其母曰:”父与夫孰亲?”其母曰:”人尽夫也,父一而已,胡可比也?”遂告祭仲曰:”雍氏舍其室而将享子于郊,吾惑之,以告。”祭仲杀雍纠,尸诸周氏之汪。公载以出,曰:”谋及妇人,宜其死也。”夏,厉公出奔蔡。
  六月乙亥,昭公入。
  许叔入于许。
  公会齐侯于艾,谋定许也。
  秋,郑伯因栎人杀檀伯,而遂居栎。
  冬,会于衰,谋伐郑,将纳厉公也。弗克而还。
  ◎ 桓公十六年
  【经】十有六年春正月,公会宋公、蔡侯、卫侯于曹。夏四月,公会宋公、卫侯、陈侯、蔡侯伐郑。秋七月,公至自伐郑。冬,城向。十有一月,卫侯朔出奔齐。
  【传】十六年春正月,会于曹,谋伐郑也。
  夏,伐郑。
  秋七月,公至自伐郑,以饮至之礼也。
  冬,城向,书,时也。
  初,卫宣公烝于夷姜,生急子,属诸右公子。为之娶于齐,而美,公取之,生寿及朔,属寿于左公子。夷姜缢。宣姜与公子朔构急子。公使诸齐,使盗待诸莘,将杀之。寿子告之,使行。不可,曰:”弃父之命,恶用子矣!有无父之国则可也。”及行,饮以酒,寿子载其旌以先,盗杀之。急子至,曰:”我之求也。此何罪?请杀我乎!”又杀之。二公子故怨惠公。
  十一月,左公子洩、右公子职立公子黔牟。惠公奔齐。
  ◎ 桓公十七年
  【经】十有七年春正月丙辰,公会齐侯、纪侯盟于黄。二月丙午,公会邾仪父,盟于趡。夏五月丙午,及齐师战于奚。六月丁丑,蔡侯封人卒。秋八月,蔡季自陈归于蔡。癸巳,葬蔡桓侯。及宋人、卫人伐邾。冬十月朔,日有食之。
  【传】十七年春,盟于黄,平齐、纪,且谋卫故也。
  乃邾仪父盟于趡,寻蔑之盟也。
  夏,及齐师战于奚,疆事也。于是齐人侵鲁疆,疆吏来告,公曰:”疆场之事,慎守其一,而备其不虞。姑尽所备焉。事至而战,又何谒焉?”
  蔡桓侯卒。蔡人召蔡季于陈。
  秋,蔡季自陈归于蔡,蔡人嘉之也。
  伐邾,宋志也。
  冬十月朔,日有食之。不书日,官失之也。天子有日官,诸侯有日御。日官居卿以底日,礼也。日御不失日,以授百官于朝。
  初,郑伯将以高渠弥为卿,昭公恶之,固谏,不听,昭公立,惧其杀己也。辛卯,弑昭公,而立公子亹。
  君子谓昭公知所恶矣。公子达曰:”高伯其为戮乎?复恶已甚矣。”
  ◎ 桓公十八年
  【经】十有八年春王正月,公会齐侯于泺。公与夫人姜氏遂如齐。夏四月丙子,公薨于齐。丁酉,公之丧至自齐。秋七月,冬十有二月己丑,葬我君桓公。
  【传】十八年春,公将有行,遂与姜氏如齐。申繻曰:”女有家,男有室,无相渎也,谓之有礼。易此,必败。”
  公会齐侯于泺,遂及文姜如齐。齐侯通焉。公谪之,以告。
  夏四月丙子,享公。使公子彭生乘公,公薨于车。
  鲁人告于齐曰:”寡君畏君之威,不敢宁居,来修旧好,礼成而不反,无所归咎,恶于诸侯。请以彭生除之。”齐人杀彭生。
  秋,齐侯师于首止;子亹会之,高渠弥相。七月戊戌,齐人杀子亹而轘高渠弥,祭仲逆郑子于陈而立之。是行也,祭仲知之,故称疾不往。人曰:”祭仲以知免。”仲曰:”信也。”
  周公欲弑庄王而立王子克。辛伯告王,遂与王杀周公黑肩。王子克奔燕。
  初,子仪有宠于桓王,桓王属诸周公。辛伯谏曰:”并后、匹嫡、两政、耦国,乱之本也。”周公弗従,故及。
************************
庄公  【元年~三十二年】
  ◎ 庄公元年
  【经】元年春王正月。三月,夫人孙于齐。夏,单伯送王姬。秋,筑王姬之馆于外。冬十月乙亥,陈侯林卒。王使荣叔来锡桓公命。王姬归于齐。齐师迁纪、郱、鄑、郚。
  【传】元年春,不称即位,文姜出故也。
  三月,夫人孙于齐。不称姜氏,绝不为亲,礼也。
  秋,筑王姬之馆于外。为外,礼也。
  ◎ 庄公二年
  【经】二年春王二月,葬陈庄公。夏,公子庆父帅师伐于余丘。秋七月,齐王姬卒。冬十有二月,夫人姜氏会齐侯于禚。乙酉,宋公冯卒。
  【传】二年冬,夫人姜氏会齐侯于禚。书,奸也。
  ◎ 庄公三年
  【经】三年春王正月,溺会齐师伐卫。夏四月,葬宋庄公。五月,葬桓王。秋,纪季以酅入于齐。冬,公次于滑。
  【传】三年春,溺会齐师伐卫,疾之也。
  夏五月,葬桓王,缓也。
  秋,纪季以酅入于齐,纪于是乎始判。
  冬,公次于滑,将会郑伯,谋纪故也。郑伯辞以难。凡师,一宿为舍,再宿为信,过信为次。
  ◎ 庄公四年
  【经】四年春王二月,夫人姜氏享齐侯于祝丘。三月,纪伯姬卒。夏,齐侯、陈侯、郑伯遇于垂。纪侯大去其国。六月乙丑,齐侯葬纪伯姬。秋七月。冬,公及齐人狩于禚。
  【传】四年春,王三月,楚武王荆尸,授师孑焉,以伐随,将齐,入告夫人邓曼曰:”余心荡。”邓曼叹曰:”王禄尽矣。盈而荡,天之道也。先君其知之矣,故临武事,将发大命,而荡王心焉。若师徒无亏,王薨于行,国之福也。”王遂行,卒于樠木之下。令尹斗祁、莫敖屈重除道、梁溠,营军临随。随人惧,行成。莫敖以王命入盟随侯,且请为会于汉汭,而还。济汉而后发丧。
  纪侯不能下齐,以与纪季。夏,纪侯大去其国,违齐难也。
  ◎ 庄公五年
  【经】五年春王正月。夏,夫人姜氏如齐师。秋,郳犁来来朝。冬,公会齐人、宋人、陈人、蔡人伐卫。
  【传】五年秋,郳犁来来朝,名,未王命也。
  冬,伐卫纳惠公也。
  ◎ 庄公六年
  【经】六年春王正月,王人子突救卫。夏六月,卫侯朔入于卫。秋,公至自伐卫。螟。冬,齐人来归卫俘。
  【传】六年春,王人救卫。
  夏,卫侯入,放公子黔牟于周,放宁跪于秦,杀左公子泄、右公子职,乃即位。
  君子以二公子之立黔牟为不度矣。夫能固位者,必度于本末而后立衷焉。不知其本,不谋。知本之不枝,弗强。《诗》云:”本枝百世。”
  冬,齐人来归卫宝,文姜请之也。
  楚文王伐申,过邓。邓祁侯曰:”吾甥也。”止而享之。骓甥、聃甥、养甥请杀楚子,邓侯弗许。三甥曰:”亡邓国者,必此人也。若不早图,后君噬齐。其及图之乎?图之,此为时矣。”邓侯曰:”人将不食吾余。”对曰:”若不従三臣,抑社稷实不血食,而君焉取余?”弗従。还年,楚子伐邓。十六年,楚复伐邓,灭之。
  ◎ 庄公七年
  【经】七年春,夫人姜氏会齐侯于防。夏四月辛卯,夜,恒星不见。夜中,星陨如雨。秋,大水。无麦、苗。冬,夫人姜氏会齐侯于谷。
  【传】七年春,文姜会齐侯于防,齐志也。
  夏,恒星不见,夜明也。星陨如雨,与雨偕也。
  秋,无麦苗,不害嘉谷也。
  ◎ 庄公八年
  【经】八年春王正月,师次于郎,以俟陈人,蔡人。甲午,治兵。夏,师及齐师围郕,郕降于齐师。秋,师还。冬十有一月癸未,齐无知弑其君诸儿。
  【传】八年春,治兵于庙,礼也。
  夏,师及齐师围郕。郕降于齐师。仲庆父请伐齐师。公曰:”不可。我实不德,齐师何罪?罪我之由。《夏书》曰:’皋陶迈种德,德,乃降。’姑务修德以待时乎。”秋,师还。君子是以善鲁庄公。
  齐侯使连称、管至父戍葵丘。瓜时而往,曰:”及瓜而代。”期戍,公问不至。请代,弗许。故谋作乱。
  僖公之母弟曰夷仲年,生公孙无知,有宠于僖公,衣服礼秩如适。襄公绌之。二人因之以作乱。连称有従妹在公宫,无宠,使间公,曰:”捷,吾以女为夫人。”
  冬十二月,齐侯游于姑棼,遂田于贝丘。见大豕,従者曰:”公子彭生也。”公怒曰:”彭生敢见!”射之,豕人立而啼。公惧,坠于车,伤足丧屦。反,诛屦于徒人费。弗得,鞭之,见血。走出,遇贼于门,劫而束之。费曰:”我奚御哉!”袒而示之背,信之。费请先入,伏公而出,斗,死于门中。石之纷如死于阶下。遂入,杀孟阳于床。曰:”非君也,不类。”见公之足于户下,遂弑之,而立无知。
  初、襄公立,无常。鲍叔牙曰:”君使民慢,乱将作矣。”奉公子小白出奔莒。乱作,管夷吾、召忽奉公子纠来奔。
  初,公孙无知虐于雍廪。
  ◎ 庄公九年
  【经】九年春,齐人杀无知。公及齐大夫盟于既。夏,公伐齐纳子纠。齐小白入于齐。秋七月丁酉,葬齐襄公。八月庚申,及齐师战于乾时,我师败绩。九月,齐人取子纠杀之。冬,浚洙。
  【传】九年春,雍廪杀无知。
  公及齐大夫盟于既,齐无君也。
  夏,公伐齐,纳子纠。桓公自莒先入。
  秋,师及齐师战于乾时,我师败绩,公丧戎路,传乘而归。秦子、梁子以公旗辟于下道,是以皆止。
  鲍叔帅师来言曰:”子纠,亲也,请君讨之。管、召、仇也,请受而甘心焉。”乃杀子纠于生窦,召忽死之。管仲请囚,鲍叔受之,乃堂阜而税之。归而以告曰:”管夷吾治于高傒,使相可也。”公従之。
  ◎ 庄公十年
  【经】十年春王正月,公败齐师于长勺。二月,公侵宋。三月,宋人迁宿。夏六月,齐师、宋师次于郎。公败宋师于乘丘。秋九月,荆败蔡师于莘,以蔡侯献舞归。冬十月,齐师灭谭,谭子奔莒。
  【传】十年春,齐师伐我。公将战,曹刿请见。其乡人曰:”肉食者谋之,又何间焉。刿曰:”肉食者鄙,未能远谋。”乃入见。问何以战。公曰:”衣食所安,弗敢专也,必以分人。”对曰:”小惠未遍,民弗従也。”公曰:”牺牲玉帛,弗敢加也,必以信。”对曰:”小信未孚,神弗福也。”公曰:”小大之狱,虽不能察,必以情。”对曰:”忠之属也,可以一战,战则请従。”
  公与之乘。战于长勺。公将鼓之。刿曰;”未可。”齐人三鼓,刿曰:”可矣。”齐师败绩。公将驰之。刿曰:”未可。”下,视其辙,登,轼而望之,曰:”可矣。”遂逐齐师。
  既克,公问其故。对曰:”夫战,勇气也,一鼓作气,再而衰,三而竭。彼竭我盈,故克之。夫大国难测也,惧有伏焉。吾视其辙乱,望其旗靡,故逐之。”
  夏六月,齐师、宋师次于郎。公子偃曰:”宋师不整,可败也。宋败,齐必还,请击之。”公弗许。自雩门窃出,蒙皋比而先犯之。公従之。大败宋师于乘丘。齐师乃还。
  蔡哀侯娶于陈,息侯亦娶焉。息妫将归,过蔡。蔡侯曰:”吾姨也。”止而见之,弗宾。息侯闻之,怒,使谓楚文王曰:”伐我,吾求救于蔡而伐之。”楚子従之。秋九月,楚败蔡师于莘,以蔡侯献舞归。
  齐侯之出也,过谭,谭不礼焉。及其入也,诸侯皆贺,谭又不至。冬,齐师灭谭,谭无礼也。谭子奔莒,同盟故也。
  ◎ 庄公十一年
  【经】十有一年春王正月。夏五月,戊寅,公败宋师于鄑。秋,宋大水。冬,王姬归于齐。
  【传】十一年夏,宋为乘丘之役故侵我。公御之,宋师未陈而薄之,败诸鄑。
  凡师,敌未陈曰败某师,皆陈曰战,大崩曰败绩,得亻隽曰克,覆而败之曰取某师,京师败曰王师败绩于某。
  秋,宋大水。公使吊焉,曰:”天作淫雨,害于粢盛,若之何不吊?”对曰:”孤实不敬,天降之灾,又以为君忧,拜命之辱。”臧文仲曰:”宋其兴乎。禹、汤罪己,其兴也悖焉、桀、纣罪人,其亡也忽焉。且列国有凶称孤,礼也。言惧而名礼,其庶乎。”既而闻之曰公子御说之辞也。臧孙达曰:”是宜为君,有恤民之心。”
  冬,齐侯来逆共姬。
  乘丘之役,公之金仆姑射南宫长万,公右遄孙生搏之。宋人请之,宋公靳之,曰:”始吾敬子,今子,鲁囚也。吾弗敬子矣。”病之。
  ◎ 庄公十二年
  【经】十有二年春王三月,纪叔姬归于酅。夏四月。秋八月甲午,宋万弑其君捷及其大夫仇牧。十月,宋万出奔陈。
  【传】十二年秋,宋万弑闵公于蒙泽。遇仇牧于门,批而杀之。遇大宰督于东宫之西,又杀之。立子游。群公子奔萧。公子御说奔亳。南宫牛、猛获帅师围亳。
  冬十月,萧叔大心及戴、武、宣、穆、庄之族以曹师伐之。杀南宫牛于师,杀子游于宋,立桓公。猛获奔卫。南宫万奔陈,以乘车辇其母,一日而至。
  宋人请猛获于卫,卫人欲勿与,石祁子曰:”不可。天下之恶一也,恶于宋而保于我,保之何补?得一夫而失一国,与恶而弃好,非谋也。”卫人归之。亦请南宫万于陈,以赂。陈人使妇人饮之酒,而以犀革裹之。比及宋手足皆见。宋人皆醢之。
  ◎ 庄公十三年
  【经】十有三年春,齐侯、宋人、陈人、蔡人、邾人会于北杏。夏六月,齐人灭遂。秋七月。冬,公会齐侯盟于柯。
  【传】十三年春,会于北杏,以平宋乱。遂人不至。
  夏,齐人灭遂而戍之。
  冬,盟于柯,始及齐平也。
  宋人背北杏之会。
  ◎ 庄公十四年
  【经】十有四年春,齐人、陈人、曹人伐宋。夏,单伯会伐宋。秋七月,荆入蔡。冬,单伯会齐侯、宋公、卫侯、郑伯于鄄。
  【传】十四年春,诸侯伐宋,齐请师于周。夏,单伯会之,取成于宋而还。
  郑厉公自栎侵郑,及大陵,获傅瑕。傅瑕曰:”苟舍我,吾请纳君。”与之盟而赦之。六月甲子,傅瑕杀郑子及其二子而纳厉公。
  初,内蛇与外蛇斗于郑南门中,内蛇死。六年而厉公入。公闻之,问于申繻曰:”犹有妖乎?”对曰:”人之所忌,其气焰以取之,妖由人兴也。人无衅焉,妖不自作。人弃常则妖兴,故有妖。”
  厉公入,遂杀傅瑕。使谓原繁曰:”傅瑕贰,周有常刑,既伏其罪矣。纳我而无二心者,吾皆许之上大夫之事,吾愿与伯父图之。且寡人出,伯父无里言,入,又不念寡人,寡人憾焉。”对曰:”先君桓公命我先人典司宗祏。社稷有主而外其心,其何贰如之?苟主社稷,国内之民其谁不为臣?臣无二心,天之制也。子仪在位十四年矣,而谋召君者,庸非二乎。庄公之子犹有八人,若皆以官爵行赂劝贰而可以济事,君其若之何?臣闻命矣。”乃缢而死。
  蔡哀侯为莘故,绳息妫以语楚子。楚子如息,以食入享,遂灭息。以息妫归,生堵敖及成王焉,未言。楚子问之,对曰:”吾一妇人而事二夫,纵弗能死,其又奚言?”楚子以蔡侯灭息,遂伐蔡。秋七月,楚入蔡。
  君子曰:”《商书》所谓’恶之易也,如火之燎于原,不可乡迩,其犹可扑灭’者,其如蔡哀侯乎。”
  冬,会于鄄,宋服故也。
  ◎ 庄公十五年
  【经】十有五年春,齐侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯会于鄄。夏,夫人姜氏如齐。秋,宋人、齐人、邾人伐郳。郑人侵宋。冬十月。
  【传】十五年春,复会焉,齐始霸也。
  秋,诸侯为宋伐郳。郑人间之而侵宋。
  ◎ 庄公十六年
  【经】十有六年春王正月。夏,宋人、齐人、卫人伐郑。秋,荆伐郑。冬十有二月,会齐侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯、许男、滑伯、滕子同盟于幽。邾子克卒。
  【传】十六年夏,诸侯伐郑,宋故也。
  郑伯自栎入,缓告于楚。秋,楚伐郑,及栎,为不礼故也。
  郑伯治与于雍纠之乱者。九月,杀公子阏,刖强鉏。公父定叔出奔卫。三年而复之,曰:”不可使共叔无后于郑。”使以十月入,曰:”良月也,就盈数焉。”
  君子谓:”强鉏不能卫其足。”
  冬,同盟于幽,郑成也。
  王使虢公命曲沃伯以一军为晋侯。
  初,晋武公伐夷,执夷诡诸。蒍国请而免之。既而弗报。故子国作乱,谓晋人曰:”与我伐夷而取其地。”遂以晋师伐夷,杀夷诡诸。周公忌父出奔虢。惠王立而复之。
  ◎ 庄公十七年
  【经】十有七年春,齐人执郑詹。夏,齐人歼于遂。秋,郑詹自齐逃来。冬,多麋。
  【传】十七年春,齐人执郑詹,郑不朝也。
  夏,遂因氏,颌氏、工娄氏、须遂氏飨齐戍,醉而杀之,齐人歼焉。
  ◎ 庄公十八年
  【经】十有八年春王三月,日有食之。夏,公追戎于济西。秋,有蜮。冬十月。
  【传】十八年春,虢公、晋侯朝王,王飨醴,命之宥,皆赐玉五珏,马三匹。非礼也。王命诸侯,名位不同,礼亦异数,不以礼假人。
  虢公、晋侯、郑伯使原庄公逆王后于陈。陈妫归于京师,实惠后。
  夏,公追戎于济西。不言其来,讳之也。
  秋,有蜮,为灾也。
  初,楚武王克权,使斗缗尹之。以叛,围而杀之。迁权于那处,使阎敖尹之。及文王即位,与巴人伐申而惊其师。巴人叛楚而伐那处,取之,遂门于楚。阎敖游涌而逸。楚子杀之,其族为乱。冬,巴人因之以伐楚。
  ◎ 庄公十九年
  【经】十有九年春王正月。夏四月。秋,公子结媵陈人之妇于鄄,遂及齐侯、宋公盟。夫人姜氏如莒。冬,齐人、宋人、陈人伐我西鄙。
  【传】十九年春,楚子御之,大败于津。还,鬻拳弗纳。送伐黄,败黄师于碏陵。还,及湫,有疾。夏六月庚申卒,鬻拳葬诸夕室,亦自杀也,而葬于绖
  初,鬻拳强谏楚子,楚子弗従,临之以兵,惧而従之。鬻拳曰:”吾惧君以皇。兵,罪莫大焉。”遂自刖也。楚人以为大阍,谓之大伯,使其后掌之。君子”鬻拳可谓爱君矣,谏以自纳于刑,刑犹不忘纳君于善。”
  初,王姚嬖于庄王,生子颓。子颓有宠,蒍国为之师。及惠王即位。取蒍国之圃以为囿,边伯之宫近于王宫,王取之。王夺子禽祝跪与詹父田,而收膳夫之秩。故蒍国、边伯、石速、詹父、子禽祝跪作乱,因苏氏。秋,五大夫奉子颓以伐王,不克,出奔温。苏子奉子颓以奔卫。卫师、燕师伐周。冬,立子颓。
  ◎ 庄公二十年
  【经】二十年春王二月,夫人姜氏如莒。夏,齐大灾。秋七月。冬,齐人伐戎。
  【传】二十年春,郑伯和王室,不克。执燕仲父。夏,郑伯遂以王归,王处于栎。秋,王及郑伯入于邬。遂入成周,取其宝器而还。
  冬,王子颓享五大夫,乐及遍舞。郑伯闻之,见虢叔,曰:”寡人闻之,哀乐失时,殃咎必至。今王子颓歌舞不倦,乐祸也。夫司寇行戮,君为之不举,而况敢乐祸乎!奸王之位,祸孰大焉?临祸忘忧,忧必及之。盍纳王乎?”虢公曰:”寡人之愿也。”
  ◎ 庄公二十一年
  【经】二十有一年春,王正月。夏五月辛酉,郑伯突卒。秋七月戊戌,夫人姜氏薨。冬十有二月,葬郑厉公。
  【传】二十一年春,胥命于弭。夏,同伐王城。郑伯将王,自圉门入,虢叔自北门入,杀王子颓及五大夫。郑伯享王于阙西辟,乐备。王与之武公之略,自虎牢以东。原伯曰:”郑伯效尤,其亦将有咎。”五月,郑厉公卒。
  王巡虢守。虢公为王宫于玤,王与之酒泉。郑伯之享王也,王以后之鞶鉴予之。虢公请器,王予之爵。郑伯由是始恶于王。
  冬,王归自虢。
  ◎ 庄公二十二年
  【经】二十二年春王正月,肆大眚。癸丑,葬我小君文姜。陈人杀其公子御寇。夏五月。秋七月丙申,及齐高傒盟于防。冬,公如齐纳币。
  【传】二十二年春,陈人杀其大子御寇,陈公子完与颛孙奔齐。颛孙自齐来奔。
  齐侯使敬仲为卿。辞曰:”羁旅之臣,幸若获宥,及于宽政,赦其不闲于教训而免于罪戾,弛于负担,君之惠也,所获多矣。敢辱高位,以速官谤。请以死告。《诗》云:’翘翘车乘,招我以弓,岂不欲往,畏我友朋。'”使为工正。
  饮桓公酒,乐。公曰:”以火继之。”辞曰:”臣卜其昼,未卜其夜,不敢。”君子曰:”酒以成礼,不继以淫,义也。以君成礼,弗纳于淫,仁也。”
  初,懿氏卜妻敬仲,其妻占之,曰:”吉,是谓’凤皇于飞,和鸣锵锵,有妫之后,将育于姜。五世其昌,并于正卿。八世之后,莫之与京。'”陈厉公,蔡出也。故蔡人杀五父而立之,生敬仲。其少也。周史有以《周易》见陈侯者,陈侯使筮之,遇《观》之《否》。曰:”是谓’观国之光,利用宾于王。’代陈有国乎。不在此,其在异国;非此其身,在其子孙。光,远而自他有耀者也。《坤》,土也。《巽》,风也。《乾》,天也。风为天于土上,山也。有山之材而照之以天光,于是乎居土上,故曰:’观国之光,利用宾于王。’庭实旅百,奉之以玉帛,天地之美具焉,故曰:’利用宾于王。’犹有观焉,故曰其在后乎。风行而著于土,故曰其在异国乎。若在异国,必姜姓也。姜,大岳之后也。山岳则配天,物莫能两大。陈衰,此其昌乎。”
  及陈之初亡也,陈桓子始大于齐。其后亡成,成子得政。
  ◎ 庄公二十三年
  【经】二十有三年春,公至自齐。祭叔来聘。夏,公如齐观社。公至自齐。荆人来聘。公及齐侯遇于谷。萧叔朝公。秋,丹桓宫楹。冬十有一月,曹伯射姑卒。十有二月甲寅,公会齐侯盟于扈。
  【传】二十三年夏,公如齐观社,非礼也。曹刿谏曰:”不可。夫礼,所以整民也。故会以训上下之则,制财用之节;朝以正班爵之义,帅长幼之序;征伐以讨其不然。诸侯有王,王有巡守,以大习之。非是,君不举矣。君举必书,书而不法,后嗣何观?”
  晋桓、庄之族逼,献公患之。士蒍曰:”去富子,则群公子可谋也已。”公曰:”尔试其事。”士蒍与群公子谋,谮富子而去之。
  秋,丹桓宫之楹。
  ◎ 庄公二十四年
  【经】二十有四年春王三月,刻桓宫桷。葬曹庄公。夏,公如齐逆女。秋,公至自齐。八月丁丑,夫人姜氏入。戊寅,大夫宗妇觌,用币。大水。冬,戎侵曹。曹羁出奔陈。赤归于曹。郭公。
  【传】二十四年春,刻其桷,皆非礼也。御孙谏曰:”臣闻之:’俭,德之共也;侈,恶之大也。’先君有共德而君纳诸大恶,无乃不可乎!”
  秋,哀姜至。公使宗妇觌,用币,非礼也。御孙曰:”男贽大者玉帛,小者禽鸟,以章物也。女贽不过榛栗枣修,以告虔也。今男女同贽,是无别也。男女之别,国之大节也。而由夫人乱之,无乃不可乎!”
  晋士蒍又与群公子谋,使杀游氏之二子。士蒍告晋侯曰:”可矣。不过二年,君必无患。”
  ◎ 庄公二十五年
  【经】二十有五年春,陈侯使女叔来聘。夏五月癸丑,卫侯朔卒。六月辛未,朔,日有食之,鼓、用牲于社。伯姬归于杞。秋,大水,鼓、用牲于社、于门。冬,公子友如陈。
  【传】二十五年春,陈女叔来聘,始结陈好也。嘉之,故不名。
  夏六月辛未,朔,日有食之。鼓,用牲于社,非常也。唯正月之朔,慝未作,日有食之,于是乎用币于社,伐鼓于朝。
  秋,大水。鼓,用牲于社、于门,亦非常也。凡天灾,有币无牲。非日月之眚,不鼓。
  晋士蒍使群公子尽杀游氏之族,乃城聚而处之。
  冬,晋侯围聚,尽杀群公子。
  ◎ 庄公二十六年
  【经】二十有六年春,公伐戎。夏,公至自伐戎。曹杀其大夫。秋,公会宋人、齐人,伐徐。冬十有二月癸亥,朔,日有食之。
  【传】二十六年春,晋士蒍为大司空。
  夏,士蒍城绛,以深其宫。
  秋,虢人侵晋。冬,虢人又侵晋。
  ◎ 庄公二十七年
  【经】二十有七年春,公会杞伯姬于洮。夏六月,公会齐侯、宋公、陈侯、郑伯同盟于幽。秋,公子友如陈,葬原仲。冬,杞伯姬来。莒庆来逆叔姬。杞伯来朝。公会齐侯于城濮。
  【传】二十七年春,公会杞伯姬于洮,非事也。天子非展义不巡守,诸侯非民事不举,卿非君命不越竟。
  夏,同盟于幽,陈,郑服也。
  秋,公子友如陈,葬原仲,非礼也。原仲,季友之旧也。
  冬,杞伯姬来,归宁也。凡诸侯之女,归宁曰来,出曰来归。夫人归宁曰如某,出曰归于某。
  晋侯将伐虢,士蒍曰:”不可,虢公骄,若骤得胜于我,必弃其民。无众而后伐之,欲御我谁与?夫礼乐慈爱,战所畜也。夫民让事乐和,爱亲哀丧而后可用也。虢弗畜也,亟战将饥。”
  王使召伯廖赐齐侯命,且请伐卫,以其立子颓也。
  ◎ 庄公二十八年
  【经】二十有八年春,王三月甲寅,齐人伐卫。卫人及齐人战,卫人败绩。夏四月丁未,邾子琐卒。秋,荆伐郑,公会齐人、宋人救郑。冬,筑郿。大无麦、禾,臧孙辰告籴于齐。
  【传】二十八年春,齐侯伐卫。战,败卫师。数之以王命,取赂而还。
  晋献公娶于贾,无子。烝于齐姜,生秦穆夫人及大子申生。又娶二女于戎,大戎狐姬生重耳,小戎子生夷吾。晋伐骊戎,骊戎男女以骊姬。归生奚齐。其娣生卓子。骊姬嬖,欲立其子,赂外嬖梁五,与东关嬖五,使言于公曰:”曲沃,君之宗也。蒲与二屈,君之疆也。不可以无主。宗邑无主则民不威,疆埸无主则启戎心。戎之生心,民慢其政,国之患也。若使大子主曲沃,而重耳、夷吾主蒲与屈,则可以威民而惧戎,且旌君伐。”使俱曰:”狄之广莫,于晋为都。晋之启土,不亦宜乎?”晋侯说之。夏,使大子居曲沃,重耳居蒲城,夷吾居屈。群公子皆鄙,唯二姬之子在绛。二五卒与骊姬谮群公子而立奚齐,晋人谓之二耦。
  楚令尹子元欲蛊文夫人,为馆于其宫侧,而振万焉。夫人闻之,泣曰:”先君以是舞也,习戎备也。今令尹不寻诸仇雠,而于未亡人之侧,不亦异乎!”御人以告子元。子元曰:”妇人不忘袭仇,我反忘之!”
  秋,子元以车六百乘伐郑,入于桔柣之门。子元、斗御疆、斗梧、耿之不比为旆,斗班、王孙游、王孙喜殿。众车入自纯门,及逵市。县门不发,楚言而出。子元曰:”郑有人焉。”诸侯救郑,楚师夜遁。郑人将奔桐丘,谍告曰:”楚幕有乌。”乃止。
  冬,饥。臧孙辰告籴于齐,礼也。
  筑郿,非都也。凡邑有宗庙先君之主曰都,无曰邑。邑曰筑,都曰城。
  ◎ 庄公二十九年
  【经】二十有九年春,新延廄。夏,郑人侵许。秋,有蜚。冬十有二月,纪叔姬卒。城诸及防。
  【传】二十九年春,新作延廄。书,不时也。凡马日中而出,日中而入。
  夏,郑人侵许。凡师有钟鼓曰伐,无曰侵,轻曰袭。
  秋,有蜚,为灾也。凡物不为灾不书。
  冬十二月,城诸及防,书,时也。凡土功,龙见而毕务,戒事也。火见而致用,水昏正而栽,日至而毕。
  樊皮叛王。
  ◎ 庄公三十年
  【经】三十年春王正月。夏,次于成。秋七月,齐人降鄣。八月癸亥,葬纪叔姬。九月庚午朔,日有食之,鼓、用牲于社。冬,公及齐侯遇于鲁济。齐人伐山戎。
  【传】三十年春,王命虢公讨樊皮。夏四月丙辰,虢公入樊,执樊仲皮,归于京师。
  楚公子元归自伐郑,而处王宫,斗射师谏,则执而梏之。
  秋,申公斗班杀子元,斗谷於菟为令尹,自毁其家以纾楚国之难。
  冬,遇于鲁济,谋山戎也,以其病燕故也。
  ◎ 庄公三十一年
  【经】三十有一年春,筑台于郎。夏四月,薛伯卒。筑台于薛。六月,齐侯来献戎捷。秋,筑台于秦。冬,不雨。
  【传】三十一年夏六月,齐侯来献戎捷,非礼也。凡诸侯有四夷之功,则献于王,王以警于夷。中国则否。诸侯不相遗俘。
  ◎ 庄公三十二年
  【经】三十有二年春,城小谷。夏,宋公、齐侯遇于梁丘。秋七月癸巳,公子牙卒。八月癸亥,公薨于路寝。冬十月己未,子般卒。公子庆父如齐。狄伐邢。
  【传】三十二年春,城小谷,为管仲也。
  齐侯为楚伐郑之故,请会于诸侯。宋公请先见于齐侯。夏,遇于梁丘。
  秋七月,有神降于莘。
  惠王问诸内史过曰:”是何故也?”对曰:”国之将兴,明神降之,监其德也;将亡,神又降之,观其恶也。故有得神以兴,亦有以亡,虞、夏、商、周皆有之。”王曰:”若之何?”对曰:”以其物享焉,其至之日,亦其物也。”王従之。内史过往,闻虢请命,反曰:”虢必亡矣,虐而听于神。”
  神居莘六月。虢公使祝应、宗区、史嚚享焉。神赐之土田。史嚚曰:”虢其亡乎!吾闻之:国将兴,听于民;将亡,听于神。神,聪明正直而一者也,依人而行。虢多凉德,其何土之能得!”
  初,公筑台临党氏,见孟任,従之。閟,而以夫人言许之。割臂盟公,生子般焉。雩,讲于梁氏,女公子观之。圉人荦自墙外与之戏。子般怒,使鞭之。公曰:”不如杀之,是不可鞭。荦有力焉,能投盖于稷门。”
  公疾,问后于叔牙。对曰:”庆父材。”问于季友,对曰:”臣以死奉般。”公曰:”乡者牙曰庆父材。”成季使以君命命僖叔待于钅咸巫氏,使钅咸季鸩之,曰:”饮此则有后于鲁国,不然,死且无后。”饮之,归及逵泉而卒,立叔孙氏。
  八月癸亥,公薨于路寝。子般即位,次于党氏。冬十月己未,共仲使圉人荦贼子般于党氏。成季奔陈。立闵公。
************************
闵公  【元年~二年】
  ◎ 闵公元年
  【经】元年春王正月。齐人救邢。夏六月辛酉,葬我君庄公。秋八月,公及齐侯盟于落姑。季子来归。冬,齐仲孙来。
  【传】元年春,不书即位,乱故也。
  狄人伐邢。管敬仲言于齐侯曰:”戎狄豺狼,不可厌也。诸夏亲暱,不可弃也。宴安鸩毒,不可怀也。《诗》云:’岂不怀归,畏此简书。’简书,同恶相恤之谓也。请救邢以従简书。”齐人救邢。
  夏六月,葬庄公,乱故,是以缓。
  秋八月,公及齐侯盟于落姑,请复季友也。齐侯许之,使召诸陈,公次于郎以待之。”季子来归”,嘉之也。
  冬,齐仲孙湫来省难。书曰”仲孙”,亦嘉之也。
  仲孙归曰:”不去庆父,鲁难未已。”公曰:”若之何而去之?”对曰:”难不已,将自毙,君其待之。”公曰:”鲁可取乎?”对曰:”不可,犹秉周礼。周礼,所以本也。臣闻之,国将亡,本必先颠,而后枝叶従之。鲁不弃周礼,未可动也。君其务宁鲁难而亲之。亲有礼,因重固,间携贰,覆昬乱,霸王之器也。”
  晋侯作二军,公将上军,大子申生将下军。赵夙御戎,毕万为右,以灭耿、灭霍、灭魏。还,为大子城曲沃。赐赵夙耿,赐毕万魏,以为大夫。
  士蒍曰:”大子不得立矣,分之都城而位以卿,先为之极,又焉得立。不如逃之,无使罪至。为吴大伯,不亦可乎?犹有令名,与其及也。且谚曰:’心苟无瑕,何恤乎无家。’天若祚大子,其无晋乎。”
  卜偃曰:”毕万之后必大。万,盈数也;魏,大名也;以是始赏,天启之矣。天子曰兆民,诸侯曰万民。今名之大,以従盈数,其必有众。”
  初,毕万筮仕于晋,遇《屯》之《比》。辛廖占之,曰:”吉。《屯》固《比》入,吉孰大焉?其必蕃昌。《震》为土,车従马,足居之,兄长之,母覆之,众归之,六体不易,合而能固,安而能杀。公侯之卦也。公侯之子孙,必复其始。”
  ◎ 闵公二年
  【经】二年春王正月,齐人迁阳。夏五月乙酉,吉禘于庄公。秋八月辛丑,公薨。九月,夫人姜氏孙于邾。公子庆父出奔莒。冬,齐高子来盟。十有二月,狄入卫。郑弃其师。
  【传】二年春,虢公败犬戎于渭汭。舟之侨曰:”无德而禄,殃也。殃将至矣。”遂奔晋。
  夏,吉禘于庄公,速也。
  初,公傅夺卜齮田,公不禁。
  秋八月辛丑,共仲使卜齮贼公于武闱。成季以僖公适邾。共仲奔莒,乃入,立之。以赂求共仲于莒,莒人归之。及密,使公子鱼请,不许。哭而往,共仲曰:”奚斯之声也。”乃缢。
  闵公,哀姜之娣叔姜之子也,故齐人立之。共仲通于哀姜,哀姜欲立之。闵公之死也,哀姜与知之,故孙于邾。齐人取而杀之于夷,以其尸归,僖公请而葬之。
  成季之将生也,桓公使卜楚丘之父卜之。曰:”男也。其名曰友,在公之右。间于两社,为公室辅。季氏亡,则鲁不昌。”又筮之,遇《大有》之《乾》,曰:”同复于父,敬如君所。”及生,有文在其手曰”友”,遂以命之。
  冬十二月,狄人伐卫。卫懿公好鹤,鹤有乘轩者。将战,国人受甲者皆曰:”使鹤,鹤实有禄位,余焉能战!”公与石祁子玦,与宁庄子矢,使守,曰:”以此赞国,择利而为之。”与夫人绣衣,曰:”听于二子。”渠孔御戎,子伯为右,黄夷前驱,孔婴齐殿。及狄人战于荧泽,卫师败绩,遂灭卫。卫侯不去其旗,是以甚败。狄人囚史华龙滑与礼孔以逐卫人。二人曰:”我,大史也,实掌其祭。不先,国不可得也。”乃先之。至则告守曰:”不可待也。”夜与国人出。狄入卫,遂従之,又败诸河。
  初,惠公之即位也少,齐人使昭伯烝于宣姜,不可,强之。生齐子、戴公、文公、宋桓夫人、许穆夫人。文公为卫之多患也,先适齐。及败,宋桓公逆诸河,宵济。卫之遗民男女七百有三十人,益之以共,滕之民为五千人,立戴公以庐于曹。许穆夫人赋《载驰》。齐侯使公子无亏帅车三百乘、甲士三千人以戍曹。归公乘马,祭服五称,牛羊豕鸡狗皆三百,与门材。归夫人鱼轩,重锦三十两。
  郑人恶高克,使帅师次于河上,久而弗召。师溃而归,高克奔陈。郑人为之赋《清人》。
  晋侯使大子申生伐东山皋落氏。里克谏曰:”大子奉冢祀,社稷之粢盛,以朝夕视君膳者也,故曰冢子。君行则守,有守则従。従曰抚军,守曰监国,古之制也。夫帅师,专行谋,誓车旅,君与国政之所图也,非大子之事也。师在制命而已。禀命则不威,专命则不孝。故君之嗣适不可以帅师。君失其官,帅师不威,将焉用之。且臣闻皋落氏将战,君其舍之。”公曰:”寡人有子,未知其谁立焉。”不对而退。
  见大子,大子曰:”吾其废乎?”对曰:”告之以临民,教之以军旅,不共是惧,何故废乎?且子惧不孝,无惧弗得立,修己而不责人,则免于难。”
  大子帅师,公衣之偏衣,佩之金玦。狐突御戎,先友为右,梁余子养御罕夷,先丹木为右。羊舌大夫为尉。光友曰:”衣身之偏,握兵之要,在此行也,子其勉之。偏躬无慝,兵要远灾,亲以无灾,又何患焉!”狐突叹曰:”时,事之征也;衣,身之章也;佩,衷之旗也。故敬其事则命以始,服其身则衣之纯,用期衷则佩之度。今命以时卒,閟其事也;衣之龙服,远其躬也;佩以金玦,弃其衷也。服以远之,时以閟之,龙凉冬杀,金寒玦离,胡可恃也?虽欲勉之,狄可尽乎?”梁余子养曰:帅师者受命于庙,受脤于社,有常服矣。不获而龙,命可知也。死而不孝,不如逃之。”罕夷曰:”龙奇无常,金玦不复,虽复何为,君有心矣。”先丹木曰:”是服也。狂夫阻之。曰’尽敌而反’,敌可尽乎!虽尽敌,犹有内谗,不如违之。”狐突欲行。羊舌大夫曰:”不可。违命不孝,弃事不忠。虽知其寒,恶不可取,子其死之。”
  大子将战,狐突谏曰:”不可,昔辛伯谂周桓公云:’内宠并后,外宠二政,嬖子配適,大都耦国,乱之本也。’周公弗従,故及于难。今乱本成矣,立可必乎?孝而安民,子其图之,与其危身以速罪也。”
  成风闻成季之繇,乃事之,而属僖公焉,故成季立之。
  僖之元年,齐桓公迁邢于夷仪。二年,封卫于楚丘。邢迁如归,卫国忘亡。
  卫文公大布之衣,大帛之冠,务材训农,通商惠工,敬教劝学,授方任能。元年革车三十乘,季年乃三百乘。
************************
僖公  【元年~三十三年】
  ◎ 僖公元年
  【经】元年春王正月。齐师、宋师、曹伯次于聂北,救邢。夏六月,邢迁于夷仪。齐师、宋师、曹师城邢。秋七月戊辰,夫人姜氏薨于夷,齐人以归。楚人伐郑。八月,公会齐侯、宋公、郑伯、曹伯、邾人于柽。九月,公败邾师于偃。冬十月壬午,公子友帅师败莒于郦。获莒拏。十有二月丁巳,夫人氏之丧至自齐。
  【传】元年春,不称即位,公出故也。公出复入,不书,讳之也。讳国恶,礼也。
  诸侯救邢。邢人溃,出奔师。师遂逐狄人,具邢器用而迁之,师无私焉。
  夏,邢迁夷仪,诸侯城之,救患也。凡侯伯救患分灾讨罪,礼也。
  秋,楚人伐郑,郑即齐故也。盟于荦,谋救郑也。
  九月,公败邾师于偃,虚丘之戍将归者也。
  冬,莒人来求赂。公子友败诸郦,获莒子之弟拏。非卿也,嘉获之也。公赐季友汶阳之田及费。
  夫人氏之丧至自齐。君子以齐人杀哀姜也为已甚矣,女子,従人者也。
  ◎ 僖公二年
  【经】二年春王正月,城楚丘。夏五月辛巳,葬我小君哀姜。虞师、晋师灭下阳。秋九月,齐侯、宋公、江人、黄人盟于贯。冬十月,不雨。楚人侵郑。
  【传】二年春,诸侯城楚丘而封卫焉。不书所会,后也。
  晋荀息请以屈产之乘与垂棘之璧,假道于虞以伐虢。公曰:”是吾宝也。”对曰:”若得道于虞,犹外府也。”公曰:”宫之奇存焉。”对曰:”宫之奇之为人也,懦而不能强谏,且少长于君,君暱之,虽谏,将不听。”乃使荀息假道于虞,曰:”冀为不道,入自颠軨,伐鄍三门。冀之既病。则亦唯君故。今虢为不道,保于逆旅,以侵敝邑之南鄙。敢请假道以请罪于虢。”虞公许之,且请先伐虢。宫之奇谏,不听,遂起师。夏,晋里克、荀息帅师会虞师伐虢,灭下阳。先书虞,贿故也。
  秋,盟于贯,服江、黄也。
  齐寺人貂始漏师于多鱼。
  虢公败戎于桑田。晋卜偃曰:”虢必亡矣。亡下阳不惧,而又有功,是天夺之鉴,而益其疾也。必易晋而不抚其民矣,不可以五稔。”
  冬,楚人伐郑,斗章囚郑聃伯。
  ◎ 僖公三年
  【经】三年春王正月,不雨。夏四月不雨。徐人取舒。六月雨。秋,齐侯、宋公、江人、黄人会于阳谷。冬,公子友如齐涖盟。楚人伐郑。
  【传】三年春,不雨。夏六月,雨。自十月不雨至于五月,不曰旱,不为灾也。
  秋,会于阳谷,谋伐楚也。
  齐侯为阳谷之会,来寻盟。冬,公子友如齐涖盟。
  楚人伐郑,郑伯欲成。孔叔不可,曰:”齐方勤我,弃德不祥。”
  齐侯与蔡姬乘舟于囿,荡公。公惧,变色。禁之,不可。公怒,归之,未绝之也。蔡人嫁之。
  ◎ 僖公四年
  【经】四年春王正月,公会齐侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯,许男、曹伯侵蔡。蔡溃,遂伐楚,次于陉。夏,许男新臣卒。楚屈完来盟于师,盟于召陵。齐人执陈辕涛涂。秋,及江人、黄人伐陈。八月,公至自伐楚。葬许穆公。冬十有二月,公孙兹帅师会齐人、宋人、卫人、郑人、许人、曹人侵陈。
  【传】四年春,齐侯以诸侯之师侵蔡。蔡溃。遂伐楚。楚子使与师言曰:”君处北海,寡人处南海,唯是风马牛不相及也。不虞君之涉吾地也,何故?”管仲对曰:”昔召康公命我先君大公曰:’五侯九伯,女实征之,以夹辅周室。’赐我先君履,东至于海,西至于河,南至于穆陵,北至于无棣。尔贡包茅不入,王祭不共,无以缩酒,寡人是征。昭王南征而不复,寡人是问。”对曰:”贡之不入,寡君之罪也,敢不共给。昭王之不复,君其问诸水滨。”师进,次于陉。
  夏,楚子使屈完如师。师退,次于召陵。
  齐侯陈诸侯之师,与屈完乘而观之。齐侯曰:”岂不谷是为?先君之好是继。与不谷同好,如何?”对曰:”君惠徼福于敝邑之社稷,辱收寡君,寡君之愿也。”齐侯曰:”以此众战,谁能御之?以此攻城,何城不克?”对曰:”君若以德绥诸侯,谁敢不服?君若以力,楚国方城以为城,汉水以为池,虽众,无所用之。”
  屈完及诸侯盟。
  陈辕涛涂谓郑申侯曰:”师出于陈、郑之间,国必甚病。若出于东方,观兵于东夷,循海而归,其可也。”申侯曰:”善。”涛涂以告,齐侯许之。申侯见,曰:”师老矣,若出于东方而遇敌,惧不可用也。若出于陈、郑之间,共其资粮悱屦,其可也。”齐侯说,与之虎牢。执辕涛涂。
  秋,伐陈,讨不忠也。
  许穆公卒于师,葬之以侯,礼也。凡诸侯薨于朝会,加一等;死王事,加二等。于是有以衮敛。
  冬,叔孙戴伯帅师,会诸侯之师侵陈。陈成,归辕涛涂。
  初,晋献公欲以骊姬为夫人,卜之,不吉;筮之,吉。公曰:”従筮。”卜人曰:”筮短龟长,不如従长。且其繇曰:’专之渝,攘公之羭。一薰一莸,十年尚犹有臭。’必不可。”弗听,立之。生奚齐,其娣生卓子。及将立奚齐,既与中大夫成谋,姬谓大子曰:”君梦齐姜,必速祭之。”大子祭于曲沃,归胙于公。公田,姬置诸宫六日。公至,毒而献之。公祭之地,地坟。与犬,犬毙。与小臣,小臣亦毙。姬泣曰:”贼由大子。”大子奔新城。公杀其傅杜原款。或谓大子:”子辞,君必辩焉。”大子曰:”君非姬氏,居不安,食不饱。我辞,姬必有罪。君老矣,吾又不乐。”曰:”子其行乎!”大子曰:”君实不察其罪,被此名也以出,人谁纳我?”
  十二月戊申,缢于新城。姬遂谮二公子曰:”皆知之。”重耳奔蒲。夷吾奔屈。
  ◎ 僖公五年
  【经】五年春,晋侯杀其世子申生。杞伯姬来朝其子。夏,公孙兹如牟。公及齐侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯、许男、曹伯会王世子于首止。秋八月,诸侯盟于首止。郑伯逃归不盟。楚人灭弦,弦子奔黄。九月戊申朔,日有食之。冬,晋人执虞公。
  【传】五年春,王正月辛亥朔,日南至。公既视朔,遂登观台以望。而书,礼也。凡分、至、启、闭,必书云物,为备故也。
  晋侯使以杀大子申生之故来告。
  初,晋侯使士蒍为二公子筑蒲与屈,不慎,置薪焉。夷吾诉之。公使让之。士蒍稽首而对曰:”臣闻之,无丧而戚,忧必仇焉。无戎而城,仇必保焉。寇仇之保,又何慎焉!守官废命不敬,固仇之保不忠,失忠与敬,何以事君?《诗》云:’怀德惟宁,宗子惟城。’君其修德而固宗子,何城如之?三年将寻师焉,焉用慎?”退而赋曰:”狐裘龙茸,一国三公,吾谁适従?”及难,公使寺人披伐蒲。重耳曰:”君父之命不校。”乃徇曰:”校者吾仇也。”逾垣而走。披斩其祛,遂出奔翟。
  夏,公孙兹如牟,娶焉。
  会于首止,会王大子郑,谋宁周也。
  陈辕宣仲怨郑申侯之反己于召陵,故劝之城其赐邑,曰:”美城之,大名也,子孙不忘。吾助子请。”乃为之请于诸侯而城之,美。遂谮诸郑伯,曰:”美城其赐邑,将以叛也。”申侯由是得罪。
  秋,诸侯盟。王使周公召郑伯,曰:”吾抚女以従楚,辅之以晋,可以少安。”郑伯喜于王命而惧其不朝于齐也,故逃归不盟,孔叔止之曰:”国君不可以轻,轻则失亲。失亲患必至,病而乞盟,所丧多矣,君必悔之。”弗听,逃其师而归。
  楚斗谷於菟灭弦,弦子奔黄。
  于是江、黄、道、柏方睦于齐,皆弦姻也。弦子恃之而不事楚,又不设备,故亡。
  晋侯复假道于虞以伐虢。宫之奇谏曰:”虢,虞之表也。虢亡,虞必従之。晋不可启,寇不可玩,一之谓甚,其可再乎?谚所谓’辅车相依,唇亡齿寒’者,其虞、虢之谓也。”公曰:”晋,吾宗也,岂害我哉?”对曰:大伯、虞仲,大王之昭也。大伯不従,是以不嗣。虢仲、虢叔,王季之穆也,为文王卿士,勋在王室,藏于盟府。将虢是灭,何爱于虞?且虞能亲于桓,庄乎,其爱之也?桓、庄之族何罪,而以为戮,不唯逼乎?亲以宠逼,犹尚害之,况以国乎?”公曰:”吾享祀丰洁,神必据我。”对曰:”臣闻之,鬼神非人实亲,惟德是依。故《周书》曰:’皇天无亲,惟德是辅。’又曰:’黍稷非馨,明德惟馨。’又曰:’民不易物,惟德繄物。’如是,则非德,民不和,神不享矣。神所冯依,将在德矣。若晋取虞而明德以荐馨香,神其吐之乎?”弗听,许晋使。宫之奇以其族行,曰:”虞不腊矣,在此行也,晋不更举矣。”
  八月甲午,晋侯围上阳。问于卜偃曰:”吾其济乎”?对曰:”克之。”公曰:”何时?”对曰:”童谣云:’丙之晨,龙尾伏辰,均服振振,取虢之旂。鹑之贲贲,天策焞,火中成军,虢公其奔。’其九月、十月之交乎。丙子旦,日在尾,月在策,鹑火中,必是时也。”
  冬十二月丙子朔,晋灭虢,虢公丑奔京师。师还,馆于虞,遂袭虞,灭之,执虞公及其大夫井伯,以媵秦穆姬。而修虞祀,且归其职贡于王。
  故书曰:”晋人执虞公。”罪虞,且言易也。
  ◎ 僖公六年
  【经】六年春王正月。夏,公会齐侯、宋公、陈侯、卫侯、曹伯伐郑,围新城。秋,楚人围许,诸侯遂救许。冬,公至自伐郑。
  【传】六年春,晋侯使贾华伐屈。夷吾不能守,盟而行。将奔狄郤芮曰:”后出同走,罪也。不如之梁。梁近秦而幸焉。”乃之梁。
  夏,诸侯伐郑,以其逃首止之盟故也。围新密,郑所以不时城也。
  秋,楚子围许以救郑,诸侯救许,乃还。
  冬,蔡穆侯将许僖公以见楚子于武城。许男面缚,衔璧,大夫衰绖,士舆榇。楚子问诸逢伯,对曰:”昔武王克殷,微子启如是。武王亲释其缚,受其璧而祓之。焚其榇,礼而命之,使复其所。”楚子従之。
  ◎ 僖公七年
  【经】七年春,齐人伐郑。夏,小邾子来朝。郑杀其大夫申侯。秋七月,公会齐侯、宋公、陈世子款、郑世子华盟于宁母。曹伯班卒。公子友如齐。冬葬曹昭公。
  【传】七年春,齐人伐郑。孔叔言于郑伯曰:”谚有之曰:’心则不竞,何惮于病。’既不能强,又不能弱,所以毙也。国危矣,请下齐以救国。”公曰:”吾知其所由来矣。姑少待我。”对曰:”朝不及夕,何以待君?”
  夏,郑杀申侯以说于齐,且用陈辕涛涂之谮也。
  初,申侯,申出也,有宠于楚文王。文王将死,与之璧,使行,曰,”唯我知女,女专利而不厌,予取予求,不女疵瑕也。后之人将求多于女,女必不免。我死,女必速行。无适小国,将不女容焉。”既葬,出奔郑,又有宠于厉公。子文闻其死也,曰:”古人有言曰’知臣莫若君。’弗可改也已。”
  秋,盟于宁母,谋郑故也。
  管仲言于齐侯曰:”臣闻之,招携以礼,怀远以德,德礼不易,无人不怀。”齐侯修礼于诸侯,诸侯官受方物。
  郑伯使大子华听命于会,言于齐侯曰:”泄氏、孔氏、子人氏三族,实违君命。若君去之以为成。我以郑为内臣,君亦无所不利焉。”齐侯将许之。管仲曰:”君以礼与信属诸侯,而以奸终之,无乃不可乎?子父不奸之谓礼,守命共时之谓信。违此二者,奸莫大焉。”公曰:”诸侯有讨于郑,未捷。今苟有衅。従之,不亦可乎?”对曰:”君若绥之以德,加之以训辞,而帅诸侯以讨郑,郑将覆亡之不暇,岂敢不惧?若总其罪人以临之,郑有辞矣,何惧?且夫合诸侯以崇德也,会而列奸,何以示后嗣?夫诸侯之会,其德刑礼义,无国不记。记奸之位,君盟替矣。作而不记,非盛德也。君其勿许,郑必受盟。夫子华既为大子而求介于大国,以弱其国,亦必不免。郑有叔詹、堵叔、师叔三良为政,未可间也。”齐侯辞焉。子华由是得罪于郑。
  冬,郑伯请盟于齐。
  闰月,惠王崩。襄王恶大叔带之难,惧不立,不发丧而告难于齐。
  ◎ 僖公八年
  【经】八年春王正月,公会王人、齐侯、宋公、卫侯、许男、曹伯、陈世子款盟于洮。郑伯乞盟。夏,狄伐晋。秋七月,禘于大庙,用致夫人。冬十有二月丁未,天王崩。
  【传】八年春,盟于洮,谋王室也。郑伯乞盟,请服也。襄王定位而后发丧。
  晋里克帅师,梁由靡御。虢射为右,以败狄于采桑。梁由靡曰:”狄无耻,従之必大克。”里克曰:”拒之而已,无速众狄。”虢射曰:”期年,狄必至,示之弱矣。”
  夏,狄伐晋,报采桑之役也。复期月。
  秋,禘而致哀姜焉,非礼也。凡夫人不薨于寝,不殡于庙,不赴于同,不祔于姑,则弗致也。
  冬,王人来告丧,难故也,是以缓。
  宋公疾,大子兹父固请曰:”目夷长,且仁,君其立之。”公命子鱼,子鱼辞,曰:”能以国让,仁孰大焉?臣不及也,且又不顺。”遂走而退。
  ◎ 僖公九年
  【经】九年春王三月丁丑,宋公御说卒。夏,公会宰周公、齐侯、宋子、卫侯、郑伯、许男、曹伯于葵丘。秋七月乙酉,伯姬卒。九月戊辰,诸侯盟于葵丘。甲子,晋侯佹诸卒。冬,晋里奚克杀其君之子奚齐。
  【传】九年春,宋桓公卒,未葬而襄公会诸侯,故曰子。凡在丧,王曰小童,公侯曰子。
  夏,会于葵丘,寻盟,且修好,礼也。
  王使宰孔赐齐侯胙,曰:”天子有事于文武,使孔赐伯舅胙。”齐侯将下拜。孔曰:”且有后命。天子使孔曰:’以伯舅耋老,加劳,赐一级,无下拜'”。对曰:”天威不违颜咫尺,小白余敢贪天子之命无下拜?恐陨越于下,以遗天子羞。敢不下拜?”下,拜;登,受。
  秋,齐侯盟诸侯于葵丘,曰:”凡我同盟之人,既盟之后,言归于好。”宰孔先归,遇晋侯曰:”可无会也。齐侯不务德而勤远略,故北伐山戎,南伐楚,西为此会也。东略之不知,西则否矣。其在乱乎。君务靖乱,无勤于行。”晋侯乃还。
  九月,晋献公卒,里克、ぶ郑欲纳文公,故以三公子之徒作乱。
  初,献公使荀息傅奚齐,公疾,召之,曰:”以是藐诸孤,辱在大夫,其若之何?”稽首而对曰:”臣竭其股肱之力,加之以忠贞。其济,君之灵也;不济,则以死继之。”公曰:”何谓忠贞?”对曰:”公家之利,知无不为,忠也。送往事居,耦俱无猜。贞也。”及里克将杀奚齐,先告荀息曰:”三怨将作,秦、晋辅之,子将何如?”荀息曰:”将死之。”里克曰:”无益也。”荀叔曰:”吾与先君言矣,不可以贰。能欲复言而爱身乎?虽无益也,将焉辟之?且人之欲善,谁不如我?我欲无贰而能谓人已乎?”
  冬十月,里克杀奚齐于次。书曰:”杀其君之子。”未葬也。荀息将死之,人曰:”不如立卓子而辅之。”荀息立公子卓以葬。十一月,里克杀公子卓于朝,荀息死之。君子曰:”诗所谓’白圭之玷,尚可磨也;斯言之玷,不可为也,’荀息有焉。”
  齐侯以诸侯之师伐晋,及高梁而还,讨晋乱也。令不及鲁,故不书。
  晋郤芮使夷吾重赂秦以求入,曰:”人实有国,我何爱焉。入而能民,土于何有。”従之。齐隰朋帅师会秦师,纳晋惠公。秦伯谓郤芮曰:”公子谁恃?”对曰:”臣闻亡人无党,有党必有仇。夷吾弱不好弄,能斗不过,长亦不改,不识其他。”公谓公孙枝曰:”夷吾其定乎?对曰:”臣闻之,唯则定国。《诗》曰:’不识不知,顺帝之则。’文王之谓也。又曰:’不僭不贼,鲜不为则。’无好无恶,不忌不克之谓也。今其言多忌克,难哉!”公曰:”忌则多怨,又焉能克?是吾利也。”
  宋襄公即位,以公子目夷为仁,使为左师以听政,于是宋治。故鱼氏世为左师。
  ◎ 僖公十年
  【经】十年春王正月,公如齐。狄灭温,温子奔卫。晋里克弑其君卓及其大夫荀息。夏,齐侯、许男伐北戎。晋杀其大夫里克。秋七月。冬,大雨雪。
  【传】十年春,狄灭温,苏子无信也。苏子叛王即狄,又不能于狄,狄人伐之,王不救,故灭。苏子奔卫。
  夏四月,周公忌父、王子党会齐隰朋立晋侯。晋侯杀里克以说。将杀里克,公使谓之曰:”微子则不及此。虽然,子弑二君与一大夫,为子君者不亦难乎?”对曰:”不有废也,君何以兴?欲加之罪,其无辞乎?臣闻命矣。”伏剑而死。于是ぶ郑聘于秦,且谢缓赂,故不及。
  晋侯改葬共大子。
  秋,狐突适下国,遇大子,大子使登,仆,而告之曰:”夷吾无礼,余得请于帝矣。将以晋畀秦,秦将祀余。”对曰:”臣闻之,神不歆非类,民不祀非族。君祀无乃殄乎?且民何罪?失刑乏祀,君其图之。”君曰:”诺。吾将复请。七日新城西偏,将有巫者而见我焉。”许之,遂不见。及期而往,告之曰:”帝许我罚有罪矣,敝于韩。”
  ぶ郑之如秦也,言于秦伯曰:”吕甥、郤称、冀芮实为不従,若重问以召之,臣出晋君,君纳重耳,蔑不济矣。”
  冬,秦伯使冷至报问,且召三子。郤芮曰:”币重而言甘,诱我也。”遂杀ぶ郑、祁举及七舆大夫:左行共华、右行贾华、叔坚、骓颛、累虎、特宫、山祁,皆里、ぶぇ修。ぶ豹奔秦,言于秦伯曰:”晋侯背大主而忌小怨,民弗与也,伐之必出。”公曰:”失众,焉能杀。违祸,谁能出君。”
  ◎ 僖公十一年
  【经】十有一年春。晋杀其大夫ぶ郑父。夏,公及夫人姜氏会齐侯于阳谷。秋八月,大雩。冬,楚人伐黄。
  【传】十一年春,晋侯使以ぶ郑之乱来告。
  天王使召武公、内史过赐晋侯命。受玉惰。过归,告王曰:”晋侯其无后乎。王赐之命而惰于受瑞,先自弃也已,其何继之有?礼,国之干也。敬,礼之舆也。不敬则礼不行,礼不行则上下昏,何以长世?”
  夏,扬、拒、泉、皋、伊、洛之戎同伐京师,入王城,焚东门,王子带召之也。秦、晋、伐戎以救周。秋,晋侯平戎于王。
  黄人不归楚贡。冬,楚人伐黄。
  ◎ 僖公十二年
  【经】十有二年春王三月庚午,日有食之。夏,楚人灭黄。秋七月。冬十有二月丁丑,陈侯杵臼卒。
  【传】十二年春,诸侯城卫楚丘之郛,惧狄难也。
  黄人恃诸侯之睦于齐也,不共楚职,曰:”自郢及我九百里,焉能害我?”夏,楚灭黄。
  王以戎难故,讨王子带。秋,王子带奔齐。
  冬,齐侯使管夷吾平戎于王,使隰朋平戎于晋。
  王以上卿之礼飨管仲,管仲辞曰:”臣,贱有司也,有天子之二守国、高在。若节春秋来承王命,何以礼焉?陪臣敢辞。”王曰:”舅氏,余嘉乃勋,应乃懿德,谓督不忘。往践乃职,无逆朕命。”管仲受下卿之礼而还。君子曰:”管氏之世祀也宜哉!让不忘其上。《诗》曰:’恺悌君子,神所劳矣。'”
  ◎ 僖公十三年
  【经】十有三年春,狄侵卫。夏四月,葬陈宣公。公会齐侯、宋公、陈侯、郑伯、许男、曹伯于咸。秋九月,大雩。冬,公子友如齐。
  【传】十三年春,齐侯使仲孙湫聘于周,且言王子带。事毕,不与王言。归,复命曰:”未可。王怒未怠,其十年乎。不十年,王弗召也。”
  夏,会于咸,淮夷病杞故,且谋王室也。
  秋,为戎难故,诸侯戍周,齐仲孙湫致之。
  冬,晋荐饥,使乞籴于秦。秦伯谓子桑:”与诸乎?”对曰:”重施而报,君将何求?重施而不报,其民必携,携而讨焉,无众必败。”谓百里:”与诸乎?”对曰:”天灾流行,国家代有,救灾恤邻,道也。行道有福。”
  ぶ郑之子豹在秦,请伐晋。秦伯曰:”其君是恶,其民何罪?”秦于是乎输粟于晋,自雍及绛相继,命之曰泛舟之役。
  ◎ 僖公十四年
  【经】十有四年春,诸侯城缘陵。夏六月,季姬及鄫子遇于防。使鄫子来朝。秋八月辛卯,沙鹿崩。狄侵郑。冬,蔡侯肝卒。
  【传】十四年春,诸侯城缘陵而迁杞焉。不书其人,有阙也。
  鄫季姬来宁,公怒,止之,以鄫子之不朝也。夏,遇于防,而使来朝。
  秋八月辛卯,沙鹿崩。晋卜偃曰:”期年将有大咎,几亡国。”
  冬,秦饥,使乞籴于晋,晋人弗与。庆郑曰:”背施无亲,幸灾不仁,贪爱不祥,怒邻不义。四德皆失,何以守国?”虢射曰:”皮之不存,毛将安傅?”庆郑曰:”弃信背邻,患孰恤之?无信患作,失授必毙,是则然矣。”虢射曰:”无损于怨而厚于寇,不如勿与。”庆郑曰:”背施幸灾,民所弃也。近犹仇之,况怨敌乎?”弗听。退曰:”君其悔是哉!”
  ◎ 僖公十五年
  【经】十有五年春王正月,公如齐。楚人伐徐。三月,公会齐侯、宋公、陈侯、卫候、郑伯、许男、曹伯盟于牡丘,遂次于匡。公孙敖帅师及诸侯之大夫救徐。夏五月,日有食之。秋七月,齐师、曹师伐厉。八月,螽。九月,公至自会。季姬归于鄫。己卯晦,震夷伯之庙。冬,宋人伐曹。楚人败徐于娄林。十有一月壬戌,晋侯及秦伯战于韩,获晋侯。
  【传】十五年春,楚人伐徐,徐即诸夏故也。三月,盟于牡丘,寻蔡丘之盟,且救徐也。孟穆伯帅师及诸侯之师救徐,诸侯次于匡以待之。
  夏五月,日有食之。不书朔与日,官失之也。
  秋,伐,厉,以救徐也。
  晋侯之入也,秦穆姬属贾君焉,且曰:”尽纳群公子。”晋侯烝于贾君,又不纳群公子,是以穆姬怨之。晋侯许赂中大夫,既而皆背之。赂秦伯以河外列城五,东尽虢略,南及华山,内及解梁城,既而不与。晋饥,秦输之粟;秦饥,晋闭之籴,故秦伯伐晋。
  卜徒父筮之,吉。涉河,侯车败。诘之,对曰:”乃大吉也,三败必获晋君。其卦遇《蛊》,曰:’千乘三去,三去之余,获其雄狐。’夫狐蛊,必其君也。《蛊》之贞,风也;其悔,山也。岁云秋矣,我落其实而取其材,所以克也。实落材亡,不败何待?”
  三败及韩。晋侯谓庆郑曰:”寇深矣,若之何?”对曰:”君实深之,可若何?”公曰:”不孙。”卜右,庆郑吉,弗使。步扬御戎,家仆徒为右,乘小驷,郑入也。庆郑曰:”古者大事,必乘其产,生其水土而知其人心,安其教训而服习其道,唯所纳之,无不如志。今乘异产,以従戎事,及惧而变,将与人易。乱气狡愤,阴血周作,张脉偾兴,外强中干。进退不可,周旋不能,君必悔之。”弗听。
  九月,晋侯逆秦师,使韩简视师,复曰:”师少于我,斗士倍我。”公曰:”何故?”对曰:”出因其资,入用其宠,饥食其粟,三施而无报,是以来也。今又击之,我怠秦奋,倍犹未也。”公曰:”一夫不可狃,况国乎。”遂使请战,曰:”寡人不佞,能合其众而不能离也,君若不还,无所逃命。”秦伯使公孙枝对曰:”君之未入,寡人惧之,入而未定列,犹吾忧也。苟列定矣,敢不承命。”韩简退曰:”吾幸而得囚。”
  壬戌,战于韩原,晋戎马还泞而止。公号庆郑。庆郑曰:”愎谏违卜,固败是求,又何逃焉?”遂去之。梁由靡御韩简,虢射为右,辂秦伯,将止之。郑以救公误之,遂失秦伯。秦获晋侯以归。晋大夫反首拔舍従之。秦伯使辞焉,曰:”二三子何其戚也?寡人之従君而西也,亦晋之妖梦是践,岂敢以至。”晋大夫三拜稽首曰:”君履后土而戴皇天,皇天后土实闻君之言,群臣敢在下风。”
  穆姬闻晋侯将至,以大子荦、弘与女简、璧登台而履薪焉,使以免服衰绖逆,且告曰:”上天降灾,使我两君匪以玉帛相见,而以兴戎。若晋君朝以入,则婢子夕以死;夕以入,则朝以死。唯君裁之。”乃舍诸灵台。
  大夫请以入。公曰:”获晋侯,以厚归也。既而丧归,焉用之?大夫其何有焉?且晋人戚忧以重我,天地以要我。不图晋忧,重其怒也;我食吾言,背天地也。重怒难任,背天不祥,必归晋君。”公子絷曰:”不如杀之,无聚慝焉。”子桑曰:”归之而质其大子,必得大成。晋未可灭而杀其君,只以成恶。且史佚有言曰:’无始祸,无怙乱,无重怒。’重怒难任,陵人不祥。”乃许晋平。
  晋侯使郤乞告瑕吕饴甥,且召之。子金教之言曰:”朝国人而以君命赏,且告之曰:’孤虽归,辱社稷矣。其卜贰圉也。'”众皆哭。晋于是乎作爰田。吕甥曰:”君亡之不恤,而群臣是忧,惠之至也。将若君何?”众曰:”何为而可?”对曰:”征缮以辅孺子,诸侯闻之,丧君有君,群臣辑睦,甲兵益多,好我者劝,恶我者惧,庶有益乎!”众说。晋于是乎作州兵。
  初,晋献公筮嫁伯姬于秦,遇《归妹》三之《睽》三。史苏占之曰:”不吉。其繇曰:’士刲羊,亦无亡也。女承筐,亦无贶也。西邻责言,不可偿也。《归妹》之《睽》,犹无相也。’《震》之《离》,亦《离》之《震》,为雷为火。为嬴败姬,车说问其輹,火焚其旗,不利行师,败于宗丘。《归妹》《睽》孤,寇张之弧,侄其従姑,六年其逋,逃归其国,而弃其家,明年其死于高梁之虚。”及惠公在秦,曰:”先君若従史苏之占,吾不及此夫。”韩简侍,曰:”龟,象也;筮,数也。物生而后有象,象而后有滋,滋而后有数。先君之败德,乃可数乎?史苏是占,勿従何益?《诗》曰:’下民之孽,匪降自天,僔沓背憎,职竞由人。'”
  震夷伯之庙,罪之也,于是展氏有隐慝焉。
  冬,宋人伐曹,讨旧怨也。
  楚败徐于娄林,徐恃救也。
  十月,晋阴饴甥会秦伯,盟于王城。
  秦伯曰:”晋国和乎?”对曰:”不和。小人耻失其君而悼丧其亲,不惮征缮以立圉也,曰:’必报仇,宁事戎狄。’君子爱其君而知其罪,不惮征缮以待秦命,曰:’必报德,有死无二。’以此不和。”秦伯曰:”国谓君何?”对曰:”小人戚,谓之不免。君子恕,以为必归。小人曰:’我毒秦,秦岂归君?’君子曰:’我知罪矣,秦必归君。贰而执之,服而舍之,德莫厚焉,刑莫威焉。服者怀德,贰者畏刑。此一役也,秦可以霸。纳而不定,废而不立,以德为怨,秦不其然。'”秦伯曰:”是吾心也。”改馆晋侯,馈七牢焉。
  蛾析谓庆郑曰:”盍行乎?”对曰:”陷君于败,败而不死,又使失刑,非人臣也。臣而不臣,行将焉入?”十一月,晋侯归。丁丑,杀庆郑而后入。
  是岁,晋又饥,秦伯又饩之粟,曰:”吾怨其君而矜其民。且吾闻唐叔之封也,箕子曰:’其后必大。’晋其庸可冀乎!姑树德焉以待能者。”于是秦始征晋河东,置官司焉。
  ◎ 僖公十六年
  【经】十有六年春王正月戊申朔,陨石于宋五。是月,六鹢退飞,过宋都。三月壬申,公子季友卒。夏四月丙申,鄫季姬卒。秋七月甲子,公孙兹卒。冬十有二月,公会齐侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯、许男、邢侯、曹伯于淮。
  【传】十六年春,陨石于宋五,陨星也。六鹢退飞过宋都,风也。周内史叔兴聘于宋,宋襄公问焉,曰;”是何祥也?吉凶焉在?”对曰:”今兹鲁多大丧,明年齐有乱,君将得诸侯而不终。”退而告人曰:”君失问。是阴阳之事,非吉凶所生也。吉凶由人,吾不敢逆君故也。”
  夏,齐伐厉不克,救徐而还。
  秋,狄侵晋,取狐、厨、受铎,涉汾,及昆都,因晋败也。
  王以戎难告于齐,齐征诸侯而戍周。
  冬,十一月乙卯,郑杀子华。
  十二月会于淮,谋郐,且东略也。城鄫,役人病。有夜登丘而呼曰:”齐有乱。”不果城而还。
  ◎ 僖公十七年
  【经】十有七年春,齐人、徐人伐英氏。夏,灭项。秋,夫人姜氏会齐侯于卞。九月,会至自会。冬十有二月乙亥,齐侯小白卒。
  【传】十七年春,齐人为徐伐英氏,以报娄林之役也。
  夏,晋大子圉为质于秦,秦归河东而妻之。惠公之在梁也,梁伯妻之。梁赢孕,过期,卜招父与其子卜之。其子曰:”将生一男一女。”招曰:”然。男为人臣,女为人妾。”故名男曰圉,女曰妾。及子圉西质,妾为宦女焉。
  师灭项。淮之会,公有诸侯之事未归而取项。齐人以为讨,而止公。
  秋,声姜以公故,会齐侯于卞。九月,公至。书曰:”至自会。”犹有诸侯之事焉,且讳之也。
  齐侯之夫人三:王姬,徐嬴,蔡姬,皆无子。齐侯好内,多内宠,内嬖如夫人者六人:长卫姬,生武孟;少卫姬,生惠公;郑姬,生孝公;葛嬴,生昭公;密姬,生懿公,宋华子,生公子雍。公与管仲属孝公于宋襄公,以为太子。雍巫有宠于卫共姬,因寺人貂以荐羞于公,亦有宠,公许之立武孟。
  管仲卒,五公子皆求立。冬十月乙亥,齐桓公卒。易牙入,与寺人貂因内宠以杀群吏,而立公子无亏。孝公奔宋。十二月乙亥赴。辛巳夜殡。
  ◎ 僖公十八年
  【经】十有八年春王正月,宋公、曹伯、卫人、邾人伐齐。夏,师救齐。五月戊寅,宋师及齐师战于甗。齐师败绩。狄救齐。秋八月丁亥,葬齐桓公。冬,邢人,狄人伐卫。
  【传】十八年春,宋襄公以诸侯伐齐。三月,齐人杀无亏。
  郑伯始朝于楚,楚子赐之金,既而悔之,与之盟曰:”无以铸兵。”故以铸三钟。
  齐人将立孝公,不胜,四公子之徒遂与宋人战。夏五月,宋败齐师于甗,立孝公而还。
  秋八月,葬齐桓公。
  冬,邢人、狄人伐卫,围菟圃。卫侯以国让父兄子弟及朝众曰:”苟能治之,毁请従焉。”众不可,而后师于訾娄。狄师还。
  梁伯益其国而不能实也,命曰新里,秦取之。
  ◎ 僖公十九年
  【经】十有九年春王三月,宋人执滕子婴齐。夏六月,宋公、曹人、邾人盟于曹南。鄫子会盟于邾。己酉,邾人执郐子,用之。秋,宋人围曹。卫人伐邢。冬,会陈人、蔡人、楚人、郑人盟于齐。梁亡。
  【传】十九年春,遂城而居之。
  宋人执滕宣公。
  夏,宋公使邾文公用鄫子于次睢之社,欲以属东夷。司马子鱼曰:”古者六畜不相为用,小事不用大牲,而况敢用人乎?祭祀以为人也。民,神之主也。用人,其谁飨之?齐桓公存三亡国以属诸侯,义士犹曰薄德。今一会而虐二国之君,又用诸淫昏之鬼,将以求霸,不亦难乎?得死为幸!”
  秋,卫人伐邢,以报菟圃之役。于是卫大旱,卜有事于山川,不吉。宁庄子曰:”昔周饥,克殷而年丰。今邢方无道,诸侯无伯,天其或者欲使卫讨邢乎?”従之,师兴而雨。
  宋人围曹,讨不服也。子鱼言于宋公曰:”文王闻崇德乱而伐之,军三旬而不降,退修教而复伐之,因垒而降。《诗》曰:’刑于寡妻,至于兄弟,以御于家邦。’今君德无乃犹有所阙,而以伐人,若之何?盍姑内省德乎?无阙而后动。”
  陈穆公请修好于诸侯,以无忘齐桓之德。冬,盟于齐,修桓公之好也。
  梁亡,不书其主,自取之也。初,梁伯好土功,亟城而弗处,民罢而弗堪,则曰:”某寇将至。”乃沟公宫,曰:”秦将袭我。”民惧而溃,秦遂取梁。
  ◎ 僖公二十年
  【经】二十年春,新作南门。夏,郜子来朝。五月乙巳,西宫灾。郑人入滑。秋,齐人、狄人盟于邢。冬,楚人伐随。
  【传】二十年春,新作南门。书,不时也。凡启塞従时。
  滑人叛郑而服于卫。夏,郑公子士、洩堵寇帅师入滑。
  秋,齐、狄盟于邢,为邢谋卫难也。于是卫方病邢。
  随以汉东诸侯叛楚。冬,楚斗谷于菟帅师伐随,取成而还。君子曰:”随之见伐,不量力也。量力而动,其过鲜矣。善败由己,而由人乎哉?《诗》曰:’岂不夙夜,谓行多露。'”
  宋襄公欲合诸侯,臧文仲闻之,曰:”以欲従人,则可;以人従欲,鲜济。”
  ◎ 僖公二十一年
  【经】二十有一年春,狄侵卫。宋人、齐人、楚人盟于鹿上。夏,大旱。秋,宋公、楚子、陈侯、蔡侯、郑伯、许男、曹伯会于盂。执宋公以伐宋。冬,公伐邾。楚人使宜申来献捷。十有二月癸丑,公会诸侯盟于薄。释宋公。
  【传】二十一年春,宋人为鹿上之盟,以求诸侯于楚。楚人许之。公子目夷曰:”小国争盟,祸也。宋其亡乎,幸而后败。”
  夏,大旱。公欲焚巫兀。臧文仲曰:”非旱备也。修城郭,贬食省用,务穑劝分,此其务也。巫兀何为?天欲杀之,则如勿生;若能为旱,焚之滋甚。”公従之。是岁也,饥而不害。
  秋,诸侯会宋公于盂。子鱼曰:”祸其在此乎!君欲已甚,其何以堪之?”于是楚执宋公以伐宋。
  冬,会于薄以释之。子鱼曰:”祸犹未也,未足以惩君。”
  任、宿、须句、颛臾,风姓也。实司大皞与有济之祀,以服事诸夏。邾人灭须句,须句子来奔,因成风也。成风为之言于公曰:”崇明祀,保小寡,周礼也;蛮夷猾夏,周祸也。若封须句,是崇皞、济而修祀,纾祸也。”
  ◎ 僖公二十二年
  【经】二十有二年春,公伐邾,取须句。夏,宋公、卫侯、许男、滕子伐郑。秋八月丁未,及邾人战于升陉。冬十有一月己巳朔,宋公及楚人战于泓,宋师败绩。
  【传】二十二年春,伐邾,取须句,反其君焉,礼也。
  三月,郑伯如楚。
  夏,宋公伐郑。子鱼曰:”所谓祸在此矣。”
  初,平王之东迁也,辛有适伊川,见被发而祭于野者,曰:”不及百年,此其戎乎!其礼先亡矣。”秋,秦、晋迁陆浑之戎于伊川。
  晋大子圉为质于秦,将逃归,谓嬴氏曰:”与子归乎?”对曰:”子,晋大子,而辱于秦,子之欲归,不亦宜乎?寡君之使婢子侍执巾栉,以固子也。従子而归,弃君命也。不敢従,亦不敢言。”遂逃归。
  富辰言于王曰:”请召大叔。《诗》曰:’协比其邻,昏姻孔云。’吾兄弟之不协,焉能怨诸侯之不睦?”王说。王子带自齐复归于京师,王召之也。
  邾人以须句故出师。公卑邾,不设备而御之。臧文仲曰:”国无小,不可易也。无备,虽众不可恃也。《诗》曰:’战战兢兢,如临深渊,如履薄冰。’又曰:’敬之敬之,天惟显思,命不易哉!’先王之明德,犹无不难也,无不惧也,况我小国乎!君其无谓邾小。蜂虿有毒,而况国乎?”弗听。
  八月丁未,公及邾师战于升陉,我师败绩。邾人获公胄,县诸鱼门。
  楚人伐宋以救郑。宋公将战,大司马固谏曰:”天之弃商久矣,君将兴之,弗可赦也已。”弗听,
  冬十一月己巳朔,宋公及楚人战于泓。宋人既成列,楚人未既济。司马曰:”彼众我寡,及其未既济也请击之。”公曰:”不可。”既济而未成列,又以告。公曰:”未可。”既陈而后击之,宋师败绩。公伤股,门官歼焉。
  国人皆咎公。公曰:”君子不重伤,不禽二毛。古之为军也,不以阻隘也。寡人虽亡国之余,不鼓不成列。”子鱼曰:”君未知战。勍敌之人隘而不列,天赞我也。阻而鼓之,不亦可乎?犹有惧焉。且今之勍者,皆吾敌也。虽及胡,获则取之,何有于二毛?明耻教战,求杀敌也,伤未及死,如何勿重?若受重伤,则如勿伤;爱其二毛,则如服焉。三军以利用也,金鼓以声气也。利而用之,阻隘可也;声盛致志,鼓儳可也。”
  丙子晨,郑文夫人羋氏、姜氏劳楚子于柯泽。楚子使师缙示之俘馘。君子曰:”非礼也。妇人送迎不出门,见兄弟不逾阈,戎事不迩女器。”
  丁丑,楚子入飨于郑,九献,庭实旅百,加笾豆六品。飨毕,夜出,文羋送于军,取郑二姬以归。叔詹曰:”楚王其不没乎!为礼卒于无别,无别不可谓礼,将何以没?”诸侯是以知其不遂霸也。
  ◎ 僖公二十三年
  【经】二十有三年春,齐侯伐宋,围緍。夏五月庚寅,宋公兹父卒。秋,楚人伐陈。冬十有一月,杞子卒。
  【传】二十三年春,齐侯伐宋,围缗,以讨其不与盟于齐也。
  夏五月,宋襄公卒,伤于泓故也。
  秋,楚成得臣帅师伐陈,讨其贰于宋也。遂取焦、夷,城顿而还。子文以为之功,使为令尹。叔伯曰:”子若国何?”对曰:”吾以靖国也。夫有大功而无贵仕,其人能靖者与有几?”
  九月,晋惠公卒。怀公命无従亡人。期,期而不至,无赦。狐突之子毛及偃従重耳在秦,弗召。冬,怀公执狐突曰:”子来则免。”对曰:”子之能仕,父教之忠,古之制也。策名委质,贰乃辟也。今臣之子,名在重耳,有年数矣。若又召之,教之贰也。父教子贰,何以事君?刑之不滥,君之明也,臣之愿也。淫刑以逞,谁则无罪?臣闻命矣。”乃杀之。
  卜偃称疾不出,曰:”《周书》有之:’乃大明服。’己则不明而杀人以逞,不亦难乎?民不见德而唯戮是闻,其何后之有?”
  十一月,杞成公卒。书曰”子”,杞,夷也。不书名,未同盟也。凡诸侯同盟,死则赴以名,礼也。赴以名,则亦书之,不然则否,辟不敏也。
  晋公子重耳之及于难也,晋人伐诸蒲城。蒲城人欲战。重耳不可,曰:”保君父之命而享其生禄,于是乎得人。有人而校,罪莫大焉。吾其奔也。”遂奔狄。従者狐偃、赵衰、颠颉、魏武子、司空季子。狄人伐啬咎如,获其二女:叔隗、季隗,纳诸公子。公子取季隗,生伯儵、叔刘,以叔隗妻赵衰,生盾。将适齐,谓季隗曰:”待我二十五年,不来而后嫁。”对曰:”我二十五年矣,又如是而嫁,则就木焉。请待子。”处狄十二年而行。
  过卫。卫文公不礼焉。出于五鹿,乞食于野人,野人与之块,公子怒,欲鞭之。子犯曰:”天赐也。”稽首,受而载之。
  及齐,齐桓公妻之,有马二十乘,公子安之。従者以为不可。将行,谋于桑下。蚕妾在其上,以告姜氏。姜氏杀之,而谓公子曰:”子有四方之志,其闻之者吾杀之矣。”公子曰:”无之。”姜曰:’行也。怀与安,实败名。”公子不可。姜与子犯谋,醉而遣之。醒,以戈逐子犯。
  及曹,曹共公闻其骈胁。欲观其裸。浴,薄而观之。僖负羁之妻曰:”吾观晋公子之従者,皆足以相国。若以相,夫子必反其国。反其国,必得志于诸侯。得志于诸侯而诛无礼,曹其首也。子盍蚤自贰焉。”乃馈盘飨,置璧焉。公子受飨反璧。
  及宋,宋襄公赠之以马二十乘。
  及郑,郑文公亦不礼焉。叔詹谏曰:”臣闻天之所启,人弗及也。晋公子有三焉,天其或者将建诸,君其礼焉。男女同姓,其生不蕃。晋公子,姬出也,而至于今,一也。离外之患,而天不靖晋国,殆将启之,二也。有三士足以上人而従之,三也。晋、郑同侪,其过子弟,固将礼焉,况天之所启乎?”弗听。
  及楚,楚之飨之,曰:”公子若反晋国,则何以报不谷?”对曰:”子女玉帛则君有之,羽毛齿革则君地生焉。其波及晋国者,君之余也,其何以报君?”曰:”虽然,何以报我?”对曰:”若以君之灵,得反晋国,晋、楚治兵,遇于中原,其辟君三舍。若不获命,其左执鞭弭、右属櫜健,以与君周旋。”子玉请杀之。楚子曰:”晋公子广而俭,文而有礼。其従者肃而宽,忠而能力。晋侯无亲,外内恶之。吾闻姬姓,唐叔之后,其后衰者也,其将由晋公子乎。天将兴之,谁能废之。违天必有大咎。”乃送诸秦。秦伯纳女五人,怀嬴与焉。奉也活盥,既而挥之。怒曰:”秦、晋匹也,何以卑我!”公子惧,降服而囚。
  他日,公享之。子犯曰:”吾不如衰之文也。请使衰従。公子赋《河水》,公赋《六月》。赵衰曰:”重耳拜赐。”公子降,拜,稽首,公降一级而辞焉。衰曰:”君称所以佐天子者命重耳,重耳敢不拜。”
  ◎ 僖公二十四年
  【经】二十有四年春王正月。夏,狄伐郑。秋七月。冬,天王出居于郑。晋侯夷吾卒。
  【传】二十四年春,王正月,秦伯纳之,不书,不告入也。
  及河,子犯以璧授公子,曰:”臣负羁绁従君巡于天下,臣之罪甚多矣。臣犹知之,而况君乎?请由此亡。”公子曰:”所不与舅氏同心者,有如白水。”投其璧于河。济河,围令狐,入桑泉,取臼衰。二月甲午,晋师军于庐柳。秦伯使公子絷如晋师,师退,军于郇。辛丑,狐偃及秦、晋之大夫盟于郇。壬寅,公子入于晋师。丙午,入于曲沃。丁未,朝于武宫。戊申,使杀怀公于高梁。不书,亦不告也。吕、郤畏逼,将焚公宫而弑晋侯。寺人披请见,公使让之,且辞焉,曰:”蒲城之役,君命一宿,女即至。其后余従狄君以田渭滨,女为惠公来求杀余,命女三宿,女中宿至。虽有君命,何其速也。夫祛犹在,女其行乎。”对曰:”臣谓君之入也,其知之矣。若犹未也,又将及难。君命无二,古之制也。除君之恶,唯力是视。蒲人、狄人,余何有焉。今君即位,其无蒲、狄乎?齐桓公置射钩而使管仲相,君若易之,何辱命焉?行者甚众,岂唯刑臣。”公见之,以难告。三月,晋侯潜会秦伯于王城。己丑晦,公宫火,瑕甥、郤芮不获公,乃如河上,秦伯诱而杀之。晋侯逆夫人嬴氏以归。秦伯送卫于晋三千人,实纪纲之仆。
  初,晋侯之竖头须,守藏者也。其出也,窃藏以逃,尽用以求纳之。及入,求见,公辞焉以沐。谓仆人曰:”沐则心覆,心覆则图反,宜吾不得见也。居者为社稷之守,行者为羁绁之仆,其亦可也,何必罪居者?国君而仇匹夫,惧者甚众矣。”仆人以告,公遽见之。
  狄人归季隗于晋而请其二子。文公妻赵衰,生原同、屏括、搂婴。赵姬请逆盾与其母,子余辞。姬曰:”得宠而忘旧,何以使人?必逆之!”固请,许之,来,以盾为才,固请于公以为嫡子,而使其三子下之,以叔隗为内子而己下之。
  晋侯赏従亡者,介之推不言禄,禄亦弗及。推曰”献公之子九人,唯君在矣。惠、怀无亲,外内弃之。天未绝晋,必将有主。主晋祀者,非君而谁?天实置之,而二三子以为己力,不亦诬乎?窃人之财,犹谓之盗,况贪天之功以为己力乎?下义其罪,上赏其奸,上下相蒙,难与处矣!”其母曰:”盍亦求之,以死谁怼?”对曰:”尤而效之,罪又甚焉,且出怨言,不食其食。”其母曰:”亦使知之若何?”对曰:”言,身之文也。身将隐,焉用文之?是求显也。”其母曰:”能如是乎?与女偕隐。”遂隐而死。晋侯求之,不获,以绵上为之田,曰:”以志吾过,且旌善人。”
  郑之入滑也,滑人听命。师还,又即卫。郑公子士、泄堵俞弥帅师伐滑。王使伯服、游孙伯如郑请滑。郑伯怨惠王之入而不与厉公爵也,又怨襄王之与卫、滑也,故不听王命而执二子。王怒,将以狄伐郑。富辰谏曰:”不可。臣闻之,大上以德抚民,其次亲亲以相及也。昔周公吊二叔之不咸,故封建亲戚以蕃屏周。管蔡郕霍,鲁卫毛聃,郜雍曹滕,毕原酆郇,文之昭也。邗晋应韩,武之穆也。凡蒋刑茅胙祭,周公之胤也。召穆公思周德之不类,故纠合宗族于成周而作诗,曰:’常棣之华,鄂不韦韦,凡今之人,莫如兄弟。’其四章曰:’兄弟阋于墙,外御其侮。’如是,则兄弟虽有小忿,不废懿亲。今天子不忍小忿以弃郑亲,其若之何?庸勋亲亲,暱近尊贤,德之大者也。即聋従昧,与顽用嚚,奸也大者也。弃德崇奸,祸之大者也。郑有平、惠之勋,又有厉、宣之亲,弃嬖宠而用三良,于诸姬为近,四德具矣。耳不听五声之和为聋,目不别五色之章为昧,心不则德义之经为顽,口不道忠信之言为嚚,狄皆则之,四奸具矣。周之有懿德也,犹曰’莫如兄弟’,故封建之。其怀柔天下也,犹惧有外侮,扞御侮者莫如亲亲,故以亲屏周。召穆公亦云。今周德既衰,于是乎又渝周、召以従诸奸,无乃不可乎?民未忘祸,王又兴之,其若文、武何?”王弗听,使颓叔、桃子出狄师。夏,狄伐郑,取栎。
  王德狄人,将以其女为后。富辰谏曰:”不可。臣闻之曰:’报者倦矣,施者未厌。’狄固贪淋,王又启之,女德无极,妇怨无终,狄必为患。”王又弗听。
  初,甘昭公有宠于惠后,惠后将立之,未及而卒。昭公奔齐,王复之,又通于隗氏。王替隗氏。颓叔、桃子曰:”我实使狄,狄其怨我。”遂奉大叔,以狄师攻王。王御士将御之。王曰:”先后其谓我何?宁使诸。侯图之。璲出。及坎臽,国人纳之。
  秋,颓叔、桃子奉大叔,以狄师伐周,大败周师,获周公忌父、原伯、毛伯、富辰。王出适郑,处于汜。大叔以隗氏居于温。
  郑子华之弟子臧出奔宋,好聚鹬冠。郑伯闻而恶之,使盗诱之。八月,盗杀之于陈、宋之间。君子曰:”服之不衷,身之灾也。《诗》曰:’彼己之子,不称其服。’子臧之服,不称也夫。《诗》曰,’自诒伊戚’,其子臧之谓矣。《夏书》曰,’地平天成’,称也。”
  宋及楚平。宋成公如楚,还入于郑。郑伯将享之,问礼于皇武子。对曰:”宋,先代之后也,于周为客,天子有事膰焉,有丧拜焉,丰厚可也。”郑伯従之,享宋公有加,礼也。
  冬,王使来告难曰:”不谷不德,得罪于母弟之宠子带,鄙在郑地汜,敢告叔父。”臧文仲对曰:”天子蒙尘于外,敢不奔问官守。”王使简师父告于晋,使左鄢父告于秦。天子无出,书曰”天王出居于郑”,辟母弟之难也。天子凶服降名,礼也。郑伯与孔将鉏、石甲父、侯宣多省视官具于汜,而后听其私政,礼也。
  卫人将伐邢,礼至曰:”不得其守,国不可得也。我请昆弟仕焉。”乃往,得仕。
  ◎ 僖公二十五年
  【经】二十有五年春王正月,丙午,卫侯燬灭邢。夏四月癸酉,卫侯燬卒。宋荡伯姬来逆妇。宋杀其大夫。秋,楚人围陈,纳顿子于顿。葬卫文公。冬十有二月癸亥,公会卫子、莒庆盟于洮。
  【传】二十五年春,卫人伐邢,二礼従国子巡城,掖以赴外,杀之。正月丙午,卫侯毁灭邢,同姓也,故名。礼至为铭曰:”余掖杀国子,莫余敢止。”
  秦伯师于河上,将纳王。狐偃言于晋侯曰:”求诸侯,莫如勤王。诸侯信之,且大义也。继文之业而信宣于诸侯,今为可矣。”使卜偃卜之,曰:”吉。遇黄帝战于阪泉之兆。”公曰:”吾不堪也。”对曰:”周礼未改。今之王,古之帝也。”公曰:”筮之。”筮之,遇《大有》之《睽》,曰:”吉。遇’公用享于天子’之卦也。战克而王飨,吉孰大焉,且是卦也,天为泽以当日,天子降心以逆公,不亦可乎?《大有》去《睽》而复,亦其所也。”晋侯辞秦师而下。三月甲辰,次于阳樊。右师围温,左师逆王。夏四月丁巳,王入于王城,取大叔于温,杀之于隰城。
  戊午,晋侯朝王,王飨醴,命之宥。请隧,弗许,曰:”王章也。未有代德而有二王,亦叔父之所恶也。”与之阳樊、温、原、欑茅之田。晋于是始启南阳。
  阳樊不服,围之。苍葛呼曰:”德以柔中国,邢以威四夷,宜吾不敢服也。此谁非王之亲姻,其俘之也!”乃出其民。
  秋,秦、晋伐鄀。楚斗克、屈御寇以申、息之师戍商密。秦人过析隈,入而系舆人以围商密,昏而傅焉。宵,坎血加书,伪与子仪、子边盟者。商密人惧曰:”秦取析矣,戍人反矣。”乃降秦师。囚申公子仪、息公子边以归。楚令尹子玉追秦师,弗及,遂围陈,纳顿子于顿。
  冬,晋侯围原,命三日之粮。原不降,命去之。谍出,曰:”原将降矣。”军吏曰:”请待之。”公曰:”信,国之宝也,民之所庇也,得原失信,何以庇之?所亡滋多。”退一舍而原降。迁原伯贯于冀。赵衰为原大夫,狐溱为温大夫。
  卫人平莒于我,十二月,盟于洮,修卫文公之好,且及莒平也。
  晋侯问原守于寺人勃鞮,对曰:”昔赵衰以壶食従径,馁而弗食。”故使处原。
  ◎ 僖公二十六年
  【经】二十有六年春王正月,己未,公会莒子、卫宁速盟于向。齐人侵我西鄙,公追齐师,至酅,不及。夏,齐人伐我北鄙。卫人伐齐。公子遂如楚乞师。秋,楚人灭夔,以夔子归。冬,楚人伐宋,围緍。公以楚师伐齐,取谷。公至自伐齐。
  【传】二十六年春,王正月,公会莒兹ぶ宁庄子盟于向,寻洮之盟也。齐师侵我西鄙,讨是二盟也。夏,齐孝公伐我北鄙。卫人伐齐,洮之盟故也。公使展喜犒师,使受命于展禽。
  齐侯未入竟,展喜従之,曰:”寡君闻君亲举玉趾,将辱于敝邑,使下臣犒执事。”齐侯曰:”鲁人恐乎?”对曰:”小人恐矣,君子则否。”齐侯曰:”室如县罄,野无青草,何恃而不恐?”对曰:”恃先王之命。昔周公、大公股肱周室,夹辅成王。成王劳之而赐之盟,曰:’世世子孙,无相害也。’载在盟府,大师职之。桓公是以纠合诸侯而谋其不协,弥缝其阙而匡救其灾,昭旧职也。及君即位,诸侯之望曰:’其率桓之功。’我敝邑用不敢保聚,曰:’岂其嗣世九年而弃命废职,其若先君何?’君必不然。恃此以不恐。”齐侯乃还。
  东门襄仲、臧文仲如楚乞师,臧孙见子玉而道之伐齐、宋,以其不臣也。
  夔子不祀祝融与鬻熊,楚人让之,对曰:”我先王熊挚有疾,鬼神弗赦而自窜于夔。吾是以失楚,又何祀焉?”秋,楚成得臣、斗宜申帅师灭夔,以夔子归。
  宋以其善于晋侯也,叛楚即晋。冬,楚令尹子玉、司马子西帅师伐宋,围缗。
  公以楚师伐齐,取谷。凡师能左右之曰以。置桓公子雍于谷,易牙奉之以为鲁援。楚申公叔侯戍之。桓公之子七人,为七大夫于楚。
  ◎ 僖公二十七年
  【经】二十有七年春,杞子来朝。夏六月庚寅,齐侯昭卒。秋八月乙未,葬齐孝公。乙巳,公子遂帅师入杞。冬,楚人、陈侯、蔡侯、郑伯、许男围宋。十有二月甲戌,公会诸侯,盟于宋。
  【传】二十七年春,杞桓公来朝,用夷礼,故曰子。公卑杞,杞不共也。
  夏,齐孝公卒。有齐怨,不废丧纪,礼也。
  秋,入杞,责无礼也。
  楚子将围宋,使子文治兵于睽,终朝而毕,不戮一人。子玉复治兵于蒍,终日而毕,鞭七人,贯三人耳。国老皆贺子文,子文饮之酒。蒍贾尚幼,后至,不贺。子文问之,对曰:”不知所贺。子之传政于子玉,曰:’以靖国也。’靖诸内而败诸外,所获几何?子玉之败,子之举也。举以败国,将何贺焉?子玉刚而无礼,不可以治民。过三百乘,其不能以入矣。苟入而贺,何后之有?”
  冬,楚子及诸侯围宋,宋公孙固如晋告急。先轸曰:”报施救患,取威定霸,于是乎在矣。”狐偃曰:”楚始得曹而新昏于卫,若伐曹、卫,楚必救之,则齐、宋免矣。”于是乎蒐于被庐,作三军。谋元帅。赵衰曰:”郤縠可。臣亟闻其言矣,说礼乐而敦《诗》《书》。《诗》、《书》,义之府也。礼乐,德之则也。德义,利之本也。《夏书》曰:’赋纳以言,明试以功,车服以庸。’君其试之。”及使郤縠将中军,郤溱佐之;使狐偃将上军,让于狐毛,而佐之;命赵衰为卿,让于栾枝、先轸。使栾枝将下军,先轸佐之。荀林父御戎,魏准为右。
  晋侯始入而教其民,二年,欲用之。子犯曰:”民未知义,未安其居。”于是乎出定襄王,入务利民,民怀生矣,将用之。子犯曰:”民未知信,未宣其用。”于是乎伐原以示之信。民易资者不求丰焉,明征其辞。公曰:”可矣乎?”子犯曰:”民未知礼,未生其共。”于是乎大蒐以示之礼,作执秩以正其官,民听不惑而后用之。出谷戍,释宋围,一战而霸,文之教也。
  ◎ 僖公二十八年
  【经】二十有八年春,晋侯侵曹,晋侯伐卫。公子买戍卫,不卒戍,刺之。楚人救卫。三月丙午,晋侯入曹,执曹伯。畀宋人。夏四月己巳,晋侯、齐师、宋师、秦师及楚人战于城濮,楚师败绩。楚杀其大夫得臣。卫侯出奔楚。五月癸丑,公会晋侯、齐侯、宋公、蔡侯、郑伯、卫子、莒子,盟于践土。陈侯如会。公朝于王所。六月,卫侯郑自楚复归于卫。卫元咺出奔晋。陈侯款卒。秋,杞伯姬来。公子遂如齐。冬,公会晋侯、齐侯、宋公、蔡侯、郑伯、陈子、莒子、邾人、秦人于温。天王狩于河阳。壬申,公朝于王所。晋人执卫侯,归之于京师。卫元咺自晋复归于卫。诸侯遂围许。曹伯襄复归于曹,遂会诸侯围许。
  【传】二十八年春,晋侯将伐曹,假道于卫,卫人弗许。还,自南河济。侵曹伐卫。正月戊申,取五鹿。二月,晋郤縠卒。原轸将中军,胥臣佐下军,上德也。晋侯、齐侯盟于敛盂。卫侯请盟,晋人弗许。卫侯欲与楚,国人不欲,故出其君以说于晋。卫侯出居于襄牛。
  公子买戍卫,楚人救卫,不克。公惧于晋,杀子丛以说焉。谓楚人曰:”不卒戍也。”
  晋侯围曹,门焉,多死,曹人尸诸城上,晋侯患之,听舆人之谋曰称:”舍于墓。”师迁焉,曹人凶惧,为其所得者棺而出之,因其凶也而攻之。三月丙午,入曹。数之,以其不用僖负羁而乘轩者三百人也。且曰:”献状。”令无入僖负羁之宫而免其族,报施也。魏准、颠颉怒曰:”劳之不图,报于何有!”蓺僖负羁氏。魏准伤于胸,公欲杀之而爱其材,使问,且视之。病,将杀之。魏准束胸见使者曰:”以君之灵,不有宁也。”距跃三百,曲踊三百。乃舍之。杀颠颉以徇于师,立舟之侨以为戎右。
  宋人使门尹般如晋师告急。公曰:”宋人告急,舍之则绝,告楚不许。我欲战矣,齐、秦未可,若之何?”先轸曰:”使宋舍我而赂齐、秦,藉之告楚。我执曹君而分曹、卫之田以赐宋人。楚爱曹、卫,必不许也。喜赂怒顽,能无战乎?”公说,执曹伯,分曹、卫之田以畀宋人。
  楚子入居于申,使申叔去谷,使子玉去宋,曰:”无従晋师。晋侯在外十九年矣,而果得晋国。险阻艰难,备尝之矣;民之情伪,尽知之矣。天假之年,而除其害。天之所置,其可废乎?《军志》曰:’允当则归。’又曰:’知难而退。’又曰:’有德不可敌。’此三志者,晋之谓矣。”子玉使伯棼请战,曰:”非敢必有功也,愿以间执谗慝之口。”王怒,少与之师,唯西广、东宫与若敖之六卒实従之。
  子玉使宛春告于晋师曰:”请复卫侯而封曹,臣亦释宋之围。”子犯曰:”子玉无礼哉!君取一,臣取二,不可失矣。”先轸曰:”子与之。定人之谓礼,楚一言而定三国,我一言而亡之。我则无礼,何以战乎?不许楚言,是弃宋也。救而弃之,谓诸侯何?楚有三施,我有三怨,怨仇已多,将何以战?不如私许复曹、卫以携之,执宛春以怒楚,既战而后图之。”公说,乃拘宛春于卫,且私许复曹、卫。曹、卫告绝于楚。
  子玉怒,従晋师。晋师退。军吏曰:”以君辟臣,辱也。且楚师老矣,何故退?”子犯曰:”师直为壮,曲为老。岂在久乎?微楚之惠不及此,退三舍辟之,所以报也。背惠食言,以亢其仇,我曲楚直。其众素饱,不可谓老。我退而楚还,我将何求?若其不还,君退臣犯,曲在彼矣。”退三舍。楚众欲止,子玉不可。
  夏四月戊辰,晋侯、宋公、齐国归父、崔夭、秦小子慭次于城濮。楚师背酅而舍,晋侯患之,听舆人之诵,曰:”原田每每,舍其旧而新是谋。”公疑焉。子犯曰:”战也。战而捷,必得诸侯。若其不捷,表里山河,必无害也。”公曰:”若楚惠何?”栾贞子曰:”汉阳诸姬,楚实尽之,思小惠而忘大耻,不如战也。”晋侯梦与楚子搏,楚子伏己而监其脑,是以惧。子犯曰:”吉。我得天,楚伏其罪,吾且柔之矣。”
  子玉使斗勃请战,曰:”请与君之士戏,君冯轼而观之,得臣与寓目焉。”晋侯使栾枝对曰:”寡君闻命矣。楚君之惠未之敢忘,是以在此。为大夫退,其敢当君乎?既不获命矣,敢烦大夫谓二三子,戒尔车乘,敬尔君事,诘朝将见。”
  晋车七百乘,革显、革引、鞅、革半。晋侯登有莘之虚以观师,曰:”少长有礼,其可用也。”遂伐其木以益其兵。鲁巳,晋师陈于莘北,胥臣以下军之佐当陈、蔡。子玉以若敖六卒将中军,曰:”今日必无晋矣。”子西将左,子上将右。胥臣蒙马以虎皮,先犯陈、蔡。陈、蔡奔,楚右师溃。狐毛设二旆而退之。栾枝使舆曳柴而伪遁,楚师驰之。原轸、郤溱以中军公族横击之。狐毛、狐偃以上军夹攻子西,楚左师溃。楚师败绩。子玉收其卒而止,故不败。
  晋师三日馆谷,及癸酉而还。甲午,至于衡雍,作王宫于践土。
  乡役之三月,郑伯如楚致其师,为楚师既败而惧,使子人九行成于晋。晋栾枝入盟郑伯。五月丙午,晋侯及郑伯盟于衡雍。丁未,献楚俘于王,驷介百乘,徒兵千。郑伯傅王,用平礼也。己酉,王享醴,命晋侯宥。王命尹氏及王子虎、内史叔兴父策命晋侯为侯伯,赐之大辂之服,戎辂之服,彤弓一,彤矢百,玈弓矢千,秬鬯一卣,虎贲三百人。曰:”王谓叔父,敬服王命,以绥四国。纠逖王慝。”晋侯三辞,従命。曰:”重耳敢再拜稽首,奉扬天子之丕显休命。”受策以出,出入三觐。
  卫侯闻楚师败,惧,出奔楚,遂适陈,使元咺奉叔武以受盟。癸亥,王子虎盟诸侯于王庭,要言曰:”皆奖王室,无相害也。有渝此盟,明神殛之,俾队其师,无克祚国,及而玄孙,无有老幼。”君子谓是盟也信,谓晋于是役也能以德攻。
  初,楚子玉自为琼弁玉缨,未之服也。先战,梦河神谓己曰:”畀余,余赐女孟诸之麋。”弗致也。大心与子西使荣黄谏,弗听。荣季曰:”死而利国。犹或为之,况琼玉乎?是粪土也,而可以济师,将何爱焉?”弗听。出,告二子曰:”非神败令尹,令尹其不勤民,实自败也。”既败,王使谓之曰:”大夫若入,其若申、息之老何?”子西、孙伯曰:”得臣将死,二臣止之曰:’君其将以为戮。'”及连谷而死。晋侯闻之而后喜可知也,曰:”莫余毒也已!蒍吕臣实为令尹,奉己而已,不在民矣。”
  或诉元咺于卫侯曰:”立叔武矣。”其子角従公,公使杀之。咺不废命,奉夷叔以入守。
  六月,晋人复卫侯。宁武子与卫人盟于宛濮,曰:”天祸卫国,君君臣不协,以及此忧也。今天诱其衷,使皆降心以相従也。不有居者,谁守社稷?不有行者,谁扞牧圉?不协之故,用昭乞盟于尔大神以诱天衷。自今日以往,既盟之后,行者无保其力,居者无惧其罪。有渝此盟,以相及也。明神先君,是纠是殛。”国人闻此盟也,而后不贰。卫侯先期入,宁子先,长佯守门以为使也,与之乘而入。公子颛犬、华仲前驱。叔孙将沐,闻君至,喜,捉发走出,前驱射而杀之。公知其无罪也,枕之股而哭之。颛犬走出,公使杀之。元咺出奔晋。
  城濮之战,晋中军风于泽,亡大旆之左旃。祁瞒奸命,司马杀之,以徇于诸侯,使茅伐代之。师还。壬午,济河。舟之侨先归,士会摄右。秋七月丙申,振旅,恺以入于晋。献俘授馘,饮至大赏,征会讨贰。杀舟之侨以徇于国,民于是大服。
  君子谓:”文公其能刑矣,三罪而民服。《诗》云:’惠此中国,以绥四方。’不失赏刑之谓也。”
  冬,会于温,讨不服也。
  卫侯与元咺讼,宁武子为辅,钅咸庄子为坐,士荣为大士。卫侯不胜。杀士荣,刖钅咸庄子,谓宁俞忠而免之。执卫侯,归之于京师,置诸深室。宁子职纳橐饘焉。元咺归于卫,立公子瑕。
  是会也,晋侯召王,以诸侯见,且使王狩。仲尼曰:”以臣召君,不可以训。”故书曰:”天王狩于河阳。”言非其地也,且明德也。
  壬申,公朝于王所。
  丁丑,诸侯围许。
  晋侯有疾,曹伯之竖侯孺货筮史,使曰:”以曹为解。齐桓公为会而封异姓,今君为会而灭同姓。曹叔振铎,文之昭也。先君唐叔,武之穆也。且合诸侯而灭兄弟,非礼也。与卫偕命,而不与偕复,非信也。同罪异罚,非刑也。礼以行义,信以守礼,刑以正邪,舍此三者,君将若之何?”公说,复曹伯,遂会诸侯于许。
  晋侯作三行以御狄,荀林父将中行,屠击将右行,先蔑将左行。
  ◎ 僖公二十九年
  【经】二十有九年春,介葛卢来。公至自围许。夏六月,会王人、晋人、宋人、齐人、陈人、蔡人、秦人盟于翟泉。秋,大雨雹。冬,介葛卢来。
  【传】二十九年春,葛卢来朝,舍于昌衍之上。公在会,馈之刍米,礼也。
  夏,公会王子虎、晋狐偃、宋公孙固、齐国归父、陈辕涛涂、秦小子慭,盟于翟泉,寻践土之盟,且谋伐郑也。卿不书,罪之也。在礼,卿不会公、侯,会伯、子、男可也。
  秋,大雨雹,为灾也。
  冬,介葛卢来,以未见公,故复来朝,礼之,加燕好。
  介葛卢闻牛鸣,曰:”是生三牺,皆用之矣,其音云。”问之而信。
  ◎ 僖公三十年
  【经】三十年春王正月。夏,狄侵齐。秋,卫杀其大夫元咺及公子瑕。卫侯郑归于卫。晋人、秦人围郑。介人侵萧。冬,天王使宰周公来聘。公子遂如京师。遂如晋。
  【传】三十年春,晋人侵郑,以观其可攻与否。狄间晋之有郑虞也,夏,狄侵齐。
  晋侯使医衍鸩卫侯。宁俞货医,使薄其鸩,不死。公为之请,纳玉于王与晋侯。皆十王许之。秋,乃释卫侯。卫侯使赂周颛、治廑,曰:”苟能纳我,吾使尔为卿。”周、冶杀元咺及子适、子仪。公入祀先君。周、冶既服将命,周颛先入,及门,遇疾而死。冶廑辞卿。
  九月甲午,晋侯、秦伯围郑,以其无礼于晋,且贰于楚也。晋军函陵,秦军汜南。佚之狐言于郑伯曰:”国危矣,若使烛之武见秦君,师必退。”公従之。辞曰:”臣之壮也,犹不如人,今老矣,无能为也已。”公曰:”吾不能早用子,今急而求子,是寡人之过也。然郑亡,子亦有不利焉。”许之,夜缒而出,见秦伯,曰:”秦、晋围郑,郑既知亡矣。若亡郑而有益于君,敢以烦执事。越国以鄙远,君知其难也,焉用亡郑以陪邻。邻之厚,君之薄也。若舍郑以为东道主,行李之往来,共其乏困,君亦无所害。且君尝为晋君赐矣,许君焦、瑕,朝济而夕设版焉,君之所知也。夫晋何厌之有?既东封郑,又欲肆其西封,不阙秦,将焉取之?阙秦以利晋,唯君图之。”秦伯说,与郑人盟,使杞子、逢孙、扬孙戍之,乃还。
  子犯请击之,公曰:”不可。微夫人力不及此。因人之力而敝之,不仁。失其所与,不知。以乱易整,不武。吾其还也。”亦去之。
  初,郑公子兰出奔晋,従于晋侯。伐郑,请无与围郑。许之,使待命于东。郑石甲父、侯宣多逆以为大子,以求成于晋,晋人许之。
  冬,王使周公阅来聘,飨有昌蜀、白、黑、形盐。辞曰:”国君,文足昭也,武可畏也,则有备物之飨以象其德。荐五味,羞嘉谷,盐虎形,以献其功。吾何以堪之?”
  东门襄仲将聘于周,遂初聘于晋。
  ◎ 僖公三十一年
  【经】三十有一年春,取济西田。公子遂如晋。夏四月,四卜郊,不従,乃免牲。犹三望。秋七月。冬,杞伯姬来求妇。狄围卫。十有二月,卫迁于帝丘。
  【传】三十一年春,取济西田,分曹地也。使臧文仲往,宿于重馆。重馆人告曰:”晋新得诸侯,必亲其共,不速行,将无及也。”従之,分曹地,自洮以南,东傅于济,尽曹地也。
  襄仲如晋,拜曹田也。
  夏四月,四卜郊,不従,乃免牲,非礼也。犹三望,亦非礼也。礼不卜常祀,而卜其牲、日,牛卜日曰牲。牲成而卜郊,上怠慢也。望,郊之细也。不郊,亦无望可也。
  秋,晋搜于清原,作五军御狄。赵衰为卿。
  冬,狄围卫,卫迁于帝丘。卜曰三百年。卫成公梦康叔曰:”相夺予享。”公命祀相。宁武子不可,曰:”鬼神非其族类,不歆其祀。杞、鄫何事?相之不享于此。久矣,非卫之罪也,不可以间成王、周公之命祀。请改祀命。”
  郑泄驾恶公子瑕,郑伯亦恶之,故公子瑕出奔楚。
  ◎ 僖公三十二年
  【经】三十有二年春王正月。夏四月己丑,郑伯捷卒。卫人侵狄。秋,卫人及狄盟。冬十有二月己卯,晋侯重耳卒。
  【传】三十二年春,楚斗章请平于晋,晋阳处父报之。晋、楚始通。
  夏,狄有乱。卫人侵狄,狄请平焉。秋,卫人及狄盟。
  冬,晋文公卒。庚辰,将殡于曲沃,出绛,柩有声如牛。卜偃使大夫拜。曰:”君命大事。将有西师过轶我,击之,必大捷焉。”杞子自郑使告于秦,曰:”郑人使我掌其北门之管,若潜师以来,国可得也。”穆公访诸蹇叔,蹇叔曰:”劳师以袭远,非所闻也。师劳力竭,远主备之,无乃不可乎!师之所为,郑必知之。勤而无所,必有悖心。且行千里,其谁不知?”公辞焉。召孟明、西乞、白乙,使出师于东门之外。蹇叔哭之,曰:”孟子,吾见师之出而不见其入也。”公使谓之曰:”尔何知?中寿,尔墓之木拱矣。”蹇叔之子与师,哭而送之,曰:”晋人御师必于殽。殽有二陵焉。其南陵,夏后皋之墓也;其北陵,文王之所辟风雨也。必死是间,余收尔骨焉。”秦师遂东。
  ◎ 僖公三十三年
  【经】三十有三年春王二月,秦人入滑。齐侯使国归父来聘。夏四月辛巳,晋人及姜戎败秦师于殽。癸巳,葬晋文公。狄侵齐。公伐邾,取訾娄。秋,公子遂帅师伐邾。晋人败狄于箕。冬十月,公如齐。十有二月,公至自齐。乙巳,公薨于小寝。陨霜不杀草。李梅实。晋人、陈人、郑人伐许。
  【传】三十三年春,秦师过周北门,左右免胄而下。超乘者三百乘。王孙满尚幼,观之,言于王曰:”秦师轻而无礼,必败。轻则寡谋,无礼则脱。入险而脱。又不能谋,能无败乎?”及滑,郑商人弦高将市于周,遇之。以乘韦先,牛十二犒师,曰:”寡君闻吾子将步师出于敝邑,敢犒従者,不腆敝邑,为従者之淹,居则具一日之积,行则备一夕之卫。”且使遽告于郑。
  则束载、厉兵、秣马矣。使皇武子辞焉,曰:”吾子淹久于敝邑,唯是脯资饩牵竭矣。为吾子之将行也,郑之有原圃,犹秦之有具囿也。吾子取其麋鹿以闲敝邑,若何?”杞子奔齐,逢孙、扬孙奔宋。孟明曰:”郑有备矣,不可冀也。攻之不克,围之不继,吾其还也。”灭滑而还。
  齐国庄子来聘,自郊劳至于赠贿,礼成而加之以敏。臧文仲言于公曰:”国子为政,齐犹有礼,君其朝焉。臣闻之,服于有礼,社稷之卫也。”
  晋原轸曰:”秦违蹇叔,而以贪勤民,天奉我也。奉不可失,敌不可纵。纵敌患生,违天不祥。必伐秦师。”栾枝曰:”未报秦施而伐其师,其为死君乎?”先轸曰:”秦不哀吾丧而伐吾同姓,秦则无礼,何施之为?吾闻之,一日纵敌,数世之患也。谋及子孙,可谓死君乎?”遂发命,遽兴姜戎。子墨衰绖,梁弘御戎,莱驹为右。
  夏四月辛巳,败秦师于殽,获百里孟明视、西乞术、白乙丙以归,遂墨以葬文公。晋于是始墨。
  文嬴请三帅,曰:”彼实构吾二君,寡君若得而食之,不厌,君何辱讨焉!使归就戮于秦,以逞寡君之志,若何?”公许之,先轸朝。问秦囚。公曰:”夫人请之,吾舍之矣。”先轸怒曰:”武夫力而拘诸原,妇人暂而免诸国。堕军实而长寇仇,亡无日矣。”不顾而唾。公使阳处父追之,及诸河,则在舟中矣。释左骖,以公命赠孟明。孟明稽首曰:”君之惠,不以累臣衅鼓,使归就戮于秦,寡君之以为戮,死且不朽。若従君惠而免之,三年将拜君赐。”
  秦伯素服郊次,乡师而哭曰:”孤违蹇叔以辱二三子,孤之罪也。不替孟明,孤之过也。大夫何罪?且吾不以一眚掩大德。”
  狄侵齐,因晋丧也。
  公伐邾,取訾娄,以报升陉之役。邾人不设备。秋,襄仲复伐邾。
  狄伐晋,及箕。八月戊子,晋侯败狄于箕。郤缺获白狄子。先轸曰:”匹夫逞志于君而无讨,敢不自讨乎?”免胄入狄师,死焉。狄人归其元,面如生。
  初,臼季使过冀,见冀缺耨,其妻盍之。敬,相待如宾。与之归,言诸文公曰:”敬,德之聚也。能敬必有德,德以治民,君请用之。臣闻之,出门如宾,承事如祭,仁之则也。”公曰:”其父有罪,可乎?”对曰:”舜之罪也殛鲧,其举也兴禹。管敬仲,桓之贼也,实相以济。《康诰》曰:’父不慈,子不祗,兄不友,弟不共,不相及也。’《诗》曰:’采葑采菲,无以下体。’君取节焉可也。”文公以为下军大夫。反自箕,襄公以三命命先且居将中军,以再命命先茅之县赏胥臣曰:”举郤缺,子之功也。”以一命命郤缺为卿,复与之冀,亦未有军行。
  冬,公如齐,朝,且吊有狄师也。反,薨于小寝,即安也。
  晋、陈、郑伐许,讨其贰于楚也。
  楚令尹子上侵陈、蔡。陈、蔡成,遂伐郑,将纳公子瑕,门于桔柣之门。瑕覆于周氏之汪,外仆髡屯禽之以献。文夫人敛而葬之郐城之下。
  晋阳处父侵蔡,楚子上救之,与晋师夹泜而军。阳子患之,使谓子上曰:”吾闻之,文不犯顺,武不违敌。子若欲战,则吾退舍,子济而陈,迟速唯命,不然纾我。老师费财,亦无益也。”乃驾以待。子上欲涉,大孙伯曰:”不可。晋人无信,半涉而薄我,悔败何及,不如纾之。”乃退舍。阳子宣言曰:”楚师遁矣。”遂归。楚师亦归。大子商臣谮子上曰:”受晋赂而辟之,楚之耻也,罪莫大焉。”王杀子上。
  葬僖公,缓作主,非礼也。凡君薨,卒哭而祔,祔而作主,特祀于主,烝尝禘于庙。
************************
文公  【元年~十八年】
  ◎ 文公元年
  【经】元年春王正月,公即位。二月癸亥,日有食之。天王使叔服来会葬。夏四月丁巳,葬我君僖公。天王使毛伯来锡公命。晋侯伐卫。叔孙得臣如京师。卫人伐晋。秋,公孙敖会晋侯于戚。冬十月丁未,楚世子商臣弑其君頵。公孙敖如齐。
  【传】元年春,王使内史叔服来会葬。公孙敖闻其能相人也,见其二子焉。叔服曰:”谷也食子,难也收子。谷也丰下,必有后于鲁国。”
  于是闰三月,非礼也。先王之正时也,履端于始,举正于中,归余于终。履端于始,序则不愆。举正于中,民则不惑。归余于终,事则不悖。
  夏四月丁巳,葬僖公。
  王使毛伯卫来锡公命。叔孙得臣如周拜。
  晋文公之季年,诸侯朝晋。卫成公不朝,使孔达侵郑,伐绵、訾,及匡。晋襄公既祥,使告于诸侯而伐卫,及南阳。先且居曰:”效尤,祸也。请君朝王,臣従师。”晋侯朝王于温,先且居、胥臣伐卫。五月辛酉朔,晋师围戚。六月戊戌,取之,获孙昭子。
  卫人使告于陈。陈共公曰:”更伐之,我辞之。”卫孔达帅师伐晋,君子以为古。古者越国而谋。
  秋,晋侯疆戚田,故公孙敖会之。
  初,楚子将以商臣为大子,访诸令尹子上。子上曰:”君之齿未也。而又多爱,黜乃乱也。楚国之举。恒在少者。且是人也。蜂目而豺声,忍人也,不可立也。”弗听。既又欲立王子职而黜大子商臣。商臣闻之而未察,告其师潘崇曰:”若之何而察之?”潘崇曰:”享江问而勿敬也。”従之。江羋怒曰:”呼,役夫!宜君王之欲杀女而立职也。”告潘崇曰:”信矣。”潘崇曰:”能事诸乎?”曰:”不能。””能行乎?”曰:”不能。””能行大事乎?”曰:”能。”
  冬十月,以宫甲围成王。王请食熊蹯而死。弗听。丁未,王缢。谥之曰:”灵”,不瞑;曰:”成”,乃瞑。穆王立,以其为大子之室与潘崇,使为大师,且掌环列之尹。
  穆伯如齐,始聘焉,礼也。凡君即位,卿出并聘,践修旧好,要结外授,好事邻国,以卫社稷,忠信卑让之道也。忠,德之正也;信,德之固也;卑让,德之基也。
  殽之役,晋人既归秦帅,秦大夫及左右皆言于秦伯曰:”是败也,孟明之罪也,必杀之。”秦伯曰:”是孤之罪也。周芮良夫之诗曰;’大风有隧,贪人败类,听言则对,诵言如醉,匪用其良,覆俾我悖。’是贪故也,孤之谓矣。孤实贪以祸夫子,夫子何罪?”复使为政。
  ◎ 文公二年
  【经】二年春王二月甲子,晋侯及秦师战于彭衙,秦师败绩。丁丑,作僖公主。三月乙巳,及晋处父盟。夏六月,公孙敖会宋公、陈侯、郑伯、晋士縠盟于垂陇。自十有二月不雨,至于秋七月。八月丁卯,大事于大庙,跻僖公。冬,晋人、宋人、陈人、郑人伐秦。公子遂如齐纳币。
  【传】二年春,秦孟明视帅师伐晋,以报殽之役。二月晋侯御之。先且居将中军,赵衰佐之。王官无地御戎,狐鞫居为右。甲子,及秦师战于彭衙。秦师败绩。晋人谓秦”拜赐之师”。
  战于殽也,晋梁弘御戎,莱驹为右。战之明日,晋襄公缚秦囚,使莱驹以戈斩之。囚呼,莱驹失戈,狼瞫取戈以斩囚,禽之以従公乘,遂以为右。箕之役,先轸黜之而立续简伯。狼瞫怒。其友曰:”盍死之?”瞫曰:”吾未获死所。”其友曰:”吾与女为难。”瞫曰;”《周志》有之,’勇则害上,不登于明堂。’死而不义,非勇也。共用之谓勇。吾以勇求右,无勇而黜,亦其所也。谓上不我知,黜而宜,乃知我矣。子姑待之。”及彭衙,既陈,以其属驰秦师,死焉。晋师従之,大败秦师。君子谓:”狼瞫于是乎君子。诗曰:’君子如怒,乱庶遄沮。’又曰:’王赫斯怒,爰整其旅。’怒不作乱而以従师,可谓君子矣。”
  秦伯犹用孟明。孟明增修国政,重施于民。赵成子言于诸大夫曰:”秦师又至,将必辟之,惧而增德,不可当也。诗曰:’毋念尔祖,聿修厥德。’孟明念之矣,念德不怠,其可敌乎?”
  丁丑,作僖公主,书,不时也。
  晋人以公不朝来讨,公如晋。夏四月己巳,晋人使阳处父盟公以耻之。书曰:”及晋处父盟。”以厌之也。适晋不书,讳之也。公未至,六月,穆伯会诸侯及晋司空士縠盟于垂陇,晋讨卫故也。书士縠,堪其事也。
  陈侯为卫请成于晋,执孔达以说。
  秋八月丁卯,大事于大庙,跻僖公,逆祀也。于是夏父弗忌为宗伯,尊僖公,且明见曰:”吾见新鬼大,故鬼小。先大后小,顺也。跻圣贤,明也。明、顺,礼也。”
  君子以为失礼。礼无不顺。祀,国之大事也,而逆之,可谓礼乎?子虽齐圣,不先父食久矣。故禹不先鲧,汤不先契,文、武不先不窋。宋祖帝乙,郑祖厉王,犹上祖也。是以《鲁颂》曰:”春秋匪解,享祀不忒,皇皇后帝,皇祖后稷。”君子曰礼,谓其后稷亲而先帝也。《诗》曰:”问我诸姑,遂及伯姊。”君子曰礼,谓其姊亲而先姑也。仲尼曰:”臧文仲,其不仁者三,不知者三。下展禽,废六关,妾织蒲,三不仁也。作虚器,纵逆祀,祀爰居,三不知也。”
  冬,晋先且居、宋公子成、陈辕选、郑公子归生伐秦,取汪,及彭衙而还,以报彭衙之役。卿不书,为穆公故,尊秦也,谓之崇德。
  襄仲如齐纳币,礼也。凡君即位,好舅甥,修昏姻,娶元妃以奉粢盛,孝也。孝,礼之始也。
  ◎ 文公三年
  【经】三年春王正月,叔孙得臣会晋人、宋人、陈人、卫人、郑人伐沈。沈溃。夏五月,王子虎卒。秦人伐晋。秋,楚人围江。雨螽于宋。冬,公如晋。十有二月己巳,公及晋侯盟。晋阳处父帅师伐楚以救江。
  【传】三年春,庄叔会诸侯之师伐沈,以其服于楚也。沈溃。凡民逃其上曰溃,在上曰逃。
  卫侯如陈,拜晋成也。
  夏四月乙亥,王叔文公卒,来赴吊如同盟,礼也。
  秦伯伐晋,济河焚舟,取王官,及郊。晋人不出,遂自茅津济,封殽尸而还。遂霸西戎,用孟明也。君子是以知”秦穆公之为君也,举人之周也,与人之壹也;孟明之臣也,其不解也,能惧思也;子桑之忠也,其知人也,能举善也。《诗》曰:’于以采蘩,于沼于沚,于以用之公侯之事’,秦穆有焉。’夙夜匪解,以事一人’,孟明有焉。’诒阙孙谋,以燕翼子’,子桑有焉。”
  秋,雨螽于宋,队而死也。
  楚师围江。晋先仆伐楚以救江。
  冬,晋以江故告于周。王叔桓公、晋阳处父伐楚以救江,门于方城,遇息公子朱而还。
  晋人惧其无礼于公也,请改盟。公如晋,及晋侯盟。晋侯飨公,赋《菁菁者莪》。庄叔以公降,拜,曰:”小国受命于大国,敢不慎仪。君贶之以大礼,何乐如之。抑小国之乐,大国之惠也。”晋侯降,辞。登,成拜。公赋《嘉乐》。
  ◎ 文公四年
  【经】四年春,公至自晋。夏,逆妇姜于齐。狄侵齐。秋,楚人灭江。晋侯伐秦。卫侯使宁俞来聘。冬十有一月壬寅,夫人风氏薨。
  【传】四年春,晋人归孔达于卫,以为卫之良也,故免之。
  夏,卫侯如晋拜。曹伯如晋,会正。
  逆妇姜于齐,卿不行,非礼也。君子是以知出姜之不允于鲁也。曰:”贵聘而贱逆之,君而卑之,立而废之,弃信而坏其主,在国必乱,在家必亡。不允宜哉?《诗》曰:’畏天之威,于时保之。’敬主之谓也。”
  秋,晋侯伐秦,围刓、新城,以报王官之役。
  楚人灭江,秦伯为之降服、出次、不举、过数。大夫谏,公曰:”同盟灭,虽不能救,敢不矜乎!吾自惧也。”君子曰:”《诗》云:’惟彼二国,其政不获,惟此四国,爰究爰度。’其秦穆之谓矣。”
  卫宁武子来聘,公与之宴,为赋《湛露》及《彤弓》。不辞,又不答赋。使行人私焉。对曰:”臣以为肄业及之也。昔诸侯朝正于王,王宴乐之,于是乎赋《湛露》,则天子当阳,诸侯用命也。诸侯敌王所忾而献其功,王于是乎赐之彤弓一,彤矢百,玈弓矢千,以觉报宴。今陪臣来继旧好,君辱贶之,其敢干大礼以自取戾。”
  冬,成风薨。
  ◎ 文公五年
  【经】五年春王正月,王使荣叔归含,且赗。三月辛亥,葬我小君成风。王使召伯来会葬。夏,公孙敖如晋。秦人入鄀。秋,楚人灭六。冬十月甲申,许男业卒。
  【传】五年春,王使荣叔来含且赗,召昭公来会葬,礼也。
  初,鄀叛楚即秦,又贰于楚。夏,秦人入鄀。
  六人叛楚即东夷。秋,楚成大心、仲归帅师灭六。
  冬,楚公子燮灭蓼,臧文仲闻六与蓼灭,曰:”皋陶庭坚不祀忽诸。德之不建,民之无援,哀哉!”
  晋阳处父聘于卫,反过宁,宁嬴従之,及温而还。其妻问之,嬴曰;”以刚。《商书》曰:’沈渐刚克,高明柔克。’夫子壹之,其不没乎。天为刚德,犹不干时,况在人乎?且华而不实,怨之所聚也,犯而聚怨,不可以定身。余惧不获其利而离其难,是以去之。”
  晋赵成子,栾贞子、霍伯、臼季皆卒。
  ◎ 文公六年
  【经】六年春,葬许僖公。夏,季孙行父如陈。秋,季孙行父如晋。八月乙亥,晋侯欢卒。冬十月,公子遂如晋。葬晋襄公。晋杀其大夫阳处父。晋狐射姑出奔狄。闰月不告月,犹朝于庙。
  【传】六年春,晋蒐于夷,舍二军。使狐射姑将中军,赵盾佐之。阳处父至自温,改蒐于董,易中军。阳子,成季之属也,故党于赵氏,且谓赵盾能,曰:”使能,国之利也。”是以上之。宣子于是乎始为国政,制事典,正法罪。辟狱刑,董逋逃。由质要,治旧污,本秩礼,续常职,出滞淹。既成,以授大傅阳子与大师贾佗,使行诸晋国,以为常法。
  臧文仲以陈、卫之睦也,欲求好于陈。夏,季文子聘于陈,且娶焉。
  秦伯任好卒。以子车氏之三子奄息、仲行、钅咸虎为殉。皆秦之良也。国人哀之,为之赋《黄鸟》。君子曰:”秦穆之不为盟主也,宜哉。死而弃民。先王违世,犹诒之法,而况夺之善人乎!《诗》曰:’人之云亡,邦国殄瘁。’无善人之谓。若之何夺之?”古之王者知命之不长,是以并建圣哲,树之风声,分之采物,著之话言,为之律度,陈之艺极,引之表仪,予之法制,告之训典,教之防利,委之常秩,道之礼则,使毋失其土宜,众隶赖之,而后即命。圣王同之。今纵无法以遗后嗣,而又收其良以死,难以在上矣。君子是以知秦之不复东征也。
  秋,季文子将聘于晋,使求遭丧之礼以行。其人曰:”将焉用之?”文子曰:”备豫不虞,古之善教也。求而无之,实难,过求何害?”
  八月乙亥,晋襄公卒。灵公少,晋人以难故,欲立长君。赵孟曰:”立公子雍。好善而长,先君爱之,且近于秦。秦,旧好也。置善则固,事长则顺,立爱则孝,结旧则安。为难故,故欲立长君,有此四德者,难必抒矣。贾季曰:”不如立公子乐。辰嬴嬖于二君,立其子,民必安之。”赵孟曰:”辰嬴贱,班在九人,其子何震之有?且为二嬖,淫也。为先君子,不能求大而出在小国,辟也。母淫子辟,无威。陈小而远,无援。将何安焉?杜祁以君故,让逼姞而上之,以狄故,让季隗而己次之,故班在四。先君是以爱其子而仕诸秦,为亚卿焉。秦大而近,足以为援,母义子爱,足以威民,立之不亦可乎?”使先蔑、士会如秦,逆公子雍。贾季亦使召公子乐于陈。赵孟使杀诸郫。贾季怨阳子之易其班也,而知其无援于晋也。九月,贾季使续鞫居杀阳处父。书曰:”晋杀其大夫。”侵官也。
  冬十月,襄仲如晋。葬襄公。
  十一月丙寅,晋杀续简伯。贾季奔狄。宣子使臾骈送其帑。夷之蒐,贾季戮臾骈,臾骈之人欲尽杀贾氏以报焉。臾骈曰:”不可。吾闻《前志》有之曰:’敌惠敌怨,不在后嗣’,忠之道也。夫子礼于贾季,我以其宠报私怨,无乃不可乎?介人之宠,非勇也。损怨益仇,非知也。以私害公,非忠也。释此三者,何以事夫子?”尽具其帑,与其器用财贿,亲帅扞之,送致诸竟。
  闰月不告朔,非礼也。闰以正时,时以作事,事以厚生,生民之道,于是乎在矣。不告闰朔,弃时政也,何以为民?
  ◎ 文公七年
  【经】七年春,公伐邾。三月甲戌,取须句。遂城郚。夏四月,宋公王臣卒。宋人杀其大夫。戊子,晋人及秦人战于令狐。晋先蔑奔秦。狄侵我西鄙。秋八月,公会诸侯、晋大夫盟于扈。冬,徐伐莒。公孙敖如莒莅盟。
  【传】七年春,公伐邾。间晋难也。
  三月甲戌,取须句,置文公子焉,非礼也。
  夏四月,宋成公卒。于是公子成为右师,公孙友左师,乐豫为司马,鳞矔为司徒,公子荡为司城,华御事为司寇。
  昭公将去群公子,乐豫曰:”不可。公族,公室之枝叶也,若去之则本根无所庇荫矣。葛藟犹能庇其本根,故君子以为比,况国君乎?此谚所谓庇焉而纵寻斧焉者也。必不可,君其图之。亲之以德,皆股肱也,谁敢携贰?若之何去之?”不听。穆、襄之族率国人以攻公,杀公孙固、公孙郑于公宫。六卿和公室,乐豫舍司马以让公子卬,昭公即位而葬。书曰:”宋人杀其大夫。”不称名,众也,且言非其罪也。
  秦康公送公子雍于晋,曰:”文公之入也无卫,故有吕、郤之难。”乃多与之徒卫。穆赢日抱大子以啼于朝,曰:”先君何罪?其嗣亦何罪?舍适嗣不立而外求君,将焉置此?”出朝,则抱以适赵氏,顿首于宣子曰:”先君奉此子也而属诸子,曰:’此子也才,吾受子之赐;不才,吾唯子之怨。’今君虽终,言犹在耳,而弃之,若何?”宣子与诸大夫皆患穆嬴,且畏逼,乃背先蔑而立灵公,以御秦师。箕郑居守。赵盾将中军,先克佐之。荀林父佐上军。先蔑将下军,先都佐之,步招御戎,戎津为右。及堇阴,宣子曰:”我若受秦,秦则宾也;不受,寇也。既不受矣,而复缓师,秦将生心。先人有夺人之心,军之善谋也。逐寇如追逃,军之善政也。”训卒利兵,秣马蓐食,潜师夜起。戊子,败秦师于令狐,至于刳首。己丑,先蔑奔秦。士会従之。
  先蔑之使也,荀林父止之,曰:”夫人、大子犹在,而外求君,此必不行。子以疾辞,若何?不然,将及。摄卿以往可也,何必子?同官为寮,吾尝同寮,敢不尽心乎!”弗听。为赋《板》之三章。又弗听。及亡,荀伯尽送其帑及其器用财贿于秦,曰:”为同寮故也。”
  士会在秦三年,不见士伯。其人曰:”能亡人于国,不能见于此,焉用之?”士季曰:”吾与之同罪,非义之也,将何见焉?”及归,遂不见。
  狄侵我西鄙,公使告于晋。赵宣子使因贾季问酆舒。且让之。酆舒问于贾季曰:”赵衰、赵盾孰贤?”对曰:”赵衰,冬日之日也。赵盾,夏日之日也。”
  秋八月,齐侯、宋公、卫侯、郑伯、许男、曹伯会晋赵盾盟于扈,晋侯立故也。公后至,故不书所会。凡会诸侯,不书所会,后也。后至,不书其国,辟不敏也。
  穆伯娶于莒,曰戴己,生文伯,其娣声己生惠叔。戴己卒,又聘于莒,莒人以声己辞,则为襄仲聘焉。
  冬,徐伐莒。莒人来请盟。穆伯如莒莅盟,且为仲逆。及鄢陵。登城见之,美,自为娶之。仲请攻之,公将许之。叔仲惠伯谏曰:”臣闻之,兵作于内为乱,于外为寇,寇犹及人,乱自及也。今臣作乱而君不禁,以启寇仇,若之何?”公止之,惠伯成之。使仲舍之,公孙敖反之,复为兄弟如初。従之。
  晋郤缺言于赵宣子曰:”日卫不睦,故取其地,今已睦矣,可以归之。叛而不讨,何以示威?服而不柔,何以示怀?非威非怀,何以示德?无德,何以主盟?子为正卿,以主诸侯,而不务德,将若之何?《夏书》曰:’戒之用休,董之用威,劝之以《九歌》,勿使坏。’九功之德皆可歌也,谓之九歌。六府、三事,谓之九功。水、火、金、木、土、谷,谓之六府。正德、利用、厚生,谓之三事。义而行之,谓之德、礼。无礼不乐,所由叛也。若吾子之德莫可歌也,其谁来之?盍使睦者歌吾子乎?”宣子说之。
  ◎ 文公八年
  【经】八年春王正月。夏四月。秋八月戊申,天王崩。冬十月壬午,公子遂会晋赵盾盟于衡雍。乙酉,公子遂会洛戎盟于暴。公孙敖如京师,不至而复。丙戌,奔莒。螽。宋人杀其大夫司马。宋司城来奔。
  【传】八年春,晋侯使解扬归匡、戚之田于卫,且复致公婿池之封,自申至于虎牢之竟。
  夏,秦人伐晋,取武城,以报令狐之役。
  秋,襄王崩。
  晋人以扈之盟来讨。冬,襄仲会晋赵孟,盟于衡雍,报扈之盟也,遂会伊洛之戎。书曰”公子遂”,珍之也。
  穆伯如周吊丧,不至,以币奔莒,従己氏焉。
  宋襄夫人,襄王之姊也,昭公不礼焉。夫人因戴氏之族,以杀襄公之孙孔叔、公孙钟离及大司马公子卬,皆昭公之党也。司马握节以死,故书以官。司城荡意诸来奔,效节于府人而出。公以其官逆之,皆复之,亦书以官,皆贵之也。
  夷之蒐,晋侯将登箕郑父、先都,而使士縠、梁益耳将中军。先克曰:”狐、赵之勋,不可废也。”従之。先克夺蒯得田于堇阴。故箕郑父、先都、士縠、梁益耳、蒯得作乱。
  ◎ 文公九年
  【经】九年春,毛伯来求金。夫人姜氏如齐。二月,叔孙得臣如京师。辛丑,葬襄王。晋人杀其大夫先都。三月,夫人姜氏至自齐。晋人杀其大夫士縠及箕郑父。楚人伐郑。公子遂会晋人、宋人、卫人、许人救郑。夏,狄侵齐。秋八月,曹伯襄卒。九月癸西,地震。冬,楚子使椒来聘。秦人来归僖公、成风之襚。葬曹共公。
  【传】九年春,王正月己酉,使贼杀先克。乙丑,晋人杀先都,梁益耳。
  毛伯卫来求金,非礼也。不书王命,未葬也。
  二月庄叔如周。葬襄王。
  三月甲戌,晋人杀箕郑父、士縠、蒯得。
  范山言于楚子曰:”晋君少,不在诸侯,北方可图也。”楚子师于狼渊以伐郑。囚公子坚、公子龙及乐耳。郑及楚平。公子遂会晋赵盾、宋华耦、卫孔达、许大夫救郑,不及楚师。卿不书,缓也,以惩不恪。
  夏,楚侵陈,克壶丘,以其服于晋也。
  秋,楚公子朱自东夷伐陈,陈人败之,获公子伐。陈惧,乃及楚平。
  冬,楚子越椒来聘,执币傲。叔仲惠伯曰:”是必灭若敖氏之宗。傲其先君,神弗福也。”
  秦人来归僖公、成风之襚,礼也。诸侯相吊贺也,虽不当事,苟有礼焉,书也,以无忘旧好。
  ◎ 文公十年
  【经】十年春王三月辛卯,臧孙辰卒。夏,秦伐晋。楚杀其大夫宜申。自正月不雨,至于秋七月。及苏子盟于女栗。冬,狄侵宋。楚子、蔡侯次于厥貉。
  【传】十年春,晋人伐秦,取少梁。
  夏,秦伯伐晋,取北征。
  初,楚范巫矞似谓成王与子玉、子西曰:”三君皆将强死。”城濮之役,王思之,故使止子玉曰:”毋死。”不及。止子西,子西缢而县绝,王使适至,遂止之,使为商公。沿汉溯江,将入郢。王在渚宫,下,见之。惧而辞曰:”臣免于死,又有谗言,谓臣将逃,臣归死于司败也。”王使为工尹,又与子家谋弑穆王。穆王闻之。五月杀斗宜申及仲归。
  秋七月,及苏子盟于女栗,顷王立故也。
  陈侯、郑伯会楚子于息。冬,遂及蔡侯次于厥貉。将以伐宋。宋华御事曰:”楚欲弱我也。先为之弱乎,何必使诱我?我实不能,民何罪?”乃逆楚子,劳,且听命。遂道以田孟诸。宋公为右盂,郑伯为左盂。期思公复遂为右司马,子朱及文之无畏为左司马。命夙驾载燧,宋公违命,无畏抶其仆以徇。
  或谓子舟曰:”国君不可戮也。”子舟曰:”当官而行,何强之有?《诗》曰:’刚亦不吐,柔亦不茹。”毋従诡随,以谨罔极。’是亦非辟强也,敢爱死以乱官乎!”
  厥貉之会,麇子逃归。
  ◎ 文公十一年
  【经】十有一年春,楚子伐麋。夏,叔仲彭生会晋郤缺于承筐。秋,曹伯来朝。公子遂如宋。狄侵齐。冬十月甲午,叔孙得臣败狄于咸。
  【传】十一年春,楚子伐麇,成大心败麇师于防渚。潘崇复伐麇,至于锡穴。
  夏,叔仲惠伯会晋郤缺于承筐,谋诸侯之従于楚者。
  秋,曹文公来朝,即位而来见也。
  襄仲聘于宋,且言司城荡意诸而复之,因贺楚师之不害也。
  鄋瞒侵齐。遂伐我。公卜使叔孙得臣追之,吉。侯叔夏御庄叔,绵房甥为右,富父终甥驷乘。冬十月甲午,败狄于咸,获长狄侨如。富父终甥摏其喉以戈,杀之,埋其首于子驹之门,以命宣伯。
  初,宋武公之世,鄋瞒伐宋,司徒皇父帅师御之,耏班御皇父充石,公子谷甥为右,司寇牛父驷乘,以败狄于长丘,获长狄缘斯,皇父之二子死焉。宋公于是以门赏耏班,使食其征,谓之耏门。晋之灭潞也,获侨如之弟焚如。齐襄公之二年,鄋瞒伐齐,齐王子成父获其弟荣如,埋其首于周首之北门。卫人获其季简如,鄋瞒由是遂亡。
  郕大子朱儒自安于夫钟,国人弗徇。
  ◎ 文公十二年
  【经】十有二年春王正月,郕伯来奔。杞伯来朝。二月庚子,子叔姬卒。夏,楚人围巢。秋,滕子来朝。秦伯使术来聘。冬十有二戊午,晋人、秦人战于河曲。季孙行父帅师城诸及郓。
  【传】十二年春,郕伯卒,郕人立君。大子以夫钟与郕邽来奔。公以诸侯逆之,非礼也。故书曰:”郕伯来奔。”不书地,尊诸侯也。
  杞桓公来朝,始朝公也。且请绝叔姬而无绝昏,公许之。
  二月,叔姬卒,不言杞,绝也。书叔姬,言非女也。
  楚令尹大孙伯卒,成嘉为令尹。群舒叛楚。夏,子孔执舒子平及宗子,遂围巢。
  秋,滕昭公来朝,亦始朝公也。
  秦伯使西乞术来聘,且言将伐晋。襄仲辞玉曰:”君不忘先君之好,照临鲁国,镇抚其社稷,重之以大器,寡君敢辞玉。”对曰:”不腆敝器,不足辞也。”主人三辞。宾客曰:”寡君愿徼福于周公、鲁公以事君,不腆先君之敝器,使下臣致诸执事以为瑞节,要结好命,所以藉寡君之命,结二国之好,是以敢致之。”襄仲曰:”不有君子,其能国乎?国无陋矣。”厚贿之。
  秦为令狐之役故,冬,秦伯伐晋,取羁马。晋人御之。赵盾将中军,荀林父佐之。郤缺上军,臾骈佐之。栾盾将下军,胥甲佐之。范无恤御戎,以従秦师于河曲。臾骈曰:”秦不能久,请深垒固军以待之。”従之。
  秦人欲战,秦伯谓士会曰:”若何而战?”对曰:”赵氏新出其属曰臾骈,必实为此谋,将以老我师也。赵有侧室曰穿,晋君之婿也,有宠而弱,不在军事,好勇而狂,且恶臾骈之佐上军也,若使轻者肆焉,其可。”秦伯以璧祈战于河。
  十二月戊午,秦军掩晋上军,赵穿追之,不及。反,怒曰:”裹粮坐甲,固敌是求,敌至不击,将何俟焉?”军吏曰:”将有待也。”穿曰:”我不知谋,将独出。”乃以其属出。宣子曰:”秦获穿也,获一卿矣。秦以胜归,我何以报?”乃皆出战,交绥。秦行人夜戒晋师曰:”两君之士皆未慭也,明日请相见也。”臾骈曰:”使者目动而言肆,惧我也,将遁矣。薄诸河,必败之。”胥甲、赵穿当军门呼曰:”死伤未收而弃之,不惠也;不待期而薄人于险,无勇也。”乃止。秦师夜遁。复侵晋,入瑕。
  城诸及郓,书,时也。
  ◎ 文公十三年
  【经】十有三春王正月。夏五月壬午,陈侯朔卒。邾子蘧蒢卒。自正月不雨,至于秋七月。大室屋坏。冬,公如晋。卫侯会公于沓。狄侵卫。十有二月己丑,公及晋侯盟。公还自晋,郑伯会公于棐。
  【传】十三年春,晋侯使詹嘉处瑕,以守桃林之塞。
  晋人患秦之用士会也,夏,六卿相见于诸浮,赵宣子曰;”随会在秦,贾季在狄,难日至矣,若之何?”中行桓子曰:”请复贾季,能外事,且由旧勋。”郤成子曰:”贾季乱,且罪大,不如随会,能贱而有耻,柔而不犯,其知足使也,且无罪。”
  乃使魏寿余伪以魏叛者以诱士会,执其帑于晋,使夜逸。请自归于秦,秦伯许之。履士会之足于朝。秦伯师于河西,魏人在东。寿余曰:”请东人之能与夫二三有司言者,吾与之先。”使士会。士会辞曰:”晋人,虎狼也,若背其言,臣死,妻子为戮,无益于君,不可悔也。”秦伯曰:”若背其言,所不归尔帑者,有如河。”乃行。绕朝赠之以策,曰:”子无谓秦无人,吾谋适不用也。”既济,魏人噪而还。秦人归其帑。其处者为刘氏。
  邾文公卜迁于绎。史曰:”利于民而不利于君。”邾子曰:”苟利于民,孤之利也。天生民而树之君,以利之也。民既利矣,孤必与焉。”左右曰:”命可长也,君何弗为?”邾子曰:”命在养民。死之短长,时也。民苟利矣,迁也,吉莫如之!”遂迁于绎。
  五月,邾文公卒。君子曰:”知命。”
  秋七月,大室之屋坏,书,不共也。
  冬,公如晋,朝,且寻盟。卫侯会公于沓,请平于晋。公还,郑伯会公于棐,亦请平于晋。公皆成之。郑伯与公宴于棐。子家赋《鸿雁》。季文子曰:”寡君未免于此。”文子赋《四月》。子家赋《载驰》之四章。文子赋《采薇》之四章。郑伯拜。公答拜。
  ◎ 文公十四年
  【经】十有四年春王正月,公至自晋。邾人伐我南鄙,叔彭生帅师伐邾。夏五月乙亥,齐侯潘卒。六月,公会宋公、陈侯、卫侯、郑伯、许男、曹伯、晋赵盾。癸酉,同盟于新城。秋七月,有星孛入于北斗。公至自会。晋人纳捷菑于邾。弗克纳。九月甲申,公孙敖卒于齐。齐公子商人弑其君舍。宋子哀来奔。冬,单伯如齐。齐人执单伯。齐人执子叔姬。
  【传】十四年春,顷王崩。周公阅与王孙苏争政,故不赴。凡崩、薨,不赴,则不书。祸、福,不告亦不书,惩不敬也。
  邾文公之卒也,公使吊焉,不敬。邾人来讨,伐我南鄙,故惠伯伐邾。
  子叔姬齐昭公,生舍。叔姬无宠,舍无威。公子商人骤施于国,而多聚士,尽其家,贷于公,有司以继之。夏五月,昭公卒,舍即位。
  邾文公妃元齐姜生定公,二妃晋姬生捷菑。文公卒,邾人立定公,捷菑奔晋。
  六月,同盟于新城,従于楚者服,且谋邾也。
  秋七月乙卯夜,齐商人弑舍而让元。元曰:”尔求之久矣。我能事尔,尔不可使多蓄憾。将免我乎?尔为之!”
  有星孛入于北斗,周内史叔服曰:”不出七年,宋、齐、晋之君皆将死乱。”
  晋赵盾以诸侯之师八百乘纳捷菑于邾。邾人辞曰:”齐出玃且长。”宣子曰:”辞顺而弗従,不祥。”乃还。
  周公将与王孙苏讼于晋,王叛王孙苏,而使尹氏与聃启讼周公于晋。赵宣子平王室而复之。
  楚庄王立,子孔、潘崇将袭群舒,使公子燮与子仪守而伐舒蓼。二子作乱,城郢而使贼杀子孔,不克而还。八月,二子以楚子出,将如商密。庐戢梨及叔麋诱之,遂杀斗克及公子燮。
  初,斗克囚于秦,秦有殽之败,而使归求成,成而不得志。公子燮求令尹而不得。故二子作乱。
  穆伯之従己氏也,鲁人立文伯。穆伯生二子于莒而求复,文伯以为请。襄仲使无朝。听命,复而不出,二年而尽室以复适莒。文伯疾而请曰:”谷之子弱,请立难也。”许之。文伯卒,立惠叔。穆伯请重赂以求复,惠叔以为请,许之。将来,九月卒于齐,告丧,请葬,弗许。
  宋高哀为萧封人,以为卿,不义宋公而出,遂来奔。书曰:”宋子哀来奔去贵之也。”
  齐人定懿公,使来告难,故书以九月。齐公子元不顺懿公之为政也,终不曰”公”,曰”夫己氏”。
  襄仲使告于王,请以王宠求昭姬于齐。曰:”杀其子,焉用其母?请受而罪之。”
  冬,单伯如齐,请子叔姬,齐人执之。又执子叔姬。
  ◎ 文公十五年
  【经】十有五年春,季孙行父如晋。三月,宋司马华孙来盟。夏,曹伯来朝。齐人归公孙敖之丧。六月辛丑朔,日有食之。鼓、用牲于社。单伯至自齐。晋郤缺帅师伐蔡。戊申,入蔡。齐人侵我西鄙。季孙行父如晋。冬十有一月,诸侯盟于扈。十有二月,齐人来归子叔姬。齐侯侵我西鄙,遂伐曹入期郛。
  【传】十五年春,季文子如晋,为单伯与子叔姬故也。
  三月,宋华耦来盟,其官皆従之。书曰”宋司马华孙”,贵之也。
  公与之宴,辞曰:”君之先臣督,得罪于宋殇公,名在诸侯之策。臣承其祀,其敢辱君,请承命于亚旅。”鲁人以为敏。
  夏,曹伯来朝,礼也。诸侯五年再相朝,以修王命,古之制也。
  齐人或为孟氏谋,曰:”鲁,尔亲也。饰棺置诸堂阜,鲁必取之。”従之。卞人以告。惠叔犹毁以为请。立于朝以待命。许之,取而殡之。齐人送之。书曰:”齐人归公孙敖之丧。”为孟氏,且国故也。葬视共仲。
  声己不视,帷堂而哭。襄仲欲勿哭,惠伯曰:”丧,亲之终也。虽不能始,善终可也。史佚有言曰:’兄弟致美。’救乏、贺善、吊灾、祭敬、丧哀,情虽不同,毋绝其爱,亲之道也。子无失道,何怨于人?”襄仲说,帅兄弟以哭之。他年,其二子来,孟献子爱之,闻于国。或谮之曰:”将杀子。”献子以告季文子。二子曰:”夫子以爱我闻,我以将杀子闻,不亦远于礼乎?远礼不如死。”一人门于句鼆,一人门于戾丘,皆死。
  六月辛丑朔,日有食之,鼓、用牲于社,非礼也。日有食之,天子不举,伐鼓于社,诸侯用币于社,伐鼓于朝,以昭事神、训民、事君,示有等威。古之道也。
  齐人许单伯请而赦之,使来致命。书曰:”单伯至自齐。”贵之也。
  新城之盟,蔡人不与。晋郤缺以上军、下军伐蔡,曰:”君弱,不可以怠。”戊申,入蔡,以城下之盟而还。凡胜国,曰灭之;获大城焉,曰入之。
  秋,齐人侵我西鄙,故季文子告于晋。
  冬十一月,晋侯、宋公、卫侯、蔡侯、郑伯、许男、曹伯盟于扈,寻新城之盟,且谋伐齐也。齐人赂晋侯,故不克而还。于是有齐难,是以公不会。书曰:”诸侯盟于扈。”无能为故也。凡诸侯会,公不与,不书,讳君恶也。与而不书,后也。
  齐人来归子叔姬,王故也。
  齐侯侵我西鄙,谓诸侯不能也。遂伐曹,入其郛,讨其来朝也。季文子曰:”齐侯其不免乎。己则无礼,而讨于有礼者,曰:’女何故行礼!’礼以顺天,天之道也,己则反天,而又以讨人,难以免矣。诗曰:’胡不相畏,不畏于天?’君子之不虐幼贱,畏于天也。在周颂曰:’畏天之威,于时保之。’不畏于天,将何能保?以乱取国,奉礼以守,犹惧不终,多行无礼,弗能在矣!”
  ◎ 文公十六年
  【经】十有六年春,季孙行父会齐侯于阳谷,齐侯弗及盟。夏五月,公四不视朔。六月戊辰,公子遂及齐侯盟于郪丘。秋八月辛未,夫人姜氏薨。毁泉台。楚人、秦人、巴人灭庸。冬十有一月,宋人弑其君杵臼。
  【传】十六年春,王正月,及齐平。公有疾,使季文子会齐侯于阳谷。请盟,齐侯不肯,曰:”请俟君间。”
  夏五月,公四不视朔,疾也。公使襄仲纳赂于齐侯,故盟于郪丘。
  有蛇自泉宫出,入于国,如先君之数秋八月辛未,声姜薨,毁泉台。
  楚大饥,戎伐其西南,至于阜山,师于大林。又伐其东南,至于阳丘,以侵訾枝。庸人帅群蛮以叛楚。麇人率百濮聚于选,将伐楚。于是申、息之北门不启。
  楚人谋徙于阪高。蒍贾曰:”不可。我能往,寇亦能住。不如伐庸。夫麇与百濮,谓我饥不能师,故伐我也。若我出师,必惧而归。百濮离居,将各走其邑,谁暇谋人?”乃出师。旬有五日,百濮乃罢。自庐以往,振廪同食。次于句澨。使庐戢黎侵庸,及庸方城。庸人逐之,囚子扬窗。三宿而逸,曰:”庸师众,群蛮聚焉,不如复大师,且起王卒,合而后进。”师叔曰:”不可。姑又与之遇以骄之。彼骄我怒,而后可克,先君蚡冒所以服陉隰也。”又与之遇,七遇皆北,唯裨、鯈、鱼人实逐之。
  庸人曰:”楚不足与战矣。”遂不设备。楚子乘驲,会师于临品,分为二队,子越自石溪,子贝自仞,以伐庸。秦人、巴人従楚师,群蛮従楚子盟。遂灭庸。
  宋公子鲍礼于国人,宋饥,竭其粟而贷之。年自七十以上,无不馈诒也,时加羞珍异。无日不数于六卿之门,国之才人,无不事也,亲自桓以下,无不恤也。公子鲍美而艳,襄夫人欲通之,而不可,夫人助之施。昭公无道,国人奉公子鲍以因夫人。
  于是华元为右师,公孙友为左师,华耦为司马,鳞鱼雚为司徒,荡意诸为司城,公子朝为司寇。初,司城荡卒,公孙寿辞司城,请使意诸为之。既而告人曰:”君无道,吾官近,惧及焉。弃官则族无所庇。子,身之贰也,姑纾死焉。虽亡子,犹不亡族。”既,夫人将使公田孟诸而杀之。公知之,尽以宝行。荡意诸曰:”盍适诸侯?”公曰:”不能其大夫至于君祖母以及国人,诸侯谁纳我?且既为人君,而又为人臣,不如死。”尽以其宝赐左右以使行。夫人使谓司城去公,对曰:”臣之而逃其难,若后君何?”
  冬十一月甲寅,宋昭公将田孟诸,未至,夫人王姬使帅甸攻而杀之。荡意诸死之。书曰:”宋人弑其君杵臼。”君无道也。
  文公即位,使母弟须为司城。华耦卒,而使荡虺为司马。
  ◎ 文公十七年
  【经】十有七年春,晋人、卫人、陈人、郑人伐宋。夏四月癸亥,葬我小君声姜。齐侯伐我西鄙。六月癸未,公及齐侯盟于谷。诸侯会于扈。秋,公至自谷。冬,公子遂如齐。
  【传】十七年春,晋荀林父、卫孔达、陈公孙宁、郑石楚伐宋。讨曰:”何故弑君!”犹立文公而还,卿不书,失其所也。
  夏四月癸亥,葬声姜。有齐难,是以缓。
  齐侯伐我北鄙,襄仲请盟。六月,盟于谷。
  晋侯蒐于黄父,遂复合诸侯于扈,平宋也。公不与会,齐难故也。书曰”诸侯”,无功也。
  于是,晋侯不见郑伯,以为贰于楚也。
  郑子家使执讯而与之书,以告赵宣子,曰:”寡君即位三年,召蔡侯而与之事君。九月,蔡侯入于敝邑以行。敝邑以侯宣多之难,寡君是以不得与蔡侯偕。十一月,克灭侯宣多而随蔡侯以朝于执事。十二年六月,归生佐寡君之嫡夷,以请陈侯于楚而朝诸君。十四年七月,寡君又朝,以蒇陈事。十五年五月,陈侯自敝邑往朝于君。往年正月,烛之武往朝夷也。八月,寡君又往朝。以陈、蔡之密迩于楚而不敢贰焉,则敝邑之故也。虽敝邑之事君,何以不免?在位之中,一朝于襄,而再见于君。夷与孤之二三臣相及于绛,虽我小国,则蔑以过之矣。今大国曰:’尔未逞吾志。’敝邑有亡,无以加焉。古人有言曰:’畏首畏尾,身其余几。’又曰:’鹿死不择音。’小国之事大国也,德,则其人也;不德,则其鹿也,铤而走险,急何能择?命之罔极,亦知亡矣。将悉敝赋以待于鯈,唯执事命之。
  文公二年六月壬申,朝于齐。四年二月壬戌,为齐侵蔡,亦获成于楚。居大国之间而従于强令,岂其罪也。大国若弗图,无所逃命。”
  晋巩朔行成于郑,赵穿、公婿池为质焉。
  秋,周甘蜀败戎于垂,乘其饮酒也。
  冬十月,郑大子夷、石楚为质于晋。
  襄仲如齐,拜谷之盟。复曰:”臣闻齐人将食鲁之麦。以臣观之,将不能。齐君之语偷。臧文仲有言曰:’民主偷必死’。”
  ◎ 文公十八年
  【经】十有八年春王二月丁丑,公薨于台下。秦伯荦卒。夏五月戊戌,齐人弑其君商人。六月癸酉,葬我君文公。秋,公子遂、叔孙得臣如齐。冬十月,子卒。夫人姜氏归于齐。季孙行父如齐。莒弑其君庶其。
  【传】十八年春,齐侯戒师期,而有疾,医曰:”不及秋,将死。”公闻之,卜曰:”尚无及期。”惠伯令龟,卜楚丘占之曰:”齐侯不及期,非疾也。君亦不闻。令龟有咎。”二月丁丑,公薨。
  齐懿公之为公子也,与邴蜀之父争田,弗胜。及即位,乃掘而刖之,而使蜀仆。纳阎职之妻,而使职骖乘。
  夏五月,公游于申池。二人浴于池,蜀以扑抶职。职怒。曰:”人夺女妻而不怒,一抶女庸何伤!”职曰:”与刖其父而弗能病者何如?”乃谋弑懿公,纳诸竹中。归,舍爵而行。齐人立公子元。
  六月,葬文公。
  秋,襄仲、庄叔如齐,惠公立故,且拜葬也。
  文公二妃敬赢生宣公。敬赢嬖而私事襄仲。宣公长而属诸襄仲,襄仲欲立之,叔仲不可。仲见于齐侯而请之。齐侯新立而欲亲鲁,许之。
  冬十月,仲杀恶及视而立宣公。书曰”子卒”,讳之也。仲以君命召惠伯。其宰公冉务人止之,曰:”入必死。”叔仲曰:”死君命可也。”公冉务人曰:”若君命可死,非君命何听?”弗听,乃入,杀而埋之马矢之中。公冉务人奉其帑以奔蔡,既而复叔仲氏。
  夫人姜氏归于齐,大归也。将行,哭而过市曰:”天乎,仲为不道,杀适立庶。”市人皆哭,鲁人谓之哀姜。
  莒纪公生大子仆,又生季佗,爱季佗而黜仆,且多行无礼于国。仆因国人以弑纪公,以其宝玉来奔,纳诸宣公。公命与之邑,曰:”今日必授。”季文子使司寇出诸竟,曰:”今日必达。”公问其故。季文子使大史克对曰:”先大夫臧文仲教行父事君之礼,行父奉以周旋,弗敢失队。曰:’见有礼于其君者,事之如孝子之养父母也。见无礼于其君者,诛之如鹰鹯之逐鸟雀也。’先君周公制《周礼》曰:’则以观德,德以处事,事以度功,功以食民。’作《誓命》曰:’毁则为贼,掩贼为藏,窃贿为盗,盗器为奸。主藏之名,赖奸之用,为大凶德,有常无赦,在《九刑》不忘。’行父还观莒仆,莫可则也。孝敬忠信为吉德,盗贼藏奸为凶德。夫莒仆,则其孝敬,则弑君父矣;则其忠信,则窃宝玉矣。其人,则盗贼也;其器,则奸兆也,保而利之,则主藏也。以训则昏,民无则焉。不度于善,而皆在于凶德,是以去之。
  ”昔高阳氏有才子八人,苍舒、隤岂、檮寅、大临、龙降、庭坚、仲容、叔达,齐圣广渊,明允笃诚,天下之民谓之八恺。高辛氏有才子八人,伯奋、仲堪、叔献、季仲、伯虎、仲熊、叔豹、季狸,忠肃共懿,宣慈惠和,天下之民谓之八元。此十六族也,世济其美,不陨其名,以至于尧,尧不能举。舜臣尧,举八恺,使主后土,以揆百事,莫不时序,地平天成。举八元,使布五教于四方,父义、母慈、兄友、弟共、子孝,内平外成。昔帝鸿氏有不才子,掩义隐贼,好行凶德,丑类恶物,顽嚚不友,是与比周,天下之民谓之浑敦。少嗥氏有不才子,毁信废忠,崇饰恶言,靖谮庸回,服谗蒐慝,以诬盛德,天下之民谓之穷奇。颛顼有不才子,不可教训,不知话言,告之则顽,舍之则嚚,傲很明德,以乱天常,天下之民谓之檮杌。此三族也,世济其凶,增其恶名,以至于尧,尧不能去。缙云氏有不才子,贪于饮食,冒于货贿,侵欲崇侈,不可盈厌,聚敛积实,不知纪极,不分孤寡,不恤穷匮,天下之民以比三凶,谓之饕餮。舜臣尧,宾于四门,流四凶族浑敦、穷奇、檮杌、饕餮,投诸四裔,以御魑魅。是以尧崩而天下如一,同心戴舜以为天子,以其举十六相,去四凶也。故《虞书》数舜之功,曰’慎徽五典,五典克従’,无违教也。曰’纳于百揆,百揆时序’,无废事也。曰’宾于四门,四门穆穆’,无凶人也。
  舜有大功二十而为天子,今行父虽未获一吉人,去一凶矣,于舜之功,二十之一也,庶几免于戾乎!”
  宋武氏之族道昭公子,将奉司城须以作乱。十二月,宋公杀母弟须及昭公子,使戴、庄、桓之族攻武氏于司马子伯之馆。遂出武、穆之族,使公孙师为司城,公子朝卒,使乐吕为司寇,以靖国人。
************************
宣公  【元年~十八年】
  ◎ 宣公元年
  【经】元年春王正月,公即位。公子遂如齐逆女。三月,遂以夫人妇姜至自齐。夏,季孙行父如齐。晋放其大夫胥甲父于卫。公会齐侯于平州。公子遂如齐。六月,齐人取济西田。秋,邾子来朝。楚子、郑人侵陈,遂侵宋。晋赵盾帅师救陈。宋公、陈侯、卫侯、曹伯会晋师于棐林,伐郑。冬,晋赵穿帅师侵崇。晋人、宋人伐郑。
  【传】元年春,王正月,公子遂如齐逆女,尊君命也。三月,遂以夫人妇姜至自齐,尊夫人也。
  夏,季文子如齐,纳赂以请会。
  晋人讨不用命者,放胥甲父于卫,而立胥克。先辛奔齐。
  会于平州,以定公位。东门襄仲如齐拜成。
  六月,齐人取济西之田,为立公故,以赂齐也。
  宋人之弑昭公也,晋荀林父以诸侯之师伐宋,宋及晋平,宋文公受盟于晋。又会诸侯于扈,将为鲁讨齐,皆取赂而还。郑穆公曰:”晋不足与也。”遂受盟于楚。陈共公之卒,楚人不礼焉。陈灵公受盟于晋。
  秋,楚子侵陈,遂侵宋。晋赵盾帅师救陈、宋。会于棐林,以伐郑也。楚蒍贾救郑,遇于北林。囚晋解扬,晋人乃还。
  晋欲求成于秦,赵穿曰:”我侵崇,秦急崇,必救之。吾以求成焉。”冬,赵穿侵崇,秦弗与成。
  晋人伐郑,以报北林之役。于是,晋侯侈,赵宣子为政,骤谏而不入,故不竞于楚。
  ◎ 宣公二年
  【经】二年春王二月壬子,宋华元帅师及郑公子归生帅师,战于大棘。宋师败绩,获宋华元。秦师伐晋。夏,晋人、宋人、卫人、陈人侵郑。秋九月乙丑,晋赵盾弑其君夷皋。冬十月乙亥,天王崩。
  【传】二年春,郑公子归生受命于楚,伐宋。宋华元、乐吕御之。二月壬子,战于大棘,宋师败绩,囚华元,获乐吕,及甲车四百六十乘,俘二百五十人,馘百人。狂狡辂郑人,郑人入于井,倒戟而出之,获狂狡。君子曰:”失礼违命,宜其为禽也。戎,昭果毅以听之之谓礼,杀敌为果,致果为毅。易之,戮也。”
  将战,华元杀羊食士,其御羊斟不与。及战,曰:”畴昔之羊,子为政,今日之事,我为政。”与人郑师,故败。郡了谓:”羊斟非人也,以其私憾,败国殄民。于是刑孰大焉。《诗》所谓’人之无良’者,其羊斟之谓乎,残民以逞。”
  宋人以兵车百乘、文马百驷以赎华元于郑。半入,华元逃归,立于门外,告而入。见叔佯,曰:”子之马然也。”对曰:”非马也,其人也。”既合而来奔。
  宋城,华元为植,巡功。城者讴曰:”睅其目,皤其腹,弃甲而复。于思于思,弃甲复来。”使其骖乘谓之曰:”牛则有皮,犀兕尚多,弃甲则那?”役人曰:”従其有皮,丹漆若何?”华元曰:”去之,夫其口众我寡。”
  秦师伐晋,以报崇也,遂围焦。夏,晋赵盾救焦,遂自阴地,及诸侯之师侵郑,以报大棘之役。楚斗椒救郑,曰:”能欲诸侯而恶其难乎?”遂次于郑以待晋师。赵盾曰:”彼宗竞于楚,殆将毙矣。姑益其疾。”乃去之。
  晋灵公不君:厚敛以雕墙;従台上弹人,而观其辟丸也;宰夫肠熊蹯不熟,杀之,置诸畚,使妇人载以过朝。赵盾、士季见其手,问其故,而患之。将谏,士季曰:”谏而不入,则莫之继也。会请先,不入则子继之。”三进,及溜,而后视之。曰:”吾知所过矣,将改之。”稽首而对曰:”人谁无过?过而能改,善莫大焉。《诗》曰:’靡不有初,鲜克有终。’夫如是,则能补过者鲜矣。君能有终,则社稷之固也,岂唯群臣赖之。又曰:’衮职有阙,惟仲山甫补之。’能补过也。君能补过,兖不废矣。”犹不改。宣子骤谏,公患之,使锄麑贼之。晨往,寝门辟矣,盛服将朝,尚早,坐而假寐。麑退,叹而言曰:”不忘恭敬,民之主也。贼民之主,不忠。弃君之命,不信。有一于此,不如死也。”触槐而死。
  秋九月,晋侯饮赵盾酒,伏甲将攻之。其右提弥明知之,趋登曰:”臣侍君宴,过三爵,非礼也。”遂扶以下,公嗾夫獒焉。明搏而杀之。盾曰:”弃人用犬,虽猛何为。”斗且出,提弥明死之。
  初,宣子田于首山,舍于翳桑,见灵辄饿,问其病。曰:”不食三日矣。”食之,舍其半。问之,曰:”宦三年矣,未知母之存否,今近焉,请以遗之。”使尽之,而为之箪食与肉,置诸橐以与之。既而与为公介,倒戟以御公徒,而免之。问何故。对曰:”翳桑之饿人也。”问其名居,不告而退,遂自亡也。
  乙丑,赵穿攻灵公于桃园。宣子未出山而复。大史书曰:”赵盾弑其君。”以示于朝。宣子曰:”不然。”对曰:”子为正卿,亡不越竟,反不讨贼,非子而谁?”宣子曰:”乌呼,’我之怀矣,自诒伊戚’,其我之谓矣!”孔子曰:”董孤,古之良史也,书法不隐。赵宣子,古之良大夫也,为法受恶。惜也,越竟乃免。”
  宣子使赵穿逆公子黑臀于周而立之。壬申,朝于武宫。
  初,丽姬之乱,诅无畜群公子,自是晋无公族。及成公即位,乃宦卿之适子而为之田,以为公族,又宦其余子亦为余子,其庶子为公行。晋于是有公族、余子、公行。赵盾请以括为公族,曰:”君姬氏之爱子也。微君姬氏,则臣狄人也。”公许之。
  冬,赵盾为旄车之族。使屏季以其故族为公族大夫。
  ◎ 宣公三年
  【经】三年春王正月,郊牛之口伤,改卜牛。牛死,乃不郊。犹三望。葬匡王。楚子伐陆浑之戎。夏,楚人侵郑。秋,赤狄侵齐。宋师围曹。冬十月丙戌。郑伯兰卒。葬郑穆公。
  【传】三年春,不郊而望,皆非礼也。望,郊之属也。不郊亦无望,可也。
  晋侯伐郑,及郔。郑及晋平,士会入盟。
  楚子伐陆浑之戎,遂至于洛,观兵于周疆。定王使王孙满劳楚子。楚子问鼎之大小轻重焉。对曰:”在德不在鼎。昔夏之方有德也,远方图物,贡金九牧,铸鼎象物,百物而为之备,使民知神、奸。故民入川泽山林,不逢不若。螭魅罔两,莫能逢之,用能协于上下以承天休。桀有昏德,鼎迁于商,载祀六百。商纣暴虐,鼎迁于周。德之休明,虽小,重也。其建回昏乱,虽大,轻也。天祚明德,有所底止。成王定鼎于郏鄏,卜世三十,卜年七百,天所命也。周德虽衰,天命未改,鼎之轻重,未可问也。”
  夏,楚人侵郑,郑即晋故也。
  宋文公即位三年,杀母弟须及昭公子。武氏之谋也,使戴、桓之族攻武氏于司马子伯之馆。尽逐武、穆之族。武、穆之族以曹师伐宋。秋,宋师围曹,报武氏之乱也。
  冬,郑穆公卒。
  初,郑文公有贱妾曰燕姞,梦天使与己兰,曰:”余为伯鯈。余,而祖也,以是为而子。以兰有国香,人服媚之如是。”既而文公见之,与之兰而御之。辞曰:”妾不才,幸而有子,将不信,敢征兰乎。”公曰:”诺。”生穆公,名之曰兰。
  文公报郑子之妃,曰陈妫,生子华、子臧。子臧得罪而出。诱子华而杀之南里,使盗杀子臧于陈、宋之间。又娶于江,生公子士。朝于楚,楚人鸩之,及叶而死。又娶于苏,生子瑕、子俞弥。俞弥早卒。泄驾恶瑕,文公亦恶之,故不立也。公逐群公子,公子兰奔晋,従晋文公伐郑。石癸曰:”吾闻姬、姞耦,其子孙必蕃。姞,吉人也,后稷之元妃也,今公子兰,姞甥也。天或启之,必将为君,其后必蕃,先纳之可以亢宠。”与孔将锄、侯宣多纳之,盟于大宫而立之。以与晋平。
  穆公有疾,曰:”兰死,吾其死乎,吾所以生也。”刈兰而卒。
  ◎ 宣公四年
  【经】四年春王正月,公及齐侯平莒及郯。莒人不肯。公伐莒,取向。秦伯稻卒。夏六月乙酉,郑公子归生弑其君夷。赤狄侵齐。秋,公如齐。公至自齐。冬,楚子伐郑。
  【传】四年春,公及齐侯平莒及郯,莒人不肯。公伐莒,取向,非礼也。平国以礼不以乱,伐而不治,乱也。以乱平乱,何治之有?无治,何以行礼?
  楚人献鼋于郑灵公。公子宋与子家将见。子公之食指动,以示子家,曰:”他日我如此,必尝异味。”及入,宰夫将解鼋,相视而笑。公问之,子家以告,及食大夫鼋,召子公而弗与也。子公怒,梁指于鼎,尝之而出。公怒,欲杀子公。子公与子家谋先。子家曰:”畜老,犹惮杀之,而况君乎?”反谮子家,子家惧而従之。夏,弑灵公。书曰:”郑公子归生弑其君夷。”权不足也。君子曰:”仁而不武,无能达也。”凡弑君,称君,君无道也;称臣,臣之罪也。
  郑人立子良,辞曰:”以贤则去疾不足,以顺则公子坚长。”乃立襄公。襄公将去穆氏,而舍子良。子良不可,曰:”穆氏宜存,则固愿也。若将亡之,则亦皆亡,去疾何为?”乃舍之,皆为大夫。
  初,楚司马子良生子越椒,子文曰:”必杀之。是子也,熊虎之状,而豺狼之声,弗杀,必灭若敖氏矣。谚曰:’狼子野心。’是乃狼也,其可畜乎?”子良不可。子文以为大戚,及将死,聚其族,曰:”椒也知政,乃速行矣,无及于难。”且泣曰:”鬼犹求食,若敖氏之鬼,不其馁而?”及令尹子文卒,斗般为令尹,子越为司马。蒍贾为工正,谮子扬而杀之,子越为令尹,己为司马。子越又恶之,乃以若敖氏之族圄伯嬴于尞阳而杀之,遂处烝野,将攻王。王以三王之子为质焉,弗受,师于漳澨。秋七月戊戌,楚子与若敖氏战于皋浒。伯棼射王,汰辀,及鼓跗,著于丁宁。又射汰辀,以贯笠毂。师惧,退。王使巡师曰:”吾先君文王克息,获三矢焉。伯棼窃其二,尽于是矣。”鼓而进之,遂灭若敖氏。
  初,若敖娶于云阝,生斗伯比。若敖卒,従其母畜于云阝,淫于云阝子之女,生子文焉云阝夫人使弃诸梦中,虎乳之。云阝子田,见之,惧而归,以告,遂使收之。楚人谓乳谷,谓虎於菟,故命之曰斗谷於菟。以其女妻伯比,实为令尹子文。其孙箴尹克黄使于齐,还,及宋,闻乱。其人曰,”不可以入矣。”箴尹曰:”弃君之命,独谁受之?尹,天也,天可逃乎?”遂归,复命而自拘于司败。王思子文之治楚国也,曰:”子文无后,何以劝善?”使复其所,改命曰生。
  冬,楚子伐郑,郑未服也。
  ◎ 宣公五年
  【经】五年春,公如齐。夏,公至自齐。秋九月,齐高固来逆叔姬。叔孙得臣卒。冬,齐高固及子叔姬来。楚人伐郑。
  【传】五年春,公如齐,高固使齐侯止公,请叔姬焉。
  夏,公至自齐,书,过也。
  秋九月,齐高固来逆女,自为也。故书曰:”逆叔姬。”即自逆也。
  冬,来,反马也。
  楚子伐郑,陈及楚平。晋荀林父救郑,伐陈。
  ◎ 宣公六年
  【经】六年春,晋赵盾、卫孙免侵陈。夏四月。秋八月,螽。冬十月。
  【传】六年春,晋、卫侵陈,陈即楚故也。
  夏,定王使子服求后于齐。
  秋,赤狄伐晋。围怀,及邢丘。晋侯欲伐之。中行桓子曰:”使疾其民,以盈其贯,将可殪也。《周书》曰:’殪戎殷。’此类之谓也。”
  冬,召桓公逆王后于齐。
  楚人伐郑,取成而还。
  郑公子曼满与王子伯廖语,欲为卿。伯廖告人曰:”无德而贪,其在《周易》《丰》三之《离》三,弗过之矣。”间一岁,郑人杀之。
  ◎ 宣公七年
  【经】七年春,卫侯使孙良夫来盟。夏,公会齐侯伐莱。秋,公至自伐莱。大旱。冬,公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯于黑壤。
  【传】七年春,卫孙桓子来盟,始通,且谋会晋也。
  夏,公会齐侯伐莱,不与谋也。凡师出,与谋曰及,不与某曰会。
  赤狄侵晋,取向阴之禾。
  郑及晋平,公子宋之谋也,故相郑伯以会。冬,盟于黑壤,王叔桓公临之,以谋不睦。
  晋侯之立也,公不朝焉,又不使大夫聘,晋人止公于会,盟于黄父。公不与盟,以赂免。故黑壤之盟不书,讳之也。
  ◎ 宣公八年
  【经】八年春,公至自会。夏六月,公子遂如齐,至黄乃复。辛巳,有事于大庙,仲遂卒于垂。壬午,犹绎。万入,去籥。戊子,夫人赢氏薨。晋师、白狄伐秦。楚人灭舒蓼。秋七月甲子,日有食之,既。冬十月己丑,葬我小君敬赢。雨,不克葬。庚寅,日中而克葬。城平阳。楚师伐陈。
  【传】八年春,白狄及晋平。夏,会晋伐秦。晋人获秦谍,杀诸绛市,六日而苏。
  有事于大庙,襄仲卒而绎,非礼也。
  楚为众舒叛,故伐舒蓼,灭之。楚子疆之,及滑汭。盟吴、越而还。
  晋胥克有蛊疾,郤缺为政。秋,废胥克。使赵朔佐下军。
  冬,葬敬赢。旱,无麻,始用葛茀。雨,不克葬,礼也。礼,卜葬,先远日,辟不怀也。
  城平阳,书,时也。
  陈及晋平。楚师伐陈,取成而还。
  ◎ 宣公九年
  【经】九年春王正月,公如齐。公至自齐。夏,仲孙蔑如京师。齐侯伐莱。秋,取根牟。八月,滕子卒。九月,晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯会于扈。晋荀林父帅师伐陈。辛酉,晋侯黑臀卒于扈。冬十月癸酉,卫侯郑卒。宋人围滕。楚子伐郑。晋郤缺帅师救郑。陈杀其大夫洩冶。
  【传】九年春,王使来征聘。夏,孟献于聘于周,王以为有礼,厚贿之。
  秋,取根牟,言易也。
  滕昭公卒。
  会于扈,讨不睦也。陈侯不会。晋荀林父以诸侯之师伐陈。晋侯卒于扈,乃还。
  冬,宋人围滕,因其丧也。
  陈灵公与孔宁、仪行父通于夏姬,皆衷其礻日服以戏于朝。泄冶谏曰:”公卿宣淫,民无效焉,且闻不令,君其纳之。”公曰:”吾能改矣。”公告二子,二子请杀之,公弗禁,遂杀泄冶。孔子曰:”《诗》云:’民之多辟,无自立辟。’其泄冶之谓乎。”
  楚子为厉之役故,伐郑。
  晋郤缺救郑,郑伯败楚师于柳棼。国人皆喜,唯子良忧曰:”是国之灾也,吾死无日矣。”
  ◎ 宣公十年
  【经】十年春,公如齐。公至自齐。齐人归我济西田。夏四月丙辰,日有食之。己巳,齐侯元卒。齐崔氏出奔卫。公如齐。五月,公至自齐。癸巳,陈夏征舒弑其君平国。六月,宋师伐滕。公孙归父如齐,葬齐惠公。晋人、宋人、卫人、曹人伐郑。秋,天王使王季子来聘。公孙归父帅师伐邾,取绎。大水。季孙行父如齐。冬,公孙归父如齐。齐侯使国佐来聘。饥。楚子伐郑。
  【传】十年春,公如齐。齐侯以我服故,归济西之田。
  夏,齐惠公卒。崔杼有宠于惠公,高、国畏其逼也,公卒而逐之,奔卫。书曰”崔氏”,非其罪也,且告以族,不以名。凡诸侯之大夫违,告于诸侯曰:”某氏之守臣某,失守宗庙,敢告。”所有玉帛之使者,则告,不然,则否。
  公如齐奔丧。
  陈灵公与孔宁、仪行父饮酒于夏氏。公谓行父曰:”征舒似女。”对曰:”亦似君。”征舒病之。公出,自其厩射而杀之。二子奔楚。
  滕人恃晋而不事宋,六月,宋师伐滕。
  郑及楚平。诸侯之师伐郑,取成而还。
  秋,刘康公来报聘。
  师伐邾,取绎。
  季文子初聘于齐。
  冬,子家如齐,伐邾故也。
  国武子来报聘。
  楚子伐郑。晋士会救郑,逐楚师于颍北。诸侯之师戍郑。郑子家卒。郑人讨幽公之乱,斫子家之棺而逐其族。改葬幽公,谥之曰灵。
  ◎ 宣公十一年
  【经】十有一年春王正月。夏,楚子、陈侯、郑伯盟于辰陵。公孙归父会齐人伐莒。秋,晋侯会狄于欑函。冬十月,楚人杀陈夏征舒。丁亥,楚子入陈。纳公孙宁、仪行父于陈。
  【传】十一年春,楚子伐郑,及栎。子良曰:”晋、楚不务德而兵争,与其来者可也。晋、楚无信,我焉得有信。”乃従楚。夏,楚盟于辰陵,陈、郑服也。
  楚左尹子重侵宋,王待诸郔。令尹蒍艾猎城沂,使封人虑事,以授司徒。量功命日,分财用,平板干,称畚筑,程土物,议远迩,略基趾,具糇粮,度有司,事三旬而成,不愆于素。
  晋郤成子求成于众狄,众狄疾赤狄之役,遂服于晋。秋,会于欑函,众狄服也。是行也。诸大夫欲召狄。郤成子曰:”吾闻之,非德,莫如勤,非勤,何以求人?能勤有继,其従之也。《诗》曰:’文王既勤止。’文王犹勤,况寡德乎?”
  冬,楚子为陈夏氏乱故,伐陈。谓陈人无动,将讨于少西氏。遂入陈,杀夏征舒,轘诸栗门,因县陈。陈侯在晋。
  申叔时使于齐,反,复命而退。王使让之曰:”夏征舒为不道,弑其君,寡人以诸侯讨而戮之,诸侯、县公皆庆寡人,女独不庆寡人,何故”对曰:”犹可辞乎?”王曰:”可哉”曰:夏征舒弑其君,其罪大矣,讨而戮之,君之义也。抑人亦有言曰:’牵牛以蹊人之田,而夺之牛。’牵牛以蹊者,信有罪矣;而夺之牛,罚已重矣。诸侯之従也,曰讨有罪也。今县陈,贪其富也。以讨召诸侯,而以贪归之,无乃不可乎?王曰:”善哉!”吾未之闻也。反之,可乎?对曰:”可哉!吾侪小人所谓取诸其怀而与之也。”乃复封陈,乡取一人焉以归,谓之夏州。故书曰:”楚子入陈,纳公孙宁、仪行父于陈。”书有礼也。
  厉之役,郑伯逃归,自是楚未得志焉。郑既受盟于辰陵,又徼事于晋。
  ◎ 宣公十二年
  【经】十有二年春,葬陈灵公。楚子围郑。夏六月乙卯,晋荀林父帅师及楚子战于邲,晋师败绩。秋七月。冬十有二月戊寅,楚子灭萧。晋人、宋人、卫人、曹人同盟于清丘。宋师伐陈。卫人救陈。
  【传】十二年春,楚子围郑。旬有七日,郑人卜行成,不吉。卜临于大宫,且巷出车,吉。国人大临,守陴者皆哭。楚子退师,郑人修城,进复围之,三月克之。入自皇门,至于逵路。郑伯肉袒牵羊以逆,曰:”孤不天,不能事君,使君怀怒以及敝邑,孤之罪也。敢不唯命是听。其俘诸江南以实海滨,亦唯命。其翦以赐诸侯,使臣妾之,亦唯命。若惠顾前好,徼福于厉、宣、桓、武,不泯其社稷,使改事君,夷于九县,君之惠也,孤之愿之,非所敢望也。敢布腹心,君实图之。”左右曰:”不可许也,得国无赦。”王曰:”其君能下人,必能信用其民矣,庸可几乎?”退三十里而许之平。潘尫入盟,子良出质。
  夏六月,晋师救郑。荀林父将中军,先縠佐之。士会将上军,郤克佐之。赵朔将下军,栾书佐之。赵括、赵婴齐为中军大夫。巩朔、韩穿为上军大夫。荀首、赵同为下军大夫。韩厥为司马。及河,闻郑既及楚平,桓子欲还,曰:”无及于郑而剿民,焉用之?楚归而动,不后。”随武子曰:”善。会闻用师,观衅而动。德刑政事典礼不易,不可敌也,不为是征。楚军讨郑,怒其贰而哀其卑,叛而伐之,服而舍之,德刑成矣。伐叛,刑也;柔服,德也。二者立矣。昔岁入陈,今兹入郑,民不罢劳,君无怨讟,政有经矣。荆尸而举,商农工贾不败其业,而卒乘辑睦,事不奸矣。蒍敖为宰,择楚国之令典,军行,右辕,左追蓐,前茅虑无,中权,后劲,百官象物而动,军政不戒而备,能用典矣。其君之举也,内娃选于亲,外姓选于旧;举不失德,赏不失劳;老有加惠,旅有施舍;君子小人,物有服章,贵有常尊,贱有等威;礼不逆矣。德立,刑行,政成,事时,典従,礼顺,若之何敌之?见可而进,知难而退,军之善政也。兼弱攻昧,武之善经也。子姑整军而经武乎,犹有弱而昧者,何必楚?仲虺有言曰:’取乱侮亡。’兼弱也。《汋》曰:’於铄王师,遵养时晦。’耆昧也。《武》曰:’无竞惟烈。’抚弱耆昧以务烈所,可也。”彘子曰:”不可。晋所以霸,师武臣力也。今失诸侯,不可谓力。有敌而不従,不可谓武。由我失霸,不如死。且成师以出,闻敌强而退,非夫也。命为军师,而卒以非夫,唯群子能,我弗为也。”以中军佐济。
  知庄子曰:”此师殆哉。《周易》有之,在《师》三之《临》三,曰:’师出以律,否臧凶。’执事顺成为臧,逆为否,众散为弱,川壅为泽,有律以如己也,故曰律。否臧,且律竭也。盈而以竭,夭且不整,所以凶也。不行谓之《临》,有帅而不従,临孰甚焉!此之谓矣。果遇,必败,彘子尸之。虽免而归,必有大咎。”韩献子谓桓子曰:”彘子以偏师陷,子罪大矣。子为元师,师不用命,谁之罪也?失属亡师,为罪已重,不如进也。事之不捷,恶有所分,与其专罪,六人同之,不犹愈乎?”师遂济。
  楚子北师次于郔,沈尹将中军,子重将左,子反将右,将饮马于河而归。闻晋师既济,王欲还,嬖人伍参欲战。令尹孙叔敖弗欲,曰:”昔岁入陈,今兹入郑,不无事矣。战而不捷,参之肉其足食乎?”参曰:”若事之捷,孙叔为无谋矣。不捷,参之肉将在晋军,可得食乎?”令尹南辕反旆,伍参言于王曰:”晋之従政者新,未能行令。其佐先縠刚愎不仁,未肯用命。其三帅者专行不获,听而无上,众谁适従?此行也,晋师必败。且君而逃臣,若社稷何?”王病之,告令尹,改乘辕而北之,次于管以待之。
  晋师在敖、鄗之间。郑皇戌使如晋师,曰:”郑之従楚,社稷之故也,未有贰心。楚师骤胜而骄,其师老矣,而不设备,子击之,郑师为承,楚师必败。”彘子曰:”败楚服郑,于此在矣,必许之。”栾武子曰:”楚自克庸以来,其君无日不讨国人而训之于民生之不易,祸至之无日,戒惧之不可以怠。在军,无日不讨军实而申儆之于胜之不可保,纣之百克,而卒无后。训以若敖、蚡冒,筚路蓝缕,以启山林。箴之曰:’民生在勤,勤则不匮。’不可谓骄。先大夫子犯有言曰:’师直为壮,曲为老。’我则不德,而徼怨于楚,我曲楚直,不可谓老。其君之戎,分为二广,广有一卒,卒偏之两。右广初驾,数及日中;左则受之,以至于昏。内官序当其夜,以待不虞,不可谓无备。子良,郑之良也。师叔,楚之崇也。师叔入盟,子良在楚,楚、郑亲矣。来劝我战,我克则来,不克遂往,以我卜也,郑不可従。”赵括、赵同曰:”率师以来,唯敌是求。克敌得属,又何矣?必従彘子。”知季曰:”原、屏,咎之徒也。”赵庄子曰:”栾伯善哉,实其言,必长晋国。”
  楚少宰如晋师,曰:”寡君少遭闵凶,不能文。闻二先君之出入此行也,将郑是训定,岂敢求罪于晋。二三子无淹久。”随季对曰:”昔平王命我先君文侯曰:’与郑夹辅周室,毋废王命。’今郑不率,寡君使群臣问诸郑,岂敢辱候人?敢拜君命之辱。”彘子以为谄,使赵括従而更之,曰:”行人失辞。寡君使群臣迁大国之迹于郑,曰:’无辟敌。’群臣无所逃命。”
  楚子又使求成于晋,晋人许之,盟有日矣。楚许伯御乐伯,摄叔为右,以致晋师,许伯曰:”吾闻致师者,御靡旌摩垒而还。”乐伯曰:”吾闻致师者,左射以菆,代御执辔,御下两马,掉鞅而还。”摄叔曰:”吾闻致师者,右入垒,折馘,执俘而还。”皆行其所闻而复。晋人逐之,左右角之。乐伯左射马而右射人,角不能进,矢一而已。麋兴于前,射麋丽龟。晋鲍癸当其后,使摄叔奉麋献焉,曰:”以岁之非时,献禽之未至,敢膳诸従者。”鲍癸止之,曰:”其左善射,其右有辞,君子也。”既免。
  晋魏锜求公族未得,而怒,欲败晋师。请致师,弗许。请使,许之。遂往,请战而还。楚潘党逐之,及荧泽,见六麋,射一麋以顾献曰:”子有军事,兽人无乃不给于鲜,敢献于従者。”叔党命去之。赵旃求卿未得,且怒于失楚之致师者。请挑战,弗许。请召盟。许之。与魏锜皆命而往。郤献子曰:”二憾往矣,弗备必败。”彘子曰:”郑人劝战,弗敢従也。楚人求成,弗能好也。师无成命,多备何为。”士季曰:”备之善。若二子怒楚,楚人乘我,丧师无日矣。不如备之。楚之无恶,除备而盟,何损于好?若以恶来,有备不败。且虽诸侯相见,军卫不彻,警也。”彘子不可。
  士季使巩朔、韩穿帅七覆于敖前,故上军不败。赵婴齐使其徒先具舟于河,故败而先济。
  潘党既逐魏锜,赵旃夜至于楚军,席于军门之外,使其徒入之。楚子为乘广三十乘,分为左右。右广鸡鸣而驾,日中而说。左则受之,日入而说。许偃御右广,养由基为右。彭名御左广,屈荡为右。乙卯,王乘左广以逐赵旃。赵旃弃车而走林,屈荡搏之,得其甲裳。晋人惧二子之怒楚师也,使軘车逆之。潘党望其尘,使聘而告曰:”晋师至矣。”楚人亦惧王之入晋军也,遂出陈。孙叔曰:”进之。宁我薄人,无人薄我。《诗》云:’元戎十乘,以先启行。’先人也。《军志》曰:’先人有夺人之心’。薄之也。”遂疾进师,车驰卒奔,乘晋军。桓子不知所为,鼓于军中曰:”先济者有赏。”中军、下军争舟,舟中之指可掬也。
  晋师右移,上军未动。工尹齐将右拒卒以逐下军。楚子使唐狡与蔡鸠居告唐惠侯曰:”不谷不德而贪,以遇大敌,不谷之罪也。然楚不克,君之羞也,敢藉君灵以济楚师。”使潘党率游阙四十乘,従唐侯以为左拒,以従上军。驹伯曰:”待诸乎?”随季曰:”楚师方壮,若萃于我,吾师必尽,不如收而去之。分谤生民,不亦可乎?”殿其卒而退,不败。
  王见右广,将従之乘。屈荡尸之,曰:”君以此始,亦必以终。”自是楚之乘广先左。
  晋人或以广队不能进,楚人惎之脱扃,少进,马还,又惎之拔旆投衡,乃出。顾曰:”吾不如大国之数奔也。”
  赵旃以其良马二,济其兄与叔父,以他马反,遇敌不能去,弃车而走林。逢大夫与其二子乘,谓其二子无顾。顾曰:”赵傁在后。”怒之,使下,指木曰:”尸女于是。”授赵旃绥,以免。明日以表尸之,皆重获在木下。
  楚熊负羁囚知荦。知庄子以其族反之,厨武子御,下军之士多従之。每射,抽矢,菆,纳诸厨子之房。厨子怒曰:”非子之求而蒲之爱,董泽之蒲,可胜既乎?”知季曰:”不以人子,吾子其可得乎?吾不可以苟射故也。”射连尹襄老,获之,遂载其尸。射公子谷臣,囚之。以二者还。
  及昏,楚师军于邲,晋之余师不能军,宵济,亦终夜有声。
  丙辰,楚重至于邲,遂次于衡雍。潘党曰:”君盍筑武军,而收晋尸以为京观。臣闻克敌必示子孙,以无忘武功。”楚子曰:”非尔所知也。夫文,止戈为武。武王克商。作《颂》曰:’载戢干戈,载櫜弓矢。我求懿德,肆于时夏,允王保之。’又作《武》,其卒章曰’耆定尔功’。其三曰:’铺时绎思,我徂求定。’其六曰:’绥万邦,屡丰年。’夫武,禁暴、戢兵、保大、定功、安民、和众、丰财者也。故使子孙无忘其章。今我使二国暴骨,暴矣;观兵以威诸侯,兵不戢矣。暴而不戢,安能保大?犹有晋在,焉得定功?所违民欲犹多,民何安焉?无德而强争诸侯,何以和众?利人之几,而安人之乱,以为己荣,何以丰财?武有七德,我无一焉,何以示子孙?其为先君宫,告成事而已。武非吾功也。古者明王伐不敬,取其鲸鲵而封之,以为大戮,于是乎有京观,以惩淫慝。今罪无所,而民皆尽忠以死君命,又可以为京观乎?”祀于河,作先君宫,告成事而还。
  是役也,郑石制实入楚师,将以分郑而立公子鱼臣。辛未,郑杀仆叔子服。君子曰:”史佚所谓毋怙乱者,谓是类也。《诗》曰:’乱离瘼矣,爰其适归?’归于怙乱者也夫。”
  郑伯、许男如楚。
  秋,晋师归,桓子请死,晋侯欲许之。士贞子谏曰:”不可。城濮之役,晋师三日谷,文公犹有忧色。左右曰:’有喜而忧,如有忧而喜乎?’公曰:’得臣犹在,忧未歇也。困兽犹斗,况国相乎!’及楚杀子玉,公喜而后可知也,曰:’莫余毒也已。’是晋再克而楚再败也。楚是以再世不竞。今天或者大警晋也,而又杀林父以重楚胜,其无乃久不竞乎?林父之事君也,进思尽忠,退思补过,社稷之卫也,若之何杀之?夫其败也,如日月之食焉,何损于明?”晋侯使复其位。
  冬,楚子伐萧,宋华椒以蔡人救萧。萧人囚熊相宜僚及公子丙。王曰:”勿杀,吾退。”萧人杀之。王怒,遂围萧。萧溃。申公巫臣曰:”师人多寒。”王巡三军,拊而勉之。三军之士,皆如挟纩。遂傅于萧。还无社与司马卯言,号申叔展。叔展曰:”有麦曲乎?”曰:”无”。”有山鞠穷乎?”曰:”无”。”河鱼腹疾奈何?”曰:”目于眢井而拯之。””若为茅绖,哭井则己。”明日萧溃,申叔视其井,则茅绖存焉,号而出之。
  晋原縠、宋华椒、卫孔达、曹人同盟于清丘。曰:”恤病讨贰。”于是卿不书,不实其言也。宋为盟故,伐陈。卫人救之。孔达曰:”先君有约言焉,若大国讨,我则死之。”
  ◎ 宣公十三年
  【经】十有三年春,齐师伐莒。夏,楚子伐宋。秋,螽。冬,晋杀其大夫先縠。
  【传】十三年春,齐师伐莒,莒恃晋而不事齐故也。
  夏,楚子伐宋,以其救萧也。君子曰:”清丘之盟,唯宋可以免焉。”
  秋,赤狄伐晋,及清,先縠召之也。
  冬,晋人讨邲之败,与清之师,归罪于先縠而杀之,尽灭其族。君子曰:”恶之来也,己则取之,其先縠之谓乎。”
  清丘之盟,晋以卫之救陈也讨焉。使人弗去,曰:”罪无所归,将加而师。”孔达曰:”苟利社稷,请以我说。罪我之由。我则为政而亢大国之讨,将以谁任?我则死之。”
  ◎ 宣公十四年
  【经】十有四年春,卫杀其大夫孔达。夏五月壬申,曹伯寿卒。晋侯伐郑。秋九月,楚子围宋。葬曹文公。冬,公孙归父会齐侯于谷。
  【传】十四年春,孔达缢而死。卫人以说于晋而免。遂告于诸侯曰:”寡君有不令之臣达,构我敝邑于大国,既伏其罪矣,敢告。”卫人以为成劳,复室其子,使复其位。
  夏,晋侯伐郑,为邲故也。告于诸侯,搜焉而还。中行桓子之谋也。曰:”示之以整,使谋而来。”郑人惧,使子张代子良于楚。郑伯如楚,谋晋故也。郑以子良为有礼,故召之。
  楚子使申舟聘于齐,曰:”无假道于宋。”亦使公子冯聘于晋,不假道于郑。申舟以孟诸之役恶宋,曰:”郑昭宋聋,晋使不害,我则必死。”王曰:”杀女,我伐之。”见犀而行。及宋,宋人止之,华元曰:”过我而不假道,鄙我也。鄙我,亡也。杀其使者必伐我,伐我亦亡也。亡一也。”乃杀之。楚子闻之,投袂而起,屦及于窒皇,剑及于寝门之外,车及于蒲胥之市。秋九月,楚子围宋。
  冬,公孙归父会齐侯于谷。见晏桓子,与之言鲁乐。桓子告高宣子曰:”子家其亡乎,怀于鲁矣。怀必贪,贪必谋人。谋人,人亦谋己。一国谋之,何以不亡?”
  孟献子言于公曰:”臣闻小国之免于大国也,聘而献物,于是有庭实旅百。朝而献功,于是有容貌采章嘉淑,而有加货。谋其不免也。诛而荐贿,则无及也。今楚在宋,君其图之。”公说。
  ◎ 宣公十五年
  【经】十有五年春,公孙归父会楚子于宋。夏五月,宋人及楚人平。六月癸卯,晋师灭赤狄潞氏,以潞子婴儿归。秦人伐晋。王札子杀召伯、毛伯。秋,螽。仲孙蔑会齐高固于无娄。初,税亩。冬,蝝生。饥。
  【传】十五年春,公孙归父会楚子于宋。
  宋人使乐婴齐告急于晋。晋侯欲救之。伯宗曰:”不可。古人有言曰:’虽鞭之长,不及马腹。’天方授楚,未可与争。虽晋之强,能违天乎?谚曰:’高下在心。’川泽纳污,山薮藏疾,瑾瑜匿瑕,国君含垢,天之道也,君其待之。”乃止。使解扬如宋,使无降楚,曰:”晋师悉起,将至矣。”郑人囚而献诸楚,楚子厚赂之,使反其言,不许,三而许之。登诸楼车,使呼宋人而告之。遂致其君命。楚子将杀之,使与之言曰:”尔既许不谷而反之,何故?非我无信,女则弃之,速即尔刑。”对曰:”臣闻之,君能制命为义,臣能承命为信,信载义而行之为利。谋不失利,以卫社稷,民之主也。义无二信,信无二命。君之赂臣,不知命也。受命以出,有死无,又可赂乎?臣之许君,以成命也。死而成命,臣之禄也。寡君有信臣,下臣获考死,又何求?”楚子舍之以归。
  夏五月,楚师将去宋。申犀稽首于王之马前,曰:”毋畏知死而不敢废王命,王弃言焉。”王不能答。申叔时仆,曰:”筑室反耕者,宋必听命。”従之。宋人惧,使华元夜入楚师,登子反之床,起之曰:”寡君使元以病告,曰:’敝邑易子而食,析骸以爨。虽然,城下之盟,有以国毙,不能従也。去我三十里,唯命是听。'”子反惧,与之盟而告王。退三十里。宋及楚平,华元为质。盟曰:”我无尔诈,尔无我虞。”
  潞子婴儿之夫人,晋景公之姊也。酆舒为政而杀之,又伤潞子之目。晋侯将伐之,诸大夫皆曰:”不可。酆舒有三俊才,不如待后之人。”伯宗曰:”必伐之。狄有五罪,俊才虽多,何补焉?不祀,一也。耆酒,二也。弃仲章而夺黎氏地,三也。虐我伯姬,四也。伤其君目,五也。怙其俊才,而不以茂德,兹益罪也。后之人或者将敬奉德义以事神人,而申固其命,若之何待之?不讨有罪,曰将待后,后有辞而讨焉,毋乃不可乎?夫恃才与众,亡之道也。商纣由之,故灭。天反时为灾,地反物为妖,民反德为乱,乱则妖灾生。故文反正为乏。尽在狄矣。”晋侯従之。六月癸卯,晋荀林父败赤狄于曲梁。辛亥,灭潞。酆舒奔卫,卫人归诸晋,晋人杀之。
  王孙苏与召氏、毛氏争政,使王子捷杀召戴公及毛伯卫。卒立召襄。
  秋七月,秦桓公伐晋,次于辅氏。壬午,晋侯治兵于稷以略狄土,立黎侯而还。及洛,魏颗败秦师于辅氏。获杜回,秦之力人也。
  初,魏武子有嬖妾,无子。武子疾,命颗曰:”必嫁是。”疾病,则曰:”必以为殉。”及卒,颗嫁之,曰:”疾病则乱,吾従其治也。”及辅氏之役,颗见老人结草以亢杜回,杜回踬而颠,故获之。夜梦之曰:”余,而所嫁妇人之父也。尔用先人之治命,余是以报。”
  晋侯赏桓子狄臣千室,亦赏士伯以瓜衍之县。曰:”吾获狄土,子之功也。微子,吾丧伯氏矣。”羊舌职说是赏也,曰:”《周书》所谓’庸庸祗祗’者,谓此物也夫。士伯庸中行伯,君信之,亦庸士伯,此之谓明德矣。文王所以造周,不是过也。故《诗》曰:’陈锡哉周。’能施也。率是道也,其何不济?”
  晋侯使赵同献狄俘于周,不敬。刘康公曰:”不及十年,原叔必有大咎,天夺之魄矣。”
  初税亩,非礼也。谷出不过藉,以丰财也。
  冬,蝝生,饥。幸之也。
  ◎ 宣公十六年
  【经】十有六年春王正月。晋人灭赤狄甲氏及留吁。夏,成周宣榭火。秋,郯伯姬来归。冬,大有年。
  【传】十六年春,晋士会帅师灭赤狄甲氏及留吁、铎辰。
  三月,献狄俘。晋侯请于王。戊申,以黻冕命士会将中军,且为大傅。于是晋国之盗逃奔于秦。羊舌职曰:”吾闻之,’禹称善人,不善人远’,此之谓也夫。《诗》曰:’战战兢兢,如临深渊,如履薄冰。’善人在上也。善人在上,则国无幸民。谚曰:’民之多幸,国之不幸也。’是无善人之谓也。”
  夏,成周宣榭火,人火之也。凡火,人火曰火,天火曰灾。
  秋,郯伯姬来归,出也。
  为毛、召之难故,王室复乱。王孙苏奔晋,晋人复之。
  冬,晋侯使士会平王室,定王享之,原襄公相礼,殽烝。武子私问其故。王闻之,召武子曰:”季氏,而弗闻乎?王享有体荐,宴有折俎。公当享,卿当宴,王室之礼也。”武子归而讲求典礼,以修晋国之法。
  ◎ 宣公十七年
  【经】十有七年春王正月庚子,许男锡我卒。丁未,蔡侯申卒。夏,葬许昭公。葬蔡文公。六月癸卯,日有食之。己未,公会晋侯、卫侯、曹伯、邾子同盟于断道。秋,公至自会。冬十有一月壬午,公弟叔肸卒。
  【传】十七年春,晋侯使郤克征会于齐。齐顷公帷妇人,使观之。郤子登,妇人笑于房。献子怒,出而誓曰:”所不此报,无能涉河。”献子先归,使栾京庐待命于齐,曰:”不得齐事,无复命矣。”郤子至,请伐齐,晋侯弗许。请以其私属,又弗许。
  齐侯使高固、晏弱、蔡朝、南郭偃会。及敛孟,高固逃归。夏,会于断道,讨贰也。盟于卷楚,辞齐人。晋人执晏弱于野王,执蔡朝于原,执南郭偃于温。苗贲皇使,见晏桓子,归言于晋侯曰:”夫晏子何罪?昔者诸侯事吾先君,皆如不逮,举言群臣不信,诸侯皆有贰志。齐君恐不得礼,故不出,而使四子来。左右或沮之,曰:’君不出,必执吾使。’故高子及敛盂而逃。夫三子者曰:’若绝君好,宁归死焉。’为是犯难而来,吾若善逆彼以怀来者。吾又执之,以信齐沮,吾不既过矣乎?过而不改,而又久之,以成其悔,何利之有焉?使反者得辞,而害来者,以惧诸侯,将焉用之?”晋人缓之,逸。
  秋八月,晋师还。
  范武子将老,召文子曰:”燮乎!吾闻之,喜怒以类者鲜,易者实多。《诗》曰:’君子如怒,乱庶遄沮;君子如祉,乱庶遄已。’君子之喜怒,以已乱也。弗已者,必益之。郤子其或者欲已乱于齐乎?不然,余惧其益之也。余将老,使郤子逞其志,庶有豸乎?尔従二三子唯敬。”乃请老,郤献子为政。
  冬,公弟叔肸卒。公母弟也。凡大子之母弟,公在曰公子,不在曰弟。凡称弟,皆母弟也。
  ◎ 宣公十八年
  【经】十有八年春,晋侯、卫世子臧伐齐。公伐杞。夏四月。秋七月,邾人伐鄫子于鄫。甲戌,楚子旅卒。公孙归父如晋。冬十月壬戌,公薨于路寝。归父还自晋,至笙。遂奔齐,
  【传】十八年春,晋侯、卫大子臧伐齐,至于阳谷。齐侯会晋侯盟于缯,以公子强为质于晋。晋师还,蔡朝、南郭偃逃归。
  夏,公使如楚乞师,欲以伐齐。
  秋,邾人戕鄫子于鄫。凡自虐其君曰弑,自外曰戕。
  楚庄王卒。楚师不出,既而用晋师,楚于是乎有蜀之役。
  公孙归父以襄仲之立公也,有宠,欲去三桓以张公室。与公谋而聘于晋,欲以晋人去之。冬,公薨。季文子言于朝曰:”使我杀適立庶以失大援者,仲也夫。”臧宣叔怒曰:”当其时不能治也,后之人何罪?子欲去之,许请去之。”遂逐东门氏。子家还,及笙,坛帷,复命于介。既复命,袒、括发,即位哭,三踊而出。遂奔齐。书曰”归父还自晋。”善之也。
************************
成公  【元年~十八年】
  ◎ 成公元年
  【经】元年春王正月,公即位。二月辛酉,葬我君宣公。无冰。三月,作丘甲。夏,臧孙许及晋侯盟于赤棘。秋,王师败绩于茅戎。冬十月。
  【传】元年春,晋侯使瑕嘉平戎于王,单襄公如晋拜成。刘康公徼戎,将遂伐之。叔服曰:”背盟而欺大国,此必败。背盟,不祥;欺大国,不义;神人弗助,将何以胜?”不听,遂伐茅戎。三月癸未,败绩于徐吾氏。
  为齐难故,作丘甲。
  闻齐将出楚师,夏,盟于赤棘。
  秋,王人来告败。
  冬,臧宣叔令修赋、缮完、具守备,曰:”齐、楚结好,我新与晋盟,晋、楚争盟,齐师必至。虽晋人伐齐,楚必救之,是齐、楚同我也。知难而有备,乃可以逞。”
  ◎ 成公二年
  【经】二年春,齐侯伐我北鄙。夏四月丙戌,卫孙良夫帅师及齐师战于新筑,卫师败绩。六月癸酉,季孙行父、臧孙许、叔孙侨如、公孙婴齐帅师会晋郤克、卫孙良夫、曹公子首及齐侯战于鞍,齐师败绩。秋七月,齐侯使国佐如师。己酉,及国佐盟于袁娄。八月壬卒。宋公鲍卒。庚寅,卫侯速卒。取汶阳田。冬,楚师、郑师侵卫。十有一月,公会楚公子婴齐于蜀。丙申,公及楚人、秦人、宋人、陈人、卫人、郑人、齐人、曹人、邾人、薛人、鄫人盟于蜀。
  【传】二年春,齐侯伐我北鄙,围龙。顷公之嬖人卢蒲就魁门焉,龙人囚之。齐侯曰:”勿杀!吾与而盟,无入而封。”弗听,杀而膊诸城上。齐侯亲鼓,士陵城,三日,取龙,遂南侵及巢丘。
  卫侯使孙良夫、石稷、宁相、向禽将侵齐,与齐师遇。石子欲还,孙子曰:”不可。以师伐人,遇其师而还,将谓君何?若知不能,则如无出。今既遇矣,不如战也。”
  夏,有。
  石成子曰:”师败矣。子不少须,众惧尽。子丧师徒,何以复命?”皆不对。又曰:”子,国卿也。陨子,辱矣。子以众退,我此乃止。”且告车来甚众。齐师乃止,次于鞫居。新筑人仲叔于奚救孙桓子,桓子是以免。
  既,卫人赏之以邑,辞。请曲县、繁缨以朝,许之。仲尼闻之曰:”惜也,不如多与之邑。唯器与名,不可以假人,君之所司也。名以出信,信以守器,器以藏礼,礼以行义,义以生利,利以平民,政之大节也。若以假人,与人政也。政亡,则国家従之,弗可止也已。”
  孙桓子还于新筑,不入,遂如晋乞师。臧宣叔亦如晋乞师。皆主郤献子。晋侯许之七百乘。郤子曰:”此城濮之赋也。有先君之明与先大夫之肃,故捷。克于先大夫,无能为役,请八百乘。”许之。郤克将中军,士燮佐上军,栾书将下军,韩厥为司马,以救鲁、卫。臧宣叔逆晋师,且道之。季文子帅师会之。及卫地,韩献子将斩人,郤献子驰,将救之,至则既斩之矣。郤子使速以徇,告其仆曰:”吾以分谤也。”
  师従齐师于莘。六月壬申,师至于靡笄之下。齐侯使请战,曰:”子以君师,辱于敝邑,不腆敝赋,诘朝请见。”对曰:”晋与鲁、卫,兄弟也。来告曰:’大国朝夕释憾于敝邑之地。’寡君不忍,使群臣请于大国,无令舆师淹于君地。能进不能退,君无所辱命。”齐侯曰:”大夫之许,寡人之愿也;若其不许,亦将见也。”齐高固入晋师,桀石以投人,禽之而乘其车,系桑本焉,以徇齐垒,曰:”欲勇者贾余馀勇。”
  癸酉,师陈于安。邴夏御齐侯,逢丑父为右。晋解张御郤克,郑丘缓为右。齐侯曰:”余姑翦灭此而朝食。”不介马而驰之。郤克伤于矢,流血及屦,未绝鼓音,曰:”余病矣!”张侯曰:”自始合,而矢贯余手及肘,余折以御,左轮朱殷,岂敢言病。吾子忍之!”缓曰:”自始合,苟有险,余必下推车,子岂识之?然子病矣!”张侯曰:”师之耳目,在吾旗鼓,进退従之。此车一人殿之,可以集事,若之何其以病败君之大事也?擐甲执兵,固即死也。病未及死,吾子勉之!”左并辔,右援枹而鼓,马逸不能止,师従之。齐师败绩。逐之,三周华不注。
  韩厥梦子舆谓己曰:”且辟左右。”故中御而従齐侯。邴夏曰:”射其御者,君子也。”公曰:”谓之君子而射之,非礼也。”射其左,越于车下。射其右,毙于车中,綦毋张丧车,従韩厥,曰:”请寓乘。”従左右,皆肘之,使立于后。韩厥俛,定其右。逢丑父与公易位。将及华泉,骖絓于木而止。丑父寝于轏中,蛇出于其下,以肱击之,伤而匿之,故不能推车而及。韩厥执絷马前,再拜稽首,奉觞加璧以进,曰:”寡君使群臣为鲁、卫请,曰:’无令舆师陷入君地。’下臣不幸,属当戎行,无所逃隐。且惧奔辟而忝两君,臣辱戎士,敢告不敏,摄官承乏。”丑父使公下,如华泉取饮。郑周父御佐车,宛伐为右,载齐侯以免。韩厥献丑父,郤献子将戮之。呼曰:”自今无有代其君任患者,有一于此,将为戮乎!”郤子曰:”人不难以死免其君。我戮之不祥,赦之以劝事君者。”乃免之。
  齐侯免,求丑父,三入三出。每出,齐师以帅退。入于狄卒,狄卒皆抽戈楯冒之。以入于卫师,卫师免之。遂自徐关入。齐侯见保者,曰:”勉之!齐师败矣。”辟女子,女子曰:”君免乎?”曰:”免矣。”曰:”锐司徒免乎?”曰:”免矣。”曰:”苟君与吾父免矣,可若何!”乃奔。齐侯以为有礼,既而问之,辟司徒之妻也。予之石窌。
  晋师従齐师,入自丘舆,击马陉。齐侯使宾媚人赂以纪甗、玉磬与地。不可,则听客之所为。宾媚人致赂,晋人不可,曰:”必以萧同叔子为质,而使齐之封内尽东其亩。”对曰:”萧同叔子非他,寡君之母也。若以匹敌,则亦晋君之母也。吾子布大命于诸侯,而曰:’必质其母以为信。’其若王命何?且是以不孝令也。《诗》曰:’孝子不匮,永锡尔类。’若以不孝令于诸侯,其无乃非德类也乎?先王疆理天下物土之宜,而布其利,故《诗》曰:’我疆我理,南东其亩。’今吾子疆理诸侯,而曰’尽东其亩’而已,唯吾子戎车是利,无顾土宜,其无乃非先王之命也乎?反先王则不义,何以为盟主?其晋实有阙。四王之王也,树德而济同欲焉。五伯之霸也,勤而抚之,以役王命。今吾子求合诸侯,以逞无疆之欲。《诗》曰’布政优优,百禄是遒。’子实不优,而弃百禄,诸侯何害焉!不然,寡君之命使臣则有辞矣,曰:’子以君师辱于敝邑,不腆敝赋以,犒従者。畏君之震,师徒尧败,吾子惠徼齐国之福,不泯其社稷,使继旧好,唯是先君之敝器、土地不敢爱。子又不许,请收合余烬,背城借一。敝邑之幸,亦云従也。况其不幸,敢不唯命是听。'”鲁、卫谏曰:”齐疾我矣!其死亡者,皆亲昵也。子若不许,仇我必甚。唯子则又何求?子得其国宝,我亦得地,而纾于难,其荣多矣!齐、晋亦唯天所授,岂必晋?”晋人许之,对曰:”群臣帅赋舆以为鲁、卫请,若苟有以藉口而复于寡君,君之惠也。敢不唯命是听。”
  禽郑自师逆公。
  秋七月,晋师及齐国佐盟于爰娄,使齐人归我汶阳之田。公会晋师于上鄍,赐三帅先路三命之服,司马、司空、舆帅、候正、亚旅,皆受一命之服。
  八月,宋文公卒。始厚葬,用蜃炭,益车马,始用殉。重器备,椁有四阿,棺有翰桧。
  君子谓:”华元、乐举,于是乎不臣。臣治烦去惑者也,是以伏死而争。今二子者,君生则纵其惑,死又益其侈,是弃君于恶也。何臣之为?”
  九月,卫穆公卒,晋二子自役吊焉,哭于大门之外。卫人逆之,妇人哭于门内,送亦如之。遂常以葬。
  楚之讨陈夏氏也,庄王欲纳夏姬,申公巫臣曰:”不可。君召诸侯,以讨罪也。今纳夏姬,贪其色也。贪色为淫,淫为大罚。《周书》曰:’明德慎罚。’文王所以造周也。明德,务崇之之谓也;慎罚,务去之之谓也。若兴诸侯,以取大罚,非慎之也。君其图之!”王乃止。子反欲取之,巫臣曰:”是不祥人也!是夭子蛮,杀御叔,弑灵侯,戮夏南,出孔、仪,丧陈国,何不祥如是?人生实难,其有不获死乎?天下多美妇人,何必是?”子反乃止。王以予连尹襄老。襄老死于邲,不获其尸,其子黑要烝焉。巫臣使道焉,曰:”归!吾聘女。”又使自郑召之,曰:”尸可得也,必来逆之。”姬以告王,王问诸屈巫。对曰:”其信!知荦之父,成公之嬖也,而中行伯之季弟也,新佐中军,而善郑皇戌,甚爱此子。其必因郑而归王子与襄老之尸以求之。郑人惧于邲之役而欲求媚于晋,其必许之。”王遣夏姬归。将行,谓送者曰:”不得尸,吾不反矣。”巫臣聘诸郑,郑伯许之。及共王即位,将为阳桥之役,使屈巫聘于齐,且告师期。巫臣尽室以行。申叔跪従其父将适郢,遇之,曰:”异哉!夫子有三军之惧,而又有《桑中之喜,宜将窃妻以逃者也。”及郑,使介反币,而以夏姬行。将奔齐,齐师新败曰:”吾不处不胜之国。”遂奔晋,而因郤至,以臣于晋。晋人使为邢大夫。子反请以重币锢之,王曰:”止!其自为谋也,则过矣。其为吾先君谋也,则忠。忠,社稷之固也,所盖多矣。且彼若能利国家,虽重币,晋将可乎?若无益于晋,晋将弃之,何劳锢焉。”
  晋师归,范文子后入。武子曰:”无为吾望尔也乎?”对曰:”师有功,国人喜以逆之,先入,必属耳目焉,是代帅受名也,故不敢。”武子曰:”吾知免矣。”
  郤伯见,公曰:”子之力也夫!”对曰:”君之训也,二三子之力也,臣何力之有焉!”范叔见,劳之如郤伯,对曰:”庚所命也,克之制也,燮何力之有焉!栾伯见,公亦如之,对曰:”燮之诏也,士用命也,书何力之有焉!”
  宣公使求好于楚。庄王卒,宣公薨,不克作好。公即位,受盟于晋,会晋伐齐。卫人不行使于楚,而亦受盟于晋,従于伐齐。故楚令尹子重为阳桥之役以求齐。将起师,子重曰:”君弱,群臣不如先大夫,师众而后可。《诗》曰:’济济多士,文王以宁。’夫文王犹用众,况吾侪乎?且先君庄王属之曰:’无德以及远方,莫如惠恤其民,而善用之。'”乃大户,已责,逮鳏,救乏,赦罪,悉师,王卒尽行。彭名御戎,蔡景公为左,许灵公为右。二君弱,皆强冠之。
  冬,楚师侵卫,遂侵我,师于蜀。使臧孙往,辞曰:”楚远而久,固将退矣。无功而受名,臣不敢。”楚侵及阳桥,孟孙请往,赂之以执斫、执针、织纴,皆百人。公衡为质,以请盟,楚人许平。
  十一月,公及楚公子婴齐、蔡侯、许男、秦右大夫说、宋华元、陈公孙宁、卫孙良夫、郑公子去疾及齐国之大夫盟于蜀。卿不书,匮盟也。于是乎畏晋而窃与楚盟,故曰匮盟。蔡侯、许男不书,乘楚车也,谓之失位。君子曰:”位其不可不慎也乎!蔡、许之君,一失其位,不得列于诸侯,况其下乎?《诗》曰:’不解于位,民之攸塈。’其是之谓矣。”
  楚师及宋,公衡逃归。臧宣叔曰:”衡父不忍数年之不宴,以弃鲁国,国将若之何?谁居?后之人必有任是夫!国弃矣。”
  是行也,晋辟楚,畏其众也。君子曰:”众之不可以已也。大夫为政,犹以众克,况明君而善用其众乎?《大誓》所谓商兆民离,周十人同者众也。”
  晋侯使巩朔献齐捷于周,王弗见,使单襄公辞焉,曰:”蛮夷戎狄,不式王命,淫湎毁常,王命伐之,则有献捷,王亲受而劳之,所以惩不敬,劝有功也。兄弟甥舅,侵败王略,王命伐之,告事而已,不献其功,所以敬亲昵,禁淫慝也。今叔父克遂,有功于齐,而不使命卿镇抚王室,所使来抚余一人,而巩伯实来,未有职司于王室,又奸先王之礼,余虽欲于巩伯、其敢废旧典以忝叔父?夫齐,甥舅之国也,而大师之后也,宁不亦淫従其欲以怒叔父,抑岂不可谏诲?”士庄伯不能对。王使委于三吏,礼之如侯伯克敌使大夫告庆之礼,降于卿礼一等。王以巩伯宴,而私贿之。使相告之曰:”非礼也,勿籍。”
  ◎ 成公三年
  【经】三年春王正月,公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯伐郑。辛亥,葬卫穆公。二月,公至自伐郑。甲子,新宫灾。三日哭。乙亥,葬宋文公。夏,公如晋。郑公子去疾帅师伐许。公至自晋。秋,叔孙侨如帅师围棘。大雩。晋郤克、卫孙良夫伐啬咎如。冬十有一月,晋侯使荀庚来聘。卫侯使孙良夫来聘。丙午,及荀庚盟。丁未,及孙良夫盟。郑伐许。
  【传】三年春,诸侯伐郑,次于伯牛,讨邲之役也,遂东侵郑。郑公子偃帅师御之,使东鄙覆诸鄤,败诸丘舆。皇戌如楚献捷。
  夏,公如晋,拜汶阳之田。
  许恃楚而不事郑,郑子良伐许。
  晋人归公子谷臣与连尹襄老之尸于楚,以求知荦。于是荀首佐中军矣,故楚人许之。王送知荦,曰:”子其怨我乎?”对曰:”二国治戎,臣不才,不胜其任,以为俘馘。执事不以衅鼓,使归即戮,君之惠也。臣实不才,又谁敢怨?”王曰:”然则德我乎?”对曰:”二国图其社稷,而求纾其民,各惩其忿以相宥也,两释累囚以成其好。二国有好,臣不与及,其谁敢德?”王曰:”子归,何以报我?”对曰:”臣不任受怨,君亦不任受德,无怨无德,不知所报。”王曰:”虽然,必告不谷。”对曰:”以君之灵,累臣得归骨于晋,寡君之以为戮,死且不朽。若従君之惠而免之,以赐君之外臣首;首其请于寡君而以戮于宗,亦死且不朽。若不获命,而使嗣宗职,次及于事,而帅偏师以修封疆,虽遇执事,其弗敢违。其竭力致死,无有二心,以尽臣礼,所以报也。”王曰:”晋未可与争。”重为之礼而归之。
  秋,叔孙侨如围棘,取汶阳之田。棘有服,故围之。
  晋郤克、卫孙良夫伐啬咎如,讨赤狄之余焉。啬咎如溃,上失民也。
  冬十一月,晋侯使荀庚来聘,且寻盟。卫侯使孙良夫来聘,且寻盟。公问诸臧宣叔曰:”中行伯之于晋也,其位在三。孙子之于卫也,位为上卿,将谁先?”对曰:”次国之上卿当大国之中,中当其下,下当其上大夫。小国之上卿当大国之下卿,中当其上大夫,下当其下大夫。上下如是,古之制也。卫在晋,不得为次国。晋为盟主,其将先之。”丙午,盟晋,丁未,盟卫,礼也。
  十二月甲戌,晋作六军。韩厥、赵括、巩朔、韩穿、荀骓、赵旃皆为卿,赏鞍之功也。
  齐侯朝于晋,将授玉。郤克趋进曰:”此行也,君为妇人之笑辱也,寡君未之敢任。”晋侯享齐侯。齐侯视韩厥,韩厥曰:”君知厥也乎?”齐侯曰:”服改矣。”韩厥登,举爵曰:”臣之不敢爱死,为两君之在此堂也。”
  荀荦之在楚也,郑贾人有将置诸褚中以出。既谋之,未行,而楚人归之。贾人如晋,荀荦善视之,如实出己,贾人曰:”吾无其功,敢有其实乎?吾小人,不可以厚诬君子。”遂适齐。
  ◎ 成公四年
  【经】四年春,宋公使华元来聘。三月壬申,郑伯坚卒。杞伯来朝。夏四月甲寅,臧孙许卒。公如晋。葬郑襄公。秋,公至自晋。冬,城郓。郑伯伐许。
  【传】四年春,宋华元来聘,通嗣君也。
  杞伯来朝,归叔姬故也。
  夏,公如晋,晋侯见公,不敬。季文子曰:”晋侯必不免。《诗》曰:’敬之敬之!天惟显思,命不易哉!’夫晋侯之命在诸侯矣,可不敬乎?”
  秋,公至自晋,欲求成于楚而叛晋,季文子曰:”不可。晋虽无道,未可叛也。国大臣睦,而迩于我,诸侯听焉,未可以贰。史佚之《志》有之,曰:’非我族类,其心必异。’楚虽大,非吾族也,其肯字我乎?”公乃止。
  冬十一月,郑公孙申帅师疆许田,许人败诸展陂。郑伯伐许,鉏任、泠敦之田。
  晋栾书将中军,荀首佐之,士燮佐上军,以救许伐郑,取汜、祭。楚子反救郑,郑伯与许男讼焉。皇戌摄郑伯之辞,子反不能决也,曰:”君若辱在寡君,寡君与其二三臣共听两君之所欲,成其可知也。不然,侧不足以知二国之成。”
  晋赵婴通于赵庄姬。
  ◎ 成公五年
  【经】五年春王正月,杞叔姬来归。仲孙蔑如宋。夏,叔孙侨如会晋荀首于谷。梁山崩。秋,大水。冬十有一月己酉,天王崩。十有二月己丑,公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、邾子、杞伯同盟于虫牢。
  【传】五年春,原、屏放诸齐。婴曰:”我在,故栾氏不作。我亡,吾二昆其忧哉!且人各有能有不能,舍我何害?”弗听。婴梦天使谓己:”祭余,余福女。”使问诸士贞伯,贞伯曰:”不识也。”既而告其人曰:”神福仁而祸淫,淫而无罚,福也。祭,其得亡乎?”祭之,之明日而亡。、孟献子如宋,报华元也。
  孟献子如宋,报华元也。
  夏,晋荀首如齐逆女,故宣伯餫诸谷。
  梁山崩,晋侯以传召伯宗。伯宗辟重,曰:”辟传!”重人曰:”待我,不如捷之速也。”问其所,曰:”绛人也。”问绛事焉,曰:”梁山崩,将召伯宗谋之。”问:”将若之何?”曰:”山有朽壤而崩,可若何?国主山川。故山崩川竭,君为之不举,降服,乘缦,彻乐,出次,祝币,史辞以礼焉。其如此而已,虽伯宗若之何?”伯宗请见之,不可。遂以告而従之。
  许灵公愬郑伯于楚。六月,郑悼公如楚,讼,不胜。楚人执皇戌及子国。故郑伯归,使公子偃请成于晋。秋八月,郑伯及晋赵同盟于垂棘。
  宋公子围龟为质于楚而还,华元享之。请鼓噪以出,鼓噪以复入,曰:”习功华氏。”宋公杀之。
  冬,同盟于虫牢,郑服也。诸侯谋复会,宋公使向为人辞以子灵之难。
  十一月己酉,定王崩。
  ◎ 成公六年
  【经】六年春王正月,公至自会。二月辛巳,立武宫。取鄟卫孙良夫帅师侵宋。夏六月,邾子来朝。公孙婴齐如晋。壬申,郑伯费卒。秋,仲孙蔑、叔孙侨如帅师侵宋。楚公子婴齐帅师伐郑。冬,季孙行父如晋。晋栾书帅师救郑。
  【传】六年春,郑伯如晋拜成,子游相,授玉于东楹之东。士贞伯曰:”郑伯其死乎?自弃也已!视流而行速,不安其位,宜不能久。”
  二月,季文子以鞍之功立武宫,非礼也。听于人以救其难,不可以立武。立武由己,非由人也。
  取鄟,言易也。
  三月,晋伯宗、夏阳说,卫孙良夫、宁相,郑人,伊、洛之戎,陆浑,蛮氏侵宋,以其辞会也。师于钅咸,卫人不保。说欲袭卫,曰:”虽不可入,多俘而归,有罪不及死。”伯宗曰:”不可。卫唯信晋,故师在其郊而不设备。若袭之,是弃信也。虽多卫俘,而晋无信,何以求诸侯?”乃止,师还,卫人登陴。
  晋人谋去故绛。诸大夫皆曰:”必居郇瑕氏之地,沃饶而近盬,国利君乐,不可失也。”韩献子将新中军,且为仆大夫。公揖而入。献子従。公立于寝庭,谓献子曰:”何如?”对曰:”不可。郇瑕氏土薄水浅,其恶易觏。易觏则民愁,民愁则垫隘,于是乎有沉溺重膇之疾。不如新田,土厚水深,居之不疾,有汾、浍以流其恶,且民従教,十世之利也。夫山、泽、林、盬,国之宝也。国饶,则民骄佚。近宝,公室乃贫,不可谓乐。”公说,従之。夏四月丁丑,晋迁于新田。
  六月,郑悼公卒。
  子叔声伯如晋。命伐宋。
  秋,孟献子、叔孙宣伯侵宋,晋命也。
  楚子重伐郑,郑従晋故也。
  冬,季文子如晋,贺迁也。
  晋栾书救郑,与楚师遇于绕角。楚师还,晋师遂侵蔡。楚公子申、公子成以申、息之师救蔡,御诸桑隧。赵同、赵括欲战,请于武子,武子将许之。知庄子、范文子、韩献子谏曰:”不可。吾来救郑,楚师去我,吾遂至于此,是迁戮也。戮而不已,又怒楚师,战必不克。虽克,不令。成师以出,而败楚之二县,何荣之有焉?若不能败,为辱已甚,不如还也。”乃遂还。
  于是,军帅之欲战者众,或谓栾武子曰:”圣人与众同欲,是以济事。子盍従众?子为大政,将酌于民者也。子之佐十一人,其不欲战者,三人而已。欲战者可谓众矣。《商书》曰:’三人占,従二人。’众故也。”武子曰:”善钧,従众。夫善,众之主也。三卿为主,可谓众矣。従之,不亦可乎?”
  ◎ 成公七年
  【经】七年春王正月,鼷鼠食郊牛角,改卜牛。鼷鼠又食其角,乃免牛。吴伐郯。夏五月,曹伯来朝。不郊,犹三望。秋,楚公子婴齐帅师伐郑。公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、曹伯、莒子、邾子、杞伯救郑。八月戊辰,同盟于马陵。公至自会。吴入州来。冬,大雩。卫孙林父出奔晋。
  【传】七年春,吴伐郯,郯成。季文子曰:”中国不振旅,蛮夷入伐,而莫之或恤,无吊者也夫!《诗》曰:’不吊昊天,乱靡有定。’其此之谓乎!有上不吊,其谁不受乱?吾亡无日矣!”君子曰:”如惧如是,斯不亡矣。”
  郑子良相成公以如晋,见,且拜师。
  夏,曹宣公来朝。
  秋,楚子重伐郑,师于汜。诸侯救郑。郑共仲、侯羽军楚师,囚郧公钟仪,献诸晋。
  八月,同盟于马陵,寻虫牢之盟,且莒服故也。
  晋人以钟仪归,囚诸军府。
  楚围宋之役,师还,子重请取于申、吕以为赏田,王许之。申公巫臣曰:”不可。此申、吕所以邑也,是以为赋,以御北方。若取之,是无申、吕也。晋、郑必至于汉。”王乃止。子重是以怨巫臣。子反欲取夏姬,巫臣止之,遂取以行,子反亦怨之。及共王即位,子重、子反杀巫臣之族子阎、子荡及清尹弗忌及襄老之子黑要,而分其室。子重取子阎之室,使沈尹与王子罢分子荡之室,子反取黑要与清尹之室。巫臣自晋遗二子书,曰:”尔以谗慝贪婪事君,而多杀不辜。余必使尔罢于奔命以死。”
  巫臣请使于吴,晋侯许之。吴子寿梦说之。乃通吴于晋。以两之一卒适吴,舍偏两之一焉。与其射御,教吴乘车,教之战陈,教之叛楚。置其子狐庸焉,使为行人于吴。吴始伐楚,伐巢、伐徐。子重奔命。马陵之会,吴入州来。子重自郑奔命。子重、子反于是乎一岁七奔命。蛮夷属于楚者,吴尽取之,是以始大,通吴于上国。
  卫定公恶孙林父。冬,孙林父出奔晋。卫侯如晋,晋反戚焉。
  ◎ 成公八年
  【经】八年春,晋侯使韩穿来言汶阳之田,归之于齐。晋栾书帅师侵蔡。公孙婴齐如莒。宋公使华元来聘。夏,宋公使公孙寿来纳币。晋杀其大夫赵同、赵括。秋七月,天子使召伯来赐公命。冬十月癸卯,杞叔姬卒。晋侯使士燮来聘。叔孙侨如会晋士燮、齐人、邾人代郯。卫人来媵。
  【传】八年春,晋侯使韩穿来言汶阳之田,归之于齐。季文子饯之,私焉,曰:”大国制义以为盟主,是以诸侯怀德畏讨,无有贰心。谓汶阳之田,敝邑之旧也,而用师于齐,使归诸敝邑。今有二命曰:’归诸齐。’信以行义,义以成命,小国所望而怀也。信不可知,义无所立,四方诸侯,其谁不解体?《诗》曰:’女也不爽,士贰其行。士也罔极,二三其德。’七年之中,一与一夺,二三孰甚焉!士之二三,犹丧妃耦,而况霸主?霸主将德是以,而二三之,其何以长有诸侯乎?《诗》曰:’犹之未远,是用大简。’行父惧晋之不远犹而失诸侯也,是以敢私言之。”
  晋栾书侵蔡,遂侵楚获申骊。楚师之还也,晋侵沈,获沈子揖初,従知、范、韩也。君子曰:”従善如流,宜哉!《诗》曰:’恺悌君子,遐不作人。’求善也夫!作人,斯有功绩矣。”是行也,郑伯将会晋师,门于许东门,大获焉。
  声伯如莒,逆也。
  宋华元来聘,聘共姬也。
  夏,宋公使公孙寿来纳币,礼也。
  晋赵庄姬为赵婴之亡故,谮之于晋侯,曰:”原、屏将为乱。”栾、郤为征。六月,晋讨赵同、赵括。武従姬氏畜于公宫。以其田与祁奚。韩厥言于晋侯曰:”成季之勋,宣孟之忠,而无后,为善者其惧矣。三代之令王,皆数百年保天之禄。夫岂无辟王,赖前哲以免也。《周书》曰:’不敢侮鳏寡。’所以明德也。”乃立武,而反其田焉。
  秋,召桓公来赐公命。
  晋侯使申公巫臣如吴,假道于莒。与渠丘公立于池上,曰:”城已恶!”莒子曰:”辟陋在夷,其孰以我为虞?”对曰:”夫狡焉思启封疆以利社稷者,何国蔑有?唯然,故多大国矣,唯或思或纵也。勇夫重闭,况国乎?”
  冬,杞叔姬卒。来归自杞,故书。
  晋士燮来聘,言伐郯也,以其事吴故。公赂之,请缓师,文子不可,曰:”君命无贰,失信不立。礼无加货,事无二成。君后诸侯,是寡君不得事君也。燮将复之。”季孙惧,使宣伯帅师会伐郯。
  卫人来媵共姬,礼也。凡诸侯嫁女,同姓媵之,异姓则否。
  ◎ 成公九年
  【经】九年春王正月,杞伯来逆叔姬之丧以归。公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、杞伯,同盟于蒲。公至自会。二月伯姬归于宋。夏,季孙行父如宋致女。晋人来媵。秋七月丙子,齐侯无野卒。晋人执郑伯。晋栾书帅师伐郑。冬十有一月,葬齐顷公。楚公子婴齐帅师伐莒。庚申,莒溃。楚人入郓。秦人、白狄伐晋。郑人围许。城中城。
  【传】九年春,杞桓公来逆叔姬之丧,请之也。杞叔姬卒,为杞故也。逆叔姬,为我也。
  为归汶阳之田故,诸侯贰于晋。晋人惧,会于蒲,以寻马陵之盟。季文子谓范文子曰:”德则不竞,寻盟何为?”范文子曰:”勤以抚之,宽以待之,坚强以御之,明神以要之,柔服而伐贰,德之次也。”是行也,将始会吴,吴人不至。
  二月,伯姬归于宋。
  楚人以重赂求郑,郑伯会楚公子成于邓。
  夏,季文子如宋致女,复命,公享之。赋《韩奕》之五章,穆姜出于房,再拜,曰:”大夫勤辱,不忘先君以及嗣君,施及未亡人。先君犹有望也!敢拜大夫之重勤。”又赋《绿衣》之卒章而入。
  晋人来媵,礼也。
  秋,郑伯如晋。晋人讨其贰于楚也,执诸铜鞮。
  栾书伐郑,郑人使伯蠲行成,晋人杀之,非礼也。兵交,使在其间可也。楚子重侵陈以救郑。
  晋侯观于军府,见钟仪,问之曰:”南冠而絷者,谁也?”有司对曰:”郑人所献楚囚也。”使税之,召而吊之。再拜稽首。问其族,对曰:”泠人也。”公曰:”能乐乎?”对曰:”先父之职官也,敢有二事?”使与之琴,操南音。公曰:”君王何如?”对曰:”非小人之所得知也。”固问之,对曰:”其为大子也,师保奉之,以朝于婴齐而夕于侧也。不知其他。”公语范文子,文子曰:”楚囚,君子也。言称先职,不背本也。乐操土风,不忘旧也。称大子,抑无私也。名其二卿,尊君也。不背本,仁也。不忘旧,信也。无私,忠也。尊君。敏也。仁以接事,信以守之,忠以成之,敏以行之。事虽大,必济。君盍归之,使合晋、楚之成。”公従之,重为之礼,使归求成。
  冬十一月,楚子重自陈伐莒,围渠丘。渠丘城恶,众溃,奔莒。戊申,楚入渠丘。莒人囚楚公子平,楚人曰:”勿杀!吾归而俘。”莒人杀之。楚师围莒。莒城亦恶,庚申,莒溃。楚遂入郓,莒无备故也。
  君子曰:”恃陋而不备,罪之大者也;备豫不虞,善之大者也。莒恃其陋,而不修城郭,浃辰之间,而楚克其三都,无备也夫!《诗》曰:’虽有丝、麻,无弃菅、蒯;虽有姬、姜,无弃蕉萃。凡百君子,莫不代匮。’言备之不可以已也。”
  秦人、白狄伐晋,诸侯贰故也。
  郑人围许,示晋不急君也。是则公孙申谋之,曰:”我出师以围许,为将改立君者,而纾晋使,晋必归君。”
  城中城,书,时也。
  十二月,楚子使公子辰如晋,报钟仪之使,请修好结成。
  ◎ 成公十年
  【经】十年春,卫侯之弟黑背帅师侵郑。夏四月,五卜郊,不従,乃不郊。五月,公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、曹伯伐郑。齐人来媵。丙午,晋侯獳卒。秋七月,公如晋。冬十月。
  【传】十年春,晋侯使籴伐如楚,报大宰子商之使也。
  卫子叔黑背侵郑,晋命也。
  郑公子班闻叔申之谋。三月,子如立公子繻。夏四月,郑人杀繻,立髡顽。子如奔许。栾武子曰:”郑人立君,我执一人焉,何益?不如伐郑而归其君,以求成焉。”晋侯有疾。五月,晋立大子州蒲以为君,而会诸侯伐郑。郑子罕赂以襄钟,子然盟于修泽,子驷为质。辛巳,郑伯归。
  晋侯梦大厉,被发及地,搏膺而踊,曰:”杀余孙,不义。余得请于帝矣!”坏大门及寝门而入。公惧,入于室。又坏户。公觉,召桑田巫。巫言如梦。公曰:”何如?曰:”不食新矣。”公疾病,求医于秦。秦伯使医缓为之。未至,公梦疾为二竖子,曰:”彼,良医也。惧伤我,焉逃之?”其一曰:”居肓之上,膏之下,若我何?”医至,曰:”疾不可为也。在肓之上,膏之下,攻之不可,达之不及,药不至焉,不可为也。”公曰:”良医也。”厚为之礼而归之。六月丙午,晋侯欲麦,使甸人献麦,馈人为之。召桑田巫,示而杀之。将食,张,如厕,陷而卒。小臣有晨梦负公以登天,及日中,负晋侯出诸厕,遂以为殉。
  郑伯讨立君者,戊申,杀叔申、叔禽。君子曰:”忠为令德,非其人犹不可,况不令乎?”
  秋,公如晋。晋人止公,使送葬。于是籴伐未反。
  冬,葬晋景公。公送葬,诸侯莫在。鲁人辱之,故不书,讳之也。
  ◎ 成公十一年
  【经】十有一年春王三月,公至自晋。晋侯使郤犨来聘,己丑,及郤犨盟。夏,季孙行父如晋。秋,叔孙侨如如齐。冬十月。
  【传】十一年春,王三月,公至自晋。晋人以公为贰于楚,故止公。公请受盟,而后使归。
  郤犨来聘,且莅盟。
  声伯之母不聘,穆姜曰:”吾不以妾为姒。”生声伯而出之,嫁于齐管于奚。生二子而寡,以归声伯。声伯以其外弟为大夫,而嫁其外妹于施孝叔。郤犨来聘,求妇于声伯。声伯夺施氏妇以与之。妇人曰:”鸟兽犹不失俪,子将若何?”曰:”吾不能死亡。”妇人遂行,生二子于郤氏。郤氏亡,晋人归之施氏,施氏逆诸河,沉其二子。妇人怒曰:”己不能庇其伉俪而亡之,又不能字人之孤而杀之,将何以终?”遂誓施氏。
  夏,季文子如晋报聘,且莅盟也。
  周公楚恶惠、襄之逼也,且与伯与争政,不胜,怒而出。及阳樊,王使刘子复之,盟于鄄而入。三日,复出奔晋。
  秋,宣伯聘于齐,以修前好。
  晋郤至与周争鄇田,王命刘康公、单襄公讼诸晋。郤至曰:”温,吾故也,故不敢失。”刘子、单子曰:”昔周克商,使诸侯抚封,苏忿生以温为司寇,与檀伯达封于河。苏氏即狄,又不能于狄而奔卫。襄王劳文公而赐之温,狐氏、阳氏先处之,而后及子。若治其故,则王官之邑也,子安得之?”晋侯使郤至勿敢争。
  宋华元善于令尹子重,又善于栾武子。闻楚人既许晋籴伐成,而使归复命矣。冬,华元如楚,遂如晋,合晋、楚之成。
  秦、晋为成,将会于令狐。晋侯先至焉,秦伯不肯涉河,次于王城,使史颗盟晋侯于河东。晋郤犨盟秦伯于河西。范文子曰:”是盟也何益?齐盟,所以质信也。会所,信之始也。始之不従,其何质乎?”秦伯归而背晋成。
  ◎ 成公十二年
  【经】十有二年春,周公出奔晋。夏,公会晋侯、卫侯于琐泽。秋,晋人败狄于交刚。冬十月。
  【传】十二年春,王使以周公之难来告。书曰:”周公出奔晋。”凡自周无出,周公自出故也。
  宋华元克合晋、楚之成。夏五月,晋士燮会楚公子罢、许偃。癸亥,盟于宋西门之外,曰:”凡晋、楚无相加戎,好恶同之,同恤菑危,备救凶患。若有害楚,则晋伐之。在晋,楚亦如之。交贽往来,道路无壅,谋其不协,而讨不庭有渝此盟,明神殛之,俾队其师,无克胙国。”郑伯如晋听成,会于琐泽,成故也。
  狄人间宋之盟以侵晋,而不设备。秋,晋人败狄于交刚。
  晋郤至如楚聘,且莅盟。楚子享之,子反相,为地室而县焉。郤至将登,金奏作于下,惊而走出。子反曰:”日云莫矣,寡君须矣,吾子其入也!”宾曰:”君不忘先君之好,施及下臣,贶之以大礼,重之以备乐。如天之福,两君相见,何以代此。下臣不敢。”子反曰:”如天之福,两君相见,无亦唯是一矢以相加遗,焉用乐?寡君须矣,吾子其入也!”宾曰:”若让之以一矢,祸之大者,其何福之为?世之治也,诸侯间于天子之事,则相朝也,于是乎有享宴之礼。享以训共俭,宴以示慈惠。共俭以行礼,而慈惠以布政。政以礼成,民是以息。百官承事,朝而不夕,此公侯之所以扞城其民也。故《诗》曰:’赳赳武夫,公侯干城。’及其乱也,诸侯贪冒,侵欲不忌,争寻常以尽其民,略其武夫,以为己腹心股肱爪牙。故《诗》曰:’赳赳武夫,公侯腹心。’天下有道,则公侯能为民干城,而制其腹心。乱则反之。今吾子之言,乱之道也,不可以为法。然吾子,主也,至敢不従?”遂入,卒事。归,以语范文子。文子曰:”无礼必食言,吾死无日矣夫!”
  冬,楚公子罢如晋聘,且莅盟。十二月,晋侯及楚公子罢盟于赤棘。
  ◎ 成公十三年
  【经】十有三年春,晋侯使郤锜来乞师。三月,公如京师。夏五月,公自京师,遂会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、邾人、滕人伐秦。曹伯卢卒于师。秋七月,公至自伐秦。冬,葬曹宣公。
  【传】十三年春,晋侯使郤锜来乞师,将事不敬。孟献子曰:”郤氏其亡乎!礼,身之干也。敬,身之基也。郤子无基。且先君之嗣卿也,受命以求师,将社稷是卫,而惰,弃君命也。不亡何为?”
  三月,公如京师。宣伯欲赐,请先使,王以行人之礼礼焉。孟献子従。王以为介,而重贿之。
  公及诸侯朝王,遂従刘康公、成肃公会晋侯伐秦。成子受脤于社,不敬。刘子曰:”吾闻之,民受天地之中以生,所谓命也。是以有动作礼义威仪之则,以定命也。能者养以之福,不能者败以取祸。是故君子勤礼,小人尽力,勤礼莫如致敬,尽力莫如敦笃。敬在养神,笃在守业。国之大事,在祀与戎,祀有执膰,戎有受脤,神之大节也。今成子惰,弃其命矣,其不反乎?”
  夏四月戊午,晋侯使吕相绝秦,曰:”昔逮我献公,及穆公相好,戮力同心,申之以盟誓,重之以昏姻。天祸晋国,文公如齐,惠公如秦。无禄,献公即世,穆公不忘旧德,俾我惠公用能奉祀于晋。又不能成大勋,而为韩之师。亦悔于厥心,用集我文公,是穆之成也。文公躬擐甲胄,跋履山川,逾越险阻,征东之诸侯,虞、夏、商、周之胤,而朝诸秦,则亦既报旧德矣。郑人怒君之疆埸,我文公帅诸侯及秦围郑。秦大夫不询于我寡君,擅及郑盟。诸侯疾之,将致命于秦。文公恐惧,绥静诸侯,秦师克还无害,则是我有大造于西也。无禄,文公即世,穆为不吊,蔑死我君,寡我襄公,迭我淆地,奸绝我好,伐我保城,殄灭我费滑,散离我兄弟,挠乱我同盟,倾覆我国家。我襄公未忘君之旧勋,而惧社稷之陨,是以有淆之师。犹愿赦罪于穆公,穆公弗听,而即楚谋我。天诱其衷,成王殒命,穆公是以不克逞志于我。穆、襄即世,康、灵即位。康公,我之自出,又欲阙翦我公室,倾覆我社稷,帅我蝥贼,以来荡摇我边疆。我是以有令狐之役。康犹不悛,入我河曲,伐我涷川,俘我王官,翦我羁马,我是以有河曲之战。东道之不通,则是康公绝我好也。
  及君之嗣也,我君景公引领西望曰:’庶抚我乎!’君亦不惠称盟,利吾有狄难,入我河县,焚我箕、郜,芟夷我农功,虔刘我边陲。我是以有辅氏之聚。”君亦悔祸之延,而欲徼福于先君献、穆,使伯车来,命我景公曰:’吾与女同好弃恶,复修旧德,以追念前勋,’言誓未就,景公即世,我寡君是以有令狐之会。君又不祥,背弃盟誓。白狄及君同州,君之仇仇,而我之昏姻也。君来赐命曰:’吾与女伐狄。’寡君不敢顾昏姻,畏君之威,而受命于吏。君有二心于狄,曰:’晋将伐女。’狄应且憎,是用告我。楚人恶君之二三其德也,亦来告我曰:’秦背令狐之盟,而来求盟于我:”昭告昊天上帝、秦三公、楚三王曰:’余虽与晋出入,余唯利是视。’不谷恶其无成德,是用宣之,以惩不壹。”诸侯备闻此言,斯是用痛心疾首,昵就寡人。寡人帅以听命,唯好是求。君若惠顾诸侯,矜哀寡人,而赐之盟,则寡人之愿也。其承宁诸侯以退,岂敢徼乱。君若不施大惠,寡人不佞,其不能以诸侯退矣。敢尽布之执事,俾执事实图利之!”
  秦桓公既与晋厉公为令狐之盟,而又召狄与楚,欲道以伐晋,诸侯是以睦于晋。晋栾书将中军,荀庚佐之。士燮将上军,郤锜佐之。韩厥将下军,荀罃佐之。赵旃将新军,郤至佐之。郤毅御戎,栾钅咸为右。孟献子曰:”晋帅乘和,师必有大功。”五月丁亥,晋师以诸侯之师及秦师战于麻隧。秦师败绩,获秦成差及不更女父。曹宣公卒于师。师遂济泾,及侯丽而还。迓晋侯于新楚。
  成肃公卒于瑕。
  六月丁卯夜,郑公子班自訾求入于大宫,不能,杀子印、子羽。反军于市,己巳,予驷帅国人盟于大宫,遂従而尽焚之,杀子如、子龙、孙叔、孙知。
  曹人使公子负刍守,使公子欣时逆曹伯之丧。秋,负刍杀其大子而自立也。诸侯乃请讨之,晋人以其役之劳,请俟他年。冬,葬曹宣公。既葬,子臧将亡,国人皆将従之。成公乃惧,告罪,且请焉,乃反,而致其邑。
  ◎ 成公十四年
  【经】十有四年春王正月,莒子朱卒。夏,卫孙林父自晋归于卫。秋,叔孙侨如如齐逆女。郑公子喜帅师伐许。九月,侨如以夫人妇姜氏至自齐。冬十月庚寅,卫侯臧卒。秦伯卒。
  【传】十四年春,卫侯如晋,晋侯强见孙林父焉,定公不可。夏,卫侯既归,晋侯使郤犨送孙林父而见之。卫侯欲辞,定姜曰:”不可。是先君宗卿之嗣也,大国又以为请,不许,将亡。虽恶之,不犹愈于亡乎?君其忍之!安民而宥宗卿,不亦可乎?”卫侯见而复之。
  卫侯飨苦成叔,宁惠子相。苦成叔傲。宁子曰:”苦成家其亡乎!古之为享食也,以观威仪、省祸福也。故《诗》曰:’兕觥其觩,旨酒思柔,彼交匪傲,万福来求。’今夫子傲,取祸之道也。”
  秋,宣伯如齐逆女。称族,尊君命也。
  八月,郑子罕伐许,败焉。戊戌,郑伯复伐许。庚子,入其郛。许人平以叔申之封。
  九月,侨如以夫人妇姜氏至自齐。舍族,尊夫人也。故君子曰:”《春秋》之称,微而显,志而晦,婉而成章,尽而不污,惩恶而劝善。非圣人谁能修之?”
  卫侯有疾,使孔成子、宁惠子立敬姒之子衎以为大子。冬十月,卫定公卒。夫人姜氏既哭而息,见大子之不哀也,不内酌饮。叹曰:”是夫也,将不唯卫国之败,其必始于未亡人!乌呼!天祸卫国也夫!吾不获鱄也使主社稷。”大夫闻之,无不耸惧。孙文子自是不敢舍其重器于卫,尽置诸戚,而甚善晋大夫。
  ◎ 成公十五年
  【经】十有五年春王二月,葬卫定公。三月乙巳,仲婴齐卒。癸丑,公会晋侯、卫侯、郑伯、曹伯、宋世子成、齐国佐,邾人同盟于戚。晋侯执曹伯归于京师。公至自会。夏六月,宁公固卒。楚子伐郑。秋八月庚辰,葬宋共公。宋华元出奔晋。宋华元自晋归于宋。宋杀其大夫山。宋鱼石出奔楚。冬十有一月,叔孙侨如会晋士燮、齐高无咎、宋华元、卫孙林父、郑公子鯂、邾人会吴于钟离。许迁于叶。
  【传】十五年春,会于戚,讨曹成公也。执而归诸京师。书曰:”晋侯执曹伯。”不及其民也。凡君不道于其民,诸侯讨而执之,则曰某人执某侯。不然,则否。
  诸侯将见子臧于王而立之,子臧辞曰:”《前志》有之,曰:’圣达节,次守节,下失节。’为君,非吾节也。虽不能圣,敢失守乎?”遂逃,奔宋。
  夏六月,宋共公卒。
  楚将北师。子囊曰:”新与晋盟而背之,无乃不可乎?”子反曰:”敌利则进,何盟之有?”申叔时老矣,在申,闻之,曰:”子反必不免。信以守礼,礼以庇身,信礼之亡,欲免得乎?”楚子侵郑,及暴隧,遂侵卫,及首止。郑子罕侵楚,取新石。栾武子欲报楚,韩献子曰:”无庸,使重其罪,民将叛之。无民,孰战?”
  秋八月,葬宋共公。于是华元为右师,鱼石为左师,荡泽为司马,华喜为司徒,公孙师为司城,向为人为大司寇,鳞朱为少司寇,向带为大宰,鱼府为少宰。荡泽弱公室,杀公子肥。华元曰:”我为右师,君臣之训,师所司也。今公室卑而不能正,吾罪大矣。不能治官,敢赖宠乎?”乃出奔晋。
  二华,戴族也;司城,庄族也;六官者,皆桓族也。鱼石将止华元,鱼府曰:”右师反,必讨,是无桓氏也。”鱼石曰:”右师苟获反,虽许之讨,必不敢。且多大功,国人与之,不反,惧桓氏之无祀于宋也。右师讨,犹有戌在,桓氏虽亡,必偏。”鱼石自止华元于河上。请讨,许之,乃反。使华喜、公孙师帅国人攻荡氏,杀子山。书曰:”宋杀大夫山。”言背其族也。
  鱼石、向为人、鳞朱、向带、鱼府出舍于睢上。华元使止之,不可。冬十月,华元自止之,不可。乃反。鱼府曰:”今不従,不得入矣。右师视速而言疾,有异志焉。若不我纳,今将驰矣。”登丘而望之,则驰。聘而従之,则决睢澨,闭门登陴矣。左师、二司寇、二宰遂出奔楚。华元使向戌为左师,老佐为司马,乐裔为司寇,以靖国人。
  晋三郤害伯宗,谮而杀之,及栾弗忌。伯州犁奔楚。韩献子曰:”郤氏其不免乎!善人,天地之纪也,而骤绝之,不亡何待?”
  初,伯宗每朝,其妻必戒之曰:”‘盗憎主人,民恶其上。’子好直言,必及于难。”
  十一月,会吴于钟离,始通吴也。
  许灵公畏逼于郑,请迁于楚。辛丑,楚公子申迁许于叶。
  ◎ 成公十六年
  【经】十有六年春王正月,雨,木冰。夏四月辛未,滕子卒。郑公子喜帅师侵宋。六月丙寅朔,日有食之。晋侯使栾黡来乞师。甲午晦,晋侯及楚子、郑伯战于鄢陵。楚子、郑师败绩。楚杀其大夫公子侧。秋,公会晋侯、齐侯、卫侯、宋华元、邾人于沙随,不见公。公至自会。公会尹子,晋侯、齐国佐、邾人伐郑。曹伯归自京师。九月,晋人执季孙行父,舍之于苕丘。冬十月乙亥,叔孙侨如出奔齐。十有二月乙丑,季孙行父及晋郤犨盟于扈。公至自会。乙酉,刺公子偃。
  【传】十六年春,楚子自武城使公子成以汝阴之田求成于郑。郑叛晋,子驷従楚子盟于武城。
  夏四月,滕文公卒。
  郑子罕伐宋,宋将鉏、乐惧败诸汋陂。退,舍于夫渠,不儆,郑人覆之,败诸汋陵,获将鉏、乐惧。宋恃胜也。
  卫侯伐郑,至于鸣雁,为晋故也。
  晋侯将伐郑,范文子曰:”若逞吾愿,诸侯皆叛,晋可以逞。若唯郑叛,晋国之忧,可立俟也。”栾武子曰:”不可以当吾世而失诸侯,必伐郑。”乃兴师。栾书将中军,士燮佐之。郤锜将上军,荀偃佐之。韩厥将下军,郤至佐新军,荀罃居守。郤犨如卫,遂如齐,皆乞师焉。栾黡来乞师,孟献子曰:”有胜矣。”戊寅,晋师起。
  郑人闻有晋师,使告于楚,姚句耳与往。楚子救郑,司马将中军,令尹将左,右尹子辛将右。过申,子反入见申叔时,曰:”师其何如?”对曰:”德、刑、详、义、礼、信,战之器也。德以施惠,刑以正邪,详以事神,义以建利,礼以顺时,信以守物。民生厚而德正,用利而事节,时顺而物成。上下和睦,周旋不逆,求无不具,各知其极。故《诗》曰:’立我烝民,莫匪尔极。’是以神降之福,时无灾害,民生敦庞,和同以听,莫不尽力以従上命,致死以补其阙。此战之所由克也。今楚内弃其民,而外绝其好,渎齐盟,而食话言,奸时以动,而疲民以逞。民不知信,进退罪也。人恤所底,其谁致死?子其勉之!吾不复见子矣。”姚句耳先归,子驷问焉,对曰:”其行速,过险而不整。速则失志,不整丧列。志失列丧,将何以战?楚惧不可用也。”
  五月,晋师济河。闻楚师将至,范文子欲反,曰:”我伪逃楚,可以纾忧。夫合诸侯,非吾所能也,以遗能者。我若群臣辑睦以事君,多矣。”武子曰:”不可。”
  六月,晋、楚遇于鄢陵。范文子不欲战,郤至曰:”韩之战,惠公不振旅。箕之役,先轸不反命,邲之师,荀伯不复従。皆晋之耻也。子亦见先君之事矣。今我辟楚,又益耻也。”文子曰:”吾先君之亟战也,有故。秦、狄、齐、楚皆强,不尽力,子孙将弱。今三强服矣,敌楚而已。唯圣人能外内无患,自非圣人,外宁必有内忧。盍释楚以为外惧乎?”
  甲午晦,楚晨压晋军而陈。军吏患之。范匄趋进,曰:”塞井夷灶,陈于军中,而疏行首。晋、楚唯天所授,何患焉?”文子执戈逐之,曰:”国之存亡,天也。童子何知焉?”栾书曰:”楚师轻窕,固垒而待之,三日必退。退而击之,必获胜焉。”郤至曰:”楚有六间,不可失也。其二卿相恶。王卒以旧。郑陈而不整。蛮军而不陈。陈不违晦,在陈而嚣,合而加嚣,各顾其后,莫有斗心。旧不必良,以犯天忌。我必克之。”
  楚子登巢车以望晋军,子重使大宰伯州犁侍于王后。王曰:”骋而左右,何也?”曰:”召军吏也。””皆聚于军中矣!”曰:”合谋也。””张幕矣。”曰:”虔卜于先君也。””彻幕矣!”曰:”将发命也。””甚嚣,且尘上矣!”曰:”将塞井夷灶而为行也。””皆乘矣,左右执兵而下矣!”曰:”听誓也。””战乎?”曰:”未可知也。””乘而左右皆下矣!”曰:”战祷也。”伯州犁以公卒告王。苗贲皇在晋侯之侧,亦以王卒告。皆曰:”国士在,且厚,不可当也。”苗贲皇言于晋侯曰:”楚之良,在其中军王族而已。请分良以击其左右,而三军萃于王卒,必大败之。”公筮之,史曰:”吉。其卦遇《复》三,曰:’南国戚,射其元王中厥目。’国戚王伤,不败何待?”公従之。有淖于前,乃皆左右相违于淖。步毅御晋厉公,栾钅咸为右。彭名御楚共王,潘党为右。石首御郑成公,唐苟为右。栾、范以其族夹公行,陷于淖。栾书将载晋侯,钅咸曰:”书退!国有大任,焉得专之?且侵官,冒也;失官,慢也;离局,奸也。有三不罪焉,可犯也。”乃掀公以出于淖。
  癸巳,潘尫之党与养由基蹲甲而射之,彻七札焉。以示王,曰:”君有二臣如此,何忧于战?”王怒曰:”大辱国。诘朝,尔射,死艺。”吕锜梦射月,中之,退入于泥。占之,曰:”姬姓,日也。异姓,月也,必楚王也。射而中之,退入于泥,亦必死矣。”及战,射共王,中目。王召养由基,与之两矢,使射吕锜,中项,伏弢。以一矢复命。
  郤至三遇楚子之卒,见楚子,必下,免胄而趋风。楚子使工尹襄问之以弓,曰:”方事之殷也,有韎韦之跗注,君子也。识见不谷而趋,无乃伤乎?”郤至见客,免胄承命,曰:”君之外臣至,従寡君之戎事,以君之灵,间蒙甲胄,不敢拜命,敢告不宁君命之辱,为事之故,敢肃使者。”三肃使者而退。
  晋韩厥従郑伯,其御杜溷罗曰:”速従之!其御屡顾,不在马,可及也。”韩厥曰:”不可以再辱国君。”乃止。郤至従郑伯,其右茀翰胡曰:”谍辂之,余従之乘而俘以下。”郤至曰:”伤国君有刑。”亦止。石首曰:”卫懿公唯不去其旗,是以败于荧。”乃旌于弢中。唐苟谓石首曰:”子在君侧,败者壹大。我不如子,子以君免,我请止。”乃死。
  楚师薄于险,叔山冉谓养由基曰:”虽君有命,为国故,子必射!”乃射。再发,尽殪。叔山冉搏人以投,中车,折轼。晋师乃止。囚楚公子伐。
  栾钅咸见子重之旌,请曰:”楚人谓夫旌,子重之麾也。彼其子重也。日臣之使于楚也,子重问晋国之勇。臣对曰:’好以众整。’曰:’又何如?’臣对曰:’好以暇。’今两国治戎,行人不使,不可谓整。临事而食言,不可谓暇。请摄饮焉。”公许之。使行人执榼承饮,造于子重,曰:”寡君乏使,使钅咸御持矛。是以不得犒従者,使某摄饮。”子重曰:”夫子尝与吾言于楚,必是故也,不亦识乎!”受而饮之。免使者而复鼓。
  旦而战,见星未已。子反命军吏察夷伤,补卒乘,缮甲兵,展车马,鸡鸣而食,唯命是听。晋人患之。苗贲皇徇曰:”搜乘补卒,秣马利兵,修陈固列,蓐食申祷,明日复战。”乃逸楚囚。王闻之,召子反谋。谷阳竖献饮于子反,子反醉而不能见。王曰:”天败楚也夫!余不可以待。”乃宵遁。晋入楚军,三日谷。范文子立于戎马之前,曰:”君幼,诸臣不佞,何以及此?君其戒之!《周书》曰’唯命不于常’,有德之谓。”
  楚师还,及瑕,王使谓子反曰:”先大夫之覆师徒者,君不在。子无以为过,不谷之罪也。”子反再拜稽首曰:”君赐臣死,死且不朽。臣之卒实奔,臣之罪也。”子重复谓子反曰:”初陨师徒者,而亦闻之矣!盍图之?”对曰:”虽微先大夫有之,大夫命侧,侧敢不义?侧亡君师,敢忘其死。”王使止之,弗及而卒。
  战之日,齐国佐、高无咎至于师。卫侯出于卫,公出于坏隤。宣伯通于穆姜,欲去季、孟,而取其室。将行,穆姜送公,而使逐二子。公以晋难告,曰:”请反而听命。”姜怒,公子偃、公子鉏趋过,指之曰:”女不可,是皆君也。”公待于坏隤,申宫儆备,设守而后行,是以后。使孟献子守于公宫。
  秋,会于沙随,谋伐郑也。宣伯使告郤犨曰:”鲁侯待于坏隤以待胜者。”郤犨将新军,且为公族大夫,以主东诸侯。取货于宣伯而诉公于晋侯,晋侯不见公。
  曹人请于晋曰:”自我先君宣公即位,国人曰:’若之何忧犹未弭?’而又讨我寡君,以亡曹国社稷之镇公子,是大泯曹也。先君无乃有罪乎?若有罪,则君列诸会矣。君唯不遗德刑,以伯诸侯。岂独遗诸敝邑?取私布之。”
  七月,公会尹武公及诸侯伐郑。将行,姜又命公如初。公又申守而行。诸侯之师次于郑西。我师次于督扬,不敢过郑。子叔声伯使叔孙豹请逆于晋师。为食于郑郊。师逆以至。声伯四日不食以待之,食使者而后食。
  诸侯迁于制田。知武子佐下军,以诸侯之师侵陈,至于鸣鹿。遂侵蔡。未反,诸侯迁于颍上。戊午,郑子罕宵军之,宋、齐、卫皆失军。
  曹人复请于晋,晋侯谓子臧:”反,吾归而君。”子臧反,曹伯归。子臧尽致其邑与卿而不出。
  宣伯使告郤犨曰:”鲁之有季、孟,犹晋之有栾、范也,政令于是乎成。今其谋曰:’晋政多门,不可従也。宁事齐、楚,有亡而已,蔑従晋矣。’若欲得志于鲁,请止行父而杀之,我毙蔑也而事晋,蔑有贰矣。鲁不贰,小国必睦。不然,归必叛矣。”
  九月,晋人执季文子于苕丘。公还,待于郓。使子叔声伯请季孙于晋,郤犨曰:”苟去仲孙蔑而止季孙行父,吾与子国,亲于公室。”对曰:”侨如之情,子必闻之矣。若去蔑与行父,是大弃鲁国而罪寡君也。若犹不弃,而惠徼周公之福,使寡君得事晋君。则夫二人者,鲁国社稷之臣也。若朝亡之,鲁必夕亡。以鲁之密迩仇雠,亡而为仇,治之何及?”郤犨曰:”吾为子请邑。”对曰:”婴齐,鲁之常隶也,敢介大国以求厚焉!承寡君之命以请,若得所请,吾子之赐多矣。又何求?”范文子谓栾武子曰:”季孙于鲁,相二君矣。妾不衣帛,马不食粟,可不谓忠乎?信谗慝而弃忠良,若诸侯何?子叔婴齐奉君命无私,谋国家不贰,图其身不忘其君。若虚其请,是弃善人也。子其图之!”乃许鲁平,赦季孙。
  冬十月,出叔孙侨如而盟之,侨如奔齐。
  十二月,季孙及郤犨盟于扈。归,刺公子偃,召叔孙豹于齐而立之。
  齐声孟子通侨如,使立于高、国之间。侨如曰:”不可以再罪。”奔卫,亦间于卿。
  晋侯使郤至献楚捷于周,与单襄公语,骤称其伐。单子语诸大夫曰:”温季其亡乎!位于七人之下,而求掩其上。怨之所聚,乱之本也。多怨而阶乱,何以在位?《夏书》曰:’怨岂在明?不见是图。’将慎其细也。今而明之,其可乎?”
  ◎ 成公十七年
  【经】十有七年春,卫北宫括帅师侵郑。夏,公会尹子、单子、晋侯、齐侯、宋公、卫侯、曹伯、邾人伐郑。六月乙酋,同盟于柯陵。秋,公至自会。齐高无咎出奔莒。九月辛丑,用郊。晋侯使荀罃来乞师。冬,公会单子、晋侯、宋公、卫侯、曹伯、齐人、邾人伐郑。十有一月,公至自伐郑。壬申,公孙婴卒于貍脤。十有二月丁巳朔,日有食之。邾子玃且卒。晋杀其大夫郤锜、郤犨、郤至。楚人灭舒庸。
  【传】十七年春,王正月,郑子驷侵晋虚、滑。卫北宫括救晋,侵郑,至于高氏。
  夏五月,郑大子髡顽、侯孺为质于楚,楚公子成、公子寅戍郑。公会尹武公、单襄公及诸侯伐郑,自戏童至于曲洧。
  晋范文子反自鄢陵,使其祝宗祈死,曰:”君骄侈而克敌,是天益其疾也。难将作矣!爱我者惟祝我,使我速死,无及于难,范氏之福也。”六月戊辰,士燮卒。
  乙酉同盟于柯陵,寻戚之盟也。
  楚子重救郑,师于首止。诸侯还。
  齐庆克通于声孟子,与妇人蒙衣乘辇而入于闳。鲍牵见之,以告国武子,武子召庆克而谓之。庆克久不出,而告夫人曰:”国子谪我!”夫人怒。国子相灵公以会,高、鲍处守。及还,将至,闭门而索客。孟子诉之曰:”高、鲍将不纳君,而立公子角。国子知之。”秋七月壬寅,刖鲍牵而逐高无咎。无咎奔莒,高弱以卢叛。齐人来召鲍国而立之。
  初,鲍国去鲍氏而来为施孝叔臣。施氏卜宰,匡句须吉。施氏之宰,有百室之邑。与匡句须邑,使为宰。以让鲍国,而致邑焉。施孝叔曰:”子实吉。”对曰:”能与忠良,吉孰大焉!”鲍国相施氏忠,故齐人取以为鲍氏后。仲尼曰:”鲍庄子之知不如葵,葵犹能卫其足。”
  冬,诸侯伐郑。十月庚午,围郑。楚公子申救郑,师于汝上。十一月,诸侯还。
  初,声伯梦涉洹,或与己琼瑰,食之,泣而为琼瑰,盈其怀。従而歌之曰:”济洹之水,赠我以琼瑰。归乎!归乎!琼瑰盈吾怀乎!”惧不敢占也。还自郑,壬申,至于狸脤而占之,曰:”余恐死,故不敢占也。今众繁而従余三年矣,无伤也。”言之,之莫而卒。
  齐侯使崔杼为大夫,使庆克佐之,帅师围卢。国佐従诸侯围郑,以难请而归。遂如卢师,杀庆克,以谷叛。齐侯与之盟于徐关而复之。十二月,卢降。使国胜告难于晋,待命于清。
  晋厉公侈,多外嬖。反自鄢陵,欲尽去群大夫,而立其左右。胥童以胥克之废也,怨郤氏,而嬖于厉公。郤锜夺夷阳五田,五亦嬖于厉公。郤犨与长鱼矫争田,执而梏之,与其父母妻子同一辕。既,矫亦嬖于厉公。栾书怨郤至,以其不従己而败楚师也,欲废之。使楚公子伐告公曰:”此战也,郤至实召寡君。以东师之未至也,与军帅之不具也,曰:’此必败!吾因奉孙周以事君。'”公告栾书,书曰:”其有焉!不然,岂其死之不恤,而受敌使乎?君盍尝使诸周而察之?”郤至聘于周,栾书使孙周见之。公使觇之,信。遂怨郤至。
  厉公田,与妇人先杀而饮酒,后使大夫杀。郤至奉豕,寺人孟张夺之,郤至射而杀之。公曰:”季子欺余。”
  厉公将作难,胥童曰:”必先三郤,族大多怨。去大族不逼,敌多怨有庸。”公曰:”然。”郤氏闻之,郤锜欲攻公,曰:”虽死,君必危。”郤至曰:”人所以立,信、知、勇也。信不叛君,知不害民,勇不作乱。失兹三者,其谁与我?死而多怨,将安用之?君实有臣而杀之,其谓君何?我之有罪,吾死后矣!若杀不辜,将失其民,欲安,得乎?待命而已!受君之禄是以聚党。有党而争命,罪孰大焉!”
  壬午,胥童、夷羊五帅甲八百,将攻郤氏。长鱼矫请无用众,公使清沸魋助之,抽戈结衽,而伪讼者。三郤将谋于榭。矫以戈杀驹伯、苦成叔于其位。温季曰:”逃威也!”遂趋。矫及诸其车,以戈杀之,皆尸诸朝。
  胥童以甲劫栾书、中行偃于朝。矫曰:”不杀二子,忧必及君。”公曰:”一朝而尸三卿,余不忍益也。”对曰:”人将忍君。臣闻乱在外为奸,在内为轨。御奸以德,御轨以刑。不施而杀,不可谓德。臣逼而不讨,不可谓刑。德刑不立,奸轨并至。臣请行。”遂出奔狄。公使辞于二子,曰:”寡人有讨于郤氏,既伏其辜矣。大夫无辱,其复职位。”皆再拜稽首曰:”君讨有罪,而免臣于死,君之惠也。二臣虽死,敢忘君德。”乃皆归。公使胥童为卿。
  公游于匠丽氏,栾书、中行偃遂执公焉。召士匄,士匄辞。召韩厥,韩厥辞,曰:”昔吾畜于赵氏,孟姬之谗,吾能违兵。古人有言曰:’杀老牛莫之敢尸。’而况君乎?二三子不能事君,焉用厥也!”
  舒庸人以楚师之败也,道吴人围巢,伐驾,围厘、虺,遂恃吴而不设备。楚公子櫜师袭舒庸,灭之。
  闰月乙卯晦,栾书、中行偃杀胥童。民不与郤氏,胥童道君为乱,故皆书曰:”晋杀其大夫。”
  ◎ 成公十八年
  【经】十有八年春王正月,晋杀其大夫胥童。庚申,晋弑其君州蒲。齐杀其大夫国佐。公如晋。夏,楚子、郑伯伐宋。宋鱼石复入于彭城。公至自晋。晋侯使士匄来聘。秋,杞伯来朝。八月,邾子来朝,筑鹿囿。己丑,公薨于路寝。冬,楚人、郑人侵宋。晋侯使士鲂来乞师。十有二月,仲孙蔑会晋侯、宋公、卫侯、邾子、齐崔杼同盟于虚朾。丁未,葬我君成公。
  【传】十八年春,王正月庚申,晋栾书、中行偃使程滑弑厉公,葬之于翼东门之外,以车一乘。使荀罃、士鲂逆周子于京师而立之,生十四年矣。大夫逆于清原,周子曰:”孤始愿不及此。虽及此,岂非天乎!抑人之求君,使出命也,立而不従,将安用君?二三子用我今日,否亦今日,共而従君,神之所福也。”对曰:”群臣之愿也,敢不唯命是听。”庚午,盟而入,馆于伯子同氏。辛巳,朝于武宫,逐不臣者七人。周子有兄而无慧,不能辨菽麦,故不可立。
  齐为庆氏之难故,甲申晦,齐侯使士华免以戈杀国佐于内宫之朝。师逃于夫人之宫。书曰:”齐杀其大夫国佐。”弃命,专杀,以谷叛故也。使清人杀国胜。国弱来奔,王湫奔莱。庆封为大夫,庆佐为司寇。既,齐侯反国弱,使嗣国氏,礼也。
  二月乙酉朔,晋侯悼公即位于朝。始命百官,施舍、己责,逮鳏寡,振废滞,匡乏困,救灾患,禁淫慝,薄赋敛,宥罪戾,节器用,时用民,欲无犯时。使魏相、士鲂、魏颉、赵武为卿。荀家、荀会、栾黡、韩无忌为公族大夫,使训卿之子弟共俭孝弟。使士渥浊为大傅,使修范武子之法。右行辛为司空,使修士蒍之法。弁纠御戎,校正属焉,使训诸御知义。荀宾为右,司士属焉,使训勇力之士时使。卿无共御,立军尉以摄之。祁奚为中军尉,羊舌职佐之,魏绛为司马,张老为候奄。铎遏寇为上军尉,籍偃为之司马,使训卒乘亲以听命。程郑为乘马御,六驺属焉,使训群驺知礼。凡六官之长,皆民誉也。举不失职,官不易方,爵不逾德,师不陵正,旅不逼师,民无谤言,所以复霸也。
  公如晋,朝嗣君也。
  夏六月,郑伯侵宋,及曹门外。遂会楚子伐宋,取朝郏。楚子辛、郑皇辰侵城郜,取幽丘,同伐彭城,纳宋鱼石、向为人、鳞朱、向带、鱼府焉,以三百乘戍之而还。书曰”复入”,凡去其国,国逆而立之,曰”入”;复其位,曰”复归”;诸侯纳之,曰”归”。以恶曰复入。宋人患之。西鉏吾曰:”何也?若楚人与吾同恶,以德于我,吾固事之也,不敢贰矣。大国无厌,鄙我犹憾。不然,而收吾憎,使赞其政,以间吾衅,亦吾患也。今将崇诸侯之奸,而披其地,以塞夷庚。逞奸而携服,毒诸侯而惧吴、晋。吾庸多矣,非吾忧也。且事晋何为?晋必恤之。”
  公至自晋。晋范宣子来聘,且拜朝也。君子谓:”晋于是乎有礼。”
  秋,杞桓公来朝,劳公,且问晋故。公以晋君语之。杞伯于是骤朝于晋而请为昏。
  七月,宋老佐、华喜围彭城,老佐卒焉。
  八月,邾宣公来朝,即位而来见也。
  筑鹿囿,书,不时也。
  己丑,公薨于路寝,言道也。
  冬十一月,楚子重救彭城,伐宋,宋华元如晋告急。韩献子为政,曰:”欲求得人,必先勤之,成霸安强,自宋始矣。”晋侯师于台谷以救宋,遇楚师于靡角之谷。楚师还。
  晋士鲂来乞师。季文子问师数于臧武仲,对曰:”伐郑之役,知伯实来,下军之佐也。今彘季亦佐下军,如伐郑可也。事大国,无失班爵而加敬焉,礼也。”従之。
  十二月,孟献子会于虚朾,谋救宋也。宋人辞诸侯而请师以围彭城。孟献子请于诸侯,而先归会葬。
  丁未,葬我君成公,书,顺也。
************************
襄公  【元年~十七年】
  ◎ 襄公元年
  【经】元年春王正月,公即位。仲孙蔑会晋栾黡、宋华元、卫宁殖、曹人、莒人、邾人、滕人、薛人围宋彭城。夏,晋韩厥帅师伐郑,仲孙蔑会齐崔杼、曹人、邾人、杞人次于鄫。秋,楚公子壬夫帅师侵宋。九月辛酉,天王崩。邾子来朝。冬,卫侯使公孙剽来聘。晋侯使荀罃来聘。
  【传】元年春己亥,围宋彭城。非宋地,追书也。于是为宋讨鱼石,故称宋,且不登叛人也,谓之宋志。彭城降晋,晋人以宋五大夫在彭城者归,置诸瓠丘。齐人不会彭城,晋人以为讨。二月,齐大子光为质于晋。
  夏五月,晋韩厥、荀偃帅诸侯之师伐郑,入其郛,败其徒兵于洧上。于是东诸侯之师次于鄫,以待晋师。晋师自郑以鄫之师侵楚焦夷及陈,晋侯、卫侯次于戚,以为之援。
  秋,楚子辛救郑,侵宋吕、留。郑子然侵宋,取犬丘。
  九月,邾子来朝,礼也。
  冬,卫子叔、晋知武子来聘,礼也。凡诸侯即位,小国朝之,大国聘焉,以继好结信,谋事补阙,礼之大者也。
  ◎ 襄公二年
  【经】二年春王正月,葬简王。郑师伐宋。夏五月庚寅,夫人姜氏薨。六月庚辰,郑伯仑卒。晋师、宋师、卫宁殖侵郑。秋七月,仲孙蔑会晋荀罃、宋华元、卫孙林父、曹人、邾人于戚。己丑,葬我小君齐姜。叔孙豹如宋。冬,仲孙蔑会晋荀罃、齐崔杼、宋华元、卫孙林父、曹人、邾人、滕人、薛人、小邾人于戚,遂城虎牢。楚杀其大夫公子申。
  【传】二年春,郑师侵宋,楚令也。
  齐侯伐莱,莱人使正舆子赂夙沙卫以索马牛,皆百匹,齐师乃还。君子是以知齐灵公之为”灵”也。
  夏,齐姜薨。初,穆姜使择美槚,以自为榇与颂琴。季文子取以葬。君子曰:”非礼也。礼无所逆,妇,养姑者也,亏姑以成妇,逆莫大焉。《诗》曰:’其惟哲人,告之话言,顺德之行。’季孙于是为不哲矣。且姜氏,君之妣也。《诗》曰:’为酒为醴,烝畀祖妣,以洽百礼,降福孔偕。'”
  齐侯使诸姜宗妇来送葬。召莱子,莱子不会,故晏弱城东阳以逼之。
  郑成公疾,子驷请息肩于晋。公曰:”楚君以郑故,亲集矢于其目,非异人任,寡人也。若背之,是弃力与言,其谁昵我?免寡人,唯二三子!”
  秋七月庚辰,郑伯仑卒。于是子罕当国,子驷为政,子国为司马。晋师侵郑,诸大夫欲従晋。子驷曰:”官命未改。”
  会于戚,谋郑故也。孟献子曰:”请城虎牢以逼郑。”知武子曰:”善。鄫之会,吾子闻崔子之言,今不来矣。滕、薛、小邾之不至,皆齐故也。寡君之忧不唯郑。罃将复于寡君,而请于齐。得请而告,吾子之功也。若不得请,事将在齐。君子之请,诸侯之福也,岂唯寡君赖之。”
  穆叔聘于宋,通嗣君也。
  冬,复会于戚,齐崔武子及滕、薛、小邾之大夫皆会,知武子之言故也。遂城虎牢,郑人乃成。
  楚公子申为右司马,多受小国之赂,以逼子重、子辛,楚人杀之。故书曰:”楚杀其大夫公子申。”
  ◎ 襄公三年
  【经】三年春,楚公子婴齐帅师伐吴。公如晋。夏四月壬戌,公及晋侯盟于长樗。公至自晋。六月,公会单子、晋侯、宋公、卫侯、郑伯、莒子、邾子、齐世子光。己未,同盟于鸡泽。陈侯使袁侨如会。戊寅,叔孙豹及诸侯之大夫及陈袁侨盟。秋,公至自会。冬,晋荀罃帅师伐许。
  【传】三年春,楚子重伐吴,为简之师,克鸠兹,至于衡山。使邓廖帅组甲三百、被练三千以侵吴。吴人要而击之,获邓廖。其能免者,组甲八十、被练三百而已。子重归,既饮至,三日,吴人伐楚,取驾。驾,良邑也。邓廖,亦楚之良也。君子谓:”子重于是役也,所获不如所亡。”楚人以是咎子重。子重病之,遂遇心病而卒。
  公如晋,始朝也。夏,盟于长樗。孟献子相,公稽首。知武子曰:”天子在,而君辱稽首,寡君惧矣。”孟献子曰:”以敝邑介在东表,密迩仇雠,寡君将君是望,敢不稽首?”
  晋为郑服故,且欲修吴好,将合诸侯。使士匄告于齐曰:”寡君使匄,以岁之不易,不虞之不戒,寡君愿与一二兄弟相见,以谋不协,请君临之,使匄乞盟。”齐侯欲勿许,而难为不协,乃盟于耏外。
  祁奚请老,晋侯问嗣焉。称解狐,其仇也,将立之而卒。又问焉,对曰:”午也可。”于是羊舌职死矣,晋侯曰:”孰可以代之?”对曰:”赤也可。”于是使祁午为中军尉,羊舌赤佐之。君子谓:”祁奚于是能举善矣。称其仇,不为谄。立其子,不为比。举其偏,不为党。《商书》曰:’无偏无党,王道荡荡。’其祁奚之谓矣!解狐得举,祁午得位,伯华得官,建一官而三物成,能举善也夫!唯善,故能举其类。《诗》云:’惟其有之,是以似之。’祁奚有焉。”
  六月,公会单顷公及诸侯。己未,同盟于鸡泽。
  晋侯使荀会逆吴子于淮上,吴子不至。
  楚子辛为令尹,侵欲于小国。陈成公使袁侨如会求成,晋侯使和组父告于诸侯。秋,叔孙豹及诸侯之大夫及陈袁侨盟,陈请服也。
  晋侯之弟扬干乱行于曲梁,魏绛戮其仆。晋侯怒,谓羊舌赤曰:”合诸侯以为荣也,扬干为戮,何辱如之?必杀魏绛,无失也!”对曰:”绛无贰志,事君不辟难,有罪不逃刑,其将来辞,何辱命焉?”言终,魏绛至,授仆人书,将伏剑。士鲂、张老止之。公读其书曰:”日君乏使,使臣斯司马。臣闻师众以顺为武,军事有死无犯为敬。君合诸侯,臣敢不敬?君师不武,执事不敬,罪莫大焉。臣惧其死,以及扬干,无所逃罪。不能致训,至于用钅戊。臣之罪重,敢有不従,以怒君心,请归死于司寇。”公跣而出,曰:”寡人之言,亲爱也。吾子之讨,军礼也。寡人有弟,弗能教训,使干大命,寡人之过也。子无重寡人之过,敢以为请。”
  晋侯以魏绛为能以刑佐民矣,反役,与之礼食,使佐新军。张老为中军司马,士富为候奄。
  楚司马公子何忌侵陈,陈叛故也。
  许灵公事楚,不会于鸡泽。冬,晋知武子帅师伐许。
  ◎ 襄公四年
  【经】四年春王三月己酉,陈侯午卒。夏,叔孙豹如晋。秋七月戊子,夫人姒氏薨。葬陈成公。八月辛亥,葬我小君定姒。冬,公如晋。陈人围顿。
  【传】四年春,楚师为陈叛故,犹在繁阳。韩献子患之,言于朝曰:”文王帅殷之叛国以事纣,唯知时也。今我易之,难哉!”
  三月,陈成公卒。楚人将伐陈,闻丧乃止。陈人不听命。臧武仲闻之,曰:”陈不服于楚,必亡。大国行礼焉而不服,在大犹有咎,而况小乎?”夏,楚彭名侵陈,陈无礼故也。
  穆叔如晋,报知武子之聘也,晋侯享之。金奏《肆夏》之三,不拜。工歌《文王》之三,又不拜。歌《鹿鸣》之三,三拜。韩献子使行人子员问之,曰:”子以君命,辱于敝邑。先君之礼,藉之以乐,以辱吾子。吾子舍其大,而重拜其细,敢问何礼也?”对曰:”三《夏》,天子所以享元侯也,使臣弗敢与闻。《文王》,两君相见之乐也,使臣不敢及。《鹿鸣》,君所以嘉寡君也,敢不拜嘉。?《四牡》,君所以劳使臣也,敢不重拜?《皇皇者华》,君教使臣曰:’必咨于周。’臣闻之:’访问于善为咨,咨亲为询,咨礼为度,咨事为诹,咨难为谋。’臣获五善,敢不重拜?”
  秋,定姒薨。不殡于庙,无榇,不虞。匠庆谓季文子曰:”子为正卿,而小君之丧不成,不终君也。君长,谁受其咎?”
  初,季孙为己树六槚于蒲圃东门之外。匠庆请木,季孙曰:”略。”匠庆用蒲圃之槚,季孙不御。君子曰:”《志》所谓’多行无礼,必自及也’,其是之谓乎!”
  冬,公如晋听政,晋侯享公。公请属鄫,晋侯不许。孟献子曰:”以寡君之密迩于仇雠,而愿固事君,无失官命。鄫无赋于司马,为执事朝夕之命敝邑,敝邑褊小,阙而为罪,寡君是以愿借助焉!”晋侯许之。
  楚人使顿间陈而侵伐之,故陈人围顿。
  无终子嘉父使孟乐如晋,因魏庄子纳虎豹之皮,以请和诸戎。晋侯曰:”戎狄无亲而贪,不如伐之。”魏绛曰:”诸侯新服,陈新来和,将观于我,我德则睦,否则携贰。劳师于戎,而楚伐陈,必弗能救,是弃陈也,诸华必叛。戎,禽兽也,获戎失华,无乃不可乎?《夏训》有之曰:’有穷后羿。'”公曰:”后羿何如?”对曰:”昔有夏之方衰也,后羿自鉏迁于穷石,因夏民以代夏政。恃其射也,不修民事而淫于原兽。弃武罗、伯困、熊髡、龙圉而用寒浞。寒浞,伯明氏之谗子弟也。伯明后寒弃之,夷羿收之,信而使之,以为己相。浞行媚于内而施赂于外,愚弄其民而虞羿于田,树之诈慝以取其国家,外内咸服。羿犹不悛,将归自田,家众杀而亨之,以食其子。其子不忍食诸,死于穷门。靡奔有鬲氏。浞因羿室,生浇及豷,恃其谗慝诈伪而不德于民。使浇用师,灭斟灌及斟寻氏。处浇于过,处豷于戈。靡自有鬲氏,收二国之烬,以灭浞而立少康。少康灭浇于过,后杼灭豷于戈。有穷由是遂亡,失人故也。昔周辛甲之为大史也,命百官,官箴王阙。于《虞人之箴》曰:’芒芒禹迹,尽为九州,经启九道。民有寝庙,兽有茂草,各有攸处,德用不扰。在帝夷羿,冒于原兽,忘其国恤,而思其麀牡。武不可重,用不恢于夏家。兽臣司原,敢告仆夫。’《虞箴》如是,可不惩乎?”于是晋侯好田,故魏绛及之。
  公曰:”然则莫如和戎乎?”对曰:”和戎有五利焉:戎狄荐居,贵货易土,土可贾焉,一也。边鄙不耸,民狎其野,穑人成功,二也。戎狄事晋,四邻振动,诸侯威怀,三也。以德绥戎,师徒不勤,甲兵不顿,四也。鉴于后羿,而用德度,远至迩安,五也。君其图之!”公说,使魏绛盟诸戎,修民事,田以时。
  冬十月,邾人、莒人伐鄫。臧纥救鄫,侵邾,败于狐骀。国人逆丧者皆髽。鲁于是乎始髽,国人诵之曰:”臧之狐裘,败我于狐骀。我君小子,朱儒是使。朱儒!朱儒!使我败于邾。”
  ◎ 襄公五年
  【经】五年春,公至自晋。夏,郑伯使公子发来聘。叔孙豹、鄫世子巫如晋。仲孙蔑、卫孙林父子会吴于善道。秋,大雩。楚杀其大夫公子壬夫。公会晋侯、宋公、陈侯、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、齐世子光、吴人、鄫人于戚。公至自会。冬,戍陈。楚公子贞帅师伐陈。公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、齐世子光救陈。十有二月,公至自救陈。辛未,季孙行父卒。
  【传】五年春,公至自晋。
  王使王叔陈生愬戎于晋,晋人执之。士鲂如京师,言王叔之贰于戎也。
  夏,郑子国来聘,通嗣君也。
  穆叔觌鄫大子于晋,以成属鄫。书曰:”叔孙豹、鄫大子巫如晋。”言比诸鲁大夫也。
  吴子使寿越如晋,辞不会于鸡泽之故,且请听诸侯之好。晋人将为之合诸侯,使鲁、卫先会吴,且告会期。故孟献子、孙文子会吴于善道。
  秋,大雩,旱也。
  楚人讨陈叛故,曰:”由令尹子辛实侵欲焉。”乃杀之。书曰:”楚杀其大夫公子壬夫。”贪也。君子谓:”楚共王于是不刑。《诗》曰:’周道挺挺,我心扃扃,讲事不令,集人来定。’己则无信,而杀人以逞,不亦难乎?《夏书》曰:’成允成功。'”
  九月丙午,盟于戚,会吴,且命戍陈也。穆叔以属鄫为不利,使鄫大夫听命于会。
  楚子囊为令尹。范宣子曰:”我丧陈矣!楚人讨贰而立子囊,必改行而疾讨陈。陈近于楚,民朝夕急,能无往乎?有陈,非吾事也,无之而后可。”
  冬,诸侯戍陈。子囊伐陈。十一月甲午,会于城棣以救之。
  季文子卒。大夫入敛,公在位。宰庀家器为葬备,无衣帛之妾,无食粟之马,无藏金玉,无重器备。君子是以知季文子之忠于公室也。相三君矣,而无私积,可不谓忠乎?
  ◎ 襄公六年
  【经】六年春王三月,壬午,杞伯姑容卒。夏,宋华弱来奔。秋,杞葬桓公。滕子来朝。莒人灭鄫。冬,叔孙豹如邾,季孙宿如晋。十有二月,齐侯灭莱。
  【传】六年春,杞桓公卒,始赴以名,同盟故也。
  宋华弱与乐辔少相狎,长相优,又相谤也。子荡怒,以弓梏华弱于朝。平公见之,曰:”司武而梏于朝,难以胜矣!”遂逐之。夏,宋华弱来奔。司城子罕曰:”同罪异罚,非刑也。专戮于朝,罪孰大焉!”亦逐子荡。子荡射子罕之门,曰:”几日而不我従!”子罕善之如初。
  秋,滕成公来朝,始朝公也。
  莒人灭鄫,鄫恃赂也。
  冬,穆叔如邾,聘,且修平。
  晋人以鄫故来讨,曰:”何故亡鄫?”季武子如晋见,且听命。
  十一月,齐侯灭莱,莱恃谋也。于郑子国之来聘也,四月,晏弱城东阳,而遂围莱。甲寅,堙之环城,傅于堞。及杞桓公卒之月,乙未,王湫帅师及正舆子、棠人军齐师,齐师大败之。丁未,入莱。莱共公浮柔奔棠。正舆子、王湫奔莒,莒人杀之。四月,陈无宇献莱宗器于襄宫。晏弱围棠,十一月丙辰,而灭之。迁莱于郳。高厚、崔杼定其田。
  ◎ 襄公七年
  【经】七年春,郯子来朝。夏四月,三卜郊,不従,乃免牲。小邾子来朝。城费。秋,季孙宿如卫。八月,螽。冬十月,卫侯使孙林父来聘。壬戌,及孙林父盟。楚公子贞帅师围陈。十有二月,公会晋侯、宋公、陈侯、卫侯、曹伯、莒子、邾子于鄬。郑伯髡顽如会,未见诸侯,丙戌,卒于鄵。陈侯逃归。
  【传】七年春,郯子来朝,始朝公也。
  夏四月,三卜郊,不従,乃免牲。孟献子曰:”吾乃今而后知有卜筮。夫郊,祀后稷以祈农事也。是故启蛰而郊,郊而后耕。今既耕而卜郊,宜其不従也。”
  南遗为费宰。叔仲昭伯为隧正,欲善季氏而求媚于南遗,谓遗:”请城费,吾多与而役。”故季氏城费。
  小邾穆公来朝,亦始朝公也。
  秋,季武子如卫,报子叔之聘,且辞缓报,非贰也。
  冬十月,晋韩献子告老。公族穆子有废疾,将立之。辞曰:”《诗》曰:’岂不夙夜,谓行多露。’又曰:’弗躬弗亲,庶民弗信。’无忌不才,让,其可乎?请立起也!与田苏游,而曰好仁。《诗》曰:’靖共尔位,好是正直。神之听之,介尔景福。’恤民为德,正直为正,正曲为直,参和为仁。如是,则神听之,介福降之。立之,不亦可乎?”庚戌,使宣子朝,遂老。晋侯谓韩无忌仁,使掌公族大夫。
  卫孙文子来聘,且拜武子之言,而寻孙桓子之盟。公登亦登。叔孙穆子相,趋进曰:”诸侯之会,寡君未尝后卫君。今吾子不后寡君,寡君未知所过。吾子其少安!”孙子无辞,亦无悛容。
  穆叔曰:”孙子必亡。为臣而君,过而不悛,亡之本也。《诗》曰:’退食自公,委蛇委蛇。’谓従者也。衡而委蛇必折。”
  楚子囊围陈,会于鄬以救之。
  郑僖公之为大子也,于成之十六年,与子罕适晋,不礼焉。又与子丰适楚,亦不礼焉。及其元年,朝于晋。子丰欲愬诸晋而废之,子罕止之。及将会于鄬,子驷相,又不礼焉。侍者谏,不听,又谏,杀之。及鄵,子驷使贼夜弑僖公,而以疟疾赴于诸侯。简公生五年,奉而立之。
  陈人患楚。庆虎、庆寅谓楚人曰:”吾使公子黄往而执之。”楚人従之。二庆使告陈侯于会,曰:”楚人执公子黄矣!君若不来,群臣不忍社稷宗庙,惧有二图。”陈侯逃归。
  ◎ 襄公八年
  【经】八年春王正月,公如晋。夏,葬郑僖公。郑人侵蔡,获蔡公子燮。季孙宿会晋侯、郑伯、齐人、宋人、卫人、邾人于邢丘。公至自晋。莒人伐我东鄙。秋九月,大雩。冬,楚公子贞帅师伐郑。晋侯使士匄来聘。
  【传】八年春,公如晋,朝,且听朝聘之数。
  郑群公子以僖公之死也,谋子驷。子驷先之。夏四月庚辰,辟杀子狐、子熙、子侯、子丁。孙击、孙恶出奔卫。
  庚寅,郑子国、子耳侵蔡,获蔡司马公子燮。郑人皆喜,唯子产不顺,曰:”小国无文德,而有武功,祸莫大焉。楚人来讨,能勿従乎?従之,晋师必至。晋、楚伐郑,自今郑国不四五年,弗得宁矣。”子国怒之曰:”尔何知?国有大命,而有正卿。童子言焉,将为戮矣。”
  五月甲辰,会于邢丘,以命朝聘之数,使诸侯之大夫听命。季孙宿、齐高厚、宋向戌、卫宁殖、邾大夫会之。郑伯献捷于会,故亲听命。大夫不书,尊晋侯也。
  莒人伐我东鄙,以疆鄫田。
  秋九月,大雩,旱也。
  冬,楚子囊伐郑,讨其侵蔡也。
  子驷、子国、子耳欲従楚,子孔、子蟜、子展欲待晋。子驷曰:”《周诗》有之曰:’俟河之清,人寿几何?兆云询多,职竞作罗。’谋之多族,民之多违,事滋无成。民急矣,姑従楚以纾吾民。晋师至,吾又従之。敬共币帛,以待来者,小国之道也。牺牲玉帛,待于二竞,以待强者而庇民焉。寇不为害,民不罢病,不亦可乎?”子展曰:”小所以事大,信也。小国无信,兵乱日至,亡无日矣。五会之信,今将背之,虽楚救我,将安用之?亲我无成,鄙我是欲,不可従也。不如待晋。晋君方明,四军无阙,八卿和睦,必不弃郑。楚师辽远,粮食将尽,必将速归,何患焉?舍之闻之:’杖莫如信。’完守以老楚,杖信以待晋,不亦可乎?”子驷曰:”《诗》云:’谋夫孔多,是用不集。发言盈庭,谁敢执其咎?如匪行迈谋,是用不得于道。’请従楚,非也受其咎。”乃及楚平。
  使王子伯骈告于晋,曰:”君命敝邑:’修而车赋,儆而师徒,以讨乱略。’蔡人不従,敝邑之人,不敢宁处,悉索敝赋,以讨于蔡,获司马燮,献于邢丘。今楚来讨曰:’女何故称兵于蔡?’焚我郊保,冯陵我城郭。敝邑之众,夫妇男女,不皇启处,以相救也。翦焉倾覆,无所控告。民死亡者,非其父兄,即其子弟,夫人愁痛,不知所庇。民知穷困,而受盟于楚,狐也与其二三臣不能禁止。不敢不告。”知武子使行人子员对之曰:”君有楚命,亦不使一介行李告于寡君,而即安于楚。君之所欲也,谁敢违君?寡君将帅诸侯以见于城下,唯君图之!”
  晋范宣子来聘,且拜公之辱,告将用师于郑。公享之,宣子赋《摽有梅》。季武子曰:”谁敢哉!今譬于草木,寡君在君,君之臭味也。欢以承命,何时之有?”武子赋《角弓》。宾将出,武子赋《彤弓》。宣子曰:”城濮之役,我先君文公献功于衡雍,受彤弓于襄王,以为子孙藏。匄也,先君守官之嗣也,敢不承命?”君子以为知礼。
  ◎ 襄公九年
  【经】九年春,宋灾。夏,季孙宿如晋。五月辛酉,夫人姜氏薨。秋八月癸未,葬我小君穆姜。冬,公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯,小邾子、齐世子光伐郑。十有二月己亥,同盟于戏。楚子伐郑。
  【传】九年春,宋灾。乐喜为司城以为政。使伯氏司里,火所未至,彻小屋,涂大屋;陈畚挶具绠缶,备水器;量轻重,蓄水潦,积土涂;巡丈城,缮守备,表火道。使华臣具正徒,令隧正纳郊保,奔火所。使华阅讨右官,官庀其司。向戌讨左,亦如之。使乐遄庀刑器,亦如之。使皇郧命校正出马,工正出车,备甲兵,庀武守使西鉏吾庀府守,令司宫、巷伯儆宫。二师令四乡正敬享,祝宗用马于四墉,祀盘庚于西门之外。
  晋侯问于士弱曰:”吾闻之,宋灾,于是乎知有天道。何故?”对曰:”古之火正,或食于心,或食于咮,以出内火。是故咮为鹑火,心为大火。陶唐氏之火正阏伯居商丘,祀大火,而火纪时焉。相土因之,故商主大火。商人阅其祸败之衅,必始于火,是以日知其有天道也。”公曰:”可必乎?”对曰:”在道。国乱无象,不可知也。”
  夏,季武子如晋,报宣子之聘也。
  穆姜薨于东宫。始往而筮之,遇《艮》之八三。史曰:”是谓《艮》之《随》三。《随》其出也。君必速也。”姜曰:”亡。是于《周易》曰:’《随》,元亨利贞,无咎。’元,体之长也;享,嘉之会也;利,义之和也;贞,事之干也。体仁足以长人,嘉德足以合礼,利物足以和义,贞固足以干事,然,故不可诬也,是以虽《随》无咎。今我妇人而与于乱。固在下位而有不仁,不可谓元。不靖国家,不可谓亨。作而害身,不可谓利。弃位而姣,不可谓贞。有四德者,《随》而无咎。我皆无之,岂《随》也哉?我则取恶,能无咎乎?必死于此,弗得出矣。”
  秦景公使士雅乞师于楚,将以伐晋,楚子许之。子囊曰:”不可。当今吾不能与晋争。晋君类能而使之,举不失选,官不易方。其卿让于善,其大夫不失守,其士竞于教,其庶人力于农穑。商工皂隶,不知迁业。韩厥老矣,知罃禀焉以为政。范匄少于中行偃而上之,使佐中军。韩起少于栾黡,而栾黡、士鲂上之,使佐上军。魏绛多功,以赵武为贤而为之佐。君明臣忠,上让下竞。当是时也,晋不可敌,事之而后可。君其图之!”王曰:”吾既许之矣。虽不及晋,必将出师。”秋,楚子师于武城以为秦援。秦人侵晋,晋饥,弗能报也。
  冬十月,诸侯伐郑。庚午,季武子、齐崔杼、宋皇郧従荀罃、士匄门于鄟门。卫北宫括、曹人、邾人従荀偃、韩起门于师之梁。滕人、薛人従栾黡、士鲂门于北门。杞人、郳人従赵武、魏绛斩行栗。甲戌,师于汜,令于诸侯曰:”修器备,盛糇粮,归老幼,居疾于虎牢,肆眚,围郑。”郑人恐,乃行成。中行献子曰:”遂围之,以待楚人之救也而与之战。不然,无成。”知武子曰:”许之盟而还师,以敝楚人。吾三分四军,与诸侯之锐以逆来者,于我未病,楚不能矣,犹愈于战。暴骨以逞,不可以争。大劳未艾。君子劳心,小人劳力,先王之制也”诸侯皆不欲战,乃许郑成。十一月己亥,同盟于戏,郑服也。
  将盟,郑六卿公子非、公子发、公子嘉、公孙辄、公孙虿、公孙舍之及其大夫、门子皆従郑伯。晋士庄子为载书,曰:”自今日既盟之后,郑国而不唯晋命是听,而或有异志者,有如此盟。”公子非趋进曰:”天祸郑国,使介居二大国之间。大国不加德音而乱以要之,使其鬼神不获歆其禋祀,其民人不获享其土利,夫妇辛苦垫隘,无所底告。自今日既盟之后,郑国而不唯有礼与强可以庇民者是従,而敢有异志者,亦如之。”荀偃曰:”改载书。”公孙舍之曰:”昭大神,要言焉。若可改也,大国亦可叛也。”知武子谓献子曰:”我实不德,而要人以盟,岂礼也哉!非礼,何以主盟?姑盟而退,修德息师而来,终必获郑,何必今日?我之不德,民将弃我,岂唯郑?若能休和,远人将至,何恃于郑?”乃盟而还。
  晋人不得志于郑,以诸侯复伐之。十二月癸亥,门其三门。闰月,戊寅,济于阴阪,侵郑。次于阴口而还。子孔曰:”晋师可击也,师老而劳,且有归志,必大克之。”子展曰:”不可。”
  公送晋侯。晋侯以公晏于河上,问公年,季武子对曰:”会于沙随之岁,寡君以生。”晋侯曰:”十二年矣!是谓一终,一星终也。国君十五而生子。冠而生子,礼也,君可以冠矣!大夫盍为冠具?”武子对曰:”君冠,必以祼享之礼行之,以金石之乐节之,以先君之祧处之。今寡君在行,未可具也。请及兄弟之国而假备焉。”晋侯曰:”诺。”公还,及卫,冠于成公之庙,假钟磬焉,礼也。
  楚子伐郑,子驷将及楚平。子孔、子蟜曰:”与大国盟,口血未干而背之,可乎?”子驷、子展曰:”吾盟固云:’唯强是従。’今楚师至,晋不我救,则楚强矣。盟誓之言,岂敢背之?且要盟无质,神弗临也,所临唯信。信者,言之瑞也,善之主也,是故临之。明神不蠲要盟,背之可也。”乃及楚平。公子罢戎入盟,同盟于中分。
  楚庄夫人卒,王未能定郑而归。
  晋侯归,谋所以息民。魏绛请施舍,输积聚以贷。自公以下,苟有积者,尽出之。国无滞积,亦无困人。公无禁利,亦无贪民。祈以币更,宾以特性,器用不作,车服従给。行之期年,国乃有节。三驾而楚不能与争。
  ◎ 襄公十年
  【经】十年春,公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子、齐世子光会吴于柤。夏,五月甲午,遂灭逼阳。公至自会。楚公子贞、郑公孙辄帅师伐宋。晋师伐秦。秋,莒人伐我东鄙。公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯、莒子、邾子、齐世子光、滕子、薛伯、杞伯、小邾子伐郑。冬,盗杀郑公子非、公子发、公孙辄。戍郑虎牢。楚公子贞帅师救郑。公至自伐郑。
  【传】十年春,会于柤,会吴子寿梦也。三月癸丑,齐高厚相大子光以先会诸侯于钟离,不敬。士庄子曰:”高子相大子以会诸侯,将社稷是卫,而皆不敬,弃社稷也,其将不免乎!”
  夏四月戊午,会于柤。
  晋荀偃、士匄请伐逼阳,而封宋向戌焉。荀罃曰:”城小而固,胜之不武,弗胜为笑。”固请。丙寅,围之,弗克。孟氏之臣秦堇父辇重如役。逼阳人启门,诸侯之士门焉。县门发,郰人纥抉之以出门者。狄虒弥建大车之轮而蒙之以甲以为橹,左执之,右拔戟,以成一队。孟献子曰:”《诗》所谓’有力如虎’者也。”主人县布,堇父登之,及堞而绝之。队则又县之,苏而复上者三。主人辞焉乃退,带其断以徇于军三日。
  诸侯之师久于逼阳,荀偃、士匄请于荀罃曰:”水潦将降,惧不能归,请班师。”知伯怒,投之以机,出于其间,曰:”女成二事而后告余。余恐乱命,以不女违。女既勤君而兴诸侯,牵帅老夫以至于此,既无武守,而又欲易余罪,曰:’是实班师,不然克矣’。余赢老也,可重任乎?七日不克,必尔乎取之!”五月庚寅,荀偃、士匄帅卒攻逼阳,亲受矢石。甲午,灭之。书曰”遂灭逼阳”,言自会也。以与向戌,向戌辞曰:”君若犹辱镇抚宋国,而以逼阳光启寡君,群臣安矣,其何贶如之?若专赐臣,是臣兴诸侯以自封也,其何罪大焉?敢以死请。”乃予宋公。
  宋公享晋侯于楚丘,请以《桑林》。荀罃辞。荀偃、士匄曰:”诸侯宋、鲁,于是观礼。鲁有禘乐,宾祭用之。宋以《桑林》享君,不亦可乎?”舞,师题以旌夏,晋侯惧而退入于房。去旌,卒享而还。及著雍,疾。卜,桑林见。荀偃、士匄欲奔请祷焉。荀罃不可,曰:”我辞礼矣,彼则以之。犹有鬼神,于彼加之。”晋侯有间,以逼阳子归,献于武宫,谓之夷俘。逼阳妘姓也。使周内史选其族嗣,纳诸霍人,礼也。
  师归,孟献子以秦堇父为右。生秦丕兹,事仲尼。
  六月,楚子囊、郑子耳伐宋,师于訾毋。庚午,围宋,门于桐门。
  晋荀罃伐秦,报其侵也。
  卫侯救宋,师于襄牛。郑子展曰:”必伐卫,不然,是不与楚也。得罪于晋,又得罪于楚,国将若之何?”子驷曰:”国病矣!”子展曰:”得罪于二大国,必亡。病不犹愈于亡乎?”诸大夫皆以为然。故郑皇耳帅师侵卫,楚令也。孙文子卜追之,献兆于定姜。姜氏问繇。曰:”兆如山陵,有夫出征,而丧其雄。”姜氏曰:”征者丧雄,御寇之利也。大夫图之!”卫人追之,孙蒯获郑皇耳于犬丘。
  秋七月,楚子囊、郑子耳伐我西鄙。还,围萧,八月丙寅,克之。九月,子耳侵宋北鄙。孟献子曰:”郑其有灾乎!师竞已甚。周犹不堪竞,况郑乎?有灾,其执政之三士乎!”
  莒人间诸侯之有事也,故伐我东鄙。
  诸侯伐郑。齐崔杼使大子光先至于师,故长于滕。己酉,师于牛首。
  初,子驷与尉止有争,将御诸侯之师而黜其车。尉止获,又与之争。子驷抑尉止曰:”尔车,非礼也。”遂弗使献。初,子驷为田洫,司氏、堵氏、侯氏、子师氏皆丧田焉,故五族聚群不逞之人,因公子之徒以作乱。于是子驷当国,子国为司马,子耳为司空,子孔为司徒。冬十月戊辰,尉止、司臣、侯晋、堵女父、子师仆帅贼以入,晨攻执政于西宫之朝,杀子驷、子国、子耳,劫郑伯以如北宫。子孔知之,故不死。书曰”盗”,言无大夫焉。
  子西闻盗,不儆而出,尸而追盗,盗入于北宫,乃归授甲。臣妾多逃,器用多丧。子产闻盗,为门者,庀群司,闭府库,慎闭藏,完守备,成列而后出,兵车十七乘,尸而攻盗于北宫。子蟜帅国人助之,杀尉止,子师仆,盗众尽死。侯晋奔晋。堵女父、司臣、尉翩、司齐奔宋。
  子孔当国,为载书,以位序,听政辟。大夫、诸司、门子弗顺,将诛之。子产止之,请为之焚书。子孔不可,曰:”为书以定国,众怒而焚之,是众为政也,国不亦难乎?”子产曰:”众怒难犯,专欲难成,合二难以安国,危之道也。不如焚书以安众,子得所欲,众亦得安,不亦可乎?专欲无成,犯众兴祸,子必従之。”乃焚书于仓门之外,众而后定。
  诸侯之师城虎牢而戍之。晋师城梧及制,士鲂、魏绛戍之。书曰”戍郑虎牢”,非郑地也,言将归焉。郑及晋平。楚子囊救郑。十一月,诸侯之师还郑而南,至于阳陵,楚师不退。知武子欲退,曰:”今我逃楚,楚必骄,骄则可与战矣。”栾黡曰:”逃楚,晋之耻也。合诸侯以益耻,不如死!我将独进。”师遂进。己亥,与楚师夹颍而军。子矫曰:”诸侯既有成行,必不战矣。従之将退,不従亦退。退,楚必围我。犹将退也。不如従楚,亦以退之。”宵涉颍,与楚人盟。栾黡欲伐郑师,荀罃不可,曰:”我实不能御楚,又不能庇郑,郑何罪?不如致怨焉而还。今伐其师,楚必救之,战而不克,为诸侯笑。克不可命,不如还也!”丁未,诸侯之师还,侵郑北鄙而归。楚人亦还。
  王叔陈生与伯舆争政。王右伯舆,王叔陈生怒而出奔。及河,王复之,杀史狡以说焉。不入,遂处之。晋侯使士匄平王室,王叔与伯舆讼焉。王叔之宰与伯舆之大夫瑕禽坐狱于王庭,士匄听之。王叔之宰曰:”筚门闺窦之人而皆陵其上,其难为上矣!”瑕禽曰:”昔平王东迁,吾七姓従王,牲用备具。王赖之,而赐之骍旄之盟,曰:’世世无失职。’若筚门闺窦,其能来东底乎?且王何赖焉?今自王叔之相也,政以贿成,而刑放于宠。官之师旅,不胜其富,吾能无筚门闺窦乎?唯大国图之!下而无直,则何谓正矣?”范宣子曰:”天子所右,寡君亦右之。所在,亦左之。”使王叔氏与伯舆合要,王叔氏不能举其契。王叔奔晋。不书,不告也。单靖公为卿士,以相王室。
  ◎ 襄公十一年
  【经】十有一年春王正月,作三军。夏四月,四卜郊,不従,乃不郊。郑公孙舍之帅师侵宋。公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯、齐世子光、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子伐郑。秋七月己未,同盟于亳城北。公至自伐郑。楚子、郑伯伐宋。公会晋侯、宋公、卫侯、曹伯、齐世子光、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子伐郑,会于萧鱼。公至自会。楚执郑行人良霄。冬,秦人伐晋。
  【传】十一年春,季武子将作三军,告叔孙穆子曰:”请为三军,各征其军。”穆子曰:”政将及子,子必不能。”武子固请之,穆子曰:”然则盟诸?”乃盟诸僖闳,诅诸五父之衢。
  正月,作三军,三分公室而各有其一。三子各毁其乘。李氏使其乘之人,以其役邑入者,无征;不入者,倍征。孟氏使半为臣,若子若弟。叔孙氏使尽为臣,不然,不舍。
  郑人患晋、楚之故,诸大夫曰:”不従晋,国几亡。楚弱于晋,晋不吾疾也。晋疾,楚将辟之。何为而使晋师致死于我,楚弗敢敌,而后可固与也。”子展曰:”与宋为恶,诸侯必至,吾従之盟。楚师至,吾又従之,则晋怒甚矣。晋能骤来,楚将不能,吾乃固与晋。”大夫说之,使疆埸之司恶于宋。宋向戌侵郑,大获。子展曰:”师而伐宋可矣。若我伐宋,诸侯之伐我必疾,吾乃听命焉,且告于楚。楚师至,吾又与之盟,而重赂晋师,乃免矣。”夏,郑子展侵宋。
  四月,诸侯伐郑。己亥,齐大子光、宋向戌先至于郑,门于东门。其莫,晋荀罃至于西郊,东侵旧许。卫孙林父侵其北鄙。六月,诸侯会于北林,师于向,右还,次于琐,围郑。观兵于南门,西济于济隧。郑人惧,乃行成。
  秋七月,同盟于亳。范宣子曰:”不慎,必失诸侯。诸侯道敝而无成,能无贰乎?”乃盟,载书曰:”凡我同盟,毋蕴年,毋壅利,毋保奸,毋留慝,救灾患,恤祸乱,同好恶,奖王室。或间兹命,司慎司盟,名山名川,群神群祀,先王先公,七姓十二国之祖,明神殛之,俾失其民,队命亡氏,踣其国家。”
  楚子囊乞旅于秦,秦右大夫詹帅师従楚子,将以伐郑。郑伯逆之。丙子,伐宋。
  九月,诸侯悉师以复伐郑。郑人使良霄、大宰石如楚,告将服于晋,曰:”孤以社稷之故,不能怀君。君若能以玉帛绥晋,不然则武震以摄威之,孤之愿也。”楚人执之,书曰”行人”,言使人也。诸侯之师观兵于郑东门,郑人使王子伯骈行成。甲戌,晋赵武入盟郑伯。冬十月丁亥,郑子展出盟晋侯。十二月戊寅,会于萧鱼。庚辰,赦郑囚,皆礼而归之。纳斥候,禁侵掠。晋侯使叔肸告于诸侯。公使臧孙纥对曰:”凡我同盟,小国有罪,大国致讨,苟有以藉手,鲜不赦宥。寡君闻命矣。”郑人赂晋侯以师悝、师触、师蠲,广车、軘车淳十五乘,甲兵备,凡兵车百乘,歌钟二肆,及其鏄磐,女乐二八。
  晋侯以乐之半赐魏绛,曰:”子教寡人和诸戎狄,以正诸华。八年之中,九合诸侯,如乐之和,无所不谐。请与子乐之。”辞曰:”夫和戎狄,国之福也;八年之中,九合诸侯,诸侯无慝,君之灵也,二三子之劳也,臣何力之有焉?抑臣愿君安其乐而思其终也!《诗》曰:’乐只君子,殿天子之邦。乐只君子,福禄攸同。便蕃左右,亦是帅従。’夫乐以安德,义以处之,礼以行之,信以守之,仁以厉之,而后可以殿邦国,同福禄,来远人,所谓乐也。《书》曰:’居安思危。’思则有备,有备无患,敢以此规。”公曰:”子之教,敢不承命。抑微子,寡人无以待戎,不能济河。夫赏,国之典也,藏在盟府,不可废也,子其受之!”魏绛于是乎始有金石之乐,礼也。
  秦庶长鲍、庶长武帅师伐晋以救郑。鲍先入晋地,士鲂御之,少秦师而弗设备。壬午,武济自辅氏,与鲍交伐晋师。己丑,秦、晋战于栎,晋师败绩,易秦故也。
  ◎ 襄公十二年
  【经】十有二年春王二月,莒人伐我东鄙,围台。季孙宿帅师救台,遂入郓。夏,晋侯使士鲂来聘。秋九月,吴子乘卒。冬,楚公子贞帅师侵宋。公如晋。
  【传】十二年春,莒人伐我东鄙,围台。季武子救台,遂入郓,取其钟以为公盘。
  夏,晋士鲂来聘,且拜师。
  秋,吴子寿梦卒。临于周庙,礼也。凡诸侯之丧,异姓临于外,同姓于宗庙,同宗于祖庙,同族于祢庙。是故鲁为诸姬,临于周庙。为邢、凡、蒋、茅、胙、祭临于周公之庙。
  冬,楚子囊、秦庶长无地伐宋,师于扬梁,以报晋之取郑也。
  灵王求后于齐。齐侯问对于晏桓子,桓子对曰:”先王之礼辞有之,天子求后于诸侯,诸侯对曰:’夫妇所生若而人。妾妇之子若而人。’无女而有姊妹及姑姊妹,则曰:’先守某公之遗女若而人。'”齐侯许昏,王使阴里逆之。
  公如晋,朝,且拜士鲂之辱,礼也。
  秦嬴归于楚。楚司马子庚聘于秦,为夫人宁,礼也。
  ◎ 襄公十三年
  【经】十有三年春,公至自晋。夏,取邿。秋九月庚辰,楚子审卒。冬,城防。
  【传】十三年春,公至自晋,孟献子书劳于庙,礼也。
  夏,邿乱,分为三。师救邿,遂取之。凡书”取”,言易也。用大师焉曰”灭”。弗地曰”入”。
  荀罃、士鲂卒。晋侯搜于上以治兵,使士匄将中军,辞曰:”伯游长。昔臣习于知伯,是以佐之,非能贤也。请従伯游。”荀偃将中军,士匄佐之。使韩起将上军,辞以赵武。又使栾黡,辞曰:”臣不如韩起。韩起愿上赵武,君其听之!”使赵武将上军,韩起佐之。栾黡将下军,魏绛佐之。新军无帅,晋侯难其人,使其什吏,率其卒乘官属,以従于下军,礼也。晋国之民,是以大和,诸侯遂睦。君子曰:”让,礼之主也。范宣子让,其下皆让。栾黡为汰,弗敢违也。晋国以平,数世赖之。刑善也夫!一人刑善,百姓休和,可不务乎?《书》曰:’一人有庆,兆民赖之,其宁惟永。’其是之谓乎?周之兴也,其《诗》曰:’仪刑文王,万邦作孚。’言刑善也。及其衰也,其《诗》曰:’大夫不均,我従事独贤。’言不让也。世之治也,君子尚能而让其下,小人农力以事其上,是以上下有礼,而谗慝黜远,由不争也,谓之懿德。及其乱也,君子称其功以加小人,小人伐其技以冯君子,是以上下无礼,乱虐并生,由争善也,谓之昏德。国家之敝,恒必由之。”
  楚子疾,告大夫曰:”不谷不德,少主社稷,生十年而丧先君,未及习师保之教训,而应受多福。是以不德,而亡师于鄢,以辱社稷,为大夫忧,其弘多矣。若以大夫之灵,获保首领以殁于地,唯是春秋窀穸之事,所以従先君于祢庙者,请为’灵’若’厉’。大夫择焉!”莫对。及五命乃许。
  秋,楚共王卒。子囊谋谥。大夫曰:”君有命矣。”子囊曰:”君命以共,若之何毁之?赫赫楚国,而君临之,抚有蛮夷,奄征南海,以属诸夏,而知其过,可不谓共乎?请谥之’共’。”大夫従之。
  吴侵楚,养由基奔命,子庚以师继之。养叔曰:”吴乘我丧,谓我不能师也,必易我而不戒。子为三覆以待我,我请诱之。”子庚従之。战于庸浦,大败吴师,获公子党。君子以吴为不吊。《诗》曰:”不吊昊天,乱靡有定。”
  冬,城防,书事,时也。于是将早城,臧武仲请俟毕农事,礼也。
  郑良霄、大宰石犹在楚。石言于子囊曰:”先王卜征五年,而岁习其祥,祥习则行,不习则增修德而改卜。今楚实不竞,行人何罪?止郑一卿,以除其逼,使睦而疾楚,以固于晋,焉用之?使归而废其使,怨其君以疾其大夫,而相牵引也,不犹愈乎?”楚人归之。
  ◎ 襄公十四年
  【经】十有四年春王正月,季孙宿、叔老会晋士匄、齐人、宋人、卫人、郑公孙虿、曹人、莒人、邾人、滕人、薛人、杞人、小邾人会吴于向。二月乙朔,日有食之。夏四月,叔孙豹会晋荀偃、齐人、宋人、卫北宫括、郑公孙虿、曹人、莒人、邾人、滕人、薛人、杞人、小邾人伐秦。己未,卫侯出奔齐。莒人侵我东鄙。秋,楚公子贞帅师伐吴。冬,季孙宿会晋士匄、宋华阅、卫孙林父、郑公孙虿、莒人、邾人于戚。
  【传】十四年春,吴告败于晋。会于向,为吴谋楚故也。范宣子数吴之不德也,以退吴人。
  执莒公子务娄,以其通楚使也。
  将执戎子驹支。范宣子亲数诸朝,曰:”来!姜戎氏!昔秦人迫逐乃祖吾离于瓜州,乃祖吾离被苫盖,蒙荆棘,以来归我先君。我先君惠公有不腆之田,与女剖分而食之。今诸侯之事我寡君不知昔者,盖言语漏泄,则职女之由。诘朝之事,尔无与焉!与将执女!”对曰:”昔秦人负恃其众,贪于土地,逐我诸戎。惠公蠲其大德,谓我诸戎,是四岳之裔胄也,毋是翦弃。赐我南鄙之田,狐狸所居,豺狼所嗥。我诸戎除翦其荆棘,驱其狐狸豺狼,以为先君不侵不叛之臣,至于今不贰。昔文公与秦伐郑,秦人窃与郑盟而舍戍焉,于是乎有殽之师。晋御其上,戎亢其下,秦师不复,我诸戎实然。譬如捕鹿,晋人角之,诸戎掎之,与晋踣之,戎何以不免?自是以来,晋之百役,与我诸戎相继于时,以従执政,犹殽志也。岂敢离逖?今官之师旅,无乃实有所阙,以携诸侯,而罪我诸戎!我诸戎饮食衣服,不与华同,贽币不通,言语不达,何恶之能为?不与于会,亦无瞢焉!”赋《青蝇》而退。宣子辞焉,使即事于会,成恺悌也。于是,子叔齐子为季武子介以会,自是晋人轻鲁币,而益敬其使。
  吴子诸樊既除丧,将立季札。季札辞曰:”曹宣公之卒也,诸侯与曹人不义曹君,将立子臧。子臧去之,遂弗为也,以成曹君。君子曰:’能守节。’君,义嗣也。谁敢奸君?有国,非吾节也。札虽不才,愿附于子臧,以无失节。”固立之。弃其室而耕。乃舍之。
  夏,诸侯之大夫従晋侯伐秦,以报栎之役也。晋侯待于竟,使六卿帅诸侯之师以进。及泾,不济。叔向见叔孙穆子。穆子赋《匏有苦叶》。叔向退而具舟,鲁人、莒人先济。郑子蟜见卫北宫懿子曰:”与人而不固,取恶莫甚焉!若社稷何?”懿子说。二子见诸侯之师而劝之济,济泾而次。秦人毒泾上流,师人多死。郑司马子蟜帅郑师以进,师皆従之,至于棫林,不获成焉。荀偃令曰:”鸡鸣而驾,塞井夷灶,唯余马首是瞻!”栾黡曰:”晋国之命,未是有也。余马首欲东。”乃归。下军従之。左史谓魏庄子曰:”不待中行伯乎?”庄子曰:”夫子命従帅。栾伯,吾帅也,吾将従之。従帅,所以待夫子也。”伯游曰:”吾令实过,悔之何及,多遗秦禽。”乃命大还。晋人谓之迁延之役。
  栾钅咸曰:”此役也,报栎之败也。役又无功,晋之耻也。吾有二位于戎路,敢不耻乎?”与士鞅驰秦师,死焉。士鞅反,栾黡谓士匄曰:”余弟不欲住,而子召之。余弟死,而子来,是而子杀余之弟也。弗逐,余亦将杀之。”士鞅奔秦。
  于是,齐崔杼、宋华阅、仲江会伐秦,不书,惰也。向之会亦如之。卫北宫括不书于向,书于伐秦,摄也。
  秦伯问于士鞅曰:”晋大夫其谁先亡?”对曰:”其栾氏乎!”秦伯曰:”以其汰乎?”对曰:”然。栾黡汰虐已甚,犹可以免。其在盈乎!”秦伯曰:”何故?”对曰:”武子之德在民,如周人之思召公焉,爱其甘棠,况其子乎?栾黡死,盈之善未能及人,武子所施没矣,而黡之怨实章,将于是乎在。”秦伯以为知言,为之请于晋而复之。
  卫献公戒孙文子、宁惠子食,皆服而朝。日旰不召,而射鸿于囿。二子従之,不释皮冠而与之言。二子怒。孙文子如戚,孙蒯入使。公饮之酒,使大师歌《巧言》之卒章。大师辞,师曹请为之。初,公有嬖妾,使师曹诲之琴,师曹鞭之。公怒,鞭师曹三百。故师曹欲歌之,以怒孙子以报公。公使歌之,遂诵之。
  蒯惧,告文子。文子曰:”君忌我矣,弗先。必死。”并帑于戚而入,见蘧伯玉曰:”君之暴虐,子所知也。大惧社稷之倾覆,将若之何?”对曰:”君制其国,臣敢奸之?虽奸之,庸如愈乎?”遂行,従近关出。公使子蟜、子伯、子皮与孙子盟于丘宫,孙子皆杀之。四月己未,子展奔齐。公如鄄,使子行于孙子,孙子又杀之。公出奔齐,孙氏追之,败公徒于河泽。鄄人执之。
  初,尹公佗学射于庚公差,庚公差学射于公孙丁。二子追公,公孙丁御公。子鱼曰:”射为背师,不射为戮,射为礼乎。”射两軥而还。尹公佗曰:”子为师,我则远矣。”乃反之。公孙丁授公辔而射之,贯臂。
  子鲜従公,及竟,公使祝宗告亡,且告无罪。定姜曰:”无神何告?若有,不可诬也。有罪,若何告无?舍大臣而与小臣谋,一罪也。先君有冢卿以为师保,而蔑之,二罪也。余以巾栉事先君,而暴妾使余,三罪也。告亡而已,无告无罪。”
  公使厚成叔吊于卫,曰:”寡君使瘠,闻君不抚社稷,而越在他竟,若之何不吊?以同盟之故,使瘠敢私于执事曰:’有君不吊,有臣不敏,君不赦宥,臣亦不帅职,增淫发泄,其若之何?'”卫人使大叔仪对曰:”群臣不佞,得罪于寡君。寡君不以即刑而悼弃之,以为君忧。君不忘先君之好,辱吊群臣,又重恤之。敢拜君命之辱,重拜大贶。”厚孙归,复命,语臧武仲曰:”卫君其必归乎!有大叔仪以守,有母弟鱄以出,或抚其内,或营其外,能无归乎?”
  齐人以郲寄卫侯。及其复也,以郲粮归。右宰谷従而逃归,卫人将杀之。辞曰:”余不说初矣,余狐裘而羔袖。”乃赦之。卫人立公孙剽,孙林父、宁殖相之,以听命于诸侯。
  卫侯在郲,臧纥如齐,唁卫侯。与之言,虐。退而告其人曰:”卫侯其不得入矣!其言粪土也,亡而不变,何以复国?”子展、子鲜闻之,见臧纥,与之言,道。臧孙说,谓其人曰:”卫君必入。夫二子者,或輓之,或推之,欲无入,得乎?”
  师归自伐秦,晋侯舍新军,礼也。成国不过半天子之军,周为六军,诸侯之大者,三军可也。于是知朔生盈而死,盈生六年而武子卒,彘裘亦幼,皆未可立也。新军无帅,故舍之。
  师旷侍于晋侯。晋侯曰:”卫人出其君,不亦甚乎?”对曰:”或者其君实甚。良君将赏善而刑淫,养民如子,盖之如天,容之如地。民奉其君,爱之如父母,仰之如日月,敬之如神明,畏之如雷霆,其可出乎?夫君,神之主而民之望也。若困民之主,匮神乏祀,百姓绝望,社稷无主,将安用之?弗去何为?天生民而立之君,使司牧之,勿使失性。有君而为之贰,使师保之,勿使过度。是故天子有公,诸侯有卿,卿置侧室,大夫有贰宗,士有朋友,庶人、工、商、皂、隶、牧、圉皆有亲昵,以相辅佐也。善则赏之,过则匡之,患则救之,失则革之。自王以下,各有父兄子弟,以补察其政。史为书,瞽为诗,工诵箴谏,大夫规诲,士传言,庶人谤,商旅于市,百工献艺。故《夏书》曰:’遒人以木铎徇于路。官师相规,工执艺事以谏。’正月孟春,于是乎有之,谏失常也。天之爱民甚矣。岂其使一人肆于民上,以従其淫,而弃天地之性?必不然矣。”
  秋,楚子为庸浦之役故,子囊师于棠以伐吴,吴不出而还。子囊殿,以吴为不能而弗儆。吴人自皋舟之隘要而击之,楚人不能相救。吴人败之,获楚公子宜谷。
  王使刘定公赐齐侯命,曰:”昔伯舅大公,右我先王,股肱周室,师保万民,世胙大师,以表东海。王室之不坏,繄伯舅是赖。今余命女环!兹率舅氏之典,纂乃祖考,无忝乃旧。敬之哉,无废朕命!”
  晋侯问卫故于中行献子,对曰:”不如因而定之。卫有君矣,伐之,未可以得志而勤诸侯。史佚有言曰:’因重而抚之。’仲虺有言曰:’亡者侮之,乱者取之,推亡固存,国之道也。’君其定卫以待时乎!”
  冬,会于戚,谋定卫也。
  范宣子假羽毛于齐而弗归,齐人始贰。
  楚子囊还自伐吴,卒。将死,遗言谓子庚:”必城郢。”君子谓:”子囊忠。君薨不忘增其名,将死不忘卫社稷,可不谓忠乎?忠,民之望也。《诗》曰:’行归于周,万民所望。’忠也。”
◎ 襄公十五年
  【经】十有五年春,宋公使向戌来聘。二月己亥,及向戌盟于刘。刘夏逆王后于齐。夏,齐侯伐我北鄙,围成。公救成,至遇。季孙宿、叔孙豹帅师城成郛。秋八月丁巳,日有食之。邾人伐我南鄙。冬十有一月癸亥,晋侯周卒。
  【传】十五年春,宋向戌来聘,且寻盟。见孟献子,尤其室,曰:”子有令闻,而美其室,非所望也!”对曰:”我在晋,吾兄为之,毁之重劳,且不敢间。”
  官师従单靖公逆王后于齐。卿不行,非礼也。
  楚公子午为令尹,公子罢戎为右尹,蒍子冯为大司马,公子櫜师为右司马,公子成为左司马,屈到为莫敖,公子追舒为箴尹,屈荡为连尹,养由基为宫厩尹,以靖国人。君子谓:”楚于是乎能官人。官人,国之急也。能官人,则民无觎心。《诗》云:”嗟我怀人,置彼周行。’能官人也。王及公、侯、伯、子、男,甸、采、卫大夫,各居其列,所谓周行也。”
  郑尉氏、司氏之乱,其余盗在宋。郑人以子西、伯有、子产之故,纳贿于宋,以马四十乘与师伐、师慧。三月,公孙黑为质焉。司城子罕以堵女父、尉翩、司齐与之。良司臣而逸之,托诸季武子,武子置诸卞。郑人醢之,三人也。
  师慧过宋朝,将私焉。其相曰:”朝也。”慧曰:”无人焉。”相曰:”朝也,何故无人?”慧曰:”必无人焉。若犹有人,岂其以千乘之相易淫乐之矇?必无人焉故也。”子罕闻之,固请而归之。
  夏,齐侯围成,贰于晋故也。于是乎城成郛。
  秋,邾人伐我南鄙。使告于晋,晋将为会以讨邾、莒晋侯有疾,乃止。冬,晋悼公卒,遂不克会。
  郑公孙夏如晋奔丧,子蟜送葬。
  宋人或得玉,献诸子罕。子罕弗受。献玉者曰:”以示玉人,玉人以为宝也,故敢献之。”子罕曰:”我以不贪为宝,尔以玉为宝,若以与我,皆丧宝也。不若人有其宝。”稽首而告曰:”小人怀璧,不可以越乡。纳此以请死也。”子罕置堵其里,使玉人为之攻之,富而后使复其所。
  十二月,郑人夺堵狗之妻,而归诸范氏。
◎ 襄公十六年
  【经】十有六年春王正月,葬晋悼公。三月,公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、薛伯、杞伯、小邾子,于湨梁。戊寅,大夫盟。晋人执莒子、邾子以归。齐侯伐我北鄙。夏,公至自会。五月甲子,地震。叔老会郑伯、晋荀偃、卫宁殖、宋人伐许。秋,齐侯伐我北鄙,围郕。大雩。冬,叔孙豹如晋。
  【传】十六年春,葬晋悼公。平公即位,羊舌肸为傅,张君臣为中军司马,祁奚、韩襄、栾盈、士鞅为公族大夫,虞丘书为乘马御。改服修官,烝于曲沃。警守而下,会于湨梁。命归侵田。以我故,执邾宣公、莒犁比公,且曰:”通齐、楚之使。”
  晋侯与诸侯宴于温,使诸大夫舞,曰:”歌诗必类!”齐高厚之诗不类。荀偃怒,且曰:”诸侯有异志矣!”使诸大夫盟高厚,高厚逃归。于是,叔孙豹、晋荀偃、宋向戌、卫宁殖、郑公孙虿、小邾之大夫盟曰:”同讨不庭。”
  许男请迁于晋。诸侯遂迁许,许大夫不可。晋人归诸侯。
  郑子蟜闻将伐许,遂相郑伯以従诸侯之师。穆叔従公。齐子帅师会晋荀偃。书曰:”会郑伯。”为夷故也。
  夏六月,次于棫林。庚寅,伐许,次于函氏。
  晋荀偃、栾黡帅师伐楚,以报宋扬梁之役。楚公子格帅师及晋师战于湛阪,楚师败绩。晋师遂侵方城之外,复伐许而还。
  秋,齐侯围郕,孟孺子速缴之。齐侯曰:”是好勇,去之以为之名。”速遂塞海陉而还。
  冬,穆叔如晋聘,且言齐故。晋人曰:”以寡君之未禘祀,与民之未息。不然,不敢忘。”穆叔曰:”以齐人之朝夕释憾于敝邑之地,是以大请!敝邑之急,朝不及夕,引领西望曰:’庶几乎!’比执事之间,恐无及也!”见中行献子,赋《圻父》。献子曰:”偃知罪矣!敢不従执事以同恤社稷,而使鲁及此。”见范宣子,赋《鸿雁》之卒章。宣子曰:”匄在此,敢使鲁无鸠乎?”
    ◎ 襄公十七年
  【经】十有七年春王二月庚午,邾子卒。宋人伐陈。夏,卫石买帅师伐曹。秋,齐侯伐我北鄙,围桃。高厚帅师伐我北鄙,围防。九月,大雩。宋华臣出奔陈。冬,邾人伐我南鄙。
  【传】十七年春,宋庄朝伐陈,获司徒卬,卑宋也。
  卫孙蒯田于曹隧,饮马于重丘,毁其瓶。重丘人闭门而訽之,曰:”亲逐而君,尔父为厉。是之不忧,而何以田为?”
  夏,卫石买、孙蒯伐曹,取重丘。曹人愬于晋。
  齐人以其未得志于我故,秋,齐侯伐我北鄙,围桃。高厚围臧纥于防。师自阳关逆臧孙,至于旅松。郰叔纥、臧畴、臧贾帅甲三百,宵犯齐师,送之而复。齐师去之。
  齐人获臧坚。齐侯使夙沙卫唁之,且曰:”无死!”坚稽首曰:”拜命之辱!抑君赐不终,姑又使其刑臣礼于士。”以杙抉其伤而死。
  冬,邾人伐我南鄙,为齐故也。
  宋华阅卒。华臣弱皋比之室,使贼杀其宰华吴。贼六人以铍杀诸卢门合左师之后。左师惧曰:”老夫无罪。”贼曰:”皋比私有讨于吴。”遂幽其妻,曰:”畀余而大璧!”宋公闻之,曰:”臣也,不唯其宗室是暴,大乱宋国之政,必逐之!”左师曰:”臣也,亦卿也。大臣不顺,国之耻也。不如盖之。”乃舍之。左师为己短策,苟过华臣之门,必聘。
  十一月甲午,国人逐狗,狗入于华臣氏,国人従之。华臣惧,遂奔陈。
  宋皇国父为大宰,为平公筑台,妨于农功。子罕请俟农功之毕,公弗许。筑者讴曰:”泽门之皙,实兴我役。邑中之黔,实尉我心。”子罕闻之,亲执扑,以行筑者,而抶其不勉者,曰:”吾侪小人,皆有阖庐以辟燥湿寒暑。今君为一台而不速成,何以为役?”讴者乃止。或问其故,子罕曰:”宋国区区,而且诅有祝,祸之本也。”
  齐晏桓子卒。晏婴粗縗斩,苴绖、带、杖,菅屦,食鬻,居倚庐,寝苫,枕草。其老曰:”非大夫之礼也。”曰:”唯卿为大夫。”
************************
襄公  【十八年~三十一年】    
◎ 襄公十八年
  【经】十有八年春,白狄来。夏,晋人执卫行人石买。秋,齐师伐我北鄙。冬十月,公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子同围齐。曹伯负刍卒于师。楚公子午帅师伐郑。
  【传】十八年春,白狄始来。
  夏,晋人执卫行人石买于长子,执孙蒯于纯留,为曹故也。
  秋,齐侯伐我北鄙。中行献子将伐齐,梦与厉公讼,弗胜,公以戈击之,首队于前,跪而戴之,奉之以走,见梗阳之巫皋。他日,见诸道,与之言,同。巫曰:”今兹主必死,若有事于东方,则可以逞。”献子许诺。
  晋侯伐齐,将济河。献子以朱丝系玉二,而祷曰:”齐环怙恃其险,负其众庶,弃好背盟,陵虐神主。曾臣彪将率诸侯以讨焉,其官臣偃实先后之。苟捷有功,无作神羞,官臣偃无敢复济。唯尔有神裁之!”沉玉而济。
  冬十月,会于鲁济,寻湨梁之言,同伐齐。齐侯御诸平阴,堑防门而守之,广里。夙沙卫曰:”不能战,莫如守险。”弗听。诸侯之士门焉,齐人多死。范宣子告析文子曰:”吾知子,敢匿情乎?鲁人、莒人皆请以车千乘自其乡入,既许之矣。若入,君必失国。子盍图之?”子家以告公,公恐。晏婴闻之曰:”君固无勇,而又闻是,弗能久矣。”齐侯登巫山以望晋师。晋人使司马斥山泽之险,虽所不至,必旗而疏陈之。使乘车者左实右伪,以旗先,舆曳柴而従之。齐侯见之,畏其众也,乃脱归。丙寅晦,齐师夜遁。师旷告晋侯曰:”鸟乌之声乐,齐师其遁。”邢伯告中行伯曰:”有班马之声,齐师其遁。”叔向告晋侯曰:”城上有乌,齐师其遁。”
  十一月丁卯朔,入平阴,遂従齐师。夙沙卫连大车以塞隧而殿。殖绰、郭最曰:”子殿国师,齐之辱也。子姑先乎!”乃代之殿。卫杀马于隘以塞道。晋州绰及之,射殖绰,中肩,两矢夹脰,曰:”止,将为三军获。不止,将取其衷。”顾曰:”为私誓。”州绰曰:”有如日!”乃弛弓而自后缚之。其右具丙亦舍兵而缚郭最,皆衿甲面缚,坐于中军之鼓下。
  晋人欲逐归者,鲁、卫请攻险。己卯,荀偃、士匄以中军克京兹。乙酉,魏绛、栾盈以下军克邿。赵武、韩起以上军围卢,弗克。十二月戊戌,及秦周,伐雍门之萩。范鞅门于雍门,其御追喜以戈杀犬于门中。孟庄子斩其以为公琴。己亥,焚雍门及西郭、南郭。刘难、士弱率诸侯之师焚申池之竹木。壬寅,焚东郭、北郭。范鞅门于扬门。州绰门于东闾,左骖迫,还于门中,以枚数阖。
  齐侯驾,将走邮棠。大子与郭荣扣马,曰:”师速而疾,略也。将退矣,君何惧焉!且社稷之主,不可以轻,轻则失众。君必待之。”将犯之,大子抽剑断鞅,乃止。甲辰,东侵及潍,南及沂。
  郑子孔欲去诸大夫,将叛晋而起楚师以去之。使告子庚,子庚弗许。楚子闻之,使杨豚尹宜告子庚曰:”国人谓不谷主社稷,而不出师,死不従礼。不谷即位,于今五年,师徒不出,人其以不谷为自逸,而忘先君之业矣。大夫图之!其若之何?”子庚叹曰:”君王其谓午怀安乎!吾以利社稷也。”见使者,稽首而对曰:”诸侯方睦于晋,臣请尝之。若可,君而继之。不可,收师而退,可以无害,君亦无辱。”子庚帅师治兵于汾。于是子蟜、伯有、子张従郑伯伐齐,子孔、子展、子西守。二子知子孔之谋,完守入保。子孔不敢会楚师。
  楚师伐郑,次于鱼陵。右师城上棘,遂涉颍,次于旃然。蒍子冯、公子格率锐师侵费滑、胥靡、献于、雍梁,右回梅山,侵郑东北,至于虫牢而反。子庚门于纯门,信于城下而还。涉于鱼齿之下,甚雨及之,楚师多冻,役徒几尽。
  晋人闻有楚师,师旷曰:”不害。吾骤歌北风,又歌南风。南风不竞,多死声。楚必无功。”董叔曰:”天道多在西北,南师不时,必无功。”叔向曰:”在其君之德也。”
  ◎ 襄公十九年
  【经】十有九年春王正月,诸侯盟于祝柯。晋人执邾子,公至自伐齐。取邾田,自漷水。季孙宿如晋。葬曹成公。夏,卫孙林父帅师伐齐。秋七月辛卯,齐侯环卒。晋士匄帅师侵齐,至谷,闻齐侯卒,乃还。八月丙辰,仲孙蔑卒。齐杀其大夫高厚。郑杀其大夫公子嘉。冬,葬齐灵公。城西郛。叔孙豹会晋士匄于柯。城武城。
  【传】十九年春,诸侯还自沂上,盟于督扬,曰:”大毋侵小。”
  执邾悼公,以其伐我故。遂次于泗上,疆我田。取邾田,自漷水归之于我。晋侯先归。公享晋六卿于蒲圃,赐之三命之服。军尉、司马、司空、舆尉、候奄,皆受一命之服。贿荀偃束锦,加璧,乘马,先吴寿梦之鼎。
  荀偃瘅疽,生疡于头。济河,及著雍,病,目出。大夫先归者皆反。士匄请见,弗内。请后,曰:”郑甥可。”二月甲寅,卒,而视,不可含。宣子盥而抚之,曰:”事吴,敢不如事主!”犹视。栾怀子曰:”其为未卒事于齐故也乎?”乃复抚之曰:”主苟终,所不嗣事于齐者,有如河!”乃暝,受含。宣子出,曰:”吾浅之为丈夫也。”
  晋栾鲂帅师従卫孙文子伐齐。季武子如晋拜师,晋侯享之。范宣子为政,赋《黍苗》。季武子兴,再拜稽首曰:”小国之仰大国也,如百谷之仰膏雨焉!若常膏之,其天下辑睦,岂唯敝邑?”赋《六月》。
  季武子以所得于齐之兵,作林钟而铭鲁功焉。臧武仲谓季孙曰:”非礼也。夫铭,天子令德,诸侯言时计功,大夫称伐。今称伐则下等也,计功则借人也,言时则妨民多矣,何以为铭?且夫大伐小,取其所得以作彝器,铭其功烈以示子孙,昭明德而惩无礼也。今将借人之力以救其死,若之何铭之?小国幸于大国,而昭所获焉以怒之,亡之道也。”
  齐侯娶于鲁,曰颜懿姬,无子。其侄鬲声姬,生光,以为大子。诸子仲子、戎子,戎子嬖。仲子生牙,属诸戎子。戎子请以为大子,许之。仲子曰:”不可。废常,不祥;间诸侯,难。光之立也,列于诸侯矣。今无故而废之,是专黜诸侯,而以难犯不祥也。君必悔之。”公曰:”在我而已。”遂东大子光。使高厚傅牙,以为大子,夙沙卫为少傅。
  齐侯疾,崔杼微逆光。疾病,而立之。光杀戎子,尸诸朝,非礼也。妇人无刑。虽有刑,不在朝市。
  夏五月壬辰晦,齐灵公卒。庄公即位,执公子牙于句渎之丘。以夙沙卫易己,卫奔高唐以叛。
  晋士匄侵齐,及谷,闻丧而还,礼也。
  于四月丁未,郑公孙虿卒,赴于晋大夫。范宣子言于晋侯,以其善于伐秦也。六月,晋侯请于王,王追赐之大路,使以行,礼也。
  秋八月,齐崔杼杀高厚于洒蓝而兼其室。书曰:”齐杀其大夫。”従君于昏也。
  郑子孔之为政也专。国人患之,乃讨西宫之难,与纯门之师。子孔当罪,以其甲及子革、子良氏之甲守。甲辰,子展、子西率国人伐之,杀子孔而分其室。书曰:”郑杀其大夫。”专也。子然、子孔,宋子之子也;士子孔,圭妫之子也。圭妫之班亚宋子,而相亲也;二子孔亦相亲也。僖之四年,子然卒,简之元年,士子孔卒。司徒孔实相子革、子良之室,三室如一,故及于难。子革、子良出奔楚,子革为右尹。郑人使子展当国,子西听政,立子产为卿。
  齐庆封围高唐,弗克。冬十一月,齐侯围之,见卫在城上,号之,乃下。问守备焉,以无备告。揖之,乃登。闻师将傅,食高唐人。殖绰、工偻会夜缒纳师,醢卫于军。
  城西郛,惧齐也。
  齐及晋平,盟于大隧。故穆叔会范宣子于柯。穆叔见叔向,赋《载驰》之四章。叔向曰:”肸敢不承命。”穆叔曰:”齐犹未也,不可以不惧。”乃城武城。
  卫石共子卒,悼子不哀。孔成子曰:”是谓蹶其本,必不有其宗。”
  ◎ 襄公二十年
  【经】二十年春王正月辛亥,仲孙速会莒人盟于向。夏六月庚申,公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯,小邾子盟于澶渊。秋,公至自会。仲孙速帅师伐邾。蔡杀其大夫公子燮。蔡公子履出奔楚。陈侯之弟黄出奔楚。叔老如齐。冬十月丙辰朔,日有食之。季孙宿如宋。
  【传】二十年春,及莒平。孟庄子会莒人,盟于向,督扬之盟故也。
  夏,盟于澶渊,齐成故也。
  邾人骤至,以诸侯之事,弗能报也。秋,孟庄子伐邾以报之。
  蔡公子燮欲以蔡之晋,蔡人杀之。公子履,其母弟也,故出奔楚。
  陈庆虎、庆寅畏公子黄之逼,愬诸楚曰:”与蔡司马同谋。”楚人以为讨。公子黄出奔楚。
  初,蔡文侯欲事晋,曰:”先君与于践士之盟,晋不可弃,且兄弟也。”畏楚,不能行而卒。楚人使蔡无常,公子燮求従先君以利蔡,不能而死。书曰:”蔡杀其大夫公子燮”,言不与民同欲也;”陈侯之弟黄出奔楚”,言非其罪也。公子黄将出奔,呼于国曰:”庆氏无道,求专陈国,暴蔑其君,而去其亲,五年不灭,是无天也。”
  齐子初聘于齐,礼也。
  冬,季武子如宋,报向戌之聘也。褚师段逆之以受享,赋《常棣》之七章以卒。宋人重贿之。归,复命,公享之。赋《鱼丽》之卒章。公赋《南山有台》。武子去所,曰:”臣不堪也。”
  卫宁惠子疾,召悼子曰:”吾得罪于君,悔而无及也。名藏在诸侯之策,曰:’孙林父、宁殖出其君。’君入则掩之。若能掩之,则吾子也。若不能,犹有鬼神,吾有馁而已,不来食矣。”悼子许诺,惠子遂卒。
  ◎ 襄公二十一年
  【经】二十有一年春王正月,公如晋。邾庶其以漆、闾丘来奔。夏,公至自晋。秋,晋栾出奔楚。九月庚戌朔,日有食之。冬十月庚辰朔,日有食之。曹伯来朝。公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子于商任。
  【传】二十一年春,公如晋,拜师及取邾田也。
  邾庶其以漆、闾丘来奔。季武子以公姑姊妻之,皆有赐于其従者。
  于是鲁多盗。季孙谓臧武仲曰:”子盍诘盗?”武仲曰:”不可诘也,纥又不能。”季孙曰:”我有四封,而诘其盗,何故不可?子为司寇,将盗是务去,若之何不能?”武仲曰:”子召外盗而大礼焉,何以止吾盗?子为正卿,而来外盗;使纥去之,将何以能?庶其窃邑于邾以来,子以姬氏妻之,而与之邑,其従者皆有赐焉。若大盗礼焉以君之姑姊与其大邑,其次皋牧舆马,其小者衣裳剑带,是赏盗也。赏而去之,其或难焉。纥也闻之,在上位者,洒濯其心,壹以待人,轨度其信,可明征也,而后可以治人。夫上之所为,民之归也。上所不为而民或为之,是以加刑罚焉,而莫敢不惩。若上之所为而民亦为之,乃其所也,又可禁乎?《夏书》曰:’念兹在兹,释兹在兹,名言兹在兹,允出兹在兹,惟帝念功。’将谓由己壹也。信由己壹,而后功可念也。”
  庶其非卿也,以地来,虽贱必书,重地也。
  齐侯使庆佐为大夫,复讨公子牙之党,执公子买于句渎之丘。公子鉏来奔。叔孙还奔燕。
  夏,楚子庚卒,楚子使薳子冯为令尹。访于申叔豫,叔豫曰:”国多宠而王弱,国不可为也。”遂以疾辞。方署,阙地,下冰而床焉。重茧衣裘,鲜食而寝。楚子使医视之,复曰:”瘠则甚矣,而血气未动。”乃使子南为令尹。
  栾桓子娶于范宣子,生怀子。范鞅以其亡也,怨栾氏,故与栾盈为公族大夫而不相能。桓子卒,栾祁与其老州宾通,几亡室矣。怀子患之。祁惧其讨也,愬诸宣子曰:”盈将为乱,以范氏为死桓主而专政矣,曰:’吾父逐鞅也,不怒而以宠报之,又与吾同官而专之,吾父死而益富。死吾父而专于国,有死而已,吾蔑従之矣!’其谋如是,惧害于主,吾不敢不言。”范鞅为之征。怀子好施,士多归之。宣子畏其多士也,信之。怀子为下卿,宣子使城著而遂逐之。
  秋,栾盈出奔楚。宣子杀箕遗、黄渊、嘉父、司空靖、邴豫、董叔、邴师、申书、羊舌虎、叔罴。囚伯华、叔向、籍偃。人谓叔向曰:”子离于罪,其为不知乎?”叔向曰:”与其死亡若何?《诗》曰:’优哉游哉,聊以卒岁。’知也。”乐王鲋见叔向曰:”吾为子请!”叔向弗应。出,不拜。其人皆咎叔向。叔向曰:”必祁大夫。。”室老闻之,曰:”乐王鲋言于君无不行,求赦吾子,吾子不许。祁大夫所不能也,而曰’必由之’,何也?”叔向曰:”乐王鲋,従君者也,何能行?祁大夫外举不弃仇,内举不失亲,其独遗我乎?《诗》曰:’有觉德行,四国顺之。’夫子,觉者也。”
  晋侯问叔向之罪于乐王鲋,对曰:”不弃其亲,其有焉。”于是祁奚老矣,闻之,乘驲而见宣子,曰:”《诗》曰:’惠我无疆,子孙保之。’《书》曰:’圣有谟勋,明征定保。’夫谋而鲜过,惠训不倦者,叔向有焉,社稷之固也。犹将十世宥之,以劝能者。今壹不免其身,以弃社稷,不亦惑乎?鲧殛而禹兴。伊尹放大甲而相之,卒无怨色。管、蔡为戮,周公右王。若之何其以虎也弃社稷?子为善,谁敢不勉?多杀何为?”宣子说,与之乘,以言诸公而免之。不见叔向而归。叔向亦不告免焉而朝。
  初,叔向之母石叔虎之母美而不使,其子皆谏其母。其母曰:”深山大泽,实生龙蛇。彼美,余惧其生龙蛇以祸女。女,敝族也。国多大宠,不仁人间之,不亦难乎?余何爱焉!”使往视寝,生叔虎。美而有勇力,栾怀子嬖之,故羊舌氏之族及于难。
  栾盈过于周,周西鄙掠之。辞于行人,曰:”天子陪臣盈,得罪于王之守臣,将逃罪。罪重于郊甸,无所伏窜,敢布其死。昔陪臣书能输力于王室,王施惠焉。其子黡,不能保任其父之劳。大君若不弃书之力,亡臣犹有所逃。若弃书之力,而思黡之罪,臣,戮余也,将归死于尉氏,不敢还矣。敢布四体,唯大君命焉!”王曰:”尤而效之,其又甚焉!”使司徒禁掠栾氏者,归所取焉。使候出诸轘辕。
  冬,曹武公来朝,始见也。
  会于商任,锢栾氏也。齐侯、卫侯不敬。叔向曰:”二君者必不免。会朝,礼之经也;礼,政之舆也;政,身之守也;怠礼失政,失政不立,是以乱也。”
  知起、中行喜、州绰、邢蒯出奔齐,皆栾氏之党也。乐王鲋谓范宣子曰:”盍反州绰、邢蒯,勇士也。”宣子曰:”彼栾氏之勇也,余何获焉?”王鲋曰:”子为彼栾氏,乃亦子之勇也。”
  齐庄公朝,指殖绰、郭最曰:”是寡人之雄也。”州绰曰:”君以为雄,谁敢不雄?然臣不敏,平阴之役,先二子鸣。”庄公为勇爵。殖绰、郭最欲与焉。州绰曰:”东闾之役,臣左骖迫,还于门中,识其枚数。其可以与于此乎?”公曰:”子为晋君也。”对曰:”臣为隶新。然二子者,譬于禽兽,臣食其肉而寝处其皮矣。”
  ◎ 襄公二十二年
  【经】二十有二年春王正月,公至自会。夏四月。秋七月辛酉,叔老卒。冬,公会晋侯、齐侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、薛伯、杞伯、小邾子于沙随。公至自会。楚杀其大夫公子追舒。
  【传】二十二年春,臧武仲如晋,雨,过御叔。御叔在其邑,将饮酒,曰:”焉用圣人!我将饮酒而己,雨行,何以圣为?”穆叔闻之曰:”不可使也,而傲使人,国之蠹也。”令倍其赋。
  夏,晋人征朝于郑。郑人使少正公孙侨对曰:”在晋先君悼公九年,我寡君于是即位。即位八月,而我先大夫子驷従寡君以朝于执事。执事不礼于寡君。寡君惧,因是行也,我二年六月朝于楚,晋是以有戏之役。楚人犹竞,而申礼于敝邑。敝邑欲従执事而惧为大尤,曰晋其谓我不共有礼,是以不敢携贰于楚。我四年三月,先大夫子蟜又従寡君以观衅于楚,晋于是乎有萧鱼之役。谓我敝邑,迩在晋国,譬诸草木,吾臭味也,而何敢差池?楚亦不竞,寡君尽其土实,重之以宗器,以受齐盟。遂帅群臣随于执事以会岁终。贰于楚者,子侯、石盂,归而讨之。湨梁之明年,子蟜老矣,公孙夏従寡君以朝于君,见于尝酎,与执燔焉。间二年,闻君将靖东夏,四月又朝,以听事期。不朝之间,无岁不聘,无役不従。以大国政令之无常,国家罢病,不虞荐至,无日不惕,岂敢忘职?大国若安定之,其朝夕在庭,何辱命焉?若不恤其患,而以为口实,其无乃不堪任命,而翦为仇雠,敝邑是惧。其敢忘君命?委诸执事,执事实重图之。”
  秋,栾盈自楚适齐。晏平仲言于齐侯曰:”商任之会,受命于晋。今纳栾氏,将安用之?小所以事大,信也。失信不立,君其图之。”弗听。退告陈文子曰:”君人执信,臣人执共,忠信笃敬,上下同之,天之道也。君自弃也,弗能久矣!”
  九月,郑公孙黑肱有疾,归邑于公。召室老、宗人立段,而使黜官、薄祭。祭以特羊,殷以少牢。足以共祀,尽归其余邑。曰:”吾闻之,生于乱世,贵而能贫,民无求焉,可以后亡。敬共事君,与二三子。生在敬戒,不在富也。”己巳,伯张卒。君子曰:”善戒。《诗》曰:’慎尔侯度,用戒不虞。’郑子张其有焉。”
  冬,会于沙随,复锢栾氏也。
  栾盈犹在齐,晏子曰:”祸将作矣!齐将伐晋,不可以不惧。”
  楚观起有宠于令尹子南,未益禄,而有马数十乘。楚人患之,王将讨焉。子南之子弃疾为王御士,王每见之,必泣。弃疾曰:”君三泣臣矣,敢问谁之罪也?”王曰:”令尹之不能,尔所知也。国将讨焉,尔其居乎?”对曰:”父戮子居,君焉用之?泄命重刑,臣亦不为。”王遂杀子南于朝,轘观起于四竟。子南之臣谓弃疾,请徙子尸于朝,曰:”君臣有礼,唯二三子。”三日,弃疾请尸,王许之。既葬,其徒曰:”行乎?”曰:”吾与杀吾父,行将焉入?”曰:”然则臣王乎?”曰:”弃父事仇,吾弗忍也。”遂缢而死。
  复使薳子冯为令尹,公子齮为司马。屈建为莫敖。有宠于薳子者八人,皆无禄而多马。他日朝,与申叔豫言。弗应而退。従之,入于人中。又従之,遂归。退朝,见之,曰:”子三困我于朝,吾惧,不敢不见。吾过,子姑告我。何疾我也?”对曰:”吾不免是惧,何敢告子?”曰:”何故?”对曰:”昔观起有宠于子南,子南得罪,观起车裂。何故不惧?”自御而归,不能当道。至,谓八人者曰:”吾见申叔,夫子所谓生死而肉骨也。知我者,如夫子则可。不然,请止。”辞八人者,而后王安之。
  十二月,郑游贩将归晋,未出竟,遭逆妻者,夺之,以馆于邑。丁巳,其夫攻子明,杀之,以其妻行。子展废良而立大叔,曰:”国卿,君之贰也,民之主也,不可以苟。请舍子明之类。”求亡妻者,使复其所。使游氏勿怨,曰:”无昭恶也。”
  ◎ 襄公二十三年
  【经】二十有三年春王二月癸酉朔,日有食之。三月己巳,杞伯匄卒。夏,邾畀我来奔。葬杞孝公。陈杀其大夫庆虎及庆寅。陈侯之弟黄自楚归于陈。晋栾盈复入于晋,入于曲沃。秋,齐侯伐卫,遂伐晋。八月,叔孙豹帅师救晋次于雍榆。己卯,仲孙速卒。冬十月乙亥,臧孙纥出奔邾。晋人杀栾盈。齐侯袭莒。
  【传】二十三年春,杞孝公卒,晋悼夫人丧之。平公不彻乐,非礼也。礼,为邻国阙。
  陈侯如楚。公子黄愬二庆于楚,楚人召之。使庆乐往,杀之。庆氏以陈叛。夏,屈建従陈侯围陈。陈人城,板队而杀人。役人相命,各杀其长。遂杀庆虎、庆寅。楚人纳公子黄。君子谓:”庆氏不义,不可肆也。故《书》曰:’惟命不于常。'”
  晋将嫁女于吴,齐侯使析归父媵之,以藩载栾盈及其士,纳诸曲沃。栾盈夜见胥午而告之。对曰:”不可。天之所废,谁能兴之?子必不免。吾非爱死也,知不集也。”盈曰:”虽然,因子而死,吾无悔矣。我实不天,子无咎焉。”许诺。伏之,而觞曲沃人。乐作。午言曰:”今也得栾孺子,何如?”对曰:”得主而为之死,犹不死也。”皆叹,有泣者。爵行,又言。皆曰:”得主,何贰之有?”盈出,遍拜之。
  四月,栾盈帅曲沃之甲,因魏献子,以昼入绛。初,栾盈佐魏庄子于下军,献子私焉,故因之。赵氏以原、屏之难怨栾氏,韩、赵方睦。中行氏以伐秦之役怨栾氏,而固与范氏和亲。知悼子少,而听于中行氏。程郑嬖于公。唯魏氏及七舆大夫与之。
  乐王鲋待坐于范宣子。或告曰:”栾氏至矣!”宣子惧。桓子曰:”奉君以走固宫,必无害也。且栾氏多怨,子为政,栾氏自外,子在位,其利多矣。既有利权,又执民柄,将何惧焉?栾氏所得,其唯魏氏乎!而可强取也。夫克乱在权,子无懈矣。”公有姻丧,王鲋使宣子墨縗冒绖,二妇人辇以如公,奉公以如固宫。
  范鞅逆魏舒,则成列既乘,将逆栾氏矣。趋进,曰:”栾氏帅贼以入,鞅之父与二三子在君所矣。使鞅逆吾子。鞅请骖乘。”持带,遂超乘,右抚剑,左援带,命驱之出。仆请,鞅曰:”之公。”宣子逆诸阶,执其手,赂之以曲沃。
  初,斐豹隶也,著于丹书。栾氏之力臣曰督戎,国人惧之。斐豹谓宣子曰:”苟焚丹书,我杀督戎。”宣子喜,曰:”而杀之,所不请于君焚丹书者,有如日!”乃出豹而闭之,督戎従之。逾隐而待之,督戎逾入,豹自后击而杀之。范氏之徒在台后,栾氏乘公门。宣子谓鞅曰:”矢及君屋,死之!”鞅用剑以帅卒,栾氏退。摄车従之,遇栾氏,曰:”乐免之,死将讼女于天。”乐射之,不中;又注,则乘槐本而覆。或以戟钩之,断肘而死。栾鲂伤。栾盈奔曲沃,晋人围之。
  秋,齐侯伐卫。先驱,谷荣御王孙挥,召扬为右。申驱,成秩御莒恒,申鲜虞之傅挚为右。曹开御戎,晏父戎为右。贰广,上之登御邢公,卢蒲癸为右。启,牢成御襄罢师,狼蘧疏为右。胠,商子车御侯朝,桓跳为右。大殿,商子游御夏之御寇,崔如为右,烛庸之越驷乘。
  自卫将遂伐晋。晏平仲曰:”君恃勇力以伐盟主,若不济,国之福也。不德而有功,忧必及君。”崔杼谏曰:”不可。臣闻之,小国间大国之败而毁焉,必受其咎。君其图之!”弗听。陈文子见崔武子,曰:”将如君何?”武子曰:”吾言于君,君弗听也。以为盟主,而利其难。群臣若急,君于何有?子姑止之。”文子退,告其人曰:”崔子将死乎!谓君甚,而又过之,不得其死。过君以义,犹自抑也,况以恶乎?”
  齐侯遂伐晋,取朝歌,为二队,入孟门,登大行,张武军于荧庭,戍郫邵,封少水,以报平阴之役,乃还。赵胜帅东阳之师以追之,获晏牦。八月,叔孙豹帅师救晋,次于雍榆,礼也。
  季武子无适子,公弥长,而爱悼子,欲立之。访于申丰,曰:”弥与纥,吾皆爱之,欲择才焉而立之。”申丰趋退,归,尽室将行。他日,又访焉,对曰:”其然,将具敝车而行。”乃止。访于臧纥,臧纥曰:”饮我酒,吾为子立之。”季氏饮大夫酒,臧纥为客。既献,臧孙命北面重席,新尊絜之。召悼之,降,逆之。大夫皆起。及旅,而召公鉏,使与之齿,季孙失色。
  季氏以公鉏为马正,愠而不出。闵子马见之,曰:”子无然!祸福无门,唯人所召。为人子者,患不孝,不患无所。敬共父命,何常之有?若能孝敬,富倍季氏可也。奸回不轨,祸倍下民可也。”公鉏然之。敬共朝夕,恪居官次。季孙喜,使饮己酒,而以具往,尽舍旃。故公鉏氏富,又出为公左宰。
  孟孙恶臧孙,季孙爱之。孟氏之御驺丰点好羯也,曰:”従余言,必为孟孙。”再三云,羯従之。孟庄子疾,丰点谓公鉏:”苟立羯,请仇臧氏。”公鉏谓季孙曰:”孺子秩,固其所也。若羯立,则季氏信有力于臧氏矣。”弗应。己卯,孟孙卒,公鉏奉羯立于户侧。季孙至,入,哭,而出,曰:”秩焉在?”公鉏曰:”羯在此矣!”季孙曰:”孺子长。”公鉏曰:”何长之有?唯其才也。且夫子之命也。”遂立羯。秩奔邾。
  臧孙入,哭甚哀,多涕。出,其御曰:”孟孙之恶子也,而哀如是。季孙若死,其若之何?”臧孙曰:”季孙之爱我,疾疢也。孟孙之恶我,药石也。美疢不如恶石。夫石犹生我,疢之美,其毒滋多。孟孙死,吾亡无日矣。”
  孟氏闭门,告于季秋曰:”臧氏将为乱,不使我葬。”季孙不信。臧孙闻之,戒。冬十月,孟氏将辟,藉除于臧氏。臧孙使正夫助之,除于东门,甲従己而视之。孟氏又告季孙。季孙怒,命攻臧氏。乙亥,臧纥斩鹿门之关以出,奔邾。
  初,臧宣叔娶于铸,生贾及为而死。继室以其侄,穆姜之姨子也。生纥,长于公宫。姜氏爱之,故立之。臧贾、臧为出在铸。臧武仲自邾使告臧贾,且致大蔡焉,曰:”纥不佞,失守宗祧,敢告不吊。纥之罪,不及不祀。子以大蔡纳请,其可。”贾曰:”是家之祸也,非子之过也。贾闻命矣。”再拜受龟。使为以纳请,遂自为也。臧孙如防,使来告曰:”纥非能害也,知不足也。非敢私请!苟守先祀,无废二勋,敢不辟邑。”乃立臧为。臧纥致防而奔齐。其人曰:”其盟我乎?”臧孙曰:”无辞。”将盟臧氏,季孙召外史掌恶臣,而问盟首焉,对曰:”盟东门氏也,曰:’毋或如东门遂,不听公命,杀适立庶。’盟叔孙氏也,曰:’毋或如叔孙侨如,欲废国常,荡覆公室。'”季孙曰:”臧孙之罪,皆不及此。”孟椒曰:”盍以其犯门斩关?”季孙用之。乃盟臧氏曰:”无或如臧孙纥,干国之纪,犯门斩关。”臧孙闻之,曰:”国有人焉!谁居?其孟椒乎!”
  晋人克栾盈于曲沃,尽杀栾氏之族党。栾鲂出奔宋。书曰:”晋人杀栾盈。”不言大夫,言自外也。
  齐侯还自晋,不入。遂袭莒,门于且于,伤股而退。明日,将复战,期于寿舒。杞殖、华还载甲,夜入且于之隧,宿于莒郊。明日,先遇莒子于蒲侯氏。莒子重赂之,使无死,曰:”请有盟。”华周对曰:”贪货弃命,亦君所恶也。昏而受命,日未中而弃之,何以事君?”莒子亲鼓之,従而伐之,获杞梁。莒人行成。
  齐侯归,遇杞梁之妻于郊,使吊之。辞曰:”殖之有罪,何辱命焉?若免于罪,犹有先人之敝庐在,下妾不得与郊吊。”齐侯吊诸其室。
  齐侯将为臧纥田。臧孙闻之,见齐侯,与之言伐晋,对曰:”多则多矣!抑君似鼠。夫鼠昼伏夜动,不穴于寝庙,畏人故也。今君闻晋之乱而后作焉。宁将事之,非鼠如何?”乃弗与田。
  仲尼曰:”知之难也。有臧武仲之知,而不容于鲁国,抑有由也。作不顺而施不恕也。《夏书》曰:’念兹在兹。’顺事、恕施也。”
  ◎ 襄公二十四年
  【经】二十有四年春,叔孙豹如晋。仲孙羯帅师侵齐。夏,楚子伐吴。秋七月甲子朔,日有食之,既。齐崔杼帅师伐莒。大水。八月癸巳朔,日有食之。公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子于夷仪。冬,楚子、蔡侯、陈侯、许男伐郑。公至自会。陈钅咸宜咎出奔楚。叔孙豹如京师。大饥。
  【传】二十四年春,穆叔如晋。范宣子逆之,问焉,曰:”古人有言曰,’死而不朽’,何谓也?”穆叔未对。宣子曰:”昔匄之祖,自虞以上,为陶唐氏,在夏为御龙氏,在商为豕韦氏,在周为唐杜氏,晋主夏盟为范氏,其是之谓乎?”穆叔曰:”以豹所闻,此之谓世禄,非不朽也。鲁有先大夫曰臧文仲,既没,其言立。其是之谓乎!豹闻之,大上有立德,其次有立功,其次有立言,虽久不废,此之谓不朽。若夫保姓受氏,以守宗祊,世不绝祀,无国无之,禄之大者,不可谓不朽。”
  范宣子为政,诸侯之币重。郑人病之。二月,郑伯如晋。子产寓书于子西以告宣子,曰:”子为晋国,四邻诸侯,不闻令德,而闻重币,侨也惑之。侨闻君子长国家者,非无贿之患,而无令名之难。夫诸侯之贿聚于公室,则诸侯贰。若吾子赖之,则晋国贰。诸侯贰,则晋国坏。晋国贰,则子之家坏。何没没也!将焉用贿?夫令名,德之舆也。德,国家之基也。有基无坏,无亦是务乎!有德则乐,乐则能久。《诗》云:’乐只君子,邦家之基。’有令德也夫!’上帝临女,无贰尔心。’有令名也夫!恕思以明德,则令名载而行之,是以远至迩安。毋宁使人谓子’子实生我’,而谓’子濬我以生’乎?象有齿以焚其身,贿也。”宣子说,乃轻币。是行也,郑伯朝晋,为重币故,且请伐陈也。郑伯稽首,宣子辞。子西相,曰:”以陈国之介恃大国而陵虐于敝邑,寡君是以请罪焉。敢不稽首。”
  孟孝伯侵齐,晋故也。
  夏,楚子为舟师以伐吴,不为军政,无功而还。
  齐侯既伐晋而惧,将欲见楚子。楚子使薳启强如齐聘,且请期。齐社,搜军实,使客观之。陈文子曰:”齐将有寇。吾闻之,兵不戢,必取其族。”
  秋,齐侯闻将有晋师,使陈无宇従薳启强如楚,辞,且乞师。崔杼帅师送之,遂伐莒,侵介根。
  会于夷仪,将以伐齐,水,不克。
  冬,楚子伐郑以救齐,门于东门,次于棘泽。诸侯还救郑。晋侯使张骼、辅跞致楚师,求御于郑。郑人卜宛射犬,吉。子大叔戒之曰:”大国之人,不可与也。”对曰:”无有众寡,其上一也。”大叔曰:”不然,部娄无松柏。”二子在幄,坐射犬于外,既食而后食之。使御广车而行,己皆乘乘车。将及楚师,而后従之乘,皆踞转而鼓琴。近,不告而驰之。皆取胄于櫜而胄,入垒,皆下,搏人以投,收禽挟囚。弗待而出。皆超乘,抽弓而射。既免,复踞转而鼓琴,曰:”公孙!同乘,兄弟也。胡再不谋?”对曰:”曩者志入而已,今则怯也。”皆笑,曰:”公孙之亟也。”
  楚子自棘泽还,使薳启强帅师送陈无宇。
  吴人为楚舟师之役故,召舒鸠人,舒鸠人叛楚。楚子师于荒浦,使沈尹寿与师祁犁让之。舒鸠子敬逆二子,而告无之,且请受盟。二子复命,王欲伐之。薳子曰:”不可。彼告不叛,且请受盟,而又伐之,伐无罪也。姑归息民,以待其卒。卒而不贰,吾又何求?若犹叛我,无辞有庸。”乃还。
  陈人复讨庆氏之党,钅咸宜咎出奔楚。
  齐人城郏。穆叔如周聘,且贺城。王嘉其有礼也,赐之大路。
  晋侯嬖程郑,使佐下军。郑行人公孙挥如晋聘。程郑问焉,曰:”敢问降阶何由?”子羽不能对。归以语然明,然明曰:”是将死矣。不然将亡。贵而知惧,惧而思降,乃得其阶,下人而已,又何问焉?且夫既登而求降阶者,知人也,不在程郑。其有亡衅乎?不然,其有惑疾,将死而忧也。”
  ◎ 襄公二十五年
  【经】二十有五年春,齐崔杼帅师伐我北鄙。夏五月乙亥,齐崔杼弑其君光。公会晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子于夷仪。六月壬子,郑公孙舍之帅师入陈。秋八月己巳,诸侯同盟于重丘。公至自会。卫侯入于夷仪。楚屈建帅师灭舒鸠。冬,郑公孙夏帅师伐陈。十有二月,吴子遏伐楚,门于巢,卒。
  【传】二十五年春,齐崔杼帅师伐我北鄙,以报孝伯之师也。公患之,使告于晋。孟公绰曰:”崔子将有大志,不在病我,必速归,何患焉!其来也不寇,使民不严,异于他日。”齐师徒归。
  齐棠公之妻,东郭偃之姊也。东郭偃臣崔武子。棠公死,偃御武子以吊焉。见棠姜而美之,使偃取之。偃曰:”男女辨姓,今君出自丁,臣出自桓,不可。”武子筮之,遇《困》三之《大过》三。史皆曰:”吉。”示陈文子,文子曰:”夫従风,风陨,妻不可娶也。且其《繇》曰:’困于石,据于蒺藜,入于其宫,不见其妻,凶。’困于石,往不济也。据于蒺藜,所恃伤也。入于其宫,不见其妻,凶,无所归也。”崔子曰:”嫠也何害?先夫当之矣。”遂取之。庄公通焉,骤如崔氏。以崔子之冠赐人,侍者曰:”不可。”公曰:”不为崔子,其无冠乎?”崔子因是,又以其间伐晋也,曰:”晋必将报。”欲弑公以说于晋,而不获间。公鞭侍人贾举而又近之,乃为崔子间公。
  夏五月,莒为且于之役故,莒子朝于齐。甲戌,飨诸北郭。崔子称疾,不视事。乙亥,公问崔子,遂従姜氏。姜入于室,与崔子自侧户出。公拊楹而歌。侍人贾举止众従者,而入闭门。甲兴,公登台而请,弗许;请盟,弗许;请自刃于庙,勿许。皆曰:”君之臣杼疾病,不能听命。近于公宫,陪臣干掫有淫者,不知二命。”公逾墙。又射之,中股,反队,遂弑之。贾举,州绰、邴师、公孙敖、封具、铎父、襄伊、偻堙皆死。祝佗父祭于高唐,至,复命。不说弁而死于崔氏。申蒯侍渔者,退,谓其宰曰:”尔以帑免,我将死。”其宰曰:”免,是反子之义也。”与之皆死。崔氏杀融蔑于平阴。
  晏子立于崔氏之门外,其人曰:”死乎?”曰:”独吾君也乎哉?吾死也。”曰:”行乎?”曰:”吾罪也乎哉?吾亡也。””归乎?”曰:”君死,安归?君民者,岂以陵民?社稷是主。臣君者,岂为其口实,社稷是养。故君为社稷死,则死之;为社稷亡,则亡之。若为己死而为己亡,非其私昵,谁敢任之?且人有君而弑之,吾焉得死之,而焉得亡之?将庸何归?”门启而入,枕尸股而哭。兴,三踊而出。人谓崔子:”必杀之!”崔子曰:”民之望也!舍之,得民。”卢蒲癸奔晋,王何奔莒。
  叔孙宣伯之在齐也,叔孙还纳其女于灵公。嬖,生景公。丁丑,崔杼立而相之。庆封为左相。盟国人于大宫,曰:”所不与崔、庆者。”晏子仰天叹曰:”婴所不唯忠于君利社稷者是与,有如上帝。”乃歃。辛巳,公与大夫及莒子盟。
  大史书曰:”崔杼弑其君。”崔子杀之。其弟嗣书而死者,二人。其弟又书,乃舍之。南史氏闻大史尽死,执简以往。闻既书矣,乃还。
  闾丘婴以帷缚其妻而栽之,与申鲜虞乘而出,鲜虞推而下之,曰:”君昏不能匡,危不能救,死不能死,而知匿其昵,其谁纳之?”行及弇中,将舍。婴曰:”崔、庆其追我!”鲜虞曰:”一与一,谁能惧我?”遂舍,枕辔而寝,食马而食。驾而行,出弇中,谓婴曰:”速驱这!崔、庆之众,不可当也。”遂来奔。
  崔氏侧庄公于北郭。丁亥,葬诸士孙之里,四翣,不跸,下车七乘,不以兵甲。
  晋侯济自泮,会于夷仪,伐齐,以报朝歌之役。齐人以庄公说,使隰鉏请成。庆封如师,男女以班。赂晋侯以宗器、乐器。自六正、五吏、三十帅、三军之大夫、百官之正长、师旅及处守者,皆有赂。晋侯许之。使叔向告于诸侯。公使子服惠伯对曰:”君舍有罪,以靖小国,君之惠也。寡君闻命矣!”
  晋侯使魏舒、宛没逆卫侯,将使卫与之夷仪。崔子止其帑,以求五鹿。
  初,陈侯会楚子伐郑,当陈隧者,井堙木刊。郑人怨之,六月,郑子展、子产帅车七百乘伐陈,宵突陈城,遂入之。陈侯扶其大子偃师奔墓,遇司马桓子,曰:”载余!”曰:”将巡城。”遇贾获,载其母妻,下之,而授公车。公曰:”舍而母!”辞曰:”不祥。”与其妻扶其母以奔墓,亦免。子展命师无入公宫,与子产亲御诸门。陈侯使司马桓子赂以宗器。陈侯免,拥社。使其众,男女别而累,以待于朝。子展执絷而见,再拜稽首,承饮而进献。子美入,数俘而出。祝祓社,司徒致民,司马致节,司空致地,乃还。
  秋七月己巳,同盟于重丘,齐成故也。
  赵文子为政,令薄诸侯之币而重其礼。穆叔见之,谓穆叔曰:”自今以往,兵其少弭矣!齐崔、庆新得政,将求善于诸侯。武也知楚令尹。若敬行其礼,道之以文辞,以靖诸侯,兵可以弭。”
  楚薳子冯卒,屈建为令尹。屈荡为莫敖。舒鸠人卒叛楚。令尹子木伐之,及离城。吴人救之,子木遽以右师先,子强、息桓、子捷、子骈、子盂帅左师以退。吴人居其间七日。子强曰:”久将垫隘,隘乃禽也。不如速战!请以其私卒诱之,简师陈以待我。我克则进,奔则亦视之,乃可以免。不然,必为吴禽。”従之。五人以其私卒先击吴师。吴师奔,登山以望,见楚师不继,复逐之,傅诸其军。简师会之,吴师大败。遂围舒鸠,舒鸠溃。八月,楚灭舒鸠。
  卫献公入于夷仪。
  郑子产献捷于晋,戎服将事。晋人问陈之罪,对曰:”昔虞阏父为周陶正,以服事我先王。我先王赖其利器用也,与其神明之后也,庸以元女大姬配胡公,而封诸陈,以备三恪。则我周之自出,至于今是赖。桓公之乱,蔡人欲立其出。我先君庄公奉五父而立之,蔡人杀之。我又与蔡人奉戴厉公,至于庄、宣,皆我之自立。夏氏之乱,成公播荡,又我之自入,君所知也。今陈忘周之大德,蔑我大惠,弃我姻亲,介恃楚众,以凭陵我敝邑,不可亿逞。我是以有往年之告。未获成命,则有我东门之役。当陈隧者,井堙木刊。敝邑大惧不竟,而耻大姬。天诱其衷,启敝邑之心。陈知其罪,授手于我。用敢献功!”晋人曰:”何故侵小?”对曰:”先王之命,唯罪所在,各致其辟。且昔天子之地一圻,列国一同,自是以衰。今大国多数圻矣!若无侵小,何以至焉?”晋人曰:”何故戎服?”对曰:”我先君武、庄,为平、桓卿士。城濮之役,文公布命,曰:’各复旧职!’命我文公戎服辅王,以授楚捷,不敢废王命故也。”士庄伯不能诘,复于赵文子。文子曰:”其辞顺,犯顺不祥。”乃受之。
  冬十月,子展相郑伯如晋,拜陈之功。子西复伐陈,陈及郑平。仲尼曰:”《志》有之:’言以足志,文以足言。’不言,谁知其志?言之无文,行而不远。晋为伯,郑入陈,非文辞不为功。慎辞也!”
  楚蒍掩为司马,子木使庀赋,数甲兵。甲午,蒍掩书土田,度山林,鸠薮泽,辨京陵,表淳卤,数疆潦,规偃猪,町原防,牧隰皋,井衍沃,量入修赋。赋车籍马,赋车兵、徒卒、甲楯之数。既成,以授子木,礼也。
  十二月,吴子诸樊伐楚,以报舟师之役。门于巢。巢牛臣曰:”吴王勇而轻,若启之,将亲门。我获射之,必殪。是君也死,强其少安!”従之。吴子门焉,牛臣隐于短墙以射之,卒。
  楚子以灭舒鸠赏子木。辞曰:”先大夫蒍子之功也。”以与蒍掩。
  晋程郑卒。子产始知然明,问为政焉。对曰:”视民如子。见不仁者诛之,如鹰鹯之逐鸟雀也。”子产喜,以语子大叔,且曰:”他日吾见蔑之面而已,今吾见其心矣。”子大叔问政于子产。子产曰:”政如农功,日夜思之,思其始而成其终。朝夕而行之,行无越思,如农之有畔。其过鲜矣。”
  卫献公自夷仪使与宁喜言,宁喜许之。大叔文子闻之,曰:”乌乎!《诗》所谓’我躬不说,皇恤我后’者,宁子可谓不恤其后矣。将可乎哉?殆必不可。君子之行,思其终也,思其复也。《书》曰:’慎始而敬终,终以不困。’《诗》曰:’夙夜匪解,以事一人。’今宁子视君不如弈棋,其何以免乎?弈者举棋不定,不胜其耦。而况置君而弗定乎?必不免矣。九世之卿族,一举而灭之。可哀也哉!”
  会于夷仪之岁,齐人城郏。其五月,秦、晋为成。晋韩起如秦莅盟,秦伯车如晋莅盟,成而不结。
  ◎ 襄公二十六年
  【经】二十有六年春王二月辛卯,卫宁喜弑其君剽。卫孙林父入于戚以叛。甲午,卫侯衎复归于卫。夏,晋侯使荀吴来聘。公会晋人、郑良霄、宋人、曹人于澶渊。秋,宋公弑其世子痤。晋人执卫宁喜。八月壬午,许男宁卒于楚。冬,楚子、蔡侯、陈侯伐郑。葬许灵公。
  【传】二十六年春,秦伯之弟钅咸如晋修成,叔向命召行人子员。行人子朱曰:”朱也当御。”三云,叔向不应。子朱怒,曰:”班爵同,何以黜朱于朝?”抚剑従之。叔向曰:”秦、晋不和久矣!今日之事,幸而集,晋国赖之。不集,三军暴骨。子员道二国之言无私,子常易之。奸以事君者,吾所能御也。”拂衣従之。人救之。平公曰:”晋其庶乎!吾臣之所争者大。”师旷曰:”公室惧卑。臣不心竞而力争,不务德而争善,私欲已侈,能无卑乎?”
  卫献公使子鲜为复,辞。敬姒强命之。对曰:”君无信,臣惧不免。”敬姒曰:”虽然,以吾故也。”许诺。初,献公使与宁喜言,宁喜曰:”必子鲜在,不然必败。”故公使子鲜。子鲜不获命于敬姒,以公命与宁喜言,曰:”苟反,政由宁氏,祭则寡人。”宁喜告蘧伯玉,伯玉曰:”瑗不得闻君之出,敢闻其入?”遂行,従近关出。告右宰谷,右宰谷曰:”不可。获罪于两君,天下谁畜之?”悼子曰:”吾受命于先人,不可以贰。”谷曰:”我请使焉而观之。”遂见公于夷仪。反曰:”君淹恤在外十二年矣,而无忧色,亦无宽言,犹夫人也。若不已,死无日矣。”悼子曰:”子鲜在。”右宰谷曰:”子鲜在,何益?多而能亡,于我何为?”悼子曰:”虽然,不可以已。”孙文子在戚,孙嘉聘于齐,孙襄居守。
  二月庚寅,宁喜、右宰谷伐孙氏,不克。伯国伤。宁子出舍于郊。伯国死,孙氏夜哭。国人召宁子,宁子复攻孙氏,克之。辛卯,杀子叔及大子角。书曰:”宁喜弑其君剽。”言罪之在宁氏也。孙林父以戚如晋。书曰:”入于戚以叛。”罪孙氏也。臣之禄,君实有之。义则进,否则奉身而退,专禄以周旋,戮也。
  甲午,卫侯入。书曰:”复归。”国纳之也。大夫逆于竟者,执其手而与之言。道逆者,自车揖之。逆于门者,颔之而已。公至,使让大叔文子曰:”寡人淹恤在外,二三子皆使寡人朝夕闻卫国之言,吾子独不在寡人。古人有言曰:’非所怨勿怨。’寡人怨矣。”对曰:”臣知罪矣!臣不佞不能负羁泄,以従扌干牧圉,臣之罪一也。有出者,有居者。臣不能贰,通外内之言以事君,臣之罪二也。有二罪,敢忘其死?”乃行,従近关出。公使止之。
  卫人侵戚东鄙,孙氏愬于晋,晋戍茅氏。殖绰伐茅氏,杀晋戍三百人。孙蒯追之,弗敢击。文子曰:”厉之不如!”遂従卫师,败之圉。雍鉏获殖绰。复愬于晋。
  郑伯赏入陈之功。三月甲寅朔,享子展,赐之先路,三命之服,先八邑。赐子产次路,再命之服,先六邑。子产辞邑,曰:”自上以下,隆杀以两,礼也。臣之位在四,且子展之功也。臣不敢及及赏礼,请辞邑。”公固予之,乃受三邑。公孙挥曰:”子产其将知政矣!让不失礼。”
  晋人为孙氏故,召诸侯,将以讨卫也。夏,中行穆子来聘,召公也。
  楚子、秦人侵吴,及雩娄,闻吴有备而还。遂侵郑,五月,至于城麇。郑皇颉戍之,出,与楚师战,败。穿封戌囚皇颉,公子围与之争之。正于伯州犁,伯州犁曰:”请问于囚。”乃立囚。伯州犁曰:”所争,君子也,其何不知?”上其手,曰:”夫子为王子围,寡君之贵介弟也。”下其手,曰:”此子为穿封戌,方城外之县尹也。谁获子?”囚曰:”颉遇王子,弱焉。”戌怒,抽戈逐王子围,弗及。楚人以皇颉归。
  印堇父与皇颉戍城麇,楚人囚之,以献于秦。郑人取货于印氏以请之,子大叔为令正,以为请。子产曰:”不获。受楚之功而取货于郑,不可谓国,秦不其然。若曰:’拜君之勤郑国,微君之惠,楚师其犹在敝邑之城下。’其可。”弗従,遂行。秦人不予。更币,従子产而后获之。
  六月,公会晋赵武、宋向戌、郑良霄、曹人于澶渊以讨卫,疆戚田。取卫西鄙懿氏六十以与孙氏。赵武不书,尊公也。向戌不书,后也。郑先宋,不失所也。于是卫侯会之。晋人执宁喜、北宫遗,使女齐以先归。卫侯如晋,晋人执而囚之于士弱氏。
  秋七月,齐侯、郑伯为卫侯故,如晋,晋侯兼享之。晋侯赋《嘉乐》。国景子相齐侯,赋《蓼萧》。子展相郑伯,赋《缁衣》。叔向命晋侯拜二君曰:”寡君敢拜齐君之安我先君之宗祧也,敢拜郑君之不贰也。”国子使晏平仲私于叔向,曰:”晋君宣其明德于诸侯,恤其患而补其阙,正其违而治其烦,所以为盟主也。今为臣执君,若之何?”叔向告赵文子,文子以告晋侯。晋侯言卫侯之罪,使叔向告二君。国子赋《辔之柔矣》,子展赋《将仲子兮》,晋侯乃许归卫侯。叔向曰:”郑七穆,罕氏其后亡者也。子展俭而壹。”
  初,宋芮司徒生女子,赤而毛,弃诸堤下,共姬之妾取以入,名之曰弃。长而美。平公入夕,共姬与之食。公见弃也,而视之,尤。姬纳诸御,嬖,生佐。恶而婉。大子痤美而很,合左师畏而恶之。寺人惠墙伊戾为大子内师而无宠。
  秋,楚客聘于晋,过宋。大子知之,请野享之。公使往,伊戾请従之。公曰:”夫不恶女乎?”对曰:”小人之事君子也,恶之不敢远,好之不敢近。敬以待命,敢有贰心乎?纵有共其外,莫共其内,臣请往也。”遣之。至,则臽欠,用牲,加书,征之,而聘告公曰:”大子将为乱,既与楚客盟矣。”公曰:”为我子,又何求?”对曰:”欲速。”公使视之,则信有焉。问诸夫人与左师,则皆曰:”固闻之。”公囚大子。大子曰:”唯佐也能免我。”召而使请,曰:”日中不来,吾知死矣。”左师闻之,聒而与之语。过期,乃缢而死。佐为大子。公徐闻其无罪也,乃亨伊戾。
  左师见夫人之步马者,问之,对曰:”君夫人氏也。”左师曰:”谁为君夫人?余胡弗知?”圉人归,以告夫人。夫人使馈之锦与马,先之以玉,曰:”君之妾弃使某献。”左师改命曰:”君夫人。”而后再拜稽首受之。
  郑伯归自晋,使子西如晋聘,辞曰:”寡君来烦执事,惧不免于戾,使夏谢不敏。”君子曰:”善事大国。”
  初,楚伍参与蔡太师子朝友,其子伍举与声子相善也。伍举娶于王子牟,王子牟为申公而亡,楚人曰:”伍举实送之。”伍举奔郑,将遂奔晋。声子将如晋,遇之于郑郊,班荆相与食,而言复故。声子曰:”子行也!吾必复子。”及宋向戌将平晋、楚,声子通使于晋。还如楚,令尹子木与之语,问晋故焉,且曰:”晋大夫与楚孰贤?”对曰:”晋卿不如楚,其大夫则贤,皆卿材也。如杞、梓、皮革,自楚往也。虽楚有材,晋实用之。”子木曰:”夫独无族姻乎?”对曰:”虽有,而用楚材实多。归生闻之:’善为国者,赏不僭而刑不滥。’赏僭,则惧及淫人;刑滥,则惧及善人。若不幸而过,宁僭无滥。与其失善,宁其利淫。无善人,则国従之。《诗》曰:’人之云亡,邦国殄瘁。’无善人之谓也。故《夏书》曰:’与其杀不幸,宁失不经。’惧失善也。《商颂》有之曰:’不僭不滥,不敢怠皇,命于下国,封建厥福。’此汤所以获天福也。古之治民者,劝赏而畏刑,恤民不倦。赏以春夏,刑以秋冬。是以将赏,为之加膳,加膳则饫赐,此以知其劝赏也。将刑,为之不举,不举则彻乐,此以知其畏刑也。夙兴夜寐,朝夕临政,此以知其恤民也。三者,礼之大节也。有礼无败。今楚多淫刑,其大夫逃死于四方,而为之谋主,以害楚国,不可救疗,所谓不能也。子仪之乱,析公奔晋。晋人置诸戎车之殿,以为谋主。绕角之役,晋将遁矣,析公曰:’楚师轻窕,易震荡也。若多鼓钧声,以夜军之,楚师必遁。’晋人従之,楚师宵溃。晋遂侵蔡,袭沈,获其君;败申、息之师于桑隧,获申丽而还。郑于是不敢南面。楚失华夏,则析公之为也。雍子之父兄谮雍子,君与大夫不善是也。雍子奔晋。晋人与之鄐,以为谋主。彭城之役,晋、楚遇于靡角之谷。晋将遁矣。雍子发命于军曰:’归老幼,反孤疾,二人役,归一人,简兵搜乘,秣马蓐食,师陈焚次,明日将战。’行归者而逸楚囚,楚师宵溃。晋绛彭城而归诸宋,以鱼石归。楚失东夷,子辛死之,则雍子之为也。子反与子灵争夏姬,而雍害其事,子灵奔晋。晋人与之邢,以为谋主。扞御北狄,通吴于晋,教吴判楚,教之乘车、射御、驱侵,使其子孤庸为吴行人焉。吴于是伐巢、取驾、克棘、入州来,楚罢于奔命,至今为患,则子灵之为也。若敖之乱,伯贲之子贲皇奔晋。晋人与之苗,以为谋主。鄢陵之役,楚晨压晋军而陈,晋将遁矣。苗贲皇曰:’楚师之良,在其中军王族而已。若塞井夷灶,成陈以当之,栾、范易行以诱之,中行、二郤必克二穆。吾乃四萃于其王族,必大败之。’晋人従之,楚师大败,王夷师熠,子反死之。郑叛吴兴,楚失诸侯,则苗贲皇之为也。”子木曰:”是皆然矣。”声子曰:”今又有甚于此。椒举娶于申公子牟,子牟得戾而亡,君大夫谓椒举:’女实遣之!’惧而奔郑,引领南望曰:’庶几赦余!’亦弗图也。今在晋矣。晋人将与之县,以比叔向。彼若谋害楚国,岂不为患?”子木惧,言诸王,益其禄爵而复之。声子使椒鸣逆之。
  许灵公如楚,请伐郑,曰:”师不兴,孤不归矣!”八月,卒于楚。楚子曰:”不伐郑,何以求诸侯?”冬十月,楚子伐郑。郑人将御之,子产曰:”晋、楚将平,诸侯将和,楚王是故昧于一来。不如使逞而归,乃易成也。夫小人之性,衅于勇,啬于祸,以足其性而求名焉者,非国家之利也。若何従之?”子展说,不御寇。十二月乙酉,入南里,堕其城。涉于乐氏,门于师之梁。县门发,获九人焉。涉入汜而归,而后葬许灵公。
  卫人归卫姬于晋,乃释卫侯。君子是以知平公之失政也。
  晋韩宣子聘于周。王使请事。对曰:”晋士起将归时事于宰旅,无他事矣。”王闻之曰:”韩氏其昌阜于晋乎!辞不失旧。”
  齐人城郏之岁,其夏,齐乌余以廪丘奔晋,袭卫羊角,取之;遂袭我高鱼。有大雨,自其窦入,介于其库,以登其城,克而取之。又取邑于宋。于是范宣子卒,诸侯弗能治也,及赵文子为政,乃卒治之。文子言于晋侯曰:”晋为盟主。诸侯或相侵也,则讨而使归其地。今乌余之邑,皆讨类也,而贪之,是无以为盟主也。请归之!”公曰:”诺。孰可使也?”对曰:”胥梁带能无用师。”晋侯使往。
  ◎ 襄公二十七年
  【经】二十有七春,齐侯使庆封聘。夏,叔孙豹会晋赵武、楚屈建、蔡公孙归生、卫石恶、陈孔奂、郑良霄、许人、曹人于宋。卫杀其大夫宁喜。卫侯之弟鱄出奔晋。秋七月辛巳,豹及诸侯之大夫盟于宋。冬十有二月乙卯朔,日有食之。
  【传】二十七年春,胥梁带使诸丧邑者具车徒以受地,必周。使乌余车徒以受封,乌余以众出。使诸侯伪效乌余之封者,而遂执之,尽获之。皆取其邑而归诸侯,诸侯是以睦于晋。
  齐庆封来聘,其车美。孟孙谓叔孙曰:”庆季之车,不亦美乎?”叔孙曰:”豹闻之:’服美不称,必以恶终。’美车何为?”叔孙与庆封食,不敬。为赋《相鼠》,亦不知也。卫宁喜专,公患之。公孙免余请杀之。公曰:”微宁子不及此,吾与之言矣。事未可知,只成恶名,止也。”对曰:”臣杀之,君勿与知。”乃与公孙无地、公孙臣谋,使攻宁氏。弗克,皆死。公曰:”臣也无罪,父子死余矣!”夏,免余复攻宁氏,杀宁喜及右宰谷,尸诸朝。石恶将会宋之盟,受命而出。衣其尸,枕之股而哭之。欲敛以亡,惧不免,且曰:”受命矣。”乃行。
  子鲜曰:”逐我者出,纳我者死,赏罚无章,何以沮劝?君失其信,而国无刑。不亦难乎!且鱄实使之。”遂出奔晋。公使止之,不可。及河,又使止之。止使者而盟于河,托于木门,不乡卫国而坐。木门大夫劝之仕,不可,曰:”仕而废其事,罪也。従之,昭吾所以出也。将准愬乎?吾不可以立于人之朝矣。”终身不仕。公丧之,如税服,终身。
  公与免余邑六十,辞曰:”唯卿备百邑,臣六十矣。下有上禄,乱也,臣弗敢闻。且宁子唯多邑,故死。臣惧死之速及也。”公固与之,受其半。以为少师。公使为卿,辞曰:”大叔仪不贰,能赞大事。君其命之!”乃使文子为卿。
  宋向戌善于赵文子,又善于令尹子木,欲弭诸侯之兵以为名。如晋,告赵孟。赵孟谋于诸大夫,韩宣子曰:”兵,民之残也,财用之蠹,小国之大灾也。将或弭之,虽曰不可,必将许之。弗许,楚将许之,以召诸侯,则我失为盟主矣。”晋人许之。如楚,楚亦许之。如齐,齐人难之。陈文子曰:”晋、楚许之,我焉得已。且人曰弭兵,而我弗许,则固携吾民矣!将焉用之?”齐人许之。告于秦,秦亦许之。皆告于小国,为会于宋。
  五月甲辰,晋赵武至于宋。丙午,郑良霄至。六月丁未朔,宋人享赵文子,叔向为介。司马置折俎,礼也。仲尼使举是礼也,以为多文辞。戊申,叔孙豹、齐庆封、陈须无、卫石恶至。甲寅,晋荀盈従赵武至。丙辰,邾悼公至。壬戌,楚公子黑肱先至,成言于晋。丁卯,宋戌如陈,従子木成言于楚。戊辰,滕成公至。子木谓向戌:”请晋、楚之従交相见也。”庚午,向戌复于赵孟。赵孟曰:”晋、楚、齐、秦,匹也。晋之不能于齐,犹楚之不能于秦也。楚君若能使秦君辱于敝邑,寡君敢不固请于齐?”壬申,左师复言于子木。子木使驲谒诸王,王曰:”释齐、秦,他国请相见也。”秋七月戊寅,左师至。是夜也,赵孟及子皙盟,以齐言。庚辰,子木至自陈。陈孔奂、蔡公孙归生至。曹、许之大夫皆至。以藩为军,晋、楚各处其偏。伯夙谓赵孟曰:”楚氛甚恶,惧难。”赵孟曰:”吾左还,入于宋,若我何?”
  辛巳,将盟于宋西门之外,楚人衷甲。伯州犁曰:”合诸侯之师,以为不信,无乃不可乎?夫诸侯望信于楚,是以来服。若不信,是弃其所以服诸侯也。”固请释甲。子木曰:”晋、楚无信久矣,事利而已。苟得志焉,焉用有信?”大宰退,告人曰:”令尹将死矣,不及三年。求逞志而弃信,志将逞乎?志以发言,言以出信,信以立志,参以定之。信亡,何以及三?”赵孟患楚衷甲,以告叔向。叔向曰:”何害也?匹夫一为不信,犹不可,单毙其死。若合诸侯之卿,以为不信,必不捷矣。食言者不病,非子之患也。夫以信召人,而以僭济之。必莫之与也,安能害我?且吾因宋以守病,则夫能致死,与宋致死,虽倍楚可也。子何惧焉?又不及是。曰弭兵以召诸侯,而称兵以害我,吾庸多矣,非所患也。”
  季武子使谓叔孙以公命,曰:”视邾、滕。”既而齐人请邾,宋人请滕,皆不与盟。叔孙曰:”邾、滕,人之私也;我,列国也,何故视之?宋、卫,吾匹也。”乃盟。故不书其族,言违命也。
  晋、楚争先。晋人曰:”晋固为诸侯盟主,未有先晋者也。”楚人曰:”子言晋、楚匹也,若晋常先,是楚弱也。且晋、楚狎主诸侯之盟也久矣!岂专在晋?”叔向谓赵孟曰:”诸侯归晋之德只,非归其尸盟也。子务德,无争先!且诸侯盟,小国固必有尸盟者。楚为晋细,不亦可乎?”乃先楚人。书先晋,晋有信也。
  壬午,宋公兼享晋、楚之大夫,赵孟为客。子木与之言,弗能对。使叔向侍言焉,子木亦不能对也。
  乙酉,宋公及诸侯之大夫盟于蒙门之外。子木问于赵孟曰:”范武子之德何如?”对曰:”夫人之家事治,言于晋国无隐情。其祝史陈信于鬼神,无愧辞。”子木归,以语王。王曰:”尚矣哉!能歆神人,宜其光辅五君以为盟主也。”子木又语王曰:”宜晋之伯也!有叔向以佐其卿,楚无以当之,不可与争。”晋荀寅遂如楚莅盟。
  郑伯享赵孟于垂陇,子展、伯有、子西、子产、子大叔、二子石従。赵孟曰:”七子従君,以宠武也。请皆赋以卒君贶,武亦以观七子之志。”子展赋《草虫》,赵孟曰:”善哉!民之主也。抑武也不足以当之。”伯有赋《鹑之贲贲》,赵孟曰:”床第之言不逾阈,况在野乎?非使人之所得闻也。”子西赋《黍苗》之四章,赵孟曰:”寡君在,武何能焉?”子产赋《隰桑》,赵孟曰:”武请受其卒章。”子大叔赋《野有蔓草》,赵孟曰:”吾子之惠也。”印段赋《蟋蟀》,赵孟曰:”善哉!保家之主也,吾有望矣!”公孙段赋《桑扈》,赵孟曰:”‘匪交匪敖’,福将焉往?若保是言也,欲辞福禄,得乎?”卒享。文子告叔向曰:”伯有将为戮矣!诗以言志,志诬其上,而公怨之,以为宾荣,其能久乎?幸而后亡。”叔向曰:”然。已侈!所谓不及五稔者,夫子之谓矣。”文子曰:”其余皆数世之主也。子展其后亡者也,在上不忘降。印氏其次也,乐而不荒。乐以安民,不淫以使之,后亡,不亦可乎?”
  宋左师请赏,曰:”请免死之邑。”公与之邑六十。以示子罕,子罕曰:”凡诸侯小国,晋、楚所以兵威之。畏而后上下慈和,慈和而后能安靖其国家,以事大国,所以存也。无威则骄,骄则乱生,乱生必灭,所以亡也。天生五材,民并用之,废一不可,谁能去兵?兵之设久矣,所以威不轨而昭文德也。圣人以兴,乱人以废,废兴存亡昏明之术,皆兵之由也。而子求去之,不亦诬乎?以诬道蔽诸侯,罪莫大焉。纵无大讨,而又求赏,无厌之甚也!”削而投之。左师辞邑。向氏欲攻司城,左师曰:”我将亡,夫子存我,德莫大焉,又可攻乎?”君子曰:”‘彼己之子,邦之司直。’乐喜之谓乎?’何以恤我,我其收之。’向戌之谓乎?”
  齐崔杼生成及强而寡。娶东郭姜,生明。东郭姜以孤入,曰棠无咎,与东郭偃相崔氏。崔成有病,而废之,而立明。成请老于崔,崔子许之。偃与无咎弗予,曰:”崔,宗邑也,必在宗主。”成与强怒,将杀之。告庆封曰:”夫子之身亦子所知也,唯无咎与偃是従,父兄莫得进矣。大恐害夫子,敢以告。”庆封曰:”子姑退,吾图之。”告卢蒲弊。卢蒲弊曰:”彼,君之仇也。天或者将弃彼矣。彼实家乱,子何病焉!崔之薄,庆之厚也。”他日又告。庆封曰:”苟利夫子,必去之!难,吾助女。”
  九月庚辰,崔成、崔强杀东郭偃、棠无咎于崔氏之朝。崔子怒而出,其众皆逃,求人使驾,不得。使圉人驾,寺人御而出。且曰:”崔氏有福,止余犹可。”遂见庆封。庆封曰:”崔、庆一也。是何敢然?请为子讨之。”使卢蒲弊帅甲以攻崔氏。崔氏堞其宫而守之,弗克。使国人助之,遂灭崔氏,杀成与强,而尽俘其家。其妻缢。弊复命于崔子,且御而归之。至,则无归矣,乃缢。崔明夜辟诸大墓。辛巳,崔明来奔,庆封当国。
  楚薳罢如晋莅盟,晋将享之。将出,赋《既醉》。叔向曰:”薳氏之有后于楚国也,宜哉!承君命,不忘敏。子荡将知政矣。敏以事君,必能养民。政其焉往?”
  崔氏之乱,申鲜虞来奔,仆赁于野,以丧庄公。冬,楚人召之,遂如楚为右尹。
  十一月乙亥朔,日有食之。辰在申,司历过也,再失闰矣。
  ◎ 襄公二十八年
  【经】二十有八年春,无冰。夏,卫石恶出奔晋。邾子来朝。秋八月,大雩。仲孙羯如晋。冬,齐庆封来奔。十有一月,公如楚。十有二月甲寅,天王崩。乙未,楚子昭卒。
  【传】二十八年春,无冰。梓慎曰:”今兹宋、郑其饥乎?岁在星纪,而淫于玄枵,以有时灾,阴不堪阳。蛇乘龙。龙,宋、郑之星也,宋、郑必饥。玄枵,虚中也。枵,秏名也。土虚而民秏,不饥何为?”
  夏。齐侯、陈侯、蔡侯、北燕伯、杞伯、胡子、沈子、白狄朝于晋,宋之盟故也。齐侯将行,庆封曰:”我不与盟,何为于晋?”陈文子曰:”先事后贿,礼也。小事大,未获事焉,従之如志,礼也。虽不与盟,敢叛晋乎?重丘之盟,未可忘也。子其劝行!”
  卫人讨宁氏之党,故石恶出奔晋。卫人立其従子圃以守石氏之祀,礼也。
  邾悼公来朝,时事也。
  秋八月,大雩,旱也。
  蔡侯归自晋,入于郑。郑伯享之,不敬。子产曰:”蔡侯其不免乎?日其过此也,君使子展廷劳于东门之外,而傲。吾曰:’犹将更之。’今还,受享而惰,乃其心也。君小国事大国,而惰傲以为己心,将得死乎?若不免,必由其子。其为君也,淫而不父。侨闻之,如是者,恒有子祸。”
  孟孝伯如晋,告将为宋之盟故如楚也。
  蔡侯之如晋也,郑伯使游吉如楚。及汉,楚人还之,曰:”宋之盟,君实亲辱。今吾子来,寡君谓吾子姑还!吾将使驲奔问诸晋而以告。”子大叔曰:”宋之盟,君命将利小国,而亦使安定其社稷,镇抚其民人,以礼承天之休,此君之宪令,而小国之望也。寡君是故使吉奉其皮币,以岁之不易,聘于下执事。今执事有命曰:’女何与政令之有?必使而君弃而封守,跋涉山川,蒙犯霜露,以逞君心。’小国将君是望,敢不唯命是听。无乃非盟载之言,以阙君德,而执事有不利焉,小国是惧。不然,其何劳之敢惮?”子大叔归,复命,告子展曰:”楚子将死矣!不修其政德,而贪昧于诸侯,以逞其愿,欲久,得乎?《周易》有之,在《复》三之《颐》三,曰:’迷复,凶。’其楚子之谓乎?欲复其愿,而弃其本,复归无所,是谓迷复。能无凶乎?君其往也!送葬而归,以快楚心。楚不几十年,未能恤诸侯也。吾乃休吾民矣。”裨灶曰:”今兹周王及楚子皆将死。岁弃其次,而旅于明年之次,以害鸟帑。周、楚恶之。”
  九月,郑游吉如晋,告将朝于楚,以従宋之盟。子产相郑伯以如楚,舍不为坛。外仆言曰:”昔先大夫相先君,适四国,未尝不为坛。自是至今,亦皆循之。今子草舍,无乃不可乎?”子产曰:”大适小,则为坛。小适大,苟舍而已,焉用坛?侨闻之,大适小有五美:宥其罪戾,赦其过失,救其灾患,赏其德刑,教其不及。小国不困,怀服如归。是故作坛以昭其功,宣告后人,无怠于德。小适大有五恶:说其罪戾,请其不足,行其政事,共某职贡,従其时命。不然,则重其币帛,以贺其福而吊其凶,皆小国之祸也。焉用作坛以昭其祸?所以告子孙,无昭祸焉可也。”
  齐庄封好田而耆酒,与庆舍政。则以其内实迁于卢蒲弊氏,易内而饮酒。数日,国迁朝焉。使诸亡人得贼者,以告而反之,故反卢蒲癸。癸臣子之,有宠,妻之。庆舍之士谓卢蒲癸曰:”男女辨姓。子不辟宗,何也?”曰:”宗不余辟,余独焉辟之?赋诗断章,余取所求焉,恶识宗?”癸言王何而反之,二人皆嬖,使执寝戈,而先后之。
  公膳,日双鸡。饔人窃更之以鹜。御者知之,则去其肉而以其洎馈。子雅、子尾怒。庆封告卢蒲弊。卢蒲弊曰;”譬之如禽兽,吾寝处之矣。”使析归父告晏平仲。平仲曰:”婴之众不足用也,知无能谋也。言弗敢出,有盟可也。”子家曰:”子之言云,又焉用盟?”告北郭子车。子车曰:”人各有以事君,非佐之所能也。”陈文子谓桓子曰:”祸将作矣!吾其何得?”对曰:”得庆氏之木百车于庄。”文子曰:”可慎守也已!”
  卢蒲癸、王何卜攻庆氏,示子之兆,曰:”或卜攻仇,敢献其兆。”子之曰:”克,见血。”冬十月,庆封田于莱,陈无宇従。丙辰,文子使召之。请曰:”无宇之母疾病,请归。”庆季卜之,示之兆,曰:”死。”奉龟而泣。乃使归。庆嗣闻之,曰:”祸将作矣!谓子家:”速归!祸作必于尝,归犹可及也。”子家弗听,亦无悛志。子息曰:”亡矣!幸而获在吴、越。”陈无宇济水而戕舟发梁。卢蒲姜谓癸曰:”有事而不告我,必不捷矣。”癸告之。姜曰:”夫子愎,莫之止,将不出,我请止之。”癸曰:”诺。”十一月乙亥,尝于大公之庙,庆舍莅事。卢蒲姜告之,且止之。弗听,曰:”谁敢者!”遂如公。麻婴为尸,庆圭为上献。卢蒲癸、王何执寝戈。庆氏以其甲环公宫。陈氏、鲍氏之圉人为优。庆氏之马善惊,士皆释甲束马而饮酒,且观优,至于鱼里。栾、高、陈、鲍之徒介庆氏之甲。子尾抽桷击扉三,卢蒲癸自后刺子之,王何以戈击之,解其左肩。犹援庙桷,动于甍,以俎壶投,杀人而后死。遂杀庆绳、麻婴。公惧,鲍国曰:”群臣为君故也。”陈须无以公归,税服而如内宫。
  庆封归,遇告乱者,丁亥,伐西门,弗克。还伐北门,克之。入,伐内宫,弗克。反,陈于岳,请战,弗许。遂来奔。献车于季武子,美泽可以鉴。展庄叔见之,曰:”车甚泽,人必瘁,宜其亡也。”叔孙穆子食庆封,庆封汜祭。穆子不说,使工为之诵《茅鸱》,亦不知。既而齐人来让,奔吴。吴句余予之朱方,聚其族焉而居之,富于其旧。子服惠伯谓叔孙曰:”天殆富淫人,庆封又富矣。”穆子曰:”善人富谓之赏,淫人富谓之殃。天其殃之也,其将聚而歼旃?”
  癸巳,天王崩。未来赴,亦未书,礼也。
  崔氏之乱,丧群公子。故鉏在鲁,叔孙还在燕,贾在句渎之丘。及庆氏亡,皆召之,具其器用而反其邑焉。与晏子邶殿,其鄙六十,弗受。子尾曰:”富,人之所欲也,何独弗欲?”对曰:”庆氏之邑足欲,故亡。吾邑不足欲也。益之以邶殿,乃足欲。足欲,亡无日矣。在外,不得宰吾一邑。不受邶殿,非恶富也,恐失富也。且夫富如布帛之有幅焉,为之制度,使无迁也。夫民生厚而用利,于是乎正德以幅之,使无黜嫚,谓之幅利。利过则为败。吾不敢贪多,所谓幅也。”与北郭佐邑六十,受之。与子雅邑,辞多受少。与子尾邑,受而稍致之。公以为忠,故有宠。
  释卢蒲弊于北竟。求崔杼之尸,将戮之,不得。叔孙穆子曰:”必得之。武王有乱臣十人,崔杼其有乎?不十人,不足以葬。”既,崔氏之臣曰:”与我其拱璧,吾献其柩。”于是得之。十二月乙亥朔,齐人迁庄公,殡于大寝。以其棺尸崔杼于市,国人犹知之,皆曰:”崔子也。”
  为宋之盟故,公及宋公、陈侯、郑伯、许男如楚。公过郑,郑伯不在。伯有廷劳于黄崖,不敬。穆叔曰:”伯有无戾于郑,郑必有大咎。敬,民之主也,而弃之,何以承守?郑人不讨,必受其辜,济泽之阿,行潦之苹藻,置诸宗室,季兰尸之,敬也。敬可弃乎?”
  及汉,楚康王卒。公欲反,叔仲昭伯曰:”我楚国之为,岂为一人?行也!”子服惠伯曰:”君子有远虑,小人従迩。饥寒之不恤,谁遑其后?不如姑归也。”叔孙穆子曰:”叔仲子专之矣,子服子始学者也。”荣成伯曰:”远图者,忠也。”公遂行。宋向戌曰:”我一人之为,非为楚也。饥寒之不恤,谁能恤楚?姑归而息民,待其立君而为之备。”宋公遂反。
  楚屈建卒。赵文子丧之如同盟,礼也。
  王人来告丧,问崩日,以甲寅告,故书之,以征过也。
  ◎ 襄公二十九年
  【经】二十有九年春王正月,公在楚。夏五月,公至自楚。庚午,卫侯衎卒,阍弑吴子余祭。仲孙羯会晋荀盈、齐高止、宋华定、卫世叔仪、郑公孙段、曹人、莒人、滕子、薛人、小邾人城杞。晋侯使士鞅来聘。杞子来盟。吴子使札来聘。秋九月,葬卫献公。齐高止出奔北燕。冬,仲孙羯如晋。
  【传】二十九年春,王正月,公在楚,释不朝正于庙也。楚人使公亲襚,公患之。穆叔曰:”祓殡而襚,则布币也。”乃使巫以桃列先祓殡。楚人弗禁,既而悔之。
  二月癸卯,齐人葬庄公于北郭。
  夏四月,葬楚康王。公及陈侯、郑伯、许男送葬,至于西门之外。诸侯之大夫皆至于墓。楚郏敖即位。王子围为令尹。郑行人子羽曰:”是谓不宜,必代之昌。松柏之下,其草不殖。”
  公还,及方城。季武子取卞,使公冶问,玺书追而与之,曰:”闻守卞者将叛,臣帅徒以讨之,既得之矣,敢告。”公冶致使而退,及舍而后闻取卞。公曰:”欲之而言叛,只见疏也。”公谓公冶曰:”吾可以入乎?”对曰:”君实有国,谁敢违君!”公与公冶冕服。固辞,强之而后受。公欲无入,荣成伯赋《式微》,乃归。五月,公至自楚。公冶致其邑于季氏,而终不入焉。曰:”欺其君,何必使余?”季孙见之,则言季氏如他日。不见,则终不言季氏。及疾,聚其臣,曰:”我死,必以在冕服敛,非德赏也。且无使季氏葬我。”
  葬灵王,郑上卿有事,子展使印段往。伯有曰:”弱,不可。”子展曰:”与其莫往,弱不犹愈乎?《诗》云:’王事靡盬,不遑启处,东西南北,谁敢宁处?坚事晋、楚,以蕃王室也。王事无旷,何常之有?”遂使印段如周。
  吴人伐越,获俘焉,以为阍,使守舟。吴子余祭观舟,阍以刀弑之。
  郑子展卒,子皮即位。于是郑饥而未及麦,民病。子皮以子展之命,饩国人粟,户一钟,是以得郑国之民。故罕氏常掌国政,以为上卿。宋司城子罕闻之,曰:”邻于善,民之望也。”宋亦饥,请于平公,出公粟以贷。使大夫皆贷。司城氏贷而不书,为大夫之无者贷。宋无饥人。叔向闻之,曰:”郑之罕,宋之乐,其后亡者也!二者其皆得国乎!民之归也。施而不德,乐氏加焉,其以宋升降乎!”
  晋平公,杞出也,故治杞。六月,知悼子合诸侯之大夫以城杞,孟孝伯会之。郑子大叔与伯石往。子大叔见大叔文子,与之语。文子曰:”甚乎!其城杞也。”子大叔曰:”若之何哉?晋国不恤周宗之阙,而夏肄是屏。其弃诸姬,亦可知也已。诸姬是弃,其谁归之?吉也闻之,弃同即异,是谓离德。《诗》曰:’协比其邻,昏姻孔云。’晋不邻矣,其谁云之?”
  齐高子容与宋司徒见知伯,女齐相礼。宾出,司马侯言于知伯曰:”二子皆将不免。子容专,司徒移,皆亡家之主也。”知伯曰:”何如?”对曰:”专则速及,侈将以其力毙,专则人实毙之,将及矣。”
  范献子来聘,拜城杞也。公享之,展庄叔执币。射者三耦,公臣不足,取于家臣,家臣:展瑕、展玉父为一耦。公臣,公巫召伯、仲颜庄叔为一耦,鄫鼓父、党叔为一耦。
  晋侯使司马女叔侯来治杞田,弗尽归也。晋悼夫人愠曰:”齐也取货。先君若有知也,不尚取之!”公告叔侯,叔侯曰:”虞、虢、焦、滑、霍、扬、韩、魏,皆姬姓也,晋是以大。若非侵小,将何所取?武、献以下,兼国多矣,谁得治之?杞,夏余也,而即东夷。鲁,周公之后也,而睦于晋。以杞封鲁犹可,而何有焉?鲁之于晋也,职贡不乏,玩好时至,公卿大夫相继于朝,史不绝书,府无虚月。如是可矣,何必瘠鲁以肥杞?且先君而有知也,毋宁夫人,而焉用老臣?”
  杞文公来盟。书曰”子”,贱之也。
  吴公子札来聘,见叔孙穆子,说之。谓穆子曰:”子其不得死乎?好善而不能择人。吾闻’君子务在择人’。吾子为鲁宗卿,而任其大政,不慎举,何以堪之?祸必及子!”
  请观于周乐。使工为之歌《周南》、《召南》,曰:”美哉!始基之矣,犹未也。然勤而不怨矣。”为之歌《邶》、《鄘》、《卫》,曰:”美哉,渊乎!忧而不困者也。吾闻卫康叔、武公之德如是,是其《卫风》乎?”为之歌《王》,曰:”美哉!思而不惧,其周之东乎?”为之歌《郑》,曰:”美哉!其细已甚,民弗堪也,是其先亡乎!”为之歌《齐》,曰:”美哉!泱泱乎!大风也哉!表东海者,其大公乎!国未可量也。”为之歌《豳》,曰:”美哉!荡乎!乐而不淫,其周公之东乎?”为之歌《秦》,曰:”此之谓夏声。夫能夏则大,大之至也,其周之旧乎?”为之歌《魏》,曰:”美哉!沨沨乎!大而婉,险而易行,以德辅此,则明主也。”为之歌《唐》,曰:”思深哉!其有陶唐氏之遗民乎?不然,何忧之远也?非令德之后,谁能若是?”为之歌《陈》,曰:”国无主,其能久乎?”自《郐》以下无讥焉。为之歌《小雅》,曰:”美哉!思而不贰,怨而不言,其周德之衰乎?犹有先王之遗民焉。”为之歌《大雅》,曰:”广哉!熙熙乎!曲而有直体,其文王之德乎?”为之歌《颂》,曰:”至矣哉!直而不倨,曲而不屈,迩而不逼,远而不携,迁而不淫,复而不厌,哀而不愁,乐而不荒,用而不匮,广而不宣,施而不费,取而不贪,处而不底,行而不流,五声和,八风平,节有度,守有序,盛德之所同也。”
  见舞《象箾》《南籥》者,曰:”美哉!犹有憾。”见舞《大武》者,曰:”美哉!周之盛也,其若此乎!”见舞《韶濩》者,曰:”圣人之弘也,而犹有惭德,圣人之难也。”见舞《大夏》者,曰:”美哉!勤而不德,非禹其谁能修之?”见舞《韶箾》者,曰:”德至矣哉!大矣!如天之无不帱也,如地之无不载也,虽甚盛德,其蔑以加于此矣。观止矣!若有他乐,吾不敢请已!”
  其出聘也,通嗣君也。故遂聘于齐,说晏平仲,谓之曰:”子速纳邑与政!无邑无政,乃免于难。齐国之政,将有所归,未获所归,难未歇也。”故晏子因陈桓子以纳政与邑,是以免于栾、高之难。
  聘于郑,见子产,如旧相识,与之缟带,子产献纟宁衣焉。谓子产曰:”郑之执政侈,难将至矣!政必及子。子为政,慎之以礼。不然,郑国将败。”
  适卫,说蘧瑗、史狗、史鳅,公子荆、公叔发、公子朝,曰:”卫多君子,未有患也。”
  自卫如晋,将宿于戚。闻钟声焉,曰:”异哉!吾闻之也:’辩而不德,必加于戮。’夫子获罪于君以在此,惧犹不足,而又何乐?夫子之在此也,犹燕之巢于幕上。君又在殡,而可以乐乎?”遂去之。文子闻之,终身不听琴瑟。
  适晋,说赵文子、韩宣子、魏献子,曰:”晋国其萃于三族乎!”说叔向,将行,谓叔向曰:”吾子勉之!君侈而多良,大夫皆富,政将在家。吾子好直,必思自免于难。”
  秋九月,齐公孙虿、公孙灶放其大夫高止于北燕。乙未,出。书曰:”出奔。”罪高止也。高止好以事自为功,且专,故难及之。
  冬,孟孝伯如晋,报范叔也。
  为高氏之难故,高竖以卢叛。十月庚寅,闾丘婴帅师围卢。高竖曰:”苟请高氏有后,请致邑。”齐人立敬仲之曾孙宴,良敬仲也。十一月乙卯,高竖致卢而出奔晋,晋人城绵而置旃。
  郑伯有使公孙黑如楚,辞曰:”楚、郑方恶,而使余往,是杀余也。”伯有曰:”世行也。”子皙曰:”可则往,难则已,何世之有?”伯有将强使之。子皙怒,将伐伯有氏,大夫和之。十二月己巳,郑大夫盟于伯有氏。裨谌曰:”是盟也,其与几何?《诗》曰:’君子屡盟,乱是用长。’今是长乱之道也。祸未歇也,必三年而后能纾。”然明曰:”政将焉往?”裨谌曰:”善之代不善,天命也,其焉辟子产?举不逾等,则位班也。择善而举,则世隆也。天又除之,夺伯有魄,子西即世,将焉辟之?天祸郑久矣,其必使子产息之,乃犹可以戾。不然,将亡矣。”
  ◎ 襄公三十年
  【经】三十年春王正月,楚子使薳罢来聘。夏四月,蔡世子般弑其君固。五月甲午。宋灾。宋伯姬卒。天王杀其弟佞夫。王子瑕奔晋。秋七月,叔弓如宋,葬宋共姬。郑良霄出奔许,自许入于郑,郑人杀良霄。冬十月,葬蔡景公。晋人、齐人、宋人、卫人、郑人、曹人、莒人、邾人、滕子、薛人、杞人、小邾人会于澶渊,宋灾故。
  【传】三十年春,王正月,楚子使薳罢来聘,通嗣君也。穆叔问:”王子之为政何如?”对曰:”吾侪小人,食而听事,犹惧不给命而不免于戾,焉与知政?”固问焉,不告。穆叔告大夫曰:”楚令尹将有大事,子荡将与焉,助之匿其情矣。”
  子产相郑伯以如晋,叔向问郑国之政焉。对曰:”吾得见与否,在此岁也。驷、良方争,未知所成。若有所成,吾得见,乃可知也。”叔向曰:”不既和矣乎?”对曰:”伯有侈而愎,子皙好在人上,莫能相下也。虽其和也,犹相积恶也,恶至无日矣。”
  三月癸未,晋悼夫人食舆人之城杞者。绛县人或年长矣,无子,而往与于食。有与疑年,使之年。曰:”臣小人也,不知纪年。臣生之岁,正月甲子朔,四百有四十五甲子矣,其季于今三之一也。”吏走问诸朝,师旷曰:”鲁叔仲惠伯会郤成子于承匡之岁也。是岁也,狄伐鲁。叔孙庄叔于是乎败狄于咸,获长狄侨如及虺也豹也,而皆以名其子。七十三年矣。”史赵曰:”亥有二首六身,下二如身,是其日数也。”士文伯曰:”然则二万六千六百有六旬也。”
  赵孟问其县大夫,则其属也。召之,而谢过焉,曰:”武不才,任君之大事,以晋国之多虞,不能由吾子,使吾子辱在泥涂久矣,武之罪也。敢谢不才。”遂仕之,使助为政。辞以老。与之田,使为君复陶,以为绛县师,而废其舆尉。于是,鲁使者在晋,归以语诸大夫。季武子曰:”晋未可媮也。有赵孟以为大夫,有伯瑕以为佐,有史赵、师旷而咨度焉,有叔向、女齐以师保其君。其朝多君子,其庸可媮乎?勉事之而后可。”
  夏四月己亥,郑伯及其大夫盟。君子是以知郑难之不已也。
  蔡景侯为大子般娶于楚,通焉。大子弑景侯。
  初,王儋季卒,其子括将见王,而叹。单公子愆期为灵王御士,过诸廷,闻其叹而言曰:”乌乎!必有此夫!”入以告王,且曰:”必杀之!不戚而愿大,视躁而足高,心在他矣。不杀,必害。”王曰:”童子何知?”及灵王崩,儋括欲立王子佞夫,佞夫弗知。戊子,儋括围蒍,逐成愆。成愆奔平畦。五月癸巳,尹言多、刘毅、单蔑、甘过、巩成杀佞夫。括、瑕、廖奔晋。书曰”天王杀其弟佞夫。”罪在王也。
  或叫于宋大庙,曰:”譆,譆!出出!”鸟鸣于亳社,如曰:”譆譆。”甲午,宋大灾。宋伯姬卒,待姆也。君子谓:”宋共姬,女而不妇。女待人,妇义事也。”
  六月,郑子产如陈莅盟。归,复命。告大夫曰:”陈,亡国也,不可与也。聚禾粟,缮城郭,恃此二者,而不抚其民。其君弱植,公子侈,大子卑,大夫敖,政多门,以介于大国,能无亡乎?不过十年矣。”
  秋七月,叔弓如宋,葬共姬也。
  郑伯有耆酒,为窟室,而夜饮酒击钟焉,朝至未已。朝者曰:”公焉在?”其人曰:”吾公在壑谷。”皆自朝布路而罢。既而朝,则又将使子皙如楚,归而饮酒。庚子,子皙以驷氏之甲伐而焚之。伯有奔雍梁,醒而后知之,遂奔许。大夫聚谋,子皮曰:”《仲虺之志》云:’乱者取之,亡者侮之。推亡固存,国之利也。’罕、驷、丰同生。伯有汰侈,故不免。”
  人谓子产:”就直助强!”子产曰:”岂为我徒?国之祸难,谁知所儆?或主强直,难乃不生。姑成吾所。”辛丑,子产敛伯有氏之死者而殡之,不乃谋而遂行。印段従之。子皮止之,众曰:”人不我顺,何止焉?”子皮曰:”夫人礼于死者,况生者乎?”遂自止之。壬寅,子产入。癸卯,子石入。皆受盟于子皙氏。乙巳,郑伯及其大夫盟于大宫。盟国人于师之梁之外。
  伯有闻郑人之盟己也,怒。闻子皮之甲不与攻己也,喜。曰:”子皮与我矣。”癸丑,晨,自墓门之渎入,因马师颉介于襄库,以伐旧北门。驷带率国人以伐之。皆召子产。子产曰:”兄弟而及此,吾従天所与。”伯有死于羊肆,子产襚之,枕之股而哭之,敛而殡诸伯有之臣在市侧者。既而葬诸斗城。子驷氏欲攻子产,子皮怒之曰:”礼,国之干也,杀有礼,祸莫大焉。”乃止。
  于是游吉如晋还,闻难不入,复命于介。八月甲子,奔晋。驷带追之,及酸枣。与子上盟,用两珪质于河。使公孙肸入盟大夫。己巳,复归。书曰”郑人杀良霄。”不称大夫,言自外入也。
  于子蟜之卒也,将葬,公孙挥与裨灶晨会事焉。过伯有氏,其门上生莠。子羽曰:”其莠犹在乎?”于是岁在降娄,降娄中而旦。裨灶指之曰:”犹可以终岁,岁不及此次也已。”及其亡也,岁在娵訾之口。其明年,乃及降娄。
  仆展従伯有,与之皆死。羽颉出奔晋,为任大夫。鸡泽之会,郑乐成奔楚,遂适晋。羽颉因之,与之比,而事赵文子,言伐郑之说焉。以宋之盟故,不可。子皮以公孙鉏为马师。
  楚公子围杀大司马蒍掩而取其室。申无宇曰:”王子必不免。善人,国之主也。王子相楚国,将善是封殖,而虐之,是祸国也。且司马,令尹之偏,而王之四体也。绝民之主,去身之偏,艾王之体,以祸其国,无不祥大焉!何以得免?”
  为宋灾故,诸侯之大夫会,以谋归宋财。冬十月,叔孙豹会晋赵武、齐公孙虿、宋向戌、卫北宫佗、郑罕虎及小邾之大夫,会于澶渊。既而无归于宋,故不书其人。
  君子曰:”信其不可不慎乎!澶渊之会,卿不书,不信也夫!诸侯之上卿,会而不信,宠名皆弃,不信之不可也如是!《诗》曰:’文王陟降,在帝左右。’信之谓也。又曰:’淑慎尔止,无载尔伪。’不信之谓也。”书曰”某人某人会于澶渊,宋灾故。”尤之也。不书鲁大夫,讳之也。
  郑子皮授子产政,辞曰:”国小而逼,族大宠多,不可为也。”子皮曰:”虎帅以听,谁敢犯子?子善相之,国无小,小能事大,国乃宽。”
  子产为政,有事伯石,赂与之邑。子大叔曰:”国,皆其国也。奚独赂焉?”子产曰:”无欲实难。皆得其欲,以従其事,而要其成,非我有成,其在人乎?何爱于邑?邑将焉往?”子大叔曰:”若四国何?”子产曰:”非相违也,而相従也,四国何尤焉?《郑书》有之曰:’安定国家,必大焉先。’姑先安大,以待其所归。”既,伯石惧而归邑,卒与之。伯有既死,使大史命伯石为卿,辞。大史退,则请命焉。复命之,又辞。如是三,乃受策入拜。子产是以恶其为人也,使次己位。
  子产使都鄙有章,上下有服,田有封洫,庐井有伍。大人之忠俭者,従而与之。泰侈者,因而毙之。
  丰卷将祭,请田焉。弗许,曰:”唯君用鲜,众给而已。”子张怒,退而征役。子产奔晋,子皮止之而逐丰卷。丰卷奔晋。子产请其田里,三年而复之,反其田里及其入焉。
  従政一年,舆人诵之,曰:”取我衣冠而褚之,取我田畴而伍之。孰杀子产,吾其与之!”及三年,又诵之,曰;”我有子弟,子产诲之。我有田畴,子产殖之。子产而死,谁其嗣之?”
  颉∠骞荒?
  【经】三十有一年春王正月。夏六月辛巳,公薨于楚宫。秋九月癸巳,子野卒。己亥,仲孙羯卒。冬十月,滕子来会葬。癸酉,葬我君襄公。十有一月,莒人杀其君密州。
  【传】三十一年春,王正月,穆叔至自会,见孟孝伯,语之曰:”赵孟将死矣。其语偷,不似民主。且年未盈五十,而谆谆焉如八九十者,弗能久矣。若赵孟死,为政者其韩子乎!吾子盍与季孙言之,可以树善,君子也。晋君将失政矣,若不树焉,使早备鲁,既而政在大夫,韩子懦弱,大夫多贪,求欲无厌,齐、楚未足与也,鲁其惧哉!”孝伯曰:”人生几何?谁能无偷?朝不及夕,将安用树?”穆叔出而告人曰:”孟孙将死矣。吾语诸赵孟之偷也,而又甚焉。”又与季孙语晋故,季孙不従。
  及赵文子卒,晋公室卑,政在侈家。韩宣子为政,为能图诸侯。鲁不堪晋求,谗慝弘多,是以有平丘之会。
  齐子尾害闾丘婴,欲杀之,使帅师以伐阳州。我问师故。夏五月,子尾杀闾丘婴以说于我师。工偻洒、渻灶、孔虺、贾寅出奔莒。出群公子。
  公作楚宫。穆叔曰:”《大誓》云:’民之所欲,天必従之。’君欲楚也夫!故作其宫。若不复适楚,必死是宫也。”六月辛巳,公薨于楚宫。叔仲带窃其拱璧,以与御人,纳诸其怀而従取之,由是得罪。
  立胡女敬归之子子野,次于季氏。秋九月癸巳,卒,毁也。
  己亥,孟孝伯卒。
  立敬归之娣齐归之子公子裯,穆叔不欲,曰:”大子死,有母弟则立之,无则长立。年钧择贤,义钧则卜,古之道也。非适嗣,何必娣之子?且是人也,居丧而不哀,在戚而有嘉容,是谓不度。不度之人,鲜不为患。若果立之,必为季氏忧。”武子不听,卒立之。比及葬,三易衰,衰衽如故衰。于是昭公十九年矣,犹有童心,君子是以知其不能终也。
  冬十月,滕成公来会葬,惰而多涕。子服惠伯曰:”滕君将死矣!怠于其位,而哀已甚,兆于死所矣。能无従乎?”癸酉,葬襄公。
  公薨之月,子产相郑伯以如晋,晋侯以我丧故,未之见也。子产使尽坏其馆之垣而纳车马焉。士文伯让之,曰:”敝邑以政刑之不修,寇盗充斥,无若诸侯之属辱在寡君者何?是以令吏人完客所馆,高其闬闳,厚其墙垣,以无忧客使。今吾子坏之,虽従者能戒,其若异客何?以敝邑之为盟主,缮完葺墙,以待宾客,若皆毁之,其何以共命?寡君使匄请命。”对曰:”以敝邑褊小,介于大国,诛求无时,是以不敢宁居,悉索敝赋,以来会时事。逢执之不间,而未得见,又不获闻命,未知见时,不敢输币,亦不敢暴露。其输之,则君之府实也,非荐陈之,不敢输也。其暴露之,则恐燥湿之不时而朽蠹,以重敝邑之罪。侨闻文公之为盟主也,宫室卑庳,无观台榭,以崇大诸侯之馆。馆如公寝,库厩缮修,司空以时平易道路,圬人以时塓馆宫室。诸侯宾至,甸设庭燎,仆人巡宫,车马有所,宾従有代,巾车脂辖,隶人牧圉,各瞻其事,百官之属,各展其物。公不留宾,而亦无废事,忧乐同之,事则巡之,教其不知,而恤其不足。宾至如归,无宁灾患?不畏寇盗,而亦不患燥湿。今铜鞮之宫数里,而诸侯舍于隶人。门不容车,而不可逾越。盗贼公行,而天厉不戒。宾见无时,命不可知。若又勿坏,是无所藏币,以重罪也。敢请执事,将何以命之?虽君之有鲁丧,亦敝邑之忧也。若获荐币,修垣而行,君之惠也,敢惮勤劳?”文伯复命,赵文子曰:”信!我实不德,而以隶人之垣以赢诸侯,是吾罪也。”使士文伯谢不敏焉。晋侯见郑伯,有加礼,厚其宴好而归之。乃筑诸侯之馆。
  叔向曰:”辞之不可以已也如是夫!子产有辞,诸侯赖之,若之何其释辞也?《诗》曰:’辞之辑矣,民之协矣。辞之绎矣,民之莫矣。’其知之矣。”
  郑子皮使印段如楚,以适晋告,礼也。
  莒犁比公生去疾及展舆,既立展舆,又废之。犁比公虐,国人患之。十一月,展舆因国人以攻莒子,弑之,乃立。去疾奔齐,齐出也。展舆,吴出也。书曰”莒人弑其君买朱鉏。”言罪之在也。
  吴子使屈狐庸聘于晋,通路也。赵文子问焉,曰:”延州来季子其果立乎?巢陨诸樊,阍戕戴吴,天似启之,何如?”对曰:”不立。是二王之命也,非启季子也。若天所启,其在今嗣君乎!甚德而度,德不失民,度不失事,民亲而事有序,其天所启也。有吴国者,必此君之子孙实终之。季子,守节者也。虽有国,不立。”
  十二月,北宫文子相卫襄公以如楚,宋之盟故也。过郑,印段廷劳于棐林,如聘礼而以劳辞。文子入聘。子羽为行人,冯简子与子大叔逆客。事毕而出,言于卫侯曰:”郑有礼,其数世之福也,其无大国之讨乎!《诗》曰:’谁能执热,逝不以濯。’礼之于政,如热之有濯也。濯以救热,何患之有?”
  子产之従政也,择能而使之。冯简子能断大事,子大叔美秀而文,公孙挥能知四国之为,而辨于其大夫之族姓、班位、贵贱、能否,而又善为辞令,裨谌能谋,谋于野则获,谋于邑则否。郑国将有诸侯之事,子产乃问四国之为于子羽,且使多为辞令。与裨谌乘以适野,使谋可否。而告冯简子,使断之。事成,乃授子大叔使行之,以应对宾客。是以鲜有败事。北宫文子所谓有礼也。
  郑人游于乡校,以论执政。然明谓子产曰:”毁乡校,何如?”子产曰:”何为?夫人朝夕退而游焉,以议执政之善否。其所善者,吾则行之。其所恶者,吾则改之。是吾师也,若之何毁之?我闻忠善以损怨,不闻作威以防怨。岂不遽止,然犹防川,大决所犯,伤人必多,吾不克救也。不如小决使道。不如吾闻而药之也。”然明曰:”蔑也今而后知吾子之信可事也。小人实不才,若果行此,其郑国实赖之,岂唯二三臣?”
  仲尼闻是语也,曰:”以是观之,人谓子产不仁,吾不信也。”
  子皮欲使尹何为邑。子产曰:”少,未知可否?”子皮曰:”愿,吾爱之,不吾叛也。使夫往而学焉,夫亦愈知治矣。”子产曰:”不可。人之爱人,求利之也。今吾子爱人则以政,犹未能操刀而使割也,其伤实多。子之爱人,伤之而已,其谁敢求爱于子?子于郑国,栋也,栋折榱崩,侨将厌焉,敢不尽言?子有美锦,不使人学制焉。大官、大邑,身之所庇也,而使学者制焉,其为美锦,不亦多乎?侨闻学而后入政,未闻以政学者也。若果行此,必有所害。譬如田猎,射御贯则能获禽,若未尝登车射御,则败绩厌覆是惧,何暇思获?”子皮曰:”善哉!虎不敏。吾闻君子务知大者、远者,小人务知小者、近者。我,小人也。衣服附在吾身,我知而慎之。大官、大邑所以庇身也,我远而慢之。微子之言,吾不知也。他日我曰:’子为郑国,我为吾家,以庇焉,其可也。’今而后知不足。自今,请虽吾家,听子而行。”子产曰:”人心之不同,如其面焉。吾岂敢谓子面如吾面乎?抑心所谓危,亦以告也。”子皮以为忠,故委政焉。子产是以能为郑国。
  卫侯在楚,北宫文子见令尹围之威仪,言于卫侯曰:”令尹似君矣!将有他志,虽获其志,不能终也。《诗》云:’靡不有初,鲜克有终。’终之实难,令尹其将不免?”公曰:”子何以知之?”对曰:”《诗》云:’敬慎威仪,惟民之则。’令尹无威仪,民无则焉。民所不则,以在民上,不可以终。”公曰:”善哉!何谓威仪?”对曰:”有威而可畏谓之威,有仪而可象谓之仪。君有君之威仪,其臣畏而爱之,则而象之,故能有其国家,令闻长世。臣有臣之威仪,其下畏而爱之,故能守其官职,保族宜家。顺是以下皆如是,是以上下能相固也。《卫诗》曰:’威仪棣棣,不可选也。’言君臣、上下、父子、兄弟、内外、大小皆有威仪也。《周诗》曰:’朋友攸摄,摄以威仪。’言朋友之道,必相教训以威仪也。《周书》数文王之德,曰:’大国畏其力,小国怀其德。’言畏而爱之也。《诗》云:’不识不知,顺帝之则。’言则而象之也。纣囚文王七年,诸侯皆従之囚。纣于是乎惧而归之,可谓爱之。文王伐崇,再驾而降为臣,蛮夷帅服,可谓畏之。文王之功,天下诵而歌舞之,可谓则之,文王之行,至今为法,可谓象之。有威仪也。故君子在位可畏,施舍可爱,进退可度,周旋可则,容止可观,作事可法,德行可象,声气可乐,动作有文,言语有章,以临其下,谓之有威仪也。”
?
************************
昭公  【元年~十四年】
  ◎ 昭公元年
  【经】元年春王正月,公即位。叔孙豹会晋赵武、楚公子围、齐国弱、宋向戌、卫齐恶、陈公子招、蔡公孙归生、郑罕虎、许人、曹人于虢。三月,取郓。夏,秦伯之弟钅咸出奔晋。六月丁巳,邾子华卒。晋荀吴帅师败狄于大卤。秋,莒去疾自齐入于莒。莒展舆出奔吴。叔弓帅师疆郓田。葬邾悼公。冬十有一月己酉,楚子麇卒。公子比出奔晋。
  【传】元年春,楚公子围聘于郑,且娶于公孙段氏,伍举为介。将入馆,郑人恶之,使行人子羽与之言,乃馆于外。既聘,将以众逆。子产患之,使子羽辞,曰:”以敝邑褊小,不足以容従者,请墠听命!”令尹命大宰伯州犁对曰:”君辱贶寡大夫围,谓围:’将使丰氏抚有而室。围布几筵,告于庄、共之庙而来。若野赐之,是委君贶于草莽也!是寡大夫不得列于诸卿也!不宁唯是,又使围蒙其先君,将不得为寡君老,其蔑以复矣。唯大夫图之!”子羽曰:”小国无罪,恃实其罪。将恃大国之安靖己,而无乃包藏祸心以图之。小国失恃而惩诸侯,使莫不憾者,距违君命,而有所壅塞不行是惧!不然,敝邑,馆人之属也,其敢爱丰氏之祧?”伍举知其有备也,请垂橐而入。许之。
  正月乙未,入,逆而出。遂会于虢,寻宋之盟也。祁午谓赵文子曰:”宋之盟,楚人得志于晋。今令尹之不信,诸侯之所闻也。子弗戒,惧又如宋。子木之信称于诸侯,犹诈晋而驾焉,况不信之尤者乎?楚重得志于晋,晋之耻也。子相晋国以为盟主,于今七年矣!再合诸侯,三合大夫,服齐、狄,宁东夏,平秦乱,城淳于,师徒不顿,国家不罢,民无谤讟,诸侯无怨,天无大灾,子之力也。有令名矣,而终之以耻,午也是惧。吾子其不可以不戒!”文子曰:”武受赐矣!然宋之盟,子木有祸人之心,武有仁人之心,是楚所以驾于晋也。今武犹是心也,楚又行僭,非所害也。武将信以为本,循而行之。譬如农夫,是麃是衮,虽有饥馑,必有丰年。且吾闻之:’能信不为人下。’吾未能也。《诗》曰:’不僭不贼,鲜不为则。’信也。能为人则者,不为人下矣。吾不能是难,楚不为患。”
  楚令尹围请用牲,读旧书,加于牲上而已。晋人许之。
  三月甲辰,盟。楚公子围设服离卫。叔孙穆子曰:”楚公子美矣,君哉!”郑子皮曰:”二执戈者前矣!”蔡子家曰:”蒲宫有前,不亦可乎?”楚伯州犁曰:”此行也,辞而假之寡君。”郑行人挥曰:”假不反矣!”伯州犁曰:”子姑忧子皙之欲背诞也。”子羽曰:”当璧犹在,假而不反,子其无忧乎?”齐国子曰:”吾代二子愍矣!”陈公子招曰:”不忧何成,二子乐矣。”卫齐子曰:”苟或知之,虽忧何害?”宋合左师曰:”大国令,小国共。吾知共而已。”晋乐王鲋曰:”《小旻》之卒章善矣,吾従之。”
  退会,子羽谓子皮曰:”叔孙绞而婉,宋左师简而礼,乐王鲋字而敬,子与子家持之,皆保世之主也。齐、卫、陈大夫其不免乎?国子代人忧,子招乐忧,齐子虽忧弗害。夫弗及而忧,与可优而乐,与忧而弗害,皆取忧之道也,忧必及之。《大誓》曰:’民之所欲,天必従之。’三大夫兆忧,能无至乎?言以知物,其是之谓矣。”
  季武子伐莒,取郓,莒人告于会。楚告于晋曰:”寻盟未退,而鲁伐莒,渎齐盟,请戮其使。”乐桓子相赵文子,欲求货于叔孙而为之请,使请带焉,弗与。梁其跁曰:”货以藩身,子何爱焉?”叔孙曰:”诸侯之会,卫社稷也。我以货免,鲁必受师。是祸之也,何卫之为?人之有墙,以蔽恶也。墙之隙坏,谁之咎也?卫而恶之,吾又甚焉。虽怨季孙,鲁国何罪?叔出季处,有自来矣,吾又谁怨?然鲋也贿,弗与,不已。”召使者,裂裳帛而与之,曰:”带其褊矣。”赵孟闻之,曰:”临患不忘国,忠也。思难不越官,信也;图国忘死,贞也;谋主三者,义也。有是四者,又可戮乎?”乃请诸楚曰:”鲁虽有罪,其执事不辟难,畏威而敬命矣。子若免之,以劝左右可也。若子之群吏处不辟污,出不逃难,其何患之有?患之所生,污而不治,难而不守,所由来也。能是二者,又何患焉?不靖其能,其谁従之?鲁叔孙豹可谓能矣,请免之以靖能者。子会而赦有罪,又赏其贤,诸侯其谁不欣焉望楚而归之,视远如迩?疆埸之邑,一彼一此,何常之有?王伯之令也,引其封疆,而树之官。举之表旗,而著之制令。过则有刑,犹不可壹。于是乎虞有三苗,夏有观、扈,商有姺、邳,周有徐、奄。自无令王,诸侯逐进,狎主齐盟,其又可壹乎?恤大舍小,足以为盟主,又焉用之?封疆之削,何国蔑有?主齐盟者,谁能辩焉?吴、濮有衅,楚之执事岂其顾盟?莒之疆事,楚勿与知,诸侯无烦,不亦可乎?莒、鲁争郓,为日久矣,苟无大害于其社稷,可无亢也。去烦宥善,莫不竞劝。子其图之!”固请诸楚,楚人许之,乃免叔孙。
  令尹享赵孟,赋《大明》之首章。赵孟赋《小宛》之二章。事毕,赵孟谓叔向曰:”令尹自以为王矣,何如?”对曰:”王弱,令尹强,其可哉!虽可,不终。”赵孟曰:”何故?”对曰:”强以克弱而安之,强不义也。不义而强,其毙必速。《诗》曰:’赫赫宗周,褒姒灭之。’强不义也。令尹为王,必求诸侯。晋少懦矣,诸侯将往。若获诸侯,其虐滋甚。民弗堪也,将何以终?夫以强取,不义而克,必以为道。道以淫虐,弗可久已矣!”
  夏四月,赵孟、叔孙豹、曹大夫入于郑,郑伯兼享之。子皮戒赵孟,礼终,赵孟赋《瓠叶》。子皮遂戒穆叔,且告之。穆叔曰:”赵孟欲一献,子其従之!”子皮曰:”敢乎?”穆叔曰:”夫人之所欲也,又何不敢?”及享,具五献之笾豆于幕下。赵孟辞,私于子产曰:”武请于冢宰矣。”乃用一献。赵孟为客,礼终乃宴。穆叔赋《鹊巢》。赵孟曰:”武不堪也。”又赋《采蘩》,曰:”小国为蘩,大国省穑而用之,其何实非命?”子皮赋《野有死麇》之卒章。赵孟赋《常棣》,且曰:”吾兄弟比以安,龙也可使无吠。”穆叔、子皮及曹大夫兴,拜,举兕爵,曰:”小国赖子,知免于戾矣。”饮酒乐。赵孟出,曰:”吾不复此矣。”
  天王使刘定公劳赵孟于颍,馆于洛汭。刘子曰:”美哉禹功,明德远矣!微禹,吾其鱼乎!吾与子弁冕端委,以治民临诸侯,禹之力也。子盍亦远绩禹功,而大庇民乎?”对曰:”老夫罪戾是惧,焉能恤远?吾侪偷食,朝不谋夕,何其长也?”刘子归,以语王曰:”谚所为老将知而耄及之者,其赵孟之谓乎!为晋正卿,以主诸侯,而侪于隶人,朝不谋夕,弃神人矣。神怒民叛,何以能久?赵孟不复年矣。神怒,不歆其祀;民叛,不即其事。祀事不従,又何以年?”
  叔孙归,曾夭御季孙以劳之。旦及日中不出。曾夭谓曾阜曰:”旦及日中,吾知罪矣。鲁以相忍为国也,忍其外不忍其内,焉用之?”阜曰:”数月于外,一旦于是,庸何伤?贾而欲赢,而恶嚣乎?”阜谓叔孙曰:”可以出矣!”叔孙指楹曰:”虽恶是,其可去乎?”乃出见之。
  郑徐吾犯之妹美,公孙楚聘之矣,公孙黑又使强委禽焉。犯惧,告子产。子产曰:”是国无政,非子之患也。唯所欲与。”犯请于二子,请使女择焉。皆许之,子皙盛饰入,布币而出。子南戎服入。左右射,超乘而出。女自房观之,曰:”子皙信美矣,抑子南夫也。夫夫妇妇,所谓顺也。”适子南氏。子皙怒,既而櫜甲以见子南,欲杀之而取其妻。子南知之,执戈逐之。及冲,击之以戈。子皙伤而归,告大夫曰:”我好见之,不知其有异志也,故伤。”
  大夫皆谋之。子产曰:”直钧,幼贱有罪。罪在楚也。”乃执子南而数之,曰:”国之大节有五,女皆奸之:畏君之威,听其政,尊其贵,事其长,养其亲。五者所以为国也。今君在国,女用兵焉,不畏威也。奸国之纪,不听政也。子皙,上大夫,女,嬖大夫,而弗下之,不尊贵也。幼而不忌,不事长也。兵其従兄,不养亲也。君曰:’余不女忍杀,宥女以远。’勉,速行乎,无重而罪!”
  五月庚辰,郑放游楚于吴,将行子南,子产咨于大叔。大叔曰:”吉不能亢身,焉能亢宗?彼,国政也,非私难也。子图郑国,利则行之,又何疑焉?周公杀管叔而蔡蔡叔,夫岂不爱?王室故也。吉若获戾,子将行之,何有于诸游?”
  秦后子有宠于桓,如二君于景。其母曰:”弗去,惧选。”癸卯,钅咸适晋,其车千乘。书曰:”秦伯之弟钅咸出奔晋。”罪秦伯也。后子享晋侯,造舟于河,十里舍车,自雍及绛。归取酬币,终事八反。司马侯问焉,曰:”子之车,尽于此而已乎?”对曰:”此之谓多矣!若能少此,吾何以得见?”女叔齐以告公,且曰:”秦公子必归。臣闻君子能知其过,必有令图。令图,天所赞也。”
  后子见赵孟。赵孟曰:”吾子其曷归?”对曰:”钅咸惧选于寡君,是以在此,将待嗣君。”赵孟曰:”秦君何如?”对曰:”无道。”赵孟曰:”亡乎?”对曰:”何为?一世无道,国未艾也。国于天地,有与立焉。不数世淫,弗能毙也。”赵孟曰:”天乎?”对曰:”有焉。”赵孟曰:”其几何?”对曰:”钅咸闻之,国无道而年谷和熟,天赞之也。鲜不五稔。”赵孟视荫,曰:”朝夕不相及,谁能待五?”后子出,而告人曰:”赵孟将死矣。主民,玩岁而愒日,其与几何?”
  郑为游楚乱故,六月丁巳,郑伯及其大夫盟于公孙段氏,罕虎、公孙侨、公孙段、印段、游吉、驷带私盟于闺门之外,实薰隧。公孙黑强与于盟,使大史书其名,且曰七子。子产弗讨。
  晋中行穆子败无终及群狄于大原,崇卒也。将战,魏舒曰:”彼徒我车,所遇又厄,以什共车必克。困诸厄,又克。请皆卒,自我始。”乃毁车以为行,五乘为三伍。荀吴之嬖人不肯即卒,斩以徇。为五陈以相离,两于前,伍于后,专为左角,参为左角,偏为前拒,以诱之。翟人笑之。未陈而薄之,大败之。
  莒展舆立,而夺群公子秩。公子召去疾于齐。秋,齐公子鉏纳去疾,展舆奔吴。
  叔弓帅师疆郓田,因莒乱也。于是莒务娄、瞀胡及公子灭明以大厖与常仪靡奔齐。君子曰:”莒展之不立,弃人也夫!人可弃乎?《诗》曰:’无竞维人。’善矣。”
  晋侯有疾,郑伯使公孙侨如晋聘,且问疾。叔向问焉,曰:”寡君之疾病,卜人曰:’实沈、台骀为祟。’史莫之知,敢问此何神也?”子产曰:”昔高辛氏有二子,伯曰阏伯,季曰实沈,居于旷林,不相能也。日寻干戈,以相征讨。后帝不臧,迁阏伯于商丘,主辰。商人是因,故辰为商星。迁实沈于大夏,主参。唐人是因,以服事夏、商。其季世曰唐叔虞。当武王邑姜方震大叔,梦帝谓己:’余命而子曰虞,将与之唐,属诸参,其蕃育其子孙。’及生,有文在其手曰:’虞’,遂以命之。及成王灭唐而封大叔焉,故参为晋星。由是观之,则实沈,参神也。昔金天氏有裔子曰昧,为玄冥师,生允格、台骀。台骀能业其官,宣汾、洮,障大泽,以处大原。帝用嘉之,封诸汾川。沈、姒、蓐、黄,实守其祀。今晋主汾而灭之矣。由是观之,则台骀,汾神也。抑此二者,不及君身。山川之神,则水旱疠疫之灾,于是乎禜之。日月星辰之神,则雪霜风雨之不时,于是乎禜之。若君身,则亦出入饮食哀乐之事也,山川星辰之神,又何为焉”?侨闻之,君子有四时:朝以听政,昼以访问,夕以修令,夜以安身。于是乎节宣其气,勿使有所壅闭湫底,以露其体。兹心不爽,而昏乱百度。今无乃壹之,则生疾矣。侨又闻之,内官不及同姓,其生不殖,美先尽矣,则相生疾,君子是以恶之。故《志》曰:’买妾不知其姓,则卜之。’违此二者,古之所慎也。男女辨姓,礼之大司也。今君内实有四姬焉,其无乃是也乎?若由是二者,弗可为也已。四姬有省犹可,无则必生疾矣。”叔向曰:”善哉!肸未之闻也。此皆然矣。”
  叔向出,行人挥送之。叔向问郑故焉,且问子皙。对曰:”其与几何?无礼而好陵人,怙富而卑其上,弗能久矣。”
  晋侯闻子产之言,曰:”博物君子也。”重贿之。
  晋侯求医于秦。秦伯使医和视之,曰:”疾不可为也。是谓:’近女室,疾如蛊。非鬼非食,惑以丧志。良巨将死,天命不佑'”公曰:”女不可近乎?”对曰:”节之。先王之乐,所以节百事也。故有五节,迟速本末以相及,中声以降,五降之后,不容弹矣。于是有烦手淫声,慆堙心耳,乃忘平和,君子弗德也。物亦如之,至于烦,乃舍也已,无以生疾。君子之近琴瑟,以仪节也,非以慆心也。天有六气,降生五味,发为五色,征为五声,淫生六疾。六气曰阴、阳、风、雨、晦、明也。分为四时,序为五节,过则为灾。阴淫寒疾,阳淫热疾,风淫末疾,雨淫腹疾,晦淫惑疾,明淫心疾。女,阳物而晦时,淫则生内热惑蛊之疾。今君不节不时,能无及此乎?”出,告赵孟。赵孟曰:”谁当良臣?”对曰:”主是谓矣!主相晋国,于今八年,晋国无乱,诸侯无阙,可谓良矣。和闻之,国之大臣,荣其宠禄,任其宠节,有灾祸兴而无改焉,必受其咎。今君至于淫以生疾,将不能图恤社稷,祸孰大焉!主不能御,吾是以云也。”赵孟曰:”何谓蛊”对曰:”淫溺惑乱之所生也。于文,皿虫为蛊。谷之飞亦为蛊。在《周易》,女惑男,风落山,谓之《蛊》三。皆同物也。”赵孟曰:”良医也。”厚其礼归之。
  楚公子围使公子黑肱、伯州犁城雠、栎、郏,郑人惧。子产曰:”不害。令尹将行大事,而先除二子也。祸不及郑,何患焉?”
  冬,楚公子围将聘于郑,伍举为介。未出竟,闻王有疾而还。伍举遂聘。十一月己酉,公子围至,入问王疾,缢而弑之。遂杀其二子幕及平夏。右尹子干出奔晋。宫厩尹子皙出奔郑。杀大宰伯州犁于郏。葬王于郏,谓之郏敖。使赴于郑,伍举问应为后之辞焉。对曰:”寡大夫围。”伍举更之曰:”共王之子围为长。”
  子干奔晋,従车五乘。叔向使与秦公子同食,皆百人之饩。赵文子曰:”秦公子富。”叔向曰:”底禄以德,德钧以年,年同以尊。公子以国,不闻以富。且夫以千乘去其国,强御已甚。《诗》曰:’不侮鳏寡,不畏强御。’秦、楚,匹也。”使后子与子干齿。辞曰:”钅咸惧选,楚公子不获,是以皆来,亦唯命。且臣与羁齿,无乃不可乎?史佚有言曰:’非羁何忌?'”
  楚灵王即位,薳罢为令尹,薳启强为大宰。郑游吉如楚,葬郏敖,且聘立君。归,谓子产曰:”具行器矣!楚王汰侈而自说其事,必合诸侯。吾往无日矣。”子产曰:”不数年,未能也。”
  十二月,晋既烝,赵孟适南阳,将会孟子余。甲辰朔,烝于温。庚戌,卒。郑伯如晋吊,及雍乃复。
  ◎ 昭公二年
  【经】二年春,晋侯使韩起来聘。夏,叔弓如晋。秋,郑杀其大夫公孙黑。冬,公如晋,至河乃复。季孙宿如晋。
  【传】二年春,晋侯使韩宣子来聘,且告为政而来见,礼也。观书于大史氏,见《易》《象》与《鲁春秋》,曰:”周礼尽在鲁矣。吾乃今知周公之德,与周之所以王也。”公享之。季武子赋《绵》之卒章。韩子赋《角弓》。季武子拜,曰:”敢拜子之弥缝敝邑,寡君有望矣。”武子赋《节》之卒章。既享,宴于季氏,有嘉树焉,宣子誉之。武子曰:”宿敢不封殖此树,以无忘《角弓》。”遂赋《甘棠》。宣子曰:”起不堪也,无以及召公。”
  宣子遂如齐纳币。见子雅。子雅召子旗,使见宣子。宣子曰:”非保家之主也,不臣。”见子尾。子尾见强,宣子谓之如子旗。大夫多笑之,唯晏子信之,曰:”夫子,君子也。君子有信,其有以知之矣。”自齐聘于卫。卫侯享之,北宫文子赋《淇澳》。宣子赋《木瓜》。
  夏四月,韩须如齐逆女。齐陈无宇送女,致少姜。少姜有宠于晋侯,晋侯谓之少齐。谓陈无宇非卿,执诸中都。少姜为之请曰:”送従逆班,畏大国也,犹有所易,是以乱作。”
  叔弓聘于晋,报宣子也。晋侯使郊劳。辞曰:”寡君使弓来继旧好,固曰:’女无敢为宾!’彻命于执事,敝邑弘矣。敢辱郊使?请辞。”致馆。辞曰:”寡君命下臣来继旧好,好合使成,臣之禄也。敢辱大馆?”叔向曰:”子叔子知礼哉!吾闻之曰:’忠信,礼之器也。卑让,礼之宗也。’辞不忘国,忠信也。先国后己,卑让也。《诗》曰:’敬慎威仪,以近有德。’夫子近德矣。”
  秋,郑公孙黑将作乱,欲去游氏而代其位,伤疾作而不果。驷氏与诸大夫欲杀之。子产在鄙,闻之,惧弗及,乘遽而至。使吏数之,曰:”伯有之乱,以大国之事,而未尔讨也。尔有乱心,无厌,国不女堪。专伐伯有,而罪一也。昆弟争室,而罪二也。薰隧之盟,女矫君位,而罪三也。有死罪三,何以堪之?不速死,大刑将至。”再拜稽首,辞曰:”死在朝夕,无助天为虐。”子产曰:”人谁不死?凶人不终,命也。作凶事,为凶人。不助天,其助凶人乎?”请以印为褚师。子产曰:”印也若才,君将任之。不才,将朝夕従女。女罪之不恤,而又何请焉?不速死,司寇将至。”七月壬寅,缢。尸诸周氏之衢,加木焉。
  晋少姜卒。公如晋,及河。晋侯使士文伯来辞,曰:”非伉俪也。请君无辱!”公还,季孙宿遂致服焉。叔向言陈无宇于晋侯曰:”彼何罪?君使公族逆之,齐使上大夫送之。犹曰不共,君求以贪。国则不共,而执其使。君刑已颇,何以为盟主?且少姜有辞。”冬十月,陈无宇归。
  十一月,郑印段如晋吊。
  ◎ 昭公三年
  【经】三年春王正月丁未,滕子原卒。夏,叔弓如滕。五月,葬滕成公。秋,小邾子来朝。八月,大雩。冬,大雨雹。北燕伯款出奔齐。
  【传】三年春,王正月,郑游吉如晋,送少姜之葬。梁丙与张趯见之。梁丙曰:”甚矣哉!子之为此来也。”子大叔曰:”将得已乎?昔文、襄之霸也,其务不烦诸侯。令诸侯三岁而聘,五岁而朝,有事而会,不协而盟。君薨,大夫吊,卿共葬事。夫人,士吊,大夫送葬。足以昭礼命事谋阙而已,无加命矣。今嬖宠之丧,不敢择位,而数于守適,唯惧获戾,岂敢惮烦?少姜有宠而死,齐必继室。今兹吾又将来贺,不唯此行也。”张趯曰:”善哉!吾得闻此数也。然自今,子其无事矣。譬如火焉,火中,寒暑乃退。此其极也,能无退乎?晋将失诸侯,诸侯求烦不获。”二大夫退。子大叔告人曰:”张趯有知,其犹在君子之后乎!”
  丁未,滕子原卒。同盟,故书名。
  齐侯使晏婴请继室于晋,曰:”寡君使婴曰:’寡人愿事君,朝夕不倦,将奉质币,以无失时,则国家多难,是以不获。不腆先君之適,以备内官,焜耀寡人之望,则又无禄,早世殒命,寡人失望。君若不忘先君之好,惠顾齐国,辱收寡人,徼福于大公、丁公,照临敝邑,镇抚其社稷,则犹有先君之適及遗姑姊妹若而人。君若不弃敝邑,而辱使董振择之,以备嫔嫱,寡人之望也。'”韩宣子使叔向对曰:”寡君之愿也。寡君不能独任其社稷之事,未有伉俪。在縗绖之中,是以未敢请。君有辱命,惠莫大焉。若惠顾敝邑,抚有晋国,赐之内主,岂唯寡君,举群臣实受其贶。其自唐叔以下,实宠嘉之。”
  既成昏,晏子受礼。叔向従之宴,相与语。叔向曰:”齐其何如?”晏子曰:”此季世也,吾弗知。齐其为陈氏矣!公弃其民,而归于陈氏。齐旧四量,豆、区、釜、钟。四升为豆,各自其四,以登于釜。釜十则钟。陈氏三量,皆登一焉,钟乃大矣。以家量贷,而以公量收之。山木如市,弗加于山。鱼盐蜃蛤,弗加于海。民参其力,二入于公,而衣食其一。公聚朽蠹,而三老冻馁。国之诸市,屦贱踊贵。民人痛疾,而或燠休之,其爱之如父母,而归之如流水,欲无获民,将焉辟之?箕伯、直柄、虞遂、伯戏,其相胡公、大姬,已在齐矣。”
  叔向曰:”然。虽吾公室,今亦季世也。戎马不驾,卿无军行,公乘无人,卒列无长。庶民罢敝,而宫室滋侈。道堇相望,而女富溢尤。民闻公命,如逃寇仇。栾、郤、胥、原、狐、续、庆、伯,降在皂隶。政在家门,民无所依,君日不悛,以乐慆忧。公室之卑,其何日之有?《谗鼎之铭》曰:’昧旦丕显,后世犹怠。’况日不悛,其能久乎?”
  宴子曰:”子将若何?”叔向曰:”晋之公族尽矣。肸闻之,公室将卑,其宗族枝叶先落,则公従之。肸之宗十一族,唯羊舌氏在而已。肸又无子。公室无度,幸而得死,岂其获祀?”
  初,景公欲更晏子之宅,曰:”子之宅近市,湫隘嚣尘,不可以居,请更诸爽垲者。”辞曰:”君之先臣容焉,臣不足以嗣之,于臣侈矣。且小人近市,朝夕得所求,小人之利也。敢烦里旅?”公笑曰:”子近市,识贵贱乎?”对曰:”既利之,敢不识乎?”公曰:”何贵何贱?”于是景公繁于刑,有鬻踊者。故对曰:”踊贵屦贱。”既已告于君,故与叔向语而称之。景公为是省于刑。君子曰:”仁人之言,其利博哉。晏子一言而齐侯省刑。《诗》曰:’君子如祉,乱庶遄已。’其是之谓乎!”
  及宴子如晋,公更其宅,反,则成矣。既拜,乃毁之,而为里室,皆如其旧。则使宅人反之,曰:”谚曰:’非宅是卜,唯邻是卜。’二三子先卜邻矣,违卜不祥。君子不犯非礼,小人不犯不祥,古之制也。吾敢违诸乎?”卒复其旧宅。公弗许,因陈桓子以请,乃许之。
  夏四月,郑伯如晋,公孙段相,甚敬而卑,礼无违者。晋侯嘉焉,授之以策,曰:”子丰有劳于晋国,余闻而弗忘。赐女州田,以胙乃旧勋。”伯石再拜稽首,受策以出。君子曰:”礼,其人之急也乎!伯石之汰也,一为礼于晋,犹荷其禄,况以礼终始乎?《诗》曰:’人而无礼,胡不遄死?’其是之谓乎!”
  初,州县,栾豹之邑也。及栾氏亡,范宣子、赵文子、韩宣子皆欲之。文子曰:”温,吾县也。”二宣子曰:”自郤称以别,三传矣。晋之别县不唯州,谁获治之?”文子病之,乃舍之。二子曰:”吾不可以正议而自与也。”皆舍之。及文子为政,赵获曰:”可以取州矣。”文子曰:”退!二子之言,义也。违义,祸也。余不能治余县,又焉用州?其以徼祸也?君子曰:’弗知实难。’知而弗従,祸莫大焉。有言州必死。”
  丰氏故主韩氏,伯石之获州也,韩宣子为请之,为其复取之之故。
  五月,叔弓如滕,葬滕成公,子服椒为介。及郊,遇懿伯之忌,敬子不入。惠伯曰:”公事有公利,无私忌,椒请先入。”乃先受馆。敬子従之。
  晋韩起如齐逆女。公孙虿为少姜之有宠也,以其子更公女而嫁公子。人谓宣子:”子尾欺晋,晋胡受之?”宣子曰:”我欲得齐而远其宠,宠将来乎?”
  秋七月,郑罕虎如晋,贺夫人,且告曰:”楚人日征敝邑,以不朝立王之故。敝邑之往,则畏执事其谓寡君’而固有外心。’其不往,则宋之盟云。进退罪也。寡君使虎布之。”宣子使叔向对曰:”君若辱有寡君,在楚何害?修宋盟也。君苟思盟,寡君乃知免于戾矣。君若不有寡君,虽朝夕辱于敝邑,寡君猜焉。君实有心,何辱命焉?君其往也!苟有寡君,在楚犹在晋也。”
  张趯使谓大叔曰:”自子之归也,小人粪除先人之敝庐,曰子其将来。今子皮实来,小人失望。”大叔曰:”吉贱,不获来,畏大国,尊夫人也。且孟曰:’而将无事。’吉庶几焉。”
  小邾穆公来朝。季武子欲卑之,穆叔曰:”不可。曹、滕、二邾,实不忘我好,敬以逆之,犹惧其贰。又卑一睦,焉逆群好也?其如旧而加敬焉!《志》曰:’能敬无灾。’又曰:’敬逆来者,天所福也。'”季孙従之。
  八月,大雩,旱也。
  齐侯田于莒,卢蒲弊见,泣且请曰:”余发如此种种,余奚能为?”公曰:”诺,吾告二子。”归而告之。子尾欲复之,子雅不可,曰:”彼其发短而心甚长,其或寝处我矣。”九月,子雅放卢蒲弊于北燕。
  燕简公多嬖宠,欲去诸大夫而立其宠人。冬,燕大夫比以杀公之外嬖。公惧,奔齐。书曰:”北燕伯款出奔齐。”罪之也。
  十月,郑伯如楚,子产相。楚子享之,赋《吉日》。既享,子产乃具田备,王以田江南之梦。
  齐公孙灶卒。司马灶见晏子,曰:”又丧子雅矣。”晏子曰:”惜也!子旗不免,殆哉!姜族弱矣,而妫将始昌。二惠竞爽,犹可,又弱一个焉,姜其危哉!”
  ◎ 昭公四年
  【经】四年春王正月,大雨雹。夏,楚子、蔡侯、陈侯、郑伯、许男、徐子、滕子、顿子、胡子、沈子、小邾子、宋世子佐、淮夷会于申。楚子执徐子。秋七月,楚子、蔡侯、陈侯、许男、顿子、胡子、沈子、淮夷伐吴,执齐庆封,杀之。遂灭赖。九月,取鄫。冬十有二月乙卯,叔孙豹卒。
  【传】四年春,王正月,许男如楚,楚子止之,遂止郑伯,复田江南,许男与焉。使椒举如晋求诸侯,二君待之。椒举致命曰:”寡君使举曰:’日君有惠,赐盟于宋,曰:晋、楚之従,交相见也。以岁之不易,寡人愿结欢于二三君。’使举请间。君若苟无四方之虞,则愿假宠以请于诸侯。”
  晋侯欲勿许。司马侯曰:”不可。楚王方侈,天或者欲逞其心,以厚其毒而降之罚,未可知也。其使能终,亦未可知也。晋、楚唯天所相,不可与争。君其许之,而修德以待其归。若归于德,吾犹将事之,况诸侯乎?若适淫虐,楚将弃之,吾又谁与争?”曰:”晋有三不殆,其何敌之有?国险而多马,齐、楚多难。有是三者,何乡而不济?”对曰:”恃险与马,而虞邻国之难,是三殆也。四岳、三涂、阳城、大室、荆山、中南,九州之险也,是不一姓。冀之北土,马之所生,无兴国焉。恃险与马,不可以为固也,従古以然。是以先王务修德音以亨神人,不闻其务险与马也。邻国之难,不可虞也。或多难以固其国,启其疆土;或无难以丧其国,失其守宇。若何虞难?齐有仲孙之难而获桓公,至今赖之。晋有里、丕之难而获文公,是以为盟主。卫、邢无难,敌亦丧之。故人之难,不可虞也。恃此三者,而不修政德,亡于不暇,又何能济?君其许之!纣作淫虐,文王惠和,殷是以陨,周是以兴,夫岂争诸侯?”乃许楚使。使叔向对曰:”寡君有社稷之事,是以不获春秋时见。诸侯,君实有之,何辱命焉?”椒举遂请昏,晋侯许之。
  楚子问于子产曰:”晋其许我诸侯乎?”对曰:”许君。晋君少安,不在诸侯。其大夫多求,莫匡其君。在宋之盟,又曰如一,若不许君,将焉用之?”王曰:”诸侯其来乎?”对曰:”必来。従宋之盟,承君之欢,不畏大国,何故不来?不来者,其鲁、卫、曹、邾乎?曹畏宋,邾畏鲁,鲁、卫逼于齐而亲于晋,唯是不来。其余,君之所及也,谁敢不至?”王曰:”然则吾所求者,无不可乎?”对曰:”求逞于人,不可;与人同欲,尽济。”
  大雨雹。季武子问于申丰曰:”雹可御乎?”对曰:”圣人在上,无雹,虽有,不为灾。古者,日在北陆而藏冰;西陆,朝觌而出之。其藏冰也,深山穷谷,固阴冱寒,于是乎取之。其出之也,朝之禄位,宾食丧祭,于是乎用之。其藏之也,黑牲、秬黍,以享司寒。其出之也,桃弧、棘矢,以除其灾。其出入也时。食肉之禄,冰皆与焉。大夫命妇,丧浴用冰。祭寒而藏之,献羔而启之,公始用之。火出而毕赋。自命夫、命妇,至于老疾,无不受冰。山人取之,县人传之,舆人纳之,隶人藏之。夫冰以风壮,而以风出。其藏之也周,其用之也遍,则冬无愆阳,夏无伏阴,春无凄风,秋无苦雨,雷不出震,无灾霜雹,疠疾不降,民不夭札。今藏川池之冰,弃而不用。风不越而杀,雷不发而震。雹之为灾,谁能御之?《七月》之卒章,藏冰之道也。”
  夏,诸侯如楚,鲁、卫、曹、邾不会。曹、邾辞以难,公辞以时祭,卫侯辞以疾。郑伯先待于申。六月丙午,楚子合诸侯于申。椒举言于楚子曰:”臣闻诸侯无归,礼以为归。今君始得诸侯,其慎礼矣。霸之济否,在此会也。夏启有钧台之享,商汤有景亳之命,周武有孟津之誓,成有岐阳之搜,康有酆宫之朝,穆有涂山之会,齐桓有召陵之师,晋文有践土之盟。君其何用?宋向戌、郑公孙侨在,诸侯之良也,君其选焉。”王曰:”吾用齐桓。”王使问礼于左师与子产。左师曰:”小国习之,大国用之,敢不荐闻?”献公合诸侯之礼六。子产曰:”小国共职,敢不荐守?”献伯、子、男会公之礼六。君子谓合左师善守先代,子产善相小国。王使椒举侍于后,以规过。卒事,不规。王问其故,对曰:”礼,吾所未见者有六焉,又何以规?”宋大子佐后至,王田于武城,久而弗见。椒举请辞焉。王使往,曰:”属有宗祧之事于武城,寡君将堕币焉,敢谢后见。”
  徐子,吴出也,以为贰焉,故执诸申。
  楚子示诸侯侈,椒举曰:”夫六王二公之事,皆所以示诸侯礼也,诸侯所由用命也。夏桀为仍之会,有緍叛之。商纣为黎之搜,东夷叛之。周幽为大室之盟,戎狄叛之。皆所以示诸侯汰也,诸侯所由弃命也。今君以汰,无乃不济乎?”王弗听。
  子产见左师曰:”吾不患楚矣,汰而愎谏,不过十年。”左师曰:”然。不十年侈,其恶不远,远恶而后弃。善亦如之,德远而后兴。”
  秋七月,楚子以诸侯伐吴。宋大子、郑伯先归。宋华费遂、郑大夫従。使屈申围朱方,八月甲申,克之。执齐庆封而尽灭其族。将戮庆封。椒举曰:”臣闻无瑕者可以戮人。庆封唯逆命,是以在此,其肯従于戮乎?播于诸侯,焉用之?”王弗听,负之斧钺,以徇于诸侯,使言曰:”无或如齐庆封,弑其君,弱其孤,以盟其大夫。”庆封曰:”无或如楚共王之庶子围,弑其君、兄之子麇而代之,以盟诸侯。”王使速杀之。
  遂以诸侯灭赖。赖子面缚衔璧,士袒,舆榇従之,造于中军。王问诸椒举,对曰:”成王克许,许僖公如是,王亲释其缚,受其璧,焚其榇。”王従之。迁赖于鄢。楚子欲迁许于赖,使斗韦龟与公子弃疾城之而还。申无宇曰:”楚祸之首,将在此矣。召诸侯而来,伐国而克,城竟莫校。王心不违,民其居乎?民之不处,其谁堪之?不堪王命,乃祸乱也。”
  九月,取鄫,言易也。莒乱,著丘公立而不抚鄫,鄫叛而来,故曰取。凡克邑不用师徒曰取。
  郑子产作丘赋。国人谤之,曰:”其父死于路,己为虿尾。以令于国,国将若之何?”子宽以告。子产曰:”何害?苟利社稷,死生以之。且吾闻为善者不改其度,故能有济也。民不可逞,度不可改。《诗》曰:’礼义不愆,何恤于人言。’吾不迁矣。浑罕曰:”国氏其先亡乎!君子作法于凉,其敝犹贪。作法于贪,敝将若之何?姬在列者,蔡及曹、滕其先亡乎!逼而无礼。郑先卫亡,逼而无法。政不率法,而制于心。民各有心,何上之有?”
  冬,吴伐楚,入棘、栎、麻,以报朱方之役。楚沈尹射奔命于夏汭,咸尹宜咎城钟离,薳启强城巢,然丹城州来。东国水,不可以城。彭生罢赖之师。
  初,穆子去叔孙氏,及庚宗,遇妇人,使私为食而宿焉。问其行,告之故,哭而送之。适齐,娶于国氏,生孟丙、仲壬。梦天压己,弗胜。顾而见人,黑而上偻,深目而豭喙。号之曰:”牛!助余!”乃胜之。旦而皆召其徒,无之。且曰:”志之。”及宣伯奔齐,馈之。宣伯曰:”鲁以先子之故,将存吾宗,必召女。召女,何如?”对曰:”愿之久矣。”鲁人召之,不告而归。既立,所宿庚宗之妇人,献以雉。问其姓,对曰:”余子长矣,能奉雉而従我矣。”召而见之,则所梦也。未问其名,号之曰:”牛!”曰:”唯”。皆召其徒,使视之,遂使为竖。有宠,长使为政。公孙明知叔孙于齐,归,未逆国姜,子明取之。故怒,其子长而后使逆之。田于丘莸,遂遇疾焉。竖牛欲乱其室而有之,强与孟盟,不可。叔孙为孟钟,曰:”尔未际,飨大夫以落之。”既具,使竖牛请日。入,弗谒。出,命之日。及宾至,闻钟声。牛曰:”孟有北妇人之客。”怒,将往,牛止之。宾出,使拘而杀诸外,牛又强与仲盟,不可。仲与公御莱书观于公,公与之环。使牛入示之。入,不示。出,命佩之。牛谓叔孙:”见仲而何?”叔孙曰:”何为?”曰:”不见,既自见矣。公与之环而佩之矣。”遂逐之,奔齐。疾急,命召仲,牛许而不召。
  杜泄见,告之饥渴,授之戈。对曰:”求之而至,又何去焉?”竖牛曰:”夫子疾病,不欲见人。”使置馈于个而退。牛弗进,则置虚,命彻。十二月癸丑,叔孙不食。乙卯,卒。牛立昭子而相之。
  公使杜泄葬叔孙。竖牛赂叔仲昭子与南遗,使恶杜泄于季孙而去之。杜泄将以路葬,且尽卿礼。南遗谓季孙曰:”叔孙未乘路,葬焉用之?且冢卿无路,介卿以葬,不亦左乎?”季孙曰:”然。”使杜泄舍路。不可,曰:”夫子受命于朝,而聘于王。王思旧勋而赐之路。复命而致之君,君不敢逆王命而复赐之,使三官书之。吾子为司徒,实书名。夫子为司马,与工正书服。孟孙为司空,以书勋。今死而弗以,同弃君命也。书在公府而弗以,是废三官也。若命服,生弗敢服,死又不以,将焉用之?”乃使以葬。
  季孙谋去中军。竖牛曰:”夫子固欲去之。”
  ◎ 昭公五年
  【经】五年春王正月,舍中军。楚杀其大夫屈申。公如晋。夏,莒牟夷以牟娄及防、兹来奔。秋七月,公至自晋。戊辰,叔弓帅师败莒师于蚡泉。秦伯卒。冬,楚子、蔡侯、陈侯、许男、顿子、沈子、徐人、越人伐吴。
  【传】五年春,王正月,舍中军,卑公室也。毁中军于施氏,成诸臧氏。初作中军,三分公室而各有其一。季氏尽征之,叔孙氏臣其子弟,孟氏取其半焉。及其舍之也,四分公室,季氏择二,二子各一。皆尽征之,而贡于公。以书。使杜泄告于殡,曰:”子固欲毁中军,既毁之矣,故告。”杜泄曰:”夫子唯不欲毁也,故盟诸僖闳,诅诸五父之衢。”受其书而投之,帅士而哭之。叔仲子谓季孙曰:”带受命于子叔孙曰:’葬鲜者自西门。'”季孙命杜泄。杜泄曰:”卿丧自朝,鲁礼也。吾子为国政,未改礼,而又迁之。群臣惧死,不敢自也。”既葬而行。
  仲至自齐,季孙欲立之。南遗曰:”叔孙氏厚则季氏薄。彼实家乱,子勿与知,不亦可乎?”南遗使国人助竖牛以攻诸大库之庭。司宫射之,中目而死。竖牛取东鄙三十邑,以与南遗。
  昭子即位,朝其家众,曰:”竖牛祸叔孙氏,使乱大従,杀适立庶,又披其邑,将以赦罪,罪莫大焉。必速杀之。”竖牛惧,奔齐。孟、仲之子杀诸塞关之外,投其首于宁风之棘上。
  仲尼曰:”叔孙昭子之不劳,不可能也。周任有言曰:’为政者不赏私劳,不罚私怨。’《诗》云:’有觉德行,四国顺之。'”
  初,穆子之生也,庄叔以《周易》筮之,遇《明夷》三之《谦》三,以示卜楚丘。曰:”是将行,而归为子祀。以谗人入,其名曰牛,卒以馁死。《明夷》,日也。日之数十,故有十时,亦当十位。自王已下,其二为公,其三为卿。日上其中,食日为二,旦日为三。《明夷》之《谦》,明而未融,其当旦乎,故曰:’为子祀’。日之《谦》,当鸟,故曰’明夷于飞’。明之未融,故曰’垂其翼’。象日之动,故曰’君子于行’。当三在旦,故曰’三日不食’。《离》,火也。《艮》,山也。《离》为火,火焚山,山败。于人为言,败言为谗,故曰’有攸往,主人有言’,言必谗也。纯《离》为牛,世乱谗胜,胜将适《离》,故曰’其名曰牛’。谦不足,飞不翔,垂不峻,翼不广,故曰’其为子后乎’。吾子,亚卿也,抑少不终。”
  楚子以屈申为贰于吴,乃杀之。以屈生为莫敖,使与令尹子荡如晋逆女。过郑,郑伯劳子荡于汜,劳屈生于菟氏。晋侯送女于邢丘。子产相郑伯,会晋侯于邢丘。
  公如晋,自郊劳至于赠贿,无失礼。晋侯谓女叔齐曰:”鲁侯不亦善于礼乎?”对曰:”鲁侯焉知礼?”公曰:”何为?自郊劳至于赠贿,礼无违者,何故不知?”对曰:”是仪也,不可谓礼。礼所以守其国,行其政令,无失其民者也。今政令在家,不能取也。有子家羁,弗能用也。奸大国之盟,陵虐小国。利人之难,不知其私。公室四分,民食于他。思莫在公,不图其终。为国君,难将及身,不恤其所。礼这本末,将于此乎在,而屑屑焉习仪以亟。言善于礼,不亦远乎?君子谓:”叔侯于是乎知礼。”
  晋韩宣子如楚送女,叔向为介。郑子皮、子大叔劳诸索氏。大叔谓叔向曰:”楚王汰侈已甚,子其戒之。”叔向曰:”汰侈已甚,身之灾也,焉能及人?若奉吾币帛,慎吾威仪,守之以信,行之以礼,敬始而思终,终无不复,従而不失仪,敬而不失威,道之以训辞,奉之以旧法,考之以先王,度之以二国,虽汰侈,若我何?”
  及楚,楚子朝其大夫,曰:”晋,吾仇敌也。苟得志焉,无恤其他。今其来者,上卿、上大夫也。若吾以韩起为阍,以羊舌肸为司宫,足以辱晋,吾亦得志矣。可乎?”大夫莫对。薳启强曰:”可。苟有其备,何故不可?耻匹夫不可以无备,况耻国乎?是以圣王务行礼,不求耻人,朝聘有珪,享有璋。小有述职,大有巡功。设机而不倚,爵盈而不饮;宴有好货,飧有陪鼎,入有郊劳,出有赠贿,礼之至也。国家之败,失之道也,则祸乱兴。城濮之役,晋无楚备,以败于邲。邲之役,楚无晋备,以败于鄢。自鄢以来,晋不失备,而加之以礼,重之以睦,是以楚弗能报而求亲焉。既获姻亲,又欲耻之,以召寇仇,备之若何?谁其重此?若有其人,耻之可也。若其未有,君亦图之。晋之事君,臣曰可矣:求诸侯而麇至;求昏而荐女,君亲送之,上卿及上大夫致之。犹欲耻之,君其亦有备矣。不然,奈何?韩起之下,赵成、中行吴、魏舒、范鞅、知盈;羊舌肸之下,祁午、张趯、籍谈、女齐、梁丙、张骼、辅跞、苗贲皇,皆诸侯之选也。韩襄为公族大夫,韩须受命而使矣。箕襄、邢带、叔禽、叔椒、子羽,皆大家也。韩赋七邑,皆成县也。羊舌四族,皆强家也。晋人若丧韩起、杨肸,五卿八大夫辅韩须、杨石,因其十家九县,长毂九百,其余四十县,遗守四千,奋其武怒,以报其大耻,伯华谋之,中行伯、魏舒帅之,其蔑不济矣。君将以亲易怨,实无礼以速寇,而未有其备,使群臣往遗之禽,以逞君心,何不可之有?”王曰:”不谷之过也,大夫无辱。”厚为韩子礼。王欲敖叔向以其所不知,而不能,亦厚其礼。
  韩起反,郑伯劳诸圉。辞不敢见,礼也。
  郑罕虎如齐,娶于子尾氏。晏子骤见之,陈桓子问其故,对曰:”能用善人,民之主也。”
  夏,莒牟夷以牟娄及防兹来奔。牟夷非卿而书,尊地也。莒人愬于晋。晋侯欲止公,范献子曰:”不可。人朝而执之,诱也。讨不以师,而诱以成之,惰也。为盟主而犯此二者,无乃不可乎?请归之,间而以师讨焉。”乃归公。秋七月,公至自晋。
  莒人来讨,不设备。戊辰,叔弓败诸分泉,莒未陈也。
  冬十月,楚子以诸侯及东夷伐吴,以报棘、栎、麻之役。薳射以繁扬之师,会于夏汭。越大夫常寿过帅师会楚子于琐。闻吴师出,薳启强帅师従之,遽不设备,吴人败诸鹊岸。
  楚子以驲至于罗汭。吴子使其弟蹶由犒师,楚人执之,将以衅鼓。王使问焉,曰:”女卜来吉乎?”对曰:”吉。寡君闻君将治兵于敝邑,卜之以守龟,曰:’余亟使人犒师,请行以观王怒之疾徐,而为之备,尚克知之。’龟兆告吉,曰:’克可知也。’君若欢焉,好逆使臣,滋邑休殆,而忘其死,亡无日矣。今君奋焉,震电冯怒,虐执使臣,将以衅鼓,则吴知所备矣。敝邑虽羸,若早修完,其可以息师。难易有备,可谓吉矣。且吴社稷是卜,岂为一人?使臣获衅军鼓,而敝邑知备,以御不虞,其为吉孰大焉?国之守龟,其何事不卜?一臧一否,其谁能常之?城濮之兆,其报在邲。今此行也,其庸有报志?”乃弗杀。
  楚师济于罗汭,沈尹赤会楚子,次于莱山。薳射帅繁扬之师,先入南怀,楚师従之。及汝清,吴不可入。楚子遂观兵于坻箕之山。是行也,吴早设备,楚无功而还,以蹶由归。楚子惧吴,使沈尹射待命于巢。薳启强待命于雩娄。礼也。
  秦后子复归于秦,景公卒故也。
  ◎ 昭公六年
  【经】六年春王正月,杞伯益姑卒。葬秦景公。夏,季孙宿如晋。葬杞文公。宋华合比出奔卫。秋九月,大雩。楚薳罢帅师伐吴。冬,叔弓如楚。齐侯伐北燕。
  【传】六年春,王正月,杞文公卒,吊如同盟,礼也。大夫如秦,葬景公,礼也。
  三月,郑人铸刑书。叔向使诒子产书,曰:”始吾有虞于子,今则已矣。昔先王议事以制,不为刑辟,惧民之有争心也。犹不可禁御,是故闲之以义,纠之以政,行之以礼,守之以信,奉之以仁,制为禄位以劝其従,严断刑罚以威其淫。惧其未也,故诲之以忠,耸之以行,教之以务,使之以和,临之以敬,莅之以强,断之以刚。犹求圣哲之上,明察之官,忠信之长,慈惠之师,民于是乎可任使也,而不生祸乱。民知有辟,则不忌于上,并有争心,以征于书,而徼幸以成之,弗可为矣。夏有乱政而作《禹刑》,商有乱政而作《汤刑》,周有乱政而作《九刑》,三辟之兴,皆叔世也。今吾子相郑国,作封洫,立谤政,制参辟,铸刑书,将以靖民,不亦难乎?《诗》曰:’仪式刑文王之德,日靖四方。’又曰:’仪刑文王,万邦作孚。’如是,何辟之有?民知争端矣,将弃礼而征于书。锥刀之末,将尽争之。乱狱滋丰,贿赂并行,终子之世,郑其败乎!肸闻之,国将亡,必多制,其此之谓乎!”复书曰:”若吾子之言,侨不才,不能及子孙,吾以救世也。既不承命,敢忘大惠?”
  士文伯曰:”火见,郑其火乎?火未出而作火以铸刑器,藏争辟焉。火如象之,不火何为?”
  夏,季孙宿如晋,拜莒田也。晋侯享之,有加笾。武子退,使行人告曰:”小国之事大国也,苟免于讨,不敢求贶。得贶不过三献。今豆有加,下臣弗堪,无乃戾也。”韩宣子曰:”寡君以为欢也。”对曰:”寡君犹未敢,况下臣,君之隶也,敢闻加贶?”固请彻加而后卒事。晋人以为知礼,重其好货。
  宋寺人柳有宠,大子佐恶之。华合比曰:”我杀之。”柳闻之,乃坎、用牲、埋书,而告公曰:”合比将纳亡人之族,既盟于北郭矣。”公使视之,有焉,遂逐华合比,合比奔卫。于是华亥欲代右师,乃与寺人柳比,従为之征,曰”闻之久矣。”公使代之,见于左师,左师曰:”女夫也。必亡!女丧而宗室,于人何有?人亦于女何有?《诗》曰:’宗子维城,毋俾城坏,毋独斯畏。’女其畏哉!”
  六月丙戌,郑灾。
  楚公子弃疾如晋,报韩子也。过郑,郑罕虎、公孙侨、游吉従郑伯以劳诸柤。辞不敢见,固请见之,见,如见王,以其乘马八匹私面。见子皮如上卿,以马六匹。见子产,以马四匹。见子大叔,以马二匹。禁刍牧采樵,不入田,不樵树,不采刈,不抽屋,不强丐。誓曰:”有犯命者,君子废,小人降。”舍不为暴,主不慁宾。往来如是。郑三卿皆知其将为王也。
  韩宣子之适楚也,楚人弗逆。公子弃疾及晋竟,晋侯将亦弗逆。叔向曰:”楚辟我衷,若何效辟?《诗》曰:’尔之教矣,民胥效矣。’従我而已,焉用效人之辟?《书》曰:’圣作则。’无宁以善人为则,而则人之辟乎?匹夫为善,民犹则之,况国君乎?”晋侯说,乃逆之。
  秋九月,大雩,旱也。
  徐仪楚聘于楚。楚子执之,逃归。惧其叛也,使薳泄伐徐。吴人救之。令尹子荡帅师伐吴,师于豫章,而次于乾溪。吴人败其师于房钟,获宫厩尹弃疾。子荡归罪于薳泄而杀之。
  冬,叔弓如楚聘,且吊败也。
  十一月,齐侯如晋,请伐北燕也。士匄相士鞅,逆诸河,礼也。晋侯许之。十二月,齐侯遂伐北燕,将纳简公。晏子曰:”不入。燕有君矣,民不贰。吾君贿,左右谄谀,作大事不以信,未尝可也。”
  ◎ 昭公七年
  【经】七年春王正月,暨齐平。三月,公如楚。叔孙婼如齐莅盟。夏四月甲辰朔,日有食之。秋八月戊辰,卫侯恶卒。九月,公至自楚。冬十有一月癸未,季孙宿卒。十有二月癸亥,葬卫襄公。
  【传】七年春,王正月,暨齐平,齐求之也。癸巳,齐侯次于虢。燕人行成,曰:”敝邑知罪,敢不听命?先君之敝器,请以谢罪。”公孙皙曰:”受服而退,俟衅而动,可也。”二月戊午,盟于濡上。燕人归燕姬,赂以瑶瓮、玉椟、斗耳,不克而还。
  楚子之为令尹也,为王旌以田。芋尹无宇断之,曰:”一国两君,其谁堪之?”及即位,为章华之宫,纳亡人以实之。无宇之阍入焉。无宇执之,有司弗与,曰:”执人于王宫,其罪大矣。”执而谒诸王。王将饮酒,无宇辞曰:”天子经略,诸侯正封,古之制也。封略之内,何非君土?食土之毛,谁非君臣?故《诗》曰:’普天之下,莫非王土。率土之滨,莫非王臣。’天有十日,人有十等,下所以事上,上所以共神也。故王臣公,公臣大夫,大夫臣士,士臣皂,皂臣舆,舆臣隶,隶臣僚,僚臣仆,仆臣台。马有圉,牛有牧,以待百事。今有司曰:’女胡执人于王宫?’将焉执之?周文王之法曰:’有亡,荒阅’,所以得天下也。吾先君文王,作仆区之法,曰:’盗所隐器,与盗同罪’,所以封汝也。若従有司,是无所执逃臣也。逃而舍之,是无陪台也。王事无乃阙乎?昔武王数纣之罪,以告诸侯曰:’纣为天下逋逃主,萃渊薮’,故夫致死焉。君王始求诸侯而则纣,无乃不可乎?若以二文之法取之,盗有所在矣。”王曰:”取而臣以往,盗有宠,未可得也。”遂赦之。
  楚子成章华之台,愿与诸侯落之。大宰薳启强曰:”臣能得鲁侯。”薳启强来召公,辞曰:”昔先君成公,命我先大夫婴齐曰:’吾不忘先君之好,将使衡父照临楚国,镇抚其社稷,以辑宁尔民’。婴齐受命于蜀,奉承以来,弗敢失陨,而致诸宗祧。日我先君共王,引领北望,日月以冀。传序相授,于今四王矣。嘉惠未至,唯襄公之辱临我丧。孤与其二三臣,悼心失图,社稷之不皇,况能怀思君德!今君若步玉趾,辱见寡君,宠灵楚国,以信蜀之役,致君之嘉惠,是寡君既受贶矣,何蜀之敢望?其先君鬼神,实嘉赖之,岂唯寡君?君若不来,使臣请问行期,寡君将承质币而见于蜀,以请先君之贶。”
  公将往,梦襄公祖。梓慎曰:”君不果行。襄公之适楚也,梦周公祖而行。今襄公实祖,君其不行。”子服惠伯曰:”行。先君未尝适楚,故周公祖以道之。襄公适楚矣,而祖以道君,不行,何之?”
  三月,公如楚,郑伯劳于师之梁。孟僖子为介,不能相仪。及楚,不能答郊劳。
  夏四月甲辰朔,日有食之。晋侯问于士文伯曰:”谁将当日食?”对曰:”鲁、卫恶之,卫大鲁小。”公曰:”何故?”对曰:”去卫地,如鲁地。于是有灾,鲁实受之。其大咎,其卫君乎?鲁将上卿。”公曰:”《诗》所谓’彼日而食,于何不臧’者,何也?”对曰:”不善政之谓也。国无政,不用善,则自取谪于日月之灾,故政不可不慎也。务三而已,一曰择人,二曰因民,三曰従时。”
  晋人来治杞田,季孙将以成与之。谢息为孟孙守,不可。曰:”人有言曰:’虽有挈瓶之知,守不假器,礼也’。夫子従君,而守臣丧邑,虽吾子亦有猜焉。”季孙曰:”君之在楚,于晋罪也。又不听晋,鲁罪重矣。晋师必至,吾无以待之,不如与之,间晋而取诸杞。吾与子桃,成反,谁敢有之?是得二成也。鲁无忧而孟孙益邑,子何病焉?”辞以无山,与之莱、柞,乃迁于桃。晋人为杞取成。
  楚子享公于新台,使长鬣者相,好以大屈。既而悔之。薳启强闻之,见公。公语之,拜贺。公曰:”何贺?对曰:”齐与晋、越欲此久矣。寡君无适与也,而传诸君,君其备御三邻。慎守宝矣,敢不贺乎?”公惧,乃反之。
  郑子产聘于晋。晋侯疾,韩宣子逆客,私焉,曰:”寡君寝疾,于今三月矣,并走群望,有加而无瘳。今梦黄熊入于寝门,其何厉鬼也?”对曰:”以君之明,子为大政,其何厉之有?昔尧殛鲧于羽山,其神化为黄熊,以入于羽渊,实为夏郊,三代祀之。晋为盟主,其或者未之祀也乎?”韩子祀夏郊,晋侯有间,赐子产莒之二方鼎。
  子产为丰施归州田于韩宣子,曰:”日君以夫公孙段为能任其事,而赐之州田,今无禄早世,不获久享君德。其子弗敢有,不敢以闻于君,私致诸子。”宣子辞。子产曰:”古人有言曰:’其父析薪,其子弗克负荷’。施将惧不能任其先人之禄,其况能任大国之赐?纵吾子为政而可,后之人若属有疆场之言,敝邑获戾,而丰氏受其大讨。吾子取州,是免敝邑于戾,而建置丰氏也。敢以为请。”宣子受之,以告晋侯。晋侯以与宣子。宣子为初言,病有之,以易原县于乐大心。
  郑人相惊以伯有,曰”伯有至矣”,则皆走,不知所往。铸刑书之岁二月,或梦伯有介而行,曰:”壬子,余将杀带也。明年壬寅,余又将杀段也。”及壬子,驷带卒,国人益惧。齐、燕平之月壬寅,公孙段卒。国人愈惧。其明月,子产立公孙泄及良止以抚之,乃止。子大叔问其故,子产曰:”鬼有所归,乃不为厉,吾为之归也。”大叔曰:”公孙泄何为?”子产曰:”说也。为身无义而图说,従政有所反之,以取媚也。不媚,不信。不信,民不従也。”
  及子产适晋,赵景子问焉,曰:”伯有犹能为鬼乎?”子产曰:”能。人生始化曰魄,既生魄,阳曰魂。用物精多,则魂魄强。是以有精爽,至于神明。匹夫匹妇强死,其魂魄犹能冯依于人,以为淫厉,况良霄,我先君穆公之胄,子良之孙,子耳之子,敝邑之卿,従政三世矣。郑虽无腆,抑谚曰’蕞尔国’,而三世执其政柄,其用物也弘矣,其取精也多矣。其族又大,所冯厚矣。而强死,能为鬼,不亦宜乎?”
  子皮之族饮酒无度,故马师氏与子皮氏有恶。齐师还自燕之月,罕朔杀罕魋。罕朔奔晋。韩宣子问其位于子产。子产曰:”君之羁臣,苟得容以逃死,何位之敢择?卿违,従大夫之位,罪人以其罪降,古之制也。朔于敝邑,亚大夫也,其官,马师也。获戾而逃,唯执政所置之。得免其死,为惠大矣,又敢求位?”宣子为子产之敏也,使従嬖大夫。
  秋八月,卫襄公卒。晋大夫言于范献子曰:”卫事晋为睦,晋不礼焉,庇其贼人而取其地,故诸侯贰。《诗》曰:’即鸰在原,兄弟急难。’又曰:’死丧之威,兄弟孔怀。’兄弟之不睦,于是乎不吊,况远人,谁敢归之?今又不礼于卫之嗣,卫必叛我,是绝诸侯也。”献子以告韩宣子。宣子说,使献子如卫吊,且反戚田。
  卫齐恶告丧于周,且请命。王使臣简公如卫吊,且追命襄公曰:”叔父陟恪,在我先王之左右,以佐事上帝。余敢高圉、亚圉?”
  九月,公至自楚。孟僖子病不能相礼,乃讲学之,苟能礼者従之。及其将死也,召其大夫曰:”礼,人之干也。无礼,无以立。吾闻将有达者曰孔丘,圣人之后也,而灭于宋。其祖弗父何,以有宋而授厉公。及正考父,佐戴、武、宣,三命兹益共。故其鼎铭云:’一命而偻,再命而伛,三命而俯。循墙而走,亦莫余敢侮。饘是,鬻于是,以糊余口。’其共也如是。臧孙纥有言曰:’圣人有明德者,若不当世,其后必有达人。’今其将在孔丘乎?我若获没,必属说与何忌于夫子,使事之,而学礼焉,以定其位。”故孟懿子与南宫敬叔师事仲尼。仲尼曰:”能补过者,君子也。《诗》曰:’君子是则是效。’孟僖子可则效已矣。”
  单献公弃亲用羁。冬十月辛酉,襄、顷之族杀献公而立成公。
  十一月,季武子卒。晋侯谓伯瑕曰:”吾所问日食,従矣,可常乎?”对曰:”不可。六物不同,民心不一,事序不类,官职不则,同始异终,胡可常也?《诗》曰:’或燕燕居息,或憔悴事国。’其异终也如是。”公曰:”何谓六物?”对曰:”岁、时、日、月、星、辰,是谓也。”公曰:”多语寡人辰,而莫同。何谓辰?”对曰:”日月之会,是谓辰,故以配日。”
  卫襄公夫人姜氏无子,嬖人婤姶生孟絷。孔成子梦康叔谓己:”立元,余使羁之孙圉与史苟相之。”史朝亦梦康叔谓己:”余将命而子苟与孔烝锄之曾孙圉相元。”史朝见成子,告之梦,梦协。晋韩宣子为政聘于诸侯之岁,婤姶生子,名之曰元。孟絷之足不良,能行。孔成子以《周易》筮之,曰:”元尚享卫国主其社稷。”遇《屯》三。又曰:”余尚立絷,尚克嘉之。”遇《屯》三之《比三。以示史朝。史朝曰:’元亨’,又何疑焉?”成子曰:”非长之谓乎?”对曰:”康叔名之,可谓长矣。孟非人也,将不列于宗,不可谓长。且其繇曰’利建侯’。嗣吉,何建?建非嗣也。二卦皆云,子其建之。康叔命之,二筮袭于梦,武王所用也,弗従何为?弱足者居,侯主社稷,临祭祀,奉民人,事民人,鬼神,従会朝,又焉得居?各以所利,不亦可乎?”故孔成子立灵公。十二月癸亥,葬卫襄公。
  ◎ 昭公八年
  【经】八年春,陈侯之弟招杀陈世子偃师,夏四月辛丑,陈侯溺卒。叔弓如晋。楚人执陈行人干征师杀之。陈公子留出奔郑。秋,蒐于红。陈人杀其大夫公子过。大雩,冬十月壬午,楚师灭陈。执陈公子招,放之于越。杀陈孔奂。葬陈哀公。
  【传】八年春,石言于晋魏榆。晋侯问于师旷曰:”石何故言?”对曰:”石不能言,或冯焉。不然,民听滥也。抑臣又闻之曰:’作事不时,怨讟动于民,则有非言之物而言。’今宫室崇侈,民力凋尽,怨讟并作,莫保其性。石言,不亦宜乎?”于是晋侯方筑虒祁之宫。叔向曰:”子野之言,君子哉!君子之言,信而有征,故怨远于其身。小人之言,僭而无征,故怨咎及之。《诗》曰:’哀哉不能言,匪舌是出,唯躬是瘁。哿矣能言,巧言如流,俾躬处休。’其是之谓乎?是宫也成,诸侯必叛,君必有咎,夫子知之矣。”
  陈哀公元妃郑姬,生悼大子偃师,二妃生公子留,下妃生公子胜。二妃嬖,留有宠,属诸徒招与公子过。哀公有废疾。三月甲申,公子招、公子过杀悼大子偃师,而立公子留。
  夏四月辛亥,哀公缢。干征师赴于楚,且告有立君。公子胜愬之于楚,楚人执而杀之。公子留奔郑。书曰”陈侯之弟招杀陈世子偃师”,罪在招也;”楚人执陈行人干征师杀之”,罪不在行人也。
  叔弓如晋,贺虒祁也。游吉相郑伯以如晋,亦贺虒祁也。史赵见子大叔,曰:”甚哉,其相蒙也!可吊也,而又贺之?”子大叔曰:”若何吊也?其非唯我贺,将天下实贺。”
  秋,大蒐于红,自根牟至于商、卫,革车千乘。
  七月甲戌,齐子尾卒,子旗欲治其室。丁丑,杀梁婴。八月庚戌,逐子成、子工、子车,皆来奔,而立子良氏之宰。其臣曰:”孺子长矣,而相吾室,欲兼我也。”授甲,将攻之。陈桓子善于子尾,亦授甲,将助之。或告子旗,子旗不信。则数人告。将往,又数人告于道,遂如陈氏。桓子将出矣,闻之而还,游服而逆之。请命,对曰:”闻强氏授甲将攻子,子闻诸?”曰:”弗闻。””子盍亦授甲?无宇请従。”子旗曰:”子胡然?彼孺子也,吾诲之犹惧其不济,吾又宠秩之。其若先人何?子盍谓之?《周书》曰:’惠不惠,茂不茂。’康叔所以服弘大也。”桓子稽颡曰:”顷、灵福子,吾犹有望。”遂和之如初。
  陈公子招归罪于公子过而杀之。九月,楚公子弃疾帅师奉孙吴围陈,宋戴恶会之。冬十一月壬午,灭陈。舆嬖袁克,杀马毁玉以葬。楚人将杀之,请置之。既又请私,私于幄,加绖于颡而逃。使穿封戌为陈公,曰:”城麇之役,不谄。”侍饮酒于王,王曰:”城麇之役,女知寡人之及此,女其辟寡人乎?”对曰:”若知君之及此,臣必致死礼,以息楚。”晋侯问于史赵,曰:”陈其遂亡乎?”对曰:”未也。”公曰:”何故?”对曰:”陈,颛顼之族也。岁在鹑火,是以卒灭,陈将如之。今在析木之津,犹将复由。且陈氏得政于齐而后陈卒亡。自幕至于瞽瞍,无违命。舜重之以明德,置德于遂,遂世守之。及胡公不淫,胡周赐之姓,使祀虞帝。臣闻盛德必百世祀,虞之世数未也。继守将在齐,其兆既存矣。”
  ◎ 昭公九年
  【经】九年春,叔弓会楚子于陈。许迁于夷。夏四月,陈灾。秋,仲孙玃如齐。冬,筑郎囿。
  【传】九年春,叔弓、宋华亥、郑游吉、卫赵黡会楚子于陈。
  二月庚申,楚公子弃疾迁许于夷,实城父,取州来淮北之田以益之。伍举授许男田。然丹迁城父人于陈,以夷濮西田益之。迁方城外人于许。
  周甘人与晋阎嘉争阎田。晋梁丙、张趯率阴戎伐颍。王使詹桓伯辞于晋曰:”我自夏以后稷,魏、骀、芮、岐、毕,吾西土也。及武王克商,蒲姑、商奄,吾东土也;巴、濮、楚、邓,吾南土也;肃慎、燕、亳,吾北土也。吾何迩封之有?文、武、成、康之建母弟,以蕃屏周,亦其废队是为,岂如弁髦而因以敝之?先王居檮杌于四裔,以御螭魅,故允姓之奸,居于瓜州,伯父惠公归自秦,而诱以来,使逼我诸姬,入我郊甸,则戎焉取之。戎有中国,谁之咎也?后稷封殖天下,今戎制之,不亦难乎?伯父图之。我在伯父,犹衣服之有冠冕,木水之有本原,民人之有谋主也。伯父若裂冠毁冕,拔本塞原,专弃谋主,虽戎狄其何有余一人?”叔向谓宣子曰:”文之伯也,岂能改物?翼戴天子而加之以共。自文以来,世有衰德而暴灭宗周,以宣示其侈,诸侯之贰,不亦宜乎?且王辞直,子其图之。”宣子说。
  王有姻丧,使赵成如周吊,且致阎田与襚,反颍俘。王亦使宾滑执甘大夫襄以说于晋,晋人礼而归之。
  夏四月,陈灾。郑裨灶曰:”五年,陈将复封。封五十二年而遂亡。”子产问其故,对曰:”陈,水属也,火,水妃也,而楚所相也。今火出而火陈,逐楚而建陈也。妃以五成,故曰五年。岁五及鹑火,而后陈卒亡,楚克有之,天之道也,故曰五十二年。”
  晋荀盈如齐逆女,还,六月,卒于戏阳。殡于绛,未葬。晋侯饮酒,乐。膳宰屠蒯趋入,请佐公使尊,许之。而遂酌以饮工,曰:”女为君耳,将司聪也。辰在子卯,谓之疾日。君彻宴乐,学人舍业,为疾故也。君之卿佐,是谓股肱。股肱或亏,何痛如之?女弗闻而乐,是不聪也。”又饮外嬖嬖叔曰:”女为君目,将司明也。服以旌礼,礼以行事,事有其物,物有其容。今君之容,非其物也,而女不见。是不明也。”亦自饮也,曰:”味以行气,气以实志,志以定言,言以出令。臣实司味,二御失官,而君弗命,臣之罪也。”公说,彻酒。
  初,公欲废知氏而立其外嬖,为是悛而止。秋八月,使荀跞佐下军以说焉。
  孟僖子如齐殷聘,礼也。
  冬,筑郎囿,书,时也。季平子欲其速成也,叔孙昭子曰:”《诗》曰:’经始勿亟,庶民子来。’焉用速成?其以剿民也?无囿犹可,无民其可乎?”
  ◎ 昭公十年
  【经】十年春王正月。夏,齐栾施来奔。秋七月,季孙意如、叔弓、仲孙玃帅师伐莒。戊子,晋侯彪卒。九月,叔孙婼如晋,葬晋平公。十有二月甲子,宋公成卒。
  【传】十年春,王正月,有星出于婺女。郑裨灶言于子产曰:”七月戊子,晋君将死。今兹岁在颛顼之虚,姜氏、任氏实守其地。居其维首,而有妖星焉,告邑姜也。邑姜,晋之妣也。天以七纪。戊子,逢公以登,星斯于是乎出。吾是以讥之。”
  齐惠栾、高氏皆耆酒,信内多怨,强于陈、鲍氏而恶之。
  夏,有告陈桓子曰:”子旗、子良将攻陈、鲍。”亦告鲍氏。桓子授甲而如鲍氏,遭子良醉而骋,遂见文子,则亦授甲矣。使视二子,则皆従饮酒。桓子曰:”彼虽不信,闻我授甲,则必逐我。及其饮酒也,先伐诸?”陈、鲍方睦,遂伐栾、高氏。子良曰:”先得公,陈、鲍焉往?”遂伐虎门。
  晏平仲端委立于虎门之外,四族召之,无所往。其徒曰:”助陈、鲍乎?”曰:”何善焉?””助栾、高乎?”曰:”庸愈乎?””然则归乎?”曰:”君伐,焉归?”公召之而后入。公卜使王黑以灵姑钅ぶ率,吉,请断三尺焉而用之。五月庚辰,战于稷,栾、高败,又败诸庄。国人追之,又败诸鹿门。栾施、高强来奔。陈、鲍分其室。
  晏子谓桓子:”必致诸公。让,德之主也,谓懿德。凡有血气,皆有争心,故利不可强,思义为愈。义,利之本也,蕴利生孽。姑使无蕴乎!可以滋长。”桓子尽致诸公,而请老于莒。
  桓子召子山,私具幄幕、器用、従者之衣屦,而反棘焉。子商亦如之,而反其邑。子周亦如之,而与之夫于。反子城、子公、公孙捷,而皆益其禄。凡公子、公孙之无禄者,私分之邑。国之贫约孤寡者,私与之粟。曰:”《诗》云:’陈锡载周’,能施也,桓公是以霸。”
  公与桓子莒之旁邑,辞。穆孟姬为之请高唐,陈氏始大。秋七月,平子伐莒,取郠,献俘,始用人于亳社。臧武仲在齐,闻之,曰:”周公其不飨鲁祭乎!周公飨义,鲁无义。《诗》曰:’德音孔昭,视民不佻。’佻之谓甚矣,而壹用之,将谁福哉?”
  戊子,晋平公卒。郑伯如晋,及河,晋人辞之。游吉遂如晋。九月,叔孙婼、齐国弱、宋华定、卫北宫喜、郑罕虎、许人、曹人、莒人、邾人、薛人、杞人、小邾人如晋,葬平公也。郑子皮将以币行。子产曰:”丧焉用币?用币必百两,百两必千人,千人至,将不行。不行,必尽用之。几千人而国不亡?”子皮固请以行。既葬,诸侯之大夫欲因见新君。叔孙昭子曰:”非礼也。”弗听。叔向辞之,曰:”大夫之事毕矣。而又命孤,孤斩焉在衰绖之中。其以嘉服见,则丧礼未毕。其以丧服见,是重受吊也。大夫将若之何?”皆无辞以见。子皮尽用其币,归,谓子羽曰:”非知之实难,将在行之。夫子知之矣,我则不足。《书》曰:’欲败度,纵败礼。’我之谓矣。夫子知度与礼矣,我实纵欲而不能自克也。”
  昭子至自晋,大夫皆见。高强见而退。昭子语诸大夫曰:”为人子,不可不慎也哉!昔庆封亡,子尾多受邑而稍致诸君,君以为忠而甚宠之。将死,疾于公宫,辇而归,君亲推之。其子不能任,是以在此。忠为令德,其子弗能任,罪犹及之,难不慎也?丧夫人之力,弃德旷宗,以及其身,不亦害乎?《诗》曰:’不自我先,不自我后。’其是之谓乎!”
  冬十二月,宋平公卒。初,元公恶寺人柳。欲杀之。及丧,柳炽炭于位,将至,则去之。比葬,又有宠。
  ◎ 昭公十一年
  【经】十有一年春王二月,叔弓如宋。葬宋平公。夏四月丁巳,楚子虔诱蔡侯般杀之于申。楚公子弃疾帅师围蔡。五月甲申,夫人归氏薨。大蒐于比蒲。仲孙玃会邾子,盟于祲祥。秋,季孙意如会晋韩起、齐国弱、宋华亥、卫北宫佗、郑罕虎、曹人、杞人于厥慭。九月己亥,葬我小君齐归。冬十有一月丁酉,楚师灭蔡,执蔡世子有以归,用之。
  【传】十一年春,王二月,叔弓如宋,葬平公也。
  景王问于苌弘曰:”今兹诸侯,何实吉?何实凶?”对曰:”蔡凶。此蔡侯般弑其君之岁也,岁在豕韦,弗过此矣。楚将有之,然壅也。岁及大梁,蔡复,楚凶,天之道也。”
  楚子在申,召蔡灵侯。灵侯将往,蔡大夫曰:”王贪而无信,唯蔡于感,今币重而言甘,诱我也,不如无往。”蔡侯不可。五月丙申,楚子伏甲而飨蔡侯于申,醉而执之。夏四月丁巳,杀之,刑其士七十人。公子弃疾帅师围蔡。
  韩宣子问于叔向曰:”楚其克乎?”对曰:”克哉!蔡侯获罪于其君,而不能其民,天将假手于楚以毙之,何故不克?然肸闻之,不信以幸,不可再也。楚王奉孙吴以讨于陈,曰:’将定而国。’陈人听命,而遂县之。今又诱蔡而杀其君,以围其国,虽幸而克,必受其咎,弗能久矣。桀克有緍以丧其国,纣克东夷而陨其身。楚小位下,而亟暴于二王,能无咎乎?天之假助不善,非祚之也,厚其凶恶而降之罚也。且譬之如天,其有五材而将用之,力尽而敝之,是以无拯,大可没振。”
  五月,齐归薨,大蒐于比蒲,非礼也。
  孟僖子会邾庄公,盟于祲祥,修好,礼也。泉丘人有女梦以其帷幕孟氏之庙,遂奔僖子,其僚従之。盟于清丘之社,曰:”有子,无相弃也。”僖子使助薳氏之簉。反自祲祥,宿于薳氏,生懿子及南宫敬叔于泉丘人。其僚无子,使字敬叔。
  楚师在蔡,晋荀吴谓韩宣子曰:”不能救陈,又不能救蔡,物以无亲,晋之不能,亦可知也已!为盟主而不恤亡国,将焉用之?”
  秋,会于厥慭,谋救蔡也。郑子皮将行,子产曰:”行不远。不能救蔡也。蔡小而不顺,楚大而不德,天将弃蔡以壅楚,盈而罚之。蔡必亡矣,且丧君而能守者,鲜矣。三年,王其有咎乎!美恶周必复,王恶周矣。”晋人使狐父请蔡于楚,弗许。
  单子会韩宣子于戚,视下言徐。叔向曰:”单子其将死乎!朝有著定,会有表,衣有禬带有结。会朝之言,必闻于表著之位,所以昭事序也。视不过结、禬之中,所以道容貌也。言以命之,容貌以明之,失则有阙。今单子为王官伯,而命事于会,视不登带,言不过步,貌不道容,而言不昭矣。不道,不共;不昭,不従。无守气矣。”
  九月,葬齐归,公不戚。晋士之送葬者,归以语史赵。史赵曰:”必为鲁郊。”侍者曰:”何故?”曰:”归姓也,不思亲,祖不归也。”叔向曰:”鲁公室其卑乎?君有大丧,国不废蒐。有三年之丧,而无一日之戚。国不恤丧,不忌君也。君无戚容,不顾亲也。国不忌君,君不顾亲,能无卑乎?殆其失国。”
  冬十一月,楚子灭蔡,用隐大子于冈山。申无宇曰:”不祥。五牲不相为用,况用诸侯乎?王必悔之。”
  十二月,单成公卒。
  楚子城陈、蔡、不羹。使弃疾为蔡公。王问于申无宇曰:”弃疾在蔡,何如?”对曰:”择子莫如父,择臣莫如君。郑庄公城栎而置子元焉,使昭公不立。齐桓公城谷而置管仲焉,至于今赖之。臣闻五大不在边,五细不在庭。亲不在外,羁不在内,今弃疾在外,郑丹在内。君其少戒。”王曰:”国有大城,何如?”对曰:”郑京、栎实杀曼伯,宋萧、亳实杀子游,齐渠丘实杀无知,卫蒲、戚实出献公,若由是观之,则害于国。末大必折,尾大不掉,君所知也。”
  ◎ 昭公十二年
  【经】十有二年春,齐高偃帅师纳北燕伯于阳。三月壬申,郑伯嘉卒。夏,宋公使华定来聘。公如晋,至河乃复。五月,葬郑简公。楚杀其大夫成熊。秋七月。冬十月,公子慭出奔齐。楚子伐徐。晋伐鲜虞。
  【传】十二年春,齐高偃纳北燕伯款于唐,因其众也。
  三月,郑简公卒,将为葬除。及游氏之庙,将毁焉。子大叔使其除徒执用以立,而无庸毁,曰:”子产过女,而问何故不毁,乃曰:’不忍庙也!诺,将毁矣!'”既如是,子产乃使辟之。司墓之室有当道者,毁之,则朝而塴;弗毁,则日中而塴。子大叔请毁之,曰:”无若诸侯之宾何!”子产曰:”诸侯之宾,能来会吾丧,岂惮日中?无损于宾,而民不害,何故不为?”遂弗毁,日中而葬。君子谓:”子产于是乎知礼。礼,无毁人以自成也。”
  夏,宋华定来聘,通嗣君也。享之,为赋《蓼萧》,弗知,又不答赋。昭子曰:”必亡。宴语之不怀,宠光之不宣,令德之不知,同福之不受,将何以在?”
  齐侯、卫侯、郑伯如晋,朝嗣君也。公如晋,至河乃复。取郠之役,莒人诉于晋,晋有平公之丧,未之治也,故辞公。公子慭遂如晋。晋侯享诸侯,子产相郑伯,辞于享,请免丧而后听命。晋人许之,礼也。晋侯以齐侯宴,中行穆子相。投壶,晋侯先。穆子曰:”有酒如淮,有肉如坻。寡君中此,为诸侯师。”中之。齐侯举矢,曰:”有酒如渑,有肉如陵。寡人中此,与君代兴。”亦中之。伯瑕谓穆子曰:”子失辞。吾固师诸侯矣,壶何为焉,其以中俊也?齐君弱吾君,归弗来矣!”穆子曰:”吾军帅强御,卒乘竞劝,今犹古也,齐将何事?”公孙傁趋进曰:”日旰君勤,可以出矣!”以齐侯出。
  楚子谓成虎若敖之余也,遂杀之。或谮成虎于楚子,成虎知之而不能行。书曰:”楚杀其大夫成虎。”怀宠也。
  六月,葬郑简公。
  晋荀吴伪会齐师者,假道于鲜虞,遂入昔阳。秋八月壬午,灭肥,以肥子绵皋归。
  周原伯绞虐其舆臣,使曹逃。冬十月壬申朔,原舆人逐绞而立公子跪寻,绞奔郊。
  甘简公无子,立其弟过。过将去成、景之族,成、景之族赂刘献公。丙申,杀甘悼公,而立成公之孙鳅。丁酉,杀献太子之傅庾皮之子过,杀瑕辛于市,及宫嬖绰、王孙没、刘州鸠、阴忌、老阳子。
  季平子立,而不礼于南蒯。南蒯谓子仲:”吾出季氏,而归其室于公。子更其位。我以费为公臣。”子仲许之。南蒯语叔仲穆子,且告之故。
  季悼子之卒也,叔孙昭子以再命为卿。及平子伐莒,克之,更受三命。叔仲子欲构二家,谓平子曰:”三命逾父兄,非礼也。”平子曰:”然。”故使昭子。昭子曰:”叔孙氏有家祸,杀适立庶,故婼也及此。若因祸以毙之,则闻命矣。若不废君命,则固有著矣。”昭子朝,而命吏曰:”婼将与季氏讼,书辞无颇。”季孙惧,而归罪于叔仲子。故叔仲小、南蒯、公子慭谋季氏。慭告公,而遂従公如晋。南蒯惧不克,以费叛如齐。子仲还,及卫,闻乱,逃介而先。及郊,闻费叛,遂奔齐。
  南蒯之将叛也,其乡人或知之,过之而叹,且言曰:”恤恤乎,湫乎,攸乎!深思而浅谋,迩身而远志,家臣而君图,有人矣哉”南蒯枚筮之,遇《坤》三之《比》三,曰:”黄裳元吉。”以为大吉也,示子服惠伯,曰:”即欲有事,何如?”惠伯曰:”吾尝学此矣,忠信之事则可,不然必败。外强内温,忠也。和以率贞,信也。故曰’黄裳元吉’。黄,中之色也。裳,下之饰也。元,善之长也。中不忠,不得其色。下不共,不得其饰。事不善,不得其极。外内倡和为忠,率事以信为共,供养三德为善,非此三者弗当。且夫《易》,不可以占险,将何事也?且可饰乎?中美能黄,上美为元,下美则裳,参成可筮。犹有阙也,筮虽吉,未也。”
  将适费,饮乡人酒。乡人或歌之曰:”我有圃,生之杞乎!従我者子乎,去我者鄙乎,倍其邻者耻乎!已乎已乎,非吾党之士乎!”
  平子欲使昭子逐叔仲小。小闻之,不敢朝。昭子命吏谓小待政于朝,曰:”吾不为怨府。”楚子狩于州来,次于颍尾,使荡侯、潘子、司马督、嚣尹午、陵尹喜帅师围徐以惧吴。楚子次于乾溪,以为之援。雨雪,王皮冠,秦复陶,翠被,豹舄,执鞭以出,仆析父従。右尹子革夕,王见之,去冠、被,舍鞭,与之语曰:”昔我先王熊绎,与吕级、王孙牟、燮父、禽父,并事康王,四国皆有分,我独无有。今吾使人于周,求鼎以为分,王其与我乎?”对曰:”与君王哉!昔我先王熊绎,辟在荆山,筚路蓝缕,以处草莽。跋涉山林,以事天子。唯是桃弧、棘矢,以共御王事。齐,王舅也。晋及鲁、卫,王母弟也。楚是以无分,而彼皆有。今周与四国服事君王,将唯命是従,岂其爱鼎?”王曰:”昔我皇祖伯父昆吾,旧许是宅。今郑人贪赖其田,而不我与。我若求之,其与我乎?”对曰:”与君王哉!周不爱鼎,郑敢爱田?”王曰:”昔诸侯远我而畏晋,今我大城陈、蔡、不羹,赋皆千乘,子与有劳焉。诸侯其畏我乎?”对曰:”畏君王哉!是四国者,专足畏也,又加之以楚,敢不畏君王哉!”
  工尹路请曰:”君王命剥圭以为钅戚铋,敢请命。”王入视之。析父谓子革:”吾子,楚国之望也!今与王言如响,国其若之何?”子革曰:”摩厉以须,王出,吾刃将斩矣。”王出,复语。左史倚相趋过。王曰:”是良史也,子善视之。是能读《三坟》、《五典》、《八索》、《九丘》。”对曰:”臣尝问焉。昔穆王欲肆其心,周行天下,将皆必有车辙马迹焉。祭公谋父作《祈招》之诗,以止王心,王是以获没于祗宫。臣问其诗而不知也。若问远焉,其焉能知之?”王曰:”子能乎?”对曰:”能。其诗曰:’祈招之愔愔,式昭德音。思我王度,式如玉,式如金。形民之力,而无醉饱之心。'”王揖而入,馈不食,寝不寐,数日,不能自克,以及于难。
  仲尼曰:”古也有志:’克己复礼,仁也’。信善哉!楚灵王若能如是,岂其辱于乾溪?”
  晋伐鲜虞,因肥之役也。
  ◎ 昭公十三年
  【经】十有三年春,叔弓帅师围费。夏四月,楚公子比自晋归于楚,杀其君虔于乾溪。楚公子弃疾杀公子比。秋,公会刘子、晋侯、宋公、卫侯、郑伯、曹伯、莒子、邾子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子于平丘。八月甲戌,同盟于平丘。公不与盟。晋人执季孙意如以归。公至自会。蔡侯庐归于蔡。陈侯吴归于陈。冬十月,葬蔡灵公。公如晋,至河乃复。吴灭州来。
  【传】十三年春,叔弓围费,弗克,败焉。平子怒,令见费人执之以为囚俘。冶区夫曰:”非也。若见费人,寒者衣之,饥者食之,为之令主,而共其乏困。费来如归,南氏亡矣,民将叛之,谁与居邑?若惮之以威,惧之以怒,民疾而叛,为之聚也。若诸侯皆然,费人无归,不亲南氏,将焉入矣?”平子従之,费人叛南氏。
  楚子之为令尹也,杀大司马薳掩而取其室。及即位,夺薳居田;迁许而质许围。蔡洧有宠于王,王之灭蔡也,其父死焉,王使与於守而行。申之会,越大夫戮焉。王夺斗韦龟中犨,又夺成然邑而使为郊尹。蔓成然故事蔡公,故薳氏之族及薳居、许围、蔡洧、蔓成然,皆王所不礼也。因群丧职之族,启越大夫常寿过作乱,围固城,克息舟,城而居之。
  观起之死也,其子従在蔡,事朝吴,曰:”今不封蔡,蔡不封矣。我请试之。”以蔡公之命召子干、子皙,及郊,而告之情,强与之盟,入袭蔡。蔡公将食,见之而逃。观従使子干食,坎,用牲,加书,而速行。己徇于蔡曰:”蔡公召二子,将纳之,与之盟而遣之矣,将师而従之。”蔡人聚,将执之。辞曰:”失贼成军,而杀余,何益?”乃释之。朝吴曰:”二三子若能死亡,则如违之,以待所济。若求安定,则如与之,以济所欲。且违上,何适而可?”众曰:”与之。”乃奉蔡公,召二子而盟于邓,依陈、蔡人以国。楚公子比、公子黑肱、公子弃疾、蔓成然、蔡朝吴帅陈、蔡、不羹、许、叶之师,因四族之徒,以入楚。及郊,陈、蔡欲为名,故请为武军。蔡公知之曰:”欲速。且役病矣,请藩而已。”乃藩为军。蔡公使须务牟与史卑先入,因正仆人杀大子禄及公子罢敌。公子比为王,公子黑肱为令尹,次于鱼陂。公子弃疾为司马,先除王宫。使观従従师于乾溪,而遂告之,且曰:”先归复所,后者劓。”师及訾梁而溃。
  王闻群公子之死也,自投于车下,曰:”人之爱其子也,亦如余乎?”侍者曰:”甚焉。小人老而无子,知挤于沟壑矣。”王曰:”余杀人子多矣,能无及此乎?”右尹子革曰:”请待于郊,以听国人。”王曰:”众怒不可犯也。”曰:”若入于大都而乞师于诸侯。”王曰:”皆叛矣。”曰:”若亡于诸侯,以听大国之图君也。”王曰:”大福不再,只取辱焉。”然丹乃归于楚。王沿夏,将欲入鄢。芋尹无宇之子申亥曰:”吾父再奸王命,王弗诛,惠孰大焉?君不可忍,惠不可弃,吾其従王。”乃求王,遇诸棘围以归。夏五月癸亥,王缢于芋尹申亥氏。申亥以其二女殉而葬之。
  观従谓子干曰:”不杀弃疾,虽得国,犹受祸也。”子干曰:”余不忍也。”子玉曰:”人将忍子,吾不忍俟也。”乃行。国每夜骇曰:”王入矣!”乙卯夜,弃疾使周走而呼曰:”王至矣!”国人大惊。使蔓成然走告子干、子皙曰:”王至矣!国人杀君司马,将来矣!君若早自图也,可以无辱。众怒如水火焉,不可为谋。”又有呼而走至者曰:”众至矣!”二子皆自杀。丙辰,弃疾即位,名曰熊居。葬子干于訾,实訾敖。杀囚,衣之王服而流诸汉,乃取而葬之,以靖国人。使子旗为令尹。
  楚师还自徐,吴人败诸豫章,获其五帅。
  平王封陈、蔡,复迁邑,致群赂,施舍宽民,宥罪举职。召观従,王曰:”唯尔所欲。”对曰:”臣之先,佐开卜。”乃使为卜尹。使枝如子躬聘于郑,且致犨、栎之田。事毕,弗致。郑人请曰:”闻诸道路,将命寡君以犨、栎,敢请命。”对曰:”臣未闻命。”既复,王问犨、栎。降服而对,曰:”臣过失命,未之致也。”王执其手,曰:”子毋勤。姑归,不谷有事,其告子也。”他年芋尹申亥以王柩告,乃改葬之。
  初,灵王卜,曰:”余尚得天下。”不吉,投龟,诟天而呼曰:”是区区者而不余畀,余必自取之。”民患王之无厌也,故従乱如归。
  初,共王无冢适,有宠子五人,无适立焉。乃大有事于群望,而祈曰:”请神择于五人者,使主社稷。”乃遍以璧见于群望,曰:”当璧而拜者,神所立也,谁敢违之?”既,乃与巴姬密埋璧于大室之庭,使五人齐,而长入拜。康王跨之,灵王肘加焉,子干、子皙皆远之。平王弱,抱而入,再拜,皆厌纽。斗韦龟属成然焉,且曰:”弃礼违命,楚其危哉!”
  子干归,韩宣子问于叔向曰:”子干其济乎?”对曰:”难。”宣子曰:”同恶相求,如市贾焉,何难?”对曰:”无与同好,谁与同恶?取国有五难:有宠而无人,一也;有人而无主,二也;有主而无谋,三也;有谋而无民,四也;有民而无德,五也。子干在晋十三年矣,晋、楚之従,不闻达者,可谓无人。族尽亲叛,可谓无主。无衅而动,可谓无谋。为羁终世,可谓无民。亡无爱征,可谓无德。王虐而不忌,楚君子干,涉五难以弑旧君,谁能济之?有楚国者,其弃疾乎!君陈、蔡,城外属焉。苛慝不作,盗贼伏隐,私欲不违,民无怨心。先神命之。国民信之,羋姓有乱,必季实立,楚之常也。获神,一也;有民,二也;令德,三也;宠贵,四也;居常,五也。有五利以去五难,谁能害之?子干之官,则右尹也。数其贵宠,则庶子也。以神所命,则又远之。其贵亡矣,其宠弃矣,民无怀焉,国无与焉,将何以立?”宣子曰:”齐桓、晋文,不亦是乎?”对曰:”齐桓,卫姬之子也,有宠于僖。有鲍叔牙、宾须无、隰朋以为辅佐,有莒、卫以为外主,有国、高以为内主。従善如流,下善齐肃,不藏贿,不従欲,施舍不倦,求善不厌,是以有国,不亦宜乎?我先君文公,狐季姬之子也,有宠于献。好学而不贰,生十七年,有士五人。有先大夫子余、子犯以为腹心,有魏犨、贾佗以为股肱,有齐、宋、秦、楚以为外主,有栾、郤、狐、先以为内主。亡十九年,守志弥笃。惠、怀弃民,民従而与之。献无异亲,民无异望,天方相晋,将何以代文?此二君者,异于子干。共有宠子,国有奥主。无施于民,无援于外,去晋而不送,归楚而不逆,何以冀国?”
  晋成虒祁,诸侯朝而归者皆有贰心。为取郠故,晋将以诸侯来讨。叔向曰:”诸侯不可以不示威。”乃并征会,告于吴。秋,晋侯会吴子于良。水道不可,吴子辞,乃还。
  七月丙寅,治兵于邾南,甲车四千乘,羊舌鲋摄司马,遂合诸侯于平丘。子产、子大叔相郑伯以会。子产以幄幕九张行。子大叔以四十,既而悔之,每舍,损焉。及会,亦如之。
  次于卫地,叔鲋求货于卫,淫刍荛者。卫人使屠伯馈叔向羹,与一箧锦,曰:”诸侯事晋,未敢携贰,况卫在君之宇下,而敢有异志?刍荛者异于他日,敢请之。”叔向受羹反锦,曰:”晋有羊舌鲋者,渎货无厌,亦将及矣。为此役也,子若以君命赐之,其已。”客従之,未退,而禁之。
  晋人将寻盟,齐人不可。晋侯使叔向告刘献公曰:”抑齐人不盟,若之何?”对曰:”盟以厎信。君苟有信,诸侯不贰,何患焉?告之以文辞,董之以武师,虽齐不许,君庸多矣。天子之老,请帅王赋,’元戎十乘,以先启行’,迟速唯君。”叔向告于齐,曰:”诸侯求盟,已在此矣。今君弗利,寡君以为请。”对曰:”诸侯讨贰,则有寻盟。若皆用命,何盟之寻?”叔向曰:”国家之败,有事而无业,事则不经。有业而无礼,经则不序。有礼而无威,序则不共。有威而不昭,共则不明。不明弃共,百事不终,所由倾覆也。是故明王之制,使诸侯岁聘以志业,间朝以讲礼,再朝而会以示威,再会而盟以显昭明。志业于好,讲礼于等。示威于众,昭明于神。自古以来,未之或失也。存亡之道,恒由是兴。晋礼主盟,惧有不治。奉承齐牺,而布诸君,求终事也。君曰:’余必废之,何齐之有?’唯君图之,寡君闻命矣!”齐人惧,对曰:”小国言之,大国制之,敢不听従?既闻命矣,敬共以往,迟速唯君。”叔向曰:”诸侯有间矣,不可以不示众。”八月辛未,治兵,建而不旆。壬申,复旆之。诸侯畏之。
  邾人、莒人讠斥于晋曰:”鲁朝夕伐我,几亡矣。我之不共,鲁故之以。”晋侯不见公,使叔向来辞曰:”诸侯将以甲戌盟,寡君知不得事君矣,请君无勤。”子服惠伯对曰:”君信蛮夷之诉,以绝兄弟之国,弃周公之后,亦唯君。寡君闻命矣。”叔向曰:”寡君有甲车四千乘在,虽以无道行之,必可畏也,况其率道,其何敌之有?牛虽瘠,偾于豚上,其畏不死?南蒯、子仲之忧,其庸可弃乎?若奉晋之众,用诸侯之师,因邾、莒、杞、鄫之怒,以讨鲁罪,间其二忧,何求而弗克?”鲁人惧,听命。
  甲戌,同盟于平丘,齐服也。令诸侯日中造于除。癸酉,退朝。子产命外仆速张于除,子大叔止之,使待明日。及夕,子产闻其未张也,使速往,乃无所张矣。
  及盟,子产争承,曰:”昔天子班贡,轻重以列,列尊贡重,周之制也。卑而贡重者,甸服也。郑伯,男也,而使従公侯之贡,惧弗给也,敢以为请。诸侯靖兵,好以为事。行理之命,无月不至,贡之无艺,小国有阙,所以得罪也。诸侯修盟,存小国也。贡献无及,亡可待也。存亡之制,将在今矣。”自日中以争,至于昏,晋人许之。既盟,子大叔咎之曰:”诸侯若讨,其可渎乎?”子产曰:”晋政多门,贰偷之不暇,何暇讨?国不竞亦陵,何国之为?”
  公不与盟。晋人执季孙意如,以幕蒙之,使狄人守之。司铎射怀锦,奉壶饮冰,以蒲伏焉。守者御之,乃与之锦而入。晋人以平子归,子服湫従。
  子产归,未至,闻子皮卒,哭,且曰:”吾已,无为为善矣,唯夫子知我。”仲尼谓:”子产于是行也,足以为国基矣。《诗》曰:’乐只君子,邦家之基。’子产,君子之求乐者也。”且曰:”合诸侯,艺贡事,礼也。”
  鲜虞人闻晋师之悉起也,而不警边,且不修备。晋荀吴自著雍以上军侵鲜虞,及中人,驱冲竞,大获而归。
  楚之灭蔡也,灵王迁许、胡、沈、道、房、申于荆焉。平王即位,既封陈、蔡,而皆复之,礼也。隐大子之子庐归于蔡,礼也。悼大子之子吴归于陈,礼也。
  冬十月,葬蔡灵公,礼也。
  公如晋。荀吴谓韩宣子曰:”诸侯相朝,讲旧好也,执其卿而朝其君,有不好焉,不如辞之。”乃使士景伯辞公于河。
  吴灭州来。令尹子期请伐吴,王弗许,曰:”吾未抚民人,未事鬼神,未修守备,未定国家,而用民力,败不可悔。州来在吴,犹在楚也。子姑待之。”
  季孙犹在晋,子服惠伯私于中行穆子曰:”鲁事晋,何以不如夷之小国?鲁,兄弟也,土地犹大,所命能具。若为夷弃之,使事齐、楚,其何瘳于晋?亲亲,与大,赏共、罚否,所以为盟主也。子其图之。谚曰:’臣一主二。’吾岂无大国?”穆子告韩宣子,且曰:”楚灭陈、蔡,不能救,而为夷执亲,将焉用之?”乃归季孙。惠伯曰:”寡君未知其罪,合诸侯而执其老。若犹有罪,死命可也。若曰无罪而惠免之,诸侯不闻,是逃命也,何免之?为请従君惠于会。”宣子患之,谓叔向曰:”子能归季孙乎?”对曰:”不能。鲋也能。”乃使叔鱼。叔鱼见季孙曰:”昔鲋也得罪于晋君,自归于鲁君。微武子之赐,不至于今。虽获归骨于晋,犹子则肉之,敢不尽情?归子而不归,鲋也闻诸吏,将为子除馆于西河,其若之何?”且泣。平子惧,先归。惠伯待礼。
  ◎ 昭公十四年
  【经】十有四年春,意如至自晋。三月,曹伯滕卒。夏四月。秋,葬曹武公。八月,莒子去疾卒。冬,莒杀其公子意恢。
  【传】十四年春,意如至自晋,尊晋罪己也。尊晋、罪己,礼也。
  南蒯之将叛也,盟费人。司徒老祁、虑癸伪废疾,使请于南蒯曰:”臣愿受盟而疾兴,若以君灵不死,请待间而盟。”许之。二子因民之欲叛也,请朝众而盟。遂劫南蒯曰:”群臣不忘其君,畏子以及今,三年听命矣。子若弗图,费人不忍其君,将不能畏子矣。子何所不逞欲?请送子。”请期五日。遂奔齐。侍饮酒于景公。公曰:”叛夫?”对曰:”臣欲张公室也。”子韩皙曰:”家臣而欲张公室,罪莫大焉。”司徒老祁、虑癸来归费,齐侯使鲍文子致之。
  夏,楚子使然丹简上国之兵于宗丘,且抚其民。分贫,振穷;长孤幼,养老疾,收介特,救灾患,宥孤寡,赦罪戾;诘奸慝,举淹滞;礼新,叙旧;禄勋,合亲;任良,物官。使屈罢简东国之兵于召陵,亦如之。好于边疆,息民五年,而后用师,礼也。
  秋八月,莒著丘公卒,郊公不戚。国人弗顺,欲立著丘公之弟庚舆。蒲余侯恶公子意恢而善于庚舆,郊公恶公子铎而善于意恢。公子铎因蒲余侯而与之谋曰:”尔杀意恢,我出君而纳庚舆。”许之。
  楚令尹子旗有德于王,不知度。与养氏比,而求无厌。王患之。九月甲午,楚子杀斗成然,而灭养氏之族。使斗辛居郧,以无忘旧勋。
  冬十二月,蒲余侯兹夫杀莒公子意恢,郊公奔齐。公子铎逆庚舆于齐。齐隰党、公子锄送之,有赂田。
  晋邢侯与雍子争赂田,久而无成。士景伯如楚,叔鱼摄理,韩宣子命断旧狱,罪在雍子。雍子纳其女于叔鱼,叔鱼蔽罪邢侯。邢侯怒,杀叔鱼与雍子于朝。宣子问其罪于叔向。叔向曰:”三人同罪,施生戮死可也。雍子自知其罪而赂以买直,鲋也鬻狱,刑侯专杀,其罪一也。己恶而掠美为昏,贪以败官为墨,杀人不忌为贼。《夏书》曰:’昏、墨、贼,杀。’皋陶之刑也。请従之。”乃施邢侯而尸雍子与叔鱼于市。
  仲尼曰:”叔向,古之遗直也。治国制刑,不隐于亲,三数叔鱼之恶,不为末减。曰义也夫,可谓直矣。平丘之会,数其贿也,以宽卫国,晋不为暴。归鲁季孙,称其诈也,以宽鲁国,晋不为虐。邢侯之狱,言其贪也,以正刑书,晋不为颇。三言而除三恶,加三利,杀亲益荣,犹义也夫!”
************************
昭公  【十五年~三十二年】
◎ 昭公十五年
  【经】十有五年春王正月,吴子夷末卒。二月癸酉,有事于武宫。籥入,叔弓卒。去乐,卒事。夏,蔡朝吴出奔郑。六月丁巳朔,日有食之。秋,晋荀吴帅师伐鲜虞。冬,公如晋。
  【传】十五年春,将禘于武公,戒百官。梓慎曰:”禘之日,其有咎乎!吾见赤黑之祲,非祭祥也,丧氛也。其在莅事乎?”二月癸酉,禘,叔弓莅事,籥入而卒。去乐,卒事,礼也。
  楚费无极害朝吴之在蔡也,欲去之。乃谓之曰:”王唯信子,故处子于蔡。子亦长矣,而在下位,辱。必求之,吾助子请。”又谓其上之人曰:”王唯信吴,故处诸蔡,二三子莫之如也。而在其上,不亦难乎?弗图,必及于难。”夏,蔡人遂朝吴。朝吴出奔郑。王怒,曰:”余唯信吴,故置诸蔡。且微吴,吾不及此。女何故去之?”无极对曰:”臣岂不欲吴?然而前知其为人之异也。吴在蔡,蔡必速飞。去吴,所以翦其翼也。”
  六月乙丑,王大子寿卒。
  秋八月戊寅,王穆后崩。
  晋荀吴帅师伐鲜虞,围鼓。鼓人或请以城叛,穆子弗许。左右曰:”师徒不勤,而可以获城,何故不为?”穆子曰:”吾闻诸叔向曰:’好恶不愆,民知所适,事无不济。’或以吾城叛,吾所甚恶也。人以城来,吾独何好焉?赏所甚恶,若所好何?若其弗赏,是失信也,何以庇民?力能则进,否则退,量力而行。吾不可以欲城而迩奸,所丧滋多。”使鼓人杀叛人而缮守备。围鼓三月,鼓人或请降,使其民见,曰:”犹有食色,姑修而城。”军吏曰:”获城而弗取,勤民而顿兵,何以事君?”穆子曰:”吾以事君也。获一邑而教民怠,将焉用邑?邑以贾怠,不如完旧,贾怠无卒,弃旧不祥。鼓人能事其君,我亦能事吾君。率义不爽,好恶不愆,城可获而民知义所,有死命而无二心,不亦可乎!”鼓人告食竭力尽,而后取之。克鼓而反,不戮一人,以鼓子鸢鞮归。
  冬,公如晋,平丘之会故也。
  十二月,晋荀跞如周,葬穆后,籍谈为介。既葬,除丧,以文伯宴,樽以鲁壶。王曰:”伯氏,诸侯皆有以镇抚室,晋独无有,何也?”文伯揖籍谈,对曰:”诸侯之封也,皆受明器于王室,以镇抚其社稷,故能荐彝器于王。晋居深山,戎狄之与邻,而远于王室。王灵不及,拜戎不暇,其何以献器?”王曰:”叔氏,而忘诸乎?叔父唐叔,成王之母弟也,其反无分乎?密须之鼓,与其大路,文所以大蒐也。阙巩之甲,武所以克商也。唐叔受之以处参虚,匡有戎狄。其后襄之二路,钅戚钺,秬鬯,彤弓,虎贲,文公受之,以有南阳之田,抚征东夏,非分而何?夫有勋而不废,有绩而载,奉之以土田,抚之以彝器,旌之以车服,明之以文章,子孙不忘,所谓福也。福祚之不登,叔父焉在?且昔而高祖孙伯黡,司晋之典籍,以为大政,故曰籍氏。及辛有之二子董之晋,于是乎有董史。女,司典之后也,何故忘之?”籍谈不能对。宾出,王曰:”籍父其无后乎!数典而忘其祖。”
  籍谈归,以告叔向。叔向曰:”王其不终乎!吾闻之:’所乐必卒焉。’今王乐忧,若卒以忧,不可谓终。王一岁而有三年之丧二焉,于是乎以丧宾宴,又求彝器,乐忧甚矣,且非礼也。彝器之来,嘉功之由,非由丧也。三年之丧,虽贵遂服,礼也。王虽弗遂,宴乐以早,亦非礼也。礼,王之大经也。一动而失二礼,无大经矣。言以考典,典以志经,忘经而多言举典,将焉用之?”
  ◎ 昭公十六年
  【经】十有六年春,齐侯伐徐。楚子诱戎蛮子杀之。夏,公至自晋。秋八月己亥,晋侯夷卒。九月,大雩。季孙意如如晋。冬十月,葬晋昭公。
  【传】十六年春,王正月,公在晋,晋人止公。不书,讳之也。
  齐侯伐徐。
  楚子闻蛮氏之乱也,与蛮子之无质也,使然丹诱戎蛮子嘉杀之,遂取蛮氏。既而复立其子焉,礼也。
  二月丙申,齐师至于蒲隧。徐人行成。徐子及郯人、莒人会齐侯,盟于蒲隧,赂以甲父之鼎。叔孙昭子曰:”诸侯之无伯,害哉!齐君之无道也,兴师而伐远方,会之,有成而还,莫之亢也,无伯也夫!《诗》曰:’宗周既灭,靡所止戾。正大夫离居,莫知我肄。’其是之谓乎!”
  二月,晋韩起聘于郑,郑伯享之。子产戒曰:”苟有位于朝,无有不共恪。”孔张后至,立于客间。执政御之,适客后。又御之,适县间。客従而笑之。事毕,富子谏曰:”夫大国之人,不可不慎也,几为之笑而不陵我?我皆有礼,夫犹鄙我。国而无礼,何以求荣?孔张失位,吾子之耻也。”子产怒曰:”发命之不衷,出令之不信,刑之颇类,狱之放纷,会朝之不敬,使命之不听,取陵于大国,罢民而无功,罪及而弗知,侨之耻也。孔张,君之昆孙子孔之后也,执政之嗣也,为嗣大夫,承命以使,周于诸侯,国人所尊,诸侯所知。立于朝而祀于家,有禄于国,有赋于军,丧祭有职,受脤、归脤,其祭在庙,已有著位,在位数世,世守其业,而忘其所,侨焉得耻之?辟邪之人而皆及执政,是先王无刑罚也。子宁以他规我。”
  宣子有环,有一在郑商。宣子谒诸郑伯,子产弗与,曰:”非官府之守器也,寡君不知。”子大叔、子羽谓子产曰:”韩子亦无几求,晋国亦未可以贰。晋国、韩子,不可偷也。若属有谗人交斗其间,鬼神而助之,以兴其凶怒,悔之何及?吾子何爱于一环,其以取憎于大国也,盍求而与之?”子产曰:”吾非偷晋而有二心,将终事之,是以弗与,忠信故也。侨闻君子非无贿之难,立而无令名之患。侨闻为国非不能事大字小之难,无礼以定其位之患。夫大国之人,令于小国,而皆获其求,将何以给之?一共一否,为罪滋大。大国之求,无礼以斥之,何餍之有?吾且为鄙邑,则失位矣。若韩子奉命以使,而求玉焉,贪淫甚矣,独非罪乎?出一玉以起二罪,吾又失位,韩子成贪,将焉用之?且吾以玉贾罪,不亦锐乎?”
  韩子买诸贾人,既成贾矣,商人曰:”必告君大夫。”韩子请诸子产曰:”日起请夫环,执政弗义,弗敢复也。今买诸商人,商人曰,必以闻,敢以为请。”子产对曰:”昔我先君桓公,与商人皆出自周,庸次比耦,以艾杀此地,斩之蓬蒿藜藿,而共处之。世有盟誓,以相信也,曰:’尔无我叛,我无强贾,毋或丐夺。尔有利市宝贿,我勿与知。’恃此质誓,故能相保,以至于今。今吾子以好来辱,而谓敝邑强夺商人,是教弊邑背盟誓也,毋乃不可乎!吾子得玉而失诸侯,必不为也。若大国令,而共无艺,郑,鄙邑也,亦弗为也。侨若献玉,不知所成,敢私布之。”韩子辞玉,曰:”起不敏,敢求玉以徼二罪?敢辞之。”
  夏四月,郑六卿饯宣子于郊。宣子曰:”二三君子请皆赋,起亦以知郑志。”子■赋《野有蔓草》。宣子曰:”孺子善哉!吾有望矣。”子产赋《郑之羔裘》。宣子曰:”起不堪也。”子大叔赋《褰裳》。宣子曰:”起在此,敢勤子至于他人乎?”子大叔拜。宣子曰:”善哉,子之言是!不有是事,其能终乎?”子游赋《风雨》,子旗赋《有女同车》,子柳赋《萚兮》。宣子喜曰:”郑其庶乎!二三君子以君命贶起,赋不出郑志,皆昵燕好也。二三君子数世之主也,可以无惧矣。”宣子皆献马焉,而赋《我将》。子产拜,使五卿皆拜,曰:”吾子靖乱,敢不拜德?”宣子私觐于子产以玉与马,曰:”子命起舍夫玉,是赐我玉而免吾死也,敢不藉手以拜?”
  公至自晋。子服昭伯语季平子曰:”晋之公室,其将遂卑矣。君幼弱,六卿强而奢傲,将因是以习,习实为常,能无卑乎?”
  平子曰:”尔幼,恶识国?”
  秋八月,晋昭公卒。
  九月,大雩,旱也。郑大旱,使屠击、祝款、竖柎有事于桑山。斩其木,不雨。子产曰:”有事于山,蓺山林也,而斩其木,其罪大矣。”夺之官邑。
  冬十月,季平子如晋葬昭公。平子曰:”子服回之言犹信,子服氏有子哉!”
  ◎ 昭公十七年
  【经】十有七年春,小邾子来朝。夏六月甲戌朔,日有食之。秋,郯子来朝。八月,晋荀吴帅师灭陆浑之戎。冬,有星孛于大辰。楚人及吴战于长岸。
  【传】十七年春,小邾穆公来朝,公与之燕。季平子赋《采叔》,穆公赋《菁菁者莪》。昭子曰:”不有以国,其能久乎?”
  夏六月甲戌朔,日有食之。祝史请所用币。昭子曰:”日有食之,天子不举,伐鼓于社;诸侯用币于社,伐鼓于朝。礼也。”平子御之,曰:”止也。唯正月朔,慝未作,日有食之,于是乎有伐鼓用币,礼也。其余则否。”大史曰:”在此月也。日过分而未至,三辰有灾。于是乎百官降物,君不举,辟移时,乐奏鼓,祝用币,史用辞。故《夏书》曰:’辰不集于房,瞽奏鼓,啬夫驰,庶人走。’此月朔之谓也。当夏四月,是谓孟夏。”平子弗従。昭子退曰:”夫子将有异志,不君君矣。”
  秋,郯子来朝,公与之宴。昭子问焉,曰:”少皞氏鸟名官,何故也?”郯子曰:”吾祖也,我知之。昔者黄帝氏以云纪,故为云师而云名;炎帝氏以火纪,故为火师而火名;共工氏以水纪,故为水师而水名;大皞氏以龙纪,故为龙师而龙名。我高祖少皞挚之立也,凤鸟适至,故纪于鸟,为鸟师而鸟名。凤鸟氏,历正也。玄鸟氏,司分者也;伯赵氏,司至者也;青鸟氏,司启者也;丹鸟氏,司闭者也。祝鸠氏,司徒也;鴡鸠氏,司马也;鸤鸠氏,司空也;爽鸠氏,司寇也;鹘鸠氏,司事也。五鸠,鸠民者也。五雉,为五工正,利器用、正度量,夷民者也。九扈为九农正,扈民无淫者也。自颛顼以来,不能纪远,乃纪于近,为民师而命以民事,则不能故也。”仲尼闻之,见于郯子而学之。既而告人曰:”吾闻之:’天子失官,学在四夷’,犹信。”
  晋侯使屠蒯如周,请有事于雒与三涂。苌弘谓刘子曰:”客容猛,非祭也,其伐戎乎?陆浑氏甚睦于楚,必是故也。君其备之!”乃警戎备。九月丁卯,晋荀吴帅师涉自棘津,使祭史先用牲于洛。陆浑人弗知,师従之。庚午,遂灭陆浑,数之以其贰于楚也。陆浑子奔楚,其众奔甘鹿。周大获。宣子梦文公携荀吴而授之陆浑,故使穆子帅师,献俘于文宫。
  冬,有星孛于大辰,西及汉。申须曰:”彗所以除旧布新也。天事恒象,今除于火,火出必布焉。诸侯其有火灾乎?”梓慎曰:”往年吾见之,是其征也,火出而见。今兹火出而章,必火入而伏。其居火也久矣,其与不然乎?火出,于夏为三月,于商为四月,于周为五月。夏数得天。若火作,其四国当之,在宋、卫、陈、郑乎?宋,大辰之虚也;陈,大皞之虚也;郑,祝融之虚也,皆火房也。星孛天汉,汉,水祥也。卫,颛顼之虚也,故为帝丘,其星为大水,水,火之牡也。其以丙子若壬午作乎?水火所以合也。若火入而伏,必以壬午,不过其见之月。”郑裨灶言于子产曰:”宋、卫、陈、郑将同日火,若我用瓘斝玉瓚,郑必不火。”子产弗与。
  吴伐楚。阳丐为令尹,卜战,不吉。司马子鱼曰:”我得上流,何故不吉。且楚故,司马令龟,我请改卜。”令曰:”鲂也,以其属死之,楚师继之,尚大克之”。吉。战于长岸,子鱼先死,楚师继之,大败吴师,获其乘舟余皇。使随人与后至者守之,环而堑之,及泉,盈其隧炭,陈以待命。吴公子光请于其众,曰:”丧先王之乘舟,岂唯光之罪,众亦有焉。请藉取之,以救死。”众许之。使长鬣者三人,潜伏于舟侧,曰:”我呼皇,则对,师夜従之。”三呼,皆迭对。楚人従而杀之,楚师乱,吴人大败之,取余皇以归。
  ◎ 昭公十八年
  【经】十有八年春王三月,曹伯须卒。夏五月壬午,宋、卫、陈、郑灾。六月,邾人入鄅。秋,葬曹平公。冬,许迁于白羽。
  【传】十八年春,王二月乙卯,周毛得杀毛伯过而代之。苌弘曰:”毛得必亡,是昆吾稔之日也,侈故之以。而毛得以济侈于王都,不亡何待!”
  三月,曹平公卒。
  夏五月,火始昏见。丙子,风。梓慎曰:”是谓融风,火之始也。七日,其火作乎!”戊寅,风甚。壬午,大甚。宋、卫、陈、郑皆火。梓慎登大庭氏之库以望之,曰:”宋、卫、陈、郑也。”数日,皆来告火。裨灶曰:”不用吾言,郑又将火。”郑人请用之,子产不可。子大叔曰:”宝,以保民也。若有火,国几亡。可以救亡,子何爱焉?”子产曰:”天道远,人道迩,非所及也,何以知之?灶焉知天道?是亦多言矣,岂不或信?”遂不与,亦不复火。
  郑之未灾也,里析告子产曰:”将有大祥,民震动,国几亡。吾身泯焉,弗良及也。国迁其可乎?”子产曰:”虽可,吾不足以定迁矣。”及火,里析死矣,未葬,子产使舆三十人,迁其柩。火作,子产辞晋公子、公孙于东门。使司寇出新客,禁旧客勿出于宫。使子宽、子上巡群屏摄,至于大宫。使公孙登徙大龟。使祝史徙主祏于周庙,告于先君。使府人、库人各儆其事。商成公儆司宫,出旧宫人,置诸火所不及。司马、司寇列居火道,行火所欣。城下之人,伍列登城。明日,使野司寇各保其征。郊人助祝史除于国北,禳火于玄冥、回禄,祈于四鄘。书焚室而宽其征,与之材。三日哭,国不市。使行人告于诸侯。宋、卫皆如是。陈不救火,许不吊灾,君子是以知陈、许之先亡也。
  六月,鄅人藉稻。邾人袭鄅,鄅人将闭门。邾人羊罗摄其首焉,遂入之,尽俘以归。鄅子曰:”余无归矣。”従帑于邾,邾庄公反鄅夫人,而舍其女。秋,葬曹平公。往者见周原伯鲁焉,与之语,不说学。归以语闵子马。闵子马曰:”周其乱乎?夫必多有是说,而后及其大人。大人患失而惑,又曰:’可以无学,无学不害。’不害而不学,则苟而可。于是乎下陵上替,能无乱乎?夫学,殖也,不学将落,原氏其亡乎?”
  七月,郑子产为火故,大为社祓禳于四方,振除火灾,礼也。乃简兵大蒐,将为蒐除。子大叔之庙在道南,其寝在道北,其庭小。过期三日,使除徒陈于道南庙北,曰:”子产过女而命速除,乃毁于而乡。”子产朝,过而怒之,除者南毁。子产及冲,使従者止之曰:”毁于北方。”
  火之作也,子产授兵登陴。子大叔曰:”晋无乃讨乎?”子产曰:”吾闻之,小国忘守则危,况有灾乎?国之不可小,有备故也。”既,晋之边吏让郑曰:”郑国有灾,晋君、大夫不敢宁居,卜筮走望,不爱牲玉。郑之有灾,寡君之忧也。今执事扌间然授兵登陴,将以谁罪?边人恐惧不敢不告。子产对曰:”若吾子之言,敝邑之灾,君之忧也。敝邑失政,天降之灾,又惧谗慝之间谋之,以启贪人,荐为弊邑不利,以重君之忧。幸而不亡,犹可说也。不幸而亡,君虽忧之,亦无及也。郑有他竟,望走在晋。既事晋矣,其敢有二心?”
  楚左尹王子胜言于楚子曰:”许于郑,仇敌也,而居楚地,以不礼于郑。晋、郑方睦,郑若伐许,而晋助之,楚丧地矣。君盍迁许?许不专于楚。郑方有令政。许曰:’余旧国也。’郑曰:’余俘邑也。’叶在楚国,方城外之蔽也。土不可易,国不可小,许不可俘,仇不可启,君其图之。”楚子说。冬,楚子使王子胜迁许于析,实白羽。
  ◎ 昭公十九年
  【经】十有九年春,宋公伐邾。夏五月戊辰,许世子止弑其君买。己卯,地震。秋,齐高发帅师伐莒。冬,葬许悼公。
  【传】十九年春,楚工尹赤迁阴于下阴,令尹子瑕城郏。叔孙昭子曰:”楚不在诸侯矣!其仅自完也,以持其世而已。”
  楚子之在蔡也,狊阝阳封人之女奔之,生大子建。及即位,使伍奢为之师。费无极为少师,无宠焉,欲谮诸王,曰:”建可室矣。”王为之聘于秦,无极与逆,劝王取之,正月,楚夫人嬴氏至自秦。
  鄅夫人,宋向戌之女也,故向宁请师。二月,宋公伐邾,围虫。三月,取之。乃尽归鄅俘。
  夏,许悼公疟。五月戊辰,饮大子止之药卒。大子奔晋。书曰:”弑其君。”君子曰:”尽心力以事君,舍药物可也。”
  邾人、郳人、徐人会宋公。乙亥,同盟于虫。
  楚子为舟师以伐濮。费无极言于楚子曰:”晋之伯也,迩于诸夏,而楚辟陋,故弗能与争。若大城城父而置大子焉,以通北方,王收南方,是得天下也。”王说,従之。故太子建居于城父。
  令尹子瑕聘于秦,拜夫人也。
  秋,齐高发帅师伐莒。莒子奔纪鄣。使孙书伐之。初,莒有妇人,莒子杀其夫,已为嫠妇。及老,托于纪鄣,纺焉以度而去之。及师至,则投诸外。或献诸子占,子占使师夜缒而登。登者六十人。缒绝。师鼓噪,城上之人亦噪。莒共公惧,启西门而出。七月丙子,齐师入纪。
  是岁也,郑驷偃卒。子游娶于晋大夫,生丝,弱。其父兄立子瑕。子产憎其为人也,且以为不顺,弗许,亦弗止。驷氏耸。他日,丝以告其舅。冬,晋人使以币如郑,问驷乞之立故。驷氏惧,驷乞欲逃。子产弗遣。请龟以卜,亦弗予。大夫谋对,子产不待而对客曰:”郑国不天,寡君之二三臣,札瘥夭昏,今又丧我先大夫偃。其子幼弱,其一二父兄惧队宗主,私族于谋而立长亲。寡君与其二三老曰:’抑天实剥乱是,吾何知焉?’谚曰:’无过乱门。’民有兵乱,犹惮过之,而况敢知天之所乱?今大夫将问其故,抑寡君实不敢知,其谁实知之?平丘之会,君寻旧盟曰:’无或失职。’若寡君之二三臣,其即世者,晋大夫而专制其位,是晋之县鄙也,何国之为?”辞客币而报其使。晋人舍之。
  楚人城州来。沈尹戌曰:”楚人必败。昔吴灭州来,子旗请伐之。王曰:’吾未抚吾民。’今亦如之,而城州来以挑吴,能无败乎?”侍者曰:”王施舍不倦,息民五年,可谓抚之矣。”戌曰:”吾闻抚民者,节用于内,而树德于外,民乐其性,而无寇仇。今宫室无量,民人日骇,劳罢死转,忘寝与食,非抚之也。”
  郑大水,龙斗于时门之外洧渊。国人请为■焉,子产弗许,曰:”我斗,龙不我觌也。龙斗,我独何觌焉?禳之,则彼其室也。吾无求于龙,龙亦无求于我。”乃止也。
  令尹子瑕言蹶由于楚子曰:”彼何罪?谚所谓’室于怒,市于色’者,楚之谓矣。舍前之忿可也。”乃归蹶由。
  ◎ 昭公二十年
  【经】二十年春王正月。夏,曹公孙会自鄸出奔宋。秋,盗杀卫侯之兄絷。冬十月,宋华亥、向宁、华定出奔陈。十有一月辛卯,蔡侯卢卒。
  【传】二十年春,王二月己丑,日南至。梓慎望氛曰:”今兹宋有乱,国几亡,三年而后弭。蔡有大丧。”叔孙昭子曰:”然则戴、桓也!汏侈无礼已甚,乱所在也。”
  费无极言于楚子曰:”建与伍奢将以方城之外叛。自以为犹宋、郑也,齐、晋又交辅之,将以害楚。其事集矣。”王信之,问伍奢。伍奢对曰:”君一过多矣,何言于谗?”王执伍奢。使城父司马奋扬杀大子,未至,而使遣之。三月,大子建奔宋。王召奋扬,奋扬使城父人执己以至。王曰:”言出于余口,入于尔耳,谁告建也?”对曰:”臣告之。君王命臣曰:’事建如事余。’臣不佞,不能苟贰。奉初以还,不忍后命,故遣之。既而悔之,亦无及已。”王曰:”而敢来,何也?”对曰:”使而失命,召而不来,是再奸也。逃无所入。”王曰:”归。”従政如他日。
  无极曰:”奢之子材,若在吴,必忧楚国,盍以免其父召之。彼仁,必来。不然,将为患。”王使召之,曰:”来,吾免而父。”棠君尚谓其弟员曰:”尔适吴,我将归死。吾知不逮,我能死,尔能报。闻免父之命,不可以莫之奔也;亲戚为戮,不可以莫之报也。奔死免父,孝也;度功而行,仁也;择任而往,知也;知死不辟,勇也。父不可弃,名不可废,尔其勉之,相従为愈。”伍尚归。奢闻员不来,曰:”楚君、大夫其旰食乎!”楚人皆杀之。
  员如吴,言伐楚之利于州于。公子光曰:”是宗为戮而欲反其仇,不可従也。”员曰:”彼将有他志。余姑为之求士,而鄙以待之。”乃见鱄设诸焉,而耕于鄙。
  宋元公无信多私,而恶华、向。华定、华亥与向宁谋曰:”亡愈于死,先诸?”华亥伪有疾,以诱群公子。公子问之,则执之。夏六月丙申,杀公子寅、公子御戎、公子朱、公子固、公孙援、公孙丁、拘向胜、向行于其廪。公如华氏请焉,弗许,遂劫之。癸卯,取大子栾与母弟辰、公子地以为质。公亦取华亥之子无戚、向宁之子罗、华定之子启,与华氏盟,以为质。
  卫公孟絷狎齐豹,夺之司寇与鄄,有役则反之,无则取之。公孟恶北宫喜、褚师圃,欲去之。公子朝通于襄夫人宣姜,惧,而欲以作乱。故齐豹、北宫喜、褚师圃、公子朝作乱。
  初,齐豹见宗鲁于公孟,为骖乘焉。将作乱,而谓之曰:”公孟之不善,子所知也。勿与乘,吾将杀之。”对曰:”吾由子事公孟,子假吾名焉,故不吾远也。虽其不善,吾亦知之。抑以利故,不能去,是吾过也。今闻难而逃,是僭子也。子行事乎,吾将死之,以周事子,而归死于公孟,其可也。”
  丙辰,卫侯在平寿,公孟有事于盖获之门外,齐子氏帷于门外而伏甲焉。使祝蛙置戈于车薪以当门,使一乘従公孟以出。使华齐御公孟,宗鲁骖乘。及闳中,齐氏用戈击公孟,宗鲁以背蔽之,断肱,以中公孟之肩,皆杀之。
  公闻乱,乘,驱自阅门入,庆比御公,公南楚骖乘,使华寅乘贰车。及公宫,鸿駵魋驷乘于公,公载宝以出。褚师子申遇公于马路之衢,遂従。过齐氏,使华寅肉袒,执盖以当其阙。齐氏射公,中南楚之背,公遂出。寅闭郭门,逾而従公。公如死鸟,析朱锄宵従窦出,徒行従公。
  齐侯使公孙青聘于卫。既出,闻卫乱,使请所聘。公曰:”犹在竟内,则卫君也。”乃将事焉。遂従诸死鸟,请将事。辞曰:”亡人不佞,失守社稷,越在草莽,吾子无所辱君命。”宾曰:”寡君命下臣于朝,曰:’阿下执事。’臣不敢贰。”主人曰:”君若惠顾先君之好,昭临敝邑,镇抚其社稷,则有宗祧在。”乃止。卫侯固请见之,不获命,以其良马见,为未致使故也。卫侯以为乘马。宾将掫,主人辞曰:”亡人之忧,不可以及吾子。草莽之中,不足以辱従者。敢辞。”宾曰:”寡君之下臣,君之牧圉也。若不获扞外役,是不有寡君也。臣惧不免于戾,请以除死。”亲执铎,终夕与于燎。
  齐氏之宰渠子召北宫子。北宫氏之宰不与闻谋,杀渠子,遂伐齐氏,灭之。丁巳晦,公入,与北宫喜盟于彭水之上。秋七月戊午朔,遂盟国人。八月辛亥,公子朝、褚师圃、子玉霄、子高鲂出奔晋。闰月戊辰,杀宣姜。卫侯赐北宫喜谥曰贞子,赐析朱锄谥曰成子,而以齐氏之墓予之。
  卫侯告宁于齐,且言子石。齐侯将饮酒,遍赐大夫曰:”二三子之教也。”苑何忌辞,曰:”与于青之赏,必及于其罚。在《康诰》曰:’父子兄弟,罪不相及。’况在群臣?臣敢贪君赐以干先王?”
  琴张闻宗鲁死,将往吊之。仲尼曰:”齐豹之盗,而孟絷之贼,女何吊焉?君子不食奸,不受乱,不为利疚于回,不以回待人,不盖不义,不犯非礼。”
  宋华、向之乱,公子城、公孙忌、乐舍、司马强、向宜、向郑、楚建、郳甲出奔郑。其徒与华氏战于鬼阎,败子城。子城适晋。华亥与其妻必盥而食所质公子者而后食。公与夫人每日必适华氏,食公子而后归。华亥患之,欲归公子。向宁曰:”唯不信,故质其子。若又归之,死无日矣。”公请于华费遂,将攻华氏。对曰:”臣不敢爱死,无乃求去忧而滋长乎!臣是以惧,敢不听命?”公曰:”子死亡有命,余不忍其訽。”冬十月,公杀华、向之质而攻之。戊辰,华、向奔陈,华登奔吴。向宁欲杀大子,华亥曰:”干君而出,又杀其子,其谁纳我?且归之有庸。”使少司寇牼以归,曰:”子之齿长矣,不能事人,以三公子为质,必免。”公子既入,华牼将自门行。公遽见之,执其手曰:”余知而无罪也,入,复而所。”
  齐侯疥,遂痁,期而不瘳,诸侯之宾问疾者多在。梁丘据与裔款言于公曰:”吾事鬼神丰,于先君有加矣。今君疾病,为诸侯忧,是祝史之罪也。诸侯不知,其谓我不敬。君盍诛于祝固、史嚣以辞宾?”公说,告晏子。晏子曰:”日宋之盟,屈建问范会之德于赵武。赵武曰:’夫子之家事治,言于晋国,竭情无私。其祝史祭祀,陈信不愧。其家事无猜,其祝史不祈。’建以语康王,康王曰:’神人无怨,宜夫子之光辅五君,以为诸侯主也。'”公曰:”据与款谓寡人能事鬼神,故欲诛于祝史。子称是语,何故?”对曰:”若有德之君,外内不废,上下无怨,动无违事,其祝史荐信,无愧心矣。是以鬼神用飨,国受其福,祝史与焉。其所以蕃祉老寿者,为信君使也,其言忠信于鬼神。其适遇淫君,外内颇邪,上下怨疾,动作辟违,従欲厌私。高台深池,撞钟舞女,斩刈民力,输掠其聚,以成其违,不恤后人。暴虐淫従,肆行非度,无所还忌,不思谤讟不惮鬼神,神怒民痛,无悛于心。其祝史荐信,是言罪也。其盖失数美,是矫诬也。进退无辞,则虚以求媚。是以鬼神不飨其国以祸之,祝史与焉。所以夭昏孤疾者,为暴君使也。溲再辕稼鬼神。”公曰:”然则若之何?”对曰:”不可为也:山林之木,衡鹿守之;泽之萑蒲,舟鲛守之;薮之薪蒸,虞候守之。海之盐蜃,祈望守之。县鄙之人,入従其政。逼介之关,暴征其私。承嗣大夫,强易其贿。布常无艺,征敛无度;宫室日更,淫乐不违。内宠之妾,肆夺于市;外宠之臣,僭令于鄙。私欲养求,不给则应。民人苦病,夫妇皆诅。祝有益也,诅亦有损。聊、摄以东,姑、尤以西,其为人也多矣。虽其善祝,岂能胜亿兆人之诅?君若欲诛于祝史,修德而后可。”公说,使有司宽政,毁关,去禁,薄敛,已责。
  十二月,齐侯田于沛,招虞人以弓,不进。公使执之,辞曰:”昔我先君之田也,旃以招大夫,弓以招士,皮冠以招虞人。臣不见皮冠,故不敢进。”乃舍之。仲尼曰:”守道不如守官,君子韪之。”
  齐侯至自田,晏子侍于遄台,子犹驰而造焉。公曰:”唯据与我和夫!”晏子对曰:”据亦同也,焉得为和?”公曰:”和与同异乎?”对曰:”异。和如羹焉,水火醯醢盐梅以烹鱼肉,燀之以薪。宰夫和之,齐之以味,济其不及,以泄其过。君子食之,以平其心。君臣亦然。君所谓可而有否焉,臣献其否以成其可。君所谓否而有可焉,臣献其可以去其否。是以政平而不干,民无争心。故《诗》曰:’亦有和羹,既戒既平。鬷嘏无言,时靡有争。’先王之济五味,和五声也,以平其心,成其政也。声亦如味,一气,二体,三类,四物,五声,六律,七音,八风,九歌,以相成也。清浊,小大,短长,疾徐,哀乐,刚柔,迟速,高下,出入,周疏,以相济也。君子听之,以平其心。心平,德和。故《诗》曰:’德音不瑕。’今据不然。君所谓可,据亦曰可;君所谓否,据亦曰否。若以水济水,谁能食之?若琴瑟之专一,谁能听之?同之不可也如是。”
  饮酒乐。公曰:”古而无死,其乐若何?”晏子对曰:”古而无死,则古之乐也,君何得焉?昔爽鸠氏始居此地,季荝因之,有逢伯陵因之,蒲姑氏因之,而后大公因之。古者无死,爽鸠氏之乐,非君所愿也。”
  郑子产有疾,谓子大叔曰:”我死,子必为政。唯有德者能以宽服民,其次莫如猛。夫火烈,民望而畏之,故鲜死焉。水懦弱,民狎而玩之,则多死焉。故宽难。”疾数月而卒。大叔为政,不忍猛而宽。郑国多盗,取人于萑苻之泽。大叔悔之,曰:”吾早従夫子,不及此。”兴徒兵以攻萑苻之盗,尽杀之,盗少止。
  仲尼曰:”善哉!政宽则民慢,慢则纠之以猛。猛则民残,残则施之以宽。宽以济猛,猛以济宽,政是以和。《诗》曰:’民亦劳止,汔可小康。惠此中国,以绥四方。’施之以宽也。’毋従诡随,以谨无良。式遏寇虐,惨不畏明。’纠之以猛也。’柔远能迩,以定我王。’平之以和也。又曰:’不竞不絿,不刚不柔。布政优优,百禄是遒。’和之至也。”
  及子产卒,仲尼闻之,出涕曰:”古之遗爱也。”
  ◎ 昭公二十一年
  【经】二十有一年春王三月,葬蔡平公。夏,晋侯使士鞅来聘。宋华亥、向宁、华定自陈入于宋南里以叛。秋七月壬午朔,日有食之。八月乙亥,叔辄卒。冬,蔡侯朱出奔楚。公如晋,至河乃复。
  【传】二十一年春,天王将铸无射。泠州鸠曰:”王其以心疾死乎?夫乐,天子之职也。夫音,乐之舆也。而钟,音之器也。天子省风以作乐,器以钟之,舆以行之。小者不窕,大者不瓠,则和于物,物和则嘉成。故和声入于耳而藏于心,心亿则乐。窕则不咸,总则不容,心是以感,感实生疾。今钟瓠矣,王心弗堪,其能久乎?”
  三月,葬蔡平公。蔡大子朱失位,位在卑。大夫送葬者归,见昭子。昭子问蔡故,以告。昭子叹曰:”蔡其亡乎!若不亡,是君也必不终。《诗》曰:’不解于位,民之攸塈。’今蔡侯始即位,而适卑,身将従之。”
  夏,晋士鞅来聘,叔孙为政。季孙欲恶诸晋,使有司以齐鲍国归费之礼为士鞅。士鞅怒,曰:”鲍国之位下,其国小,而使鞅従其牢礼,是卑敝邑也。将复诸寡君。”鲁人恐,加四牢焉,为十一牢。
  宋华费遂生华貙、华多僚、华登。貙为少司马,多僚为御士,与貙相恶,乃谮诸公曰:”貙将纳亡人。”亟言之。公曰:”司马以吾故,亡其良子。死亡有命,吾不可以再亡之。”对曰:”君若爱司马,则如亡。死如可逃,何远之有?”公惧,使侍人召司马之侍人宜僚,饮之酒而使告司马。司马叹曰:”必多僚也。吾有谗子而弗能杀,吾又不死,抑君有命,可若何?”乃与公谋逐华貙,将使田孟诸而遣之。公饮之酒,厚酬之,赐及従者。司马亦如之。张丐尤之,曰:”必有故。”使子皮承宜僚以剑而讯之。宜僚尽以告。张丐欲杀多僚,子皮曰:”司马老矣,登之谓甚,吾又重之,不如亡也。”五月丙申,子皮将见司马而行,则遇多僚御司马而朝。张丐不胜其怒,遂与子皮、臼任、郑翩杀多僚,劫司马以叛,而召亡人。壬寅,华、向入。乐大心、丰愆、华牼御诸横。华氏居卢门,以南里叛。六月庚午,宋城旧鄘及桑林之门而守之。
  秋七月壬午朔,日有食之。公问于梓慎曰:”是何物也,祸福何为?”对曰:”二至、二分,日有食之,不为灾。日月之行也,分,同道也;至,相过也。其他月则为灾,阳不克也,故常为水。”
  于是叔辄哭日食。昭子曰:”子叔将死,非所哭也。”八月,叔辄卒。
  冬十月,华登以吴师救华氏。齐乌枝鸣戍宋。厨人濮曰:”《军志》有之:’先人有夺人之心,后人有待其衰。’盍及其劳且未定也伐诸?若入而固,则华氏众矣,悔无及也。”従之。丙寅,齐师、宋师败吴师于鸿口,获其二帅公子苦雂、偃州员。华登帅其余以败宋师。公欲出,厨人濮曰:”吾小人,可藉死而不能送亡,君请待之。”乃徇曰:”杨徽者,公徒也。”众従之。公自杨门见之,下而巡之,曰:”国亡君死,二三子之耻也,岂专孤之罪也?”齐乌枝鸣曰:”用少莫如齐致死,齐致死莫如去备。彼多兵矣,请皆用剑。”従之。华氏北,复即之。厨人濮以裳裹首而荷以走,曰:”得华登矣!”遂败华氏于新里。翟偻新居于新里,既战,说甲于公而归。华妵居于公里,亦如之。
  十一月癸未,公子城以晋师至。曹翰胡会晋荀吴、齐苑何忌、卫公子朝救宋。丙戌,与华氏战于赭丘。郑翩愿为鹳,其御愿为鹅。子禄御公子城,庄堇为右。干犨御吕封人华豹,张丐为右。相遇,城还。华豹曰:”城也!”城怒而反之,将注,豹则关矣。曰:”平公之灵,尚辅相余。”豹射,出其间。将注,则又关矣。曰:”不狎,鄙!”押矢。城射之,殪。张丐抽殳而下,射之,折股。扶伏而击之,折轸。又射之,死。干丐请一矢,城曰:”余言汝于君。”对曰:”不死伍乘,军之大刑也。干刑而従子,君焉用之?子速诸。”乃射之,殪。大败华氏,围诸南里。华亥搏膺而呼,见华貙,曰:”吾为栾氏矣。”貙曰:”子无我迋。不幸而后亡。”使华登如楚乞师。华貙以车十五乘,徒七十人,犯师而出,食于睢上,哭而送之,乃复入。楚薳越帅师将逆华氏。大宰犯谏曰:”诸侯唯宋事其君,今又争国,释君而臣是助,无乃不可乎?”王曰:”而告我也后,既许之矣。”
  蔡侯朱出奔楚。费无极取货于东国,而谓蔡人曰:”朱不用命于楚,君王将立东国。若不先従王欲,楚必围蔡。”蔡人惧,出朱而立东国。朱诉于楚,楚子将讨蔡。无极曰:”平侯与楚有盟,故封。其子有二心,故废之。灵王杀隐大子,其子与君同恶,德君必甚。又使立之,不亦可乎?且废置在君,蔡无他矣。”公如晋,及河,鼓叛晋。晋将伐鲜虞,故辞公。
  ◎ 昭公二十二年
  【经】二十有二年春,齐侯伐莒。宋华亥、向宁、华定自宋南里出奔楚。大蒐于昌间。夏四月乙丑,天王崩。六月,叔鞅如京师,葬景王,王室乱。刘子、单子以王猛居于皇。秋,刘子、单子以王猛入于王城。冬十月,王子猛卒。十有二月癸酉朔,日有食之。
  【传】二十二年春,王二月甲子,齐北郭启帅师伐莒。莒子将战,苑羊牧之谏曰:”齐帅贱,其求不多,不如下之。大国不可怒也。”弗听,败齐师于寿余。齐侯伐莒,莒子行成。司马灶如莒莅盟,莒子如齐莅盟,盟子稷门之外。莒于是乎大恶其君。
  楚薳越使告于宋曰:”寡君闻君有不令之臣为君忧,无宁以为宗羞?寡君请受而戮之。”对曰:”孤不佞,不能媚于父兄,以为君忧,拜命之辱。抑君臣日战,君曰’余必臣是助’,亦唯命。人有言曰:’唯乱门之无过’。君若惠保敝邑,无亢不衷,以奖乱人,孤之望也。唯君图之!”楚人患之。诸侯之戍谋曰:”若华氏知困而致死,楚耻无功而疾战,非吾利也。不如出之,以为楚功,其亦能无为也已。救宋而除其害,又何求?”乃固请出之。宋人従之。己巳,宋华亥、向宁、华定、华貙、华登、皇奄伤、省臧,士平出奔楚。宋公使公孙忌为大司马,边卬为大司徒,乐祁为司马,仲几为左师,乐大心为右师,乐輓为大司寇,以靖国人。
  王子朝、宾起有宠于景王,王与宾孟说之,欲立之。刘献公之庶子伯蚡事单穆公,恶宾孟之为人也,愿杀之。又恶王子朝之言,以为乱,愿去之。宾孟适郊,见雄鸡自断其尾。问之,侍者曰:”自惮其牺也。”遽归告王,且曰:”鸡其惮为人用乎?人异于是。牺者,实用人,人牺实难,己牺何害?”王弗应。
  夏四月,王田北山,使公卿皆従,将杀单子、刘子。王有心疾,乙丑,崩于荣锜氏。戊辰,刘子挚卒,无子,单子立刘。五月庚辰,见王,遂攻宾起,杀之,盟群王子于单氏。
  晋之取鼓也,既献,而反鼓子焉,又叛于鲜虞。
  六月,荀吴略东阳,使师伪籴负甲以息于昔阳之门外,遂袭鼓,灭之。以鼓子鸢鞮归,使涉佗守之。
  丁巳,葬景王。王子朝因旧官、百工之丧职秩者,与灵、景之族以作乱。帅郊、要、饯之甲,以逐刘子。壬戌、刘子奔扬。单子逆悼王于庄宫以归。王子还夜取王以如庄宫。癸亥,单子出。王子还与召庄公谋,曰:”不杀单旗,不捷。与之重盟,必来。背盟而克者多矣。”従之。樊顷子曰:”非言也,必不克。”遂奉王以追单子。及领,大盟而复,杀挚荒以说。刘子如刘,单子亡。乙丑,奔于平畤,群王子追之。单子杀还、姑、发、弱、鬷延、定、稠,子朝奔京。丙寅,伐之,京人奔山。刘子入于王城。辛未,巩简公败绩于京。乙亥,甘平公亦败焉。叔鞅至自京师,言王室之乱也。闵马父曰:”子朝必不克,其所与者,天所废也。”单子欲告急于晋,秋七月戊寅,以王如平畤,遂如圃车,次于皇。刘子如刘。单子使王子处守于王城,盟百工于平宫。辛卯,鄩肸伐皇,大败,获鄩肸。壬辰,焚诸王城之市。八月辛酉,司徒丑以王师败绩于前城,百工叛。己巳,伐单氏之宫,败焉。庚午,反伐之。辛未,伐东圉。冬十月丁巳,晋籍谈、荀跞帅九州之戎及焦、瑕、温、原之师,以纳王于王城。庚申,单子、刘蚡以王师败绩于郊,前城人败陆浑于社。十一月乙酉,王子猛卒,不成丧也。已丑,敬王即位,馆于子族氏。
  十二月庚戌,晋籍谈、荀跞、贾辛、司马督帅师军于阴,于侯氏,于溪泉,次于社。王师军于氾,于解,次于任人。闰月,晋箕遗、乐征,右行诡济师,取前城,军其东南。王师军于京楚。辛丑,伐京,毁其西南。
  ◎ 昭公二十三年
  【经】二十有三年春王正月,叔孙若如晋。癸丑,叔鞅卒。晋人执我行人叔孙若。晋人围郊。夏六月,蔡侯东国卒于楚。秋七月,莒子庚舆来奔。戊辰,吴败顿、胡沈、蔡、陈、许之师于鸡父,胡子髡、沈子逞灭,获陈夏啮。天王居于狄泉。尹氏立王子朝。八月乙未,地震。冬,公如晋,至河,有疾,乃复。
  【传】二十三年春,王正月壬寅朔,二师围郊。癸卯,郊、鄩溃。丁未,晋师在平阴,王师在泽邑。王使告间,庚戌,还。
  邾人城翼,还,将自离姑。公孙锄曰:”鲁将御我。”欲自武城还,循山而南。徐锄、丘弱、茅地曰:”道下,遇雨,将不出,是不归也。”遂自离姑。武城人塞其前,断其后之木而弗殊。邾师过之,乃推而蹶之。遂取邾师,获锄、弱、地。
  邾人诉于晋,晋人来讨。叔孙蹶如晋,晋人执之。书曰:”晋人执我行人叔孙若。”言使人也。晋人使与邾大夫坐。叔孙曰:”列国之卿,当小国之君,固周制也。邾又夷也。寡君之命介子服回在,请使当之,不敢废周制故也。”乃不果坐。
  韩宣子使邾人取其众,将以叔孙与之。叔孙闻之,去众与兵而朝。士弥牟谓韩宣子曰:”子弗良图,而以叔孙与其仇,叔孙必死之。鲁亡叔孙,必亡邾。邾君亡国,将焉归?子虽悔之,何及?所谓盟主,讨违命也。若皆相执,焉用盟主?”乃弗与,使各居一馆。士伯听其辞而诉诸宣子,乃皆执之。士伯御叔孙,従者四人,过邾馆以如吏。先归邾子。士伯曰:”以刍荛之难,従者之病,将馆子于都。”叔孙旦而立,期焉。乃馆诸箕。舍子服昭伯于他邑。
  范献子求货于叔孙,使请冠焉。取其冠法,而与之两冠,曰:”尽矣。”为叔孙故,申丰以货如晋。叔孙曰:”见我,吾告女所行货。”见,而不出。吏人之与叔孙居于箕者,请其吠狗,弗与。及将归,杀而与之食之。叔孙所馆者,虽一日必葺其墙屋,去之如始至。
  夏四月乙酉,单子取訾,刘子取墙人、直人。六月壬午,王子朝入于尹。癸未,尹圉诱刘佗杀之。丙戌,单子従阪道,刘子従尹道伐尹。单子先至而败,刘子还。己丑,召伯奂、南宫极以成周人戍尹。庚寅,单子、刘子、樊齐以王如刘。甲午,王子朝入于王城,次于左巷。秋七月戊申,鄩罗纳诸庄宫。尹辛败刘师于唐。丙辰,又败诸鄩。甲子,尹辛取西闱。丙寅,攻蒯,蒯溃。
  莒子庚舆虐而好剑,苟铸剑,必试诸人。国人患之。又将叛齐。乌存帅国人以逐之。庚舆将出,闻乌存执殳而立于道左,惧将止死。苑羊牧之曰:”君过之!乌存以力闻可矣,何必以弑君成名?”遂来奔。齐人纳郊公。
  吴人伐州来,楚薳越帅师及诸侯之师奔命救州来。吴人御诸钟离。子瑕卒,楚师熸薳。吴公子光曰:”诸侯従于楚者众,而皆小国也。畏楚而不获己,是以来。吾闻之曰:’作事威克其爱,虽小必济’。胡、沈之君幼而狂,陈大夫啮壮而顽,顿与许、蔡疾楚政。楚令尹死,其师熸。帅贱、多宠,政令不壹。而七国同役不同心,帅贱而不能整,无大威命,楚可败也,若分师先以犯胡、沈与陈,必先奔。三国败,诸侯之师乃摇心矣。诸侯乖乱,楚必大奔。请先者去备薄威,后者敦陈整旅。”吴子従之。戊辰晦,战于鸡父。吴子以罪人三千,先犯胡、沈与陈,三国争之。吴为三军以击于后,中军従王,光帅右,掩余帅左。吴之罪人或奔或止,三国乱。吴师击之,三国败,获胡、沈之君及陈大夫。舍胡、沈之囚,使奔许与蔡、顿,曰:”吾君死矣!”师噪而従之,三国奔,楚师大奔。书曰:”胡子髡、沈子逞灭,获陈夏啮。”君臣之辞也。不言战,楚未陈也。
  八月丁酉,南宫极震。苌弘谓刘文公曰:”君其勉之!先君之力可济也。周之亡也,其三川震。今西王之大臣亦震,天弃之矣!东王必大克。”
  楚大子建之母在狊阝,召吴人而启之。冬十月甲申,吴大子诸樊入狊阝,取楚夫人与其宝器以归。楚司马薳越追之,不及。将死,众曰:”请遂伐吴以徼之。”薳越曰:”再败君师,死且有罪。亡君夫人,不可以莫之死也。”乃缢于薳澨。
  公为叔孙故如晋,及河,有疾而复。
  楚囊瓦为令尹,城郢。沈尹戌曰:”子常必亡郢!苟不能卫,城无益也。古者,天子守在四夷;天子卑,守在诸侯。诸侯守在四邻;诸侯卑,守在四竟。慎其四竟,结其四援,民狎其野,三务成功,民无内忧,而又无外惧,国焉用城?今吴是惧而城于郢,守己小矣。卑之不获,能无亡乎?昔梁伯沟其公宫而民溃。民弃其上,不亡何待?夫正其疆场,修其土田,险其走集,亲其民人,明其伍候,信其邻国,慎其官守,守其交礼,不僭不贪,不懦不耆,完其守备,以待不虞,又何畏矣?《诗》曰:’无念尔祖,聿修厥德。’无亦监乎若敖、蚡冒至于武、文?土不过同,慎其四竟,犹不城郢。今土数圻,而郢是城,不亦难乎?”
  ◎ 昭公二十四年
  【经】二十四年春王三月丙戌,仲孙玃卒。若至自晋。夏五月乙未朔,日有食之。秋八月,大雩。丁酉,杞伯郁厘卒。冬,吴灭巢。葬杞平公。
  【传】二十四年春,王正月辛丑,召简公、南宫嚚以甘桓公见王子朝。刘子谓苌弘曰:”甘氏又往矣。”对曰:”何害?同德度义。《大誓》曰:’纣有亿兆夷人,亦有离德。余有乱臣十人,同心同德。’此周所以兴也。君其务德,无患无人。”戊午,王子朝入于邬。
  晋士弥牟逆叔孙于箕。叔孙使梁其踁待于门内,曰:”余左顾而欬,乃杀之。右顾而笑,乃止。”叔孙见士伯,士伯曰:”寡君以为盟主之故,是以久子。不腆敝邑之礼,将致诸従者。使弥牟逆吾子。”叔孙受礼而归。二月,若至自晋,尊晋也。
  三月庚戌,晋侯使士景伯莅问周故,士伯立于乾祭而问于介众。晋人乃辞王子朝,不纳其使。
  夏五月乙未朔,日有食之。梓慎曰:”将水。”昭子曰:”旱也。日过分而阳犹不克,克必甚,能无旱乎?阳不克莫,将积聚也。”
  六月壬申,王子朝之师攻瑕及杏,皆溃。
  郑伯如晋,子大叔相,见范献子。献子曰:”若王室何?”对曰:”老夫其国家不能恤,敢及王室。抑人亦有言曰:’嫠不恤其纬,而忧宗周之陨,为将及焉。’今王室实蠢蠢焉,吾小国惧矣。然大国之忧也,吾侪何知焉?吾子其早图之!《诗》曰:瓶之罄矣,惟罍之耻。’王室之不宁,晋之耻也。”献子惧,而与宣子图之。乃征会于诸侯,期以明年。
  秋八月,大雩,旱也。
  冬十月癸酉,王子朝用成周之宝珪于河。甲戌,津人得诸河上。阴不佞以温人南侵,拘得玉者,取其玉,将卖之,则为石。王定而献之,与之东訾。
  楚子为舟师以略吴疆。沈尹戌曰:”此行也,楚必亡邑。不抚民而劳之,吴不动而速之,吴踵楚,而疆埸无备,邑能无亡乎?”
  越大夫胥犴劳王于豫章之汭。越公子仓归王乘舟,仓及寿梦帅师従王,王及圉阳而还。吴人踵楚,而边人不备,遂灭巢及钟离而还。沈尹戌曰:”亡郢之始,于此在矣。王一动而亡二姓之帅,几如是而不及郢?《诗》曰:’谁生厉阶,至今为梗?’其王之谓乎?”
  ◎ 昭公二十五年
  【经】二十五年春,叔孙若如宋。夏,叔诣会晋赵鞅、宋乐大心,卫北宫喜、郑游吉、曹人、邾人、滕人、薛人、小邾人于黄父。有鸲鹆来巢。秋七月上辛,大雩;季辛,又雩。九月己亥,公孙于齐,次于阳州。齐侯唁公于野井。冬十月戊辰,叔孙若卒。十有一月己亥,宋公佐卒于曲棘。十有二月,齐侯取郓。
  【传】二十五年春,叔孙若聘于宋,桐门右师见之。语,卑宋大夫,而贱司城氏。昭子告其人曰:”右师其亡乎!君子贵其身而后能及人,是以有礼。今夫子卑其大夫而贱其宗,是贱其身也,能有礼乎?无礼必亡。”
  宋公享昭子,赋《新宫》。昭子赋《车辖》。明日宴,饮酒,乐,宋公使昭子右坐,语相泣也。乐祁佐,退而告人曰:”今兹君与叔孙,其皆死乎?吾闻之:’哀乐而乐哀,皆丧心也。’心之精爽,是谓魂魄。魂魄去之,何以能久?”
  季公若之姊为小邾夫人,生宋元夫人,生子以妻季平子。昭子如宋聘,且逆之。公若従,谓曹氏勿与,鲁将逐之。曹氏告公,公告乐祁。乐祁曰:”与之。如是,鲁君必出。政在季氏三世矣,鲁君丧政四公矣。无民而能逞其志者,未之有也。国君是以镇抚其民。《诗》曰:’人之云亡,心之忧矣。’鲁君失民矣,焉得逞其志?靖以待命犹可,动必忧。”
  夏,会于黄父,谋王室也。赵简子令诸侯之大夫输王粟,具戍人,曰:”明年将纳王。”子大叔见赵简子,简子问揖让周旋之礼焉。对曰:”是仪也,非礼也。”简子曰:”敢问何谓礼?”对曰:”吉也闻诸先大夫子产曰:’夫礼,天之经也。地之义也,民之行也。’天地之经,而民实则之。则天之明,因地之性,生其六气,用其五行。气为五味,发为五色,章为五声,淫则昏乱,民失其性。是故为礼以奉之:为六畜、五牲、三牺,以奉五味;为九文、六采、五章,以奉五色;为九歌、八风、七音、六律,以奉五声;为君臣、上下,以则地义;为夫妇、外内,以经二物;为父子、兄弟、姑姊、甥舅、昏媾、姻亚,以象天明,为政事、庸力、行务,以従四时;为刑罚、威狱,使民畏忌,以类其震曜杀戮;为温慈、惠和,以效天之生殖长育。民有好、恶、喜、怒、哀、乐,生于六气。是故审则宜类,以制六志。哀有哭泣,乐有歌舞,喜有施舍,怒有战斗;喜生于好,怒生于恶。是故审行信令,祸福赏罚,以制死生。生,好物也;死,恶物也;好物,乐也;恶物,哀也。哀乐不失,乃能协于天地之性,是以长久。”简子曰:”甚哉,礼之大也!”对曰:”礼,上下之纪,天地之经纬也,民之所以生也,是以先王尚之。故人之能自曲直以赴礼者,谓之成人。大,不亦宜乎?”简子曰:”鞅也请终身守此言也。”宋乐大心曰:”我不输粟。我于周为客?”若之何使客?”晋士伯曰:”自践土以来,宋何役之不会,而何盟之不同?曰’同恤王室’,子焉得辟之?子奉君命,以会大事,而宋背盟,无乃不可乎?”右师不敢对,受牒而退。士伯告简子曰:”宋右师必亡。奉君命以使,而欲背盟以干盟主,无不祥大焉。”
  ’有鸲鹆来巢’,书所无也。师己曰:”异哉!吾闻文、武之世,童谣有之,曰:’鸲之鹆之,公出辱之。鸲鹆之羽,公在外野,往馈之马。鸲鹆跦跦,公在乾侯,征褰与襦。鸲鹆之巢,远哉遥遥。稠父丧劳,宋父以骄。鸲鹆鸲鹆,往歌来哭。’童谣有是,今鸲鹆来巢,其将及乎?”
  秋,书再雩,旱甚也。
  初,季公鸟娶妻于齐鲍文子,生甲。公鸟死,季公亥与公思展与公鸟之臣申夜姑相其室。及季姒与饔人檀通,而惧,乃使其妾抶己,以示秦遄之妻,曰:”公若欲使余,余不可而抶余。”又诉于公甫,曰:”展与夜姑将要余。”秦姬以告公之,公之与公甫告平子。平子拘展于卞而执夜姑,将杀之。公若泣而哀之,曰:”杀是,是杀余也。”将为之请。平子使竖勿内,日中不得请。有司逆命,公之使速杀之。故公若怨平子。
  季、郤之鸡斗。季氏介其鸡,郤氏为之金距。平子怒,益宫于郤氏,且让之。故郤昭伯亦怨平子。臧昭伯之従弟会,为谗于臧氏,而逃于季氏,臧氏执旃。平子怒,拘臧氏老。将褅于襄公,万者二人,其众万于季氏。臧孙曰:”此之谓不能庸先君之庙。”大夫遂怨平子。公若献弓于公为,且与之出射于外,而谋去季氏。公为告公果、公贲。公果、公贲使侍人僚柤告公。公寝,将以戈击之,乃走。公曰:”执之。”亦无命也。惧而不出,数月不见,公不怒。又使言,公执戈惧之,乃走。又使言,公曰:”非小人之所及也。”公果自言,公以告臧孙,臧孙以难。告郤孙,郤孙以可,劝。告子家懿伯,懿伯曰:”谗人以君侥幸,事若不克,君受其名,不可为也。舍民数世,以求克事,不可必也。且政在焉,其难图也。”公退之。辞曰:”臣与闻命矣,言若泄,臣不获死。”乃馆于公。
  叔孙昭子如阚,公居于长府。九月戊戌,伐季氏,杀公之于门,遂入之。平子登台而请曰:”君不察臣之罪,使有司讨臣以干戈,臣请待于沂上以察罪。”弗许。请囚于费,弗许。请以五乘亡,弗许。子家子曰:”君其许之!政自之出久矣,隐民多取食焉。为之徒者众矣,日入慝作,弗可知也。众怒不可蓄也,蓄而弗治,将蕰。蕰畜,民将生心。生心,同求将合。君必悔之。”弗听。郤孙曰:”必杀之。”公使郤孙逆孟懿子。叔孙氏之司马鬷戾言于其众曰:”若之何?”莫对。又曰:”我,家臣也,不敢知国。凡有季氏与无,于我孰利?”皆曰:”无季氏,是无叔孙氏也。”鬷戾曰:”然则救诸!”帅徒以往,陷西北隅以入。公徒释甲,执冰而踞。遂逐之。孟氏使登西北隅,以望季氏。见叔孙氏之旌,以告。孟氏执郈昭伯,杀之于南门之西,遂伐公徒。子家子曰:”诸臣伪劫君者,而负罪以出,君止。意如之事君也,不敢不改。”公曰:”余不忍也。”与臧孙如墓谋,遂行。
  己亥,公孙于齐,次于阳州。齐侯将唁公于平阴,公先于野井。齐侯曰:”寡人之罪也。使有司待于平阴,为近故也。”书曰:”公孙于齐,次于阳州,齐侯唁公于野井。”礼也。将求于人,则先下之,礼之善物也。齐侯曰:”自莒疆以西,请致千社,以待君命。寡人将帅敝赋以従执事,唯命是听,君之忧,寡人之忧也。”公喜。子家子曰:”天禄不再,天若胙君,不过周公,以鲁足矣。失鲁,而以千社为臣,谁与之立”且齐君无信,不如早之晋。”弗従。臧昭伯率従者将盟,载书曰:”戮力壹心,好恶同之。信罪之有无,缱绻従公,无通外内。”以公命示子家子。子家子曰:”如此,吾不可以盟,羁也不佞,不能与二三子同心,而以为皆有罪。或欲通外内,且欲去君。二三子好亡而恶定,焉可同也?陷君于难,罪孰大焉?通外内而去君,君将速入,弗通何为?而何守焉?”乃不与盟。
  昭子自阚归,见平子。平子稽颡,曰:”子若我何?”昭子曰:”人谁不死?子以逐君成名,子孙不忘,不亦伤乎!将若子何?”平子曰:”苟使意如得改事君,所谓生死而肉骨也。”昭子従公于齐,与公言。子家子命适公馆者执之。公与昭子言于幄内,曰将安众而纳公。公徒将杀昭子,伏诸道。左师展告公,公使昭子自铸归。平子有异志。冬十月辛酉,昭子齐于其寝,使祝宗祈死。戊辰,卒。左师展将以公乘马而归,公徒执之。
  壬申,尹文公涉于巩,焚东訾,弗克。
  十一月,宋元公将为公故如晋。梦大子栾即位于庙,己与平公服而相之。旦,召六卿。公曰:”寡人不佞,不能事父兄,以为二三子忧,寡人之罪也。若以群子之灵,获保首领以没,唯是楄柎所以藉干者,请无及先君。”仲几对曰:”君若以社稷之故,私降昵宴,群臣弗敢知。若夫宋国之法,死生之度,先君有命矣。群臣以死守之,弗敢失队。臣之失职,常刑不赦。臣不忍其死,君命只辱。”宋公遂行。己亥,卒于曲棘。
  十二月庚辰,齐侯围郓。
  初,臧昭伯如晋,臧会窃其宝龟偻句,以卜为信与僭,僭吉。臧氏老将如晋问,会请往。昭伯问家故,尽对。及内子与母弟叔孙,则不对。再三问,不对。归,及郊,会逆,问,又如初。至,次于外而察之,皆无之。执而戮之,逸,奔郤。郤鲂假使为贾正焉。计于季氏。臧氏使五人以戈盾伏诸桐汝之闾。会出,逐之,反奔,执诸季氏中门之外。平子怒,曰:”何故以兵入吾门?”拘臧氏老。季、臧有恶。及昭伯従公,平子立臧会。会曰:”偻句不余欺也。”
  楚子使薳射城州屈,复茄人焉。城丘皇,迁訾人焉。使熊相衤某郭巢,季然郭卷。子大叔闻之,曰:”楚王将死矣。使民不安其土,民必忧,忧将及王,弗能久矣。”
  ◎ 昭公二十六年
  【经】二十有六年春王正月,葬宋元公。三月,公至自齐,居于郓。夏,公围成。秋,公会齐侯、莒子、邾子、杞伯,盟于鄟陵。公至自会,居于郓。九月庚申,楚子居卒。冬十月,天王入于成周。尹氏、召伯、毛伯以王子朝奔楚。
  【传】二十六年春,王正月庚申,齐侯取郓。
  葬宋元公,如先君,礼也。
  三月,公至自齐,处于郓,言鲁地也。
  夏,齐侯将纳公,命无受鲁货。申丰従女贾,以币锦二两,缚一如瑱,适齐师。谓子犹之人高齮:”能货子犹,为高氏后,粟五千庾。”高齮以锦示子犹,子犹欲之。能货子犹,为高氏后,粟五千庚。高齮以锦示子犹,子犹欲之。齮曰:”鲁人买之,百两一布,以道之不通,先入币财。”子犹受之,言于齐侯曰:”群臣不尽力于鲁君者,非不能事君也。然据有异焉。宋元公为鲁君如晋,卒于曲棘。叔孙昭子求纳其君,无疾而死。不知天之弃鲁耶,抑鲁君有罪于鬼神,故及此也?君若待于曲棘,使群臣従鲁君以卜焉。若可,师有济也。君而继之,兹无敌矣。若其无成,君无辱焉。”齐侯従之,使公子锄帅师従公。成大夫公孙朝谓平子曰:”有都以卫国也,请我受师。”许之。请纳质,弗许,曰:”信女,足矣。”告于齐师曰:”孟氏,鲁之敝室也。用成已甚,弗能忍也,请息肩于齐。”齐师围成。成人伐齐师之饮马于淄者,曰:”将以厌众。”鲁成备而后告曰:”不胜众。”师及齐师战于炊鼻。齐子渊捷従泄声子,射之,中楯瓦。繇朐汰辀,匕入者三寸。声子射其马,斩鞅,殪。改驾,人以为鬷戾也而助之。子车曰:”齐人也。”将击子车,子车射之,殪。其御曰:”又之。”子车曰:”众可惧也,而不可怒也。”子囊带従野泄,叱之。泄曰:”军无私怒,报乃私也,将亢子。”又叱之,亦叱之。冉竖射陈武子,中手,失弓而骂。以告平子,曰:”有君子白皙,鬒须眉,甚口。”平子曰:”必子强也,无乃亢诸?”对曰:”谓之君子,何敢亢之?”林雍羞为颜鸣右,下。苑何忌取其耳,颜鸣去之。苑子之御曰:”视下顾。”苑子刜林雍,断其足。{轻金}而乘于他车以归,颜鸣三入齐师,呼曰:”林雍乘!”
  四月,单子如晋告急。五月戊午,刘人败王城之师于尸氏。戊辰,王城人、刘人战于施谷,刘师败绩。
  秋,盟于鄟陵,谋纳公也。
  七月己巳,刘子以王出。庚午,次于渠。王城人焚刘。丙子,王宿于褚氏。丁丑,王次于萑谷。庚辰,王入于胥靡。辛巳,王次于滑。晋知跞、赵鞅帅师纳王,使汝宽守关塞。
  九月,楚平王卒。令尹子常欲立子西,曰:”大子壬弱,其母非适也,王子建实聘之。子西长而好善。立长则顺,建善则治。王顺国治,可不务乎?”子西怒曰:”是乱国而恶君王也。国有外援,不可渎也。王有适嗣,不可乱也。败亲、速仇、乱嗣,不祥,我受其名。赂吾以天下,吾滋不従也。楚国何为?必杀令尹!”令尹惧,乃立昭王。
  冬十月丙申,王起师于滑。辛丑,在郊,遂次于尸。十一月辛酉,晋师克巩。召伯盈逐王子朝,王子朝及召氏之族、毛伯得、尹氏固、南宫嚚奉周之典籍以奔楚。阴忌奔莒以叛。召伯逆王于尸,及刘子、单子盟。遂军圉泽,次于堤上。癸酉,王入于成周。甲戌,盟于襄宫。晋师使成公般戍周而还。十二月癸未,王入于庄宫。
  王子朝使告于诸侯曰:”昔武王克殷,成王靖四方,康王息民,并建母弟,以蕃屏周。亦曰:’吾无专享文、武之功,且为后人之迷败倾覆,而溺入于难,则振救之。’至于夷王,王愆于厥身,诸侯莫不并走其望,以祈王身。至于厉王,王心戾虐,万民弗忍,居王于彘。诸侯释位,以间王政。宣王有志,而后效官。至于幽王,天不吊周,王昏不若,用愆厥位。携王奸命,诸侯替之,而建王嗣,用迁郏鄏。则是兄弟之能用力于王室也。至于惠王,天不靖周,生颓祸心,施于叔带,惠、襄辟难,越去王都。则有晋、郑,咸黜不端,以绥定王家。则是兄弟之能率先王之命也。在定王六年,秦人降妖,曰:’周其有頿王,亦克能修其职。诸侯服享,二世共职。王室其有间王位,诸侯不图,而受其乱灾。’至于灵王,生而有頿。王甚神圣,无恶于诸侯。灵王、景王,克终其世。今王室乱,单旗、刘狄,剥乱天下,壹行不若。谓:’先王何常之有?唯余心所命,其谁敢请之?’帅群不吊之人,以行乱于王室。侵欲无厌,规求无度,贯渎鬼神,慢弃刑法,倍奸齐盟,傲很威仪,矫诬先王。晋为不道,是摄是赞,思肆其罔极。兹不谷震荡播越,窜在荆蛮,未有攸厎。若我一二兄弟甥舅,奖顺天法,无助狡猾,以従先王之命,毋速天罚,赦图不谷,则所愿也。敢尽布其腹心,及先王之经,实深图之。昔先王之命曰:’王后无适,则择立长。年钧以德,德钧以卜。’王不立爱,公卿无私,古之制也。穆后及大子寿早夭即世,单、刘赞私立少,以间先王,亦唯伯仲叔季图之!”
  闵马父闻子朝之辞,曰:”文辞以行礼也。子朝干景之命,远晋之大,以专其志,无礼甚矣,文辞何为?”
  齐有彗星,齐侯使禳之。晏子曰:”无益也,只取诬焉。天道不谄,不贰其命,若之何禳之?且天之有彗也,以除秽也。君无秽德,又何禳焉?若德之秽,禳之何损?《诗》曰:’惟此文王,小心翼翼,昭事上帝,聿怀多福。厥德不回,以受方国。’君无违德,方国将至,何患于彗?《诗》曰:’我无所监,夏后及商。用乱之故,民卒流亡。’若德回乱,民将流亡,祝史之为,无能补也。”公说,乃止。
  齐侯与晏子坐于路寝,公叹曰:”美哉室!其谁有此乎?”晏子曰:”敢问何谓也?”公曰:”吾以为在德。”对曰:”如君之言,其陈氏乎!陈氏虽无大德,而有施于民。豆区釜钟之数,其取之公也簿,其施之民也厚。公厚敛焉,陈氏厚施焉,民归之矣。《诗》曰:’虽无德与女,式歌且舞。’陈氏之施,民歌舞之矣。后世若少惰,陈氏而不亡,则国其国也已。”公曰:”善哉!是可若何?”对曰:”唯礼可以已之。在礼,家施不及国,民不迁,农不移,工贾不变,士不滥,官不滔,大夫不收公利。”公曰:”善哉!我不能矣。吾今而后知礼之可以为国也。”对曰:”礼之可以为国也久矣。与天地并。君令臣共,父慈子孝,兄爱弟敬,夫和妻柔,姑慈妇听,礼也。君令而不违,臣共而不贰,父慈而教,子孝而箴;兄爱而友,弟敬而顺;夫和而义,妻柔而正;姑慈而従,妇听而婉:礼之善物也。”公曰:”善哉!寡人今而后闻此礼之上也。”对曰:”先王所禀于天地,以为其民也,是以先王上之。”
  ◎ 昭公二十七年
  【经】二十有七年春,公如齐。公至自齐,居于郓。夏四月,吴弑其君僚。楚杀其大夫郤宛。秋,晋士鞅、宋乐祁犁、卫北宫喜、曹人、邾人、滕人会于扈。冬十月,曹伯午卒。邾快来奔。公如齐。公至自齐,居于郓。
  【传】二十七年春,公如齐。公至自齐,处于郓,言在外也。
  吴子欲因楚丧而伐之,使公子掩余、公子烛庸帅师围潜。使延州来季子聘于上国,遂聘于晋,以观诸侯。楚莠尹然,工尹麇帅师救潜。左司马沈尹戌帅都君子与王马之属以济师,与吴师遇于穷。令尹子常以舟师及沙汭而还。左尹郤宛、工尹寿帅师至于潜,吴师不能退。
  吴公子光曰:”此时也,弗可失也。”告鱄设诸曰:”上国有言曰:’不索何获?’我,王嗣也,吾欲求之。事若克,季子虽至,不吾废也。”鱄设诸曰:”王可弑也。母老子弱,是无若我何。”光曰:”我,尔身也。”
  夏四月,光伏甲于堀室而享王。王使甲坐于道,及其门。门阶户席,皆王亲也,夹之以铍。羞者献体改服于门外,执羞者坐行而入,执铍者夹承之,及体以相授也。光伪足疾,入于堀室。鱄设诸置剑于鱼中以进,抽剑剌王,铍交于胸,遂弑王。阖庐以其子为卿。
  季子至,曰:”苟先君废无祀,民人无废主,社稷有奉,国家无倾,乃吾君也。吾谁敢怨?哀死事生,以待天命。非我生乱,立者従之,先人之道也。”复命哭墓,复位而待。吴公子掩余奔徐,公子烛庸奔钟吾。楚师闻吴乱而还。
  郤宛直而和,国人说之。鄢将师为右领,与费无极比而恶之。令尹子常贿而信谗,无极谮郤宛焉,谓子常曰:”子恶欲饮子酒。”又谓子恶:”令尹欲饮酒于子氏。”子恶曰:”我,贱人也,不足以辱令尹。令尹将必来辱,为惠已甚。吾无以酬之,若何?”无极曰:”令尹好甲兵,子出之,吾择焉。”取五甲五兵,曰:”置诸门,令尹至,必观之,而従以酬之。”及飨日,帷诸门左。无极谓令尹曰:”吾几祸子。子恶将为子不利,甲在门矣,子必无往。且此役也,吴可以得志,子恶取赂焉而还,又误群帅,使退其师,曰:’乘乱不祥。’吴乘我丧,我乘其乱,不亦可乎?”令尹使视郤氏,则有甲焉。不往,召鄢将师而告之。将师退,遂令攻郤氏,且爇之。子恶闻之,遂自杀也。国人弗爇,令曰:”爇郤氏,与之同罪。”或取一编菅焉,或取一秉秆焉,国人投之,遂弗也。令尹炮之,尽灭郤氏之族党,杀阳令终与其弟完及佗与晋陈及其子弟。晋陈之族呼于国曰:”鄢氏、费氏自以为王,专祸楚国,弱寡王室,蒙王与令尹以自利也。令尹尽信之矣,国将如何?”令尹病之。
  秋,会于扈,令戍周,且谋纳公也。宋、卫皆利纳公,固请之。范献子取货于季孙,谓司城子梁与北宫贞子曰:”季孙未知其罪,而君伐之,请囚,请亡,于是乎不获。君又弗克,而自出也。夫{山乙}无备而能出君乎?季氏之复,天救之也。休公徒之怒,而启叔孙氏之心。不然,岂其伐人而说甲执冰以游?叔孙氏惧祸之滥,而自同于季氏,天之道也。鲁君守齐,三年而无成。季氏甚得其民,淮夷与之,有十年之备,有齐、楚之援,有天之赞,有民之助,有坚守之心,有列国之权,而弗敢宣也,事君如在国。故鞅以为难。二子皆图国者也,而欲纳鲁君,鞅之愿也,请従二子以围鲁。无成,死之。”二子惧,皆辞。乃辞小国,而以难复。
  孟懿子、阳虎伐郓。郓人将战,子家子曰:”天命不慆久矣。使君亡者,必此众也。天既祸之,而自福也,不亦难乎?犹有鬼神,此必败也。乌呼!为无望也夫,其死于此乎!”公使子家子如晋,公徒败于且知。
  楚郤宛之难,国言未已,进胙者莫不谤令尹。沈尹戌言于子常曰:”夫左尹与中厩尹莫知其罪,而子杀之,以兴谤讟,至于今不已。戌也惑之。仁者杀人以掩谤,犹弗为也。今吾子杀人以兴谤,而弗图,不亦异乎?夫无极,楚之谗人也,民莫不知。去朝吴,出蔡侯朱,丧太子建,杀连尹奢,屏王之耳目,使不聪明。不然,平王之温惠共俭,有过成、庄,无不及焉。所以不获诸侯,迩无极也。今又杀三不辜,以兴大谤,几及子矣。子而不图,将焉用之?夫鄢将师矫子之命,以灭三族,国之良也,而不愆位。吴新有君,疆埸日骇,楚国若有大事,子其危哉!知者除谗以自安也,今子爱谗以自危也,甚矣其惑也!”子常曰:”是瓦之罪,敢不良图。”九月己未,子常杀费无极与鄢将师,尽灭其族,以说于国。谤言乃止。
  冬,公如齐,齐侯请飨之。子常子曰:”朝夕立于其朝,又何飨焉?其饮酒也。”乃饮酒,使宰献,而请安。子仲之子曰重,为齐侯夫人,曰:”请使重见。”子家子乃以君出。
  十二月,晋籍秦致诸侯之戍于周,鲁人辞以难。
  ◎ 昭公二十八年
  【经】二十有八年春王三月,葬曹悼公。公如晋,次于乾侯。夏四月丙戌,郑伯宁卒。六月,葬郑定公。秋七月癸巳,滕子宁卒。冬,葬滕悼公。
  【传】二十八年春,公如晋,将如乾侯。子家子曰:”有求于人,而即其安,人孰矜之?其造于竟。”弗听。使请逆于晋。晋人曰:”天祸鲁国,君淹恤在外。君亦不使一个辱在寡人,而即安于甥舅,其亦使逆君?”使公复于竟而后逆之。
  晋祁胜与邬臧通室,祁盈将执之,访于司马叔游。叔游曰:”《郑书》有之:’恶直丑正,实蕃有徒。’无道立矣,子惧不免。《诗》曰:’民之多辟,无自立辟。’姑已,若何?”盈曰:”祁氏私有讨,国何有焉?”遂执之。祁胜赂荀跞,荀跞为之言于晋侯,晋侯执祁盈。祁盈之臣曰:”钧将皆死,慭使吾君闻胜与臧之死以为快。”乃杀之。夏六月,晋杀祁盈及杨食我。食我,祁盈之党也,而助乱,故杀之。遂灭祁氏、羊舌氏。
  初,叔向欲娶于申公巫臣氏,其母欲娶其党。叔向曰:”吾母多而庶鲜,吾惩舅氏矣。”其母曰:”子灵之妻杀三夫,一君,一子,而亡一国、两卿矣。可无惩乎?吾闻之:’甚美必有甚恶,’是郑穆少妃姚子之子,子貉之妹也。子貉早死,无后,而天钟美于是,将必以是大有败也。昔有仍氏生女,鬒黑而甚美,光可以鉴,名曰玄妻。乐正后夔取之,生伯封,实有豕心,贪婪无餍,忿类无期,谓之封豕。有穷后羿灭之,夔是以不祀。且三代之亡,共子之废,皆是物也。女何以为哉?夫有尤物,足以移人,苟非德义,则必有祸。”叔向惧,不敢取。平公强使取之,生伯石。伯石始生,子容之母走谒诸姑,曰:”长叔姒生男。”姑视之,及堂,闻其声而还,曰:”是豺狼之声也。狼子野心,非是,莫丧羊舌氏矣。”遂弗视。
  秋,晋韩宣子卒,魏献子为政。分祁氏之田以为七县,分羊舌氏之田以为三县。司马弥牟为邬大夫,贾辛为祁大夫,司马乌为平陵大夫,魏戊为梗阳大夫,知徐吾为涂水大夫,韩固为马首大夫,孟丙为盂大夫,乐霄为铜鞮大夫,赵朝为平阳大夫,僚安为杨氏大夫。谓贾辛、司马乌为有力于王室,故举之。谓知徐吾、赵朝、韩固、魏戊,余子之不失职,能守业者也。其四人者,皆受县而后见于魏子,以贤举也。
  魏子谓成鱄:”吾与戊也县,人其以我为党乎?”对曰:”何也?戊之为人也,远不忘君,近不逼同,居利思义,在约思纯,有守心而无淫行。虽与之县,不亦可乎?昔武王克商,光有天下。”其兄弟之国者十有五人,姬姓之国者四十人,皆举亲也。夫举无他,唯善所在,亲疏一也。《诗》曰:’唯此文王,帝度其心。莫其德音,其德克明。克明克类,克长克君。王此大国,克顺克比。比于文王,其德靡悔。既受帝祉,施于孙子。’心能制义曰度,德正应和曰莫,照临四方曰明,勤施无私曰类,教诲不倦曰长,赏庆刑威曰君,慈和遍服曰顺,择善而従之曰比,经纬天地曰文。九德不愆,作事无悔,故袭天禄,子孙赖之。主之举也,近文德矣,所及其远哉!”
  贾辛将适其县,见于魏子。魏子曰:”辛来!昔叔向适郑,鬲蔑恶,欲观叔向,従使之收器者而往,立于堂下。一言而善。叔向将饮酒,闻之,曰:’必鬷明也。’下,执其手以上,曰’昔贾大夫恶,娶妻而美,三年不言不笑,御以如皋,射雉,获之。其妻始笑而言。贾大夫曰:”才之不可以已,我不能射,女遂不言不笑夫!”今子少不扬,子若无言,吾几失子矣。言不可以已也如是。’遂知故在。今女有力于王室,吾是以举女。行乎!敬之哉!毋堕乃力!”
  仲尼闻魏子之举也,以为义,曰:”近不失亲,远不失举,可谓义矣。”又闻其命贾辛也,以为忠:”《诗》曰:’永言配命,自求多福’,忠也。魏子之举也义,其命也忠,其长有后于晋国乎!”
  冬,梗阳人有狱,魏戊不能断,以狱上。其大宗赂以女乐,魏子将受之。魏戊谓阎没、女宽曰:”主以不贿闻于诸侯,若受梗阳人,贿莫甚焉。吾子必谏。”皆许诺。退朝,待于庭。馈入,召之。比置,三叹。既食,使坐。魏子曰:”吾闻诸伯叔,谚曰:’唯食忘忧。’吾子置食之间三叹,何也?”同辞而对曰:”或赐二小人酒,不夕食。馈之始至,恐其不足,是以叹。中置,自咎曰:’岂将军食之,而有不足?’是以再叹。及馈之毕,愿以小人之腹为君子之心,属厌而已。”献子辞梗阳人。
  ◎ 昭公二十九年
  【经】二十有九年春,公至自乾侯,居于郓,齐侯使高张来唁公。公如晋,次于乾侯。夏四月庚子,叔诣卒。秋七月。冬十月,郓溃。
  【传】二十九年春,公至自乾侯,处于郓。齐侯使高张来唁公,称主君。子家子曰:”齐卑君矣,君只辱焉。”公如乾侯。
  三月己卯,京师杀召伯盈、尹氏固及原伯鲁之子。尹固之复也,有妇人遇之周郊,尤之,曰:”处则劝人为祸,行则数日而反,是夫也,其过三岁乎?”
  夏五月庚寅,王子赵车入于鄻以叛,阴不佞败之。
  平子每岁贾马,具従者之衣屦,而归之于乾侯。公执归马者,卖之,乃不归马。卫侯来献其乘马曰启服,堑而死,公将为之椟。子家子曰:”従者病矣,请以食之。”乃以帏裹之。
  公赐公衍羔裘,使献龙辅于齐侯,遂入羔裘。齐侯喜,与之阳谷。公衍、公为之生也,其母偕出。公衍先生,公为之母曰:”相与偕出,请相与偕告。”三日,公为生,其母先以告,公为为兄。公私喜于阳谷而思于鲁,曰:”务人为此祸也。且后生而为兄,其诬也久矣。”乃黜之,而以公衍为大子。
  秋,龙见于绛郊。魏献子问于蔡墨曰:”吾闻之,虫莫知于龙,以其不生得也。谓之知,信乎?”对曰:”人实不知,非龙实知。古者畜龙,故国有豢龙氏,有御龙氏。”献子曰:”是二氏者,吾亦闻之,而知其故,是何谓也?”对曰:”昔有飂叔安,有裔子曰董父,实甚好龙,能求其耆欲以饮食之,龙多归之。乃扰畜龙,以服事帝舜。帝赐之姓曰董,氏曰豢龙。封诸鬷川,鬷夷氏其后也。故帝舜氏世有畜龙。及有夏孔甲,扰于有帝,帝赐之乘龙,河、汉各二,各有雌雄,孔甲不能食,而未获豢龙氏。有陶唐氏既衰,其后有刘累,学扰龙于豢龙氏,以事孔甲,能饮食之。夏后嘉之,赐氏曰御龙,以更豕韦之后。龙一雌死,潜醢以食夏后。夏后飨之,既而使求之。惧而迁于鲁县,范氏其后也。”献子曰:”今何故无之?”对曰:”夫物,物有其官,官修其方,朝夕思之。一日失职,则死及之。失官不食。官宿其业,其物乃至。若泯弃之,物乃坻伏,郁湮不育。故有五行之官,是谓五官。实列受氏姓,封为上公,祀为贵神。社稷五祀,是尊是奉。木正曰句芒,火正曰祝融,金正曰蓐收,水正曰玄冥,土正曰后土。龙,水物也。水官弃矣,故龙不生得。不然,《周易》有之,在《乾》ⅰⅰ之《姤》ⅰⅳ,曰:’潜龙勿用。’其《同人》ⅰⅵ曰:’见龙在田。’其《大有》ⅵⅰ曰:’飞龙在天。’其《夬》ⅷⅰ曰:’亢龙有悔。’其《坤》ⅱⅱ曰:’见群龙无首,吉。’《坤》之《剥》ⅶⅱ曰:’龙战于野。’若不朝夕见,谁能物之?”献子曰:”社稷五祀,谁氏之五官也?”对曰:”少皞氏有四叔,曰重、曰该、曰修、曰熙,实能金、木及水。使重为句芒,该为蓐收,修及熙为玄冥,世不失职,遂济穷桑,此其三祀也。颛顼氏有子曰犁,为祝融;共工氏有子曰句龙,为后土,此其二祀也。后土为社;稷,田正也。有烈山氏之子曰柱为稷,自夏以上祀之。周弃亦为稷,自商以来祀之。”
  冬,晋赵鞅、荀寅帅师城汝滨,遂赋晋国一鼓铁,以铸刑鼎,著范宣子所为刑书焉。仲尼曰:”晋其亡乎!失其度矣。夫晋国将守唐叔之所受法度,以经纬其民,卿大夫以序守之。民是以能尊其贵,贵是以能守其业。贵贱不愆,所谓度也。文公是以作执秩之官,为被庐之法,以为盟主。今弃是度也,而为刑鼎,民在鼎矣,何以尊贵?贵何业之守?贵贱无序,何以为国?且夫宣子之刑,夷之蒐也,晋国之乱制也,若之何以为法?蔡史墨曰:”范氏、中行氏其亡乎!中行寅为下卿,而干上令,擅作刑器,以为国法,是法奸也。又加范氏焉,易之,亡也。其及赵氏,赵孟与焉。然不得已,若德,可以免。”
  ◎ 昭公三十年
  【经】三十年春王正月,公在乾侯。夏六月庚辰,晋侯去疾卒。秋八月,葬晋顷公。冬十有二月,吴灭徐,徐子章羽奔楚。
  【传】三十年春,王正月,公在乾侯。不先书郓与乾侯,非公,且征过也。
  夏六月,晋顷公卒。秋八月,葬。郑游吉吊,且送葬,魏献子使士景伯诘之,曰:”悼公之丧,子西吊,子蟜送葬。今吾子无贰,何故?”对曰:”诸侯所以归晋君,礼也。礼也者,小事大,大字小之谓。事大在共其时命,字小在恤其所无。以敝邑居大国之间,共其职贡,与其备御不虞之患,岂忘共命?先王之制:诸侯之丧,士吊,大夫送葬;唯嘉好、聘享、三军之事,于是乎使卿。晋之丧事,敝邑之间,先君有所助执绋矣。若其不间,虽士大夫有所不获数矣。大国之惠,亦庆其加,而不讨其乏,明厎其情,取备而已,以为礼也。灵王之丧,我先君简公在楚,我先大夫印段实往,敝邑之少卿也。王吏不讨,恤所无也。今大夫曰:’女盍従旧?’旧有丰有省,不知所従。従其丰,则寡君幼弱,是以不共。従其省,则吉在此矣。唯大夫图之。”晋人不能诘。
  吴子使徐人执掩余,使钟吾人执烛庸二公子奔楚,楚子大封,而定其徙。使监马尹大心逆吴公子,使居养莠尹然、左司马沈尹戌城之,取于城父与胡田以与之。将以害吴也。子西谏曰:”吴光新得国,而亲其民,视民如子,辛苦同之,将用之也。若好吴边疆,使柔服焉,犹惧其至。吾又疆其仇以重怒之,无乃不可乎!吴,周之胄裔也,而弃在海滨,不与姬通。今而始大,比于诸华。光又甚文,将自同于先王。不知天将以为虐乎,使翦丧吴国而封大异姓乎?其抑亦将卒以祚吴乎?其终不远矣。我盍姑亿吾鬼神,而宁吾族姓,以待其归。将焉用自播扬焉?”王弗听。吴子怒。冬十二月,吴子执钟吴子,遂伐徐,防山以水之。己卯,灭徐。徐子章禹断其发,携其夫人,以逆吴子。吴子唁而送之,使其迩臣従之,遂奔楚。楚沈尹戌帅师救徐,弗及,遂城夷,使徐子处之。
  吴子问于伍员曰:”初而言伐楚,余知其可也,而恐其使余往也,又恶人之有余之功也。今余将自有之矣,伐楚何如?”对曰:”楚执政众而乖,莫适任患。若为三师以肄焉,一师至,彼必皆出。彼出则归,彼归则出,楚必道敝。亟肄以罢之,多方以误之。既罢而后以三军继之,必大克之。”阖庐従之,楚于是乎始病。
  ◎ 昭公三十一年
  【经】三十有一年春王正月,公在乾侯。季孙意如晋荀跞于适历。夏四月丁巳,薛伯谷卒。晋侯使荀跞唁公于乾侯。秋,葬薛献公。冬,黑肱以滥来奔。十有二月辛亥朔,日有食之。
  【传】三十一年春,王正月,公在乾侯,言不能外内也。
  晋侯将以师纳公。范献子曰:”若召季孙而不来,则信不臣矣。然后伐之,若何?”晋人召季孙,献子使私焉,曰:”子必来,我受其无咎。”季孙意如会晋荀跞于适历。荀跞曰:”寡君使跞谓吾子:’何故出君?有君不事,周有常刑,子其图之!'”季孙练冠麻衣跣行,伏而对曰:”事君,臣之所不得也,敢逃刑命?君若以臣为有罪,请囚于费,以待君之察也,亦唯君。若以先臣之故,不绝季氏,而赐之死。若弗杀弗亡,君之惠也,死且不朽。若得従君而归,则固臣之愿也。敢有异心?”
  夏四月,季孙従知伯如乾侯。子家子曰:”君与之归。一惭之不忍,而终身惭乎?”公曰:”诺。”众曰:”在一言矣,君必逐之。”荀跞以晋侯之命唁公,且曰:”寡君使跞以君命讨于意如,意如不敢逃死,君其入也!”公曰:”君惠顾先君之好,施及亡人将使归粪除宗祧以事君,则不能夫人。己所能见夫人者,有如河!”荀跞掩耳而走,曰:”寡君其罪之恐,敢与知鲁国之难?臣请复于寡君。”退而谓季孙:”君怒未怠,子姑归祭。”子家子曰:”君以一乘入于鲁师,季孙必与君归。”公欲従之,众従者胁公,不得归。
  薛伯谷卒,同盟,故书。
  秋,吴人侵楚,伐夷,侵潜、六。楚沈尹戌帅师救潜,吴师还。楚师迁潜于南冈而还。吴师围弦。左司马戌、右司马稽帅师救弦,及豫章。吴师还。始用子胥之谋也。
  冬,邾黑肱以滥来奔,贱而书名,重地故也。君子曰:”名之不可不慎也如是。夫有所名,而不如其已。以地叛,虽贱,必书地,以名其人。终为不义,弗可灭已。是故君子动则思礼,行则思义,不为利回,不为义疚。或求名而不得,或欲盖而名章,惩不义也。齐豹为卫司寇,守嗣大夫,作而不义,其书为’盗’。邾庶其、莒牟夷、邾黑肱以土地出,求食而已,不求其名,贱而必书。此二物者,所以惩肆而去贪也。若艰难其身,以险危大人,而有名章彻,攻难之士将奔走之。若窃邑叛君,以徼大利而无名,贪冒之民将置力焉。是以《春秋》书齐豹曰’盗’,三叛人名,以惩不义,数恶无礼,其善志也。故曰:《春秋》之称微而显,婉而辨。上之人能使昭明,善人劝焉,淫人惧焉,是以君子贵之。”
  十二月辛亥朔,日有食之。是夜也,赵简子梦童子羸而转以歌。旦占诸史墨,曰:”吾梦如是,今而日食,何也?”对曰:”六年及此月也,吴其入郢乎!终亦弗克。入郢,必以庚辰,日月在辰尾。庚午之日,日始有谪。火胜金,故弗克。”
  ◎ 昭公三十二年
  【经】三十有二年春王正月,公在乾侯。取阚。夏,吴伐越。秋七月。冬,仲孙何忌会晋韩不信、齐高张、宋仲几、卫世叔申、郑国参、曹人、莒人、薛人、杞人、小邾人城成周。十有二月己未,公薨于乾侯。
  【传】三十二年春,王正月,公在乾侯。言不能外内,又不能用其人也。
  夏,吴伐越,始用师于越也。史墨曰:”不及四十年,越其有吴乎!越得岁而吴伐之,必受其凶。”
  秋八月,王使富辛与石张如晋,请城成周。天子曰:”天降祸于周,俾我兄弟并有乱心,以为伯父忧。我一二亲昵甥舅,不遑启处,于今十年,勤戍五年。余一人无日忘之,闵闵焉如农夫之望岁,惧以待时。伯父若肆大惠,复二文之业,驰周室之忧,徼文、武之福,以固盟主,宣昭令名,则余一人有大愿矣。昔成王合诸侯,城成周,以为东都,崇文德焉。今我欲徼福假灵于成王,修成周之城,俾戍人无勤,诸侯用宁,蝥贼远屏,晋之力也。其委诸伯父,使伯父实重图之。俾我一人无征怨于百姓,而伯父有荣施,先王庸之。”范献子谓魏献子曰:”与其戍周,不如城之。天子实云,虽有后事,晋勿与知可也。従王命以纾诸侯,晋国无忧。是之不务,而又焉従事?”魏献子曰:”善!”使伯音对曰:”天子有命,敢不奉承,以奔告于诸侯。迟速衰序,于是焉在。”
  冬十一月,晋魏舒、韩不信如京师,合诸侯之大夫于狄泉,寻盟,且令城成周。魏子南面。卫彪徯曰:”魏子必有大咎。干位以令大事,非其任也。《诗》曰:’敬天之怒,不敢戏豫。敬天之渝,不敢驰驱。’况敢干位以作大事乎?”
  己丑,士弥牟营成周,计丈数,揣高卑,度厚薄,仞沟恤,物土方,议远迩,量事期,计徒庸,虑材用,书餱粮,以令役于诸侯,属役赋丈,书以授帅,而效诸刘子。韩简子临之,以为成命。
  十二月,公疾,遍赐大夫,大夫不受。赐子家子双琥,一环,一璧,轻服,受之。大夫皆受其赐。己未,公薨。子家子反赐于府人,曰:”吾不敢逆君命也。”大夫皆反其赐。书曰:”公薨于乾侯。”言失其所也。
  赵简子问于史墨曰:”季氏出其君,而民服焉,诸侯与之,君死于外,而莫之或罪也。”对曰:”物生有两,有三,有五,有陪贰。故天有三辰,地有五行,体有左右,各有妃耦。王有公,诸侯有卿,皆有贰也。天生季氏,以贰鲁侯,为日久矣。民之服焉,不亦宜乎?鲁君世従其失,季氏世修其勤,民忘君矣。虽死于外,其谁矜之?社稷无常奉,君臣无常位,自古以然。故《诗》曰:’高岸为谷,深谷为陵。’三后之姓,于今为庶,王所知也。在《易》卦,雷乘《乾》曰《大壮》,天之道也。昔成季友,桓之季也,文姜之爱子也,始震而卜。卜人谒之,曰:’生有嘉闻,其名曰友,为公室辅。’及生,如卜人之言,有文在其手曰’友’,遂以名之。既而有大功于鲁,受费以为上卿。至于文子、武子,世增其业,不废旧绩。鲁文公薨,而东门遂杀适立庶,鲁君于是乎失国,政在季氏,于此君也,四公矣。民不知君,何以得国?是以为君,慎器与名,不可以假人。”
************************
哀公  【元年~二十七年】
  ◎ 哀公元年
  【经】元年春王正月,公即位。楚子、陈侯、随侯、许男围蔡。鼷鼠食郊牛,改卜牛。夏四月辛巳,郊。秋,齐侯,卫侯伐晋。冬,仲孙何忌帅师伐邾。
  【传】元年春,楚子围蔡,报柏举也。里而栽,广丈,高倍。夫屯昼夜九日,如子西之素。蔡人男女以辨,使疆于江、汝之间而还。蔡于是乎请迁于吴。
  吴王夫差败越于夫椒,报槜李也。遂入越。越子以甲楯五千,保于会稽。使大夫种因吴大宰嚭以行成,吴子将许之。伍员曰:”不可。臣闻之树德莫如滋,去疾莫如尽。昔有过浇杀斟灌以伐斟鄩,灭夏后相。后緍方娠,逃出自窦,归于有仍,生少康焉,为仍牧正。惎浇,能戒之。浇使椒求之,逃奔有虞,为之庖正,以除其害。虞思于是妻之以二姚,而邑诸纶。有田一成,有众一旅,能布其德,而兆其谋,以收夏众,抚其官职。使女艾谍浇,使季杼诱豷,遂灭过、戈,复禹之绩。祀夏配天,不失旧物。今吴不如过,而越大于少康,或将丰之,不亦难乎?句践能亲而务施,施不失人,亲不弃劳。与我同壤而世为仇雠,于是乎克而弗取,将又存之,违天而长寇仇,后虽悔之,不可食已。姬之衰也,日可俟也。介在蛮夷,而长寇仇,以是求伯,必不行矣。”弗听。退而告人曰:”越十年生聚,而十年教训,二十年之外,吴其为沼乎!”三月,越及吴平。吴入越,不书,吴不告庆,越不告败也。
  夏四月,齐侯、卫侯救邯郸,围五鹿。
  吴之入楚也,使召陈怀公。怀公朝国人而问焉,曰:”欲与楚者右,欲与吴者左。陈人従田,无田従党。”逢滑当公而进,曰:”臣闻国之兴也以福,其亡也以祸。今吴未有福,楚未有祸。楚未可弃,吴未可従。而晋,盟主也,若以晋辞吴,若何?”公曰:”国胜君亡,非祸而何?”对曰:”国之有是多矣,何必不复。小国犹复,况大国乎?臣闻国之兴也,视民如伤,是其福也。其亡也,以民为土芥,是其祸也。楚虽无德,亦不艾杀其民。吴日敝于兵,暴骨如莽,而未见德焉。天其或者正训楚也!祸之适吴,其何日之有?”陈侯従之。及夫差克越,乃修先君之怨。秋八月,吴侵陈,修旧怨也。
  齐侯、卫侯会于乾侯,救范氏也,师及齐师、卫孔圉、鲜虞人伐晋,取棘蒲。
  吴师在陈,楚大夫皆惧,曰:”阖庐惟能用其民,以败我于柏举。今闻其嗣又甚焉,将若之何?”子西曰:”二三子恤不相睦,无患吴矣。昔阖庐食不二味,居不重席,室不崇坛,器不彤镂,宫室不观,舟车不饰,衣服财用,择不取费。在国,天有灾疠,亲巡孤寡,而共其乏困。在军,熟食者分,而后敢食。其所尝者,卒乘与焉。勤恤其民而与之劳逸,是以民不罢劳,死知不旷。吾先大夫子常易之,所以败我也。今闻夫差次有台榭陂池焉,宿有妃嫱嫔御焉。一日之行,所欲必成,玩好必従。珍异是聚,观乐是务,视民如仇,而用之日新。夫先自败也已。安能败我?”
  冬十一月,晋赵鞅伐朝歌。
  ◎ 哀公二年
  【经】二年春王二月,季孙斯、叔孙州仇、仲孙何忌帅师伐邾,取漷东田及沂西田。癸巳,叔孙州仇、仲孙何忌及邾子盟于句绎。夏四月丙子,卫侯元卒。滕子来朝。晋赵鞅帅师纳卫世子蒯聩于戚。秋八月甲戌,晋赵鞅帅师及郑罕达帅师战于铁,郑师败绩。冬十月,葬卫灵公。十有一月,蔡迁于州来。蔡杀其大夫公子驷。
  【传】二年春,伐邾,将伐绞。邾人爱其土,故赂以淳阝、沂之田而受盟。
  初,卫侯游于郊,子南仆。公曰:”余无子,将立女。”不对。他日,又谓之。对曰:”郢不足以辱社稷,君其改图。君夫人在堂,三揖在下。君命只辱。”
  夏,卫灵公卒。夫人曰:”命公子郢为大子,君命也。”对曰:”郢异于他子。且君没于吾手,若有之,郢必闻之。且亡人之子辄在。”乃立辄。
  六月乙酉,晋赵鞅纳卫大子于戚。宵迷,阳虎曰:”右河而南,必至焉。”使大子絻,八人衰绖,伪自卫逆者。告于门,哭而入,遂居之。
  秋八月,齐人输范氏粟,郑子姚、子般送之。士吉射逆之,赵鞅御之,遇于戚。阳虎曰:”吾车少,以兵车之旆,与罕、驷兵车先陈。罕、驷自后随而従之,彼见吾貌,必有惧心。于是乎会之,必大败之。”従之。卜战,龟焦。乐丁曰:”《诗》曰:’爰始爰谋,爰契我龟。’谋协,以故兆询可也。”简子誓曰:”范氏、中行氏,反易天明,斩艾百姓,欲擅晋国而灭其君。寡君恃郑而保焉。今郑为不道,弃君助臣,二三子顺天明,従君命,经德义,除诟耻,在此行也。克敌者,上大夫受县,下大夫受郡,士田十万,庶人工商遂,人臣隶圉免。志父无罪,君实图之。若其有罪,绞缢以戮,桐棺三寸,不设属辟,素车朴马,无入于兆,下卿之罚也。”甲戌,将战,邮无恤御简子,卫太子为右。登铁上,望见郑师众,大子惧,自投于车下。子良授大子绥而乘之,曰:”妇人也。”简子巡列,曰:”毕万,匹夫也。七战皆获,有马百乘,死于牖下。群子勉之,死不在寇。”繁羽御赵罗,宋勇为右。罗无勇,麇之。吏诘之,御对曰:”痁作而伏。”卫大子祷曰:”会孙蒯聩敢昭告皇祖文王、烈祖康叔、文祖襄公:郑胜乱従,晋午在难,不能治乱,使鞅讨之。蒯聩不敢自佚,备持矛焉。敢告无绝筋,无折骨,无面伤,以集大事,无作三祖羞。大命不敢请,佩玉不敢爱。”
  郑人击简子中肩,毙于车中,获其峰旗。大子救之以戈,郑师北,获温大夫赵罗。大子复伐之,郑师大败,获齐粟千车。赵孟喜曰:”可矣。”傅傁曰:”虽克郑,犹有知在,忧未艾也。”
  初,周人与范氏田,公孙尨税焉。赵氏得而献之,吏请杀之。赵孟曰:”为其主也,何罪?”止而与之田。及铁之战,以徒五百人宵攻郑师,取峰旗于子姚之幕下,献曰:”请报主德。”
  追郑师。姚、般、公孙林殿而射,前列多死。赵孟曰:”国无小。”既战,简子曰:”吾伏弢呕血,鼓音不衰,今日我上也。”大子曰:”吾救主于车,退敌于下,我,右之上也。”邮良曰:”我两靷将绝,吾能止之,我,御之上也。”驾而乘材,两靷皆绝。
  吴泄庸如蔡纳聘,而稍纳师。师毕入,众知之。蔡侯告大夫,杀公子驷以说,哭而迁墓。冬,蔡迁于州来。
  ◎ 哀公三年
  【经】三年春,齐国夏、卫石曼姑帅师围戚。夏四月甲午,地震。五月辛卯,桓宫、僖宫灾。季孙斯、叔孙州仇帅师城启阳。宋乐髡帅师伐曹。秋七月丙子,季孙斯卒。蔡人放其大夫公孙猎于吴。冬十月癸卯,秦伯卒。叔孙州仇、仲孙何忌帅师围邾。
  【传】三年春,齐、卫围戚,救援于中山。
  夏五月辛卯,司铎火。火逾公宫,桓、僖灾。救火者皆曰:”顾府。”南宫敬叔至,命周人出御书,俟于宫,曰:”庀女而不在,死。”子服景伯至,命宰人出礼书,以待命:”命不共,有常刑。”校人乘马,巾车脂辖。百官官备,府库慎守,官人肃给。济濡帷幕,郁攸従之,蒙葺公屋。自大庙始,外内以悛,助所不给。有不用命,则有常刑,无赦。公父文伯至,命校人驾乘车。季桓子至,御公立于象魏之外,命救火者伤人则止,财可为也。命藏《象魏》,曰:”旧章不可亡也。”富父槐至,曰:”无备而官办者,犹拾■也。”于是乎去表之藁,道还公宫。孔子在陈,闻火,曰:”其桓、僖乎!”
  刘氏、范氏世为婚姻,苌弘事刘文公,故周与范氏。赵鞅以为讨。六月癸卯,周人杀苌弘。
  秋,季孙有疾,命正常曰:”无死。南孺子之子,男也,则以告而立之。女也,则肥也可。”季孙卒,康子即位。既葬,康子在朝。南氏生男,正常载以如朝,告曰:”夫子有遗言,命其圉臣曰:’南氏生男,则以告于君与大夫而立之。’今生矣,男也,敢告。”遂奔卫。康子请退。公使共刘视之,则或杀之矣,乃讨之。召正常,正常不反。
  冬十月,晋赵鞅围朝歌,师于其南。荀寅伐其郛,使其徒自北门入,己犯师而出。癸丑,奔邯郸。十一月,赵鞅杀士皋夷,恶范氏也。
  ◎ 哀公四年
  【经】四年春王二月庚戌,盗杀蔡侯申。蔡公孙辰出奔吴。葬秦惠公。宋人执小邾子。夏,蔡杀其大夫公孙姓、公孙霍。晋人执戎蛮子赤归于楚。城西郛。六月辛丑,亳社灾。秋八月甲寅,滕子结卒。冬十有二月,葬蔡昭公。葬滕顷公。
  【传】四年春,蔡昭侯将如吴,诸大夫恐其又迁也,承,公孙翩逐而射之,入于家人而卒。以两矢门之。众莫敢进。文之锴后至,曰:”如墙而进,多而杀二人。”锴执弓而先,翩射之,中肘。锴遂杀之。故逐公孙辰,而杀公孙姓、公孙盱。
  夏,楚人既克夷虎,乃谋北方。左司马眅、申公寿余、叶公诸梁致蔡于负函,致方城之外于缯关,曰:”吴将氵斥江入郢,将奔命焉。”为一昔之期,袭梁及霍。单浮余围蛮氏,蛮氏溃。蛮子赤奔晋阴地。司马起丰、析与狄戎,以临上雒。左师军于菟和,右师军于仓野,使谓阴地之命大夫士蔑曰:”晋、楚有盟,好恶同之。若将不废,寡君之愿也。不然,将通于少习以听命。”士蔑请诸赵孟。赵孟曰:”晋国未宁,安能恶于楚,必速与之。”士蔑乃致九州之戎。将裂田以与蛮子而城之,且将为之卜。蛮子听卜,遂执之,与其五大夫,以畀楚师于三户。司马致邑,立宗焉,以诱其遗民,而尽俘以归。
  秋七月,齐陈乞、弦施、卫宁跪救范氏。庚午,围五鹿。九月,赵鞅围邯郸。冬十一月,邯郸降。荀寅奔鲜虞,赵稷奔临。十二月,弦施逆之,遂堕临。国夏伐晋,取邢、任、栾、鄗、逆畤、阴人、盂、壶口。会鲜虞,纳荀寅于柏人。
  ◎ 哀公五年
  【经】五年春,城毗。夏,齐侯伐宋。晋赵鞅帅师伐卫。秋九月癸酉,齐侯杵臼卒。冬,叔还如齐。闰月,葬齐景公。
  【传】五年春,晋围柏人,荀寅、士吉射奔齐。初,范氏之臣王生恶张柳朔,言诸昭子,使为柏人。昭子曰:”夫非而仇乎?”对曰:”私仇不及公,好不废过,恶不去善,义之经也。臣敢违之?”及范氏出,张柳朔谓其子:”尔従主,勉之!我将止死,王生授我矣。吾不可以僭之。”遂死于柏人。
  夏,赵鞅伐卫,范氏之故也,遂围中牟。
  齐燕姬生子,不成而死,诸子鬻姒之子荼嬖。诸大夫恐其为大子也,言于公曰:”君之齿长矣,未有大子,若之何?”公曰:”二三子间于忧虞,则有疾疢。亦姑谋乐,何忧于无君?”公疾,使国惠子、高昭子立荼,置群公子于莱。秋,齐景公卒。冬十月,公子嘉、公子驹、公子黔奔卫,公子锄、公子阳生来奔。莱人歌之曰:”景公死乎不与埋,三军之事乎不与谋。师乎师乎,何党之乎?”
  郑驷秦富而侈,嬖大夫也,而常陈卿之车服于其庭。郑人恶而杀之。子思曰:”《诗》曰:’不解于位,民之攸塈。’不守其位,而能久者鲜矣。《商颂》曰:’不僭不滥,不敢怠皇,命以多福。'”
  ◎ 哀公六年
  【经】六年春,城邾瑕。晋赵鞅帅师伐鲜虞。吴伐陈。夏,齐国夏及高张来奔。叔还公吴于柤。秋七月庚寅,楚子轸卒。齐阳生入齐。齐陈乞弑其君荼。冬,仲孙何忌帅师伐邾。宋向巢帅师伐曹。
  【传】六年春,晋伐鲜虞,治范氏之乱也。
  吴伐陈,复修旧怨也。楚子曰:”吾先君与陈有盟,不可以不救。”乃救陈,师于城父。
  齐陈乞伪事高、国者,每朝必骖乘焉。所従必言诸大夫,曰:”彼皆偃蹇,将弃子之命。皆曰:’高、国得君,必逼我,盍去诸?’固将谋子,子早图之。图之,莫如尽灭之。需,事之下也。”及朝,则曰:”彼虎狼也,见我在子之侧,杀我无日矣。请就之位。”又谓诸大夫曰:”二子者祸矣!恃得君而欲谋二三子,曰:’国之多难,贵宠之由,尽去之而后君定。’既成谋矣,盍及其未作也,先诸?作而后悔,亦无及也。”大夫従之。
  夏六月戊辰,陈乞、鲍牧及诸大夫,以甲入于公宫。昭子闻之,与惠子乘如公,战于庄,败。国人追之,国夏奔莒,遂及高张、晏圉、弦施来奔。
  秋七月,楚子在城父,将救陈。卜战,不吉;卜退,不吉。王曰:”然则死也!再败楚师,不如死。弃盟逃仇,亦不如死。死一也,其死仇乎!”命公子申为王,不可;则命公子结,亦不可;则命公子启,五辞而后许。将战,王有疾。庚寅,昭王攻大冥,卒于城父。子闾退,曰:”君王舍其子而让,群臣敢忘君乎?従君之命,顺也。立君之子,亦顺也。二顺不可失也。”与子西、子期谋,潜师闭涂,逆越女之子章,立之而后还。
  是岁也,有云如众赤鸟,夹日以飞,三日。楚子使问诸周大史。周大史曰:”其当王身乎!若禜之,可移于令尹、司马。”王曰:”除腹心之疾,而置诸股肱,何益?不谷不有大过,天其夭诸?有罪受罚,又焉移之?”遂弗禜。
  初,昭王有疾。卜曰:”河为祟。”王弗祭。大夫请祭诸郊,王曰:”三代命祀,祭不越望。江、汉、雎、章,楚之望也。祸福之至,不是过也。不谷虽不德,河非所获罪也。”遂弗祭。孔子曰:”楚昭王知大道矣!其不失国也,宜哉!《夏书》曰:’惟彼陶唐,帅彼天常,有此冀方。今失其行,乱其纪纲,乃灭而亡。’又曰:’允出兹在兹。’由己率常可矣。”
  八月,齐邴意兹来奔。
  陈僖子使召公子阳生。阳生驾而见南郭且于,曰:”尝献马于季孙,不入于上乘,故又献此,请与子乘之。”出莱门而告之故。阚止知之,先待诸外。公子曰:”事未可知,反,与壬也处。”戒之,遂行。逮夜,至于齐,国人知之。僖子使子士之母养之,与馈者皆入。
  冬十月丁卯,立之。将盟,鲍子醉而往。其臣差车鲍点曰:”此谁之命也?”陈子曰:”受命于鲍子。”遂诬鲍子曰:”子之命也。”鲍子曰:”女忘君之为孺子牛而折其齿乎?而背之也!”悼公稽首,曰:”吾子奉义而行者也。若我可,不必亡一大夫。若我不可,不必亡一公子。义则进,否则退,敢不唯子是従?废兴无以乱,则所愿也。”鲍子曰:”谁非君之子?”乃受盟。使胡姬以安孺子如赖。去鬻姒,杀王甲,拘江说,囚王豹于句窦之丘。
  公使朱毛告于陈子,曰:”微子则不及此。然君异于器,不可以二。器二不匮,君二多难,敢布诸大夫。”僖子不对而泣,曰:”君举不信群臣乎?以齐国之困,困又有忧。少君不可以访,是以求长君,庶亦能容群臣乎!不然,夫孺子何罪?”毛复命,公悔之。毛曰:”君大访于陈子,而图其小可也。”使毛迁孺子于骀,不至,杀诸野幕之下,葬诸殳冒淳。
  ◎ 哀公七年
  【经】七年春,宋皇瑗帅师侵郑。晋魏曼多帅师侵卫。夏,公会吴于鄫。秋,公伐邾。八月己酉,入邾,以邾子益来。宋人围曹。冬,郑驷弘帅师救曹。
  【传】七年春,宋师侵郑,郑叛晋故也。
  晋师侵卫,卫不服也。
  夏,公会吴于鄫。吴来征百牢,子服景伯对曰:”先王未之有也。”吴人曰:”宋百牢我,鲁不可以后宋。且鲁牢晋大夫过十,吴王百牢,不亦可乎?”景伯曰:”晋范鞅贪而弃礼,以大国惧敝邑,故敝邑十一牢之。君若以礼命于诸侯,则有数矣。若亦弃礼,则有淫者矣。周之王也,制礼,上物不过十二,以为天之大数也。今弃周礼,而曰必百牢,亦唯执事。”吴人弗听。景伯曰:”吴将亡矣!弃天而背本不与,必弃疾于我。”乃与之。
  大宰嚭召季康子,康子使子贡辞。大宰嚭曰:”国君道长,而大夫不出门,此何礼也?”对曰:”岂以为礼?畏大国也。大国不以礼命于诸侯,苟不以礼,岂可量也?寡君既共命焉,其老岂敢弃其国?大伯端委以治周礼,仲雍嗣之,断发文身,赢以为饰,岂礼也哉?有由然也。”反自鄫,以吴为无能为也。
  季康子欲伐邾,乃飨大夫以谋之。子服景伯曰:”小所以事大,信也。大所以保小,仁也。背大国,不信。伐小国,不仁。民保于城,城保于德,失二德者,危,将焉保?”孟孙曰:”二三子以为何如?恶贤而逆之?”对曰:”禹合诸侯于涂山,执玉帛者万国。今其存者,无数十焉。唯大不字小,小不事大也。知必危,何故不言?鲁德如邾,而以众加之,可乎?”不乐而出。
  秋,伐邾,及范门,犹闻钟声。大夫谏,不听,茅成子请告于吴,不许,曰:”鲁击柝闻于邾,吴二千里,不三月不至,何及于我?且国内岂不足?”成子以茅叛,师遂入邾,处其公宫,众师昼掠,邾众保于绎。师宵掠,以邾子益来,献于亳社,囚诸负瑕。负瑕故有绎。邾茅夷鸿以束帛乘韦,自请救于吴,曰:”鲁弱晋而远吴,冯恃其众,而背君之盟,辟君之执事,以陵我小国。邾非敢自爱也,惧君威之不立。君威之不立,小国之忧也。若夏盟于鄫衍,秋而背之,成求而不违,四方诸侯,其何以事君?且鲁赋八百乘,君之贰也。邾赋六百乘,君之私也。以私奉贰,唯君图之。”吴子従之。
  宋人围曹。郑桓子思曰:”宋人有曹,郑之患也。不可以不救。”冬,郑师救曹,侵宋。
  初,曹人或梦众君子立于社宫,而谋亡曹,曹叔振铎请待公孙强,许之。旦而求之曹,无之。戒其子曰:”我死,尔闻公孙强为政,必去之。”及曹伯阳即位,好田弋。曹鄙人公孙强好弋,获白雁,献之,且言田弋之说,说之。因访政事,大说之。有宠,使为司城以听政。梦者之子乃行。强言霸说于曹伯,曹伯従之,乃背晋而奸宋。宋人伐之,晋人不救。筑五邑于其郊,曰黍丘、揖丘、大城、钟、邗。
  ◎ 哀公八年
  【经】八年春王正月,宋公入曹,以曹伯阳归。吴伐我。夏,齐人取讙及阐。归邾子益子邾。秋七月。冬十有二月癸亥,杞伯过卒。齐人归讙及阐。
  【传】八年春,宋公伐曹,将还,褚师子肥殿。曹人诟之,不行,师待之。公闻之,怒,命反之,遂灭曹。执曹伯及司城强以归,杀之。
  吴为邾故,将伐鲁,问于叔孙辄。叔孙辄对曰:”鲁有名而无情,伐之,必得志焉。”退而告公山不狃。公山不狃曰:”非礼也。君子违,不适仇国。未臣而有伐之,奔命焉,死之可也。所托也则隐。且夫人之行也,不以所恶废乡。今子以小恶而欲覆宗国,不亦难乎?若使子率,子必辞,王将使我。”子张疾之。王问于子泄,对曰:”鲁虽无与立,必有与毙;诸侯将救之,未可以得志焉。晋与齐、楚辅之,是四仇也。夫鲁、齐、晋之唇,唇亡齿寒,君所知也。不救何为?”
  三月,吴伐我,子泄率,故道险,従武城。初,武城人或有因于吴竟田焉,拘鄫谒之沤菅者,曰:”何故使吾水滋?”及吴师至,拘者道之,以伐武城,克之。王犯尝为之宰,澹台子羽之父好焉。国人惧,懿子谓景伯:”若之何?”对曰:”吴师来,斯与之战,何患焉?且召之而至,又何求焉?”吴师克东阳而进,舍于五梧,明日,舍于蚕室。公宾庚、公甲叔子与战于夷,获叔子与析朱锄。献于王,王曰:”此同车,必使能,国未可望也。”明日,舍于庚宗,遂次于泗上。微虎欲宵攻王舍,私属徒七百人,三踊于幕庭,卒三百人,有若与焉,及稷门之内。或谓季孙曰:”不足以害吴,而多杀国士,不如已也。”乃止之。吴子闻之,一夕三迁。吴人行成,将盟。景伯曰:”楚人围宋,易子而食,析骸而爨,犹无城下之盟。我未及亏,而有城下之盟,是弃国也。吴轻而远,不能久,将归V请少待之。”弗従。景伯负载,造于莱门,乃请释子服何于吴,吴人许之。以王子姑曹当之,而后止。吴人盟而还。
  齐悼公之来也,季康子以其妹妻之,即位而逆之。季鲂侯通焉,女言其情,弗敢与也。齐侯怒,夏五月,齐鲍牧帅师伐我,取讙及阐。
  或谮胡姬于齐侯,曰:”安孺子之党也。”六月,齐侯杀胡姬。
  齐侯使如吴请师,将以伐我,乃归邾子。邾子又无道,吴子使大宰子余讨之,囚诸楼台,栫之以棘。使诸大夫奉大子革以为政。
  秋,及齐平。九月,臧宾如如齐莅盟,齐闾丘明来莅盟,且逆季姬以归,嬖。
  鲍牧又谓群公子曰:”使女有马千乘乎?”公子愬之。公谓鲍子:”或谮子,子姑居于潞以察之。若有之,则分室以行。若无之,则反子之所。”出门,使以三分之一行。半道,使以二乘。及潞,麇之以入,遂杀之。
  冬十二月,齐人归讙及阐,季姬嬖故也。
  ◎ 哀公九年
  【经】九年春王二月,葬杞僖公。宋皇瑗帅师取郑师于雍丘。夏,楚人伐陈。秋,宋公伐郑。冬十月。
  【传】九年春,齐侯使公孟绰辞师于吴。吴子曰:”昔岁寡人闻命。今又革之,不知所従,将进受命于君。”
  郑武子賸之嬖许瑕求邑,无以与之。请外取,许之。故围宋雍丘。宋皇瑗围郑师,每日迁舍,垒合,郑师哭。子姚救之,大败。二月甲戌,宋取郑师于雍丘,使有能者无死,以郏张与郑罗归。
  夏,楚人伐陈,陈即吴故也。
  宋公伐郑。
  秋,吴城邗,沟通江、淮。
  晋赵鞅卜救郑,遇水适火,占诸史赵、史墨、史龟。史龟曰:”是谓沈阳,可以兴兵。利以伐姜,不利子商。伐齐则可,敌宋不吉。”史墨曰:”盈,水名也。子,水位也。名位敌,不可干也。炎帝为火师,姜姓其后也。水胜火,伐姜则可。”史赵曰:”是谓如川之满,不可游也。郑方有罪,不可救也。救郑则不吉,不知其他。”阳虎以《周易》筮之,遇《泰》ⅱⅰ之《需》ⅴⅰ,曰:”宋方吉,不可与也。微子启,帝乙之元子也。宋、郑,甥舅也。祉,禄也。若帝乙之元子归妹,而有吉禄,我安得吉焉?”乃止。
  冬,吴子使来亻敬师伐齐。
  ◎ 哀公十年
  【经】十年春王二月,邾子益来奔。公会吴伐齐。三月戊戌,齐侯阳生卒。夏,宋人伐郑。晋赵鞅帅师侵齐。五月,公至自伐齐。葬齐悼公。卫公孟彄自齐归于卫。薛伯夷卒。秋,葬薛惠公。冬,楚公子结帅师伐陈。吴救陈。
  【传】十年春,邾隐公来奔。齐甥也,故遂奔齐。
  公会吴子、邾子、郯子伐齐南鄙,师于鄎。齐人弑悼公,赴于师。吴子三日哭于军门之外。徐承帅舟师,将自海入齐,齐人败之,吴师乃还。
  夏,赵鞅帅师伐齐,大夫请卜之。赵孟曰:”吾卜于此起兵,事不再令,卜不袭吉,行也。”于是乎取犁及辕,毁高唐之郭,侵及赖而还。
  秋,吴子使来复亻〗敬师。
  冬,楚子期伐陈。吴延州来季子救陈,谓子期曰:”二君不务德,而力争诸侯,民何罪焉?我请退,以为子名,务德而安民。”乃还。
  ◎ 哀公十一年
  【经】十有一年春,齐国书帅师伐我。夏,陈辕颇出奔郑。五月,公会吴伐齐。甲戌,齐国书帅师及吴战于艾陵,齐师败绩,获齐国书。秋七月辛酉,滕子虞母卒。冬十有一月,葬滕隐公。卫世叔齐出奔宋。
  【传】十一年春,齐为鄎故,国书、高无丕帅师伐我,及清。季孙谓其宰冉求曰:”齐师在清,必鲁故也。若之何?”求曰:”一子守,二子従公御诸竟。”季孙曰:”不能。”求曰:”居封疆之间。”季孙告二子,二子不可。求曰:”若不可,则君无出。一子帅师,背城而战。不属者,非鲁人也。鲁之群室,众于齐之兵车。一室敌车,优矣。子何患焉?二子之不欲战也宜,政在季氏。当子之身,齐人伐鲁而不能战,子之耻也。大不列于诸侯矣。”季孙使従于朝,俟于党氏之沟。武叔呼而问战焉,对曰:”君子有远虑,小人何知?”懿子强问之,对曰:”小人虑材而言,量力而共者也。”武叔曰:”是谓我不成丈夫也。”退而蒐乘,孟孺子泄帅右师,颜羽御,邴泄为右。冉求帅左师,管周父御,樊迟为右。季孙曰:”须也弱。”有子曰:”就用命焉。”季氏之甲七千,冉有以武城人三百为己徒卒。老幼守宫,次于雩门之外。五日,右师従之。公叔务人见保者而泣,曰:”事充政重,上不能谋,士不能死,何以治民?吾既言之矣,敢不勉乎!”
  师及齐师战于郊,齐师自稷曲,师不逾沟。樊迟曰:”非不能也,不信子也。请三刻而逾之。”如之,众従之。师入齐军,右师奔,齐人従之,陈瓘、陈庄涉泗。孟之侧后入以为殿,抽矢策其马,曰:”马不进也。”林不狃之伍曰:”走乎?”不狃曰:”谁不如?”曰:”然则止乎?”不狃曰:”恶贤?”徐步而死。师获甲首八十,齐人不能师。宵,谍曰:”齐人遁。”冉有请従之三,季孙弗许。孟孺子语人曰:”我不如颜羽,而贤于邴泄。子羽锐敏,我不欲战而能默。泄曰:’驱之。'”公为与其嬖僮汪锜乘,皆死,皆殡。孔子曰:”能执干戈以卫社稷,可无殇也。”冉有用矛于齐师,故能入其军。孔子曰:”义也。”
  夏,陈辕颇出奔郑。初,辕颇为司徒,赋封田以嫁公女。有余,以为己大器。国人逐之,故出。道渴,其族辕咺进稻醴、梁糗、糗脯焉。喜曰:”何其给也?”对曰:”器成而具。”曰:”何不吾谏?”对曰:”惧先行。”
  为郊战故,公会吴子伐齐。五月,克博,壬申,至于羸。中军従王,胥门巢将上军,王子姑曹将下军,展如将右军。齐国书将中军,高无丕将上军,宗楼将下军。陈僖子谓其弟书:”尔死,我必得志。”宗子阳与闾丘明相厉也。桑掩胥御国子,公孙夏曰:”二子必死。”将战,公孙夏命其徒歌《虞殡》。陈子行命其徒具含玉。公孙挥命其徒曰:”人寻约,吴发短。”东郭书曰:”三战必死,于此三矣。”使问弦多以琴,曰:”吾不复见子矣。”陈书曰:”此行也,吾闻鼓而已,不闻金矣。”
  甲戌,战于艾陵,展如败高子,国子败胥门巢。王卒助之,大败齐师。获国书、公孙夏、闾丘明、陈书、东郭书,革车八百乘,甲首三千,以献于公。将战,吴子呼叔孙,曰:”而事何也?”对曰:”従司马。”王赐之甲、剑、铍,曰:”奉尔君事,敬无废命。”叔孙未能对,卫赐进,曰:”州仇奉甲従君。”而拜。公使大史固归国子之元,置之新箧,褽之以玄纁,加组带焉。置书于其上,曰:”天若不识不衷,何以使下国?”
  吴将伐齐,越子率其众以朝焉,王及列士,皆有馈赂。吴人皆喜,惟子胥惧,曰:”是豢吴也夫!”谏曰:”越在我,心腹之疾也。壤地同,而有欲于我。夫其柔服,求济其欲也,不如早従事焉。得志于齐,犹获石田也,无所用之。越不为沼,吴其泯矣,使医除疾,而曰:’必遗类焉’者,未之有也。《盘庚之诰》曰:’其有颠越不共,则劓殄无遗育,无俾易种于兹邑。’是商所以兴也。今君易之,将以求大,不亦难乎?”弗听,使于齐,属其子于鲍氏,为王孙氏。反役,王闻之,使赐之属镂以死,将死,曰:”树吾墓梵槚槚可材也。吴其亡乎!三年,其始弱矣。盈必毁,天之道也。”
  秋,季孙命修守备,曰:”小胜大,祸也。齐至无日矣。”
  冬,卫大叔疾出奔宋。初,疾娶于宋子朝,其娣嬖。子朝出。孔文子使疾出其妻而妻之。疾使侍人诱其初妻之娣,置于犁,而为之一宫,如二妻。文子怒,欲攻之。仲尼止之。遂夺其妻。或淫于外州,外州人夺之轩以献。耻是二者,故出。卫人立遗,使室孔姞。疾臣向魋纳美珠焉,与之城锄。宋公求珠,魋不与,由是得罪。及桓氏出,城锄人攻大叔疾,卫庄公复之。使处巢,死焉。殡于郧,葬于少禘。
  初,晋悼公子慭亡在卫,使其女仆而田。大叔懿子止而饮之酒,遂聘之,生悼子。悼子即位,故夏戊为大夫。悼子亡,卫人翦夏戊。孔文子之将攻大叔也,访于仲尼。仲尼曰:”胡簋之事,则尝学之矣。甲兵之事,未之闻也。”退,命驾而行,曰:”鸟则择木,木岂能择鸟?”文子遽止之,曰:”圉岂敢度其私,访卫国之难也。”将止。鲁人以币召之,乃归。
  季孙欲以田赋,使冉有访诸仲尼。仲尼曰:”丘不识也。”三发,卒曰:”子为国老,待子而行,若之何子之不言也?”仲尼不对。而私于冉有曰:”君子之行也,度于礼,施取其厚,事举其中,敛従其薄。如是则以丘亦足矣。若不度于礼,而贪冒无厌,则虽以田赋,将又不足。且子季孙若欲行而法,则周公之典在。若欲苟而行,又何访焉?”弗听。
  ◎ 哀公十二年
  【经】十有二年春,用田赋。夏五月甲辰,孟子卒。公会吴于皋阜。秋,公会卫侯、宋皇瑗于郧。宋向巢帅师伐郑。冬十有二月,螽。
  【传】十二年春,王正月,用田赋。
  夏五月,昭夫人孟子卒。昭公娶于吴,故不书姓。死不赴,故不称夫人。不反哭,故言不葬小君。孔子与吊,适季氏。季氏不絻,放绖而拜。
  公会吴于橐皋。吴子使大宰嚭请寻盟。公不欲,使子贡对曰:”盟所以周信也,故心以制之,玉帛以奉之,言以结之,明神以要之。寡君以为苟有盟焉,弗可改也已。若犹可改,日盟何益?今吾子曰:’必寻盟。’若可寻也,亦可寒也。”乃不寻盟。
  吴征会于卫。初,卫人杀吴行人且姚而惧,谋于行人子羽。子羽曰:”吴方无道,无乃辱吾君,不如止也。”子木曰:”吴方无道,国无道,必弃疾于人。吴虽无道,犹足以患卫。往也。长木之毙,无不噬也。国狗之,无不噬也。而况大国乎?”
  秋,卫侯会吴于郧。公及卫侯、宋皇瑗盟,而卒辞吴盟。吴人藩卫侯之舍。子服景伯谓子贡曰:”夫诸侯之会,事既毕矣,侯伯致礼,地主归饩,以相辞也。今吴不行礼于卫,而藩其君舍以难之,子盍见大宰?”乃请束锦以行。语及卫故,大宰嚭曰:”寡君愿事卫君,卫君之来也缓,寡君惧,故将止之。”子贡曰:”卫君之来,必谋于其众。其众或欲或否,是以缓来。其欲来者,子之党也。其不欲来者,子之仇也。若执卫君,是堕党而崇仇也。夫堕子者得其志矣!且合诸侯而执卫君,谁敢不惧?堕党崇仇,而惧诸侯,或者难以霸乎!”大宰嚭说,乃舍卫侯。卫侯归,效夷言。子之尚幼,曰:”君必不免,其死于夷乎!执焉,而又说其言,従之固矣。”
  冬十二月,螽。季孙问诸仲尼,仲尼曰:”丘闻之,火伏而后蜇者毕。今火犹西流,司历过也。”
  宋郑之间有隙地焉,曰弥作、顷丘、玉畅、岩、戈、锡。子产与宋人为成,曰:”勿有是。”及宋平、元之族自萧奔郑,郑人为之城岩、戈、锡。九月,宋向巢伐郑,取锡,杀元公之孙,遂围岩。十二月,郑罕达救岩。丙申,围宋师。
  ◎ 哀公十三年
  【经】十有三年春,郑罕达帅师取宋师于岩。夏,许男成卒。公会晋侯及吴子于黄池。楚公子申帅师伐陈。于越入吴。秋,公至自会。晋魏曼多帅师侵卫。葬许元公。九月,螽。冬十有一月,有星孛于东方。盗杀陈夏区夫。十有二月,螽。
  【传】十三年春,宋向魋救其师。郑子剩使徇曰:”得桓魋者有赏。”魋也逃归,遂取宋师于岩,获成讙、郜延。以六邑为虚。
  夏,公会单平公、晋定公、吴夫差于黄池。
  六月丙子,越子伐吴,为二隧。畴无余、讴阳自南方,先及郊。吴大子友、王子地、王孙弥庸、寿于姚自泓上观之。弥庸见姑蔑之旗,曰:”吾父之旗也。不可以见仇而弗杀也。”大子曰:”战而不克,将亡国。请待之。”弥庸不可,属徒五千,王子地助之。乙酉,战,弥庸获畴无余,地获讴阳。越子至,王子地守。丙戌,复战,大败吴师。获大子友、王孙弥庸、寿于姚。丁亥,入吴。吴人告败于王,王恶其闻也,自刭七人于幕下。
  秋七月辛丑,盟,吴、晋争先。吴人曰:”于周室,我为长。”晋人曰:”于姬姓,我为伯。”赵鞅呼司马寅曰:”日旰矣,大事未成,二臣之罪也。建鼓整列,二臣死之,长幼必可知也。”对曰:”请姑视之。”反,曰:”肉食者无墨。今吴王有墨,国胜乎?大子死乎?且夷德轻,不忍久,请少待之。”乃先晋人。吴人将以公见晋侯,子服景伯对使者曰:”王合诸侯,则伯帅侯牧以见于王。伯合诸侯,则侯帅子男以见于伯。自王以下,朝聘玉帛不同。故敝邑之职贡于吴,有丰于晋,无不及焉,以为伯也。今诸侯会,而君将以寡君见晋君,则晋成为伯矣,敝邑将改职贡。鲁赋于吴八百乘,若为子男,则将半邾以属于吴,而如邾以事晋。且执事以伯召诸侯,而以侯终之,何利之有焉?”吴人乃止。既而悔之,将囚景伯,景伯曰:”何也立后于鲁矣。将以二乘与六人従,迟速唯命。”遂囚以还。及户牖,谓大宰曰:”鲁将以十月上辛,有事于上帝先王,季辛而毕。何世有职焉,自襄以来,未之改也。若不会,祝宗将曰:’吴实然。’且谓鲁不共,而执其贱者七人,何损焉?”大宰嚭言于王曰:”无损于鲁,而只为名,不如归之。”乃归景伯。
  吴申叔仪乞粮于公孙有山氏,曰:”佩玉、■忌兮,余无所系之。旨酒一盛兮,余与褐之父睨之。”对曰:”梁则无矣,粗则有之。若登首山以呼曰:’庚癸乎!’则诺。”
  王欲伐宋,杀其丈夫而囚其妇人。大宰嚭曰:”可胜也,而弗能居也。”乃归。
  冬,吴及越平。
  ◎ 哀公十四年
  【经】十有四年春,西狩获麟。小邾射以句绎来奔。夏四月,齐陈忄互执其君,置于舒州。庚戌,叔还卒。五月庚申朔,日有食之。陈宗竖出奔楚。宋向魋入于曹以叛。莒子狂卒。六月,宋向魋自曹出奔卫。宋向巢来奔。齐人弑其君壬于舒州。秋,晋赵鞅帅师伐卫。八月辛丑,仲孙何忌卒。冬,陈宗竖自楚复入于陈,陈人杀之。陈辕买出奔楚。有星孛。饥。
  【传】十四年春,西狩于大野,叔孙氏之车子锄商获麟,以为不祥,以赐虞人。仲尼观之,曰:”麟也。”然后取之。
  小邾射以句绎来奔,曰:”使季路要我,吾无盟矣。”使子路,子路辞。季康子使冉有谓之曰:”千乘之国,不信其盟,而信子之言,子何辱焉?”对曰:”鲁有事于小邾,不敢问故,死其城下可也。彼不臣而济其言,是义之也。由弗能。”
  齐简公之在鲁也,阚止有宠焉。及即位,使为政。陈成子惮之,骤顾诸朝。诸御鞅言于公曰:”陈、阚不可并也,君其择焉。”弗听。子我夕,陈逆杀人,逢之,遂执以入。陈氏方睦,使疾,而遗之潘沐,备酒肉焉,飨守囚者,醉而杀之,而逃。子我盟诸陈于陈宗。
  初,陈豹欲为子我臣,使公孙言己,已有丧而止。既,而言之,曰:”有陈豹者,长而上偻,望视,事君子必得志,欲为子臣。吾惮其为人也,故缓以告。”子我曰:”何害?是其在我也。”使为臣。他日,与之言政,说,遂有宠,谓之曰:”我尽逐陈氏,而立女,若何?”对曰:”我远于陈氏矣。且其违者,不过数人,何尽逐焉?”遂告陈氏。子行曰:”彼得君,弗先,必祸子。”子行舍于公宫。
  夏五月壬申,成子兄弟四乘如公。子我在幄,出,逆之。遂入,闭门。侍人御之,子行杀侍人。公与妇人饮酒于檀台,成子迁诸寝。公执戈,将击之。大史子余曰:”非不利也,将除害也。”成子出舍于库,闻公犹怒,将出,曰:”何所无君?”子行抽剑,曰:”需,事之贼也。谁非陈宗?所不杀子者,有如陈宗!”乃止。子我归,属徒,攻闱与大门,皆不胜,乃出。陈氏追之,失道于弇中,适丰丘。丰丘人执之,以告,杀诸郭关。成子将杀大陆子方,陈逆请而免之。以公命取车于道,及耏,众知而东之。出雍门,陈豹与之车,弗受,曰:”逆为余请,豹与余车,余有私焉。事子我而有私于其仇,何以见鲁、卫之士?”东郭贾奔卫。
  庚辰,陈恒执公于舒州。公曰:”吾早従鞅之言,不及此。”
  宋桓魋之宠害于公,公使夫人骤请享焉,而将讨之。未及,魋先谋公,请以鞍易薄,公曰:”不可。薄,宗邑也。”乃益鞍七邑,而请享公焉。以日中为期,家备尽往。公知之,告皇野曰:”余长魋也,今将祸余,请即救。”司马子仲曰:”有臣不顺,神之所恶也,而况人乎?敢不承命。不得左师不可,请以君命召之。”左师每食击钟。闻钟声,公曰:”夫子将食。”既食,又奏。公曰:”可矣。”以乘车往,曰:”迹人来告曰:’逢泽有介麇焉。’公曰:’虽魋未来,得左师,吾与之田,若何?’君惮告子。野曰:’尝私焉。’君欲速,故以乘车逆子。”与之乘,至,公告之故,拜,不能起。司马曰:”君与之言。”公曰:”所难子者,上有天,下有先君。”对曰:”魋之不共,宋之祸也,敢不唯命是听。”司马请瑞焉,以命其徒攻桓氏。其父兄故臣曰:”不可。”其新臣曰:”従吾君之命。”遂攻之。子颀骋而告桓司马。司马欲入,子车止之,曰:”不能事君,而又伐国,民不与也,只取死焉。”向魋遂入于曹以叛。六月,使左师巢伐之。欲质大夫以入焉,不能。亦入于曹,取质。魋曰:”不可。既不能事君,又得罪于民,将若之何?”乃舍之。民遂叛之。向魋奔卫。向巢来奔,宋公使止之,曰:”寡人与子有言矣,不可以绝向氏之祀。”辞曰:”臣之罪大,尽灭桓氏可也。若以先臣之故,而使有后,君之惠也。若臣,则不可以入矣。”
  司马牛致其邑与珪焉,而适齐。向魋出于卫地,公文氏攻之,求夏后氏之璜焉。与之他玉,而奔齐,陈成子使为次卿。司马牛又致其邑焉,而适吴。吴人恶之,而反。赵简子召之,陈成子亦召之。卒于鲁郭门之外,阬氏葬诸丘舆。
  甲午,齐陈恒弑其君壬于舒州。孔丘三日齐,而请伐齐三。公曰:”鲁为齐弱久矣,子之伐之,将若之何?”对曰:”陈恒弑其君,民之不与者半。以鲁之众,加齐之半,可克也。”公曰:”子告季孙。”孔子辞。退而告人曰:”吾以従大夫之后也,故不敢不言。”
  初,孟孺子泄将圉马于成。成宰公孙宿不受,曰:”孟孙为成之病,不圉马焉。”孺子怒,袭成。従者不得入,乃反。成有司使,孺子鞭之。秋八月辛丑,孟懿子卒。成人奔丧,弗内。袒免哭于衢,听共,弗许。惧,不归。
  ◎ 哀公十五年
  【经】十有五年春王正月,成叛。夏五月,齐高无ぶ出奔北燕。郑伯伐宋。秋八月,大雩。晋赵鞅帅师伐卫。冬,晋侯伐郑。及齐平。卫公孟彄出奔齐。
  【传】十五年春,成叛于齐。武伯伐成,不克,遂城输。
  夏,楚子西、子期伐吴,乃桐汭。陈侯使公孙贞子吊焉,及良而卒,将以尸入。吴子使大宰嚭劳,且辞曰:”以水潦之不时,无乃廪然陨大夫之尸,以重寡君之忧。寡君敢辞。”上介芋尹盖对曰:”寡君闻楚为不道,荐伐吴国,灭厥民人。寡君使盖备使,吊君之下吏。无禄,使人逢天之戚,大命陨队,绝世于良,废日共积,一日迁次。今君命逆使人曰:’无以尸造于门。’是我寡君之命委于草莽也。且臣闻之曰:’事死如事生,礼也。’于是乎有朝聘而终,以尸将事之礼。又有朝聘而遭丧之礼。若不以尸将命,是遭丧而还也,无乃不可乎!以礼防民,犹或逾之。今大夫曰:’死而弃之’,是弃礼也。其何以为诸侯主?先民有言曰:’无秽虐士。’备使奉尸将命,苟我寡君之命达于君所,虽陨于深渊,则天命也,非君与涉人之过也。”吴人内之。
  秋,齐陈瓘如楚。过卫,仲田见之,曰:”天或者以陈氏为斧斤,既斫丧公室,而他人有之,不可知也。其使终飨之,亦不可知也。若善鲁以待时,不亦可乎?何必恶焉?”子玉曰:”然,吾受命矣,子使告我弟。”
  冬,及齐平。子服景伯如齐,子赣为介,见公孙成,曰:”人皆臣人,而有背人之心。况齐人虽为子役,其有不贰乎?子,周公之孙也,多飨大利,犹思不义。利不可得,而丧宗国,将焉用之?”成曰:”善哉!吾不早闻命。”
  陈成子馆客,曰:”寡君使恒告曰:’寡君愿事君如事卫君。'”景伯揖子赣而进之。对曰:”寡君之愿也。昔晋人伐卫,齐为卫故,伐晋冠氏,丧车五百,因与卫地,自济以西,禚、媚、杏以南,书社五百。吴人加敝邑以乱,齐因其病,取讙与阐。寡君是以寒心。若得视卫君之事君也,则固所愿也。”成子病之,乃归成。公孙宿以其兵甲入于嬴。
  卫孔圉取大子蒯聩之姊,生悝。孔氏之竖浑良夫长而美,孔文子卒,通于内。大子在戚,孔姬使之焉。大子与之言曰:”苟使我入获国,服冕乘轩,三死无与。”与之盟,为请于伯姬。
  闰月,良夫与大子入,舍于孔氏之外圃。昏,二人蒙衣而乘,寺人罗御,如孔氏。孔氏之老栾宁问之,称姻妾以告。遂入,适伯姬氏。既食,孔伯姬杖戈而先,大子与五人介,舆豭従之。迫孔悝于厕,强盟之,遂劫以登台。栾宁将饮酒,炙未熟,闻乱,使告季子。召获驾乘车,行爵食炙,奉卫侯辄来奔。季子将入,遇子羔将出,曰:”门已闭矣。”季子曰:”吾姑至焉。”子羔曰:”弗及,不践其难。”季子曰:”食焉,不辟其难。”子羔遂出。子路入,及门,公孙敢门焉,曰:”无入为也。”季子曰:”是公孙,求利焉而逃其难。由不然,利其禄,必救其患。”有使者出,乃入。曰:”大子焉用孔悝?虽杀之,必或继之。”且曰:”大子无勇,若燔台,半,必舍孔叔。”大子闻之,惧,下石乞、盂黡敌子路。以戈击之,断缨。子路曰:”君子死,冠不免。”结缨而死。孔子闻卫乱,曰:”柴也其来,由也死矣。”孔悝立庄公。庄公害故政,欲尽去之,先谓司徒瞒成曰:”寡人离病于外久矣,子请亦尝之。”归告褚师比,欲与之伐公,不果。
  ◎ 哀公十六年
  【经】十有六年春王正月己卯,卫世子蒯聩自戚入于卫,卫侯辄来奔。二月,卫子还成出奔宋。夏四月己丑,孔丘卒。
  【传】十六年春,瞒成、褚师比出奔宋。
  卫侯使鄢武子告于周曰:”蒯聩得罪于君父君母,逋窜于晋。晋以王室之故,不弃兄弟,置诸河上。天诱其衷,获嗣守封焉。使下臣肸敢告执事。”王使单平公对曰:”肸以嘉命来告余一人。往谓叔父,余嘉乃成世,复尔禄次。敬之哉!方天之休,弗敬弗休,悔其可追?”
  夏四月己丑,孔丘卒。公诔之曰:”旻天不吊,不慭遗一老。俾屏余一人以在位,茕茕余在疚。呜呼哀哉!尼父。无自律。”子赣曰:”君其不没于鲁乎!夫子之言曰:’礼失则昏,名失则愆。’失志为昏,失所为愆。生不能用,死而诔之,非礼也。称一人,非名也。君两失之。”
  六月,卫侯饮孔悝酒于平阳,重酬之,大夫皆有纳焉。醉而送之,夜半而遣之。载伯姬于平阳而行,及西门,使贰车反祏于西圃。子伯季子初为孔氏臣,新登于公,请追之,遇载祏者,杀而乘其车。许公为反祏,遇之,曰:”与不仁人争明,无不胜。”必使先射,射三发,皆远许为。许为射之,殪。或以其车従,得祏于囊中。孔悝出奔宋。
  楚大子建之遇谗也,自城父奔宋。又辟华氏之乱于郑,郑人甚善之。又适晋,与晋人谋袭郑,乃求复焉。郑人复之如初。晋人使谍于子木,请行而期焉。子木暴虐于其私邑,邑人诉之。郑人省之,得晋谍焉。遂杀子木。其子曰胜,在吴。子西欲召之,叶公曰:”吾闻胜也诈而乱,无乃害乎?”子西曰:”吾闻胜也信而勇,不为不利,舍诸边竟,使卫藩焉。”叶公曰:”周仁之谓信,率义之谓勇。吾闻胜也好复言,而求死士,殆有私乎?复言,非信也。期死,非勇也。子必悔之。”弗従。召之使处吴竟,为白公。请伐郑,子西曰:”楚未节也。不然,吾不忘也。”他日,又请,许之。未起师,晋人伐郑,楚救之,与之盟。胜怒,曰:”郑人在此,仇不远矣。”
  胜自厉剑,子期之子平见之,曰:”王孙何自厉也?”曰:”胜以直闻,不告女,庸为直乎?将以杀尔父。”平以告子西。子西曰:”胜如卵,余翼而长之。楚国第,我死,令尹、司马,非胜而谁?”胜闻之,曰:”令尹之狂也!得死,乃非我。”子西不悛。胜谓石乞曰:”王与二卿士,皆五百人当之,则可矣。”乞曰:”不可得也。”曰:”市南有熊宜僚者,若得之,可以当五百人矣。”乃従白公而见之,与之言,说。告之故,辞。承之以剑,不动。胜曰:”不为利谄,不为威惕,不泄人言以求媚者,去之。”
  吴人伐慎,白公败之。请以战备献,许之。遂作乱。秋七月,杀子西、子期于朝,而劫惠王。子西以袂掩面而死。子期曰:”昔者吾以力事君,不可以弗终。”抉豫章以杀人而后死。石乞曰:”焚库弑王,不然不济。”白公曰:”不可。弑王,不祥,焚库,无聚,将何以守矣?”乞曰:”有楚国而治其民,以敬事神,可以得祥,且有聚矣,何患?”弗従。叶公在蔡,方城之外皆曰:”可以入矣。”子高曰:”吾闻之,以险侥幸者,其求无餍,偏重必离。”闻其杀齐管修也而后入。
  白公欲以子闾为王,子闾不可,遂劫以兵。子闾曰:”王孙若安靖楚国,匡正王室,而后庇焉,启之愿也,敢不听従。若将专利以倾王室,不顾楚国,有死不能。”遂杀之,而以王如高府,石乞尹门,圉公阳穴宫,负王以如昭夫人之宫。叶公亦至,及北门,或遇之,曰:”君胡不胄?国人望君如望慈父母焉。盗贼之矢若伤君,是绝民望也。若之何不胄?”乃胄而进。又遇一人曰:”君胡胄?国人望君如望岁焉,日日以几。若见君面,是得艾也。民知不死,其亦夫有奋心,犹将旌君以徇于国,而反掩面以绝民望,不亦甚乎?”乃免胄而进。遇箴尹固,帅其属将与白公。子高曰:”微二子者,楚不国矣。弃德従贼,其可保乎?”乃従叶公。使与国人以攻白公。白公奔山而缢,其徒微之。生拘石乞而问白公之死焉,对曰:”余知其死所,而长者使余勿言。”曰:”不言将烹。”乞曰:”此事克则为卿,不克则烹,固其所也,何害?”乃烹石乞。王孙燕奔頯黄氏。诸梁兼二事,国宁,乃使宁为令尹,使宽为司马,而老于叶。
  卫侯占梦,嬖人求酒于大叔僖子,不得,与卜人比而告公曰:”君有大臣在西南隅,弗去,惧害。”乃逐大叔遗。遗奔晋。卫侯谓浑良夫曰:”吾继先君而不得其器,若之何?良夫代执火者而言,曰:”疾与亡君,皆君之子也。召之而择材焉可也,若不材,器可得也。”竖告大子。大子使五人舆豭従己,劫公而强盟之,且请杀良夫。公曰:”其盟免三死。”曰:”请三之后,有罪杀之。”公曰:”诺哉!”
  ◎ 哀公十七年
  【传】十七年春,卫侯为虎幄于藉圃,成,求令名者,而与之始食焉。大子请使良夫。良夫乘衷甸两牡,紫衣狐裘,至,袒袭,不释剑而食。大子使牵以退,数之以三罪而杀之。
  三月,越子伐吴。吴子御之笠泽,夹水而陈。越子为左右句卒,使夜或左或右,鼓噪而进。吴师分以御之。越子以三军潜涉,当吴中军而鼓之,吴师大乱,遂败之。
  晋赵鞅使告于卫曰:”君之在晋也,志父为主。请君若大子来,以免志父。不然,寡君其曰,志父之为也。”卫侯辞以难。大子又使椓之。
  夏六月,赵鞅围卫。齐国观、陈瓘救卫,得晋人之致师者。子玉使服而见之,曰:”国子实执齐柄,而命瓘曰:’无辟晋师。’岂敢废命?子又何辱?”简子曰:”我卜伐卫,未卜与齐战。”乃还。
  楚白公之乱,陈人恃其聚而侵楚。楚既宁,将取陈麦。楚子问帅于大师子谷与叶公诸梁,子谷曰:”右领差车与左史老,皆相令尹、司马以伐陈,其可使也。”子高曰:”率贱,民慢之,惧不用命焉。”子谷曰:”观丁父,鄀俘也,武王以为军率,是以克州、蓼,服随、唐,大启群蛮。彭仲爽,申俘也,文王以为令尹,实县申、息,朝陈、蔡,封畛于汝。唯其任也,何贱之有?”子高曰:”天命不謟。令尹有憾于陈,天若亡之,其必令尹之子是与,君盍舍焉?臣惧右领与左史有二俘之贱,而无其令德也。”王卜之,武城尹吉。使帅师取陈麦。陈人御之,败,遂围陈。秋七月己卯,楚公孙朝帅师灭陈。
  王与叶公枚卜子良以为令尹。沈尹朱曰:”吉,过于其志。”叶公曰:”王子而相国,过将何为?”他日,改卜子国而使为令尹。
  卫侯梦于北宫,见人登昆吾之观,被发北面而噪曰:”登此昆吾之虚,绵绵生之瓜。余为浑良夫,叫天无辜。”公亲筮之,胥弥赦占之,曰:”不害。”与之邑,置之,而逃奔宋。卫侯贞卜,其繇曰:”如鱼赪尾,衡流而方羊。裔焉大国,灭之将亡。阖门塞窦,乃自后逾。”
  冬十月,晋复伐卫,入其郛。将入城,简子曰:”止。叔向有言曰:’怙乱灭国者无后。'”卫人出庄公而晋平,晋立襄公之孙般师而还。十一月,卫侯自鄄入,般师出。
  初,公登城以望,见戎州。问之,以告。公曰:”我姬姓也,何戎之有焉?”翦之。公使匠久。公欲逐石圃,未及而难作。辛已,石圃因匠氏攻公,公阖门而请,弗许。逾于北方而队,折股。戎州人攻之,大子疾、公子青逾従公,戎州人杀之。公入于戎州己氏。初,公自城上见己氏之妻发美,使髡之,以为吕姜髢。既入焉,而示之璧,曰:”活我,吾与女璧。”己氏曰:”杀女,璧其焉往?”遂杀之而取其璧。卫人复公孙般师而立之。十二月,齐人伐卫,卫人请平。立公子起,执般师以归,舍诸潞。
  公会齐侯,盟于蒙,孟武伯相。齐侯稽首,公拜。齐人怒,武伯曰:”非天子,寡君无所稽首。”武伯问于高柴曰:”诸侯盟,谁执牛耳?”季羔曰:”鄫衍之役,吴公子姑曹。发阳之役,卫石魋。”武伯曰:”然则彘也。”
  宋皇瑗之子麇,有友曰田丙,而夺其兄劖般邑以与之。劖般愠而行,告桓司马之臣子仪克。子仪克适宋,告夫人曰:”麇将纳桓氏。”公问诸子仲。初,仲将以杞姒之子非我为子。曰:”必立伯也,是良材。”子仲怒,弗従,故对曰:”右师则老矣,不识麇也。”公执之。皇瑗奔晋,召之。
  ◎ 哀公十八年
  【传】十八年春,宋杀皇瑗。公闻其情,复皇氏之族,使皇缓为右师。
  巴人伐楚,围鄾。初,右司马子国之卜也,观瞻曰:”如志。”故命之。及巴师至,将卜帅。王曰:”宁如志,何卜焉?”使帅师而行。请承,王曰:”寝尹、工尹,勤先君者也。”三月,楚公孙宁、吴由于、薳固败巴师于鄾,故封子国于析。君子曰:”惠王知志。《夏书》曰’官占,唯能蔽志,昆命于元龟。’其是之谓乎!《志》曰:’圣人不烦卜筮。’惠王其有焉!”
  夏,卫石圃逐其君起,起奔齐。卫侯辄自齐复归,逐石圃,而复石魋与大叔遗。
  ◎ 哀公十九年
  【传】十九年春,越人侵楚,以误吴也。夏,楚公子庆、公孙宽追越师,至冥,不及,乃还。
  秋,楚沈诸梁伐东夷,三夷男女及楚师盟于敖。
  冬,叔青如京师,敬王崩故也。
  ◎ 哀公二十年
  【传】二十年春,齐人来征会。夏,会于廪丘。为郑故,谋伐晋。郑人辞诸子侯,秋,师还。
  吴公子庆忌骤谏吴子,曰:”不改,必亡。”弗听。出居于艾,遂适楚。闻越将伐吴,冬,请归平越,遂归。欲除不忠者以说于越,吴人杀之。
  十一月,越围吴。赵孟降于丧食。楚隆曰:”三年之丧,亲昵之极也。主又降之,无乃有故乎!”赵孟曰:”黄池之役,先主与吴王有质,曰:’好恶同之。’今越围吴,嗣子不废旧业而敌之,非晋之所能及也,吾是以为降。”楚隆曰:”若使吴王知之,若何?”赵孟曰:”可乎?”隆曰:”请尝之。”乃往。先造于越军,曰:”吴犯间上国多矣,闻君亲讨焉,诸夏之人莫不欣喜,唯恐君志之不従。请入视之。”许之。告于吴王曰:”寡君之老无恤,使陪臣隆敢展谢其不共。黄池之役,君之先臣志父得承齐盟,曰:’好恶同之。’今君在难,无恤不敢惮劳。非晋国之所能及也,使陪臣敢展布之。”王拜稽首曰:”寡人不佞,不能事越,以为大夫忧,拜命之辱。”与之一箪珠,使问赵孟,曰:”句践将生忧寡人,寡人死之不得矣。”王曰:”溺人必笑,吾将有问也,史黯何以得为君子?”对曰:”黯也进不见恶,退无谤言。”王曰:”宜哉。”
  ◎ 哀公二十一年
  【传】二十一年夏五月,越人始来。
  秋八月,公及齐侯、邾子盟于顾。齐有责稽首,因歌之曰:”鲁人之皋,数年不觉,使我高蹈。唯其儒书。以为二国忧。”
  是行也,公先至于阳谷。齐闾丘息曰:”君辱举玉趾,以在寡君之军。群臣将传遽以告寡君,比其复也,君无乃勤。为仆人之未次,请除馆于舟道。”辞曰:”敢勤仆人?”
  ◎ 哀公二十二年
  【传】二十二年夏四月,邾隐公自齐奔越,曰:”吴为无道,执父立子。”越人归之,大子革奔越。
  冬十一月丁卯,越灭吴。请使吴王居甬东,辞曰:”孤老矣,焉能事君?”乃缢。越人以归。
  ◎ 哀公二十三年
  【传】二十三年春,宋景曹卒。季康子使冉有吊,且送葬,曰:”敝邑有社稷之事,使肥与有职竞焉,是以不得助执绋,使求従舆人。曰:’以肥人得备弥甥也,有不腆先人之产马,使求荐诸夫人之宰,其可以称旌繁乎?'”
  夏六月,晋荀瑶伐齐。高无丕帅师御之。知伯视齐师,马骇,遂驱之,曰:”齐人知余旗,其谓余畏而反也。”乃垒而还。将战,长武子请卜。知伯曰:”君告于天子,而卜之以守龟于宗祧,吉矣,吾又何卜焉?且齐人取我英丘,君命瑶,非敢耀武也,治英丘也。以辞伐罪足矣,何必卜?”
  壬辰,战于犁丘。齐师败绩,知伯亲禽颜庚。
  秋八月,叔青如越,始使越也。越诸鞅来聘,报叔青也。
  ◎ 哀公二十四年
  【传】二十四年夏四月,晋侯将伐齐,使来乞师,曰:”昔臧文仲以楚师伐齐,取谷。宣叔以晋师伐齐,取汶阳。寡君欲徼福于周公,愿乞灵于臧氏。”臧石帅师会之,取廪丘。军吏令缮,将进。莱章曰:”君卑政暴,往岁克敌,今又胜都。天奉多矣,又焉能进?是躗言也。役将班矣!”晋师乃还。饩臧石牛,大史谢之,曰:”以寡君之在行,牢礼不度,敢展谢之。”
  邾子又无道,越人执之以归,而立公子何。何亦无道。
  公子荆之母嬖,将以为夫人,使宗人衅夏献其礼。对曰:”无之。”公怒曰:”女为宗司,立夫人,国之大礼也,何故无之?”对曰:”周公及武公娶于薛,孝、惠娶于商,自桓以下娶于齐,此礼也则有。若以妾为夫人,则固无其礼也。”公卒立之,而以荆为大子。国人始恶之。
  闰月,公如越,得大子适郢,将妻公,而多与之地。公孙有山使告于季孙,季孙惧,使因大宰嚭而纳赂焉,乃止。
  ◎ 哀公二十五年
  【传】二十五年夏五月庚辰,卫侯出奔宋。卫侯为灵台于藉圃,与诸大夫饮酒焉。褚师声子袜而登席,公怒,辞曰:”臣有疾,异于人。若见之,君将殽之,是以不敢。”公愈怒,大夫辞之,不可。褚师出,公戟其手,曰:”必断而足。”闻之,褚师与司寇亥乘,曰:”今日幸而后亡。”公之入也,夺南氏邑,而夺司寇亥政。公使侍人纳公文懿子之车于池。
  初,卫人翦夏丁氏,以其帑赐彭封弥子。弥子饮公酒,纳夏戊之女,嬖,以为夫人。其弟期,大叔疾之従孙甥也,少畜于公,以为司徒。夫人宠衰,期得罪。公使三匠久。公使优狡盟拳弥,而甚近信之。故褚师比、公孙弥牟、公文要、司寇亥、司徒期因三匠与拳弥以作乱,皆执利兵,无者执斤。使拳弥入于公宫,而自大子疾之宫噪以攻公。鄄子士请御之。弥援其手,曰:”子则勇矣,将若君何?不见先君乎?君何所不逞欲?且君尝在外矣,岂必不反?当今不可,众怒难犯,休而易间也。”乃出。将适蒲,弥曰:”晋无信,不可。”将适鄄,弥曰:”齐、晋争我,不可。”将适泠,弥曰:”鲁不足与,请适城锄以钩越,越有君。”乃适城锄。弥曰:”卫盗不可知也,请速,自我始。”乃载宝以归。
  公为支离之卒,因祝史挥以侵卫。卫人病之。懿子知之,见子之,请逐挥。文子曰:”无罪。”懿子曰:”彼好专利而妄。夫见君之入也,将先道焉。若逐之,必出于南门而适君所。夫越新得诸侯,将必请师焉。”挥在朝,使吏遣诸其室。挥出,信,弗内。五日,乃馆诸外里,遂有宠,使如越请师。
  六月,公至自越。季康子、孟武伯逆于五梧。郭重仆,见二子,曰:”恶言多矣,君请尽之。”公宴于五梧,武伯为祝,恶郭重,曰:”何肥也!”季孙曰:”请饮彘也。以鲁国之密迩仇雠,臣是以不获従君,克免于大行,又谓重也肥。”公曰:”是食言多矣,能无肥乎?”饮酒不乐,公与大夫始有恶。
  ◎ 哀公二十六年
  【传】二十六年夏五月,叔孙舒帅师会越皋如、后庸、宋乐茷,纳卫侯。文子欲纳之,懿子曰:”君愎而虐,少待之,必毒于民,乃睦于子矣。”师侵外州,大获。出御之,大败。掘褚师定子之墓,焚之于平庄之上。文子使王孙齐私于皋如,曰:”子将大灭卫乎,抑纳君而已乎?”皋如曰:”寡君之命无他,纳卫君而已。”文子致众而问焉,曰:”君以蛮夷伐国,国几亡矣。请纳之。”众曰:”勿纳。”曰:”弥牟亡而有益,请自北门出。”众曰:”勿出。”重赂越人,申开守陴而纳公,公不敢入。师还,立悼公,南氏相之,以城锄与越人。公曰:”期则为此。”令苟有怨于夫人者,报之。司徒期聘于越。公攻而夺之币。期告王,王命取之。期以众取之。公怒,杀期之甥之为大子者。遂卒于越。
  宋景公无子,取公孙周之子得与启,畜诸公宫,未有立焉。于是皇缓为右师,皇非我为大司马,皇怀为司徒,灵不缓为左师,乐茷为司城,乐朱锄为大司寇。六卿三族降听政,因大尹以达。大尹常不告,而以其欲称君命以令。国人恶之。司城欲去大尹,左师曰:”纵之,使盈其罪。重而无基,能无敝乎?”
  冬十月,公游于空泽。辛巳,卒于连中。大尹兴空泽之士千甲,奉公自空桐入,如沃宫。使召六子,曰:”闻下有师,君请六子画。”六子至,以甲劫之,曰:”君有疾病,请二三子盟。”乃盟于少寝之庭,曰:”无为公室不利。”大尹立启,奉丧殡于大宫。三日,而后国人知之。司城茷使宣言于国曰:”大尹惑蛊其君而专其利,令君无疾而死,死又匿之,是无他矣,大尹之罪也。”得梦启北首而寝于卢门之外,己为鸟而集于其上,咮加于南门,尾加于桐门。曰:”余梦美,必立。”大尹谋曰:”我不在盟,无乃逐我,复盟之乎?”使祝为载书,六子在唐盂。将盟之。祝襄以载书告皇非我,皇非我因子潞、门尹得、左师谋曰:”民与我,逐之乎?”皆归授甲,使徇于国曰:”大尹惑蛊其君,以陵虐公室。与我者,救君者也。”众曰:”与之。”大尹徇曰:”戴氏、皇氏将不利公室,与我者,无忧不富。”众曰:”无别。”戴氏、皇氏欲伐公,乐得曰:”不可。彼以陵公有罪,我伐公,则甚焉。”使国人施于大尹,大尹奉启以奔楚,乃立得。司城为上卿,盟曰:”三族共政,无相害也。”
  卫出公自城锄使以弓问子赣,且曰:”吾其入乎?”子赣稽首受弓,对曰:”臣不识也。”私于使者曰:”昔成公孙于陈,宁武子、孙庄子为宛濮之盟而君入。献公孙于卫齐,子鲜、子展为夷仪之盟而君入。今君再在孙矣,内不闻献之亲,外不闻成之卿,则赐不识所由入也。《诗》曰:’无竞惟人,四方其顺之。’若得其人,四方以为主,而国于何有?”
  ◎ 哀公二十七年
  【传】二十七年春,越子使后庸来聘,且言邾田,封于骀上。
  二月,盟于平阳,三子皆従。康子病之,言及子赣,曰:”若在此,吾不及此夫!”武伯曰:”然。何不召?”曰:”固将召之。”文子曰:”他日请念。”
  夏四月己亥,季康子卒。公吊焉,降礼。
  晋荀瑶帅师伐郑,次于桐丘。郑驷弘请救于齐。齐师将兴,陈成子属孤子三日朝。设乘车两马,系五色焉。召颜涿聚之子晋,曰:”隰之役,而父死焉。以国之多难,未女恤也。今君命女以是邑也,服车而朝,毋废前劳。”乃救郑。及留舒,违谷七里,谷人不知。乃濮,雨,不涉。子思曰:”大国在敝邑之宇下,是以告急。今师不行,恐无及也。”成子衣制,杖戈,立于阪上,马不出者,助之鞭之。知伯闻之,乃还,曰:”我卜伐郑,不卜敌齐。”使谓成子曰:”大夫陈子,陈之自出。陈之不祀,郑之罪也。故寡君使瑶察陈衷焉。谓大夫其恤陈乎?若利本之颠,瑶何有焉?”成子怒曰:”多陵人者皆不在,知伯其能久乎?”中行文子告成子曰:”有自晋师告寅者,将为轻车千乘,以厌齐师之门,则可尽也。”成子曰:”寡君命恒曰:’无及寡,无畏众。’虽过千乘,敢辟之乎?将以子之命告寡君。”文子曰:”吾乃今知所以亡。君子之谋也,始衷终皆举之,而后入焉。今我三不知而入之,不亦难乎?”
  公患三桓之侈也,欲以诸侯去之。三桓亦患公之妄也,故君臣多间。公游于陵阪,遇孟武伯于孟氏之衢,曰:”请有问于子,余及死乎?”对曰:”臣无由知之。”三问,卒辞不对。公欲以越伐鲁,而去三桓。秋八月甲戌,公如公孙有陉氏,因孙于邾,乃遂如越。国人施公孙有山氏。
  悼之四年,晋荀瑶帅师围郑。未至,郑驷弘曰:”知伯愎而好胜,早下之,则可行也。”乃先保南里以待之。知伯入南里,门于桔柣之门。郑人俘酅魁垒,赂之以知政,闭其口而死。将门,知伯谓赵孟:”入之。”对曰:”主在此。”知伯曰:”恶而无勇,何以为子?”对曰:”以能忍耻,庶无害赵宗乎!”知怕不悛,赵襄子由是惎知伯,遂丧之。知伯贪而愎,故韩、魏反而丧之。
************************
定公  【元年~十五年】
  ◎ 定公元年
  【经】元年春王三月。晋人执宋仲几于京师。夏六月癸亥,公之丧至自乾侯。戊辰,公即位。秋七月癸巳,葬我君昭公。九月,大雩。立炀宫。冬十月,陨霜杀菽。
  【传】元年春,王正月辛巳,晋魏舒合诸侯之大夫于狄泉,将以城成周。魏子莅政。卫彪傒曰:”将建天子,而易位以令,非义也。大事奸义,必有大咎。晋不失诸侯,魏子其不免乎!”是行也,魏献子属役于韩简子及原寿过,而田于大陆,焚焉,还,卒于宁。范献子去其柏椁,以其未复命而田也。
  孟懿子会城成周,庚寅,栽。宋仲几不受功,曰:”滕、薛、郳,吾役也。”薛宰曰:”宋为无道,绝我小国于周,以我适楚,故我常従宋。晋文公为践土之盟,曰:’凡我同盟,各复旧职。’若従践土,若従宋,亦唯命。”仲几曰:”践土固然。”薛宰曰:”薛之皇祖奚仲,居薛以为夏车正。奚仲迁于邳,仲虺居薛,以为汤左相。若复旧职,将承王官,何故以役诸侯?”仲几曰:”三代各异物,薛焉得有旧?为宋役,亦其职也。”士弥牟曰:”晋之従政者新,子姑受功。归,吾视诸故府。”仲几曰:”纵子忘之,山川鬼神其忘诸乎?”士伯怒,谓韩简子曰:”薛征于人,宋征于鬼,宋罪大矣。且己无辞而抑我以神,诬我也。启宠纳侮,其此之谓矣。必以仲几为戮。”乃执仲几以归。三月,归诸京师。
  城三旬而毕,乃归诸侯之戌。
  齐高张后,不従诸侯。晋女叔宽曰:”周苌弘、齐高张皆将不免。苌叔违天,高子违人。天之所坏,不可支也。众之所为,不可奸也。”
  夏,叔孙成子逆公之丧于乾侯。季孙曰:”子家子亟言于我,未尝不中吾志也。吾欲与之従政,子必止之,且听命焉。”子家子不见叔孙,易几而哭。叔孙请见子家子,子家子辞,曰:”羁未得见,而従君以出。君不命而薨,羁不敢见。”叔孙使告之曰:”公衍、公为实使群臣不得事君。若公子宋主社稷,则群臣之愿也。凡従君出而可以入者,将唯子是听。子家氏未有后,季孙愿与子従政,此皆季孙之愿也,使不敢以告。”对曰:”若立君,则有卿士、大夫与守龟在,羁弗敢知。若従君者,则貌而出者,入可也;寇而出者,行可也。若羁也,则君知其出也,而未知其入也,羁将逃也。”
  丧及坏隤,公子宋先入,従公者皆自坏隤反。
  六月癸亥,公之丧至自乾侯。戊辰,公即位。季孙使役如阚公氏,将沟焉。荣驾鹅曰:”生不能事,死又离之,以自旌也。纵子忍之,后必或耻之。”乃止。季孙问于荣驾鹅曰:”吾欲为君谥,使子孙知之。”对曰:”生弗能事,死又恶之,以自信也。将焉用之?”乃止。
  秋七月癸巳,葬昭公于墓道南。孔子之为司寇也,沟而合诸墓。
  昭公出,故季平子祷于炀公。九月,立炀宫。
  周巩简公弃其子弟,而好用远人。
  ◎ 定公二年
  【经】二年春王正月。夏五月壬辰,雉门及两观灭。秋,楚人伐吴。冬十月,新作雉门及两观。
  【传】二年夏四月辛酉,巩氏之群子弟贼简公。
  桐叛楚。吴子使舒鸠氏诱楚人,曰:”以师临我,我伐桐,为我使之无忌。”
  秋,楚囊瓦伐吴,师于豫章。吴人见舟于豫章,而潜师于巢。冬十月,吴军楚师于豫章,败之。遂围巢,克之,获楚公子繁。
  邾庄公与夷射姑饮酒,私出。阍乞肉焉。夺之杖以敲之。
  ◎ 定公三年
  【经】三年春王正月,公如晋,至河,乃复。二月辛卯,邾子穿卒。夏四月。秋,葬邾庄公。冬,仲孙何忌及邾子盟于拔。
  【传】三年春二月辛卯,邾子在门台,临廷。阍以瓶水沃廷。邾子望见之,怒。阍曰:”夷射姑旋焉。”命执之,弗得,滋怒。自投于床,废于炉炭,烂,遂卒。先葬以车五乘,殉五人。庄公卞急而好洁,故及是。
  秋九月,鲜虞人败晋师于平中,获晋观虎,恃其勇也。
  冬,盟于郯,修邾好也。
  蔡昭侯为两佩与两裘,以如楚,献一佩一裘于昭王。昭王服之,以享蔡侯。蔡侯亦服其一。子常欲之,弗与,三年止之。唐成公如楚,有两肃爽马,子常欲之,弗与,亦三年止之。唐人或相与谋,请代先従者,许之。饮先従者酒,醉之,窃马而献之子常。子常归唐侯。自拘于司败,曰:”君以弄马之故,隐君身,弃国家,群臣请相夫人以偿马,必如之。”唐侯曰:”寡人之过也,二三子无辱。”皆赏之。蔡人闻之,固请而献佩于子常。子常朝,见蔡侯之徒,命有司曰:”蔡君之久也,官不共也。明日,礼不毕,将死。”蔡侯归,及汉,执玉而沈,曰”余所有济汉而南者,有若大川。”蔡侯如晋,以其子元与其大夫之子为质焉,而请伐楚。
  ◎ 定公四年
  【经】四年春王二月癸巳,陈侯吴卒。三月,公会刘子、晋侯、宋公、蔡侯、卫侯、陈子、郑伯、许男、曹伯、莒子、邾子、顿子、胡子、滕子、薛伯、杞伯、小邾子、齐国夏于召陵,侵楚。夏四月庚辰,蔡公孙姓帅师灭沈,以沈子嘉归,杀之。五月,公及诸侯盟于皋鼬。杞伯成卒于会。六月,葬陈惠公。许迁于容城。秋七月,至自会。刘卷卒。葬杞悼公。楚人围蔡。晋士鞅、卫孔围帅师伐鲜虞。葬刘文公。冬十有一月庚午,蔡侯以吴子及楚人战于柏举,楚师败绩。楚囊瓦出奔郑。庚辰,吴入郢。
  【传】四年春三月,刘文公合诸侯于召陵,谋伐楚也。
  晋荀寅求货于蔡侯,弗得。言于范献子曰:”国家方危,诸侯方贰,将以袭敌,不亦难乎!水潦方降,疾疟方起,中山不服,弃盟取怨,无损于楚,而失中山,不如辞蔡侯。吾自方城以来,楚未可以得志,只取勤焉。”乃辞蔡侯。
  晋人假羽旄于郑,郑人与之。明日,或旆以会。晋于是乎失诸侯。将会,卫子行敬子言于灵公曰:”会同难,啧有烦言,莫之治也。其使祝佗従!”公曰:”善。”乃使子鱼。子鱼辞,曰:”臣展四体,以率旧职,犹惧不给而烦刑书,若又共二,徼大罪也。且夫祝,社稷之常隶也。社稷不动,祝不出竟,官之制也。君以军行,祓社衅鼓,祝奉以従,于是乎出竟。若嘉好之事,君行师従,卿行旅従,臣无事焉。”公曰:”行也。”及皋鼬,将长蔡于卫。卫侯使祝佗私于苌弘曰:”闻诸道路,不知信否。若闻蔡将先卫,信乎?”苌弘曰:”信。蔡叔,康叔之兄也,先卫,不亦可乎?”子鱼曰:”以先王观之,则尚德也。昔武王克商,成王定之,选建明德,以蕃屏周。故周公相王室,以尹天下,于周为睦。分鲁公以大路,大旂,夏后氏之璜,封父之繁弱,殷民六族,条氏、徐氏、萧氏、索氏、长勺氏、尾勺氏。使帅其宗氏,辑其分族,将其类丑,以法则周公,用即命于周。是使之职事于鲁,以昭周公之明德。分之土田倍敦,祝、宗、卜、史,备物、典策,官司、彝器。因商奄之民,命以《伯禽》,而封于少皞之虚。分康叔以大路、少帛、綪茷、旃旌、大吕,殷民七族,陶氏、施氏、繁氏、锜氏、樊氏、饥氏、终葵氏;封畛土略,自武父以南,及圃田之北竟,取于有阎之土,以共王职。取于相土之东都,以会王之东蒐。聃季授土,陶叔授民,命以《康诰》,而封于殷虚。皆启以商政,疆以周索。分唐叔以大路,密须之鼓,阙巩,沽洗,怀姓九宗,职官五正。命以《唐诰》,而封于夏虚,启以夏政,疆以戎索。三者皆叔也,而有令德,故昭之以分物。不然,文、武、成康、之伯犹多,而不获是分也,唯不尚年也。管蔡启商,惎间王室。王于是乎杀管叔而蔡蔡叔,以车七乘,徒七十人。其子蔡仲,改行帅德,周公举之,以为己卿士。见诸王而命之以蔡,其命书云:’王曰:胡!无若尔考之违王命也。’若之何其使蔡先卫也?武王之母弟八人,周公为大宰,康叔为司寇,聃季为司空,五叔无官,岂尚年哉!曹,文之昭也;晋,武之穆也。曹为伯甸,非尚年也。今将尚之,是反先王也。晋文公为践土之盟,卫成公不在,夷叔,其母弟也,犹先蔡。其载书云:’王若曰,晋重、鲁申、卫武、蔡甲午、郑捷、齐潘、宋王臣、莒期。’藏在周府,可覆视也。吾子欲复文、武之略,而不正其德,将如之何?”苌弘说,告刘子,与范献子谋之,乃长卫侯于盟。
  反自召陵,郑子大叔未至而卒。晋赵简子为之临,甚哀,曰:”黄父之会,夫子语我九言,曰:’无始乱,无怙富,无恃宠,无违同,无敖礼,无骄能,无复怒,无谋非德,无犯非义。'”
  沈人不会于召陵,晋人使蔡伐之。夏,蔡灭沈。
  秋,楚为沈故,围蔡。伍员为吴行人以谋楚。楚之杀郤宛也,伯氏之族出。伯州犁之孙嚭为吴大宰以谋楚。楚自昭王即位,无岁不有吴师。蔡侯因之,以其子乾与其大夫之子为质于吴。
  冬,蔡侯、吴子、唐侯伐楚。舍舟于淮汭,自豫章与楚夹汉。左司马戌谓子常曰:”子氵公汉而与之上下,我悉方城外以毁其舟,还塞大隧、直辕、冥厄,子济汉而伐之,我自后击之,必大败之。”既谋而行。武城黑谓子常曰:”吴用木也,我用革也,不可久也。不如速战。”史皇谓子常:”楚人恶而好司马,若司马毁吴舟于淮,塞城口而入,是独克吴也。子必速战,不然不免。”乃济汉而陈,自小别至于大别。三战,子常知不可,欲奔。史皇曰:”安求其事,难而逃之,将何所入?子必死之,初罪必尽说。”
  十一月庚午,二师陈于柏举。阖庐之弟夫概王,晨请于阖庐曰:”楚瓦不仁,其臣莫有死志,先伐之,其卒必奔。而后大师继之,必克。”弗许。夫概王曰:”所谓’臣义而行,不待命’者,其此之谓也。今日我死,楚可入也。”以其属五千,先击子常之卒。子常之卒奔,楚师乱,吴师大败之。子常奔郑。史皇以其乘广死。吴従楚师,及清发,将击之。夫王曰:”困兽犹斗,况人乎?若知不免而致死,必败我。若使先济者知免,后者慕之,蔑有斗心矣。半济而后可击也。”従之。又败之。楚人为食,吴人及之,奔。食而従之,败诸雍澨五战及郢。
  己卯,楚子取其妹季羋畀我以出,涉睢。针尹固与王同舟,王使执燧象以奔吴师。
  庚辰,吴入郢,以班处宫。子山处令尹之宫,夫概王欲攻之,惧而去之,夫王入之。
  左司马戌及息而还,败吴师于雍澨,伤。初,司马臣阖庐,故耻为禽焉。谓其臣曰:”谁能免吾首?”吴句卑曰:”臣贱可乎?”司马曰:”我实失子,可哉!”三战皆伤,曰:”吾不用也已。”句卑布裳,刭而裹之,藏其身而以其首免。楚子涉雎,济江,入于云中。王寝,盗攻之,以戈击王。王孙由于以背受之。中肩。王奔郧,钟建负季羋以従,由于徐苏而従。郧公辛之弟怀将弑王,曰:”平王杀吾父,我杀其子,不亦可乎?”辛曰:”君讨臣,谁敢仇之?君命,天也,若死天命,将谁仇?《诗》曰:’柔亦不茹,刚亦不吐,不侮矜寡,不畏强御。’唯仁者能之。违强陵弱,非勇也。乘人之约,非仁也。灭宗废祀,非孝也。动无令名,非知也。必犯是,余将杀女。”斗辛与其弟巢以王奔随。吴人従之,谓随人曰:”周之子孙在汉川者,楚实尽之。天诱其衷,致罚于楚,而君又窜之。周室何罪?君若顾报周室,施及寡人,以奖天衷,君之惠也。汉阳之田,君实有之。”楚子在公宫之北,吴人在其南。子期似王,逃王,而己为王,曰:”以我与之,王必免。”随人卜与之,不吉。乃辞吴曰:”以随之辟小而密迩于楚,楚实存之,世有盟誓,至于今未改。若难而弃之,何以事君?执事之患,不唯一人。若鸠楚竟,敢不听命。”吴人乃退。鑢金初官于子期氏,实与随人要言。王使见,辞,曰:”不敢以约为利。”王割子期之心,以与随人盟。
  初,伍员与申包胥友。其亡也,谓申包胥曰:”我必复楚国。”申包胥曰:”勉之!子能复之,我必能兴之。”及昭王在随,申包胥如秦乞师,曰:”吴为封豕、长蛇,以荐食上国,虐始于楚。寡君失守社稷,越在草莽。使下臣告急,曰:’夷德无厌,若邻于君,疆埸之患也。逮吴之未定,君其取分焉。若楚之遂亡,君之土也。若以君灵抚之,世以事君。'”秦伯使辞焉,曰:”寡人闻命矣。子姑就馆,将图而告。”对曰:”寡君越在草莽,未获所伏。下臣何敢即安?”立,依于庭墙而哭,日夜不绝声,勺饮不入口七日。秦哀公为之赋《无衣》,九顿首而坐,秦师乃出。
  ◎ 定公五年
  【经】五年春王三月辛亥朔,日有食之。夏,归粟于蔡。于越入吴。六月丙申,季孙意如卒。秋七月壬子,叔孙不敢卒。冬,晋士鞅帅师围鲜虞。
  【传】五年春,王人杀子朝于楚。
  夏,归粟于蔡,以周亟,矜无资。
  越入吴,吴在楚也。
  六月,季平子行东野,还,未至,丙申,卒于房。阳虎将以与璠敛,仲梁怀弗与,曰:”改步改玉。”阳虎欲逐之,告公山不狃。不狃曰:”彼为君也,子何怨焉?”既葬,桓子行东野,及费。子泄为费宰,逆劳于郊,桓子敬之。劳仲梁怀,仲梁怀弗敬。子泄怒,谓阳虎:”子行之乎?”
  申包胥以秦师至,秦子蒲、子虎帅车五百乘以救楚。子蒲曰:”吾未知吴道。”使楚人先与吴人战,而自稷会之,大败夫王于沂。吴人获薳射于柏举,其子帅奔徒以従子西,败吴师于军祥。秋七月,子期、子蒲灭唐。
  九月,夫王归,自立也。以与王战而败,奔楚,为堂溪氏。吴师败楚师于雍澨,秦师又败吴师。吴师居麇,子期将焚之,子西曰:”父兄亲暴骨焉,不能收,又焚之,不可。”子期曰:”国亡矣!死者若有知也,可以歆旧祀,岂惮焚之?”焚之,而又战,吴师败。又战于公婿之溪,吴师大败,吴子乃归。囚闉舆罢,闉舆罢请先,遂逃归。叶公诸梁之弟后臧従其母于吴,不待而归。叶公终不正视。
  乙亥,阳虎囚季桓子及公父文伯,而逐仲梁怀。冬十月丁亥,杀公何藐。己丑,盟桓子于稷门之内。庚寅,大诅,逐公父歜及秦遄,皆奔齐。
  楚子入于郢。初,斗辛闻吴人之争宫也,曰:”吾闻之:’不让则不和,不和不可以远征。’吴争于楚,必有乱。有乱则必归,焉能定楚?”王之奔随也,将涉于成臼,蓝尹亹涉其帑,不与王舟。及宁,王欲杀之。子西曰:”子常唯思旧怨以败,君何效焉?”王曰:”善。使复其所,吾以志前恶。”王赏斗辛、王孙由于、王孙圉、钟建、斗巢、申包胥、王孙贾、宋木、斗怀。子西曰:”请舍怀也。”王曰:”大德灭小怨,道也。”申包胥曰:”吾为君也,非为身也。君既定矣,又何求?且吾尤子旗,其又为诸?”遂逃赏。王将嫁季羋,季羋辞曰:”所以为女子,远丈夫也。钟建负我矣。”以妻钟建,以为乐尹。
  王之在随也,子西为王舆服以保路,国于脾泄。闻王所在,而后従王。王使由于城麇,复命,子西问高厚焉,弗知。子西曰:”不能,如辞。城不知高厚,小大何知?”对曰:”固辞不能,子使余也。人各有能有不能。王遇盗于云中,余受其戈,其所犹在。”袒而示之背,曰:”此余所能也。脾泄之事,余亦弗能也。”
  晋士鞅围鲜虞,报观虎之役也。
  ◎ 定公六年
  【经】六年春王正月癸亥,郑游速帅师灭许,以许男斯归。二月,公侵郑。公至自侵郑。夏,季孙斯、仲孙何忌如晋。秋,晋人执宋行人乐祁犁。冬,城中城。季孙斯、仲孙忌帅师围郓。
  【传】六年春,郑灭许,因楚败也。
  二月,公侵郑,取匡,为晋讨郑之伐胥靡也。往不假道于卫;及还,阳虎使季、孟自南门入,出自东门,舍于豚泽。卫侯怒,使弥子瑕追之。公叔文子老矣,辇而如公,曰:”尤人而效之,非礼也。昭公之难,君将以文之舒鼎,成之昭兆,定之鞶鉴,苟可以纳之,择用一焉。公子与二三臣之子,诸侯苟忧之,将以为之质。此群臣之所闻也。今将以小忿蒙旧德,无乃不可乎!大姒之子,唯周公、康叔为相睦也。而效小人以弃之,不亦诬乎!天将多阳虎之罪以毙之,君姑待之,若何?”乃止。
  夏,季桓子如晋,献郑俘也。阳虎强使孟懿子往报夫人之币。晋人兼享之。孟孙立于房外,谓范献子曰:”阳虎若不能居鲁,而息肩于晋,所不以为中军司马者,有如先君!”献子曰:”寡君有官,将使其人。鞅何知焉?”献子谓简子曰:”鲁人患阳虎矣,孟孙知其衅,以为必适晋,故强为之请,以取入焉。”
  四月己丑,吴大子终累败楚舟师,获潘子臣、小惟子及大夫七人。楚国大惕,惧亡。子期又以陵师败于繁扬。令尹子西喜曰:”乃今可为矣。”于是乎迁郢于郤,而改纪其政,以定楚国。
  周儋翩率王子朝之徒,因郑人将以作乱于周。郑于是乎伐冯、滑、胥靡、负黍、狐人、阙外。六月,晋阎没戍周,且城胥靡。
  秋八月,宋乐祁言于景公曰:”诸侯唯我事晋,今使不往,晋其憾矣。”乐祁告其宰陈寅。陈寅曰:”必使子往。”他日,公谓乐祁曰:”唯寡人说子之言,子必往。”陈寅曰:”子立后而行,吾室亦不亡,唯君亦以我为知难而行也。”见溷而行。赵简子逆,而饮之酒于绵上,献杨楯六十于简子。陈寅曰:”昔吾主范氏,今子主赵氏,又有纳焉。以杨楯贾祸,弗可为也已。然子死晋国,子孙必得志于宋。”范献子言于晋侯曰:”以君命越疆而使,未致使而私饮酒,不敬二君,不可不讨也。”乃执乐祁。
  阳虎又盟公及三桓于周社,盟国人于亳社,诅于五父之衢。
  冬,十二月,天王处于姑莸,辟儋翩之乱也。
  ◎ 定公七年
  【经】七年春王正月。夏四月。秋,齐侯、郑伯盟于咸。齐人执卫行人北宫结以侵卫。齐侯、卫侯盟于沙。大雩。齐国夏帅师伐我西鄙。九月,大雩。冬十月。
  【传】七年春二月,周儋翩入于仪栗以叛。
  齐人归郓、阳关,阳虎居之以为政。
  夏四月,单武公、刘桓公败尹氏于穷谷。
  秋,齐侯、郑伯盟于咸,征会于卫。卫侯欲叛晋,诸大夫不可。使北宫结如齐,而私于齐侯曰:”执结以侵我。”齐侯従之,乃盟于琐。
  齐国夏伐我。阳虎御季桓子,公敛处父御孟懿子,将宵军齐师。齐师闻之,堕,伏而待之。处父曰:”虎不图祸,而必死。”苫夷曰:”虎陷二子于难,不待有司,余必杀女。”虎惧,乃还,不败。
  冬十一月戊午,单子、刘子逆王于庆氏。晋籍秦送王。己巳,王入于王城,馆于公族党氏,而后朝于庄宫。
  ◎ 定公八年
  【经】八年春王正月,公侵齐。公至自侵齐。二月,公侵齐。三月,公至自侵齐。曹伯露卒。夏,齐国夏帅师伐我西鄙。公会晋师于瓦。公至自瓦。秋七月戊辰,陈侯柳卒。晋士鞅帅师侵郑,遂侵卫。葬曹靖公。九月,葬陈怀公。季孙斯、仲孙何忌帅师侵卫。冬,卫侯、郑伯盟于曲濮。従祀先公。盗窃宝玉、大弓。
  【传】八年春,王正月,公侵齐,门于阳州。士皆坐列,曰:”颜高之弓六钧。”皆取而传观之。阳州人出,颜高夺人弱弓,籍丘子锄击之,与一人俱毙。偃,且射子锄,中颊,殪。颜息射人中眉,退曰:”我无勇,吾志其目也。”师退,冉猛伪伤足而先。其兄会乃呼曰:”猛也殿!”
  二月己丑,单子伐谷城,刘子伐仪栗。辛卯,单子伐简城,刘子伐盂,以定王室。
  赵鞅言于晋侯曰:”诸侯唯宋事晋,好逆其使,犹惧不至。今又执之,是绝诸侯也。”将归乐祁。士鞅曰:”三年止之,无故而归之,宋必,叛晋。”献子私谓子梁曰:”寡君惧不得事宋君,是以止子。子姑使溷代子。”子梁以告陈寅,陈寅曰:”宋将叛晋是弃溷也,不如侍之。”乐祁归,卒于大行。士鞅曰:”宋必叛,不如止其尸以求成焉。”乃止诸州。
  公侵齐,攻廪丘之郛。主人焚冲,或濡马褐以救之,遂毁之。主人出,师奔。阳虎伪不见冉猛者,曰:”猛在此,必败。”猛逐之,顾而无继,伪颠。虎曰:”尽客气也。”苫越生子,将待事而名之。阳州之役获焉,名之曰阳州。
  夏,齐国夏、高张伐我西鄙。晋士鞅、赵鞅、荀寅救我。公会晋师于瓦。范献子执羔,赵简子、中行文子皆执雁。鲁于是始尚羔。
  晋师将盟卫侯于鄟泽。赵简子曰:”群臣谁敢盟卫君者?”涉佗、成何曰:”我能盟之。”卫人请执牛耳。成何曰:”卫,吾温、原也,焉得视诸侯?”将歃,涉佗捘卫侯之手,及捥。卫侯怒,王孙贾趋进,曰:”盟以信礼也。有如卫君,其敢不唯礼是事,而受此盟也。”
  卫侯欲叛晋,而患诸大夫。王孙贾使次于郊,大夫问故。公以晋诟语之,且曰:”寡人辱社稷,其改卜嗣,寡人従焉。”大夫曰:”是卫之祸,岂君之过也?”公曰:”又有患焉。谓寡人’必以而子与大夫之子为质。'”大夫曰:”苟有益也,公子则往。群臣之子,敢不皆负羁绁以従?”将行。王孙贾曰:”苟卫国有难,工商未尝不为患,使皆行而后可。”公以告大夫,乃皆将行之。行有日,公朝国人,使贾问焉,曰:”若卫叛晋,晋五伐我,病何如矣?”皆曰:”五伐我,犹可以能战。”贾曰:”然则如叛之,病而后质焉,何迟之有?”乃叛晋。晋人请改盟,弗许。
  秋,晋士鞅会成桓公,侵郑,围虫牢,报伊阙也。遂侵卫。
  九月,师侵卫,晋故也。
  季寤、公锄极、公山不狃皆不得志于季氏,叔孙辄无宠于叔孙氏,叔仲志不得志于鲁。故五人因阳虎。阳虎欲去三桓,以季寤更季氏,以叔孙辄更叔孙氏,己更孟氏。冬十月,顺祀先公而祈焉。辛卯,禘于僖公。壬辰,将享季氏于蒲圃而杀之,戒都车曰:”癸巳至。”成宰公敛处父告孟孙,曰:”季氏戒都车,何故?”孟孙曰:”吾弗闻。”处父曰:”然则乱也,必及于子,先备诸?”与孟孙以壬辰为期。
  阳虎前驱,林楚御桓子,虞人以铍盾夹之,阳越殿,将如蒲圃。桓子咋谓林楚曰:”而先皆季氏之良也,尔以是继之。”对曰:”臣闻命后。阳虎为政,鲁国服焉。违之,征死。死无益于主。”桓子曰:”何后之有?而能以我适孟氏乎?”对曰:”不敢爱死,惧不免主。”桓子曰:”往也。”孟氏选圉人之壮者三百人,以为公期筑室于门外。林楚怒马及衢而骋,阳越射之,不中,筑者阖门。有自门间射阳越,杀之。阳虎劫公与武叔,以伐孟氏。公敛处父帅成人,自上东门入,与阳氏战于南门之内,弗胜。又战于棘下,阳氏败。阳虎说甲如公宫,取宝玉、大弓以出,舍于五父之衢,寝而为食。其徒曰:”追其将至。”虎曰:”鲁人闻余出,喜于征死,何暇追余?”従者曰:”嘻!速驾!公敛阳在。”公敛阳请追之,孟孙弗许。阳欲杀桓子,孟孙惧而归之。子言辨舍爵于季氏之庙而出。阳虎入于欢、阳关以叛。
  郑驷歂嗣子大叔为政。
  ◎ 定公九年
  【经】九年春王正月。夏四月戊申,郑伯虿卒。得宝玉、大弓。六月,葬郑献公。秋,齐侯、卫侯次于五氏。秦伯卒。冬,葬秦哀公。
  【传】九年春,宋公使乐大心盟于晋,且逆乐祁之尸。辞,伪有疾。乃使向巢如晋盟,且逆子梁之尸。子明谓桐门右师出,曰:”吾犹衰绖,而子击钟,何也?”右师曰:”丧不在此故也。”既而告人曰:”己衰绖而生子,余何故舍钟?”子明闻之,怒,言于公曰:”右师将不利戴氏,不肯适晋,将作乱也。不然无疾。”乃逐桐门右师。
  郑驷歂杀邓析,而用其《竹刑》。君子谓子然:”于是不忠。苟有可以加于国家者,弃其邪可也。《静女》之三章,取彤管焉。《竿旄》’何以告之’,取其忠也。故用其道,不弃其人。《诗》云:’蔽芾甘棠,勿翦勿伐、召伯所茇。’思其人犹爱其树,况用其道而不恤其人乎?子然无以劝能矣。”
  夏,阳虎归宝玉、大弓。书曰”得”,器用也。凡获器用曰得,得用焉曰获。
  六月,伐阳关。阳虎使焚莱门。师惊,犯之而出,奔齐,请师以伐鲁,曰:”三加必取之。”齐侯将许之。鲍文子谏曰:”臣尝为隶于施氏矣,鲁未可取也。上下犹和,众庶犹睦,能事大国,而无天灾,若之何取之?阳虎欲勤齐师也,齐师罢,大臣必多死亡,己于是乎奋其诈谋。夫阳虎有宠于季氏,而将杀季孙,以不利鲁国,而求容焉。亲富不亲仁,君焉用之?君富于季氏,而大于鲁国,兹阳虎所欲倾覆也。鲁免其疾,而君又收之,无乃害乎!”齐侯执阳虎,将东之。阳虎愿东,乃囚诸西鄙。尽借邑人之车,锲其轴,麻约而归之。载葱灵,寝于其中而逃。追而得之,囚于齐。又以葱灵逃,奔晋,适赵氏。仲尼曰:”赵氏其世有乱乎!”
  秋,齐侯伐晋夷仪。敝无存之父将室之,辞,以与其弟,曰:”此役也不死,反,必娶于高、国。”先登,求自门出,死于溜下。东郭书让登,犁弥従之,曰:”子让而左,我让而右,使登者绝而后下。”书左,弥先下。书与王猛息。猛曰:”我先登。”书敛甲,曰:”曩者之难,今又难焉!”猛笑曰:”吾従子如骖之靳。”
  晋车千乘在中牟。卫侯将如五氏,卜过之,龟焦。卫侯曰:”可也。卫车当其半,寡人当其半,敌矣。”乃过中牟。中牟人欲伐之,卫褚师圃亡在中牟,曰:”卫虽小,其君在焉,未可胜也。齐师克城而骄,其帅又贱,遇,必败之。不如従齐。”乃伐齐师,败之。齐侯致禚、媚、杏于卫。齐侯赏犁弥,犁弥辞,曰:”有先登者,臣従之,皙帻而衣狸制。”公使视东郭书,曰:”乃夫子也,吾贶子。”公赏东郭书,辞,曰:”彼,宾旅也。”乃赏犁弥。
  齐师之在夷仪也,齐侯谓夷仪人曰:”得敝无存者,以五家免。”乃得其尸。公三襚之。与之犀轩与直盖,而先归之。坐引者,以师哭之,亲推之三。
  ◎ 定公十年
  【经】十年春王三月,乃齐平。夏,公会齐侯于夹谷。公至自夹谷。晋赵鞅帅师围卫。齐人来归郓、欢、龟阴田。叔孙州仇、仲孙何忌帅师围郈。秋,叔孙州仇、仲孙何忌帅师围郈。宋乐大心出奔曹。宋公子地出奔陈。冬,齐侯、卫侯、郑游速会于安甫。叔孙州仇如齐。宋公之弟辰暨仲佗、石彄出奔陈。
  【传】十年春,及齐平。
  夏,公会齐侯于祝其,实夹谷。孔丘相。犁弥言于齐侯曰:”孔丘知礼而无勇,若使莱人以兵劫鲁侯,必得志焉。”齐侯従之。孔丘以公退,曰:”士,兵之!两君合好,而裔夷之俘以兵乱之,非齐君所以命诸侯也。裔不谋夏,夷不乱华,俘不干盟,兵不逼好。于神为不祥,于德为愆义,于人为失礼,君必不然。”齐侯闻之,遽辟之。
  将盟,齐人加于载书曰:”齐师出竟,而不以甲车三百乘従我者,有如此盟。”孔丘使兹无还揖对曰:”而不反我汶阳之田,吾以共命者,亦如之。”齐侯将享公,孔丘谓梁丘据曰:”齐、鲁之故,吾子何不闻焉?事既成矣,而又享之,是勤执事也。且牺象不出门,嘉乐不野合。飨而既具,是弃礼也。若其不具,用秕稗也。用秕稗,君辱,弃礼,名恶,子盍图之?夫享,所以昭德也。不昭,不如其已也。”乃不果享。
  齐人来归郓、欢、龟阴之田。
  晋赵鞅围卫,报夷仪也。
  初,卫侯伐邯郸午于寒氏,城其西北而守之,宵熸。及晋围卫,午以徒七十人门于卫西门,杀人于门中,曰:”请报寒氏之役。”涉佗曰:”夫子则勇矣,然我往,必不敢启门。”亦以徒七十人,旦门焉,步左右,皆至而立,如植。日中不启门,乃退。反役,晋人讨卫之叛故,曰:”由涉佗、成何。”于是执涉佗以求成于卫。卫人不许,晋人遂杀涉佗。成何奔燕。君子曰:”此之谓弃礼,必不钧。《诗》曰:’人而无礼,胡不遄死。’涉佗亦遄矣哉!”
  初,叔孙成子欲立武叔,公若藐固谏曰:”不可。”成子立之而卒。公南使贼射之,不能杀。公南为马正,使公若为郈宰。武叔既定,使郈马正侯犯杀公若,不能。其圉人曰:”吾以剑过朝,公若必曰:’谁也剑也?’吾称子以告,必观之。吾伪固,而授之末,则可杀也。”使如之,公若曰:”尔欲吴王我乎?”遂杀公若。侯犯以郈叛,武叔懿子围郈,弗克。
  秋,二子及齐师复围郈,弗克。叔孙谓郈工师驷赤曰:”郈非唯叔孙氏之忧,社稷之患也。将若之何?”对曰:”臣之业,在《扬水》卒章之四言矣。”叔孙稽首。驷赤谓侯犯曰:”居齐、鲁之际,而无事,必不可矣。子盍求事于齐以临民?不然,将叛。”侯犯従之。齐使至,驷赤与郈人为之宣言于郈中曰:”侯犯将以郈易于齐,齐人将迁郈民。”众凶惧。驷赤谓侯犯曰:”众言异矣。子不如易于齐,与其死也。犹是郈也,而得纾焉,何必此?齐人欲以此逼鲁,必倍与子地。且盍多舍甲于子之门,以备不虞?”侯犯曰:”诺。”乃多舍甲焉。侯犯请易于齐,齐有司观郈,将至。驷赤使周走呼曰:”齐师至矣!”郈人大骇,介侯犯之门甲,以围侯犯。驷赤将射之。侯犯止之,曰:”谋免我。”侯犯请行,许之。驷赤先如宿,侯犯殿。每出一门,郈人闭之。及郭门,止之,曰:”子以叔孙氏之甲出,有司若诛之,群臣惧死。”驷赤曰:”叔孙氏之甲有物,吾未敢以出。”犯谓驷赤曰:”子止而与之数。”驷赤止,而纳鲁人。侯犯奔齐,齐人乃致郈。
  宋公子地嬖蘧富猎,十一分其室,而以其五与之。公子地有白马四。公嬖向魋,魋欲之,公取而朱其尾鬣以与之。地怒,使其徒扶魋而夺之。魋惧,将走。公闭门而泣之,目尽肿。母弟辰曰:”子分室以与猎也,而独卑魋,亦有颇焉。子为君礼,不过出竟,君必止子。”公子地奔陈,公弗止。辰为之请,弗听。辰曰:”是我迋吾兄也。吾以国人出,君谁与处?”冬,母弟辰暨仲佗、石彄出奔陈。
  武叔聘于齐,齐侯享之,曰:”子叔孙!若使郈在君之他竟,寡人何知焉?属与敝邑际,故敢助君忧之。”对曰:”非寡君之望也。所以事君,封疆社稷是以。敢以家隶勤君之执事?夫不令之臣,天下之所恶也。君岂以为寡君赐?”
  ◎ 定公十一年
  【经】十有一年春,宋公之弟辰及仲佗、石彄、公子地自陈入于萧以叛。夏四月。秋,宋乐大心自曹入于萧。冬,及郑平。叔还如郑莅盟。
  【传】十一年春,宋公母弟辰暨仲佗、石彄、公子地入于萧以叛。秋,乐大心従之,大为宋患,宠向魋故也。
  冬,及郑平,始叛晋也。
  ◎ 定公十二年
  【经】十有二年春,薛伯定卒。夏,葬薛襄公。叔孙州仇帅师堕郈。卫公孟彄帅师伐曹。季孙斯、仲孙何忌帅师堕费。秋,大雩。冬十月癸亥,公会齐侯盟于黄。十有一月丙寅朔,日有食之。公至自黄。十有二月,公围成。公至自侯成。
  【传】十二年夏,卫公孟彄伐曹,克郊。还,滑罗殿。未出,不退于列。其御曰:”殿而在列,其为无勇乎?”罗曰:”与其素厉,宁为无勇。”
  仲由为季氏宰,将堕三都,于是叔孙氏堕郈。季氏将堕费,公山不狃、叔孙辄帅费人以袭鲁。公与三子入于季氏之宫,登武子之台。费人攻之,弗克。入及公侧。仲尼命申句须、乐颀下,伐之,费人北。国人追之,败诸姑蔑。二子奔齐,遂堕费。将堕成,公敛处父谓孟孙:”堕成,齐人必至于北门。且成,孟氏之保障也,无成,是无孟氏也。子伪不知,我将不堕。”
  冬十二月,公围成,弗克。
  ◎ 定公十三年
  【经】十有三年春,齐侯、卫侯次于垂葭。夏,筑蛇渊囿。大蒐于比蒲。卫公孟彄帅师伐曹。晋赵鞅入于晋阳以叛。冬,晋荀寅、士吉射入于朝歌以叛。晋赵鞅归于晋。薛弑其君比。
  【传】十三年春,齐侯、卫侯次于垂葭,实狊阝氏。使师伐晋,将济河。诸大夫皆曰:”不可。”邴意兹曰:”可。锐师伐河内,传必数日而后及绛。绛不三月,不能出河,则我既济水矣。”乃伐河内。齐侯皆敛诸大夫之轩,唯邴意兹乘轩。齐侯欲与卫侯乘,与之宴,而驾乘广,载甲焉。使告曰:”晋师至矣!”齐侯曰:”比君之驾也,寡人请摄。”乃介而与之乘,驱之。或告曰:”无晋师。”乃止。
  晋赵鞅谓邯郸午曰:”归我卫贡五百家,吾舍诸晋阳。”午许诺。归,告其父兄,父兄皆曰:”不可。卫是以为邯郸,而置诸晋阳,绝卫之道也。不如侵齐而谋之。”乃如之,而归之于晋阳。赵孟怒,召午,而囚诸晋阳。使其従者说剑而入,涉宾不可。乃使告邯郸人曰:”吾私有讨于午也,二三子唯所欲立。”遂杀午。赵稷、涉宾以邯郸叛。夏六月,上军司马籍秦围邯郸。邯郸午,荀寅之甥也;荀寅,范吉射之姻也,而相与睦。故不与围邯郸,将作乱。董安于闻之,告赵孟,曰:”先备诸?”赵孟曰:”晋国有命,始祸者死,为后可也。”安于曰:”与其害于民,宁我独死,请以我说。”赵孟不可。秋七月,范氏、中行氏伐赵氏之宫,赵鞅奔晋阳。晋人围之。范皋夷无宠于范吉射,而欲为乱于范氏。梁婴父嬖于知文子,文子欲以为卿。韩简子与中行文子相恶,魏襄子亦与范昭子相恶。故五子谋,将逐荀寅而以梁婴父代之,逐范吉射而以范皋夷代之。荀跞言于晋侯曰:”君命大臣,始祸者死,载书在河。今三臣始祸,而独逐鞅,刑已不钧矣。请皆逐之。”
  冬十一月,荀跞、韩不信、魏曼多奉公以伐范氏、中行氏,弗克。二子将伐公,齐高强曰:”三折肱知为良医。唯伐君为不可,民弗与也。我以伐君在此矣。三家未睦,可尽克也。克之,君将谁与?若先伐君,是使睦也。”弗听,遂伐公。国人助公,二子败,従而伐之。丁未,荀寅、士吉射奔朝歌。
  韩、魏以赵氏为请。十二月辛未,赵鞅入于绛,盟于公宫。
  初,卫公叔文子朝而请享灵公。退,见史鳅而告之。史鳅曰:”子必祸矣。子富而君贪,其及子乎!”文子曰:”然。吾不先告子,是吾罪也。君既许我矣,其若之何?”史鳅曰:”无害。子臣,可以免。富而能臣,必免于难,上下同之。戍也骄,其亡乎。富而不骄者鲜,吾唯子之见。骄而不亡者,未之有也。戍必与焉。”及文子卒,卫侯始恶于公叔戍,以其富也。公叔戍又将去夫人之党,夫人诉之曰:”戍将为乱。”
  ◎ 定公十四年
  【经】十有四年春,卫公叔戍来奔。卫赵阳出奔宋。二月辛巳,楚公子结、陈公孙佗人帅师灭顿,以顿子牂归。夏,卫北宫结来奔。五月,于越败吴于槜李。吴子光卒。公会齐侯、卫侯于牵。公至自会。秋,齐侯、宋公会于洮。天王使石尚来归脤。卫世子蒯瞆出奔宋。卫公孟彄出奔郑。宋公之弟辰自萧来奔。大蒐于比蒲。邾子来会公。城莒父及霄。
  【传】十四年春,卫侯逐公叔戍与其党,故赵阳奔宋,戍来奔。
  梁婴父恶董安于,谓知文子曰:”不杀安于,使终为政于赵氏,赵氏必得晋国。盍以其先发难也,讨于赵氏?”文子使告于赵孟曰:”范、中行氏虽信为乱,安于则发之,是安于与谋乱也。晋国有命,始祸者死。二子既伏其罪矣,敢以告。”赵孟患之。安于曰:”我死而晋国宁,赵氏定,将焉用生?人谁不死,吾死莫矣。”乃缢而死。赵孟尸诸市,而告于知氏曰:”主命戮罪人,安于既伏其罪矣,敢以告。”知伯従赵孟盟,而后赵氏定,祀安于于庙。
  顿子牂欲事晋,背楚而绝陈好。二月,楚灭顿。
  夏,卫北宫结来奔,公叔戍之故也。
  吴伐越。越子句践御之,陈于槜李。句践患吴之整也,使死士再禽焉,不动。使罪人三行,属剑于颈,而辞曰:”二君有治,臣奸旗鼓,不敏于君之行前,不敢逃刑,敢归死。”遂自刭也。师属之目,越子因而伐之,大败之。灵姑浮以戈击阖庐,阖庐伤将指,取其一屦。还,卒于陉,去槜李七里。夫差使人立于庭,苟出入,必谓己曰:”夫差!而忘越王之杀而父乎?”则对曰:”唯,不敢忘!”三年,乃报越。
  晋人围朝歌,公会齐侯、卫侯于脾、上梁之间,谋救范、中行氏。析成鲋、小王桃甲率狄师以袭晋,战于绛中,不克而还。士鲋奔周,小王桃甲入于朝歌。秋,齐侯、宋公会于洮,范氏故也。
  卫侯为夫人南子召宋朝,会于洮。大子蒯聩献盂于齐,过宋野。野人歌之曰:”既定尔娄猪,盍归吾艾豭。”大子羞之,谓戏阳速曰:”従我而朝少君,少君见我,我顾,乃杀之。”速曰:”诺。”乃朝夫人。夫人见大子,大子三顾,速不进。夫人见其色,啼而走,曰:”蒯聩将杀余。”公执其手以登台。大子奔宋,尽逐其党。故公孟彄出奔郑,自郑奔齐。
  大子告人曰:”戏阳速祸余。”戏阳速告人曰:”大子则祸余。大子无道,使余杀其母。余不许,将戕于余;若杀夫人,将以余说。余是故许而弗为,以纾余死。谚曰:’民保于信。’吾以信义也。”
  冬十二月,晋人败范、中行氏之师于潞,获籍秦、高强。又败郑师及范氏之师于百泉。
  ◎ 定公十五年
  【经】十有五年春王正月,邾子来朝。鼷鼠食郊牛,牛死,改卜牛。二月辛丑,楚子灭胡,以胡子豹归。夏五辛亥,郊。壬申,公薨于高寝。郑罕达帅师伐宋。齐侯、卫侯次于渠蒢。邾子来奔丧。秋七月壬申,姒氏卒。八月庚辰朔,日有食之。九月,滕子来会葬。丁巳,葬我君定公,雨,不克葬。戊午,日下昊,乃克葬。辛巳,葬定姒。冬,城漆。
  【传】十五年春,邾隐公来朝。子贡观焉。邾子执玉高,其容仰。公受玉卑,其容俯。子贡曰:”以礼观之,二君者,皆有死亡焉。夫礼,死生存亡之体也。将左右周旋,进退俯仰,于是乎取之;朝祀丧戎,于是乎观之。今正月相朝,而皆不度,心已亡矣。嘉事不体,何以能久?高仰,骄也,卑俯,替也。骄近乱,替近疾。君为主,其先亡乎!”
  吴之入楚也,胡子尽俘楚邑之近胡者。楚既定,胡子豹又不事楚,曰:”存亡有命,事楚何为?多取费焉。”二月,楚灭胡。
  夏五月壬申,公薨。仲尼曰:”赐不幸言而中,是使赐多言者也。”
  郑罕达败宋师于老丘。
  齐侯、卫侯次于蘧挐,谋救宋也。
  秋七月壬申,姒氏卒。不称夫人,不赴,且不祔也。
  葬定公。雨,不克襄事,礼也。
  葬定姒。不称小君,不成丧也。
  冬,城漆。书,不时告也。
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************
************************

The Confucianism Sutram Doctrines of The Primal Literature 尚书简介

November 27, 2020

尚书简介

The Confucianism Sutram Doctrines of The Primal Literature  

尚书简介

The Confucianism Sutram Doctrines of The Primal Literature  尚书简介

尚书
The Confucianism Sutram Doctrines of The Primal Literature  

  尚书
  目录
  《尚书》简介
  尚书
  目录
  《尚书》简介
  虞夏书 尧典 
  尧帝功德满天下
  春夏秋冬怎样划分
  尧帝挑选接班人
  舜帝代行天道
  舜帝即位后的“三把火”
  诗与歌可以感天动地惊鬼神
  皋陶谟
  对从政者的告诫
  从政者要具备九种品德
  尊卑等级由上天命定
  大禹治水的自述
  甘 誓
  夏启的战争动员令
  商书 汤誓
  世上没有不落的太阳
  盘庚(上)
  盘庚洞若观火劝贵族
  盘庚(中)
  盘庚是东方的摩西?
  盘庚(下)
  民众才是国家的根本
  西伯戡黎
  自作孽,不可活
  微 子
  出逃是一种明智的人生选择
  周 书
  得道多助
  洪 范
  谁制定了治国安邦的规则
  对数目字和秩序的酷爱
  做家长的法则
  作威作福是天子的特权
  解除疑惑要靠占卜算卦
  自然时序与君主统治
  幸福和不幸有哪些
  康 诰
  用德政去征服人心
  谨慎严明的施用刑
  酒 诰
  周公发布的戒酒令
  ——————
  《尚书》简介
  《尚书》是中国古代最早的一部历史文献汇编。最早时它被称为《书》,到了汉代被叫做《尚书》,意思是“上古之书”。汉代以后,《尚书》成为儒家的重要经典之一,所以又叫做《书经》。这部书的写作和编辑年代、作者已很难确定,但在汉代以前就已又了定本。据说孔子曾经编纂过《尚书》,而不少人认为这个说法不可靠。
  《尚书》所记载的历史,上起传说中的尧虞舜时代,下至东周(春秋中期),历史约1500多年。它的基本内容是古代帝王的文告和军臣谈话记录,由此可以推断作者很可能是史官。《尚书》作为我国最早的政事史料汇编,记载了虞、夏商、周的许多重要史实,真实的 反映了 这一历史时期的天文、地理、哲学思想、教育、刑法和典章制度等,对后世产生过重要影响,是我们了解古代社会的珍贵史料。
  《尚书》用散文写成,按朝代编排,分成《虞书》、《夏书》、《商书》和《周书》。它大致有四种体式:一是“典”,主要记载当时的典章制度;二是“训诰”,包括君臣之间、大臣之间的谈话和祭神的祷告辞;三是“誓”,记录了君王和诸侯的誓众辞;四是“命”,记载了帝王任命官员、赏赐诸侯的册命。《尚书》使用的语言、词汇比较古老,因而较难读懂。
  流传至今的《尚书》包括《今文尚书》和《古文尚书》两部分。《今文尚书》共二十八篇,《古文尚书》共二十五篇。从唐代以来,人们把《今文尚书》和《古文尚书》混编在一起后来经过明、清两代的一些学者考证、辨析,确认相传由汉代孔安国传下来的二十五篇《古文尚书》和孔安国写的《尚书传》是伪造的因此被称为《伪古文尚书》和《尚书伪孔传》。这个问题在学术界已成为定论。
  现存二十八篇《今文尚书》传说是秦、汉之际的博士伏生传下来的,用当时的文字写成,所以叫做《今文尚书》(《古文尚》用古代文字写成)。其中《虞夏书》四篇,《商书》五篇,《周书》十九篇。我们选录的是《今文尚书》,不包括书《古文尚书》。原文主要依据清代阮元校订的《十三经注疏》注释和译文广泛参考了研究《尚书》的各种专著。
  ——————
  尧帝功德满天下
  【原文】
  日若稽古(1),帝尧曰放勋,钦明文思安安(3),允恭克让(4),光被四表(5),格于上下(6)。克明俊德(7),以亲九族(8)。九族既睦,平章百姓(9)。百姓昭明,协和万帮,黎民与变时雍(10)。
  【注释】
  (1)日若:用作追述往事开头德发语词,没有实际意义。稽:考察。古 :这里指古时传说。(2)钦:恭谨严肃。(3)允:诚实。恭:恭谨。克:能够。让:让贤。(4)被:覆盖。四表:四方极远德地方。(5)格:到达。(7)俊德:指才德兼备德人。(8)九族:指同族的人。(9)平:辨别。章:使明显。百姓:白官族姓。(10)黎民:民众。于:随着。使:友善。雍:和睦。
  【译文】 
  考查古代传说,帝尧德名字叫放勋。他严肃恭谨,明察是非,善于治理天下,宽宏温和,诚实尽职,能够让贤,光辉普照四面八方,以至于天上地下。他能够明察有才有德德人,使同族人亲密团结。族人亲密和睦了,又明察和表彰有善行德百官协调诸侯各国的关系民众也随着变的友善和睦起来了。
  【读解】
  尧使古代传说中的帝王,,也算得上使“开国元勋”。为帝王歌功颂德,使作为臣子的史官责无旁贷的职守,因为古代书写历史的人使官员,而不是学者,他必须站在官方的立场上维护最高统治者。这种做法后来相沿为习,很少有人脱出这个框框。 
  这样一来,历史就成为成功者的历史,帝王功绩德行的帐薄。历史也显得极端重要。他的价值主要在为统治者树碑立传。供后来的统治者学习借鉴,以便把好传统发扬光大。
  虽然我们无法知道我们最早的帝王长相如何,习惯、个性、个人生活如何,但我们明确地知道他英明伟大,功高德重,万民拥戴,名垂千古。所以我们不得不敬仰,并为我们有这样德祖先而自豪,庆幸自己是他的后代子孙。  
  ——————
  春夏秋冬怎样划分
  【原文】
  乃命羲和(1),钦若昊天(2),梨想历象日月星辰(3),敬授人时(4)。分命羲仲,宅崳夷(5),日旸谷(6)。寅宾出日(7),平秩东作(8)。日中(9),星鸟(10)以殷仲春厥民析(12),鸟兽孳尾(13)。申命羲叔,宅南交(14)。平秩南讹(15),敬致(16)。日永(17),星火(18),以正仲夏。厥民因(19),鸟兽希革(20)。分命和仲,宅西,曰昧谷。寅饯纳日(21),平秩西成(22)。宵中(23),星虚(24),以殷仲秋。厥民夷(25),毛毨(26)。申命和叔,宅塑方,曰幽都(27),平在塑易(28)。日短(29),星昴(30),以正仲冬。厥民隩(31),鸟兽 氄毛(32)。帝曰:“咨!汝羲暨和。期三百有六旬有六日(33),以闰月定 四时(34),成岁。允厘百工(35),庶绩咸熙(36)。”
  【注释】
  1)羲和:羲氏与和氏,相传是世代掌管天地四时的官重黎氏的后代。 (2)钦:恭敬。若:顺从。昊:广大。③历:推算岁时。象:观 察天象④人时:民时.⑤宅:居住。崳(yu)夷:地名,在东方。 (6)旸(yang)谷:传说中日出的地方。(7)寅:恭敬。宾:迎接。 (8)平秩:辨别测定。作。兴起,开始。(9)日中:指春分。春分这天昼 夜时间相等,因此叫日中。(10)星鸟:星名,指南方朱雀七宿。朱雀是鸟 名,所以则星鸟。(11)殷:确定。仲:每个季度三个月中的第二个月。 (12)厥:其.析:分散开来。(13)孳(zi)尾:生育繁殖。(14)交:地 名,指交趾。(15)讹:运转,运行。(16)致:到来。(17)日永:指夏 至。”夏至这天白天最长,因此叫日永。(18)星火:指火星。夏至这天黄昏, 火星出现南方。(19)因:意思是居住在高地。(20)希:稀疏。希革:意 思是鸟兽皮毛稀疏。(21)饯:送行。纳日。落日(22)西成:太阳在西 边落下的时刻。(23)宵中:指秋分。秋分这天昼夜时间相等,因此叫宵中。 (24)星虚:星名,指虚星,为北方玄武七宿之一。(25)夷:平。这里指 回到平地居住。(26)毛毨(xian):生长新羽毛。(27)朔方:北方。幽都:幽 州.(28)在:观察。易:变化。这里指运行。(29)日短:指冬至。冬至 这天白天最短,所以叫日短。(30)星昴(mao):星名,指昴星,为西方白 虎七宿之一。(31)隩(yu):奥,意思是内室。(32)氄(rong):鸟兽细软 的毛。(33)期(ji):一周年。有:又。(34)以闰月定四时:古代一年十 二个月,大月三十天,小月二十九天,共计三百五十四天,比一年的实际天 数少十一天又四分之一天。三年累计超过了一个月,所以安排闰月来补足,使 四时不错乱。(35)允:用,以。厘:治,规定。百工:百官。(36)庶:众, 多。熙:兴起,兴盛。
  【译文】 
  于是尧命令羲氏与和氏,恭敬地遵循上天的规律,根据日月星辰运行的情况来制定历法,教导人民按照时令从事生产活动。尧 又命令羲仲居住在东方的旸谷,恭敬地迎接日出,观察辨别太阳 东升的时刻。昼夜时间相等,黄昏时鸟星出现在南方,据此来确 定仲春时节。这时民众散布在田野上耕作,鸟兽开始生育繁殖。尧 再命令羲叔住在南方的交趾,观察辨别太阳向南运行的情况,恭 敬地迎接太阳南来。根据白天最长,黄昏时火星出现在南方的天 象,来确定仲夏时节。这时民众居住在高处,鸟兽羽毛稀疏。尧 又命令和仲住在西边的昧谷,恭敬地为太阳送行,观察辨别太阳 西落的情况。根据昼夜时间相等,黄昏时虚星出现在南方的天象, 来确定仲秋时节。这时人们回到平原居住,鸟兽的羽毛重新生长。 尧还命令和叔住在北方的幽都,观察太阳向北运行的情况。根据 白天时间最短,黄昏时昴星出现在南方,来确定仲冬时节。这时 人们住在室内避寒,鸟兽长出了细软的毛。尧帝说:“唉!你们羲 氏与和氏啊,一周年有三百六十六天,用增加闰月的办法来确定 春夏秋冬四时,这就成为一年。以此来规定各种事情就都会兴盛 起来。”
  【读解】
  这一段记载了神明的尧帝制定历法的情况。细节是否真实并 不重要,重要的是这样一些信息:中国远在民族部落时代就已有了划分春夏秋冬四时和周年的历法,通过对天体运行的变化和地 上物候变化的仔细观察,来确定时令。我们现在已很难想象这件 事对人类进步文明的巨大价值和意义。这标志着人们有了比较深 刻的时间迁移感,同时也初步有了空间方位感。
  时空意识的产生,导致了对时间流动的划分、确认和记录,对 方位变化的辨认,在人们生存的层面上,时间和空间的确立有助 于人们迁徙定居,从事农业生产,商业贸易等物质生产活动,也 有利于人们的生活:春种秋收,夏避洪水酷热,冬避严寒冰雪。在 意义的层面上,时空感使人确认人自身在天地万物间的位置,体验人在天地间存在的意义和价值。   从尧帝制定历法的情况看,对自然现象的仔细观察和对自然 变化规律的准确把握,是第一位的。这个立足点带来的结果是对 自然的重视、崇敬和顺从,把人的存在纳入自然的轨道,使人的 生产、生活、思维合乎自然法则,因而最具有意义的生活,便是顺应自然的生活。
  我们的民族崇尚自然的传统,大概就始于尧的时代。崇尚自然 的意识,囊中体现在“敬天”的观念上。“天”是万物的主宰,它 既是神灵意志的体现,又是自然法则的体现;作为自然的一部分 的人,必须敬重上天,服从上天。帝王是上天派到人间的代表,他 以上天赋予的绝对权力来统治人世间,因此被称为“天子”。冒犯 天子,就是冒犯天神、自然法则,罪该万死。小人真要冒犯天子 起来造反,也要打着“替天行道”的旗号。
  把“天”、自然、神灵同权力、特权和专制结合起来,也算是 民族传统之一,即把自然涂上权力意志的色彩,敬重、顺从自然, 也就是敬重、顺从权力。个人存在的意义和价值便在敬天、顺应自然、服从权力中消解了。这也是儒家要把《书》作为经典的原 因之一。
  ——————
  尧帝挑选接班人
  【原文】
  帝曰:“咨!四岳。朕在位七十载,汝能庸命①,龚朕位②?” 
  岳曰:“否德添帝位③。” 
  曰:“明明扬侧陋④。”师锡帝曰⑤:“有鳏在下(6),曰虞舜。” 
  帝曰:“俞(7)!予闻,如何?”
  岳曰:“瞽子(8),父顽,母嚣,象傲,克谐。以孝烝烝(9),乂不格奸(10)。”
  乂帝曰:“我其诚哉!女于时(11),观厥刑于二女(12)。”厘降二女 于妫汭(13),嫔于虞(14)。
  帝曰:“钦哉!” 
  慎微五典(15),五典克从(16)。纳于百揆(17),百揆时叙(18)。宾于四门(19),四门穆穆(20)。纳于大麓(21),烈风雷雨弗迷。 
  帝曰:“格(22)!汝舜。询事考言(23),乃言凪可绩(24),三载。汝陟 帝位(25)。”舜让于德,弗嗣。
  【注释】
  ①庸命:顺应天命。②袭:用作“践”,意思是履行,这里指接替帝位。③否(PT):鄙陋。添(tian):辱,意思是不配。④明明:明察 贤明的人。扬:选拔,举荐。侧陋:隐伏卑微的人。⑤师:众人,大家。 锡:赐,这里指提出意见。(6)鳏(guan):困苦的人。(7)俞:是的, 就这样。(8)瞽(gu):瞎子,这里指舜的父亲乐官瞽瞍。(9)烝烝:形 容孝德美厚。(10)乂(y i):治理。格:至,达到。奸:邪恶。(11)女: 嫁女。时:是,这个人,这里指舜。(12)刑:法度,法则。二女:指尧的 女儿娥皇和女英。(13)厘:命令。妫(guT):水名。汭(rui):河流弯曲的 地方。(14)嫔:嫁给别人作妻子。,(15)徽:美善。五黄:五常,指父义, 母慈、兄友、弟恭、子孝。(16)克:能够。从:顺从。(17)纳:赐予职 位。百接;掌管一切事务的官。(18)时叙。承顺,意思是服从领导。 (19)宾:迎接宾客。(20)穆穆:形容仪容齐整。(21)麓:山脚。(22)格 到来,来。(23)询:谋划。考:考察。(24)乃:你。凪(zhi):求得。 (25)陟:升,登。
  【译文】 
  尧帝说:“唉!四方的部落首领!我在位任职七十年,你们中 有谁能顺应天命,接替我的帝位?”。
  四方部落首领说:“我们德行鄙陋,不配登上帝位。”
  尧帝说:“可以考察贵戚中贤明的人,也可以推举地位低微的贤人。” 
  大家向尧推荐说;“民间有个处境困苦的人,名叫虞舜。”
  尧帝说:“是啊,我听说过。这个人到底怎么样?” 。
  四方部落首领回答说:“他是乐官瞽瞍的儿子。他的父亲心术 不正,母亲善于说谎,,他的弟弟象十分傲慢,但舜能与他们和睦 相处.他用自己的孝行美德感化他们,使他们改恶从善,不走邪 路。”
  尧帝说。“那我就考验考验他吧!把我的两个女儿嫁给他,通 过两个女儿考察他的德行。”于是,尧命令两个女儿到妫河的弯曲 处,在那里嫁给了虞舜。 
  尧帝说:“恭谨地处理政务吧!”
  舜谨慎地推行父义、母慈、兄友、弟恭、子孝五种美德,臣 民都能顺从。他又受命管理百官,百官都能服从。他在明堂四门 迎接前来朝见的四方诸侯。四方诸侯全都仪容整肃。他还到深山 老林中去经受风雨考验,即使在狂风暴雨和电闪雷鸣时也不迷失方向。 
  尧帝说:“来吧,舜啊。我同你谋划政事,考察你的言论,你 提的意见十分正确。经过三年考验,你一定能成就大业。你现在 可以登上帝位了。”舜要把帝位让给更有德行的人,不愿就位。 
  【读解】
  对君王来说,挑选接班人是件大事,它关系到国家会不会变 颜色。尧帝当了70年君王,功德满天下,无奈年龄不饶人,总有退位的一天,要把权力交给下一代。 
  值得注意的是,在尧的时代还没有皇帝江山不外传的世袭制, 可以把权力交给家族以外的人。这种移交权力的做法,在古代叫 做“禅让”。并且,把权力交给谁,可以由各方氏族首领参与讨论, 提出建议,推荐人选。这就很有点民主色彩了,不是由最高统治 者一个人说了就算。
  移交权力的确不是一件简单的事。且不说众多争权夺利的复 杂瓜葛,单就享受够了尊严、顺从、声名、功绩、荣华富贵等等 的心态来说,需要有巨大的心理承受能力。可能在尧的时代这是。 不成问题的,即使从最高职位上退下来,依然会受到崇敬,不会 失去得太多,不会人一走茶就凉,毕竟那时世风还很淳朴。
  退出权力中心造成的心理上的失衡,会带来恐惧感。处于权 力中心的诱惑力,实在太大了。诱惑力越大,失衡就越重,恐惧 感就越强。这大概是后世的帝王们即使路上黄泉路也不愿交出权 力的重要心理原因。于是,后来有了世袭制。天下是朕的天下,也 是朕儿子孙子的天下,接班人早已由制度规定好了,用不着挑选, 也不容外人讨论、提意见。西晋开国皇帝晋武帝把王位传给了白 痴太子司马衷,只不过短短十六年,司马家的天下就被白痴皇帝 葬送掉了。
  从今天想昨天,“禅让”帝位和民主评选接班人,还是有几分 让人神往。 
  ——————
  舜帝代行天道
  【原文】
  正月上日①,受终于文祖②。在璇玑玉衡③,以齐七政④。肆类 于上帝⑤,禋于六宗(6),望于山川(7),遍于群神。辑五端(8)。既月乃 日(9),觐四岳群牧(10),班瑞于群后(11)。 岁二月,东巡守,至于岱宗(12),柴(13)。望秩于山川(14),肆觐东后(15) 协时月正日(16),同律度量衡(17)。修五礼、五玉、三帛、二生、一死 贽(18)。如五器(19),卒乃复(20)。五月南巡守,至于南岳,如岱礼。八月 西巡守,至于西岳,如初。十有一月朔巡守,至于北岳,如西礼。归 ,格于艺祖(21),用特(22)。五载一巡守,群后四朝。敷奏以言(23),明试以功,车服以庸(24)。
  【注释】
  ①上日;吉利的日子.②终;这里指尧退下帝位。文祖:尧太祖的 宗庙.③在:观察。璇玑玉衡:指北斗七星。④齐:排比整理。七 政:指祭祀、班瑞、东巡、南巡、西巡、北巡、归格艺祖七项政事。⑤ 肆:于是。类:一种祭祀礼节,这里指向上天报告继承帝位。(6)禋(yin) :祭祀。六宗;指天、地和春、夏、秋、冬四时。(7)望:祭祀祖山川 的仪式。(8)辑:收集,聚敛。五瑞:五种等级的玉器,诸侯用来作为信 符。(9)既月乃日:挑选吉利的月份、日子。(10)觐(qin):朝见天子。 牧:官员.(11)班:颁,分发。后:指诸侯国君。(12)岱宗:东岳泰山。 (13)柴赐:祭天的礼仪。(14)秩;次序,依次。(15)东后:东方诸侯国 君。(16)协:合。时:春夏秋冬四时。正:确定。(17)同:统一。律:音 律。度:丈尺。量,斗斛。衡:斤两。(18)五礼;指公、侯、伯、子、男 五等礼节。五玉:即前面说的“五瑞”。三帛:三种不同颜色的丝织品,用于 垫玉。二生;活羊羔和活雁。一死:一只死野鸡。(19)如:而。五器:指五玉。(20)卒:指礼仪完毕。乃:然后。复:归还。(21)格:到,至。艺 祖:文祖,即尧太祖的宗庙。(22)特:一头公牛。(23)敷:普遍。 (24)庸:功劳。
  【译文】 
  正月的一个吉日,舜在尧的太祖宗庙接受了禅让的帝位。他 观察了北斗星的运行情况,列出了七项政事。接着举行祭祖,向 上天报告继承帝位一事,并祭祖天地四时,祭祖山川和群神。舜 聚集了诸侯的五等圭玉,挑选良辰吉日,接受四方诸侯头领的朝 见,把圭玉颁发给他们。
  这一年的二月,舜到东方巡视,到了泰山,举行了柴祭,并按等级依次祭祀了其它山川,接受了东方诸侯国君的朝见。舜协调了春夏秋冬的月份,确定了天数;统一了音律和长度、容量、重 量的单位;制定了公侯伯于男朝见的礼节,规定了五等圭玉、三种颜色丝织物、活羊羔、活雁和死野鸡的用法。礼仪结束后,便把五等圭玉归还给诸侯。五月,舜到南方巡视,到了衡山,像祭 祀泰山一样行礼仪。八月,舜到四方巡视,到了华山,祭把礼仪同祭泰山一样。十一月,舜到北方巡视,到了恒山,祭祀礼仪同 在华山一样。舜回来后,到尧太祖的宗庙祭祖,用的祭品是一头牛。
  此后,舜每隔五年就巡视一次。各方诸侯在四岳朝见,各自 报告政绩。舜根据诸侯的政绩进行评定,论功行赏,赐给他们车马和服服饰。 
  【读解】
  这一节写舜帝登基的情况。尧顺利地移交了权力,舜顺利地 登上了帝位。祭祀是必不可少的礼仪,种类之多,场面之大,气 氛之隆重,全都可以想见。毕竟,这是新天子的诞生,其意义得 用盛大的礼仪来表示。因此,礼仪的规模,便体现了意义的大小。 
  礼仪的作用还在于发布信息,一是通报天地神灵,以取得合 法身份;二是通报四方臣民,以归顺人心。
  出身微贱的舜帝,上任后的动作十分大:修订历法,统一乐 律和度量衡,严明礼仪等级,巡视四方,赏赐功臣,大有重振河 山的王者气度,表现出王者的大智慧和大德行。这当中包含着一 个重要的潜台词:禅让是英明的,接班人是可靠的,天下河山将 大放光彩,生民百姓将幸福安康。
  重要的是,天下是上天的天下,生民是上天的生民;天子不 过是代行上天之道,负责播撒上天的恩惠。说白了,天子也是侍 者,今天的话叫做服务员,公仆;既伺候上天,又伺候万众,此 外没有什么特殊之处。这与世袭制的“家天下”有着天壤之别。如 果说公仆有什么特别之处的话,不外乎才干、德行、智慧、气度等,而不是罩在头上的光环,可以为所欲为地玩弄权术、为自己大捞好处、光宗耀祖、飞扬跋扈。
  不知从什么时候起,侍者变成了主子,公仆变成了上帝,一切都颠倒了。江山有了归属姓氏,生民成了统治者的供养人和可 以任意支配、宰杀的奴仆。龙颜不可冒犯,太岁头上的土动不得,刑不上大夫,礼不下庶人,君君臣臣父父子子。反正,天下变了。
  重温帝尧、帝舜的事迹,我们最古老的这两位祖宗,能够给我们的启示该不算少吧!
  ——————
  舜帝即位后的“三把火”
  【原文】
  肇十有二州①,封十有二山,浚川②。
  象以典刑(3),流宥五刑(4),鞭作官刑,扑作教刑(5),金作赎刑。眚灾肆赦(6),怙终贼刑(7)。钦哉,钦哉,惟刑之恤哉(8)! 
  流共工于幽州(9),放驩兜于崇(10)!窜三苗于三危(11),殛鳏于羽 山(12),四罪而天下咸服。
  【注释】
  ①肇:这里指划分地域。②浚:疏通。③象:刻画。典:常,常 用。典刑:常用的墨、劓、剕、宫、大辟五种刑罚。(4)流:流放。宥:宽 恕。⑤扑:檟(jia)楚,古代学校用作体罚的工具。(6)眚(sheng): 过失。肆:于是。(7)怙:依仗。贼:用作“则”。(8)恤:慎重。 (9)幽州:地名,在北方边远地区。(10)崇山:地名,在现在湖北黄陂以南。 (11)三苗:古代国名,在现在湖南、江西境内。三危:地名,在现在甘肃 敦煌一带。(12)殛(ji):流放。羽山:地名,在东方。
  【译文】 
  舜划定了十二个州的疆界,在十二座山上封土为坛,作祭祀用,并疏通了河道。 
  舜把五种常用的刑罚刻画在器物上,用流放的办法代替五刑 以示宽大,用鞭刑来惩罚犯了罪的官员,用木条打来惩罚有罪过的掌管教化的人,用铜作为赎罪的刑罚。因为过失犯罪,可以赦免;要是犯了罪又不知悔改,就要用刑罚。慎重啊,慎重啊,使用刑罚时一定要慎重。
  舜把共工流放到幽州,把驩兜流放到崇山,把三苗驱逐到三 危,把鳏流放到羽山。这四个罪人受到了应有的处罚,天下的人 都心悦诚服。 
  【读解】
  舜帝上任后烧了三把火:划定州界,制定刑罚,放逐尧的大 臣共工、驩兜、鳏,以及三苗,于是天下人心归顺。接下来是任 用百官,使国家机器运转起来。舜三十岁出道从政,在帝王位置 上呆了五十年,身后名垂青史。 
  咱们中国人对新任官员的信心,多半寄托在“三把火”上。舜 帝的“三把火”的重心在刑罚,表明他重视“依法治国”。这和后 世的帝王得天下后大兴土木、赏赐功臣、争权夺利形成鲜明对比。 
  还可注意的是,舜帝在重慎用刑罚,以惩戒为目的,区别罪 行,处罚适度。这是开明君主与暴君(如秦始皇、隋场帝)的区 别所在。治国的关键在治人心。不仅要赏罚分明,还要赏罚适度, 才能使人心归)烦,天下大治。以忧国忧民著称的诗人杜甫曾说: “致君尧舜上,再使风俗淳。”这话表明了他对尧、舜时代的向往。
  ——————
  诗与歌可以感天动地惊鬼神
  【原文】
  帝曰:“夔!命汝典乐①,教胄子②,直而温,宽而栗③,刚而 无虐④,简而无傲。诗言志,歌永言⑤,声依永,律和声。八音克 谐,无相夺伦(6),神人以和。”
  夔曰:“於(7)!予击石拊石(8),百兽率舞。” 
  【注释】
  ①乐;乐官。②胄(zhou)子:未成年的人。③栗:恭谨。 ④无:不要。⑤永:咏,意思是吟唱。(6)夺:失去。伦:次序,这 里指和谐。(7)於(wu):是啊,好吧。(8)拊:轻轻敲击。石:石 磬,古代的一种乐器。
  【译文】 
  舜帝说:“夔啊!我任命你掌管乐官,教导年轻人,使他们正 直温和,宽厚恭谨,刚强而不暴虐,简约而不傲慢。诗是表达思 想情感的,歌吟唱表达思想情感的语言,音调要合乎吟唱的音律,音律要谐和五声。八种乐器的音调能够调和,不失去相互间的次 序,让神和人听了都感到和谐。”
  夔说:“好吧!我轻重有致地击打石磬,使各种兽类都能随着音乐舞蹈起来。” 
  【读解】
  舜帝对夔说的这段关于诗歌和音乐的作用的看法,后来被儒家当作“诗教”的经典言论,也成了历代官方所推崇的文艺观,成 了我们的民族传统。 
  按这种观点,诗歌和音乐是人们内心想法和情感的表现;表 现的最高标准,是和谐;和谐就是美,是优雅,可以感天动地惊神鬼;和谐的诗歌和音乐被用来培育、陶冶人们的内在情操,培养性情高雅的君子。
  简单地说,诗歌和音乐是最重要的教育手段,而不是供自我发泄或娱乐消遣。现在的流行音乐、交谊舞是不可能培养出传统意义上的君子的,诗歌也成了少数被认为神经有毛病的人的自我发泄。这种天翻地覆的变化,是我们的幸事,同时也是我们的不幸,正如钢筋水泥丛林之于田园牧歌的幸与不幸一样。 
  ——————
  对从政者的告诫
  【原文】
  曰若稽古。皋陶曰:“允迪厥德(2),谟明弼谐(3)。”
  禹曰:“俞,如何?” 皋陶曰:“都!慎厥身,修思永④。淳叙九族⑤,庶明励翼(6),还 可远,在兹。”
  禹拜昌言曰:“俞!”
  皋陶曰:“都!在知人(7),在安民。” 
  禹曰:“吁!咸若时(8),惟帝其难之。知人则哲(9),能官人(10)。安 民则惠,黎民怀之。能哲而惠,何忧乎讙兜?何迁乎有苗(11)?何畏 乎巧言令色孔壬(12)?”
  【注释】
  (1)皋陶(gao yao)是舜帝的大臣,掌管刑法狱讼。谟的意思是商讨,谋 划。本篇的内容是舜帝、大禹和皋陶在一起商讨大事的讨论记录,虽然经过 了后人的加工润色,但仍保存有较高的史料价值。②允:诚信。迪:履 行,遵循。③明:高明,英明。弼:辅佐。④都:啊。永:长久。 ⑤淳:敦厚。叙:顺从。(6)庶:众人。励:努力。翼:辅佐。(7) 人:这里指官员。(8)咸:全部,完全。时:这样。(9)哲:明智。。 (10)官:管理,任用。(11)迁:流放。(12)巧言:花言巧语。令:善于。 色:脸色。孔;十分,非常。壬:奸侫的人。
  【译文】 
  考察古代传说。皋陶曾说:“要真正履行先王的德政,就会决策英明,大臣们团结一致。” 
  禹说:“是啊!怎样才能做到呢?”
  皋陶说:“啊,对自己的言行要谨慎,自己的修养要持之以恒。 要使亲属宽厚顺从,使众多贤明的人努力辅佐,由近及远,首先 从这里做起。”
  禹十分佩服这种精当的见解,说:“是这样啊!”
  皋陶说:“啊!重要的还在于知人善任,在于安定民心。”
  禹说:“唉!要是完全做到这些,连尧帝也会感到困难啊!知人善任是明智的表现,能够用人得当。能安定民心便是给他们的 恩惠,臣民都会记在心里。能做到明智和给臣民恩惠,哪里会担 讙兜?哪里还会放逐三苗?哪里会惧怕花言巧语、察言观色的 奸侫之人呢?” 
  【读解】
  皋陶对参与治理国家的人提出了修身、知人、安民三项要求。 这些要求的前提是实行德政,而不是苛政、暴政。孟子曾说,“苛政猛于虎。”意思是说残暴的统治者像凶猛的老虎一样吃人不眨眼。这是后来的事情,与尧、舜时代的清明廉正的政治是两码事。
  修身、知人、安民从理论上说起来很容易,在实际当中却非 常非常不容易。政治家因为公务繁忙,权力斗争激烈,少有时间用于增加修养提高素质,况且应酬宴席交际游玩占去了不少业余 时间,加上有秘书操劳,修不修身就无关紧要了。知人更难。官 场上野心家、阴谋家、奉承献媚的人不在少数,他们多半戴着厚厚的面具,难以识破。他们抓住人性中喜欢别人奉承的弱点,化 装表演,实则为自己捞取好处。得逞了,就为世人做出了榜样,以 行动告诉人们还是做官的好。安民要付出巨大的心血和人力物力。 .老百姓的生活内容多种多样,除了最基本的吃喝拉撒睡之外,还 。要有精神生活的要求、娱乐等等,单是满足基本必需的物质生活 条件就够忙乎的了,要处处让老百姓满意,非得全心全意做老黄牛才行。再说,老黄牛也有累的趴下的时候。
  ——————
  从政者要具备九种品德
  【原文】
  皋陶曰:“都!亦行有九德①。亦言,其人有德,乃言曰,载采采②” 
  禹曰:“何?”
  皋陶曰:“宽而栗③,柔而立④,愿而恭⑤,乱而敬(6),扰而毅(7),直而温(8),简而廉(9),刚而塞(10),强而义(11)。彰厥有常吉哉(12)! 
  “日宣三德(13),夙夜浚明有家(14);日严祗敬六德(15),亮采有邦(16)。翕受敷施(17),九德咸事(18),俊乂在官(19)。百僚师师(20),百工惟时(21),抚于五辰(22),庶绩其凝(23)。
  【注释】
  ①亦:检验。行;德行。②乃:考察。载:为,这里的意思是以… 为证明。采:事,采采就是很多事,这里指事实。③栗;严肃恭谨。 ④柔:指性情温和。立;指有自己的主见。⑤愿:小心谨慎。恭:庄 重严肃。(6)乱:治,这里指有治国才干。敬:认真。(7)扰:柔顺,指 能听取他人意见。毅:果断。(8)直:正直,耿直。温:温和。(9)简; 直率而不拘小节。廉:方正。(10)刚:刚正。塞:充实。(11)强:坚毅。 义:善,合符道义。(12)常:祥,常吉的意思是吉祥。(13)宣:表现。 (14)夙:早晨。浚明:恭敬努力。家:这里指卿大夫的封地。(15)严:严 肃庄重。祗:恭敬。(16)亮:辅佐。邦:诸侯的封地。(17)翕(Xi):集 中。敷施:普遍推行。(18)咸:全部。事:担任事务。(19)俊乂:指特 别有才德的人。(20)百僚:指众大夫。师师:互相学习和仿效。(21)百 工:百官。惟:想。时:善。(22)抚:顺从。五辰:指金木水火土五星。 (23)庶:众多。绩;功绩。凝:成就。
  【译文】 
  皋陶说:“啊!检验一个人的行为可以依据九种品德。检验言论也一样,如果说一个人有德行,那就要指出许多事实作分依据。”
  禹说:“什么叫做九德?” 
  皋陶说:“宽宏大量而又严肃恭谨,性情温和而又有主见,态 度谦虚而又庄重严肃,具有才干而又办事认真,善于听取别人意 见而又刚毅果断,行为正直而又态度温和,直率旷达而又注重小 节,刚正不阿而又脚踏实地,坚强勇敢而又合符道义。能在行为 中表现出这九种品德,就会吉祥顺利啊! 
  “每天都能在行为中表现出九德中的三德,早晚恭敬努力地去 实行,就可以做卿大夫。每天都能庄重恭敬地实行九德中的六德, 就可以协助天子处理政务而成为诸侯。如果能把九种品德集中起 来全面地实行,使有这些品德的人都担任一定职务,那么在职官 员都是才德出众的人了。大夫们互相学习仿效,官员们都想尽职 尽责,严格按照五展运行和四时变化行事,众多的功业就可以建成了。”
  【读解】
  皋陶提出的从政者应具备的九种品德,可以毫不夸张地说是 对政治家们最高的要求,是政治家能达到的最理想的境界。倘若全部具备九德难以企及的话,可以退而求其次,只要六德;再不 行,还可以退一步,只具备三德,便可以于国于家于民有益了。一德都不具备,就该回家种田卖红薯。
  具备九德需要足够的修养,而且还要经过实际行动来考验和 陶冶。比如,性情温和的人往往没有主见,要他两者皆备,可以让他多去处理一些棘手的事情来锻炼。有才干的人往往自视甚高, 恃才傲物,主观自信;这样的人让他多碰几次壁,多摔几次跟斗, 让他知道世界有多大、有多复杂、有多少人力所不及的意外,他 才会知道“锅儿是铁铸的”。 
  所以,培养九德就是一个过程,也许还是一个很长很长的过程。这就有个问题:让无德的人或少德的人到重要的领导岗位去摔打锻炼,岂不是误国误家误民?也可以反问:如果不通过摔 打锻炼的实际考验,不把驴和马牵出场路一溜,怎么知道是马还是驴,有德还是无德?
  好在人民群众的眼睛是雪亮的。可是有时候,人民群众的眼睛再雪亮,也作不了主。培养德行靠个人的自觉。对从政者应具有的德行,恐怕光靠自觉远远不够,还得要有一种法律的和社会 的制约机制来进行规范,才会更合理。这一点,先辈皋陶没有想到。
  ——————
  尊卑等级由上天命定
  【原文】
  “无教逸欲①,有邦兢兢业业,一日二日万几②。无旷庶官③,天 工(4),人其代之。天叙有典⑤, 勅我五典五敦惇哉(6)!天秩有礼(7),自我五礼有庸哉(8)!同寅协恭和衷哉(9)!叫天命有德,五服五章哉(10)!天 讨有罪(11)十五刑五用哉(12)!政事懋哉!懋哉(13)! 
  “天聪明(14),自我民聪明。天明畏(15),自我民明威。达于上下, 敬哉有土(16)!” 
  皋陶曰:“朕言惠可氐行(17)?”
  禹曰:“俞!乃言氐可绩。”
  皋陶曰:“予未有知,思曰赞赞襄哉(18)!”
  【注释】
  ①无教:不要。逸欲:安逸贪欲。(2)一日二日:意思是天天,每天 几:机,这里指事情。③旷:空,这里指虚设。庶官;众官。(4)天 工:上天命令的事。⑤叙:秩序,指伦理、等级秩序。典;常法。 (6)勅(Chi):命令。五典:指君臣、父子、兄弟、夫妇、朋友间的伦理关系 (7)秩:规定等级次序。(8)自:遵循。五礼:指天子、诸侯、卿大夫 士、庶民五种礼节。庸:经常。(9)寅:恭敬。协恭和衷:同心同德,结一致。(10)五服:天子、诸侯、卿、大夫、士五种等级的礼服。章;显 示。(11)讨:惩治。(12)五刑:墨、剔、剐、宫、大辟五种刑罚。 (13)懋:勉励,努力。(14)聪:听力好,这里指听取意见。明:视力好,这 里指观察问题。(15)明:表扬。畏:惩罚。(16)有土:保有国土。 (17)氐(ZhT):一定,必须。(18)赞:辅佐。襄;治理。
  【译文】 
  “不要贪图安逸和放纵私欲,当诸侯就要兢兢业业,每天要处理成千上万的事。不要虚设各种官职,上天命定的事情,要由人来完成。上天安排了等级秩序的常法,命令我们遵循君臣、父子、 兄弟、夫妇、朋友之间的伦理,并使它们淳厚起来!上天规定了尊卑等级次序,要我们遵循天子、诸侯、卿大夫、士、庶民五种 等级的礼节,并使它们经常化!君臣之间要相互敬重,同心同德!上天任命有德的人管理民众,要用天子、诸侯、卿、大夫、士五 种等级的礼服来显示有德者的区别!上天惩罚有罪的人,要用墨、劓、剕、宫、大辟五种刑罚来处治犯了罪的人!处理政务要互相勉 励!要共同努力!”
  “上天明察一切,来自于臣民的意见。上天赏罚分明,来自于 臣民的赏罚意愿。上天和下民之间互相通达,所以要恭敬从政才 能保有国土。”
  皋陶说:“我的话一定会得到实行吗?” 
  禹说:“是的,你的话会得到实行并会获得成功。” 
  皋陶说:“其实我没有什么智慧,只是想辅佐君王治理好国家 啊!”
  【读解】
  皋陶本人是谦卑的,心目中没有自我,只有上天、君王和民 众。他的自我价值和人生目标,就是按照上天事先规定好了的一 切,履行自己的职责。离开了君臣父子兄弟夫妇朋友这样的等级 座标,自我就不存在,就没有价值和意义。
  那么,上天是谁?他凭什么规定了人与人之间的尊卑等级秩 序?他凭什么命令人们必须遵守他规定的这种等级秩序?   说穿了,“上天”其实是人自己。是人自己规定了人有尊卑贵贱之分,是人自己要求遵守等级秩序。反复宣扬这样的观点,造 成的实际效果是:人有尊卑贵贱之分是不言自明、不容置疑的真 理,于是有了“龙生龙,凤生凤,老鼠生儿会打洞”的说法。另一方面,相信命定论造成的效果是普遍的愚昧,是对自我和个人 价值的无情否定。
  可以作一个设想:如果真有“上天”存在,那么“上天”说 人人生来都是天使,人人都可以做国王,人人都可以升官发财成 为款爷,江山轮流坐,即使是鸡也可以变凤凰,效果会是怎样?天 下会不会乱套、会不会群龙无首?
  看历史,想今天,答案不言自明。乞丐可以当皇帝,皇帝也 有沦为阶下囚的时候。人生是个大舞台,大伙儿闹哄哄你方唱罢 我登台。再美好的筵席,也有结束的时候。自古英雄出草莽,成 者为王,败者为寇,全没有了尊卑贵贱的等级秩序。
  如果“上天”有眼,该不会气得糊涂吧? 
  ——————
  大禹治水的自述
  【原文】
  帝曰:“来,禹!汝亦昌言。”禹拜曰:“都!帝,予何言?予 思日孜孜。”皋陶曰:“吁!如何?”禹曰:“洪水滔天,浩浩怀山 襄陵①,下民昏垫②。予乘四载③,随山刊木④,暨益奏庶鲜食(5)。予 决九川距四海(6),浚赋治距川(7)。暨稷播(8),奏庶艰食鲜食(9)。懋迁 有无化居(10)。蒸民乃粒(11),万邦作乂(12)。”皋陶曰:“俞!师汝昌言(13)。”
  【注释】
  ①怀:包围。襄:淹没。②昏垫:意思是沉陷,吞队③四载:四种交通工具,指车、船、橇、轿。④刊:砍削,这里指砍削树木作路 标。⑤暨:及,和。益:人名,伯益。奏:进。鲜食:刚杀了的鸟兽。(6)决:疏通。距:到达。(7)浚;疏通。欧法(qbon kodi):田间的水沟。 (8)稷:人名,后稷。传说他教人们播种庄稼。(9)艰食:根生的粮食, 指谷类。(10)懋:用作“贸”,懋迁的意思就是贸易。化居:迁移囤积的货 物。(11)粒:立,意思是成,定。(12)作:开始。乂;治理。(13)师: 用作“斯”,意思是这里。
  【译文】 
  舜帝说:“来吧,禹!你也谈谈高见吧。”禹拜谢说:“是啊,君王,我说些什么呢?我整天考虑的是孜孜不倦地工作。”皋陶说:“哦,到底是些什么工作?”禹说:“大水与天相接,浩浩荡荡包围 了大山,淹没了山丘,民众被大水吞没。我乘坐着四种交通工具, 顺着山路砍削树木作路标,和伯益一起把刚猎获的鸟兽送给民众。 我疏通了九州的河流,使大水流进四海,还疏通了田间小沟,使 田里的水都流进大河。我和后稷一起播种粮食,为民众提供谷物 和肉食。还发展贸易,互通有无,使民众安定下来,各个诸侯国 开始得到治理。”皋陶说:“是啊!你这番话说得真好。”
  【读解】
  我们从小就知道大禹治水三过家门而不入的故事传说,现在 我们读到的是大禹自己谈如何整治洪水。听了他的叙述,我们不 由得赞叹:“真神奇!”然后仔细一想,发现不要由此产生误会。 
  如果真有大禹整治洪水这回事儿,那么可以肯定的是,这事 儿他一个人干不了!这道理就像拿破仑在阿尔卑斯山上望着追赶 他的敌军时明智地说的,要是没有面前这些敌人,他成不了英雄。 大禹是治水的英雄;但是没有洪水,没有众多的人齐心协力,他也成不了英雄。 
  把大禹治水的事说出来写出来,是想说明圣人君子不要忘记为民造福。做官是通过治理人民来为人民造福,为民除害也是为民造福,殊途同归。可是还要补充一点,想一想是谁来为圣人君子造福的呢? 回答这个问题不需脑筋急转弯儿。
  ——————
  夏启的战争动员令
  【原文】
  大战于甘,乃召六卿②。王曰:“嗟!六事之人(3),予誓告汝: 有扈氏威侮五行(4),怠弃三正⑤。天用剿绝其命(6),今予惟恭行天之罚(7)。
  “左不攻于左(8),汝不恭命;右不攻于右,汝不恭命;御非其马之正(9),汝不恭命。用命,赏于祖(10);弗用命,戮于社。予则孥戮汝(11)”
  【注释】
  ①甘誓是一篇战争动员令,是后人根据传闻写成的。甘是地名,在有扈氏国都的南郊。誓是古时告诫将士的言辞。大禹死后,他的儿子夏启继承了帝位。启所确立的新制度,遭到了有扈氏的反对,启便发动了讨伐有扈氏的 战争。结果以有扈氏失败、夏启胜利而告终。甘誓就是这次战争前启告诫六 军将士的言辞。②六卿:六军的将领。古时天子拥有六军。③六事: 六军的将士。④威侮:轻慢,轻视。五行:金、木、水、火、土五种物 质。⑤怠:懈怠。三正:指建于、建丑、建寅,意思是指历法。③ 用:因此。剿:灭绝。(7)恭行:奉行。(8)左:战车左边。古时战车 载三人,分左中有,左边的人负责射箭,中间的人驾车,右边的人用矛刺杀。攻;善。(9)御:驾车的人,即处在战车中间位置上的人。(10)赏于祖: 古时天子亲征,随军带着祖庙的神主和社神的神主。有功的,就在祖庙神主 之前赏赐,惩罚则在社神神主前进行,表示不敢自己专行。(11)孥:奴,降 为奴隶。戮:刑戮,惩罚。
  【译文】 
  即将在甘进行一场大战,于是夏启召集了六军的将领。王说: “啊!六军的将士们,我要向你们宣告:有扈氏违背天意,轻视金木水火土这五行,怠慢甚至抛弃了我们颁布的历法。上天因此要 断绝他们的国运,现在我只有奉行上天对他们的惩罚。 
  “战车左边的兵士如果不善于用箭射杀敌人,你们就是不奉行我的命令;战车右边的兵士如果不善于用矛刺杀敌人,你们也是不奉行我的命令;中间驾车的兵士如果不懂得驾车的技术,你们也是不奉行我的命令。服从命令的人,我就在先祖的神位前行赏;不服从命令的人,我就在社神的神位前惩罚。我将把你们降为奴 隶,或者杀掉。”
  【读解】
  天子率领将士亲自出征,必定是一场关系到国家命运的决战, 一定要使将士们明白为谁和为什么而战,否则不明不白上战场,多半要吃败仗。主帅是天子,由他来发布战争动员令,既有权威性, 又有感召力,还可以证明出征打仗的正义。 其中没有豪言壮语和长篇大话,没有一个接一个地表态和表决心,最足以征服人心的理由就是奉行天命,简洁而震撼人心。
  也许是社会在不断前进吧,后来的檄讨书越来越长,废话越 来越多,理由列出了一大堆却难以震撼人心,成了空洞无物的玩意儿。政治家更能干,可以滔滔不绝地说得天昏地暗,实际上连 鸡都杀不死。事情常常坏在一张嘴上。
  学学夏启是有益的。干脆果断,直来直去,表明了意图,就到战场上见分晓,看看到底谁是英雄谁是狗熊。好男儿志在疆场,骑马射箭打枪,不说废话空话。 
  ——————
  世上没有不落的太阳
  【原文】
  王曰:“格尔众庶(1),悉听朕言。非台小子(2),民敢行称乱(3)!有 夏多罪,天命殛之(4)。今尔有众,汝曰:‘我后不恤我众,舍我穑 事(5),而割正夏(6)?’予惟闻汝众言,夏氏有罪,予畏上帝,不敢不正。今汝其曰:‘夏罪其如台(7)?’夏王率曷众力(8),率割夏邑(9)。有 众率怠弗协(10),曰:‘时日易丧(11)?予及汝皆亡。’夏德若兹,今朕 必往。 
  “尔尚辅予一人,致天之罚,予其大赉汝(12)!尔无不信,朕不食言(134)。尔不从誓言,予则孥戮汝,罔有攸赦(14)。”
  【注释】
  (1)格:来。众庶:众人,大家。(2)台(yi):我。小子:对自己的谦称。(3)称。举,发动。 (4)殛(ji):诛杀。(5)穑(se)事:农事。(6)割(he):易,意思 是为什么。正:征,征讨。(7)如台(yi):如何。(8)曷:竭,尽力,竭力。(9)割:剥削。 (10)有众:臣民。率:大多。怠:怠工。协:和。(11)时:这个。曷:什么时候。日:这里指夏桀 (12)赉(lai):赏赐。(13)食:吞没。食言:指不讲信用。(14)罔:无。攸:所。 
  【译文】 
  王说:“来吧,你们各位!都听我说。不时我小子敢于贸然发难!实在是因为夏王犯了许多罪行,上天命令我去讨伐他。现在你们大家会问:‘我们的国君不体贴我们,放弃我们 种庄稼的事,却去征讨夏王?’这样的言论我早已听说过,但是夏桀有罪,我敬畏上帝,不敢不去征讨。 现在你们要问:‘夏桀的罪行到底怎么样呢?’夏桀耗尽了民力,剥削夏国人民。民众大多怠慢不恭,不予 合作,并说;‘这个太阳什么时候才能消失?我们宁可和你一起灭亡。’夏桀的德行败坏到这种程度,现在我一定 要去讨伐他。 ”
  你们只要辅佐我,行使上天对夏桀的惩罚,我将大大的赏赐你们!你们不要不相信,我决不会不守信用。如果你们不听从我的誓言,我就让你们去当奴隶,以示惩罚,没有谁会得到赦免。”
  【读解】
  夏桀在历史上以残暴著称,由此导致了夏王朝覆灭。他自比为太阳,以为光照万里,何等地自高自大!但是他忘了一点,当太阳最耀眼的时候,便预示着它即将西下殒落,辉煌难再。这世上从古至今,没有永不殒落的太阳,而只有殒落之后有新的太阳升起。果然,夏桀的残暴激起了天怨人怒,众叛亲离。从此,夏王朝的太阳便永远殒落了。
  商汤正是看准了天怨人怒的大好时机,举兵伐桀他显得没 有夏启讨伐有扈氏时那么自信,那么正气凛然,而是以劝说加威 胁,软硬兼施,不由得有些让人怀疑他振振有词地控诉夏桀暴行 时,是不是心怀鬼胎,另有打算?
  慷慨激昂最容易激起听众的共鸣。善于演说的讲演者早已把听众的心理揣摩透底了,正如有人很懂得用一把鼻涕一把泪来赚去别人同情爱怜一样。
  商汤肯定算得上是出色的演说家,那句“时日曷丧,予及汝皆亡”(是他编出来的吗?)有巨大的穿透力, 可以算得上是个千古名句。
  我们应该学习商汤的演说技巧:先摆出一副谦和的 姿态赢得印象分;直接了当提出最过硬的理由, 表明目的;以自问自答的方式消除听众的顾虑,进一步说服和打动听众;表明自己决心已定,义无返顾; 最后严辞威胁加上利诱。别的不说,商汤在印象、心理、权威性诸方面都得分。有了民众得支持,他成功了。
  ——————
  盘庚洞若观火劝贵族
  【原文】
  王若曰:“格汝众,予告汝训汝,猷黜乃心②,无傲从康③。古 我先王,亦惟图任旧人共政④。王播告之修⑤,不匿厥指(6),王用丕 钦(7)。罔有逸言(8),民用丕变。今汝联聒聒(9),起信险肤(10),予弗知乃 所讼(11)。
  “非予自荒兹德(12),惟汝含德(13),不惕予一人(14)。予若观火,予 亦拙谋作(15),乃逸(16)。若网在纲(17),有条而不紊(18);若农服田(19),力 穑乃亦有秋(20)。汝克黜乃心(21),施安德于民(22),至于婚友(23),丕乃敢 大言汝有积德(24)。乃不畏戎毒于远迩(25),惰农自安,不昏作劳(26),不。 服田亩,越其罔有黍稷(27)。
  “汝不和吉言于百姓(28),惟汝自生毒(29)。乃败祸奸宄(30),以自灾 于厥身。乃既先恶于民(31),乃奉其恫(32),汝悔身何及?相时憸民(33), 犹胥顾于箴言,其发有逸口(34),矧予制乃短长之命(35)?汝曷弗告朕, 而胥动以浮言,恐沈于众(36)?若火之燎于原,不可向迩,其犹可扑, 灭?则惟汝众自作弗靖(37),民非予有咎。”    
  【注释】
  ( ①盘庚是汤的第十世孙,商朝的第二十位君王。他为避免水患,复兴殷, 商,率领臣民把国都从奄(今山东曲阜)迁往殷(今河南安阳)。此举遇到了 来自各方面的反对,盘庚极力申说迁都的好处,前后三次告喻臣民,终于完 成了迁都。《盘庚》(分上、中、下三篇)记述了这次迁徙的经过。上篇记述 盘庚迁殷之前告诫群臣的话,中篇是盘庚告诫殷民的话,下篇是迁都后盘庚 告诫群臣的话。历代学者大都认为《盘庚》三篇是殷代的作品,具有很高的 史料价值。②猷:为了。黜:除去。心:指私心。③从:纵,放纵。 康:安逸。④惟:想。任:任用。旧人:指世代做官的人。共政:共同 管理政事。(5)王:指先王。播台:公布命令。修:施行。 (6)匿:隐瞒。指:旨,意旨。(7)丕:大。钦:敬重。(8)逸:过失,错误。 (9)聒聒(guo):拒绝别人的好意而自以为是。(10)信:伸,伸说。险:邪 恶。肤:浮夸。(11)讼:争辩。(12)荒:废弃。(13)含:怀着,藏着。 (14)惕:施,给予。(15)谋作:谋略。(16)乃。则。逸。过错。 (17)纲:网的总绳。(18)紊:乱。(19)服:从事。(20)力穑:努力收获 庄稼。(21)黜乃心:去掉你们的私心。(22)实德。实惠的德行。(23) 婚:指有姻亲关系的亲戚。(24)丕乃:于是。(25)乃。如果。戎:大。毒: 毒害(26)昏:努力。(27)越其:于是就。(28)和:宣布。吉言:好 话。(29)惟:是。毒。祸根。(30)败。败露。奸宄(gU1):做坏事。 (31)先:引导。(32)奉:承受。恫(dong):痛苦。(33)相:看。时:这。 憸(xian):小。(34)发:说出。逸口:从口中说出错话。(35)矧(shen): 况且。制:操纵,掌握。(36)恐:恐吓。沈:煽动。(37)靖:善。
  【译文】 
  王这样说道:“来吧,你们各位!我要告诫你们,教训你们,为的是要去掉你们的私心,使你们不要傲慢放肆并追求安逸。从 前我们的先王,也只考虑任用世家旧臣共同管理政事。先王向群 臣发布政令,群臣都不隐瞒先王的旨意,先王因此对他们非常看 重。大臣们没有错误的言论,因而臣民的行动大有变化。现在你 们拒绝别人的好意而又自以为是,到处散布邪恶浮夸的言论,我 真不知道你们争辩的是什么。
  “并不是我自己放弃了任用世家旧臣的美德,只是你们欺瞒了 我的好意,不能处处为我着想。我对这一切像看火一样地一清二 世,如果我又不善于谋划,则是过错。就像只有把网结在纲上,才 会有条有理不紊乱;就像农民只有努力耕种,才会有秋天的好收 成。你们能够去掉私心,给予臣民实实在在的好处,以至于你们 的亲戚朋友,那么你们才敢说你们积有恩德。如果你们不怕自己 的言论会大大毒害远近的臣民,就像懒惰的农民一样自求安逸,不 努力操劳,不从事田间劳动,那就不会有黍稷收获。 
  “你们不把我的善言向百姓宣布,这是你们自生祸害。你们所 做的一些坏事已经败露,这是你们自己害自己。你们既引导人们 做了坏事,就要由你们来承担痛苦,悔恨自己又怎么来得及?看 看一般的小民吧,他们还顾及到我所劝诫的话,担心说出错误的 话,何况我掌握着你们的生杀之权呢?你们有话为什么不告诉我, 却用流言蜚语相互煽动,恐吓蛊惑臣民呢?就像大火已在原野上 燃烧起来,使人无法面对接近,还能够扑灭吗?这都是你们做了 许多坏事造成的,不是我有过错。”
  【读解】
  这是盘庚对他的臣僚们进行规劝,责备他们不恪守先王的旧 规矩,态度傲慢,贪图享受舒适,还以谣言蛊惑民心。盘庚的良 苦用心日月可鉴,顽固的臣僚们作何感想,不得而知,而他们的 丑恶嘴脸却清晰可见。 
  大凡能做臣僚的人,总是其先辈或本人有功于国于民,才会参与国政,享有功名利禄。有了功名利禄,就会滋生骄奢淫逸,目中无人,有恃无恐。有恃无恐,就敢于胡作非为,骑在别人头上 拉屎拉尿。腐败就是由此产生的。尧、舜的太平盛世、清明政治 已一去不复返了,接踵而来的是日甚一日的腐败。
  古代政治腐败大概有两个重要根源:一是人治和世袭制造成 了庞大的特权阶层,从天子下至芝麻官,无不如此。二是专制制 度为人性丑恶的一面和弱点提供了温床。盘庚大概不会想到这些。 他请出先王和旧时制度,是他所能想到的最好的理由,毕竟血缘、 祖先、传统在中国古代社会生活中起着巨大的纽带作用,毕竟腐 败的官员内心总是有所畏惧,否则就真的是“和尚打伞,无法无 天”了。
  话说回来。争论不过起于迁移国都,而实质是盘庚试图对日 益腐败的政治机器动手术———“去奢行俭”。用意虽好,却是治标 不治本。再出现腐败,又往哪儿还?迁来过去,总不会还出地球, 更要紧的是根子在制度和人身上。不作开膛剖肚的手术,是无法 真正解决问题的。 
  当然,盘庚迁殷的结果,的确带来了商王朝暂时的兴盛,用 今天的话说,他算得上是个改革者。他受到众多客观条件的制约, 能力排众议,推行自己的设想,需要很大的勇气和决心、耐心。他 采用的是文的一套——一规劝说服,而不是武的一套,他显然知道; 迫使人顺从容易,而要使人真心诚意地顺从,就难多了。从这个 意义上说,迁都的成功,也是盘庚征服人心的成功。因此,盘庚 是值得称赞的。
  此外,这篇经典性的劝诫文,为我们的汉语成语增添了一些 词汇,比如予若观火,若网在纲,有条不紊,燎原之火。这从一 个侧面说明,改革者要有文化,有智慧,见多识广,了解民心所 向,才可能获得多数人的支持,事业才可能成功。 
  ——————
  盘庚是东方的摩西?
  【原文】
  “呜呼!今子告汝:不易(1)!永敬大恤,无骨绝远②!汝分猷念 以相从(3),各设中于乃心④。乃有不吉不迪⑤,颠越不恭(6),暂遇奸宄(7),我乃劓殄灭之(8),无遗育(9),无俾易种于兹新邑(10)。”
  “往哉生生!今予将试以汝迁,永建乃家。” 
  【注释】
  ①易。变更,这里指迁都的计划不会变更。②晋:相互。绝远:疏 远。③分:比,亲近。猷:谋划。④中:衷,和。⑤迪:道路, 正路。(6)颠:狂。越:越轨。(7)暂:渐,欺诈。遇:隅,奸邪 (8)劓(yi):割鼻。殄(tian):灭绝。(9)育:胄,指后代。(10)俾: 使。易:延续。种:后代。
  【译文】 
  “啊!现在我告诉你们:迁徙的计划不会改变!要永远提防大 忧大患,不要互相疏远!你们要相互顾念依从,各人心里都要想到和衷共济。如果你们行为不善,不走正道,敢于违法越轨,欺 诈奸邪,我就动用刑罚把你们灭绝,连子孙都不留下,不让你们 的后代在新国都里继续繁衍。
  “去吧!去寻求新的生活吧!现在我将率领你们迂徙,在新国 都为你们建立永久的家园。”
  【读解】
  盘庚现在是在对臣民训话,口气已大不一样。对臣僚.他语气委婉,循循善诱,即使是责怪,也是,温而不怒。对臣民,便显出了领袖的姿态,口气强硬坚决,以断子绝孙(这在古代非同小 可!)相要挟,以新的永久家园为诱惑,不容有叛逆。
  寻找家园的诱惑实在太大。这让人想起希伯来人最伟大的先 知和导师摩西。他为了希伯来人摆脱埃及人的奴役,率领他们历 尽艰辛走出埃及,到西奈山去建立家园。这事发生在公元前13世 纪,约比盘庚迁殷晚一个世纪(公元前144纪)。都是为了建立新家园,寻找新生活,都是部落首领,但一个是为摆脱统治集团内部的腐败,一个是为摆脱外族的奴役。
  不知道盘庚的臣民是否把他看作是先知和导师,但他们肯定会受到永久家园的诱惑。即便是今天的我们,也会被诱惑的,因为寻找永久的家园,是人类永恒的冲动,永恒的主题。
  ——————
  民众才是国家的根本
  【原文】
  盘庚既迁,奠厥攸居①,乃正厥位,绥爱有众②。
  曰:“无戏怠③,懋建大命(4)!今予其敷心腹肾肠⑤,历告尔百 姓于朕志(6)。罔罪尔众,尔无共怒,协比谗言予一人(7)。 
  “古我先王,将多于前功(8),适于山(9)。用降我凶(10),德嘉绩于 朕邦(11)。今我民用荡析离居(12),罔有定极(13),尔谓朕易震动万民以迁? 肆上帝将复我高祖之德(14),乱越我家(15)。朕及笃敬(16),恭承民命,用 永地于新邑。肆子冲人(17,非废厥谋,吊由灵各(18);非敢违卜,用 宏兹贲(19)。
  “呜呼!邦伯师长百执事之人(20),尚皆隐哉(21)!予其懋简相尔, 念敬我众(22)。朕不肩好货(23),敢恭生生(24)。鞠人谋人之保居(25),叙钦(26) 今我既羞告尔于朕志若否(27),目有弗钦!无总于货宝(28),生生自庸(29)。 式敷民德(33),永屑一心(31)。”
  【注释】
  ①奠:定,安定。②绥:告诉。爱:于。③戏:游戏。怠:懒 惰。④懋:勉力,努力。大命:指重新建家园。⑤敷:布,开诚布 公。心腹肾肠:指心里话。(6)历告;尽情相告。(7)协比:串通,协 同一致。(8)多:侈,大。(9)适:往,迁往。(10)用:因此。降:减 少。(11)德:升。(12)荡析:离散。(13)极:止,至。(14)肆:今, 现在。高祖:指成汤。(15)乱;治,治理。越:于。(16)及:汲,急迫。 笃:厚。(17)肆:故,因此。冲人:年幼的人。(18)吊:善,指迁都善 事。灵各:灵格,专门负责占卜的人,据说可传达上帝的命令。(19)宏:弘 扬。贲:大宝龟,用于占卜。(20)邦伯:邦国之长,指诸侯。师长:公卿 大臣。百执事:负责具体事务的众位官员。(21)尚:希望。隐:废,考虑。 (22)简相:视察,考察。(23)肩:任用。好贷:指喜好财货的官员。(24) 恭:举用。生生:营生。(25)鞠:抚养。保:安。(26)叙:次序。钦:敬 重。(27)羞:进,提供。若:顺,赞成。否:反对。(28)总:聚敛 (29)庸:功劳。(30)式:用。敷:施。德:恩德。(31)肩:克,能够。
  【译文】 
  盘庚迁都以后,在住地安定下来,选定了王宫和宗庙的方位,然后告诫众人。
  他说:“不要贪图享乐,不要懒惰,要努力完成重建家园的大 业。现在我要开诚布公地把我的意见告诉你们各位官员。我没有惩罚你们,你们也不要心怀不满,彼此串通起来诽谤我。 “从前我们的先王成汤,他的功劳大大超过了前人,把臣民迁移到山地去。因此减少了我们的灾祸,为我们的国家立下了大功。现在我的臣民由于水灾而流离失所,没有固定的住处,你们责问我为什么要兴师动众地迁居?这是因为上帝将要复兴我们高祖成。汤的美德,治理好我们的国家。我迫切而恭敬地遵从天意拯救臣 民,在新国都永远居住下去。因此,我这个年轻人不敢放弃迁都 的远大谋略,上帝的旨意通过使者传达了下来;我不敢违背占卜; 的结果,而要使占得的天意发扬光大。
  “啊!各位诸侯,各位大臣,各位官员,希望你们各自考虑自。 己的责任!我将认真对你们进行考察,看你们是否体恤我的臣民。 我不会任用那些贪恋财货的人,而要任用帮助臣民谋生的人。能 够养育臣民并使他们安居乐业的人,我将论功行赏。现在我已经 把我心里赞成什么和反对什么都告诉了你们,不要有不顺从!不要聚敛财富,要为民谋生以立功。要把思德施予臣民,永远能与 臣民同心同德。” 
  【读解】
  迁都之后,盘庚再次向群臣训话,要群臣克勤克俭,不要贪 婪聚财;体恤民情,恭谨从政,率领臣民共建家园。这其实也是 盘庚的施政方针,体现了他的“保民”思想。
  民众是建立国家的根本。过去常把民众比做水,把统治民众的人比做浮在水上的舟船 。
  这种比喻也对也不对。水用以载舟,没有水舟无法行驶;水 也可以使舟倾覆,让舟上的人溺水身亡。还有道理。但是,水是无形的,水往低处走。要使水得到规范,需要进行疏通和引导。谁 来疏通和引导?当然是统治者。还有,舟总在水上行,在上层;水 在舟下推,为上层服务。这种上层与下层、舟与水、引导者和被 引导者的人为的、武断的划分,在根本上就走入了误区,所以才有“民可使由之,不可使知之”的说法。民众都变得聪明起来了,统治者还能为所欲为稳坐官位吗?
  把“保民”思想放到现代政治观的显微镜底下,就显出了它 的荒谬体理。不过,在强大的社会传统势力的制约之中,它也还具有一种积极的意义。为民众着想,为民众造福,在客观上会使 民众的日子稍微好过一点儿。而自此形成的民众心理,是把做官 的统治者看作自己的“父母”、“家长”,一心企盼“父母”恩赐、 开明、公正,盼望天上掉下个“包青天”。为什么就不反过来想, 自己就是自己的“父母”、“家长”,自己就是“包青天”,用得看别人来庇护和保佑吗?
  其实,统治者与被统治者的关系,应当像体育比赛。民众是运动员,统治者是裁判。运动员的职责是按照规则进行游戏,裁判的职责是监督和保证游戏按规则进行。规则是参加游戏者共同 制定并要共同遵守的,违者受罚。裁判的监督有偏差,也要受罚,或者被更换。这样,大家的共同目的是使游戏正常健康地进行。
  ——————
  自作孽,不可活
  【原文】
  西伯既勘黎,祖伊恐,奔告于王。
  曰:“天子!天既讫我殷命(2)。格人元龟(3),罔敢知吉。非先王 不相我后人④,惟王淫戏用自绝。故天弃我,不有康食⑤。不虞天 性(6),不迪率典(7)。今我民罔弗欲丧,曰:‘天易不降威?’大命不 挚(8),今王其如台?”
  王曰:“呜呼!我生不有命在天?”
  祖伊反曰:“呜呼!乃罪多,参在上(9),乃能责命于天(10)。殷之 即丧,指乃功(11),不无戮于尔邦(12)!”
  【注释】
  ①西伯指周文王。勘(kan)的意思是战胜。黎是殷王朝的属国,在今天 山西长治境内、全篇记述周文王战胜黎国之后,殷朝贤臣祖伊为殷朝安危担 忧,向殷纣王进谏,规劝他改弦更张.但遭到了纣王的拒绝。②既;其 恐怕。讫终止。(3)格人:能知天地吉凶的人.元龟大龟,用于占卜 (4)相:帮助,辅佐。⑤康食;安居饮食。(6)虞:度,猜测。 (7)迪:遵循。率典;常法.(8)挚:至,到来。(9)参:到。上:上天 。(10)乃:难道。责:祈求。(11)指:示,看。乃:你的。功:事,政事 (12)戮(lu):杀,消灭。尔邦:指周国。
  【译文】 
  周文王战胜黎国之后,祖伊非常恐慌,急忙跑来告诉殷纣王。
  祖伊说:“天子啊,上天恐怕要断绝我们殷商的国运了!那善知天命的人用大龟来占卜,觉察不到一点吉兆。这不是先王不力助我们这些后人,而是因为大王淫荡嬉戏自绝于天。因此,上天抛弃了我们,不让我们安居饮食、大王不测度天性,不遵循常法 现在我们的臣民没有谁不希望殷国灭亡,他们说:‘上天为什么还 不降下威罚呢?’天命不再属于我们了,大王现在打算怎么办呢?” 
  纣王说:“啊!我的命运难道不是早就由上天决定了吗?” 祖伊反问道:“啊!您的过错太多,上天已有所知,难道还能 祈求上天的福佑吗?殷商行将灭亡,从您的所作所为就看得出来, 您的国家能不被周国消灭吗!”
  祖伊反问道:“啊!您的过错太多,上天已有所知,难道还能 祈求上天的福佑吗?殷商行将灭亡,从您的所作所为就看得出来, 您的国家能不被周国消灭吗!”
  【读解】
  殷纣王是中国历史上有记载的、继二架之后的第二个有名的暴君。殷商从高祖成汤开国算起,历经30世、600余年,传到了纣王,殷商的江山就在他的手上的换了主人。 
  据说纣王本来并不是个等闲之辈,自幼便才思敏捷,能言善 辩,而且体格魁梧,力大无比,可以把九头牛拉着向后退,单手 托住宫殿大梁让人从客换掉梁柱而面不改色。他登上王位之时,也 有过风调雨顺、国泰民安、四夷拱手、八方臣服的好风光,曾号 令天下八百诸侯。
  他的弱点在于好色、奢侈、残暴。他在宠妃妲己的怂恿下,制 造了刑具“炮烙”,筑“酒池肉林”取乐,造鹿台笙歌宴舞,以 “虿盆”惩罚异己分子。妲己最后被周武王斩首辕门,纣王在鹿台 点火自焚,死前曾说“天亡我也”。
  其实,这是咎由自取,罪有应得。古人说,天作孽,犹可违; 自作孽,不可活。纣王用民脂民膏建造的鹿台,恰好成了他的葬 身之处。
  ——————
  出逃是一种明智的人生选择
  【原文】
  微子若曰;“父师、少师!殷其弗或乱正四方(2)我祖氐陈 于上③,我用沈酗于酒(4),用乱败厥德于下(5)。殷罔不小大好草窃奸 宄(6)、卿士师师非度(7)。凡有罪辜,乃罔恒获,小民方兴,相为敌 雠(8)。今殷其沦丧,若涉大水,其无津涯。殷遂丧,越至于今!”
  曰:“父师、少师,我其发出狂(9)?吾家耄逊于荒(10)?今尔无指 告(11),予颠隮(12),若之何其?”
  父师若曰;“王子(13)!天毒降灾荒殷邦(14),方兴沈酗于酒,乃罔畏畏(15),咈其耇长旧有位人(16)。今殷民乃攘窃神祗之牺牷牲用以诏 容(17),将食无灾。降监殷民,用乂雠敛(18),召敌雠不怠(19)。罪合于一, 多瘠罔诏(20)。 
  “商今其有灾,我兴受其败(21);商其沦丧,我罔为臣仆(22)。诏王 子出迪(23)。我旧云刻子、王子弗出(24),我乃颠隮(25)。自靖(26)!人自献 于先王,我不顾行遯(27)。” 
  【注释】
  ①微子是纣王的哥哥,因为封在微,爵位属于子,所以叫微子。他为维 护殷王朝的统治,曾多次规劝纣王改恶从善,但纣王充耳不闻。本篇记述了 微子与父师两人的谈话,讨论了在国家行将灭亡之时,各自应抱的态度。 ②其:恐怕。乱:治理。③我祖:指成汤。氐(zhT):定,致。遂:成。 陈:陈列。④用:因为,由于。酗(xu):发酒疯。⑤乱:淫乱。厥 德:成汤之德。下;后世。(6)小大;群臣民众。草窃:盗贼。奸宄:犯 法作乱。(7)师师:众官。度:法度。(8)雠(chou):仇敌。(9)发; 行。狂:往。(10)耄(mao):年老。逊;逃走。荒:荒野。(11)指:旨, 想法,打算。(12)颠;颠覆。隮(ji):坠落。(13)王子:指微子。 (14)毒:厚,重。荒:亡。(15)畏畏:惧怕天威。(16)咈(fu);违逆。耇 (gou):老年人。旧有位人:旧时在位的大臣。(17)攘窃:盗窃。牺:纯毛 牲畜。牷:健全的牲畜。牲:猪牛羊。用以容:从宽论处。(18)乂(yi): 杀。雠:稠,多。敛:聚敛。(19)召:招致。怠:松懈,缓和。(20)瘠: 疾苦。诏:告诉。(21)兴:起。败:灾祸。(22)臣仆:奴隶。(23)迪: 行,逃走。(24)旧:久。刻子:箕子。(25)我:指殷商。(26)自靖;各自打主意。(27)顾:顾虑。遯(dun);遁,逃走。
  【译文】 
  微子这样说道:“父师、少师,看来我们殷商是不能治理好天下了。我们的高祖成汤制定的成法在先,而我们的纣王却沉醉在酒中,因淫乱败坏了高祖的美德。殷商的大小臣民无不劫夺偷盗,犯法作乱,官员们都不遵守法度。凡是有罪的人都不加以逮捕和 惩治,小民们起来同我们结成仇敌。现在殷商可能要灭亡了,就 像要渡过大河,却找不到渡口和河岸。殷商到了现在这个样子,就 要灭亡了!”
  微子说:“父师、少师,我是被弃而出亡在外呢,还是呆在家中到老而避于荒野呢?现在你们不指点我,恐怕就要陷于非义,究 竟怎么办啊?” 父师这样说道:“王子!上天为我们殷商降下大祸,要使我们灭亡,国君却沉醉在酒中,不惧怕上天的威严,不听年高德劭的 旧时大臣的劝告。现在殷商的臣民偷窃祭祖天地神灵的各种贡品, 都会被宽恕,就是吃掉了贡品也没有灾祸。上天向下监视着殷民, 国君用杀戮和重刑横征暴敛,招致民怨也不放松。这些罪行都在 国君一人身上,臣民痛苦不堪却无处申诉。
  “殷商现在将有灾祸,我们都会承受灾难;如果殷商灭亡了, 我们不能去做别人的奴隶。我奉劝王子逃出去。我早就说过箕子、王子不逃走,我{fi的国家就要彻底灭亡了。您自己拿主意吧!各人要对先王的事业作出贡献,我没有考虑逃跑的事。” 
  【读解】
  人一旦到了众叛亲离的地步,大概便不可救药了。微子身为纣王的长兄,照理说,胳膊肘肯定是向纣王弯的。他多次劝阻纣王,纣王不予理睬。自己的亲属尚且如此,何况外人呢?大臣梅 伯看到纣王与妲己终日沉迷于淫乐,进宫规劝纣王,惹得纣王大怒,本想以“金瓜击顶”处死,结果却死在妲己想出的“炮烙”之下。
  纣王为什么能够为所欲为,一意孤行?这是值得深思的。表 面上的理由可以说出一些,比如纣王的残暴,比如妲己的使坏,但这些都不是根本。当一个人独揽大权而不受任何制约之时,就会造成殷纣王时代的情形。应当说,是政治制度本身,造就了纣王。 即使不是纣王,也会有别的什么王。所以,悲剧是制度的悲剧,而不是性格的悲剧。
  就微子而言,既然不能力挽狂澜,既然不能从根本上改变局 面,出逃肯定是上策。惹不起,躲得起。三十六计,走为上计。
  出逃本身是人生的一种出路,一种境遇。出逃的直接原因往 往是迫不得已,表面上看似乎是消极的选择,实际上却是十分明 智的。暴君专制一时难以推翻,以出逃保存自己,等待契机出现。 婚姻的城堡让人窒息,让人感受不到温馨、快乐和恩爱,逃出城堡寻求新的生活便是上佳选择。在一个工作环境中陷入困境,得不到理解和支持,四面楚歌,这时就应考虑以出逃来摆脱困境。面 对强大敌人的正面进攻难以抗拒,当然也可以用出逃来暂时回避, 寻找别的办法来打击敌人。
  所以,出逃不是耻辱,更不是背叛,而是个体应有的自主的主动选择,是一种人生策略和智慧。毛泽东游击战思想的核心和灵魂不就是这样吗?敌进我退,敌退我进,打一枪换一个地方,直到把敌人拖垮,打垮。
  ——————
  得道多助
  【原文】
  时甲子昧爽②,王朝至于商郊牧野③,乃誓。王左杖黄钺(4),右 秉白族以麾(5),曰:“逖矣(6),西土之人!”王曰:“嗟!我友邦冢君 御事(7),司徒、司马、司空(8),亚旅、师氏(9),千夫长、百夫长(10),及 庸(11)。蜀(12)、羌(13)、髦(14)、微(15)、卢(16)、彭(17)、濮人(18)。称尔戈(19),比尔 干(20),立尔矛,予其誓。”
  王曰:“古人有言曰:‘牝鸡无晨(21);牝鸡之晨,惟家之索(22)。’ 今商王受惟妇言是用(23),昏弃厥肆把弗答(24),昏弃厥遗王父母弟不 迪(25),乃惟四方之多罪道逃(26),是崇是长(27),是信是使(28),是以为大 夫卿土。俾暴虐于百姓(29),以奸宄于商邑。今予发惟恭行天之罚(30)。 今日之事,不愆于六步、七步(31),乃止齐焉(32)。夫子勖哉(33)!不愆于 四伐、五伐、六伐、七伐(34),乃止齐焉。勖哉夫子!尚桓桓(35),如 虎如貔(36),如熊如罴(37),于商郊。弗迓克奔以役西土(38),勖哉夫子! 尔所弗勖(39),其于尔躬有戮(40)!”
  【注释】
  ①《牧誓》是公元前1066年2月周武王伐纣、在与纣王决战前的誓师辞。 牧指牧野,在商朝都城朝歌(今河南淇县)以南七十里。这次决战以周武王 大胜、殷王朝覆灭告终。在这篇誓辞中,周武王勉励军土和助战的诸侯勇往 直前。②甲子:甲子日。按周历计算,这一天是周武王即位后第十三年 的二月五日。昧爽:太阳没有出来的时候。③王:指周武王。朝:早晨。 商郊:商朝都城朝歌的远郊。④杖:拿着。黄钺(yUe):铜制大斧。 ⑤秉:持。麾(mao):装饰着牛尾的旗。麾:指挥。(6)逖(ti):远。 (7)冢(zong):大。冢君:对邦国君主的尊称。御事:邦国的治事大臣。 (8)司徒、司马、司空:古代官名。司徒管理臣民,司马管理军队,司空 管理国土。(9)亚旅:官名,上大夫。师氏:官名,中大夫。(10)千夫 长:官名,师帅。百夫长:官名,旅帅。@庸:西南方诸侯国,在今天 湖北房县境内。(12)蜀:西南方诸侯国,在今天四川西部。(13)羌:西 南方诸侯国,在今天甘肃东南。(14)髦(mao):西南方诸侯国,在今天四 川、甘肃交界地区。(15)微:西南方诸侯国,在今天陕西郿县境内。 (16)卢:西南方诸俟国,在今天湖北南彰境内。(17)彭:西南方诸侯国,在 今天甘肃镇原东。(18)濮:西南方诸侯国,在今天湖北郧县与河南邓县之 间。(19)称:举起。尔:你们。(20)比:排列。干:盾牌。(21)牝(pin) 鸡:母鸡。晨:这里指早晨鸣叫。(22)索:尽,空,衰落。(23) 妇:指妲己。(24)昏弃:轻蔑,轻视。肆:祭祀祖先的祭名。答:问。 (25)迪:用,进用。(26)通逃:逃亡。(27)崇:尊重。长:恭敬。 (28)信:信任。使:使用。(29)俾:使。(30)发:周武王的名字,武王姓 姬。(31)愆(qian):超过。(32)止齐:意思是整顿队伍。(33)夫子:对 人的尊称,这里指将土。勖(xv):勉力,努力。(34)伐:刺杀,一击一刺 叫做一伐。(35)恒恒:威武的样子。(36)貔:豹一类的猛兽。 (37)罴(pi):一种大熊。(38)迓(ya):御,意思是禁止。役:帮助。西土: 指周国。(39)所:如果。(40)躬:自身。戮:杀。
  【译文】 
  在甲子日的黎明时分,周武王率领大军来到商朝都城郊外的牧野,在这里举行誓师。武王左手拿着铜制大斧,右手拿着白色 的指挥旗,说道:“辛苦了,远道而来的西方将士们!”
  武王说:“啊!我们尊敬的友邦国君和执事大臣,各位司徒、司马、司空、亚旅、师氏、千夫长、百夫长,还有庸、蜀、羌、髦、 微、卢、彭、濮诸邦的将士们,举起你们的戈,排列好你们的盾,用 竖起你们的矛,我要发布誓师令了。”
  武王说:“古人说过:‘母鸡在早晨不打鸣;如果谁家母鸡早 晨打鸣,这个家就要衰落了。’现在商纣王只是听信妇人的话,轻副 蔑地抛弃了对祖先的祭祖而不闻不问,抛弃他的先王的后裔,不 任用同宗的长辈和兄弟,却对四方八面的罪人逃犯十分崇敬、信 任、提拔、任用,让他们当上大夫、卿士,使他们残暴虐待老百 姓,在商国都城胡作非为。现在我姬发要恭敬地按上天的意志来 讨伐商纣。今天这场战斗,行进中不超过六步、七步,就要停下 来整顿队伍。努力吧,将士们!作战中刺杀不超过四次、五次、六 次、七次,然后停下来整顿。努力吧,将士们!你们要威武雄壮, 像虎、豹、熊、罴一样勇猛,在商都郊外大战一场。不要迎击向 我们投降的人,以便让他们为我们服务。努力吧,将士们!如果 你们不努力,你们自身就会遭到杀戮!”
  【读解】
  战争中最使人惴惴不安、最激动人心的时刻,是在一场生死 攸关地大决战即将开始地时候,而不是在战斗的进行过程中或结 束之后。当你意识到战斗的决定性意义,在内心推测可能出现的 任何情况以及最后的胜负之时,总会有千思万绪涌上心头,闪过 各种吉祥的和不祥的念头。 
  的确,这就像侦探,J、说一开头就设置的大悬念,让你作出种 种猜测,思路一下子被悬念紧紧牵引着。
  当周武王率领数万大军在牧野誓师之时,万众的心情大概就 是这样:决定命运的时刻到了,就在此时此刻此地;结果马上将 由拼杀来决定,成者为王,败者为寇。历史已经证明了,这是一个历史转折的关头,从此历史将翻开新的一页。
  不过,这并不是一场攻城掠地的单纯的决斗,而有一个道义 问题。周武王列举了商纣王的三条罪状:听信妇人的谗言(实指 妞己);不祭祀祖宗和上天;任用四方逃亡的罪犯而不用同宗兄弟。 这在当时足以称为弥天大罪,不容宽赦,单是其中一条就当诛伐。 正因为如此,周武王才会得到那么多人的拥护和支持,连遥远的 西南方的八个诸侯国也前来助战。他们拥护和支持的不一定是周 武王,而是人同此心心 同此理的道义:妇人的话与小人的话一 样不可信,祖宗和上天神圣不可亵溪,逃犯绝不能取代同宗兄弟。 与其说他们是为周武王而战,倒不如说是为道义而战。这就体现 了“得道多助,失道寡助”的道理。
  从力量对比上看,周武王统率的五、六万军队显然不是西纣 王七十万大军的对手。但武王的军队是“仁义之师”,仁义之师不 可战胜,所向无敌。因而,力量对比在冷兵器时代不一定是战争 取胜的绝对因素,完全可以利用其它条件变不利为有利,变弱小 为强大。
  历史的经验的确值得注意。人心的向背是个永远不可忽略的 关键因素。专制暴君绝对不相信这一点,只相信高压和暴力可以 消灭一切异己因素。这是导致他们覆灭的根本原因。搞政治要记 取这一历史教训,为人处世同样也可以从中受到启发。当一个人 把自己搞到孤家寡人的地步时,恐怕就走入了绝境。
  ——————
  谁制定了治国安邦的规则
  【原文】
  惟十有三祀(1),王访访于箕了。王乃言曰:“呜呼!箕子,惟天 阴骘下民(2),相协厥居(3),我不知其彝伦攸叙(4)。” 
  箕子乃言日:“我闻在昔,鲧陻洪水(5),汩陈其五行(6)。帝乃震 怒,不畀洪范九畴(7),彝伦攸斁(8)。鲧则殛死(9),禹乃嗣兴。天乃锡 禹洪范九畴(10),彝伦攸叙。
  “初一曰五行(11),次二曰敬用五事(12),次三曰农用八政(13),次四 曰协用五纪(14),次五曰建用皇极(15),次六曰义用三德(16),次七日明用 稽疑(17),次八曰念用庶征(18),次九曰向用五福(19),威用六极(20)。”
  【注释】
  (1)有:又。祀;年。十有三祀指周文王建国后的第十三年,也是周 武士即位后的第四年、灭商后的第二年。(2)阴骘(zhi):意思是庇护,保 护。(3)相;帮助。协:和。厥:他们,指臣民。(4)彝伦:常理。攸: 所以。叙:顺序,这里的意思是制定,规定。(5)鲧(gui):人名,夏禹 的父亲。陻(yin):堵塞。(6)汩(gu):乱。陈:列。行:用。五行指水 火木金上这五种被人利用的物质。(7)畀(bi):给予。畴:种类。九畴指 治国的几种大法。(8)斁(du):败坏。(9)殛(ji):诛,这平指流放。 (10)锡:赐,给予。(11)初一:第一。(12)次:第。五事:貌、言、视、 听、思五件事。(13)农:努力。八政:八种政事(14)协:合。五纪:五 种记时的方法。(15)建:建立。皇极:意思是指至高无上的法则。 (17)义(yi):治理,指治理臣民。(17)稽:考察。(18)念:考虑、庶:多 征:征兆。(19)向:劝导、(20)威:畏惧,警戒。 
  【译文】 
  周文王十三年,武王拜访箕子。武王说道:“啊!箕子,上天 庇护下民,帮助他们和睦地居住在一起,我不知道上天规定了哪 些治国的常理。”
  箕子回答说:“我听说从前鲧堵塞治理洪水,将水火木金上五 行的排列扰乱了。天帝大怒,没有把九种治国大法给鲧。治国安 邦的常理受到了破坏。鲧在流放中死去,禹起来继承父业,上天 于是就把九种大法赐给了禹,治国安邦的常理因此确立起来。 
  “第一是五行,第二是慎重做好五件事,第三是努力办好八种 政务,第四是合用五种记时方法,第五是建立最高法则,第六是 用三种德行治理臣民,第七是明智地用卜筮来排除疑惑,第八是 细致研究各种征兆,第九是用五福劝勉匝民,用六极惩戒罪恶。”
  【读解】
  治国安邦是政治家的首要职责,无论他主观上是否真的想把 国家治理得井井有条,欣欣向荣,人民安居乐业,幸福欢乐,只要他想在统治宝座上呆下去,就不得不考虑如何治理国家。这道 理就像商人为了赚钱,为了使生意长期做下去,就不得不使自己 的商品货真价实一样,否则只有丢掉自己的饭碗。 
  治国安邦要讲规则,正如游戏也要讲规则一样。规则来自哪 里?按照《洪范》的说法,是上天授与的,并且上天在授与规则 时还要加以选择。不能按规则办事的人就不授与,就让他下课, 比如鲧就是这样。这套说法对敬畏上天和天命的古人来说,是很 有效的,但对我们来说,却显得有些荒唐。 
  所谓上天,不过是人自己臆想出来的某种超人的存在,实质上是人自身意志的外化。用这种观点来看,天授治国大法,就是人授治国大法这。治国规则是人制定的,也要由人来执行和遵守。用 上天来解释这一切,大概是为了增加一点神秘性和权威性吧。 
  暴君和开明君主的区别在于:暴君把个人意志看得高于一切, 凌驾于规则之上,无法无天,为所欲为,比如商纣王;开明君主 尊重规则,讲究按规则办事,用今天的话说就是依法办事,使自 己的言行合于仪轨,比如周文王和周武王。箕子看中武王而授与 洪范九畴,正是看中了他是个守规矩的人,因为对蔑视规则的人 来说,任何规则都是没有意义的。对付不讲规则的人的最好办法, 也是不讲规则。
  ——————
  对数目字和秩序的酷爱
  【原文】
  “一、五行:一曰水,二曰火,三曰木,四曰金,五曰土。水 曰润下,火曰炎上、木曰曲直(1),金曰从革②,士爱穑(3)。润下作 咸,炎上作苦,曲直作酸,从革作辛,稼穑作甘。 
  “二、五事:一曰貌,二曰言,三曰视,四曰听,五曰思。貌 曰恭,言曰从(4),视曰明,听曰聪,思曰睿(5)。恭作肃(6),从作乂(7), 明作晰,聪作谋,睿作圣。 
  “三、八政(8):一曰食,二曰货,三日祭,四曰司空,五曰司 徒,六曰司寇,七日宾,八曰师。
  “四、五纪:一曰岁,二曰月,三曰日,四曰星辰(9),五曰历 数(10)。”
  【注释】
  ( ①曲直可曲可直、(2)从:顺从。革:变革。③爱:曰,助词, 没有实义。(4)从:正当合理。(5)睿(rui):通达。(6)作:则,就。肃:恭敬。(7)乂:治。(8)八政:八种政务官员。(9)星:指 二十八宿。(10)辰:指十二辰。(10)历数:日月运行经历周天的度数。
  【译文】 
  “一、五行;第一叫水,第二叫火,第三叫木,第四叫金,第 五叫土、水向下面润湿,火向上面燃烧,木可以弯曲伸直,金属 可以加工成不同形状,士可以种植庄稼。向下湿润的水产生咸味, 向上燃烧的火产生苦味,可曲可直的木产生酸味,可改变形状的 金属产生辣味,可种植庄稼的土产生甜味。
  “二、五事;一是态度,二是言论,三是观察,四是听闻,五 是思考。态度要恭敬.言论要正当,观察要明白,听闻要聪敏,思 考要通达。态度恭敬臣民就严肃,言论正当天下就大治,观察明 白就不会受蒙蔽,听闻聪敏就能判断正确,思考通达就能成为圣 明的人。 
  “三、八种政务一是管理粮食,二是管理财货,三是管理祭祀 ,四是管理民居,五是管理教育,六是管理治安,七是接待宾 客.八是管理军事。
  “四、五种记时方法:一是年,二是月,三是日.四是观察星 辰,五是推算周天度数。”
  【读解】
  我们说过,国人喜好数字,爱用数字来作概括,玩数字游戏。 这种爱好并非始自令日,而是自古皆然,由来已久。这种偏好自 然也有它的道理。你看,五彩缤纷的大千世界,林林总总的自然 事物,竟被“五行”囊括殆尽;复杂微妙的人的内心世界和言行, 竟只有“五事”;琐碎而让人头痛的衙门事务,也落入了“八政” 之中;记录时间也不过“五纪”。
  数子是中国的魔网,可以把宇宙天地之间的一切,上至天文下 至地理,外至大千世界内至隐秘的潜意识,都可以一网打尽,绝 无遗漏。从此,世界和人心变得简单了,仿佛一切都简单得一目 了然,只要转动数字魔方,再复杂棘手的难题都会迎刃而解。
  谢谢我们的老祖先.谢谢他们对秩序和条理化的酷爱,谢谢 他们排除了一切偶然性、随机性、复杂性和多元化,谢谢他们拒绝 广大的不可言说的之间地带,引领我们走单程的直线。直线上 没有坎坷、没有弯道、没有后退的路。这样,任何头脑简单的人 都可以沿着数字的光明大道勇往直前!
  ——————
  做家长的法则
  【原文】
  “五、皇极:是建其有极。敛时人福①,用敷锡厥庶民(2)。惟时 厥庶民汝极。锡汝保极(3):凡厥庶民,无有淫朋(4),人无有比德(5), 惟皇作极。凡厥庶民、有猷酞有为守(6),汝则念之。不协于极,不 罹于咎,皇则受之(8)。而康而色(9),曰:‘于攸好德。’汝则锡之低 时人斯其惟皇之极(10)。无虐茕独而畏高明(11)。人之有能有为。使羞 其行(12),而邦其昌、凡厥正人(13),既富方谷(14),汝弗能使有好于而家。 时人斯其辜(15)。于其无好德,汝虽锡之福,其作汝用咎。无偏无陂(16), 遵王之义;无有作好(17),遵王之道;无有作恶,遵王之路。无偏无 党,王道荡荡(18);无党无偏,王道平平;无反无侧(20),王道正直。 会其有极(21),归其有极。日皇极之救护,是彝是训(23),于帝其训(24)。 凡厥庶民,极之敷言,是训是行,以近天子之光(25)。曰:天子作民 父母,以为天下王。”
  【注释】
  ①敛:集中。时;是,这。②用以。敷:普遍。锡:赐。 (3)保:保持,遵守。(4)淫朋:通过交游结成的私下小集团。(5)比:勾 结,比德的意思是狼狈为奸。(6)猷:计谋。作为。守;操守。 (7)罹(li);陷入、咎:罪过、(8)受:宽容。(9)康:和悦。色:温润。 (10)斯:将。维:想。(11)茕(qiong)独:指鳏寡孤独、无依无靠的人。 (12)羞;贡献。(13)正人;指做官的人.(14)方:经常。谷:禄位。 (15)辜:罪,怪罪。(16)陂(po):不平。(17)好;私好,偏好。(18) 荡荡:宽广的样子。(19)平平:平坦的样子。(20)反:违反。侧:倾侧, 指违犯法度。(21)会:聚集。(22)敷:陈述。(23)彝:陈列。训:教 训。(24)训:顺从。(25)近:亲附。 
  【译文】 
  “五、最高法则:君主应当建立最高法则。把五福集中起来, 普遍赏赐给臣民。这样,臣民就会拥护最高法则。向您贡献保持 最高法则的方法:凡是臣民不允许结成私党,也不许各级官员狼 狈为奸,只把君王的法则看作最高法则。凡是有计谋、有作为、有 操守的臣民,您要惦己他们。行为不合法则,又没有构成犯罪的 人,君主就应宽恕他们。如果有人和颜悦色对您说:‘我所爱好的 就是美德。’您要赐给他们一些好处。这样,人们就会思念最高法 则。不要虐待那些无依无靠的人、要敬畏明智显贵的人。对有能 力有作为的人,要让他们有贡献才能的机会,这样,国家就会繁 荣昌盛。凡是有经常性丰厚待遇的官员,如果您不能使他们对国 家作出贡献,那么臣民就会怪罪您了。对于那些德行不好的人,你 虽然赐给了他们好处,他们也会给您带来灾祸。不要有任何偏颇, 要遵守王法;不要有任何私好,要遵守王道;不要为非作歹,要 遵行正路。不要偏私,不结朋党,王道宽广;不结朋党,不要偏 私,王道平坦;不违反王道,不偏离法度,王道正直。团结坚持 最高法则的人,臣民就将归附最高法则。所以说,对以上陈述的 最高法则,要宣扬训导,这就是顺从上天的旨意、凡是把天子宣 布的法则当作最高法则的臣民、只要遵照执行。就会接近天子的 光辉。就是说,天子只有成为臣民的父母,才会成为天下的君王。” 
  【读解】
  箕子所说的“最高法则”,就是家长制的典型法则。
  最后一句话已点出了这个法则的要害。天子只有成为臣民的 父母,才会成为天下的君主。这就明白告诉我们,我们都是最高 统治者的儿女,是“父母”(家长)生养了我们(而不是相反),人叵 此要服从、尊敬、孝顺家长,不要犯上作乱。
  家长都喜欢乖孩子。乖孩子听话,叫他往东走就往东走,往 西走就往西走。划船就划船,樁米就樁米。没有叫坐下,就得站 着。叫你不要哭再委屈也得把泪水往肚子里吞。最好不要有个 性,不要有想法,只认家长的道理。家长是真理的化身、他永远 不会错。
  家长却不喜欢调皮的孩子。调皮孩子不听话,叫他往东走,他 却故意往而去,往西走却往东去、划船时他戏水,樁米时他打盹儿。 叫他站着,他想坐下。叫他不要哭.他反而大声武气越哭越凶。他 想自个儿做主,不要家长指手划脚。他觉得家长总和自己的想法 不一致,家长也经常犯毛病。
  家长的脾气都不好。没有耐心,没有谦虚精神。不会认真倾 听孩子的诉说,不会认真研究孩子的态度。他总觉得孩子是自己 的私有财产,想骂就骂,想揍就揍,或者干脆宣布把调皮孩子革 出家门。他的自尊心、虚荣心、妒忌心很强,绝不允许任何孩子 说一个不字。遇到天真不懂事的孩子揭短,就会火冒三丈,暴跳 如雷,棍棒交加。要是孩子不服管教而造反,家长会要他的小命。 办法很多,有枭首、五马分尸、弃市、暴尸、鞭尸、碎尸万段……
  总之,家长心平气和的时候,要么是孩子们都听话做乖娃娃 的时候,要么是孩子们都进入了梦乡的时候。家长心平气和了,天 下就太平了;天下太平了,孩子们就幸福了。满天下都是乖孩子。 
  ——————
  作威作福是天子的特权
  【原文】
  “六、三德;一曰正直,二曰刚克,三曰柔克①。平康正直(2), 强弗友刚克(3),燮友及克(4)。沈潜刚克⑤,高明柔克(6)。惟辟作福,惟 辟作威,惟辟玉食(7)。臣无有作福作威玉食。臣之有作福作威玉食, 其害于而家,凶于而国。人用侧颇僻.民用僭忒(8)。”
  【注释】
  ①克;胜过。刚克:过于强硬。柔克:过于软弱、②平康:中止平 和。③友:亲近(4)燮(xie):和,柔和。燮友:柔和可亲。(5) 沈潜:沉潜,意思是仰制,压制。(6)高明:推崇,高扬。(7)玉食:美 食。(8)僭(jian):越轨。忒(te):作恶。
  【译文】 
  “六、三种德行:一是刚正直率,二是以刚取胜,三是以柔取 胜。中正平和就是正直,强硬不可亲近就是以刚取胜,和蔼可亲 就是以柔取胜。要抑制过分刚强,推崇和顺可亲。只有天子才会 为民造福,只有天子才能给民惩戒,只有天子才能享用美食。臣 子不允许为民造福、给民惩戒、享用美食。如果臣于有为民造福、 给民惩戒、享用美食的隋形,就会危害家国,祸乱国家。百官将 因此背离王道,臣民也将因此犯上作乱。”
  【读解】
  这一条为天子规定了所享有的特权:为民造福,惩戒臣民,享用美食。特权表示等级差别;企图抹杀差别就是犯上作乱,罪该万死!所以,皇上特别不奏欢刚强的人,偏爱柔弱的人。越没有个性,就越得宠。照这样的标准,做官是很容易的,因为越没有本事的人就越听话。正如宠物,之所以得宠,是由于没有头脑并且善解主子旨意。
  天子作威作福,臣子俯首贴耳,在等级制度中是相得益彰的。 天子刚强,臣子柔弱,刚柔相济,互相补充。不能作威作福、锦 衣工食,就不是好天子;不能何俯首贴耳、献媚取宠,就不是好臣子。把这个道理悟透了做:就容易了,君臣就和谐了,人民就幸福了。 
  ——————
  自然时序与君主统治
  【原文】
  “八、庶征:曰雨,曰旸(1),曰燠(2),曰寒,曰风.曰时五者来备,各以其叙(3),庶草蕃庑(4).一记备(5),凶;一级无,凶.。曰休征(6):曰肃,时雨若。曰咎征:曰狂(8),恒雨若;曰王省惟岁(12),卿土惟月,师尹惟日。岁月日时无易(13),百谷用成(14),乂用明,俊民用章(15),家用平康。日月岁时既易,百谷用不成,乂用昏不明,俊民用微(16),家用不宁。庶民惟星,星有好风(17),星有好雨。日月之行,则有冬有夏。月之从星,则以风雨。”
  【注释】
  (1)旸(yang):日出,这里指晴天。 ②燠(yu):温暖,暖和。 (3)叙:次序,这里指时序。(4)蕃:茂盛。庑:芜,草丰盛(5)一:指雨、旸、燠、寒、风五种现象中的一种。极:过甚。(6)休:美好。(7)若:像。(8)狂:狂妄,傲慢。(9)僭(jian):差错。(10)豫:安逸。(11)蒙:昏暗。(12)省:眚,过失。(13)易:改变。 (14)用:因。(15)俊民:又才能的人。章:彰,显明,这里指提拔任用。 (16)微:隐没,这里指不提拔任用。 (17)好:喜好。
  【译文】 
  “八、各种征兆:一是下雨,二是天晴,三是温暖,四是寒冷,五是刮风。如果这五种征兆俱全,并各自按时序发生,那么各种草木庄稼就会茂盛生长。如果其中一种天气过多,年成就不好;如果其中一种天气过少,年成也不好。各种好的征兆是:君王严肃恭敬,就像雨水及时将下;天下治理得好,就像天气及时晴朗;君主如果明智,就像气候及时温暖;君王深谋远虑,就像寒冷及时到来;君王圣明达理,就像风及时吹来。各种不好的征兆是:君王狂妄傲慢,就像久雨不停;君王办事错乱,就像久旱不雨;君王贪图享乐,就像久热不退;君王严酷急躁,就像持久寒冷;君王昏庸愚昧,就像持久刮风。君王有了过失,就会影响一年;卿士有了过失,就会影响一月;一般官员有了过失,会影响一天。如果年月日的时序没有改变,那么各种庄稼都会丰收,政治就会清明,有才能的人会得到重用,国家因此太平安宁。如果日月年的时序改变了,那么各种庄稼就不能成熟,政治昏暗不明,有才能的人得不到重用,国家因此不得安宁。民众就像星辰,有的星辰喜欢风,有的星辰喜欢雨。太阳和月亮运行,就有了冬天和夏天。如果月亮顺从群星,那么就会风雨无常。”
  【读解】
  把自然事物和现象同人事政治联系起来,从自然现象的发生演变中去窥测政治人事的发展变化、吉凶祸福,是中国人特有的思维方式,也带有某种神秘色彩。箕子认为自然物候是 君主政治的 象征,更是一大发明。
  古人相信这两者之间的必然联系,并从两个方面来注意观察;一是某种现象的出现是否正常,二是各种现象之间的顺序是否有错乱。他们根据这两方面的观察,来判断政治事务,作出决定和选择。
  我们今天肯定不会再相信政治的好与坏是由自然现象(尤其是气候)决定的。天灾就是天灾,奇寒酷热,雷电风雨,的确会影响到人们的生产和生活,会给人们造成诸多不便和生命财产的损失。人祸就是人祸,暴君的专横凶残,官员的昏庸腐败,人民遭受煎熬,却不会因天气的好坏而改变,而只有靠人自身的努力,才会扭转乾坤。
  把政治的好坏归因于天气物候,造成的效果之一,就是让人们相信上天命定的观念。国家治理得不好,生灵涂炭,责任在上天,不在从政者。人对上天是无能为力得,只有祈求,只有顺从,只有诅咒。这样,从政者把一切都推却得干干净净得,可以胡作非为而不负责任。人们所能祈求得,顶多只是上天得改朝换代。
  这一对比,还是觉得毛主席英明伟大。他老人家早已识破了这一切,一针见血地指出:“枪杆子里面出政权。”他这样去实践,他因此取得了成功。
  ——————
  幸福和不幸有哪些
  【原文】
  “九、五福:一曰寿,二曰富,三曰康宁,四曰攸好德(1),五曰考终命(2)。六极:一曰凶、短、折(3) ,二曰疾,三曰忧,四曰贫,五曰恶,六曰弱。”
  【注释】
  (1)攸:由,遵行。(2)考:老。终命:善终。(3)凶:没有到换牙就死去。短:不到二十岁就死去。折:没有结婚就死去。
  【译文】 
  “九、五种幸福:一是长寿,二是富贵,三是健康平安,四是修行美德,五是长寿善终。六种不幸:一是短命夭折,二是疾病,三是忧愁,四是贫穷,五是丑恶,六是懦弱。”
  【读解】
  幸福和不幸是价值观的体现。价值观因人而异,没有绝对的标准。在一个人看来是 幸福的事,在另一个人看来就可能是不幸的。比如升官发财,飞黄腾达在众多人看来是一种幸福,这意味着权÷利÷名三大收获,可以满足贪欲。在另一些人看来,人沦为乌纱帽金钱虚名的奴仆是天大的不幸,这意味着人丧失了自我,自己为自己招来诸多束缚和烦恼。
  天下最大的不幸恐怕是看不开。患得患失,斤斤计较,鼠目寸光,蝇营狗苟,围着油盐酱醋打转,都是看不开。想一想,人都是赤条条来到世上,也是赤条条离开,哪一样带得来带得走?
  “风物常以放眼量。”看得开就是幸福。
  ——————
  用德政去征服人心
  【原文】
  王曰:“呜呼!封,汝念哉!今民将在祇遹乃文考(2),绍闻衣德言(3)。往敷求于殷先哲王用保民。汝丕远惟商耇成人,宅心知训(4)。别求闻由古先哲王用康保民(5),弘于天(6),若德裕乃身(7),不废在王命(8)。”
  王曰:“呜呼!小子封,恫瘝乃身(9),敬哉(10)!天畏棐忱(11),民情大可见,小人难保。往尽乃心,无康好逸豫(12),乃其民。我闻曰:‘怨不在大,亦不在小。惠不惠(13),懋不懋(14)。’已!汝惟小子,乃服惟弘王应保殷民(15),亦惟助王宅天命,作新民(16)。”
  【注释】
  (1)这篇论文是周公德弟弟康叔到封地殷上任之前,周公对他德训诫辞。当时,周公刚刚平定了三监和武庚发动德叛乱。他要求康叔吸取历史教训,“明德慎罚”,治理好殷民,巩固已经取得德政权。这篇诰辞反映了周公德统治思想和司法制度,是一篇重要文献。这里节选了其中一部分。(2)在:观察。祗:敬。遹(yu):遵循。乃:你,指康叔。文:指文王。考:父。(3)绍:继。闻:旧闻。(4)丕:大。惟:思。商:指殷商。耇(gou):老。耇成人:指殷商遗民。宅:度,揣测。训:顺,顺眼。(5)别:另外。康:安。(6)弘:大。(7)德裕:德政,恩德。(8)废:停止。在:完成。王命:指周的统治。(9)恫:痛。瘝(guan):病。(10)敬:谨慎。(11)棐(fei):辅助。忱:诚。(12)豫:安乐。(13)惠:顺服。(14)懋(mao):勉力。(15)服:责任。应:受。(16)宅:定。作:振作。新:革新。
  【译文】 
  王说:“是啊,封!你要好好考虑!现在臣民都在看着你是否恭敬地遵循你父亲文王的传统,依据他的遗训来治理国家。你到殷后,要广泛寻求殷商遗民的心态,懂得怎样使他们顺服。另外,你还要访求古时圣明帝王的治国之道,使臣民得到安宁。要比天还宽宏,使臣民体验到你的恩德,不停地完成王命!”
  王说:“啊,年轻的封!治理国家要经受痛苦的磨难,可要小心谨慎啊!威严的上天辅助诚心的人;这可以从民心表现出来,小人却难以治理。你去那里要尽心尽力,不要贪图安逸享乐,才能治理好臣民。我听说:‘民怨不在于大,也不在于小;要使不顺从的人顺从,使不努力的人努力。’啊!你这年轻人,你的职责重大,我们君王受上天之命来保护殷民,你要协助君王实现上天之命,革新改造殷民。”
  【读解】
  这一段训诫体现了《康诰》的两个基本思想之一——明德尚德。明德尚德是为了实行德政,以便使前殷王朝德臣民人心归顺。
  归顺人心,用现今的话来说,就是改造思想,使旧人脱胎换骨成为新人。杨绛先生曾用“洗澡”来比喻这个过程,老外则叫做“洗脑”。
  归顺人心谈何容易!打江山易,改造江山也容易,只有归顺人心难。对殷朝遗民来说,纣王固然残暴,但这并不代表他们族类的全体。他们也有过自己圣明的先王成汤,有自己的血缘亲情习惯风俗文化传统,这是不可征服、不可同化的。
  用公毕竟是贤明君主,深知不可能凭武力÷暴政来迫使殷民“洗澡”,所以谆谆告诫康叔研究学习先王圣哲德治德经验,用来归顺殷民的人心。
  对被“洗澡”的人来说,脱胎换骨是极其痛苦的。“在灵魂深处爆发革命”,需要巨大的心理承受能力,需要有六亲不认的铁石心肠来割断“毛”和“皮”的关系,割断浓于水的血缘。但总有些人做不到,人还在,心不死,伺机举事,比如武庚的叛乱。
  不知道康叔去了殷地后是否办过学习班,是否要求过背诵周公语录,反正他的任务够艰巨的,也够棘手的。
  ——————
  谨慎严明的施用刑罚
  【原文】
  王曰:“呜呼!封,敬明乃罚(1)。人有小罪,非眚(2),乃惟终自作不典(3),式尔(4),有厥罪小(5),乃不可不杀。乃有大罪,非终,乃惟眚灾(6),适尔,既道极厥辜(7),时乃不可杀。” 
  王曰:“呜呼!封,有叙时(8),乃大明服(9),惟民其勅懋和(10)。若有疾,惟民其毕弃咎(11)。若保赤子(12),惟民其康。
  “非汝封刑人杀人,无或刑人杀人。非汝封又曰劓刵人,无或劓刵人(13)。” 
  王曰:“外事(14),汝陈时臬司师(15)。兹殷罚有伦(16)。”又曰:“要囚(17),服念五六日至于旬时(18),丕蔽要囚(19)。” 
  王曰:“汝陈时臬事罚(20),蔽殷彝(21),用其义刑义杀(22),勿庸以次汝封(23)。乃汝尽逊曰时叙(24),惟曰未有逊事。已!汝惟小子,未其有若汝封之心(25)。朕心朕德,惟乃知。”
  【注释】
  (1)敬:恭谨。明:严明。(2)眚(sheng):过失。(3)终:经常。典:法。(4)式:用。尔:如此。(5)有:虽然。(6)眚灾:由过失造成的灾祸。(7)适:偶然。道:指法律。极:穷尽。辜:罪。(8)有:能。叙:顺从。时,这。(9)明:顺服。(10)勅(chi):告诫。和:和顺。(11)毕:尽。咎:罪过。(12)赤子:小孩。(13)刵(er):古时割掉耳朵的刑罚。(14)外事:判断案件的事。(15)陈:公布。臬(nie):法度。司:治理,管理。师:治理,管理。师:众,指臣民。(16)伦:条理,法。(17)要囚:幽囚,囚禁犯人。(18)服念:思考。(19)丕:乃。蔽:判断。(20)事:从事,施行。(21)彝:法。(22)义:宜,应该。(23)勿庸:不用。次:恣,顺从。(24)逊:顺从。(25)若:顺从。
  【译文】 
  王说:“啊!封,对刑罚要谨慎严明。如果一个人犯了小罪,而不是过失,还经常干一些违法的事;这样,虽然他的罪过最小,却不能不杀。如果一个人犯了大罪,但不是一贯如此,而只是由过失造成的灾祸;这是偶然犯罪,可以按法律给予适当处罚,不应把他杀掉。“
  王说:“啊,封,如果你能照这样去做,就会使臣民顺服,臣民就会互相劝勉,和顺相处。要像医治病人一样,尽力让臣民抛弃自己的过错。要像护理孩子一样保护臣民,使他们健康安宁。
  “除了你封可以惩处人÷杀人之外,任何人都无权惩罚人、杀人。除了你封可以下令割罪人的鼻子和耳朵外,任何人都不能施行割鼻断耳的刑罚。”
  王说:“你宣布了这些法律后,要依据它们来惩治罪犯。根据殷商的刑罚来判罪时,该用刑的就用刑,该杀的就杀掉,不要照你的意思来行事。如果完全按照你的意思行事才叫顺从,那么就没有顺从的事。唉!你还是个年轻人,不可顺从你的意思。我的心愿和德行,只有你才能了解。”
  【读解】
  这一节专讲“慎罚”,即使用刑罚要慎重。我们可以发现这样几个要点:施用刑罚不能光看罪行,还要看动机,重罚故意犯罪且不思悔改者,适当处罚过失犯罪且愿意悔改者;惩罚罪犯像治病救人;执政者亲自掌握刑罚,确保刑罚的权威性;对判决要慎重,多考虑;不能用自己的意愿来代替刑罚。 
  周公的这些观点很有点现代意味,并且是有意识地把刑罚作为维护统治地手段。值得注意地是强调不能用“人治”来代替“法律”,也就是要讲究规则,按规则办事,不管统治者个人是否喜欢,犯了规就得处罚。
  专制主义的“家天下”是没有规则的,从不讲规则。朕即天下,朕即法律,老子天下第一,老子就是家长,生杀予夺全凭家长一时兴之所至。高兴了,就赏赐爵位封地;不高兴了就投进牢狱,夺去性命,诛灭九族。对统治者来说,没有规则,就获得了最大的方便,可以恣意所为,就像一个人在足球场上可以抱着球横冲直撞一样。
  专制主义暴君的法律,规则就是他的个人意志。“顺我者昌,逆我者亡。”哪管什么国家不国家,什么老百姓不老百姓。国家、百姓、财富等等全是暴君的私有财产,全是揣在他兜里的钞票,可以任意支取,任意花销。
  周公推行“德政”,辅之以法律手段,使他获得了开明君主的美名。可惜的是他还没有开明到打破等级观念,提出人人平等÷人人在法律面前平等。他依然是把统治者当作奥林匹斯山上的神祗,居高临下地遥控人间。
  ——————
  酒诰(1)
  周公发布的戒酒令
  【原文】
  王若曰:“明大命于妹邦(2)。乃穆考文王(3),肇国在西土(4)。厥诰毖庶邦、庶士越少正御事朝夕曰(5):‘祀兹酒(6)。’惟天降命,肇我民(7),惟元祀(8)。天降威(9),我民用大乱丧德(10),亦罔非酒惟行(11);越小大邦用丧,亦罔非酒惟辜(12)。”
  “文王诰教小子有正有事(13):无彝酒(14);越庶国(15):饮惟祀,德将无醉(16)。惟曰我民迪小子惟土物爱(17),厥心臧(18)。聪听祖考之彝训(19),越小大德(20)。
  “小子惟一妹土(21),嗣尔股肱(22),纯其艺黍稷(23),奔走事厥考厥长(24)。肇牵车牛(25),远服贾用(26),孝养厥父母。厥父母庆(27),自洗腆(28),致用酒(29)。
  “庶士有正越庶伯君子(30),其尔典听朕教(31)!尔大克羞耇惟君(32),尔乃饮食醉饱。丕惟曰尔克永观省(33),作稽中德(34),尔尚克羞馈祀(35)。尔乃自介用逸(36),兹乃允惟王正事之臣(37)。兹亦惟天若无德(38),永不忘在王家(39)。” 
  【注释】
  (1)《酒诰》是周公命令康叔在卫国宣布戒酒的告诫之辞。殷商贵族嗜好喝酒,王公大臣酗酒成风,荒于政事。周公担心这种恶习会造成大乱,所以让康叔在卫国宣布戒酒令,不许酗酒,规定了禁酒的法令。(2)明:宣布。妹邦:指殷商故土。(3)穆:尊称,意思是尊敬的。(4)肇:开始,创建。西土:指周朝。(5)厥:其,指文王。诰毖:教训,告诫。庶邦:指各诸侯国君。庶土:各位官员。少正:副长官。御事:办事的官员。(6)兹:则,就。(7)肇:劝勉。(8)惟:只有。元:大。(9)威:惩罚。(10)用:因。大乱:造反。(11)惟:为。(12)辜:罪过。(13)小子:指文王的后代子孙。有正:指大臣。有事:指小臣。(14)无:不要。彝:经常。(15)越:和。庶国:指在诸侯国任职的文王子孙。(16)将:扶助。德将:以德相助,用道德来要求自己。(17)迪:开导,教育。小子:指臣民的子孙。土物:庄稼,农作物。爱:爱惜。(18)臧:善。(19)聪:听觉敏锐。祖考:指文王。彝训:遗训。(20)越:发扬。(21)小子:指殷民。惟一:同样。(22)嗣:用。股肱(gong):脚手。(23)纯:专一,专心。艺:种植。(24)事:奉养,侍奉。(25)肇:勉力。(26)服:从事。贾用:贸易。(27)庆:高兴。(28)洗:洁,指准备。腆:丰盛的膳食。(29)致:得到。(30)庶土÷有正÷庶伯÷君子:统称官员。越:和。(31)其:希望。典:经常。(32)克:能够。羞:进献。惟:与。(33)丕:语气词,没有意义。省:反省。(34)作:举动,行动。稽:符合。(35)馈祀:国君举行的祭祀。(36)乃:如果。介:限制。用逸:指饮酒作乐。(37)允:长期。惟:是。正事:政事。(38)若:善,赞美。元德:大德。(39)忘:被忘记。
  【译文】 
  王说:“要在卫国宣布一项重大命今。你那尊敬的先父文王,在西方创建了我们的国家。他从早到晚告诫诸候国君和各级官员说:‘只有祭祀时才可以用酒。’上天阵下旨意,劝勉我们的臣民,只在大祭时才能饮酒。上天降下惩罚,因为我们的臣民犯上作乱,丧失了道德,这都是因为酗酒造成的。那些大大小小的诸侯国的灭亡,也没有哪个不是由饮酒过度造成的祸患。
  “文王还告诫担任大小官员的子孙们说:不要经常饮酒。并告诫在诸侯国任职的子孙:只有祭祀时才可以饮酒,要用道德来约束自己,不要喝醉了。文王还告诫我们的臣民,要教导子孙爱惜粮食,使他们的心地变善良。要好好听取祖先留下的这些训诫,发扬大大小小的美德。
  “股民们,你们要一心留在故土,用你们自己的手脚,专心致志地种好庄稼,勤勉地侍奉你们的父兄。努力牵牛赶车,到外地去从事贸易,孝敬和赡养你们的父母亲;父母亲一定很高兴,会自己动手准备丰盛的饭菜,这时你们可以饮酒。
  “各级官员们,希望你们经常听从我的教导!只要你们能向老人和国君进献酒食,你们就可以酒足饭饱。这就是说,只要你们能经常反省自己,使自己的言行举止合乎道德,你们还可以参与国君举行的祭祀。如果你们自己能限制饮酒作乐,就可以长期成为君王的治事官员。这也是上天赞美的大德,王室将永远不会忘记你们是臣属。”’
  【读解】
  酒有酒的好处,可以舒筋活血,解除疲乏,振作精神,兴奋神经。酒中的人生境界妙不可言。酒也可以在朋友交际中化干戈为玉帛。酒还可以为勇士壮行,为祖先祭天,为天地献祭。
  酒也有酒的坏处,可以摧毁身体健康,麻痹神经,使人风狂,酒精中毒。正常人可以借酒浇愁、借酒撒野、借酒滋事。癌君子可以浸淫在酒缸中不能自拔。政府官员可以在酒杯中腐化堕落。妇人可以在酒气中失身。歹徒也可以借酒壮贼胆。
  人们是怎样发明酒这种神奇的玩意儿的,还不是很清楚,至少在商代,酒就在风行,商纣王造过酒池肉林以取悦妞己。古希腊神话传说中有酒神狄俄尼索斯,希腊悲剧便起源于祭祀狄俄尼索斯的“酒神颂”。酒神精神代表了人类的狂欢情结。
  周公发布的这篇戒酒令,让人想到在那个时候.人们对酒的偏好已到了难以收拾的地步,尤其是王公贵族和政府官员,酗酒误国,酗酒丧国,酒神放纵得失去了控制,人们狂欢得忘乎了所以,因此才要严令禁酒。
  不过,这个禁酒令是很有节制的。也就是说,它不彻底、不一律禁酒,因为酒要用于祭祀天地、神灵、祖先这些重大仪式,要用于孝敬国君、父母、兄长,因此要网开一面。
  其实,普通老百姓喝点酒算不了什么。他们一年四季辛苦到头,难以有机会轻松一下,放纵一下,实际上恐怕也只有逢年过节才有这样的机会。老百姓即使终日酗酒,也不会滋生腐败,不会误国误民。文人÷艺术家大概也离不了酒。酒可以放松意识的控制,促使灵感产生,让创造力得到解放。张旭的草书是酒灌出来的,李白的诗是酒浇出来的。如果没有了酒,这世上要失去多少文人、艺术家啊!
  真正的禁酒对象应该是王公贵族和政府官员。只有他们,才有机会有条件狂喝暴饮,寻欢作乐,因为有人进贡,因为可以搜刮民脂民膏。也只有他们,才有机会有条件腐化堕落,败坏社会风气。这是其他任何人都做不到的。

The Doctrines of Behaviors 记 曲礼

November 27, 2020

记 曲礼

The Doctrines of Behaviors 记 曲礼


The Doctrines of Behaviors 
《记》

 

 

《记》
 
 曲礼 
 
    曲礼曰.毋不敬.俨若思.安定辞安民哉.
 
    敖不可长.欲不可从.志不可满.乐不可极.
 
 
    贤者狎而敬之.畏而爱之.爱而知其恶.憎而知其善.积而能散.安安而能迁.临财毋苟得.临难毋苟免.很毋求胜.分毋求多.疑事毋质.直而勿有.
 
    若夫坐如尸.立如齐.礼从宜.使从俗.
 
    夫礼者.所以定亲疏.决嫌疑.别同异.明是非也.礼不妄说人.不辞费.礼不踰节.不侵侮.不好狎.修身践言.谓之善行.行修言道.礼之质也.礼闻取于人.不闻取人.礼闻来学.不闻往教.
 
    道德仁义.非礼不成.教训正俗.非礼不备.分争辨讼.非礼不决.君臣.上下.父子.兄弟.非礼不定.宦学事师.非礼不亲.班朝治军.莅官行法.非礼威严不行.祷祠.祭祀.供给鬼神.非礼不诚不庄.是以君子恭敬撙节.退让以明礼.鹦鹉能言.不离飞鸟.猩猩能言.不离禽兽.今人而无礼.虽能言.不亦禽兽之心乎.夫唯禽兽无礼.故父子聚麀.是故圣人作.为礼以教人.使人以有礼.知自别于禽兽.
 
    太上贵德.其次务施报.礼尚往来.往而不来.非礼也.来而不往.亦非礼也.人有礼则安.无礼则危.故曰.礼者不可不学也.夫礼者.自卑而尊人.虽负贩者.必有尊也.而况富贵乎.富贵而知好礼.则不骄不淫.贫贱而知好礼.则志不慑.
 
    人生十年曰幼.学.二十曰弱.冠.三十曰壮.有室.四十曰强.而仕.五十曰艾.服官政.六十曰耆.指使.七十曰老.而传.八十九十曰耄.七年曰悼.悼与耄.虽有罪.不加刑焉.百年曰期颐.大夫七十而致事.若不得谢.则必赐之几杖.行役以妇人.适四方.乘安车.自称曰老夫.于其国则称名.越国而问焉.必告之以其制.
 
    谋于长者.必操几杖以从之.长者问.不辞让而对.非礼也.
 
    凡为人子之礼.冬温而夏凊.昏定而晨省.在丑夷不争.
 
    夫为人子者.三赐不及车马.故州闾乡党称其孝也.兄弟亲戚称其慈也.僚友称其弟也.执友称其仁也.交游称其信也.见父之执.不谓之进.不敢进.不谓之退.不敢退.不问不敢对.此孝子之行也.
 
    夫为人子者.出必告.反必面.所游必有常.所习必有业.恒言不称老.年长以倍.则父事之.十年以长.则兄事之.五年以长.则肩随之.群居五人.则长者必异席.
 
    为人子者.居不主奥.坐不中席.行不中道.立不中门.食飨不为概.祭祀不为尸.听于无声.视于无形.不登高.不临深.不苟訾.不苟笑.
 
    孝子不服闇.不登危.惧辱亲也.父母存.不许友以死.不有私财.
 
    为人子者.父母存.冠衣不纯素.孤子当室.冠衣不纯采.
 
    幼子常视毋诳.童子不衣裘裳.立必正方.不倾听.长者与之提携.则两手奉长者之手.负剑辟咡诏之.则掩口而对.
 
    从于先生.不越路而与人言.遭先生于道.趋而进.正立拱手.先生与之言则对.不与之言则趋而退.从长者而上丘陵.则必乡长者所视.登城不指.城上不呼.将适舍.求毋固.将上堂.声必扬.户外有二屦.言闻则入.言不闻则不入.将入户.视必下.入户奉扃.视瞻毋回.户开亦开.户阖亦阖.有后入者.阖而勿遂.毋践屦.毋踖席.抠衣趋隅.必慎唯诺.
 
    大夫士出入君门.由闑右.不践阈.
 
    凡与客入者.每门让于客.客至于寝门.则主人请入为席.然后出迎客.客固辞.主人肃客而入.主人入门而右.客入门而左.主人就东阶.客就西阶.客若降等.则就主人之阶.主人固辞.然后客复就西阶.主人与客让登.主人先登.客从之.拾级聚足.连步以上.上于东阶.则先右足.上于西阶.则先左足.
 
    帷薄之外不趋.堂上不趋.执玉不趋.堂上接武.堂下布武.室中不翔.并坐不横肱.授立不跪.授坐不立.
 
    凡为长者粪之礼.必加帚于箕上.以袂拘而退.其尘不及长者.以箕自乡而扱之.奉席如桥衡.请席何乡.请衽何趾.席南乡北乡.以西方为上.东乡西乡.以南方为上.
 
    若非饮食之客.则布席.席间函丈.主人跪正席.客跪抚席而辞.客彻重席.主人固辞.客践席.乃坐.主人不问.客不先举.将即席.容毋怍.两手抠衣.去齐尺.衣毋拨.足毋蹶.
 
    先生书策琴瑟在前.坐而迁之.戒勿越.虚坐尽后.食坐尽前.坐必安.执尔颜.长者不及.毋儳言.正尔容.听必恭.毋剿说.毋雷同.必则古昔.称先王.侍坐于先生.先生问焉.终则对.请业则起.请益则起.父召无诺.先生召无诺.唯而起.侍坐于所尊.敬毋余席.见同等不起.烛至起.食至起.上客起.烛不见跋.尊客之前不叱狗.让食不唾.
 
    侍坐于君子.君子欠伸.撰杖屦.视日蚤莫.侍坐者请出矣.侍坐于君子.君子问更端.则起而对.侍坐于君子.若有告者曰.少间愿有复也.则左右屏而待.
 
    毋侧听.毋噭应.毋淫视.毋怠荒.游毋倨.立毋跛.坐毋箕.寝毋伏.敛发毋髢.冠毋免.劳毋袒.暑毋褰裳.
 
    侍坐于长者.屦不上于堂.解屦不敢当阶.就屦.跪而举之.屏于侧.乡长者而屦.跪而迁屦.俯而纳屦.
 
    离坐离立.毋往参焉.离立者不出中间.
 
    男女不杂坐.不同椸枷.不同巾栉.不亲授.嫂叔不通问.诸母不漱裳.外言不入于捆.内言不出于捆.女子许嫁.缨.非有大故.不入其门.姑.姊.妹.女子子.已嫁而反.兄弟弗与同席而坐.弗与同器而食.父子不同席.男女非有行媒.不相知名.非受币.不交不亲.故日月以告君.齐戒以告鬼神.为酒食以召乡党僚友.以厚其别也.取妻不取同姓.故买妾不知其姓则卜之.寡妇之子.非有见焉.弗与为友.
 
    贺取妻者曰.某子使某.闻子有客.使某羞.
 
    贫者不以货财为礼.老者不以筋力为礼.
 
    名子者.不以国.不以日月.不以隐疾.不以山川.
 
    男女异长.男子二十冠而字.父前子名.君前臣名.女子许嫁.笄而字.
 
    凡进食之礼.左殽右胾.食居人之左.羹居人之右.脍炙处外.醯酱处内.葱渿处末.酒浆处右.以脯修置者.左朐右末.客若降等.执食兴辞.主人兴辞于客.然后客坐.主人延客祭.祭食.祭所先进.殽之序.遍祭之.三饭.主人延客食胾.然后辩殽.主人未辩.客不虚口.侍食于长者.主人亲馈.则拜而食.主人不亲馈.则不拜而食.共食不饱.共饭不泽手.毋抟饭.毋放饭.毋流歠.毋咤食.毋啮骨.毋反鱼肉.毋投与狗骨.毋固获.毋扬饭.饭黍毋以箸.毋嚃羹.毋絮羹.毋刺齿.毋歠醢.客絮羹.主人辞不能亨.客歠醢.主人辞以窭.濡肉齿决.干肉不齿决.毋嘬炙.卒食.客自前跪.彻饭齐.以授相者.主人兴辞于客.然后客坐.侍饮于长者.酒进则起.拜受于尊所.长者辞.少者反席而饮.长者举未釂.少者不敢饮.长者赐.少者贱者不敢辞.赐果于君前.其有核者怀其核.御食于君.君赐余.器之溉者不写.其余皆写.馂余不祭.父不祭子.夫不祭妻.御同于长者.虽贰不辞.偶坐不辞.羹之有菜者用梜.其无菜者不用梜.为天子削瓜者副之.巾以絺.为国君者华之.巾以绤.为大夫累之.士疐之.庶人龁之.
 
    父母有疾.冠者不栉.行不翔.言不惰.琴瑟不御.食肉不至变味.饮酒不至变貌.笑不至矧.怒不至詈.疾止复故.有忧者侧席而坐.有丧者专席而坐.
 
    水潦降.不献鱼鳖.献鸟者佛其首.畜鸟者则勿佛也.献车马者执策绥.献甲者执胄.献杖者执末.献民虏者操右袂.献粟者执右契.献米者操量鼓.献孰食者操酱齐.献田宅者操书致.凡遗人弓者.张弓尚筋.弛弓尚角.右手执箫.左手承弣.尊卑垂帨.若主人拜.则客还辟辟拜.主人自受.由客之左.接下承弣.乡与客并.然后受.进剑者左首.进戈者前其鐏.后其刃.进矛戟者前其镦.进几杖者拂之.效马效羊者右牵之.效犬者左牵之.执禽者左首.饰羔鴈者以缋.受珠玉者以掬.受弓剑者以袂.饮玉爵者弗挥.凡以弓剑苞苴.箪笥问人者.操以受命.如使之容.
 
    凡为君使者.已受命君.言不宿于家.君言至.则主人出拜君言之辱.使者归.则必拜送于门外.若使人于君所.则必朝服而命之.使者反.则必下堂而受命.
 
    博闻强识而让.敦善行而不怠.谓之君子.君子不尽人之欢.不竭人之忠.以全交也.
 
    礼曰.君子抱孙不抱子.此言孙可以为王父尸.子不可以为父尸.为君尸者.大夫士见之.则下之.君知所以为尸者.则自下之.尸必式.乘必以几.齐者不乐不吊.
 
    居丧之礼.毁瘠不形.视听不衰.升降不由阼阶.出入不当门隧.
 
    居丧之礼.头有创则沐.身有疡则浴.有疾则饮酒食肉.疾止复初.不胜丧.乃比于不慈不孝.五十不致毁.六十不毁.七十唯衰麻在身.饮酒食肉处于内.生与来日.死与往日.
 
    知生者吊.知死者伤.知生而不知死.吊而不伤.知死而不知生.伤而不吊.吊丧弗能赙.不问其所费.问疾弗能遗.不问其所欲.见人弗能馆.不问其所舍.赐人者不曰来取.与人者不问其所欲.
 
    适墓不登垄.助葬必执绋.临丧不笑.揖人必违其位.望柩不歌.入临不翔.当食不叹.邻有丧.舂不相.里有殡.不巷歌.适墓不歌.哭日不歌.送丧不由径.送葬不辟涂潦.临丧则必有哀色.执绋不笑.临乐不叹.介胄则有不可犯之色.故君子戒慎.不失色于人.
 
    国君抚式.大夫下之.大夫抚式.士下之.
 
    礼不下庶人.刑不上大夫.刑人不在君侧.
 
    兵车不式.武车绥旌.德车结旌.
 
    史载笔.士载言.前有水.则载青旌.前有尘埃.则载鸣鸢.前有车骑.则载飞鸿.前有士师.则载虎皮.前有挚兽.则载貔貅.行.前朱鸟而后玄武.左青龙而右白虎.招摇在上.急缮其怒.进退有度.左右有局.各司其局.
 
    父之雠.弗与共戴天.兄弟之雠.不反兵.交游之雠.不同国.
 
    四郊多垒.此卿大夫之辱也.地广大.荒而不治.此亦士之辱也.
 
    临祭不惰.祭服敝则焚之.祭器敝则埋之.龟荚敝则埋之.牲死则埋之.凡祭于公者.必自彻其俎.
 
    卒哭乃讳.礼不讳嫌名.二名不偏讳.逮事父母.则讳王父母.不逮事父母.则不讳王父母.君所无私讳.大夫之所有公讳.诗书不讳.临文不讳.庙中不讳.夫人之讳.虽质君之前.臣不讳也.妇讳不出门.大功小功不讳.入竟而问禁.入国而问俗.入门而问讳.
 
    外事以刚日.内事以柔日.凡卜筮日.旬之外曰远某日.旬之内曰近某日.丧事先远日.吉事先近日.曰.为日.假尔泰龟有常.假尔泰筮有常.卜筮不过三.卜筮不相袭.龟为卜.筴为筮.卜筮者.先圣王之所以使民信时日.敬鬼神.畏法令也.所以使民决嫌疑.定犹与也.故曰.疑而筮之.则弗非也.日而行事.则必践之.
 
    君车将驾.则仆执策立于马前.已驾.仆展軨.效驾.奋衣由右上.取贰绥.跪乘.执策分辔.驱之五步而立.君出就车.则仆幷辔授绥.左右攘辟.车驱而驺.至于大门.君抚仆之手.而顾命车右就车.门闾沟渠必步.凡仆人之礼.必授人绥.若仆者降等则受.不然则否.若仆者降等.则抚仆之手.不然则自下拘之.客车不入大门.妇人不立乘.犬马不上于堂.故君子式黄发.下卿位.入国不驰.入里必式.君命召.虽贱人.大夫士必自御之.介者不拜.为其拜而蓌拜.祥车旷左.乘君之乘车.不敢旷左.左必式.仆御妇人.则进左手.后右手.御国君.则进右手.后左手而俯.国君不乘奇车.车上不广欬.不妄指.立视五巂.式视马尾.顾不过毂.国中以策彗恤勿驱.尘不出轨.国君下齐牛.式宗庙.大夫士下公门.式路马.乘路马.必朝服.载鞭策.不敢授绥.左必式.步路马.必中道.以足蹙路马刍.有诛.齿路马.有诛.
 
    凡奉者当心.提者当带.执天子之器则上衡.国君则平衡.大夫则绥之.士则提之.凡执主器.执轻如不克.执主器.操币圭璧.则尚左手.行不举足.车轮曳踵.立则磬折垂佩.主佩倚.则臣佩垂.主佩垂.则臣佩委.执玉.其有借者则裼.无借者则袭.
 
    国君不名卿老世妇.大夫不名世臣侄娣.士不名家相长妾.君大夫之子.不敢自称曰余小子.大夫士之子.不敢自称曰嗣子某.不敢与世子同名.
 
    君使士射.不能.则辞以疾.言曰.某有负薪之忧.
 
    侍于君子.不顾望而对.非礼也.
 
    君子行礼.不求变俗.祭祀之礼.居丧之服.哭泣之位.皆如其国之故.谨修其法而审行之.去国三世.爵禄有列于朝.出入有诏于国.若兄弟宗族犹存.则反告于宗后.去国三世.爵禄无列于朝.出入无诏于国.唯兴之日.从新国之法.
 
    君子已孤不更名.已孤暴贵.不为父作谥.
 
    居丧未葬.读丧礼.既葬.读祭礼.丧复常.读乐章.居丧不言乐.祭事不言凶.公庭不言妇女.
 
    振书端书于君前.有诛.倒筴侧龟于君前.有诛.龟筴.几杖.席.盖.重素.袗絺绤.不入公门.苞屦.扱衽.厌冠.不入公门.书方.衰.凶器.不以告.不入公门.公事不私议.
 
    君子将营宫室.宗庙为先.厩库为次.居室为后.
 
    凡家造.祭器为先.牺赋为次.养器为后.无田禄者.不设祭器.有田禄者.先为祭服.君子虽贫.不粥祭器.虽寒.不衣祭服.为宫室.不斩于丘木.大夫士去国.祭器不踰竟.大夫寓祭器于大夫.士寓祭器于士.
 
    大夫士去国.踰竟.为坛位.乡国而哭.素衣.素裳.素冠.彻缘.鞮屦.素篾.乘髦马.不蚤鬋.不祭食.不说人以无罪.妇人不当御.三月而复服.
 
    大夫士见于国君.君若劳之.则还辟再拜稽首.君若迎拜.则还辟不敢答拜.大夫士相见.虽贵贱不敌.主人敬客.则先拜客.客敬主人.则先拜主人.凡非吊丧.非见国君.无不答拜者.大夫见于国君.国君拜其辱.士见于大夫.大夫拜其辱.同国始相见.主人拜其辱.君于士.不荅拜也.非其臣.则荅拜之.大夫于其臣.虽贱必答拜之.男女相荅拜也.
 
    国君春田不围泽.大夫不掩群.士不取麛卵.
 
    岁凶.年谷不登.君膳不祭肺.马不食谷.驰道不除.祭事不县.大夫不食粱.士饮酒不乐.
 
    君无故玉不去身.大夫无故不彻县.士无故不彻琴瑟.
 
    士有献于国君.他日君问之曰.安取彼.再拜稽首而后对.大夫私行.出疆必请.反必有献.士私行.出疆必请.反必告.君劳之则拜.问其行.拜而后对.
 
    国君去其国.止之曰.奈何去社稷也.大夫曰.奈何去宗庙也.士曰.奈何去坟墓也.国君死社稷.大夫死众.士死制.
 
    君天下曰天子.朝诸侯.分职授政任功.曰予一人.践阼.临祭祀.内事曰.孝王某.外事曰.嗣王某.临诸侯.畛于鬼神.曰有天王某甫.崩.曰天王崩.复.曰天子复矣.告丧.曰天王登假.措之庙.立之主.曰帝.天子未除丧.曰予小子.生名之.死亦名之.
 
    天子有后.有夫人.有世妇.有嫔.有妻.有妾.天子建天官.先六大.曰大宰.大宗.大史.大祝.大士.大卜.典司六典.天子之五官.曰司徒.司马.司空.司士.司寇.典司五众.天子之六府.曰司土.司木.司水.司草.司器.司货.典司六职.天子之六工.曰土工.金工.石工.木工.兽工.草工.典制六材.五官致贡曰享.
 
    五官之长曰伯.是职方.其摈于天子也.曰.天子之吏.天子同姓.谓之伯父.异姓.谓之伯舅.自称于诸侯.曰天子之老.于外.曰公.于其国.曰君.九州之长.入天子之国.曰牧.天子同姓.谓之叔父.异姓.谓之叔舅.于外.曰侯.于其国.曰君.其在东夷.北狄.西戎.南蛮.虽大曰子.于内.自称曰不谷.于外.自称曰王老.庶方小侯.入天子之国.曰某人.于外.曰子.自称曰孤.
 
    天子当依而立.诸侯北面而见天子.曰觐.天子当宁而公.诸公东面.诸侯西面.曰朝.
 
    诸侯未及期相见.曰遇.相见于却地.曰会.诸侯使大夫问于诸侯.曰聘.约信.曰誓.莅牲.曰盟.
 
    诸侯见天子.曰臣某侯某.其与民言.自称曰寡人.其在凶服.曰适子孤.临祭祀.内事.曰孝子某侯某.外事.曰曾孙某侯某.死曰薨.复.曰某甫复矣.既葬.见天子.曰类见.言谥曰类.诸侯使人使于诸侯.使者自称曰.寡君之老.
 
    天子穆穆.诸侯皇皇.大夫济济.士跄跄.庶人僬僬.
 
    天子之妃曰后.诸侯曰夫人.大夫曰孺人.士曰妇人.庶人曰妻.公侯有夫人.有世妇.有妻.有妾.夫人自称于天子.曰老妇.自称于诸侯.曰寡小君.自称于其君.曰小童.自世妇以下.自称曰婢子.子于父母.则自名也.列国之大夫.入天子之国.曰某士.自称.曰陪臣某.于外曰子.于其国.曰寡君之老.使者自称曰某.
 
    天子不言出.诸侯不生名.君子不亲恶.诸侯失地.名.灭同姓.名.
 
    为人臣之礼.不显谏.三谏而不听.则逃之.子之事亲也.三谏而不听.则号泣而随之.
 
    君有疾饮药.臣先尝之.亲有疾饮药.子先尝之.医不三世.不服其药.
 
    儗人必于其伦.
 
    问天子之年.对曰.闻之始服衣若干尺矣.问国君之年.长.曰能从宗庙社稷之事矣.幼.曰未能从宗庙社稷之事也.问大夫之子.长.曰能御矣.幼.曰未能御也.问士之子.长.曰能典谒矣.幼.曰未能典谒也.问庶人之子.长.曰能负薪矣.幼.曰未能负薪也.
 
    问国君之富.数地以对.山泽之所出.问大夫之富.曰.有宰食力.祭器衣服不假.问士之富.以车数对.问庶人之富.数畜以对.
 
    天子祭天地.祭四方.祭山川.祭五祀.岁遍.诸侯方祀.祭山川.祭五祀.岁遍.大夫祭五祀.岁遍.士祭其先.
 
    凡祭.有其废之.莫敢举也.有其举之.莫敢废也.非其所祭而祭之.名曰淫祀.淫祀无福.
 
    天子以牺牛.诸侯以肥牛.大夫以索牛.士以羊豕.支子不祭.祭必告于宗子.
 
    凡祭宗庙之礼.牛曰一元大武.豕曰刚鬣.豚曰腯肥.羊曰柔毛.鸡曰翰音.犬曰羹献.雉曰疏趾.兔曰明视.脯曰尹祭.槁鱼曰商祭.鲜鱼曰脡祭.水曰清涤.酒曰清酌.黍曰芗合.粱曰芗萁.稷曰明粢.稻曰嘉蔬.韭曰丰本.盐曰咸鹾.玉曰嘉玉.币曰量币.
 
    天子死曰崩.诸侯曰薨.大夫曰卒.士曰不禄.庶人曰死.在床曰尸.在棺曰柩.羽鸟曰降.四足曰渍.死寇曰兵.祭王父曰皇祖考.王母曰皇祖妣.父曰皇考.母曰皇妣.夫曰皇辟.生曰父.曰母.曰妻.死曰考.曰妣.曰嫔.寿考曰卒.短折曰不禄.
 
    天子视不上于袷.不下于带.国君绥视.大夫衡视.士视五步.凡视.上于面则敖.下于带则忧.倾则奸.
 
    君命.大夫与士肄.在官言官.在府言府.在库言库.在朝言朝.朝言不及犬马.辍朝而顾.不有异事.必有异虑.故辍朝而顾.君子谓之固.在朝言礼.问礼对以礼.
 
    大飨不问卜.不饶富.
 
    凡挚.天子鬯.诸侯圭.卿羔大夫鴈.士雉.庶人之挚匹.童子委挚而退.野外军中无挚.以缨.拾.矢.可也.妇人之挚.椇.榛.脯.修.枣.栗.
 
    纳女于天子.曰备百姓.于国君.曰备酒浆.于大夫.曰备埽洒.
 
 檀弓
 
    公仪仲子之丧.檀弓免焉.仲子舍其孙而立其子.檀弓曰.何居.我未之前闻也.趋而就子服伯子于门右.曰.仲子舍其孙而立其子.何也.伯子曰.仲子亦犹行古之道也.昔者文王舍伯邑考而立武王.微子舍其孙腯而立衍也.夫仲子亦犹行古之道也.子游问诸孔子.孔子曰否.立孙.
 
    事亲有隐而无犯.左右就养无方.服勤至死.致丧三年.事君有犯而无隐.左右就养有方.服勤至死.方丧三年.事师无犯无隐.左右就养无方.服勤至死.心丧三年.
 
    季武子成寝.杜氏之葬在西阶之下.请合葬焉.许之.入宫而不敢哭.武子曰.合葬.非古也.自周公以来.未之有改也.吾许其大而不许其细.何居.命之哭.
 
    子上之母死而不丧.门人问诸子思曰.昔者子之先君子丧出母乎.曰.然.子之不使白也丧之.何也.子思曰.昔者吾先君子无所失道.道隆则从而隆.道污则从而污.急则安能.为急也妻者.是为白也母.不为急也妻者.是不为白也母.故孔氏之不丧出母.自子思始也
 
    孔子曰.拜而后稽颡.颓乎其顺也.稽颡而后拜.颀乎其至也.三年之丧.吾从其至者.
 
    孔子既得合葬于防.曰.吾闻之.古也墓而不坟.今丘也.东西南北之人也.不可以弗识也.于是封之.崇四尺.孔子先反.门人后.雨甚至.孔子问焉.曰.尔来何迟也.曰.防墓崩.孔子不应.三.孔子泫然流涕曰.吾闻之.古不修墓.
 
    孔子哭子路于中庭.有人吊者.而夫子拜之.既哭.进使者而问故.使者曰.醢之矣.遂命覆醢.
 
    曾子曰.朋友之墓.有宿草而不哭焉.
 
    子思曰.丧三日而殡.凡附于身者.必诚必信.勿之有悔焉耳矣.三月而葬.凡附于棺者.必诚必信.勿之有悔焉耳矣.丧三年.以为极亡.则弗之忘矣.故君子有终身之忧.而无一朝之患.故忌日不乐.
 
    孔子少孤.不知其墓.殡于五父之衢.人之见之者.皆以为葬也.其慎也.盖殡也.问于郰曼父之母.然后得合葬于防.
 
    邻有丧.舂不相.里有殡.不巷歌.
 
    丧冠不緌.
 
    有虞氏瓦棺.夏后氏堲周.殷人棺椁.周人墙置翣.周人以殷人之棺椁葬长殇.以夏后氏之堲周葬中殇下殇.以有虞氏之瓦棺葬无服之殇.
 
    夏后氏尚黑.大事敛用昏.戎事乘骊.牲用玄.殷人尚白.大事歛用日中.戎事乘翰.牲用白.周人尚赤.大事敛用日出.戎事乘騵.牲用骍.
 
    穆公之母卒.使人问于曾子曰.如之何.对曰.申也闻诸申之父曰.哭泣之哀齐斩之情.饘粥之食.自天子达.布幕.卫也.縿幕.鲁也.
 
    晋献公将杀其世子申生.公子重耳谓之曰.子盖言子之志于公乎.世子曰.不可.君安骊姬.是我伤公之心也.曰.然则盖行乎.世子曰.不可.君谓我欲弒君也.天下岂有无父之国哉.吾何行如之.使人辞于狐突曰.申生有罪.不念伯氏之言也.以至于死.申生不敢爱其死.虽然.吾君老矣.子少.国家多难.伯氏不出而图吾君.伯氏苟出而图吾君.申生受赐而死.再拜稽首乃卒.是以为恭世子也.
 
    鲁人有朝祥而莫歌者.子路笑之.夫子曰.由.尔责于人.终无已夫.三年之丧.亦已久矣夫.子路出.夫子曰.又多乎哉.踰月则其善也.
 
    鲁庄公及宋人战于乘丘.县贲父御.卜国为右.马惊败绩.公队.佐车授绥.公曰.末之卜也.县贲父曰.他日不败绩.而今败绩.是无勇也.遂死之.圉人浴马.有流矢在白肉.公曰.非其罪也.遂诔之.士之有诔.自此始也.
 
    曾子寝疾.病.乐正子春坐于床下.曾元.曾申.坐于足.童子隅坐而执烛.童子曰.华而睆.大夫之箦与.子春曰.止.曾子闻之.瞿然曰.呼.曰.华而睆.大夫之箦与.曾子曰.然.斯季孙之赐也.我未之能易也.元起易箦.曾元曰.夫子之病革矣.不可以变.幸而至于旦.请敬易之.曾子曰.尔之爱我也不如彼.君子之爱人也以德.细人之爱人也以姑息.吾何求哉.吾得正而毙焉.斯已矣.举扶而易之.反席未安而没.
 
    始死.充充如有穷.既殡.瞿瞿如有求而弗得.既葬.皇皇如有望而弗至.练而慨然.祥而廓然.
 
    邾娄复之以矢.盖自战于升陉始也.鲁妇人之髽而吊也.自败于台鲐始也.
 
    南宫绦之妻之姑之丧.夫子诲之.髽曰.尔毋从从尔.尔毋扈扈尔.盖榛以为笄.长尺而总八寸.
 
    孟献子禫.县而不乐.比御而不入.夫子曰.献子加于人一等矣.
 
    孔子既祥.五日弹琴而不成声.十日而成笙歌.
 
    有子盖既祥.而丝屦组缨.
 
    死而不吊者.三.畏.厌.溺.
 
    子路有姊之丧.可以除之矣.而弗除也.孔子曰.何弗除也.子路曰.吾寡兄弟而弗忍也.孔子曰.先王制礼.行道之人.皆弗忍也.子路闻之.遂除之.
 
    大公封于营丘.比及五世.皆反葬于周.君子曰.乐.乐其所自生.礼.不忘其本.古之人有言曰.狐死正丘首.仁也.
 
    伯鱼之母死.期而犹哭.夫子闻之.曰.谁与哭者.门人曰.鲤也.夫子曰.嘻.其甚也.伯鱼闻之.遂除之.
 
    舜葬于苍梧之野.盖三妃未之从也.季武子曰.周公盖祔.
 
    曾子之丧.浴于爨室.
 
    大功废业.或曰.大功诵可也.
 
    子张病.召申祥而语之曰.君子曰终.小人曰死.吾今日其庶几乎.
 
    曾子曰.始死之奠.其余阁也与.
 
    曾子曰.小功不为位也者.是委巷之礼也.子思之哭嫂也为位.妇人倡踊.申祥之哭言思也亦然.
 
    古者冠缩缝.今也衡缝.故丧冠之反吉.非古也.
 
    曾子谓子思曰.急.吾执亲之丧也.水浆不入于口者七日.子思曰.先王之制礼也.过之者.俯而就之.不至焉者.跂而及之.故君子之执亲之丧也.水浆不入于口者三日.杖而后能起.
 
    曾子曰.小功不税.则是远兄弟.终无服也.而可乎.
 
    伯高之丧.孔氏之使者未至.冉子摄束帛乘马而将之.孔子曰.异哉.徒使我不诚于伯高.
 
    伯高死于卫.赴于孔子.孔子曰.吾恶乎哭诸.兄弟.吾哭诸庙.父之友.吾哭诸庙门之外.师.吾哭诸寝.朋友.吾哭诸寝门之外.所知.吾哭诸野.于野则已疏.于寝则已重.夫由赐也见我.吾哭诸赐氏.遂命子贡为之主.曰.为尔哭也.来者拜之.知伯高而来者勿拜也.
 
    曾子曰.丧有疾.食肉饮酒.必有草木之滋焉.以为姜桂之谓也.
 
    子夏丧其子而丧其明.曾子吊之.曰.吾闻之也.朋友丧明则哭之.曾子哭.子夏亦哭.曰.天乎.予之无罪也.曾子怒.曰.商.女何无罪也.吾与女事夫子于洙泗之间.退而老于西河之上.使西河之民.疑女于夫子.尔罪一也.丧尔亲.使民未有闻焉.尔罪二也.丧尔子.丧尔明.尔罪三也.而曰.女何无罪与.子夏投其杖而拜.曰.吾过矣.吾过矣.吾离群而索居.亦已久矣.
 
    夫昼居于内.问其疾可也.夜居于外.吊之可也.是故君子非有大故.不宿于外.非致齐也.非疾也.不昼夜居于内.
 
    高子皋之执亲之丧也.泣血三年.未尝见齿.君子以为难.
 
    衰与其不当物也.宁无衰.齐衰不以边坐.大功不以服勤.
 
    孔子之卫.遇旧馆人之丧.入而哭之哀.出.使子贡说骖而赙之.子贡曰.于门人之丧.未有所说骖.说骖于旧馆.无乃已重乎.夫子曰.予乡者入而哭之.遇于一哀.而出涕.予恶夫涕之无从也.小子行之.
 
    孔子在卫.有送葬者.而夫子观之.曰.善哉为丧乎.足以为法矣.小子识之.子贡曰.夫子何善尔也.曰.其往也如慕.其反也如疑.子贡曰.岂若速反而虞乎.子曰.小子识之.我未之能行也.
 
    颜渊之丧.馈祥肉.孔子出受之.入弹琴而后食之.
 
    孔子与门人立.拱而尚右.二三子亦皆尚右.孔子曰.二三子之嗜学也.我则有姊之丧故也.二三子皆尚左.
 
    孔子蚤作.负手曳杖.消摇于门.歌曰.泰山其颓乎.梁木其坏乎.哲人其萎乎.既歌而入.当户而坐.子贡闻之.曰.泰山其颓.则吾将安仰梁木其坏.哲人其萎则吾将安放.夫子殆将病也.遂趋而入.夫子曰.赐.尔来何迟也.夏后氏殡于东阶之上.则犹在阼也.殷人殡于两楹之间.则与宾主夹之也.周人殡于西阶之上.则犹宾之也.而丘也.殷人也.予畴昔之夜.梦坐奠于两楹之间.夫明王不兴.而天下其孰能宗予.予殆将死也.盖寝疾七日而没.
 
    孔子之丧.门人疑所服.子贡曰.昔者夫子之丧颜渊.若丧子而无服.丧子路亦然.请丧夫子.若丧父而无服.
 
    孔子之丧.公西赤为志焉.饰棺墙.置翣.设披.周也.设崇.殷也.绸练设旐.夏也.
 
    子张之丧.公明仪为志焉.褚幕丹质.蚁结于四隅.殷士也.
 
    子夏问于孔子曰.居父母之仇.如之何.夫子曰.寝苫.枕干不仕.弗与共天下也.遇诸市朝.不反兵而斗.曰.请问居昆弟之仇.如之何.曰.仕弗与共国.衔君命而使.虽遇之不斗.曰.请问居从父昆弟之仇.如之何.曰.不为魁.主人能.则执兵而陪其后.
 
    孔子之丧.二三子皆绖而出.群居则绖.出则否.
 
    易墓.非古也.
 
    子路曰.吾闻诸夫子.丧礼.与其哀不足而礼有余也.不若礼不足而哀有余也.祭礼.与其敬不足而礼有余也.不若礼不足而敬有余也.
 
    曾子吊于负夏.主人既祖填池.推柩而反之.降妇人而后行礼.从者曰.礼与.曾子曰.夫祖者且也.且胡为其不可以反宿也.从者又问诸子游曰.礼与.子游曰.饭于牖下.小敛于户内.大敛于阼.殡于客位.祖于庭.葬于墓.所以即远也.故丧事有进而无退.曾子闻之.曰.多矣乎.予出祖者.
 
    曾子袭裘而吊.子游裼裘而吊.曾子指子游而示人曰.夫夫也.为习于礼者.如之何其裼裘而吊也.主人既小敛.袒括发.子游趋而出.袭裘带绖而入.曾子曰.我过矣.我过矣.夫夫是也.
 
    子夏既除丧而见.予之琴.和之而不和.弹之而不成声.作而曰.哀未忘也.先王制礼.而弗敢过也.子张既除丧而见.予之琴.和之而和.弹之而成声.作而曰.先王制礼.不敢不至焉.
 
    司寇惠子之丧.子游为之麻衰.牡麻绖.文子辞曰.子辱与弥牟之弟游.又辱为之服.敢辞.子游曰.礼也.文子退.反哭.子游趋而就诸臣之位.文子又辞曰.子辱与弥牟之弟游.又辱为之服.又辱临其丧.敢辞.子游曰.固以请.文子退.扶适子南面而立.曰.子辱与弥牟之弟游.又辱为之服.又辱临其丧.虎也敢不复位.子游趋而就客位.
 
    将军文子之丧.既除丧而后越人来吊.主人深衣练冠.待于庙.垂涕洟.子游观之曰.将军文氏之子.其庶几乎.亡于礼者之礼也.其动也中.
 
    幼名.冠字.五十以伯仲.死谥.周道也.
 
    绖也者.实也.
 
    掘中溜而浴.毁灶以缀足.及葬.毁宗躐行.出于大门.殷道也.学者行之.
 
    子柳之母死.子硕请具.子柳曰.何以哉.子硕曰.请粥庶弟之母.子柳曰.如之何其粥人之母.以葬其母也.不可.既葬.子硕欲以赙布之余具祭器.子柳曰.不可.吾闻之也.君子不家于丧.请班诸兄弟之贫者.
 
    君子曰.谋人之军师.败则死之.谋人之邦邑.危则亡之.
 
    公叔文子升于瑕丘.蘧伯玉从.文子曰.乐者斯丘也.死则我欲葬焉.蘧伯玉曰.吾子乐之.则瑗请前.
 
    弁人有其母死.而孺子泣者.孔子曰.哀则哀矣.而难为继也.夫礼.为可传也.为可继也.故哭踊有节.
 
    叔孙武叔之母死.既小敛.举者出户.出户袒.且投其冠.括发.子游曰.知礼.
 
    扶君.卜人师扶右.射人师扶左.君薨以是举.
 
    从母之夫.舅之妻.二夫人相为服.君子未之言也.或曰.同爨缌.
 
    丧事欲其纵纵尔.吉事欲其折折尔.故丧事虽遽不陵节.吉事虽止不怠.故骚骚尔则野.鼎鼎尔则小人.君子盖犹犹尔.
 
    丧具.君子耻具.一日二日而可为也者.君子弗为也.
 
    丧服.兄弟之子犹子也.盖引而进之也.嫂叔之无服也.盖推而远之也.姑姊妹之薄也.盖有受我而厚之者也.
 
    食于有丧者之侧.未尝饱也.
 
    曾子与客立于门侧.其徒趋而出.曾子曰.尔将何之.曰.吾父死.将出哭于巷.曰.反哭于尔次.曾子北面而吊焉.
 
    孔子曰.之死而致死之.不仁而不可为也.之死而致生之.不知而不可为也.是故竹不成用.瓦不成味.木不成斲.琴瑟张而不平.竽笙备而不和.有钟磬而无簨虡.其曰明器.神明之也.
 
    有子问于曾子曰.问丧于夫子乎.曰.闻之矣.丧欲速贫.死欲速朽.有子曰.是非君子之言也.曾子曰.参也闻诸夫子也.有子又曰.是非君子之言也.曾子曰.参也与子游闻之.有子曰.然.然则夫子有为言之也.曾子以斯言告于子游.子游曰.甚哉.有子之言似夫子也.昔者夫子居于宋.见桓司马自为石椁.三年而不成.夫子曰.若是其靡也.死不如速朽之愈也.死之欲速朽.为桓司马言之也.南宫敬叔反.必载宝而朝.夫子曰.若是其货也.丧不如速贫之愈也.丧之欲速贫.为敬叔言之也.曾子以子游之言告于有子.有子曰.然.吾固曰.非夫子之言也.曾子曰.子何以知之.有子曰.夫子制于中都.四寸之棺.五寸之椁.以斯知不欲速朽也.昔者夫子失鲁司寇.将之荆.盖先之以子夏.又申之以冉有.以斯知不欲速贫也.
 
    陈庄子死.赴于鲁.鲁人欲勿哭.缪公召县子而问焉.县子曰.古之大夫.束修之问不出竟.虽欲哭之.安得而哭之.今之大夫.交政于中国.虽欲勿哭.焉得而弗哭.且臣闻之.哭有二道.有爱而哭之.有畏而哭之.公曰.然.然则如之何而可.县子曰.请哭诸异姓之庙.于是与哭诸县氏.
 
    仲宪言于曾子曰.夏后氏用明器.示民无知也.殷人用祭器.示民有知也.周人兼用之.示民疑也.曾子曰.其不然乎.其不然乎.夫明器.鬼器也.祭器.人器也.夫古之人胡为而死其亲乎.
 
    公叔木有同母异父之昆弟死.问于子游.子游曰.其大功乎.狄仪有同母异父之昆弟死.问于子夏.子夏曰.我未之前闻也.鲁人则为之齐衰.狄仪行齐衰.今之齐衰.狄仪之问也.
 
    子思之母死于卫.柳若谓子思曰.子圣人之后也.四方于子乎观礼.子盖慎诸.子思曰.吾何慎哉.吾闻之.有其礼无其财.君子弗行也.有其礼有其财.无其时.君子弗行也.吾何慎哉.
 
    县子琐曰.吾闻之.古者不降.上下各以其亲.滕伯文为孟虎齐衰.其叔父也.为孟皮齐衰.其叔父也.
 
    后木曰.丧.吾闻诸县子曰.夫丧.不可不深长思也.买棺外内易.我死则亦然.
 
    曾子曰.尸未设饰.故帷堂.小敛而彻帷.仲梁子曰.夫妇方乱.故帷堂.小敛而彻帷.
 
    小敛之奠.子游曰.于东方.曾子曰.于西方.敛斯席矣.小敛之奠在西方.鲁礼之未失也.
 
    县子曰.绤衰繐裳.非古也.
 
    子蒲卒.哭者呼灭.子皋曰.若是野哉.哭者改之.
 
    杜桥之母之丧.宫中无相.以为沽也.
 
    夫子曰.始死.羔裘玄冠者.易之而已.羔裘玄冠.夫子不以吊.
 
    子游问丧具.夫子曰.称家之有亡.子游曰.有无恶乎齐.夫子曰.有.毋过礼.苟亡矣.敛首足形.还葬.县棺而封.人岂有非之者哉.
 
    司士贲告于子游曰.请袭于床.子游曰.诺.县子闻之.曰.汰哉叔氏.专以礼许人.
 
    宋襄公葬其夫人.醯醢百瓮.曾子曰.既曰明器矣.而又实之.
 
    孟献子之丧.司徒旅归四布.夫子曰.可也.
 
    读赗.曾子曰.非古也.是再告也.
 
    成子高寝疾.庆遗入请曰.子之病革矣.如至乎大病.则如之何.子高曰.吾闻之也.生有益于人.死不害于人.吾纵生无益于人.吾可以死害于人乎哉.我死.则择不食之地而葬我焉.
 
    子夏问诸夫子曰.居君之母.与妻之丧.居处言语饮食衎尔.
 
    宾客至.无所馆.夫子曰.生于我乎馆.死于我乎殡.
 
    国子高曰.葬也者.藏也.藏也者.欲人之弗得见也.是故衣足以饰身.棺周于衣.椁周于棺.土周于椁.反壤树之哉.
 
    孔子之丧.有自燕来观者.舍于子夏氏.子夏曰.圣人之葬人.与人之葬圣人也.子何观焉.昔者夫子言之曰.吾见封之若堂者矣.见若坊者矣.见若覆夏屋者矣.见若斧者矣.从若斧者焉.马鬣封之谓也.今一日而三斩板.而已封.尚行夫子之志乎哉.
 
    妇人不葛带.
 
    有荐新.如朔奠.
 
    既葬.各以其服除.
 
    池视重溜.
 
    君即位而为椑.岁壹漆之.藏焉.
 
    复楔齿.缀足.饭.设饰.帷堂.并作.父兄命赴者.
 
    君复于小寝.大寝.小祖.大祖.库门.四郊.
 
    丧不剥奠也与.祭肉也与.
 
    既殡.旬而布材与明器.
 
    朝奠日出.夕奠逮日.
 
    父母之丧哭无时.使必知其反也.
 
    练练衣黄里.縓.缘.葛要绖.绳屦无絇.角瑱.鹿裘.衡长袪.袪.裼之可也.
 
    有殡.闻远兄弟之丧.虽缌必往.非兄弟.虽邻不往.
 
    所识.其兄弟不同居者皆吊.
 
    天子之棺四重.水兕革棺被之.其厚三寸.杝棺一.梓棺二.四者皆周.棺束.缩二.衡三.衽每束一.柏椁以端长六尺.
 
    天子之哭诸侯也.爵弁绖.(纟才)衣.或曰.使有司哭之.为之不以乐食.
 
    天子之殡也.菆涂龙輴以椁.加斧于椁上.毕涂屋.天子之礼也.
 
    唯天子之丧.有别姓而哭.
 
    鲁哀公诔孔丘曰.天不遗耆老.莫相予位焉.呜呼哀哉.尼父.
 
    国亡大县邑.公卿大夫士皆厌冠.哭于大庙三日.君不举.或曰.君举而哭于后土.
 
    孔子恶野哭者.
 
    未仕者不敢税人.如税人.则以父兄之命.
 
    士备入而后朝夕踊.
 
    祥而缟.是月禫.徙月乐.
 
    君于士有赐帟.
 
    君之适长殇.车三乘.公之庶长殇.车一乘.大夫之适长殇.车一乘.
 
    公之丧.诸达官之长杖.
 
    君于大夫.将葬.吊于宫.及出.命引之.三步则止.如是者三.君退.朝亦如之.哀次亦如之.
 
    五十无车者.不越疆而吊人.
 
    季武子寝疾.蟜固不说齐衰而入见.曰.斯道也.将亡矣.士唯公门说齐衰.武子曰.不亦善乎.君子表微.及其丧也.曾点倚其门而歌.
 
    大夫吊.当事而至.则辞焉.吊于人.是日不乐.妇人不越疆而吊人.行吊之日.不饮酒食肉焉.吊于葬者必执引.若从柩.及圹.皆执绋.
 
    丧公吊之.必有拜者.虽朋友州里舍人可也.吊曰.寡君承事.主人曰临.君遇柩于路.必使人吊之.大夫之丧.庶子不受吊.
 
    妻之昆弟为父后者死.哭之适室.子为主.袒免哭踊.夫入门右.使人立于门外.告来者.狎则入哭.父在.哭于妻之室.非为父后者.哭诸异室.
 
    有殡.闻远兄弟之丧.哭于侧室.无侧室.哭于门内之右.同国则往哭之.
 
    子张死.曾子有母之丧.齐衰而往哭之.或曰.齐衰不以吊.曾子曰.我吊也与哉.
 
    有若之丧.悼公吊焉.子游摈由左.
 
    齐谷王姬之丧.鲁庄公为之大功.或曰.由鲁嫁.故为之服姊妹之服.或曰.外祖母也.故为之服.
 
    晋献公之丧.秦穆公使人吊公子重耳.且曰寡人闻之.亡国恒于斯.得国恒于斯.虽吾子俨然在忧服之中.丧亦不可久也.时亦不可失也.孺子其图之.以告舅犯.舅犯曰.孺子其辞焉.丧人无宝.仁亲以为宝.父死之谓何.又因以为利.而天下其孰能说之.孺子其辞焉.公子重耳对客曰.君惠吊亡臣重耳.身丧父死.不得与于哭泣之哀.以为君忧.父死之谓何.或敢有他志.以辱君义.稽颡而不拜.哭而起.起而不私.子显以致命于穆公.穆公曰.仁夫公子重耳.夫稽颡而不拜.则未为后也.故不成拜.哭而起.则爱父也.起而不私.则远利也.
 
    帷殡.非古也.自敬姜之哭穆伯始也.
 
    丧礼.哀戚之至也.节哀.顺变也.君子念始之者也.复.尽爱之道也.有祷祠之心焉.望反诸幽.求诸鬼神之道也.北面.求诸幽之义也.拜稽颡.哀戚之至隐也.稽颡.隐之甚也.饭用米贝.弗忍虚也.不以食道.用美焉尔.铭.明旌也.以死者为不可别已.故以其旗识之.爱之斯录之矣.敬之斯尽其道焉耳.重.主道也.殷主缀重焉.周主重彻焉.奠以素器.以生者有哀素之心也.唯祭祀之礼.主人自尽焉尔.岂知神之所飨.亦以主人有齐敬之心也.辟踊.哀之至也.有筭.为之节文也.袒括发.变也.愠.哀之变也.去饰去美也.袒括发.去饰之甚也.有所袒.有所袭.哀之节也.弁绖葛而葬.与神交之道也.有敬心焉.周人弁而葬.殷人冔而葬.歠主人主妇室老.为其病也.君命食之也.反哭升堂.反诸其所作也.主妇入于室.反诸其所养也.反哭之吊也.哀之至也.反而亡焉.失之矣.于是为甚.殷既封而吊.周反哭而吊.孔子曰.殷已悫.吾从周.葬于北方北首.三代之达礼也.之幽之故也.既封.主人赠.而祝宿虞尸.既反哭.主人与有司视虞牲.有司以几筵舍奠于墓左.反.日中而虞.葬日虞.弗忍一日离也.是月也.以虞易奠.卒哭曰成事.是日也以吉祭易丧祭.明日祔于祖父.其变而之吉祭也.比至于祔.必于是日也接.不忍一日末有所归也.殷练而祔.周卒哭而祔.孔子善殷.
 
    君临臣丧.以巫祝桃茢执戈.恶之也.所以异于生也.
 
    丧有死之道焉.先王之所难言也.
 
    丧之朝也.顺死者之孝心也.其哀.离其室也.故至于祖考之庙而后行.殷朝而殡于祖.周朝而遂葬.
 
    孔子谓为明器者.知丧道矣.备物而不可用也.哀哉.死者而用生者之器也.不殆于用殉乎哉.其曰明器.神明之也.涂车刍灵.自古有之.明器之道也.孔子谓为刍灵者善.谓为俑者不仁.殆于用人乎哉.
 
    穆公问于子思曰.为旧君反服.古与.子思曰.古之君子.进人以礼.退人以礼.故有旧君反服之礼也.今之君子.进人若将加诸膝.退人若将队诸渊.毋为戎首.不亦善乎.又何反服之礼之有.
 
    悼公之丧.季昭子问于孟敬子曰.为君何食.敬子曰.食粥.天下之达礼也.吾三臣者之不能居公室也.四方莫不闻矣.勉而为瘠.则吾能.毋乃使人疑夫不以情居瘠者乎哉.我则食食.
 
    卫司徒敬子死.子夏吊焉.主人未小敛.绖而往.子游吊焉.主人既小敛.子游出.绖反哭.子夏曰.闻之也与.曰.闻诸夫子.主人未改服.则不绖.
 
    曾子曰.晏子可谓知礼也已.恭敬之有焉.有若曰.晏子一狐裘三十年.遣车一乘.及墓而反.国君七个.遣车七乘.大夫五个.遣车五乘.晏子焉知礼.曾子曰.国无道.君子耻盈礼焉.国奢则示之以俭.国俭则示之以礼.
 
    国昭子之母死.问于子张曰.葬及墓.男子妇人安位.子张曰.司徒敬子之丧.夫子相.男子西乡.妇人东乡.曰.噫.毋.曰.我丧也斯沾.尔专之.宾为宾焉.主为主焉.妇人从男子皆西乡.
 
    穆伯之丧.敬姜昼哭.文伯之丧.昼夜哭.孔子曰.知礼矣.
 
    文伯之丧.敬姜据其床而不哭.曰.昔者吾有斯子也.吾以将为贤人也.吾未尝以就公室.今及其死也.朋友诸臣未有出涕者.而内人皆行哭失声.斯子也.必多旷于礼矣夫.
 
    季康子之母死.陈亵衣.敬姜曰.妇人不饰.不敢见舅姑.将有四方之宾来.亵衣何为陈于斯.命彻之.
 
    有子与子游立.见孺子慕者.有子谓子游曰.予壹不知夫丧之踊也.予欲去之久矣.情在于斯.其是也夫.子游曰.礼有微情者.有以故兴物者.有直情而径行者.戎狄之道也.礼道则不然.人喜则斯陶.陶斯咏.咏斯犹.犹斯舞.舞斯愠.愠斯戚.戚斯叹.叹斯辟.辟斯踊矣.品节斯.斯之谓礼.人死.斯恶之矣.无能也.斯倍之矣.是故制绞衾.设蒌翣.为使人勿恶也.始死.脯醢之奠.将行遣而行之.既葬而食之.未有见其飨之者也.自上世以来.未之有舍也.为使人勿倍也.故子之所刺于礼者.亦非礼之訾也.
 
    吴侵陈.斩祀杀厉.师还出竟.陈大宰嚭使于师.夫差谓行人仪曰.是夫也多言.盍尝问焉.师必有名.人之称斯师也者.则谓之何.大宰嚭曰.古之侵伐者.不斩祀.不杀厉.不获二毛.今斯师也.杀厉与.其不谓之杀厉之师与.曰.反尔地.归尔子.则谓之何.曰.君王讨敝邑之罪.又矜而赦之.师与.有无名乎.
 
    颜丁善居丧.始死.皇皇焉.如有求而弗得.及殡.望望焉.如有从而弗及.既葬.慨焉.如不及其反而息.
 
    子张问曰.书云.高宗三年不言.言乃讙.有诸.仲尼曰.胡为其不然也.古者天子崩.王世子听于冢宰三年.
 
    知悼子卒.未葬.平公饮酒.师旷.李调.侍鼓.钟.杜蒉自外来.闻钟声.曰.安在.曰.在寝.杜蒉入寝.历阶而升.酌曰.旷饮斯.又酌曰.调饮斯.又酌堂上北面坐饮之降.趋而出.平公呼而进之.曰.蒉.曩者尔心或开予.是以不与尔言.尔饮旷何也.曰.子卯不乐.知悼子在堂.斯其为子卯也大矣.旷也.大师也.不以诏.是以饮之也.尔饮调何也.曰.调也.君之亵臣也.为一饮一食.亡君之疾.是以饮之也.尔饮何也.曰.蒉也.宰夫也.非刀匕是共.又敢与知防.是以饮之也.平公曰.寡人亦有过焉.酌而饮寡人.杜蒉洗而扬觯.公谓侍者曰.如我死.则必无废斯爵也.至于今既毕献.斯扬觯.谓之杜举.
 
    公叔文子卒.其子戍请谥于君.曰.日月有时.将葬矣.请所以易其名者.君曰.昔者卫国凶饥.夫子为粥与国之饿者.是不亦惠乎.昔者卫国有难.夫子以其死卫寡人.不亦贞乎.天子听卫国之政.修其班制.以与四邻交.卫国之社稷不辱.不亦文乎.故谓夫子贞惠文子.
 
    石骀仲卒.无适子.有庶子六人.卜所以为后者.曰.沐浴佩玉则兆.五人者皆沐浴佩玉.石祁子曰.孰有执亲之丧.而沐浴佩玉者乎.不沐浴佩玉.石祁子兆.卫人以龟为有知也.
 
    陈子车死于卫.其妻与其家大夫谋以殉葬.定而后陈子亢至.以告曰.夫子疾.莫养于下.请以殉葬.子亢曰.以殉葬.非礼也.虽然.则彼疾.当养者.孰若妻与宰.得已.则吾欲已.不得已.则吾欲以二子者之为之也.于是弗果用.
 
    子路曰.伤哉贫也.生无以为养.死无以为礼也.孔子曰.啜菽饮水.尽其欢.斯之谓孝.敛手足形.还葬而无椁.称其财.斯之谓礼.
 
    卫献公出奔.反于卫.及郊.将班邑于从者而后入.柳庄曰.如皆守社稷.则孰执羁靮而从.如皆从.则孰守社稷.君反其国而有私也.毋乃不可乎.弗果班.
 
    卫有大史曰.柳庄寝疾.公曰.若疾革.虽当祭必告.公再拜稽首请于尸曰.有臣柳庄也者.非寡人之臣.社稷之臣也.闻之死.请往.不释服而往.遂以襚之.与之邑.裘氏与县潘氏.书而纳诸棺曰.世世万子孙无变也.
 
    陈干昔寝疾.属其兄弟.而命其子尊已.曰.如我死.则必大为我棺.使吾二婢子夹我.陈干昔死.其子曰.以殉葬.非礼也.况又同棺乎.弗果杀.
 
    仲遂卒于垂.壬午独绎.万入去钥.仲尼曰.非礼也.卿卒不绎.
 
    季康子之母死.公输若方小.敛.般请以机封.将从之.公肩假曰.不可.夫鲁有初.公室视丰碑.三家视桓楹.般.尔以人之母尝巧.则岂不得以.其母以尝巧者乎.则病者乎.噫.弗果从.
 
    战于郎.公叔禺人遇负杖入保者息.曰.使之虽病也.任之虽重也.君子不能为谋也.士弗能死也.不可.我则既言矣.与其邻重汪踦往.皆死焉.鲁人欲勿殇重汪踦.问于仲尼.仲尼曰.能执干戈.以卫社稷.虽欲勿殇也.不亦可乎.
 
    子路去鲁.谓颜渊曰.何以赠我.曰.吾闻之也.去国.则哭于墓而后行.反其国不哭.展墓而入.谓子路曰.何以处我.子路曰.吾闻之也.过墓则式.过祀则下.
 
    工尹商阳.与陈弃疾.追吴师.及之.陈弃疾谓工尹商阳曰.王事也.子手弓而可.手弓.子射诸.射之.毙一人.韔弓.又及.谓之.又毙二人.每毙一人.揜其目.止其御曰.朝不坐.燕不与.杀三人.亦足以反命矣.孔子曰.杀人之中.又有礼焉.
 
    诸侯伐秦.曹桓公卒于会.诸侯请含.使之袭.
 
    襄公朝于荆.康王卒.荆人曰.必请袭.鲁人曰.非礼也.荆人强之.巫先拂柩.荆人悔之.
 
    滕成公之丧.使子叔敬叔吊.进书.子服惠伯为介.及郊.为懿伯之忌不入.惠伯曰.政也.不可以叔父之私.不将公事.遂入.
 
    哀公使人吊蒉尚.遇诸道.辟于路.画宫而受吊焉.曾子曰.蒉尚不如杞梁之妻之知礼也.齐庄公袭莒于夺.杞梁死焉.其妻迎其柩于路.而哭之哀.庄公使人吊之.对曰.君之臣不免于罪.则将肆诸市朝.而妻妾执.君之臣免于罪.则有先人之敝庐在.君无所辱命.
 
    孺子●之丧.哀公欲设拨.问于有若.有若曰.其可也.君之三臣犹设之.颜柳曰.天子龙輴而椁帱.诸侯輴而设帱.为榆沈.故设拨.三臣者废輴.而设拨.窃礼之不中者也.而君何学焉.
 
    悼公之母死.哀公为之齐衰.有若曰.为妾齐衰.礼与.公曰.吾得已乎哉.鲁人以妻我.
 
    季子皋葬其妻.犯人之禾.申祥以告.曰.请庚之.子皋曰.孟氏不以是罪予.朋友不以是弃予.以吾为邑长于斯也.买道而葬.后难继也.
 
    仕而未有禄者.君有馈焉曰献.使焉曰寡君.违而君薨.弗为服也.
 
    虞而立尸.有几筵.
 
    卒哭而讳.生事毕而鬼事始已.既卒哭.宰夫执木铎以命于宫曰.舍故而讳新.自寝门至于库门.
 
    二名不偏讳.夫子之母名征在.言在不称征.言征不称在.
 
    军有忧.则素服哭于库门之外.赴车不载櫜韔.
 
    有焚其先人之室.则三日哭.故曰.新宫火.亦三日哭.
 
    孔子过泰山侧.有妇人哭于墓者而哀.夫子式而听之.使子路问之曰.子之哭也.壹似重有忧者.而曰然.昔者吾舅死于虎.吾夫又死焉.今吾子又死焉.夫子曰.何为不去也.曰.无苛政.夫子曰.小子识之.苛政猛于虎也.
 
    鲁人有周丰也者.哀公执挚请见之.而曰不可.公曰.我其已夫.使人问焉.曰.有虞氏未施信于民而民信之.夏后氏未施敬于民而民敬之.何施而得斯于民也.对曰.墟墓之间.未施哀于民而民哀.社稷宗庙之中.未施敬于民而民敬.殷人作誓而民始畔.周人作会而民始疑.苟无礼义忠信诚悫之心以莅之.虽固结之.民其不解乎.
 
    丧不虑居.毁不危身.丧不虑居.为无庙也.毁不危身.为无后也.
 
    延陵季子适齐.于其反也.其长子死.葬于赢博之间.孔子曰.延陵季子.吴之习于礼者也.往而观其葬焉.其坎深不至于泉.其敛以时服.既葬而封.广轮揜坎.其高可隐也.既封.左袒.右还其封.且号者三.曰.骨肉归复于土.命也.若魂气则无不之也.无不之也.而遂行.孔子曰.延陵季子之于礼也.其合矣乎.
 
    邾娄考公之丧.徐君使容居来吊含.曰.寡君使容居坐含.进侯玉.其使容居以含.有司曰.诸侯之来辱敝邑者.易则易.于则于.易于杂者.未之有也.容居对曰.容居闻之.事君不敢忘其君.亦不敢遗其祖.昔我先君驹王.西讨济于河.无所不用斯言也.容居鲁人也.不敢忘其祖.
 
    子思之母死于卫.赴于子思.子思哭于庙.门人至曰.庶氏之母死.何为哭于孔氏之庙乎.子思曰.吾过矣.吾过矣.遂哭于他室.
 
    天子崩.三日.祝先服.五日.官长服.七日.国中男女服.三月天下服.虞人致百祀之木.可以为棺椁者斩之.不至者.废其祀.刎其人.
 
    齐大饥.黔敖为食于路.以待饿者而食之.有饿者.蒙袂辑屦.贸贸然来.黔敖左奉食.右执饮.曰.嗟来食.扬其目而视之.曰.予唯不食嗟来之食.以至于斯也.从而谢焉.终不食而死.曾子闻之曰.微与.其嗟也可去.其谢也可食.
 
    邾娄定公之时.有弒其父者.有司以告.公瞿然失席.曰.是寡人之罪也.曰.寡人尝学断斯狱矣.臣弒君.凡在官者.杀无赦.子弒父.凡在宫者杀无赦.杀其人.坏其室.洿其宫而猪焉.盖君踰月而后举爵.
 
    晋献文子成室.晋大夫发焉.张老曰.美哉轮焉.美哉奂焉.歌于斯.哭于斯.聚国族于斯.文子曰.武也.得歌于斯.哭于斯.聚国族于斯.是全要领以从先大夫于九京也.北面再拜稽首.君子谓之善颂善祷.
 
    仲尼之畜狗死.使子贡埋之曰.吾闻之也.敝帷不弃.为埋马也.敝盖不弃.为埋狗也.丘也贫.无盖.于其封也.亦予之席.毋使其首陷焉.路马死.埋之以帷.
 
    季孙之母死哀公吊焉.曾子与子贡吊焉.阍人为君在.弗内也.曾子与子贡入于其厩而修容焉.子贡先入.阍人曰.乡者已告矣.曾子后入.阍人避之.涉内溜.卿大夫皆辟位.公降一等而揖之.君子言之曰.尽饰之道.斯其行者远矣.
 
    阳门之介夫死.司城子罕入而哭之哀.晋人之觇宋者.反报于晋侯曰.阳门之介夫死.而子罕哭之哀.而民说.殆不可伐也.孔子闻之曰.善哉觇国乎.诗云.凡民有丧.扶服救之虽微晋而已.天下其孰能当之.
 
    鲁庄公之丧.既葬.而绖不入库门.士大夫既卒哭.麻不入.
 
    孔子之故人曰原壤.其母死.夫子助之沐椁.原壤登木曰.久矣予之不托于音也.歌曰.狸首之班然.执女手之卷然.夫子为弗闻也者而过之.从者曰.子未可以已乎.夫子曰.丘闻之.亲者毋失其为亲也.故者毋失其为故也.
 
    赵文子与叔誉观乎九原.文子曰.死者如可作也.吾谁与归.叔誉曰.其阳处父乎.文子曰.行幷植于晋国.不没其身.其知不足称也.其舅犯乎.文子曰.见利不顾其君.其仁不足称也.我则随武子乎.利其君.不忘其身.谋其身.不遗其友.晋人谓文子知人.文子其中退然如不胜衣.其言吶吶然如不出其口.所举于晋国.管库之士.七十有余家.生不交利.死不属其子焉.
 
    叔仲皮学子柳.叔仲皮死.其妻鲁人也.衣衰而缪绖.叔仲衍以吉.请繐衰而环绖.曰.昔者吾丧姑姊妹亦如斯.末吾禁也.退使其妻繐衰而环绖.
 
    成人有其兄死而不为衰者.闻子皋将为成宰.遂为衰.成人曰.蚕则绩而蟹有匡.范则冠而蝉有緌.兄则死而子皋为之衰.
 
    乐正子春之母死.五日而不食.曰.吾悔之.自吾母而不得吾情.吾恶乎用吾情.
 
    岁旱.穆公召县子而问然.曰.天久不雨.吾欲暴尪而奚若.曰.天久不雨.而暴人之疾子.虐.毋乃不可与.然则吾欲暴巫而奚若.曰.天则不雨.而望之愚妇人.于以求之.毋乃已疏乎.徙市则奚若.曰.天子崩.巷市七日.诸侯薨.巷市三日.为之徙市.不亦可乎.
 
    孔子曰.卫人之祔也离之.鲁人之祔也合之.善夫.
 
 王制
 
    王者之制禄爵.公.侯.伯.子.男.凡五等.诸侯之上大夫卿.下大夫.上士.中士.下士.凡五等.天子之田方千里.公侯田方百里.伯七十里.子男五十里.不能五十里者.不合于天子.附于诸侯.曰附庸.天子之三公之田视公.侯.天子之卿视伯.天子之大夫视子男.天子之元士视附庸.
 
    制农田百亩.百亩之分.上农夫食九人.其次食八人.其次食七人.其次食六人.下农夫食五人.庶人在官者.其禄以是为差也.诸侯之下士.视上农夫.禄足以代其耕也.中士倍下士.上士倍中士.下大夫倍上士.卿四大夫禄.君十卿禄.次国之卿.三大夫禄.君十卿禄.小国之卿.倍大夫禄.君十卿禄.
 
    次国之上卿.位当大国之中.中当其下.下当其上大夫.小国之上卿.位当大国之下卿.中当其上大夫.下当其下大夫.其有中士下士者.数各居其上之三分.
 
    凡四海之内九州.州方千里.州建百里之国三十.七十里之国六十.五十里之国百有二十.凡二百一十国.名山大泽不以封.其余以为附庸间田.八州.州二百一十国.
 
    天子之县内.方百里之国九.七十里之国二十有一.五十里之国六十有三.凡九十三国.名山大泽不以朌.其余以禄士.以为间田.
 
    凡九州.千七百七十三国.天子之元士.诸侯之附庸.不与.
 
    天子百里之内以共官.千里之内以为御.
 
    千里之外设方伯.五国以为属.属有长.十国以为连.连有帅.三十国以为卒.卒有正.二百一十国以为州.州有伯.八州.八伯.五十六正.百六十八帅.三百三十六长.八伯各以其属.属于天子之老二人.分天下以为左右.曰二伯.
 
    千里之内曰甸.千里之外曰采.曰流.
 
    天子三公.九卿.二十七大夫.八十一元士.
 
    大国三卿.皆命于天子.下大夫五人.土士二十七人.
 
    次国三卿.二卿命于天子.一卿命于其君.下大夫五人.上士二十七人.
 
    小国二卿.皆命于其君下大夫五人.上士二十七人.
 
    天子使其大夫为三监.监于方伯之国.国三人.
 
    天子之县内诸侯.禄也.○外诸侯.嗣也.
 
    制三公一命卷.若有加则赐也.不过九命.次国之君.不过七命.小国之君.不过五命.
 
    大国之卿.不过三命.下卿再命小国之卿.与下大夫一命.
 
    凡官民材.必先论之.论辨.然后使之.任事.然后爵之.位定.然后禄之.
 
    爵人于朝.与士共之.刑人于市.与众弃之.是故公家不畜刑人.大夫弗养.士遇之涂.弗与言也.屏之四方.唯其所之.不及以政.亦弗故生也.
 
    诸侯之于天子也.比年一小聘.三年一大聘.五年一朝.
 
    天子五年一巡守.
 
    岁二月东巡守.至于岱宗.柴而望祀山川.觐诸侯.问百年者就见之.命大师陈诗.以观民风.命市纳贾.以观民之所好恶.志淫好辟.命典礼.考时月定日.同.律.礼.乐.制度.衣服.正之.山川神只.有不举者为不敬.不敬者君削以地.宗庙有不顺者为不孝.不孝者君绌以爵.变礼易乐者为不从不从者君流.革制度衣服者为畔.畔者君讨.有功德于民者.加地进律.五月南巡守.至于南岳.如东巡守之礼.八月西巡守.至于西岳.如南巡守之礼.十有一月北巡守.至于北岳.如西巡守之礼.归假于祖祢.用特.
 
    天子将出.类乎上帝.宜乎社.造乎祢.诸侯将出.宜乎社.造乎祢.
 
    天子无事.与诸侯相见.曰朝.考礼正刑.一德以尊于天子.
 
    天子赐诸侯乐.则以柷将之.赐伯子男乐.则以鼗将之.
 
    诸侯赐弓矢.然后征.赐鈇钺.然后杀.赐圭瓒.然后为鬯.未赐圭瓒.则资鬯于天子.
 
    天子命之教.然后为学.小学在公宫南之左.大学在郊.天子曰辟廱.诸侯曰頖宫.
 
    天子将出征.类乎上帝.宜乎社.造乎祢.禡于所征之地.受命于祖.受成于学.出征执有罪.反释奠于学.以讯馘告.
 
    天子诸侯无事.则岁三田.一为干豆.二为宾客.三为充君之庖.无事而不田.曰不敬.田不以礼.曰暴天物.天子不合围.诸侯不掩群.天子杀则下大绥.诸侯杀则下小绥.大夫杀则止佐车.佐车止则百姓田猎.獭祭鱼.然后虞人入泽梁.豺祭兽.然后田猎.鸠化为鹰.然后设罻罗.草木零落.然后入山林.昆虫未蛰.不以火田.不麛.不卵.不杀胎.不殀夭.不覆巢.
 
    冢宰制国用.必于岁之杪.五谷皆入.然后制国用.用地小大.视年之丰耗.以三十年之通.制国用.量入以为出.祭用数之仂.丧三年不祭.唯祭天地社稷.为越绋而行事.丧用三年之仂.丧祭.用不足曰暴.有余曰浩.祭.丰年不奢.凶年不俭.国无九年之蓄.曰不足.无六年之蓄.曰急.无三年之蓄.曰国非其国也.三年耕.必有一年之食.九年耕.必有三年之食.以三十年之通.虽有凶旱水溢.民无菜色.然后天子食.日举以乐.
 
    天子七日而殡.七月而葬.诸侯五日而殡.五月而葬.大夫士庶人三日而殡.三月而葬.三年之丧.自天子达.庶人县封.葬不为雨止.不封不树.丧不贰事.自天子达于庶人.丧从死者.祭从生者.支子不祭.
 
    天子七庙.三昭三穆.与大祖之庙而七.诸侯五庙.二昭二穆.与大祖之庙而五.大夫三庙.一昭一穆.与大祖之庙而三.士一庙.庶人祭于寝.
 
    天子诸侯宗庙之祭.春曰礿.夏曰禘.秋曰尝.冬曰烝.天子祭天地.诸侯祭社稷.大夫祭五祀.天子祭天下名山大川.五岳视三公.四渎视诸侯.诸侯祭名山大川之在其地者
 
    天子诸侯.祭因国之在其地而无主后者.
 
    天子犆礿.祫禘.祫尝.祫烝.诸侯礿则不禘.禘则不尝.尝则不烝.烝则不礿.诸侯礿犆.禘一.犆一祫.尝祫.烝祫.
 
    天子社稷皆大牢.诸侯社稷皆少牢.大夫士宗庙之祭.有田则祭.无田则荐.庶人春荐韭.夏荐麦.秋荐黍.冬荐稻.韭以卵.麦以鱼.黍以豚.稻以鴈.祭天地之牛角茧栗.宗庙之牛角握.宾客之牛角尺.诸侯无故不杀牛.大夫无故不杀羊.士无故不杀犬豕.庶人无故不食珍.
 
    庶羞不踰牲.燕衣不踰祭服.寝不踰庙.
 
    古者公田借而不税.市廛而不税.关讥而不征.林麓川泽以时入而不禁.夫圭田无征.
 
    用民之力.岁不过三日.
 
    田里不粥.墓地不请.
 
    司空执度度地.居民山川沮泽.时四时.量地远近.兴事任力.凡使民.任老者之事.食壮者之食.
 
    凡居民材.必因天地寒暖燥湿.广谷大川异制.民生其间者异谷.刚柔轻重.迟速异齐.五味异和.器械异制.衣服异宜.修其教不易其俗.齐其政不易其宜.中国戎夷.五方之民.皆有性也.不可推移.东方曰夷.被发文身.有不火食者矣.南方曰蛮.雕题交趾.有不火食者矣.西方曰戎.被发衣皮.有不粒食者矣.北方曰狄.衣羽毛穴居.有不粒食者矣.中国.夷.蛮.戎.狄.皆有安居.和味.宜服.利用.备器.五方之民.言语不通.嗜欲不同.达其志.通其欲.东方曰寄.南方曰象.西方曰狄鞮.北方曰译.
 
    凡居民.量地以制邑.度地以居民.地邑民居.必参相得也.无旷土.无游民.食节事时.民咸安其居.乐事劝功.尊君亲上.然后兴学.
 
    司徒修六礼以节民性.明七教以兴民德.齐八政以防淫.一道德以同俗.养耆老以致孝.恤孤独以逮不足.上贤以崇德.简不肖以绌恶.命乡简不帅教者以告.耆老皆朝于庠.元日习射上功.习乡上齿.大司徒帅国之俊士与执事焉.不变.命国之右乡.简不帅教者移之左.命国之左乡.简不帅教者移之右.如初礼.不变.移之郊.如初礼.不变.移之遂.如初礼.不变.屏之远方.终身不齿.命乡论秀士.升之司徒.曰选士.司徒论选士之秀者.而升之学.曰俊士.升于司徒者不征于乡.升于学者不征于司徒.曰造士.乐正崇四术.立四教.顺先王诗书礼乐以造士.春秋教以礼乐.冬夏教以诗书.王大子.王子.群后之大子.卿大夫元士之适子.国之俊选.皆造焉.凡入学以齿.将出学.小胥.大胥.小乐正.简不帅教者.以告于大乐正.大乐正以告于王.王命三公.九卿.大夫.元士.皆入学.不变.王亲视学.不变.王三日不举.屏之远方.西方曰棘.东方曰寄.终身不齿.大乐正论造士之秀者.以告于王.而升诸司马.曰进士.
 
    司马辨论官材.论进士之贤者.以告于王.而定其论.论定.然后官之.任官.然后爵之.位定.然后禄之.大夫废其事.终身不仕.死以士礼葬之.有发.则命大司徒教士以车甲.凡执技.论力.适四方.臝股肱.决射御.凡执技以事上者.祝.史.射.御.医.卜.及百工.凡执技以事上者.不贰事.不移官.出乡不与士齿.仕于家者.出乡不与士齿.
 
    司寇正刑明辟.以听狱讼.必三刺.有旨无简.不听.附从轻.赦从重.
 
    凡制五刑.必即天论.邮罚丽于事.凡听五刑之讼.必原父子之亲.立君臣之义.以权之意论轻重之序.慎测浅深之量.以别之.悉其聪明.致其忠爱.以尽之.疑狱.泛与众共之.众疑.赦之.必察小大之比以成之.成狱辞.史以狱成告于正.正听之.正以狱成告于大司寇.大司寇听之棘木之下.大司寇以狱之成告于王.王命三公参听之.三公以狱之成告于王.王三又.然后制刑.凡作刑罚.轻无赦.刑者侀也.侀者成也.一成而不可变.故君子尽心焉.析言破律.乱名改作.执左道以乱政.杀.作淫声.异服.奇技.奇器.以疑众.杀.行伪而坚.言伪而辩.学非而博.顺非而泽.以疑众.杀.假于鬼神.时日.卜筮.以疑众.杀.此四诛者.不以听.凡执禁以齐众.不赦过.有圭璧金璋.不粥于市.命服命车.不粥于市.宗庙之器.不粥于市.牺牲不粥于市.戎器不粥于市.用器不中度.不粥于市.兵车不中度.不粥于市.布.帛精麤不中数.幅广狭不中量.不粥于市.奸色乱正色.不粥于市.锦文珠玉成器.不粥于市.衣服饮食.不粥于市.五谷不时.果实未孰.不粥于市.木不中伐.不粥于市.禽兽鱼鳖不中杀.不粥于市.关执禁以讥.禁异服.识异言.
 
    大史典礼.执简记.奉讳恶.
 
    天子齐戒受谏.司会以岁之成.质于天子.冢宰齐戒受质.大乐正.大司寇.市.三官以其成.从质于天子.大司徒.大司马.大司空.齐戒受质.百官各以其成.质于三官.大司徒.大司马.大司空.以百官之成.质于天子.百官齐戒受质.然后休老劳农.成岁事.制国用.
 
    凡养老.有虞氏以燕礼.夏后氏以飨礼.殷人以食礼.周人修而兼用之.五十养于乡.六十养于国.七十养于学.达于诸侯.
 
    八十拜君命.一坐再至.瞽亦如之.九十使人受.五十异粻.六十宿肉.七十贰膳.八十常珍.九十饮食不离寝.膳饮从于游可也.六十岁制.七十时制.八十月制.九十日修.唯绞.紟.衾.冒.死而后制.五十始衰.六十非肉不饱.七十非帛不暖.八十非人不暖.九十虽得人不暖矣.五十杖于家.六十杖于乡.七十杖于国.八十杖于朝.九十者.天子欲有问焉.则就其室.以珍从.七十不俟朝.八十月告存.九十日有秩.五十不从力政.六十不与服戎.七十不与宾客之事.八十齐丧之事弗及也.五十而爵.六十不亲学.七十致政.唯衰麻为丧.
 
    有虞氏养国老于上庠.养庶老于下庠.夏后氏养国老于东序.养庶老于西序.殷人养国老于右学.养庶老于左学.周人养国老于东胶.养庶老于虞庠.虞庠在国之西郊.有虞氏皇而祭.深衣而养老.夏后氏收而祭.燕衣而养老.殷人冔而祭.缟衣而养老.周人冕而祭.玄衣而养老.凡三王养老皆引年.八十者.一子不从政.九十者.其家不从政.废疾非人不养者.一人不从政.父母之丧.三年不从政.齐衰大功之丧.三月不从政.将徙于诸侯.三月不从政.自诸侯来徙家.期不从政.
 
    少而无父者谓之孤.老而无子者谓之独.老而无妻者谓之矜.老而无夫者之谓寡.此四者.天民之穷而无告者也.皆有常饩.
 
    瘖聋.跛.躄.断者.侏儒.百工各以其器食之.
 
    道路.男子由右.妇人由左.车从中央.父之齿随行.兄之齿鴈行.朋友不相踰.轻任幷.重任分.班白者不提挈.君子耆老不徒行.庶人耆老不徒食.
 
    大夫祭器不假.祭器未成.不造燕器.
 
    方一里者.为田九百亩.方十里者.为方一里者百.为田九万亩.方百里者.为方十里者百.为田九十亿亩.方千里者.为方百里者百.为田九万亿亩.
 
    自恒山至于南河.千里而近.自南河至于江.千里而近.自江至于衡山.千里而遥.自东河至于东海.千里而遥.自东河至于西河.千里而近.自西河至于流沙.千里而遥.西不尽流沙.南不尽衡山.东不尽东海.北不尽恒山.凡四海之内.断长补短.方三千里.为田八十万亿一万亿亩.方百里者.为田九十亿亩.山陵.林麓.川泽.沟渎.城郭.宫室.涂巷.三分去一.其余六十亿亩.
 
    古者以周尺八尺为步.今以周尺六尺四寸为步.古者百亩.当今东田百四十六亩三十步.古者百里.当今百二十一里六十步四尺二寸二分.
 
    方千里者.为方百里者百.封方百里者三十国.其余方百里者七十.又封方七十里者六十.为方百里者二十九.方十里者四十.其余方百里者四十.方十里者六十.又封方五十里者百二十.为方百里者三十.其余方百里者十.方十里者六十.名山大泽不以封.其余以为附庸间田.诸侯之有功者.取于间田以禄之.其有削地者.归之间田.
 
    天子之县内.方千里者.为方百里者百.封方百里者九.其余方百里者九十一.又封方七十里者二十一.为方百里者十.方十里者二十九.其余方百里者八十.方十里者七十一.又封方五十里者六十三.为方百里者十五.方十里者七十五.其余方百里者六十四.方十里者九十六.
 
    诸侯之下士.禄食九人.中士食十八人.上士食三十六人.下大夫食七十二人.卿食二百八十八人.君食二千八百八十人.次国之卿.食二百一十六人.君食二千一百六十人.小国之卿.食百四十四人.君食千四百四十人.次国之卿.命于其君者.如小国之卿.天子之大夫为三监.监于诸侯之国者.其禄视诸侯之卿.其爵视次国之君.其禄取之于方伯之地.方伯为朝天子.皆有汤沐之邑于天子之县内.视元士.诸侯世子世国.大夫不世爵.使以德.爵以功.未赐爵.视天子之元士.以君其国.诸侯之大夫.不世爵禄.
 
    六礼.冠.昏.丧.祭.乡.相见.七教.父子.兄弟.夫妇.君臣.长幼.朋友.宾客.八政.饮食.衣服.事为.异别.度.量.数.制.
 
 月令
 
    孟春之月.日在营室.昏参中.旦尾中.其日甲乙.其帝大皞.其神句芒.其虫鳞.其音角.律中大蔟.其数八.其味酸.其臭膻.其祀户.祭先脾.
 
    东风解冻.蛰虫始振.鱼上冰.獭祭鱼.鸿鴈来.
 
    天子居青阳左个.乘鸾路.驾仓龙.载青旗.衣青衣.服仓玉.食麦与羊.其器疏以达.
 
    是月也.以立春.先立春三日.大史谒之天子.曰.某日立春.盛德在木.天子乃齐.立春之日.天子亲帅三公.九卿.诸侯.大夫.以迎春于东郊.还反.赏公卿诸侯大夫于朝.
 
    命相布德和令.行庆施惠.下及兆民.庆赐遂行.毋有不当.
 
    乃命大史.守典奉法.司天日月星辰之行.宿离不贷.毋失经纪.以初为常.
 
    是月也.天子乃以元日.祈谷于上帝.乃择元辰.天子亲载耒耜.措之于参保介之御间.帅三公九卿诸侯.大夫.躬耕帝借.天子三推.三公五推.卿诸侯九推.反执爵于大寝.三公.九卿.诸侯.大夫.皆御.命曰劳酒.
 
    是月也.天气下降.地气上腾.天地和同.草木萌动.王命布农事.命田舍东郊.皆修封疆.审端经术.善相丘陵.阪险.原隰.土地所宜.五谷所殖.以教道.民必躬亲之.田事既饬.先定准直.农乃不惑.
 
    是月也.命乐正入学习舞.乃修祭典.命祀山林川泽.牺牲毋用牝.
 
    禁止伐木.毋覆巢.毋杀孩虫.胎夭飞鸟.毋麛毋卵.毋聚大众.毋置城郭.掩骼埋胔.
 
    是月也.不可以称兵.称兵必天殃.兵戎不起.不可从我始.毋变天之道.毋绝地之理.毋乱人之纪.
 
    孟春行夏令.则雨水不时.草木蚤落.国时有恐.行秋令.则其民大疫.猋风暴雨总至.藜莠蓬蒿并兴.行冬令.则水潦为败.雪霜大挚.首种不入.
 
    仲春之月.日在奎.昏弧中.旦建星中.其日甲乙.其帝大皞.其神句芒.其虫鳞.其音角.律中夹钟.其数八.其味酸.其臭膻.其祀户.祭先脾.
 
    始雨水.桃始华.仓庚鸣.鹰化为鸠.
 
    天子居青阳大庙.乘鸾路.驾仓龙.载青旗.衣青衣.服仓玉.食麦与羊.其器疏以达.是月也.安萌牙.养幼少.存诸孤.择元日.命民社.命有司.省囹圄.去桎梏.毋肆掠.止狱讼.
 
    是月也.玄鸟至.至之日.以大牢祠于高禖.天子亲往.后妃帅九嫔御.乃礼天子所御.带以弓韣.授以弓矢.于高禖之前.
 
    是月也.日夜分.雷乃发声.始电.蛰虫咸动.启户始出.先雷三日.奋木铎以令兆民曰.雷将发声.有不戒其容止者.生子不备.必有凶灾.日夜分.则同度量.钧衡石.角斗甬.正权概.
 
    是月也.耕者少舍.乃修阖扇.寝庙毕备.毋作大事.以妨农之事.是月也.毋竭川泽.毋漉陂池.毋焚山林.
 
    天子乃鲜羔开冰.先荐寝庙.
 
    上丁.命乐正习舞.释菜.天子乃帅三公.九卿.诸侯.大夫.亲往视之.仲丁.又命乐正入学习舞.
 
    是月也.祀不用牺牲.用圭璧.更皮币.
 
    仲春行秋令.则其国大水.寒气摠.至寇戎来征.行冬令.则阳气不胜.麦乃不熟.民多相掠.行夏令.则国乃大旱.暖气早来.虫螟为害.
 
    季春之月.日在胃.昏七星中.旦牵牛中.其日甲乙.其帝大皞.其神句芒.其虫鳞.其音角.律中姑洗.其数八其味酸.其臭膻.其祀户.祭先脾.
 
    桐始华.田鼠化为鴽.虹始见.萍始生.
 
    天子居青阳石个.乘鸾路.驾仓龙.载青旗.衣青衣.服仓玉.食麦与羊.其器疏以达.
 
    是月也.天子乃荐鞠衣于先帝.命舟牧覆舟.五覆五反.乃告舟备具于天子焉.天子始乘舟.荐鲔于寝庙.乃为麦祈实.
 
    是月也.生气方盛.阳气发泄.句者毕出.萌者尽达.不可以内.天子布德行惠.命有司.发仓廪.赐贫穷.振乏绝.开府库.出币帛.周天下.勉诸侯.聘名士.礼贤者.
 
    是月也.命司空曰.时雨将降.下水上腾.循行国邑.周视原野.修利堤防.道达沟渎.开通道路.毋有障塞.田猎罝罘.罗罔.毕翳.餧兽之药.毋出九门.
 
    是月也.命野虞无伐桑柘.鸣鸠拂其羽.戴胜降于桑.具曲植蘧筐.后妃齐戒.亲东乡躬桑.禁妇女毋观.省妇使.以劝蚕事.蚕事既登.分茧称丝效功.以共郊庙之服.无有敢惰.是月也.命工师.令百工.审五库之量.金.铁.皮.革.筋.角.齿.羽.箭.干.脂.胶.丹.漆.毋或不良.
 
    百工咸理.监工日号.毋悖于时.毋或作为淫巧.以荡上心.
 
    是月之末.择吉日大合乐.天子乃率三公.九卿.诸侯.大夫.亲往视之.
 
    是月也.乃合累牛腾马.游牝于牧.牺牲驹犊.举书其数.
 
    命国难.九门磔攘.以毕春气.
 
    季春行冬令.则寒气时发.草木皆肃.国有大恐.行夏令.则民多疾疫.时雨不降.山林不收.行秋令.则天多沈阴.淫雨蚤降.兵革并起.
 
    孟夏之月.日在毕.昏翼中.日婺女中.其日丙丁.其帝炎帝.其神祝融.其虫羽.其音征.律中中吕.其数七.其味苦.其臭焦.其祀灶.祭先肺.蝼蝈鸣.蚯蚓出.王瓜生.苦菜秀.
 
    天子居明堂左个.乘朱路.驾赤马.载赤旗.衣朱衣.服赤玉.食菽与鸡.其器高以粗.
 
    是月也.以立夏.先立夏三日.大史谒之天子曰.某日立夏.盛德在火.天子乃齐.立夏之曰.天子亲帅三公.九卿.大夫.以迎夏于南郊.还反.行赏.封诸侯.庆赐遂行.无不欣说.
 
    乃命乐师.习合礼乐.命太尉.赞桀俊.遂贤良.举长大.行爵出禄.必当其位.是月也.继长增高.毋有坏堕.毋起土功.毋发大众.毋伐人树.是月也.天子始絺.命野虞.出行田原.为天子劳农劝民.毋或失时.
 
    命司徒巡行县鄙.命农勉作.毋休于都.是月也.驱兽毋害五谷.毋大田猎.农乃登麦.天子乃以彘尝麦.先荐寝庙.是月也.聚畜百药.靡草死.麦秋至.断薄刑.决小罪.出轻系.蚕事毕.后妃献茧.乃收茧税.以桑为均.贵贱长幼如一.以给郊庙之服.
 
    是月也.天子饮酎.用礼乐.
 
    孟夏行秋令.则苦雨数来.五谷不滋.四鄙入保.行冬令.则草木蚤枯.后乃大水.败其城郭.行春令.则蝗虫为灾.暴风来格.秀草不实.
 
    仲夏之月.日在东井.昏亢中.旦危中.其日丙丁.其帝炎帝.其神祝融.其虫羽.其音征.律中蕤宾.其数七.其味苦.其臭焦.其祀灶.祭先肺.
 
    小暑至.螳螂生.鵙始鸣.反舌无声.
 
    天子居明堂太庙.乘朱路.驾赤马.载赤旗.衣朱衣.服赤玉.食菽与鸡.其器高以粗.养壮佼.
 
    是月也.命乐师修鼗鞞鼓.均琴瑟管箫.执干戚戈羽.调竽笙(上竹下也)簧.饬钟磬柷敔.
 
    命有司为民祈祀山川百源.大雩帝.用盛乐.乃命百县雩祀百辟卿士有益于民者.以祈谷实.
 
    农乃登黍.是月也.天子乃以雏尝黍.羞以含桃.先荐寝庙.
 
    令民毋艾蓝以染.毋烧灰.毋暴布.门闾毋闭.关市毋索.挺重囚.益其食.
 
    游牝别群.则絷腾驹.班马政.
 
    是月也.日长至.阴阳争.死生分.君子齐戒.处必掩身.毋躁.止声色.毋或进.薄滋味.毋致和.节耆欲.定心气.百官静.事毋刑.以定晏阴之所成.
 
    鹿角解.蝉始鸣.半夏生.木堇荣.
 
    是月也.毋用火南方.可以居高明.可以远眺望.可以升山陵.可以处台榭.
 
    仲夏行冬令.则雹冻伤谷.道路不通.暴兵来至.行春令.则五谷晚熟.百螣时起.其国乃饥.行秋令.则草木零落.果实早成.民殃于疫.
 
    季夏之月.日在柳.昏火中.旦奎中.其日丙丁.其帝炎帝.其神祝融.其虫羽.其音征.律中林钟.其数七.其味苦.其臭焦.其祀灶.祭先肺.温风始至.蟋蟀居壁.鹰乃学习.腐草为萤.
 
    天子居明堂右个.乘朱路.驾赤马.载赤旗.衣朱衣.服赤玉.食菽与鸡.其器高以粗.
 
    命渔师伐蛟.取鼍.登龟.取鼋.命泽人.纳材苇.
 
    是月也.命四监.大合百县之秩刍.以养牺牲.令民无不咸出其力.以共皇天上帝.名山大川.四方之神.以祠宗庙社稷之灵.以为民祈福.
 
    是月也.命妇官染采.黼黻文章.必以法故.无或差贷.黑黄仓赤.莫不质良.毋敢诈伪.以给郊庙祭祀之服.以为旗章.以别贵贱等给之度.
 
    是月也.树木方盛.乃命虞人.入山行木.毋有斩伐不可以兴土功.不可以合诸侯.不可以起兵动众.毋举大事.以摇养气.毋发令而待.以妨神农之事也.水潦盛昌.神农将持功.举大事则有天殃.
 
    是月也.土润溽暑.大雨时行.烧薙行水.利以杀草.如以热汤.可以粪田畴.可以美土疆.
 
    季夏行春令.则谷实鲜落.国多风欬.民乃迁徙行秋令.则丘隰水潦.禾稼不熟.乃多女灾.行冬令.则风寒不时.鹰隼蚤鸷.四鄙入保.
 
    中央土.其日戊己.其帝黄帝.其神后土.其虫倮.其音宫.律中黄钟之宫.其数五.其味甘.其臭香.其祀中溜.祭先心.天子居大庙大室.乘大路.驾黄马.载黄旗.衣黄衣.服黄玉.食稷与牛.其器圜以闳.
 
    孟秋之月.日在翼.昏建星中.旦毕中.其日庚辛.其帝少皞.其神蓐收.其虫毛.其音商.律中夷则.其数九.其味辛.其臭腥.其祀门.祭先肝.
 
    凉风至.白露降.寒蝉鸣.鹰乃祭鸟.用始行戮.
 
    天子居总章左个.乘戎路.驾白骆.载白旗.衣白衣.服白玉.食麻与犬.其器廉以深.
 
    是月也.以立秋.先立秋三日.大史谒之天子曰.某日立秋.盛德在金.天子乃齐.立秋之日.天子亲帅三公.九卿.诸侯.大夫.以迎秋于西郊.还反.赏军帅武人于朝.天子乃命将帅.选士厉兵.简练桀俊.专任有功.以征不义.诘诛暴慢.以明好恶.顺彼远方.是月也.命有司.修法制.缮囹圄.具桎梏.禁止奸.慎罪邪.务搏执.命理瞻伤.察创.视折.审断决.狱讼必端平.戮有罪.严断刑.天地始肃.不可以赢.是月也.农乃登谷.天子尝新.先荐寝庙.命百官始收敛.完堤防.谨壅塞.以备水潦.修宫室.坏墙垣.补城郭.是月也.毋以封诸侯.立大官.毋以割地.行大使.出大币.
 
    孟秋行冬令.则阴气大胜.介虫败谷.戎兵乃来.行春令.则其国乃旱.阳气复还.五谷无实.行夏令.则国多火灾.寒热不节.民多疟疾.
 
    仲秋之月.日在角.昏牵牛中.旦觜觿中.其日庚辛.其帝少皞.其神蓐收.其虫毛.其音商.律中南吕.其数九.其味辛.其臭腥.其祀门.祭先肝.
 
    盲风至.鸿鴈来.玄鸟归.群鸟养羞.
 
    天子居总章大庙.乘戎路.驾白骆.载白旗.衣白衣.服白玉.食麻与犬.其器廉以深.
 
    是月也.养衰老.授几杖.行麋粥饮食.
 
    乃命司服.具饬衣裳.文绣有恒.制有小大.度有长短.衣服有量.必循其故.冠带有常.
 
    乃命有司.申严百刑.斩杀必当.毋或枉桡.枉桡不当.反受其殃.
 
    是月也.乃命宰祝.循行牺牲.视全具.案刍豢.瞻肥瘠.察物色.必比类.量小大.视长短.皆中度.五者备当.上帝其飨.
 
    天子乃难.以达秋气.
 
    以犬尝麻.先荐寝庙.
 
    是月也.可以筑城郭.建都邑.穿窦窖.修囷仓.
 
    乃命有司.趣民收敛.务畜菜.多积聚.乃劝种麦.毋或失时.其有失时.行罪无疑.
 
    是月也.日夜分.雷始收声.蛰虫坏户.杀气浸盛.阳气日衰.水始涸.
 
    日夜分.则同度量.平权衡.正钧石.角斗甬.是月也.易关市.来商旅.纳货贿.以便民事.四方来集.远乡皆至.则财不匮.上无乏用.百事乃遂.
 
    凡举大事.毋逆大数.必顺其时.慎因其类.
 
    仲秋行春令.则秋雨不降.草木生荣.国乃有恐.行夏令.则其国乃旱.蛰虫不藏.五谷复生.行冬令.则风灾数起.收雷先行.草木蚤死.
 
    季秋之月.日在房.昏虚中.旦柳中.其日庚辛.其帝少皞.其神蓐收.其虫毛.其音商.律中无射.其数九.其味辛.其臭腥.其祀门.祭先肝.
 
    鸿鴈来宾.爵入大水为蛤.鞠有黄华.豺乃祭兽戮禽.
 
    天子居总章右个.乘戎路.驾白骆.载白旗.衣白衣.服白玉.食麻与犬.其器廉以深.
 
    是月也.申严号令.命百官.贵贱无不务内.以会天地之藏.无有宣出.
 
    乃命冢宰.农事备收.举五谷之要.藏帝借之收于神仓.只敬必饬.是月也.霜始降.则百工休.
 
    乃命有司曰.寒气总至.民力不堪.其皆入室.
 
    上丁.命乐正.入学习吹.
 
    是月也.大飨帝.尝牺牲.告备于天子.
 
    合诸侯制.百县为来岁受朔日.与诸侯所税于民.轻重之法.贡职之数.以远近土地所宜为度.以给郊庙之事.无有所私.
 
    是月也.天子乃教于田猎.以习五戎.班马政.命仆及七驺咸驾.载旌旐.授车以级.整设于屏外.司徒搢扑.北面誓之.天子乃厉饰.执弓挟矢以猎.命主祠祭禽于四方.
 
    是月也.草木黄落.乃伐薪为炭.
 
    蛰虫咸俯在内.皆墐其户.乃趣狱刑.毋留有罪.收禄秩之不当.供养之不宜者.
 
    是月也.天子乃以犬尝稻.先荐寝庙.
 
    季秋行夏令.则其国大水.冬藏殃败.民多鼽嚏.行冬令.则国多盗贼.边竟不宁.土地分裂.行春令.则暖风来至.民气解惰.师兴不居.孟冬之月.日在尾.昏危中.旦七星中.其日壬癸.其帝颛顼.其神玄冥.其虫介.其音羽.律中应钟.其数六.其味咸.其臭朽.其祀行.祭先肾.
 
    水始冰.地始冻.雉入大水为蜃.虹藏不见.
 
    天子居玄堂左个.乘玄路.驾铁骊.载玄旗.衣黑衣.服玄玉.食黍与彘.其器闳以奄.
 
    是月也.以立冬.先立冬三日.太史谒之天子曰.某日立冬.盛德在水.天子乃齐.立冬之日.天子亲帅三公九卿大夫.以迎冬于北郊.还反.赏死事.恤孤寡.
 
    是月也.命大史.衅龟筴占兆.审卦吉凶.是察阿党.则罪无有掩蔽.
 
    是月也.天子始裘.
 
    命有司曰.天气上腾.地气下降.天地不通.闭塞而成冬.命百官谨盖藏.命司徒循行积聚.无有不敛.坏城郭.戒门闾.修键闭.慎管钥.固封疆.备边竟.完要塞.谨关梁.塞徯径.
 
    饬丧纪.辨衣裳.审棺椁之薄厚.茔丘垄之大小.高卑厚薄之度.贵贱之等级.
 
    是月也.命工师效功.陈祭器.按度程.毋或作为淫巧.以荡上心.必功致为上.物勒工名.以考其诚.功有不当.必行其罪.以穷其情.
 
    是月也.大饮烝.
 
    天子乃祈来年于天宗.大割祠于公社.及门闾.腊先祖五祀.劳农以休息之.
 
    天子乃命将帅讲武.习射御.角力.
 
    是月也.乃命水虞渔师.收水泉池泽之赋.毋或敢侵削众庶兆民.以为天子取怨于下.其有若此者.行罪无赦.
 
    孟冬行春令.则冻闭不密.地气上泄.民多流亡.行夏令.则国多暴风.方冬不寒.蛰虫复出.行秋令.则雪霜不时.小兵时起.土地侵削.
 
    仲冬之月.日在斗.昏东壁中.轸旦中.其日壬癸.其帝颛顼.其神玄冥.其虫介.其音羽.律中黄钟.其数六.其味咸.其臭朽.其祀行.祭先肾.
 
    冰益壮.地始坼.鹖旦不鸣.虎始交.
 
    天子居玄堂大庙.乘玄路.驾铁骊.载玄旗.衣黑衣.服玄玉.食黍与彘.其器闳以奄.
 
    饬死事.命有司曰.土事毋作.慎毋发盖.毋发室屋.及起大众.以固而闭.地气沮泄.是谓发天地之房.诸蛰则死.民必疾疫.又随以丧.命之曰畅月.
 
    是月也.命奄尹.申宫令.审门闾.谨房室.必重闭.省妇事.毋得淫.虽有贵戚近习.毋有不禁.
 
    乃命大酋.秫稻必齐.曲櫱必时.湛炽必絜.水泉必香.陶器必良.火齐必得.兼用六物.大酋监之.毋有差贷.
 
    天子命有司.祈祀四海.大川.名源.渊泽.井泉.
 
    是月也.农有不收藏积聚者.马牛畜兽有放佚者.取之不诘.山林薮泽.有能取蔬食田猎禽兽者.野虞教道之.其有相侵夺者.罪之不赦.是月也.日短至.阴阳争.诸生荡.君子齐戒.处必掩身.身欲宁.去声色.禁耆欲.安形性.事欲静.以待阴阳之所定.
 
    芸始生.荔挺出.蚯蚓结.麋角解.水泉动.
 
    日短至.则伐木取竹箭.是月也.可以罢官之无事.去器之无用者.
 
    涂阙廷门闾.筑囹圄.此以助天地之闭藏也.
 
    仲冬行夏令.则其国乃旱.氛雾冥冥.雷乃发声.行秋令.则天时雨汁.瓜瓠不成.国有大兵.行春令.则蝗虫为败.水泉咸竭.民多疥疠.
 
    季冬之月.日在婺女.昏娄中.旦氐中.其日壬癸.其帝颛顼.其神玄冥.其虫介.其音羽.律中大吕.其数六.其味咸.其臭朽.其祀行.祭先肾.
 
    鴈北乡.鹊始巢.雉雊.鸡乳.
 
    天子居玄堂右个.乘玄路.驾铁骊.载玄旗.衣黑衣.服玄玉.食黍与彘.其器闳以奄.
 
    命有司.大难旁磔.出土牛.以送寒气.
 
    征鸟厉疾.乃毕山川之祀.及帝之大臣.天之神只.
 
    是月也.命渔师始渔.天子亲往.乃尝鱼.先荐寝庙.
 
    冰方盛.水泽腹坚.命取冰.冰以入.令告民出五种.命农计耦耕事.修耒耟.具田器.
 
    命乐师大合吹而罢.
 
    乃命四监.收秩薪柴.以共郊庙.及百祀之薪燎.是月也.日穷于次.月穷于纪.星回于天.数将几终.岁且更始.专而农民.毋有所使.
 
    天子乃与公卿大夫.共饬国典.论时令.以待来岁之宜.
 
    乃命太史.次诸侯之列.赋之牺牲.以共皇天上帝社稷之飨.乃命同姓之邦.共寝庙之刍豢.命宰历卿大夫.至于庶民.土田之数.而赋牺牲.以共山林名川之祀.凡在天下九州之民者.无不咸献其力.以共皇天上帝.社稷寝庙.山林名川之祀.
 
    季冬行秋令.则白露蚤降.介虫为妖.四鄙入保.行春令.则胎夭多伤.国多固疾.命之曰逆.行夏令.则水潦败国.时雪不降.冰冻消释.
 
 曾子问
 
    曾子问曰.君薨而世子生.如之何.孔子曰.卿大夫士.从摄主.北面于西阶南.大祝裨冕.执束帛.升自西阶.尽等.不升堂.命毋哭.祝声三.告曰.某之子生.敢告.升.奠币于殡东几上.哭降.众主人.卿.大夫.士.房中.皆哭.不踊.尽一哀.反位.遂朝奠.小宰升.举币.三日.众主人.卿.大夫.士.如初位.北面.大宰.大宗.大祝.皆裨冕.少师奉子以衰.祝先.子从.宰宗人从.入门.哭者止.子升自西阶.殡前北面.祝立于殡东南隅.祝声三.曰.某之子某.从执事敢见.子拜稽颡哭.祝.宰.宗人.众主人.卿.大夫.士.哭踊.三者三.降东反位.皆袒.子踊.房中亦踊.三者三.袭衰杖.奠出.大宰命祝史.以名遍告于五祀山川.
 
    曾子问曰.如已葬而世子生.则如之何.孔子曰.大宰.大宗.从大祝而告于祢.三月.乃名于祢.以名遍告.及社稷.宗庙.山川.
 
    孔子曰.诸侯适天子.必告于祖.奠于祢.冕而出视朝.命祝史告于社稷.宗庙山川.乃命国家五官而后行.道而出.告者五日而遍.过是非礼也.凡告用牲币.反亦如之.诸侯相见.必告于祢.朝服而出视朝.命祝史.告于五庙.所过山川.亦命国家五官.道而出.反必亲告于祖祢.乃命祝史.告至于前所告者.而后听朝而入.
 
    曾子问曰.并有丧.如之何.何先何后.孔子曰.葬.先轻而后重.其奠也.先重而后轻.礼也.自启及葬不奠.行葬不哀次.反葬奠.而后辞于殡.遂修葬事.其虞也.先重而后轻.礼也.
 
    孔子曰.宗子虽七十.无无主妇.非宗子.虽无主妇可也.
 
    曾子问曰.将冠子.冠者至.揖让而入.闻齐衰大功之丧.如之何.孔子曰.内丧则废.外丧则冠而不醴.彻馔而埽.即位而哭.如冠者未至.则废.如将冠子而未及期日.而有齐衰大功小功之丧.则因丧服而冠.除丧不改冠乎.孔子曰.天子赐诸侯大夫冕弁.服于大庙.归设奠.服赐服.于斯乎有冠醮.无冠醴.父没而冠.则已冠.埽地而祭于祢.已祭而见伯父叔父.而后飨冠者.
 
    曾子问曰.祭.如之何则不行旅酬之事矣.孔子曰.闻之小祥者.主人练祭而不旅.奠酬于宾.宾弗举.礼也.昔者鲁昭公练而举酬行旅.非礼也.孝公大祥.奠酬弗举.亦非礼也.
 
    曾子问曰.大功之丧.可以与于馈奠之事乎.孔子曰.岂大功耳.自斩衰以下.皆可礼也.曾子曰.不以轻服而重相为乎.孔子曰.非此之谓也.天子诸侯之丧斩衰者奠.大夫齐衰者奠士则朋友奠.不足则取于大功以下者.不足则反之.曾子问曰.小功可以与于祭乎.孔子曰.何必小功耳.自斩衰以下.与祭礼也.曾子曰.不以轻丧而重祭乎.孔子曰.天子诸侯之丧祭也.不斩衰者不与祭.大夫齐衰者与祭.士祭不足.则取于兄弟大功以下者.
 
    曾子问曰.相识有丧服.可以与于祭乎.孔子曰.缌不祭.又何助于人.
 
    曾子问曰.废丧服.可以与于馈奠之事乎.孔子曰.说衰与奠.非礼也.以摈相可也.
 
    曾子问曰.昏礼既纳币.有吉日.女之父母死.则如之何.孔子曰.婿使人吊.如婿之父母死.则女之家亦使人吊.父丧称父.母丧称母.父母不在.则称伯父世母.婿已葬.婿之伯父.致命女氏曰.某之子有父母之丧.不得嗣为兄弟.使某致命.女氏许诺而弗敢嫁.礼也.婿免丧.女之父母使人请.婿弗取而后嫁之.礼也.女之父母死.婿亦如之.
 
    曾子问曰.亲迎女在涂.而婿之父母死.如之何.孔子曰.女改服.布深衣.缟总.以趋丧.女在涂.而女之父母死.则女反.如婿亲迎.女未至.有齐衰大功之丧.则如之何.孔子曰.男不入.改服于外次.女入.改服于内次.然后即位而哭.曾子问曰.除丧则不复昏礼乎.孔子曰.祭.过时不祭.礼也.又何反于初.
 
    孔子曰.嫁女之家.三夜不息烛.思相离也.取妇之家.三日不举乐.思嗣亲也.三月而庙见.称来妇也.择日而祭于祢.成妇之义也.
 
    曾子问曰.女未庙见而死.则如之何.孔子曰.不迁于祖.不祔于皇姑.婿不杖.不菲.不次.归葬于女氏之党.示未成妇也.
 
    曾子问曰.取女有吉日.而女死.如之何.孔子曰.婿齐衰而吊.既葬而除之.夫死亦如之.
 
    曾子问曰.丧有二孤.庙有二主.礼与.孔子曰.天无二日.土无二王.尝禘郊社.尊无二上.未知其为礼也.昔者齐桓公亟举兵.作伪主以行.及反.藏诸祖庙.庙有二主.自桓公始也.丧之二孤.则昔者卫灵公适鲁.遭季桓子之丧.卫君请吊.哀公辞不得命.公为主.客入吊.康子立于门右.北面.公揖让.升自东阶.西乡.客升自西阶吊.公拜兴哭.康子拜稽颡于位.有司弗辩也.今之二孤.自季康子之过也.
 
    曾子问曰.古者师行.必以迁庙主行乎.孔子曰.天子巡守.以迁庙主行.载于齐车.言必有尊也.今也取七庙之主以行.则失之矣.当七庙五庙无虚主.虚主者.唯天子崩.诸侯薨.与去其国.与祫祭于祖.为无主耳.吾闻诸老聃曰.天子崩.国君薨.则祝取群庙之主而藏诸祖庙.礼也.卒哭成事.而后主各反其庙.君去其国.大宰取群庙之主以从.礼也.祫祭于祖.则祝迎四庙之主.主出庙入庙.必跸.老聃云.
 
    曾子问曰.古者师行无迁主.则何主.孔子曰.主命.问曰.何谓也.孔子曰.天子诸侯将出.必以币帛皮圭.告于祖祢.遂奉以出.载于齐车以行.每舍奠焉.而后就舍.反必告.设奠.卒.敛币玉.藏诸两阶之间.乃出.盖贵命也.
 
    子游问曰.丧慈母如母.礼与.孔子曰.非礼也.古者男子.外有傅.内有慈母.君命所使教子也.何服之有.昔者鲁昭公.少丧其母.有慈母良.及其死也.公弗忍也.欲丧之.有司以闻曰.古之礼.慈母无服.今也君为之服.是逆古之礼.而乱国法也.若终行之.则有司将书之.以遗后世.无乃不可乎.公曰.古者天子练冠以燕居.公弗忍也.遂练冠以丧慈母.丧慈母.自鲁昭公始也.
 
    曾子问曰.诸侯旅见天子.入门.不得终礼.废者几.孔子曰.四.请问之.曰.大庙火.日食.后之丧.雨沾服失容.则废.如诸侯皆在而日食.则从天子救日.各以其方色与其兵.大庙火.则从天子救火.不以方色与兵.
 
    曾子问曰.诸侯相见.揖让入门.不得终礼.废者几.孔子曰.六.请问之.曰.天子崩.大庙火.日食.后夫人之丧.雨沾服失容.则废.
 
    曾子问曰.天子尝禘郊社五祀之祭.簠簋既陈.天子崩.后之丧.如之何.孔子曰.废.
 
    曾子问曰.当祭而日食.大庙火.其祭也如之何.孔子曰.接祭而已矣.如牲至未杀.则废.
 
    天子崩.未殡.五祀之祭不行.既殡而祭.其祭也.尸入.三饭不侑.酳不酢而已矣.自启至于反哭.五祀之祭不行.已葬而祭.祝毕献而已.
 
    曾子问曰.诸侯之祭社稷.俎豆既陈.闻天子崩.后之丧.君薨.夫人之丧.如之何.孔子曰.废.自薨比至于殡.自启至于反哭.奉帅天子.
 
    曾子问曰.大夫之祭.鼎俎既陈.笾豆既设.不得成礼.废者几.孔子曰.九.请问之.曰.天子崩.后之丧.君薨.夫人之丧.君之大庙火.日食.三年之丧.齐衰.大功.皆废.外丧自齐衰以下.行也.其齐衰之祭也.尸入.三饭不侑.酳不酢而已矣.大功.酢而已矣.小功.缌.室中之事而已矣.士之所以异者.缌不祭.所祭.于死者无服.则祭.
 
    曾子问曰.三年之丧.吊乎.孔子曰.三年之丧.练不群立.不旅行.君子礼以饰情.三年之丧.而吊哭.不亦虚乎.
 
    曾子问曰.大夫士有私丧.可以除之矣.而有君服焉.其除之也.如之何.孔子曰.有君丧.服于身.不敢私服.又何除焉.于是乎有过时而弗除也.君之丧服除.而后殷祭.礼也.
 
    曾子问曰.父母之丧.弗除可乎.孔子曰.先王制礼.过时弗举.礼也.非弗能勿除也.患其过于制也.故君子过时不祭.礼也.
 
    曾子问曰.君薨既殡.而臣有父母之丧.则如之何.孔子曰.归居于家.有殷事.则之君所.朝夕否.曰.君既启.而臣有父母之丧.则如之何.孔子曰.归哭而反送君.曰.君未殡.而臣有父母之丧.则如之何.孔子曰.归殡.反于君所.有殷事则归.朝夕否.大夫室老行事.士则子孙行事.大夫内子有殷事.亦之君所.朝夕否.
 
    贱不诔贵.幼不诔长.礼也.唯天子称天以诔之.诸侯相诔.非礼也.
 
    曾子问曰.君出疆.以三年之戒.以椑从.君薨其入如之何.孔子曰.共殡服.则子麻弁绖.疏衰.菲.杖.入自阙.升自西阶.如小敛.则子免而从柩.入自门.升自阼阶.君大夫士一节也.
 
    曾子问曰.君之丧既引.闻父母之丧.如之何.孔子曰.遂既封而.归.不俟子.曾子问曰.父母之丧既引.及涂.闻君薨.如之何.孔子曰.遂既封.改服而往.
 
    曾子问曰.宗子为士.庶子为大夫.其祭也如之何.孔子曰.以上牲祭于宗子之家.祝曰.孝子某.为介子某.荐其常事.若宗子有罪.居于他国.庶子为大夫.其祭也.祝曰.孝子某.使介子某.执其常事.摄主不厌祭.不旅不假.不绥祭.不配.布奠于宾.宾奠而不举.不归肉.其辞于宾曰.宗兄.宗弟.宗子.在他国.使某辞.
 
    曾子问曰.宗子去在他国.庶子无爵而居者.可以祭乎.孔子曰.祭哉.请问其祭如之何.孔子曰.望墓而为坛.以时祭.若宗子死.告于墓.而后祭于家.宗子死.称名不言孝.身没而已.子游之徒.有庶子祭者.以此.若义也.今之祭者.不首其义.故诬于祭也.
 
    曾子问曰.祭必有尸乎.若厌祭亦可乎.孔子曰.祭成丧者必有尸.尸必以孙.孙幼则使人抱之.无孙则取于同姓可也.祭殇必厌.盖弗成也.祭成丧而无尸.是殇之也.孔子曰.有阴厌.有阳厌.曾子问曰.殇不祔祭.何谓阴厌阳厌.孔子曰.宗子为殇而死.庶子弗为后也.其吉祭特牲.祭殇不举.无肵俎.无玄酒.不告利成.是谓阴厌.凡殇与无后者.祭于宗子之家.当室之白.尊于东房.是谓阳厌.
 
    曾子问曰.葬引至于堩.日有食之.则有变乎.且不乎.孔子曰.昔者吾从老聃.助葬于巷党.及堩.日有食之.老聃曰.丘.止柩就道右.止哭以听变.既明反.而后行.曰.礼也.反葬而丘问之.曰.夫柩不可以反者也.日有食之.不知其已之迟数.则岂如行哉.老聃曰.诸侯朝天子.见日而行.逮日而舍奠.大夫使.见日而行.逮日而舍.夫柩不蚤出.不莫宿.见星而行者.唯罪人与奔父母之丧者乎.日有食之.安知其不见星也.且君子行礼.不以人之亲痁患.吾闻诸老聃云.
 
    曾子问曰.为君使而卒于舍.礼曰.公馆复.私馆不复.凡所使之国.有司所授舍.则公馆己.何谓私馆不复也.孔子曰.善乎问之也.自卿大夫之家曰私馆公馆与公所为曰公馆.公馆复.此之谓也.
 
    曾子问曰.下殇土周葬于园.遂舆机而往.涂迩故也.今墓远.则其葬也.如之何.孔子曰.吾闻诸老聃曰.昔者史佚有子而死.下殇也.墓远.召公谓之曰.何以不棺敛于宫中.史佚曰.吾敢乎哉.
 
    召公言于周公.周公曰.岂.不可.史佚行之.下殇用棺衣棺.自史佚始也.
 
    曾子问曰.卿大夫将为尸于公.受宿矣.而有齐衰内丧.则如之何.孔子曰.出舍于公馆以待事.礼也.孔子曰.尸弁冕而出.卿大夫士皆下之.尸必式.必有前驱.
 
    子夏问曰.三年之丧卒哭.金革之事无辟也者.礼与.初有司与.孔子曰.夏后氏三年之丧.既殡而致事.殷人既葬而致事.记曰.君子不夺人之亲.亦不可夺亲也.此之谓乎.子夏曰.金革之事无辟也者.非与.孔子曰.吾闻诸老聃曰.昔者鲁公伯禽.有为为之也.今以三年之丧.从其利者.吾弗知也.
 
 文王世子
 
    文王之为世子.朝于王季日三.鸡初鸣而衣服.至于寝门外.问内竖之御者曰.今日安否何如.内竖曰.安.文王乃喜.及日中又至.亦如之.及莫又至.亦如之.其有不安节.则内竖以告文王.文王色忧.行不能正履.王季复膳.然后亦复初.食上.必在视寒暖之节.食下.问所膳.命膳宰曰.末有原.应曰.诺.然后退.武王帅而行之.不敢有加焉.文王有疾.武王不说冠带而养.文王一饭.亦一饭.文王再饭.亦再饭.旬有二日乃间.文王谓武王曰.女何梦矣.武王对曰.梦帝与我九龄.文王曰.女以为何也.武王曰.西方有九国焉.君王其终抚诸.文王曰.非也.古者谓年龄.齿亦龄也.我百.尔九十.吾与尔三焉.文王九十七乃终.武王九十三而终.成王幼.不能莅阼.周公相.践阼而治.抗世子法于伯禽.欲令成王之知父子君臣长幼之道也.成王有过.则挞伯禽.所以示成王世子之道也.文王之为世子也.
 
    凡学世子.及学士.必时.春夏学干戈.秋冬学羽钥.皆于东序.小乐正学干.大胥赞之.钥师学戈.钥师丞赞之.胥鼓南.春诵.夏弦.大师诏之.瞽宗秋学礼.执礼者诏之.冬读书.典书者诏之.礼在瞽宗.书在上庠.
 
    凡祭.与养老.乞言.合语.之礼.皆小乐正诏之于东序.大乐正学舞干戚.语说命乞言.皆大乐正授数.大司成论说在东序.
 
    凡侍坐于大司成者.远近间三席.可以问.终则负墙.列事未尽不问.
 
    凡学春官释奠于其先师.秋冬亦如之.凡始立学者.必释奠于先圣先师.及行事必以币.凡释奠者.必有合也.有国故则否.
 
    凡大合乐.必遂养老.凡语于郊者.必取贤敛才焉.或以德进.或以事举.或以言扬.曲艺皆誓之.以待又语.三而一有焉.乃进其等.以其序.谓之郊人.远之.于成均.以及取爵于上尊也.
 
    始立学者.既兴器用币.然后释菜.不舞不授器.乃退.傧于东序.一献.无介语可也.教世子.
 
    凡三王教世子.必以礼乐.乐所以修内也.礼所以修外也.礼乐交错于中.发形于外.是故其成也怿.恭敬而温文.立大傅少傅以养之.欲其知父子君臣之道也.大傅审父子君臣之道以示之.少傅奉世子.以观大傅之德行而审喻之.大傅在前.少傅在后.入则有保.出则有师.是以教喻而德成也.师也者.教之以事.而喻诸德者也.保也者.慎其身以辅翼之.而归诸道者也.记曰.虞.夏.商.周.有师保.有疑丞.设四辅.及三公.不必备.唯其人.语使能也.君子曰.德.德成而教尊.教尊而官正.官正而国治.君之谓也.仲尼曰.昔者周公摄政.践阼而治.抗世子法于伯禽.所以善成王也.闻之曰.为人臣者.杀其身.有益于君.则为之.况于其身以善其君乎.周公优为之.是故知为人子.然后可以为人父.知为人臣.然后可以为人君.知事人.然后能使人.成王幼.不能莅阼.以为世子.则无为也.是故抗世子法于伯禽.使之与成王居.欲令成王之知父子君臣长幼之义也.君之于世子也.亲则父也.尊则君也.有父之亲.有君之尊.然后兼天下而有之.是故养世子.不可不慎也.行一物而三善皆得者.唯世子而已.其齿于学之谓也.故世子齿于学.国人观之曰.将君我.而与我齿让.何也.曰.有父在则礼然.然而众知父子之道矣.其二曰.将君我.而与我齿让.何也.曰.有君在则礼然.然而众着于君臣之义也.其三曰.将君我.而与我齿让.何也.曰.长长也.然而众知长幼之节矣.故父在斯为子.君在斯谓之臣.居子与臣之节.所以尊君亲亲也.故学之为父子焉.学之为君臣焉.学之为长幼焉.父子君臣长幼之道.得而国治.语曰.乐正司业.父师司成.一有元良.万国以贞.世子之谓也.周公践阼.
 
    庶子之正于公族者.教之以孝弟睦友子爱.明父子之义.长幼之序.其朝于公.内朝.则东面北上.臣有贵者以齿.其在外朝.则以官.司士为之.其在宗庙之中.则如外朝之位.宗人授事.以爵以官.其登馂献受爵.则以上嗣.庶子治之.虽有三命.不踰父兄.其公大事.则以其丧服之精麤为序.虽于公族之丧亦如之.以次主人.若公与族燕.则异姓为宾.膳宰为主人.公与父兄齿.族食世降一等.
 
    其在军.则守于公祢.公若有出疆之政.庶子以公族之无事者.守于公宫.正室守大庙.诸父守贵宫贵室.诸子诸孙.守下宫下室.
 
    五庙之孙.祖庙未毁.虽为庶人.冠取妻必告.死必赴.练祥则告.族之相为也.宜吊不吊.宜免不免.有司罚之.至于赗赙承含.皆有正焉.公族其有死罪.则磬于甸人.其刑罪.则纤剸.亦告于甸人.公族无宫刑.狱成.有司谳于公.其死罪.则曰某之罪在大辟.其刑罪.则曰某之罪在小辟.公曰.宥之.有司又曰.在辟.公又曰.宥之.有司又曰.在辟.及三宥不对.走出.致刑于甸人.公又使人追之.曰.虽然.必赦之.有司对曰.无及也.反命于公.公素服不举.为之变.如其伦之丧.无服.亲哭之.
 
    公族朝于内朝.内亲也.虽有贵者以齿.明父子也.外朝以官.体异姓也.宗庙之中.以爵为位.崇德也.宗人授事以官.尊贤也.登馂受爵以上嗣.尊祖之道也.丧纪以服之轻重为序.不夺人亲也.公与族燕则以齿.而孝弟之道达矣.其族食世降一等.亲亲之杀也.战则守于公祢.孝爱之深也.正室守大庙.尊宗室.而君臣之道着矣.诸父诸兄守贵室.子弟守下室.而让道达矣.
 
    五庙之孙.祖庙未毁.虽及庶人.冠取妻必告.死必赴.不忘亲也.亲未绝而列于庶人.贱无能也.敬吊临赙赗.睦友之道也.古者庶子之官治.而邦国有伦.邦国有伦.而众乡方矣.公族之罪.虽亲不以犯有司.正术也.所以体百姓也.刑于隐者.不与国人虑兄弟也.弗吊.弗为服.哭于异姓之庙.为忝祖.远之也.素服居外.不听乐.私丧之也.骨肉之亲无绝也.公族无宫刑.不翦其类也.
 
    天子视学.大昕鼓征.所以警众也.众至.然后天子至.乃命有司行事.兴秩节.祭先师先圣焉.有司卒事反命.始之养也.适东序.释奠于先老.遂设三老五更群老之席位焉.适馔省醴.养老之珍具.遂发咏焉.退修之.以孝养也.反.登歌清庙.既歌而语.以成之也.言父子君臣长幼之道.合德音之致.礼之大者也.下管象.舞大武.大合众以事.达有神.兴有德也.正君臣之位.贵贱之等焉.而上下之义行矣.有司告以乐阕.王乃命公侯伯子男及群吏.曰.反养老幼于东序.终之以仁也.
 
    是故圣人之记事也.虑之以大.爱之以敬.行之以礼.修之以孝.养纪之以义.终之以仁.
 
    是故古之人一举事.而众皆知其德之备也.古之君子.举大事必慎其终始.而众安得不喻焉.兑命曰.念终始典于学.
 
    世子之记曰.朝夕至于大寝之门外.问于内竖曰.今日安否何如.内竖曰.今日安.世子乃有喜色.其有不安节.则内竖以告世子.世子色忧不满容.内竖言复初.然后亦复初.朝夕之食上.世子必在视寒暖之节.食下.问所膳.羞必知所进.以命膳宰.然后退.若内竖言疾.则世子亲齐玄而养.膳宰之馔.必敬视之.疾之药.必亲尝之.尝馔善.则世子亦能食.尝馔寡.世子亦不能饱.以至于复初.然后亦复初.
 
 礼运
 
    昔者仲尼与于蜡宾.事毕.出游于观之上.喟然而叹.仲尼之叹.盖叹鲁也.言偃在侧.曰.君子何叹.孔子曰.大道之行也.与三代之英.丘未之逮也.而有志焉.大道之行也.天下为公.选贤与能.讲信修睦.故人不独亲其亲.不独子其子.使老有所终.壮有所用.幼有所长.矜寡孤独废疾者.皆有所养.男有分.女有归.货恶其弃于地也.不必藏于已.力恶其不出于身也.不必为已.是故谋闭而不兴.盗窃乱贼而不作.故外户而不闭.是谓大同.今大道既隐.天下为家.各亲其亲.各子其子.货力为已.大人世及以为礼.域郭沟池以为固.礼义以为纪.以正君臣.以笃父子.以睦兄弟.以和夫妇.以设制度.以立田里.以贤勇知.以功为已.故谋用是作.而兵由此起.禹.汤.文.武.成王.周公.由此其选也.此六君子者.未有不谨于礼者也.以着其义.以考其信.着有过.刑仁讲让.示民有常.如有不由此者.在埶者去.众以为殃.是谓小康.
 
    言偃复问曰.如此乎礼之急也.孔子曰.夫礼.先王以承天之道.以治人之情.故失之者死.得之者生.诗曰.相鼠有体.人而无礼.人而无礼.胡不遄死.是故夫礼.必本于天.殽于地.列于鬼神.达于丧祭射御.冠昏朝聘.故圣人以礼示之.故天下国家可得而正也.
 
    言偃复问曰.夫子之极言礼也.可得而闻与.孔子曰.我欲观夏道.是故之杞.而不足征也.吾得夏时焉.我欲观殷道.是故之宋.而不足征也.吾得坤干焉.坤干之义.夏时之等.吾以是观之.
 
    夫礼之初.始诸饮食.其燔黍捭豚.污尊而抔饮.蒉桴而土鼓.犹若可以致其敬于鬼神.及其死也.升屋而号.告曰.皋某复.然后饭腥而苴孰.故天望而地藏也.体魄则降.知气在上.故死者北首.生者南乡.皆从其初.
 
    昔者先王.未有宫室.冬则居营窟.夏则居橧巢.未有火化.食草木之实.鸟兽之肉.饮其血.茹其毛.未有麻丝.衣其羽皮.
 
    后圣有作.然后修火之利.范金.合土.以为台榭宫室牖户.以炮.以燔.以亨.以炙.以为醴酪.治其麻丝.以为布帛.以养生送死.以事鬼神上帝.皆从其朔.
 
    故玄酒在室.醴醆在户.粢醍在堂.澄酒在下.陈其牺牲.备其鼎俎.列其琴瑟.管磬钟鼓.修其祝嘏.以降上神.与其先祖.以正君臣.以笃父子.以睦兄弟.以齐上下.夫妇有所.是谓承天之祜.
 
    作其祝号.玄酒以祭.荐其血毛.腥其俎.孰其殽.与其越席.疏布以幂.衣其澣帛.醴醆以献.荐其燔炙.君与夫人交献.以嘉魂魄.是谓合莫.
 
    然后退而合亨.体其犬豕牛羊.实其簠簋笾豆铏羹.祝以孝告.嘏以慈告.是谓大祥.此礼之大成也.
 
    孔子曰.于呼哀哉.我观周道.幽厉伤之.吾舍鲁何适矣.鲁之郊禘.非礼也.周公其衰矣.杞之郊也.禹也.宋之郊也.契也.是天子之事守也.故天子祭天地.诸侯祭社稷.
 
    祝嘏莫敢易其常古.是谓大假.
 
    祝嘏辞说.藏于宗祝巫史.非礼也.是谓幽国.醆斝及尸君.非礼也.是谓僭君.
 
    冕弁兵革.藏于私家.非礼也.是谓胁君.
 
    大夫具官.祭器不假.声乐皆具.非礼也.是谓乱国.
 
    故仕于公曰臣.仕于家曰仆.三年之丧.与新有昏者.期不使.以衰裳入朝.与家仆杂居齐齿.非礼也.是谓君与臣同国.故天子有田以处其子孙.诸侯有国以处其子孙.大夫有采以处其子孙.是谓制度.故天子适诸侯.必舍其祖庙.而不以礼籍入.是谓天子坏法乱纪.诸侯非问疾吊丧.而入诸臣之家.是谓君臣为谑.
 
    是故礼者君之大柄也.所以别嫌明微.傧鬼神.考制度.别仁义.所以治政安君也.故政不正则君位危.君位危则大臣倍.小臣窃.刑肃而俗敝.则法无常.法无常而礼无列.无礼列则士不事也.刑肃而俗敝.则民弗归也.是谓疵国.
 
    故政者.君之所以藏身也.是故夫政必本于天.殽以降命.命降于社之谓殽地.降于祖庙之谓仁义.降于山川之谓兴作.降于五祀之谓制度.此圣人所以藏身之固也.故圣人参于天地.并于鬼神.以治政也.处其所存.礼之序也.玩其所乐.民之治也.故天生时而地生财.人其父生而师教之.四者君以正用之.故君者立于无过之地也.
 
    故君者所明也.非明人者也.君者所养也.非养人者也.君者所事也.非事人者也.故君明人则有过.养人则不足.事人则失位.故百姓则君以自治也.养君以自安也.事君以自显也.故礼达而分定.故人皆爱其死而患其生.
 
    故用人之知去其诈.用人之勇去其怒.用人之仁去其贪.
 
    故国有患.君死社稷.谓之义.大夫死宗庙.谓之变.
 
    故圣人耐以天下为一家.以中国为一人者.非意之也.必知其情.辟于其义.明于其利.达于其患.然后能为之.
 
    何谓人情.喜.怒.哀.惧.爱.恶.欲.七者弗学而能.何谓人义.父慈.子孝.兄良.弟弟.夫义.妇听.长惠.幼顺.君仁.臣忠.十者谓之人义.讲信修睦.谓之人利.争夺相杀.谓之人患.故圣人之所以治人七情.修十义.讲信修睦.尚辞让.去争夺.舍礼何以治之.饮食男女.人之大欲存焉.死亡贫苦.人之大恶存焉.故欲恶者.心之大端也.人藏其心.不可测度也.美恶皆在其心.不见其色也.欲一以穷之.舍礼何以哉.
 
    故人者.其天地之德.阴阳之交.鬼神之会.五行之秀气也.
 
    故天秉阳.垂日星.地秉阴.窍于山川.播五行于四时.和而后月生也.是以三五而盈.三五而阙.五行之动.迭相竭也.五行.四时.十二月.还相为本也.五声.六律.十二管.还相为宫也.五味.六和.十二食.还相为质也.五色.六章.十二衣.还相为质也.
 
    故人者.天地之心也.五行之端也.食味.别声.被色.而生者也.故圣人作则.必以天地为本.以阴阳为端.以四时为柄.以日星为纪.月以为量.鬼神以为徒.五行以为质.礼义以为器.人情以为田.四灵以为畜.以天地为本.故物可举也.以阴阳为端.故情可睹也.以四时为柄.故事可劝也.以日星为纪.故事可列也.月以为量.故功有艺也.鬼神以为徒.故事有守也.五行以为质.故事可复也.礼义以为器.故事行有考也.人情以为田.故人以为奥也.四灵以为畜.故饮食有由也.何谓四灵.麟凤龟龙.谓之四灵.故龙以为畜.故鱼鲔不淰.凤以为畜.故鸟不獝.麟以为畜.故兽不狘.龟以为畜.故人情不失.
 
    故先王秉蓍龟.列祭祀.瘗缯.宣祝嘏辞说.设制度.故国有礼.官有御.事有职.礼有序.
 
    故先王患礼之不达于下也.
 
    故祭帝于郊.所以定天位也.祀社于国.所以列地利也.祖庙.所以本仁也.山川.所以傧鬼神也.五祀.所以本事也.故宗祝在庙.三公在朝.三老在学.王前巫而后史.卜巫瞽侑.皆在左右.王中.心无为也.以守至正.
 
    故礼行于郊.而百神受职焉.礼行于社.而百货可极焉.礼行于祖庙.而孝慈服焉.礼行于五祀.而正法则焉.故自郊社.祖庙.山川.五祀.义之修而礼之藏也.
 
    是故夫礼.必本于大一.分而为天地.转而为阴阳.变而为四时.列而为鬼神.其降曰命.其官于天也.
 
    夫礼必本于天.动而之地.列而之事.变而从时.协于分艺.其居人也曰养.其行之以货力.辞让.饮食.冠昏.丧祭.射御.朝聘.
 
    故礼义也者.人之大端也.所以讲信修睦.而固人之肌肤之会.筋骸之朿也.所以养生.送死.事鬼神之大端也.所以达天道.顺人情之大窦也.
 
    故唯圣人为知礼之不可以已也.故坏国.丧家.亡人.必先去其礼.故礼之于人也.犹酒之有櫱也.君子以厚.小人以薄.
 
    故圣王修义之柄.礼之序.以治人情.故人情者.圣王之田也.修礼以耕之.陈义以种之.讲学以耨之.本仁以聚之.播乐以安之.故礼也者.义之实也.协诸义而协.则礼虽先王未之有.可以义起也.义者.艺之分.仁之节也.协于艺.讲于仁.得之者强.仁者.义之本也.顺之体也.得之者尊.故治国不以礼.犹无耜而耕也.为礼不本于义.犹耕而弗种也.为义而不讲之以学.犹种而弗耨也.讲之于学而不合之以仁.犹耨而弗获也.合之以仁而不安之以乐.犹获而弗食也.安之以乐而不达于顺.犹食而弗肥也.四体既正.肤革充盈.人之肥也.父子笃.兄弟睦.夫妇和.家之肥也.大臣法.小臣廉.官职相序.君臣相正.国之肥也.天子以德为车.以乐为御.诸侯以礼相与.大夫以法相序.士以信相考.百姓以睦相守.天下之肥也.是谓大顺.大顺者.所以养生.送死.事鬼神之常也.故事大积焉而不苑.并行而不缪.细行而不失.深而通.茂而有间.连而不相及也.动而不相害也.此顺之至也.故明于顺.然后能守危也.
 
    故礼之不同也.不丰也.不杀也.所以持情而合危也.故圣王所以顺.山者不使居川.不使渚者居中原.而弗敝也.用水.火.金.木.饮食.必时.合男女.颁爵位.必当年德.用民必顺.故无水旱昆虫之灾.民无凶饥妖孽之疾.故天不爱其道.地不爱其宝.人不爱其情故天降膏露.地出醴泉.山出器车.河出马图.凤皇麒麟.皆在郊棷.龟龙在宫沼.其余鸟兽之卵胎.皆可俯而窥也.则是无故.先王能修礼以达义.体信以达顺.故此顺之实也.
 
 礼器
 
    礼器.是故大备.大备.盛德也.礼.释回.增美质.措则正.施则行.其在人也.如竹箭之有筠也.如松柏之有心也.二者居天下之大端矣.故贯四时而不改柯易叶.故君子有礼.则外谐而内无怨.故物无不怀仁.鬼神飨德.
 
    先王之立礼也.有本有文.忠信.礼之本也.义理.礼之文也.无本不立.无文不行.
 
    礼也者.合于天时.设于地财.顺于鬼神.合于人心.理万物者也.是故天时有生也.地理有宜也.人官有能也.物曲有利也.故天不生.地不养.君子不以为礼.鬼神弗飨也.居山以鱼鳖为礼.居泽以鹿豕为礼.君子谓之不知礼.故必举其定国之数.以为礼之大经.礼之大伦.以地广狭.礼之薄厚.与年之上下.是故年虽大杀.众不匡惧.则上之制礼也节矣.
 
    礼时为大.顺次之.体次之.宜次之.称次之.尧授舜.舜授禹.汤放桀.武王伐纣.时也.诗云.匪革其犹.聿追来孝.
 
    天地之祭.宗庙之事.父子之道.君臣之义.伦也.
 
    社稷山川之事.鬼神之祭.体也.
 
    丧祭之用.宾客之交.义也.
 
    羔豚而祭.百官皆足.大牢而祭.不必有余.此之谓称也.诸侯以龟为宝.以圭为瑞.家不宝龟.不藏圭.不台门.言有称也.
 
    礼有以多为贵者.天子七庙.诸侯五.大夫三.士一.天子之豆二十有六.诸公十有六.诸侯十有二.上大夫八.下大夫六.诸侯七.介七牢.大夫五介五牢.天子之席五重.诸侯之席三重.大夫再重.天子崩.七月而葬.五重八翣.诸侯五月而葬.三重六翣.大夫三月而葬.再重四翣.此以多为贵也.
 
    有以少为贵者.天子无介.祭天特牲.天子适诸侯.诸侯膳以犊.诸侯相朝.灌用郁鬯.无笾豆之荐.大夫聘礼以脯●.天子一食.诸侯再.大夫士三.食力无数.大路繁缨一就.次路繁缨七就.圭璋特.琥璜爵.鬼神之祭单席.诸侯视朝.大夫持.士旅之.此以少为贵也.
 
    有以大为贵者.宫室之量.器皿之度.棺椁之厚.丘封之大.此以大为贵也.
 
    有以小为贵者.宗庙之祭.贵者献以爵.贱者献以散.尊者举觯.卑者举角.五献之尊.门外缶.门内壶.君尊瓦甒.此以小为贵也.
 
    有以高为贵者.天子之堂九尺.诸侯七尺.大夫五尺.士三尺.天子诸侯台门.此以高为贵也.
 
    有以下为贵者.至敬不坛.埽地而祭.天子诸侯之尊废禁.大夫士棜禁.此以下为贵也.
 
    礼有以文为贵者.天子龙衮.诸侯黼.大夫黻.士玄衣纁裳.天子之冕.朱绿藻.十有二旒.诸侯九.上大夫七.下大夫五.士三.此以文为贵也.
 
    有以素为贵者.至敬无文.父党无容.大圭不琢.大羹不和.大路素而越席.牺尊疏布鼏.樿杓.此以素为贵也.
 
    孔子曰.礼不可不省也.礼不同.不丰.不杀.此之谓也.盖言称也.
 
    礼之以多为贵者.以其外心者也.德发扬.诩万物.大理物博.如此则得不以多为贵乎.故君子乐其发也.礼之以少为贵者.以其内心者也.德产之致也精微.观天下之物.无可以称其德者.如此则得不以少为贵乎.是故君子慎其独也.
 
    古之圣人.内之为尊.外之为乐.少之为贵.多之为美.是故先王之制礼也.不可多也.不可寡也.唯其称也.
 
    是故君子大牢而祭.谓之礼.匹士大牢而祭.谓之攘.管仲镂簋.朱纮.山节.藻梲.君子以为滥矣.晏平仲祀其先人.豚肩不揜豆.澣衣濯冠以朝.君子以为隘矣.
 
    是故君子之行礼也.不可不慎也.众之纪也.纪散而众乱.孔子曰.我战则克.祭则受福.盖得其道矣.
 
    君子曰.祭祀不祈.不麾蚤.不乐葆大.不善嘉事.牲不及肥大.荐不美多品.
 
    孔子曰.臧文仲安知礼.夏父弗綦.逆祀而弗止也.燔柴于奥.夫奥者.老妇之祭也.盛于盆.尊于瓶.
 
    礼也者.犹体也.体不备.君子谓之不成人.设之不当.犹不备也.礼有大.有小.有显.有微.大者不可损.小者不可益.显者不可揜.微者不可大也.故经礼三百.曲礼三千.其致一也.未有入室而不由户者.君子之于礼也.有所竭情尽慎.致其敬而诚若.有美而文而诚若.君子之于礼也.有直而行也.有曲而杀也.有经而等也.有顺而讨也.有摲而播也.有推而进也.有放而文也.有放而不致也.有顺而摭也.
 
    三代之礼一也.民共由之.或素或青.夏造殷因.
 
    周坐尸.诏侑武力.其礼亦然.其道一也.夏立尸而卒祭.殷坐尸.周旅酬六尸.曾子曰.周礼其犹醵与.
 
    君子曰.礼之近人情者.非其至者也.郊血.大飨腥.三献爓.一献孰.是故君子之于礼也.非作而致其情也.此有由始也.是故七介以相见也.不然则已悫.三辞三让而至.不然则已蹙.故鲁人将有事于上帝.必先有事于頖宫.晋人将有事于河.必先有事于恶池.齐人将有事于泰山.必先有事于配林.三月系.七日戒.三日宿.慎之至也.
 
    故礼有摈诏.乐有相步.温之至也.
 
    礼也者.反本修古.不忘其初者也.故凶事不诏.朝事以乐.醴酒之用.玄酒之尚.割刀之用.鸾刀之贵.莞簟之安.而槁鞂之设.是故先王之制礼也.必有主也.故可述而多学也.
 
    君子曰.无节于内者.观物弗之察矣.欲察物而不由礼.弗之得矣.故作事不以礼.弗之敬矣.出言不以礼.弗之信矣.故曰礼也者.物之致也.
 
    是故昔先王之制礼也.因其财物而致其义焉尔.故作大事.必顺天时.为朝夕必放于日月.为高必因丘陵.为下必因川泽.是故天时雨泽.君子达亹亹焉.
 
    是故昔先王尚有德.尊有道.任有能.举贤而置之.聚众而誓之.是故因天事天.因地事地.因名山.升中于天.因吉土.以飨帝于郊.升中于天.而凤凰降.龟龙假.飨帝于郊.而风雨节.寒暑时.是故圣人南面而立.而天下大治.
 
    天道至教.圣人至德.庙堂之上.罍尊在阼.牺尊在西.庙堂之下.县鼓在西.应鼓在东.君在阼.夫人在房.大明生于东.月生于西.此阴阳之分.夫妇之位也.
 
    君西酌牺象.夫人东酌罍尊.礼交动乎上.乐交应乎下.和之至也.
 
    礼也者.反其所自生.乐也者.乐其所自成.是故先王之制礼也.以节事.修乐以道志.故观其礼乐而治乱可知也.蘧伯玉曰.君子之人达.故观其器而知其工之巧.观其发而知其人之知.故曰.君子慎其所以与人者.
 
    太庙之内敬矣.君亲牵牲.大夫赞币而从.君亲制祭.夫人荐盎.君亲割牲.夫人荐酒.卿大夫从君.命妇从夫人.洞洞乎其敬也.属属乎其忠也.勿勿乎其欲其飨之也.纳牲诏于庭.血毛诏于室.羹定诏于堂.三诏皆不同位.盖道求而未之得也.设祭于堂.为祊乎外.故曰.于彼乎.于此乎.
 
    一献质.三献文.五献察.七献神.
 
    大飨其王事与.三牲鱼腊.四海九州之美味也.笾豆之荐.四时之和气也.内金.示和也.束帛加璧.尊德也.龟为前列.先知也.金次之.见情也.丹.漆.丝.纩.竹.箭.与众共财也.其余无常货.各以其国之所有.则致远物也.其出也.肆夏而送之.盖重礼也.
 
    祀帝于郊.敬之至也.宗庙之祭.仁之至也.丧礼.忠之至也.备服器.仁之至也.宾客之用币.义之至也.故君子欲观仁义之道.礼其本也.
 
    君子曰.甘受和.白受采.忠信之人.可以学礼.苟无忠信之人.则礼不虚道.是以得其人之为贵也.
 
    孔子曰.诵诗三百.不足以一献.一献之礼.不足以大飨.大飨之礼.不足以大旅.大旅具矣.不足以飨帝.毋轻议礼.
 
    子路为季氏宰.季氏祭.逮闇而祭.日不足.继之以烛.虽有强力之容.肃敬之心.皆倦怠矣.有司跛倚以临祭.其为不敬大矣.他日祭.子路与.室事交乎户.堂事交乎阶.质明而始行事.晏朝而退.孔子闻之.曰.谁谓由也而不知礼乎.
 
 郊特牲
 
    郊特牲而社稷大牢.天子适诸侯.诸侯膳用犊.诸侯适天子.天子赐之礼大牢.贵诚之义也.故天子牲孕弗食也.祭帝弗用也.大路繁缨一就.先路三就.次路五就.郊血.大飨腥.三献爓.一献孰.至敬不飨味.而贵气臭也.诸侯为宾.灌用郁鬯.灌用臭也.大飨尚腶修而已矣.
 
    大飨君三重席而酢焉.三献之介.君专席而酢焉.此降尊以就卑也.
 
    飨禘有乐.而食尝无乐.阴阳之义也.凡饮.养阳气也.凡食.养阴气也.故春禘而秋尝.春飨孤子.秋食耆老.其义一也.而食尝无乐.饮.养阳气也.故有乐.食.养阴气也.故无声.凡声.阳也.
 
    鼎俎奇而笾豆偶.阴阳之义也.笾豆之实.水土之品也.不敢用亵味而贵多品.所以交于旦明之义也.
 
    宾入大门而奏肆夏.示易以敬也.卒爵而乐阕.孔子屡叹之.奠酬而工升歌.发德也.歌者在上.匏竹在下.贵人声也.乐由阳来者也.礼由阴作者也.阴阳和而万物得.
 
    旅币无方.所以别土地之宜.而节远迩之期也.龟为前列.先知也.以钟次之.以和居参之也.虎豹之皮.示服猛也.束帛加璧.往德也.
 
    庭燎之百.由齐桓公始也.大夫之奏肆夏也.由赵文子始也.
 
    朝觐大夫之私觌.非礼也.大夫执圭而使.所以申信也.不敢私觌.所以致敬也.而庭实私觌.何为乎诸侯之庭.为人臣者无外交.不敢贰君也.
 
    大夫而飨君.非礼也.大夫强而君杀之.义也.由三桓始也.天子无客礼.莫敢为主焉.君适其臣.升自阼阶.不敢有其室也.觐礼.天子不下堂而见诸侯.下堂而见诸侯.天子之失礼也.由夷王以下.
 
    诸侯之宫县.而祭以白牡.击玉磬.朱干设钖.冕而舞大武.乘大路.诸侯之僭礼也.台门而旅树.反坫.绣黼丹朱中衣.大夫之僭礼也.故天子微.诸侯僭.大夫强.诸侯胁.于此相贵以等.相觌以货.相赂以利.而天下之礼乱矣.诸侯不敢祖天子.大夫不敢祖诸侯.而公庙之设于私家.非礼也.由三桓始也.
 
    天子存二代之后.犹尊贤也.尊贤不过二代.诸侯不臣寓公.故古者寓公不继世.
 
    君之南乡.荅阳之义也.臣之北面.荅君也.
 
    大夫之臣不稽首.非尊家臣.以辟君也.大夫有献弗亲.君有赐不面拜.为君之荅己也.
 
    乡人禓.孔子朝服立于阼.存室神也.
 
    孔子曰.射之以乐也.何以听.何以射.孔子曰.士使之射.不能则辞以疾.县弧之义也.
 
    孔子曰.三日齐.一日用之.犹恐不敬.二日伐鼓.何居.
 
    孔子曰.绎之于库门内.祊之于东方.朝市之于西方.失之矣.
 
    社祭土而主阴气也.君南乡于北墉下.荅阴之义也.日用甲.用日之始也.天子大社.必受霜露风雨.以达天地之气也.是故丧国之社屋之.不受天阳也.薄社北牖.使阴明也.社所以神地之道也.地载万物.天垂象.取财于地.取法于天.是以尊天而亲地也.故教民美报焉.家主中溜.而国主社.示本也.唯为社事.单出里.唯为社田.国人毕作.唯社.丘乘共粢盛.所以报本反始也.
 
    季春出火.为焚也.然后简其车赋.而历其卒伍.而君亲誓社.以习军旅.左之右之.坐之起之.以观其习变也.而流示之禽.而盐诸利.以观其不犯命也.求服其志.不贪其得.故以战则克.以祭则受福.
 
    天子适四方.先柴.
 
    郊之祭也.迎长日之至也.大报天而主日也.兆于南郊.就阳位也.扫地而祭.于其质也.器用陶匏.以象天地之性也.于郊.故谓之郊.牲用骍.尚赤也.用犊.贵诚也.郊之用辛也.周之始郊.日以至.卜郊.受命于祖庙.作龟于祢宫.尊祖亲考之义也.卜之日.王立于泽.亲听誓命.受教谏之义也.献命库门之内.戒百官也.大庙之命.戒百姓也.祭之日.王皮弁以听祭报.示民严上也.丧者不哭.不敢凶服.泛埽反道.乡为田烛.弗命而民听上.祭之日.王被衮以象天.戴冕璪十有二旒.则天数也.乘素车.贵其质也.旗十有二旒.龙章而设日月.以象天也.天垂象.圣人则之.郊所以明天道也.帝牛不吉.以为稷牛.帝牛必在涤三月.稷牛唯具.所以别事天神与人鬼也.万物本乎天.人本乎祖.此所以配上帝也.郊之祭也.大报本反始也.
 
    天子大蜡八.伊耆氏始为蜡.蜡也者.索也.岁十二月.合聚万物而索飨之也.蜡之祭也.主先啬而祭司啬也.祭百种.以报啬也.飨农.及邮表畷.禽兽.仁之至.义之尽也.古之君子.使之必报之.迎猫.为其食田鼠也.迎虎.为其食田豕也.迎而祭之也.祭坊与水庸.事也.曰.土反其宅.水归其壑.昆虫毋作.草木归其泽.皮弁素服而祭.素服.以送终也.葛带榛杖.丧杀也.蜡之祭.仁之至.义之尽也.黄衣黄冠而祭.息田夫也.野夫黄冠.黄冠.草服也.
 
    大罗氏.天子之掌鸟兽者也.诸侯贡属焉.草笠而至.尊野服也.罗氏致鹿与女.而诏客告也.以戒诸侯曰.好田好女者亡其国.天子树瓜华.不敛藏之种也.八蜡.以记四方.四方年不顺成.八蜡不通.以谨民财也.顺成之方.其蜡乃通.以移民也.既蜡而收.民息已.故既蜡.君子不兴功.
 
    恒豆之菹.水草之和气也.其醢.陆产之物也.加豆.陆产也.其醢.水物也.笾豆之荐.水土之品也.不敢用常亵味而贵多品.所以交于神明之义也.非食味之道也.先王之荐.可食也.而不可耆也.卷冕路车.可陈也.而不可好也.武壮.而不可乐也.宗庙之威.而不可安也.宗庙之器.可用也.而不可便其利也.所以交于神明者.不可以同于所安乐之义也.酒醴之美.玄酒明水之尚.贵五味之本也.黼黻文绣之美.疏布之尚.反女功之始也.莞簟之安.而蒲越.稿鞂之尚.明之也.大羹不和.贵其质也.大圭不琢.美其质也.丹漆雕几之美.素车之乘.尊其朴也.贵其质而已矣.所以交于神明者.不可同于所安亵之甚也.如是而后宜.鼎俎奇而笾豆偶.阴阳之义也.黄目.郁气之上尊也.黄者中也.目者.气之清明者也.言酌于中而清明于外也.祭天.扫地而祭焉.于其质而已矣.醯醢之美.而煎盐之尚.贵天产也.割刀之用.而鸾刀之贵.贵其义也.声和而后断也.
 
    冠义.始冠之缁布之冠也.大古冠布.齐则缁之.其緌也.孔子曰.吾未之闻也.冠而敝之可也.适子冠于阼.以着代也.醮于客位.加有成也.三加弥尊.喻其志也.冠而字之.敬其名也.委貌.周道也.章甫.殷道也.毋追.夏后氏之道也.周弁.殷冔.夏收.三王共皮弁素积.无大夫冠礼.而有其昏礼.古者五十而后爵.何大夫冠礼之有.诸侯之有冠礼.夏之末造也.天子之元子.士也.天下无生而贵者也.继世以立诸侯.象贤也.以官爵人.德之杀也.死而谥.今也.古者生无爵.死无谥.礼之所尊.尊其义也.失其义.陈其数.祝史之事也.故其数可陈也.其义难知也.知其义而敬守之.天子之所以治天下也.
 
    天地合.而后万物兴焉.夫昏礼.万世之始也.取于异姓.所以附远厚别也.币必诚.辞无不腆.告之以直信.信.事人也.信.妇德也.壹与之齐.终身不改.故夫死不嫁.男子亲迎.男先于女.刚柔之义也.天先乎地.君先乎臣.其义一也.执挚以相见.敬章别也.男女有别.然后父子亲.父子亲.然后义生.义生.然后礼作.礼作.然后万物安.无别无义.禽兽之道也.婿亲御授绥.亲之也.亲之也者.亲之也.敬而亲之.先王之所以得天下也.出乎大门而先.男帅女.女从男.夫妇之义.由此始也.妇人从人者也.幼从父兄.嫁从夫.夫死从子.夫也者.夫也.夫也者.以知帅人者也.玄冕齐戒.鬼神阴阳也.将以为社稷主.为先祖后.而可以不致敬乎.共牢而食.同尊卑也.故妇人无爵.从夫之爵.坐以夫之齿.器用陶匏.尚礼然也.三王作牢.用陶匏.厥明.妇盥馈.舅姑卒食.妇馂余.私之也.舅姑降自西阶.妇降自阼阶.授之室也.昏礼不用乐.幽阴之义也.乐.阳气也.昏礼不贺.人之序也.
 
    有虞氏之祭也.尚用气.血.腥.爓.祭.用气也.
 
    殷人尚声.臭味未成.涤荡其声.乐三阕.然后出迎牲.声音之号.所以诏告于天地之间也.周人尚臭.灌用鬯臭.郁合鬯.臭阴达于渊泉.灌以圭璋.用玉气也.既灌.然后迎牲.致阴气也.萧合黍稷.臭阳达于墙屋.故既奠.然后蓻萧合膻芗.凡祭慎诸此.魂气归于天.形魄归于地.故祭求诸阴阳之义也.殷人先求诸阳.周人先求诸阴.诏祝于室.坐尸于堂.用牲于庭.升首于室.直祭祝于主.索祭祝于祊.不知神之所在.于彼乎.于此乎.或诸远人乎.祭于祊.尚曰求诸远者与.祊之为言倞也.肵之为言敬也.富也者.福也.首也者.直也.相飨之也.嘏.长也.大也.尸.陈也.毛.血.告幽全之物也.告幽全之物者.贵纯之道也.血祭.盛气也.祭肺肝心.贵气主也.祭黍稷加肺.祭齐加明水.报阴也.取膟膋燔燎升首.报阳也.明水涗齐.贵新也.凡涗.新之也.其谓之明水也.由主人之絜着此水也.君再拜稽首.肉袒亲割.敬之至也.敬之至也.服也.拜.服也.稽首.服之甚也.肉袒.服之尽也.祭称孝孙孝子.以其义称也.称曾孙某.谓国家也.祭祀之相.主人自致其敬.尽其嘉.而无与让也.腥.肆.爓.腍.祭.岂知神之所飨也.主人自尽其敬而已矣.举斝角.诏妥尸.古者尸无事则立.有事而后坐也.尸.神象也.祝.将命也.缩酌用茅.明酌也.醆酒涗于清.汁献涗于醆酒.犹明清与醆酒.于旧泽之酒也.祭有祈焉.有报焉.有由辟焉.齐之玄也.以阴幽思也.故君子三日齐.必见其所祭者.
 
 内则
 
    后王命冢宰.降德于众兆民
 
    子事父母.鸡初鸣.咸盥漱.栉.縰.笄.总.拂髦.冠.緌.缨.端.縪.绅.搢笏.左右佩用.左佩纷帨.刀.砺.小觿.金燧.右佩玦.捍.管.遰.大觿.木燧.偪.屦.着綦.
 
    妇事舅姑.如事父母.鸡初鸣.咸盥漱.栉.縰.笄.总.衣绅.左佩纷帨.刀.砺.小觿.金燧.右佩箴.管.线.纩.施縏哀袠.大觿.木燧.衿缨.綦屦.以适父母舅姑之所.及所.下气怡声.问衣燠寒.疾痛苛痒.而敬抑搔之.出入则或先或后.而敬扶持之.进盥.少者奉盘.长者奉水.请沃盥.盥卒.授巾.问所欲而敬进之.柔色以温之.饘.酏.酒.醴.芼.羹.菽.麦.蕡.稻.黍.梁.秫.唯所欲.枣.栗.饴.蜜.以甘之.堇.荁.枌.榆.免.薧.滫.瀡.以滑之.脂.膏.以膏之.父母舅姑.必尝之而后退.
 
    男女未冠笄者.鸡初鸣.咸盥漱.栉.縰.拂髦.总角.衿缨.皆佩容臭.昧爽而朝.问何食饮矣.若已食则退.若未食.则佐长者视具.
 
    凡内外.鸡初鸣.咸盥漱.衣服.敛枕簟.洒扫室堂.及庭.布席.各从其事.
 
    孺子蚤寝晏起.唯所欲.食无时.
 
    由命士以上.父子皆异宫.昧爽而朝.慈以旨甘.日出而退.各从其事.日入而夕.慈以旨甘.
 
    父母舅姑将坐.奉席请何乡.将衽.长者奉席请何趾.少者执床与坐.御者举几.敛席与簟.县衾.箧枕.敛簟而襡之.
 
    父母舅姑之衣.衾.簟.席.枕.几.不传.杖.屦.只敬之.勿敢近.敦.牟.卮.匜.非馂莫敢用.与恒食饮.非馂莫之敢饮食.
 
    父母在.朝夕恒食.子妇佐馂.既食恒馂.父没母存.冢子御食.群子妇佐馂如初.旨甘柔滑.孺子馂.
 
    在父母舅姑之所.有命之.应唯.敬对.进退周旋慎齐.升降出入揖游.不敢哕噫.嚏咳.欠伸.跛倚.睇视.不敢唾洟.寒不敢袭.痒不敢搔.不有敬事.不敢袒裼.不涉不撅.亵衣衾不见.
 
    父母唾洟不见.冠带垢.和灰请漱.衣裳垢.和灰请澣.衣裳绽裂.纫箴请补缀.五日则燂汤请浴.三日具沐.其间而垢.燂潘请靧.足垢.燂汤请洗.少事长.贱事贵.共帅时.
 
    男不言内.女不言外.非祭非丧.不相授器.其相授.则女受以篚.其无篚.则皆坐.奠之.而后取之.外内不共井.不共湢浴.不通寝席.不通乞假.男女不通衣裳.内言不出.外言不入.男子入内.不啸不指.夜行以烛.无烛则止.女子出门.必拥蔽其面.夜行以烛.无烛则止.道路.男子由右.女子由左.
 
    子妇孝者敬者.父母舅姑之命.勿逆勿怠.若饮食之.虽不耆.必尝而待.加之衣服.虽不欲.必服而待.加之事.人待之.已虽弗欲.姑与之而姑使之.而后复之.子妇有勤劳之事.虽甚爱之.姑纵之.而宁数休之.子妇未孝未敬.勿庸疾怨.姑教之.若不可教.而后怒之.不可怒.子放妇出.而不表礼焉.
 
    父母有过.下气怡色.柔声以谏.谏若不入.起敬起孝.说则复谏.不说.与其得罪于乡党州闾.宁孰谏.父母怒.不说.而挞之流血.不敢疾怨.起敬起孝.
 
    父母有婢子.若庶子庶孙.甚爱之.虽父母没.没身敬之不衰.子有二妾.父母爱一人焉.子爱一人焉.由衣服饮食.由执事.毋敢视.父母所爱.虽父母没不衰.子甚宜其妻父母不.说出.子不宜其妻.父母曰.是善事我.子行夫妇之礼焉.没身不衰.
 
    父母虽没.将为善.思贻父母令名.必果.将为不善.思贻父母羞辱.必不果.
 
    舅没则姑老.冢妇所祭祀宾客.每事必请于姑.介妇请于冢妇.舅姑使冢妇.毋怠.不友无礼于介妇.舅姑若使介妇.毋敢敌耦于冢妇.不敢并行.不敢并命.不敢并坐.
 
    凡妇不命适私室.不敢退.妇将有事.大小必请于舅姑.子妇无私货.无私畜.无私器.不敢私假.不敢私与.妇或赐之饮食.衣服.布帛.佩帨.茞兰.则受而献诸舅姑.舅姑受之.则喜.如新受赐.若反赐之.则辞.不得命.如更受赐.藏以待乏.妇若有私亲兄弟.将与之.则必复请其故赐.而后与之.
 
    适子庶子.只事宗子宗妇.
 
    虽贵富.不敢以贵富入宗子之家.虽众车徒.舍于外.以寡约人.子弟犹归器.衣服.裘衾.车马.则必献其上.而后敢服用其次也.若非所献.则不敢以入于宗子之门.不敢以贵富加于父兄宗族.若富.则具二牲.献其贤者于宗子.夫妇皆齐而宗敬焉.终事而后敢私祭.
 
    饭黍.稷.稻.粱.白.黍黄粱.稰.穛.膳.膷.臐.膮.醢.牛炙.醢.牛胾.醢.牛脍.羊炙.羊胾.醢.豕炙.醢.豕胾.芥酱.鱼脍.雉.兔.鹑.鷃.
 
    饮重醴.稻醴.清糟.黍醴.清糟.粱醴.清糟.或以酏为醴.黍酏.浆.水.醷.滥.
 
    酒清.白.
 
    羞糗饵粉酏.
 
    食蜗醢而苽食雉羹.麦食脯羹鸡羹.析稌犬羹兔羹.和糁不蓼.濡豚.包苦实蓼.濡鸡.醢酱实蓼.濡鱼.卵酱实蓼.濡鳖.醢酱实蓼.腶修.蚳醢.脯羹.兔醢.麋肤.鱼醢.鱼脍.芥酱.麋腥.醢酱.桃诸.梅诸.卵盐.
 
    凡食齐视春时.羹齐视夏时.酱齐视秋时.饮齐视冬时.
 
    凡和.春多酸.夏多苦.秋多辛.冬多咸.调以滑甘.
 
    牛宜稌.羊宜黍.豕宜稷.犬宜粱.鴈宜麦.鱼宜苽.
 
    春宜羔豚.膳膏芗.夏宜腒鱐.膳膏臊.秋宜犊麛.膳膏腥.冬宜鲜羽.膳膏膻.
 
    牛修.鹿脯.田豕脯.麋脯.麇脯.麋.鹿.田豕.麇.皆有轩.雉.兔皆有芼.爵.鷃.蜩.范.芝.栭.菱.椇.枣.栗.榛.柿.瓜.桃.李.梅.杏.楂.梨.姜.桂.
 
    大夫燕食.有脍无脯.有脯无脍.士不贰羹胾.庶人耆老不徒食.
 
    脍春用葱.秋用芥.豚.春用韭.秋用蓼.脂用葱.膏用薤.三牲用藙.和用醯.兽用梅.鹑羹.鸡羹.鴽酿之蓼.鲂鱮烝.雏烧.雉.芗无蓼.
 
    不食.雏鳖.狼去肠.狗去肾.狸去正脊.兔去尻.狐去首.豚去脑.鱼去乙.鳖去丑.
 
    肉曰脱之.鱼曰作之.枣曰新之.栗曰撰之.桃曰胆之.柤梨曰攒之.
 
    牛夜鸣则庮.羊泠毛而毳.膻.狗赤股而躁.臊.鸟皫色而沙鸣.郁.豕望视而交睫.腥.马黑脊而般臂.漏.雏尾不盈握弗食.舒鴈翠.鹄鸮胖.舒凫翠.鸡肝.鴈肾.鸨奥.鹿胃.
 
    肉腥.细者为脍.大者为轩.或曰.麋鹿鱼为菹.麇为辟鸡.野豕为轩.兔为宛脾.切葱若薤.实诸醯以柔之.
 
    羹食.自诸侯以下至于庶人.无等.大夫无秩膳.大夫七十而有阁.天子之阁.左达五.右达五.公侯伯于房中五.大夫于阁三.士于坫一.
 
    凡养老.有虞氏以燕礼.夏后氏以飨礼.殷人以食礼.周人修而兼用之.凡五十养于乡.六十养于国.七十养于学.达于诸侯.八十拜君命.一坐再至.瞽亦如之.九十者使人受.五十异粻.六十宿肉.七十二膳.八十常珍.九十饮食不违寝.膳饮从于游可也.六十岁制.七十时制.八十月制.九十日修.唯绞紟衾冒.死而后制.五十始衰.六十非肉不饱.七十非帛不暖.八十非人不暖.九十虽得人不暖矣.五十杖于家.六十杖于乡.七十杖于国.八十杖于朝.九十者.天子欲有问焉.则就其室.以珍从.七十不俟朝.八十月告存.九十日有秩.五十不从力政.六十不与服戎.七十不与宾客之事.八十齐丧之事弗及也.五十而爵.六十不亲学.七十致政.凡自七十以上.唯衰麻为丧.凡三王养老.皆引年.八十者.一子不从政.九十者.其家不从政.瞽亦如之.凡父母在.子虽老不坐.有虞氏养国老于上庠.养庶老于下庠.夏后氏养国老于东序.养庶老于西序.殷人养国老于右学.养庶老于左学.周人养国老于东胶.养庶老于虞庠.虞庠在国之西郊.有虞氏皇而祭.深衣而养老.夏后氏收而祭.燕衣而养老.殷人冔而祭.缟衣而养老.周人冕而祭.玄衣而养老.
 
    曾子曰.孝子之养老也.乐其心.不违其志.乐其耳目.安其寝处.以其饮食忠养之.孝子之身终.终身也者.非终父母之身.终其身也.是故父母之所爱亦爱之.父母之所敬亦敬之.至于犬马尽然.而况于人乎.
 
    凡养老.五帝宪.三王有乞言.五帝宪.养气体而不乞言.有善则记之为惇史.三王亦宪.既养老而后乞言.亦微其礼.皆有惇史.
 
    淳熬煎醢加于陆稻上.沃之以膏.曰淳熬.淳母.煎醢加于黍食上.沃之以膏.曰淳母炮.取豚若将.刲之刳之.实枣于其腹中.编萑以苴之.涂之以谨涂.炮之.涂皆干.擘之.濯手以摩之.去其皽.为稻粉.糔溲之以为驰.以付豚.煎诸膏.膏必灭之.钜镬汤.以小鼎.芗脯于其中.使其汤毋灭鼎.三日三夜毋绝火.而后调之以醯醢.
 
    捣珍.取牛羊麋鹿麇之肉.必脄.每物与牛若一.捶反侧之.去其饵.孰出之.去其皽.柔其肉.
 
    渍取牛肉.必新杀者.薄切之.必绝其理.湛诸美酒.期朝而食之.以醢若醯醷.
 
    为熬.捶之.去其皽.编萑.布牛肉焉.屑桂与姜.以洒诸上而盐之.干而食之.施羊亦如之.施麋.施鹿.施麇.皆如牛羊.欲濡肉.则释而煎之以醢.欲干肉.则捶而食之.
 
    糁取牛羊豕之肉.三如一.小切之.与稻米.稻米二.肉一.合以为饵煎之.
 
    肝膋.取狗肝一.幪之以其膋.濡炙之.举燋其膋.不蓼.取稻米.举糔溲之.小切狼臅膏.以与稻米为酏.
 
    礼始于谨夫妇.为宫室.辨外内.男子居外.女子居内.深宫固门.阍寺守之.男不入.女不出.男女不同椸枷.不敢县于夫之楎椸.不敢藏于夫之箧笥.不敢其楅浴.夫不在.敛枕箧簟席.襡器而藏之.少事长.贱事贵.咸如之.
 
    夫妇之礼.唯及七十.同藏无间.故妾虽老.年未满五十.必与五日之御.将御者.齐.漱.澣.慎衣服.栉.縰.笄.总角.拂髦.衿缨.綦屦.虽婢妾.衣服饮食.必后长者.妻不在.妾御莫敢当夕.
 
    妻将生子.及月辰.居侧室.夫使人日再问之.作而自问之.妻不敢见.使姆衣服而对.至于子生.夫复使人日再问之.夫齐.则不入侧室之门.子生.男子设弧于门左.女子设帨于门右.三日始负子.男射女否.
 
    国君世子生.告于君.接以大牢.宰掌具.三日.卜士负之.吉者宿齐.朝服寝门外.诗负之.射人以桑弧蓬矢六.射天地四方.保受乃负之.宰醴负子.赐之束帛.卜士之妻.大夫之妾.使食子.
 
    凡接子择日.冢子则大牢.庶人特豚.士特豕.大夫少牢.国君世子大牢.其非冢子.则皆降一等.
 
    异为孺子.室于宫中.择于诸母与可者.必求其宽裕.慈惠.温良.恭敬.慎而寡言者.使为子师.其次为慈母.其次为保母.皆居子室.他人无事不往.三月之末.择日.翦发为鬌.男角女羁.否则男左女右.是日也.妻以子见于父.贵人则为衣服.由命士以下皆漱澣.男女夙兴.沐浴衣服.具视朔食.夫人门.升自阼阶.立于阼.西乡.妻抱子出自房.当楣立.东面.姆先相.曰.母某敢用时日.只见孺子.夫对曰.钦有帅.父执子之右手.咳而名之.妻对曰.记有成.遂左还授师.子师辩告诸妇诸母名.妻遂适寝.夫告宰名.宰辩告诸男名.书曰.某年某月某日某生.而藏之.宰告闾史.闾史书为二.其一藏诸闾府.其一献诸州史.州史献诸州伯.州伯命藏诸州府.夫入.食如养礼.
 
    世子生.则君沐浴朝服.夫人亦如之.皆立于阼阶.西乡.世妇抱子.升自西阶.君名之.乃降.适子庶子见于外寝.抚其首.咳而名之.礼帅初.无辞.
 
    凡名子.不以日月.不以国.不以隐疾.大夫士之子.不敢与世子同名.
 
    妾将生子.及月辰.夫使人日一问之.子生三月之末漱澣夙齐.见于内寝.礼之如始入室.君已食.彻焉.使之特馂.遂入御.
 
    公庶子生.就侧室.三月之末.其母沐浴朝服见于君.摈者以其子见.君所有赐.君名之.众子则使有司名之.
 
    庶人无侧室者.及月辰.夫出居群室.其问之也.与子见父之礼无以异也.
 
    凡父在.孙见于祖.祖亦名之.礼如子见父.无辞.
 
    食子者三年而出.见于公宫则劬.大夫之子有食母.士之妻自养其子.
 
    由命士以上.及大夫之子.旬而见.冢子未食而见.必执其右手.适子.庶子.已食而见.必循其首.
 
    子能食食.教以右手.能言.男唯女俞.男鞶革.女鞶丝.六年.教之数与方名.七年.男女不同席.不共食.八年.出入门户.及即席饮食.必后长者.始教之让.九年.教之数日.十年.出就外傅.居宿于外.学书记.衣不帛襦裤.礼帅初.朝夕学幼仪.请肄简谅.十有三年.学乐诵诗.舞勺.成童.舞象.学射御.二十而冠.始学礼.可以衣裘帛.舞大夏.惇行孝弟.博学不教.内而不出.三十而有室.始理男事.博学无方.孙友视志.四十始仕.方物出谋发虑.道合则服从.不可则去.五十命为大夫.服官政.七十致事.
 
    凡男拜.尚左手.
 
    女子十年不出.姆教婉娩听从.执麻枲.治丝茧.织纴组紃.学女事.以共衣服.观于祭祀.纳酒浆笾豆菹醢.礼相助奠.十有五年而笄.二十而嫁.有故.二十三年而嫁.聘则为妻.奔则为妾.凡女拜.尚右手.
 
 玉藻
 
    天子玉藻.十有二旒.前后邃延.龙卷以祭.玄端而朝日于东门之外.听朔于南门之外.闰月.则阖门左扉.立于其中.皮弁以日视朝.遂以食.日中而馂.奏而食.日少牢.朔月大牢.五饮.上水.浆.酒.醴.酏.卒食.玄端而居.动则左史书之.言则右史书之.御瞽几声之上下.年不顺成.则天子素服.乘素车.食无乐.
 
    诸侯玄端以祭.裨冕以朝.皮弁以听朔于大庙.朝服以日视朝于内朝.朝.辨色始入.君日出而视之.退适路寝听政.使人视大夫.大夫退.然后适小寝.释服.又朝服以食.特牲三俎.祭肺.夕深衣.祭牢肉.朔月少牢.五俎四簋.子卯.稷食菜羹.夫人与君同庖.君无故不杀牛.大夫无故不杀羊.士无故不杀犬豕.君子远庖厨.凡有血气之类.弗身践也.至于八月不雨.君不举.年不顺成.君衣布搢本.关梁不租.山泽列而不赋.土功不兴.大夫不得造车马.
 
    卜人定龟.史定墨.君定体.
 
    君羔幦虎犆.大夫齐车.鹿幦豹犆.朝车.士齐车.鹿幦豹犆.
 
    君子之居恒当户.寝恒东首.若有疾风.迅雷.甚雨.则必变.虽夜必兴.衣服冠而坐.日五盥.沐稷而靧梁.栉用樿栉.发晞用象栉.进禨进羞.工乃升歌.浴用二巾.上絺下绤.出杅.履蒯席.连用汤.履蒲席.衣布晞身.乃屦.进饮.将适公所.宿齐戒.居外寝.沐浴.史进象笏.书思对命.既服.习容.观玉声.乃出.揖私朝.辉如也.登车则有光矣.
 
    天子搢珽.方正于天下也.诸侯荼.前诎后直.让于天子也.大夫前诎后诎.无所不让也.
 
    侍坐则必退席.不退.则必引而去君之党.登席不由前.为躐席.徒坐不尽席尺.读书.食.则齐.豆.去席尺.
 
    若赐之食.而君客之.则命之祭.然后祭.先饭.辩尝羞.饮而俟.若有尝羞者.则俟君之食.然后食.饭饮而俟.君命之羞.羞近者.命之品尝之.然后唯所欲.凡尝远食.必顺近食.君未覆手.不敢飧.君既食.又饭飧.饭飧者.三饭也.君既彻.执饭与酱.乃出授从者.
 
    凡侑食.不尽食.食于人不饱.唯水酱不祭.若祭为已●卑.
 
    君若赐之爵.则越席再拜稽首受.登席.祭之.饮卒爵而俟.君卒爵.然后授虚爵.君子之饮酒也.受一爵而色洒如也.二爵而言言斯.礼已三爵而油油.以退.退则坐.取屦.隐辟而后屦.坐左纳右.坐右纳左.
 
    凡尊.必上玄酒.唯君面尊.唯飨野人皆酒.大夫侧尊用棜.士侧尊用禁.
 
    始冠.缁布冠.自诸侯下达.冠而敝之可也.玄冠朱组缨.天子之冠也.缁布冠缋緌.诸侯之冠也.玄冠丹组缨.诸侯之齐冠也.玄冠綦组缨.士之齐冠也.缟冠玄武.子姓之冠也.缟冠素纰.既祥之冠也.垂緌五寸.惰游之士也.玄冠缟武.不齿之服也.居冠属武.自天子下达.有事然后緌.五十不散送.亲没不髦.大帛不緌.玄冠紫緌.自鲁桓公始也.
 
    朝玄端.夕深衣.深衣三袪.缝齐倍要.衽当旁.袂可以回肘.长.中.继揜尺.袷二寸.袪尺二寸.缘广寸半.以帛里布.非礼也.
 
    士不衣织.无君者不贰采.衣正色.裳间色.非列采不入公门.振絺绤不入公门.表.裘不入公门.袭裘不入公门.
 
    纩为茧.缊为袍.襌为絅.帛为褶.
 
    朝服之以缟也.自季康子始也.孔子曰.朝服而朝.卒朔然后服之.曰.国家未道.则不充其服焉.
 
    唯君有黼裘以誓省.大裘非古也.
 
    君衣狐白裘.锦衣以裼之.君之右虎裘.厥左狼裘.士不衣狐白.君子狐青裘豹褎.玄绡衣以裼之.麛裘青豻褎.绞衣以裼之.羔裘豹饰.锱衣以裼之.狐裘.黄衣以裼之.锦衣狐裘.诸侯之服也.犬羊之裘不裼.不文饰也.不裼.裘之裼也.见美也.吊则袭.不尽饰也.君在则裼.尽饰也.服之袭也.充美也.是故尸袭.执玉龟.袭.无事则裼.弗敢充也.
 
    笏天子以球玉.诸侯以象.大夫以鱼须文竹.士竹本.象可也.见于天子.与射.无说笏.入大庙说笏.非古也.小功不说笏.当事免则说之.既搢必盥.虽有执于朝.弗有盥矣.凡有指画于君前.用笏.造受命于君前.则书于笏.笏.毕用也.因饰焉.笏度.二尺有六寸.其中博三寸.其杀六分而去一.
 
    而素带.终辟.大夫素带.辟垂.士练带.率下辟.居士锦带.弟子缟带.幷纽约用组.鞸.君朱.大夫素.士爵韦.圜.杀.直.天子直.公侯前后方.大夫前方.后挫角.士前后正.鞸.下广二尺.上广一尺.长三尺.其颈五寸.肩革带.博二寸.大夫大带四寸.杂带.君朱绿.大夫玄华.士缁辟.二寸.再缭四寸.凡带.有率.无箴功.一命缊韨幽衡.再命赤韨幽衡.三命赤韨葱衡.天子素带朱里.终辟.王后袆衣.夫人揄狄.三寸.长齐于带.绅长.制士三尺.有司二尺有五寸.子游曰.参分带下.绅居二焉.绅鞸结三齐.君命屈狄.再命袆衣.一命襢衣.士褖衣.唯世妇命于奠茧.其它则皆从男子.
 
    凡侍于君.绅垂.足如履齐.颐溜.垂拱.视下而听上.视带以及袷.听乡任左.
 
    凡君召以三节.二节以走.一节以趋.在官不俟屦.在外不俟车.
 
    士于大夫.不敢拜迎.而拜送.士于尊者先拜.进面.荅之拜则走.
 
    士于君所言大夫.没矣则称谥若字.名士.与大夫言.名士.字大夫.于大夫所.有公讳.无私讳.
 
    凡祭不讳.庙中不讳.教学临文不讳.
 
    古之君子必佩玉.右征角.左宫羽.趋以采齐.行以肆夏.周还中规.折还中矩.进则揖之.退则扬之.然后玉锵鸣也.故君子在车则闻鸾和之声.行则鸣佩玉.是以非辟之心.无自入也.
 
    君在不佩玉.左结佩.右设佩.居则设佩.朝则结佩.齐则綪结佩.而爵鞸.凡带必有佩玉.唯丧否.佩玉有冲牙.君子无故.玉不去身.君子于玉比德焉.天子佩白玉而玄组绶.公侯佩山玄玉而朱组绶.大夫佩水苍玉而纯组绶.世子佩瑜玉而綦织绶.士佩瓀玟而缊组绶.孔子佩象环五寸而綦组绶.
 
    童子之节也.缁布衣.锦缘.锦绅幷纽.锦束发.皆朱锦也.肆束及带.勤者有事则收之.走则拥之.童子不裘不帛.不屦絇.无缌服.听事不麻.无事则立主人之北.南面.见先王.从人而入.
 
    侍食于先生.异爵者.后祭先饭.客祭.主人辞曰.不足祭也.客飧.主人辞以疏.主人自置其酱.则客自彻之.一室之人.非宾客.一人彻.壹食之人.一人彻.凡燕食.妇人不彻.
 
    食枣桃李.弗致于核.瓜祭上环.食中.弃所操.凡食果实者.后君子.火孰者.先君子.
 
    有庆.非君赐不贺.有忧者勤者有事则收之.走则拥之.
 
    孔子食于季氏.不辞.不食肉而飧.
 
    君赐车马.乘以拜.赐衣服.服以拜赐.君未有命.弗敢即乘服也.君赐.稽首.据掌.致诸地.酒肉之赐弗再拜.凡赐.君子与小人不同日.
 
    凡献于君.大夫使宰.士亲.皆再拜稽首送之.膳于君.有荤桃茢.于大夫去茢.于士去荤.皆造于膳宰.大夫不亲拜.为君之荅已也.
 
    大夫拜赐而退.士待诺而退.又拜弗荅拜.大夫亲赐士.士拜受.又拜于其室.衣服弗服以拜.敌者不在.拜于其室.凡在尊者有献.而弗敢以闻.士于大夫不承贺.下大夫于上大夫承贺.亲在.行礼于人称父.人或赐之.则称父拜之.
 
    礼不盛.服不充.故大裘不裼.乘路车不式.
 
    父命呼.唯而不诺.手执业则投之.食在口则吐之.走而不趋.亲老.出不易方.复不过时.亲癠.色容不盛.此孝子之疏节也.父没而不能读父之书.手泽存焉尔.母没而杯圈不能饮焉.口泽之气存焉尔.
 
    君入门.介拂闑.大夫中枨与闑之间.士介拂枨.
 
    宾入不中门.不履阈.公事自闑西.私事自闑东.
 
    君与尸行接武.大夫继武.士中武.徐趋皆用是.疾趋则欲发.而手足毋移.圈豚行.不举足.齐如流.席上亦然.端行.颐溜如矢.弁行.剡剡起屦.执龟玉.举前曳踵.蹜蹜如也.
 
    凡行容惕惕.
 
    庙中齐齐.朝廷济济翔翔.
 
    君子之容舒迟.见所尊者齐遫.足容重.手容恭.目容端.口容止.声容静.头容直.气容肃.立容德.色容庄.坐如尸.
 
    燕居告温温.
 
    凡祭.容貌颜色.如见所祭者.
 
    丧容累累.色容颠颠.视容瞿瞿梅梅.言容茧茧.
 
    戎容暨暨.言容咯咯.色容厉肃.视容清明.立容辨卑.毋讇.头颈必中.山立.时行.盛气颠实扬休.玉色.
 
    凡自称.天子曰予一人.伯曰天子之力臣.诸侯之于天子.曰某土之守臣某.其在边邑.曰某屏之臣某.其于敌以下.曰寡人.小国之君曰孤.摈者亦曰孤.上大夫曰下臣.摈者曰寡君之老.下大夫自名.摈者曰寡大夫.世子自名.摈者曰寡君之适.公子曰臣孽.士曰传遽之臣.于大夫曰外私.大夫私事使.私人摈则称名.公士摈.则曰寡大夫.寡君之老.大夫有所往.必与公士为宾也.
 
 明堂位
 
    昔者周公.朝诸侯于明堂之位.天子负斧依南乡而立.三公.中阶之前.北面东上.诸侯之位.阼阶之东.西面北上.诸伯之国.西阶之西.东面北上.诸子之国.门东.北面东上.诸男之国.门西.北面东上.九夷之国.东门之外.西面北上.八蛮之国.南门之外.北面东上.六戎之国.西门之外.东面南上.五狄之国.北门之外.南面东上.九采之国.应门之外.北面东上.四塞.世告至.此周公明堂之位也.明堂也者.明诸侯之尊卑也.
 
    昔殷纣乱天下.脯鬼侯以飨诸侯.是以周公相武王以伐纣.武王崩.成王幼弱.周公践天子之位.以治天下.六年.朝诸侯于明堂.制礼作乐.颁度量.而天下大服.七年.致政于成王.
 
    成王以周公为有勋劳于天下.是以封周公于曲阜.地方七百里.革车千乘.命鲁公世世祀周公以天子之礼乐.
 
    是以鲁君.孟春乘大路.载弧韣.旗十有二旒.日月之章.祀帝于郊.配以后稷.天子之礼也.
 
    季夏六月.以禘礼祀周公于大庙.牲用白牡.尊用牺象山罍.郁尊用黄目.灌用玉瓒大圭.荐用玉豆雕篹.爵用玉琖仍雕.加以璧散璧角.俎用梡嶡.升歌清庙.下管象.朱干玉戚.冕而舞大武.皮弁素积.裼而舞大夏.昧.东夷之乐也.任.南蛮之乐也.纳夷蛮之乐于大庙.言广鲁于天下也.
 
    君卷冕立于阼.夫人副袆立于房中.君肉袒迎牲于门.夫人荐豆笾.卿大夫赞君.命妇赞夫人.各扬其职.百官废职服大刑.而天下大服.
 
    是故.夏礿.秋尝.冬烝.春社.秋省.而遂大蜡.天子之祭也.
 
    大庙.天子明堂.库门.天子皋门.雉门.天子应门.
 
    振木铎于朝.天子之政也.
 
    山节.藻梲.复庙.重檐.刮楹.达乡.反坫.出尊.崇坫康圭.疏屏.天子之庙饰也.
 
    鸾车.有虞氏之路也.钩车.夏后氏之路也.大路.殷路也.乘路.周路也.
 
    有虞氏之旗.夏后氏之绥.殷之大白.周之大赤.
 
    夏后氏骆马黑鬣.殷人白马黑首.周人黄马蕃鬣.
 
    夏后氏牲尚黑.殷白牝.周骍刚.
 
    泰有虞氏之尊也.山罍.夏后氏之尊也.着.殷尊也.牺象.周尊也.
 
    爵夏后氏以琖.殷以斝.周以爵.
 
    灌尊.夏后氏以鸡夷.殷以斝.周以黄目.
 
    其勺.夏后氏以龙勺.殷以疏勺.周以蒲勺.
 
    士鼓.蒉桴.苇钥.伊耆氏之乐也.拊搏.玉磬.揩击.大琴.大瑟.中琴.小瑟.四代之乐器也.
 
    鲁公之庙.文世室也.武公之庙.武世室也.
 
    米廪.有虞氏之庠也.序.夏后氏之序也.瞽宗.殷学也.頖宫.周学也.
 
    祟鼎.贯鼎.大璜.封父龟.天子之器也.越棘大弓.天子之戎器也.
 
    夏后氏之鼓足.殷楹鼓.周县鼓.
 
    垂之和钟.叔之离磬.女娲之笙璜.
 
    夏后氏之龙簨虡.殷之崇牙.周之璧翣.有虞氏之两敦.夏后氏之四连.殷之六瑚.周之八簋.
 
    俎有虞氏以梡.夏后氏以嶡.殷以棋.周以房俎.
 
    夏后氏以揭豆.殷玉豆.周献豆.
 
    有虞氏服韨.夏后氏山.殷火.周龙章.
 
    有虞氏祭首.夏后氏祭心.殷祭肝.周祭肺.
 
    夏后氏尚明水.殷尚醴周尚酒.
 
    有虞氏官五十.夏后氏官百.殷二百.周三百.有虞氏之绥.夏后氏之绸练.殷之崇牙.周之璧翣.凡四代之服器官.鲁兼用之.是故鲁王礼也.天下传之久矣.君臣未尝相弒也.礼乐刑法政俗.未尝相变也.天下以为有道之国.是故天下资礼乐焉.
 
 丧服小记
 
    斩衰括发以麻.为母括发以麻.免而以布.齐衰恶笄以终丧.男子冠而妇人笄.男子免而妇人髽.其义.为男子则免.为妇人则髽.
 
    苴杖.竹也.削杖.桐也.
 
    祖父卒.而后为祖母后者三年.
 
    为父母长子稽颡.大夫吊之.虽缌必稽颡.妇人为夫与长子稽颡.其余则否.
 
    男主必使同姓.妇主.必使异姓.
 
    为父后者.为出母无服.
 
    亲亲以三为五.以五为九.上杀.下杀.旁杀.而亲毕矣.
 
    王者禘其祖之所自出.以其祖配之.而立四庙.庶子王亦如之.
 
    别子为祖.继别为宗.继祢者为小宗.有五世而迁之宗.其继高祖者也.是故祖迁于上.宗易于下.尊祖故敬宗.敬宗所以尊祖祢也.庶子不祭祖者.明其宗也.
 
    庶子不为长子斩.不继祖与祢故也.
 
    庶子不祭殇与无后者.殇与无从者.从祖祔食.
 
    庶子不祭祢者.明其宗也.
 
    亲亲.尊尊.长长.男女之有别.人道之大者也.
 
    从服者.所从亡则已.属从者.所从虽没也服.妾从女君而出.则不为女君之子服.
 
    礼不王不禘.
 
    世子不降妻之父母.其为妻也.与大夫之适子同.
 
    父为士.子为天子诸侯.则祭以天子诸侯.其尸服以士服.父为天子诸侯.子为士.祭以士.其尸服以士服.
 
    妇当丧而出.则除之.为父母丧.未练而出.则三年.既练而出则已.未练而反则期.既练而反则遂之
 
    再期之丧.三年也.期之丧.二年也.九月七月之丧.三时也.五月之丧.二时也.三月之丧.一时也.故期而祭.礼也.期而除丧.道也.祭不为除丧也.
 
    三年而后葬者必再祭.其祭之间不同时.而除丧.
 
    大功者.主人之丧.有三年者.则必为之再祭.朋友虞祔而已.
 
    士妾有子而为之缌.无子则已.
 
    生不及祖父母诸父昆弟.而父税丧.已则否.
 
    为君之父母妻长子.君已除丧.而后闻丧.则不税.降而在缌小功者.则税之.近臣.君服斯服矣.其余从而服.不从而税.君虽未知丧.臣服已.
 
    虞杖不入于室.祔杖不升于堂.
 
    为君母后者.君母卒.则不为君母之党服.
 
    绖杀五分而去一.杖大如绖.
 
    妾为君之长子.与女君同.
 
    除丧者.先重者.易服者.易轻者.
 
    无事不辟庙门.哭皆于其次.
 
    复与书铭.自天子达于士.其辞一也.男子称名.妇人书姓与伯仲.如不知姓则书氏.
 
    斩衰之葛.与齐衰之麻同.齐衰之葛.与大功之麻同.
 
    麻同皆兼服之.报葬者报虞.三月而后卒哭.
 
    父母之丧偕.先葬者不虞祔.待后事.其葬服斩衰.
 
    大夫降其庶子.其孙不降其父.
 
    大夫不主士之丧.
 
    为慈母之父母无服.
 
    夫为人后者.其妻为舅姑大功.
 
    士祔于大夫.则易牲.
 
    继父不同居也者.必尝同居.皆无主后.同财而祭其祖祢为同居.有主后者为异居.
 
    哭朋友者.于门外之右.南面.
 
    祔葬者不筮宅.
 
    士大夫不得祔于诸侯.祔于诸祖父之为士大夫者.其妻祔于诸祖姑.妾祔于妾祖姑.亡则中一以上而祔.祔必以其昭穆.诸侯不得祔于天子.天子诸侯大夫.可以祔于士.
 
    为母之君母.母卒则不服.
 
    宗子.母在为妻禫.
 
    为慈母后者.为庶母可也.为祖庶母可也.
 
    为父母妻长子禫.
 
    慈母与妾母.不世祭也.
 
    丈夫冠而不为殇.妇人笄而不为殇.
 
    为殇后者.以其服服之.
 
    久而不葬者.唯主丧者不除.其余以麻终.月数者除丧则已.
 
    箭笄终丧三年.
 
    齐衰三月.与大功同者绳屦.
 
    练筮日.筮尸.视濯皆要绖杖绳屦.有司告具而后去.杖筮日.筮尸.有司告事毕而后杖.拜送宾.大祥吉服而筮尸.
 
    庶子在父之室.则为其母不禫.庶子不以杖即位.父不主庶子之丧.则孙以杖即位可也.父在.庶子为妻以杖.即位可也.
 
    诸侯吊于异国之臣.则其君为主.
 
    诸侯吊.必皮弁锡衰.所吊虽已葬.主人必免.主人未丧服.则君亦不锡衰.
 
    养有疾者不丧服.遂以主其丧.非养者入主人之丧.则不易己之丧服.养尊者必易服.养卑者否.
 
    妾无妾祖姑者.易牲而祔于女君可也.
 
    妇之丧.虞.卒哭.其夫若子主之.祔则舅主之.
 
    士不摄大夫.士摄大夫.唯宗子.
 
    主人未除丧.有兄弟自他国至.则主人不免而为主.
 
    陈器之道.多陈之而省纳之可也.省陈之而尽纳之可也.
 
    奔兄弟之丧.先之墓而后之家.为位而哭.所知之丧.则哭于宫而后之墓.
 
    父不为众子次于外.
 
    与诸侯为兄弟者服斩.
 
    下殇小功带澡麻不绝.本诎而反以报之.
 
    妇祔于祖姑.祖姑有三人.则祔于亲者.
 
    其妻.为大夫而卒而后其夫不为大夫.而祔于其妻.则不易牲.妻卒而后夫为大夫.而祔于其妻.则以大夫牲.
 
    为父后者为出母无服.无服也者.丧者不祭故也.
 
    妇人不为主而杖者姑在为夫杖母为长子削杖女子子在室.为父母.其主丧者不杖.则子一人杖.
 
    缌小功.虞.卒哭.则免.既葬而不报虞.则虽主人皆冠.及虞则皆免.为兄弟既除丧已.及其葬也.反服其服.报虞卒哭则免.如不报虞则除之.远葬者.比反哭者皆冠.及郊而后免反哭.君吊.虽不当免时也.主人必免.不散麻.虽异国之君免也.亲者皆免.
 
    除殇之丧者.其祭也必玄.
 
    除成丧者.其祭也朝服缟冠.
 
    奔父之丧.括发于堂上.袒.降踊.袭绖于东方.奔母之丧.不括发.袒于堂上.降踊.袭免于东方.绖即位成踊.出门.哭止.三日而五哭三袒.
 
    适妇不为舅后者.则姑为之小功.
 
 大传
 
    礼不王不禘.王者禘其祖之所自出.以其祖配之.诸侯及其大祖.大夫士有大事.省于其君.干祫及其高祖.
 
    牧之野.武王之大事也.既事而退.柴于上帝.祈于社.设奠于牧室.遂率天下诸侯.执豆笾.逡奔走.追王大王亶父.王季历.文王昌.不以卑临尊也.
 
    上治祖祢.尊尊也.下治子孙.亲亲也.旁治昆弟.合族以食.序以昭缪.别之以礼义.人道竭矣.
 
    圣人南面而听天下.所且先者五.民不与焉.一曰治亲.二曰报功.三曰举贤.四曰使能.五曰存爱.五者一得于天下.民无不足.无不赡者.五者一物纰缪.民莫得其死.圣人南面而治天下.必自人道始矣.立权度量.考文章.改正朔.易服色.殊徽号.异器械.别衣服.此其所得与民变革者也.其不可得变革者则有矣.亲亲也.尊尊也.长长也.男女有别.此其不可得与民变革者也.
 
    同姓从宗.合族属.异姓主名治际会.名著而男女有别.其夫属乎父道者.妻皆母道也.其夫属乎子道者.妻皆妇道也.谓弟之妻妇者.是嫂亦可谓之母乎.名者.人治之大者也.可无慎乎.
 
    四世而缌.服之穷也.五世袒免.杀同姓也.六世亲属竭矣.其庶姓别于上.而戚单于下.昏姻可以.通乎.系之以姓而弗别.缀之以食而弗殊.虽百世而昏姻不通者.周道然也.
 
    服术有六.一曰亲亲.二曰尊尊.三曰名.四曰出入.五曰长幼.六曰从服.
 
    从服有六.有属从.有徒从.有从有服而无服.有从无服而有服.有从重而轻.有从轻而重.
 
    自仁率亲.等而上之至于祖.名曰轻.自义率祖.顺而下之至于祢.名曰重.一轻一重.其义然也.
 
    君有合族之道.族人不得以其戚.戚君位也.
 
    庶子不祭.明其宗也.庶子不得为长子三年.不继祖也.别子为祖.继别为宗.继祢者为小宗.有百世不迁之宗.有五世则迁之宗.百世不迁者.别子之后也.宗其继别子之所自出者.百世不迁者也.宗其继高祖者.五世则迁者也.尊祖故敬宗.敬宗尊祖之义也.
 
    有小宗而无大宗者.有大宗而无小宗者.有无宗亦莫之宗者.公子是也.
 
    公子有宗道.公子之公.为其士大夫之庶者.宗其士大夫之适者.公子之宗道也.
 
    绝族无移服.亲者属也.
 
    自仁率亲.等而上之至于祖.自义率祖.顺而下之至于祢.是故人道亲亲也.亲亲故尊祖.尊祖故敬宗.敬宗故收族.收族故宗庙严.宗庙严故重社稷.重社稷故爱百姓.爱百姓故刑罚中.刑罚中故庶民安.庶民安故财用足.财用足故百志成.百志成故礼俗刑.礼俗刑然后乐.诗云.不显不承.无斁于人斯.此之谓也.
 
 少仪
 
    闻始见君子者.辞曰.某固愿闻名于将命者.不得阶主.适者曰.某固愿见.罕见曰闻名.亟见曰朝夕.瞽曰闻名.
 
    适有丧者曰比.童子曰听事.适公卿之丧.则曰听役于司徒.
 
    君将适他.臣如致金玉货贝于君.则曰致马资于有司.敌者曰赠从者.
 
    臣致襚于君.则曰致废衣于贾人.敌者曰襚.
 
    亲者兄弟.不以襚进.
 
    臣为君丧.纳货贝于君.则曰纳甸于有司.
 
    赗马入庙门.赙马.与其币.大白兵车.不入庙门.
 
    赙者既致命.坐委之.摈者举之.主人无亲受也.
 
    受立授立.不坐.性之直者.则有之矣.
 
    始入而辞.曰辞矣.即席.曰可矣.
 
    排阖说屦于户内者.一人而已矣.有尊长在则否.
 
    问品味.曰.子亟食于某乎.问道艺.曰.子习于某乎.子善于某乎.
 
    不疑在躬.不度民械.不愿于大家.不訾重器.
 
    泛埽曰埽.埽席前曰拚.拚席不以鬣.执箕膺擖.
 
    不贰问.问卜筮曰.义与志与.义则可问.志则否.
 
    尊长于已踰等.不敢问其年.燕见不将命.遇于道.见则面.不请所之.丧俟事.不犆吊.侍坐弗使.不执琴瑟.不画地.手无容.不翣也.寝则坐而将命.侍射则约矢.侍投则拥矢.胜则洗而以请.客亦如之.不角.不擢马.
 
    执君之乘车则坐.仆者右带剑.负良绥.申之面.扦诸幦.以散绥升.执辔然后步.
 
    请见不请退.朝廷曰退.燕游曰归.师役曰罢.
 
    侍坐于君子.君子欠伸.运笏.泽剑首.还屦.问日之蚤莫.虽请退可也.
 
    事君者.量而后入.不入而后量.凡乞假于人.为人从事者亦然.然故上无怨.而下远罪也.
 
    不窥密.不旁狎.不道旧.故不戏色.
 
    为人臣下者.有谏而无讪.有亡而无疾.颂而无讇.谏而无骄.怠则张而相之.废则埽而更之.谓之社稷之役.
 
    毋拔来.毋报往.毋渎神.毋循枉.毋测未至.士依于德.游于艺.工依于法.游于说.毋訾衣服成器.毋身质言语.
 
    言语之美.穆穆皇皇.朝廷之美.济济翔翔.祭祀之美.齐齐皇皇.车马之美.匪匪翼翼.鸾和之美.肃肃雍雍
 
    问国君之子长幼.长.则曰.能从社稷之事矣.幼.则曰.能御.未能御.问大夫之子长幼.长.则曰.能从乐人之事矣.幼.则曰.能正于乐人.未能正于乐人.问士之子长幼.长.则曰.能耕矣.幼.则曰.能负薪.未能负薪.
 
    执玉.执龟荚.不趋.堂上不趋.城上不趋.武车不式.介者不拜.
 
    妇人吉事.虽有君赐肃拜.为尸坐则不手拜.肃拜.为丧主.则不手拜.葛绖而麻带.
 
    取俎进俎.不坐.
 
    执虚如执盈.入虚如有人.
 
    凡祭于室中.堂上无跣.燕则有之.
 
    未尝不食新.
 
    仆于君子.君子升下则授绥.始乘则式君子下行.然后还立.
 
    乘贰车.则式.佐车则否.
 
    贰车者.诸侯七乘.上大夫五乘.下大夫三乘.
 
    有贰车者之乘马.服车.不齿.观君子之衣服.服剑.乘马.弗贾.
 
    其以乘壶酒.束修.一犬.赐人.若献人.则陈酒执修以将命.亦曰乘壶酒.束修.一犬.其以鼎肉.则执以将命.其禽加于一双.则执一双以将命.委其余.犬则执绁.守犬.田犬.则授摈者.既受.乃问犬名.牛则执纼.马则执靮.皆右之.臣则左之.车则说绥.执以将命.甲若有以前之.则执以将命.无以前之.则袒櫜奉胄.器则执盖.弓则以左手屈韣执拊.剑则启椟.盖袭之.加夫襓与剑焉.笏.书.修.苞苴.弓.茵.席.枕.几.颎.杖.琴.瑟.戈有刃者椟.荚.钥.其执之皆尚左手.刀却刃授颖.削授拊.凡有刺刃者.以授人则辟刃.
 
    乘兵车.出先刃.入后刃.军尚左.卒尚右.
 
    宾客主恭.祭祀主敬.丧事主哀.会同主诩.
 
    军旅思险.隐情以虞.
 
    燕侍食于君子.则先饭而后已.毋放饭.毋流歠.小饭而亟之.数焦.毋为口容.客自彻.辞焉则止.
 
    客爵居左.其饮居右.介爵.酢爵.僎爵.皆居右.
 
    羞濡鱼者进尾.冬右腴.夏右鳍.祭膴.
 
    凡齐.执之以右.居之以左.
 
    赞币自左.诏辞自右.
 
    酌尸之仆.如君之仆.其在车.则左执辔.右受爵.祭左右轨范.乃饮.
 
    凡羞有俎者.则于俎内祭.
 
    君子不食圂腴.
 
    小子走而不趋.举爵则坐祭立饮.
 
    凡洗必盥.
 
    牛羊之肺.离而不提心.
 
    凡羞有湆者.不以齐.
 
    为君子择葱薤.则绝其本末.
 
    羞首者.进喙祭耳.
 
    尊者.以酌者之左为上尊.尊壶者面其鼻.
 
    饮酒者.禨者.醮者.有折俎不坐.未步爵.不尝羞.
 
    牛与羊鱼之腥.聂而切之为脍.麋鹿为菹.野豕为轩.皆聂而不切.麇为辟鸡.兔为宛脾.皆聂而切之.切葱若薤实之.醯以柔之.
 
    其有折俎者.取祭肺反之.不坐.燔亦如之.尸则坐.
 
    衣服在躬.而不知其名为罔.
 
    其未有烛.而后至者.则以在者告.道瞽亦然.
 
    凡饮酒.为献主者.执烛抱燋.客作而辞.然后以授人.执烛不让.不辞不歌.
 
    洗.盥.执食饮者.勿气.有问焉.则辟咡而对.
 
    为人祭曰致福.为己祭而致膳于君子曰膳.祔练曰告.
 
    凡膳告于君子.主人展之.以授使者于阼阶之南.南面再拜稽首送.反命.主人又再拜稽首.其礼.大牢.则以牛左肩.臂臑.折九个.少牢.则以羊左肩七个.犆豕.则以豕左肩五个.
 
    国家靡敝.则车不雕几.甲不组縢.食器不刻镂.君子不履丝屦.马不常秣.
 
 学记
 
    发虑宪.求善良.足以谀闻.不足以动众.就贤体远.足以动众.未足以化民.君子如欲化民成俗.其必由学乎
 
    玉不琢.不成器.人不学.不知道.是故古之王者.建国君民.教学为先.兑命曰.念终始典于学.其此之谓乎.
 
    虽有嘉肴.弗食.不知其旨也.虽有至道.弗学.不知其善也.是故学然后知不足.教然后知困.知不足.然后能自反也知困.然后能自强也.故曰.教学相长也.兑命曰.学学半.其此之谓乎.
 
    古之教者.家有塾.党有庠.术有序.国有学.比年入学.中年考校.一年视离经辨志.三年视敬业乐群.五年视博习亲师.七年视论学取友.谓之小成.九年知类通达.强立而不反.谓之大成.夫然后足以化民易俗.近者说服.而远者怀之.此大学之道也.记曰.蛾子时术之.其此之谓乎.
 
    大学始教.皮弁祭菜.示敬道也.宵雅肄三.官其始也.入学鼓箧.孙其业也.夏楚二物.收其威也.未卜禘.不视学.游其志也.时观而弗语.存其心也.幼者听而弗问.学不躐等也.此七者.教之大伦也.记曰.凡学.官先事.士先志.其此之谓乎.
 
    大学之教也.时教必有正业.退息必有居学.不学操缦.不能安弦.不学博依.不能安诗.不学杂服.不能安礼.不兴其艺.不能乐学.故君子之于学也.藏焉修焉.息焉游焉.夫然故.安其学而亲其师.乐其友而信其道.是以虽离师辅而不反.兑命曰.敬孙务时敏.厥修乃来.其此之谓乎.
 
    今之教者.呻其占毕.多其讯.言及于数.进而不顾其安.使人不由其诚.教人不尽其材.其施之也悖.其求之也佛.夫然故.隐其学而疾其师.苦其难而不知其益也.虽终其业.其去之必速.教之不刑.其此之由乎.
 
    大学之法.禁于未发之谓豫.当其可之谓时.不陵节而施之谓孙.相观而善之谓摩.此四者.教之所由兴也.
 
    发然后禁.则扞格而不胜.时过然后学.则勤苦而难成.杂施而不孙.则坏乱而不修.独学而无友.则孤陋而寡闻.燕朋逆其师.燕辟废其学.此六者.教之所由废也.
 
    君子既知教之所由兴.又知教之所由废.然后可以为人师也.故君子之教喻也.道而弗牵.强而弗抑.开而弗达.道而弗牵则和.强而弗抑则易.开而弗达则思.和易以思.可谓善喻矣.
 
    学者有四失.教者必知之.人之学也.或失则多.或失则寡.或失则易.或失则止.此四者.心之莫同也.知其心.然后能救其失也.教也者.长善而救其失者也.
 
    善歌者.使人继其声.善教者.使人继其志.其言也约而达.微而臧.罕譬而喻.可谓继志矣.
 
    君子知至学之难易.而知其美恶.然后能博喻.能博喻.然后能为师.能为师.然后能为长.能为长.然后能为君.故师也者.所以学为君也.是故择师不可不慎也.记曰.三王四代唯其师.此之谓乎.
 
    凡学之道.严师为难.师严然后道尊.道尊.然后民知敬学.是故君之所不臣于其臣者二.当其为尸.则弗臣也.当其为师.则弗臣也.大学之礼.虽诏于天子.无北面.所以尊师也.
 
    善学者.师逸而功倍.又从而庸之.不善学者.师勤而功半.又从而怨之.善问者如攻坚木.先其易者.后其节目.及其久也.相说以解.不善问者反此.善待问者如撞钟.叩之以小者则小鸣.叩之以大者则大鸣.待其从容.然后尽其声.不善荅问者反此.此皆进学之道也.
 
    记问之学.不足以为人师.必也其听语乎.力不能问.然后语之.语之而不知.虽舍之可也.良冶之子.必学为裘.良弓之子.必学为箕.始驾马者反之.车在马前.君子察于此三者.可以有志于学矣.
 
    古之学者.比物丑类.鼓无当于五声.五声弗得不和.水无当于五色.五色弗得不章.学无当于五官.五官弗得不治.师无当于五服.五服弗得不亲.
 
    君子曰.大德不官.大道不器.大信不约.大时不齐.察于此四者.可以有志于学矣.三王之祭川也.皆先河而后海.或源也.或委也.此之谓务本.
 
 乐记
 
    凡音之起.由人心生也.人心之动物使之然也.感于物而动.故形于声.声相应.故生变.变成方谓之音.比音而乐之.及干戚羽旄.谓之乐.乐者.音之所由生也.其本在人心之感于物也.是故其哀心感者.其声焦以杀.其乐心感者.其声啴以缓.其喜心感者.其声发以散.其怒心感者.其声粗以厉.其敬心感者.其声直以廉.其爱心感者.其声和以柔.六者非性也.感于物而后动.是故先王慎所以感之者.故礼以道其志.乐以和其声.政以一其行.刑以防其奸.礼乐刑政.其极一也.所以同民心而出治道也.凡音者.生人心者也.情动于中.故形于声.声成文.谓之音.是故治世之音.安以乐.其政和.乱世之音.怨以怒.其政乖.亡国之音.哀以思.其民困.声音之道.与政通矣.宫为君.商为臣.角为民.征为事.羽为物.五者不乱.则无怙懘之音矣.宫乱则荒.其君骄.商乱则陂.其官坏.角乱则忧.其民怨.征乱则哀.其事勤.羽乱则危.其财匮.五者皆乱.迭相陵.谓之慢.如此则国之灭亡无日矣.郑卫之音.乱世之音也.比于慢矣.桑间濮上之音.亡国之音也.其政散.其民流.诬上行私而不可止也.凡音者.生于人心者也.乐者.通伦理者也.是故知声而不知音者.禽兽是也.知音而不知乐者.众庶是也.唯君子为能知乐.是故审声以知音.审音以知乐.审乐以知政.而治道备矣.是故不知声者.不可与言音.不知音者.不可与言乐.知乐则几于礼矣.礼乐皆得谓之有德.德者.得也.是故乐之隆.非极音也.食飨之礼.非致味也.清庙之瑟.朱弦而疏越.壹倡而三叹.有遗音者矣.大飨之礼.尚玄酒而俎腥鱼.大羹不和.有遗味者矣.是故先王之制礼乐也.非以极口腹耳目之欲也.将以教民平好恶.而反人道之正也.人生而静.天之性也.感于物而动.性之欲也.物至知知.然后好恶形焉.好恶无节于内.知诱于外.不能反躬.天理灭矣.夫物之感人无穷.而人之好恶无节.则是物至而人化物也.人化物也者.灭天理而穷人欲者也.于是有悖逆诈伪之心.有淫泆作乱之事.是故强者胁弱.众者暴寡.知者诈愚.勇者苦怯.疾病不养.老幼孤独不得其所.此大乱之道也.是故先王之制礼乐.人为之节.衰麻哭泣.所以节丧纪也.钟鼓干戚.所以和安乐也.昏姻冠笄.所以别男女也.射乡食飨.所以正交接也.礼节民心.乐和民声.政以行之.刑以防之.礼乐刑政.四达而不悖.则王道备矣.
 
    乐者为同.礼者为异.同则相亲.异则相敬.乐胜则流.礼胜则离.合情饰貌者.礼乐之事也.礼义立则贵贱等矣.乐文同则上下和矣.好恶着则贤不肖别矣.刑禁暴.爵举贤.则政均矣.仁爱以之.义以正之.如此则民治行矣.乐由中出.礼自外作.乐由中出故静.礼自外作故文.大乐必易.大礼必简.乐至则无怨.礼至则不争.揖让而治天下者.礼乐之谓也.暴民不作.诸侯宾服.兵革不试.五刑不用.百姓无患.天子不怒.如此则乐达矣.合父子之亲.明长幼之序.以敬四海之内.天子如此.则礼行矣.
 
    大乐与天地同和.大礼与天地同节.和.故百物不失.节.故祀天祭地.明则有礼乐.幽则有鬼神.如此.则四海之内合敬同爱矣.礼者殊事.合敬者也.乐者异文.合爱者也.礼乐之情同.故明王以相沿也.故事与时并.名与功偕.
 
    故钟鼓管磬.羽钥干戚.乐之器也.屈伸俯仰.缀兆舒疾.乐之文也.簠簋俎豆.制度文章.礼之器也.升降上下.周还裼袭.礼之文也.故知礼乐之情者能作.识礼乐之文者能述作者之谓圣.述者之谓明.明圣者.述作之谓也.
 
    乐者.天地之和也.礼者.天地之序也.和故百物皆化.序故群物皆别.乐由天作.礼以地制.过制则乱.过作则暴.明于天地.然后能兴礼乐也.论伦无患.乐之情也.欣喜欢爱.乐之官也.中正无邪.礼之质也.庄敬恭顺.礼之制也.若夫礼乐之施于金石.越于声音.用于宗庙社稷.事乎山川鬼神.则此所与民同也.
 
    王者功成作乐.治定制礼.其功大者其乐备.其治辩者其礼具.干戚之舞.非备乐也.孰亨而祀.非达礼也.五帝殊时.不相颂乐.三王异世.不相袭礼.乐极则忧.礼粗则偏矣.及夫.敦乐而无忧.礼备而不偏者.其唯大圣乎.
 
    天高地下.万物散殊.而礼制行矣.流而不息.合同而化.而乐兴焉.春作夏长.仁也.秋敛冬藏.义也.仁近于乐.义近于礼.乐者敦和.率神而从天.礼者别宜.居鬼而从地.故圣人作乐以应天.制礼以配地.礼乐明备.天地官矣.天尊地卑.君臣定矣.卑高已陈.贵贱位矣.动静有常.小大殊矣.方以类聚.物以群分.则性命不同矣.在天成象.在地成形.如此.则礼者天地之别也.地气上齐.天气下降.阴阳相摩.天地相荡.鼓之以雷霆.奋之以风雨.动之以四时.暖之以日月.而百化兴焉.如此.则乐者天地之和也.化不时则不生.男女无辨则乱升.天地之情也.及夫.礼乐之极乎天而蟠乎地.行乎阴阳而通乎鬼神.穷高极远而测深厚.乐着大始.而礼居成物.着不息者天也.着不动者地也.一动一静者.天地之间也.故圣人曰礼乐云.
 
    昔者舜作五弦之琴.以歌南风.夔始制乐.以赏诸侯.
 
    故天子之为乐也.以赏诸侯之有德者也.德盛而教尊.五谷时熟.然后赏之以乐.故其治民劳者.其舞行缀远.其治民逸者.其舞行缀短.故观其舞.知其德.闻其谥.知其行也.
 
    大章.章之也.咸池.备矣.韶.继也.夏.大也.殷周之乐尽矣.天地之道.寒暑不时则疾.风雨不节则饥.教者.民之寒暑也.教不时则伤世.事者.民之风雨也.事不节则无功.然则先王之为乐也.以法治也.善则行象德矣.
 
    夫豢豕为酒.非以为祸也.而狱讼益繁.则酒之流生祸也.是故先生因为酒礼.壹献之礼.宾主百拜.终日饮酒而不得醉焉.此先王之所以备酒祸也.故酒食者.所以合欢也.乐者.所以象德也.礼者.所以缀淫也.是故先王有大事.必有礼以哀之.有大福.必有礼以乐之.哀乐之分.皆以礼终.乐也者.圣人之所乐也.而可以善民心.其感人深.其移风易俗.故先王着其教焉.
 
    夫民有血气心知之性.而无哀乐喜怒之常.应感起物而动.然后心术形焉.是故志微.瞧杀.之音作.而民思忧.啴谐.慢易.繁文.简节.之音作.而民康乐.粗厉.猛起.奋末.广贲.之音作.而民刚毅.廉直.劲正.庄诚.之音作.而民肃敬.宽裕.肉好.顺成.和动.之音作.而民慈爱.流辟.邪散.狄成.涤滥.之音作.而民淫乱.
 
    是故先王本之情性.稽之度数.制之礼义.合生气之和.道五常之行.使之阳而不散.阴而不密.刚气不怒.柔气不慑.四畅交于中.而发作于外.皆安其位.而不相夺也.然后立之学等.广其节奏.省其文采.以绳德厚.律小大之称.比终始之序.以象事行.使亲疏.贵贱.长幼.男女之理.皆形见于乐.故曰.乐观其深矣.土敝则草木不长.水烦则鱼鳖不大.气衰则生物不遂.世乱则礼慝而乐淫.是故其声哀而不庄.乐而不安.慢易以犯节.流湎以忘本.广则容奸.狭则思欲.感条畅之气.而灭平和之德.是以君子贱之也.
 
    凡奸声感人.而逆气应之.逆气成象.而淫乐兴焉.正声感人.而顺气应之.顺气成象.而和乐兴焉.倡和有应.回邪曲直.各归其分.而万物之理.各以类相动也.是故君子反情以和其志.比类以成其行.奸声乱色.不留聪明.淫乐慝礼.不接心术.惰慢邪辟之气.不设于身体.使耳目.鼻口.心知.百体.皆由顺正.以行其义.然后发以声音.而文以琴瑟.动以干戚.饰以羽旄.从以箫管.奋至德之光.动四气之和.以着万物之理.是故清明象天.广大象地.终始象四时.周还象风雨.五色成文而不乱.八风从律而不奸.百度得数而有常.大小相成.终始相生.倡和清浊.迭相为经.故乐行而伦清.耳目聪明.血气和平.移风易俗.天下皆宁.
 
    故曰.乐者乐也.君子乐得其道.小人乐得其欲.以道制欲.则乐而不乱.以欲忘道.则惑而不乐.
 
    是故君子反情以和其志.广乐以成其教.乐行而民乡方.可以观德矣.德者.性之端也.乐者.德之华也.金石丝竹.乐之器也.诗.言其志也.歌.咏其声也.舞.动其容也.三者本于心.然后乐器从之.是故情深而文明.气盛而化神.和顺积中.而英华发外.唯乐不可以为伪.
 
    乐者.心之动也.声者.乐之象也.文采节奏.声之饰也.君子动其本.
 
    乐其象.然后治其饰.是故先鼓以警戒.三步以见方.再始以着往.复乱以饬归.奋疾而不拔.极幽而不隐.独乐其志.不厌其道备举其道.不私其欲.是故情见而义立.乐终而德尊.君子以好善.小人以听过.故曰.生民之道.乐为大焉.
 
    乐也者施也.礼也者报也.乐.乐其所自生.而礼反其所自始.乐章德.礼报情.反始也.
 
    所谓大辂者.天子之车也.龙旗九旒.天子之旌也.青黑缘者.天子之宝龟也.从之以牛羊之群.则所以赠诸侯也.
 
    乐也者.情之不可变者也.礼也者.理之不可易者也.乐统同.礼辨异.礼乐之说.管乎人情矣.
 
    穷本知变.乐之情也.着诚去伪.礼之经也.礼乐偩天地之情.达神明之德.降兴上下之神.而凝是精粗之体.领父子君臣之节.
 
    是故大人举礼乐.则天地将为昭焉.天地欣合.阴阳相得.煦妪覆育万物.然后莫木茂.区萌达.羽翼奋.角觡生.蛰虫昭苏.羽者妪伏.毛者孕鬻.胎生者不殰.而卵生者不殈.则乐之道归焉耳.
 
    乐者.非谓黄钟大吕弦歌干扬也.乐之末节也.故童者舞之.铺筵席.陈尊俎.列笾豆.以升降为礼者.礼之末节也.故有司掌之.乐师辨乎声诗.故北面而弦.宗祝辨乎宗庙之礼.故后尸.商祝辨乎丧礼.故后主人.是故德成而上.艺成而下.行成而先.事成而后.是故先王有上有下.有先有后.然后可以有制于天下也.
 
    魏文侯问于子夏曰.吾端冕而听古乐.则唯恐卧.听郑卫之音.则不知倦.敢问古乐之如彼.何也.新乐之如此.何也.子夏对曰.今夫古乐.进旅退旅.和正以广.弦匏笙簧.会守拊鼓.始奏以文.复乱以武.治乱以相.讯疾以雅.君子于是语.于是道古.修身及家.平均天下.此古乐之发也.
 
    今夫新乐.进俯退俯.奸声以滥.溺而不止.及优侏獶.●杂子女.不知父子.乐终不可以语.不可以道古.此新乐之发也.今君之所问者乐也.所好者音也.夫乐者.与音相近而不同.文侯曰.敢问何如.子夏对曰.夫古者天地顺而四时当.民有德而五谷昌.疾疢不作.而无妖祥.此之谓大当.然后圣人作.为父子君臣.以为纪纲.纪纲既正.天下大定.天下大定.然后正六律.和五声.弦歌诗颂.此之谓德音.德音之谓乐.诗云.莫其德音.其德克明.克明克类.克长克君.王此大邦.克顺克俾.俾于文王.其德靡悔.既受帝祉.施于孙子.此之谓也.今君之所好者.其溺音乎.文侯曰.敢问溺音.何从出也.子夏对曰.郑音好滥淫志.宋音燕女溺志.卫音趋数烦志.齐音敖辟乔志.此四者.皆淫于色而害于德.是以祭祀弗用也.诗云.肃雍和鸣.先祖是听.夫肃肃敬也.雍雍.和也.夫敬以和.何事不行.为人君者.谨其所好恶而已矣.君好之.则臣为之.上行之.则民从之.诗云.诱民孔易.此之谓也.然后圣人作为鼗.鼓.椌.楬.埙.箎.此六者.德音之音也.然后钟磬竽瑟以和之.干戚旄狄以舞之.此所以祭先王之庙也.所以献酬酳酢也.所以官序贵贱.各得其宜也.所以示后世有尊卑长幼之序也.钟声铿.铿以立号.号以立横.横以立武.君子听钟声.则思武臣.石声磬.磬以立辨.辨以致死.君子听磬声.则思死封疆之臣.丝声哀.哀以立廉.廉以立志.君子听琴瑟之声.则思志义之臣.竹声滥.滥以立会.会以聚.众君子听竽笙箫管之声.则思畜聚之臣.鼓鼙之声讙.讙以立动.动以进众.君子听鼓鼙之声.则思将帅之臣君子之听音.非听其铿鎗而已也.彼亦有所合之也.
 
    宾牟贾侍坐于孔子.孔子与之言及乐.曰.夫武之备戒之已久.何也.对曰.病不得其众也.咏叹之.淫液之.何也.对曰.恐不逮事也.发扬蹈厉之已蚤.何也.对曰.及时事也.武坐致右宪左.何也.对曰.非武坐也.声淫及商.何也.对曰.非武音也.子曰.若非武音.则何音也.对曰.有司失其传也.若非有司失其传.则武王之志荒矣.子曰.唯.丘之闻诸苌弘.亦若吾子之言是也.宾牟贾起.免席而请曰.夫武之备戒之已久.则既闻命矣.敢问迟之迟而又久.何也子曰.居.吾语汝.夫乐者.象成者也.摠明堂.而民知孝.朝觐.然后诸侯知所以臣.耕借.然后诸侯知所以敬.五者.天下之大教也.食三老五更于大学.天子袒而割牲.执酱而馈.执爵而酳.冕而摠干.所以教诸侯之弟也.若此.则周道四达.礼乐交通.则夫武之迟久.不亦宜乎.
 
    君子曰.礼乐不可斯须去身.致乐以治心.则易直子谅之心.油然生矣.易直子谅之心生则乐.乐则安.安则久.久则天.天则神.天则不言而信.神则不怒而威.致乐以治心者也.致礼以治躬则庄敬.庄敬则严威.心中斯须不和不乐.而鄙诈之心入之矣.外貌斯须不庄不敬.而易慢之心入之矣.故乐也者.动于内者也.礼也者.动于外者也.乐极和.礼极顺.内和而外顺.则民瞻其颜色而弗与争也.望其容貌而民不生易僈焉.故德辉动于内.而民莫不承听.理发诸外.而民莫不承顺.故曰.致礼乐之道.举而错之天下无难矣.乐也者.动于内者也.礼也者.动于外者也.故礼主其减.乐主其盈.礼减而进.以进为文.乐盈而反.以反为文.礼减而不进则销.乐盈而不反则放.故礼有报.而乐有反.礼得其报则乐.乐得其反则安.礼之报.乐之反.其义一也.夫乐者.乐也.人情之所不能免也.乐必发于声音.形于动静.人之道也.声音动静.性术之变.尽于此矣.故人不耐无乐.乐不耐无形.形而不为道不耐无乱.
 
    先王耻其乱.故制雅颂之声以道之.使其声足乐而不流.使其文足论而不息.使其曲直繁瘠.廉肉.节奏.足以感动人之善心而已矣.不使放心邪气得接焉.是先王立乐之方也.
 
    是故.乐在宗庙之中.君臣上下同听之.则莫不和敬.在族长乡里之中.长幼同听之.则莫不和顺.在闺门之内.父子兄弟同听之.则莫不和亲.故乐者.审一以定和.比物以饰节.节奏合以成文.所以合和父子君臣.附亲万民也.是先王立乐之方也.故听其雅颂之声.志意得广焉.执其干戚.习其俯仰诎伸.容貌得庄焉.行其缀兆.要其节奏.行列得正焉.进退得齐焉.故乐者.天地之命.中和之纪人情之所不能免也.夫乐者.先王之所以饰喜也.军旅鈇钺者.先王之所以饰怒也.故先王之喜怒.皆得其侪焉.喜则天下和之.怒则暴乱者畏之.先王之道.礼乐可谓盛矣.
 
    子赣见师乙而问焉.曰.赐闻声歌.各有宜也.如赐者宜何歌也.师乙曰.乙贱工也.何足以问所宜.请诵其所闻.而吾子自执焉.爱者.宜歌商.温良而能断者宜歌齐.夫歌者.直己而陈德也.动己而天地应焉.四时和焉.星辰理焉.万物育焉.故商者.五帝之遗声也.宽而静.柔而正者.宜歌颂.广大而静.疏达而信者.宜歌大雅.恭俭而好礼者.宜歌小雅.正直而静.廉而谦者.宜歌风.肆直而慈爱.商之遗声也.商人识之.故谓之商.齐者.三代之遗声也.齐人识之.故谓之齐.明乎商之音者.临事而屡断.明乎齐之音者.见利而让.临事而屡断.勇也.见利而让.义也.有勇有义.非歌孰能保此.故歌者上如抗.下如队.曲如折.止如槁木.倨中矩.句中钩累累乎端如贯珠.故歌之为言也.长言之也.说之故言之.言之不足.故长言之.长言之不足.故嗟叹之.嗟叹之不足.故不知手之舞之.足之蹈之也.子贡问乐.
 
 杂记
 
    诸侯行而死于馆.则其复如于其国.如于道.则升其乘车之左毂.以其绥复.其輤有裧.缁布裳帷.素锦以为屋而行.至于庙门.不毁墙遂入.适所殡.唯輤为说.于庙门外.
 
    大夫士死于道.则升其乘车之左毂.以其绥复.如于馆死.则其复如于家.大夫以布为輤而行.至于家而说輤.载以輲车.入自门.至于阼阶下而说车.举自阼阶.升适所殡.士輤.苇席以为屋.蒲席以为裳帷.
 
    凡讣于其君.曰.君之臣某死.父母妻长子.曰.君之臣某之某死.君讣于他国之君.曰.寡君不禄.敢告于执事.夫人.曰.寡小君不禄.大子之丧.曰寡君之适子某死.大夫讣于同国.适者曰.某不禄.讣于士.亦曰.某不禄.讣于他国之君.曰.君之外臣寡大夫某死.讣于适者.曰.吾子之外私寡大夫.某不禄.使某实.讣于士.亦曰.吾子之外私寡大夫某不禄.使某实.士讣于同国大夫.曰.某死.讣于士.亦曰.某死.讣于他国之君.曰.君之外臣某死.讣于大夫.曰.吾子之外私某死.讣于士.亦曰.吾子之外私某死.
 
    大夫次于公馆以终丧.士练而归.士次于公馆.大夫居庐.士居垩室.
 
    大夫为其父母兄弟之未为大夫者之丧服如士服.士为其父母兄弟之为大夫者之丧服如士服.
 
    大夫之适子.服大夫之服.
 
    大夫之庶子为大夫.则为其父母服大夫服.其位与未为大夫者齿.
 
    士之子为大夫.则其父母弗能主也.使其子主之.无子则为之置后.
 
    大夫卜宅与葬日.有司麻衣.布衰.布带.因丧屦.缁布冠不蕤.占者皮弁.如筮.则史练冠长衣以筮.占者朝服.
 
    大夫之丧.既荐马.荐马者哭踊.出乃包奠.而读书.
 
    大夫之丧.大宗人相.小宗人命龟.卜人作龟.
 
    内子以鞠衣.褒衣.素沙.下大夫以襢衣.其余如士.复.诸侯以褒衣.冕服.爵弁服.夫人税衣揄狄.狄税素沙.复西上.
 
    大夫不揄绞.属于池下.
 
    大夫附于士.士不附于大夫.附于大夫之昆弟.无昆弟则从其昭穆虽王父母在亦然.妇附于其夫之所附之妃.无妃则亦从其昭穆之妃.妾附于妾祖姑.无妾祖姑.则亦从其昭穆之妾.男子附于王父则配.女子附于王母则不配.公子附于公子.
 
    君薨.大子号称子.待犹君也.
 
    有三年之练冠.则以大功之麻易之.唯杖屦不易.
 
    有父母之丧.尚功衰.而附兄弟之殇.则练冠附于殇.称阳童某甫.不名神也.
 
    凡异居.始闻兄弟之丧.唯以哭对可也.其始麻.散带绖.未服麻而奔丧.及主人之未成绖也.疏者与主人皆成之.亲者终其麻带绖之日数.
 
    主妾之丧.则自祔.至于练祥.皆使其子主之.其殡.祭.不于正室.
 
    君不抚仆妾.
 
    女君死.则妾为女君之党服.摄女君.则不为先女君之党服.
 
    闻兄弟之丧.大功以上.见丧者之乡而哭.
 
    适兄弟之送丧者弗及.遇主人于道.则遂之于墓.
 
    凡主兄弟之丧.虽疏亦虞之.
 
    凡哭服未毕.有吊者则为位而哭.拜.踊.
 
    大夫之哭大夫弁绖.大夫与殡亦弁绖.
 
    大夫有私丧之葛.则于其兄弟之轻丧则弁绖.
 
    为长子杖.则其子不以杖即位.
 
    为妻.父母在.不杖不稽颡.母在.不稽颡.稽颡者.其赠也拜.
 
    违诸侯.之大夫.不反服.违大夫.之诸侯.不反服.
 
    丧冠条属.以别吉凶.三年之练冠.亦条属右缝.小功以下.左.缌冠缲缨.
 
    大功以上散带.
 
    朝服十五升去其半而缌.加灰锡也.
 
    诸侯相襚.以后路与冕服.先路与褒衣不以襚.
 
    遣车视牢具.疏布輤.四面有章.置于四隅.
 
    载粻.有子曰.非礼也.丧奠.脯醢而已.
 
    祭称孝子孝孙.丧称哀子哀孙.
 
    端衰.丧车.皆无等.
 
    大白冠.缁布之冠.皆不蕤.委武玄缟而后蕤.
 
    大夫冕而祭于公.弁而祭于已.士弁而祭于公.冠而祭于已.士弁而亲迎.然则士弁而祭于已可也.
 
    畅.臼以椈.杵以梧.枇以桑.长三尺.或曰五尺.毕用桑.长三尺.刊其柄与末.
 
    率带.诸侯大夫皆五采.士二采.
 
    醴者稻醴也.瓮.甒.筲.衡.实见间.而后折入.
 
    重既虞而埋之.
 
    凡妇人.从其夫之爵位.
 
    小敛.大敛.启.皆辩拜.
 
    朝夕哭不帷.无柩者不帷.
 
    君若载而后吊之.则主人东面而拜.门右北面而踊.出待.反而后奠.
 
    子羔之袭也.茧衣裳.与税衣.纁袡为一.素端一.皮弁一.爵弁一.玄冕一.曾子曰.不袭妇服.
 
    为君使而死.公馆复.私馆不复.公馆者.公宫与公所为也.私馆者.自卿大夫以下之家也.
 
    公七踊.大夫五踊.妇人居间.士三踊.妇人皆居间.
 
    公袭卷衣一.玄端一.朝服一.素积一.纁裳一.爵弁二.玄冕一.褒衣一.朱绿带.申加大带于上.
 
    小敛.环绖.公大夫士一也.
 
    公视大敛.公升商祝铺席乃敛.
 
    鲁人之赠也.三玄二纁.广尺.长终幅.
 
    吊者即位于门西.东面.其介在其东南.北面西上.西于门.主孤西面.相者受命曰.孤某使某请事.客曰.寡君使某.如何不淑.相者入告.出曰.孤某须矣.吊者入.主人升堂西面.吊者升自西阶.东面致命曰.寡君闻君之丧.寡君使某.如何不淑.子拜稽颡.吊者降反位.
 
    含者执璧.将命曰.寡君使某含.相者入告.出曰.孤某须矣.含者入.升堂致命.再拜稽颡.含者坐委于殡东南.有苇席.既葬.蒲席.降出反位.宰夫朝服即丧屦.升自西阶.西面坐取璧.降自西阶以东.襚者曰寡君使某襚.相者入告.出曰.孤某须矣.襚者执冕服.左执领.右执要.入.升堂致命曰.寡君使某襚.子拜稽颡.委衣于殡东.襚者降.受爵弁服于门内溜.将命.子拜稽颡如初.受皮弁服于中庭.自西阶受朝服.自堂受玄端.将命.子拜稽颡皆如初.襚者降出反位.宰夫五人.举以东.降自西阶.其举亦西面.上介赗.执圭将命曰.寡君使某赗.相者入告.反命曰.孤某须矣.陈乘黄大路于中庭.北辀.执圭将命.客使自下由路西.子拜稽颡.坐委于殡东南隅.宰举以东.凡将命.乡殡将命.子拜稽颡.西面而坐委之.宰举璧与圭.宰夫举襚.升自西阶.西面坐取之.降自西阶.赗者出.反位于门外.
 
    上客临曰.寡君有宗庙之事.不得承事.使一介老某相执綍.相者反命曰.孤某须矣.临者入门右.介者皆从之.立于其左.东上.宗人纳宾.升.受命于君.降曰.孤敢辞吾子之辱.请吾子之复位.客对曰.寡君命某.毋敢视宾客.敢辞.宗人反命曰.孤敢固辞.吾子之辱.请吾子之复位.客对曰.寡君命某.毋敢视宾客.敢固辞.宗人反命曰.孤敢固辞.吾子之辱.请吾子之复位.客对曰.寡君命使臣某.毋敢视宾客.是以敢固辞.固辞不获命.敢不敬从.客立于门西.介立于其左.东上.孤降自阼阶拜之.升哭.与客拾踊三.客出.送于门外.拜稽颡.
 
    其国有君丧.不敢受吊.
 
    外宗房中南面.小臣铺席.商祝铺绞紟衾.士盥于盘北.举迁尸于敛上.卒敛.宰告.子冯之踊.夫人东面坐冯之.兴踊.
 
    士丧有与天子同者三.其终夜燎.及乘人.专道而行.
 
    有父之丧.如未没丧而母死.其除父之丧也.服其除服.卒事.反丧服.
 
    虽诸父昆弟之丧.如当父母之丧.其除诸父昆弟之丧也.皆服其除服之服.卒事.反丧服.如三年之丧.则既顈其练祥皆行.王父死.未练祥而孙又死.犹是附于王父也.
 
    有殡.闻外丧.哭之他室.入奠.卒奠出.改服即位.如始即位之礼.
 
    大夫士将与祭于公.既视濯而父母死.则犹是与祭也.次于异宫.既祭.释服出公门外.哭而归其它如奔丧之礼.如未视濯.则使人告.告者反而后哭.如诸父昆弟姑姊妹之丧.则既宿则与祭.卒事.出公门.释服而后归.其它如奔丧之礼.如同宫.则次于异宫.
 
    曾子问曰.卿大夫将为尸于公.受宿矣.而有齐衰内丧.则如之何.孔子曰.出舍乎公宫以待事.礼也.孔子曰.尸弁冕而出.卿大夫士皆下之.尸必式.必有前驱.
 
    父母之丧.将祭.而昆弟死.既殡而祭.如同宫.则虽臣妾.葬而后祭.祭主人之升降散等.执事者亦散等.虽虞附亦然.
 
    自诸侯达诸士.小祥之祭.主人之酢也.哜之.众宾兄弟.则皆啐之.大祥.主人啐之.众宾兄弟.皆饮之可也.
 
    凡侍祭丧者.告宾祭荐而不食.
 
    子贡问丧.子曰.敬为上.哀次之.瘠为下.颜色称其情.戚容称其服.请问兄弟之丧.子曰.兄弟之丧.则存乎书策矣.
 
    君子不夺人之丧.亦不可夺丧也.
 
    孔子曰.少连.大连.善居丧.三日不怠.三月不解.期悲哀.三年忧.东夷之子也.
 
    三年之丧.言而不语.对而不问.庐垩室之中.不与人坐焉.在垩室之中非时见乎母也.不入门.疏衰皆居垩室.不庐.庐严者也.
 
    妻视叔父母.姑姊妹视兄弟.长中下殇视成人.
 
    亲丧外除.兄弟之丧内除.
 
    视君之母与妻.比之兄弟.发诸颜色者.亦不饮食也.
 
    免丧之外.行于道路.见似目瞿.闻名心瞿.吊死而问疾.颜色戚容.必有以异于人也.如此而后可以服三年之丧.其余则直道而行之是也.
 
    祥主人之除也.于夕为期.朝服.祥因其故服.
 
    子游曰.既祥.虽不当缟者必缟.然后反服.
 
    当袒.大夫至.虽当踊.绝踊而拜之.反改成踊.乃袭.于士.既事成踊.袭而后拜之.不改成踊.
 
    上大夫之虞也少牢.卒哭成事.附.皆大牢下大夫之虞也.犆牲.卒哭成事.附.皆少牢.
 
    祝称卜葬虞.子孙曰哀.夫曰乃.兄弟曰某.卜葬其兄弟曰伯子某.
 
    古者贵贱皆杖.叔孙武叔朝.见轮人以其杖关毂而輠轮者.于是有爵而后杖也.
 
    凿巾以饭.公羊贾为之也.
 
    冒者何也.所以揜形也.自袭以至小敛.不设冒则形.是以袭而后设冒也.
 
    或问于曾子曰.夫既遣而包其余.犹既食而裹其余与.君子既食则裹其余乎.曾子曰.吾子不见大飨乎.夫大飨既飨.卷三牲之俎.归于宾馆.父母而宾客之.所以为哀也.子不见大飨乎.
 
    非为人丧.问与.赐与.
 
    三年之丧.以其丧拜.非三年之丧.以吉拜.三年之丧.如或遗之酒肉.则受之.必三辞.主人衰绖而受之.如君命.则不敢辞.受而荐之.丧者不遗人.人遗之.虽酒肉受也.从父昆弟以下.既卒哭.遗人可也.
 
    县子曰.三年之丧如斩.期之丧如剡.
 
    期之丧.十一月而练.十三月而祥.十五月而禫.
 
    三年之丧.虽功衰不吊.自诸侯达诸士.如有服而将往哭之.则服其服而往.练则吊.既葬.大功吊.哭而退.不听事焉.期之丧未葬.吊于乡人.哭而退.不听事焉.功衰吊.待事不执事.小功缌执事不与于礼.
 
    相趋也.出宫而退.相揖也.哀次而退.相问也.既封而退.相见也.反哭而退.朋友.虞附而退.
 
    吊非从主人也.四十者执綍.乡人.五十者从反哭.四十者待盈坎.
 
    丧食虽恶.必充饥.饥而废事.非礼也.饱而忘哀.亦非礼也.视不明.听不聪.行不正.不知哀.君子病之.故有疾饮酒食肉.五十不致毁.六十不毁.七十饮酒食肉.皆为疑死.
 
    有服.人召之食.不往.大功以下.既葬适人.人食之.其党也食之.非其党弗食也.功衰食菜果.饮水浆.无盐酪.不能食食.盐酪可也.孔子曰.身有疡则浴.首有创则沐.病则饮酒食肉.毁瘠为病.君子弗为也.毁而死.君子谓之无子.
 
    非从柩与反哭.无免于堩.
 
    凡丧.小功以上.非虞附练祥.无沐浴.
 
    疏衰之丧.既葬.人请见之则见.不请见人.小功请见人可也.大功不以执挚.唯父母之丧.不辟涕泣而见人.
 
    三年之丧.祥而从政.期之丧.卒哭而从政.九月之丧.既葬而从政.小功缌之丧.既殡而从政.
 
    曾申问于曾子曰.哭父母有常声乎.曰.中路婴儿失其母焉.何常声之有.
 
    卒哭而讳.王父母.兄弟.世父.叔父.姑.姊.妹.子与父同讳.母之讳.宫中讳.妻之讳.不举诸其侧.与从祖昆弟同名则讳.
 
    以丧冠者.虽三年之丧可也.既冠于次.入哭踊三者三.乃出.
 
    大功之末.可以冠子.可以嫁子.父小功之末.可以冠子.所以嫁子.可以取妇.已虽小功.既卒哭.可以冠取妻.下殇之小.功则不可.
 
    凡弁绖.其衰侈袂.
 
    父有服.宫中子不与于乐.母有服.声闻焉不举乐.妻有服.不举乐于其侧.大功将至.辟琴瑟.小功至.不绝乐.
 
    姑姊妹.其夫死.而夫党无兄弟.使夫之族人主丧.妻之党.虽亲弗主.夫若无族矣.则前后家.东西家.无有.则里尹主之.或曰.主之而附于夫之党.
 
    麻者不绅.执玉不麻.麻不加于采.
 
    国禁哭则止.朝夕之奠即位.自因也.
 
    童子哭不偯.不踊.不杖.不菲不庐.
 
    孔子曰.伯母叔母疏衰.踊不绝地.姑姊妹之大功.踊绝于地.如知此者.由文矣哉.由文矣哉.
 
    世柳之母死.相者由左.世柳死.其徒由右相.由右相.世柳之徒为之也.
 
    天子饭九贝.诸侯七.大夫五.士三.士三月而葬.是月也卒哭.大夫三月而葬.五月而卒哭.诸侯五月而葬.七月而卒哭.士三虞.大夫五.诸侯七.
 
    诸侯使人吊.其次含襚赗临.皆同日而毕事者也.其次如此也.
 
    卿大夫疾.君问之无筭.士壹问之.君于卿大夫.比葬不食肉.比卒哭不举乐.为士比殡不举乐.
 
    升正柩诸侯执綍五百人.四綍.皆衔枚.司马执铎.左八人.右八人.匠人执羽葆御柩.大夫之丧.其升正柩也.执引者三百人.执铎者左右各四人.御柩以茅.
 
    孔子曰.管仲镂簋而朱纮.旅树而反坫.山节而藻梲.贤大夫也.而难为上也.晏平仲祀其先人.豚肩不揜豆.贤大夫也.而难为下也.君子上不僭上.下不偪下.
 
    妇人非三年之丧.不踰封而吊.如三年之丧.则君夫人归.夫人.其归也.以诸侯之吊礼.其待之也.若待诸侯然.夫人至.入自闱门.升自侧阶.君在阼.其它如奔丧礼然.
 
    嫂不抚叔.叔不抚嫂.
 
    君子有三患.未之闻.患弗得闻也.既闻之.患弗得学也.既学之.患弗能行也.君子有五耻.居其位.无其言.君子耻之.有其言.无其行.君子耻之.既得之而又失之.君子耻之.地有余而民不足.君子耻之.众寡均而倍焉.君子耻之.
 
    孔子曰.凶年则乘驽马.祀以下牲.
 
    恤由之丧.哀公使孺悲之孔子.学士丧礼.士丧礼.于是乎书.
 
    子贡观于蜡.孔子曰.赐也乐乎.对曰.一国之人皆若狂.赐未知其乐也.子曰.百日之蜡.一日之泽.非尔所知也.张而不弛.文武弗能也.弛而不张.文武弗为也.一张一弛.文武之道也.
 
    孟献之曰.正月日至.可以有事于上帝.七月日至.可以有事于祖.七月而禘.献子为之也.
 
    夫人之不命于天子.自鲁昭公始也.
 
    外宗为君夫人.犹内宗也.
 
    厩焚.孔子拜乡人.为火来者.拜之.士壹.大夫再.亦相吊之道也.
 
    孔子曰.管仲遇盗.取二人焉.上以为公臣.曰.其所与游辟也.可人也.管仲死.桓公使为之服.官于大夫者之为之服也.自管仲始也.有君命焉尔也
 
    过而举君之讳则起.与君之讳同则称字.
 
    内乱不与焉.外患弗辟也.
 
    赞大行曰.圭.公九寸.侯.伯.七寸.子.男.五寸.博三寸.厚半寸.剡上左右各寸半.玉也.藻三采六等.
 
    哀公问子羔曰.子之食奚当.对曰.文公之下执事也.
 
    成庙则衅之.其礼.祝宗人.宰夫.雍人.皆爵弁纯衣.雍人拭羊.宗人视之.宰夫北面于碑南.东上.雍人举羊升屋.自中.中屋南面.刲羊血流于前.乃降.门.夹室皆用鸡.先门而后夹室.其衈皆于屋下.割鸡.门.当门.夹室.中室.有司皆乡室而立.门.则有司当门北面.既事.宗人告事毕.乃皆退.反命于君曰.衅某庙事毕.反命于寝.君南乡于门内.朝服.既反命.乃退.路寝成.则考之而不衅.衅屋者.交神明之道也.凡宗庙之器.其名者.成则衅之以豭豚.
 
    诸侯出夫人.夫人比至于其国.以夫人之礼行.至以夫人入.使者将命曰.寡君不敏.不能从而事社稷宗庙.使使臣某敢告于执事.主人对曰.寡君固前辞不教矣.寡君敢不敬须以俟命.有司官陈器皿.主人有司亦官受之.妻出.夫使人致之曰.某不敏.不能从而共粢盛.使某也敢告于侍者.主人对曰.某之子不肖.不敢辟诛.敢不敬须以俟命.使者退.主人拜送之.如舅在则称舅.舅没则称兄.无兄则称夫.主人之辞曰.某之子不肖.如姑姊妹亦皆称之.
 
    孔子曰.吾食于少施氏而饱.少施氏食我以礼.吾祭.作而辞曰.疏食不足祭也.吾飧.作而辞曰.疏食也不敢以伤吾子.
 
    纳币一束.束五两.两五寻.
 
    妇见舅姑.兄弟姑姊妹皆立于堂下.西面北上.是见已.见诸父.各就其寝.
 
    女虽未许嫁.年二十而笄.礼之.妇人执其礼.燕则鬈首.
 
    縪长三尺.下广二尺.上广一尺.会去上五寸.纰以爵韦六寸.不至下五寸.纯以素.紃以五采.
 
 丧大记
 
    疾病.外内皆埽.
 
    君大夫彻县.士去琴瑟.寝东首于北牖下.废床.彻亵衣.加新衣.体一人.男女改服.属纩以俟绝气.男子不死于妇人之手.妇人不死于男子之手.
 
    君夫人卒于路寝.大夫世妇卒于滴寝.内子未命.则死于下室.迁尸于寝.士之妻皆死于寝.
 
    复有林麓则虞人设阶.无林麓则狄人设阶.
 
    小臣复.复者朝服.君以卷.夫人以屈狄.大夫以玄赪.世妇以襢衣.士以爵弁.士妻以税衣.皆升自东荣.中屋履危.北面三号.卷衣投于前.司服受之.降自西北荣.其为宾.则公馆复.私馆不复.其在野.则升其乘车之左毂而复.复衣不以衣尸.不以敛.妇人复.不以袡.凡复.男子称名.妇人称字.唯哭先复.复而后行死事.
 
    始卒.主人啼.兄弟哭.妇人哭踊.既正尸.子坐于东方.卿大夫父兄子姓.立于东方.有司庶士.哭于堂下北面.夫人坐于西方.内命妇姑姊妹子姓.立于西方.外命妇率外宗.哭于堂上北面.
 
    大夫之丧.主人坐于东方.主妇坐于西方.其有命夫命妇则坐.无则皆立.士之丧.主人父兄子姓.皆坐于东方.主妇姑姊妹子姓.皆坐于西方.凡哭尸于室者.主人二手承衾而哭.
 
    君子丧未小敛.为寄公国宾出.大夫之丧未小敛.为君命出.士之丧.于大夫.不当敛则出.
 
    凡主人之出也.徒跣.扱衽.拊心.降自西阶.君拜寄公国宾于位.大夫于君命.迎于寝门外.使者升堂致命.主人拜于下.士于大夫亲吊.则与之哭.不逆于门外.
 
    夫人为寄公夫人出.命妇为夫人之命出.士妻不当敛.则为命妇出.
 
    小敛.主人即位于户内.主妇东面.乃敛.卒敛.主人冯之踊.主妇亦如之.主人袒.说髦.括发以麻.妇人髽.带麻于房中.
 
    彻帷.男女奉尸夷于堂.降拜.
 
    君拜寄公国宾.大夫士拜卿大夫于位.于士旁三拜.大夫亦拜寄公夫人于堂上.大夫内子士妻.特拜命妇.泛拜众宾于堂上.主人即位.袭带绖踊.母之丧.即位而免.乃奠.吊者袭裘.加武.带绖.与主人拾踊.
 
    君丧虞人出木角.狄人出壶.雍人出鼎.司马县之.乃官代哭.大夫官代哭.不县壶.士代哭.不以官.君堂上二烛.下二烛.大夫堂上一烛.下二烛.士堂上一烛.下一烛.
 
    宾出彻帷.
 
    哭尸于堂上.主人在东方.由外来者在西方.诸妇南乡.
 
    妇人迎客送客.不下堂.下堂不哭.男子出寝门见人不哭.其无女主.则男主拜女宾于寝门内.其无男主.则女主拜男宾于阼阶下.子幼.则以衰抱之.人为之拜.为后者不在.则有爵者辞.无爵者人为之拜.在竟内则俟之.在竟外则殡葬可也.丧有无后.无无主.
 
    君之丧.三日.子夫人杖.五日既殡.授大夫世妇杖.子大夫.寝门之外杖.寝门之内辑之.夫人世妇.在其次则杖.即位则使人执之.子有王命则去杖.国君之命则辑杖.听卜有事于尸则去杖.大夫于君所则辑杖.于大夫所则杖.
 
    大夫之丧.三日之朝.既殡.主人主妇室老皆杖.大夫有君命则去杖.大夫之命则辑杖.内子为夫人之命去杖.为世妇之命授人杖.
 
    士之丧.二日而殡.三日之朝.主人杖.妇人皆杖.于君命.夫人之命.如大夫.于大夫世妇之命.如大夫.子皆杖.不以即位.大夫士哭殡则杖.哭柩则辑杖.弃杖者.断而弃之于隐者.
 
    君设大盘.造冰焉.大夫设夷盘.造冰焉.士并瓦盘.无冰.设床襢笫.有枕.含一床.袭一床.迁尸于堂又一床.皆有枕席.君大夫士一也.
 
    始死.迁尸于床.幠用敛衾.去死衣.小臣楔齿用角柶.缀足用燕几.君大夫士一也.
 
    管人汲.不说繘.屈之.尽阶不升堂.授御者.御者入浴.小臣四人抗衾.御者二人浴.浴水用盆.沃水用枓.浴用絺巾.挋用浴衣.如它日.小臣爪足.浴余水床于坎.其母之丧.则内御者抗衾而浴.
 
    管人汲.授御者.御者差沐于堂上.君沐粱.大夫沐稷.士沐粱.甸人为垼于西墙下.陶人出重鬲管人受沐.乃煮之.甸人取所彻庙之西北厞.薪用爨之.管人授御者沐.乃沐.沐用瓦盘.挋用巾.如它日.小臣爪手翦须.濡濯弃于坎.
 
    君之丧.子.大夫.公子.众士.皆三日不食.子大夫公子食粥.纳财.朝一溢米.莫一溢米.食之无筭士.疏食水饮.食之无筭.夫人.世妇.诸妻.皆疏食水饮.食之无筭.
 
    大夫之丧.主人.室老.子姓.皆食粥.众士疏食水饮.妻妾疏食水饮.士亦如之.
 
    既葬.主人疏食水饮.不食菜果.妇人亦如之.君大夫士一也.练而食菜果.祥而食肉.
 
    食粥于盛不盥.食于篹者盥.食菜以醯酱.始食肉者.先食干肉.始饮酒者.先饮醴酒.
 
    期之丧.三不食食.疏食水饮.不食菜果.三月既葬.食肉饮酒.期.终丧不食肉.不饮酒.父在.为母.为妻.九月之丧.食饮犹期之丧也.食肉饮酒.不与人乐之.
 
    五月三月之丧.壹不食.再不食.可也.比葬.食肉饮酒.不与人乐之.叔母.世母故主.宗子食肉饮酒.不能食粥.羹之以菜可也.有疾.食肉饮酒可也.五十不成丧.七十唯衰麻在身.
 
    既葬.若君食之.则食之.大夫父之友食之.则食之矣.不辟粱肉.若有酒醴则辞.
 
    小敛于户内.大敛于阼.君以簟席.大夫以蒲席.士以苇席.
 
    小敛布绞.缩者一.横者三.君锦衾.大夫缟衾.士缁衾皆一.衣十有九称.君陈衣于序东.大夫士陈衣于房中.皆西领北上.绞紟不在列.
 
 丧服大记
 
    大敛布绞.缩者三.横者五.布紟二衾.君大夫士一也.君陈衣于庭.百称.北领西上.大夫陈衣于序东.五十称.西领南上.士陈衣于序东.三十称.西领南上.绞紟如朝服.绞一幅为三.不辟紟五幅.无紞.
 
    小敛之衣.祭服不倒.君无襚.大夫士毕主人之祭服.亲戚之衣受之.不以即陈.小敛.君大夫士皆用复衣复衾.大敛.君大夫士祭服无筭.君褶衣褶衾.大夫士犹小敛也.
 
    袍必有表.不禅.衣必有裳.谓之一称.
 
    凡陈衣者实之箧.取衣者亦以箧.升降者自西阶.凡陈衣不诎.非列采不入.絺绤纻不入.
 
    凡敛者袒.迁尸者袭.君之丧.大胥是敛.众胥佐之.大夫之丧.大胥侍之.众胥是敛.士之丧.胥为侍.士是敛.
 
    小敛大敛.祭服不倒.皆左衽.结绞不纽.
 
    敛者既敛必哭.士与其执事则敛.敛焉则为之壹不食.凡敛者六人.
 
    君锦冒黼杀.缀旁七.大夫玄冒黼杀.缀旁五.士缁冒赪杀.缀旁三.凡冒.质长与手齐.杀三尺.自小敛以往用夷衾.夷衾质杀之.裁犹冒也.
 
    君将大敛.子弁绖即位于序端.卿大夫即位于堂廉楹西.北面东上.父兄堂下北面.夫人命妇尸西东面.外宗房中南面.小臣铺席.商祝铺绞紟衾衣.士盥于盘上.士举迁尸于敛上.卒敛.宰告.子冯之踊.夫人东面亦如之.
 
    大夫之丧.将大敛.既铺绞紟衾衣.君至.主人迎先入门右.巫止于门外.君释菜.祝先入升堂.君即位于序端.卿大夫即位于堂廉楹西.北面东上.主人房外南面.主妇尸西东面.迁尸卒敛.宰告.主人降.北面于堂下.君抚之.主人拜稽颡.君降.升主人冯之.命主妇冯之.
 
    士之丧.将大敛.君不在.其余礼犹大夫也.
 
    铺绞紟踊.铺衾踊.铺衣踊.迁尸踊.敛衣踊.敛衾踊.敛绞紟踊.
 
    君抚大夫.抚内命妇.大夫抚室老.抚侄娣.君大夫冯父母妻长子.不冯庶子.士冯父母妻长子庶子.庶子有子.则父母不冯其尸.凡冯尸者.父母先.妻子后.君于臣抚之.父母于子执之.子于父母冯之.妇于舅姑奉之.舅姑于妇抚之.妻于夫拘之.夫于妻于昆弟执之.冯尸不当君所.凡冯尸.兴必踊.
 
    父母之丧.居倚庐.不涂.寝苫枕.由.非丧事不言.君为庐宫之.大夫士襢之.
 
    既葬.柱楣涂庐.不于显者.君大夫士皆宫之.
 
    凡非适子者.自未葬.以于隐者为庐.
 
    既葬.与人立.君言王事.不言国事.大夫士言公事.不言家事.
 
    君既葬.王政入于国.既卒哭.而服王事.大夫士既葬.公政入于家.既卒哭.弁绖带.金革之事无辟也.
 
    既练.居垩室.不与人居.君谋国政.大大士谋家事.既祥.黝垩.祥而外无哭者.禫而内无哭者.乐作矣故也.
 
    禫而从御.吉祭而复寝.期.居庐.终丧不御于内者.父在.为母为妻齐衰期者.大功布衰九月者.皆三月不御于内.妇人不居庐.不寝苫.丧父母.既练而归.期九月者.既葬而归.
 
    公之丧.大夫俟练.士卒哭而归.
 
    大夫士.父母之丧.既练而归.朔月忌日.则归哭于宗室.诸父兄弟之丧.既卒哭而归.
 
    父不次于子.兄不次于弟.
 
    君于大夫世妇.大敛焉.为之赐.则小敛焉.
 
    于外命妇既加盖而君至.于士.既殡而往.为之赐.大敛焉.夫人于世妇.大敛焉.为之赐.小敛焉.于诸妻.为之赐.大敛焉.于大夫外命妇.既殡而往.大夫士既殡.而君往焉.使人戒之.主人具殷奠之礼.俟于门外.见马首.先入门右.巫止于门外.祝代之先.君释菜于门内.祝先升自阼阶.负墉南面.君即位于阼.小臣二人执戈立于前.二人立于后.摈者进.主人拜稽颡.君称言.视祝而踊.主人踊.
 
    大夫则奠可也.士则出俟于门外.命之反奠.乃反奠.卒奠.主人先俟于门外.君退.主人送于门外.拜稽颡.君于大夫疾.三问之.在殡.三往焉.士疾.壹问之.在殡.壹往焉.
 
    君吊则复殡服.
 
    夫人吊于大夫士.主人出迎于门外.见马首.先入门右.夫人入升堂即位.主妇降自西阶.拜稽颡于下.夫人视世子而踊.奠如君至之礼.夫人退.主妇送于门内.拜稽颡.主人送于大门之外.不拜.
 
    大夫君.不迎于门外.入即位于堂下.主人北面.众主人南面.妇人即位于房中.若有君命.命夫命妇之命.四邻宾客.其君后主人而拜.
 
    君吊.见尸柩而后踊.
 
    大夫士.若君不戒而往.不具殷奠.君退必奠.
 
    君大棺八寸.属六寸.椑四寸.上大夫大棺八寸.属六寸.下大夫大棺六寸.属四寸.士棺六寸.
 
    君里棺用朱绿.用杂金鐕.大夫里棺用玄绿.用牛骨鐕.士不绿.
 
    君盖用漆.三衽三束.大夫盖用漆.二衽二束.士盖不用漆.二衽二束.
 
    君大夫●爪.实于绿中.士埋之.
 
    君殡用輴.攒至于上.毕涂屋.大夫殡以帱.攒置于西序.涂不暨于棺.士殡见衽.涂上帷之.
 
    熬君四种八筐.大夫三种六筐.士二种四筐.加鱼腊焉.
 
    饰棺.君龙帷.三池.振容.黼荒.火三列.黼三列.素锦褚.加伪荒.纁纽六.齐.五采.五贝.黼翣二.黻翣二.画翣二.皆戴圭.鱼跃拂池.君纁戴六.纁披六.大夫画帷.二池.不振容.画荒.火三列.黻三列.素锦褚.纁纽二.玄纽二.齐.三采.三贝.黻翣二.画翣二.皆戴绥.鱼跃拂池.大夫戴.前纁后玄.披亦如之.士布帷布荒.一池.揄绞.纁纽二.缁纽二.齐.三采.一贝.画翣二.皆戴绥.士戴.前纁后缁.二披用纁.
 
    君葬用輴.四綍二碑.御棺用羽葆.大夫葬用輴.二綍二碑.御棺用茅.士葬用国车.二綍无碑.比出宫.御棺用功布.
 
    凡封.用綍去碑负引.君封以衡.大夫士以咸.君命毋哗.以鼓封.大夫命毋哭.士哭者相止也.
 
    君松椁.大夫柏椁.士杂木椁.
 
    棺椁之间.君容柷.大夫容壶.士容甒.
 
    君里椁虞筐.大夫不里椁.士不虞筐.
 
 祭法
 
    祭法.有虞氏禘黄帝而郊喾.祖颛顼而宗尧.夏后氏亦禘黄帝而郊鲧.祖颛顼而宗禹.殷人禘喾而郊冥.祖契而宗汤.周人禘喾而郊稷.祖文王而宗武王.
 
    燔柴于泰坛.祭天也.瘗埋于泰折.祭地也.用骍犊.
 
    埋少牢于泰昭.祭时也.相近于坎坛.祭寒暑也.王宫.祭日也.夜明.祭月也.幽宗.祭星也.雩宗.祭水旱也.四坎坛.祭四方也.山林川谷丘陵能出云.为风雨.见怪物.皆曰神.有天下者祭百神.诸侯在其地则祭之.亡其地则不祭.
 
    大凡生于天地之间者皆曰命.其万物死皆曰折.人死曰鬼.此五代之所不变也.七代之所更立者.禘郊宗祖.其余不变也.
 
    天下有王.分地建国.置都立邑设庙祧坛墠而祭之.乃为亲疏多少之数.是故王立七庙.一坛一墠.曰考庙.曰王考庙.曰皇考庙.曰显考庙.曰祖考庙.皆月祭之.远庙为祧.有二祧.享尝乃止.去祧为坛.去坛为墠.坛墠.有祷焉祭之.无祷乃止.去墠曰鬼.诸侯立五庙.一坛一墠.曰考庙.曰王考庙.曰皇考庙.皆月祭之.显考庙.祖考庙.享尝乃止.去祖为坛.去坛为墠.坛墠.有祷焉祭之.无祷乃止.去墠为鬼.大夫立三庙二坛.曰考庙.曰王考庙.曰皇考庙.享尝乃止.显考祖.考无庙.有祷焉.为坛祭之.去坛为鬼.适士二庙一坛.曰考庙.曰王考庙.享尝乃止.显考无庙.有祷焉.为坛祭之.去坛为鬼.官师一庙.曰考庙.王考无庙.而祭之.去王考为鬼.庶士庶人无庙.死曰鬼.
 
    王为群姓立社.曰大社.王自为立社.曰王社.诸侯为百姓立社.曰国社.诸侯自为立社.曰侯社.大夫以下成群立社.曰置社.
 
    王为群姓立七祀.曰司命.曰中溜.曰国门.曰国行.曰泰厉.曰户.曰灶.王自为立七祀.诸侯为国立五祀.曰司命.曰中溜.曰国门.曰国行.曰公厉.诸侯自为立五祀.大夫立三祀.曰族厉.曰门.曰行.适士立二祀.曰门.曰行.庶士.庶人立一祀.或立户.或立灶.
 
    王下祭殇五.适子.适孙.适曾孙.适玄孙.适来孙.诸侯下祭三.大夫下祭二.适士及庶人.祭子而止.
 
    夫圣王之制祭祀也.法施于民则祀之.以死勤事则祀之.以劳定国则祀之.能御大菑则祀之.能捍大患则祀之.是故厉山氏之有天下也.其子曰农.能殖百谷.夏之衰也.周弃继之.故祀以为稷.共工氏之霸九州也.其子曰后土.能平九州.故祀以为社.帝喾能序星辰以着众.尧能赏均刑法以义终.舜勤众事而野死.鲧鄣鸿水而殛死.禹能修鲧之功.黄帝正名百物.以明民共财.颛顼能修之.契为司徒而民成.冥勤其官而水死.汤以宽治民而除其虐.文王以文治.武王以武功.去民之菑.此皆有功烈于民者也.及夫日月星辰.民所瞻仰也.山林川谷丘陵.民所取财用也.非此族也.不在祀典.
 
 祭义
 
    祭不欲数.数则烦.烦则不敬.祭不欲疏.疏则怠.怠则忘.是故君子.合诸天道.春禘秋尝.霜露既降.君子履之.必有凄怆之心.非其寒之谓也.春雨露既濡.君子履之.必有怵惕之心.如将见之.乐以迎来.哀以送往.故禘有乐而尝无乐.
 
    致齐于内.散齐于外.齐之日.思其居处思其笑语.思其志意.思其所乐.思其所嗜.齐三日.乃见其所为齐者.
 
    祭之日.入室.僾然必有见乎其位.周还出户.肃然必有闻乎其容声.出户而听.忾然必有闻乎其叹息之声.
 
    是故先王之孝也.色不忘乎目.声不绝乎耳.心志嗜欲.不忘乎心.致爱则存.致悫则着.着存不忘乎心.夫安得不敬乎.
 
    君子生则敬养.死则敬享.思终身弗辱也.君子有终身之丧.忌日之谓也.忌日不用.非不祥也.言夫日.志有所至.而不敢尽其私也.
 
    唯圣人为能飨帝.孝子为能飨亲.飨者乡也.乡之然后能飨焉.是故孝子临尸而不怍.君牵牲.夫人奠盎.君献尸.夫人荐豆.卿大夫相君.命妇相夫人.齐齐乎其敬也.愉愉乎其忠也.勿勿诸其欲其飨之也.
 
    文王之祭也.事死者如事生.思死者如不欲生.忌日必哀.称讳如见亲.祀之忠也.如见亲之所爱.如欲色然.其文王与.诗云.明发不寐.有怀二人.文王之诗也.祭之明日.明发不寐.飨而致之.又从而思之.祭之日.乐与哀半.飨之必乐.已至必哀.
 
    仲尼尝.奉荐而进.其亲也悫.其行也趋趋以数.已祭.子赣问曰.子之言祭.济济漆漆然.今子之祭.无济济漆漆.何也.子曰.济济者.容也.远也.漆漆者.容也.自反也.容以远.若容以自反也.夫何神明之及交.夫何济济漆漆之有乎.反馈乐成.荐其荐俎.序其礼乐.备其百官.君子致其济济漆漆.夫何慌惚之有乎.夫言岂一端而已.夫各有所当也.
 
    孝子将祭.虑事不可以不豫.比时具物.不可以不备.虚中以治之.
 
    宫室既修.墙屋既设.百物既备.夫妇齐戒.沐浴盛服.奉承而进之.洞洞乎.属属乎.如弗胜.如将失之.其孝敬之心至也与.荐其荐俎.序其礼乐.备其百官.奉承而进之.
 
    于是谕其志意.以其慌惚以与神明交.庶或飨之.庶或飨之.孝子之志也.
 
    孝子之祭也.尽其悫而悫焉.尽其信而信焉.尽其敬而敬焉.尽其礼而不过失焉.进退必敬.如亲听命.则或使之也.
 
    孝子之祭可知也.其立之也.敬以诎.其进之也.敬以愉.其荐之也.敬以欲.退而立.如将受命.已彻而退.敬齐之色.不绝于面.孝子之祭也.立而不诎.固也.进而不愉.疏也.荐而不欲.不爱也.退立而不如受命.敖也.已彻而退.无敬齐之色.而忘本也.如是而祭.失之矣.
 
    孝子之有深爱者.必有和气.有和气者.必有愉色.有愉色者.必有婉容.孝子如执玉.如奉盈.洞洞属属然如弗胜.如将失之.严威俨恪.非所以事亲也.成人之道也.
 
    先王之所以治天下者五.贵有德.贵贵.贵老.敬长.慈幼.此五者.先王之所以定天下也.贵有德.何为也.为其近于道也.贵贵.为其近于君也.贵老.为其近于亲也.敬长.为其近于兄也.慈幼.为其近于子也.是故至孝近乎王.至弟近乎霸.至孝近乎王.虽天子必有父.至弟近乎霸.虽诸侯有必兄.先王之教.因而弗改.所以领天下国家也.
 
    子曰.立爱自亲始.教民睦也.立教自长始.教民顺也.教以慈睦.而民贵有亲.教以敬长.而民贵用命.孝以事亲.顺以听命.错诸天下.无所不行.
 
    郊之祭也.丧者不敢哭.凶服者不敢入.国门.敬之至也.
 
    祭之日.君牵牲.穆荅君.卿大夫序从.既入庙门.丽于碑.卿大夫袒.而毛牛尚耳.鸾刀以刲.取膟膋.乃退.爓祭.祭腥.而退.敬之至也.
 
    郊之祭.大报天而主日.配以月.夏后氏祭其闇.殷人祭其阳.周人祭日.以朝及闇.
 
    祭日于坛.祭月于坎.以别幽明.以制上下.
 
    祭日于东.祭月于西.以别外内.以端其位.
 
    日出于东.月生于西.阴阳长短.终始相巡.以致天下之和.
 
    天下之礼.致反始也.致鬼神也.致和用也.致义也.致让也.致反始.以厚其本也.致鬼神.以尊上也.致物用.以立民纪也.致义.则上下不悖逆矣.致让.以去争也.合此五者.以治天下之礼也.虽有奇邪而不治者.则微矣.
 
    宰我曰.吾闻鬼神之名.不知其所谓.子曰.气也者.神之盛也.魄也者.鬼之盛也.合鬼与神.教之至也.
 
    众生必死.死必归土.此之谓鬼.骨肉毙于下.阴为野土.
 
    其气发扬于上为昭明.焄蒿凄怆.此百物之精也.神之着也.
 
    因物之精.制为之极.明命鬼神.以为黔首.则百众以畏.万民以服.
 
    圣人以是为未足也.筑为宫室.设为宗祧以别亲疏远迩.教民反古复始.不忘其所由生也.众之服自此.故听且速也.
 
    二端既立.报以二礼.建设朝事.燔燎膻芗.见以萧光.以报气也.此教众反始也.荐黍稷羞肝肺.首心.见间以侠甒加以郁鬯.以报魄也.教民相爱.上下用情.礼之至也.君子反古复始.不忘其所由生也.是以致其敬.发其情.竭力从事.以报其亲.不敢弗尽也.
 
    是故昔者天子为借千亩.冕而朱纮.躬秉耒.诸侯为借百亩.冕而青纮.躬秉耒.以事天地山川.社稷先古.以为醴酪齐盛.于是乎取之.敬之至也.
 
    古者天子诸侯.必有养兽之官.及岁时.齐戒沐浴而躬朝之.牺牷祭牲.必于是取之.敬之至也.君召牛.纳而视之.择其毛而卜之.吉.然后养之.君皮弁素积.朔月月半君巡牲.所以致力.孝之至也.
 
    古者天子诸侯.必有公桑蚕室.近川而为之.筑宫仞有三尺.棘墙而外闭之.及大昕之朝.君皮弁素积卜三宫之夫人.世妇之吉者.使入蚕于蚕室.奉种浴于川.桑于公桑.风戾以食之.岁既单矣.世妇卒蚕.奉茧以示于君.遂献茧于夫人.夫人曰.此所以为君服与.遂副袆而受之.因少牢以礼之.古之献茧者.其率用此与.及良日.夫人缫.三盆手.遂布于三宫夫人世妇之吉者.使缫遂朱绿之.玄黄之.以为黼黻文章.服既成.君服以祀先王先公.敬之至也.
 
    君子曰.礼乐不可斯须去身.致乐以治心.则易直子谅之心油然生矣.易直子谅之心生则乐.乐则安.安则久.久则天.天则神.天则不言而信.神则不怒而威.致乐以治心者也.致礼以治躬则庄敬.庄敬则严威.心中斯须不和不乐.而鄙诈之心入之矣.外貌斯须不庄不敬.而慢易之心入之矣.故乐也者.动于内者也.礼也者.动于外者也.乐极和.礼极顺.内和而外顺.则民瞻其颜色.而不与争也.望其容貌而众不生慢易焉.故德辉动乎内.而民莫不承德.理发乎外.而众莫不承顺.故曰.致礼乐之道.而天下塞焉.举而错之无难矣.乐也者.动于内者也.礼者也.动于外者也.故礼主其减.乐主其盈.礼减而进.以进为文.乐盈而反.以反为文.礼减而不进则销.乐盈而不反则放.故礼有报而乐有反.礼得其报则乐.乐得其反则安.礼之报.乐之反.其义一也.
 
    曾子曰.孝有三.大孝尊亲.其次弗辱.其下能养.公明仪问于曾子曰.夫子可以为孝乎.曾子曰.是何言与.是何言与.君子之所为孝者.先意承志.谕父母于道.参直养者也.安能为孝乎.曾子曰.身也者.父母之遗体也.行父母之遗体.敢不敬乎.居处不庄.非孝也.事君不忠.非孝也.莅官不敬非孝也.朋友不信.非孝也.战陈无勇.非孝也.五者不遂.灾及于亲.敢不敬乎.亨孰膻芗.尝而荐之.非孝也.养也.君子之所谓孝也者.国人称愿然曰.幸哉.有子如此.所谓孝也已.众之本.教曰孝.其行曰养.养可能也.敬为难.敬可能也.安为难.安可能也.卒为难.父母既没慎行其身.不遗父母恶名.可谓能终矣.仁者仁此者也.礼者履此者也.义者宜此者也.信者信此者也.强者强此者也.乐自顺此生.刑自反此作.曾子曰.夫孝.置之而塞乎天地.溥之而横乎四海.施诸后世而无朝夕.推而放诸东海而准.推而放诸西海而准.推而放诸南海而准.推而放诸北海而准.诗云.自西自东.自南自北.无思不服.此之谓也.曾子曰.树木以时伐焉.禽兽以时杀焉.夫子子曰.断一树.杀一兽.不以其时.非孝也.孝有三.小孝用力.中孝用劳.大孝不匮.思慈爱忘劳.可谓用力矣.尊仁安义.可谓用劳矣.博施备物.可谓不匮矣.父母爱之.喜而弗忘.父母恶之.惧而无怨.父母有过.谏而不逆.父母既没.必求仁者之粟以祀之.此之谓礼终.
 
    乐正子春下堂而伤其足.数月不出.犹有忧色.门弟子曰.夫子之足瘳矣.数月不出.犹有忧色.何也.乐正子春曰.善如尔之问也.善如尔之问也.吾闻诸曾子.曾子闻诸夫子曰.天之所生.地之所养.无人为大.父母全而生之.子全而归之.可谓孝矣.不亏其体.不辱其身.可谓全矣.故君子顷步而弗敢忘孝也.今予忘孝之道.予是以有忧色也.壹举足而不敢忘父母.壹出言而不敢忘父母.壹举足而不敢忘父母.是故道而不径.舟而不游.不敢以先父母之遗体行殆.壹出言而不敢忘父母.是故恶言不出于口.忿言不反于身.不辱其身.不羞其亲.可谓孝矣.
 
    昔者有虞氏贵德而尚齿.夏后氏贵爵而尚齿.殷人贵富而尚齿.周人贵亲而尚齿虞.夏.殷.周.天下之盛王也.未有遗年者.年之贵乎天下久矣.次乎事亲也.
 
    是故朝廷同爵则尚齿.七十杖于朝.君问则席.八十不俟朝.君问则就之.而弟达乎朝廷矣.
 
    行肩而不并.不错则随.见老者则车徒辟.斑白者.不以其任行乎道路.而弟达乎道路矣.居乡以齿.而老穷不遗.强不犯弱.众不暴寡.而弟达乎州巷矣.
 
    古之道.五十不为甸徒.颁禽隆诸长者.而弟达乎獀狩矣.军旅什伍.同爵则尚齿.而弟达乎军旅矣.
 
    孝弟发诸朝廷.行乎道路.至乎州巷.放乎獀狩.修乎军旅.众以义死之.而弗敢犯也.
 
    祀乎明堂.所以教诸侯之孝也.食三老五更于大学.所以教诸侯之弟也.祀先贤于西学.所以教诸侯之德也.耕借.所以教诸侯之养也.朝觐.所以教诸侯之臣也.五者.天下之大教也.
 
    食三老五更于大学.天子袒而割牲.执酱而馈.执爵而酳.冕而摠干.所以教诸侯之弟也.是故乡里有齿而老穷不遗.强不犯弱.众不暴寡.此由大学来者也.天子设四学.当入学而大子齿.
 
    天子巡守.诸侯待于竟.天子先见百年者.八十九十者.东行.西行者弗敢过.西行.东行者弗敢过.欲言政者.君就之可也.
 
    壹命齿于乡里.再命齿于族.三命不齿.族有七十者弗敢先.七十者.不有大故不入朝.若有大故而入.君必与之揖让.而后及爵者.
 
    天子有善.让德于天.诸侯有善.归诸天子.卿大夫有善.荐于诸侯.士庶人有善.本诸父母.存诸长老.禄爵庆赏.成诸宗庙.所以示顺也.昔者圣人建阴阳天地之情.立以为易.易抱龟南面.天子卷冕北面.虽有明知之心.必进断其志焉.示不敢专.以尊天也.善则称人.过则称己.教不伐.以尊贤也.
 
    孝子将祭祀.必有齐庄之心以虑事.以具服物.以修宫室.以治百事.及祭之日.颜色必温.行必恐.如惧不及爱然.其奠之也.容貌必温.身必诎.如语焉而未之然.宿者皆出.其立卑静以正.如将弗见然.及祭之后.陶陶遂遂.如将复入然.是故悫善不违身.耳目不违心.思虑不违亲.结诸心.形诸色.而术省之.孝子之志也.
 
    建国之神位.右社稷而左宗庙.
 
 祭统
 
    凡治人之道.莫急于礼.礼有五经.莫重于祭.夫祭者.非物自外至者也.自中出生于心也.心怵而奉之以礼.是故唯贤者能尽祭之义.
 
    贤者之祭也.必受其福.非世所谓福也.福者备也.备者百顺之名也.无所不顺者谓之备.言内尽于己.而外顺于道也.忠臣以事其君.孝子以事其亲.其本一也.上则顺于鬼神.外则顺于君长.内则以孝于亲.如此之谓备.唯贤者能备.能备然后能祭.是故贤者之祭也.致其诚信.与其忠敬.奉之以物.道之以礼.安之以乐.参之以时.明荐之而已矣.不求其为.此孝子之心也.
 
    祭者.所以追养继孝也.孝者畜也.顺于道.不逆于伦是之谓畜.
 
    是故孝子之事亲也.有三道焉.生则养.没则丧.丧毕则祭.养则观其顺也.丧则观其哀也.祭则观其敬而时也.尽此三道者.孝子之行也.
 
    既内自尽.又外求助.昏礼是也.故国君取夫人之辞曰.请君之玉女.与寡人共有敝邑.事宗庙社稷.此求助之本也.夫祭也者.必夫妇亲之.所以备外内之官也.官备则具备.水草之菹.陆产之醢.小物备矣.三牲之俎.八簋之实.美物备矣.昆虫之异.草木之实.阴阳之物备矣.
 
    凡天之所生.地之所长.苟可荐者.莫不咸在.示尽物也.外则尽物.内则尽志.此祭之心也.是故天子亲耕于南郊.以共齐盛.王后蚕于北郊.以共纯服.诸侯耕于东郊.亦以共齐盛.夫人蚕于北郊.以共冕服.天子诸侯.非莫耕也.王后夫人.非莫蚕也.身致其诚信.诚信之谓尽.尽之谓敬.敬尽然后可以事神明.此祭之道也.
 
    及时将祭.君子乃齐.齐之为言齐也.齐不齐.以致齐者也.是以君子非有大事也.非有恭敬也.则不齐.不齐则于物无防也.嗜欲无止也.及其将齐也.防其邪物.讫其嗜欲.耳不听乐.故记曰.齐者不乐.言不敢散其志也.心不苟虑.必依于道.手足不苟动.必依于礼.是故君子之齐也.专致其精明之德也.故散齐七日以定之.致齐三日以齐之.定之之谓齐.齐者精明之至也.然后可以交于神明也.是故先期旬有一日.宫宰宿夫人.夫人亦散齐七日.致齐三日.君致齐于外.夫人致齐于内.然后会于大庙.君纯冕立于阼.夫人副袆立于东房.君执圭瓒祼尸.大宗执璋瓒亚祼.及迎牲.君执纼.卿大夫从.士执刍.宗妇执盎从夫人.荐涗水.君执鸾刀.羞哜.夫人荐豆.此之谓夫妇亲之.
 
    及入舞.君执干戚就舞位.君为东上.冕而摠干.率其群臣.以乐皇尸.是故天子之祭也.与天下乐之.诸侯祭也.与竟内乐之.冕而摠干.率其群臣.以乐皇尸.此与竟内乐之之义也.
 
    夫祭有三重焉.献之属莫重于祼.声莫重于升歌.舞莫重于武宿夜.此周道也.凡三道者.所以假于外.而以增君子之志也.故与志进退.志轻则亦轻.志重则亦重.轻其志而求外之重也.虽圣人弗能得也.是故君子之祭也.必身自尽也.所以明重也.道之以礼.以奉三重.而荐诸皇尸.此圣人之道也.
 
    夫祭有馂.馂者祭之末也.不可不知也.是故古之人有言曰.善终者如始.馂其是已.是故古之君子曰.尸亦馂鬼神之余也.惠术也.可以观政矣.是故尸谡.君与卿四人馂.君起.大夫六人馂.臣馂君之余也.大夫起.士八人馂.贱馂贵之余也.士起.各执其具以出.陈于堂下.百官进.彻之.下馂上之余也.凡馂之道.每变以众.所以别贵贱之等.而兴施惠之象也.是故以四簋黍.见其修于庙中也.庙中者.竟内之象也.祭者.泽之大者也.是故上有大泽.则惠必及下.顾上先下后耳.非上积重而下有冻馁之民也.是故上有大泽.则民夫人待于下流.知惠之必将至也.由馂见之矣.故曰.可以观政矣.
 
    夫祭之为物大矣.其兴物备矣.顺以备者也.其教之本与.是故君子之教也.外则教之以尊其君长.内则教之以孝于其亲.是故明君在上.则诸臣服从.崇事宗庙社稷.则子孙顺孝.尽其道.端其义.而教生焉.是故君子之事君也.必身行之.所不安于上.则不以使下.所恶于下.则不以事上.非诸人.行诸己.非教之道也.是故君子之教也.必由其本.顺之至也.祭其是与.故曰.祭者教之本也已.
 
    夫祭有十伦焉.见事鬼神之道焉.见君臣之义焉.见父子之伦焉.见贵贱之等焉.见亲疏之杀焉.见爵赏之施焉.见夫妇之别焉.见政事之均焉.见长幼之序焉.见上下之际焉.此之谓十伦.
 
    铺筵设同几.为依神也.诏祝于室.而出于祊.此交神明之道也.
 
    君迎牲而不迎尸.别嫌也.尸在庙门外则疑于臣.在庙中则全于君.君在庙门外则疑于君.入庙门则全于臣.全于子.是故不出者.明君臣之义也.
 
    夫祭之道.孙为王父尸.所使为尸者.于祭者子行也.父北面而事之.所以明子事父之道也.此父子之伦也.
 
    尸饮五.君洗玉爵献卿.尸饮七.以瑶爵献大夫.尸饮九.以散爵献士及群有司.皆以齿.明尊卑之等也.
 
    夫祭有昭穆.昭穆者.所以别父子.远近.长幼.亲疏之序.而无乱也.是故有事于大庙.则群昭群穆咸在.而不失其伦.此之谓亲疏之杀也.
 
    古者明君.爵有德而禄有功.必赐爵禄于大庙.示不敢专也.故祭之日.一献.君降立于阼阶之南.南乡.所命北面.史由君右.执策命之.再拜稽首.受书以归.而舍奠于其庙.此爵赏之施也.
 
    君卷冕立于阼.夫人副袆立于东房.夫人荐豆执校.执醴授之执镫.尸酢夫人执柄.夫人授尸执足.夫妇相授受.不相袭处.酢必易爵.明夫妇之别也.
 
    凡为俎者.以骨为主.骨有贵贱.殷人贵髀.周人贵肩.凡前贵于后.殂者.所以明祭之必有惠也.是故贵者取贵骨.贱者取贱骨.贵者不重.贱者不虚.示均也.惠均则政行.政行则事成.事成则功立.功之所以立者.不可不知也.俎者.所以明惠之必均也.善为政者如此.故曰.见政事之均焉.
 
    凡赐爵.昭为一.穆为一.昭与昭齿.穆与穆齿.凡群有司皆以齿.此之谓长幼有序.
 
    夫祭有畀.辉.胞.翟.阍者.惠下之道也.唯有德之君.为能行此.明足以见之.仁足以与之.畀之为言与也.能以其余畀其下者也.辉者.甲吏之贱者也.胞者.肉吏之贱者也.翟者.乐吏之贱者也.阍者.守门之贱者也.古者不使刑人守门.此四守者.吏之至贱者也.尸又至尊.以至尊既祭之末.而不忘至贱.而以其余畀之.是故明君在上.则竟内之民无冻馁者矣此之谓上下之际.
 
    凡祭有四时.春祭曰礿.夏祭曰禘.秋祭曰尝.冬祭曰烝.礿.禘.阳义也.尝.烝.阴义也.禘者阳之盛也.尝者阴之盛也.故曰.莫重于禘尝.古者于禘也.发爵赐服.顺阳义也.于尝也.出田邑.发秋政.顺阴义也.故记曰.尝之日.发公室.示赏也.草艾则墨.未发秋政.则民弗敢草也.故曰.禘尝之义大矣.治国之本也.不可不知也.明其义者君也.能其事者臣也.不明其义.君人不全.不能其事.为臣不全.夫义者.所以济志也.诸德之发也.是故其德盛者其志厚.其志厚者其义章.其义章者其祭也敬.祭敬.则竟内之子孙.莫敢不敬矣.是故君子之祭也.必身亲莅之.有故则使人可也.虽使人也.君不失其义者.君明其义故也.其德薄者其志轻.疑于其义而求祭.使之必敬也.弗可得已.祭而不敬.何以为民父母矣.
 
    夫鼎有铭.铭者自名也.自名以称扬其先祖之美.而明着之后世者也.为先祖者.莫不有美焉.莫不有恶焉.铭之义.称美而不称恶.此孝子孝孙之心也.唯贤者能之.铭者.论譔其先祖之有德善.功烈.勋劳.庆赏.声名.列于天下.而酌之祭器.自成其名焉.以祀其先祖者也.显扬先祖.所以崇孝也.身比焉.顺也.明示后世.教也.夫铭者.壹称而上下皆得焉耳矣.是故君子之观于铭也.既美其所称.又美其所为.为之者.明足以见之.仁足以与之.知足以利之.可谓贤矣.贤而勿伐.可谓恭矣.故卫孔悝之鼎铭曰.六月丁亥.公假于大庙.公曰.叔舅.乃祖庄叔.左右成公.成公乃命庄叔.随难于汉阳.即宫于宗周.奔走无射.启右献公.献公乃命成叔.纂乃祖服.乃考文叔.兴旧耆欲.作率庆士.躬恤卫国.其勤公家.夙夜不解.民咸曰休哉.公曰.叔舅.予女铭.若纂乃考服.悝拜稽首曰.对扬以辟之.勤大命.施于烝彝鼎.此卫孔悝之鼎铭也.古之君子.论譔其先祖之美而明着之后世者也.以比其身.以重其国家如此.子孙之守宗庙社稷者.其先祖无美而称之.是诬也.有善而弗知.不明也.知而弗传.不仁也.此三者.君子之所耻也.
 
    昔者周公旦.有勋劳于天下.周公既没.成王.康王.追念周公之所以勋劳者.而欲尊鲁.故赐之以重祭外祭则郊社是也.内祭则大尝禘是也.夫大尝禘.升歌清庙.下而管象.朱干玉戚以舞大武.八佾以舞夏.此天子之乐也.康周公.故以赐鲁也.子孙纂之.至于今不废.所以明周公之德.而又以重其国也.
 
 经解
 
    孔子曰.入其国.其教可知也.其为人也.温柔敦厚.诗教也.疏通知远.书教也.广博易良.乐教也.絜静精微.易教也.恭俭庄敬.礼教也.属辞比事.春秋教也.故诗之失愚.书之失诬.乐之失奢.易之失贼.礼之失烦.春秋之失乱.其为人也.温柔敦厚而不愚.则深于诗者也.疏通知远而不诬.则深于书者也.广博易良而不奢.则深于乐者也.絜静精微而不贼.则深于易者也.恭俭庄敬而不烦.则深于礼者也.属辞比事而不乱.则深于春秋者也.
 
    天子者.与天地参.故德配天地.兼利万物.与日月并明.明照四海而不遗微小.其在朝廷.则道仁圣礼义之序.燕处.则听雅颂之音.行步.则有环佩之声.升车.则有鸾和之音.居处有礼.进退有度.百官得其宜.万事得其序.诗云.淑人君子.其仪不忒.其仪不忒.正是四国.此之谓也.发号出令而民说.谓之和.上下相亲.谓之仁.民不求其所欲而得之.谓之信.除去天地之害.谓之义.义与信.和与仁.霸王之器也.有治民之意.而无其器则不成.
 
    礼之于正国也.犹衡之于轻重也.绳墨之于曲直也.规矩之于方圜也.故衡诚县.不可欺以轻重.绳墨诚陈.不可欺以曲直.规矩诚设.不可欺以方圜.君子审礼.不可诬以奸诈.是故隆礼由礼.谓之有方之士.不隆礼.不由礼.谓之无方之民.敬让之道也.故以奉宗庙则敬.以入朝廷.则贵贱有位.以处室家.则父子亲.兄弟和.以处乡里.则长幼有序.孔子曰.安上治民.莫善于礼.此之谓也.
 
    故朝觐之礼.所以明君臣之义也.聘问之礼.所以使诸侯相尊敬也.丧祭之礼.所以明臣子之恩也.乡饮酒之礼.所以明长幼之序也.昏姻之礼.所以明男女之别也.夫礼.禁乱之所由生.犹坊止水之所自来也.故以旧坊为无所用而坏之者.必有水败.以旧礼为无所用而去之者.必有乱患.
 
    故昏姻之礼废.则夫妇之道苦.而淫辟之罪多矣.乡饮酒之礼废.则长幼之序失.而争斗之狱繁矣.丧祭之礼废.则臣子之恩薄.而倍死忘生者众矣.聘觐之礼废.则君臣之位失.诸侯之行恶.而倍畔侵陵之败起矣.
 
    故礼之教化也微.其止邪也于未形.使人日徙善远罪而不自知也.是以先王隆之也.易曰.君子慎始.差若豪牦.缪以千里.此之谓也.
 
 哀公问
 
    哀公问于孔子曰.大礼何如.君子之言礼.何其尊也.孔子曰.丘也小人.不足以知礼.君曰.否.吾子言之也.孔子曰.丘闻之.民之所由生礼为大.非礼无以节事天地之神也.非礼无以辨君臣.上下.长幼.之位也.非礼无以别男女.父子.兄弟.之亲.昏姻.疏数.之交也.君子以此之为尊敬然.然后以其所能教百姓.不废其会节.有.成事.然后治其雕镂.文章黼黻.以嗣.其顺之.然后言其丧筭.备其鼎俎.设其豕腊.修其宗庙.岁时以敬祭祀.以序宗族.即安其居.节丑其衣服.卑其宫室.车不雕几.器不刻镂.食不贰味.以与民同利.昔之君子之行礼者如此.公曰.今之君子.胡莫行之也.孔子曰.今之君子.好实无厌.淫德不倦.荒怠敖慢.固民是尽.午其众以伐有道.求得当欲.不以其所.昔之用民者由前.今之用民者由后.今之君子.莫为礼也.
 
    孔子侍坐于哀公.哀公曰.敢问人道谁为大.孔子愀然作色而对曰.君之及此言也.百姓之德也.固臣敢无辞而对.人道政为大.公曰.敢问何谓为政.孔子对曰.政者正也.君为正.则百姓从政矣.君之所为.百姓之所从也.君所不为.百姓何从.公曰.敢问为政如之何.孔子对曰.夫妇别.父子亲.君臣严.三者正.则庶物从之矣.公曰.寡人虽无似也.愿闻所以行三言之道.可得闻乎.孔子对曰.古之为政.爱人为大.所以治爱人.礼为大.所以治礼.敬为大.敬之至矣.大昏为大.大昏至矣.大昏既至.冕而亲迎.亲之也.亲之也者.亲之也.是故君子兴敬为亲.舍敬是遗亲也.弗爱不亲.弗敬不正.爱与敬其政之本与.公曰.寡人愿有言.然.冕而亲迎.不已重乎.孔子愀然作色而对曰.合二姓之好.以继先圣之后.以为天地宗庙社稷之主.君何谓已重乎.公曰.寡人固.不固.焉得闻此言也.寡人欲问.不得其辞.请少进.孔子曰.天地不合.万物不生.大昏.万世之嗣也.君何谓已重焉.孔子遂言曰.内以治宗庙之礼.足以配天地之神明.出以治直言之礼.足以立上下之敬.物耻足以振之.国耻足以兴之.为政先礼.礼其政之本与.孔子遂言曰.昔三代明王之政.必敬其妻子也.有道.妻也者.亲之主也.敢不敬与.子也者.亲之后也.敢不敬与.君子无不敬也.敬身为大.身也者.亲之枝也.敢不敬与.不能敬其身.是伤其亲.伤其亲.是伤其本.伤其本.枝从而亡.三者.百姓之象也.身以及身.子以及子.妃以及妃.君行此三者.则忾乎天下矣.大王之道也如此.则国家顺矣.
 
    公曰.敢问何谓敬身.孔子对曰.君子过言则民作辞.过动则民作则.君子言不过辞.动不过则.百姓不命而敬恭.如是则能敬其身.能敬其身.则能成其亲矣.
 
    公曰.敢问何谓成亲.孔子对曰.君子也者.人之成名也.百姓归之名.谓之君子之子.是使其亲为君子也.是为成其亲之名也已.孔子遂言曰.古之为政.爱人为大.不能爱人.不能有其身.不能有其身.不能安土.不能安土.不能乐天.不能乐天.不能成其身.
 
    公曰.敢问何谓成身.孔子对曰.不过乎物.
 
    公曰.敢问君子何贵乎天道也.孔子对曰.贵其不已.如日月东西相从而不已也.是天道也.不闭其久.是天道也.无为而物成.是天道也.已成而明.是天道也.
 
    公曰.寡人惷愚.冥烦.子志之心也.孔子蹴然辟席而对曰.仁人不过乎物.孝子不过乎物.是故仁人之事亲也如事天.事天如事亲.是故孝子成身.公曰.寡人既闻此言也.无如后罪何.孔子对曰.君之及此言也.是臣之福也.
 
 仲尼燕居
 
    仲尼燕居.子张.子贡.言游.侍.纵言至于礼.子曰.居.女三人者.吾语女礼.使女以礼周流.无不遍也.子贡越席而对曰.敢问何如.子曰.敬而不中礼谓之野.恭而不中礼谓之给.勇而不中礼谓之逆.子曰.给夺慈仁.
 
    子曰.师.尔过.而商也不及.子产犹众人之母也.能食之.不能教也.子贡越席而对曰.敢问将何以为此中者也.子曰.礼乎礼.夫礼所以制中也.子贡退.言游进曰.敢问礼也者.领恶而全好者与.子曰.然.然则何如.子曰.郊社之义.所以仁鬼神也.尝禘之礼.所以仁昭穆也.馈奠之礼.所以仁死丧也.射乡之礼.所以仁乡党也.食飨之礼.所以仁宾客也.子曰.明乎郊社之义.尝禘之礼.治国其如指诸掌而已乎.是故以之居处有礼.故长幼辨也.以之闺门之内有礼.故三族和也.以之朝廷有礼.故官爵序也.以之田猎有礼.故戎事闲也.以之军旅有礼.故武功成也.是故宫室得其度.量鼎得其象.味得其时.乐得其节.车得其式.鬼神得其飨.丧纪得其哀.辨说得其党.官得其体.政事得其施.加于身而错于前.凡众之动得其宜.
 
    子曰.礼者何也.即事之治也.君子有其事.必有其治.治国而无礼.譬犹瞽之无相与.伥伥乎其何之.譬如终夜有求于幽室之中.非烛何见.若无礼.则手足无所错.耳目无所加.进退揖让无所制.是故以之居处.长幼失其别.闺门三族失其和.朝廷官爵失其序.田猎戎事失其策.军旅武功失其制.宫室失其度.量鼎失其象.味失其时.乐失其节.车失其式.鬼神失其飨.丧纪失其哀.辨说失其党.官失其体.政事失其施.加于身而错于前.凡众之动失其宜.如此则无以祖洽于众也.
 
    子曰.慎听之.女三人者.吾语女礼.犹有九焉.大飨有四焉.苟知此矣.虽在●亩之中.事之.圣人已.两君相见.揖让而入门.入门而县兴.揖让而升堂.升堂而乐阕.下管象武.夏钥序兴.陈其荐俎.序其礼乐.备其百官.如此而后君子知仁焉.行中规.还中矩.和鸾中采齐.客出以雍.彻以振羽.是故君子无物而不在礼矣.入门而金作.示情也.升歌清庙.示德也.下而管象.示事也.是故古之君子.不必亲相与言也.以礼乐相示而已.
 
    子曰.礼也者.理也.乐也者.节也.君子无理不动.无节不作.不能诗.于礼缪.不能乐.于礼素.薄于德.于礼虚.子曰.制度在礼.文为在礼.行之其在人乎.子贡越席而对曰.敢问夔其穷与.子曰.古之人与.古之人也.达于礼而不达于乐.谓之素.达于乐而不达于礼.谓之偏.夫夔达于乐而不达于礼.是以传于此名也.古之人也.
 
    子张问政.子曰.师乎.前.吾语女乎.君子明于礼乐.举而错之而已.子张复问.子曰.师.尔以为必铺几筵.升降酌献酬酢.然后谓之礼乎.尔以为必行缀兆.兴羽钥.作钟鼓.然后谓之乐乎.言而履之.礼也.行而乐之.乐也.君子力此二者.以南面而立.夫是以天下大平也.诸侯朝.万物服体.而百官莫敢不承事矣.礼之所兴.众之所治也.礼之所废.众之所乱也.目巧之室.则有奥阼.席则有上下.车则有左右.行则有随.立则有序.古之义也.室而无奥阼.则乱于堂室也.席而无上下.则乱于席上也.车而无左右.则乱于车也.行而无随.则乱于涂也.立而无序.则乱于位也.昔圣帝明王诸侯.辨贵贱.长幼.远近.男女.外内.莫敢相踰越.皆由此涂出也.三子者.既得闻此言也.于夫子.昭然若发蒙矣.
 
 孔子闲居
 
    孔子闲居.子夏侍.子夏曰.敢问诗云.凯弟君子.民之父母.何如斯可谓民之父母矣.孔子曰.夫民之父母乎.必达于礼乐之原.以致五至而行三无.以横于天下.四方有败.必先知之.此之谓民之父母矣.子夏曰.民之父母.既得而闻之矣.敢问何谓五至.孔子曰.志之所至.诗亦至焉.诗之所至.礼亦至焉.礼之所至.乐亦至焉.乐之所至.哀亦至焉.哀乐相生.是故正明目而视之.不可得而见也.倾耳而听之.不可得而闻也.志气塞乎天地.此之谓五至.
 
    子夏曰.五至既得而闻之矣.敢问何谓三无.孔子曰.无声之乐.无体之礼.无服之丧.此之谓三无.子夏曰.三无既得略而闻之矣.敢问何诗近之.孔子曰.夙夜其命宥密.无声之乐也.威仪逮逮.不可选也.无体之礼也.凡民有丧.匍匐救之.无服之丧也.
 
    子夏曰.言则大矣美矣盛矣.言尽于此而已乎.孔子曰.何为其然也.君子之服之也.犹有五起焉.子夏曰.何如.孔子曰.无声之乐.气志不违.无体之礼.威仪迟迟.无服之丧.内恕孔悲.无声之乐.气志既得.无体之礼.威仪翼翼.无服之丧.施及四国.无声之乐.气志既从.无体之礼.上下和同.无服之丧.以畜万邦.无声之乐.日闻四方.无体之礼.日就月将.无服之丧.纯德孔明.无声之乐.气志既起.无体之礼.施及四海.无服之丧.施于孙子.
 
    子夏曰.三王之德.参于天地.敢问何如斯可谓参于天地矣.孔子曰.奉三无私以劳天下.子夏曰.敢问何谓三无私.孔子曰.天无私覆.地无私载.日月无私照.奉斯三者以劳天下.此之谓三无私.其在诗曰.帝命不违.至于汤齐.汤降不迟.圣敬日齐.昭假迟迟.上帝是只.帝命式于九围.是汤之德也.
 
    天有四时.春秋冬夏.风雨霜露.无非教也.地载神气.神气风霆.风霆流形.庶物露生.无非教也.
 
    清明在躬.气志如神.嗜欲将至.有开必先.天降时雨.山川出云.其在诗曰.嵩高惟岳.峻极于天.惟岳降神.生甫及申.惟申及甫.惟周之翰.四国于蕃.四方于宣.此文武之德也.
 
    三代之王也.必先令闻.诗云.明明天子.令闻不已.三代之德也.弛其文德.协此四国.大王之德也.子夏蹶然而起.负墙而立.曰.弟子敢不承乎.
 
 坊记
 
    子言之.君子之道.辟则坊与.坊民之所不足者也.大为之坊.民犹踰之.故君子礼以坊德.刑以坊淫.命以坊欲.
 
    子云.小人贫斯约.富斯骄.约斯盗.骄斯乱.礼者.因人之情而为之节文.以为民坊者也.故圣人之制富贵也.使民富不足以骄.贫不至于约.贵不慊于上.故乱益亡.
 
    子云.贫而好乐.富而好礼.众而以宁者.天下其几矣.诗云.民之贪乱.宁为荼毒.故制国不过千乘.都城不过百雉.家富不过百乘.以此坊民.诸侯犹有畔者.
 
    子云.夫礼者.所以章疑别微.以为民坊者也.故贵贱有等.衣服有别.朝廷有位.则民有所让.
 
    子云.天无二日.土无二王.家无二主.尊无二上.示民有君臣之别也.春秋不称楚越之王丧.礼.君不称天.大夫不称君.恐民之惑也.诗云.相彼盍旦.尚犹患之.
 
    子云.君不与同姓同车.与异姓同车不同服.示民不嫌也.以此坊民.民犹得同姓以弒其君.
 
    子云.君子辞贵不辞贱.辞富不辞贫.则乱益亡.故君子与其使食浮于人也.宁使人浮于食.
 
    子云.觞酒豆肉.让而受恶.民犹犯齿.衽席之上.让而坐下.民犹犯贵.朝延之位.让而就贱.民犹犯君.诗云.民之无良.相怨一方.受爵不让.至于已斯亡.
 
    子云.君子贵人而贱已.先人而后己.则民作让故称人之君曰君.自称其君曰寡君.
 
    子云.利禄先死者而后生者.则民不偝.先亡者而后存者.则民可以托.诗云.先君之思.以畜寡人.以此坊民.民犹偝死而号无告.
 
    子云.有国家者.贵人而贱禄.则民兴让.尚技而贱车.则民兴艺.故君子约言.小人先言.
 
    子云.上酌民言.则下天上施.上不酌民言.则犯也.下不天上施.则乱也.故君子信让以莅百姓.则民之报礼重.诗云.先民有言.询于刍荛.
 
    子云.善则称人.过则称己.则民不争.善则称人.过则称己.则怨益亡.诗云.尔卜尔筮.履无咎言.子云.善则称人.过则称己.则民让善.诗云.考卜惟王.度是镐京.惟龟正之.武王成之.子云.善则称君.过则称己.则民作忠.君陈曰.尔有嘉谋嘉猷.入告尔君于内.女乃顺之于外曰.此谋此猷.惟我君之德.于乎是惟良显哉.子云.善则称亲.过则称己.则民作孝.大誓曰.予克纣.非予武.惟朕文考无罪.纣克予.非朕文考有罪.惟予小子无良.
 
    子云.君子弛其亲之过.而敬其美.论语曰.三年无改于父之道.可谓孝矣.高宗云.三年其惟不言.言乃讙.
 
    子云.从命不忿.微谏不倦.劳而不怨.可谓孝矣.诗云.孝子不匮.
 
    子云.睦于父母之党.可谓孝矣.故君子因睦以合族.诗云.此令兄弟.绰绰有裕.不令兄弟.交相为愈.
 
    子云.于父之执.可以乘其车.不可以衣其衣.君子以广孝也.
 
    子云.小人皆能养其亲.君子不敬何以辨.
 
    子云.父子不同位.以厚敬也.书云.厥辟不辟.忝厥祖.
 
    子云.父母在.不称老.言孝不言慈.闺门之内.戏而不叹.君子以此坊民.民犹薄于孝而厚于慈.
 
    子云.长民者.朝廷敬老则民作孝.
 
    子云.祭祀之有尸也.宗庙之主也.示民有事也.修宗庙.敬祀事.教民追孝也.以此坊民.民犹忘其亲.
 
    子云.敬则用祭器.故君子不以菲废礼.不以美没礼.故食礼.主人亲馈则客祭.主人不亲馈则客不祭.故君子苟无礼.虽美不食焉.易曰.东邻杀牛.不如西邻之禴祭.寔受其福.诗云.既醉以酒.既饱以德.以此示民.民犹争利而忘义.
 
    子云.七日戒.三日齐.承一人焉以为尸.过之者趋走.以教敬也.醴酒在室.醍酒在堂.澄酒在下.示不淫也.尸饮三.众宾饮一.示民有上下也.因其酒肉.聚其宗族.以教民睦也.故堂上观乎室.堂下观乎上.诗云.礼仪卒度.笑语卒获.
 
    子云.宾礼每进以让.丧礼每加以远.浴于中溜.饭于牖下.小敛于户内.大敛于阼.殡于客位.祖于庭.葬于墓.所以示远也.殷人吊于圹.周人吊于家.示民不偝也.子云.死.民之卒事也.吾从周.以此坊民.诸侯犹有薨而不葬者.
 
    子云.升自客阶.受吊于宾位.教民追孝也.未没丧.不称君.示民不争也.故鲁春秋记晋丧曰.杀其君之子奚齐.及其君卓.以此坊民.子犹有弒其父者.
 
    子云.孝以事君.弟以事长.示民不贰也.故君子有君不谋仕.唯卜之日称二君.丧父三年.丧君三年.示民不疑也.父母在不敢有其身.不敢私其财.示民有上下也.故天子四海之内.无客礼莫敢为主焉.故君适其臣.升自阼阶.即位于堂.示民不敢有其室也.父母在.馈献不及车马.示民不敢专也.以此坊民.民犹忘其亲而贰其君.
 
    子云.礼之先币帛也.欲民之先事而后禄也.先财而后礼.则民利.无辞而行情.则民争.故君子于有馈者.弗能见.则不视其馈.易曰.不耕获.不菑畬.凶.以此坊民.民犹贵禄而贱行.
 
    子云.君子不尽利以遗民.诗云.彼有遗秉.此有不敛穧.伊寡妇之利.故君子仕则不稼.田则不渔.食时不力珍.大夫不坐羊.士不坐犬.诗云.采葑采菲.无以下体.德音莫违.及尔同死.以此坊民.民犹忘义而争利.以亡其身.
 
    子云.夫礼坊民所淫.章民之别.使民无嫌.以为民纪者也.故男女无媒不交.无币不相见.恐男女之无别也.以此坊民.民犹有自献其身.诗云.伐柯如之何.匪斧不克.取妻如之何.匪媒不得.蓺麻如之何横从其亩.取妻如之何.必告父母.
 
    子云.取妻不取同姓.以厚别也.故买妾不知其姓.则卜之.以此坊民.鲁春秋犹去夫人之姓曰吴.其死曰孟子卒.
 
    子云.礼.非祭.男女不交爵.以此坊民.阳侯犹杀缪侯.而窃其夫人.故大飨废夫人之礼.
 
    子云.寡妇之子.不有见焉.则弗友也.君子以辟远也.故朋友之交.主人不在.不有大故.则不入其门.以此坊民.民犹以色厚于德.
 
    子云.好德如好色.诸侯不下渔色.故君子远色以为民纪.故男女授受不亲.御妇人则进左手.姑姊妹女子子已嫁而反.男子不与同席而坐.寡妇不夜哭.妇人疾.问之.不问其疾.以此坊民.民犹淫泆而乱于族.
 
    子云.昏礼.婿亲迎.见于舅姑.舅姑承子以授婿.恐事之违也.以此坊民.妇犹有不至者.
 
 中庸
 
    天命之谓性.率性之谓道.修道之谓教.道也者.不可须臾离也.可离非道也.是故君子戒慎乎其所不睹.恐惧乎其所不闻.莫见乎隐.莫显乎微.故君子慎其独也.喜怒哀乐之未发谓之中.发而皆中节谓之和.中也者.天下之大本也.和也者.天下之达道也.致中和.天地位焉.万物育焉.
 
    仲尼曰.君子中庸.小人反中庸.君子之中庸也.君子而时中.小人之中庸也.小人而无忌惮也.子曰.中庸其至矣乎.民鲜能久矣.子曰.道之不行也.我知之矣.知者过之.愚者不及也.道之不明也.我知之矣.贤者过之.不肖者不及也.人莫不饮食也.鲜能知味也.子曰.道其不行矣夫.
 
    子曰.舜其大知也与.舜好问而好察迩言.隐恶而扬善.执其两端.用其中于民.其斯以为舜乎.
 
    子曰.人皆曰予知.驱而纳诸罟擭陷阱之中.而莫之知辟也.人皆曰予知.择乎中庸而不能期月守也.
 
    子曰.回之为人也.择乎中庸.得一善.则拳拳服膺而弗失之矣.子曰.天下国家可均也.爵禄可辞也.白刃可蹈也.中庸不可能也.
 
    子路问强.子曰.南方之强与.北方之强与.抑而强与.宽柔以教.不报无道.南方之强也.君子居之.衽金革死而不厌.北方之强也.而强者居之.故君子和而不流.强哉矫.中立而不倚.强哉矫.国有道.不变塞焉.强哉矫.国无道.至死不变.强哉矫.
 
    子曰.素隐行怪.后世有述焉.吾弗为之矣.君子遵道而行.半涂而废.吾弗能已矣.君子依乎中庸.遯世不见知而不悔.唯圣者能之.君子之道费而隐.夫妇之愚可以与知焉.及其至也.虽圣人亦有所不知焉.夫妇之不肖.可以能行焉.及其至也.虽圣人亦有所不能焉.天地之大也.人犹有所憾.故君子语大.天下莫能载焉.语小.天下莫能破焉.诗云.鸢飞戾天.鱼跃于渊.言其上下察也.君子之道.造端乎夫妇.及其至也.察乎天地.
 
    子曰.道不远人.人之为道而远人.不可以为道.诗云.伐柯伐柯.其则不远.执柯以伐柯.睨而视之.犹以为远.故君子以人治人.改而止.忠恕违道不远.施诸己而不愿.亦勿施于人.君子之道四.丘未能一焉.所求乎子以事父.未能也.所求乎臣以事君.未能也.所求乎弟以事兄.未能也.所求乎朋友先施之.未能也.庸德之行.庸言之谨.有所不足.不敢不勉.有余.不敢尽.言顾行.行顾言.君子胡不慥慥尔.君子素其位而行.不愿乎其外.素富贵行乎富贵.素贫贱行乎贫贱.素夷狄行乎夷狄.素患难行乎患难.君子无入而不自得焉.在上位不陵下.在下位不援上.正己而不求于人.则无怨.上不怨天.下不尤人.故君子居易以俟命.小人行险以徼幸.
 
    子曰.射有似乎君子.失诸正鹄.反求诸其身.君子之道.辟如行远必自迩.辟如登高必自卑.诗曰.妻子好合.如鼓瑟琴.兄弟既翕.和乐且耽.宜尔室家.乐尔妻帑.子曰.父母其顺矣乎.
 
    子曰.鬼神之为德.其盛矣乎.视之而弗见.听之而弗闻.体物而不可遗.使天下之人.齐明盛服.以承祭祀.洋洋乎如在其上.如在其左右.诗曰.神之格思.不可度思.矧可射思.夫微之显.诚之不可揜如此夫.
 
    子曰.舜其大孝也与.德为圣人.尊为天子.富有四海之内.宗庙飨之.子孙保之.故大德必得其位.必得其禄.必得其名.必得其寿.故天之生物.必因其材而笃焉.故栽者培之.倾者覆之.诗曰.嘉乐君子.宪宪令德.宜民宜人.受禄于天.保佑命之.自天申之.故大德者必受命.
 
    子曰.无忧者.其惟文王乎.以王季为父.以武王为子.父作之.子述之.武王缵大王.王季.文王.之绪.壹戎衣而有天下.身不失天下之显名.尊为天子.富有四海之内.宗庙飨之.子孙保之.武王末受命.周公成文武之德.追王大王.王季.上祀先公以天子之礼.斯礼也.达乎诸侯大夫.及士庶人.父为大夫.子为士.葬以大夫.祭以士.父为士.子为大夫.葬以士.祭以大夫.期之丧.达乎大夫.三年之丧.达乎天子.父母之丧.无贵贱一也.
 
    子曰.武王.周公.其达孝矣乎.夫孝者.善继人之志.善述人之事者也.春秋修其祖庙.陈其宗器.设其裳衣.荐其时食.宗庙之礼.所以序昭穆也.序爵.所以辨贵贱也.序事.所以辨贤也.旅酬下为上.所以逮贱也.燕毛.所以序齿也.践其位.行其礼.奏其乐.敬其所尊.爱其所亲.事死如事生.事亡如事存.孝之至也.郊社之礼.所以事上帝也.宗庙之礼.所以祀乎其先也.明乎郊社之礼.禘尝之义.治国其如示诸掌乎.
 
    哀公问政.子曰.文武之政.布在方策.其人存.则其政举.其人亡.则其政息.人道敏政.地道敏树.夫政也者.蒲卢也.故为政在人.取人以身.修身以道.修道以仁.仁者人也.亲亲为大.义者宜也.尊贤为大.亲亲之杀.尊贤之等.礼所生也.在下位不获乎上.民不可得而治矣.故君子不可以不修身.思修身.不可以不事亲.思事亲.不可以不知人.思知人.不可以不知天.天下之达道五.所以行之者三.曰.君臣也.父子也.夫妇也.昆弟也.朋友之交也.五者天下之达道也.知.仁.勇.三者.天下之达德也.所以行之者一也.或生而知之.或学而知之.或困而知之.及其知之一也.或安而行之.或利而行之.或勉强而行之.及其成功一也.
 
    子曰.好学近乎知.力行近乎仁.知耻近乎勇.知斯三者.则知所以修身.知所以修身.则知所以治人.知所以治人.则知所以治天下国家矣.凡为天下国家有九经.曰.修身也.尊贤也.亲亲也.敬大臣也.体群臣也.子庶民也.来百工也.柔远人也.怀诸侯也.修身则道立.尊贤则不惑.亲亲则诸父昆弟不怨.敬大臣则不眩.体群臣则士之报礼重.子庶民则百姓劝.来百工则财用足.柔远人则四方归之.怀诸侯则天下畏之.
 
    齐明盛服.非礼不动.所以修身也.去谗远色.贱货而贵德.所以劝贤也.尊其位.重其禄.同其好恶.所以劝亲亲也.官盛任使.所以劝大臣也.忠信重禄.所以劝士也.时使薄敛.所以劝百姓也.日省月试.既廪称事.所以劝百工也.送往迎来.嘉善而矜不能.所以柔远人也.继绝世.举废国.治乱持危.朝聘以时.厚往而薄来.所以怀诸侯也.
 
    凡为天下国家有九经.所以行之者一也.凡事豫则立.不豫则废.言前定则不跲.事前定则不困.行前定则不疚.道前定则不穷.
 
    在下位不获乎上.民不可得而治矣.获乎上有道.不信乎朋友.不获乎上矣.信乎朋友有道.不顺乎亲.不信乎朋友矣.顺乎亲有道.反诸身不诚.不顺乎亲矣.诚身有道.不明乎善.不诚乎身矣.
 
    诚者.天之道也.诚之者.人之道也.诚者.不勉而中.不思而得.从容中道.圣人也.诚之者.择善而固执之者也.博学之.审问之.慎思之.明辨之.笃行之.有弗学.学之弗能.弗措也.有弗问.问之弗知.弗措也.有弗思.思之弗得.弗措也.有弗辨.辨之弗明.弗措也.有弗行.行之弗笃.弗措也.人一能之.己百之.人十能之.己千之.果能此道矣.虽愚必明.虽柔必强.
 
    自诚明.谓之性.自明诚.谓之教.诚则明矣.明则诚矣.唯天下至诚为能尽其性.能尽其性.则能尽人之性.能尽人之性.则能尽物之性.能尽物之性.则可以赞天地之化育.可以赞天地之化育.则可以与天地参矣.
 
    其次致曲.曲能有诚.诚则形.形则着.着则明.明则动.动则变.变则化.唯天下至诚为能化.
 
    至诚之道.可以前知.国家将兴.必有祯祥.国家将亡.必有妖孽.见乎蓍龟.动乎四体.祸福将至.善必先知之.不善必先知之.故至诚如神.
 
    诚者.自成也.而道.自道也.诚者.物之终始.不诚无物.是故君子诚之为贵.诚者.非自成己而已也.所以成物也.成己.仁也.成物.知也.性之德也.合外内之道也.故时措之宜也.故至诚无息.不息则久.久则征.征则悠远.悠远则博厚.博厚则高明.博厚所以载物也.高明所以覆物也.悠久所以成物也.博厚配地.高明配天.悠久无疆.如此者.不见而章.不动而变.无为而成.天地之道.可壹言而尽也.其为物不贰.则其生物不测.天地之道.博也.厚也.高也.明也.悠也.久也.
 
    今夫天.斯昭昭之多.及其无穷也.日月星辰系焉.万物覆焉.今夫地.一撮土之多.及其广厚.载华岳而不重.振河海而不泄.万物载焉.今夫山.一卷石之多.及其广大.草木生之.禽兽居之.宝藏兴焉.今夫水.一勺之多.及其不测.鼋鼍鲛龙鱼鳖生焉.货财殖焉.诗曰.惟天之命.于穆不已.盖曰.天之所以为天也.于乎不显.文王之德之纯.盖曰.文王之所以为文也.纯亦不已.
 
    大哉圣人之道.洋洋乎.发育万物.峻极于天.优优大哉.礼仪三百.威仪三千.待其人然后行.故曰.苟不至德.至道不凝焉.
 
    故君子尊德性而道问学.致广大而尽精微.极高明而道中庸.温故而知新.敦厚以崇礼.
 
    是故居上不骄.为下不倍.国有道.其言足以兴.国无道.其默足以容.诗曰.既明且哲.以保其身.其此之谓与.
 
    子曰.愚而好自用.贱而好自专.生乎今之世.反古之道.如此者.灾及其身者也.非天子不议礼.不制度.不考文.今天下车同轨.书同文.行同伦.虽有其位.苟无其德.不敢作礼乐焉.虽有其德.苟无其位.亦不敢作礼乐焉.
 
    子曰.吾说夏礼.杞不足征也.吾学殷礼.有宋存焉.吾学周礼.今用之.吾从周王天下有三重焉.其寡过矣乎.上焉者.虽善无征.无征不信.不信民弗从.下焉者.虽善不尊.不尊不信.不信民弗从.故君子之道.本诸身.征诸庶民.考诸三王而不缪.建诸天地而不悖.质诸鬼神而无疑.百世以俟圣人而不惑.质诸鬼神而无疑.知天也.百世以俟圣人而不惑.知人也.是故君子动而世为天下道.行而世为天下法.言而世为天下则.远之则有望.近之则不厌.诗曰.在彼无恶.在此无射.庶几夙夜.以永终誉.君子未有不如此.而蚤有誉于天下者也.
 
    仲尼祖述尧舜.宪章文武.上律天时.下袭水土.辟如天地之无不持载.无不覆帱.辟如四时之错行.如日月之代明.万物并育而不相害.道并行而不相悖.小德川流.大德敦化.此天地之所以为大也.唯天下至圣.为能聪明睿知.足以有临也.宽裕温柔.足以有容也.发强刚毅.足以有执也.齐庄中正.足以有敬也.文理密察.足以有别也.溥博渊泉.而时出之.溥博如天.渊泉如渊.见而民莫不敬.言而民莫不信.行而民莫不说.是以声名洋溢乎中国.施及蛮貊.舟车所至.人力所通.天之所覆.地之所载.日月所照.霜露所队.凡有血气者.莫不尊亲.故曰配天.唯天下至诚.为能经纶天下之大经.立天下之大本.知天地之化育.夫焉有所倚.肫肫其仁.渊渊其渊.浩浩其天.苟不固聪明圣知达天德者.其孰能知之.
 
    诗曰.衣锦尚絅.恶其文之着也.故君子之道.闇然而日章.小人之道.的然而日亡.君子之道.淡而不厌.简而文.温而理.知远之近.知风之自.知微之显.可与入德矣.诗云.潜虽伏矣.亦孔之昭.故君子内省不疚.无恶于志.君子所不可及者.其唯人之所不见乎.诗云.相在尔室.尚不愧于屋漏.故君子不动而敬.不言而信.诗曰.奏假无言.时靡有争.是故君子不赏而民劝.不怒而民威于鈇钺.诗曰.不显惟德.百辟其刑之.是故君子笃恭而天下平.诗曰.予怀明德.不大声以色.
 
    子曰.声色之于以化民未也.诗曰.德輶如毛.毛犹有伦.上天之载.无声无臭至矣.
 
 表记
 
    子言之.归乎.君子隐而显.不矜而庄.不厉而威.不言而信.
 
    子曰.君子不失足于人.不失色于人.不失口于人.是故君子貌足畏也.色足惮也.言足信也.甫刑曰.敬忌而罔有择言在躬.
 
    子曰.裼袭之不相因也.欲民之毋相渎也.子曰.祭极敬.不继之以乐.朝极辨.不继之以倦.
 
    子曰.君子慎以辟祸.笃以不揜.恭以远耻.
 
    子曰.君子庄敬日强.安肆日偷.君子不以一日使其躬儳焉.如不终日.子曰.齐戒以事鬼神.择日月以见君.恐民之不敬也.子曰.狎侮死焉.而不畏也.子曰.无辞不相接也.无礼不相见也.欲民之毋相亵也.易曰.初筮告.再三渎.渎则不告.
 
    子言之.仁者天下之表也.义者天下之制也.报者天下之利也.子曰.以德报德.则民有所劝.以怨报怨.则民有所惩.诗曰.无言不雠.无德不报.大甲曰.民非后.无能胥以宁.后非民.无以辟四方.子曰.以德报怨.则宽身之仁也.以怨报德.则刑戮之民也.子曰.无欲而好仁者.无畏而恶不仁者.天下一人而已矣.是故君子议道自已.而置法以民.子曰.仁有三.与仁同功而异情.与仁同功.其仁未可知也.与仁同过.然后其仁可知也.仁者安仁.知者利仁.畏罪者强仁.仁者右也.道者左也.仁者人也.道者义也.厚于仁者薄于义.亲而不尊.厚于义者薄于仁.尊而不亲.道有至.义有考.至道以王.义道以霸.考道以为无失.
 
    子言之.仁有数.义有长短小大.中心憯怛.爱人之仁也.率法而强之.资仁者也.诗云.丰水有芑.武王岂不仕.诒厥孙谋.以燕翼子.武王烝哉.数世之人也.国风曰.我今不阅.皇恤我后.终身之仁也.
 
    子曰.仁之为器重.其为道远.举者莫能胜也.行者莫能致也.取数多者.仁也.夫勉于仁者.不亦难乎.是故君子以义度人.则难为人.以人望人.则贤者可知已矣.子曰.中心安仁者.天下一人而已矣.大雅曰.德輶如毛.民鲜克举之.我仪图之.惟仲山甫举之.爱莫助之.小雅曰.高山仰止.景行行止.子曰.诗之好仁如此.乡道而行.中道而废.忘身之老也不知年数之不足也.俛焉日有孳孳.毙而后已.子曰.仁之难成久矣.人人失其所好.故仁者之过易辞也.子曰.恭近礼.俭近仁.信近情.敬让以行.此虽有过.其不甚矣.夫恭寡过.情可信.俭易容也.以此失之者.不亦鲜乎.诗曰.温温恭人.惟德之基.子曰.仁之难成久矣.惟君子能之.是故君子不以其所能者病人.不以人之所不能者愧人.是故圣人之制行也.不制以已.使民有所劝勉愧耻以行其言.礼以节之.信以结之.容貌以文之.衣服以移之.朋友以极之.欲民之有壹也.小雅曰.不愧于人.不畏于天.是故君子服其服.则文以君子之容.有其容.则文以君子之辞.遂其辞.则实以君子之德.是故君子耻服其服而无其容.耻有其容而无其辞.耻有其辞而无其德.耻有其德而无其行.是故君子衰绖则有哀色.端冕则有敬色.甲胄则有不可辱之色.诗云.惟鹈在梁.不濡其翼.彼记之子.不称其服.
 
    子言之.君子之所谓义者.贵贱皆有事于天下.天子亲耕.粢盛秬鬯.以事上帝.故诸侯勤以辅事于天子.子曰.下之事上也.虽有庇民之大德.不敢有君民之心.仁之厚也.是故君子恭俭以求役仁.信让以求役礼.不自尚其事.不自尊其身.俭于位而寡于欲.让于贤.卑己而尊人.小心而畏义.求以事君.得之自是.不得自是.以听天命.诗云.莫莫葛藟.施于条枚.凯弟君子.求福不回.其舜.禹.文王.周公.之谓与.有君民之大德.有事君之小心.诗云.惟此文王.小心翼翼.昭事上帝.聿怀多福.厥德不回.以受方国.子曰.先王谥以尊名.节以壹惠.耻名之浮于行也.是故君子不自大其事.不自尚其功.以求处情.过行弗率.以求处厚.彰人之善而美人之功.以求下贤.是故君子虽自卑而民敬尊之.子曰.后稷天下之为烈也.岂一手一足哉.唯欲行之浮于名也.故自谓便人.
 
    子言之.君子之所谓仁者.其难乎.诗云.凯弟君子.民之父母.凯以强教之.弟以说安之.乐而毋荒.有礼而亲.威庄而安.孝慈而敬.使民有父之尊.有母之亲.如此而后可以为民父母矣.非至德其孰能如此乎.今父之亲子也.亲贤而下无能.母之亲子也.贤则亲之.无能则怜之.母亲而不尊.父尊而不亲.水之于民也.亲而不尊.火尊而不亲.土之于民也.亲而不尊.天尊而不亲.命之于民也.亲而不尊.鬼尊而不亲.
 
    子曰.夏道尊命.事鬼敬神而远之.近人而忠焉.先禄而后威.先赏而后罚.亲而不尊.其民之敝.惷而愚.乔而野.朴而不文.
 
    殷人尊神.率民以事神.先鬼而后礼.先罚而后赏.尊而不亲.其民之敝.荡而不静.胜而无耻.周人尊礼尚施.事鬼敬神而远之.近人而忠焉.其赏罚用爵列.亲而不尊.其民之敝.利而巧.文而不惭.贼而蔽.
 
    子曰.夏道未渎辞.不求备.不大望于民.民未厌其亲.殷人未渎礼.而求备于民.周人强民.未渎神.而赏爵刑罚穷矣.
 
    子曰.虞夏之道.寡怨于民.殷周之道.不胜其敝.子曰.虞夏之质.殷周之文.至矣.虞夏之文.不胜其质.殷周之质.不胜其文.
 
    子言之曰.后世虽有作者.虞帝弗可及也已矣.君天下.生无私.死不厚其子.子民如父母.有憯怛之爱.有忠利之教.亲而尊.安而敬.威而爱.富而有礼.惠而能散.其君子尊仁畏义.耻费轻实.忠而不犯.义而顺.文而静.宽而有辨.甫刑曰.德威惟威.德明惟明.非虞帝其孰能如此乎.
 
    子言之.事君先资其言.拜自献其身.以成其信.是故君有责于其臣.臣有死于其言.故其受禄不诬.其受罪益寡.
 
    子曰.事君大言入则望大利.小言入则望小利.故君子不以小言受大禄.不以大言受小禄.易曰.不家食吉.
 
    子曰.事君不下达.不尚辞.非其人弗自.小雅曰.靖共尔位.正直是与.神之听之.式谷以女.
 
    子曰.事君远而谏.则讇也.近而不谏.则尸利也.子曰.迩臣守和.宰正百官.大臣虑四方.子曰.事君欲谏不欲陈.诗云.心乎爱矣.瑕不谓矣.中心藏之.何日忘之.
 
    子曰.事君难进而易退.则位有序.易进而难退.则乱也.故君子三揖而进.一辞而退.以远乱也.子曰.事君三违而不出竟.则利禄也.人虽曰不要.吾弗信也.子曰.事君慎始而敬终.子曰.事君可贵可贱.可富可贫.可生可杀.而不可使为乱.
 
    子曰.事君军旅不辟难.朝廷不辞贱.处其位而不履其事.则乱也.故君使其臣.得志则慎虑而从之.否则孰虑而从之.终事而退.臣之厚也.易曰.不事王侯.高尚其事.
 
    子曰.唯天子.受命于天士受命于君.故君命顺.则臣有顺命.君命逆.则臣有逆命.诗曰.鹊之姜姜.鹑之贲贲.人之无良.我以为君.
 
    子曰.君子不以辞尽人.故天下有道.则行有枝叶.天下无道.则辞有枝叶.是故君子于有丧者之侧.不能赙焉.则不问其所费.于有病者之侧.不能馈焉.则不问其所欲.有客不能馆.则不问其所舍.故君子之接如水.小人之接如醴.君子淡以成.小人甘以坏.小雅曰.盗言孔甘.乱是用餤.
 
    子曰.君子不以口誉人.则民作忠.故君子问人之寒则衣之.问人之饥则食之.称人之美则爵之.国风曰.心之忧矣.于我归说.
 
    子曰.口惠而实不至.怨菑及其身.是故君子与其有诺责也.宁有己怨.国风曰.言笑晏晏.信誓旦旦.不思其反.反是不思.亦已焉哉.
 
    子曰.君子不以色亲人.情疏而貌亲.在小人则穿窬之盗也.与子曰.情欲信.辞欲巧.
 
    子言之.昔三代明王.皆事天地之神明.无非卜筮之用.不敢以其私亵事上帝.是故不犯日月.不违卜筮.卜筮不相袭也.大事有时日.小事无时日.有筮.外事用刚日.内事用柔日.不违龟筮.子曰.牲牷礼乐齐盛.是以无害乎.鬼神无怨乎百姓.
 
    子曰.后稷之祀易富也.其辞恭.其欲俭.其禄及子孙.诗曰.后稷兆祀.庶无罪悔.以迄于今.
 
    子曰.大人之器威敬.天子无筮.诸侯有守筮.天子道以筮.诸侯非其国.不以筮.卜宅寝室.天子不卜处大庙.子曰.君子敬则用祭器.是以不废日月.不违龟筮.以敬事其君长.是以上不渎于民.下不亵于上.
 
 缁衣
 
    子言之曰.为上易事也.为下易知也.则刑不烦矣.
 
    子曰.好贤如缁衣.恶恶如巷伯.则爵不渎而民作愿.刑不试而民咸服.大雅曰.仪刑文王.万国作孚.
 
    子曰.夫民教之以德.齐之以礼.则民有格心.教之以政.齐之以刑.则民有遯心.故君民者.子以爱之.则民亲之.信以结之.则民不倍.恭以莅之.则民有孙心.甫刑曰.苗民匪用命.制以刑.惟作五虐之刑曰法.是以民有恶德.而遂绝其世也.
 
    子曰.下之事上也.不从其所令.从其所行.上好是物.下必有甚者矣.故上之所好恶.不可不慎也.是民之表也.
 
    子曰.禹立三年.百姓以仁遂焉.岂必尽仁.诗云.赫赫师尹.民具尔瞻.甫刑曰.一人有庆.兆民赖之.大雅曰.成王之孚.下土之式.
 
    子曰.上好仁则下之为仁争先人.故长民者.章志.贞教.尊仁.以子爱百姓.民致行己.以说其上矣.诗云.有梏德行.四国顺之.
 
    子曰.王言如丝.其出如纶.王言如纶.其出如綍.故大人不倡游言.可言也.不可行.君子弗言也.可行也.不可言.君子弗行也.则民言不危行.而行不危言矣.诗云.淑慎尔止.不●于仪.
 
    子曰.君子道人以言.而禁人以行.故言必虑其所终.而行必稽其所敝.则民谨于言而慎于行.诗云.慎尔出话.敬尔威仪.大雅曰.穆穆文王.于缉熙敬止.
 
    子曰.长民者.衣服不贰.从容有常.以齐其民.则民德壹.诗云.彼都人士.狐裘黄黄.其容不改.出言有章.行归于周.万民所望.
 
    子曰.为上可望而知也.为下可述而志也.则君不疑于其臣.而臣不惑于其君矣.尹吉曰.惟尹躬及汤.咸有壹德.诗云.淑人君子.其仪不忒.
 
    子曰.有国者章善●恶.以示民厚.则民情不贰.诗云.靖共尔位.好是正直.
 
    子曰.上人疑则百姓惑.下难知则君长劳.故君民者.章好以示民俗.慎恶以御民之淫.则民不惑矣.臣仪行.不重辞.不援其所不及.不烦其所不知.则君不劳矣.诗云.上帝板板.下民卒●.小雅曰.匪其止共.惟王之邛.
 
    子曰.政之不行也.教之不成也.爵禄不足劝也.刑罚不足耻也.故上不可以亵刑而轻爵.康诰曰.敬明乃罚.甫刑曰.播刑之不迪.
 
    子曰.大臣不亲.百姓不宁.则忠敬不足.而富贵已过也.大臣不治.而迩臣比矣.故大臣不可不敬也.是民之表也.迩臣不可不慎也.是民之道也.君毋以小谋大.毋以远言近.毋以内图外.则大臣不怨.迩臣不疾.而远臣不蔽矣.叶公之顾命曰.毋以小谋败大作.毋以嬖御人疾庄言.毋以嬖御士疾庄士.大夫.卿士.子曰.大人不亲其所贤.而信其所贱.民是以亲失.而教是以烦.诗云.彼求我则.如不我得.执我仇仇.亦不我力.君陈曰.未见圣.若已弗克见.既见圣.亦不克由圣.
 
    子曰.小人溺于水.君子溺于口.大人溺于民.皆在其所亵也.夫水近于人而溺人.德易狎而难亲也.易以溺人.口费而烦.易出难悔.易以溺人.夫民闭于人而有鄙心.可敬不可慢.易以溺人.故君子不可以不慎也.太甲曰.毋越厥命.以自覆也.若虞机张.往省括于厥度则释.兑命曰.惟口起羞.惟甲胄起兵.惟衣裳在笥.惟干戈省厥躬.太甲曰.天作孽.可违也.自作孽.不可以以逭.尹吉曰.惟尹躬天见于西邑夏.自周有终.相亦惟终.
 
    子曰.民以君为心.君以民为体.心庄则体舒.心肃则容敬.心好之.身必安之.君好之.民必欲之.心以体全.亦以体伤.君以民存.亦以民亡.诗云.昔吾有先正.其言明且清.国家以宁.都邑以成.庶民以生.谁能秉国成.不自为正.卒劳百姓.君雅曰.夏日暑雨.小民惟曰怨.资冬祁寒.小民亦惟曰怨.
 
    子曰.下之事上也.身不正.言不信.则义不壹.行无类也.
 
    子曰.言有物而行有格也.是以生则不可夺志.死则不可夺名.故君子多闻.质而守之.多志.质而亲之.精知.略而行之.君陈曰.出入自尔师虞.庶言同.诗云.淑人君子.其仪一也.
 
    子曰.唯君子能好其正.小人毒其正.故君子之朋友有乡.其恶有方.是故迩者不惑.而远者不疑也.诗云.君子好仇.
 
    子曰.轻绝贫贱而重绝富贵.则好贤不坚而恶恶不着也.人虽曰不利.吾不信也.诗云.朋友攸摄.摄以威仪.
 
    子曰.私惠不归德.君子不自留焉.诗云.人之好我.示我周行.
 
    子曰.苟有车.必见其轼.苟有衣.必见其敝.人苟或言之.必闻其声.苟或行之.必见其成.葛覃曰.服之无射.
 
    子曰.言从而行之.则言不可饰也.行从而言之.则行不可饰也.故君子寡言而行以成其信.则民不得大其美而小其恶.诗云.白圭之玷.尚可磨也.斯言之玷.不可为也.小雅曰.允也君子.展也大成.君奭曰.昔在上帝.周田观文王之德.其集大命于厥躬.
 
    子曰.南人有言曰.人而无恒.不可以为卜筮.古之遗言.与龟筮犹不能知也.而况于人乎.诗云.我龟既厌.不我告犹.兑命曰.爵无及恶德民.立而正事.纯而祭祀.是为不敬.事烦则乱.事神则难.易曰.不恒其德.或承之羞.恒其德侦.妇人吉.夫子凶.
 
 奔丧
 
    奔丧之礼.始闻亲丧.以哭荅使者尽哀.问故.又哭尽哀.
 
    遂行.日行百里.不以夜行.唯父母之丧.见星而行.见星而舍.若未得行.则成服而后行.过国至竟哭.尽哀而止.哭辟市朝.望其国竟哭.至于家.入门左.升自西阶.殡东.西面坐.哭尽哀.括发袒.降堂东即位.西乡哭.成踊.袭绖于序东.绞带反位.拜宾成踊.送宾.反位.有宾后至者.则拜之成踊.送宾皆如初.众主人兄弟皆出门.出门哭止.阖门相者告就次.于又哭.括发袒成踊.于三哭.犹括发袒成踊.三日成服.拜宾送宾皆如初.
 
    奔丧者非主人.则主人为之拜宾送宾.奔丧者.自齐衰以下.入门左.中庭北面.哭尽哀.免麻于序东.即位袒.与主人哭成踊.于又哭三哭.皆免袒.有宾.则主人拜宾送宾.丈夫妇人之待之也.皆如朝夕哭位.无变也.
 
    奔母之丧.西面哭尽哀.括发袒.降堂东即位.西乡哭成踊.袭免绖于序东.拜宾送宾.皆如奔父之礼.于又哭不括发.
 
    妇人奔丧.升自东阶.殡东.西面坐.哭尽哀.东髽.即位.与主人拾踊.
 
    奔丧者不及殡.先之墓.北面坐.哭尽哀.主人之待之也.即位于墓左.妇人墓右.成踊尽哀.括发.东即主人位.绖绞带.哭成踊.拜宾.反位成踊.相者告事毕.遂冠.归入门左.北面哭尽哀.括发袒.成踊.东即位.拜宾成踊.宾出.主人拜送.有宾后至者.则拜之成踊.送宾如初.众主人兄弟皆出门.出门哭止.相者告就次.于又哭.括发成踊.于三哭.犹括发成踊.三日成服.于五哭.相者告事毕.为母所以异于父者.壹括发.其余免以终事.他如奔父之礼.
 
    齐衰以下.不及殡.先之墓.西面哭尽哀.免麻于东方.即位.与主人哭成踊.袭.有宾.则主人拜宾送宾.宾有后至者.拜之如初.相者告事毕.遂冠.归入门左.北面哭尽哀.免袒成踊.东即位.拜宾成踊.宾出.主人拜送.于又哭.免袒成踊.于三哭.犹免袒成踊.三日成服.于五哭.相者告事毕.
 
    闻丧不得奔丧.哭尽哀.问故.又哭尽哀.乃为位.括发袒成踊.袭绖绞带即位.拜宾.反位成踊.宾出主人拜送于门外.反位.若有宾后至者.拜之成踊.送宾如初.于又哭.括发袒成踊.于三哭.犹括发袒成踊.三日成服.于五哭.拜宾送宾如初.
 
    若除丧而后归.则之墓.哭成踊.东括发袒绖.拜宾成踊.送宾反位.又哭尽哀.遂除.于家不哭.主人之待之也.无变于服.与之哭不踊.
 
    自齐衰以下.所以异者免麻.
 
    凡为位.非亲丧.齐衰以下.皆即位.哭尽哀.而东免绖即位.袒成踊.袭.拜宾反位.哭成踊.送宾反位.相者告就次.三日五哭卒.主人出送宾.众主人兄弟皆出门.哭止.相者告事毕.成服拜宾.若所为位.家远.则成服而往.
 
    齐衰望乡而哭.大功望门而哭.小功至门而哭.缌麻即位而哭.
 
    哭父之党于庙.母妻之党于寝.师于庙门外.朋友于寝门外.所识于野.张帷.凡为位不奠.哭.天子九.诸侯七.卿大夫五.士三.大夫哭诸侯.不敢拜宾.诸臣在他国.为位而哭.不敢拜宾.与诸侯为兄弟.亦为位而哭.凡为位者壹袒.
 
    所识者吊.先哭于家而后之墓.皆为之成踊.从主人北面而踊.凡丧.父在.父为主.父没.兄弟同居.各主其丧.亲同.长者主之.不同.亲者主之.
 
    闻远兄弟之丧.既除丧而后闻丧.免袒成踊.拜宾则尚左手.
 
    无服而为位者.唯嫂叔.及妇人降而无服者麻.
 
    凡奔丧.有大夫至.袒拜之.成踊而后袭.于士.袭而后拜之.
 
 问丧
 
    亲始死.鸡斯徒跣.扱上衽.交手哭.恻怛之心.痛疾之意.伤肾.干肝.焦肺.水浆不入口三日.不举火.故邻里为之糜粥以饮食之.夫悲哀在中.故形变于外也.痛疾在心.故口不甘味.身不安美也.
 
    三日而敛.在床曰尸.在棺曰柩.动尸举柩.哭踊无数.恻怛之心.痛疾之意.悲哀志懑气盛.故袒而踊之.所以动体安心下气也.妇人不宜袒.故发胸.击心.爵踊.殷殷田田.如坏墙然.悲哀痛疾之至也.故曰.辟踊哭泣.哀以送之.送形而往.迎精而反也.
 
    其往送也.望望然.汲汲然.如有追而弗及也.其反哭也.皇皇然.若有求而弗得也.故其往送也如慕.其反也如疑.
 
    求而无所得之也.入门而弗见也.上堂又弗见也.入室又弗见也.亡矣丧矣.不可复见已矣.故哭泣辟踊.尽哀而止矣.心怅焉怆焉.惚焉忾焉.心绝志悲而已矣.祭之宗庙.以鬼飨之.徼幸复反也.
 
    成圹而归.不敢入处室.居于倚庐.哀亲之在外也.寝苫枕块.哀亲之在土也.故哭泣无时.服勤三年.思慕之心.孝子之志也.人情之实也.
 
    或问曰.死三日而后敛者.何也.曰.孝子亲死.悲哀志懑.故匍匐而哭之.若将复生然.安可得夺而敛之也.故曰.三日而后敛者.以俟其生也.三日而不生.亦不生矣.孝子之心.亦益衰矣.家室之计.衣服之具.亦可以成矣.亲戚之远者.亦可以至矣.是故圣人为之断决.以三日为之礼制也.
 
    或问曰.冠者不肉袒.何也.曰.冠至尊也.不居肉袒之体也.故为之免以代之也.然则秃者不免.伛者不袒.跛者不踊.非不悲也.身有锢疾.不可以备礼也.故曰.丧礼唯哀为主矣.女子哭泣悲哀.击胸伤心.男子哭泣悲哀.稽颡触地无容.哀之至也.
 
    或问曰免者以何为也.曰.不冠者之所服也.礼曰.童子不缌.唯当室缌.缌者其免也.当室则免而杖矣.
 
    或问曰.杖者何也.曰.竹.桐.一也.故为父苴杖.苴杖.竹也.为母削杖.削杖.桐也.
 
    或问曰.杖者以何为也.曰.孝子丧亲.哭泣无数.服勤三年.身病体羸.以杖扶病也.则父在不敢杖矣.尊者在故也.堂上不杖.辟尊者之处也.堂上不趋.示不遽也.此孝子之志也.人情之实也.礼义之经也.非从天降也.非从地出也.人情而已矣.
 
 服问
 
    传曰.有从轻而重.公子之妻.为其皇姑.有从重而轻.为妻之父母.有从无服而有服.公子之妻.为公子之外兄弟.有从有服而无服.公子为其妻之父母.
 
    传曰.母出.则为继母之党服.母死.则为其母之党服.为其母之党服.则不为继母之党服.
 
    三年之丧.既练矣.有期之丧.既葬矣.则带其故葛带.绖.期之绖.服其功衰.有大功之丧.亦如之.小功无变也.麻之有本者.变三年之葛.既练.遇麻断本者.于免绖之.既免.去绖.每可以绖必绖.既绖则去之.小功不易丧之练冠.如免.则绖其缌小功之绖.因其初葛带.缌之麻.不变小功之葛.小功之麻.不变大功之葛.以有本为税.殇.长.中.变三年之葛.终殇之月筭.而反三年之葛.是非重麻.为其无卒哭之税.下殇则否.
 
    君为天子三年.夫人如外宗之为君也.世子不为天子服.
 
    君所主夫人妻.大子.适妇.
 
    大夫之适子.为君夫人.大子.如士服.
 
    君之母非夫人.则群臣无服.唯近臣及仆骖乘从服.唯君所服.服也.
 
    公为卿大夫锡衰以居.出亦如之.当事则弁绖.大夫相为亦然.为其妻.往则服之.出则否.
 
    凡见人.无免绖.虽朝于君.无免绖.唯公门有税齐衰.传曰.君子不夺人之丧.亦不可夺丧也.
 
    传曰.罪多而刑五.丧多而服五.上附下附.列也
 
 间传
 
    斩衰何以服苴.苴.恶貌也.所以首其内而见诸外也.斩衰貌若苴.齐衰貌若枲.大功貌若止.小功缌麻.容貌可也.此哀之发于容体者也.
 
    斩衰之哭.若往而不反.齐衰之哭.若往而反.大功之哭.三曲而偯.小功缌麻.哀容可也.此哀之发于声音者也.
 
    斩衰唯而不对.齐衰对而不言.大功言而不议.小功缌麻.议而不及乐.此哀之发于言语者也.
 
    斩衰三日不食.齐衰二日不食.大功三不食.小功缌麻再不食.士与敛焉.则壹不食.故父母之丧.既殡食粥.朝一溢米.莫一溢米.齐衰之丧.疏食水饮.不食菜果.大功之丧.不食醯酱.小功缌麻.不饮醴酒.此哀之发于饮食者也.
 
    父母之丧.既虞卒哭.疏食水饮.不食菜果.期而小祥.食菜果.又期而大祥.有醯酱.中月而禫.禫而饮醴酒.始饮酒者.先饮醴酒.始食肉者.先食干肉.
 
    父母之丧.居倚庐.寝苫枕块.不说绖带.齐衰之丧.居垩室.芐翦不纳.大功之丧.寝有席.小功缌麻.床可也.此哀之发于居处者也.
 
    父母之丧.既虞卒哭.柱楣翦屏.芐翦不纳.期而小祥.居垩室.寝有席.又期而大祥.居复寝.中月而禫.禫而床.
 
    斩衰三升.齐衰四升.五升.六升.大功七升.八升.九升.小功十升.十一升.十二升.缌麻十五升去其半.有事其缕.无事其布.曰缌.此哀之发于衣服者也.
 
    斩衰三升.既虞卒哭.受以成布六升.冠七升.为母疏衰四升.受以成布七升.冠八升.去麻服葛.葛带三重.期而小祥.练冠縓缘.要绖不除.男子除乎首.妇人除乎带.男子何为除乎首也.妇人何为除乎带也.男子重首.妇人重带.除服者先重者.易服者易轻者.又期而大祥.素缟麻衣.中月而禫.禫而纤.无所不佩.
 
    易服者.何为易轻者也.斩衰之丧.既虞卒哭.遭齐哀之丧.轻者包.重者特.既练.遭大功之丧.麻葛重.
 
    齐衰之丧.既虞卒哭.遭大功之丧.麻葛兼服之.
 
    斩衰之葛.与齐衰之麻同.齐衰之葛.与大功之麻同.大功之葛.与小功之麻同.小功之葛.与缌之麻同.麻同则兼服之.兼服之服重者.则易轻者也.
 
 三年问
 
    三年之丧.何也.曰.称情而立文.因以饰群.别亲疏贵贱之节.而弗可损益也.故曰.无易之道也.创钜者其日久.痛甚者其愈迟.三年者.称情而立文.所以为至痛极也.斩衰.苴杖居倚庐.食粥.寝苫.枕块.所以为至痛饰也.三年之丧.二十五月而毕.哀痛未尽.思慕未忘.然而服以是断之者.岂不送死有已.复生有节也哉.
 
    凡生天地之间者.有血气之属.必有知.有知之属.莫不知爱其类.今是大鸟兽.则失丧其群匹.越月踰时焉.则必反巡.过其故乡.翔回焉.鸣号焉.蹢躅焉.踟蹰焉.然后乃能去之.小者至于燕雀.犹有啁焦之顷焉.然后乃能去之.故有血气之属者.莫知于人.故人于其亲也.至死不穷.
 
    将由夫患邪淫之人与.则彼朝死而夕忘之然而从之.则是曾鸟兽之不若也.夫焉能相与群居而不乱乎.
 
    将由夫修饰之君子与.则三年之丧.二十五月而毕.若驷之过隙.然而遂之.则是无穷也.
 
    故先王焉.为之立中制节.壹使足以成文理.则释之矣.
 
    然则何以至期也.曰.至亲以期断.是何也.曰.天地则已易矣.四时则已变矣.其在天地之中者.莫不更始焉.以是象之也.
 
    然则何以三年也.曰.加隆焉尔也.焉使倍之.故再期也.
 
    由九月以下.何也.曰.焉使弗及也.故三年以为隆.缌小功以为杀.期九月以为间.上取象于天.下取法于地.中取则于人.人之所以群居和壹之理尽矣.故三年之丧.人道之至文者也.夫是之谓至隆.是百王之所同.古今之所壹也.未有知其所由来者也.孔子曰.子生三年.然后免于父母之怀.夫三年之丧.天下之达丧也.
 
 深衣
 
    古者深衣.盖有制度.以应规矩绳权衡.
 
    短毋见肤.长毋被土.续衽钩边.要缝半下.袼之高下.可以运肘.袂之长短.反诎之及肘.带.下毋厌髀.上毋厌胁.当无骨者.
 
    制十有二幅.以应十有二月.袂圜以应规.曲袷如矩以应方.负绳及踝以应直.下齐如权衡以应平.故规者.行举手以为容.负绳抱方者.以直其政.方其义也.故易曰.坤六二之动.直以方也.下齐如权衡者.以安志而平心也.五法已施.故圣人服之.故规矩取其无私.绳取其直.权衡取其平.故先王贵之.故可以为文.可以为武.可以摈相.可以治军旅.完且弗费.善衣之次也.
 
    具父母.大父母.衣纯以缋.具父母.衣纯以青.如孤子.衣纯以素.纯袂.缘.纯边.广各寸半.
 
 投壶
 
    投壶之礼.主人奉矢.司射奉中.使人执壶.主人请曰.某有枉矢哨壶.请以乐宾.宾曰.子有旨酒嘉肴.某既赐矣.又重以乐.敢辞.主人曰.枉矢哨壶.不足辞也.敢固以请.宾曰.某既赐矣.又重以乐.敢固辞.主人曰.枉矢哨壶.不足辞也.敢固以请.宾曰.某固辞不得命.敢不敬从.
 
    宾再拜受.主人般还曰辟.主人阼阶上拜送.宾盘还曰辟.
 
    已拜受矢.进即两楹间.退反位.揖宾就筵.
 
    司射进度壶.间以二矢半.反位.设中东面.执八筭兴.
 
    请宾曰.顺投为入.比投不释.胜饮不胜者.正爵既行.请为胜者立马.一马从二马.三马既立.请庆多马.请主人亦如之.
 
    命弦者曰.请奏狸首.间若一.大师曰诺.
 
    左右告矢具.请拾投.有入者.则司射坐而释一筭焉.宾党于右.主党于左.
 
    卒投.司射执筭曰.左右卒投.请数.二筭为纯.一纯以取.一筭为奇.遂以奇筭告.曰.某贤于某若干纯.奇则曰奇.均则曰左右钧.
 
    命酌曰.请行觞.酌者曰诺.当饮者皆跪奉觞曰.赐灌.胜者跪曰.敬养.
 
    正爵既行.请立马.马各直其筭.一马从二马.以庆.庆礼曰.三马既备.请庆多马.宾主皆曰诺.正爵既行.请彻马.
 
    筭多少视其坐.筹.室中五扶.堂上七扶庭中九扶.筭长尺二寸.壶颈修七寸.腹修五寸.口径二寸半.容斗五升.壶中实小豆焉.为其矢之跃而出也.壶去席二矢半.矢.以柘若棘.毋去其皮.
 
    鲁令弟子辞曰.毋幠.毋敖.毋偝立.毋踰言.偝立踰言有常爵.薛令弟子辞曰.毋幠.毋敖.毋偝立.毋踰言.若是者浮.
 
    鼓○□○○□□○□○○□半○□○□○○○□□○□○鲁鼓○□○○○□□○□○○□□○□○○□□○半○□○○○□□○薛鼓取半以下为投壶礼.尽用之为射礼.司射.庭长.及冠士立者.皆属宾党.乐人.及使者.童子.皆属主党.鲁鼓○□○○□□○○半○□○○□○○○○□○□○薛鼓○□○○○○□○□○□○○○□○□○○□○半○□○□○○○○□
 
    (最后的特殊符号表示残缺的)
 
 儒行
 
    鲁哀公问于孔子曰.夫子之服.其儒服与.孔子对曰.丘少居鲁.衣逢掖之衣.长居宋.冠章甫之冠.丘闻之也.君子之学也博.其服也乡.丘不知儒服.哀公曰.敢问儒行.孔子对曰.遽数之不能终其物.悉数之.乃留更仆.未可终也.哀公命席.孔子侍曰.
 
    儒有席上之珍以待聘.夙夜强学以待问.怀忠信以待举.力行以待取.其自立有如此者.
 
    儒有衣冠中.动作慎.其大让如慢.小让如伪.大则如威.小则如愧.其难进而易退也.粥粥若无能也.其容貌有如此者.
 
    儒有居处齐难.其坐起恭敬.言必先信.行必中正.道涂不争险易之利.冬夏不争阴阳之和.爱其死以有待也.养其身以有为也.其备豫有如此者.
 
    儒有不宝金玉.而忠信以为宝.不祈土地.立义以为土地.不祈多积.多文以为富.难得而易禄也.易禄而难畜也.非时不见.不亦难得乎.非义不合.不亦难畜乎.先劳而后禄.不亦易禄乎.其近人有如此者.
 
    儒有委之以货财.淹之以乐好.见利不亏其义.劫之以众.沮之以兵.见死不更其守.鸷虫攫搏.不程勇者.引重鼎.不程其力.往者不悔.来者不豫.过言不再.流言不极.不断其威.不习其谋.其特立有如此者.
 
    儒有可亲而不可劫也.可近而不可迫也.可杀而不可辱也.其居处不淫.其饮食不溽.其过失可微辨.而不可面数也.其刚毅有如此者.
 
    儒有忠信以为甲胄.礼义以为干橹.戴仁而行.抱义而处.虽有暴政.不更其所.其自立有如此者.
 
    儒有一亩之宫.环堵之室.筚门圭窬.蓬户瓮牖.易衣而出.幷日而食.上荅之.不敢以疑.上不荅.不敢以谄.其仕有如此者.
 
    儒有今人与居.古人与稽.今世行之.后世以为楷.适弗逢世.上弗援.下弗推.谗谄之民.有比党而危之者.身可危也.而志不可夺也.虽危.起居竟信其志.犹将不忘百姓之病也.其忧思有如此者.
 
    儒有博学而不穷.笃行而不倦.幽居而不淫.上通而不困.礼之以和为贵.忠信之美.优游之法.慕贤而容众.毁方而瓦合.其宽裕有如此者.
 
    儒有内称不辟亲.外举不辟怨.程功积事.推贤而进达之.不望其报.君得其志.苟利国家.不求富贵.其举贤援能有如此者.
 
    儒有闻善以相告也.见善以相示也.爵位相先也.患难相死也.久相待也.远相致也.其任举有如此者.
 
    儒有澡身而浴德.陈言而伏.静而正之.上弗知也.麤而翘之.又不急为也.不临深而为高.不加少而为多.世治不轻.世乱不沮.同弗与.异弗非也.其特立独行有如此者.
 
    儒有上不臣天子.下不事诸侯.慎静而尚宽.强毅以与人.博学以知服.近文章.砥厉廉隅.虽分国.如锱铢.不臣不仕.其规为有如此者.
 
    儒有合志同方.营道同术.并立则乐.相下不厌.久不相见.闻流言不信.其行本方.立义.同而进.不同而退.其交友有如此者.
 
    温良者.仁之本也.敬慎者.仁之地也.宽裕者.仁之作也.孙接者.仁之能也.礼节者.仁之貌也.言谈者.仁之文也.歌乐者.仁之和也.分散者.仁之施也.儒皆兼此而有之.犹且不敢言仁也.其尊让有如此者.
 
    儒有不陨获于贫贱.不充诎于富贵.不慁君王.不累长上.不闵有司.故曰儒.今众人之命儒也妄常.以儒相诟病.
 
    孔子至舍.哀公馆之.闻此言也.言加信.行加义.终没吾世.不敢以儒为戏.
 
 大学
 
    大学之道.在明明德.在亲民.在止于至善.知止而后有定.定而后能静.静而后能安.安而后能虑.虑而后能得.物有本末.事有终始.知所先后.则近道矣.古之欲明明德于天下者.先治其国.欲治其国者.先齐其家.欲齐其家者.先修其身.欲修其身者.先正其心.欲正其心者.先诚其意.欲诚其意者.先致其知.致知在格物.物格而后知至.知至而后意诚.意诚而后心正.心正而后身修.身修而后家齐.家齐而后国治.国治而后天下平.
 
    自天子以至于庶人.壹是皆以修身为本.其本乱而末治者否矣.其所厚者薄.而其所薄者厚.未之有也.此谓知本.此谓知之至也.
 
    所谓诚其意者.毋自欺也.如恶恶臭.如好好色.此之谓自谦.故君子必慎其独也.小人闲居为不善.无所不至.见君子而后厌然.揜其不善而着其善.人之视己.如见其肺肝然.则何益矣.此谓诚于中.形于外.故君子必慎其独也.曾子曰.十目所视.十手所指.其严乎.富润屋.德润身.心广体胖.故君子必诚其意.
 
    诗云.瞻彼淇澳.菉竹猗猗.有斐君子.如切如磋.如琢如磨.瑟兮僩兮.赫兮喧兮.有斐君子.终不可諠兮.如切如磋者.道学也.如琢如磨者.自修也.瑟兮僩兮者.恂栗也.赫兮喧兮者.威仪也.有斐君子.终不可諠兮者.道盛德至善.民之不能忘也.诗云.于戏前王不忘.君子贤其贤.而亲其亲.小人乐其乐而利其利.此以没世不忘也.康诰曰.克明德.大甲曰.顾諟天之明命.帝典曰.克明峻德.皆自明也.汤之盘铭曰.苟日新.日日新.又日新.康诰曰.作新民.诗曰.周虽旧邦.其命惟新.是故君子无所不用其极.诗云.邦畿千里.惟民所止.诗云.缗蛮黄鸟.止于丘隅.子曰.于止.知其所止.可以人而不如鸟乎.诗云.穆穆文王.于缉熙敬止.为人君止于仁.为人臣止于敬.为人子止于孝.为人父止于慈.与国人交止于信.
 
    子曰.听讼吾犹人也.必也使无讼乎.无情者不得尽其辞.大畏民志.此谓知本.
 
    所谓修身在正其心者.身有所忿懥.则不得其正.有所恐惧.则不得其正.有所好乐.则不得其正.有所忧患.则不得其正.心不在焉.视而不见.听而不闻.食而不知其味.此谓修身在正其心.
 
    所谓齐其家在修其身者.人之其所亲爱而辟焉.之其所贱恶而辟焉.之其所畏敬而辟焉.之其所哀矜而辟焉.之其所敖惰而辟焉.故好而知其恶.恶而知其美者.天下鲜矣.故谚有之曰.人莫知其子之恶.莫知其苗之硕.此谓身不修.不可以齐其家.
 
    所谓治国必先齐其家者.其家不可教.而能教人者无之.故君子不出家而成教于国.孝者所以事君也.弟者所以事长也.慈者所以使众也.康诰曰.如保赤子.心诚求之.虽不中不远矣.未有学养子而后嫁者也.一家仁.一国兴仁.一家让.一国兴让.一人贪戾.一国作乱.其机如此.此谓一言偾事.一人定国.尧舜率天下以仁.而民从之.桀纣率天下以暴.而民从之.其所令反其所好.而民不从.是故君子有诸己.而后求诸人.无诸己.而后非诸人.所藏乎身不恕.而能喻诸人者.未之有也.故治国在齐其家.诗云.桃之夭夭.其叶蓁蓁.之子于归.宜其家人.宜其家人.而后可以教国人.诗云.宜兄宜弟.宜兄宜弟.而后可以教国人.诗云.其仪不忒.正是四国.其为父子兄弟足法.而后民法之也.此谓治国在齐其家.
 
    所谓平天下在治其国者.上老老而民兴孝.上长长而民兴弟.上恤孤而民不倍.是以君子有絜矩之道也.所恶于上.毋以使下.所恶于下.毋以事上.所恶于前.毋以先后.所恶于后.毋以从前.所恶于右.毋以交于左.所恶于左.毋以交于右.此之谓絜矩之道.诗云.乐只君子.民之父母.民之所好好之.民之所恶恶之.此之谓民之父母.诗云.节彼南山.维石岩岩.赫赫师尹.民具尔瞻.有国者不可以不慎.辟则为天下僇矣.诗云.殷之未丧师.克配上帝.仪监于殷.峻命不易.道得众则得国.失众则失国.是故君子先慎乎德.有德此有人.有人此有土.有土此有财.有财此有用.德者本也.财者末也.外本内末.争民施夺.是故财聚则民散.财散则民聚.是故言悖而出者.亦悖而入.货悖而入者.亦悖而出.康诰曰.惟命不于常.道善则得之.不善则失之矣.楚书曰.楚国无以为宝.惟善以为宝.舅犯曰.亡人无以为宝.仁亲以为宝.秦誓曰.若有一个臣.断断兮无他技.其心休休焉.其如有容焉.人之有技.若己有之.人之彦圣.其心好之.不啻若自其出口.寔能容之.以能保我子孙黎民.尚亦有利哉.人之有技.媢嫉以恶之.人之彦圣而违之.俾不通.寔不能容.以不能保我子孙黎民.亦曰殆哉.唯仁人放流之.迸诸四夷.不与同中国.此谓唯仁人为能爱人.能恶人.见贤而不能举.举而不能先.命也.见不善而不能退.退而不能远.过也.好人之所恶.恶人之所好.是谓拂人之性.菑必逮夫身.是故君子有大道.必忠信以得之.骄泰以失之.生财有大道.生之者众.食之者寡.为之者疾.用之者舒.则财恒足矣.仁者以财发身.不仁者以身发财.未有上好仁.而下不好义者也.未有好义.其事不终者也.未有府库财.非其财者也.孟献子曰.畜马乘.不察于鸡豚.伐冰之家.不畜牛羊.百乘之家.不畜聚敛之臣.与其有聚敛之臣.宁有盗臣.此谓国不以利为利.以义为利也.长国家而务财用者.必自小人矣.彼为善之.小人之使为国家.菑害并至.虽有善者.亦无如之何矣.此谓国不以利为利.以义为利也.
 
 冠义
 
    凡人之所以为人者.礼义也.礼义之始.在于正容体.齐颜色.顺辞令.容体正.颜色齐.辞令顺.而后礼义备.以正君臣.亲父子.和长幼.君臣正.父子亲.长幼和.而后礼义立.故冠而后服备.服备而后容体正.颜色齐.辞令顺.故曰.冠者礼之始也.是故古者圣王重冠.古者冠礼.筮日筮宾.所以敬冠事.敬冠事所以重礼.重礼所以为国本也.故冠于阼.以着代也.醮于客位.三加弥尊.加有成也.己冠而字之.成人之道也.见于母.母拜之.见于兄弟.兄弟拜之.成人而与为礼也.玄冠玄端.奠挚于君.遂以挚见于乡大夫.乡先生.以成人见也.成人之者.将责成人礼焉也.责成人礼焉者.将责为人子.为人弟.为人臣.为人少者之礼行焉.将责四者之行于人.其礼可.不重与.故孝弟忠顺之行立.而后可以为人.可以为人.而后可以治人也.故圣王重礼.故曰冠者礼之始也.嘉事之重者也.是故古者重冠.重冠故行之于庙.行之于庙者.所以尊重事.尊重事.而不敢擅.重事.不敢擅重事所以自卑而尊先祖也.
 
 昏义
 
    昏礼者.将合二姓之好.上以事宗庙.而下以继后世也.故君子重之.是以昏礼.纳采.问名.纳吉.纳征.请期.皆主人筵几于庙.而拜迎于门外.入揖让而升.听命于庙.所以敬慎重正昏礼也.
 
    父亲醮子而命之迎.男先于女也.子承命以迎.主人筵几于庙.而拜迎于门外.婿执鴈入.揖让升堂.再拜奠鴈.盖亲受之于父母也.降出.御妇车.而婿授绥.御轮三周.先俟于门外.妇至.婿揖妇以入.共牢而食.合卺而酳.所以合体.同尊卑.以亲之也.
 
    敬慎重正.而后亲之.礼之大体.而所以成男女之别.而立夫妇之义也.男女有别.而后夫妇有义.夫妇有义.而后父子有亲.父子有亲.而后君臣有正.故曰.昏礼者礼之本也.
 
    夫礼始于冠.本于昏.重于丧祭.尊于朝聘.和于射乡.此礼之大体也.
 
    夙兴.妇沐浴以俟见.质明.赞见妇于舅姑.执笲.枣栗段修以见.赞醴妇.妇祭脯醢.祭醴.成妇礼也.舅姑入室.妇以特豚馈.明妇顺也.厥明.舅姑共飨妇.以一献之礼奠酬.舅姑先降自西阶.妇降自阼阶.以着代也.
 
    成妇礼.明妇顺.又申之以着代.所以重责妇顺焉也.妇顺者.顺于舅姑.和于室人.而后当于夫.以成丝麻布帛之事.以审守委积盖藏.是故妇顺备.而后内和理.内和理.而后家可长久也.故圣王重之.
 
    是以古者.妇人先嫁三月.祖庙未毁.教于公宫.祖庙既毁.教于宗室.教以妇德.妇言.妇容.妇功.教成祭之.牲用鱼.芼之以苹藻.所以成妇顺也.
 
    古者天子后立六宫.三夫人.九嫔.二十七世妇.八十一御妻.以听天下之内治.以明章妇顺.故天下内和而家理.天子立六官.三公.九卿.二十七大夫.八十一元士.以听天下之外治.以明章天下之男教.故外和而国治.故曰.天子听男教.后听女顺.天子理阳道.后治阴德.天子听外治.后听内职.教顺成俗.外内和顺.国家理治.此之谓盛德.
 
    是故男教不修.阳事不得.适见于天.日为之食.妇顺不修.阴事不得.适见于天.月为之食.是故日食则天子素服.而修六官之职.荡天下之阳事.月食则后素服.而修六宫之职.荡天下之阴事.故天子之与后.犹日之与月.阴之与阳.相须而后成者也.天子修男教.父道也后修女顺.母道也.故曰.天子之与后.犹父之与母也.故为天王服斩衰.服父之义也.为后服资衰.服母之义也.
 
 乡饮酒义
 
    乡饮酒之义.主人拜迎宾于庠门之外.入三揖而后至阶.三让而后升.所以致尊让也.盥洗扬觯.所以致絜也.拜至.拜洗.拜受.拜送.拜既.所以致敬也.尊让絜敬也者.君子之所以相接也.君子尊让则不争.絜敬则不慢.不慢不争.则远于斗辨矣.不斗辨则无暴乱之祸矣.斯君子所以免于人祸也.故圣人制之以道.
 
    乡人.士君子.尊于房中之间.宾主共之也.尊有玄酒.贵其质也.羞出自东房.主人共之也.洗当东荣.主人之所以自絜.而以事宾也.
 
    宾主.象天地也.介僎.象阴阳也.三宾.象三光也.让之三也.象月之三日而成魄也.四面之坐.象四时也.天地严凝之气.始于西南.而盛于西北.此天地之尊严气也.此天地之义气也.天地温厚之气.始于东北.而盛于东南.此天地之盛德气也.此天地之仁气也.主人者尊宾.故坐宾于西北.而坐介于西南.以辅宾.宾者.接人以义者也.故坐于西北.主人者.接人以德厚者也.故坐于东南.而坐僎于东北.以辅主人也.仁义接.宾主有事.俎豆有数.曰圣.圣立而将之以敬.曰礼.礼以体长幼.曰德.德也者.得于身也.故曰.古之学术道者.将以得身也.是故圣人务焉.
 
    祭荐.祭酒.敬礼也.哜肺.尝礼也.啐酒.成礼也.于席末.言是席之正.非专为饮食也.为行礼也.此所以贵礼而贱财也.卒觯致实于西阶上.言是席之上.非专为饮食也.此先礼而后财之义也.先礼而后财.则民作敬让而不争矣.
 
    乡饮酒之礼.六十者坐.五十者立侍.以听政役.所以明尊长也.六十者三豆.七十者四豆.八十者五豆.九十者六豆.所以明养老也.民知尊长养老.而后乃能入孝弟.民入孝弟.出尊长养老.而后成教.成教而后国可安也.君子之所谓孝者.非家至而日见之也.合诸乡射.教之乡饮酒之礼.而孝弟之行立矣.
 
    孔子曰.吾观于乡.而知王道之易易也.
 
    主人亲速宾及介.而众宾自从之.至于门外.主人拜宾及介.而众宾自入.贵贱之义别矣.
 
    三揖至于阶.三让以宾升.拜至献酬辞让之节繁.及介.省矣.至于众宾.升受.坐祭.立饮.不酢而降.隆杀之义别矣.
 
    工入.升歌三终.主人献之.笙入三终.主人献之.间歌三终.合乐三终.工告乐备.遂出.一人扬觯.乃立司正焉.知其能和乐而不流也.
 
    宾酬主人.主人酬介.介酬众宾.少长以齿.终于沃洗者焉.知其能弟长而无遗矣.
 
    降说屦升坐.修爵无数.饮酒之节.朝不废朝.莫不废夕.宾出.主人拜送.节文终遂焉.知其能安燕而不乱也.
 
    贵贱明.隆杀辨.和乐而不流.弟长而无遗.安燕而不乱.此五行者.足以正身安国矣.彼国安而天下安.故曰.吾观于乡.而知王道之易易也.
 
    乡饮酒之义.立宾以象天.立主以象地.设介僎以象日月.立三宾以象三光.古之制礼也.经之以天地.纪之以日月.参之以三光.政教之本也.
 
    亨狗于东方.祖阳气之发于东方也.洗之在阼.其水在洗东.祖天地之左海也.尊有玄酒.教民不忘本也.
 
    宾必南乡.东方者春.春之为言蠢也.产万物者圣也.南方者夏.夏之为言假也.养之长之假之.仁也.西方者秋.秋之为言愁也.愁之以时察.守义者也.北方者冬.冬之为言中也.中者藏也.是以天子之立也.左圣.乡仁.右义.偝藏也.介必东乡.介宾主也.主人必居东方.东方者春.春之为言蠢也.产万物者也.主人者造之.产万物者也.月者三日则成魄.三月则成时.是以礼有三让.建国必立三卿.三宾者.政教之本.礼之大参也.
 
 射义
 
    古者诸侯之射也.必先行燕礼.卿大夫士之射也.必先行乡饮酒之礼.故燕礼者.所以明君臣之义也.乡饮酒之礼者.所以明长幼之序也.
 
    故射者.进退周还必中礼.内志正.外体直.然后持弓矢审固.持弓矢审固.然后可以言中.此可以观德行矣.
 
    其节.天子以驺虞为节.诸侯以狸首为节.卿大夫以采苹为节.士以采蘩为节.驺虞者.乐官备也.狸首者.乐会时也.采苹者.乐循法也.采蘩者.乐不失职也.是故天子以备官为节.诸侯以时会天子为节.卿大夫以循法为节.士以不失职为节.故明乎其节之志.以不失其事.则功成而德行立.德行立.则无暴乱之祸矣.功成则国安.故曰.射者.所以观盛德也.
 
    是故古者天子.以射选诸侯卿大夫士.射者.男子之事也.因而饰之以礼乐也.故事之尽礼乐.而可数为.以立德行者.莫若射.故圣王务焉.
 
    是故古者天子之制.诸侯岁献贡士于天子.天子试之于射宫.其容体比于礼.其节比于乐.而中多者.得与于祭.其容体不比于礼.其节不比于乐.而中少者.不得与于祭.数与于祭而君有庆.数不与于祭而君有让.数有庆而益地.数有让而削地.故曰.射者.射为诸侯也.是以诸侯君臣尽志于射.以习礼乐.夫君臣习礼乐而以流亡者.未之有也.
 
    故诗曰.曾孙侯氏.四正具举.大夫君子.凡以庶士.小大莫处.御于君所.以燕以射.则燕则誉.言君臣相与尽志于射.以习礼乐.则安则誉也.是以天子制之.而诸侯务焉.此天子之所以养诸侯而兵不用.诸侯自为正之具也.
 
    孔子射于矍相之圃.盖观者如堵墙.射至于司马.使子路执弓矢出延射.曰.贲军之将.亡国之大夫.与为人后者.不入.其余皆入.盖去者半.入者半.又使公罔之裘.序点.扬觯而语.公罔之裘扬觯而语曰.幼壮孝弟.耆耋好礼.不从流俗.修身以俟死.者不.在此位也.盖去者半.处者半.序点又扬觯而语曰.好学不倦.好礼不变.旄期称道不乱.者不.在此位也.盖勤有存者.
 
    射之为言者.绎也.或曰.舍也.绎者.各绎己之志也.故心平体正.持弓矢审固.持弓矢审固.则射中矣.故曰.为人父者.以为父鹄.为人子者.以为子鹄.为人君者.以为君鹄.为人臣者.以为臣鹄.故射者各射己之鹄.故天子之大射.谓之射侯.射侯者.射为诸侯也.射中则得为诸侯.射不中则不得为诸侯.
 
    天子将祭.必先习射于泽.泽者.所以择士也.已射于泽.而后射于射宫.射中者得与于祭.不中者不得与于祭.不得与于祭者有让.削以地.得与于祭者有庆.益以地.进爵绌地是也.
 
    故男子生桑弧蓬矢六.以射天地四方.天地四方者.男子之所有事也.故必先有志于其所有事.然后敢用谷也.饭食之谓也.
 
    射者.仁之道也.射求正诸己.己正而后发.发而不中.则不怨胜己者.反求诸己而已矣.孔子曰.君子无所争.必也射乎.揖让而升.下而饮.其争也君子.
 
    孔子曰.射者何以射.何以听.循声而发.发而不失正鹄者.其唯贤者乎.若夫不肖之人.则彼将安能以中.诗云.发彼有的.以祈尔爵.祈.求也.求中以辞爵也.酒者.所以养老也.所以养病也.求中以辞爵者.辞养也.
 
 燕义
 
    古者周天子之官.有庶子官.庶子官职诸侯卿大夫士之庶子之卒.掌其戒令.与其教治.别其等.正其位.国有大事.则率国子而致于大子.唯所用之.若有甲兵之事.则授之以车甲.合其卒伍.置其有司.以军法治之.司马弗正.凡国之政事.国子存游卒.使之修德学道.春合诸学.秋合诸射.以考其艺而进退之.
 
    诸侯燕礼之义.君立阼阶之东南.南乡尔.卿大夫皆少进.定位也.君席阼阶之上.居主位也.君独升立席上.西面特立.莫敢适之义也.
 
    设宾主.饮酒之礼也.使宰夫为献主.臣莫敢与君亢礼也.不以公卿为宾.而以大夫为宾.为疑也.明嫌之义也.宾入中庭.君降一等而揖之.礼之也.
 
    君举旅于宾.及君所赐爵.皆降再拜稽首.升成拜.明臣礼也.君荅拜之.礼无不荅.明君上之礼也.臣下竭力尽能以立功于国.君必报之以爵禄.故臣下皆务竭力尽能以立功.是以国安而君宁.礼无不荅.言上之不虚取于下也.上必明正道以道民.民道之而有功.然后取其什一.故上用足而下不匮也.是以上下和亲而不相怨也.和宁.礼之用也.此君臣上下之大义也.故曰.燕礼者.所以明君臣之义也.
 
    席.小卿次上卿.大夫次小卿.士庶子以次就位于下.献君.君举旅行酬.而后献卿.卿举旅行酬.而后献大夫.大夫举旅行酬.而后献士.士举旅行酬.而后献庶子.俎豆.牲体.荐羞.皆有等差.所以明贵贱也.
 
 聘义
 
    聘礼.上公七介.侯伯五介.子男三介.所以明贵贱也.介绍而传命.君子于其所尊弗敢质.敬之至也.
 
    三让而后传命.三让而后入庙门.三揖而后至阶.三让而后升.所以致尊让也.
 
    君使士迎于竟.大夫郊劳.君亲拜迎于大门之内.而庙受.北面拜贶.拜君命之辱.所以致敬也.
 
    敬让也者.君子之所以相接也.故诸侯相接以敬让.则不相侵陵.
 
    卿为上摈.大夫为承摈.士为绍摈.君亲礼宾.宾私面私觌.致饔饩.还圭璋.贿赠飨食燕.所以明宾客君臣之义也.
 
    故天子制诸侯.比年小聘.三年大聘.相厉以礼.使者聘而误.主君弗亲飨食也.所以愧厉之也.诸侯相厉以礼.则外不相侵.内不相陵.此天子之所以养诸侯.兵不用.而诸侯自为正之具也.
 
    以圭璋聘.重礼也.已聘而还圭璋.此轻财而重礼之义也.诸侯相厉以轻财重礼.则民作让矣.
 
    主国待客.出入三积.饩客于舍.五牢之具陈于内.米三十车.禾三十车.刍薪倍禾.皆陈于外.乘禽日五双.群介皆有饩牢.壹食再飨.燕与时赐无数.所以厚重礼也.
 
    古之用财者.不能均如此.然而用财如此其厚者.言尽之于礼也.尽之于礼.则内君臣不相陵.而外不相侵.故天子制之.而诸侯务焉尔.
 
    聘射之礼.至大礼也.质明而始行事.日几中而后礼成.非强有力者.弗能行也.故强有力者.将以行礼也.酒清.人渴而不敢饮也.肉干.人饥而不敢食也.日莫人倦.齐庄正齐.而不敢解惰.以成礼节.以正君臣.以亲父子.以和长幼.此众人之所难.而君子行之.故谓之有行.有行之谓有义.有义之谓勇敢.故所贵于勇敢者.贵其能以立义也.所贵于立义者.贵其有行也.所贵于有行者.贵其行礼也.故所贵于勇敢者.贵其敢行礼义也.故勇敢强有力者.天下无事.则用之于礼义.天下有事.则用之于战胜.用之于战胜.则无敌.用之于礼义则顺治.外无敌.内顺治.此之谓盛德.故圣王之贵勇敢强有力如此也.勇敢强有力.而不用之于礼义战胜.而用之于争斗.则谓之乱人.刑罚行于国.所诛者乱人也.如此则民顺治而国安也.
 
    子贡问于孔子曰.敢问君子贵玉而贱碈者.何也.为玉之寡而碈之多与.孔子曰.非为碈之多.故贱之也.玉之寡.故贵之也.夫昔者.君子比德于玉焉.温润而泽.仁也.缜密以栗.知也.廉而不刿.义也.垂之如队.礼也.叩之其声清越以长其终诎然.乐也.瑕不揜瑜.瑜不揜瑕.忠也.孚尹旁达.信也.气如白虹.天也.精神见于山川.地也.圭璋特达.德也.天下莫不贵者.道也.诗云.言念君子.温其如玉.故君子贵之也.
 
 丧服四制
 
    凡礼之大体.体天地.法四时.则阴阳.顺人情.故谓之礼.訾之者.是不知礼之所由生也.
 
    夫礼.吉凶异道.不得相干.取之阴阳也.丧有四制.变而从宜.取之四时也.有恩.有理.有节.有权.取之人情也.恩者仁也.理者义也.节者礼也.权者知也.仁义礼知.人道具矣.
 
    其恩厚者其服重.故为父斩衰三年.以恩制者也.
 
    门内之治.恩揜义.门外之治.义断恩.资于事父以事君.而敬同.贵贵尊尊.义之大者也.故为君亦斩衰三年.以义制者也.
 
    三日而食.三月而沐.期而练.毁不灭性.不以死伤生也.丧不过三年.苴衰不补.坟墓不培.祥之日.鼓素琴.告民有终也.以节制者也.资于事父以事母.而爱同.天无二日.土无二主.国无二君.家无二尊.以一治之也.故父在为母齐衰期者.见无二尊也.
 
    杖者何也.爵也.三日授子杖.五日授大夫杖.七日授士杖.或曰担主.或曰辅病.妇人童子不杖.不能病也.百官备.百物具.不言而事行者.扶而起.言而后事行者.杖而起.身自执事而后行者.面垢而已.秃者不髽.伛者不袒.跛者不踊.老病.不止酒肉.凡此八者.以权制者也.
 
    始死.三日不怠.三月不解.期悲哀.三年忧.恩之杀也.圣人因杀以制节.此丧之所以三年.贤者不得过.不肖者不得不及.此丧之中庸也.王者之所常行也.
 
    书曰.高宗谅闇.三年不言.善之也.王者莫不行此礼.何以独善之也.曰.高宗者武丁.武丁者.殷之贤王也.继世即位.而慈良于丧.当此之时.殷衰而复兴.礼废而复起.故善之.善之.故载之书中而高之.故谓之高宗.三年之丧.君不言.书云.高宗谅闇.三年不言.此之谓也.然而曰言不文者.谓臣下也.
 
    礼.斩衰之丧.唯而不对.齐衰之丧.对而不言.大功之丧.言而不议.缌小功之丧.议而不及乐.
 
    父母之丧.衰冠.绳缨.菅屦.三日而食粥.三月而沐.期十三月而练冠.三年而祥.
 
    比终兹三节者.仁者可以观其爱焉.知者可以观其理焉.强者可以观其志焉.礼以治之.义以正之.孝子.弟弟.贞妇.皆可得而察焉.
 
 

The Confucianism Sutram Doctrines of Transformation 易经 KINH DỊCH

November 27, 2020

The Confucianism Sutram Doctrines of Transformation
易经

易经
The Confucianism Sutram Doctrines of Transformation 

易经
目 录
   第 一 卦  乾 乾为天 乾上乾下
第 二 卦  坤 坤为地 坤上坤下 
第 三 卦  屯 水雷屯 坎上震下 
第 四 卦  蒙 山水蒙 艮上坎下 
第 五 卦  需 水天需 坎上乾下 
第 六 卦  讼 天水讼 乾上坎下 
第 七 卦  师 地水师 坤上坎下 
第 八 卦  比 水地比 坎上下坤 
第 九 卦  小畜 风天小畜 巽上乾下 
第 十 卦  履 天泽履 乾上兑下 
第 十一 卦  泰 天地泰 坤上乾下 
第 十二 卦  否 地天否 乾上坤下 
第 十三 卦  同人 天火同人 乾上离下 
第 十四 卦  大有 火天大有 离上乾下 
第 十五 卦  谦 地山谦 坤上艮下 
第 十六 卦  豫 雷地豫 震上坤下 
第 十七 卦  随 泽雷随 兑上震下 
第 十八 卦  蛊 山风蛊 艮上巽下 
第 十九 卦  临 地泽临 坤上兑下 
第 二十 卦  观 风地观 巽上坤下 
第二十一卦  噬嗑 火雷噬嗑 离上震下 
第二十二卦  贲 山火贲 艮上离下 
第二十三卦  剥 山地剥 艮上坤下 
第二十四卦  复 地雷复 坤上震下 
第二十五卦  无妄 天雷无妄 乾上震下 
第二十六卦  大畜 山天大畜 艮上乾下 
第二十七卦  颐 山雷颐 艮上震下 
第二十八卦  大过 泽风大过 兑上巽下 
第二十九卦  坎 坎为水 坎上坎下 
第 三十 卦  离 离为火 离上离下 
第三十一卦  咸 泽山咸 兑上艮下 
第三十二卦  恒 雷风恒 震上巽下 
第三十三卦  遯 天山遯 乾上艮下 
第三十四卦  大壮 雷天大壮 震上乾下 
第三十五卦  晋 火地晋 离上坤下 
第三十六卦  明夷 地火明夷 坤上离下 
第三十七卦  家人 风火家人 巽上离下 
第三十八卦  睽 火泽睽 离上兑下 
第三十九卦  蹇 水山蹇 坎上艮下 
第 四十 卦  解 雷水解 震上坎下 
第四十一卦  损 山泽损 艮上兑下 
第四十二卦  益 风雷益 巽上震下 
第四十三卦  夬 泽天夬 兑上乾下 
第四十四卦  姤 天风姤 乾上巽下 
第四十五卦  萃 泽地萃 兑上坤下 
第四十六卦  升 地风升 坤上巽下 
第四十七卦  困 泽水困 兑上坎下 
第四十八卦  井 水风井 坎上巽下 
第四十九卦  革 泽火革 兑上离下 
第 五十 卦  鼎 火风鼎 离上巽下 
第五十一卦  震 震为雷 震上震下 
第五十二卦  艮 艮为山 艮上艮下 
第五十三卦  渐 风山渐 巽上艮下 
第五十四卦  归妹 雷泽归妹 震上兑下 
第五十五卦  丰 雷火丰 震上离下 
第五十六卦  旅 火山旅 离上艮下 
第五十七卦  巽 巽为风 巽上巽下 
第五十八卦  兑 兑为泽 兑上兑下 
第五十九卦  涣 风水涣 巽上坎下 
第 六十 卦  节 水泽节 坎上兑下 
第六十一卦  中孚 风泽中孚 巽上兑下 
第六十二卦  小过 雷山小过 震上艮下 
第六十三卦  既济 水火既济 坎上离下 
第六十四卦  未济 火水未济 离上坎下 
 
《易经·系辞上传》
第 一 章 第 二 章 
第 三 章 第 四 章 
第 五 章 第 六 章 
第 七 章 第 八 章 
第 九 章 第 十 章 
第十一章 第十二章 
 
《易经·系辞下传》
第 一 章 第 二 章 
第 三 章 第 四 章 
第 五 章 第 六 章 
第 七 章 第 八 章 
第 九 章 第 十 章 
第十一章 第十二章 
 
《易经·说卦传》
第 一 章 第 二 章 
第 三 章 第 四 章 
第 五 章 第 六 章 
第 七 章 第 八 章 
第 九 章 第 十 章 
第十一章 
《易经·序卦传》
《易经·杂卦传》
 
·关于本书
□ 作者:伏羲氏 
  
第一卦 乾 乾为天 乾上乾下
  乾:元,亨,利,贞。
  初九:潜龙,勿用。
  九二:见龙再田,利见大人。
  九三:君子终日乾乾,夕惕若,厉无咎。
  九四:或跃在渊,无咎。
  九五:飞龙在天,利见大人。
  上九:亢龙有悔。
  用九:见群龙无首,吉。 
  彖曰:大哉乾元,万物资始,乃统天。云行雨施,品物流形。大明始终,六位时成,时乘六龙以御天。乾道变化,各正性命,保合大和,乃利贞。首出庶物,万国咸宁。
  象曰:天行健,君子以自强不息。潜龙勿用,阳在下也。 见龙再田,德施普也。 终日乾乾,反复道也。 或跃在渊,进无咎也。飞龙在天,大人造也。 亢龙有悔,盈不可久也。 用九,天德不可为首也。
  文言曰:”元者,善之长也,亨者,嘉之会也,利者,义之和也,贞者,事之干也。 君子体仁,足以长人;嘉会,足以合礼;利物,足以和义;贞固,足以干事。 君子行此四者,故曰:乾:元亨利贞。”
  初九曰:”潜龙勿用。” 何谓也?
  子曰:”龙德而隐者也。不易乎世,不成乎名; 遯世而无闷,不见是而无闷;乐则行之,忧则违之;确乎其不可拔,乾龙也。”
  九二曰:”见龙在田,利见大人。” 何谓也?
  子曰:”龙德而正中者也。 庸言之信,庸行之谨,闲邪存其诚,善世而不伐,德博而化。 易曰:”见龙在田,利见大人。” 君德也。”
  九三曰:”君子终日乾乾,夕惕若,厉无咎。” 何谓也?
  子曰:”君子进德修业,忠信,所以进德也。修辞立其诚,所以居业也。知至至之,可与几也。 知终终之,可与存义也。 是故,居上位而不骄,在下位而不忧。故乾乾,因其时而惕,虽危而无咎矣。”
  九四:”或跃在渊,无咎。” 何谓也?
  子曰:”上下无常,非为邪也。 进退无恒,非离群也。 君子进德修业,欲及时也,故无咎。”
  九五曰:”飞龙在天,利见大人。” 何谓也?子曰:”同声相应,同气相求;水流湿,火就燥;云从龙,风从虎。 圣人作,而万物覩,本乎天者亲上,本乎地者亲下,则各从其类也。
  上九曰:”亢龙有悔。” 何谓也?子曰:”贵而无位,高而无民,贤人在下而无辅,是以动而有悔也。”
   乾龙勿用,下也。 见龙在田,时舍也。 终日乾乾,行事也。 或跃在渊,自试也。飞龙在天,上治也。 亢龙有悔,穷之灾也。乾元用九,天下治也。
  乾龙勿用,阳气潜藏。见龙在田,天下文明。终日乾乾,与时偕行。 或跃在渊,乾道乃革。飞龙在天,乃位乎天德。亢龙有悔,与时偕极。 乾元用九,乃见天则。
  乾元者,始而亨者也。 利贞者,性情也。 乾始能以美利利天下,不言所利。 大矣哉!大哉乾乎?刚健中正,纯粹精也。 六爻发挥,旁通情也。 时乘六龙,以御天也。 云行雨施,天下平也。
  君子以成德为行,日可见之行也。潜之为言也,隐而未见,行而未成,是以君子弗用也。
  君子学以聚之,问以辩之,宽以居之,仁以行之。易曰:”见龙在田,利见大人。” 君德也。
  九三, 重刚而不中,上不在天,下不在田。 故乾乾,因其时而惕,虽危无咎矣。
  九四, 重刚而不中,上不在天, 下不在田,中不在人,故或之。或之者,疑之也,故无咎。
  夫大人者,与天地合其德,与日月合其明,与四时合其序,与鬼神合其吉凶。 先天下而天弗违,后天而奉天时。 天且弗违,而况於人乎? 况於鬼神乎?
  亢之为言也,知进而不知退,知存而不知亡,知得而不知丧。其唯圣人乎? 知进退存亡,而不失其正者,其为圣人乎?
 
  
第二卦 坤 坤为地 坤上坤下
  坤:元,亨,利牝马之贞。 君子有攸往,先迷后得主,利西南得朋,东北丧朋。 安贞,吉。彖曰:至哉坤元,万物资生,乃顺承天。 坤厚载物,德合无疆。 含弘光大,品物咸亨。 牝马地类,行地无疆,柔顺利贞。 君子攸行,先迷失道,后顺得常。 西南得朋,乃与类行;东北丧朋,乃终有庆。 
  安贞之吉,应地无疆。 象曰:地势坤,君子以厚德载物。
  初六:履霜,坚冰至。
  象曰:履霜坚冰,阴始凝也。 驯致其道,至坚冰也。
  六二:直,方,大,不习无不利。
  象曰:六二之动,直以方也。 不习无不利,地道光也。
  六三:含章可贞。 或从王事,无成有终。
  象曰:含章可贞;以时发也。 或从王事,知光大也。
  六四:括囊;无咎,无誉。
  象曰:括囊无咎,慎不害也。
  六五:黄裳,元吉。
  象曰:黄裳元吉,文在中也。
  上六:战龙於野,其血玄黄。
  象曰:战龙於野,其道穷也。
  用六:利永贞。
  象曰:用六永贞,以大终也。文言曰:坤至柔,而动也刚,至静而德方,后得主而有常,含万物而化光。
  坤其道顺乎? 承天而时行。
  积善之家,必有馀庆;积不善之家,必有馀殃。 臣弑其君,子弑其父,非一朝一夕之故,其所由来者渐矣,由辩之不早辩也。 
  易曰:”履霜坚冰至。” 盖言顺也。
  直其正也,方其义也。 君子敬以直内,义以方外,敬义立,而德不孤。 “直,方,大,不习无不利”;则不疑其所行也。
  阴虽有美,含之;以从王事,弗敢成也。 地道也,妻道也,臣道也。 地道无成,而代有终也。
  天地变化,草木蕃; 天地闭,贤人隐。 易曰:”括囊;无咎,无誉。” 盖言谨也。
  君子黄中通理,正位居体,美在其中,而畅於四支,发於事业,美之至也。
  阴疑於阳,必战。为其嫌於无阳也,故称龙焉。犹未离其类也,
  故称血焉。 夫玄黄者,天地之杂也,天玄而地黄。
第三卦 屯 水雷屯 坎上震下
  屯:元,亨,利,贞,勿用,有攸往,利建侯。 
  彖曰:屯,刚柔始交而难生,动乎险中,大亨贞。雷雨之动满盈,天造草昧,宜建侯而不宁。 
  象曰:云,雷,屯;君子以经纶。
   
  初九:磐桓;利居贞,利建侯。
  象曰:虽磐桓,志行正也。 以贵下贱,大得民也。
  六二:屯如邅如,乘马班如。 匪寇婚媾,女子贞不字,十年乃字。
  象曰:六二之难,乘刚也。 十年乃字,反常也。
  六三:既鹿无虞,惟入于林中,君子几不如舍,往吝。
  象曰:既鹿无虞,以纵禽也。 君子舍之,往吝穷也。
  六四:乘马班如,求婚媾,无不利。
  象曰:求而往,明也。
 九五:屯其膏,小贞吉,大贞凶。
  象曰:屯其膏,施未光也。
  上六:乘马班如,泣血涟如。
  象曰:泣血涟如,何可长也。
第四卦 蒙 山水蒙 艮上坎下
  蒙:亨。 匪我求童蒙,童蒙求我。 初噬告,再三渎,渎则不告。利贞。彖曰:蒙,山下有险,险而止,蒙。 蒙亨,以亨行时中也。匪我求童蒙,童蒙求我,志应也。 初噬告,以刚中也。再三渎, 渎则不告,渎蒙也。 蒙以养正,圣功也。 象曰:山下出泉,蒙;君子以果行育德。初六:发蒙,利用刑人,用说桎梏,以往吝。 
  象曰:利用刑人,以正法也。
  九二:包蒙吉;纳妇吉;子克家。
  象曰:子克家,刚柔接也。
  六三:勿用娶女;见金夫,不有躬,无攸利。
  象曰:勿用娶女,行不顺也。
  六四:困蒙,吝。
  象曰:困蒙之吝,独远实也。
  六五:童蒙,吉。
  象曰:童蒙之吉,顺以巽也。
  上九:击蒙;不利为寇,利御寇。
  象曰:利用御寇,上下顺也。
第五卦 需 水天需 坎上乾下 
  需:有孚,光亨,贞吉。 利涉大川。彖曰:需,须也;险在前也。 刚健而不陷,其义不困穷矣。 需有孚,光亨,贞吉。 位乎天位,以正中也。 利涉大川,往有功也。 象曰:云上於天,需;君子以饮食宴乐。 
  初九:需于郊。 利用恒,无咎。
  象曰:需于郊,不犯难行也。 利用恒,无咎;未失常也。
  九二:需于沙。 小有言,终吉。
  象曰:需于沙,衍在中也。 虽小有言,以终吉也。
  九三:需于泥,致寇至。
  象曰:需于泥,灾在外也。 自我致寇,敬慎不败也。
  六四:需于血,出自穴。
  象曰:需于血,顺以听也。
  九五:需于酒食,贞吉。
  象曰:酒食贞吉,以中正也。
  上六:入于穴,有不速之客三人来,敬之终吉。
  象曰:不速之客来,敬之终吉。 虽不当位,未大失也。
第六卦 讼 天水讼 乾上坎下
  讼:有孚,窒。 惕中吉。 终凶。 利见大人,不利涉大川。彖曰:讼,上刚下险,险而健讼。讼有孚窒,惕中吉,刚来而得中也。终凶;讼不可成也。 利见大人;尚中正也。不利涉大川;入于渊也。象曰:天与水违行,讼;君子以作事谋始。 
  初六:不永所事,小有言,终吉。
  象曰:不永所事,讼不可长也。 虽有小言,其辩明也。
  九二:不克讼,归而逋,其邑人三百户,无眚。
  象曰:不克讼,归而逋也。 自下讼上,患至掇也。
  六三:食旧德,贞厉,终吉,或从王事,无成。
  象曰:食旧德,从上吉也。
  九四:不克讼,复自命,渝安贞,吉。
  象曰:复即命,渝安贞;不失也。
  九五:讼元吉。
  象曰:讼元吉,以中正也。
  上九:或锡之鞶带,终朝三褫之。
  象曰:以讼受服,亦不足敬也。
第七卦 师 地水师 坤上坎下
  师:贞,丈人,吉无咎。彖曰:师,众也,贞正也,能以众正,可以王矣。 刚中而应,行险而顺,以此毒天下,而民从之,吉又何咎矣。象曰:地中有水,师;君子以容民畜众。 
  初六:师出以律,否臧凶。
  象曰:师出以律,失律凶也。
  九二:在师中,吉无咎,王三锡命。
  象曰:在师中吉,承天宠也。 王三锡命,怀万邦也。
  六三:师或舆尸,凶。
  象曰:师或舆尸,大无功也。
  六四:师左次,无咎。
  象曰:左次无咎,未失常也。
  六五:田有禽,利执言,无咎。长子帅师,弟子舆尸,贞凶。
  象曰:长子帅师,以中行也。弟子舆师,使不当也。
  上六:大君有命,开国承家,小人勿用。
  象曰:大君有命,以正功也。 小人勿用,必乱邦也。
第八卦 比 水地比 坎上下坤
  比:吉。 原筮元永贞,无咎。 不宁方来,后夫凶。彖曰:比,吉也,比,辅也,下顺从也。 原筮元永贞,无咎,以刚中也。 
  不宁方来,上下应也。 后夫凶,其道穷也。象曰:地上有水,比;先王以建万国,亲诸侯。
  初六:有孚比之,无咎。 有孚盈缶,终来有他,吉。
  象曰:比之初六,有他吉也。
  六二:比之自内,贞吉。
  象曰:比之自内,不自失也。
  六三:比之匪人。
  象曰:比之匪人,不亦伤乎!
  六四:外比之,贞吉。
  象曰:外比於贤,以从上也。
  九五:显比,王用三驱,失前禽。 邑人不诫,吉。
  象曰:显比之吉,位正中也。舍逆取顺,失前禽也。 邑人不诫,上使中也。
  上六:比之无首,凶。
  象曰:比之无首,无所终也。
第九卦 小畜 风天小畜 巽上乾下
  小畜:亨。 密云不雨,自我西郊。彖曰:小畜; 柔得位,而上下应之,曰小畜。 健而巽,刚中而志行,乃亨。 密云不雨,尚往也。 自我西郊,施未行也。象曰:风行天上,小畜;君子以懿文德。 
  初九:复自道,何其咎,吉。
  象曰:复自道,其义吉也。
  九二:牵复,吉。
  象曰:牵复在中,亦不自失也。
  九三:舆说辐,夫妻反目。
  象曰:夫妻反目,不能正室也。
  六四:有孚,血去惕出,无咎。
  象曰:有孚惕出,上合志也。
  九五:有孚挛如,富以其邻。
  象曰:有孚挛如,不独富也。
  上九:既雨既处,尚德载,妇贞厉。 月几望,君子征凶。
  象曰:既雨既处,德积载也。 君子征凶,有所疑也。
第十卦 履 天泽履 乾上兑下
  履:履虎尾,不咥人,亨。彖曰:履,柔履刚也。说而应乎乾,是以履虎尾,不咥人,亨。刚中正,履帝位而不疚,光明也。象曰:上天下泽,履;君子以辨上下,安民志。 
  初九:素履,往无咎。
  象曰:素履之往,独行愿也。
  九二:履道坦坦,幽人贞吉。
  象曰:幽人贞吉,中不自乱也。
  六三:眇能视,跛能履,履虎尾,咥人,凶。 武人为于大君。
  象曰:眇能视;不足以有明也。跛能履;不足以与行也。咥人之凶;
  位不当也。 武人为于大君;志刚也。
  九四:履虎尾,愬愬终吉。
  象曰:愬愬终吉,志行也。
  九五:夬履,贞厉。
  象曰:夬履贞厉,位正当也。
  上九:视履考祥,其旋元吉。
  象曰:元吉在上,大有庆也。
第十一卦 泰 天地泰 坤上乾下
  泰:小往大来,吉亨。彖曰:泰,小往大来,吉亨。则是天地交,而万物通也;上下交,而其志同也。内阳而外阴,内健而外顺,内君子而外小人,君子道长,小人道消也。象曰:天地交泰,后以财(裁)成天地之道,辅相天地之宜,以左右民。 
  初九:拔茅茹,以其夤,征吉。
  象曰:拔茅征吉,志在外也。
  九二:包荒,用冯河,不遐遗,朋亡,得尚于中行。
  象曰:包荒,得尚于中行,以光大也。
  九三:无平不陂,无往不复,艰贞无咎。 勿恤其孚,于食有福。
  象曰:无往不复,天地际也。
  六四:翩翩不富,以其邻,不戒以孚。
  象曰:翩翩不富,皆失实也。 不戒以孚,中心愿也。
  六五:帝乙归妹,以祉元吉。
  象曰:以祉元吉,中以行愿也。
  上六:城复于隍,勿用师。 自邑告命,贞吝。
  象曰:城复于隍,其命乱也。
第十二卦 否 地天否 乾上坤下
  否:否之匪人,不利君子贞,大往小来。彖曰:否之匪人,不利君子贞。 大往小来, 则是天地不交,而万物不通也;上下不交,而天下无邦也。内阴而外阳,内柔而外刚,内小人而外君子。 小人道长,君子道消也。象曰:天地不交,否;君子以俭德辟难,不可荣以禄。 
  初六:拔茅茹,以其夤,贞吉亨。
  象曰:拔茅贞吉,志在君也。
  六二:包承。 小人吉,大人否亨。
  象曰:大人否亨,不乱群也。
  六三:包羞。
  象曰:包羞,位不当也。
  九四:有命无咎,畴离祉。
  象曰:有命无咎,志行也。
  九五:休否,大人吉。 其亡其亡,系于苞桑。
  象曰:大人之吉,位正当也。
  上九:倾否,先否后喜。
  象曰:否终则倾,何可长也。
第十三卦 同人 天火同人 乾上离下
  同人:同人于野,亨。 利涉大川,利君子贞。彖曰:同人,柔得位得中,而应乎乾,曰同人。 同人曰,同人于野,亨。 
  利涉大川,乾行也。 文明以健,中正而应,君子正也。 唯君子为能通天下之志。象曰:天与火,同人;君子以类族辨物。
  初九:同人于门,无咎。
  象曰:出门同人,又谁咎也。
  六二:同人于宗,吝。
  象曰:同人于宗,吝道也。
  九三:伏戎于莽,升其高陵,三岁不兴。
  象曰:伏戎于莽,敌刚也。 三岁不兴,安行也。
  九四:乘其墉,弗克攻,吉。
  象曰:乘其墉,义弗克也,其吉,则困而反则也。
  九五:同人,先号啕而后笑。 大师克相遇。
  象曰:同人之先,以中直也。 大师相遇,言相克也。
  上九:同人于郊,无悔。
  象曰:同人于郊,志未得也。
第十四卦 大有 火天大有 离上乾下
  大有:元亨。 彖曰:大有,柔得尊位,大中而上下应之,曰大有。其德刚健而文明,应乎天而时行,是以元亨。象曰:火在天上,大有;君子以竭恶扬善,顺天休命。 
  初九:无交害,匪咎,艰则无咎。
  象曰:大有初九,无交害也。
  九二:大车以载,有攸往,无咎。
  象曰:大车以载,积中不败也。
  九三:公用亨于天子,小人弗克。
  象曰:公用亨于天子,小人害也。
  九四:匪其彭,无咎。
  象曰:匪其彭,无咎;明辨晰也。
  六五:厥孚交如,威如;吉。
  象曰:厥孚交如,信以发志也。 威如之吉,易而无备也。
  上九:自天佑之,吉无不利。
  象曰:大有上吉,自天佑也。
第十五卦 谦 地山谦 坤上艮下
  谦:亨,君子有终。彖曰:谦,亨,天道下济而光明,地道卑而上行。天道亏盈而益谦,地道变盈而流谦,鬼神害盈而福谦,人道恶盈而好谦。谦尊而光,卑而不可逾,君子之终也。象曰:地中有山,谦;君子以裒多益寡,称物平施。 
  初六:谦谦君子,用涉大川,吉。
  象曰:谦谦君子,卑以自牧也。
  六二:鸣谦,贞吉。
 象曰:鸣谦贞吉,中心得也。
  九三:劳谦君子,有终吉。
  象曰:劳谦君子,万民服也。
  六四:无不利,撝谦。
  象曰:无不利,撝谦;不违则也。
  六五:不富,以其邻,利用侵伐,无不利。
  象曰:利用侵伐,征不服也。
  上六:鸣谦,利用行师,征邑国。
  象曰:鸣谦,志未得也。 可用行师,征邑国也。
第十六卦 豫 雷地豫 震上坤下
  豫:利建侯行师。彖曰:豫,刚应而志行,顺以动,豫。豫,顺以动,故天地如之,而况建侯行师乎?天地以顺动,故日月不过,而四时不忒;圣人以顺动,则刑罚清而民服。 豫之时义大矣哉!象曰:雷出地奋,豫。 先王以作乐崇德,殷荐之上帝,以配祖考。
  初六:鸣豫,凶。
  象曰:初六鸣豫,志穷凶也。
  六二:介于石,不终日,贞吉。
 象曰:不终日,贞吉;以中正也。
  六三:盱豫,悔。 迟有悔。
  象曰:盱豫有悔,位不当也。
  九四:由豫,大有得。勿疑。 朋盍簪。
  象曰:由豫,大有得;志大行也。
  六五:贞疾,恒不死。
  象曰:六五贞疾,乘刚也。 恒不死,中未亡也。
  上六:冥豫,成有渝,无咎。
  象曰:冥豫在上,何可长也。
第十七卦 随 泽雷随 兑上震下
  随:元亨利贞,无咎。彖曰:随,刚来而下柔,动而说,随。大亨贞,无咎,而天下随时,随之时义大矣哉!象曰:泽中有雷,随;君子以晦入宴息。 
  初九:官有渝,贞吉。 出门交有功。
  象曰:官有渝,从正吉也。 出门交有功,不失也。
  六二:系小子,失丈夫。
  象曰:系小子,弗兼与也。
  六三:系丈夫,失小子。 随有求得,利居贞。
  象曰:系丈夫,志舍下也。
  九四:随有获,贞凶。有孚在道,以明,何咎。
  象曰:随有获,其义凶也。 有孚在道,明功也。
  九五:孚于嘉,吉。
  象曰:孚于嘉,吉;位正中也。
  上六:拘系之,乃从维之。 王用亨于西山。
  象曰:拘系之,上穷也。
第十八卦 蛊 山风蛊 艮上巽下
  蛊:元亨,利涉大川。 先甲三日,后甲三日。彖曰:蛊,刚上而柔下,巽而止,蛊。 蛊,元亨,而天下治也。 利涉大川,往有事也。 先甲三日,后甲三日,终则有始,天行也。象曰:山下有风,蛊;君子以振民育德。 
  初六:干父之蛊,有子,考无咎,厉终吉。
  象曰:干父之蛊,意承考也。
  九二:干母之蛊,不可贞。
 象曰:干母之蛊,得中道也。
  九三:干父小有晦,无大咎。
  象曰:干父之蛊,终无咎也。
  六四:裕父之蛊,往见吝。
  象曰:裕父之蛊,往未得也。
  六五:干父之蛊,用誉。
  象曰:干父之蛊;承以德也。
  上九:不事王侯,高尚其事。
  象曰:不事王侯,志可则也。
第十九卦 临 地泽临 坤上兑下
  临:元,亨,利,贞。 至于八月有凶。彖曰:临,刚浸而长。 说而顺,刚中而应,大亨以正,天之道也。 至于八月有凶,消不久也。象曰:泽上有地,临; 君子以教思无穷,容保民无疆。 
  初九:咸临,贞吉。
  象曰:咸临贞吉,志行正也。
  九二:咸临,吉无不利。
  象曰:咸临,吉无不利;未顺命也。
  六三:甘临,无攸利。 既忧之,无咎。
  象曰:甘临,位不当也。 既忧之,咎不长也。
  六四:至临,无咎。
  象曰:至临无咎,位当也。
  六五:知临,大君之宜,吉。
  象曰:大君之宜,行中之谓也。
  上六:敦临,吉无咎。
  象曰:敦临之吉,志在内也。
第二十卦 观 风地观 巽上坤下
  观:盥而不荐,有孚顒若。彖曰:大观在上,顺而巽,中正以观天下。观,盥而不荐,有孚顒若,下观而化也。 观天之神道,而四时不忒, 圣人以神道设教,而天下服矣。象曰:风行地上,观;先王以省方,观民设教。 
  初六:童观,小人无咎,君子吝。
  象曰:初六童观,小人道也。
  六二:窥观,利女贞。
  象曰:窥观女贞,亦可丑也。
  六三:观我生,进退。
  象曰:观我生,进退;未失道也。
  六四:观国之光,利用宾于王。
  象曰:观国之光,尚宾也。
  九五:观我生,君子无咎。
  象曰:观我生,观民也。
  上九:观其生,君子无咎。
  象曰:观其生,志未平也。
第二十一卦 噬嗑 火雷噬嗑 离上震下
  噬嗑:亨。 利用狱。彖曰:颐中有物,曰噬嗑,噬嗑而亨。刚柔分,动而明,雷电合而章。柔得中而上行,虽不当位,利用狱也。象曰:雷电噬嗑;先王以明罚敕法。 
  初九:履校灭趾,无咎。
  象曰:履校灭趾,不行也。
  六二:噬肤灭鼻,无咎。
  象曰:噬肤灭鼻,乘刚也。
  六三:噬腊肉,遇毒;小吝,无咎。
  象曰:遇毒,位不当也。
  九四:噬乾胏,得金矢,利艰贞,吉。
  象曰:利艰贞吉,未光也。
  六五:噬乾肉,得黄金,贞厉,无咎。
  象曰:贞厉无咎,得当也。
  上九:何校灭耳,凶。
  象曰:何校灭耳,聪不明也。
第二十二卦 贲 山火贲 艮上离下
  贲:亨。 小利有所往。彖曰:贲,亨;柔来而文刚,故亨。分刚上而文柔,故小利有攸往。天文也;文明以止,人文也。观乎天文,以察时变;观乎人文,以化成天下。象曰:山下有火,贲;君子以明庶政,无敢折狱。 
  初九:贲其趾,舍车而徒。
  象曰:舍车而徒,义弗乘也。
  六二:贲其须。
  象曰:贲其须,与上兴也。
  九三:贲如濡如,永贞吉。
  象曰:永贞之吉,终莫之陵也。
  六四:贲如皤如,白马翰如,匪寇婚媾。
  象曰:六四,当位疑也。 匪寇婚媾,终无尤也。
  六五:贲于丘园,束帛戋戋,吝,终吉。
  象曰:六五之吉,有喜也。
  上九:白贲,无咎。
  象曰:白贲无咎,上得志也。
 
第二十三卦 剥 山地剥 艮上坤下
  剥:不利有攸往。彖曰:剥,剥也,柔变刚也。 不利有攸往,小人长也。 顺而止之,观象也。 君子尚消息盈虚,天行也。象曰:山附地上,剥;上以厚下,安宅。 
  初六:剥牀以足,蔑贞凶。
  象曰:剥牀以足,以灭下也。
  六二:剥牀以辨,蔑贞凶。
  象曰:剥牀以辨,未有与也。
  六三:剥之,无咎。
  象曰:剥之无咎,失上下也。
  六四:剥牀以肤,凶。
  象曰:剥牀以肤,切近灾也。
  六五:贯鱼,以宫人宠,无不利。
  象曰:以宫人宠,终无尤也。
  上九:硕果不食,君子得舆,小人剥庐。
  象曰:君子得舆,民所载也。 小人剥庐,终不可用也。
 
第二十四卦 复 地雷复 坤上震下
  复:亨。 出入无疾,朋来无咎。 反复其道,七日来复,利有攸往。彖曰:复亨;刚反,动而以顺行,是以出入无疾,朋来无咎。 反复其道,七日来复,天行也。 利有攸往,刚长也。 复其见天地之心乎?象曰:雷在地中,复;先王以至日闭关,商旅不行,后不省方。 
  初九:不复远,无只悔,元吉。
  象曰:不远之复,以修身也。
  六二:休复,吉。
  象曰:休复之吉,以下仁也。
  六三:频复,厉无咎。
  象曰:频复之厉,义无咎也。
  六四:中行独复。
  象曰:中行独复,以从道也。
  六五:敦复,无悔。
  象曰:敦复无悔,中以自考也。
  上六:迷复,凶,有灾眚。用行师,终有大败,以其国君,凶;至于十年,不克征。
  象曰:迷复之凶,反君道也。
第二十五卦 无妄 天雷无妄 乾上震下 
  无妄:元,亨,利,贞。 其匪正有眚,不利有攸往。彖曰:无妄,刚自外来,而为主於内。动而健,刚中而应,大亨以正,天之命也。 其匪正有眚,不利有攸往。无妄之往,何之矣? 天命不佑,行矣哉? 象曰:天下雷行,物与无妄;先王以茂对时,育万物。 
  初九:无妄,往吉。
  象曰:无妄之往,得志也。
  六二:不耕获,不菑畲,则利有攸往。
  象曰:不耕获,未富也。
  六三:无妄之灾,或系之牛,行人之得,邑人之灾。
  象曰:行人得牛,邑人灾也。
  九四:可贞,无咎。
  象曰:可贞无咎,固有之也。
  九五:无妄之疾,勿药有喜。
  象曰:无妄之药,不可试也。
  上九:无妄,行有眚,无攸利。
  象曰:无妄之行,穷之灾也。
 
第二十六卦 大畜 山天大畜 艮上乾下
  大畜:利贞,不家食吉,利涉大川。彖曰:大畜,刚健笃实辉光,日新其德,刚上而尚贤。 能止健,大正也。 
  不家食吉,养贤也。 利涉大川,应乎天也。象曰:天在山中,大畜;君子以多识前言往行,以畜其德。
  初九:有厉利已。
  象曰:有厉利已,不犯灾也。
  九二:舆说辐。
  象曰:舆说辐,中无尤也。
  九三:良马逐,利艰贞。 曰闲舆卫,利有攸往。
  象曰:利有攸往,上合志也。
  六四:童豕之牿,元吉。
  象曰:六四元吉,有喜也。
  六五:豮豕之牙,吉。
  象曰:六五之吉,有庆也。
  上九:何天之衢,亨。
  象曰:何天之衢,道大行也。
第二十七卦 颐 山雷颐 艮上震下
  颐:贞吉。 观颐,自求口实。彖曰:颐贞吉,养正则吉也。 观颐,观其所养也; 自求口实,观其自养也。 天地养万物,圣人养贤,以及万民;颐之时义大矣哉!象曰:山下有雷,颐;君子以慎言语,节饮食。 
  初九:舍尔灵龟,观我朵颐,凶。
  象曰:观我朵颐,亦不足贵也。
  六二:颠颐,拂经,于丘颐,征凶。
  象曰:六二征凶,行失类也。
  六三:拂颐,贞凶,十年勿用,无攸利。
  象曰:十年勿用,道大悖也。
  六四:颠颐吉,虎视眈眈,其欲逐逐,无咎。
  象曰:颠颐之吉,上施光也。
  六五:拂经,居贞吉,不可涉大川。
  象曰:居贞之吉,顺以从上也。
  上九:由颐,厉吉,利涉大川。
  象曰:由颐厉吉,大有庆也。
第二十八卦 大过 泽风大过 兑上巽下
  大过:栋桡,利有攸往,亨。彖曰:大过,大者过也。 栋桡,本末弱也。 刚过而中,巽而说行,利有攸往,乃亨。 大过之时义大矣哉!象曰:泽灭木,大过;君子以独立不惧,遯世无闷。 
  初六:藉用白茅,无咎。
  象曰:藉用白茅,柔在下也。
  九二:枯杨生祶,老夫得其女妻,无不利。
  象曰:老夫女妻,过以相与也。
  九三:栋桡,凶。
  象曰:栋桡之凶,不可以有辅也。
  九四:栋隆,吉;有它吝。
  象曰:栋隆之吉,不桡乎下也。
  九五:枯杨生华,老妇得士夫,无咎无誉。
  象曰:枯杨生华,何可久也。 老妇士夫,亦可丑也。
  上六:过涉灭顶,凶,无咎。
  象曰:过涉之凶,不可咎也。
第二十九卦 坎 坎为水 坎上坎下
  坎:习坎,有孚,维心亨,行有尚。彖曰:习坎,重险也。 水流而不盈,行险而不失其信。 维心亨,乃以刚中也。 行有尚,往有功也。 天险不可升也,地险山川丘陵也,王公设险以守其国,坎之时用大矣哉!象曰:水洊至,习坎;君子以常德行,习教事。 
  初六:习坎,入于坎錎,凶。
  象曰:习坎入坎,失道凶也。
  九二:坎有险,求小得。
  象曰:求小得,未出中也。
  六三:来之坎坎,险且枕,入于坎錎,勿用。
  象曰:来之坎坎,终无功也。
  六四:樽酒簋贰,用缶,纳约自牖,终无咎。
  象曰:樽酒簋贰,刚柔际也。
  九五:坎不盈,只既平,无咎。
  象曰:坎不盈,中未大也。
  上六:用徽纒,置于丛棘,三岁不得,凶。
  象曰:上六失道,凶三岁也。
第三十卦 离 离为火 离上离下
  离:利贞,亨。 畜牝牛,吉。彖曰:离,丽也;日月丽乎天,百谷草木丽乎土,重明以丽乎正,乃化成天下。 柔丽乎中正,故亨;是以畜牝牛吉也。象曰:明两作离,大人以继明照于四方。 
  初九:履错然,敬之无咎。
  象曰:履错之敬,以辟咎也。
  六二:黄离,元吉。
  象曰:黄离元吉,得中道也。
  九三:日昃之离,不鼓缶而歌,则大耋之嗟,凶。
  象曰:日昃之离,何可久也。
  九四:突如其来如,焚如,死如,弃如。
  象曰:突如其来如,无所容也。
  六五:出涕沱若,戚嗟若,吉。
  象曰:六五之吉,离王公也。
  上九:王用出征,有嘉折首,获其匪丑,无咎。
  象曰:王用出征,以正邦也。
第三十一卦 咸 泽山咸 兑上艮下
  咸:亨,利贞,取女吉。彖曰:咸,感也。柔上而刚下,二气感应以相与,止而说,男下女,是以亨利贞,取女吉也。天地感而万物化生,圣人感人心而天下和平;观其所感,而天地万物之情可见矣!象曰:山上有泽,咸;君子以虚受人。 
  初六:咸其拇。
  象曰:咸其拇,志在外也。
  六二:咸其腓,凶,居吉。
  象曰:虽凶,居吉,顺不害也。
  九三:咸其股,执其随,往吝。
  象曰:咸其股,亦不处也。 志在随人,所执下也。
  九四:贞吉悔亡,憧憧往来,朋从尔思。
  象曰:贞吉悔亡,未感害也。 憧憧往来,未光大也。
  九五:咸其脢,无悔。
  象曰:咸其脢,志末也。
  上六:咸其辅,颊,舌。
  象曰:咸其辅,颊,舌,滕脢说也。
第三十二卦 恒 雷风恒 震上巽下
  恒:亨,无咎,利贞,利有攸往。彖曰:恒,久也。 刚上而柔下,雷风相与,巽而动,刚柔皆应,恒。 恒亨无咎,利贞; 久於其道也,天地之道,恒久而不已也。 利有攸往,终则有始也。日月得天,而能久照,四时变化,而能久成,圣人久於其道,而天下化成;观其所恒,而天地万物之情可见矣!象曰:雷风,恒;君子以立不易方。 
  初六:浚恒,贞凶,无攸利。
  象曰:浚恒之凶,始求深也。
  九二:悔亡。
  象曰:九二悔亡,能久中也。
  九三:不恒其德,或承之羞,贞吝。
  象曰:不恒其德,无所容也。
  九四:田无禽。
  象曰:久非其位,安得禽也。
  六五:恒其德,贞,妇人吉,夫子凶。
  象曰:妇人贞吉,从一而终也。 夫子制义,从妇凶也。
  上六:振恒,凶。
  象曰:振恒在上,大无功也。
第三十三卦 遯 天山遯 乾上艮下
  遯:亨,小利贞。彖曰:遯亨,遯而亨也。 刚当位而应,与时行也。 小利贞,浸而长也。 
  遯之时义大矣哉!象曰:天下有山,遯;君子以远小人,不恶而严。
  初六:遯尾,厉,勿用有攸往。
  象曰:遯尾之厉,不往何灾也。
  六二:执之用黄牛之革,莫之胜说。
  象曰:执用黄牛,固志也。
  九三:系遯,有疾厉,畜臣妾吉。
  象曰:系遯之厉,有疾惫也。 畜臣妾吉,不可大事也。
  九四:好遯君子吉,小人否。
  象曰:君子好遯,小人否也。
  九五:嘉遯,贞吉。
  象曰:嘉遯贞吉,以正志也。
  上九:肥遯,无不利。
  象曰:肥遯,无不利;无所疑也。 
第三十四卦 大壮 雷天大壮 震上乾下
  大壮:利贞。彖曰:大壮,大者壮也。 刚以动,故壮。 大壮利贞;大者正也。正大而天地之情可见矣!象曰:雷在天上,大壮;君子以非礼勿履。 
  初九:壮于趾,征凶,有孚。
  象曰:壮于趾,其孚穷也。
  九二:贞吉。
  象曰:九二贞吉,以中也。
  九三:小人用壮,君子用罔,贞厉。 羝羊触藩,羸其角。
  象曰:小人用壮,君子罔也。
  九四:贞吉悔亡,藩决不羸,壮于大舆之輹。
  象曰:藩决不羸,尚往也。
  六五:丧羊于易,无悔。
  象曰:丧羊于易,位不当也。
  上六:羝羊触藩,不能退,不能遂,无攸利,艰则吉。
  象曰:不能退,不能遂,不祥也。 艰则吉,咎不长也。
第三十五卦 晋 火地晋 离上坤下
  晋:康侯用锡马蕃庶,昼日三接。彖曰:晋,进也。 明出地上,顺而丽乎大明,柔进而上行。 是以康侯用锡马蕃庶,昼日三接也。象曰:明出地上,晋;君子以自昭明德。 
  初六:晋如,摧如,贞吉。 罔孚,裕无咎。
  象曰:晋如,摧如;独行正也。 裕无咎;未受命也。
  六二:晋如,愁如,贞吉。 受兹介福,于其王母。
  象曰:受之介福,以中正也。
  六三:众允,悔亡。
  象曰:众允之,志上行也。
  九四:晋如硕鼠,贞厉。
  象曰:硕鼠贞厉,位不当也。
  六五:悔亡,失得勿恤,往吉无不利。
  象曰:失得勿恤,往有庆也。
  上九:晋其角,维用伐邑,厉吉无咎,贞吝。
  象曰:维用伐邑,道未光也。
第三十六卦 明夷 地火明夷 坤上离下
  明夷:利艰贞。彖曰:明入地中,明夷。 内文明而外柔顺,以蒙大难,文王以之。 利艰贞,晦其明也,内难而能正其志,箕子以之。象曰:明入地中,明夷;君子以莅众,用晦而明。 
  初九:明夷于飞,垂其翼。 君子于行,三日不食, 有攸往,主人有言。
  象曰:君子于行,义不食也。
  六二:明夷,夷于左股,用拯马壮,吉。
  象曰:六二之吉,顺以则也。
  九三:明夷于南狩,得其大首,不可疾贞。
  象曰:南狩之志,乃大得也。
  六四:入于左腹,获明夷之心,出于门庭。
  象曰:入于左腹,获心意也。
  六五:箕子之明夷,利贞。
  象曰:箕子之贞,明不可息也。
  上六:不明晦,初登于天,后入于地。
  象曰:初登于天,照四国也。 后入于地,失则也。
第三十七卦 家人 风火家人 巽上离下
  家人:利女贞。彖曰:家人,女正位乎内,男正位乎外,男女正,天地之大义也。家人有严君焉,父母之谓也。父父,子子,兄兄,弟弟,夫夫,妇妇,而家道正;正家而天下定矣。象曰:风自火出,家人;君子以言有物,而行有恒。 
  初九:闲有家,悔亡。
  象曰:闲有家,志未变也。
  六二:无攸遂,在中馈,贞吉。
  象曰:六二之吉,顺以巽也。
  九三:家人鎬鎬,悔厉吉;妇子嘻嘻,终吝。
  象曰:家人鎬鎬,未失也;妇子嘻嘻,失家节也。
  六四:富家,大吉。
  象曰:富家大吉,顺在位也。
  九五:王假有家,勿恤吉。
  象曰:王假有家,交相爱也。
  上九:有孚威如,终吉。
  象曰:威如之吉,反身之谓也。
第三十八卦 睽 火泽睽 离上兑下
  睽:小事吉。彖曰:睽,火动而上,泽动而下; 二女同居,其志不同行;说而丽乎明,柔进而上行,得中而应乎刚;是以小事吉。 天地睽,而其事同也;男女睽,而其志通也;万物睽,而其事类也;睽之时用大矣哉!象曰:上火下泽,睽;君子以同而异。 
  初九:悔亡,丧马勿逐,自复;见恶人无咎。
  象曰:见恶人,以辟咎也。
  九二:遇主于巷,无咎。
  象曰:遇主于巷,未失道也。
  六三:见舆曳,其牛掣,其人天且劓,无初有终。
  象曰:见舆曳,位不当也。 无初有终,遇刚也。
  九四:睽孤,遇元夫,交孚,厉无咎。
  象曰:交孚无咎,志行也。
  六五:悔亡,厥宗噬肤,往何咎。
  象曰:厥宗噬肤,往有庆也。
  上九:睽孤, 见豕负涂,载鬼一车, 先张之弧,后说之弧,匪寇婚媾,往遇雨则吉。
  象曰:遇雨之吉,群疑亡也。
  
第三十九卦 蹇 水山蹇 坎上艮下
  蹇:利西南,不利东北;利见大人,贞吉。彖曰:蹇,难也,险在前也。 见险而能止,知矣哉!蹇利西南, 往得中也;不利东北,其道穷也。 利见大人,往有功也。 当位贞吉,以正邦也。 蹇之时用大矣哉!象曰:山上有水,蹇;君子以反身修德。 
  初六:往蹇,来誉。
  象曰:往蹇来誉,宜待也。
  六二:王臣蹇蹇,匪躬之故。
  象曰:王臣蹇蹇,终无尤也。
  九三:往蹇来反。
  象曰:往蹇来反,内喜之也。
  六四:往蹇来连。
  象曰:往蹇来连,当位实也。
  九五:大蹇朋来。
  象曰:大蹇朋来,以中节也。
  上六:往蹇来硕,吉;利见大人。
  象曰:往蹇来硕,志在内也。 利见大人,以从贵也。
第四十卦 解 雷水解 震上坎下 
  解:利西南,无所往,其来复吉。 有攸往,夙吉。彖曰:解,险以动,动而免乎险,解。 解利西南,往得众也。其来复吉,乃得中也。有攸往夙吉,往有功也。 天地解,而雷雨作,雷雨作,而百果草木皆甲坼,解之时义大矣哉!象曰:雷雨作,解;君子以赦过宥罪。 
  初六:无咎。
  象曰:刚柔之际,义无咎也。
  九二:田获三狐,得黄矢,贞吉。
  象曰:九二贞吉,得中道也。
  六三:负且乘,致寇至,贞吝。
  象曰:负且乘,亦可丑也,自我致戎,又谁咎也。
  九四:解而拇,朋至斯孚。
  象曰:解而拇,未当位也。
  六五:君子维有解,吉;有孚于小人。
  象曰:君子有解,小人退也。
  上六:公用射隼,于高墉之上,获之,无不利。
  象曰:公用射隼,以解悖也。
第四十一卦 损 山泽损 艮上兑下
  损:有孚,元吉,无咎,可贞,利有攸往? 曷之用,二簋可用享。彖曰:损,损下益上,其道上行。损而有孚,元吉,无咎,可贞,利有攸往。 曷之用? 二簋可用享;二簋应有时。损刚益柔有时,损益盈虚,与时偕行。象曰:山下有泽,损;君子以惩忿窒欲。 
  初九:已事遄往,无咎,酌损之。
  象曰:已事遄往,尚合志也。
  九二:利贞,征凶,弗损益之。
  象曰:九二利贞,中以为志也。
  六三:三人行,则损一人;一人行,则得其友。
  象曰:一人行,三则疑也。
  六四:损其疾,使遄有喜,无咎。
  象曰:损其疾,亦可喜也。
  六五:或益之,十朋之龟弗克违,元吉。
  象曰:六五元吉,自上佑也。
  上九:弗损益之,无咎,贞吉,利有攸往,得臣无家。
  象曰:弗损益之,大得志也。
第四十二卦 益 风雷益 巽上震下
  益:利有攸往,利涉大川。彖曰:益,损上益下,民说无疆,自上下下,其道大光。利有攸往,中正有庆。 利涉大川,木道乃行。 益动而巽,日进无疆。 天施地生,其益无方。 凡益之道,与时偕行。象曰:风雷,益;君子以见善则迁,有过则改。 
  初九:利用为大作,元吉,无咎。
  象曰:元吉无咎,下不厚事也。
  六二:或益之,十朋之龟弗克违,永贞吉。 王用享于帝,吉。
  象曰:或益之,自外来也。
  六三:益之用凶事,无咎。有孚中行,告公用圭。
  象曰:益用凶事,固有之也。
  六四:中行,告公从。 利用为依迁国。
  象曰:告公从,以益志也。
  九五:有孚惠心,勿问元吉。 有孚惠我德。
  象曰:有孚惠心,勿问之矣。 惠我德,大得志也。
  上九:莫益之,或击之,立心勿恒,凶。
  象曰:莫益之,偏辞也。 或击之,自外来也。
第四十三卦 夬 泽天夬 兑上乾下
  夬:扬于王庭,孚号,有厉,告自邑,不利即戎,利有攸往。彖曰:夬,决也,刚决柔也。健而说,决而和,扬于王庭,柔乘五刚也。 
  孚号有厉,其危乃光也。 告自邑,不利即戎,所尚乃穷也。 利有攸往,刚长乃终也。象曰:泽上于天,夬;君子以施禄及下,居德则忌。
  初九:壮于前趾,往不胜为吝。
  象曰:不胜而往,咎也。
  九二:惕号,莫夜有戎,勿恤。
  象曰:莫夜有戎,得中道也。
  九三:壮于,有凶。 君子夬夬,独行遇雨,若濡有愠,无咎。
  象曰:君子夬夬,终无咎也。
  九四:臀无肤,其行次且。 牵羊悔亡,闻言不信。
  象曰:其行次且,位不当也。 闻言不信,聪不明也。
  九五:苋陆夬夬,中行无咎。
  象曰:中行无咎,中未光也。
  上六:无号,终有凶。
  象曰:无号之凶,终不可长也。 
第四十四卦 姤 天风姤 乾上巽下
  姤:女壮,勿用取女。彖曰:姤,遇也,柔遇刚也。勿用取女,不可与长也。 天地相遇,品物咸章也。 刚遇中正,天下大行也。 姤之时义大矣哉!象曰:天下有风,姤;后以施命诰四方。 
  初六:系于金柅,贞吉,有攸往,见凶,羸豕踟躅。
  象曰:系于金柅,柔道牵也。
  九二:包有鱼,无咎,不利宾。
  象曰:包有鱼,义不及宾也。
  九三:臀无肤,其行次且,厉,无大咎。
  象曰:其行次且,行未牵也。
  九四:包无鱼,起凶。
  象曰:无鱼之凶,远民也。
  九五:以杞包瓜,含章,有陨自天。
  象曰:九五含章,中正也。 有陨自天,志不舍命也。
  上九:姤其角,吝,无咎。
  象曰:姤其角,上穷吝也。
第四十五卦 萃 泽地萃 兑上坤下
  萃:亨。 王假有庙,利见大人,亨,利贞。 用大牲吉,利有攸往。彖曰:萃,聚也;顺以说,刚中而应,故聚也。王假有庙,致孝享也。利见大人亨,聚以正也。 用大牲吉,利有攸往,顺天命也。 观其所聚,而天地万物之情可见矣。象曰:泽上於地,萃;君子以除戎器,戒不虞。 
  初六:有孚不终,乃乱乃萃,若号一握为笑,勿恤,往无咎。
  象曰:乃乱乃萃,其志乱也。
  六二:引吉,无咎,孚乃利用禴。
  象曰:引吉无咎,中未变也。
  六三:萃如,嗟如,无攸利,往无咎,小吝。
  象曰:往无咎,上巽也。
  九四:大吉,无咎。
  象曰:大吉无咎,位不当也。
  九五:萃有位,无咎。 匪孚,元永贞,悔亡。
  象曰:萃有位,志未光也。
  上六: 齑咨涕洟,无咎。
  象曰: 齑咨涕洟,未安上也。
第四十六卦 升 地风升 坤上巽下 
  升:元亨,用见大人,勿恤,南征吉。彖曰:柔以时升,巽而顺,刚中而应,是以大亨。用见大人,勿恤;有庆也。 南征吉,志行也。象曰:地中生木,升;君子以顺德,积小以高大。 
  初六:允升,大吉。
  象曰:允升大吉,上合志也。
  九二:孚乃利用禴,无咎。
  象曰:九二之孚,有喜也。
  九三:升虚邑。
  象曰:升虚邑,无所疑也。
  六四:王用亨于岐山,吉无咎。
  象曰:王用亨于岐山,顺事也。
  六五:贞吉,升阶。
  象曰:贞吉升阶,大得志也。
  上六:冥升,利于不息之贞。
  象曰:冥升在上,消不富也。
第四十七卦 困 泽水困 兑上坎下
  困:亨,贞,大人吉,无咎,有言不信。彖曰:困,刚掩也。 险以说,困而不失其所,亨;其唯君子乎? 贞大人吉,以刚中也。 有言不信,尚口乃穷也。象曰:泽无水,困;君子以致命遂志。 
  初六:臀困于株木,入于幽谷,三岁不见。
  象曰:入于幽谷,幽不明也。
  九二:困于酒食,朱绂方来,利用亨祀,征凶,无咎。
  象曰:困于酒食,中有庆也。
  六三:困于石,据于蒺藜,入于其宫,不见其妻,凶。
  象曰:据于蒺藜,乘刚也。 入于其宫,不见其妻,不祥也。
  九四:来徐徐,困于金车,吝,有终。
  象曰:来徐徐,志在下也。 虽不当位,有与也。
  九五:劓刖,困于赤绂,乃徐有说,利用祭祀。
  象曰:劓刖,志未得也。乃徐有说,以中直也。利用祭祀,受福也。
  上六:困于葛藟,于臲靰,曰动悔。 有悔,征吉。
  象曰:困于葛藟,未当也。 动悔,有悔吉,行也。
第四十八卦 井 水风井 坎上巽下
  井:改邑不改井,无丧无得,往来井井。汔至,亦未蹫井,羸其瓶,凶。彖曰:巽乎水而上水,井;井养而不穷也。改邑不改井,乃以刚中也。汔至亦未蹫井,未有功也。 羸其瓶,是以凶也。象曰:木上有水,井;君子以劳民劝相。 
  初六:井泥不食,旧井无禽。
  象曰:井泥不食,下也。 旧井无禽,时舍也。
  九二:井谷射鲋,瓮敝漏。
  象曰:井谷射鲋,无与也。
  九三:井渫不食,为我民恻,可用汲,王明,并受其福。
  象曰:井渫不食,行恻也。 求王明,受福也。
  六四:井甃,无咎。
  象曰:井甃无咎,修井也。
  九五:井冽,寒泉食。
  象曰:寒泉之食,中正也。
  上六:井收勿幕,有孚无吉。
  象曰:元吉在上,大成也。
第四十九卦 革 泽火革 兑上离下
  革:己日乃孚,元亨利贞,悔亡。彖曰:革,水火相息,二女同居,其志不相得,曰革。己日乃孚;革而信也。 文明以说,大亨以正,革而当,其悔乃亡。天地革而四时成,汤武革命,顺乎天而应乎人,革之时义大矣哉!象曰:泽中有火,革;君子以治历明时。 
  初九:巩用黄牛之革。
  象曰:巩用黄牛,不可以有为也。
  六二:己日乃革之,征吉,无咎。
  象曰:己日革之,行有嘉也。
  九三:征凶,贞厉,革言三就,有孚。
  象曰:革言三就,又何之矣。
  九四:悔亡,有孚改命,吉。
  象曰:改命之吉,信志也。
  九五:大人虎变,未占有孚。
  象曰:大人虎变,其文炳也。
  上六:君子豹变,小人革面,征凶,居贞吉。
  象曰:君子豹变,其文蔚也。 小人革面,顺以从君也。
第五十卦 鼎 火风鼎 离上巽下
  鼎:元吉,亨。彖曰:鼎,象也。 以木巽火,亨饪也。 圣人亨以享上帝,而大亨以养圣贤。 巽而耳目聪明,柔进而上行,得中而应乎刚,是以元亨。象曰:木上有火,鼎;君子以正位凝命。 
  初六:鼎颠趾,利出否,得妾以其子,无咎。
  象曰:鼎颠趾,未悖也。 利出否,以从贵也。
  九二:鼎有实,我仇有疾,不我能即,吉。
  象曰:鼎有实,慎所之也。 我仇有疾,终无尤也。
  九三:鼎耳革,其行塞,雉膏不食,方雨亏悔,终吉。
  象曰:鼎耳革,失其义也。
  九四:鼎折足,覆公餗,其形渥,凶。
  象曰:覆公□,信如何也。
  六五:鼎黄耳金铉,利贞。
  象曰:鼎黄耳,中以为实也。
  上九:鼎玉铉,大吉,无不利。
  象曰:玉铉在上,刚柔节也。 
第五十一卦 震 震为雷 震上震下
  震:亨。 震来萀萀,笑言哑哑。 震惊百里,不丧匕鬯。彖曰:震,亨。 震来萀萀,恐致福也。笑言哑哑,后有则也。 震惊百里,惊远而惧迩也。 出可以守宗庙社稷,以为祭主也。象曰:洊雷,震;君子以恐惧修身。 
  初九:震来萀萀,后笑言哑哑,吉。
  象曰:震来萀萀,恐致福也。 笑言哑哑,后有则也。
  六二:震来厉,亿丧贝,跻于九陵,勿逐,七日得。
  象曰:震来厉,乘刚也。
  六三:震苏苏,震行无眚。
  象曰:震苏苏,位不当也。
  九四:震遂泥。
  象曰:震遂泥,未光也。
  六五:震往来厉,亿无丧,有事。
  象曰:震往来厉,危行也。 其事在中,大无丧也。
  上六:震索索,视矍矍,征凶。 震不于其躬,于其邻,无咎。 婚媾有言。
  象曰:震索索,未得中也。 虽凶无咎,畏邻戒也。
  
第五十二卦 艮 艮为山 艮上艮下
  艮:艮其背,不获其身,行其庭,不见其人,无咎。彖曰:艮,止也。 时止则止,时行则行,动静不失其时,其道光明。 艮其止,止其所也。 上下敌应,不相与也。 是以不获其身,行其庭不见其人,无咎也。象曰:兼山,艮;君子以思不出其位。 
  初六:艮其趾,无咎,利永贞。
  象曰:艮其趾,未失正也。
  六二:艮其腓,不拯其随,其心不快。
  象曰:不拯其随,未退听也。
  九三:艮其限,列其夤,厉薰心。
  象曰:艮其限,危薰心也。
  六四:艮其身,无咎。
  象曰:艮其身,止诸躬也。
  六五:艮其辅,言有序,悔亡。
  象曰:艮其辅,以中正也。
  上九:敦艮,吉。
  象曰:敦艮之吉,以厚终也。
第五十三卦 渐 风山渐 巽上艮下
  渐:女归吉,利贞。彖曰:渐之进也,女归吉也。 进得位,往有功也。进以正,可以正邦也。 
  其位刚,得中也。 止而巽,动不穷也。象曰:山上有木,渐;君子以居贤德,善俗。
  初六:鸿渐于干,小子厉,有言,无咎。
  象曰:小子之厉,义无咎也。
  六二:鸿渐于磐,饮食□□,吉。
  象曰:饮食衎衎,不素饱也。
  九三:鸿渐于陆,夫征不复,妇孕不育,凶;利御寇。
  象曰:夫征不复,离群丑也。 妇孕不育,失其道也。利用御寇,顺相保也。
  六四:鸿渐于木,或得其桷,无咎。
  象曰:或得其桷,顺以巽也。
  九五:鸿渐于陵,妇三岁不孕,终莫之胜,吉。
  象曰:终莫之胜,吉;得所愿也。
  上九:鸿渐于逵,其羽可用为仪,吉。
  象曰:其羽可用为仪,吉;不可乱也。
第五十四卦 归妹 雷泽归妹 震上兑下
  归妹:征凶,无攸利。彖曰:归妹,天地之大义也。天地不交,而万物不兴,归妹人之终始也。 
  说以动,所归妹也。 征凶,位不当也。 无攸利,柔乘刚也。象曰:泽上有雷,归妹;君子以永终知敝。
  初九:归妹以娣,跛能履,征吉。
  象曰:归妹以娣,以恒也。 跛能履吉,相承也。
  九二:眇能视,利幽人之贞。
  象曰:利幽人之贞,未变常也。
  六三:归妹以须,反归以娣。
  象曰:归妹以须,未当也。
  九四:归妹愆期,迟归有时。
  象曰:愆期之志,有待而行也。
  六五:帝乙归妹,其君之袂,不如其娣之袂良,月几望,吉。
  象曰:帝乙归妹,不如其娣之袂良也。 其位在中,以贵行也。
  上六:女承筐无实,士刲羊无血,无攸利。
  象曰:上六无实,承虚筐也。
第五十五卦 丰 雷火丰 震上离下
  丰:亨,王假之,勿忧,宜日中。彖曰:丰,大也。 明以动,故丰。王假之,尚大也。 勿忧宜日中,宜照天下也。日中则昃,月盈则食,天地盈虚,与时消息,而况人於人乎?况於鬼神乎?象曰:雷电皆至,丰;君子以折狱致刑。 
  初九:遇其配主,虽旬无咎,往有尚。
  象曰:虽旬无咎,过旬灾也。
  六二:丰其蔀,日中见斗,往得疑疾,有孚发若,吉。
  象曰:有孚发若,信以发志也。
  九三:丰其沛,日中见昧,折其右肱,无咎。
  象曰:丰其沛,不可大事也。 折其右肱,终不可用也。
  九四:丰其蔀,日中见斗,遇其夷主,吉。
  象曰:丰其蔀,位不当也。 日中见斗,幽不明也。 遇其夷主,吉;行也。
  六五:来章,有庆誉,吉。
  象曰:六五之吉,有庆也。
  上六:丰其屋,蔀其家,窥其户,阒其无人,三岁不见,凶。
  象曰:丰其屋,天际翔也。 窥其户,阒其无人,自藏也。
第五十六卦 旅 火山旅 离上艮下
  旅:小亨,旅贞吉。彖曰:旅,小亨,柔得中乎外,而顺乎刚,止而丽乎明,是以小亨,旅贞吉也。 旅之时义大矣哉!象曰:山上有火,旅;君子以明慎用刑,而不留狱。 
  初六:旅琐琐,斯其所取灾。
  象曰:旅琐琐,志穷灾也。
  六二:旅即次,怀其资,得童仆贞。
  象曰:得童仆贞,终无尤也。
  九三:旅焚其次,丧其童仆,贞厉。
  象曰:旅焚其次,亦以伤矣。 以旅与下,其义丧也。
  九四:旅于处,得其资斧,我心不快。
  象曰:旅于处,未得位也。 得其资斧,心未快也。
  六五:射雉一矢亡,终以誉命。
  象曰:终以誉命,上逮也。
  上九:鸟焚其巢,旅人先笑后号啕。 丧牛于易,凶。
  象曰:以旅在上,其义焚也。 丧牛于易,终莫之闻也。
第五十七卦 巽 巽为风 巽上巽下
  巽:小亨,利攸往,利见大人。彖曰:重巽以申命,刚巽乎中正而志行。柔皆顺乎刚,是以小亨,利有攸往,利见大人。象曰:随风,巽;君子以申命行事。 
  初六:进退,利武人之贞。
  象曰:进退,志疑也。 利武人之贞,志治也。
  九二:巽在□下,用史巫纷若,吉无咎。
  象曰:纷若之吉,得中也。
  九三:频巽,吝。
  象曰:频巽之吝,志穷也。
  六四:悔亡,田获三品。
  象曰:田获三品,有功也。
  九五:贞吉悔亡,无不利。 无初有终,先庚三日,后庚三日,吉。
  象曰:九五之吉,位正中也。
  上九:巽在□下,丧其资斧,贞凶。
  象曰:巽在□下,上穷也。 丧其资斧,正乎凶也。
  □ = 爿 + 木
第五十八卦 兑 兑为泽 兑上兑下
  兑:亨,利贞。彖曰:兑,说也。 刚中而柔外,说以利贞,是以顺乎天,而应乎人。 说以先民,民忘其劳;说以犯难,民忘其死;说之大,民劝矣哉!象曰:丽泽,兑;君子以朋友讲习。 
  初九:和兑,吉。
  象曰:和兑之吉,行未疑也。
  九二:孚兑,吉,悔亡。
  象曰:孚兑之吉,信志也。
  六三:来兑,凶。
  象曰:来兑之凶,位不当也。
  九四:商兑,未宁,介疾有喜。
  象曰:九四之喜,有庆也。
  九五:孚于剥,有厉。
  象曰:孚于剥,位正当也。
  上六:引兑。
  象曰:上六引兑,未光也。
第五十九卦 涣 风水涣 巽上坎下
  涣:亨。 王假有庙,利涉大川,利贞。彖曰:涣,亨。 刚来而不穷,柔得位乎外而上同。 王假有庙,王乃在中也。 利涉大川,乘木有功也。象曰:风行水上,涣;先王以享于帝立庙。 
  初六:用拯马壮,吉。
  象曰:初六之吉,顺也。
  九二:涣奔其机,悔亡。
  象曰:涣奔其机,得愿也。
  六三:涣其躬,无悔。
  象曰:涣其躬,志在外也。
  六四:涣其群,元吉。 涣有丘,匪夷所思。
  象曰:涣其群,元吉;光大也。
  九五:涣汗其大号,涣王居,无咎。
  象曰:王居无咎,正位也。
  上九:涣其血,去逖出,无咎。
  象曰:涣其血,远害也。
第六十卦 节 水泽节 坎上兑下
  节:亨。 苦节不可贞。彖曰:节,亨,刚柔分,而刚得中。苦节不可贞,其道穷也。说以行险,当位以节,中正以通。 天地节而四时成,节以制度,不伤财,不害民。象曰:泽上有水,节;君子以制数度,议德行。 
  初九:不出户庭,无咎。
  象曰:不出户庭,知通塞也。
  九二:不出门庭,凶。
  象曰:不出门庭,失时极也。
  六三:不节若,则嗟若,无咎。
  象曰:不节之嗟,又谁咎也。
  六四:安节,亨。
  象曰:安节之亨,承上道也。
  九五:甘节,吉;往有尚。
  象曰:甘节之吉,居位中也。
  上六:苦节,贞凶,悔亡。
  象曰:苦节贞凶,其道穷也。
第六十一卦 中孚 风泽中孚 巽上兑下
  中孚:豚鱼吉,利涉大川,利贞。彖曰:中孚,柔在内而刚得中。 说而巽,孚,乃化邦也。 豚鱼吉,信及豚鱼也。 利涉大川,乘木舟虚也。 中孚以利贞,乃应乎天也。象曰:泽上有风,中孚;君子以议狱缓死。 
  初九:虞吉,有他不燕。
  象曰:初九虞吉,志未变也。
  九二:鸣鹤在阴,其子和之,我有好爵,吾与尔靡之。
  象曰:其子和之,中心愿也。
  六三:得敌,或鼓或罢,或泣或歌。
  象曰:可鼓或罢,位不当也。
  六四:月几望,马匹亡,无咎。
  象曰:马匹亡,绝类上也。
  九五:有孚挛如,无咎。
  象曰:有孚挛如,位正当也。
  上九:翰音登于天,贞凶。
  象曰:翰音登于天,何可长也。
第六十二卦 小过 雷山小过 震上艮下
  小过:亨,利贞,可小事,不可大事。飞鸟遗之音,不宜上宜下,大吉。彖曰:小过,小者过而亨也。 过以利贞,与时行也。 柔得中,是以小事吉也。 刚失位而不中,是以不可大事也。 有飞鸟之象焉,有飞鸟遗之音,不宜上宜下,大吉;上逆而下顺也。象曰:山上有雷,小过;君子以行过乎恭,丧过乎哀,用过乎俭。 
  初六:飞鸟以凶。
  象曰:飞鸟以凶,不可如何也。
  六二:过其祖,遇其妣;不及其君,遇其臣;无咎。
  象曰:不及其君,臣不可过也。
  九三:弗过防之,从或戕之,凶。
  象曰:从或戕之,凶如何也。
  九四:无咎,弗过遇之。 往厉必戒,勿用永贞。
  象曰:弗过遇之,位不当也。 往厉必戒,终不可长也。
  六五:密云不雨,自我西郊,公弋取彼在穴。
  象曰:密云不雨,已上也。
  上六:弗遇过之,飞鸟离之,凶,是谓灾眚。
  象曰:弗遇过之,已亢也。
第六十三卦 既济 水火既济 坎上离下
  既济:亨,小利贞,初吉终乱。彖曰:既济,亨,小者亨也。利贞,刚柔正而位当也。 初吉,柔得中也。 
  终止则乱,其道穷也。象曰:水在火上,既济;君子以思患而预防之。
  初九:曳其轮,濡其尾,无咎。
  象曰:曳其轮, 义无咎也。
  六二:妇丧其髴,勿逐,七日得。
  象曰:七日得,以中道也。
  九三:高宗伐鬼方,三年克之,小人勿用。
  象曰:三年克之,惫也。
  六四:繻有衣袽,终日戒。
  象曰:终日戒,有所疑也。
  九五:东邻杀牛,不如西邻之禴祭,实受其福。
  象曰:东邻杀牛,不如西邻之时也;实受其福,吉大来也。
  上六:濡其首,厉。
  象曰:濡其首厉,何可久也。
第六十四卦 未济 火水未济 离上坎下
  未济:亨,小狐汔济,濡其尾,无攸利。彖曰:未济,亨;柔得中也。 小狐汔济,未出中也。 濡其尾,无攸利;不续终也。 虽不当位,刚柔应也。象曰:火在水上,未济;君子以慎辨物居方。 
  初六:濡其尾,吝。
  象曰:濡其尾,亦不知极也。
  九二:曳其轮,贞吉。
  象曰:九二贞吉,中以行正也。
  六三:未济,征凶,利涉大川。
  象曰:未济征凶,位不当也。
  九四:贞吉,悔亡,震用伐鬼方,三年有赏于大国。
  象曰:贞吉悔亡,志行也。
  六五:贞吉,无悔,君子之光,有孚,吉。
  象曰:君子之光,其晖吉也。
  上九:有孚于饮酒,无咎,濡其首,有孚失是。
  象曰:饮酒濡首,亦不知节也。
   未济卦终
 
《易经·系辞上传》
第一章
  天尊地卑,乾坤定矣。卑高以陈,贵贱位矣。 动静有常,刚柔断矣。方以类聚,物以群分,吉凶生矣。 在天成象,在地成形,变化见矣。 
  鼓之以雷霆,润之以风雨,日月运行,一寒一暑,乾道成男,坤道成女。
  乾知大始,坤作成物。
  乾以易知,坤以简能。
  易则易知,简则易从。 易知则有亲,易从则有功。 有亲则可久,有功则可大。 可久则贤人之德,可大则贤人之业。
  易简,而天下矣之理矣;天下之理得,而成位乎其中矣。
第二章
  圣人设卦观象,系辞焉而明吉凶,刚柔相推而生变化。 
  是故,吉凶者,失得之象也。 悔吝者,忧虞之象也。 变化者,进退之象也。 刚柔者,昼夜之象也。 六爻之动,三极之道也。
  是故,君子所居而安者,易之序也。 所乐而玩者,爻之辞也。是故,君子居则观其象,而玩其辞; 动则观其变,而玩其占。 是故自天佑之,吉无不利。
  
第三章
  彖者,言乎象也。爻者,言乎变者也。吉凶者,言乎其失得也。悔吝者,言乎其小疵也。 无咎者,善补过也。 
  是故,列贵贱者,存乎位。 齐小大者,存乎卦。辩吉凶者,存乎辞。忧悔吝者,存乎介。 震无咎者,存乎悔。 是故,卦有小大,辞有险易。辞也者,也各指其所之。
 
  
第四章
  易与天地准,故能弥纶天地之道。 
  仰以观於天文,俯以察於地理,是故知幽明之故。原始反终,故知死生之说。 精气为物,游魂为变,是故知鬼神之情状。
  与天地相似,故不违。 知周乎万物,而道济天下,故不过。 旁行而不流,乐天知命,故不忧。 安土敦乎仁,故能爱。
  范围天地之化而不过,曲成万物而不遗,通乎昼夜之道而知,故神无方而易无体。 
第五章
  一阴一阳之谓道,继之者善也,成之者性也。 
  仁者见之谓之仁,知者见之谓之知, 百姓日用不知; 故君子之道鲜矣!
  显诸仁,藏诸用,鼓万物而不与圣人同忧,盛德大业至矣哉!
  富有之谓大业,日新之谓盛德。
  生生之谓易,成象之谓乾,效法之谓坤,极数知来之谓占,通变之谓事,阴阳不测之谓神。
  
第六章
  夫易,广矣大矣!以言乎远,则不御;以言乎迩,则静而正;以言乎天地之间,则备矣! 
  夫乾,其静也专,其动也直,是以大生焉。夫坤,其静也翕,其动也辟,是以广生焉。
第七章
  子曰:”易其至矣乎!”夫易,圣人所以崇德而广业也。 知崇礼卑,崇效天,卑法地,天地设位,而易行乎其中矣。 成性存存,道义之门。 
第八章
  圣人有以见天下之赜,而拟诸其形容,象其物宜;是故谓之象。圣人有以见天下之动,而观其会通,以行其礼。系辞焉,以断其吉凶;是故谓之爻。 
  言天下之至赜,而不可恶也。 言天下之至动,而不可乱也。 拟之而后言,议之而后动,拟议以成其变化。
  ”鸣鹤在阴,其子和之,我有好爵,吾与尔靡之。”子曰:”君子居其室,出其言,善则千里之外应之,况其迩者乎? 居其室,出其言,不善千里之外违之,况其迩乎?言出乎身,加乎民; 行发乎远;言行君子之枢机,枢机之发,荣辱之主也。 言行,君子之所以动天地也,可不慎乎?”
  ”同人,先号啕而后笑。” 子曰: “君子之道,或出或处,或默或语,二人同心,其利断金;同心之言,其臭如兰。”
  ”初六,藉用白茅,无咎。” 子曰:”苟错诸地而可矣;席用白茅,何咎之有?慎之至也。 夫茅之为物薄,而用可重也。 慎斯术也以往,其无所失矣。”
  ”劳谦君子,有终吉。” 子曰: “劳而不伐,有功而不德,厚之至也, 语以其功下人者也。 德言盛, 礼言恭, 谦也者,致恭以存其位者也。”
  ”亢龙有悔。” 子曰:”贵而无位,高而无民,贤人在下位而无辅,是以动而有悔也。”
  ”不出户庭,无咎。” 子曰:”乱之所生也,则言语以为阶。 君不密,则失臣;臣不密,则失身;几事不密,则害成;是以君子慎密而不也也。”
  子曰:”作易者其知盗乎?易曰:”负且乘,致寇至。”负也者,小人之事也;小人而乘君子之器,盗思夺矣!上慢下暴,盗思伐之矣!慢藏诲盗,冶容诲淫,易曰:”负且乘,致寇至。”盗之招也。”
第九章
  天一地二,天三地四,天五地六,天七地八,天九地十。天数五,地数五,五位相得而各有合。天数二十有五,地数三十,凡天地之数,五十有五,此所以成变化而行鬼神也。 
  大衍之数五十,其用四十有九。分而为二以象两,挂一以象三,揲之以四以象四时,归奇於晅以象闰,故再□①而后挂。乾之策,二百一十有六。 坤之策,百四十有四。 凡三百有六十,当期之日。 二篇之策,万有一千五百二十,当万物之数也。
  是故,四营而成易,十有八变而成卦,八卦而小成。 引而伸之,触类而长之,天下之能事毕矣。
  显道神德行,是故可与酬酢,可与佑神矣。 子曰:”知变化之道者,其知神之所为乎!”
第十章
  是有圣人之道四焉, 以言者尚其辞, 以动者尚其变,以制器者尚其象,以卜筮者尚其占。 
  是以君主子将以有为也,将以有行也, 问焉而以言,其受命也如向,无有远近幽深,遂知来物。 非天下之至精,其孰能与於此。
  参伍以变,错综其数,通其变,遂马天地之文;极其数,遂定天下之象。 非天下之致变,其孰能与於此。
  易无思也,无为也,寂然不动,感而遂通天下之故。 非天下之致神,其孰能与於此。
  夫易,圣人之所以极深而研几也。 惟深也,故能通天下之志;惟几也,故能成天下之务;惟神也,故不疾而速,不行而至。 子曰: “易有圣人之道四焉”者,此之谓也。
 
第十一章
  子曰: “夫易何为者也? 夫易开物成务,冒天下之道,如斯而已者也。 是故,圣人以通天下之志,以定天下之业,以断天下之疑。” 
  是故,蓍之德,圆而神;卦之德,方以知;六爻之义,易以贡。圣人以此洗心,退藏於密,吉凶与民同患。神以知来,知以藏往,其孰能与於此哉! 古之聪明睿知神武而不杀者夫?
  是以,明於天之道,而察於民之故,是与神物以前民用。圣人以此斋戒,以神明其德夫!
  是故,阖户谓之坤; 辟户谓之乾; 一阖一辟谓之变;往来不穷谓之通; 见乃谓之象;形乃谓之器; 制而用之,谓之法;利用出入,民咸用之,谓之神。
  是故,易有太极,是生两仪, 两仪生四象, 四象生八卦,八卦定吉凶,吉凶生大业。
  是故,法象莫大乎天地;变通莫大乎四时;悬象著明莫在乎日月;崇高莫大乎富贵;备物致用,立成器以为天下利,莫大乎圣人; 探赜索隐,钩深致远,以定天下之吉凶,成天下之□②□②者,莫大乎蓍龟。
  是故,天生神物,圣人执之。 天地变化,圣人效之。 天垂象,见吉凶,圣人象之。 河出图,洛出书,圣人则之。 易有四象,所以示也。 系辞焉,所以告也。 定之以吉凶,所以断也。
第十二章
  易曰:”自天佑之,吉无不利。” 子曰:”佑者助也。天之所助者,顺也;人之所助者,信也。履信思乎顺,又以尚贤也。是以自天佑之,吉无不利也。” 
  子曰: “书不尽言,言不尽意;然则圣人之意,其不可见乎?” 子曰:”圣人立象以尽意,设卦以尽情伪,系辞焉以尽其言,变而通之以尽利,鼓之舞之以尽神。”
  乾坤其易之阆邪? 乾坤成列,而易立乎其中矣。乾坤毁,则无以见易;易不可见,则乾坤或几乎息矣。
  是故,形而上者谓之道;形而下者谓之器;化而裁之谓之变;推而行之谓之通;举而错之天下之民,谓之事业。
  是故,夫象,圣人有以见天下之赜,而拟诸形容,象其物宜,是故谓之象。圣人有以见天下之动,而观其会通,以行其典礼,系辞焉,以断其吉凶,是故谓之爻。极天下之赜者,存乎卦;鼓天下之动者,存乎辞;化而裁之,存乎变;推而行之,存乎通;神而明之,存乎其人;默而成之,不言而信,存乎德行。
 
《易经·系辞下传》
第一章
  八卦成列,象在其中矣。 因而重之,爻在其中矣。 刚柔相推,变在其中矣。 系辞焉而命之,动在其中矣。 
  吉凶者,贞胜者也。天地之道,贞观者也。日月之道,贞明者也。天下之动,贞夫一者也。
   夫乾,确然示人易矣。夫坤,聩然示人简矣。爻也者,效此者也。象也者,像此者也。
  爻象动乎内,吉凶见乎外,功业见乎变,圣人之情见乎辞。
  天地之大德曰生,圣人之大宝曰位。 何以守位曰仁。何以聚人曰财。理财正辞,禁民为非曰义。
第二章
  古者包羲氏之王天下也, 仰则观象於天, 俯则观法於地,观鸟兽之文,与地之宜,近取诸身,远取诸物,於是始作八卦,以通神明之德,以类万物之情。 
  作结绳而为网罟,以佃以渔,盖取诸离。
  包羲氏没,神农氏作,遤木为耜,揉木为耒,耒耨之利,以教天下,盖取诸益。
  日中为市,致天下之货,交易而退,各得其所, 盖取诸噬嗑。
  神农氏没,黄帝、尧、舜氏作,通其变,使民不倦,神而化之,使民宜之。 易穷则变,变则通,通则久。 是以自天佑之,吉无不利,黄帝、尧、舜,垂衣裳而天下治,盖取诸乾坤。
  刳木为舟,剡木为楫,舟楫之利,以济不通,致远以利天下,盖取诸涣。
  服牛乘马,引重致远,以利天下,盖取诸随。
   重门击輮,以待暴客,盖取诸豫。
  断木为杵,掘地为臼,臼杵之利,万民以济,盖取诸小过。
  弦木为弧,剡木为矢,弧矢之利,以威天下,盖取诸睽。
  上古穴居而野处,后世圣人易之以宫室, 上栋下宇, 以待风雨,盖取诸大壮。
  古之葬者,厚衣之以薪,葬之中野,不封不树,丧期无数,后世圣人易之以棺椁,盖取诸大过。
  上古结绳而治,后世圣人易之以书契,百官以治,万民以察,盖取诸蓏。
第三章
  是故,易者象也。 象也者,像也。 彖者材也。爻也者,效天下之动也。 是故,吉凶生,而悔吝著也。 
 
第四章
  阳卦多阴,阴卦多阳,其故何也?阳卦奇,阴卦耦。其德行何也?阳一君而二民,君子之道也。 阴二君而一民,小人之道也。 
第五章
  易曰:”憧憧往来,朋从尔思。” 子曰:”天下何思何虑? 天下同归而殊途,一致而百虑,天下何思何虑?” 
  ”日往则月来,月往则日来, 日月相推而明生焉。 寒往则暑来,暑往则寒来,寒暑相推而岁成焉。 往者屈也,来者信也, 屈信相感而利生焉。”
  ”尺蠖之屈,以求信也。 龙蛇之蛰,以存身也。 精义入神,以致用也。利用安身,以崇德也。 过此以往,未之或知也。 穷神知化,德之盛也。”
  易曰:”困于石, 据于蒺藜, 入于其宫, 不见其妻, 凶。 ” 子曰:”非所困而困焉,名必辱。 非所据而据焉,身必危。 既辱且危,死期将至,妻其可得见邪?”
  易曰:”公用射隼,于高墉之上,获之无不利。 ” 子曰:”隼者禽也,弓矢者器也,射之者人也。君子藏器於身,待时而动,何不利之有?动而不括,是以出而不获。 语成器而动者也。”
  子曰:”小人不耻不仁,不畏不义,不见利而不劝,不威不惩;小惩而大诫,此小人之福也。 易曰:”履校灭趾,无咎。”此之谓也。”
  ”善不积,不足以成名;恶不积,不足以灭身。 小人以小善为无益,而弗为也, 故恶积而不可掩, 罪大而不可解。 易曰:”履校灭耳,凶。””
  子曰:”危者,安其位者也; 亡者,保其存者也; 乱者,有其治者也。是故,君子安而不忘危,存而不忘亡,治而不忘乱;是以,身安而国家可保也。 易曰:『其亡其亡,系于包桑。””
  ”天地絪緼,万物化醇。男女构精,万物化生。 易曰:”三人行,则损一人;一人行,则得其友。” 言致一也。”
  子曰:”君子安其身而后动,易其心而后语,定其交而后求。君子修此三者,故全也。 危以动,则民不与也; 惧以语,则民不应也;无交而求,则民不与也。 莫之与,则伤之者至矣。 易曰: “莫益之,或击之,立心勿恒,凶。”
第六章
  子曰:”乾坤其易之门邪? 乾阳物也,坤阴物也。 阴阳合德,而刚柔有体,以体天地之撰,以通神明之德。 其称名也,杂而不越。 於稽其类,其衰世之意邪?” 
  子曰:”夫易,彰往而察来,而微显阐幽,开而当名,辨物正言,断辞则备矣。其称名也小,其取类也大,其旨远,其辞文,其言曲而中,其事肆而隐,因贰以济民行,以明失得之报。”
  
第七章
  易之兴也,其於中古乎? 作易者,其有忧患乎? 
  是故,履,德之基也; 谦,德之柄也; 复,德之本也;恒,德之固也;损,德之修也;益,德之裕也; 困,德之辨也;井,德之地也;巽,德之制也。
  履,和而至;谦,尊而光;复,小而辨於物;恒,杂而不厌;损,先难而后易;益,长裕而不设; 困,穷而通; 井,居其所而迁;巽,称而隐。
  履,以和行;谦,以制礼;复,以自知; 恒,以一德;损,以远害;益,以兴利;困,以寡怨;井,以辨义;巽,以行权。
  
第八章
  易之为书也,不可远;为道也,屡迁。变动不居,周流注虚,上下无常,刚柔相易,不可为曲要,唯变所适。 
  其出入以度,外内使知惧,又明於忧患与故,无有帅保,如临父母。
  初率其辞,而揆其方,既有曲常。 苟非其人,道不虚行。
第九章
  易之为书也,原始要终,以为质也。 六爻相杂,唯其时物也。 
  其初难知,其上易知,本末也。 初辞拟之,卒成之终。 若夫杂物撰德,辨是与非,则非其中爻不备。
  噫! 亦要存亡吉凶,则居可知矣。 知者观其彖辞,则思过半矣。
  二与四位,同功而异位,其善不同,二多誉,四多惧,近也。柔之为道,不利远者,其要无咎,其用柔中也。 三与五,同功而异位,三多凶,五多功,贵贱之等也。 其柔危,其刚胜邪?
第十章
  易之为书也,广大悉备,有天道焉,有人道焉,有地道焉。兼三才而两之,故六;六者非它也,三才之道也。道有变动,故曰爻;爻有等,故曰物;物相杂,故曰文;文不当,故吉凶生焉。 
  
第十一章
  易之兴也,其当殷之末世,周之盛德邪? 当文王与纣之事邪? 是故其辞危。 危者使平,易者使倾,其道甚大,百物不废。 惧以终始,其要无咎,此之谓易之道也。 
第十二章
  夫乾,天下之至健也,德行恒,易以知险。夫坤,天下之至顺也,德行恒简以知阻。 
  能说诸心,能研诸侯之虑,定天下之吉凶,成天下之亹亹者。
  是故,变化云为,吉事有祥,象事知器,占事未来。
  天地设位,圣人成能,人谋鬼谋,百姓与能。
  八卦以象告,爻彖以情言,刚柔杂居,而吉凶可见矣!
  变动以利言,吉凶以情迁。是故,爱恶相攻而吉凶生;远近相取而悔吝生,情伪相感而利害生。 凡易之情,近而不相得则凶; 或害之,悔且吝。
  将叛者,其辞惥,中心疑者其辞枝, 吉人之辞寡,躁人之辞多,诬善之人其辞游,失其守者其辞屈。
  
 
《易经·说卦传》
第一章
  昔者,圣人之作易也,幽赞神明而生蓍。 
  观变於阴阳,而立卦;发挥於刚柔,而生爻;和顺於道德,而理於义;穷理尽性,以至於命。
  
第二章
  昔者圣人之作易也,将以顺性命之理。 是以立天之道,曰阴与阳;立地之道,曰柔与刚;立人之道,曰仁与义。兼三才而两之,故易六画而成卦。 分阴分阳,迭用柔刚,故易六位而成章。 
  
第三章
  天地定位,山泽通气,雷风相薄,水火不相射,八卦相错,数往者顺,知来者逆;是故,易逆数也。 
第四章
  雷以动之,风以散之,雨以润之, 日以遯之,艮以止之,兑以说之,乾以君之,坤以藏之。 
 
  
第五章
  帝出乎震,齐乎巽,相见乎离,致役乎坤,说言乎兑,战乎乾,劳乎坎,成言乎艮。 万物出乎震,震东方也。 齐乎巽,巽东南也,齐也者,言万物之洁齐也。离也者,明也,万物皆相见,南方之卦也,圣人南面而听天下,向明而治,盖取诸此也。 坤也者地也,万物皆致养焉,故曰致役乎坤。兑正秋也,万物之所说也,故曰说;言乎兑。 战乎乾,乾西北之卦也,言阴阳相薄也。坎者水也,正北方之卦也,劳卦也,万物之所归也,故曰劳乎坎。 艮东北之卦也,万物之所成, 终而所成始也,故曰成言乎艮。 
  
第六章
  神也者,妙万物而为言者也。动万物者,莫疾乎雷;桡万物者,莫疾乎风;燥万物者,莫姤遤乎火; 说万物者,莫说乎泽;润万物者,莫润乎水;终万物始万物者,莫盛乎艮。故水火相逮,雷风不相悖,山泽通气,然后能变化,既成万物也。 
第七章
  乾,健也;坤,顺也; 震,动也; 巽,入也;坎,陷也;离,丽也;艮,止也;兑,说也。 
 
  
第八章
  乾为马,坤为牛,震为龙,巽为鸡,坎为豕,离为雉,艮为狗,兑为羊。 
  
第九章
  乾为首,坤为腹,震为足,巽为股,坎为耳,离为目,艮为手,兑为口。 
  
第十章
  乾天也,故称父,坤地也,故称母; 震一索而得男,故谓之长男;巽一索而得女,故谓之长女; 坎再索而男,故谓之中男; 离再索而得女,故谓之中女;艮三索而得男,故谓之少男;兑三索而得女,故谓之少女。 
  
第十一章
  乾为天、为圜、为君、为父、为玉、为金、为寒、为冰、为大赤、为良马、为瘠马、为驳马、为木果。 
  坤为地、为母、为布、为釜、为吝啬、为均、为子母牛、为大舆、为文、为众、为柄、其於地也为黑。
  震为雷、为龙、为玄黄、为敷、 为大涂、为长子、为决躁、为苍阆竹、为萑苇。 其於马也,为善鸣、为遤足,为的颡。 其於稼也,为反生。 其究为健,为蕃鲜。
  巽为木、为风、为长女、为绳直、 为工、为白、为长、为高、为进退、为不果、为臭。 其於人也,为寡发、为广颡、为多白眼、为近利市三倍。 其究为躁卦。
  坎为水、为沟渎、为隐伏、为矫輮、为弓轮。 其於人也,为加忧、为心病、为耳痛、为血卦、为赤。 其於马也,为美脊、为亟心、为下首、为薄蹄、为曳。其於舆也,为丁躜。 为通、为月、为盗。其於木也,为坚多心。 
  离为火、为日、为电、为中女、为甲胄、为戈兵。 其於人也,为大腹,为乾卦。 为鳖、为蟹、为蠃、为蚌、为龟。其於木也,为科上槁。
  艮为山、为径路、为小石、为门阙、为果蓏、为阍寺、为指、为狗、为鼠、为黔喙之属。 其於木也,为坚多节。
  兑为泽、为少女、为巫、为口舌、为毁折、为附决。 其於地也,刚卤。 为妾、为羊。
《易经·序卦传》
  有天地,然后万物生焉。 盈天地之间者,唯万物,故受之以屯;屯者盈也,屯者物之始生也。 物生必蒙,故受之以蒙;蒙者蒙也,物之穉也。物穉不可不养也,故受之以需;需者饮食之道也。饮食必有讼,故受之以讼。讼必有众起,故受之以师;师者众也。 众必有所比,故受之以比;比者比也。 比必有所畜也,故受之以小畜。物畜然后有礼,故受之以履。履 而泰,然后安,故受之以泰;泰者通也。 物不可以终通,故受之以否。物不可以终否,故受之以同人。 与人同者,物必归焉,故受之以大有。有大者不可以盈,故受之以谦。 有大而能谦,必豫,故受之以豫。 豫必有随,故受之以随。 以喜随人者,必有事,故受之以蛊;蛊者事也。有事而后可大,故受之以临;临者大也。 物大然后可观,故受之以观。可观而后有所合,故受之以噬嗑;嗑者合也。 物不可以苟合而已,故受之以贲;贲者饰也。 致饰然后亨,则尽矣,故受之以剥;剥者剥也。物不可以终尽,剥穷上反下,故受之以复。 复则不妄矣,故受之以无妄。有无妄然后可畜,故受之以大畜。 物畜然后可养,故受之以颐;颐者养也。不养则不可动,故受之以大过。物不可以终过,故受之以坎;坎者陷也。 陷必有所丽,故受之以离;离者丽也。
  有天地,然后有万物; 有万物,然后有男女; 有男女,然后有夫妇;有夫妇,然后有父子;有父子然后有君臣;有君臣,然后有上下;有上下,然后礼仪有所错。 夫妇之道,不可以不久也,故受之以恒;恒者久也。物不可以久居其所,故受之以遯; 遯者退也。 物不可终遯,故受之以大壮。物不可以终壮,故受之以晋;晋者进也。进必有所伤,故受之以明夷;夷者伤也。 伤於外者,必反其家,故受之以家人。家道穷必乖,故受之以睽;睽者乖也。 乖必有难,故受之以蹇;蹇者难也。物不可终难,故受之以解;解者缓也。 缓必有所失,故受之以损;损而不已,必益,故受之以益。益而不已,必决,故受之以夬; 夬者决也。决必有所遇,故受之以姤;姤者遇也。物相遇而后聚,故受之以萃;萃者聚也。 聚而上者,谓之升,故受之以升。升而不已,必困,故受之以困。 困乎上者,必反下,故受之以井。 井道不可不革,故受之以革。 革物者莫若鼎,故受之以鼎。主器者莫若长子,故受之以震;震者动也。 物不可以终动,止之,故受之以艮;艮者止也。 物不可以终止,故受之以渐;渐者进也。 进必有所归,故受之以归妹。 得其所归者必大,故受之以丰;丰者大也。穷大者必失其居,故受之以旅。 旅而无所容,故受之以巽;巽者入也。入而后说之,故受之以兑;兑者说也。 说而后散之,故受之以涣;涣者离也。物不可以终离,故受之以节。节而信之,故受之以中孚。 有其信者,必行之,故受之以小过。有过物者,必济,故受之既济。物不可穷也,故受之以未济终焉。
《易经·杂卦传》
  乾刚,坤柔,比乐,师忧。
  临、观之义,或与或求。
  屯见而不失其居。 蒙杂而著。
  震起也,艮止也;损益盛衰之始也。
  大畜时也。 无妄灾也。
  萃聚,而升不来也。 谦轻,而豫怠也。
  噬嗑食也,贲无色也。
  兑见,而巽伏也。
  随无故也,蛊则饬也。
  剥烂也,复反也。
  晋昼也,明夷诛也。
  井通,而困相遇也。
  咸速也,恒久也。
  涣离也,节止也;解缓也,蹇难也;睽外也,家人内也;否泰反其类也。
  大壮则止,遯则退也。
  大有众也,同人亲也;革去故也,鼎取新也;小过过也,中孚信也;丰多故,亲寡旅也。
  离上,而坎下也。 小畜寡也,履不处也。 需不进也,讼不亲也。
  大过颠也。 姤遇也,柔遇刚也。 渐女归,待男行也。 颐养正也,既济定也。 归妹女之终也。 未济男之穷也。 夬决也,刚决柔也,君子道长,小人道忧也。
                

Kinh Dich _ Yi Ching _ The Confucianism Sutra Book of Transformation

易經

原文
周易

易經[周易]原文
《周易》又名《易經》,自漢代以後,一般所見都是「經傳」合一:也就是原本 的經文,與易傳(十翼)是合在一起的。 在體例上,每卦的卦辭或爻辭(也就是原始的經文)之後,都會附有「《象》曰」 及「《彖》曰」,此即為《象傳》及《彖傳》的文字。 另外在乾卦和坤卦兩卦之後則有「文言曰」,此即《文言傳》的文字。《繫辭上》、《繫辭下》、《說卦》、《序卦》、《雜卦》則附於六十四卦之後。易學網所收錄的《周易》全文,是以王弼《周易注》為底本加以校對與編輯。
上經(乾卦至離卦)
1   乾,元亨利貞。
初九,潛龍勿用。
九二,見龍在田,利見大人。
九三,君子終日乾乾,夕惕若,厲无咎。
九四,或躍在淵,无咎。
九五,飛龍在天,利見大人。
上九,亢龍有悔。
用九,見群龍无首,吉。
《彖》曰:大哉乾元,萬物資始,乃統天。雲行雨施,品物流形,大明終始,六位時成,時乘六龍以御天。乾道變化,各正性命,保合大和,乃利貞。首出庶物,萬國咸寧。
《象》曰:天行健,君子以自強不息。潛龍勿用,陽在下也。見龍在田,德施普也。終日乾乾,反復道也。或躍在淵,進无咎也,飛龍在天,大人造也。亢龍有悔,盈不可久也。用九,天德不可為首也。
文言曰:元者善之長也,亨者嘉之會也,利者義之和也,貞者事之幹也。君子,體仁足以長人,嘉會足以合禮,利物足以和義,貞固足以幹事,君子行此四德者,故曰:乾,元亨利貞。
初九曰:潛龍勿用,何謂也?子曰,龍德而隱者也,不易乎世,不成乎名,遯世無悶,不見是而無悶,樂則行之,憂則違之,確乎其不可拔,潛龍也。
九二曰:見龍在田,利見大人,何謂也?子曰,龍德而正中者也。庸言之信,庸行之謹,閑邪存其誠,善世而不伐,德博而化。易曰,見龍在田,利見大人,君德也。
九三曰:君子終日乾乾,夕惕若厲,無咎,何謂也?子曰,君子進德修業。忠信,所以進德也,修辭立其誠,所以居業也,知至至之可與幾也,知終終之可與存義也。是故居上位而不驕,在下位而不憂。故乾乾因其時而惕,雖危無咎矣。
九四曰:或躍在淵,无咎,何謂也?子曰,上下无常,非為邪也。進退无恒,非離群也。君子進德修業,欲及時也,故无咎。
九五曰:飛龍在天,利見大人,何謂也?子曰,同聲相應,同氣相求。水流濕,火就燥,雲從龍,風從虎。聖人作而萬物覩,本乎天者親上,本乎地者親下,則各從其類也。
上九曰,亢龍有悔,何謂也?子曰,貴而无位,高而无民,賢人在下位而无輔,是以動而有悔也。
潛龍勿用,下也;見龍在田,時舍也;終日乾乾,行事也;或躍在淵,自試也;飛龍在天,上治也;亢龍有悔,窮之災也;乾元用九,天下治也。
潛龍勿用,陽氣潛藏;見龍在田,天下文明;終日乾乾,與時偕行;或躍在淵,乾道乃革;飛龍在天,乃位乎天德;亢龍有悔,與時偕極;乾元用九,乃見天則。
乾元者,始而亨者也;利貞者,性情也。乾始能以美利利天下,不言所利,大矣哉。大哉乾乎,剛健中正,純粹精也;六爻發揮,旁通情也;時乘六龍,以御天也;雲行雨施,天下平也。君子以成德為行,日可見之行也,潛之為言也,隱而未見,行而未成,是以君子弗用也。君子學以聚之,問以辨之,寬以居之,仁以行之。
易曰,見龍在田,利見大人,君德也。九三,重剛而不中,上不在天,下不在田,故乾乾因其時而惕,雖危无咎矣。九四,重剛而不中,上不在天,下不在田,中不在人,故或之。或之者疑之也,故无咎,夫大人者,與天地合其德,與日月合其明,與四時合其序,與鬼神合其吉凶。先天而天弗違,後天而奉天時,天且弗違,而況於人乎?況於鬼神乎?
亢之為言也,知進而不知退,知存而不知亡,知得而不知喪,其唯聖人乎!知進退存亡而不失其正者,其唯聖人乎。
2   坤,元亨,利牝馬之貞。君子有攸往,先迷後得,主利,西南得朋,東北喪朋,安貞吉。
《彖》曰:至哉坤元,萬物資生,乃順承天。坤厚載物,德合无疆,含弘光大,品物咸亨。牝馬地類,行地无疆。柔順利貞,君子攸行,先迷失道,後順得常。西南得朋,乃與類行,東北喪朋,乃終有慶,安貞之吉,應地无疆。
《象》曰:地勢坤,君子以厚德載物。
初六,履霜,堅冰至。
《象》曰:履霜堅冰,陰始凝也。馴致其道,至堅冰也。
六二,直方大,不習无不利。
《象》曰:六二之動,直以方也。不習无不利,地道光也。
六三,含章可貞,或從王事,无成有終。
《象》曰:含章可貞,以時發也;或從王事,知光大也。
六四,括囊,无咎无譽。
《象》曰:括囊无咎,慎不害也。
六五,黃裳,元吉。
《象》曰:黃裳元吉,文在中也。
上六,龍戰于野,其血玄黃。
《象》曰:龍戰于野,其道窮也。
用六,利永貞。
《象》曰:用六永貞,以大終也。
《文言》曰:坤至柔而動也剛,至靜而德方,後得主而有常,含萬物而化光。坤道其順乎,承天而時行。積善之家,必有餘慶;積不善之家,必有餘殃。臣弒其君,子弒其父,非一朝一夕之故,其所由來者漸矣,由辯之不早辯也。易曰,履霜堅冰至,蓋言順也。直,其正也;方,其義也。君子敬以直內,義以方外,敬義立而德不孤。直方大,不習无不利,則不疑其所行也。陰雖有美,含之以從王事,弗敢成也。地道也,妻道也,臣道也。地道无成,而代有終也,天地變化,草木蕃,天地閉,賢人隱。易曰:括囊,无咎无譽,蓋言謹也。君子黃中通理,正位居體,美在其中,而暢於四支,發於事業,美之至也。陰疑於陽必戰,為其嫌於无陽也,故稱龍焉;猶未離其類也,故稱血焉。夫玄黃者,天地之雜也,天玄而地黃。
3   屯,元亨利貞,勿用有攸往,利建侯。
《彖》曰:屯,剛柔始交而難生,動乎險中,大亨,貞。雷雨之動,滿盈。天造草昧,宜建侯而不寧。
《象》曰:雲雷,屯。君子以經綸。
初九,磐桓,利居貞,利建侯。
《象》曰:雖磐桓,志行正也。以貴下賤,大得民也。
六二,屯如邅如,乘馬班如,匪寇婚媾,女子貞不字,十年乃字。
《象》曰:六二之難,乘剛也。十年乃字,反常也。
六三,即鹿无虞,惟入于林中。君子幾不如舍。往吝。
《象》曰:即鹿无虞,以從禽也,君子舍之,往吝窮也。
六四,乘馬班如,求婚媾,往,吉无不利。
《象》曰:求而往,明也。
九五,屯其膏,小貞吉,大貞凶。
《象》曰:屯其膏,施未光也。
上六,乘馬班如,泣血漣如。
《象》曰:泣血漣如,何可長也。
4.   蒙,亨。匪我求童蒙,童蒙求我。初筮告,再三瀆,瀆則不告。利貞。
《彖》曰:蒙,山下有險,險而止,蒙。蒙,亨,以亨行,時中也。匪我求童蒙,童蒙求我,志應也。初筮告,以剛中也。再三瀆,瀆則不告,瀆蒙也。蒙以養正,聖功也。
《象》曰:山下出泉,蒙。君子以果行育德。
初六,發蒙。利用刑人,用說桎梏,以往吝。
《象》曰:利用刑人,以正法也。
九二,包蒙,吉。納婦吉,子克家。
《象》曰:子克家,剛柔接也。
六三,勿用取女,見金夫,不有躬,无攸利。
《象》曰:勿用取女,行不順也。
六四,困蒙,吝。
《象》曰:困蒙之吝,獨遠實也。
六五,童蒙,吉。
《象》曰:童蒙之吉,順以巽也。
上九,擊蒙,不利為寇,利禦寇。
《象》曰:利用禦寇,上下順也。
5.   需,有孚,光亨,貞吉,利涉大川。
《彖》曰:需,須也,險在前也。剛健而不陷,其義不困窮矣。需,有孚,光亨,貞吉,位乎天位,以正中也。利涉大川,往有功也。
《象》曰:雲上於天,需,君子以飲食宴樂。
初九,需于郊,利用恒,无咎。
《象》曰:需于郊,不犯難行也。利用恒,无咎,未失常也。
九二,需于沙,小有言,終吉。
《象》曰:需于沙,衍在中也,雖小有言,以吉終也*。
*「以吉終也」或作「終吉也」。
九三,需于泥,致寇至。
《象》曰:需于泥,災在外也。自我致寇,敬慎不敗也。
六四,需于血,出自穴。
《象》曰:需于血,順以聽也。
九五,需于酒食,貞吉。
《象》曰:酒食,貞吉,以中正也。
上六,入于穴,有不速之客三人來,敬之,終吉。
《象》曰:不速之客來,敬之終吉,雖不當位,未大失也。
6.   訟,有孚窒惕,中吉終凶。利見大人,不利涉大川。
《彖》曰:訟,上剛下險,險而健。訟,訟有孚,窒惕,中吉,剛來而得中也。終凶,訟不可成也。利見大人,尚中正也。不利涉大川,入于淵也。
《象》曰:天與水違行,訟。君子以作事謀始。
初六,不永所事,小有言,終吉。
《象》曰:不永所事,訟不可長也,雖小有言,其辯明也。
九二,不克訟,歸而逋其邑,人三百戶,无眚。
《象》曰:不克訟,歸逋,竄也。自下訟上,患至掇也。
六三,食舊德,貞厲,終吉,或從王事,无成。
《象》曰:食舊德,從上吉也。
九四,不克訟,復即命渝,安貞吉。
《象》曰:復即命渝,安貞,不失也。
九五,訟,元吉。
《象》曰:訟元吉,以中正也。
上九,或錫之鞶帶,終朝三褫之。
《象》曰:以訟受服,亦不足敬也。
7.   師貞,丈人吉,无咎。
《彖》曰:師,眾也,貞,正也,能以眾正,可以王矣。剛中而應,行險而順,以此毒天下,而民從之,吉又何咎矣。
《象》曰:地中有水,師,君子以容民畜眾。
初六,師出以律,否臧凶。
《象》曰:師出以律,失律,凶也。
九二,在師中吉,无咎,王三錫命。
《象》曰:在師中吉,承天寵也;王三錫命,懷萬邦也。
六三,師或輿尸,凶。
《象》曰:師或輿尸,大无功也。
六四,師左次,无咎。
《象》曰:左次无咎,未失常也。
六五,田有禽,利執言,无咎。長子帥師,弟子輿尸,貞凶。
《象》曰:長子帥師,以中行也;弟子輿尸,使不當也。
上六,大君有命,開國承家,小人勿用。
《象》曰:大君有命,以正功也;小人勿用,必亂邦也。
8.   比吉。原筮元永貞,无咎。不寧方來,後夫凶。
《彖》曰:比,吉也。比,輔也,下順從也。原筮元永貞,无咎,以剛中也。不寧方來,上下應也。後夫凶,其道窮也。
《象》曰:地上有水,比。先王以建萬國,親諸侯。
初六,有孚,比之无咎。有孚盈缶,終來,有它吉。
《象》曰:比之初六,有它吉也。
六二,比之自內,貞吉。
《象》曰:比之自內,不自失也。
六三,比之匪人。
《象》曰:比之匪人,不亦傷乎。
六四,外比之,貞吉。
《象》曰:外比於賢,以從上也。
九五,顯比,王用三驅,失前禽,邑人不誡,吉。
《象》曰:顯比之吉,位正中也;舍逆取順,失前禽也;邑人不誡,上使中也。
上六,比之无首,凶。
《象》曰:比之无首,无所終也。
9.    小畜,亨。密雲不雨,自我西郊。
《彖》曰:小畜,柔得位而上下應之,曰小畜。健而巽,剛中而志行,乃亨。密雲不雨,尚往也;自我西郊,施未行也。
《象》曰:風行天上,小畜,君子以懿文德。
初九,復自道,何其咎,吉。
《象》曰:復自道,其義吉也。
九二,牽復,吉。
《象》曰:牽復在中,亦不自失也。
九三,輿說輻,夫妻反目。
《象》曰:夫妻反目,不能正室也。
六四,有孚,血去惕出,无咎。
《象》曰:有孚惕出,上合志也。
九五,有孚攣如,富以其鄰。
《象》曰:有孚攣如,不獨富也。
上九,既雨既處,尚德載,婦貞厲。月幾望,君子征凶。
《象》曰:既雨既處,德積載也;君子征凶,有所疑也。
10.    履虎尾,不咥人,亨。
《彖》曰:履,柔履剛也。說而應乎乾,是以履虎尾,不咥人,亨。剛中正,履帝位而不疚,光明也。
《象》曰:上天下澤,履,君子以辯上下,定民志。
初九,素履,往无咎。
《象》曰:素履之往,獨行願也。
九二,履道坦坦,幽人貞吉。
《象》曰:幽人貞吉,中不自亂也。
六三,眇能視,跛能履,履虎尾,咥人凶。武人為于大君。
《象》曰:眇能視,不足以有明也;跛能履,不足以與行也;咥人之凶,位不當也;武人為于大君,志剛也。
九四,履虎尾,愬愬,終吉。
《象》曰:愬愬終吉,志行也。
九五,夬履,貞厲。
《象》曰:夬履貞厲,位正當也。
上九,視履,考祥其旋,元吉。
《象》曰:元吉在上,大有慶也。
11.    泰,小往大來,吉亨。
《彖》曰:泰,小往大來,吉亨,則是天地交而萬物通也,上下交而其志同也。內陽而外陰,內健而外順,內君子而外小人。君子道長,小人道消也。
《象》曰:天地交,泰。后以財成天地之道,輔相天地之宜,以左右民。
初九,拔茅茹,以其彙,征吉。
《象》曰:拔茅征吉,志在外也。
九二,包荒,用馮河,不遐遺,朋亡,得尚于中行。
《象》曰:包荒,得尚于中行,以光大也。
九三,无平不陂,无往不復。艱貞无咎。勿恤其孚,于食有福。
《象》曰:无往不復,天地際也。
六四,翩翩,不富以其鄰,不戒以孚。
《象》曰:翩翩不富,皆失實也;不戒以孚,中心願也。
六五,帝乙歸妹,以祉元吉。
《象》曰:以祉元吉,中以行願也。
上六,城復于隍,勿用師。自邑告命,貞吝。
《象》曰:城復于隍,其命亂也。
12.    否之匪人,不利君子貞,大往小來。
《彖》曰:否之匪人,不利君子貞,大往小來,則是天地不交而萬物不通也,上下不交而天下无邦也。內陰而外陽,內柔而外剛,內小人而外君子,小人道長,君子道消也。
《象》曰:天地不交,否。君子以儉德辟難,不可榮以祿。
初六,拔茅茹,以其彙,貞吉,亨。
《象》曰:拔茅貞吉,志在君也。
六二,包承,小人吉,大人否亨。
《象》曰:大人否亨,不亂群也。
六三,包羞。
《象》曰:包羞,位不當也。
九四,有命无咎,疇離祉。
《象》曰:有命无咎,志行也。
九五,休否,大人吉。其亡其亡,繫于苞桑。
《象》曰:大人之吉,位正當也。
上九,傾否,先否後喜。
《象》曰:否終則傾,何可長也。
13.    同人于野,亨。利涉大川,利君子貞。
《彖》曰:同人,柔得位得中而應乎乾,曰同人。同人曰,同人于野,亨,利涉大川,乾行也。文明以健,中正而應,君子正也,唯君子為能通天下之志。
《象》曰:天與火,同人。君子以類族辨物。
初九,同人于門,无咎。
《象》曰:出門同人,又誰咎也。
六二,同人于宗,吝。
《象》曰:同人于宗,吝道也。
九三,伏戎于莽,升其高陵,三歲不興。
《象》曰:伏戎于莽,敵剛也;三歲不興,安行也。
九四,乘其墉,弗克攻,吉。
《象》曰:乘其墉,義弗克也。其吉,則困而反則也。
九五,同人,先號咷而後笑,大師克相遇。
《象》曰:同人之先,以中直也;大師相遇,言相克也。
上九,同人于郊,无悔。
《象》曰:同人于郊,志未得也。
14.    大有,元亨。
《彖》曰:大有,柔得尊位大中,而上下應之,曰大有。其德剛健而文明,應乎天而時行,是以元亨。
《象》曰:火在天上,大有。君子以遏惡揚善,順天休命。
初九,无交害,匪咎,艱則无咎。
《象》曰:大有初九,无交害也。
九二,大車以載,有攸往,无咎。
《象》曰:大車以載,積中不敗也。
九三,公用亨于天子,小人弗克。
《象》曰:公用亨于天子,小人害也。
九四,匪其彭,无咎。
《象》曰:匪其彭,无咎,明辨晢也。
六五,厥孚交如,威如,吉。
《象》曰:厥孚交如,信以發志也;威如之吉,易而无備也。
上九,自天祐之,吉无不利。
《象》曰:大有上吉,自天祐也。
15.    謙,亨,君子有終。
《彖》曰:謙亨,天道下濟而光明,地道卑而上行;天道虧盈而益謙,地道變盈而流謙;鬼神害盈而福謙,人道惡盈而好謙。謙尊而光,卑而不可踰,君子之終也。
《象》曰:地中有山,謙,君子以裒多益寡,稱物平施。
初六,謙謙君子,用涉大川,吉。
《象》曰:謙謙君子,卑以自牧也。
六二,鳴謙,貞吉。
《象》曰:鳴謙貞吉,中心得也。
九三,勞謙,君子有終,吉。
《象》曰:勞謙君子,萬民服也。
六四,无不利,撝謙。
《象》曰:无不利,撝謙,不違則也。
六五,不富以其鄰,利用侵伐,无不利。
《象》曰:利用侵伐,征不服也。
上六,鳴謙,利用行師,征邑國。
《象》曰:鳴謙,志未得也,可用行師,征邑國也。
16.    豫,利建侯、行師。
《彖》曰:豫,剛應而志行,順以動,豫。豫順以動,故天地如之,而況建侯行師乎?天地以順動,故日月不過,而四時不忒。聖人以順動,則刑罰清而民服。豫之時義大矣哉。
《象》曰:雷出地奮,豫。先王以作樂崇德,殷薦之上帝,以配祖考。
初六,鳴豫,凶。
《象》曰:初六鳴豫,志窮凶也。
六二,介于石,不終日,貞吉。
《象》曰:不終日,貞吉,以中正也。
六三,盱豫,悔,遲有悔。
《象》曰:盱豫有悔,位不當也。
九四,由豫,大有得。勿疑,朋盍簪。
《象》曰:由豫,大有得,志大行也。
六五,貞疾,恒不死。
《象》曰:六五貞疾,乘剛也;恒不死,中未亡也。
上六,冥豫,成有渝,无咎。
《象》曰:冥豫在上,何可長也。
17.    隨,元亨利貞,无咎。
《彖》曰:隨,剛來而下柔,動而說,隨。大亨,貞,无咎,而天下隨時,隨時之義大矣哉。
《象》曰:澤中有雷,隨。君子以嚮晦入宴息。
初九,官有渝,貞吉。出門交有功。
《象》曰:官有渝,從正吉也;出門交有功,不失也。
六二,係小子,失丈夫。
《象》曰:係小子,弗兼與也。
六三,係丈夫,失小子。隨有求得,利居貞。
《象》曰:係丈夫,志舍下也。
九四,隨有獲,貞凶。有孚,在道以明,何咎?
《象》曰:隨有獲,其義凶也;有孚在道,明功也。
九五,孚于嘉,吉。
《象》曰:孚于嘉吉,位正中也。
上六,拘係之,乃從維之,王用亨于西山。
《象》曰:拘係之。上窮也。
18.    蠱,元亨,利涉大川。先甲三日,後甲三日。
《彖》曰:蠱,剛上而柔下,巽而止,蠱。
蠱元亨,而天下治也;利涉大川,往有事也;先甲三日,後甲三日,終則有始,天行也。
《象》曰:山下有風,蠱。君子以振民育德。
初六,幹父之蠱。有子,考无咎,厲,終吉。
《象》曰:幹父之蠱,意承考也。
九二,幹母之蠱,不可貞。
《象》曰:幹母之蠱,得中道也。
九三,幹父之蠱,小有悔,无大咎。
《象》曰:幹父之蠱,終无咎也。
六四,裕父之蠱,往見吝。
《象》曰:裕父之蠱,往未得也。
六五,幹父之蠱,用譽。
《象》曰:幹父用譽,承以德也。
上九,不事王侯,高尚其事。
《象》曰:不事王侯,志可則也。
19.    臨,元亨利貞,至于八月有凶。
《彖》曰:臨,剛浸而長,說而順,剛中而應,大亨以正,天之道也;至于八月有凶,消不久也。
《象》曰:澤上有地,臨。君子以教思无窮,容保民无疆。
初九,咸臨,貞吉。
《象》曰:咸臨貞吉,志行正也。
九二,咸臨,吉,无不利。
《象》曰:咸臨吉无不利,未順命也。
六三,甘臨,无攸利,既憂之,无咎。
《象》曰:甘臨,位不當也,既憂之,咎不長也。
六四,至臨,无咎。
《象》曰:至臨无咎,位當也。
六五,知臨,大君之宜,吉。
《象》曰:大君之宜,行中之謂也。
上六,敦臨,吉,无咎。
《象》曰:敦臨之吉,志在內也。
20.    觀,盥而不薦,有孚顒若。
《彖》曰:大觀在上,順而巽,中正以觀天下。觀盥而不薦,有孚顒若,下觀而化也。觀天之神道,而四時不忒,聖人以神道設教,而天下服矣。
《象》曰:風行地上,觀,先王以省方,觀民設教。
初六,童觀,小人无咎,君子吝。
《象》曰:初六童觀,小人道也。
六二,闚觀,利女貞。
《象》曰:闚觀女貞,亦可醜也。
六三,觀我生,進退。
《象》曰:觀我生進退,未失道也。
六四,觀國之光,利用賓于王。
《象》曰:觀國之光,尚賓也。
九五,觀我生,君子无咎。
《象》曰:觀我生,觀民也。
上九,觀其生,君子无咎。
《象》曰:觀其生,志未平也。
21.    噬嗑,亨,利用獄。
《彖》曰:頤中有物,曰噬嗑。噬嗑而亨,剛柔分動而明,雷電合而章,柔得中而上行,雖不當位,利用獄也。
《象》曰:雷電,噬嗑,先王以明罰敕法。
初九,屨校滅趾,无咎。
《象》曰:屨校滅趾,不行也。
六二,噬膚,滅鼻,无咎。
《象》曰:噬膚滅鼻,乘剛也。
六三,噬腊肉,遇毒。小吝无咎。
《象》曰:遇毒,位不當也。
九四,噬乾胏,得金矢,利艱貞吉。
《象》曰:利艱貞吉,未光也。
六五,噬乾肉,得黃金,貞厲无咎。
《象》曰:貞厲无咎,得當也。
上九,何校滅耳,凶。
《象》曰:何校滅耳,聰不明也。
22.    賁,亨,小利有攸往。
《彖》曰:賁亨。柔來而文剛,故亨。分剛上而文柔,故小利有攸往,天文也。文明以止,人文也。觀乎天文,以察時變,觀乎人文,以化成天下。
《象》曰:山下有火,賁。君子以明庶政,无敢折獄。
初九,賁其趾,舍車而徒。
《象》曰:舍車而徒,義弗乘也。
六二,賁其須。
《象》曰:賁其須,與上興也。
九三,賁如濡如,永貞吉。
《象》曰:永貞之吉,終莫之陵也。
六四,賁如皤如,白馬翰如,匪寇婚媾。
《象》曰:六四當位,疑也;匪寇婚媾,終无尤也。
六五,賁于丘園,束帛戔戔。吝,終吉。
《象》曰:六五之吉,有喜也。
上九,白賁,无咎。
《象》曰:白賁无咎,上得志也。
23.    剝,不利有攸往。
《彖》曰:剝,剝也,柔變剛也。不利有攸往,小人長也。順而止之,觀象也。君子尚消息盈虛,天行也。
《象》曰:山附于地,剝。上以厚下安宅。
初六,剝床以足,蔑貞凶。
《象》曰:剝床以足,以滅下也。
六二,剝床以辨,蔑貞凶。
《象》曰:剝床以辨,未有與也。
六三,剝之无咎。
《象》曰:剝之无咎,失上下也。
六四,剝床以膚,凶。
《象》曰:剝床以膚,切近災也。
六五,貫魚以宮人寵,无不利。
《象》曰:以宮人寵,終无尤也。
上九,碩果不食,君子得輿,小人剝廬。
《象》曰:君子得輿,民所載也,小人剝廬,終不可用也。
24.   復,亨。出入无疾,朋來无咎。反復其道,七日來復,利有攸往。
《彖》曰:復,亨。剛反,動而以順行,是以出入无疾,朋來无咎,反復其道,七日來復,天行也。利有攸往,剛長也。復,其見天地之心乎。
《象》曰:雷在地中,復,先王以至日閉關,商旅不行,后不省方。
初九,不遠復,无祇悔,元吉。
《象》曰:不遠之復,以脩身也。
六二,休復,吉。
《象》曰:休復之吉,以下仁也。
六三,頻復,厲,无咎。
《象》曰:頻復之厲,義无咎也。
六四,中行獨復。
《象》曰:中行獨復,以從道也。
六五,敦復,无悔。
《象》曰:敦復无悔,中以自考也。
上六,迷復,凶,有災眚,用行師,終有大敗。以其國君,凶。至于十年不克征。
《象》曰:迷復之凶,反君道也。
25.   无妄,元亨利貞。其匪正有眚,不利有攸往。
《彖》曰:无妄,剛自外來而為主於內,動而健,剛中而應,大亨以正,天之命也,其匪正有眚,不利有攸往。无妄之往,何之矣。天命不祐,行矣哉。
《象》曰:天下雷行,物與无妄。先王以茂對,時育萬物。
初九,无妄往,吉。
《象》曰:无妄之往,得志也。
六二,不耕穫,不菑畬,則利有攸往。
《象》曰:不耕穫,未富也。
六三,无妄之災,或繫之牛,行人之得,邑人之災。
《象》曰:行人得牛,邑人災也。
九四,可貞,无咎。
《象》曰:可貞无咎,固有之也。
九五,无妄之疾,勿藥有喜。
《象》曰:无妄之藥,不可試也。
上九,无妄行,有眚,无攸利。
《象》曰:无妄之行,窮之災也。
26.   大畜,利貞,不家食吉,利涉大川。
《彖》曰:大畜,剛健篤實,輝光日新其德,剛上而尚賢,能止健,大正也。不家食吉,養賢也;利涉大川,應乎天也。
《象》曰:天在山中,大畜。君子以多識前言往行,以畜其德。
初九,有厲,利已。
《象》曰:有厲利已,不犯災也。
九二,輿說輹。
《象》曰:輿說輹,中无尤也。
九三,良馬逐,利艱貞。曰閑輿衛,利有攸往。
《象》曰:利有攸往,上合志也。
六四,童牛之牿,元吉。
《象》曰:六四元吉,有喜也。
六五,豶豕之牙,吉。
《象》曰:六五之吉,有慶也。
上九,何天之衢,亨。
《象》曰:何天之衢,道大行也。
27.   頤,貞吉,觀頤,自求口實。
《彖》曰:頤,貞吉,養正則吉也。觀頤,觀其所養也;自求口實,觀其自養也。天地養萬物,聖人養賢以及萬民,頤之時大矣哉。
《象》曰:山下有雷,頤,君子以慎言語,節飲食。
初九,舍爾靈龜,觀我朵頤,凶。
《象》曰:觀我朵頤,亦不足貴也。
六二,顛頤,拂經,于丘頤,征凶。
《象》曰:六二征凶,行失類也。
六三,拂頤,貞凶。十年勿用,无攸利。
《象》曰:十年勿用,道大悖也。
六四,顛頤,吉,虎視眈眈,其欲逐逐,无咎。
《象》曰:顛頤之吉,上施光也。
六五,拂經,居貞吉,不可涉大川。
《象》曰:居貞之吉,順以從上也。
上九,由頤,厲吉,利涉大川。
《象》曰:由頤厲吉,大有慶也。
28.   大過,棟橈。利有攸往,亨。
《彖》曰:大過,大者過也。棟橈,本末弱也。剛過而中,巽而說行,利有攸往,乃亨,大過之時大矣哉。
《象》曰:澤滅木,大過。君子以獨立不懼,遯世无悶。
初六,藉用白茅,无咎。
《象》曰:藉用白茅,柔在下也。
九二,枯楊生稊,老夫得其女妻,无不利。
《象》曰:老夫女妻,過以相與也。
九三,棟橈,凶。
《象》曰:棟橈之凶,不可以有輔也。
九四,棟隆,吉,有它吝。
《象》曰:棟隆之吉,不橈乎下也。
九五,枯楊生華,老婦得其士夫,无咎无譽。
《象》曰:枯楊生華,何可久也;老婦士夫,亦可醜也。
上六,過涉滅頂,凶,无咎。
《象》曰:過涉之凶,不可咎也。
29.   習坎,有孚,維心亨,行有尚。
《彖》曰:習坎,重險也。水流而不盈,行險而不失其信。維心亨,乃以剛中也;行有尚,往有功也。天險不可升也,地險山川丘陵也,王公設險以守其國,險之時用大矣哉。
《象》曰:水洊至,習坎。君子以常德行,習教事。
初六,習坎,入于坎窞,凶。
《象》曰:習坎入坎,失道凶也。
九二,坎,有險,求小得。
《象》曰:求小得,未出中也。
六三,來之坎坎,險且枕,入于坎窞,勿用。
《象》曰:來之坎坎,終无功也。
六四,樽酒,簋貳,用缶,納約自牖,終无咎。
《象》曰:樽酒簋貳,剛柔際也。
九五,坎不盈,祗既平,无咎。
《象》曰:坎不盈,中未大也。
上六,係用黴纆,寘于叢棘,三歲不得,凶。
《象》曰:上六失道,凶三歲也。
30   離,利貞,亨,畜牝牛,吉。
《彖》曰:離,麗也。日月麗乎天,百穀草木麗乎土,重明以麗乎正,乃化成天下。柔麗乎中正,故亨,是以畜牝牛吉也。
《象》曰:明兩作,離,大人以繼明照于四方。
初九,履錯然,敬之,无咎。
《象》曰:履錯之敬,以辟咎也。
六二,黃離,元吉。
《象》曰:黃離元吉,得中道也。
九三,日昃之離,不鼓缶而歌,則大耋之嗟,凶。
《象》曰:日昃之離,何可久也。
九四,突如其來如,焚如,死如,棄如。
《象》曰:突如其來如,无所容也。
六五,出涕沱若,戚嗟若,吉。
《象》曰:六五之吉,離王公也。
上九,王用出征,有嘉折首,獲匪其醜,无咎。
《象》曰:王用出征,以正邦也。
下經(咸至未濟卦)
31.   咸,亨,利貞,取女吉。
《彖》曰:咸,感也。柔上而剛下,二氣感應以相與,止而說,男下女,是以亨,利貞,取女吉也。天地感而萬物化生,聖人感人心而天下和平。觀其所感,而天地萬物之情可見矣。
《象》曰:山上有澤,咸,君子以虛受人。
初六,咸其拇。
《象》曰:咸其拇,志在外也。
六二,咸其腓,凶,居吉。
《象》曰:雖凶居吉,順不害也。
九三,咸其股,執其隨,往吝。
《象》曰:咸其股,亦不處也,志在隨人,所執下也。
九四,貞吉,悔亡,憧憧往來,朋從爾思。
《象》曰:貞吉悔亡,未感害也;憧憧往來,未光大也。
九五,咸其脢,无悔。
《象》曰:咸其脢,志末也。
上六,咸其輔頰舌。
《象》曰:咸其輔頰舌,滕口說也。
32.   恒,亨,无咎,利貞,利有攸往。
《彖》曰:恒,久也。剛上而柔下,雷風相與,巽而動,剛柔皆應,恒。恒,亨,无咎,利貞,久於其道也。天地之道,恒久而不已也,利有攸往,終則有始也,日月得天而能久照,四時變化而能久成,聖人久於其道而天下化成,觀其所恒而天地萬物之情可見矣。
《象》曰:雷風,恒,君子以立不易方。
初六,浚恒,貞凶,无攸利。
《象》曰:浚恒之凶,始求深也。
九二,悔亡。
《象》曰:九二悔亡,能久中也。
九三,不恒其德,或承之羞,貞吝。
《象》曰:不恒其德,无所容也。
九四,田无禽。
《象》曰:久非其位,安得禽也。
六五,恒其德貞,婦人吉,夫子凶。
《象》曰:婦人貞吉,從一而終也,夫子制義,從婦凶也。
上六,振恒,凶。
《象》曰:振恒在上,大无功也。
33.   遯,亨,小利貞。
《彖》曰:遯亨,遯而亨也。剛當位而應,與時行也。小利貞,浸而長也。遯之時義大矣哉。
《象》曰:天下有山,遯。君子以遠小人,不惡而嚴。
初六,遯尾,厲。勿用有攸往。
《象》曰:遯尾之厲,不往何災也。
六二,執之用黃牛之革,莫之勝說。
《象》曰:執用黃牛,固志也。
九三,係遯,有疾厲,畜臣妾吉。
《象》曰:係遯之厲,有疾憊也;畜臣妾吉,不可大事也。
九四,好遯,君子吉,小人否。
《象》曰:君子好遯,小人否也。
九五,嘉遯,貞吉。
《象》曰:嘉遯貞吉,以正志也。
上九,肥遯,无不利。
《象》曰:肥遯,无不利,无所疑也。
34.   大壯,利貞。
《彖》曰:大壯,大者壯也,剛以動,故壯。大壯利貞,大者正也。正大而天地之情可見矣。
《象》曰:雷在天上,大壯,君子以非禮弗履。
初九,壯于趾,征凶,有孚。
《象》曰:壯于趾,其孚窮也。
九二,貞吉。
《象》曰:九二貞吉,以中也。
九三,小人用壯,君子用罔。貞厲,羝羊觸藩,羸其角。
《象》曰:小人用壯,君子罔也。
九四,貞吉,悔亡,藩決不羸,壯于大輿之輹。
《象》曰:藩決不羸,尚往也。
六五,喪羊于易,无悔。
《象》曰:喪羊于易,位不當也。
上六,羝羊觸藩,不能退,不能遂,无攸利,艱則吉。
《象》曰:不能退,不能遂,不詳也。艱則吉,咎不長也。
35.   晉,康侯用錫馬蕃庶,晝日三接。
《彖》曰:晉,進也。明出地上,順而麗乎大明,柔進而上行,是以康侯用錫馬蕃庶,晝日三接也。
《象》曰:明出地上,晉。君子以自昭明德。
初六,晉如摧如,貞吉。罔孚裕,无咎。
《象》曰:晉如摧如,獨行正也;裕无咎,未受命也。
六二,晉如愁如,貞吉。受茲介福,于其王母。
《象》曰:受茲介福,以中正也。
六三,眾允,悔亡。
《象》曰:眾允之,志上行也。
九四,晉如鼫鼠,貞厲。
《象》曰:鼫鼠貞厲,位不當也。
六五,悔亡,失得勿恤。往吉无不利。
《象》曰:失得勿恤,往有慶也。
上九,晉其角,維用伐邑。厲吉无咎,貞吝。
《象》曰:維用伐邑,道未光也。
36.   明夷,利艱貞。
《彖》曰:明入地中,明夷。內文明而外柔順,以蒙大難,文王以之。利艱貞,晦其明也。內難而能正其志,箕子以之。
《象》曰:明入地中,明夷。君子以莅眾,用晦而明。
初九,明夷于飛,垂其翼,君子于行,三日不食。有攸往,主人有言。
《象》曰:君子于行,義不食也。
六二,明夷,夷于左股,用拯馬壯吉。
《象》曰:六二之吉,順以則也。
九三,明夷于南狩,得其大首,不可疾貞。
《象》曰:南狩之志,乃得大也。
六四,入于左腹,獲明夷之心,于出門庭。
《象》曰:入于左腹,獲心意也。
六五,箕子之明夷,利貞。
《象》曰:箕子之貞,明不可息也。
上六,不明晦,初登于天,後入于地。
《象》曰:初登于天,照四國也;後入于地,失則也。
37.   家人,利女貞。
《彖》曰:家人,女正位乎內,男正位乎外,男女正,天地之大義也。家人有嚴君焉,父母之謂也。父父,子子,兄兄,弟弟,夫夫,婦婦,而家道正。正家,而天下定矣。
《象》曰:風自火出,家人,君子以言有物,而行有恒。
初九,閑有家,悔亡。
《象》曰:閑有家,志未變也。
六二,无攸遂,在中饋,貞吉。
《象》曰:六二之吉,順以巽也。
九三,家人嗃嗃,悔厲吉,婦子嘻嘻,終吝。
《象》曰:家人嗃嗃,未失也;婦子嘻嘻,失家節也。
六四,富家,大吉。
《象》曰:富家大吉,順在位也。
九五,王假有家,勿恤,吉。
《象》曰:王假有家,交相愛也。
上九,有孚,威如,終吉。
《象》曰:威如之吉,反身之謂也。
38.   睽,小事吉。
《彖》曰:睽,火動而上,澤動而下,二女同居,其志不同行。說而麗乎明,柔進而上行,得中而應乎剛,是以小事吉。天地睽而其事同也,男女睽而其志通也,萬物睽而其事類也,睽之時用大矣哉。
《象》曰:上火下澤,睽,君子以同而異。
初九,悔亡,喪馬勿逐,自復。見惡人,无咎。
《象》曰:見惡人,以辟咎也。
九二,遇主于巷,无咎。
《象》曰:遇主于巷,未失道也。
六三,見輿曳,其牛掣,其人天且劓,无初有終。
《象》曰:見輿曳,位不當也,无初有終,遇剛也。
九四,睽孤,遇元夫。交孚,厲无咎。
《象》曰:交孚无咎,志行也。
六五,悔亡。厥宗噬膚,往何咎。
《象》曰:厥宗噬膚,往有慶也。
上九,睽孤,見豕負塗,載鬼一車,先張之弧,後說之弧,匪寇婚媾。往,遇雨則吉。
《象》曰:遇雨之吉,群疑亡也。
39.   蹇,利西南,不利東北,利見大人,貞吉。
《彖》曰:蹇,難也,險在前也。見險而能止,知矣哉。蹇,利西南,往得中也;不利東北,其道窮也。利見大人,往有功也;當位貞吉,以正邦也。蹇之時用大矣哉。
《象》曰:山上有水,蹇,君子以反身脩德。
初六,往蹇來譽。
《象》曰:往蹇來譽,宜待也。
六二,王臣蹇蹇,匪躬之故。
《象》曰:王臣蹇蹇,終无尤也。
九三,往蹇來反。
《象》曰:往蹇來反,內喜之也。
六四,往蹇來連。
《象》曰:往蹇來連,當位實也。
九五,大蹇朋來。
《象》曰:大蹇朋來,以中節也。
上六,往蹇來碩,吉,利見大人。
《象》曰:往蹇來碩,志在內也;利見大人,以從貴也。
40.   解,利西南,无所往,其來復吉;有攸往,夙吉。
《彖》曰:解,險以動,動而免乎險,解。解,利西南,往得眾也;其來復吉,乃得中也;有攸往夙吉,往有功也。天地解而雷雨作,雷雨作而百果草木皆甲坼,解之時大矣哉。
《象》曰:雷雨作,解。君子以赦過宥罪。
初六,无咎。
《象》曰:剛柔之際,義无咎也。
九二,田獲三狐,得黃矢,貞吉。
《象》曰:九二貞吉,得中道也。
六三,負且乘,致寇至,貞吝。
《象》曰:負且乘,亦可醜也,自我致戎,又誰咎也。
九四,解而拇,朋至斯孚。
《象》曰:解而拇,未當位也。
六五,君子維有解,吉,有孚于小人。
《象》曰:君子有解,小人退也。
上六,公用射隼于高墉之上,獲之,无不利。
《象》曰:公用射隼,以解悖也。
41.   損,有孚,元吉,无咎可貞,利有攸往。曷之用,二簋可用享。
《彖》曰:損,損下益上,其道上行,損而有孚,元吉。无咎,可貞,利有攸往,曷之用,二簋可用享,二簋應有時,損剛益柔有時,損益盈虛,與時偕行。
《象》曰:山下有澤,損,君子以懲忿窒欲。
初九,已事遄往,无咎,酌損之。
《象》曰:已事遄往,尚合志也。
九二,利貞,征凶。弗損,益之。
《象》曰:九二利貞,中以為志也。
六三,三人行,則損一人,一人行,則得其友。
《象》曰:一人行,三則疑也。
六四,損其疾,使遄有喜,无咎。
《象》曰:損其疾,亦可喜也。
六五,或益之十朋之龜,弗克違,元吉。
《象》曰:六五元吉,自上祐也。
上九,弗損,益之,无咎,貞吉,利有攸往,得臣无家。
《象》曰:弗損益之,大得志也。
42.   益,利有攸往,利涉大川。
《彖》曰:益,損上益下,民說无疆,自上下下,其道大光。利有攸往,中正有慶;利涉大川,木道乃行。益動而巽,日進无疆,天施地生,其益无方,凡益之道,與時偕行。
《象》曰:風雷,益,君子以見善則遷,有過則改。
初九,利用為大作,元吉,无咎。
《象》曰:元吉,无咎,下不厚事也。
六二,或益之十朋之龜,弗克違,永貞吉。王用享于帝,吉。
《象》曰:或益之,自外來也。
六三,益之用凶事,无咎。有孚中行,告公用圭。
《象》曰:益用凶事,固有之也。
六四,中行,告公從,利用為依遷國。
《象》曰:告公從,以益志也。
九五,有孚惠心,勿問元吉。有孚惠我德。
《象》曰:有孚惠心,勿問之矣;惠我德,大得志也。
上九,莫益之,或擊之,立心勿恒,凶。
《象》曰:莫益之,偏辭也;或擊之,自外來也。
43.   夬,揚于王庭,孚號有厲。告自邑,不利即戎,利有攸往。
《彖》曰:夬,決也,剛決柔也。健而說,決而和。揚于王庭,柔乘五剛也;孚號有厲,其危乃光也;告自邑,不利即戎,所尚乃窮也;利有攸往,剛長乃終也。
《象》曰:澤上於天,夬。君子以施祿及下,居德則忌。
初九,壯于前趾,往不勝為咎。
《象》曰:不勝而往,咎也。
九二,惕號,莫夜有戎,勿恤。
《象》曰:有戎勿恤,得中道也。
九三,壯于頄,有凶。君子夬夬,獨行,遇雨若濡。有慍无咎。
《象》曰:君子夬夬,終无咎也。
九四,臀无膚,其行次且,牽羊悔亡,聞言不信。
《象》曰:其行次且,位不當也,聞言不信,聰不明也。
九五,莧陸夬夬,中行无咎。
《象》曰:中行无咎,中未光也。
上六,无號,終有凶。
《象》曰:无號之凶,終不可長也。
44.   姤,女壯,勿用取女。
《彖》曰:姤,遇也,柔遇剛也。勿用取女,不可與長也。天地相遇,品物咸章也;剛遇中正,天下大行也,姤之時義大矣哉。
《象》曰:天下有風,姤,后以施命誥四方。
初六,繫于金柅,貞吉。有攸往,見凶。羸豕孚蹢躅。
《象》曰:繫于金柅,柔道牽也。
九二,包有魚,无咎,不利賓。
《象》曰:包有魚,義不及賓也。
九三,臀无膚,其行次且,厲,无大咎。
《象》曰:其行次且,行未牽也。
九四,包无魚,起凶。
《象》曰:无魚之凶,遠民也。
九五,以杞包瓜,含章,有隕自天。
《象》曰:九五含章,中正也。有隕自天,志不舍命也。
上九,姤其角,吝,无咎。
《象》曰:姤其角,上窮吝也。
45.   萃,亨,王假有廟,利見大人,亨,利貞。用大牲吉。利有攸往。
《彖》曰:萃,聚也。順以說,剛中而應,故聚也。王假有廟,致孝享也;利見大人,亨,聚以正也;用大牲,吉,利有攸往,順天命也。觀其所聚,而天地萬物之情可見矣。
《象》曰:澤上於地,萃,君子以除戎器,戒不虞。
初六,有孚不終,乃亂乃萃,若號。一握為笑,勿恤,往无咎。
《象》曰:乃亂乃萃,其志亂也。
六二,引吉,无咎,孚乃利用禴。
《象》曰:引吉无咎,中未變也。
六三,萃如嗟如,无攸利。往无咎,小吝。
《象》曰:往无咎,上巽也。
九四,大吉,无咎。
《象》曰:大吉无咎,位不當也。
九五,萃有位,无咎,匪孚。元永貞,悔亡。
《象》曰:萃有位,志未光也。
上六,齎咨涕洟,无咎。
《象》曰:齎咨涕洟,未安上也。
46.   升,元亨。用見大人,勿恤。南征吉。
《彖》曰:柔以時升,巽而順,剛中而應,是以大亨;用見大人,勿恤,有慶也;南征吉,志行也。
《象》曰:地中生木,升。君子以順德,積小以高大。
初六,允升,大吉。
《象》曰:允升大吉,上合志也。
九二,孚乃利用禴,无咎。
《象》曰:九二之孚,有喜也。
九三,升虛邑。
《象》曰:升虛邑,无所疑也。
六四,王用亨于岐山,吉,无咎。
《象》曰:王用亨于岐山,順事也。
六五,貞吉,升階。
《象》曰:貞吉升階,大得志也。
上六,冥升,利于不息之貞。
《象》曰:冥升在上,消不富也。
47.   困,亨,貞大人吉,无咎。有言不信。
《彖》曰:困,剛揜也。險以說,困而不失其所亨,其唯君子乎。貞大人吉,以剛中也;有言不信,尚口乃窮也。
《象》曰:澤无水,困。君子以致命遂志。
初六,臀困于株木,入于幽谷,三歲不覿。
《象》曰:入于幽谷,幽不明也。
九二,困于酒食,朱紱方來,利用享祀,征凶,无咎。
《象》曰:困于酒食,中有慶也。
六三,困于石,據于蒺蔾,入于其宮,不見其妻,凶。
《象》曰:據于蒺蔾,乘剛也,入于其宮,不見其妻,不祥也。
九四,來徐徐,困于金車。吝,有終。
《象》曰:來徐徐,志在下也。雖不當位,有與也。
九五,劓刖,困于赤紱,乃徐有說。利用祭祀。
《象》曰:劓刖,志未得也;乃徐有說,以中直也;利用祭祀,受福也。
上六,困于葛藟,于臲卼,曰動悔有悔,征吉。
《象》曰:困于葛藟,未當也;動悔有悔,吉行也。
48.   井,改邑不改井,无喪无得,往來井,井汔至,亦未繘井,羸其瓶,凶。
《彖》曰:巽乎水而上水,井,井養而不窮也。改邑不改井,乃以剛中也;汔至亦未繘井,未有功也;羸其瓶,是以凶也。
《象》曰:木上有水,井,君子以勞民勸相。
初六,井泥不食,舊井无禽。
《象》曰:井泥不食,下也;舊井无禽,時舍也。
九二,井谷射鮒,甕敝漏。
《象》曰:井谷射鮒,无與也。
九三,井渫不食,為我心惻,可用汲。王明,並受其福。
《象》曰:井渫不食,行惻也;求王明,受福也。
六四,井甃无咎。
《象》曰:井甃无咎,脩井也。
九五,井洌,寒泉食。
《象》曰:寒泉之食,中正也。
上六,井收勿幕,有孚元吉。
《象》曰:元吉在上,大成也。
49.   革,已日乃孚,元亨利貞,悔亡。
《彖》曰:革,水火相息,二女同居,其志不相得,曰革。已日乃孚,革而信之,文明以說,大亨以正,革而當,其悔乃亡。天地革而四時成,湯武革命,順乎天而應乎人,革之時大矣哉。
《象》曰:澤中有火,革,君子以治曆明時。
初九,鞏用黃牛之革。
《象》曰:鞏用黃牛,不可以有為也。
六二,已日乃革之,征吉,无咎。
《象》曰:已日革之,行有嘉也。
九三,征凶,貞厲,革言三就,有孚。
《象》曰:革言三就,又何之矣。
九四,悔亡,有孚,改命吉。
《象》曰:改命之吉,信志也。
九五,大人虎變,未占有孚。
《象》曰:大人虎變,其文炳也。
上六,君子豹變,小人革面,征凶,居貞吉。
《象》曰:君子豹變,其文蔚也;小人革面,順以從君也。
50.   鼎,元吉亨。
《彖》曰:鼎,象也。以木巽火,亨飪也。聖人亨以享上帝,而大亨以養聖賢。巽而耳目聰明,柔進而上行,得中而應乎剛,是以元亨。
《象》曰:木上有火,鼎,君子以正位凝命。
初六,鼎顛趾,利出否,得妾以其子,无咎。
《象》曰:鼎顛趾,未悖也。利出否,以從貴也。
九二,鼎有實,我仇有疾,不我能即,吉。
《象》曰:鼎有實,慎所之也;我仇有疾,終无尤也。
九三,鼎耳革,其行塞,雉膏不食。方雨虧悔,終吉。
《象》曰:鼎耳革,失其義也。
九四,鼎折足,覆公餗,其形渥,凶。
《象》曰:覆公餗,信如何也。
六五,鼎黃耳金鉉,利貞。
《象》曰:鼎黃耳,中以為實也。
上九,鼎玉鉉,大吉,无不利。
《象》曰:玉鉉在上,剛柔節也。
51.   震,亨。震來虩虩,笑言啞啞,震驚百里,不喪匕鬯。
《彖》曰:震,亨。震來虩虩,恐致福也;笑言啞啞,後有則也;震驚百里,驚遠而懼邇也,出可以守宗廟社稷,以為祭主也。
《象》曰:洊雷震,君子以恐懼脩省。
初九,震來虩虩,後笑言啞啞,吉。
《象》曰:震來虩虩,恐致福也;笑言啞啞,後有則也。
六二,震來厲,億喪貝,躋于九陵。勿逐,七日得。
《象》曰:震來厲,乘剛也。
六三,震蘇蘇,震行无眚。
《象》曰:震蘇蘇,位不當也。
九四,震遂泥。
《象》曰:震遂泥,未光也。
六五,震往來厲,億无喪,有事。
《象》曰:震往來厲,危行也,其事在中,大无喪也。
上六,震索索,視矍矍,征凶。震不于其躬于其鄰,无咎。婚媾有言。
《象》曰:震索索,中未得也;雖凶无咎,畏鄰戒也。
52.   艮其背,不獲其身;行其庭,不見其人。无咎。
《彖》曰:艮,止也,時止則止,時行則行,動靜不失其時,其道光明。艮其止,止其所也。上下敵應,不相與也,是以不獲其身。行其庭不見其人,无咎也。
《象》曰:兼山,艮,君子以思不出其位。
初六,艮其趾,无咎,利永貞。
《象》曰:艮其趾,未失正也。
六二,艮其腓,不拯其隨,其心不快。
《象》曰:不拯其隨,未退聽也。
九三,艮其限,列其夤,厲薰心。
《象》曰:艮其限,危薰心也。
六四,艮其身,无咎。
《象》曰:艮其身,止諸躬也。
六五,艮其輔,言有序,悔亡。
《象》曰:艮其輔,以中正也。
上九,敦艮,吉。
《象》曰:敦艮之吉,以厚終也。
53.   漸,女歸吉,利貞。
《彖》曰:漸之進也,女歸吉也。進得位,往有功也,進以正,可以正邦也。其位剛得中也。止而巽,動不窮也。
《象》曰:山上有木,漸,君子以居賢德善俗。
初六,鴻漸于干,小子厲,有言,无咎。
《象》曰:小子之厲,義无咎也。
六二,鴻漸于磐,飲食衎衎,吉。
《象》曰:飲食衎衎,不素飽也。
九三,鴻漸于陸,夫征不復,婦孕不育,凶,利禦寇。
《象》曰:夫征不復,離群醜也;婦孕不育,失其道也;利用禦寇,順相保也。
六四,鴻漸于木,或得其桷,无咎。
《象》曰:或得其桷,順以巽也。
九五,鴻漸于陵,婦三歲不孕,終莫之勝,吉。
《象》曰:終莫之勝,吉,得所願也。
上九,鴻漸于陸,其羽可用為儀,吉。
《象》曰:其羽可用為儀,吉,不可亂也。
54.   歸妹,征凶,无攸利。
《彖》曰:歸妹,天地之大義也。天地不交,而萬物不興。歸妹,人之終始也,說以動,所歸妹也。征凶,位不當也;无攸利,柔乘剛也。
《象》曰:澤上有雷,歸妹。君子以永終知敝。
初九,歸妹以娣,跛能履,征吉。
《象》曰:歸妹以娣,以恒也;跛能履,吉,相承也。
九二,眇能視,利幽人之貞。
《象》曰:利幽人之貞,未變常也。
六三,歸妹以須,反歸以娣。
《象》曰:歸妹以須,未當也。
九四,歸妹愆期,遲歸有時。
《象》曰:愆期之志,有待而行也。
六五,帝乙歸妹,其君之袂,不如其娣之袂良。月幾望,吉。
《象》曰:帝乙歸妹,不如其娣之袂良也,其位在中,以貴行也。
上六,女承筐无實,士刲羊无血,无攸利。
《象》曰:上六无實,承虛筐也。
55.   豐,亨,王假之,勿憂,宜日中。
《彖》曰:豐,大也。明以動,故豐。王假之,尚大也;勿憂,宜日中,宜照天下也。日中則昃,月盈則食,天地盈虛,與時消息,而況於人乎?況於鬼神乎?
《象》曰:雷電皆至,豐,君子以折獄致刑。
初九,遇其配主,雖旬无咎,往有尚。
《象》曰:雖旬无咎,過旬災也。
六二,豐其蔀,日中見斗。往得疑疾,有孚發若,吉。
《象》曰:有孚發若,信以發志也。
九三,豐其沛,日中見沬。折其右肱,无咎。
《象》曰:豐其沛,不可大事也;折其右肱,終不可用也。
九四,豐其蔀,日中見斗,遇其夷主,吉。
《象》曰:豐其蔀,位不當也;日中見斗,幽不明也;遇其夷主,吉行也。
六五,來章,有慶譽,吉。
《象》曰:六五之吉,有慶也。
上六,豐其屋,蔀其家,闚其戶,闃其无人,三歲不覿,凶。
《象》曰:豐其屋,天際翔也;闚其戶,闃其无人,自藏也。
56.   旅,小亨,旅貞吉。
《彖》曰:旅,小亨,柔得中乎外而順乎剛,止而麗乎明,是以小亨,旅貞吉也,旅之時義大矣哉。
《象》曰:山上有火,旅,君子以明慎用刑而不留獄。
初六,旅瑣瑣,斯其所取災。
《象》曰:旅瑣瑣,志窮災也。
六二,旅即次,懷其資,得童僕貞。
《象》曰:得童僕貞,終无尤也。
九三,旅焚其次,喪其童僕,貞厲。
《象》曰:旅焚其次,亦以傷矣。以旅與下,其義喪也。
九四,旅于處,得其資斧,我心不快。
《象》曰:旅于處,未得位也;得其資斧,心未快也。
六五,射雉,一矢亡,終以譽命。
《象》曰:終以譽命,上逮也。
上九,鳥焚其巢,旅人先笑後號咷,喪牛于易,凶。
《象》曰:以旅在上,其義焚也;喪牛于易,終莫之聞也。
57.   巽,小亨,利有攸往,利見大人。
《彖》曰:重巽以申命,剛巽乎中正而志行,柔皆順乎剛,是以小亨,利有攸往,利見大人。
《象》曰:隨風,巽,君子以申命行事。
初六,進退,利武人之貞。
《象》曰:進退,志疑也;利武人之貞,志治也。
九二,巽在床下,用史巫紛若,吉无咎。
《象》曰:紛若之吉,得中也。
九三,頻巽,吝。
《象》曰:頻巽之吝,志窮也。
六四,悔亡,田獲三品。
《象》曰:田獲三品,有功也。
九五,貞吉,悔亡,无不利。无初有終,先庚三日,後庚三日,吉。
《象》曰:九五之吉,位正中也。
上九,巽在床下,喪其資斧,貞凶。
《象》曰:巽在床下,上窮也;喪其資斧,正乎凶也。
58.   兌,亨,利貞。
《彖》曰:兌,說也。剛中而柔外,說以利貞,是以順乎天而應乎人。說以先民,民忘其勞,說以犯難,民忘其死,說之大,民勸矣哉。
《象》曰:麗澤,兌。君子以朋友講習。
初九,和兌吉。
《象》曰:和兌之吉,行未疑也。
九二,孚兌,吉,悔亡。
《象》曰:孚兌之吉,信志也。
六三,來兌,凶。
《象》曰:來兌之凶,位不當也。
九四,商兌未寧,介疾有喜。
《象》曰:九四之喜,有慶也。
九五,孚于剝,有厲。
《象》曰:孚于剝,位正當也。
上六,引兌。
《象》曰:上六引兌,未光也。
59.   渙,亨,王假有廟,利涉大川,利貞。
《彖》曰:渙亨,剛來而不窮,柔得位乎外而上同。王假有廟,王乃在中也。利涉大川,乘木有功也。
《象》曰:風行水上,渙,先王以享于帝,立廟。
初六,用拯馬壯,吉。
《象》曰:初六之吉,順也。
九二,渙奔其机,悔亡。
《象》曰:渙奔其机,得願也。
六三,渙其躬,无悔。
《象》曰:渙其躬,志在外也。
六四,渙其群,元吉。渙有丘,匪夷所思。
《象》曰:渙其群,元吉,光大也。
九五,渙汗其大號,渙王居,无咎。
《象》曰:王居无咎,正位也。
上九,渙其血,去逖出,无咎。
《象》曰:渙其血,遠害也。
60.   節,亨。苦節,不可貞。
《彖》曰:節亨,剛柔分而剛得中。苦節不可貞,其道窮也。說以行險,當位以節,中正以通。天地節而四時成,節以制度,不傷財,不害民。
《象》曰:澤上有水,節。君子以制數度,議德行。
初九,不出戶庭,无咎。
《象》曰:不出戶庭,知通塞也。
九二,不出門庭,凶。
《象》曰:不出門庭凶,失時極也。
六三,不節若,則嗟若,无咎。
《象》曰:不節之嗟,又誰咎也。
六四,安節,亨。
《象》曰:安節之亨,承上道也。
九五,甘節,吉,往有尚。
《象》曰:甘節之吉,居位中也。
上六,苦節,貞凶,悔亡。
《象》曰:苦節貞凶,其道窮也。
61.   中孚,豚魚吉,利涉大川,利貞。
《彖》曰:中孚,柔在內而剛得中,說而巽,孚,乃化邦也。豚魚吉,信及豚魚也;利涉大川,乘木舟虛也;中孚以利貞,乃應乎天也。
《象》曰:澤上有風,中孚,君子以議獄緩死。
初九,虞吉,有它不燕。
《象》曰:初九虞吉,志未變也。
九二,鳴鶴在陰,其子和之;我有好爵,吾與爾靡之。
《象》曰:其子和之,中心願也。
六三,得敵,或鼓或罷,或泣或歌。
《象》曰:或鼓或罷,位不當也。
六四,月幾望,馬匹亡,无咎。
《象》曰:馬匹亡,絕類上也。
九五,有孚攣如,无咎。
《象》曰:有孚攣如,位正當也。
上九,翰音登于天,貞凶。
《象》曰:翰音登于天,何可長也。
62.   小過,亨,利貞。可小事,不可大事。飛鳥遺之音,不宜上,宜下。大吉。
《彖》曰:小過,小者過而亨也,過以利貞,與時行也。柔得中,是以小事吉也;剛失位而不中,是以不可大事也。有飛鳥之象焉,飛鳥遺之音,不宜上,宜下,大吉,上逆而下順也。
《象》曰:山上有雷,小過。君子以行過乎恭,喪過乎哀,用過乎儉。
初六,飛鳥以凶。
《象》曰:飛鳥以凶,不可如何也。
六二,過其祖,遇其妣,不及其君,遇其臣,无咎。
《象》曰:不及其君,臣不可過也。
九三,弗過防之,從或戕之,凶。
《象》曰:從或戕之,凶如何也。
九四,无咎,弗過遇之,往厲必戒,勿用永貞。
《象》曰:弗過遇之,位不當也;往厲必戒,終不可長也。
六五,密雲不雨,自我西郊,公弋取彼在穴。
《象》曰:密雲不雨,已上也。
上六,弗遇過之,飛鳥離之,凶,是謂災眚。
《象》曰:弗遇過之,已亢也。
63.   既濟,亨小,利貞。初吉終亂。
《彖》曰:既濟亨小者,亨也;利貞,剛柔正而位當也。初吉,柔得中也,終止則亂,其道窮也。
《象》曰:水在火上,既濟,君子以思患而豫防之。
初九,曳其輪,濡其尾,无咎。
《象》曰:曳其輪,義无咎也。
六二,婦喪其茀,勿逐,七日得。
《象》曰:七日得,以中道也。
九三,高宗伐鬼方,三年克之,小人勿用。
《象》曰:三年克之,憊也。
六四,繻有衣袽,終日戒。
《象》曰:終日戒,有所疑也。
九五,東鄰殺牛,不如西鄰之禴祭,實受其福。
《象》曰:東鄰殺牛,不如西鄰之時也。實受其福,吉大來也。
上六,濡其首,厲。
《象》曰:濡其首厲,何可久也。
64.   未濟,亨。小狐汔濟,濡其尾,无攸利。
《彖》曰:未濟亨,柔得中也;小狐汔濟,未出中也;濡其尾,无攸利,不續終也,雖不當位,剛柔應也。
《象》曰:火在水上,未濟,君子以慎辨物居方。
初六,濡其尾,吝。
《象》曰:濡其尾,亦不知極也。
九二,曳其輪,貞吉。
《象》曰:九二貞吉,中以行正也。
六三,未濟,征凶,利涉大川。
《象》曰:未濟征凶,位不當也。
九四,貞吉,悔亡,震用伐鬼方,三年有賞于大國。
《象》曰:貞吉悔亡,志行也。
六五,貞吉无悔,君子之光,有孚,吉。
《象》曰:君子之光,其暉吉也。
上九,有孚于飲酒,无咎。濡其首,有孚,失是。
《象》曰:飲酒濡首,亦不知節也。
《繫辭上》
天尊地卑,乾坤定矣。卑高以陳,貴賤位矣。動靜有常,剛柔斷矣。方以類聚,物以群分,吉凶生矣。在天成象,在地成形,變化見矣。
是故,剛柔相摩,八卦相盪。鼓之以雷霆,潤之以風雨。日月運行,一寒一暑。乾道成男,坤道成女。乾知大始,坤作成物。乾以易知,坤以簡能。易則易知,簡則易從。易知則有親,易從則有功。有親則可久,有功則可大。可久則賢人之德,可大則賢人之業。易簡而天下之理得矣!天下之理得,而成位乎其中矣。
聖人設卦觀象,繫辭焉而明吉凶,剛柔相推而生變化。是故,吉凶者,失得之象也。悔吝者,憂虞之象也。變化者,進退之象也。剛柔者,晝夜之象也。
六爻之動,三極之道也。是故,君子所居而安者,易之序也。所樂而玩者,爻之辭也。是故,君子居則觀其象而玩其辭,動則觀其變而玩其占,是以自天祐之,吉无不利。
彖者,言乎象者也。爻者,言乎變者也。吉凶者,言乎其失得也。悔吝者,言乎其小疵也。无咎者,善補過也。是故,列貴賤者存乎位,齊小大者存乎卦,辯吉凶者存乎辭,憂悔吝者存乎介,震无咎者存乎悔。是故,卦有小大,辭有險易。辭也者,各指其所之。
易與天地準,故能彌綸天地之道。仰以觀於天文,俯以察於地理,是故知幽明之故,原始反終,故知死生之說。精氣為物,遊魂為變,是故知鬼神之情狀,與天地相似,故不違。知周乎萬物,而道濟天下,故不過。旁行而不流,樂天知命,故不憂。安土敦乎仁,故能愛。範圍天地之化而不過,曲成萬物而不遺,通乎晝夜之道而知,故神无方而易无體。
一陰一陽之謂道,繼之者善也,成之者性也。仁者見之謂之仁,知者見之謂之知,百姓日用而不知,故君子之道鮮矣。顯諸仁,藏諸用,鼓萬物而不與聖人同憂,盛德大業,至矣哉。富有之謂大業,日新之謂盛德,生生之謂易,成象之謂乾,效法之謂坤,極數知來之謂占,通變之謂事,陰陽不測之謂神。
夫易,廣矣,大矣。以言乎遠則不禦,以言乎邇則靜而正,以言乎天地之間則備矣。夫乾,其靜也專,其動也直,是以大生焉。夫坤,其靜也翕,其動也闢,是以廣生焉。廣大配天地,變通配四時,陰陽之義配日月,易簡之善配至德。子曰,易其至矣乎。夫易,聖人所以崇德而廣業也。知崇禮卑,崇效天,卑法地,天地設位而易行乎其中矣。
成性存存,道義之門,聖人有以見天下之賾,而擬諸其形容,象其物宜,是故謂之象。聖人有以見天下之動,而觀其會通,以行其典禮。繫辭焉,以斷其吉凶,是故謂之爻。言天下之至賾而不可惡也,言天下之至動而不可亂也,擬之而後言,議之而後動,擬議以成其變化。
「鳴鶴在陰,其子和之,我有好爵,吾與爾靡之。」子曰,君子居其室,出其言善,則千里之外應之,況其邇者乎。居其室,出其言不善,則千里之外違之,況其邇者乎。言出乎身,加乎民。行發乎邇,見乎遠。言行,君子之樞機,樞機之發,榮辱之主也。言行,君子之所以動天地也,可不慎乎。
同人「先號咷而後笑」,子曰,君子之道,或出或處,或默或語。二人同心,其利斷金,同心之言,其臭如蘭。
初六,「藉用白茅,无咎。」子曰,苟錯諸地而可矣。藉之用茅,何咎之有。慎之至也。夫茅之為物薄而用可重也,慎斯術也以往,其无所失矣。
「勞謙,君子有終,吉。」子曰,勞而不伐,有功而不德,厚之至也。語以其功下人者也。德言盛,禮言恭。謙也者,致恭以存其位者也。
「亢龍有悔」,子曰,貴而无位,高而无民,賢人在下位而无輔,是以動而有悔也。
「不出戶庭,无咎」,子曰,亂之所生也,則言語以為階。君不密則失臣,臣不密則失身,幾事不密則害成,是以君子慎密而不出也。
子曰,作易者,其知盜乎?易曰:「負且乘,致寇至。」負也者,小人之事也。乘也者,君子之器也。小人而乘君子之器,盜思奪之矣。上慢下暴,盜思伐之矣。慢藏誨盜,冶容誨淫。易曰「負且乘,致寇至」,盜之招也。
大衍之數五十,其用四十有九,分而為二以象兩,掛一以象三,揲之以四以象四時,歸奇於扐以象閏,五歲再閏,故再扐而後掛。天數五,地數五,五位相得而各有合。天數二十有五,地數三十,凡天地之數,五十有五,此所以成變化,而行鬼神也。乾之策,二百一十有六。坤之策,百四十有四,凡三百有六十,當期之日。二篇之策,萬有一千五百二十,當萬物之數也,是故,四營而成易,十有八變而成卦,八卦而小成,引而伸之,觸類而長之,天下之能事畢矣。顯道,神德行,是故,可與酬酢,可與祐神矣。子曰:「知變化之道者,其知神之所為乎。」
易有聖人之道四焉,以言者尚其辭,以動者尚其變,以制器者尚其象,以卜筮者尚其占。是以君子將有為也,將有行也。問焉而以言,其受命也如響。无有遠近幽深,遂知來物。非天下之至精,其孰能與於此。參伍以變,錯綜其數。通其變,遂成天地之文;極其數,遂定天下之象,非天下之至變,其孰能與於此。易,无思也,无為也,寂然不動,感而遂通,天下之故,非天下之至神,其孰能與於此。夫易,聖人之所以極深而研幾也,唯深也,故能通天下之志。唯幾也,故能成天下之務。唯神也,故不疾而速,不行而至。子曰,易有聖人之道四焉者,此之謂也。
天一,地二,天三,地四,天五,地六,天七,地八,天九,地十。子曰,夫易,何為者也?夫易,開物成務,冒天下之道,如斯而已者也。是故,聖人以通天下之志,以定天下之業,以斷天下之疑。是故,蓍之德圓而神,卦之德方以知,六爻之義易以貢。聖人以此洗心,退藏於密,吉凶與民同患。神以知來,知以藏往,其孰能與此哉?古之聰明叡知,神武而不殺者夫?是以明於天之道,而察於民之故,是興神物,以前民用。聖人以此齊戒,以神明其德夫。是故,闔戶謂之坤,闢戶謂之乾,一闔一闢謂之變,往來不窮謂之通,見乃謂之象,形乃謂之器,制而用之謂之法,利用出入,民咸用之謂之神。
是故,易有太極,是生兩儀,兩儀生四象,四象生八卦,八卦定吉凶,吉凶生大業。是故,法象莫大乎天地,變通莫大乎四時,縣象著明莫大乎日月,崇高莫大乎富貴。備物致用,立成器以為天下利,莫大乎聖人。探賾索隱,鉤深致遠,以定天下之吉凶,成天下之亹亹者,莫大乎蓍龜。是故,天生神物,聖人則之,天地變化,聖人效之。天垂象,見吉凶,聖人象之。河出圖,洛出書,聖人則之。易有四象,所以示也。繫辭焉,所以告也。定之以吉凶,所以斷也。
易曰「自天祐之,吉,无不利」。子曰:「祐者,助也。」天之所助者順也,人之所助者信也。履信思乎順,又以尚賢也。是以自天祐之,吉,无不利也。子曰:「書不盡言,言不盡意。」然則聖人之意,其不可見乎?子曰:「聖人立象以盡意,設卦以盡情偽,繫辭以盡其言,變而通之以盡利,鼓之舞之以盡神,乾坤其易之縕邪?」乾坤成列,而易立乎其中矣,乾坤毀,則无以見易。易不可見,則乾坤或幾乎息矣。是故,形而上者謂之道,形而下者謂之器,化而裁之謂之變,推而行之謂之通,舉而錯之天下之民,謂之事業。是故,夫象,聖人有以見天下之賾,而擬諸其形容。象其物宜,是故謂之象。聖人有以見天下之動,而觀其會通,以行其典禮,繫辭焉以斷其吉凶,是故謂之爻。極天下之賾者存乎卦,鼓天下之動者存乎辭,化而裁之存乎變,推而行之存乎通,神而明之存乎其人。默而成之,不言而信,存乎德行。
《繫辭下》
八卦成列,象在其中矣。因而重之,爻在其中矣。剛柔相推,變在其中矣。繫辭焉而命之,動在其中矣。
吉凶悔吝者,生乎動者也。剛柔者,立本者也。變通者,趣時者也。吉凶者,貞勝者也。天地之道,貞觀者也。日月之道,貞明者也。天下之動,貞夫一者也。
夫乾,確然,示人易矣。夫坤,隤然,示人簡矣。爻也者,效此者也。象也者,像此者也。爻象動乎內,吉凶見乎外,功業見乎變,聖人之情見乎辭。天地之大德曰生,聖人之大寶曰位。何以守位,曰仁;何以聚人,曰財。理財正辭,禁民為非,曰義。
古者包犧氏之王天下也,仰則觀象於天,俯則觀法於地,觀鳥獸之文,與地之宜,近取諸身,遠取諸物,於是始作八卦,以通神明之德,以類萬物之情。作結繩而為罔罟,以佃以漁,蓋取諸離。
包犧氏沒,神農氏作。斲木為耜,揉木為耒,耒耨之利,以教天下,蓋取諸益。日中為市,致天下之民,聚天下之貨,交易而退,各得其所,蓋取諸噬嗑。
神農氏沒,黃帝堯舜氏作,通其變,使民不倦,神而化之,使民宜之。易,窮則變,變則通,通則久,是以自天祐之,吉,无不利。黃帝堯舜,垂衣裳而天下治,蓋取諸乾坤。刳木為舟,剡木為楫,舟楫之利,以濟不通,致遠以利天下,蓋取諸渙。服牛乘馬,引重致遠,以利天下,蓋取諸隨。重門擊柝,以待暴客,蓋取諸豫。斷木為杵,掘地為臼,臼杵之利,萬民以濟,蓋取諸小過。弦木為弧,剡木為矢,弧矢之利,以威天下,蓋取諸睽。
上古穴居而野處,後世聖人易之以宮室。上棟下宇,以待風雨,蓋取諸大壯。古之葬者,厚衣之以薪,葬之中野,不封不樹,喪期无數,後世聖人易之以棺槨,蓋取諸大過。上古結繩而治,後世聖人易之以書契,百官以治,萬民以察,蓋取諸夬。
是故,易者,象也;象也者,像也。彖者,材也;爻也者,效天下之動者也。是故,吉凶生而悔吝著也。陽卦多陰,陰卦多陽,其故何也?陽卦奇,陰卦耦。其德行何也?陽一君而二民,君子之道也;陰二君而一民,小人之道也。
易曰:「憧憧往來,朋從爾思。」子曰:「天下何思何慮?天下同歸而殊塗,一致而百慮,天下何思何慮?」日往則月來,月往則日來,日月相推而明生焉。寒往則暑來,暑往則寒來,寒暑相推而歲成焉。往者屈也,來者信也,屈信相感而利生焉。尺蠖之屈,以求信也。龍蛇之蟄,以存身也。精義入神,以致用也。利用安身,以崇德也。過此以往,未之或知也。窮神知化,德之盛也。
易曰:「困于石,據于蒺蔾,入于其宮,不見其妻,凶。」子曰:非所困而困焉,名必辱;非所據而據焉,身必危,既辱且危,死期將至,妻其可得見耶?易曰:「公用射隼于高墉之上,獲之,无不利。」子曰:隼者禽也,弓矢者器也,射之者人也,君子藏器於身,待時而動,何不利之有。動而不括,是以出而有獲,語成器而動者也。子曰:小人不恥不仁,不畏不義,不見利不勸,不威不懲,小懲而大誡,此小人之福也。易曰「履校滅趾,无咎」,此之謂也。善不積不足以成名,惡不積不足以滅身。小人以小善為无益而弗為也,以小惡為无傷而弗去也,故惡積而不可揜,罪大而不可解。易曰:「何校滅耳,凶。」子曰:危者安其位者也,亡者保其存者也,亂者有其治者也,是故,君子安而不忘危,存而不忘亡,治而不忘亂,是以身安而國家可保也。易曰:「其亡其亡,繫于苞桑。」子曰:德薄而位尊,知小而謀大,力小而任重,鮮不及矣。易曰:「鼎折足,覆公餗,其形渥,凶。」言不勝其任也。子曰:知幾其神乎!君子上交不諂,下交不瀆。其知幾乎!幾者動之微,吉之先見者也。君子見幾而作,不俟終日。易曰:「介于石,不終日,貞吉。」介如石焉,寧用終日,斷可識矣。君子知微知彰,知柔知剛,萬夫之望。子曰:顏氏之子,其殆庶幾乎!有不善未嘗不知,知之未嘗復行也。易曰:「不遠復,无祇悔,元吉。」天地絪縕,萬物化醇,男女構精,萬物化生。易曰:「三人行,則損一人,一人行,則得其友。」言致一也。子曰:君子安其身而後動,易其心而後語,定其交而後求。君子脩此三者,故全也。危以動,則民不與也;懼以語,則民不應也;无交而求,則民不與也。莫之與,則傷之者至矣。易曰:「莫益之,或擊之,立心勿恆,凶。」
子曰:乾坤其易之門邪!乾,陽物也;坤,陰物也。陰陽合德,而剛柔有體,以體天地之撰,以通神明之德,其稱名也雜而不越,於稽其類,其衰世之意邪!夫易,彰往而察來,而微顯闡幽,開而當名,辨物正言,斷辭則備矣。其稱名也小,其取類也大。其旨遠,其辭文。其言曲而中,其事肆而隱。因貳以濟民行,以明失得之報。
易之興也,其於中古乎?作易者,其有憂患乎?是故,履,德之基也。謙,德之柄也。復,德之本也。恒,德之固也。損,德之脩也。益,德之裕也。困,德之辨也。井,德之地也。巽,德之制也。履,和而至。謙,尊而光。復,小而辨於物。恒,雜而不厭。損,先難而後易。益,長裕而不設。困,窮而通。井,居其所而遷。巽,稱而隱。履以和行,謙以制禮,復以自知,恒以一德,損以遠害,益以興利,困以寡怨,井以辯義,巽以行權。易之為書也不可遠,為道也屢遷,變動不居,周流六虛。
上下无常,剛柔相易,不可為典要,唯變所適,其出入以度,外內使知懼,又明於憂患與故,无有師保,如臨父母。初率其辭,而揆其方,既有典常,苟非其人,道不虛行。
易之為書也,原始要終以為質也。六爻相雜,唯其時物也。其初難知,其上易知,本末也。初辭擬之,卒成之終。若夫雜物撰德,辨是與非,則非其中爻不備。噫!亦要存亡吉凶,則居可知矣。知者觀其彖辭,則思過半矣。二與四同功而異位,其善不同,二多譽,四多懼,近也。柔之為道,不利遠者,其要无咎,其用柔中也。三與五同功而異位,三多凶,五多功,貴賤之等也。其柔危,其剛勝邪。
易之為書也,廣大悉備,有天道焉,有人道焉,有地道焉,兼三材而兩之,故六。六者,非它也,三材之道也。道有變動,故曰爻。爻有等,故曰物。物相雜,故曰文。文不當,故吉凶生焉。
易之興也,其當殷之末世,周之盛德邪?當文王與紂之事邪?是故其辭危,危者使平,易者使傾。其道甚大,百物不廢,懼以終始,其要无咎,此之謂易之道也。夫乾,天下之至健也,德行恒易以知險。夫坤,天下之至順也,德行恒簡以知阻。能說諸心,能研諸侯之慮,定天下之吉凶,成天下之亹亹者。是故,變化云為,吉事有祥,象事知器,占事知來。天地設位,聖人成能,人謀鬼謀,百姓與能。八卦以象告,爻彖以情言,剛柔雜居,而吉凶可見矣。變動以利言,吉凶以情遷,是故愛惡相攻而吉凶生,遠近相取而悔吝生,情偽相感而利害生。凡易之情,近而不相得則凶。或害之,悔且吝。將叛者其辭慚,中心疑者其辭枝,吉人之辭寡,躁人之辭多,誣善之人其辭游,失其守者其辭屈。
《說卦》
昔者聖人之作易也,幽贊於神明而生蓍,參天兩地而倚數,觀變於陰陽而立卦,發揮於剛柔而生爻。和順於道德而理於義,窮理盡性以至於命。昔者聖人之作易也,將以順性命之理,是以立天之道曰陰與陽,立地之道曰柔與剛,立人之道曰仁與義,兼三才而兩之,故易六畫而成卦。分陰分陽,迭用柔剛,故易六位而成章。
天地定位,山澤通氣,雷風相薄,水火不相射,八卦相錯,數往者順,知來者逆,是故易逆數也。
雷以動之,風以散之,雨以潤之,日以烜之,艮以止之,兌以說之,乾以君之,坤以藏之。
帝出乎震,齊乎巽,相見乎離,致役乎坤,說言乎兌,戰乎乾,勞乎坎,成言乎艮。萬物出乎震,震,東方也。齊乎巽,巽,東南也。齊也者,言萬物之絜齊也。離也者,明也。萬物皆相見,南方之卦也。聖人南面而聽天下,嚮明而治,蓋取諸此也。坤也者,地也。萬物皆致養焉,故曰致役乎坤。兌,正秋也,萬物之所說也,故曰說言乎兌。戰乎乾,乾,西北之卦也,言陰陽相薄也。坎者,水也,正北方之卦也,勞卦也,萬物之所歸也,故曰勞乎坎。艮,東北之卦也,萬物之所成終而所成始也,故曰成言乎艮。
神也者,妙萬物而為言者也。動萬物者莫疾乎雷,橈萬物者莫疾乎風,燥萬物者莫熯乎火,說萬物者莫說乎澤,潤萬物者莫潤乎水,終萬物始萬物者莫盛乎艮。故水火相逮,雷風不相悖,山澤通氣,然後能變化,既成萬物也。
乾健也,坤順也,震動也,巽入也,坎陷也,離麗也,艮止也,兌說也。
乾為馬,坤為牛,震為龍,巽為雞,坎為豕,離為雉,艮為狗,兌為羊。
乾為首,坤為腹,震為足,巽為股,坎為耳,離為目,艮為手,兌為口。
乾,天也,故稱乎父。坤,地也,故稱乎母。震,一索而得男,故謂之長男。巽,一索而得女,故謂之長女。坎,再索而得男,故謂之中男。離,再索而得女,故謂之中女。艮,三索而得男,故謂之少男。兌,三索而得女,故謂之少女。
乾為天,為圜,為君,為父,為玉,為金,為寒,為冰,為大赤,為良馬,為老馬,為瘠馬,為駁馬,為木果。
坤為地,為母,為布,為釜,為吝嗇,為均,為子母牛,為大輿,為文,為眾,為柄,其於地也為黑。
震為雷,為龍,為玄黃,為旉,為大塗,為長子,為決躁,為蒼筤竹,為萑葦。其於馬也,為善鳴,為馵足,為作足,為的顙。其於稼也,為反生。其究為健,為蕃鮮。
巽為木,為風,為長女,為繩直,為工,為白,為長,為高,為進退,為不果,為臭。其於人也,為寡髮,為廣顙,為多白眼,為近利市三倍。其究為躁卦。
坎為水,為溝瀆,為隱伏,為矯輮,為弓輪。其於人也,為加憂,為心病,為耳痛,為血卦,為赤。其於馬也,為美脊,為亟心,為下首,為薄蹄,為曳。其於輿也,為多眚,為通,為月,為盜。其於木也,為堅多心。
離為火,為日,為電,為中女,為甲冑,為戈兵。其於人也,為大腹,為乾卦。為鱉,為蟹,為蠃,為蚌,為龜。其於木也,為科上槁。
艮為山,為徑路,為小石,為門闕,為果蓏,為閽寺,為指,為狗,為鼠,為黔喙之屬。其於木也,為堅多節。
兌為澤,為少女,為巫,為口舌,為毀折,為附決。其於地也,為剛鹵,為妾,為羊。
《序卦》
有天地,然後萬物生焉,盈天地之間者唯萬物,故受之以屯,屯者盈也,屯者物之始生也。物生必蒙,故受之以蒙,蒙者物之稚也。 
物稚不可不養也,故受之以需,需者飲食之道也。飲食必有訟,故受之以訟。訟必有眾起,故受之以師,師者眾也。眾必有所比,故受之以比,比者比也。
比必有所畜,故受之以小畜。物畜然後有禮,故受之以履。履而泰,然後安,故受之以泰,泰者通也。物不可以終通,故受之以否。
物不可以終否,故受之以同人。與人同者物必歸焉,故受之以大有。有大者不可以盈,故受之以謙。有大而能謙必豫,故受之以豫。
豫必有隨,故受之以隨。以喜隨人者必有事,故受之以蠱,蠱者事也。有事而後可大,故受之以臨,臨者大也。物大然後可觀,故受之以觀。
可觀而後有所合,故受之以噬嗑,嗑者合也。物不可以苟合而已,故受之以賁,賁者飾也。至飾然後亨則盡矣,故受之以剝,剝者剝也。物不可以終盡剝,窮上反下,故受之以復。
復則不妄矣,故受之以无妄。有无妄然後可畜,故受之以大畜。物畜然後可養,故受之以頤,頤者養也。不養則不可動,故受之以大過。
物不可以終過,故受之以坎,坎者陷也。陷必有所麗,故受之以離,離者麗也。
有天地然後有萬物,有萬物然後有男女,有男女然後有夫婦,有夫婦然後有父子,有父子然後有君臣,有君臣然後有上下,有上下然後禮義有所錯。
夫婦之道,不可以不久也,故受之以恒,恒者久也。
物不可以久居其所,故受之以遯,遯者退也。物不可以終遯,故受之以大壯。物不可以終壯,故受之以晉,晉者進也。進必有所傷,故受之以明夷,夷者傷也。
傷於外者必反其家,故受之以家人。家道窮必乖,故受之以睽,睽者乖也。乖必有難,故受之以蹇,蹇者難也。物不可以終難,故受之以解,解者緩也。
緩必有所失,故受之以損。損而不已必益,故受之以益。益而不已必決,故受之以夬,夬者決也。決必有所遇,故受之以姤,姤者遇也。
物相遇而後聚,故受之以萃,萃者聚也。聚而上者謂之升,故受之以升。升而不已必困,故受之以困。困乎上者必反下,故受之以井。
井道不可不革,故受之以革。革物者莫若鼎,故受之以鼎。主器者莫若長子,故受之以震,震者動也。物不可以終動,止之,故受之以艮,艮者止也。
物不可以終止,故受之以漸,漸者進也。進必有所歸,故受之以歸妹。得其所歸者必大,故受之以豐,豐者大也。窮大者必失其居,故受之以旅。
旅而无所容,故受之以巽,巽者入也。入而後說之,故受之以兌,兌者說也。說而後散之,故受之以渙,渙者離也。物不可以終離,故受之以節。
節而信之,故受之以中孚。有其信者必行之,故受之以小過。有過物者必濟,故受之以既濟。物不可窮也,故受之以未濟終焉。
《雜卦》
乾剛坤柔,比樂師憂,臨觀之義,或與或求。
屯,見而不失其居。蒙雜而著。震,起也。艮,止也。
損益,盛衰之始也。大畜,時也。无妄,災也。萃聚而升不來也,謙輕而豫怠也。
噬嗑,食也。賁,无色也。兌見而巽伏也。隨,无故也。蠱則飭也。剝,爛也。復,反也。晉,晝也。明夷,誅也。
井通而困相遇也。咸,速也。恒,久也。渙,離也。節,止也。解,緩也。蹇,難也。睽,外也。家人,內也。否泰,反其類也。
大壯則止,遯則退也。大有,眾也。同人,親也。革,去故也。鼎,取新也。小過,過也。中孚,信也。豐,多故也。親寡,旅也。
離上而坎下也。小畜,寡也。履,不處也。需,不進也。訟,不親也。大過,顛也。姤,遇也,柔遇剛也。漸,女歸待男行也。頤,養正也。既濟,定也。
歸妹,女之終也。未濟,男之窮也。夬,決也,剛決柔也。君子道長,小人道憂也。